SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Còn 11 13 , 6.
Câu 1 : Hàng hóa là gì , các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Hàng hóa là sản phẩm kinh tế hữu hình (máy giặt, bột giặt, công cụ, máy móc...)
trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu của conngười.
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản
xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Một là năng suất lao động
năng suất lao động là năng lực Sản xuất của người lao động được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Mối quan hệ với giá trị của hàng hóa: đại lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa
thay đổitheo tỉ lệ với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỉ lệ nghịch
với sức sản xuất của lao động đó
Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: Trình độ phép trung bình của
người lao động mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học
vào quy trình công nghệ giữa kết hợp của xã hội của quá trình sản xuất quy mô
và hiệu suất của tư liệu sản xuất các điều kiện tự nhiên
Cường độ lao động:
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất
Mối quan hệ giữa cường độ lao động và lượng giá trị: tăng cường độ lao động là
mức độ khẩn trương tíchcực của hoạt động lao động làm tổng số sản phẩm tăng
lên tổng lượng giá trị góp lại của tất cả hàng hóa gặp lại tăng lên lượng thời gian
lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không thay
đổi
Nhân tố ảnh hưởng đến cường độ lao động: Sức khỏe thể chất tâm lý trình độ
tay nghề thành thạo của người lao động công tác tổ chức kỷ luật lao động
Hai là tính chất phức tạp của lao động
Lao động giản đơn là dao động không đòihỏi quá trình đào tạo một cách hệ
thống chuyên sâu về chuyên môn kỹ năng nhiệm vụ của cơ thể thao tác được
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động Yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn lao động phức tạp là lao động giản
đơn được nhân Bội lên .
Câu 2 : Phân tích2 thuộc tính của HH lấy ví dụ minh họa .
Hàng hóa là một hoặc nhiều những sản phẩm của người lao động có thể giúp
thỏa nhu cầu nào đó của conngười và dùng đó để trao đổi với nhau để có thể
phục vụ nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống.
Hai thuộc tính:
- Giá trị sử dụng:
+ Do công dụng và thuộc tính tự nhiên của nó quy định. Công dụng đó nhằm
thoả mãn một nhu
cầu nào đó của con người, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, cũng có thể
là nhu cầu cho tiêu
dùng sản xuất.
+ Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hoặc một số công dụng nhất định và chính
công dụng đó làm
cho hàng hóa có giá trị sử dụng; giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần
trong quá trình phát
triển của khoa học, kỹ thuật và lực lượng sản xuất (ngày xưa than đá chỉ được
dùng để nấu, sưởi ấm;
khi bếp nấu (sưởi) ra đời, than đá được dùng làm chất đốt; về sau nó cũng được
dùng làm nguyên liệu
cho công nghiệp hoá chất v.v).
+ Giá trị sử dụng hay công cụ của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của vật thể
hàng hóa quyết
định.Với ý nghĩa như vậy thì giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi conngười sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội
dung vật chất của
của cải không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Giá trị sử dụng
dành cho người khác,
cho xã hội được thực hiện thông qua việc trao đổimua bán. Trong kinh tế hàng
hoá, giá trị sử dụng
là cái mang giá trị trao đổi.
- Giá trị hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải bắt đầu nghiên cứu
giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này
trao đổivới giá trị sử dụng khác .
Ví dụ, 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có
giá trị sử dụng khác nhau về chất, nhưng chúng có thể trao đổi với nhau theo tỷ
lệ nào đó là do giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm
của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các
hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, khi người ta trao đổi hàng hoá
cho nhau về thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong những hàng
hóa ấy. Do vậy có thể nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở
chung cho việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá.
+ Như vậy, giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Với ý nghĩa như vậy thì giá trị hàng hóa là một
phạm trù lịch sử
Câu 3 : Phân tíchnguồn gốc , bản chất và chức năng của tiền ?
LS hình thành tiền tệ:
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: là hình thái đo lường giá trị dựa
trên sự trao đổi đơn nhất 1 hàng hóa này lấy 1 hàng hóa khác
 Tỷ lệ trao đổivà hành vi trao đổi diễn ra ngẫu nhiên
 Trao đổi trực tiếp: hàng đổi hàng (Ví dụ: 1 m vải ~ 10 kg thóc)
- Hình thái mở rộng của giá trị: là hình thái đo lường giá trị dựa trên sự trao đổi
thường xuyên 1 loại hàng hóa này lấy nhiều loại hàng hóa khác (1 m vải ~ 10 kg
thóc ~ 1 congà ~ 2 cái rìu)
 Trao đổi trực tiếp: hàng đổi hàng
 Trao đổi ở một tỷ lệ nhất định, không ngẫu nhiên.
- Hình thái chung của giá trị: là hình thái đo lường giá trị dựa trên việc cộng
đồng
chọn 1 hàng hóa làm vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa
 Trao đổi qua trung gian là vật ngang giá chung
 Mỗi cộng đồng lại có 1 vật ngang giá chung khác nhau => hạn chế khi trao
đổi giữa các cộng đồng
- Hình thái tiền tệ: là hình thái đo lường giá trị dựa trên việc toàn xh thống nhất
chọn 1 hàng
hóa đặc biệt làm vật ngang giá duy nhất cho mọi hàng hóa khác
=> Vàng, bạc được toàn xã hội tín nhiệm
Bản chất của tiền:
- Là hàng hóa đặc biệt
- Được xã hội chọn làm vật ngang giá chung duy nhất
- Dùng để đo lường giá trị của mọi hàng hóa và phương tiện trung gian trao đổi
Chức năng của tiền tệ
Tiền có 5 chức năng như sau:
- Thước đo giá trị: Là chức năng gốc, gắn liền với sự ra đời của tiền tệ
 Chức năng này thể hiện ở việc xã hội dùng tiền tệ để làm đơn vị đo lường giá
trị của mọi hàng hóa khác (20 năm trước: 5,000 VNĐ/bát phở; Bây giờ: 35,000
VNĐ/bát phở)
 Khi đo lường giá trị tài sản giữa các thời kỳ, cần quy đổi ra VÀNG, BẠC vì
tiền pháp định dễ mất giá.
- Phương tiện lưu thông:
 Chức năng này thể hiện ở chỗ xh dùng tiền tệ làm phương tiện trung gian trao
đổi H - tiền tệ - H’
 việc sử dụng VÀNG, BẠC để làm ptien trung gian trao đổi thì lãng phí, bất
tiện
=> Nhà nước phát hành loại chứng chỉ thay cho Vàng, bạc để thực hiện chức
năng phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ:
 Chức năng này thể hiện ở việc đưa tiền ra khỏi lưu thông và cho vào dự trữ,
nhằm duy trì giá trị tài sản (Tiền dùng để cất trữ thì phải là VÀNG, BẠC, không
nên cất trữ tiền pháp định bởi vì chúng đều bị mất giá do lạm phát)
- Phương tiện thanh toán:

Nền sản xuất hàng hóa phát triển, xuất hiện các hình thức như là trả trước,
mua bán chịu… => Xã hội dùng tiền để thực hiện các nghĩa vụ kinh tế: ứng
tiền trước, trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng…
 Chú ý:
Xuất hiện đa dạng các phương thức thanh toán: tiền mặt, séc, chuyển khoản,thẻ
tín dụng…
Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế khi một khâu thanh toán đến
hạn không được thực hiện
- Tiền tệ thế giới:
 Chức năng này thể hiện ở vc dùng tiền để thanh toán quốc tế
Chú ý: Đến thế kỷ XIX, tiền để thanh toán quốc tế vẫn là Vàng, bạc
Hiện nay, dùng hệ thống tỷ giá hối đoái quy đổicác đồng tiền để thanh toán.
Câu 4 : TT là gì ? Phân tích vai trò của 1 số chủ thể khi tham gia thị trường .
Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực mua bán, trao đổi
được hình thành trong điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội nhất định
Vai trò của một số chủ thể khi tham gia thị trường :
Người sản xuất HH là những ng sx và cung cấp HH , dujch vụ ra TT nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của XH
Vai trò:
Sử dụng các yếu tố đầu vào để sx KD và thu lợi nhuận .
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Trách nhiệm cung cấp
hàng hóa , dịch vụ không tổn hại đến sức khỏe và lợi íchngười tiêu dùng .
Người tiêu dùng là những người mua HH , dịch vụ trên TT để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng .
Vai trò :
+ Người tiêu dùng:
Sức mua của ng tiêu dùng là yếu tố quyết định sư thành bại của NSX
Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của
sự phát triển sx , ảnh hưởng trực tiếp tới sx.
Có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất .Trách nhiệm đến sự phát
triển bền vững của xã hội .
+ Các chủ thể trung gian trong TT
Nêu sự phát triển của sản xuất và trao đổiDưới tác động của phân công lao động
xã hội, Làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổingày càng sâu
sắc trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường
Vai trò của các chủ thể kinh doanh trong thị trường
Kết nối thông tin trong các quan hệ mua bán
Làm cho nền kinh tế thị trường trở nên sống động linh hoạt hơn
Tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng
Tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng
Các loại chủ thể trung gian trong thị trường
Các trung gian thương nhân
Trung gian môi giới nhà đất
Trung gian môi giới khoa học công nghệ ,...
Cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức
( Lừa đảo môi giới bất hợp pháp …)Cần được loại trừ.
Nhà nước
Vai trò kinh tế của nhà nước
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyết tật của thị trường
-Những biện pháp để thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước
Thực hiện quản trị phát triển về kinh tế thông qua tạo lập môi trường kinh tế tốt
nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ
Sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị
trường
Câu 5 : Phân tíchhai thuộc tính của HH SLĐ .Lý do coi slđ là HH đặc biệt vì :
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong cơ thể, trong một conngười đang sống và được người đó đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Để sức lao động trở thành hàng hóa cần đáp ứng hai điều kiện sau:
– Một là người lao động được tự do về thân thể.
– Hai là người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất để tự kết hợp với sức
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động
Hai thuộc tính của HH SLĐ :
Khi sức lao động trở thành hàng hóa nó cũng có hai thuộc tính như hàng hóa
thông thường đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng .
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tài sản xuất ra sức lao động quyết định
Giá trị hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị
của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm :Giá trị tư liệu sinh hoạt (cả vật chất
và tinh thần) Để tái sản xuất ra sức lao động phí tổn đào tạo người lao động giá
trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần ) để nuôi người lao
động
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đíchthỏa mãn nhu
cầu của người mua
+Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt nó mang yếu tố tinh thần và
lịch sử
+Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không phải
hàng hóa thông thường nào có được đó là trong khi sử dụng nó không những giá
trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị lớn hơn .Đây chính là chìa
khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có .
Lý do coiSLĐ là HH đặc biệt :
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong cơ thể, trong một conngười đang sống, và được người đó đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính:
giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị hàng hóa sức lao động
+ Do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
quy định.
+ Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng
giá trị của các
tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
→ Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm:
Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
Phí tổn đào tạo người lao động
Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi concủa người lao động.
+ Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính lịch sử - tinh thần:
Tinh thần: người công nhân còn có tinh thần về văn hóa, du lịch, vui chơi, giải
trí
Lịch sử: trình độ phát triển của mỗi quốc gia hay các yếu tố về điều kiện địa lý,
khí hậu, mức độ thỏa mãn nhu cầu,… ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất sức
lao động .
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
+ Là thỏa mãn nhu cầu của người mua, tức là mua để tiêu dùng vào quá trình lao
động.
VD: muốn được nhận vào một vị trí nhân viên giao dịch của một ngân hàng thì
bạn phải thỏa
mãn các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, kĩ năng sử dụng phần mềm,…
Sở dĩ sức lao động trở thành hàng hóa đặc biệt bởi vì sức lao động có những
điểm khác biệt sau:
+ Thứ nhất, khác với hàng hóa thông thường, quá trình sử dụng hàng hóa sức
lao động có thể tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn
hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính
là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó chính là đặc điểm khác biệt của hàng hóa sức lao
động, là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
+ Thứ hai, conngười là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung
ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của
người lao động. Đốivới hầu hết các thị trường khác thì nhu cầu phụ thuộc vào
con người với những đặc điểm của họ, nhưng đốivới thị trường lao động thì con
người lại có ảnh hưởng quyết định tới cùng.
Trong thế giới hàng hóa, có nhiều loại hàng hóa đặc biệt; hàng hóa sức lao động
cũng là 1 trong những hàng hóa đặc biệt đó. Hàng hóa sức lao động cũng có 2
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa sức lao động đặc biệt thể hiện ở
chỗ: Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động này khác với hàng hóa thông
thường.
+ Thứ nhất: về thuộc tính giá trị của hàng hóa SLD: Khác vớii giá trị hàng hóa
thông thường được đo lường trực tiếp bằng hao phí lao động tạo ra, thì giá trị
hàng hóa SLĐ được đo lường gián tiếp bằng hao phí lao động tạo ra các tư liệu
sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, giá trị hàng hóa sức lao động
còn phụ thuộc vào các yếu tố tinh thần, lịch sử, văn hóa, địa lý … nữa, điều này,
hàng hóa thông thường không có.
+ Thứ hai: về thuộc tính GT sử dụng: nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng sức lao
động của người mua (người chủ tư bản), nhưng người chủ không được sử dụng
toàn thời gian như hàng hóa thông thường mà chỉ được hợp đồng trong 1
khoảng thời gian nhất định (thường là 8h/ngày). Ngoài ra, hàng hóa sức lao
động còn có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng nó, có thể tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị bản thân nó. Đây là chìa khóa quan trọng giải thích nguồn gốc giá trị
thặng dư do đâu mà có.
Ý 2: Liên hệ thức tiễn đốivới sinh viên
Hiểu về hàng hóa sức lao động đặc biệt là hiểu về 2 thuộc tính của hàng hóa sức
lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp đại học.
Vậy 2 thuộc tính hàng hóa sức lao động có ý nghĩa như thế nào?
- Thứ nhất, hiểu về thuộc tính giá trị của hàng hóa SLD, sinh viên ra trường nếu
muốn có côngviệc được trả công cao (tức là giá cả hàng hóa sức lao động cao)
thì cần sở hữu giá trị hàng hóa sức lao động cao. Để đạt được giá trị hàng hóa
sức lao động cao; sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần học tập
chuyên môn tốt, rèn luyện các kỹ năng nghề, tác phong công nghiệp, trách
nhiệm trong công việc… đó là các yếu tố tạo ra lao động phức tạp, quyết định
đến giá trị hàng hóa sức lao động.
Thứ hai, hiểu về thuộc tính giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động là
khi sử dụng nó sẽ tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó; điều này, rất có
ý nghĩa nó là động lực cho việc khởi nghiệp, tự lập, tự làm chủ doanh nghiệp
(nếu không muốn bị bóc lột giá trị thặng dư)./.
Câu 6 : Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định , tư bản lưu
động ? Cho ví dụ
*PHÂN BIỆT TƯ BẢN BẤT BIẾN VÀ TƯ BẢN KHẢ BIẾN .
Tư bản bất biến, để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản
(bỏ vốn) ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của
người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi.
Bộ phận tư bản ấy được gọi là Tư bản bất biến.
Trong khi đó, đốivới bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá
trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một
giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còntạo ra
giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi
về lượng và được gọi là Tư bản khả biến.
Ý nghĩa của tư bản bất biến và tư bản khả biến là một trong những yếu tố dùng
để phân biệt sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Cụ thể, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động
thể hiện trong hàng hoá đã giúp Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến
và tư bản khả biến.
Sự phân chia này dựa trên vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá
trình sản xuất giá trị thặng dư. Vì thế, nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa
tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho
nhà tư bản.
Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị
thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó
chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Và cũng theo đó, việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân
tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại
tự động hóa quá trình sản xuất đốivới một số sản phẩm. Trong điều kiện sản
xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng
suất lao động, nhưng cũng không thể coiđó là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân
tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.
Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến và tư bản khả biến chính
là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư.
Ở đây việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm
riêng của tư bản sản xuất và căn cứ của sự phân chia là phương thức chuyển
dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào
phương thức chu chuyển của tư bản.
Người công nhân tạo ra một giá trị, xét về quy mô thì vượt quá những chi phí về
tiền lương, nghĩa là tạo ra giá trị thặng dư trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do
đó, giá trị của tư bản ứng trước không những được bảo tồn trong quá trình tạo ra
giá trị mới, mà còn tăng thêm một đại lượng bằng đại lượng của giá trị thặng
dư.
Mác là người đầu tiên tìm ra việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư
bản khả biến. Giá trị thặng dư chỉ là số tăng thêm của tư bản khả biến điều đó đã
chỉ rõ nguồn gốc thực sự của việc tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản khả biến còn là
một tham số để tính tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
@@ Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến
Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo
toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó kí
hiệu là C.
Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra
nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là
biến đổivề lượng, kí hiệu là V.
 Như vậy tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất
ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì
nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.
*)Phân biệt Tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định là bộ phận sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà
xưởng…tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao
mòn của nó trong thời gian sản xuất.
- Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao
mòn dần trong quá trình sản xuất.
- Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu,
nhiên liệu , nguyên vật liệu, sức lao động giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ
cho các nhà tư bản sau mỗi một quá trình sản xuất, khi hàng hoá được bán
xong .
- Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định
* Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động .
a. Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao
động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển
dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn đi. Sẽ có hai loại hao mòn :
Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hìnhlà sự hao mòn về giá
trị sử dụng đi đốivới sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do quá trình sử
dụng hoặc do sự phá hủy của tư nhiên. Phần giá trị hao mòn này được chuyển
vàogiá trị hàng hóa và nhà tư bản sẽ thu hồi lại sau khi bán hàng hóa.
Thế còn, Hao mòn vô hình là hao mòn thuần túy về giá trị của tài sản cố định, là
sự giảm giá trị thâm chí bị loại bỏ do tiến bộ khoa học kỹ thuật, xuất hiện các
máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, công suất cao hơn.
Chính vì lẽ đó, để hạn chế hao mòn hữu hình, các tài sản cố định cần được bảo
quản, sửa chữa thường xuyên ; mặt khác để tránh hao mòn vô hình, tài sản cố
định cần được sử dụng hết công suất, thu hồi nhanh tư bản cố định.
b. Khái niệm Tư bản lưu động: đây là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình
thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển
ngay một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản
xuất.
Ví dụ : để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động
của công nhân. Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và
mua 2h sức lao động của người công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó phải dịch
chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5 kg sợi.
Ý nghĩa:
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan
trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra
được các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có
hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư…
Cũng cần lưu ý rằng, trong video trước, chúng ta biết đến việc chia tư bản thành
tư bản bất biến và tư bản khả biển, trong video này, chung ta có thêm cách chia
tư bản cố định, và tư bản lưu động.
Tùy theo mục đích, mà sẽ phân chia tư bản sản xuất theo dạng nào.
Nếu để thấy được vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá
trị thặng dư, thì người ta chia Tư bản thành tư bản bất biến (máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu…) và tư bản khả biến (tư bản dùng
để mua sức lao động). Trong đó, tư bản khả biến là bộ phận trực tiếp tạo ra giá
trị thặng dư.
Còn nếu xem xét phương thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm như thế nào, thì
người ta chia Tư bản thành tư bản cố định (c1) và tư bản lưu động (c2 + v)
Câu 7 : Phân tíchcác phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ? Y nghĩa thực tiễn
Khái niệm: Giá trị thặng dư chính là giá trị dôi ra do công nhân làm thuê lao
động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm
đoạt hết.
1) Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối:
* Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Được áp dụng trong giai đoạn đầu của
CNTB
- Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi.
Ví dụ : Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động
cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư.
m’=4/4 x 100% = 100%
Giả dụ nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cáchkéo dài ngày lao
động từ 8 giờ lên
10 giờ trong điều kiện thời gian cần thiết không thay đổivẫn là 4 giờ, thì thời
gian lao động thặng dư sẽ từ 4 giờ tăng lên 6 giờ.
m’=6/4 x 100% = 150%
Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cáchkéo dài toàn bộ ngày lao động
một cáchtuyệt đốigọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, khi kỹ thuật cònthấp
thìphương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của
công nhân. Tuy nhiên bóclộtgiá trị thặng dư tuyệt đốigặp phải giới hạn về thể
chất và tinh thần, đồng thời vấp phải sức đấutranh ngày càng mạnh mẽ của công
nhân nên với độ dài ngày lao động không thay đổi, nhà tư bản sẽnâng cao trình
độ bóc lột bằng việc tăng cường độ lao động. Thực chất tăng cường độ lao động
cũnggiống như kéo dài ngày lao động. Khi CNTB phát triển, trình độ tự giác của
người công nhân đượcnâng lên, họ đứng lên đấu tranh đòităng lương, giảm giờ
làm vì thế nhà tư bản đã sử dụng phương pháp sản xuất GTTD tương đối.
* Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Được áp dụng trong giai đoạn sau, khi nền
đại côngnghiệp cơ khí đã phát triển.
Giá trị thặng dư tương đốilà giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời
gian lao độngcần thiết trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và do đó kéo dài
một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài
ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi.
Ví dụ :
Nếu thời gian lao động cần thiết rút từ 4 giờ xuống còn 2 giờ, thì thời gian lao
động thặng dư
sẽ tăng từ 4 giờ lên 6 giờ.
m’ = 6/2x 100% = 300%
Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cáchrút ngắn thời gian lao động
cần thiết để
kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài của ngày lao động
vẫn như cũ gọi làphương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhà tư bản phải tìm cách hạ thấp giá trị
sức lao độngbằng cách hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt. Chỉ có nâng cao năng
suất lao động xã hội trong các ngànhsản xuất tư liệu sinh hoạt cho công nhân,
cũng như trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất trực tiếp liên quan đến các
ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thì mới đạt được kết quả đó.
So sánh 2 phương pháp :
Tiêu chí khác biệt SXGTTDtuyệt đối SXGTTDtương đối
Thời gian lao động tất
yếu
Giữ nguyên Giảm xuống
Giá trị sức lao động Không đổi Giảm xuống
Biện pháp Kéo dài thời gian LĐ
hoặc tăng CĐLD
Tăng NSLĐ
Thời gian áp dụng chủ
yếu
Giai đoạn đầu của
CNTB
Giai đoạn đại công
nghiệp cơ khí phát triển
*Giá trị thặng dư siêu ngạch: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư
phụ thêm xuất hiện khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới sớm hơn các
doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất
lao động, làm giảm giá trị của hàng hoá.
Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
tương đốivì chúng có một cơ sở chung: Chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng
suất lao động.
Ý nghĩa :
Nếu bỏ qua mục đíchvà tính chất của tư bản chủ nghĩa có thể thấy:
- Cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng sư tuyệt đối và giá trị thặng dư
tương đốiđều có thểáp dụng vào nền kinh tế. Tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư
cho xã hội là tiền đề cho việc tái sảnxuất mở rộng, phát triển quy mô, tăng
trưởng kinh tế.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đốivà giá trị thặng dư siêu ngạch
có tác dụng mạnh mẽ kích thích cá nhân và tập thể cải tiến kĩ thuật, áp dụng
khoa học công nghệ mới vào sản xuất; cải tiến quản lý sản xuất; nâng cao năng
suất lao động; lực lượng sản xuất tiến bộ và phát triển nhanh.
Quá trình nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cho thấy khi gạt
bỏ mục đíchvàtính chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì sản xuất giá trị thặng
dư chính là khoa học sử dụng lao độngcó hiệu quả nhất mà bất kỳ xã hội nào
cũng cần phải quan tâm. Bởi vậy, các phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư có
thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất tăng
năngsuất lao động xã hội, sử dụng kĩ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lí, tiết
kiệm chi phí sản xuất.
- Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu
sản xuất giá trịthặng dư gợi ra cho nhà hoạch định chính sáchphương thức làm
tăng của cải thúc đẩy phát triển kinhtế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước
ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần tận dụngtriệt để các nguồn lực
nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài cần phải coi
trọngviệc tăng năng suất lao động xã hội, đẩy manh công nghiệp hoa hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội.
- Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó đem lại những tiến
bộ vượt bậc vàthành tựu kinh tế cho CNTB. Nước ta nói riêng và các nước
XHCN nói chung cần nỗ lực không ngừng trên conđường của mình để xây
dựng XHCN trên thế giới. Riêng nước ta, đang trong giai đoạn quá độ lên
CNXH từ chế độ PK bỏ qua giai đoạn TBCN với xuất phát điểm là một nền kinh
tế lạc hậu chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây
dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tựu
mà CNTB đã đạt được trong đó quan tâmđặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản
của nó là giá trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia trong xây dựng
kinh tế.
Gợi ý 2 :
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Định nghĩa: Là giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách kéo dài thời gian của
ngày laođộng vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động
xã hội, giá trị sức laođộng và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: nếu 1 ngày lao động là 8 giờ, thời gia lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian
lao độngthặng dư là 4 giờ, tỉ suất giá trị thặng dư là 100%.
Nếu ngày lao động kéo dài them 2 giờ nữa với điệu kiện khác không đổithì giá
trị thặng dư tuyệt đốităng từ 4h lên 6h, tỷ suất thặng dư sẽ là m’ = 6 /4 giờ ×
100% = 150%
Giá trị thặng dư tuyệt đối thực hiện tăng cường độ lao động nặng hơn, thời gian
dài hơn.
Các nhà tư bản tìm mọi cách đẻ kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có
giới hạn nhất định do thể chất và tinh thần người lao động quyết định, vì công
nhân phải có thời gian phục hồi sức khỏe. Vì vậy việc kéo dài ngày lao động còn
vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
Định nghĩa: Là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất
yếu bằngcách nâng cao năng suất lao động, nhờ đó thời gian lao động thặng dư
tăng lên ngay trong điềukiện độ dài ngày lao động không đổi thậm chí rút ngắn.
Ví dụ: ngày lao động 8h với 4h lao động tất yếu, 4h lao động thặng dư, tỷ suất
thặng dư là100%. Nếu giá trị sức lao động giảm, thời gian lao động tất yếu giảm
còn 2h thì thời gian laođộng thặng dư là 6h
m’ =6/2 giờ × 100% = 300%
Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, người ta phải tăng năng suất lao
động, mà trước hết là ở khu vực sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, kế đó mới tăng
năng suất lao động ở khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất.
4. Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến
Công thức tính: m’ = m/v × 100%
Trong đó m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư, v là tư bản khả
biến.Tỷ suất này cònđược tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động
thặng dư (t’) vàthời gian lao động tất yếu (t): m’ = t '/t × 100%
5. Khối lượng giá trị thặng dư: là lượng giá trị thặng dư bằng tiền nhà tư bản thu
được
Công thức: M = m’ × V
Trong đó M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến
Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư : Nhận thức tính khách quan của các quy
luật kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Vận
dụng học thuyết giá trị trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vận dụng quy luật giá trị thặng dư trong bốicảnh
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giúp
chúng ta thấy được sự tác động của quy luật giá trị thặng dư sẽ dẫn đến cạnh
tranh gay gắt, hình thành độc quyền, phân hóa giâu nghèo. Song song với việc
phát triển kinh tế có nhiều mặt tích cực vẫn còntồn tại rất nhiều những tiêu cực
theo sự phát triển kinh tế. vì vậy cần phải có những chính sách để khắc phục
những hạn chế. Nghiên cứu để có nhận thức đúng về giá trị thặng dư là nhằm
tránh những nghi ngờ về conđường đi lên CNXH mà nhà nước ta đang thực
hiện. Việc nghiên cứu về mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư giúp chúng
ta thấy được thực chất của giá trị thặng dư, từ đó không đồng nhất giá trị thặng
dư với sự bóc lột, tranh có những nhận thức sai lầm về nến kinh tế thị trường
định hướng XHCN đang được áp dụng ở nước ta hiện nay
Câu 9 : Phân tíchnhững đặc KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam .
- Khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận
hành theocác quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước
xác lập một xã hội mà ở đó dângiàu nước manh, dân chủ , côngbằng, văn minh,
có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo.
- Các đặc trưng cơ bản của nền KTTT định hướng XHCN ở VN:
Về mục tiêu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát
triển lực lượng sản xuất xây dựng cơ sở Vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
nâng cao đời sống nhân dân thực hiện dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng
văn minh
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa conngười với conngười trong quá trình sản
xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chính Hữu nguồn lực của quá trình sản
xuất và kết quả lao động tương ứng với quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy
trong một điều kiện lịch sử nhất định
Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới nhà nước đều
phải can thiệp điều tiết quá trình phát triển kinh tế của đất nước Nhằm khắc
phục những hạn chế khuyết tật của kinh tế thị trường và định hướng chính theo
mục tiêu đã định. Tuy nhiên quan hệ quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà
nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Sự làm
chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội vì dân giàu nước mạnh dân chủ
công bằng văn minh
Về quan hệ phân phối
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện phân phối
công bằng các yếu tố sản xuất, Tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát
triển của mọi chủ thể kinh tế( phân phốiđầu vào )Để tiến tới xây dựng xã hội
Mọi người đều giàu có Đồng thời phân phối kết quả làm ra ra (đầu ra )Chủ yếu
theo kết quả lao động hiệu quả kinh tế theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn
lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội phúc lợi xã hội .
Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều
thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy với Nó là loại
hình phân phối khác nhau (cả đầu vào và đầu ra của quá trình kinh tế).Thực hiện
nhiều hình thức phân phối( Thực chất là thực hiện các lợi íchkinh tế) Ở nước ta
sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội góp phần cải thiện
và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Bảo đảm công
bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và đóng góp của họ trong quá
trình lao động và sản xuất kinh doanh .
Trong các hình thức phân phối đó phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế
phân phối theo Phúc lợi là những hình thức phân phối phản ánh định hướng xã
hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện
gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội phát triển kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa xã hội thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính
sách chiến lược quy hoạch kế hoạch và tính giai đoạn phát triển của kinh tế thị
trường.
Đây là đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội
chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bởi tiến bộ và công bằng xã
hội vừa là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế vừa là
mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta thực
hiện hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Câu 10 :
Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
-Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế các loại hình
doanh nghiệp
+Để hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:
Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu quyền sử dụng quyền
định đoạt và hưởng lợi từ tài sản )của nhà nước tổ chức và cá nhân Bảo đảm
công khai minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà
nước và dịch vụ công Để quyền tài sản được giao dịch thông suốtbảo đảm hiệu
lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản .
Hai là tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả
đất đai khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí
Ba là hoàn thiện pháp luật về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên
Bốn là hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước sử dụng có hiệu quả các tài
sản công phân biệt rõ ràng tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện
mục tiêu chính sách xã hội
Năm là hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến Sở hữu trí tuệ theo hướng
khuyến khích đổimới sáng tạo bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ.
Cháu là hoàn thiện phương pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân
sự theo hướng Thống Nhất Đồng bộ phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản
nhất là bất động sản
Bảy là xây dựng và thực thi pháp luật chiến lược quy hoạch kế hoạch nâng cao
chất lượng hiệu quả quản trị quốc gia
+Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế các loại hình doanh
nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
Một là thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp
không phân biệt các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế
Hai là hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh đảm bảo đầy đủ quyền tự do
kinh doanh cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế
Ba là hoàn thiện thể chế về cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh ngành mạch xử lý dứt
điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh
Bốn là rà soat hoàn thiện pháp luật về đấu thầu Đầu tư công và các quy định
pháp luật có liên quan kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý
Năm là hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu
quả của các loại hình doanh nghiệp Hợp tác xã các đơn vị sự nghiệp các Nông
Lâm trường
Sáu là tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy các thành phần kinh tế các khu vực
kinh tế phát triển đồng bộ để góp phần xác lập trình độ phát triển dân giàu nước
mạnh dân chủ công bằng văn minh
Bảy là hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hướng
chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ tiên tiến
và Quản trị hiện đại có cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam
-Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường
Một là hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
Hai là hoàn thiện các thể chế phát triển đồng bộ vận hành thông suốt các loại thị
trường
-Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển bền vững
tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế
Một là tiếp tục rà soát bổ sung điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế kinh
doanh đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam
Hai là thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa trong hợp tác
kinh tế quốc tế không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước xây dựng và thực
hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các
diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc giữ vững
môi trường hòa bình ổn định cho sự phát triển của đất nước
-Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hệ thống
chính trị
Câu 11 :
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con
người giữa các cộng đồng người giữa các tổ chức kinh tế giữa các bộ phận hợp
thành nền kinh tế giữa con người với tổ chức kinh tế giữa Quốc gia với phần còn
lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi íchkinh tế trong mối liên hệ với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định
Phân tích một số quan hệ lợi íchkinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường:
quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.Những người sử dụng lao
động có quan hệ lợi íchkinh tế chặt chẽ với nhau. Trongcơ ché thị trường,
những người sử dụng lao động vừa là đốitác, vừa là đối thủ củanhau, từ đó tạo
ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi íchkinh tế giữa họ. Nhữngngười sử dụng
lao động liên két và cạnh tranh với nhau trong ửng xử với người laođộng, với
những người cho vay vốn, cho thuc đất, với nhà nước, trong chiêm lĩnhthị
trường...Trong cơ chê thị trường, mâu thuẫn về lợi íchkinh tế giữa những
ngườisừ dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt. Iiộ quả tất yếu
là cáccác nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro
khác bịthua lỗ, phá sán... bị loại bỏ khỏi thương tnrờng. Đông thời, những người
thu đượcnhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng.
Những người sừ dụng lao động không chỉ cạnh tranh trong cùng ngành, mà
còncạnh tranh giữa các ngành, bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này
sangngành khác. Từ đó hình thành tỷ suât lợi nhuận bình quân, tức là những
người sừdụng lao động đã chia nhau lợi nhuận theo vôn đóng góp. Sự thống
nhất và mâuthuẫn về lợi íchkinh tế giữa những người sử dụng lao động biểu
hiện tập trung ởlợi nhuận bìnhquân mà họ nhận được.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên
kếtchặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa
nhữngngười sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong
cơ chế thịtrường, độingũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
hội nên cầnđược tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động.Trongnền kinh tế thị trường,
nhiều người muốn bán sức lao dộng. Để thực hiện lợiích kinh tế của mình, người
lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao dộng, mà cònphải quan
hệ với nhau. Nêu có nhiều người bán sức lao động, ngườilao động phải cạnh
tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bịgiảm xuồng, một bộ
phận người lao động bị sa thải. Nếu những người lao độngthông nhất được với
nhau, họ có thề thực hiện được các yêu sách của mình (ở mộtchừng mực nhất
định) đối với giới chủ (những người sử dụng lao dộng).Để hạn chế mâu thuẫn
lợi íchkinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sửdụng lao động, những
người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúpđỡ lẫn nhau giữa
những người lao động trong giải quyet các mối quan hệ là rất cầnthiết nhưng
phải dựa trên các quy định của pháp luật
Một là, quan hệ lợi íchgiữa người lao động và người sử dụng lao động.Người
lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng
laođộng. Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và
chịu sựquản lỷ, điều hành của người sử dụng lao động. Bản chất của tiền lương
là giá cảcủa hàng hóa sức lao động, chỉ đủ đê tái sản xuất sức lao động. Người
sử dụng laođộng là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong CNTB), cơ quan, tổ
chức, hợp tác xã,hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đông lao động. Làngười trả tiền mua hàng hóa sức lao động nên người sử dụng
lao động có quyền tổchức, quản lý quá trình làm việc của người lao động. Lợi
íchkinh tế của người sửdụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu
được trong quá trình kinhdoanh. Lợi ích kinh tế của người lao động thề hiện tập
trung ở thu nhập (trước hếtlà tiền lương, tiền thưởng) mà họ nhận được từ việc
bán sức lao động của mình chongười sử dụng lao động. Lợi ích kinh tế của
người lao động và người sử dụng laođộng có quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn với nhau.Sự thống nhất về lợi íchkinh tế giữa người lao động và
người sử dụng lao động thểhiện ở chỗ: nếu người sử dụng lao động thực hiện
các hoạt động kinh tế trong điềukiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực
hiện được lợi ích kinh tế của mình;đồng thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động
nên người lao động cũng thực hiện đượclợi íchkinh tế của mình vì có việc làm,
nhận được tiền lương. Ngược lại, nếu ngườilao động tích cực làm việc, lợi ích
kinh tế của họ được thực hiện thông qua tiềnlương được nhận, đồng thời, góp
phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụnglao động. Vì vậy, tạo lập sự
thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động vàngười sừ dụng lao động
là điều kiện quan trọng thực hiện lợi ích kinh tế của cả haibên.Tuy nhiên, quan
hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sừ dụng lao độngcòncó mâu
thuẫn. Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tếlà xác định
nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương củangười lao
dộng giảm xuống và ngược lại. Vì lợi íchcủa mình, người sử dụng laođộng luôn
tìm cáchcắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có tiềnlương của
người lao động đề tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tiền lương là điều kiện đểtái sản
xuất sức lao động nên mức tiền lương thấp nhất người sử dụng lao độngphải trả
cho người lao động là mức tiền lương tối thiểu. Vì lợi íchcủa mình, người lao
dộng sẽ đấu tranh đòităng lương, giảm giờ làm, bãi công... Nếu mâu
thuẫnkhông được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hường xấu tới các hoạt động kinh
tế.Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động
đãthành lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ
quyền lợingười lao động. Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, hội nghề
nghiệp...Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cân phải tuân thủ các quy
định củapháp luật.
Liên hệ thực tiễn với VN :
Câu 12:
Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ
công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội Cao và tạo ra những biến đổivề chất trong toàn bộ các
hoạt động của đời sống xã hội trước hết là hoạt động sản xuất vật chất. Đó là
quá trình sử dụng năng lực kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra
và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại kết hợp với giá
trị truyền thống của dân tộc để đổimới mọi lĩnh vực Của đời sống xã hội nhằm
hướng tới Một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động
tới tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội .
Nội dung cơ bản công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
Một là tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đi từ nền sản xuất xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ
Hai là thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổinền sản xuất xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất xã hội hiện đại cụ thể :
Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả
Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cuộc cáchmạng công nghiệp lần
thứ tư
*Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công
nghiệp lần thứ tư với những nội dung chủ yếu :
Hoàn thiện thể chế xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
Nắm bắt và đẩy mạnh việc Ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công
nghệ 4.0
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của
Cách mạng công nghệ 4.0
Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và Truyền thông
Cải tạo mở rộng nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội tạo điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch dịch vụ
Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
Tíchcực chủ động hội nhập quốc tế .
Câu 13 :
Thứ nhất chuẩn bị các điều kiện để Thực hiện hội nhập hiệu quả thành công
Hội nhập là tất yếu tự nhiên đốivới Việt Nam hội nhập không phải bằng mọi
giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình cách thức tối ưu. Quá
trình này đòihỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng
như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy sự tham gia của Toàn xã hội sự hoàn thiện và
hiệu lực của thể chế nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế nền kinh
tế có năng lực sản xuất thực…. Là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội
nhập thành công
Thứ hai thực hiện đa dạng các hình thức các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo mức độ theo đó hội nhập kinh tế
quốc tế có thể được coi là nông sâu từ và mức độ tham gia của một nước và các
quan hệ kinh tế đối ngoại các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực theo đó tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ căn bản từ thấp đến
cao thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA Khu vực mậu dịch tự do fta Liên minh
thuế quan CU Thị trường chung hay thị trường duy nhất liên minh kinh tế tiền tệ
…
Xest về hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Là toàn bộ các hoạt động Kinh tế đối
ngoại của một nước Gồm nhiều hình thức đa dạng như Ngoại Thương Đầu tư
quốc tế hợp tác quốc tế Dịch vụ thu ngoại tệ.
Câu 14 : Phân tích những tác động của ….
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn
kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng
thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam
Tác động tíchcực của hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ vốn chuyển dịch
cơ
cấu kinh tế trong nước
Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hiện đại và
hiệu quả
Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia
Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế
Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong và ngoài nước
Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu
thế phát triển của thế giới
Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc
đẩy tiến bộ xã hội
Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa xây dựng một xã hội Mở dân chủ văn minh
Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc
tế nâng cao vai trò Uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính
trị kinh tế toàn cầu
Đảm bảo an ninh quốc gia duy trì hòa bình ổn định ở khu vực và quốc tế để tập
trung cho phát triển kinh tế xã hội giải quyết những vấn đề quan tâm chung như
môi
trường biến đổikhí hậu phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế
b.Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế
Gia tăng sự cạnh tranh
Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia Vào thị trường bên ngoài
Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác
nhau trong xã hội Do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất
bình đẳng xã hội
Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do thiên hướng tập trung
vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên nhiều sức lao động nhưng có giá trị
tăng thấp. Tạo ra một số thách thức đốivới quyền lực nhà nước chủ quyền quốc
gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đốivới việc duy trì an ninh và ổn định
trật tự an toàn xã hội
Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài
Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế buôn lậu tội phạm xuyên
quốc gia bị bệnh Nhập cư bất hợp pháp….
Câu 8
Chủ nghĩa tư bản là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn
tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân. Chủ nghĩa tư
bản khác chủ nghĩa phong kiến - hệ thống kinh tế trước nó - ở chỗ dịch vụ lao
động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực
tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa. Nó cũng khác chủ nghĩa xã
hội ở điểm cơ bản là Trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu
xã hội (toàn dân và tập thể). Trong chủ nghĩa tư bản, cơ chế giá được sử dụng
làm hệ thống tín hiệu cho việc phân bo nguồn lực vào các mục đíchsử dụng
khác nhau. Các dạng khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô
sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp
của chính phủ.
1) Vai trò của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản
cũng có những mặt tích cực đối với phát triển sản xuất. Đó là
a) Chuyền nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đó giải phóng loài người khỏi nền kinh tế tự
nhiên, tự túc, tự cấp; chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa,
chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá
trị thăng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đó
làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã
hội trước cộng lại
b) Phát triển lực lượng sản xuất.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao; từ kỹ thuật thủ công
lên lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hoá, tin học hoá và côngnghệ hiện đại.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của conngười.
c) Thực hiện xã hội hoá sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản đó thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới
mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả
về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội,
sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao
động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày
càng chặt chẽ v.v làm cho các quá trình sản xuất được liên kết với nhau và phụ
thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
Độc quyền tạo ra những yếu tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản
xuất như quy định giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua phát minh kỹ
thuật. Ngày nay, các yếu tố gây trì trệ vẫn còn và tiếp tục tác động.
Sự tồn tại song song của hai xu thế trên trong chủ nghĩa tư bản một mặt nói lên
rằng chủ nghĩa tư bản vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn
có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định còncó thể thích ứng với nhu cầu
phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản chủ nghĩa; đồng thời
chủ nghĩa tư bản cũng đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa giải quyết được.
2) Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ
nghĩa tư bản; đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực
lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản đó có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản
lý và phân phối nhưng không thể khắc phục được mâu thuẫn này.
Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây
+) Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động thể hiện sự phân hóa giàu-nghèo và tình
trạng bất côngtrong xã hội tăng. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đốicủa
giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phần tầng lớp trí thức và lao
động có kỹ năng được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu,
nhưng vẫn không xoá được sự phân hoá giàu-nghèo sâu sắc.
Tình trạng công nhân, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng. Trong xã hội
tư bản, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại phổ biến, sự suy đồi về
xã hội, văn hoá và đạo đức ngày càng trầm trọng.
+) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung
tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản
xuyên quốc gia.
Một mặt, sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá và của cách mạng khoa học và
công nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động của
quy luật phát triển không đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi
nước, các nước đó đó trở thành đốithủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền
lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. Biểu hiện của mẫu thuẫn giữa các nước
ấy trước hết là cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư kỹ thuật, tài
chính dưới nhiều hình thức.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay- với những thành tựu của nó, là sự chuẩn bị những
điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trờn phạm vi toàn thế giới.
Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông
qua qua cuộc cách mạng xã hội và cuộc cách mạng này diễn ra bằng phương
pháp hoà bìnhhay bạo lực, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch
sử-cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung trong từng thời điểm, vào sự
lựa chọn của các lực lượng cách mạng.
Trong thời đại ngày nay Mâu thuẫn cơ bản giữa chủ nghĩa tư bản vẫn không tự
giải quyết được. Vì vậy chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển Mâu thuẫn cơ bản
của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và chủ nghĩa tư bản phát triển đến một
trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay bằng một
quan hệ sản xuất khác dựa trên cơ sở hữu xã hội Về tư liệu sản xuất để phù hợp
với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất .Đó là do yêu cầu
của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất quy định
⇒> Lý luận chủ nghĩa mác-lênin khẳng định: Chủ nghĩa tư bản không tồn tại
vĩnh viễn mà phát triển đến một trình độ nhất định sẽ bị thay thế bởi một hình
thái kinh tế -xã hội mới cao hơn hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa .
Câu 15 :
1.Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang
lại
Thực chất là sự nhận thức quy luật vận động khách quan của lịch sử xã hội:
Nhận thức được rằng không một quốc gia nào có thể quay lưng với hội nhập
Thấy rõ các mặt tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế và tác động của nó là
đa chiều đa phương diện .
VD: Chính sách ngoại giao của Việt Nam là chủ động tích cực hội nhập quốc tế
Đạt được rất nhiều thành công Việt Nam đã trở thành một bộ phận Nền kinh tế
toàn cầu Với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 480 tỷ đôla mĩ Và gấp hai lần
GDP .
Hội nhập kinh tế quốc tế phải được coilà sự nghiệp của toàn dân doanh nhân
doanh nghiệp độingũ trí thức đó là những lực lượng đi đầu trong tiến trình này.
2.Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Đánh giá được đúng bốicảnh quốc tế xu hướng vận động kinh tế chính trị thế
giới Động của toàn cầu hóa Cách mạng công nghiệp đốivới Các nước
Đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội
nhập kinh tế nước ta
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đúc rút ra những bài học thành công và
thất bại tránh đi vào sai lầm.
Xây dựng phương hướng mục tiêu giải pháp phải đề cao tính hiệu quả phù hợp
với thực tiễn về năng lực kinh tế khả năng cạnh tranh tiềm lực khoa học công
nghệ và lao động theo hướng tích cực chủ động
Chiến lược phải gắn với Tiến trình hội nhập toàn diện đồng thời có tính mở
điều chỉnh linh hoạt
Xác định lộ trình hội nhập một cách hợp lý
3.Tich cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế được thực hiện
đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
vực
Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các liên kết kinh tế quốc
tế và khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các nước .
4.Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp hiện đại cơ chế thị trường của nước ta
chưa hoàn thiện do đó :
Hoàn thiện cơ chế thị trường
Đổimới cơ chế nhà nước
Nhà nước Cần rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là luật pháp liên quan
đến hội nhập kinh tế
5.Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
Các doanh nghiệp phải chú trọng tới đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình
Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp vượt
qua những thách thức của thời kỳ hội nhập
6.Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam
Hoàn thiện bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế xây dựng và phát triển
đất nước
Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đây là nhiệm vụ trọng tâm
Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
- S khác nhau gi a TBBB vàTBKB: ự ữ
Dựa vào căn cứ (cơ sở) để xác định bộ phận nào trực tiếp tạo ra giá trị thặng
dư (hay là vai trò của các yếu tố khi tham gia vào sản xuất giá trị thặng dư ) để
người ta chia tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Sự khác nhau giữa TBCĐ và TBLĐ :
Căn cứ vào tốc độ chu chuyển giá trị của từng bộ phận tư bản vào trong sp mới
thì ngta chia thành tư bản cố định và tư bản linh động
Việc chia ra như vậy =>Tìmra được nguồn gốc, bộ phận nào là trực tiếp, duy
nhất
tạo ra giá trị thặng dư
+Bộ phận nào đủ điều kiện: Tb bất biến
+Trực tiếp duy nhất: TB khả biến
-TB cố định :tìm ra phương thức chu chuyển của từng bộ phận vào trong sản
phẩm
mới là khác nhau để ngta tìm ra biện pháp rút ngắn được tốc dộ chu chuyển của
các
bộ phận

More Related Content

What's hot

KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxHongYn889320
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptBinThuPhng
 
Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTBinThuPhng
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSỹ Trương
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongTien Nguyen
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp ánVan Dat Pham
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.pptCan Tho University
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Long Hoang Van
 
Marketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmMarketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmTrong Hoang
 

What's hot (20)

Bai 2 gdp
Bai 2  gdpBai 2  gdp
Bai 2 gdp
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPT
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 5 pdf.ppt
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
 
Marketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmMarketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩm
 

Similar to Câu hỏi ktct

Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdThoNguynTh36
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxBình Thanh
 
chuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxchuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxngThYnVy
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triCỏ Ngọc
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxMac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxNguynThuLinh27
 
Chương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịChương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịXíu Học Giỏi
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfsweetieDL
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệNguyễn Long
 
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...Tín Nguyễn-Trương
 
đề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtđề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtHieu Mac
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf23a4010216
 

Similar to Câu hỏi ktct (20)

Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptx
 
chuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxchuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptx
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia tri
 
Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 
Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 
Chuong iv
Chuong ivChuong iv
Chuong iv
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxMac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
 
Chương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịChương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trị
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN C...
 
đề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtđề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triết
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
 

Câu hỏi ktct

  • 1. Còn 11 13 , 6. Câu 1 : Hàng hóa là gì , các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Hàng hóa là sản phẩm kinh tế hữu hình (máy giặt, bột giặt, công cụ, máy móc...) trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu của conngười. Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Lượng giá trị của hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Một là năng suất lao động năng suất lao động là năng lực Sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Mối quan hệ với giá trị của hàng hóa: đại lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa thay đổitheo tỉ lệ với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỉ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: Trình độ phép trung bình của người lao động mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ giữa kết hợp của xã hội của quá trình sản xuất quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất các điều kiện tự nhiên Cường độ lao động: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất Mối quan hệ giữa cường độ lao động và lượng giá trị: tăng cường độ lao động là mức độ khẩn trương tíchcực của hoạt động lao động làm tổng số sản phẩm tăng lên tổng lượng giá trị góp lại của tất cả hàng hóa gặp lại tăng lên lượng thời gian
  • 2. lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không thay đổi Nhân tố ảnh hưởng đến cường độ lao động: Sức khỏe thể chất tâm lý trình độ tay nghề thành thạo của người lao động công tác tổ chức kỷ luật lao động Hai là tính chất phức tạp của lao động Lao động giản đơn là dao động không đòihỏi quá trình đào tạo một cách hệ thống chuyên sâu về chuyên môn kỹ năng nhiệm vụ của cơ thể thao tác được Lao động phức tạp là những hoạt động lao động Yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân Bội lên . Câu 2 : Phân tích2 thuộc tính của HH lấy ví dụ minh họa . Hàng hóa là một hoặc nhiều những sản phẩm của người lao động có thể giúp thỏa nhu cầu nào đó của conngười và dùng đó để trao đổi với nhau để có thể phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Hai thuộc tính: - Giá trị sử dụng: + Do công dụng và thuộc tính tự nhiên của nó quy định. Công dụng đó nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất.
  • 3. + Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hoặc một số công dụng nhất định và chính công dụng đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng; giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học, kỹ thuật và lực lượng sản xuất (ngày xưa than đá chỉ được dùng để nấu, sưởi ấm; khi bếp nấu (sưởi) ra đời, than đá được dùng làm chất đốt; về sau nó cũng được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất v.v). + Giá trị sử dụng hay công cụ của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.Với ý nghĩa như vậy thì giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. + Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi conngười sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Giá trị sử dụng dành cho người khác, cho xã hội được thực hiện thông qua việc trao đổimua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. - Giá trị hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải bắt đầu nghiên cứu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổivới giá trị sử dụng khác . Ví dụ, 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về chất, nhưng chúng có thể trao đổi với nhau theo tỷ lệ nào đó là do giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, khi người ta trao đổi hàng hoá cho nhau về thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong những hàng
  • 4. hóa ấy. Do vậy có thể nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở chung cho việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá. + Như vậy, giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Với ý nghĩa như vậy thì giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử Câu 3 : Phân tíchnguồn gốc , bản chất và chức năng của tiền ? LS hình thành tiền tệ: - Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: là hình thái đo lường giá trị dựa trên sự trao đổi đơn nhất 1 hàng hóa này lấy 1 hàng hóa khác  Tỷ lệ trao đổivà hành vi trao đổi diễn ra ngẫu nhiên  Trao đổi trực tiếp: hàng đổi hàng (Ví dụ: 1 m vải ~ 10 kg thóc) - Hình thái mở rộng của giá trị: là hình thái đo lường giá trị dựa trên sự trao đổi thường xuyên 1 loại hàng hóa này lấy nhiều loại hàng hóa khác (1 m vải ~ 10 kg thóc ~ 1 congà ~ 2 cái rìu)  Trao đổi trực tiếp: hàng đổi hàng  Trao đổi ở một tỷ lệ nhất định, không ngẫu nhiên. - Hình thái chung của giá trị: là hình thái đo lường giá trị dựa trên việc cộng đồng chọn 1 hàng hóa làm vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa  Trao đổi qua trung gian là vật ngang giá chung  Mỗi cộng đồng lại có 1 vật ngang giá chung khác nhau => hạn chế khi trao đổi giữa các cộng đồng - Hình thái tiền tệ: là hình thái đo lường giá trị dựa trên việc toàn xh thống nhất chọn 1 hàng hóa đặc biệt làm vật ngang giá duy nhất cho mọi hàng hóa khác => Vàng, bạc được toàn xã hội tín nhiệm
  • 5. Bản chất của tiền: - Là hàng hóa đặc biệt - Được xã hội chọn làm vật ngang giá chung duy nhất - Dùng để đo lường giá trị của mọi hàng hóa và phương tiện trung gian trao đổi Chức năng của tiền tệ Tiền có 5 chức năng như sau: - Thước đo giá trị: Là chức năng gốc, gắn liền với sự ra đời của tiền tệ  Chức năng này thể hiện ở việc xã hội dùng tiền tệ để làm đơn vị đo lường giá trị của mọi hàng hóa khác (20 năm trước: 5,000 VNĐ/bát phở; Bây giờ: 35,000 VNĐ/bát phở)  Khi đo lường giá trị tài sản giữa các thời kỳ, cần quy đổi ra VÀNG, BẠC vì tiền pháp định dễ mất giá. - Phương tiện lưu thông:  Chức năng này thể hiện ở chỗ xh dùng tiền tệ làm phương tiện trung gian trao đổi H - tiền tệ - H’  việc sử dụng VÀNG, BẠC để làm ptien trung gian trao đổi thì lãng phí, bất tiện => Nhà nước phát hành loại chứng chỉ thay cho Vàng, bạc để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông - Phương tiện cất trữ:  Chức năng này thể hiện ở việc đưa tiền ra khỏi lưu thông và cho vào dự trữ, nhằm duy trì giá trị tài sản (Tiền dùng để cất trữ thì phải là VÀNG, BẠC, không nên cất trữ tiền pháp định bởi vì chúng đều bị mất giá do lạm phát) - Phương tiện thanh toán: 
  • 6. Nền sản xuất hàng hóa phát triển, xuất hiện các hình thức như là trả trước, mua bán chịu… => Xã hội dùng tiền để thực hiện các nghĩa vụ kinh tế: ứng tiền trước, trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng…  Chú ý: Xuất hiện đa dạng các phương thức thanh toán: tiền mặt, séc, chuyển khoản,thẻ tín dụng… Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế khi một khâu thanh toán đến hạn không được thực hiện - Tiền tệ thế giới:  Chức năng này thể hiện ở vc dùng tiền để thanh toán quốc tế Chú ý: Đến thế kỷ XIX, tiền để thanh toán quốc tế vẫn là Vàng, bạc Hiện nay, dùng hệ thống tỷ giá hối đoái quy đổicác đồng tiền để thanh toán. Câu 4 : TT là gì ? Phân tích vai trò của 1 số chủ thể khi tham gia thị trường . Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực mua bán, trao đổi được hình thành trong điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội nhất định Vai trò của một số chủ thể khi tham gia thị trường : Người sản xuất HH là những ng sx và cung cấp HH , dujch vụ ra TT nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của XH Vai trò: Sử dụng các yếu tố đầu vào để sx KD và thu lợi nhuận . Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Trách nhiệm cung cấp hàng hóa , dịch vụ không tổn hại đến sức khỏe và lợi íchngười tiêu dùng . Người tiêu dùng là những người mua HH , dịch vụ trên TT để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng .
  • 7. Vai trò : + Người tiêu dùng: Sức mua của ng tiêu dùng là yếu tố quyết định sư thành bại của NSX Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sx , ảnh hưởng trực tiếp tới sx. Có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất .Trách nhiệm đến sự phát triển bền vững của xã hội . + Các chủ thể trung gian trong TT Nêu sự phát triển của sản xuất và trao đổiDưới tác động của phân công lao động xã hội, Làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổingày càng sâu sắc trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường Vai trò của các chủ thể kinh doanh trong thị trường Kết nối thông tin trong các quan hệ mua bán Làm cho nền kinh tế thị trường trở nên sống động linh hoạt hơn Tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng Các loại chủ thể trung gian trong thị trường Các trung gian thương nhân Trung gian môi giới nhà đất Trung gian môi giới khoa học công nghệ ,... Cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức ( Lừa đảo môi giới bất hợp pháp …)Cần được loại trừ. Nhà nước Vai trò kinh tế của nhà nước Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
  • 8. Thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyết tật của thị trường -Những biện pháp để thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước Thực hiện quản trị phát triển về kinh tế thông qua tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ Sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường Câu 5 : Phân tíchhai thuộc tính của HH SLĐ .Lý do coi slđ là HH đặc biệt vì : Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một conngười đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Để sức lao động trở thành hàng hóa cần đáp ứng hai điều kiện sau: – Một là người lao động được tự do về thân thể. – Hai là người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động Hai thuộc tính của HH SLĐ : Khi sức lao động trở thành hàng hóa nó cũng có hai thuộc tính như hàng hóa thông thường đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng . - Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tài sản xuất ra sức lao động quyết định Giá trị hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm :Giá trị tư liệu sinh hoạt (cả vật chất và tinh thần) Để tái sản xuất ra sức lao động phí tổn đào tạo người lao động giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần ) để nuôi người lao động - Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đíchthỏa mãn nhu cầu của người mua
  • 9. +Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử +Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không phải hàng hóa thông thường nào có được đó là trong khi sử dụng nó không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị lớn hơn .Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có . Lý do coiSLĐ là HH đặc biệt : Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một conngười đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. - Giá trị hàng hóa sức lao động + Do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quy định. + Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. → Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động Phí tổn đào tạo người lao động Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi concủa người lao động. + Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính lịch sử - tinh thần: Tinh thần: người công nhân còn có tinh thần về văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí Lịch sử: trình độ phát triển của mỗi quốc gia hay các yếu tố về điều kiện địa lý,
  • 10. khí hậu, mức độ thỏa mãn nhu cầu,… ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất sức lao động . Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: + Là thỏa mãn nhu cầu của người mua, tức là mua để tiêu dùng vào quá trình lao động. VD: muốn được nhận vào một vị trí nhân viên giao dịch của một ngân hàng thì bạn phải thỏa mãn các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, kĩ năng sử dụng phần mềm,… Sở dĩ sức lao động trở thành hàng hóa đặc biệt bởi vì sức lao động có những điểm khác biệt sau: + Thứ nhất, khác với hàng hóa thông thường, quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó chính là đặc điểm khác biệt của hàng hóa sức lao động, là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. + Thứ hai, conngười là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đốivới hầu hết các thị trường khác thì nhu cầu phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đốivới thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cùng. Trong thế giới hàng hóa, có nhiều loại hàng hóa đặc biệt; hàng hóa sức lao động cũng là 1 trong những hàng hóa đặc biệt đó. Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa sức lao động đặc biệt thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động này khác với hàng hóa thông thường. + Thứ nhất: về thuộc tính giá trị của hàng hóa SLD: Khác vớii giá trị hàng hóa thông thường được đo lường trực tiếp bằng hao phí lao động tạo ra, thì giá trị
  • 11. hàng hóa SLĐ được đo lường gián tiếp bằng hao phí lao động tạo ra các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, giá trị hàng hóa sức lao động còn phụ thuộc vào các yếu tố tinh thần, lịch sử, văn hóa, địa lý … nữa, điều này, hàng hóa thông thường không có. + Thứ hai: về thuộc tính GT sử dụng: nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng sức lao động của người mua (người chủ tư bản), nhưng người chủ không được sử dụng toàn thời gian như hàng hóa thông thường mà chỉ được hợp đồng trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 8h/ngày). Ngoài ra, hàng hóa sức lao động còn có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng nó, có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đây là chìa khóa quan trọng giải thích nguồn gốc giá trị thặng dư do đâu mà có. Ý 2: Liên hệ thức tiễn đốivới sinh viên Hiểu về hàng hóa sức lao động đặc biệt là hiểu về 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp đại học. Vậy 2 thuộc tính hàng hóa sức lao động có ý nghĩa như thế nào? - Thứ nhất, hiểu về thuộc tính giá trị của hàng hóa SLD, sinh viên ra trường nếu muốn có côngviệc được trả công cao (tức là giá cả hàng hóa sức lao động cao) thì cần sở hữu giá trị hàng hóa sức lao động cao. Để đạt được giá trị hàng hóa sức lao động cao; sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần học tập chuyên môn tốt, rèn luyện các kỹ năng nghề, tác phong công nghiệp, trách nhiệm trong công việc… đó là các yếu tố tạo ra lao động phức tạp, quyết định đến giá trị hàng hóa sức lao động. Thứ hai, hiểu về thuộc tính giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động là khi sử dụng nó sẽ tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó; điều này, rất có ý nghĩa nó là động lực cho việc khởi nghiệp, tự lập, tự làm chủ doanh nghiệp (nếu không muốn bị bóc lột giá trị thặng dư)./. Câu 6 : Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định , tư bản lưu động ? Cho ví dụ *PHÂN BIỆT TƯ BẢN BẤT BIẾN VÀ TƯ BẢN KHẢ BIẾN .
  • 12. Tư bản bất biến, để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản (bỏ vốn) ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là Tư bản bất biến. Trong khi đó, đốivới bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còntạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là Tư bản khả biến. Ý nghĩa của tư bản bất biến và tư bản khả biến là một trong những yếu tố dùng để phân biệt sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Cụ thể, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hoá đã giúp Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia này dựa trên vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Vì thế, nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Và cũng theo đó, việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa quá trình sản xuất đốivới một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao động, nhưng cũng không thể coiđó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.
  • 13. Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến và tư bản khả biến chính là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở đây việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất và căn cứ của sự phân chia là phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản. Người công nhân tạo ra một giá trị, xét về quy mô thì vượt quá những chi phí về tiền lương, nghĩa là tạo ra giá trị thặng dư trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do đó, giá trị của tư bản ứng trước không những được bảo tồn trong quá trình tạo ra giá trị mới, mà còn tăng thêm một đại lượng bằng đại lượng của giá trị thặng dư. Mác là người đầu tiên tìm ra việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Giá trị thặng dư chỉ là số tăng thêm của tư bản khả biến điều đó đã chỉ rõ nguồn gốc thực sự của việc tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản khả biến còn là một tham số để tính tỷ suất giá trị thặng dư (m’) @@ Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó kí hiệu là C. Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổivề lượng, kí hiệu là V.  Như vậy tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên. *)Phân biệt Tư bản cố định và tư bản lưu động. - Tư bản cố định là bộ phận sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà xưởng…tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao
  • 14. mòn của nó trong thời gian sản xuất. - Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. - Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu , nguyên vật liệu, sức lao động giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi một quá trình sản xuất, khi hàng hoá được bán xong . - Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định * Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động . a. Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn. Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn đi. Sẽ có hai loại hao mòn : Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hìnhlà sự hao mòn về giá trị sử dụng đi đốivới sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng hoặc do sự phá hủy của tư nhiên. Phần giá trị hao mòn này được chuyển vàogiá trị hàng hóa và nhà tư bản sẽ thu hồi lại sau khi bán hàng hóa. Thế còn, Hao mòn vô hình là hao mòn thuần túy về giá trị của tài sản cố định, là sự giảm giá trị thâm chí bị loại bỏ do tiến bộ khoa học kỹ thuật, xuất hiện các máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, công suất cao hơn. Chính vì lẽ đó, để hạn chế hao mòn hữu hình, các tài sản cố định cần được bảo quản, sửa chữa thường xuyên ; mặt khác để tránh hao mòn vô hình, tài sản cố định cần được sử dụng hết công suất, thu hồi nhanh tư bản cố định.
  • 15. b. Khái niệm Tư bản lưu động: đây là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất. Ví dụ : để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động của công nhân. Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và mua 2h sức lao động của người công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5 kg sợi. Ý nghĩa: Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư… Cũng cần lưu ý rằng, trong video trước, chúng ta biết đến việc chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biển, trong video này, chung ta có thêm cách chia tư bản cố định, và tư bản lưu động. Tùy theo mục đích, mà sẽ phân chia tư bản sản xuất theo dạng nào. Nếu để thấy được vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư, thì người ta chia Tư bản thành tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu…) và tư bản khả biến (tư bản dùng để mua sức lao động). Trong đó, tư bản khả biến là bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. Còn nếu xem xét phương thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm như thế nào, thì người ta chia Tư bản thành tư bản cố định (c1) và tư bản lưu động (c2 + v) Câu 7 : Phân tíchcác phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ? Y nghĩa thực tiễn Khái niệm: Giá trị thặng dư chính là giá trị dôi ra do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết. 1) Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối:
  • 16. * Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Được áp dụng trong giai đoạn đầu của CNTB - Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi. Ví dụ : Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. m’=4/4 x 100% = 100% Giả dụ nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cáchkéo dài ngày lao động từ 8 giờ lên 10 giờ trong điều kiện thời gian cần thiết không thay đổivẫn là 4 giờ, thì thời gian lao động thặng dư sẽ từ 4 giờ tăng lên 6 giờ. m’=6/4 x 100% = 150% Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cáchkéo dài toàn bộ ngày lao động một cáchtuyệt đốigọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, khi kỹ thuật cònthấp thìphương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân. Tuy nhiên bóclộtgiá trị thặng dư tuyệt đốigặp phải giới hạn về thể chất và tinh thần, đồng thời vấp phải sức đấutranh ngày càng mạnh mẽ của công nhân nên với độ dài ngày lao động không thay đổi, nhà tư bản sẽnâng cao trình độ bóc lột bằng việc tăng cường độ lao động. Thực chất tăng cường độ lao động cũnggiống như kéo dài ngày lao động. Khi CNTB phát triển, trình độ tự giác của người công nhân đượcnâng lên, họ đứng lên đấu tranh đòităng lương, giảm giờ làm vì thế nhà tư bản đã sử dụng phương pháp sản xuất GTTD tương đối. * Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Được áp dụng trong giai đoạn sau, khi nền đại côngnghiệp cơ khí đã phát triển. Giá trị thặng dư tương đốilà giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao độngcần thiết trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và do đó kéo dài
  • 17. một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi. Ví dụ : Nếu thời gian lao động cần thiết rút từ 4 giờ xuống còn 2 giờ, thì thời gian lao động thặng dư sẽ tăng từ 4 giờ lên 6 giờ. m’ = 6/2x 100% = 300% Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cáchrút ngắn thời gian lao động cần thiết để kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài của ngày lao động vẫn như cũ gọi làphương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhà tư bản phải tìm cách hạ thấp giá trị sức lao độngbằng cách hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt. Chỉ có nâng cao năng suất lao động xã hội trong các ngànhsản xuất tư liệu sinh hoạt cho công nhân, cũng như trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất trực tiếp liên quan đến các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thì mới đạt được kết quả đó. So sánh 2 phương pháp : Tiêu chí khác biệt SXGTTDtuyệt đối SXGTTDtương đối Thời gian lao động tất yếu Giữ nguyên Giảm xuống Giá trị sức lao động Không đổi Giảm xuống Biện pháp Kéo dài thời gian LĐ hoặc tăng CĐLD Tăng NSLĐ Thời gian áp dụng chủ yếu Giai đoạn đầu của CNTB Giai đoạn đại công nghiệp cơ khí phát triển *Giá trị thặng dư siêu ngạch: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
  • 18. tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị của hàng hoá. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đốivì chúng có một cơ sở chung: Chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Ý nghĩa : Nếu bỏ qua mục đíchvà tính chất của tư bản chủ nghĩa có thể thấy: - Cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng sư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đốiđều có thểáp dụng vào nền kinh tế. Tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội là tiền đề cho việc tái sảnxuất mở rộng, phát triển quy mô, tăng trưởng kinh tế. - Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đốivà giá trị thặng dư siêu ngạch có tác dụng mạnh mẽ kích thích cá nhân và tập thể cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; cải tiến quản lý sản xuất; nâng cao năng suất lao động; lực lượng sản xuất tiến bộ và phát triển nhanh. Quá trình nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cho thấy khi gạt bỏ mục đíchvàtính chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì sản xuất giá trị thặng dư chính là khoa học sử dụng lao độngcó hiệu quả nhất mà bất kỳ xã hội nào cũng cần phải quan tâm. Bởi vậy, các phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất tăng năngsuất lao động xã hội, sử dụng kĩ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lí, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trịthặng dư gợi ra cho nhà hoạch định chính sáchphương thức làm tăng của cải thúc đẩy phát triển kinhtế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần tận dụngtriệt để các nguồn lực nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài cần phải coi trọngviệc tăng năng suất lao động xã hội, đẩy manh công nghiệp hoa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội.
  • 19. - Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó đem lại những tiến bộ vượt bậc vàthành tựu kinh tế cho CNTB. Nước ta nói riêng và các nước XHCN nói chung cần nỗ lực không ngừng trên conđường của mình để xây dựng XHCN trên thế giới. Riêng nước ta, đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH từ chế độ PK bỏ qua giai đoạn TBCN với xuất phát điểm là một nền kinh tế lạc hậu chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tựu mà CNTB đã đạt được trong đó quan tâmđặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là giá trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia trong xây dựng kinh tế. Gợi ý 2 : 3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Định nghĩa: Là giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách kéo dài thời gian của ngày laođộng vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức laođộng và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Ví dụ: nếu 1 ngày lao động là 8 giờ, thời gia lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao độngthặng dư là 4 giờ, tỉ suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu ngày lao động kéo dài them 2 giờ nữa với điệu kiện khác không đổithì giá trị thặng dư tuyệt đốităng từ 4h lên 6h, tỷ suất thặng dư sẽ là m’ = 6 /4 giờ × 100% = 150% Giá trị thặng dư tuyệt đối thực hiện tăng cường độ lao động nặng hơn, thời gian dài hơn. Các nhà tư bản tìm mọi cách đẻ kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có giới hạn nhất định do thể chất và tinh thần người lao động quyết định, vì công nhân phải có thời gian phục hồi sức khỏe. Vì vậy việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
  • 20. Định nghĩa: Là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằngcách nâng cao năng suất lao động, nhờ đó thời gian lao động thặng dư tăng lên ngay trong điềukiện độ dài ngày lao động không đổi thậm chí rút ngắn. Ví dụ: ngày lao động 8h với 4h lao động tất yếu, 4h lao động thặng dư, tỷ suất thặng dư là100%. Nếu giá trị sức lao động giảm, thời gian lao động tất yếu giảm còn 2h thì thời gian laođộng thặng dư là 6h m’ =6/2 giờ × 100% = 300% Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, người ta phải tăng năng suất lao động, mà trước hết là ở khu vực sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, kế đó mới tăng năng suất lao động ở khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất. 4. Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến Công thức tính: m’ = m/v × 100% Trong đó m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư, v là tư bản khả biến.Tỷ suất này cònđược tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư (t’) vàthời gian lao động tất yếu (t): m’ = t '/t × 100% 5. Khối lượng giá trị thặng dư: là lượng giá trị thặng dư bằng tiền nhà tư bản thu được Công thức: M = m’ × V Trong đó M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư : Nhận thức tính khách quan của các quy luật kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Vận dụng học thuyết giá trị trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vận dụng quy luật giá trị thặng dư trong bốicảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giúp chúng ta thấy được sự tác động của quy luật giá trị thặng dư sẽ dẫn đến cạnh tranh gay gắt, hình thành độc quyền, phân hóa giâu nghèo. Song song với việc
  • 21. phát triển kinh tế có nhiều mặt tích cực vẫn còntồn tại rất nhiều những tiêu cực theo sự phát triển kinh tế. vì vậy cần phải có những chính sách để khắc phục những hạn chế. Nghiên cứu để có nhận thức đúng về giá trị thặng dư là nhằm tránh những nghi ngờ về conđường đi lên CNXH mà nhà nước ta đang thực hiện. Việc nghiên cứu về mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư giúp chúng ta thấy được thực chất của giá trị thặng dư, từ đó không đồng nhất giá trị thặng dư với sự bóc lột, tranh có những nhận thức sai lầm về nến kinh tế thị trường định hướng XHCN đang được áp dụng ở nước ta hiện nay Câu 9 : Phân tíchnhững đặc KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam . - Khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theocác quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dângiàu nước manh, dân chủ , côngbằng, văn minh, có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo. - Các đặc trưng cơ bản của nền KTTT định hướng XHCN ở VN: Về mục tiêu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát triển lực lượng sản xuất xây dựng cơ sở Vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân thực hiện dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa conngười với conngười trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chính Hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng với quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định Về quan hệ quản lý nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới nhà nước đều phải can thiệp điều tiết quá trình phát triển kinh tế của đất nước Nhằm khắc phục những hạn chế khuyết tật của kinh tế thị trường và định hướng chính theo
  • 22. mục tiêu đã định. Tuy nhiên quan hệ quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội vì dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh Về quan hệ phân phối Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, Tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế( phân phốiđầu vào )Để tiến tới xây dựng xã hội Mọi người đều giàu có Đồng thời phân phối kết quả làm ra ra (đầu ra )Chủ yếu theo kết quả lao động hiệu quả kinh tế theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội phúc lợi xã hội . Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy với Nó là loại hình phân phối khác nhau (cả đầu vào và đầu ra của quá trình kinh tế).Thực hiện nhiều hình thức phân phối( Thực chất là thực hiện các lợi íchkinh tế) Ở nước ta sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Bảo đảm công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và đóng góp của họ trong quá trình lao động và sản xuất kinh doanh . Trong các hình thức phân phối đó phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế phân phối theo Phúc lợi là những hình thức phân phối phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính
  • 23. sách chiến lược quy hoạch kế hoạch và tính giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường. Đây là đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bởi tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta thực hiện hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Câu 10 : Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam -Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp +Để hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau: Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu quyền sử dụng quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản )của nhà nước tổ chức và cá nhân Bảo đảm công khai minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công Để quyền tài sản được giao dịch thông suốtbảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản . Hai là tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả đất đai khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí Ba là hoàn thiện pháp luật về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Bốn là hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước sử dụng có hiệu quả các tài sản công phân biệt rõ ràng tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội Năm là hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến Sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích đổimới sáng tạo bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
  • 24. Cháu là hoàn thiện phương pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng Thống Nhất Đồng bộ phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản nhất là bất động sản Bảy là xây dựng và thực thi pháp luật chiến lược quy hoạch kế hoạch nâng cao chất lượng hiệu quả quản trị quốc gia +Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau: Một là thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp không phân biệt các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế Hai là hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh đảm bảo đầy đủ quyền tự do kinh doanh cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế Ba là hoàn thiện thể chế về cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh ngành mạch xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh Bốn là rà soat hoàn thiện pháp luật về đấu thầu Đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý Năm là hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả của các loại hình doanh nghiệp Hợp tác xã các đơn vị sự nghiệp các Nông Lâm trường Sáu là tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy các thành phần kinh tế các khu vực kinh tế phát triển đồng bộ để góp phần xác lập trình độ phát triển dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh Bảy là hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hướng chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ tiên tiến và Quản trị hiện đại có cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam -Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường Một là hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường Hai là hoàn thiện các thể chế phát triển đồng bộ vận hành thông suốt các loại thị trường
  • 25. -Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển bền vững tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế Một là tiếp tục rà soát bổ sung điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế kinh doanh đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam Hai là thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc giữ vững môi trường hòa bình ổn định cho sự phát triển của đất nước -Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị Câu 11 : Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người giữa các cộng đồng người giữa các tổ chức kinh tế giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế giữa con người với tổ chức kinh tế giữa Quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi íchkinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định Phân tích một số quan hệ lợi íchkinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường: quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi íchkinh tế chặt chẽ với nhau. Trongcơ ché thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đốitác, vừa là đối thủ củanhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi íchkinh tế giữa họ. Nhữngngười sử dụng lao động liên két và cạnh tranh với nhau trong ửng xử với người laođộng, với những người cho vay vốn, cho thuc đất, với nhà nước, trong chiêm lĩnhthị trường...Trong cơ chê thị trường, mâu thuẫn về lợi íchkinh tế giữa những ngườisừ dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt. Iiộ quả tất yếu là cáccác nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro
  • 26. khác bịthua lỗ, phá sán... bị loại bỏ khỏi thương tnrờng. Đông thời, những người thu đượcnhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng. Những người sừ dụng lao động không chỉ cạnh tranh trong cùng ngành, mà còncạnh tranh giữa các ngành, bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này sangngành khác. Từ đó hình thành tỷ suât lợi nhuận bình quân, tức là những người sừdụng lao động đã chia nhau lợi nhuận theo vôn đóng góp. Sự thống nhất và mâuthuẫn về lợi íchkinh tế giữa những người sử dụng lao động biểu hiện tập trung ởlợi nhuận bìnhquân mà họ nhận được. Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kếtchặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa nhữngngười sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế thịtrường, độingũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên cầnđược tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động.Trongnền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao dộng. Để thực hiện lợiích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao dộng, mà cònphải quan hệ với nhau. Nêu có nhiều người bán sức lao động, ngườilao động phải cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bịgiảm xuồng, một bộ phận người lao động bị sa thải. Nếu những người lao độngthông nhất được với nhau, họ có thề thực hiện được các yêu sách của mình (ở mộtchừng mực nhất định) đối với giới chủ (những người sử dụng lao dộng).Để hạn chế mâu thuẫn lợi íchkinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sửdụng lao động, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúpđỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong giải quyet các mối quan hệ là rất cầnthiết nhưng phải dựa trên các quy định của pháp luật Một là, quan hệ lợi íchgiữa người lao động và người sử dụng lao động.Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng laođộng. Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sựquản lỷ, điều hành của người sử dụng lao động. Bản chất của tiền lương là giá cảcủa hàng hóa sức lao động, chỉ đủ đê tái sản xuất sức lao động. Người sử dụng laođộng là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong CNTB), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã,hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
  • 27. đông lao động. Làngười trả tiền mua hàng hóa sức lao động nên người sử dụng lao động có quyền tổchức, quản lý quá trình làm việc của người lao động. Lợi íchkinh tế của người sửdụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinhdoanh. Lợi ích kinh tế của người lao động thề hiện tập trung ở thu nhập (trước hếtlà tiền lương, tiền thưởng) mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình chongười sử dụng lao động. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng laođộng có quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.Sự thống nhất về lợi íchkinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thểhiện ở chỗ: nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điềukiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình;đồng thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện đượclợi íchkinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương. Ngược lại, nếu ngườilao động tích cực làm việc, lợi ích kinh tế của họ được thực hiện thông qua tiềnlương được nhận, đồng thời, góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụnglao động. Vì vậy, tạo lập sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động vàngười sừ dụng lao động là điều kiện quan trọng thực hiện lợi ích kinh tế của cả haibên.Tuy nhiên, quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sừ dụng lao độngcòncó mâu thuẫn. Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tếlà xác định nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương củangười lao dộng giảm xuống và ngược lại. Vì lợi íchcủa mình, người sử dụng laođộng luôn tìm cáchcắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có tiềnlương của người lao động đề tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tiền lương là điều kiện đểtái sản xuất sức lao động nên mức tiền lương thấp nhất người sử dụng lao độngphải trả cho người lao động là mức tiền lương tối thiểu. Vì lợi íchcủa mình, người lao dộng sẽ đấu tranh đòităng lương, giảm giờ làm, bãi công... Nếu mâu thuẫnkhông được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hường xấu tới các hoạt động kinh tế.Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đãthành lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợingười lao động. Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp...Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cân phải tuân thủ các quy định củapháp luật. Liên hệ thực tiễn với VN :
  • 28. Câu 12: Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội Cao và tạo ra những biến đổivề chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội trước hết là hoạt động sản xuất vật chất. Đó là quá trình sử dụng năng lực kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc để đổimới mọi lĩnh vực Của đời sống xã hội nhằm hướng tới Một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động tới tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội . Nội dung cơ bản công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
  • 29. Một là tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ Hai là thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổinền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội hiện đại cụ thể : Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư *Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những nội dung chủ yếu : Hoàn thiện thể chế xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo Nắm bắt và đẩy mạnh việc Ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của Cách mạng công nghệ 4.0 Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và Truyền thông Cải tạo mở rộng nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tạo điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước Phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch dịch vụ Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Tíchcực chủ động hội nhập quốc tế . Câu 13 : Thứ nhất chuẩn bị các điều kiện để Thực hiện hội nhập hiệu quả thành công Hội nhập là tất yếu tự nhiên đốivới Việt Nam hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình cách thức tối ưu. Quá
  • 30. trình này đòihỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp. Các điều kiện sẵn sàng về tư duy sự tham gia của Toàn xã hội sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế nền kinh tế có năng lực sản xuất thực…. Là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công Thứ hai thực hiện đa dạng các hình thức các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo mức độ theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông sâu từ và mức độ tham gia của một nước và các quan hệ kinh tế đối ngoại các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực theo đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ căn bản từ thấp đến cao thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA Khu vực mậu dịch tự do fta Liên minh thuế quan CU Thị trường chung hay thị trường duy nhất liên minh kinh tế tiền tệ … Xest về hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Là toàn bộ các hoạt động Kinh tế đối ngoại của một nước Gồm nhiều hình thức đa dạng như Ngoại Thương Đầu tư quốc tế hợp tác quốc tế Dịch vụ thu ngoại tệ. Câu 14 : Phân tích những tác động của …. Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam Tác động tíchcực của hội nhập kinh tế quốc tế Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hiện đại và hiệu quả Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia
  • 31. Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong và ngoài nước Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa xây dựng một xã hội Mở dân chủ văn minh Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế nâng cao vai trò Uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị kinh tế toàn cầu Đảm bảo an ninh quốc gia duy trì hòa bình ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường biến đổikhí hậu phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế b.Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế Gia tăng sự cạnh tranh Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia Vào thị trường bên ngoài Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội Do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên nhiều sức lao động nhưng có giá trị tăng thấp. Tạo ra một số thách thức đốivới quyền lực nhà nước chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đốivới việc duy trì an ninh và ổn định trật tự an toàn xã hội Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài
  • 32. Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế buôn lậu tội phạm xuyên quốc gia bị bệnh Nhập cư bất hợp pháp…. Câu 8 Chủ nghĩa tư bản là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân. Chủ nghĩa tư bản khác chủ nghĩa phong kiến - hệ thống kinh tế trước nó - ở chỗ dịch vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa. Nó cũng khác chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ bản là Trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể). Trong chủ nghĩa tư bản, cơ chế giá được sử dụng làm hệ thống tín hiệu cho việc phân bo nguồn lực vào các mục đíchsử dụng khác nhau. Các dạng khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ. 1) Vai trò của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng có những mặt tích cực đối với phát triển sản xuất. Đó là a) Chuyền nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đó giải phóng loài người khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp; chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đó làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại b) Phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao; từ kỹ thuật thủ công
  • 33. lên lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hoá, tin học hoá và côngnghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của conngười. c) Thực hiện xã hội hoá sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đó thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ v.v làm cho các quá trình sản xuất được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội. Độc quyền tạo ra những yếu tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất như quy định giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua phát minh kỹ thuật. Ngày nay, các yếu tố gây trì trệ vẫn còn và tiếp tục tác động. Sự tồn tại song song của hai xu thế trên trong chủ nghĩa tư bản một mặt nói lên rằng chủ nghĩa tư bản vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định còncó thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản chủ nghĩa; đồng thời chủ nghĩa tư bản cũng đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa giải quyết được. 2) Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đó có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng không thể khắc phục được mâu thuẫn này. Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây +) Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động thể hiện sự phân hóa giàu-nghèo và tình trạng bất côngtrong xã hội tăng. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đốicủa giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phần tầng lớp trí thức và lao
  • 34. động có kỹ năng được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xoá được sự phân hoá giàu-nghèo sâu sắc. Tình trạng công nhân, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng. Trong xã hội tư bản, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại phổ biến, sự suy đồi về xã hội, văn hoá và đạo đức ngày càng trầm trọng. +) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Một mặt, sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá và của cách mạng khoa học và công nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động của quy luật phát triển không đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, các nước đó đó trở thành đốithủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. Biểu hiện của mẫu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư kỹ thuật, tài chính dưới nhiều hình thức. Chủ nghĩa tư bản ngày nay- với những thành tựu của nó, là sự chuẩn bị những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trờn phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua qua cuộc cách mạng xã hội và cuộc cách mạng này diễn ra bằng phương pháp hoà bìnhhay bạo lực, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử-cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung trong từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng. Trong thời đại ngày nay Mâu thuẫn cơ bản giữa chủ nghĩa tư bản vẫn không tự giải quyết được. Vì vậy chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và chủ nghĩa tư bản phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay bằng một quan hệ sản xuất khác dựa trên cơ sở hữu xã hội Về tư liệu sản xuất để phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất .Đó là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định
  • 35. ⇒> Lý luận chủ nghĩa mác-lênin khẳng định: Chủ nghĩa tư bản không tồn tại vĩnh viễn mà phát triển đến một trình độ nhất định sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh tế -xã hội mới cao hơn hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa . Câu 15 : 1.Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại Thực chất là sự nhận thức quy luật vận động khách quan của lịch sử xã hội: Nhận thức được rằng không một quốc gia nào có thể quay lưng với hội nhập Thấy rõ các mặt tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế và tác động của nó là đa chiều đa phương diện . VD: Chính sách ngoại giao của Việt Nam là chủ động tích cực hội nhập quốc tế Đạt được rất nhiều thành công Việt Nam đã trở thành một bộ phận Nền kinh tế toàn cầu Với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 480 tỷ đôla mĩ Và gấp hai lần GDP . Hội nhập kinh tế quốc tế phải được coilà sự nghiệp của toàn dân doanh nhân doanh nghiệp độingũ trí thức đó là những lực lượng đi đầu trong tiến trình này. 2.Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp Đánh giá được đúng bốicảnh quốc tế xu hướng vận động kinh tế chính trị thế giới Động của toàn cầu hóa Cách mạng công nghiệp đốivới Các nước Đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đúc rút ra những bài học thành công và thất bại tránh đi vào sai lầm. Xây dựng phương hướng mục tiêu giải pháp phải đề cao tính hiệu quả phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế khả năng cạnh tranh tiềm lực khoa học công nghệ và lao động theo hướng tích cực chủ động
  • 36. Chiến lược phải gắn với Tiến trình hội nhập toàn diện đồng thời có tính mở điều chỉnh linh hoạt Xác định lộ trình hội nhập một cách hợp lý 3.Tich cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế được thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực vực Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các nước . 4.Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp hiện đại cơ chế thị trường của nước ta chưa hoàn thiện do đó : Hoàn thiện cơ chế thị trường Đổimới cơ chế nhà nước Nhà nước Cần rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là luật pháp liên quan đến hội nhập kinh tế 5.Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Các doanh nghiệp phải chú trọng tới đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức của thời kỳ hội nhập 6.Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam Hoàn thiện bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế xây dựng và phát triển đất nước Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đây là nhiệm vụ trọng tâm Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
  • 37. - S khác nhau gi a TBBB vàTBKB: ự ữ Dựa vào căn cứ (cơ sở) để xác định bộ phận nào trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư (hay là vai trò của các yếu tố khi tham gia vào sản xuất giá trị thặng dư ) để người ta chia tư bản bất biến và tư bản khả biến. - Sự khác nhau giữa TBCĐ và TBLĐ : Căn cứ vào tốc độ chu chuyển giá trị của từng bộ phận tư bản vào trong sp mới thì ngta chia thành tư bản cố định và tư bản linh động Việc chia ra như vậy =>Tìmra được nguồn gốc, bộ phận nào là trực tiếp, duy nhất tạo ra giá trị thặng dư +Bộ phận nào đủ điều kiện: Tb bất biến +Trực tiếp duy nhất: TB khả biến -TB cố định :tìm ra phương thức chu chuyển của từng bộ phận vào trong sản phẩm mới là khác nhau để ngta tìm ra biện pháp rút ngắn được tốc dộ chu chuyển của các bộ phận