O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

FULL 37 trang thảo luận quản trị chiến lược tại NAFOODS (10 điểm)

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Tình huống 4:
PH...
2
MỤC LỤC
A.Lời mở đầu.......................................................................................................
3
1.Nhận dạng lợi thế cạnh tranh của Nafoods.................................................. 21
2. Các yếu tố ảnh hưởng ...
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio

Confira estes a seguir

1 de 36 Anúncio

FULL 37 trang thảo luận quản trị chiến lược tại NAFOODS (10 điểm)

Quản trị chiến lược FULL, Full 37 trang bài thỏa luận quản trị chiến lược bên trong của tập đoàn Nafoods Group, Bài của Nhóm 3 đầy đủ 37 trang hay đạt 10 điểm - Kết bạn zalo để tải bài các bạn nhé.

Quản trị chiến lược FULL, Full 37 trang bài thỏa luận quản trị chiến lược bên trong của tập đoàn Nafoods Group, Bài của Nhóm 3 đầy đủ 37 trang hay đạt 10 điểm - Kết bạn zalo để tải bài các bạn nhé.

Anúncio
Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a FULL 37 trang thảo luận quản trị chiến lược tại NAFOODS (10 điểm) (20)

Mais de Khotailieu - Kiều My (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

FULL 37 trang thảo luận quản trị chiến lược tại NAFOODS (10 điểm)

  1. 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------- BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Tình huống 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA TẬP ĐOÀN NAFOODS GROUP Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Mã lớp học phần: 2059SMGM0111 Giáo viên: Đào Lê Đức HÀ NỘI, 2020
  2. 2. 2 MỤC LỤC A.Lời mở đầu......................................................................................................4 B. Nội dung........................................................................................................5 Chương I. Cơ sở lí thuyết ..................................................................................5 1.Nguồn lực..................................................................................................... 5 2.Năng lực ...................................................................................................... 5 3.Năng lực cốt lõi............................................................................................ 6 4. Lợi thế cạnh tranh ....................................................................................... 7 5. Chuỗi giá trị................................................................................................ 9 Chương II: Giới thiệu tập đoàn Nafoods Group .............................................10 1.Khái quát tập đoàn Nafoods Group............................................................. 10 2.Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh........................................................................ 12 Chương III: Các nguồn lực và năng lực của tập đoàn Nafoods.......................13 1. Nguồn lực của tập đoàn Nafoods................................................................ 13 1.1. Nguồn lực hữu hình.............................................................................. 13 1.1.1. Nguồn lực tài chính............................................................................13 1.1.2. Nguồn lực vật chất .............................................................................13 1.1.3. Nguồn lực con người..........................................................................14 1.1.4. Nguồn lực tổ chức..............................................................................14 1.2.Nguồn lực vô hình................................................................................. 15 1.2.1. Nguồn lực mang tính kĩ năng..............................................................15 1.2.2. Nguồn lực cho đổi mới.......................................................................15 1.2.3. Danh tiếng, vị thế...............................................................................15 2. Năng lực của tập đoàn Nafoods.................................................................. 16 3. Năng lực cốt lõi của của Nafoods trên thị trường........................................ 17 3.1. Có giá trị...............................................................................................17 3.2. Hiếm ....................................................................................................18 3.3.Khó bắt chước và không thể thay thế được..............................................20 3.4.Có thể khai thác được.............................................................................20 Chương IV. Lợi thế cạnh tranh của Nafoods ..................................................21
  3. 3. 3 1.Nhận dạng lợi thế cạnh tranh của Nafoods.................................................. 21 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Nafoods .......................... 22 2.1. Năng suất..............................................................................................22 2.2. Chất lượng............................................................................................23 2.3. Đổi mới và sáng tạo ..............................................................................23 2.4. Sự phản hồi của khách hàng ..................................................................24 Chương V.Chuỗi giá trị của tập đoàn Nafoods................................................24 1.Logistics đầu vào........................................................................................ 24 2. Sản xuất.................................................................................................... 25 3. Logistics đầu ra......................................................................................... 27 4. Marketing và bán hàng .............................................................................. 27 5. Dịch vụ...................................................................................................... 29 6. Cơ sở hạ tầng............................................................................................ 29 7. Phát triển công nghệ.................................................................................. 30 8. Quản trị nguồn nhân lực............................................................................ 31 9. Quản trị thu mua ....................................................................................... 33 C.Kết luận ........................................................................................................34
  4. 4. 4 A.Lời mở đầu Trong thời kì kinh tế đang hội nhập và phát triển thì cạnh tranh là yếu tố quan trọng để quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, nó còn là động lực giúp doanh nghiệp đó phát triển. Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là việc mà các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu để đạt được. Bên cạnh việc mở rộng tầm nhìn ra ngoài để phát hiện các mỗi đe dọa và tìm kiếm cơ hội, các nhà quản trị chiến lược còn phải đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu bên trong tổ chức của mình. Cũng như với những cơ hội và mối đe dọa bên ngoài, sự nhận biết về điểm mạnh và điểm yếu nội tại mang một ý nghĩa thực tế để biết những mục tiêu và chiến lược nào của công ty khả thi. Thông thường, quy trình phân tích môi trường bên trong bắt đầu từ hoạt động nhận dạng và đánh giá các nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để nhà quản trị chiến lược nhận dạng được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Những năng lực cốt lõi này chính là nền tảng cơ sở của chiến lược phát triển cũng như xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm ưu thế và đó là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa - điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây nhiệt đới. Tính đến năm 2011, cả nước ta có 832.000 ha diện tích đất trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại trái cây có chất lượng dinh dưỡng cao, sản lượng mỗi năm từ 7 – 8 triệu tấn, một trong những nước có diện tích trồng cây ăn quả lớn trong khu vực. Tận dụng được ưu thế này của Việt Nam, tập đoàn Nafoods Group với hơn 20 năm xây dựng và phát triển đã luôn nỗ lực đồng hành cùng nền nông nghiệp Việt Nam. Nafoods Group kiên định với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất chuỗi giá trị nông nghiệp xanh, cạnh tranh toàn cầu bằng chiến lược phát triển chuyên nghiệp, bền vững, khép kín từ giống, trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu và phân phối - bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề trên tập thể nhóm 3 chúng em nghiên cứu về đề tài : “Phân tích môi trường bên trong của tập đoàn Nafoods Group” để có thể hiểu rõ hơn về các nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp, từ đó biết được về năng lực cốt lõi của Nafoods Group. Thông qua năng lực cốt lõi đó sẽ biết được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nắm bắt được điểm mạnh giúp doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược phát triển phù hợp với khả năng, tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
  5. 5. 5 B. Nội dung Chương I. Cơ sở lí thuyết 1.Nguồn lực 1.1.Khái niệm Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của một tổ chức kinh doanh, bao gồm những yếu tố như vốn, kỹ năng của người nhân công, độc quyền nhãn hiệu, tài chính và năng lực quản lý. Hơn nữa nguồn lực cònbao gồm các yếu tố cá nhân , xã hội, tập thể. 1.2. Phân loại Mỗi doanh nghiệp sẽ có các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình của riêng mình:  Nguồn lực hữu hình: là những tài sản mà ta có thể nhìn thấy và định lượng được, gồm 4 nhóm: - Nguồn lực tài chính: Vốn chủ sở hữu; vốn vay; khả năng tạo ra ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp. - Nguồn lực vật chất: Sự tinh xảo của trang thiết bị hay địa điểm nhà máy; quyền chiếm lĩnh các nguồn vật liệu thô. - Nguồn lực con người: Đào tạo, kinh nghiệm, sức phán đoán, trí thông minh, sự sáng suốt, khả năng thích nghi, sự tận tụy với công nghiệp và lòng trung thành của cá nhân các nhà quản trị và người làm việc. - Nguồn lực tổ chức: Kết cấu báo báo cáo chính thức, các kế hoạch, hệ thống kiểm tra giám sát, hệ thống tổ chức bộ máy.  Nguồn lực vô hình: là những nguồn lực không thể nhìn thấy và định lượng được, được chia ra làm 3 nhóm: - Nguồn lực mang tính kỹ năng: Bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền hay bí quyết kinh doanh. - Nguồn lực cho đổi mới: Lao động có kỹ thuật, có kĩ năng - Danh tiếng: Danh tiếng đối với khách hàng: nhãn hiệu, sự chấp nhận về chất lượng, độ bền và độ tin cậy của sản phẩm; danh tiếng đối với nhà cung cấp. 2.Năng lực 2.1. Khái niệm Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. 2.2. Sự hình thành năng lực  Năng lực hình thành dựa trên sự tác động qua lại phức tạp của nguồn lực hữu hình và vô hình.  Năng lực dựa trên sự phát triển, thu thập, trao đổi thông tin và kiến thức thông qua nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
  6. 6. 6 3.Năng lực cốt lõi 3.1. Khái niệm và ý nghĩa. Khái niệm: Năng lực cốt lõi hay năng lực lõi là nền tảng cho mọi chiến lược cạnh tranh. Nó nhằm chỉ sự thành thạo chuyên môn hay các kỹ năng của công ty trong các lĩnh vực chính trực tiếp đem lại hiệu suất cao. Ý nghĩa:  Năng lực cốt lõi thể hiện khả năng cạnh tranh và các phẩm chất khác biệt riêng của doanh nghiệp.  Năng lực cốt lõi được hình thành theo thời gian thông qua quá trình học tập, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và năng lực khác nhau. 3.2. Các tiêu chuẩn đặc trưng của năng lực lõi Các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn: có giá trị, có tính hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế.  Năng lực có giá trị Năng lực có giá trị là những năng lực có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng cách tận dụng những cơ hội và làm vô hiệu hóa những thách thức từ môi trường bên ngoài → Giúp một DN trung hòa được các mối đe dọa cũng như cơ hội từ bên ngoài.  Năng lực có tính hiếm Những năng có tính lực hiếm là những năng lực mà rất ít doanh nghiệp có được. Những năng lực mà có quá nhiều doanh nghiệp cùng sở hữu thì không được xem là lợi thế cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp nào. Thay vào đó, những nguồn lực và năng lực đáng giá nhưng không hiếm sẽ là cơ sở cho cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó lợi thế cạnh tranh có được là do việc phát triển và khai thác những năng lực mà các doanh nghiệp khác không có.  Năng lực khó bị bắt chước Năng lực khó bị bắt chước là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực có phải là năng lực cốt lõi hay không? Sẽ là một lợi thế nếu đối thủ cạnh tranh của ta không thể bắt chước hoặc nếu có bắt chước sẽ rất tốn kém về tài chính, mất nhiều thời gian. Ngược lại, một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp nếu như các đối thủ cạnh tranh dễ dàng sao chép được.  Năng lực không thể thay thế Những năng lực không thể thay thế là những năng lực mà không có một nguồn lực, năng lực nào khác có giá trị tương đương. Hai nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp được đánh giá là tương đương khi mà mỗi nguồn lực đó tự bản thân nó khi được sử dụng riêng biệt vẫn tạo ra cùng một chiến lược.
  7. 7. 7 4. Lợi thế cạnh tranh 4.1. Khái niệm Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố giúp công ty ngày thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 4.2. Các loại lợi thế cạnh tranh Theo M.Porter, có 3 lợi thế cạnh tranh sau:  Lợi thế về chi phí thấp: khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh  Lợi thế về sự khác biệt hóa: khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh  Lợi thế về tập trung hóa: Đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng vào quá trình đáp ứng một phân khúc hẹp và có tính cạnh tranh độc quyền để đạt được một lợi thế cạnh tranh có tính cục bộ hơn là trên cả một thị trường lớn. 4.3. Các yếu tố tạo lập lợi thế cạnh tranh  Hiệu suất vượt trội: - Khái niệm: Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một đơn vị đầu ra sản phẩm = Đầu ra/Đầu vào. - Ảnh hưởng: Hiệu suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Hiệu suất vượt trội giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm cấu trúc chi phí. - Cách thức đạt tới hiệu suất vượt trội: + Tận dụng tính kinh tế theo quy mô. + Tận dụng đường ảnh hưởng học tập. + Tận dụng đường cong kinh nghiệm. + Ứng dụng hệ thống sản xuất linh hoạt và kế hoạch hóa. + Quản trị nguyên liệu đầu vào. Chất lượng vượt trội Lợi thế cạnh tranh - Chi phí thấp - Khác biệt hóa Sự đổi mới vượt trội Hiệu suất vượt trội Đáp ứng khách hàng vượt trội
  8. 8. 8 + Tập trung vào các chiến lược R&D, quản trị nhân sự, quản trị hệ thống thông tin và quản trị cơ sở hạ tầng.  Chất lượng vượt trội: - Khái niệm: Chất lượng của sản phẩm vượt trội được đánh giá dựa trên hai thuộc tính: + Có độ tin cậy cao: Thực hiện mọi chức năng được thiết kế và bền. + Tuyệt hảo: được nhận thức bởi khách hàng là tuyệt vời. - Ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh: + Các sản phẩm có chất lượng vượt trội có khả năng khác biệt hóa và gia tăng giá trị của sản phẩm theo đánh giá của khách hàng. + Việc loại bỏ lỗi của sản phẩm giúp tránh lãng phí, tăng hiệu suất và do đó giảm cấu trúc chi phí khiến cho lợi nhuận tăng... - Cách thức đạt chất lượng vượt trội: + Tăng chất lượng của sản phẩm vượt trội dựa trên độ tin cậy: ứng dụng các tiêu chuẩn về chất lượng như 6 Sigma, TQM, ISO… + Tăng chất lượng của sản phẩm dựa trên tính tuyệt hảo: Nghiên cứu thuộc tính nào của sản phẩm là quan trọng nhất đối với khách hàng; Thiết kế Sp đi kèm với dịch vụ để làm nổi trội thuộc tính quan trọng nhất; ...  Sự đổi mới vượt trội: - Khái niệm: Sự đổi mới là hoạt động tạo nên sản phẩm hoặc quy trình mới. - Ảnh hưởng: + Tạo nên những sản phẩm có thể thỏa mãn khách hàng tốt hơn. + Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại. + Giảm chi phí. - Cách thức đổi mới: a) Hình thức đổi mới: + Đổi mới sản phẩm: tạo ra những sản phẩm mà khách hàng nhận thấy có giá trị hơn, và gia tăng lợi nhuận cận biên cho doanh nghiệp. + Đổi mới quy trình: : tạo nên giá trị bằng cách giảm thiểu chi phí sản xuất. b) Quy trình đổi mới: + Xây dựng những kỹ năng trong nghiên cứu căn bản và ứng dụng + Lựa chọn dự án và tiến hành quản lý. + Hợp nhất các lĩnh vực chức năng. + Sử dụng các đội phát triển sản phẩm. + Phát triển các qui trình bổ sung song song.  Đáp ứng khách hàng vượt trội. - Khái niệm: Đáp ứng khách hàng vượt trội là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. - Cách thức đáp ứng khách hàng: + Sự đổi mới và chất lượng vượt trội là không thể thiếu để có thể
  9. 9. 9 đáp ứng khách hàng + Khách hàng hóa sản phẩm/dịch vụ theo những nhu cầu đặc biệt của khách hàng cá nhân hoặc tổ chức + Có thể tăng cường đáp ứng khách hàng thông qua thời gian đáp ứng, cách thức thiết kế, dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng… → Đáp ứng khách hàng vượt trội tạo nên sự khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, do đó tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu và doanh nghiệp có thể đạt được mức giá tối ưu. 5. Chuỗi giá trị 5.1. Khái niệm Chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động có liên kết thoe chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho khách hàng, bao gồm: - 5 hoạt động chính: cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing- bán hàng, dịch vụ. - 4 hoạt động hỗ trợ: Quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ, hoạt động thu mua. 5.2. Mô hình chuỗi giá trị (M.Porter). M.Porter đã xác định 5 hoạt động căn bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm: Hậu cần đầu vào, vận hành, hậu cần đầu ra, marketing- bán hàng, dịch vụ; và các hoạt động hỗ trợ bao gồm: cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn lực, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua. Mô hình chuỗi giá trị của M.porter Nội dung các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp: - Logistics đầu vào: Nguyên vật liệu sẽ được tiếp nhận từ phía các nhà cung cấp của doanh nghiệp và được bảo bảo quản, lưu trữ cho đến khi được đưa vào quá trình sản xuất.
  10. 10. 10 - Sản xuất: Nguyên vật liệu được đưa vào quá trình khai thác sản xuất hoặc lắp ráp. Các hoạt động đơn lẻ có thể là dịch vụ phòng trong khách sạn, đóng gói sách/video của các nhà bán lẻ trên mạng,… - Logistics đầu ra: sản xuất hoàn thiện, sản phẩm được lưu kho thành phẩm, đóng gói và vận chuyển đến hệ thống phân phối. - Marketing và bán hàng: nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo đúng nhu cầu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thông qua định vị thương hiệu, các hình thức quảng cáo,… - Dịch vụ: nhằm cung cấp dịch vụ sau bán và dịch vụ bổ trợ cho khách hàng qua việc lắp đặt, dịch vụ giải đáp thắc mắc, đào tạo, hướng dẫn,... - Cơ sở hạ tầng: thường hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho hoạt động riêng lẻ nào bao gồm quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp chế,… - Phát triển công nghệ: gồm công nghệ sản xuất sản phẩm, các hoạt động marketing trên mạng, nỗ lực sản xuất,… nhằm giảm chi phí, bảo vệ và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Quản trị nguồn nhân lực: nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đội ngũ lao động đầy đủ kỹ năng để thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị có hiệu quả. - Quản trị thu mua: đảm bảo các công việc thành toán của nguyên vật liệu, dịch vụ và các phương tiện vật chất khác nhằm đảm bảo mức giá thấp nhất có thể cho các khoản thành toán để có được mức chất lượng cao nhất có thể Chương II: Giới thiệu tập đoàn Nafoods Group 1.Kháiquáttập đoàn Nafoods Group Ngày 26/8/1995, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Vinh – tiền thân của Công ty cổ phần Nafoods Group được thành lập. Hai mươi lăm năm hình thành và phát triển, từ ước vọng là công ty kinh doanh về nước ngọt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Vinh đã vươn mình trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và quả tươi; được biết đến rộng rãi trên thị trường trong nước, ngoài nước với cái tên Công ty Cổ phần Nafoods Group (Nafoods).
  11. 11. 11 Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất, xuất khẩu và phân phối các sản phẩm về nước ép trái cây và rau củ quả. Nafoods chuyên về nước ép trái cây/NFC, xay nhuyễn, cô đặc, IQF và trái cây tươi. Đó là một trong những tập đoàn tiên phong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp xanh và bền vững, cung cấp cho thế giới các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, an toàn và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Từ năm 1998, vấp phải làn sóng cạnh tranh dữ dội từ các thương hiệu nước ngoài như Pepsi, CocaCola,…công ty đã chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với việc thành lập nhà máy sản xuất chế biến rau quả tại tỉnh Nghệ An (2003) . Trải qua nhiều khó khăn với việc phát triển sản phẩm dứa, tới năm 2009, công ty đã phát triển sản phẩm nước ép chanh leo. Sản phẩm đã mang lại thành công lớn cho công ty trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Từ đó công ty liên tục phát triển các dòng sản phẩm và mở rộng quy mô thị trường, đầu tư cho công nghệ dây chuyền sản xuất. Đến ngày 29/6/2010, Công ty chuyển đổi sang mô hình hoạt động CTCP, đổi tên thành CTCP Thực phẩm Choa Việt. Sau đó, Công ty được đổi tên thành CTCP Nafoods Group Với những thành công đã gặt hái được, năm 2019, công ty đã kêu gọi thành công 8 triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi từ IFC – thành viên của Ngân hàng Thế giới và gần 500.000 USD vốn đầu tư vào cổ phiếu phổ thông của Endurance Capital Vietnam I Limited – nhằm nâng cao công suất chế biến trái cây, mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển hơn nữa mảng kinh doanh giống cây ăn quả mới. bên cạnh đó vào Năm 2019, Nafoods đánh dấu thành công trong lĩnh vực sản xuất giống chanh leo khi là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp quyền bảo hộ 03 giống chanh leo thương hiệu Nafoods: Đài Nông1, Quế Phong 1 và Bách Hương 1. Từ cuối năm 2019, Nafoods chính thức thử nghiệm bán lẻ thương mại điện tử tại thị trường nội địa. Sau nhiều tháng giới thiệu sản phẩm, tích cực thăm dò phản ứng khách hàng, chúng tôi nhận thấy đây là một thị trường rất tiềm năng. Nafoods đang không ngừng tìm tòi để đa dạng hóa sản phẩm, mang đến cho khách hàng trong nước những sản phẩm tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng vẹn nguyên, chất lượng cao.
  12. 12. 12 Tính đến nay, Nafoods chiếm hơn 80% sản lượng nước chanh leo cô đặc sản xuất tại Việt Nam với vùng nguyên liệu rộng gần 50.000 ha trải dài khắp các vùng miền và các nước láng giềng. Trên trường quốc tế, sản phẩm chanh leo của Nafoods Group đã chinh phục được những thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ... cung cấp khoảng 8% sản lượng chanh leo cô đặc trên thế giới và là nhà cung cấp chanh leo cô đặc lớn nhất Châu Á. 2.Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh 2.1. Mục tiêu:  Nafoods Group đặt mục tiêu đến năm 2022 đạt hơn 2.300 tỷ đồng doanh thu; tỷ suất lợi nhuận gộp hơn 25%, tỷ suất EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) hơn 15%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế hơn 10%, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) hơn 25%; có hơn 1.000 khách hàng chất lượng, với 70% doanh số bán trực tiếp; kiểm soát 50% nguyên liệu toàn Việt Nam cho 5 loại trái cây trọng điểm; hệ thống 5 kho chính và hơn 100 điểm chuyển giao kỹ thuật/đại lý bán giống trên cả nước.  Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, hiệu quả, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư nguồn lực cho R&D và ứng dụng IoT là công nghệ cốt lõi cần trong tương lai gần, đó là phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nafoods hướng đến áp dụng công nghệ số hóa toàn diện trong thời gian tới  Tập đoàn đề ra mục tiêu phát triển bền vững với việc phát triển sản phẩm an toàn; đảm bảo môi trường làm việc và quyền lợi người lao động; bảo vệ môi trường; hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát triển nền kinh tế địa phương. 2.2. Tầm nhìn Nafoods là tập đoàn tiên phong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp số hoá, xanh và bền vững. 2.3. Sứ mệnh Cung cấp cho thế giới các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, an toàn và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là cho người nông dân.
  13. 13. 13 Chương III: Các nguồn lực và năng lực của tập đoàn Nafoods 1. Nguồn lực của tập đoàn Nafoods 1.1. Nguồn lực hữu hình 1.1.1. Nguồn lực tài chính Nafoods group đã mở rộng quan hệ hợp tác đối với một số đối tác tài chính đầu tư có thể kể đến như IFC – tổ chức tài chính thuộc Ngân hàng thế giới. Nafoods là công ty về nông nghiệp thứ 2 ở Việt Nam được IFC đầu tư giai đoạn 1 với 8 triệu USD và cam kết tiếp tực đầu tư dài hạn. Khoản đầu tư của IFC giúp cho Nafoods mở rộng số lượng nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng lạnh của công ty phù hợp với chúng nhận Hệ thống An toàn thực phẩm ISO:22000 được công nhận rộng rãi trên thế giới. Bên cạnh đó khoản đầu tư và tư vấn kỹ thuật của IFC đã hỗ trợ rất lớn cho Nafoods trong nỗ lực nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách áp dụng các nguyên tắc thực hành nông nghiệp an toàn, bền vững và cải thiện các cơ sở sản xuất. Điều đó giúp cho Nafoods chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh nổi bật như AFIEX, CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, CTCP chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định khi họ đều không có sự đột phá trong việc phát triển và cung ứng các sản phẩm mới trên thị trường. 1.1.2. Nguồn lực vật chất - Với mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu bao gồm 30% vùng nguyên liệu độc quyền, 50% từ các công ty con và chi nhánh và phần còn lại từ nông dân hợp tác, công ty đã hợp tác với chính quyền địa phương các vùng nguyên liệu quan trọng tại Việt Nam, mở rộng các khu vực Đông Nam Á và đầu tư mạnh vào R&D cho giống cây để phát triển nguồn nguyên liệu. - Về thu mua nông sản: Nguồn nguyên liệu Nafoods được thu gom từ các trang trại độc quyền và các nhà sản xuất theo hợp đồng, với khoảng 70% nguyên liệu thô đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số. - Về quy trình công nghệ: để giảm thiểu chi phí sản xuất, gồm vận chuyển, giảm thiểu và xử lý thiệt hại sau thu hoạch đối với sản phẩm tươi, tập đoàn Nafoods đã phát triển các nhà máy chế biến của mình gần với nguồn cung nguyên liệu. Nhà
  14. 14. 14 máy chế biến ở Nghệ An và Long An thuận tiện từ mọi hướng của Việt nam, Lào, Campuchia. Hiện tại Nafoods đã có cho mình được một hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại tại nhiều địa phương trên cả nước. Tiêu biểu như Nhà máy Naprod Nghệ an, nhà máy cây giống Quế Phong, nhà máy Nasoco Long An, nhà máy đóng gói Tây Bắc sơ chế. 1.1.3. Nguồn lực con người Công ty xác định nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng nhất, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do vậy, phất triển nguồn lực được Nafoods thưc sự chú trọng qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức và đặc biệt là thái độ để đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với công việc và tính kế thừa. Trước đây, Nafoods áp dụng quản trị nhân sự theo phương pháp truyền thống, hệ thống lương thưởng chưa phản ánh rõ nét năng lực và kết quả nên tập đoàn đã thực hiện cách thức mới: áp dụng sáng tạo BSC & KPI; Chính sách thu nhập rõ nét 3P cho toàn tổ chức; Hệ thống quản trị tài năng và đội ngũ kế thừa để phát triển giá trị Nafoods; hệ thống định giá nội bộ để vận hành hiệu quả các trung tâm lợi nhuận. Với nguồn lực con người hữu hiệu, gồm nhiều các chuyên gia trong nước và quốc tế, với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới Nafoods đã mạnh dạn tích hợp công nghệ thông tin (IoT – Internet of Things) vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, phát triển ứng dụng quản lý đại lý, khách hàng; từng bước hiện đại hóa hoạt động nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thông minh. 1.1.4. Nguồn lực tổ chức Tại các nhà máy, tập đoàn áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, kiểm soát một cách hiệu quả, hợp lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt tổ hợp nhà máy Long An đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng chỉ một thời gian ngắn sau khi khánh thành đạt được các tiêu chuẩn quốc tế và vượt qua các kỳ đánh giá nghiêm ngặt của khách hàng; Sắp xếp lại bộ phận Kế hoạch sản xuất và bộ phạn cung ứng nguyên liệu, quy về kiểm soát ở mức tập trung tập đoàn, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc và kiểm soát toàn chuỗi một cách hiệu quả, nhanh chóng. Tính đến ngày 30/6/2019, tập đoàn Nafoods Group đã có 4 công ty con là: CTCP Chanh leo Nafoods, CTCP Nafoods Miền Nam, CT TNHH MTV Quốc tế, CTCP Nafoods Tây Nguyên và liên kết với 3 công ty là CTCP Dược liệu Quế Phong, CTCP Nông nghiệp La Giang, CTCP Nafoods Tây Bắc.
  15. 15. 15 1.2.Nguồn lực vô hình 1.2.1. Nguồn lực mang tính kĩ năng Năm 2013, Nafoods Group đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm IQF, đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2019, Nafoods là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tạo ra được 3 giống chanh leo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận và cấp quyền bảo hộ, gồm giống Nafoods 1, Quế Phong 1 và Bách hương 1. 1.2.2. Nguồn lực cho đổi mới Tập đoàn Nafoods Group chú trọng trong việc đào tạo về kỹ năng, kiến thức, đặc biệt là thái độ. Tập đoàn đã tổ chức đào tạo được 1,467 lượt người với 5,205 giờ đào tạo. Trong đó, các chương trình đào tạo nổi bật như: Đào tạo văn hóa chịu trách nhiệm và không đổ lỗi trong nội bộ; Đào tạo về tiêu chuẩn ISO, quy định PRP, các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại các nhà máy,…Nội dung chương trình có chọn lọc phù hợp với từng đối tượng giúp nhân viên ngày càng nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân, nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty trong thời đại 4.0 1.2.3. Danh tiếng, vị thế Nafoods Group là một trong những tập đoàn trồng, chế biến và xuất khẩu rau quả sáng tạo nhất tại Việt Nam, chuyên về nước ép trái cây/NFC, xay nhuyễn, cô đặc, IQF và trái cây tươi, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại với yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế như BRC, ISO 22000: 2500, HACCP, SGF... Ở Việt Nam, Nafoods Group là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong việc sản xuất nước chanh leo cô đặc. Hiện nay, Công ty chiếm hơn 80% sản lượng nước chanh leo cô đặc sản xuất tại Việt Nam với vùng nguyên liệu rộng gần 50.000 ha trải dài khắp các vùng miền và các nước láng giềng. Trên trường quốc tế, sản phẩm chanh leo của Nafoods Group đã chinh phục được những thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ... Công ty cung cấp khoảng 8% sản lượng chanh leo cô đặc trên thế giới và là nhà cung cấp chanh leo cô đặc lớn nhất Châu Á. Là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất thành công cây giống chanh leo Đài Nông 1 sạch bệnh trên quy mô lớn, Nafoods Group sở hữu Viện giống quy mô lớn với công suất 6 triệu cây giống/năm, Nafoods Group tự hảo là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất thành công cây giống chanh leo Đài Nông 1 kháng bệnh trên quy mô lớn, cung cấp cho vùng nguyên liệu chanh leo rộng lớn tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Nafoods Group cũng vinh danh nhận được các chứng nhận quốc tế như GLOBAL GAP, Rainforest Alliance và Fair Trade, là 1 trong 50 doanh nghiệp
  16. 16. 16 được nhận danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét tặng. Năm 2016 và 2017, Nafoods Group vinh dự là 1 trong 100 doanh nghiệp được lựa chọn là doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. 2. Năng lực của tập đoàn Nafoods  Năng lực nhà quản trị: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các nhà quản trị của Tập đoàn Nafoods không ngừng học hỏi, tìm tòi, phát triển đa dạng hóa ngành sản phẩm. Theo kinh nghiệm từ các nước phát triển, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, ứng dụng KH&CN là xu hướng tất yếu. Nắm bắt được điều đó, nhà quản trị Nafoods đã chủ động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp tạo ra bước đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời tích cực quảng bá truyền thông, đưa ra các chiến lược hiệu quả, đủ mạnh để nâng cao sức cạnh tranh. Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng đầu, ban lãnh đạo Nafoods luôn nghiêm ngặt trong công tác quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty xác định nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng nhất, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh. Do đó phát triển nhân viên, người lao động luôn được chú trọng qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức, thái độ. Nafoods từng ngày hoàn thiện và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, khởi tạo một nền tảng vững chắc, văn minh, cam kết đảm bảo tất cả các quyền lợi của người lao động trong công ty. Người lao động được đảm bảo tất cả các quyền lợi mà phát luật quy định, được tôn trọng, phát triển, ghi nhận và bù đắp thỏa đáng. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường, Nafoods Group luôn ý thức rằng bất kỳ hoạt động trồng trọt, sản xuất nào cũng có những tác động đến môi trường xung quanh. Vì thế tất cả giải pháp đều hướng đến các mục đích chính: sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào (vật liệu, năng lượng, nguồn nước) và kiểm soát yếu tố đầu ra để giảm thiểu các tác động đến môi trường… Ngoài ra , Nafoods luôn nỗ lực để có thể tham gia rộng và sâu hơn các chương trình hỗ trợ cộng đồng và cùng phấn đấu xây dựng quê hương Nghệ An ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn. Trong mọi hoạt động của mình, Nafoods đều hướng đến việc gắn kết sự phát triển công ty với sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương và đất nước. Năng lực sản xuất: o Vùng nguyên liệu: Vùng nguyên liệu của Nafoods Group trải dài từ Tây Bắc, các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống Nafoods
  17. 17. 17 Group đã và đang hợp tác làm việc với bà con nông dân, các hợp tác xã và các đối tác ở cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam và một số đối tác lớn tại Lào, Campuchia. o Cơ sở sản xuất: Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Quỳnh Châu, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Công suất: Dây chuyền cô đặc 5.000 tấn sản phẩm/năm và Dây chuyền IQF 2.900 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Ấp hóc Thơm 1, xã Hòa Khánh Tây, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Công suất: Dây chuyền cô đặc 7.500 tấn sản phẩm/năm và Dây chuyền IQF 5.000 tấn sản phẩm/năm. Xưởng sản xuất dịch chanh leo tại Thành phố Pleiku - Gia Lai. Công suất 150 tấn dịch/tháng. Vườn ươm giống quy mô 5 ha, công suất 6 triệu cây giống/năm, tại xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An. Và một số các cơ sở sản xuất, chế biến được Nafoods Group thuê gia công. Năng lực con người: Đối với nhân viên, người lao động: Tại Nafoods, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nhân viên trong vấn đề xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và tích cực, Nafoods dành một phần ngân sách không nhỏ cho các hoạt động đào tạo nhân viên thường niên thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và bên ngoài. Tập đoàn mong muốn tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình nâng cao kiến thức, phát triển bản thân đồng thời đóng góp cho sự phát triển công ty và cộng đồng. Đối với đối tác, chuyên gia: Nafoods hợp tác với nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam. Qua đó, Nafoods nhận khoản đầu tư và tư vấn kỹ thuật cũng như các hỗ trợ khác có vai trò quan trọng cho sự phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 3. Năng lực cốt lõi của của Nafoods trên thị trường Vận dụng quy tắc VRINE: 3.1. Có giá trị Trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh, Nafoods Group dựa vào thế mạnh của Việt Nam về các trái cây và nông sản nhiệt đới để phát triển danh mục sản phẩm của mình. Danh mục sản phẩm đa dạng được chia thành 4 nhóm chính: nước ép cô đặc, nước ép/NFC/Puree, trái cây tươi và cây giống (chanh dây). Trong khi đa phần các sản phẩm nông nghiệp của Việt nam kinh doanh trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu dưới dạng tươi, chưa qua chế biến và với mức giá thấp do chất lượng kém hơn so với các quốc gia khác. Trong khi các đối thủ cạnh tranh nổi bật của Nafoods như AFIEX, Lafooco,… đều không có những sự đột phá trong việc phát triển và cung ứng các sản phẩm mới trên thị trường thì khoản đầu tư
  18. 18. 18 và tư vấn kỹ thuật của IFC đã hỗ trợ rất lớn cho Nafoods trong việc nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách áp dụng các nguyên tắc thực hành nông nghiệp an toàn, bền vững và cải thiện các cơ sở sản xuất. Tập đoàn nhận nâng cao năng lực sản xuất sẽ cho phép tạo ra được nhiều cơ hội gia tăng thu nhập hơn cho nông dân địa phương và đáp ứng được yêu cầu thị trường của các thị trường xuất khẩu có giá trị cao. Trong quan hệ hợp tác, hỗ trợ: Công ty mở rộng quan hệ hợp tác đối với một số đối tác tài chính đầu tư như IFC – Tổ chức tài chính thuộc ngân hàng thế giới. Năm 2019, kêu gọi thành công 8 triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi từ IFC, IFC tư vấn cho Nafoods triển khai hệ thống quản lí an toàn thực phẩm cho chuỗi cung ứng lạnh của công ty phù hợp với chứng nhận Hệ thống An toàn thực phẩm ISO:22000 được công nhận rộng rãi trên thế giới. Khoản đầu tư và tư vấn kỹ thuật của IFC hỗ trợ rất lớn cho Nafoods trong nỗ lực nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách áp dụng các nguyên tắc thực hành nông nghiệp an toàn và bền vững và cải thiện các cơ sở sản xuất, điều đó giúp cho tập đoàn nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng trường xuất khẩu và phát triển hơn mảng kinh doanh giống cây ăn quả mới. Ngoài ra, công ty còn phối hợp với Đại học Chung Hsing Đài Loan. Viện nghiên cứu và nhân giống cây trồng được thành lập với công suất 6 triệu giống cây trồng mỗi năm, đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu sang Lào và Trung quốc. Tập đoàn Nafoods đã khai thác lợi thế cạnh tranh của Đông Nam Á trong việc trồng các loại trái cây đặc thù gồm chanh dây, chuối, thanh long, dừa và trái cây họ cam để phát triển các khu vực nguyên liệu của tập đoàn Nafoods tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Cùng với vị trí thuận lợi của nhà kho, nhà máy gần các cảng biển địa phương, hơn 5000 tấn sản phẩm trái cây của công ty (~85% tổn xuất khẩu) đã được vận chuyển đến khắp các nước mỗi năm. 3.2. Hiếm Tư duy của nhà quản trị: Tư duy khác biệt đã khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng quyết định chọn Quế Phong, huyện nghèo biên giới của tỉnh Nghệ An, để xây dựng Viện Giống của Nafoods làm không ít người ngạc nhiên khi vừa xa xôi, lại thiếu điều kiện. Ông có một nhận thức và tầm nhìn đúng đắn khi nhìn ra được Nghệ An có khí hậu phù hợp, thổ nhưỡng sạch, ít gây nhiễm virus cho giống, giữ an toàn bí quyết công nghệ. Và đến nay, chanh leo đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Quế Phong khi 1.200ha được quy hoạch cho loại cây này.
  19. 19. 19 Khi Nafoods xác định các sản phẩm chủ lực, Công ty nhận thấy rằng nhiều sản phẩm rau củ quả phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ Trung Quốc, Thái Lan, Philipin. Chỉ có ít sản phẩm như chanh leo, gấc là chúng ta có lợi thế cạnh tranh còn các sản phẩm khác như: dứa, vải, chuối… chúng ta không có lợi thế cạnh tranh bằng các đối thủ trong khu vực. Hơn nữa, chúng ta cũng bất lợi hơn về thuế. Trong quá trình phát triển cây chanh leo,công ty nhận thấy đây là giống cây phù hợp nhất ở Việt Nam dù chanh leo xuất hiện đầu tiên tại Đài Loan, Thái Lan, Malayxia, Trung Quốc từ 30 năm trước nhưng xét về hiệu quả thì ở Việt Nam vẫn là hiệu quả nhất. Năm 2019, Nafoods là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt nam tạo ra 3 giống chanh leo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận và cấp quyền bảo hộ gồm giống Nafoods 1, Quế Phong 1 và Bách hương 1. - Cây giống chanh leo: Sản phẩm cây giống Chanh leo Đài nông 1 được Viện giống Nafoods sản xuất trong Hệ thống nhà kính hiện đại với một quy trình khép kín, nghiêm ngặt kiểm soát tốt virus và giới thiệu ra thị trường từ năm 2014. Sự ra đời của sản phẩm này tạo nên vòng tròn khép kín của một chuỗi giá trị nông nghiệp dọc ở Nafoods Group, không những mang lại cho Nafoods Group một cơ cấu doanh thu đáng kể mà còn đóng vai trò cầu nối, là phương tiện để Nafoods Group kiểm soát và quản trị tốt vùng nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ổn định. Bởi vậy Nafoods Group xác định Cây giống chanh leo sẽ là sản phẩm quan trọng góp phần tạo nên sự khác biệt và phát triển bền vững của mình. - Rau củ quả đông lạnh IQF: Bao gồm các loại rau, củ, quả chế biến cấp đông nhanh như: Chuối IQF, Thanh long đỏ IQF, Dừa IQF, Xoài IQF, Dứa IQF, Chanh leo IQF, Cà rốt IQF, Gừng IQF… Sau khi tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu tại Long An đi vào hoạt động tháng 4/2018, sản lượng chế biến và doanh thu các sản phẩm này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu doanh thu của Nafoods Group, đặc biệt là các sản phẩm Thanh long IQF, Xoài IQF và Dừa IQF. Bên cạnh đó, công ty đã mở rộng quan hệ hợp tác đối với một số đối tác tài chính, đầu tư có thể kể đến như IFC – tổ chức tài chính thuộc Ngân hàng thế giới. Nafoods là công ty về nông nghiệp thứ 2 ở Việt Nam được IFC đầu tư giai đoạn 1 với 8 triệu USD và cam kết tiếp tục đầu tư dài hạn.
  20. 20. 20 3.3.Khó bắt chước và không thể thay thế được Năng lực lãnh đạo của nhà quản trị đối với đội ngũ nhân viên có sức ảnh hưởng rất lớn đối vưới Nafoods Group. Do trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các loại trái cây này thì các sản phẩm có thể dễ sao chép nhưng chính con người là sự khác biệt duy nhất không thể sao chép, rồi từ những con người khác biệt sẽ tạo ra các sản phẩm khác biệt. Chính vì lí do đó mà từ khi thành lập Nafoods đã coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhân viên để tạo cho mình một năng lực cốt lõi thông qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức và đặc biệt là thái độ để đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với công việc và tính kế thừa. Tập đoàn đã tổ chức đào tạo được 1467 lượt người, với 5205 giờ đào tạo. Đây là nguồn lực khó bắt chước nhất và công ty đã khai thác tốt để tạo ra các sản phẩm khác biệt, phát triển thành công trong các lĩnh vực đã có nhiều đối thủ lớn để hoàn thiện chuỗi giá trị của mình. 3.4.Có thể khai thác được Với nguồn lực con người hiện hữu, gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Nafoods đã mạnh dạn tích hợp công nghệ thông tin (IoP – Internet of Things ) vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, phát triển ứng dụng quản lý đại lý, khách hàng; Từng bước hiện đại hóa hoạt động nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thông minh. Công ty cũng khởi công xây dựng nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ quả xuất khẩu; đón nhận chứng chỉ Global GAP cho trang trại chanh leo Nafoods tại Mộc Châu. Nhà máy Chế biến chanh leo, rau, củ quả được xây dựng tại Khu công nghiệp Bó Bun, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trên diện tích 2 ha, tổng mức đầu tư cho 2 giai đoạn là 200 tỷ đồng. Nafoods đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền rau củ quả đông lạnh và hiện nay là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau củ quả cấp đông uy tín tới các thị trường khó tính như: Châu Âu, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các sản phẩm của Nafoods đều đạt các chứng chỉ quốc tế uy tín như: Hệ thống kiểm soát đảm bảo chất lượng quốc tế (SGF IRMA); Chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm toàn cầu đối với thực phẩm bán lẻ KOSHER, HALAL, BRC; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005/HACCP. Một số sản phẩm tiêu biểu của Nafoods có tác động không nhỏ tới sự tăng trưởng về doanh thu của doanh nghiệp như: - Hạt điều – sản phẩm giá trị gia tăng
  21. 21. 21 Đây là các sản phẩm mới được thử nghiệm của Nafoods Group trong Quý 4 năm 2018, bao gồm các sản phẩm giá trị gia tăng như nhân điều, xoài sấy dẻo… xuất khẩu sang các thị trường Nga, Trung Đông… Dù mới chỉ thử nghiệm trong thời gian ngắn nhưng các sản phẩm này đã mang lại kết quả doanh thu đáng ghi nhận và hứa hẹn. -Trái cây tươi Cuối năm 2017, sản phẩm chanh leo quả tươi của Nafoods đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Nafoods. Tiếp nối thành công đó, năm 2018, các sản phẩm trái cây tươi như thanh long, chanh chua, chuối,… đã được xuất khẩu sang các thị trường châu Á và Trung Đông trong đó đặc biệt là thị trường Trung Quốc – Thị trường tiềm năng bậc nhất thế giới về nhu cầu quả tươi. Đánh giá năng lực cốt lõi của Nafoods Tại Nafood group, con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, vì vậy công ty luôn chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự có đủ tài, đủ đức để tham gia và cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày một thành công hơn. Công ty xác định nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng nhất, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do vậy, phát triển nguồn lực được Nafoods Group thực sự chú trọng qua việc tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức và đặc biệt là thái độ để đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp với công việc và tính kế thừa. Doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo được 1,467 lượt người, với 5,205 giờ đào tạo. Trong đó có các chương trình đào tạo nổi bật như Đào tạo văn hóa chịu trách nhiệm và không đổ lỗi trong nội bộ; đào tạo về tiêu chuẩn ISO, quy định PRP, các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại các nhà máy... Nội dung chương trình có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng giúp nhân viên ngày càng nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân, nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty trong thời đại 4.0. Chương IV. Lợi thế cạnh tranh của Nafoods 1.Nhận dạng lợi thế cạnh tranh của Nafoods Lợi thế cạnh tranh của Nafoods là khác biệt hóa. Doanh nghiệp luôn hướng tới sự khác biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại đồng thời tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng.
  22. 22. 22 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Nafoods 2.1. Năng suất Nafoods kiểm soát hoàn toàn chuỗi giá trị của mình bao gồm: các vùng nguyên liệu (cây giống, trồng trọt), thu hoạch (trái cây tươi), chế biến và sản xuất, xuất khẩu và phân phối. Nafoods thu mua nông sản từ các trang trại độc quyền, 70% nguyên liệu thô đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số. Công ty ký hợp đồng thu mua tất cả nông sản mà nông dân hợp tác sản xuất, cung cấp cho họ cây giống có chất lượng cao, hỗ trợ họ về các kỹ thuật nông nghiệp và các phương án trồng trọt. Do đó Nafoods có thể kiểm soát được nguyên liệu đầu vào với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Công ty được IFC hỗ trợ tư vấn và đầu tư triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho chuỗi cung ứng lạnh của công ty phù hợp với chứng nhận của thế giới. Công ty hiện đang sở hữu một hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại tại nhiều địa phương như: Nghệ An, Long An, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bình Thuận. Nafoods đã áp dụng sáng tạo BSC & KPI, có chế độ lương thưởng phù hợp đã thu hút được đội ngũ lao động có năng lực làm việc tốt. Nafoods đã ứng dụng công nghệ thông tin trong rất nhiều mảng khác nhau: Xây dựng được nền tảng ứng dụng quản lý đại lý bán giống; xây dựng thành công hệ thống phòng họp trực tuyến để nhân viên dễ dàng trao đổi hơn; nghiên cứu xây dựng nền tảng CRM cho Hoa quả tươi và kinh doanh truyền thống nhằm tập trung được các hạng mục cơ sở dữ liệu tập đoàn về một mối Với nguồn lực con người hiện hữu, gồm nhiều các chuyên gia trong nước và quốc tế, với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Nafoods đã mạnh dạn tích hợp công nghệ thông tin (IoT - Internet of Things) vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, phát triển ứng dụng quản lý đại lý, khách hàng; từng bước hiện đại hóa hoạt động nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thông minh.  Công ty đã tăng được hiệu suất công việc cao. Khi có nhiều nhà máy sản xuất tại nhiều nơi đã tạo sự thuận tiện nhanh chóng cho việc chế biến sản xuất nông sản cũng như việc xây dựng nhiều đại lý sẽ thuận tiện hơn cho việc phân phối. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin giúp công ty dễ kiểm soáthơn. Chế độ đãi ngộ hợp lý cũng là yếu tố tác động đến việc tăng hiệu suất do người lao động yên tâm hơn, họ sẽ cống hiến hết mình cho công ty, tạo ra được nhiều giá trị hơn.
  23. 23. 23 2.2. Chất lượng Với sự kiểm soátđược chất lượng đầu vào, sản phẩm của Nafoods được đảm bảo hơn về chất lượng. Các nhà máy chế biến được đặt tại nhiều tỉnh trên khắp cả nước làm giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch đốivới sản phẩm tươi do sau khi thu hoạch các loại nông sản sẽ được đưa trực tiếp vào các nhà máy để chế biến. Công ty đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp; ngoài ra còn có cả Hàn Quốc và Trung Quốc. điều đó cho thấy chất lượng sản phẩm của Nafoods ngày càng được các đối tác nước ngoài công nhận. Tại các nhà máy, tập đoàn Áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, kiểm soát một cách hiệu quả, hợp lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt Tổ hợp nhà máy Long An đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng chỉ một thời gian ngắn sau khi khánh thành, đạt được các tiêu chuẩn quốc tế và vượt qua các kì đánh giá nghiêm ngặt của khách hàng.  Chất lượng dây truyền sản xuất cũng như sản phẩm đã nhận được sự khẳng định của các tổ chức trên thế giới, xuất khẩu được vào các thị trường khó tính giúp khách hàng đặt nhiều lòng tin vào doanh nghiệp hơn. 2.3. Đổi mới và sáng tạo Trước những bức bách tìm lối ra cho doanh nghiệp, trách nhiệm một lần nữa lại dồn lên đôi vai của những người luôn tâm huyết vì sự sống còn của Nafoods. “Thay đổi hay là chết” là câu hỏi luôn thường trực trong tâm trí của tập thể lãnh đạo công ty. Việc đầu tiên là chấp nhận đau đớn để thay đổi cây dứa là cây nguyên liệu chủ lực của bước ngoặt chuyển mình năm xưa bằng cây chanh leo. Bắt đầu từ đây câu chuyện Nafoods gắn liền với cây chanh leo đã nối dài thêm một chương mới. Năm 2007, Nafoods đã góp phần phát triển diện tích chanh leo tại vùng đất Tây Nguyên. Từ đây, những lô hàng sản phẩm nước chanh leo cô đặc đầu tiên mang thương hiệu Nafoods đã chính thức có mặt tại thị trường EU. Liên tục trong những năm sau đó, Nafoods luôn là doanh nghiệp dẫn đầu về thu mua sản lượng chanh leo tại Tây Nguyên, góp phần làm ổn định đầu ra nông sản cho bà con nông dân. Ngoài chanh leo, cây gấc cũng là một lựa chọn cơ bản của Nafoods để cho ra đời những lô hàng Puree gấc xuất khẩu. Trong khi các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nội địa và tại nước ngoài chủ yếu là hoa quả tươi chưa qua chế biến thì Nafoods tìm cho mình hướng đi riêng, mang đến sản phẩm mới lạ: chanh leo cô đặc. (Trong những năm đầu sản phẩm này đã chiếm đến 60% doanh thu của công ty). Sau nhiều trải nghiệm, Nafoods nhận thức sâu sắc rằng, để quyết tâm theo đuổi đến cùng và phát triển bền vững với ngành chế biến nông sản, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thay đổi mô hình quản trị, đó là mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp cạnh tranh toàn cầu. Với giá trị cốt lõi này, Nafoods kiên định với chiến lược mục
  24. 24. 24 tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh đã đặt ra. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất chế biến. Theo mô hình này, những năm gần đây, Nafoods đã chuyển mình mạnh mẽ cả về lượng và chất. Đến nay, sau những thăng trầm, Nafoods đã vươn lên trở thành Doanh nghiệp số 1 Việt Nam và khu vực châu Á về xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây và các loại thức uống bổ dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với mô hình liên kết bốn nhà : Nhà nông, nhà Doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học, Nafoods đã hoàn toàn chủ động về vùng nguyên liệu. Đến nay, Nafoods đã quy hoạch được trên 900 ha chanh leo chất lượng cao tại Quế Phong, 250 ha gấc tại hai huyện Anh Sơn và Quỳnh Lưu (Nghệ An), 300 ha ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ... Không dừng lại ở một vài sản phẩm đơn điệu, Nafoods chủ trương đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm mang thương hiệu Nafoods, ngoài nước chanh leo cô đặc, nước dứa cô đặc, các loại thức uống bổ dưỡng... còn có thêm sản phẩm Puree gấc (dầu gấc tinh khiết) và tự hào là nhà Doanh nghiệp xuất khẩu dầu gấc lớn nhất trên thế giới và là Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chủ động được giống chanh leo sạch bệnh năng suất cao. 2.4. Sự phản hồi của khách hàng Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng cây giống, bán giống trực tiếp đến tay người dân. Không chỉ dừng lại ở việc bán cây giống, công ty còn cung cấp phân bón vật tư nông nghiệp đến việc thu mua nông sản khi thu hoạch. Đây là điều ít công ty nào có thể làm được Chương V.Chuỗi giá trị của tập đoàn Nafoods Hiện tại, tập đoàn Nafoods đã xây dựng và phát triển được cho mình một hệ sinh thái vững chắc và hiệu quả trên thị trường. Điều này giúp công ty hình thành một chuỗi giá trị mạnh mẽ. 1.Logistics đầu vào Về thu mua nông sản, nguồn nguyên liệu Nafoods được thu gom từ các trang trại độc quyền và các nhà sản xuất theo hợp đồng, với khoảng 70% nguyên liệu thô đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số. Công ty soạn thảo các hợp đồng hợp tác với các cam kết rõ ràng Nafoods mua tất cả các loại trái cây hàng năm mà nông dân hợp tác xã sản xuất. Với mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu bao gồm 30% vùng nguyên liệu độc quyền, 50% từ các công ty con và chi nhánh, phần còn lại từ nông dân hợp tác công ty đã hợp tác với chính quyền địa phương các vùng nguyên liệu quan trọng tại Việt Nam, mở rộng ở các khu vực Đông Nam Á và đầu tư mạnh vào R&D cho cây giống để phát triển các vùng nguyên liệu. Về sản phẩm cây giống, phối hợp với đại học Chung Hsing Đài Loan, viện nghiên cứu và nhân giống cây trồng được thành lập vưới công suất 6 triệu cây
  25. 25. 25 giống mỗi năm. Nafoods sở hữu Viện giống chanh leo công nghệ cao với diện tích nhà kính 6 ha, công suất 6 – 6.5 triệu cây giống sạch bệnh/năm cung ứng giống cho vùng nguyên liệu chanh leo rộng lớn khắp cả nước và xuất khẩu sang nước bạn Lào. Hiện nay, Nafoods Group đã hợp tác với chính quyền địa phương để trồng 1500 ha chanh leo tại Nghệ An, 3000 ha tại Gia Lai và 5000 ha ở Sơn La. 2. Sản xuất Để giảm thiểu chi phí sản xuất gồm vận chuyển, giảm thiểu và xử lý thiệt hại sau thu hoạch đối với sản phẩm tươi, tập đoàn Nafoods đã phát triển các nhà máy chế biến của mình gần với nguồn cung nguyên liệu. Hai nhà máy ở Nghệ An và Long An thuận tiện từ mọi hướng của Việt Nam, Lào, Campuchia. Do đó, nguyên liệu được chế biến trong thời gian ngắn sau khi thu hoạch. Với các vùng nguyên liệu, chúng được đầu tư với hệ thống tưới tiêu, kỹ thuật canh tác hiện đại, đồng bộ mang đến những sản phẩm rau củ quả sạch đạt chuẩn chất lượng. Hiện tại Nafoods đã có được cho mình một hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại tại nhiều địa phương trên cả nước. Với các hệ thống dây chuyền MMTB hiện đại công nghệ của Châu Âu, những sản phẩm trái cây rau củ quả sạch được nhanh chóng vận chuyển về nhà máy, phân loại và đưa vào dây chuyền sản xuất. Chuỗi nhà máy của Nafoods Group phân bố đều khắp Việt Nam, bao gồm: tỉnh Nghệ An, tỉnh Long An, tỉnh Sơn La, tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Thuận. Tổng công suất hơn 20,000 tấn sản phẩm mỗi năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm tốt cho hàng nghìn người khắp các tỉnh.Nổi bật có thể kể đến như: - Nhà máy Naprod Nghệ An, tại quận Quỳnh Lưu: gồm 1 dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc và 1 dây chuyền sản xuất IQF, có diện tích 5ha, công suất 5.000 tấn nước ép cô đặc/năm và 2.900 tấn sản phẩm IQF/năm. - Nhà máy cây giống Quế Phong, tại huyện Quế Phong liên kết với các chuyên gia của Đại học Chung Hsing – Đài Loan có diện tích nhà kính là 6ha, công suất 6 triệu cây giống/năm.
  26. 26. 26 - Nhà máy Nasoco Long An tại huyện Đức Hòa gồm 1 dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc và 2 dây chuyền sản xuất IQF có diện tích 6,5 ha, công suất 7.000 tấn nước ép cô đặc/năm, 5.000 tấn sản phẩm IQF/năm, tiêu thụ 100.000 tấn nguyên liệu trái cây/năm. - Nhà máy đóng gói Tây Bắc sơ chế, đóng gói và bảo quản trái cây xuất khẩu tại Mộc Châu gồm hệ thống phân loại, đông lạnh và bảo quản có diện tích 2 ha ( sẽ được mở rộng lên 4 ha vào năm 2020 ), tiêu thụ 50.000 tấn nguyên liệu trái cây/năm. - Tổ hợp công nghệ cao Tây Nguyên tại Gia Lai có diện tích 13 ha gồm trung tâm nghiên cứu nhân giống cây trồng công nghệ cao, nhà máy sản xuất để phân loại, tách, đóng gói và bảo quản trái cây xuất khẩu. - Tổ hợp bao bì trái cây Nafoods Bình Thuận tại khu công nghiệp Bình Thuận gồm nhà máy đóng gói và hệ thống kho lạnh với diện tích 2 ha, tiêu thụ 60.000 tấn nguyên liệu trái cây/năm.
  27. 27. 27 Tại các nhà máy tập đoàn áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, kiểm soát một cách hiệu quả, hợp lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt Tổ hợp nhà máy Long An đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng chỉ một thời gian ngắn sau khi khánh thành, đạt được các tiêu chuẩn quốc tế và vượt qua các kỳ đánh giá nghiêm ngặt của khách hàng; Sắp xếp lại bộ phận Kế hoạch sản xuất và bộ phận Cung ứng nguyên liệu, quy về kiểm soát tập trung ở mức tập đoàn, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc và việc kiểm soát toàn chuỗi một cách hiệu quả, nhanh chóng. 3. Logistics đầu ra Nafoods Group là một trong những tập đoàn trồng, chế biến và xuất khẩu rau quả sáng tạo nhất Việt Nam, chuyên về nước ép trái cây/NFC, xay nhuyễn, cô đặc, IQF và trái cây tươi. Công ty cung cấp hơn 13.300 tấn trái cây tươi và chế biến hàng năm từ nông dân ở các vùng khác nhau ở Việt Nam bao gồm Tây Nguyên, Tây Bắc và các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Các sản phẩm của công ty được phân phối trên toàn thế giới đặc biệt là ở châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Đại Dương, Trung Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thị trường Mỹ và Châu Âu từ chỗ chiếm gần 2/3 doanh số đã giảm xuống chỉ còn 1/3 doanh số, thay vào đó là các thị trường mới như Trung Quốc, Trung Đông và Nga. Nafoods phân phối sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế qua cả kênh trực tiếp và gián tiếp. Trong đó vận chuyển hàng không chỉ được áp dụng cho các đơn hàng trái cây tười từ các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thượng Hải (Trung Quốc) do chi phí vận chuyển hàng không cao. 4. Marketing và bán hàng Với mục tiêu mở rộng thị trường, khách hàng, đa dạng hóa ngành hàng thông qua hoạt động marketing của công ty đã thu được nhiều kết quả khả quan. Sản phẩm sau khi được sản xuất, đóng gói, nhanh chóng được đưa vào hệ thống kho bảo quản và bốc xếp lên Container chở ra cảng biển để xuất khẩu. Hiện nay, Nafoods đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật,…
  28. 28. 28 - Đối với các sản phẩm truyền thống như nước ép trái cây và rau củ quả đông lạnh: công ty tiếp tục duy trì tốt các thị trường sẵn có như Chấu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Đa dạng hóa sản phẩm của Nafoods trên các thị trường này và tiếp tục tấn công mạnh vào thị trường Trung Quốc, Trung Đông và Đông Âu. - Đối với sản phẩm cây giống: Công ty đã tiếp tục nâng cao chất lượng cây giống hiện tại, đẩy mạnh công tác bán giống trực tiếp tới tận tay người dân. Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh bán giống vào thị trường Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Lào. Kết hợp với các chương trình khuyến nông từ cung cấp giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đến bao tiêu sản phẩm giúp công ty có thêm nguồn thu từ hoạt động thương mại. - Đối với sản phẩm quả tươi: Năm 2018, Nafoods Group ngoài việc đẩy mạnh sản phẩm chanh leo quả tươi tại thị trường Châu Âu còn khai thác, phát triển thêm các sản phẩm khác có giá trị gia tăng cao như thanh long quả tươi, chanh chua, chuối, khoai lang tím vào các thị trường Châu Á, Trung Đông. Trong đó, đặc biệt là thị trường Trung Quốc – thị trường tiềm năng bậc nhất về nhu cầu quả tươi. Mặc dù chỉ mới bắt đầu tập trung phát triển từ thàng 10 năm 2018 nhưng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. - Đối với các ngành hàng mới khác: Công ty đã mở rộng thành công các sản phẩm giá trị gia tăng như nhân điều, xoài sấy,…xuất khẩu sang các thị trường Nga, Irac,… tương tự các sản phẩm quả tươi dù mới chỉ tập trung phát triển từ tháng 10 năm 2018 nhưng kết quả thu được là rất khả quan. - Các tháng cuối năm 2018, công tác mở rộng thị trường của công ty đã gặt hái được rất nhiều thành công với việc liên tục ký kết thành công các thảo thuận, ghi nhớ hợp tác tronh việc xuất khẩu nông sản với các đối tác lớn đến từ Trung Quốc, Nga, Úc, Ấn Độ,… mở ra thị trường xuất khẩu rọng lớn cho công ty trong những năm tới. Cùng với đó, tập đoàn đã gia tăng nhiều hơn các hoạt động xúc tiến thương mại qua việc xuất hiện nhiều hơn tại các hội chợ thương mại nông sản quốc tế như Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food, World Trade Moscow, tham gia đoàn công tác Bộ NN&PTNT tại Hà Lan, Hội chợ quốc tế chuyên ngành Thực phẩm và Đồ uống ( Anuga), Hội chợ thực phẩm và đồ uống Sial Paris,… cũng như tổ chức các chương trình xã hội như thiện nguyện, tri ân khách hàng, kích cầu tiêu dùng. Không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm các cách thức đổi mới, tối ưu sản xuất kinh doanh và hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới, Nafoods tin tưởng chuyển đối số là yếu tố quan trọng nhất. Nafoods tập trung đầu tư vào các giải pháp số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu để tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao
  29. 29. 29 năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, kênh thương mại điện tử sẽ được đẩy mạnh, bên cạnh các kênh bán truyền thống từ trước đến nay. Và như vậy, từ cuối năm 2019, Nafoods chính thức thử nghiệm bán lẻ thương mại điện tử tại thị trường nội địa. 5. Dịch vụ Trong quá trình thu mua nông sản, công ty soạn thảo các hợp đồng hợp tác với các cam kết rõ ràng là Tập đoàn Nafoods mua tất cả các loại trái cây hàng năm mà nông dân hợp tác xã sản xuất. Điều này đảm bảo lợi ích cho nông dân về số lượng ổn định và giá cả cạnh tranh, cung cấp cho nông dân cây giống chất lượng cao giúp nông dân có các phương án trồng trọt tốt hơn cũng như hỗ trợ nông dân thông qua tài chính và kỹ thuật nông nghiệp. Về nghiên cứu và phát triển với mục tiêu hướng tới sự khác biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại đồng thời tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng thì công ty luôn chú trọng tới hoạt động NC&PT. Về công tác quản trị: Tập đoàn áp dụng triệt để hệ thống KPI/BSC quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời quản trị kế hoạch hành động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nổi bật có thể kể đến như việc xây dựng thành công hệ thống phòng hợp trực tuyến, nâng cao được các nhu cầu trao đổi nhóm trong công tác phối hợp giữa các khu vực địa lý xa. 6. Cơ sở hạ tầng Đối với công tác quản trị, Tập đoàn ứng dụng CNTT – hệ thống KPI/BSC quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời quản trị kế hoạch hành động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Xây dựng được nền tảng ứng dụng quản lý đại lý/ bán giống. Xây dựng thành công hệ thống phòng họp trực tuyến, nâng cao được các nhu cầu trao đổi đội nhóm trong công tác phối hợp giữa các khu vực địa lí xa (nhất là khối Kinh doanh và Marketing); Làm việc với các đối tác, nghiên cứu xây dựng nền tảng ứng dụng, phần mềm CRM cho Hoa quả tươi và kinh doanh truyền thống nhằm Tập trung được các hạng mục cơ sở dữ liệu ở các cá nhân; Triển khai nâng cấp hạ tầng máy và chia nhỏ dữ liệu ở các cá nhân; Triển khai nâng cấp hạ tầng máy chủ, nhằm đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng khi triển khai và đưa vào khai thác đồng bộ các phần mềm quản trị doanh nghiệp; Triển khai hệ thống giám sát tổng thể, nhằm giám sát tổng thể, nhằm giám sát có mục đích các khu vực trọng điểm của tập đoàn. Tại các nhà máy tập đoàn áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lí chất lượng kiểm soát một cách hiệu quả, hợp lí công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc
  30. 30. 30 biệt Tổ hợp nhà máy Long An đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng chỉ một thời gian ngắn sau khi khánh thành, đạt được các tiêu chuẩn quốc tế và vượt qua các kì đánh giá nghiêm ngặt của khách hàng; Sắp xếp lại bộ phận Kế hoạch sản xuất và bộ Phận cung ứng nguyên liệu, quy về kiểm soát tập trung ở mức tập đoàn, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc và việc kiểm soát toàn chuỗi một cách hiệu quả, nhanh chóng. Nafoods tích hợp công nghệ thông tin (IoP – Internet of Things) vào hệ thống quản lý và kiểm soát vườn trồng, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, phát triển ứng udngj quản lí đại lí, khách hàng; Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, tiệm cận nền nông nghiệp số thống minh. 7. Phát triển công nghệ Để giảm thiểu chi phí sản xuất, gồm vận chuyển, giảm thiểu và xử lý thiệt hịa sau thu hoạch đối với sản phẩm tươi. Tập đoàn Nafoods đã phát triển các nhà máy chế biến của mình gần với nguồn cung nguyên liệu. Hai nhà máy chế biến ở Nghệ An và Long An thuận tiện từ mọi hướng của Việt Nam, Campuchia và Lào. Do đó nguyên liệu trái cây thô được chế biến trong thời gian ngắn sau khi được thu hoạch. Hiện tại Nafoods đã có được cho mình một hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại tại nhiều địa phương trên cả nước như Nhà máy Naprod Nghệ An, Nhà máy cây giống Quế Phong, Nhà máy Nasoco Long An,... Về Nghiên cứu và phát triển, với mục đích hướng tới sự khác biệt nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại đồng thời tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của khách hàng, hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn được Công ty quan tâm và chú trọng. Và đã có những kết quả đạt được như: + Chọn tạo được 3 giống chanh leo mới phù hợp cho chế biến và nhu cầu ăn tươi, năng suất cao hơn và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Đến năm 2019, Nafoods được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận và cấp quyền bảo hộ đối với 3 giống chanh leo này gồm giống Nafoods 1, Quế Phong 1 và Bách hương 1.
  31. 31. 31 + Triển khai thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ bảo quản quả chanh leo bằng phương pháp điều biến khí (MAP), hiện tại đang chờ Bộ NN&PTNT thẩm định. + Nghiên cứu mô hình canh tác chanh leo theo hướng hữu cơ, hiện tại đang trong giai đoạn thử nghiệm các loại phân bón, chế phẩm bảo vệ thực vật phù hợp cho canh tác chanh leo, hiện tại đã tìm được đối tác cung cấp và đang triển khai thử nghiệm các loại phân bón, chế phẩm. 8. Quản trị nguồn nhân lực Nguồn lao động chính là tài sản đắt giá và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Mỗi tổ chức cần phải quản lý được việc tuyển dụng, chọn lựa, đào tạo, bồi dưỡng phát triển, và sự khen thưởng. Vì vậy, Quản trị nguồn nhân lực ở Tập đoàn Nafoods rất được chú trọng. Nafoods tổ chức đào tạo về kỹ năng, kiến thức, đặc biệt là thái độ để đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp với công việc và tính kế thừa. Chính sách đào tạo: Lấy phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC để điều hành doanh nghiệp, trong đó Nafoods Group tập trung vào khía cạnh gốc rễ “Học hỏi và Phát triển”, vì vậy chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo nội bộ. Đối với lao động trực tiếp: mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành hàng. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nhằm đáp ứng được yêu cầu mới trong công tác. Đối với lao động các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Công ty luôn tạo điều kiện tham gia các khóa học trong và ngoài nước với ngành nghề chuyên môn phù
  32. 32. 32 hợp với yêu cầu công việc, tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về các chế độ, chính sách của Nhà nước. Chế độ làm việc: Thời gian làm việc: Bộ phận gián tiếp làm việc 5,5 ngày/tuần (nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật), 8h/ ngày, nghỉ trưa 1,5h; bộ phận trực tiếp làm việc 6 ngày/tuần (nghỉ ngày chủ nhật), 8h/ngày, nghỉ trưa 1,5h. Khi có yêu cầu về tiến độ kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Bộ phận gián tiếp làm theo giờ hành chính, bộ phận trực tiếp được bố trí làm theo ca. Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc được thiết kế khang trang, thoáng mát. Lực lượng lao động trực tiếp được trang bị đầy đủ các phương tiện và công cụ làm việc, vệ sinh lao động. Chính sách lương: Công ty áp dụng chính sách lương 3P ( chính sách lương tiến bộ nhất hiện nay) để tạo động lực cho người lao động, cụ thể: + Lương P1: Trả theo vị trí người lao động đang nắm giữ trong doanh nghiệp, bằng cấp, thâm niên công tác. + Lương P2: Trả theo năng lực ( đánh giá định kỳ 6 tháng – 12 tháng /1 lần). + Lương P3: Trả theo mức độ hoàn thành công việc hay trả theo hiệu quả coogn việc được đánh giá định kỳ tháng/ quý/ bằng công cụ KPI để quản trị mục tiêu doanh nghiệp gắn với việc quản trị chỉ tiêu trọng yếu giao đến từng phòng ban và từng cá nhân. Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc, hàng quý, hàng năm công ty đều tổ chức bình bầu các cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp xây dựng cho Công ty cũng như các sáng kiến làm tăng hiệu quả công việc. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của các cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải tiến về kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, chống lãng phí. Hình thức khen thưởng cũng rất đa dạng, bên cạnh thưởng bằng tiền mặt, hiện vật, Công ty còn tổ chức khen thưởng bằng những chuyến du lịch nước ngoài khi có điều kiện, khen thưởng bằng cổ phiếu thưởng của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng xử lý, kỷ
  33. 33. 33 luật thích đáng những cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến hình ảnh và hoạt động công ty. Chính sách bảo hiểm và phúclợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp được Công ty trích nộp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Công ty thực hiện các chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động, Nội quy lao động. Công ty luôn quan tâm đến đời sống và cải thiện điều kiện cho cán bộ công nhân viên. Công ty luôn chú trọng đến vấn đề an toàn lao động cho lao động trực tiếp sản xuất. Các chế độ bảo hiểm cho người lao động được Công ty thực hiện đầy đủ theo Luật lao động. Vào các ngày lễ, tết... Công ty luôn tổ chức đi tham quan, nghỉ mát định kỳ cho CBCNV trong Công ty Chính sách tuyển dụng: Thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Những lao động đảm nhận vị trí cao được Công ty chọn lựa kỹ càng nhằm đáp ứng được năng lục trình độ và kinh nghiệm theo yêu cầu công việc. 9. Quản trị thu mua Với mục tiêu mở rộng nguồn nguyên liệu bao gồm 30% vùng NL độc quyền, 50% từ các công ty con và chi nhánh và phần còn lại từ nông dân hợp tác, công ty đã hợp tác với chính quyền địa phương các vùng nguyên liệu quan trọng tại Việt Nam, mở rộng ở các khu vực Đông Nam Á và đầu tư mạnh vào R&D cho cây giống để phát triển các vùng nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu của Nafoods được thu gom từ cả trang trại độc quyền và các nhà sản xuất theo hợp đồng, với khoảng 70% nguyên liệu thô đến từ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc dân tộc thiểu số. Công ty soạn thảo các hợp đồng hợp tác với các cam kết rõ ràng từ Tập đoàn Nafoods mua tất cả các loại trái cây mỗi hàng năm mà nông dân hợp tác sản xuất. Điều này đảm bảo lợi ích cho nông dân về số lượng ổn định và giá cả cạnh tranh; cung cấp cho nông dân cây giống chất lượng cao; giúp nông dân có các phương án trồng trọt tốt hơn; cũng như hỗ trợ nông dân thông qua tài chính và kỹ thuật nông nghiệp.
  34. 34. 34  Tập đoàn nên phát triển giá trị gia tăng theo hướng: Nafoods Group là tập đoàn gắn bó với nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cây ăn quả. Cùng với sự gia tăng nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng trái cây trong nước cũng ngày càng tăng do thu nhập và mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao. Trên thị trường cả trong và ngoài nước đều đang rất đa dạng về các loại giống cây trồng và các loại cây ăn quả, hoa quả quanh năm để phục vụ cho thực khách. Vì vậy muốn tiếp tục phát triển và ngày càng phát triển hơn nữa thì Nafoods nên quan tâm phát triển công nghệ, tập trung nghiên cứu và phát triển hơn nữa các loại giống cây trồng mới, các loại giống cây trồng tạo ra năng suất, chịu được các loại thời tiết khác nhau. Bởi lẽ với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha trộn tính ôn đới tuy rất thuận tiện cho nhiều loại cây ăn quả ở nước ta phát triển nhưng cũng mang lại không ít khó khăn do thời tiết mang lại. Tập đoàn cần liên kết hợp tác với nhiều trung tâm nghiên cứu, phát triển cây ăn quả để đem lại nhiều thành công tương tự như khi tập đoàn đã thành công trong việc mang sản phẩm chanh leo tím Việt Nam sang 50 quốc gia trên thế giới, chiếm 9% tỷ trọng sản lượng chanh leo nhập khẩu tại thị trường Châu Âu. Trong thời kì hiện nay công nghệ là thứ đi đầu, đón đầu mọi xu hướng vì vậy Nafoods cần đặc biệt phát triển để tạo ra nhiều thành quả hơn nữa. C.Kết luận Như vậy, ta có thể nhận thấy một doanh nghiệp muốn phát triển, muốn định vị được vị trí của mình trên bất kì thị trường hay lĩnh vực của ngành nghề nào thì cũng cần có những năng lực khác biệt. Bởi chỉ có khác biệt mới có thể tạo ra những sản phẩm tốt thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức độ cao nhất có thể. Với Nafoods cũng không ngoại lệ, bằng việc xây dựng và phát triển các nguồn lực, năng lực cốt lõi của tập đoàn, áp dụng các cách thức để đạt được lợi thế cạnh tranh vượt trội thì Tập đoàn Nafoods Group đã đạt được những thành công nhất định và có chỗ đứng riêng của mình trên cả thị trường trong và ngoài nước.
  35. 35. 35 Những năm qua, Nafoods Group đã có những bước phát triển ấn tượng, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả lớn nhất tại Việt Nam và đang không ngừng nỗ lực chinh phục thị trường quốc tế. Nafoods Group luôn xác định nguyên tắc kinh doanh là gắn kết một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và môi trường. Nafoods Group đã và đang từng ngày hoàn thiện và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, khởi tạo một nền tảng vững chắc, văn minh, cam kết đảm bảo tất cả các quyền lợi cho người lao động trong công ty. Vì vậy, suốt 24 năm qua, Công ty luôn theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững với tâm niệm đưa sản phẩm của một chuỗi giá trị nông nghiệp xanh, khép kín với một mô hình quản trị theo hướng chuyên môn hóa mang thương hiệu và bản sắc văn hóa Nafoods – “trọn vẹn từ thiên nhiên” đến với khách hàng, cùng với bảo vệ môi trường và tạo ra những tác động tích cực đến cộng đồng và xã hội.
  36. 36. 36 BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Tên Mã sinh viên Đánh Giá Của NT Ký tên 19 Hoàng Thị Dung (Thư ký) 18D100128 20 Nguyễn Thị Kim Dung 18D100248 22 Triệu Thị Dung (Nhóm trưởng) 18D100188 23 Trịnh Hoàng Dương 18D250009 24 Phạm Thị Hồng Gấm 18D100071 25 Chử Hương Giang 18D100131 26 Đặng Thị Việt Hà 18D100192 27 Đỗ Thị Bích Hà 18D100072 NHÓM TRƯỞNG

×