O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Dự án:
HỢP LỰC MỞ TRƯỜNG MONTESSORI
KHÔNG VỤ LỢI CHO CON
“Tương lai của gia đình, quốc gia và nhân loại được
quyết định bở...
Lời giới thiệu
Montessori là phương pháp giáo dục được bác sĩ Maria Montessori sáng lập từ năm 1907
nhờ quá trình quan sát...
Chúng tôi mong sẽ nhận được sự trợ giúp, đóng góp ý kiến của tất cả các gia đình, các tổ
chức và cá nhân quan tâm đến sự n...
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Próximos SlideShares
Montessori
Montessori
Carregando em…3
×

Confira estes a seguir

1 de 23 Anúncio

Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con

Baixar para ler offline

Dự án tập hợp các gia đình có cùng mong muốn tạo dựng cho con một ngôi trường Montessori có chất lượng cao nhất có thể tại Việt Nam.

Dự án tập hợp các gia đình có cùng mong muốn tạo dựng cho con một ngôi trường Montessori có chất lượng cao nhất có thể tại Việt Nam.

Anúncio
Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Diapositivos para si (15)

Quem viu também gostou (20)

Anúncio

Semelhante a Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con (20)

Mais recentes (20)

Anúncio

Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con

  1. 1. Dự án: HỢP LỰC MỞ TRƯỜNG MONTESSORI KHÔNG VỤ LỢI CHO CON “Tương lai của gia đình, quốc gia và nhân loại được quyết định bởi sự phát triển của những đứa trẻ.” "The greatest gifts we can give our children are the roots of responsibility and the wings of independence." - Maria Montessori
  2. 2. Lời giới thiệu Montessori là phương pháp giáo dục được bác sĩ Maria Montessori sáng lập từ năm 1907 nhờ quá trình quan sát vô cùng kỹ lưỡng của một nhà khoa học về cách bọn trẻ học. Montessori được đánh giá là một phương pháp giáo dục “vượt trước thời đại” của tác giả và phục vụ hiệu quả cho sứ mệnh giáo dục phục vụ cuộc sống của con người. Trải qua hơn 100 năm kiểm nghiệm và phát triển, đã từng bị phủ nhận rồi lại được tái công nhận bởi các nhà khoa học, giáo dục, chính khách của nhiều quốc gia, Montessori hiện diện ở khắp nơi trên thế giới với hơn 22.000 trường, 7.000 trường được công nhận chuyên Montessori và vô số các trường thuộc khối công lập áp dụng Montessori như một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập của trẻ. Trăn trở với vướng mắc của bản thân khi thấy rõ được tính khoa học và hiệu quả của phương pháp giáo dục Montessori nhưng lại không thể cho con theo học tại một môi trường Montessori do trở ngại về mặt địa lý, học phí và chất lượng giáo viên tại một số ít các trường đang áp dụng Montessori tại Việt Nam, Bùi Hằng đã đưa ra ý tưởng về Dự án “Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con” để kêu gọi các gia đình khác cùng tham gia. Dự án được bắt đầu phát động qua trang facecbook cá nhân của tác giả vào ngày 19 tháng 3 năm 2015. Sau 02 ngày đăng tải thông tin, Dự án đã tiếp nhận được 99 yêu cầu tham gia góp vốn của các gia đình trên nhiều tỉnh thành và con số các gia đình đăng ký tham gia Dự án tiếp tục tăng thêm mỗi ngày. Từ nguyện vọng tập hợp một số ít các gia đình có cùng mong muốn góp vốn mở một ngôi trường Montessori cho chính con em mình tại Hà Nội, dựa trên sự hưởng ứng nồng nhiệt của rất nhiều các gia đình có chung ước nguyện, tác giả đã mở rộng mô hình Dự án để có thể giúp các nhóm gia đình cùng nhau mở trường Montessori ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. “Tôn trọng nhu cầu phát triển nội tại của trẻ, giúp trẻ tự học cách làm được những điều chúng muốn và cần” là triết lý giáo dục trọng tâm của Montessori. Và đó cũng là triết lý hoạt động của Dự án: “Tôn trọng nhu cầu của các gia đình và giúp các gia đình tự thực hiện được mong ước của mình.” Theo đó, các gia đình tham gia Dự án sẽ được tập hợp thành từng nhóm có chung mong muốn về địa điểm mở trường. Nhóm được quyền tự chủ về đầu tư của trường do nhóm góp vốn thành lập tuân thủ theo tôn chỉ hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận của Dự án. Ban Quản lý Dự án làm nhiệm vụ tập hợp các gia đình có chung mong muốn thành các nhóm đầu tư, cung cấp trợ giúp về Chương trình giáo dục, thu xếp nguồn nhân lực giáo viên Montessori, các trợ giúp pháp lý để thành lập trường và các trợ giúp khác cho công tác điều hành và phát triển chuyên môn của Trường khi đi vào hoạt động. Với mô hình các gia đình thành viên tự chủ về mặt đầu tư tài chính, trực tiếp tham gia phối hợp chặt chẽ vào các hoạt động giáo dục của nhà trường và tôn chỉ hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận, các trường Montessori được thành lập từ Dự án hứa hẹn sẽ đảm bảo chất lượng giáo dục ở mức cao nhất với mức học phí thấp nhất có thể cho con em của các gia đình.
  3. 3. Chúng tôi mong sẽ nhận được sự trợ giúp, đóng góp ý kiến của tất cả các gia đình, các tổ chức và cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai của đất nước để Dự án sớm được triển khai thành công. Sự thành công của Dự án không chỉ giúp cho con em chúng ta có được một môi trường giáo dục khoa học và lành mạnh mà còn có thể là một ví dụ tiên phong cho mô hình “Cộng đồng Gia đình tự chủ” góp sức cùng Nhà nước giải quyết rất nhiều bài toán thách thức trong các lĩnh vực khác của xã hội. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015 Đại diện Ban Quản lý Dự án Bùi Hằng Mọi ý kiến đóng góp, hỗ trợ xin vui lòng gửi tới: Bùi Hằng Mobile: 0989084995; Email: truongmontessori@gmail.com
  4. 4. Mục lục Lời giới thiệu...........................................................................................................................................................2 A. Sự cần thiết của Dự án:..................................................................................................................................5 1. Tầm quan trọng của giáo dục mầm non.........................................................................................5 2. Giáo dục phải phục vụ cuộc sống......................................................................................................5 3. Montessori - Phương pháp giáo dục khoa học và hiệu quả....................................................6 4. Sự thiếu hụt các trường Montessori trên cả nước: ......................................................................7 5. Sáng kiến mô hình “Cộng đồng Gia đình tự chủ” và Trường Montessori không vụ lợi:8 B. Nội dung Dự án:...............................................................................................................................................9 1. Sứ mệnh.......................................................................................................................................................9 2. Mục tiêu hoạt động:................................................................................................................................9 3. Các thách thức và cách giải quyết:.....................................................................................................9 4. Nội dung hoạt động:............................................................................................................................ 10 5. Mô hình tổ chức:.................................................................................................................................... 11 6. Các nguyên tắc hoạt động của Dự án: .......................................................................................... 12 7. Lợi ích của Dự án:.................................................................................................................................. 13 C. Kế hoạch triển khai Dự án: ........................................................................................................................ 14 1. Quy trình triển khai Dự án.................................................................................................................. 14 2. Quy trình triển khai Trường:.............................................................................................................. 15 D. Dự toán tài chính:......................................................................................................................................... 15 1. Quy mô và địa điểm mở trường: ..................................................................................................... 16 2. Các giả định làm cơ sở dự toán: ...................................................................................................... 16 3. Số vốn & Kết quả hoạt động dự tính:............................................................................................ 17 4. Tóm lược hiệu quả đầu tư của các gia đình: ............................................................................... 17 Lời đề nghị:........................................................................................................................................................... 18
  5. 5. A. Sự cần thiết của Dự án: 1. Tầm quan trọng của giáo dục mầm non Từ thực tiễn quan sát đời sống hàng ngày của con người, tổ tiên ta từ thủa xa xưa đã truyền miệng nhau lời nhắc nhở: “Dạy con từ thủa còn thơ” để nói về tầm quan trọng của việc giáo dục con từ lúc mới lọt lòng. Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm dựa trên phân tích não bộ của con người để cho thấy tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trong giai đoạn 0-6 tuổi đối với quá trình hình thành và phát triển của con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, 0-6 tuổi đã được khẳng định là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, tính cách và trí tuệ của một con người. Khi chúng ta muốn xây dựng một tòa cao ốc nhiều tầng, việc trước tiên chúng ta phải xây dựng cái móng nhà vững chắc có thiết kế chuẩn bị trước cho các tầng nhà sẽ được xây. Với một con người cũng như vậy. Khi chúng ta muốn có một con người phát triển toàn diện, có thể tự chủ, tự tin đương đầu và vượt qua được các thách thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chúng ta phải giúp con người đó xây dựng cái nền móng trí tuệ với đa dạng các lĩnh vực và một bản lĩnh tính cách có khả năng tự lựa chọn, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Và đó là nhiệm vụ của giáo dục mầm non – một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Một khi tính cách đã được hình thành một cách sai lệch trong giai đoạn 0-6 tuổi, gia đình đã tước mất cơ hội được làm một con người tự chủ và hạnh phúc của con, xã hội đã hủy hoại một nhân tài và con cháu chúng ta phải đối mặt với một cuộc sống bấp bênh. 2. Giáo dục phải phục vụ cuộc sống Hạnh phúc là tiêu chí đầu tiên và cuối cùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục. Trong đó, hạnh phúc của người học là yếu tố quan trọng nhất. Hạnh phúc của người dạy là yếu tố quan trọng thứ 2. Hạnh phúc của gia đình người học và dạy là yếu tố quan trọng thứ 3. Và kết quả là hạnh phúc của xã hội. Hãy tưởng tượng một ngày bạn chợt tỉnh giấc và thấy mình trong thân hình vô cùng bé nhỏ, yếu ớt ở một hành tinh xa lạ. Bạn không nhớ và không hay biết bất kể điều gì về thế giới mới này. Mọi thứ, từ ánh sáng, âm thanh cho đến hình ảnh đều rất mới lạ và kêu gọi bạn tìm hiểu. Nhu cầu tự nhiên trong bạn thúc đẩy bạn lớn lên mỗi ngày về mặt thể chất để khám phá thế giới xung quanh. Nhưng ngay khi bạn vừa đứng lên, bước tới để chạm tay vào bất kỳ thứ đồ vật mới lạ nào thì những người lớn trước đây ôm bạn vào lòng và tươi cười với bạn bỗng chốc nhăn nhó và hét lên, không cho bạn chạm vào đồ vật đó. Bạn không hiểu những âm thanh họ nói ra có ý nghĩa gì, chỉ biết rằng cứ mỗi khi bạn muốn chạm vào một đồ vật gì đó thì họ lại nhăn nhó, hét lên và nói một tràng dài những âm thanh vô nghĩa đối với bạn. Rồi những người lớn bắt bạn ăn thứ thức ăn có mùi vị kinh khủng khi bạn không muốn ăn, bắt bạn ngủ khi bạn không buồn ngủ và họ làm mọi cách để ngăn không cho bạn chạy nhảy – điều mà bạn muốn và bạn cần cho cái thân thể bé nhỏ của bạn nó khỏe mạnh và lớn hơn lên mỗi ngày.
  6. 6. Rồi đến một ngày, họ bắt bạn ngồi im trong một cái hộp bê tông để nghe những người người lớn xa lạ và mệt mỏi nói về những điều chán ngắt và khó hiểu. Bạn không hiểu những điều đó thì có liên hệ gì với thế giới xung quanh cuộc sống hàng ngày của bạn và nó có ích gì cho tương lai của bạn. Và bạn bị bắt ngồi im trong khi bầu trời, cơn gió, hàng cây, muôn thú và biết bao nhiêu hoạt động mới lạ của những người lớn ở bên ngoài đang mời gọi bạn khám phá. Đó chính xác là những gì con chúng ta đang phải trải qua. Bạn có nghĩ rằng các con của chúng ta được hạnh phúc khi phải ở trong một môi trường giáo dục như vậy không? Khi rơi vào hoàn cảnh phải băn khoăn và trách mắng tại sao con mình lại quá ngỗ nghịch hay nhút nhát, quá khó bảo, ỉ lại hay lười học, chúng ta phải nhớ rằng con trẻ lúc sinh ra không như vậy. Tất cả những hành vi, những lối cư xử ấy được hình thành dưới tác động của môi trường giáo dục, cả ở nhà, ở trường và ở môi trường sống xung quanh. Học là nhu cầu tự nhiên của mọi cá nhân để có thể tồn tại được trong một thế giới luôn thay đổi. Cao hơn nữa, chúng ta học để có thể tự chủ được cuộc sống của mình trước những biến động liên tục của môi trường xunh quanh. Việc dạy học do đó nếu chỉ nhằm mục đích để tạo ra những học sinh giỏi, để tạo ra những lực lượng lao động phục vụ xã hội, để truyền trao kiến thức từ các đời trước qua đời sau thì việc dạy đó không đáp ứng được nhu cầu thúc đẩy phát triển tự nhiên của con người. Việc dạy do đó vô hình chung lại là một rào cản kéo thụt lùi sự phát triển của nhân loại bởi thế giới luôn luôn biến đổi và ngày một biến đổi với tốc độ nhanh hơn. Những kiến thức ngày hôm qua là đúng, ngày hôm nay có thể đã không còn đúng nữa, áp dụng với cá nhân này là đúng, áp dụng với cá nhân khác đã không còn đúng nữa . Thay vì truyền trao kiến thức, thay vì tạo ra lực lượng lao động, thay vì tạo ra các loại bằng cấp, việc dạy phải giúp con người có khả năng tự chủ được cuộc sống của bản thân họ để từ đó đóng góp cho sự phát triển của xã hội. 3. Montessori - Phương pháp giáo dục khoa học và hiệu quả Loài người tiến bộ được là nhờ các phát hiện từ sự quan sát và sự tự chứng nghiệm của các cá nhân và cộng đồng. Do đó, không cần phải chờ đến những phát hiện của Maria Montessori, người ta mới biết rằng học bằng sự trực tiếp quan sát và học bằng sự tự trải nghiệm là phương pháp học hữu hiệu nhất. Nhưng phải chờ đến Maria Montessori thì việc tôn trọng năng lực quan sát và quá trình tự trải nghiệm của trẻ ngay từ lúc mới lọt lòng mới được đề cao như nó đáng phải như vậy trong hoạt động giáo dục. Maria Montessori chỉ ra cho chúng ta thấy rằng trẻ có những nhu cầu phát triển nội tại riêng theo từng giai đoạn và trách nhiệm của người lớn là phải tuyệt đối tôn trọng nhu cầu nội tại của trẻ, bám theo nhu cầu đó để hỗ trợ trẻ phát triển bản thân. Cũng phải chờ đến Maria Montessori, người ta mới ngỡ ngàng nhận ra rằng chúng ta đã không xây dựng một ngôi nhà, một ngôi trường dành cho trẻ. Trẻ phải sống trong những ngôi nhà của người lớn, với những đồ vật rất hấp dẫn nhưng có kích thước gấp 3 lần trẻ và không được chạm tới của người lớn. Trẻ phải sống với vố số những
  7. 7. khái niệm và bị buộc phải hiểu những khái niệm mà người lớn phải mất cả hàng nghìn năm mới hình thành lên được. Trẻ bị lạc lõng, bị phụ thuộc và mất tự do trong chính ngôi nhà, ngôi trường mà người lớn nghĩ là dành cho trẻ. Nhờ những phát hiện quan trọng đó, Maria Montessori đã xây dựng được một phương pháp giáo dục đúng theo nghĩa “giáo dục phục vụ cuộc sống” giúp mọi trẻ em đều được trao cơ hội phát huy hết những khả năng nội tại của mình; giúp cả trẻ và người lớn được hạnh phúc khi tham gia vào hoạt động giáo dục. Trong một môi trường giáo dục đã được chuẩn bị theo phương pháp Montessori, trẻ thực sự là chủ nhân của lớp học. Trẻ được tạo điều kiện để tự biết mình muốn gì; trẻ được trao quyền tự lựa chọn; trẻ được tự trải nghiệm học cách làm những việc mình muốn làm; trẻ được trao cơ hội tiếp xúc với mọi lĩnh vực học thuật để từ đó tự khám phá ra mối liên hệ giữa các khái niệm học thuật với thực tế đời sống; trẻ được trao quyền tự tìm ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau mà không phải chịu áp lực trước bất kỳ một sự khen chê nào; trẻ tự học được cách hợp tác và yêu thương những trẻ khác,… Và kết quả là, trẻ yêu thích việc học, say mê việc tự học, trẻ có khả năng tự chủ và hiểu được trách nhiệm cá nhân. Đó là hành trang tốt nhất chúng ta có thể trao cho một con người để vững bước tiến về phía trước trong một thế giới luôn biến động. 4. Sự thiếu hụt các trường Montessori trên cả nước: Ngay sau sự ra đời và thành công vang dội của Ngôi trường Montessori đầu tiên tại Italia vào năm 1907, hàng trăm rồi hàng nghìn ngôi trường Montessori đã được lập lên trên khắp các châu lục: từ Anh, Mỹ, Úc, Thủy Điển, Hà Lan, Canada, Pháp, Nga, Nam Phi.. cho đến Ấn Độ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Phillipine, Thái Lan. Maria Montessoir đã được chính phủ và các tổ chức giáo dục của các quốc gia Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan…chào đón, mới đến giảng dạy và thành lập các tổ chức giảng dạy cho đội ngũ các giáo viên của họ. Nhờ vậy mà các quốc gia đó hiện đã sẵn có giáo viên Montessori để dẵn dắt các lớp học Montessori. Tiếc rằng Việt Nam chúng ta không được may mắn như vậy. Mặc dù hiện có rất nhiều các gia đình đã biết tới Montessori, đã tự tìm hiểu và học cách áp dụng Montessori và có nhu cầu cho con em mình được học tại trường Montessori nhưng chúng ta vẫn gần như không có các giáo viên đạt được đúng yêu cầu khắt khe của phương pháp giáo dục này. Do đó, số trường thực sự có các lớp học Montessori theo tiêu chuẩn đề ra của tác giả hiện tại ở Việt Nam gần như chưa có.
  8. 8. 5. Sáng kiến mô hình “Cộng đồng Gia đình tự chủ” và Trường Montessori không vụ lợi: Độc lập và tự chủ là gốc của tự do. Một đất nước không có độc lập và không thể tự chủ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - xã hội thì không thể có tự do. Tổ tiên, ông cha ta đã mất hàng nghìn năm xương máu để giành lấy nền độc lập. Việc của chúng ta là phải xây dựng và phát huy khả năng tự chủ trong mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của Đất nước. Giả như quốc gia là một cơ thể sống với từng cá nhân là một tế bào, thì gia đình là những tổ hợp có sứ mệnh đặc biệt - là nơi sản sinh và nuôi dưỡng các tế bào mới cho cơ thể. Cơ thể muốn khỏe mạnh và có khả năng tự chủ thì cơ thể phải có nhiều tế bào, nhiều tổ hợp tế bào khỏe mạnh và có khả năng tự chủ, cho ra đời những tế bào mới khỏe mạnh và có khả năng tự chủ trong tương lai. Nhận thấy sứ mệnh đặc biệt và tầm quan trọng đó của các gia đình, Nhà nước cũng đã đưa ra một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư, kêu gọi sự đóng góp của các gia đình và cá nhân vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự đáp lại mang tính rời rạc của từng gia đình nhỏ lẻ chưa tạo nên được hiệu quả đáng kể. Cũng như câu chuyện bó đũa, chúng ta cần sức mạnh cùng lúc của nhiều gia đình. Và để huy động được sức mạnh tập thể các gia đình, chúng ta cần tạo ra nhiều sợi dây liên kết, giúp gắn bó các gia đình trong một khối thống nhất. Những sợi dây liên kết này chính là các mối quan tâm chung, những khao khát, mong ước mà gia đình nào cũng ấp ủ. Đó là làm thế nào để nuôi dạy con cái lên người; đó là làm thế nào để mọi thành viên trong gia đình luôn được khỏe mạnh; đó là làm thế nào để gia đình luôn có được không khí yên ấm, an vui;… Mô hình “Cộng đồng gia đình tự chủ” chính là lời giải cho bài toán của cả quốc gia. Tập hợp các gia đình khỏe mạnh, có sẵn khả năng tự chủ này sẽ trở thành lực lượng hạt nhân, giữ vai trò tiên phong, làm đội ngũ nòng cốt để xây dựng và phát triển một quốc gia tự chủ. Dự án “Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con” là một khởi đầu tuyệt vời cho quá trình xây dựng và phát triển các cộng đồng gia đình tự chủ. Tập hợp về Dự án là các gia đình có chung mối quan tâm về sự nghiệp giáo dục cho con cái mình. Đó là những gia đình tri thức có trình độ hiểu biết cao khi sớm biết và chia sẻ khát khao áp dụng một phương pháp giáo dục hiện đại. Đó là các gia đình có khả năng tự chủ cao, biết rõ mình muốn gì và có khả năng về cả mặt tài chính lẫn trí tuệ để thực hiện mong muốn đó. Đó cũng là các gia đình hạt nhân, giữ vai trò tiên phong cho cộng đồng bởi họ sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng khi chia sẻ quan điểm đầu tư không nhằm mục đích lợi nhuận với phần lớn lợi nhuận của hoạt động đầu tư được để lại đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục của cả xã hội.
  9. 9. B. Nội dung Dự án: 1. Sứ mệnh Xây dựng và phát triển thành công các trường Montessori không vụ lợi, đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện đại của các gia đình tự chủ trên cả nước. Từ đó, góp phần đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của quốc gia. 2. Mục tiêu hoạt động:  Sau 3 năm: - Xây dựng và phát triển được 30 điểm trường Montessori không vụ lợi tại các thành phố lớn; cung cấp môi trường giáo dục Montessori cho hơn 1.000 trẻ mầm non. - Tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ 30 giáo viên Montessori chất lượng cao. - Giúp nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng và phương pháp giáo dục mầm non hiện đại cho cộng đồng các gia đình tự chủ trên cả nước.  Sau 5 năm: - Xây dựng và phát triển được 70 điểm trường Montessori không vụ lợi tại khắp các tỉnh/thành phố trên cả nước. - Đào tạo đội ngũ giáo viên Montessori chất lượng cao cho các điểm trường trên cả nước. - Nâng cao hiểu biết của 50% các gia đình Việt Nam về tầm quan trọng của giáo dục giai đoạn 0-6 tuổi và phương pháp giáo dục mầm non hiện đại.  Sau 10 năm: - Tiếp tục xây dựng và phát triển thêm các điểm trường Montessori không vụ lợi trên cả nước. - Trở thành mô hình mẫu giúp Nhà nước có cơ sở đúc rút kinh nghiệm để cải tiến phương pháp giáo dục trong hệ thống trường công lập. 3. Các thách thức và cách giải quyết:  Thiếu giáo viên Montessori chất lượng cao là thách thức lớn nhất của Dự án. - Giáo viên Montessori, bên cạnh việc phải thấm nhuần tư tưởng giáo dục và kỹ thuật sử dụng giáo cụ, phải là người có phẩm chất cá nhân tốt: kiên trì, bình tâm, chuẩn mực và đánh tin cậy, lại phải có tinh thần học hỏi, cải tiến liên tục; giỏi tiếng Anh, có vốn kiến thức rộng về mọi lĩnh vực, có trải nghiệm thực tiễn cuộc sống phong phú; đồng thời phải có lòng yêu trẻ vô điều kiện. Để giải quyết vấn đề này, các nhóm đầu tư có thể lựa chọn phương án tuyển giáo viên thỏa mãn các phẩm chất và cấp học bổng để giáo viên tham gia khóa học giáo viên Montessori hoặc chờ sau khi có nhiều giáo viên tốt nghiệp các khóa đào tạo giáo viên Montessori hơn để tuyển dụng.
  10. 10.  Việc hài hòa giữa các yêu cầu của phương pháp giáo dục Montessori với các yêu cầu của Chương trình giáo dục hiện hành tại Việt Nam, cùng với văn hóa sinh hoạt tại các gia đình và xã hội Việt cũng là thách thức không nhỏ. - Một ngày hoạt động thông thường của trẻ tại một ngôi trường Montessori tại Mỹ hay Châu Âu thường bắt đầu từ 8h15, với 3 tiếng làm việc liên tục cùng giáo cụ để tạo dựng khả năng tập trung của trẻ, hoạt động nhóm 30 phút, ăn trưa lúc 12h00, nghỉ trưa, tiếp tục làm việc với giáo cụ hay hoạt động ngoài trời tùy nhu cầu của từng trẻ, dọp dẹp phòng học và ra về lúc 15h00. Các bữa ăn nhẹ buổi sáng và chiều, một số được chuẩn bị sẵn, một số do chính trẻ làm từ hoạt động Thực hành cuộc sống được phục vụ theo nhu cầu của từng trẻ. Trẻ thường có tính tự lập cao trong việc ăn uống, ngủ nghỉ vì gia đình đã giáo dục con tự lập từ giai đoạn 1-2 tuổi. Sau chương trình học ở trường, trẻ tham gia các hoạt động vận động, ăn tối sớm và ngủ sớm từ lúc 20h00-21h00 để đảm bảo một giấc ngủ dài và sâu. - Ngoài các quy định bắt buộc theo Chương trình giáo dục mầm non của quốc gia, Chương trình giáo dục tại trường montessori phải phù hợp với điều kiện, văn hóa sinh hoạt của các gia đình. Do đó, việc nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra một Chương trình giáo dục hài hòa là nhiệm vụ quan trọng của Dự án.  Số lượng người tham gia đầu tư đông, trong khi phần lớn không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng là một thách thức về mặt quản trị. - Các nhà đầu tư không chuyên thường gặp khó khăn trong việc phân biệt rõ vai trò công việc. Việc vừa là nhà đầu tư, đồng thời lại là phụ huynh học sinh, thậm chí có thể lại là cán bộ, nhân viên của Trường sẽ khiến các cá nhân dễ nhầm lẫn vai trò trong hoạt động, gây ra những bất cập không đáng có của Trường. Số lượng các gia đình tham gia đầu tư đông cũng có thể gây trở ngại và làm chậm tiến trình ra quyết định chung. - Giải pháp cho vấn đề này là các gia đình cần bầu chọn người đại diện và phải tuyệt đối tuân thủ không trực tiếp can thiệp khi không ở vai trò thích hợp. 4. Nội dung hoạt động:  Xây dựng mô hình tự chủ đầu tư trường Montessori không nhằm mục đích lợi nhuận của các gia đình;  Xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục Montessori phù hợp với Việt Nam;  Phát triển lực lượng giáo viên Montessori trên cả nước;  Tập hợp và kết nối các gia đình tự chủ thành các nhóm đầu tư cho chung mong muốn về khu vực mở Trường;  Thu xếp các điều kiện cần thiết để mở trường và tham gia điều phối hoạt động của các Trường thuộc Dự án;  Tổ chức các chương trình đào tạo, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng của các gia đình trong việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori.
  11. 11. 5. Mô hình tổ chức: Trong đó:  Ban Quản lý Dự án trong năm đầu gồm một số thành viên chủ chốt: - 01 Trưởng Ban Quản lý - 01 chuyên gia phụ trách Pháp lý và quan hệ đối ngoại - 01 chuyên gia phụ trách Chương trình giáo dục - 01 chuyên gia phụ trách Giáo viên - 01 kế toán - 01 thủ quỹ - Đại diện Ban Quản lý tại các tỉnh/thành  Hội đồng trường: - 01 Hiệu trưởng - 01 đại diện Ban Quản lý Dự án - 03 đại diện các gia đình đầu tư Nhân sự Ban Quản lý Dự án là các cá nhân sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, có phẩm chất đạo đức và năng lực phù hợp tương ứng với vị trí phụ trách, được các gia đình đầu tư tín nhiệm. Các tiêu chí cụ thể sẽ tuân theo Bộ tiêu chí nhân sự của Dự án. Số lượng nhân sự Ban Quản lý Dự án được điều chỉnh tăng tùy thuộc vào mức tăng của các trường được thành lập. Nhiệm vụ tương ứng:  Ban Quản lý Dự án: Ban Quản lý Dự án BQL tỉnh/thành Hội đồng trường #1 Hội đồng trường #2 ... BQL tỉnh/thành Hội đồng trường #1 Hội đồng trường #2 ... BQL tỉnh/thành Hội đồng trường #1 Hội đồng trường #2 .. BQL tỉnh/thành .. Ban Cố vấn
  12. 12. - Xây dựng và phát triển mô hình đầu tư Trường Montessori không vụ lợi chung cho các gia đình; - Tập hợp các gia đình có chung nhu cầu về khu vực địa điểm mở trường để đi đến thỏa thuận đầu tư và Điều lệ hoạt động của Trường; - Xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục chung, đảm bảo sự hài hòa và phù hợp cho Chương trình giáo dục theo phương pháp Montessori tại Việt Nam cho các Trường thuộc Dự án; - Cố vấn tuyển dụng và bồi dưỡng lực lượng giáo viên cho các Trường thuộc Dự án; - Thu xếp các thủ tục pháp lý và các điều kiện cần thiết khác để thiết lập Trường cho các nhóm đầu tư; - Tham gia trong Hội đồng trường để điều phối các hoạt động của Ban giám hiệu nhà trường với các gia đình đầu tư; - Tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức trong việc áp dụng Montessori cho các gia đình tham gia Dự án và cho xã hội; truyền thông thu hút sự ủng hộ của xã hội;  Ban Cố vấn: - Là cá nhân chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong các lĩnh vực: giáo dục, luật pháp, quản trị, nghiên cứu khoa học sẵn sàng đóng góp ý kiến chuyên môn, làm nhiệm vụ cố vấn cho Ban Quản lý dự án.  Hội đồng trường: - Đại diện cho tất cả các gia đình đầu tư để đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động quan trọng của Trường tuân thủ theo Điều lệ của Trường; 6. Các nguyên tắc hoạt động của Dự án:  Đầu tư xây dựng Trường không nhằm mục đích lợi nhuận: - Đầu tư lớn cho chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất cũng như các hoạt động đào tạo nâng cao hiểu biết và kỹ năng giáo dục của các gia đình; - 60% lợi nhuận sau thuế của Trường được để lại cho hoạt động tái đầu tư phát triển giáo dục.  Thống nhất áp dụng phương pháp giáo dục tại trường và giáo dục tại gia đình: - Các gia đình đầu tư phải cam kết áp dụng và được hỗ trợ đào tạo để áp dụng phương pháp giáo dục Montessori tại gia đình.  Tài chính minh bạch và thống nhất trong mạng lưới: - Các gia đình đầu tư được hưởng các suất học ưu đãi với mức học phí thấp hơn so với mức học phí của các gia đình không tham gia đầu tư;
  13. 13. - Hết năm thứ 2 kể từ ngày Trường đi vào hoạt động, các gia đình được tự do chuyển nhượng cổ phần đầu tư trong trường hợp con đã học xong, chuyển địa điểm học hoặc muốn thu hồi vốn; - Báo cáo tài chính được công khai minh bạch tại các hệ thống thông tin của Trường và Dự án;  Quản trị tổ chức chuyên nghiệp: - Đứng đầu Trường là Đại hội đồng các gia đình đầu tư, họp hàng năm và chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định đầu tư trọng yếu như: xác định mô hình trường, địa điểm trường, bầu thành viên Hội đồng trường; Các gia đình đầu tư thông qua đại diện thành viên Hội đồng trường để điều hành hoạt động của Trường, tuyệt đối không được trực tiếp can thiệp. - Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Trường là Hội đồng trường, họp hàng quý và năm để đưa ra các quyết định đầu tư cơ bản. Mỗi Hội đồng chỉ gồm tối đa 5 thành viên, mỗi thành viên có quyền biểu quyết tương đương nhau. Hội đồng ra các quyết định căn cứ trên đa số phiếu biểu quyết của thành viên; - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của Trường; Chi tiết được quy định tại Điều lệ của Trường.  Chia sẻ đầu tư trong Mạng lưới: - Để tối ưu chi phí đầu tư, tất cả các Trường được thành lập theo mô hình của Dự án chia sẻ chung các hạng mục đầu tư: xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục; kế toán dinh dưỡng; các chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên; chương trình đào tạo gia đình; chương trình truyền thông thu hút sự ủng hộ của cộng đồng; hoạt động giao lưu cho các con,… 7. Lợi ích của Dự án:  Đối với các gia đình tham gia đầu tư: - Đảm bảo cho con em của các gia đình đầu tư và một số con em các gia đình khác được học trong một ngôi trường Montessori với: o Giáo viên có phẩm chất và trình độ cao; o Cơ sở vật chất hiện đại, được chuẩn bị đúng theo yêu cầu của phương pháp giáo dục Montessori; o Chương trình giáo dục Montessori được điều chỉnh khoa học và phù hợp với nền văn hóa Việt Nam; o Có sự đồng thuận, gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục tại trường và tại gia đình o Học phí tối ưu ở mức thấp nhất có thể - Nâng cao trình độ và kỹ năng áp dụng phương pháp giáo dục Montessori tại gia đình.
  14. 14. - Tiên phong, đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước.  Đối với xã hội: - Giúp thu hút đầu tư vào một lĩnh vực rất cần và đang thiếu đầu tư, góp phần chia sẻ gánh nặng của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt trường mầm non trên cả nước. - Giúp nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng của các gia đình trong hoạt động giáo dục. - Dự án có thể trở thành một mô hình đầu tư tham khảo để giải quyết các vấn đề thách thức khác của xã hội. C. Kế hoạch triển khai Dự án: 1. Quy trình triển khai Dự án Bước 1: Xây dựng mô hình Trường Montessori với các tiêu chuẩn cơ sở vật chất và chương trình giáo dục phù hợp điều kiện, văn hóa Việt Nam Bước 2: Xây dựng mô hình và cơ chế hợp tác đầu tư của các gia đình tham gia Dự án Bước 3: Tập hợp các cụm gia đình và Xây dựng kế hoạch đầu tư chi tiết của từng cụm gia đình theo địa bàn mở trường Bước 4: Ký kết thỏa thuận đầu tư của các cụm gia đình Bước 5: Thiết lập & vận hành Trường
  15. 15. 2. Quy trình triển khai Trường:  Trường hợp tuyển giáo viên vào dạy luôn: Tháng thứ 0 1 2 3 4 5 6 7 …. Ký thỏa thuận đầu tư, thông qua Điều lệ trường Tuyển dụng Hiệu trưởng, giáo viên và đội ngũ nhân sự Thuê & Cải tạo mặt bằng Mua sắm trang thiết bị & công tác chuẩn bị nhập học Khai trương Trường Vận hành và cải tiến  Trường hợp tuyển giáo viên, cấp học bổng cử đi đào tạo: Tháng thứ 0 1 2 3 4 5 9 11 12 13 14… Ký thỏa thuận đầu tư, thông qua Điều lệ trường Tuyển giáo viên để cử đi học Giáo viên tham gia khóa đào tạo Thuê & Cải tạo mặt bằng Mua sắm trang thiết bị & công tác chuẩn bị nhập học Khai trương Trường Vận hành và cải tiến D. Dự toán tài chính: Dự án tài chính này áp dụng cho các trường mở tại khu vực Hà Nội và TP. HCM. Với các trường mở tại các tỉnh/ thành khác chi phí giá thuê mặt bằng, lương giáo viên và đội ngũ nhân sự ở mức thấp hơn nên chi phí đầu tư và duy trì hoạt động của trường sẽ thấp hơn. Mức học phí áp dụng tại cá tỉnh/thành cũng sẽ thấp hơn ở mức tương ứng. Dựa trên Dự toán cho các trường hợp căn bản dưới đây, các cụm gia đình sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất với điều kiện và mong muốn của từng cụm.
  16. 16. 1. Quy mô và địa điểm mở trường: Lớp học Montessori tối ưu theo chỉ dẫn của AMI (Hiệp hội Montessori quốc tế) cho lứa tuổi từ 3-6 dao động từ 28-35 em. Diện tích khuyến khích trên mỗi em là khoảng 40 foot, tương đương khoảng 3,7m2. Mỗi lớp gồm 1 giáo viên đã qua khóa đào tạo giáo viên Montessori lứa tuổi 3-6 và một giáo viên trợ tá. Lớp học cần thoáng và liền với không gian ngoài trời cho trẻ có khả năng tự do hoạt động ngoài trời khi trẻ muốn. Dựa trên các chỉ dẫn này và xét trên điều kiện thực tế tại Việt Nam, địa điểm thích hợp để mở trường Montessori nên là tầng 1 tòa nhà khu chung cư với diện tích từ 300m2, hoặc biệt thự vườn có diện tích tương đương. Với yêu cầu này, một địa điểm trường Montessori chỉ có thể tổ chức được 2 lớp, phục vụ cùng lúc tối đa được 70 trẻ. 2. Các giả định làm cơ sở dự toán:  Chi phí mặt bằng/tháng: Loại Giá cao Giá tốt Biệt thự vườn 50 triệu 30 triệu Chung cư 75 triệu 45 triệu  Học bổng: 200 triệu/ giáo viên  Lương giáo viên Montessori: - Trường hợp cấp học bổng: 15 triệu/tháng - Trường hợp không cấp học bổng: 20 triệu/tháng  Các hạng mục khác theo giá thị trường  Các khoản thu đối với suất học ưu đãi của các gia đình đầu tư: - Phí nhập học/lần: 1.000.000 VNĐ - Phí cơ sở vật chất/năm: 3.000.000 VNĐ - Học phí/tháng: 4.000.000 VNĐ - Tiền ăn: theo nhu cầu thực tế  Phân bổ lợi nhuận: Stt Hạng mục Tỷ lệ A Lợi nhuận để lại 60% 1 Quỹ dự phòng rủi ro 10% 2 Quỹ tái đầu tư 20% 3 Quỹ phúc lợi 10% 4 Quỹ phát triển giáo dục 20% B Lợi nhuận chia 40%  Cơ cấu vốn góp: - Tỷ lệ vốn góp bằng tiền mặt: 90% - Tỷ lệ vốn góp bằng chuyển giao bí quyết mô hình của Ban Quản lý Dự án: 10%
  17. 17. 3. Số vốn & Kết quả hoạt động dự tính:  #1. Phương án rủi ro cao nhất - Nội dung: Thuê Chung cư giá cao + cấp học bổng cho giáo viên đi học - Số vốn đóng góp bằng tiền: 2 tỷ VNĐ ; Vốn điều lệ: 2.2 tỷ VNĐ Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 5 năm Lợi nhuận sau thuế (208,716,809) 237,800,000 428,660,000 372,819,800 315,304,394 1,145,867,385 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư 0% 11% 19% 17% 14% 52% Lợi nhuận chia - 11,633,277 171,464,000 149,127,920 126,121,758 458,346,954 Tỷ lệ lợi tức 0% 1% 8% 7% 6% 21%  #2. Phương án rủi ro thấp nhất: - Nội dung: Thuê biệt thự giá tốt + không cấp học bổng - Số vốn đóng góp bằng tiền: 1,2 tỷ VNĐ; Vốn điều lệ: 1,32 tỷ VNĐ Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 5 năm Lợi nhuận sau thuế 456,728,624 927,240,000 908,100,000 847,443,000 784,966,290 3,924,477,914 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư 35% 70% 69% 64% 59% 297% Lợi nhuận chia 182,691,449 370,896,000 363,240,000 338,977,200 313,986,516 1,569,791,165 Tỷ lệ lợi tức 14% 28% 28% 26% 24% 119%  #3. Phương án tầm trung: - Nội dung: Thuê Biệt thự giá tốt + Cấp học bổng - Số vốn đóng góp bằng tiền: 1,7 tỷ VNĐ; Vốn điều lệ: 1,87 tỷ VNĐ Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 5 năm Lợi nhuận sau thuế (119,958,813) 777,800,000 968,660,000 912,819,800 855,304,394 3,394,625,381 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư 0% 42% 52% 49% 46% 182% Lợi nhuận chia - 263,136,475 387,464,000 365,127,920 342,121,758 1,357,850,152 Tỷ lệ lợi tức 0% 14% 21% 20% 18% 73% 4. Tóm lược hiệu quả đầu tư của các gia đình:  Thời gian đầu tư: 5 năm  Căn cứ để so sánh hiệu quả: - Học phí trường Montessori tầm trung trên thị trường: 6 triệu/ tháng - Lãi suất tiết kiệm ngân hàng: 6,3%/năm
  18. 18. Chỉ tiêu Rủi ro cao nhất Tầm trung Rủi ro thấp nhất Khả năng mở được trường Chắc chắn sau 12 tháng Chắc chắn sau 12 tháng Chưa chắc vì khó có thể tuyển được giáo viên Tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ 1,87 tỷ 1,32 tỷ Số suất học ưu đãi 70 70 70 Số vốn đầu tư/ suất học 32 triệu 27 triệu 19 triệu Số tiền học phí tiết kiệm được/ tháng 2 triệu 2 triệu 2 triệu Số tháng được học/5 năm 48 48 52 Tổng số tiền học phí tiết kiệm được 96 triệu 96 triệu 104 triệu Lợi tức thu được sau 5 năm/ suất đầu tư 6,7 triệu 19,7 triệu 22,6 triệu Tổng tiết kiệm sau 5 năm 102,7 triệu 115,7 triệu 126,6 triệu Đóng góp quỹ phát triển giáo dục sau 5 năm/suất học 3,4 triệu 8,1 triệu 10,8 triệu Sau 5 năm, với một suất đầu tư cho một suất học ở mức thấp nhất là 19 triệu đến 32 triệu, tổng số tiền gia đình tiết kiệm được theo các phương án tương ứng sẽ là: - Rủi ro cao nhất: 102,7 triệu đồng - Tầm trung: 115,7 triệu đồng - Rủi ro thấp nhất: 126,6 triệu đồng Các gia đình có quyền lựa chọn đầu tư cho một suất hay nhiều hơn một suất học tùy nhu cầu. Đầu tư vào Dự án ngoài việc đảm bảo con được học trong một môi trường Montessori được đầu tư với chất lượng cao nhất, các gia đình có cơ hội tiết kiệm được số tiền lớn hơn nhiều so với việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Lời đề nghị: “Một cây làm chẳng lên non, Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” Với ước nguyện dành tặng cho con môi trường giáo dục tốt nhất, đồng thời đóng góp cho sự phát triển chung của Đất nước, thay mặt những người làm cha mẹ, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp và giúp đỡ của tất cả các cá nhân, tổ chức có chung mối quan tâm. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự tham gia trực tiếp vào Dự án của các gia đình, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước và ở nước ngoài. Mọi ý kiến đóng góp và sự ủng hộ, hỗ trợ của Quý vị đều được hoan nghênh và có giá trị to lớn đối với sự thành công của Dự án. Ý kiến đóng góp xin gửi tới đại diện Ban Quản lý dự án: Bùi Hằng / Email: truongmontessori@gmail.com/ Mobile: 0989084995 Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!
  19. 19. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ DỰ ÁN: 1. Dự án định mở trường ở đâu?  Dự án có thể mở trường ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam, miễn là có đủ số các gia đình góp vốn có cùng mong muốn về địa điểm mở trường. Dự án trước tiên sẽ tập hợp các gia đình thành các cụm đầu tư có chung mong muốn địa điểm mở trường theo Quận/ huyện. 2. Con tôi hiện mới chưa được 1 tuổi mà trường của Dự án mở cho lứa tuổi 3-6 thì tôi có thể tham gia Dự án được không?  Hoàn toàn được. Bạn có thể và nên tham gia một cụm gia đình đầu tư 1 năm trước khi con bạn lên 3 tuổi. Bé từ 2,5 tuổi đã có thể tham gia lớp học 3-6 của trường Montessori, và phải tối thiểu 6 tháng cho đến 1 năm kể từ ngày các gia đình ký kết thỏa thuận đầu tư thì trường mới có thể khai trương đón con vào học. 3. Con tôi đã qua gia đoạn 3-6 tuổi thì tôi có tham gia Dự án được không?  Hoàn toàn được. Bạn có thể không tham gia cho con mình mà cho con của anh chị em mình hay cho cháu. Hoặc đơn giản là muốn tham gia cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của thế hệ tương lai của đất nước. Đó có thể là một món quà đầu tư dành tặng cho con của bạn sau này. 4. Số lượng gia đình tham gia góp vốn cho mỗi trường là bao nhiêu?  Nếu mỗi gia đình tham gia 01 suất đầu tư, mỗi suất đầu tư tương ứng với 01 suất học thì tối đa mỗi trường sẽ có 70 gia đình cùng tham gia đầu tư vì mỗi trường sẽ chỉ có 02 lớp phục vụ tối đa 70 em. Tuy nhiên, các đình có thể lựa chọn đầu tư nhiều hơn một suất học, nên tổng số gia đình tham gia đầu tư mỗi trường có thể ít hơn con số 70. 5. Số lượng gia đình góp vốn nhiều như thế thì làm thế nào để đi đến thống nhất ý kiến mở và điều hành hoạt động của Trường?  Dự án cung cấp bộ khung Điều lệ, Chương trình giáo dục, Bộ tiêu chuẩn nhân sự, Quy trình làm việc cho các trường. Dựa trên đó, các gia đình có thể dễ dàng đi đến thỏa thuận đầu tư trường thuộc một địa bàn cụ thể. Sau khi đã ký kết thỏa thuận đầu tư, các gia đình sẽ bầu ra 03 người đại diện cho các gia đình để tham gia vào Hội đồng trường, cùng với 01 đại diện từ Ban Quản lý dự án và 01 Hiệu trưởng (có thể cũng là người đầu tư, hoặc là nhân sự được Trường thuê). Hội đồng trường sẽ thay mặt các gia đình quyết định mọi vấn đề điều hành hoạt động của Trường. 6. Số vốn tôi phải đóng góp để mở trường là bao nhiêu? Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia góp vốn mở trường là gì?  Tùy thuộc vào địa điểm mở trường, phương án tuyển dụng giáo viên Montessori mà số vốn cần đóng góp của mỗi trường sẽ khác nhau. Theo dự toán dành cho trường tại Hà Nội và HCM, số vốn bạn cần chuẩn bị cho 01 suất
  20. 20. học dao động từ 19 triệu đến 32 triệu. Số vốn của trường ở tỉnh khác ít hơn do các chi phí đầu vào thấp hơn.  Quyền lợi: Gia đình đóng 01 suất đầu tư thì được 01 suất học tại trường gia đình đầu tư và được hưởng lợi tức từ lợi nhuận hoạt động của trường đó; được tham gia các chương trình đào tạo về Montessori dành cho cha mẹ của Dự án.  Trách nhiệm: Cam kết tuân thủ nguyên tắc Montessoir tại nhà và gia đình; Kết hợp chặt chẽ với giáo viên để trợ giúp con; Bắt buộc phải tham gia các chương trình đào tạo và cam kết áp dụng tích cực. 7. Ngoài số tiền góp vốn đầu tư, hàng tháng tôi có phải đóng tiền học phí cho con nữa không?  Ngoài số vốn đầu tư cho việc thiết lập trường ban đầu, hàng tháng bạn vẫn phải đóng tiền học phí cho con thì trường mới có kinh phí để hoạt động. Theo dự toán đối với các trường tại TP Hà Nội và TPHCM, các khoản bạn cần chi gồm: - Phí nhập học/ 1 lần: 1.000.000 vnđ - Phí cơ sở vật chất hàng năm: 3.000.000 vnđ - Học phí hàng tháng: 4.000.000 vnđ Số tiền này sẽ tùy thuộc vào chi phí vận hành của từng trường cụ thể và thỏa thuận của các cụm gia đình tham gia đầu tư trường đó. Học phí hàng tháng trung bình của một trường áp dụng montessori tại Hà Nội khoảng 6 triệu vnđ; tại TP HCM khoảng 8 triệu vnđ. Phí nhập học trung bình là 2 triệu vnđ và phí cơ sở vật chất trung bình là 5 triệu đồng. 8. Sau khi con tôi đã học xong, thì số vốn tôi đã góp được xử lý như thế nào?  Sau 02 năm Trường bạn góp vốn đi vào hoạt động, bạn có quyền rút lại số vốn đã góp. Bạn cũng có thể nhượng lại suất học cho con em gia đình họ hàng hay bạn bè; nhượng lại suất đầu tư cho gia đình khác; hoặc vẫn giữ lại cổ phần đầu tư để hưởng lợi tức từ hoạt động của trường. 9. Gia đình không tham gia góp vốn có được cho con theo học tại trường Montessori thuộc Dự án không?  Số suất học trên một trường montessori thuộc Dự án rất ít, chỉ đủ phục vụ cho các gia đình tham gia góp vốn đầu tư. Trường hợp một gia đình tham gia góp vốn đầu tư nhưng con đã học xong và không còn con cháu nào trong độ tuổi tham gia lớp học của trường nữa thì con của bạn có thể được nhận vào học tại Trường. Bạn cần đăng ký trước với trường trong danh sách chờ. Suất học sẽ được xét duyệt theo thứ tự đăng ký. 10. Giáo viên Montessori phải là người như thế nào?  Giáo viên Montessori là người có những phẩm chất đặc biệt: có lòng yêu trẻ vô điều kiện, kiên nhẫn, bình tâm, có khả năng quan sát tinh tế, có vốn kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực, có trải nghiệm cuộc sống phong phú, giỏi tiếng Anh,.. và đã trải qua một khóa đào tạo Montessori của một trong số các tổ chức
  21. 21. chuyên đào tạo Montessori: AMI, AMS, IMC, PMC, MIA,… Dự án thiết lập một Bộ tiêu chuẩn giáo viên làm cơ sở cố vấn cho các Trường lựa chọn. 11. Làm thế nào để có giáo viên Montessori chất lượng cao cho trường tôi tham gia góp vốn?  Hiện ở Việt nam có rất ít các giáo viên đã được đào tạo chuyên sâu về phương pháp Montessori. Và đầu vào của các khóa đào tạo đã và hiện đang có cũng không quá khắt khe. Để đảm bảo chất lượng giáo viên Montessori cho các trường, Dự án sẽ tập hợp yêu cầu của các cụm gia đình đầu tư để tổ chức tuyển và cấp học bổng, đưa các giáo viên đi học các khóa đào tạo uy tín tại nước ngoài hoặc mời tổ chức đào tạo nước ngoài về Việt Nam. Các ứng cử viên sẽ được xét duyệt trước về các phẩm chất và có một thời gian thử thực hành tại Việt Nam trước khi được tuyển dụng và cấp học bổng. Giáo viên khi được cấp học bổng phải cam kết làm việc cho Trường trong tối thiểu 05 năm. Một số giáo viên Montessori hiện có trên thị trường cũng sẽ được xem xét tuyển dụng. Bằng cấp quốc tế cũng chỉ là một tiêu chí, phẩm chất con người mới là yếu tố quyết định của Montessori. Đại diện của các gia đình góp vốn được khuyến khích ứng tuyển để trở thành giáo viên Montessori. Tuy nhiên, việc góp vốn, kể cả rất nhiều cũng không đảm bảo bạn được lựa chọn nếu bạn không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Dự án cố vấn và Hội đồng trường quyết định. 12. Ai sẽ là người tuyển giáo viên Montessori?  Hội đồng trường là bộ phận đại diện cho các gia đình đầu tư để ra quyết định trong mọi vấn đề điều hành quan trọng của trường. Ban quản lý Dự án có trách nhiệm truyền thông thu hút, cung cấp nguồn ứng cử viên tốt nhất và cố vấn chuyên môn cho Hội đồng trường trong việc tuyển chọn giáo viên. 13. Ban Quản lý dự án gồm những ai? Những người này có đáng tin cậy hay không?  Ban Quản lý gồm những người đặc biệt tâm huyết, sẵn sàng cống hiến cho việc hiện thực hóa và phát triển Dự án. Thành viên Ban Quản lý dự án đồng thời phải là người có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Các phẩm chất và năng lực này được mô tả cho Bộ tiêu chuẩn nhân sự của Dự án. Các gia đình tham gia Dự án có quyền ứng cử hay đề cử các thành viên phù hợp cho Ban Quản lý. Hiện Ban Quản lý mới chỉ có 01 thành viên chính thức giữ vai trò là Trưởng Ban Quản lý dự án, đồng thời là người khởi xướng Dự án là bà Bùi Hằng. Bên cạnh đó, Ban Quản lý còn có một cố vấn về chuyên môn Montessori là bà Lê Mai Hương giáo viên Montessori được đào tạo bởi AMI đã có 05 năm kinh nghiệm tổ chức lớp học Montessori 3-6 tại Anh, Hà Lan và Việt Nam; 01 cố vấn về quan hệ đối ngoại và pháp lý là bà Trần Thị Kim Uyên với 05 năm kinh nghiệm trực tiếp và tư vấn thành lập, vận hành các trường mầm non hiện đại tại Việt Nam.  Một số thông tin về bà Bùi Hằng:
  22. 22. - Tên đầy đủ: Bùi Thị Hằng - Sinh năm: 1983 Quê quán: Hải Hậu, Nam Định - Nơi ở hiện tại: phố Trần Cung, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội - Tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương năm 2005 - Kinh nghiệm: 10 năm hoạt động trong ngành truyền thông; 5 năm nghiên cứu và phát triển các giải pháp cho các ngành: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, du lịch và truyền thông. - Đơn vị công tác hiện tại: Công ty cổ phần phát triển giáo cụ Oreka – đơn vị chuyên cung cấp giáo cụ Montessori. 14. Ban Quản lý dự án có giám sát để đảm bảo chất lượng giáo dục của trường tôi tham gia góp vốn hay không?  Ban quản lý chịu trách nhiệm cung cấp cho Hội đồng trường Chương trình giáo dục, các tiêu chuẩn về giáo viên Montessori và các vị trí nhân sự khác, các hướng dẫn quản trị, điều hành trường và thường xuyên cố vấn cho Hội đồng trường về mặt chuyên môn. Hội đồng trường là bộ phận quyết định tới chất lượng giáo dục của trường. 15. Ban Quản lý dự án lấy nguồn thu từ đâu để hoạt động?  Từ thời điểm khai trương, hàng tháng các trường thuộc Dự án đóng góp 5 triệu vnđ để cung cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Ban quản lý Dự án. Bên cạnh đó, các trường còn đóng góp thêm chi phí cho các khóa đào tạo để bồi dưỡng chất lượng cho giáo viên hay các chương trình đào tạo cho phụ huynh của trường. Khoản chi phí này được trích từ Quỹ phát triển giáo dục được trích để lại từ lợi nhuận sau thuế của các trường. 16. Tại sao trường Montessori thuộc Dự án lại chỉ chia 40% lợi nhuận cho những người góp vốn?  Tuân theo tôn chỉ hoạt động của Dự án là không nhằm mục đích lợi nhuận, 60% lợi nhuận sau thuế của các trường sẽ được phân bổ cho các quỹ: quỹ đề phòng rủi ro, quỹ tái đầu tư, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển giáo dục nhằm đảm bảo việc đầu tư cao nhất cho chất lượng của trường, sự bền vững trong hoạt động của trường và đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục chung của đất nước. Việc chi tiêu các quỹ này được quy định chi tiết tại Điều lệ trường. Lợi ích lớn nhất của các gia đình chính là việc con em mình được học trong một ngôi trường montessori được đầu tư ở mức chất lượng cao nhất, với mức học phí thấp hơn nhiều so với các trường nhằm mục đích lợi nhuận. 17. Nếu sau một năm hoạt động mà trường không có hiệu quả thì ai chịu trách nhiệm cho số vốn tôi đóng góp?
  23. 23.  Là một nhà đầu tư, bạn phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Hiệu quả hoạt động của trường phụ thuộc vào năng lực điều hành hoạt động của Hội đồng trường và sự tích cực hợp tác của chính bạn. 18. Nếu không tham gia góp vốn mở trường, nhưng thấy Dự án rất có ý nghĩa và muốn đóng góp cho Dự án thì tôi có thể làm gì?  Dự án cần sự ủng hộ, đóng góp của tất cả mọi người trên các phương diện: vật lực, nhân lực, tài lực và tinh thần. Bạn có thể đơn giản là giúp truyền thông về Dự án tới các gia đình quan tâm, đóng góp ý kiến phát triển Dự án, giới thiệu các chuyên gia, giới thiệu địa điểm ưu đãi, tham gia cố vấn chuyên môn, hay ủng hộ các nguồn lực vật chất sẵn có cho hoạt động của Ban quản lý Dự án hay một trường cụ thể. 19. Mời bạn đặt câu hỏi tiếp theo….

×