SlideShare a Scribd company logo
1 of 179
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH
TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN NINH
KIỀU 2 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS.NGUYỄN THANH NGUYỆT TRẦN THỊ TRÚC LINH
Mã số SV: 4043614
Lớp: QTKD Du Lịch & Dịch vụ
Khóa: 30
Cần Thơ – 2008
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CẢM TẠ
››˜™šš
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Khách sạn Ninh Kiều 2
em đã được vận dụng những kiến thức được học suốt bốn năm tại
Trường Đại học Cần Thơ vào môi trường làm việc thực tế. Quá trình đó
đã giúp cho em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình,
đồng thời hiểu biết thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên
ngoài xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân
thành cảm ơn Cô Nguyễn Thanh Nguyệt đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Khách sạn
Ninh Kiều 2 – Thành phố Cần Thơ, các cô chú, anh chị trong khách
sạn vì tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
thực tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng toàn thể các cô
chú, anh chị trong Khách sạn Ninh Kiều 2 dồi dào sức khỏe và công
tác tốt.
Ngày …. tháng …. năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trúc Linh
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang iii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
››˜™šš
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện,
các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung
thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học
nào.
Ngày …. tháng …. năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trúc Linh
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang ii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU..................................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài.......................................................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn........................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................4
1.3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu...............................................................................5
1.3.1 Các giả thuyết.......................................................................................................5
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................5
1.4 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................5
1.4.1 Không gian ............................................................................................................5
1.4.2 Thời gian ................................................................................................................5
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................6
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu...................................6
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................10
2.1 Phương pháp luận............................................................................................................10
2.1.1 Tâm lý khách du lịch.............................................................................................10
2.1.1.1 Nhu cầu, động cơ của khách du lịch.......................................................10
2.1.1.2 Một số đặc điểm tâm lý khách du lịch....................................................11
2.1.2 Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn.......................................15
2.1.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn..............................................15
2.1.2.2 Đặc điểm của chất lượng dịch vụ khách sạn.......................................17
2.1.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ...............................................19
2.1.2.4 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng
của khách hàng ...............................................................................................20
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang vi SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
2.1.3 Mô hình Servqual đánh giá chất lượng dịch vụ của
khách sạn và biến thể Servperf...................................................... 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 26
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................. 26
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 28
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 29
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 ...................................... 32
3.1 Sơ lược về khách sạn Ninh Kiều 2 .................................................... 32
3.2 Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 34
3.2.1 Bộ máy tổ chức............................................................................. 34
3.2.2 Tình hình nhân sự ......................................................................... 35
3.2.3 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban .................................... 38
3.2.3.1 Bộ phận văn phòng............................................................... 38
3.2.3.2 Bộ phận nhà hàng................................................................. 39
3.2.3.3 Bộ phận khách sạn ............................................................... 40
3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua ................... 42
3.4 Điểm mạnh – Điểm yếu ...................................................................... 44
3.4.1 Điểm mạnh ................................................................................... 44
3.4.2 Điểm yếu ...................................................................................... 44
3.5 Thuận lợi - Khó khăn ......................................................................... 45
3.5.1 Thuận lợi ...................................................................................... 45
3.5.2 Khó khăn ...................................................................................... 46
3.6 Phương hướng phát triển .................................................................. 47
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 .............. 48
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu và đánh giá thang đo .................................... 48
4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................. 48
4.1.2 Đánh giá thang đo......................................................................... 49
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang vii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hài lòng ................. 49
4.1.2.2 Đánh giá độ tin cậy theo từng thành phần Servperf......... 49
4.2 Phân tích sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ
của khách sạn Ninh Kiều 2 ................................................................ 52
4.2.1 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 .............................................. 52
4.2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 ............... 55
4.2.2.1 Mối quan hệ giữa Sự hài lòng của khách hàng
với 5 thành phần Servperf .............................................. 55
4.2.2.2 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố lòng thông cảm..... 58
4.2.2.3 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố sự đáng tin cậy ..... 61
4.2.2.4 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố hữu hình ............... 63
4.2.2.5 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố sự nhiệt tình ......... 65
4.3 Phân tích sự khác biệt về sự hài lòng của khách hàng theo
một số biến nhân khẩu học................................................................. 67
4.3.1 Phân tích khác biệt theo loại khách ............................................... 68
4.3.2 Phân tích khác biệt theo giới tính.................................................. 69
4.3.3 Phân tích khác biệt theo trình độ................................................... 70
4.3.4 Phân tích khác biệt theo độ tuổi ................................................... 71
4.3.5 Phân tích khác biệt theo thu nhập ................................................. 73
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................................ 76
5.1 Tồn tại và nguyên nhân ...................................................................... 76
5.2 Giải pháp............................................................................................. 77
a) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu Marketing....................................... 78
b) Xây dựng đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp...................... 79
c) Cải thiện môi trường cảnh quang khách sạn ....................................... 80
d) Xây dựng nét văn hóa đặc trưng của khách sạn ................................. 81
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang viii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................82
6.1 Kết luận ...............................................................................................................................82
6.2 Kiến nghị.............................................................................................................................83
6.2.1 Đối với khách sạn Ninh Kiều 2 ........................................................................83
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương .....................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................85
PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG
KHÁCH SẠN.............................................................................................................................86
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI (TIẾNG VIỆT)..........................................................97
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI (TIẾNG ANH)..........................................................99
PHỤ LỤC 4:THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU...........................................................101
PHỤ LỤC 5: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA................................................103
PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ MÔ TẢ SỰ HÀI LÒNG................................................109
PHỤ LỤC 7: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN...................................................110
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HỒI QUY - SỰ HÀI LÒNG SAT ................................115
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ HỒI QUY EMP.....................................................................121
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ HỒI QUY REL...................................................................125
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ HỒI QUY TAN ..................................................................132
PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ HỒI QUY RES ...................................................................138
PHỤ LỤC 13: PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT T-TEST THEO
LOẠI KHÁCH...........................................................................................................................143
PHỤ LỤC 14: PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT T-TEST THEO GIỚI TÍNH........149
PHỤ LỤC 15: PHÂN TÍCH ANOVA THEO TRÌNH ĐỘ ...................................152
PHỤ LỤC 16: PHÂN TÍCH ANOVA THEO ĐỘ TUỔI.......................................158
PHỤ LỤC 17: PHÂN TÍCH ANOVA THEO THU NHẬP..................................162
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang ix SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: CƠ CẤU – SỐ LƯỢNG KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ LƯU
TRÚ TẠI KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 QUÝ 4/2007 ..............................................27
Bảng 2: QUY ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU........................................................31
Bảng 3: SỐ LƯỢNG VÀ BIỂU GIÁ PHÒNG..............................................................33
Bảng 4: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG.........................................................35
Bảng 5: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN BỔ THEO TỔ........36
Bảng 6: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG........................................................................................37
Bảng 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ 4/2007.......................43
Bảng 8: BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU.......................................................48
Bảng 9: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ HÀI LÒNG ......................49
Bảng 10: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – YẾU TỐ HỮU HÌNH ......50
Bảng 11:ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ ĐÁNG TIN CẬY.........50
Bảng 12: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ NHIỆT TÌNH...............51
Bảng 13: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ ĐẢM BẢO.....................51
Bảng 14: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – LÒNG THÔNG CẢM.....52
Bảng 15: THỐNG KÊ MÔ TẢ SỰ HÀI LÒNG ..........................................................53
Bảng 16: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – SAT, TAN, REL, RES, ASS,
EMP......................................................................................................................................................56
Bảng 17: KẾT QUẢ HỒI QUY SAT = f(TAN, REL, RES, ASS, EMP) ........57
Bảng 18: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – LÒNG THÔNG CẢM.........................58
Bảng 19: KẾT QUẢ HỒI QUY EMP = f(EMP_1, EMP_2)..................................59
Bảng 20: KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG ĐA CỘNG TUYẾN – LÒNG THÔNG
CẢM .....................................................................................................................................................59
Bảng 21: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – SỰ ĐÁNG TIN CẬY............................61
Bảng 22: KẾT QUẢ HỒI QUY REL = f(REL_1, REL_2, REL_3)..................62
Bảng 23: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – YẾU TỐ HỮU HÌNH..........................63
Bảng 24: KẾT QUẢ HỒI QUY TAN = f(TAN_1, TAN_2, TAN_3, TAN_4,
TAN_5, TAN_6) .............................................................................................................................64
Bảng 25: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – SỰ NHIỆT TÌNH...................................65
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang x SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 26: KẾT QUẢ HỒI QUY RES = f(RES_1, RES_2, RES_3) ....................66
Bảng 27: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG
THEO LOẠI KHÁCH................................................................................................................68
Bảng 28: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO LOẠI KHÁCH............................69
Bảng 29: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG
THEO GIỚI TÍNH.......................................................................................................................69
Bảng 30: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG
THEO TRÌNH ĐỘ........................................................................................................................70
Bảng 31: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI 5
THÀNH PHẦN SERVPERF THEO TRÌNH ĐỘ.......................................................71
Bảng 32: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO TRÌNH ĐỘ....................................71
Bảng 33: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO ĐỘ
TUỔI ....................................................................................................................................................72
Bảng 34 : KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI 5
THÀNH PHẦN SERVPERF THEO ĐỘ TUỔI...........................................................72
Bảng 35: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO ĐỘ TUỔI .......................................73
Bảng 36: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO THU
NHẬP...................................................................................................................................................73
Bảng 37: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI 5
THÀNH PHẦN SERVPERF THEO THU NHẬP......................................................74
Bảng 38: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO THU NHẬP...................................74
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang xi SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: MÔ HÌNH SERVQUAL VỀ 5 KHOẢNG CÁCH CỦA CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH SẠN .................................................................................22
Hình 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG.......................................26
Hình 3: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2..........34
Hình 4: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ............................................................36
Hình 5: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG..............................................................37
Hình 6: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH
SẠN ..................................................................................................................................................78
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang xii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
TÓM TẮT
Chất lượng dịch vụ cho đến nay vẫn là một đề tài tiếp thị được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm do tính chất vô hình, phức tạp và khó đo lường của nó. Đặc
biệt, trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì chất lượng dịch vụ càng đóng vai
trò quan trọng mang tính sống còn nhất là khi ngành du lịch nước ta đang trên đà
phát triển, nhu cầu về cơ sở lưu trú cao cấp ngày một tăng.
Đạt được sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ của mình là
phương thức tồn tại của doanh nghiệp. Quan tâm đến đánh giá chất lượng dịch vụ
từ cảm nhận của khách hàng là điều cần thiết cho khách sạn nhằm nhận ra các
vấn đề trong hoạt động của mình để có các động tác quản lý, cải tiến năng lực
phục vụ, đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt hiện nay.
Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ Servperf, dẫn xuất
từ thang đo nổi tiếng Servqual để đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2. Ngoài việc phân tích các yếu tố
tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nghiên cứu còn muốn tìm hiểu có hay
không khác biệt trong sự hài lòng của khách hàng theo các biến nhân khẩu học.
Mẫu cho nghiên cứu được lấy thuận tiện từ khách hàng đã lưu trú tại
khách sạn ít nhất một ngày đêm. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp
phỏng vấn khách hàng để thu thập dữ liệu. Sau đó tiến hành làm sạch, phân tích
xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Phân tích hồi quy đa biến và
phân tích khác biệt được dùng để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 4 trong 5 thành phần Servperf có
mối quan hệ tuyến tính với sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ của
khách sạn được đánh giá không cao. Ngoài ra, không có sự khác biệt về sự hài
lòng theo loại khách và giới tính nhưng có khác biệt về sự hài lòng theo trình độ,
độ tuổi và thu nhập.
Đề tài nghiên cứu tuy còn nhiều hạn chế nhưng với kết quả đạt được
mong muốn phần nào giúp các nhà quản lý khách sạn nhìn rõ hơn quan điểm,
thái độ và sự kỳ vọng của khách hàng đối với các thành tố chính trong chất lượng
dịch vụ của khách sạn.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang xiii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Thực tế cho thấy rằng, hoạt động quản lý chất lượng là thiết yếu cho
công việc sản xuất kinh doanh. Nếu như sản phẩm, dịch vụ do một doanh nghiệp
cung cấp không phù hợp với những quy tắc của thị trường thì doanh nghiệp đó có
thể đánh mất khách hàng, việc kinh doanh bị giảm sút và gặp phải những khó
khăn trong xây dựng hoặc phục hồi hình ảnh thương hiệu.
Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức
kinh tế lớn, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì môi trường kinh
doanh nói chung sẽ ngày càng gay gắt, cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt. Đặc
biệt, trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng còn khá non trẻ của Việt Nam các
doanh nghiệp khách sạn sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ nước ngoài rất
mạnh ngay trên địa bàn truyền thống của mình. Nếu doanh nghiệp khách sạn
không tự mình nhìn nhận, đánh giá đầy đủ để cố gắng vươn lên về năng lực quản
lý, chiến lược đầu tư và kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan
hệ đối tác và công tác tiếp thị thì không thể cạnh tranh được.
Trong khi đó, dịch vụ lại là một loại sản phẩm vô hình. Khách hàng
nhận được sản phẩm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và
cảm nhận. Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất
lượng của những dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng” chúng. Do đó, việc quản
lý chất lượng dịch vụ không hề đơn giản.
Một mặt, những nhu cầu và yêu cầu đa dạng của khách hàng dẫn đến
sự đa dạng của chất lượng và dịch vụ.
Mặt khác, ngày nay những nhu cầu và yêu cầu của khách hàng lại thay
đổi rất nhanh chóng.
Những điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn phải nắm được
một cách căn bản về quản lý chất lượng, bao gồm cả kiểm soát và đảm bảo chất
lượng. Và để làm được điều này thì trước hết phải đánh giá được chất lượng dịch
vụ dựa trên quan điểm của khách hàng - người trực tiếp trải nghiệm. Chỉ khi
đánh giá được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của doanh
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 1 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
nghiệp thì khi đó doanh nghiệp mới có thể không ngừng nâng cao quản lý, cải
thiện chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ
có chất lượng tốt nhất, không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách bởi chất lượng
tốt luôn là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp khách sạn, là một lợi
thế cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này là do việc
nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khách sạn
như:
- Giảm thiểu các chi phí marketing, chi phí quảng cáo tức là làm
giảm giá thành của sản phẩm cho khách sạn.
- Tăng thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chỉ tiêu khách
của khách sạn sẽ làm tăng doanh thu cho khách sạn.
- Tăng khách hàng chung thủy cho khách sạn chính là biện pháp
nhằm khuếch trương uy tín cho thương hiệu của khách sạn.
Cả ba vấn đề trên đều dẫn đến kết quả là làm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp khách sạn.
Chính vì sự cần thiết đó, đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng
về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 – Thành phố Cần Thơ” ra đời
nhằm giúp khách sạn hiểu rõ hơn về sự cảm nhận của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của khách sạn để từ đó khách sạn có thể không ngừng nâng cao
quản lý chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn ở mức cao nhất những nhu cầu của
khách hàng.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm dù chưa thật sự trở thành
sự quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khách sạn tại Việt Nam, song thực
tế đã chứng minh rằng đó không còn là vấn đề quá mới mẻ. Ngay từ những năm
đầu của thời kỳ mở cửa nền kinh tế đã có một số doanh nghiệp khách sạn ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nhiều biện pháp cần thiết nhằm cải
thiện chất lượng dịch vụ của mình để làm hài lòng khách hàng và tăng uy tín của
khách sạn như đầu tư cho việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
cho nhân viên, đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật
của khách sạn. Tuy nhiên, việc làm đó chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ bột
phát theo nhu cầu nhất thời của mỗi doanh nghiệp. Nó không thường xuyên, quy
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 2 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
mô tiến hành cũng chưa lớn và chưa đồng bộ. Khi đó chất lượng dịch vụ chưa
được xem là chiến lược kinh doanh chi phối đời sống của các doanh nghiệp
khách sạn.
Những năm cuối thập niên 90 đã bắt đầu một thời kỳ khó khăn trong
kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, thời kỳ mà nhiều khách sạn, đặc biệt là các
khách sạn nhà nước và các doanh nghiệp khách sạn tư nhân có quy mô vừa và
nhỏ, đều chịu sức ép mạnh của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Tình hình
đó buộc các doanh nghiệp khách sạn ở Việt Nam phải quan tâm tới chất lượng
dịch vụ bởi một số lý do mang tính khách quan sau:
- Môi trường kinh doanh đã có sự thay đổi mạnh, chuyển từ tình
trạng cầu lớn hơn cung ở thời kỳ đầu mở cửa nền kinh tế sang tình trạng dư cung
ở hầu khắp các điểm du lịch trong cả nước ở những năm cuối thập niên 90.
- Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam
đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Du lịch thế
giới, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và là đối tác, bạn hàng của các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài. Do đó, các khách sạn Việt Nam chỉ
có một lựa chọn duy nhất là phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
- Yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là du
khách quốc tế đến Việt Nam. Họ không chỉ có khả năng thanh toán cao mà còn là
những khách hàng có nhiều kinh nghiệm đi du lịch. Họ luôn có sự so sánh chất
lượng dịch vụ của khách sạn Việt Nam với chất lượng dịch vụ của các khách sạn
ở các nước phát triển khác, nơi mà họ đã đi qua.
- Nhu cầu đăng ký, bảo vệ và khẳng định thương hiệu của các khách
sạn trong nước trước sự “bành trướng” của các doanh nghiệp khách sạn liên
doanh với các tập đoàn khách sạn lớn của nước ngoài
Như vậy, chất lượng đã trở thành vấn đề cần thiết mang tính sống còn
của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Một câu hỏi đặt ra cho mỗi khách sạn ở Việt Nam đó là: Tại sao phải không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phải quản lý ngày càng tốt hơn chất lượng
dịch vụ khách sạn?
Câu trả lời đầy đủ cho vấn đề này phải được nhìn nhận trên nhiều góc
độ. Đầu tư vào chất lượng dịch vụ, một mặt giúp các khách sạn tăng khả năng
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 3 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
giữ chân khách hàng đã có của mình, thu hút thêm nhiều khách hàng mới mà
không phải tốn chi phí quảng cáo, marketing; mặt khác, còn là công cụ giúp các
khách sạn tăng giá bán sản phẩm mà vẫn giữ được uy tín, danh tiếng và khẳng
định vị thế trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, việc không
ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ còn là biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm
các chi phí kinh doanh nói chung cho khách sạn như:
- Tối thiểu hóa hao phí về thời gian và chi phí cho hoạt động kiểm
tra, giám sát.
- Giảm các chi phí cho việc sửa chữa các sai sót.
- Giảm chi phí cho việc tuyển mộ, lựa chọn lại nhân viên cũng như
chi phí đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên cho khách sạn do nhân viên có
khuynh hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và thường xuyên tự nâng cao
trình độ nghiệp vụ, tự hoàn thiện khi họ cảm thấy tự hào về khách sạn.
Tóm lại, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại rất nhiều
lợi ích cho các khách sạn trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chất
lượng dịch vụ khách sạn còn là đòi hỏi tất yếu và việc đầu tư nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ đã trở thành sự lựa chọn bắt buộc đối với các khách
sạn ở nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu cần đạt được của đề tài này là nâng cao chất lượng dịch vụ
của khách sạn Ninh Kiều 2 nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng mới
đồng thời giữ chân các khách hàng cũ và tạo ra nhiều khách hàng chung thủy.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Với mục tiêu nghiên cứu như thế, nội dung của đề tài này được thể
hiện như sau:
- Phân tích thực trạng về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 và tìm hiểu xem thực tế tại khách sạn
những yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Hay
nói khác hơn là tìm ra được ở hiện tại, các dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 đã
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hay chưa? Những dịch vụ nào của khách
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 4 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
sạn chưa được du khách hài lòng? Những dịch vụ nào cần được bổ sung trong
tương lai?
- Rút ra những tồn tại cần khắc phục của khách sạn và tìm ra những
nguyên nhân của các vấn đề đó.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những điểm tốt, khắc phục
những điểm chưa tốt của khách sạn Ninh Kiều 2 để thu hút nhiều hơn nữa lượng
khách đến khách sạn trong tương lai, mà mục tiêu cuối cùng chính là tăng doanh
thu cho khách sạn.
1.3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu:
1.3.1 Các giả thuyết:
Với mục tiêu đã đặt ra, có hai nhóm giả thuyết cần được kiểm định:
- Nhóm giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần chất lượng cảm
nhận của dịch vụ đối với sự hài lòng của khách hàng. Nghĩa là các thành phần
cảm nhận về dịch vụ (yếu tố hữu hình, sự đáng tin cậy, sự nhiệt tình, sự đảm bảo,
lòng thông cảm) có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hài lòng của khách hàng.
- Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng dịch vụ
và sự hài lòng theo các biến nhân khẩu học (giới tính, trình độ, quốc tịch, mục
đích chuyến đi, tuổi, thu nhập).
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Từ các giả thuyết đã nêu, đề tài này đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, các yếu tố nào trong chất lượng dịch vụ của khách sạn tác
động đến sự hài lòng của khách hàng? Mức độ tác động khác biệt như thế nào?
- Thứ hai, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách
sạn thay đổi như thế nào theo một số biến nhân khẩu học?
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Do năng lực và thời gian có hạn em xin được giới hạn phạm vi nghiên
cứu của đề tài như sau:
1.4.1 Không gian:
Địa bàn nghiên cứu của đề tài được xác định là khách sạn Ninh Kiều 2.
1.4.2 Thời gian:
Thời điểm thực hiện nghiên cứu được giới hạn từ ngày 11/2/2008 đến
ngày 25/4/2008.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 5 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
Do đề tài hướng đến việc tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng về
chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 cho nên đối tượng nghiên cứu của
đề tài sẽ tập trung vào sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của
khách sạn.
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Việc dùng thang đo Servqual trong đánh giá chất lượng dịch vụ đã
được Thạc sĩ Nguyễn Thành Long, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh trường đại học An Giang sử dụng để đánh giá chất lượng đào tạo đại học
tại trường đại học An Giang trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Sử
dụng thang đo Servperf để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường đại học
An Giang”. Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ Servperf, dẫn
xuất từ thang đo nổi tiếng Servqual để đo lường chất lượng hoạt động đào tạo đại
học như một dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên như một khách hàng với nhà
cung cấp dịch vụ cụ thể là Đại học An Giang. Ngoài việc kiểm định thang
Servperf, nghiên cứu còn tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh
viên. Mẫu cho nghiên cứu được lấy từ sinh viên ở 04 khoa hệ đại học chính quy
(Sư phạm, Nông nghiệp -Tài nguyên thiên nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ môi
trường và Kinh tế - Quản trị Kinh doanh).
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: sơ bộ và chính thức. Nghiên
cứu sơ bộ định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để hiệu chỉnh thang đo,
hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho bước sau. Nghiên cứu chính thức định lượng sử
dụng kỹ thuật bút vấn để thu thập số liệu. Sau đó tiến hành làm sạch, phân tích xử
lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Điểm nổi bật từ kết quả đánh giá
thang đo là Servperf với 05 thành phần nguyên thủy hướng đến đặc trưng cung
ứng của một gói dịch vụ (phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục
vụ và cảm thông) đã biến thái thành 05 thành phần hướng đến đặc trưng cung
ứng của từng bộ phận (đối tượng) cung ứng (giảng viên, nhân viên, cơ sở vật
chất, mức tin cậy vào nhà trường và sự cảm thông của nhà trường). Kết quả hồi
quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên chỉ phụ thuộc 03 trong số 05 thành phần
là: giảng viên, cơ sở vật chất và mức tin cậy vào nhà trường. Thứ tự này cũng
biểu diễn độ lớn vai trò từng thành phần đối với sự hài lòng.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 6 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Các phân tích khác biệt cũng cho kết quả đáng chú ý. Đánh giá chất
lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên nói chung chỉ vừa trên trung
bình nhưng khác biệt có ý nghĩa ở các khoa và năm học.
Như vậy, việc sử dụng thang đo Servperf để đo lường chất lượng hoạt
động đào tạo là có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu này. Các thông tin từ đây
giúp nhà quản trị nhìn rõ hơn quan điểm, thái độ và phần nào đó là kỳ vọng của
sinh viên đối với các thành tố chính trong hoạt động đào tạo của nhà trường.
Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế là: tính đại diện chưa cao do
cách lấy mẫu thuận tiện theo lớp, chưa nêu lên được khác biệt trong dánh giá của
sinh viên đối với giảng viên tại chỗ và thỉnh giảng, khó có thể tổng quát hoá kết
quả nghiên cứu. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cũng góp phần bổ sung nhất định
cho các cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học và ngành nghiên
cứu tiếp thị, vốn còn chưa nhiều ở Việt Nam.
Một nghiên cứu khác của hai tác giả Phạm Đức Kỳ và Bùi Nguyên
Hùng, “Nghiên cứu mô hình sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực thông
tin di động tại Việt Nam”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông
Tin Kỳ 1 tháng 2/2007 đã phân tích các mô hình nghiên cứu sự trung thành của
khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động của một số nước trên thế
giới và đề xuất mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu tại thị trường thông tin
di động Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành tại thị trường Thành phố Hồ Chí
Minh từ 01/2006 đến 05/2006 nhằm kiểm nghiệm mô hình lý thuyết đề xuất và
cung cấp một thang đo sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ
thông tin di động tại Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu sử dụng thang đo 05 thành phần chất lượng dịch
vụ trong lĩnh vực thông tin di động, kết hợp các mô hình nghiên cứu gần đây có
xét thêm yếu tố “Rào cản chuyển mạng”, lựa chọn các nhân tố phù hợp với thị
trường thông tin di động tại Việt Nam. Chất lượng dịch vụ gồm 05 thành phần:
chất lượng cuộc gọi, cấu trúc giá cước, dịch vụ gia tăng, sự thuận tiện và dịch vụ
khách hàng. Rào cản chuyển mạng gồm 03 thành phần: chi phí chuyển mạng, sự
hấp dẫn của mạng khác và quan hệ khách hàng.
Nghiên cứu cũng được tiến hành theo hai bước:
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 7 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
- Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố và các thuộc tính
đo lường. Hơn 800 giao dịch viên các cửa hàng, đại lý Bưu điện tỉnh thành phía
Nam đã được lấy ý kiến thăm dò trong khoảng thời gian từ 01/2006 đến 02/2006,
sơ bộ hình thành thang đo ban đầu. Tiếp theo tiến hành phỏng vấn 150 khách
hàng để kiểm định độ tin cậy thang đo. Sau khi hiệu chỉnh một số biến thang đo
cuối cùng được sử dụng cho phỏng vấn chính thức.
- Khảo sát định lượng thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 03/2006 đến 05/2006, đối tượng chọn mẫu là khách hàng các mạng di
động MobiFone, VinaPhone, S-Fone và Viettel, sử dụng dịch vụ 6 tháng trở lên,
tiến hành phỏng vấn khách hàng tại các khu vực quận, huyện theo tỷ lệ dân cư
hợp lý. Phương pháp lấy mẫu phi xác suất có phân tổ theo giới tính, độ tuổi, thị
phần thuê bao các mạng, trong mỗi mạng chia theo tỷ lệ thuê bao trả trước và
thuê bao trả sau.
Đóng góp của nghiên cứu này là xây dựng mô hình lý thuyết, kiểm
định các giả thuyết và cung cấp một thang đo mới trong lĩnh vực thông tin di
động tại Việt Nam, lượng hoá cường độ tác động của các yếu tố thành phần.
Việc vận dụng những nghiên cứu trên vào đề tài của em có những khác
biệt sau đây:
Thứ nhất, nếu như cả 2 nghiên cứu trên đều được tiến hành theo 2
bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng thì trong
đề tài của mình, em chỉ tiến hành nghiên cứu định lượng do những hạn chế về
năng lực và thời gian.
Thứ hai, trong khi 2 nghiên cứu trên đều hướng đến việc kiểm định
thang đo 5 thành phần chất lượng dịch vụ để đưa ra một thang đo mới trong từng
lĩnh vực cụ thể (đào tạo đại học và thông tin di động) thì trong giới hạn đề tài của
em, em chỉ tập trung vào nghiên cứu cường độ tác động của các yếu tố thành
phần chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ
của khách sạn Ninh Kiều 2.
Hai nghiên cứu trên đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa sự hài lòng
của khách hàng và chất lượng dịch vụ. Đồng thời, việc phân tích hồi quy và phân
tích khác biệt là có ý nghĩa khi phân tích mối quan hệ giữa 5 thành phần chất
lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng cũng như khác biệt trong sự hài
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 8 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
lòng của khách theo một số đặc điểm phân loại. Do đó, trong đề tài của mình, em
đã áp dụng các phương pháp phân tích này để thực hiện nghiên cứu.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 9 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 2.1 Phương pháp luận:
2.1.1 Tâm lý khách du lịch:
2.1.1.1 Nhu cầu, động cơ của khách du lịch:
a) Nhu cầu của khách du lịch:
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con
người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh
lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận
thức và giao tiếp).
Nhu cầu du lịch phụ thuộc vào các điều kiện: thiên nhiên, chính trị,
kinh tế - xã hội trong một xã hội cụ thể, nhóm xã hội nào đó mà con người ta
sống, lao động và giao tiếp. Mặt khác, những điều kiện khách quan này luôn bị
khúc xạ thông qua kinh nghiệm, đòi hỏi bên trong của mỗi con người cụ thể.
Nhu cầu du lịch của xã hội chỉ có thể phát triển khi điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa của xã hội được nâng cao.
Nhu cầu du lịch rất đa dạng phong phú, thỏa mãn nhu cầu du lịch là
đồng thời thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách du lịch trong hoạt động du lịch
bao gồm:
- Nhu cầu vận chuyển.
- Nhu cầu lưu trú và ăn uống.
- Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí.
- Các nhu cầu khác (mua hàng lưu niệm, hàng đặc sản,…)
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất
trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các
mối quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch biến thành động cơ
thúc đẩy con người đi du lịch.
b) Động cơ của khách du lịch:
Động cơ là sự kích thích đã được ý thức, nó chi phối hoạt động để thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của các nhân. Nói cách khác, động cơ là cái thúc đẩy
hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 10 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Động cơ đóng vai trò quan trọng trong khi đánh giá hành vi của cá
nhân. Khi xem xét hành vi của ai đó, ta cần phải làm sáng tỏ động cơ của họ.
Động cơ chịu tác động của 2 nhân tố:
- Nhân tố chủ quan: tính khí, đặc điểm độ tuổi, giới tính, trình độ
văng hóa, nghề nghiệp, thói quen, khả năng thanh toán …
- Nhân tố khách quan: khí hậu, trình độ sản xuất xã hội, sự hấp dẫn
của các cơ sở du lịch.
Căn cứ vào mục đích chuyến đi, có thể phân loại thành các nhóm động
cơ du lịch sau:
- Nhóm giải trí: đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, với mục đích thể
thao hoặc văn hóa giáo dục.
- Nhóm nghiệp vụ: đi du lịch kết hợp kinh doanh và giải trí, thăm
viếng ngoại giao, với mục đích công tác.
- Nhóm động cơ khác: thăm viếng người thân, tuần trăng mật, chữa
bệnh, khám phá tìm hiểu, hoặc do bắt chước, chơi trội.
Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tính chất tương đối vì quyết định
chuyến đi du lịch của chủ thể là sự thúc đẩy của các động cơ được kết hợp lại.
2.1.1.2 Một số đặc điểm tâm lý khách du lịch:
a) Tâm lý khách du lịch theo động cơ:
 Nếu đi du lịch là để nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý:
- Thích đi theo nhóm, thích sự yên tĩnh, thơ mộng nơi du lịch.
- Thích đi theo các chuyến bao trọn, đến những nơi du lịch nổi tiếng.
- Thích những sinh hoạt vui chơi thông thường, thăm viếng bạn bè,
người thân quen ở nơi du lịch. Thích giao tiếp với khách du lịch khác.
- Thích có nhiều dịch vụ ăn nghỉ, giải trí, mua sắm và chất lượng các
dịch vụ đã được quốc tế hóa.
 Nếu đi du lịch để khám phá, tìm hiểu:
- Thích phiêu lưu, mạo hiểm, tới những nơi xã xôi, hoang dã, tìm tòi
cái mới lạ.
- Thích hòa mình vào nền văn hóa địa phương.
- Đi lại nhiều và thích mua quà lưu niệm độc đáo..
- Chấp nhận những tiện nghi ăn ở tối thiểu.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 11 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
 Nếu đi du lịch với động cơ công vụ, hội nghị thì sở thích là:
- Phòng ngủ có chất lượng cao.
- Có đủ tiện nghi phục vụ cho việc hoàn thành công việc một cách
nhanh chóng, thuận lợi.
- Tính chính xác trong phục vụ: lịch sự, chu tất.
- Ăn uống, tiệc tùng.
- Được đề cao.
 Nếu đi du lịch để chữa bệnh:
- Được phục vụ ân cần, chu đáo.
- Được động viên, an ủi.
- Có nhiều dịch vụ phục vụ cho việc chữa bệnh.
- Không khí nơi du lịch tinh khiết, trong lành.
- Bầu không khí tâm lý xã hội nơi du lịch thoải mái, chan hòa.
b) Tâm lý khách du lịch theo giới tính:
 Khách du lịch là nữ:
- Có độ nhạy cảm, đa cảm, tinh tế, tế nhị.
- Sành ăn – tính toán tiền ăn nhanh và thạo.
- Kỹ tính, đòi hỏi cặn kẽ, sạch sẽ, gọn gàng. Hễ không vừa ý là phàn
nàn là góp ý ngay.
- Thích mua sắm. Thường thận trọng trước sản phẩm mới lạ.
- Phụ nữ châu Á e dè hơn phụ nữ châu Âu.
 Khách du lịch là nam:
- Thường xông xáo, bạo dạn hay có tính mạo hiểm trong du lịch.
- Tính tình cởi mở, dễ tính, tiêu pha rộng rãi.
- Thích vui chơi, giải trí, thích khám phá.
- Thích ăn của lạ, dùng đồ sang, tốt và đôi khi hay đùa, thử thách nhà
hàng.
c) Tâm lý khách du lịch theo lứa tuổi:
 Khách du lịch là người cao tuổi:
- Thích yên tĩnh, trò chuyện nhỏ nhẹ, không thích giao tiếp ồn ào.
- Đánh giá ưu thế của du lịch nghiêng về giá trị thực tế, tính tiện
dụng, thái độ phục vụ hơn là hình thức.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 12 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
 Khách du lịch là trẻ em:
- Tính tình hiếu động, nghịch ngợm, liều lĩnh, hay vi phạm nội quy.
- Tò mò, hiếu kỳ, bướng bỉnh, dễ xảy ra tai nạn.
- Hay bắt chước người lớn và bạn bè, ăn tiêu không biết tính toán.
d) Tâm lý khách du lịch theo châu lục:
 Tâm lý người châu Á:
- Đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình nhẹ lý.
- Thường ăn ngon, lấy ăn làm chuẩn. Trong ăn rất cầu kỳ về nấu
nướng, gia giảm. Ăn uống lâu, hay ngồi chiếu.
- Trong chi tiêu họ tính toán tiết kiệm và dè sẻn.
- Thích xưng hô theo kiểu quan hệ gia đình, thích mời chào vồn vã.
- Tôn trọng lễ nghi tín nghĩa.
- Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp.
- Chú trọng vấn đề chào hỏi. Chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo của
phẩm hạnh, luôn tôn trọng thứ bậc trong giao tiếp.
- Ít bộc lộ cá tính, tuân thủ nề nếp xã hội.
 Tâm lý người châu Âu:
- Có lối sống thực tế, cởi mở, đề cao chủ nghĩa cá nhân, quý trọng tự
do cá nhân.
- Ý thức pháp luật rất cao.
- Sống sòng phẳng, công khai theo pháp lý.
- Làm việc, vui chơi có kế hoạch, rất ghét sự tùy tiện.
- Không thích nói chuyện về đời tư và chính trị, chỉ thích chuyện văn
hóa nghệ thuật và làm ăn kinh tế.
- Trong giao tiếp thường có thói quen: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…
Ưa thích vui chơi, giải trí.
- Rất chú trọng các nghi thức giao tiếp.
+ Trịnh trọng: gọi đúng chức danh, không gọi bằng tên riêng khi
không được phép.
+ Các doanh nhân luôn xem trọng trang phục.
+ Hay tiếp khách tại nhà hàng – khách sạn.
- Ưa dùng nước hoa và hay tặng quà.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 13 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
 Tâm lý người châu Phi:
- Người dân sống theo đại gia đình.
- Tôn sùng đạo giáo, có nhiều tập tục kỳ quặc khắt khe.
- Rất hiếu khách và lễ phép.
 Tâm lý người châu Mỹ:
- Trực tính, thực tế, tình cảm rõ ràng và hay tranh luận.
- Vui tính, cởi mở, thân thiện, rất hiếu khách.
- Coi trọng nghi thức đối với phụ nữ.
- Trong tranh cãi thường hay có cử chỉ mạnh: khua tay, đập bàn,…
nhưng khi đã thỏa thuận thì luôn thực hiện khẩn trương.
- Điều được quan tâm nhiều là địa vị và sự giàu sang.
e) Tâm lý khách du lịch theo nghề nghiệp:
 Khách du lịch là người chỉ huy (giám đốc, người quản lý, ông chủ
các cơ quan, xí nghiệp):
- Ưa thích hoạt động, nhiều ham muốn.

- Quyết định vấn đề một cách mau lẹ, chắc chắn và sáng suốt. -
Hành động theo lý trí hơn tình cảm.
- Coi trọng lời hẹn, tiết kiệm thời gian.

- Tác phong đĩnh đạc, chặt chẽ trong giao tiếp. -
Yêu cầu cao về tiện nghi vật chất và ăn uống. -
Hay phán xét và bắt lỗi người phục vụ.

 Khách du lịch là nghệ sỹ:
- Hào phóng, hành động theo tình cảm hơn lý trí.
- Tác phong bạo dạn, tự nhiên, điệu bộ điêu luyện, ứng xử rất nhạy.
- Đề cao sở thích cá nhân.
- Trong sinh hoạt thường thích gì làm nấy.
- Sống theo cảm hứng, ít chịu tác động tâm lý của cấp trên.
 Khách du lịch là các nhà kinh doanh:
- Ưa hoạt động, có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, có khả năng
thuyết phục cao.
- Khôn ngoan, nhanh nhẹn.
- Trong giao tiếp thường tỏ ra giàu có, thích phô trương.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 14 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
- Hay kiêng kỵ, tin vào vận số.
- Ưa sự nhanh gọn, tiện lợi, rõ ràng. Quan tâm nhiều đến tình hình
thị trường, giá cả…
 Khách du lịch là các nhà khoa học:
- Tác phong sinh hoạt đàng hoàng, mực thước, tôn trọng các quy
định chung.
- Thích được tôn trọng và đối xử lịch thiệp. Yêu cầu cao về phong
cách giao tiếp, tính chính xác và trung thực ở người phục vụ.
- Tính ôn hòa, tự chủ cao, thích suy tư, tự tìm tòi.
- Thích bông đùa, hài hước, dễ tiếp xúc với mọi người.
- Ăn uống không cầu kỳ.
- Ưa tế nhị, lịch thiệp.
f) Tâm lý khách du lịch theo tín ngưỡng tôn giáo:
 Tâm lý người theo đạo Phật:
- Giàu lòng nhân từ, bác ái, an phận thủ thường, rất nhẫn nại, coi lao
động là điều bổ ích cần thiết.
- Yêu thích bình yên, yên tĩnh, dễ hòa hợp với các đạo khác.
- Có nhiều tập tục, kiêng kỵ.
 Tâm lý người theo đạo Hồi:
- Rất trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào thần Ala.
- Có tục ăn kiêng thịt các loại vào tháng 3 hằng năm.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy định, tập tục của lễ hội.
 Tâm lý người theo đạo Thiên chúa:
- Tin vào đức Chúa trời một cách tuyệt đối và rất trung thành.
- Tín đồ là những người hiền lành, thật thà, tốt bụng và chất phác.
- Có nhiều tập tục kiêng kỵ, lễ nghi rất văn hóa.
- Trong giao tiếp nên cẩn trọng vì họ là người sẵn sàng tử vì đạo.
2.1.2 Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn
2.1.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn:
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm khá trừu tượng và khó định
nghĩa. Nó là một phạm trù mang tính tương đối và chủ quan. Do những đặc điểm
của bản thân dịch vụ mà người ta có thể đưa ra khái niệm chất lượng dịch vụ theo
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 15 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
những cách khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả thường đứng trên quan
điểm của người tiêu dùng dịch vụ, tức là chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào những
sự cảm nhận của khách hàng.
- Khái niệm chất lượng dịch vụ cảm nhận: là kết quả của một quá
trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm dịch vụ
- Khái niệm chất lượng dịch vụ “tìm thấy”: là những tính năng quan
trọng của dịch vụ cho phép khách hàng tìm thấy hay sờ hoặc nhìn được.
- Khái niệm chất lượng dịch vụ “trải nghiệm”: là chất lượng mà
khách hàng chỉ có thể đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ, tức là sau khi đã
có sự trải nghiệm nhất định về việc cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp.
- Khái niệm chất lượng dịch vụ “tin tưởng”: là chất lượng mà khách
hàng phải dựa trên khả năng, uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp sản phẩm để
đánh giá.
Tóm lại, chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích
lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán)
và mức độ chất lượng khách hàng đã nhận được.
Hay có thể nói một cách khác: chất lượng dịch vụ luôn được so sánh
với mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sau khi đã tiêu dùng dịch vụ.
Vậy chất lượng dịch vụ khách sạn, theo cách tiếp cận từ góc độ người
tiêu dùng, chính là mức độ thỏa mãn khách hàng của khách sạn. Tức là:
Chất lượng dịch vụ khách sạn = Sự thỏa mãn của khách
Mà sự thỏa mãn, theo kết quả nghiên cứu của Donald M. Davidoff lại
được đo bởi biểu thức tâm lý:
Sự thỏa mãn = Sự cảm nhận – Sự mong chờ
Khách hàng sẽ bị thất vọng nếu sự cảm nhận của họ thấp hơn sự mong
chờ mà họ có trước đó, khi đó chất lượng dịch vụ khách sạn sẽ bị đánh giá là tồi
tệ.
Khách hàng sẽ cảm thấy thích thú nếu sự cảm nhận của họ về dịch vụ
lớn hơn sự kỳ vọng mà họ đã có trước đó, trong trường hợp này chất lượng dịch
vụ khách sạn được đánh giá là rất tuyệt hảo. Khách hàng sẽ chỉ cảm thấy chất
lượng dịch vụ khách sạn là chấp nhận được nếu sự cảm nhận đúng như sự mong
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 16 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
chờ đã có trước khi tiêu dùng dịch vụ, trong trường hợp này chất lượng dịch vụ
khách sạn chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (tạm được).
Như vậy mục tiêu mà các doanh nghiệp khách sạn phải đạt được là
thiết kế một mức cung cấp dịch vụ ở mức độ cao hơn so với những gì khách hàng
kỳ vọng. Vấn đề là ở chỗ, các khách sạn phải xác định chính xác những nhu cầu
đòi hỏi của khách hàng mục tiêu để đưa vào thành những tiêu chuẩn bắt buộc cho
toàn hệ thống khách sạn để mọi thành phần, mọi người trong hệ thống đó phải
tuân thủ.
Theo cách này, chất lượng dịch vụ khách sạn cũng có thể được hiểu là
mức cung cấp dịch vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp khách sạn đã lựa chọn
nhằm thỏa mãn ở mức độ cao nhu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu của
mình. Đồng thời mức cung cấp dịch vụ đã được xác định đòi hỏi phải được duy
trì nhất quán trong suốt quá trình kinh doanh.
2.1.2.2 Đặc điểm của chất lượng dịch vụ khách sạn:
Chất lượng dịch vụ khách sạn có một số đặc điểm cơ bản sau:
a) Chất lượng dịch vụ khách sạn khó đo lường và đánh giá:
Đặc điểm này xuất từ chính bản chất và đặc điểm của sản phẩm khách
sạn. Sản phẩm khách sạn là một dịch vụ trọn gói, tức là sản phẩm khách sạn bao
gồm bốn thành phần cơ bản: phương tiện thực hiện, hàng hóa bán kèm, dịch vụ
hiện và dịch vụ ẩn. Trong đó, việc đánh giá chất lượng của hai thành phần đầu
tiên là phương tiện thực hiện và hàng hóa bán kèm có thể thực hiện dễ dàng bởi
đó là những vật cụ thể, hiện hữu. Song với hai thành phần sau là dịch vụ hiện và
dịch vụ ẩn ta không nhìn thấy, không sờ được và không có những thước đo cụ thể
vì thế rất khó lượng hóa khi đánh giá. Có nghĩa là chúng chỉ phụ thuộc vào sự
cảm nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự cảm nhận lại là một phạm trù tâm
lý nên chịu sự phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của mỗi người khách, nó
không có tính ổn định và không có những thước đo mang tính quy ước.
b) Chất lượng dịch vụ khách sạn chỉ được đánh giá chính xác qua
sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của khách sạn:
Đặc điểm thứ nhất của chất lượng dịch vụ khách sạn đã chứng minh
rằng chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu
dùng trực tiếp sản phẩm. Đồng thời, do đặc điểm của sản phẩm dịch vụ khách
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 17 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
sạn là quá trình tạo ra và quá trình tiêu dùng diễn ra gần như trùng nhau về thời
gian và không gian đã khẳng định khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sản
phẩm dịch vụ khách sạn.
Khách hàng chính là một thành viên không thể thiếu và tham gia trực
tiếp vào quá trình này. Họ là “nhân vật chính” trong hoạt động thực hiện dịch vụ
khách sạn với thu cách là người tiêu dùng dịch vụ khách sạn. Vì vậy, họ vừa có
cái nhìn của người trong cuộc vừa có cái nhìn của người bỏ tiền để mua sản
phẩm của khách sạn. Đánh giá của họ về chất lượng dịch vụ của khách sạn được
xem là chính xác nhất.
Từ đặc điểm này, các nhà quản lý khách sạn muốn đánh giá chính xác
chất lượng dịch vụ của khách sạn phải luôn đứng trên cái nhìn của khách hàng,
của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Phải cố gắng hiểu một cách chính xác
những yêu cầu, mong muốn và đòi hỏi của khách chứ không phải dựa trên những
nhận định hay sự cảm nhận chủ quan của riêng mình để xem xét
c) Chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp khách sạn:
Một quá trình cung cấp dịch vụ khách sạn bao giờ cũng được thực hiện
dựa trên hai nhân tố cơ bản, đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn và
những nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ. Vì lẽ đó, khi
đánh giá chất lượng của dịch vụ khách sạn – chất lượng của một sản phẩm vô
hình – khách hàng thường có xu hướng dựa vào chất lượng kỹ thuật (Technical
quality) và chất lượng chức năng (Functional quality) để đánh giá về chất lượng
dịch vụ.
Chất lượng kỹ thuật bao gồm chất lượng của các thành phần của cơ sở
vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp khách sạn hợp thành như: mức độ tiện nghi,
hiện đại của các trang thiết bị, mức độ thẩm mỹ trong trang trí nội thất và thiết kế
khách sạn, mức độ vệ sinh bên trong và bên ngoài khách sạn, mức độ đảm bảo an
toàn trong thiết kế và lắp đặt các trang thiết bị máy móc trong khách sạn. Chất
lượng kỹ thuật thường giúp khách hàng trả lời câu hỏi “cái gì?” (what?) khi cảm
nhận về chất lượng dịch vụ khách sạn.
Chất lượng chức năng bao gồm những yếu tố liên quan tới con người,
đặc biệt là những nhân viên phục vụ trực tiếp tại khách sạn. Đây là yếu tố tác
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 18 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
động rất mạnh và trực tiếp đến sự cảm nhận của khách hàng khi tiêu dùng dịch
vụ của khách sạn. Chúng giúp khách hàng trả lời cho câu hỏi “như thế nào?”
(how?) khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ khách sạn.
Cả hai thành phần chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng đều tác
động tới hình ảnh của một khách sạn và quyết định đến chất lượng dịch vụ được
cảm nhận của khách sạn.Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý khách sạn là phải luôn
quan tâm và tìm cách cải thiện cả hai: chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức
năng của khách sạn một cách thường xuyên dựa trên những sự thay đổi trong nhu
cầu sở thích và đòi hỏi của thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn.
d) Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi tính nhất quán
cao: Tính nhất quán ở đây phải được hiểu theo hai góc độ:
- Thứ nhất, đó là sự thống nhất cao và thông suốt trong nhận thức và
hành động của tất cả các bộ phận, tất cả các thành viên của khách sạn từ trên
xuống dưới về mục tiêu chất lượng cần đạt được của doanh nghiệp
- Thứ hai, đó là sự đồng bộ, toàn diện, trước sau như một và đúng
như lời hứa mà khách sạn đã công bố với khách hàng. Chất lượng dịch vụ khách
sạn đòi hỏi phải tốt ở mọi lúc, mọi nơi, cho mọi khách hàng, đòi hỏi đối với mọi
nhân viên ở tất cả các bộ phận trong khách sạn.
Tuy nhiên, tính nhất quán của chất lượng dịch vụ khách sạn không
được đánh đồng vói tính cố định bất biến của khái niệm này. Chất lượng dịch vụ
khách sạn không phải chỉ được diễn ra trong một thời điểm nhất định nào đó,
cũng không phải chỉ được xây dựng một lần rồi cứ thế áp dụng mãi mãi không
cần thay đổi. Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi phải được hoàn thiện không
ngừng và phải được điều chỉnh nếu thấy cần thiết cho phù hợp với yêu cầu thực
tế thay đổi của thị trường (yêu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu và thách
thức của các đối thủ cạnh tranh).
2.1.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ (Tiêu chuẩn xếp hạng
khách sạn):
a) Cơ quan đánh giá:
Theo Điều 9 Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000
của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch, điều 65 Luật Du lịch (có hiệu lực từ ngày
01/01/2006) quy định: mọi cơ sở lưu trú du lịch sau khi đi vào hoạt động phải gửi
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 19 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
hồ sơ đăng ký loại, hạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xếp hạng. Theo
đó, Tổng cục Du lịch tổ chức thẩm định và quyết định công nhận khách sạn 3
sao, 4 sao, 5 sao; Sở Du lịch hoặc Sở Du lịch – Thương mại, Sở Thương mại –
Du lịch thẩm định và công nhận khách sạn 1 sao, 2 sao.
Ngày 22/6/1994, Tổng cục Du lịch đã có Quyết định số 107/TCDL ban
hành “Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn” và tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ sung
tại Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các khách sạn.
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Việt Nam được xây dựng hoàn
toàn trên cơ sở khoa học, có tham khảo tiêu chuẩn xếp hạng của một số nước
phát triển ở châu Âu, châu Á và ý kiến của chuyên gia nước ngoài. Những tập
đoàn quản lý và các khách sạn lớn như Accor, Marriot, Starwood-Sheraton,
Hilton, Hyatt, Nikko,… đang hoạt động tại Việt Nam đều đánh giá cao tính phù
hợp của Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt Nam với Tiêu chuẩn quốc tế. Mười
một năm qua, hệ thống khách sạn được xếp hạng ở Việt Nam đã phản ánh chất
lượng tương xứng và được khách du lịch tin cậy.
Ngành du lịch Việt Nam áp dụng bình đẳng tiêu chuẩn xếp hạng khách
sạn để đánh giá chất lượng cho tất cả các khách sạn trên lãnh thổ Việt Nam,
không có trường hợp ngoại lệ. Trong đó, chất lượng khách sạn được xác định
thông qua năm tiêu chí cơ bản là: Vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi; dịch
vụ và mức độ sẵn sàng phục vụ; trình độ quản lý và nhân viên phục vụ; vệ sinh
an toàn. Tuỳ theo hạng đề nghị và chất lượng thực tế; căn cứ vào Tiêu chuẩn xếp
hạng đã ban hành, Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch sẽ chấm điểm phù hợp với
chất lượng, loại và hiệu quả kinh doanh của từng khách sạn.
b) Tiêu chuẩn đánh giá: (xem phần Phụ lục 1 trang 86 )
2.1.2.4 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng:
Có nhiều định nghĩa về sự thoả mãn như: mức độ của trạng thái cảm
giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với
những kỳ vọng của người đó (Kotler 2001). Sự thoả mãn là sự phản ứng của
người tiêu dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa những mong muốn
trước đó, và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là sự chấp nhận sau cùng khi
dùng nó. Hay sự thoả mãn là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 20 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý: sự thỏa mãn chính là sự
hài lòng của người tiêu dùng khi dùng sản phẩm (hoặc dịch vụ) do nó đáp ứng
những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn,
dưới mức mong muốn.
Sự hài lòng (thỏa mãn) của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai
khái niệm phân biệt nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng dịch vụ là
khái niệm khách quan, mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài
lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và cảm xúc.
Một số nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng
dẫn đến chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá tổng
thể dài hạn trong khi sự hài lòng khách hàng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ
thể. Các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố cho sự hài
lòng khách hàng. Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự
thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được
cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ
khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng
cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó.
Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không
hài lòng sẽ xuất hiện.
Quan điểm nào đúng hiện vẫn chưa khẳng định vì cả hai quan điểm
đều có cơ sở lý luận cũng như kết quả nghiên cứu chứng minh.
2.1.3 Mô hình Servqual đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn và
biến thể Servperf:
Đối với sản phẩm hữu hình, chất lượng được đo lường bởi các tiêu chí
mang tính chất định lượng như: độ bền, tính năng kỹ thuật, các số đo như độ dài,
ngắn, nặng, nhẹ, màu sắc hay số lượng phế phẩm ..
Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ khách sạn nói riêng,
chúng ta khó có thể đo lường chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí định lượng
bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dịch vụ khách sạn.
Ông Parasuraman đã đưa ra một cách tiếp cận mới – mô hình Servqual
để đo lường chất lượng dịch vụ một cách gián tiếp.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 21 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Nhu cầu cá nhân
Thông tin truyền miệng
Dich vụ kỳ vọng
Khoảng cách 5
Dich vụ
cảm nhận
Kinh nghiệm
KHÁCH
HÀNG
Khoảng cách 4
Dịch vụ
chuyển giao
Khoảng cách 3
Chuyển đổi cảm nhận
của công ty thành
tiêu chí chất lượng
Khoảng cách 2
Nhận thức của công ty về kỳ
vọng của khách hàng
Thông tin đến
khách hàng
DỊCHVỤ
NHÀ
CUNG
CẤP
Hình 1: MÔ HÌNH SERVQUAL VỀ 5 KHOẢNG CÁCH CỦA CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH SẠN (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan
Hương, 2004)
Trọng tâm của mô hình này là khoảng cách hay sự chênh lệch (GAP)
giữa sự mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận của họ về dịch vụ. Dựa trên sự
chênh lệch này, khách hàng sẽ có cảm giác hài lòng hay không hài lòng về dịch
vụ mà họ nhận được.
Theo mô hình Servqual, chất lượng dịch vụ dựa trên khoảng cách giữa
sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và sự cảm nhận thực tế khách hàng nhận
được sau khi tiêu dùng sản phẩm. Khoảng cách này thể hiện trên GAP 5 của mô
hình, là khoảng cách giữa sự mong đợi và cảm nhận của khách hàng về chất
lượng dịch vụ của khách sạn.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 22 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Mục tiêu kinh doanh dịch vụ khách sạn là xóa bỏ hoặc ít nhất là thu
hẹp khoảng cách này đến mức nhỏ nhất có thể. Áp dụng mô hình này cũng chỉ ra
nhiều thách thức đối với các khách sạn khi muốn nâng cao chất lượng dịch vụ
của mình.
Trong mô hình Servqual, biện pháp này được thể hiện ở những nỗ lực
để xóa bỏ hoặc thu hẹp các khoảng cách 1, 2, 3 và 4. Điều đó sẽ giúp các doanh
nghiệp khách sạn giảm bớt khoảng cách thứ 5 (GAP 5). Bốn khoảng cách đó là:
- Khoảng cách 1 (GAP 1) là khoảng cách giữa sự mong đợi thật sự
của khách hàng và nhận thức của nhà quản lý khách sạn về điều đó. Nếu khoảng
cách này lớn tức là nhà quản lý khách sạn không biết khách hàng mong đợi gì. Vì
vậy hiểu chính xác khách hàng mong đợi gì là bước đầu tiên và là quan trọng
nhất trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng đối với một khách sạn.
- Khoảng cách 2 (GAP 2) là khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà
quản lý khách sạn về những gì khách hàng mong chờ với việc chuyển hóa chúng
vào trong các tiêu chuẩn của dịch vụ (hay không lựa chọn đúng tiêu chuẩn dịch
vụ).
- Khoảng cách 3 (GAP 3) là khoảng cách giữa các tiêu chuẩn chất
lượng dịch vụ được thiết lập của doanh nghiệp khách sạn với chất lượng dịch vụ
thực tế khách sạn cung cấp ra thị trường (hay không cung cấp dịch vụ đúng theo
các tiêu chuẩn đã xác định)
- Khoảng cách 4 (GAP 4) là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ
được cung cấp với những thông tin, quảng cáo hay lời hứa mà doanh nghiệp
khách sạn đem đến cho khách hàng (hay khách sạn không thực hiện lời hứa).
Dựa vào mô hình này, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang
đo Servqual gồm 10 thành phần: phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng, năng
lực phục vụ, tiếp cận, ân cần, thông tin, tín nhiệm, an toàn và thấu hiểu. Thang đo
này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy có
sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp.
Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo Servqual gồm 5 thành phần với
22 biến quan sát, cụ thể các thành phần như sau:
1. Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở
vật chất, thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 23 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
 Khách sạn có trang thiết bị rất hiện đại.

 Các cơ sở vật chất của khách sạn trông rất bắt mắt.

 Nhân viên khách sạn ăn mặc rất tươm tất.

 Các sách ảnh giới thiệu của khách sạn có liên quan đến dịch vụ

trông rất đẹp.

2. Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính
xác với những gì đã cam kết, hứa hẹn.
 Khách sạn hứa làm điều gì đó vào thời gian nào đó thì họ sẽ làm.

 Khi bạn gặp trở ngại, khách sạn chứng tỏ mối quan tâm thực sự
muốn giải quyết trở ngại đó.
 Khách sạn thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu.

 Khách sạn cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ đã hứa.

 Khách sạn lưu ý để không xảy ra một sai xót nào.
3. Sự nhiệt tình (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng
phục vụ khách hàng một cách kip thời.
 Nhân viên khách sạn cho bạn biết khi nào thực hiện dịch vụ.
Nhân viên khách sạn nhanh chóng thực hiện dịch vụ cho bạn.
Nhân viên khách sạn luôn sẵn sàng giúp bạn.
 Nhân viên khách sạn không bao giờ quá bận đến nỗi không đáp ứng yêu
cầu của bạn.
4. Sự đảm bảo (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch
lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.
 Cách cư xử của nhân viên khách sạn gây niềm tin cho bạn.
Bạn cảm thấy an tòan trong khi giao dịch với khách sạn.
 Nhân viên khách sạn luôn niềm nở với bạn.
 Nhân viên khách sạn đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của bạn.
5. Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá
nhân khách hàng.
 Khách sạn luôn đặc biệt chú ý đến bạn.
 Khách sạn có nhân viên biết quan tâm đến bạn.
 Khách sạn lấy lợi ích của bạn là điều tâm niệm của họ.
Nhân viên khách sạn hiểu rõ những nhu cầu của bạn.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 24 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
 Khách sạn làm việc vào những giờ thuận tiện.
Trên thực tế, đo lường Servqual gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn
đầu, mỗi phân đọan là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách
hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 điểm. Sai
biệt (cảm nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình đo
lường này được gọi là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân đọan thứ ba
yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần.
Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng , Servqual được
thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy, vẫn
còn nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng
quát và hiệu lực đo lường chất lượng. Một điều nữa có thể thấy là thủ tục đo
lường Servqual khá dài dòng. Do vậy, đã xuất hiện một biến thể của Servqual là
Servperf. Thang đo này xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất
lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như
Servqual). Do chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm
nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng cũng như đánh giá trọng số của 5
thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo Servqual, các thành phần và
biến quan sát của thang đo Servperf này giữ như Servqual. Mô hình đo lường này
được gọi là mô hình cảm nhận (perception model).
Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đều có những
nghiên cứu tiếp sau sử dụng. Điều đáng nói là kết quả của các nghiên cứu trên
cho thấy khó có thể kết luận mô hình nào là không đúng đắn hoặc thậm chí đúng
đắn hơn.
Như vậy, tuy còn nhiều tranh luận nhưng thang đo Servqual và biến
thể của nó là Servperf vẫn có giá trị trong mô hình lý thuyết và thực tiễn. Để thực
hiện mục tiêu đã đặt ra, nghiên cứu này sẽ sử dụng thang do Servperf và khái
niệm sự hài lòng như trong mô hình lý thuyết sau:
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 25 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Yếu tố hữu hình
TAN
Tin cậy
REL
Sự hài lòng
Nhiệt tình SAT
RES
Đảm bảo
ASS
Thông cảm
EMP
Hình 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
a) Tổng thể nghiên cứu:
Tổng thể của đề tài nghiên cứu được xác định là tất cả khách hàng đã
lưu trú tại khách sạn Ninh Kiều 2 do đề tài hướng đến việc đánh giá sự hài lòng
của khách hàng trong tiêu dùng dịch vụ của khách sạn.
b) Xác định cỡ mẫu và cơ cấu mẫu:
 Cơ sở chọn mẫu:
Việc đầu tiên phải làm trước khi phỏng vấn là chúng ta phải phân phối
các mẫu phỏng vấn sao cho kết qua đạt được sẽ có độ chính xác cao. Muốn như
vậy, phải có một cơ sở chọn mẫu thích hợp.
Cơ sở chọn mẫu được xác định là số lượng khách đến khách sạn bình
quân từ tháng 10/2007 đến tháng 12/2007 (quý 4/2007) và vì các khách hàng đến
từ những nước khác nhau nên cần thiết phải có sự phân loại cụ thể quốc tịch của
các khách hàng.
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 26 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1: CƠ CẤU – SỐ LƯỢNG KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ LƯU
TRÚ TẠI KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 QUÝ 4/2007
ĐVT: người
Số lượng
Tháng Tháng Tháng
Trung bình
Tỷ trọng
Cơ cấu
10 11 12 Số lượng
(%)
I. Khách nội địa 349 407 441 399 39
II. Khách quốc tế 554 623 669 615 61
1. Nhật 131 93 115 113 11
2. Mỹ 123 74 185 127 13
3. Pháp 110 206 71 129 13
4. Úc 98 153 156 136 13
5. Khác 92 97 142 110 11
Tổng cộng: 903 1.030 1.110 1.014 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Khách sạn Ninh Kiều 2, tháng 03/2008)
 Cỡ mẫu:
Đề tài thuộc dạng nghiên cứu mô tả, nên cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp
nhận là 10% tổng thể. Do các cuộc phỏng vấn được tiến hành trong khoảng thời
gian 2 tuần, nên tổng số mẫu cần phỏng vấn phải là:
( 1.014 / 4 )* 2 * 10% 51 mẫu.
 Cơ cấu mẫu:
Phương pháp chọn mẫu được áp dụng cho đề tài là phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên có phân loại, đây là quá trình chọn mẫu sao cho cấu trúc của
tổng thể được thể hiện trong cấu trúc của mẫu.
Dựa vào cơ sở chọn mẫu ta thấy khách lưu trú được chia ra làm hai
nhóm là khách quốc tế và khách nội địa theo tỷ lệ cơ cấu: khách quốc tế chiếm
61% và khách nội địa chiếm 39%. Trong cơ cấu khách quốc tế lưu trú tại khách
sạn lại được chia thành 5 nhóm nhỏ bao gồm các quốc gia Nhật (11%), Mỹ
(13%), Pháp (13%), Úc (13%) và các quốc gia khác (11%). Tuy nhiên, do thời
gian và năng lực còn hạn chế nên trong giới hạn đề tài này chỉ chia mẫu phỏng
vấn thành 2 nhóm như sau:
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 27 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
- Nhóm khách nội địa: là nhóm khách mang quốc tịch Việt Nam, là
nhóm có số lượng khách lưu trú chiếm 39% trong tổng số khách lưu trú trung
bình 1 tháng tại khách sạn. Cỡ mẫu được xác định cho nhóm này là:
39% x 51 20 mẫu.
- Nhóm khách quốc tế: là nhóm khách mang quốc tịch nước ngoài, là
nhóm có số lượng khách lưu trú chiếm 61% trong tổng số khách lưu trú trung
bình 1 tháng tại khách sạn. Cỡ mẫu được xác định cho nhóm này là:
61% x 51 31 mẫu.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:
a. Số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được lấy thông qua quá trình sử dụng bảng câu hỏi
phỏng vấn khách hàng, vì luận văn sẽ tiến hành trên cơ sở nghiên cứu thị hiếu
khách hàng, nên cần thiết phải tiến hành những cuộc phỏng vấn khách hàng và
phân tích các số liệu đó. Bảng câu hỏi bao gồm 18 biến, sử dụng thang đo Likert
5 điểm (từ 1 đến 5 với 1 là hoàn toàn không hài lòng, 5 là hoàn toàn hài lòng) để
đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn Ninh
Kiều 2.
- Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác
định là những khách hàng đã lưu trú tại khách sạn Ninh Kiều 2 ít nhất là một
ngày đêm. Việc xác định đối tượng phỏng vấn như vậy để đảm bảo rằng khách
hàng đã trải nghiệm hết các dịch vụ kèm theo khi đặt phòng và đưa ra được ý
kiến mang tính tổng quan hơn.
- Địa điểm phỏng vấn: Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến từng phòng
của khách hàng theo danh sách được cung cấp từ bộ phận lễ tân, sau đó sẽ được
nhân viên buồng phòng thu lại trong quá trình làm phòng. Địa điểm phỏng vấn
được xác định như vậy để tạo sự thuận tiện và thoải mái nhất cho khách hàng khi
trả lời bảng câu hỏi nhằm đảm bảo chất lượng của các câu trả lời.
- Thời gian tiến hành phỏng vấn: Bảng câu hỏi sẽ được gửi và thu
lại trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2008 đến ngày 15/04/2008.
b. Số liệu thứ cấp:
Bên cạnh các số liệu sơ cấp, luận văn còn sử dụng số liệu thứ cấp được
lấy từ:
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 28 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
- Khách sạn Ninh Kiều 2.
- Các giáo trình chuyên ngành.
- Các tạp chí, sách báo chuyên ngành.
- Tổng cục du lịch Việt Nam.
- Các trang web về du lịch.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu:
Để phân tích các số liệu của đề tài, em sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y
y
1 * 100 100 % y
0
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong
thời gian nghiên cứu. Việc so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm
cho thấy được sự tác động có liên quan đến các hoạt động trong phân tích. Từ đó
có sự nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu
 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y y1 y0
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước
của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích.
 Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích mô hình hồi quy đa biến,
phân tích T-test và phân tích Anova.
Phần mềm SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp.
Thông tin được xử lý là thông tin định lượng, có ý nghĩa về mặt thống kê. Thông
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 29 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua một bảng câu hỏi
được thiết kế sẵn. Sau đó sẽ được làm sạch và tiến hành phân tích xử lý với sự hỗ
trợ của phần mềm SPSS. Khởi đầu phân tích là đánh giá các thang đo bằng độ tin
cậy Cronbach Alpha kế tiếp là phân tích hồi quy đa biến, cuối cùng là phân tích
T-test và phân tích Anova.
- Phân tích T-test và phân tích Anova để kiểm định sự khác biệt
trong sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều
2 và khác biệt trong sự hài lòng đối với 5 thành phàn Servperf theo các biến: loại
khách, giới tính, trình độ, độ tuổi và thu nhập.
- Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến
phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến
độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng (hay dự
đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến
độc lập. Cụ thể, trong đề tài này biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách hàng
(SAT) còn biến độc lập là 5 thành phần chất lượng dịch vụ: yếu tố hữu hình
(TAN), sự đáng tin cậy (REL), sự nhiệt tình (RES), sự đảm bảo (ASS) và lòng
thông cảm (EMP).
SAT = f(SERVPERF)
Hay: Sự hài lòng = f (yếu tố hữu hình, sự đáng tin cậy, sự nhiệt tình,
sự đảm bảo, lòng thông cảm)
Trong 5 thành phần đó lại chứa đựng những yếu tố cụ thể có thể ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Những yếu tố đó được thể hiện trong
bảng câu hỏi và được quy định như trong bảng 2.
Như vậy, có thể khái quát mô hình hồi quy nghiên cứu như sau:
SAT = f(tan, rel, res, ass, emp)
TAN = f(tan_1, tan_2, tan_3, tan_4, tan_5, tan_6)
REL = f(rel_1, rel_2, rel_3)
RES = f(res_1, res_2, res_3)
ASS = f(ass_1, ass_2, ass_3, ass_4)
EMP = f(emp_1, emp_2)
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 30 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2: QUY ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
STT Yếu tố Quy định
Yếu tố hữu hình tan
1 Cở sở vật chất và trang thiết bị của khách sạn tan_1
2 Diện mạo của nhân viên của khách sạn tan_2
3 Địa điểm tọa lạc của khách sạn tan_3
4 Môi trường cảnh quang của khách sạn tan_4
5 Chất lượng món ăn của khách sạn tan_5
6 Chất lượng phòng của khách sạn tan_6
Sự đáng tin cậy rel
1 Sự tin tưởng vào khách sạn rel_1
2 Nhân viên cung cấp thông tin đầy đủ chính xác rel_2
3 Sự thành thật khi giải quyết các khó khăn của khách rel_3
Sự nhiệt tình res
1 Dịch vụ có mau mắn res_1
2 Sự luôn sẵn sàng giúp đỡ khách res_2
3 Sự sẵn lòng đáp lại yêu cầu của khách res_3
Sự đảm bảo ass
1 Sự thân thiện lịch sự nhã nhặn ass_1
2 Kiến thức hiểu biết về các dịch vụ ass_2
3 Đảm bảo những chuyện riêng tư kín đáo ass_3
4 Đảm bảo an toàn cho khách và những vật quý giá ass_4
Lòng thông cảm emp
1 Quan tâm đến từng cá nhân khách hàng emp_1
2 Thấu hiểu những gì khách cần emp_2
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 31 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2
3.1 Sơ lược về khách sạn Ninh Kiều 2:
- Tên tiếng Việt: Khách sạn Ninh Kiều 2
- Tên tiếng Anh: Ninh Kieu 2 hotel
- Loại hình pháp lý: Doanh nghiệp Nhà Nước
- Địa chỉ: 03 Đại lộ Hòa Bình - Quận Ninh Kiều - Tp. Cần Thơ
- Điện thoại: (84.71) 252414 – 252262
- Fax: (84.71) 252477
- Email: contact@ninhkieuhotel.com
- Website: www.ninhkieuhotel.com
- Mã số thuế: 1800155156-007
- Giấy phép kinh doanh số: 5716000178 cấp ngày 28/11/2006
- Tổng vốn đầu tư: 110 tỷ
- Lĩnh vực hoạt động: Dịch vụ khách sạn – nhà hàng
Khách sạn Ninh Kiều 2 đạt tiêu chuẩn 4 sao do Quân khu 9 đầu tư xây
dựng từ năm 2003, chính thức khai trương đi vào hoạt động vào trung tuần tháng
9/2007. Khách sạn tọa lạc trong quần thể khu vực khách sạn cao cấp và các trung
tâm văn hoá, thương mại, tài chính của thành phố Cần Thơ, vị trí thuận tiện cho
khách du lịch đến với siêu thị , bưu điện thành phố và các điểm du lịch ở thành
phố Cần Thơ cũng như Đồng bằng sông Cửu Long. Khách sạn có diện tích sử
GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 32 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn
Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn
Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương Tràm
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương TràmBáo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương Tràm
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương TràmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai nataliej4
 
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàngLuận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạnKhóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...luanvantrust
 
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tânMô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYKhóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
 
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAYĐề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
 
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạnBáo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docxBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Phục Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Park Hyatt.docx
 
Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn
Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn
Báo cáo thực tập: Mô tả và phân tích quy trình phục vụ tiệc cưới tại khách sạn
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buf...
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
 THỰC TRẠNG	VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T... THỰC TRẠNG	VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
 
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương Tràm
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương TràmBáo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương Tràm
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ tại khách sạn nhà hàng Hương Tràm
 
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng sa pa – lào cai
 
Khóa luận - Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Hữu Nghị.doc
Khóa luận - Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Hữu Nghị.docKhóa luận - Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Hữu Nghị.doc
Khóa luận - Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Hữu Nghị.doc
 
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàngLuận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
Luận văn du lịch: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ăn uống chuỗi nhà hàng
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạnKhóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận buồng tại khách sạn Đức ...
 
Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buffet tron...
Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buffet tron...Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buffet tron...
Giải pháp hoàn thiện quy trình chế biến chất lượng món ăn phục vụ buffet tron...
 
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tânMô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
 
Quy Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Atrium Của Khách Sạn Lotte Legend
Quy Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Atrium Của Khách Sạn Lotte LegendQuy Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Atrium Của Khách Sạn Lotte Legend
Quy Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Atrium Của Khách Sạn Lotte Legend
 
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYKhóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
 

Similar to Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.

Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYĐề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ. (20)

Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Cá Nhân Đối Với Dịch Vụ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Cá Nhân Đối Với Dịch Vụ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Cá Nhân Đối Với Dịch Vụ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Cá Nhân Đối Với Dịch Vụ...
 
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệpchất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại ThươngLuận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAY
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAYSự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAY
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAY
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa họcĐề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIBLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
 
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAYĐề tài  thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
Đề tài thực trạng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, RẤT HAY
 
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
Đề tài: Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Reso...
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận Văn Tốt Nghiệp Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Khách Sạn Ninh Kiều 2 Thành Phố Cần Thơ.

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 THÀNH PHỐ CẦN THƠ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS.NGUYỄN THANH NGUYỆT TRẦN THỊ TRÚC LINH Mã số SV: 4043614 Lớp: QTKD Du Lịch & Dịch vụ Khóa: 30
  • 3. Luận văn tốt nghiệp LỜI CẢM TẠ ››˜™šš Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Khách sạn Ninh Kiều 2 em đã được vận dụng những kiến thức được học suốt bốn năm tại Trường Đại học Cần Thơ vào môi trường làm việc thực tế. Quá trình đó đã giúp cho em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thanh Nguyệt đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Khách sạn Ninh Kiều 2 – Thành phố Cần Thơ, các cô chú, anh chị trong khách sạn vì tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Khách sạn Ninh Kiều 2 dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Ngày …. tháng …. năm 2008 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trúc Linh GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang iii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 4. Luận văn tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN ››˜™šš Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm 2008 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trúc Linh GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang ii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 5. Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU..................................................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................................1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài.......................................................................................1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn........................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................4 1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................4 1.3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu...............................................................................5 1.3.1 Các giả thuyết.......................................................................................................5 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................5 1.4 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................5 1.4.1 Không gian ............................................................................................................5 1.4.2 Thời gian ................................................................................................................5 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................6 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu...................................6 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................10 2.1 Phương pháp luận............................................................................................................10 2.1.1 Tâm lý khách du lịch.............................................................................................10 2.1.1.1 Nhu cầu, động cơ của khách du lịch.......................................................10 2.1.1.2 Một số đặc điểm tâm lý khách du lịch....................................................11 2.1.2 Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn.......................................15 2.1.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn..............................................15 2.1.2.2 Đặc điểm của chất lượng dịch vụ khách sạn.......................................17 2.1.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ...............................................19 2.1.2.4 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ...............................................................................................20 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang vi SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 6. Luận văn tốt nghiệp 2.1.3 Mô hình Servqual đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn và biến thể Servperf...................................................... 21 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 26 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................. 26 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 28 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 29 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 ...................................... 32 3.1 Sơ lược về khách sạn Ninh Kiều 2 .................................................... 32 3.2 Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 34 3.2.1 Bộ máy tổ chức............................................................................. 34 3.2.2 Tình hình nhân sự ......................................................................... 35 3.2.3 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban .................................... 38 3.2.3.1 Bộ phận văn phòng............................................................... 38 3.2.3.2 Bộ phận nhà hàng................................................................. 39 3.2.3.3 Bộ phận khách sạn ............................................................... 40 3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua ................... 42 3.4 Điểm mạnh – Điểm yếu ...................................................................... 44 3.4.1 Điểm mạnh ................................................................................... 44 3.4.2 Điểm yếu ...................................................................................... 44 3.5 Thuận lợi - Khó khăn ......................................................................... 45 3.5.1 Thuận lợi ...................................................................................... 45 3.5.2 Khó khăn ...................................................................................... 46 3.6 Phương hướng phát triển .................................................................. 47 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 .............. 48 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu và đánh giá thang đo .................................... 48 4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................. 48 4.1.2 Đánh giá thang đo......................................................................... 49 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang vii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 7. Luận văn tốt nghiệp 4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hài lòng ................. 49 4.1.2.2 Đánh giá độ tin cậy theo từng thành phần Servperf......... 49 4.2 Phân tích sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 ................................................................ 52 4.2.1 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 .............................................. 52 4.2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 ............... 55 4.2.2.1 Mối quan hệ giữa Sự hài lòng của khách hàng với 5 thành phần Servperf .............................................. 55 4.2.2.2 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố lòng thông cảm..... 58 4.2.2.3 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố sự đáng tin cậy ..... 61 4.2.2.4 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố hữu hình ............... 63 4.2.2.5 Sự hài lòng của khách hàng về yếu tố sự nhiệt tình ......... 65 4.3 Phân tích sự khác biệt về sự hài lòng của khách hàng theo một số biến nhân khẩu học................................................................. 67 4.3.1 Phân tích khác biệt theo loại khách ............................................... 68 4.3.2 Phân tích khác biệt theo giới tính.................................................. 69 4.3.3 Phân tích khác biệt theo trình độ................................................... 70 4.3.4 Phân tích khác biệt theo độ tuổi ................................................... 71 4.3.5 Phân tích khác biệt theo thu nhập ................................................. 73 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................................ 76 5.1 Tồn tại và nguyên nhân ...................................................................... 76 5.2 Giải pháp............................................................................................. 77 a) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu Marketing....................................... 78 b) Xây dựng đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp...................... 79 c) Cải thiện môi trường cảnh quang khách sạn ....................................... 80 d) Xây dựng nét văn hóa đặc trưng của khách sạn ................................. 81 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang viii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 8. Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................82 6.1 Kết luận ...............................................................................................................................82 6.2 Kiến nghị.............................................................................................................................83 6.2.1 Đối với khách sạn Ninh Kiều 2 ........................................................................83 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương .....................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................85 PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG KHÁCH SẠN.............................................................................................................................86 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI (TIẾNG VIỆT)..........................................................97 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI (TIẾNG ANH)..........................................................99 PHỤ LỤC 4:THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU...........................................................101 PHỤ LỤC 5: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA................................................103 PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ MÔ TẢ SỰ HÀI LÒNG................................................109 PHỤ LỤC 7: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN...................................................110 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HỒI QUY - SỰ HÀI LÒNG SAT ................................115 PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ HỒI QUY EMP.....................................................................121 PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ HỒI QUY REL...................................................................125 PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ HỒI QUY TAN ..................................................................132 PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ HỒI QUY RES ...................................................................138 PHỤ LỤC 13: PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT T-TEST THEO LOẠI KHÁCH...........................................................................................................................143 PHỤ LỤC 14: PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT T-TEST THEO GIỚI TÍNH........149 PHỤ LỤC 15: PHÂN TÍCH ANOVA THEO TRÌNH ĐỘ ...................................152 PHỤ LỤC 16: PHÂN TÍCH ANOVA THEO ĐỘ TUỔI.......................................158 PHỤ LỤC 17: PHÂN TÍCH ANOVA THEO THU NHẬP..................................162 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang ix SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 9. Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1: CƠ CẤU – SỐ LƯỢNG KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 QUÝ 4/2007 ..............................................27 Bảng 2: QUY ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU........................................................31 Bảng 3: SỐ LƯỢNG VÀ BIỂU GIÁ PHÒNG..............................................................33 Bảng 4: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG.........................................................35 Bảng 5: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN BỔ THEO TỔ........36 Bảng 6: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG........................................................................................37 Bảng 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ 4/2007.......................43 Bảng 8: BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU.......................................................48 Bảng 9: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ HÀI LÒNG ......................49 Bảng 10: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – YẾU TỐ HỮU HÌNH ......50 Bảng 11:ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ ĐÁNG TIN CẬY.........50 Bảng 12: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ NHIỆT TÌNH...............51 Bảng 13: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – SỰ ĐẢM BẢO.....................51 Bảng 14: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA – LÒNG THÔNG CẢM.....52 Bảng 15: THỐNG KÊ MÔ TẢ SỰ HÀI LÒNG ..........................................................53 Bảng 16: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – SAT, TAN, REL, RES, ASS, EMP......................................................................................................................................................56 Bảng 17: KẾT QUẢ HỒI QUY SAT = f(TAN, REL, RES, ASS, EMP) ........57 Bảng 18: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – LÒNG THÔNG CẢM.........................58 Bảng 19: KẾT QUẢ HỒI QUY EMP = f(EMP_1, EMP_2)..................................59 Bảng 20: KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG ĐA CỘNG TUYẾN – LÒNG THÔNG CẢM .....................................................................................................................................................59 Bảng 21: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – SỰ ĐÁNG TIN CẬY............................61 Bảng 22: KẾT QUẢ HỒI QUY REL = f(REL_1, REL_2, REL_3)..................62 Bảng 23: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – YẾU TỐ HỮU HÌNH..........................63 Bảng 24: KẾT QUẢ HỒI QUY TAN = f(TAN_1, TAN_2, TAN_3, TAN_4, TAN_5, TAN_6) .............................................................................................................................64 Bảng 25: MA TRẬN TƯƠNG QUAN – SỰ NHIỆT TÌNH...................................65 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang x SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Bảng 26: KẾT QUẢ HỒI QUY RES = f(RES_1, RES_2, RES_3) ....................66 Bảng 27: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO LOẠI KHÁCH................................................................................................................68 Bảng 28: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO LOẠI KHÁCH............................69 Bảng 29: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO GIỚI TÍNH.......................................................................................................................69 Bảng 30: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO TRÌNH ĐỘ........................................................................................................................70 Bảng 31: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI 5 THÀNH PHẦN SERVPERF THEO TRÌNH ĐỘ.......................................................71 Bảng 32: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO TRÌNH ĐỘ....................................71 Bảng 33: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO ĐỘ TUỔI ....................................................................................................................................................72 Bảng 34 : KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI 5 THÀNH PHẦN SERVPERF THEO ĐỘ TUỔI...........................................................72 Bảng 35: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO ĐỘ TUỔI .......................................73 Bảng 36: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO THU NHẬP...................................................................................................................................................73 Bảng 37: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI 5 THÀNH PHẦN SERVPERF THEO THU NHẬP......................................................74 Bảng 38: TRUNG BÌNH SERVPERF THEO THU NHẬP...................................74 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang xi SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 11. Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1: MÔ HÌNH SERVQUAL VỀ 5 KHOẢNG CÁCH CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH SẠN .................................................................................22 Hình 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG.......................................26 Hình 3: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2..........34 Hình 4: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ............................................................36 Hình 5: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG..............................................................37 Hình 6: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH SẠN ..................................................................................................................................................78 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang xii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 12. Luận văn tốt nghiệp TÓM TẮT Chất lượng dịch vụ cho đến nay vẫn là một đề tài tiếp thị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do tính chất vô hình, phức tạp và khó đo lường của nó. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì chất lượng dịch vụ càng đóng vai trò quan trọng mang tính sống còn nhất là khi ngành du lịch nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu về cơ sở lưu trú cao cấp ngày một tăng. Đạt được sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ của mình là phương thức tồn tại của doanh nghiệp. Quan tâm đến đánh giá chất lượng dịch vụ từ cảm nhận của khách hàng là điều cần thiết cho khách sạn nhằm nhận ra các vấn đề trong hoạt động của mình để có các động tác quản lý, cải tiến năng lực phục vụ, đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ Servperf, dẫn xuất từ thang đo nổi tiếng Servqual để đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2. Ngoài việc phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nghiên cứu còn muốn tìm hiểu có hay không khác biệt trong sự hài lòng của khách hàng theo các biến nhân khẩu học. Mẫu cho nghiên cứu được lấy thuận tiện từ khách hàng đã lưu trú tại khách sạn ít nhất một ngày đêm. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phỏng vấn khách hàng để thu thập dữ liệu. Sau đó tiến hành làm sạch, phân tích xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Phân tích hồi quy đa biến và phân tích khác biệt được dùng để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 4 trong 5 thành phần Servperf có mối quan hệ tuyến tính với sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ của khách sạn được đánh giá không cao. Ngoài ra, không có sự khác biệt về sự hài lòng theo loại khách và giới tính nhưng có khác biệt về sự hài lòng theo trình độ, độ tuổi và thu nhập. Đề tài nghiên cứu tuy còn nhiều hạn chế nhưng với kết quả đạt được mong muốn phần nào giúp các nhà quản lý khách sạn nhìn rõ hơn quan điểm, thái độ và sự kỳ vọng của khách hàng đối với các thành tố chính trong chất lượng dịch vụ của khách sạn. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang xiii SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 13. Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề: 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài: Thực tế cho thấy rằng, hoạt động quản lý chất lượng là thiết yếu cho công việc sản xuất kinh doanh. Nếu như sản phẩm, dịch vụ do một doanh nghiệp cung cấp không phù hợp với những quy tắc của thị trường thì doanh nghiệp đó có thể đánh mất khách hàng, việc kinh doanh bị giảm sút và gặp phải những khó khăn trong xây dựng hoặc phục hồi hình ảnh thương hiệu. Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế lớn, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì môi trường kinh doanh nói chung sẽ ngày càng gay gắt, cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt. Đặc biệt, trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng còn khá non trẻ của Việt Nam các doanh nghiệp khách sạn sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ nước ngoài rất mạnh ngay trên địa bàn truyền thống của mình. Nếu doanh nghiệp khách sạn không tự mình nhìn nhận, đánh giá đầy đủ để cố gắng vươn lên về năng lực quản lý, chiến lược đầu tư và kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan hệ đối tác và công tác tiếp thị thì không thể cạnh tranh được. Trong khi đó, dịch vụ lại là một loại sản phẩm vô hình. Khách hàng nhận được sản phẩm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và cảm nhận. Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất lượng của những dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng” chúng. Do đó, việc quản lý chất lượng dịch vụ không hề đơn giản. Một mặt, những nhu cầu và yêu cầu đa dạng của khách hàng dẫn đến sự đa dạng của chất lượng và dịch vụ. Mặt khác, ngày nay những nhu cầu và yêu cầu của khách hàng lại thay đổi rất nhanh chóng. Những điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn phải nắm được một cách căn bản về quản lý chất lượng, bao gồm cả kiểm soát và đảm bảo chất lượng. Và để làm được điều này thì trước hết phải đánh giá được chất lượng dịch vụ dựa trên quan điểm của khách hàng - người trực tiếp trải nghiệm. Chỉ khi đánh giá được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của doanh GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 1 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 14. Luận văn tốt nghiệp nghiệp thì khi đó doanh nghiệp mới có thể không ngừng nâng cao quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách bởi chất lượng tốt luôn là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp khách sạn, là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này là do việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khách sạn như: - Giảm thiểu các chi phí marketing, chi phí quảng cáo tức là làm giảm giá thành của sản phẩm cho khách sạn. - Tăng thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chỉ tiêu khách của khách sạn sẽ làm tăng doanh thu cho khách sạn. - Tăng khách hàng chung thủy cho khách sạn chính là biện pháp nhằm khuếch trương uy tín cho thương hiệu của khách sạn. Cả ba vấn đề trên đều dẫn đến kết quả là làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp khách sạn. Chính vì sự cần thiết đó, đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 – Thành phố Cần Thơ” ra đời nhằm giúp khách sạn hiểu rõ hơn về sự cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của khách sạn để từ đó khách sạn có thể không ngừng nâng cao quản lý chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn ở mức cao nhất những nhu cầu của khách hàng. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn: Chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm dù chưa thật sự trở thành sự quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khách sạn tại Việt Nam, song thực tế đã chứng minh rằng đó không còn là vấn đề quá mới mẻ. Ngay từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa nền kinh tế đã có một số doanh nghiệp khách sạn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nhiều biện pháp cần thiết nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mình để làm hài lòng khách hàng và tăng uy tín của khách sạn như đầu tư cho việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. Tuy nhiên, việc làm đó chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ bột phát theo nhu cầu nhất thời của mỗi doanh nghiệp. Nó không thường xuyên, quy GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 2 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 15. Luận văn tốt nghiệp mô tiến hành cũng chưa lớn và chưa đồng bộ. Khi đó chất lượng dịch vụ chưa được xem là chiến lược kinh doanh chi phối đời sống của các doanh nghiệp khách sạn. Những năm cuối thập niên 90 đã bắt đầu một thời kỳ khó khăn trong kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, thời kỳ mà nhiều khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nhà nước và các doanh nghiệp khách sạn tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, đều chịu sức ép mạnh của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Tình hình đó buộc các doanh nghiệp khách sạn ở Việt Nam phải quan tâm tới chất lượng dịch vụ bởi một số lý do mang tính khách quan sau: - Môi trường kinh doanh đã có sự thay đổi mạnh, chuyển từ tình trạng cầu lớn hơn cung ở thời kỳ đầu mở cửa nền kinh tế sang tình trạng dư cung ở hầu khắp các điểm du lịch trong cả nước ở những năm cuối thập niên 90. - Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Du lịch thế giới, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và là đối tác, bạn hàng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài. Do đó, các khách sạn Việt Nam chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. - Yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là du khách quốc tế đến Việt Nam. Họ không chỉ có khả năng thanh toán cao mà còn là những khách hàng có nhiều kinh nghiệm đi du lịch. Họ luôn có sự so sánh chất lượng dịch vụ của khách sạn Việt Nam với chất lượng dịch vụ của các khách sạn ở các nước phát triển khác, nơi mà họ đã đi qua. - Nhu cầu đăng ký, bảo vệ và khẳng định thương hiệu của các khách sạn trong nước trước sự “bành trướng” của các doanh nghiệp khách sạn liên doanh với các tập đoàn khách sạn lớn của nước ngoài Như vậy, chất lượng đã trở thành vấn đề cần thiết mang tính sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Một câu hỏi đặt ra cho mỗi khách sạn ở Việt Nam đó là: Tại sao phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phải quản lý ngày càng tốt hơn chất lượng dịch vụ khách sạn? Câu trả lời đầy đủ cho vấn đề này phải được nhìn nhận trên nhiều góc độ. Đầu tư vào chất lượng dịch vụ, một mặt giúp các khách sạn tăng khả năng GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 3 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 16. Luận văn tốt nghiệp giữ chân khách hàng đã có của mình, thu hút thêm nhiều khách hàng mới mà không phải tốn chi phí quảng cáo, marketing; mặt khác, còn là công cụ giúp các khách sạn tăng giá bán sản phẩm mà vẫn giữ được uy tín, danh tiếng và khẳng định vị thế trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, việc không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ còn là biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm các chi phí kinh doanh nói chung cho khách sạn như: - Tối thiểu hóa hao phí về thời gian và chi phí cho hoạt động kiểm tra, giám sát. - Giảm các chi phí cho việc sửa chữa các sai sót. - Giảm chi phí cho việc tuyển mộ, lựa chọn lại nhân viên cũng như chi phí đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên cho khách sạn do nhân viên có khuynh hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và thường xuyên tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự hoàn thiện khi họ cảm thấy tự hào về khách sạn. Tóm lại, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại rất nhiều lợi ích cho các khách sạn trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ khách sạn còn là đòi hỏi tất yếu và việc đầu tư nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ đã trở thành sự lựa chọn bắt buộc đối với các khách sạn ở nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu cần đạt được của đề tài này là nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng mới đồng thời giữ chân các khách hàng cũ và tạo ra nhiều khách hàng chung thủy. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Với mục tiêu nghiên cứu như thế, nội dung của đề tài này được thể hiện như sau: - Phân tích thực trạng về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 và tìm hiểu xem thực tế tại khách sạn những yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Hay nói khác hơn là tìm ra được ở hiện tại, các dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 đã đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hay chưa? Những dịch vụ nào của khách GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 4 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 17. Luận văn tốt nghiệp sạn chưa được du khách hài lòng? Những dịch vụ nào cần được bổ sung trong tương lai? - Rút ra những tồn tại cần khắc phục của khách sạn và tìm ra những nguyên nhân của các vấn đề đó. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những điểm tốt, khắc phục những điểm chưa tốt của khách sạn Ninh Kiều 2 để thu hút nhiều hơn nữa lượng khách đến khách sạn trong tương lai, mà mục tiêu cuối cùng chính là tăng doanh thu cho khách sạn. 1.3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu: 1.3.1 Các giả thuyết: Với mục tiêu đã đặt ra, có hai nhóm giả thuyết cần được kiểm định: - Nhóm giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần chất lượng cảm nhận của dịch vụ đối với sự hài lòng của khách hàng. Nghĩa là các thành phần cảm nhận về dịch vụ (yếu tố hữu hình, sự đáng tin cậy, sự nhiệt tình, sự đảm bảo, lòng thông cảm) có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hài lòng của khách hàng. - Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng theo các biến nhân khẩu học (giới tính, trình độ, quốc tịch, mục đích chuyến đi, tuổi, thu nhập). 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu: Từ các giả thuyết đã nêu, đề tài này đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau: - Thứ nhất, các yếu tố nào trong chất lượng dịch vụ của khách sạn tác động đến sự hài lòng của khách hàng? Mức độ tác động khác biệt như thế nào? - Thứ hai, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn thay đổi như thế nào theo một số biến nhân khẩu học? 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và thời gian có hạn em xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau: 1.4.1 Không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài được xác định là khách sạn Ninh Kiều 2. 1.4.2 Thời gian: Thời điểm thực hiện nghiên cứu được giới hạn từ ngày 11/2/2008 đến ngày 25/4/2008. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 5 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 18. Luận văn tốt nghiệp 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Do đề tài hướng đến việc tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 cho nên đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Việc dùng thang đo Servqual trong đánh giá chất lượng dịch vụ đã được Thạc sĩ Nguyễn Thành Long, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường đại học An Giang sử dụng để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường đại học An Giang trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Sử dụng thang đo Servperf để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường đại học An Giang”. Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ Servperf, dẫn xuất từ thang đo nổi tiếng Servqual để đo lường chất lượng hoạt động đào tạo đại học như một dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên như một khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ cụ thể là Đại học An Giang. Ngoài việc kiểm định thang Servperf, nghiên cứu còn tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Mẫu cho nghiên cứu được lấy từ sinh viên ở 04 khoa hệ đại học chính quy (Sư phạm, Nông nghiệp -Tài nguyên thiên nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ môi trường và Kinh tế - Quản trị Kinh doanh). Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để hiệu chỉnh thang đo, hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho bước sau. Nghiên cứu chính thức định lượng sử dụng kỹ thuật bút vấn để thu thập số liệu. Sau đó tiến hành làm sạch, phân tích xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Điểm nổi bật từ kết quả đánh giá thang đo là Servperf với 05 thành phần nguyên thủy hướng đến đặc trưng cung ứng của một gói dịch vụ (phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ và cảm thông) đã biến thái thành 05 thành phần hướng đến đặc trưng cung ứng của từng bộ phận (đối tượng) cung ứng (giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất, mức tin cậy vào nhà trường và sự cảm thông của nhà trường). Kết quả hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên chỉ phụ thuộc 03 trong số 05 thành phần là: giảng viên, cơ sở vật chất và mức tin cậy vào nhà trường. Thứ tự này cũng biểu diễn độ lớn vai trò từng thành phần đối với sự hài lòng. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 6 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Các phân tích khác biệt cũng cho kết quả đáng chú ý. Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên nói chung chỉ vừa trên trung bình nhưng khác biệt có ý nghĩa ở các khoa và năm học. Như vậy, việc sử dụng thang đo Servperf để đo lường chất lượng hoạt động đào tạo là có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu này. Các thông tin từ đây giúp nhà quản trị nhìn rõ hơn quan điểm, thái độ và phần nào đó là kỳ vọng của sinh viên đối với các thành tố chính trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế là: tính đại diện chưa cao do cách lấy mẫu thuận tiện theo lớp, chưa nêu lên được khác biệt trong dánh giá của sinh viên đối với giảng viên tại chỗ và thỉnh giảng, khó có thể tổng quát hoá kết quả nghiên cứu. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cũng góp phần bổ sung nhất định cho các cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học và ngành nghiên cứu tiếp thị, vốn còn chưa nhiều ở Việt Nam. Một nghiên cứu khác của hai tác giả Phạm Đức Kỳ và Bùi Nguyên Hùng, “Nghiên cứu mô hình sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực thông tin di động tại Việt Nam”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công Nghệ Thông Tin Kỳ 1 tháng 2/2007 đã phân tích các mô hình nghiên cứu sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động của một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu tại thị trường thông tin di động Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2006 đến 05/2006 nhằm kiểm nghiệm mô hình lý thuyết đề xuất và cung cấp một thang đo sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu sử dụng thang đo 05 thành phần chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin di động, kết hợp các mô hình nghiên cứu gần đây có xét thêm yếu tố “Rào cản chuyển mạng”, lựa chọn các nhân tố phù hợp với thị trường thông tin di động tại Việt Nam. Chất lượng dịch vụ gồm 05 thành phần: chất lượng cuộc gọi, cấu trúc giá cước, dịch vụ gia tăng, sự thuận tiện và dịch vụ khách hàng. Rào cản chuyển mạng gồm 03 thành phần: chi phí chuyển mạng, sự hấp dẫn của mạng khác và quan hệ khách hàng. Nghiên cứu cũng được tiến hành theo hai bước: GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 7 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 20. Luận văn tốt nghiệp - Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố và các thuộc tính đo lường. Hơn 800 giao dịch viên các cửa hàng, đại lý Bưu điện tỉnh thành phía Nam đã được lấy ý kiến thăm dò trong khoảng thời gian từ 01/2006 đến 02/2006, sơ bộ hình thành thang đo ban đầu. Tiếp theo tiến hành phỏng vấn 150 khách hàng để kiểm định độ tin cậy thang đo. Sau khi hiệu chỉnh một số biến thang đo cuối cùng được sử dụng cho phỏng vấn chính thức. - Khảo sát định lượng thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2006 đến 05/2006, đối tượng chọn mẫu là khách hàng các mạng di động MobiFone, VinaPhone, S-Fone và Viettel, sử dụng dịch vụ 6 tháng trở lên, tiến hành phỏng vấn khách hàng tại các khu vực quận, huyện theo tỷ lệ dân cư hợp lý. Phương pháp lấy mẫu phi xác suất có phân tổ theo giới tính, độ tuổi, thị phần thuê bao các mạng, trong mỗi mạng chia theo tỷ lệ thuê bao trả trước và thuê bao trả sau. Đóng góp của nghiên cứu này là xây dựng mô hình lý thuyết, kiểm định các giả thuyết và cung cấp một thang đo mới trong lĩnh vực thông tin di động tại Việt Nam, lượng hoá cường độ tác động của các yếu tố thành phần. Việc vận dụng những nghiên cứu trên vào đề tài của em có những khác biệt sau đây: Thứ nhất, nếu như cả 2 nghiên cứu trên đều được tiến hành theo 2 bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng thì trong đề tài của mình, em chỉ tiến hành nghiên cứu định lượng do những hạn chế về năng lực và thời gian. Thứ hai, trong khi 2 nghiên cứu trên đều hướng đến việc kiểm định thang đo 5 thành phần chất lượng dịch vụ để đưa ra một thang đo mới trong từng lĩnh vực cụ thể (đào tạo đại học và thông tin di động) thì trong giới hạn đề tài của em, em chỉ tập trung vào nghiên cứu cường độ tác động của các yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2. Hai nghiên cứu trên đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ. Đồng thời, việc phân tích hồi quy và phân tích khác biệt là có ý nghĩa khi phân tích mối quan hệ giữa 5 thành phần chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng cũng như khác biệt trong sự hài GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 8 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 21. Luận văn tốt nghiệp lòng của khách theo một số đặc điểm phân loại. Do đó, trong đề tài của mình, em đã áp dụng các phương pháp phân tích này để thực hiện nghiên cứu. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 9 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 22. Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận: 2.1.1 Tâm lý khách du lịch: 2.1.1.1 Nhu cầu, động cơ của khách du lịch: a) Nhu cầu của khách du lịch: Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức và giao tiếp). Nhu cầu du lịch phụ thuộc vào các điều kiện: thiên nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội trong một xã hội cụ thể, nhóm xã hội nào đó mà con người ta sống, lao động và giao tiếp. Mặt khác, những điều kiện khách quan này luôn bị khúc xạ thông qua kinh nghiệm, đòi hỏi bên trong của mỗi con người cụ thể. Nhu cầu du lịch của xã hội chỉ có thể phát triển khi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội được nâng cao. Nhu cầu du lịch rất đa dạng phong phú, thỏa mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách du lịch trong hoạt động du lịch bao gồm: - Nhu cầu vận chuyển. - Nhu cầu lưu trú và ăn uống. - Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí. - Các nhu cầu khác (mua hàng lưu niệm, hàng đặc sản,…) Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch biến thành động cơ thúc đẩy con người đi du lịch. b) Động cơ của khách du lịch: Động cơ là sự kích thích đã được ý thức, nó chi phối hoạt động để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của các nhân. Nói cách khác, động cơ là cái thúc đẩy hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 10 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Động cơ đóng vai trò quan trọng trong khi đánh giá hành vi của cá nhân. Khi xem xét hành vi của ai đó, ta cần phải làm sáng tỏ động cơ của họ. Động cơ chịu tác động của 2 nhân tố: - Nhân tố chủ quan: tính khí, đặc điểm độ tuổi, giới tính, trình độ văng hóa, nghề nghiệp, thói quen, khả năng thanh toán … - Nhân tố khách quan: khí hậu, trình độ sản xuất xã hội, sự hấp dẫn của các cơ sở du lịch. Căn cứ vào mục đích chuyến đi, có thể phân loại thành các nhóm động cơ du lịch sau: - Nhóm giải trí: đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, với mục đích thể thao hoặc văn hóa giáo dục. - Nhóm nghiệp vụ: đi du lịch kết hợp kinh doanh và giải trí, thăm viếng ngoại giao, với mục đích công tác. - Nhóm động cơ khác: thăm viếng người thân, tuần trăng mật, chữa bệnh, khám phá tìm hiểu, hoặc do bắt chước, chơi trội. Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tính chất tương đối vì quyết định chuyến đi du lịch của chủ thể là sự thúc đẩy của các động cơ được kết hợp lại. 2.1.1.2 Một số đặc điểm tâm lý khách du lịch: a) Tâm lý khách du lịch theo động cơ:  Nếu đi du lịch là để nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý: - Thích đi theo nhóm, thích sự yên tĩnh, thơ mộng nơi du lịch. - Thích đi theo các chuyến bao trọn, đến những nơi du lịch nổi tiếng. - Thích những sinh hoạt vui chơi thông thường, thăm viếng bạn bè, người thân quen ở nơi du lịch. Thích giao tiếp với khách du lịch khác. - Thích có nhiều dịch vụ ăn nghỉ, giải trí, mua sắm và chất lượng các dịch vụ đã được quốc tế hóa.  Nếu đi du lịch để khám phá, tìm hiểu: - Thích phiêu lưu, mạo hiểm, tới những nơi xã xôi, hoang dã, tìm tòi cái mới lạ. - Thích hòa mình vào nền văn hóa địa phương. - Đi lại nhiều và thích mua quà lưu niệm độc đáo.. - Chấp nhận những tiện nghi ăn ở tối thiểu. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 11 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 24. Luận văn tốt nghiệp  Nếu đi du lịch với động cơ công vụ, hội nghị thì sở thích là: - Phòng ngủ có chất lượng cao. - Có đủ tiện nghi phục vụ cho việc hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi. - Tính chính xác trong phục vụ: lịch sự, chu tất. - Ăn uống, tiệc tùng. - Được đề cao.  Nếu đi du lịch để chữa bệnh: - Được phục vụ ân cần, chu đáo. - Được động viên, an ủi. - Có nhiều dịch vụ phục vụ cho việc chữa bệnh. - Không khí nơi du lịch tinh khiết, trong lành. - Bầu không khí tâm lý xã hội nơi du lịch thoải mái, chan hòa. b) Tâm lý khách du lịch theo giới tính:  Khách du lịch là nữ: - Có độ nhạy cảm, đa cảm, tinh tế, tế nhị. - Sành ăn – tính toán tiền ăn nhanh và thạo. - Kỹ tính, đòi hỏi cặn kẽ, sạch sẽ, gọn gàng. Hễ không vừa ý là phàn nàn là góp ý ngay. - Thích mua sắm. Thường thận trọng trước sản phẩm mới lạ. - Phụ nữ châu Á e dè hơn phụ nữ châu Âu.  Khách du lịch là nam: - Thường xông xáo, bạo dạn hay có tính mạo hiểm trong du lịch. - Tính tình cởi mở, dễ tính, tiêu pha rộng rãi. - Thích vui chơi, giải trí, thích khám phá. - Thích ăn của lạ, dùng đồ sang, tốt và đôi khi hay đùa, thử thách nhà hàng. c) Tâm lý khách du lịch theo lứa tuổi:  Khách du lịch là người cao tuổi: - Thích yên tĩnh, trò chuyện nhỏ nhẹ, không thích giao tiếp ồn ào. - Đánh giá ưu thế của du lịch nghiêng về giá trị thực tế, tính tiện dụng, thái độ phục vụ hơn là hình thức. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 12 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 25. Luận văn tốt nghiệp  Khách du lịch là trẻ em: - Tính tình hiếu động, nghịch ngợm, liều lĩnh, hay vi phạm nội quy. - Tò mò, hiếu kỳ, bướng bỉnh, dễ xảy ra tai nạn. - Hay bắt chước người lớn và bạn bè, ăn tiêu không biết tính toán. d) Tâm lý khách du lịch theo châu lục:  Tâm lý người châu Á: - Đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình nhẹ lý. - Thường ăn ngon, lấy ăn làm chuẩn. Trong ăn rất cầu kỳ về nấu nướng, gia giảm. Ăn uống lâu, hay ngồi chiếu. - Trong chi tiêu họ tính toán tiết kiệm và dè sẻn. - Thích xưng hô theo kiểu quan hệ gia đình, thích mời chào vồn vã. - Tôn trọng lễ nghi tín nghĩa. - Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp. - Chú trọng vấn đề chào hỏi. Chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo của phẩm hạnh, luôn tôn trọng thứ bậc trong giao tiếp. - Ít bộc lộ cá tính, tuân thủ nề nếp xã hội.  Tâm lý người châu Âu: - Có lối sống thực tế, cởi mở, đề cao chủ nghĩa cá nhân, quý trọng tự do cá nhân. - Ý thức pháp luật rất cao. - Sống sòng phẳng, công khai theo pháp lý. - Làm việc, vui chơi có kế hoạch, rất ghét sự tùy tiện. - Không thích nói chuyện về đời tư và chính trị, chỉ thích chuyện văn hóa nghệ thuật và làm ăn kinh tế. - Trong giao tiếp thường có thói quen: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi… Ưa thích vui chơi, giải trí. - Rất chú trọng các nghi thức giao tiếp. + Trịnh trọng: gọi đúng chức danh, không gọi bằng tên riêng khi không được phép. + Các doanh nhân luôn xem trọng trang phục. + Hay tiếp khách tại nhà hàng – khách sạn. - Ưa dùng nước hoa và hay tặng quà. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 13 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 26. Luận văn tốt nghiệp  Tâm lý người châu Phi: - Người dân sống theo đại gia đình. - Tôn sùng đạo giáo, có nhiều tập tục kỳ quặc khắt khe. - Rất hiếu khách và lễ phép.  Tâm lý người châu Mỹ: - Trực tính, thực tế, tình cảm rõ ràng và hay tranh luận. - Vui tính, cởi mở, thân thiện, rất hiếu khách. - Coi trọng nghi thức đối với phụ nữ. - Trong tranh cãi thường hay có cử chỉ mạnh: khua tay, đập bàn,… nhưng khi đã thỏa thuận thì luôn thực hiện khẩn trương. - Điều được quan tâm nhiều là địa vị và sự giàu sang. e) Tâm lý khách du lịch theo nghề nghiệp:  Khách du lịch là người chỉ huy (giám đốc, người quản lý, ông chủ các cơ quan, xí nghiệp): - Ưa thích hoạt động, nhiều ham muốn.  - Quyết định vấn đề một cách mau lẹ, chắc chắn và sáng suốt. - Hành động theo lý trí hơn tình cảm. - Coi trọng lời hẹn, tiết kiệm thời gian.  - Tác phong đĩnh đạc, chặt chẽ trong giao tiếp. - Yêu cầu cao về tiện nghi vật chất và ăn uống. - Hay phán xét và bắt lỗi người phục vụ.   Khách du lịch là nghệ sỹ: - Hào phóng, hành động theo tình cảm hơn lý trí. - Tác phong bạo dạn, tự nhiên, điệu bộ điêu luyện, ứng xử rất nhạy. - Đề cao sở thích cá nhân. - Trong sinh hoạt thường thích gì làm nấy. - Sống theo cảm hứng, ít chịu tác động tâm lý của cấp trên.  Khách du lịch là các nhà kinh doanh: - Ưa hoạt động, có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, có khả năng thuyết phục cao. - Khôn ngoan, nhanh nhẹn. - Trong giao tiếp thường tỏ ra giàu có, thích phô trương. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 14 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 27. Luận văn tốt nghiệp - Hay kiêng kỵ, tin vào vận số. - Ưa sự nhanh gọn, tiện lợi, rõ ràng. Quan tâm nhiều đến tình hình thị trường, giá cả…  Khách du lịch là các nhà khoa học: - Tác phong sinh hoạt đàng hoàng, mực thước, tôn trọng các quy định chung. - Thích được tôn trọng và đối xử lịch thiệp. Yêu cầu cao về phong cách giao tiếp, tính chính xác và trung thực ở người phục vụ. - Tính ôn hòa, tự chủ cao, thích suy tư, tự tìm tòi. - Thích bông đùa, hài hước, dễ tiếp xúc với mọi người. - Ăn uống không cầu kỳ. - Ưa tế nhị, lịch thiệp. f) Tâm lý khách du lịch theo tín ngưỡng tôn giáo:  Tâm lý người theo đạo Phật: - Giàu lòng nhân từ, bác ái, an phận thủ thường, rất nhẫn nại, coi lao động là điều bổ ích cần thiết. - Yêu thích bình yên, yên tĩnh, dễ hòa hợp với các đạo khác. - Có nhiều tập tục, kiêng kỵ.  Tâm lý người theo đạo Hồi: - Rất trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào thần Ala. - Có tục ăn kiêng thịt các loại vào tháng 3 hằng năm. - Tuân thủ chặt chẽ các quy định, tập tục của lễ hội.  Tâm lý người theo đạo Thiên chúa: - Tin vào đức Chúa trời một cách tuyệt đối và rất trung thành. - Tín đồ là những người hiền lành, thật thà, tốt bụng và chất phác. - Có nhiều tập tục kiêng kỵ, lễ nghi rất văn hóa. - Trong giao tiếp nên cẩn trọng vì họ là người sẵn sàng tử vì đạo. 2.1.2 Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 2.1.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn: Chất lượng dịch vụ là một khái niệm khá trừu tượng và khó định nghĩa. Nó là một phạm trù mang tính tương đối và chủ quan. Do những đặc điểm của bản thân dịch vụ mà người ta có thể đưa ra khái niệm chất lượng dịch vụ theo GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 15 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 28. Luận văn tốt nghiệp những cách khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả thường đứng trên quan điểm của người tiêu dùng dịch vụ, tức là chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào những sự cảm nhận của khách hàng. - Khái niệm chất lượng dịch vụ cảm nhận: là kết quả của một quá trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm dịch vụ - Khái niệm chất lượng dịch vụ “tìm thấy”: là những tính năng quan trọng của dịch vụ cho phép khách hàng tìm thấy hay sờ hoặc nhìn được. - Khái niệm chất lượng dịch vụ “trải nghiệm”: là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ, tức là sau khi đã có sự trải nghiệm nhất định về việc cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp. - Khái niệm chất lượng dịch vụ “tin tưởng”: là chất lượng mà khách hàng phải dựa trên khả năng, uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp sản phẩm để đánh giá. Tóm lại, chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán) và mức độ chất lượng khách hàng đã nhận được. Hay có thể nói một cách khác: chất lượng dịch vụ luôn được so sánh với mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sau khi đã tiêu dùng dịch vụ. Vậy chất lượng dịch vụ khách sạn, theo cách tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng, chính là mức độ thỏa mãn khách hàng của khách sạn. Tức là: Chất lượng dịch vụ khách sạn = Sự thỏa mãn của khách Mà sự thỏa mãn, theo kết quả nghiên cứu của Donald M. Davidoff lại được đo bởi biểu thức tâm lý: Sự thỏa mãn = Sự cảm nhận – Sự mong chờ Khách hàng sẽ bị thất vọng nếu sự cảm nhận của họ thấp hơn sự mong chờ mà họ có trước đó, khi đó chất lượng dịch vụ khách sạn sẽ bị đánh giá là tồi tệ. Khách hàng sẽ cảm thấy thích thú nếu sự cảm nhận của họ về dịch vụ lớn hơn sự kỳ vọng mà họ đã có trước đó, trong trường hợp này chất lượng dịch vụ khách sạn được đánh giá là rất tuyệt hảo. Khách hàng sẽ chỉ cảm thấy chất lượng dịch vụ khách sạn là chấp nhận được nếu sự cảm nhận đúng như sự mong GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 16 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 29. Luận văn tốt nghiệp chờ đã có trước khi tiêu dùng dịch vụ, trong trường hợp này chất lượng dịch vụ khách sạn chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (tạm được). Như vậy mục tiêu mà các doanh nghiệp khách sạn phải đạt được là thiết kế một mức cung cấp dịch vụ ở mức độ cao hơn so với những gì khách hàng kỳ vọng. Vấn đề là ở chỗ, các khách sạn phải xác định chính xác những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng mục tiêu để đưa vào thành những tiêu chuẩn bắt buộc cho toàn hệ thống khách sạn để mọi thành phần, mọi người trong hệ thống đó phải tuân thủ. Theo cách này, chất lượng dịch vụ khách sạn cũng có thể được hiểu là mức cung cấp dịch vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp khách sạn đã lựa chọn nhằm thỏa mãn ở mức độ cao nhu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu của mình. Đồng thời mức cung cấp dịch vụ đã được xác định đòi hỏi phải được duy trì nhất quán trong suốt quá trình kinh doanh. 2.1.2.2 Đặc điểm của chất lượng dịch vụ khách sạn: Chất lượng dịch vụ khách sạn có một số đặc điểm cơ bản sau: a) Chất lượng dịch vụ khách sạn khó đo lường và đánh giá: Đặc điểm này xuất từ chính bản chất và đặc điểm của sản phẩm khách sạn. Sản phẩm khách sạn là một dịch vụ trọn gói, tức là sản phẩm khách sạn bao gồm bốn thành phần cơ bản: phương tiện thực hiện, hàng hóa bán kèm, dịch vụ hiện và dịch vụ ẩn. Trong đó, việc đánh giá chất lượng của hai thành phần đầu tiên là phương tiện thực hiện và hàng hóa bán kèm có thể thực hiện dễ dàng bởi đó là những vật cụ thể, hiện hữu. Song với hai thành phần sau là dịch vụ hiện và dịch vụ ẩn ta không nhìn thấy, không sờ được và không có những thước đo cụ thể vì thế rất khó lượng hóa khi đánh giá. Có nghĩa là chúng chỉ phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự cảm nhận lại là một phạm trù tâm lý nên chịu sự phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của mỗi người khách, nó không có tính ổn định và không có những thước đo mang tính quy ước. b) Chất lượng dịch vụ khách sạn chỉ được đánh giá chính xác qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của khách sạn: Đặc điểm thứ nhất của chất lượng dịch vụ khách sạn đã chứng minh rằng chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Đồng thời, do đặc điểm của sản phẩm dịch vụ khách GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 17 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 30. Luận văn tốt nghiệp sạn là quá trình tạo ra và quá trình tiêu dùng diễn ra gần như trùng nhau về thời gian và không gian đã khẳng định khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm dịch vụ khách sạn. Khách hàng chính là một thành viên không thể thiếu và tham gia trực tiếp vào quá trình này. Họ là “nhân vật chính” trong hoạt động thực hiện dịch vụ khách sạn với thu cách là người tiêu dùng dịch vụ khách sạn. Vì vậy, họ vừa có cái nhìn của người trong cuộc vừa có cái nhìn của người bỏ tiền để mua sản phẩm của khách sạn. Đánh giá của họ về chất lượng dịch vụ của khách sạn được xem là chính xác nhất. Từ đặc điểm này, các nhà quản lý khách sạn muốn đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ của khách sạn phải luôn đứng trên cái nhìn của khách hàng, của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Phải cố gắng hiểu một cách chính xác những yêu cầu, mong muốn và đòi hỏi của khách chứ không phải dựa trên những nhận định hay sự cảm nhận chủ quan của riêng mình để xem xét c) Chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khách sạn: Một quá trình cung cấp dịch vụ khách sạn bao giờ cũng được thực hiện dựa trên hai nhân tố cơ bản, đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn và những nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ. Vì lẽ đó, khi đánh giá chất lượng của dịch vụ khách sạn – chất lượng của một sản phẩm vô hình – khách hàng thường có xu hướng dựa vào chất lượng kỹ thuật (Technical quality) và chất lượng chức năng (Functional quality) để đánh giá về chất lượng dịch vụ. Chất lượng kỹ thuật bao gồm chất lượng của các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp khách sạn hợp thành như: mức độ tiện nghi, hiện đại của các trang thiết bị, mức độ thẩm mỹ trong trang trí nội thất và thiết kế khách sạn, mức độ vệ sinh bên trong và bên ngoài khách sạn, mức độ đảm bảo an toàn trong thiết kế và lắp đặt các trang thiết bị máy móc trong khách sạn. Chất lượng kỹ thuật thường giúp khách hàng trả lời câu hỏi “cái gì?” (what?) khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ khách sạn. Chất lượng chức năng bao gồm những yếu tố liên quan tới con người, đặc biệt là những nhân viên phục vụ trực tiếp tại khách sạn. Đây là yếu tố tác GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 18 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 31. Luận văn tốt nghiệp động rất mạnh và trực tiếp đến sự cảm nhận của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ của khách sạn. Chúng giúp khách hàng trả lời cho câu hỏi “như thế nào?” (how?) khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ khách sạn. Cả hai thành phần chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng đều tác động tới hình ảnh của một khách sạn và quyết định đến chất lượng dịch vụ được cảm nhận của khách sạn.Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý khách sạn là phải luôn quan tâm và tìm cách cải thiện cả hai: chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng của khách sạn một cách thường xuyên dựa trên những sự thay đổi trong nhu cầu sở thích và đòi hỏi của thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn. d) Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi tính nhất quán cao: Tính nhất quán ở đây phải được hiểu theo hai góc độ: - Thứ nhất, đó là sự thống nhất cao và thông suốt trong nhận thức và hành động của tất cả các bộ phận, tất cả các thành viên của khách sạn từ trên xuống dưới về mục tiêu chất lượng cần đạt được của doanh nghiệp - Thứ hai, đó là sự đồng bộ, toàn diện, trước sau như một và đúng như lời hứa mà khách sạn đã công bố với khách hàng. Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi phải tốt ở mọi lúc, mọi nơi, cho mọi khách hàng, đòi hỏi đối với mọi nhân viên ở tất cả các bộ phận trong khách sạn. Tuy nhiên, tính nhất quán của chất lượng dịch vụ khách sạn không được đánh đồng vói tính cố định bất biến của khái niệm này. Chất lượng dịch vụ khách sạn không phải chỉ được diễn ra trong một thời điểm nhất định nào đó, cũng không phải chỉ được xây dựng một lần rồi cứ thế áp dụng mãi mãi không cần thay đổi. Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi phải được hoàn thiện không ngừng và phải được điều chỉnh nếu thấy cần thiết cho phù hợp với yêu cầu thực tế thay đổi của thị trường (yêu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu và thách thức của các đối thủ cạnh tranh). 2.1.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ (Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn): a) Cơ quan đánh giá: Theo Điều 9 Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch, điều 65 Luật Du lịch (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) quy định: mọi cơ sở lưu trú du lịch sau khi đi vào hoạt động phải gửi GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 19 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 32. Luận văn tốt nghiệp hồ sơ đăng ký loại, hạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xếp hạng. Theo đó, Tổng cục Du lịch tổ chức thẩm định và quyết định công nhận khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao; Sở Du lịch hoặc Sở Du lịch – Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch thẩm định và công nhận khách sạn 1 sao, 2 sao. Ngày 22/6/1994, Tổng cục Du lịch đã có Quyết định số 107/TCDL ban hành “Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn” và tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các khách sạn. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Việt Nam được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở khoa học, có tham khảo tiêu chuẩn xếp hạng của một số nước phát triển ở châu Âu, châu Á và ý kiến của chuyên gia nước ngoài. Những tập đoàn quản lý và các khách sạn lớn như Accor, Marriot, Starwood-Sheraton, Hilton, Hyatt, Nikko,… đang hoạt động tại Việt Nam đều đánh giá cao tính phù hợp của Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt Nam với Tiêu chuẩn quốc tế. Mười một năm qua, hệ thống khách sạn được xếp hạng ở Việt Nam đã phản ánh chất lượng tương xứng và được khách du lịch tin cậy. Ngành du lịch Việt Nam áp dụng bình đẳng tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn để đánh giá chất lượng cho tất cả các khách sạn trên lãnh thổ Việt Nam, không có trường hợp ngoại lệ. Trong đó, chất lượng khách sạn được xác định thông qua năm tiêu chí cơ bản là: Vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi; dịch vụ và mức độ sẵn sàng phục vụ; trình độ quản lý và nhân viên phục vụ; vệ sinh an toàn. Tuỳ theo hạng đề nghị và chất lượng thực tế; căn cứ vào Tiêu chuẩn xếp hạng đã ban hành, Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch sẽ chấm điểm phù hợp với chất lượng, loại và hiệu quả kinh doanh của từng khách sạn. b) Tiêu chuẩn đánh giá: (xem phần Phụ lục 1 trang 86 ) 2.1.2.4 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: Có nhiều định nghĩa về sự thoả mãn như: mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó (Kotler 2001). Sự thoả mãn là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa những mong muốn trước đó, và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là sự chấp nhận sau cùng khi dùng nó. Hay sự thoả mãn là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 20 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 33. Luận văn tốt nghiệp đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý: sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng khi dùng sản phẩm (hoặc dịch vụ) do nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn, dưới mức mong muốn. Sự hài lòng (thỏa mãn) của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân biệt nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách quan, mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và cảm xúc. Một số nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá tổng thể dài hạn trong khi sự hài lòng khách hàng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ thể. Các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố cho sự hài lòng khách hàng. Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện. Quan điểm nào đúng hiện vẫn chưa khẳng định vì cả hai quan điểm đều có cơ sở lý luận cũng như kết quả nghiên cứu chứng minh. 2.1.3 Mô hình Servqual đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn và biến thể Servperf: Đối với sản phẩm hữu hình, chất lượng được đo lường bởi các tiêu chí mang tính chất định lượng như: độ bền, tính năng kỹ thuật, các số đo như độ dài, ngắn, nặng, nhẹ, màu sắc hay số lượng phế phẩm .. Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ khách sạn nói riêng, chúng ta khó có thể đo lường chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí định lượng bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dịch vụ khách sạn. Ông Parasuraman đã đưa ra một cách tiếp cận mới – mô hình Servqual để đo lường chất lượng dịch vụ một cách gián tiếp. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 21 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Nhu cầu cá nhân Thông tin truyền miệng Dich vụ kỳ vọng Khoảng cách 5 Dich vụ cảm nhận Kinh nghiệm KHÁCH HÀNG Khoảng cách 4 Dịch vụ chuyển giao Khoảng cách 3 Chuyển đổi cảm nhận của công ty thành tiêu chí chất lượng Khoảng cách 2 Nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng Thông tin đến khách hàng DỊCHVỤ NHÀ CUNG CẤP Hình 1: MÔ HÌNH SERVQUAL VỀ 5 KHOẢNG CÁCH CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH SẠN (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2004) Trọng tâm của mô hình này là khoảng cách hay sự chênh lệch (GAP) giữa sự mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận của họ về dịch vụ. Dựa trên sự chênh lệch này, khách hàng sẽ có cảm giác hài lòng hay không hài lòng về dịch vụ mà họ nhận được. Theo mô hình Servqual, chất lượng dịch vụ dựa trên khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và sự cảm nhận thực tế khách hàng nhận được sau khi tiêu dùng sản phẩm. Khoảng cách này thể hiện trên GAP 5 của mô hình, là khoảng cách giữa sự mong đợi và cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn.
  • 35. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 22 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Mục tiêu kinh doanh dịch vụ khách sạn là xóa bỏ hoặc ít nhất là thu hẹp khoảng cách này đến mức nhỏ nhất có thể. Áp dụng mô hình này cũng chỉ ra nhiều thách thức đối với các khách sạn khi muốn nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Trong mô hình Servqual, biện pháp này được thể hiện ở những nỗ lực để xóa bỏ hoặc thu hẹp các khoảng cách 1, 2, 3 và 4. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp khách sạn giảm bớt khoảng cách thứ 5 (GAP 5). Bốn khoảng cách đó là: - Khoảng cách 1 (GAP 1) là khoảng cách giữa sự mong đợi thật sự của khách hàng và nhận thức của nhà quản lý khách sạn về điều đó. Nếu khoảng cách này lớn tức là nhà quản lý khách sạn không biết khách hàng mong đợi gì. Vì vậy hiểu chính xác khách hàng mong đợi gì là bước đầu tiên và là quan trọng nhất trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng đối với một khách sạn. - Khoảng cách 2 (GAP 2) là khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà quản lý khách sạn về những gì khách hàng mong chờ với việc chuyển hóa chúng vào trong các tiêu chuẩn của dịch vụ (hay không lựa chọn đúng tiêu chuẩn dịch vụ). - Khoảng cách 3 (GAP 3) là khoảng cách giữa các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ được thiết lập của doanh nghiệp khách sạn với chất lượng dịch vụ thực tế khách sạn cung cấp ra thị trường (hay không cung cấp dịch vụ đúng theo các tiêu chuẩn đã xác định) - Khoảng cách 4 (GAP 4) là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ được cung cấp với những thông tin, quảng cáo hay lời hứa mà doanh nghiệp khách sạn đem đến cho khách hàng (hay khách sạn không thực hiện lời hứa). Dựa vào mô hình này, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo Servqual gồm 10 thành phần: phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, ân cần, thông tin, tín nhiệm, an toàn và thấu hiểu. Thang đo này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp. Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo Servqual gồm 5 thành phần với 22 biến quan sát, cụ thể các thành phần như sau: 1. Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 23 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 37. Luận văn tốt nghiệp  Khách sạn có trang thiết bị rất hiện đại.   Các cơ sở vật chất của khách sạn trông rất bắt mắt.   Nhân viên khách sạn ăn mặc rất tươm tất.   Các sách ảnh giới thiệu của khách sạn có liên quan đến dịch vụ  trông rất đẹp.  2. Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với những gì đã cam kết, hứa hẹn.  Khách sạn hứa làm điều gì đó vào thời gian nào đó thì họ sẽ làm.   Khi bạn gặp trở ngại, khách sạn chứng tỏ mối quan tâm thực sự muốn giải quyết trở ngại đó.  Khách sạn thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu.   Khách sạn cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ đã hứa.   Khách sạn lưu ý để không xảy ra một sai xót nào. 3. Sự nhiệt tình (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách kip thời.  Nhân viên khách sạn cho bạn biết khi nào thực hiện dịch vụ. Nhân viên khách sạn nhanh chóng thực hiện dịch vụ cho bạn. Nhân viên khách sạn luôn sẵn sàng giúp bạn.  Nhân viên khách sạn không bao giờ quá bận đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn. 4. Sự đảm bảo (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.  Cách cư xử của nhân viên khách sạn gây niềm tin cho bạn. Bạn cảm thấy an tòan trong khi giao dịch với khách sạn.  Nhân viên khách sạn luôn niềm nở với bạn.  Nhân viên khách sạn đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của bạn. 5. Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng.  Khách sạn luôn đặc biệt chú ý đến bạn.  Khách sạn có nhân viên biết quan tâm đến bạn.  Khách sạn lấy lợi ích của bạn là điều tâm niệm của họ. Nhân viên khách sạn hiểu rõ những nhu cầu của bạn. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 24 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 38. Luận văn tốt nghiệp  Khách sạn làm việc vào những giờ thuận tiện. Trên thực tế, đo lường Servqual gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn đầu, mỗi phân đọan là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 điểm. Sai biệt (cảm nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình đo lường này được gọi là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân đọan thứ ba yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần. Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng , Servqual được thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng quát và hiệu lực đo lường chất lượng. Một điều nữa có thể thấy là thủ tục đo lường Servqual khá dài dòng. Do vậy, đã xuất hiện một biến thể của Servqual là Servperf. Thang đo này xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như Servqual). Do chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo Servqual, các thành phần và biến quan sát của thang đo Servperf này giữ như Servqual. Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm nhận (perception model). Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đều có những nghiên cứu tiếp sau sử dụng. Điều đáng nói là kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy khó có thể kết luận mô hình nào là không đúng đắn hoặc thậm chí đúng đắn hơn. Như vậy, tuy còn nhiều tranh luận nhưng thang đo Servqual và biến thể của nó là Servperf vẫn có giá trị trong mô hình lý thuyết và thực tiễn. Để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, nghiên cứu này sẽ sử dụng thang do Servperf và khái niệm sự hài lòng như trong mô hình lý thuyết sau: GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 25 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Yếu tố hữu hình TAN Tin cậy REL Sự hài lòng Nhiệt tình SAT RES Đảm bảo ASS Thông cảm EMP Hình 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG 2.2 Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: a) Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể của đề tài nghiên cứu được xác định là tất cả khách hàng đã lưu trú tại khách sạn Ninh Kiều 2 do đề tài hướng đến việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng trong tiêu dùng dịch vụ của khách sạn. b) Xác định cỡ mẫu và cơ cấu mẫu:  Cơ sở chọn mẫu: Việc đầu tiên phải làm trước khi phỏng vấn là chúng ta phải phân phối các mẫu phỏng vấn sao cho kết qua đạt được sẽ có độ chính xác cao. Muốn như vậy, phải có một cơ sở chọn mẫu thích hợp. Cơ sở chọn mẫu được xác định là số lượng khách đến khách sạn bình quân từ tháng 10/2007 đến tháng 12/2007 (quý 4/2007) và vì các khách hàng đến từ những nước khác nhau nên cần thiết phải có sự phân loại cụ thể quốc tịch của các khách hàng. GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 26 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Bảng 1: CƠ CẤU – SỐ LƯỢNG KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 QUÝ 4/2007 ĐVT: người Số lượng Tháng Tháng Tháng Trung bình Tỷ trọng Cơ cấu 10 11 12 Số lượng (%) I. Khách nội địa 349 407 441 399 39 II. Khách quốc tế 554 623 669 615 61 1. Nhật 131 93 115 113 11 2. Mỹ 123 74 185 127 13 3. Pháp 110 206 71 129 13 4. Úc 98 153 156 136 13 5. Khác 92 97 142 110 11 Tổng cộng: 903 1.030 1.110 1.014 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh – Khách sạn Ninh Kiều 2, tháng 03/2008)  Cỡ mẫu: Đề tài thuộc dạng nghiên cứu mô tả, nên cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp nhận là 10% tổng thể. Do các cuộc phỏng vấn được tiến hành trong khoảng thời gian 2 tuần, nên tổng số mẫu cần phỏng vấn phải là: ( 1.014 / 4 )* 2 * 10% 51 mẫu.  Cơ cấu mẫu: Phương pháp chọn mẫu được áp dụng cho đề tài là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân loại, đây là quá trình chọn mẫu sao cho cấu trúc của tổng thể được thể hiện trong cấu trúc của mẫu. Dựa vào cơ sở chọn mẫu ta thấy khách lưu trú được chia ra làm hai nhóm là khách quốc tế và khách nội địa theo tỷ lệ cơ cấu: khách quốc tế chiếm 61% và khách nội địa chiếm 39%. Trong cơ cấu khách quốc tế lưu trú tại khách sạn lại được chia thành 5 nhóm nhỏ bao gồm các quốc gia Nhật (11%), Mỹ (13%), Pháp (13%), Úc (13%) và các quốc gia khác (11%). Tuy nhiên, do thời gian và năng lực còn hạn chế nên trong giới hạn đề tài này chỉ chia mẫu phỏng vấn thành 2 nhóm như sau: GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 27 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 41. Luận văn tốt nghiệp - Nhóm khách nội địa: là nhóm khách mang quốc tịch Việt Nam, là nhóm có số lượng khách lưu trú chiếm 39% trong tổng số khách lưu trú trung bình 1 tháng tại khách sạn. Cỡ mẫu được xác định cho nhóm này là: 39% x 51 20 mẫu. - Nhóm khách quốc tế: là nhóm khách mang quốc tịch nước ngoài, là nhóm có số lượng khách lưu trú chiếm 61% trong tổng số khách lưu trú trung bình 1 tháng tại khách sạn. Cỡ mẫu được xác định cho nhóm này là: 61% x 51 31 mẫu. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: a. Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được lấy thông qua quá trình sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng, vì luận văn sẽ tiến hành trên cơ sở nghiên cứu thị hiếu khách hàng, nên cần thiết phải tiến hành những cuộc phỏng vấn khách hàng và phân tích các số liệu đó. Bảng câu hỏi bao gồm 18 biến, sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 đến 5 với 1 là hoàn toàn không hài lòng, 5 là hoàn toàn hài lòng) để đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn Ninh Kiều 2. - Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những khách hàng đã lưu trú tại khách sạn Ninh Kiều 2 ít nhất là một ngày đêm. Việc xác định đối tượng phỏng vấn như vậy để đảm bảo rằng khách hàng đã trải nghiệm hết các dịch vụ kèm theo khi đặt phòng và đưa ra được ý kiến mang tính tổng quan hơn. - Địa điểm phỏng vấn: Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến từng phòng của khách hàng theo danh sách được cung cấp từ bộ phận lễ tân, sau đó sẽ được nhân viên buồng phòng thu lại trong quá trình làm phòng. Địa điểm phỏng vấn được xác định như vậy để tạo sự thuận tiện và thoải mái nhất cho khách hàng khi trả lời bảng câu hỏi nhằm đảm bảo chất lượng của các câu trả lời. - Thời gian tiến hành phỏng vấn: Bảng câu hỏi sẽ được gửi và thu lại trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2008 đến ngày 15/04/2008. b. Số liệu thứ cấp: Bên cạnh các số liệu sơ cấp, luận văn còn sử dụng số liệu thứ cấp được lấy từ: GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 28 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 42. Luận văn tốt nghiệp - Khách sạn Ninh Kiều 2. - Các giáo trình chuyên ngành. - Các tạp chí, sách báo chuyên ngành. - Tổng cục du lịch Việt Nam. - Các trang web về du lịch. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu: Để phân tích các số liệu của đề tài, em sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y y 1 * 100 100 % y 0 Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong thời gian nghiên cứu. Việc so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm cho thấy được sự tác động có liên quan đến các hoạt động trong phân tích. Từ đó có sự nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu  Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y y1 y0 Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích.  Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích mô hình hồi quy đa biến, phân tích T-test và phân tích Anova. Phần mềm SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp. Thông tin được xử lý là thông tin định lượng, có ý nghĩa về mặt thống kê. Thông GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 29 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 43. Luận văn tốt nghiệp tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Sau đó sẽ được làm sạch và tiến hành phân tích xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Khởi đầu phân tích là đánh giá các thang đo bằng độ tin cậy Cronbach Alpha kế tiếp là phân tích hồi quy đa biến, cuối cùng là phân tích T-test và phân tích Anova. - Phân tích T-test và phân tích Anova để kiểm định sự khác biệt trong sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn Ninh Kiều 2 và khác biệt trong sự hài lòng đối với 5 thành phàn Servperf theo các biến: loại khách, giới tính, trình độ, độ tuổi và thu nhập. - Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập. Cụ thể, trong đề tài này biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách hàng (SAT) còn biến độc lập là 5 thành phần chất lượng dịch vụ: yếu tố hữu hình (TAN), sự đáng tin cậy (REL), sự nhiệt tình (RES), sự đảm bảo (ASS) và lòng thông cảm (EMP). SAT = f(SERVPERF) Hay: Sự hài lòng = f (yếu tố hữu hình, sự đáng tin cậy, sự nhiệt tình, sự đảm bảo, lòng thông cảm) Trong 5 thành phần đó lại chứa đựng những yếu tố cụ thể có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Những yếu tố đó được thể hiện trong bảng câu hỏi và được quy định như trong bảng 2. Như vậy, có thể khái quát mô hình hồi quy nghiên cứu như sau: SAT = f(tan, rel, res, ass, emp) TAN = f(tan_1, tan_2, tan_3, tan_4, tan_5, tan_6) REL = f(rel_1, rel_2, rel_3) RES = f(res_1, res_2, res_3) ASS = f(ass_1, ass_2, ass_3, ass_4) EMP = f(emp_1, emp_2) GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 30 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Bảng 2: QUY ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU STT Yếu tố Quy định Yếu tố hữu hình tan 1 Cở sở vật chất và trang thiết bị của khách sạn tan_1 2 Diện mạo của nhân viên của khách sạn tan_2 3 Địa điểm tọa lạc của khách sạn tan_3 4 Môi trường cảnh quang của khách sạn tan_4 5 Chất lượng món ăn của khách sạn tan_5 6 Chất lượng phòng của khách sạn tan_6 Sự đáng tin cậy rel 1 Sự tin tưởng vào khách sạn rel_1 2 Nhân viên cung cấp thông tin đầy đủ chính xác rel_2 3 Sự thành thật khi giải quyết các khó khăn của khách rel_3 Sự nhiệt tình res 1 Dịch vụ có mau mắn res_1 2 Sự luôn sẵn sàng giúp đỡ khách res_2 3 Sự sẵn lòng đáp lại yêu cầu của khách res_3 Sự đảm bảo ass 1 Sự thân thiện lịch sự nhã nhặn ass_1 2 Kiến thức hiểu biết về các dịch vụ ass_2 3 Đảm bảo những chuyện riêng tư kín đáo ass_3 4 Đảm bảo an toàn cho khách và những vật quý giá ass_4 Lòng thông cảm emp 1 Quan tâm đến từng cá nhân khách hàng emp_1 2 Thấu hiểu những gì khách cần emp_2 GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 31 SVTH: Trần Thị Trúc Linh
  • 45. Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN NINH KIỀU 2 3.1 Sơ lược về khách sạn Ninh Kiều 2: - Tên tiếng Việt: Khách sạn Ninh Kiều 2 - Tên tiếng Anh: Ninh Kieu 2 hotel - Loại hình pháp lý: Doanh nghiệp Nhà Nước - Địa chỉ: 03 Đại lộ Hòa Bình - Quận Ninh Kiều - Tp. Cần Thơ - Điện thoại: (84.71) 252414 – 252262 - Fax: (84.71) 252477 - Email: contact@ninhkieuhotel.com - Website: www.ninhkieuhotel.com - Mã số thuế: 1800155156-007 - Giấy phép kinh doanh số: 5716000178 cấp ngày 28/11/2006 - Tổng vốn đầu tư: 110 tỷ - Lĩnh vực hoạt động: Dịch vụ khách sạn – nhà hàng Khách sạn Ninh Kiều 2 đạt tiêu chuẩn 4 sao do Quân khu 9 đầu tư xây dựng từ năm 2003, chính thức khai trương đi vào hoạt động vào trung tuần tháng 9/2007. Khách sạn tọa lạc trong quần thể khu vực khách sạn cao cấp và các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính của thành phố Cần Thơ, vị trí thuận tiện cho khách du lịch đến với siêu thị , bưu điện thành phố và các điểm du lịch ở thành phố Cần Thơ cũng như Đồng bằng sông Cửu Long. Khách sạn có diện tích sử GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt Trang 32 SVTH: Trần Thị Trúc Linh