SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 100
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................7
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................8
7. Bố cục của luận văn.............................................................................................8
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII
ĐẾN THẾ KỶ XIX.............................................................................................................................9
1.1. Điều kiện tự nhiên và vị thế địa lý Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX...............9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................9
1.1.2. Vị thế địa lý...........................................................................................11
1.1.3. Địa danh và tiến trình lịch sử................................................................12
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Phật giáo Quảng
Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX..................................................................15
1.2.1. Bối cảnh lịch sử Đằng Trong và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng
đất Quảng Bình. ..............................................................................................15
TIỂU KẾT...........................................................................................................................................31
Chương 2: PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX......32
2.1. Vai trò của chính quyền phong kiến, của cộng đồng làng xã và sự phục hồi
Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX............................................................32
2.1.1. Vai trò của chính quyền phong kiến và cộng đồng làng xã đối với Phật
giáo Đằng Trong. ............................................................................................32
2.1.2. Sự phục hồi của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
.........................................................................................................................40
2.2. Dấu ấn Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX...................59
2.2.1. Quy mô và tổ chức kiến trúc.................................................................59
2
2.2.2. Một số bảo vật tại các chùa ở Quảng Bình. ..........................................64
TIỂU KẾT...........................................................................................................................................75
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ
KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX........................................................................................................76
3.1. Đặc điểm của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX........76
3.1.1. Phật giáo Quảng Bình phát triển song hành cùng quá trình mở nước và
là tác nhân gắn kết các cộng đồng dân cư trên vùng đất mới. ........................76
3.1.2. Phật giáo Quảng Bình phản ánh giao thoa văn hóa hai miền Nam Bắc.
.........................................................................................................................79
3.1.3. Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX mang đậm dấu ấn song hành
của nhiều dòng truyền thừa.............................................................................81
3.2. Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Quảng Bình........83
3.2.1. Phật giáo - yếu tố chủ đạo trong văn hóa tâm linh của người Quảng
Bình giai đoạn thế kỷ XVII-XIX. ...................................................................83
3.2.2. Phật giáo đóng góp tích cực trong việc tạo nên nền tảng xã hội của
Đằng Trong. ....................................................................................................85
3.2.3. Phật giáo Quảng Bình góp phần vào sự vận động và phát triển của lịch
sử Quảng Bình trong giai đoạn diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, tranh chấp
giữa các tập đoàn phong kiến để đi đến sự thống nhất đất nước. ...................88
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................95
PHỤ LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Bình - vùng đất chịu nhiều biến động xã hội, là địa bàn tranh chấp
quyết liệt của các quốc gia và tập đoàn phong kiến trong suốt chiều dài hàng nghìn
năm lịch sử. Từ vị trí địa chính trị quan trọng đó, Quảng Bình luôn là nơi giao thoa
của các luồng tư tưởng, các tôn giáo; trong đó, Phật giáo đã dừng chân và tồn tại
trong suốt thời gian lâu dài cùng với sự hình thành và phát triển của mảnh đất này.
Phật giáo là tôn giáo lớn của thế giới, có nguồn gốc từ Ấn Độ và sớm truyền
bá vào Việt Nam. Trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử dân tộc, với tinh thần
“từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha”, Phật giáo luôn có vai trò nhất định trong tâm linh của
người dân Việt Nam. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến Lý - Trần, Phật
giáo được coi là quốc giáo, sang triều Lê, Nho giáo chiếm thế thượng phong, phục
vụ cho việc xây dựng kỷ cương của nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ
chuyên chế, thì Phật giáo trở nên mờ nhạt trong chính trường, nhưng tại các làng xã,
Phật giáo vẫn hiện hữu trong xã hội, góp phần xây dựng những truyền thống văn
hóa tâm linh ở cơ sở.
Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX - khoảng thời gian cầm quyền của các chúa
Nguyễn, triều Tây Sơn và sau là các vua triều Nguyễn, lịch sử phong kiến Việt Nam
có nhiều biến động. Mỗi thế lực cầm quyền đều có những chính sách đối với Phật
giáo, điều đó tác động trực tiếp đến Phật giáo ở vùng đất Quảng Bình.
Đứng trước lịch sử đầy biến động, Nguyễn Hoàng khi vào trấn nhậm xứ
Thuận Quảng đã coi việc “lấy lòng dân” tại vùng đất “xa lạ” là điều rất quan trọng.
Vì vậy, để tạo ra sự hòa hợp trong cộng đồng dân cư trước khi muốn tạo ra những ý
tưởng chính trị lâu dài, các chúa Nguyễn lựa chọn Phật giáo truyền thống và dựa
vào tôn giáo này bước đầu xây dựng nghiệp đồ tại vùng đất mới Đằng Trong. Trong
khi đó, trên cơ sở tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng làng xã, chùa làng vẫn
hiện hữu trong ý thức của làng xã và chính niềm tin vào Phật giáo là cơ hội cho sự
tồn tại của những ngôi chùa ở khu vực này.
4
Trong khoảng thời gian cầm quyền của triều Tây Sơn, sau đó là các vua nhà
Nguyễn, Phật giáo Quảng Bình đều có sự phát triển. Đó là sự tồn tại thiết chế vật
chất và thiết chế tâm linh của Phật giáo ăn sâu trong tâm thức tín ngưỡng của người
dân, đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư.
Thông qua Phật giáo, chính quyền phong kiến dưới thời các chúa Nguyễn, triều Tây
Sơn và triều Nguyễn tạo được lòng tin trong một bộ phận lớn nhân dân trên địa bàn
Quảng Bình, là phương sách thu hút sự ủng hộ của nhân dân trong sự nghiệp mở cõi
và phát triển đất nước, để lại những dấu ấn khá đậm nét trong lịch sử dân tộc nói
chung, lịch sử vùng đất Quảng Bình nói riêng.
Vì lẽ đó, nghiên cứu vấn đề Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng
Bình thế kỷ XVII-XIX là công việc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thời sự
và thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần phục dựng lại giai đoạn lịch sử Quảng
Bình thế kỷ XVII-XIX, làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành và phát triển của Phật
giáo Quảng Bình trong thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều biến động để
đưa ra những đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử.
Về tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn, Phật giáo Quảng Bình là tôn giáo tồn tại
lâu đời và song hành cùng lịch sử mảnh đất này, vì vậy, thông qua việc nghiên cứu
đề tài giúp đánh giá đúng vị trí của Phật giáo trong đời sống tinh thần của cộng
đồng dân cư Quảng Bình, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định
các chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Sự hình thành và phát triển
của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhiều công trình của
các tập thể, cá nhân trong nước đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu như:
5
Tổng quan về Phật giáo Việt Nam và những vấn đề chuyên khảo Phật giáo liên
quan có các công trình: “Lịch sử Phật giáo Việt Nam, ba tập” của tác giả Lê Mạnh
Thát (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 1999); “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của tác
giả Nguyễn Đức Hiền (NXB Tp Hồ Chí Minh, năm 1995); “Lịch sử Phật giáo
Đàng Ngoài” của Nguyễn Đức Hiền (NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2009);
“Việt Nam Phật giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang (NXB Phương Đông, Tp
Hồ Chí Minh, năm 2012); “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”
của Đặng Nghiêm Vạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013); “Lịch sử tư
tưởng Việt Nam” của Huỳnh Công Bá (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2015);…
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực phía Nam từ thế kỷ XVII đến
thế kỷ XIX có các công trình: “34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu
(1691 - 1725)” của tác giả Lê Đình Cai (NXB Đăng Trình, năm 1971); “Chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX” (NXB Thế giới, Hà Nội, năm 2008); “Xứ Đàng Trong năm 1621” của tác giả
Cristophoro Borri (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch và chú
thích, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2014); “Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế
- xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18” của tác giả Li Tana (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ,
Hà Nội, năm 2014); cuốn “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802” của Tạ
Chí Đại Trường (NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2015)…
Các công trình nêu trên cung cấp một cách nhìn tổng quan về tình hình Việt Nam
và Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII-XIX trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Phật giáo Quảng Bình nói chung và Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
nói riêng cũng được phản ánh qua một số thư tịch cổ đã dịch và ấn hành liên quan
tới đề tài đáng chú ý như: “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An (NXB Á Châu);
“Viêm giao trưng cổ ký” của Cao Xuân Dục; “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn;
“Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú; “Đại Nam nhất thống chí”
của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Liên quan đến lịch sử phát triển Phật giáo trên địa bàn Quảng Bình có các
công trình như: “Lịch sử Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Khắc Thái (NXB Chính
trị Hành chính, Hà Nội, năm 2014); “Địa chí Quảng Bình”, Nguyễn Khắc Thái chủ
biên, đề tài NCKH cấp tỉnh năm 2007, Sở Khoa học công nghệ Quảng Bình;
6
“Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền Quảng Bình”, tác giả Nguyễn Tú (NXB
Thuận Hoá, năm 2007); “Địa chí làng Đức Phổ” của tác giả Đặng Thị Kim Liên
(NXB Lao động, Hà Nội, năm 2011); “Những ngôi chùa của tỉnh Quảng Bình” của
tác giả Lệ Quang Phạm Ngọc Hiên (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2012); “Địa chí
Trường Dục” của tác giả Trần Văn Chường (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm
2015);... Đây là những nguồn tư liệu thiết thực liên quan trực tiếp tới đề tài.
Đặc biệt, trên cơ sở điền dã thực tế tại một số ngôi chùa ở tỉnh Quảng Bình,
Trung tâm Phật giáo Liễu Quán - Huế đã ấn hành tạp chí số 5 (5/2015) - “Những
ngôi cổ tự trên đất Quảng Bình” và số 7 (1/2016) - “Dấu ấn Phật giáo đôi bờ sông
Gianh” với những bài khảo cứu chuyên sâu, trình bày nội dung khái quát về lịch sử
Phật giáo Quảng Bình thông qua các thư tịch cổ, dấu tích còn lại của các ngôi cổ tự
cùng các bảo vật có giá trị hiện còn được bảo lưu. Hai cuốn tạp chí này cung cấp
nguồn thông tin quý giá về Phật giáo Quảng Bình.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý Di tích - Sở Văn hóa Thông tin Du lịch Quảng Bình
đã tiến hành xây dựng Hồ sơ Di tích danh thắng núi Thần Đinh (năm 2004) và Lý
lịch Di tích Lịch sử chùa Hoằng Phúc (năm 2010). Việc làm này thiết thực cho thấy
tầm quan trọng của các di tích lịch sử mang dấu ấn Phật giáo như: chùa Kim Phong
- núi Thần Đinh, chùa Hoằng Phúc đối với lịch sử Quảng Bình.
Như vậy, vấn đề “Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế
kỷ XVII-XIX” bước đầu được các nhà nghiên cứu đề cập trong các công trình nghiên
cứu tổng quan hoặc một số ít công trình chuyên khảo về Phật giáo. Tuy nhiên, do
mục đích, mức độ, phạm vi đề cập và góc nhìn khác nhau của các công trình, cho
đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo toàn diện về diễn trình
phục hồi và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
dưới giác độ khoa học lịch sử. Mặc dù vậy, những công trình trên là nguồn tư liệu
quý để tác giả tham khảo và hoàn thành luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Sự hình thành và phát triển của Phật giáo
Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, bao gồm: bối cảnh lịch sử và nhân tố tác động tới sự
hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, sự phục hồi và
dấu ấn của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, đặc điểm và vai trò của Phật giáo
trong diễn trình lịch sử Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: luận văn tìm hiểu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX, trải qua ba thời kỳ: các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và các vua triều Nguyễn.
- Về không gian: vùng đất Quảng Bình, có sự liên hệ đến các vùng ảnh hưởng
trong khu vực phụ cận.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trình bày có hệ thống và tương đối toàn diện về sự hình thành và phát triển
của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó rút ra
những đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thu thập và xử lý các nguồn tư liệu.
- Tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của Phật
giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
- Rút ra một số nhận xét về đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình từ
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề tài dựa vào các nguồn tư liệu chính:
- Nguồn tư liệu tàng thư lưu trữ tại Viện Hán Nôm, các Trung tâm lưu trữ của
Chính phủ, các trung tâm và cơ sở tư liệu của các cơ quan, các Viện và Trung tâm
khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm lưu trữ tỉnh
Quảng Bình, các kho tư liệu của giáo hội và các cơ sở Phật giáo.
- Nguồn tư liệu từ các công trình khảo cứu về lịch sử nói chung, lịch sử Phật
giáo nói riêng, bao gồm các công trình đã công bố trong giai đoạn nghiên cứu của
đề tài, các công trình khảo cứu về giai đoạn lịch sử nói trên, các chuyên khảo về
Phật giáo, các chuyên luận về Phật giáo đã đăng tải.
- Nguồn liệu điền dã do chính tác giả thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Nguồn tư liệu thu thập theo phương pháp chuyên gia qua làm việc trực tiếp
với các nhà nghiên cứu và các nhà tu hành.
8
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Sử học là
cơ sở phương pháp luận của đề tài.
- Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgíc và các phương pháp tiếp cận như: phương pháp văn bản học, phân tích, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp,... để phục dựng lịch sử và rút ra những nhận xét, kết luận
khoa học.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp hệ thống tư liệu nhận diện bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Bình trong
khoảng thế kỷ XVII-XIX.
- Tái hiện những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Phật giáo
Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
- Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập lịch sử nói chung và lịch
sử địa phương nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc giáo dục truyền thống, niềm tự
hào về quê hương, đất nước.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các chuyên luận sử
học, Phật học và những ai quan tâm tới vấn đề này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn gồm ba chương
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những nhân tố tác động đến sự phát triển Phật
giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Chương 2: Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Chương 3: Đặc điểm và vai trò Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX.
9
Chương 1:
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII
ĐẾN THẾ KỶ XIX
1.1. Điều kiện tự nhiên và vị thế địa lý Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Quảng Bình là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích 8.037,6km2
. Đây là vùng
đất có chiều ngang hẹp nhất của Tổ quốc Việt Nam. Tại Đồng Hới, chiều ngang từ
Đông sang Tây chỉ khoảng 50km. Địa bàn Quảng Bình trải dài trên một vĩ độ với
toạ độ địa lí là 170
05'02" - 180
05'12" vĩ độ Bắc, 1050
36'55" - 1060
59'37" kinh độ
Đông; phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường phân giới dài 136,5km; phía Nam
chung đường biên giới với tỉnh Quảng Trị có độ dài 78,8km; phía Tây là dãy
Trường Sơn hùng vĩ, tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có
đường biên giới dài khoảng 201,87km; phía Đông là biển Đông có đường bờ biển
dài 116,04km.
Địa hình Quảng Bình cấu tạo phức tạp với hình thế đan xen rừng núi gò đồi và
đồng bằng, nhiều nơi núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc thấp dần không đều từ Tây
sang Đông. Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn. Phía Đông là dãy đồng
bằng nhỏ hẹp, có nơi chỉ khoảng 5-10km. Địa hình Quảng Bình được phân chia
thành 4 khu vực; vùng đồng bằng, vùng cửa sông có nơi thấp hơn mặt nước biển 2-
3m, trong khi đó, dãi cồn cát lại án ngữ phía Đông cao hơn vùng đồng bằng.
Khoảng 65% diện tích tự nhiên toàn tỉnh là rừng núi, vùng gò đồi chiếm 19,7% diện
tích đất tự nhiên, còn lại là đồng bằng chiếm 11% và vùng cát ven biển chiếm 4,3%
[53, tr.15-16].
Cùng với sự phân hóa địa hình, hệ thống dãy đồi núi chạy xuyên ra biển, các
con sông chính chảy cắt ngang địa bàn tạo nên những tiểu vùng sinh thái tự nhiên.
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có
khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc
trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
10
Quảng Bình là một tỉnh giáp với biển Đông, có vùng đặc quyền lãnh hải rộng
lớn, tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thông,
du lịch... Bờ biển Quảng Bình dài 116,04km với 5 cửa sông của 5 con sông chính là
sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Biển Quảng
Bình nằm trong hệ sinh thái vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của
chế độ hải văn đại dương.
Bờ biển trải dài với nhiều thắng cảnh đẹp: bãi tắm Nhật Lệ, Đá Nhảy, cùng
với ngư trường rộng lớn, trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650
loài), trong đó, nhiều loại quý hiếm, mang giá trị kinh tế cao như tôm hùm, tôm sú,
mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng, diện tích
hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ, tạo ra vùng
sinh thái của hệ san hô, góp phần phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Bên cạnh nguồn tài nguyên biển, rừng mang lại, Quảng Bình có nhiều loại
khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại
như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao
lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu
xây dựng với quy mô lớn. Khoáng sản phân bố rải đều khắp cả tỉnh: các mỏ, điểm
quặng sắt ở Thu Lộc, Sen Thủy; các mỏ sa khoáng, titan phổ biến ở dọc biển; vàng
sa khoáng ở huyện Tuyên Hóa… Ngoài ra, Quảng Bình còn có 4 nguồn nước
khoáng nóng: suối Bang (Lệ Thủy), Thanh Lâm (Tuyên Hóa), Troóc (Bố Trạch),
Động Ngàn (Bố Trạch); trong đó, suối khoáng nóng Bang là địa điểm du lịch, nghỉ
dưỡng thú vị ở phía Nam Quảng Bình.
Nhìn chung, Quảng Bình là địa phương có địa hình tương đối phức tạp, chia
cắt thành nhiều vùng sinh thái, tạo thành môi trường quần tụ của các tiểu vùng dân
cư. Thiên nhiên Quảng Bình có phần khắc nghiệt; nhưng cũng chính từ sự đa dạng
về điều kiện tự nhiên đã tạo nên nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh
quan đẹp, chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch và phát triển kinh tế cho Quảng
Bình. Mặt khác, từ trong khó khăn đó đã hun đúc phẩm chất siêng năng, cần cù
trong lao động, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu của con người Quảng Bình.
11
1.1.2. Vị thế địa lý.
Nằm ở điểm trung lưu của Việt Nam, Quảng Bình chính là nơi giao hội của
những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai miền Bắc - Nam, đồng
thời là điểm hội tụ của nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Quảng Bình được
xem là bản lề trong không gian đất nước cũng như trong lịch sử dân tộc, là nơi giao
thoa và phát triển văn hóa của các cộng đồng cư dân từ thời tiền sử cho đến ngày
nay, chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa hết sức phong phú, đa dạng.
“Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi mà ngay từ thời tiền
sử, cư dân Quảng Bình đã có nhiều mối quan hệ văn hóa với các cộng đồng dân cư
trong vùng, kể cả phía Bắc lẫn phía Nam... những mối quan hệ đó ngày càng phát
triển mạnh mẽ” [48, tr.208].
Ngay từ khi chưa hình thành quốc gia, với những di chỉ khảo cổ học tìm thấy
ở Quảng Bình cho thấy cộng đồng người có mặt rất sớm “dấu ấn sự giao thoa của
các nền văn hóa từ Hòa Bình đến điểm dừng của văn hóa Đông Sơn trên vùng đất
này” [30, tr.24]. Đó chính là chủ nhân của các nền văn hóa khảo cổ khởi nguồn từ
thời đại đồ đá giữa, phát triển mang tính chất liên tục, định hình và có tính hệ thống.
“Những dấu vết của “Văn hóa Hòa Bình cổ điển” trên vùng đất rừng núi phía Tây
Bắc của Quảng Bình là bằng chứng về sự xuất hiện một cộng đồng người đầu tiên,
mở đầu dòng chảy lịch sử Quảng Bình từ thủy đến chung” [58, tr.42].
Nằm trên dải đất hẹp nhất của Tổ quốc, trong lịch sử, Quảng Bình trải qua
nhiều biến cố. Mặt khác, Quảng Bình là nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, trở
thành vùng đất chứa đựng sự hội tụ và giao thoa của các sắc thái văn hóa vùng
miền. “Trong lịch sử, vùng đất Quảng Bình ngày nay luôn tồn tại như một vùng
biên của nhiều chiều kích lịch sử” [30, tr.23]. Quảng Bình trở thành lằn ranh giao
thoa và tranh chấp cả trên phương diện chính trị và văn hoá trên trục Bắc - Nam.
“Nó là ranh giới phương Nam lãnh thổ Đại Việt thời nhà Lý được coi là thời
kỳ tạo dựng một nền tự chủ vững bền với Thăng Long là trung tâm của nền văn
hiến,… là nơi khởi đầu các công cuộc mở cõi, không chỉ để mở mang lãnh thổ mà
còn để tiếp nhận những yếu tố văn hóa bản địa "phi Trung Hoa" nhằm gắn kết với
Đông Nam Á và văn minh Ấn Độ” [30, tr.23].
12
Trong mỗi giai đoạn nhất định của dòng chảy lịch sử dân tộc, Quảng Bình là
không gian địa lý chứa đựng những thử thách khắc nghiệt không chỉ của thiên nhiên
mà cả những xung đột xã hội. “Cùng với cuộc phân tranh đẫm máu giữa hai chúa
Trịnh - Nguyễn, Quảng Bình còn là nơi xuất phát những đoàn lưu dân mở mang bờ
cõi về phương Nam theo lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dành
cho Nguyễn Hoàng, người tiên khởi cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn “Hoành
Sơn nhất đái vạn đại dung thân” [30, tr.24]. Trải qua hơn nửa thế kỷ chiến tranh
của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, Quảng Bình tiếp tục là vùng đất tranh
chấp và là vị trí phân chia ranh giới Đằng Trong và Đằng Ngoài tại sông Gianh.
Xét về mặt kinh tế, ở vào vị trí trung lộ của cả nước, lại nằm trên nhiều đầu mối
giao thông quan trọng với 2 con đường thiên lý chạy dọc đất nước là đường thượng đạo
(ven chân núi) và hạ đạo (ven biển), Quảng Bình là cầu nối của hai miền Nam - Bắc.
Là vùng đất có vị thế địa lý đặc thù, Quảng Bình là nơi hội tụ tất cả những đặc
điểm xã hội - kinh tế - văn hóa của Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ khi các cộng
đồng người Quảng Bình đầu tiên có mặt, ổn định, phát triển và cho tới ngày nay,
con người ở vùng đất nhiều thăng trầm này luôn cần cù, đoàn kết, kiên cường trong
những giai đoạn phát triển của lịch sử Quảng Bình nói riêng, Việt Nam nói chung.
Đề cập đến vị thế tự nhiên của Quảng Bình, ngay từ giữa thế kỷ XVI, tiến sĩ Dương
Văn An nhận định: “Có trời đất mới có núi sông này và nhân vật này. Vì từ khi trời
đất hình thành thì mới có núi sông xuất hiện. Núi sông ổn định nhân vật sinh. Nếu
không có núi sông thì lấy gì để nói rõ công tạo lập của trời đất. Nếu không có nhân
vật thì lấy gì để thấy rõ khí hun đúc tốt đẹp của núi sông” [1, tr.17].
1.1.3. Địa danh và tiến trình lịch sử.
Vùng đất Quảng Bình có bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Những cư dân cổ
đầu tiên của Quảng Bình thuộc nền văn hóa Hòa Bình, “tồn tại xuyên suốt cả một
thời gian lịch sử kéo dài từ giai đoạn định hình phát triển cho tới khi chồng lớp với
giai đoạn sớm của thời kỳ đá mới” [58, tr.41]. Cộng đồng người Quảng Bình thời
tiền sử có một nền tảng kỹ thuật đồ đá, đồ gốm cao. Mặt khác, trải qua quá trình dài
từ văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Bàu Tró, cư dân đã tạo nên bản sắc độc đáo: văn
hóa Quảng Bình trong bản sắc văn hóa Việt Nam.
13
Dưới thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Quảng Bình nguyên xưa thuộc
xứ Việt Thường. Từ năm 192, vùng đất Quảng Bình thuộc địa vực của quốc gia
Lâm Ấp (sau đổi thành Hoàn Vương, Chiêm Thành). Từ đây, trên vùng đất Quảng
Bình cổ có sự dung hợp giữa văn hoá bản địa có nguồn gốc Việt - Mường với nền
văn hoá mới là văn hoá Chămpa. Đến năm 758, Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành,
Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đưa quân Nam chinh,
đánh bại quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng 3 châu Bố
Chính, Địa Lý và Ma Linh cho nhà Lý để chuộc mạng. Vùng đất Quảng Bình
(tương ứng 2 châu Bố Chính, Địa Lý) sáp nhập vào quốc gia Đại Việt, lãnh thổ
quốc gia Đại Việt đã mở rộng qua phía Nam dãy Hoành Sơn (đèo Ngang), mở đầu
cho công cuộc mở cõi về phương Nam trong suốt gần một thiên niên kỷ phát triển
của các vương quốc phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ. “Vùng đất Quảng Bình
trở thành một bộ phần lãnh thổ của Đại Việt là một cơ hội lịch sử để nhân dân
Quảng Bình tiếp tục sự nghiệp khai thiết vùng đất xứ sở của mình trong một điều
kiện mới” [58, tr.149]. Sau đó, Quảng Bình trải qua nhiều lần đổi tên.
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, vùng
đất Quảng Bình xưa thuộc châu Bố Chính và châu Lâm Bình. Từ đó, vùng đất Bố
Chính (Bắc sông Nhật Lệ) ít thay đổi địa danh nhưng vùng đất Lâm Bình thì thường
xuyên thay đổi địa danh qua các triều đại. Năm 1361, vua Trần Duệ Tông cải châu
Lâm Bình thành phủ Lâm Bình. Năm 1375, đổi thành phủ Tân Bình rồi lộ Tân
Bình. Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi lộ Tân Bình thành trấn Tây Bình. Thời thuộc
Minh (1407 - 1427), đổi thành phủ Tân Bình, đem châu Bố Chính và Minh Linh
nhập vào phủ Tân Bình. Thời Lê Thánh Tông diễn ra cuộc cải cách, vùng đất Quảng
Bình tiếp tục được định danh trong bản đồ quốc gia nhà Lê (1469) với tên gọi là
phủ Tân Bình. Năm 1601, nhà hậu Lê đổi phủ Tân Bình thành phủ Tiên Bình.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa với ý đồ thiết lập
hệ thống chính quyền cát cứ phía Nam dãy Hoành Sơn, thúc đẩy sự phát triển toàn
diện cả về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam. Năm 1604, chúa Tiên - Nguyễn
Hoàng cho đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, năm 1631, đổi thành dinh
Quảng Bình. Danh xưng “Quảng Bình” chính thức xuất hiện, có không gian lãnh
thổ, địa giới hành chính tương đương như ngày nay.
14
Dưới thời các chúa Nguyễn và thời Hoàng đế Quang Trung, địa vực Quảng
Bình nhiều lần thay đổi, với những danh xưng như châu Bắc Bố Chính (ngoại châu
Bố Chính), Nam Bố Chính (nội châu Bố Chính), châu Thuận Chính (trên cơ sở sát
nhập 2 châu Bắc và Nam Bố Chính). Địa vực Quảng Bình dưới thời châu Thuận
Chính phù hợp với địa giới hành chính ngày nay.
Năm 1802, dưới triều Gia Long, châu Thuận Chính chia tách thành Bố Chính
ngoại và Bố Chính nội như trước. Riêng 2 huyện Khang Lộc (sau đổi là Phong Lộc)
và Lệ Thuỷ (Nha Nghi) đặt thành một đơn vị hành chính lấy tên là dinh Quảng Bình.
Năm 1831, Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn
quốc, từ đó, vùng đất Quảng Bình được gắn đơn vị hành chính mới là “tỉnh Quảng
Bình”. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng đánh dấu bước ngoặt quan trọng
đối với vùng đất Quảng Bình đầy thăng trầm, biến động. Từ đó, bộ máy hành chính
địa phương ở Quảng Bình được tổ chức chặt chẽ. “Triều Nguyễn xác định lại phạm
vi giới hạn hành chính Quảng Bình, Nam Bắc cách nhau 206 dặm, Đông Tây cách
nhau 126 dặm. Phía Nam Quảng Bình giáp với địa giới huyện Minh Linh tỉnh
Quảng Trị; phía Bắc giáp với địa giới huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) ở cửa Hoành
Sơn, vùng rừng núi thượng du lại giáp với địa giới huyện Hương Khê; phía Đông
giáp bờ biển; phía Tây men theo núi” [58, tr.368].
Tỉnh Quảng Bình có 2 phủ: phủ Quảng Ninh và phủ Quảng Trạch; 7 huyện:
huyện Lệ Thủy, huyện Phong Đăng, huyện Phong Lộc, huyện Bố Trạch, huyện
Bình Chính, huyện Minh Chính và huyện Minh Hóa.
Có thể nói, dưới triều Nguyễn, cơ cấu hành chính Quảng Bình thống nhất và
tương đối hoàn chỉnh. Đó là điều kiện để nhà nước phong kiến tập quyền phát huy
quyền lực, đồng thời, Quảng Bình phát huy thế mạnh của mình trong công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội sau này.
Như vậy, sau nhiều biến động lịch sử, đến giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ
XVII, vùng đất Quảng Bình đã được định danh với tên gọi “Quảng Bình”, là đơn vị
hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương.
15
1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Phật giáo Quảng
Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
1.2.1. Bối cảnh lịch sử Đằng Trong và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng đất
Quảng Bình.
1.2.1.1. Địa bàn Quảng Bình trong bối cảnh phân tranh Bắc Nam.
Trong những năm ba mươi của thế kỷ XVI, lịch sử phong kiến Việt Nam
chứng kiến cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn phong kiến đối lập: triều Lê tập hợp
các thế lực ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc, hình thành cục diện Nam - Bắc triều
kéo dài hơn nửa thế kỷ (1532 - 1592). Năm 1592, nhà Mạc bị tiêu diệt, cục diện
Nam - Bắc kết thúc. Hệ quả của thời kỳ phân tranh Nam - Bắc triều vô cùng nặng
nề, đó cũng là mầm móng của cuộc nội chiến mới với hai thế lực phong kiến Trịnh -
Nguyễn với nhiều trận chiến tranh chấp diễn ra từ năm 1627 - 1672.
Trước sự lộng quyền của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng đất
Thuận Hóa “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” theo lời khuyên của Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu như trước đây Hoành Sơn là biên giới tự nhiên giữa
Đại Việt và Chăm pa thì đến thế kỷ XVI, phía Nam dãy Hoành Sơn, với vai trò là
người tiên phong, Nguyễn Hoàng và các vị chúa Nguyễn kế vị đã làm nên sự nghiệp
tại Đằng Trong, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử vùng đất phía Nam sau này.
Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về núi Hoành Sơn
như sau: “... một dải núi từ xa ở phía tây dăng dài mà đến, ngọn chỏm chồng chất,
kéo ngang ra đến biển, trông như bức trường thành...” [51, tr.30]. Dương Văn An
trong tác phẩm Ô Châu cận lục viết: “Mạch núi ở tổ sơn dẫn đến, có thế rồng cuộn
cọp ngồi, đồi cao ngăn chặn trập trùng, kéo dài ra tới biển, vách dựng đứng hàng
vạn nhận, như bức trường thành án ngữ chặt vùng phương Nam” [1, tr.23].
Vượt qua dãy Hoành Sơn, vùng đất phía Nam chứa đựng nhiều khó khăn.
“Toàn cảnh vùng Thuận Hóa nằm lọt giữa hai trấn sơn, Đèo Ngang ở phía Bắc và
Hải Vân ở phía Nam, chứa đựng nhiều bất ngờ, mới lạ, đang chờ đón người chinh
phục. Biết là vất vả vì lam sơn chướng khí, vì sự dòm ngó của kẻ thù muôn mặt,
nhưng Nguyễn Hoàng cảm thấy hứng thú, vì đây là giang sơn ông phải sống, phải
hành động để thực hiện hoài bão của riêng ông” [27, tr.182].
16
Sau khi vào trấn nhậm Thuận Hóa, bằng những nỗ lực của Nguyễn Hoàng cùng
các tướng lĩnh và dòng người di cư, vùng đất phía Nam Hoành Sơn trở nên trù phú, vị
thế của Thuận Hóa được củng cố vững mạnh. “Một chân trời mới đã mở ra khi đoàn
thuyền của Trấn thủ Nguyễn Hoàng ngược dòng sông Cửa Việt lên đến xã Ái Tử,
thuộc huyện Vũ Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” [27, tr.179].
Cũng từ đó, ý đồ cát cứ của chúa Nguyễn ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Đó là mối đe
dọa chính quyền chúa Trịnh và nguyên nhân đưa tới nhiều lần giao chiến lẫn nhau.
Để đẩy lùi những đợt tấn công từ phía Bắc của quân Trịnh, chúa Nguyễn đã xây dựng
hệ thống phòng thủ vững chắc trên địa phận Quảng Bình với sự trợ giúp của nhà quân
sự tài ba quê Thanh Hóa - Đào Duy Từ. Với nhãn quan thiên tài của mình, các chúa
Nguyễn cùng với quân sư Đào Duy Từ không chọn những địa điểm hiểm trở để xây
dựng phòng tuyến mà chọn điểm lui để đứng vững trong thế người đánh võ “túc bất
ly địa”, địa bàn làm phòng tuyến gắn liền với hậu phương vững chắc “nhất Đồng Nai,
nhì Hai huyện”, chứ không phải chọn thế “tử ngục” (biển giăng trước mặt, núi vây ba
bề). Mặc dù, Đèo Ngang như “thành”, sông Gianh như “hào”, “thành cao, hào sâu”
hiểm trở, nhưng đó không phải là địa bàn phù hợp bởi không có hậu phương, không
thể đánh lâu dài. Hệ thống thành lũy được xây dựng theo hình thái “phòng tuyến
ngang - thế trận dọc”, lấy thế dọc sông Nhật Lệ làm chỗ dựa cơ động.
“Đào Duy Từ đã lợi dụng triệt để những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, địa
thế núi sông, địa hình để xây dựng phòng tuyến… Đào Duy Từ đã giúp chúa
Nguyễn vạch ra nhiều kế sách quân sự quan trọng để đối phó có hiệu quả từ chúa
Trịnh ở Đằng Ngoài, đặc biệt là tổ chức xây dựng hệ thống lũy Đào Duy Từ với các
lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, Trường Dục, Trường Sa ở Phong Lộc. Đây là công trình
thể hiện tư chất, tầm vóc của ông trong nghệ thuật dụng binh và nghệ thuật phòng
thủ, góp phần quan trọng giúp chúa Nguyễn đẩy lùi những cuộc tấn công xâm lấn
của chúa Trịnh ở Đằng Ngoài giữ yên bờ cõi Đằng Trong” [30, tr.30].
Để củng cố, tăng cường sức mạnh phòng thủ, các chúa Nguyễn tiếp tục chăm
lo việc xây dựng thành lũy ở phía Nam sông Gianh. Đây được xem là ranh giới cố
định được định hình, cắt chia hai miền Nam Bắc trong gần 200 năm.
17
Thực tế lịch sử chứng minh, trong suốt ba thế kỷ XVII-XIX, Quảng Bình luôn
ẩn chứa bất ổn, là nơi xung đột và tranh chấp của hai thế lực phong kiến Trịnh -
Nguyễn. Điều đó gây ra không ít khó khăn cho vùng đất này. Chính trong điều kiện
chiến tranh, bên cạnh việc xây dựng tiềm lực kinh tế, quân sự, hơn lúc nào hết, các
chúa Nguyễn rất cần đến sự an dân và một trong những cứu cánh để an dân là tìm
đến tôn giáo. Trong bối cảnh đó, Phật giáo mang đến cho cộng đồng niềm tin và sự
xích lại gần nhau giữa cộng đồng di dân và cộng đồng bản địa.
1.2.1.2. Các cuộc di dân và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng đất Quảng Bình.
Trong bối cảnh ẩn chứa những giao tranh của các thế lực phong kiến, đời sống
nhân dân luôn bị đe dọa; vì vậy, cuộc sống bình yên là ước mơ của cộng đồng dân
cư lúc bấy giờ, cũng là lý do, họ là dòng người tiên phong trong quá trình di dân
theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam khai hoang, lập làng tại vùng đất mới.
Để thực hiện kế hoạch cát cứ lâu dài, xây dựng chính quyền vững mạnh nhằm
chống chọi với lực lượng chúa Trịnh ở phía Bắc, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn
kế vị thu nạp một số lượng lớn dân di cư từ miền Bắc. Đoàn người theo chân chúa
gồm những gia đình thân thuộc với chúa Nguyễn trong quá trình gây dựng thế lực khi
còn ở Thanh Hóa; những người nghèo rời bỏ quê hương, tìm tới mảnh đất mới;
những binh lính được đưa từ miền Bắc vào đồn trú, những tù binh và những người bị
bắt trong những lần các chúa Nguyễn đánh ra Bắc, người Chăm và người Việt sở tại,
ổn định nơi ăn chốn ở cho họ, làm chỗ dựa lâu dài. “Có nhiều quan lại cùng với gia
đình họ đã theo Nguyễn Hoàng tới đất Thuận Hóa năm 1558. Nhiều người hương
khúc và nghĩa dũng cũng đi theo họ. Chắc chắn là có những người trong số họ ra đi
với mục đích tìm một tương lai sáng sủa hơn tại vùng đất mới, chứ không phải như
trường hợp của Nguyễn Hoàng để lẫn tránh một tình huống nguy hiểm” [34, tr.30].
Cùng với sự đe dọa từ mối nguy hiểm quân sự, người dân phải chịu nhiều vất
vả từ thiên tai. Trận lũ năm 1559 gây ra thiệt hại nặng nề đối với kinh tế các tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An, mất mùa, nạn đói diễn ra làm cho đời sống cư dân gặp muôn
vàn khó khăn. Một số người bỏ làng, tha phương cầu thực. Họ di cư tới những vùng
đất mới, số lượng người đến Thuận Hóa nói chung, Bố Chính, Quảng Bình nói
riêng ngày càng đông. Trong số những người di cư do đợt thiên tai này có nhiều cư
dân là người huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, được Nguyễn Hoàng đưa về sinh sống
18
chung với số dân đã theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá từ năm 1558. Nhiều làng
mạc mới hình thành với thành phần dân cư chủ yếu là dân di cư từ Thanh Hóa,
Nghệ An được thành lập tại huyện Khang Lộc (nay thuộc các huyện Quảng Ninh và
một phần huyện Lệ Thủy), Bố Chính (nay thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Trạch,
Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).
Có lẽ, trong bối cảnh đầy biến động lúc bấy giờ như vậy, cho dù phía Nam
Hoành Sơn là vùng đất đầy bí hiểm trong suy nghĩ của cư dân phía Bắc nhưng đó
cũng chính là “vùng đất hứa” của dòng người theo chân Nguyễn Hoàng. Phan
Khoang trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong nhận xét: “Miền Nam luôn là mảnh
đất của những giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, là một ngõ thoát đối với
người Việt lúc bấy giờ” [34, tr.35]. Liên quan tới vấn đề này, tác giả Hoàng Đình
Hiếu trong Chúa Tiên Nguyễn Hoàng sáng tổ vương quốc Đàng Trong (1525 –
1613) viết: “Một số khác, do lòng cảm mến cũng như được kích thích bởi tinh thần
mạo hiểm, đi tìm đất lạ bên kia dãy Hoành Sơn. Bộ khúc tướng sĩ hơn một nghìn
người” [27, tr.15]. Vì vậy, “như một dòng sông chảy, tuy chậm nhưng liên tục”,
người Việt Nam đã “vượt qua ranh giới Việt - Chăm tiến xuống phía Nam”.
Như vậy, ngay từ thời kỳ chúa Nguyễn mới tạo lập sự nghiệp Nam Hà, trên
địa bàn Quảng Bình bấy giờ có sự hiện diện của một cộng đồng dân cư đa nguồn
gốc, phần lớn trong đó là dân di cư và dân sở tại, bộ phận còn lại là binh lính giải
ngũ và tù binh bị bắt trong chiến tranh. Họ lập thành một hệ thống làng mạc phân
bố rộng khắp trên toàn bộ địa bàn Bố Chính, Quảng Bình.
Thành phần dân cư xứ Thuận Hóa nói chung và khu vực Bố Chính, Quảng
Bình nói riêng khá đa dạng. Trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, học giả Phan
Khoang viết: “Nhân dân Thuận Hoá bấy giờ gồm những thành phần rất phức tạp.
Ngoài những người chăm lo cày cấy, làm ăn, còn những người còn theo nhà Mạc,
hoặc khuấy động cho nhà Mạc, những người tù đày, những du đảng, phiêu lưu từ
các miền Nghệ, Thanh hoặc xa hơn nữa xâm nhập qua các thời đại, đi tìm may mắn
ở miền đất mới, những quan quân bất mãn họ Trịnh hoặc bị lầm lỗi bỏ chạy vào
Nam, những thổ hào, thổ tù cường ngạnh, nhũng nhiễu lương dân, những người
Chàm còn ở lại” [34, tr.110].
19
Tuy nhiên, trong thành phần cư dân phức tạp trên vùng đất Quảng Bình trong
thời kỳ các chúa Nguyễn làm chủ xứ Đằng Trong có cả những người giàu có, những
quan lại đã an trí, những nông dân có tay nghề và kinh nghiệm, tuy không đông
nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, giúp cho các thành phần nông
dân không có sản nghiệp, chỉ mang thân đi tìm cơ hội sinh tồn, hạng dân phiêu cư
bạt xứ, những thành phần giang hồ lang bạt… đi theo để mưu tìm tương lai của họ.
Nếu địa bàn quần cư từ xứ Quảng Nam trở vào có nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội trong hòa bình thì ngược lại, ở Bố Chính, Quảng Bình, việc định cư
cũng bị chi phối bởi chiến tranh. “Công trình khẩn hoang và giữ đất lúc đầu chỉ do
một số dân từ Quảng Bình trở vào gánh vác. Bấy giờ ưu thế của người Việt không
là kỹ thuật canh tác cao, nhưng là ưu thế về tổ chức chính trị và quân sự. Bộ máy
hành chính khá hoàn hảo đã giúp chúa Nguyễn theo dõi được tình hình ở những địa
phương xa xôi, quân đội có thể tập trung khá nhanh khi cần thiết. Đơn vị xã hội nhỏ
nhất là thôn ấp đủ khả năng tự vệ…” [58, tr.307].
Dòng người di dân vào Nam sinh sống quy tụ, với chính sách khuyến khích
khai hoang vùng đất mới của các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện hình thành nên các
làng xã. Trong cuốn Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18,
Litana viết: “Truyền thống của người Việt Nam trong việc duy trì tính chất đại gia
đình đã đóng vai trò quan trọng trong việc di dân xuống phía Nam. Truyền thống
này khuyến khích người di dân đi theo từng nhóm cùng huyết thống hay họ tộc hơn
là đi lẻ tẻ từng cá nhân riêng rẻ hay từng gia đình nhỏ” [38, tr.34].
Trong lịch sử, dân tộc ta chứng kiến những cuộc di dân từ các địa phương
miền Bắc vào Quảng Bình dưới thời Lý, Trần, Lê; đến những năm đầu thời chúa
Nguyễn, dân di cư (cùng một số thành phần khác do nhà nước điều động) đã chiếm
cứ vị trí lan tỏa khắp các địa bàn trong tỉnh, từ vùng bán sơn địa, đồng bằng trước
núi đến đồng bằng ven biển. Mặt khác, vùng đất phía Bắc lúc này, thiên tai, mất
mùa xảy ra, đời sống nhân dân đói kém cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di
dân diễn ra mạnh mẽ, làm tăng dân số ở phủ, châu Bố Chính, Quảng Bình trong thời
kỳ đầu chúa Nguyễn, đặc biệt là Khang Lộc và Lệ Thủy.
20
Làn sóng di dân của cư dân Thanh Hóa, Nghệ An vào vùng Thuận - Quảng
vào những năm 50 của thế kỷ XVI là một tất yếu của lịch sử. Trong công trình Xứ
Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18, Litana nhận định: “Nếu
Thuận Hóa trước đây xem ra còn là một vùng đất bất trắc, bấp bênh về một số lãnh
vực thì việc họ Nguyễn thiết lập chính quyền ở đây đã được coi như là việc tái
khẳng định quyền của người Việt Nam được định cư tại vùng đất này và vì thế là
một khuyến khích lớn đối với việc di dân” [38, tr.40].
Trong suốt thế kỷ XVII-XIX, cho dù trong bối cảnh chiến tranh Trịnh -
Nguyễn diễn ra, cuộc di dân từ phía Bắc vẫn tiếp tục, dân số Đằng Trong tăng lên,
số lượng các làng hình thành ngày càng nhiều. Đó là điều kiện để kinh tế - xã hội
Đằng Trong nói chung và Quảng Bình nói riêng có những bước phát triển nhất định.
Quá trình di dân và cộng cư giữa cộng đồng di dân và cộng đồng bản địa đòi
hỏi hòa hợp, gắn kết trên các phương diện kinh tế, văn hóa và đời sống. Một lần nữa,
Phật giáo - tôn giáo truyền thống, gần gũi với tín ngưỡng người Việt, trở thành cứu
cánh tinh thần giúp các cộng đồng cư dân xích lại gần nhau, gắn bó với nhau.
1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
1.2.2.1. Tình hình kinh tế Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XVII-XIX tác động không nhỏ tới tình hình
kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Quảng Bình nói riêng.
Với vị trí quan trọng trong chiến lược của mình, các chúa Nguyễn hết sức coi
trọng việc tạo lập nền tảng kinh tế - văn hóa, nhằm mục đích xây dựng cơ nghiệp ở
Đằng Trong, đồng thời tăng cường thêm sức mạnh quân sự, xây dựng thế cầm cự
với chúa Trịnh ở phía Bắc, đặt cơ sở vững chắc cho công cuộc Nam tiến về sau.
Ngay từ buổi đầu khởi nghiệp, Nguyễn Hoàng biết cách thu phục nhân tâm
bằng việc đưa Phật giáo song hành với quá trình Nam tiến. Chính tinh thần “từ bi,
hỷ xả, vô ngã, vị tha” của tôn giáo có mặt từ sớm trên đất nước ta, cuộc sống cư dân
đã ổn định tại vùng đất mới để phát triển kinh tế. “Nhân dân đều an cư lạc nghiệp,
chợ không hai giá, không trộm cướp. Thuyền buồm các nước đến nhiều. Trấn trở
nên một đô hội lớn… Chúa vỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng,
được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên” [34, tr.110].
21
Với những chính sách thiết thực, vùng đất phương Nam phát triển phồn thịnh.
Nhân dân được khuyến khích khai hoang, đất đai mở mang. Bên cạnh tăng cường
chế độ ruộng đất công làng xã và ruộng tư, chúa Nguyễn còn thi hành chính sách
trưng dụng ruộng bao chiếm của dân làm ruộng công. Ruộng tư được các chúa
Nguyễn thừa nhận và có điều kiện phát triển. Dưới thời các chúa Nguyễn, ruộng đất
công trở thành hình thức sở hữu chủ yếu. Nếu như Thuận Quảng - vùng đất mới
khai phá, “ruộng đất màu mỡ, nhân dân giỏi trồng trọt”, thì ở phía Bắc Bố Chính,
chúa Trịnh lại ít quan tâm phát triển nông nghiệp.
Là chiến trường trực tiếp của cuộc chiến tranh phong kiến Trịnh - Nguyễn
diễn ra gần nửa thế kỷ với nhiều trận chiến lớn nhỏ khác nhau, kinh tế Quảng Bình
lúc bấy giờ ít nhiều bị tác động. Bên cạnh nghề nông là nghề chính, cư dân vùng
Quảng Bình còn phát triển mạnh nghề đánh cá, làm mắm, muối. “Chúa Nguyễn ra
hiểu dụ khuyến khích làm muối, bắt kẻ quấy nhiễu, giảm thuế cho giao dịch mua
bán, từ đó những xã thôn ở gần biển mở nhiều lò nấu” [58, tr.316].
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, giao thương buôn
bán ở xứ Đằng Trong được các chúa Nguyễn chú trọng. Nhằm tăng thêm sức mạnh
nội lực, “ông (Nguyễn Hoàng) đã tìm thấy giải pháp cho những suy tính của ông
trong việc đẩy mạnh nền thương mại” [58, tr.317]. Trong bối cảnh gặp nhiều khó
khăn của buổi đầu xây dựng cơ nghiệp, thiếu nhân lực, tiền của, không có sẵn quan
hệ với bên ngoài, nhất là khi phải xây dựng trên một vùng đất mới giành được từ
một dân tộc khác có một nền văn hóa khác, thì ngoại thương là yếu tố đưa kinh tế
ổn định và phát triển. Việc giao lưu buôn bán với các thương gia nước ngoài và các
vùng đất lân cận được chúa Nguyễn khuyến khích. Tại Đằng Trong, thương gia
người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Inđônêxia, Nhật Bản đã có mặt, thiết lập quan hệ
buôn bán. “Chúa Đằng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho
tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những
người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ… Chúa Đằng Trong xưa
kia cho người Nhật, người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một
thành phố cho tiện việc buôn bán…” [14, tr.92].
22
Hoạt động trao đổi, buôn bán trong vùng phát triển mạnh mẽ, các chợ phiên
hoạt động thường xuyên, phạm vi buôn bán của người Bố Chính, Quảng Bình vượt
ra khỏi địa phận Thuận - Quảng.
“Bất chấp sự ngăn cấm của Trịnh - Nguyễn, nhân dân hai miền vẫn tìm cách
qua lại thăm hỏi và trao đổi buôn bán với nhau. Gạo Đồng Nai, hạt tiêu, đường
mía, vàng Thuận - Quảng vẫn được chở ra Đằng Ngoài…” [27, tr.480].
“Cùng với nguồn hàng lâm, thổ sản, những mặt hàng khoáng sản và thủ công
nghiệp của Quảng Bình cũng giữ vị trí không nhỏ trong hệ thống nguồn thương
phẩm của Đằng Trong xuất đi nước ngoài” [30, tr.187].
Quảng Bình là vùng đất có nguồn hàng và thương phẩm phong phú, đa dạng,
không chỉ đáp ứng nhu cầu rất lớn cho cư dân Đằng Trong mà còn là yếu tố thúc
đẩy hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập. “Sự phát triển của thương mại đã kéo theo
sự tham gia mạnh mẽ của thương nhân bản địa. Những cư dân ở châu Nam Bố
Chính có sự tham gia tích cực vào các hoạt động thương mại của Đằng Trong.
Nguồn thương phẩm của Quảng Bình theo đó cũng được buôn bán, trao đổi mạnh
mẽ với các vùng, miền khác của xứ Thuận - Quảng” [30, tr.187].
Mặc dù Quảng Bình hứng chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh Trịnh -
Nguyễn, nhưng với những chính sách phù hợp về kinh tế của Nguyễn Hoàng, Đằng
Trong trở thành vùng đất trù phú. Sau gần 200 năm nắm quyền, các chúa Nguyễn để
lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là công cuộc mở nước về phía
Nam mà Quảng Bình là địa điểm xuất phát. Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, xứ Đằng
Trong rơi vào khủng hoảng chính trị, vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn chấm dứt,
nhà Tây Sơn lên thay thế trong bối cảnh đất nước nhiều biến động.
Ngay sau khi kết thúc công cuộc chống ngoại xâm, triều đại Quang Trung bắt
tay xây dựng đất nước. Cùng với việc củng cố bộ máy tổ chức chính quyền và chấn
chỉnh quân đội, Quang Trung ban hành một số chính sách nhằm phục hồi kinh tế,
tăng cường sức mạnh đất nước sau thời gian loạn lạc. Bên cạnh chú trọng ngành
nông nghiệp, Quang Trung đưa ra những chính sách đẩy mạnh giao lưu buôn bán
trong và ngoài vùng. Trước hết, bãi bỏ các thứ thuế, đúc tiền mới, khuyến khích
thuyền buôn của nước ngoài tới buôn bán.
23
Công lao to lớn của Quang Trung là xóa bỏ ranh giới Bắc - Nam tại sông
Gianh, bước đầu thống nhất về mặt lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế và lưu thông buôn bán thuận lợi hơn.
Tuy nhiên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, những chính sách của vương triều
Tây Sơn chưa thực sự mang lại nền kinh tế - văn hóa vững chắc cho đất nước và đủ
sức mạnh để triều đại này lãnh đạo đất nước trong thời gian dài.
Sau khi Quang Trung qua đời, nội bộ nhà Tây Sơn bất hòa, đất nước bị phân
chia dẫn đến sụp đổ vương triều. Việt Nam bước vào thời kỳ trị vị của các vua nhà
Nguyễn, trải qua 13 đời vua và cũng là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam.
Cũng như các triều đại trước, sau khi giành được quyền làm chủ, các vua nhà
Nguyễn ra sức củng cố chính quyền. Để làm được điều đó, triều Nguyễn thi hành
những chính sách nhằm phát triển kinh tế, tạo tiềm lực vững chắc cho đất nước.
Nhà Nguyễn điều hành nhà nước theo hình thức quân chủ chuyên chế, củng cố
quyền lợi dòng họ. Địa bàn Quảng Bình dưới thời Gia Long là một doanh thuộc đất
Kinh kỳ, chịu sự quản lý trực tiếp của Trung ương, đến năm 1826, được gọi là trấn
Quảng Bình. Dưới đời vua Minh Mạng, cuộc cải cách hành chính được thực hiện từ
trung ương tới địa phương. Sau nhiều lần thay đổi, tháng 10/1831, đơn vị hành
chính tỉnh Quảng Bình trực thuộc chính quyền Trung ương.
Quảng Bình dưới thời kỳ các vị vua đầu triều Nguyễn, nền kinh tế có bước phát
triển. Nhà Nguyễn coi trọng việc quản lý ruộng đất và chính sách phát triển nông
nghiệp. “Công việc điều tra ruộng đất, chí ít là trên phạm vi toàn miền Bắc, đã lập sổ
địa bạ để quản lý ruộng đất một cách thống nhất và chặt chẽ, đã được tiến hành một
cách quy mô và vượt xa bất cứ triều đại nào trước đó” [47, tr.59]. Cùng với các
chính sách quản lý ruộng đất, khai hoang, mở rộng diện tích, các vua Nguyễn ban
hành chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống và các nghề phụ khác. Với lợi thế đường bờ biển dài, địa hình phong
phú, tài nguyên biển dồi dào, kinh tế Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng
phát triển đa dạng các ngành nghề, bên cạnh phục vụ cho triều đình, cuộc sống hàng
ngày của người dân, các mặt hàng còn trao đổi buôn bán với các địa phương khác.
24
Bên cạnh hệ thống chợ làng truyền thống, các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối
hoạt động sôi nổi. Sự thống nhất về mặt hành chính tạo điều kiện cho buôn bán nội
địa phát triển. Mặt khác, nhà Nguyễn thi hành các biện pháp như đúc tiền đồng, tiền
kẽm… để phục vụ cho hoạt động thương mại. So với thời kỳ chúa Nguyễn và nhà
Tây Sơn, thương mại Quảng Bình dưới triều Nguyễn có bước tiến khá dài. “Một số
nguyên liệu như dâu tây và các loại sắt, đồng cũ của Vinh, Hà Nội hoặc Sài Gòn, các
thức ăn như gạo của Nam Định, đường của Quảng Ngãi và của Quy Nhơn, các thức
uống như chè tàu, rượu vang, rượu trắng… những công nghệ phẩm như vải Nam
Định, đồ gốm Thanh Hóa, Quảng Nam và hàng nghìn đồ vật khác bán ở các cửa
hàng và chợ búa. Phần lớn các hàng hóa ấy đều mua ở Vinh, Nam Định và ở Huế.
Hàng xuất ra ngoài tỉnh chủ yếu là hàng hải sản và lâm sản… như nước mắm,
mắm cá, mắm tôm vào Huế và Nam Định, đồ mộc, mây ra Nam Định và Hải Phòng,
nón lá ra Nam Định và Hà Nội, đồ gỗ và các đồ chạm trỗ bằng gỗ gần khắp mọi
nơi, xuất cảng gạo đỏ, ngô, trứng vịt, cau tươi, cau khô” [54, tr.89].
Nhìn chung, trong ba thế kỷ XVII-XIX, mặc dù bối cảnh đất nước nhiều khó
khăn, nhưng các triều đại phong kiến đều có những chính sách phù hợp để cải thiện
tình hình kinh tế, tăng cường tiềm lực chính quyền, chống lại các thế lực thù địch
đang rình rập. Nền kinh tế của Quảng Bình có bước phát triển nhất định, tuy nhiên
quá trình phát triển này chịu sự chi phối mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử của vùng đất
nhiều biến động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII-XIX.
Mặc dù cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra nhưng những
tiến bộ về mặt kinh tế thế kỷ XVII-XIX ít nhiều làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam
thay đổi đáng kể. Trong điều kiện kinh tế được cải thiện, chính quyền và người dân
quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần. Dù mức độ quan tâm của mỗi triều đại
có khác nhau nhưng triều đại nào cũng đầu tư phát triển chùa chiền, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân hành đạo. Điều đó cũng kích thích sự mộ đạo của nhân dân.
1.2.2.2. Tình hình xã hội Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Sau khi vào trấn thủ, Nguyễn Hoàng cùng với những dòng người di dân đã
xây dựng vùng đất Thuận Quảng trù phú, kinh tế phát triển. Điều đó, tạo nên sự ổn
định về mặt xã hội.
25
Là vùng đất phen dậu, nơi xuất phát của quá trình Nam tiến, các chúa Nguyễn,
nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ổn định về mặt xã
hội ở vùng đất Quảng Bình.
“Một trong những thành công về mặt xã hội của chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là
tạo ra sự ổn định của hệ thống làng xã” [58, tr.322]. Làng xã Việt ở Quảng Bình bước đầu
hình thành dưới thời Lý - Trần và ổn định vào thế kỉ XV-XVII dưới thời các chúa Nguyễn
về cả cấu trúc lẫn văn hóa, đây cũng là thời điểm hình thành nên tỉnh Quảng Bình.
Ngay từ khi vào lập nghiệp ở vùng đất mới, chúa Nguyễn hiểu rõ nhu cầu “an
cư lập nghiệp” của dòng người vào Nam; vì vậy, thu phục nhân tâm bằng những
chính sách an dân, khuyến khích khai hoang là biện pháp trước tiên nhằm cấu kết
lòng dân, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn
ra, xã hội Quảng Bình nhiều biến đổi, bên cạnh những cộng đồng cư dân hình thành
và ổn định trước đó, lúc này, “số lượng quân lính và người lao động được điều động
đến Quảng Bình khá đông, hình thành một cộng đồng mới, quần tụ theo cấu trúc làng
xã để sản xuất và tổ chức đời sống giữa gian kỳ trận chiến và sẵn sàng từ các làng xã
ấy bước vào hàng ngũ cầm vũ khí, để thực hiện sứ mệnh “Bắc cự” [58, tr.323].
Bên cạnh các dòng họ định cư dưới thời Lý, các cuộc di dân dưới thời Trần
diễn ra ồ ạt hơn. Đặc biệt, vai trò của quan lại, quý tộc nhà Trần khi vào định cư ở
đây, tạo điều kiện mở rộng quy mô khai phá, lập ấp, dựng làng, phát triển kinh tế
vùng đất mới. Hoàng Hối Khanh - Tri huyện Nha Nghi, trấn Tân Bình (Lệ Thuỷ
ngày nay) đưa 12 dòng họ châu Hoan, châu Ái (Thanh Hoá, Nghệ An) vào định cư
lập làng, cùng với dân sở tại, gồm tù binh Chiêm Thành và người Việt được đưa
vào từ thời Lý Thánh Tông và lực lượng nô tỳ được Hoàng Hối Khanh chiêu mộ từ
những người phiêu tán không có sản nghiệp tham gia khai phá đất hoang lập thành
điền trang, cùng với quá trình khai hoang lập điền trang là quá trình lập làng.
“Với ngôi làng mới (ở phía Nam) được thiết lập bởi những người thuộc giai
tầng thấp thay vì bởi bậc vị vọng trong xã hội cổ truyền, một số tri thức bí truyền
liên quan đến lối sống cũ không thể không mất đi. Tuy nhiên, cũng theo lý lẽ đó,
những người khai hoang này ít bị ràng buộc những gò bó của một địa vị xã hội cao
và những quy định trong cách ứng xử của xã hội cũ, nên được tự do phát huy sáng
kiến, một đặc điểm thiết yếu của việc thích nghi đầy hiệu quả của họ khi họ liên tục
tiến xuống phía Nam” [38, tr.227].
26
Cùng với số dân trong những lần di cư vào Nam thế kỷ XVI, tại vùng đất
Thuận Quảng, dân cư Đại Việt dưới thời Lý - Trần và cư dân bản địa Chămpa đã có
mặt. Sự đa dạng về nguồn gốc, sự phức tạp về thành phần dân cư tạo nên cộng đồng
dân cư phong phú và diễn ra quá trình phân tầng xã hội. Trước đó, cư dân Chămpa
xây dựng nền văn hóa mang đầy dấu ấn, sau đó, cư dân Đại Việt trên cơ sở những
gì đã có, những gì mang theo để tiếp biến và tạo nên bản sắc văn hóa dung hợp giữa
cũ và mới. Xã hội Đằng Trong lúc này có nhiều tầng lớp.
Vua chúa, quan lại trong xã hội phong kiến Việt Nam là tầng lớp trên của xã
hội. Họ thâu tóm mọi quyền lực và có đời sống sung túc hơn so với các giai tầng
khác. Dưới thời các chúa Nguyễn, hệ thống bộ máy chính quyền từ trấn đến cơ sở
được củng cố, đội ngũ quan lại được tăng cường, đặc biệt trong bối cảnh ở vùng đất
mới. Để đảm bảo quyền lực của dòng họ, chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc
Nguyên quyết định thanh lọc bộ máy quan lại bằng việc cho thôi việc những quan
lại do nhà Lê bổ nhiệm, thay vào đó là người trong dòng tộc và những người thân
tín giữ các chức quan từ dinh, trấn đến phủ, huyện. Đến thời chúa Nguyễn Phúc
Lan, quan lại được tuyển chọn thông qua hình thức thi tuyển. Điều đó thể hiện tính
chất công bằng xã hội, mọi người đều có quyền tham gia vào tổ chức nhà nước. Mặt
khác, các chúa Nguyễn không quy định chế độ bổng lộc ổn định cho các quan lại ở
châu, huyện và làng xã mà chỉ ban cho quan lại một số dân phu và cho phép các
quan cai trị ở địa phương thu thêm một số tiền, gạo ngoài thuế của dân để cho vào
việc quan. Bộ phận quan lại có cuộc sống giàu có, về sau bộc lộ lối sống xa hoa.
“Trong hàng quan viên, thì quan lớn cũng như quan nhỏ, không một người nào
không có nhà cửa chạm trổ, thềm đá, tường xây… Họ sống một cách phong lưu phú
quý, đua nhau khoe khoang... ” [38, tr.141].
Nông dân là lực lượng đông đảo, tạo ra sản phẩm lao động chủ yếu trong xã
hội Đằng Trong lúc này. Sau những lần di cư, dân số được bổ sung, chủ yếu thuộc
tầng lớp nông dân. Ngoài số lượng nông dân có mặt ở đây trước khi Nguyễn Hoàng
vào Nam, một lực lượng đông đảo được đưa vào Đằng Trong để khai hoang vùng
đất mới. Họ là những người không có sản nghiệp, có khi là những hạng dân cư
phiêu bạt, thành phần giang hồ lang bạt đi tìm cơ hội sinh tồn. Với chính sách an cư,
khuyến khích lập làng, ổn định đời sống, người nông dân gắn bó với làng mạc,
27
ruộng đồng, yên tâm làm ăn. Lê Quý Đôn trong công trình Phủ biên tạp lục viết:
“Xứ Thuận Hóa, phủ Quảng Bình tính dân thật thà và tốt, đều yên phận làm ăn ở
thôn quê, ít khi ra ngoài đi xa, có khi không biết huyện bên cạnh đi đường lối nào,
không biết Phú Xuân phong cảnh thế nào” [21, tr.138]. Bên cạnh việc sản xuất
nông nghiệp, nông dân còn làm thêm các nghề phụ như: nghề làm mắm, muối, các
nghề truyền thống, đồng thời nông dân là lực lượng chủ yếu trong quá trình khai
hoang, lập làng tại các làng xã Quảng Bình lúc bấy giờ.
Binh lính là lực lượng quan trọng, thường xuyên thường trực sẵn sàng tham
gia các trận chiến chống Trịnh và đàn áp các thế lực đối nghịch. Bên cạnh, lực
lượng quân chính quy, mỗi tỉnh đều có thổ binh cho địa phương của mình (được gọi
là quân địa phương hay đội quân phụ thuộc). Đội ngũ thổ binh đông hơn quân chính
quy và không được chính quyền trả lương, chỉ được miễn thuế. Đời sống của họ
sung túc hơn người nông dân. Binh lính tập trung ở các đồn quân sự của chúa
Nguyễn: đồn Lưu Đồn, đồn Động Hải...
Trong suốt ba thế kỷ XVII-XIX, các triều đại thi hành chính sách xã hội thích hợp
để tạo môi trường sống cởi mở, thân thiện. Trong gần 200 năm khởi dựng cơ đồ Nam
Hà, các chúa Nguyễn ra sức tạo lập cơ cấu xã hội nông thôn bền vững với hệ thống làng
xã quần tụ, cuộc sống của cư dân trong không khí an hòa. Cộng đồng cư dân trên địa bàn
Thuận Chính, Quảng Bình dưới thời Tây Sơn tạo thành khối thống nhất, là điều kiện tất
yếu để chính quyền củng cố địa vị trong thời gian cầm quyền của mình.
Trong vòng 300 năm, chế độ phong kiến Việt Nam chứng kiến sự thay đổi liên
tục của ba triều đại, mỗi triều đại đều diễn ra những cuộc chiến tranh, tranh chấp và
bộc lộ những mâu thuẫn; cũng trong thời gian đó, tình trạng phân chia ranh giới
Đằng Trong - Đằng Ngoài làm cho tình hình xã hội có nhiều bất ổn. Đối với Bố
Chính, Quảng Bình, dường như mỗi sự biến đổi đều có những tác động tới kinh tế -
xã hội ở vùng đất có vị trí địa chính trị quan trọng này.
Các tầng lớp trong xã hội đều ước mơ một cuộc sống yên bình, vì vậy, họ tìm
tới Phật giáo như là một niềm an ủi. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để Phật
giáo bám rễ ngày càng sâu rộng hơn không chỉ trong đời sống của cộng đồng dân cư
mà ngay cả trong triều đình phong kiến.
28
1.2.2.3. Đời sống tâm linh ở Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Tại vùng đất mới gây dựng, cư dân Thuận Quảng cố gắng xây dựng đời sống
tinh thần phong phú, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đó cũng là yếu tố quan trọng
góp phần xây dựng và ổn định cuộc sống.
Trên mảnh đất Thuận Quảng, trước khi dòng người Đại Việt vào khai phá đã
tồn tại những tín ngưỡng dân gian được cư dân bản địa lưu truyền từ lâu. “Để bày tỏ
tư tưởng biệt lập này, Nguyễn Hoàng đã không ngần ngại chấp nhận thái độ tin
tưởng vào các thần linh bản địa, như một sự hội nhập mới vào lãnh vực tín ngưỡng”
[27, tr.709]. Trong chuyên khảo “Vai trò của thủ phủ đối với sự ra đời và phát triển
của Đàng Trong” TS. Phan Thanh Hải nhận định: “Ngay từ khi mới vào trấn thủ xứ
Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã rất khôn ngoan tạo ra sự thừa nhận và ủng hộ của các
vị thần bản địa đối với ông… Điều đáng chú ý ở đây là Nguyễn Hoàng đã biết đồng
hóa thần đất vĩ đại Po Nagar của người Chăm với hình ảnh một bà tiên của Đạo giáo
(Thiên Mẫu hay Thiên Mụ) thân thuộc của người Việt cùng lời tuyên bố về vai trò đặc
biệt của ông đối với tương lai vùng đất này. Đây là một việc làm có ý nghĩa chính trị
to lớn, một cách tuyệt vời để bản địa hóa và chính danh sự nghiệp của mình. Ngay
sau khi được xây dựng, chùa Thiên Mụ đã trở thành biểu tượng của sự linh thiêng,
biểu tượng của sự hòa hợp các loại hình tôn giáo tín ngưỡng tại địa phương, và cũng
là biểu tượng cho sự ủng hộ của thần linh bản địa đối với họ Nguyễn...” [22, tr.45].
Ở cộng đồng làng xã, cư dân Quảng Bình lưu giữ nhiều tín ngưỡng. Hầu hết
các làng đều duy trì các thiết chế văn hóa làng như đình, đền, miếu, thờ những
người có công, người khai canh, các vị thành hoàng. Việc thờ cúng tổ tiên là một ý
thức tâm linh của người Việt. “Đây là một tín ngưỡng vừa tầm đối với tất cả mọi
hạng người, không cực đoan cũng không cuồng tín, không có thiên đàng cũng
không có địa ngục, không có những ân thưởng siêu việt, cũng không có những trừng
phạt nặng nề. Đạo thờ cúng tổ tiên bàng bạc trong tâm hồn người có ý thức về tín
ngưỡng này, mà độ sâu lắng là dù đi đâu, ở đâu, họ vẫn hướng về quê cha đất tổ,
nơi có nhà thờ họ, có bàn thờ tổ tiên, nơi có mồ mả cha ông của mình” [27, tr.712].
Những công trình đặc trưng như đình làng Lý Hòa, đình làng Đại Phúc Lộc, đền
Liễu Hạnh công chúa… thể hiện tín ngưỡng phong phú, duy trì mãi về sau và trở
thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Quảng Bình, góp
29
phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ở mỗi làng xã, không phân biệt
giàu nghèo, dân sở tại hay dân di cư, hầu như làng nào, xã nào cũng có đủ hệ thống
tam nguyên là đình làng, miếu thờ thành hoàng và chùa làng.
Thiên chúa giáo - tôn giáo mới thâm nhập từ phương Tây, xa lạ đối với cư dân
Đằng Trong cũng tìm cách gây ảnh hưởng trong đời sống. Các nhà truyền giáo quan
tâm tới việc học ngôn ngữ, phong tục Việt để phục vụ cho hoạt động truyền đạt giáo
lý. Trong thời gian đầu, các vua chúa Việt Nam cho phép các giáo sỹ truyền đạo một
số nơi. “Họ Nguyễn cũng ít nhiều nhắm mắt làm ngơ trước sự có mặt của các thừa
sai công giáo Rô-ma với mục đích là có được súng và đại bác từ Macao” [38, tr.121].
Đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, các linh mục được phép tự do giảng đạo từ
Quảng Bình đến Phú Yên, mở đầu cho quá trình truyền giáo vào địa bàn Quảng Bình
xưa. Tình hình đó ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo truyền thống.
Phật giáo có tinh thần giản dị, gần gũi với truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu
rộng trong đời sống tâm linh của con người. Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo được
xem là Quốc giáo, các vị vua đều là những người mộ đạo, các thiền sư góp phần
quan trọng trong triều đình. Tại phía Nam, thế kỷ IX - X, Phật giáo Chămpa đạt tới
đỉnh cao và lan tỏa tới phía Bắc. Với vị trí là vùng đất biên viễn phía Bắc của vương
quốc Chămpa, tại Quảng Bình đã có sự hiện diện của Phật giáo. Những di tích, di
chỉ quan trọng và mật tập của Phật giáo Chămpa còn lại ở Đại Hữu (Quảng Ninh),
Mỹ Đức (Lệ Thủy), Phong Nha (Bố Trạch)… phản ánh tầm ảnh hưởng của Phật
giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Chămpa nói chung và xã hội Quảng Bình
nói riêng. Tại các di chỉ nói trên, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Bồ tát Liên
Hoa đã được phát hiện. Đó là những di sản Phật giáo có ý nghĩa to lớn về cả tinh
thần lẫn vật chất. Trong khảo cứu “Bảo vật hiện còn của cổ tự Hoằng Phúc”, hai tác
giả Nguyễn Hữu Thông, Lê Thọ Quốc cho rằng: “Nếu ở Đại Việt, ông Bụt hay Phật
mẫu có mặt trong từng ngõ ngách của chùa miếu làng xã, thì ở xã hội Chăm sự
tổng hợp đức tin giữa bà mẹ xứ sở Poh Nagar với hình ảnh của vị Bồ tát trong đạo
Phật có những sự gần gũi khiến người Việt khi đến đây đã mở lòng tiếp nhận nhanh
chóng hình tượng này, khi bên cạnh họ, phần lớn là những vị thần Hindu giáo xa lạ
và người Việt tìm cách xa lánh” [65, tr.26-27].
30
Trong thời kỳ rực rỡ, Phật giáo Chămpa có sự lan tỏa và tác động không nhỏ
tới đời sống tâm linh ở Quảng Bình. Đây cũng là lý do về sau, Phật giáo chính là
chiếc cầu nối giữa cư dân di cư và cư dân bản địa.
Giữa thế kỷ XVI, từ quá trình cận cư đến cộng cư trên bước đường di trú của
dòng người di dân vào Bố Chính, Quảng Bình, Phật giáo được xem là chất xúc tác
tạo nên sự hòa hợp giữa văn hóa Chăm - Việt. “Trong các ngôi chùa làng ở miền
Trung hiện nay, nhiều tượng thờ Hindu có nguồn gốc Chăm như Brahma, Civa,
Visnu, Uma… đã được hóa thân thành Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Đà, Bồ Tát
Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề… bằng cách biến cải dung mạo và sắc phục để
biến thành tượng Việt… Hầu hết những cơ sở tâm linh của người Chăm đều được
người Việt tôn trọng và cung kính. Nếu người Việt không trực tiếp thờ phụng thì
cùng không bao giờ xâm phạm đến những cơ sở này” [58, tr.114].
Trong bối cảnh lập nghiệp ở vùng đất Thuận Quảng với nhiều biến động, Phật
giáo được các chúa Nguyễn ưu tiên trong chính sách thu phục nhân tâm, từ đó củng
cố sức mạnh cho việc thiết lập chính quyền riêng. “Trong tình hình mới này, các
nhà lãnh đạo họ Nguyễn cảm thấy cần phải đưa ra một cái gì đó khác với tín
ngưỡng của người Chăm để củng cố các di dân người Việt về mặt tinh thần và tâm
lý… Trong những hoàn cảnh đó, Phật giáo Đại Thừa đã cung cấp một phần giải
pháp đáp ứng nhu cầu của họ Nguyễn. Phật giáo một mặt đẩy mạnh bản sắc dân
tộc của người Việt và mặt khác làm lắng đọng các mối lo âu của người di dân mà
không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị” [38, tr.224].
Trong suốt thế kỷ XVII-XIX, cùng với lịch sử của vùng đất Quảng Bình, Phật
giáo là một trong những tôn giáo được các triều đại quan tâm. Trên cơ sở của các di
chỉ được lưu giữ về cả tinh thần và vật chất là điều kiện để Phật giáo ngày càng bám
sâu rộng trong đời sống tâm linh của con người Quảng Bình cùng với những dấu ấn
để lại mang dấu ấn Phật giáo đậm nét.
31
TIỂU KẾT
Nằm ở vị trí eo thắt của đất nước, với vị thế địa lý của vùng đất núi sông liền
kề, trong lịch sử, Quảng Bình là địa phương chứa đựng sự hội tụ và giao thoa của
lịch sử về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo. Đặc biệt, những biến động
về cơ cấu chính trị, chuyển biến về kinh tế - xã hội trong ba thế kỷ XVII-XIX đã
ảnh hưởng không nhỏ tới vùng đất này. Chính điều kiện tự nhiên và tình hình kinh
tế - xã hội trên đây là những nhân tố tác động nhiều mặt đến sự hình thành và phát
triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
32
Chương 2:
PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX
2.1. Vai trò của chính quyền phong kiến, của cộng đồng làng xã và sự phục hồi
Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX.
2.1.1. Vai trò của chính quyền phong kiến và cộng đồng làng xã đối với Phật giáo
Đằng Trong.
2.1.1.1. Vai trò của chính quyền phong kiến.
Trong giai đoạn trị vì của các triều đại phong kiến thế kỷ XVII - XIX đều thực
hiện những chính sách nhằm củng cố chế độ, tăng cường nội lực đất nước, đảm
nhận sứ mệnh lịch sử dân tộc. Các chúa, các vua đều quan tâm tới chính sách tôn
giáo, xem đó là biện pháp để thực hiện quá trình thống trị, trong đó có Phật giáo.
Cùng với quá trình mở rộng cương vực, các chúa Nguyễn đã “phát triển văn
hóa Việt về phương Nam, khởi đầu từ Quảng Bình” [56, tr.22]. Tại vùng đất Thuận
Quảng, văn hóa Chămpa tồn tại rực rỡ với những ảnh hưởng nhất định trong đời
sống tâm linh của người dân, các chúa Nguyễn đã sử dụng Phật giáo - tôn giáo sớm
có mặt ở Việt Nam, gần gũi với truyền thống văn hoá dân tộc và cũng có nhiều
điểm tương đồng với một số tín ngưỡng dân gian của nhân dân làm bệ đỡ tư tưởng
cho quá trình ổn định nhân dân, từng bước thực hiện ý đồ chính trị, thiết lập nền
thống trị, mở mang bờ cõi, thông qua việc trùng tu và xây dựng các ngôi chùa trên
địa bàn như: chùa Thiên Mụ (Huế - năm 1601); chùa Sùng Hóa (Phú Vang, Huế -
năm1602); chùa Bảo Châu (Trà Kiệu, Quảng Nam - năm 1607); chùa Kính Thiên
(Quảng Bình - năm 1609),…
Nếu như Nguyễn Hoàng ủng hộ Phật giáo xuất phát từ mục đích chính trị thì
các chúa Nguyễn sau này đều là những Phật tử mộ đạo, chăm lo phát triển Phật giáo
ở Đằng Trong xem như chỗ dựa tinh thần trong sự nghiệp Nam tiến và lập quốc.
Việc lựa chọn Phật giáo đồng hành với quá trình mở nước không phải ngẫu nhiên,
bởi Nho giáo với tư tưởng “trung quân” không thể làm bệ đỡ tinh thần cho chính
quyền chúa Nguyễn vì “những khẳng định cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mẫu
thuẫn với vị trí của họ Nguyễn bị coi là một chế độ ly khai và nổi loạn đối với triều
33
đình” [39, tr.98], trong khi đó, Phật giáo với tư tưởng phóng khoáng “không đặt lại
vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị” [39, tr.98] là lựa chọn tất yếu.
Trong khi ở Đằng Ngoài vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề về trật tự Nho giáo dưới thời
Lê thì Đằng Trong, chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) lại hướng tới Phật giáo và
ông được xem là người đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo Đằng Trong.
Các vị chúa kế nghiệp như: chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), chúa
Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1688) đã tạo điều
kiện cho Phật giáo phát triển. Những đợt truyền giáo và hoằng hóa của các thiền sư
diễn ra sôi nổi. Tại Huế, các chúa cho tu sửa những chùa lớn như: chùa Thiên Mụ,
Hà Trung, Kim Long, đồng thời, làm mới các chùa làng như: chùa Thanh Phước,
Thủ Lễ, La Chữ.
Chúa Hiền - Nguyễn Phúc Tần cho mời Tổ sư Thọ Tông - Nguyên Thiều
thuộc phái thiền Lâm Tế từ Quảng Đông (Trung Quốc) đến Thuận Hóa hoằng
dương Phật pháp. Trong thời gian từ năm 1687 - 1691, chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc
Trăn đã thỉnh thêm các thiền sư danh tiếng từ Trung Hoa sang Đằng Trong truyền
bá dòng thiền Lâm Tế như: Nguyên Thiều - Siêu Bạch, Minh Hoàng - Tử Dung,
Minh Hải - Pháp Bảo… và dòng thiền Tào Động như: Hòa thượng Thạch Liêm,
Hưng Liêm…; nhờ đó, Phật giáo ngày càng hưng thịnh.
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), chính quyền dành nhiều ưu
ái cho Phật giáo Đằng Trong. Được sự cho phép của chúa Nguyễn Phúc Chu, vị sư
Đại Sán (người Trung Quốc) đã qua vùng đất Thuận Quảng ở gần hơn một năm
(1695 - 1696) và giúp quốc chúa rất nhiều trong việc trị quốc. “Thích Đại Sán sau
đó vì mến thương vị chúa có óc cầu học, cầu tiến và có lòng đối với xã tắc, nên
dâng cho Chúa bản điều trần gọi là “Lập quốc chính ước, nội dung gồm các việc
thương lính, yêu dân, thông thương, lợi quốc, kỷ cương, pháp độ… Chính bản điều
trần này về sau là kim chỉ nam giúp cho quốc chúa trị nước an dân” [9, tr.45]. Sự
bảo hộ của nhà nước phong kiến tạo điều kiện cho Phật giáo lúc bấy giờ trùng hưng.
“Thực ra, tình trạng đạo Phật lúc bấy giờ có bành trướng nhiều nhưng theo một đà
hỗn loạn vì không có cương lĩnh và không có nhiều vị sư quảng bác, xứng đáng để
lãnh đạo. Chính vì thế mà chúa Nguyễn Phúc Chu đã phải cho người sang Trung
34
Hoa mời cao tăng đến Đằng Trong để chỉnh đốn đạo pháp và sau này, Quốc chúa
cũng phải cho người dâng thư xin mời hòa thượng Thạch Liêm đến hai lần… Trong
thời gian lưu lại ở Đằng Trong, Thích Đại Sán, ngoài công việc cố vấn cho chúa
Nguyễn Phúc Chu về lãnh vực cai trị còn giúp đỡ nội phủ rất nhiều trong việc trùng
hưng lại đạo Phật” [9, tr.66-69]. Những hoạt động của vị sư và các đồ đệ của Thích
Đại Sán diễn ra sôi nổi. Ngày 1/4/1695, lễ truyền Sa di giới diễn ra. Ngày 8/4/1695,
chúa khai đàn ở Nội viên, có sự tham gia của quốc mẫu, công chúa, hậu cung,
quyến thuộc đồng thọ Bồ Tát giới. Sự kiện này chứng tỏ, Phật giáo dưới thời các
chúa Nguyễn có ảnh hưởng sâu rộng trong chính trường, trực tiếp tới các chính sách
trị quốc của các chúa Nguyễn. Ngoài ra, ở Đằng Trong trong giai đoạn này còn có
nhiều vị sư tên tuổi: Liễu quán Hòa thượng, Hải Hương thuyền sư. Các vị sư tiếp
tục hoằng dương Phật pháp. Sự sùng mộ đạo Phật của chúa Nguyễn Phúc Chu cùng
với những hoạt động của các vị sư tạo điều kiện cho Phật giáo Đằng Trong phát
triển. Vì vậy, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, kỷ cương Phật giáo được xây dựng
lại, hoạt động hoằng pháp diễn ra sôi nổi, đồng thời công việc trùng tu và kiến thiết
nội điện, chùa chiền được chú trọng đặc biệt.
Về sau, các vị chúa như: Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát… đều là
những vị học Phật, nhiệt thành hỗ trợ các thiền sư, tuyên dương Phật pháp.
Được sự hỗ trợ của các chúa Nguyễn, Phật giáo Đằng Trong khôi phục và phát
triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các thiền phái: Trúc Lâm Yên Tử, Lâm Tế, Tào
Động, Liễu Quán, Chúc Thánh…
Như vậy, với việc lựa chọn Phật giáo đồng hành cùng quá trình Nam tiến và gây
dựng cơ đồ Đằng Trong, các chúa Nguyễn tìm lại vị trí quan trọng của Phật giáo
trong chính trường cũng như trong nhân dân. Có thể nói, trong suốt dòng chảy lịch
sử, Phật giáo thời chúa Nguyễn là minh chứng về sự phục hồi của Phật giáo Việt
Nam. Sau sự bảo hộ của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn, hoạt động hoằng
dương Phật pháp diễn ra sôi nổi. Đây là phương án hiệu quả để củng cố niềm tin cho
đông đảo cư dân Đại Việt di dân vào Đằng Trong và là sợi dây kết nối tinh thần giữa
cộng đồng di dân với cộng đồng bản địa. Chính điều đó làm nên hệ thống chùa chiền
xuất hiện nhiều nơi cùng với những bảo vật mang đậm dấu ấn Phật giáo Đằng Trong.
35
Cuối thời chúa Nguyễn, tình trạng rối loạn diễn ra ngay trong nội tình của phủ
chúa Nguyễn ở Thuận Hóa, lịch sử thường gọi là loạn Trương Phúc Loan, kéo theo
sự sụp đổ của chúa Nguyễn.
Chính quyền Tây Sơn thay thế các chúa Nguyễn, thi hành cải cách trên mọi
mặt, trong đó có những chính sách đối với Phật giáo. Nếu như các chúa Nguyễn dựa
vào Phật giáo để củng cố nhân tâm, phục vụ quá trình mở rộng lãnh thổ và xây
dựng chính quyền của dòng họ thì dưới thời vương triều Tây Sơn, Quang Trung chủ
trương chấn chỉnh tăng lữ Phật giáo sa sút phẩm chất, ra lệnh gom những chùa nhỏ
ở các làng, để xây chùa lớn ở mỗi phủ, huyện, chọn lựa Tăng ni có học thức, đạo
đức đến trụ trì, còn những nhà sư không đủ phẩm giá phải bắt hoàn tục, lo bổn phận
của người dân. “Ý vua Quang Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải cho tôn nghiêm,
mà những người đi tu hành thì phải là người chân tu mộ Phật” [35, tr.142]. Cải
cách Phật giáo của Quang Trung rất tích cực, xuất phát từ tình trạng lạm phát chùa
chiền và sự thoái hóa của một bộ phận Tăng sỹ trong thời Trịnh - Nguyễn phân
tranh, điều đó, góp phần chấn chỉnh và khuyến khích Phật giáo phát triển cả về hệ
thống thiết chế vật chất lẫn đội ngũ Tăng sỹ. Chấn chỉnh Phật giáo lúc này là việc
làm thiết thực vì thời kỳ trước, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân,
đến thời kỳ này, Phật giáo cần phát huy hơn nữa tầm quan trọng trong bối cảnh xã
hội rối ren và nội chiến luôn rình rập. Tuy nhiên, chủ trương gom chùa nhỏ ở các
làng chưa thực sự hợp lý. Trong lịch sử dân tộc, Phật giáo là tôn giáo có mặt ở nước
ta từ rất sớm, bên cạnh những ngôi chùa được chính quyền phong kiến bảo hộ, gọi
là chùa quan (chùa công) thì hệ thống chùa làng là dấu ấn khẳng định tính bền vững
của Phật giáo qua nhiều thời kỳ. Vì vậy, từ lâu, trong dân gian truyền tụng câu “Đất
vua, chùa làng, phong cảnh Phật”. Chùa làng trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm
linh người Việt từ ngàn đời; vì vậy chủ trương của Quang Trung chưa đem lại kết
quả. Trong những năm 1785 - 1789, tại nhiều chùa, đại hồng chung lớn nhỏ, pháp
khí bằng kim loại bị tịch thu, nung chảy để đúc súng, đúc nồi,…, sư sãi phải cầm vũ
khí chiến đấu, ra chiến trường xông pha trận mạc chống quân Thanh xâm lược, chùa
chiền bị sung công làm nơi trú quân, làm kho diêm, kho than, nhà ở và các chùa lớn
không được xây dựng tại các phủ, huyện.
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Man_Ebook
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...Man_Ebook
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Man_Ebook
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...KhoTi1
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhMan_Ebook
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mais procurados (20)

Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOTLuận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào CaiLuận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân Quận 12
 

Semelhante a Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975OnTimeVitThu
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXPHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIXVai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Semelhante a Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX (20)

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXPHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIXVai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ Thế Kỷ XV đến nửa đầu Thế Kỷ XIX
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAYLuận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 

Último (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 

Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX

  • 1. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................7 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................8 7. Bố cục của luận văn.............................................................................................8 Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX.............................................................................................................................9 1.1. Điều kiện tự nhiên và vị thế địa lý Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX...............9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................9 1.1.2. Vị thế địa lý...........................................................................................11 1.1.3. Địa danh và tiến trình lịch sử................................................................12 1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX..................................................................15 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Đằng Trong và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng đất Quảng Bình. ..............................................................................................15 TIỂU KẾT...........................................................................................................................................31 Chương 2: PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX......32 2.1. Vai trò của chính quyền phong kiến, của cộng đồng làng xã và sự phục hồi Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX............................................................32 2.1.1. Vai trò của chính quyền phong kiến và cộng đồng làng xã đối với Phật giáo Đằng Trong. ............................................................................................32 2.1.2. Sự phục hồi của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. .........................................................................................................................40 2.2. Dấu ấn Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX...................59 2.2.1. Quy mô và tổ chức kiến trúc.................................................................59
  • 2. 2 2.2.2. Một số bảo vật tại các chùa ở Quảng Bình. ..........................................64 TIỂU KẾT...........................................................................................................................................75 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX........................................................................................................76 3.1. Đặc điểm của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX........76 3.1.1. Phật giáo Quảng Bình phát triển song hành cùng quá trình mở nước và là tác nhân gắn kết các cộng đồng dân cư trên vùng đất mới. ........................76 3.1.2. Phật giáo Quảng Bình phản ánh giao thoa văn hóa hai miền Nam Bắc. .........................................................................................................................79 3.1.3. Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX mang đậm dấu ấn song hành của nhiều dòng truyền thừa.............................................................................81 3.2. Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Quảng Bình........83 3.2.1. Phật giáo - yếu tố chủ đạo trong văn hóa tâm linh của người Quảng Bình giai đoạn thế kỷ XVII-XIX. ...................................................................83 3.2.2. Phật giáo đóng góp tích cực trong việc tạo nên nền tảng xã hội của Đằng Trong. ....................................................................................................85 3.2.3. Phật giáo Quảng Bình góp phần vào sự vận động và phát triển của lịch sử Quảng Bình trong giai đoạn diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến để đi đến sự thống nhất đất nước. ...................88 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................95 PHỤ LỤC
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quảng Bình - vùng đất chịu nhiều biến động xã hội, là địa bàn tranh chấp quyết liệt của các quốc gia và tập đoàn phong kiến trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Từ vị trí địa chính trị quan trọng đó, Quảng Bình luôn là nơi giao thoa của các luồng tư tưởng, các tôn giáo; trong đó, Phật giáo đã dừng chân và tồn tại trong suốt thời gian lâu dài cùng với sự hình thành và phát triển của mảnh đất này. Phật giáo là tôn giáo lớn của thế giới, có nguồn gốc từ Ấn Độ và sớm truyền bá vào Việt Nam. Trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử dân tộc, với tinh thần “từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha”, Phật giáo luôn có vai trò nhất định trong tâm linh của người dân Việt Nam. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến Lý - Trần, Phật giáo được coi là quốc giáo, sang triều Lê, Nho giáo chiếm thế thượng phong, phục vụ cho việc xây dựng kỷ cương của nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế, thì Phật giáo trở nên mờ nhạt trong chính trường, nhưng tại các làng xã, Phật giáo vẫn hiện hữu trong xã hội, góp phần xây dựng những truyền thống văn hóa tâm linh ở cơ sở. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX - khoảng thời gian cầm quyền của các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và sau là các vua triều Nguyễn, lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều biến động. Mỗi thế lực cầm quyền đều có những chính sách đối với Phật giáo, điều đó tác động trực tiếp đến Phật giáo ở vùng đất Quảng Bình. Đứng trước lịch sử đầy biến động, Nguyễn Hoàng khi vào trấn nhậm xứ Thuận Quảng đã coi việc “lấy lòng dân” tại vùng đất “xa lạ” là điều rất quan trọng. Vì vậy, để tạo ra sự hòa hợp trong cộng đồng dân cư trước khi muốn tạo ra những ý tưởng chính trị lâu dài, các chúa Nguyễn lựa chọn Phật giáo truyền thống và dựa vào tôn giáo này bước đầu xây dựng nghiệp đồ tại vùng đất mới Đằng Trong. Trong khi đó, trên cơ sở tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng làng xã, chùa làng vẫn hiện hữu trong ý thức của làng xã và chính niềm tin vào Phật giáo là cơ hội cho sự tồn tại của những ngôi chùa ở khu vực này.
  • 4. 4 Trong khoảng thời gian cầm quyền của triều Tây Sơn, sau đó là các vua nhà Nguyễn, Phật giáo Quảng Bình đều có sự phát triển. Đó là sự tồn tại thiết chế vật chất và thiết chế tâm linh của Phật giáo ăn sâu trong tâm thức tín ngưỡng của người dân, đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Thông qua Phật giáo, chính quyền phong kiến dưới thời các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn tạo được lòng tin trong một bộ phận lớn nhân dân trên địa bàn Quảng Bình, là phương sách thu hút sự ủng hộ của nhân dân trong sự nghiệp mở cõi và phát triển đất nước, để lại những dấu ấn khá đậm nét trong lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử vùng đất Quảng Bình nói riêng. Vì lẽ đó, nghiên cứu vấn đề Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX là công việc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thời sự và thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần phục dựng lại giai đoạn lịch sử Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình trong thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều biến động để đưa ra những đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử. Về tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn, Phật giáo Quảng Bình là tôn giáo tồn tại lâu đời và song hành cùng lịch sử mảnh đất này, vì vậy, thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp đánh giá đúng vị trí của Phật giáo trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư Quảng Bình, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhiều công trình của các tập thể, cá nhân trong nước đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu như:
  • 5. 5 Tổng quan về Phật giáo Việt Nam và những vấn đề chuyên khảo Phật giáo liên quan có các công trình: “Lịch sử Phật giáo Việt Nam, ba tập” của tác giả Lê Mạnh Thát (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 1999); “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” của tác giả Nguyễn Đức Hiền (NXB Tp Hồ Chí Minh, năm 1995); “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” của Nguyễn Đức Hiền (NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2009); “Việt Nam Phật giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang (NXB Phương Đông, Tp Hồ Chí Minh, năm 2012); “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013); “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Huỳnh Công Bá (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2015);… Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực phía Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX có các công trình: “34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725)” của tác giả Lê Đình Cai (NXB Đăng Trình, năm 1971); “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” (NXB Thế giới, Hà Nội, năm 2008); “Xứ Đàng Trong năm 1621” của tác giả Cristophoro Borri (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch và chú thích, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2014); “Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18” của tác giả Li Tana (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ, Hà Nội, năm 2014); cuốn “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802” của Tạ Chí Đại Trường (NXB Tri thức, Hà Nội, năm 2015)… Các công trình nêu trên cung cấp một cách nhìn tổng quan về tình hình Việt Nam và Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII-XIX trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Phật giáo Quảng Bình nói chung và Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX nói riêng cũng được phản ánh qua một số thư tịch cổ đã dịch và ấn hành liên quan tới đề tài đáng chú ý như: “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An (NXB Á Châu); “Viêm giao trưng cổ ký” của Cao Xuân Dục; “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn; “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú; “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn. Liên quan đến lịch sử phát triển Phật giáo trên địa bàn Quảng Bình có các công trình như: “Lịch sử Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Khắc Thái (NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội, năm 2014); “Địa chí Quảng Bình”, Nguyễn Khắc Thái chủ biên, đề tài NCKH cấp tỉnh năm 2007, Sở Khoa học công nghệ Quảng Bình;
  • 6. 6 “Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền Quảng Bình”, tác giả Nguyễn Tú (NXB Thuận Hoá, năm 2007); “Địa chí làng Đức Phổ” của tác giả Đặng Thị Kim Liên (NXB Lao động, Hà Nội, năm 2011); “Những ngôi chùa của tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lệ Quang Phạm Ngọc Hiên (NXB Thuận Hóa, Huế, năm 2012); “Địa chí Trường Dục” của tác giả Trần Văn Chường (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2015);... Đây là những nguồn tư liệu thiết thực liên quan trực tiếp tới đề tài. Đặc biệt, trên cơ sở điền dã thực tế tại một số ngôi chùa ở tỉnh Quảng Bình, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán - Huế đã ấn hành tạp chí số 5 (5/2015) - “Những ngôi cổ tự trên đất Quảng Bình” và số 7 (1/2016) - “Dấu ấn Phật giáo đôi bờ sông Gianh” với những bài khảo cứu chuyên sâu, trình bày nội dung khái quát về lịch sử Phật giáo Quảng Bình thông qua các thư tịch cổ, dấu tích còn lại của các ngôi cổ tự cùng các bảo vật có giá trị hiện còn được bảo lưu. Hai cuốn tạp chí này cung cấp nguồn thông tin quý giá về Phật giáo Quảng Bình. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Di tích - Sở Văn hóa Thông tin Du lịch Quảng Bình đã tiến hành xây dựng Hồ sơ Di tích danh thắng núi Thần Đinh (năm 2004) và Lý lịch Di tích Lịch sử chùa Hoằng Phúc (năm 2010). Việc làm này thiết thực cho thấy tầm quan trọng của các di tích lịch sử mang dấu ấn Phật giáo như: chùa Kim Phong - núi Thần Đinh, chùa Hoằng Phúc đối với lịch sử Quảng Bình. Như vậy, vấn đề “Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX” bước đầu được các nhà nghiên cứu đề cập trong các công trình nghiên cứu tổng quan hoặc một số ít công trình chuyên khảo về Phật giáo. Tuy nhiên, do mục đích, mức độ, phạm vi đề cập và góc nhìn khác nhau của các công trình, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo toàn diện về diễn trình phục hồi và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX dưới giác độ khoa học lịch sử. Mặc dù vậy, những công trình trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo và hoàn thành luận văn này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, bao gồm: bối cảnh lịch sử và nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, sự phục hồi và dấu ấn của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX, đặc điểm và vai trò của Phật giáo trong diễn trình lịch sử Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
  • 7. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: luận văn tìm hiểu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trải qua ba thời kỳ: các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và các vua triều Nguyễn. - Về không gian: vùng đất Quảng Bình, có sự liên hệ đến các vùng ảnh hưởng trong khu vực phụ cận. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Trình bày có hệ thống và tương đối toàn diện về sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Thu thập và xử lý các nguồn tư liệu. - Tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. - Rút ra một số nhận xét về đặc điểm và vai trò của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Đề tài dựa vào các nguồn tư liệu chính: - Nguồn tư liệu tàng thư lưu trữ tại Viện Hán Nôm, các Trung tâm lưu trữ của Chính phủ, các trung tâm và cơ sở tư liệu của các cơ quan, các Viện và Trung tâm khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm lưu trữ tỉnh Quảng Bình, các kho tư liệu của giáo hội và các cơ sở Phật giáo. - Nguồn tư liệu từ các công trình khảo cứu về lịch sử nói chung, lịch sử Phật giáo nói riêng, bao gồm các công trình đã công bố trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài, các công trình khảo cứu về giai đoạn lịch sử nói trên, các chuyên khảo về Phật giáo, các chuyên luận về Phật giáo đã đăng tải. - Nguồn liệu điền dã do chính tác giả thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Nguồn tư liệu thu thập theo phương pháp chuyên gia qua làm việc trực tiếp với các nhà nghiên cứu và các nhà tu hành.
  • 8. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Sử học là cơ sở phương pháp luận của đề tài. - Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và các phương pháp tiếp cận như: phương pháp văn bản học, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,... để phục dựng lịch sử và rút ra những nhận xét, kết luận khoa học. 6. Đóng góp của luận văn - Cung cấp hệ thống tư liệu nhận diện bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Bình trong khoảng thế kỷ XVII-XIX. - Tái hiện những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. - Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc giáo dục truyền thống, niềm tự hào về quê hương, đất nước. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các chuyên luận sử học, Phật học và những ai quan tâm tới vấn đề này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm ba chương Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những nhân tố tác động đến sự phát triển Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Chương 2: Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Chương 3: Đặc điểm và vai trò Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
  • 9. 9 Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX 1.1. Điều kiện tự nhiên và vị thế địa lý Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên. Quảng Bình là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích 8.037,6km2 . Đây là vùng đất có chiều ngang hẹp nhất của Tổ quốc Việt Nam. Tại Đồng Hới, chiều ngang từ Đông sang Tây chỉ khoảng 50km. Địa bàn Quảng Bình trải dài trên một vĩ độ với toạ độ địa lí là 170 05'02" - 180 05'12" vĩ độ Bắc, 1050 36'55" - 1060 59'37" kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường phân giới dài 136,5km; phía Nam chung đường biên giới với tỉnh Quảng Trị có độ dài 78,8km; phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có đường biên giới dài khoảng 201,87km; phía Đông là biển Đông có đường bờ biển dài 116,04km. Địa hình Quảng Bình cấu tạo phức tạp với hình thế đan xen rừng núi gò đồi và đồng bằng, nhiều nơi núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc thấp dần không đều từ Tây sang Đông. Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn. Phía Đông là dãy đồng bằng nhỏ hẹp, có nơi chỉ khoảng 5-10km. Địa hình Quảng Bình được phân chia thành 4 khu vực; vùng đồng bằng, vùng cửa sông có nơi thấp hơn mặt nước biển 2- 3m, trong khi đó, dãi cồn cát lại án ngữ phía Đông cao hơn vùng đồng bằng. Khoảng 65% diện tích tự nhiên toàn tỉnh là rừng núi, vùng gò đồi chiếm 19,7% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đồng bằng chiếm 11% và vùng cát ven biển chiếm 4,3% [53, tr.15-16]. Cùng với sự phân hóa địa hình, hệ thống dãy đồi núi chạy xuyên ra biển, các con sông chính chảy cắt ngang địa bàn tạo nên những tiểu vùng sinh thái tự nhiên. Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
  • 10. 10 Quảng Bình là một tỉnh giáp với biển Đông, có vùng đặc quyền lãnh hải rộng lớn, tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thông, du lịch... Bờ biển Quảng Bình dài 116,04km với 5 cửa sông của 5 con sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Biển Quảng Bình nằm trong hệ sinh thái vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hải văn đại dương. Bờ biển trải dài với nhiều thắng cảnh đẹp: bãi tắm Nhật Lệ, Đá Nhảy, cùng với ngư trường rộng lớn, trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó, nhiều loại quý hiếm, mang giá trị kinh tế cao như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng, diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ, tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô, góp phần phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển. Bên cạnh nguồn tài nguyên biển, rừng mang lại, Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Khoáng sản phân bố rải đều khắp cả tỉnh: các mỏ, điểm quặng sắt ở Thu Lộc, Sen Thủy; các mỏ sa khoáng, titan phổ biến ở dọc biển; vàng sa khoáng ở huyện Tuyên Hóa… Ngoài ra, Quảng Bình còn có 4 nguồn nước khoáng nóng: suối Bang (Lệ Thủy), Thanh Lâm (Tuyên Hóa), Troóc (Bố Trạch), Động Ngàn (Bố Trạch); trong đó, suối khoáng nóng Bang là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng thú vị ở phía Nam Quảng Bình. Nhìn chung, Quảng Bình là địa phương có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt thành nhiều vùng sinh thái, tạo thành môi trường quần tụ của các tiểu vùng dân cư. Thiên nhiên Quảng Bình có phần khắc nghiệt; nhưng cũng chính từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên đã tạo nên nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp, chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch và phát triển kinh tế cho Quảng Bình. Mặt khác, từ trong khó khăn đó đã hun đúc phẩm chất siêng năng, cần cù trong lao động, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu của con người Quảng Bình.
  • 11. 11 1.1.2. Vị thế địa lý. Nằm ở điểm trung lưu của Việt Nam, Quảng Bình chính là nơi giao hội của những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai miền Bắc - Nam, đồng thời là điểm hội tụ của nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Quảng Bình được xem là bản lề trong không gian đất nước cũng như trong lịch sử dân tộc, là nơi giao thoa và phát triển văn hóa của các cộng đồng cư dân từ thời tiền sử cho đến ngày nay, chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa hết sức phong phú, đa dạng. “Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi mà ngay từ thời tiền sử, cư dân Quảng Bình đã có nhiều mối quan hệ văn hóa với các cộng đồng dân cư trong vùng, kể cả phía Bắc lẫn phía Nam... những mối quan hệ đó ngày càng phát triển mạnh mẽ” [48, tr.208]. Ngay từ khi chưa hình thành quốc gia, với những di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở Quảng Bình cho thấy cộng đồng người có mặt rất sớm “dấu ấn sự giao thoa của các nền văn hóa từ Hòa Bình đến điểm dừng của văn hóa Đông Sơn trên vùng đất này” [30, tr.24]. Đó chính là chủ nhân của các nền văn hóa khảo cổ khởi nguồn từ thời đại đồ đá giữa, phát triển mang tính chất liên tục, định hình và có tính hệ thống. “Những dấu vết của “Văn hóa Hòa Bình cổ điển” trên vùng đất rừng núi phía Tây Bắc của Quảng Bình là bằng chứng về sự xuất hiện một cộng đồng người đầu tiên, mở đầu dòng chảy lịch sử Quảng Bình từ thủy đến chung” [58, tr.42]. Nằm trên dải đất hẹp nhất của Tổ quốc, trong lịch sử, Quảng Bình trải qua nhiều biến cố. Mặt khác, Quảng Bình là nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, trở thành vùng đất chứa đựng sự hội tụ và giao thoa của các sắc thái văn hóa vùng miền. “Trong lịch sử, vùng đất Quảng Bình ngày nay luôn tồn tại như một vùng biên của nhiều chiều kích lịch sử” [30, tr.23]. Quảng Bình trở thành lằn ranh giao thoa và tranh chấp cả trên phương diện chính trị và văn hoá trên trục Bắc - Nam. “Nó là ranh giới phương Nam lãnh thổ Đại Việt thời nhà Lý được coi là thời kỳ tạo dựng một nền tự chủ vững bền với Thăng Long là trung tâm của nền văn hiến,… là nơi khởi đầu các công cuộc mở cõi, không chỉ để mở mang lãnh thổ mà còn để tiếp nhận những yếu tố văn hóa bản địa "phi Trung Hoa" nhằm gắn kết với Đông Nam Á và văn minh Ấn Độ” [30, tr.23].
  • 12. 12 Trong mỗi giai đoạn nhất định của dòng chảy lịch sử dân tộc, Quảng Bình là không gian địa lý chứa đựng những thử thách khắc nghiệt không chỉ của thiên nhiên mà cả những xung đột xã hội. “Cùng với cuộc phân tranh đẫm máu giữa hai chúa Trịnh - Nguyễn, Quảng Bình còn là nơi xuất phát những đoàn lưu dân mở mang bờ cõi về phương Nam theo lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho Nguyễn Hoàng, người tiên khởi cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” [30, tr.24]. Trải qua hơn nửa thế kỷ chiến tranh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, Quảng Bình tiếp tục là vùng đất tranh chấp và là vị trí phân chia ranh giới Đằng Trong và Đằng Ngoài tại sông Gianh. Xét về mặt kinh tế, ở vào vị trí trung lộ của cả nước, lại nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng với 2 con đường thiên lý chạy dọc đất nước là đường thượng đạo (ven chân núi) và hạ đạo (ven biển), Quảng Bình là cầu nối của hai miền Nam - Bắc. Là vùng đất có vị thế địa lý đặc thù, Quảng Bình là nơi hội tụ tất cả những đặc điểm xã hội - kinh tế - văn hóa của Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ khi các cộng đồng người Quảng Bình đầu tiên có mặt, ổn định, phát triển và cho tới ngày nay, con người ở vùng đất nhiều thăng trầm này luôn cần cù, đoàn kết, kiên cường trong những giai đoạn phát triển của lịch sử Quảng Bình nói riêng, Việt Nam nói chung. Đề cập đến vị thế tự nhiên của Quảng Bình, ngay từ giữa thế kỷ XVI, tiến sĩ Dương Văn An nhận định: “Có trời đất mới có núi sông này và nhân vật này. Vì từ khi trời đất hình thành thì mới có núi sông xuất hiện. Núi sông ổn định nhân vật sinh. Nếu không có núi sông thì lấy gì để nói rõ công tạo lập của trời đất. Nếu không có nhân vật thì lấy gì để thấy rõ khí hun đúc tốt đẹp của núi sông” [1, tr.17]. 1.1.3. Địa danh và tiến trình lịch sử. Vùng đất Quảng Bình có bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Những cư dân cổ đầu tiên của Quảng Bình thuộc nền văn hóa Hòa Bình, “tồn tại xuyên suốt cả một thời gian lịch sử kéo dài từ giai đoạn định hình phát triển cho tới khi chồng lớp với giai đoạn sớm của thời kỳ đá mới” [58, tr.41]. Cộng đồng người Quảng Bình thời tiền sử có một nền tảng kỹ thuật đồ đá, đồ gốm cao. Mặt khác, trải qua quá trình dài từ văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Bàu Tró, cư dân đã tạo nên bản sắc độc đáo: văn hóa Quảng Bình trong bản sắc văn hóa Việt Nam.
  • 13. 13 Dưới thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Quảng Bình nguyên xưa thuộc xứ Việt Thường. Từ năm 192, vùng đất Quảng Bình thuộc địa vực của quốc gia Lâm Ấp (sau đổi thành Hoàn Vương, Chiêm Thành). Từ đây, trên vùng đất Quảng Bình cổ có sự dung hợp giữa văn hoá bản địa có nguồn gốc Việt - Mường với nền văn hoá mới là văn hoá Chămpa. Đến năm 758, Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đưa quân Nam chinh, đánh bại quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho nhà Lý để chuộc mạng. Vùng đất Quảng Bình (tương ứng 2 châu Bố Chính, Địa Lý) sáp nhập vào quốc gia Đại Việt, lãnh thổ quốc gia Đại Việt đã mở rộng qua phía Nam dãy Hoành Sơn (đèo Ngang), mở đầu cho công cuộc mở cõi về phương Nam trong suốt gần một thiên niên kỷ phát triển của các vương quốc phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ. “Vùng đất Quảng Bình trở thành một bộ phần lãnh thổ của Đại Việt là một cơ hội lịch sử để nhân dân Quảng Bình tiếp tục sự nghiệp khai thiết vùng đất xứ sở của mình trong một điều kiện mới” [58, tr.149]. Sau đó, Quảng Bình trải qua nhiều lần đổi tên. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, vùng đất Quảng Bình xưa thuộc châu Bố Chính và châu Lâm Bình. Từ đó, vùng đất Bố Chính (Bắc sông Nhật Lệ) ít thay đổi địa danh nhưng vùng đất Lâm Bình thì thường xuyên thay đổi địa danh qua các triều đại. Năm 1361, vua Trần Duệ Tông cải châu Lâm Bình thành phủ Lâm Bình. Năm 1375, đổi thành phủ Tân Bình rồi lộ Tân Bình. Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi lộ Tân Bình thành trấn Tây Bình. Thời thuộc Minh (1407 - 1427), đổi thành phủ Tân Bình, đem châu Bố Chính và Minh Linh nhập vào phủ Tân Bình. Thời Lê Thánh Tông diễn ra cuộc cải cách, vùng đất Quảng Bình tiếp tục được định danh trong bản đồ quốc gia nhà Lê (1469) với tên gọi là phủ Tân Bình. Năm 1601, nhà hậu Lê đổi phủ Tân Bình thành phủ Tiên Bình. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa với ý đồ thiết lập hệ thống chính quyền cát cứ phía Nam dãy Hoành Sơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam. Năm 1604, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, năm 1631, đổi thành dinh Quảng Bình. Danh xưng “Quảng Bình” chính thức xuất hiện, có không gian lãnh thổ, địa giới hành chính tương đương như ngày nay.
  • 14. 14 Dưới thời các chúa Nguyễn và thời Hoàng đế Quang Trung, địa vực Quảng Bình nhiều lần thay đổi, với những danh xưng như châu Bắc Bố Chính (ngoại châu Bố Chính), Nam Bố Chính (nội châu Bố Chính), châu Thuận Chính (trên cơ sở sát nhập 2 châu Bắc và Nam Bố Chính). Địa vực Quảng Bình dưới thời châu Thuận Chính phù hợp với địa giới hành chính ngày nay. Năm 1802, dưới triều Gia Long, châu Thuận Chính chia tách thành Bố Chính ngoại và Bố Chính nội như trước. Riêng 2 huyện Khang Lộc (sau đổi là Phong Lộc) và Lệ Thuỷ (Nha Nghi) đặt thành một đơn vị hành chính lấy tên là dinh Quảng Bình. Năm 1831, Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc, từ đó, vùng đất Quảng Bình được gắn đơn vị hành chính mới là “tỉnh Quảng Bình”. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với vùng đất Quảng Bình đầy thăng trầm, biến động. Từ đó, bộ máy hành chính địa phương ở Quảng Bình được tổ chức chặt chẽ. “Triều Nguyễn xác định lại phạm vi giới hạn hành chính Quảng Bình, Nam Bắc cách nhau 206 dặm, Đông Tây cách nhau 126 dặm. Phía Nam Quảng Bình giáp với địa giới huyện Minh Linh tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với địa giới huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) ở cửa Hoành Sơn, vùng rừng núi thượng du lại giáp với địa giới huyện Hương Khê; phía Đông giáp bờ biển; phía Tây men theo núi” [58, tr.368]. Tỉnh Quảng Bình có 2 phủ: phủ Quảng Ninh và phủ Quảng Trạch; 7 huyện: huyện Lệ Thủy, huyện Phong Đăng, huyện Phong Lộc, huyện Bố Trạch, huyện Bình Chính, huyện Minh Chính và huyện Minh Hóa. Có thể nói, dưới triều Nguyễn, cơ cấu hành chính Quảng Bình thống nhất và tương đối hoàn chỉnh. Đó là điều kiện để nhà nước phong kiến tập quyền phát huy quyền lực, đồng thời, Quảng Bình phát huy thế mạnh của mình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội sau này. Như vậy, sau nhiều biến động lịch sử, đến giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, vùng đất Quảng Bình đã được định danh với tên gọi “Quảng Bình”, là đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương.
  • 15. 15 1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Đằng Trong và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng đất Quảng Bình. 1.2.1.1. Địa bàn Quảng Bình trong bối cảnh phân tranh Bắc Nam. Trong những năm ba mươi của thế kỷ XVI, lịch sử phong kiến Việt Nam chứng kiến cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn phong kiến đối lập: triều Lê tập hợp các thế lực ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc, hình thành cục diện Nam - Bắc triều kéo dài hơn nửa thế kỷ (1532 - 1592). Năm 1592, nhà Mạc bị tiêu diệt, cục diện Nam - Bắc kết thúc. Hệ quả của thời kỳ phân tranh Nam - Bắc triều vô cùng nặng nề, đó cũng là mầm móng của cuộc nội chiến mới với hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn với nhiều trận chiến tranh chấp diễn ra từ năm 1627 - 1672. Trước sự lộng quyền của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu như trước đây Hoành Sơn là biên giới tự nhiên giữa Đại Việt và Chăm pa thì đến thế kỷ XVI, phía Nam dãy Hoành Sơn, với vai trò là người tiên phong, Nguyễn Hoàng và các vị chúa Nguyễn kế vị đã làm nên sự nghiệp tại Đằng Trong, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử vùng đất phía Nam sau này. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về núi Hoành Sơn như sau: “... một dải núi từ xa ở phía tây dăng dài mà đến, ngọn chỏm chồng chất, kéo ngang ra đến biển, trông như bức trường thành...” [51, tr.30]. Dương Văn An trong tác phẩm Ô Châu cận lục viết: “Mạch núi ở tổ sơn dẫn đến, có thế rồng cuộn cọp ngồi, đồi cao ngăn chặn trập trùng, kéo dài ra tới biển, vách dựng đứng hàng vạn nhận, như bức trường thành án ngữ chặt vùng phương Nam” [1, tr.23]. Vượt qua dãy Hoành Sơn, vùng đất phía Nam chứa đựng nhiều khó khăn. “Toàn cảnh vùng Thuận Hóa nằm lọt giữa hai trấn sơn, Đèo Ngang ở phía Bắc và Hải Vân ở phía Nam, chứa đựng nhiều bất ngờ, mới lạ, đang chờ đón người chinh phục. Biết là vất vả vì lam sơn chướng khí, vì sự dòm ngó của kẻ thù muôn mặt, nhưng Nguyễn Hoàng cảm thấy hứng thú, vì đây là giang sơn ông phải sống, phải hành động để thực hiện hoài bão của riêng ông” [27, tr.182].
  • 16. 16 Sau khi vào trấn nhậm Thuận Hóa, bằng những nỗ lực của Nguyễn Hoàng cùng các tướng lĩnh và dòng người di cư, vùng đất phía Nam Hoành Sơn trở nên trù phú, vị thế của Thuận Hóa được củng cố vững mạnh. “Một chân trời mới đã mở ra khi đoàn thuyền của Trấn thủ Nguyễn Hoàng ngược dòng sông Cửa Việt lên đến xã Ái Tử, thuộc huyện Vũ Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” [27, tr.179]. Cũng từ đó, ý đồ cát cứ của chúa Nguyễn ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Đó là mối đe dọa chính quyền chúa Trịnh và nguyên nhân đưa tới nhiều lần giao chiến lẫn nhau. Để đẩy lùi những đợt tấn công từ phía Bắc của quân Trịnh, chúa Nguyễn đã xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc trên địa phận Quảng Bình với sự trợ giúp của nhà quân sự tài ba quê Thanh Hóa - Đào Duy Từ. Với nhãn quan thiên tài của mình, các chúa Nguyễn cùng với quân sư Đào Duy Từ không chọn những địa điểm hiểm trở để xây dựng phòng tuyến mà chọn điểm lui để đứng vững trong thế người đánh võ “túc bất ly địa”, địa bàn làm phòng tuyến gắn liền với hậu phương vững chắc “nhất Đồng Nai, nhì Hai huyện”, chứ không phải chọn thế “tử ngục” (biển giăng trước mặt, núi vây ba bề). Mặc dù, Đèo Ngang như “thành”, sông Gianh như “hào”, “thành cao, hào sâu” hiểm trở, nhưng đó không phải là địa bàn phù hợp bởi không có hậu phương, không thể đánh lâu dài. Hệ thống thành lũy được xây dựng theo hình thái “phòng tuyến ngang - thế trận dọc”, lấy thế dọc sông Nhật Lệ làm chỗ dựa cơ động. “Đào Duy Từ đã lợi dụng triệt để những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, địa thế núi sông, địa hình để xây dựng phòng tuyến… Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn vạch ra nhiều kế sách quân sự quan trọng để đối phó có hiệu quả từ chúa Trịnh ở Đằng Ngoài, đặc biệt là tổ chức xây dựng hệ thống lũy Đào Duy Từ với các lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, Trường Dục, Trường Sa ở Phong Lộc. Đây là công trình thể hiện tư chất, tầm vóc của ông trong nghệ thuật dụng binh và nghệ thuật phòng thủ, góp phần quan trọng giúp chúa Nguyễn đẩy lùi những cuộc tấn công xâm lấn của chúa Trịnh ở Đằng Ngoài giữ yên bờ cõi Đằng Trong” [30, tr.30]. Để củng cố, tăng cường sức mạnh phòng thủ, các chúa Nguyễn tiếp tục chăm lo việc xây dựng thành lũy ở phía Nam sông Gianh. Đây được xem là ranh giới cố định được định hình, cắt chia hai miền Nam Bắc trong gần 200 năm.
  • 17. 17 Thực tế lịch sử chứng minh, trong suốt ba thế kỷ XVII-XIX, Quảng Bình luôn ẩn chứa bất ổn, là nơi xung đột và tranh chấp của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn. Điều đó gây ra không ít khó khăn cho vùng đất này. Chính trong điều kiện chiến tranh, bên cạnh việc xây dựng tiềm lực kinh tế, quân sự, hơn lúc nào hết, các chúa Nguyễn rất cần đến sự an dân và một trong những cứu cánh để an dân là tìm đến tôn giáo. Trong bối cảnh đó, Phật giáo mang đến cho cộng đồng niềm tin và sự xích lại gần nhau giữa cộng đồng di dân và cộng đồng bản địa. 1.2.1.2. Các cuộc di dân và sự hình thành cộng đồng dân cư vùng đất Quảng Bình. Trong bối cảnh ẩn chứa những giao tranh của các thế lực phong kiến, đời sống nhân dân luôn bị đe dọa; vì vậy, cuộc sống bình yên là ước mơ của cộng đồng dân cư lúc bấy giờ, cũng là lý do, họ là dòng người tiên phong trong quá trình di dân theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam khai hoang, lập làng tại vùng đất mới. Để thực hiện kế hoạch cát cứ lâu dài, xây dựng chính quyền vững mạnh nhằm chống chọi với lực lượng chúa Trịnh ở phía Bắc, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn kế vị thu nạp một số lượng lớn dân di cư từ miền Bắc. Đoàn người theo chân chúa gồm những gia đình thân thuộc với chúa Nguyễn trong quá trình gây dựng thế lực khi còn ở Thanh Hóa; những người nghèo rời bỏ quê hương, tìm tới mảnh đất mới; những binh lính được đưa từ miền Bắc vào đồn trú, những tù binh và những người bị bắt trong những lần các chúa Nguyễn đánh ra Bắc, người Chăm và người Việt sở tại, ổn định nơi ăn chốn ở cho họ, làm chỗ dựa lâu dài. “Có nhiều quan lại cùng với gia đình họ đã theo Nguyễn Hoàng tới đất Thuận Hóa năm 1558. Nhiều người hương khúc và nghĩa dũng cũng đi theo họ. Chắc chắn là có những người trong số họ ra đi với mục đích tìm một tương lai sáng sủa hơn tại vùng đất mới, chứ không phải như trường hợp của Nguyễn Hoàng để lẫn tránh một tình huống nguy hiểm” [34, tr.30]. Cùng với sự đe dọa từ mối nguy hiểm quân sự, người dân phải chịu nhiều vất vả từ thiên tai. Trận lũ năm 1559 gây ra thiệt hại nặng nề đối với kinh tế các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, mất mùa, nạn đói diễn ra làm cho đời sống cư dân gặp muôn vàn khó khăn. Một số người bỏ làng, tha phương cầu thực. Họ di cư tới những vùng đất mới, số lượng người đến Thuận Hóa nói chung, Bố Chính, Quảng Bình nói riêng ngày càng đông. Trong số những người di cư do đợt thiên tai này có nhiều cư dân là người huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, được Nguyễn Hoàng đưa về sinh sống
  • 18. 18 chung với số dân đã theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá từ năm 1558. Nhiều làng mạc mới hình thành với thành phần dân cư chủ yếu là dân di cư từ Thanh Hóa, Nghệ An được thành lập tại huyện Khang Lộc (nay thuộc các huyện Quảng Ninh và một phần huyện Lệ Thủy), Bố Chính (nay thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Có lẽ, trong bối cảnh đầy biến động lúc bấy giờ như vậy, cho dù phía Nam Hoành Sơn là vùng đất đầy bí hiểm trong suy nghĩ của cư dân phía Bắc nhưng đó cũng chính là “vùng đất hứa” của dòng người theo chân Nguyễn Hoàng. Phan Khoang trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong nhận xét: “Miền Nam luôn là mảnh đất của những giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, là một ngõ thoát đối với người Việt lúc bấy giờ” [34, tr.35]. Liên quan tới vấn đề này, tác giả Hoàng Đình Hiếu trong Chúa Tiên Nguyễn Hoàng sáng tổ vương quốc Đàng Trong (1525 – 1613) viết: “Một số khác, do lòng cảm mến cũng như được kích thích bởi tinh thần mạo hiểm, đi tìm đất lạ bên kia dãy Hoành Sơn. Bộ khúc tướng sĩ hơn một nghìn người” [27, tr.15]. Vì vậy, “như một dòng sông chảy, tuy chậm nhưng liên tục”, người Việt Nam đã “vượt qua ranh giới Việt - Chăm tiến xuống phía Nam”. Như vậy, ngay từ thời kỳ chúa Nguyễn mới tạo lập sự nghiệp Nam Hà, trên địa bàn Quảng Bình bấy giờ có sự hiện diện của một cộng đồng dân cư đa nguồn gốc, phần lớn trong đó là dân di cư và dân sở tại, bộ phận còn lại là binh lính giải ngũ và tù binh bị bắt trong chiến tranh. Họ lập thành một hệ thống làng mạc phân bố rộng khắp trên toàn bộ địa bàn Bố Chính, Quảng Bình. Thành phần dân cư xứ Thuận Hóa nói chung và khu vực Bố Chính, Quảng Bình nói riêng khá đa dạng. Trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, học giả Phan Khoang viết: “Nhân dân Thuận Hoá bấy giờ gồm những thành phần rất phức tạp. Ngoài những người chăm lo cày cấy, làm ăn, còn những người còn theo nhà Mạc, hoặc khuấy động cho nhà Mạc, những người tù đày, những du đảng, phiêu lưu từ các miền Nghệ, Thanh hoặc xa hơn nữa xâm nhập qua các thời đại, đi tìm may mắn ở miền đất mới, những quan quân bất mãn họ Trịnh hoặc bị lầm lỗi bỏ chạy vào Nam, những thổ hào, thổ tù cường ngạnh, nhũng nhiễu lương dân, những người Chàm còn ở lại” [34, tr.110].
  • 19. 19 Tuy nhiên, trong thành phần cư dân phức tạp trên vùng đất Quảng Bình trong thời kỳ các chúa Nguyễn làm chủ xứ Đằng Trong có cả những người giàu có, những quan lại đã an trí, những nông dân có tay nghề và kinh nghiệm, tuy không đông nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, giúp cho các thành phần nông dân không có sản nghiệp, chỉ mang thân đi tìm cơ hội sinh tồn, hạng dân phiêu cư bạt xứ, những thành phần giang hồ lang bạt… đi theo để mưu tìm tương lai của họ. Nếu địa bàn quần cư từ xứ Quảng Nam trở vào có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong hòa bình thì ngược lại, ở Bố Chính, Quảng Bình, việc định cư cũng bị chi phối bởi chiến tranh. “Công trình khẩn hoang và giữ đất lúc đầu chỉ do một số dân từ Quảng Bình trở vào gánh vác. Bấy giờ ưu thế của người Việt không là kỹ thuật canh tác cao, nhưng là ưu thế về tổ chức chính trị và quân sự. Bộ máy hành chính khá hoàn hảo đã giúp chúa Nguyễn theo dõi được tình hình ở những địa phương xa xôi, quân đội có thể tập trung khá nhanh khi cần thiết. Đơn vị xã hội nhỏ nhất là thôn ấp đủ khả năng tự vệ…” [58, tr.307]. Dòng người di dân vào Nam sinh sống quy tụ, với chính sách khuyến khích khai hoang vùng đất mới của các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện hình thành nên các làng xã. Trong cuốn Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18, Litana viết: “Truyền thống của người Việt Nam trong việc duy trì tính chất đại gia đình đã đóng vai trò quan trọng trong việc di dân xuống phía Nam. Truyền thống này khuyến khích người di dân đi theo từng nhóm cùng huyết thống hay họ tộc hơn là đi lẻ tẻ từng cá nhân riêng rẻ hay từng gia đình nhỏ” [38, tr.34]. Trong lịch sử, dân tộc ta chứng kiến những cuộc di dân từ các địa phương miền Bắc vào Quảng Bình dưới thời Lý, Trần, Lê; đến những năm đầu thời chúa Nguyễn, dân di cư (cùng một số thành phần khác do nhà nước điều động) đã chiếm cứ vị trí lan tỏa khắp các địa bàn trong tỉnh, từ vùng bán sơn địa, đồng bằng trước núi đến đồng bằng ven biển. Mặt khác, vùng đất phía Bắc lúc này, thiên tai, mất mùa xảy ra, đời sống nhân dân đói kém cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di dân diễn ra mạnh mẽ, làm tăng dân số ở phủ, châu Bố Chính, Quảng Bình trong thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đặc biệt là Khang Lộc và Lệ Thủy.
  • 20. 20 Làn sóng di dân của cư dân Thanh Hóa, Nghệ An vào vùng Thuận - Quảng vào những năm 50 của thế kỷ XVI là một tất yếu của lịch sử. Trong công trình Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18, Litana nhận định: “Nếu Thuận Hóa trước đây xem ra còn là một vùng đất bất trắc, bấp bênh về một số lãnh vực thì việc họ Nguyễn thiết lập chính quyền ở đây đã được coi như là việc tái khẳng định quyền của người Việt Nam được định cư tại vùng đất này và vì thế là một khuyến khích lớn đối với việc di dân” [38, tr.40]. Trong suốt thế kỷ XVII-XIX, cho dù trong bối cảnh chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra, cuộc di dân từ phía Bắc vẫn tiếp tục, dân số Đằng Trong tăng lên, số lượng các làng hình thành ngày càng nhiều. Đó là điều kiện để kinh tế - xã hội Đằng Trong nói chung và Quảng Bình nói riêng có những bước phát triển nhất định. Quá trình di dân và cộng cư giữa cộng đồng di dân và cộng đồng bản địa đòi hỏi hòa hợp, gắn kết trên các phương diện kinh tế, văn hóa và đời sống. Một lần nữa, Phật giáo - tôn giáo truyền thống, gần gũi với tín ngưỡng người Việt, trở thành cứu cánh tinh thần giúp các cộng đồng cư dân xích lại gần nhau, gắn bó với nhau. 1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. 1.2.2.1. Tình hình kinh tế Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XVII-XIX tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Quảng Bình nói riêng. Với vị trí quan trọng trong chiến lược của mình, các chúa Nguyễn hết sức coi trọng việc tạo lập nền tảng kinh tế - văn hóa, nhằm mục đích xây dựng cơ nghiệp ở Đằng Trong, đồng thời tăng cường thêm sức mạnh quân sự, xây dựng thế cầm cự với chúa Trịnh ở phía Bắc, đặt cơ sở vững chắc cho công cuộc Nam tiến về sau. Ngay từ buổi đầu khởi nghiệp, Nguyễn Hoàng biết cách thu phục nhân tâm bằng việc đưa Phật giáo song hành với quá trình Nam tiến. Chính tinh thần “từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha” của tôn giáo có mặt từ sớm trên đất nước ta, cuộc sống cư dân đã ổn định tại vùng đất mới để phát triển kinh tế. “Nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không trộm cướp. Thuyền buồm các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn… Chúa vỗ về quân dân, thu dụng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên” [34, tr.110].
  • 21. 21 Với những chính sách thiết thực, vùng đất phương Nam phát triển phồn thịnh. Nhân dân được khuyến khích khai hoang, đất đai mở mang. Bên cạnh tăng cường chế độ ruộng đất công làng xã và ruộng tư, chúa Nguyễn còn thi hành chính sách trưng dụng ruộng bao chiếm của dân làm ruộng công. Ruộng tư được các chúa Nguyễn thừa nhận và có điều kiện phát triển. Dưới thời các chúa Nguyễn, ruộng đất công trở thành hình thức sở hữu chủ yếu. Nếu như Thuận Quảng - vùng đất mới khai phá, “ruộng đất màu mỡ, nhân dân giỏi trồng trọt”, thì ở phía Bắc Bố Chính, chúa Trịnh lại ít quan tâm phát triển nông nghiệp. Là chiến trường trực tiếp của cuộc chiến tranh phong kiến Trịnh - Nguyễn diễn ra gần nửa thế kỷ với nhiều trận chiến lớn nhỏ khác nhau, kinh tế Quảng Bình lúc bấy giờ ít nhiều bị tác động. Bên cạnh nghề nông là nghề chính, cư dân vùng Quảng Bình còn phát triển mạnh nghề đánh cá, làm mắm, muối. “Chúa Nguyễn ra hiểu dụ khuyến khích làm muối, bắt kẻ quấy nhiễu, giảm thuế cho giao dịch mua bán, từ đó những xã thôn ở gần biển mở nhiều lò nấu” [58, tr.316]. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, giao thương buôn bán ở xứ Đằng Trong được các chúa Nguyễn chú trọng. Nhằm tăng thêm sức mạnh nội lực, “ông (Nguyễn Hoàng) đã tìm thấy giải pháp cho những suy tính của ông trong việc đẩy mạnh nền thương mại” [58, tr.317]. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng cơ nghiệp, thiếu nhân lực, tiền của, không có sẵn quan hệ với bên ngoài, nhất là khi phải xây dựng trên một vùng đất mới giành được từ một dân tộc khác có một nền văn hóa khác, thì ngoại thương là yếu tố đưa kinh tế ổn định và phát triển. Việc giao lưu buôn bán với các thương gia nước ngoài và các vùng đất lân cận được chúa Nguyễn khuyến khích. Tại Đằng Trong, thương gia người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Inđônêxia, Nhật Bản đã có mặt, thiết lập quan hệ buôn bán. “Chúa Đằng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ… Chúa Đằng Trong xưa kia cho người Nhật, người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán…” [14, tr.92].
  • 22. 22 Hoạt động trao đổi, buôn bán trong vùng phát triển mạnh mẽ, các chợ phiên hoạt động thường xuyên, phạm vi buôn bán của người Bố Chính, Quảng Bình vượt ra khỏi địa phận Thuận - Quảng. “Bất chấp sự ngăn cấm của Trịnh - Nguyễn, nhân dân hai miền vẫn tìm cách qua lại thăm hỏi và trao đổi buôn bán với nhau. Gạo Đồng Nai, hạt tiêu, đường mía, vàng Thuận - Quảng vẫn được chở ra Đằng Ngoài…” [27, tr.480]. “Cùng với nguồn hàng lâm, thổ sản, những mặt hàng khoáng sản và thủ công nghiệp của Quảng Bình cũng giữ vị trí không nhỏ trong hệ thống nguồn thương phẩm của Đằng Trong xuất đi nước ngoài” [30, tr.187]. Quảng Bình là vùng đất có nguồn hàng và thương phẩm phong phú, đa dạng, không chỉ đáp ứng nhu cầu rất lớn cho cư dân Đằng Trong mà còn là yếu tố thúc đẩy hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập. “Sự phát triển của thương mại đã kéo theo sự tham gia mạnh mẽ của thương nhân bản địa. Những cư dân ở châu Nam Bố Chính có sự tham gia tích cực vào các hoạt động thương mại của Đằng Trong. Nguồn thương phẩm của Quảng Bình theo đó cũng được buôn bán, trao đổi mạnh mẽ với các vùng, miền khác của xứ Thuận - Quảng” [30, tr.187]. Mặc dù Quảng Bình hứng chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn, nhưng với những chính sách phù hợp về kinh tế của Nguyễn Hoàng, Đằng Trong trở thành vùng đất trù phú. Sau gần 200 năm nắm quyền, các chúa Nguyễn để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là công cuộc mở nước về phía Nam mà Quảng Bình là địa điểm xuất phát. Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, xứ Đằng Trong rơi vào khủng hoảng chính trị, vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn chấm dứt, nhà Tây Sơn lên thay thế trong bối cảnh đất nước nhiều biến động. Ngay sau khi kết thúc công cuộc chống ngoại xâm, triều đại Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước. Cùng với việc củng cố bộ máy tổ chức chính quyền và chấn chỉnh quân đội, Quang Trung ban hành một số chính sách nhằm phục hồi kinh tế, tăng cường sức mạnh đất nước sau thời gian loạn lạc. Bên cạnh chú trọng ngành nông nghiệp, Quang Trung đưa ra những chính sách đẩy mạnh giao lưu buôn bán trong và ngoài vùng. Trước hết, bãi bỏ các thứ thuế, đúc tiền mới, khuyến khích thuyền buôn của nước ngoài tới buôn bán.
  • 23. 23 Công lao to lớn của Quang Trung là xóa bỏ ranh giới Bắc - Nam tại sông Gianh, bước đầu thống nhất về mặt lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và lưu thông buôn bán thuận lợi hơn. Tuy nhiên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, những chính sách của vương triều Tây Sơn chưa thực sự mang lại nền kinh tế - văn hóa vững chắc cho đất nước và đủ sức mạnh để triều đại này lãnh đạo đất nước trong thời gian dài. Sau khi Quang Trung qua đời, nội bộ nhà Tây Sơn bất hòa, đất nước bị phân chia dẫn đến sụp đổ vương triều. Việt Nam bước vào thời kỳ trị vị của các vua nhà Nguyễn, trải qua 13 đời vua và cũng là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Cũng như các triều đại trước, sau khi giành được quyền làm chủ, các vua nhà Nguyễn ra sức củng cố chính quyền. Để làm được điều đó, triều Nguyễn thi hành những chính sách nhằm phát triển kinh tế, tạo tiềm lực vững chắc cho đất nước. Nhà Nguyễn điều hành nhà nước theo hình thức quân chủ chuyên chế, củng cố quyền lợi dòng họ. Địa bàn Quảng Bình dưới thời Gia Long là một doanh thuộc đất Kinh kỳ, chịu sự quản lý trực tiếp của Trung ương, đến năm 1826, được gọi là trấn Quảng Bình. Dưới đời vua Minh Mạng, cuộc cải cách hành chính được thực hiện từ trung ương tới địa phương. Sau nhiều lần thay đổi, tháng 10/1831, đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình trực thuộc chính quyền Trung ương. Quảng Bình dưới thời kỳ các vị vua đầu triều Nguyễn, nền kinh tế có bước phát triển. Nhà Nguyễn coi trọng việc quản lý ruộng đất và chính sách phát triển nông nghiệp. “Công việc điều tra ruộng đất, chí ít là trên phạm vi toàn miền Bắc, đã lập sổ địa bạ để quản lý ruộng đất một cách thống nhất và chặt chẽ, đã được tiến hành một cách quy mô và vượt xa bất cứ triều đại nào trước đó” [47, tr.59]. Cùng với các chính sách quản lý ruộng đất, khai hoang, mở rộng diện tích, các vua Nguyễn ban hành chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các nghề phụ khác. Với lợi thế đường bờ biển dài, địa hình phong phú, tài nguyên biển dồi dào, kinh tế Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng phát triển đa dạng các ngành nghề, bên cạnh phục vụ cho triều đình, cuộc sống hàng ngày của người dân, các mặt hàng còn trao đổi buôn bán với các địa phương khác.
  • 24. 24 Bên cạnh hệ thống chợ làng truyền thống, các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối hoạt động sôi nổi. Sự thống nhất về mặt hành chính tạo điều kiện cho buôn bán nội địa phát triển. Mặt khác, nhà Nguyễn thi hành các biện pháp như đúc tiền đồng, tiền kẽm… để phục vụ cho hoạt động thương mại. So với thời kỳ chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, thương mại Quảng Bình dưới triều Nguyễn có bước tiến khá dài. “Một số nguyên liệu như dâu tây và các loại sắt, đồng cũ của Vinh, Hà Nội hoặc Sài Gòn, các thức ăn như gạo của Nam Định, đường của Quảng Ngãi và của Quy Nhơn, các thức uống như chè tàu, rượu vang, rượu trắng… những công nghệ phẩm như vải Nam Định, đồ gốm Thanh Hóa, Quảng Nam và hàng nghìn đồ vật khác bán ở các cửa hàng và chợ búa. Phần lớn các hàng hóa ấy đều mua ở Vinh, Nam Định và ở Huế. Hàng xuất ra ngoài tỉnh chủ yếu là hàng hải sản và lâm sản… như nước mắm, mắm cá, mắm tôm vào Huế và Nam Định, đồ mộc, mây ra Nam Định và Hải Phòng, nón lá ra Nam Định và Hà Nội, đồ gỗ và các đồ chạm trỗ bằng gỗ gần khắp mọi nơi, xuất cảng gạo đỏ, ngô, trứng vịt, cau tươi, cau khô” [54, tr.89]. Nhìn chung, trong ba thế kỷ XVII-XIX, mặc dù bối cảnh đất nước nhiều khó khăn, nhưng các triều đại phong kiến đều có những chính sách phù hợp để cải thiện tình hình kinh tế, tăng cường tiềm lực chính quyền, chống lại các thế lực thù địch đang rình rập. Nền kinh tế của Quảng Bình có bước phát triển nhất định, tuy nhiên quá trình phát triển này chịu sự chi phối mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử của vùng đất nhiều biến động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII-XIX. Mặc dù cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra nhưng những tiến bộ về mặt kinh tế thế kỷ XVII-XIX ít nhiều làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi đáng kể. Trong điều kiện kinh tế được cải thiện, chính quyền và người dân quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần. Dù mức độ quan tâm của mỗi triều đại có khác nhau nhưng triều đại nào cũng đầu tư phát triển chùa chiền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hành đạo. Điều đó cũng kích thích sự mộ đạo của nhân dân. 1.2.2.2. Tình hình xã hội Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Sau khi vào trấn thủ, Nguyễn Hoàng cùng với những dòng người di dân đã xây dựng vùng đất Thuận Quảng trù phú, kinh tế phát triển. Điều đó, tạo nên sự ổn định về mặt xã hội.
  • 25. 25 Là vùng đất phen dậu, nơi xuất phát của quá trình Nam tiến, các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ổn định về mặt xã hội ở vùng đất Quảng Bình. “Một trong những thành công về mặt xã hội của chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là tạo ra sự ổn định của hệ thống làng xã” [58, tr.322]. Làng xã Việt ở Quảng Bình bước đầu hình thành dưới thời Lý - Trần và ổn định vào thế kỉ XV-XVII dưới thời các chúa Nguyễn về cả cấu trúc lẫn văn hóa, đây cũng là thời điểm hình thành nên tỉnh Quảng Bình. Ngay từ khi vào lập nghiệp ở vùng đất mới, chúa Nguyễn hiểu rõ nhu cầu “an cư lập nghiệp” của dòng người vào Nam; vì vậy, thu phục nhân tâm bằng những chính sách an dân, khuyến khích khai hoang là biện pháp trước tiên nhằm cấu kết lòng dân, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra, xã hội Quảng Bình nhiều biến đổi, bên cạnh những cộng đồng cư dân hình thành và ổn định trước đó, lúc này, “số lượng quân lính và người lao động được điều động đến Quảng Bình khá đông, hình thành một cộng đồng mới, quần tụ theo cấu trúc làng xã để sản xuất và tổ chức đời sống giữa gian kỳ trận chiến và sẵn sàng từ các làng xã ấy bước vào hàng ngũ cầm vũ khí, để thực hiện sứ mệnh “Bắc cự” [58, tr.323]. Bên cạnh các dòng họ định cư dưới thời Lý, các cuộc di dân dưới thời Trần diễn ra ồ ạt hơn. Đặc biệt, vai trò của quan lại, quý tộc nhà Trần khi vào định cư ở đây, tạo điều kiện mở rộng quy mô khai phá, lập ấp, dựng làng, phát triển kinh tế vùng đất mới. Hoàng Hối Khanh - Tri huyện Nha Nghi, trấn Tân Bình (Lệ Thuỷ ngày nay) đưa 12 dòng họ châu Hoan, châu Ái (Thanh Hoá, Nghệ An) vào định cư lập làng, cùng với dân sở tại, gồm tù binh Chiêm Thành và người Việt được đưa vào từ thời Lý Thánh Tông và lực lượng nô tỳ được Hoàng Hối Khanh chiêu mộ từ những người phiêu tán không có sản nghiệp tham gia khai phá đất hoang lập thành điền trang, cùng với quá trình khai hoang lập điền trang là quá trình lập làng. “Với ngôi làng mới (ở phía Nam) được thiết lập bởi những người thuộc giai tầng thấp thay vì bởi bậc vị vọng trong xã hội cổ truyền, một số tri thức bí truyền liên quan đến lối sống cũ không thể không mất đi. Tuy nhiên, cũng theo lý lẽ đó, những người khai hoang này ít bị ràng buộc những gò bó của một địa vị xã hội cao và những quy định trong cách ứng xử của xã hội cũ, nên được tự do phát huy sáng kiến, một đặc điểm thiết yếu của việc thích nghi đầy hiệu quả của họ khi họ liên tục tiến xuống phía Nam” [38, tr.227].
  • 26. 26 Cùng với số dân trong những lần di cư vào Nam thế kỷ XVI, tại vùng đất Thuận Quảng, dân cư Đại Việt dưới thời Lý - Trần và cư dân bản địa Chămpa đã có mặt. Sự đa dạng về nguồn gốc, sự phức tạp về thành phần dân cư tạo nên cộng đồng dân cư phong phú và diễn ra quá trình phân tầng xã hội. Trước đó, cư dân Chămpa xây dựng nền văn hóa mang đầy dấu ấn, sau đó, cư dân Đại Việt trên cơ sở những gì đã có, những gì mang theo để tiếp biến và tạo nên bản sắc văn hóa dung hợp giữa cũ và mới. Xã hội Đằng Trong lúc này có nhiều tầng lớp. Vua chúa, quan lại trong xã hội phong kiến Việt Nam là tầng lớp trên của xã hội. Họ thâu tóm mọi quyền lực và có đời sống sung túc hơn so với các giai tầng khác. Dưới thời các chúa Nguyễn, hệ thống bộ máy chính quyền từ trấn đến cơ sở được củng cố, đội ngũ quan lại được tăng cường, đặc biệt trong bối cảnh ở vùng đất mới. Để đảm bảo quyền lực của dòng họ, chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên quyết định thanh lọc bộ máy quan lại bằng việc cho thôi việc những quan lại do nhà Lê bổ nhiệm, thay vào đó là người trong dòng tộc và những người thân tín giữ các chức quan từ dinh, trấn đến phủ, huyện. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Lan, quan lại được tuyển chọn thông qua hình thức thi tuyển. Điều đó thể hiện tính chất công bằng xã hội, mọi người đều có quyền tham gia vào tổ chức nhà nước. Mặt khác, các chúa Nguyễn không quy định chế độ bổng lộc ổn định cho các quan lại ở châu, huyện và làng xã mà chỉ ban cho quan lại một số dân phu và cho phép các quan cai trị ở địa phương thu thêm một số tiền, gạo ngoài thuế của dân để cho vào việc quan. Bộ phận quan lại có cuộc sống giàu có, về sau bộc lộ lối sống xa hoa. “Trong hàng quan viên, thì quan lớn cũng như quan nhỏ, không một người nào không có nhà cửa chạm trổ, thềm đá, tường xây… Họ sống một cách phong lưu phú quý, đua nhau khoe khoang... ” [38, tr.141]. Nông dân là lực lượng đông đảo, tạo ra sản phẩm lao động chủ yếu trong xã hội Đằng Trong lúc này. Sau những lần di cư, dân số được bổ sung, chủ yếu thuộc tầng lớp nông dân. Ngoài số lượng nông dân có mặt ở đây trước khi Nguyễn Hoàng vào Nam, một lực lượng đông đảo được đưa vào Đằng Trong để khai hoang vùng đất mới. Họ là những người không có sản nghiệp, có khi là những hạng dân cư phiêu bạt, thành phần giang hồ lang bạt đi tìm cơ hội sinh tồn. Với chính sách an cư, khuyến khích lập làng, ổn định đời sống, người nông dân gắn bó với làng mạc,
  • 27. 27 ruộng đồng, yên tâm làm ăn. Lê Quý Đôn trong công trình Phủ biên tạp lục viết: “Xứ Thuận Hóa, phủ Quảng Bình tính dân thật thà và tốt, đều yên phận làm ăn ở thôn quê, ít khi ra ngoài đi xa, có khi không biết huyện bên cạnh đi đường lối nào, không biết Phú Xuân phong cảnh thế nào” [21, tr.138]. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, nông dân còn làm thêm các nghề phụ như: nghề làm mắm, muối, các nghề truyền thống, đồng thời nông dân là lực lượng chủ yếu trong quá trình khai hoang, lập làng tại các làng xã Quảng Bình lúc bấy giờ. Binh lính là lực lượng quan trọng, thường xuyên thường trực sẵn sàng tham gia các trận chiến chống Trịnh và đàn áp các thế lực đối nghịch. Bên cạnh, lực lượng quân chính quy, mỗi tỉnh đều có thổ binh cho địa phương của mình (được gọi là quân địa phương hay đội quân phụ thuộc). Đội ngũ thổ binh đông hơn quân chính quy và không được chính quyền trả lương, chỉ được miễn thuế. Đời sống của họ sung túc hơn người nông dân. Binh lính tập trung ở các đồn quân sự của chúa Nguyễn: đồn Lưu Đồn, đồn Động Hải... Trong suốt ba thế kỷ XVII-XIX, các triều đại thi hành chính sách xã hội thích hợp để tạo môi trường sống cởi mở, thân thiện. Trong gần 200 năm khởi dựng cơ đồ Nam Hà, các chúa Nguyễn ra sức tạo lập cơ cấu xã hội nông thôn bền vững với hệ thống làng xã quần tụ, cuộc sống của cư dân trong không khí an hòa. Cộng đồng cư dân trên địa bàn Thuận Chính, Quảng Bình dưới thời Tây Sơn tạo thành khối thống nhất, là điều kiện tất yếu để chính quyền củng cố địa vị trong thời gian cầm quyền của mình. Trong vòng 300 năm, chế độ phong kiến Việt Nam chứng kiến sự thay đổi liên tục của ba triều đại, mỗi triều đại đều diễn ra những cuộc chiến tranh, tranh chấp và bộc lộ những mâu thuẫn; cũng trong thời gian đó, tình trạng phân chia ranh giới Đằng Trong - Đằng Ngoài làm cho tình hình xã hội có nhiều bất ổn. Đối với Bố Chính, Quảng Bình, dường như mỗi sự biến đổi đều có những tác động tới kinh tế - xã hội ở vùng đất có vị trí địa chính trị quan trọng này. Các tầng lớp trong xã hội đều ước mơ một cuộc sống yên bình, vì vậy, họ tìm tới Phật giáo như là một niềm an ủi. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để Phật giáo bám rễ ngày càng sâu rộng hơn không chỉ trong đời sống của cộng đồng dân cư mà ngay cả trong triều đình phong kiến.
  • 28. 28 1.2.2.3. Đời sống tâm linh ở Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Tại vùng đất mới gây dựng, cư dân Thuận Quảng cố gắng xây dựng đời sống tinh thần phong phú, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đó cũng là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng và ổn định cuộc sống. Trên mảnh đất Thuận Quảng, trước khi dòng người Đại Việt vào khai phá đã tồn tại những tín ngưỡng dân gian được cư dân bản địa lưu truyền từ lâu. “Để bày tỏ tư tưởng biệt lập này, Nguyễn Hoàng đã không ngần ngại chấp nhận thái độ tin tưởng vào các thần linh bản địa, như một sự hội nhập mới vào lãnh vực tín ngưỡng” [27, tr.709]. Trong chuyên khảo “Vai trò của thủ phủ đối với sự ra đời và phát triển của Đàng Trong” TS. Phan Thanh Hải nhận định: “Ngay từ khi mới vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã rất khôn ngoan tạo ra sự thừa nhận và ủng hộ của các vị thần bản địa đối với ông… Điều đáng chú ý ở đây là Nguyễn Hoàng đã biết đồng hóa thần đất vĩ đại Po Nagar của người Chăm với hình ảnh một bà tiên của Đạo giáo (Thiên Mẫu hay Thiên Mụ) thân thuộc của người Việt cùng lời tuyên bố về vai trò đặc biệt của ông đối với tương lai vùng đất này. Đây là một việc làm có ý nghĩa chính trị to lớn, một cách tuyệt vời để bản địa hóa và chính danh sự nghiệp của mình. Ngay sau khi được xây dựng, chùa Thiên Mụ đã trở thành biểu tượng của sự linh thiêng, biểu tượng của sự hòa hợp các loại hình tôn giáo tín ngưỡng tại địa phương, và cũng là biểu tượng cho sự ủng hộ của thần linh bản địa đối với họ Nguyễn...” [22, tr.45]. Ở cộng đồng làng xã, cư dân Quảng Bình lưu giữ nhiều tín ngưỡng. Hầu hết các làng đều duy trì các thiết chế văn hóa làng như đình, đền, miếu, thờ những người có công, người khai canh, các vị thành hoàng. Việc thờ cúng tổ tiên là một ý thức tâm linh của người Việt. “Đây là một tín ngưỡng vừa tầm đối với tất cả mọi hạng người, không cực đoan cũng không cuồng tín, không có thiên đàng cũng không có địa ngục, không có những ân thưởng siêu việt, cũng không có những trừng phạt nặng nề. Đạo thờ cúng tổ tiên bàng bạc trong tâm hồn người có ý thức về tín ngưỡng này, mà độ sâu lắng là dù đi đâu, ở đâu, họ vẫn hướng về quê cha đất tổ, nơi có nhà thờ họ, có bàn thờ tổ tiên, nơi có mồ mả cha ông của mình” [27, tr.712]. Những công trình đặc trưng như đình làng Lý Hòa, đình làng Đại Phúc Lộc, đền Liễu Hạnh công chúa… thể hiện tín ngưỡng phong phú, duy trì mãi về sau và trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Quảng Bình, góp
  • 29. 29 phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ở mỗi làng xã, không phân biệt giàu nghèo, dân sở tại hay dân di cư, hầu như làng nào, xã nào cũng có đủ hệ thống tam nguyên là đình làng, miếu thờ thành hoàng và chùa làng. Thiên chúa giáo - tôn giáo mới thâm nhập từ phương Tây, xa lạ đối với cư dân Đằng Trong cũng tìm cách gây ảnh hưởng trong đời sống. Các nhà truyền giáo quan tâm tới việc học ngôn ngữ, phong tục Việt để phục vụ cho hoạt động truyền đạt giáo lý. Trong thời gian đầu, các vua chúa Việt Nam cho phép các giáo sỹ truyền đạo một số nơi. “Họ Nguyễn cũng ít nhiều nhắm mắt làm ngơ trước sự có mặt của các thừa sai công giáo Rô-ma với mục đích là có được súng và đại bác từ Macao” [38, tr.121]. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, các linh mục được phép tự do giảng đạo từ Quảng Bình đến Phú Yên, mở đầu cho quá trình truyền giáo vào địa bàn Quảng Bình xưa. Tình hình đó ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo truyền thống. Phật giáo có tinh thần giản dị, gần gũi với truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của con người. Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo được xem là Quốc giáo, các vị vua đều là những người mộ đạo, các thiền sư góp phần quan trọng trong triều đình. Tại phía Nam, thế kỷ IX - X, Phật giáo Chămpa đạt tới đỉnh cao và lan tỏa tới phía Bắc. Với vị trí là vùng đất biên viễn phía Bắc của vương quốc Chămpa, tại Quảng Bình đã có sự hiện diện của Phật giáo. Những di tích, di chỉ quan trọng và mật tập của Phật giáo Chămpa còn lại ở Đại Hữu (Quảng Ninh), Mỹ Đức (Lệ Thủy), Phong Nha (Bố Trạch)… phản ánh tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Chămpa nói chung và xã hội Quảng Bình nói riêng. Tại các di chỉ nói trên, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Bồ tát Liên Hoa đã được phát hiện. Đó là những di sản Phật giáo có ý nghĩa to lớn về cả tinh thần lẫn vật chất. Trong khảo cứu “Bảo vật hiện còn của cổ tự Hoằng Phúc”, hai tác giả Nguyễn Hữu Thông, Lê Thọ Quốc cho rằng: “Nếu ở Đại Việt, ông Bụt hay Phật mẫu có mặt trong từng ngõ ngách của chùa miếu làng xã, thì ở xã hội Chăm sự tổng hợp đức tin giữa bà mẹ xứ sở Poh Nagar với hình ảnh của vị Bồ tát trong đạo Phật có những sự gần gũi khiến người Việt khi đến đây đã mở lòng tiếp nhận nhanh chóng hình tượng này, khi bên cạnh họ, phần lớn là những vị thần Hindu giáo xa lạ và người Việt tìm cách xa lánh” [65, tr.26-27].
  • 30. 30 Trong thời kỳ rực rỡ, Phật giáo Chămpa có sự lan tỏa và tác động không nhỏ tới đời sống tâm linh ở Quảng Bình. Đây cũng là lý do về sau, Phật giáo chính là chiếc cầu nối giữa cư dân di cư và cư dân bản địa. Giữa thế kỷ XVI, từ quá trình cận cư đến cộng cư trên bước đường di trú của dòng người di dân vào Bố Chính, Quảng Bình, Phật giáo được xem là chất xúc tác tạo nên sự hòa hợp giữa văn hóa Chăm - Việt. “Trong các ngôi chùa làng ở miền Trung hiện nay, nhiều tượng thờ Hindu có nguồn gốc Chăm như Brahma, Civa, Visnu, Uma… đã được hóa thân thành Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề… bằng cách biến cải dung mạo và sắc phục để biến thành tượng Việt… Hầu hết những cơ sở tâm linh của người Chăm đều được người Việt tôn trọng và cung kính. Nếu người Việt không trực tiếp thờ phụng thì cùng không bao giờ xâm phạm đến những cơ sở này” [58, tr.114]. Trong bối cảnh lập nghiệp ở vùng đất Thuận Quảng với nhiều biến động, Phật giáo được các chúa Nguyễn ưu tiên trong chính sách thu phục nhân tâm, từ đó củng cố sức mạnh cho việc thiết lập chính quyền riêng. “Trong tình hình mới này, các nhà lãnh đạo họ Nguyễn cảm thấy cần phải đưa ra một cái gì đó khác với tín ngưỡng của người Chăm để củng cố các di dân người Việt về mặt tinh thần và tâm lý… Trong những hoàn cảnh đó, Phật giáo Đại Thừa đã cung cấp một phần giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ Nguyễn. Phật giáo một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt và mặt khác làm lắng đọng các mối lo âu của người di dân mà không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị” [38, tr.224]. Trong suốt thế kỷ XVII-XIX, cùng với lịch sử của vùng đất Quảng Bình, Phật giáo là một trong những tôn giáo được các triều đại quan tâm. Trên cơ sở của các di chỉ được lưu giữ về cả tinh thần và vật chất là điều kiện để Phật giáo ngày càng bám sâu rộng trong đời sống tâm linh của con người Quảng Bình cùng với những dấu ấn để lại mang dấu ấn Phật giáo đậm nét.
  • 31. 31 TIỂU KẾT Nằm ở vị trí eo thắt của đất nước, với vị thế địa lý của vùng đất núi sông liền kề, trong lịch sử, Quảng Bình là địa phương chứa đựng sự hội tụ và giao thoa của lịch sử về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo. Đặc biệt, những biến động về cơ cấu chính trị, chuyển biến về kinh tế - xã hội trong ba thế kỷ XVII-XIX đã ảnh hưởng không nhỏ tới vùng đất này. Chính điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trên đây là những nhân tố tác động nhiều mặt đến sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
  • 32. 32 Chương 2: PHẬT GIÁO QUẢNG BÌNH TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX 2.1. Vai trò của chính quyền phong kiến, của cộng đồng làng xã và sự phục hồi Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX. 2.1.1. Vai trò của chính quyền phong kiến và cộng đồng làng xã đối với Phật giáo Đằng Trong. 2.1.1.1. Vai trò của chính quyền phong kiến. Trong giai đoạn trị vì của các triều đại phong kiến thế kỷ XVII - XIX đều thực hiện những chính sách nhằm củng cố chế độ, tăng cường nội lực đất nước, đảm nhận sứ mệnh lịch sử dân tộc. Các chúa, các vua đều quan tâm tới chính sách tôn giáo, xem đó là biện pháp để thực hiện quá trình thống trị, trong đó có Phật giáo. Cùng với quá trình mở rộng cương vực, các chúa Nguyễn đã “phát triển văn hóa Việt về phương Nam, khởi đầu từ Quảng Bình” [56, tr.22]. Tại vùng đất Thuận Quảng, văn hóa Chămpa tồn tại rực rỡ với những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh của người dân, các chúa Nguyễn đã sử dụng Phật giáo - tôn giáo sớm có mặt ở Việt Nam, gần gũi với truyền thống văn hoá dân tộc và cũng có nhiều điểm tương đồng với một số tín ngưỡng dân gian của nhân dân làm bệ đỡ tư tưởng cho quá trình ổn định nhân dân, từng bước thực hiện ý đồ chính trị, thiết lập nền thống trị, mở mang bờ cõi, thông qua việc trùng tu và xây dựng các ngôi chùa trên địa bàn như: chùa Thiên Mụ (Huế - năm 1601); chùa Sùng Hóa (Phú Vang, Huế - năm1602); chùa Bảo Châu (Trà Kiệu, Quảng Nam - năm 1607); chùa Kính Thiên (Quảng Bình - năm 1609),… Nếu như Nguyễn Hoàng ủng hộ Phật giáo xuất phát từ mục đích chính trị thì các chúa Nguyễn sau này đều là những Phật tử mộ đạo, chăm lo phát triển Phật giáo ở Đằng Trong xem như chỗ dựa tinh thần trong sự nghiệp Nam tiến và lập quốc. Việc lựa chọn Phật giáo đồng hành với quá trình mở nước không phải ngẫu nhiên, bởi Nho giáo với tư tưởng “trung quân” không thể làm bệ đỡ tinh thần cho chính quyền chúa Nguyễn vì “những khẳng định cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mẫu thuẫn với vị trí của họ Nguyễn bị coi là một chế độ ly khai và nổi loạn đối với triều
  • 33. 33 đình” [39, tr.98], trong khi đó, Phật giáo với tư tưởng phóng khoáng “không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị” [39, tr.98] là lựa chọn tất yếu. Trong khi ở Đằng Ngoài vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề về trật tự Nho giáo dưới thời Lê thì Đằng Trong, chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) lại hướng tới Phật giáo và ông được xem là người đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo Đằng Trong. Các vị chúa kế nghiệp như: chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1688) đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Những đợt truyền giáo và hoằng hóa của các thiền sư diễn ra sôi nổi. Tại Huế, các chúa cho tu sửa những chùa lớn như: chùa Thiên Mụ, Hà Trung, Kim Long, đồng thời, làm mới các chùa làng như: chùa Thanh Phước, Thủ Lễ, La Chữ. Chúa Hiền - Nguyễn Phúc Tần cho mời Tổ sư Thọ Tông - Nguyên Thiều thuộc phái thiền Lâm Tế từ Quảng Đông (Trung Quốc) đến Thuận Hóa hoằng dương Phật pháp. Trong thời gian từ năm 1687 - 1691, chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc Trăn đã thỉnh thêm các thiền sư danh tiếng từ Trung Hoa sang Đằng Trong truyền bá dòng thiền Lâm Tế như: Nguyên Thiều - Siêu Bạch, Minh Hoàng - Tử Dung, Minh Hải - Pháp Bảo… và dòng thiền Tào Động như: Hòa thượng Thạch Liêm, Hưng Liêm…; nhờ đó, Phật giáo ngày càng hưng thịnh. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), chính quyền dành nhiều ưu ái cho Phật giáo Đằng Trong. Được sự cho phép của chúa Nguyễn Phúc Chu, vị sư Đại Sán (người Trung Quốc) đã qua vùng đất Thuận Quảng ở gần hơn một năm (1695 - 1696) và giúp quốc chúa rất nhiều trong việc trị quốc. “Thích Đại Sán sau đó vì mến thương vị chúa có óc cầu học, cầu tiến và có lòng đối với xã tắc, nên dâng cho Chúa bản điều trần gọi là “Lập quốc chính ước, nội dung gồm các việc thương lính, yêu dân, thông thương, lợi quốc, kỷ cương, pháp độ… Chính bản điều trần này về sau là kim chỉ nam giúp cho quốc chúa trị nước an dân” [9, tr.45]. Sự bảo hộ của nhà nước phong kiến tạo điều kiện cho Phật giáo lúc bấy giờ trùng hưng. “Thực ra, tình trạng đạo Phật lúc bấy giờ có bành trướng nhiều nhưng theo một đà hỗn loạn vì không có cương lĩnh và không có nhiều vị sư quảng bác, xứng đáng để lãnh đạo. Chính vì thế mà chúa Nguyễn Phúc Chu đã phải cho người sang Trung
  • 34. 34 Hoa mời cao tăng đến Đằng Trong để chỉnh đốn đạo pháp và sau này, Quốc chúa cũng phải cho người dâng thư xin mời hòa thượng Thạch Liêm đến hai lần… Trong thời gian lưu lại ở Đằng Trong, Thích Đại Sán, ngoài công việc cố vấn cho chúa Nguyễn Phúc Chu về lãnh vực cai trị còn giúp đỡ nội phủ rất nhiều trong việc trùng hưng lại đạo Phật” [9, tr.66-69]. Những hoạt động của vị sư và các đồ đệ của Thích Đại Sán diễn ra sôi nổi. Ngày 1/4/1695, lễ truyền Sa di giới diễn ra. Ngày 8/4/1695, chúa khai đàn ở Nội viên, có sự tham gia của quốc mẫu, công chúa, hậu cung, quyến thuộc đồng thọ Bồ Tát giới. Sự kiện này chứng tỏ, Phật giáo dưới thời các chúa Nguyễn có ảnh hưởng sâu rộng trong chính trường, trực tiếp tới các chính sách trị quốc của các chúa Nguyễn. Ngoài ra, ở Đằng Trong trong giai đoạn này còn có nhiều vị sư tên tuổi: Liễu quán Hòa thượng, Hải Hương thuyền sư. Các vị sư tiếp tục hoằng dương Phật pháp. Sự sùng mộ đạo Phật của chúa Nguyễn Phúc Chu cùng với những hoạt động của các vị sư tạo điều kiện cho Phật giáo Đằng Trong phát triển. Vì vậy, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, kỷ cương Phật giáo được xây dựng lại, hoạt động hoằng pháp diễn ra sôi nổi, đồng thời công việc trùng tu và kiến thiết nội điện, chùa chiền được chú trọng đặc biệt. Về sau, các vị chúa như: Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát… đều là những vị học Phật, nhiệt thành hỗ trợ các thiền sư, tuyên dương Phật pháp. Được sự hỗ trợ của các chúa Nguyễn, Phật giáo Đằng Trong khôi phục và phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các thiền phái: Trúc Lâm Yên Tử, Lâm Tế, Tào Động, Liễu Quán, Chúc Thánh… Như vậy, với việc lựa chọn Phật giáo đồng hành cùng quá trình Nam tiến và gây dựng cơ đồ Đằng Trong, các chúa Nguyễn tìm lại vị trí quan trọng của Phật giáo trong chính trường cũng như trong nhân dân. Có thể nói, trong suốt dòng chảy lịch sử, Phật giáo thời chúa Nguyễn là minh chứng về sự phục hồi của Phật giáo Việt Nam. Sau sự bảo hộ của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn, hoạt động hoằng dương Phật pháp diễn ra sôi nổi. Đây là phương án hiệu quả để củng cố niềm tin cho đông đảo cư dân Đại Việt di dân vào Đằng Trong và là sợi dây kết nối tinh thần giữa cộng đồng di dân với cộng đồng bản địa. Chính điều đó làm nên hệ thống chùa chiền xuất hiện nhiều nơi cùng với những bảo vật mang đậm dấu ấn Phật giáo Đằng Trong.
  • 35. 35 Cuối thời chúa Nguyễn, tình trạng rối loạn diễn ra ngay trong nội tình của phủ chúa Nguyễn ở Thuận Hóa, lịch sử thường gọi là loạn Trương Phúc Loan, kéo theo sự sụp đổ của chúa Nguyễn. Chính quyền Tây Sơn thay thế các chúa Nguyễn, thi hành cải cách trên mọi mặt, trong đó có những chính sách đối với Phật giáo. Nếu như các chúa Nguyễn dựa vào Phật giáo để củng cố nhân tâm, phục vụ quá trình mở rộng lãnh thổ và xây dựng chính quyền của dòng họ thì dưới thời vương triều Tây Sơn, Quang Trung chủ trương chấn chỉnh tăng lữ Phật giáo sa sút phẩm chất, ra lệnh gom những chùa nhỏ ở các làng, để xây chùa lớn ở mỗi phủ, huyện, chọn lựa Tăng ni có học thức, đạo đức đến trụ trì, còn những nhà sư không đủ phẩm giá phải bắt hoàn tục, lo bổn phận của người dân. “Ý vua Quang Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải cho tôn nghiêm, mà những người đi tu hành thì phải là người chân tu mộ Phật” [35, tr.142]. Cải cách Phật giáo của Quang Trung rất tích cực, xuất phát từ tình trạng lạm phát chùa chiền và sự thoái hóa của một bộ phận Tăng sỹ trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, điều đó, góp phần chấn chỉnh và khuyến khích Phật giáo phát triển cả về hệ thống thiết chế vật chất lẫn đội ngũ Tăng sỹ. Chấn chỉnh Phật giáo lúc này là việc làm thiết thực vì thời kỳ trước, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, đến thời kỳ này, Phật giáo cần phát huy hơn nữa tầm quan trọng trong bối cảnh xã hội rối ren và nội chiến luôn rình rập. Tuy nhiên, chủ trương gom chùa nhỏ ở các làng chưa thực sự hợp lý. Trong lịch sử dân tộc, Phật giáo là tôn giáo có mặt ở nước ta từ rất sớm, bên cạnh những ngôi chùa được chính quyền phong kiến bảo hộ, gọi là chùa quan (chùa công) thì hệ thống chùa làng là dấu ấn khẳng định tính bền vững của Phật giáo qua nhiều thời kỳ. Vì vậy, từ lâu, trong dân gian truyền tụng câu “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Phật”. Chùa làng trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt từ ngàn đời; vì vậy chủ trương của Quang Trung chưa đem lại kết quả. Trong những năm 1785 - 1789, tại nhiều chùa, đại hồng chung lớn nhỏ, pháp khí bằng kim loại bị tịch thu, nung chảy để đúc súng, đúc nồi,…, sư sãi phải cầm vũ khí chiến đấu, ra chiến trường xông pha trận mạc chống quân Thanh xâm lược, chùa chiền bị sung công làm nơi trú quân, làm kho diêm, kho than, nhà ở và các chùa lớn không được xây dựng tại các phủ, huyện.