SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
1
MỤC LỤC
PHỤ BÌA………………………………………………………………………........i
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….ii
LỜI CÁM ƠN………………………………………………………….……….....iii
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ.......................................................................... 5
PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 6
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 7
3. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................. 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 8
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
7. Lược sử vấn đề nghiên cứu............................................................................... 9
8. Những đóng góp mới của đề tài...................................................................... 12
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 13
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................... 13
1.1.1. Thí nghiệm ............................................................................................ 13
1.1.2. Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học................ 17
1.1.3. Cơ sở lựa chọn phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
dạy học Sinh học ............................................................................................. 20
1.1.4. Vì sao phải phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
dạy học sinh học? ............................................................................................ 21
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. .................................................................................. 22
1.2.1. Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường trung học cơ sở ................... 22
1.2.2. Đánh giá thực trạng ............................................................................... 25
2
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. PHỐI HỢP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THẬT VÀ......................... 28
THÍ NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6......................................... 28
2.1. Nguyên tắc sử dụng phối hợp thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6........... 28
2.2. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học
Sinh học .............................................................................................................. 29
2.2.1. Giới thiệu quy trình ............................................................................... 29
2.2.2. Giải thích quy trình................................................................................ 30
2.3. Vận dụng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
dạy học Sinh học 6.............................................................................................. 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 54
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 55
3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................. 55
3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 55
3.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................... 55
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................... 56
3.5. Kết quả thực nghiệm và đánh giá ................................................................ 58
3.5.1. Phân tích định lượng ............................................................................. 58
3.5.2. Phân tích định tính................................................................................. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 69
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Đọc là
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 ĐC Đối chứng
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 NXB Nhà xuất bản
6 PPDH Phương pháp dạy học
7 SGK Sách giáo khoa
8 TN Thí nghiệm
9 TNSP Thực nghiệm sư phạm
10 THCS Trung học cơ sở
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên………………22
Bảng 1.2. Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các loại thí nghiệm trong dạy học Sinh
học ở trường THCS ………………………………………………………………23
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh………………………………24
Bảng 2.1. Các nội dung có thể sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí
nghiệm ảo trong chương trình Sinh học 6 ………………………………………..53
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra lần 1 ………………………………………………...59
Bảng 3.2: Xếp loại học tập lần 1 …………………………………………………59
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất lần 1 ………………………………………...60
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra lần 2 ………………………………………………...62
Bảng 3.5: Xếp loại học tập lần 2 …………………………………………………62
Bảng 3.6: Bảng phân phối tần suất lần 2 ………………………………………...63
Bảng 3.7: Tổng hợp các tham số thống kê qua hai bài kiểm tra …………………64
5
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Thí nghiệm ảo vận chuyển nước và muối khoáng trong thân cây …….33
Hình 2.2. Thí nghiệm ảo thân dài ra từ ngọn …………………………………….34
Hình 2.3. Thí nghiệm chứng minh thân dài ra từ ngọn ………………………….35
Hình 2.4. Thí nghiệm nhận biết tinh bột …………………………………………36
Hình 2.5. Thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ……...37
Sơ đồ 2.1. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy
học Sinh học 6 ……………………………………………………………………30
Sơ đồ 2.2. Các bước tổ chức dạy học theo hướng sử dụng phối hợp thí nghiệm thật
và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6 ………………………………………39
Biểu đồ 3.1.Xếp loại học tập lần 1 ……………………………………………….60
Biểu đồ 3.2.Xếp loại học tập lần 2 ……………………………………………….63
Đồ thị 3.1. Phân phối tần suất lần 1 ……………………………………………...61
Đồ thị 3.2.Phân phối tần suất lần 2 ……………………………………………...64
6
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Định hướng chung về đổi mới PPDH (Luật giáo dục 2005, điều 28) :
“Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tinh cảm , đem lại niềm vui , hứng thú học
tập cho học sinh”. Để khắc phục lối dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức
một chiều, nhằm phát huy tốt năng lực tự học cần phải thực hiện phối hợp có hiệu
quả giữa các PPDH hiện đại với việc khai thác các yếu tố tích cực của các PPDH
truyền thống, tăng cường sử dụng thí nghiệm và đặc biệt chú trọng vấn đề ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, với con đường hình thành kiến
thức, kĩ năng thông qua quan sát thực tế và quan sát các thí nghiệm sinh lí… Vì
vậy, việc tiến hành các thí nghiệm là rất quan trọng. Nhờ các thí nghiệm HS có
được những quan điểm cơ bản về phương pháp thực nghiệm khoa học. Trong dạy
học Sinh học, rèn luyện và phát triển kĩ năng là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm. Xét riêng về mặt kĩ năng, có thể nói thông qua thực hành thí nghiệm việc rèn
luyện và trau dồi kĩ năng được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Thí nghiệm giúp đi sâu
nghiên cứu cơ chế của các hiện tượng sinh học, qua đó nhằm phát hiện ra các mối
tương quan đồng thời tìm hiểu được tính quy luật của các hiện tượng. Như vậy
thông qua việc làm thí nghiệm không chỉ rèn luyện được các thao tác thực hành
mà kĩ năng làm thí nghiệm sẽ phát triển cao hơn như biết bố trí thí nghiệm, thay
đổi đối tượng cũng như các điều kiện tác động để nghiên cứu, phân tích kết quả,
đối chiếu, so sánh và kiểm chứng giả thuyết đã đề ra ban đầu.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự bùng nổ về
CNTT mà các phương tiện dạy học cũng đã được hiện đại hóa để nâng cao hiệu
quả chất lượng dạy học, hỗ trợ tích cực hoạt động dạy của GV. Việc ứng dụng
CNTT trong dạy học và quản lí đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm
7
của giáo dục trong những năm gần đây. Một trong những sản phẩm của việc ứng
dụng CNTT trong dạy học là các thí nghiệm ảo. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng thí
nghiệm ảo thì không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả dạy học mà cần phải có sự sử
dụng phối hợp với các phương tiện dạy học khác, trong đó có thí nghiệm thật.
Thực tiễn dạy học Sinh học, trong đó có dạy học Sinh học 6, cho thấy giáo
viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng phối hợp cả hai loại thí nghiệm ảo và thật vào
dạy học. Họ chưa xác định được quy trình một cách khoa học để sử dụng phối hợp
một cách thống nhất trong quá trình dạy học. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả sử dụng thí nghiệm nói riêng và hiệu quả dạy học nói chung.
Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả sử
dụng thí nghiệm trong dạy Sinh học 6, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng phối
hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm
thật trong dạy học Sinh học 6 để nâng cao hiệu dạy học môn học này.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu có quy trình phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong
dạy học Sinh học 6 thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn học này.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong
dạy học Sinh học 6
4.2. Khách thể
Quá trình dạy học Sinh học 6
8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm trong
dạy học Sinh học.
5.2. Điều tra thực trạng về sử dụng thí nghiệm và việc phối hợp sử dụng thí
nghiệm trong dạy học Sinh học ở THCS nói chung và Sinh học 6 nói riêng.
5.3. Xây dựng quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí
nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6
5.4. Sưu tầm và thiết kế các thí nghiệm sử dụng trong dạy học Sinh học 6
theo hướng nghiên cứu.
5.5. Thiết kế giáo án theo hướng nghiên cứu để thực nghiệm sư phạm
5.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và những định hướng
thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo của ngành
- Nghiên cứu các công trình có liên quan đến sử dụng thí nghiệm trong dạy
học, các tư liệu, sách, báo, tạp chí… có liên quan đến hướng đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
Phỏng vấn HS và GV để nắm tình hình việc sử dụng thí nghiệm trong dạy
học Sinh học 6.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực
đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc
triển khai đề tài.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
9
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Các số liệu trong thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng thống kê toán học.
7. Lược sử vấn đề nghiên cứu
7.1. Trên thế giới.
Trong giáo dục, vấn đề sử dụng phương pháp thí nghiệm đã được quan tâm
nghiên cứu từ lâu và được xem là một trong những vấn đề quan trọng, cơ bản nhất
của quá trình dạy học.
Phương pháp thực nghiệm được xây dựng ở thế kỷ XVII, ông tổ xây dựng
phương pháp này chính là Galile – nhà vật lí học. Ông cho rằng “Muốn hiểu biết
thiên nhiên phải trực tiếp quan sát thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi thiên
nhiên chứ không hỏi Aristôt hoặc kinh thánh...” [27].
Ngay sau khi Galile xây dựng phương pháp thực nghiệm, nhà giáo dục J.A
Conmenxki cho rằng “Sẽ không có gì hết nếu trong trí não nếu như trước đó
không có gì trong cảm giác. Vì vậy, dạy học bắt không thể từ sự giải thích về các
sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp. Nếu ta muốn HS nắm các sự vật một cách
vững chắc, đúng đắn thì cần phải dạy quan sát và chứng minh bằng cảm tính…
Dạy học dựa vào cảm giác càng nhiều thì kiến thức càng chính xác”[23]. Đóng
góp lớn nhất của J.A Conmenxki là ông đã tổng kết và phát triển kinh nghiệm tích
lũy được về trực quan nói chung, TN thực hành nói riêng và áp dụng nó một cách
có ý thức vào quá trình dạy học [29].
K.Đ Usinxki đã đi xa hơn trong việc vận dụng phương tiện trực quan nói
chung và các TN thực hành nói riêng vào quá trình dạy học. Ông cho rằng trực
quan chính là phương tiện phát triển tư duy. Trực quan là cái ban đầu và nguồn
gốc của mọi tri thức. Trực quan làm quá trình lĩnh hội tri thức của HS trở nên dễ
dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn, tạo ra hứng thú học tập, kích thích tích
cực của HS; là phương tiện tốt nhất giúp GV gần gũi với HS, HS gần gũi với thực
tiễn và là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy HS.
10
Ngày nay, bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trò của phương tiện trực quan,
nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề sử dụng phương tiện trực quan nói chung, thí
nghiệm thực hành nói riêng trong quá trình dạy học như: K.G Nojko, X.G.
Saporalenko,….
K.G Nojko khẳng định vấn đề không phải chỉ ở chỗ sản xuất, cung cấp cho
nhà trường dụng cụ, phương tiện, nội dung của các dụng cụ thực hành mà chủ yếu
làm sao các TN thực hành đó được GV sử dụng có hiệu quả cao [21].
Hiện nay việc khai thác và sử dụng thí nghiệm đang được quan tâm và phát
triển theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có hướng chính là sử dụng phối hợp
các phương tiên dạy học khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình dạy học và đạt hiệu quả
cao. Với sự phát triển không ngừng của CNTT thì việc nghiên cứu để ứng dụng
vào dạy học cũng được các tác giả trên thế giới quan tâm. Một số phần mềm, trang
web, video khoa học đã ra đời hỗ trợ tích cực dạy và học.
- Phần mềm Biology trong encarta (từ điển bách khoa toàn thư) gồm các kiến thức
về phân loại thực vật, phân loại động vật, giải phẫu sinh lí, quá trình phát triển
phôi sớm…
- Phần mềm www.dnaftb.org xây dựng một số cấu trúc cơ chế của sự di truyền
như phiên mã, dịch mã, cấu trúc nhiễm sắc thể…
- Thí nghiệm đo cường độ quang hợp và vận tốc thoát hơi nước online
(http://reading.ac.uk/virtualexeriment/ves/photosynthesis.html).
Nhìn chung phần mềm nước ngoài có giao diện sinh động, có âm thanh màu
sắc trung thực, nhưng bằng tiếng nước ngoài nên khả năng sử dụng của GV và HS
còn hạn chế.
7.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong giai đoạn gần đây, vấn đề sử dụng thí nghiệm trong
quá trình dạy học đã được nhiều tác giả quan tâm. Một số tác giả tiêu biểu
như: Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Duệ, Trần Bá
11
Hoành, Thái Duy Tuyên, Trần Doãn, Vũ Trọng Rỹ,Võ Chấp, Nguyễn
Cương, Đinh Quang Báo, Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Đức Thâm, Tô Xuân
Giáp…[1], [12], [22].
Theo Đinh Quang Báo so với quan sát thí nghiệm thực hành có ưu thế
hơn ở chỗ người nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng, thay đổi điều
kiện quan sát và tạo khả năng đi sâu hơn vào tìm hiểu nguyên nhân của hiện
tượng, nó cho phép tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, mối quan hệ nhân
quả giữa các hiện tượng. Vì vậy I.Paplop mới nói: “Quan sát chỉ thâu lượm
những gì mà tự nhiên trao cho, còn thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên
những gì mà còn người cần” [1].
Năm 1994, Nguyễn Ngọc Quang đã hệ thống phương tiện trực quan
trong môn Hóa học gồm: TN và phòng TN (dụng cụ thiết bị, hóa chất) và đồ
dùng tr ực quan (mẫu vật, mô hình, hình vẽ, bảng biểu). Theo tác giả, trong
quá trình dạy học phương tiện trực quan đóng vai trò là mô hình đại diện cho
hiện thực khách quan, là nguồn phát thông tin về sự vật, hiện tượng, là cơ sở
cho sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Từ đó tác giả đã đề xuất
các biện pháp, quy trình sử dụng phương tiện trực quan đạt hiệu quả cao [1].
Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học
nên càng về sau nhiều đề tài nghiên cứu ra đời, một số luận văn thạc sĩ của
các tác giả Hoàng Việt Cường, Bạch Thị Ái Ngọc, Huỳnh Trọng Dương…
nghiên cứu được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm
[3], [4], [17].
Hiện nay việc áp dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học Sinh
học nói riêng đã giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng, sâu sắc và chính
xác. Đã có một số tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng tin học trong dạy học
Sinh học ở trường phổ thông.
Năm 2002, Dương Tiến Sĩ đã sử dụng phần mềm MS Powerpoint trong
dạy học khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái. Tác giả đã thiết kế
12
được một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm các nhân tố sinh thái tác động vào đời
sống cây xanh[24].
Năm 2005, Nguyễn Như Quỳnh đã giới thiệu được quy trình thiết kế
bài soạn bằng phần mềm MS Powerpoint[24].
Năm 2006 Nguyễn Thị Phương đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FrontPage thiết kế giáo án điện tử trong giảng dạy phân loại động vật[24].
Năm 2006. Đồng Thị Bích Nga đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm
Flash trong giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông. Tác giả đã thiết kế mô
hình động để dạy bài “Kĩ thuật di truyền” và tổ hợp kiến thức quang hợp về
cây xanh[24].
Sản phẩm của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học là các thí nghiệm ảo
ra đời đã hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của
học sinh. Tác giả Nguyễn Đình Tâm (2009), Nguyễn Hải Phúc (2013)… nghiên
cứu về thiết kế các thí nghiệm ảo để sử dụng trong dạy học Sinh học [24].
Nhìn chung xuất hiện nhiều nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm, và cả thí
nghiệm ảo trong những năm gần đây, nhưng việc sử dụng phối hơp giữa hai
phương tiện dạy học này lại chưa được nghiên cứu đầy đủ.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định được các nội dung trong chương trình Sinh học 6 có thể sử dụng
phối hợp thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học môn này.
- Xây dựng được quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí
nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6.
13
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Thí nghiệm
1.1.1.1. Định nghĩa
Theo Klaus (từ điển triết học – Leipig 1976) thí nghiệm (TN) là phương
pháp, là cách thức mà bằng cách nào đó con người tác động một cách có ý thức, hệ
thống lên các sự vật và hiện tượng xảy ra trong một điều kiện nhất định.
Theo Đào Duy Ninh, cho rằng thí nghiệm là phương pháp thu thập thông
tin, trong đó người ta chủ động tạo ra những tác động lên sự vật hiện tượng, trong
những điều kiện đã được khống chế thu được thông tin chân thật về ảnh hưởng của
những tác động đó. Trên cơ sở kết quả thu được qua nhiều lần cùng tiến hành thí
nghiệm, trong những điều kiện được khống chế như nhau, người ta tiến hành quy
nạp và khái quát hóa để tìm ra hoặc xác nhận những thuộc tính hay qui luật bản
chất của sự vật hiện tượng cần nghiên cứu [5].
Theo Đinh Quang Báo, thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và
hiện tượng trong điều kiện nhân tạo. Trong phức hệ các điều kiện tự nhiên tác
động lên cơ thể sinh vật, người nghiên cứu chỉ chọn một vài yếu tố riêng biệt để
nghiên cứu lần lượt ảnh hưởng của chúng. Thí nghiệm là phương pháp cơ bản
trong nghiên cứu sinh học, vì thế nó luôn được vận dụng trong dạy học Sinh
học.[1]
Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện
hay một số điều kiện được thay đổi chủ động nhằm đánh giá ảnh hưởng của các
tác động. Các chỉ số được theo dõi, ghi chép, để phân tích nhằm kiểm chứng,
khám phá hay chứng minh sau bài học.
14
1.1.1.2. Phân loại thí nghiệm
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều quan điểm
phân loại khác nhau.
Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá các đối tượng bằng cách tác
động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện
khác nhau để có thể quan sát chính xác hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả
thuyết. Thí nghiệm có thể chia làm các dạng sau:
- Thí nghiệm trực tiếp: là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các
đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một loại thí nghiệm như trên trong những
điều kiện khác nhau.
- Thí nghiệm gián tiếp: khi giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được
kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thuyết ra những
kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó.
Tùy vào mục đích của nhà nghiên cứu có thể phân loại thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm để xem: là loại thí nghiệm được thực hiện khi chưa có giả thuyết,
nhằm đạt được những sự kiện mới mẻ.
- Thí nghiệm để kiểm chứng: là loại thí nghiệm được thực hiện sau khi có giả
thuyết nhằm kiểm tra giả thuyết đó đúng hoặc sai.
- Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh
chỉ khác một hợp phần tham gia thí nghiệm hay một điều kiện chi phối thí nghiệm
để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để có được kết quả tương
tự.
Trong quá trình dạy học, dựa vào cách thức sử dụng mà có thể phân loại thí
nghiệm thành các dạng sau:
15
- Thí nghiệm trực quan: là nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
để nghiên cứu với vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới hay dùng để chứng minh
nhằm minh họa cho các nội dung tri thức. Bao gồm:
+ Sử dụng băng hình, video khoa học
+ Thí nghiệm ảo
+ Thí nghiệm mô phỏng
- Thí nghiệm thực hành: là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành
các thí nghiệm. Qua tiến hành và quan sát thí nghiệm, học sinh có điều kiện tự tìm
hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa
nguyên nhân và kết quả giúp học sinh nắm vững được tri thức và phát triển tư duy
sáng tạo.
Thí nghiệm thực hành có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới gọi là thí
nghiệm thực hành nghiên cứu, hoặc sử dụng để củng cố hoàn thiện tri thức, rèn
luyện kỹ năng gọi là thí nghiệm thực hành củng cố [26].
Trong khuôn khổ luận văn này, dựa vào hướng nghiên cứu và cách thức sử
dụng thí nghiệm chúng tôi phân loại thí nghiệm thành 2 dạng chính:
+ Thí nghiệm thật
+ Thí nghiệm ảo
A. Thí nghiệm thật
Thí nghiệm thật là thí nghiệm được biểu diễn bởi giáo viên hay do học sinh
tự thực hiện trên các dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật có sẵn trong thực tế nhằm quan
sát, minh họa hay kiểm chứng một tri thức khoa học nào đó gặp phải trong quá
trình học tập. Thí nghiệm thật có thể được thực hiện trên lớp, trong phòng thí
nghiệm, vườn trường, trên đồng ruộng hoặc tại nhà.
* Ưu điểm
16
- Thí nghiệm được biểu diễn bởi giáo viên giúp học sinh phát triển các năng lực tư
duy: phân tích, so sánh thiết lập các mối quan hệ nhân – quả, trả lời các câu hỏi để
dẫn tới khái quát, phản ánh được bản chất của các hiện tượng Sinh học.
- Việc học sinh tự làm thí nghiệm đó là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa
học. Vì các thí nghiệm trực tiếp là cơ sở cho việc phát hiện và hiểu các khái niệm,
đồng thời thông qua làm thí nghiệm mà học sinh có thể tự hình thành kiến thức
liên quan đến thế giới xung quanh mình.
- Thông qua thực hiện các thí nghiệm trực tiếp học sinh phát triển được các kĩ
năng, kĩ xảo thực hành, phát triển tốt tư duy kĩ thuật.
* Nhược điểm.
- Đối với các hoạt động nghiên cứu về bản chất các quá trinh sinh học thì thí
nghiệm thật không thể giúp học sinh quan sát được trọn vẹn diễn biến của các quá
trình đó (ví dụ như các thí nghiệm về quá trình hút nước của rễ, hay dẫn nước trên
thân…).
- Một số thí nghiệm thật mất nhiều thời gian thực hiện mới mang lại kết quả (ví dụ
như các thí nghiệm về độ nảy mầm của hạt...) .
- Một số thí nghiệm thật đòi hỏi kĩ thuật cao khó có thể thực hiện thành công, lặp
lại nhiều lần cho ra kết quả khác nhau do chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên
thay đổi.
- Phương tiện, dụng cụ, hóa chất đối với một số thí nghiệm phức tạp còn thiếu
thốn, dẫn đến không thể thực hiện được.
B. Thí nghiệm ảo
Theo Vũ Trọng Rỹ, thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương
tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa
học, sinh học… xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là
có tính tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng
17
những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được
trong phòng thí nghiệm[22].
Thí nghiệm ảo được thực hiện trên môi trường ảo (môi trường số hóa) gồm
mô hình ảo, băng hình, mô phỏng… nó có vai trò là phương tiện dạy học trong
quá trình dạy học, đáp ứng được đầy đủ các bước, các quá trình của bài giảng.
* Ưu điểm
- Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu
phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với
tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.
- Thí nghiệm ảo giúp tăng hiệu quả giáo dục, qua tính năng tương tác với người
tiến hành thí nghiệm để có thể thiết lập các tình huống, các điều kiện tới hạn khó
xảy ra trong thực tế giúp học sinh nắm được bản chất vấn đề.
- Thí nghiệm ảo cùng bài giảng điện tử giúp áp dụng được cả 3 yếu tố giáo dục
hiện đại là “học + thực hành + kiểm tra đánh giá” nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
- Mang tính an toàn cao, có khả năng làm lại nhiều lần mà đảm bảo tính chính xác.
* Nhược điểm.
- Thí nghiệm ảo không thay thế được kinh nghiệm thực tiễn, không dùng để rèn
luyện kĩ năng thực hành và tư duy kĩ thuật của học sinh.
- Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định để làm
chủ được phần mềm.
- Thiết kế một thí nghiệm ảo không phải là một điều đơn giản, mất khá nhiều thời
gian.
1.1.2. Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học.
Mục đích của dạy học là không những chỉ đào tạo ra những con người nắm
vững kiến thức khoa học mà còn phải giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thực
hiện được những điều mà bộ óc suy nghĩ. Nếu không có điều đó thì những hiểu
18
biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí thuyết, chưa tác động vào
thực tiễn. Nhận thức lí luận và vận dụng lí luận vào thực tiễn là hai mặt của một
quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có một khoảng cách rất xa mà con người
khó có thể vượt qua được nếu không thông qua hoạt động thực hành.
Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lí thuyết mà học sinh
tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động, làm
lộ rõ bản chất và khả năng của chúng, nhờ thế mà học sinh sẽ thấy rõ được vị trí,
vai trò của mỗi kiến thức khi vận dụng thực tiễn.
Khi tiếp xúc thực tiễn, bằng hành động, hứng thú của học sinh được kích
thích, tư duy của học sinh luôn được đặt trước tình huống mới, buộc học sinh phải
suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, gia tăng hoạt động độc lập trong nhận thức của học
sinh.
Như vậy, thí nghiệm thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình dạy học và trong dạy học Sinh học cũng vậy, bởi Sinh học là môn khoa học
thực nghiệm, kiến thức lí thuyết luôn gắn liền với việc giải quyết những vấn đề
của đời sống xã hội. Do đó việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học là rất cần thiết,
giáo viên cần xem thí nghiệm như là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức,
rèn luyện kĩ năng, kĩ xão vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống sản xuất thí
nghiệm phải được xem là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, thí
nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho
quá trình nhận thức của học sinh.
Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm.
Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan
hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng và trực tiếp giúp cho
các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong các hoạt động thực
hành có sự tham gia của nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải động
19
não suy nghĩ, tìm tòi nên phát triển được tư duy sáng tạo. Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản nhất.
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy, nó là phương tiện giúp
hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xão thực hành và tư duy kĩ thuật.
Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những
kiến thức lí thuyết đã học, làm cho những kiến thức trở nên thiết thực gần gũi với
thực tiễn. Tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất của các sự
vật hiện tượng giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về các vấn đề sinh
học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ khi tiến hành các thí nghiệm đã giúp
cho học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp, hình thành tư duy kĩ thuật ở các
em.
- Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng và các quá
trình sinh học. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan
hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của
hiện tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ
động đề xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu
đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận
thức đầy đủ.
- Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập
mà bắt chước dần dần để rồi sau đó làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thực
hiện, hình thành được kĩ năng thực hành.
- Thí nghiệm có thể sử dụng trong tập hợp phương pháp dạy học (dựa vào mục
đích lí luận dạy học làm tiêu chuẩn phân loại): các phương pháp dạy học dùng
trong nghiên cứu tài liệu mới, các PPDH dùng trong củng cố kiến thức, các PPDH
dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, các PPDH dùng khi khái
quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, các PPDH dùng kiểm tra-đánh giá. Thí nghiệm
biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học:
+ Trong nghiên cứu tài liệu mới
20
+ Trong củng cố hoàn thiện kiến thức
+ Trong kiểm tra đánh giá kiến thức
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm được dùng để xác định nhiệm vụ
nhận thức trước khi vào bài mới. Cách làm này sẽ tạo được hứng thú cho người
học nhằm tìm hiểu những thí nghiệm mà thí nghiệm đặt ra.Với vai trò này thí
nghiệm được sử dụng khá đa dạng tùy thuộc vào nội dung kiến thức.
Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người dạy có
thể sử dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu hoàn hảo hơn so với các thí nghiệm cổ
điển. Lúc này thí nghiệm sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình đối với quá
trình nhận thức của người học. Một thí nghiệm càng chứa nhiều dấu hiệu bản chất
của một quá trình hay một hiện tượng sinh học thì thí nghiệm đó sẽ là một một
minh chứng thuyết phục nhất.
Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm điểm xuất
phát cho quá trình nhận thức. Đây là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương
pháp trực quan do giáo viên biểu diễn hay nhóm phương pháp thực hành do học
sinh thực hiện. Vì vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt động nhận thức,
giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện một sô kĩ năng thực hành.
Thí nghiệm sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức hay để kiểm
tra đánh giá. Trong vai trò này, thí nghiệm không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã
tiến hành khi nghiên cứu kiến thức mới mà là một biến dạng của thí nghiệm gốc
hoặc trình bày một thí nghiệm tưởng tượng[1], [26].
1.1.3. Cơ sở lựa chọn phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo
trong dạy học Sinh học
Trong dạy học không có phương pháp nào là độc tôn dù có giá trị dạy học
cao. Để nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển toàn diện năng lực của học sinh thì
việc phối hợp sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học là rất cần thiết.
21
Việc lựa chọn sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy
học sinh học chính là sự kết hợp giữa 2 nhóm phương pháp dạy học chính trong lí
luận dạy học Sinh học (phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp thực
hành thí nghiệm). Cơ sở của sự lựa chọn này:
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa mục đích và nội dung mà phương pháp dạy
học được lựa chọn. Trong đó, mục đích quyết định nội dung và thông qua đó quyết
định phương pháp.
- Dựa và tính chất của nội dung tài liệu giáo khoa. Tính chất phức tạp của
thành phần nội dung tài liệu quy định việc lựa chọn các phương pháp dạy học khác
nhau.
- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, vốn kiến thức đã có và khả năng tư
duy của học sinh. Các đặc điểm này giúp giáo viên xác định được mức độ tổ chức
tìm tòi tự lực của học sinh khi tổ chức dạy học bằng một phương pháp dạy học nào
đó.
1.1.4. Vì sao phải phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
dạy học sinh học?
Qua phân tích vai trò của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học
cho thấy được việc sử dụng phương pháp thí nghiệm là không thể thiếu để dạy học
các môn khoa học thực nghiệm trong đó có môn Sinh học. Thông qua phương
pháp thí nghiệm giáo viên sẽ phát triển được ở học sinh các kĩ năng cơ bản như: kĩ
năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm và ở mức độ cao hơn là kĩ năng đánh giá tác
động của các nhân tố đến một quá trình hay một hiện tượng sinh học nào đó.
Trong thực tiễn dạy học, đối với một số quá trình sinh học, giáo viên không
thể dùng các thí nghiệm thật để minh họa được (do hạn chế về thời gian, nguyên
liệu thiếu, khó tìm, hoặc thí nghiệm đòi hòi kĩ thuật cao, khó thành công trong điều
kiện thực tế…) thì giáo viên phải sử dụng phối hợp với các thí nghiệm ảo để khai
thác tối đa tính hiệu quả của thí nghiệm. Do các thí nghiệm ảo được thực hiện trên
môi trường ảo, số hóa, mang tính tương tác cao, nên có thể dùng để minh họa cụ
22
thể, chi tiết hơn về bản chất của các quá trình hay các hiện tượng sinh học mà nếu
sử dụng thí nghiệm thật học sinh sẽ không thể quan sát được, chỉ có thể phán đoán.
(Ví dụ: sự hút nước của rễ, sự vận chuyển nước và muối khoáng trong thân, mô
phỏng quá trình quang hợp, hay sự thoát hơi nước ở lá…).
Như vậy việc sử dụng phối hợp giữa thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
quá trình dạy học sẽ giúp giáo viên khắc phục được ưu nhược điểm của từng loại
thí nghiệm riêng lẻ, khai thác tối đa hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm, không
những giúp học sinh hình thành rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành mà con giúp
học sinh ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc, sâu đậm và hơn thế nữa việc phối
hợp này sẽ tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, kích thích nhu cầu nắm bắt
tri thức của các em, từ đó hướng đến hoàn thiện mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy và
học môn Sinh học.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.2.1. Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường trung học cơ sở
Để có cơ sở thực tiễn này, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham
khảo giáo án, dùng phiếu điều tra học sinh, thăm dò ý kiến của giáo viên một số
trường THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng
dạy và học Sinh học ở một số trường THCS hiện nay.
1.2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 50 giáo viên THCS ở tỉnh
Thừa Thiên Huế.Kết quả thăm dò được thể hiện ở bảng.
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên
TT
Các biện pháp dạy
học
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
SL TL SL TL SL TL
1 Thuyết trình 6 12% 28 56% 16 32%
2 Hỏi đáp – tái hiện, 21 42% 27 54% 2 4%
23
thông báo
3 Hỏi đáp tìm tòi 42 84% 8 16% 0 0%
4
Dạy học giải quyết vấn
đề
17 34% 33 66% 0 0%
5
Dạy học có sử dụng thí
nghiệm
5 10% 35 70% 10 20%
6
Dạy học bằng sơ đồ
hóa
16 32% 29 58% 5 10%
7
Dạy học sử dụng phiếu
học tập
33 66% 15 30% 2 4%
8
Học sinh tự làm việc
với sách giáo khoa
11 22% 37 74% 2 4%
Qua bảng số liệu điều tra tên, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã rất quan tâm
đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng nhiều trong thực
tiễn dạy học, 84% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp hỏi đáp – tìm tòi,
66% giáo viên thường xuyên sử dụng phiếu học tập). Đối với phương pháp sử
dụng thí nghiệm trong dạy học giáo viên chỉ sử dụng với mức độ không nhiều (
thỉnh thoảng 70%, và không sử dụng 20%).
Bảng 1.2. Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các loại thí nghiệm trong dạy học
Sinh học ở trường THCS
Loại thí nghiệm
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
SL TL SL TL SL TL
Chỉ thí nghiệm thật 35 70% 15 30% 0 0%
Chỉ thí nghiệm ảo 8 16% 20 40% 22 44%
Sử dụng phối hợp cả hai 5 10% 37 74% 8 16%
24
Qua bảng 1.2 ta thấy khi sử dụng phương pháp thí nghiệm đa số giáo viên
sử dụng thường xuyên thí nghiệm thật (70%) để dạy học, ít khi sử dụng phối hợp
cả 2 loại thí nghiệm thật và ảo.
1.2.1.2. Thực trạng học tập của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về thái độ học tập môn Sinh học
của 300 em học sinh ở các trường THCS Phú Thuận, THCS Nguyễn Cư Trinh,
THCS Huỳnh Đình Túc.
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh
Các chỉ tiêu Mức độ Số lượng Tỉ lệ
1. Mức độ
yêu thích
A. Yêu thích 215 71,67%
B. Bình thường 69 23,00%
C. Không thích 16 5,33%
2. Lí do yêu
thích
A. Có tính thực tiễn cao 198 66,00%
B. Thầy dạy hay, dễ hiểu 70 23,33%
C. Môn học sinh động, dễ tiếp thu 32 10,67%
3. Hoạt động
chính trong
giờ Sinh học
A. Nghe giảng, viết bài 203 67,67%
B. Nghe giảng, viết bài, không xây dựng bài 88 29,33%
C. Làm việc riêng 9 3,00%
4. Giờ học
hứng thú
nhất là khi…
A. Có sử dụng thí nghiệm 177 59,00%
B. Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, video sinh học 83 27,67%
C. Thảo luận nhóm, trình bày 40 13,33%
5. Phương
pháp thí
nghiệm yêu
thích
A. Giáo viên làm, học sinh quan sát 58 19,33%
B. Học sinh tự làm, tự nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của giáo viên
101 33,67%
C. Giáo viên chỉ sử dụng thí nghiệm ảo,
băng hình, video… để dạy học.
46 15,33%
D. Làm thí nghiệm thật và phối hợp với các
thí nghiệm ảo để minh họa.
95 31,67%
25
Qua bảng thống kê kết quả điều tra học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh
rất yêu thích môn Sinh học (71,67%) do những kiến thức của môn Sinh học gắn
liền với thực tiễn cuộc sống xung quanh. Qua đó các em có thêm hiểu biết về giới
tự nhiên, các cơ chế sinh lí, hiện tượng xảy ra trên cơ thể sinh vật, hay mối quan
hệ giữa chúng với môi trường.
Học sinh hứng thú khi trong giờ học có sử dụng thí nghiệm hay các phương
tiện trực quan khác như tranh ảnh, sơ đồ, video sinh học.
Đối với phương pháp thí nghiệm, học sinh đa phần thích tự mình thực hiện
các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và phối hợp thêm các thí nghiệm
ảo, video sinh học để minh họa, hoàn thiện kiến thức.
1.2.2. Đánh giá thực trạng
* Về phía giáo viên
- Phần lớn giáo viên đã quá quen thuộc với những phương pháp dạy học
truyền thống như thuyết trình, giảng giải; năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực
công nghệ thông tin của các giáo viên còn hạn chế.
- Đa số giáo viên có tâm lí ngại khó, ngại khổ. Sử dụng phương pháp thí
nghiệm trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều dụng cụ, lựa chọn,
thiết kế các thí nghiệm ảo mất nhiều thời gian và công sức.
- Động cơ dạy học của 1 bộ phận không nhỏ giáo viên mang tính thực dụng
(thi như thế nào học như thế đó). Giáo viên quan niệm kiến thức là mục đích của
quá trình dạy học. Vì vậy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, ít
quan tâm đến việc hình thành kỹ năng cho học sinh thông qua việc sử dụng thí
nghiệm. Ít tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực hoạt động độc lập
trong học tập, làm cho các em thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra,
giáo viên dạy chưa hấp dẫn cũng làm cho học sinh ít hứng thú đối với bộ môn
Sinh học.
* Về phía học sinh
26
- Năng lực học tập của học sinh không đồng đều, kỹ năng thực hành của
nhiều học sinh còn hạn chế. Do đó, việc làm thí nghiệm trong dạy học gặp nhiều
khó khăn, nên nhiều giáo viên ngại khai thác sử dụng.
- Nhiều học sinh cảm thấy khó học môn Sinh học do chưa có phương pháp
học hợp lý.
- Các em còn nặng về tâm lí thi gì học đó, trong khi đó trong các kì thi thi
không có câu hỏi nào kiểm tra về kỹ năng thực hành dẫn đến tình trạng HS xem
nhẹ việc rèn luyện kỹ năng thực hành.
* Nguyên nhân thực trạng
- Học sinh chỉ xem môn Sinh học là môn học phụ, không có tác dụng tốt
đối với nghề nghiệp sau này, do đó không dành nhiều thời gian, công sức để đầu
tư học tập như các môn khác.
- Do phân phối chương trình chưa hợp lí, có nhiều tiết học có thể sử dụng
thí nghiệm thực hành thì chứa đựng khối lượng kiến thức khá lớn, nên việc sử
dụng thí nghiệm thực hành rất khó thực hiện.
- Thí nghiệm ảo thiết kế phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi trình độ
công nghệ thông tin và ngoại ngữ của người giáo viên.
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị thí nghiệm có độ chính xác và an toàn
chưa cao, một số thiết bị khó sử dụng, nên khi làm thí nghiệm không đem lại kết
quả chính xác như mong đợi, do đó chưa khuyến khích được giáo viên tích cực sử
dụng thiết bị dạy học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy:
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Việc phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học giúp khắc
phục nhược điểm của từng loại thí nghiệm, góp phần khai thác tối đa hiệu quả của
việc sự dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học.
27
- Qua khảo sát thực trạng dạy – học ở các trường trung học phổ thông cho thấy:
việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học vẫn chưa được GV chú trọng,
GV có sử dụng thì chỉ thực hiện những thí nghiệm truyền thống, đơn giản. Việc áp
dụng CNTT, sử dụng phối hợp các thí nghiệm ảo xen lẫn các thí nghiệm thật vẫn
chưa được nhiều giáo viên sử dụng nhiều do nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu quy trình sử dụng
phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo là điều hết sức cần thiết.
28
CHƯƠNG 2. PHỐI HỢP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THẬT VÀ THÍ
NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6
2.1. Nguyên tắc sử dụng phối hợp thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6
2.1.1. Quán triệt mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học là sự diễn đạt cụ thể của mục đích. Tuy nhiên, mức độ cụ
thể này cũng sẽ khác nhau tùy theo độ lớn của nội dung dạy học. Đối với một môn
học có mục tiêu chung, đối với từng chương, bài có mục tiêu cụ thể, nghĩa là có
thể định lượng được, quan sát được, đo đạc được qua các thay đổi về hành vi của
người học trong các lĩnh vực nhận thức, kĩ năng và thái độ.
Xét trong cấu trúc hệ thống, mục tiêu là một yếu tố đơn vị trong hệ thống
của quá trình dạy học bao gồm: mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, nội dung
dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết
quả dạy học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và
phương pháp dạy học là vấn đề đầu tiên có nghĩa quyết định đối với việc sử dụng
phương pháp và phương tiện dạy học.
Với quan điểm đó, khi sử dụng thí nghiệm dạy học (phương tiện dạy học)
để tổ chức HS lĩnh hội kiến thức trong dạy học Sinh học, chúng tôi xem việc quán
triệt mục tiêu dạy học là nguyên tắc đầu tiên. Vì xét cho cùng, mọi hoạt động dạy
học đều xuất phát từ mục tiêu dạy học và nhằm đạt mục tiêu dạy học.
2.1.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực và tăng cường hoạt động tự học của HS
Tổ chức hoạt động học tập của HS dựa trên quan điểm học tập trong hoạt
động và bằng hoạt động. Muốn kết quả hoạt động mang lại hiệu quả học tập cao
thì bản thân người học phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình hoạt
động. Sử dụng thí nghiệm là cơ hội để HS khám phá tri thức. Do đó, GV phải kích
thích, tạo động cơ để HS tự lực tìm kiếm, khám phá tri thức từ những thí nghiệm
một cách chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức, hướng dẫn, cố vấn của GV. Khi sử
dụng các thí nghiệm, GV phải đặt HS vào những tình huống có vấn đề, tạo những
29
mâu thuẫn trong nhận thức, kích thích HS hoạt động để giải quyết vấn đề, lĩnh hội
tri thức và kĩ năng học tập tương ứng từ những thí nghiệm mà GV sử dụng.
2.1.3. Kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng thí nghiệm với các phương tiện dạy học
khác
Hệ thống phương tiện dạy học nói chung và trong mỗi bài học nói riêng rất
phong phú, đa dạng, nhất là đối với môn Sinh học. Đây là đặc trưng đồng thời là
sự thuận lợi để thực hiện việc dạy học Sinh học đạt hiệu quả cao. Do đó, tuỳ theo
yêu cầu của mục tiêu, nội dung dạy học để sử dụng phối hợp giữa thí nghiệm với
các phương tiên dạy học khác. Tuy nhiên, sự phối hợp này có thể có hoặc không
tuỳ theo nội dung dạy học; nhưng nếu có sự phối hợp thì phải đảm bảo sự hài hoà,
thống nhất, có hệ thống; đảm bảo phù hợp với logic nhận thức của HS.
2.1.4. Đảm bảo các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy dạy học nói chung
Thí nghiệm được xem là một loại phương tiện dạy học, vì vậy khi sử dụng
phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Sinh học phải tuân thủ nguyên tắc sử
dụng phương tiện dạy học nói chung: đảm bảo an toàn; đảm bảo nguyên tắc: đúng
lúc, đúng chỗ, đủ cường độ; và đảm bảo tính hiệu quả.
2.2. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy
học sinh học
2.2.1. Giới thiệu quy trình
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học sinh học 6, chúng
tôi đề xuất quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy
học Sinh học như sau:
30
Sơ đồ 2.1. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
dạy học Sinh học 6
2.2.2. Giải thích quy trình
Bước 1. Xác định mục tiêu
Nhiệm vụ của quá trình dạy học được cụ thể hóa thành mục tiêu của từng
chương từng bài trong chương trình. Vì vậy, cần phải phân tích mục tiêu để xác
định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh ở mỗi bài học. Mục tiêu là tiêu chí để đánh
giá mức độ đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ sau khi học xong từng phần học.
Khi xác định đúng mục tiêu dạy học sẽ định hướng được nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học hiệu quả.
Ở chương trình Sinh học 6, khi mà phần lớn kiến thức mới chỉ là mở đầu
để học sinh làm quen với giới thực vật vì vậy cần chú trọng các mục tiêu kỹ năng
về rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm…
xây dựng thái độ tích cực cho học sinh với thiên nhiên và môi trường sống.
Bước 1. Xác định mục tiêu
Bước 2. Xác định nội dung dạy học
Bước 3. Xác định phương tiện dạy học
Bước 4. Xác định biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm thật
và thí nghiệm ảo
Bước 6. Kiểm tra, đánh giá
Bước 5. Tổ chức thực hiện
31
Bước 2. Xác định nội dung.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu cần đạt được cho học sinh, giáo viên lựa
chọn nội dung kiến thức để truyền tải. Nếu lượng kiến thức trong sách giáo khoa
không đáp ứng hoàn thành được mục tiêu dạy học thì giáo viên phải bổ sung, cung
cấp thêm thông tin để thuận lợi cho học sinh lĩnh hội và hoàn thành mục tiêu dạy
học.
Bước 3. Xác định phương tiện dạy học
Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, giáo viên cần xác định, phân loại tri
thức khoa học để định hướng phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện dạy
học hợp lý nhằm đảm bảm hoàn thành tốt mục tiêu dạy học. Ví dụ, nghiên cứu tài
liệu tế bào học tốt nhất là sử dụng phương pháp quan sát tiêu bản hiển vi, phim,
tranh, ảnh. Để hình thành kiến thức giải phẫu – hình thái thích hợp nhất là quan sát
mẫu vật thật, mô hình dưới dạng các bài tập cho học sinh thực hành quan sát;
những vấn đề sinh lí, sinh thái được giải quyết tốt nhất nếu sử dụng phương pháp
biểu diễn trực quan kết hợp với các thí nghiệm thực hành… Theo hướng nghiên
cứu của đề tài, sử dụng phương tiện dạy học ở đây là các thí nghiệm thật và thí
nghiệm ảo. Giáo viên trên cơ sở phân tích nội dung để xác định xem nội dung kiến
thức nào không cần thiết phải sử dụng thí nghiệm; nội dung nào sử dụng thí
nghiệm thật; nội dung nào có thể sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm
ảo; nhằm đạt được hiệu quả lĩnh hội tối ưu nhất cho học sinh và đảm bảo mục tiêu
nhận thức.
Cấu trúc chương trình Sinh học 6, chứa đựng nhiều kiến thức về cấu tạo,
giải phẫu, hoạt động sinh lí thực vật… cho nên khá thuận lợi để khai thác sử dụng
thí nghiệm trong dạy học. Vậy khi nào thì nên sử dụng thí nghiệm thật, khi nào thì
nên phối hợp sử dụng cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo vào tiến trình dạy học?
- Giáo viên chỉ sử dụng thí nghiệm thật khi mục tiêu dạy học chú trọng vào rèn
luyện các kĩ năng quan sát, thực hành làm thí nghiệm, nội dung kiến thức nhằm
phát triển các khái niệm hình thái – giải phẫu học, khái niệm sinh lí, sinh thái thực
32
vật. Sử dụng thí nghiệm thật khi mà thí nghiệm đó đảm bảo được sự thành công
khi tiến hành, đảm bảo thời lượng chương trình cho phép và thí nghiệm thực hiện
dễ dàng với độ chính xác, tin cậy cao, chứng minh hiệu quả kiến thức cần giảng
dạy
- Giáo viên sử dụng phối hợp thí nghiệm thật với các thí nghiệm ảo khi dạy học
các quá trình sinh lí, sinh thái thực vật, khi mà thí nghiệm thật không thể lột tả hết
bản chất của các quá trình đó, hay diễn ra quá nhanh, không thể quan sát rõ, hoặc
không thể quan sát được bằng mắt thường. Thí nghiệm ảo đóng vai trò hỗ trợ để
củng cố và hoàn thiện kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu, đúng vấn đề cụ thể chứ
không trừu tượng hóa. Ví dụ như để dạy kiến thức sự hút nước của rễ và vận
chuyển nước trong thân, ngoài sử dụng các thí nghiệm thật để chứng minh điều đó,
giáo viên phải dùng phối hợp thêm các thí nghiệm ảo để học sinh thấy được bản
chất, quá trình xảy ra như thế nào bên trong. Điều này giúp học sinh có thể khách
quan hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, từ đó ghi nhớ một cách sâu sắc hơn.
Trong quá trình giáo viên phân tích nội dung nếu xác định được nội dung
đó có thể khai thác sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo thì sử dụng
vào tiến trình dạy học bằng các biện pháp được nghiên cứu ở bước tiếp theo (bước
4).
Bước 4. Xác định biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo
Sau khi xác định được nội dung kiến thức có thể sử dụng phối hợp thí
nghiệm thật và thí nghiệm ảo vào dạy, giáo viên đưa vào tiến trình trình dạy học
sao cho hợp lí nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn sử dụng thí nghiệm trong dạy học
Sinh học, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và
thí nghiệm ảo vào tiến trình dạy học như sau:
* Biện pháp 1.Sử dụng thí nghiệm thật trước nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm
ảo sau để củng cố, hoàn thiện kiến thức.
33
Biện pháp này sử dụng đối với các thí nghiệm thật đơn giản, dễ thành công,
có thể thực hiện được trên lớp. Thông qua quá trình làm thí nghiệm, học sinh tự
khám phá ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sử dụng thí nghiệm
ảo tương tự để giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức đã học.
Ví dụ: Để hình thành kiến thức mạch gỗ trong thân cây vận chuyển nước và muối
khoáng hòa tan theo chiều từ rễ lên thân cây (Bài 17. Vận chuyển các chất trong
thân).
Đầu tiên giáo viên giới thiệu, tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thật:
Tiến hành: Lấy 3 bình thủy tinh, một bình đựng nước không màu, bình chứa nước
có pha đường và dung dịch màu đỏ, bình chứa nước có pha đường và dung dịch
màu xanh. Sau đó cắm 3 bông hồng trắng vào 3 bình trên. Sau một thời gian, quan
sát thấy cánh hoa dần chuyển màu theo màu sắc với nước cắm bình. Dùng dao cắt
ngang thân cây rồi dùng kính lúp quan sát thấy phần mạch gỗ cũng bị nhuộm màu.
Những dấu hiệu này chứng tỏ, mạch gỗ trong thân vận chuyển nước và muối
khoáng hòa tan theo hướng từ rễ lên thân.
Sau khi học sinh nắm hình thành được khái niệm giáo viên chiếu thí nghiệm ảo để
học sinh quan sát toàn bộ thí nghiệm, quá trình dẫn nước và muối khoáng trong
thân cây. Giáo viên chính xác hóa và hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
Hình 2.1. Thí nghiệm ảo vận chuyển nước và muối khoáng trong thân cây
* Biện pháp 2.Sử dụng thí nghiệm ảo trước để làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu,
thí nghiệm thật sau để kiểm chứng, hoàn thiện kiến thức
34
Biện pháp này sử dụng đối với các thí nghiệm ảo tạo ra được tình huống có
vấn đề. Đặt ra các vấn đề yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách để giải quyết vấn
đề đó. Qua quá trình nhận thức với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đề ra
được các giả thuyết khoa học làm xuất hiện được vấn đề nghiên cứu. Trong trường
hợp này thí nghiệm thật được sử dụng để kiểm chứng giả thuyết hay dùng để củng
cố hoàn thiện kiến thức, có thể được thực hiện trên lớp hoặc tại nhà.
Ví dụ: Hình thành kiến thức “Sự dài ra của thân” (Bài 14. Thân dài ra do đâu?)
Giáo viên dùng thí nghiệm ảo có chứa đựng tình huống có vấn đề được
thiết kế sẵn để vào bài. Tình huống xuất phát: Vì sao cây lớn lên? Có phải do thân
dài ra đẩy từ gốc lên hay thân dài ra vì nó giãn được từ mọi vị trí trên thân, hay là
do thân dài ra từ ngọn.
Giới thiệu thí nghiệm ảo: Học sinh chuẩn bị một vài cây đậu con khoảng 2
tuần tuổi, sau đó dùng bút dạ vạch những vạch mực đều trên thân cây cách nhau
khoảng chừng 1cm từ gốc cho đến gần ngọn. Sau 3 ngày ta nhận thấy trong khi
những vạch ở giữa thân và gần gốc vẫn giữ nguyên vị trí thì các vạch ở phần gần
ngọn đang cách xa nhau dần, thậm chí ở phần ngọn cây đã phát triển ra một đoạn
mới.
Qua thí nghiệm này học sinh đã hình thành được kiến thức “thân dài ra nhờ
sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn”. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện
thí nghiệm thật trong SGK tại nhà để củng cố kiến thức.
Hình 2.2. Thí nghiệm ảo thân dài ra từ ngọn
35
Thí nghiệm thật:
- Gieo một số hạt đậu (đậu xanh, đậu đen…) vào khay đất ẩm cho đến khi
cây ra lá thật thứ nhất.
- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá
thật).
Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn,
thu được kết quả: 3 cây không ngắt ngọn tiếp tục cao lên, 3 cây ngắt ngọn thì thân
không cao lên được.
a. Hai cây TN ban đầu b. Một cây ngắt ngọn và một cây
không ngắt ngọn
c. Kết quả hai cây TN sau vài ngày
Hình 2.3. Thí nghiệm chứng minh thân dài ra từ ngọn
36
* Biện pháp 3. Sử dụng xen kẽ cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong quá trình
dạy học.
Biện pháp này được sử dụng đối với các thí nghiệm thật khó thực hiện, khó
thành công. Thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo bổ sung cho nhau, qua đó học sinh
tự phát hiện ra được những sai sót trong quá trình thực hành để kịp thời điều
chỉnh. Sử dụng xen kẽ hai loại thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo phát huy khả
năng quan sát, thực hành của học sinh đồng thời phát triển khả năng phán đoán,
suy luận.
Ví dụ: Để hình thành kiến thức lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng (Bài 21.
Quang hợp) giáo viên sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong
suốt tiến trình dạy học.
Giới thiệu các thí nghiệm thật:
- Thí nghiệm 1: Phép thử tinh bột
Sử dụng dung dịch iốt loãng nhỏ vào các mẫu thử: bột mì, cơm nguội, bánh mì
nhận thấy chỗ tiếp xúc xuất hiện màu xanh tím đặc trưng. Chứng tỏ ở những mẫu
thử đó có tinh bột. Và Iot chính là dung dịch được dùng để nhận biết tinh bột.
Hình 2.4. Thí nghiệm nhận biết tinh bột
37
- Thí nghiệm 2: Xác định lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
Chuẩn bị một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày, sau đó dùng băng
keo đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó ra chổ có ánh nắng từ
khoảng 6 giờ đồng hồ.
Ngắt một chiếc lá từ chậu cây đó bỏ băng keo đen đi, rồi cho vào cồn 90o
đun sôi
cách thủy để tẩy hết diệp lục của lá, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Bỏ lá đó
vào cốc đựng dung dịch iốt loãng (thuốc thử tinh bột), ta nhận thấy phần không bịt
băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng, phần bịt giấy đen không có màu xanh
tím.
38
Do thí nghiệm cần nhiều thời gian nên cho học sinh thực hiện các điều kiện
cần thời gian trước ở nhà, rồi hoàn thành phần còn lại trên lớp. Sau khi từng nhóm
học sinh thực hiện xong thí nghiệm thật thì giáo viên chiếu thí nghiệm ảo mô tả
quá trình tiến hành thí nghiệm và kết quả để học sinh so sánh đối chiếu, thảo luận
về kết quả. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh hoàn thiện
kiến thức.
Ngoài 3 biện pháp chính được nêu trên trong thực tiễn dạy học các thí
nghiệm ảo còn có thể được sử dụng để hỗ trợ học sinh ôn tập, chuẩn bị bài trước
khi tới lớp, trước giờ thực hành của học sinh giúp tiết kiệm thời gian thực hiện thí
nghiệm thật và phát huy được tính tích cực và tự lực của học sinh trong quá trình
học tập.
Việc lựa chọn sử dụng biện pháp này hay biện pháp khác để truyền tải nội
dung nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học chỉ mang tính chất tương đối tùy từng
trường hợp cụ thể mà áp dụng trong quá trình dạy học.
Bước 5. Tổ chức thực hiện
1. Chuẩn bị cây thí nghiệm ; 2. Đặt trong bóng tối 48 giờ ; 3. Dùng băng đen bịt lá
4. Chiếu sáng trong 4 - 6 giờ ; 5. Tháo băng đen bịt lá
6. Tẩy diệp lục bằng cồn 900
và đun cách thủy ; 7. Rửa bằng nước ấm và thử tinh bột
bằng dung dịch iốt loãng ; 8. Kết quả thí nghiệm.
Hình 2.5. TN chứng minh lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
39
Tổ chức cho học sinh sử dụng thí nghiệm có thể giao nhiệm vụ ở nhà hoặc
thực hiện trên lớp, ngay trong tiến trình dạy học. Trong khuôn khổ luận văn
nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến cách thức tổ chức trên lớp, trong 1 tiết học.
Sau khi xác định được biện pháp để sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí
nghiệm ảo giáo viên cần gia công lại để vận dụng vào tiến trình dạy học sao cho
đảm bảo được các yếu tố: hoàn thành mục tiêu dạy học và đảm bảo trong thời
lượng chương trình cho phép.
Giáo viên tổ chức theo các bước như sau:
Sơ đồ 2.2. Các bước tổ chức dạy học theo hướng sử dụng phối hợp thí nghiệm thật
và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
- Giáo viên giới thiệu hoạt động
Giáo viên dẫn nhập vào nội dung kiến thức bằng các tình huống xuất phát
lồng ghép những câu hỏi nêu vấn đề nhằm gây mâu thuẫn nhận thức, kích thích
tính tò mò, thích tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo
yêu cầu phù hợp với trình độ của đối tượng học sinh và phải dùng các câu hỏi mở
để làm bộc lộ các quan niệm ban đầu. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu ra các
suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi đi vào nội dung kiến thức mới của
bài học, giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số quan điểm ban đầu khác biệt trong
lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến bài
học. Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các
em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm để kiểm chứng, trả
lời các câu hỏi đó. Sau khi học sinh đề xuất được phương án thực nghiệm thì giáo
Bước 1. Giáo viên
giới thiệu hoạt
động.
Bước 2. Tổ chức
thí nghiệm, thảo
luận kết quả.
Bước 3. Giáo viên
kết luận, chính xác
hóa kiến thức.
40
viên nhận xét và quyết định tiến hành phương án với các dụng cụ thí nghiệm được
chuẩn bị, giới thiệu kĩ càng.
Đối với các thí nghiệm cần có thời gian mới đem lại kết quả, tốt nhất giáo
viên cần cho học sinh chuẩn bị trước đó, nêu rõ cho học sinh biết yêu cầu và mục
đích của thí nghiệm sắp tiến hành, giới thiệu dụng cụ, và định hướng bằng những
câu hỏi và bài tập thí nghiệm. Thông qua trả lời những câu hỏi, bài tập đó, học
sinh phát triển được các kĩ năng phân tích hay thiết kế được thí nghiệm nhằm đáp
ứng được mục đích bài học đề ra.
Giáo viên nghiên cứu thiết kế, lựa chọn các thí nghiệm ảo có nội dung
tương ứng với các thí nghiệm thật để sử dụng phối hợp với các thí nghiệm thật.
- Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả
Tùy vào biện pháp sử dụng phối hợp để xác định hình thức tổ chức thí
nghiệm cho học sinh.
Tiến hành thí nghiệm trên lớp tùy từng điều kiện cụ thể, thí nghiệm có thể
do giáo viên biểu diễn hoặc giao từng nhóm học sinh thực hiện. Học sinh quan sát
kết quả thí nghiệm đạt được, và trả lời các câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra, cả lớp
tổ chức thảo luận. Cá nhân hoặc đại diện từng nhóm trình bày kết quả, ý kiến, giải
pháp hay các lập luận của nhóm mình để phản bác lại những ý kiến trái chiều.
Giáo viên trong vai trò là người hướng dẫn và cung cấp thêm thông tin hỗ trợ, định
hướng bằng các thí nghiệm ảo giúp cho học sinh thảo luận thành công.
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thí nghiệm nghiên cứu, thảo luận thì các câu hỏi dần được
giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức dần hình thành, tuy nhiên
vẫn chưa có hệ thống hay chưa được chuẩn xác một cách khoa học.
Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu một vài ý kiến của học
sinh cho kết luận sau khi thực hiện thí nghiệm, giáo viên khắc sâu kiến thức bằng
41
cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu với các quan niệm ban đầu trước khi bắt đầu.
Điều này giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.
* Ví dụ minh họa: Tổ chức dạy học nội dung “Xác định chất mà lá cây tạo được
khi có ánh sáng”. Bài 21. Quang hợp – mục 1.
- Giáo viên giới thiệu hoạt động
Đặt vấn đề: “ Khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng tự tạo ra chất
hữu cơ để tự nuôi sống mình, là do lá chứa nhiều lục lạp. Vậy lá cây tạo ra được
chất gì, và trong điều kiện nào?”
Giáo viên nêu bài tập thí nghiệm như sau:
- Dùng một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó
dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.
- Đặt chậu cây đó ở chỗ có nắng gắt hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn
500W từ 4 - 6 giờ.
- Ngắt lá, bỏ băng đen cho vào cồn 900
đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp lục
rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Bỏ lá đó vào cốc dung dịch iốt loãng ta nhận thấy được phần không bịt
băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng, phần bịt băng giấy không có màu xanh
tím.
Nêu câu hỏi:
- Vì sao phải bịt lá bằng băng giấy đen?
- Phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao?
- Thí nghiệm trên dẫn đến kết luận gì?
Học sinh nghiên cứu tự thực hiện thí nghiệm tại nhà dựa theo các bước giáo viên
cho sẵn để kiểm chứng kết quả. Phân tích các dữ kiện thí nghiệm để trả lời các câu
hỏi.
42
Giáo viên chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm để biểu diễn thí nghiệm thật cho học sinh,
và chuẩn bị thí nghiệm ảo để minh họa, củng cố kiến thức.
- Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả
Hoạt động của giáo viên và học sinh tại lớp
Hoạt động GV Hoạt động HS
- Theo các em, chất mà lá cây tạo ra khi có
ánh sáng là chất nào?
- GV tiến hàng thí nghiệm nhỏ dung dịch
iot vào tinh bột (cơm nguội) cho học sinh
quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng xảy ra là gì?
- GV thông báo, iot được dùng làm thuốc
thử tinh bột. Để kiểm tra chất tạo ra trong
quá trình quang hợp của cây xanh có phải
là tinh bột không ta sẽ sử dụng thuốc thử
là iot.
- Yêu cầu học sinh mô tả lại quá trình
chuẩn bị thí nghiệm ở nhà.
- GV cho HS phân nhóm, hướng dẫn thực
hiện thí nghiệm.
Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho
- Tinh bột
- Quan sát
- Chỗ tinh bột tiếp xúc với dung dịch
iot sẽ chuyển thành màu tím.
- Bịt phần kín 2 mặt một phần lá của
cây khoai lang bằng băng giấy đen
sau đó để ở chỗ có nắng gắt.
- Tiến hành thí nghiệm
Quan sát hiện tượng.
43
vào cồn 90 độ đun sôi cách thủy rồi rửa
sạch trong nước ấm.
Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột.
- Sau khi học sinh tiến hành thí nghiệm
xong, GV chiếu thí nghiệm ảo tương ứng
để học sinh đối chiếu kết quả và quy trình
thí nghiệm
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao kết quả thí nghiệm khác nhau?
(nếu có)
+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen có
mục đích gì?
+ Phần nào của lá chế tạo ra được tinh bột
- Như vậy có thể kết luận gì về quá trình
quang hợp
- Vì sao khi trồng cây nên chú ý tới mật
độ và thời vụ?
- Vì sao cây lá có tán rộng ta cần trồng với
mật độ thưa?
- Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh
Các kết quả thí nghiệm của học sinh
sẽ không giống nhau vì do thời gian
bịt lá cách bịt lá, thời gian thực hiện
các khâu của thí nghiệm.
+ Bịt lá thí nghiệm bằng 1 giấy đen
làm cho 1 phần lá không nhận được
ánh sáng
Điều này nhằm mục đích so sánh với
phần lá đối chứng vẫn được chiếu
sáng
+ Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế
tạo được tinh bột (Vì chỉ có phần này
bị nhuộm thành màu xanh tím với
thuốc thử tinh bột)
- Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có
ánh sáng
44
sáng?
- Kết luận, chính xác hóa kiến thức.
Khi bịt lá bằng băng giấy đen thì phần đó bị cách ly với ánh sáng. Khi bỏ vào
dung dịch iốt thì phần không bị bịt băng giấy chuyển màu xanh tím đặc trưng
chứng tỏ nó có tinh bột được tạo ra ở phần đó, phần bịt đen không có màu xanh
tím chứng tỏ ở đó không có tinh bột.
Kết luận: lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
Bước 6. Kiểm tra, đánh giá
Giáo viên thiết kế bài kiểm tra để củng cố kiến thức, đánh giá mức độ hoàn
thành mục tiêu nhận thức của học sinh, để kịp thời nhận được thông tin phản hồi,
làm cơ sở điều chỉnh phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cải tiến nội dung
cho quá trình dạy và học ngày càng hiệu quả.
Nội dung của các bài kiểm tra bao gồm cả các câu hỏi lí thuyết và bài tập
trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận để đánh giá được khả năng tư duy
nhạy bén và sự vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã được rèn luyện trong
giờ học.
Tổ chức kiểm tra có thể ngay tại ở phần củng cố nếu thời lượng cho phép,
hoặc kiểm tra 15 phút đầu trong buổi học tiếp theo.
2.3. Vận dụng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo
trong dạy học Sinh học 6.
Vận dụng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo để
dạy nội dung “Sự nảy mầm của hạt”.
Bước 1. Xác định mục tiêu
Học sinh phải đạt được mục tiêu này sau khi học xong nội dung “Sự nảy
mầm của hạt”.
* Về kiến thức:
45
- Học sinh biết được những điều kiện để hạt nảy mầm.
- Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế một thí nghiệm xác định một trong
những yếu tố cần cho hạt nảy mầm.
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo
quản hạt giống.
* Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, so sánh, quan sát.
* Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ hạt giống, bảo vệ thực vật.
Bước 2. Xác định nội dung
Để đạt được mục tiêu trên giáo viên lựa chọn nội dung dạy “Bài 35. Những
điều kiện cần cho hạt nảy mầm – Sinh học 6”. Cùng một số nội dung từ tài liệu
bên ngoài về các biện pháp canh tác, kĩ thuật gieo trồng, bảo vệ hạt giống.
Bước 3. Xác định phương tiện dạy học
Phân tích nội dung “Sự nảy mầm của hạt” nhận thấy nội dung này chứa
đựng phần kiến thức về quá trình sinh lí, sự nảy mầm và lớn lên của hạt. Sử dụng
thí nghiệm ảo học sinh sẽ quan sát được toàn bộ các giai đoạn từ khi còn là hạt, lúc
nảy mầm, lớn lên, ra lá thật… Để rèn luyện học sinh kĩ năng làm thí nghiệm giáo
viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm các thí nghiệm thật liên quan đến nội dung,
và đề xuất các phương án thí nghiệm sáng tạo.
Như vậy, nhận thấy được nội dung “sự nảy mầm của hạt” có thể sử dụng
phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo, giáo viên thực hiện bước tiếp theo.
Bước 4. Xác định biện pháp phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo.
Ở nội dung bài 35, “Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm”, các thí
nghiệm thật đề xuất khá đơn giản và dễ thực hiện nên giáo viên có thể sử dụng
46
biện pháp 1 để phối hợp. Tức là dùng các thí nghiệm thật để hình thành kiến thức,
thí nghiệm ảo sử dụng để minh họa, củng cố và khắc sâu kiến thức.
Bước 5. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giới thiệu hoạt động
Dẫn nhập: “Các hạt giống sau khi thu hoạch, phơi khô người ta có thể bảo quản
được một thời gian dài mà không có gì thay đổi, nhưng nếu đưa hạt giống đó gieo
ở đất thoáng, ẩm và tưới ít nước thì sẽ nảy mầm”. Vậy hạt nảy mầm cần những
điều kiện gì?
Giáo viên giới thiệu bài tập thí nghiệm sau:
Cho 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho một số hạt đậu, tốt, khô (đậu xanh, đậu đỏ…) bỏ vào cốc thủy
tinh, mỗi cốc khoảng 15 – 20 hạt.
Cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 bỏ thêm nước ngập khoảng 5 – 6 cm, cốc 3 lót phía
dưới hạt một lớp bông ẩm.
Đặt 3 cốc vào chổ thoáng mát, sau 3 – 4 ngày, thấy ở cốc số 3 hạt nảy mầm tốt, 2
cốc còn lại hạt không nảy mầm được.
Thí nghiệm 2: Làm một cốc thí nghiệm với điều kiện như ở cốc số 3, rồi để trong
thùng xốp kín. Sau 3 – 4 ngày quan sát thấy hạt không nảy mầm được.
Câu hỏi: Em hãy giải thích kết quả của 2 thí nghiệm trên, từ đó cho biết hạt nảy
mầm cần những điều kiện gì?
Học sinh phân tích các dữ kiện và thực hiện thí nghiệm tại nhà, nghiên cứu và giải
bài tập giáo viên giao.
Giáo viên thực hiện thí nghiệm ảo để minh họa.
- Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả
47
Hoạt động của giáo viên và học sinh tại lớp.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
a. Thí nghiệm 1:
(Thí nghiệm thật được học sinh chuẩn bị
trước ở nhà)
- Kiểm tra phần chuẩn bị trước TN của
các nhóm HS
- GV yêu cầu HS quan sát và ghi kết quả
TN vào bảng tường trình
-GV cần giúp HS nhận biết: ở những hạt
nảy mầm, đầu rễ và chồi nhú ra khác với
những hạt chỉ bị nứt ra trong cốc ngập
nước.
- GV yêu cầu cá nhân HS xem lại kết qủa
đã ghi trong tường trình
1. Hãy suy nghĩ xem ở cốc có hạt nảy
mầm có những điều kiện bên ngoài nào?
2. Hãy suy nghĩ xem ở cốc có hạt không
nảy mầm so với cốc có hạt nảy mầm thì
thiếu điều kiện nào?
3. Hạt nảy mầm cần điều kiện gì?
b. Thí nghiệm 2:
- Yêu cầu nhóm HS báo cáo kết quả của
- Các nhóm HS đặt cốc TN lên bàn.
- Các nhóm HS quan sát kết quả TN và
ghi vào bảng tường trình kẻ sẵn trong
vở.
- HS lắng nghe và quan sát.
1. Đủ nước,đủ không khí
2. Cốc 1 thiếu nước
Cốc 2 thiếu không khí
3. Đủ nước, đủ không khí
- HS nhắc lại kết luận thí nghiệm
- Hạt giống không nảy mầm
48
nhóm thực hiện ở nhà
- Vì sao hạt không nảy mầm được?
Vậy ngoài điều kiện nước, không khí
thích hợp thì cần điều kiện nào nữa?
* Giáo viên dùng thí nghiệm ảo chiếu cho
học sinh quan sát toàn bộ thí nghiệm,
kiểm tra, đối chiếu kết quả.
- Yêu cầu học sinh kết luận, những điều
kiện cần để cho hạt nảy mầm là gì?
- GDMT: Biết cách bảo quản hạt giống
để đảm bảo chất lượng nảy mầm và nắm
được những điều kiện gieo trồng để đảm
bảo năng suất cây gieo.
- Hạt không nảy mầm được vì nhiệt độ
quá thấp.
- Nhiệt độ thích hợp.
- Học sinh quan sát, thu nhận thông tin.
- Để hạt nảy mầm ngoài chất lượng hạt
giống, thì cần phải có đủ điều kiện độ
ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động 2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng
như thế nào trong sản xuất?
- GV yêu cầu HS căn cứ vào điều kiện
nảy mầm của hạt, thảo luận giải thích lý
do các biện pháp kĩ thuật đã nêu ở SGK
tr.114.
- Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến,
lớp nhận xét, bổ sung.
Khi gieo hạt phải:
- Làm đất tơi, xốp > đủ không khí cho
hạt nảy mầm tốt
- Gieo hạt bị mưa to ngập úng > tháo
nước để thoáng khí.
- Phủ rơm khi trời rét > giữ nhiệt độ
thích hợp
- Phải bảo quản tốt hạt giống > vì hạt
49
- GV hoàn chỉnh ý, cho HS ghi bài.
đủ phôi mới nảy mầm được
- Gieo hạt đúng thời vụ > hạt gặp được
những điều kiện thời tiết phù hợp nhất..
- HS ghi bài.
- Kết luận chính xác hóa kiến thức
Kết luận: để hạt nảy mầm ngoài chất lượng hạt giống, thì cần phải có đủ điều kiện
độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn,
chống rét, gieo trồng đúng thời vụ.
Bước 6. Kiểm tra đánh giá
Để tra mức độ hoàn thành mục tiêu của nội dung bài học, chúng tôi thiết kế
đề kiểm tra sau.
ĐỀ KIỂM TRA
Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Thời gian làm bài: 15 phút
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1. Trong nông nghiệp, sau khi gieo hạt gặp trời mưa kéo dài, đất bị ngập úng
ta phải:
A. Phủ rơm rạ nhằm tránh nhiệt độ thấp, hạt không nảy mầm được.
B. Tháo hết nước để hạt có đủ không khí hô hấp.
C. Phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh cơ hội.
50
D. Tiến hành làm đất tơi xốp để tạo điều kiện thông thoáng cho hạt hô hấp.
Câu 2. Việc gieo trồng đúng thời vụ nhằm mục đích:
A. Có đủ không khí cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
B. Giúp cho hạt phát triển tốt nhất.
C. Áp dụng được các biện pháp kĩ thuật vào trong quá trình chăm sóc.
D. Giúp hạt gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi, nảy mầm tốt.
Câu 3. Biện pháp kỹ thuật không cần áp dụng khi gieo hạt là:
A. Làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt.
B. Phun thuốc chống sâu bệnh cho hạt.
C. Chống úng, chống hạn, chống rét cho hạt.
D. Gieo hạt đúng thời vụ.
Câu 4. Hạt lạc, hạt vừng giữ được khả năng nảy mầm trong khoảng thời gian:
A. 7 - 8 tháng.
B. Vài nghìn năm.
C. 2000 năm.
D. Vài giờ.
Câu 5. Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là gì?
A. Đủ nước.
B. Đủ không khí.
C. Nhiệt độ thích hợp.
D. Đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp.
Câu 6. Việc phủ rơm rạ cho hạt đã gieo khi trời rét nhằm mục đích:
A. Tránh nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
51
B. Tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự chuyển hóa các chất trong hạt.
C. Tránh nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt và tạo điều kiện nhiệt độ
thích hợp cho sự chuyển hóa các chất trong hạt.
D. Tránh được sự khô hạn của mạch nước ngầm trong đất, hạt không nảy mầm
được.
Câu 7. Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào?
A. Hạt chắc mẩy, không mối mọt, không sâu bệnh.
B. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
C. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp, hạt chắc mẩy, không mối mọt, không
sâu bệnh.
D. Hạt phải khô.
Câu 8. Những điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là gì?
A. Hạt không bị sâu, mối, mọt.
B. Hạt phải khô.
C. Hạt phải khô, không bị sâu, mối, mọt, không bị sứt sẹo.
D. Hạt không bị sứt sẹo.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không phải là điều kiện bên trong cần cho hạt nảy
mầm là:
A. Hạt không bị sâu, mối, mọt.
B. Hạt không bị tổn thương.
C. Hạt phải khô.
D. Độ ẩm trong hạt cao.
Câu 10. Để hạt nảy mầm cần những điều kiện thích hợp về:
A. Nước, không khí.
52
B. Chất lượng hạt giống.
C. Nhiệt độ.
D. Nước, nhiệt độ và không khí.
Phần 2. Tự luận
Hãy mô tả thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm cần có đủ độ ẩm, không
khí và nhiệt độ thích hợp.
53
* Sử dụng quy trình chúng tôi đã nghiên cứu được một số nội dung có thể phối
hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong chương trình Sinh học 6 thể
hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các nội dung có thể sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và
thí nghiệm ảo trong chương trình sinh học 6
STT Nội dung Bài Tên thí nghiệm
Biện pháp sử
dụng
1
Sự dài ra của
thân
Bài 14: Thân dài
ra do đâu?
Thí nghiệm chứng
minh thân dài ra
nhờ phân chia tế
bào mô phân sinh
ngọn
Biện pháp 2
2
Sự vận chuyển
nước và muối
khoáng hòa
tan
Bài 17: Vận
chuyển các chất
trong thân
Thí nghiệm chứng
minh nước và muối
khoáng vận chuyển
trong mạch gỗ của
thân từ rễ lên lá
Biện pháp 1
3
Xác định chất
mà lá cây chế
tạo khi có ánh
sáng
Bài 21: Quang
hợp
Thí nghiệm chứng
minh lá cây tạo
tinh bột khi quang
hợp
Biện pháp 3
4
Xác định chất
khi thải ra
trong quá trình
lá chế tạo tinh
bột
Thí nghiệm chứng
minh lá cây thải
khi oxi khi quang
hợp
5
Cây cần
những gì để
chế tạo tinh
bột
Bài 22: Quang
hợp (tiếp theo)
Cây cần khí
cacbonic để chế tạo
tinh bột
Biện pháp 1
54
6
Hiện tượng hô
hấp ở cây
Bài 23: Cây có
hô hấp không?
Thí nghiệm chứng
minh cây thải khí
cacbonic khi hô
hấp
Biện pháp 1
7
Sự nảy mầm
của hạt
Bài 35: Những
điều kiện cần
cho hạt nảy mầm
Thí nghiệm chứng
minh hạt nảy mầm
nhờ độ ẩm, không
khí và nhiệt độ
thích hợp
Biện pháp 1
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm trong
dạy học, chúng tôi đã xác định được các nguyên tắc sử dụng phối hợp thí nghiệm
trong dạy Sinh học 6; xây dựng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí
nghiệm ảo trong dạy học Sinh học, đề xuất được các biện pháp cụ thể để phối hợp
sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo.
Vận dụng quy trình chúng tôi đã nghiên cứu được 7 nội dung trong chương
trình Sinh học 6 và đề xuất biện pháp sử dụng.
55
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh
khi sử dụng bài dạy học có phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo
trong dạy học Sinh học 6.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành tổ chức dạy 2 bài bằng giáo án được thiết kế theo
hướng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá học sinh các lớp thực nghiệm qua 1 bài
kiểm tra 15 phút. Quá trình dạy – học được tiến hành theo quy trình nghiên cứu.
Các bài dạy thực nghiệm:
- Bài 17. Vận chuyển các chất trong thân
- Bài 21. Quang hợp
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn trường thực nghiệm
Chúng tôi chọn 3 trường THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế để thực nghiệm:
- Trường THCS Phú Thuận – Huyện Phú Vang
- Trường THCS Huỳnh Đình Túc – Thị xã Hương Trà
- Trường THCS Nguyễn Cư Trinh – Thành phố Huế
Nhằm thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm
hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp trong từng trường. Chọn mỗi
trường 2 lớp TN và ĐC có sĩ số và trình độ học tập tương đương nhau. Lớp TN và
ĐC ở mỗi trường đều cùng một GV giảng dạy.
3.3.2. GV tham gia thực nghiệm
Chúng tôi chọn GV khá và giỏi, có thâm niên trong công tác chuyên môn.
Trước khi tiến hành TN, chúng tôi thực hiện các công việc sau với nhóm GV cộng
tác:
- Thống nhất mục đích, nội dung và các yêu cầu khác về quá trình TNSP.
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh họcVận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (7)

Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu LongLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
 
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh họcVận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa líLuận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...HanaTiti
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6 (20)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đLuận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
 
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chấtSử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắtBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6

  • 1. 1 MỤC LỤC PHỤ BÌA………………………………………………………………………........i LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….ii LỜI CÁM ƠN………………………………………………………….……….....iii MỤC LỤC................................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ.......................................................................... 5 PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 6 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 7 3. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 7 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................. 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 8 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8 7. Lược sử vấn đề nghiên cứu............................................................................... 9 8. Những đóng góp mới của đề tài...................................................................... 12 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 13 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 13 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................... 13 1.1.1. Thí nghiệm ............................................................................................ 13 1.1.2. Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học................ 17 1.1.3. Cơ sở lựa chọn phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học ............................................................................................. 20 1.1.4. Vì sao phải phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học sinh học? ............................................................................................ 21 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. .................................................................................. 22 1.2.1. Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường trung học cơ sở ................... 22 1.2.2. Đánh giá thực trạng ............................................................................... 25
  • 2. 2 KẾT LUẬN CHƯƠNG I.................................................................................... 26 CHƯƠNG 2. PHỐI HỢP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THẬT VÀ......................... 28 THÍ NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6......................................... 28 2.1. Nguyên tắc sử dụng phối hợp thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6........... 28 2.2. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học .............................................................................................................. 29 2.2.1. Giới thiệu quy trình ............................................................................... 29 2.2.2. Giải thích quy trình................................................................................ 30 2.3. Vận dụng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6.............................................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 54 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 55 3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................. 55 3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 55 3.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................... 55 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................... 56 3.5. Kết quả thực nghiệm và đánh giá ................................................................ 58 3.5.1. Phân tích định lượng ............................................................................. 58 3.5.2. Phân tích định tính................................................................................. 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 69
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 ĐC Đối chứng 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 NXB Nhà xuất bản 6 PPDH Phương pháp dạy học 7 SGK Sách giáo khoa 8 TN Thí nghiệm 9 TNSP Thực nghiệm sư phạm 10 THCS Trung học cơ sở
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên………………22 Bảng 1.2. Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các loại thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường THCS ………………………………………………………………23 Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh………………………………24 Bảng 2.1. Các nội dung có thể sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong chương trình Sinh học 6 ………………………………………..53 Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra lần 1 ………………………………………………...59 Bảng 3.2: Xếp loại học tập lần 1 …………………………………………………59 Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất lần 1 ………………………………………...60 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra lần 2 ………………………………………………...62 Bảng 3.5: Xếp loại học tập lần 2 …………………………………………………62 Bảng 3.6: Bảng phân phối tần suất lần 2 ………………………………………...63 Bảng 3.7: Tổng hợp các tham số thống kê qua hai bài kiểm tra …………………64
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Thí nghiệm ảo vận chuyển nước và muối khoáng trong thân cây …….33 Hình 2.2. Thí nghiệm ảo thân dài ra từ ngọn …………………………………….34 Hình 2.3. Thí nghiệm chứng minh thân dài ra từ ngọn ………………………….35 Hình 2.4. Thí nghiệm nhận biết tinh bột …………………………………………36 Hình 2.5. Thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ……...37 Sơ đồ 2.1. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6 ……………………………………………………………………30 Sơ đồ 2.2. Các bước tổ chức dạy học theo hướng sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6 ………………………………………39 Biểu đồ 3.1.Xếp loại học tập lần 1 ……………………………………………….60 Biểu đồ 3.2.Xếp loại học tập lần 2 ……………………………………………….63 Đồ thị 3.1. Phân phối tần suất lần 1 ……………………………………………...61 Đồ thị 3.2.Phân phối tần suất lần 2 ……………………………………………...64
  • 6. 6 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Định hướng chung về đổi mới PPDH (Luật giáo dục 2005, điều 28) : “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tinh cảm , đem lại niềm vui , hứng thú học tập cho học sinh”. Để khắc phục lối dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều, nhằm phát huy tốt năng lực tự học cần phải thực hiện phối hợp có hiệu quả giữa các PPDH hiện đại với việc khai thác các yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống, tăng cường sử dụng thí nghiệm và đặc biệt chú trọng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, với con đường hình thành kiến thức, kĩ năng thông qua quan sát thực tế và quan sát các thí nghiệm sinh lí… Vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm là rất quan trọng. Nhờ các thí nghiệm HS có được những quan điểm cơ bản về phương pháp thực nghiệm khoa học. Trong dạy học Sinh học, rèn luyện và phát triển kĩ năng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Xét riêng về mặt kĩ năng, có thể nói thông qua thực hành thí nghiệm việc rèn luyện và trau dồi kĩ năng được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Thí nghiệm giúp đi sâu nghiên cứu cơ chế của các hiện tượng sinh học, qua đó nhằm phát hiện ra các mối tương quan đồng thời tìm hiểu được tính quy luật của các hiện tượng. Như vậy thông qua việc làm thí nghiệm không chỉ rèn luyện được các thao tác thực hành mà kĩ năng làm thí nghiệm sẽ phát triển cao hơn như biết bố trí thí nghiệm, thay đổi đối tượng cũng như các điều kiện tác động để nghiên cứu, phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh và kiểm chứng giả thuyết đã đề ra ban đầu. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự bùng nổ về CNTT mà các phương tiện dạy học cũng đã được hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học, hỗ trợ tích cực hoạt động dạy của GV. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm
  • 7. 7 của giáo dục trong những năm gần đây. Một trong những sản phẩm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là các thí nghiệm ảo. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng thí nghiệm ảo thì không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả dạy học mà cần phải có sự sử dụng phối hợp với các phương tiện dạy học khác, trong đó có thí nghiệm thật. Thực tiễn dạy học Sinh học, trong đó có dạy học Sinh học 6, cho thấy giáo viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng phối hợp cả hai loại thí nghiệm ảo và thật vào dạy học. Họ chưa xác định được quy trình một cách khoa học để sử dụng phối hợp một cách thống nhất trong quá trình dạy học. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng thí nghiệm nói riêng và hiệu quả dạy học nói chung. Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy Sinh học 6, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6 để nâng cao hiệu dạy học môn học này. 3. Giả thuyết khoa học Nếu có quy trình phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6 thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn học này. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng Quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6 4.2. Khách thể Quá trình dạy học Sinh học 6
  • 8. 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học. 5.2. Điều tra thực trạng về sử dụng thí nghiệm và việc phối hợp sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở THCS nói chung và Sinh học 6 nói riêng. 5.3. Xây dựng quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6 5.4. Sưu tầm và thiết kế các thí nghiệm sử dụng trong dạy học Sinh học 6 theo hướng nghiên cứu. 5.5. Thiết kế giáo án theo hướng nghiên cứu để thực nghiệm sư phạm 5.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và những định hướng thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo của ngành - Nghiên cứu các công trình có liên quan đến sử dụng thí nghiệm trong dạy học, các tư liệu, sách, báo, tạp chí… có liên quan đến hướng đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra Phỏng vấn HS và GV để nắm tình hình việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6. 6.3. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
  • 9. 9 6.5. Phương pháp thống kê toán học Các số liệu trong thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng thống kê toán học. 7. Lược sử vấn đề nghiên cứu 7.1. Trên thế giới. Trong giáo dục, vấn đề sử dụng phương pháp thí nghiệm đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu và được xem là một trong những vấn đề quan trọng, cơ bản nhất của quá trình dạy học. Phương pháp thực nghiệm được xây dựng ở thế kỷ XVII, ông tổ xây dựng phương pháp này chính là Galile – nhà vật lí học. Ông cho rằng “Muốn hiểu biết thiên nhiên phải trực tiếp quan sát thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi thiên nhiên chứ không hỏi Aristôt hoặc kinh thánh...” [27]. Ngay sau khi Galile xây dựng phương pháp thực nghiệm, nhà giáo dục J.A Conmenxki cho rằng “Sẽ không có gì hết nếu trong trí não nếu như trước đó không có gì trong cảm giác. Vì vậy, dạy học bắt không thể từ sự giải thích về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp. Nếu ta muốn HS nắm các sự vật một cách vững chắc, đúng đắn thì cần phải dạy quan sát và chứng minh bằng cảm tính… Dạy học dựa vào cảm giác càng nhiều thì kiến thức càng chính xác”[23]. Đóng góp lớn nhất của J.A Conmenxki là ông đã tổng kết và phát triển kinh nghiệm tích lũy được về trực quan nói chung, TN thực hành nói riêng và áp dụng nó một cách có ý thức vào quá trình dạy học [29]. K.Đ Usinxki đã đi xa hơn trong việc vận dụng phương tiện trực quan nói chung và các TN thực hành nói riêng vào quá trình dạy học. Ông cho rằng trực quan chính là phương tiện phát triển tư duy. Trực quan là cái ban đầu và nguồn gốc của mọi tri thức. Trực quan làm quá trình lĩnh hội tri thức của HS trở nên dễ dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn, tạo ra hứng thú học tập, kích thích tích cực của HS; là phương tiện tốt nhất giúp GV gần gũi với HS, HS gần gũi với thực tiễn và là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy HS.
  • 10. 10 Ngày nay, bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trò của phương tiện trực quan, nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề sử dụng phương tiện trực quan nói chung, thí nghiệm thực hành nói riêng trong quá trình dạy học như: K.G Nojko, X.G. Saporalenko,…. K.G Nojko khẳng định vấn đề không phải chỉ ở chỗ sản xuất, cung cấp cho nhà trường dụng cụ, phương tiện, nội dung của các dụng cụ thực hành mà chủ yếu làm sao các TN thực hành đó được GV sử dụng có hiệu quả cao [21]. Hiện nay việc khai thác và sử dụng thí nghiệm đang được quan tâm và phát triển theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có hướng chính là sử dụng phối hợp các phương tiên dạy học khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình dạy học và đạt hiệu quả cao. Với sự phát triển không ngừng của CNTT thì việc nghiên cứu để ứng dụng vào dạy học cũng được các tác giả trên thế giới quan tâm. Một số phần mềm, trang web, video khoa học đã ra đời hỗ trợ tích cực dạy và học. - Phần mềm Biology trong encarta (từ điển bách khoa toàn thư) gồm các kiến thức về phân loại thực vật, phân loại động vật, giải phẫu sinh lí, quá trình phát triển phôi sớm… - Phần mềm www.dnaftb.org xây dựng một số cấu trúc cơ chế của sự di truyền như phiên mã, dịch mã, cấu trúc nhiễm sắc thể… - Thí nghiệm đo cường độ quang hợp và vận tốc thoát hơi nước online (http://reading.ac.uk/virtualexeriment/ves/photosynthesis.html). Nhìn chung phần mềm nước ngoài có giao diện sinh động, có âm thanh màu sắc trung thực, nhưng bằng tiếng nước ngoài nên khả năng sử dụng của GV và HS còn hạn chế. 7.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong giai đoạn gần đây, vấn đề sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học đã được nhiều tác giả quan tâm. Một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Duệ, Trần Bá
  • 11. 11 Hoành, Thái Duy Tuyên, Trần Doãn, Vũ Trọng Rỹ,Võ Chấp, Nguyễn Cương, Đinh Quang Báo, Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Đức Thâm, Tô Xuân Giáp…[1], [12], [22]. Theo Đinh Quang Báo so với quan sát thí nghiệm thực hành có ưu thế hơn ở chỗ người nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng, thay đổi điều kiện quan sát và tạo khả năng đi sâu hơn vào tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, nó cho phép tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Vì vậy I.Paplop mới nói: “Quan sát chỉ thâu lượm những gì mà tự nhiên trao cho, còn thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên những gì mà còn người cần” [1]. Năm 1994, Nguyễn Ngọc Quang đã hệ thống phương tiện trực quan trong môn Hóa học gồm: TN và phòng TN (dụng cụ thiết bị, hóa chất) và đồ dùng tr ực quan (mẫu vật, mô hình, hình vẽ, bảng biểu). Theo tác giả, trong quá trình dạy học phương tiện trực quan đóng vai trò là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là nguồn phát thông tin về sự vật, hiện tượng, là cơ sở cho sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Từ đó tác giả đã đề xuất các biện pháp, quy trình sử dụng phương tiện trực quan đạt hiệu quả cao [1]. Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học nên càng về sau nhiều đề tài nghiên cứu ra đời, một số luận văn thạc sĩ của các tác giả Hoàng Việt Cường, Bạch Thị Ái Ngọc, Huỳnh Trọng Dương… nghiên cứu được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm [3], [4], [17]. Hiện nay việc áp dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng đã giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng, sâu sắc và chính xác. Đã có một số tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng tin học trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Năm 2002, Dương Tiến Sĩ đã sử dụng phần mềm MS Powerpoint trong dạy học khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái. Tác giả đã thiết kế
  • 12. 12 được một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm các nhân tố sinh thái tác động vào đời sống cây xanh[24]. Năm 2005, Nguyễn Như Quỳnh đã giới thiệu được quy trình thiết kế bài soạn bằng phần mềm MS Powerpoint[24]. Năm 2006 Nguyễn Thị Phương đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm FrontPage thiết kế giáo án điện tử trong giảng dạy phân loại động vật[24]. Năm 2006. Đồng Thị Bích Nga đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm Flash trong giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông. Tác giả đã thiết kế mô hình động để dạy bài “Kĩ thuật di truyền” và tổ hợp kiến thức quang hợp về cây xanh[24]. Sản phẩm của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học là các thí nghiệm ảo ra đời đã hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Tác giả Nguyễn Đình Tâm (2009), Nguyễn Hải Phúc (2013)… nghiên cứu về thiết kế các thí nghiệm ảo để sử dụng trong dạy học Sinh học [24]. Nhìn chung xuất hiện nhiều nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm, và cả thí nghiệm ảo trong những năm gần đây, nhưng việc sử dụng phối hơp giữa hai phương tiện dạy học này lại chưa được nghiên cứu đầy đủ. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được các nội dung trong chương trình Sinh học 6 có thể sử dụng phối hợp thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học môn này. - Xây dựng được quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật trong dạy học Sinh học 6.
  • 13. 13 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Thí nghiệm 1.1.1.1. Định nghĩa Theo Klaus (từ điển triết học – Leipig 1976) thí nghiệm (TN) là phương pháp, là cách thức mà bằng cách nào đó con người tác động một cách có ý thức, hệ thống lên các sự vật và hiện tượng xảy ra trong một điều kiện nhất định. Theo Đào Duy Ninh, cho rằng thí nghiệm là phương pháp thu thập thông tin, trong đó người ta chủ động tạo ra những tác động lên sự vật hiện tượng, trong những điều kiện đã được khống chế thu được thông tin chân thật về ảnh hưởng của những tác động đó. Trên cơ sở kết quả thu được qua nhiều lần cùng tiến hành thí nghiệm, trong những điều kiện được khống chế như nhau, người ta tiến hành quy nạp và khái quát hóa để tìm ra hoặc xác nhận những thuộc tính hay qui luật bản chất của sự vật hiện tượng cần nghiên cứu [5]. Theo Đinh Quang Báo, thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong điều kiện nhân tạo. Trong phức hệ các điều kiện tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật, người nghiên cứu chỉ chọn một vài yếu tố riêng biệt để nghiên cứu lần lượt ảnh hưởng của chúng. Thí nghiệm là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu sinh học, vì thế nó luôn được vận dụng trong dạy học Sinh học.[1] Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay một số điều kiện được thay đổi chủ động nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các chỉ số được theo dõi, ghi chép, để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay chứng minh sau bài học.
  • 14. 14 1.1.1.2. Phân loại thí nghiệm Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều quan điểm phân loại khác nhau. Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá các đối tượng bằng cách tác động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm có thể chia làm các dạng sau: - Thí nghiệm trực tiếp: là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một loại thí nghiệm như trên trong những điều kiện khác nhau. - Thí nghiệm gián tiếp: khi giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thuyết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Tùy vào mục đích của nhà nghiên cứu có thể phân loại thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm để xem: là loại thí nghiệm được thực hiện khi chưa có giả thuyết, nhằm đạt được những sự kiện mới mẻ. - Thí nghiệm để kiểm chứng: là loại thí nghiệm được thực hiện sau khi có giả thuyết nhằm kiểm tra giả thuyết đó đúng hoặc sai. - Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác một hợp phần tham gia thí nghiệm hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để có được kết quả tương tự. Trong quá trình dạy học, dựa vào cách thức sử dụng mà có thể phân loại thí nghiệm thành các dạng sau:
  • 15. 15 - Thí nghiệm trực quan: là nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan để nghiên cứu với vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới hay dùng để chứng minh nhằm minh họa cho các nội dung tri thức. Bao gồm: + Sử dụng băng hình, video khoa học + Thí nghiệm ảo + Thí nghiệm mô phỏng - Thí nghiệm thực hành: là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các thí nghiệm. Qua tiến hành và quan sát thí nghiệm, học sinh có điều kiện tự tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả giúp học sinh nắm vững được tri thức và phát triển tư duy sáng tạo. Thí nghiệm thực hành có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới gọi là thí nghiệm thực hành nghiên cứu, hoặc sử dụng để củng cố hoàn thiện tri thức, rèn luyện kỹ năng gọi là thí nghiệm thực hành củng cố [26]. Trong khuôn khổ luận văn này, dựa vào hướng nghiên cứu và cách thức sử dụng thí nghiệm chúng tôi phân loại thí nghiệm thành 2 dạng chính: + Thí nghiệm thật + Thí nghiệm ảo A. Thí nghiệm thật Thí nghiệm thật là thí nghiệm được biểu diễn bởi giáo viên hay do học sinh tự thực hiện trên các dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật có sẵn trong thực tế nhằm quan sát, minh họa hay kiểm chứng một tri thức khoa học nào đó gặp phải trong quá trình học tập. Thí nghiệm thật có thể được thực hiện trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, trên đồng ruộng hoặc tại nhà. * Ưu điểm
  • 16. 16 - Thí nghiệm được biểu diễn bởi giáo viên giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy: phân tích, so sánh thiết lập các mối quan hệ nhân – quả, trả lời các câu hỏi để dẫn tới khái quát, phản ánh được bản chất của các hiện tượng Sinh học. - Việc học sinh tự làm thí nghiệm đó là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học. Vì các thí nghiệm trực tiếp là cơ sở cho việc phát hiện và hiểu các khái niệm, đồng thời thông qua làm thí nghiệm mà học sinh có thể tự hình thành kiến thức liên quan đến thế giới xung quanh mình. - Thông qua thực hiện các thí nghiệm trực tiếp học sinh phát triển được các kĩ năng, kĩ xảo thực hành, phát triển tốt tư duy kĩ thuật. * Nhược điểm. - Đối với các hoạt động nghiên cứu về bản chất các quá trinh sinh học thì thí nghiệm thật không thể giúp học sinh quan sát được trọn vẹn diễn biến của các quá trình đó (ví dụ như các thí nghiệm về quá trình hút nước của rễ, hay dẫn nước trên thân…). - Một số thí nghiệm thật mất nhiều thời gian thực hiện mới mang lại kết quả (ví dụ như các thí nghiệm về độ nảy mầm của hạt...) . - Một số thí nghiệm thật đòi hỏi kĩ thuật cao khó có thể thực hiện thành công, lặp lại nhiều lần cho ra kết quả khác nhau do chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên thay đổi. - Phương tiện, dụng cụ, hóa chất đối với một số thí nghiệm phức tạp còn thiếu thốn, dẫn đến không thể thực hiện được. B. Thí nghiệm ảo Theo Vũ Trọng Rỹ, thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học… xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng
  • 17. 17 những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm[22]. Thí nghiệm ảo được thực hiện trên môi trường ảo (môi trường số hóa) gồm mô hình ảo, băng hình, mô phỏng… nó có vai trò là phương tiện dạy học trong quá trình dạy học, đáp ứng được đầy đủ các bước, các quá trình của bài giảng. * Ưu điểm - Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại. - Thí nghiệm ảo giúp tăng hiệu quả giáo dục, qua tính năng tương tác với người tiến hành thí nghiệm để có thể thiết lập các tình huống, các điều kiện tới hạn khó xảy ra trong thực tế giúp học sinh nắm được bản chất vấn đề. - Thí nghiệm ảo cùng bài giảng điện tử giúp áp dụng được cả 3 yếu tố giáo dục hiện đại là “học + thực hành + kiểm tra đánh giá” nhằm nâng cao hiệu quả học tập. - Mang tính an toàn cao, có khả năng làm lại nhiều lần mà đảm bảo tính chính xác. * Nhược điểm. - Thí nghiệm ảo không thay thế được kinh nghiệm thực tiễn, không dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành và tư duy kĩ thuật của học sinh. - Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định để làm chủ được phần mềm. - Thiết kế một thí nghiệm ảo không phải là một điều đơn giản, mất khá nhiều thời gian. 1.1.2. Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. Mục đích của dạy học là không những chỉ đào tạo ra những con người nắm vững kiến thức khoa học mà còn phải giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thực hiện được những điều mà bộ óc suy nghĩ. Nếu không có điều đó thì những hiểu
  • 18. 18 biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí thuyết, chưa tác động vào thực tiễn. Nhận thức lí luận và vận dụng lí luận vào thực tiễn là hai mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có một khoảng cách rất xa mà con người khó có thể vượt qua được nếu không thông qua hoạt động thực hành. Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lí thuyết mà học sinh tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động, làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng, nhờ thế mà học sinh sẽ thấy rõ được vị trí, vai trò của mỗi kiến thức khi vận dụng thực tiễn. Khi tiếp xúc thực tiễn, bằng hành động, hứng thú của học sinh được kích thích, tư duy của học sinh luôn được đặt trước tình huống mới, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, gia tăng hoạt động độc lập trong nhận thức của học sinh. Như vậy, thí nghiệm thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học và trong dạy học Sinh học cũng vậy, bởi Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lí thuyết luôn gắn liền với việc giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội. Do đó việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học là rất cần thiết, giáo viên cần xem thí nghiệm như là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xão vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống sản xuất thí nghiệm phải được xem là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng. - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh. Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm. Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng và trực tiếp giúp cho các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong các hoạt động thực hành có sự tham gia của nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải động
  • 19. 19 não suy nghĩ, tìm tòi nên phát triển được tư duy sáng tạo. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản nhất. - Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy, nó là phương tiện giúp hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xão thực hành và tư duy kĩ thuật. Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những kiến thức lí thuyết đã học, làm cho những kiến thức trở nên thiết thực gần gũi với thực tiễn. Tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất của các sự vật hiện tượng giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ khi tiến hành các thí nghiệm đã giúp cho học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp, hình thành tư duy kĩ thuật ở các em. - Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng và các quá trình sinh học. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy đủ. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước dần dần để rồi sau đó làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thực hiện, hình thành được kĩ năng thực hành. - Thí nghiệm có thể sử dụng trong tập hợp phương pháp dạy học (dựa vào mục đích lí luận dạy học làm tiêu chuẩn phân loại): các phương pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới, các PPDH dùng trong củng cố kiến thức, các PPDH dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, các PPDH dùng khi khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, các PPDH dùng kiểm tra-đánh giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học: + Trong nghiên cứu tài liệu mới
  • 20. 20 + Trong củng cố hoàn thiện kiến thức + Trong kiểm tra đánh giá kiến thức Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm được dùng để xác định nhiệm vụ nhận thức trước khi vào bài mới. Cách làm này sẽ tạo được hứng thú cho người học nhằm tìm hiểu những thí nghiệm mà thí nghiệm đặt ra.Với vai trò này thí nghiệm được sử dụng khá đa dạng tùy thuộc vào nội dung kiến thức. Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người dạy có thể sử dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu hoàn hảo hơn so với các thí nghiệm cổ điển. Lúc này thí nghiệm sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình đối với quá trình nhận thức của người học. Một thí nghiệm càng chứa nhiều dấu hiệu bản chất của một quá trình hay một hiện tượng sinh học thì thí nghiệm đó sẽ là một một minh chứng thuyết phục nhất. Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức. Đây là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp trực quan do giáo viên biểu diễn hay nhóm phương pháp thực hành do học sinh thực hiện. Vì vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện một sô kĩ năng thực hành. Thí nghiệm sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức hay để kiểm tra đánh giá. Trong vai trò này, thí nghiệm không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã tiến hành khi nghiên cứu kiến thức mới mà là một biến dạng của thí nghiệm gốc hoặc trình bày một thí nghiệm tưởng tượng[1], [26]. 1.1.3. Cơ sở lựa chọn phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học Trong dạy học không có phương pháp nào là độc tôn dù có giá trị dạy học cao. Để nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển toàn diện năng lực của học sinh thì việc phối hợp sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học là rất cần thiết.
  • 21. 21 Việc lựa chọn sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học sinh học chính là sự kết hợp giữa 2 nhóm phương pháp dạy học chính trong lí luận dạy học Sinh học (phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp thực hành thí nghiệm). Cơ sở của sự lựa chọn này: - Căn cứ vào mối quan hệ giữa mục đích và nội dung mà phương pháp dạy học được lựa chọn. Trong đó, mục đích quyết định nội dung và thông qua đó quyết định phương pháp. - Dựa và tính chất của nội dung tài liệu giáo khoa. Tính chất phức tạp của thành phần nội dung tài liệu quy định việc lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau. - Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, vốn kiến thức đã có và khả năng tư duy của học sinh. Các đặc điểm này giúp giáo viên xác định được mức độ tổ chức tìm tòi tự lực của học sinh khi tổ chức dạy học bằng một phương pháp dạy học nào đó. 1.1.4. Vì sao phải phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học sinh học? Qua phân tích vai trò của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học cho thấy được việc sử dụng phương pháp thí nghiệm là không thể thiếu để dạy học các môn khoa học thực nghiệm trong đó có môn Sinh học. Thông qua phương pháp thí nghiệm giáo viên sẽ phát triển được ở học sinh các kĩ năng cơ bản như: kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm và ở mức độ cao hơn là kĩ năng đánh giá tác động của các nhân tố đến một quá trình hay một hiện tượng sinh học nào đó. Trong thực tiễn dạy học, đối với một số quá trình sinh học, giáo viên không thể dùng các thí nghiệm thật để minh họa được (do hạn chế về thời gian, nguyên liệu thiếu, khó tìm, hoặc thí nghiệm đòi hòi kĩ thuật cao, khó thành công trong điều kiện thực tế…) thì giáo viên phải sử dụng phối hợp với các thí nghiệm ảo để khai thác tối đa tính hiệu quả của thí nghiệm. Do các thí nghiệm ảo được thực hiện trên môi trường ảo, số hóa, mang tính tương tác cao, nên có thể dùng để minh họa cụ
  • 22. 22 thể, chi tiết hơn về bản chất của các quá trình hay các hiện tượng sinh học mà nếu sử dụng thí nghiệm thật học sinh sẽ không thể quan sát được, chỉ có thể phán đoán. (Ví dụ: sự hút nước của rễ, sự vận chuyển nước và muối khoáng trong thân, mô phỏng quá trình quang hợp, hay sự thoát hơi nước ở lá…). Như vậy việc sử dụng phối hợp giữa thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong quá trình dạy học sẽ giúp giáo viên khắc phục được ưu nhược điểm của từng loại thí nghiệm riêng lẻ, khai thác tối đa hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm, không những giúp học sinh hình thành rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành mà con giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc, sâu đậm và hơn thế nữa việc phối hợp này sẽ tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, kích thích nhu cầu nắm bắt tri thức của các em, từ đó hướng đến hoàn thiện mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sinh học. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1.2.1. Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường trung học cơ sở Để có cơ sở thực tiễn này, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dùng phiếu điều tra học sinh, thăm dò ý kiến của giáo viên một số trường THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học Sinh học ở một số trường THCS hiện nay. 1.2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên Chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 50 giáo viên THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế.Kết quả thăm dò được thể hiện ở bảng. Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên TT Các biện pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng SL TL SL TL SL TL 1 Thuyết trình 6 12% 28 56% 16 32% 2 Hỏi đáp – tái hiện, 21 42% 27 54% 2 4%
  • 23. 23 thông báo 3 Hỏi đáp tìm tòi 42 84% 8 16% 0 0% 4 Dạy học giải quyết vấn đề 17 34% 33 66% 0 0% 5 Dạy học có sử dụng thí nghiệm 5 10% 35 70% 10 20% 6 Dạy học bằng sơ đồ hóa 16 32% 29 58% 5 10% 7 Dạy học sử dụng phiếu học tập 33 66% 15 30% 2 4% 8 Học sinh tự làm việc với sách giáo khoa 11 22% 37 74% 2 4% Qua bảng số liệu điều tra tên, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã rất quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng nhiều trong thực tiễn dạy học, 84% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp hỏi đáp – tìm tòi, 66% giáo viên thường xuyên sử dụng phiếu học tập). Đối với phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học giáo viên chỉ sử dụng với mức độ không nhiều ( thỉnh thoảng 70%, và không sử dụng 20%). Bảng 1.2. Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các loại thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường THCS Loại thí nghiệm Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng SL TL SL TL SL TL Chỉ thí nghiệm thật 35 70% 15 30% 0 0% Chỉ thí nghiệm ảo 8 16% 20 40% 22 44% Sử dụng phối hợp cả hai 5 10% 37 74% 8 16%
  • 24. 24 Qua bảng 1.2 ta thấy khi sử dụng phương pháp thí nghiệm đa số giáo viên sử dụng thường xuyên thí nghiệm thật (70%) để dạy học, ít khi sử dụng phối hợp cả 2 loại thí nghiệm thật và ảo. 1.2.1.2. Thực trạng học tập của học sinh Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về thái độ học tập môn Sinh học của 300 em học sinh ở các trường THCS Phú Thuận, THCS Nguyễn Cư Trinh, THCS Huỳnh Đình Túc. Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh Các chỉ tiêu Mức độ Số lượng Tỉ lệ 1. Mức độ yêu thích A. Yêu thích 215 71,67% B. Bình thường 69 23,00% C. Không thích 16 5,33% 2. Lí do yêu thích A. Có tính thực tiễn cao 198 66,00% B. Thầy dạy hay, dễ hiểu 70 23,33% C. Môn học sinh động, dễ tiếp thu 32 10,67% 3. Hoạt động chính trong giờ Sinh học A. Nghe giảng, viết bài 203 67,67% B. Nghe giảng, viết bài, không xây dựng bài 88 29,33% C. Làm việc riêng 9 3,00% 4. Giờ học hứng thú nhất là khi… A. Có sử dụng thí nghiệm 177 59,00% B. Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, video sinh học 83 27,67% C. Thảo luận nhóm, trình bày 40 13,33% 5. Phương pháp thí nghiệm yêu thích A. Giáo viên làm, học sinh quan sát 58 19,33% B. Học sinh tự làm, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên 101 33,67% C. Giáo viên chỉ sử dụng thí nghiệm ảo, băng hình, video… để dạy học. 46 15,33% D. Làm thí nghiệm thật và phối hợp với các thí nghiệm ảo để minh họa. 95 31,67%
  • 25. 25 Qua bảng thống kê kết quả điều tra học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh rất yêu thích môn Sinh học (71,67%) do những kiến thức của môn Sinh học gắn liền với thực tiễn cuộc sống xung quanh. Qua đó các em có thêm hiểu biết về giới tự nhiên, các cơ chế sinh lí, hiện tượng xảy ra trên cơ thể sinh vật, hay mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Học sinh hứng thú khi trong giờ học có sử dụng thí nghiệm hay các phương tiện trực quan khác như tranh ảnh, sơ đồ, video sinh học. Đối với phương pháp thí nghiệm, học sinh đa phần thích tự mình thực hiện các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và phối hợp thêm các thí nghiệm ảo, video sinh học để minh họa, hoàn thiện kiến thức. 1.2.2. Đánh giá thực trạng * Về phía giáo viên - Phần lớn giáo viên đã quá quen thuộc với những phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, giảng giải; năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực công nghệ thông tin của các giáo viên còn hạn chế. - Đa số giáo viên có tâm lí ngại khó, ngại khổ. Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều dụng cụ, lựa chọn, thiết kế các thí nghiệm ảo mất nhiều thời gian và công sức. - Động cơ dạy học của 1 bộ phận không nhỏ giáo viên mang tính thực dụng (thi như thế nào học như thế đó). Giáo viên quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học. Vì vậy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, ít quan tâm đến việc hình thành kỹ năng cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm. Ít tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực hoạt động độc lập trong học tập, làm cho các em thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, giáo viên dạy chưa hấp dẫn cũng làm cho học sinh ít hứng thú đối với bộ môn Sinh học. * Về phía học sinh
  • 26. 26 - Năng lực học tập của học sinh không đồng đều, kỹ năng thực hành của nhiều học sinh còn hạn chế. Do đó, việc làm thí nghiệm trong dạy học gặp nhiều khó khăn, nên nhiều giáo viên ngại khai thác sử dụng. - Nhiều học sinh cảm thấy khó học môn Sinh học do chưa có phương pháp học hợp lý. - Các em còn nặng về tâm lí thi gì học đó, trong khi đó trong các kì thi thi không có câu hỏi nào kiểm tra về kỹ năng thực hành dẫn đến tình trạng HS xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng thực hành. * Nguyên nhân thực trạng - Học sinh chỉ xem môn Sinh học là môn học phụ, không có tác dụng tốt đối với nghề nghiệp sau này, do đó không dành nhiều thời gian, công sức để đầu tư học tập như các môn khác. - Do phân phối chương trình chưa hợp lí, có nhiều tiết học có thể sử dụng thí nghiệm thực hành thì chứa đựng khối lượng kiến thức khá lớn, nên việc sử dụng thí nghiệm thực hành rất khó thực hiện. - Thí nghiệm ảo thiết kế phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ của người giáo viên. - Cơ sở vật chất và các trang thiết bị thí nghiệm có độ chính xác và an toàn chưa cao, một số thiết bị khó sử dụng, nên khi làm thí nghiệm không đem lại kết quả chính xác như mong đợi, do đó chưa khuyến khích được giáo viên tích cực sử dụng thiết bị dạy học. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Việc phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học giúp khắc phục nhược điểm của từng loại thí nghiệm, góp phần khai thác tối đa hiệu quả của việc sự dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học.
  • 27. 27 - Qua khảo sát thực trạng dạy – học ở các trường trung học phổ thông cho thấy: việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học vẫn chưa được GV chú trọng, GV có sử dụng thì chỉ thực hiện những thí nghiệm truyền thống, đơn giản. Việc áp dụng CNTT, sử dụng phối hợp các thí nghiệm ảo xen lẫn các thí nghiệm thật vẫn chưa được nhiều giáo viên sử dụng nhiều do nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan. Từ những vấn đề trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu quy trình sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo là điều hết sức cần thiết.
  • 28. 28 CHƯƠNG 2. PHỐI HỢP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THẬT VÀ THÍ NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 2.1. Nguyên tắc sử dụng phối hợp thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 2.1.1. Quán triệt mục tiêu dạy học Mục tiêu dạy học là sự diễn đạt cụ thể của mục đích. Tuy nhiên, mức độ cụ thể này cũng sẽ khác nhau tùy theo độ lớn của nội dung dạy học. Đối với một môn học có mục tiêu chung, đối với từng chương, bài có mục tiêu cụ thể, nghĩa là có thể định lượng được, quan sát được, đo đạc được qua các thay đổi về hành vi của người học trong các lĩnh vực nhận thức, kĩ năng và thái độ. Xét trong cấu trúc hệ thống, mục tiêu là một yếu tố đơn vị trong hệ thống của quá trình dạy học bao gồm: mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đầu tiên có nghĩa quyết định đối với việc sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học. Với quan điểm đó, khi sử dụng thí nghiệm dạy học (phương tiện dạy học) để tổ chức HS lĩnh hội kiến thức trong dạy học Sinh học, chúng tôi xem việc quán triệt mục tiêu dạy học là nguyên tắc đầu tiên. Vì xét cho cùng, mọi hoạt động dạy học đều xuất phát từ mục tiêu dạy học và nhằm đạt mục tiêu dạy học. 2.1.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực và tăng cường hoạt động tự học của HS Tổ chức hoạt động học tập của HS dựa trên quan điểm học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Muốn kết quả hoạt động mang lại hiệu quả học tập cao thì bản thân người học phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình hoạt động. Sử dụng thí nghiệm là cơ hội để HS khám phá tri thức. Do đó, GV phải kích thích, tạo động cơ để HS tự lực tìm kiếm, khám phá tri thức từ những thí nghiệm một cách chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức, hướng dẫn, cố vấn của GV. Khi sử dụng các thí nghiệm, GV phải đặt HS vào những tình huống có vấn đề, tạo những
  • 29. 29 mâu thuẫn trong nhận thức, kích thích HS hoạt động để giải quyết vấn đề, lĩnh hội tri thức và kĩ năng học tập tương ứng từ những thí nghiệm mà GV sử dụng. 2.1.3. Kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng thí nghiệm với các phương tiện dạy học khác Hệ thống phương tiện dạy học nói chung và trong mỗi bài học nói riêng rất phong phú, đa dạng, nhất là đối với môn Sinh học. Đây là đặc trưng đồng thời là sự thuận lợi để thực hiện việc dạy học Sinh học đạt hiệu quả cao. Do đó, tuỳ theo yêu cầu của mục tiêu, nội dung dạy học để sử dụng phối hợp giữa thí nghiệm với các phương tiên dạy học khác. Tuy nhiên, sự phối hợp này có thể có hoặc không tuỳ theo nội dung dạy học; nhưng nếu có sự phối hợp thì phải đảm bảo sự hài hoà, thống nhất, có hệ thống; đảm bảo phù hợp với logic nhận thức của HS. 2.1.4. Đảm bảo các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy dạy học nói chung Thí nghiệm được xem là một loại phương tiện dạy học, vì vậy khi sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Sinh học phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học nói chung: đảm bảo an toàn; đảm bảo nguyên tắc: đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ; và đảm bảo tính hiệu quả. 2.2. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học sinh học 2.2.1. Giới thiệu quy trình Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học sinh học 6, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học như sau:
  • 30. 30 Sơ đồ 2.1. Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6 2.2.2. Giải thích quy trình Bước 1. Xác định mục tiêu Nhiệm vụ của quá trình dạy học được cụ thể hóa thành mục tiêu của từng chương từng bài trong chương trình. Vì vậy, cần phải phân tích mục tiêu để xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh ở mỗi bài học. Mục tiêu là tiêu chí để đánh giá mức độ đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ sau khi học xong từng phần học. Khi xác định đúng mục tiêu dạy học sẽ định hướng được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiệu quả. Ở chương trình Sinh học 6, khi mà phần lớn kiến thức mới chỉ là mở đầu để học sinh làm quen với giới thực vật vì vậy cần chú trọng các mục tiêu kỹ năng về rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm… xây dựng thái độ tích cực cho học sinh với thiên nhiên và môi trường sống. Bước 1. Xác định mục tiêu Bước 2. Xác định nội dung dạy học Bước 3. Xác định phương tiện dạy học Bước 4. Xác định biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo Bước 6. Kiểm tra, đánh giá Bước 5. Tổ chức thực hiện
  • 31. 31 Bước 2. Xác định nội dung. Trên cơ sở phân tích mục tiêu cần đạt được cho học sinh, giáo viên lựa chọn nội dung kiến thức để truyền tải. Nếu lượng kiến thức trong sách giáo khoa không đáp ứng hoàn thành được mục tiêu dạy học thì giáo viên phải bổ sung, cung cấp thêm thông tin để thuận lợi cho học sinh lĩnh hội và hoàn thành mục tiêu dạy học. Bước 3. Xác định phương tiện dạy học Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, giáo viên cần xác định, phân loại tri thức khoa học để định hướng phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện dạy học hợp lý nhằm đảm bảm hoàn thành tốt mục tiêu dạy học. Ví dụ, nghiên cứu tài liệu tế bào học tốt nhất là sử dụng phương pháp quan sát tiêu bản hiển vi, phim, tranh, ảnh. Để hình thành kiến thức giải phẫu – hình thái thích hợp nhất là quan sát mẫu vật thật, mô hình dưới dạng các bài tập cho học sinh thực hành quan sát; những vấn đề sinh lí, sinh thái được giải quyết tốt nhất nếu sử dụng phương pháp biểu diễn trực quan kết hợp với các thí nghiệm thực hành… Theo hướng nghiên cứu của đề tài, sử dụng phương tiện dạy học ở đây là các thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo. Giáo viên trên cơ sở phân tích nội dung để xác định xem nội dung kiến thức nào không cần thiết phải sử dụng thí nghiệm; nội dung nào sử dụng thí nghiệm thật; nội dung nào có thể sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo; nhằm đạt được hiệu quả lĩnh hội tối ưu nhất cho học sinh và đảm bảo mục tiêu nhận thức. Cấu trúc chương trình Sinh học 6, chứa đựng nhiều kiến thức về cấu tạo, giải phẫu, hoạt động sinh lí thực vật… cho nên khá thuận lợi để khai thác sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Vậy khi nào thì nên sử dụng thí nghiệm thật, khi nào thì nên phối hợp sử dụng cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo vào tiến trình dạy học? - Giáo viên chỉ sử dụng thí nghiệm thật khi mục tiêu dạy học chú trọng vào rèn luyện các kĩ năng quan sát, thực hành làm thí nghiệm, nội dung kiến thức nhằm phát triển các khái niệm hình thái – giải phẫu học, khái niệm sinh lí, sinh thái thực
  • 32. 32 vật. Sử dụng thí nghiệm thật khi mà thí nghiệm đó đảm bảo được sự thành công khi tiến hành, đảm bảo thời lượng chương trình cho phép và thí nghiệm thực hiện dễ dàng với độ chính xác, tin cậy cao, chứng minh hiệu quả kiến thức cần giảng dạy - Giáo viên sử dụng phối hợp thí nghiệm thật với các thí nghiệm ảo khi dạy học các quá trình sinh lí, sinh thái thực vật, khi mà thí nghiệm thật không thể lột tả hết bản chất của các quá trình đó, hay diễn ra quá nhanh, không thể quan sát rõ, hoặc không thể quan sát được bằng mắt thường. Thí nghiệm ảo đóng vai trò hỗ trợ để củng cố và hoàn thiện kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu, đúng vấn đề cụ thể chứ không trừu tượng hóa. Ví dụ như để dạy kiến thức sự hút nước của rễ và vận chuyển nước trong thân, ngoài sử dụng các thí nghiệm thật để chứng minh điều đó, giáo viên phải dùng phối hợp thêm các thí nghiệm ảo để học sinh thấy được bản chất, quá trình xảy ra như thế nào bên trong. Điều này giúp học sinh có thể khách quan hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, từ đó ghi nhớ một cách sâu sắc hơn. Trong quá trình giáo viên phân tích nội dung nếu xác định được nội dung đó có thể khai thác sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo thì sử dụng vào tiến trình dạy học bằng các biện pháp được nghiên cứu ở bước tiếp theo (bước 4). Bước 4. Xác định biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo Sau khi xác định được nội dung kiến thức có thể sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo vào dạy, giáo viên đưa vào tiến trình trình dạy học sao cho hợp lí nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo vào tiến trình dạy học như sau: * Biện pháp 1.Sử dụng thí nghiệm thật trước nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm ảo sau để củng cố, hoàn thiện kiến thức.
  • 33. 33 Biện pháp này sử dụng đối với các thí nghiệm thật đơn giản, dễ thành công, có thể thực hiện được trên lớp. Thông qua quá trình làm thí nghiệm, học sinh tự khám phá ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sử dụng thí nghiệm ảo tương tự để giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức đã học. Ví dụ: Để hình thành kiến thức mạch gỗ trong thân cây vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan theo chiều từ rễ lên thân cây (Bài 17. Vận chuyển các chất trong thân). Đầu tiên giáo viên giới thiệu, tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thật: Tiến hành: Lấy 3 bình thủy tinh, một bình đựng nước không màu, bình chứa nước có pha đường và dung dịch màu đỏ, bình chứa nước có pha đường và dung dịch màu xanh. Sau đó cắm 3 bông hồng trắng vào 3 bình trên. Sau một thời gian, quan sát thấy cánh hoa dần chuyển màu theo màu sắc với nước cắm bình. Dùng dao cắt ngang thân cây rồi dùng kính lúp quan sát thấy phần mạch gỗ cũng bị nhuộm màu. Những dấu hiệu này chứng tỏ, mạch gỗ trong thân vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan theo hướng từ rễ lên thân. Sau khi học sinh nắm hình thành được khái niệm giáo viên chiếu thí nghiệm ảo để học sinh quan sát toàn bộ thí nghiệm, quá trình dẫn nước và muối khoáng trong thân cây. Giáo viên chính xác hóa và hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Hình 2.1. Thí nghiệm ảo vận chuyển nước và muối khoáng trong thân cây * Biện pháp 2.Sử dụng thí nghiệm ảo trước để làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, thí nghiệm thật sau để kiểm chứng, hoàn thiện kiến thức
  • 34. 34 Biện pháp này sử dụng đối với các thí nghiệm ảo tạo ra được tình huống có vấn đề. Đặt ra các vấn đề yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách để giải quyết vấn đề đó. Qua quá trình nhận thức với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đề ra được các giả thuyết khoa học làm xuất hiện được vấn đề nghiên cứu. Trong trường hợp này thí nghiệm thật được sử dụng để kiểm chứng giả thuyết hay dùng để củng cố hoàn thiện kiến thức, có thể được thực hiện trên lớp hoặc tại nhà. Ví dụ: Hình thành kiến thức “Sự dài ra của thân” (Bài 14. Thân dài ra do đâu?) Giáo viên dùng thí nghiệm ảo có chứa đựng tình huống có vấn đề được thiết kế sẵn để vào bài. Tình huống xuất phát: Vì sao cây lớn lên? Có phải do thân dài ra đẩy từ gốc lên hay thân dài ra vì nó giãn được từ mọi vị trí trên thân, hay là do thân dài ra từ ngọn. Giới thiệu thí nghiệm ảo: Học sinh chuẩn bị một vài cây đậu con khoảng 2 tuần tuổi, sau đó dùng bút dạ vạch những vạch mực đều trên thân cây cách nhau khoảng chừng 1cm từ gốc cho đến gần ngọn. Sau 3 ngày ta nhận thấy trong khi những vạch ở giữa thân và gần gốc vẫn giữ nguyên vị trí thì các vạch ở phần gần ngọn đang cách xa nhau dần, thậm chí ở phần ngọn cây đã phát triển ra một đoạn mới. Qua thí nghiệm này học sinh đã hình thành được kiến thức “thân dài ra nhờ sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn”. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm thật trong SGK tại nhà để củng cố kiến thức. Hình 2.2. Thí nghiệm ảo thân dài ra từ ngọn
  • 35. 35 Thí nghiệm thật: - Gieo một số hạt đậu (đậu xanh, đậu đen…) vào khay đất ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất. - Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật). Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn, thu được kết quả: 3 cây không ngắt ngọn tiếp tục cao lên, 3 cây ngắt ngọn thì thân không cao lên được. a. Hai cây TN ban đầu b. Một cây ngắt ngọn và một cây không ngắt ngọn c. Kết quả hai cây TN sau vài ngày Hình 2.3. Thí nghiệm chứng minh thân dài ra từ ngọn
  • 36. 36 * Biện pháp 3. Sử dụng xen kẽ cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong quá trình dạy học. Biện pháp này được sử dụng đối với các thí nghiệm thật khó thực hiện, khó thành công. Thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo bổ sung cho nhau, qua đó học sinh tự phát hiện ra được những sai sót trong quá trình thực hành để kịp thời điều chỉnh. Sử dụng xen kẽ hai loại thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo phát huy khả năng quan sát, thực hành của học sinh đồng thời phát triển khả năng phán đoán, suy luận. Ví dụ: Để hình thành kiến thức lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng (Bài 21. Quang hợp) giáo viên sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong suốt tiến trình dạy học. Giới thiệu các thí nghiệm thật: - Thí nghiệm 1: Phép thử tinh bột Sử dụng dung dịch iốt loãng nhỏ vào các mẫu thử: bột mì, cơm nguội, bánh mì nhận thấy chỗ tiếp xúc xuất hiện màu xanh tím đặc trưng. Chứng tỏ ở những mẫu thử đó có tinh bột. Và Iot chính là dung dịch được dùng để nhận biết tinh bột. Hình 2.4. Thí nghiệm nhận biết tinh bột
  • 37. 37 - Thí nghiệm 2: Xác định lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. Chuẩn bị một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày, sau đó dùng băng keo đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó ra chổ có ánh nắng từ khoảng 6 giờ đồng hồ. Ngắt một chiếc lá từ chậu cây đó bỏ băng keo đen đi, rồi cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp lục của lá, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Bỏ lá đó vào cốc đựng dung dịch iốt loãng (thuốc thử tinh bột), ta nhận thấy phần không bịt băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng, phần bịt giấy đen không có màu xanh tím.
  • 38. 38 Do thí nghiệm cần nhiều thời gian nên cho học sinh thực hiện các điều kiện cần thời gian trước ở nhà, rồi hoàn thành phần còn lại trên lớp. Sau khi từng nhóm học sinh thực hiện xong thí nghiệm thật thì giáo viên chiếu thí nghiệm ảo mô tả quá trình tiến hành thí nghiệm và kết quả để học sinh so sánh đối chiếu, thảo luận về kết quả. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh hoàn thiện kiến thức. Ngoài 3 biện pháp chính được nêu trên trong thực tiễn dạy học các thí nghiệm ảo còn có thể được sử dụng để hỗ trợ học sinh ôn tập, chuẩn bị bài trước khi tới lớp, trước giờ thực hành của học sinh giúp tiết kiệm thời gian thực hiện thí nghiệm thật và phát huy được tính tích cực và tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Việc lựa chọn sử dụng biện pháp này hay biện pháp khác để truyền tải nội dung nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học chỉ mang tính chất tương đối tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng trong quá trình dạy học. Bước 5. Tổ chức thực hiện 1. Chuẩn bị cây thí nghiệm ; 2. Đặt trong bóng tối 48 giờ ; 3. Dùng băng đen bịt lá 4. Chiếu sáng trong 4 - 6 giờ ; 5. Tháo băng đen bịt lá 6. Tẩy diệp lục bằng cồn 900 và đun cách thủy ; 7. Rửa bằng nước ấm và thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng ; 8. Kết quả thí nghiệm. Hình 2.5. TN chứng minh lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
  • 39. 39 Tổ chức cho học sinh sử dụng thí nghiệm có thể giao nhiệm vụ ở nhà hoặc thực hiện trên lớp, ngay trong tiến trình dạy học. Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến cách thức tổ chức trên lớp, trong 1 tiết học. Sau khi xác định được biện pháp để sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo giáo viên cần gia công lại để vận dụng vào tiến trình dạy học sao cho đảm bảo được các yếu tố: hoàn thành mục tiêu dạy học và đảm bảo trong thời lượng chương trình cho phép. Giáo viên tổ chức theo các bước như sau: Sơ đồ 2.2. Các bước tổ chức dạy học theo hướng sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6 - Giáo viên giới thiệu hoạt động Giáo viên dẫn nhập vào nội dung kiến thức bằng các tình huống xuất phát lồng ghép những câu hỏi nêu vấn đề nhằm gây mâu thuẫn nhận thức, kích thích tính tò mò, thích tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ của đối tượng học sinh và phải dùng các câu hỏi mở để làm bộc lộ các quan niệm ban đầu. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu ra các suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi đi vào nội dung kiến thức mới của bài học, giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số quan điểm ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm để kiểm chứng, trả lời các câu hỏi đó. Sau khi học sinh đề xuất được phương án thực nghiệm thì giáo Bước 1. Giáo viên giới thiệu hoạt động. Bước 2. Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả. Bước 3. Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức.
  • 40. 40 viên nhận xét và quyết định tiến hành phương án với các dụng cụ thí nghiệm được chuẩn bị, giới thiệu kĩ càng. Đối với các thí nghiệm cần có thời gian mới đem lại kết quả, tốt nhất giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị trước đó, nêu rõ cho học sinh biết yêu cầu và mục đích của thí nghiệm sắp tiến hành, giới thiệu dụng cụ, và định hướng bằng những câu hỏi và bài tập thí nghiệm. Thông qua trả lời những câu hỏi, bài tập đó, học sinh phát triển được các kĩ năng phân tích hay thiết kế được thí nghiệm nhằm đáp ứng được mục đích bài học đề ra. Giáo viên nghiên cứu thiết kế, lựa chọn các thí nghiệm ảo có nội dung tương ứng với các thí nghiệm thật để sử dụng phối hợp với các thí nghiệm thật. - Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả Tùy vào biện pháp sử dụng phối hợp để xác định hình thức tổ chức thí nghiệm cho học sinh. Tiến hành thí nghiệm trên lớp tùy từng điều kiện cụ thể, thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc giao từng nhóm học sinh thực hiện. Học sinh quan sát kết quả thí nghiệm đạt được, và trả lời các câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra, cả lớp tổ chức thảo luận. Cá nhân hoặc đại diện từng nhóm trình bày kết quả, ý kiến, giải pháp hay các lập luận của nhóm mình để phản bác lại những ý kiến trái chiều. Giáo viên trong vai trò là người hướng dẫn và cung cấp thêm thông tin hỗ trợ, định hướng bằng các thí nghiệm ảo giúp cho học sinh thảo luận thành công. - Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức Sau khi thực hiện thí nghiệm nghiên cứu, thảo luận thì các câu hỏi dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức dần hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hay chưa được chuẩn xác một cách khoa học. Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực hiện thí nghiệm, giáo viên khắc sâu kiến thức bằng
  • 41. 41 cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu với các quan niệm ban đầu trước khi bắt đầu. Điều này giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức. * Ví dụ minh họa: Tổ chức dạy học nội dung “Xác định chất mà lá cây tạo được khi có ánh sáng”. Bài 21. Quang hợp – mục 1. - Giáo viên giới thiệu hoạt động Đặt vấn đề: “ Khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ để tự nuôi sống mình, là do lá chứa nhiều lục lạp. Vậy lá cây tạo ra được chất gì, và trong điều kiện nào?” Giáo viên nêu bài tập thí nghiệm như sau: - Dùng một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. - Đặt chậu cây đó ở chỗ có nắng gắt hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn 500W từ 4 - 6 giờ. - Ngắt lá, bỏ băng đen cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp lục rồi rửa lại bằng nước ấm. - Bỏ lá đó vào cốc dung dịch iốt loãng ta nhận thấy được phần không bịt băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng, phần bịt băng giấy không có màu xanh tím. Nêu câu hỏi: - Vì sao phải bịt lá bằng băng giấy đen? - Phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao? - Thí nghiệm trên dẫn đến kết luận gì? Học sinh nghiên cứu tự thực hiện thí nghiệm tại nhà dựa theo các bước giáo viên cho sẵn để kiểm chứng kết quả. Phân tích các dữ kiện thí nghiệm để trả lời các câu hỏi.
  • 42. 42 Giáo viên chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm để biểu diễn thí nghiệm thật cho học sinh, và chuẩn bị thí nghiệm ảo để minh họa, củng cố kiến thức. - Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả Hoạt động của giáo viên và học sinh tại lớp Hoạt động GV Hoạt động HS - Theo các em, chất mà lá cây tạo ra khi có ánh sáng là chất nào? - GV tiến hàng thí nghiệm nhỏ dung dịch iot vào tinh bột (cơm nguội) cho học sinh quan sát hiện tượng. - Hiện tượng xảy ra là gì? - GV thông báo, iot được dùng làm thuốc thử tinh bột. Để kiểm tra chất tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh có phải là tinh bột không ta sẽ sử dụng thuốc thử là iot. - Yêu cầu học sinh mô tả lại quá trình chuẩn bị thí nghiệm ở nhà. - GV cho HS phân nhóm, hướng dẫn thực hiện thí nghiệm. Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho - Tinh bột - Quan sát - Chỗ tinh bột tiếp xúc với dung dịch iot sẽ chuyển thành màu tím. - Bịt phần kín 2 mặt một phần lá của cây khoai lang bằng băng giấy đen sau đó để ở chỗ có nắng gắt. - Tiến hành thí nghiệm Quan sát hiện tượng.
  • 43. 43 vào cồn 90 độ đun sôi cách thủy rồi rửa sạch trong nước ấm. Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột. - Sau khi học sinh tiến hành thí nghiệm xong, GV chiếu thí nghiệm ảo tương ứng để học sinh đối chiếu kết quả và quy trình thí nghiệm - GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Tại sao kết quả thí nghiệm khác nhau? (nếu có) + Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen có mục đích gì? + Phần nào của lá chế tạo ra được tinh bột - Như vậy có thể kết luận gì về quá trình quang hợp - Vì sao khi trồng cây nên chú ý tới mật độ và thời vụ? - Vì sao cây lá có tán rộng ta cần trồng với mật độ thưa? - Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh Các kết quả thí nghiệm của học sinh sẽ không giống nhau vì do thời gian bịt lá cách bịt lá, thời gian thực hiện các khâu của thí nghiệm. + Bịt lá thí nghiệm bằng 1 giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá đối chứng vẫn được chiếu sáng + Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế tạo được tinh bột (Vì chỉ có phần này bị nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột) - Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
  • 44. 44 sáng? - Kết luận, chính xác hóa kiến thức. Khi bịt lá bằng băng giấy đen thì phần đó bị cách ly với ánh sáng. Khi bỏ vào dung dịch iốt thì phần không bị bịt băng giấy chuyển màu xanh tím đặc trưng chứng tỏ nó có tinh bột được tạo ra ở phần đó, phần bịt đen không có màu xanh tím chứng tỏ ở đó không có tinh bột. Kết luận: lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. Bước 6. Kiểm tra, đánh giá Giáo viên thiết kế bài kiểm tra để củng cố kiến thức, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nhận thức của học sinh, để kịp thời nhận được thông tin phản hồi, làm cơ sở điều chỉnh phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cải tiến nội dung cho quá trình dạy và học ngày càng hiệu quả. Nội dung của các bài kiểm tra bao gồm cả các câu hỏi lí thuyết và bài tập trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận để đánh giá được khả năng tư duy nhạy bén và sự vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã được rèn luyện trong giờ học. Tổ chức kiểm tra có thể ngay tại ở phần củng cố nếu thời lượng cho phép, hoặc kiểm tra 15 phút đầu trong buổi học tiếp theo. 2.3. Vận dụng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6. Vận dụng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo để dạy nội dung “Sự nảy mầm của hạt”. Bước 1. Xác định mục tiêu Học sinh phải đạt được mục tiêu này sau khi học xong nội dung “Sự nảy mầm của hạt”. * Về kiến thức:
  • 45. 45 - Học sinh biết được những điều kiện để hạt nảy mầm. - Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế một thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho hạt nảy mầm. - Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. * Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, so sánh, quan sát. * Về thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ hạt giống, bảo vệ thực vật. Bước 2. Xác định nội dung Để đạt được mục tiêu trên giáo viên lựa chọn nội dung dạy “Bài 35. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm – Sinh học 6”. Cùng một số nội dung từ tài liệu bên ngoài về các biện pháp canh tác, kĩ thuật gieo trồng, bảo vệ hạt giống. Bước 3. Xác định phương tiện dạy học Phân tích nội dung “Sự nảy mầm của hạt” nhận thấy nội dung này chứa đựng phần kiến thức về quá trình sinh lí, sự nảy mầm và lớn lên của hạt. Sử dụng thí nghiệm ảo học sinh sẽ quan sát được toàn bộ các giai đoạn từ khi còn là hạt, lúc nảy mầm, lớn lên, ra lá thật… Để rèn luyện học sinh kĩ năng làm thí nghiệm giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm các thí nghiệm thật liên quan đến nội dung, và đề xuất các phương án thí nghiệm sáng tạo. Như vậy, nhận thấy được nội dung “sự nảy mầm của hạt” có thể sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo, giáo viên thực hiện bước tiếp theo. Bước 4. Xác định biện pháp phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo. Ở nội dung bài 35, “Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm”, các thí nghiệm thật đề xuất khá đơn giản và dễ thực hiện nên giáo viên có thể sử dụng
  • 46. 46 biện pháp 1 để phối hợp. Tức là dùng các thí nghiệm thật để hình thành kiến thức, thí nghiệm ảo sử dụng để minh họa, củng cố và khắc sâu kiến thức. Bước 5. Tổ chức thực hiện - Giáo viên giới thiệu hoạt động Dẫn nhập: “Các hạt giống sau khi thu hoạch, phơi khô người ta có thể bảo quản được một thời gian dài mà không có gì thay đổi, nhưng nếu đưa hạt giống đó gieo ở đất thoáng, ẩm và tưới ít nước thì sẽ nảy mầm”. Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Giáo viên giới thiệu bài tập thí nghiệm sau: Cho 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho một số hạt đậu, tốt, khô (đậu xanh, đậu đỏ…) bỏ vào cốc thủy tinh, mỗi cốc khoảng 15 – 20 hạt. Cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 bỏ thêm nước ngập khoảng 5 – 6 cm, cốc 3 lót phía dưới hạt một lớp bông ẩm. Đặt 3 cốc vào chổ thoáng mát, sau 3 – 4 ngày, thấy ở cốc số 3 hạt nảy mầm tốt, 2 cốc còn lại hạt không nảy mầm được. Thí nghiệm 2: Làm một cốc thí nghiệm với điều kiện như ở cốc số 3, rồi để trong thùng xốp kín. Sau 3 – 4 ngày quan sát thấy hạt không nảy mầm được. Câu hỏi: Em hãy giải thích kết quả của 2 thí nghiệm trên, từ đó cho biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Học sinh phân tích các dữ kiện và thực hiện thí nghiệm tại nhà, nghiên cứu và giải bài tập giáo viên giao. Giáo viên thực hiện thí nghiệm ảo để minh họa. - Tổ chức thí nghiệm, thảo luận kết quả
  • 47. 47 Hoạt động của giáo viên và học sinh tại lớp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm a. Thí nghiệm 1: (Thí nghiệm thật được học sinh chuẩn bị trước ở nhà) - Kiểm tra phần chuẩn bị trước TN của các nhóm HS - GV yêu cầu HS quan sát và ghi kết quả TN vào bảng tường trình -GV cần giúp HS nhận biết: ở những hạt nảy mầm, đầu rễ và chồi nhú ra khác với những hạt chỉ bị nứt ra trong cốc ngập nước. - GV yêu cầu cá nhân HS xem lại kết qủa đã ghi trong tường trình 1. Hãy suy nghĩ xem ở cốc có hạt nảy mầm có những điều kiện bên ngoài nào? 2. Hãy suy nghĩ xem ở cốc có hạt không nảy mầm so với cốc có hạt nảy mầm thì thiếu điều kiện nào? 3. Hạt nảy mầm cần điều kiện gì? b. Thí nghiệm 2: - Yêu cầu nhóm HS báo cáo kết quả của - Các nhóm HS đặt cốc TN lên bàn. - Các nhóm HS quan sát kết quả TN và ghi vào bảng tường trình kẻ sẵn trong vở. - HS lắng nghe và quan sát. 1. Đủ nước,đủ không khí 2. Cốc 1 thiếu nước Cốc 2 thiếu không khí 3. Đủ nước, đủ không khí - HS nhắc lại kết luận thí nghiệm - Hạt giống không nảy mầm
  • 48. 48 nhóm thực hiện ở nhà - Vì sao hạt không nảy mầm được? Vậy ngoài điều kiện nước, không khí thích hợp thì cần điều kiện nào nữa? * Giáo viên dùng thí nghiệm ảo chiếu cho học sinh quan sát toàn bộ thí nghiệm, kiểm tra, đối chiếu kết quả. - Yêu cầu học sinh kết luận, những điều kiện cần để cho hạt nảy mầm là gì? - GDMT: Biết cách bảo quản hạt giống để đảm bảo chất lượng nảy mầm và nắm được những điều kiện gieo trồng để đảm bảo năng suất cây gieo. - Hạt không nảy mầm được vì nhiệt độ quá thấp. - Nhiệt độ thích hợp. - Học sinh quan sát, thu nhận thông tin. - Để hạt nảy mầm ngoài chất lượng hạt giống, thì cần phải có đủ điều kiện độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Hoạt động 2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất? - GV yêu cầu HS căn cứ vào điều kiện nảy mầm của hạt, thảo luận giải thích lý do các biện pháp kĩ thuật đã nêu ở SGK tr.114. - Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung. Khi gieo hạt phải: - Làm đất tơi, xốp > đủ không khí cho hạt nảy mầm tốt - Gieo hạt bị mưa to ngập úng > tháo nước để thoáng khí. - Phủ rơm khi trời rét > giữ nhiệt độ thích hợp - Phải bảo quản tốt hạt giống > vì hạt
  • 49. 49 - GV hoàn chỉnh ý, cho HS ghi bài. đủ phôi mới nảy mầm được - Gieo hạt đúng thời vụ > hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất.. - HS ghi bài. - Kết luận chính xác hóa kiến thức Kết luận: để hạt nảy mầm ngoài chất lượng hạt giống, thì cần phải có đủ điều kiện độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, gieo trồng đúng thời vụ. Bước 6. Kiểm tra đánh giá Để tra mức độ hoàn thành mục tiêu của nội dung bài học, chúng tôi thiết kế đề kiểm tra sau. ĐỀ KIỂM TRA Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Thời gian làm bài: 15 phút Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Trong nông nghiệp, sau khi gieo hạt gặp trời mưa kéo dài, đất bị ngập úng ta phải: A. Phủ rơm rạ nhằm tránh nhiệt độ thấp, hạt không nảy mầm được. B. Tháo hết nước để hạt có đủ không khí hô hấp. C. Phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh cơ hội.
  • 50. 50 D. Tiến hành làm đất tơi xốp để tạo điều kiện thông thoáng cho hạt hô hấp. Câu 2. Việc gieo trồng đúng thời vụ nhằm mục đích: A. Có đủ không khí cho hạt nảy mầm và phát triển tốt. B. Giúp cho hạt phát triển tốt nhất. C. Áp dụng được các biện pháp kĩ thuật vào trong quá trình chăm sóc. D. Giúp hạt gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi, nảy mầm tốt. Câu 3. Biện pháp kỹ thuật không cần áp dụng khi gieo hạt là: A. Làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt. B. Phun thuốc chống sâu bệnh cho hạt. C. Chống úng, chống hạn, chống rét cho hạt. D. Gieo hạt đúng thời vụ. Câu 4. Hạt lạc, hạt vừng giữ được khả năng nảy mầm trong khoảng thời gian: A. 7 - 8 tháng. B. Vài nghìn năm. C. 2000 năm. D. Vài giờ. Câu 5. Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là gì? A. Đủ nước. B. Đủ không khí. C. Nhiệt độ thích hợp. D. Đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp. Câu 6. Việc phủ rơm rạ cho hạt đã gieo khi trời rét nhằm mục đích: A. Tránh nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
  • 51. 51 B. Tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự chuyển hóa các chất trong hạt. C. Tránh nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt và tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự chuyển hóa các chất trong hạt. D. Tránh được sự khô hạn của mạch nước ngầm trong đất, hạt không nảy mầm được. Câu 7. Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? A. Hạt chắc mẩy, không mối mọt, không sâu bệnh. B. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. C. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp, hạt chắc mẩy, không mối mọt, không sâu bệnh. D. Hạt phải khô. Câu 8. Những điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là gì? A. Hạt không bị sâu, mối, mọt. B. Hạt phải khô. C. Hạt phải khô, không bị sâu, mối, mọt, không bị sứt sẹo. D. Hạt không bị sứt sẹo. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không phải là điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là: A. Hạt không bị sâu, mối, mọt. B. Hạt không bị tổn thương. C. Hạt phải khô. D. Độ ẩm trong hạt cao. Câu 10. Để hạt nảy mầm cần những điều kiện thích hợp về: A. Nước, không khí.
  • 52. 52 B. Chất lượng hạt giống. C. Nhiệt độ. D. Nước, nhiệt độ và không khí. Phần 2. Tự luận Hãy mô tả thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
  • 53. 53 * Sử dụng quy trình chúng tôi đã nghiên cứu được một số nội dung có thể phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong chương trình Sinh học 6 thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Các nội dung có thể sử dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong chương trình sinh học 6 STT Nội dung Bài Tên thí nghiệm Biện pháp sử dụng 1 Sự dài ra của thân Bài 14: Thân dài ra do đâu? Thí nghiệm chứng minh thân dài ra nhờ phân chia tế bào mô phân sinh ngọn Biện pháp 2 2 Sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân Thí nghiệm chứng minh nước và muối khoáng vận chuyển trong mạch gỗ của thân từ rễ lên lá Biện pháp 1 3 Xác định chất mà lá cây chế tạo khi có ánh sáng Bài 21: Quang hợp Thí nghiệm chứng minh lá cây tạo tinh bột khi quang hợp Biện pháp 3 4 Xác định chất khi thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột Thí nghiệm chứng minh lá cây thải khi oxi khi quang hợp 5 Cây cần những gì để chế tạo tinh bột Bài 22: Quang hợp (tiếp theo) Cây cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột Biện pháp 1
  • 54. 54 6 Hiện tượng hô hấp ở cây Bài 23: Cây có hô hấp không? Thí nghiệm chứng minh cây thải khí cacbonic khi hô hấp Biện pháp 1 7 Sự nảy mầm của hạt Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm nhờ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp Biện pháp 1 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học, chúng tôi đã xác định được các nguyên tắc sử dụng phối hợp thí nghiệm trong dạy Sinh học 6; xây dựng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học, đề xuất được các biện pháp cụ thể để phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo. Vận dụng quy trình chúng tôi đã nghiên cứu được 7 nội dung trong chương trình Sinh học 6 và đề xuất biện pháp sử dụng.
  • 55. 55 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh khi sử dụng bài dạy học có phối hợp sử dụng thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 6. 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi tiến hành tổ chức dạy 2 bài bằng giáo án được thiết kế theo hướng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá học sinh các lớp thực nghiệm qua 1 bài kiểm tra 15 phút. Quá trình dạy – học được tiến hành theo quy trình nghiên cứu. Các bài dạy thực nghiệm: - Bài 17. Vận chuyển các chất trong thân - Bài 21. Quang hợp 3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm Chúng tôi chọn 3 trường THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế để thực nghiệm: - Trường THCS Phú Thuận – Huyện Phú Vang - Trường THCS Huỳnh Đình Túc – Thị xã Hương Trà - Trường THCS Nguyễn Cư Trinh – Thành phố Huế Nhằm thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp trong từng trường. Chọn mỗi trường 2 lớp TN và ĐC có sĩ số và trình độ học tập tương đương nhau. Lớp TN và ĐC ở mỗi trường đều cùng một GV giảng dạy. 3.3.2. GV tham gia thực nghiệm Chúng tôi chọn GV khá và giỏi, có thâm niên trong công tác chuyên môn. Trước khi tiến hành TN, chúng tôi thực hiện các công việc sau với nhóm GV cộng tác: - Thống nhất mục đích, nội dung và các yêu cầu khác về quá trình TNSP.