O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio

Confira estes a seguir

1 de 9 Anúncio

Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

HD020507
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: ĐẢNG BỘ BÁO LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020.

HD020507
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: ĐẢNG BỘ BÁO LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020.

Anúncio
Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (20)

Mais de Khotailieu - Kiều My (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. 1. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. l O M oAR cPSD | 1386754 HD020507 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỒNG THỊ THANH HOA ĐẢNG BỘ BÁO LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI – 2020
  2. 2. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt trong các thời kỳ cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở, đồng thời khẳng định vai trò to lớn của tổ chức cơ sở đảng, góp phần quyết định tới thắng lợi cách mạng. Người chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Trong đó, xây dựng tổ chức cơ sở đảng là một trụ cột quan trọng, có tính nền tảng. Thước đo hiệu quả của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng là chất lượng tổ chức cơ sở, tình hình đoàn kết ở cơ sở và mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng - hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, nhất là đối với tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, nơi trực tiếp cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo chính quyền cơ sở, các tổ chức và đoàn thể quần chúng thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở. Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện nay. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng luôn được Đảng bộ báo Lao Động đặc biệt quan tâm. Từng bước xây dựng tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo góp phần quyết định trong quá trình lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Thực tiễn trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động từ năm 2010 đến năm 2020 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên
  3. 3. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. cứu một cách hệ thống, nhằm đánh giá đúng thực trạng, kết quả và hạn chế; góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng tổ chức
  4. 4. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. cơ sở đảng trong điều kiện lịch sử mới, đúc rút những kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động trong các giai đoạn tiếp theo. Xuấất phát từ những lý do trên, học viên quyêất định chọn đêề tài “Đảng bộ báo Lao Động lãnhđạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2010 đến năm 2020” làm đêề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài · Các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cơ sở đảng Nhóm tác giả: Hồ Thanh Khôi, Phạm Thị Hiểu (1995), Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; Lê Đức Bình (2003), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngô Đức Tính (2003), Xây dựng Đảng về tổ chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhóm tác giả Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Dương Trung Ý (2006), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 8); Ngô Kim Ngân (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 6); Nguyễn Ngọc Thịnh (2007), Nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Cao Ngọc Hải (2007), “Nâng cao tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Trương Thị Thông (2008), “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 4); Bùi Đức Lại (2009), “Về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 7); Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cở sở đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Lưu Hải (2010), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Vũ Văn Phúc (2011), “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 01/7/2011; Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Một số vấn đề cấp
  5. 5. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Minh Trưởng (2013), Tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng chi bộ đảng gắn với xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống các nguyên lý, quan điểm, nội dung chủ yếu về Đảng Cộng sản cầm quyền; về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả đã dành một phần quan trọng luận giải về vị trí, vai trò và thực trạng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; từ đó, đề xuất các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và độingũ cán bộ, đảng viên nhằm đảm bảo cho các tổ chức cơ sở đảng luôn thực sự là nền tảng, hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở cơ sở trong tình hình mới. * Các công trình nghiên cứu về thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các vùng, miền và các địa phương trong cả nước Đặng Đình Phú (1996), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng phường và xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Minh Bích (1998), Thực trạng và những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng ởnông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắcnước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội; Nguyễn Văn Biều (2001), Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở khu vực Đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đỗ Ngọc Ninh (2004), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nam (2006), “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở Quảng Nam, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, (số 19); Nguyễn Khắc Hưng (2006), “Đảng bộ thành phố Nam Định xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên”, Tạp chí Cộng sản, (số 19); Hoàng Văn Đông (2006), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng đồn biên phòng tuyến biên giới
  6. 6. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Hà Nội; Võ Minh Chiến (2007), “Kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM ở Sóc Trăng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 4); Tường Thị Hồng Vân (2009), “Đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Hà Nội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 9); Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đình Hùng (2014), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 2001 đến 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Khuất Văn Hùng (2015), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thị xã Sơn Tây(tỉnh Hà Tây) từ năm 2001 đến năm 2008, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Khương Mạnh Sơn (2016), Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Nguyễn Thanh Hải (2017), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Nguyễn Tiến Đức (2017), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội. Những công trình khoa học trên đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và làm rõ sự cần thiết của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các vùng, miền, địa phương, đơn vị trong cả nước; qua đó đề xuất một số giải pháp, đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, coi là nhân tố cơ bản là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. *Cáccông trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ Báo Lao Động So với các công trình nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng nói chung mà nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng địa phương, vùng miền và các bộ ban ngành nói riêng việc nghiên cứu về xậy dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động đến nay mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tổng kết công tác Đảng hàng năm. Nhìn một cách tổng thể cho đến nay chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống quá
  7. 7. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. trình Đảng bộ Báo Lao Động lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2010 đến năm 2020. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động từ năm 2010 đến năm 2020, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào công tác lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ Báo Lao Động trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động trong những năm 2010 – 2020. - Hệ thống hóa chủ trương của Trung ương Đảng về tổ chức cơ sở đảng từ năm 2010 đến năm 2020 và chủ trương của Đảng bộ Báo Lao Động từ năm 2010 đến năm 2020. - Khảo sát kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động từ năm 2010 đến năm 2020, từ đó nhận xét thành công, hạn chế khuyết điểm và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động từ năm 2010 đến năm 2020. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Báo Lao Động về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Luân văn tập trung nghiên cứu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên các lĩnh vực: về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác kiểm tra. - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là Báo Lao Động - Về thời gian: Thời gian từ năm 2010 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng. * Cơ sở thực tiễn
  8. 8. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ Báo Lao Động lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2010 đến năm 2020, thông qua các báo cáo, tổng kết. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác, như khảo sát thực tiễn, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tổng kết, phỏng vấn nhân chứng lịch sử… 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Góp phần làm sáng rõ hơn tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng nhằm đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, nhất là ở cấp cơ sở. - Đánh giá một cách khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Báo Lao Động về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2010 đến năm 2020, góp phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới trên một đơn vị cụ thể. - Những kinh nghiệm đúc kết được có thể vận dụng vào quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Báo Lao Động nói riêng, các tổ chức cơ sở đảng khác nói chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ BÁO LAO ĐỘNG (2010 – 2015) 1.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động
  9. 9. l O M oAR cPSD | 13 8675 43 1. 1.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Báo Lao Động (2010 – 2015) CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ BÁO LAO ĐỘNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (2015 – 2020) 2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng 2.2. Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ báo Lao động (2015 – 2020) CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của đảng bộ Báo Lao Động từ năm 2010 đến năm 2020 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

×