SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 61
THUYẾT MINH SƠ BỘ
DỰ ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢI TẠO
KHÁCH SẠN
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
1
THUYẾT MINH SƠ BỘ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC - KẾT CẤU M&E - PCCC
Đơn vị tư vấn thiết kế Chủ đầu tư
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Thông tin Dự án:
 Tên Dự án:
 Địa chỉ: Số 1, phố Thủ Dầu Một, tổ 5A, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
 Thửa đất số: 31 ,tờ bản đồ số: P7-30-5 theo Giất Chứng Nhận quyền sử dụng đất số: BB 021861
 do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lào Cai cấp ngày 28 tháng 11 năm 2011,
 Diện tích khu đất: 1.179,4 m2
 Mục đích sử dụng: Kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn ( Khách sạn Bình Minh II- Sa Pa)
 Diện tích xây dựng công trình hiện hữu: 589 m2 ( mật độ xây dựng: 49,94%)
 Diện tích xây dựng sau khi cải tạo: 1081 m2 ( mật độ xây dựng: 91,65%), bao gồm:
 Tầng bán hầm= 415 m2
 Tầng 1 = 1081 m2
 Tầng 2 = 1070 m2
 Tầng 3 = 1047,3 m2
 Tầng 4 = 1047,3 m2
 Tầng tum = 314 m2 (bao gồm tum thang, bể nước, kho, kỹ thuật điện nước, thông gió)
 Tổng diện tích sàn xây dựng = 4559,6 m2
 Kết cấu công trình: Khung dầm, sàn, mái bằng bê tông cốt thép. Tường gạch bao che
 Cấp công trình: cấp III
1.2 Hiện trạng kiến trúc công trình và cảnh quan xung quanh công trình:
Công trình 4 tầng khách sạn Bình Minh II được xây dựng bằng khung bê tông cốt thép kết hợp với tường gạch đặc 220
với độ sâu móng hiện trạng là 1,5m được thiết kế với móng băng bằng bê tông cốt thép mác 250 ép cọc bê tông với mật độ từ 3-4 đầu cọc
trên 1 đế móng
3
Kêt quả thăm dò địa chất cho thấy địa chất khu vực cho thấy địa chất khu vực gồm 4 lớp: Lớp đất màu xám vàng dày khoảng 0,8 đến 1,2m,
Lớp 2 là sét pha màu vàng xám có độ dày từ 1,3 đến 3,4m, Lớp 3 là đá granit xám đen hoặc cát pha màu xám trắng phong hóa sót đá Granit
chặt vừa.
4
5
Hiện trạng công trình bao gồm:
01 nhà khung bê tông cốt thép 4 tầng với công năng chính là nhà hàng khách sạn bao gồm:
Tầng 1 : lễ tân, nhà hàng, dịch vụ du lịch, bếp, phòng nghỉ nhân viên
Tầng 2,3: phòng nghỉ khách sạn.
Tầng 4 : dịch vụ tắm nước thuốc Dao đỏ, massage
o Diện tích xây dựng = 589 m2
o tổng diện tích sàn xây dựng = 2356 m2
o Chiều cao của tầng 1 là : 4,2 m,
o Chiều cao của các tầng 2,3 là: 3,3 m
o Chiều cao tầng 4 là 3,5 m, được thiết kế với mái dốc lớn được lợp bằng mái tôn, nay đã xuống cấp nghiêm trọng
o Chiều cao công trình hiện trạng là : 15,2 m
Dãy nhà bếp phía sau là nhà cấp 4 tường chịu lực mái tôn có tổng
• Diện tích = 159,6 m2
• Chiều cao dãy nhà bếp là 5,7m
• Kết cấu móng gạch giằng bê tông dày 150mm
• Tường chịu lực dày 220 xây bằng vữa mac 75
• Mái bằng khung thép lợp tôn, có trần thạch cao chống nóng
Với 39,6 m chiều dài mặt tiền, công trình thực sự có thể là một điểm nhấn về kiến trúc với lợi thế góc nhìn và khối tích công trình. Tuy
nhiên kiến trúc hiện tại chưa tạo được bản sắc kiến trúc. Vật liệu và màu sơn đã xuống cấp, đặc biệt là trang thiết bị nội thất và dịch vụ chưa
xứng đáng với lợi thế về vị trí cũng như khả năng đáp ứng dịch vụ của công trình.
6
Ảnh hiện trạng công trình
7
1.3 Mục tiêu và yêu cầu cơ bản của Dự án:
Khách sạn với tiêu chuẩn gồm 3 khối : khối ngủ, khối công cộng, khối hành chính quản trị.
Các khối phải được bố trí theo dây chuyền hoạt động và theo sơ đồ vận chuyển bên trong khách sạn bảo đảm thuận tiện, hợp lí và ngắn
nhất. Bảo đảm sự cách li về mặt bằng và không gian, không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự , vệ sinh, về mỹ quan.
Các phòng ngủ của khách sạn được bố trí từ tầng 2 trở lên, nếu đặt ở tầng 1 cần phải có biện pháp chống ồn và bảo vệ cho phòng ngủ. Các
kho hành lí xách tay, một số phòng phục vụ công cộng…
Các phòng thuộc khu bếp, phòng đặt máy móc, thiết bị, phòng thang máy, ống đứng và ngăn dẫn rác thải bụi tập trung không cho phép
đặt trực tiếp trên và dưới các phòng ngủ cũng như xen kẽ giữa các phòng ngủ của khách. Nếu đặt phải có biện pháp cách âm, cách nhiệt
tuyệt đối.
Khi xây dựng thang máy, ống đựng rác thải và bụi tập trung, máy bơm nước và moteur cần được ách âm và chống truyền chấn động đến
các phòng ngủ, phòng ăn và các phòng công cộng khác.
Phòng ngủ của khách được chia làm 4 hạng theo quy định. Bảng 1 TCVN 5056:1990
Các khách sạn phải có sảnh đón tiếp, sảnh tầng và buồng ngủ phải có phòng đệm. Mỗi tầng của khối ngủ phải có phòng trực của nhân viên
gồm: phòng ngủ, tủ để đồ vải sạch, chỗ là quần áo, kho đồ bẩn, kho dụng cụ vệ sinh (diện tích từ 24-32m2
). Nội dung và diện tích các bộ
phận của khối công cộng được quy định trong bảng 2 TCVN 5056:1990.
Nội dung và diện tích các bộ phận của khối hành chính quản trị, kỹ thuật, kho được quy định trong bảng 3 TCVN 5056:1990.
1.4 Chỉ tiêu và ranh giới thực hiện Dự án:
Trong Dự án cải tạo và nâng cấp Khách sạn Bình Minh II lần này, chỉ tiêu của Dự án vẫn bảo đảm nằm trong Quy hoạch về hạ tầng và Kiến
trúc Cảnh quan chung, bao gồm:
Chiều cao công trình cũ cải tạo (khối nhà 4 tầng phía trước): 14,3 m (bao gồm tầng 4- tầng áp mái cải tạo và gia cố kết cấu).
Chiều cao công trình xây mới (khối nhà 4 tầng phía sau): 14,3 m và 18,6 m nếu tính bao gồm cả mái và tum kỹ thuật.
Không gian Kiến trúc của các tầng bao gồm:
Tầng bán hầm: Tổng diện tích 415 m2 với cốt cao độ thấp -1,8m so với cốt san nền và -1,65m so với cốt vỉa hè hiện trạng phía trên,
-0,8 m so với cốt vỉa hè phía dưới.
Tầng bán hầm có công năng chủ yếu là nhà xe của cán bộ nhân viện và một số xe tạm thời của khách liên hệ (xe <7 chỗ, do giới hạn chiều
cao của các phương tiện là <2,2 m)
Hệ thống thông gió của bán hầm sử dụng cả thông gió cưỡng bức bằng hệ thống hộp kỹ thuật và máy lọc gió + một số cửa sổ mở trực tiếp
ra các giếng trời của công trình.
Hệ thống được bảo đảm bằng hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy báo khói, nhiệt,… theo TCVN 3890-2009 về phòng cháy chữa cháy
công trình.
8
Các tiêu chuẩn về độ dốc đường lên xuống 9% và thoát hiểm cũng đạt các tiêu chuẩn về thiết kế.
Với việc bổ xung tầng bán hầm cho phép khách sạn chủ động trong việc đỗ gửi xe của nhân viên cũng như các phương tiện của nhân viên,
hạn chế việc đỗ xe trên đường hoặc vỉa hè gây cản trở giao thông và mỹ quan công trình.
Cốt chênh giữa móng của khối tầng bán hầm và móng cũ được gia cố bằng vách bê tông cốt thép có độ dày 350mm
Tầng 1: Tổng diện tích xây dựng = 1081 m2 bao gồm:
Không gian sảnh lễ tân và làm thủ tục = 34 m2
Không gian sảnh đợi = 72 m2
Không gian nhà hàng và tổ chức sự kiện = 245 m2
Không gian ki-ốt bán đồ lưu niệm = 112 m2 (bao gồm 6 ki-ốt phía mặt tiền)
Phòng điều hành quản trị = 17,5 m2
Phòng kế toán, hành chính = 15,5 m2
Phòng thay đồ cho nhân viên = 32 m2 (bao gồm nam, nữ riêng biệt).
Khu vực bếp, soạn = 45 m2
Khu vực kho cho bếp = 28,2 m2
(bao gồm 2,7 m2 kho ga, 13,5 m2 kho ướt, 12m2 kho khô)
Phòng máy phát điện dự phòng = 16 m2
Kho cho dịch vụ phòng = 25 m2
Khu giặt, là, sấy = 23 m2
Phòng nghỉ nhân viên = 55 m2
Không gian giao thông và phụ trợ = 386 m2 ( chiếm 34,6% mật độ xây dựng)
Tầng 2: Tổng diện tích xây dựng = 1070 m2 bao gồm
Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 22,5 m2 = 17 phòng
Phòng nghỉ đơn tiêu chuẩn rộng 31,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đơn nhỏ rộng 19 m2 = 01 phòng
9
Phòng nghỉ đôi loại 1 rộng 33,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 2 rộng 41,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 27,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 30,8 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ Vip loại 1 rộng 37 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ Vip loại 2 rộng 45,5 m2 = 01 phòng
Tổng số phòng nghỉ tầng 2 là: 25 phòng
Giao thông chính bao gồm 2 thang bộ và 2 thang máy
Tầng 3: Tổng diện tích xây dựng = 1047,3 m2 bao gồm:
Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 22,5 m2 = 18 phòng
Phòng nghỉ đơn nhỏ rộng 19 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 1 rộng 33,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 2 rộng 41,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 27,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 30,8 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ Vip loại 1 rộng 37 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ Vip loại 2 rộng 45,5 m2 = 01 phòng
Tổng số phòng nghỉ tầng 2 là: 25 phòng
Giao thông chính bao gồm 3 thang bộ và 2 thang máy
Tầng 4: Tổng diện tích xây dựng = 1047,3 m2 bao gồm:
Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 22 m2 = 03 phòng
Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 23 m2 = 01 phòng
10
Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 27,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 30,8 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ Vip loại 1 rộng 33,5 m2 = 01 phòng
Phòng nghỉ Vip loại 2 rộng 45,5 m2 = 01 phòng
Tổng số phòng nghỉ tầng 4: 08 phòng.
Không gian dịch vụ tắm nước lá Dao đỏ, massage, xông hơi = 610 m2 với 2 khu riêng biệt nam, nữ.
Giao thông chính bao gồm 3 thang bộ và 2 thang máy.
Tầng tum: (tầng kỹ thuật, tum thang) Diện tích: 314 m2
Phòng kỹ thuật của thang máy, bể nước, phòng kỹ thuật điện, nước, kho thiết bị, kho chung của khách sạn. Các hệ thống kỹ thuật được bao
che và lợp mái dốc bảo đảm kiến trúc cảnh quan khu vực.
1.5 Lý do hình thành Dự án và những căn cứ cho việc cải tạo công trình:
1.5.1 Lợi thế về địa điểm và tiềm năng du lịch
Theo đề án : "Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015" của Tỉnh Lào Cai:
Mục tiêu cụ thể đến năm 2015.
- Tổng số khách đến Lào Cai đạt 1,5 triệu lượt khách; doanh thu du lịch năm 2015 đạt 3.412 tỷ đồng;
- Tổng số cơ sở lưu trú đạt 480 cơ sở, nâng tổng số cơ sở lưu trú từ 1 sao trở lên là 75 cơ sở; trong đó, số cơ sở đạt 3 sao trở lên đạt 15 cơ sở
với khoảng 1.300 phòng và số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1- 5 sao trở lên khoảng 3.200 phòng;
- Tổng số lao động khoảng 8.500 người, trong đó, số lao động trực tiếp khoảng 2.500 người, chiếm 78% tổng số lao động trực tiếp trong
các cơ sở.
Bởi vậy Dự án nâng cấp và cải tạo Khách sạn Bình Minh II hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và định hướng quy hoạch các ngành dịch
vụ du lịch của Tỉnh Lào cai nói chung và của Thị trấn Sa Pa nói riêng.
Trong quá trình nâng cấp thị trấn Sa pa trở thành đô thị du lịch (đo thị loại IV), việc vâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường chất lượng phòng
nghỉ, các dịch vụ đặc sắc như tắm nước thuốc người Dao, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ bản địa không chỉ tăng chất lượng và
mở rộng tầm ảnh hưởng của Sa Pa trong nước cũng như khu vực, mà còn tạo một nền kinh tế phát triển bền vững giải quyết được thêm
nhiều nhân công lao động địa phương, cải thiện nền kinh tế nói chung và Sa Pa nói riêng.
11
Riêng vị trí của Khách sạn Bình Minh II đã là một lợi thế rất lớn trong việc đón các đoàn du lịch tới: nằm ở vị trí phố trung tâm thị trấn, gần
hồ trung tâm với vườn hoa cây xanh. Không xa là công trình Kiến trúc mang tính biểu tượng là Nhà thờ đá Sa Pa, nơi có quảng trường diễn
ra các hoạt động chính của thị trấn cũng như các hoạt động của chợ người dân tộc có sức hấp dẫn rất lớn với du khách thập phương.
1.5.2 Lợi thế về đầu tư
Khách sạn Bình Minh II hiện trạng có 26 phòng với dịch vụ bao gồm nhà hàng, massge xông hơi và tắm nước người Dao đỏ. Tuy hạ tầng
không thực sự được tốt nhưng với vị trí và sự nồng nhiệt của cán bộ nhân viên khách sạn đã tạo những thiện cảm lớn và sự tin tưởng của
các đoàn khách trong ngoài nước cũng như các tổ chức du lịch. Tuy nhiên quy mô và trang hiết bị chưa thực sự tương xứng với tiềm năng
hiện có. Nếu sự nâng cấp cải tạo Kiến trúc Khách sạn Bình Minh II tạo được dấu ấn cũng như phù hợp với sự phát triển và hướng đi bền
vũng trên cở sở khai thác yếu tố văn hóa, thiên nhiên, khí hậu đặc sắc của Sa pa thì sẽ là lợi thế không nhỏ trong việc thu hút và tạo tiền đề
phát triển. Điều này sẽ là cơ sở cho sự đồng thuận trong đinh hướng phát triển chung của thị trấn Sa Pa cũng như của tỉnh Lào Cai.
1.5.3 Hướng nghiên cứu cải tạo Kiến trúc công trình
Nằm ở độ cao 1.500m trên lừng chừng núi, Sa Pa được biết đến từ năm 1901. Năm 1903, người Pháp cho xây dựng một bốt quân sự. Với
khí hậu trong lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xác định xây dựng Sa Pa trở thành khu an dưỡng phục vụ những Âu kiều
không thích nghi được với khí hậu nhiệt đới. Bởi vậy hướng đi cho Kiến trúc khách sạn nghỉ dưỡng nơi đây được định hình theo Kiến trúc
sinh khí hậu nhằm nổi bật được lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu có một không hai của Sa Pa. Mặt khác, sự tái hiện một phần qua
đường nét kiến trúc tạo một vẻ đẹp hoài cổ về lịch sử hình thành và phát triển của thị trấn Sa Pa cũng là một yếu tố không nhỏ thu hút sự
quan tâm của du khách cũng như tạo ra cho thị trấn một nét hòa đồng và dấu ấn đặc biệt cho cảnh quan khu vực nói chung và công trình nói
riêng.
Hướng đi cho Kiến trúc Tân cổ điển vừa mang những dấu ấn về một nền văn hóa lịch sử khai sinh ra một thi trấn dụ lịch tuyệt đẹp nhưng
cũng không mất những đường nét thanh thoát và sang trọng của kiến trúc Hiện đại. Phương pháp này sẽ tạo nên một công trình dấu ấn đặc
sắc nhưng vẫn giữ được vẻ hài hòa lãng mạn của không gian Kiến trúc Cảnh quan của thị trấn du lịch.
PHẦN II: GIẢI PHÁP PHẦN KIẾN TRÚC
I- Hiện trạng và quy mô công trình:
Công trình thuộc hạng mục cải tạo và xây mới nâng cấp công trình hiện trạng. Hiện nay công trình đang sử dụng là khối nhà 4 tầng ( bao
gồm 3 tầng chính và 1 tầng áp mái), khu bếp là nhà cấp 4 xây dựng bằng tường chịu lực, mái tôn chủ yếu sử dụng làm bếp, kho và phòng
nghỉ cho nhân viên. Tầng 1 sử dụng làm nhà hàng và dịch vụ trưng bày và bán các sản vật địa phương cũng như quảng bá về du lịch Sa Pa.
Tuy nhiên do các bố trí chưa thực sự hợp lý và sử dụng không gian có nhiều phát sinh so với thiết kế ban đầu nên chưa mang lại hiệu quả.
Tầng 2,3 bao gồm 13 phòng ngủ mỗi tầng ( tổng cộng 26 phòng) có diện tích mỗi phòng là 25,5 m2: thiết kế cho 2 giường đơn, 01 vệ sinh
đã xuống cấp.
12
Tầng 4 hiện trạng đang sử dụng là khu vực massage, tắm nước lá người Dao đỏ. Tuy nhiên do xây dựng không theo thiết kế nên khó khăn
trong hoạt động và thiếu thẩm mỹ làm giảm sức hút cũng như chất lượng phục vụ.
Kết cấu và kiến trúc công trình qua khảo sát và đánh giá vẫn tốt: kết cấu khung dầm bê tông, tường xây gạch đặc. Tuy nhiên kiến trúc
không có bản sắc gây thiếu sức hút cũng như giảm giá trị cạnh tranh với các khách sạn cùng hạng. Các hệ thống hạ tầng của công trình đã
xuống cấp: hệ thống nước tạm đục tường lắp thêm gây mất thẩm mỹ cũng như giảm hiệu quả sử dụng. Hệ thống cấp nước nóng không đồng
bộ và thiếu an toàn gây tốn kém, hệ thống điện cũ sử dụng các loại dây tiết diện nhỏ không đáp ứng được thêm các thiết bị phụ trợ nâng cấp
phòng nghỉ, hệ thống chiếu sáng ở mức độ vừa đủ, chủ yếu là đèn tuýp, đặc biệt là các phòng chức năng chính và mặt tiền thiếu hoặc không
có chiếu sáng làm giảm hiệu suất sử dụng cũng như thẩm mỹ công trình.
Vị trí công trình nằm gần vườn hoa và hồ trung tâm TT Sa Pa, rất thuận lợi cho việc tiếp đón cũng như kết nối với các phố chính, các địa
điểm du lịch hấp dẫn của Sa pa như: phố mua sắm, chợ Sa Pa, quảng trường, nhà thờ đá… Tuy nhiên bản thân khách sạn chưa có những
dịch vụ giới thiệu, trưng bày các sản vật địa phương cũng như dịch vụ hướng dẫn, đăng ký tour du lịch… còn rất thiếu.
Một vị trí nhiều tiềm năng khai thác, một bề dày hoạt động nhưng đến nay, khách sạn vẫn chỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao theo xếp hạng của các
đơn vị Du lịch trong nước. Bởi vậy Dự án cải tạo Công trình là hết sức cần thiết, không chỉ nâng cao giá trị, thu hút khách du lịch, đẩy
mạnh các dịch vụ du lịch… mà còn góp phần tạo dấu ấn đô thị và bản sắc kiến trúc cảnh quan cho tổng thể TT Sa Pa.
II- Giải pháp nâng cấp và cải tạo Kiến trúc
A- Giải pháp mặt bằng:
Mặt hướng nhà chính quay về hướng Tây Nam, Tuy nhiên do điều kiện địa hình nên quanh năm mát mẻ, thông gió tư nhiên và không chịu
hướng gió Đông Bắc vào mùa đông. Đây là điều kiện lý tưởng cho các phòng nghỉ dưỡng. Về điều hòa khí hậu, các phòng chủ yếu thông
gió tự nhiên bằng mặt thoáng cửa sổ hoặc giếng trời. Máy điều hòa chủ yếu có nhiệm vụ thông gió và làm ấm khi trời quá rét, ngoài ra còn
có thêm hệ thống sưởi dầu, đệm, chăn điện.
Để đạt hiệu suất cao nhất, toàn bộ tầng 1 sẽ được sử dụng cho việc đón khách, các dịch vụ như ăn uống, tổ chức sựu kiện, quầy
thông tin, bán sản vật, giới thiệu tour du lịch địa phương…
13
Về quy hoạch, Sử dụng tối đa mặt tiền khu phố, Sảnh chính thay đổi ra giữa công trình tạo sự chào đón (vị trí hiện tại thụt vào hơi
sâu và không đúng hướng đến của du khách). Giao thông của nhà để xe được chuyển xuống tầng bán hầm tăng tối đa diện tích sử dụng với
đường vào và ra tách biệt. Sân trước cải tạo lại với gạch lát nền hài hòa với vỉa hè hiện có, có thể thêm các bồn hoa, chậu cây chân công
trình thêm sinh động và dấu ấn đặc sắc về khí hậu ôn hòa.
Khối nhà phía sau xây mới và tầng 2-3 của công trình cũ được sử dụng cho phòng nghỉ. Các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và
thông gió bằng giếng trời giữa hai tòa nhà và cửa sổ ra không gian chung (các vị trí tiếp giáp với nhà liền kề được sử lý bằng giếng trời cục
bộ cho từng phòng).
1.Khèi ngñ: 58 phßng
Loại phòng Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4 Tổng loại phòng %
25,5 m2 17 phòng 18 phòng 00 phòng 35 phòng 60,39 %
22,0 m2 00 phòng 00 phòng 03 phòng 03 phòng 5,17%
23,0 m2 00 phòng 00 phòng 01 phòng 01 phòng 1,72%
31,5 m2 01 phòng 00 phòng 00 phòng 01 phòng 1,72%
19,0 m2 01 phòng 01 phòng 00 phòng 02 phòng 3,44%
33,5 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17%
41,5 m2 01 phòng 01 phòng 00 phòng 02 phòng 3,44%
27,5 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17%
30,8 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17%
37,0 m2 01 phòng 01 phòng 00 phòng 02 phòng 3,44%
45,5 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17%
Tổng 25 phòng 25 phòng 08 phòng 58 phòng 100%
Tổng diện tích
892,5 m2
66,0 m2
23,0m2
31,5 m2
38,0 m2
100,5 m2
83,0 m2
82,5 m2
92,4 m2
74,0 m2
136,5 m2
1619,9 m2
2.Khèi c«ng céng
a. Nhãm s¶nh (c¸c khu vùc)
- S¶nh chÝnh
- Khu ®îi + cafe
- S¶nh phô
- S¶nh tÇng (khèi ngñ)
- Quản lý hành chính, kế toán
- §iÖn tho¹i c«ng céng,kiot ATM, b¸n ®å lu niÖm, dÞch vô du lÞch
- Phßng ®äc s¸ch b¸o,truy cËp internet
b. Nhãm ¨n uèng,nhµ hµng,héi th¶o
- Phßng ¨n - tæ chøc sù kiÖn
34 m2
72 m2
24 m2
24 m2
33,0 m2
112 m2
6,0m2
245m2
15,5m2
14
- Phßng so¹n, bµn bupffe
- Bar-cafe
- Khu vùc kho,phôc vô
c. Nhãm bÕp
- Kho 1
- Kho 2
- Phßng ®Ó gar
- BÕp, gia c«ng
- So¹n,phôc vô,röa b¸t ®Üa
d. Nhãm gi¶i trÝ,thÓ thao
- Khu massage x«ng h¬i nam
- Khu massage x«ng h¬i n÷
- Massage ch©n
- Qu¶n lý, kho, kü thuËt, phßng nh©n viªn
- VÖ sinh, thay ®å
- Kh«ng gian chê, tiÕp kh¸ch
- Sảnh đón
36 m2
30 m2
12m2
13,5m2
2,5 m2
30 m2
15 m2
239 m2
105 m2
41,5 m2
105 m2
25,5 m2
40 m2
24 m2
3. Khèi hµnh chÝnh,qu¶n trÞ,kü thuËt
a. Nhãm hµnh chÝnh,qu¶n trÞ
- Qu¶n lý ®iÒu hµnh kh¸ch s¹n
- Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
- Phßng nghiÖp vô kÜ thuËt, nghØ nh©n viªn
- Khu wc-thay quÇn ¸o nam n÷
b. Nhãm kho-kü thuËt
- Kho ®å v¶i ch¨n mµn
- Kho l¹nh
- Kho l¬ng thùc thùc phÈm
- Phßng m¸y ph¸t
- Khu giÆt lµ (Phßng giÆt + kho bÈn + kho s¹ch)
17,5 m2
15,5 m2
55 m2
32 m2
30 m2
13,5m2
12 m2
14,5m2
44m2
15
B- Giải pháp Kiến trúc:
Mặt đứng công trình sử dụng lại hệ kết cấu cũ, hạn chế đập phá. Ốp thêm các cột trụ chính tạo cảm giác bề thế cho công trình cũng như độ
sâu của các logia. Ban công thay bằng sắt nghệ thuật theo trường phái DÉCOR với hoa văn hình lá và dây mỏng. Cửa mặt tiền thay bằng hệ
nhôm chất lượng cao và kính trắng tạo chiều sâu và sự phản chiếu ánh sáng môi trường.
Mái được gia cố và ốp lại bằng đá đen (theo phong cách biệt thự kiểu Pháp) với các lan can phía trên bằng kính trong suốt không
làm ảnh hưởng đến chiều cao công trình.
Sảnh được chuyển ra phía ngoài với mái đón nằm trong chỉ giới xây dựng vì tận dụng được khoảng lùi và vỉa hè rộng. Sảnh lớn với
hai cửa chính cho phần sảnh đợi và phần lễ tân làm thủ tục.
Các kiot hướng ra phía ngoài tương đối độc lập vừa tăng vẻ sinh động của các dịch vụ vừa đáp ứng các yêu cầu về trưng bày, giới
thiệu và phục vụ với khách trong khách sạn cũng như du khách đi qua.
Các trang trí phào, con chỉ, hoa văn chủ yếu được sử dụng bằng thạch cao ngoài trời với đường nét và chi tiết tinh tế, vừa thuận lợi
cho thi công bảo đảm tiến độ nhanh chóng vừa đạt hiệu quả kinh tế của chủ đầu tư.
Các không gian sân trời được tận dụng cho các dịch vụ café giải khát rất phù hợp với nhu cầu hiện tại của du khách, vừa lịch sự,
sang trọng đồng thời có vị trí thuận lợi về tầm nhìn ngắm cảnh quan.
16
PHẦN III: GIẢI PHÁP PHẦN KỸ THUẬT KẾT CẤU
1. Cơ sở tính toán
1.1. Tiêu chuẩn và qui phạm áp dụng trong tính toán.
- Qui chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCVN 2737-1995: Tải trọng tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5573-1991 : Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5574-2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT.
- TCVN 9386-2012: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất.
- TCVN 205-1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
- TCVN 5575-2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.
- TCVN 9202-2012 : Xi măng xây trát
1.2 . Tài liệu & bản vẽ:
- Hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình.
- Điều kiện địa chất thủy văn khu vực xây dựng.
2. Các phần mềm sử dụng
- Phần mềm đồ hoạ : AutoCAD 2009
- Phần mềm tính toán kết cấu : Etabs 9.7
- Phần mềm tính toán kết cấu : Safe V12.0
- Phần mềm văn phòng: Word 2007, Excel 2007
3. Vật liệu xây dựng
3.1. Bê tông.
- Sử dụng bê tông cấp độ bền B20 đổ toàn khối.
17
- Cường độ chịu nén dọc trục tính toán Rb=115 Kg/cm2.
- Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán Rbt=9.0 Kg/cm2.
- Mô đun đàn hồi của vật liệu Eb=270000 Kg/cm2.
- Bê tông lót móng sử dụng bê tông cấp độ bền B 7.5
3.2. Cốt thép.
3.2.1. Thép AI đối với đường kính < Φ10 có:
- Cường độ tính toán chịu kéo Rs=2250 Kg/cm2.
- Cường độ tính toán chịu nén Rsc=2250 Kg/cm2.
- Cường độ tính toán chịu cắt Rsw=1750 Kg/cm2.
- Mô đun đàn hồi của vật liệu Ea=2100000 Kg/cm2.
3.2.2. Thép AII đối với đường kính lớn 20> Φ≥10 có:
- Cường độ tính toán chịu kéo Rs=2800 Kg/cm2.
- Cường độ tính toán chịu nén Rsc=2800 Kg/cm2 .
- Cường độ tính toán chịu cắt Rsw=2250 Kg/cm2.
- Mô đun đàn hồi của vật liệu Ea=2100000 Kg/cm2.
3.2.3. Thép AIII đối với đường kính lớn Φ≥20 có:
- Cường độ tính toán chịu kéo Rs=3650 Kg/cm2.
- Cường độ tính toán chịu nén Rsc=3650 Kg/cm2 .
- Cường độ tính toán chịu cắt Rsw=2800 Kg/cm2.
- Mô đun đàn hồi của vật liệu Ea=2100000 Kg/cm2.
3.3. Kết cấu thép
- Thép bản và thép hình sử dụng thép CT3 có cường độ R=2100 Kg/cm2.
- Bu lông liên kết thuộc cấp bền 8.8 có cường độ ftb = 4000 Kg/cm2,fvb = 3200 Kg/cm2.
3.4. Các vật liệu khác sử dụng trong công trình
18
- Tường gạch sử dụng mác 75 và vữa XM mác 50.
3. Tải trọng
- Tĩnh tải và hoạt tải được xác định theo TCVN 2737-1995.
- Tải trọng gió tĩnh : Công trình xây dựng tại SaPa – Lào Cai có địa hình IA áp lực gió tiêu chuẩn Wo=65 Kg/m2.
- Tải trọng gió động : Do công trình có chiều cao H < 40m nên bỏ qua thành phần động của tải trọng gió.
- Do gia tốc nền của Thị trấn SaPa là a=0.0427 < 0.08g nên không phải xét đến động đất.
4. Tính toán nội lực
- Chạy và tổ hợp nội lực công trình bằng chương trình Etabs 9.7 theo sơ đồ khung không gian.
- Các trường hợp tổ hợp:
TH1 = TT + HT
TH2 = TT + 0.9HT + 0.9GTX
TH3 = TT + 0.9HT + 0.9GPX
TH4 = TT + 0.9HT + 0.9GTY
TH5 = TT + 0.9HT + 0.9GPY
BAO = ENVE (TH1; TH2; TH3; TH4; TH5)
TT là tải trọng tĩnh tải tính toán
HT là tải trọng hoạt tải tính toán
GTX là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương X
GPX là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương X
GTY là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương Y
GPY là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương Y
19
5. Giải pháp kết cấu
6.1. Kết quả chạy nội lực bằng phần mềm Etabs 9.7
6.1.1. Mô hình kết cấu 3D
20
6.1.2. Lực dọc N (T)
21
6.1.3. Momen M3-3 (Tm)
22
6.1.4. Momen M2-2 (Tm)
23
6.1.5. Lực cắt Q2-2 (T)
24
6.1.6. Lực cắt Q3-3 (T)
25
6.1.7. Lực dọc N (T) khung trục 5A
26
6.1.8. Mô men M3-3 (Tm) khung trục 5A
27
6.1.9. Mô men M2-2 (Tm) khung trục 5A
28
6.1.10. Lực cắt Q2-2 (T) khung trục 5A
29
6.2. Phương án kết cấu móng
- Sử dụng phương án móng cọc ép . Chiều dài cọc 7.0m chia làm 2 đoạn cọc được nối với nhau. Đoạn cọc mũi dài 4.0m và đoạn cọc
thân dài 3.0m. Sức chịu tải thiết kế của cọc là 15 tấn. Lực ép nhỏ nhất bằng 30 tấn và lực ép lớn nhất bằng 45 tấn.
- Kết cấu sàn tầng hầm và hệ đài giằng móng đổ toàn khối với nhau.
- Chiều dày sàn tầng hầm là 200mm.
- Chiều dày vách bê tông tầng hầm là 200mm. Vách bê tông tầng hầm đổ cao đến cao độ sàn tầng 1.
- Chiều cao đài móng là 900mm.
- Tiết diên các giằng móng là 300x700mm.
- Tại các mạch ngừng thi công sử dụng tấm thép dày 2mm rộng 200mm.
6.3. Phương án kết cấu phần thân
- Sử dụng hệ kết cấu là khung bê tông cốt thép. Hệ dầm sàn và cột đổ bê tông tại chỗ được tính toán như một hệ ngàm tại móng.
- Tiết diện cột bê tông là 220x220mm ; 220x300mm ; 220x400mm đảm bảo khả năng chịu lực cũng như độ cứng tổng thể của công
trình.
- Tiết diện dầm chính bê tông cốt thép chọn 220x400mm.
- Tiết diện dầm phụ bê tông cốt thép chọn 220x400mm; 150x400mm.
- Chiều dàysàn dương các tầng chọn dày 120mm. Chiều dày sàn âm hạ cốt đáy dầm chọn dày 100mm.
30
PHẦN IV: GIẢI PHÁP PHẦN ĐIỆN
I. 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ
Các quy phạm trang thiết bị điện áp dụng:
- Tiêu chuẩn TCVN 4756-89 về quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – 1997
- Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng: TCXD 16-1986
- Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng: TCXD 25-1991
- Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng: TCXD 27-1991
- Chống sét cho các công trình xây dựng: TCXD-46-2007
- Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện: TCVN-4756-1989
- TCXDVN 394:2007: Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong công trình xây dựng- phần an toàn điện
- Tiêu chuẩn TCVN 5308- 91 về an toàn lắp đặt và sử dụng thiết bị điện trong thi công.
I.2. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN
+ cơ sở để tính toán áp dung tiêu chuẩn TCXD 16-1986 chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dung. Tra bảng 3 trong tiêu chuẩn xác
định độ rọi cần thiết trong các phòng:
31
KÍCH
THƯỚC
VẬT CẦN
PHÂN
BIỆT
CẤP
CÔNG
VIỆC PHÂN
CẤP
TÍNH CHẤT
THỜI GIAN
CÔNG VIỆC
ĐỘ RỌI NHỎ NHẤT (LUX)
CHIẾU SÁNG
BẰNG ĐÈN
HUỲNH
QUANG
CHIẾU SÁNG
BẰNG ĐÈN
NUNG SÁNG
0,15-0,3 I
a
b
c
Thường xuyên
Chu kì
Không lâu
400
300
150
200
150
75
0,3-0,5
II a
b
c
Thường xuyên
Chu kì
Không lâu
300
200
100
150
100
50
Trên 0,5 III
a
b
c
Thường xuyên
Chu kì
Không lâu
150
100
75
75
50
30
Công thức xác định số lượng đèn cần thết cho một khu chức năng:
)(cái
C
SC
Đ
đ
pcs ×
=
Trong đó:
+C
cs
: cường độ chiếu sáng cần thiết của khu chức năng (lux)
+S
p
: diện tích khu chức năng (m
2
)
32
+C
đ
: cường độ chiếu sáng của bóng đèn(lux)
Ngoài ra có một số đèn bố trí theo kiến trúc chỉ định để tạo cảnh quan thầm mỹ trong không gian khu chức năng.
Công thức xác định số lượng đèn cần thết cho một khu chức năng:
)(cái
C
SC
Đ
đ
pcs ×
=
Trong đó:
+C
cs
: cường độ chiếu sáng cần thiết của khu chức năng (lux)
+S
p
: diện tích khu chức năng (m
2
)
+C
đ
: cường độ chiếu sáng của bóng đèn(lux)
Bảng 1. Bảng thống kê thiết bị điện tầng hầm
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất
(W)
Ksd Công suất từng nhóm
(W)
1 Đèn ốp trần Cái 0 12-40 0,9 0
2 ổ cắm Cái 5 300 0,9 750
3 Bình nóng lạnh Cái 0 2500 0,9 0
4 Đèn huỳnh quang đôi Bộ 10 2x36 0,9 650
5 Đèn ốp tường Cái 1 22 0,9 20
Tổng 1420
- Công suất tính toán tác dụng của tầng hầm:
PCH= 1,42 KW
33
- Công suất tính toán phản kháng:
QCH=PCH tg
Với cos = 0,85→ tg = 0,62
Vậy QCH=0,88 (KVAr)
- Công suất tính toán toàn phần của tầng hầm:
SCH= = 1,67(KVA)
Bảng 2. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 1
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất
(W)
Ksd Công suất từng nhóm
(W)
1 Đèn ốp trần Cái 16 18-40 0,8 420
2 ổ cắm Cái 27 300 0,8 6480
3 Bình nóng lạnh Cái 5 2500 0,8 10000
4 Đèn huỳnh quang đôi Cái 12 2x36 0,8 700
5 Đèn huỳnh quang đơn Cái 16 36 0,8 460
6 Đèn chiếu sáng wc Cái 6 18 0,8 100
7 Đèn sưởi wc Cái 5 500 0,8 2000
8 Quạt hút mùi wc Cái 5 40 0,8 160
34
Tổng 20320
- Công suất tính toán tác dụng của tầng 1:
PCH=20,32 KW
- Công suất tính toán phản kháng:
QCH=PCH tg
Với cos = 0,85→ tg = 0,62
Vậy QCH=12,59 (KVAr)
- Công suất tính toán toàn phần của tầng 1:
SCH= = 23,90(KVA)
Bảng 3. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 2
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất
(W)
Ksd Công suất từng nhóm
(W)
1 Đèn ốp trần Cái 19 18-40 0,8 580
2 ổ cắm Cái 45 300 0,8 10800
3 Bình nóng lạnh Cái 12 2500 0,8 24000
4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 25 36 0,8 720
5 Đèn sưởi Cái 12 500 0,8 4800
6 Đèn trùm cái 3 320 0,8 800
35
7 Đèn chiếu sáng wc Cái 12 18 0,8 180
8 Quạt hút mùi wc Cái 12 40 0,8 390
Tổng 42270
- Công suất tính toán tác dụng của tầng 2:
PCH= 42,27 KW
- Công suất tính toán phản kháng:
QCH=PCH tg
Với cos = 0,85→ tg = 0,62
Vậy QCH=26,2 (KVAr)
- Công suất tính toán toàn phần của tầng 2:
SCH= = 49,73(KVA)
Bảng 4. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 3
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất
(W)
Ksd Công suất từng nhóm
(W)
1 Đèn ốp trần Cái 19 18-40 0,8 580
2 ổ cắm Cái 45 300 0,8 10800
36
3 Bình nóng lạnh Cái 12 2500 0,8 24000
4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 25 36 0,8 720
5 Đèn sưởi Cái 12 500 0,8 4800
6 Đèn trùm cái 3 320 0,8 800
7 Đèn chiếu sáng wc Cái 12 18 0,8 180
8 Quạt hút mùi wc Cái 12 40 0,8 390
Tổng 42270
- Công suất tính toán tác dụng của tầng 3:
PCH= 42,27 KW
- Công suất tính toán phản kháng:
QCH=PCH tg
Với cos = 0,85→ tg = 0,62
Vậy QCH=26,2 (KVAr)
- Công suất tính toán toàn phần của tầng 3:
SCH= = 49,73(KVA)
Bảng 5. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 4
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất Ksd Công suất từng nhóm
37
(W) (W)
1 Đèn ốp trần Cái 30 18-40 0,8 960
2 ổ cắm Cái 54 300 0,8 12960
3 Bình nóng lạnh Cái 14 2500 0,8 28000
4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 62 36 0,8 1790
5 Đèn sưởi Cái 16 500 0,8 6400
6 Đèn trùm cái 2 320 0,8 510
7 Đèn chiếu sáng wc Cái 24 18 0,8 350
8 Quạt hút mùi wc Cái 16 40 0,8 510
Tổng 51480
- Công suất tính toán tác dụng của tầng 4:
PCH= 51.48 KW
- Công suất tính toán phản kháng:
QCH=PCH tg
Với cos = 0,85→ tg = 0,62
Vậy QCH=31.92 (KVAr)
- Công suất tính toán toàn phần của tầng 4:
SCH= = 60.57(KVA)
38
Bảng 6. Bảng thống kê thiết bị điện tầng tum
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất
(W)
Ksd Công suất từng nhóm
(W)
1 Đèn ốp trần Cái 0 18-40 0,8 0
2 ổ cắm Cái 6 300 0,8 1440
3 Bình nóng lạnh Cái 0 2500 0,8 0
4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 18 36 0,8 520
5 Đèn sưởi Cái 0 500 0,8 0
6 Đèn trùm cái 0 320 0,8 0
7 Đèn chiếu sáng wc 0 0 18 0,8 0
8 Quạt hút mùi wc Cái 10 40 0,8 0
Tổng 1960
- Công suất tính toán tác dụng của tầng tum:
PCH= 1.96 KW
- Công suất tính toán phản kháng:
39
QCH=PCH tg
Với cos = 0,85→ tg = 0,62
Vậy QCH=1.22 (KVAr)
- Công suất tính toán toàn phần của tầng tum:
SCH= = 2.3(K
Phụ tải ưu tiên
STT Phụ tải
Công
suất(w)/cái Số lượng
Tổng
CS
1 Máy bơm sinh hoạt 15000 2 30000
2 Máy bơm chữa cháy 17500 2 35000
3 Thang máy 15000 2 30000
4 Chiếu sáng sự cố 5000 1 5000
5 Hệ thống điện nhẹ 10000 1 10000
Tổng cs (kw) 110
Thống kê công suất toàn nhà
STT Phụ tải Hệ số Ksd
Công suất
(kw)
1 Tầng hầm 0.9 1,42
2 Tầng1 0.8 20,32
3 Tầng 2 0.8 42,27
4 Tầng 3 0.8 42,27
5 Tầng 4 0.8 51,48
6 Tầng 5 0.8 1,96
7 Phụ tải ưu Tiên 110
Tổng công suất toàn nhà 269,72
40
Chọn máy phát điện dự phòng
Phụ tải cho máy phát điện gồm có:
+ Phụ tải ưu tiên
Lựa chọn 1 máy phát điện công suất 110 KVA
I.3.PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ:
1. Hệ thống chống sét:
- Sử dụng hệ thống thu sét tia tiên đạo PULSARS 18. bán kính bảo vệ R55
- Dây dẫn sét sử dụng cáp bện đồng 70mm được đặt trong hộp kỹ thuật dẫn xuống hệ thống tiếp địa.
- Các chi tiết của hệ thống tiếp địa không được sơn, quét bằng các vật liệu cách điện ( như sơn chống rỉ, nhựa đường…)
- Sau khi thi công phải kiểm tra điện trở nối đất nếu lớn hơn 10 Ω đối với tiếp địa chống sét và 4 Ω đối với tiếp địa an toàn điện nếu lớn
hơn thì phải bổ sung thêm cọc hoặc sử dụng các hóa chất làm giảm điện trở của đất sau đó tiến hành đo kiểm tra lại xem đã đáp ứng đủ tiêu
chuẩn chưa.
- Thiết bị thu sét tia tiên đạo phát xạ sớm được thiết kế và chế tạo chọn bộ theo hang sản xuất. để đảm bảo an toàn cho công trình khi
thiết bị chống sét được lắp đặt cần lưu ý mỗi thiết bị chống sét tia tiên đạo phải có test thử nghiệm ít nhất từ 5 đến 10 lần với điện áp 24 KV
tại hang sản xuất trước khi xuất xưởng.
- Các mối nối giữa các bộ phận trong hệ thống tiếp địa được liên kết với nhau bằng bộ kẹp tiếp đất đặc chủng.
2. Hệ thống điện :
- Chọn các thiết bị:
Để đảm bảo độ làm việc tin cậy, tác động nhanh các thiết bị được chọn theo tiêu chuẩn sau:
+ Các công tắc, ổ cắm được chọn theo cấp bảo vệ IP56.
+ Các tủ điện được thiết kế theo cấp bảo vệ IP40, các thiết bị trong tủ được chọn theo dòng làm việc lâu dài cho phép, khả năng cắt dòng
quá tải, ngắn mạch và thoae mãn tiêu chuẩn Quốc Tế IEC & Tiêu chuẩn Anh.
41
+ Các đèn chiếu sáng được chọn theo tiêu chuẩn chiếu sáng TCXD16-1986 đảm bảo về độ rọi cũng như phù hợp với không gian cần chiếu
sáng.
+ Các công tắc, aptomat, đèn chiếu sáng phải làm việc tin cậy, tác động dứt khoát, mẫu mã đẹp, tuổi thọ cao. Do vậy chọn của các hãng có
uy tín lớn hiện có bán tại Việt Nam.
+ Các dây dẫn và các áp hạ áp được chọn theo dòng làm việc lâu dài cho phép và được kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp kết hợp với
thiết bị bảo vệ. Cáp điện vỏ bọc PVC sẽ tuân theo tiêu chuẩn Quốc Tế IEC.
- Hệ thống điện chiếu sáng:
+ Cáp điện trong nhà từ tủ điện tổng đến tủ điện các tầng đi theo đường trục chính, đi trong ống luồn dây.
+ Các tủ điện tầng đặt cao 1,5m, công tắc đèn đặt cao cách sàn 1,4m.Bảng điện phòng đặt cao 1,5m. Ổ cắm điện được đặt trên vách tường
cốt cao 0,4m so với cốt sàn đối với các phòng làm việc; 1,6m đối với phòng giáo dục và ngủ của trẻ.
+ Đèn chiếu sáng hành lang, cầu thang lấy từ tủ tầng.
+ Đèn chiếu sáng các phòng,lấy từ bảng điện từng phòng.
+ Điều khiển đèn bằng dây Cu/PVC 2.(1x1,5)mm2
luồn trong ống gen cứng D16 ngầm tường,trần ,sàn.
+ Cấp điện cho công tắc bằng dây Cu/PVC 2.(1x2.5)mm2
luồn trong ống gen cứng D20 ngầm tường ,sàn.
+ Cấp điện cho ổ cắm bằng dây Cu/PVC 2.(1x2.5)mm2
+E(1x2.5)mm2
luồn trong ống gen cứng D20 ngầm tường ,sàn.
+ Cấp điện cho bình nóng lạnh bằng dây Cu/PVC 2.(1x2.5)mm2
+E(1x2.5)mm2
luồn trong ống gen cứng D20 ngầm tường ,trần.
42
PHẦN V: GIẢI PHÁP PHẦN NƯỚC
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG
I.1: TÊN DỰ ÁN:
KHÁCH SẠN BÌNH MINH II
Địa điểm xây dựng: Số 1 Thủ Dầu 1 – Thị Trấn Sapa – Thành Phố Lào Cai
I.2: CHỦ ĐẦU TƯ:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÀO CAI
I.3: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ VĂN BẢN LIÊN QUAN:
- TCXDVN 33-2006: cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình.
- TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong công trình- tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4474-1987: thoát nước bên trong công trình- tiêu chuẩn thiết kế
I.4: TÀI LIỆU THIẾT KẾ:
- Mặt bằng tỉ lệ 1/110.
- Kết cấu nhà:
a. Số tầng nhà : gồm 1bán hầm 4 tầng trên và 1 tầng tum.
b. Chiều cao các tầng: 3.3m
- Số khách nghỉ :116người
- Phục vụ:50 người/ca
- Bảo vệ: 8 người/ca
43
CHƯƠNG II
TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
II. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC LẠNH
II.1. Lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh
Khi thiết kế hệ thống cấp nước bên trong nhà có thể có nhiều phương án, nhiều sơ đồ khác nhau.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ
đồ là:
-Chức năng của ngôi nhà.
-Trị số áp lực đảm bảo.
-Áp lực yêu cầu của ngôi nhà : là áp lực cần thiết đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh máy móc thiết bị dùng nước trong nhà
-Mức độ tiện nghi của ngôi nhà
-Sự phân bố các thiết bị, dụng cụ lấy nước trong nhà tập trung hay phân tán thành nhiều khu vực….
*Nguyên tắc lựa chọn:
Để lựa chọn được sơ đồ công nghệ hợp lý ta phải sơ bộ tính toán Hct
nhà
, sau đó so sánh với áp lực nhỏ nhất của mạng lưới bên ngoài nhà
Hngoài
min
. Sau khi so sánh ta sẽ tìm được sơ đồ cấp nước phù hợp.
*Tính toán:
Áp lực cần thiết của ngôi nhà là:
4 4nh
ctH n= + (m)
Trong đó:
- n là số tầng nhà: n = 4 tầng
Như vậy: Hct = 4x4+4= 20(m)
Mặt khác do không có số liệu về áp lực và lưu lượng đường ống cấp nước bên ngoài nên ta lựa chọn sơ đồ cấp nước gồm bể chứa và bể
nước trên tầng 5. nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài được dẫn vào bể chứa rồi được bơm lên bể nước trên tầng tum sau đó phân chia tới
các thiết bị vệ sinh.
II.2. Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước bên trong nhà
Mạng lưới cấp nước bên trong nhà bao gồm:1 đường ống chính cấp nước lên bể nước trên tum,24 đường ống đứng cấp nước từ bể xuống và
các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh.Việc đầu tiên là ta phải vạch tuyến mạng lưới cấp nước. Các yêu cầu phải đảm bảo khi vạch
tuyến là:
- Đường ống phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh trong nhà.
- Tổng chiều dài đường ống là ngắn nhất.
- Dễ dàng gắn ống với các kết cấu của ngôi nhà như tường, cột, trần…
- Thuận tiện và dễ dàng cho công tác quản lý: kiểm tra, sửa chữa đường ống…
Một số quy định khi ta tiến hành vạch tuyến:
- Không cho phép đặt ống qua phòng ở, hạn chế việc đặt ống sâu dưới nền nhà vì khi hư hỏng, sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt dốc với một độ dốc i= 0.003 về phía đường ống đứng cấp nước để dễ dàng xả
nước trong ống khi cần thiết.
44
- Các ống đứng nên đặt ở góc tường nhà, mỗi ống nhánh không nên phục vụ quá 5 đơn vị dùng nước và không dài quá 5m (1 đơn vị dùng
nước tương ứng với lưu lượng 0.2 l/s).
- Đường ống chính cấp nước (từ nút đồng hồ đo nước đến các ống đứng) có thể đặt ở mái nhà, hầm mái hoặc tầng trên cùng (nếu như nước
được dẫn lên két rồi mới xuống các ống đứng).Tuy nhiên cần phải có biện pháp chống rò rỉ, thấm nước xuống các tầng.
- Đường ống chính phía dưới có thể bố trí ở tầng hầm hoặc nền nhà tầng 1.Loại này thông dụng khi dẫn nước từ ngoài vào. Ống chính có
thể bố trí theo dạng mang vòng hoặc mạng cụt, với loại mạng vòng dùng cho các ngôi nhà công cộng quan trọng yêu cầu cấp nước liên tục.
- Đa số các ngôi nhà có cấp nước được bố trí theo dạng mạng lưới cụt. Khi hư hỏng sửa chữa có thể ngừng cấp nước trong một thời gian
ngắn.
Sau khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước trên mặt bằng tiến hành vẽ sơ đồ không gian hệ thống cấp nước bên trong nhà trên hình chiếu trục
đo, đánh số thứ tự các đoạn ống tính toán tại các vị trí thay đổi lưu lượng. Trên cơ sở đó so sánh lựa chọn tuyến ống cấp nước tính toán bất
lợi nhất (là tuyến ống tính từ điểm nối với két nước đến thiết bị vệ sinh bất lợi nhất bên trong nhà)
II.3. Xác định lưu lượng tính toán:
1. Xác định lưu lượng nước cấp
Việc xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống cũng như cho toàn bộ ngôi nhà với mục đích để ta chọn lựa ra đường kính ống, đồng
hồ đo nước, máy bơm. Để việc tính toán sát với thực tế và đảm bảo cung cấp nước được đầy đủ thì lưu lượng nước tính toán phải xác định
thep số lượng, chủng loại thiết bị vệ sinh bố trí trong ngôi nhà đó.
Mỗi thiết bị vệ sinh tiêu thụ một lượng nước khác nhau do đó để dễ dàng tính toán người ta đưa tất cả lưu lượng nước của các thiết bị vệ
sinh về dạng lưu lượng đơn vị gọi tắt là đương lượng đơn vị .
Một đương lượng đơn vị tương ứng với lưu lượng nước là 0,2 l/s của một vòi nước ở chậu rửa có đường kính 15mm, áp lực tự do là 2m.
Lưu lượng nước tính toán và trị số đương lượng của các thiết bị vệ sinh được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1.Bảng thống kê số lượng và trị số đương lượng của các thiết bị vệ sinh.
STT TÊN THIẾT
BỊ
SỐ LƯỢNG
(CÁI)
TRỊ SỐ
ĐƯƠNG
LƯỢNG(N)
TÔNG
ĐƯƠNG
LƯỢNG
1 Xí bệt 72 0,5 36
2 Tiểu treo 7 0,17 1.19
3 Bôn tắm 72 1 72
4 lavabo 76 0,33 25.08
5 Vòi sen 07 1 7
4 Vòi rửa 13 1 13
TỔNG 154.27
Trong thực tế, các loại nhà có chức năng khác nhau sẽ có đặc điểm dùng nước khác nhau.Vì vậy qtt của ngôi nhà sẽ phụ thuộc vào số lượng,
chủng loại thiết bị vệ sinh và loại nhà. Trong ngôi nhà được thiết kế hệ thống cấp thoát nước là khách sạnnên:
Lưu lượng nước trung bình ngày đêm dùng cho sinh hoạt:
45
Qngđ= )(
1000
3
m
Nq×
Trong đó:
q : tiêu chuẩn dùng nước, q= 300 (l/ng.ngđ) theo TCVN 4513-1988
N : Số người sử dụng nước trong nhà.N= 116(người)
Thay số:
Qngđ= 8.34
1000
116300
=
×
(m3
/ngđ)
Lưu lượng nước trung bình ngày đêm dùng cho dịch vụ:
Qngđ= )(
1000
3
m
Nq×
Trong đó:
q : tiêu chuẩn dùng nước, q= 25 (l/ng.ca) theo TCVN 4513-1988
N : Số người sử dụng nước trong nhà.N= 58(người)
Thay số:
Qngđ= 45,1
1000
5825
=
×
(m3
/ngđ)
Lưu lượng nước trung bình ngày đêm của công trình:
Qngđ=34,8+1,45= 36,25(m3
/ngđ)
- Lưu lượng nước tính toán được xác định theo công thức sau:
qtt = 0,2 N×α (l/s)
Trong đó:
-qtt: lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn ống (l/s)
-α : đại lượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước, tra theo bảng 11 (TCVN4513-1988) 5,2=α .
-N : tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh trong đoạn ống tính toán. N=154.27.
Thay số:
qtt = 27,1545,22,0 × = 6,32 (l/s)
2.Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước lạnh
Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước bên trong nhà bao gồm việc lựa chọn đường kính ống, chọn vận tốc nước chảy trong ống hợp lý và
kinh tế, xác định tổn thất áp lực trong các đoạn ống chính để tính Hb và Hct
nh
. Có thể giảm kích thước đường ống tức đồng nghĩa với việc
tăng vận tốc nước chảy trong ống. Đối với khu vực phía trên, do đường ống chính phân phối nước ở phía trên, ta chỉ tính toán để chọn ra
chiều cao két nên ta tính toán vận tốc lớn hơn vận tốc kinh tế. Còn đối với khu vực phía dưới ta phải tính toán thuỷ lực để chọn ra đường
kính ống nên ta chọn vận tốc nằm trong vận tốc kinh tế.
a.Chọn đường kính cho từng đoạn ống
Cũng như mạng lưới cấp nước bên ngoài ta dựa trên cơ sở vận tốc kinh tế để xác định đường kính thích hợp của từng đoạn ống, tổn thất áp
lực của từng đoạn ống và toàn mạng. Ta chọn ống nhựa PPR đối với hệ thống cấp nước lạnh trong nhà.
Đối với đường ống chính và đường ống đứng thì v = 0,5-1,5 m/s.
46
Đối với các đường ống nhánh, ống dẫn nước sinh hoạt trong trường hợp chữa cháy thì vận tốc tối đa có thể cho phép lên tới v < 2,5 m/s.
Ta chọn đường kính ống dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh trong nhà cho từng vùng có thể dựa trên nguyên tắc:
- Vùng 1: Vùng 1 là vùng được cung cấp nước từ két nước trên hầm mái cấp xuống. Vì chênh cao hình học lớn nên vùng bị thừa áp lực, nên
ta chọn đường kính ống sao cho vận tốc nước chảy trong ống là vận tốc giới hạn ( v ≤2 m/s) làm cho áp lực trong ống khi mở các thiết bị
tiêu thụ nước giảm xuống do tổn thất qua ống lớn.
- Vùng 2: Được cung cấp nước từ két nước xuống, chênh cao hình học là không lớn và để đảm bảo tổn thất trong ống là nhỏ nên ta chọn
đường kính ống sao cho vận tốc nước chảy trong ống nằm trong vùng vận tốc kinh tế.
b.Xác định tổn thất áp lực cho từng đoạn ống và cho tuyến tính toán bất lợi nhất.
Tổn thất dọc đường theo chiều dài cho từng đoạn ống của hệ thống cấp nước trong nhà được xác định theo công thức:
htt = i.l (m)
Trong đó:
i: tổn thất đơn vị (tổn thất áp lực trên 1m chiều dài đoạn ống) (m).
l: chiều dài đoạn ống tính toán (m).
Khi tính toán tính cho tuyến bất lợi nhất và cuối cùng tổng cộng cho từng vùng và toàn mạng lưới. Các nhánh khác không cần tính toán mà
chọn theo kinh nghiệm dựa trên cơ sở tổng số đương lượng của đoạn tính toán.
- Nhận thấy trục C1 có số lượng thiết bị dùng nước lớn nhất nên tính toán cho trục C1 rồi suy ra các trục còn lại:
Bảng 3.Bảng tính toán thuỷ lực cấp nước lạnh trục C1
Đoạn ống
tính toán
Loại dụng cụ vệ sinh mà đoạn ống
phục vụ
Tổng
số
đương
lượng
N
Lưu
lượng
tính
toán qtt
(l/s)
Đường
kính
ống
D(mm)
Vận
tốc
trong
ống
v(m/s)
Tổn
thất
đơn vị
1000i
Chiều
dài
L(m)
Tổn
thất
dọc
đường
h=i.l
Tiểu
treo
Bồn
tắm
Xí bệt
Ch.rửa
mặt
Vòi
rửa
THầm-T1 0 0 0 0 1 1 0.50 32 0.93 52.2 3 0.157
T1-T2 0 0 0 0 7 7 1.26 32 2.4 246.6 3.3 0.814
T2-T3 0 2 2 2 7 13.66 1.42 40 1.68 114.7 3.3 0.379
T3-T4 0 4 4 4 7 17.32 1.56 40 1.85 140.6 3.3 0.464
T4-TUM 0 6 6 6 7 20.98 1.69 50 1.3 53.1 3.3 0.175
47
II.4. Chọn đồng hồ đo nước
Khi chọn đồng hồ đo nước cần phải dựa vào khả năng vận chuyển của nó. Khả năng vận chuyển của mỗi loại đồng hồ đo nước sẽ khác
nhau và thường biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng của đồng hồ tức là lưu lượng của nước chảy qua đồng hồ tính bằng m3
/h, khi tổn thất áp
lực qua đồng hồ là 10 m. Chọn đồng hồ đo nước phải thoả mãn các điều kiện sau:
Qngđ ≤2Qđtr
Trong đó:
Qngđ là lưu lượng nước ngày đêm của ngôi nhà, Qngđ = 36,25 m3
/ngđ.
Qđtr là lưu lượng nước đặc trưng của đồng hồ đo nước, m3
/h.
Ngoài ra có thể dựa vào lưu lượng nước tính toán của Qtt của ngôi nhà để chọn đồng hồ. Lưu lượng nước tính toán phải nằm giữa lưu lượng
nước giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của đồng hồ.Giới hạn nhỏ nhất Qmin (khoảng 6-8% lưu lượng nước trung bình ngày) hay còn gọi là độ
nhạy của đồng hồ, nghĩa là nếu lượng nước chảy qua đồng hồ nhỏ hơn lưu lượng đó thì đồng hồ sẽ không chạy. Giới hạn Qmax là lưu lượng
lớn nhất cho phép đi qua đồng hồ mà không làm đồng hồ hư hỏng và tổn thất quá lớn. Giới hạn này khoảng chừng 45-50% lưu lượng đặc
trưng của đồng hồ.
Có thể biểu diễn điều kiện này như sau:
Qmin
maxtt QQ ≤≤
Theo tính toán ở trên lưu lượng của công trình là:
Qtt = 6,32 (l/s).
Dựa vào bảng 6TCVN 4513-1988 ta chọn được đồng hồ loại tuốc bin trục ngang D80 (mm), Qđtr =45 (m3
/ng), Qmin= 6 (m3
/h),
Qmax=5000(m3
/ng)
Theo quy phạm thì tổn thất áp lực qua đồng hồ đối với loại tuốc bin nhỏ hơn 1-1,5 m. Trong trường hợp có cháy tương ứng là 2,5 m.
Xác định tổn thất áp lực qua đồng hồ theo công thức sau:
Hđh = S.
2
ttQ (m).
Trong đó :
Qtt là lưu lượng nước tính toán (l/s).
S là sức kháng của đồng hồ đo nước( lấy theo bảng 7 TCVN 4513-1988). S =0,00207
Thay số được :
Hđh = 0,00207x6,322
= 0,082(m).
=> Thoả mãn điều kiện về tổn thất áp lực.
+trường trường hợp có cháy:
lưu lượng khi có cháy của công trình là(tính cho 1 dám cháy sảy ra đồng thời):
Qtt = 6,32+5=11.32 (l/s).
Xác định tổn thất áp lực qua đồng hồ theo công thức sau:
Hđh = S. 2
ttQ (m).
Trong đó :
Qtt là lưu lượng nước tính toán (l/s).
S là sức kháng của đồng hồ đo nước( lấy theo bảng 7 TCVN 4513-1988). S =0,00207
48
Thay số được :
Hđh = 0,00207x11.322
= 0,268(m).
=> Thoả mãn điều kiện về tổn thất áp lực.
Như vậy chọn đồng hồ loại này là hợp lý.
II.5. Tính toán lưu lượng và áp lực cần thiết của máy bơm.
Máy bơm dùng để tăng áp lực dẫn nước từ bể chứa nước đến két nước. Máy bơm phổ biến nhất là loại bơm ly tâm trục ngang chạy bằng
điện.
Chọn máy bơm dựa vào hai chỉ tiêu cơ bản sau:
 Lưu lượng của máy bơm Qb (m3
/h hoặc l/s)
 Áp lực toàn phần của máy bơm Hb (m).
Có Qb=6,5(l/s)
Áp lực cần thiết của bơm là áp lực để có thể đưa nước từ bể chứa đến đỉnh két nước trên hầm mái.
Xác định theo công thức sau:
)(mhhhHH tdcbhh
b
ct +++= ∑
Trong đó:
 Hhh: Là độ cao hình học từ mực nước trong bể chứa ngoài nhà đến vị trí đặt két
Ta có Hhh = 20 (m)
 ∑h : Tổng tổn thất áp lực trên đường ống tính toán từ bể nước đến két nước. Với lưu lượng là Qb = 6,5 (l/s) ta chọn đường kính
ống đứng dẫn nước lên két là ống nhựa thép tráng kẽm(TTK) D50. Tra bảng tính toán thuỷ lực 1000i = 146.4
Với chiều dài đoạn ống đẩy là:
L = 17,4+11+11,4= 39,8 (m).
Với chiều dài đoạn ốnghút là: L= 6(m),Qb=6,5(l/s) ta chọn đường kính ống hút là ống TTK D60. Tra bảng tính toán thủy lực 1000i= 57.3
∑h = 6
1000
4,1468,393,576
=
×+×
(m)
 hcb= 30%. ∑h = 0,3×6 = 1,8(m)
 Htd: áp lực tự do cần thiết ở chỗ vòi nước ra.
theo tiêu chuẩn ta chọn Htd = 2(m)
Do đó:
b
ctH = 20+ 2 + 1,8 + 6 = 29,8 (m).
Vậy chọn hai máy bơm, một máy công tác, một máy dự phòng có thông số cột áp như sau:
Hb = 30 (m).
Qb = 6,5 (l/s).
II.6.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG
49
1Chọn sơ đồ hệ thống cấp nước nóng.
Đối với hệ thống cấp nước nóng, chọn hệ thống cấp nước nóng cục bộ, nguồn năng lượng điện năng, dùng bình nước nóng bằng điện loại
lưu tốc, dung tích bình là 80 lít.
Mỗi phòng vệ sinh đặt một bình đun nước trực tiếp từ vòi cấp nước lạnh và có một vòi dẫn nước nóng xuống thiết bị vệ sinh sử dụng có vòi
trộn là chậu rửa mặt, vòi sen tắm hoặc bồn tắm nằm.
2Tính đường ống phân phối nước nóng và cao độ đặt bình.
Tính giống như đường ống cấp nước lạnh, chỉ khác lưu lượng cấp nước nóng sẽ bằng 0,5 lưu lượng nước lạnh cho mỗi thiết bị.
Để thuận tiện cho việc thi công lắp đặt hệ thống ta chọn các ống nối vào thiết bị vệ sinh và ống phân phối nước nóng từ bình là ống D20.
Bình nóng lạnh đặt trên tường wc cao hơn mặt sàn nhà 2,4m (Tính điểm lấy nước vào).Chọn loại bình feroli 80l
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG THOÁT NƯỚC THẢI
III.1 MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ.
III.1.1. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt
Hệ thống thoát nước bên ngoài là hệ thống thoát nước chung nên mọi nước thải đều được đổ vào hệ thống này.
Nước thải từ các âu xí,tiểu treo của các phòng được đưa chung vào một đường ống rồi dẫn vào bể tự hoại để xử lý, phần nước sau xử lý
được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Còn nước thải thu từ chậu rửa và sàn thì được dẫn vào một đường ống đứng khác và
đưa ra mạng thoát nước chung. Bể tự hoại được bố trí bên trong ngôi nhà.
Nước mưa được dẫn bằng một hệ thống riêng ra mạng lưới thoát nước thành phố.
Ta sử dụng hệ thống thoát nước chung. Hệ thống thoát nước chung bao gồm các ống đứng, ống nhánh tập trung nước thải ở các tầng qua
ống tháo tới hố ga.
Mặt bằng hệ thống thoát nước thải trong nhà.
Sơ đồ không gian hệ thống thoát nước thải trong nhà. (theo bản vẽ)
III.1.2. Tính toán mạng lưới thoát nước trong nhà.
1. Xác định lưu lượng nước thải tính toán.
Lưu lượng nước thải lớn nhất tính toán trong các thiết bị vệ sinh, đường kính ống dẫn và độ dốc tương ứng
Bảng 4: bảng thống kê lưu lượng nước thải tính toán lớn nhất của các thiết bị
Loại Thiết Bị Lưu lượng nước thải (l/s) Đường kính ống (mm)
Vòi rửa 0,07 50
lavabo 0,33 50
Âu tiểu 0,05 50
Vòi tắm hương sen 0,2 50
Bồn tắm 1,1 50
50
Xí bệt 0,9 100
Ống nhánh dẫn nước thải từ các thiết bị vệ sinh đều như nhau trong tất cả các tầng do vậy ta tính 1 ống nhánh rồi lấy các ống nhánh khác
tương tự.
Các ống nhánh đặt ở dưới sàn khu vệ sinh với độ dốc tính toán cụ thể và góc nối với các ống đứng là 45o
.
2. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước trong nhà.
Lưu lượng nước thải tính toán các đoạn ống thoát nước trong nhà được xác định theo công thức:
Qth = qc + qdc
max
(l/s)
Trong đó:
+ qc: Lưu lượng nước cấp tính toán xác định theo công thức
qc = Na×2,0 (l/s)
Trong đó:
-qtt: lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn ống (l/s)
-a : đại lượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước, tra theo bảng 11 (TCVN-4513.) a= 2,5.
-N : tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh trong đoạn ống tính toán.
- qmax
dc
: Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán tra bảng 4.
a. Tính toán ống đứng thoát nước: nhận thấy ống đứng thoát nước TH1 có lưu lượng lớn nhất nên ta tính toán cho trục 1 rồi suy ra
các trục còn lại.
 Tính toán ống đứng thoát nước TH1.
Đoạn ống đứng T1 thoát nước chocác tầng có 6 chậu rửa tay 6 bồn tắm. Có tổng số đương lượng là:
∑N = 0,33x6+6x1,1=8,58.
=>qc = 5,158,85,22,0 =×× (l/s)
+ qdc
max
:bồn tắmlà thiết bị có lưu lượng lớn nhất.
Tra bảng 4: qdc
max
= 1.1 (l/s).
Thay vào công thức: Qth = 1,5+ 1,1 = 2,6(l/s).
Chọn đường kính ống đứng:
Chọn D = 90 mm.
Góc nối giữa ống nhánh và ống đứng là 450
.
Tra bảng 8 (TCVN 4474-1987), khả năng thoát nước của ống đứng là 4,4 (l/s)
Vậy đường kính ống đứng chọn D = 90 mm là hợp lý.
b. Tính toán ống đứng thoát xí:
 Tính toán ống đứng X1:nhận thấy ống đứng X1 có lưu lượng lớn nhất nên tính toán cho trục X1 rồi suy ra các trục còn lại.
- Đoạn ống đứng X1 thoát nước cho các tầngcó : có 6 xí:
51
Nên tổng số đương lượng là:
∑N = 4,569,0 =× =>qc = 37,14,55,22,0 =×× (l/s)
Tra bảng 4: qdc
max
= 0,9 (l/s).
Thay vào công thức: qth = 1,37 + 0,9 = 2,27 (l/s).
Chọn đường kính ống đứng :
Chọn D = 110mm
Góc nối giữa ống nhánh và ống đứng là 450
.
Tra bảng 8 (TCVN 4474-1987), khả năng thoát nước của ống đứng là 7,8 (l/s)
Như vậy đường kính ống đứng chọn D = 110 mm là hợp lý.
c.Tính toán ống thông hơi.
Là phần nối tiếp của ống đứng, đi qua hầm mái và nhô cao hơn hầm mái tối thiểu là 0,7m, cách xa cửa sổ, ban công nhà láng giềng
tối thiểu là 4m, để dẫn các khí độc, các hơi nguy hiểm có thể gây nổ ra khỏi mạng lưới thoát nước bên trong nhà.
Trong các tòa nhà cao tầng có thể đặt ống thông hơi nối tiếp với ống thoát nước nếu:
- Khi đường kính ống thoát nước D = 50mm lưu lượng nhỏ hơn 2 (l/s).
- Khi đường kính ống thoát nước D = 90mm lưu lượng nhỏ hơn 8 (l/s).
- Khi đường kính ống thoát nước D = 110mm lưu lượng nhỏ hơn 10 (l/s).
Theo tính toán ở trên:
Ống đứng TH1,TH2,TH3,TH4: D = 90 mm; qmax = 2,6 (l/s) <8 (l/s).
Ống đứng TX1,TX2,TX3,TX4: D= 110 mm; qmax = 2,27 (l/s) < 10(l/s).
Vậy ta dùng hệ thống thoát nước và thông hơi chung cho tòa nhà với D60 chiều cao phần ống thông hơi trên hầm mái là 0,7 m, trên
nóc ống thông hơi có bố trí một hình chóp nón để che mưa và có cửa thoát hơi.
3. Tính toán bể tự hoại.
Vì hệ thống thoát nước thải thành phố là hệ thống thoát nước chung, không có trạm xử lý nên trước khi đưa nước đen vào mạng lưới thoát
nước thành phố phải xử lý cục bộ bằng bể tự hoại.
Dung tích bể tự hoại xác định theo công thức:
Wb = Wn + Wc(m3
)
Trong đó:
+ Wn: Thể tích toàn phần nước của bể, lấy bằng 2 lần lượng nước thải trung bình ngày đêm Qngđ. Lượng nước thải trung bình ngày đêm lấy
là 80% lưu lượng cấp trong ngày đêm. Tiêu chuẩn cấp nước là: 300 (l/người-ngđ)
Vậy ta có: Wn = 5828,025.36 =×× (m3
).
+ Wc: Thể tích cặn của bể, xác định theo công thức:
52
Wc= N
W
cbWTa
.
1000).100(
.).100.(.
2
1
−
−
Trong đó:
+ a: Lượng thải trung bình của một người trong ngày, a = 0,5 (l/ng.ngđ).
+ T: Thời gian giữa hai lần xả cặn, chọn T =365(ngày) = 12 tháng.
+ W1: Độ ẩm của cặn tươi, W1 = 95%.
+ W2: Độ ẩm của cặn đã lên men, W2 = 90%.
+ b: Hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn, b = 0,7.
+ c: Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn giúp sự tái sinh, c = 1,2;
+ N: Số người sử dụng bể tự hoại, N = 174 (người)
Do đó:
Wc=
( )
( )
174
100090100
2,17,0951003655,0
×
×−
××−××
= 13,35(m3
).
Vậy dung tích bể tự hoại là:
Wb = 58 + 13.35 = 61,35(m3
)
III.2. TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC MƯA TRÊN MÁI NHÀ.
1. Tính toán ống đứng và ống nhánh.
Lưu lượng tính toán:
Lưu lượng nước tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái được xác định theo công thức:
Q =
10000
qF
K 5×
× (l/s).
Trong đó:
F: diện tích thu nước mưa, (m2
).
F = Fmái + 0,3.Ftường (m2
).
Fmái: diện tích hình chiếu bằng của mái.
53
Đo trực tiếp có Fmái =1070 (m2
).
Ftường: diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái, (m2
).
Vì diện tích tường là khá nhỏ nên ta bỏ qua: Ftường = 0.
K: Hệ số điều chỉnh, K = 2.
q5: cường độ mưa l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán 1 năm.
Ta có: 4,45020 =LC
q (l/s.ha).
⇒ Q = 38.96
10000
4,4501070
2 =
×
× (l/s).
Chọn số ống đứng:
Chọn 14 ống đứng thoát nước mưa, lưu lượng mỗi ống là:
Q1 ống = 88,6
14
38.96
= (l/s).
Chọn ống đứng D90, phễu thu nước D110. Đảm bảo yêu cầu quy định.
Diện tích phục vụ thực tế của mỗi ống đứng là:
Fthực = 42.76
14
1070
= (m2
).
PHẦN VI: GIẢI PHÁP PHẦN PCCC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Công trình:“KHÁCH SẠN BÌNH MINH 2” là một công trình xây dựng cải tạo, được xây dựng bao gồm: 01 bán hầm 4 tầng trên và 1 tầng
tum. Đây là công trình dân dụng đòi hỏi có mức độ an toàn vì vậy trong trường hợp có cháy xảy ra việc sơ tán người và tác chiến chữa
cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có những khó khăn, có thể thiệt hại lớn về người và tài sản. Do mức độ quan trọng
trên nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC tại chỗ cho công trình là một mục tiêu rất quan trọng và thiết thực. Thực tế trong thời gian
qua đã xảy ra nhiều vụ cháy trên toàn quốc gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và an ninh xã hội.
54
Thực hiện ý tưởng trên chúng tôi đã chọn phương án thiết kế hệ thống PCCC cho công trình. Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng
tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn Phòng cháy chữa cháy để thiết kế các hệ thống PCCC của công trình, chúng tôi đề ra thiết kế các hệ thống
PCCC cho công trình gồm các dạng sau:
1- Hệ thống báo cháy tự động.
2- Hệ thống chữa cháy Sprinkler.
3- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
4- Phương tiện chữa cháy ban đầu
PHẦN 2: NỘI DUNG THIẾT KẾ
I. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ:
- Căn cứ thiết kế kiến trúc của công trình.
+ TCVN9310-4:2012: Phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy.
+ TCXD 217-1998 : Phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy
hiểm.
+ TCVN 6101 - 1996 ISO 6183:1990 "Thiết bị chữa cháy -Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit, thiết kế và lắp đặt".
+ TCVN 6102 - 1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy-chất chữa cháy- bột).
+ TCVN 4778-1989: Phân loại cháy.
+ TCVN 4879-1989: Phòng cháy - dấu hiệu an toàn.
+ TCVN 2622-1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
+ TCVN 5040-1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy - yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 5760-1993 : Hệthốngchữa cháy-Yêucầuchung vềthiết kế,lắp đặt vàsử dụng.
+ TCVN 4513 - 1988: Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 7161 – 13:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
+ TCVN 3890 - 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị và bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
+ QCVN 08 - 2009/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị - Phần 2 gara ô tô
+ QCVN 06 - 2010/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
55
Ngoài ra các thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và công tác lắp đặt chúng vào công trình còn phải tuân thủ các yêu cầu trong những tiêu
chuẩn trích dẫn dưới đây:
+ Các tiêu chuẩn NFPA, VdS của Mỹ và Châu Âu đối với hệ thống báo cháy, chữa cháy.
II. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH:
Căn cứ vào tính chất sử dụng, nguy hiểm cháy nổ của công trình hệ thống PCCC cho công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu về phòng cháy
- Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát
hiện đám cháy nhanh để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả
nghiêm trọng.
- Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một
cách nhanh chóng nhất.
2. Yêu cầu về chữa cháy
Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải được dập tắt ngay.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy có thể xảy ra trong công trình.
- Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện .
- Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị khác tại các khu vực chữa cháy thiệt hại thứ cấp.
- Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài, hiện đại.
- Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu chuẩn của Việt nam.
3. Giải pháp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy.
a, Hệ thống báo cháy tự động:
Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy hiểm cháy của công trình bằng hệ thống báo cháy tự động theo vùng.
Với hệ thống báo cháy ngoài chức năng báo cháy thông thường hệ thống còn có khả năng kết nối và điều khiển các hệ thống kỹ thuật bằng
các đường điều khiển chuyên dụng và phần mền điều khiển:
- Tự động phát hiện cháy nhanh và thông tin chính xác địa điểm xảy ra cháy, chuyển tín hiệu báo cháy khi phát hiện cháy thành tín hiệu
báo động rõ ràng bằng âm thanh đặc trưng, đồng thời thể hiện khu vực cháy trên sơ đồ (thể hiện mặt bằng các tầng) để những người có
trách nhiệm có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp.
56
- Hệ thống phải có chức năng điều khiển liên động và nhận tín hiệu phản hồi sau khi điều khiển với các hệ thống khác có liên quan như
thang máy, thông gió, cắt điện, âm thanh ... nhằm phục vụ cho công tác sơ tán và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
- Báo động cháy bằng âm thanh đặc trưng (Còi, chuông...)
b, Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
Đây là hệ thống chữa cháy hiện đại được áp dụng trên thế giới. Với khả năng chữa cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler.
Chức năng tự động chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc mà không cần tác động của con người.
c, Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường và Phương tiện chữa cháy ban đầu
- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt buộc phải có cho các công trình hiện nay và khả năng
chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa cháy chỉ được thực hiện khi có con người tác động.
- Ngoài hai hệ thống chữa cháy trên công trình còn được trang bị các bình chữa cháy di động, xách tay phục vụ dập tắt đám cháy mới phát
sinh chưa đủ thông số để hệ thống chữa cháy tự động làm việc.
=>Dựa vào mức độ an toàn ngôi nhà ta chọn giải pháp chữa cháy họng vách tường và phương tiện chữa cháy ban đầu .
PHẦN 3: HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
I. CĂN CỨ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
- Căn cứ TCVN 2622 -1995 "Tiêu chuẩn Việt Nam - Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế".
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102 - 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất cháy bột, khí).
- Căn cứ theo TCVN 4513-1988 "Cấp nước bên trong, tiêu chuẩn thiết kế"
- TCVN 6160 - 96 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng yêu cầu thiết kế.
- TCVN 4513 - 88 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7161 – 13:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 13. Chất chữa cháy IG100 – Nitơ
- Trường hợp trong các tiêu chuẩn Việt nam không qui định thì vận dụng theo các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn NFPA 231 về bình dập lửa hoặc tương đương.
* NFPA: Hội đồng phòng cháy quốc gia của Mỹ.
* EN: Tiêu chuẩn châu âu.
* UL: Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Mỹ
57
- Căn cứ vào các công thức, phương pháp tính toán về thủy động lực học để tính toán, phân bố lưu lượng và tính tổn thất năng lượng trong
mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy của hệ thống.
Sau khi nghiên cứu đặc điểm kiến trúc, qui mô, tính chất sử dụng và mức độ nguy hiểm của công trình, giải pháp thiết kế hệ thống chữa
cháy thiết kế bao gồm:
Hệ thống chữa cháy bằng nước gồm:
+ Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
Phương tiện chữa cháy ban đầu:
+ Bình xách tay CO2 – 3 kg.
+ Bình bột xách tay MFZL4– 4 kg.
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC:
1. Phương pháp bố trí và thiết kế hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
a Mô tả hệ thống
Hệ thống chữa cháy bán tự động họng nước vách tường sử dụng chất chữa cháy bằng nước.Hệ thống này là tổng hợp các thiết bị kỹ
thuật chuyên dùng từ đường ống đến chất chữa cháy để dập tắt đám cháy khi có cháy xảy ra. Hệ thống này thường được thiết kế lắp đặt cho
những ngôi nhà, công trình nhiều tầng, có lượng chất cháy lớn và thường dùng để chữa cháy khi đám cháy mới phát sinh cũng như khi đám
cháy đã phát triển trên phạm vi rộng. Thích hợp cho việc chữa cháy các đám cháy chất rắn như: gỗ, giấy, sản phẩm dệt, chất dẻo. Mục đích
của việc thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường là để cho lực lượng chữa cháy của cơ sở cũng như lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp dễ
dàng triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy trên các tầng cao, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho việc chữa cháy đồng thời nó có
thể đảm bảo được cột áp và lưu lượng nước để chữa cháy trên các tầng cao nhờ có các thiết bị tăng áp.
Họng nước chữa cháy vách tường (trong nhà): là thiết bị nối từ đường ống ra các cuộn vòi mềm, qua lăng chữa cháy để phun nước
vào đám cháy. Mỗi họng nước chữa cháy trong nhà phải có van khoá, cuộn vòi mềm có chiều dài 20m đường kính Φ = 50mm, có đủ đầu
nối và lăng chữa cháy có đường kính Φ=13mm, được đặt trong tủ bảo quản riêng biệt. Họng nước chữa cháy phải được bố trí tại các vị trí
thuận tiện, dễ nhận biết, dễ thao tác vận hành.
Van khoá họng nước chữa cháy: là thiết bị đóng, mở nước từ đường ống ra họng nước chữa cháy. Khi xảy ra cháy ở một khu vực nào
đó, ta chỉ cần triển khai lăng, vòi chữa cháy, mở van khoá ở khu vực đó, nước sẽ phun ra chữa cháy.
Van một chiều: Là thiết bị chỉ cho nước đi qua theo một chiều nhất định. Thông thường van một chiều được lắp trên đường ống đẩy,
trước máy bơm, bảo vệ guồng bơm không bị va đập thuỷ lực.
58
Van khóa: Là thiết bị đóng mở nguồn nước phục vụ kiểm tra, sửa chữa. Thông thường khóa được lắp trên đường ống đẩy, ống hút
của máy bơm, trước các đường ống nhánh.
Máy bơm chữa cháy: là thiết bị cốt lõi, quan trọng nhất của hệ thống chữa cháy có tác dụng đưa nguồn nước đến các khu vực có cháy
để phục vụ chữa cháy. Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng thời được cấp bằng nguồn điện
máy phát của nhà (nếu có).
2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được thiết kế với yêu cầu:
- Bán kính mỗi họng đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong tòa nhà.
- Lưu lượng nước của mỗi họng: 2,5l/s
- Lưu lượng nước chữa cháy của hệ đảm bảo phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ.
- Các họng chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang tại các vị trí dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Tâm họng nước
được bố trí ở độ cao 1,6m so với mặt sàn.
3. Nguyên lý làm việc của hệ thống
Khi có cháy, tiến hành mở máy bơm, kéo dải cuộn vòi chữa cháy hường vào đám cháy, mở van góc chữa cháy để cấp nước dập tắt
đám cháy.
4. Giải pháp thiết kế cho công trình
Hệ thống chữa cháy bán tự động họng nước vách tường được trang bị tại tất cả các khu vực, các tầng trong công trình cụ thể như sau:
a. Hộp chữa cháy vách tường:
Được trang bị tại các tầng, mỗi họng gồm: Tủ đựng phương tiện chữa cháy bằng tôn sơn tĩnh điện có kích thước 400x600x220mm,
01 van góc chữa cháychuyên dụng d=50mm, 01 cuộn vòi chữa cháy bằng vải tráng cao su d=50mm dài 30m, 01 lăng phun chữa cháy
d=13mm, 01 bộ khớp nối và 01 bình bọt CO2+01 bình bột MFZL4 đặt ngay phía dưới tủ.
Vị trí lắp đặt đảm bảo tại bất kỹ vị trí nào trong tòa nhà đều được phun tới (chi tiết xem bản vẽ thiết kế).Hộp lắp đặt ở cao độ 1,6m so
với cốt mặt sàn hoàn thiện.
b. Máy bơm chữa cháy
Cụm bơm chữa cháy phục vụ cho hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
Cụm bơm chữa cháy phải được bố trí đầy đủ các cụm van điều khiển, van kiểm tra, van an toàn, đồng hồ đo áp lực, …
59
5.0 Tính toán áp lực máy bơm
Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 – tiêu chuẩn về PCCC cho nhà ở và công trình thì đối với nhà số họng nước chữa cháy tại mỗi điểm
bằng 2 với lưu lượng 2,5(l/s).
Sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường. Hệ thống gồm một trục C nằm cạnh hành lang. Để cấp nước chữa cháy ta dùng bơm
chữa cháy với một bơm làm việc và một bơm dự phòng.
Tại một vị trí có cháy sảy ra cần ít nhất hai điểm cấp nước chữa cháy tới từ đó suy ra qcc =5(l/s)=>ống thép cháng kẽm D50mm ,v=1,55 m/s,
1000i= 92,2.D60mm v=1.3,1000i=57.3
Áp lực cần thiết của ngôi nhà trong trường hợp có cháy:
)(mhhhhhH td
cc
cbcc
ct
ct
cc
hh
cc
tt ++++= ∑
Trong đó:
+h cc
hh: chiều cao hình học tính từ mực nước trong bể nước chữa cháy đến van chữa cháy vị trí cao và xa nhất : h cc
hh= 1,6 (m)
+∑ hcc
: tổn thất áp lực mạng lưới đường ống khi có cháy.
)(5.2
1000
2.9220113.57
mlihcc =
×+×
=×=∑
+hcc
cb: tổn thất áp lực cục bộ khi có cháy: hcc
cb =30%x∑ hcc
= 0,74 (m)
+hct
ct: là tổn thất áp lực cục bộ ở van chữa cháy:
hct
ct = hv +ho(m)
+hv: áp lực cần thiết ở miệng vòi phun để tao ra nước đặc. theo TCVN 4513-1988 áp lực cần thiết ở miệng vòi phun>10m,phụ thuộc vào
đường kính phun:( lăng phun ít nhất là 13mm)
+ho: tổn thất áp lực theo chiều dài ống vải gai tính theo công thức:
h0 = A×l × (qcc)2
(m)
+qcc: lưu lượng vòi phun chữa cháy. qcc= 2,5(l/s)
+l: chiều dài ống vải gai, chọn l=20m.
+A: sức kháng đơn vị của ống vải gai, chọn đường kính ống vải gai D=50mm. =>A=0,012
⇒h0 = 0,012×20×2,52
= 1,5 m
⇒hv =
d
d
C
C
××− αϕ1
(m)
60
+Lấy Cd= 6m tra bảng ⇒ α = 1,19
+ϕ: hệ số phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun.(chọn đường kính miệng lăng phun nước d=13mm)
00164,0
)131,0(13
25,0
)1,0(
25,0
33
=
×+
=
×+
=
dd
ϕ
⇒hv = m07,6
619,100164,01
6
=
××−
Vậy áp lực cần thiết của ngôi nhà trong trường hợp có cháy là:
hct
ct = 6,07+ 1,5 = 7,57 m
⇒ HCT
cc
= 1,6+ 7,57 + 2,5 + 0,74+12= 24.41m
Chọn bơm chữa cháy:
Qcc =5 (l/s)
Hb=25 m.
III. HỆ THỐNG CÁC BÌNH CHỮA CHÁY:
- Theo đặc điểm và tính chất của mục tiêu bảo vệ của công trình, để chữa cháy thích hợp với loại đám cháy cho từng tầng, chúng tôi chọn
chất chữa cháy ban đầu là bột hoá học tổng hợp MFZL4 loại 4kg và bình chữa cháy CO2 loại 3kg . Các bình được bố trí cho các tầng. Bình
chữa cháy được đặt trong cạnh họng nước chữa cháy chung cùng hộp họng nước chữa cháy và khu vực hanh lang .
- Đảm bảo diện tích bảo vệ 50m2
/1 bình, khoảng cách di chuyển < 15m
IV. KẾT LUẬN
- Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện theo xu hướng phát triển của công nghệ đáp ứng
yêu cầu của chủ đầu tư đề ra và đặc biệt đáp ứng được tiểu chuẩn qui định của Nhà nước.
- Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và bình bột chữa cháy cá nhân. Khi đám cháy mới phát sinh
còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt.
61

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...
1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...
1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...Đồ án Xây Dựng
 
Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình
Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình
Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình Kiến Trúc KISATO
 
Presentation goldmark city 16.1.2015
Presentation goldmark city 16.1.2015Presentation goldmark city 16.1.2015
Presentation goldmark city 16.1.2015Sherlockhome Nguyen
 
Pp thiet ke nha caotang
Pp thiet ke nha caotangPp thiet ke nha caotang
Pp thiet ke nha caotangtienphat2009
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngduongle0
 

Mais procurados (20)

Luận văn tốt nghiệp: Nhà ở cán bộ công nhân viên, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Nhà ở cán bộ công nhân viên, HAYLuận văn tốt nghiệp: Nhà ở cán bộ công nhân viên, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Nhà ở cán bộ công nhân viên, HAY
 
Đề tài: Công trình Trung tâm làm việc và dịch vụ TP Huế, HOT
Đề tài: Công trình Trung tâm làm việc và dịch vụ TP Huế, HOTĐề tài: Công trình Trung tâm làm việc và dịch vụ TP Huế, HOT
Đề tài: Công trình Trung tâm làm việc và dịch vụ TP Huế, HOT
 
Luận văn tốt nghiệp: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAYLuận văn tốt nghiệp: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAY
Luận văn: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAYLuận văn: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAY
Luận văn: Ngân hàng Vietinbank - Bắc Hà Nội, HAY
 
luan van thac si khach san hon gai quang ninh
luan van thac si khach san hon gai quang ninhluan van thac si khach san hon gai quang ninh
luan van thac si khach san hon gai quang ninh
 
Luận văn: Văn Phòng Và Nhà Làm Việc D9, HAY
Luận văn: Văn Phòng Và Nhà Làm Việc D9, HAYLuận văn: Văn Phòng Và Nhà Làm Việc D9, HAY
Luận văn: Văn Phòng Và Nhà Làm Việc D9, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư tái định cư – Hà Nội, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư tái định cư – Hà Nội, HAYLuận văn tốt nghiệp: Chung cư tái định cư – Hà Nội, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư tái định cư – Hà Nội, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Trường Tiểu học Cao Minh, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Trường Tiểu học Cao Minh, HAYLuận văn tốt nghiệp: Trường Tiểu học Cao Minh, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Trường Tiểu học Cao Minh, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư hoa phượng, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư hoa phượng, HAYLuận văn tốt nghiệp: Chung cư hoa phượng, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư hoa phượng, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Nhà làm việc của công ty than Uông Bí, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Nhà làm việc của công ty than Uông Bí, HAYLuận văn tốt nghiệp: Nhà làm việc của công ty than Uông Bí, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Nhà làm việc của công ty than Uông Bí, HAY
 
1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...
1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...
1 tầng hầm+1 tầng trệt (tầng 1)+ 9 tầng lầu+1 tầng thượng+1 tầng mái - Đại Họ...
 
Luận văn: Ký túc xá 9 tầng trường đại học mỏ địa chất, HAY
Luận văn: Ký túc xá 9 tầng trường đại học mỏ địa chất, HAYLuận văn: Ký túc xá 9 tầng trường đại học mỏ địa chất, HAY
Luận văn: Ký túc xá 9 tầng trường đại học mỏ địa chất, HAY
 
Đề tài: Trung tâm thí nghiệm giao thông vận tải Quốc Gia Hà Nội
Đề tài: Trung tâm thí nghiệm giao thông vận tải Quốc Gia Hà NộiĐề tài: Trung tâm thí nghiệm giao thông vận tải Quốc Gia Hà Nội
Đề tài: Trung tâm thí nghiệm giao thông vận tải Quốc Gia Hà Nội
 
Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình
Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình
Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Đẹp Tại Yên Mô, Ninh Bình
 
1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
 
Presentation goldmark city 16.1.2015
Presentation goldmark city 16.1.2015Presentation goldmark city 16.1.2015
Presentation goldmark city 16.1.2015
 
Tlktv1040
Tlktv1040Tlktv1040
Tlktv1040
 
Pp thiet ke nha caotang
Pp thiet ke nha caotangPp thiet ke nha caotang
Pp thiet ke nha caotang
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đường
 
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng Vạn Xuân - Hải Dương, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng Vạn Xuân - Hải Dương, HOTLuận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng Vạn Xuân - Hải Dương, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng Vạn Xuân - Hải Dương, HOT
 

Semelhante a Dự án cải tạo khách sạn

Thong tin du an tan mai phat hung
Thong tin du an tan mai   phat hungThong tin du an tan mai   phat hung
Thong tin du an tan mai phat hungkinhdoviet
 
Dự án kingdom 101
Dự án kingdom 101Dự án kingdom 101
Dự án kingdom 101Võ Hiệp
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....
Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....
Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....RELand.,Ltd
 
Căn hộ Âu Cơ Tower
Căn hộ Âu Cơ TowerCăn hộ Âu Cơ Tower
Căn hộ Âu Cơ TowerRELand.,Ltd
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docxLuận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docxtcoco3199
 

Semelhante a Dự án cải tạo khách sạn (20)

Thong tin du an tan mai phat hung
Thong tin du an tan mai   phat hungThong tin du an tan mai   phat hung
Thong tin du an tan mai phat hung
 
Luận văn: Công trình tòa nhà Viettel Tiền Giang, HAY
Luận văn: Công trình tòa nhà Viettel Tiền Giang, HAYLuận văn: Công trình tòa nhà Viettel Tiền Giang, HAY
Luận văn: Công trình tòa nhà Viettel Tiền Giang, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng secert - TP. Thái Bình, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng secert - TP. Thái Bình, HAY Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng secert - TP. Thái Bình, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Chung cư 9 tầng secert - TP. Thái Bình, HAY
 
Dự án kingdom 101
Dự án kingdom 101Dự án kingdom 101
Dự án kingdom 101
 
Can ho-lancaster-lincoln-quan-4
Can ho-lancaster-lincoln-quan-4Can ho-lancaster-lincoln-quan-4
Can ho-lancaster-lincoln-quan-4
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khách sạn Hòn Gai – Quảng ...
 
Đề tài: Khách sạn Hòn Gai – Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Khách sạn Hòn Gai – Quảng Ninh, HAY, 9đĐề tài: Khách sạn Hòn Gai – Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Khách sạn Hòn Gai – Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nhà làm việc nhà máy thép V...
 
Luận văn tốt nghiệp: Trụ sở công ty xây dựng số 17, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Trụ sở công ty xây dựng số 17, HAYLuận văn tốt nghiệp: Trụ sở công ty xây dựng số 17, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Trụ sở công ty xây dựng số 17, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Khu chung cư cao cấp BMC, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Khu chung cư cao cấp BMC, HAYLuận văn tốt nghiệp: Khu chung cư cao cấp BMC, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Khu chung cư cao cấp BMC, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố tuyên quang – tỉ...
 
Luận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAY
Luận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAYLuận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAY
Luận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAY
 
Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....
Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....
Đất nền Phước Lý - Five Star Township - Đất nền Long An. Call 24/24 : 097.98....
 
Căn hộ Âu Cơ Tower
Căn hộ Âu Cơ TowerCăn hộ Âu Cơ Tower
Căn hộ Âu Cơ Tower
 
Luận văn: Trường đào tạo nghề tỉnh Gia lai, HOT
Luận văn: Trường đào tạo nghề tỉnh Gia lai, HOTLuận văn: Trường đào tạo nghề tỉnh Gia lai, HOT
Luận văn: Trường đào tạo nghề tỉnh Gia lai, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docxLuận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
 
Luận văn: Chung cư tái định cư tỉnh Hải Phòng, HAY
Luận văn: Chung cư tái định cư tỉnh Hải Phòng, HAYLuận văn: Chung cư tái định cư tỉnh Hải Phòng, HAY
Luận văn: Chung cư tái định cư tỉnh Hải Phòng, HAY
 

Dự án cải tạo khách sạn

  • 1. THUYẾT MINH SƠ BỘ DỰ ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢI TẠO KHÁCH SẠN Hà Nội, tháng 11 năm 2014 1
  • 2. THUYẾT MINH SƠ BỘ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC - KẾT CẤU M&E - PCCC Đơn vị tư vấn thiết kế Chủ đầu tư 2
  • 3. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Thông tin Dự án:  Tên Dự án:  Địa chỉ: Số 1, phố Thủ Dầu Một, tổ 5A, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai  Thửa đất số: 31 ,tờ bản đồ số: P7-30-5 theo Giất Chứng Nhận quyền sử dụng đất số: BB 021861  do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lào Cai cấp ngày 28 tháng 11 năm 2011,  Diện tích khu đất: 1.179,4 m2  Mục đích sử dụng: Kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn ( Khách sạn Bình Minh II- Sa Pa)  Diện tích xây dựng công trình hiện hữu: 589 m2 ( mật độ xây dựng: 49,94%)  Diện tích xây dựng sau khi cải tạo: 1081 m2 ( mật độ xây dựng: 91,65%), bao gồm:  Tầng bán hầm= 415 m2  Tầng 1 = 1081 m2  Tầng 2 = 1070 m2  Tầng 3 = 1047,3 m2  Tầng 4 = 1047,3 m2  Tầng tum = 314 m2 (bao gồm tum thang, bể nước, kho, kỹ thuật điện nước, thông gió)  Tổng diện tích sàn xây dựng = 4559,6 m2  Kết cấu công trình: Khung dầm, sàn, mái bằng bê tông cốt thép. Tường gạch bao che  Cấp công trình: cấp III 1.2 Hiện trạng kiến trúc công trình và cảnh quan xung quanh công trình: Công trình 4 tầng khách sạn Bình Minh II được xây dựng bằng khung bê tông cốt thép kết hợp với tường gạch đặc 220 với độ sâu móng hiện trạng là 1,5m được thiết kế với móng băng bằng bê tông cốt thép mác 250 ép cọc bê tông với mật độ từ 3-4 đầu cọc trên 1 đế móng 3
  • 4. Kêt quả thăm dò địa chất cho thấy địa chất khu vực cho thấy địa chất khu vực gồm 4 lớp: Lớp đất màu xám vàng dày khoảng 0,8 đến 1,2m, Lớp 2 là sét pha màu vàng xám có độ dày từ 1,3 đến 3,4m, Lớp 3 là đá granit xám đen hoặc cát pha màu xám trắng phong hóa sót đá Granit chặt vừa. 4
  • 5. 5
  • 6. Hiện trạng công trình bao gồm: 01 nhà khung bê tông cốt thép 4 tầng với công năng chính là nhà hàng khách sạn bao gồm: Tầng 1 : lễ tân, nhà hàng, dịch vụ du lịch, bếp, phòng nghỉ nhân viên Tầng 2,3: phòng nghỉ khách sạn. Tầng 4 : dịch vụ tắm nước thuốc Dao đỏ, massage o Diện tích xây dựng = 589 m2 o tổng diện tích sàn xây dựng = 2356 m2 o Chiều cao của tầng 1 là : 4,2 m, o Chiều cao của các tầng 2,3 là: 3,3 m o Chiều cao tầng 4 là 3,5 m, được thiết kế với mái dốc lớn được lợp bằng mái tôn, nay đã xuống cấp nghiêm trọng o Chiều cao công trình hiện trạng là : 15,2 m Dãy nhà bếp phía sau là nhà cấp 4 tường chịu lực mái tôn có tổng • Diện tích = 159,6 m2 • Chiều cao dãy nhà bếp là 5,7m • Kết cấu móng gạch giằng bê tông dày 150mm • Tường chịu lực dày 220 xây bằng vữa mac 75 • Mái bằng khung thép lợp tôn, có trần thạch cao chống nóng Với 39,6 m chiều dài mặt tiền, công trình thực sự có thể là một điểm nhấn về kiến trúc với lợi thế góc nhìn và khối tích công trình. Tuy nhiên kiến trúc hiện tại chưa tạo được bản sắc kiến trúc. Vật liệu và màu sơn đã xuống cấp, đặc biệt là trang thiết bị nội thất và dịch vụ chưa xứng đáng với lợi thế về vị trí cũng như khả năng đáp ứng dịch vụ của công trình. 6
  • 7. Ảnh hiện trạng công trình 7
  • 8. 1.3 Mục tiêu và yêu cầu cơ bản của Dự án: Khách sạn với tiêu chuẩn gồm 3 khối : khối ngủ, khối công cộng, khối hành chính quản trị. Các khối phải được bố trí theo dây chuyền hoạt động và theo sơ đồ vận chuyển bên trong khách sạn bảo đảm thuận tiện, hợp lí và ngắn nhất. Bảo đảm sự cách li về mặt bằng và không gian, không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự , vệ sinh, về mỹ quan. Các phòng ngủ của khách sạn được bố trí từ tầng 2 trở lên, nếu đặt ở tầng 1 cần phải có biện pháp chống ồn và bảo vệ cho phòng ngủ. Các kho hành lí xách tay, một số phòng phục vụ công cộng… Các phòng thuộc khu bếp, phòng đặt máy móc, thiết bị, phòng thang máy, ống đứng và ngăn dẫn rác thải bụi tập trung không cho phép đặt trực tiếp trên và dưới các phòng ngủ cũng như xen kẽ giữa các phòng ngủ của khách. Nếu đặt phải có biện pháp cách âm, cách nhiệt tuyệt đối. Khi xây dựng thang máy, ống đựng rác thải và bụi tập trung, máy bơm nước và moteur cần được ách âm và chống truyền chấn động đến các phòng ngủ, phòng ăn và các phòng công cộng khác. Phòng ngủ của khách được chia làm 4 hạng theo quy định. Bảng 1 TCVN 5056:1990 Các khách sạn phải có sảnh đón tiếp, sảnh tầng và buồng ngủ phải có phòng đệm. Mỗi tầng của khối ngủ phải có phòng trực của nhân viên gồm: phòng ngủ, tủ để đồ vải sạch, chỗ là quần áo, kho đồ bẩn, kho dụng cụ vệ sinh (diện tích từ 24-32m2 ). Nội dung và diện tích các bộ phận của khối công cộng được quy định trong bảng 2 TCVN 5056:1990. Nội dung và diện tích các bộ phận của khối hành chính quản trị, kỹ thuật, kho được quy định trong bảng 3 TCVN 5056:1990. 1.4 Chỉ tiêu và ranh giới thực hiện Dự án: Trong Dự án cải tạo và nâng cấp Khách sạn Bình Minh II lần này, chỉ tiêu của Dự án vẫn bảo đảm nằm trong Quy hoạch về hạ tầng và Kiến trúc Cảnh quan chung, bao gồm: Chiều cao công trình cũ cải tạo (khối nhà 4 tầng phía trước): 14,3 m (bao gồm tầng 4- tầng áp mái cải tạo và gia cố kết cấu). Chiều cao công trình xây mới (khối nhà 4 tầng phía sau): 14,3 m và 18,6 m nếu tính bao gồm cả mái và tum kỹ thuật. Không gian Kiến trúc của các tầng bao gồm: Tầng bán hầm: Tổng diện tích 415 m2 với cốt cao độ thấp -1,8m so với cốt san nền và -1,65m so với cốt vỉa hè hiện trạng phía trên, -0,8 m so với cốt vỉa hè phía dưới. Tầng bán hầm có công năng chủ yếu là nhà xe của cán bộ nhân viện và một số xe tạm thời của khách liên hệ (xe <7 chỗ, do giới hạn chiều cao của các phương tiện là <2,2 m) Hệ thống thông gió của bán hầm sử dụng cả thông gió cưỡng bức bằng hệ thống hộp kỹ thuật và máy lọc gió + một số cửa sổ mở trực tiếp ra các giếng trời của công trình. Hệ thống được bảo đảm bằng hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy báo khói, nhiệt,… theo TCVN 3890-2009 về phòng cháy chữa cháy công trình. 8
  • 9. Các tiêu chuẩn về độ dốc đường lên xuống 9% và thoát hiểm cũng đạt các tiêu chuẩn về thiết kế. Với việc bổ xung tầng bán hầm cho phép khách sạn chủ động trong việc đỗ gửi xe của nhân viên cũng như các phương tiện của nhân viên, hạn chế việc đỗ xe trên đường hoặc vỉa hè gây cản trở giao thông và mỹ quan công trình. Cốt chênh giữa móng của khối tầng bán hầm và móng cũ được gia cố bằng vách bê tông cốt thép có độ dày 350mm Tầng 1: Tổng diện tích xây dựng = 1081 m2 bao gồm: Không gian sảnh lễ tân và làm thủ tục = 34 m2 Không gian sảnh đợi = 72 m2 Không gian nhà hàng và tổ chức sự kiện = 245 m2 Không gian ki-ốt bán đồ lưu niệm = 112 m2 (bao gồm 6 ki-ốt phía mặt tiền) Phòng điều hành quản trị = 17,5 m2 Phòng kế toán, hành chính = 15,5 m2 Phòng thay đồ cho nhân viên = 32 m2 (bao gồm nam, nữ riêng biệt). Khu vực bếp, soạn = 45 m2 Khu vực kho cho bếp = 28,2 m2 (bao gồm 2,7 m2 kho ga, 13,5 m2 kho ướt, 12m2 kho khô) Phòng máy phát điện dự phòng = 16 m2 Kho cho dịch vụ phòng = 25 m2 Khu giặt, là, sấy = 23 m2 Phòng nghỉ nhân viên = 55 m2 Không gian giao thông và phụ trợ = 386 m2 ( chiếm 34,6% mật độ xây dựng) Tầng 2: Tổng diện tích xây dựng = 1070 m2 bao gồm Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 22,5 m2 = 17 phòng Phòng nghỉ đơn tiêu chuẩn rộng 31,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đơn nhỏ rộng 19 m2 = 01 phòng 9
  • 10. Phòng nghỉ đôi loại 1 rộng 33,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 2 rộng 41,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 27,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 30,8 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ Vip loại 1 rộng 37 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ Vip loại 2 rộng 45,5 m2 = 01 phòng Tổng số phòng nghỉ tầng 2 là: 25 phòng Giao thông chính bao gồm 2 thang bộ và 2 thang máy Tầng 3: Tổng diện tích xây dựng = 1047,3 m2 bao gồm: Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 22,5 m2 = 18 phòng Phòng nghỉ đơn nhỏ rộng 19 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 1 rộng 33,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 2 rộng 41,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 27,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 30,8 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ Vip loại 1 rộng 37 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ Vip loại 2 rộng 45,5 m2 = 01 phòng Tổng số phòng nghỉ tầng 2 là: 25 phòng Giao thông chính bao gồm 3 thang bộ và 2 thang máy Tầng 4: Tổng diện tích xây dựng = 1047,3 m2 bao gồm: Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 22 m2 = 03 phòng Phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn rộng 23 m2 = 01 phòng 10
  • 11. Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 27,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ đôi loại 3 rộng 30,8 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ Vip loại 1 rộng 33,5 m2 = 01 phòng Phòng nghỉ Vip loại 2 rộng 45,5 m2 = 01 phòng Tổng số phòng nghỉ tầng 4: 08 phòng. Không gian dịch vụ tắm nước lá Dao đỏ, massage, xông hơi = 610 m2 với 2 khu riêng biệt nam, nữ. Giao thông chính bao gồm 3 thang bộ và 2 thang máy. Tầng tum: (tầng kỹ thuật, tum thang) Diện tích: 314 m2 Phòng kỹ thuật của thang máy, bể nước, phòng kỹ thuật điện, nước, kho thiết bị, kho chung của khách sạn. Các hệ thống kỹ thuật được bao che và lợp mái dốc bảo đảm kiến trúc cảnh quan khu vực. 1.5 Lý do hình thành Dự án và những căn cứ cho việc cải tạo công trình: 1.5.1 Lợi thế về địa điểm và tiềm năng du lịch Theo đề án : "Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015" của Tỉnh Lào Cai: Mục tiêu cụ thể đến năm 2015. - Tổng số khách đến Lào Cai đạt 1,5 triệu lượt khách; doanh thu du lịch năm 2015 đạt 3.412 tỷ đồng; - Tổng số cơ sở lưu trú đạt 480 cơ sở, nâng tổng số cơ sở lưu trú từ 1 sao trở lên là 75 cơ sở; trong đó, số cơ sở đạt 3 sao trở lên đạt 15 cơ sở với khoảng 1.300 phòng và số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1- 5 sao trở lên khoảng 3.200 phòng; - Tổng số lao động khoảng 8.500 người, trong đó, số lao động trực tiếp khoảng 2.500 người, chiếm 78% tổng số lao động trực tiếp trong các cơ sở. Bởi vậy Dự án nâng cấp và cải tạo Khách sạn Bình Minh II hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và định hướng quy hoạch các ngành dịch vụ du lịch của Tỉnh Lào cai nói chung và của Thị trấn Sa Pa nói riêng. Trong quá trình nâng cấp thị trấn Sa pa trở thành đô thị du lịch (đo thị loại IV), việc vâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường chất lượng phòng nghỉ, các dịch vụ đặc sắc như tắm nước thuốc người Dao, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ bản địa không chỉ tăng chất lượng và mở rộng tầm ảnh hưởng của Sa Pa trong nước cũng như khu vực, mà còn tạo một nền kinh tế phát triển bền vững giải quyết được thêm nhiều nhân công lao động địa phương, cải thiện nền kinh tế nói chung và Sa Pa nói riêng. 11
  • 12. Riêng vị trí của Khách sạn Bình Minh II đã là một lợi thế rất lớn trong việc đón các đoàn du lịch tới: nằm ở vị trí phố trung tâm thị trấn, gần hồ trung tâm với vườn hoa cây xanh. Không xa là công trình Kiến trúc mang tính biểu tượng là Nhà thờ đá Sa Pa, nơi có quảng trường diễn ra các hoạt động chính của thị trấn cũng như các hoạt động của chợ người dân tộc có sức hấp dẫn rất lớn với du khách thập phương. 1.5.2 Lợi thế về đầu tư Khách sạn Bình Minh II hiện trạng có 26 phòng với dịch vụ bao gồm nhà hàng, massge xông hơi và tắm nước người Dao đỏ. Tuy hạ tầng không thực sự được tốt nhưng với vị trí và sự nồng nhiệt của cán bộ nhân viên khách sạn đã tạo những thiện cảm lớn và sự tin tưởng của các đoàn khách trong ngoài nước cũng như các tổ chức du lịch. Tuy nhiên quy mô và trang hiết bị chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có. Nếu sự nâng cấp cải tạo Kiến trúc Khách sạn Bình Minh II tạo được dấu ấn cũng như phù hợp với sự phát triển và hướng đi bền vũng trên cở sở khai thác yếu tố văn hóa, thiên nhiên, khí hậu đặc sắc của Sa pa thì sẽ là lợi thế không nhỏ trong việc thu hút và tạo tiền đề phát triển. Điều này sẽ là cơ sở cho sự đồng thuận trong đinh hướng phát triển chung của thị trấn Sa Pa cũng như của tỉnh Lào Cai. 1.5.3 Hướng nghiên cứu cải tạo Kiến trúc công trình Nằm ở độ cao 1.500m trên lừng chừng núi, Sa Pa được biết đến từ năm 1901. Năm 1903, người Pháp cho xây dựng một bốt quân sự. Với khí hậu trong lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xác định xây dựng Sa Pa trở thành khu an dưỡng phục vụ những Âu kiều không thích nghi được với khí hậu nhiệt đới. Bởi vậy hướng đi cho Kiến trúc khách sạn nghỉ dưỡng nơi đây được định hình theo Kiến trúc sinh khí hậu nhằm nổi bật được lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu có một không hai của Sa Pa. Mặt khác, sự tái hiện một phần qua đường nét kiến trúc tạo một vẻ đẹp hoài cổ về lịch sử hình thành và phát triển của thị trấn Sa Pa cũng là một yếu tố không nhỏ thu hút sự quan tâm của du khách cũng như tạo ra cho thị trấn một nét hòa đồng và dấu ấn đặc biệt cho cảnh quan khu vực nói chung và công trình nói riêng. Hướng đi cho Kiến trúc Tân cổ điển vừa mang những dấu ấn về một nền văn hóa lịch sử khai sinh ra một thi trấn dụ lịch tuyệt đẹp nhưng cũng không mất những đường nét thanh thoát và sang trọng của kiến trúc Hiện đại. Phương pháp này sẽ tạo nên một công trình dấu ấn đặc sắc nhưng vẫn giữ được vẻ hài hòa lãng mạn của không gian Kiến trúc Cảnh quan của thị trấn du lịch. PHẦN II: GIẢI PHÁP PHẦN KIẾN TRÚC I- Hiện trạng và quy mô công trình: Công trình thuộc hạng mục cải tạo và xây mới nâng cấp công trình hiện trạng. Hiện nay công trình đang sử dụng là khối nhà 4 tầng ( bao gồm 3 tầng chính và 1 tầng áp mái), khu bếp là nhà cấp 4 xây dựng bằng tường chịu lực, mái tôn chủ yếu sử dụng làm bếp, kho và phòng nghỉ cho nhân viên. Tầng 1 sử dụng làm nhà hàng và dịch vụ trưng bày và bán các sản vật địa phương cũng như quảng bá về du lịch Sa Pa. Tuy nhiên do các bố trí chưa thực sự hợp lý và sử dụng không gian có nhiều phát sinh so với thiết kế ban đầu nên chưa mang lại hiệu quả. Tầng 2,3 bao gồm 13 phòng ngủ mỗi tầng ( tổng cộng 26 phòng) có diện tích mỗi phòng là 25,5 m2: thiết kế cho 2 giường đơn, 01 vệ sinh đã xuống cấp. 12
  • 13. Tầng 4 hiện trạng đang sử dụng là khu vực massage, tắm nước lá người Dao đỏ. Tuy nhiên do xây dựng không theo thiết kế nên khó khăn trong hoạt động và thiếu thẩm mỹ làm giảm sức hút cũng như chất lượng phục vụ. Kết cấu và kiến trúc công trình qua khảo sát và đánh giá vẫn tốt: kết cấu khung dầm bê tông, tường xây gạch đặc. Tuy nhiên kiến trúc không có bản sắc gây thiếu sức hút cũng như giảm giá trị cạnh tranh với các khách sạn cùng hạng. Các hệ thống hạ tầng của công trình đã xuống cấp: hệ thống nước tạm đục tường lắp thêm gây mất thẩm mỹ cũng như giảm hiệu quả sử dụng. Hệ thống cấp nước nóng không đồng bộ và thiếu an toàn gây tốn kém, hệ thống điện cũ sử dụng các loại dây tiết diện nhỏ không đáp ứng được thêm các thiết bị phụ trợ nâng cấp phòng nghỉ, hệ thống chiếu sáng ở mức độ vừa đủ, chủ yếu là đèn tuýp, đặc biệt là các phòng chức năng chính và mặt tiền thiếu hoặc không có chiếu sáng làm giảm hiệu suất sử dụng cũng như thẩm mỹ công trình. Vị trí công trình nằm gần vườn hoa và hồ trung tâm TT Sa Pa, rất thuận lợi cho việc tiếp đón cũng như kết nối với các phố chính, các địa điểm du lịch hấp dẫn của Sa pa như: phố mua sắm, chợ Sa Pa, quảng trường, nhà thờ đá… Tuy nhiên bản thân khách sạn chưa có những dịch vụ giới thiệu, trưng bày các sản vật địa phương cũng như dịch vụ hướng dẫn, đăng ký tour du lịch… còn rất thiếu. Một vị trí nhiều tiềm năng khai thác, một bề dày hoạt động nhưng đến nay, khách sạn vẫn chỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao theo xếp hạng của các đơn vị Du lịch trong nước. Bởi vậy Dự án cải tạo Công trình là hết sức cần thiết, không chỉ nâng cao giá trị, thu hút khách du lịch, đẩy mạnh các dịch vụ du lịch… mà còn góp phần tạo dấu ấn đô thị và bản sắc kiến trúc cảnh quan cho tổng thể TT Sa Pa. II- Giải pháp nâng cấp và cải tạo Kiến trúc A- Giải pháp mặt bằng: Mặt hướng nhà chính quay về hướng Tây Nam, Tuy nhiên do điều kiện địa hình nên quanh năm mát mẻ, thông gió tư nhiên và không chịu hướng gió Đông Bắc vào mùa đông. Đây là điều kiện lý tưởng cho các phòng nghỉ dưỡng. Về điều hòa khí hậu, các phòng chủ yếu thông gió tự nhiên bằng mặt thoáng cửa sổ hoặc giếng trời. Máy điều hòa chủ yếu có nhiệm vụ thông gió và làm ấm khi trời quá rét, ngoài ra còn có thêm hệ thống sưởi dầu, đệm, chăn điện. Để đạt hiệu suất cao nhất, toàn bộ tầng 1 sẽ được sử dụng cho việc đón khách, các dịch vụ như ăn uống, tổ chức sựu kiện, quầy thông tin, bán sản vật, giới thiệu tour du lịch địa phương… 13
  • 14. Về quy hoạch, Sử dụng tối đa mặt tiền khu phố, Sảnh chính thay đổi ra giữa công trình tạo sự chào đón (vị trí hiện tại thụt vào hơi sâu và không đúng hướng đến của du khách). Giao thông của nhà để xe được chuyển xuống tầng bán hầm tăng tối đa diện tích sử dụng với đường vào và ra tách biệt. Sân trước cải tạo lại với gạch lát nền hài hòa với vỉa hè hiện có, có thể thêm các bồn hoa, chậu cây chân công trình thêm sinh động và dấu ấn đặc sắc về khí hậu ôn hòa. Khối nhà phía sau xây mới và tầng 2-3 của công trình cũ được sử dụng cho phòng nghỉ. Các phòng đều có ánh sáng tự nhiên và thông gió bằng giếng trời giữa hai tòa nhà và cửa sổ ra không gian chung (các vị trí tiếp giáp với nhà liền kề được sử lý bằng giếng trời cục bộ cho từng phòng). 1.Khèi ngñ: 58 phßng Loại phòng Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4 Tổng loại phòng % 25,5 m2 17 phòng 18 phòng 00 phòng 35 phòng 60,39 % 22,0 m2 00 phòng 00 phòng 03 phòng 03 phòng 5,17% 23,0 m2 00 phòng 00 phòng 01 phòng 01 phòng 1,72% 31,5 m2 01 phòng 00 phòng 00 phòng 01 phòng 1,72% 19,0 m2 01 phòng 01 phòng 00 phòng 02 phòng 3,44% 33,5 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17% 41,5 m2 01 phòng 01 phòng 00 phòng 02 phòng 3,44% 27,5 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17% 30,8 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17% 37,0 m2 01 phòng 01 phòng 00 phòng 02 phòng 3,44% 45,5 m2 01 phòng 01 phòng 01 phòng 03 phòng 5,17% Tổng 25 phòng 25 phòng 08 phòng 58 phòng 100% Tổng diện tích 892,5 m2 66,0 m2 23,0m2 31,5 m2 38,0 m2 100,5 m2 83,0 m2 82,5 m2 92,4 m2 74,0 m2 136,5 m2 1619,9 m2 2.Khèi c«ng céng a. Nhãm s¶nh (c¸c khu vùc) - S¶nh chÝnh - Khu ®îi + cafe - S¶nh phô - S¶nh tÇng (khèi ngñ) - Quản lý hành chính, kế toán - §iÖn tho¹i c«ng céng,kiot ATM, b¸n ®å lu niÖm, dÞch vô du lÞch - Phßng ®äc s¸ch b¸o,truy cËp internet b. Nhãm ¨n uèng,nhµ hµng,héi th¶o - Phßng ¨n - tæ chøc sù kiÖn 34 m2 72 m2 24 m2 24 m2 33,0 m2 112 m2 6,0m2 245m2 15,5m2 14
  • 15. - Phßng so¹n, bµn bupffe - Bar-cafe - Khu vùc kho,phôc vô c. Nhãm bÕp - Kho 1 - Kho 2 - Phßng ®Ó gar - BÕp, gia c«ng - So¹n,phôc vô,röa b¸t ®Üa d. Nhãm gi¶i trÝ,thÓ thao - Khu massage x«ng h¬i nam - Khu massage x«ng h¬i n÷ - Massage ch©n - Qu¶n lý, kho, kü thuËt, phßng nh©n viªn - VÖ sinh, thay ®å - Kh«ng gian chê, tiÕp kh¸ch - Sảnh đón 36 m2 30 m2 12m2 13,5m2 2,5 m2 30 m2 15 m2 239 m2 105 m2 41,5 m2 105 m2 25,5 m2 40 m2 24 m2 3. Khèi hµnh chÝnh,qu¶n trÞ,kü thuËt a. Nhãm hµnh chÝnh,qu¶n trÞ - Qu¶n lý ®iÒu hµnh kh¸ch s¹n - Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n - Phßng nghiÖp vô kÜ thuËt, nghØ nh©n viªn - Khu wc-thay quÇn ¸o nam n÷ b. Nhãm kho-kü thuËt - Kho ®å v¶i ch¨n mµn - Kho l¹nh - Kho l¬ng thùc thùc phÈm - Phßng m¸y ph¸t - Khu giÆt lµ (Phßng giÆt + kho bÈn + kho s¹ch) 17,5 m2 15,5 m2 55 m2 32 m2 30 m2 13,5m2 12 m2 14,5m2 44m2 15
  • 16. B- Giải pháp Kiến trúc: Mặt đứng công trình sử dụng lại hệ kết cấu cũ, hạn chế đập phá. Ốp thêm các cột trụ chính tạo cảm giác bề thế cho công trình cũng như độ sâu của các logia. Ban công thay bằng sắt nghệ thuật theo trường phái DÉCOR với hoa văn hình lá và dây mỏng. Cửa mặt tiền thay bằng hệ nhôm chất lượng cao và kính trắng tạo chiều sâu và sự phản chiếu ánh sáng môi trường. Mái được gia cố và ốp lại bằng đá đen (theo phong cách biệt thự kiểu Pháp) với các lan can phía trên bằng kính trong suốt không làm ảnh hưởng đến chiều cao công trình. Sảnh được chuyển ra phía ngoài với mái đón nằm trong chỉ giới xây dựng vì tận dụng được khoảng lùi và vỉa hè rộng. Sảnh lớn với hai cửa chính cho phần sảnh đợi và phần lễ tân làm thủ tục. Các kiot hướng ra phía ngoài tương đối độc lập vừa tăng vẻ sinh động của các dịch vụ vừa đáp ứng các yêu cầu về trưng bày, giới thiệu và phục vụ với khách trong khách sạn cũng như du khách đi qua. Các trang trí phào, con chỉ, hoa văn chủ yếu được sử dụng bằng thạch cao ngoài trời với đường nét và chi tiết tinh tế, vừa thuận lợi cho thi công bảo đảm tiến độ nhanh chóng vừa đạt hiệu quả kinh tế của chủ đầu tư. Các không gian sân trời được tận dụng cho các dịch vụ café giải khát rất phù hợp với nhu cầu hiện tại của du khách, vừa lịch sự, sang trọng đồng thời có vị trí thuận lợi về tầm nhìn ngắm cảnh quan. 16
  • 17. PHẦN III: GIẢI PHÁP PHẦN KỸ THUẬT KẾT CẤU 1. Cơ sở tính toán 1.1. Tiêu chuẩn và qui phạm áp dụng trong tính toán. - Qui chuẩn xây dựng Việt Nam. - TCVN 2737-1995: Tải trọng tác động - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 5573-1991 : Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 5574-2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT. - TCVN 9386-2012: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất. - TCVN 205-1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. - TCVN 5575-2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép. - TCVN 9202-2012 : Xi măng xây trát 1.2 . Tài liệu & bản vẽ: - Hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình. - Điều kiện địa chất thủy văn khu vực xây dựng. 2. Các phần mềm sử dụng - Phần mềm đồ hoạ : AutoCAD 2009 - Phần mềm tính toán kết cấu : Etabs 9.7 - Phần mềm tính toán kết cấu : Safe V12.0 - Phần mềm văn phòng: Word 2007, Excel 2007 3. Vật liệu xây dựng 3.1. Bê tông. - Sử dụng bê tông cấp độ bền B20 đổ toàn khối. 17
  • 18. - Cường độ chịu nén dọc trục tính toán Rb=115 Kg/cm2. - Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán Rbt=9.0 Kg/cm2. - Mô đun đàn hồi của vật liệu Eb=270000 Kg/cm2. - Bê tông lót móng sử dụng bê tông cấp độ bền B 7.5 3.2. Cốt thép. 3.2.1. Thép AI đối với đường kính < Φ10 có: - Cường độ tính toán chịu kéo Rs=2250 Kg/cm2. - Cường độ tính toán chịu nén Rsc=2250 Kg/cm2. - Cường độ tính toán chịu cắt Rsw=1750 Kg/cm2. - Mô đun đàn hồi của vật liệu Ea=2100000 Kg/cm2. 3.2.2. Thép AII đối với đường kính lớn 20> Φ≥10 có: - Cường độ tính toán chịu kéo Rs=2800 Kg/cm2. - Cường độ tính toán chịu nén Rsc=2800 Kg/cm2 . - Cường độ tính toán chịu cắt Rsw=2250 Kg/cm2. - Mô đun đàn hồi của vật liệu Ea=2100000 Kg/cm2. 3.2.3. Thép AIII đối với đường kính lớn Φ≥20 có: - Cường độ tính toán chịu kéo Rs=3650 Kg/cm2. - Cường độ tính toán chịu nén Rsc=3650 Kg/cm2 . - Cường độ tính toán chịu cắt Rsw=2800 Kg/cm2. - Mô đun đàn hồi của vật liệu Ea=2100000 Kg/cm2. 3.3. Kết cấu thép - Thép bản và thép hình sử dụng thép CT3 có cường độ R=2100 Kg/cm2. - Bu lông liên kết thuộc cấp bền 8.8 có cường độ ftb = 4000 Kg/cm2,fvb = 3200 Kg/cm2. 3.4. Các vật liệu khác sử dụng trong công trình 18
  • 19. - Tường gạch sử dụng mác 75 và vữa XM mác 50. 3. Tải trọng - Tĩnh tải và hoạt tải được xác định theo TCVN 2737-1995. - Tải trọng gió tĩnh : Công trình xây dựng tại SaPa – Lào Cai có địa hình IA áp lực gió tiêu chuẩn Wo=65 Kg/m2. - Tải trọng gió động : Do công trình có chiều cao H < 40m nên bỏ qua thành phần động của tải trọng gió. - Do gia tốc nền của Thị trấn SaPa là a=0.0427 < 0.08g nên không phải xét đến động đất. 4. Tính toán nội lực - Chạy và tổ hợp nội lực công trình bằng chương trình Etabs 9.7 theo sơ đồ khung không gian. - Các trường hợp tổ hợp: TH1 = TT + HT TH2 = TT + 0.9HT + 0.9GTX TH3 = TT + 0.9HT + 0.9GPX TH4 = TT + 0.9HT + 0.9GTY TH5 = TT + 0.9HT + 0.9GPY BAO = ENVE (TH1; TH2; TH3; TH4; TH5) TT là tải trọng tĩnh tải tính toán HT là tải trọng hoạt tải tính toán GTX là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương X GPX là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương X GTY là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương Y GPY là tải trọng tính toán gió tĩnh theo phương Y 19
  • 20. 5. Giải pháp kết cấu 6.1. Kết quả chạy nội lực bằng phần mềm Etabs 9.7 6.1.1. Mô hình kết cấu 3D 20
  • 21. 6.1.2. Lực dọc N (T) 21
  • 22. 6.1.3. Momen M3-3 (Tm) 22
  • 23. 6.1.4. Momen M2-2 (Tm) 23
  • 24. 6.1.5. Lực cắt Q2-2 (T) 24
  • 25. 6.1.6. Lực cắt Q3-3 (T) 25
  • 26. 6.1.7. Lực dọc N (T) khung trục 5A 26
  • 27. 6.1.8. Mô men M3-3 (Tm) khung trục 5A 27
  • 28. 6.1.9. Mô men M2-2 (Tm) khung trục 5A 28
  • 29. 6.1.10. Lực cắt Q2-2 (T) khung trục 5A 29
  • 30. 6.2. Phương án kết cấu móng - Sử dụng phương án móng cọc ép . Chiều dài cọc 7.0m chia làm 2 đoạn cọc được nối với nhau. Đoạn cọc mũi dài 4.0m và đoạn cọc thân dài 3.0m. Sức chịu tải thiết kế của cọc là 15 tấn. Lực ép nhỏ nhất bằng 30 tấn và lực ép lớn nhất bằng 45 tấn. - Kết cấu sàn tầng hầm và hệ đài giằng móng đổ toàn khối với nhau. - Chiều dày sàn tầng hầm là 200mm. - Chiều dày vách bê tông tầng hầm là 200mm. Vách bê tông tầng hầm đổ cao đến cao độ sàn tầng 1. - Chiều cao đài móng là 900mm. - Tiết diên các giằng móng là 300x700mm. - Tại các mạch ngừng thi công sử dụng tấm thép dày 2mm rộng 200mm. 6.3. Phương án kết cấu phần thân - Sử dụng hệ kết cấu là khung bê tông cốt thép. Hệ dầm sàn và cột đổ bê tông tại chỗ được tính toán như một hệ ngàm tại móng. - Tiết diện cột bê tông là 220x220mm ; 220x300mm ; 220x400mm đảm bảo khả năng chịu lực cũng như độ cứng tổng thể của công trình. - Tiết diện dầm chính bê tông cốt thép chọn 220x400mm. - Tiết diện dầm phụ bê tông cốt thép chọn 220x400mm; 150x400mm. - Chiều dàysàn dương các tầng chọn dày 120mm. Chiều dày sàn âm hạ cốt đáy dầm chọn dày 100mm. 30
  • 31. PHẦN IV: GIẢI PHÁP PHẦN ĐIỆN I. 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ Các quy phạm trang thiết bị điện áp dụng: - Tiêu chuẩn TCVN 4756-89 về quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – 1997 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng: TCXD 16-1986 - Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng: TCXD 25-1991 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng: TCXD 27-1991 - Chống sét cho các công trình xây dựng: TCXD-46-2007 - Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện: TCVN-4756-1989 - TCXDVN 394:2007: Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong công trình xây dựng- phần an toàn điện - Tiêu chuẩn TCVN 5308- 91 về an toàn lắp đặt và sử dụng thiết bị điện trong thi công. I.2. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN + cơ sở để tính toán áp dung tiêu chuẩn TCXD 16-1986 chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dung. Tra bảng 3 trong tiêu chuẩn xác định độ rọi cần thiết trong các phòng: 31
  • 32. KÍCH THƯỚC VẬT CẦN PHÂN BIỆT CẤP CÔNG VIỆC PHÂN CẤP TÍNH CHẤT THỜI GIAN CÔNG VIỆC ĐỘ RỌI NHỎ NHẤT (LUX) CHIẾU SÁNG BẰNG ĐÈN HUỲNH QUANG CHIẾU SÁNG BẰNG ĐÈN NUNG SÁNG 0,15-0,3 I a b c Thường xuyên Chu kì Không lâu 400 300 150 200 150 75 0,3-0,5 II a b c Thường xuyên Chu kì Không lâu 300 200 100 150 100 50 Trên 0,5 III a b c Thường xuyên Chu kì Không lâu 150 100 75 75 50 30 Công thức xác định số lượng đèn cần thết cho một khu chức năng: )(cái C SC Đ đ pcs × = Trong đó: +C cs : cường độ chiếu sáng cần thiết của khu chức năng (lux) +S p : diện tích khu chức năng (m 2 ) 32
  • 33. +C đ : cường độ chiếu sáng của bóng đèn(lux) Ngoài ra có một số đèn bố trí theo kiến trúc chỉ định để tạo cảnh quan thầm mỹ trong không gian khu chức năng. Công thức xác định số lượng đèn cần thết cho một khu chức năng: )(cái C SC Đ đ pcs × = Trong đó: +C cs : cường độ chiếu sáng cần thiết của khu chức năng (lux) +S p : diện tích khu chức năng (m 2 ) +C đ : cường độ chiếu sáng của bóng đèn(lux) Bảng 1. Bảng thống kê thiết bị điện tầng hầm STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất (W) Ksd Công suất từng nhóm (W) 1 Đèn ốp trần Cái 0 12-40 0,9 0 2 ổ cắm Cái 5 300 0,9 750 3 Bình nóng lạnh Cái 0 2500 0,9 0 4 Đèn huỳnh quang đôi Bộ 10 2x36 0,9 650 5 Đèn ốp tường Cái 1 22 0,9 20 Tổng 1420 - Công suất tính toán tác dụng của tầng hầm: PCH= 1,42 KW 33
  • 34. - Công suất tính toán phản kháng: QCH=PCH tg Với cos = 0,85→ tg = 0,62 Vậy QCH=0,88 (KVAr) - Công suất tính toán toàn phần của tầng hầm: SCH= = 1,67(KVA) Bảng 2. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 1 STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất (W) Ksd Công suất từng nhóm (W) 1 Đèn ốp trần Cái 16 18-40 0,8 420 2 ổ cắm Cái 27 300 0,8 6480 3 Bình nóng lạnh Cái 5 2500 0,8 10000 4 Đèn huỳnh quang đôi Cái 12 2x36 0,8 700 5 Đèn huỳnh quang đơn Cái 16 36 0,8 460 6 Đèn chiếu sáng wc Cái 6 18 0,8 100 7 Đèn sưởi wc Cái 5 500 0,8 2000 8 Quạt hút mùi wc Cái 5 40 0,8 160 34
  • 35. Tổng 20320 - Công suất tính toán tác dụng của tầng 1: PCH=20,32 KW - Công suất tính toán phản kháng: QCH=PCH tg Với cos = 0,85→ tg = 0,62 Vậy QCH=12,59 (KVAr) - Công suất tính toán toàn phần của tầng 1: SCH= = 23,90(KVA) Bảng 3. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 2 STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất (W) Ksd Công suất từng nhóm (W) 1 Đèn ốp trần Cái 19 18-40 0,8 580 2 ổ cắm Cái 45 300 0,8 10800 3 Bình nóng lạnh Cái 12 2500 0,8 24000 4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 25 36 0,8 720 5 Đèn sưởi Cái 12 500 0,8 4800 6 Đèn trùm cái 3 320 0,8 800 35
  • 36. 7 Đèn chiếu sáng wc Cái 12 18 0,8 180 8 Quạt hút mùi wc Cái 12 40 0,8 390 Tổng 42270 - Công suất tính toán tác dụng của tầng 2: PCH= 42,27 KW - Công suất tính toán phản kháng: QCH=PCH tg Với cos = 0,85→ tg = 0,62 Vậy QCH=26,2 (KVAr) - Công suất tính toán toàn phần của tầng 2: SCH= = 49,73(KVA) Bảng 4. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 3 STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất (W) Ksd Công suất từng nhóm (W) 1 Đèn ốp trần Cái 19 18-40 0,8 580 2 ổ cắm Cái 45 300 0,8 10800 36
  • 37. 3 Bình nóng lạnh Cái 12 2500 0,8 24000 4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 25 36 0,8 720 5 Đèn sưởi Cái 12 500 0,8 4800 6 Đèn trùm cái 3 320 0,8 800 7 Đèn chiếu sáng wc Cái 12 18 0,8 180 8 Quạt hút mùi wc Cái 12 40 0,8 390 Tổng 42270 - Công suất tính toán tác dụng của tầng 3: PCH= 42,27 KW - Công suất tính toán phản kháng: QCH=PCH tg Với cos = 0,85→ tg = 0,62 Vậy QCH=26,2 (KVAr) - Công suất tính toán toàn phần của tầng 3: SCH= = 49,73(KVA) Bảng 5. Bảng thống kê thiết bị điện tầng 4 STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất Ksd Công suất từng nhóm 37
  • 38. (W) (W) 1 Đèn ốp trần Cái 30 18-40 0,8 960 2 ổ cắm Cái 54 300 0,8 12960 3 Bình nóng lạnh Cái 14 2500 0,8 28000 4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 62 36 0,8 1790 5 Đèn sưởi Cái 16 500 0,8 6400 6 Đèn trùm cái 2 320 0,8 510 7 Đèn chiếu sáng wc Cái 24 18 0,8 350 8 Quạt hút mùi wc Cái 16 40 0,8 510 Tổng 51480 - Công suất tính toán tác dụng của tầng 4: PCH= 51.48 KW - Công suất tính toán phản kháng: QCH=PCH tg Với cos = 0,85→ tg = 0,62 Vậy QCH=31.92 (KVAr) - Công suất tính toán toàn phần của tầng 4: SCH= = 60.57(KVA) 38
  • 39. Bảng 6. Bảng thống kê thiết bị điện tầng tum STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Công suất (W) Ksd Công suất từng nhóm (W) 1 Đèn ốp trần Cái 0 18-40 0,8 0 2 ổ cắm Cái 6 300 0,8 1440 3 Bình nóng lạnh Cái 0 2500 0,8 0 4 Đèn huỳnh quang đơn Cái 18 36 0,8 520 5 Đèn sưởi Cái 0 500 0,8 0 6 Đèn trùm cái 0 320 0,8 0 7 Đèn chiếu sáng wc 0 0 18 0,8 0 8 Quạt hút mùi wc Cái 10 40 0,8 0 Tổng 1960 - Công suất tính toán tác dụng của tầng tum: PCH= 1.96 KW - Công suất tính toán phản kháng: 39
  • 40. QCH=PCH tg Với cos = 0,85→ tg = 0,62 Vậy QCH=1.22 (KVAr) - Công suất tính toán toàn phần của tầng tum: SCH= = 2.3(K Phụ tải ưu tiên STT Phụ tải Công suất(w)/cái Số lượng Tổng CS 1 Máy bơm sinh hoạt 15000 2 30000 2 Máy bơm chữa cháy 17500 2 35000 3 Thang máy 15000 2 30000 4 Chiếu sáng sự cố 5000 1 5000 5 Hệ thống điện nhẹ 10000 1 10000 Tổng cs (kw) 110 Thống kê công suất toàn nhà STT Phụ tải Hệ số Ksd Công suất (kw) 1 Tầng hầm 0.9 1,42 2 Tầng1 0.8 20,32 3 Tầng 2 0.8 42,27 4 Tầng 3 0.8 42,27 5 Tầng 4 0.8 51,48 6 Tầng 5 0.8 1,96 7 Phụ tải ưu Tiên 110 Tổng công suất toàn nhà 269,72 40
  • 41. Chọn máy phát điện dự phòng Phụ tải cho máy phát điện gồm có: + Phụ tải ưu tiên Lựa chọn 1 máy phát điện công suất 110 KVA I.3.PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ: 1. Hệ thống chống sét: - Sử dụng hệ thống thu sét tia tiên đạo PULSARS 18. bán kính bảo vệ R55 - Dây dẫn sét sử dụng cáp bện đồng 70mm được đặt trong hộp kỹ thuật dẫn xuống hệ thống tiếp địa. - Các chi tiết của hệ thống tiếp địa không được sơn, quét bằng các vật liệu cách điện ( như sơn chống rỉ, nhựa đường…) - Sau khi thi công phải kiểm tra điện trở nối đất nếu lớn hơn 10 Ω đối với tiếp địa chống sét và 4 Ω đối với tiếp địa an toàn điện nếu lớn hơn thì phải bổ sung thêm cọc hoặc sử dụng các hóa chất làm giảm điện trở của đất sau đó tiến hành đo kiểm tra lại xem đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn chưa. - Thiết bị thu sét tia tiên đạo phát xạ sớm được thiết kế và chế tạo chọn bộ theo hang sản xuất. để đảm bảo an toàn cho công trình khi thiết bị chống sét được lắp đặt cần lưu ý mỗi thiết bị chống sét tia tiên đạo phải có test thử nghiệm ít nhất từ 5 đến 10 lần với điện áp 24 KV tại hang sản xuất trước khi xuất xưởng. - Các mối nối giữa các bộ phận trong hệ thống tiếp địa được liên kết với nhau bằng bộ kẹp tiếp đất đặc chủng. 2. Hệ thống điện : - Chọn các thiết bị: Để đảm bảo độ làm việc tin cậy, tác động nhanh các thiết bị được chọn theo tiêu chuẩn sau: + Các công tắc, ổ cắm được chọn theo cấp bảo vệ IP56. + Các tủ điện được thiết kế theo cấp bảo vệ IP40, các thiết bị trong tủ được chọn theo dòng làm việc lâu dài cho phép, khả năng cắt dòng quá tải, ngắn mạch và thoae mãn tiêu chuẩn Quốc Tế IEC & Tiêu chuẩn Anh. 41
  • 42. + Các đèn chiếu sáng được chọn theo tiêu chuẩn chiếu sáng TCXD16-1986 đảm bảo về độ rọi cũng như phù hợp với không gian cần chiếu sáng. + Các công tắc, aptomat, đèn chiếu sáng phải làm việc tin cậy, tác động dứt khoát, mẫu mã đẹp, tuổi thọ cao. Do vậy chọn của các hãng có uy tín lớn hiện có bán tại Việt Nam. + Các dây dẫn và các áp hạ áp được chọn theo dòng làm việc lâu dài cho phép và được kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp kết hợp với thiết bị bảo vệ. Cáp điện vỏ bọc PVC sẽ tuân theo tiêu chuẩn Quốc Tế IEC. - Hệ thống điện chiếu sáng: + Cáp điện trong nhà từ tủ điện tổng đến tủ điện các tầng đi theo đường trục chính, đi trong ống luồn dây. + Các tủ điện tầng đặt cao 1,5m, công tắc đèn đặt cao cách sàn 1,4m.Bảng điện phòng đặt cao 1,5m. Ổ cắm điện được đặt trên vách tường cốt cao 0,4m so với cốt sàn đối với các phòng làm việc; 1,6m đối với phòng giáo dục và ngủ của trẻ. + Đèn chiếu sáng hành lang, cầu thang lấy từ tủ tầng. + Đèn chiếu sáng các phòng,lấy từ bảng điện từng phòng. + Điều khiển đèn bằng dây Cu/PVC 2.(1x1,5)mm2 luồn trong ống gen cứng D16 ngầm tường,trần ,sàn. + Cấp điện cho công tắc bằng dây Cu/PVC 2.(1x2.5)mm2 luồn trong ống gen cứng D20 ngầm tường ,sàn. + Cấp điện cho ổ cắm bằng dây Cu/PVC 2.(1x2.5)mm2 +E(1x2.5)mm2 luồn trong ống gen cứng D20 ngầm tường ,sàn. + Cấp điện cho bình nóng lạnh bằng dây Cu/PVC 2.(1x2.5)mm2 +E(1x2.5)mm2 luồn trong ống gen cứng D20 ngầm tường ,trần. 42
  • 43. PHẦN V: GIẢI PHÁP PHẦN NƯỚC CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG I.1: TÊN DỰ ÁN: KHÁCH SẠN BÌNH MINH II Địa điểm xây dựng: Số 1 Thủ Dầu 1 – Thị Trấn Sapa – Thành Phố Lào Cai I.2: CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÀO CAI I.3: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ VĂN BẢN LIÊN QUAN: - TCXDVN 33-2006: cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình. - TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong công trình- tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 4474-1987: thoát nước bên trong công trình- tiêu chuẩn thiết kế I.4: TÀI LIỆU THIẾT KẾ: - Mặt bằng tỉ lệ 1/110. - Kết cấu nhà: a. Số tầng nhà : gồm 1bán hầm 4 tầng trên và 1 tầng tum. b. Chiều cao các tầng: 3.3m - Số khách nghỉ :116người - Phục vụ:50 người/ca - Bảo vệ: 8 người/ca 43
  • 44. CHƯƠNG II TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC II. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC LẠNH II.1. Lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh Khi thiết kế hệ thống cấp nước bên trong nhà có thể có nhiều phương án, nhiều sơ đồ khác nhau.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ đồ là: -Chức năng của ngôi nhà. -Trị số áp lực đảm bảo. -Áp lực yêu cầu của ngôi nhà : là áp lực cần thiết đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh máy móc thiết bị dùng nước trong nhà -Mức độ tiện nghi của ngôi nhà -Sự phân bố các thiết bị, dụng cụ lấy nước trong nhà tập trung hay phân tán thành nhiều khu vực…. *Nguyên tắc lựa chọn: Để lựa chọn được sơ đồ công nghệ hợp lý ta phải sơ bộ tính toán Hct nhà , sau đó so sánh với áp lực nhỏ nhất của mạng lưới bên ngoài nhà Hngoài min . Sau khi so sánh ta sẽ tìm được sơ đồ cấp nước phù hợp. *Tính toán: Áp lực cần thiết của ngôi nhà là: 4 4nh ctH n= + (m) Trong đó: - n là số tầng nhà: n = 4 tầng Như vậy: Hct = 4x4+4= 20(m) Mặt khác do không có số liệu về áp lực và lưu lượng đường ống cấp nước bên ngoài nên ta lựa chọn sơ đồ cấp nước gồm bể chứa và bể nước trên tầng 5. nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài được dẫn vào bể chứa rồi được bơm lên bể nước trên tầng tum sau đó phân chia tới các thiết bị vệ sinh. II.2. Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước bên trong nhà Mạng lưới cấp nước bên trong nhà bao gồm:1 đường ống chính cấp nước lên bể nước trên tum,24 đường ống đứng cấp nước từ bể xuống và các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh.Việc đầu tiên là ta phải vạch tuyến mạng lưới cấp nước. Các yêu cầu phải đảm bảo khi vạch tuyến là: - Đường ống phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh trong nhà. - Tổng chiều dài đường ống là ngắn nhất. - Dễ dàng gắn ống với các kết cấu của ngôi nhà như tường, cột, trần… - Thuận tiện và dễ dàng cho công tác quản lý: kiểm tra, sửa chữa đường ống… Một số quy định khi ta tiến hành vạch tuyến: - Không cho phép đặt ống qua phòng ở, hạn chế việc đặt ống sâu dưới nền nhà vì khi hư hỏng, sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn. - Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt dốc với một độ dốc i= 0.003 về phía đường ống đứng cấp nước để dễ dàng xả nước trong ống khi cần thiết. 44
  • 45. - Các ống đứng nên đặt ở góc tường nhà, mỗi ống nhánh không nên phục vụ quá 5 đơn vị dùng nước và không dài quá 5m (1 đơn vị dùng nước tương ứng với lưu lượng 0.2 l/s). - Đường ống chính cấp nước (từ nút đồng hồ đo nước đến các ống đứng) có thể đặt ở mái nhà, hầm mái hoặc tầng trên cùng (nếu như nước được dẫn lên két rồi mới xuống các ống đứng).Tuy nhiên cần phải có biện pháp chống rò rỉ, thấm nước xuống các tầng. - Đường ống chính phía dưới có thể bố trí ở tầng hầm hoặc nền nhà tầng 1.Loại này thông dụng khi dẫn nước từ ngoài vào. Ống chính có thể bố trí theo dạng mang vòng hoặc mạng cụt, với loại mạng vòng dùng cho các ngôi nhà công cộng quan trọng yêu cầu cấp nước liên tục. - Đa số các ngôi nhà có cấp nước được bố trí theo dạng mạng lưới cụt. Khi hư hỏng sửa chữa có thể ngừng cấp nước trong một thời gian ngắn. Sau khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước trên mặt bằng tiến hành vẽ sơ đồ không gian hệ thống cấp nước bên trong nhà trên hình chiếu trục đo, đánh số thứ tự các đoạn ống tính toán tại các vị trí thay đổi lưu lượng. Trên cơ sở đó so sánh lựa chọn tuyến ống cấp nước tính toán bất lợi nhất (là tuyến ống tính từ điểm nối với két nước đến thiết bị vệ sinh bất lợi nhất bên trong nhà) II.3. Xác định lưu lượng tính toán: 1. Xác định lưu lượng nước cấp Việc xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống cũng như cho toàn bộ ngôi nhà với mục đích để ta chọn lựa ra đường kính ống, đồng hồ đo nước, máy bơm. Để việc tính toán sát với thực tế và đảm bảo cung cấp nước được đầy đủ thì lưu lượng nước tính toán phải xác định thep số lượng, chủng loại thiết bị vệ sinh bố trí trong ngôi nhà đó. Mỗi thiết bị vệ sinh tiêu thụ một lượng nước khác nhau do đó để dễ dàng tính toán người ta đưa tất cả lưu lượng nước của các thiết bị vệ sinh về dạng lưu lượng đơn vị gọi tắt là đương lượng đơn vị . Một đương lượng đơn vị tương ứng với lưu lượng nước là 0,2 l/s của một vòi nước ở chậu rửa có đường kính 15mm, áp lực tự do là 2m. Lưu lượng nước tính toán và trị số đương lượng của các thiết bị vệ sinh được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 1.Bảng thống kê số lượng và trị số đương lượng của các thiết bị vệ sinh. STT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG (CÁI) TRỊ SỐ ĐƯƠNG LƯỢNG(N) TÔNG ĐƯƠNG LƯỢNG 1 Xí bệt 72 0,5 36 2 Tiểu treo 7 0,17 1.19 3 Bôn tắm 72 1 72 4 lavabo 76 0,33 25.08 5 Vòi sen 07 1 7 4 Vòi rửa 13 1 13 TỔNG 154.27 Trong thực tế, các loại nhà có chức năng khác nhau sẽ có đặc điểm dùng nước khác nhau.Vì vậy qtt của ngôi nhà sẽ phụ thuộc vào số lượng, chủng loại thiết bị vệ sinh và loại nhà. Trong ngôi nhà được thiết kế hệ thống cấp thoát nước là khách sạnnên: Lưu lượng nước trung bình ngày đêm dùng cho sinh hoạt: 45
  • 46. Qngđ= )( 1000 3 m Nq× Trong đó: q : tiêu chuẩn dùng nước, q= 300 (l/ng.ngđ) theo TCVN 4513-1988 N : Số người sử dụng nước trong nhà.N= 116(người) Thay số: Qngđ= 8.34 1000 116300 = × (m3 /ngđ) Lưu lượng nước trung bình ngày đêm dùng cho dịch vụ: Qngđ= )( 1000 3 m Nq× Trong đó: q : tiêu chuẩn dùng nước, q= 25 (l/ng.ca) theo TCVN 4513-1988 N : Số người sử dụng nước trong nhà.N= 58(người) Thay số: Qngđ= 45,1 1000 5825 = × (m3 /ngđ) Lưu lượng nước trung bình ngày đêm của công trình: Qngđ=34,8+1,45= 36,25(m3 /ngđ) - Lưu lượng nước tính toán được xác định theo công thức sau: qtt = 0,2 N×α (l/s) Trong đó: -qtt: lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn ống (l/s) -α : đại lượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước, tra theo bảng 11 (TCVN4513-1988) 5,2=α . -N : tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh trong đoạn ống tính toán. N=154.27. Thay số: qtt = 27,1545,22,0 × = 6,32 (l/s) 2.Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước lạnh Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước bên trong nhà bao gồm việc lựa chọn đường kính ống, chọn vận tốc nước chảy trong ống hợp lý và kinh tế, xác định tổn thất áp lực trong các đoạn ống chính để tính Hb và Hct nh . Có thể giảm kích thước đường ống tức đồng nghĩa với việc tăng vận tốc nước chảy trong ống. Đối với khu vực phía trên, do đường ống chính phân phối nước ở phía trên, ta chỉ tính toán để chọn ra chiều cao két nên ta tính toán vận tốc lớn hơn vận tốc kinh tế. Còn đối với khu vực phía dưới ta phải tính toán thuỷ lực để chọn ra đường kính ống nên ta chọn vận tốc nằm trong vận tốc kinh tế. a.Chọn đường kính cho từng đoạn ống Cũng như mạng lưới cấp nước bên ngoài ta dựa trên cơ sở vận tốc kinh tế để xác định đường kính thích hợp của từng đoạn ống, tổn thất áp lực của từng đoạn ống và toàn mạng. Ta chọn ống nhựa PPR đối với hệ thống cấp nước lạnh trong nhà. Đối với đường ống chính và đường ống đứng thì v = 0,5-1,5 m/s. 46
  • 47. Đối với các đường ống nhánh, ống dẫn nước sinh hoạt trong trường hợp chữa cháy thì vận tốc tối đa có thể cho phép lên tới v < 2,5 m/s. Ta chọn đường kính ống dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh trong nhà cho từng vùng có thể dựa trên nguyên tắc: - Vùng 1: Vùng 1 là vùng được cung cấp nước từ két nước trên hầm mái cấp xuống. Vì chênh cao hình học lớn nên vùng bị thừa áp lực, nên ta chọn đường kính ống sao cho vận tốc nước chảy trong ống là vận tốc giới hạn ( v ≤2 m/s) làm cho áp lực trong ống khi mở các thiết bị tiêu thụ nước giảm xuống do tổn thất qua ống lớn. - Vùng 2: Được cung cấp nước từ két nước xuống, chênh cao hình học là không lớn và để đảm bảo tổn thất trong ống là nhỏ nên ta chọn đường kính ống sao cho vận tốc nước chảy trong ống nằm trong vùng vận tốc kinh tế. b.Xác định tổn thất áp lực cho từng đoạn ống và cho tuyến tính toán bất lợi nhất. Tổn thất dọc đường theo chiều dài cho từng đoạn ống của hệ thống cấp nước trong nhà được xác định theo công thức: htt = i.l (m) Trong đó: i: tổn thất đơn vị (tổn thất áp lực trên 1m chiều dài đoạn ống) (m). l: chiều dài đoạn ống tính toán (m). Khi tính toán tính cho tuyến bất lợi nhất và cuối cùng tổng cộng cho từng vùng và toàn mạng lưới. Các nhánh khác không cần tính toán mà chọn theo kinh nghiệm dựa trên cơ sở tổng số đương lượng của đoạn tính toán. - Nhận thấy trục C1 có số lượng thiết bị dùng nước lớn nhất nên tính toán cho trục C1 rồi suy ra các trục còn lại: Bảng 3.Bảng tính toán thuỷ lực cấp nước lạnh trục C1 Đoạn ống tính toán Loại dụng cụ vệ sinh mà đoạn ống phục vụ Tổng số đương lượng N Lưu lượng tính toán qtt (l/s) Đường kính ống D(mm) Vận tốc trong ống v(m/s) Tổn thất đơn vị 1000i Chiều dài L(m) Tổn thất dọc đường h=i.l Tiểu treo Bồn tắm Xí bệt Ch.rửa mặt Vòi rửa THầm-T1 0 0 0 0 1 1 0.50 32 0.93 52.2 3 0.157 T1-T2 0 0 0 0 7 7 1.26 32 2.4 246.6 3.3 0.814 T2-T3 0 2 2 2 7 13.66 1.42 40 1.68 114.7 3.3 0.379 T3-T4 0 4 4 4 7 17.32 1.56 40 1.85 140.6 3.3 0.464 T4-TUM 0 6 6 6 7 20.98 1.69 50 1.3 53.1 3.3 0.175 47
  • 48. II.4. Chọn đồng hồ đo nước Khi chọn đồng hồ đo nước cần phải dựa vào khả năng vận chuyển của nó. Khả năng vận chuyển của mỗi loại đồng hồ đo nước sẽ khác nhau và thường biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng của đồng hồ tức là lưu lượng của nước chảy qua đồng hồ tính bằng m3 /h, khi tổn thất áp lực qua đồng hồ là 10 m. Chọn đồng hồ đo nước phải thoả mãn các điều kiện sau: Qngđ ≤2Qđtr Trong đó: Qngđ là lưu lượng nước ngày đêm của ngôi nhà, Qngđ = 36,25 m3 /ngđ. Qđtr là lưu lượng nước đặc trưng của đồng hồ đo nước, m3 /h. Ngoài ra có thể dựa vào lưu lượng nước tính toán của Qtt của ngôi nhà để chọn đồng hồ. Lưu lượng nước tính toán phải nằm giữa lưu lượng nước giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của đồng hồ.Giới hạn nhỏ nhất Qmin (khoảng 6-8% lưu lượng nước trung bình ngày) hay còn gọi là độ nhạy của đồng hồ, nghĩa là nếu lượng nước chảy qua đồng hồ nhỏ hơn lưu lượng đó thì đồng hồ sẽ không chạy. Giới hạn Qmax là lưu lượng lớn nhất cho phép đi qua đồng hồ mà không làm đồng hồ hư hỏng và tổn thất quá lớn. Giới hạn này khoảng chừng 45-50% lưu lượng đặc trưng của đồng hồ. Có thể biểu diễn điều kiện này như sau: Qmin maxtt QQ ≤≤ Theo tính toán ở trên lưu lượng của công trình là: Qtt = 6,32 (l/s). Dựa vào bảng 6TCVN 4513-1988 ta chọn được đồng hồ loại tuốc bin trục ngang D80 (mm), Qđtr =45 (m3 /ng), Qmin= 6 (m3 /h), Qmax=5000(m3 /ng) Theo quy phạm thì tổn thất áp lực qua đồng hồ đối với loại tuốc bin nhỏ hơn 1-1,5 m. Trong trường hợp có cháy tương ứng là 2,5 m. Xác định tổn thất áp lực qua đồng hồ theo công thức sau: Hđh = S. 2 ttQ (m). Trong đó : Qtt là lưu lượng nước tính toán (l/s). S là sức kháng của đồng hồ đo nước( lấy theo bảng 7 TCVN 4513-1988). S =0,00207 Thay số được : Hđh = 0,00207x6,322 = 0,082(m). => Thoả mãn điều kiện về tổn thất áp lực. +trường trường hợp có cháy: lưu lượng khi có cháy của công trình là(tính cho 1 dám cháy sảy ra đồng thời): Qtt = 6,32+5=11.32 (l/s). Xác định tổn thất áp lực qua đồng hồ theo công thức sau: Hđh = S. 2 ttQ (m). Trong đó : Qtt là lưu lượng nước tính toán (l/s). S là sức kháng của đồng hồ đo nước( lấy theo bảng 7 TCVN 4513-1988). S =0,00207 48
  • 49. Thay số được : Hđh = 0,00207x11.322 = 0,268(m). => Thoả mãn điều kiện về tổn thất áp lực. Như vậy chọn đồng hồ loại này là hợp lý. II.5. Tính toán lưu lượng và áp lực cần thiết của máy bơm. Máy bơm dùng để tăng áp lực dẫn nước từ bể chứa nước đến két nước. Máy bơm phổ biến nhất là loại bơm ly tâm trục ngang chạy bằng điện. Chọn máy bơm dựa vào hai chỉ tiêu cơ bản sau:  Lưu lượng của máy bơm Qb (m3 /h hoặc l/s)  Áp lực toàn phần của máy bơm Hb (m). Có Qb=6,5(l/s) Áp lực cần thiết của bơm là áp lực để có thể đưa nước từ bể chứa đến đỉnh két nước trên hầm mái. Xác định theo công thức sau: )(mhhhHH tdcbhh b ct +++= ∑ Trong đó:  Hhh: Là độ cao hình học từ mực nước trong bể chứa ngoài nhà đến vị trí đặt két Ta có Hhh = 20 (m)  ∑h : Tổng tổn thất áp lực trên đường ống tính toán từ bể nước đến két nước. Với lưu lượng là Qb = 6,5 (l/s) ta chọn đường kính ống đứng dẫn nước lên két là ống nhựa thép tráng kẽm(TTK) D50. Tra bảng tính toán thuỷ lực 1000i = 146.4 Với chiều dài đoạn ống đẩy là: L = 17,4+11+11,4= 39,8 (m). Với chiều dài đoạn ốnghút là: L= 6(m),Qb=6,5(l/s) ta chọn đường kính ống hút là ống TTK D60. Tra bảng tính toán thủy lực 1000i= 57.3 ∑h = 6 1000 4,1468,393,576 = ×+× (m)  hcb= 30%. ∑h = 0,3×6 = 1,8(m)  Htd: áp lực tự do cần thiết ở chỗ vòi nước ra. theo tiêu chuẩn ta chọn Htd = 2(m) Do đó: b ctH = 20+ 2 + 1,8 + 6 = 29,8 (m). Vậy chọn hai máy bơm, một máy công tác, một máy dự phòng có thông số cột áp như sau: Hb = 30 (m). Qb = 6,5 (l/s). II.6.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG 49
  • 50. 1Chọn sơ đồ hệ thống cấp nước nóng. Đối với hệ thống cấp nước nóng, chọn hệ thống cấp nước nóng cục bộ, nguồn năng lượng điện năng, dùng bình nước nóng bằng điện loại lưu tốc, dung tích bình là 80 lít. Mỗi phòng vệ sinh đặt một bình đun nước trực tiếp từ vòi cấp nước lạnh và có một vòi dẫn nước nóng xuống thiết bị vệ sinh sử dụng có vòi trộn là chậu rửa mặt, vòi sen tắm hoặc bồn tắm nằm. 2Tính đường ống phân phối nước nóng và cao độ đặt bình. Tính giống như đường ống cấp nước lạnh, chỉ khác lưu lượng cấp nước nóng sẽ bằng 0,5 lưu lượng nước lạnh cho mỗi thiết bị. Để thuận tiện cho việc thi công lắp đặt hệ thống ta chọn các ống nối vào thiết bị vệ sinh và ống phân phối nước nóng từ bình là ống D20. Bình nóng lạnh đặt trên tường wc cao hơn mặt sàn nhà 2,4m (Tính điểm lấy nước vào).Chọn loại bình feroli 80l CHƯƠNG III TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG THOÁT NƯỚC THẢI III.1 MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ. III.1.1. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt Hệ thống thoát nước bên ngoài là hệ thống thoát nước chung nên mọi nước thải đều được đổ vào hệ thống này. Nước thải từ các âu xí,tiểu treo của các phòng được đưa chung vào một đường ống rồi dẫn vào bể tự hoại để xử lý, phần nước sau xử lý được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Còn nước thải thu từ chậu rửa và sàn thì được dẫn vào một đường ống đứng khác và đưa ra mạng thoát nước chung. Bể tự hoại được bố trí bên trong ngôi nhà. Nước mưa được dẫn bằng một hệ thống riêng ra mạng lưới thoát nước thành phố. Ta sử dụng hệ thống thoát nước chung. Hệ thống thoát nước chung bao gồm các ống đứng, ống nhánh tập trung nước thải ở các tầng qua ống tháo tới hố ga. Mặt bằng hệ thống thoát nước thải trong nhà. Sơ đồ không gian hệ thống thoát nước thải trong nhà. (theo bản vẽ) III.1.2. Tính toán mạng lưới thoát nước trong nhà. 1. Xác định lưu lượng nước thải tính toán. Lưu lượng nước thải lớn nhất tính toán trong các thiết bị vệ sinh, đường kính ống dẫn và độ dốc tương ứng Bảng 4: bảng thống kê lưu lượng nước thải tính toán lớn nhất của các thiết bị Loại Thiết Bị Lưu lượng nước thải (l/s) Đường kính ống (mm) Vòi rửa 0,07 50 lavabo 0,33 50 Âu tiểu 0,05 50 Vòi tắm hương sen 0,2 50 Bồn tắm 1,1 50 50
  • 51. Xí bệt 0,9 100 Ống nhánh dẫn nước thải từ các thiết bị vệ sinh đều như nhau trong tất cả các tầng do vậy ta tính 1 ống nhánh rồi lấy các ống nhánh khác tương tự. Các ống nhánh đặt ở dưới sàn khu vệ sinh với độ dốc tính toán cụ thể và góc nối với các ống đứng là 45o . 2. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước trong nhà. Lưu lượng nước thải tính toán các đoạn ống thoát nước trong nhà được xác định theo công thức: Qth = qc + qdc max (l/s) Trong đó: + qc: Lưu lượng nước cấp tính toán xác định theo công thức qc = Na×2,0 (l/s) Trong đó: -qtt: lưu lượng nước tính toán cho từng đoạn ống (l/s) -a : đại lượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước, tra theo bảng 11 (TCVN-4513.) a= 2,5. -N : tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh trong đoạn ống tính toán. - qmax dc : Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán tra bảng 4. a. Tính toán ống đứng thoát nước: nhận thấy ống đứng thoát nước TH1 có lưu lượng lớn nhất nên ta tính toán cho trục 1 rồi suy ra các trục còn lại.  Tính toán ống đứng thoát nước TH1. Đoạn ống đứng T1 thoát nước chocác tầng có 6 chậu rửa tay 6 bồn tắm. Có tổng số đương lượng là: ∑N = 0,33x6+6x1,1=8,58. =>qc = 5,158,85,22,0 =×× (l/s) + qdc max :bồn tắmlà thiết bị có lưu lượng lớn nhất. Tra bảng 4: qdc max = 1.1 (l/s). Thay vào công thức: Qth = 1,5+ 1,1 = 2,6(l/s). Chọn đường kính ống đứng: Chọn D = 90 mm. Góc nối giữa ống nhánh và ống đứng là 450 . Tra bảng 8 (TCVN 4474-1987), khả năng thoát nước của ống đứng là 4,4 (l/s) Vậy đường kính ống đứng chọn D = 90 mm là hợp lý. b. Tính toán ống đứng thoát xí:  Tính toán ống đứng X1:nhận thấy ống đứng X1 có lưu lượng lớn nhất nên tính toán cho trục X1 rồi suy ra các trục còn lại. - Đoạn ống đứng X1 thoát nước cho các tầngcó : có 6 xí: 51
  • 52. Nên tổng số đương lượng là: ∑N = 4,569,0 =× =>qc = 37,14,55,22,0 =×× (l/s) Tra bảng 4: qdc max = 0,9 (l/s). Thay vào công thức: qth = 1,37 + 0,9 = 2,27 (l/s). Chọn đường kính ống đứng : Chọn D = 110mm Góc nối giữa ống nhánh và ống đứng là 450 . Tra bảng 8 (TCVN 4474-1987), khả năng thoát nước của ống đứng là 7,8 (l/s) Như vậy đường kính ống đứng chọn D = 110 mm là hợp lý. c.Tính toán ống thông hơi. Là phần nối tiếp của ống đứng, đi qua hầm mái và nhô cao hơn hầm mái tối thiểu là 0,7m, cách xa cửa sổ, ban công nhà láng giềng tối thiểu là 4m, để dẫn các khí độc, các hơi nguy hiểm có thể gây nổ ra khỏi mạng lưới thoát nước bên trong nhà. Trong các tòa nhà cao tầng có thể đặt ống thông hơi nối tiếp với ống thoát nước nếu: - Khi đường kính ống thoát nước D = 50mm lưu lượng nhỏ hơn 2 (l/s). - Khi đường kính ống thoát nước D = 90mm lưu lượng nhỏ hơn 8 (l/s). - Khi đường kính ống thoát nước D = 110mm lưu lượng nhỏ hơn 10 (l/s). Theo tính toán ở trên: Ống đứng TH1,TH2,TH3,TH4: D = 90 mm; qmax = 2,6 (l/s) <8 (l/s). Ống đứng TX1,TX2,TX3,TX4: D= 110 mm; qmax = 2,27 (l/s) < 10(l/s). Vậy ta dùng hệ thống thoát nước và thông hơi chung cho tòa nhà với D60 chiều cao phần ống thông hơi trên hầm mái là 0,7 m, trên nóc ống thông hơi có bố trí một hình chóp nón để che mưa và có cửa thoát hơi. 3. Tính toán bể tự hoại. Vì hệ thống thoát nước thải thành phố là hệ thống thoát nước chung, không có trạm xử lý nên trước khi đưa nước đen vào mạng lưới thoát nước thành phố phải xử lý cục bộ bằng bể tự hoại. Dung tích bể tự hoại xác định theo công thức: Wb = Wn + Wc(m3 ) Trong đó: + Wn: Thể tích toàn phần nước của bể, lấy bằng 2 lần lượng nước thải trung bình ngày đêm Qngđ. Lượng nước thải trung bình ngày đêm lấy là 80% lưu lượng cấp trong ngày đêm. Tiêu chuẩn cấp nước là: 300 (l/người-ngđ) Vậy ta có: Wn = 5828,025.36 =×× (m3 ). + Wc: Thể tích cặn của bể, xác định theo công thức: 52
  • 53. Wc= N W cbWTa . 1000).100( .).100.(. 2 1 − − Trong đó: + a: Lượng thải trung bình của một người trong ngày, a = 0,5 (l/ng.ngđ). + T: Thời gian giữa hai lần xả cặn, chọn T =365(ngày) = 12 tháng. + W1: Độ ẩm của cặn tươi, W1 = 95%. + W2: Độ ẩm của cặn đã lên men, W2 = 90%. + b: Hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn, b = 0,7. + c: Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn giúp sự tái sinh, c = 1,2; + N: Số người sử dụng bể tự hoại, N = 174 (người) Do đó: Wc= ( ) ( ) 174 100090100 2,17,0951003655,0 × ×− ××−×× = 13,35(m3 ). Vậy dung tích bể tự hoại là: Wb = 58 + 13.35 = 61,35(m3 ) III.2. TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC MƯA TRÊN MÁI NHÀ. 1. Tính toán ống đứng và ống nhánh. Lưu lượng tính toán: Lưu lượng nước tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái được xác định theo công thức: Q = 10000 qF K 5× × (l/s). Trong đó: F: diện tích thu nước mưa, (m2 ). F = Fmái + 0,3.Ftường (m2 ). Fmái: diện tích hình chiếu bằng của mái. 53
  • 54. Đo trực tiếp có Fmái =1070 (m2 ). Ftường: diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái, (m2 ). Vì diện tích tường là khá nhỏ nên ta bỏ qua: Ftường = 0. K: Hệ số điều chỉnh, K = 2. q5: cường độ mưa l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán 1 năm. Ta có: 4,45020 =LC q (l/s.ha). ⇒ Q = 38.96 10000 4,4501070 2 = × × (l/s). Chọn số ống đứng: Chọn 14 ống đứng thoát nước mưa, lưu lượng mỗi ống là: Q1 ống = 88,6 14 38.96 = (l/s). Chọn ống đứng D90, phễu thu nước D110. Đảm bảo yêu cầu quy định. Diện tích phục vụ thực tế của mỗi ống đứng là: Fthực = 42.76 14 1070 = (m2 ). PHẦN VI: GIẢI PHÁP PHẦN PCCC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG Công trình:“KHÁCH SẠN BÌNH MINH 2” là một công trình xây dựng cải tạo, được xây dựng bao gồm: 01 bán hầm 4 tầng trên và 1 tầng tum. Đây là công trình dân dụng đòi hỏi có mức độ an toàn vì vậy trong trường hợp có cháy xảy ra việc sơ tán người và tác chiến chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có những khó khăn, có thể thiệt hại lớn về người và tài sản. Do mức độ quan trọng trên nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC tại chỗ cho công trình là một mục tiêu rất quan trọng và thiết thực. Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy trên toàn quốc gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và an ninh xã hội. 54
  • 55. Thực hiện ý tưởng trên chúng tôi đã chọn phương án thiết kế hệ thống PCCC cho công trình. Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn Phòng cháy chữa cháy để thiết kế các hệ thống PCCC của công trình, chúng tôi đề ra thiết kế các hệ thống PCCC cho công trình gồm các dạng sau: 1- Hệ thống báo cháy tự động. 2- Hệ thống chữa cháy Sprinkler. 3- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường 4- Phương tiện chữa cháy ban đầu PHẦN 2: NỘI DUNG THIẾT KẾ I. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ: - Căn cứ thiết kế kiến trúc của công trình. + TCVN9310-4:2012: Phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy. + TCXD 217-1998 : Phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm. + TCVN 6101 - 1996 ISO 6183:1990 "Thiết bị chữa cháy -Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit, thiết kế và lắp đặt". + TCVN 6102 - 1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy-chất chữa cháy- bột). + TCVN 4778-1989: Phân loại cháy. + TCVN 4879-1989: Phòng cháy - dấu hiệu an toàn. + TCVN 2622-1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế + TCVN 5040-1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy - yêu cầu kỹ thuật. + TCVN 5760-1993 : Hệthốngchữa cháy-Yêucầuchung vềthiết kế,lắp đặt vàsử dụng. + TCVN 4513 - 1988: Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế. + TCVN 7161 – 13:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. + TCVN 3890 - 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị và bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng + QCVN 08 - 2009/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị - Phần 2 gara ô tô + QCVN 06 - 2010/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. 55
  • 56. Ngoài ra các thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và công tác lắp đặt chúng vào công trình còn phải tuân thủ các yêu cầu trong những tiêu chuẩn trích dẫn dưới đây: + Các tiêu chuẩn NFPA, VdS của Mỹ và Châu Âu đối với hệ thống báo cháy, chữa cháy. II. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH: Căn cứ vào tính chất sử dụng, nguy hiểm cháy nổ của công trình hệ thống PCCC cho công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Yêu cầu về phòng cháy - Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng. - Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất. 2. Yêu cầu về chữa cháy Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải được dập tắt ngay. - Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy có thể xảy ra trong công trình. - Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện . - Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị khác tại các khu vực chữa cháy thiệt hại thứ cấp. - Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài, hiện đại. - Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu chuẩn của Việt nam. 3. Giải pháp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. a, Hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy hiểm cháy của công trình bằng hệ thống báo cháy tự động theo vùng. Với hệ thống báo cháy ngoài chức năng báo cháy thông thường hệ thống còn có khả năng kết nối và điều khiển các hệ thống kỹ thuật bằng các đường điều khiển chuyên dụng và phần mền điều khiển: - Tự động phát hiện cháy nhanh và thông tin chính xác địa điểm xảy ra cháy, chuyển tín hiệu báo cháy khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng bằng âm thanh đặc trưng, đồng thời thể hiện khu vực cháy trên sơ đồ (thể hiện mặt bằng các tầng) để những người có trách nhiệm có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp. 56
  • 57. - Hệ thống phải có chức năng điều khiển liên động và nhận tín hiệu phản hồi sau khi điều khiển với các hệ thống khác có liên quan như thang máy, thông gió, cắt điện, âm thanh ... nhằm phục vụ cho công tác sơ tán và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất. - Báo động cháy bằng âm thanh đặc trưng (Còi, chuông...) b, Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Đây là hệ thống chữa cháy hiện đại được áp dụng trên thế giới. Với khả năng chữa cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler. Chức năng tự động chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc mà không cần tác động của con người. c, Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường và Phương tiện chữa cháy ban đầu - Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt buộc phải có cho các công trình hiện nay và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa cháy chỉ được thực hiện khi có con người tác động. - Ngoài hai hệ thống chữa cháy trên công trình còn được trang bị các bình chữa cháy di động, xách tay phục vụ dập tắt đám cháy mới phát sinh chưa đủ thông số để hệ thống chữa cháy tự động làm việc. =>Dựa vào mức độ an toàn ngôi nhà ta chọn giải pháp chữa cháy họng vách tường và phương tiện chữa cháy ban đầu . PHẦN 3: HỆ THỐNG CHỮA CHÁY I. CĂN CỨ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: - Căn cứ TCVN 2622 -1995 "Tiêu chuẩn Việt Nam - Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế". - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102 - 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất cháy bột, khí). - Căn cứ theo TCVN 4513-1988 "Cấp nước bên trong, tiêu chuẩn thiết kế" - TCVN 6160 - 96 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng yêu cầu thiết kế. - TCVN 4513 - 88 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 7161 – 13:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 13. Chất chữa cháy IG100 – Nitơ - Trường hợp trong các tiêu chuẩn Việt nam không qui định thì vận dụng theo các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn NFPA 231 về bình dập lửa hoặc tương đương. * NFPA: Hội đồng phòng cháy quốc gia của Mỹ. * EN: Tiêu chuẩn châu âu. * UL: Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Mỹ 57
  • 58. - Căn cứ vào các công thức, phương pháp tính toán về thủy động lực học để tính toán, phân bố lưu lượng và tính tổn thất năng lượng trong mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy của hệ thống. Sau khi nghiên cứu đặc điểm kiến trúc, qui mô, tính chất sử dụng và mức độ nguy hiểm của công trình, giải pháp thiết kế hệ thống chữa cháy thiết kế bao gồm: Hệ thống chữa cháy bằng nước gồm: + Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường. Phương tiện chữa cháy ban đầu: + Bình xách tay CO2 – 3 kg. + Bình bột xách tay MFZL4– 4 kg. II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC: 1. Phương pháp bố trí và thiết kế hệ thống chữa cháy họng nước vách tường a Mô tả hệ thống Hệ thống chữa cháy bán tự động họng nước vách tường sử dụng chất chữa cháy bằng nước.Hệ thống này là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng từ đường ống đến chất chữa cháy để dập tắt đám cháy khi có cháy xảy ra. Hệ thống này thường được thiết kế lắp đặt cho những ngôi nhà, công trình nhiều tầng, có lượng chất cháy lớn và thường dùng để chữa cháy khi đám cháy mới phát sinh cũng như khi đám cháy đã phát triển trên phạm vi rộng. Thích hợp cho việc chữa cháy các đám cháy chất rắn như: gỗ, giấy, sản phẩm dệt, chất dẻo. Mục đích của việc thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường là để cho lực lượng chữa cháy của cơ sở cũng như lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp dễ dàng triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy trên các tầng cao, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho việc chữa cháy đồng thời nó có thể đảm bảo được cột áp và lưu lượng nước để chữa cháy trên các tầng cao nhờ có các thiết bị tăng áp. Họng nước chữa cháy vách tường (trong nhà): là thiết bị nối từ đường ống ra các cuộn vòi mềm, qua lăng chữa cháy để phun nước vào đám cháy. Mỗi họng nước chữa cháy trong nhà phải có van khoá, cuộn vòi mềm có chiều dài 20m đường kính Φ = 50mm, có đủ đầu nối và lăng chữa cháy có đường kính Φ=13mm, được đặt trong tủ bảo quản riêng biệt. Họng nước chữa cháy phải được bố trí tại các vị trí thuận tiện, dễ nhận biết, dễ thao tác vận hành. Van khoá họng nước chữa cháy: là thiết bị đóng, mở nước từ đường ống ra họng nước chữa cháy. Khi xảy ra cháy ở một khu vực nào đó, ta chỉ cần triển khai lăng, vòi chữa cháy, mở van khoá ở khu vực đó, nước sẽ phun ra chữa cháy. Van một chiều: Là thiết bị chỉ cho nước đi qua theo một chiều nhất định. Thông thường van một chiều được lắp trên đường ống đẩy, trước máy bơm, bảo vệ guồng bơm không bị va đập thuỷ lực. 58
  • 59. Van khóa: Là thiết bị đóng mở nguồn nước phục vụ kiểm tra, sửa chữa. Thông thường khóa được lắp trên đường ống đẩy, ống hút của máy bơm, trước các đường ống nhánh. Máy bơm chữa cháy: là thiết bị cốt lõi, quan trọng nhất của hệ thống chữa cháy có tác dụng đưa nguồn nước đến các khu vực có cháy để phục vụ chữa cháy. Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng thời được cấp bằng nguồn điện máy phát của nhà (nếu có). 2. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được thiết kế với yêu cầu: - Bán kính mỗi họng đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong tòa nhà. - Lưu lượng nước của mỗi họng: 2,5l/s - Lưu lượng nước chữa cháy của hệ đảm bảo phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ. - Các họng chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang tại các vị trí dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,6m so với mặt sàn. 3. Nguyên lý làm việc của hệ thống Khi có cháy, tiến hành mở máy bơm, kéo dải cuộn vòi chữa cháy hường vào đám cháy, mở van góc chữa cháy để cấp nước dập tắt đám cháy. 4. Giải pháp thiết kế cho công trình Hệ thống chữa cháy bán tự động họng nước vách tường được trang bị tại tất cả các khu vực, các tầng trong công trình cụ thể như sau: a. Hộp chữa cháy vách tường: Được trang bị tại các tầng, mỗi họng gồm: Tủ đựng phương tiện chữa cháy bằng tôn sơn tĩnh điện có kích thước 400x600x220mm, 01 van góc chữa cháychuyên dụng d=50mm, 01 cuộn vòi chữa cháy bằng vải tráng cao su d=50mm dài 30m, 01 lăng phun chữa cháy d=13mm, 01 bộ khớp nối và 01 bình bọt CO2+01 bình bột MFZL4 đặt ngay phía dưới tủ. Vị trí lắp đặt đảm bảo tại bất kỹ vị trí nào trong tòa nhà đều được phun tới (chi tiết xem bản vẽ thiết kế).Hộp lắp đặt ở cao độ 1,6m so với cốt mặt sàn hoàn thiện. b. Máy bơm chữa cháy Cụm bơm chữa cháy phục vụ cho hệ thống chữa cháy họng nước vách tường. Cụm bơm chữa cháy phải được bố trí đầy đủ các cụm van điều khiển, van kiểm tra, van an toàn, đồng hồ đo áp lực, … 59
  • 60. 5.0 Tính toán áp lực máy bơm Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 – tiêu chuẩn về PCCC cho nhà ở và công trình thì đối với nhà số họng nước chữa cháy tại mỗi điểm bằng 2 với lưu lượng 2,5(l/s). Sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường. Hệ thống gồm một trục C nằm cạnh hành lang. Để cấp nước chữa cháy ta dùng bơm chữa cháy với một bơm làm việc và một bơm dự phòng. Tại một vị trí có cháy sảy ra cần ít nhất hai điểm cấp nước chữa cháy tới từ đó suy ra qcc =5(l/s)=>ống thép cháng kẽm D50mm ,v=1,55 m/s, 1000i= 92,2.D60mm v=1.3,1000i=57.3 Áp lực cần thiết của ngôi nhà trong trường hợp có cháy: )(mhhhhhH td cc cbcc ct ct cc hh cc tt ++++= ∑ Trong đó: +h cc hh: chiều cao hình học tính từ mực nước trong bể nước chữa cháy đến van chữa cháy vị trí cao và xa nhất : h cc hh= 1,6 (m) +∑ hcc : tổn thất áp lực mạng lưới đường ống khi có cháy. )(5.2 1000 2.9220113.57 mlihcc = ×+× =×=∑ +hcc cb: tổn thất áp lực cục bộ khi có cháy: hcc cb =30%x∑ hcc = 0,74 (m) +hct ct: là tổn thất áp lực cục bộ ở van chữa cháy: hct ct = hv +ho(m) +hv: áp lực cần thiết ở miệng vòi phun để tao ra nước đặc. theo TCVN 4513-1988 áp lực cần thiết ở miệng vòi phun>10m,phụ thuộc vào đường kính phun:( lăng phun ít nhất là 13mm) +ho: tổn thất áp lực theo chiều dài ống vải gai tính theo công thức: h0 = A×l × (qcc)2 (m) +qcc: lưu lượng vòi phun chữa cháy. qcc= 2,5(l/s) +l: chiều dài ống vải gai, chọn l=20m. +A: sức kháng đơn vị của ống vải gai, chọn đường kính ống vải gai D=50mm. =>A=0,012 ⇒h0 = 0,012×20×2,52 = 1,5 m ⇒hv = d d C C ××− αϕ1 (m) 60
  • 61. +Lấy Cd= 6m tra bảng ⇒ α = 1,19 +ϕ: hệ số phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun.(chọn đường kính miệng lăng phun nước d=13mm) 00164,0 )131,0(13 25,0 )1,0( 25,0 33 = ×+ = ×+ = dd ϕ ⇒hv = m07,6 619,100164,01 6 = ××− Vậy áp lực cần thiết của ngôi nhà trong trường hợp có cháy là: hct ct = 6,07+ 1,5 = 7,57 m ⇒ HCT cc = 1,6+ 7,57 + 2,5 + 0,74+12= 24.41m Chọn bơm chữa cháy: Qcc =5 (l/s) Hb=25 m. III. HỆ THỐNG CÁC BÌNH CHỮA CHÁY: - Theo đặc điểm và tính chất của mục tiêu bảo vệ của công trình, để chữa cháy thích hợp với loại đám cháy cho từng tầng, chúng tôi chọn chất chữa cháy ban đầu là bột hoá học tổng hợp MFZL4 loại 4kg và bình chữa cháy CO2 loại 3kg . Các bình được bố trí cho các tầng. Bình chữa cháy được đặt trong cạnh họng nước chữa cháy chung cùng hộp họng nước chữa cháy và khu vực hanh lang . - Đảm bảo diện tích bảo vệ 50m2 /1 bình, khoảng cách di chuyển < 15m IV. KẾT LUẬN - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện theo xu hướng phát triển của công nghệ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra và đặc biệt đáp ứng được tiểu chuẩn qui định của Nhà nước. - Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và bình bột chữa cháy cá nhân. Khi đám cháy mới phát sinh còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt. 61