O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

[9 điểm] Đề tài tôn trọng khách quan và vận dung trong đời sống

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
TẢI FILE KẾT BẠN ZALO: 0798568848 (30,000đ)
NHẬN VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI - trithucpanda.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
————
B...
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
STT Họ và tên
Chức
trách
Công việc
Tự
đánh
giá
Nhóm
đánh
giá
Kết
luận
1 Vũ Văn An Thành viên
Tìm kiếm tà...
“Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu không sinh ra
từ Thực nghiệm, người mẹ của mọi tri thức”
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio

Confira estes a seguir

1 de 38 Anúncio

[9 điểm] Đề tài tôn trọng khách quan và vận dung trong đời sống

Đề tài: Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân, BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN I, “Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu không sinh ra từ Thực nghiệm, người mẹ của mọi tri thức”, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN”, VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA CHÍNH MÌNH,

Đề tài: Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân, BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN I, “Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu không sinh ra từ Thực nghiệm, người mẹ của mọi tri thức”, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN”, VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA CHÍNH MÌNH,

Anúncio
Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a [9 điểm] Đề tài tôn trọng khách quan và vận dung trong đời sống (20)

Mais de Khotailieu - Kiều My (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

[9 điểm] Đề tài tôn trọng khách quan và vận dung trong đời sống

  1. 1. TẢI FILE KẾT BẠN ZALO: 0798568848 (30,000đ) NHẬN VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI - trithucpanda.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ———— BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN I Đề tài: Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân. Thầy hướng dẫn : Phương Kỳ Sơn Nhóm : 01 Lớp HP : H2002MLNP0111 HÀ NỘI - 2022
  2. 2. BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ STT Họ và tên Chức trách Công việc Tự đánh giá Nhóm đánh giá Kết luận 1 Vũ Văn An Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 3 Đặng Hùng Anh Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 4 Đinh Phương Anh Nhóm trưởng Phân công nhiệm vụ, tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân, tổng hợp bài làm, chỉnh sửa Words 9 9 5 Lâm Thị Quỳnh Anh Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 6 Lê Hoàng Anh Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 7 Lê Quỳnh Anh Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 8 Nghiêm Thị Ngọc Anh Thư ký Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân, 8.5 8.5 9 Nguyễn Mai Anh Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 10 Nguyễn Quang Anh Thành viên Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân 8.5 8 Nhóm trưởng Thư ký
  3. 3. “Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu không sinh ra từ Thực nghiệm, người mẹ của mọi tri thức” MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................2 CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN”...........................................................3 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan”.......................................................................................................................3 1.1. Vật chất ...........................................................................................................................3 1.2. Ý thức ..............................................................................................................................4 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức...................................................8 2. Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn..................8 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 10 VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA CHÍNH MÌNH ..................................................................................................................... 10 STT: 01-Vũ Văn An............................................................................................................ 10 STT 03- Đặng Lan Anh...................................................................................................... 12 STT 04 – Đinh Phương Anh.............................................................................................. 15 STT 05 - Lâm Thị Quỳnh Anh......................................................................................... 19 STT 06 - Lê Hoàng Anh..................................................................................................... 22 STT 07 - Lê Quỳnh Anh .................................................................................................... 24 STT 08 - Nghiêm Thị Ngọc Anh....................................................................................... 27 STT 09- Nguyễn Mai Anh ................................................................................................. 29 STT 10 - Nguyễn Quang Anh ........................................................................................... 32
  4. 4. KẾT LUẬN........................................................................................................................... 34
  5. 5. 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “ Bài học tôn trọng khách quan- vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của mình ” chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên : PGS.TS Phương Kỳ Sơn - Người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý giá, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ khi nhóm nhận và thực hiện đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến thầy vì đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em, truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất và tạo cho nhóm có tiền đề để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà nhóm đã hoàn thành bài thảo luận của mình được tốt nhất Những thành kiến thức mà nhóm được học hỏi là hành trang ban đầu cho quá trình làm việc sau này. Mặc dù có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của thầy để nhóm rút kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài tốt nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
  6. 6. 2 LỜI CAM ĐOAN Nhóm 1 xin được cam đoan đề tài thảo luận được tiến hành công khai dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của tất cả thành viên trong nhóm, dưới sự hướng dẫn giảng dạy tận tình của thầy Phương Kì Sơn. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và không sao chép nguyên bản bất cứ tài liệu nào trước đó. Nếu phát hiện sao chép nguyên bản một tài liệu nào nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  7. 7. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan” Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan” là quan điểm của chủ nghĩa duy vật khoa học về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 1.1.Vật chất Phạm trù vật chất V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên đồng thời kế thừa tư tưởng của các C. Mác và Ph. Ăngghen để đưa ra định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mỗi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó.Vật chất dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất Theo quan điểm của Ph. Ăngghen, vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”; vật chất luôn gắn liền với vận động và chỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể vật chất mới biểu hiện được sự tồn tại của mình. Vận động trở thành phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động. Ph. Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản, sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất: vận
  8. 8. 4 động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phủ nhận đứng im. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng vật đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại Mọi dạng cụ thể vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa, v.v... Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian. Vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động. Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất quy định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều dài; thời gian có một chiều: chiều từ quá khứ đến tương lai. Tính thống nhất vật chất của thế giới Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tỉnh vật chất của nó, thể hiện ở những điều cơ bản sau:Một là, chỉ có một thế giới thứ nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con người. Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi.Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối quan hệ khách quan, thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau; là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. 1.2.Ý thức Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm giác cho tới tư duy lý luận trong đó tri thức là phương tiện tồn tại của của ý thức. Ý thức là một sản phẩm của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người, nó phản
  9. 9. 5 ánh sự sáng tao của thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua lao động và ngôn ngữ. Nguồn gốc của ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo. Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoàn thiện hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả Ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên Ý thức. Nguồn gốc xã hội của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Lao động cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động,... của nó qua những hiện tượng mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan tác động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc, tri thức nói riêng ý thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung Ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này là môn ngữ này xinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ, con người đã
  10. 10. 6 không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiến, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Như vậy, nguồn gốc cơ bản trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã Làm cho bộ óc đó dần dần biến thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức. Bản chất của ý thức Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính năng động và sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận.Tính chất năng động, sáng tạo của sự vật ảnh còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng giả thuyết, huyền thoại,...Trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu,...) của con người. Theo C. Mác, ý thức “Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà con và chủ yếu là của các quy luật xã hội, được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. Kết cấu của ý thức Ý thức có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cơ bản nhất là tri thức tình cảm và ý chí. Tri thức là toàn bộ những hiểu
  11. 11. 7 biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngoại ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri thức về tự nhiên tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành: tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,... Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống con người, là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,... Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cảm xúc trong quá trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức , một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí và quyền lực của con người đối với mình, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác, nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện trình độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. V.I.Lênin Cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giải phóng mình , Giải phóng nhân loại. Tất cả các yêu tố tạo thành Ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, xong tri thức là yêu tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của Ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yêu tố khác.
  12. 12. 8 1.3.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Triết học Mác- Lênin khẳng định trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó vai trò quyết định thuộc về vật chất; giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, được thể hiện ở những mặt sau đây: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định sự hình thành của ý thức; Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Bởi vì ý thức của chúng ta là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất quyết định sự biến đổi, sự phát triển của ý thức: Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong điều kiện tự nhiên thay đổi, quan hệ vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. Vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức: Mỗi một cá nhân, mỗi một tổ chức đều có những ý niệm và mục đích riêng, do đó phải có vật chất thì những ý nguyện đó mới thành hiện thực. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua sự chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, được diễn ra theo 2 chiều hướng: Hướng thứ nhất: Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người và đưa hoạt động thực tiễn của con người đi đến thành công. Ngược lại, nếu ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan mà dùa vào đó để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người thì sẽ làm cho hoạt động thực tiễn của con người mang tính chủ quan, duy ý chí, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến mù quáng. 2. Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: trong mọi
  13. 13. 9 hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động khách quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động chủ quan, phát huy tính năng động chủ quan là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế khách quan tức là phải xuất phát từ bản thân sự vật với tất cả các đặc tính, các thuộc tính của sự vật và các quan hệ của nó để tìm ra bản chất, xu hướng vận động phát triển theo quy luật. Từ đó rút ra kết luận về sự vât, hiện tượng, trên cơ sở đó mà đề ra phương hướng và các giải pháp tác động cải biến sự vật, thế giới tự nhiên phục vụ lợi ích của con người, không được áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể nhận thức vào sự vật. Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò của con người, ý thức là ý thức của con người nhưng bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi đưuọc gì trong hiện thực, cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành dộng; ý thức tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện cụ thể, điều kiện khách quan nhất định. Ý thức của con người không tách rời điều kiện vật chất, con người phải biết dựa vào những điều kiện vật chất đã có và phản ánh đúng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và nhận định cao, một mặt phải chống chủ quan duy ý chí, mặt khác phải chống bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại.
  14. 14. 10 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA CHÍNH MÌNH STT: 01-Vũ Văn An Là một người sinh viên thì có nhất nhiều các yếu tố tác động đến đời sống học tập như là môi trường sống, sức khỏe, tâm lý, sở thích và dặc biệt là kinh tế của gia đình. Như chúng ta đã biết vào đại học thì ngoài học phí cao còn có chi phí ăn ở hàng tháng của sinh viên. Riêng đối với em khi mới lên đại học, chi phí ăn ở hàng tháng rơi vào khoảng tầm Ba triệu và cùng với đó là học phí của trường không hề thấp , là một trong những trường có học phí cao ở miền bắc. trong thời gian đầu mới lên Hà Nội còn bỡ ngỡ, đường xá chưa thuộc, chưa quen biết nhiều nên em chỉ có thể phụ thuộc hoàn toàn vào chu cấp từ gia đình. Mỗi tháng nhận chu cấp từ em rất ngại vì gia đình không vảo khá giả , bố mẹ làm việc cật lực để lo cho em , ngoài ra còn phải lo cơm áo gạo tiền ở nhà, có những lúc trong nhà không có tiền gửi lên thì gia đình lại phải đi vay để chu cấp cho em. Mặc dù là bố mẹ không nói ra sợ làm ảnh hưởng đến việc học của em nhưng em hoàn toàn biết điều đó. Em cố gắng hòa nhập với cuộc sống mới một cách nhanh nhất để liên hệ chỗ này chỗ kia tìm một công việc làm thêm phù hợp với thời gian rảnh rỗi của bản thân. Và cuối cùng em cũng tìm được công việc làm Casual ở 1 khách sạn , đăng ký lịch làm vào thời gian rảnh. Sau khi đi làm em cũng đã đỡ được một phần nào đấy cho gia đình về khoản chu cấp, bố mẹ chỉ cần gửi thêm một chút hàng tháng. Tuy không to tát nhưng đối với em như thế em đã cảm thấy thoải mái tư tưởng hơn rất nhiều. Em luôn cố gắng làm sao để có thể giảm chu cấp từ gia đình hàng tháng xuống ít nhất có thể. Vì đối với quan điểm của em trong cuộc sống thì phải luôn luôn thay đổi bản thân ,để có thể thích ứng với mọi môi trường , học thêm nhiều kinh nghiệm và giao tiếp được với thêm càng nhiều người… Quê quán em là ở Thành Phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời. từ trước thế kỷ 19 nơi đây được biết đến với tên gọi Giao Châu, Lục Thủy, Hải Đông…Đến cuối TK19 thì cái tên Hạ Long mới xuất hiện và được gắn với truyền thuyết mẹ rồng dẫn con xuống giúp người Việt đánh giặc ngoại
  15. 15. 11 xâm, bảo vệ bờ cõi…Vì đây là thành phố ven biển cho nên từ thời xa xưa người dân sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt thủy hải sản, ngoài để làm thực phẩm thì bây giờ còn cung cấp đi nhiều nơi khác nữa...Và đặc sản ở Hạ Long cũng gắn liền với hải sản đó là món chả mực giã tay, Địa sâm, sam biển…Ngoài đánh bắt hải sản thì ở Hạ Long còn có ngành khai thác khoáng sản than đá, nhưng mà than đá thì dần cũng hết vè đến vài năm trở lại đây thì Hạ Long phát triển du lịch cực mạnh dựa vào lợi thế kỳ quan thiên nhiên thế giới và được nhiều daonh nghiệp lớn đầu tư vào du lịch. Và chính vì vậy em đã chọn ngành Du lịch khi bước vào đại học, vừa để thỏa mãn đam mê học hỏi khám phá thì còn để về cống hiến cho quê hương…. Em là một sinh viên chuẩn bị bước vào năm cuối của đại học .Và trong kỳ hè này em mới học lại môn triết đã bị trượt từ năm nhất. Thật may mắn khi em đăng ký được học lớp của thầy Sơn. Phương pháp giảng dạy của thầy thật sự hay , thật sư mới mẻ . Thầy không truyền đạt nguyên văn sách vở mà thông qua thầy , kiến thức trong sách vở đến với em một cách dễ hiểu hơn. Ngoài truyền đạt kiến thức thầy còn thêm vào đó những câu truyện thực tế mà em hoàn toàn có thể học theo và áp dụng. Trong số những câu chuyện thầy chia sẻ thì câu chuyện em thích nhất đó là câu chuyện thầy lên tây bắc thấy người ta trồng cà phê và thầy nói không được, rồi thầy vào miền trung thấy người dân trồng bạch đàn , thầy cũng nói không được sau đến lần thầy lên Tây Nguyên thì thấy người ta trồng cây ăn quả, thầy nối cái này được, hay, và thầy chốt lại một câu đó là “ cái gì có giá trị thì mới tồn tại được” em nghĩ câu nói đó sẽ theo em cả cuộc đời dài. Môn Triết học mà em nghĩ mình không thể tiếp thu được gì đã giúp em hiểu ra nhiều điều khi được học lớp của thầy. Em thực sự thích và kính phục phương pháp giảng dạy của thầy!
  16. 16. 12 STT 03- Đặng Lan Anh Phòng trọ ảnh hưởng tới kết quả học tập của bản thân Bất kì một sinh viên nào muốn quá trình học đại học được diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả tốt đều cần 1 phòng trọ để phục vụ nhu cầu học tập, ăn uống và nghỉ ngơi. Là một người đến từ tỉnh khác, việc học đại học ở Hà Nội thực sự là một điều khá khó khăn bởi tác động từ nhiều yếu tố, trong đó việc tìm một chỗ ở an toàn ổn định là điều em quan tâm đầu tiên. Khi mới lên nhập học em nhận được thông báo khoa mình được học ở cơ sở 2 dưới Hà Nam và sinh viên sẽ được ở kí túc xá, em rất mừng vì điều đó. Thời gian đó em được ở cùng phòng với nhiều bạn cùng lớp vừa có người nói chuyện vui chơi, vừa tiện cho việc hỏi bài tập các môn. Có gì không hiểu ở trên lớp về phòng em có thể hỏi và trao đổi cùng các bạn nên việc học trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Từ đó kết quả học tập của em cũng khá ổn không quá kém. Kết thúc học kì 1 chúng em trở về Hà Nội để tiếp tục việc học cho kì 2. Từ đây bắt đầu nảy sinh nhiều việc. Khi mới lên do không tìm được bạn quen ở cùng em phải ở ghép với hai bạn lạ em không hề biết, do mỗi người 1 quê, thời gian sinh hoạt khác nhau và tính cách không hợp nên sau khi ở được 1 tháng em quyết định chuyển vào kí túc xá của trường. Ở đây thì đảm bảo an toàn hơn nhưng có 1 điều mà em rất khó chịu đó là có 1 bạn cùng phòng thường xuyên dẫn bạn trai về. Mỗi lần như thế em đều không tập trung vào việc học được, mặc dù em đã góp ý nhiều lần nhưng bạn ý bỏ ngoài tai, mấy bạn còn lại cũng dửng dưng như không có chuyện gì. Thực sự những lúc như thế em cảm thấy rất bực mình dù có học kiểu gì cũng chẳng được chữ nào vào đầu. Bị làm phiền quá nhiều bởi bạn ý, em càng ngày càng lười học và không muốn về phòng học, kết quả học kì đó của em sa sút hơn hẳn. Sang đến năm hai do có 1 bạn cùng lớp rủ em trọ cùng, em quyết định dọn ra trọ và ở cùng bạn ý. Mặc dù phòng trọ có nhỏ và rất nóng nhưng em không ngại việc đó vì sống với bạn ý em thấy khá thoải mái và không có nhiều áp lực. Đôi lúc 2 đứa cũng có cãi nhau nhưng em không ghét bạn ý bởi bạn ý giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Có bài tập khó khăn hầu như em đều nhờ bạn ý và bạn ý cũng rất nhiệt tình. Việc ở trọ cũng dần ổn định, không còn ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến kết quả học tập của em như trước kia nữa. Em cảm thấy mừng vì mình đã tìm được một chỗ ở hợp lý trong
  17. 17. 13 những năm học của Đại học và có thể sẽ ở phòng trọ này lâu dài. Phòng trọ không bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại lai đã giúp quá trình học tập của em diễn ra thuận lợi hơn. *Giới thiệu về quê hương Trực Ninh là 1 huyện thuộc tỉnh Nam định nổi tiếng với những truyền thống văn hóa và nhiều đặc sản. Là vùng quê có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, những tên đất, tên làng ở huyện Trực Ninh không chỉ đơn thuần mang tính hành chính mà còn ẩn chứa những lớp trầm tích văn hóa bản địa. Trải qua bao thế hệ, bản sắc văn hoá làng quê ở Trực Ninh vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống cộng đồng. Nơi đây là vùng đất của nhiều tiến sĩ và trạng nguyên ngày xưanhư trạng nguyên Đào sư tích,… Đến đây bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã nhưng vo cùng ngon như bánh rang, chè kho. Những món ăn đơn giản nhưng mang đầy tâm hồn của con người giản dị nơi đây. Về lễ hội, Trực Ninh nổi tiếng với nhiều lễ hội. Trong các lễ hội làng, nhiều giá trị văn hoá được kết tinh thông qua các nghi lễ, trang phục truyền thống, trò chơi, các hoạt động văn nghệ dân gian… Ở xã Trung Đông, hàng năm lễ hội tại các làng: Xối Đông Thượng, Xối Đông Trung, Xối Đông Hạ diễn ra trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 tháng Giêng tại di tích Ba đồn binh thời Trần. Ngoài kỳ lễ này, tại Đền Xối Thượng, nhân dân địa phương tổ chức lễ kỳ phúc (ngày 14, 15-11 âm lịch) và lễ kỵ 2 vị tướng Trần Phạm, Bùi Tuyết (ngày 18, 19-8 âm lịch) với các nghi thức tế lễ. Tại di tích Đền Xối Đông Hạ, vào ngày 15-6 âm lịch hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội nhằm ôn lại tích Thủy thần Tam Lang giúp tướng Trương Long cùng nhân dân địa phương chống giặc Nguyên - Mông xâm lược. Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Ngoài vẻ đẹp của kiến trúc Đông - Tây kết hợp, nét đẹp văn hoá ở di tích còn thể hiện trong lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 16-9 (âm lịch) hàng năm với các tiết mục diễn xướng tâm linh. Đặc biệt, hội thi bơi chải trên sông quanh chùa có sự tham gia của 4 dòng họ lớn trong thị trấn là: Nguyễn, Phan, Lê, Dương. Tại Đền - Chùa Miễu, thị trấn Cổ Lễ, trong các ngày lễ của
  18. 18. 14 đạo Phật như: Lễ Phật đản, Lễ Vu lan, người dân được tham gia các hoạt động nấu cỗ, tế lễ và thưởng thức các món ăn chay truyền thống. Có rất nhiều bài thơ, bài hát hay về vùng đất Trực Ninh như : Trực Ninh quê mình, Về Trực Ninh anh ơi, Trực Ninh quê mình. *Nhận xét về phương pháp giảng dạy và phương pháp thảo luận của thầy: - Phương pháp giảng dạy mới mẻ, không gây áp lực nhiều với sinh viên, đưa sinh viên tiếp cận về triết học một cách thoải mái hơn. - Thầy đưa ra nhiều bài học liên hệ ngay trong bài giảng nên sinh viên có thể nhớ bài nhanh hơn, phương pháp làm bài thảo luận mới công bằng điểm với mọi sinh viên. - Thầy khá vui tính và nghiêm khắc đúng lúc để luôn chỉnh đốn sinh viên.
  19. 19. 15 STT 04 – Đinh Phương Anh Em là con một được sinh ra tại quê hương Yên Bái trong một gia đình bình thường bố mẹ làm kinh doanh. Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra nơi đây được thiên nhiên ban tặng bằng núi non trùng điệp được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh khiến Yên Bái có nét rất thanh bình và trù mật. Con người ở quê hương em rất chăm chỉ, cần cù, họ cũng là những con người có trí tuệ và khéo léo khiến cho Yên Bái được ghi nhận với nhiều dấu ấn bản sắc văn hoá và giá trị tinh thần cũng với nhiều di tích lịch sử, lễ hội, đền chùa nổi tiếng,…Đến năm em chuẩn bị vào lớp 1 gia đình em chuyển ra Hà Nội sinh sống và làm việc tại đây để thuân tiện cho công việc kinh doanh của bố mẹ. Cho tới nay do tính chất công việc của mẹ nên em đang sống một mình được 5 năm. Hiện nay em đã là sinh viên năm 3 của trường đại học Thương Mại. Trong quá trình học tập tại trường em có cơ hội được thầy Phương Kỳ Sơn là giảng viên cho bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin I, đây là môn học em phải học lại do lần học đầu em đã chưa đủ điểm để qua môn vì nhiều lí do khách quan và chủ quan khác nhau. Trước đây đối với em học phần này rất khô khan, trừu tượng và khó hiểu tuy nhiên sau quá trình được học tập và làm việc cùng Thầy Sơn em rất thích thú với phương pháp giảng dạy của thầy, cùng với sự hiểu biết sâu rộng của thầy và kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dậy Thầy đã giúp em cảm thấy môn học này trở nên hứng thú hơn và khơi gợi được nguồn cảm hứng học tập của em. Trong quá trình giảng dậy Thầy Sơn ngoài việc cung cấp cho em những nội dung kiến thức của học phần Thầy còn có những bài học vận dụng trong thực tế giúp cho môn học Mác I bớt khô khan hơn thay vào đó em cũng có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng và đời sống cũng như quá trình học tập, làm việc và phát triển sau này của em. Trong những tiết học, Thầy khéo léo lồng ghép những kiến thức bổ ích thú vị trong đời sống dựa trên những trải nghiệm của Thầy, cùng cách truyền đạt hết sức hóm hỉnh và thông minh giúp cho em vừa tiếp thu bài tốt hơn vừa giúp em liên hệ thực tiễn tốt hơn những bài học đó trong cuộc sống. Đặc biệt Thầy Sơn còn có những lối suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề rất riêng của mình, không bị rập khuôn điều này em có thể
  20. 20. 16 nhận ra trong quá trình nghe giảng tiếp thu kiến thức từ Thầy khiến em càng ngưỡng mộ thầy hơn nữa. Qua gần 1 tháng học tập vừa qua em nhận thấy bản thân mình ngoài những kiến thức căn bản về học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin I em còn được học hỏi rất nhiều kiến thức bổ ích về con người, đời sống,…từ thầy giáo Phương Kỳ Sơn do vậy em rất cảm kích khi đã có cơ hội được Thầy giảng dậy. Đối với phương pháp thảo luận của học phần này, Thầy Sơn đã lựa chọn phương pháp thảo luận rất khoa học, tối ưu, cho phép bất kì bạn nào trong lớp học cũng có thể có cơ hội được thảo luận và nêu lên quan điểm của mình hay những vận dụng của bản thân vào đời sống dựa trên những bài học đã được học trên lớp, có thể nói phương pháp thảo luận của thầy cho phép chúng em có cơ hội thực hiện những gì đã được học lớp. Những yêu cầu khắt khe của thầy về phương pháp thảo luận giúp chúng cải thiện hơn trong nội dung bài tập, ngoài ra trong những tiết thảo luận với việc phải trình bày bài tập vận dụng của mình trước toàn lớp học giúp em rèn luyện nhiều kĩ năng khác nhau. Ngoài ra em cũng sẽ có cơ bội được nghe những bạn khác trình bày về sự hiểu biết, suy nghĩ hay quan điểm của mình từ đó mở rộng kho kiến thức bản thân nhiều hơn. Cho nên em thấy phương pháp thảo luận mới mẻ này của thầy giáo Phương Kỳ Sơn rất khoa học và tận dụng tối đa những gì trên lớp đã học. Bài học tôn trọng khách quan và đổi mới tư duy là một bài học rất bổ ích và có nghĩa rất lớn trong việc vận dụng bài học này trong đời sống học cũng như học tập của bất kỳ sinh viên nào và em cũng không phải là một ngoại lệ. Việc vận dụng bài học này vào thực tế cuộc sống đòi hỏi em trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan lam cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động. Trong nhận thức bản thân em cần phải phản ánh trung thực nội dung sự vật, hiện tượng. Không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình cho sự vật hiện tượng. Cụ thể những yếu tố như gia đình, tài chính, tâm lý tình cảm,v.v… đã có những tác động và ảnh hưởng đến đời sống cũng như việc học tập của em. Được sinh ra trong gia đình có bố mẹ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, điều đó đã khiến em có hứng thú và lựa chọn theo học ngành Kinh tế và kinh doanh quốc tế tại tường Đại học Thương Mại. Điều đó thể hiện khi lựa chọn ngành nghề theo học em đã xem xét kĩ
  21. 21. 17 lưỡng ngành nghề đó phù hợp với mình ra sao, bố mẹ mình cũng là những người trong ngành nghề này sẽ giúp em có những lợi thế gì sau này và sẽ giúp em có thêm kinh nghiệm quý báu bởi kinh nghiệm thực tế của bố mẹ trong suốt nhiều năm kinh doanh buôn bán. Như đã đề cập phía trên do hiện tại em đã sinh sống một mình nên bản thân em phải tự nhận thức được khi sống một mình thì em cần phải có những sự chuẩn bị, kế hoạch để sinh sống, học tập và làm việc để sao cho phù hợp với thực tiễn hiện tại của mình. Chẳng hạn như việc sinh sống một mình chi phí cho sinh hoạt hằng này thường sẽ cao hơn vì vậy ngoài khoản tiền bố mẹ chu cấp cho hàng tháng thì em đã đi làm thêm bên ngoài sau các giờ học vừa có thể có thêm thu nhập để phụ giúp vào khoản sinh hoạt phí cũng như tiền học của mình vừa có thêm những kĩ năng mềm khác cũng như kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên khi đi làm thêm thì em cũng đã phải xem xét đến những điều kiện thưc tế của bản thân như việc thời gian học trên lớp và thời gian đi làm em có thể sắp xếp và cân đối được hay không, sức khoẻ của bản t hân có cho phép,… và rất nhiều yếu tố khác từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp có khả năng thực hiện tốt mà không ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện tại trường cũng như là sức khoẻ của bản thân. Từ công việc làm thêm đó em nhận nhận thấy hoàn cảnh tài chính cho phép nên em cũng đã có thêm khoản tiền để đáp ứng như cầu mua sắm cho bản thân và đi du lịch với bạn bè và có khoản tiền tiết kiệm dù không lớn nhưng sẽ là số tiền phòng bị khi em gặp phải những tình huống bất khả kháng cần phải sử dụng nhiều tiền như thuốc thang mỗi khi ốm đau, khoản phí phát sinh không trong kế hoạch v.v… Đối với quá trình học tập và tích luỹ kiến thức thì viêc vân dụng bài học tôn trọng khách quan cũng đã giúp em đạt được kết quả học tập cao hơn bằng việc khi lựa chọn phương pháp học tập hay những mục tiêu trong học tập dựa trên dựa trên điều kiện thực tế cũng như khả năng của bản thân mình để có lộ trình phương pháp học tập tốt nhất, đạt hiệu quả cao. Cụ thể bản thân em cũng đã xây dựng cho mình kế hoạch học tập đảm bảo được mục tiêu đã đề ra tuy nhiên để có thể hoàn thành được việc học thì ngoài sự nỗ lực trong học tập thì em cũng cần phải đóng học phí đúng hạn, cần có chi phí để mua sắm tài liệu dụng cụ học tập ngoài ra còn là những chi phí để tồn tại như ăn, ở, đi lại… vì vậy em cần phải sắp xếp kế hoạch học tập sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Ngoài những yếu tố vật chất ra thì yếu tố từ tinh thần cũng đã ảnh hưởng đến việc ra quyết định, hành động của em trong đời sống sinh hoạt cũng
  22. 22. 18 như học tập. Việc được bố mẹ, mọi người trong gia đình yêu thương, quý mến luôn sẵn sàng ủng hộ những quyết định của em đã là chỗ dựa tinh thần vững chắc để em có thể hoàn thành việc học tập ngoài ra khiến em tự tin hơn để làm những điều mình thích. Bên cạnh việc học hỏi và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào hiện thực, bản thân em cũng cần phải phát huy tính năng động chủ quan bằng cách tích cực phát huy tính năng động sáng tạo từ ý thức của bản thân từ đó vật chất hoá tính tích cực năng động sáng tạo ấy. Dựa trên sự sáng tạo đấy để tìm tòi phát hiện ra những phương cách hành động mới phù hợp hơn với thực tiễn của bản thân, giúp bản thân được phát triển tốt hơn tránh việc thụ động, ỷ lại vào hoàn cảnh khách quan thay vào đó bản thân em đã tự giác tu dưỡng rèn luyện để giúp bản thân ngày càng phát triển hơn nữa.
  23. 23. 19 STT 05 - Lâm Thị Quỳnh Anh Học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý của từng người. Muốn học tập tốt, cần có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến việc học. Các yếu tố có thể là gia đình, thầy cô, bạn bè, điều kiện học tập.... Nhưng em hiểu rằng quan trọng nhất vẫn là các yếu tố bên trong mỗi cá nhân người học như: tâm lý, tính cách, sở thích, sức khỏe,…và cả khả năng sẵn có nữa. Trạng thái tâm lý ảnh hưởng lớn đến việc học của em. Được thỏa mái về mặt tinh thần, được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất giúp có hứng thú để học tập hơn, việc học diễn ra hiệu quả hơn. Mục tiêu cũng là một động lực to lớn thúc đẩy em trong việc học tập. Trước đây thời học trung học em học chủ yếu vì điểm số, vì sức ép của gia đình không phải do tự nguyện bản thân em nên không mang lại kết quả cao. Hiện tại em học vì sự tò mò muốn khám phá, tìm tòi trong kho tàng tri thức và vì những mục đích định hướng cho tương lai nên em có thái độ tự giác, quan tâm đến việc học hơn. Gia đình là nền tảng cho sự phát triển và là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thái độ và kết quả học tập của em. Việc được gia đình quan tâm, khích lệ giúp em có thêm động lực học tập. Ngoài ra sự hỗ trợ về kinh tế của gia đình tạo điều kiện cho em an tâm học hành, không bị áp lực kinh tế làm cản trở việc học. Yếu tố tiếp theo có tác động mạnh mẽ đến việc học tập của em là trường học. Là sinh viên trường đại học Thương Mại, em được học những kiến thức rất bổ ích về lĩnh vực thương mại. hầy cô trong trường giảng dạy tâm huyết và rất nhiệt tình hỗ trợ sinh viên. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, hiệu quả học tập của em tăng lên đáng kể. Các bạn sinh viên xung quanh rất nhiều người giỏi giang, năng động. Sự nỗ lực, ham học hỏi của các bạn luôn nhắc nhở em phải cố gắng bồi dưỡng kiến thức kĩ năng để không bị tụt hậu và cũng để xứng với danh hiệu sinh viên Thương Mại mà em luôn tự hào. Em cảm thấy rất vinh dự khi được học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do thầy Phương Kỳ Sơn giảng dạy. Qua những tiết học thú vị và đầy bổ ích cùng sự nhiệt tình của thầy Phương Kỳ Sơn, em đã rút ra được nhiều bài học quan trọng và có giá trị thực tiễn to lớn. Cách giảng bài của thầy rất sinh động, hạn chế truyền đạt nguyên văn trong giáo trình giúp chúng em dễ hiểu và thêm hào hứng với môn học. Sự nghiêm khắc về giờ giấc của thầy giúp chúng em rèn được tính kỷ luật.
  24. 24. 20 Thầy có cách lồng ghép những ví dụ rất hài hước, gần gũi với cuộc sống, biến những kiến thức hàn lâm trong giáo trình trở lên không còn lạ lẫm, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng. Các câu chuyện về trải nghiệm qua các chuyến đi và cuộc đời chiến đấu trường kỳ ở Đà Nẵng, Huế, thành cổ Quảng Trị,.. của thầy giúp chúng em có cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về cuộc sống, hiểu thêm về sự tàn khốc, bi thương của chiến tranh. Em thực sự xúc động khi nghe lời kể của thầy về những sự khổ cực và hi sinh mà người chiến sĩ cách mạng phải trải qua để giành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Thật hiếm có một dân tộc như dân tộc Việt Nam, phải thường xuyên đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù mạnh hơn gấp bội để giành lại quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý thức tự tôn dân tộc đã thực sự trở thành động lực, thúc giục em phấn đấu không ngừng để thực hiện khao khát cháy bỏng được góp sức mình xây dựng phát triển đất nước Việt Nam. Phương pháp thảo luận của thầy rất mới lạ, khuyến khích mỗi sinh viên ứng dụng trực tiếp bài học vào cuộc sống. Phương pháp này giúp chúng em có cơ hội tìm hiểu về những đặc trưng quê hương yêu dấu của mình, trình bày điều đó một cách rành mạch với các bạn sinh viên vùng khác và nghe những bạn sinh viên vùng khác kể về quê hương họ. Theo em các bạn sinh viên đều hiểu và yêu quê hương, nhưng chưa chắc đã có dịp để thể hiện điều ấy một cách tự hào với bạn bè mình như này. Qua ba buổi thảo luận, hiểu biết của chúng em về lịch sử, địa lý,sự đa dạng văn hóa các vùng chắc chắn sẽ trở nên phong phú hơn trước đây rất nhiều. Em vô cùng biết ơn thầy Phương Kỳ Sơn đã tạo điều kiện cho chúng em có những buổi thảo luận đầy hữu ích như này. Qua nội dung bài học về quy tắc tôn trọng khách quan và đổi mới tư duy, em đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình để áp dụng vào lĩnh vực đời sống và học tập.Qua đó em đã nhìn nhận mọi việc bằng con mắt khách quan hơn bằng việc đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh, thử đứng trên góc nhìn của những người trong hoàn cảnh khác để đánh giá sự việc. Bài học đã giúp em học được đức tính bao dung, biết cách thấu hiểu và đánh giá mọi việc một cách toàn diện. Trong việc học tập trau dồi kiến thức, lý thuyết nền tảng được học tập trong nhà trường là rất quan trọng. Áp dụng bài học tôn trọng khách quan và đổi mới tu duy em cần chủ động chuẩn bị cho mình kiến thức từ sách vở để đặt nền móng và đồng thời đọc thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác, học cả trong cuộc sống. Vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế
  25. 25. 21 khách quan và xuất phát từ thực tế khách quan để sử dụng kiến thức phù hợp. Trong việc lên kế hoạch giải quyết các vấn đề của bản thân em cũng đã học được cách cân nhắc giữa nhiều yếu tố như lợi ích và chi phí để đưa ra những quyết định phù hợp nhất dựa trên điều kiện thực tế. Bài học tôn trọng khách quan và đổi mới tư duy là thực sự cần thiết đối với em và có lẽ là đối với tất cả những bạn sinh viên khác. Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Mặt khác, cũng cần chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v. trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Những bài học này sẽ là nền tảng tư tưởng hỗ trợ em rất nhiều trong lĩnh vực đời sống, học tập. Giúp em có cái nhìn khách quan sâu sắc, coi trọng tri thức mà không xa rời thực tế, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Từ đó em sẽ từng bước cố gắng trở thành công dân tốt và có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Cẩm phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nằm bên bờ Vịnh Bái Tử Long, thành phố mỏ Cẩm Phả được thiên nhiên ưu ái với nguồn than khoáng sản khổng lồ, nhiều cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, các bãi tắm trải dài và đặc biệt là nguồn hải sản tươi sống. Nguồn hải sản này cũng tạo nên những món ăn đặc sản của Cẩm Phả như: mực hấp, tôm hấp, sá sùng, nộm sứa, hàu nướng,..Ngoài ra còn có các món ăn của người dân tộc Sán Dìu sống phổ biến ở các khu vực đồi núi Cẩm Phả: khâu nhục bánh tà lòng ệp, bánh bạc đầu... Nhân dân đất mỏ Cẩm Phả hào sảng, lạc quan, yêu đời, yêu công việc, nhưng trên hết là sự đoàn kết và tinh thần kỷ luật đã tạo thành nét văn hóa đặc trưng. Người Cẩm Phả vô cùng tự hào về truyền thống cách mạng mà năm 1936 những người thợ mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã vùng lên tổng bãi công giành thắng lợi. Qua cuộc đấu tranh anh dũng này, đội ngũ công nhân mỏ than và nhân dân lao động Cẩm Phả đã thể hiện truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất, ý thức tổ chức kỷ luật cao và tinh thần đoàn kết đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng.
  26. 26. 22 STT 06 - Lê Hoàng Anh Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan,em đã và đang cố gắng vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Trước tiên, trong nhận thức của em cố gắng phản ánh trung thực nội dung bản chất của sự vật, hiện tượng; không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình áp đặt cho sự vật, hiện tượng. Em đã và đang cố gắng xây dựng một phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp với bản thân mình nhất có thể. Thay vì áp dụng rập khuôn phương pháp học tập của các bạn, em lấy đó làm những gợi ý để hoàn thành phương pháp cho riêng mình. Khi đưa ra mục tiêu phấn đấu trong học tập, đánh giá đúng khả năng của bản thân, em đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân cho mỗi kỳ học, mỗi môn học. Mục tiêu không quá thấp để có thể kích thích bản thân cố gắng, cải thiện sự hiểu biết; cũng không đặt ra mục tiêu quá cao, không có khả năng thực hiện vì dễ gây tâm lý chán nản. Tích cực ôn luyện và làm bài bằng kiến thức của mình, em cho rằng người sinh viên không nên thực hiện hành vi quay cóp, chép bài vì số điểm nhận được không phản ánh đúng lượng kiến thức bản thân đã thu nhận được. Khi đánh giá điểm rèn luyện của các bạn trong lớp hay nhóm học tập, em luôn thực hiện công khai, khách quan thay vì đánh giá theo cảm tính cá nhân, như vậy sẽ tránh tạo ra mâu thuẫn nội bộ, không kích thích được sự thi đua, phấn đấu của mọi người. Nội quy nhà trường theo em là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong, đạo đức mà mỗi người sinh viên phải có. Vì vậy, em luôn thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, không cho rằng nội quy nhà trường rườm rà, thực hiện theo thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Điểm đặc biệt của quê hương em Cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất thủ đô, với em, Hà Nội chính là quê hương thực sự của mình. Hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử. Ta không thể không
  27. 27. 23 kể tới những di tích danh thắng nổi tiếng như: thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Đồ ăn đường phố cũng làm nên sự quyến rũ của nơi đây: Bún chả, phở, bánh mì, cốm thơm, cơm tấm... Và với em, nét hấp dẫn nhất của Hà Nội chính là hương hoa sữa đặc trưng! Mỗi độ thu đông về, những cây hoa sữa nở trắng muốt khắp thành phố đã luôn là hình ảnh quen thuộc. Tuy mùi hương của loài hoa này còn gây ra những ý kiến trái chiều, nhưng hoa sữa vẫn được rất nhiều người nhiều ưa chuộng và còn xuất hiện trong bài hát về Hà Nội và mùa thu của thủ đô. Suy nghĩ về phương pháp giảng dạy của thầy Phương Kỳ Sơn Là một sinh viên phải học lại học phần này, với em ngày trước triết học là một điều gì đó rất khó hiểu. Em đã gần như không thu nạp được kiến thức gì sau khi học học phần này ở năm nhất. Nhưng sau khi được học ở lớp do thầy giảng dạy vào mùa hè này, em cảm thấy mình thật may mắn. Thầy có cách giảng dạy rất dễ hiểu, em không cần đọc sách hay nhìn slide bài giảng mà thông qua những thí dụ cụ thể của thầy cũng có thể hiểu được rất nhiều điều. Các thí dụ thầy đưa kèm khi giảng bài còn giúp em nhớ lâu kiến thức hơn, thậm chí em còn trở về nhà và giải thích lại được cho em mình nữa! Ở bài thảo luận này, chúng em được nêu lên những điều mình vận dụng từ môn học, điểm hấp dẫn của quê hương mình và được nêu lên suy nghĩ về phương pháp giảng dạy của thầy. Theo em, đây cũng là những điểm vô cùng mới lạ và gây hứng thú cho bản thân em và các bạn học.
  28. 28. 24 STT 07 - Lê Quỳnh Anh Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Hiểu được điều ấy nên trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn em luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Không được lấy chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí”. Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan thôi chưa đủ, bản thân em phải biết vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập. Trước tiên, trong nhận thức em phải phản ánh trung thực nội dung bản chất của sự vật, hiện tượng, không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình áp đặt cho sự vật, hiện tượng. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường vì nội quy giành cho sinh viên trong nhà trường là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong, đạo đức mà mỗi người sinh viên phải có, không nên có tư tưởng cá nhân là nội quy nhà trường rườm rà, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học, đến thời gian cá nhân mà không thực hiện theo thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Khi đề bạt, tranh cử ban cán sự lớp phải đảm bảo tính công bằng, đánh giá trung thực năng lực của từng cá nhân để bổ nhiệm vào vị trí phù hợp dẫn dắt tập thể lớp đi lên, không nên vì định kiến cá nhân mà đánh giá không trung thực thì sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thi đua của tập thể. Em phải trung thực trong các kì kiểm tra, thi hết môn, phải tích cực ôn luyện và làm bài bằng kiến thức của mình, không nên có hành vi quay cóp, chép bài của bạn vì dù điểm cao đó cũng không phải số điểm mình đạt được, không phản ánh đúng lượng kiến thức mình có. Bên cạnh đó, em phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở để đưa ra đường lối, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu cho phù hợp. Khi đưa ra phương pháp học tập cho bản thân, em phải xem xét phương pháp học tập đó có phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tâm lý và đặc điểm cá nhân thì mới đưa ra một phương pháp học tập phù hợp, đúng đắn, đem lại hiệu quả cao. Không nên áp dụng rập khuôn phương pháp học tập của bạn cho bản thân mình sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Khi đưa ra kế hoạch học tập cho thời gian tới, em phải xét đến điều kiện thực tế như: thời gian, sức khỏe, tài chính…để đưa ra một
  29. 29. 25 kế hoạch phù hợp, có khả năng thực hiện. Chẳng hạn để có thể nâng cao trình độ tin học, em cần phải xét thời gian nào phù hợp có thể học, trường hay trung tâm nào có mức học phí phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân, phương tiện đi học có phù hợp với địa điểm học… Khi đưa ra mục tiêu phấn đấu, em phải đánh giá đúng khả năng của bản thân cũng như những điều kiện liên quan để đưa ra mục tiêu phù hợp với bản thân, tránh đưa ra mục tiêu quá thấp sẽ không kích thích được sự cố gắng, không cải thiện được sự hiểu biết, cũng không nên đưa ra mục tiêu quá cao, không có khả năng thực hiện sẽ dễ gây tâm lý chán nản. Ngoài ra, em còn phải biết sử dụng lực lượng vật chất để thực hiện đường lối, chính sách, kế hoạch, mục tiêu…đã đề ra vì vật chất là cơ sở để hiện thực hóa ý thức. Cuối cùng để có thể ra trường đúng hạn ngoài sự nỗ lực trong học tập thôi chưa đủ em còn phải đóng tiền học phí đúng hạn, để có thể học tập, nghiên cứu thì phải có đầy đủ sách, vở, tài liệu, bút, phương tiện đi lại… và quan trọng nhất để có thể tồn tại, nhất là với những sinh viên đến từ nơi khác như em thì cũng cần phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như: ăn, mặc, nhà ở… Em được sinh ra và lớn lên tại thành phố Hải Dương, nơi không chỉ nổi tiếng với bánh đậu xanh mà còn được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, miền đất gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như: Trần Hưng Đạo một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất. Điều này khiến em tự thấy mình càng phải cố gắng chăm chỉ, nỗ lực, cố gắng hơn nữa, noi gương theo thế hệ đi trước. Bên cạnh đó may mắn được sinh ra trong một gia đình có kinh tế ổn định, bố mẹ anh chị em hòa thuận đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập ở môi trường đại học, được bố mẹ hỗ trợ về kinh tế nên em bớt đi phần nào nỗi lo về tiền nhà trọ, tiền ăn ở sinh hoạt hàng ngày, giúp em tránh được việc lao vào làm việc để kiếm tiền trang trải, từ đó em có thời gian tập trung vào học tập và ôn luyện tốt các kiến thức trên lớp cũng như có thể tham gia vào những khóa học bổ ích như học ngoại ngữ, học các kỹ năng mềm. Gia đình luôn ủng hộ tất cả những việc em làm và luôn là chỗ dựa vững chắc giúp em yên tâm theo đuổi con đường học vấn, điều này cho em cơ hội được làm những điều em thích và giúp em tự tin trong học tập. Quan trọng hơn cả, gia đình luôn
  30. 30. 26 là động lực lớn lao nhất để em chuyên tâm học tập, để em có thể học tập thật tốt, mang lại những kết quả xứng đáng đền đáp công lao của bố mẹ. Lời cuối, em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới thầy giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn – phó giáo sư Phương Kỳ Sơn. Những bài giảng cũng như phương pháp học tập vô cùng khoa học của thầy đã giúp em có cái nhìn rất khác về môn học. Trước giờ, triết học luôn là phạm trù ngoài tầm với của em, nhưng qua quá trình được học thầy, em nghĩ quan điểm đó của em là hoàn toàn sai lầm, phương pháp dạy của thầy đã giúp em hiểu và nắm rõ được các phạm trù triết học, giúp em hiểu hơn về các bài học, các khái niệm mà em luôn nghĩ em chẳng thể hiểu. Phương pháp dạy của thầy vô cùng khoa học, thầy không áp các kiến thức vào đầu chúng em một cách lý thuyết, khô khan mà thầy giảng giải cho chúng em hiểu được vấn đề một cách dễ dàng nhất. Cách thầy giúp chúng em được vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế cũng vô cùng khoa học, không phải theo cách thông thường, thầy cho chúng em thảo luận theo cách được tự đứng lên trước lớp, tự thuyết trình về vấn đề của mình, để mỗi người tự rút ra được những bài học vận dụng cho riêng mình giúp chúng em có cơ hội được hiểu sâu sắc hơn về vấn đề đã học.
  31. 31. 27 STT 08 - Nghiêm Thị Ngọc Anh Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn sinh viên phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Không được lấy chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặtcho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí”. Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan mỗi sinh viên chúng ta phải biết vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập.Trước tiên, trong nhận thức sinh viên phải phản ánh trung thực nội dung bản chất của sự vật, hiện tượng. Không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình áp đặt cho sự vật, hiện tượng. Bằng những phương pháp giảng dạy vô cùng dễ hiểu, khoa học của giảng viên Phương Kỳ Sơn đã giúp em tieeps thu được nội dung của bài học tôn trọng khách quan và đổi mới tư duy, từ đó em biết cách vận dụng được bài học vào đời sống cũng như trong việc học tập của mình, để biết mình đã làm được những gì và cần làm gì. Đối với bản thân em, việc vận dụng bài học tôn trọng khách quan được thể hiện ngay ở khi bản thân chấp hành những quy định, nội quy mà trường Đai học Thương Mại đề ra, bởi nội quy giành cho sinh viên trong nhà trường là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong, đạo đức mà mỗi người sinh viên phải có. Trong các kì kiểm tra, thi hết môn, bản thân em tự ý thức rẳng phải tích cực ôn luyện và làm bài bằng kiến thức của mình. Không nên có hành vi quay cóp, chép bài của bạn vì dù điểm cao đó cũng không phải số điểm mình đạt được, không phản ánh đúng lượng kiến thức mà bản thân có. Bên cạnh đó, dựa trên hiện thực khách quan làm cơ sở để đưa ra cho bản thân đường lối, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu hợp lí, có thể đạt được cho tương lai. Tuy nhiên cũng phải dựa trên tình hình sức khỏe của chính mình có thể đáp ứng được cách học đó không, có thể duy trì không, không áp đặt cách học của người khác vào bản thân mình để hiệu quả học tập đạt cao nhất. Em còn tự đặt ra cho mình những mục tiêu cần phải đạt được trong thời gian tới, dựa trên năng lực của bản thân mình để thực hiện những mục tiêu đó vì vật chất là cơ sở để thực hiện hóa ý thức. Bên cạnh việc tôn trọng khách quan, chúng
  32. 32. 28 ta còn cần phải đổi mới cả về tư duy của bản thân để theo kịp với thời đại, công nghệ, khoa học. Đổi mới tư duy, trên cơ sở đó tìm thấy những phương cách hành động mới và nguồn sinh lực mới, trên cơ sở đó, có nỗ lực cao hơn hẳn về chất. Thực tiễn chỉ ra rằng, hành động của con người ta thường dừng ở mẫu thức I, một số vượt lên mẫu thức II, và chỉ rất ít đạt tới mẫu thức III. Thêm nữa, người ta thường chỉ hành động theo mẫu thức III khi đã rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, khủng hoảng; khi mà, hành động theo mẫu thức III là không còn là sự lựa chọn tùy ý nữa mà đã trở thành mệnh lệnh bức thiết cho sự sống còn. Hành động theo mẫu thức ba, nghĩa là, đổi mới sâu sắc tư duy để tìm ra phương cách và sinh lực dồi dào cho những nỗ lực mới có ý nghĩa nền tảng và là bước đi then chốt nhằm tạo nên cục diện phát triển mới với những thuận lợi và thời cơ mà trước đó khó có thể hình dung được. Các Mác từng nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới tư duy khi khẳng định rằng, chúng ta phải “căng tầm mắt đại bàng của tư duy” để suy xét và hành động, một khi tình thế đã thay đổi. Ngạn ngữ phương tây cũng có câu: “Đổi mới tư duy, Đổi thay thế giới”. Đổi mới tư duy: lợi ích lớn, khả thi cao, nhưng là một quá trình rất khó khởi động. Xét cho cùng, sự thua kém, tụt hậu của một con người, một tổ chức, thậm chí một quốc gia, không phải là do hạn chế về khả năng hay nguồn lực, mà chủ yếu là do thiếu áp lực cho những đổi mới sâu sắc và quyết liệt về tư duy. Đổi mới tư duy có tính khả thi cao vì đó không phải là sự chuyển sang một cách suy nghĩ gì cao xa hay mới lạ mà chỉ là sự trở về với cách tư duy trong sáng, bình dị, có cội nguồn từ chân lý của khoa học và lòng nhân bản. Hơn nữa, đổi mới tư duy không tốn phí đầu tư vật chất, không đòi hỏi thời gian đào tạo, và không phụ thuộc các yếu tố ngoại cảnh. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, bản thân em đã và đang nỗ lực từng ngày để có thể thay đổi tư duy của mình theo hưỡng hiện đại hơn.
  33. 33. 29 STT 09- Nguyễn Mai Anh Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí. Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan bản thân em là sinh viên cần phải biết vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập , cụ thể như sau: Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường vì nội quy giành cho sinh viên trong nhà trường là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong , đạo đức mà mỗi người sinh viên phải có. Không nên có tư tưởng cá nhân là nội quy nhà trường rườm rà , làm ảnh hưởng không tốt đến việc học, đến thời gian cá nhân mà không thực hiện theo thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Khi đề bạt, tranh cử ban cán sự lớp ,em đã đảm bảo tính công bằng, đánh giá trung thực năng lực của các cá nhân để bổ nhiệm vào vị trí phù hợp dẫn dắt tập thể lớp đi lên . Không nên vì định kiến cá nhân mà đánh giá không trung thực thì sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết , thi đua của tập thể. Khi thực hiện đánh giá điểm rèn luyện của bản thân , em đã đánh giá một cách cụ thể , chính xác về khả năng của mình, không vì để có được điểm rèn luyện cao mà có hành vi chấm điểm không xác thực cho bản thân mình. Trong các kì kiểm tra, thi hết môn em luôn luôn tích cực ôn luyện theo những gì mình đã được học, những gì mình biết. Em đã cố gắng làm bài theo những gì mà mình biết, nếu không làm được em sẽ bỏ qua. Em đã lập ra kế hoạch học tập phù hợp với khả năng của bản thân mình cũng như thể trạng sức khỏe: không phải ngày nào cũng học mà không biết mình đang học cái gì và đã học được những gì. Em sẽ học khi nào mà mình cảm thấy cần học nhất, và nên học nhất chứ không học kiểu nhồi nhét, học cố,…
  34. 34. 30 Tình hình tài chính của gia đình cũng đã ảnh hưởng đến việc chọn lớp học tiếng anh của em : do tài chính gia đình không dư giả nên lựa chọn lớp học hay trung tâm học tiếng anh cũng là một việc khiến em phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều : em đã chọn học lớp tiếng anh có học phí thấp, gần trường để tiện cho việc đi lại, thêm vào đó là em phải cố gắng tự học ở nhà nhiều hơn nữa để có được chứng chỉ ngoại ngữ cao. Sức khỏe cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của em: đại học là cấp học cao nên lượng kiên thức bản thân em phải tiếp nhận và lượng kiến thức em thu nhận được khá là lớn do đó, bản thân em cần có sức khỏe tốt, ổn định để không bỏ lỡ việc lên lớp học tập, mà để có được sức khỏe tốt em đã ăn uống đủ bữa, hạn chế thức khuya, ... Ngoài ra em cũng đã sử dụng lực lượng, vật chất để thực hiện đường lối , chính sách, kế hoạch mục tiêu đã đề ra vì vật chất là cơ sở để hiện thực hóa ý thức, cụ thể như sau: Để có thể ra trường đúng hạn thì ngoài sự nỗ lực em đã thực hiện việc đóng học phí đầy đủ và đúng hạn Để có thể học tập và nghiên cứu, thì em cũng đã chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu liên quan đến chuyên nghành Những nhu cầu cơ bản như: ăn mặc, nhà ở,...cũng là những yếu tố cần thiết cho việc học tập của em Em sinh ra và lớn lên tại Huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội. Nơi được biết đến với làng quê yên bình. Là một huyện thuần nông, có đập Đáy, có công trình Kênh Cẩm Đình- Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy. Sau này sẽ là một điểm du lịch nổi tiếng. Ngoài raNgoài ra còn phải kể tới Làng nghề đồ mộc Long Xuyên, Thanh Đa, Phú An, Hát Môn mang những sản phẩm tủ bếp gỗ tự nhiên chất lượng cao ra khắp miền Bắc đến các gia đình. Bên cạnh đó còn rất nhiều làng nghề như may Thượng Hiệp, rau an toàn Phú An, sản phẩm bưởi Phúc Thọ cũng có tiếng với vị ngọt. * Nhận xét về hình thức thảo luận và phương thức giảng dạy Hình thức thảo luận: Đối với cá nhân em thấy hình thức thảo luận mà thầy đưa ra có sự khác biệt so với các thầy cô khác mà em đã từng học: từng người đứng trước lớp nói về phần vận dụng các bài học trong đời sống học tập của bản thân mình, sau đó giới thiệu về quê
  35. 35. 31 hương mình, nhận xét về cách dạy của thầy cũng như là phương thức thảo luận. Hình thức thảo luận này theo em thấy có nhiều ưu điểm như: + Thứ nhất:giúp cho tất cả các bạn sinh viên đều được nói , được luyện cách nói trước đám đông, đây cũng là một trng những kĩ năng mềm mà mỗi sinh viên cần có khi ra trường. + Thứ hai : khi phải đứng trước lớp nói thì sinh viên có sự chuẩn bị trước ở nhà giúp cho sinh viên có cơ hôi học bài và nhớ bài; + Thứ ba: đó là việc giới thiệu về quê hương mình cũng giúp cho các bạn trong lớp có thêm sự hiểu biết về nhau ,vì có những bạn học với nhau một thời gian dài rồi nhưng vẫn không biết quê nhau ở đâu, đồng thời các bạn sinh viên cũng có thể nói lên suy nghĩ của mình về quá trình học đã gặp những khó khăn gì và thu hoạch được những gì. Bên cạnh đó, hình thức thảo luận này cũng có một vài nhược điểm như: mất thời gian do mỗi bạn đều phải lên nói; nhiều người lên nói thì nội dung sẽ trùng lặp dẫn đến sự nhàm chán khi nghe; …. Cách dạy của giáo viên Cách dạy của thầy đối với cá nhân em em cảm thấy dễ tiếp nhận kiến thức, bởi những thứ thầy nói không quá phụ thuộc vào sách vở, mà nó gần với thực tiễn đời sống nhiều hơn, có những câu chuyện đan xem trong bài học giúp sinh viên bớt nhàm chán mà nó vẫn nói lên được nội dung bài học. Chỉ với những điều này , đã phần nào giúp em cảm thấy học môn triết không còn khô khan, xa vời, mà cũng có những điều thú vị mà gắn với thực tiễn đời sống quanh ta.
  36. 36. 32 STT 10 - Nguyễn Quang Anh Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực, năng động,sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực năng động sáng tạo ấy. Là sinh viên chúng ta cần phát huy được tính năng động chủ quan trong việc học tập của bản thân, thể hiện qua những mặt sau: Thứ nhất sinh viên phải tôn trọng tri thức khoa học và làm chủ được tri thức khách quan: Một là có tinh thần ham học hỏi, tham gia nhiều câu lạc bộ để mở rộng hiểu biết, giao lưu học hỏi. Hai là sinh viên phải ra sức học tập, nghiên cứu tri thức khoa học để làm giàu thêm kho tàng tri thức của bản thân Ba là vận dụng những kiến thức học tập ở trường lớp vào trong thực tiễn hành động. Thứ hai sinh viên cần biết truyền bá nó vào quần chúng để trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, phổ biến tri thức khoa học cho mọi người cùng biết. Một là sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, đến những vùng cao, miền núi những nơi còn đói nghèo thiếu thốn cơ sở vật chất điều kiện học tập để dạy học cho các em nhỏ. Hai là sinh viên nên tổ chức học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập. Ba là tuyên truyền những kiến thức mà mình đã học tập được để giúp đỡ những người chưa có cơ hội tìm hiểu. Trong học tập, đối với sinh vien cần phát huy tích cực hơn về tính năng động chủ quan, chủ động trong mọi hoạt động, thê hiện được khả năng linh động của bản thân, tư tưởng đạo đức, tự tin. Để “phát huy tính năng động chủ quan” không chỉ sinh viên mà mọi người cần chống các thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào hoàn cách khách quan mà hạ thấp vài trò của “tính năng động chủ quan” của con người trong thực tiễn. Nhận xét về hình thức thảo luận và phương pháp giảng dạy của giảng viên Hình thức thảo luận:
  37. 37. 33 Mỗi giảng viên đều có một phương pháp giảng dạy riêng, đối với em thấy hình thức thảo luận của Thầy đề ra là một hình thức tiến bộ và mới lạ. Không chỉ có những mảng lý thuyết mà còn vận dụng thực tiễn các bài học trong đời sống học tập của bản thân mỗi sinh viên. Thứ nhất là về phần lý thuyết là điều tất yếu, giúp sinh viên hiểu được gốc rễ của bài học Thứ hai là vận dụng, mỗi sinh viên đều được đứng lên và thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, vận dụng bài học vào thực tiễn để có thể nhận thức ra được vấn đề. Cách thức này giúp cho tất cả sinh viên đều được rèn luyên kĩ năng nói trước đám đông, tăng thêm sự tự tin và cải thiện được cách diễn đạt qua lời nói. Thứ ba là cách các sinh viên giới thiệu về quê hương của mỗi cá nhân, để mọi người có thể hiểu hơn về mỗi cá nhân trong một tập thể lớn đồng thời mở rộng hiểu biết về mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam qua những lời giới thiệu của các bạn sinh viên. Thứ tư là mặt trái của phương thức thảo luận, sẽ mất thời gian nếu các sinh viên không tập trung vầ triển khai thảo luận vì từng cá nhân sẽ lên nói. Cách dạy của giáo viên: Cách dạy của thầy đối với cá nhân, em cảm thấy dễ tiếp nhận kiến thức, thầy không chỉ giảng dạy qua slide, sách vở đơn thuần, mà mỗi chương, mỗi bài giảng thầy đều có những vận dụng thực tiễn vào đời sống từ thấp tới cao để mọi sinh viên có thể nắm được bài học. Bên cạnh đó còn là những câu chuyện liên quan đến bài học cũng như cách giảng dạy dí dỏm thú vị mà thầy đem đến qua mỗi tiết học khiến cho sinh viên cảm thấy gần gũi với Giảng viên nhiều hơn. Dù đây là lần thứ 2 em học môn Mác nhưng em xin cảm ơn Thầy, bằng những phương pháp giảng dạy cách truyền đạt khiến cho môn học này thú vị hơn, không khô khan nhàm chán như em từng nghĩ.
  38. 38. 34 KẾT LUẬN Như vậy tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực, ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.

×