SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – Năm 2011 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi 
học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang 
Tác giả: Nguyễn Thanh Phong 
Cell: 0918 176 546 – Email: mooncakeasia@yahoo.com 
www.khaitrivn.wordpress.com 
-1-
MỞ ĐẦU 
-2- 
1. Lý do chọn đề tài 
Việt Nam là đất nước có hơn bốn ngàn năm lịch sử, cùng với một nền giáo dục đã 
được hình thành lâu đời, dân tộc Việt Nam luôn được bạn bè khắp năm châu ngưỡng mộ 
về sự hiếu học, cần cù thông minh. Vì thế, không quá khó để giải thích tại sao những vấn 
đề trong giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng luôn là đề tài nóng bỏng lôi 
kéo sự chú ý của báo giới, các chuyên gia, các nhà lãnh đ ạo và c á c tầng lớp nhâ n dâ n. 
Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, trong suốt một thời giáo dục được xem 
như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính bao c ấp, phi lợi nhuận 
nhưng qua mộ t thời gian dài sau khi đất nước hội nhập với các nước trên thế giới, thông 
qua các họat động giao lưu văn hóa, hợp tá c phá t tr iể n kinh tế , đặc biệt là tác động 
của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần 
túy là một phúc lợi công mà dần thay đ ổi trở thành “dịch vụ giáo dục”, tức một dịch vụ 
mà người được thụ hưởng phải trả phí. Đế n nay, giáo dục trở thành một loại dịch vụ 
ho à n c hỉnh và khách hàng có thể bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho 
là tốt nhất. 
Việc chuyển từ hoạt động phúc lợi công, mang tính bao cấp trọn gói của nhà 
nước sang dịch vụ công và tư, mộ t thị trường giáo dục dần dần hình thành và phát triển 
diễn ra khắp nơi, tăng mạnh về số lượng. Các cơ sở giáo dục thi nhau ra đời để đáp ứng 
đ ược nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, tại 
chức, chuyên tu, hoàn chỉnh đ ến liên thông, đào tạo từ xa… B ê n c ạ n h c á c p h í a 
c ạ n h t í c h c ự c , b ắ t đ ầ u nảy sinh các vấn đề tiêu cực như chất lượng đào tạo kém, 
sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, sự xuống cấp đ ạo đức học 
đường, chương trình và nộ i dung giảng dạy nặng nề, thậm chí là lạc hậu không phù 
hợp với n h u c ầ u thực tế của xã hội, các tiêu cực này không khó để bắt gặp trên các mặt 
báo, trên các chương trình thời sự cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng 
khác. Vấn đề tiêu cực trong giáo dục được phản ảnh dẫn đến sự hoang mang đố i với 
công chúng, đặc biệt là các phụ huynh, các em học sinh khi họ lựa chọn trường theo học.
Nhằm giải quyết các mố i lo ngại đó, Bộ Giáo dục và đ à o tạo đã thể hiện nỗ 
lực của mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa Kiểm định chất 
lượng giáo dục vào Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đ ích của việc kiểm đ ịnh này 
là giúp cho các nhà quản lý, các trường ĐH xem xét toàn bộ hoạt động của nhà trường 
mộ t cách có hệ thống đ ể từ đó điều chỉnh các hoạt động của nhà trường theo mộ t 
chuẩn nhất định; giúp cho các trường ĐH đ ịnh hướng và xác đ ịnh chuẩn chất lượng 
nhất định và nó tạo ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ đó 
là tự đánh giá và đánh giá ngoài. 
Trong những năm gần đây, đảm bảo chất lượng mà hoạt động chính là đánh 
giá chất lượng đã trở thành mộ t phong trào rộng khắp trên toàn thế giới, trong đó có Khu 
vực Đô ng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tùy theo từng mô hình giáo dục 
ĐH mà từng nước có thể áp dụng phương thức đánh giá và quản lý chất lượng khác 
nhau, tuy nhiên có hai cách tiếp cận đánh giá chất lượng thường được sử dụng trên 
thế giới đó là đánh giá đồng nghiệp và đánh giá sản phẩm. Trong đó, đánh giá đồng 
nghiệp chú trọng đánh giá đ ầu vào và quá trình đào tạo còn đánh giá sản phẩm thì 
thông qua bộ chỉ số thực hiện và chú trọng vào sự hài lòng của các bên liên quan. Bộ 
chỉ số này cho phép giám sát chất lượng giáo dục ĐH hàng năm, không quá tốn nhiều 
thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên quy 
mô cả nước. Phương thức đánh giá sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, các 
nước Bắc Mỹ và Châu Âu vì các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp 
khẳng đ ịnh tính hợp lý của các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm đ ịnh chất lượng. 
Riêng ở đ ô ng Nam Á, việc thành lập Tổ chức đảm bảo chất lượng mạng ĐH 
đ ô ng Nam Á (AUN-QA) vào năm 1998 cho thấy sự nỗ lực trong việc quản lý chất 
lượng của các quốc gia trong khu vực này. AUN-QA đã xây dựng nên mô hình chất 
lượng giáo dục ĐH bao gồm các yếu tố cốt lõi như sứ mạng mục tiêu, nguồn lực, 
các hoạt động then chố t (đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ) và các thành quả đ ạt được. Các 
yếu tố này sẽ trực tiếp tạo ra chất lượng của giáo dục ĐH. 
Tóm lại, thấy đ ược thông tin về sự hài lòng của các bên liên quan chính là 
bằng chứng về hiệu quả của hệ thống giáo dục, giúp hệ thống kịp thời có những đ iều 
-3-
chỉnh hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của những đố i tượng mà nó 
phục vụ. Đứng trên phương diện này, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu 
tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH 
Tiền Giang”, với hy vọng rằng sẽ khám phá ra những yếu tố nào mà sinh viên khi 
học tập, rèn luyện tại trường hài lòng và không hài lòng, từ đó khuyến nghị nhà 
trường sẽ có các điều chỉnh kịp thời. Việc làm này hết sức cần thiết đối với một 
trường ĐH, đặc biệt là đối với Trường ĐH Tiền Giang, một trường ĐH cấp tỉnh và 
còn non trẻ. 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
- Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo, rèn luyện sinh 
viên tại trường ĐH Tiề n Giang và tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả này. 
- Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác đổi mới và nâng cao chất 
lượng đào tạo, hoàn thiện môi trường học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường 
trường ĐH Tiền Giang. 
3. Phạm vi nghiên cứu 
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động 
đào tạo, r è n luyệ n s inh viê n tại tr ường ĐH Tiề n Giang. 
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 
Câu hỏi nghiên cứu: 
- Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại 
-4- 
trường ĐH Tiền Giang? 
- Sinh viên hài lòng về hoạt động đào tạo, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang 
ở mức độ nào? 
- Các yếu tố giới tính, niên khóa, bậc học ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng 
của sinh viên? 
Giả thuyết nghiên cứu: 
- Giả thuyết H01: Giới tính không có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên 
khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiề n Giang. 
- Giả thuyết H02: Không có sự khác nhau giữa sinh viên các niên khóa về sự
hài lòng khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiề n Giang. 
- Giả thuyết H03: Không có sự khác nhau giữa sinh viên các bậc học (ĐH, 
cao đẳng) về sự hài lòng khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiề n Giang. 
- Giả thuyết H04: Chương trình đào tạo của nhà trường càng tố t thì mức độ hài 
-5- 
lòng của sinh viên càng cao. 
- Giả thuyết H05: Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy của nhà trường 
càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. 
- Giả thuyết H06: Giáo trình, tài liệu học tập càng tố t thì mức độ hài lòng của 
sinh viên càng cao. 
- Giả thuyết H07: Cơ sở vật chất của nhà trường càng tố t thì mức độ hài lòng của 
sinh viên càng cao. 
- Giả thuyết H08: Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo của nhà trường càng tố t thì 
mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. 
- Giả thuyết H09: Hoạt động rèn luyện sinh viên của nhà trường càng tố t thì mức độ 
hài lòng của sinh viên càng cao. 
- Giả thuyết H10: Kết quả đạt được chung về khóa học càng tố t thì mức độ hài lòng 
của sinh viên càng cao. 
5. Khách thể và đố i tượng nghiên cứu: 
- Khách thể nghiên cứu: sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường 
ĐH Tiền Giang. 
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường 
ĐH Tiền Giang. 
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 
6.1 Dạng thiết kế nghiên cứu: 
Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông 
qua bảng hỏ i để thu thập thông tin có kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua 
buổi thảo luận nhóm với một số bạn sinh viên về những kỳ vọng của sinh viên khi học
tập, rèn luyện tại trường cũng như các kiến nghị của sinh viên nhằm nâng cao chất 
lượng hoạt động đào tạo, rèn luyện của nhà trường. 
6.2 Công cụ thu thập dữ liệu, các biến số và các tư liệu: 
- Công cụ thu thập dữ liệu: bảng hỏ i kết hợp với thảo luận nhóm. 
- Các biến số: 
+ Biến độc lập: chương trình đào tạo; độ i ngũ giảng viên, phương pháp giảng 
dạy; giáo trình, tài liệu học tập; cơ sở vật chất; hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo; hoạt 
động rèn luyện sinh viên và kết quả đạt được chung về khóa học. 
+ Biến phụ thuộc: sự hài lòng của sinh viên. 
+ Biến kiểm soát: giới tính, niên khóa, bậc học 
-6- 
7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu 
− Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏ i: 
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, rải đều từ sinh viên năm thứ 3 đến 
sinh viên năm thứ 4 đối với bậc ĐH ( ĐH khóa 08, 09) và sinh viên hệ cao đẳng năm cuối 
(cao đẳng khóa 09) ở tất cả các khoa. 
Số lượng mẫu được lấy tương ứng với tỷ lệ số lượng sinh viên giữa các khoa và 
tổng số mẫu được lấy là 500. 
− Chọn mẫu để th ả o lu ậ n n h óm: 
Tham gia buổi thảo luận gồm 30 sinh viên được mời, các sinh viên này có sự 
khác nhau về giới tính, niên khóa, hệ đào tạo (ĐH, cao đẳng) và có kết quả học tập khác 
nhau. 
8. Bố cục 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài nghiên cứu bao 
gồm 03 Chương. Cụ thể: 
Chương 1. Cơ sở lý luận 
Chương 2. Tổng quan nghiên cứu 
Chương 3. Mô hình và kết quả nghiên cứu
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
-7- 
1.1. Quan niệm về chất lượng dịch vụ 
Mỹ và nhiều nước phương Tây từ lâu đã chấp nhận coi giáo dục như một dịch 
vụ và đi học là một hình thức đầu tư cho việc kiếm sống trong tương lai nhưng ở Việt 
Nam thì khái niệm “Thị trường giáo dục” thì còn quá mới mẻ và xa lạ. Trước khi Việt 
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cách nhìn chung của phần 
đông những người hoạt động trong ngành giáo dục đều coi giáo dục là mộ t phúc lợi xã 
hộ i hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại. Thế nhưng, theo Phó Thủ tướng Phạm 
Gia Khiêm, trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, Việt Nam đã theo đuổi lập 
trường tích cực, chủ động và đã cam kết thực hiện Hiệp đ ịnh chung về thương mại dịch 
vụ (GATS) đối với tất cả 12 ngành dịch vụ, trong đó có giáo dục. Điề u này cũng có 
nghĩa là sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải có một cách nhìn khác, đó là giáo dục 
là mộ t dịch vụ trong hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ giáo dục cần 
được tự do hóa. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của 
Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đố i với giáo dục ĐH, theo đó, ta mở 
cửa hầu hết các lĩnh vực giáo dục về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, quản lý doanh 
nghiệp, kinh tế, kế toán, luật quốc tế và ngôn ngữ. 
Hiện nay, giáo dục ĐH Việt Nam không còn thuần túy là một lợi ích công. Nó 
vừa là mộ t lợi ích công vừa là mộ t dịch vụ công. Trên thực tế, tại một số trường 
ngoài công lập và một số cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận thu được 
rất lớn, thậm chí có người đánh giá là siêu lợi nhuận. Ở những nơi này, giáo dục ĐH 
là mộ t hàng hóa và một thị trường giáo dục sơ khai, tự phát đã hình thành. 
Theo những quan điểm trên thì Giáo dục được xem như một dịch vụ với một 
chất lượng nhất đ ịnh nhưng chất lượng dịch vụ là gì, đo lường chất lượng dịch vụ như 
thế nào lại là các vấn đề lớn và cho đến ngày nay, chưa có câu trả lời đầy đủ vì có quá 
nhiều cách tiếp cận khác nhau. 
Một số nước phương Tây có quan đ iểm cho rằng “Chất lượng một trường ĐH 
phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Trong khi một quan
điểm khác cho rằng “đầu ra” của giáo dục ĐH có tầm quan trọng hơn nhiều so với 
“đầu vào” của quá trình đào tạo “đầu ra” ở đây chính là sản phẩm của giáo dục ĐH 
được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng 
cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó. Còn quan điểm “Giá trị gia tăng” thì cho 
rằng giá trị đầu ra trừ đ i giá trị đầu vào chính là chất lượng giáo dục ĐH. 
Sự khó khăn, phức tạp này dẫn xuất từ các đặc trưng khác biệt sau đây của 
dịch vụ so với sản phẩm hữu hình (Ghobadian, Speller & Jones, 1993; Groth& Dye, 
1994; Zeithaml et al., 1990, dẫn theo Thongsamak, 2001): 
1. Vô hình. Sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi. Khách hàng không thể thấy, 
-8- 
nếm, sờ, ngửi…trước khi mua. 
2. Không đồng nhất. Gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống 
nhau. 
3. Không thể chia tách. Quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch vụ, do 
vậy, không thể dấu được các sai lỗi của dịch vụ. 
4. Dễ hỏng. Dịch vụ không thể tồn kho. Không thể kiểm tra chất lượng trước 
khi cung ứng. Người cung cấp chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm đúng mọi lúc. 
5. Không thể hoàn trả. Nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể được hoàn 
tiền nhưng không thể hoàn dịch vụ. 
6. Nhu cầu bất định. Độ bất định nhu cầu dịch vụ cao hơn sản phẩm hữu hình 
nhiều. 
7. Quan hệ qua con người. Vai trò con người trong dịch vụ rất cao và thường 
được khách hàng thẩm định khi đánh giá dịch vụ. 
8. Tính cá nhân. Khách hàng đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân của 
mình rất nhiều. 
9. Tâm lý. Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của khách 
hàng. 
Parasuraman et al (1985:1988, dẫn theo Nguyễn ĐìnhThọ et al, 2003) được xem 
là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết trong 
lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ.
Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ 
Parasuraman et al (1985, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003) 
Khoảng cách [1] là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà 
cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách hàng khi không hiểu 
thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng tạo ra sai biệt này. 
Khoảng cách [2] được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại 
khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chí chất 
lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu chí này trở thành các 
thông tin tiếp thị đến khách hàng. 
Khoảng cách [3] hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng 
không đúng các tiêu chí đa đ ịnh. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng 
trong tạo ra chất lượng dịch vụ. 
Khoảng cách [4] là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách 
hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất 
lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đa cam kết. 
-9-
Khoảng cách [5] hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất 
lượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Parasuraman et al. (1985) (dẫn theo 
Nguyễn Đình Thọ et al, 2003) cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ 
năm. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước. 
1.2 Sự hài lòng của khách hàng và các mô hình đo l ường sự hài lòng của 
-10- 
khách hàng 
1.2.1 Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng 
Sự hài lòng khách hàng là tâm trạng/ cảm giác của khách hàng về mộ t công ty 
khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay được đáp ứng vượt mức trong suố t vòng đ ời 
của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt đ ược sự thỏa mãn sẽ có được lòng trung 
thành và tiếp tục mua sản phẩm của công ty. 
Lý thuyết thông dụng để xem xét sự hài lòng của khách hàng là lý thuyết “K ỳ 
vọng – Xác nhận”. Lý thuyết được phát triển bởi Oliver (1980) và được dùng đ ể 
nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng của các dịch vụ hay sản 
phẩm của một cơ quan. Lý thuyết đó bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đ ến 
sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ 
sau khi đã trải nghiệm. 
Theo lý thuyết này có thể hiểu s ự hài lòng của khách hàng là quá trình như 
sau: 
(1) Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng 
về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại 
cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua. 
(2) Sau đó, việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin 
khách hàng về hiệu năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng. 
(3) Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh hiệu quả 
mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ và những 
gì mà họ đã nhận được sau khi đã sử dụng nó và sẽ có ba trường hợp kỳ vọng của 
khách hàng là:
(a) Đ ư ợ c xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng 
-11- 
của khách hàng; 
(b) Sẽ thất vọng nếu hiệu quả dịch vụ không phù hợp với kỳ vọng/mong đợi 
của khách hàng; 
(c) Sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm nhận và trải nghiệm sau khi đã sử 
dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ mong đợi và kỳ vọng trước khi mua dịch vụ. 
1.2.2 Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng 
Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index – CSI) được ứng 
dụng nhằm đo lường sự hài lòng của khách hàng đố i với các ngành, các doanh 
nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Việc thỏa mãn khách hàng trở thành 
một tài sản quan trọng đố i với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao 
chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của 
doanh nghiệp. Năm 1989, chỉ số (barometer) đo mức độ hài lòng đầu tiên được 
ra đời tại Thụy Điển (Swedish Customer Satisfaction Barometer - SCSB) nhằm thiết 
lập chỉ số hài lòng của khách hàng đố i với việc mua và tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ 
nội địa. Trong những năm sau đó, chỉ số này được phát triển và ứng dụng rộng rãi tại 
các nước phát triển như Mỹ - ACSI, Na Uy – NCSI, Đan Mạch - DCSI và các quốc gia 
EU – ECSI (1998). 
Chỉ số này có thể thực hiện trên phương diện quốc gia (các doanh nghiệp, các 
ngành sẽ thỏa mãn như thế nào đối với khách hàng của họ) hoặc ở góc độ nội bộ ngành 
(so sánh sự thỏa mãn của các doanh nghiệp trong phạm vi mộ t ngành) và so sánh giữa 
các thời điểm khác nhau (đ ể nhận thấy sự thay đ ổi). Từ đó, các doanh nghiệp có thể biết 
đ ược vị thế, sự đánh giá của khách hàng đối với doanh nghiệp để hoạch đ ịnh các mục 
tiêu và chiến lược kinh doanh. 
Chỉ số hài hài lòng của khách hàng bao gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân tố 
được cấu thành từ nhiều yếu tố cụ thể (indicators, items) đ ặc trưng của sản phẩm 
hoặc dịch vụ. Sự hài lòng khách hàng (customer satisfaction) được đ ịnh nghĩa như là 
mộ t sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau bán của doanh 
nghiệp và đây chính là đ iểm cố t lõi của mô hình CSI. Xung quanh biến số này là hệ
thống các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) xuất phát từ những biến số khởi 
tạo như sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh (image) doanh nghiệp và 
sản phẩm, chất lượng cảm nhận (perceived quality) và giá trị cảm nhận (perceived 
quality) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của sự hài lòng 
như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than phiền của khách hàng (customer 
complaints). 
1.2.2.1 . Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ 
Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động 
bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự mong đợi của 
khách hàng có tác đ ộng trực tiếp đến chất lượng cảm nhận. Trên thực tế, khi mong đ ợi 
càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đố i với sản phẩm 
càng cao hoặc ngược lại. Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp 
cho khách hàng cần phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ. Sự 
hài lòng của khách hàng được tạo thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự mong đợi 
và giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hơn sự mong đợi sẽ tạo 
nên lòng trung thành đối với khách hàng, trường hợp ngược lại, đấy là sự phàn nàn hay 
sự than phiền về sản phẩm mà họ tiêu dùng sau: 
Hình 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ 
(American Customer Satisfaction Index – ACSI) 
-12- 
Giá trị cảm 
nhận 
(Perceived 
value) 
Sự hài lòng 
của khách 
hàng (SI) 
Sự than phiền 
(Complaint) 
Sự mong đợi 
(Expectations) 
Chất lượng cảm nhận 
(Perceived quality) 
Sự trung thành 
(Loyalty)
1.2.2.2 . Mô hình chỉ số hài lòng của Châu Âu 
Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất đ ịnh. So với 
ACSI, hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của 
khách hàng. Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của 4 nhân tố 
hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình. 
Thông thường, chỉ số ACSI thường áp dụng cho lĩnh vực công còn chỉ số ECSI thường 
ứng dụng đo lường các sản phẩm, các ngành như sau: 
Hình 1.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU 
Giá trị cảm 
nhận 
(Perceived 
value) 
-13- 
Sự hài lòng 
của khách 
hàng (SI) 
Chất lượng cảm nhận về 
– sản phẩm 
(Perceved quality-Prod) 
– dịch vụ 
(Perceved quality–Serv) 
Sự trung thành 
(Loyalty) 
Hình ảnh (Image) 
Sự mong đợi 
(Expectations) 
(European Customer Satisfaction Index – ECSI) 
Rõ ràng, điểm mạnh của cách tiếp cận này là nó làm dịch chuyển ngay tức 
khắc kinh nghiệm tiêu dùng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả 
đối giữa các yếu tố cấu thành sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng. Do vậy, 
mục tiêu đầu tiên của việc tiếp cận theo cấu trúc CSI là việc giải thích sự trung thành 
của khách hàng đối với một sản phẩm nói riêng hay một doanh nghiệp, một quốc gia 
nói chung thông qua chỉ số hài lòng khách hàng khi chịu sự tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp bởi hình ảnh, sự mong đợi, chất lượng cảm nhận (về sản phẩm hoặc dịch vụ) 
và giá trị cảm nhận đố i với sản phẩm và dịch vụ đó. 
1.2.2.3 . Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL 
Dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al. (1985) (dẫn theo 
Nguyễn Đ ì n h Thọ et al, 2003) Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo 
SERVQUAL gồm 10 thành phần: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Tin cậy; (3) đ á p 
ứng; (4) Năng lực phục vụ; (5) Tiếp cận; (6) Ân cần; (7) Thông tin; (8) Tín nhiệm; (9) 
An toàn; (10) Thấu hiểu. Thang đo này bao quát hầu hết mọ i khía cạnh của dịch vụ, tuy 
nhiên thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt 
trong một số trường hợp. Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL 
gồm 5 thành phần với 20 biến quan sát, cụ thể các thành phần như sau: 
1. Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, 
thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin. 
2. Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với 
-14- 
những gì đa cam kết, hứa hẹn. 
3. Đá p ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách 
hàng một cách kịp thời. 
4. Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch 
lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng. 
5. Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đ ến từng cá nhân khách 
hàng. 
Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn đầu, 
mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách hàng kỳ 
vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 đ iểm. Sai biệt (cảm 
nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình đo lường này 
được gọ i là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân đoạn thứ 3 yêu cầu khách 
hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần. 
Sau nhiều nghiên cứu kiểm đ ịnh cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa 
nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy, vẫn còn
nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng quát và hiệu 
lực đo lường chất lượng. Mộ t đ iều nữa có thể thấy là thủ tục đo lường 
SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy, đa xuất hiện một biến thể của SERVQUAL là 
SERVPERF. 
Thang đo này đ ược Cronin & Taylor (1992, dẫn theo Thongsamak, 2001) giới 
thiệu, xác đ ịnh chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm 
nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL). Hai ông cho 
rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tố t nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không 
cần có chất lượng kỳ vọng. cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần. 
Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo SERVQUAL, các thành phần và biến 
quan sát của thang đo SERVPERF này giữ như SERVQUAL. Mô hình đo lường này 
được gọi là mô hình cảm nhận (perception model). 
Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đ ều có những nghiên cứu 
tiếp sau sử dụng. Điề u đáng nói là kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy khó có 
thể kết luận mô hình nào là không đúng đắn hoặc thậm chí đúng đắn hơn. 
-15- 
1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài 
Thông qua các phân tích đã tiến hành, tác giả xin đưa ra mô hình lý thuyết của đề 
tài như sau:
Hình 1.4: Mô hình lý thuyết của đề tài 
-16- 
Chương trình đào tạo 
Đội ngũ giảng viên, 
phương pháp giảng dạy 
Giáo trình, tài liệu 
học tập 
Cơ sở vật chất 
Hoạt động quản lý và 
hỗ trợ đào tạo 
Hoạt động rèn luyện 
sinh viên 
Kết quả đạt được chung 
về khóa học 
1.4. Tóm tắt chương 
SỰ HÀI 
LÒNG CỦA 
SINH VIÊN 
Chương 1 đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến sự hài lòng của khách 
hàng liên quan đến dịch vụ mà họ thụ hưởng và đã xây dựng được mô hình lý thuyết biểu 
diễn sự tác động của các nhóm yếu tố đối với sự hài lòng của sinh viên. Các giả thuyết 
đặt ra rằng, cảm nhận về yếu tố càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.
Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 
-17- 
2.1. Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu 
Đố i với một trường thì đào tạo là hoạt động cố t lõi nhất. Mở ra các ngành đào 
tạo là đ iều đầu tiên mà mộ t trường phải thực hiện dưới sự tư vấn của Hộ i đồng khoa học 
và đào tạo tiếp theo là: 
- Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo của trường trên 
cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo; 
- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, 
chuyên môn nghiệp vụ và các chương trình nâng cao kiến thức khác cho các đố i 
tượng có nhu cầu học tập; 
- Tổ chức định kỳ cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng đ a dạng 
hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện nhanh chóng tiếp cận nội dung và công nghệ 
đào tạo của các ĐH tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người học 
- Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy, xây dựng 
hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy - học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện 
về nội dung, phương pháp dạy - học, phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tự học, 
tự nghiên cứu của người học. 
Hàng năm trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho các ngành đào tạo, tổ 
chức đào tạo, kiểm tra thi và đánh giá kết quả học tập theo các hình thức khác nhau như 
trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, tiểu luận … Cuối cùng là trường có nhiệm vụ cấp văn 
bằng, chứng chỉ cho những người đ ược trường đào tạo, khi có đủ các điều kiện theo 
quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Với quan điểm xem giáo dục như là mộ t dịch vụ 
và sinh viên là một khách hàng, một người cộng sự thì vai trò của sinh viên ngày càng 
quan trọng hơn trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. 
2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước 
Năm 2004, Ali Kara, ĐH York Campus bang Pennsylvania và Oscar W. 
DeShields, Jr., ĐH Northridge, bang California, có bài nghiên cứu “Business Student 
Satisfaction, Intentions and Retention in Higher Education: An Empirical
Investigation”. Nghiên cứu này tập trung vào mố i quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên 
kinh doanh và mục đích của sinh viên khi học tại một trường ĐH hay cao đẳng. Tác 
giả cho rằng việc giảm số lượng của khóa học hay sinh viên bỏ học giữa chừng có liên 
quan đến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu này cung cấp một con số rất đáng 
quan tâm đó là hơn 40% số sinh viên học ĐH nhưng không hề lấy đ ược bằng cấp, trong 
số sinh viên này có 75% bỏ học trong 2 năm đầu ĐH. Bằng một nghiên cứu thực 
nghiệm trên 160 sinh viên ngành kinh doanh tại một trường ĐH ở phía nam trung tâm 
bang Pennsylvania, tác giả đã chỉ ra rằng quá trình học ĐH của sinh viên liên quan đến 
sự hài lòng của và ý đ ịnh tiếp tục theo học tại trường ĐH đó. Tác giả cũng đã đưa ra lời 
đ ề nghị đối với Ban giám hiệu các cơ sở giáo dục nên áp dụng các nguyên tắc đ ịnh 
hướng sinh viên như một khách hàng để làm tăng lợi nhuận cũng như tăng chất lượng 
đào tạo của nhà trường. 
Một nghiên cứu khác về sự hài lòng của sinh viên là Measuring student 
satisfaction with their studies in an International and European Studies Departerment - 
đ á n h giá sự hài lòng của sinh viên tại Khoa Quốc tế và Châu Âu học được 2 tác giả 
G.V. Diamantis và V.K. Benos, trường ĐH Piraeus, Hy Lạp thực hiện năm 2007. Tác 
giả cho rằng sự hài lòng của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và sự hài lòng này 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, các môn học được giảng dạy, đội 
ngũ giảng viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sở giáo dục 
cung cấp cho sinh viên. Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên tác giả sử dụng phương 
pháp đánh giá sự hài lòng khách hàng MUSA (Multicriteria Satisfaction Analysis – 
phân tích sự hài lòng nhiều tiêu chí) bao gồm 4 tiêu chí: Giáo dục, Hỗ trợ hành chính, 
Hữu hình, Hình ảnh và danh tiếng của khoa. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên 
khoa Quốc tế và Châu Âu học là 89.3%, cao hơn hẳn so với 8 khoa khác trong trường 
ĐH Piraeus. Các tiêu chí sử dụng để đánh giá có sự hài lòng rất cao tuy nhiên tầm quan 
trọng của các tiêu chí này thì không giống nhau đối với sinh viên: cao nhất là giáo dục 
(41.1%), hình ảnh và danh tiếng của khoa (25%), trong khi đó tiêu chí hữu hình và hỗ 
trợ hành chính là ít hơn đáng kể. 
-18-
-19- 
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước 
Ở Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động lấy ý kiến sinh viên ngày 
càng được xem trọng hơn với hàng loạt các nghiên cứu khảo sát về việc sử dụng các mô 
hình chất lượng dịch vụ đ ể đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo: 
Tháng 12/2005, tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh 
Thoản đã có đề tài nghiên cứu về “ đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh 
viên của trường đ ại Bách Khoa TPHCM”. Bài viết này trình bày kết quả đánh giá chất 
lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH Bách khoa Tp.HCM ở các 
khía cạnh: chương trình đào tạo, độ i ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và kết quả đào tạo. 
479 phản hồi của cựu sinh viên qua bảng hỏi thuộc 6 khoa của trường (điện – đ iện tử, 
Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ Hóa học, Cơ khí, Công nghệ Thông tin và Quản lý 
Công nghiệp) đã được xử lý và phân tích trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy cựu 
sinh viên khá sự hài lòng về chương trình đào tạo (Trung bình = 3.28), khá hài lòng 
về đội ngũ giảng viên (Trung bình = 3.28), hài lòng ở mức độ trung bình đố i với cơ sở 
vật chất (Trung bình = 3.12) và khá hài lòng đối với kết quả đào tạo của nhà trường 
(Trung bình = 3.49). Trong đó, yếu tố được cựu sinh viên đánh giá cao là tính liên thông 
của chương trình, giảng viên vững kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó vẫn còn mộ t số 
yếu tố bị đánh giá thấp là chương trình đào tạo chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý 
thuyết và thực hành, chưa đ ược cập nhật, đổi mới thường xuyên, chưa được thiết kế 
sát với yêu cầu thực tế; phương pháp giảng dạy chưa sinh động và giảng viên chưa 
khảo sát lấy ý kiến người học; phòng thí nghiệm, thực hành chưa thực sự phục vụ tốt 
cho công tác dạy – học và nghiên cứu khoa học. Kết quả đào tạo được đánh giá cao 
ở việc có lợi thế cạnh tranh trong công việc và nâng cao khả năng tự học, nhưng bị 
đánh giá thấp ở khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp. Qua các kết quả này 
tác giả cũng đã nêu ra một số đề xuất nhằm cải tiến chất lượng đào tạo của trường. 
Tháng 4/2006, tác giả Nguyễn Thành Long, trường ĐH An Giang đã có bài 
nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại 
trường ĐH An Giang”. Mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 5 yếu tố tác động đến 
sự hài lòng: Phương tiện hữu hình (Tangibles), Tin cậy (Reliability), đ á p ứng
(Responsiveness), Năng lực phục vụ (Assurance), Cảm thông (Empathy) và mô hình 
sau khi hiệu chỉnh là các yếu tố: Giảng viên, Nhân viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy và 
Cảm thông sẽ ảnh hưởng đ ến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện 
qua 2 bước nghiên cứu thử và chính thức trên 635 sinh viên của 4 khoa Sư phạm, 
Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ môi trường và Kinh tế - 
Quản trị Kinh doanh của trường ĐH An Giang. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho 
thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào yếu tố Giảng viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy 
và cảm thông. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ đào tạo được đánh giá không cao. 
Trong 5 thành phần chỉ có 2 thành phần trên trung bình là Giảng viên (3.45) và sự 
tin cậy vào nhà trường (3.27); ba thành phần còn lại là Nhân viên, cơ sở vật chất và 
cảm thông của nhà trường thấp hơn trung bình và xấp xỉ nhau (2.78). Kết quả phân tích 
cũng cho thấy có sự đánh giá khác nhau theo khoa đối với các thành phần trên (trừ cơ 
sở vật chất) và có sự đánh giá khác nhau theo năm học, cụ thể là sinh viên học càng 
nhiều năm càng đánh giá thấp chất lượng dịch vụ của nhà trường. Tương tự như chất 
lượng dịch vụ đào tạo, mức độ hài lòng của sinh viên đối với ĐH An Giang còn chưa 
cao. Sự hài lòng của sinh viên tập trung vào thành phần Giảng viên và Cơ sở vật chất, 
các thành phần khác (Tin cậy, nhân viên, cảm thông) có tác động không lớn đến sự hài 
lòng. Nghiên cứu này cũng trình bày một số hạn chế như sau: việc lấy mẫu ngẫu nhiên 
theo đơn vị lớp ở các Khoa có thể làm cho tính đ ại diện của kết quả không cao, chưa 
có sự phân biệt về giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng trong đánh giá của 
sinh viên do đó không xác định được nhận đ ịnh của sinh viên đối với giảng viên của 
nhà trường và nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đo lường, tìm hiểu các mối quan hệ và đưa 
ra một số gợi ý để lý giải mà chưa có sự phân tích sâu. 
Tại khoa Kinh tế và Quản lý, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tác giả Vũ Trí 
Toàn với sự hướng dẫn của ThS Đinh Tiến Dũng đã trình bày đề tài nghiên cứu khoa 
học “Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và Quản lý theo mô hình 
chất lượng dịch vụ SERVQUAL”. Tác giả đã dựa vào mô hình SERVQUAL 
của Gronroos đ ể đưa ra mô hình chất lượng dịch vụ đào tạo bao gồm 5 yếu tố theo hình 
2.1: 
-20-
Hình 2.1: Mô hình chất lượng dịch vụ đào tạo 
Mô hình này đã được tác giả thử nghiệm trên toàn bộ sinh viên hai khóa 47 và 48 
(299 sinh viên) đang theo học tại khoa Kinh tế và Quản lý. Nghiên cứu này sử dụng 
thang đo Likert gồm 7 mức độ: 1 là hoàn toàn phản đố i và 7 là hoàn toàn đồng ý. Kết 
quả nghiên cứu của đ ề tài này cho thấy sinh viên tỏ ra khá hài lòng với chương 
trình đào tạo tại khoa Kinh tế. Sinh viên hài lòng ở mức độ khá cao với trình độ 
chuyên môn và trình độ sư phạm của giảng viên trong Khoa. Nghiên cứu này còn 
khẳng đ ịnh mô hình SERVQUAL của Gronroos rất hữu ích trong việc đánh giá chất 
lượng dịch vụ đào tạo. Tất cả các mối liên hệ trong mô hình đều có ý nghĩa trong kết 
quả nghiên cứu. Mặc dù chương trình đào tạo của Khoa được các sinh viên đánh giá 
khá cao, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục và tác giả cũng đã đưa ra 
một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của khoa này. 
Năm 2008, với sự hướng dẫn của BS CKII ThS Nguyễn Văn Út và BS CKII 
ThS Nguyễn Văn Ngọt, tác giả Nguyễn Ngọc Thảo, Khoa Quản trị Bệnh viện đã có đ ề 
tài nghiên cứu về “Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên khoa Quản trị Bệnh 
viện (QTBV), trường ĐH Hùng Vương” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo 
và phục vụ của khoa QTBV. Nghiên cứu đ ược thực hiện đối với 121 sinh viên khoa 
-21-
Quản trị Bệnh viện của trường ĐH Hùng Vương, phương pháp thu thập dữ liệu được 
thực hiện thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên có 
81,8% sinh viên hài lòng về chất lượng đào tạo và phục vụ của khoa QTBV tuy nhiên 
vẫn còn mộ t số tiêu chí mà sinh viên có sự hài lòng thấp (dưới 50%) là: dụng cụ thí 
nghiệm, bãi giữ xe và mức học phí của nhà trường. Từ đó tác giả cũng đưa ra mộ t số 
đề nghị nhằm khắc phục những hạn chế đ ể nâng cao sự hài lòng của sinh viên đố i với 
chất lượng của Khoa QTBV nói riêng và của trường ĐH Hùng Vương nói chung. 
Năm 2008, tác giả Trần Thị Tú Anh trình bày luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo 
dục đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy ĐH tại Học viện Báo chí và 
Tuyên truyền”. đ ề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Xuân Thanh, 
Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Bộ GD-ĐT. Nghiên cứu này tập trung làm rõ khái 
niệm “chất lượng hoạt động giảng” được chấp nhận như thế nào tại Học viện Báo chí và 
Tuyên truyền sau đó đề ra những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá để 
đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện. đ ối với đánh giá chất lượng 
giảng dạy môn học, nghiên cứu đưa ra 5 tiêu chí đánh giá là: Mục tiêu môn học, 
Phương pháp giảng dạy, Nội dung môn học, Tài liệu học tập và Hoạt động kiểm tra, 
đánh giá. Sau khi đưa ra các tiêu chí và các chỉ số, tác giả đã thiết lập nên bảng hỏi 
đáng giá chất lượng giảng dạy môn học gồm 10 câu hỏ i theo thang đo Likert 5 mức độ 
và tiến hành lấy ý kiến được 1764 sinh viên từ 27 lớp thuộc 15 khoa của học viện để 
đánh giá chất lượng giảng dạy 46 môn học. Kết quả cho thấy chất lượng giảng dạy các 
môn học tại học viện là không đồng đều. Khoảng cách chất lượng giữa những môn 
giảng dạy tốt nhất và kém nhất tương đối xa. Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho 
thấy sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng giảng dạy môn 
học giữa các khoa. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra 5 tiêu chí đánh giá chất 
lượng giảng dạy khóa học bao gồm: Nộ i dung chương trình đào tạo, Cấu trúc chương 
trình đào tạo, Trang thiết bị dạy học, Hoạt động giảng dạy và đánh giá chung toàn 
khóa học. Bảng hỏi dùng để đánh giá khóa học được thiết kế theo thang đo Likert 1 – 4 
(không đồng ý, đồng ý mộ t phần, đồng ý về cơ bản, hoàn toàn đồng ý) và 1 – 3 mức độ 
(quá nhiều, vừa, quá ít) và tiến hành khảo sát đối với 142 cán bộ giảng dạy và quản lý. 
-22-
Kết quả thống kê cho thấy hầu hết giảng viên và cán bộ quản lý đều đồng ý về cơ bản 
hoặc hoàn toàn đồng ý với các nhận định đ ưa ra trong bảng hỏ i (58%). Điều đó có ý 
nghĩa là giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá chất lượng chương trình của học viện là 
chấp nhận được. Từ các kết quả phân tích đó tác giả đã đưa ra mộ t số giải pháp nhằm 
nâng cao chất lượng giảng dạy tại học viện cho từng đối tượng như: Nhà trường, 
Giảng viên và sinh viên. 
Cũng trong năm 2008, tác giả Vũ Thị Quỳnh Nga trình bày luận văn Thạc sĩ 
“Một số yếu tố ảnh hưởng đ ến việc đánh giá của sinh viên đố i với hoạt động giảng 
dạy”. Nghiên cứu này đ ược thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Quý 
Thanh với mục đích nghiên cứu sự tác động của đ ặc điểm nhân khẩu học và đ ặc điểm 
xã hội, mức sống của sinh viên đến việc đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy của 
giảng viên đ ể từ đó hiểu rõ hơn những đòi hỏi của sinh viên; để giúp các giảng viên, 
các trường ĐH tìm ra những phương pháp quản lý, đổi mới nội dung và phương pháp 
giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng sinh viên. Nghiên cứu này được khảo sát trên 2 
nhóm sinh viên là sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ 4 của các khối, ngành: 
Khố i nghệ thuật (ngành Kiến trúc); Khối Tài chính kế toán (ngành Tài chính kế toán); 
Khối xã hội nhân văn (ngành Du lịch) và khố i kỹ thuật (ngành Công nghệ thông tin) 
với hoạt động giảng dạy như: 
- Tác động đ ặc điểm dân số học như: Giới tính, tuổi, vùng miền (nông 
thôn/thành thị), nghề nghiệp cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng như thế 
nào đ ến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. 
- Tác động đ ặc điểm kinh tế xã hộ i của sinh viên như: Ngành học, năm sinh viên 
đang học, sĩ số lớp học, kết quả đ iểm trung bình chung, mức độ tham gia trên 
lớp của sinh viên, chi tiêu hàng tháng của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến 
việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. 
Kết quả của nghiên cứu cho thấy đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 
qua sinh viên cần chú ý đ ến đ ặc điểm của sinh viên như yếu tố giới, con thứ mấy 
trong gia đ ình, nghề nghiệp của bố, ngành học, năm học, sĩ số lớp học, điểm trung bình 
chung và mức độ tham gia trên lớp. 
-23-
Một nghiên cứu khác về các yếu tố tác động đến sự hài lòng là nghiên cứu của 
tác giả Trần Xuân Kiên với đề tài “đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào 
tạo tại trường Đ H Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – đ ại học Thái Nguyên”. Nghiên 
cứu này khảo sát trên 260 sinh viên thuộc năm 2, 3,4 của trường (183 nữ, 77 nam) và 
dựa vào thang đo SERVQUAL bao gồm 5 thành phần (Cơ sở vật chất, Sự nhiệt tình 
của Cán bộ và Giảng viên, đ ội ngũ giảng viên , Khả năng thực hiện cam kết và Sự 
quan tâm của nhà trường tới sinh viên) đ ể xác định sự hài lòng của sinh viên. Sau khi 
phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy cho thấy sự hài 
lòng của sinh viên phụ thuộc vào 5 thành phần trên với sự phù hợp giữa mô hình và dữ 
liệu là 87.1%. Ngoài ra, tác giả còn kiểm đ ịnh một số giả thuyết cho thấy mức độ hài 
lòng của sinh viên tại trường không khác nhau theo năm học, khoa và học lực nhưng 
khác nhau theo giới tính. Kết quả này có sự khác biệt đối với nghiên cứu của tác giả 
Nguyễn Thành Long tại trường ĐH An Giang (có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo 
Khoa, theo năm học nhưng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo học lực và 
giới tính) 
Tương tự với đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Trí Toàn, tác giả 
Nguyễn Thị Trang với sự hướng dẫn của TS Lê Dân cũng có bài nghiên cứu về 
“Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo tại 
trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng”. Nghiên cứu này được trình bày trong tuyển tập 
Báo cáo Hộ i nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 ĐH Đ à Nẵng năm 2010. 
Nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo SERVQUAL và mô hình nghiên cứu gồm 3 
yếu tố cấu thành mức độ hài lòng của sinh viên đó là: Chất lượng chức năng (hữu hình, 
cảm thông, đảm bảo, đáp ứng và tin cậy), Chất lượng kỹ thuật và hình ảnh. Trong đó, 
chất lượng kỹ thuật bao gồm những giá trị mà sinh viên thực sự nhận được từ quá trình 
đào tạo. Mô hình được tiến hành khảo sát trên 352 sinh viên của trường và cho kết quả 
nghiên cứu: yếu tố Chất lượng kỹ thuật có tác động mạnh nhất đ ến Mức độ hài lòng, 
tiếp đ ến là yếu tố Chất lượng chức năng và cuối cùng là yếu tố hình ảnh. 
Cũng trong năm 2010, TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục – 
trường ĐH Sư Phạm TPHCM đã trình bày trong Hội thảo “đánh giá Xếp hạng các 
-24-
trường ĐH- c ao đ ẳng Việt Nam”, tổ chức tại Huế ngày 16/4/2010 nghiên cứu về 
“Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số 
trường ĐH Việt Nam”. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát mức độ hài lòng của 
sinh viên (SV) về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam 
trong giai đoạn từ 2000 đến 2005. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏ i 
theo nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu là thu thập các đánh giá của sinh viên đang 
học và sinh viên tốt nghiệp về chất lượng giảng dạy và quản lý của các trường ĐH Việt 
Nam. Sinh viên thể hiện mức độ hài lòng của mình theo thang bậc 5 với 5 là “rất hài 
lòng” và 1 là “rất không hài lòng”. Đ ề tài đã tiến hành khảo sát ở hơn 18 ĐH trong 
cả nước. Trong đó có 2 ĐH Quốc gia (ĐH Quốc gia Tp. HCM: 363 SV, ĐH QG Hà 
Nội: 302 SV), 3 ĐH vùng (ĐH Thái Nguyên: 311 SV, ĐH Huế:155 SV, Trường ĐH 
Cần Thơ (có thể xem là ĐH vùng theo quan điểm của đề tài): 151 SV) và hơn 10 ĐH 
ngành (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nộ i: 216 SV, Trường ĐH Thương Mại: 165 SV, 
Trường ĐH Mở Bán Công Tp. HCM (hiện nay là Trường ĐH Mở Tp. HCM): 157 
SV, Trường ĐH Y Dược Tp. HCM: 152 SV, Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM: 145 
SV, Trường ĐH Thuỷ Sản Nha Trang (hiện nay là Trường ĐH Nha Trang): 140 SV, 
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nộ i: 138 SV, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân: 96 SV, 
trường ĐH Mỹ Thuật Tp. HCM: 31 SV và sinh viên của các trường ĐH khác với 
tổng số là 2529 SV tham gia. Kết quả có được từ khảo sát cho thấy mức độ hài lòng 
của SV đang học và SV tốt nghiệp của Việt Nam đang ở khoảng từ trung bình đ ến 
trên trung bình, trong đó có khoảng mộ t số nhỏ trường (4 trường) là có chỉ số dưới trung 
bình. Một số các trường khác có chỉ số hài lòng là khá thấp, có thể xem là dưới 
trung bình. Đặc biệt, mức độ hài lòng của cả SV đang học và SV tốt nghiệp về chất 
lượng quản lý là thấp hơn mức độ hài lòng về giảng dạy. Bài viết cũng khuyến cáo rằng 
các số liệu sử dụng trong khảo sát không cho thấy trực tiếp chất lượng tổng thể của 
các trường ĐH. Ngoài ra, do số liệu được thực hiện cách đây 5 năm, nên giá trị thực tế 
đã có thể khác đi, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi các trường đang thực hiện tự 
đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý. 
-25-
Qua những nghiên cứu trên ta thấy đ ược mức độ hài lòng của sinh viên đối với 
chất lượng đào tạo là khác nhau đối với từng trường, từng đối tượng khảo sát. Việc 
khác nhau này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đào tạo mà trường đó cung cấp cho 
đối tượng mà mình phục vụ. Ngoài ra các yếu tố về nhân khẩu học của đối tượng 
được khảo sát cũng có sự tác động khác nhau đến sự hài lòng đố i với từng trường. 
đ iều này giúp cho tôi mong đợi rằng kết quả nghiên cứu trên mộ t đố i tượng khác sẽ cho 
ra những điểm khác nhau so với các nghiên cứu trước và có thể dựa vào đó để từng 
bước đáp ứng kỳ vọng của đ ối tượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường. 
-26- 
2.2. Tóm tắt Chương 
Chương 2 đã giới thiệu một cách có hệ thống các công trình nghiên cứu trong và 
ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm giúp người đọc hình dung một cách 
tổng quát về những vấn đề đã đặt ra và đã giải quyết cũng như những thách thức còn tồn tại .
Chương 3. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
-27- 
A. Mô hình nghiên cứu 
3.1. Giới thiệ u 
Chương 3 được hình thành từ 2 phần chính: 
Phần (A) thiết kế nghiên cứu, trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu, gồm có 
nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng); Xây dựng thang 
đo, trình bày các thang đo lường và những khái niệm nghiên cứu có liên quan. 
Phần (B) trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài. 
3.2. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước nghiên cứu: 
- Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính (qualitative methodology) 
được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung 
các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu. 
- Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng (quantitative 
methology) được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi 
tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. 
3.2.1. Nghiên cứu khám phá (định tính) 
Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm mục đích khám phá những 
suy nghĩ và cảm nhận của sinh viên nhằm phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng 
của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang. Đối tượng nghiên cứu là 
các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Tiền Giang sau khi tốt 
nghiệp. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận 
nhóm dựa theo một đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Các cuộc thảo luận này được 
tiến hành tại phòng E01, trường ĐH Tiền Giang. Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 30 
sinh viên.
3.2.2. Nghiên cứu chính thức (định lượng) 
Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo 
lường các yếu tố tác động đến đến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu này được tiến 
hành tại trường ĐH Tiền Giang. 
Nghiên cứu định lượng, tác giả chia ra làm hai bước như sau: 
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu lần 1, với kích thước mẫu là 150 sinh viên. Mục 
đích chính của bước nghiên cứu này là loại bỏ, làm sạch các biến quan sát không phù hợp, 
hoàn chỉnh bảng câu hỏi dùng để điều tra cho bước nghiên cứu chính thức tiếp theo. 
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350 sinh viên, 
mục đích chính của bước nghiên cứu này là: 
+ Phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện 
-28- 
tại trường ĐH Tiền Giang. 
+ Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên. 
+ Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố trên với sự hài lòng của sinh viên. 
+ Đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu 
3.2.3. Xây dựng quy trình nghiên cứu 
Sau khi nghiên cứu các quy trình nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả xin đề xuất 
quy trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 
Thang đo 
chính 
Điều chỉnh 
Thảo luận nhóm 
Thang đo 
nháp 
Kiểm tra tính 
đồng nhất của 
biến quan sát 
Nguồn: Dựa trên quy trình nghiên cứu của PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn 
Thị Mai (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng 
trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế Tp.HCM, trang 22. 
-29- 
Cơ sở lý thuyết 
Nghiên cứu 
định lượng 
Cronbach alpha 
Phân tích yếu tố 
Thang đo 
hoàn chỉnh 
Phân tích hồi quy 
tuyến tính bội 
Kiểm tra hệ số 
alpha 
Kiểm tra yếu tố 
trích được 
Kiểm tra phương 
sai trích được 
Kiểm định mô 
hình 
Kiểm định lý 
thuyết
-30- 
3.3. Xây dựng thang đo 
Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu 
hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường được thục 
hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là : (1) thang đo 
định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo quãng 
(interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale). 
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở 
lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã 
được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner 1996), các nghiên cứu 
mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman 1991). Chúng được điều chỉnh 
và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. 
Có tất cả 07 khái niệm cần nghiên cứu đó là: 
(1) Chương trình đào tạo 
(2) Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 
(3) Giáo trình, tài liệu học tập 
(4) Cơ sở vật chất 
(5) Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 
(6) Hoạt động rèn luyện sinh viên 
(7) Kết quả đạt được chung về khóa học 
Tuy nhiên mục đích chính của nghiên cứu này là chủ yếu tập trung vào việc đo 
lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo và rèn 
luyện sinh viên của trưởng ĐH Tiền Giang. Điều này đồng nghĩa với việc khám phá suy 
nghĩ, cảm nhận của sinh viên đối với trường ĐH Tiền Giang. Cụ thể các thang đo lường 
sau khi mã hóa được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Mã hóa các biến quan sát 
Ký hiệu biến CÂU HỎI CÁC BIẾN QUAN SÁT 
I CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
V1 Chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành 
V2 Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật, đổi mới 
-31- 
V3 
Tổng số tín chỉ tất cả các môn học trong chương trình đào tạo là phù 
hợp 
V4 Phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 
V5 Điều kiện tiên quyết nêu trong đề cương chi tiết học phần hợp lý 
V6 
Cấu trúc chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho sinh 
viên 
V7 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội 
V8 
Chương trình đào tạo được thiết kế có thể học liên thông với các trình 
độ đào tạo và chương trình giáo dục khác 
II ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
V9 Kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học mình đảm trách 
V10 Phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu 
V11 Kinh nghiệm thực tế nhiều 
V12 Sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ giảng dạy( máy chiếu, vi tính…) 
V13 Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 
V14 Cung cấp chương trình học riêng cho mỗi môn học 
V15 Dạy kết hợp với giáo dục nhân cách, đạo đức cho sinh viên 
V16 Thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên 
V17 Sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên 
V18 Đánh giá, kiểm tra sát với chương trình đào tạo 
V19 Thường xuyên khảo sát ý kiến người học 
V20 
Đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng đối với mọi sinh 
viên 
III GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU HỌC TẬP 
V21 
Đề cương chi tiết học phần học mô tả đầy đủ, chính xác nội dung môn 
học 
V22 Giáo trình giúp sinh viên tự học được 
V23 Giáo trình mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng
-32- 
V24 
Giáo trình mỗi môn học được cung cấp với nội dung chính xác và 
cập nhật 
V25 
Giáo trình các môn chuyên ngành được giảng viên của trường biên 
soạn rõ ràng, nội dung chính xác 
V26 Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 
V27 Sinh viên dễ tiếp cận các tài liệu tham khảo do giảng viên giới thiệu 
IV CƠ SỞ VẬT CHẤT 
V28 Khuôn viên trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, dễ chịu 
V29 Bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu của sinh viên 
V30 Nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu của sinh viên 
V31 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi 
V32 Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng 
V33 Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt 
V34 Phòng vi tính đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên 
V35 
Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi cho sinh viên học tập, 
nghiên cứu 
V36 Thư viện điện tử giúp việc tra cứu tài liệu dễ dàng, nhanh chóng 
V37 Sinh viên dễ dàng tiếp cận mạng internet ở trường 
V38 Dịch vụ căng-tin của trường đáp ứng với nhu cầu sinh viên 
V HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO 
V39 Chất lượng đào tạo bạn nhận được tương xứng với học phí đã đóng 
V40 Dịch vụ giáo dục bạn nhận đ ược tương xứng với học phí đã đóng 
V41 Ngoài học bổng, sinh viên còn được sự hỗ trợ tài chính khác 
V42 Các chi phí khác của trường hợp lý( đồng phục thể thao, giáo trình…) 
V43 
Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy, các tiêu chí 
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện 
V44 
Sinh viên được thông báo đầy đủ c á c kế hoạch thực hiện các đề 
tài nghiên cứu khoa học 
V45 Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập 
nhật 
V46 
Hoạt động cố vấn học tập, tư vấn nghề nghiệp đáp ứng được nhu 
cầu tìm hiểu, chọn lựa và học tập của sinh viên 
V47 
Hoạt động xã hội, hoạt động phong trào tại trường đáp ứng nhu 
cầu giải trí và tác động tíc h c ực đến việc học tập của sinh viên 
V48 Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu
-33- 
V49 
Thủ tục hành chính đ ơ n g i ả n , t h u ậ n l ợ i (đăng ký học phần, 
chứng nhận là sinh viên, cấp bảng điểm, đóng học phí, đăng ký 
thi trả nợ, xin miễn giảm học phí, cấp học bổng,...) 
V50 
Cán bộ, nhân viên ở các phòng ban (quản lý đào tạo, thanh tra, 
hành chính, tài chính, công tác chính trị…) nhiệt tình, vui vẻ, tôn 
trọng sinh viên 
V51 
Cán bộ quản lý giải quyết các vấn đề của sinh viên nhanh và hiệu 
quả 
V52 
Nhân viên thư viện phục vụ tốt (phong cách, thái độ, giờ giấc phục 
vụ) 
V53 
Các khiếu nại của sinh viên được nhà trường giải quyết một cách 
thỏa đáng 
V54 
Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật 
chất, tinh thần và bảo vệ những lợi ích chính đáng, hợp pháp của 
sinh viên 
VI HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN SINH VIÊN 
V55 
Nội dung của tuần sinh hoạt chính trị công dân đầu khoá, đầu mỗi 
năm rất hữu ích đối với sinh viên 
V56 
Kết quả điểm rèn luyện sinh viên được sử dụng tr o ng việ c xét học 
bổng cho từng học kỳ là hợp lý 
V57 
Việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên là việc làm thường 
xuyên, quá trình đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân 
chủ 
V58 
Các hoạt động bổ trợ dành cho sinh viên đa dạng, phong phú( hội 
thảo, các câu lạc bộ, hội nhóm…) 
V59 Sinh viên luôn được rèn luyện về đạo đức, tác phong và nhân cách 
V60 
Sinh viên được giáo dục lý tưởng, truyền thống, lối sống và ý thức 
pháp luật 
V61 
Sinh viên được tham gia Phong trào thanh niên, sinh viên tình 
nguyện 
V62 Sinh viên được bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng 
V63 Sinh viên được hướng dẫn và tham gia nghiên cứu khoa học 
V64 
Trường tạo điều kiện tốt để cho sinh viên phát huy năng khiếu của 
mình 
VII KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHUNG VỀ KHÓA HỌC TẠI TRƯỜNG 
V65 Khóa học đáp ứng được những mong đợi của cá nhân 
V66 
Khóa học giúp sinh viên nâng cao khả năng tự phát triển, tự học, tự 
nghiên cứu, suy nghĩ sáng tạo
-34- 
V67 
Khóa học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý 
thông tin 
V68 
Khóa học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại 
ngữ, tin học 
V69 Khóa học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm theo việc nhóm 
V70 Kiến thức từ khóa học sẽ giúp bạn dễ dàng phát triển nghề nghiệp 
sau này 
V71 
Bằng cấp của trường ĐH Tiền Giang sẽ đảm bảo việc làm tốt cho 
bạn trong tương lai 
V72 Bạn tự tin về nghề nghiệp của mình khi ra trường 
V73 Bạn thích ngành mình đang học 
V74 
Suốt quá trình học tập tại Trường ĐH Tiền Giang, bạn được sinh 
hoạt trong môi trường được rèn luyện về đạo đức, tác phong, nhân 
V75 cĐáHch T iền Giang là nơi đào tạo chất lượng, uy tín 
SAL 
Đánh giá tổng quát, bạn hài lòng về hoạt động đào tạo cũng như 
môi trường học tập và rèn luyện tại Trường ĐH Tiền Giang 
3.4. Tóm tắt phần A 
Trong phần A này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài 
nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố tác 
động đến sự hài lòng của của sinh viên. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 
bước: nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). 
Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ 
thuật thảo luận nhóm. Mục đích của bước nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố có tác 
động đến sự hài lòng của sinh viên, các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu c ũng 
được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức sử dụng 
phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên với 
kích thước mẫu n = 250. Phần B tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu thập được 
qua công cụ phần mềm SPSS version 16.0.
B. Trình bày kết quả nghiên cứu 
3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng lần 1 
3.5.1. Thông tin mẫu nghiên cứu định lượng lần 1 
3.5.1.1. Giới tính 
Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia trả 
lời phỏng vấn có 72 sinh viên nam và 78 sinh viên nữ, được biểu hiện qua bảng sau: 
Bảng 3.2: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu 
Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích 
Nam 72 48 48 
Nữ 78 52 100.0 
Tổng 150 100.0 
-35- 
3.5.1.2. Đối tượng tham gia phỏng vấn 
Kết quả thống kê đối tượng tham gia phỏng vấn của mẫu nghiên cứu, trong 150 
sinh viên tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau: 
Bảng 3.3: Thống kê đối tượng tham gia mẫu nghiên cứu lần 1 
Lớp Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích 
ĐHKT08 20 13.33 13.33 
ĐHTH08 20 13.33 26.66 
ĐHQTKD08 20 13.33 39.99 
ĐHXD08 20 13.33 53.32 
ĐHGDTH8 20 13.33 66.65 
CĐSPMN09 20 13.33 79.98 
CĐM09 15 10 89.98 
CĐKT08 15 10 100.0 
Tổng 150 100.0
-36- 
3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 
Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy, thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha 
thông qua phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Mục đích là tìm ra những mục cần hỏi 
cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong rất nhiều mục bạn đưa vào kiểm tra (Hoàng 
Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 249). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi 
Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là sử 
dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’ Alpha từ 0.6 trở lên là có thể 
sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người 
trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên 
cạnh đó, phải đảm bảo các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total 
correlation) trên 0.35, điều này cho thấy các thang đo đảm bảo sự tin cậy (Nguyễn Đình 
Thọ, 2005). 
Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số 
Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ 
số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.74 đến 0.881. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa 
biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải 
loại 03 biến quan sát: V4, V28, V29 vì 03 biến này có hệ số tương giữa biến và tổng nhỏ 
hơn 0.35. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây: 
Bảng 3.4: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo lần 1 
Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha 
Chương trình đào tạo 08 0.74 
Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.855 
Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.822 
Cơ sở vật chất 11 0.803 
Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.881 
Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.817 
Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.849
Bảng 3.5: Các biến quan sát bị loại lần 1 
-37- 
Biến quan sát bị loại 
Hệ số tương quan biến và tổng 
(Item-total correlation) 
V4 0.304 
V28 0.337 
V29 0.288 
Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, 
bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các 
biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, 
điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục 
đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất. 
3.5.3. Phân tích yếu tố 
Việc tiến hành phân tích yếu tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê 
SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút 
trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay yếu tố 
Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn 
tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng 
khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1. 
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số 
được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích yếu tố. Trị số của KMO lớn (giữa 
0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích yếu tố là thích hợp, ngược lại nếu chỉ số KMO nhỏ 
hơn 0.5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kết quả phân 
tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 3.6: Chỉ số KMO các thang đo lần 1 
-38- 
Thang đo 
Số lượng biến 
quan sát 
Chỉ số KMO 
Chương trình đào tạo 07 0.742 
Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.877 
Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.761 
Cơ sở vật chất 09 0.777 
Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.807 
Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.810 
Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.831 
Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều 
có chỉ số KMO lớn hơn 0.5. Bên cạnh đó, qua phân tích yếu tố với kết quả các biến quan 
sát trong thang đo không tách thành những nhóm yếu tố mới đồng nghĩa với các thang đo 
đạt tiêu chuẩn, do đó có thể sử dụng chúng trong việc thu thập thập thông tin phục vụ điều 
tra chính thức. 
3.6. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 
3.6.1. Thông tin mẫu nghiên cứu chính thức 
3.6.1.1. Giới tính 
Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu vớ mẫu n = 350 sinh viên tham gia 
trả lời phỏng vấn có 172 sinh viên nam và 178 sinh viên nữ, được mô tả trong bảng sau: 
Bảng 3.7: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu chính thức 
Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích 
Nam 168 48 48 
Nữ 182 52 100.0 
Tổng 350 100.0
3.6.1.2. Đối tượng sinh viên tham gia phỏng vấn 
Sinh viên các khoa tại trường ĐH Tiền Giang tham gia phỏng vấn được biểu hiện 
-39- 
qua bảng sau: 
Bảng 3.8: Đối tượng tham gia 
Khoa Tần số Phần trăm 
Phần trăm 
lũy tích 
Khoa Sư phạm 66 18.9 18.9 
Khoa Kỹ thuật 69 19.7 38.6 
Khoa Kinh tế - xã hội 67 19.1 57.7 
Khoa Xây dựng 57 16.3 74.0 
Khoa Công nghệ thông tin 48 13.7 87.7 
Khoa Ngoại ngữ 43 12.3 100.0 
Tổng 350 100.0 
3.6.1.3. Niên khóa 
Theo kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy trong 350 
sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 150 sinh viên thuộc niên khóa 08 và 200 sinh 
viên thuộc niên khóa 09, được mô tả trong bảng sau: 
Bảng 3.9: Niên khóa 
Niên khóa Tần số Phần trăm 
Phần trăm 
lũy tích 
Sinh viên khóa 08 150 42.9 42.9 
Sinh viên khóa 09 200 57.1 100.0 
Tổng 350 100.0
-40- 
3.6.1.4. Bậc đào tạo 
Kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức, trong 350 sinh viên tham 
gia trả lời phỏng vấn gồm có 150 sinh việc bậc ĐH chính quy và 200 sinh viên bậc cao 
đẳng chính quy, được mô tả trong bảng sau: 
Bảng 3.10: Bậc đào tạo 
Hệ đào tạo Tần số Phần trăm 
Phần trăm 
lũy tích 
ĐH hệ chính quy 165 47.1 47.1 
Cao đẳng hệ chính quy 185 52.9 100.0 
Tổng 350 100.0 
3.6.1.5. Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia 
Sinh viên được hỏi về mức độ các hoạt động mà mình tham gia theo dạng mẫu 
thang đo khoảng (interval scale), đánh giá các mức độ tham gia của sinh viên dựa trên 
thang đo likert 5 điểm từ điểm 1 (không thường xuyên) đếm điểm 5 (rất thường xuyên). 
Kết quả mức độ tham gia của sinh viên tính theo điểm trung bình như sau: 
Bảng 3.11: Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia 
1. 1. Không thường xuyên 5. Rất thường xuyên 
Biến 
mã hóa 
Điểm 
trung bình 
Làm việc bán thời gian (không tính dạy kèm) AC1 1.95 
Dạy kèm AC2 1.75 
Sinh hoạt đoàn, hội, câu lạc bộ (trong và ngoài trường) AC3 2.87 
Làm việc nhóm, học nhóm AC4 3.69 
Học các lớp ngắn hạn (ngoại ngữ, tin học, năng khiếu…) AC5 2.93 
Nghiên cứu khoa học AC6 1.91 
Các hoạt động phong trào do trường, khoa, lớp tổ chức AC7 3.62 
Nhìn chung, sinh viên ít tham gia các hoạt động bên ngoài giảng đường, đặc biệt là 
các hoạt động dạy kèm, nghiên cứu khoa học. Theo tác giả, sinh viên nên tham gia thật
nhiều hơn các hoạt động bên ngoài giảng đường vì chỉ có như thế sinh viên mới có khả 
năng phát huy và thực hành những kiến thức mình được trang bị. Bên canh đó, nếu sinh 
viên tham gia nhiều hơn các hoạt động bên ngoài giảng đường sẽ giúp sinh viên dần cải 
thiện được các kỹ năng mềm, dễ hòa nhập vào xã hội sau khi rời khỏi ghế nhà trường và 
có cơ hội thành công hơn trong cuộc sống. 
3.6.1.6. Mức độ cảm nhận của sinh viên đối với các biến quan sát 
Bảng 3.12: Mức độ cảm nhận đối với các biến quan sát 
-41- 
Biến quan sát 
N 
Trung bình Độ lệch chuẩn 
Hợp lệ Thiếu 
V1 350 0 3.64 .890 
V2 350 0 3.48 .904 
V3 350 0 3.68 .871 
V5 350 0 3.53 .910 
V6 350 0 3.19 .954 
V7 350 0 3.29 .993 
V8 350 0 3.72 .868 
V9 350 0 3.57 .917 
V10 350 0 3.37 .912 
V11 350 0 3.43 .942 
V12 350 0 3.91 .896 
V13 350 0 3.73 .842 
V14 350 0 3.61 .775 
V15 350 0 3.68 .857 
V16 350 0 3.65 .898 
V17 350 0 3.85 .786 
V18 350 0 3.66 .826 
V19 350 0 3.37 .956 
V20 350 0 3.54 .968 
V21 350 0 3.67 .885 
V22 350 0 3.38 .847
V23 350 0 3.45 .854 
V24 350 0 3.51 .821 
V25 350 0 3.55 .864 
V26 350 0 3.45 .988 
V27 350 0 3.32 .981 
V30 350 0 3.21 1.110 
V31 350 0 3.25 1.034 
V32 350 0 3.47 .968 
V33 350 0 3.25 .953 
V34 350 0 3.27 1.048 
V35 350 0 3.25 1.057 
V36 350 0 3.13 1.052 
V37 350 0 3.28 1.044 
V38 350 0 3.24 1.041 
V39 350 0 3.39 .941 
V40 350 0 3.43 .933 
V41 350 0 3.51 1.006 
V42 350 0 3.54 .956 
V43 350 0 3.62 .940 
V44 350 0 3.40 .936 
V45 350 0 3.33 1.012 
V46 350 0 3.31 .967 
V47 350 0 3.49 .914 
V48 350 0 3.39 .972 
V49 350 0 3.02 1.110 
V50 350 0 3.01 1.105 
V51 350 0 3.08 1.016 
V52 350 0 3.18 1.025 
V53 350 0 3.25 .942 
V54 350 0 3.28 .934 
V55 350 0 3.69 .953 
V56 350 0 3.53 1.026 
-42-
V57 350 0 3.48 .966 
V58 350 0 3.54 .910 
V59 350 0 3.65 .881 
V60 350 0 3.71 .864 
V61 350 0 3.60 .958 
V62 350 0 3.55 .912 
V63 350 0 3.41 .988 
V64 350 0 3.42 .977 
V65 350 0 3.35 .907 
V66 350 0 3.46 .858 
V67 350 0 3.49 .814 
V68 350 0 3.53 .852 
V69 350 0 3.67 .796 
V70 350 0 3.48 .882 
V71 350 0 3.20 .951 
V72 350 0 3.23 1.010 
V73 350 0 3.81 .896 
V74 350 0 3.79 .857 
V75 350 0 3.48 .938 
SAL 350 0 3.42 .892 
-43- 
3.6.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s 
Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số 
Cronbach’s Alpha đạt từ 0.783 đến 0.917. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa 
biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải 
loại duy nhất 01 biến quan sát V5 (Điều kiện tiên quyết nêu trong đề cương chi tiết học 
phần hợp lý) vì biến quan sát này có hệ số tương giữa biến và tổng bằng 0.385 < 0.4. Kết 
quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:
Bảng 3.13: Hệ số tin cậy Cronbach’ Al pha của các thang đo 
Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha 
Chương trình đào tạo 07 0.783 
Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.856 
Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.806 
Cơ sở vật chất 09 0.855 
Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.917 
Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.899 
Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.906 
Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, 
bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các 
biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, 
điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục 
đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất. 
-44- 
3.6.3. Phân tích yếu tố 
Thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương 
pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal 
components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các 
góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng 
cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1. 
Kết quả phân tích yếu tố từ mẫu nghiên cứu cho kết quả chỉ số KMO (Kaiser- 
Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) đều có giá trị > 0.5, đồng nghĩa với việc 
phân tích yếu tố là thích hợp. Kết quả phân tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 3.14: Chỉ số KMO các thang đo 
-45- 
Thang đo 
Số lượng biến 
quan sát 
Chỉ số KMO 
Chương trình đào tạo 06 0.828 
Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.887 
Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.843 
Cơ sở vật chất 09 0.878 
Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.926 
Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.891 
Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.907 
Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều 
có chỉ số KMO lớn hơn 0.5. 
3.6.3.1. Phân tích thang đo Chương trình đào tạo 
Thang đo Chương trình đào tạo gồm 06 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V1, 
V2, V3, V6, V8 và V9 (sau khi đã loại V4, V5). Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả 
các biến quan sát đều đồng nhất (không tách thành các nhóm nhân tố mới) với hệ số 
tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.62 trở lên và tổng phương sai 
được giải thích là 47.49%, (nghĩa là các nhân tố được trích ra có thể giải thích được gần 
bằng 50% biến thiên của dữ liệu nếu thực hiện phân tích theo phương pháp Principal 
components analysis và phép xoay Varimax). Do đó, thang đo lường Chương trình đào 
tạo đạt chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được 
trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây:
Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Chương trình đào tạo 
-46- 
Nhân tố 
1 
V1 .682 
V2 .717 
V3 .621 
V6 .694 
V7 .765 
V8 .647 
3.6.3.2. Phân tích thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 
Thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy gồm 12 biến quan sát được 
kí hiệu lần lượt là V9,V10, V11,V12, V13, V14, V15, V15, V16, V17, V18, V19 và V20. 
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng 
biệt, trong đó biến quan sát V13 có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm 
nhân tố là 0.395 < 0.5 nên bị loại và tổng phương sai được giải thích là 49.38%. 
Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V14, V15, V16, V17, V18, V19 
và V20, tác giả quyết định đặt tên cho nhóm này là “Thái độ, tinh thần phục vụ của 
giảng viên” 
Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V9, V10, V11 và V12, tác giả đặt 
tên cho nhóm này là “Kiến thức, kinh nghiệm của giảng viên” 
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:
Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố thang đo 
Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 
3.6.3.3. Phân tích thang đo Giáo trình, tài liệu học tập 
Thang đo Giáo trình, tài liệu tham khảo gồm 07 biến quan sát được kí hiệu lần lượt 
là V21,V22, V23, V24, V25, V26 và V27. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các 
biến quan sát đều đồng nhất với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân 
tố từ 0.652 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 46.64%. Do đó, thang đo lường 
Giáo trình, tài liệu học tập đạt chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết 
quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây: 
-47- 
Nhân tố 
1 2 
V9 .269 .708 
V10 .265 .727 
V11 .127 .818 
V12 .159 .660 
V13 .395 .480 
V14 .516 .263 
V15 .653 .255 
V16 .722 .107 
V17 .698 .112 
V18 .636 .273 
V19 .647 .186 
V20 .600 .265
Bảng 3.17: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Giáo trình, tài liệu học tập 
-48- 
Nhân tố 
1 
V21 .699 
V22 .660 
V23 .738 
V24 .729 
V25 .630 
V26 .666 
V27 .652 
3.6.3.4. Phân tích thang đo Cơ sở vật chất 
Thang đo Cơ sở vật chất gồm 09 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V30, V31, 
V32,V33, V34, V35, V36, V37 và V38. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan 
sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với 
nhóm nhân tố từ 0.515 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 49.38%. 
Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V30, V31, V32,V33, V34, và 
V35, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu” 
Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V36, V37 và V38, tác giả đặt tên 
cho nhóm này là “Cơ sở vật chất dịch vụ sinh viên” 
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:
Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Cơ sở vật chất 
-49- 
Component 
1 2 
V30 .682 .170 
V31 .681 .257 
V32 .785 .122 
V33 .736 .212 
V34 .626 .373 
V35 .515 .482 
V36 .374 .699 
V37 .201 .800 
V38 .125 .795 
3.6.3.5. Phân tích thang đo Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 
Thang đo Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo gồm 16 biến quan sát được kí hiệu 
lần lượt là V39, V40, V41, V42, V43, V45, V46, V47, V48, V49, V50, V51, V52, V53 và 
V54. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phải loại bỏ 02 biến quan sát V46, V47 do có hệ 
số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố < 0.4, các biến quan sát còn lại 
tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với 
nhóm nhân tố từ 0.517 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 53,6%. 
Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V48, V49, V50, V51, V52, V53 
và V54, vẫn đặt tên cho nhóm này là “Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo” 
Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V39, V40, V41, V42, V43 và 
V45, nhưng do nhóm nhân tố thứ hai nay có đến 06 biến quan sát nhưng mức độ tổng 
phương sai giải thích được chỉ đạt 8.91% quá thấp và không hợp lý khi xếp với nhau cùng 
một nhóm nhân tố. Do đó, tác giả quyết định loại tiếp 06 biến quan sát này luôn. 
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:
Bảng 3.19: Kết quả phân tích nhân tố thang đo 
Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 
3.6.3.6. Phân tích thang đo Hoạt động rèn luyện sinh viên 
Thang đo Hoạt động rèn luyện sinh viên gồm 10 biến quan sát được kí hiệu lần 
lượt là V55, V56, V57, V58, V59, V60, V61, V62, V63 và V64. Kết quả phân tích nhân 
tố cho thấy tất cả các biến quan sát đều đồng nhất với hệ số tương quan giữa các biến 
quan sát với nhóm nhân tố từ 0.675 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 46.64%. 
Do đó, thang đo lường Hoạt động rèn luyện sinh viên đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng cho 
các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới 
đây: 
-50- 
Component 
1 2 
V39 .342 .647 
V40 .238 .686 
V41 .173 .770 
V42 .154 .695 
V43 .233 .681 
V44 .275 .657 
V45 .457 .534 
V46 .365 .461 
V47 .495 .372 
V48 .579 .335 
V49 .746 .221 
V50 .825 .214 
V51 .830 .200 
V52 .722 .195 
V53 .726 .333 
V54 .517 .407
Bảng 3.20: Kết quả phân tích nhân tố thang đo 
Hoạt động rèn luyện sinh viên 
3.6.3.7. Phân tích thang đo Kết quả đạt được chung về khóa học 
Thang đo Kết quả đạt được chung về khóa học gồm 11 biến quan sát được kí hiệu 
lần lượt là V65, V66, V67, V68, V69, V70, V71, V72, V73, V74 và V75. Kết quả phân 
tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số 
tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.596 trở lên và tổng phương sai 
được giải thích là 62.17%. 
Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm 06 biến quan sát V65, V66, V67, V68, V69, và 
V70, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Kiến thức, kỹ năng sinh viên thu được từ khóa 
học ” 
Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm 05 biến quan sát V71, V72, V73, V74 và V75, tác 
giả đặt tên cho nhóm này là “Sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường 
ĐH Tiền Giang” 
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây: 
-51- 
Component 
1 
V55 .675 
V56 .715 
V57 .768 
V58 .768 
V59 .734 
V60 .735 
V61 .689 
V62 .725 
V63 .733 
V64 .716
Bảng 3.21: Kết quả phân tích nhân tố thang đo 
Kết quả đạt được chung về khóa học 
-52- 
Component 
1 2 
V65 .745 .279 
V66 .809 .237 
V67 .829 .246 
V68 .794 .195 
V69 .616 .360 
V70 .648 .434 
V71 .395 .657 
V72 .218 .766 
V73 .118 .689 
V74 .464 .596 
V75 .334 .754 
3.6.4. Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến 
3.6.4.1. Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính đa biến 
Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến có dạng: 
y=  + 1x1i+ 2x2i +3x3i + ......+........+ kxki + i 
Trong đó  là điểm cắt trên trục tung, β là độ dốc (trong thống kê gọi là hệ số hồi 
qui) và i là phần dư. 
Trong phân tích hồi qui tuyến tính đa biến, ta cần biết mức độ ảnh hưởng của từng 
yếu tố lên biến kết cục y . Muốn biết mức độ ảnh hưởng cần lưu ý đến các trị số sau: 
1/. Hệ số tương quan R (coefficient of correlation): yếu tố nào có R càng lớn thì 
ảnh hưởng càng nhiều. 
2/. Bình phương của R (R square): yếu tố nào có R2 càng lớn thì mối quan hệ giữa 
yếu tố đó và biến y càng chặt chẽ.
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi

More Related Content

What's hot

Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmKhái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
GAPIT Communications JSC.
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Haiyen Nguyen
 

What's hot (20)

Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đĐề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
 
Dự Án Khởi Nghiệp - Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty Dược phẩm!
Dự Án Khởi Nghiệp - Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty Dược phẩm!Dự Án Khởi Nghiệp - Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty Dược phẩm!
Dự Án Khởi Nghiệp - Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty Dược phẩm!
 
Thành viên trong kênh phân phối của Vinfast
Thành viên trong kênh phân phối của VinfastThành viên trong kênh phân phối của Vinfast
Thành viên trong kênh phân phối của Vinfast
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
 
Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty DượcMa trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
Ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
 
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong QUẢN TRỊ Chiến lược
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong QUẢN TRỊ Chiến lượcHướng dẫn xây dựng ma trận trong QUẢN TRỊ Chiến lược
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong QUẢN TRỊ Chiến lược
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
 
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmKhái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư việnLuận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
 

Similar to Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi

Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2
Dr ruan
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Dr ruan
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Nguyễn Thanh Phong
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Man_Ebook
 

Similar to Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi (20)

Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2
 
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo c...
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 
Luận Văn Đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục tại trường Đại học Kinh tế- Đại...
Luận Văn Đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục tại trường Đại học Kinh tế- Đại...Luận Văn Đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục tại trường Đại học Kinh tế- Đại...
Luận Văn Đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục tại trường Đại học Kinh tế- Đại...
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
 
3
33
3
 
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳngLuận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
 
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 

More from Thanh Thanh

More from Thanh Thanh (20)

Vsfs session 1
Vsfs session 1Vsfs session 1
Vsfs session 1
 
Syl1535s07
Syl1535s07Syl1535s07
Syl1535s07
 
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
 
Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953
 
New microsoft word document
New microsoft word documentNew microsoft word document
New microsoft word document
 
Markusen lectures-may2010
Markusen lectures-may2010Markusen lectures-may2010
Markusen lectures-may2010
 
International business-student-value-edition
International business-student-value-editionInternational business-student-value-edition
International business-student-value-edition
 
International business
International businessInternational business
International business
 
Http -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
Http  -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...Http  -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
Http -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
 
Higher ed cap_brochure_final_web
Higher ed cap_brochure_final_webHigher ed cap_brochure_final_web
Higher ed cap_brochure_final_web
 
Fff
FffFff
Fff
 
Enanpad2006 esob-0700
Enanpad2006 esob-0700Enanpad2006 esob-0700
Enanpad2006 esob-0700
 
Dimensionalizing cultures the hofstede model in context
Dimensionalizing cultures  the hofstede model in contextDimensionalizing cultures  the hofstede model in context
Dimensionalizing cultures the hofstede model in context
 
Cv thuy anh
Cv thuy anhCv thuy anh
Cv thuy anh
 
Chapter 1
Chapter 1Chapter 1
Chapter 1
 
Ch05 ethics-social-responsibilityinib
Ch05 ethics-social-responsibilityinibCh05 ethics-social-responsibilityinib
Ch05 ethics-social-responsibilityinib
 
Ch03 legal-technological-political-forces
Ch03 legal-technological-political-forcesCh03 legal-technological-political-forces
Ch03 legal-technological-political-forces
 
Case study 2
Case study 2Case study 2
Case study 2
 
Bus395 ch01
Bus395 ch01Bus395 ch01
Bus395 ch01
 
Bus202 international business_operations_2011_s2
Bus202 international business_operations_2011_s2Bus202 international business_operations_2011_s2
Bus202 international business_operations_2011_s2
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đh tiền gi

  • 1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – Năm 2011 Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang Tác giả: Nguyễn Thanh Phong Cell: 0918 176 546 – Email: mooncakeasia@yahoo.com www.khaitrivn.wordpress.com -1-
  • 2. MỞ ĐẦU -2- 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là đất nước có hơn bốn ngàn năm lịch sử, cùng với một nền giáo dục đã được hình thành lâu đời, dân tộc Việt Nam luôn được bạn bè khắp năm châu ngưỡng mộ về sự hiếu học, cần cù thông minh. Vì thế, không quá khó để giải thích tại sao những vấn đề trong giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng luôn là đề tài nóng bỏng lôi kéo sự chú ý của báo giới, các chuyên gia, các nhà lãnh đ ạo và c á c tầng lớp nhâ n dâ n. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, trong suốt một thời giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính bao c ấp, phi lợi nhuận nhưng qua mộ t thời gian dài sau khi đất nước hội nhập với các nước trên thế giới, thông qua các họat động giao lưu văn hóa, hợp tá c phá t tr iể n kinh tế , đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công mà dần thay đ ổi trở thành “dịch vụ giáo dục”, tức một dịch vụ mà người được thụ hưởng phải trả phí. Đế n nay, giáo dục trở thành một loại dịch vụ ho à n c hỉnh và khách hàng có thể bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất. Việc chuyển từ hoạt động phúc lợi công, mang tính bao cấp trọn gói của nhà nước sang dịch vụ công và tư, mộ t thị trường giáo dục dần dần hình thành và phát triển diễn ra khắp nơi, tăng mạnh về số lượng. Các cơ sở giáo dục thi nhau ra đời để đáp ứng đ ược nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, tại chức, chuyên tu, hoàn chỉnh đ ến liên thông, đào tạo từ xa… B ê n c ạ n h c á c p h í a c ạ n h t í c h c ự c , b ắ t đ ầ u nảy sinh các vấn đề tiêu cực như chất lượng đào tạo kém, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, sự xuống cấp đ ạo đức học đường, chương trình và nộ i dung giảng dạy nặng nề, thậm chí là lạc hậu không phù hợp với n h u c ầ u thực tế của xã hội, các tiêu cực này không khó để bắt gặp trên các mặt báo, trên các chương trình thời sự cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Vấn đề tiêu cực trong giáo dục được phản ảnh dẫn đến sự hoang mang đố i với công chúng, đặc biệt là các phụ huynh, các em học sinh khi họ lựa chọn trường theo học.
  • 3. Nhằm giải quyết các mố i lo ngại đó, Bộ Giáo dục và đ à o tạo đã thể hiện nỗ lực của mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa Kiểm định chất lượng giáo dục vào Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đ ích của việc kiểm đ ịnh này là giúp cho các nhà quản lý, các trường ĐH xem xét toàn bộ hoạt động của nhà trường mộ t cách có hệ thống đ ể từ đó điều chỉnh các hoạt động của nhà trường theo mộ t chuẩn nhất định; giúp cho các trường ĐH đ ịnh hướng và xác đ ịnh chuẩn chất lượng nhất định và nó tạo ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ đó là tự đánh giá và đánh giá ngoài. Trong những năm gần đây, đảm bảo chất lượng mà hoạt động chính là đánh giá chất lượng đã trở thành mộ t phong trào rộng khắp trên toàn thế giới, trong đó có Khu vực Đô ng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tùy theo từng mô hình giáo dục ĐH mà từng nước có thể áp dụng phương thức đánh giá và quản lý chất lượng khác nhau, tuy nhiên có hai cách tiếp cận đánh giá chất lượng thường được sử dụng trên thế giới đó là đánh giá đồng nghiệp và đánh giá sản phẩm. Trong đó, đánh giá đồng nghiệp chú trọng đánh giá đ ầu vào và quá trình đào tạo còn đánh giá sản phẩm thì thông qua bộ chỉ số thực hiện và chú trọng vào sự hài lòng của các bên liên quan. Bộ chỉ số này cho phép giám sát chất lượng giáo dục ĐH hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên quy mô cả nước. Phương thức đánh giá sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, các nước Bắc Mỹ và Châu Âu vì các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp khẳng đ ịnh tính hợp lý của các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm đ ịnh chất lượng. Riêng ở đ ô ng Nam Á, việc thành lập Tổ chức đảm bảo chất lượng mạng ĐH đ ô ng Nam Á (AUN-QA) vào năm 1998 cho thấy sự nỗ lực trong việc quản lý chất lượng của các quốc gia trong khu vực này. AUN-QA đã xây dựng nên mô hình chất lượng giáo dục ĐH bao gồm các yếu tố cốt lõi như sứ mạng mục tiêu, nguồn lực, các hoạt động then chố t (đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ) và các thành quả đ ạt được. Các yếu tố này sẽ trực tiếp tạo ra chất lượng của giáo dục ĐH. Tóm lại, thấy đ ược thông tin về sự hài lòng của các bên liên quan chính là bằng chứng về hiệu quả của hệ thống giáo dục, giúp hệ thống kịp thời có những đ iều -3-
  • 4. chỉnh hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của những đố i tượng mà nó phục vụ. Đứng trên phương diện này, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang”, với hy vọng rằng sẽ khám phá ra những yếu tố nào mà sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường hài lòng và không hài lòng, từ đó khuyến nghị nhà trường sẽ có các điều chỉnh kịp thời. Việc làm này hết sức cần thiết đối với một trường ĐH, đặc biệt là đối với Trường ĐH Tiền Giang, một trường ĐH cấp tỉnh và còn non trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo, rèn luyện sinh viên tại trường ĐH Tiề n Giang và tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả này. - Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện môi trường học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường trường ĐH Tiền Giang. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo, r è n luyệ n s inh viê n tại tr ường ĐH Tiề n Giang. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: - Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại -4- trường ĐH Tiền Giang? - Sinh viên hài lòng về hoạt động đào tạo, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang ở mức độ nào? - Các yếu tố giới tính, niên khóa, bậc học ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên? Giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết H01: Giới tính không có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiề n Giang. - Giả thuyết H02: Không có sự khác nhau giữa sinh viên các niên khóa về sự
  • 5. hài lòng khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiề n Giang. - Giả thuyết H03: Không có sự khác nhau giữa sinh viên các bậc học (ĐH, cao đẳng) về sự hài lòng khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiề n Giang. - Giả thuyết H04: Chương trình đào tạo của nhà trường càng tố t thì mức độ hài -5- lòng của sinh viên càng cao. - Giả thuyết H05: Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy của nhà trường càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. - Giả thuyết H06: Giáo trình, tài liệu học tập càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. - Giả thuyết H07: Cơ sở vật chất của nhà trường càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. - Giả thuyết H08: Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo của nhà trường càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. - Giả thuyết H09: Hoạt động rèn luyện sinh viên của nhà trường càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. - Giả thuyết H10: Kết quả đạt được chung về khóa học càng tố t thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao. 5. Khách thể và đố i tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang. - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Tiền Giang. 6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 6.1 Dạng thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏ i để thu thập thông tin có kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua buổi thảo luận nhóm với một số bạn sinh viên về những kỳ vọng của sinh viên khi học
  • 6. tập, rèn luyện tại trường cũng như các kiến nghị của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, rèn luyện của nhà trường. 6.2 Công cụ thu thập dữ liệu, các biến số và các tư liệu: - Công cụ thu thập dữ liệu: bảng hỏ i kết hợp với thảo luận nhóm. - Các biến số: + Biến độc lập: chương trình đào tạo; độ i ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy; giáo trình, tài liệu học tập; cơ sở vật chất; hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo; hoạt động rèn luyện sinh viên và kết quả đạt được chung về khóa học. + Biến phụ thuộc: sự hài lòng của sinh viên. + Biến kiểm soát: giới tính, niên khóa, bậc học -6- 7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu − Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏ i: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, rải đều từ sinh viên năm thứ 3 đến sinh viên năm thứ 4 đối với bậc ĐH ( ĐH khóa 08, 09) và sinh viên hệ cao đẳng năm cuối (cao đẳng khóa 09) ở tất cả các khoa. Số lượng mẫu được lấy tương ứng với tỷ lệ số lượng sinh viên giữa các khoa và tổng số mẫu được lấy là 500. − Chọn mẫu để th ả o lu ậ n n h óm: Tham gia buổi thảo luận gồm 30 sinh viên được mời, các sinh viên này có sự khác nhau về giới tính, niên khóa, hệ đào tạo (ĐH, cao đẳng) và có kết quả học tập khác nhau. 8. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài nghiên cứu bao gồm 03 Chương. Cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Tổng quan nghiên cứu Chương 3. Mô hình và kết quả nghiên cứu
  • 7. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN -7- 1.1. Quan niệm về chất lượng dịch vụ Mỹ và nhiều nước phương Tây từ lâu đã chấp nhận coi giáo dục như một dịch vụ và đi học là một hình thức đầu tư cho việc kiếm sống trong tương lai nhưng ở Việt Nam thì khái niệm “Thị trường giáo dục” thì còn quá mới mẻ và xa lạ. Trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cách nhìn chung của phần đông những người hoạt động trong ngành giáo dục đều coi giáo dục là mộ t phúc lợi xã hộ i hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại. Thế nhưng, theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, Việt Nam đã theo đuổi lập trường tích cực, chủ động và đã cam kết thực hiện Hiệp đ ịnh chung về thương mại dịch vụ (GATS) đối với tất cả 12 ngành dịch vụ, trong đó có giáo dục. Điề u này cũng có nghĩa là sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải có một cách nhìn khác, đó là giáo dục là mộ t dịch vụ trong hoạt động thương mại và thương mại dịch vụ giáo dục cần được tự do hóa. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đố i với giáo dục ĐH, theo đó, ta mở cửa hầu hết các lĩnh vực giáo dục về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế toán, luật quốc tế và ngôn ngữ. Hiện nay, giáo dục ĐH Việt Nam không còn thuần túy là một lợi ích công. Nó vừa là mộ t lợi ích công vừa là mộ t dịch vụ công. Trên thực tế, tại một số trường ngoài công lập và một số cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận thu được rất lớn, thậm chí có người đánh giá là siêu lợi nhuận. Ở những nơi này, giáo dục ĐH là mộ t hàng hóa và một thị trường giáo dục sơ khai, tự phát đã hình thành. Theo những quan điểm trên thì Giáo dục được xem như một dịch vụ với một chất lượng nhất đ ịnh nhưng chất lượng dịch vụ là gì, đo lường chất lượng dịch vụ như thế nào lại là các vấn đề lớn và cho đến ngày nay, chưa có câu trả lời đầy đủ vì có quá nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một số nước phương Tây có quan đ iểm cho rằng “Chất lượng một trường ĐH phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Trong khi một quan
  • 8. điểm khác cho rằng “đầu ra” của giáo dục ĐH có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo “đầu ra” ở đây chính là sản phẩm của giáo dục ĐH được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó. Còn quan điểm “Giá trị gia tăng” thì cho rằng giá trị đầu ra trừ đ i giá trị đầu vào chính là chất lượng giáo dục ĐH. Sự khó khăn, phức tạp này dẫn xuất từ các đặc trưng khác biệt sau đây của dịch vụ so với sản phẩm hữu hình (Ghobadian, Speller & Jones, 1993; Groth& Dye, 1994; Zeithaml et al., 1990, dẫn theo Thongsamak, 2001): 1. Vô hình. Sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi. Khách hàng không thể thấy, -8- nếm, sờ, ngửi…trước khi mua. 2. Không đồng nhất. Gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống nhau. 3. Không thể chia tách. Quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch vụ, do vậy, không thể dấu được các sai lỗi của dịch vụ. 4. Dễ hỏng. Dịch vụ không thể tồn kho. Không thể kiểm tra chất lượng trước khi cung ứng. Người cung cấp chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm đúng mọi lúc. 5. Không thể hoàn trả. Nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể được hoàn tiền nhưng không thể hoàn dịch vụ. 6. Nhu cầu bất định. Độ bất định nhu cầu dịch vụ cao hơn sản phẩm hữu hình nhiều. 7. Quan hệ qua con người. Vai trò con người trong dịch vụ rất cao và thường được khách hàng thẩm định khi đánh giá dịch vụ. 8. Tính cá nhân. Khách hàng đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân của mình rất nhiều. 9. Tâm lý. Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của khách hàng. Parasuraman et al (1985:1988, dẫn theo Nguyễn ĐìnhThọ et al, 2003) được xem là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết trong lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ.
  • 9. Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al (1985, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003) Khoảng cách [1] là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách hàng khi không hiểu thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng tạo ra sai biệt này. Khoảng cách [2] được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chí chất lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu chí này trở thành các thông tin tiếp thị đến khách hàng. Khoảng cách [3] hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng không đúng các tiêu chí đa đ ịnh. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng trong tạo ra chất lượng dịch vụ. Khoảng cách [4] là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đa cam kết. -9-
  • 10. Khoảng cách [5] hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Parasuraman et al. (1985) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003) cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ năm. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước. 1.2 Sự hài lòng của khách hàng và các mô hình đo l ường sự hài lòng của -10- khách hàng 1.2.1 Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng khách hàng là tâm trạng/ cảm giác của khách hàng về mộ t công ty khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay được đáp ứng vượt mức trong suố t vòng đ ời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt đ ược sự thỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm của công ty. Lý thuyết thông dụng để xem xét sự hài lòng của khách hàng là lý thuyết “K ỳ vọng – Xác nhận”. Lý thuyết được phát triển bởi Oliver (1980) và được dùng đ ể nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng của các dịch vụ hay sản phẩm của một cơ quan. Lý thuyết đó bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đ ến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm. Theo lý thuyết này có thể hiểu s ự hài lòng của khách hàng là quá trình như sau: (1) Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua. (2) Sau đó, việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng về hiệu năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng. (3) Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã sử dụng nó và sẽ có ba trường hợp kỳ vọng của khách hàng là:
  • 11. (a) Đ ư ợ c xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng -11- của khách hàng; (b) Sẽ thất vọng nếu hiệu quả dịch vụ không phù hợp với kỳ vọng/mong đợi của khách hàng; (c) Sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm nhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ mong đợi và kỳ vọng trước khi mua dịch vụ. 1.2.2 Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index – CSI) được ứng dụng nhằm đo lường sự hài lòng của khách hàng đố i với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Việc thỏa mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng đố i với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năm 1989, chỉ số (barometer) đo mức độ hài lòng đầu tiên được ra đời tại Thụy Điển (Swedish Customer Satisfaction Barometer - SCSB) nhằm thiết lập chỉ số hài lòng của khách hàng đố i với việc mua và tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ nội địa. Trong những năm sau đó, chỉ số này được phát triển và ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ - ACSI, Na Uy – NCSI, Đan Mạch - DCSI và các quốc gia EU – ECSI (1998). Chỉ số này có thể thực hiện trên phương diện quốc gia (các doanh nghiệp, các ngành sẽ thỏa mãn như thế nào đối với khách hàng của họ) hoặc ở góc độ nội bộ ngành (so sánh sự thỏa mãn của các doanh nghiệp trong phạm vi mộ t ngành) và so sánh giữa các thời điểm khác nhau (đ ể nhận thấy sự thay đ ổi). Từ đó, các doanh nghiệp có thể biết đ ược vị thế, sự đánh giá của khách hàng đối với doanh nghiệp để hoạch đ ịnh các mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Chỉ số hài hài lòng của khách hàng bao gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân tố được cấu thành từ nhiều yếu tố cụ thể (indicators, items) đ ặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự hài lòng khách hàng (customer satisfaction) được đ ịnh nghĩa như là mộ t sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau bán của doanh nghiệp và đây chính là đ iểm cố t lõi của mô hình CSI. Xung quanh biến số này là hệ
  • 12. thống các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) xuất phát từ những biến số khởi tạo như sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh (image) doanh nghiệp và sản phẩm, chất lượng cảm nhận (perceived quality) và giá trị cảm nhận (perceived quality) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của sự hài lòng như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than phiền của khách hàng (customer complaints). 1.2.2.1 . Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác đ ộng trực tiếp đến chất lượng cảm nhận. Trên thực tế, khi mong đ ợi càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đố i với sản phẩm càng cao hoặc ngược lại. Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng cần phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ. Sự hài lòng của khách hàng được tạo thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự mong đợi và giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hơn sự mong đợi sẽ tạo nên lòng trung thành đối với khách hàng, trường hợp ngược lại, đấy là sự phàn nàn hay sự than phiền về sản phẩm mà họ tiêu dùng sau: Hình 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI) -12- Giá trị cảm nhận (Perceived value) Sự hài lòng của khách hàng (SI) Sự than phiền (Complaint) Sự mong đợi (Expectations) Chất lượng cảm nhận (Perceived quality) Sự trung thành (Loyalty)
  • 13. 1.2.2.2 . Mô hình chỉ số hài lòng của Châu Âu Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất đ ịnh. So với ACSI, hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của 4 nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Thông thường, chỉ số ACSI thường áp dụng cho lĩnh vực công còn chỉ số ECSI thường ứng dụng đo lường các sản phẩm, các ngành như sau: Hình 1.3: Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU Giá trị cảm nhận (Perceived value) -13- Sự hài lòng của khách hàng (SI) Chất lượng cảm nhận về – sản phẩm (Perceved quality-Prod) – dịch vụ (Perceved quality–Serv) Sự trung thành (Loyalty) Hình ảnh (Image) Sự mong đợi (Expectations) (European Customer Satisfaction Index – ECSI) Rõ ràng, điểm mạnh của cách tiếp cận này là nó làm dịch chuyển ngay tức khắc kinh nghiệm tiêu dùng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả đối giữa các yếu tố cấu thành sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng. Do vậy, mục tiêu đầu tiên của việc tiếp cận theo cấu trúc CSI là việc giải thích sự trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm nói riêng hay một doanh nghiệp, một quốc gia nói chung thông qua chỉ số hài lòng khách hàng khi chịu sự tác động trực tiếp hoặc
  • 14. gián tiếp bởi hình ảnh, sự mong đợi, chất lượng cảm nhận (về sản phẩm hoặc dịch vụ) và giá trị cảm nhận đố i với sản phẩm và dịch vụ đó. 1.2.2.3 . Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL Dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al. (1985) (dẫn theo Nguyễn Đ ì n h Thọ et al, 2003) Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo SERVQUAL gồm 10 thành phần: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Tin cậy; (3) đ á p ứng; (4) Năng lực phục vụ; (5) Tiếp cận; (6) Ân cần; (7) Thông tin; (8) Tín nhiệm; (9) An toàn; (10) Thấu hiểu. Thang đo này bao quát hầu hết mọ i khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp. Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần với 20 biến quan sát, cụ thể các thành phần như sau: 1. Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin. 2. Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với -14- những gì đa cam kết, hứa hẹn. 3. Đá p ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách kịp thời. 4. Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng. 5. Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đ ến từng cá nhân khách hàng. Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 đ iểm. Sai biệt (cảm nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình đo lường này được gọ i là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân đoạn thứ 3 yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần. Sau nhiều nghiên cứu kiểm đ ịnh cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy, vẫn còn
  • 15. nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng quát và hiệu lực đo lường chất lượng. Mộ t đ iều nữa có thể thấy là thủ tục đo lường SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy, đa xuất hiện một biến thể của SERVQUAL là SERVPERF. Thang đo này đ ược Cronin & Taylor (1992, dẫn theo Thongsamak, 2001) giới thiệu, xác đ ịnh chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL). Hai ông cho rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tố t nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng. cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF này giữ như SERVQUAL. Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm nhận (perception model). Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đ ều có những nghiên cứu tiếp sau sử dụng. Điề u đáng nói là kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy khó có thể kết luận mô hình nào là không đúng đắn hoặc thậm chí đúng đắn hơn. -15- 1.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài Thông qua các phân tích đã tiến hành, tác giả xin đưa ra mô hình lý thuyết của đề tài như sau:
  • 16. Hình 1.4: Mô hình lý thuyết của đề tài -16- Chương trình đào tạo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy Giáo trình, tài liệu học tập Cơ sở vật chất Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo Hoạt động rèn luyện sinh viên Kết quả đạt được chung về khóa học 1.4. Tóm tắt chương SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN Chương 1 đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến sự hài lòng của khách hàng liên quan đến dịch vụ mà họ thụ hưởng và đã xây dựng được mô hình lý thuyết biểu diễn sự tác động của các nhóm yếu tố đối với sự hài lòng của sinh viên. Các giả thuyết đặt ra rằng, cảm nhận về yếu tố càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.
  • 17. Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU -17- 2.1. Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu Đố i với một trường thì đào tạo là hoạt động cố t lõi nhất. Mở ra các ngành đào tạo là đ iều đầu tiên mà mộ t trường phải thực hiện dưới sự tư vấn của Hộ i đồng khoa học và đào tạo tiếp theo là: - Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo; - Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và các chương trình nâng cao kiến thức khác cho các đố i tượng có nhu cầu học tập; - Tổ chức định kỳ cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng đ a dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện nhanh chóng tiếp cận nội dung và công nghệ đào tạo của các ĐH tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người học - Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy, xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy - học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp dạy - học, phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học. Hàng năm trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho các ngành đào tạo, tổ chức đào tạo, kiểm tra thi và đánh giá kết quả học tập theo các hình thức khác nhau như trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, tiểu luận … Cuối cùng là trường có nhiệm vụ cấp văn bằng, chứng chỉ cho những người đ ược trường đào tạo, khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Với quan điểm xem giáo dục như là mộ t dịch vụ và sinh viên là một khách hàng, một người cộng sự thì vai trò của sinh viên ngày càng quan trọng hơn trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. 2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Năm 2004, Ali Kara, ĐH York Campus bang Pennsylvania và Oscar W. DeShields, Jr., ĐH Northridge, bang California, có bài nghiên cứu “Business Student Satisfaction, Intentions and Retention in Higher Education: An Empirical
  • 18. Investigation”. Nghiên cứu này tập trung vào mố i quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên kinh doanh và mục đích của sinh viên khi học tại một trường ĐH hay cao đẳng. Tác giả cho rằng việc giảm số lượng của khóa học hay sinh viên bỏ học giữa chừng có liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu này cung cấp một con số rất đáng quan tâm đó là hơn 40% số sinh viên học ĐH nhưng không hề lấy đ ược bằng cấp, trong số sinh viên này có 75% bỏ học trong 2 năm đầu ĐH. Bằng một nghiên cứu thực nghiệm trên 160 sinh viên ngành kinh doanh tại một trường ĐH ở phía nam trung tâm bang Pennsylvania, tác giả đã chỉ ra rằng quá trình học ĐH của sinh viên liên quan đến sự hài lòng của và ý đ ịnh tiếp tục theo học tại trường ĐH đó. Tác giả cũng đã đưa ra lời đ ề nghị đối với Ban giám hiệu các cơ sở giáo dục nên áp dụng các nguyên tắc đ ịnh hướng sinh viên như một khách hàng để làm tăng lợi nhuận cũng như tăng chất lượng đào tạo của nhà trường. Một nghiên cứu khác về sự hài lòng của sinh viên là Measuring student satisfaction with their studies in an International and European Studies Departerment - đ á n h giá sự hài lòng của sinh viên tại Khoa Quốc tế và Châu Âu học được 2 tác giả G.V. Diamantis và V.K. Benos, trường ĐH Piraeus, Hy Lạp thực hiện năm 2007. Tác giả cho rằng sự hài lòng của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và sự hài lòng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, các môn học được giảng dạy, đội ngũ giảng viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sở giáo dục cung cấp cho sinh viên. Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên tác giả sử dụng phương pháp đánh giá sự hài lòng khách hàng MUSA (Multicriteria Satisfaction Analysis – phân tích sự hài lòng nhiều tiêu chí) bao gồm 4 tiêu chí: Giáo dục, Hỗ trợ hành chính, Hữu hình, Hình ảnh và danh tiếng của khoa. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên khoa Quốc tế và Châu Âu học là 89.3%, cao hơn hẳn so với 8 khoa khác trong trường ĐH Piraeus. Các tiêu chí sử dụng để đánh giá có sự hài lòng rất cao tuy nhiên tầm quan trọng của các tiêu chí này thì không giống nhau đối với sinh viên: cao nhất là giáo dục (41.1%), hình ảnh và danh tiếng của khoa (25%), trong khi đó tiêu chí hữu hình và hỗ trợ hành chính là ít hơn đáng kể. -18-
  • 19. -19- 2.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động lấy ý kiến sinh viên ngày càng được xem trọng hơn với hàng loạt các nghiên cứu khảo sát về việc sử dụng các mô hình chất lượng dịch vụ đ ể đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo: Tháng 12/2005, tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản đã có đề tài nghiên cứu về “ đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường đ ại Bách Khoa TPHCM”. Bài viết này trình bày kết quả đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH Bách khoa Tp.HCM ở các khía cạnh: chương trình đào tạo, độ i ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và kết quả đào tạo. 479 phản hồi của cựu sinh viên qua bảng hỏi thuộc 6 khoa của trường (điện – đ iện tử, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ Hóa học, Cơ khí, Công nghệ Thông tin và Quản lý Công nghiệp) đã được xử lý và phân tích trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy cựu sinh viên khá sự hài lòng về chương trình đào tạo (Trung bình = 3.28), khá hài lòng về đội ngũ giảng viên (Trung bình = 3.28), hài lòng ở mức độ trung bình đố i với cơ sở vật chất (Trung bình = 3.12) và khá hài lòng đối với kết quả đào tạo của nhà trường (Trung bình = 3.49). Trong đó, yếu tố được cựu sinh viên đánh giá cao là tính liên thông của chương trình, giảng viên vững kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó vẫn còn mộ t số yếu tố bị đánh giá thấp là chương trình đào tạo chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, chưa đ ược cập nhật, đổi mới thường xuyên, chưa được thiết kế sát với yêu cầu thực tế; phương pháp giảng dạy chưa sinh động và giảng viên chưa khảo sát lấy ý kiến người học; phòng thí nghiệm, thực hành chưa thực sự phục vụ tốt cho công tác dạy – học và nghiên cứu khoa học. Kết quả đào tạo được đánh giá cao ở việc có lợi thế cạnh tranh trong công việc và nâng cao khả năng tự học, nhưng bị đánh giá thấp ở khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp. Qua các kết quả này tác giả cũng đã nêu ra một số đề xuất nhằm cải tiến chất lượng đào tạo của trường. Tháng 4/2006, tác giả Nguyễn Thành Long, trường ĐH An Giang đã có bài nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐH An Giang”. Mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng: Phương tiện hữu hình (Tangibles), Tin cậy (Reliability), đ á p ứng
  • 20. (Responsiveness), Năng lực phục vụ (Assurance), Cảm thông (Empathy) và mô hình sau khi hiệu chỉnh là các yếu tố: Giảng viên, Nhân viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy và Cảm thông sẽ ảnh hưởng đ ến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước nghiên cứu thử và chính thức trên 635 sinh viên của 4 khoa Sư phạm, Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ môi trường và Kinh tế - Quản trị Kinh doanh của trường ĐH An Giang. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào yếu tố Giảng viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy và cảm thông. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ đào tạo được đánh giá không cao. Trong 5 thành phần chỉ có 2 thành phần trên trung bình là Giảng viên (3.45) và sự tin cậy vào nhà trường (3.27); ba thành phần còn lại là Nhân viên, cơ sở vật chất và cảm thông của nhà trường thấp hơn trung bình và xấp xỉ nhau (2.78). Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự đánh giá khác nhau theo khoa đối với các thành phần trên (trừ cơ sở vật chất) và có sự đánh giá khác nhau theo năm học, cụ thể là sinh viên học càng nhiều năm càng đánh giá thấp chất lượng dịch vụ của nhà trường. Tương tự như chất lượng dịch vụ đào tạo, mức độ hài lòng của sinh viên đối với ĐH An Giang còn chưa cao. Sự hài lòng của sinh viên tập trung vào thành phần Giảng viên và Cơ sở vật chất, các thành phần khác (Tin cậy, nhân viên, cảm thông) có tác động không lớn đến sự hài lòng. Nghiên cứu này cũng trình bày một số hạn chế như sau: việc lấy mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị lớp ở các Khoa có thể làm cho tính đ ại diện của kết quả không cao, chưa có sự phân biệt về giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng trong đánh giá của sinh viên do đó không xác định được nhận đ ịnh của sinh viên đối với giảng viên của nhà trường và nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đo lường, tìm hiểu các mối quan hệ và đưa ra một số gợi ý để lý giải mà chưa có sự phân tích sâu. Tại khoa Kinh tế và Quản lý, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tác giả Vũ Trí Toàn với sự hướng dẫn của ThS Đinh Tiến Dũng đã trình bày đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và Quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL”. Tác giả đã dựa vào mô hình SERVQUAL của Gronroos đ ể đưa ra mô hình chất lượng dịch vụ đào tạo bao gồm 5 yếu tố theo hình 2.1: -20-
  • 21. Hình 2.1: Mô hình chất lượng dịch vụ đào tạo Mô hình này đã được tác giả thử nghiệm trên toàn bộ sinh viên hai khóa 47 và 48 (299 sinh viên) đang theo học tại khoa Kinh tế và Quản lý. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert gồm 7 mức độ: 1 là hoàn toàn phản đố i và 7 là hoàn toàn đồng ý. Kết quả nghiên cứu của đ ề tài này cho thấy sinh viên tỏ ra khá hài lòng với chương trình đào tạo tại khoa Kinh tế. Sinh viên hài lòng ở mức độ khá cao với trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giảng viên trong Khoa. Nghiên cứu này còn khẳng đ ịnh mô hình SERVQUAL của Gronroos rất hữu ích trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo. Tất cả các mối liên hệ trong mô hình đều có ý nghĩa trong kết quả nghiên cứu. Mặc dù chương trình đào tạo của Khoa được các sinh viên đánh giá khá cao, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục và tác giả cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của khoa này. Năm 2008, với sự hướng dẫn của BS CKII ThS Nguyễn Văn Út và BS CKII ThS Nguyễn Văn Ngọt, tác giả Nguyễn Ngọc Thảo, Khoa Quản trị Bệnh viện đã có đ ề tài nghiên cứu về “Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên khoa Quản trị Bệnh viện (QTBV), trường ĐH Hùng Vương” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ của khoa QTBV. Nghiên cứu đ ược thực hiện đối với 121 sinh viên khoa -21-
  • 22. Quản trị Bệnh viện của trường ĐH Hùng Vương, phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên có 81,8% sinh viên hài lòng về chất lượng đào tạo và phục vụ của khoa QTBV tuy nhiên vẫn còn mộ t số tiêu chí mà sinh viên có sự hài lòng thấp (dưới 50%) là: dụng cụ thí nghiệm, bãi giữ xe và mức học phí của nhà trường. Từ đó tác giả cũng đưa ra mộ t số đề nghị nhằm khắc phục những hạn chế đ ể nâng cao sự hài lòng của sinh viên đố i với chất lượng của Khoa QTBV nói riêng và của trường ĐH Hùng Vương nói chung. Năm 2008, tác giả Trần Thị Tú Anh trình bày luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy ĐH tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. đ ề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Xuân Thanh, Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Bộ GD-ĐT. Nghiên cứu này tập trung làm rõ khái niệm “chất lượng hoạt động giảng” được chấp nhận như thế nào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền sau đó đề ra những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện. đ ối với đánh giá chất lượng giảng dạy môn học, nghiên cứu đưa ra 5 tiêu chí đánh giá là: Mục tiêu môn học, Phương pháp giảng dạy, Nội dung môn học, Tài liệu học tập và Hoạt động kiểm tra, đánh giá. Sau khi đưa ra các tiêu chí và các chỉ số, tác giả đã thiết lập nên bảng hỏi đáng giá chất lượng giảng dạy môn học gồm 10 câu hỏ i theo thang đo Likert 5 mức độ và tiến hành lấy ý kiến được 1764 sinh viên từ 27 lớp thuộc 15 khoa của học viện để đánh giá chất lượng giảng dạy 46 môn học. Kết quả cho thấy chất lượng giảng dạy các môn học tại học viện là không đồng đều. Khoảng cách chất lượng giữa những môn giảng dạy tốt nhất và kém nhất tương đối xa. Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho thấy sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng giảng dạy môn học giữa các khoa. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra 5 tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy khóa học bao gồm: Nộ i dung chương trình đào tạo, Cấu trúc chương trình đào tạo, Trang thiết bị dạy học, Hoạt động giảng dạy và đánh giá chung toàn khóa học. Bảng hỏi dùng để đánh giá khóa học được thiết kế theo thang đo Likert 1 – 4 (không đồng ý, đồng ý mộ t phần, đồng ý về cơ bản, hoàn toàn đồng ý) và 1 – 3 mức độ (quá nhiều, vừa, quá ít) và tiến hành khảo sát đối với 142 cán bộ giảng dạy và quản lý. -22-
  • 23. Kết quả thống kê cho thấy hầu hết giảng viên và cán bộ quản lý đều đồng ý về cơ bản hoặc hoàn toàn đồng ý với các nhận định đ ưa ra trong bảng hỏ i (58%). Điều đó có ý nghĩa là giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá chất lượng chương trình của học viện là chấp nhận được. Từ các kết quả phân tích đó tác giả đã đưa ra mộ t số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại học viện cho từng đối tượng như: Nhà trường, Giảng viên và sinh viên. Cũng trong năm 2008, tác giả Vũ Thị Quỳnh Nga trình bày luận văn Thạc sĩ “Một số yếu tố ảnh hưởng đ ến việc đánh giá của sinh viên đố i với hoạt động giảng dạy”. Nghiên cứu này đ ược thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Quý Thanh với mục đích nghiên cứu sự tác động của đ ặc điểm nhân khẩu học và đ ặc điểm xã hội, mức sống của sinh viên đến việc đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy của giảng viên đ ể từ đó hiểu rõ hơn những đòi hỏi của sinh viên; để giúp các giảng viên, các trường ĐH tìm ra những phương pháp quản lý, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng sinh viên. Nghiên cứu này được khảo sát trên 2 nhóm sinh viên là sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ 4 của các khối, ngành: Khố i nghệ thuật (ngành Kiến trúc); Khối Tài chính kế toán (ngành Tài chính kế toán); Khối xã hội nhân văn (ngành Du lịch) và khố i kỹ thuật (ngành Công nghệ thông tin) với hoạt động giảng dạy như: - Tác động đ ặc điểm dân số học như: Giới tính, tuổi, vùng miền (nông thôn/thành thị), nghề nghiệp cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đ ến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. - Tác động đ ặc điểm kinh tế xã hộ i của sinh viên như: Ngành học, năm sinh viên đang học, sĩ số lớp học, kết quả đ iểm trung bình chung, mức độ tham gia trên lớp của sinh viên, chi tiêu hàng tháng của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên qua sinh viên cần chú ý đ ến đ ặc điểm của sinh viên như yếu tố giới, con thứ mấy trong gia đ ình, nghề nghiệp của bố, ngành học, năm học, sĩ số lớp học, điểm trung bình chung và mức độ tham gia trên lớp. -23-
  • 24. Một nghiên cứu khác về các yếu tố tác động đến sự hài lòng là nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Kiên với đề tài “đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đ H Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – đ ại học Thái Nguyên”. Nghiên cứu này khảo sát trên 260 sinh viên thuộc năm 2, 3,4 của trường (183 nữ, 77 nam) và dựa vào thang đo SERVQUAL bao gồm 5 thành phần (Cơ sở vật chất, Sự nhiệt tình của Cán bộ và Giảng viên, đ ội ngũ giảng viên , Khả năng thực hiện cam kết và Sự quan tâm của nhà trường tới sinh viên) đ ể xác định sự hài lòng của sinh viên. Sau khi phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 5 thành phần trên với sự phù hợp giữa mô hình và dữ liệu là 87.1%. Ngoài ra, tác giả còn kiểm đ ịnh một số giả thuyết cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên tại trường không khác nhau theo năm học, khoa và học lực nhưng khác nhau theo giới tính. Kết quả này có sự khác biệt đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Long tại trường ĐH An Giang (có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Khoa, theo năm học nhưng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo học lực và giới tính) Tương tự với đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Trí Toàn, tác giả Nguyễn Thị Trang với sự hướng dẫn của TS Lê Dân cũng có bài nghiên cứu về “Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng”. Nghiên cứu này được trình bày trong tuyển tập Báo cáo Hộ i nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 ĐH Đ à Nẵng năm 2010. Nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo SERVQUAL và mô hình nghiên cứu gồm 3 yếu tố cấu thành mức độ hài lòng của sinh viên đó là: Chất lượng chức năng (hữu hình, cảm thông, đảm bảo, đáp ứng và tin cậy), Chất lượng kỹ thuật và hình ảnh. Trong đó, chất lượng kỹ thuật bao gồm những giá trị mà sinh viên thực sự nhận được từ quá trình đào tạo. Mô hình được tiến hành khảo sát trên 352 sinh viên của trường và cho kết quả nghiên cứu: yếu tố Chất lượng kỹ thuật có tác động mạnh nhất đ ến Mức độ hài lòng, tiếp đ ến là yếu tố Chất lượng chức năng và cuối cùng là yếu tố hình ảnh. Cũng trong năm 2010, TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục – trường ĐH Sư Phạm TPHCM đã trình bày trong Hội thảo “đánh giá Xếp hạng các -24-
  • 25. trường ĐH- c ao đ ẳng Việt Nam”, tổ chức tại Huế ngày 16/4/2010 nghiên cứu về “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam”. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên (SV) về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2005. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏ i theo nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu là thu thập các đánh giá của sinh viên đang học và sinh viên tốt nghiệp về chất lượng giảng dạy và quản lý của các trường ĐH Việt Nam. Sinh viên thể hiện mức độ hài lòng của mình theo thang bậc 5 với 5 là “rất hài lòng” và 1 là “rất không hài lòng”. Đ ề tài đã tiến hành khảo sát ở hơn 18 ĐH trong cả nước. Trong đó có 2 ĐH Quốc gia (ĐH Quốc gia Tp. HCM: 363 SV, ĐH QG Hà Nội: 302 SV), 3 ĐH vùng (ĐH Thái Nguyên: 311 SV, ĐH Huế:155 SV, Trường ĐH Cần Thơ (có thể xem là ĐH vùng theo quan điểm của đề tài): 151 SV) và hơn 10 ĐH ngành (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nộ i: 216 SV, Trường ĐH Thương Mại: 165 SV, Trường ĐH Mở Bán Công Tp. HCM (hiện nay là Trường ĐH Mở Tp. HCM): 157 SV, Trường ĐH Y Dược Tp. HCM: 152 SV, Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM: 145 SV, Trường ĐH Thuỷ Sản Nha Trang (hiện nay là Trường ĐH Nha Trang): 140 SV, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nộ i: 138 SV, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân: 96 SV, trường ĐH Mỹ Thuật Tp. HCM: 31 SV và sinh viên của các trường ĐH khác với tổng số là 2529 SV tham gia. Kết quả có được từ khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của SV đang học và SV tốt nghiệp của Việt Nam đang ở khoảng từ trung bình đ ến trên trung bình, trong đó có khoảng mộ t số nhỏ trường (4 trường) là có chỉ số dưới trung bình. Một số các trường khác có chỉ số hài lòng là khá thấp, có thể xem là dưới trung bình. Đặc biệt, mức độ hài lòng của cả SV đang học và SV tốt nghiệp về chất lượng quản lý là thấp hơn mức độ hài lòng về giảng dạy. Bài viết cũng khuyến cáo rằng các số liệu sử dụng trong khảo sát không cho thấy trực tiếp chất lượng tổng thể của các trường ĐH. Ngoài ra, do số liệu được thực hiện cách đây 5 năm, nên giá trị thực tế đã có thể khác đi, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi các trường đang thực hiện tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý. -25-
  • 26. Qua những nghiên cứu trên ta thấy đ ược mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo là khác nhau đối với từng trường, từng đối tượng khảo sát. Việc khác nhau này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đào tạo mà trường đó cung cấp cho đối tượng mà mình phục vụ. Ngoài ra các yếu tố về nhân khẩu học của đối tượng được khảo sát cũng có sự tác động khác nhau đến sự hài lòng đố i với từng trường. đ iều này giúp cho tôi mong đợi rằng kết quả nghiên cứu trên mộ t đố i tượng khác sẽ cho ra những điểm khác nhau so với các nghiên cứu trước và có thể dựa vào đó để từng bước đáp ứng kỳ vọng của đ ối tượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường. -26- 2.2. Tóm tắt Chương Chương 2 đã giới thiệu một cách có hệ thống các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm giúp người đọc hình dung một cách tổng quát về những vấn đề đã đặt ra và đã giải quyết cũng như những thách thức còn tồn tại .
  • 27. Chương 3. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -27- A. Mô hình nghiên cứu 3.1. Giới thiệ u Chương 3 được hình thành từ 2 phần chính: Phần (A) thiết kế nghiên cứu, trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu, gồm có nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng); Xây dựng thang đo, trình bày các thang đo lường và những khái niệm nghiên cứu có liên quan. Phần (B) trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài. 3.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước nghiên cứu: - Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính (qualitative methodology) được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu. - Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng (quantitative methology) được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. 3.2.1. Nghiên cứu khám phá (định tính) Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm mục đích khám phá những suy nghĩ và cảm nhận của sinh viên nhằm phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang. Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Tiền Giang sau khi tốt nghiệp. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm dựa theo một đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Các cuộc thảo luận này được tiến hành tại phòng E01, trường ĐH Tiền Giang. Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 30 sinh viên.
  • 28. 3.2.2. Nghiên cứu chính thức (định lượng) Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động đến đến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu này được tiến hành tại trường ĐH Tiền Giang. Nghiên cứu định lượng, tác giả chia ra làm hai bước như sau: Bước 1: Thực hiện nghiên cứu lần 1, với kích thước mẫu là 150 sinh viên. Mục đích chính của bước nghiên cứu này là loại bỏ, làm sạch các biến quan sát không phù hợp, hoàn chỉnh bảng câu hỏi dùng để điều tra cho bước nghiên cứu chính thức tiếp theo. Bước 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350 sinh viên, mục đích chính của bước nghiên cứu này là: + Phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện -28- tại trường ĐH Tiền Giang. + Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên. + Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố trên với sự hài lòng của sinh viên. + Đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu 3.2.3. Xây dựng quy trình nghiên cứu Sau khi nghiên cứu các quy trình nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả xin đề xuất quy trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này như sau:
  • 29. Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Thang đo chính Điều chỉnh Thảo luận nhóm Thang đo nháp Kiểm tra tính đồng nhất của biến quan sát Nguồn: Dựa trên quy trình nghiên cứu của PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế Tp.HCM, trang 22. -29- Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định lượng Cronbach alpha Phân tích yếu tố Thang đo hoàn chỉnh Phân tích hồi quy tuyến tính bội Kiểm tra hệ số alpha Kiểm tra yếu tố trích được Kiểm tra phương sai trích được Kiểm định mô hình Kiểm định lý thuyết
  • 30. -30- 3.3. Xây dựng thang đo Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường được thục hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là : (1) thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo quãng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner 1996), các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman 1991). Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Có tất cả 07 khái niệm cần nghiên cứu đó là: (1) Chương trình đào tạo (2) Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy (3) Giáo trình, tài liệu học tập (4) Cơ sở vật chất (5) Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo (6) Hoạt động rèn luyện sinh viên (7) Kết quả đạt được chung về khóa học Tuy nhiên mục đích chính của nghiên cứu này là chủ yếu tập trung vào việc đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo và rèn luyện sinh viên của trưởng ĐH Tiền Giang. Điều này đồng nghĩa với việc khám phá suy nghĩ, cảm nhận của sinh viên đối với trường ĐH Tiền Giang. Cụ thể các thang đo lường sau khi mã hóa được trình bày trong bảng dưới đây:
  • 31. Bảng 3.1: Mã hóa các biến quan sát Ký hiệu biến CÂU HỎI CÁC BIẾN QUAN SÁT I CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO V1 Chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành V2 Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật, đổi mới -31- V3 Tổng số tín chỉ tất cả các môn học trong chương trình đào tạo là phù hợp V4 Phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành V5 Điều kiện tiên quyết nêu trong đề cương chi tiết học phần hợp lý V6 Cấu trúc chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho sinh viên V7 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội V8 Chương trình đào tạo được thiết kế có thể học liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác II ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY V9 Kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học mình đảm trách V10 Phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu V11 Kinh nghiệm thực tế nhiều V12 Sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ giảng dạy( máy chiếu, vi tính…) V13 Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy V14 Cung cấp chương trình học riêng cho mỗi môn học V15 Dạy kết hợp với giáo dục nhân cách, đạo đức cho sinh viên V16 Thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên V17 Sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên V18 Đánh giá, kiểm tra sát với chương trình đào tạo V19 Thường xuyên khảo sát ý kiến người học V20 Đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng đối với mọi sinh viên III GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU HỌC TẬP V21 Đề cương chi tiết học phần học mô tả đầy đủ, chính xác nội dung môn học V22 Giáo trình giúp sinh viên tự học được V23 Giáo trình mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng
  • 32. -32- V24 Giáo trình mỗi môn học được cung cấp với nội dung chính xác và cập nhật V25 Giáo trình các môn chuyên ngành được giảng viên của trường biên soạn rõ ràng, nội dung chính xác V26 Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng V27 Sinh viên dễ tiếp cận các tài liệu tham khảo do giảng viên giới thiệu IV CƠ SỞ VẬT CHẤT V28 Khuôn viên trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, dễ chịu V29 Bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu của sinh viên V30 Nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu của sinh viên V31 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi V32 Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng V33 Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt V34 Phòng vi tính đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên V35 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi cho sinh viên học tập, nghiên cứu V36 Thư viện điện tử giúp việc tra cứu tài liệu dễ dàng, nhanh chóng V37 Sinh viên dễ dàng tiếp cận mạng internet ở trường V38 Dịch vụ căng-tin của trường đáp ứng với nhu cầu sinh viên V HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO V39 Chất lượng đào tạo bạn nhận được tương xứng với học phí đã đóng V40 Dịch vụ giáo dục bạn nhận đ ược tương xứng với học phí đã đóng V41 Ngoài học bổng, sinh viên còn được sự hỗ trợ tài chính khác V42 Các chi phí khác của trường hợp lý( đồng phục thể thao, giáo trình…) V43 Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy, các tiêu chí đánh giá kết quả học tập và rèn luyện V44 Sinh viên được thông báo đầy đủ c á c kế hoạch thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học V45 Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật V46 Hoạt động cố vấn học tập, tư vấn nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, chọn lựa và học tập của sinh viên V47 Hoạt động xã hội, hoạt động phong trào tại trường đáp ứng nhu cầu giải trí và tác động tíc h c ực đến việc học tập của sinh viên V48 Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu
  • 33. -33- V49 Thủ tục hành chính đ ơ n g i ả n , t h u ậ n l ợ i (đăng ký học phần, chứng nhận là sinh viên, cấp bảng điểm, đóng học phí, đăng ký thi trả nợ, xin miễn giảm học phí, cấp học bổng,...) V50 Cán bộ, nhân viên ở các phòng ban (quản lý đào tạo, thanh tra, hành chính, tài chính, công tác chính trị…) nhiệt tình, vui vẻ, tôn trọng sinh viên V51 Cán bộ quản lý giải quyết các vấn đề của sinh viên nhanh và hiệu quả V52 Nhân viên thư viện phục vụ tốt (phong cách, thái độ, giờ giấc phục vụ) V53 Các khiếu nại của sinh viên được nhà trường giải quyết một cách thỏa đáng V54 Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ những lợi ích chính đáng, hợp pháp của sinh viên VI HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN SINH VIÊN V55 Nội dung của tuần sinh hoạt chính trị công dân đầu khoá, đầu mỗi năm rất hữu ích đối với sinh viên V56 Kết quả điểm rèn luyện sinh viên được sử dụng tr o ng việ c xét học bổng cho từng học kỳ là hợp lý V57 Việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên là việc làm thường xuyên, quá trình đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân chủ V58 Các hoạt động bổ trợ dành cho sinh viên đa dạng, phong phú( hội thảo, các câu lạc bộ, hội nhóm…) V59 Sinh viên luôn được rèn luyện về đạo đức, tác phong và nhân cách V60 Sinh viên được giáo dục lý tưởng, truyền thống, lối sống và ý thức pháp luật V61 Sinh viên được tham gia Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện V62 Sinh viên được bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng V63 Sinh viên được hướng dẫn và tham gia nghiên cứu khoa học V64 Trường tạo điều kiện tốt để cho sinh viên phát huy năng khiếu của mình VII KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHUNG VỀ KHÓA HỌC TẠI TRƯỜNG V65 Khóa học đáp ứng được những mong đợi của cá nhân V66 Khóa học giúp sinh viên nâng cao khả năng tự phát triển, tự học, tự nghiên cứu, suy nghĩ sáng tạo
  • 34. -34- V67 Khóa học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý thông tin V68 Khóa học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, tin học V69 Khóa học giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm theo việc nhóm V70 Kiến thức từ khóa học sẽ giúp bạn dễ dàng phát triển nghề nghiệp sau này V71 Bằng cấp của trường ĐH Tiền Giang sẽ đảm bảo việc làm tốt cho bạn trong tương lai V72 Bạn tự tin về nghề nghiệp của mình khi ra trường V73 Bạn thích ngành mình đang học V74 Suốt quá trình học tập tại Trường ĐH Tiền Giang, bạn được sinh hoạt trong môi trường được rèn luyện về đạo đức, tác phong, nhân V75 cĐáHch T iền Giang là nơi đào tạo chất lượng, uy tín SAL Đánh giá tổng quát, bạn hài lòng về hoạt động đào tạo cũng như môi trường học tập và rèn luyện tại Trường ĐH Tiền Giang 3.4. Tóm tắt phần A Trong phần A này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của của sinh viên. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước: nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Mục đích của bước nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố có tác động đến sự hài lòng của sinh viên, các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu c ũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên với kích thước mẫu n = 250. Phần B tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu thập được qua công cụ phần mềm SPSS version 16.0.
  • 35. B. Trình bày kết quả nghiên cứu 3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng lần 1 3.5.1. Thông tin mẫu nghiên cứu định lượng lần 1 3.5.1.1. Giới tính Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 72 sinh viên nam và 78 sinh viên nữ, được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 3.2: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích Nam 72 48 48 Nữ 78 52 100.0 Tổng 150 100.0 -35- 3.5.1.2. Đối tượng tham gia phỏng vấn Kết quả thống kê đối tượng tham gia phỏng vấn của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Thống kê đối tượng tham gia mẫu nghiên cứu lần 1 Lớp Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích ĐHKT08 20 13.33 13.33 ĐHTH08 20 13.33 26.66 ĐHQTKD08 20 13.33 39.99 ĐHXD08 20 13.33 53.32 ĐHGDTH8 20 13.33 66.65 CĐSPMN09 20 13.33 79.98 CĐM09 15 10 89.98 CĐKT08 15 10 100.0 Tổng 150 100.0
  • 36. -36- 3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy, thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Mục đích là tìm ra những mục cần hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong rất nhiều mục bạn đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 249). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’ Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên cạnh đó, phải đảm bảo các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) trên 0.35, điều này cho thấy các thang đo đảm bảo sự tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2005). Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.74 đến 0.881. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại 03 biến quan sát: V4, V28, V29 vì 03 biến này có hệ số tương giữa biến và tổng nhỏ hơn 0.35. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây: Bảng 3.4: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo lần 1 Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha Chương trình đào tạo 08 0.74 Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.855 Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.822 Cơ sở vật chất 11 0.803 Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.881 Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.817 Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.849
  • 37. Bảng 3.5: Các biến quan sát bị loại lần 1 -37- Biến quan sát bị loại Hệ số tương quan biến và tổng (Item-total correlation) V4 0.304 V28 0.337 V29 0.288 Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất. 3.5.3. Phân tích yếu tố Việc tiến hành phân tích yếu tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1. Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích yếu tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích yếu tố là thích hợp, ngược lại nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kết quả phân tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
  • 38. Bảng 3.6: Chỉ số KMO các thang đo lần 1 -38- Thang đo Số lượng biến quan sát Chỉ số KMO Chương trình đào tạo 07 0.742 Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.877 Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.761 Cơ sở vật chất 09 0.777 Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.807 Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.810 Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.831 Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều có chỉ số KMO lớn hơn 0.5. Bên cạnh đó, qua phân tích yếu tố với kết quả các biến quan sát trong thang đo không tách thành những nhóm yếu tố mới đồng nghĩa với các thang đo đạt tiêu chuẩn, do đó có thể sử dụng chúng trong việc thu thập thập thông tin phục vụ điều tra chính thức. 3.6. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 3.6.1. Thông tin mẫu nghiên cứu chính thức 3.6.1.1. Giới tính Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu vớ mẫu n = 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 172 sinh viên nam và 178 sinh viên nữ, được mô tả trong bảng sau: Bảng 3.7: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu chính thức Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích Nam 168 48 48 Nữ 182 52 100.0 Tổng 350 100.0
  • 39. 3.6.1.2. Đối tượng sinh viên tham gia phỏng vấn Sinh viên các khoa tại trường ĐH Tiền Giang tham gia phỏng vấn được biểu hiện -39- qua bảng sau: Bảng 3.8: Đối tượng tham gia Khoa Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích Khoa Sư phạm 66 18.9 18.9 Khoa Kỹ thuật 69 19.7 38.6 Khoa Kinh tế - xã hội 67 19.1 57.7 Khoa Xây dựng 57 16.3 74.0 Khoa Công nghệ thông tin 48 13.7 87.7 Khoa Ngoại ngữ 43 12.3 100.0 Tổng 350 100.0 3.6.1.3. Niên khóa Theo kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy trong 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 150 sinh viên thuộc niên khóa 08 và 200 sinh viên thuộc niên khóa 09, được mô tả trong bảng sau: Bảng 3.9: Niên khóa Niên khóa Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích Sinh viên khóa 08 150 42.9 42.9 Sinh viên khóa 09 200 57.1 100.0 Tổng 350 100.0
  • 40. -40- 3.6.1.4. Bậc đào tạo Kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức, trong 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn gồm có 150 sinh việc bậc ĐH chính quy và 200 sinh viên bậc cao đẳng chính quy, được mô tả trong bảng sau: Bảng 3.10: Bậc đào tạo Hệ đào tạo Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích ĐH hệ chính quy 165 47.1 47.1 Cao đẳng hệ chính quy 185 52.9 100.0 Tổng 350 100.0 3.6.1.5. Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia Sinh viên được hỏi về mức độ các hoạt động mà mình tham gia theo dạng mẫu thang đo khoảng (interval scale), đánh giá các mức độ tham gia của sinh viên dựa trên thang đo likert 5 điểm từ điểm 1 (không thường xuyên) đếm điểm 5 (rất thường xuyên). Kết quả mức độ tham gia của sinh viên tính theo điểm trung bình như sau: Bảng 3.11: Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia 1. 1. Không thường xuyên 5. Rất thường xuyên Biến mã hóa Điểm trung bình Làm việc bán thời gian (không tính dạy kèm) AC1 1.95 Dạy kèm AC2 1.75 Sinh hoạt đoàn, hội, câu lạc bộ (trong và ngoài trường) AC3 2.87 Làm việc nhóm, học nhóm AC4 3.69 Học các lớp ngắn hạn (ngoại ngữ, tin học, năng khiếu…) AC5 2.93 Nghiên cứu khoa học AC6 1.91 Các hoạt động phong trào do trường, khoa, lớp tổ chức AC7 3.62 Nhìn chung, sinh viên ít tham gia các hoạt động bên ngoài giảng đường, đặc biệt là các hoạt động dạy kèm, nghiên cứu khoa học. Theo tác giả, sinh viên nên tham gia thật
  • 41. nhiều hơn các hoạt động bên ngoài giảng đường vì chỉ có như thế sinh viên mới có khả năng phát huy và thực hành những kiến thức mình được trang bị. Bên canh đó, nếu sinh viên tham gia nhiều hơn các hoạt động bên ngoài giảng đường sẽ giúp sinh viên dần cải thiện được các kỹ năng mềm, dễ hòa nhập vào xã hội sau khi rời khỏi ghế nhà trường và có cơ hội thành công hơn trong cuộc sống. 3.6.1.6. Mức độ cảm nhận của sinh viên đối với các biến quan sát Bảng 3.12: Mức độ cảm nhận đối với các biến quan sát -41- Biến quan sát N Trung bình Độ lệch chuẩn Hợp lệ Thiếu V1 350 0 3.64 .890 V2 350 0 3.48 .904 V3 350 0 3.68 .871 V5 350 0 3.53 .910 V6 350 0 3.19 .954 V7 350 0 3.29 .993 V8 350 0 3.72 .868 V9 350 0 3.57 .917 V10 350 0 3.37 .912 V11 350 0 3.43 .942 V12 350 0 3.91 .896 V13 350 0 3.73 .842 V14 350 0 3.61 .775 V15 350 0 3.68 .857 V16 350 0 3.65 .898 V17 350 0 3.85 .786 V18 350 0 3.66 .826 V19 350 0 3.37 .956 V20 350 0 3.54 .968 V21 350 0 3.67 .885 V22 350 0 3.38 .847
  • 42. V23 350 0 3.45 .854 V24 350 0 3.51 .821 V25 350 0 3.55 .864 V26 350 0 3.45 .988 V27 350 0 3.32 .981 V30 350 0 3.21 1.110 V31 350 0 3.25 1.034 V32 350 0 3.47 .968 V33 350 0 3.25 .953 V34 350 0 3.27 1.048 V35 350 0 3.25 1.057 V36 350 0 3.13 1.052 V37 350 0 3.28 1.044 V38 350 0 3.24 1.041 V39 350 0 3.39 .941 V40 350 0 3.43 .933 V41 350 0 3.51 1.006 V42 350 0 3.54 .956 V43 350 0 3.62 .940 V44 350 0 3.40 .936 V45 350 0 3.33 1.012 V46 350 0 3.31 .967 V47 350 0 3.49 .914 V48 350 0 3.39 .972 V49 350 0 3.02 1.110 V50 350 0 3.01 1.105 V51 350 0 3.08 1.016 V52 350 0 3.18 1.025 V53 350 0 3.25 .942 V54 350 0 3.28 .934 V55 350 0 3.69 .953 V56 350 0 3.53 1.026 -42-
  • 43. V57 350 0 3.48 .966 V58 350 0 3.54 .910 V59 350 0 3.65 .881 V60 350 0 3.71 .864 V61 350 0 3.60 .958 V62 350 0 3.55 .912 V63 350 0 3.41 .988 V64 350 0 3.42 .977 V65 350 0 3.35 .907 V66 350 0 3.46 .858 V67 350 0 3.49 .814 V68 350 0 3.53 .852 V69 350 0 3.67 .796 V70 350 0 3.48 .882 V71 350 0 3.20 .951 V72 350 0 3.23 1.010 V73 350 0 3.81 .896 V74 350 0 3.79 .857 V75 350 0 3.48 .938 SAL 350 0 3.42 .892 -43- 3.6.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.783 đến 0.917. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại duy nhất 01 biến quan sát V5 (Điều kiện tiên quyết nêu trong đề cương chi tiết học phần hợp lý) vì biến quan sát này có hệ số tương giữa biến và tổng bằng 0.385 < 0.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:
  • 44. Bảng 3.13: Hệ số tin cậy Cronbach’ Al pha của các thang đo Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha Chương trình đào tạo 07 0.783 Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.856 Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.806 Cơ sở vật chất 09 0.855 Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.917 Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.899 Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.906 Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất. -44- 3.6.3. Phân tích yếu tố Thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1. Kết quả phân tích yếu tố từ mẫu nghiên cứu cho kết quả chỉ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) đều có giá trị > 0.5, đồng nghĩa với việc phân tích yếu tố là thích hợp. Kết quả phân tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
  • 45. Bảng 3.14: Chỉ số KMO các thang đo -45- Thang đo Số lượng biến quan sát Chỉ số KMO Chương trình đào tạo 06 0.828 Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.887 Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.843 Cơ sở vật chất 09 0.878 Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.926 Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.891 Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.907 Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều có chỉ số KMO lớn hơn 0.5. 3.6.3.1. Phân tích thang đo Chương trình đào tạo Thang đo Chương trình đào tạo gồm 06 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V1, V2, V3, V6, V8 và V9 (sau khi đã loại V4, V5). Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các biến quan sát đều đồng nhất (không tách thành các nhóm nhân tố mới) với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.62 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 47.49%, (nghĩa là các nhân tố được trích ra có thể giải thích được gần bằng 50% biến thiên của dữ liệu nếu thực hiện phân tích theo phương pháp Principal components analysis và phép xoay Varimax). Do đó, thang đo lường Chương trình đào tạo đạt chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây:
  • 46. Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Chương trình đào tạo -46- Nhân tố 1 V1 .682 V2 .717 V3 .621 V6 .694 V7 .765 V8 .647 3.6.3.2. Phân tích thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy Thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy gồm 12 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V9,V10, V11,V12, V13, V14, V15, V15, V16, V17, V18, V19 và V20. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt, trong đó biến quan sát V13 có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố là 0.395 < 0.5 nên bị loại và tổng phương sai được giải thích là 49.38%. Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V14, V15, V16, V17, V18, V19 và V20, tác giả quyết định đặt tên cho nhóm này là “Thái độ, tinh thần phục vụ của giảng viên” Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V9, V10, V11 và V12, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Kiến thức, kinh nghiệm của giảng viên” Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:
  • 47. Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 3.6.3.3. Phân tích thang đo Giáo trình, tài liệu học tập Thang đo Giáo trình, tài liệu tham khảo gồm 07 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V21,V22, V23, V24, V25, V26 và V27. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các biến quan sát đều đồng nhất với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.652 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 46.64%. Do đó, thang đo lường Giáo trình, tài liệu học tập đạt chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây: -47- Nhân tố 1 2 V9 .269 .708 V10 .265 .727 V11 .127 .818 V12 .159 .660 V13 .395 .480 V14 .516 .263 V15 .653 .255 V16 .722 .107 V17 .698 .112 V18 .636 .273 V19 .647 .186 V20 .600 .265
  • 48. Bảng 3.17: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Giáo trình, tài liệu học tập -48- Nhân tố 1 V21 .699 V22 .660 V23 .738 V24 .729 V25 .630 V26 .666 V27 .652 3.6.3.4. Phân tích thang đo Cơ sở vật chất Thang đo Cơ sở vật chất gồm 09 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V30, V31, V32,V33, V34, V35, V36, V37 và V38. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.515 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 49.38%. Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V30, V31, V32,V33, V34, và V35, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu” Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V36, V37 và V38, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Cơ sở vật chất dịch vụ sinh viên” Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:
  • 49. Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Cơ sở vật chất -49- Component 1 2 V30 .682 .170 V31 .681 .257 V32 .785 .122 V33 .736 .212 V34 .626 .373 V35 .515 .482 V36 .374 .699 V37 .201 .800 V38 .125 .795 3.6.3.5. Phân tích thang đo Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo Thang đo Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo gồm 16 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V39, V40, V41, V42, V43, V45, V46, V47, V48, V49, V50, V51, V52, V53 và V54. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phải loại bỏ 02 biến quan sát V46, V47 do có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố < 0.4, các biến quan sát còn lại tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.517 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 53,6%. Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V48, V49, V50, V51, V52, V53 và V54, vẫn đặt tên cho nhóm này là “Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo” Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V39, V40, V41, V42, V43 và V45, nhưng do nhóm nhân tố thứ hai nay có đến 06 biến quan sát nhưng mức độ tổng phương sai giải thích được chỉ đạt 8.91% quá thấp và không hợp lý khi xếp với nhau cùng một nhóm nhân tố. Do đó, tác giả quyết định loại tiếp 06 biến quan sát này luôn. Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:
  • 50. Bảng 3.19: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 3.6.3.6. Phân tích thang đo Hoạt động rèn luyện sinh viên Thang đo Hoạt động rèn luyện sinh viên gồm 10 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V55, V56, V57, V58, V59, V60, V61, V62, V63 và V64. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các biến quan sát đều đồng nhất với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.675 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 46.64%. Do đó, thang đo lường Hoạt động rèn luyện sinh viên đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây: -50- Component 1 2 V39 .342 .647 V40 .238 .686 V41 .173 .770 V42 .154 .695 V43 .233 .681 V44 .275 .657 V45 .457 .534 V46 .365 .461 V47 .495 .372 V48 .579 .335 V49 .746 .221 V50 .825 .214 V51 .830 .200 V52 .722 .195 V53 .726 .333 V54 .517 .407
  • 51. Bảng 3.20: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hoạt động rèn luyện sinh viên 3.6.3.7. Phân tích thang đo Kết quả đạt được chung về khóa học Thang đo Kết quả đạt được chung về khóa học gồm 11 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V65, V66, V67, V68, V69, V70, V71, V72, V73, V74 và V75. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.596 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 62.17%. Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm 06 biến quan sát V65, V66, V67, V68, V69, và V70, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Kiến thức, kỹ năng sinh viên thu được từ khóa học ” Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm 05 biến quan sát V71, V72, V73, V74 và V75, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang” Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây: -51- Component 1 V55 .675 V56 .715 V57 .768 V58 .768 V59 .734 V60 .735 V61 .689 V62 .725 V63 .733 V64 .716
  • 52. Bảng 3.21: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Kết quả đạt được chung về khóa học -52- Component 1 2 V65 .745 .279 V66 .809 .237 V67 .829 .246 V68 .794 .195 V69 .616 .360 V70 .648 .434 V71 .395 .657 V72 .218 .766 V73 .118 .689 V74 .464 .596 V75 .334 .754 3.6.4. Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến 3.6.4.1. Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến có dạng: y=  + 1x1i+ 2x2i +3x3i + ......+........+ kxki + i Trong đó  là điểm cắt trên trục tung, β là độ dốc (trong thống kê gọi là hệ số hồi qui) và i là phần dư. Trong phân tích hồi qui tuyến tính đa biến, ta cần biết mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên biến kết cục y . Muốn biết mức độ ảnh hưởng cần lưu ý đến các trị số sau: 1/. Hệ số tương quan R (coefficient of correlation): yếu tố nào có R càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều. 2/. Bình phương của R (R square): yếu tố nào có R2 càng lớn thì mối quan hệ giữa yếu tố đó và biến y càng chặt chẽ.