Anúncio

c12qtdhsv.pptx

ThcAnh35
22 de Mar de 2023
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Similar a c12qtdhsv.pptx(20)

Último(20)

Anúncio

c12qtdhsv.pptx

  1. CHƯƠNG 12 ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH
  2. • Mục tiêu học tập Sau khi nghiên cứu chương này, bạn sẽ có thể: 1. Mô tả các loại chỉ số đo lường làm cơ sở cho việc ra quyết định. 2. Giải thích việc sử dụng các số liệu phân tích trong quản trị điều hành và cách thức các chỉ số đo lường nội bộ và bên ngoài tương tác với nhau. 3. Giải thích cách thức thiết kế hệ thống đo lường hiệu quả tốt. 4. Mô tả mô hình hiệu quả trong tổ chức.
  3. • Đo lường là việc đánh giá định lượng một đại lượng cần đo để có kết quả bằng số so với đơn vị đo. • Đo lường là việc xác định độ lớn của không chỉ các đại lượng vật lý mà có thể là bất cứ khái niệm gì có thể so sánh được với nhau.
  4. 12.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động  Các chỉ tiêu đo lường về tài chính  Các chỉ tiêu đo lường về tài chính như chi phí hay doanh thu thường được xem như ưu tiên hàng đầu đối với các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.  Các chỉ tiêu đo lường truyền thống về tài chính bao gồm: doanh thu, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ tăng trưởng, doanh thu của sản phẩm dịch vụ mới, lợi tức trên cổ phiếu và một số các chỉ tiêu khác.
  5. CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 14. Chi phí thuế TNDN 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 - 51) 60 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) Lập, ngày ... tháng ... năm ... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, họ tên, đóng dấu) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm... Đơn vị tính: ………….
  6.  Các chỉ tiêu đo lường về khách hàng và thị trường  Thông qua phản hồi của thị trường và khách hàng, các tổ chức biết được mức độ hài lòng của khách hàng và các đối tác về sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả hoạt động của mình. Một số các tiêu chí đo lường định hướng khách hàng và thị trường khác bao gồm mức độ duy trì khách hàng cũ, lợi ích và phí tổn từ tài khoản khách hàng, số lượng khiếu nại, số lượng yêu cầu bảo hành, giá trị cảm nhận, lòng trung thành, sự tham chiếu tích cực và xây dựng mối quan hệ khách hàng.  Các chỉ tiêu đo lường sự hài lòng của khách hàng chỉ ra các khía cạnh cần phải cải thiện cũng như những thay đổi đã thực hiện có thực sự mang lại hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, hệ thống các chỉ tiêu này cũng giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích các khiếu nại của khách hàng cũng như các thông số về sự không thỏa mãn của họ.
  7.  Các chỉ tiêu đo lường về chất lượng Chất lượng đo lường mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng của yếu tố đầu ra trong một quá trình cụ thể.  Chất lượng sản phẩm được thể hiện ở cả hiệu quả hữu hình và những đặc tính vô hình. Theo đó, chất lượng sản phẩm thường được đo lường thông qua các công cụ, kỹ thuật và quá trình thu thập dữ liệu.  Chất lượng dịch vụ là việc đáp ứng liên tục hay vượt qua sự mong đợi của khách hàng và hiệu quả của hệ thống phân phối trong nội bộ doanh nghiệp. Các tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ chủ yếu dựa trên cảm nhận về dịch vụ được thu thập thông qua khảo sát khách hàng, thảo luận nhóm và phỏng vấn.
  8. Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm – Các thuộc tính phản ánh chức năng tác dụng của sản phẩm thể hiện khả năng của sản phẩm có thể thực hiện chức năng hoạt động như mong muốn – Tuổi thọ sản phẩm thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong điều kiện hoạt động bình thường trong khoảng thời gian nhất định – Tính thẩm mỹ của sản phẩm : là các thuộc tính thể hiện sự gợi cảm thu hút khách hàng như hình dáng màu sắc kích thước, cách trang trí, tính thời trang… – Độ tin cậy của sản phẩm : là khả năng thực hiện đúng tính năng hoạt động như thiết kế và hoạt động chính xác – Tính kinh tế của sản phẩm thể hiện ở tiết kiệm chi phí tổng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm -Tính tiện dụng của sản phẩm thể hiện ở khả năng dễ bảo quản, dễ vận chuỷên, dễ sửa chữa, dễ sử dụng – Tính an toàn của sản phẩm khác với các thuộc tính trên đối với tính an toàn của sản phẩm do nhà nước qui định các sản phẩm phải tuân thủ qui định về tính an toàn sản phẩm – Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm do các tổ chức các quốc gia qui định – Các dịch vụ kèm theo như bảo hành vận chuyển hướng dẫn
  9. Tiêu chuản chất lượng chè xanh 1/ Yêu cầu chung + Khi được kiểm tra bằng mắt thường, chè phải sạch và không được chứa các chất ngoại lai. + Khi phân tích cảm quan, chè không được có mùi khó chịu và phải có các đặc tính, ngoại hình, màu sắc và vị của chè xanh. + Chè không được có bất kỳ chất phụ gia nào như chất tạo màu và chất tạo hương. + Nước chè để đánh giá cảm quan có thể được chuẩn bị bằng phương pháp quy định trong TCVN 5086 (ISO 3103). 2/ Yêu cầu hóa học +Chè phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng 1, dùng các phương pháp được viện dẫn, tất cả các giá trị biểu thị theo chất khô sau khi sấy đến khối lượng không đổi ở 103 oC ± 2 oC bằng phương pháp quy định trong TCVN 5613 (ISO 1573). + Không có giới hạn quy định về độ ẩm của chè khi được nhận mẫu. Có thể xác định hao hụt khối lượng thực của mẫu ở 103 oC, nếu cần và kết quả được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm. Trong trường hợp đó, cần xác định theo phương pháp quy định trong TCVN 5613 (ISO 1573).
  10. Các nghiên cứu cho thấy rằng khách hàng thường dựa trên 5 khía cạnh để đánh giá chất lượng dịch vụ, bao gồm:  Các yếu tố hữu hình: văn phòng giao dịch, đồng phục, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị và hình ảnh của nhân viên.  Độ tin cậy: khả năng cung cấp dịch vụ như đã cam kết.  Khả năng đáp ứng: sự sẵn sàng trong hỗ trợ khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh.  Sự đảm bảo: kiến thức, kỹ năng của nhà cung cấp dịch vụ và khả năng tạo ra lòng tin nơi khách hàng.  Sự đồng cảm: thái độ thể hiện sự quan tâm đến các đặc tính cá nhân của khách hàng.
  11.  Các chỉ tiêu đo lường về thời gian Các chỉ tiêu về mặt thời gian được phân thành 2 nhóm chỉ tiêu chính để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: tốc độ và khả năng thay đổi quy trình. Các yếu tố về thời gian có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Tiêu chí đo lường tốc độ thông dụng là thời gian xử lý, thời gian chờ hay thời gian xếp hàng trong khi khả năng thay đổi thường được đo bằng các chỉ số thống kê như độ lệch chuẩn hay phương sai xung quanh hiệu suất trung bình.
  12. • Takt time là thời gian sản xuất chi tiết hoặc sản phẩm để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, còn gọi là nhịp thời gian hay nhịp độ sản xuất. • Takt time (nhịp độ) là tần xuất một sản phẩm được làm ra.
  13. Ví dụ 1: Cần: 120 sản phẩm/ ngày Có: thời gian sản xuất là 360 phút/ ngày =>Takt time = 3 phút/sản phẩm Takt Time Available Time Customer Demand Time Unit = =
  14. Ví dụ 2: Có: -Thời gian làm việc 1 ca là 8 giờ =28,800s. -Thời gian nghỉ không sản xuất là 15 phút = 1,800s. Cần: 4200 áo /ngày. => Thời gian sản xuất thực tế là: 28,800s– 1,800s = 27,000 s => Takt time = 27,000s : 4200 áo = 6,4s / áo
  15. Cycle time Cycle time hay chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian giữa khi bắt đầu công việc cho đến khi sản phẩm sẵn sàng để chuyển giao. Nó cũng có thể được định nghĩa một cách khác bằng khoảng thời gian giữa 2 sản phẩm hoàn thành liên tiếp. Cycle time là thời gian thực tế sản xuất, nó có thể bằng hoặc không bằng Takt-time.
  16. Balanced Work Process Un-Balanced Work Process
  17. • Lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng
  18. • Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật, tâm - sinh lý và kinh tế - xã hội nhất định. • Các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ.
  19.  Các chỉ tiêu đo lường về sự linh hoạt  Sự linh hoạt là việc thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng cả về mặt số lượng và đặc điểm sản phẩm. Theo đó, sự linh hoạt về sản lượng là khả năng phản ứng một cách nhanh chóng đối với sự thay đổi về số lượng và chủng loại nhu cầu của khách hàng.  Thiết kế sự linh hoạt về hàng hóa và dịch vụ là khả năng phát triển các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, mang tính khác biệt nhau để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau cũng như sự biến đổi của nhu cầu khách hàng.
  20. Lead time • Lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng • LEAD TIME / THỜI GIAN CHỜ HÀNG; THỜI GIAN THỰC HIỆN (GIAO HÀNG); THỜI GIAN CHUẨN BỊ CHỞ; THỜI GIAN GOM HÀNG; THỜI GIAN TỪ LÚC THIẾT KẾ SẢN PHẨM TỚI LÚC SẢN XUẤT THỰC TẾ; THỜI GIAN ĐƯA VÀO SẢN XUẤT
  21. Chuyển đổi (Change Over): là quá trình chuyển đổi một dây chuyền hoặc máy đang chạy để sản xuất sản phẩm này sang chạy để sản xuất một sản phẩm khác. Thời gian chuyển đổi: là khoảng thời gian từ khi bộ phận cuối cùng của sản phẩm A hoàn tất cho đến khi bộ phận đầu tiên của sản phẩm B ra đời
  22. SMED là thuật ngữ được sử dụng để đại diện cho sự Chuyển Đổi Nhanh (Quick- ChangeOver) hay thời gian cài đặt mà có thể được tính đến từng phút một. SMED thường được sử dụng tương đương với “Chuyển đổi nhanh”. SMED và chuyển đổi nhanh là phương pháp thực hành việc giảm thời gian thay đổi một dây chuyền sản xuất hay máy móc từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Thực hiện thành công SMED và chuyển đổi nhanh là chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh cho bất kỳ nhà sản xuất nào trong sản xuất, chuẩn bị, xử lý hay đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trên một máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc. SMED và chuyển đổi nhanh cho phép các nhà sản xuất giữ ít tồn kho hơn trong lúc đáp ứng nhu cầu khách hàng với những sản phẩm thậm chí ít dao động hơn.
  23.  Các chỉ tiêu đo lường về sự học hỏi và đổi mới  Sự đổi mới là năng lực tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới và độc đáo nhằm làm hài lòng khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.  Sự học hỏi là việc tạo ra, tiếp nhận và chuyển đổi tri thức và điều chỉnh hành vi của người lao động để tương ứng với sự biến đổi từ bên trong và bên ngoài.  Các chỉ tiêu đo lường về sự học hỏi và đổi mới tập trung vào yếu tố con người và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu then chốt gồm có: sự tăng trưởng tài sản trí tuệ, số lượng mẫu thực tiễn tốt được triển khai trong doanh nghiệp, tỷ lệ sản phẩm mới được phát triển qua các năm…Ngoài ra, các chỉ tiêu về khía cạnh nhân viên trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng như: kỹ năng, kiến thức, sự hài lòng, số giờ đào tạo trung bình, hiệu quả công tác đào tạo và các tiêu chí đo lường sự cải tiến trong hiệu quả công việc.
  24.  Các chỉ tiêu đo lường về năng suất và hiệu suất vận hành.  Năng suất là tỷ lệ so sánh giữa số lượng yếu tố đầu ra và số lượng yếu tố đầu vào.  Năng suất là tỷ lệ so sánh giữa khối lượng yếu tố đầu ra và các nguồn lực đầu vào.  Năng suất là tỷ lệ so sánh giữa sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn khách hàng và các nguồn lực phân bổ một cách khôn ngoan.
  25.  Hiệu suất vận hành là khả năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng trong điều kiện hao hụt tối thiểu và sự hữu dụng của các nguồn lực là tối đa.  Một số tiêu chí đo lường hiệu suất vận hành bao gồm: thời gian hoàn thành đơn hàng, thời gian cài đặt máy móc thiết bị, thời gian chuyển đổi sản phẩm trên dây chuyền lắp ráp và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
  26.  Các chỉ tiêu đo lường về sự bền vững  Các chỉ tiêu đo lường phổ biến về môi trường bao gồm: mức tiêu thụ năng lượng, các hoạt động tái chế và bảo tồn nguồn lực, mức khí thải, số lượng chất thải rắn và nguy hiểm đưa ra môi trường…  Các chỉ tiêu đo lường về sự bền vững xã hội bao gồm mức độ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và an toàn nơi làm việc, quan hệ cộng đồng và đạo đức kinh doanh. Trong đó, đo lường mức độ an toàn cho người tiêu dùng và an toàn nơi làm việc là việc tối quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.  Sự bền vững về kinh tế được xác định qua các chỉ số như báo cáo kiểm toán tài chính, mức độ tuân thủ các quy định có liên quan, mức xử phạt đối với các vi phạm về môi trường, …
  27. 12.2 Giá trị của khách hàng trung thành( The Value of a Loyal Customer) •Giá trị của khách hàng trung thành (VLC) định lượng tổng lợi nhuận mỗi khách hàng mục tiêu tạo ra trong suốt vòng đời khách hàng. •Theo đó, phương trình tính VLC như sau: •VLC = (P)(CM)(RF)(BLC) • Trong đó: • P: doanh thu trên đơn vị khách hàng • CM: tỷ lệ lợi nhuận biên • RF: tần suất mua hàng (số lần mua hàng mỗi năm) • BLC: chu kỳ mua hàng của khách hàng, (= 1/tỷ lệ mất khách hàng) •Bằng cách nhân giá trị VLC với số lượng khách hàng tìm kiếm được hay mất đi, doanh nghiệp có thể xác định được tổng giá trị thị trường. •Các nhà quản trị điều hành có thể điều chỉnh VLC qua việc tăng tỷ lệ đóng góp biên thông qua việc giảm chi phí vận hành, tăng tần suất mua hàng (nhờ dịch vụ khách hàng tốt hơn) và giảm tỷ lệ mất khách hàng.
  28. • Giá trị của khách hàng trung thành (VLC) trong phân khúc thị trường mục tiêu là các nhà thầu nhỏ, những người mua một máy khoan $ 100 trung bình trong bốn năm hay 0,25 cái/ năm, lợi nhuận biên trên một máy khoan trung bình 50 %, và tỷ lệ duy trì khách hàng là 60% . Nếu tỷ lệ duy trì khách hàng tăng lên đến 80% trong thị phần có 100.000 khách hàng thì bạn có kết luận gì?
  29. • Nếu tỷ lệ duy trì khách hàng là 60 %, tỷ lệ mất khách hàng trung bình = (1 - tỷ lệ duy trì khách hàng). Như vậy, tỷ lệ mất khách hàng là 40 %, hay 0.4. chu kỳ mua hàng của khách hàng trung bình là 1 / 0,4 = 2,5 năm. Tần số mua hàng lại là bốn năm, tương đương 0,25 (1/4). Vì thế, • VLC = (P) (CM) (RF) (BLC) = ($ 100) (0.50) (0.25) (1 / 0,4) = 31,25 $ • Giá trị của một sự thay đổi trong thị phần = (100.000 khách hàng) (31,25 $ / khách hàng / năm) = $ 3.125.000 • Nếu tỷ lệ duy trì khách hàng là 80%, tỷ lệ mất khách hàng trung bình là 0,2, và chu kỳ mua hàng của người mua trung bình là 1 / 0,2 = 5 năm. • VLC = (P) (RF) (CM) (BLC) = ($ 100) (0.25) (0.50) (1 / 0,2) = 62,50 $ • Như vậy, giá trị của một sự thay đổi trong thị phần = (100.000 khách hàng) (62,50 $ / khách hàng / năm) = $ 6.250.000 • Các kinh tế là rõ ràng. Nếu duy trì khách hàng có thể được tăng từ 60 đến 80 phần trăm hiệu suất thông qua chuỗi giá trị tốt hơn, lợi ích kinh tế được tăng gấp đôi.
  30. 12.3 Mô hình hiệu quả của tổ chức Mô hình Thẻ điểm cân bằng – Balanced Score Card
  31. • Khái niệm thẻ điểm cân bằng Thẻ điểm cân bằng (BSC) là phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu, theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu. Các mục tiêu được tổ chức được xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu tiên quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp Mục đích: chuyển hóa các chiến lược thành các chỉ số đo lường thể hiện tầm nhìn của tổ chức.
  32.  Tài chính: Đo lường giá trị cốt yếu mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư, bao gồm: lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, giá cổ phiếu, dòng tiền, suất sinh lợi trên vốn đầu tư, giá trị gia tăng và giá trị cổ đông.  Khách hàng: Tập trung vào nhu cầu của khách hàng và sự thỏa mãn nhu cầu này cũng như thị phần và sự tăng trưởng của thị phần, bao gồm: cấp độ dịch vụ, tỷ lệ hài lòng, giá trị khách hàng trung thành,…
  33.  Hoạt động nội bộ: Tập trung vào các quy trình nội bộ cốt lõi của tổ chức. Các thông số đo lường chủ yếu là: cấp độ chất lượng sản phẩm/dịch vụ, năng suất, dòng thời gian, … Khía cạnh nội bộ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nhà quản trị điều hành vì ra quyết định về sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ là công việc thường nhật.  Cải tiến và học hỏi: tập trung vào các yếu tố nền tảng mang lại sự thành công trong tương lai là nguồn nhân lực và hạ tầng của tổ chức. Các thông số đo lường chủ yếu như tài sản trí tuệ, thời gian phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, tỷ lệ cải tiến/nhân viên,…
  34. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu đo lường Các chỉ tiêu Các môn học liên quan 4 thẻ điểm cân bằng 1. Tài chính Qt tài chính, kế toán 1. Tài chính 2. Khách hàng Qt marketing, qt chất lượng 2. Khách hàng 3. Chất lượng Qt chất lượng 3. Quy trình nội bộ 4. Thời gian Qt điều hành 5. Sự linh hoạt Qt điều hành, sx tinh gọn 6. Năng suất Qt điều hành 7. Học hỏi và phát triển Trong đó: mức độ hài lòng của n viên Qt nguồn nhân lực 4. Học hỏi và phát triển Thẻ điểm thứ 5 (tương lai) 8. Sự phát triển bền vững Qt chuỗi cung ứng, qt kinh doanh quốc tế Thẻ điểm thứ 6 (tương lai) Kiến thức ngành: quản trị học. Kiến thức chuyên ngành: quản trị chiến lược
  35. Sứ mệnh (Mission): Là lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại. Tuyên bố sứ mệnh của tổ chức cần đưa ra thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau: • Mục tiêu của tổ chức là gì? • Tổ chức sẽ làm gì và phục vụ ai ( lĩnh vực hoạt động, khách hàng) ? • Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức?
  36. Các giá trị cốt lõi (Core Values):Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức.Những nguyên tắc này: •Có những nguyên tắc tồn tại không phụ thuộc vào thời gian. •Tự thân, không cần sự biện hộ bên ngoài, •Có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức.
  37. Tầm nhìn (Vision):Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành. Người lãnh đạo phải đặt câu hỏi ví như 5 năm nữa, 10 năm nữa… chúng ta muốn, chúng ta sẽ dẫn dắt tổ chức của chúng ta tới đâu? Tới bến bờ nào?
  38. Bản đồ chiến lược là việc thể hiện những mục tiêu chiến lược của công ty lên sơ đồ một cách có hệ thống, để chúng ta có thể hiểu được, biết được mối liên hệ giữa các thành tố và nắm rõ điều gì quan trọng nhất. Bản đồ chiến lược được vẽ trực quan trên một tờ giấy mục tiêu chiến lược về tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển.
  39. Ứng dụng BSC trong việc triển khai chiến lược tại VOSCO 1/ Yếu tố tài chính Công ty cần tập trung vào 5 nhóm mục tiêu chính: (1) Gia tăng giá trị cổ đông, tăng trưởng qui mô hoạt động của công ty; (2) Cắt giảm chi phí; (3) Tối đa hóa sử dụng tài sản hiện có; (4) Tăng doanh thu từ những khách hàng mới; (5) Gia tăng giá trị khách hàng. Các thước đo việc thực hiện các mục tiêu trên: - Để đo lường mục tiêu gia tăng giá trị cổ đông ta sử dụng EVA, cụ thể EVA = Lợi nhuận kinh doanh sau thuế trừ đi chi phí vốn. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của bốn chỉ tiêu tăng trưởng doanh số, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả của vốn hoạt động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Để đo lường mục cắt giảm chi phí ta sử dụng các thước đo sau: Chi phí cấu thành nên sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và % giảm chi phí hàng năm. - Mục tiêu tối đa hóa sử dụng tài sản ta dùng thước đo: Tỷ trọng hàng tồn kho và vòng quay vốn. - Mục tiêu tăng doanh thu: Sử dụng chỉ tiêu Tổng doanh thu cho nhóm khách hàng mới. - Để đo lường việc gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng tỷ lệ % tăng trưởng doanh thu trên từng khách hàng.
  40. * Giải pháp hành động: Dựa vào thực trạng hoạt động, các nguồn lực tiềm năng cũng như chiến lược phát triển của công ty đến năm 2020, dự kiến quy mô hoạt động tăng 10% so với năm trước để duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành vận tải biển. Từ đó công ty cần có một số hành động như: -Mở rộng cơ hội tăng doanh thu: Bằng cách luôn nắm được nhu cầu của thị trường để mở thêm những dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội ở từng thời kỳ. Thâm nhập vào phân khúc thị trường mới. - Tăng chênh lệch thu chi, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bằng cách: Đảm bảo tăng sản lượng khai thác tàu; cải tiến hoạt động để đảo bảo thu đúng tiến độ, không có nợ quá hạn; tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí, cắt giảm các khoản chi tiếp khách, chi họp hội nghị, các khoản không thực sự cần thiết; cải tiến qui trình hoạt động để tăng năng suất. - Tối đa hóa sử dụng tài sản như: Tối đa hóa công suất khai thác tàu; tối đa hiệu quả vốn hoạt động. - Phát triển khách hàng mới bằng cách thâm nhập vào phân khúc thị trường mới. - Tăng giá trị trên từng khách hàng hiện hữu: Bằng việc gia tăng đồng bộ về giá cả, chất lượng dịch vụ làm cho khách hàng không mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mà mua sản phẩm của mình.
  41. 2/ Yếu tố khách hàng * Các nhóm mục tiêu chính: - Đưa ra mức giá cả cạnh tranh: Kiểm soát tốt chi phí khai thác, đặc biệt là chủ động lập kế hoạch đặt mua nhiên liệu dự trữ nhằm duy trì mức giá cạnh tranh, do đây là chi phí có ảnh hưởng lớn nhất tới giá thành vận chuyển của công ty. - Cung cấp dịch vụ với chất lượng hoàn hảo: Để làm được điều này doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đảm bảo an toàn hàng hóa và giao hàng đúng hạn. - Phát triển khách hàng mới: Chủ động tìm kiếm các khách hàng mới trên các tuyến đường mới như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ thông qua quan hệ với khách hàng truyền thống, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu trong nước. - Nâng cao thương hiệu: Tiếp tục quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế thông qua việc đầu tư nhằm trẻ hóa đội tàu, qua các chi nhánh, đại lý của công ty, qua mạng internet,… Khẳng định vị trí số một trên thị trường vận tải biển Việt Nam
  42. * Các thước đo của phương diện khách hàng: - Đo lường mục tiêu giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp có thể dưa vào thước đo như: Duy trì mức giá ổn định đối với các khách hàng truyền thống; Nâng cao năng suất vận chuyển trên từng chuyến đi nhằm đưa ra mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh; kiểm soát chi phí nhiên liệu qua việc xây dựng định mức nhiên liệu cho từng tuyến, từng tàu; giảm chi phí gián tiếp bằng việc giảm các khoản chi phí không cần thiết - Để đo lường mục tiêu phát triển khách hàng mới, doanh nghiệp nên sử dụng thước đo: Số lượng khách hàng mới; tỷ lệ % doanh thu từ khách hàng mới trên tổng doanh thu của công ty; tỷ lệ % khách hàng mới trên tổng số khách hàng. - Với mục tiêu nâng cao thương hiệu, doanh nghiệp sử dụng thước đo: Thị phần chiếm lĩnh và gia tăng năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư đội tàu.
  43. * Kế hoạch hành động cần triển khai: Triển khai đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2014 theo BSC về phương diện khách hàng như sau: - Tăng cường thu hút khách hàng mới với tỷ lệ khách hàng mới năm 2015 so với năm 2014 tăng 10%. Công ty cần duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, cụ thể nhân viên phòng Khai thác thường xuyên duy trì liên lạc với khách hàng hoặc tặng quà cho khách hàng trong các dịp Lễ, Tết. - Chú trọng hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng mới.
  44. 3/ Yếu tố quy trình nội bộ * Các nhóm mục tiêu của phương diện quy trình hoạt động nội bộ: - Giao hàng kịp thời cho khách hàng: Sau khi nhận đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận khai thác sẽ liên hệ với khách hàng để đóng hàng, phát hành vận đơn, cập nhật lên hệ thống mạng nội bộ. Bộ phận kế toán nhận thông tin của khách hàng để lập hóa đơn, chứng từ và tính toán các kho ả n chi phí. Bộ phận Khai thác nhận thông tin để sắp xếp chỗ trên tàu. - Tuân thủ qui định liên quan đến hoạt động của công ty: Hiện công ty đang áp dụng ISO 9001: 2000 hệ thống quản lý chất lượng, qui định cụ thể nhiệm vụ, qui trình hoạt động của từng bộ phận trong công ty. Tuy nhiên nhân viên không chỉ biết quy trình để thực hiện mà còn phải hiểu mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp, hiểu được hoạt động của mình sẽ đóng góp như thế nào vào việc hoàn thành mục tiêu và tầm nhìn của công ty. - Cải tiến chất lượng dịch vụ và tăng năng suất: Thường quá trình hoạt động nội bộ gồm 3 quá trình: Cải tiến, hoạt động và hậu mãi. Nhưng do hoạt động của ngành vận tải đường biển nên công ty chỉ cần tập trung vào q uá trình cải tiến và quá trình hoạt động. Quá trình cải tiến chủ yếu là công việc của phòng Khai thác, tìm hiểu sáng tạo ra dịch vụ mới thích hợp với nhu cầu của thị trường khai thác khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện có.
  45. * Thước đo của từng mục tiêu: - Mục tiêu thứ nhất được đo bằng: Tổng thời gian cung cấp hàng và số lần giao hàng đúng hạn và thời gian thực hiện của từng bộ phận trong chuỗi cung cấp dịch vụ. - Mục tiêu thứ hai được đo bằng: Tỷ lệ dịch vụ hỏng của quy trình (số lượng dịch vụ hỏng/ tổng dịch vụ) và tổn thất do cung cấp dịch vụ hỏng/ tổng doanh thu. - Mục tiêu thứ ba được đo bằng: Số lượng dịch vụ mới, số lượng chu trình kinh doanh được cải tiến và năng suất của từng bộ phận và từng nhân viên. * Kế hoạch hành động - Thực hiện đúng qui trình hoạt động ISO 9001-2000 với mức sai sót tối đa là 0,1%, sai sót trong chu trình kinh doanh phải được hạn chế tối đa. Để thực hiện theo kế hoạch này, Công ty phải thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách nghiêm túc, thường xuyên. Đánh giá khen thưởng, kỹ luật nghiêm khắc để tránh tái phạm. - Cải tiến qui trình phục vụ khách hàng với tỷ lệ đáp ứng kịp thời các đề nghị của khách hàng trên 85%. Một số biện pháp được đề nghị là gửi thư lấy ý kiến khách hàng để nắm được thông tin khách hàng để cải thiện dịch vụ cung cấp. - Áp dụng hệ thống kết nối tất cả các bộ phận trong công ty, cũng như hệ thống mạng nội bộ trên toàn thế giới. Nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
  46. 4/ Yếu tố đào tạo và phát triển * Mục tiêu của yếu tố đào tạo nhânsự. - Thoả mãn nhân viên: Vì khi nhân viên thỏa mãn đối với công ty sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và nhân viên sẽ phục vụ rất tốt cho khách hàng, mở rộng thị phần. - Tăng năng suất, phát triển kỹ năng nhân viên: Phù hợp với chiến lược dẫn đầu chi phí vì kết quả tổng hợp của kỹ năng và tinh thần nhân viên tạo ra năng suất của nhân viên, sự đổi mới, cải tiến quy trình nội bộ và sự thoả mãn của khách hàng đạt được chiến lược “dẫn đầu chi phí”. * Thước đo của yếu tố đào tạo nhân sự - Mục tiêu thứ nhất: Được thực hiện thông qua Bảng khảo sát nhân viên hàng năm. - Mục tiêu thứ hai: Đo lường năng suất nhân viên bằng cách sau: Lấy tổng doanh thu chia cho tổng số nhân viên; Thống kê trình độ học vấn nhân viên hàng năm; Chi phí đào tạo trên tổng số nhân viên. * Kế hoạch hành động - Xây dựng Bảng khảo sát nhân viên hàng năm với thang đo mức độ hài lòng nhằm định hướng giúp công ty nhận biết mức độ hài lòng của nhân viên, từ đó có những thay đổi phù hợp. - Lập bảng theo dõi quá trình đào tạo và phát triển của nhân viên từ đó có kế hoạch đào tạo hàng năm.

Notas do Editor

  1. Thước đo EVA (Economic Value Added ) giá trị kinh tế tăng thêm.
Anúncio