SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TIỂU LUẬN
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................................. 2
2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................................................ 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 5
3.1 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 5
3.2 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 5
5. Kết cấu của đề tài.............................................................................................................................. 5
Chương 1 .............................................................................................................................................. 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ...................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về cưỡng chế thi hành án dân sự............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự ..................................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về cưỡng chế thi hành án dân sự............................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ....................................................................... 9
1.2.2. Nội dung của chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự................................................................. 10
Kết luận chương 1............................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2........................................................................................................................................ 12
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................................................................................................................. 12
2.1. Quy định pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án ................................................................. 12
2.2. Thực tiễn áp dụng về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ....................................................... 18
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chi phí cưỡng chế thi hanh án dân sự.......... 22
Kết luận Chương 2.............................................................................................................................. 23
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây thì công tác thi hành án dân sự luôn được Đảng và nhà nước quan tâm,
chú trọng nhằm từ đó tạo nền tảng cơ bản cho hoạt động đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân trong hoạt động này. Thi hành án dân sự là một công cụ hữu hiệu để thực hiện
quyền lực nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
Những quy định của pháp luật thi hành án dân sự được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của
hoạt động tố tụng cũng như niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong giai đoạn hiện nay trong công tác này chưa đạt hiệu
quả như mong muốn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đưa lại cho
nước ta nhiều sự thay đổi trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của thời gian vừa qua.
Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác THADS nói chung đã và đang
nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung. Từ đó, khẳng định vai trò thực hiện các quy định của
công tác thi hành các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung. Qua đó, khẳng
định vai trò của thượng tôn pháp luật và đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước
trong tiến trình hội nhập, và hoạt động chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự chính là một trong
những công cụ quan trọng và là một chính sách về thi hành án lớn của các quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng từ xưa cho đến nay.
Khoản 1 Điều 54 - Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.”. Những vấn đề có liên
quan đến đất đai được Hiến pháp 2013- là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam quy
định một cách rõ ràng, cụ thể “ Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.” (Khoản 2 Điều 54
Hiến pháp 2013)1
.
Trong hoạt động về THADS thì các quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự có vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự hiện nay. Mặt khác việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế cần phải có sự phối hợp của các ngành các cấp, nếu thiếu một thành phần theo
quy định thì hoạt động này không thể tiến hành trong thực tế.
Ngoài ra, trong thực tế khi cơ quan thi hành án khi áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện các
bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên thực tế thì các quy định có liên quan
còn thiếu, còn nhiều bất cấp và nằm rải rác tại các quy định pháp luật khác nhau. Từ đó, gây khó
khăn cho quá trình áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, hiện nay công tác THADS là một trong
những vấn đề nổi cộm trong xã hội, có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo. Vì vậy cơ quan THADS được
Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, con người nhằm giải quyết số lượng án
lớn tồn đọng trong nhiều năm gây bức xúc cho nhân dân, xã hội.
Với tính ưu việt và tầm quan trọng nêu trên, vấn đề bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy
định có liên quan đến cưỡng chế THADS và vấn đề có liên quan đến chi phí cưỡng chế thi hành án
dân sự theo pháp luật hiện hành vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá
với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới như hiện nay. Thế nhưng, trong
khi nhiều nước trên thế giới tiến hành hoạt động này một cách triệt để thì thực tiễn của quá trình áp
dụng các quy định của công tác THADS về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta còn gặp
1
Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Mặc dù, hành lang
pháp lý đã được Nhà nước xây dựng, tuy nhiên việc áp dụng các quy định pháp luật trong tổ chức thi
hành án dân sự nhằm thi hành án dân sự với việc chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự vẫn gặp không
ít khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ nhận thức về những tồn tại nói trên, tác giả
đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự” làm tiểu luận tốt nghiệp của
mình. Từ đó, thông qua quá trình nghiên cứu của các quy định pháp luật cũng như thực tiễn sâu sắc,
không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án mà còn góp phần xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh ở nước ta trong giai đoạn mới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự với việc chi phí cưỡng chế
thi hành án dân sự là một trong những nội dung rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát
triển bền vững ở nước ta. Đồng thời đáp ứng với công cuộc cải cách trong tình hình mới nên nghiên
cứu lĩnh vực thi hành án dân sự với việc cưỡng chế thi hành án dân sự thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lĩnh
vực thi hành án dân sự đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách
trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan: Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học của
việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mớí” do TS.Nguyễn Đình
Lộc làm chủ nhiệm được xem là công trình nghiên cứu lớn có liên quan đến thi hành án nói chung
và THADS nói riêng; Đề tài: “Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án
VIE/98/001” do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án. Một số công trình nghiên cứu khác như Luận văn
thạc sĩ luật học: “Pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh thương mại” của tác giả
Nguyễn Nguyệt Anh ; Luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Xuân Tùng; Luận văn thạc sĩ “Cưỡng chế
thi hành án dân sự trên địa bàn huyện KRông Nô tỉnh Đăk Nông” của Lê Ánh Dương năm 2017;
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về “Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt
Nam”... Bên cạnh đó là một số bài viết đăng trên các tạp chí như:“ Tạm dừng việc cưỡng chế thi
hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp nào?’ của Trịnh Văn Tuyên – Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số 09/2012 của Bộ Tư pháp .…. những công trình nghiên cứu, các bài viết trên ít nhiều
đều đề cập đến vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta dưới mọi góc nhìn của đời
sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về nội dung cưỡng chế
thi hành án dân sự tại một địa phương cụ thể còn khá khiêm tốn. Tiểu luận nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở
nước ta hiện nay. Do vậy, không có bất kỳ một công trình khoa học nào trùng lặp với đề tài tiểu luận
mà tác giả chọn nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Tiểu luận tập trung nghiên cứu hoạt động chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
cũng như áp dụng pháp luật trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay.
- Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu hoạt động và áp dụng pháp luật chi phí cưỡng chế thi
hành án dân sự ở nước ta hiện nay
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật như: Luật thi hành án dân sự và các văn
bản hướng dẫn thực hiện có liên quan. Nội dung niên luận chỉ giới hạn trong những vấn đề lý luận
chung về cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS và các quy định của pháp
luật THADS điều chỉnh vấn đề này. Giới hạn khảo sát của niên luận là quá trình áp dụng pháp luật
THADS về cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS ở Việt Nam hiện nay
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Những vấn đề lý luận chung nhất về cưỡng chế thi hành án dân sự trong pháp luật THADS
như khái niệm; đặc điểm và nội dung của vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định
pháp luật THADS hiện hành.
- Thực tế áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự được thi hành án theo quy định
pháp luật THADS ở Việt Nam trong giai đoạn trở lại đây. Đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn
chế và khó khăn trong quá trình áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự về cưỡng chế thi
hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm, học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá số liệu thu thập được liên quan đến pháp luật và
thực trạng áp dụng chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay,
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của tiểu luận gồm 02
chương với các nội dung cơ bản gồm:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Chương 2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án
dân sự
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Cơ sở lý luận về cưỡng chế thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự
Trước hết, để làm rõ khái niệm pháp luật thi hành án dân sự, cần tìm hiểu thi hành án là gì?
Thi hành án được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành theo thủ
tục trình tự pháp luật quy định, nhằm thực hiện các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
tòa án. Thi hành án, xuất phát từ thuật ngữ gốc là “Thi hành”.
Từ điển Hán - Việt của tác giả Đào Duy Anh, thì “thi hành” là: “Đem cái việc đã trù định sẵn
mà làm ra cho có hiệu quả"[1, tr.791] . Như vậy thi hành án có thể được hiểu là đem bản án của Tòa
án ra thi hành trên thực tế cho có hiệu quả; còn thi hành án dân sự là việc đưa phần dân sự đã được
tuyên các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế.
Điều này có ý nghĩa chỉ các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực và đang có hiệu lực mới
được đem thi hành.
Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì các bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật thì
bắt buộc thi hành. Đây là nguyên tắc trong hoạt động QLNN trong thực tế ở nước ta hiện nay. Xuất
phát từ các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở nước ta, nhiều ý
kiến đồng tình với quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là hoạt động đặc thù, vừa có tính chất của
hoạt động hành chính, vừa có tính chất của hoạt động tư pháp. Bởi lẽ, cơ sở của hoạt động thi hành
án là các bản án, quyết định dân sự của Toà án; các cơ quan tham gia vào quá trình thi hành án chủ
yếu là cơ quan tư pháp. Ngoài ra, thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối
quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó . Tính chấp hành trong thi hành án
phản ánh một đặc trưng chứng tỏ nó không đơn thuần là hoạt động tố tụng thuần tuý. Bên cạnh các
chủ thể là Tòa án, Viện kiểm sát, chúng ta có thể thấy các chủ thể tham gia vào giai đoạn thi hành án
đông đảo và đa dạng hơn so với các giai đoạn tố tụng trước đó, ví dụ UBND địa phương nơi người
phải thi hành án cư trú; cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc...
Đối với vấn đề THADS nói chung ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận
được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm
quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu
quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn
thiện hơn, trong đó có nội dung về THADS trong thực tế. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về
THADS là những quy định của pháp luật về việc thực hiện hoạt động về THADS được ban hành
nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện, thi hành pháp luật trong thực tế; ngăn chặn và xử lý
nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực THÁ; đề cao trách nhiệm của người có thẩm
quyền xử lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cường
trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với vấn đề THADS trong sự nghiệp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật
cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung đảm hoạt động
THADS ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
trong tình hình mới. Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã
quy định các quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền,
tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân
sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết
định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại
(sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên;
quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự. Văn bản
pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc thực hiện hoạt động
THADS ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ một nguyên tắc hiến định đã được nêu ở Điều 106 Hiến pháp 2013 “bản án,
quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn
trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Vậy nên họat động thi
hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với tòan bộ quá trình giải quyết vụ án bởi vì bản án, quyết định chỉ có ý nghĩa khi bản án án đó
được thi hành trên thực tiễn, khi đó quyền và lợi ích hợp phảp của các đương sự vì thế cũng được
bảo vệ một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của xã hội và pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ quan thi hành án
đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân,
cơ quan, tổ chức. Bản chất của thi hành án dân sự là thi hành các quyết định của Tòa án tuyên trong
bản án, quyết định mà không giải quyết lại nội dung vụ án và là giai đoạn bảo vệ quyền lợi cho các
đương sự về mặt thực tế. Thi hành án dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đó là bảo đảm bản án,
quyết định của Tòa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống, bảo đảm quyền lợi của đương sự bên
cạnh đó thông qua việc thi hành án, Cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp
dụng pháp luật từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp
dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lập pháp.
Các bản án, quyết định được thi hành án không chỉ là các bản án, quyết định được ban hành
bởi tòa án, của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của trọng tài thương mại trong nước mà còn là
những phán quyết được ban hành bởi Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài
nhưng được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, trên cơ
sở đó có thể đưa ra khái niệm như sau: thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành những bản án,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyết định về phần dân sự của các cơ quan có thẩm quyền được thực hiện bởi cơ quan thi hành án
dân sự theo trình tự thủ tục chặt chẽ theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, nhằm đảm
bảo quyền và lơi ích hợp pháp theo các quyết định trong các bản án, quyết định đã tuyên.
Theo quy định tại Điều 1 và 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014),
THADS là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân, bao gồm cả cơ quan THADS trong quá trình tổ
chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài
thương mại. Các bản án, quyết định được THADS bao gồm: bản án, quyết định về dân sự, hình phạt
tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết
định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của
Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng
xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định
của Trọng tài thương mại hoặc những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành án
ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.Hoạt động THADS được thực hiện theo nguyên tắc
và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản
quy phạm phát luật có liên quan.
Như vậy, thi hành án dân sự là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân được thực hiện theo
nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật THADS và pháp luật có liên quan trong
quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và
Trọng tài thương mại.
1.1.2. Khái niệm về cưỡng chế thi hành án dân sự
Khi người phải thi hành án được Chấp hành viên giải thích, thuyết phục tự nguyện thi hành án
những vẫn tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không tự nguyện thi hành, thì buộc cơ quan thi hành
án phải tổ chức cưỡng chế thi hành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 - Luật THADS sửa đổi, bổ
sung năm 2014 thì người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì
bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Tại điều 45 và Điều 46 - Luật
thi hành án dân sự cũng quy định sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày
người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành hoặc trong trường hợp cần ngăn
chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án, thì
Chấp hành viên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Như vậy, cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của
nhà nước, nhằm buộc người phải thi hành án dân sự thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài
sản theo bản án, quyết định của tòa án; Cưỡng chế thi hành án dân sự do chấp hành viên cơ quan thi
hành án dân sự quyết định áp dụng theo thẩm quyền trong trường hợp người phải thi hành án có
điều kiện thi hành án, đã được thông báo hợp lệ, đã hết thời gian tự nguyện thi hành án mà không tự
nguyện thi hành; Hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án dân sự tẩu tán, hủy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hoại tài sản 2
. Cách hiểu này tuy chỉ mang tính tương đối nhưng nó đã xác định được: Chủ thể áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự được
trao quyền áp dụng trong từng vụ việc thi hành án dân sự cụ thể.
Khách thể của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là trật tự thực thi những bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội và công dân…là người phải thi hành án thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo
bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Phương tiện của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là quyền lực Nhà nước được quy định
trong hệ thống văn bản pháp luật về thi hành án dân sự.
Mục đích của áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là ngăn chặn người phải thi
hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản và đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, các tổ chức
và công dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
1.2. Cơ sở lý luận về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
1.2.1. Khái niệm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức
cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người
được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả. Các chi phí này bao gồm:
Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống
cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản,
trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí
thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới
để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành
án.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; chi phí định giá lại tài sản
nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định
về định giá;
2
Nguyễn Văn Luyện - Nguyễn Thanh Thủy (Chủ biên) (2012), Sổ tay nghiệp vụ thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác
định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
3. Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
b) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại
khoản 1 Điều 44 của Luật này;
c) Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;
d) Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của
pháp luật.
4. Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít
nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng
chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
5. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng
chế thi hành án.
6. Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền
bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu
được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.
7. Chính phủ quy định mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ
cưỡng chế thi hành án; thủ tục thu, nộp, miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
1.2.2. Nội dung của chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Đối tượng phải chịu chi phí thi hành án dân sự
Theo Điều 73 Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 (gọi tắt là LTHSDS) thì chi
phí cưỡng chế thi hành án dân sự được xác định như sau:
* Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống
cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ
trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 73 LTHADS;
Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí
thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới
để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành
án.
*Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp
định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định
người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Ngoài quy định buộc người được thi hành án, người phải thi hành án phải chịu các chi phí
cưỡng chế thi hành án, khoản 3 Điều 73 LTHADS còn quy định một số chi phí cưỡng chế thi hành
án do ngân sách nhà nước trả như chi phí định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá,
chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án, các chi phí cần thiết
khác như chi phí họp bàn cưỡng chế do chấp hành viên tổ chức hợp với các cơ quan liên quan trước
khi cưỡng chế, chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành
án… Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, trong việc ra quyết định miễn,
giảm chi phí cưỡng chế sai quy định có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.
Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất
03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế
ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm
các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán
đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được
tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.
Kết luận chương 1
Quy định về chi phí cưỡng chế THADS là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết
trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về THADS ở nước ta hiện nay. Việc xác định
đặc điểm, vai trò, ý nghĩa trong việc chi phí cưỡng chế THADS trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần
lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về
THADS tại Việt Nam. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các chủ
thể. Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội
trong lĩnh vực THADS. Góp phần quan trọng trong hoạt động thi hành các bản án trên thực tế. Cùng với
thời gian thì những quy định về chi phí cưỡng chế THADS đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Qua đó, đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật là quá trình đưa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp luật vào đời sống, áp dụng những quy định trong văn bản vào hiện thực, góp phần đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật. Chương I của tiểu luận đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của
việc chi phí cưỡng chế THADS ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm và đặc điểm, vai trò và nội
dung quy định về chi phí cưỡng chế THADS. Trên cơ sở lý luận về chi phí cưỡng chế THADS ở
Chương I, tác giả vận dụng thực tiễn tại Việt Nam. Từ đó, đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kết quả
đạt được trong việc áp dụng và những hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình thi hành, từ đó tìm ra
nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế được trình bày
trong Chương 2 của tiểu luận.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ CƯỠNG
CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1. Quy định pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án
Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014; Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật
Thi hành án dân sự và Thông tư liên tịch số 200/2016/TTLT-BTC-BTP ngày 16/8/2012 “ Quy định
việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân
sự”. Quá trình thực hiện cho thấy hạn chế, bất cập về mức chi cho cưỡng chế thi hành án dân sự,
tiêu hủy vật chứng, mức chi hiện tại còn thấp chưa phù hợp với tình hình thực tế gây khó khăn cho
cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc bố trí kinh
phí cho hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự chưa hợp lý, cụ thể là hàng năm Bộ Tài chính giao
kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự cho Bộ Tư pháp (gồm kinh phí ngân sách chịu và kinh phí
tạm ứng cưỡng chế thi hành án dân sự) nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu kinh phí cho cơ
quan thi hành án dân sự trong thực hiện nhiệm vụ này. Trên thực tế, kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi
hành án dân sự theo nhu cầu của các cơ quan thi hành án dân sự tương đối lớn nhưng kinh phí được
giao chỉ đáp ứng được một phần (kể cả số đã thu hồi kinh phí tạm ứng của đương sự) nhu cầu kinh
phí cho các cơ quan thi hành án dân sự. Mặt khác, Luật Thi hành án dân sự và một số Luật khác mới
được Quốc hội thông qua (như: Luật Phá sản 2014, Luật Tố tụng hành chính 2015.v.v.) có nhiều nội
dung liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, trong đó có những nội dung liên quan trực tiếp đến
cơ chế quản lý kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự và kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan
thi hành án dân sự đòi hỏi phải được bổ sung, hướng dẫn phù hợp. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP có
nhiều nội dung giao cho Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành liên quan
trực tiếp đến cơ chế quản lý kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự và kinh phí bảo đảm hoạt động
của cơ quan thi hành án dân sự và được hướng dẫn bằng Thông tư số 200/2016/TT-BTP ngày
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
09/11/2016 của Bộ Tài chính “quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm
hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự”.
Hiện nay, chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự gồm các khoản chi phí do người phải thi hành
án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi
hành án do người được thi hành án hoặc do Ngân sách Nhà nước chi trả. Chi phí cưỡng chế thi hành
án do người phải thi hành án, người được thi hành án, người thứ ba bị cưỡng chế thi hành án nộp
hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người
thứ ba giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa, trừ trường hợp chi phí cưỡng chế do ngân sách nhà nước bảo
đảm. Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản cưỡng chế thi hành án phải nộp một phần chi
phí định giá trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Cơ quan thi hành án dân
sự căn cứ chi phí định giá tài sản lần liền kề trước đó và chi phí định giá tài sản thực tế ở địa phương
tại thời điểm đương sự yêu cầu định giá lại tài sản để xác định mức nộp chi phí định giá lại tài sản
và thông báo cho người yêu cầu định giá lại tài sản nộp tiền chi phí định giá. Khi kết thúc việc định
giá lại tài sản, đương sự sẽ nộp tiếp phần chênh lệch giữa tổng chi phí định giá lại thực tế và chi phí
đương sự đã nộp. cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi, ghi chép và phản ánh đầy đủ
vào sổ sách kế toán các khoản nộp chi phí định giá của đương sự theo đúng quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, Luật Kế toán.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu, gồm: Chi phí thông báo về
cưỡng chế với khoản chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài
phát thanh, báo chí); chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi
hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành
phần khác). Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng,
chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án. Chi phí
thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo
hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá; chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp
Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành
án dân sự; chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản; chi phí giám
định tài sản và một số khoản chi thực tế hợp pháp để thực hiện việc giám định tài sản; chi phí bán
đấu giá tài sản gồm phí bán đấu giá theo quy định và các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá
trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản; tiền thuê địa
điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài
sản trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức tiến hành bán đấu giá tài sản để
thi hành án. Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản;
chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định
mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ,
tài liệu: Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thuê địa điểm và các khoản chi phí thực tế hợp pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài
liệu; chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm
giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu. Chi tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng
chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận. Các khoản chi phí khác do
pháp luật quy định phục vụ cho cưỡng chế.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án chịu gồm: Chi phí định giá lại tài sản
nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định
về định giá. Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định
xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. Chi phí kê biên, xử lý tài sản
quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà
họ thực nhận. Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi
hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó.
Người thứ ba chịu các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
Người thứ ba đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu
giá mà bị cưỡng chế thi hành án thì phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp quy
định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ
tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án do ngân sách nhà nước bảo đảm gồm: Chi phí quy
định tại khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự. Chi phí quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định
số 62/2015/NĐ-CP. Chi phí định giá lại tài sản trong trường hợp có vi phạm quy định về định giá
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12. Phí, chi phí
bán đấu giá tài sản không thành. Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải ngừng vì
các lý do sau đây:) Do sự kiện bất khả kháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP; trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành
án, tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật Thi
hành án dân sự. Chi phí cưỡng chế do người phải thi hành án có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ
để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 44a Luật Thi
hành án dân sự.
Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế được thực hiện
đối với đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án,
Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân
phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
để cưỡng chế. Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ
cưỡng chế, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp
bàn cưỡng chế, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng
ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế trong trường
hợp cần thiết.
Mức chi cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 200/2016/TT-
BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính như sau: Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng
chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản cưỡng chế thi hành án, chủ trì
150.000 đồng/người/ngày; thành viên 100.000 đồng/người/ngày. Chi bồi dưỡng cho những người
trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án: Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án,
kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng
chế thi hành án 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế đối với người chủ trì, 100.000
đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế đối với đối tượng khác. Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già
làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong
trường hợp cần thiết 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế. Chi bồi dưỡng cho những người
trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người
trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ theo mức
hấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát 70.000
đồng/người/ngày; dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác 100.000
đồng/người/ngày. Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án
thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội
nghị trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Chi thuê phiên dịch trong cưỡng chế thi
hành án, phiên dịch tiếng dân tộc tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do
Nhà nước quy định tại thời điểm thuê. Tùy vào địa bàn cụ thể, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân
sự quyết định mức thanh toán tiền công thực hiện các công việc nêu trên cho phù hợp (ví dụ: Mức
lương tối thiểu vùng cao nhất do Nhà nước quy định là 3.500.000 đồng/tháng. Định mức tiền công
ngày để lập dự toán tiền công thuê ngoài tối đa là: 3.500.000 đồng : 22 ngày = 159.000 đồng); phiên
dịch tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ chi tiêu đón tiếp khách
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
và chi tiêu tiếp khách trong nước. Các chi phí thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ cưỡng chế; chi phí
phòng cháy, nổ; thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; phí thẩm định giá; phí bán đấu
giá; thuê trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản và các khoản chi khác có
liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng,
hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự phê duyệt.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ
chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp có thu nhập
không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế
đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn hoặc mức thu nhập tối thiểu được xác định theo
chuẩn hộ nghèo hoặc thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng hoặc thuộc diện neo
đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất
03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế
ngay. Trong khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người
được thi hành án, người thứ ba chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực
hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán
kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự. Trước khi tổ chức cưỡng chế
thi hành án, chấp hành viên phải lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt dự
trù chi phí cưỡng chế, trong đó nêu rõ: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng
chế; phương án tiến hành cưỡng chế; lực lượng tham gia (số lượng người, thành phần tham gia); dự
toán chi phí phục vụ cho cưỡng chế. Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được
phê duyệt, chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí
được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện
nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của đối tượng phải chịu chi
phí cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng
chi cưỡng chế thi hành án trước đó cho cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan thi hành án dân sự có
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án để thu hồi kinh
phí đã tạm ứng. Trường hợp đương sự tự nguyện nộp trước chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự căn cứ
kế hoạch cưỡng chế và dự trù chi phí phục vụ cho cưỡng chế để xác định mức kinh phí đề nghị
đương sự nộp.
*Thanh toán tiền, trả tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự thì phải
thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án. Trường hợp có nhiều người được thi hành án
mà trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện
theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án; số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành
án dân sự được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định
cưỡng chế đó, số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định
thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của
những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế.
Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người
phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành
án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại
gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn
không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án,
trừ trường hợp đã hết thời hiệu. Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận
được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có
yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh
toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm
thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án.
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành
án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa
vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh
toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản
án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền để lại cho người phải thi hành án để thuê nhà
hoặc tạo lập nơi ở mới. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp
không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước
khi thanh toán các khoản khác. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản thực hiện theo quy
định của pháp luật về phá sản, theo đó Tòa án quyết định thứ tự phân chia tài sản trong quyết định
tuyên bố phá sản, Chấp hành viên thanh toán theo quyết định của Tòa án. Sau khi thanh toán, số tiền
còn lại được trả cho người phải thi hành án.
Đối với Thừa phát lại thì thanh toán tiền, trả tài sản thu được từ việc cưỡng chế thi hành án dân
sự thực hiện tương tự như Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, có một số nội
dung khác, theo đó sau khi trừ các chi phí thi hành án, được thanh toán như sau: Số tiền thi hành án
thu được từ vụ việc nào thì Thừa phát lại chi trả cho người được thi hành án theo văn bản yêu cầu
của vụ việc đó sau khi trừ chi phí thi hành án mà người phải thi hành án chịu theo quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự; số tiền còn lại, Thừa phát lại phải trả lại cho người phải thi hành án. Nếu
người phải thi hành án phải thi hành đối với nhiều người được thi hành án khác nhau do cùng một
Văn phòng Thừa phát lại thụ lý, thi hành thì số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi
hành án nào được thanh toán cho những người được thi hành án đã yêu cầu tính đến thời điểm có
quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo
các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
thu được tiền, Thừa phát lại phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án. Văn phòng Thừa phát
lại phải phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án
để đảm bảo thi hành án.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Riêng đối với vấn đề thành toán tiền thi hành án trong các trường hợp liên quan đến thí điểm
xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thì ngày 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã
thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
2.2. Thực tiễn áp dụng về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Trên cơ sở quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 và Điều 13 Nghị định
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ thì hết thời gian tự nguyện thi hành án, người phải
thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Không tổ
chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ,
ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng
trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng
chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng
đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Có ba căn cứ để cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 70 Luật Thi hành án dân sự năm
2008 là: Bản án , quyết định; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường
hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án3
. Để thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự
cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự như:
*Xác minh điều kiện thi hành án trước khi tiến hành cưỡng chế.
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là điều kiện bắt buộc và quyết định cho việc thực hiện
cưỡng chế thành công hay không thành công. Công tác xác minh điều kiện thi hành án dân sự phải
được thực hiện một cách khoa học, toàn diện, đầy đủ và tỉ mỷ, chi tiết tới từng nội dung và phù hợp
theo đúng yêu cầu đặt ra của từng việc cưỡng chế thi hành án cụ thể. Xác định được vai trò và tầm
quan trọng của công tác xác minh điều kiện thi hành án, tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm
2008 (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thi hành án dân sự), Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính
phủ, Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 và
mục 1 Chương II của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày
14/01/2014 quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến công tác xác minh thi hành án dân sự; Trách
nhiệm của cá nhân tổ chức có liên quan đến công tác xác minh thi hành án dân sự. Theo đó, trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự
nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Người phải thi hành án phải kê khai
trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi
hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình4
.
3
Quốc hội (2008,2014) Luật thi hành án dân sự
4
Lê Thu Hà (Chủ biên) (2012), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
*Lựa chọn biện pháp cưỡng chế.
Nội dung này được quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính
phủ. Theo đó, căn cứ nội dung bản án, quyết định; Trên cơ sở tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành
án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương,
chấp hành viên sẽ lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cho phù hợp. Việc áp
dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi
hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn
hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc
phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện
phápcưỡng chế để thi hành án5
.
*Xác định loại tài sản không được kê biên, cưỡng chế.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự thì các loại tài sản sau không được kê biên,
cưỡng chế: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an
ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Tài sản của người
phải thi hành án là cá nhân bao gồm: Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi
hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; Số thuốc cần dùng để phòng,
chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng
dùng để chăm sóc người ốm; Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; Công cụ
lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất
của người phải thi hành án và gia đình...
*Xây dựng kế hoạch cưỡng chế thi hành án.
Đây là nội dung bắt buộc, được quy định cụ thể tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008 -
được sửa đổi bổ sung tại khoản 29 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thi hành án dân sự. Theo đó, chấp hành viên chỉ xây dựng kế hoạch cưỡng chế trong
trường hợp cần huy động lực lượng; Thống nhất với cơ quan công an về bảo vệ cưỡng chế thi hành
án theo quy định tại Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp,
Bộ Công an. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an
cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Nội dung của kế hoạch cưỡng chế phải có tên
người bị áp dụng cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm, phương án tiến
hành cưỡng chế, dự trù chi phí cưỡng chế và yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế.
*Thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án.
Theo quy định tại Điều 39, 40,41 42,43 Luật Thi hành án dân sự thì: việc thông báo phải được
thực hiện trong 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản; Trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu
tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo được thực hiện qua ba hình thức đó
5
Lê Thu Hà (Chủ biên) (2012), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
là: thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan tổ chức các nhân khác theo quy định của pháp luật; Thực
hiện niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc thông báo
thi hành án còn được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của
Chính phủ; Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày
26/7/2010 giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Việc thông
báo phải được thực hiện dưới các hình thức cụ thể, phù hợp với tính chất đặc điểm của từng vụ việc
thi hành án; từng đối tượng được thông báo [
*Xử lý tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp
Theo quy định tại Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung tại khoản 32
Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, Điều
24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, Điều 6 Thông tư liên tịch số
14/2010/TTLT BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 thì: Trường hợp tài sản của người phải
thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì chấp hành viên thông báo
cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan
có thẩm quyền giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự,
người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử
lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại
Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì chấp hành viên xử lý tài sản để thi
hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự 6
. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp,
cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn
tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê
biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp có căn cứ xác
định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì chấp hành
viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó
Thực tiễn trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương, trong những năm qua ở nước ta
hiện nay kể từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực, cho thấy nhiều vụ việc cưỡng chế
không thu được chi phí cưỡng chế từ người phải thi hành án, thậm chí họ cũng không cần làm đơn
đề nghị chính quyền địa phương nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ
chức nơi người đó nhận thu nhập để xác nhận hoàn cảnh kinh tế của bản thân(theo quy định tại Điều
44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP), để cơ quan thi hành án làm cơ sở cho việc xét miễn, giảm chi phí
cưỡng chế thi hành án. Bởi vì bản thân họ không còn một tàu sản nào khác để cơ quan thi hành án
6
Quốc hội (2014), Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khấu trừ tiếp. Thực tế, việc tổ chức cưỡng chế, bán phát mại tài sản một số vụ việc vẫn chưa đủ chi
phí cho việc cưỡng chế, kê biên, thẩm định giá trài sản và bán đấu giá tài sản thì việc cơ quan thi
hành án dân sự xét giảm hoặc miễn thì lấy nguồn kinh phí nào cho việc cưỡng chế thi hành án.
Việc phải tiến hành cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, (cực chẳng đã) ngoài ý muốn của cơ
quan thi hành án dân sự. Nếu cơ quan thi hành án động viên, giáo dục thuyết phục nhiều lần nhưng
người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, cố tình lẩn tránh, trây ỳ thì buộc cơ quan thi hành
án dân sự phải tổ chức cưỡng chế. Việc cưỡng chế là một biện pháp cưỡng bức của Nhà nước nhằm
tôn trọng và giữ nghiêm pháp chế. Nhưng nếu một cơ quan thi hành án phải tổ chức nhiều vụ việc
cưỡng chế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí hoạt động của cơ quan thi hành án, trong khi đó,
kinh phí hiện tại còn rất hạn hẹp. Ngược lại, nếu vì lí do kinh phí mà chậm cưỡng chế thi hành án thì
đương sự sẽ khiếu nại, thậm chí nhiều người còn hiểu sai về Chấp hành viên cơ quan thi hành án
dân sự, họ cho rằng Chấp hành viên nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đương sự.
Đến nay, việc đi tìm lời giải cho bài toán về kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thật nan
giải. Thiết nghĩ, các cơ quan thi hành án dân sự do Chính phủ quản lí, nằm trong hệ thống chính
quyền từ tỉnh đến huyện. Để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, vì vậy hàng năm UBND các
cấp quản lí công tác thi hành án dân sự cần có khoản kinh phí chi cho công tác cưỡng chế thi hành
án hoặc cho phép các cơ quan thi hành án dân sự được trích lại 10% trong tổng số tiền các cơ quan
thi hành án thu được nộp vào ngân sách Nhà nước, trong khi kinh phí ngành còn quá hạn hẹp. Như
vậy, phần nào giảm bớt được khó khăn về kinh phí cho công tác cưỡng chế thi hành án dân sự hiện
nay.
Thực tế xảy ra trường hợp sau khi Chấp hành viên đã ra quyết định cưỡng chế kê biên, thực
hiện việc cưỡng chế, người được thi hành án và người phải thi hành án lợi dụng “lỗ hổng” của pháp
luật “ngầm thỏa thuận, trả tiền đầy đủ nghĩa vụ thi hành án cho nhau không thông qua cơ quan Thi
hành án dân sự”. Sau khi nhận đủ tiền, người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành
án dân sự đình chỉ toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án quyết định mà cơ quan Thi hành
án dân sự đã ra quyết định thi hành án (việc có văn bản đề nghị đình chỉ không làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích của người thứ ba) và chấp nhận nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy
định.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân
sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án nhưng không thu được phí thi hành, do hồ sơ thi hành án
không có tài liệu thể hiện được việc người được thi hành án thực nhận số tiền hoặc tài sản để làm
căn cứ thu phí thi hành án theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày
10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành
án dân sự “Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng
chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định
tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chi phí cưỡng chế thi hanh án dân
sự
Để công tác cưỡng chế THADS đạt được hiệu qủa cao và đối với vấn đề chi phí cưỡng chế thi
hành án dân sự nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số giải
pháp, đề xuất sau:
- Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vì vậy việc thực hiện pháp
luật đòi hỏi phải đảm bảo pháp chế nghĩa là không những tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật
mà còn phải đảm bảo cho pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Các quy định của pháp luật về
cưỡng chế THADS phải được các cơ quan, tổ chức, công dân tôn trọng, thực hiện và trước hết đòi
hỏi các cơ quan công quyền, các cán bộ công chức cơ quan Nhà nước phải gương mẫu chấp hành.
Những văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn chuyên ngành phải phù hợp với quy định của Hiến
pháp, Luật, nếu có xung đột thì phải chỉnh sửa và hướng dẫn thực hiện cho đúng luật, các cơ quan
cấp trên phải tăng cường hướng dẫn khi có vướng mắc trong thực tiễn.
- Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đưa ra thi hành phải đúng pháp luật,
án tuyên phải rõ ràng, đúng với thực tế, đảm bảo tính khả thi. Nếu án có vi phạm pháp luật cần được
phát hiện, xử lý kịp thời theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu người phải thi hành án có đơn
khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thì giải quyết đơn kịp thời, đúng quy định của pháp
luật; nếu án tuyên có sai sót, không rõ ràng thì Tòa án có thẩm quyền phải kịp thời đính chính, giải
thích theo quy định; trường hợp đương sự có tranh chấp tài sản cưỡng chế kê biên thì đề nghị cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đúng thời hạn luật định, không để kéo dài làm ảnh hưởng
việc cưỡng chế thi hành án, nếu đương sự có đơn khởi kiện đến Tòa án thì đề nghị Tòa án thụ lý giải
quyết sớm theo Quy chế phối hợp liên ngành số 01/QCPH/CTHADS-CA-VKSND-TAND ngày
19/5/2014 của Cục THADS, Công an, Viện KSND, TAND các địa phương.
- Các cơ quan có thẩm quyền cần thiết phải đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 hoặc bãi bỏ thay thế Thông tư mới vì Thông tư
216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính đã ban hành cách đây gần 05 năm, không
lường hết được các tình huống “trốn tránh nghĩa vụ nộp phí thi hành án dân sự” để pháp luật về thi
hành án dân sự ngày càng hoàn thiện.
- Để giải quyết những khó khăn vướng mắc kinh phí trong việc tổ chức cưỡng chế trong thi
hành án dân sự. Tổng cục Thi hành án dân sự hàng năm cũng đã cấp một khoản dự trù kinh phí
cưỡng chế cho các đơn vị, tuy nhiên với số kinh phí dự trù cưỡng chế như hiện nay chưa đáp ứng
được nhu cầu của các đơn vị. Ngoài ra, pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn
ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay có những văn bản hướng dẫn thi hành đã
được cơ quan có thẩm quyền ban hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tiễn cần thiết phải sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản khác thay thế, trong đó có quy định về việc thu phí thi hành án
dân sự chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng các bên đương sự lợi dụng vào “lỗ hổng” của pháp luật
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp phí thi hành án, gây thiệt hại cho cơ quan Thi hành án dân sự, Ngân
sách Nhà nước, trong khi khoản 1 Điều 60 Luật Thi hành án dân sự quy định “Người được thi hành
án phải nộp phí thi hành án dân sự”.
- Lãnh đạo, Chấp hành viên cơ quan THADS phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh
nghề nghiệp để kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS đối với án có điều kiện mà
người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Để tránh sai sót, vi phạm thì trình tự thủ tục xác
minh, thông báo, kế hoạch cưỡng chế phải chi tiết, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Các cơ quan kiểm sát và Kiểm sát viên phải chủ động tăng cường kiểm sát việc phân loại án
của Chấp hành viên, những vụ việc có điều kiện để kéo dài thời gian thi hành án thì kiên quyết kiến
nghị, yêu cầu Chấp hành viên cưỡng chế thi hành án. Trước khi ban hành kiến nghị phải đọc kỹ hồ
sơ tài liệu về xác minh điều kiện thi hành án, xem tài sản định cưỡng chế kê biên có thế chấp ở đâu
không và đối chiếu với cơ quan quản lý nơi đăng ký kê khai tài sản để biết. Đối với tài sản có giá trị
của người phải thi hành án đã chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp … sau khi có bản án,
quyết định của Tòa án là hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ THADS cần phải yêu cầu
cưỡng chế kê biên để thi hành án.
Kết luận Chương 2
Để công tác thi hành các quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế THADS ở Việt Nam đạt
kết quả tốt, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng một
số giải pháp. Giải pháp cơ bản nhất là hoàn thiện pháp luật về THADS và cưỡng chế THADS, tăng
cường sự lãnh đạo và phát huy năng lực của các chủ thể trong quá trình thi hành pháp luật. Một số
giải pháp quan trọng khác như tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật, tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thi hành, phối hợp hoạt động của các cơ quan có trách
nhiệm áp dụng pháp luật và công tác tuyên truyền, phổ biến cho các chủ thể về pháp luật THADS
cũng như các quy định về cưỡng chế THADS trong lĩnh vực này. Hi vọng những giải pháp trên sẽ
góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác thi hành các quy định của pháp luật về THADS
nói chung và cưỡng chế THADS nói riêng ở Việt Nam hiện tại. Từ đó, đáp ứng với yêu cầu của
công cuộc cải cách nền tư pháp của nước ta đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển giai đoạn
mới.
KẾT LUẬN
THADS nói chung và các quy định về chi phí cưỡng chế THADS nói riêng là một trong những
lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Đông thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng
góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong tình
hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
việc THA và cưỡng chế THADS trong vấn đề này. Nhìn chung Luật thi hành án dân sự hiện hành
cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần
thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, trong thực
tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định chi phí cưỡng chế THADS chưa
thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề này đã có những tác động không nhỏ đến
cộng đồng, đồng thời những ảnh hưởng của các hành vi đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
người được thi hành án trong thực tế.
Cùng với quá trình phát triển đất nước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi sự tôn
trọng pháp luật từ mọi chủ thể, ngược lại quyền và lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức cần phải được
bảo đảm tối đa bằng pháp luật. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó
có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết, hoạt động xét xử phải kịp thời, nghiêm minh,
đúng pháp luật. Đồng thời, các phán quyết của Tòa án phải được thi hành nghiêm chỉnh, triệt để, kịp
thời mới bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Công tác thi hành án dân sự
nói chung và quy định về chi phí cưỡng chế THADS nói riêng cũng chỉ nhằm mục đích chung nói
trên.
Thực tiễn ban hành và thực thi pháp luật về THADS ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả, điều
đó đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì quy định về THADS nói chung và cưỡng
chế THADS nói riêng ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Công tác tổ chức thực hiện còn
vướng mắc đã làm cho pháp luật về lĩnh vực này không được vận dụng và phát huy hết khả năng
vốn có ở nước ta hiện nay.
Cùng với phát triển đất nước thì chính sách về THADS cần hoàn thiện hơn, đáp ứng với nhu
cầu trong nước. Hy vọng bằng những giải pháp tích cực sẽ tạo nên một hành lang pháp lý vững
chắc, thông suốt, phát huy tính tích cực, khắc phục những hạn chế của các quy định về THADS.
Mặt khác, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật THADS và pháp luật ở nước ta
hiện nay, đưa hoạt động thực thi pháp luật vào quỹ đạo thống nhất, tạo điều kiện cho Nhà nước bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể được thi hành án dân sự góp phần vào công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà Nội.
2. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.Bộ
Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư số
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14/2010/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và
phối hợp liên nghành trong thi hành án dân sự, Hà Nội.
3. Quốc hội (2015), Bộ Luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
4. Chính phủ (2009), Nghị Định 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.
5. Chính phủ (2013), Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 58/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.
6. Chính phủ (2013), Nghị Định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội.
7. Chính phủ (2015), Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
B. Tài liệu tham khảo:
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
9. Bộ Chính trị (02/6/2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020.
10. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và giáo dục truyền
thống ở cơ sở”, Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành Văn hóa - Thông tin,
Chuyên đề 11, tr.153-164.
11. Bùi Văn Yên, Trao đổi về bài “ Vấn đề cưỡng chế đối với người thứ ba” Tạp chí Dân chủ
và pháp luật số 5/2010.
12. Hoàng Thọ Khiêm-Nguyễn Khắc Hiếu-Nguyễn Thanh Thủy-Nguyễn Thanh Phương-Lê
Anh Tuấn (1999), Tìm hiểu pháp luật THADS, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1999.
13. Lê Anh Tuấn, Những điểm mới về cưỡng chế THADS, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2015.
14. Nguyễn Thanh Thủy và Lê Thị Kim Dung, Xử lý tình huống trong THADS và các văn bản
pháp luật về THADS, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội – 2010.
15. Phạm Đức Thành và Nguyễn Văn Nghĩa, Cơ quan THADS trong Nhà nước pháp quyền,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, In tại Công ty TNHH in và thương mại Sông Nam, Hà Nội - 2011.
16. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự (Phan Huy Hiếu, 2011, Luận văn thạc sĩ);
17. Luận văn thạc sĩ luật học: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng
và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Công Long;
18. Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn
Thanh Thủy;
19. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về “Xã hội hóa thi hành án dân sự ở
Việt Nam”;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx

Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...
Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...
Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Semelhante a Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx (20)

Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đLuận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
 
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Môn Tố Tụng Dân Sự, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Môn Tố Tụng Dân Sự, 9 Điểm.docxTiểu Luận Kết Thúc Học Phần Môn Tố Tụng Dân Sự, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Môn Tố Tụng Dân Sự, 9 Điểm.docx
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docxKhóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
 
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOTLuận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
 
Những vấn đề thực tiễn về chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam.doc
Những vấn đề thực tiễn về chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam.docNhững vấn đề thực tiễn về chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam.doc
Những vấn đề thực tiễn về chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam.doc
 
Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...
Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...
Luận Văn: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam ...
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luậtLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
 
Luận văn thạc sĩ luật học - Xác minh điều kiện thi hành án.doc
Luận văn thạc sĩ luật học - Xác minh điều kiện thi hành án.docLuận văn thạc sĩ luật học - Xác minh điều kiện thi hành án.doc
Luận văn thạc sĩ luật học - Xác minh điều kiện thi hành án.doc
 
Chuyên đề Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 điểm.docx
Chuyên đề Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 điểm.docxChuyên đề Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 điểm.docx
Chuyên đề Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Chứng thực của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội...
Chứng thực của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội...Chứng thực của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội...
Chứng thực của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.docĐề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docxLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Huyện Quỳnh Lưu.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Huyện Quỳnh Lưu.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Huyện Quỳnh Lưu.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Huyện Quỳnh Lưu.docx
 
Luận văn thạc sĩ - Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ - Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam.docLuận văn thạc sĩ - Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ - Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam.doc
 
Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam.doc
Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam.docPhòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam.doc
Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự Việt Nam.doc
 

Mais de Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói

Mais de Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói (20)

Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.docChuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
 
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docxKhóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
 
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docxKhóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docxBáo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docxBài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
 
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docxBáo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
 
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docxBài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
 
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docxBáo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
 
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
 
Tiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docx
Tiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docxTiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docx
Tiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docx
 
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docx
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docxThực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docx
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docx
 

Último

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TIỂU LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................................ 1 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................................. 2 2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................................................ 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 5 3.1 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 5 3.2 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 5 5. Kết cấu của đề tài.............................................................................................................................. 5 Chương 1 .............................................................................................................................................. 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ...................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về cưỡng chế thi hành án dân sự............................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự ..................................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm về cưỡng chế thi hành án dân sự............................................................................... 8 1.2. Cơ sở lý luận về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự................................................................. 9 1.2.1. Khái niệm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ....................................................................... 9 1.2.2. Nội dung của chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự................................................................. 10 Kết luận chương 1............................................................................................................................... 11 CHƯƠNG 2........................................................................................................................................ 12 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................................................................................................................. 12 2.1. Quy định pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án ................................................................. 12 2.2. Thực tiễn áp dụng về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ....................................................... 18 2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chi phí cưỡng chế thi hanh án dân sự.......... 22 Kết luận Chương 2.............................................................................................................................. 23 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 24 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm trở lại đây thì công tác thi hành án dân sự luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, chú trọng nhằm từ đó tạo nền tảng cơ bản cho hoạt động đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động này. Thi hành án dân sự là một công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền lực nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới. Những quy định của pháp luật thi hành án dân sự được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tố tụng cũng như niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong giai đoạn hiện nay trong công tác này chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đưa lại cho nước ta nhiều sự thay đổi trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của thời gian vừa qua. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác THADS nói chung đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung. Từ đó, khẳng định vai trò thực hiện các quy định của công tác thi hành các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung. Qua đó, khẳng định vai trò của thượng tôn pháp luật và đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập, và hoạt động chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự chính là một trong những công cụ quan trọng và là một chính sách về thi hành án lớn của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng từ xưa cho đến nay. Khoản 1 Điều 54 - Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.”. Những vấn đề có liên quan đến đất đai được Hiến pháp 2013- là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định một cách rõ ràng, cụ thể “ Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.” (Khoản 2 Điều 54 Hiến pháp 2013)1 . Trong hoạt động về THADS thì các quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự hiện nay. Mặt khác việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cần phải có sự phối hợp của các ngành các cấp, nếu thiếu một thành phần theo quy định thì hoạt động này không thể tiến hành trong thực tế. Ngoài ra, trong thực tế khi cơ quan thi hành án khi áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên thực tế thì các quy định có liên quan còn thiếu, còn nhiều bất cấp và nằm rải rác tại các quy định pháp luật khác nhau. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, hiện nay công tác THADS là một trong những vấn đề nổi cộm trong xã hội, có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo. Vì vậy cơ quan THADS được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, con người nhằm giải quyết số lượng án lớn tồn đọng trong nhiều năm gây bức xúc cho nhân dân, xã hội. Với tính ưu việt và tầm quan trọng nêu trên, vấn đề bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan đến cưỡng chế THADS và vấn đề có liên quan đến chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới như hiện nay. Thế nhưng, trong khi nhiều nước trên thế giới tiến hành hoạt động này một cách triệt để thì thực tiễn của quá trình áp dụng các quy định của công tác THADS về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta còn gặp 1 Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Mặc dù, hành lang pháp lý đã được Nhà nước xây dựng, tuy nhiên việc áp dụng các quy định pháp luật trong tổ chức thi hành án dân sự nhằm thi hành án dân sự với việc chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ nhận thức về những tồn tại nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình. Từ đó, thông qua quá trình nghiên cứu của các quy định pháp luật cũng như thực tiễn sâu sắc, không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án mà còn góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh ở nước ta trong giai đoạn mới. 2. Tình hình nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự với việc chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong những nội dung rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững ở nước ta. Đồng thời đáp ứng với công cuộc cải cách trong tình hình mới nên nghiên cứu lĩnh vực thi hành án dân sự với việc cưỡng chế thi hành án dân sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lĩnh vực thi hành án dân sự đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan: Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mớí” do TS.Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm được xem là công trình nghiên cứu lớn có liên quan đến thi hành án nói chung và THADS nói riêng; Đề tài: “Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án VIE/98/001” do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án. Một số công trình nghiên cứu khác như Luận văn thạc sĩ luật học: “Pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh thương mại” của tác giả Nguyễn Nguyệt Anh ; Luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Xuân Tùng; Luận văn thạc sĩ “Cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện KRông Nô tỉnh Đăk Nông” của Lê Ánh Dương năm 2017; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về “Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam”... Bên cạnh đó là một số bài viết đăng trên các tạp chí như:“ Tạm dừng việc cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp nào?’ của Trịnh Văn Tuyên – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 09/2012 của Bộ Tư pháp .…. những công trình nghiên cứu, các bài viết trên ít nhiều đều đề cập đến vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta dưới mọi góc nhìn của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về nội dung cưỡng chế thi hành án dân sự tại một địa phương cụ thể còn khá khiêm tốn. Tiểu luận nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay. Do vậy, không có bất kỳ một công trình khoa học nào trùng lặp với đề tài tiểu luận mà tác giả chọn nghiên cứu.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Tiểu luận tập trung nghiên cứu hoạt động chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự cũng như áp dụng pháp luật trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay. - Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu hoạt động và áp dụng pháp luật chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật như: Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan. Nội dung niên luận chỉ giới hạn trong những vấn đề lý luận chung về cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS và các quy định của pháp luật THADS điều chỉnh vấn đề này. Giới hạn khảo sát của niên luận là quá trình áp dụng pháp luật THADS về cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS ở Việt Nam hiện nay 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây: - Những vấn đề lý luận chung nhất về cưỡng chế thi hành án dân sự trong pháp luật THADS như khái niệm; đặc điểm và nội dung của vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS hiện hành. - Thực tế áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự được thi hành án theo quy định pháp luật THADS ở Việt Nam trong giai đoạn trở lại đây. Đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự về cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật THADS nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm, học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá số liệu thu thập được liên quan đến pháp luật và thực trạng áp dụng chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của tiểu luận gồm 02 chương với các nội dung cơ bản gồm: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự Chương 2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Cơ sở lý luận về cưỡng chế thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự Trước hết, để làm rõ khái niệm pháp luật thi hành án dân sự, cần tìm hiểu thi hành án là gì? Thi hành án được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành theo thủ tục trình tự pháp luật quy định, nhằm thực hiện các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án. Thi hành án, xuất phát từ thuật ngữ gốc là “Thi hành”. Từ điển Hán - Việt của tác giả Đào Duy Anh, thì “thi hành” là: “Đem cái việc đã trù định sẵn mà làm ra cho có hiệu quả"[1, tr.791] . Như vậy thi hành án có thể được hiểu là đem bản án của Tòa án ra thi hành trên thực tế cho có hiệu quả; còn thi hành án dân sự là việc đưa phần dân sự đã được tuyên các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Điều này có ý nghĩa chỉ các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực và đang có hiệu lực mới được đem thi hành. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì các bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc thi hành. Đây là nguyên tắc trong hoạt động QLNN trong thực tế ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở nước ta, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là hoạt động đặc thù, vừa có tính chất của hoạt động hành chính, vừa có tính chất của hoạt động tư pháp. Bởi lẽ, cơ sở của hoạt động thi hành án là các bản án, quyết định dân sự của Toà án; các cơ quan tham gia vào quá trình thi hành án chủ yếu là cơ quan tư pháp. Ngoài ra, thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó . Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một đặc trưng chứng tỏ nó không đơn thuần là hoạt động tố tụng thuần tuý. Bên cạnh các chủ thể là Tòa án, Viện kiểm sát, chúng ta có thể thấy các chủ thể tham gia vào giai đoạn thi hành án đông đảo và đa dạng hơn so với các giai đoạn tố tụng trước đó, ví dụ UBND địa phương nơi người phải thi hành án cư trú; cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc... Đối với vấn đề THADS nói chung ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về THADS trong thực tế. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về THADS là những quy định của pháp luật về việc thực hiện hoạt động về THADS được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện, thi hành pháp luật trong thực tế; ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực THÁ; đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cường trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với vấn đề THADS trong sự nghiệp
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung đảm hoạt động THADS ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định các quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự. Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc thực hiện hoạt động THADS ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ một nguyên tắc hiến định đã được nêu ở Điều 106 Hiến pháp 2013 “bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Vậy nên họat động thi hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tòan bộ quá trình giải quyết vụ án bởi vì bản án, quyết định chỉ có ý nghĩa khi bản án án đó được thi hành trên thực tiễn, khi đó quyền và lợi ích hợp phảp của các đương sự vì thế cũng được bảo vệ một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ quan thi hành án đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bản chất của thi hành án dân sự là thi hành các quyết định của Tòa án tuyên trong bản án, quyết định mà không giải quyết lại nội dung vụ án và là giai đoạn bảo vệ quyền lợi cho các đương sự về mặt thực tế. Thi hành án dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đó là bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống, bảo đảm quyền lợi của đương sự bên cạnh đó thông qua việc thi hành án, Cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lập pháp. Các bản án, quyết định được thi hành án không chỉ là các bản án, quyết định được ban hành bởi tòa án, của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của trọng tài thương mại trong nước mà còn là những phán quyết được ban hành bởi Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài nhưng được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm như sau: thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành những bản án,
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyết định về phần dân sự của các cơ quan có thẩm quyền được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự theo trình tự thủ tục chặt chẽ theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, nhằm đảm bảo quyền và lơi ích hợp pháp theo các quyết định trong các bản án, quyết định đã tuyên. Theo quy định tại Điều 1 và 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014), THADS là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân, bao gồm cả cơ quan THADS trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại. Các bản án, quyết định được THADS bao gồm: bản án, quyết định về dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại hoặc những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành án ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.Hoạt động THADS được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm phát luật có liên quan. Như vậy, thi hành án dân sự là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật THADS và pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại. 1.1.2. Khái niệm về cưỡng chế thi hành án dân sự Khi người phải thi hành án được Chấp hành viên giải thích, thuyết phục tự nguyện thi hành án những vẫn tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không tự nguyện thi hành, thì buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế thi hành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 - Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Tại điều 45 và Điều 46 - Luật thi hành án dân sự cũng quy định sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án, thì Chấp hành viên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Như vậy, cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của nhà nước, nhằm buộc người phải thi hành án dân sự thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của tòa án; Cưỡng chế thi hành án dân sự do chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự quyết định áp dụng theo thẩm quyền trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án, đã được thông báo hợp lệ, đã hết thời gian tự nguyện thi hành án mà không tự nguyện thi hành; Hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án dân sự tẩu tán, hủy
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hoại tài sản 2 . Cách hiểu này tuy chỉ mang tính tương đối nhưng nó đã xác định được: Chủ thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự được trao quyền áp dụng trong từng vụ việc thi hành án dân sự cụ thể. Khách thể của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là trật tự thực thi những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân…là người phải thi hành án thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Phương tiện của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là quyền lực Nhà nước được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về thi hành án dân sự. Mục đích của áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản và đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, các tổ chức và công dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. 1.2. Cơ sở lý luận về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự 1.2.1. Khái niệm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả. Các chi phí này bao gồm: Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án 1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án; b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án; c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này; d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ; e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án. 2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: a) Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá; 2 Nguyễn Văn Luyện - Nguyễn Thanh Thủy (Chủ biên) (2012), Sổ tay nghiệp vụ thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. 3. Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá; b) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; c) Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ; d) Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật. 4. Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. 5. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. 6. Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó. 7. Chính phủ quy định mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thủ tục thu, nộp, miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. 1.2.2. Nội dung của chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự Đối tượng phải chịu chi phí thi hành án dân sự Theo Điều 73 Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 (gọi tắt là LTHSDS) thì chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được xác định như sau: * Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án; Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án; Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 73 LTHADS; Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án. *Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá; Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. Ngoài quy định buộc người được thi hành án, người phải thi hành án phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án, khoản 3 Điều 73 LTHADS còn quy định một số chi phí cưỡng chế thi hành án do ngân sách nhà nước trả như chi phí định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá, chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án, các chi phí cần thiết khác như chi phí họp bàn cưỡng chế do chấp hành viên tổ chức hợp với các cơ quan liên quan trước khi cưỡng chế, chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án… Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, trong việc ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế sai quy định có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước. Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó. Kết luận chương 1 Quy định về chi phí cưỡng chế THADS là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về THADS ở nước ta hiện nay. Việc xác định đặc điểm, vai trò, ý nghĩa trong việc chi phí cưỡng chế THADS trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về THADS tại Việt Nam. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể. Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực THADS. Góp phần quan trọng trong hoạt động thi hành các bản án trên thực tế. Cùng với thời gian thì những quy định về chi phí cưỡng chế THADS đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Qua đó, đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật là quá trình đưa
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp luật vào đời sống, áp dụng những quy định trong văn bản vào hiện thực, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chương I của tiểu luận đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của việc chi phí cưỡng chế THADS ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm và đặc điểm, vai trò và nội dung quy định về chi phí cưỡng chế THADS. Trên cơ sở lý luận về chi phí cưỡng chế THADS ở Chương I, tác giả vận dụng thực tiễn tại Việt Nam. Từ đó, đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kết quả đạt được trong việc áp dụng và những hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình thi hành, từ đó tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế được trình bày trong Chương 2 của tiểu luận. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2.1. Quy định pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014; Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Thông tư liên tịch số 200/2016/TTLT-BTC-BTP ngày 16/8/2012 “ Quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự”. Quá trình thực hiện cho thấy hạn chế, bất cập về mức chi cho cưỡng chế thi hành án dân sự, tiêu hủy vật chứng, mức chi hiện tại còn thấp chưa phù hợp với tình hình thực tế gây khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc bố trí kinh phí cho hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự chưa hợp lý, cụ thể là hàng năm Bộ Tài chính giao kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự cho Bộ Tư pháp (gồm kinh phí ngân sách chịu và kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án dân sự) nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự trong thực hiện nhiệm vụ này. Trên thực tế, kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án dân sự theo nhu cầu của các cơ quan thi hành án dân sự tương đối lớn nhưng kinh phí được giao chỉ đáp ứng được một phần (kể cả số đã thu hồi kinh phí tạm ứng của đương sự) nhu cầu kinh phí cho các cơ quan thi hành án dân sự. Mặt khác, Luật Thi hành án dân sự và một số Luật khác mới được Quốc hội thông qua (như: Luật Phá sản 2014, Luật Tố tụng hành chính 2015.v.v.) có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, trong đó có những nội dung liên quan trực tiếp đến cơ chế quản lý kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự và kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự đòi hỏi phải được bổ sung, hướng dẫn phù hợp. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP có nhiều nội dung giao cho Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành liên quan trực tiếp đến cơ chế quản lý kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự và kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và được hướng dẫn bằng Thông tư số 200/2016/TT-BTP ngày
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 09/11/2016 của Bộ Tài chính “quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự”. Hiện nay, chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự gồm các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do Ngân sách Nhà nước chi trả. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án, người được thi hành án, người thứ ba bị cưỡng chế thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa, trừ trường hợp chi phí cưỡng chế do ngân sách nhà nước bảo đảm. Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản cưỡng chế thi hành án phải nộp một phần chi phí định giá trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Cơ quan thi hành án dân sự căn cứ chi phí định giá tài sản lần liền kề trước đó và chi phí định giá tài sản thực tế ở địa phương tại thời điểm đương sự yêu cầu định giá lại tài sản để xác định mức nộp chi phí định giá lại tài sản và thông báo cho người yêu cầu định giá lại tài sản nộp tiền chi phí định giá. Khi kết thúc việc định giá lại tài sản, đương sự sẽ nộp tiếp phần chênh lệch giữa tổng chi phí định giá lại thực tế và chi phí đương sự đã nộp. cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi, ghi chép và phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán các khoản nộp chi phí định giá của đương sự theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu, gồm: Chi phí thông báo về cưỡng chế với khoản chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí); chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác). Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án. Chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá; chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự; chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản; chi phí giám định tài sản và một số khoản chi thực tế hợp pháp để thực hiện việc giám định tài sản; chi phí bán đấu giá tài sản gồm phí bán đấu giá theo quy định và các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản; tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức tiến hành bán đấu giá tài sản để thi hành án. Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu: Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thuê địa điểm và các khoản chi phí thực tế hợp pháp
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu; chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu. Chi tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận. Các khoản chi phí khác do pháp luật quy định phục vụ cho cưỡng chế. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án chịu gồm: Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá. Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận. Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó. Người thứ ba chịu các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây: Người thứ ba đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá mà bị cưỡng chế thi hành án thì phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án do ngân sách nhà nước bảo đảm gồm: Chi phí quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự. Chi phí quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Chi phí định giá lại tài sản trong trường hợp có vi phạm quy định về định giá theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12. Phí, chi phí bán đấu giá tài sản không thành. Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải ngừng vì các lý do sau đây:) Do sự kiện bất khả kháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP; trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án, tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật Thi hành án dân sự. Chi phí cưỡng chế do người phải thi hành án có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự. Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế được thực hiện đối với đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 để cưỡng chế. Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ cưỡng chế, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp bàn cưỡng chế, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế trong trường hợp cần thiết. Mức chi cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 200/2016/TT- BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính như sau: Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản cưỡng chế thi hành án, chủ trì 150.000 đồng/người/ngày; thành viên 100.000 đồng/người/ngày. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án: Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế đối với người chủ trì, 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế đối với đối tượng khác. Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ theo mức hấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát 70.000 đồng/người/ngày; dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác 100.000 đồng/người/ngày. Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Chi thuê phiên dịch trong cưỡng chế thi hành án, phiên dịch tiếng dân tộc tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời điểm thuê. Tùy vào địa bàn cụ thể, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định mức thanh toán tiền công thực hiện các công việc nêu trên cho phù hợp (ví dụ: Mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Nhà nước quy định là 3.500.000 đồng/tháng. Định mức tiền công ngày để lập dự toán tiền công thuê ngoài tối đa là: 3.500.000 đồng : 22 ngày = 159.000 đồng); phiên dịch tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước. Các chi phí thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy, nổ; thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; phí thẩm định giá; phí bán đấu giá; thuê trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản và các khoản chi khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn hoặc mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo hoặc thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng hoặc thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài. Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Trong khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, người thứ ba chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt dự trù chi phí cưỡng chế, trong đó nêu rõ: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; lực lượng tham gia (số lượng người, thành phần tham gia); dự toán chi phí phục vụ cho cưỡng chế. Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án trước đó cho cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án để thu hồi kinh phí đã tạm ứng. Trường hợp đương sự tự nguyện nộp trước chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự căn cứ kế hoạch cưỡng chế và dự trù chi phí phục vụ cho cưỡng chế để xác định mức kinh phí đề nghị đương sự nộp. *Thanh toán tiền, trả tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự thì phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án. Trường hợp có nhiều người được thi hành án mà trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án; số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó, số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế. Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu. Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền để lại cho người phải thi hành án để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản khác. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản, theo đó Tòa án quyết định thứ tự phân chia tài sản trong quyết định tuyên bố phá sản, Chấp hành viên thanh toán theo quyết định của Tòa án. Sau khi thanh toán, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án. Đối với Thừa phát lại thì thanh toán tiền, trả tài sản thu được từ việc cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện tương tự như Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, có một số nội dung khác, theo đó sau khi trừ các chi phí thi hành án, được thanh toán như sau: Số tiền thi hành án thu được từ vụ việc nào thì Thừa phát lại chi trả cho người được thi hành án theo văn bản yêu cầu của vụ việc đó sau khi trừ chi phí thi hành án mà người phải thi hành án chịu theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; số tiền còn lại, Thừa phát lại phải trả lại cho người phải thi hành án. Nếu người phải thi hành án phải thi hành đối với nhiều người được thi hành án khác nhau do cùng một Văn phòng Thừa phát lại thụ lý, thi hành thì số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào được thanh toán cho những người được thi hành án đã yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Thừa phát lại phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án. Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Riêng đối với vấn đề thành toán tiền thi hành án trong các trường hợp liên quan đến thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thì ngày 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. 2.2. Thực tiễn áp dụng về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự Trên cơ sở quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 và Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ thì hết thời gian tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương. Có ba căn cứ để cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 70 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 là: Bản án , quyết định; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án3 . Để thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự như: *Xác minh điều kiện thi hành án trước khi tiến hành cưỡng chế. Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là điều kiện bắt buộc và quyết định cho việc thực hiện cưỡng chế thành công hay không thành công. Công tác xác minh điều kiện thi hành án dân sự phải được thực hiện một cách khoa học, toàn diện, đầy đủ và tỉ mỷ, chi tiết tới từng nội dung và phù hợp theo đúng yêu cầu đặt ra của từng việc cưỡng chế thi hành án cụ thể. Xác định được vai trò và tầm quan trọng của công tác xác minh điều kiện thi hành án, tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự), Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 và mục 1 Chương II của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014 quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến công tác xác minh thi hành án dân sự; Trách nhiệm của cá nhân tổ chức có liên quan đến công tác xác minh thi hành án dân sự. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình4 . 3 Quốc hội (2008,2014) Luật thi hành án dân sự 4 Lê Thu Hà (Chủ biên) (2012), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 *Lựa chọn biện pháp cưỡng chế. Nội dung này được quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Theo đó, căn cứ nội dung bản án, quyết định; Trên cơ sở tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương, chấp hành viên sẽ lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cho phù hợp. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện phápcưỡng chế để thi hành án5 . *Xác định loại tài sản không được kê biên, cưỡng chế. Theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự thì các loại tài sản sau không được kê biên, cưỡng chế: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Tài sản của người phải thi hành án là cá nhân bao gồm: Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình... *Xây dựng kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Đây là nội dung bắt buộc, được quy định cụ thể tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008 - được sửa đổi bổ sung tại khoản 29 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Theo đó, chấp hành viên chỉ xây dựng kế hoạch cưỡng chế trong trường hợp cần huy động lực lượng; Thống nhất với cơ quan công an về bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Nội dung của kế hoạch cưỡng chế phải có tên người bị áp dụng cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm, phương án tiến hành cưỡng chế, dự trù chi phí cưỡng chế và yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế. *Thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại Điều 39, 40,41 42,43 Luật Thi hành án dân sự thì: việc thông báo phải được thực hiện trong 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản; Trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo được thực hiện qua ba hình thức đó 5 Lê Thu Hà (Chủ biên) (2012), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 là: thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan tổ chức các nhân khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc thông báo thi hành án còn được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ; Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Việc thông báo phải được thực hiện dưới các hình thức cụ thể, phù hợp với tính chất đặc điểm của từng vụ việc thi hành án; từng đối tượng được thông báo [ *Xử lý tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp Theo quy định tại Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung tại khoản 32 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 thì: Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự 6 . Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó Thực tiễn trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương, trong những năm qua ở nước ta hiện nay kể từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực, cho thấy nhiều vụ việc cưỡng chế không thu được chi phí cưỡng chế từ người phải thi hành án, thậm chí họ cũng không cần làm đơn đề nghị chính quyền địa phương nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập để xác nhận hoàn cảnh kinh tế của bản thân(theo quy định tại Điều 44 Nghị định 62/2015/NĐ-CP), để cơ quan thi hành án làm cơ sở cho việc xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Bởi vì bản thân họ không còn một tàu sản nào khác để cơ quan thi hành án 6 Quốc hội (2014), Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khấu trừ tiếp. Thực tế, việc tổ chức cưỡng chế, bán phát mại tài sản một số vụ việc vẫn chưa đủ chi phí cho việc cưỡng chế, kê biên, thẩm định giá trài sản và bán đấu giá tài sản thì việc cơ quan thi hành án dân sự xét giảm hoặc miễn thì lấy nguồn kinh phí nào cho việc cưỡng chế thi hành án. Việc phải tiến hành cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, (cực chẳng đã) ngoài ý muốn của cơ quan thi hành án dân sự. Nếu cơ quan thi hành án động viên, giáo dục thuyết phục nhiều lần nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, cố tình lẩn tránh, trây ỳ thì buộc cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức cưỡng chế. Việc cưỡng chế là một biện pháp cưỡng bức của Nhà nước nhằm tôn trọng và giữ nghiêm pháp chế. Nhưng nếu một cơ quan thi hành án phải tổ chức nhiều vụ việc cưỡng chế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí hoạt động của cơ quan thi hành án, trong khi đó, kinh phí hiện tại còn rất hạn hẹp. Ngược lại, nếu vì lí do kinh phí mà chậm cưỡng chế thi hành án thì đương sự sẽ khiếu nại, thậm chí nhiều người còn hiểu sai về Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, họ cho rằng Chấp hành viên nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đương sự. Đến nay, việc đi tìm lời giải cho bài toán về kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thật nan giải. Thiết nghĩ, các cơ quan thi hành án dân sự do Chính phủ quản lí, nằm trong hệ thống chính quyền từ tỉnh đến huyện. Để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, vì vậy hàng năm UBND các cấp quản lí công tác thi hành án dân sự cần có khoản kinh phí chi cho công tác cưỡng chế thi hành án hoặc cho phép các cơ quan thi hành án dân sự được trích lại 10% trong tổng số tiền các cơ quan thi hành án thu được nộp vào ngân sách Nhà nước, trong khi kinh phí ngành còn quá hạn hẹp. Như vậy, phần nào giảm bớt được khó khăn về kinh phí cho công tác cưỡng chế thi hành án dân sự hiện nay. Thực tế xảy ra trường hợp sau khi Chấp hành viên đã ra quyết định cưỡng chế kê biên, thực hiện việc cưỡng chế, người được thi hành án và người phải thi hành án lợi dụng “lỗ hổng” của pháp luật “ngầm thỏa thuận, trả tiền đầy đủ nghĩa vụ thi hành án cho nhau không thông qua cơ quan Thi hành án dân sự”. Sau khi nhận đủ tiền, người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án quyết định mà cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án (việc có văn bản đề nghị đình chỉ không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người thứ ba) và chấp nhận nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án nhưng không thu được phí thi hành, do hồ sơ thi hành án không có tài liệu thể hiện được việc người được thi hành án thực nhận số tiền hoặc tài sản để làm căn cứ thu phí thi hành án theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự “Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận”.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về chi phí cưỡng chế thi hanh án dân sự Để công tác cưỡng chế THADS đạt được hiệu qủa cao và đối với vấn đề chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp, đề xuất sau: - Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vì vậy việc thực hiện pháp luật đòi hỏi phải đảm bảo pháp chế nghĩa là không những tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn phải đảm bảo cho pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Các quy định của pháp luật về cưỡng chế THADS phải được các cơ quan, tổ chức, công dân tôn trọng, thực hiện và trước hết đòi hỏi các cơ quan công quyền, các cán bộ công chức cơ quan Nhà nước phải gương mẫu chấp hành. Những văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn chuyên ngành phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật, nếu có xung đột thì phải chỉnh sửa và hướng dẫn thực hiện cho đúng luật, các cơ quan cấp trên phải tăng cường hướng dẫn khi có vướng mắc trong thực tiễn. - Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đưa ra thi hành phải đúng pháp luật, án tuyên phải rõ ràng, đúng với thực tế, đảm bảo tính khả thi. Nếu án có vi phạm pháp luật cần được phát hiện, xử lý kịp thời theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu người phải thi hành án có đơn khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thì giải quyết đơn kịp thời, đúng quy định của pháp luật; nếu án tuyên có sai sót, không rõ ràng thì Tòa án có thẩm quyền phải kịp thời đính chính, giải thích theo quy định; trường hợp đương sự có tranh chấp tài sản cưỡng chế kê biên thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đúng thời hạn luật định, không để kéo dài làm ảnh hưởng việc cưỡng chế thi hành án, nếu đương sự có đơn khởi kiện đến Tòa án thì đề nghị Tòa án thụ lý giải quyết sớm theo Quy chế phối hợp liên ngành số 01/QCPH/CTHADS-CA-VKSND-TAND ngày 19/5/2014 của Cục THADS, Công an, Viện KSND, TAND các địa phương. - Các cơ quan có thẩm quyền cần thiết phải đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 hoặc bãi bỏ thay thế Thông tư mới vì Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính đã ban hành cách đây gần 05 năm, không lường hết được các tình huống “trốn tránh nghĩa vụ nộp phí thi hành án dân sự” để pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng hoàn thiện. - Để giải quyết những khó khăn vướng mắc kinh phí trong việc tổ chức cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Tổng cục Thi hành án dân sự hàng năm cũng đã cấp một khoản dự trù kinh phí cưỡng chế cho các đơn vị, tuy nhiên với số kinh phí dự trù cưỡng chế như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị. Ngoài ra, pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay có những văn bản hướng dẫn thi hành đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tiễn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản khác thay thế, trong đó có quy định về việc thu phí thi hành án dân sự chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng các bên đương sự lợi dụng vào “lỗ hổng” của pháp luật
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp phí thi hành án, gây thiệt hại cho cơ quan Thi hành án dân sự, Ngân sách Nhà nước, trong khi khoản 1 Điều 60 Luật Thi hành án dân sự quy định “Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự”. - Lãnh đạo, Chấp hành viên cơ quan THADS phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp để kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS đối với án có điều kiện mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Để tránh sai sót, vi phạm thì trình tự thủ tục xác minh, thông báo, kế hoạch cưỡng chế phải chi tiết, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. - Các cơ quan kiểm sát và Kiểm sát viên phải chủ động tăng cường kiểm sát việc phân loại án của Chấp hành viên, những vụ việc có điều kiện để kéo dài thời gian thi hành án thì kiên quyết kiến nghị, yêu cầu Chấp hành viên cưỡng chế thi hành án. Trước khi ban hành kiến nghị phải đọc kỹ hồ sơ tài liệu về xác minh điều kiện thi hành án, xem tài sản định cưỡng chế kê biên có thế chấp ở đâu không và đối chiếu với cơ quan quản lý nơi đăng ký kê khai tài sản để biết. Đối với tài sản có giá trị của người phải thi hành án đã chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp … sau khi có bản án, quyết định của Tòa án là hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ THADS cần phải yêu cầu cưỡng chế kê biên để thi hành án. Kết luận Chương 2 Để công tác thi hành các quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế THADS ở Việt Nam đạt kết quả tốt, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng một số giải pháp. Giải pháp cơ bản nhất là hoàn thiện pháp luật về THADS và cưỡng chế THADS, tăng cường sự lãnh đạo và phát huy năng lực của các chủ thể trong quá trình thi hành pháp luật. Một số giải pháp quan trọng khác như tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thi hành, phối hợp hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm áp dụng pháp luật và công tác tuyên truyền, phổ biến cho các chủ thể về pháp luật THADS cũng như các quy định về cưỡng chế THADS trong lĩnh vực này. Hi vọng những giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác thi hành các quy định của pháp luật về THADS nói chung và cưỡng chế THADS nói riêng ở Việt Nam hiện tại. Từ đó, đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách nền tư pháp của nước ta đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển giai đoạn mới. KẾT LUẬN THADS nói chung và các quy định về chi phí cưỡng chế THADS nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Đông thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong tình hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 việc THA và cưỡng chế THADS trong vấn đề này. Nhìn chung Luật thi hành án dân sự hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định chi phí cưỡng chế THADS chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề này đã có những tác động không nhỏ đến cộng đồng, đồng thời những ảnh hưởng của các hành vi đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được thi hành án trong thực tế. Cùng với quá trình phát triển đất nước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi sự tôn trọng pháp luật từ mọi chủ thể, ngược lại quyền và lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức cần phải được bảo đảm tối đa bằng pháp luật. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết, hoạt động xét xử phải kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đồng thời, các phán quyết của Tòa án phải được thi hành nghiêm chỉnh, triệt để, kịp thời mới bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Công tác thi hành án dân sự nói chung và quy định về chi phí cưỡng chế THADS nói riêng cũng chỉ nhằm mục đích chung nói trên. Thực tiễn ban hành và thực thi pháp luật về THADS ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả, điều đó đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì quy định về THADS nói chung và cưỡng chế THADS nói riêng ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Công tác tổ chức thực hiện còn vướng mắc đã làm cho pháp luật về lĩnh vực này không được vận dụng và phát huy hết khả năng vốn có ở nước ta hiện nay. Cùng với phát triển đất nước thì chính sách về THADS cần hoàn thiện hơn, đáp ứng với nhu cầu trong nước. Hy vọng bằng những giải pháp tích cực sẽ tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, thông suốt, phát huy tính tích cực, khắc phục những hạn chế của các quy định về THADS. Mặt khác, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật THADS và pháp luật ở nước ta hiện nay, đưa hoạt động thực thi pháp luật vào quỹ đạo thống nhất, tạo điều kiện cho Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể được thi hành án dân sự góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật 1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà Nội. 2. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư số
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14/2010/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên nghành trong thi hành án dân sự, Hà Nội. 3. Quốc hội (2015), Bộ Luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 4. Chính phủ (2009), Nghị Định 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội. 5. Chính phủ (2013), Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội. 6. Chính phủ (2013), Nghị Định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội. 7. Chính phủ (2015), Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự B. Tài liệu tham khảo: 8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 9. Bộ Chính trị (02/6/2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 10. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và giáo dục truyền thống ở cơ sở”, Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành Văn hóa - Thông tin, Chuyên đề 11, tr.153-164. 11. Bùi Văn Yên, Trao đổi về bài “ Vấn đề cưỡng chế đối với người thứ ba” Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/2010. 12. Hoàng Thọ Khiêm-Nguyễn Khắc Hiếu-Nguyễn Thanh Thủy-Nguyễn Thanh Phương-Lê Anh Tuấn (1999), Tìm hiểu pháp luật THADS, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1999. 13. Lê Anh Tuấn, Những điểm mới về cưỡng chế THADS, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2015. 14. Nguyễn Thanh Thủy và Lê Thị Kim Dung, Xử lý tình huống trong THADS và các văn bản pháp luật về THADS, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội – 2010. 15. Phạm Đức Thành và Nguyễn Văn Nghĩa, Cơ quan THADS trong Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, In tại Công ty TNHH in và thương mại Sông Nam, Hà Nội - 2011. 16. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự (Phan Huy Hiếu, 2011, Luận văn thạc sĩ); 17. Luận văn thạc sĩ luật học: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Công Long; 18. Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Thủy; 19. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về “Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam”;
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149