SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 33
https://luanvan.co/
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KNH TẾ
THỰC TẬP 1
TIÊU ĐỀ: BÁO
CÁO VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP – CẢNG
CÁT LÁI
Nhóm lớp : HK2.NT.02
Lớp : D19LO02
Ngành : LOGISTICS - QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Sinh viên : TRẦN TIẾN
GVHD : Ths. ĐẶNG THỊ BÍCH LAN
Bình Dương, ngày 18 tháng 3 năm 2020.
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô Trường Đại Học
Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức cơ bản về chuyên
ngành Logistics vs Quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời chúng em cũng xin trân trọng
https://luanvan.co/
gửi lời cảm ơn đến cô Đặng Thị Bích Lan là người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em
hoàn thành bài báo cáo.
Qua đây em chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các Anh/Chị nhân viên của Cảng Cát
Lái đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em. Sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy cô ở trường
cùng Ban giám đốc, các Anh/Chị trong cảng không những giúp chúng em hiểu sâu
rộng về kiến thức chuyên môn trong công việc mà còn là niềm động viên to lớn, thúc
đẩy chúng em luôn phấn đấu nhiều hơn nữa để vững vàng tự tin hơn trong công việc
chuyên môn của mình trước khi rời ghế nhà trường.
Tuy nhiên, với vốn lý thuyết đã học cùng với thực tiễn mà chúng em thu được hiện
nay sẽ giúp chúng em phần nào đó thêm mạnh dạn và vững tin hơn cho công việc mà
mình lựa chọn trong tương lai. Chuyên đề báo cáo được hoàn thành trong thời gian
ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy/ Cô, Ban lãnh đạo,
của công ty.
Chúng em xin chân thành cám ơn.
https://luanvan.co/
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo
.......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Nội dung báo cáo
2.1. Kết quả bài báo cáo
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2.2.Tính sáng tạo của bài báo cáo
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2.3. Tính thực tiễn của bài báo cáo
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày........tháng.........năm………
Giảng viên chấm
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
STT Tiêu chí Thang
điểm
Điểm đạt
được
1 Định dạng đúng quy định 1.0
2 Trích dẫn đầy đủ và đúng quy định 0.5
3 Liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng quy
định
0.5
4 Tổng quan về đơn vị thực tập 1.5
4.1 Giới thiệu 0.75
4.2 Mô tả các vị trí, chức năng/bộ phận, cách thức
hoạt động của nơi nơi thực tập
0.75
5 Quy trình xuất—nhập hàng tại cảng 2.0
5.1 Quy trình xuất – nhập hàng tại cảng 1.25
5.2 Sự khác nhau về quy trinh và thủ tục xuất – nhập
hàng trong và ngoài nước tại cảng
0.75
6 Định hướng phát triển của đơn vị thực tập trong
5 năm (năm dựa vào bản kế hoạch của doanh
nghiệp)
1.0
7 Lập kế hoạch cụ thể để có thể đáp ứng tốt công
việc
2.5
6.1 Kiến thức
6.2 Kỹ năng
6.3 Thái độ
8 Kết luận/bài học kinh nghiệm 1.0
TỔNG /10
Ngày........tháng.........năm……
Giảng viên chấm
(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
DWT Deadweight Tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải
an toàn của tàu
Hãng RCL Regional Container Lines
XNK Xuất nhập khẩu
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
Booking note Việc đặt chỗ hãng tàu
Invoice Hóa đơn
Packing list Phiếu đóng gói
CFR Cost and Freight Tiền hàng cộng cước
CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và
Cước
CPT Carriage Paid To Vận chuyển trả tiền cho
CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và phí bảo hiểm
trả tới
DAF Delivered At Frontier Giao tại biên giới
DDP Delivered Duty Paid Giao Đã nộp Thuế
DDU Delivered Duty Unpaid Giao Chưa nộp Thuế
DEQ Delivered Ex Quay Giao tại cầu cảng nơi đến
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
STT TÊN TRANG
1 Bảng 1.1: Thông số cảng
2 Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý
3 Bảng 1.2: Các công ty con / công ty liên kết
4 Bảng 2.1: Các chứng từ xuất khẩu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
đang phát triển mạnh, kinh doanh quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với
mọi quốc gia. Cùng với sự phát triển đó nước ta không ngừng học hỏi và củng cố về
mọi mặt (kinh tế, chính trị, xã hội) cũng như lĩnh vực (thương mại, giáo dục, y tế) để
phù hợp với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động vận tải nội địa và vận tải quốc tế, hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đã trở thành khâu quan trọng trong dây
chuyền vận tải hàng hóa, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, mở rộng mua bán mà còn
góp phần vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trước những nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ logistics ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận, đòi hỏi các doanh nghiệp
VIỆT NAM phải hiểu rõ và nắm vững các quy trình xuất nhập khẩu, vận dụng tốt các
qui định của pháp luật, thông hiểu các tập quán quốc tế. Điều này giúp cho doanh
nghiệp không những tăng thêm uy tín với khách hàng, mà còn có ý nghĩa quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công việc và sự phát triển của doanh nghiệp
trên thương trường.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam, Bộ
Công Thương đã phối hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực logistics thường xuyên
rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và
quốc tế về các quy định chính sách liên quan góp phần phục vụ công tác quản lý nhà
nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp avf công tác
nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.
Qua báo cáo này, em đã trình bày những vấn đề cơ bản quy trình xuất—nhập
hàng tại cảng, hình thức phục vụ, công tác chuẩn bị và quá trình giao nhận hàng hóa
tại cảng. Nhưng không tránh khỏi thiếu sót trong bài báo cáo, em kính mong sự đóng
góp ý kiến từ phía các thầy cô.
2. Mục tiêu đề tài
- Hiểu rõ hơn về đơn vị thực tập.
- Làm rõ quy trinh xuất—nhập hàng tại đơn vị thực tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất – nhập khẩu hàng tại đơn vị thực tập.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về quy trình xuất – nhập hàng hóa tại cảng
Cát Lái.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí
chuyên nghành
- Phương pháp thu thập tài liệu sẵn có.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1 - Tổng quan về đơn vị thực tập.
Chương 2 - Quy trinh xuất—nhập hàng tại đơn vị thực tập.
Chương 3 - Mô tả các kết quả thu được
Chương 4 - Lập kế hoạch cụ thể để đáp ứng công việc.
Chương 5 - Kết luận/bài học kinh nghiệm
.
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập:
1.1.1. Tổng quan:
- Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọng điểm của
hệ thống Cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của tổng công ty Tân
Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng. Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và
có độ sâu trước bến là 12.5m. Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện
đại nhất Việt Nam tại Quận 2- TP.HCM, lọt Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị
phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị
phần cả nước.
- Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là cảng container gần với cụm các khu Công
nghiệp, khu chế xuất Phía Bắc TP.HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và
Đồng Nai.
- Cảng Tân Cảng- Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m (10
bến), được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container
hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống phần cứng đồng bộ
cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng,
giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng-
Cát Lái luôn là chọn lựa số 1 của các khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu
vực Các tỉnh phía Nam.
- Hiện tại cảng Tân Cảng – Cát Lái đón 81 chuyến/tuần.
Bảng 1.1: Thông số cảng
Nguồn Tân Cảng Sài Gòn - Presentation 2020
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
- Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 06/1996
cho đến 2002, diên tích ban đầu khoảng 170.000 m2
, gồm 2 cầu tàu 150 m, khả năng
đón tàu với trọng tải trên 20.000 DWT. Cùng thời gian đó Cát Lái kết hợp với thành
phố xây mở tuyến đường liên tỉnh lộ 25 từ xa lộ Hà Nội đến phà Cát Lái nhằm thu hút
khách hàng.
Tải trọng tàu tối đa 45,000 DWT
Tổng diện tích 160 ha
Chiều dài cầu tàu 2,040 m (09 bến + 01 bến sà lan)
Mớn nước trước bến -12m
Độ sâu luồng - 8.6 m (thủy triều: 0,8 - 3,8)
Công suất bãi 96,800 TEU/năm
Cẩu STS 26 chiếc
RTG 89 chiếc
Reach stackers 255 chiếc
Ổ cắm điện 1500 cái
- Chuyến tàu đầu tiên cập Cát Lái vào tháng 03/1998 là Nan Ping San của Trung
Quốc, bốc dỡ hơn 5.000 tấn gạo. Sau khi chuyển sang khai thác container, chuyến tàu
đầu tiên là của Hãng tàu RCL, cập Cát Lái vào tháng 10/2002.
- Năm 2005, khi Cầu Thủ Thiêm hoàn tất xây dựng, Tân Cảng Sài Gòn chuyển
toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ Cảng Tân Cảng sang Cảng Cát Lái, từ đó
Cát Lái trở thành cảng trọng điểm của khu vực phía Nam.
- Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập vào ngày 27/08/2007 theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103007643 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, với
vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập chính là Công ty Đầu tư và Xây
dựng Thanh niên xung phong (CINCO), nay là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích
Thanh niên xung phong và Công ty Tân Cảng Sài Gòn (nay là Công ty TNHH MTV
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Công ty thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây
dựng và khai thác cầu cảng chuyên dụng xếp dỡ hàng container của Cảng Cát Lái tại
phường Cát Lái quận 2, TP.Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận đầu tư số
41121000087 do Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 09/06/2008. Cảng Cát
Lái xây dựng trên khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu đất phía bờ sông Đồng
Nai thuộc phạm vi khu nước cầu tàu Vitaico cũ đã di dời thành cảng liên hoàn với khu
cảng container hiện hữu Tân Cảng Cát Lái của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn theo
đúng định hướng quy hoạch cảng của Chính phủ và thành phố Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn tháng 09/2007 đến hết tháng 12/2008 Công ty đã tiến hành các thủ
tục xin giấy chứng nhận đầu tư và đầu tư xây dựng từ khu đất, cầu cảng chuyên dùng
của Công ty Vitaico cũ, thành Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái với quy mô 216 mét cầu
cảng container chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu 3 vạn tấn sức chở 2.500 teu có
thể cập cảng và 6,2 ha bãi hàng container cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho
hoạt động khai thác cảng biển bao gồm: cẩu khung Mijack, cẩu bờ K.E.
- Ngày 30/05/2008 Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng.
- Ngày 07/01/2009 Cục Hàng hải Việt Nam đã cấp giấy phép chính thức đưa cầu
cảng vào hoạt động. Sau hơn hai năm đưa vào hoạt động cầu tàu số 7 (B7) với quy mô
216 mét cầu cảng container chuyên dụng, Công ty đã khai thác 100% công suất thiết
kế với tổng lượng hàng container bình quân thông qua cảng 400.000 Teu/năm.
- Ngày 31/07/2009, Công ty thay đổi kinh doanh lần thứ 1, thay đổi số chứng
nhận đăng ký kinh doanh cũ theo mã số thuế là 0305168938.
- Tháng 12/2009 Công ty Hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Đại lý Giao
nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng đầu tư khai thác bến tàu 2.200 DWT (bến sà lan B7).
- Tháng 8/2011 Công ty chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ từ
149.973.470.000 đồng lên 240.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận chào bán
chứng khoán ra công chúng số 85/ GCN- UBCK ngày 18/8/2011. Công ty hoàn thành
đợt chào bán và báo cáo UBCK Nhà nước vào ngày 10/11/2011.
- Năm 2011: Công ty đầu tư tiếp một cẩu bờ container dạng khung chạy trên ray
tạo thành hệ thống thiết bị cẩu bờ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu xếp dỡ xuất nhập
tàu tại cầu tàu số 7 ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng cẩu đồng thời nâng cao
hiệu quả hệ số sử dụng cầu tàu (về khả năng tiếp nhận tàu và giải phóng tàu nhanh).
- Năm 2012: Nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ container tại bãi hàng, tháng
09/2012 Công ty đưa vào khai thác 2 cẩu Kalmar 6+1 hiện đại, sản lượng khai thác
bình quân hiện nay trên 15.000 container/tháng
- Tháng 1/ 2013: Thành lập Phòng Điều hành Logisics theo chủ trương mở rộng
ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tháng 3/2013: Công ty trở thành công ty đại chúng quy mô lớn.
- Từ tháng 3/2013 đến hết 12/2013: Đầu tư 20 xe đầu kéo và 40 sơ-mi rơ-mooc
phục vụ hoạt động vận tải.
- Năm 2014: Đầu tư thêm 20 xe đầu kéo và 30 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng
nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng.
- Ngày 8/7/2014: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được dựa vào giao
dịch chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoáng TP.HCM, mã chứng khoán: CLL.
- Năm 2015: Đầu tư thêm 7 xe đầu kéo và 30 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng
nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng.
- Ngày 26/6/2015: Góp vốn thành lập Công yu Cổ phần Tiếp vận quốc tế Cảng
Cát Lái với tổng số tiền là 7 tỷ đồng, chiếm 35% vốn điều lệ.
- Ngày 13/7/2015: Thay đổi lần 01 về chứng nhận đăng kí chứng khoán, theo đó
số lượng chứng khoán đăng kí bổ sung là 10.000.000 cổ phiếu.
- Ngày 24/07/2015: Phát hành thêm 10.000.000 cố phiếu và tang vốn điều lệ từ
240.000.000.000 đồng lên 340.000.000.000 đồng theo Quyết định số 302/QĐ-
SGDHCM ngày 22/07/2015.
- Tháng 10/2015: Hoàn thành việc lắp đặt dựng và đưa vào kha thác thêm 02 cầu
RTG 6+1 mới 100% tại cảng Cát Lái.
- Năm 2016: Đầu tư thêm 20 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải
hàng hóa bằng đường bộ khách hàng.
- Tháng 1/2018: Góp thêm 12.000.000.000 đồng vào Công ty Cổ phần Tiếp vận
quốc tế Cảng Cát Lái, nâng tỷ lệ chiếm giữ lên 54,29% vốn điệu lệ.
- Tháng 8/2018: Mua đất chuẩn bị xây dựng nhà văn phòng Công ty.
- Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái không ngừng
phát triển lớn mạnh. Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 2008, Công ty triển khai
đầu tư xây dựng toàn diện hệ thống cầu cảng, bến bãi, máy móc thiết bị hiện đại và
đồng thời tuyển dụng, đào tạo CBCNV, hoàn thiện bộ máy tổ chức, chuẩn bị nguồn
lực cho chiến lược phát triển lâu dài. Đầu năm 2009 Công ty chính thức đưa dự án 216
mét cầu cảng B7 vào khai thác đầu năm 2009, hiệu quả hoạt động về doanh thu và lợi
nhuận của Công ty không ngừng nâng cao.
- Hiện nay với quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng (cầu cảng B7)
có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng toàn phần 30.000 DWT tương đương với sức
chở 2.500 TEU cập cảng làm hàng, bến tàu B7 (80 mét) tiếp nhận tàu có tải trọng
2.200 DWT cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho hoạt động khai thác cảng biển
hiện đại bao gồm: 02 cẩu bờ K.E, 01 cẩu bờ Kocks, 01cẩu bờ Libhherr, 02 cẩu khung
Kalmar 6+1 và hơn 30 xe đầu kéo họat động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày có thể đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Với chiến lược phát triển lâu dài, Công ty không ngừng đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trước yêu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái cam kết luôn mang
đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trên con đường phát triển của mình.
1.1.3. Sản lượng:
- Năm 2005, sản lượng thông qua tại Cát Lái đạt 1 triệu TEU và tới năm 2011,
sản lượng thông qua Cảng Cát Lái tăng lên 2.6 triệu TEU. Cảng Cát Lái hiện chiếm thị
phần trên 90% sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các Cảng tại khu vực TP
Hồ Chí Minh, gần 50% thị phần cả nước và lọt vào TOP 25 Cảng container có sản
lượng thông qua lớn nhất trên thế giới.
- Sáng ngày 17-12-2019, Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn đã long trọng tổ chức
Lễ đón Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái và công bố hoàn thành kế
hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 trước 15 ngày.
- Cảng Tân Cảng – Cát Lái có tổng diện tích 160ha, tổng chiều dài cầu tàu hơn 2
km, cùng lúc đón 09 tàu Feeder, đón tàu có tải trọng đến 45.000 DWT, khả năng thông
qua teu (tương đương triệu tấn hàng hóa). Cảng giữ trên 93% thị phần hàng hóa XNK
khu vực TP. Hồ Chí Minh, xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới.
Với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại TOPOVN; thanh toán
qua mạng internet (E-port); lệnh giao hàng điện tử (EDO). Cùng các dịch vụ tàu lai,
hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải bộ, vận tải thủy bằng sà lan, khai thuê Hải quan...
Năm 2019, Cảng Tân Cảng- Cát Lái đạt được 03 cái nhất:
1) Đón được tàu container lớn nhất, tàu 4,5 vạn tấn.
2) Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71 container/h, tăng 11% so với năm
2018.
3) Thời gian giao nhận 01 container chỉ mất 43,8 phút/cont (giảm 10% so với thời
gian giao nhận của năm 2018).
- Kết quả đó tiếp tục ghi dấu ấn và khẳng định, Cảng Tân Cảng - Cát Lái là cửa
ngõ quan trọng và là cảng biển phát triển năng động nhất khu vực phía Nam. Thu thuế
xuất nhập khẩu qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái trong năm 2019 đạt trên 70.000 tỷ đồng,
chiếm khoảng 17 % nguồn thuế thu ngân sách của Thành phố.
- Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái trong năm 2019, do tàu
MERGUI chuyến 950S của hãng tàu Mearsk/ Sealand. Tàu chở 1329 container (tương
đương 2400 teus) gồm 1300 Teu nhập và 1100 teu xuất, có hải trình TP HCM ( Cát
Lái)- Tanjung Plelepas- Singapore- Penang. Hãng tàu Maerk/ Sealand là hãng tàu
container đứng đầu thế giới và là một trong những Hãng tàu đứng Top đầu tại Cảng
Tân Cảng - Cát Lái trong nhiều năm nay.
- Năm 2019, với phương châm kinh doanh “Nâng cao năng lực canh tranh, mở
rộng đầu tư, kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững”, Tổng Công ty Tân Cảng Sài
Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Sản xuất kinh doanh” trước 15 ngày, với 6
điểm nổi bật:
1) Đạt vị trí cao nhất từ trước tới nay trên bảng xếp hạng các cụm cảng container
có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới, từ vị trí 21 lên 20 (vượt 01 bậc so với năm
2018).
2) Đón các cỡ tàu lớn nhất từ trước tới nay cập cảng các khu vực (tàu 4,5 vạn tấn
vào cảng Tân Cảng Cát Lái; 16 vạn tấn vào cụm cảng Tân Cảng Cái Mép; 13 vạn tấn
vào cảng container quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng).
3) Sản lượng container qua các cảng của Tân Cảng đạt 8,75 triệuTEU, tăng 15,5%.
Thị phần gần 50% cả nước, trên 93% thị phần khu vực TP. Hồ Chí Minh, 68% khu
vực Cát Mép Thị Vải.
4) Lợi nhuận tăng cao nhất từ trước tới nay, đạt 3.117 tỷ đồng, tăng 14%; nộp
ngân sách: 1.612 tỷ đồng, tăng 56%.
5) Chất lượng dịch vụ tại cảng Tân Cảng - Cát Lái cao nhất từ trước đến nay:
Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71,4 cont/h, tăng 11%; thời gian giao nhận 01
container tại cảng chỉ mất 43,8 phút/cont, giảm 10% so với thời gian giao nhận của
năm 2018.
6) Năng suất lao động tăng 10%; Thu nhập bình quân người lao động tăng 8,6%.
- Sự kiện đón Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái, cũng như
những kết quả Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đạt được trong năm 2019, không chỉ
là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với cán bộ, công nhân - người lao động của
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của ngành khai thác
cảng biển Việt Nam, điều đó khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự khởi sắc
trong năm 2019, là bệ phóng để cán bộ, công nhân - người lao động của Tổng Công ty
Tân Cảng Sài Gòn tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong
điều kiện cạnh tranh khai thác cảng và dịch vụ Logistics ngày càng gay gắt.
1.1.4. Hoạt động:
- Cảng Cát Lái được vận hành bởi Trung tâm Điều độ - công ty Tân Cảng Sài
Gòn. Khu vực trong cảng được chia làm 2 Terminal A và B cùng một khu vực riêng
dành cho container lạnh và một bến riêng chuyên dùng tiếp nhận sà lan và đóng hàng
gạo. Bên trong Cảng Cát Lái có 3 Depot quản lý container rỗng, khu vực bên ngoài có
4 Depot liên kết.
- Trước năm 2007, Cát Lái sử dụng phương pháp quản lý bãi và container thủ
công. Kể từ 2006 đến nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đăng ký sử dụng phần mềm
quản lý Thời gian thực TOPX từ Úc, tự động hóa gần như toàn bộ các khâu lập kế
hoạch và quản lý bãi.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động kinh doanh
khai thác cảng, phấn đấu trở thành Công ty cung ứng các dịch vụ cảng biển chuyên
nghiệp, hiện đại, có uy tín trong nước và khu vực.
- Tận dụng tối đa nguồn lực và các lợi thế nhằm tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt
động kinh doanh phát triển các ngành nghề liên quan đến hoạt động của Cảng như:
Dịch vụ Logistics, Vận tải hàng hoá đa phương thức quốc tế, Xuất nhập khẩu, Du lịch
Cảng, …
- Mở rộng lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh doanh khi có điều kiện thích hợp nhằm
tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông.
- Với chiến lược phát triển lâu dài, công ty không ngừng đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sức cạnh tranh trước yêu cầu
ngày càng tăng của khách hàng. Công ty cổ phần Cảng Cát Lái luôn cam kết mang đến
cho khách hàng những giá trị tốt nhất trên con đường phát triển của mình.
1.2. Mô tả các vị trí, chức năng/bộ phận, cách thức hoạt động của đơn vị
thực tập:
Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý.
Nguồn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 – CAT LAI PORT JSC.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định
những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các
báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công
ty...
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SÁT
Phòng Tổ chức Lao
động & Hành chính
Phòng Đầu tư & Khai
thác
Phòng Tài chính &
Kế hoạch kinh doanh
Các công ty con /
Công ty liên kết
- Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất
của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành
Công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và thành viên Hội đồng quản trị có
thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng thành viên Hội đồng quản
trị hiện nay là 5 người.
- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành viên
Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát chịu
sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra
hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế
toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm,
báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của Báo cáo tài
chính của Công ty. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có
chuyên môn về tài chính, kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ
phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của
Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty. Số
lượng thành viên Ban kiểm soát hiện nay là 3 người.
- Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức
điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo
những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
thông qua. Ban Giám đốc gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó
Giám đốc.
- Phòng Tổ chức Lao động và Hành chính , Phòng Tài chính – Kế hoạch kinh
doanh, Phòng Quản lý Đầu tư và Quản lý công trình, Phòng Điều Hành Logistics:
được tổ chức chuyên môn hóa. Đứng đầu các Phòng là các Trưởng phòng có nhiệm
vụ triển khai, tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng dưới sự chỉ đạo
của Ban Giám đốc.
- Các công ty con / công ty liên kết:
Bảng 1.2: Các công ty con / công ty liên kết
STT Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực sản
xuất kinh doanh
chính
Vốn điều lệ
thực góp
Tỷ lệ
sở hữu
1
Công ty Cổ
phần Tiếp vận
Cảng Cát Lái.
1295B
Nguyễn Thị
Định, P. Cát
Lái, Q. 2,
TP. HCM.
Vận tải hàng hóa
bằng đường bộ
và các hoạt động
dịch vụ hỗ trợ
khác liên quan
đến vận tải.
19.000.000.000
VND
54,286
%
Nguồn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 – CAT LAI PORT JSC.
CHƯƠNG 2 – QUY TRÌNH XUẤT - NHẬP HÀNG TẠI CẢNG
CÁT LÁI
2.1 Quy trình xuất – nhập hàng tại cảng:
2.1.1 Quy trình xuất khẩu tại cảng:
❖ Giai đoạn 1:
▪ Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác.
▪ Bước 2: Tìm kiếm thương nhân giao dịch.
▪ Bước 3: Lập phương án kinh doanh.
- Để quá trình xuất- nhập lô hàng được thuận lợi và có lợi nhuận tốt, chúng ta cần
tìm cho mình những đối tác uy tín, chất lượng... Từ đó xây dựng nên phương án kinh
doanh sao cho phù hợp hơn.
❖ Giai đoạn 2: Đàm phán và kí kết hợp đồng.
▪ Bước 1: Đàm phán:
- Đàm phán thực chất là việc trao đổi, học thuật vừa mang tính khoa học, vừa
mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong giao dịch để nhằm thuyết
phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra.
- Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò
quan trọng như:
+ Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu.
+ Chuẩn bị dữ liệu thông tin.
+ Chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán.
- Việc chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán là việc rất quan trọng
để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi ro trong quá trình thực
hiện hợp đồng sau này.
- Ngoài ra, việc chuẩn bị số liệu thông tin chẳng hạn như: thông tin về hàng hoá
để biết được tính thương phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị trường về tính
thẩm mĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế, văn
hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát triển
,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi các cán bộ nghiệp
vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng,
chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng
đạt hiệu quả tốt.
- Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán
cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ
trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàm phán qua thư tín và đàm
phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.
▪ Bước 2: Kí kết hợp đồng.
- Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay
không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi kí
kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây:
- Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
- Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.
- Hợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau:
+ Số hợp đồng.
+ Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng.
+ Tên và địa chỉ các bên kí kết.
+ Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng.
Điều 1: Tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu.
Điều 2: Giá cả.
Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải.
Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá.
Điều 5: Điều kiện thanh toán trả tiền.
Điều 6: điều kiện khiếu nại.
Điều 7: Điều kiện bất khả kháng.
Điều 8: Điều khoản trọng tải.
❖ Giai đoạn 3: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Khi đã kí kết hợp đồng, chúng ta bắt đầu quy trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu lô hàng.
▪ Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa.
- Theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh
doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ
thương mại.
- Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế
riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quý, tác phẩm
nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).
- Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp
ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được giao nhận ở cửa khẩu, cơ
quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.
▪ Bước 2: Chuẩn bị hàng Xuất khẩu.
- Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến
hành chuẩn bị hàng xuất khẩu.
- Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã kí.
- Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế
chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở pháp lí
để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kí mã hiệu hàng hoá.
- Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình
chuẩn bị hàng hoá vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao
bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả
kinh tế cao.
- Loại bao bì: Thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng,...
- Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặt ngoài
bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản
hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết.
▪ Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng hóa.
- Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm
chất, trọng lượng, bao bì.
- Đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách
hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của
các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và
nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán.
- Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị
đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm
tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.
▪ Bước 4: Thuê phương tiện vận tải.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phương tiện
vận tải dựa vào căn cứ sau đây:
- Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở
giao hàng số lượng nhiều hay ít.
- Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng
nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức
tạp…
▪ Bước 5: Điều kiện vận tải:
- Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng
hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận
tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên
tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàng không, đường
sắt.
- Mua bảo hiểm hàng hóa.
- Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy
việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn
cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo
hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.
- Có thể mua bảo hiểm bao :
+ Ký hợp đồng bảo hiểm bao: Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của
mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch
năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm,
công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo hiểm.
+ Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến: Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo
hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu
và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm
vững các điều kiện bảo hiểm sau:
• Bảo hiểm điều kiện A: Bảo hiểm ruỉ ro.
• Bảo hiểm điều kiện B: Bảo hiểm tổn thất riêng.
• Bảo hiểm điều kiện C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
- Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau: Điều khoản ghi trong
hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàu
chuyên chở.
▪ Bước 6: Làm thủ tục hải quan.
- Để làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu các bạn sẽ thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm:
✓ Booking note.
✓ Invoice.
✓ Packing list.
✓ Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng xuất cần giấy phép).
Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ
khai, sau khi truyền tờ khai xong bạn cần đính kèm INVOICE lên phần mềm Ecus5 ở
phần “quản lý tờ khai”.
- Lưu ý: đối với hàng xuất cần giấy phép bạn cần có giấy phép trước, và phải
khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.
Bước 3 : Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai hải quan, tùy tờ khai được
phân luồng gì mà bạn chuẩn bị hồ sơ mở tờ khai cho phù hợp.
- Nếu có giấy phép bạn phải trình giấy phép, nếu hàng xuất bình thường thì bạn
chuẩn bị chứng từ như sau:
Bảng 2.1: Các chứng từ xuất khẩu
Nguồn: Bản tin chuyên ngành Logistics Tân Cảng-STC (tháng 12/2019).
- Lưu ý khi in chứng từ:
+ Đối với luồng xanh : in mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu
doanh nghiệp.
+ Đối với luồng vàng và đỏ : tờ khai không cần dấu DN, invoice, packing
list bạn chỉ cần in bản có ký chữ ký số.
Bước 4 : Ra cảng /ICD / sân bay hoàn thành thủ tục hải quan.
- Luồng xanh : chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận
kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát
(hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai.
Luồng tờ khai Hàng air Hàng lẻ Hàng nguyên
container
Luồng xanh
(không cần đi
mở tờ khai)
Mã vạch
Tờ khai thông quan
Mã vạch
Tờ khai thông quan
Mã vạch
Tờ khai thông quan
Luồng vàng Tờ khai hải quan
Invoice
Tờ khai hải quan
Invoice
Tờ khai hải quan
Invoice
Luồng đỏ
Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list
Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list
Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list
- Luồng vàng: Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy
đăng ký tờ khai.
- Hải quan quyết định thông quan tờ khai (nếu hàng xuất khẩu có thuế
xuất khẩu, bạn phải nộp thuế xong thì mới được thông quan) khi đó bạn sẽ in được tờ
mã vạch.
- Hàng air : giao hàng cho đại lý > đại lý dán talong hàng hóa > cân hàng
> bạn cần mã vạch + tờ khai thông quan + phiếu cân để trình hải quan giám sát > hải
quan xác nhận qua khu vực giám sát (vậy là xong thủ tục)
❖ Hàng lẻ:
- Đầu tiên bạn phải vào phòng thương vụ đưa booking note để đăng ký số xe vào
cảng, sau đó thương vụ sẽ in phiếu hướng dẫn vào kho nào, cửa bao nhiêu.
- Giao hàng cho kho theo hướng dẫn của phòng thương vụ để nhập kho, nhập
kho xong, người tiếp nhận hàng sẽ đo số khối, đếm số kiện và ghi thẳng vào booking
note.
- Bạn trình booking note (có thông tin số kiện, số khối) + mã vạch và tờ khai
thông quan để kho đối chiếu và xuất PHIẾU NHẬP KHO.
- Có phiếu (biên bản nhập kho CFS xuất) là bạn đã xong thủ tục
❖ Hàng nguyên container:
- Sau khi đóng hàng xong, container được di chuyển đến ICD/Cảng theo hướng
dẫn trên booking note, sau khi container được hạ bãi và đóng tiền hạ cont đầy, bạn cần
mã vạch và tờ khai thông quan để đến quầy vô sổ tàu để vô sổ tàu > hoàn thành thủ tục
xuất khẩu.
- Nếu hạ cont ở Cát Lái , bạn sẽ đóng tiền trên eport, sau khi đó.ng tiền sẽ xuất
được phiếu dưới đây, có số đăng ký thì mới được hạ cont
- Phiếu đăng ký làm hàng hạ bãi chờ tàu xuất
- Nếu hạ cont ở các cảng khác thì tài xế sẽ đóng tiền tại cảng và lấy phiếu hạ
cont.
- Phiếu giao nhận container.
- Sau khi hạ container xong bạn đến quầy vô sổ tàu để vô sổ tàu > Bạn có được
phiếu như hình dưới đây là xong thủ tục.
- Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất.
- Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký giống như đối
với luồng vàng, tuy nhiên thay vì kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế và ra quyết định thông
quan, hải quan đăng ký sẽ chuyển hồ sơ đến bộ phận kiểm hóa.
- Quy trình: hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ > chuyển sang lãnh đạo duyệt tỷ lệ
kiểm hóa (kiểm bao nhiêu %) > lãnh đạo hải quan phân công cán bộ kiểm hóa > bạn
gặp kiểm hóa và thực hiện mở hàng kiểm hóa theo quy định > sau khi kiểm xong, hải
quan kiểm hóa sẽ là người quyết định thông quan.
▪ Bước 7: Giao hàng lên tàu.
- Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian
giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn hàng hoá
xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
- Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển chủ hàng làm công việc sau:
+ Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở
cho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng.
+ Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng
lên tàu.
+ Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai
thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận
chuyển.
+ Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyển
nhượng được.
+ Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ,
hiện trạng bao bì, chất lượng, số lượng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá có thể
có thể chuyển nhượng.
- Nếu hàng hoá được giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container (FCI) chủ
hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kê hàng trong
Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửa hàng phải lập một
bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ hàng giao hàng đến
ga Container cho người vận tải.
▪ Bước 8: Làm thủ tục thanh toán.
- Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch
kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụng rộng rãi.
- Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C):
+ Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanh
nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C)
đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện
trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.
+ Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người
mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng.
+ Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù
hợp với L/C về nội dung và hình thức.
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu:
+ Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì
ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất
trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác.
+ Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp
đồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn.
▪ Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi
phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường
hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng,
tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo .
- Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ
nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương kịp
thời và có tình có lý.
- Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một
trong các cách sau:
+ Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau.
+ Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi
phí doanh nghiệp phải chịu.
+ Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được
giao vào thời gian sau đó.
2.1.2 Quy trình nhập khẩu tại cảng:
❖Giai đoạn 1: Tìm nguồn hàng.
▪ Bước 1: Tìm nhà xuất khẩu: Nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường
quốc tế.
▪ Bước 2: Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế.
- Để thuận lợi trong việc nhập hàng, chúng ta cần tìm những nhà xuất khẩu có
mặt hàng chúng ta cần tìm, và công ty ấy phải có uy tín và chất lượng đảm bảo.
❖ Giai đoạn 2: Giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng.
▪ Bước 1: Giao dịch.
- Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch xuất nhập
khẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo.
Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập
khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo và các điều kiện giao dịch.
Quá trình đó có thể bao gồm những bước sau đây:
- Hỏi giá: là lời đề nghị bước vào giao dịch. Hỏi giá là việc người mua đề nghị
người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng. Hỏi
giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giá, cho nên người hỏi giá có
thể hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnh tranh nhau để so sánh lựa
chọn bản chào hàng thích hợp nhất. Tuy nhiên, nếu người mua hỏi giá nhiều nơi quá sẽ
gây nên thị trường ảo tưởng là nhu cầu quá căng thẳng. Đó là điều không có lợi cho
người mua.
▪ Bước 2: Phát giá (chào hàng).
- Trong chào hàng người ta nêu rõ: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá
cả, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao
nhận,…Trường hợp hai bên đã có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung
giao hàng điều chỉnh thì chào hàng chỉ nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch
đó như tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng. Những
điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo điều kiện
chung giao hàng giữa hai bên.
- Có hai loại chào hàng đó là: Chào hàng cố định và chào hàng tự do:
+ Chào hàng cố định: là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một
người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời
đề nghị của mình. Thời gian này gọi là thời hạn hiệu lực của chào hàng. Trong thời
gian hiệu lực nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó thì hợp đồng coi như
được giao kết. Nếu trong chào hàng cố định người bán không ghi rõ thời gian hiệu lực
thì thời hạn này được tính theo thời hạn hợp lý. Thời hạn này thường do tính chất loại
hàng, khoảng cách về không gian giữa hai bên và cũng nhiều khi do tập quán quy định.
+ Chào hàng tự do: là việc chào hàng “ tự do” cần phải làm rõ bằng cách
ghi “chào hàng không cam kết” hoặc “ chào hàng ưu tiên cho người mua trước” hoặc
“báo giá”. Chào hàng tự do không ràng buộc trách nhiệm của người phát ra chào hàng,
nên thường có thể chào ở nhiều nơi, nhiều người.
▪ Bước 3: Đặt hàng.
- Đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng thương mại xuất phát từ phía người
mua. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội
dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.
- Trong thực tế người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường
xuyên, hoặc hai bên đã ký những hợp đồng dài hạn và thoả thuận giao hàng theo nhiều
lần thì nội dung đặt hàng chỉ nêu những điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó.
Còn những điều kiện khác, hai bên áp dụng theo những hợp đồng đã ký kết trong lần
giao dịch trước.
▪ Bước 4: Hoàn giá.
- Hoàn giá là sự mặc cả về giá cả và các điều kiện thương mại khác. Hoàn giá có
thể bao gồm nhiều sự trả giá.
- Khi người nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà
đưa ra một lời đề nghị mới thì đề nghị này là trả giá. Khi có sự trả giá, chào hàng coi
như huỷ bỏ.
- Đặc tính của bảng hoàn giá là thể hiện ý định mua hoặc bán thực của người phát
ra, do đó nó mang tính ràng buộc pháp lý với người đề nghị.
- Thường bản hoàn giá thể hiện ý định mua bán thực và có ràng buộc trách nhiệm
pháp lý cho nên trong thời gian hiệu lực một bên nhận được hoàn giá chấp nhận các
điều kiện hoàn toàn và vô điều kiện thì thương vụ đó được coi là có hiệu lực. Vì vây,
cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi thể hiện ý chí trong bản còn lại.
▪ Bước 5: Chấp nhận.
- Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của hoàn giá, chào hàng,
đặt hàng để kết thúc quá trình hoàn giá.
- Đặc tính của bản chấp nhận là mang tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao
nhất khi có bốn điều kiện sau:
+ Do chính người nhận giá chấp nhận là người giao dịch và phát ra bản
chào giá, đặt hàng.
+ Phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện tất cả các nội dung của bản chào giá,
đặt hàng, hoàn giá.
+ Phải chấp nhận trong thời gian hiệu lực của bản chào giá, đặt hàng hoặc
hoàn giá.
+ Chấp nhận phải được truyền đạt tới chính những người phát ra đề nghị.
▪ Bước 6: Xác nhận hợp đồng giao dịch.
- Xác nhận là văn bản thống nhất những điều kiện đã thoả thuận mua bán có xác
nhận của các bên tham gia.
- Đặc tính của xác nhận là có tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao nhất đối với
giao dịch kinh doanh. Chính vì vây, giai đoạn xác nhận là giai đoạn ký kết hợp đồng.
- Xác nhận thường được lập thành hại bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cho
bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản.
- Bản xác nhận có thể soạn thảo là một văn bản thống nhất bao gồm các điều
khoản và điều kiện quy định rõ nội dung, tính chất, hình thức của giao dịch mua bán
hoặc là văn bản chấp nhận có hội tụ đủ bốn yếu tố chứng minh tính pháp lý của nó.
❖ Giai đoạn 3: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
▪ Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu.
- Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập
khẩu. Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép
nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay, trong xu hướng tự do hoá mậu dịch,
nhiều nước giảm bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
- Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập
khẩu và các quy định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở các
cơ quan như sau:
+ Xin giấy phép nhập khẩu ở bộ thương mại cho những hàng hóa thuộc
danh mục có hạn ngạch, hàng hóa được miễn giảm bù trừ, trả nợ cấp chính phủ.
+ Đối với những sản phẩm chuyên dùng như thuốc men, cây, con giống,
sản phẩm ô nhiễm, hàng hoá đã sử dụng phải xin giấy phép các bộ chuyên ngành như
bộ y tế, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ tài nguyên và môi trường,… những
giấy phép này được coi là giấy phép con và xu hướng nhà nước sẽ quy chuẩn giảm các
giấy phép con.
▪ Bước 2: Thuê phương tiện vận tải.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức
nào được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây:
+ Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu.
+ Khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá.
+ Điều kiện vận tải.
- Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng nhập khẩu
như: Quy định mức tải trọng tối đa của phương tiện, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.
- Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP,
DAF, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.
Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải
tiến hành thuê phương tiện vận tải.
- Trong trường hợp người nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Để thực hiện
vận chuyển, người nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
+ Liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến
tàu vận chuyển.
+ Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển ( thường được soạn sẵn) để
thông báo nhu cầu cần vận chuyển.
+ Hãng tàu và người nhập khẩu sẽ lên hợp đồng về vận chuyển bao gồm
những nội dung: Loại hàng vận chuyển, thể tích, trọng lượng, cước phí, thời gian giao
nhận, các điều khoản thưởng phạt do chậm trễ.
+ Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hành giao nhận và thanh toán
cước phí. Nếu thanh toán trước thì sẽ ghi trên vận đơn là đã thanh toán trước. Nếu thuê
tàu chợ theo khoang và lưu cước phí gọi là thuê tàu lưu cước.
▪ Bước 3: Mua bảo hiểm hàng hóa.
- Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo
hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
- Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được
bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi
ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
- Khi thực hiện hợp đồng ngoại thương người nhập khẩu phải mua bảo hiểm
trong một số trường hợp: Điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FOB, C&F, FCA, và các
điều kiện DDU.
- Để thực hiện mua bảo hiểm hàng hoá, người nhập khẩu tiến hành các nghiệp vụ
sau:
+ Lựa chọn và liên hệ với một công ty bảo hiểm nhằm thu thập thông tin
và mua bảo hiểm. Điền mẫu đơn và gửi bảo hiểm hàng hoá.
+ Ký kết hợp đồng về những nội dung: Loại hàng hoá được bảo hiểm, điều
kiện bảo hiểm, suất phí bảo hiểm, thời gian, địa điểm chi trả bảo hiểm, những điều
kiện thưởng phạt, miễn trách, miễn thưởng ( nếu có)
+ Khi không biết giá CIF thì muốn mua suất phí bảo hiểm phải tính được
giá CIF trên cơ sở số liệu đã có.
+ Thanh toán cước phí và nhận lấy đơn bảo hiểm làm chứng từ giao nhận
hàng hoá.
▪ Bước 4: Thủ tục hải quan.
Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm:
✓ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng cần giấy phép khi nhập khẩu).
✓ Invoice.
✓ Packing list.
✓ Bill of lading.
✓ C/O (nếu có).
✓ Phyto (nếu có).
✓ C/A, C/Q (nếu có).
Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ
khai.
- Dựa vào bộ chứng từ nhập khẩu, bạn nhập dữ liệu vào phần mềm ECUS5, và
xem kết quả phân luồng tờ khai : xanh/vàng/đỏ.
- Truyền tờ khai xong : bạn khai danh sách container (nếu nhập cont) > sau đó
đính kèm các loại chứng từ gồm: Invoice, B/L và C/O (nếu có)
- Lưu ý: nếu có C/O ngoài truyền bản scan, bạn cần xuất trình bản gốc tại thời
điểm xuất trình tờ khai để được hưởng ưu đãi về thuế.
Bước 3: Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai và lấy hàng
- Luồng xanh: Luồng xanh không điều kiện: đối với hàng miễn thuế (ví dụ như
hàng gia công), sau khi tờ khai được phân luồng xanh thì sẽ kèm luôn quyết định
thông quan.
- Luồng xanh có điều kiện: hàng bạn cần nộp thuế (ví dụ thuế NK, Thuế GTGT,
BVMT, TTĐB,…) sau khi bạn nộp thuế hệ thống sẽ tự động thông quan, hải quan sẽ
không can thiệp vào.
- Chứng từ gồm:
❖ Mã vạch.
❖ Tờ khai hải quan thông quan.
❖ Lệnh giao hàng.
❖ Lệnh giao hàng OOCL.
- Bạn mang chứng từ ra cảng / ICD hoặc kho sân bay để lấy hàng, cụ thể như
sau:
❖ Đối với hàng lẻ đường biển:
- Bạn đem chứng từ ra kho của cảng /ICD > đến phòng thương vụ nhập để lấy
thông tin số kho và số cửa lấy hàng (1 phiếu nhỏ trong đó có mã vạch và số kho ví dụ
KHO 5 CỬA 3)
- Bạn đến đúng cửa, đúng kho quét mã vạch và đợi nhân viên kho mang hàng ra
(thông thường là xe nâng sẽ chở hàng ra).
- Kho đưa bạn phiếu xuất kho để ký nhận hàng, sau khi lấy được phiếu dưới đây
và lấy hàng là xong thủ tục.
- Phiếu xuất kho.
❖ Đối với hàng air:
- Bước 1: bạn phải tới đại lý để lấy lệnh giao hàng (trường hợp bay trực tiếp thì
lấy lệnh tại TCS hoặc SCSC)
- Bước 2: tới kho TCS hoặc SCSC bốc số, đóng tiền lao vụ (phí lao vụ bạn tham
khảo trên trang web của TCS hoặc SCSC)
- Bước 3: đóng tiền xong, nhân viên phòng lao vụ sẽ đưa bạn bộ hồ sơ gồm
AWB của kho cùng 1 mã vạch nhỏ nhỏ kẹp vào AWB như sau
- Vận đơn và lệnh giao hàng TCS
- Bước 4: Bạn kẹp hồ sơ + chứng từ bước 2 nộp hải quan giám sát  hải quan
giám sát đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho bạn
- Bước 5: Bạn đến máy tự động tại kho cà mã vạch (mã vạch nhỏ) để lấy số thứ
tự lấy hàng. Mã vạch nhỏ
- Bước 6: Bạn chờ hàng ra để nhận hàng
❖ Đối với hàng container
- Bạn đóng tiền nâng cont đầy tại quầy thương vụ cảng, hoặc trên eport đối với
cảng Cát Lái – để in phiếu EIR
- Phiếu đăng ký làm hàng
- Bạn giao phiếu này cho tài xế xe container, tài xế sẽ vào bãi để kéo container về
nhà máy > hoàn thành thủ tục nhận hàng.
❖ Luồng vàng và luồng đỏ:
- Chứng từ gồm: các chứng từ chỉ cần in bản có chữ ký số là được, không cần có
chữ ký sống và dấu DN
✓ Invoice (1 bản).
✓ Packing list (1 bản).
✓ Bill of lading (1 bản).
✓ C/O – nếu có – trường hợp có C/O phải xuất trình C/O bản gốc.
- Luồng vàng thì bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai >
nếu hồ sơ đúng và bạn đã đóng thuế > hải quan đăng ký sẽ thông quan tờ khai.
❖ Luồng đỏ:
✓ Hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ.
✓ Trình lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm.
✓ Lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm và phân công cán bộ kiểm hóa.
✓ Bạn thực hiện kiểm hóa theo quy định.
✓ Hải quan kiểm hóa sẽ thông quan tờ khai.
▪ Bước 5: Nhận hàng và kiểm tra hàng.
- Khi tờ khai đã thông quan, chúng ta sẽ nhận hàng ở cảng hoặc ở kho tùy theo lô
hàng.
- Khi nhận hàng, cần kiểm tra tình trạng hàng xem có hư hỏng, cấn móp... gì
không?? Để có thể báo lại cho cảng và kho hoặc nhà xuất khẩu kịp thời.
▪ Bước 6: Làm thủ tục thanh toán.
- Đối với hàng nhập khẩu, chúng ta có nhiều cách thanh toán khác nhau tùy theo
hợp đồng đã kí.
- Chúng ta có thể trả trước lần đầu khoảng 40 % hoặc có thể chọn nhận hàng
xong mới thanh toán...
▪ Bước 7: Khiểu nại và giải quyết khiếu nại.
- Nếu hàng có vấn đề hỏng hóc mà không tự giải quyết được, chúng ta cần khiếu
nại.
- Căn cứ vào hợp đồng hay tình trạng hàng hư hỏng vào thời gian nào để có thể
xác định lỗi do ai gây ra, từ đó mới có hướng giải quyết khác nhau.
2.2 Sự khác nhau về quy trình và thủ tục xuất - nhập hàng trong và ngoài
nước:
- Trong số những khác biệt đáng kể và rõ ràng nhất giữa kinh doanh trong nước và
kinh doanh quốc tế là sự khác biệt về yêu cầu giấy tờ.
- Hình thức xin giấy phép mật khẩu ở việt nam là gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện. Hình thức xin giấy phép mật khẩu ở các nước là qua đường link điện tử.
CHƯƠNG 3 – MÔ TẢ CÁC KIẾN THỨC THU ĐƯỢC
Cảng Cát Lái chiếm 25% thị phần vận tải biển nội địa, gần 50% thị phần
container xuất nhập khẩu của cả nước và 92% thị phần khu vực TPHCM. Trong nhiều
năm qua, Cảng Cát Lái đóng vai trò quan trọng trong thông thương xuất nhập khẩu
hàng hóa, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của TPHCM. Tuy vậy sự phát
triển ấy cũng đã tạo ra một điểm nóng về giao thông cho khu vực Đông Bắc thành phố
và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường Tp Hồ Chí Minh về là đơn vị có hệ thống cảng
biển lớn nhất cả nước thực hiện thành công việc triển khai VASSCM (Hệ thống quản
lý giám sát hải quan tự động), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã có sự nỗ lực rất lớn
trong việc chuẩn bị hệ thống phần mềm, nhân lực, phối hợp cùng cơ quan Hải quan
triển khai thành công VASSCM (Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động) tại 16
cơ sở thuộc hệ thống cảng biển và ICD thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
Chuyến đi thực tế đã dạy cho em những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm
ngoài những gì em hiểu về nó khi đọc qua sách báo, giúp emtrưởng thành hơn trong
việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được trực tiếp chứng kiến công việc
trong tương lai của mình trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những
kiến thức đã học vào công việc. Qua chuyến đi thực tế em đã có cái nhìn thực tế về
công việc mà tương lai em theo đuổi và em thấy được rất nhiều cơ hội việc làm tại.
Nhờ anh Nguyễn Đức Nhậm qua một ngày tại Cảng em đã hiểu sâu hơn về
nghành mình học và định hướng mục tiêu cho em làm tiền đề để phát triển bản thân và
em đã thực hiện mục tiêu đó sau một ngày ý nghĩa tại Cảng. Chuyến đi tham quan tại
cảng là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên nhận thức và định hình được ngành của mình
đang theo học. Được tiếp xúc với một môi trường làm việc hiện đại, và chuyên nghiệp
bậc nhất Việt Nam. Để từ đó mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện chính mình, có cho mình
những kinh nghiệm nhưng bài học quý báu để sau này làm việc tại trường đời của
chính mình. Trên đây là những em đã tiếp thu được trong quá trinh đi thực tế tại Cảng.
CHƯƠNG 4 – LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ ĐỂ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC
4.1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích của việc lập kế hoạch làm việc. Kế hoạch làm việc được
lập ra với nhiều lý do khác nhau. Xác định trước mục đích của việc lập kế hoạch giúp
bạn lập kế hoạch tốt hơn.
- Viết phần giới thiệu và thông tin chung về kế hoạch. Với một kế hoạch làm việc
chuyên nghiệp, bạn cần có phần giới thiệu và thông tin chung.
- Xác định mục đích và mục tiêu. Mục đích và mục tiêu có liên quan đến nhau vì
chúng đều chỉ điều mà bạn mong muốn đạt được trong kế hoạch làm việc. Chúng cũng
có sự khác nhau; mục đích thì khái quát hơn, còn mục tiêu thì rõ ràng hơn.
- Xây dựng kế hoạch làm việc bằng những mục tiêu "SMART". SMART là một
cụm từ viết tắt trong tiếng anh chỉ các tiêu chí của một kế hoạch làm việc có kết quả rõ
ràng và có thể thực hiện.
• Cụ thể (Specific). Những điều chúng ta sắp làm chính xác phục vụ ai?
• Có thể đo đạc (Measurable). Nó có thể định lượng và chúng ta có thể đo
lường được nó? Bạn có thể đếm được kết quả?
• Có thể đạt được (Achievable). Chúng ta có thể hoàn thành trong thời
gian được giao với những nguồn lực mà chúng ta có? Chúng ta cần đưa ra mục tiêu
mang tính thực tế với những rành buộc.
• Trong một số trường hợp, bạn có thể cần sự tư vấn của chuyên gia hoặc
nhà chức trách để biết liệu mục tiêu của bạn có thể đạt được không.
• Liên quan đến mục đích (Relevant). Bạn cần chắc chắn rằng mục tiêu và
phương pháp thực hiện của bạn có mối liên hệ rõ ràng và trực quan.
• Giới hạn về thời gian (Time bound). Khi nào bạn hoàn thành mục tiêu
và/hoặc khi nào chúng ta có thể biết chúng ta đã hoàn thành? Tuy việc này hơi khó
một chút nhưng bạn cần nêu ra ngày kết thúc của dự án.
- Liệt kê các nguồn lực của bạn. Liệt kê bất cứ thứ gì cần thiết để bạn đạt được
mục đích và mục tiêu. Các nguồn lực sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của kế
hoạch làm việc.
- Chỉ ra những ràng buộc. Ràng buộc là trở ngại có thể xuất hiện trên con đường
làm việc để đạt mục đích và mục tiêu của bạn. Thời gian biểu dày đặc sẽ là một ràng
buộc và bạn cần cắt bỏ một vài việc trong kỳ học để hoàn thành kế hoạch một cách
hiệu quả.
- Ai chịu trách nhiệm? Phân công công việc là một nội dung rất quan trọng của
một bản kế hoạch tốt. Có thể là một nhóm cùng nhau hoàn thành một công việcnhưng
mỗi thành viên cần đáp ứng được yêu cầu để công việc hoàn thành đúng thời hạn.
- Viết ra chiến lược của bạn. Xem xét kế hoạch làm việc, quyết định cách sử
dụng nguồn lực và cách vượt qua những ràng buộc để đạt mục đích và mục tiêu.
• Liệt kê những bước hành động cụ thể. Xác định những việc cần làm
hàng ngày hoặc hàng tuần để cuối cùng có thể hoàn thành mục tiêu. Cũng cần liệt kê
những bước mà các thành viên khác trong nhóm cần làm. Bạn có thể cân nhắc sử dụng
phần mềm quản lý dự án hoặc lịch cá nhân để sắp xếp những công việc này.
• Lên thời gian biểu. Bạn có thể lên một thời gian biểu thử, xem xét những
sự việc bất ngờ có thể xảy ra, bạn cũng cần dành khoảng trống trong thời gian biểu để
tránh bị chậm kế hoạch.
4.2. Kỹ năng:
- Kỹ năng lên kế hoạch cụ thể cho tất cả công việc và từng công việc
• Mỗi ngày, hãy dành ra một ít thời gian để lên kế hoạch công việc cho
ngày mai và tuần tới. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được số lượng công việc mà đảm
bảo được mức độ hoàn thành tốt nhất.
• Để thực hiện được cách sắp xếp công việc tốt nhất, bạn nên phân loại
công việc. Công việc nào quan trọng sẽ được đặt lên đầu, tiếp tục mức độ quan trọng
sẽ giảm dần xuống dưới.
- Kỹ năng phân chia công việc cho người khác và khi làm việc nhóm
• Vấn đề làm việc nhóm và phân việc như thế nào là công bằng luôn là nỗi
lo lớn nhất khi bắt đầu làm việc nhóm. Để việc phân công dễ dàng hơn, bạn cần ghi cụ
thể những công việc cần thiết ra bảng phân công và phân việc phù hợp với năng lực
từng người. Tránh đừng ôm quá nhiều việc vào người. Điều này vừa khiến bạn mệt
mỏi vừa không đảm bảo được tính công bằng.
• Mặt khác, bạn cũng nên lắng nghe đồng đội của mình trong khi làm việc
nhóm. Bởi rất có thể ý tưởng từ họ sẽ mang đến cho bạn thêm kinh nghiệm và kiến
thức mới.
• Một bảng phân công việc nhóm không hẳn phải nhận được tất cả sự
đồng thuận của cả nhóm. Nhưng ít ra, nó phải đảm bảo là bảng phân công được nhiều
người chấp nhận nhất.
- Kỹ năng nhắc nhở công việc hiệu quả
• Việc nhắc nhở quá thường xuyên đồng đội việc thực hiện công việc, đôi
khi sẽ khiến họ cảm thấy bạn không tin tưởng họ và có thể gây sứt mẻ tình đoàn kết.
• Vì thế, việc nhắc nhở cũng cần được lên kế hoạch cụ thể và cho thành
viên được biết trước. Nếu bạn là người quản lý công việc của một doanh nghiệp thì
việc nhắc nhở nên được phân tầng cụ thể. Nhớ đánh giá công việc theo đơn vị thời
gian nhất định
• Việc tổng kết công việc theo một đơn vị thời gian nhất định rất quan
trọng. Nó góp phần giúp củng cố chất lượng công việc và giúp bạn đưa ra những đánh
giá chính xác nhất.
- Hãy nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp
• Quản lý công việc tốt không hẳn là bạn chỉ cho phép bản thân được đắm
mình vào công việc, mà bạn cũng nên sắp xếp cho mình một vài khoảng thời gian nghỉ
ngơi và thư giãn thích hợp.
• Hãy lập kế hoạch nghỉ ngơi dựa trên thời gian công việc và tình trạng
sức khỏe. Nên chọn những hoạt động giải trí lành mạnh và từ chối những lời mời
không hữu ích.
4.3. Thái độ:
- Thái độ chính là trạng thái luôn sẵn sàng về mặt tinh thần. Và thần kinh được tổ
chức thông qua các kinh nghiệm. Nó có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng
động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó có
quan hệ”.
- Thái độ làm việc cũng là phần mở rộng được suy ra từ những nhận định về thái
độ. Chỉ có điều thái độ bao quát hơn thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp ảnh
hưởng đến hành vi và nhận thức của chủ thể đó. Và nó luôn mang hai chiều hướng
khác nhau: tích cực và tiêu cực.
- Để có thể luôn giữ được thái độ làm việc tốt nhất
• Thứ nhất, luôn nở nụ cười.
✓ Nếu như bạn thật sự gặp những tình huống khó xử trong công việc thì
cách xử lý thông minh để mọi người có thể đánh giá thái độ làm việc của bạn đó chính
là luôn nở một nụ cười trước đó. Một nụ cười chỉ phải mất vài giây nhưng nó thể hiện
cách xử lý chuyên nghiệp của bạn. Một phần nó cũng có thể làm giảm đi cảm giác
căng thẳng của chính chủ thể mà bạn đang cần ứng phó.
• Thứ hai, suy nghĩ hướng giải quyết
✓ Hãy luôn suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết
✓ Nếu bạn đã làm được bước đầu tiên để có thể làm dịu đi những căng
thẳng ban đầu. Thì việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là suy nghĩ đến hướng
giải quyết phù hợp. Bởi trước khi bạn thực sự muốn đầu hàng hoặc muốn tìm người
chịu trách nhiệm thay mình thì hãy thử một lần tập trung để đưa ra hướng giải quyết
hiệu quả nhất. Nó sẽ giúp cho bạn có được những ý tưởng mới, sáng tạo và chính bạn
cũng sẽ bất ngờ về khả năng xử lý của mình.
• Thứ ba, hãy thể hiện hai yếu tố trên một cách thật chuyên nghiệp
✓ Cho dù công việc của bạn có thực sự rắc rối, những vấn đề mà bạn gặp
phải có làm cho bạn cảm thấy chán nản. Thì ngay lúc đó bạn phải vực lại tinh thần và
kìm nén lại những cảm xúc của cá nhân. Nó không phải là giả tạo mà đó là thái độ
chuyên nghiệp của bạn trong công việc. Mình có vui hay buồn vào hôm có sự rắc rối
đó thì cũng không ai quan tâm đến cảm xúc của bạn. Chỉ có bạn mới là người quyết
định mình nên giải quyết như thế nào. Vậy nên, hãy thật chuyên nghiệp, sáng tạo kết
hợp hai hướng giải quyết ở bên trên để có thể gỡ nút thắt đó.
• Thứ tư, học hỏi thái độ làm việc của người Nhật
✓ Nói đến thái độ của người Nhật thì chắc hẳn không còn xa lạ với những
dẫn chứng, bài học cho người Việt Nam. Nhật Bản họ luôn tạo dựng một xã hội có sự
gắn kết mạnh, không thể thấy họ nói “Tôi” mà họ sẽ nói là “Chúng tôi”. Và mọi quyết
định quan trọng nếu muốn thông qua thì cần sự nhất trí của mọi người.
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN / BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Hòa cùng xu thế phát triển chung nền kinh tế thế giới khi Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới và hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương cũng đã được ký kết cùng sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức hiệp định khác
liên quan đến thuận lợi hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu tạo điều kiện không
nhỏ cho Việt Nam Hòa Bình vào dòng chảy phát triển của thế giới.
Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khai thác cảng biển và dịch
vụ logistics công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty Tân cảng Sài
Gòn đã có chỗ đứng vô cùng vững chắc trong ngành tại Việt Nam Sự hấp dẫn đúng
hướng của Ban lãnh đạo công ty cũng như sự nghiệp ngành liên kết của các bộ phận
nhân viên trong công ty chính là chìa khóa then chốt tạo nên thành công của công ty
như ngày hôm nay. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao hàng nhập hàng xuất khẩu hàng
hóa bằng đường biển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công ty Cổ phần
Cát Lái nói riêng và của toàn ngành.
Khoảng thời gian thực tập, tham quan tại Công ty đã giúp tôi kiểm chứng lại
những kiến thức đã được học ở trường liên hệ lý thuyết và thực tế khi gặp phải những
khó khăn do kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên phần lớn những đề xuất mà tôi
đưa ra chương 2 vẫn chưa thực sự sâu sắc thiên nhiên tích lũy được nhiều kiến thức
chuyên môn thực tế để bổ sung cho bản thân hoàn thành lập báo cáo của mình.
Tôi hi vọng những đóng góp của mình hữu ích và đóng góp một phần vào quá
trình hoàn thiện hơn nghiệp vụ giao hàng nhập hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động
kinh doanh của công ty nói chung.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...honghanh103
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...KhoTi1
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quanBáo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quanDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...luanvantrust
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩuBáo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩuDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 ĐiểmBáo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quanBáo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
Báo Cáo Thực Tập tại Công Ty Logistics về thủ tục hải quan
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
Nhật ký thực tập tại công ty tnhh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu minh hòa ...
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩuBáo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
 
Đề tài hoàn thiện hoạt động logistic, HAY
Đề tài hoàn thiện hoạt động logistic, HAYĐề tài hoàn thiện hoạt động logistic, HAY
Đề tài hoàn thiện hoạt động logistic, HAY
 
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 

Semelhante a Thực tập tại cảng Cát Lái

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Luanvantot.com 0934.573.149
 
ưng dung ngoai thuong file word
ưng dung ngoai thuong file wordưng dung ngoai thuong file word
ưng dung ngoai thuong file wordYen Nguyen
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...Tommie Harber
 
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt NamHoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...luanvantrust
 
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...sividocz
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPDương Hà
 
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015
Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015
Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015Hà Thảo
 
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docNguyễn Công Huy
 
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Semelhante a Thực tập tại cảng Cát Lái (20)

Báo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docxBáo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docx
 
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng ...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
 
ưng dung ngoai thuong file word
ưng dung ngoai thuong file wordưng dung ngoai thuong file word
ưng dung ngoai thuong file word
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
 
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công ty Giao Nhận Vận Tải Con Ong.docx
Xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công ty Giao Nhận Vận Tải Con Ong.docxXây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công ty Giao Nhận Vận Tải Con Ong.docx
Xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công ty Giao Nhận Vận Tải Con Ong.docx
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
 
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt NamHoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa ...
 
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng Đ...
 
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty icd tân cảng- long bình.doc
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty icd tân cảng- long bình.docTìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty icd tân cảng- long bình.doc
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty icd tân cảng- long bình.doc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành khoa học hàng hải Trường Đại học Nha Trang....
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành khoa học hàng hải Trường Đại học Nha Trang....Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành khoa học hàng hải Trường Đại học Nha Trang....
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành khoa học hàng hải Trường Đại học Nha Trang....
 
Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015
Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015
Trường ĐH giao thông vận tải khai giảng lớp nghiệp vụ logistics cơ bản 21/3/2015
 
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
 
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
 

Mais de Tania Bergnaum

Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...
Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...
Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...Tania Bergnaum
 
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Tania Bergnaum
 
The import plan of Frozen Pork
The import plan of Frozen PorkThe import plan of Frozen Pork
The import plan of Frozen PorkTania Bergnaum
 
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...Tania Bergnaum
 
Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...
Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...
Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...Tania Bergnaum
 
Ananas International Marketing plan in Thailand market
Ananas International Marketing plan in Thailand marketAnanas International Marketing plan in Thailand market
Ananas International Marketing plan in Thailand marketTania Bergnaum
 
A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...
A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...
A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...Tania Bergnaum
 
Research the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent years
Research the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent yearsResearch the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent years
Research the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent yearsTania Bergnaum
 

Mais de Tania Bergnaum (8)

Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...
Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...
Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách...
 
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
 
The import plan of Frozen Pork
The import plan of Frozen PorkThe import plan of Frozen Pork
The import plan of Frozen Pork
 
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
 
Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...
Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...
Đề án Thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành l...
 
Ananas International Marketing plan in Thailand market
Ananas International Marketing plan in Thailand marketAnanas International Marketing plan in Thailand market
Ananas International Marketing plan in Thailand market
 
A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...
A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...
A comparison the business strategy of unilever and procter&gamble in asian ma...
 
Research the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent years
Research the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent yearsResearch the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent years
Research the foreign direct investment of south korea to vietnam in recent years
 

Último

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 

Último (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 

Thực tập tại cảng Cát Lái

  • 1. https://luanvan.co/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KNH TẾ THỰC TẬP 1 TIÊU ĐỀ: BÁO CÁO VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP – CẢNG CÁT LÁI Nhóm lớp : HK2.NT.02 Lớp : D19LO02 Ngành : LOGISTICS - QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Sinh viên : TRẦN TIẾN GVHD : Ths. ĐẶNG THỊ BÍCH LAN Bình Dương, ngày 18 tháng 3 năm 2020. LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô Trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Logistics vs Quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời chúng em cũng xin trân trọng
  • 2. https://luanvan.co/ gửi lời cảm ơn đến cô Đặng Thị Bích Lan là người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành bài báo cáo. Qua đây em chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các Anh/Chị nhân viên của Cảng Cát Lái đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em. Sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy cô ở trường cùng Ban giám đốc, các Anh/Chị trong cảng không những giúp chúng em hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn trong công việc mà còn là niềm động viên to lớn, thúc đẩy chúng em luôn phấn đấu nhiều hơn nữa để vững vàng tự tin hơn trong công việc chuyên môn của mình trước khi rời ghế nhà trường. Tuy nhiên, với vốn lý thuyết đã học cùng với thực tiễn mà chúng em thu được hiện nay sẽ giúp chúng em phần nào đó thêm mạnh dạn và vững tin hơn cho công việc mà mình lựa chọn trong tương lai. Chuyên đề báo cáo được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy/ Cô, Ban lãnh đạo, của công ty. Chúng em xin chân thành cám ơn.
  • 3. https://luanvan.co/ PHIẾU ĐÁNH GIÁ 1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Nội dung báo cáo 2.1. Kết quả bài báo cáo ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.2.Tính sáng tạo của bài báo cáo ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.3. Tính thực tiễn của bài báo cáo ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Ngày........tháng.........năm……… Giảng viên chấm (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. PHIẾU CHẤM ĐIỂM STT Tiêu chí Thang điểm Điểm đạt được 1 Định dạng đúng quy định 1.0 2 Trích dẫn đầy đủ và đúng quy định 0.5 3 Liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng quy định 0.5 4 Tổng quan về đơn vị thực tập 1.5 4.1 Giới thiệu 0.75 4.2 Mô tả các vị trí, chức năng/bộ phận, cách thức hoạt động của nơi nơi thực tập 0.75 5 Quy trình xuất—nhập hàng tại cảng 2.0 5.1 Quy trình xuất – nhập hàng tại cảng 1.25 5.2 Sự khác nhau về quy trinh và thủ tục xuất – nhập hàng trong và ngoài nước tại cảng 0.75 6 Định hướng phát triển của đơn vị thực tập trong 5 năm (năm dựa vào bản kế hoạch của doanh nghiệp) 1.0 7 Lập kế hoạch cụ thể để có thể đáp ứng tốt công việc 2.5 6.1 Kiến thức 6.2 Kỹ năng 6.3 Thái độ 8 Kết luận/bài học kinh nghiệm 1.0 TỔNG /10 Ngày........tháng.........năm…… Giảng viên chấm (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DWT Deadweight Tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu Hãng RCL Regional Container Lines XNK Xuất nhập khẩu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông Booking note Việc đặt chỗ hãng tàu Invoice Hóa đơn Packing list Phiếu đóng gói CFR Cost and Freight Tiền hàng cộng cước CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và Cước CPT Carriage Paid To Vận chuyển trả tiền cho CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và phí bảo hiểm trả tới DAF Delivered At Frontier Giao tại biên giới DDP Delivered Duty Paid Giao Đã nộp Thuế DDU Delivered Duty Unpaid Giao Chưa nộp Thuế DEQ Delivered Ex Quay Giao tại cầu cảng nơi đến
  • 6. DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG STT TÊN TRANG 1 Bảng 1.1: Thông số cảng 2 Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý 3 Bảng 1.2: Các công ty con / công ty liên kết 4 Bảng 2.1: Các chứng từ xuất khẩu
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh, kinh doanh quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia. Cùng với sự phát triển đó nước ta không ngừng học hỏi và củng cố về mọi mặt (kinh tế, chính trị, xã hội) cũng như lĩnh vực (thương mại, giáo dục, y tế) để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động vận tải nội địa và vận tải quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đã trở thành khâu quan trọng trong dây chuyền vận tải hàng hóa, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, mở rộng mua bán mà còn góp phần vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước những nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ logistics ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận, đòi hỏi các doanh nghiệp VIỆT NAM phải hiểu rõ và nắm vững các quy trình xuất nhập khẩu, vận dụng tốt các qui định của pháp luật, thông hiểu các tập quán quốc tế. Điều này giúp cho doanh nghiệp không những tăng thêm uy tín với khách hàng, mà còn có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công việc và sự phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực logistics thường xuyên rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế về các quy định chính sách liên quan góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp avf công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics. Qua báo cáo này, em đã trình bày những vấn đề cơ bản quy trình xuất—nhập hàng tại cảng, hình thức phục vụ, công tác chuẩn bị và quá trình giao nhận hàng hóa tại cảng. Nhưng không tránh khỏi thiếu sót trong bài báo cáo, em kính mong sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô. 2. Mục tiêu đề tài - Hiểu rõ hơn về đơn vị thực tập. - Làm rõ quy trinh xuất—nhập hàng tại đơn vị thực tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất – nhập khẩu hàng tại đơn vị thực tập. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về quy trình xuất – nhập hàng hóa tại cảng Cát Lái. 4. Phương pháp nghiên cứu • Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí chuyên nghành - Phương pháp thu thập tài liệu sẵn có.
  • 8. 5. Kết cấu đề tài Chương 1 - Tổng quan về đơn vị thực tập. Chương 2 - Quy trinh xuất—nhập hàng tại đơn vị thực tập. Chương 3 - Mô tả các kết quả thu được Chương 4 - Lập kế hoạch cụ thể để đáp ứng công việc. Chương 5 - Kết luận/bài học kinh nghiệm .
  • 9. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập: 1.1.1. Tổng quan: - Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọng điểm của hệ thống Cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng. Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m. Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Quận 2- TP.HCM, lọt Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước. - Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là cảng container gần với cụm các khu Công nghiệp, khu chế xuất Phía Bắc TP.HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. - Cảng Tân Cảng- Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m (10 bến), được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống phần cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng- Cát Lái luôn là chọn lựa số 1 của các khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực Các tỉnh phía Nam. - Hiện tại cảng Tân Cảng – Cát Lái đón 81 chuyến/tuần. Bảng 1.1: Thông số cảng Nguồn Tân Cảng Sài Gòn - Presentation 2020 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: - Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 06/1996 cho đến 2002, diên tích ban đầu khoảng 170.000 m2 , gồm 2 cầu tàu 150 m, khả năng đón tàu với trọng tải trên 20.000 DWT. Cùng thời gian đó Cát Lái kết hợp với thành phố xây mở tuyến đường liên tỉnh lộ 25 từ xa lộ Hà Nội đến phà Cát Lái nhằm thu hút khách hàng. Tải trọng tàu tối đa 45,000 DWT Tổng diện tích 160 ha Chiều dài cầu tàu 2,040 m (09 bến + 01 bến sà lan) Mớn nước trước bến -12m Độ sâu luồng - 8.6 m (thủy triều: 0,8 - 3,8) Công suất bãi 96,800 TEU/năm Cẩu STS 26 chiếc RTG 89 chiếc Reach stackers 255 chiếc Ổ cắm điện 1500 cái
  • 10. - Chuyến tàu đầu tiên cập Cát Lái vào tháng 03/1998 là Nan Ping San của Trung Quốc, bốc dỡ hơn 5.000 tấn gạo. Sau khi chuyển sang khai thác container, chuyến tàu đầu tiên là của Hãng tàu RCL, cập Cát Lái vào tháng 10/2002. - Năm 2005, khi Cầu Thủ Thiêm hoàn tất xây dựng, Tân Cảng Sài Gòn chuyển toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ Cảng Tân Cảng sang Cảng Cát Lái, từ đó Cát Lái trở thành cảng trọng điểm của khu vực phía Nam. - Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập vào ngày 27/08/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103007643 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập chính là Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO), nay là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong và Công ty Tân Cảng Sài Gòn (nay là Công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Công ty thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng chuyên dụng xếp dỡ hàng container của Cảng Cát Lái tại phường Cát Lái quận 2, TP.Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận đầu tư số 41121000087 do Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 09/06/2008. Cảng Cát Lái xây dựng trên khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu đất phía bờ sông Đồng Nai thuộc phạm vi khu nước cầu tàu Vitaico cũ đã di dời thành cảng liên hoàn với khu cảng container hiện hữu Tân Cảng Cát Lái của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn theo đúng định hướng quy hoạch cảng của Chính phủ và thành phố Hồ Chí Minh. - Giai đoạn tháng 09/2007 đến hết tháng 12/2008 Công ty đã tiến hành các thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư và đầu tư xây dựng từ khu đất, cầu cảng chuyên dùng của Công ty Vitaico cũ, thành Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái với quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu 3 vạn tấn sức chở 2.500 teu có thể cập cảng và 6,2 ha bãi hàng container cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho hoạt động khai thác cảng biển bao gồm: cẩu khung Mijack, cẩu bờ K.E. - Ngày 30/05/2008 Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng. - Ngày 07/01/2009 Cục Hàng hải Việt Nam đã cấp giấy phép chính thức đưa cầu cảng vào hoạt động. Sau hơn hai năm đưa vào hoạt động cầu tàu số 7 (B7) với quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng, Công ty đã khai thác 100% công suất thiết kế với tổng lượng hàng container bình quân thông qua cảng 400.000 Teu/năm. - Ngày 31/07/2009, Công ty thay đổi kinh doanh lần thứ 1, thay đổi số chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ theo mã số thuế là 0305168938. - Tháng 12/2009 Công ty Hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng đầu tư khai thác bến tàu 2.200 DWT (bến sà lan B7). - Tháng 8/2011 Công ty chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ từ 149.973.470.000 đồng lên 240.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số 85/ GCN- UBCK ngày 18/8/2011. Công ty hoàn thành đợt chào bán và báo cáo UBCK Nhà nước vào ngày 10/11/2011. - Năm 2011: Công ty đầu tư tiếp một cẩu bờ container dạng khung chạy trên ray tạo thành hệ thống thiết bị cẩu bờ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu xếp dỡ xuất nhập tàu tại cầu tàu số 7 ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng cẩu đồng thời nâng cao hiệu quả hệ số sử dụng cầu tàu (về khả năng tiếp nhận tàu và giải phóng tàu nhanh).
  • 11. - Năm 2012: Nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ container tại bãi hàng, tháng 09/2012 Công ty đưa vào khai thác 2 cẩu Kalmar 6+1 hiện đại, sản lượng khai thác bình quân hiện nay trên 15.000 container/tháng - Tháng 1/ 2013: Thành lập Phòng Điều hành Logisics theo chủ trương mở rộng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tháng 3/2013: Công ty trở thành công ty đại chúng quy mô lớn. - Từ tháng 3/2013 đến hết 12/2013: Đầu tư 20 xe đầu kéo và 40 sơ-mi rơ-mooc phục vụ hoạt động vận tải. - Năm 2014: Đầu tư thêm 20 xe đầu kéo và 30 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng. - Ngày 8/7/2014: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được dựa vào giao dịch chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoáng TP.HCM, mã chứng khoán: CLL. - Năm 2015: Đầu tư thêm 7 xe đầu kéo và 30 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng. - Ngày 26/6/2015: Góp vốn thành lập Công yu Cổ phần Tiếp vận quốc tế Cảng Cát Lái với tổng số tiền là 7 tỷ đồng, chiếm 35% vốn điều lệ. - Ngày 13/7/2015: Thay đổi lần 01 về chứng nhận đăng kí chứng khoán, theo đó số lượng chứng khoán đăng kí bổ sung là 10.000.000 cổ phiếu. - Ngày 24/07/2015: Phát hành thêm 10.000.000 cố phiếu và tang vốn điều lệ từ 240.000.000.000 đồng lên 340.000.000.000 đồng theo Quyết định số 302/QĐ- SGDHCM ngày 22/07/2015. - Tháng 10/2015: Hoàn thành việc lắp đặt dựng và đưa vào kha thác thêm 02 cầu RTG 6+1 mới 100% tại cảng Cát Lái. - Năm 2016: Đầu tư thêm 20 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng. - Tháng 1/2018: Góp thêm 12.000.000.000 đồng vào Công ty Cổ phần Tiếp vận quốc tế Cảng Cát Lái, nâng tỷ lệ chiếm giữ lên 54,29% vốn điệu lệ. - Tháng 8/2018: Mua đất chuẩn bị xây dựng nhà văn phòng Công ty. - Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái không ngừng phát triển lớn mạnh. Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 2008, Công ty triển khai đầu tư xây dựng toàn diện hệ thống cầu cảng, bến bãi, máy móc thiết bị hiện đại và đồng thời tuyển dụng, đào tạo CBCNV, hoàn thiện bộ máy tổ chức, chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển lâu dài. Đầu năm 2009 Công ty chính thức đưa dự án 216 mét cầu cảng B7 vào khai thác đầu năm 2009, hiệu quả hoạt động về doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng nâng cao. - Hiện nay với quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng (cầu cảng B7) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng toàn phần 30.000 DWT tương đương với sức chở 2.500 TEU cập cảng làm hàng, bến tàu B7 (80 mét) tiếp nhận tàu có tải trọng 2.200 DWT cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho hoạt động khai thác cảng biển hiện đại bao gồm: 02 cẩu bờ K.E, 01 cẩu bờ Kocks, 01cẩu bờ Libhherr, 02 cẩu khung Kalmar 6+1 và hơn 30 xe đầu kéo họat động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
  • 12. - Với chiến lược phát triển lâu dài, Công ty không ngừng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái cam kết luôn mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trên con đường phát triển của mình. 1.1.3. Sản lượng: - Năm 2005, sản lượng thông qua tại Cát Lái đạt 1 triệu TEU và tới năm 2011, sản lượng thông qua Cảng Cát Lái tăng lên 2.6 triệu TEU. Cảng Cát Lái hiện chiếm thị phần trên 90% sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các Cảng tại khu vực TP Hồ Chí Minh, gần 50% thị phần cả nước và lọt vào TOP 25 Cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất trên thế giới. - Sáng ngày 17-12-2019, Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn đã long trọng tổ chức Lễ đón Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái và công bố hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 trước 15 ngày. - Cảng Tân Cảng – Cát Lái có tổng diện tích 160ha, tổng chiều dài cầu tàu hơn 2 km, cùng lúc đón 09 tàu Feeder, đón tàu có tải trọng đến 45.000 DWT, khả năng thông qua teu (tương đương triệu tấn hàng hóa). Cảng giữ trên 93% thị phần hàng hóa XNK khu vực TP. Hồ Chí Minh, xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới. Với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại TOPOVN; thanh toán qua mạng internet (E-port); lệnh giao hàng điện tử (EDO). Cùng các dịch vụ tàu lai, hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải bộ, vận tải thủy bằng sà lan, khai thuê Hải quan... Năm 2019, Cảng Tân Cảng- Cát Lái đạt được 03 cái nhất: 1) Đón được tàu container lớn nhất, tàu 4,5 vạn tấn. 2) Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71 container/h, tăng 11% so với năm 2018. 3) Thời gian giao nhận 01 container chỉ mất 43,8 phút/cont (giảm 10% so với thời gian giao nhận của năm 2018). - Kết quả đó tiếp tục ghi dấu ấn và khẳng định, Cảng Tân Cảng - Cát Lái là cửa ngõ quan trọng và là cảng biển phát triển năng động nhất khu vực phía Nam. Thu thuế xuất nhập khẩu qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái trong năm 2019 đạt trên 70.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 17 % nguồn thuế thu ngân sách của Thành phố. - Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái trong năm 2019, do tàu MERGUI chuyến 950S của hãng tàu Mearsk/ Sealand. Tàu chở 1329 container (tương đương 2400 teus) gồm 1300 Teu nhập và 1100 teu xuất, có hải trình TP HCM ( Cát Lái)- Tanjung Plelepas- Singapore- Penang. Hãng tàu Maerk/ Sealand là hãng tàu container đứng đầu thế giới và là một trong những Hãng tàu đứng Top đầu tại Cảng Tân Cảng - Cát Lái trong nhiều năm nay. - Năm 2019, với phương châm kinh doanh “Nâng cao năng lực canh tranh, mở rộng đầu tư, kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững”, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Sản xuất kinh doanh” trước 15 ngày, với 6 điểm nổi bật:
  • 13. 1) Đạt vị trí cao nhất từ trước tới nay trên bảng xếp hạng các cụm cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới, từ vị trí 21 lên 20 (vượt 01 bậc so với năm 2018). 2) Đón các cỡ tàu lớn nhất từ trước tới nay cập cảng các khu vực (tàu 4,5 vạn tấn vào cảng Tân Cảng Cát Lái; 16 vạn tấn vào cụm cảng Tân Cảng Cái Mép; 13 vạn tấn vào cảng container quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng). 3) Sản lượng container qua các cảng của Tân Cảng đạt 8,75 triệuTEU, tăng 15,5%. Thị phần gần 50% cả nước, trên 93% thị phần khu vực TP. Hồ Chí Minh, 68% khu vực Cát Mép Thị Vải. 4) Lợi nhuận tăng cao nhất từ trước tới nay, đạt 3.117 tỷ đồng, tăng 14%; nộp ngân sách: 1.612 tỷ đồng, tăng 56%. 5) Chất lượng dịch vụ tại cảng Tân Cảng - Cát Lái cao nhất từ trước đến nay: Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71,4 cont/h, tăng 11%; thời gian giao nhận 01 container tại cảng chỉ mất 43,8 phút/cont, giảm 10% so với thời gian giao nhận của năm 2018. 6) Năng suất lao động tăng 10%; Thu nhập bình quân người lao động tăng 8,6%. - Sự kiện đón Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng - Cát Lái, cũng như những kết quả Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đạt được trong năm 2019, không chỉ là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với cán bộ, công nhân - người lao động của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của ngành khai thác cảng biển Việt Nam, điều đó khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự khởi sắc trong năm 2019, là bệ phóng để cán bộ, công nhân - người lao động của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong điều kiện cạnh tranh khai thác cảng và dịch vụ Logistics ngày càng gay gắt. 1.1.4. Hoạt động: - Cảng Cát Lái được vận hành bởi Trung tâm Điều độ - công ty Tân Cảng Sài Gòn. Khu vực trong cảng được chia làm 2 Terminal A và B cùng một khu vực riêng dành cho container lạnh và một bến riêng chuyên dùng tiếp nhận sà lan và đóng hàng gạo. Bên trong Cảng Cát Lái có 3 Depot quản lý container rỗng, khu vực bên ngoài có 4 Depot liên kết. - Trước năm 2007, Cát Lái sử dụng phương pháp quản lý bãi và container thủ công. Kể từ 2006 đến nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đăng ký sử dụng phần mềm quản lý Thời gian thực TOPX từ Úc, tự động hóa gần như toàn bộ các khâu lập kế hoạch và quản lý bãi. - Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động kinh doanh khai thác cảng, phấn đấu trở thành Công ty cung ứng các dịch vụ cảng biển chuyên nghiệp, hiện đại, có uy tín trong nước và khu vực. - Tận dụng tối đa nguồn lực và các lợi thế nhằm tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt động kinh doanh phát triển các ngành nghề liên quan đến hoạt động của Cảng như: Dịch vụ Logistics, Vận tải hàng hoá đa phương thức quốc tế, Xuất nhập khẩu, Du lịch Cảng, …
  • 14. - Mở rộng lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh doanh khi có điều kiện thích hợp nhằm tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông. - Với chiến lược phát triển lâu dài, công ty không ngừng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sức cạnh tranh trước yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Công ty cổ phần Cảng Cát Lái luôn cam kết mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trên con đường phát triển của mình. 1.2. Mô tả các vị trí, chức năng/bộ phận, cách thức hoạt động của đơn vị thực tập: Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý. Nguồn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 – CAT LAI PORT JSC. - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty... ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SÁT Phòng Tổ chức Lao động & Hành chính Phòng Đầu tư & Khai thác Phòng Tài chính & Kế hoạch kinh doanh Các công ty con / Công ty liên kết
  • 15. - Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị hiện nay là 5 người. - Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Công ty. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính, kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty. Số lượng thành viên Ban kiểm soát hiện nay là 3 người. - Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ban Giám đốc gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. - Phòng Tổ chức Lao động và Hành chính , Phòng Tài chính – Kế hoạch kinh doanh, Phòng Quản lý Đầu tư và Quản lý công trình, Phòng Điều Hành Logistics: được tổ chức chuyên môn hóa. Đứng đầu các Phòng là các Trưởng phòng có nhiệm vụ triển khai, tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. - Các công ty con / công ty liên kết: Bảng 1.2: Các công ty con / công ty liên kết STT Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính Vốn điều lệ thực góp Tỷ lệ sở hữu 1 Công ty Cổ phần Tiếp vận Cảng Cát Lái. 1295B Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, Q. 2, TP. HCM. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. 19.000.000.000 VND 54,286 % Nguồn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 – CAT LAI PORT JSC.
  • 16. CHƯƠNG 2 – QUY TRÌNH XUẤT - NHẬP HÀNG TẠI CẢNG CÁT LÁI 2.1 Quy trình xuất – nhập hàng tại cảng: 2.1.1 Quy trình xuất khẩu tại cảng: ❖ Giai đoạn 1: ▪ Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác. ▪ Bước 2: Tìm kiếm thương nhân giao dịch. ▪ Bước 3: Lập phương án kinh doanh. - Để quá trình xuất- nhập lô hàng được thuận lợi và có lợi nhuận tốt, chúng ta cần tìm cho mình những đối tác uy tín, chất lượng... Từ đó xây dựng nên phương án kinh doanh sao cho phù hợp hơn. ❖ Giai đoạn 2: Đàm phán và kí kết hợp đồng. ▪ Bước 1: Đàm phán: - Đàm phán thực chất là việc trao đổi, học thuật vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong giao dịch để nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra. - Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan trọng như: + Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu. + Chuẩn bị dữ liệu thông tin. + Chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán. - Việc chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán là việc rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. - Ngoài ra, việc chuẩn bị số liệu thông tin chẳng hạn như: thông tin về hàng hoá để biết được tính thương phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị trường về tính thẩm mĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. - Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát triển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi các cán bộ nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt. - Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất. ▪ Bước 2: Kí kết hợp đồng. - Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây: - Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
  • 17. - Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng. - Hợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau: + Số hợp đồng. + Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng. + Tên và địa chỉ các bên kí kết. + Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng. Điều 1: Tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu. Điều 2: Giá cả. Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải. Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá. Điều 5: Điều kiện thanh toán trả tiền. Điều 6: điều kiện khiếu nại. Điều 7: Điều kiện bất khả kháng. Điều 8: Điều khoản trọng tải. ❖ Giai đoạn 3: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Khi đã kí kết hợp đồng, chúng ta bắt đầu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu lô hàng. ▪ Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa. - Theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nôị dung đăng kí kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương mại. - Qui định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quý, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ). - Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được giao nhận ở cửa khẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi. ▪ Bước 2: Chuẩn bị hàng Xuất khẩu. - Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. - Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã kí. - Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở pháp lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng. - Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kí mã hiệu hàng hoá. - Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao. - Loại bao bì: Thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng,...
  • 18. - Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng. Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết. ▪ Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng hóa. - Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì. - Đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán. - Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. ▪ Bước 4: Thuê phương tiện vận tải. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phương tiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây: - Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng số lượng nhiều hay ít. - Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp… ▪ Bước 5: Điều kiện vận tải: - Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàng không, đường sắt. - Mua bảo hiểm hàng hóa. - Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm. - Có thể mua bảo hiểm bao : + Ký hợp đồng bảo hiểm bao: Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho toàn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo hiểm. + Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến: Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm sau: • Bảo hiểm điều kiện A: Bảo hiểm ruỉ ro.
  • 19. • Bảo hiểm điều kiện B: Bảo hiểm tổn thất riêng. • Bảo hiểm điều kiện C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng. - Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ sau: Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở. ▪ Bước 6: Làm thủ tục hải quan. - Để làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu các bạn sẽ thực hiện các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm: ✓ Booking note. ✓ Invoice. ✓ Packing list. ✓ Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng xuất cần giấy phép). Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai, sau khi truyền tờ khai xong bạn cần đính kèm INVOICE lên phần mềm Ecus5 ở phần “quản lý tờ khai”. - Lưu ý: đối với hàng xuất cần giấy phép bạn cần có giấy phép trước, và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai. Bước 3 : Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai hải quan, tùy tờ khai được phân luồng gì mà bạn chuẩn bị hồ sơ mở tờ khai cho phù hợp. - Nếu có giấy phép bạn phải trình giấy phép, nếu hàng xuất bình thường thì bạn chuẩn bị chứng từ như sau: Bảng 2.1: Các chứng từ xuất khẩu Nguồn: Bản tin chuyên ngành Logistics Tân Cảng-STC (tháng 12/2019). - Lưu ý khi in chứng từ: + Đối với luồng xanh : in mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu doanh nghiệp. + Đối với luồng vàng và đỏ : tờ khai không cần dấu DN, invoice, packing list bạn chỉ cần in bản có ký chữ ký số. Bước 4 : Ra cảng /ICD / sân bay hoàn thành thủ tục hải quan. - Luồng xanh : chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai. Luồng tờ khai Hàng air Hàng lẻ Hàng nguyên container Luồng xanh (không cần đi mở tờ khai) Mã vạch Tờ khai thông quan Mã vạch Tờ khai thông quan Mã vạch Tờ khai thông quan Luồng vàng Tờ khai hải quan Invoice Tờ khai hải quan Invoice Tờ khai hải quan Invoice Luồng đỏ Tờ khai hải quan Invoice Packing list Tờ khai hải quan Invoice Packing list Tờ khai hải quan Invoice Packing list
  • 20. - Luồng vàng: Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai. - Hải quan quyết định thông quan tờ khai (nếu hàng xuất khẩu có thuế xuất khẩu, bạn phải nộp thuế xong thì mới được thông quan) khi đó bạn sẽ in được tờ mã vạch. - Hàng air : giao hàng cho đại lý > đại lý dán talong hàng hóa > cân hàng > bạn cần mã vạch + tờ khai thông quan + phiếu cân để trình hải quan giám sát > hải quan xác nhận qua khu vực giám sát (vậy là xong thủ tục) ❖ Hàng lẻ: - Đầu tiên bạn phải vào phòng thương vụ đưa booking note để đăng ký số xe vào cảng, sau đó thương vụ sẽ in phiếu hướng dẫn vào kho nào, cửa bao nhiêu. - Giao hàng cho kho theo hướng dẫn của phòng thương vụ để nhập kho, nhập kho xong, người tiếp nhận hàng sẽ đo số khối, đếm số kiện và ghi thẳng vào booking note. - Bạn trình booking note (có thông tin số kiện, số khối) + mã vạch và tờ khai thông quan để kho đối chiếu và xuất PHIẾU NHẬP KHO. - Có phiếu (biên bản nhập kho CFS xuất) là bạn đã xong thủ tục ❖ Hàng nguyên container: - Sau khi đóng hàng xong, container được di chuyển đến ICD/Cảng theo hướng dẫn trên booking note, sau khi container được hạ bãi và đóng tiền hạ cont đầy, bạn cần mã vạch và tờ khai thông quan để đến quầy vô sổ tàu để vô sổ tàu > hoàn thành thủ tục xuất khẩu. - Nếu hạ cont ở Cát Lái , bạn sẽ đóng tiền trên eport, sau khi đó.ng tiền sẽ xuất được phiếu dưới đây, có số đăng ký thì mới được hạ cont - Phiếu đăng ký làm hàng hạ bãi chờ tàu xuất - Nếu hạ cont ở các cảng khác thì tài xế sẽ đóng tiền tại cảng và lấy phiếu hạ cont. - Phiếu giao nhận container. - Sau khi hạ container xong bạn đến quầy vô sổ tàu để vô sổ tàu > Bạn có được phiếu như hình dưới đây là xong thủ tục. - Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất. - Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký giống như đối với luồng vàng, tuy nhiên thay vì kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế và ra quyết định thông quan, hải quan đăng ký sẽ chuyển hồ sơ đến bộ phận kiểm hóa. - Quy trình: hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ > chuyển sang lãnh đạo duyệt tỷ lệ kiểm hóa (kiểm bao nhiêu %) > lãnh đạo hải quan phân công cán bộ kiểm hóa > bạn gặp kiểm hóa và thực hiện mở hàng kiểm hóa theo quy định > sau khi kiểm xong, hải quan kiểm hóa sẽ là người quyết định thông quan. ▪ Bước 7: Giao hàng lên tàu. - Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn hàng hoá xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
  • 21. - Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển chủ hàng làm công việc sau: + Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng. + Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu. + Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng, hợp đồng vận chuyển. + Chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn là vận đơn sạch có khả năng chuyển nhượng được. + Ngoài ra còn có thể gồm vận đơn sạch con: chứng nhận hàng đầy đủ, hiện trạng bao bì, chất lượng, số lượng hàng hoá hoàn hảo, giúp cho hàng hoá có thể có thể chuyển nhượng. - Nếu hàng hoá được giáo bằng Container, khi chiếm đủ một Container (FCI) chủ hàng hoá ký thuê Container, đóng hàng vào Container, lập bảng kê hàng trong Container khi hàng không chiếm hết một Container (LCL) chủ cửa hàng phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ hàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải. ▪ Bước 8: Làm thủ tục thanh toán. - Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụng rộng rãi. - Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): + Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. + Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng. + Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức. - Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: + Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác. + Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn. ▪ Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo .
  • 22. - Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương kịp thời và có tình có lý. - Khiếu nại của đối tác là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các cách sau: + Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau. + Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi phí doanh nghiệp phải chịu. + Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được giao vào thời gian sau đó. 2.1.2 Quy trình nhập khẩu tại cảng: ❖Giai đoạn 1: Tìm nguồn hàng. ▪ Bước 1: Tìm nhà xuất khẩu: Nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế. ▪ Bước 2: Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế. - Để thuận lợi trong việc nhập hàng, chúng ta cần tìm những nhà xuất khẩu có mặt hàng chúng ta cần tìm, và công ty ấy phải có uy tín và chất lượng đảm bảo. ❖ Giai đoạn 2: Giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng. ▪ Bước 1: Giao dịch. - Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo. Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo và các điều kiện giao dịch. Quá trình đó có thể bao gồm những bước sau đây: - Hỏi giá: là lời đề nghị bước vào giao dịch. Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng. Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giá, cho nên người hỏi giá có thể hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnh tranh nhau để so sánh lựa chọn bản chào hàng thích hợp nhất. Tuy nhiên, nếu người mua hỏi giá nhiều nơi quá sẽ gây nên thị trường ảo tưởng là nhu cầu quá căng thẳng. Đó là điều không có lợi cho người mua. ▪ Bước 2: Phát giá (chào hàng). - Trong chào hàng người ta nêu rõ: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận,…Trường hợp hai bên đã có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì chào hàng chỉ nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng. Những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo điều kiện chung giao hàng giữa hai bên. - Có hai loại chào hàng đó là: Chào hàng cố định và chào hàng tự do: + Chào hàng cố định: là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời
  • 23. đề nghị của mình. Thời gian này gọi là thời hạn hiệu lực của chào hàng. Trong thời gian hiệu lực nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó thì hợp đồng coi như được giao kết. Nếu trong chào hàng cố định người bán không ghi rõ thời gian hiệu lực thì thời hạn này được tính theo thời hạn hợp lý. Thời hạn này thường do tính chất loại hàng, khoảng cách về không gian giữa hai bên và cũng nhiều khi do tập quán quy định. + Chào hàng tự do: là việc chào hàng “ tự do” cần phải làm rõ bằng cách ghi “chào hàng không cam kết” hoặc “ chào hàng ưu tiên cho người mua trước” hoặc “báo giá”. Chào hàng tự do không ràng buộc trách nhiệm của người phát ra chào hàng, nên thường có thể chào ở nhiều nơi, nhiều người. ▪ Bước 3: Đặt hàng. - Đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng thương mại xuất phát từ phía người mua. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. - Trong thực tế người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên, hoặc hai bên đã ký những hợp đồng dài hạn và thoả thuận giao hàng theo nhiều lần thì nội dung đặt hàng chỉ nêu những điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó. Còn những điều kiện khác, hai bên áp dụng theo những hợp đồng đã ký kết trong lần giao dịch trước. ▪ Bước 4: Hoàn giá. - Hoàn giá là sự mặc cả về giá cả và các điều kiện thương mại khác. Hoàn giá có thể bao gồm nhiều sự trả giá. - Khi người nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà đưa ra một lời đề nghị mới thì đề nghị này là trả giá. Khi có sự trả giá, chào hàng coi như huỷ bỏ. - Đặc tính của bảng hoàn giá là thể hiện ý định mua hoặc bán thực của người phát ra, do đó nó mang tính ràng buộc pháp lý với người đề nghị. - Thường bản hoàn giá thể hiện ý định mua bán thực và có ràng buộc trách nhiệm pháp lý cho nên trong thời gian hiệu lực một bên nhận được hoàn giá chấp nhận các điều kiện hoàn toàn và vô điều kiện thì thương vụ đó được coi là có hiệu lực. Vì vây, cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi thể hiện ý chí trong bản còn lại. ▪ Bước 5: Chấp nhận. - Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của hoàn giá, chào hàng, đặt hàng để kết thúc quá trình hoàn giá. - Đặc tính của bản chấp nhận là mang tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao nhất khi có bốn điều kiện sau: + Do chính người nhận giá chấp nhận là người giao dịch và phát ra bản chào giá, đặt hàng. + Phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện tất cả các nội dung của bản chào giá, đặt hàng, hoàn giá. + Phải chấp nhận trong thời gian hiệu lực của bản chào giá, đặt hàng hoặc hoàn giá. + Chấp nhận phải được truyền đạt tới chính những người phát ra đề nghị.
  • 24. ▪ Bước 6: Xác nhận hợp đồng giao dịch. - Xác nhận là văn bản thống nhất những điều kiện đã thoả thuận mua bán có xác nhận của các bên tham gia. - Đặc tính của xác nhận là có tính ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao nhất đối với giao dịch kinh doanh. Chính vì vây, giai đoạn xác nhận là giai đoạn ký kết hợp đồng. - Xác nhận thường được lập thành hại bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản. - Bản xác nhận có thể soạn thảo là một văn bản thống nhất bao gồm các điều khoản và điều kiện quy định rõ nội dung, tính chất, hình thức của giao dịch mua bán hoặc là văn bản chấp nhận có hội tụ đủ bốn yếu tố chứng minh tính pháp lý của nó. ❖ Giai đoạn 3: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu. ▪ Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu. - Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay, trong xu hướng tự do hoá mậu dịch, nhiều nước giảm bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu. - Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập khẩu và các quy định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở các cơ quan như sau: + Xin giấy phép nhập khẩu ở bộ thương mại cho những hàng hóa thuộc danh mục có hạn ngạch, hàng hóa được miễn giảm bù trừ, trả nợ cấp chính phủ. + Đối với những sản phẩm chuyên dùng như thuốc men, cây, con giống, sản phẩm ô nhiễm, hàng hoá đã sử dụng phải xin giấy phép các bộ chuyên ngành như bộ y tế, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ tài nguyên và môi trường,… những giấy phép này được coi là giấy phép con và xu hướng nhà nước sẽ quy chuẩn giảm các giấy phép con. ▪ Bước 2: Thuê phương tiện vận tải. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức nào được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: + Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu. + Khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá. + Điều kiện vận tải. - Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng nhập khẩu như: Quy định mức tải trọng tối đa của phương tiện, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ. - Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. - Trong trường hợp người nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Để thực hiện vận chuyển, người nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ sau: + Liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến tàu vận chuyển.
  • 25. + Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển ( thường được soạn sẵn) để thông báo nhu cầu cần vận chuyển. + Hãng tàu và người nhập khẩu sẽ lên hợp đồng về vận chuyển bao gồm những nội dung: Loại hàng vận chuyển, thể tích, trọng lượng, cước phí, thời gian giao nhận, các điều khoản thưởng phạt do chậm trễ. + Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hành giao nhận và thanh toán cước phí. Nếu thanh toán trước thì sẽ ghi trên vận đơn là đã thanh toán trước. Nếu thuê tàu chợ theo khoang và lưu cước phí gọi là thuê tàu lưu cước. ▪ Bước 3: Mua bảo hiểm hàng hóa. - Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. - Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. - Khi thực hiện hợp đồng ngoại thương người nhập khẩu phải mua bảo hiểm trong một số trường hợp: Điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FOB, C&F, FCA, và các điều kiện DDU. - Để thực hiện mua bảo hiểm hàng hoá, người nhập khẩu tiến hành các nghiệp vụ sau: + Lựa chọn và liên hệ với một công ty bảo hiểm nhằm thu thập thông tin và mua bảo hiểm. Điền mẫu đơn và gửi bảo hiểm hàng hoá. + Ký kết hợp đồng về những nội dung: Loại hàng hoá được bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, suất phí bảo hiểm, thời gian, địa điểm chi trả bảo hiểm, những điều kiện thưởng phạt, miễn trách, miễn thưởng ( nếu có) + Khi không biết giá CIF thì muốn mua suất phí bảo hiểm phải tính được giá CIF trên cơ sở số liệu đã có. + Thanh toán cước phí và nhận lấy đơn bảo hiểm làm chứng từ giao nhận hàng hoá. ▪ Bước 4: Thủ tục hải quan. Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm: ✓ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng cần giấy phép khi nhập khẩu). ✓ Invoice. ✓ Packing list. ✓ Bill of lading. ✓ C/O (nếu có). ✓ Phyto (nếu có). ✓ C/A, C/Q (nếu có). Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai. - Dựa vào bộ chứng từ nhập khẩu, bạn nhập dữ liệu vào phần mềm ECUS5, và xem kết quả phân luồng tờ khai : xanh/vàng/đỏ.
  • 26. - Truyền tờ khai xong : bạn khai danh sách container (nếu nhập cont) > sau đó đính kèm các loại chứng từ gồm: Invoice, B/L và C/O (nếu có) - Lưu ý: nếu có C/O ngoài truyền bản scan, bạn cần xuất trình bản gốc tại thời điểm xuất trình tờ khai để được hưởng ưu đãi về thuế. Bước 3: Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai và lấy hàng - Luồng xanh: Luồng xanh không điều kiện: đối với hàng miễn thuế (ví dụ như hàng gia công), sau khi tờ khai được phân luồng xanh thì sẽ kèm luôn quyết định thông quan. - Luồng xanh có điều kiện: hàng bạn cần nộp thuế (ví dụ thuế NK, Thuế GTGT, BVMT, TTĐB,…) sau khi bạn nộp thuế hệ thống sẽ tự động thông quan, hải quan sẽ không can thiệp vào. - Chứng từ gồm: ❖ Mã vạch. ❖ Tờ khai hải quan thông quan. ❖ Lệnh giao hàng. ❖ Lệnh giao hàng OOCL. - Bạn mang chứng từ ra cảng / ICD hoặc kho sân bay để lấy hàng, cụ thể như sau: ❖ Đối với hàng lẻ đường biển: - Bạn đem chứng từ ra kho của cảng /ICD > đến phòng thương vụ nhập để lấy thông tin số kho và số cửa lấy hàng (1 phiếu nhỏ trong đó có mã vạch và số kho ví dụ KHO 5 CỬA 3) - Bạn đến đúng cửa, đúng kho quét mã vạch và đợi nhân viên kho mang hàng ra (thông thường là xe nâng sẽ chở hàng ra). - Kho đưa bạn phiếu xuất kho để ký nhận hàng, sau khi lấy được phiếu dưới đây và lấy hàng là xong thủ tục. - Phiếu xuất kho. ❖ Đối với hàng air: - Bước 1: bạn phải tới đại lý để lấy lệnh giao hàng (trường hợp bay trực tiếp thì lấy lệnh tại TCS hoặc SCSC) - Bước 2: tới kho TCS hoặc SCSC bốc số, đóng tiền lao vụ (phí lao vụ bạn tham khảo trên trang web của TCS hoặc SCSC) - Bước 3: đóng tiền xong, nhân viên phòng lao vụ sẽ đưa bạn bộ hồ sơ gồm AWB của kho cùng 1 mã vạch nhỏ nhỏ kẹp vào AWB như sau - Vận đơn và lệnh giao hàng TCS - Bước 4: Bạn kẹp hồ sơ + chứng từ bước 2 nộp hải quan giám sát  hải quan giám sát đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho bạn - Bước 5: Bạn đến máy tự động tại kho cà mã vạch (mã vạch nhỏ) để lấy số thứ tự lấy hàng. Mã vạch nhỏ - Bước 6: Bạn chờ hàng ra để nhận hàng ❖ Đối với hàng container - Bạn đóng tiền nâng cont đầy tại quầy thương vụ cảng, hoặc trên eport đối với cảng Cát Lái – để in phiếu EIR - Phiếu đăng ký làm hàng - Bạn giao phiếu này cho tài xế xe container, tài xế sẽ vào bãi để kéo container về nhà máy > hoàn thành thủ tục nhận hàng.
  • 27. ❖ Luồng vàng và luồng đỏ: - Chứng từ gồm: các chứng từ chỉ cần in bản có chữ ký số là được, không cần có chữ ký sống và dấu DN ✓ Invoice (1 bản). ✓ Packing list (1 bản). ✓ Bill of lading (1 bản). ✓ C/O – nếu có – trường hợp có C/O phải xuất trình C/O bản gốc. - Luồng vàng thì bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai > nếu hồ sơ đúng và bạn đã đóng thuế > hải quan đăng ký sẽ thông quan tờ khai. ❖ Luồng đỏ: ✓ Hải quan đăng ký kiểm tra hồ sơ. ✓ Trình lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm. ✓ Lãnh đạo phân tỷ lệ kiểm và phân công cán bộ kiểm hóa. ✓ Bạn thực hiện kiểm hóa theo quy định. ✓ Hải quan kiểm hóa sẽ thông quan tờ khai. ▪ Bước 5: Nhận hàng và kiểm tra hàng. - Khi tờ khai đã thông quan, chúng ta sẽ nhận hàng ở cảng hoặc ở kho tùy theo lô hàng. - Khi nhận hàng, cần kiểm tra tình trạng hàng xem có hư hỏng, cấn móp... gì không?? Để có thể báo lại cho cảng và kho hoặc nhà xuất khẩu kịp thời. ▪ Bước 6: Làm thủ tục thanh toán. - Đối với hàng nhập khẩu, chúng ta có nhiều cách thanh toán khác nhau tùy theo hợp đồng đã kí. - Chúng ta có thể trả trước lần đầu khoảng 40 % hoặc có thể chọn nhận hàng xong mới thanh toán... ▪ Bước 7: Khiểu nại và giải quyết khiếu nại. - Nếu hàng có vấn đề hỏng hóc mà không tự giải quyết được, chúng ta cần khiếu nại. - Căn cứ vào hợp đồng hay tình trạng hàng hư hỏng vào thời gian nào để có thể xác định lỗi do ai gây ra, từ đó mới có hướng giải quyết khác nhau. 2.2 Sự khác nhau về quy trình và thủ tục xuất - nhập hàng trong và ngoài nước: - Trong số những khác biệt đáng kể và rõ ràng nhất giữa kinh doanh trong nước và kinh doanh quốc tế là sự khác biệt về yêu cầu giấy tờ. - Hình thức xin giấy phép mật khẩu ở việt nam là gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hình thức xin giấy phép mật khẩu ở các nước là qua đường link điện tử.
  • 28. CHƯƠNG 3 – MÔ TẢ CÁC KIẾN THỨC THU ĐƯỢC Cảng Cát Lái chiếm 25% thị phần vận tải biển nội địa, gần 50% thị phần container xuất nhập khẩu của cả nước và 92% thị phần khu vực TPHCM. Trong nhiều năm qua, Cảng Cát Lái đóng vai trò quan trọng trong thông thương xuất nhập khẩu hàng hóa, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của TPHCM. Tuy vậy sự phát triển ấy cũng đã tạo ra một điểm nóng về giao thông cho khu vực Đông Bắc thành phố và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường Tp Hồ Chí Minh về là đơn vị có hệ thống cảng biển lớn nhất cả nước thực hiện thành công việc triển khai VASSCM (Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc chuẩn bị hệ thống phần mềm, nhân lực, phối hợp cùng cơ quan Hải quan triển khai thành công VASSCM (Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động) tại 16 cơ sở thuộc hệ thống cảng biển và ICD thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn. Chuyến đi thực tế đã dạy cho em những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì em hiểu về nó khi đọc qua sách báo, giúp emtrưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được trực tiếp chứng kiến công việc trong tương lai của mình trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc. Qua chuyến đi thực tế em đã có cái nhìn thực tế về công việc mà tương lai em theo đuổi và em thấy được rất nhiều cơ hội việc làm tại. Nhờ anh Nguyễn Đức Nhậm qua một ngày tại Cảng em đã hiểu sâu hơn về nghành mình học và định hướng mục tiêu cho em làm tiền đề để phát triển bản thân và em đã thực hiện mục tiêu đó sau một ngày ý nghĩa tại Cảng. Chuyến đi tham quan tại cảng là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên nhận thức và định hình được ngành của mình đang theo học. Được tiếp xúc với một môi trường làm việc hiện đại, và chuyên nghiệp bậc nhất Việt Nam. Để từ đó mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện chính mình, có cho mình những kinh nghiệm nhưng bài học quý báu để sau này làm việc tại trường đời của chính mình. Trên đây là những em đã tiếp thu được trong quá trinh đi thực tế tại Cảng.
  • 29. CHƯƠNG 4 – LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ ĐỂ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC 4.1. Kiến thức: - Nắm được mục đích của việc lập kế hoạch làm việc. Kế hoạch làm việc được lập ra với nhiều lý do khác nhau. Xác định trước mục đích của việc lập kế hoạch giúp bạn lập kế hoạch tốt hơn. - Viết phần giới thiệu và thông tin chung về kế hoạch. Với một kế hoạch làm việc chuyên nghiệp, bạn cần có phần giới thiệu và thông tin chung. - Xác định mục đích và mục tiêu. Mục đích và mục tiêu có liên quan đến nhau vì chúng đều chỉ điều mà bạn mong muốn đạt được trong kế hoạch làm việc. Chúng cũng có sự khác nhau; mục đích thì khái quát hơn, còn mục tiêu thì rõ ràng hơn.
  • 30. - Xây dựng kế hoạch làm việc bằng những mục tiêu "SMART". SMART là một cụm từ viết tắt trong tiếng anh chỉ các tiêu chí của một kế hoạch làm việc có kết quả rõ ràng và có thể thực hiện. • Cụ thể (Specific). Những điều chúng ta sắp làm chính xác phục vụ ai? • Có thể đo đạc (Measurable). Nó có thể định lượng và chúng ta có thể đo lường được nó? Bạn có thể đếm được kết quả? • Có thể đạt được (Achievable). Chúng ta có thể hoàn thành trong thời gian được giao với những nguồn lực mà chúng ta có? Chúng ta cần đưa ra mục tiêu mang tính thực tế với những rành buộc. • Trong một số trường hợp, bạn có thể cần sự tư vấn của chuyên gia hoặc nhà chức trách để biết liệu mục tiêu của bạn có thể đạt được không. • Liên quan đến mục đích (Relevant). Bạn cần chắc chắn rằng mục tiêu và phương pháp thực hiện của bạn có mối liên hệ rõ ràng và trực quan. • Giới hạn về thời gian (Time bound). Khi nào bạn hoàn thành mục tiêu và/hoặc khi nào chúng ta có thể biết chúng ta đã hoàn thành? Tuy việc này hơi khó một chút nhưng bạn cần nêu ra ngày kết thúc của dự án. - Liệt kê các nguồn lực của bạn. Liệt kê bất cứ thứ gì cần thiết để bạn đạt được mục đích và mục tiêu. Các nguồn lực sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của kế hoạch làm việc. - Chỉ ra những ràng buộc. Ràng buộc là trở ngại có thể xuất hiện trên con đường làm việc để đạt mục đích và mục tiêu của bạn. Thời gian biểu dày đặc sẽ là một ràng buộc và bạn cần cắt bỏ một vài việc trong kỳ học để hoàn thành kế hoạch một cách hiệu quả. - Ai chịu trách nhiệm? Phân công công việc là một nội dung rất quan trọng của một bản kế hoạch tốt. Có thể là một nhóm cùng nhau hoàn thành một công việcnhưng mỗi thành viên cần đáp ứng được yêu cầu để công việc hoàn thành đúng thời hạn. - Viết ra chiến lược của bạn. Xem xét kế hoạch làm việc, quyết định cách sử dụng nguồn lực và cách vượt qua những ràng buộc để đạt mục đích và mục tiêu. • Liệt kê những bước hành động cụ thể. Xác định những việc cần làm hàng ngày hoặc hàng tuần để cuối cùng có thể hoàn thành mục tiêu. Cũng cần liệt kê những bước mà các thành viên khác trong nhóm cần làm. Bạn có thể cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý dự án hoặc lịch cá nhân để sắp xếp những công việc này. • Lên thời gian biểu. Bạn có thể lên một thời gian biểu thử, xem xét những sự việc bất ngờ có thể xảy ra, bạn cũng cần dành khoảng trống trong thời gian biểu để tránh bị chậm kế hoạch. 4.2. Kỹ năng: - Kỹ năng lên kế hoạch cụ thể cho tất cả công việc và từng công việc • Mỗi ngày, hãy dành ra một ít thời gian để lên kế hoạch công việc cho ngày mai và tuần tới. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được số lượng công việc mà đảm bảo được mức độ hoàn thành tốt nhất.
  • 31. • Để thực hiện được cách sắp xếp công việc tốt nhất, bạn nên phân loại công việc. Công việc nào quan trọng sẽ được đặt lên đầu, tiếp tục mức độ quan trọng sẽ giảm dần xuống dưới. - Kỹ năng phân chia công việc cho người khác và khi làm việc nhóm • Vấn đề làm việc nhóm và phân việc như thế nào là công bằng luôn là nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu làm việc nhóm. Để việc phân công dễ dàng hơn, bạn cần ghi cụ thể những công việc cần thiết ra bảng phân công và phân việc phù hợp với năng lực từng người. Tránh đừng ôm quá nhiều việc vào người. Điều này vừa khiến bạn mệt mỏi vừa không đảm bảo được tính công bằng. • Mặt khác, bạn cũng nên lắng nghe đồng đội của mình trong khi làm việc nhóm. Bởi rất có thể ý tưởng từ họ sẽ mang đến cho bạn thêm kinh nghiệm và kiến thức mới. • Một bảng phân công việc nhóm không hẳn phải nhận được tất cả sự đồng thuận của cả nhóm. Nhưng ít ra, nó phải đảm bảo là bảng phân công được nhiều người chấp nhận nhất. - Kỹ năng nhắc nhở công việc hiệu quả • Việc nhắc nhở quá thường xuyên đồng đội việc thực hiện công việc, đôi khi sẽ khiến họ cảm thấy bạn không tin tưởng họ và có thể gây sứt mẻ tình đoàn kết. • Vì thế, việc nhắc nhở cũng cần được lên kế hoạch cụ thể và cho thành viên được biết trước. Nếu bạn là người quản lý công việc của một doanh nghiệp thì việc nhắc nhở nên được phân tầng cụ thể. Nhớ đánh giá công việc theo đơn vị thời gian nhất định • Việc tổng kết công việc theo một đơn vị thời gian nhất định rất quan trọng. Nó góp phần giúp củng cố chất lượng công việc và giúp bạn đưa ra những đánh giá chính xác nhất. - Hãy nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp • Quản lý công việc tốt không hẳn là bạn chỉ cho phép bản thân được đắm mình vào công việc, mà bạn cũng nên sắp xếp cho mình một vài khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn thích hợp. • Hãy lập kế hoạch nghỉ ngơi dựa trên thời gian công việc và tình trạng sức khỏe. Nên chọn những hoạt động giải trí lành mạnh và từ chối những lời mời không hữu ích. 4.3. Thái độ: - Thái độ chính là trạng thái luôn sẵn sàng về mặt tinh thần. Và thần kinh được tổ chức thông qua các kinh nghiệm. Nó có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó có quan hệ”. - Thái độ làm việc cũng là phần mở rộng được suy ra từ những nhận định về thái độ. Chỉ có điều thái độ bao quát hơn thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của chủ thể đó. Và nó luôn mang hai chiều hướng khác nhau: tích cực và tiêu cực.
  • 32. - Để có thể luôn giữ được thái độ làm việc tốt nhất • Thứ nhất, luôn nở nụ cười. ✓ Nếu như bạn thật sự gặp những tình huống khó xử trong công việc thì cách xử lý thông minh để mọi người có thể đánh giá thái độ làm việc của bạn đó chính là luôn nở một nụ cười trước đó. Một nụ cười chỉ phải mất vài giây nhưng nó thể hiện cách xử lý chuyên nghiệp của bạn. Một phần nó cũng có thể làm giảm đi cảm giác căng thẳng của chính chủ thể mà bạn đang cần ứng phó. • Thứ hai, suy nghĩ hướng giải quyết ✓ Hãy luôn suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết ✓ Nếu bạn đã làm được bước đầu tiên để có thể làm dịu đi những căng thẳng ban đầu. Thì việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là suy nghĩ đến hướng giải quyết phù hợp. Bởi trước khi bạn thực sự muốn đầu hàng hoặc muốn tìm người chịu trách nhiệm thay mình thì hãy thử một lần tập trung để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất. Nó sẽ giúp cho bạn có được những ý tưởng mới, sáng tạo và chính bạn cũng sẽ bất ngờ về khả năng xử lý của mình. • Thứ ba, hãy thể hiện hai yếu tố trên một cách thật chuyên nghiệp ✓ Cho dù công việc của bạn có thực sự rắc rối, những vấn đề mà bạn gặp phải có làm cho bạn cảm thấy chán nản. Thì ngay lúc đó bạn phải vực lại tinh thần và kìm nén lại những cảm xúc của cá nhân. Nó không phải là giả tạo mà đó là thái độ chuyên nghiệp của bạn trong công việc. Mình có vui hay buồn vào hôm có sự rắc rối đó thì cũng không ai quan tâm đến cảm xúc của bạn. Chỉ có bạn mới là người quyết định mình nên giải quyết như thế nào. Vậy nên, hãy thật chuyên nghiệp, sáng tạo kết hợp hai hướng giải quyết ở bên trên để có thể gỡ nút thắt đó. • Thứ tư, học hỏi thái độ làm việc của người Nhật ✓ Nói đến thái độ của người Nhật thì chắc hẳn không còn xa lạ với những dẫn chứng, bài học cho người Việt Nam. Nhật Bản họ luôn tạo dựng một xã hội có sự gắn kết mạnh, không thể thấy họ nói “Tôi” mà họ sẽ nói là “Chúng tôi”. Và mọi quyết định quan trọng nếu muốn thông qua thì cần sự nhất trí của mọi người. CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN / BÀI HỌC KINH NGHIỆM Hòa cùng xu thế phát triển chung nền kinh tế thế giới khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới và hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng đã được ký kết cùng sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức hiệp định khác liên quan đến thuận lợi hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu tạo điều kiện không nhỏ cho Việt Nam Hòa Bình vào dòng chảy phát triển của thế giới. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khai thác cảng biển và dịch vụ logistics công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã có chỗ đứng vô cùng vững chắc trong ngành tại Việt Nam Sự hấp dẫn đúng hướng của Ban lãnh đạo công ty cũng như sự nghiệp ngành liên kết của các bộ phận nhân viên trong công ty chính là chìa khóa then chốt tạo nên thành công của công ty như ngày hôm nay. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao hàng nhập hàng xuất khẩu hàng
  • 33. hóa bằng đường biển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công ty Cổ phần Cát Lái nói riêng và của toàn ngành. Khoảng thời gian thực tập, tham quan tại Công ty đã giúp tôi kiểm chứng lại những kiến thức đã được học ở trường liên hệ lý thuyết và thực tế khi gặp phải những khó khăn do kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên phần lớn những đề xuất mà tôi đưa ra chương 2 vẫn chưa thực sự sâu sắc thiên nhiên tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn thực tế để bổ sung cho bản thân hoàn thành lập báo cáo của mình. Tôi hi vọng những đóng góp của mình hữu ích và đóng góp một phần vào quá trình hoàn thiện hơn nghiệp vụ giao hàng nhập hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty nói chung.