1. GIẢI PHÁP XÂY TƯỜNG
Bằng Panel AAC
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
XÂY DỰNG VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG
HÀ NỘI - 2015
Chủ trì: TS. Trần Bá Việt
Phó Viện trưởng – Viện khoa học
công nghệ xây dựng Việt Nam
Cộng tác: Ths. Kiều Văn Mát
Tổng giám đốc
Công ty CP Sông Đà Cao Cường
3. III. PHẠM VI ÁP DỤNG.
- Tường bằng panel AAC là tường tự mang, dùng xây cho tường trong nhà
với chiểu cao tường không quá 3,6m;
- Tường trong nhà gồm: tường ngăn phòng, ngăn căn hộ, ngăn hành lang;
- Tường ngoài nhà hoặc tường bao sử dụng gạch AAC trát mặt ngoài bằng
vữa chống thấm có dán lưới, mặt trong bả - lăn sơn;
II. VẬT LIỆU SỬ DỤNG.
- Kích thước: + Loại 1: Cao x dài x dày = 600x1200x80mm;
+ Loại 2: Cao x dài x dày = 600x1200x120 mm;
(Ngoài ra kích thước chiều dầy có thể sản xuất theo yêu cầu của khách hàng,
với chiều dầy thay đổi 10mm một bước: 80,90,100,110,120,…. ,190, 200mm).
- Khối lượng thể tích của tấm Panel AAC là: 650 ÷ 750 kg/m3;
- Cấp độ bền chịu nén của bê tông tấm Panel AAC là: ≥ B4;
- Cường độ chịu nén tính toán dọc trục của bê tông tấm AAC: 3 MPa;
- Cường độ chịu kéo tính toán của bê tông tấm Panel AAC: ≥ 0,2 MPa;
- Cường độ chịu cắt của bê tông tấm Panel AAC: ≥ 0,3 MPa;
- Mô đun đàn hồi của bê tông tấm Panel AAC: ≥ 2,9.103 Mpa;
- Độ co khi khô của bê tông tấm Panel AAC không vượt quá: 0,2 mm;
- Cường độ chịu uốn của Panel AAC loại 600x1200x120 mm: 0,35 Mpa;
- Cường độ chịu uốn của Panel AAC loại 600x1200x140 mm: 0,42 Mpa;
II. 1. Tấm Panel AAC.
4. II.2. Vữa xây, Vữa san nền, Vữa không co ngót.
Các chỉ tiêu kỹ thuật Vữa xây Vữa san nền
Vữa không
co ngót
- Kích thước cốt liệu lớn nhất ≤ 1,25 mm ≤ 5,0 mm Dạng bột
- Độ lưu động 190~220 mm 165~195 mm 200~220 mm
- Khả năng giữ độ lưu động ≥ 90% ≥ 65% -
Thời gian bắt đầu đông kết ≥ 180 phút ≥ 150 phút ≥ 60 phút
Thời gian điều chỉnh ≥ 5 phút - -
Cường độ chịu nén trung bình
của vữa
≥ 5 Mpa ≥ 15 Mpa ≥ 30Mpa
Cường độ bám dính ≥ 0,4 Mpa - -
Khối lượng thể tích của vữa 1450 kg/m3 1450 kg/m3 1600 kg/m3
Lượng nước trộn 20 ÷ 25 % 20 ÷ 25 % 15 ÷ 17 %
- Vữa xây dùng để xây tấm Panel, Vữa san nền dùng để lấy cốt nền chuẩn
trước khi xây, Vữa không co ngót dùng để làm kín mạch đứng ở vị trí thanh
nẹp thép của tấm Panel, các thông số cơ bản của từng loại vữa như sau:
5. II.3. Thanh nẹp, thanh ngang cửa đi, cửa sổ.
Loại thanh nẹp
Kích thước (mm)
(dài x rộng x dầy)
Sử dụng cho tường
panel có chiều dầy
(mm)
1- Thanh nẹp bằng bê tông
cường độ cao:
3000 x 75 x 25 80, 90,100, 110
3000 x 115 x 25 120, 130, 140, 150, 160
2- Thanh nẹp bằng thép hộp
kẽm:
13 x 26 x 1,4 80, 90
20 x 40 x 1,0 100, 110
20 x 40 x 1,4 120, 130, 140
25 x 50 x 1,4 150, 160
3- Thanh ngang cửa đi, cửa
sổ:
30 x 60 x 1,4 Các loại tường
Hình ảnh:
Thanh nẹp
thép
6. II.4. Phụ kiện: Bản mã, ke liên kết, đinh, vít lạnh, vít nở.
Bản mã, ke liên kết, vít nở, vít lạnh,
đinh bê tông bằng thép SS400, CT3
được mạ kẽm nhúng nóng chống rỉ,
hình dạng và kích thước cụ thể như
sau:
- Ke góc đế thanh nẹp với nền, với
trần và Panel với cột: có hình dáng
chữ L, kích thước:
30x60/60x1,5(mm).
- Ke góc cửa đi, cửa sổ: có hình
dáng chữ L, kích thước:
30x40/40x3,0(mm).
- Vít nở sử dụng loại 4 x 60 (mm).
- Vít lạnh dùng loại 5 x 30 (mm).
- Đinh định vị tấm Panel và thanh
nẹp dùng loại 3 x 50 (mm), loại
đinh bê tông.
Hình ảnh các phụ kiện
7. III. SẢN PHẨM TƯỜNG PANEL AAC.
- Tường Panel sau khi xây và hoàn thiện xong với bề dày tường 80 mm và
120 mm, được thí nghiệm va đập, có kết quả sau:
- Tường panel AAC dày 80 mm chịu được lực của vật nậng 46 kg ở độ cao
rơi 45cm, tương ứng với vận tốc va đập 9,0 (km/h) của một người nậng 65
kg;
- Tường panel AAC dày 120 mm chịu được lực của vật nậng 46 kg ở độ cao
rơi 60cm, tương ứng với vận tốc va đập 10,4 (km/h) của một người nậng 65
kg;
Độ cao rơi h (m) 0,1 0,14 0,3 0,45 0,6
Vận tốc vật nặng khi va chạm (km/h) 5 6,1 8,7 10,7 12,3
Động năng của vật năng (J) 45 64,4 135 203 270
Động năng của một người có khối lượng
65kg va chạm với tường vận tốc 5 km/h (J)
62,7
Tỉ số động năng của vật nặng va chạm và
động năng của một người 65 kg
0.7 1 2,2 3,2 4,3
Bảng 1: Khả năng chịu va đập tường panel AAC
8. IV. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THI CÔNG
Xây tường Panel ngoài các thiết bị hiện có trong công tác xây dựng thông
thường thì cần bổ xung thêm một số thiết bị, dụng cụ thi công như sau:
- Máy xây Panel (kẹp, vận chuyển, nâng và xây tấm Panel), là loại máy chuyên
dụng do Sông Đà Cao Cường sản xuất.
- Máy cắt (cắt tấm Panel, xẻ rãnh thi công điện nước), là loại máy điện cầm tay.
- Máy khoan (khoan, khuấy vữa và bắn vít), là loại máy điện cầm tay.
- Dụng cụ thi công gồm: Khay đựng vữa, bay xây chuyên dụng, bàn trà, búa
cao su, ni vô,....
9. Bước 1: Panel AAC được
quấn đai, màng tránh ẩm và
được xếp trên Palet gỗ, xếp
theo chiều đứng.
V. TRÌNH TỰ THI CÔNG XÂY TƯỜNG PANEL
V.1. Thi công tường Panel AAC thô.
Bước 2: Vận chuyển tập kết
và kiểm tra Panel AAC, thanh
nẹp, phụ kiện, các máy, dụng
cụ thi công vào vị trí thi công.
Bước 3: Xác định vị trí tim
cốt của tường, cao trình cửa
và các lỗ kỹ thuật.
Bước 4: Xác định lắp đặt các
bản mã đáy và đỉnh thanh
nẹp.
Bước 5: Khoan lỗ, lắp đặt
bản mã thanh nẹp trên và
dưới bằng vít nở thép
Bước 6: Lắp đặt thanh nẹp
đứng cho các vị trí cột nhà
và giữa tường.
10. Bước 7: Trộn vữa khô bằng
máy trộn chuyên dụng để
làm cốt nền tường và xịt
nước làm ẩm bề mặt bê tông
nền trước khi rải vữa.
V.1. Thi công tường Panel AAC thô
Bước 8: Rải vữa bằng dụng
cụ chuyên dụng và đánh
thăng bằng cho móng tường
xây
Bước 9: Trộn vữa xây bằng
máy trộn chuyên dụng để
xây panel và xịt nước làm
ẩm bề mặt Panel trước khi
rải vữa xây.
Bước 10: Dùng dụng cụ
chuyên dụng rải keo xây theo
phương ngang và đứng.
Bước 11: Lắp đặt tấm Panel
vào vị trí, thi công hoàn
thiện theo phương ngang.
Bước 12: Dùng búa cao su,
thước nivô để căn chỉnh
hàng xây, độ phẳng và độ
thẳng đứng tường xây Panel
11. Bước 13: Vít trực tiếp tấm
Panel vào thanh nẹp. Miết
mạch keo xây để đảm bảo
đầy mạch
V.1. Thi công tường Panel AAC thô.
Bước 14: Định vị ke liên kết
giữa tường và tấm Panel
Bước 15: Xác định lại cao
trình cửa đi, cửa sổ và các lỗ
kỹ thuật
Bước 16: Lấy dấu, lắp đặt ke
góc cửa đi, cửa số và lắp đặt
thanh ngang cửa đi, cửa sổ
với ke góc bằng vít lạnh
Bước 17: Lắp đặt tấm Panel
vào vị trí trên thanh ngang
cửa sổ, cửa đi. Cưa cắt phần
Panel thiếu nếu có. Trình tự
thi công theo bước 11
Bước 18: Kiểm tra chèn vữa,
gạch, panel vỡ từ Panel AAC
vỡ. Hoàn thiện các mạch
vữa và phần sứt vỡ của
Panel.
12. - Tiến hành nghiệm thu tường panel AAC xây thô, để chuyển bước thi công
các công việc tiếp theo. Nôi dung nghiệm thu bao gồm trình tự dưới đây:
Nghiệm thu vật tư vật liệu đầu vào:
- Nghiệm thu tấm panel AAC, bao gồm: cường độ uốn gẫy toàn tấm panel
AAC, độ hút nước của tấm, độ co khi khô của tấm, khối lượng thể tích của
tấm;
- Nghiệm thu vữa xây, vữa san nền, vữa không co ngót theo các chỉ tiêu
của nhà sản xuất;
- Nghiệm thu thanh nẹp tường, thanh ngang cửa đi, cửa sổ và các phụ kiện
đi kèm theo tiêu chí của nhà sản xuất.
Nghiệm thu khối lượng xây thô panel AAC:
- Chỉ tiêu theo phương ngang, bằng, thẳng, đứng lấy theo tiêu chuẩn
nghiệm thu khối xây gạch đặc;
- Sai lệch kích thước theo chiều dày tường tại vị trí mạch ngang tường ± 1
mm;
- Sai lệch chiều rộng của mạch vữa ngang: ± 3 mm;
- Sai lệch chiều rộng của mạch vữa đứng: ± 5 mm;
- Sai số theo chiều dày tường tại vị trí mạch đứng nơi tiếp giáp với nẹp
đứng: -2 mm, +1 mm.
V.2. Nghiệm thu tường panel AAC xây thô
13. - Nghiệm thu tường panel AAC xây thô đạt, cho chuyển bước tiếp
theo.
14. V.3. Thi công điện, nước, hệ thống kỹ thuật
- Định vị tuyến dây điện, nước và đường
ồng kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế của Chủ
đầu tư.
- Dùng máy thi công chuyên dụng cắt
rãnh dọc tuyến dây điện, nước và đường
ống kỹ thuật đã được định tuyến như
trên.
- Dùng dụng cụ cào rãnh vệ sinh rãnh.
- Thi công lắp đặt hệ thống điện, nước và
hệ thống đường ống kỹ thuật.
- Nghiệm thu công tác lắp đặt hệ thống
điện, nước và đường ống kỹ thuật.
- Trát phẳng rãnh bằng keo xây chuyên
dụng
15. V.4. Thi công sơn bả tường panel AAC
- Mài phẳng vị trí tiếp giáp tấm panel với
cột, mạch vữa dọc, ngang.
- Dán luới thủy tinh chỗ tiếp giáp thanh
nẹp, cốt với tấm panel.
- Dùng keo chuyên dụng trát dọc theo
chiều dài lớp lưới thủy tinh.
- Bả bột bả matit lớp thứ nhất cho toàn
bộ tường Panel.
- Bả bột bả matit lớp thứ hai cho toàn bộ
tường Panel.
- Chờ tường khô đảm bảo tiến hành sơn
tường theo quy trình hướng dẫn của nhà
sản xuất hoặc đơn vị tư vấn.
16. - Tại các vị trí dùng nước như: Nhà vệ sinh, bếp, … và khu WC cần tuân
thủ các yêu cầu dưới đây:
- Sử dụng bột bả chống thấm chuyên dụng để bả toàn bộ bề mặt tường
panel AAC đến cao trình 2m tính từ cốt sàn;
- Sau đó dùng keo dán gạch chuyên dụng để ốp lát theo quy trình thông
thường;
Yêu cầu chống thấm cho khu WC và khu dùng nước:
- Hướng dẫn thực hành bê tông cốt sợi TC 78-13, 7/2015;
Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu tường xây bằng Block bê tông khí chưng áp, Bộ Xây
dựng, 2011;
TCVN 7959:2011, Bê tông nhẹ - Gạch bê tông khí chưng áp (AAC);
TCVN 9029:2011, Vữa cho bê tông nhẹ.
- Và các tài liệu, video tham khảo khác (sưu tập).
Tài liệu viện dẫn:
18. - Tốc độ thi công nhanh gấp 5- 6 lần gạch đỏ, gạch cốt liệu.
- Thi công lắp đặt điện nước nhanh gấp 3 lần.
- Tiêu thụ vữa xây là rất ít: 1,5 ÷ 2kg/m cho tường panel 80 ÷ 100
(mm); 2,5 ÷ 3kg/m2 cho tường 120 ÷ 160 (mm).
- Không cần trát 2 mặt tường nên không tốn vữa trát.
- Hao hụt vật liệu dưới 1%.
- Không cần đổ trụ bê tông cốt thép, không cần đổ bê tông cốt
thép linto, khuôn cửa.
- Lượng nước tiêu hao 0,35 lít nước/1m2 tường (gần như xây
khô).
- Tăng diện tích thông thuỷ 2m2/100m2 căn hộ, tăng giá trị sử
dụng và giá bán của căn hộ.
- Giảm tải lên hệ kết cấu và nền móng so với tường gạch tuynel 2
lỗ là: 75%.
- Có thể tiết kiệm 20-25% cọc và móng.
- Cách âm và cách nhiệt tốt, giảm tiêu hao điện của điều hoà.
- Không bị co nứt rạn tường do đã chia theo các modul panel.
I. Ưu nhược điểm.
I.1. Ưu điểm.
19. - Chỉ xây tường ngăn phòng và ngăn căn hộ.
- Không xây tường bao, cần kết hợp tường bao sử dụng
gạch AAC.
- Có thiết kế thi công.
- Thợ phải được tập huấn trước khi thi công.
- Phát sinh thêm một số dụng cụ thi công chuyên dùng.
- Dùng vữa khô trộn sẵn.
- Hệ giáo khung, không neo dựa vào tường.
- Tường khu WC cần chống thấm đến cao trình 2m.
I.2. Nhược điểm.
20. - Giá thành bằng 80% gạch đỏ, gạch cốt liệu nếu tính cả trát
tường.
- Bằng 70% gạch đỏ, gạch cốt liệu nếu tính hao hụt vật liệu
và tính cả thi công điện nước.
- Nếu tính cả giảm tải trọng lên móng giảm giá bằng 60%
gạch đỏ, gạch cốt liệu.
- Nếu tính hiệu quả diện tích sử dụng tăng thêm, giá thành
bằng 40% gạch đỏ, gạch cốt liệu.
- Đối với nhà cao tầng, rút ngắn 1 năm thi công, tạo ra cơ hội
kinh doanh với lợi thế cạnh tranh.
(Ví dụ: Tòa nhà cao 20 tầng, 20.000m2, đầu tư 200 tỷ, vốn
vay 100 tỷ, nếu giao nhà sớm 1 năm, giảm lãi vay khoảng 10
tỷ, tương ứng giảm được 500.000/1m2 XD).
- Nếu tính hiệu quả của tăng tốc độ thi công, giảm lãi vay của
vốn vay, sớm đưa công trình vào khai thác, hiệu quả cao
hơn nữa.
II. Hiệu quả kinh tế.
21. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Thông tin thêm xin liên hệ:
Nguyễn Ngọc Tuấn (Mr) – Phòng KD
Tel: 0906 262 100
www.vuakho.vn