SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 43
Baixar para ler offline
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC ĐĂNGKÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN
BÌNH THẠNH
Nhận làm báo cáo thực tập chất lượng, điểm cao
Zalo mình : 0932.091.562
LỜI CÁM ƠN

Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, tôi
nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình của quý Thầy (Cô). Trong thời
gian qua, thầy cô không những truyền đạt kiến thức chuyên ngành hết sức cần
thiết mà còn truyền đạt cả những kinh nghiệm thực tế rất quý báo mà Thầy
(Cô) đã tích lũy được cho chúng tôi, giúp chúng tôi có đủ kiến thức áp dụng
cho công việc và khả năng ứng dụng vào thực tiển của chúng tôi sau này.
Ngoài ra, chúng tôi còn được sự quan tâm hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu nhà
trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập và nghiên cứu giúp chúng
tôi có thể tiếp thu và ứng dụng những kiến thức mới một cách tốt nhất, tạo điều
kiện cho chúng tôi có đủ khả năng tiếp cận công việc thực tiển sau này. Để ghi
nhận tấm lòng cao quý đó, Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà
trường. Đặc biệt tôi xin cám ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã nhiệt tình hướng
dẫn giúp cho tôi có được kiến thức rất bổ ích về pháp luật đăng ký kết hôn.
Trong thời gian thực tập tại UBND phường 11, Quận Bình Thạnh, TP
HCM, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn rất nhiệt tình của các Anh, Chị
trong cơ quan đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báo. Tôi
xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị trong Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành công việc trong thời gian thực tập và hoàn tất bài báo cáo nghiệp này.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi tham gia tìm hiểu và tiếp xúc với thực
tế công việc của Công ty, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế,
mong các Thầy, Cô và Anh, Chị trong UBND phường 11, Quận Bình Thạnh,
TP HCM góp ý để tôi thấy được nhưng hạn chế của mình và có hướng khắc
phục.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................................2
5. Kết cấu đề tài: ....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN .........................................................4
1.1. Khái quát về kết hôn .......................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn ..................................................................4
1.1.2. Vấn đề kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật ....................................5
1.2. Đăng ký kết hôn..............................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................................6
1.2.2. Ý nghĩa của đăng ký kết hôn........................................................................................7
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý .........................................................................................7
1.2.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập.............................................7
1.2.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa truyền thống, phong tục tập quán......................................8
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................10
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN ...........................................................10
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn .....................................10
2.1.1. Quy định về chủ thể đăng ký kết hôn ....................................................................10
2.1.2. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn .....................................................................13
2.1.3. Quy định về việc kết hôn trái pháp luật .................................................................15
Quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật........................................................................16
Hậu quả của việc xử lý huỷ kết hôn trái pháp luật...........................................................17
2.1.4. Quy định về việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền..................................18
2.1.5. Quy định về việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn .19
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kết hôn........................................................20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ KẾT
HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11 QUẬN BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ........................................................................................................................................23
3.1.Tổng quan về Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận Bình Thạnh .....................................23
3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của UBND phường 11,quận Bình Thạnh23
3.1.2. Tổ chức và hoạt động của UBND phường 11, quận Bình Thạnh..........................24
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND phường 11, quận
Bình Thạnh.......................................................................................................................24
3.1.2.2. Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của UBND phường 11, quận Bình
Thạnh ...............................................................................................................................25
3.2.1.Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại phường 11,
quận Bình Thạnh..............................................................................................................26
Bảng 3.1.Thống kê số liệu đăng ký kết hôn trong 3 năm 2016-2018 .................................26
Bảng 3.2. Thống kê số liệu đăng ký kết hôn ........................................................................26
3.2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch trong thủ tục đăng ký kết hôn tại
UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.................................27
3.3.1. Ưu điểm..................................................................................................................27
3.3.2. Hạn chế ..................................................................................................................27
3.3.Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn và nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 11 quận Bình
Thạnh ...................................................................................................................................28
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn...............................................28
3.3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký kết
hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 11 quận Bình Thạnh ...................................................30
KẾT LUẬN..............................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU ........................................................................................................35
1
XEM THÊM NHIỀU LỜI MỞ ĐẦU KHÁC TẠI ĐÂY
=== >>> LỜI MỞ ĐẦU BÁO CÁO THỰC TẬP
https://thuctaptotnghiep.net/tag/loi-mo-dau-bao-cao-thuc-tap/
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Gia đình là tế bào của xã hội. Chức năng tái sản xuất ra con người là chức
năng quan trọng nhất của gia đình để xã hội con người tiếp tục tồn tại và phát triển.
Khởi nguồn để hình thành nên một gia đình là việc xác lập mối quan hệ hôn nhân
giữa hai người nam và nữ. Khi Nhà nước quản lý và điều chỉnh quan hệ hôn nhân
thì việc nam nữ tạo lập gia đình trở thành sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ
chồng, sự kiện này thể hiện dưới một khái niệm gọi là kết hôn.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc hoàn thiện các quy định của
pháp luật về hôn nhân gia đình thì vấn đề đăng ký kết hôn vẫn còn nhiều vấn đề
khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những sự khó khăn bất cập trên phương diện lý
luận và thực tiễn thì yêu cầu về tăng cường sự quản lý nhà nước về đăng ký kết
hôn đối với các địa phương là điều cần thiết bởi xuất phát từ sự thiếu chặt chẽ, tạo
điều kiện để người dân có những hành vi vi phạm pháp luật về HN&GĐ. Đồng
thời, thông qua hoạt động này sẽ cho thấy vai trò quan trọng của UBND trong công
tác quản lý Hộ tịch – Hộ khẩu khi tiến hành đăng ký kết hôn cho đương sự rất quan
trọng trong quá trình thực hiện các quy định về đăng ký kết hôn của Luật HN&GĐ
hiện nay.
Trước thực trạng đăng ký kết hôn cũng như tác hại của các vấn đề phát sinh
khi “Kết hôn” không đăng ký đối với xã hội. Tôi chọn đề tài “Nghiên cứu quy
định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn và thực tiễn tại Ủy ban nhân
dân Phường 11, quận Bình Thạnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Khoá luận tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đăng ký kết hôn và quy định pháp
luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn. Tìm được những bất cập, vướng mắc trong
việc đăng ký kết hôn. Từ đó tìm ra được nguyên nhân, giải pháp khắc phục những
hạn chế đó để công tác đăng ký kết hôn ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi
dể dàng hơn cho nhân dân đến đăng ký kết hôn mà vẩn đúng quy trình, thủ tục,
không vi phạm pháp luậtVấn đề đăng ký kết hôn trong quá trình giải quyết bắt đầu
của quan hệ hôn nhân của vợ chồng được pháp luật quy định. Từ đó, có thể rút ra
những ưu, hạn chế của pháp luật dân sự nói chung về các quy định về đăng ký kết
2
hôn trên cả hai phương diện và phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực thi
ở Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần phát triển và hoàn thiện pháp
luật về mối quan hệ dân sự - hôn nhân gia đình, đồng thời tìm ra phương hướng
khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức quản lý, thực thi pháp luật về
dân sự nói chung.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, khoá luận sẽ trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau đây:
- Pháp luật quy định về hôn nhân và gia đình theo luật hôn nhân và gia đình
năm 2014?
- Thực tiễn vấn đề đăng ký kết hôn tại Phường 11 quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh?
- Những bất cập, vướng mắc trong việc đăng ký kết hôn trong quá trình thực
hiện?
- Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn và áp dụng về
HN&GĐ tại địa bàn Phường 11 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh?
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn
Về thời gian: từ năm 2019 đến 2021
Về không gian: giới hạn trên địa bàn phường 11, quận Bình Thạnh, thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như
phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả có
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu
lên cơ sở lý thuyết về vấn đề đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành và đánh giá,
khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho khóa luận.
Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương
2 của khóa luận, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở
đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải
pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm 03 chương:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về đăng ký kết hôn
3
Chương 2: Nội dung pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Ủy
ban nhân dân Phường 11 Quận Bình Thạnh và một số kiến nghị
Kết luận
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
1.1. Khái quát về kết hôn
1.1.1. Khái niệm kếthôn và điều kiện kết hôn
- Kháiniệm kết hôn
Hiện nay khái niệm kết hôn đã được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu
luật học đưa ra, chẳng hạn: Một số giáo trình luật dưới chế độ Sài Gòn cũ đã
khái quát “giá thú (hay hôn thú) là sự phối hợp của một người đàn ông và một
người đàn bà theo thể thức luậtđịnh”1 hoặc “giá thú” cũng được hiểu: “Sự trai
gái lấy nhau trước mặtviên hộ lại và phátsinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho
hai bên về phương diện đồng cư, trung thành và tương trợ”2. Như vậy, theo một
số luật gia Sài gòn, khái niệm “giá thú” bao gồm có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ
nhất, giá thú là hành vi phối hợp vợ chồng (kết hôn); theo nghĩa thứ hai, giá thú
là tình trạng của hai người đã chính thức lấy nhau làm vợ chồng và thời gian hai
người ăn ở với nhau.
Kết hôn còn được hiểu là: “Sự kết hợp hai người khác giới để lập gia
đình, sinh đẻ con cái, thực hiện chức năng sinh học và các chức năng khác của
gia đình…”3
Luật HN&GĐ năm 2014 thì định nghĩa: “Kết hôn là việc nam và nữ xác
lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng
ký kết hôn”4. Từ các khái niệm kết hôn nói trên cho thấy, mặc dù còn chứa đựng
những quan điểm khác nhau, song chúng có hai điểm chung sau:
Thứ nhất, các nhà làm luật khi đưa ra khái niệm kết hôn đều xuất phát từ
vị trí của kết hôn là một sự kiện thực tế mang tính xã hội: “Việc một người đàn
ông và một người đàn bà cam kết sống chung với nhau với những quyền và
nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái”5 .
Thứ hai, kết hôn qua các khái niệm này là một sự kiện pháp lý và có các
đặc điểm sau:
Các bên nam nữ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn Đó là những
điều kiện về độ tuổi kết hôn, về sự tự nguyện kết hôn và không thuộc một trong
các trường hợp cấm kết hôn. “Việc quy định các điều kiện kết hôn là thực sự cần
thiết, đảm bảo trật tự trong gia đình, xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên trong quan hệ hôn nhân”.
1
Nguyễn Quang Quýnh (1968), Dân luật, Quyển 1, Bộ văn hoá giáo dục, tr.239, NXB Viện đại học Cần thơ.
2
Vũ Văn Mẫu và Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, tr.100, Tủ sách Đại học Sài gòn.
3
Hội đồng quốc gia (2002), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 2, tr.476, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội.
4
Điều 3, khoản 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
5
Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
5
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm kết hôn như sau: “Kết
hôn là một sự kiện pháp lý, thể hiện việc hai bên nam nữ xác lập quan hệ vợ
chồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo trình tự, thủ tục
nhất định khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”.
- Kháiniệm điều kiện kết hôn
“Điều kiện kết hôn là điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn của
hai bên nam nữ”
6 . Hay nói cách khác điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của
pháp luật đặt ra khi hai bên nam nữ kết hôn, chỉ khi các bên đáp ứng đầy đủ các
đòi hỏi đó thì việc kết hôn mới được coi là hợp pháp và được pháp luật thừa
nhận và bảo vệ.
Như vậy, có thể hiểu: “Điều kiện kết hôn là các tiêu chuẩn pháp lý do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra thông qua các quy phạm pháp luật buộc
các bên nam nữ phảiđáp ứng, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được công
nhận là hợp pháp”.
1.1.2. Vấn đềkết hôn trái pháp luậtvà hủy kết hôn trái pháp luật
- Một là về kết hôn trái pháp luật
“Kết hôn trái pháp luậtlà việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng
ký kết hôn tại cơ quan đăngký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp
luật quyđịnh, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000”
7
Theo định nghĩa của Luật HN&GĐ năm 2014: “Kết hôn trái pháp luật là
việc nam, nữđã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một
bên hoặc cả haibên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật
này”8
Từ các định nghĩa trên cho thấy, việc kết hôn bị coi là trái pháp luật phải
đáp ứng đủ hai điều kiện. Thứ nhất là, các bên đã đăng ký kết hôn đúng với trình
tự, thủ tục, thẩm quyền và thứ hai là, một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều
kiện kết hôn do pháp luật quy định. Đây là hai điều kiện bắt buộc để xác định
việc kết hôn có bị coi là trái pháp luật hay không, nếu thiếu một trong hai điều
kiện đó thì không được coi là kết hôn trái pháp luật. Như vậy, từ các định nghĩa
trên có thể hiểu:“Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn để
xác lập quan hệ vợ chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy
định của pháp luậtnhưng có sự vi phạm một trong những điều kiện kết hôn của
một bên hoặc cả hai bên nam, nữ kết hôn”.
- Hai là về hủy kết hôn trái pháp luật
6
Từ điển giải thích từ ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an Nhân dân
7 Từ điển giải thích từ ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an Nhân dân
8
Điều 3, khoản 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
6
Dưới góc độ pháp lý, hành vi kết hôn trái pháp luật là xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của công dân; đi trái với lợi ích mà pháp luật quan
tâm, gây ra những bất lợi cho Nhà nước nhất là trong hoạt động quản lý của các
cơ quan nhà nước về hộ tịch, khai sinh…; đồng thời có ảnh hưởng xấu tới xã hội
như: Vi phạm nghiêm trọng vấn đề đạo đức, nhân cách lối sống của gia đình
Việt Nam; phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình... Do đó, Nhà nước ta đã thể
hiện thái độ nghiêm khắc thông qua chế tài hủy kết hôn trái pháp luật, buộc các
bên kết hôn phải tuân theo mà không phụ thuộc vào ý chí của họ. Việc kết hôn
trái pháp luật sẽ bị Tòa án nhân dân (TAND) xử hủy đồng nghĩa với việc giá trị
pháp lý của Giấy đăng ký kết hôn sẽ không được công nhận và không làm phát
sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ.
Như vậy, “hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Nhà nước
đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn thể hiện sự không
công nhận của nhà nước giữa hai bên nam nữ có quan hệ vợ chồng kể từ thời
điểm đăng ký kết hôn nhằm bảođảm chấp hành nghiêm chỉnh LuậtHôn nhân và
gia đình”.
1.2. Đăng ký kết hôn
1.2.1. Khái niệm
Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lí cần thiết để Nhà nước công nhận quan
hệ hôn nhân của nam và nữ. Việc ghi nhận vào sổ đăng ký kết hôn được hiểu là
việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện
kết hôn và đăng kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau
theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn . Trước khi
xác lập một quan hệ hôn nhân, các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải
được cơ quan nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ thông qua các thủ tục về
đăng ký kết hôn. Việc ban hành quy định về đăng ký kết hôn khẳng định vai trò
quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch và dân cư ở nước ta hiện
nay.
Cấp giấy đăng ký kết hôn về cơ bản là hoạt động của cơ quan HCNN, là một
thủ tục quan trọng nhằm công nhận một mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ
theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật về HN&GĐ nói
chung thì chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định về đăng ký kết hôn trong
thực tế. Tuy nhiên, đa phần chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
đăng ký kết hôn là ghi vào Sổ đăng kí kết hôn để chính thức công nhận nam nữ
là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là thủ tục pháp lí cần thiết làm cơ
sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ. Để được đăng kí kết
hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn. Trên
cơ sở đó, cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ
7
điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng kí kết hôn cho
nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng kí kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết
hôn cho nam nữ. Kể từ ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ
vợ chồng trước pháp luật9. Như vậy, có thể hiểu rằng muốn phát sinh quan hệ vợ
chồng thì phải đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc
đăng ký kế hôn phải tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật
về HN&GĐ đã được quy định
1.2.2. Ý nghĩa của đăng ký kết hôn
1.2.2.1. Ý nghĩa vềmặtpháp lý
Đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên
nam, nữ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ vợ chồng giữa họ với nhau. Từ việc quy định các điều kiện
kết hôn, thủ tục kết hôn… cũng như những đường lối giải quyết các vi phạm
điều kiện kết hôn, đó là cách để nhà nước quản lý việc kết hôn của các cá nhân
trong xã hội góp phần đảm bảo trật tự gia đình, xã hội, phù hợp với thuần phong
mỹ tục, bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của
công dân, là tiền đề để xây dựng gia đình thực sự đầm ấm, bền vững và hạnh
phúc.
Các quy định kết hôn còn là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như: Vấn
đề cấp dưỡng, vấn đề nuôi con, vấn đề ly hôn hay vấn đề giám hộ… Do đó, các
quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động xét xử của TAND đồng
thời là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể giúp cho việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ được
khách quan, thống nhất, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Ngoài ra, các quy định kết hôn còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, đối với tài sản, đối với con cái và
các mối quan hệ khác trong gia đình cũng như ngoài xã hội mà Nhà nước đã
thừa nhận, trao cho và đảm bảo thực hiện.
1.2.2. Ý nghĩa vềmặtkinhtế - xã hội và quá trình hội nhập
- Ý nghĩa về kinh tế - xã hội
Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội theo
xu hướng hội nhập toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
thì chất lượng cuộc sống của nhiều tầng lớp nhân dân mà đặc biệt tại các đô thị
9 Phạm Danh Môn (2011), Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh
8
đã được cải thiện một cách đáng kể. Theo đó, thực trạng về thể chất cũng như
tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên hiện nay phát triển rất sớm và có nhiều thay
đổi dẫn đến nạn tảo hôn, tình trạng chung sống như vợ chồng, đặc biệt là vấn đề
hôn nhân giữa những người cùng giới tính xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng
đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sự hội nhập quốc tế làm cho
văn hóa Việt Nam có nhiều chuyển biến cả theo chiều hướng tích cực lẫn chiều
hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến lối sống, cách nghĩ và hành động của không nhỏ
những cá nhân trong xã hội. Điển hình như việc suy nghĩ thoáng hơn trong lối
sống làm xuất hiện những suy thoái về đạo đức, văn hóa khiến cho những mối
quan hệ ngoài giá thú, quan hệ ngoại tình ngày một gia tăng. Vì vậy, việc quy
định về điều kiện kết hôn cũng như những đường lối xử lý các hậu quả pháp lý
phát sinh từ các quan hệ này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn.
Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới bởi rất nhiều lợi
ích mà nó tạo ra cho tất cả các nước trong đó có Việt Nam, đó là: Quá trình hội
nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế
quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội; hội nhập
giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm
giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội;... Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt
nước ta trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó phải kể đến: Hội nhập có thể
làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước
sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài nhất là văn hóa phương Tây. Bằng nhiều
con đường khác nhau như tham quan, du lịch, các phương tiện thông tin đại
chúng… thì văn hóa phương Tây và văn hóa các nước phát triển đã du nhập vào
nước ta, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân ta gây ra các hệ quả như:
Chung sống như vợ chồng, kết hôn đồng giới hay hôn nhân vi phạm chế độ một
vợ một chồng… Bên cạnh đó việc giao lưu, gặp gỡ giữa công dân Việt Nam và
công dân nước ngoài nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo nhiều
cơ hội để họ làm quen, tìm hiểu và tiến tới kết hôn với số lượng ngày một gia
tăng. Tuy nhiên, không phải bất cứ cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài nào
cũng hợp pháp và bền vững. Bởi ngoài việc kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa
thì vẫn còn không ít các cuộc hôn nhân giả tạo, lừa dối vì nhiều mục đích khác.
Đó là hệ quả khách quan của quá trình giao lưu hội nhập quốc tế mà đất nước ta
đang tham gia. Vì vậy, việc quy định các cơ chế bảo đảm thực hiện nghiêm
minh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau trong xu thế hội nhập
và giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài là hoàn toàn cần thiết và
phù hợp với thực tiễn hiện nay.
1.2.3. Ý nghĩa vềmặtvăn hóa truyền thống, phong tục tập quán
Quan hệ HN&GĐ thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị và bị ảnh
hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. Vì vậy, các quy
định về điều kiện kết hôn đều ít nhiều chịu sự chi phối của văn hóa truyền thống
9
và phong tục tập quán. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, cũng đồng nghĩa với
việc mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng và là
yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến cách ứng xử của mỗi cá nhân trong
cộng đồng. Kết hôn trước tuổi quy định (tảo hôn); việc đăng ký kết hôn không
do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thực hiện; cấm kết hôn giữa những người
có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên;…10 Đó là những phong tục, tập quán cần
vận động xóa bỏ để tiến tới mục tiêu hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng 11
Tuy nhiên, bên cạnh sự lạc hậu đó chúng ta không thể phủ nhận được
những phong tục, tập quán tốt đẹp mà người xưa đã để lại. Đó là truyền thống
văn hóa, đạo đức của người Việt Nam từ muôn đời nay luôn coi trọng tôn ti trật
tự (có trên có dưới), vợ chồng, con cái yêu thương chăm sóc lẫn nhau, con có
nghĩa vụ nghe lời, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ khi về già. Trong gia đình và
xã hội, các con được đối xử bình đẳng như nhau, phát huy quan hệ hôn nhân gia
đình bền vững và lên án những hành vi gian dối, ngoại tình, vi phạm đạo đức,
nhân cách con người. Do đó, để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ
nhau đặc biệt là sự quan tâm chia sẻ của người vợ và người chồng.
Như vậy, các quy định về kết hôn có ý nghĩa đối với nhiều mặt của đời
sống xã hội và việc đảm bảo các quy định này được thi hành trong thực tiễn sẽ
góp phần bảo vệ trật tự gia đình, xã hội, phù hợp với thuần phong mỹ tục, bảo vệ
được pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công
dân.
10
Ủy ban dân tộc (2013), Những vấn đề áp dụng tập quán trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình - Một số kiến nghị
11
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành luật hôn nhân và gia
đình,
10
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
2.1. Nộidung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn
2.1.1. Quyđịnhvề chủ thể đăng kýkết hôn
Chủ thể đăng ký kết hôn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Một là, về độ tuổi kết hôn.
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn là: “Nam từ đủ 20 tuổi trở
lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”12. Việc quy định tuổi kết hôn như trên là căn cứ
vào sự phát triển tâm sinh lý của con người và sự phù hợp với các quy định
trong BLDS và Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) Việt Nam về năng lực hành
vi dân sự của cá nhân.
Thứ nhất, quy định tuổi kết hôn căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của
con người.
Theo các chuyên gia y tế thì ở giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người
lớn, trong cùng một độ tuổi, nữ giới bao giờ cũng phát triển sớm hơn nam giới
cả về sinh lý và nhận thức. Do đó, nếu nữ giới từ đủ 18 tuổi có thể bước vào
cuộc sống hôn nhân thì nam giới cũng phải từ đủ 20 tuổi mới kết hôn. Đủ 20
tuổi đối với nam là độ tuổi phát triển tương đối đầy đủ về mặt thể lực cũng như
có sự trưởng thành nhất định về mặt tâm lý, có ý thức trách nhiệm làm chồng,
làm cha, biết lo toan, gánh vác kinh tế và giữ vai trò làm trụ cột gia đình. Đó là
yếu tố cần thiết và đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho việc xây dựng một cuộc
sống gia đình sau khi kết hôn được ổn định, ấm no và hạnh phúc. Chính vì vậy,
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định độ tuổi kết hôn là đủ 20 tuổi trở lên đối
với nam và đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ.
Thứ hai, về sự phù hợp với BLDS và BLTTDS Việt Nam.
Việc quy định độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã thay đổi
so với Luật HN&GĐ năm 1959, 1986 và 2000 nhằm thống nhất với quy định về
năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong BLDS năm 2005 và quy định về năng
lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự trong BLTTDS năm 2004. Bởi thực tế
cho thấy, nếu theo cách tính tuổi kết hôn trong các Luật HN&GĐ trước đó:
“Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” có nghĩa, nam đã bước sang tuổi
20 (19 tuổi cộng 1 ngày) và nữ đã bước sang tuổi 18 (17 tuổi cộng 1 ngày) thì
được phép kết hôn. Như vậy, người nữ giới sẽ đương nhiên là chủ thể của quan
hệ HN&GĐ, họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn và chung sống thành vợ
chồng cũng như có đầy đủ năng lực hành vi và các quyền, nghĩa vụ của một
người vợ; họ có quyền sinh con đẻ cái, có quyền có tài sản, đứng tên sở hữu, sử
12 Điều 8, Khoản 1, Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
11
dụng tài sản, được quyền tham gia các giao dịch dân sự... Tuy nhiên, trên thực tế
họ lại không có đầy đủ các quyền nói trên, bởi BLDS năm 2005 quy định:
“Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là
người chưa thành niên”13 mà người thành niên mới là người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ. Trong trường hợp này, người vợ là người chưa thành niên nên
chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và cũng theo Bộ luật này: “Người từ đủ
sáu tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được
người đạidiện theo pháp luậtđồng ý, trừ giaodịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngàyphù hợp với lứa tuổi”14 Có nghĩa, khi làm vợ họ sẽ không thể tự
mình tham gia xác lập các giao dịch dân sự lớn, chẳng hạn mua bán nhà đất, xe
cộ, tàu thuyền…; vay, thuê, mượn tài sản; là chủ thể các hoạt động đầu tư, kinh
doanh… mà cần phải có người đại diện theo pháp luật (như cha, mẹ hoặc người
giám hộ) thực hiện. Do vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã sửa đổi quy định về độ
tuổi kết hôn nhằm giải quyết sự bất cập nói trên giúp cho việc áp dụng pháp luật
được thống nhất trong cuộc sống.
Hai là, sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn
Theo quy định Luật HN&GĐ hiện hành thì “việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định”15. Sự tự nguyện trong việc kết hôn của hai bên nam, nữ thể
hiện ở các mặt sau:
Về mặt ý chí chủ quan thì tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ xuất
phát từ tình yêu chân chính giữa họ, mong muốn thành vợ chồng của nhau, được
gắn bó, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa
hai người và cùng nhau xây dựng gia đình mà không nhằm các mục đích giả tạo
khác như Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Sự luyến ái qua lại giữa đôi bên phải là
lý do cao hơn hết thảy trong việc kết hôn”
Về hành vi khách quan,“Việc đăng ký kết hôn phảiđược đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp
luật về hộ tịch”16 Và hai bên nam, nữ phải “cùng có mặt khi đăng ký kết hôn”,
“cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn”17 sau khi bày tỏ ý chí tự nguyện kết
hôn trước cán bộ tư pháp - hộ tịch trong buổi đăng ký kết hôn nhằm đảm bảo
cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình, khẳng định mục đích
xây dựng gia đình và chung sống lâu dài của họ. Về nguyên tắc không thể có
hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng
mà pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích
13 Điều 18, Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
14 Điều 20, Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
15 Điều 8, Khoản 2, Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
16 Khoản 9, Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
17 Khoản 2, Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, Hà Nội
12
thực của hôn nhân bởi cuộc sống gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng
trên cơ sở sự hòa hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ.
Như vậy, ý chí tự nguyện của các bên nam nữ là điều kiện cần thiết quyết
định tính hợp pháp của hôn nhân nhưng việc đánh giá sự tự nguyện không chỉ
căn cứ vào ý chí thực sự của nam, nữ dựa trên tình yêu chân thành giữa họ mà
còn phải dựa trên cơ sở pháp lý là mục đích của việc kết hôn, là mong muốn của
những người kết hôn đạt tới. Mục đích đó không có gì khác là để được cùng
nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền
vững. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ
khi kết hôn là nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ
trong gia đình phong kiến và xây dựng hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa trên
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng.
Ba là, không bị mấtnăng lựchành vi dân sự
Về mặt kỹ thuật lập pháp, theo các Luật HN&GĐ trước đây, quy định về
điều kiện kết hôn: Không bị mất năng lực hành vi dân sự được đặt chung trong
một điều bao gồm các trường hợp cấm kết hôn. Có nghĩa, quy định này thuộc
một trong các trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, xét thấy việc kết hôn phải
dựa trên sự tự nguyện hoàn toàn của hai bên nam, nữ nhằm đảm bảo cho họ
được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình mà với những người bị mất năng
lực hành vi dân sự, họ không thể hiện được sự tự nguyện của họ trongviệc kết
hôn thì chắc chắn họ không thỏa mãn điều kiện kết hôn. Chính vì vậy, Luật
HN&GĐ năm 2014 đã tách quy định này ra khỏi các trường hợp cấm kết hôn và
đưa vào một điểm riêng trong phần điều kiện kết hôn nhằm nhấn mạnh sự cần
thiết, quan trọng của nó. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết buộc các
bên nam nữ phải thỏa mãn khi kết hôn cũng như là yếu tố cơ bản để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đăng ký kết hôn cho các bên. Về
bản chất, quy định của hai Luật trên đều giống với Luật HN&GĐ năm 2014 tuy
nhiên Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 có phát triển hơn
trong việc thay đổi về mặt thuật ngữ, thể hiện tính khái quát, bao hàm hơn và
hoàn toàn phù hợp với BLDS năm 2005 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Có thể thấy, quy định này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết bởi lẽ, đối với
những người bị mất năng lực hành vi dân sự, việc họ thể hiện ý chí tự nguyện -
một nguyên tắc quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2014 là không thể xác định
được.
Bốn là, Điều kiện kết hôn không cùng giới tính
Về vấn đề đồng giới hiện nay có rất nhiều tuyên bố của các tổ chức quốc
tế cùng với các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng đồng tính, song tính và
chuyển giới không phải là bệnh, không thể lây lan và người đồng tính là những
con người tự nhiên của xã hội. Tuy nhiên, theo quan điểm truyền thống cũng
13
như tập quán gia đình của người Việt Nam từ muôn đời nay thì hôn nhân chính
là để xây dựng gia đình và gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội cơ bản
của nó trong đó có chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống mà
trên thực tế nếu hai người cùng giới tính kết hôn sẽ không có khả năng sinh đẻ
con chung. “Do vậy, chỉ những người không cùng giới tính (nghĩa là một nam,
một nữ) kết hôn mới có thể cùng nhau thực hiện được chức năng này. Xuất phát
từ quan điểm trên, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định điều kiện kết hôn
phải là những người không cùng giới tính. Quy định này nhằm bảo vệ chế độ
hôn nhân truyền thống, bảo đảm sự yên ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình và bảo
đảm cho tương lai của đất nước”.
Năm là, việc kết hôn không thuộc mộttrong các trường hợp cấm kết
hôn
Chỉ khi hai bên nam, nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện về độ tuổi kết hôn,
về tự nguyện kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không cùng giới
tính và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn tại Khoản 2 Điều 5
của Luật HN&GĐ năm 2014 thì việc kết hôn đó mới có giá trị pháp lý và được
Nhà nước bảo vệ. Luật HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000 và 2014 đều có điều
khoản quy định về các trường hợp cấm kết hôn bởi đây là vấn đề hết sức quan
trọng trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế vẫn có những
trường hợp người đã có vợ hoặc có chồng nhưng vẫn kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; hoặc tồn tại hôn
nhân giữa hai bên nam, nữ có quan hệ nuôi dưỡng hoặc cùng dòng máu về trực
hệ... Và hậu quả đều đem lại sự đau khổ, bất hạnh cho các gia đình, kéo theo
nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội và không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam. Do vậy, trên cơ sở kết thừa và phát triển các Luật HN&GĐ
trước đó, Luật HN&GĐ hiện hành đã quy định rất cụ thể các trường hợp cấm
kết hôn đồng thời, có bổ sung thêm một số trường hợp mới cho phù hợp với
thực tiễn cuộc sống xã hội hiện nay.
2.1.2. Quyđịnhvề thủ tục đăng kýkết hôn
Theo Luật HN&GĐ hiện hành quy định:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn
không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết
hôn18
18 Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
14
Như vậy, đăng ký kết hôn là thủ tục kết hôn duy nhất làm phát sinh quan
hệ hôn nhân do cơ quan Nhà nước quy định buộc các bên nam, nữ phải tuân
theo. Muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải xin đăng ký kết hôn tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Chỉ khi nào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng
ký việc kết hôn cho họ, ghi vào Sổ kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn thì
giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng.
Thẩm quyền đăngký kết hôn
Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ
năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký
kết hôn như sau:
Đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam thì
thẩm quyền đăng ký kết hôn là: UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên
nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nếu việc kết hôn tiến hành tại UBND
xã nhưng không phải là nơi mà một trong hai bên kết hôn thường trú thì việc
đăng ký kết hôn đó là không đúng thẩm quyền và không phát sinh hiệu lực pháp
luật.
Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký kết hôn
thuộc về UBND cấp tỉnh theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, Luật
Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ
thuộc về UBND cấp huyện mà không phân chia cho các cơ quan nhà nước khác
như trên nữa . Do đó, đến thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 khi Luật Hộ
tịch năm 2014 có hiệu lực thì quy định trên của Nghị định số 126/2014 về thẩm
quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thay đổi để
phù hợp với Luật Hộ tịch mới ban hành.
Như vậy, về nguyên tắc việc kết hôn của nam, nữ phải được đăng ký tại
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn
nhưng tiến hành tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền (còn gọi là đăng ký
kết hôn không đúng thẩm quyền) thì việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị
pháp lý và giữa hai người kết hôn không phát sinh quan hệ vợ chồng.
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Các bên nam, nữ khi kết hôn phải có hồ sơ đăng ký kết hôn được lập
thành 01 bộ gồm có các giấy tờ sau đây:
Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng
minh nhân dân;
Xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai (theo mẫu quy định) hoặc
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
15
Trong trường hợp một người cư trú tại xã này, nhưng đăng ký kết hôn tại
xã khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn
nhân của người đó;
Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian
cư trú ở nước ngoài), mà UBND xã, “nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ
về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản
cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại
địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan”.
Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, cần có giấy xác nhận
của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài chưa quá 06
tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước
ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao,
Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ
trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Nghi thức kết hôn
“Pháp luật Việt Nam quy định về nghi thức kết hôn như sau: “Hai bên nam,
nữ nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch
và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn”. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ
điều kiện kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch,
cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy
chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo với Chủ tịch UBND
cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Có thể thấy,
sự “cùng nhau” của hai bên nam, nữ trong tất cả các nghi thức kết hôn được
pháp luật đặc biệt nhấn mạnh, thể hiện sự đồng thuận, tự nguyện gắn kết giữa
hai người”19. Đó là những khởi đầu tốt đẹp cho một cuộc sống mới mà hai người
sẽ phải cùng gắn bó, chung tay và xây dựng gia đình. Kể từ thời điểm này, hai
bên nam, nữ mới chính thức phát sinh quan hệ vợ chồng. Như vậy, mọi nghi
thức kết hôn khác không theo các quy định pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn
thì đều không có giá trị pháp lý..
2.1.3. Quyđịnhvề việckết hôn trái pháp luật
19 Điều 9 và 68, 18, Khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
16
Theo quy định của Luật HN&GĐ, “tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu
hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết
hôn theo luật định và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án
công nhận quan hệ hôn nhân đó từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật HN&GĐ”
20 Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái
pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực
hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật;
cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự. Và để quy định này đi vào cuộc sống, Luật giao cho TAND tối cao chủ trì
phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao và Bộ Tư pháp hướng
dẫn chi tiết nội dung này. Như vậy, trong thời gian sắp tới sẽ có văn bản hướng
dẫn chi tiết thực hiện nội dung này.
Quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật
Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không
tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn (hay còn gọi là kết hôn trái pháp luật). Vì
vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị TAND xử hủy khi có yêu cầu. Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy
kết hôn trái pháp luật.
Đối với các cá nhân đó là: “Người bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn; vợ,
chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con,
người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái
pháp luật”
21 . Đây là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp
bị xâm phạm do việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, pháp luật quy định họ có
quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Đối với các cơ quan, tổ chức đó là:
Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia
đình trong phạm vi toàn quốc; “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình; Ủy ban nhân dân các
cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương”
Hội Liên hiệp Phụ nữ. Ngoài ra còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái
pháp luật nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ pháp
luật và bảo vệ quyền lợi của các thành viên của tổ chức mình, đồng thời nhằm
bảo đảm việc xét xử đối với việc kết hôn trái pháp luật vẫn được tiến hành khi
các cá nhân không yêu cầu. Ví dụ: Người bị cưỡng ép kết hôn không dám khởi
20 Khoản 2 Điều 11, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
21 . Khoản 1, Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
17
kiện vì sợ bị đánh đập, ngược đãi; người không biết là họ có quyền yêu cầu nên
đã không yêu cầu...
TAND sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm các điều kiện
kết hôn của nam, nữ và xem xét mối quan hệ tình cảm giữa họ. Trên cơ sở đó,
Tòa án tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự và đưa ra quyết định mà
không được hòa giải. Khi Tòa án xét xử, các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã yêu
cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật phải có mặt tại phiên tòa để cung cấp những
chứng cứ cần thiết giúp Tòa án làm sáng tỏ vụ việc và có quyết định chính xác.
Hậu quả của việc xử lý huỷ kết hôn trái pháp luật
Khi TAND hủy việc kết hôn trái pháp luật, cần giải quyết các vấn đề sau:
Quan hệ nhân thân: “Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật
là vợ chồng. Do đó, giữa họ chưa từng phát sinh quan hệ vợ chồng. Việc họ
sống chung như vợ chồng là trái pháp luật”. Vì vậy, “Khi việc kết hôn trái pháp
luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”22 Kể từ
ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án có hiệu lực pháp
luật, hai người phải chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó.
Quan hệgiữa cha mẹ và con: “Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp
luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha, mẹ có hợp pháp hay
không hợp pháp, còn tồn tại hay chấm dứt”. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp
luật tuy không phải là vợ chồng nhưng vẫn là cha và mẹ của con chung. Khi Tòa
án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quyền lợi của con được giải quyết như
trường hợp cha mẹ ly hôn23. “Do đó, quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con. Ngoài ra, TAND phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các
bên đương sự và căn cứ vào các quy định pháp luật để giải quyết cho hợp tình,
hợp lý”
24.
Quan hệtài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: Luật HN&GĐ quy định như sau:
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên;
trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
“Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời
sống chung được coi như lao động có thu nhập”
25
22 Khoản 1, Điều 12, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
23 Khoản 2, Điều 12, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
24 Điều 81,83, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
25 Điều 12, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
18
2.1.4. Quyđịnhvề việcđăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền
Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ
năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký
kết hôn như sau:
Đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam thì
thẩm quyền đăng ký kết hôn là: UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên
nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nếu việc kết hôn tiến hành tại UBND
xã nhưng không phải là nơi mà một trong hai bên kết hôn thường trú thì việc
đăng ký kết hôn đó là không đúng thẩm quyền và không phát sinh hiệu lực pháp
luật.
Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký kếthôn
thuộc về UBND cấp tỉnh theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, Luật
Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ
thuộc về UBND cấp huyện mà không phân chia cho các cơ quan nhà nước khác
như trên nữa Do đó, đến thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 khi Luật Hộ tịch
năm 2014 có hiệu lực thì quy định trên của Nghị định số 126/2014 về thẩm
quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thay đổi để
phù hợp với Luật Hộ tịch mới ban hành.
“Nếu việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn theo
quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký
kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này, quan hệ hôn nhân
được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước”
26. Đây cũng là một điểm mới của
Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000 bởi, Luật HN&GĐ
năm 2000 không có quy định cụ thể về trường hợp kết hôn không đúng thẩm
quyền mà chỉ quy định chung về việc hủy kết hôn trái pháp luật là do Tòa án
xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật, có nghĩa thẩm quyền này
chỉ thuộc về TAND Còn đối với Luật HN&GĐ năm 2014 thì ngoài việc tách rời
quy định về xử lý việc kết hôn không đúng thẩm quyền ra một điều riêng còn
quy định thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn không đúng pháp luật cho
UBND cấp xã. Theo Luật Hộ tịch thì UBND cấp xã có quyền thu hồi và hủy bỏ
Giấy chứng nhận kết hôn đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau
và UBND cấp huyện có quyền thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn của
công dân Việt Nam với người nước ngoài. Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2014
còn yêu cầu hai bên thực hiện việc đăng ký kết hôn lại cho đúng quy định của
pháp luật và quan hệ hôn nhân của họ sẽ chính thức được pháp luật thừa nhận kể
từ ngày đăng ký kết hôn trước đó. “Đây thực sự là một quy định mở của luật pháp
26 Điều 13, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
19
nhằm khuyến khích người dân đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền và
đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của họ từ thời điểm họ chung sống
với nhau trước đó, coi như việc đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền chỉ là việc
hợp thức hóa việc kết hôn của họ mà thôi”.
2.1.5. Quyđịnhvề việcnam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng kýkết hôn
Luật HN&GĐ Việt Nam quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của LuậtHN&GĐ, chungsống với nhau nhưvợ chồng mà không đăng
ký kết hôn thì giữa họ không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng;
trường hợp nam, nữ chung sống với nhau nhưvợ chồng nhưng sau đó thực hiện
việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luậtthì quan hệ hôn nhân được xác
lập từ thời điểm đăng ký kết hôn; trường hợp nam, nữchung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không
công nhận quan hệ vợ chồng”27. Tuy nhiên, cần bàn thêm về trường hợp quan
hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ
lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000. Đây là
hướng dẫn chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 của Nghị quyết số 35/2000
được Quốc hội ban hành ngay sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực để
thấy rằng pháp luật vẫn công nhận quan hệ hôn nhân thực tế được xác lập trước
ngày 03/01/1987. Đồng thời, “pháp luật cũng chỉ khuyến khích họ đi đăng ký
kết hôn chứ cũng không bắt buộc họ phải đi đăng ký kết hôn, nghĩa là hiện nay
trong thực tế sẽ còn nhiều trường hợp nam, nữ chung sống thành vợ chồng trước
03/01/1987 mà vì lý do nào đó họ vẫn chưa đăng ký kết hôn”. Trong khi đó, liên
quan đến vấn đề trên, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về giải quyết hậu
quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
mà không có đề cập đến vấn đề này hoặc điều khoản chuyển tiếp thì quy định
chung chung là: “Quan hệ HN&GĐ được xác lập trước ngày Luật này có hiệu
lực thì áp dụng pháp luật về HN&GĐ tại thời điểm xác lập để giải quyết”28 và
cũng không có nghị quyết hướng dẫn thi hành về trường hợp này. Vậy “số phận”
của những cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987
phải chăng đã bị pháp luật “bỏ quên”? Do đó, việc phải ban hành ngay một văn
bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 là một việc
làm cần thiết nhằm làm cho pháp luật thực sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
27 Điều 53, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
28 Điều 131, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
20
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kết hôn
Luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành sau khi ra đời với những quy định mới
đã chứng tỏ nhiều điểm tích cực trong quan điểm lập pháp của các nhà làm luật
nước ta góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ; bảo đảm các quyền dân
sự nói chung và quyền về HN&GĐ nói riêng đồng thời thúc đẩy việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Luật HN&GĐ năm
2014 tuy đã có hiệu lực thi hành, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật lại phản ánh
việc áp dụng chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 nên Luật HN&GĐ
năm 2014 vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi về mặt thực tiễn về kết hôn;
còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau
về vấn đề này.
Trình tự thủ tục về đăng ký kết hôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã
đảm bảo quyền và lợi íchcủa công dân. Thông qua các quy định cụ thể của Luật
HN&GĐ, Luật hộ tịch và Luật cư trú cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã
đảm bảo cho quá trình đăng ký kết hôn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, pháp
luật về thủ tục đăng ký kết hôn vẫn còn bộc lộ một số bất cập như:
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn của công dân hiện nay được thực hiện
theo Luật HN&GĐ về đăng ký kết hôn. Theo đó, UBND cấp xã là cơ quan duy
nhất có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn cho công dân trong nước.
Tuy nhiên, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch cho thấy, vẫn còn nhiều sai
sót trong quá trình giải quyết đăng ký kết hôn cho người dân, dẫn đến nhiều hệ
lụy pháp lý phát sinh sau này.
Nghị định 123/2019/NĐ-CP quy định, khi đến đăng ký kết hôn tại UBND
cấp xã- nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thì hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai
theo mẫu quy định và xuất trình chứng minh nhân dân. Trong trường hợp, một
người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường,
thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn
nhân của người đó. Quy định như vậy, nhưng qua kiểm tra, có nhiều hồ sơ một
trong các bên nam, nữ không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy
định, hoặc có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá hạn 6 tháng mà UBND
cấp xã vẫn giải quyết cho đăng ký kết hôn. Lẽ ra, trong trường hợp này phải yêu
cầu xác nhận lại tình trạng hôn nhân, nhưng cán bộ hộ tịch cơ sở vẫn giải quyết
cho đương sự đăng ký kết hôn là không đúng luật. Ngược lại, chỉ yêu cầu các
bên nam, nữ xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu với tờ khai đăng ký
kết hôn theo thủ tục, nhưng nhiều cán bộ hộ tịch vẫn yêu cầu người dân phải
photo nộp cả chứng minh nhân dân, gây phiền phức cho người dân.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhiều UBND cấp xã giải quyết
chưa đúng quy định. Theo luật định, để UBND cấp xã giải quyết yêu cầu đăng
ký kết hôn cho người dân là 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, thủ tục hợp
21
lệ; nếu xác minh các vấn đề nào khác thì thời hạn được kéo dài thêm không quá
5 ngày. Nhưng thực tế vẫn có nhiều hồ sơ gần 1 tháng vẫn chưa giải quyết, gây
nhiều phiền hà cho người dân.
Sai sót nhiều nhất trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn cho công dân
là việc ký tên trong chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và tờ khai đăng ký
kết hôn. Một trong những quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết đăng ký kết
hôn là các bên nam, nữ đều phải ký tên vào sổ đăng ký kết hôn để chứng tỏ quan
hệ hôn nhân do các bên xác lập là quan hệ hôn nhân hoàn toàn tự nguyện và
chịu trách nhiệm về quan hệ hôn nhân do mình xác lập. Nghị định 123 quy định:
khi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu
cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện đăng ký kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết
hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận
kết hôn. Sau đó, hai bên nam, nữ ký vào Sổ và Giấy chứng nhận kết hôn; chủ
tịch UBND cấp xã sẽ ký, cấp cho mỗi bên nam, nữ một bản chính giấy chứng
nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây còn gọi là nghi thức đăng ký kết
hôn (hay lễ đăng ký kết hôn), tuy nhiên hầu hết các UBND cấp xã không hề thực
hiện nghi thức này. Nhiều trường hợp cho thấy, chỉ có một bên nam hay nữ đơn
phương đến UBND cấp xã nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chỉ cần có
chữ ký của một trong các bên, bên còn lại không ký vào chứng nhận kết hôn
cũng được UBND cấp xã cho nhận Giấy chứng nhận kết hôn. UBND xã cho
rằng, không có thời gian để tiến hành lễ đăng ký kết hôn cho người dân, chỉ cần
cán bộ Tư pháp- hộ tịch tiếp nhận hồ sơ, tham mưu UBND xã ký chứng nhận
kết hôn là đủ. Giải quyết kiểu “đốt cháy giai đoạn” như vậy sẽ phát sinh nhiều
hệ quả pháp lý sau này, nếu một trong các bên đăng ký kết hôn không thừa nhận
quan hệ hôn nhân của mình trước Tòa án- khi ly hôn, do giấy tờ đăng ký kết hôn
không hợp lệ và phát sinh tranh chấp tài sản thì UBND cấp xã sẽ là cơ quan chịu
trách nhiệm về việc giải quyết đăng ký kết hôn không đúng luật.
Khâu lưu trữ hồ sơ đăng ký kết hôn cũng chưa đúng quy định, nhiều cán
bộ Tư pháp- hộ tịch cơ sở chưa thực hiện việc lưu trữ các thủ tục đăng ký kết
hôn của người dân. Theo quy định, các giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ
tịch phải được lưu trữ, bảo quản tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong thời hạn 5
năm, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch . Nhưng qua
kiểm tra, phát hiện các hồ sơ đăng ký kết hôn ở nhiều xã chỉ trong một hai năm
gần đây cũng không còn lưu trữ, không thể đối chiếu, xác minh khi có khiếu nại,
tố cáo xảy ra. Hồ sơ đăng ký kết hôn không được lưu trữ, dẫn đến mất mát còn
gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch ở địa phương.
Đăng ký kết hôn cho công dân là nhiệm vụ của UBND cấp xã. Để tạo điều
kiện cho công dân thực hiện quyền kết hôn theo quy định, UBND xã phải áp
dụng đúng luật để giải quyết các thủ tục cần thiết. Có như vậy mới bảo đảm
22
được quyền lợi hợp pháp của công dân, tránh những hệ lụy pháp lý phát sinh sau
này.
Đăng ký kết hôn là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống
pháp luật nước ta. Đông thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoàn
thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong
tình hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy
tốt ý nghĩa của mình trong việc quản lý hộ tịch và đăng ký kết hôn và xử lý các
hành vi vi phạm trong vấn đề này. Nhìn chung Luật hôn nhân và gia đình và các
văn bản pháp lý có liên quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy
định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết, là cơ sở pháp lý quan
trọng để đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế,
khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định quản lý hộ tịch và
đăng ký kết hôn chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề
này đã có những tác động không nhỏ đến cộng đồng, đồng thời những ảnh
hưởng của các hành vi đó mang tính chất lâu dài, nghiêm trọng và khó khắc
phục về tình trạng ban đầu. Do đó, các cơ quan chức năng cần có những biện
pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về vấn đề
này một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật đã trao. Từ đó, khẳng định
tính tất yếu về việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực này được thực hiện
một cách chặt chẽ và đầy đủ, giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp
dụng pháp luật một cách linh hoạt, hợp lý bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ
thể được pháp luật quy định.
23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11 QUẬN
BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1.Tổng quanvề Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận Bình Thạnh
3.1.1. Sơlược về sự hình thành và phát triển của UBND phường
11,quận BìnhThạnh
- Tên đơn vị: Ủy ban nhân dân phường 11, quận Bình Thạnh
- Địa chỉ đơn vị: 183/13 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 27 tháng 8 năm 1988, theo Quyết định số 136-HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng, quận Bình Thạnh giải thể sáu phường: 4, 9, 10, 16, 18 và 23; địa bàn các
phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số lượng phường trực thuộc quận
còn 20, riêng phường 10 đã sáp nhập 22 tổ dân phố với 3.572 nhân khẩu vào
phường 11 và sự phân chia đơn vị hành chính này vẫn giữ ổn định cho đến hôm
nay.
Phường 11 là một phường thuộc quận Bình Thạnh, với tổng diện tích 77,44
ha. Có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vì nó giáp phường 1, 5 quận Gò Vấp,
phường 5, 7, 12, 13, 14 quận Bình Thạnh. Nhờ vậy, mà đời sống tinh thần của
người dân trên địa bàn luôn được đảm bảo, dễ dàng trong việc giao lưu văn hóa,
trao đổi mua bán,…
Hiện nay, phường 11 bao gồm 7 khu phố với 102 tổ dân phố; địa bàn được
chia thành 15 ô khu vực với hơn 8900 hộ gia đình, 32.072 nhân khẩu cư trú. Nơi
đây có địa bàn rộng lớn, nhiều cơ sở tôn giáo đang hoạt động và tỷ lệ người dân
tạm trú khá cao.
Bản đồ 3.1: UBND phường 11 quận Bình Thạnh, TPHCM
Vấn đề về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội luôn được
đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phường luôn chủ
động tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức và bảo vệ sức khỏe cho người
24
dân như việc tuyên truyền về phong trào "chống rác thải nhựa", tổ chức tổng vệ
sinh tại khu vực mương hở tại đường sắt Bắc - Nam khu phố 7, hay việc tổ chức
các hoạt động kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống công tác "Dân vận" của
Đảng,... Có thể nói đời sống của người dân luôn được chú trọng và ngày càng
được nâng cao.
3.1.2. Tổchức và hoạt động của UBND phường 11, quận BìnhThạnh
3.1.2.1. Chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
UBND phường 11, quận BìnhThạnh
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường 11, quận Bình
Thạnh
“Uỷ ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận và cơ quan chuyên môn quận về
lĩnh vực được phân công.”
Theo Luật số: 77/2019/QH13 về tổ chức chính quyền địa phương 2019, căn
cứ điều 63 thì nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường là:
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân phường.
Tổ chức thực hiện ngân sáchđịa phương.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
- Cơ cấu tổ chức của UBND phường 11, quận Bình Thạnh
Ủy ban nhân dân phường 11, quận Bình Thạnh là cơ quan hành chính Nhà
nước, đơn vị hành chính cấp phường loại 1 gồm một Chủ tịch và hai Phó Chủ
tịch phường.
25
- Văn phòng
thống kê
- Văn hóa-
xã hội
- Công an
- Quân sự
- Tài chính-
Kế toán
- Tư pháp hộ
tịch
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của UBND
3.1.2.2. Tổchức quản lýsử dụng các nguồn lực của UBND phường 11,
quận BìnhThạnh
Về nhân sự, số lượng cán bộ, công chức và người lao động là 46 người, bao
gồm 36 biên chế và 10 ngoài định biên. UBND phường 11 tổ chức thành các bộ
phận gồm những cán bộ, công chức được phân công đảm nhận các chức danh
công việc đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực trên mặt công tác của đơn vị,
cụ thể là bộ phận (bộ phận Văn phòng – Thống kê, bộ phận Tài chính – Kế toán,
bộ phận Địa chính – Xây dựng, bộ phận Trật tự đô thị, bộ phận Văn hóa - Xã
hội).
Về tài chính, các nguồn thu của phường thường sẽ được hỗ trợ từ ngân sách
cấp trên và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Vì thế, để tài chính
của phường không bị thất thoát, luôn ổn định phường 11 luôn lập bảng thu chi
hợp lý. Cụ thể như việc chi cho công tác xã hội, chi về hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật,...
Về cơ sở vật chất, kỹ thuật UBND phường 11 luôn tìm hiểu và chọn lọc
những thiết bị, vật chất, kỹ thuật tốt nhất nhưng chi phí lại khá cao như: máy vi
tính, máy photocopy, máy in, mực in, giấy in cho đến cả bàn ghế, vật dụng văn
phòng,.. luôn được trang bị đầy đủ cho từng phòng nhằm rút ngắn thời gian
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Văn hóa-Xã hội
Phó chủ tịch
Kinh tế-Đô thị
- Địa chính
xây dựng
- Môi trường-
Quản lý đô thị
- Phòng cháy
chữa cháy
26
trong quá trình thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhà
nước.
3.2.Thực tiễn triển khai công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại
địa bàn phường 11, quận Bình Thạnh
3.2.1.Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết
hôn tại phường 11, quận Bình Thạnh
Bảng 3.1.Thống kê số liệu đăng ký kết hôn trong 3 năm 2016-2018
Số lượng
2016 209
2017 188
2018 144
Tổng cộng 541
Nguồn:UBND phường 11, quận Bình Thạnh
Số lượng đăng ký kết hôn trên địa bàn Phường Đức Thắng tăng qua các năm, số
lượng cặp vợ chồng đăng ký kết hôn năm 2017 là 188 giảm hơn năm 2016 21
cặp, năm 2018 giảm hơn năm 2017 là 44 cặp,. Số lượng cặp đăng ký kết hôn
giảm theo 3 năm trên chứng tỏ ý tình hình phát triển dân số phường có xu hướng
giảm, tuy nhiên thức người dân về hiện trạng kết hôn, sinh con…cũng được
nâng cao hơn.
Trong quá trình đăng ký kết hôn còn phát sinh một số khó khăn, vướng
mắc như: Công tác thống kê số liệu đăng ký hộ tịch còn yếu, chưa bảo đảm độ
chính xác của số liệu, sai sót vẫn còn xảy ra; Nhận thức của người dân đối với
quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch còn hạn chế… gây khó khăn trong quá trình
đăng ký kết hôn.
Bảng 3.2. Thống kê số liệu đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn
Đúng hạn Qúa hạn Đăng ký lại
2016 105 75 8
2017 84 72 7
2018 50 49 9
Tổng cộng 188 144
27
Nguồn:UBND phường 11, quận Bình Thạnh
Qua bảng thống kê trên ta thấy:
- Số cặp vợ chồng được ĐKKT đúng hạn trong hai năm (2017-2021)
(chiếm 65,5%) tăng so với giai đoạn (2019-2021) (chiếm 34,5%)
- Số cặp vợ chồng đăng ký quá hạn giảm qua các năm
- Số cặp vợ chồng đăng ký lại chiếm tỷ lệ thấp
Trong những năm qua, cán bộ tư pháp – hộ tịch luôn thực hiện tốt chức
năng, giúp UBND Phường Đức Thắng quản lý nhà nước về công tác đăng ký và
quản lý hộ tịch, .. qua đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp
luật của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tỷ lệ
đăng ký hộ tịch năm sau tăng hơn năm trước. Do các cấp ủy, chính quyền địa
phương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan
tâm, đầu tư hơn cho công tác tuyên truyền, qua đó, người dân đã nhận thức được
việc đăng ký hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đi
đăng ký.
Thông qua việc đăng ký kết hôn đã bảo đảm quyền được khai sinh, một
trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em. Tuy nhiên, quyền được khai
sinh không phải là quyền riêng của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào;
theo quy định của Bộ luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng
đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.
Về công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại
UBND phường: không có trường hợp nào bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do
UBND cấp phường cấp trái quy định của pháp luật và cũng không có trường
hợp nào khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực hộ tịch.
3.2.2. Đánhgiá thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch trong thủ tục
đăng ký kếthôn tại UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội
3.3.1. Ưu điểm
Nhờ có sự quan tâm của các cấp các ngành đặt biệt là sự quan tâm của
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến vấn đề đăng ký và quản
lý hộ tịch, điển hình là Nghị định 123/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2019
của Chính phủ đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý hộ tịch ở địa
phương, giúp cho nhân dân được đăng ký nhanh chóng và chính xác về các loại
giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy kết hôn, giấy chứng tử...
3.3.2. Hạn chế
- Một số cơ quan, đơn vị, và bản thân người dân chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc đăng ký và quản lý đăng ký kết hôn, khai tử nên chưa có sự
28
quan tâm, chỉ đạo thực hiện, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong
việc giải quyết sai sót hồ sơ giấy tờ liên quan tới khai sinh, khai tử.
- Công tác phổ biến, giáo dục tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý về
đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử chưa thực sự sâu rộng dẫn tới số lượng
khai sinh, khai tử chậm, quá hạn vẫn còn nhiều, tình trạng cải chính ngày càng
tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra dân số.
- Cán bộ tư pháp hộ tịch quá tải công việc trong khi trình độ, năng lực của
một số cán bộ tư pháp hộ tịch còn hạn chế, chưa có cán bộ hộ tịch chuyên trách
phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lại hay thay đổi công tác nên
việc lưu giữ sổ sách, giấy tờ liên quan khai sinh, khai tử không đảm bảo.
- Công tác báo cáo thống kê tư pháp hộ tịch không thường xuyên, thiếu
chính xác, một số nơi dùng biểu mẫu, sổ sách không thống nhất với quy định
pháp luật.
- Việc ghi chép không đầy đủ nội dung, dữ kiện trong giấy khai sinh và
Sổ đăng ký kết hôn, nơi sinh trong giấy khai sinh chỉ ghi địa danh phường và
còn viết tắt; trong sổ đăng ký không ghi tên, chức vụ của người cấp giấy khai
sinh, họ tên, chữ ký của cán bộ tư pháp hộ tịch và không có chữ ký của người đi
khai sinh; cột ghi chú không ghi đăng ký quá hạn, đăng ký lại, ghi chưa chính
xác về quan hệ giữa người đi khai với người đăng ký sự kiện khai sinh.; tẩy xóa,
ghi không thống nhất màu mực, không thực hiện ghi chú, không đóng dấu;
không thống nhất giữa giấy khai sinh và Sổ đăng ký kết hôn, gây rắc rối không
nhỏ cho công dân sau này.
- Nhiều cán bộ cố tình thu thêm lệ phí, đòi hỏi những giấy tờ trái với quy
định pháp luật gây phiền hà cho dân chúng, thủ tục rườm rà gây khó khăn cho
công dân.
3.3.Mộtsố kiếnnghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn và nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Uỷ ban
nhân dân phường 11 quận Bình Thạnh
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luậtvề đăng kýkết hôn
Về năng lực hành vi dân sự
Xuất phát từ những vi phạm về điều kiện năng lực hành vi dân sự của
người kết hôn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và trước thực trạng nhiều
người thực tế đã rơi vào trạng thái không còn khả năng nhận thức, không còn
khả năng kiểm soát được lời nói và hành vi nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự vẫn được cho đăng ký kết hôn, thì theo chúng tôi cần
phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng này bằng cách đưa ra văn bản quy
định chi tiết hơn theo hướng: Trong trường hợp có dấu hiệu bị mất năng lực
hành vi dân sự thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, xem
29
xét trước khi cho đăng ký kết hôn. Ngoài ra, cần bổ sung vào điều kiện kết hôn
là phải có Giấy chứng nhận y tế về sức khỏe của người kết hôn để chứng tỏ
người đó hoàn toàn bình thường và không mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác mà
không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Như vậy, Nhà nước cần đầu
tư các cơ sở vật chất tốt cho các đơn vị y tế được phép cấp Giấy chứng nhận
đồng thời có những quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận y tế giúp cho
hoạt động kiểm tra sức khỏe được tiến hành một cách nghiêm túc, chính xác và
hiệu quả. Đây sẽ là một điều kiện để nâng cao chất lượng dân số của Việt Nam;
đồng thời cũng hạn chế tối đa áp lực lên các chính sách an sinh xã hội của Nhà
nước đối với những em bé sinh ra đã mắc các khiếm khuyết, dị tật và góp phần
hạn chế vi phạm điều kiện kết hôn người mắc bệnh tâm thần.
Về việc kết hôn cùng giới tính
Kết hôn giữa những người cùng giới tính không phải là vấn đề mới trên
thế giới nhưng đang là vấn đề được đưa ra bàn luận trong nhiều hội nghị, hội
thảo tại Việt Nam. Đặc biệt khi Luật HN&GĐ hiện hành không thừa nhận hôn
nhân cùng giới thì việc chung sống như vợ chồng, các mối quan hệ về tình cảm
giữa những người cùng giới lại ngày càng phổ biến hơn. Và việc chung sống
giữa họ sẽ làm phát sinh rất nhiều quan hệ về nhân thân, về tài sản chung, về con
cái… Do đó, cần phải có những dự liệu phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho các cặp
đôi cùng giới tính, đảm bảo các quyền của con người như quyền bình đẳng,
không bị phân biệt đối xử, quyền được mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân…
Để làm được điều đó, theo chúng tôi cần bổ sung những quy định về việc đăng
ký sống chung giữa những người cùng giới tính, trong đó có những quy định
mang tính chất nguyên tắc với các nội dung như điều kiện đăng ký sống chung,
trình tự thủ tục đăng ký sống chung và giải quyết hệ quả khi không sống chung
về quan hệ tài sản, quyền nuôi con (nếu có). Bởi lẽ:
Thứ nhất, quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng
giới tính sẽ là cơ sở để nhà nước thống kê được số lượng người đồng tính, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước quản lý, tiếp cận đối tượng điều chỉnh và
hoạch định, ban hành các chính sách một cách đúng đắn trong tương lai.
Thứ hai, quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng
giới tính là cơ sở pháp lý để góp phần không nhỏ giảm sự kỳ thị của dư luận xã
hội đối với họ, tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng xã hội và sống đúng với
con người của mình, được thụ hưởng các chế định pháp luật bình đẳng. Ngoài
ra, các quy định đó còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với những đối
tượng này, xóa bỏ sự mặc cảm, xóa bỏ cảm giác họ sống ngoài sự điều chỉnh của
pháp luật.
Thứ ba, tạo hành lang pháp lý và sự ràng buộc pháp luật giữa những
người cùng giới tính trong việc sống với nhau để từ đó xác định trách nhiệm của
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...
Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...
Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...luanvantrust
 
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mais procurados (20)

Thực hiện pháp luật hộ tịch về thủ tục đăng ký kết hôn qua thực tiễn.doc
Thực hiện pháp luật hộ tịch về thủ tục đăng ký kết hôn qua thực tiễn.docThực hiện pháp luật hộ tịch về thủ tục đăng ký kết hôn qua thực tiễn.doc
Thực hiện pháp luật hộ tịch về thủ tục đăng ký kết hôn qua thực tiễn.doc
 
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn và thực ...
Đề tài: Nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn và thực ...Đề tài: Nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn và thực ...
Đề tài: Nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn và thực ...
 
Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...
Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...
Đề tài: Pháp luật về đăng ký khai sinh trên địa bàn Xã Đắk Ang, Huyện Ngọc Hồ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án, 9 điểm.docx
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại uỷ ban nh...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại uỷ ban nh...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại uỷ ban nh...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại uỷ ban nh...
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chứng thực đối với nhà nước phấp quyền xã hội...
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Chế Độ Hôn Nhân Một Vợ Một Chồng.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Chế Độ Hôn Nhân Một Vợ Một Chồng.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Chế Độ Hôn Nhân Một Vợ Một Chồng.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Chế Độ Hôn Nhân Một Vợ Một Chồng.docx
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
 
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOTHoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
 

Semelhante a NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH

BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...OnTimeVitThu
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG OnTimeVitThu
 
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxChuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...
Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...
Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...
Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...
Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quanganh hieu
 
Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....
Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....
Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH (20)

Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LA...
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
 
Thực Trạng Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Đất Đai Tại Ubnd Phường.docx
Thực Trạng Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Đất Đai Tại Ubnd Phường.docxThực Trạng Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Đất Đai Tại Ubnd Phường.docx
Thực Trạng Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Đất Đai Tại Ubnd Phường.docx
 
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI UBND - TẢI FRE...
 
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxChuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
 
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docxGiải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...
Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...
Đề tài: Pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo bộ lu...
 
Thực tiễn áp dụng pháp luật về trong việc đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh Bình ...
Thực tiễn áp dụng pháp luật về trong việc đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh Bình ...Thực tiễn áp dụng pháp luật về trong việc đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh Bình ...
Thực tiễn áp dụng pháp luật về trong việc đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh Bình ...
 
Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...
Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...
Đề tài: Pháp luật về thỏa ước lao động tập thể và thực trạng áp dụng tại công...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã - Thực trạng tại UBND tỉnh Bình Dương.doc
Đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã - Thực trạng tại UBND tỉnh Bình Dương.docĐăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã - Thực trạng tại UBND tỉnh Bình Dương.doc
Đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã - Thực trạng tại UBND tỉnh Bình Dương.doc
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
 
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docxĐề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
 
Báo cáo Thực tiễn hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại địa phương.docx
Báo cáo Thực tiễn hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại địa phương.docxBáo cáo Thực tiễn hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại địa phương.docx
Báo cáo Thực tiễn hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại địa phương.docx
 
Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....
Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....
Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước....
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
 
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
 

Último

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 

Último (17)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 

NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH

  • 1. NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNGKÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN BÌNH THẠNH Nhận làm báo cáo thực tập chất lượng, điểm cao Zalo mình : 0932.091.562
  • 2. LỜI CÁM ƠN  Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, tôi nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình của quý Thầy (Cô). Trong thời gian qua, thầy cô không những truyền đạt kiến thức chuyên ngành hết sức cần thiết mà còn truyền đạt cả những kinh nghiệm thực tế rất quý báo mà Thầy (Cô) đã tích lũy được cho chúng tôi, giúp chúng tôi có đủ kiến thức áp dụng cho công việc và khả năng ứng dụng vào thực tiển của chúng tôi sau này. Ngoài ra, chúng tôi còn được sự quan tâm hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập và nghiên cứu giúp chúng tôi có thể tiếp thu và ứng dụng những kiến thức mới một cách tốt nhất, tạo điều kiện cho chúng tôi có đủ khả năng tiếp cận công việc thực tiển sau này. Để ghi nhận tấm lòng cao quý đó, Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt tôi xin cám ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn giúp cho tôi có được kiến thức rất bổ ích về pháp luật đăng ký kết hôn. Trong thời gian thực tập tại UBND phường 11, Quận Bình Thạnh, TP HCM, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn rất nhiệt tình của các Anh, Chị trong cơ quan đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báo. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị trong Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập và hoàn tất bài báo cáo nghiệp này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi tham gia tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế công việc của Công ty, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, mong các Thầy, Cô và Anh, Chị trong UBND phường 11, Quận Bình Thạnh, TP HCM góp ý để tôi thấy được nhưng hạn chế của mình và có hướng khắc phục. Tôi xin chân thành cảm ơn. LỜI CAM ĐOAN  “Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
  • 3. công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc” Tác giả khóa luận (Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
  • 4. MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................................2 5. Kết cấu đề tài: ....................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN .........................................................4 1.1. Khái quát về kết hôn .......................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn ..................................................................4 1.1.2. Vấn đề kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật ....................................5 1.2. Đăng ký kết hôn..............................................................................................................6 1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................................6 1.2.2. Ý nghĩa của đăng ký kết hôn........................................................................................7 1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý .........................................................................................7 1.2.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập.............................................7 1.2.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa truyền thống, phong tục tập quán......................................8 CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................10 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN ...........................................................10 2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn .....................................10 2.1.1. Quy định về chủ thể đăng ký kết hôn ....................................................................10 2.1.2. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn .....................................................................13 2.1.3. Quy định về việc kết hôn trái pháp luật .................................................................15 Quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật........................................................................16 Hậu quả của việc xử lý huỷ kết hôn trái pháp luật...........................................................17 2.1.4. Quy định về việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền..................................18 2.1.5. Quy định về việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn .19 2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kết hôn........................................................20 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11 QUẬN BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................23 3.1.Tổng quan về Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận Bình Thạnh .....................................23 3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của UBND phường 11,quận Bình Thạnh23 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của UBND phường 11, quận Bình Thạnh..........................24 3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND phường 11, quận Bình Thạnh.......................................................................................................................24
  • 5. 3.1.2.2. Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của UBND phường 11, quận Bình Thạnh ...............................................................................................................................25 3.2.1.Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại phường 11, quận Bình Thạnh..............................................................................................................26 Bảng 3.1.Thống kê số liệu đăng ký kết hôn trong 3 năm 2016-2018 .................................26 Bảng 3.2. Thống kê số liệu đăng ký kết hôn ........................................................................26 3.2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch trong thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.................................27 3.3.1. Ưu điểm..................................................................................................................27 3.3.2. Hạn chế ..................................................................................................................27 3.3.Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 11 quận Bình Thạnh ...................................................................................................................................28 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn...............................................28 3.3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 11 quận Bình Thạnh ...................................................30 KẾT LUẬN..............................................................................................................................33 DANH MỤC TÀI LIỆU ........................................................................................................35
  • 6. 1 XEM THÊM NHIỀU LỜI MỞ ĐẦU KHÁC TẠI ĐÂY === >>> LỜI MỞ ĐẦU BÁO CÁO THỰC TẬP https://thuctaptotnghiep.net/tag/loi-mo-dau-bao-cao-thuc-tap/ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Gia đình là tế bào của xã hội. Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng nhất của gia đình để xã hội con người tiếp tục tồn tại và phát triển. Khởi nguồn để hình thành nên một gia đình là việc xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa hai người nam và nữ. Khi Nhà nước quản lý và điều chỉnh quan hệ hôn nhân thì việc nam nữ tạo lập gia đình trở thành sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng, sự kiện này thể hiện dưới một khái niệm gọi là kết hôn. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì vấn đề đăng ký kết hôn vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những sự khó khăn bất cập trên phương diện lý luận và thực tiễn thì yêu cầu về tăng cường sự quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn đối với các địa phương là điều cần thiết bởi xuất phát từ sự thiếu chặt chẽ, tạo điều kiện để người dân có những hành vi vi phạm pháp luật về HN&GĐ. Đồng thời, thông qua hoạt động này sẽ cho thấy vai trò quan trọng của UBND trong công tác quản lý Hộ tịch – Hộ khẩu khi tiến hành đăng ký kết hôn cho đương sự rất quan trọng trong quá trình thực hiện các quy định về đăng ký kết hôn của Luật HN&GĐ hiện nay. Trước thực trạng đăng ký kết hôn cũng như tác hại của các vấn đề phát sinh khi “Kết hôn” không đăng ký đối với xã hội. Tôi chọn đề tài “Nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn và thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 11, quận Bình Thạnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Khoá luận tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu sau đây: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đăng ký kết hôn và quy định pháp luật trong lĩnh vực Đăng ký kết hôn. Tìm được những bất cập, vướng mắc trong việc đăng ký kết hôn. Từ đó tìm ra được nguyên nhân, giải pháp khắc phục những hạn chế đó để công tác đăng ký kết hôn ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi dể dàng hơn cho nhân dân đến đăng ký kết hôn mà vẩn đúng quy trình, thủ tục, không vi phạm pháp luậtVấn đề đăng ký kết hôn trong quá trình giải quyết bắt đầu của quan hệ hôn nhân của vợ chồng được pháp luật quy định. Từ đó, có thể rút ra những ưu, hạn chế của pháp luật dân sự nói chung về các quy định về đăng ký kết
  • 7. 2 hôn trên cả hai phương diện và phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần phát triển và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ dân sự - hôn nhân gia đình, đồng thời tìm ra phương hướng khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức quản lý, thực thi pháp luật về dân sự nói chung. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, khoá luận sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Pháp luật quy định về hôn nhân và gia đình theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014? - Thực tiễn vấn đề đăng ký kết hôn tại Phường 11 quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh? - Những bất cập, vướng mắc trong việc đăng ký kết hôn trong quá trình thực hiện? - Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn và áp dụng về HN&GĐ tại địa bàn Phường 11 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh? 3. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn Về thời gian: từ năm 2019 đến 2021 Về không gian: giới hạn trên địa bàn phường 11, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vấn đề đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho khóa luận. Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của khóa luận, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm 03 chương: Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về đăng ký kết hôn
  • 8. 3 Chương 2: Nội dung pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận Bình Thạnh và một số kiến nghị Kết luận
  • 9. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 1.1. Khái quát về kết hôn 1.1.1. Khái niệm kếthôn và điều kiện kết hôn - Kháiniệm kết hôn Hiện nay khái niệm kết hôn đã được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu luật học đưa ra, chẳng hạn: Một số giáo trình luật dưới chế độ Sài Gòn cũ đã khái quát “giá thú (hay hôn thú) là sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà theo thể thức luậtđịnh”1 hoặc “giá thú” cũng được hiểu: “Sự trai gái lấy nhau trước mặtviên hộ lại và phátsinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho hai bên về phương diện đồng cư, trung thành và tương trợ”2. Như vậy, theo một số luật gia Sài gòn, khái niệm “giá thú” bao gồm có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, giá thú là hành vi phối hợp vợ chồng (kết hôn); theo nghĩa thứ hai, giá thú là tình trạng của hai người đã chính thức lấy nhau làm vợ chồng và thời gian hai người ăn ở với nhau. Kết hôn còn được hiểu là: “Sự kết hợp hai người khác giới để lập gia đình, sinh đẻ con cái, thực hiện chức năng sinh học và các chức năng khác của gia đình…”3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì định nghĩa: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”4. Từ các khái niệm kết hôn nói trên cho thấy, mặc dù còn chứa đựng những quan điểm khác nhau, song chúng có hai điểm chung sau: Thứ nhất, các nhà làm luật khi đưa ra khái niệm kết hôn đều xuất phát từ vị trí của kết hôn là một sự kiện thực tế mang tính xã hội: “Việc một người đàn ông và một người đàn bà cam kết sống chung với nhau với những quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái”5 . Thứ hai, kết hôn qua các khái niệm này là một sự kiện pháp lý và có các đặc điểm sau: Các bên nam nữ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn Đó là những điều kiện về độ tuổi kết hôn, về sự tự nguyện kết hôn và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. “Việc quy định các điều kiện kết hôn là thực sự cần thiết, đảm bảo trật tự trong gia đình, xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân”. 1 Nguyễn Quang Quýnh (1968), Dân luật, Quyển 1, Bộ văn hoá giáo dục, tr.239, NXB Viện đại học Cần thơ. 2 Vũ Văn Mẫu và Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, tr.100, Tủ sách Đại học Sài gòn. 3 Hội đồng quốc gia (2002), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 2, tr.476, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội. 4 Điều 3, khoản 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 5 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
  • 10. 5 Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là một sự kiện pháp lý, thể hiện việc hai bên nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo trình tự, thủ tục nhất định khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”. - Kháiniệm điều kiện kết hôn “Điều kiện kết hôn là điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ” 6 . Hay nói cách khác điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra khi hai bên nam nữ kết hôn, chỉ khi các bên đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi đó thì việc kết hôn mới được coi là hợp pháp và được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, có thể hiểu: “Điều kiện kết hôn là các tiêu chuẩn pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra thông qua các quy phạm pháp luật buộc các bên nam nữ phảiđáp ứng, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được công nhận là hợp pháp”. 1.1.2. Vấn đềkết hôn trái pháp luậtvà hủy kết hôn trái pháp luật - Một là về kết hôn trái pháp luật “Kết hôn trái pháp luậtlà việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăngký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quyđịnh, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” 7 Theo định nghĩa của Luật HN&GĐ năm 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữđã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả haibên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”8 Từ các định nghĩa trên cho thấy, việc kết hôn bị coi là trái pháp luật phải đáp ứng đủ hai điều kiện. Thứ nhất là, các bên đã đăng ký kết hôn đúng với trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thứ hai là, một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Đây là hai điều kiện bắt buộc để xác định việc kết hôn có bị coi là trái pháp luật hay không, nếu thiếu một trong hai điều kiện đó thì không được coi là kết hôn trái pháp luật. Như vậy, từ các định nghĩa trên có thể hiểu:“Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luậtnhưng có sự vi phạm một trong những điều kiện kết hôn của một bên hoặc cả hai bên nam, nữ kết hôn”. - Hai là về hủy kết hôn trái pháp luật 6 Từ điển giải thích từ ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an Nhân dân 7 Từ điển giải thích từ ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an Nhân dân 8 Điều 3, khoản 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 11. 6 Dưới góc độ pháp lý, hành vi kết hôn trái pháp luật là xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân; đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm, gây ra những bất lợi cho Nhà nước nhất là trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước về hộ tịch, khai sinh…; đồng thời có ảnh hưởng xấu tới xã hội như: Vi phạm nghiêm trọng vấn đề đạo đức, nhân cách lối sống của gia đình Việt Nam; phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình... Do đó, Nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua chế tài hủy kết hôn trái pháp luật, buộc các bên kết hôn phải tuân theo mà không phụ thuộc vào ý chí của họ. Việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị Tòa án nhân dân (TAND) xử hủy đồng nghĩa với việc giá trị pháp lý của Giấy đăng ký kết hôn sẽ không được công nhận và không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ. Như vậy, “hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Nhà nước đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn thể hiện sự không công nhận của nhà nước giữa hai bên nam nữ có quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm đăng ký kết hôn nhằm bảođảm chấp hành nghiêm chỉnh LuậtHôn nhân và gia đình”. 1.2. Đăng ký kết hôn 1.2.1. Khái niệm Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lí cần thiết để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam và nữ. Việc ghi nhận vào sổ đăng ký kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn . Trước khi xác lập một quan hệ hôn nhân, các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ thông qua các thủ tục về đăng ký kết hôn. Việc ban hành quy định về đăng ký kết hôn khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch và dân cư ở nước ta hiện nay. Cấp giấy đăng ký kết hôn về cơ bản là hoạt động của cơ quan HCNN, là một thủ tục quan trọng nhằm công nhận một mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật về HN&GĐ nói chung thì chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định về đăng ký kết hôn trong thực tế. Tuy nhiên, đa phần chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: đăng ký kết hôn là ghi vào Sổ đăng kí kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là thủ tục pháp lí cần thiết làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ. Để được đăng kí kết hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ
  • 12. 7 điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng kí kết hôn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng kí kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ. Kể từ ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật9. Như vậy, có thể hiểu rằng muốn phát sinh quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc đăng ký kế hôn phải tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về HN&GĐ đã được quy định 1.2.2. Ý nghĩa của đăng ký kết hôn 1.2.2.1. Ý nghĩa vềmặtpháp lý Đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng giữa họ với nhau. Từ việc quy định các điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn… cũng như những đường lối giải quyết các vi phạm điều kiện kết hôn, đó là cách để nhà nước quản lý việc kết hôn của các cá nhân trong xã hội góp phần đảm bảo trật tự gia đình, xã hội, phù hợp với thuần phong mỹ tục, bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, là tiền đề để xây dựng gia đình thực sự đầm ấm, bền vững và hạnh phúc. Các quy định kết hôn còn là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như: Vấn đề cấp dưỡng, vấn đề nuôi con, vấn đề ly hôn hay vấn đề giám hộ… Do đó, các quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động xét xử của TAND đồng thời là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể giúp cho việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ được khách quan, thống nhất, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Ngoài ra, các quy định kết hôn còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, đối với tài sản, đối với con cái và các mối quan hệ khác trong gia đình cũng như ngoài xã hội mà Nhà nước đã thừa nhận, trao cho và đảm bảo thực hiện. 1.2.2. Ý nghĩa vềmặtkinhtế - xã hội và quá trình hội nhập - Ý nghĩa về kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì chất lượng cuộc sống của nhiều tầng lớp nhân dân mà đặc biệt tại các đô thị 9 Phạm Danh Môn (2011), Tình yêu lứa đôi trong ca dao Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 13. 8 đã được cải thiện một cách đáng kể. Theo đó, thực trạng về thể chất cũng như tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên hiện nay phát triển rất sớm và có nhiều thay đổi dẫn đến nạn tảo hôn, tình trạng chung sống như vợ chồng, đặc biệt là vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sự hội nhập quốc tế làm cho văn hóa Việt Nam có nhiều chuyển biến cả theo chiều hướng tích cực lẫn chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến lối sống, cách nghĩ và hành động của không nhỏ những cá nhân trong xã hội. Điển hình như việc suy nghĩ thoáng hơn trong lối sống làm xuất hiện những suy thoái về đạo đức, văn hóa khiến cho những mối quan hệ ngoài giá thú, quan hệ ngoại tình ngày một gia tăng. Vì vậy, việc quy định về điều kiện kết hôn cũng như những đường lối xử lý các hậu quả pháp lý phát sinh từ các quan hệ này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới bởi rất nhiều lợi ích mà nó tạo ra cho tất cả các nước trong đó có Việt Nam, đó là: Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội; hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội;... Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt nước ta trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó phải kể đến: Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài nhất là văn hóa phương Tây. Bằng nhiều con đường khác nhau như tham quan, du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng… thì văn hóa phương Tây và văn hóa các nước phát triển đã du nhập vào nước ta, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân ta gây ra các hệ quả như: Chung sống như vợ chồng, kết hôn đồng giới hay hôn nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng… Bên cạnh đó việc giao lưu, gặp gỡ giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo nhiều cơ hội để họ làm quen, tìm hiểu và tiến tới kết hôn với số lượng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, không phải bất cứ cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài nào cũng hợp pháp và bền vững. Bởi ngoài việc kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa thì vẫn còn không ít các cuộc hôn nhân giả tạo, lừa dối vì nhiều mục đích khác. Đó là hệ quả khách quan của quá trình giao lưu hội nhập quốc tế mà đất nước ta đang tham gia. Vì vậy, việc quy định các cơ chế bảo đảm thực hiện nghiêm minh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau trong xu thế hội nhập và giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay. 1.2.3. Ý nghĩa vềmặtvăn hóa truyền thống, phong tục tập quán Quan hệ HN&GĐ thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị và bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. Vì vậy, các quy định về điều kiện kết hôn đều ít nhiều chịu sự chi phối của văn hóa truyền thống
  • 14. 9 và phong tục tập quán. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, cũng đồng nghĩa với việc mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng và là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Kết hôn trước tuổi quy định (tảo hôn); việc đăng ký kết hôn không do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thực hiện; cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên;…10 Đó là những phong tục, tập quán cần vận động xóa bỏ để tiến tới mục tiêu hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng 11 Tuy nhiên, bên cạnh sự lạc hậu đó chúng ta không thể phủ nhận được những phong tục, tập quán tốt đẹp mà người xưa đã để lại. Đó là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam từ muôn đời nay luôn coi trọng tôn ti trật tự (có trên có dưới), vợ chồng, con cái yêu thương chăm sóc lẫn nhau, con có nghĩa vụ nghe lời, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ khi về già. Trong gia đình và xã hội, các con được đối xử bình đẳng như nhau, phát huy quan hệ hôn nhân gia đình bền vững và lên án những hành vi gian dối, ngoại tình, vi phạm đạo đức, nhân cách con người. Do đó, để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau đặc biệt là sự quan tâm chia sẻ của người vợ và người chồng. Như vậy, các quy định về kết hôn có ý nghĩa đối với nhiều mặt của đời sống xã hội và việc đảm bảo các quy định này được thi hành trong thực tiễn sẽ góp phần bảo vệ trật tự gia đình, xã hội, phù hợp với thuần phong mỹ tục, bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 10 Ủy ban dân tộc (2013), Những vấn đề áp dụng tập quán trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình - Một số kiến nghị 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành luật hôn nhân và gia đình,
  • 15. 10 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 2.1. Nộidung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn 2.1.1. Quyđịnhvề chủ thể đăng kýkết hôn Chủ thể đăng ký kết hôn phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Một là, về độ tuổi kết hôn. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn là: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”12. Việc quy định tuổi kết hôn như trên là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người và sự phù hợp với các quy định trong BLDS và Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) Việt Nam về năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Thứ nhất, quy định tuổi kết hôn căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người. Theo các chuyên gia y tế thì ở giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, trong cùng một độ tuổi, nữ giới bao giờ cũng phát triển sớm hơn nam giới cả về sinh lý và nhận thức. Do đó, nếu nữ giới từ đủ 18 tuổi có thể bước vào cuộc sống hôn nhân thì nam giới cũng phải từ đủ 20 tuổi mới kết hôn. Đủ 20 tuổi đối với nam là độ tuổi phát triển tương đối đầy đủ về mặt thể lực cũng như có sự trưởng thành nhất định về mặt tâm lý, có ý thức trách nhiệm làm chồng, làm cha, biết lo toan, gánh vác kinh tế và giữ vai trò làm trụ cột gia đình. Đó là yếu tố cần thiết và đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho việc xây dựng một cuộc sống gia đình sau khi kết hôn được ổn định, ấm no và hạnh phúc. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định độ tuổi kết hôn là đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ. Thứ hai, về sự phù hợp với BLDS và BLTTDS Việt Nam. Việc quy định độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã thay đổi so với Luật HN&GĐ năm 1959, 1986 và 2000 nhằm thống nhất với quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong BLDS năm 2005 và quy định về năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự trong BLTTDS năm 2004. Bởi thực tế cho thấy, nếu theo cách tính tuổi kết hôn trong các Luật HN&GĐ trước đó: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” có nghĩa, nam đã bước sang tuổi 20 (19 tuổi cộng 1 ngày) và nữ đã bước sang tuổi 18 (17 tuổi cộng 1 ngày) thì được phép kết hôn. Như vậy, người nữ giới sẽ đương nhiên là chủ thể của quan hệ HN&GĐ, họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn và chung sống thành vợ chồng cũng như có đầy đủ năng lực hành vi và các quyền, nghĩa vụ của một người vợ; họ có quyền sinh con đẻ cái, có quyền có tài sản, đứng tên sở hữu, sử 12 Điều 8, Khoản 1, Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
  • 16. 11 dụng tài sản, được quyền tham gia các giao dịch dân sự... Tuy nhiên, trên thực tế họ lại không có đầy đủ các quyền nói trên, bởi BLDS năm 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”13 mà người thành niên mới là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp này, người vợ là người chưa thành niên nên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và cũng theo Bộ luật này: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đạidiện theo pháp luậtđồng ý, trừ giaodịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngàyphù hợp với lứa tuổi”14 Có nghĩa, khi làm vợ họ sẽ không thể tự mình tham gia xác lập các giao dịch dân sự lớn, chẳng hạn mua bán nhà đất, xe cộ, tàu thuyền…; vay, thuê, mượn tài sản; là chủ thể các hoạt động đầu tư, kinh doanh… mà cần phải có người đại diện theo pháp luật (như cha, mẹ hoặc người giám hộ) thực hiện. Do vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã sửa đổi quy định về độ tuổi kết hôn nhằm giải quyết sự bất cập nói trên giúp cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất trong cuộc sống. Hai là, sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn Theo quy định Luật HN&GĐ hiện hành thì “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”15. Sự tự nguyện trong việc kết hôn của hai bên nam, nữ thể hiện ở các mặt sau: Về mặt ý chí chủ quan thì tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ xuất phát từ tình yêu chân chính giữa họ, mong muốn thành vợ chồng của nhau, được gắn bó, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người và cùng nhau xây dựng gia đình mà không nhằm các mục đích giả tạo khác như Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Sự luyến ái qua lại giữa đôi bên phải là lý do cao hơn hết thảy trong việc kết hôn” Về hành vi khách quan,“Việc đăng ký kết hôn phảiđược đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch”16 Và hai bên nam, nữ phải “cùng có mặt khi đăng ký kết hôn”, “cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn”17 sau khi bày tỏ ý chí tự nguyện kết hôn trước cán bộ tư pháp - hộ tịch trong buổi đăng ký kết hôn nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình, khẳng định mục đích xây dựng gia đình và chung sống lâu dài của họ. Về nguyên tắc không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng mà pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích 13 Điều 18, Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 14 Điều 20, Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 15 Điều 8, Khoản 2, Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 16 Khoản 9, Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 17 Khoản 2, Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, Hà Nội
  • 17. 12 thực của hôn nhân bởi cuộc sống gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự hòa hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ. Như vậy, ý chí tự nguyện của các bên nam nữ là điều kiện cần thiết quyết định tính hợp pháp của hôn nhân nhưng việc đánh giá sự tự nguyện không chỉ căn cứ vào ý chí thực sự của nam, nữ dựa trên tình yêu chân thành giữa họ mà còn phải dựa trên cơ sở pháp lý là mục đích của việc kết hôn, là mong muốn của những người kết hôn đạt tới. Mục đích đó không có gì khác là để được cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn là nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ trong gia đình phong kiến và xây dựng hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng. Ba là, không bị mấtnăng lựchành vi dân sự Về mặt kỹ thuật lập pháp, theo các Luật HN&GĐ trước đây, quy định về điều kiện kết hôn: Không bị mất năng lực hành vi dân sự được đặt chung trong một điều bao gồm các trường hợp cấm kết hôn. Có nghĩa, quy định này thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, xét thấy việc kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện hoàn toàn của hai bên nam, nữ nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình mà với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, họ không thể hiện được sự tự nguyện của họ trongviệc kết hôn thì chắc chắn họ không thỏa mãn điều kiện kết hôn. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã tách quy định này ra khỏi các trường hợp cấm kết hôn và đưa vào một điểm riêng trong phần điều kiện kết hôn nhằm nhấn mạnh sự cần thiết, quan trọng của nó. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết buộc các bên nam nữ phải thỏa mãn khi kết hôn cũng như là yếu tố cơ bản để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đăng ký kết hôn cho các bên. Về bản chất, quy định của hai Luật trên đều giống với Luật HN&GĐ năm 2014 tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 có phát triển hơn trong việc thay đổi về mặt thuật ngữ, thể hiện tính khái quát, bao hàm hơn và hoàn toàn phù hợp với BLDS năm 2005 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Có thể thấy, quy định này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết bởi lẽ, đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, việc họ thể hiện ý chí tự nguyện - một nguyên tắc quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2014 là không thể xác định được. Bốn là, Điều kiện kết hôn không cùng giới tính Về vấn đề đồng giới hiện nay có rất nhiều tuyên bố của các tổ chức quốc tế cùng với các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng đồng tính, song tính và chuyển giới không phải là bệnh, không thể lây lan và người đồng tính là những con người tự nhiên của xã hội. Tuy nhiên, theo quan điểm truyền thống cũng
  • 18. 13 như tập quán gia đình của người Việt Nam từ muôn đời nay thì hôn nhân chính là để xây dựng gia đình và gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó trong đó có chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống mà trên thực tế nếu hai người cùng giới tính kết hôn sẽ không có khả năng sinh đẻ con chung. “Do vậy, chỉ những người không cùng giới tính (nghĩa là một nam, một nữ) kết hôn mới có thể cùng nhau thực hiện được chức năng này. Xuất phát từ quan điểm trên, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định điều kiện kết hôn phải là những người không cùng giới tính. Quy định này nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân truyền thống, bảo đảm sự yên ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình và bảo đảm cho tương lai của đất nước”. Năm là, việc kết hôn không thuộc mộttrong các trường hợp cấm kết hôn Chỉ khi hai bên nam, nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện về độ tuổi kết hôn, về tự nguyện kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không cùng giới tính và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn tại Khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ năm 2014 thì việc kết hôn đó mới có giá trị pháp lý và được Nhà nước bảo vệ. Luật HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000 và 2014 đều có điều khoản quy định về các trường hợp cấm kết hôn bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế vẫn có những trường hợp người đã có vợ hoặc có chồng nhưng vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; hoặc tồn tại hôn nhân giữa hai bên nam, nữ có quan hệ nuôi dưỡng hoặc cùng dòng máu về trực hệ... Và hậu quả đều đem lại sự đau khổ, bất hạnh cho các gia đình, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội và không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Do vậy, trên cơ sở kết thừa và phát triển các Luật HN&GĐ trước đó, Luật HN&GĐ hiện hành đã quy định rất cụ thể các trường hợp cấm kết hôn đồng thời, có bổ sung thêm một số trường hợp mới cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội hiện nay. 2.1.2. Quyđịnhvề thủ tục đăng kýkết hôn Theo Luật HN&GĐ hiện hành quy định: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn18 18 Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 19. 14 Như vậy, đăng ký kết hôn là thủ tục kết hôn duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân do cơ quan Nhà nước quy định buộc các bên nam, nữ phải tuân theo. Muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải xin đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chỉ khi nào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn cho họ, ghi vào Sổ kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng. Thẩm quyền đăngký kết hôn Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau: Đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký kết hôn là: UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nếu việc kết hôn tiến hành tại UBND xã nhưng không phải là nơi mà một trong hai bên kết hôn thường trú thì việc đăng ký kết hôn đó là không đúng thẩm quyền và không phát sinh hiệu lực pháp luật. Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về UBND cấp tỉnh theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về UBND cấp huyện mà không phân chia cho các cơ quan nhà nước khác như trên nữa . Do đó, đến thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 khi Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thì quy định trên của Nghị định số 126/2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thay đổi để phù hợp với Luật Hộ tịch mới ban hành. Như vậy, về nguyên tắc việc kết hôn của nam, nữ phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn nhưng tiến hành tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền (còn gọi là đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền) thì việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý và giữa hai người kết hôn không phát sinh quan hệ vợ chồng. Hồ sơ đăng ký kết hôn Các bên nam, nữ khi kết hôn phải có hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ gồm có các giấy tờ sau đây: Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân; Xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai (theo mẫu quy định) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • 20. 15 Trong trường hợp một người cư trú tại xã này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó; Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà UBND xã, “nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan”. Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, cần có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Nghi thức kết hôn “Pháp luật Việt Nam quy định về nghi thức kết hôn như sau: “Hai bên nam, nữ nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn”. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Có thể thấy, sự “cùng nhau” của hai bên nam, nữ trong tất cả các nghi thức kết hôn được pháp luật đặc biệt nhấn mạnh, thể hiện sự đồng thuận, tự nguyện gắn kết giữa hai người”19. Đó là những khởi đầu tốt đẹp cho một cuộc sống mới mà hai người sẽ phải cùng gắn bó, chung tay và xây dựng gia đình. Kể từ thời điểm này, hai bên nam, nữ mới chính thức phát sinh quan hệ vợ chồng. Như vậy, mọi nghi thức kết hôn khác không theo các quy định pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn thì đều không có giá trị pháp lý.. 2.1.3. Quyđịnhvề việckết hôn trái pháp luật 19 Điều 9 và 68, 18, Khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 21. 16 Theo quy định của Luật HN&GĐ, “tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo luật định và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ” 20 Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Và để quy định này đi vào cuộc sống, Luật giao cho TAND tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết nội dung này. Như vậy, trong thời gian sắp tới sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện nội dung này. Quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn (hay còn gọi là kết hôn trái pháp luật). Vì vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị TAND xử hủy khi có yêu cầu. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. Đối với các cá nhân đó là: “Người bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn; vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật” 21 . Đây là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp bị xâm phạm do việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Đối với các cơ quan, tổ chức đó là: Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc; “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương” Hội Liên hiệp Phụ nữ. Ngoài ra còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các thành viên của tổ chức mình, đồng thời nhằm bảo đảm việc xét xử đối với việc kết hôn trái pháp luật vẫn được tiến hành khi các cá nhân không yêu cầu. Ví dụ: Người bị cưỡng ép kết hôn không dám khởi 20 Khoản 2 Điều 11, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 21 . Khoản 1, Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 22. 17 kiện vì sợ bị đánh đập, ngược đãi; người không biết là họ có quyền yêu cầu nên đã không yêu cầu... TAND sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn của nam, nữ và xem xét mối quan hệ tình cảm giữa họ. Trên cơ sở đó, Tòa án tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự và đưa ra quyết định mà không được hòa giải. Khi Tòa án xét xử, các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật phải có mặt tại phiên tòa để cung cấp những chứng cứ cần thiết giúp Tòa án làm sáng tỏ vụ việc và có quyết định chính xác. Hậu quả của việc xử lý huỷ kết hôn trái pháp luật Khi TAND hủy việc kết hôn trái pháp luật, cần giải quyết các vấn đề sau: Quan hệ nhân thân: “Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Do đó, giữa họ chưa từng phát sinh quan hệ vợ chồng. Việc họ sống chung như vợ chồng là trái pháp luật”. Vì vậy, “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”22 Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hai người phải chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó. Quan hệgiữa cha mẹ và con: “Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha, mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại hay chấm dứt”. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải là vợ chồng nhưng vẫn là cha và mẹ của con chung. Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn23. “Do đó, quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Ngoài ra, TAND phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các bên đương sự và căn cứ vào các quy định pháp luật để giải quyết cho hợp tình, hợp lý” 24. Quan hệtài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: Luật HN&GĐ quy định như sau: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan. “Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập” 25 22 Khoản 1, Điều 12, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 23 Khoản 2, Điều 12, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 24 Điều 81,83, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 25 Điều 12, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 23. 18 2.1.4. Quyđịnhvề việcđăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau: Đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký kết hôn là: UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nếu việc kết hôn tiến hành tại UBND xã nhưng không phải là nơi mà một trong hai bên kết hôn thường trú thì việc đăng ký kết hôn đó là không đúng thẩm quyền và không phát sinh hiệu lực pháp luật. Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký kếthôn thuộc về UBND cấp tỉnh theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về UBND cấp huyện mà không phân chia cho các cơ quan nhà nước khác như trên nữa Do đó, đến thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 khi Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thì quy định trên của Nghị định số 126/2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thay đổi để phù hợp với Luật Hộ tịch mới ban hành. “Nếu việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước” 26. Đây cũng là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000 bởi, Luật HN&GĐ năm 2000 không có quy định cụ thể về trường hợp kết hôn không đúng thẩm quyền mà chỉ quy định chung về việc hủy kết hôn trái pháp luật là do Tòa án xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật, có nghĩa thẩm quyền này chỉ thuộc về TAND Còn đối với Luật HN&GĐ năm 2014 thì ngoài việc tách rời quy định về xử lý việc kết hôn không đúng thẩm quyền ra một điều riêng còn quy định thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn không đúng pháp luật cho UBND cấp xã. Theo Luật Hộ tịch thì UBND cấp xã có quyền thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đối với việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau và UBND cấp huyện có quyền thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài. Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2014 còn yêu cầu hai bên thực hiện việc đăng ký kết hôn lại cho đúng quy định của pháp luật và quan hệ hôn nhân của họ sẽ chính thức được pháp luật thừa nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đó. “Đây thực sự là một quy định mở của luật pháp 26 Điều 13, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 24. 19 nhằm khuyến khích người dân đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của họ từ thời điểm họ chung sống với nhau trước đó, coi như việc đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền chỉ là việc hợp thức hóa việc kết hôn của họ mà thôi”. 2.1.5. Quyđịnhvề việcnam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kýkết hôn Luật HN&GĐ Việt Nam quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của LuậtHN&GĐ, chungsống với nhau nhưvợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì giữa họ không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; trường hợp nam, nữ chung sống với nhau nhưvợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luậtthì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn; trường hợp nam, nữchung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng”27. Tuy nhiên, cần bàn thêm về trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000. Đây là hướng dẫn chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 của Nghị quyết số 35/2000 được Quốc hội ban hành ngay sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực để thấy rằng pháp luật vẫn công nhận quan hệ hôn nhân thực tế được xác lập trước ngày 03/01/1987. Đồng thời, “pháp luật cũng chỉ khuyến khích họ đi đăng ký kết hôn chứ cũng không bắt buộc họ phải đi đăng ký kết hôn, nghĩa là hiện nay trong thực tế sẽ còn nhiều trường hợp nam, nữ chung sống thành vợ chồng trước 03/01/1987 mà vì lý do nào đó họ vẫn chưa đăng ký kết hôn”. Trong khi đó, liên quan đến vấn đề trên, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà không có đề cập đến vấn đề này hoặc điều khoản chuyển tiếp thì quy định chung chung là: “Quan hệ HN&GĐ được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về HN&GĐ tại thời điểm xác lập để giải quyết”28 và cũng không có nghị quyết hướng dẫn thi hành về trường hợp này. Vậy “số phận” của những cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987 phải chăng đã bị pháp luật “bỏ quên”? Do đó, việc phải ban hành ngay một văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 là một việc làm cần thiết nhằm làm cho pháp luật thực sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống. 27 Điều 53, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 28 Điều 131, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • 25. 20 2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kết hôn Luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành sau khi ra đời với những quy định mới đã chứng tỏ nhiều điểm tích cực trong quan điểm lập pháp của các nhà làm luật nước ta góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ; bảo đảm các quyền dân sự nói chung và quyền về HN&GĐ nói riêng đồng thời thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Luật HN&GĐ năm 2014 tuy đã có hiệu lực thi hành, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật lại phản ánh việc áp dụng chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 nên Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi về mặt thực tiễn về kết hôn; còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau về vấn đề này. Trình tự thủ tục về đăng ký kết hôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đảm bảo quyền và lợi íchcủa công dân. Thông qua các quy định cụ thể của Luật HN&GĐ, Luật hộ tịch và Luật cư trú cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã đảm bảo cho quá trình đăng ký kết hôn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn vẫn còn bộc lộ một số bất cập như: Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn của công dân hiện nay được thực hiện theo Luật HN&GĐ về đăng ký kết hôn. Theo đó, UBND cấp xã là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn cho công dân trong nước. Tuy nhiên, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch cho thấy, vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình giải quyết đăng ký kết hôn cho người dân, dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý phát sinh sau này. Nghị định 123/2019/NĐ-CP quy định, khi đến đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã- nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thì hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và xuất trình chứng minh nhân dân. Trong trường hợp, một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Quy định như vậy, nhưng qua kiểm tra, có nhiều hồ sơ một trong các bên nam, nữ không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định, hoặc có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá hạn 6 tháng mà UBND cấp xã vẫn giải quyết cho đăng ký kết hôn. Lẽ ra, trong trường hợp này phải yêu cầu xác nhận lại tình trạng hôn nhân, nhưng cán bộ hộ tịch cơ sở vẫn giải quyết cho đương sự đăng ký kết hôn là không đúng luật. Ngược lại, chỉ yêu cầu các bên nam, nữ xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu với tờ khai đăng ký kết hôn theo thủ tục, nhưng nhiều cán bộ hộ tịch vẫn yêu cầu người dân phải photo nộp cả chứng minh nhân dân, gây phiền phức cho người dân. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhiều UBND cấp xã giải quyết chưa đúng quy định. Theo luật định, để UBND cấp xã giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn cho người dân là 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, thủ tục hợp
  • 26. 21 lệ; nếu xác minh các vấn đề nào khác thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nhưng thực tế vẫn có nhiều hồ sơ gần 1 tháng vẫn chưa giải quyết, gây nhiều phiền hà cho người dân. Sai sót nhiều nhất trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn cho công dân là việc ký tên trong chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và tờ khai đăng ký kết hôn. Một trong những quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn là các bên nam, nữ đều phải ký tên vào sổ đăng ký kết hôn để chứng tỏ quan hệ hôn nhân do các bên xác lập là quan hệ hôn nhân hoàn toàn tự nguyện và chịu trách nhiệm về quan hệ hôn nhân do mình xác lập. Nghị định 123 quy định: khi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện đăng ký kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Sau đó, hai bên nam, nữ ký vào Sổ và Giấy chứng nhận kết hôn; chủ tịch UBND cấp xã sẽ ký, cấp cho mỗi bên nam, nữ một bản chính giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây còn gọi là nghi thức đăng ký kết hôn (hay lễ đăng ký kết hôn), tuy nhiên hầu hết các UBND cấp xã không hề thực hiện nghi thức này. Nhiều trường hợp cho thấy, chỉ có một bên nam hay nữ đơn phương đến UBND cấp xã nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chỉ cần có chữ ký của một trong các bên, bên còn lại không ký vào chứng nhận kết hôn cũng được UBND cấp xã cho nhận Giấy chứng nhận kết hôn. UBND xã cho rằng, không có thời gian để tiến hành lễ đăng ký kết hôn cho người dân, chỉ cần cán bộ Tư pháp- hộ tịch tiếp nhận hồ sơ, tham mưu UBND xã ký chứng nhận kết hôn là đủ. Giải quyết kiểu “đốt cháy giai đoạn” như vậy sẽ phát sinh nhiều hệ quả pháp lý sau này, nếu một trong các bên đăng ký kết hôn không thừa nhận quan hệ hôn nhân của mình trước Tòa án- khi ly hôn, do giấy tờ đăng ký kết hôn không hợp lệ và phát sinh tranh chấp tài sản thì UBND cấp xã sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết đăng ký kết hôn không đúng luật. Khâu lưu trữ hồ sơ đăng ký kết hôn cũng chưa đúng quy định, nhiều cán bộ Tư pháp- hộ tịch cơ sở chưa thực hiện việc lưu trữ các thủ tục đăng ký kết hôn của người dân. Theo quy định, các giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong thời hạn 5 năm, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch . Nhưng qua kiểm tra, phát hiện các hồ sơ đăng ký kết hôn ở nhiều xã chỉ trong một hai năm gần đây cũng không còn lưu trữ, không thể đối chiếu, xác minh khi có khiếu nại, tố cáo xảy ra. Hồ sơ đăng ký kết hôn không được lưu trữ, dẫn đến mất mát còn gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch ở địa phương. Đăng ký kết hôn cho công dân là nhiệm vụ của UBND cấp xã. Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền kết hôn theo quy định, UBND xã phải áp dụng đúng luật để giải quyết các thủ tục cần thiết. Có như vậy mới bảo đảm
  • 27. 22 được quyền lợi hợp pháp của công dân, tránh những hệ lụy pháp lý phát sinh sau này. Đăng ký kết hôn là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Đông thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong tình hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong việc quản lý hộ tịch và đăng ký kết hôn và xử lý các hành vi vi phạm trong vấn đề này. Nhìn chung Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp lý có liên quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định quản lý hộ tịch và đăng ký kết hôn chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề này đã có những tác động không nhỏ đến cộng đồng, đồng thời những ảnh hưởng của các hành vi đó mang tính chất lâu dài, nghiêm trọng và khó khắc phục về tình trạng ban đầu. Do đó, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về vấn đề này một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật đã trao. Từ đó, khẳng định tính tất yếu về việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực này được thực hiện một cách chặt chẽ và đầy đủ, giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, hợp lý bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể được pháp luật quy định.
  • 28. 23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11 QUẬN BÌNH THẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1.Tổng quanvề Ủy ban nhân dân Phường 11 Quận Bình Thạnh 3.1.1. Sơlược về sự hình thành và phát triển của UBND phường 11,quận BìnhThạnh - Tên đơn vị: Ủy ban nhân dân phường 11, quận Bình Thạnh - Địa chỉ đơn vị: 183/13 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 27 tháng 8 năm 1988, theo Quyết định số 136-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận Bình Thạnh giải thể sáu phường: 4, 9, 10, 16, 18 và 23; địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số lượng phường trực thuộc quận còn 20, riêng phường 10 đã sáp nhập 22 tổ dân phố với 3.572 nhân khẩu vào phường 11 và sự phân chia đơn vị hành chính này vẫn giữ ổn định cho đến hôm nay. Phường 11 là một phường thuộc quận Bình Thạnh, với tổng diện tích 77,44 ha. Có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vì nó giáp phường 1, 5 quận Gò Vấp, phường 5, 7, 12, 13, 14 quận Bình Thạnh. Nhờ vậy, mà đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn luôn được đảm bảo, dễ dàng trong việc giao lưu văn hóa, trao đổi mua bán,… Hiện nay, phường 11 bao gồm 7 khu phố với 102 tổ dân phố; địa bàn được chia thành 15 ô khu vực với hơn 8900 hộ gia đình, 32.072 nhân khẩu cư trú. Nơi đây có địa bàn rộng lớn, nhiều cơ sở tôn giáo đang hoạt động và tỷ lệ người dân tạm trú khá cao. Bản đồ 3.1: UBND phường 11 quận Bình Thạnh, TPHCM Vấn đề về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội luôn được đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phường luôn chủ động tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức và bảo vệ sức khỏe cho người
  • 29. 24 dân như việc tuyên truyền về phong trào "chống rác thải nhựa", tổ chức tổng vệ sinh tại khu vực mương hở tại đường sắt Bắc - Nam khu phố 7, hay việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống công tác "Dân vận" của Đảng,... Có thể nói đời sống của người dân luôn được chú trọng và ngày càng được nâng cao. 3.1.2. Tổchức và hoạt động của UBND phường 11, quận BìnhThạnh 3.1.2.1. Chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND phường 11, quận BìnhThạnh - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường 11, quận Bình Thạnh “Uỷ ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận và cơ quan chuyên môn quận về lĩnh vực được phân công.” Theo Luật số: 77/2019/QH13 về tổ chức chính quyền địa phương 2019, căn cứ điều 63 thì nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường là: Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường. Tổ chức thực hiện ngân sáchđịa phương. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. - Cơ cấu tổ chức của UBND phường 11, quận Bình Thạnh Ủy ban nhân dân phường 11, quận Bình Thạnh là cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị hành chính cấp phường loại 1 gồm một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch phường.
  • 30. 25 - Văn phòng thống kê - Văn hóa- xã hội - Công an - Quân sự - Tài chính- Kế toán - Tư pháp hộ tịch Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của UBND 3.1.2.2. Tổchức quản lýsử dụng các nguồn lực của UBND phường 11, quận BìnhThạnh Về nhân sự, số lượng cán bộ, công chức và người lao động là 46 người, bao gồm 36 biên chế và 10 ngoài định biên. UBND phường 11 tổ chức thành các bộ phận gồm những cán bộ, công chức được phân công đảm nhận các chức danh công việc đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực trên mặt công tác của đơn vị, cụ thể là bộ phận (bộ phận Văn phòng – Thống kê, bộ phận Tài chính – Kế toán, bộ phận Địa chính – Xây dựng, bộ phận Trật tự đô thị, bộ phận Văn hóa - Xã hội). Về tài chính, các nguồn thu của phường thường sẽ được hỗ trợ từ ngân sách cấp trên và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Vì thế, để tài chính của phường không bị thất thoát, luôn ổn định phường 11 luôn lập bảng thu chi hợp lý. Cụ thể như việc chi cho công tác xã hội, chi về hoạt động của các cơ quan nhà nước, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật,... Về cơ sở vật chất, kỹ thuật UBND phường 11 luôn tìm hiểu và chọn lọc những thiết bị, vật chất, kỹ thuật tốt nhất nhưng chi phí lại khá cao như: máy vi tính, máy photocopy, máy in, mực in, giấy in cho đến cả bàn ghế, vật dụng văn phòng,.. luôn được trang bị đầy đủ cho từng phòng nhằm rút ngắn thời gian Chủ tịch Phó chủ tịch Văn hóa-Xã hội Phó chủ tịch Kinh tế-Đô thị - Địa chính xây dựng - Môi trường- Quản lý đô thị - Phòng cháy chữa cháy
  • 31. 26 trong quá trình thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhà nước. 3.2.Thực tiễn triển khai công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại địa bàn phường 11, quận Bình Thạnh 3.2.1.Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại phường 11, quận Bình Thạnh Bảng 3.1.Thống kê số liệu đăng ký kết hôn trong 3 năm 2016-2018 Số lượng 2016 209 2017 188 2018 144 Tổng cộng 541 Nguồn:UBND phường 11, quận Bình Thạnh Số lượng đăng ký kết hôn trên địa bàn Phường Đức Thắng tăng qua các năm, số lượng cặp vợ chồng đăng ký kết hôn năm 2017 là 188 giảm hơn năm 2016 21 cặp, năm 2018 giảm hơn năm 2017 là 44 cặp,. Số lượng cặp đăng ký kết hôn giảm theo 3 năm trên chứng tỏ ý tình hình phát triển dân số phường có xu hướng giảm, tuy nhiên thức người dân về hiện trạng kết hôn, sinh con…cũng được nâng cao hơn. Trong quá trình đăng ký kết hôn còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như: Công tác thống kê số liệu đăng ký hộ tịch còn yếu, chưa bảo đảm độ chính xác của số liệu, sai sót vẫn còn xảy ra; Nhận thức của người dân đối với quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch còn hạn chế… gây khó khăn trong quá trình đăng ký kết hôn. Bảng 3.2. Thống kê số liệu đăng ký kết hôn Đăng ký kết hôn Đúng hạn Qúa hạn Đăng ký lại 2016 105 75 8 2017 84 72 7 2018 50 49 9 Tổng cộng 188 144
  • 32. 27 Nguồn:UBND phường 11, quận Bình Thạnh Qua bảng thống kê trên ta thấy: - Số cặp vợ chồng được ĐKKT đúng hạn trong hai năm (2017-2021) (chiếm 65,5%) tăng so với giai đoạn (2019-2021) (chiếm 34,5%) - Số cặp vợ chồng đăng ký quá hạn giảm qua các năm - Số cặp vợ chồng đăng ký lại chiếm tỷ lệ thấp Trong những năm qua, cán bộ tư pháp – hộ tịch luôn thực hiện tốt chức năng, giúp UBND Phường Đức Thắng quản lý nhà nước về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, .. qua đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tỷ lệ đăng ký hộ tịch năm sau tăng hơn năm trước. Do các cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan tâm, đầu tư hơn cho công tác tuyên truyền, qua đó, người dân đã nhận thức được việc đăng ký hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đi đăng ký. Thông qua việc đăng ký kết hôn đã bảo đảm quyền được khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em. Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải là quyền riêng của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân. Về công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại UBND phường: không có trường hợp nào bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do UBND cấp phường cấp trái quy định của pháp luật và cũng không có trường hợp nào khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực hộ tịch. 3.2.2. Đánhgiá thực trạng thực hiện pháp luật hộ tịch trong thủ tục đăng ký kếthôn tại UBND Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội 3.3.1. Ưu điểm Nhờ có sự quan tâm của các cấp các ngành đặt biệt là sự quan tâm của Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch, điển hình là Nghị định 123/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý hộ tịch ở địa phương, giúp cho nhân dân được đăng ký nhanh chóng và chính xác về các loại giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy kết hôn, giấy chứng tử... 3.3.2. Hạn chế - Một số cơ quan, đơn vị, và bản thân người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý đăng ký kết hôn, khai tử nên chưa có sự
  • 33. 28 quan tâm, chỉ đạo thực hiện, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết sai sót hồ sơ giấy tờ liên quan tới khai sinh, khai tử. - Công tác phổ biến, giáo dục tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử chưa thực sự sâu rộng dẫn tới số lượng khai sinh, khai tử chậm, quá hạn vẫn còn nhiều, tình trạng cải chính ngày càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra dân số. - Cán bộ tư pháp hộ tịch quá tải công việc trong khi trình độ, năng lực của một số cán bộ tư pháp hộ tịch còn hạn chế, chưa có cán bộ hộ tịch chuyên trách phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lại hay thay đổi công tác nên việc lưu giữ sổ sách, giấy tờ liên quan khai sinh, khai tử không đảm bảo. - Công tác báo cáo thống kê tư pháp hộ tịch không thường xuyên, thiếu chính xác, một số nơi dùng biểu mẫu, sổ sách không thống nhất với quy định pháp luật. - Việc ghi chép không đầy đủ nội dung, dữ kiện trong giấy khai sinh và Sổ đăng ký kết hôn, nơi sinh trong giấy khai sinh chỉ ghi địa danh phường và còn viết tắt; trong sổ đăng ký không ghi tên, chức vụ của người cấp giấy khai sinh, họ tên, chữ ký của cán bộ tư pháp hộ tịch và không có chữ ký của người đi khai sinh; cột ghi chú không ghi đăng ký quá hạn, đăng ký lại, ghi chưa chính xác về quan hệ giữa người đi khai với người đăng ký sự kiện khai sinh.; tẩy xóa, ghi không thống nhất màu mực, không thực hiện ghi chú, không đóng dấu; không thống nhất giữa giấy khai sinh và Sổ đăng ký kết hôn, gây rắc rối không nhỏ cho công dân sau này. - Nhiều cán bộ cố tình thu thêm lệ phí, đòi hỏi những giấy tờ trái với quy định pháp luật gây phiền hà cho dân chúng, thủ tục rườm rà gây khó khăn cho công dân. 3.3.Mộtsố kiếnnghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 11 quận Bình Thạnh 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luậtvề đăng kýkết hôn Về năng lực hành vi dân sự Xuất phát từ những vi phạm về điều kiện năng lực hành vi dân sự của người kết hôn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và trước thực trạng nhiều người thực tế đã rơi vào trạng thái không còn khả năng nhận thức, không còn khả năng kiểm soát được lời nói và hành vi nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự vẫn được cho đăng ký kết hôn, thì theo chúng tôi cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng này bằng cách đưa ra văn bản quy định chi tiết hơn theo hướng: Trong trường hợp có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, xem
  • 34. 29 xét trước khi cho đăng ký kết hôn. Ngoài ra, cần bổ sung vào điều kiện kết hôn là phải có Giấy chứng nhận y tế về sức khỏe của người kết hôn để chứng tỏ người đó hoàn toàn bình thường và không mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Như vậy, Nhà nước cần đầu tư các cơ sở vật chất tốt cho các đơn vị y tế được phép cấp Giấy chứng nhận đồng thời có những quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận y tế giúp cho hoạt động kiểm tra sức khỏe được tiến hành một cách nghiêm túc, chính xác và hiệu quả. Đây sẽ là một điều kiện để nâng cao chất lượng dân số của Việt Nam; đồng thời cũng hạn chế tối đa áp lực lên các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đối với những em bé sinh ra đã mắc các khiếm khuyết, dị tật và góp phần hạn chế vi phạm điều kiện kết hôn người mắc bệnh tâm thần. Về việc kết hôn cùng giới tính Kết hôn giữa những người cùng giới tính không phải là vấn đề mới trên thế giới nhưng đang là vấn đề được đưa ra bàn luận trong nhiều hội nghị, hội thảo tại Việt Nam. Đặc biệt khi Luật HN&GĐ hiện hành không thừa nhận hôn nhân cùng giới thì việc chung sống như vợ chồng, các mối quan hệ về tình cảm giữa những người cùng giới lại ngày càng phổ biến hơn. Và việc chung sống giữa họ sẽ làm phát sinh rất nhiều quan hệ về nhân thân, về tài sản chung, về con cái… Do đó, cần phải có những dự liệu phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho các cặp đôi cùng giới tính, đảm bảo các quyền của con người như quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, quyền được mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân… Để làm được điều đó, theo chúng tôi cần bổ sung những quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng giới tính, trong đó có những quy định mang tính chất nguyên tắc với các nội dung như điều kiện đăng ký sống chung, trình tự thủ tục đăng ký sống chung và giải quyết hệ quả khi không sống chung về quan hệ tài sản, quyền nuôi con (nếu có). Bởi lẽ: Thứ nhất, quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng giới tính sẽ là cơ sở để nhà nước thống kê được số lượng người đồng tính, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước quản lý, tiếp cận đối tượng điều chỉnh và hoạch định, ban hành các chính sách một cách đúng đắn trong tương lai. Thứ hai, quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng giới tính là cơ sở pháp lý để góp phần không nhỏ giảm sự kỳ thị của dư luận xã hội đối với họ, tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng xã hội và sống đúng với con người của mình, được thụ hưởng các chế định pháp luật bình đẳng. Ngoài ra, các quy định đó còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với những đối tượng này, xóa bỏ sự mặc cảm, xóa bỏ cảm giác họ sống ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Thứ ba, tạo hành lang pháp lý và sự ràng buộc pháp luật giữa những người cùng giới tính trong việc sống với nhau để từ đó xác định trách nhiệm của