SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 9
Nhóm 4
Trang 1
ĐÒN BẨY KINH DOANH
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH & HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
 Hoạt động kinh doanh là là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục
đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: quản trị, tiếp thị, tài
chính, kế toán, sản xuất
 Hoạt động tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh
khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục
đíchmở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Nói cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp tận dụng mọi tài sản, nguồn
vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và các cơ hội kinh doanh trên thị
trường để tham gia vào các quá trình kinh doanh, ngoài hoạt độngsản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa
trong kinh doanh.
II. RỦI RO KINH DOANH & RỦI RO TÀI CHÍNH
 Rủi ro hoạt động kinh doanh là tính khả biến hay tính không chắc chắn
trong EBIT(lợi nhuận trước thuế và lãi) khi doanh nghiệp có sử dụng các
tài sản phát sinh chi phí hoạt động kinnh doanh ổn định.
 Rủi ro hoạt động tài chính là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong
EPS(lợi nhuận tính trên một cổ phiếu) khi doanh nghiệp có sử dụng nợ và
vốn cổ phần ưu đãi làm phát sinh chi phí tài chính cố định.
III. ĐÒN BẨY
1. Đòn bẩy hoạt động(Operating leverage - OL)
Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage) là mức độ sử dụng định phí hoạt
động của công ty. Chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài
hạn tất cả các chi phí đều thay đổi, có nghĩa là tất cả đều là biến phí.
 Nhận diện biến phí và định phí.
 Biến phí
Biến phí là những chi phí sẽ thay đổikhi sản lượng tiêu thụ hay sản lượng
sản xuất thay đổi, ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiêp sản xuất, chi phí
tiền lương trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng tính trên mỗi đơn vị sản
phẩm được tiêu thụ.
 Định phí
Định phí là những chi phí không thay đổi khi sản lượng tiêu thụ hay sản
lượng sản xuất thay đổi. Trongđó, định phí hoạt độngkinh doanhdo quyết
Nhóm 4
Trang 2
định đầu tư sinh ra bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí thuê tài sản, chi phí
bảo hiểm, chi phí lương gián tiếp…. còn định phí hoạt động tài chính do
quyết định tài trợ vốn sinh ra bao gồm chi phí lãi vay và cổ tức phần ưu
đãi.
Đây là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều
hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp
có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn so với chi phí biến đổi, ngược lại đòn
bẩy kinh doanhsẽ thấp khi tỷ trọng chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi.
Khi đòn bẩy kinh doanh cao, chỉ cần một sự thay đổinhỏ về sản lượng tiêu
thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanhthu biến động. Đònbẩy kinh doanh
phản ánh mức độ rủi ro trong kinh doanh. Về thực chất, đòn bẩy kinh doanh
phản ánh tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phát sinh do sự
thay đổi về sản lượng tiêu thụ. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một doanh
nghiệp tại một mức độ chi phí, khối lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định
được đo bằng:
Đònbẩy kinh doanh là công cụ được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng lợi
nhuận. Trongcác doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất
cao, biến phí rất nhỏ thì sản lượng hoà vốn rất lớn. Tuy nhiên, một khi đã
vượt quá điểm hoà vốn, đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn. Do đó, chỉ cần một
sự thay đổi rất nhỏ của sản lượng cũng đã làm lợi nhuận gia tăng rất lớn. Từ
đó, ta có công thức đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh với sự gia
tăng lợi nhuận như sau:
Tỷ lệ gia tăng lợi
nhuận trước thuế
và lãi vay
=
Độ lớn của
đòn bẩy
kinh doanh
x
Tỷ lệ thay đổi
về sản lượng
tiêu thụ
Doanh thu – Biến phí
OL =
Doanh thu – Biến phí – Định phí
Nhóm 4
Trang 3
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp
một công cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng lên
và doanh thu đã vượt quá điểm hoà vốn chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh
thu là đã có thể tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận.
Cần lưu ý rằng: Đòn bẩy kinh doanh như "con dao hai lưỡi", chúng ta biết
đònbẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm
hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí
càng cao, lỗ càng lớn.
Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được sản
lượng hoà vốn. Khi vượt quá điểm hoà vốn thì đònbẩy kinh doanh luôn luôn
dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận.
2. Đòn bẩy tài chính(Financial leverage - FL)
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sáchtài chính của doanh nghiệp.
Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả
cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp
khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một
đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành
công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sựkhôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn
cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các
chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý
ưa dùng.
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có định phí.
Dùng để đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho
vốn chủ sở hữu trước sự thay đổicủa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh –
tức EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Độ nhạy cảm này phụ thuộc
vào đòncân nợ - tức tỷ lệ nợ chiếm trong trong tổng tài sản. Gọi tắt đòn
bẩy tài chính là FL (Financial Leverage):
Tốc độ thay đổi của Lợi nhuận ròng
FL =
Tốc độ thay đổi của EBIT
Nhóm 4
Trang 4
Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổicủa
tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổicủa
lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "condao hai lưỡi". Nếu tổng tài
sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi
phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù
đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn
chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đònbẩy
tài chính được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu. công thức xác định sự tác động của đòn bảy tài
chính đến tỷ suất suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu như sau:
Tỷ lệ thay đổi về tỷ
suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu
=
Độ lớn
đòn bảy
tài chính
x
Tỷ lệ thay
đổi lợi
nhuận
trước thuế
và lãi vay
Khái niệm đòn bẩy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một côngcụ
quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần
lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi
vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng
khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi
nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu.
3. Đòn bẩy tổng hợp(Total leverage - TL)
Dùng đo lường sự nhạy cảm lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho vốn chủ
sở hữu trước sự thay đổi của khối lượng hoạt động . Độ nhạy cảm này vừa
lệ thuộc vào đòn bẩy kinh doanh (do cơ cấu chi phí – tức tỷ lệ định phí), lại
vừa lệ thuộc vào đòn bẩy tài chính (do cơ cấu tài chính – tức tỷ lệ nợ hay
đòn cân nợ).
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí
biến đổi. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp
có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ
tác độngtới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởilẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng
tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.
Nhóm 4
Trang 5
Cònđộ lớn của đònbẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ
thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổicủa doanh nghiệp. Do
đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi
ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài
chính sẽ thay thế để khuếch đại vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì
lẽ đó người ta có thể kết hợp đònbẩy kinh doanh và đònbẩy tài chính thành
một đòn bẩy tổng hợp.
Độ lớn của đòn
bẩy tổng hợp
=
Độ lớn của
đònbẩy kinh
doanh
x
Độ lớn của
đòn bẩy tài
chính
IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ
1. Định nghĩa
Phân tích hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định,
chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ.
2. Công thức sản lượng tiêu thụ hòa vốn
1. Cho công ty kinh doanh một sản phẩm
Nhóm 4
Trang 6
Giả sử một công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí cố định
hàng năm là 100.000$ và chi phí biến đổilà 25$/1 đơn vị. Chúng ta sẽphân
tích quan hệ giữa tổng chi phí hoạt động và tổng doanh thu.
Đặt EBIT= lợi nhuận trước thuế và lãi(lợi nhuận hoạt động)
P = đơn giá bán.
V = biến phí đơn vị.
(P - V) = lãi gộp.
Q = số lượng sản xuất và tiêu thụ.
F = định phí
𝑄 𝐵𝐸 = 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛.
Ở điểm hòa vốn thì doanh thu bằng chi phí và EBIT bằng 0. Do đó:
P. 𝑄 𝐵𝐸 = V. 𝑄 𝐵𝐸 + F
(P - V). 𝑄 𝐵𝐸 = F
𝑄 𝐵𝐸 = 𝐹/(𝑃 − 𝑉)
Ở ví dụ trên nếu áp dụng công thức 𝑄 𝐵𝐸 = 𝐹/(𝑃 − 𝑉) chúng ta sẽ có sản
lượng hòa vốn 𝑄 𝐵𝐸 =
100.000
50−25
= 4.000 đơ𝑛 𝑣ị. Nếu số lượng tiêu thụ vượt
qua điểm hòa vốn (4.000 đơn vị) thì sẽ có lợi nhuận, ngược lại nếu số
lượng tiêu thụ dưới mức hòa vốn thì công ty sẽ bị lỗ.
Điểm hòa vốn 𝑄 𝐵𝐸 như vừa xác định trên đây thể hiện sản lượng hòa vốn.
Muốn biết doanh thu hòa vốn, chúng ta lấy sản lượng hòa vốn nhân với
Nhóm 4
Trang 7
đơn giá bán. Trong ví dụ trên sản lượng hòa vốn 𝑄 𝐵𝐸= 4.000 và đơn giá
bán P = 50$, do đó doanh thu hòa vốn sẽ là 50 x 4.000=200.000$
2. Cho một công ty kinh doanh nhiều sản phẩm
Phân tích điểm hòa vốn theo sản lượng chỉ áp dụng đối với những doanh
nghiệp nào có sản phẩm sản xuất và tiêu thụ mang tính đơn chiếc có thể
xác định được thành từng đơn vị sản phẩm chẳng hạn như xe đạp, máy vi
tính bộ bàn ghế…. Đối với những doanh nghiệp có hoạt động phức tạp và
không thể phân chia thành đơn vị sản phẩm chẳng hản như hoạt động
thương mại bao gồm dịch vụ, bán lẻ, ngân hàng… điểm hòa vốn được xác
định theo doanh thu và dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Chúng ta có thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty PG Co.
Doanh thu (triệu đồng) 300.000
Trừ: tổng chi phí biến đổi 180.000
Doanh thu trước chi phí cố định 120.000
Trừ: chi phí cố định 100.000
Lợi nhuận trước thuế và lãi(EBIT) 20.000
Khi phân tích đòn bẩy hoạt động, chúng ta đã biết công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 − ( 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏𝑖ế𝑛 đổ𝑖 + 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑐ố đị𝑛ℎ)
= 𝐸𝐵𝐼𝑇
Bây giờ chúng ta đặt S = doanh thu, VC = Tổngchi phí biến đổi, F = Tổng
chi phí cố định và 𝑄 𝐵𝐸 = doanh thu ở điểm hòa vốn, chúng ta có biểu thức
quan hệ sau:
𝑆 − ( 𝑉. 𝐶 + 𝐹) = 𝐸𝐵𝐼𝑇
Biểu thức này có thể viết lại thành:
𝑆 − (
𝑉𝐶
𝑆
𝑆) − 𝐹 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 hay là 𝑆 (1 −
𝑉𝐶
𝑆
) − 𝐹 = EBIT
Ở điểm hòa vốn, chúng ta có:
𝑄 𝐵𝐸 (1 −
𝑉𝐶
𝑄 𝐵𝐸
− 𝐹) = 𝐸𝐵𝐼𝑇
Biết rằng tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và doanh thu (VC/S) không đổi ở bất
cứ mức độ doanh thu, nghĩa là VC/S = VC/ 𝑄 𝐵𝐸. Biểu thức trên có thể viết
lại thành:
𝑄 𝐵𝐸 (1 −
𝑉𝐶
𝑆
) − 𝐹 = 𝐸𝐵𝐼𝑇
Ở điểm hòa vốn thì EBIT = 0, do đó:
𝑄 𝐵𝐸 (1 −
𝑉𝐶
𝑆
) − 𝐹 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 = 0
Suy ra: 𝑄 𝐵𝐸 =
𝐹
1−
𝑉𝐶
𝑆
Nhóm 4
Trang 8
Ở ví dụ trên, chúng ta có điểm hòa vốn theo doanh thu hay doanh thu hòa
vốn được xác định như sau:
𝑄 𝐵𝐸 =
𝐹
1−
𝑉𝐶
𝑆
=
100.000
1−
180.000
300.000
= 250.000 triệu đồng
3. Ý nghĩa của điểm hòa vốn
 Nếu sản lượng hoặc doanhthu tiêu thụ thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh
thu không đủ bù đắp tổng chi phí, do đó EBIT < 0.
 Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ cao hơn điểm hòa vốn thì doanh
thu lớn hơn tổng chi phí, do đó EBIT > 0.
 Muốn thay đổi điểm hòa vốn, công ty phải thay đổi chi phí cố định.
Việc thay đổi chi phí cố định phụ thuộc vào đặc điểm của công nghệ
sản xuất hoặc ngành kinh doanh.
V. ĐỘ BẨY KINH DOANH(DOL)
1. Định nghĩa
Chúng ta thấy rằng dưới tác động của đòn bẩy hoạt động một sự thay đổi
trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ ) gia tăng với
tốc độ lớn hơn. Đểđo lường mức độ tác động củađòn bẩy hoạt động, người
ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động( degree of operating leverage-DOL),
độ bẩy hoạt động được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của sản
lượng(hoặc doanh thu).
2. Công thức xác định và ý nghĩa
Độ bẩy hoạt động (DOL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của
lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng(hoặc doanh
thu). Do đó:
Độ 𝑏ẩ𝑦 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 ở 𝑚ứ𝑐 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔(ℎ𝑜ặ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢)
=
𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛
𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Hay là: 𝐷𝑂𝐿 𝑄 =
∆𝐸𝐵𝐼𝑇
𝐸𝐵𝐼𝑇
∆𝑄/𝑄
Độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng khác nhau. Do đó, khi
nói đến độ bẩy chúng ta chỉ nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó.
Để dễ dàng tính DOL chúng ta thực hiện một số biến đổi. Ta có công thức:
𝐷𝑂𝐿 𝑄 =
𝑄. (𝑃 − 𝑉)
𝑄.( 𝑃 − 𝑉) − 𝐹
Chia tử mẫu cho (P - V) ta có công thức:
𝐷𝑂𝐿 𝑄 =
𝑄
𝑄 − 𝑄 𝐵𝐸
Nhóm 4
Trang 9
Công thức tính độ bẩy theo doanh thu:
𝐷𝑂𝐿 𝑆 =
𝑆 − 𝑉𝐶
𝑆 − 𝑉𝐶 − 𝐹
Hay: 𝐷𝑂𝐿 𝑆 =
𝐸𝐵𝐼𝑇+𝐹
𝐸𝐵𝐼𝑇
Xét ví dụ công ty sản xuất xe đạp ở trên:
𝐷𝑂𝐿5000 =
𝑄
𝑄 − 𝑄 𝐵𝐸
=
5.000
5.000− 4.000
= 5
𝐷𝑂𝐿6000 =
𝑄
𝑄 − 𝑄 𝐵𝐸
=
6.000
6.000− 4.000
= 3
Như vậy độ bẩy hoạt động ở mức sản lượng Q=5.000 bằng 5 có nghĩa là từ
mức sản lượng tiêu thụ là 5.000 đơn vị, cứ mỗi phần trăm thay đổi sản
lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi 5 phần trăm. Khi sản
lượng tăng từ 5.000 lên 6.000 đơn vị thì độ bẩy hoạt động giảm từ 5 xuống
3, nghĩa là từ mức sản lượng là 6.000 đơn vị thì cứ mỗi phần trăm thay đổi
sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động thay đổi3 phần trăm. Do đó, kể
từ điểm hòa vốn nếu sản lượng càng tăng thì độ bẩy càng giảm.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triAnh Đào Hoa
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2Nguyen Phuong Thao
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuTường Minh Minh
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Nguyễn Tú
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảCẩm Thu Ninh
 
Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiAdam Vu
 
Chuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvpChuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvpatulavt01
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Ác Quỷ Lộng Hành
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (20)

Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-tri
 
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp ánBài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giả
 
Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giải
 
Chuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvpChuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvp
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
 

Semelhante a Đòn bẩy kinh doanh

Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...Thanh Hoa
 
Phân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phíPhân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phíMarta Giang
 
bctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdfbctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7huytv
 
phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuận
phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuậnphân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuận
phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuậnKi Di
 
Phẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinhPhẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinhMinhthuan Hoang
 
FIN102_Bai6_v2.0017111202.pdf
FIN102_Bai6_v2.0017111202.pdfFIN102_Bai6_v2.0017111202.pdf
FIN102_Bai6_v2.0017111202.pdftungnguyen168
 
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọcKhoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọcTuyển Ngọc
 

Semelhante a Đòn bẩy kinh doanh (20)

Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
 
Phân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phíPhân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phí
 
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầuCác tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
 
bctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdfbctntlvn (117).pdf
bctntlvn (117).pdf
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay - Gửi miễn phí ...
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....
 
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 7
 
Đề tài: Công tác lợi nhuận ở công ty xi măng Tuyên Quang, HAY
Đề tài: Công tác lợi nhuận ở công ty xi măng Tuyên Quang, HAYĐề tài: Công tác lợi nhuận ở công ty xi măng Tuyên Quang, HAY
Đề tài: Công tác lợi nhuận ở công ty xi măng Tuyên Quang, HAY
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuận
phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuậnphân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuận
phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng và lợi nhuận
 
Chuong 7
Chuong 7Chuong 7
Chuong 7
 
Tailieu.vncty.com qt004
Tailieu.vncty.com   qt004Tailieu.vncty.com   qt004
Tailieu.vncty.com qt004
 
Phẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinhPhẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinh
 
FIN102_Bai6_v2.0017111202.pdf
FIN102_Bai6_v2.0017111202.pdfFIN102_Bai6_v2.0017111202.pdf
FIN102_Bai6_v2.0017111202.pdf
 
Luận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAY
Luận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAYLuận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAY
Luận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAY
 
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọcKhoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc
 

Đòn bẩy kinh doanh

  • 1. Nhóm 4 Trang 1 ĐÒN BẨY KINH DOANH I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH & HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH  Hoạt động kinh doanh là là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất  Hoạt động tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đíchmở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nói cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và các cơ hội kinh doanh trên thị trường để tham gia vào các quá trình kinh doanh, ngoài hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. II. RỦI RO KINH DOANH & RỦI RO TÀI CHÍNH  Rủi ro hoạt động kinh doanh là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong EBIT(lợi nhuận trước thuế và lãi) khi doanh nghiệp có sử dụng các tài sản phát sinh chi phí hoạt động kinnh doanh ổn định.  Rủi ro hoạt động tài chính là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong EPS(lợi nhuận tính trên một cổ phiếu) khi doanh nghiệp có sử dụng nợ và vốn cổ phần ưu đãi làm phát sinh chi phí tài chính cố định. III. ĐÒN BẨY 1. Đòn bẩy hoạt động(Operating leverage - OL) Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage) là mức độ sử dụng định phí hoạt động của công ty. Chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi, có nghĩa là tất cả đều là biến phí.  Nhận diện biến phí và định phí.  Biến phí Biến phí là những chi phí sẽ thay đổikhi sản lượng tiêu thụ hay sản lượng sản xuất thay đổi, ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiêp sản xuất, chi phí tiền lương trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng tính trên mỗi đơn vị sản phẩm được tiêu thụ.  Định phí Định phí là những chi phí không thay đổi khi sản lượng tiêu thụ hay sản lượng sản xuất thay đổi. Trongđó, định phí hoạt độngkinh doanhdo quyết
  • 2. Nhóm 4 Trang 2 định đầu tư sinh ra bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí thuê tài sản, chi phí bảo hiểm, chi phí lương gián tiếp…. còn định phí hoạt động tài chính do quyết định tài trợ vốn sinh ra bao gồm chi phí lãi vay và cổ tức phần ưu đãi. Đây là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn so với chi phí biến đổi, ngược lại đòn bẩy kinh doanhsẽ thấp khi tỷ trọng chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi. Khi đòn bẩy kinh doanh cao, chỉ cần một sự thay đổinhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanhthu biến động. Đònbẩy kinh doanh phản ánh mức độ rủi ro trong kinh doanh. Về thực chất, đòn bẩy kinh doanh phản ánh tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phát sinh do sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một doanh nghiệp tại một mức độ chi phí, khối lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được đo bằng: Đònbẩy kinh doanh là công cụ được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng lợi nhuận. Trongcác doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất cao, biến phí rất nhỏ thì sản lượng hoà vốn rất lớn. Tuy nhiên, một khi đã vượt quá điểm hoà vốn, đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn. Do đó, chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của sản lượng cũng đã làm lợi nhuận gia tăng rất lớn. Từ đó, ta có công thức đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh với sự gia tăng lợi nhuận như sau: Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh x Tỷ lệ thay đổi về sản lượng tiêu thụ Doanh thu – Biến phí OL = Doanh thu – Biến phí – Định phí
  • 3. Nhóm 4 Trang 3 Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp một công cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng lên và doanh thu đã vượt quá điểm hoà vốn chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu là đã có thể tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận. Cần lưu ý rằng: Đòn bẩy kinh doanh như "con dao hai lưỡi", chúng ta biết đònbẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao, lỗ càng lớn. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được sản lượng hoà vốn. Khi vượt quá điểm hoà vốn thì đònbẩy kinh doanh luôn luôn dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận. 2. Đòn bẩy tài chính(Financial leverage - FL) Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sáchtài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sựkhôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có định phí. Dùng để đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho vốn chủ sở hữu trước sự thay đổicủa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – tức EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Độ nhạy cảm này phụ thuộc vào đòncân nợ - tức tỷ lệ nợ chiếm trong trong tổng tài sản. Gọi tắt đòn bẩy tài chính là FL (Financial Leverage): Tốc độ thay đổi của Lợi nhuận ròng FL = Tốc độ thay đổi của EBIT
  • 4. Nhóm 4 Trang 4 Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổicủa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổicủa lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "condao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đònbẩy tài chính được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. công thức xác định sự tác động của đòn bảy tài chính đến tỷ suất suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu như sau: Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = Độ lớn đòn bảy tài chính x Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay Khái niệm đòn bẩy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một côngcụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. 3. Đòn bẩy tổng hợp(Total leverage - TL) Dùng đo lường sự nhạy cảm lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho vốn chủ sở hữu trước sự thay đổi của khối lượng hoạt động . Độ nhạy cảm này vừa lệ thuộc vào đòn bẩy kinh doanh (do cơ cấu chi phí – tức tỷ lệ định phí), lại vừa lệ thuộc vào đòn bẩy tài chính (do cơ cấu tài chính – tức tỷ lệ nợ hay đòn cân nợ). Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác độngtới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởilẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.
  • 5. Nhóm 4 Trang 5 Cònđộ lớn của đònbẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổicủa doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đònbẩy kinh doanh và đònbẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp. Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp = Độ lớn của đònbẩy kinh doanh x Độ lớn của đòn bẩy tài chính IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ 1. Định nghĩa Phân tích hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. 2. Công thức sản lượng tiêu thụ hòa vốn 1. Cho công ty kinh doanh một sản phẩm
  • 6. Nhóm 4 Trang 6 Giả sử một công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí cố định hàng năm là 100.000$ và chi phí biến đổilà 25$/1 đơn vị. Chúng ta sẽphân tích quan hệ giữa tổng chi phí hoạt động và tổng doanh thu. Đặt EBIT= lợi nhuận trước thuế và lãi(lợi nhuận hoạt động) P = đơn giá bán. V = biến phí đơn vị. (P - V) = lãi gộp. Q = số lượng sản xuất và tiêu thụ. F = định phí 𝑄 𝐵𝐸 = 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎò𝑎 𝑣ố𝑛. Ở điểm hòa vốn thì doanh thu bằng chi phí và EBIT bằng 0. Do đó: P. 𝑄 𝐵𝐸 = V. 𝑄 𝐵𝐸 + F (P - V). 𝑄 𝐵𝐸 = F 𝑄 𝐵𝐸 = 𝐹/(𝑃 − 𝑉) Ở ví dụ trên nếu áp dụng công thức 𝑄 𝐵𝐸 = 𝐹/(𝑃 − 𝑉) chúng ta sẽ có sản lượng hòa vốn 𝑄 𝐵𝐸 = 100.000 50−25 = 4.000 đơ𝑛 𝑣ị. Nếu số lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn (4.000 đơn vị) thì sẽ có lợi nhuận, ngược lại nếu số lượng tiêu thụ dưới mức hòa vốn thì công ty sẽ bị lỗ. Điểm hòa vốn 𝑄 𝐵𝐸 như vừa xác định trên đây thể hiện sản lượng hòa vốn. Muốn biết doanh thu hòa vốn, chúng ta lấy sản lượng hòa vốn nhân với
  • 7. Nhóm 4 Trang 7 đơn giá bán. Trong ví dụ trên sản lượng hòa vốn 𝑄 𝐵𝐸= 4.000 và đơn giá bán P = 50$, do đó doanh thu hòa vốn sẽ là 50 x 4.000=200.000$ 2. Cho một công ty kinh doanh nhiều sản phẩm Phân tích điểm hòa vốn theo sản lượng chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp nào có sản phẩm sản xuất và tiêu thụ mang tính đơn chiếc có thể xác định được thành từng đơn vị sản phẩm chẳng hạn như xe đạp, máy vi tính bộ bàn ghế…. Đối với những doanh nghiệp có hoạt động phức tạp và không thể phân chia thành đơn vị sản phẩm chẳng hản như hoạt động thương mại bao gồm dịch vụ, bán lẻ, ngân hàng… điểm hòa vốn được xác định theo doanh thu và dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh. Chúng ta có thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty PG Co. Doanh thu (triệu đồng) 300.000 Trừ: tổng chi phí biến đổi 180.000 Doanh thu trước chi phí cố định 120.000 Trừ: chi phí cố định 100.000 Lợi nhuận trước thuế và lãi(EBIT) 20.000 Khi phân tích đòn bẩy hoạt động, chúng ta đã biết công thức: 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 − ( 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏𝑖ế𝑛 đổ𝑖 + 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑐ố đị𝑛ℎ) = 𝐸𝐵𝐼𝑇 Bây giờ chúng ta đặt S = doanh thu, VC = Tổngchi phí biến đổi, F = Tổng chi phí cố định và 𝑄 𝐵𝐸 = doanh thu ở điểm hòa vốn, chúng ta có biểu thức quan hệ sau: 𝑆 − ( 𝑉. 𝐶 + 𝐹) = 𝐸𝐵𝐼𝑇 Biểu thức này có thể viết lại thành: 𝑆 − ( 𝑉𝐶 𝑆 𝑆) − 𝐹 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 hay là 𝑆 (1 − 𝑉𝐶 𝑆 ) − 𝐹 = EBIT Ở điểm hòa vốn, chúng ta có: 𝑄 𝐵𝐸 (1 − 𝑉𝐶 𝑄 𝐵𝐸 − 𝐹) = 𝐸𝐵𝐼𝑇 Biết rằng tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và doanh thu (VC/S) không đổi ở bất cứ mức độ doanh thu, nghĩa là VC/S = VC/ 𝑄 𝐵𝐸. Biểu thức trên có thể viết lại thành: 𝑄 𝐵𝐸 (1 − 𝑉𝐶 𝑆 ) − 𝐹 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 Ở điểm hòa vốn thì EBIT = 0, do đó: 𝑄 𝐵𝐸 (1 − 𝑉𝐶 𝑆 ) − 𝐹 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 = 0 Suy ra: 𝑄 𝐵𝐸 = 𝐹 1− 𝑉𝐶 𝑆
  • 8. Nhóm 4 Trang 8 Ở ví dụ trên, chúng ta có điểm hòa vốn theo doanh thu hay doanh thu hòa vốn được xác định như sau: 𝑄 𝐵𝐸 = 𝐹 1− 𝑉𝐶 𝑆 = 100.000 1− 180.000 300.000 = 250.000 triệu đồng 3. Ý nghĩa của điểm hòa vốn  Nếu sản lượng hoặc doanhthu tiêu thụ thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh thu không đủ bù đắp tổng chi phí, do đó EBIT < 0.  Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ cao hơn điểm hòa vốn thì doanh thu lớn hơn tổng chi phí, do đó EBIT > 0.  Muốn thay đổi điểm hòa vốn, công ty phải thay đổi chi phí cố định. Việc thay đổi chi phí cố định phụ thuộc vào đặc điểm của công nghệ sản xuất hoặc ngành kinh doanh. V. ĐỘ BẨY KINH DOANH(DOL) 1. Định nghĩa Chúng ta thấy rằng dưới tác động của đòn bẩy hoạt động một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Đểđo lường mức độ tác động củađòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động( degree of operating leverage-DOL), độ bẩy hoạt động được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của sản lượng(hoặc doanh thu). 2. Công thức xác định và ý nghĩa Độ bẩy hoạt động (DOL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng(hoặc doanh thu). Do đó: Độ 𝑏ẩ𝑦 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 ở 𝑚ứ𝑐 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔(ℎ𝑜ặ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢) = 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 Hay là: 𝐷𝑂𝐿 𝑄 = ∆𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐸𝐵𝐼𝑇 ∆𝑄/𝑄 Độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy chúng ta chỉ nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó. Để dễ dàng tính DOL chúng ta thực hiện một số biến đổi. Ta có công thức: 𝐷𝑂𝐿 𝑄 = 𝑄. (𝑃 − 𝑉) 𝑄.( 𝑃 − 𝑉) − 𝐹 Chia tử mẫu cho (P - V) ta có công thức: 𝐷𝑂𝐿 𝑄 = 𝑄 𝑄 − 𝑄 𝐵𝐸
  • 9. Nhóm 4 Trang 9 Công thức tính độ bẩy theo doanh thu: 𝐷𝑂𝐿 𝑆 = 𝑆 − 𝑉𝐶 𝑆 − 𝑉𝐶 − 𝐹 Hay: 𝐷𝑂𝐿 𝑆 = 𝐸𝐵𝐼𝑇+𝐹 𝐸𝐵𝐼𝑇 Xét ví dụ công ty sản xuất xe đạp ở trên: 𝐷𝑂𝐿5000 = 𝑄 𝑄 − 𝑄 𝐵𝐸 = 5.000 5.000− 4.000 = 5 𝐷𝑂𝐿6000 = 𝑄 𝑄 − 𝑄 𝐵𝐸 = 6.000 6.000− 4.000 = 3 Như vậy độ bẩy hoạt động ở mức sản lượng Q=5.000 bằng 5 có nghĩa là từ mức sản lượng tiêu thụ là 5.000 đơn vị, cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi 5 phần trăm. Khi sản lượng tăng từ 5.000 lên 6.000 đơn vị thì độ bẩy hoạt động giảm từ 5 xuống 3, nghĩa là từ mức sản lượng là 6.000 đơn vị thì cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động thay đổi3 phần trăm. Do đó, kể từ điểm hòa vốn nếu sản lượng càng tăng thì độ bẩy càng giảm.