1. BÀI GIẢNG MÔN HỌC
THANH TOÁN QUỐC TẾ
GV: NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
0918404586
Email: nguyenthanhtrucvn@yahoo.com
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
• PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009, Nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, NXB tài chính.
• GS.TS Lê Văn Tư – Thị trường hối đoái, NXB Thống Kê.
• Hà Thị Ngọc Oanh, 2002, Giáo trình kỹ thuật kinh doanh
Thương Mại Quốc Tế, NXB Thống Kê.
• PGS. TS Lê Văn Tề, 2006, Nghiệp vụ tín dụng và TTQT,
NXB Thống Kê.
• Trầm Thị Xuân Hương. 2006. Thanh toán quốc tế. NXB
Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
• Đinh Xuân Trình. 1996. Giáo trình thanh toán quốc tế trong
ngoại thương. NXB Giáo dục, Trường Đại học ngoại thương
Hà Nội.
3. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1. Nhà XK và nhà NK ở 2 nước khác nhau nên không thể “tiền
trao cháo múc được”, hơn nữa luật pháp các nước cấm thanh
toán trực tiếp cho nhau.
2. Vậy:
- Làm thế nào để nhà XK kiểm soát được hàng hóa cho đến khi
được thanh toán hay chấp nhận thanh toán?
- Làm thế nào để nhà nhập khẩu kiểm soát được tiền cho đến khi
nhận hàng hóa hoặc có quyền nhận hàng hóa.
5. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
3. Giải pháp
- Đối với nhà xuất khẩu: kiểm soát hàng hóa thông qua kiểm
soát chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng.
- Đối với nhà NK: Kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt
chứng từ vận tải bằng dịch vụ TT của ngân hàng.
THANH TOÁN QUỐC TẾ
6. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thanh toán quốctế
a. Khái niệm:
Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa từ theo nhiều quan
điểm khác nhau:
• Theo Đinh Xuân Trình (1996): là việc thanh toán các nghiã vụ
tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương
mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và
các chủ thể khác nhau của các nước.
• Theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quá
trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ
thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan
hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
7. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt)
b. Đặc điểm
• Diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
• Trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác.
• Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền
mặt: thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và
séc ghi bằng ngoại tệ.
• Tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt.
• Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật
và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối
bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế,
chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc
gia tham gia trong thanh toán.
8. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt)
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế
- Tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch
vụ, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế.
- Thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi
vốn nhanh, được tài trợ vốn, hạn chế rủi ro.
- Tăng quy mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hóa, mở rộng
quan hệ giao dịch.
- Giúp nhà nước quản lý và sử dụng ngoại tệ hiệu quả, quản lý
hoạt động XNK theo chính sách ngoại thương đề ra.
9. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt)
1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Hối đoái
- Các phương tiện thanh toán quốc tế
- Các phương thức thanh toán quốc tế
- Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
- Các chứng từ trong thương mại quốc tế
10. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ (tt)
1.4 Các văn bản pháp lý điều chỉnh dịch vụ TT của NH
a/ Đối với TT bằng L/C
UCP 600, eUCP 600, ISPB 681, URR525
b/ Đối với TT bằng Collection:
URC 522
15. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.1 Khái niệm
Ví dụ: 1 kg gạo = 15.000 VNĐ
1 USD = 20.800 VND
Vậy hiểu thế nào về tỷ giá hối đoái ( TGHĐ)?
TGHĐ là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước nàythể
hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nướckhác.
Ví dụ:
1USD = 84,32 JPY
1USD= 1,0639 CAD
1EUR = 1,2654 USD
1AUD = 0,8790 USD
17. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
2. Cơ sở hình thành tỷ giá
1. Cơ chế tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate
System)
Là cơ chế tỷ giá trong đó tỷ giá đồng tiền được duy trì gần như cố
định rất ít thay đổi. Có hai loại tỷ giá cố định:
- Tỷ giá cố định tự động
- Tỷ giá cố định có điều chỉnh (Chế độ tỷ giá Bretton Woods)
18. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.2.1.1 Tỷ giá cố định tự động:
• Là cơ chế tỷ giá tồn tại trong chế độ bản vị vàng (gold
standard) . Có đặc điểm cơ bản sau:
+ Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng
+ Vàng được tự do xuất nhập khẩu giữa các nước.
Ví dụ: Đầu thế kỷ 20:
• 1 GBP có hàm lượng vàng 7,32g vàng (năm 1821)
• 1 USD có hàm lượng vàng 1,50463 g vàng (năm 1879)
• 1 FRF có hàm lượng vàng 0,32258g vàng (năm 1803)
GBP/USD = 7,32/1,50463=4,8650
USD/FRF = 1,50463/0,32258=4,6644
19. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.2.1.2. Tỷ giá cố định có điều chỉnh (Chế độ tỷ giá
Bretton Woods)
• USD được đưa lên làm ngoại tệ mạnh, đứng hàng đầu trong hệ
thống tiền tệ thế giới ngang với vàng.
• Áp dụng chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD.
• Biên độ biến động của các tỷ giá chỉ ở mức cộng trừ 1% so với
tỷ giá chính thức.
• Việc thay đổi tỷ giá chính thức chỉ được thực hiện khi có sự
đồng ý của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
20. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.2.2. Cơ chế tỷ giá thả nổi (floating rate):
Là cơ chế tỷ giá mà trong đó tỷ giá các đồng tiền được tự do
biến động theo tác động của quan hệ cung cầu ngoại hối trên
thị trường.
- Thả nổi hoàn toàn (Clean floating)
-Thả nổi có kiểm soát (Unclean/managed floating):
21. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1. Thả nổi hoàn toàn (Clean floating):
Được áp dụng ở những nước
có nền kinh tế đủ mạnh, cho
phép thị trường và các lực
lượng thị trường quyết định tỷ
giá đồng tiền của mình.
2.Thả nổi có kiểm soát (Unclean/managed
floating)
Là tỷ giá thả nổi có sự can thiệp của nhà nước
22. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.3 Phƣơng pháp yết giá
Đồng tiền yết giá = X đồng tiền định giá
- Cách yết giá biểu hiện theo số đông ( yết giá trực tiếp)
+ Được áp dụng ở các quốc gia như: Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản,
Thái Lan, Hàn Quốc …
Ví dụ:
* Ở Việt Nam: 1 USD = 20.820 VND
Ta viết là: USD/VND = 20.820
* Ở Pháp: 1 USD = 0.7559 EUR
Ta viết là: USD/EUR = 0.7559
1 ngoại tệ = X nội tệ
23. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
- Cách yết giá biểu hiện theo số ít (yết giá gián tiếp)
+ Phương pháp yết giá này được áp dụng ở các quốc gia như:
Anh, New Zealand, Ireland, Australia, Mỹ…
Ví dụ:
* Ở Anh: 1 GBP = 1.6958 USD
Ta viết là: GBP/USD = 1.6958
1 nội tệ = X ngoại tệ
24. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
4. Ký hiệu tiền tệ và nguyên tắc yết tỷ giá
1. Ký hiệu tiền tệ:
+ Hai ký tự đầu chỉ viết tắt tên nước
+ Ký tự cuối cùng chỉ tên đồng tiền.
Đồng Việt Nam (VND- Vietnamese Dong)
Đô la Mỹ (USD- United State Dollar)
Bảng Anh (GBP- Great Britian Pound )
Yên Nhật ( JPY- Japanese Yen )
Bạt Thái Lan (THB- Thailand Baht)
Franc Thụy Sĩ (CHF- Confederation Helvetique Franc)
25. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.4.2 Nguyên tắc yết tỷ giá
- Phải có hai đồng tiền: đồng yết giá (quoted/valued currency)
và đồng định giá.
- Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối
đoái thường được yết như sau:
USD / VND = 20.820 / 20.840
BID RATE ASK RATE
Lưu ý:
-Số nhỏ là giá ngân hàng mua đồng yết giá
- Số lớn là giá ngân hàng bán đồng yết giá
26. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.4.3 Cách đọc tỷ giá
Tỷ giá thường được công bố đến 4 số lẻ ( trừ đồng JPY lấy 2 số lẻ).
Các số thập phân được đọc theo nhóm 2 số. Hai số thập phân đầu
đọc là số ( figure). Hai số sau đọc là điểm ( point)
Ví dụ: EUR = 1,2140 USD 21 đọc là số; 40 đọc là điểm
Khi yết tỷ giá người ta thường yết tỷ giá mua đầy đủ, nhưng tỷ giá
bán chỉ yết 2 số cuối ( điểm)
27. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
• Vận dụng xác định tỷ giá muabán
Có các tỷ giá sau:
USD/FRF = 8,0490/10
USD/CHF = 0,9065/75
USD/DEM = 2,6518/28
1/ Tỷ giá áp dụng cho một xí nghiệp bán USD/CHF là thế nào?
2/ Tỷ giá nào mà một ngân hàng chào cho khách hàng muốn mua
USD/FRF?
3/ Giả sử khách hàng muốn mua DEM bằng CHF. Vậy khách
hàng phải thực hiện nghiệp vụ nào? Xác định tỷ giá cho từng
loại nghiệp vụ?
28. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
• Vận dụng xác định tỷ giá mua bán(tt)
Có các tỷ giá:
GBP/USD = 1,4965/75
USD/FRF = 8,0490/10
USD/ITL = 1605/1650
1/ Một người muốn mua GBP/ FRF thì phải thực hiện nghiệp vụ
nào? Xác định tỷ giá từng nghiệp vụ?
2/ Một nhà kinh doanh ngoại hối ý muốn bán FRF/ ITL sẽ thực
hiện nghiệp vụ nào? Xác định tỷ giá từng nghiệp vụ?
29. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
•Một công ty muốn dùng
100.000 EUR để đổi sang AUD
nhưng trên thị trường không yết
giá giữa EUR và AUD nên họ
quyết định thực hiện các nghiệp
vụ sau:
Bán EUR lấy USD
Dùng USD để mua GBP
Bán GBP lấy CHF
Mua CAD bằng CHF
Bán CAD lấy AUD
Tỷ giá trên thị trường như sau:
EUR/USD = 1,4659/62
GBP/USD = 1,6525/29
GBP/CHF = 1,4557/65
CHF/CAD = 1,0837/46
AUD/CAD = 1,0303/11
Hãy cho biết tỷ giá trong từng
nghiệp vụ?
30. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
5. Nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo và cách tính
1. Nghịch đảo tỷ giá
1
A/B =
B/A
Ví dụ:
EUR/USD = 1,2140
1 1
USD/EUR = = = 0,8237
EUR/USD 1,2140
31. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1. 5.2 Tỷ giá chéo và cách tính
Giả sử có ba đồng tiền được ký hiệu lần lượt là A, B và C và tỷ giá
giữa chúng là A/B, B/C và A/C trong đó có một đồng tiền làm trung
gian tùy theo từng trường hợp.
+ Qui tắc 1: Khi đồng tiền trung gian là đồng tiền yết giá
Tỷ giá được công bố: A/B = ea, A/C = ec (A là đồng tiền trung gian)
Tỷ giá chéo B/C = B/A x A/C = ec/ea
32. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
+ Qui tắc 2: Khi đồng tiền trung gian là đồng định giá
Tỷ giá được công bố: A/C = ea, B/C = eb (C là đồng tiền trung
gian)
Tỷ giá chéo A/B = ea/eb
+ Qui tắc 3: Khi đồng tiền trung gian vừa là đồng yết giá vừa là
đồng định giá
Tỷ giá được công bố: A/B = ea, B/C = ec (B là đồng tiền trung
gian)
Tỷ giá chéo A/C = A/B x B/C =ea x ec
33. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
Ví dụ: Tại Paris, Ngân hàng Quốc gia Paris công bố tỷ
giá:
• USD/EUR = 0.8100
• GBP/EUR = 1.4634
• Xác định tỷ giá: USD/GBP
• Ta có thể viết như sau:
• USD/GBP = USD/EUR x EUR/GBP = (USD/EUR) x {1/
(USD/EUR )}
• = (0.8100) x 1/1.4634 = 0.5535
34. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
* Bài tập vận dụng nghịch đảo tỷ giá, tỷ giáchéo
1/ Tại Paris, ngân hàng công bố tỷ giá
USD/DEM = 1,4102/75
USD/FRF = 5,8615/95
Xác định tỷ giá mua, bán DEM/FRF?
2/ Một công ty Y muốn mua 1 số GBP trả bằng CAD vậy ngân
hàng A sẽ giao dịch với khách hàng theo tỷ giá nào? Biết
GBP/USD = 1,4850/60
CAD/USD = 0,7580/90
35. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
• Bài tập vận dụng nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo(tt)
3/ Công ty Y muốn bán cho ngân hàng A một số GBP để thu về
đồng DEM. Vậy ngân hàng A sẽ áp dụng tỷ giá nào với họ?
Biết rằng tỷ giá trên thị trường giữa các ngân hàng như sau:
GBP/USD = 1,4850/60
USD/DEM 1,5103/12
4/ Công ty XNK cần thanh toán HKD 200.000 cho khách hàng
tại Hồng Kông trong lúc trên tài khoản ngoại tệ chỉ có vốn số
dư là JPY. Vậy công ty bán JPY để mua HKD theo tỷ giá nào
mà ngân hàng cần áp dụng? Biết:
JPY/VND = 260,83/265, 20
HKD/VND = 2685/2695
36. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
• Bài tập vận dụng nghịch đảo tỷ giá, tỷ giá chéo(tt)
5/ Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần 150.000
AUD và 100.000 EUR để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Cty
có 150.000 GBP, 50.000 USD và 500 triệu VND trong tài
khoản. Hỏi
a/ Công ty có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu
không? Thừa bao nhiêu USD/ Thiếu bao nhiêu EUR?
b/ Nếu thiếu công ty phải dùng VND để mua ngoại tệ. Nếu thừa
thì bán số ngoại tệ đó để lấy VND. Cuối cùng doanh nghiệp có
được bao nhiêu VND?
Biết tỷ giá hối đoái trên thị trường như sau:
AUD/VND = 21.869/22.221
GBP/VND = 32.254/33.891
EUR/VND = 29.053/29.505
USD/VND = 20.565/20.615
37. Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần 250.000
GBP và 50.000 USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Cty có 150.000 EUR, 300000 AUD và 500 triệu VND
trong tài khoản. Hỏi
a/ Công ty có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu
không? Thừa, Thieu bao nhiêu ?
b/ Nếu thiếu công ty phải dùng VND để mua ngoại tệ. Nếu
thừa thì bán số ngoại tệ đó để lấy VND. Cuối cùng doanh
nghiệp có được bao nhiêu VND?
Biết tỷ giá hối đoái trên thị trường như sau:
AUD/VND = 21.869/22.221
GBP/VND = 32.254/33.891
EUR/VND = 29.053/29.505
USD/VND = 20.565/20.615
38. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động của
tỷ giá
-Liên quan giữa tỷ giá hối đoái với tỷ lệ lạm phát hay sức mua
( thuyết 3P) (Purchashing Power Parity).
- Cung cầu ngoại hối
- Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương.
-Các yếu tố khác: lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
Xem thêm: NHAN TO ANH HUONG TY GIA.ppt
39. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.7 Sự can thiệp điều chỉnh của nhà nƣớc
- Chính sách chiết khấu
- Chính sách thị trường mở
- Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái
- Nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ
40. I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
( Foreign Exchange Rate )
1.8 Các loại tỷ giá
+ Căn cứ vào hoạt động của ngân hàng
- Tỷ giá mua, bán ngoại tệ mặt
- Tỷ giá mua, bán ngoại tệ chuyển khoản
- Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa.
- Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn
- Tỷ giá mua, tỷ giá bán
+ Căn cứ vào quản lý ngoại hối của nhànước
- Tỷ giá chính thức
- Tỷ giá chợ đen
41. II. THỊ TRƢỜNG HỐI
ĐOÁI
2.1. Khái niệm
Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua và bán, trao đổi
ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các
phương tiện thanh toán quốc tế, mà giá cả ngoại tệ được hình
thành trên cơ sở cung cầu.
43. II. THỊ TRƢỜNG HỐI
ĐOÁI
- Ngoại hối: Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện
có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia,
gồm:
+ Ngoại tệ
+ Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ.
+ Các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ.
+ Vàng
Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng
44. II. THỊ TRƢỜNG HỐI
ĐOÁI
2.2 Đặc điểm của thị trƣờng ngoại hối
- Tính quốc tế của thị trường
- Tính liên ngân hàng trên thị trường.
- Tính tập trung cao.
- Tính hiện đại và truyền thống của các giao dịch.
45. II. THỊ TRƢỜNG HỐI
ĐOÁI
2.3 Tác dụng của thị trường ngoạihối
+ Chuyển sức mua tính từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
+ Giúp hoạt động ngoại thương, tín dụng đầu tư được dễ dàng.
+ Tạo môi trường cho NHTW thực hiện chính sách tiền tệ điều
tiết nền kinh tế vĩ mô.
46. II. THỊ TRƢỜNG HỐI
ĐOÁI
2.5 Đối tƣợng tham gia thị trƣờng hối đoái
- Các ngân hàng thƣơng mại
- Các nhà môi giới
- Ngân hàng trung ƣơng
- Các công ty kinh doanh
47. II. THỊ TRƢỜNG HỐI
ĐOÁI
4. Phân loại thị trƣờng hối đoái
1. Theo phạm vi hoạt động
a/ Thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường bán buôn
b/ Thị trường khách hàng hoặc thị trường bán lẻ, trong đó các
ngân hàng giao dịch với khách hàng thương mại của mình.
2.4.2. Theo tính chất hoạt động
a/ Thị trường hối đoái giao ngay
b/ Thị trường tiền gởi
2.4.3 Theo nghiệp vụ kinh doanh
a/ Thị trường giao ngay hay thị trường thỏa thuận
b/Thị trường hối đoái có kỳ hạn
48. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
3.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot)
Khái niệm
Nghiệp vụ giao là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó việc
chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá đã được
thỏa thuận.
Giao ngay ở đây không có nghĩa là ngay tức khắc mà thông
thường giữa ngày thanh toán (ngày giá trị) cách nhau 2 ngày
49. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
3.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot)
+ Kỹ thuật thực hiện:
Gọi N là ngày cam kết mua bán (ngày ký hợp đồng – date of
contract)
Thì N + 2 là ngày giao nhận ngoại tệ và thanh toán – hay ngày
giá trị (Date value)
Ngày giá trị có hiệu lực là ngày làm việc của hai nước có đồng
tiền giao dịch.
50. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
3.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot) (tt)
+ Cơ chế giao dịch:
Ví dụ: 1 KH nhập khẩu Việt Nam cần 1 triệu EUR để thanh toán
cho nhà XK Pháp.
Sau khi ký hợp đồng thỏa thuận tỷ giá, số lượng ngoại tệ và VND
gửi đến NH trong cùng ngày.
NH sẽ liên hệ NH đại lý của mình ở Pháp, trích TK nostro của
mình để thanh toán.
Đến ngày thanh toán ( sau 2 ngày làm việc), NH sẽ ghi nợ vào
TK nhà NK và NH đại lý sẽ ghi có vào TK nhà XK
51. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
+ Bài tập vận dụng nghiệp vụ hối đoái giao ngay
1/ Giả sử ngày 4/8 chúng ta quan tâm đến tỷ giá sau đây trên thị
trường ngoại hối quốc tế:
USD/EUR: 0,8131 – 65
AUD/USD: 0,7681 - 27
USD/VND: 20.600 – 20.620
USD/JPY: 110,36 -111,12
USD/CHF: 1,2541 -11
GBP/USD: 1,7651 – 91
EUR/USD: 1,2248 - 98
52. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
Tại phòng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ACB có các
khách hàng sau đây liên hệ mua bán ngoại tệ
KH Giao dịch KH Giao dịch
A Mua 20.000 GBP
bằng CHF
F Bán 20.000 GBP lấy
CHF
B Mua 28.000 EUR
bằng VND
G Bán 28.000 EUR lấy
VND
C Mua 40.000 AUD
bằng VND
H Bán 40.000 AUD
lấy VND
D Bán 12 triệu JPY lấy
VND
I Mua 12 triệu JPY
bằng VND
53. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
+ Kinh doanh chênh lệch tỷ giá(Arbitrage)
Là hoạt động kiếm lời trên những giá cả của khác biệt của giá cả
niêm yết..
Mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất =>Kiếm
lợi nhuận
54. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
Minh họa kinh doanh chênh lệch tỷ giá.
Giả sử có các tỷ giá sau đây trên thị trường quốc tế:
New york: GBP/USD = 1,5809 – 39
Frankfurt: USD/ EUR = 0,9419 - 87
London: GBP/EUR = 1,4621 – 71
55. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhà kinh doanh
sẽ thực hiệc các giao dịch sau đây:
1. Từ New York nhà kinh doanh bán 1 triệu USD ở Frankfurt
được:
1.000.000 x 0,9419 = 941.900 EUR
2. Dùng số EUR để mua GBP ở London được:
941.900/1,4671 = 642.014,86 GBP
3. Bán số GBP vừa mua được ở New York được:
642.014,86 GBP x 1,5809 = 1.014961,3USD
Lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch giá: 1.014.961,3USD
– 1.000.000 = 14961,3USD. Tuy lợi nhuận không lớn nhưng
kiếm được trong thời gian ngắn và hầu như không có rủi ro
nên rất hấp dẫn.
1.014961,3USD– 1.000.000 = 14961,3 USD
56. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
+ Bài tập vận dụng nghiệp vụ arbitrage
1/ Tỷ giá hối đoái cùng 1 thời điểm ở các thị trường hối đoái như
sau:
New York: USD/FRF = 6,6750 – 90
Paris:
Frankfurt:
DEM/FRF = 3,3520 -40
USD/DEM = 1,9810 – 20
Giả sử có 1 triệu USD để đầu tư.
2/ Ở New York: USD/EUR = 0,7655/67
Ở Paris: EUR/USD = 1,3260/71
Hãy đầu tư với
a/ 1.000.000 USD
b/ 1.000.000 EUR
57. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
3/ Ở Zurich: CHF/AUD = 0,8236/45
Ở Sydney: AUD/CHF = 1,1242/55
Hãy đầu tư với
a/ 1.000.000 CHF
b/ 1.000.000 AUD
4/ Cho tỷ giá như sau:
Zurich: CHF/USD = 0,7258/71
Munich: EUR/USD =1,2546/54
Paris: EUR/CHF = 1,8135/49
Hãy đầu tư
a/ Với 1.000.000 CHF
b/ Với 1.000.000 EUR
c/ Với 1.000.000 USD
58. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
3.2 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn
Khái niệm
Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn là nghiệp vụ mà trong đó các điều
khoản về việc mua bán ngoại tệ đã được xác định ở hiện tại ( tỷ
giá, số lượng ngoại tệ mua bán, thời hạn mua bán ….) nhưng việc
giao nhận ngoại tệ lại được thực hiện trong tương lai.
Cách khác:
Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị từ 3 ngày làm việc
trở lên gọi là giao dịch kỳ hạn.
FVD = (T + n) + 2 ; trong đó: n = 1, 2, 3, ...
59. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
Điểm kỳ hạn:
Là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay.
P = F - S
Hợp đồng kỳ hạn:
Là một công cụ tài chính để mua hoặc để bán một số tiền nhất
định, tại một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong
tương lai.
60. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
3.2 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn (tt)
+ Kỹ thuật thực hiện:
Ngày giá trị giao dịch kỳ hạn = ngày thỏa thuận + kỳ hạn + hai
ngày
F =S x
(rd – ry)*n
1 +
360
F: Tỷ giá kỳ hạn n ngày
S: Tỷ giá giao ngay
ry: Lãi suất kỳ hạn của đồng
tiền yết giá (%/năm)
rd: lãi suất cùng kỳ hạn của
đồng tiền định giá
n: kỳ hạn (ngày)
+ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ KỲ HẠN:..XAC DINH TY GIA KY
HAN.ppt
61. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
Một ví dụ minh họa:
Ngày 04/08 tại Vietcombank có tỷ giá giao ngay USD/VND:
15.888 – 15.890 và lãi suất kỳ hạn 3 tháng trên thị trường tiền
tệ như sau: VND: 6,9 – 9,6 %/năm và USD: 2,6 – 4,6%/năm.
Xác định tỷ giá mua, bán kỳ hạn 3 tháng.
- Tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng.
Ta thực hiện các bước tính sau:
+ Xác định tỷ giá: KH hàng bán NH mua lấy TG mua: 15.888
+ Lãi suất đồng tiền định giá ( VND) : chọn lãi suất tiền gửi
6,9%/năm
+ Lãi suất đồng yết giá (USD): chọn lãi suất cho vay 4,6%/năm
=> Fm = 15.888 x ( 1 + (( 6,9% - 4,6%) x 90)/360))) = 15.979
62. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
- Tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng.
Ta thực hiện các bước tính sau:
+ Xác định tỷ giá: KH hàng mua NH bán lấy TG bán: 15.890
+ Lãi suất đồng tiền định giá ( VND) : chọn lãi suất cho vay 9,6
%/năm
+ Lãi suất đồng yết giá ( USD): chọn lãi suất tiền gửi 2,6 %/năm
Áp dụng công thức: Fb = 15.890 x (1+( 9,6% - 2,6%) x 90))/360
= 16.168
63. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
+ Lãi suất của đồng tiền định giá > lãi suất đồng tiền yết giá =>
khoản chênh lệch là một số dương, khi đó tỷ giá kỳ hạn lớn
hơn tỷ giá giao ngay (F > S) và được gọi là có điểm gia tăng –
premium.
+ Nếu lãi suất của đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền
yết giá => khoản chênh lệch là một số âm, khi đó tỷ giá kỳ hạn
nhỏ hơn tỷ giá giao ngay (F < S) và được gọi là điểm khấu trừ
- discount
64. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
+ Yết tỷ giá kỳ hạn
Yết giá đầy đủ (outright quotation): yết giá của hai đồng tiền
theo những kỳ hạn cụ thể.
Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng
GBP/USD
USD/CAD
1,5580/90
1,3854/64
1,5570/82
1,3875/90
1,5472/88
1,3914/34
1,5415/35
1,3970/1,40
00
65. III. NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI HỐI
Yết tỷ giá kỳ hạn (tt)
Yết giá swap (swap rate): yết số điểm gia tăng hoặc khấu trừ vào
tỷ giá giao cho mỗi kỳ hạn. Đây là cách yết tỷ giá kỳ hạn phổ
biến trên thị trường ngoại hối, chủ yếu là trên thị trườn