SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐINH THỊ TUYẾT
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH ĐẮK NÔNG.
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số:8440217
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN ÂN
Huế, tháng 07 năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Tuyết
Lời cảm ơn!
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của
bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng nhƣ sự động
viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Lê Văn Ân
ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn tỉ mỉ, chu đáo mọi thao tác cho tôi hoàn thành
nhiệm vụ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy, cô
Khoa Địa lí - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã trang bị hệ thống kiến thức
liên quan, đóng góp nhiều ý kiến, cung cấp các thiết bị, tƣ liệu cần thiết có
thể để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trƣờng Đại học sƣ phạm Huế, các
phòng ban hữu quan đã tạo điều kiện tốt nhất trong việc thực hiện các thủ
tục, trang thiết bị, tƣ liệu trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở văn hóa – thể thao - du lịch
tỉnh Đắk Nông, Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Đắk Nông, Cục thống kê tỉnh
Đắk Nôngđã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2019
Học viên thực hiện
Đinh Thị Tuyết
4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ.................................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 8
1.TÍNH CẤP THIẾT.............................................................................................................. 8
2. MỤC TIÊU ........................................................................................................................ 8
3. NHIỆM VỤ........................................................................................................................ 8
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN........................................................................ 9
4.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 9
4.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................... 9
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 9
5.1. Giới hạn đối tƣợng đánh giá ..................................................................................... 9
5.2.Nội dung nguyên cứu................................................................................................. 9
5.3.Giới hạn không gian................................................................................................... 9
6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 9
6.1.Phƣơng pháp luận .................................................................................................... 10
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 12
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.................................................................................. 14
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu............... 14
1.1.1.Trên thế giới ............................................................................................................. 14
1.1.2. Việt Nam ................................................................................................................. 15
1.1.3. Tỉnh Đắk Nông........................................................................................................ 17
1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu ............................................................. 17
1.2.1. Du lịch ..................................................................................................................... 17
1.2.2. Du lịch sinh thái....................................................................................................... 18
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 23
1.2.4. Tài nguyên Du lịch sinh thái ................................................................................... 23
1.3. Đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái............................................................... 25
5
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................................ 25
1.3.2. Cách thức đánh giá .................................................................................................. 25
1.3.3. Mục đích đánh giá ................................................................................................... 27
1.3.4. Nội dung đánh giá ................................................................................................... 27
1.3.5. Đối tƣợng đánh giá.................................................................................................. 28
1.3.6. Phƣơng pháp đánh giá ............................................................................................. 28
1.4. Tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với du lịch sinh thái ................................ 36
1.4.1. Địa chất.................................................................................................................... 36
1.4.2. Địa hình ................................................................................................................... 36
1.4.3. Khí hậu .................................................................................................................... 37
1.4.4. Thủy văn.................................................................................................................. 38
1.4.5. Sinh vật.................................................................................................................... 38
1.4.6. Tài nguyên biển ....................................................................................................... 38
1.5. Các loại hình du lịch sinh thái:....................................................................................... 39
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI Ở
TỈNH ĐẮK NÔNG. ................................................................................................................ 40
2.1. Khái quát tiềm năng phát triển Du lịch tỉnh Đắk Nông ................................................. 40
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến Du lịch........ 40
2.1.2. Điều kiện KT-XH và tài nguyên nhân văn.............................................................. 44
2.2. Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái............................................................. 48
2.2.1. Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................... 48
2.2.2. Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn phối trí trong tài nguyên tự nhiên.................... 58
2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái trong những năm qua tại tỉnh Đắk Nông. ........... 60
2.3.1. Lƣợt khách............................................................................................................... 60
2.3.2. Doanh thu ................................................................................................................ 63
2.3.3. Các điểm DLST tiêu biểu........................................................................................ 63
2.3.4. Đánh giá chung về tình hình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lich sinh
thái tỉnh Đắk Nông ............................................................................................................ 65
2.4. Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lich sinh thái tỉnh Đắk Nông...................... 65
2.4.1. Chọn đối tƣợng đánh giá ......................................................................................... 65
2.4.2. Đánh giá................................................................................................................... 66
2.4.3. Kết quả đánh giá...................................................................................................... 66
6
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG. ..................................................................................................... 84
3.1. Định hƣớng tổ chức........................................................................................................ 84
3.1.1. Cơ sở khoa học của việc định hƣớng ...................................................................... 84
3.1.2. Định hƣớng tổ chức tuyến, điểm du lịch, cụm du lịch ............................................ 89
3.2. Các giải pháp.................................................................................................................. 92
3.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch ..................................................................................... 92
3.2.2. Quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch............................ 93
3.2.3. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển .................................................................................. 93
3.2.4. Tổ chức quản lý....................................................................................................... 93
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách.................................................................................. 94
3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...................................................................... 95
3.2.7. Bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch ............................................................................ 97
3.2.8. Tuyên truyền, quảng bá ........................................................................................... 97
3.2.9. Liên kết các tỉnh, quốc gia....................................................................................... 98
3.2.10. Phát triển du lịch cộng đồng.................................................................................. 98
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 101
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 105
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG.............................................................. 105
PHỤ LỤC 2: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH.................................................................................................................... 111
PHỤ LỤC 3: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG...................................................... 114
PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH..................................................................... 117
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
1 DL Du lịch
2 DLST Du lịch sinh thái
3 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
4 TN Tài nguyên
5 KT- XH Kinh tế xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố
Bảng 1.2. Sự phân hóa các mức độ đánh giá tổng hợp theo tích số
Bảng 1.3. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tích số
Bảng 2.1. Khách du lịch quốc tế đến tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014- 2018
Bảng 2.2. Khách du lịch nội địa của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2018
Bảng 2.3. Doanh thu du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2018
Bảng 2.4. Các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn để đánh giá
Bảng 2.5. Bảng đáng giá các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn theo chỉ tiêu cấp 1
Bảng 2.6. Bảng đáng giá các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn theo chỉ tiêu cấp 2
Bảng 2.7. Bảng kết quả đánh giá tổng hợp
Bảng 2.8. Phân loại điểm du lịch theo điểm và tỷ lệ phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Hình 2.2. Bản đồ tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Hình 3.1. Bản đồ cụm, tuyến du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT
- Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, chất lƣợng cuộc sống con
ngƣời ngày càng cao, một trong những nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần
đó chính là du lịch. Do vậy ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế
mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia. Mặt khác du lịch, nhất là du lịch
sinh thái còn góp phần trong việc bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, tăng
cƣờng mối quan hệ, tạo ra sự thân thiện giữa các quốc gia. Phát triển DL đúng hƣớng
có hiệu quả đang đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm.
Việt Nam là quốc gia có 4000 năm lịch sử, với 54 dân tộc sinh sống, thiên nhiên
hùng vĩ đa dạng, nên Việt Nam có giá trị tiềm năng du lịch to lớn. Với ƣu thế giá trị
tiềm năng du lịch, năm 2018 chính phủ đã xác định “ Ngành du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn”. Trong thế mạnh du lịch chung của cả nƣớc, cũng nhƣ các địa phƣơng thuộc
đại ngàn Trƣờng Sơn hùng vĩ, thuộc Tây Nguyên kỳ thú, đa sắc màu dân tộc và giàu
truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đắk Nông chứa trong mình một kho tàng DL
nhất là DLST có giá trị vô cùng to lớn để ngành du lịch phát triển. Nghiên cứu các điều
kiện và tài nguyên tiềm năng, nhằm khai thác có hiệu quả trên cơ sở đó làm cho ngành
xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn đang là vấn đề đặt ra cấp bách cho mọi địa
phƣơng cũng nhƣ trên bình diện cả nƣớc.
Trƣớc thực tế này, tôi chọn vấn đề “ Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU
- Nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc định hƣớng tổ chức không gian hoạt động
DLST ở tỉnh Đắk Nông có hiệu quả.
3. NHIỆM VỤ
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
9
+ Điều tra thống kê các điều kiện tài nguyên tự nhiên tại Đắk Nông. Tiến hành đánh
giá giá trị của mỗi tài nguyên đối với sự phát triển du lịch sinh thái.
+ Đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát
triển du lịch sinh thái tại tỉnh Đắk Nông có hiệu quả bền vững.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm cơ sở lý luận đối với vấn đề
nghiên cứu, đồng thời khẳng định tính khả thi của việc đánh giá tự nhiên phục vụ mục
đích phát triển du lịch đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc xây dựng đề xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định phát triển du
lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có
thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hƣớng ở các địa phƣơng
khác có điều kiện địa lý tƣơng đồng.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Giới hạn đối tƣợng đánh giá
Đề tài tập trung đánh giá các tài nguyên tự nhiên, còn các tài nguyên nhân văn
phối trí trong các tài nguyên tự nhiên đƣợc đề tài xem xét trong việc đánh giá mức độ
hấp dẫn của tài nguyên đối với tổ chức không gian hoạt động DLST có hiệu quả.
5.2.Nội dung nguyên cứu
Việc đánh giá các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái đƣợc tiến hành
theo các chỉ tiêu và những phƣơng pháp cho điểm do các nhà khao học đề xuất, khảo
nghiệm và ứng dụng nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc.
5.3.Giới hạn không gian
Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Đắk Nông theo ranh giới hành chính, theo quyết định thành
lập tỉnh do thủ tƣớng chính phủ kí ngày1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số
23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
10
6.1.Phƣơng pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Theo học thuyết cảnh quan, mỗi một bộ phận không gian là một hệ thống tự nhiên
thuộc một cấp phân vị tồn tại trong tổng thể nhiều hệ thống đƣợc phân hóa từ một hệ
thống lớp vỏ cảnh quan hoàn chỉnh. Mỗi một hệ thống đƣợc cấu thành bởi các cấu trúc
thành phần. Các hệ thống tự nhiên và các cấu trúc cấu thành mỗi hệ thống có mỗi quan
hệ hữu cơ biện chứng thông qua các dòng vật chất và năng lƣợng. Việc khai thác tự
nhiên học thuyết cảnh quan khẳng định, mọi hoạt động sống và sản xuất thực chất con
ngƣời đã tác động vào các mối quan hệ giữa hai địa hệ: địa hệ tự nhiên và địa hệ kĩ
thuật.Vì vậy mọi nghiên cứu đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải đứng trên
quan điểm hệ thống. Xuất phát từ cơ sở lý luận này, quá trình đánh giá tài nguyên phục
vụ cho phát triển DL, chúng tôi đứng trên quan điểm hệ thống nhằm phát hiện các mối
quan hệ của mỗi hệ thống (nội quan hệ), quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên (ngoại
quan hệ) và mối quan hệ giữa hai địa hệ. Trên cơ sở đó đề xuất sử dụng, quy hoạch
hoạt động du lịch theo hƣớng đạt hiệu quả bền vững.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp
Mỗi hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành bởi sự hiện diện bình đẳng của tất cả cấu
trúc thành phần. Các thành phần tự nhiên cấu thành hệ thống tác động đến bất kì hoạt
động sống và sản xuất mà cụ thể là hoạt động du lịch sinh thái vừa tác động theo
phƣơng thức riêng vừa tác động trong mối quan hệ với các thành phần khác (tác động
trong tổng thể các yếu tố).Mỗi một thành phần tự nhiên tính chất mang tính đơn trị
nhƣng mặt khác đối với hoạt động sống và sản xuất của con ngƣời lại mang tính đa trị.
Giá trị của mỗi thành phần tự nhiên chỉ mang tính tƣơng đối với từng hoạt động và
thậm trí cho một bộ phận của mỗi hoạt động.Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên
tỉnh Đắk Nông phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái phải đứng trên quan điểm
tổng hợp, xem xét tác động của tất cả các thành phần đối với các hình thức, phƣơng
diện hoạt động du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đƣa ra định hƣớng hoạt động du lịch tối
ƣu nhất.
11
6.1.3. Quan điểm lịch sử
Lớp vỏ cảnh quan là một hệ thống động lực tự điều chỉnh. Mọi thành phần cấu
thành hệ thống cảnh quan luôn vận động không ngừng theo thời gian. Sự vận động biến
đổi của một thành phần thậm chí một bộ phận của một thành phần thay đổi đến một
mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác và tự điều chỉnh,
quy định lẫn nhau và hình thành nên một hệ thống mới. Xuất phát từ đặc tính của đối
tƣợng khi nghiên cứu vấn đề phải đứng trên quan điểm lịch sử. Vận dụng quan điểm
này khi nghiên cứu vấn đề phải phát hiện ra đƣợc sự vận động của hệ thống (tốc độ,
hƣớng vận động) từ đó định hƣớng du lịch theo quy luật vận động của hệ thống. Đồng
thời, thông qua vận động của mối cấu trúc thành phần, toàn bộ hệ thống quá trình phát
triển du lịch sinh thái phải xác định sự can thiệp vào hệ thống bằng cách nào nhằm làm
thay đổi quá trình vận động của hệ thống theo hƣớng có lợi bảo đảm cho ngành phát
triển bền vững theo thời gian.
6.1.4.Quan điểm lãnh thổ
Đồng nhất tƣơng đối là thuộc tính cơ bản của mọi sự vật. Các nhà khoa học cảnh
quan đã xác định, đặc trƣng cơ bản của lớp vỏ cảnh quan là sự sai biệt sâu sắc theo
không gian. Mọi đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải phát hiện đƣợc sự phân
hóa theo lãnh thổ để tổ chức sản xuất phù hợp đạt hiệu quả. Vì vậy khi đánh giá điều
kiện tự nhiên phục vụ phát triển cho hoạt động du lịch sinh thái vận dụng quan điểm
này nhằm phát hiện sự sai biệt về vai trò, phƣơng diện tác động và tác động đến khâu
nào từ đó khai thác hết vai trò tiềm năng của từng yếu tố, từng không gian nhằm đạt
hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.
6.1.5.Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu trong sự phát triển của nền
kinh tế xã hội. Một trong các thuộc tính cơ bản của du lịch sinh thái là phải bảo vệ môi
trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên đối với DLST
là mối quan hệ sống còn cùng phát triển. Vì vậy khi định hƣớng du lịch, đề xuất giải
12
pháp, vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu chính là việc bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên
thiên nhiên.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thực hiện các phƣơng
pháp sau:
6.2.1.Phƣơng pháp thu thập xử lý số liệu
- Dựa vào đối tƣợng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi định hƣớng nguồn
tƣ liệu (cơ quan xuất bản, lƣu trữ tƣ liệu liên quan) tiến hành thu thập sao chép các tƣ
liệu cần thiết liên quan vấn đề nghiên cứu, phân tích kết luận khoa học, hệ thống hóa
và thƣ mục hóa các tài liệu thu thập.
- Nguồn tài liệu thu thập bao gồm: Các công trình nghiên cứu, các báo cáo của
địa phƣơng, các số liệu quan trắc điều tra, các sách báo tạp chí, hệ thống các bản đồ
liên quan vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và làm cơ sở cho các kết
luận khoa học.
6.2.2.Phƣơng pháp thực địa
Thông qua các đợt thực địa nhằm thu thập thêm các tƣ liệu, kiểm tra các mâu
thuẫn, những vấn đề còn nghi vấn của số liệu thu thập, chụp ảnh minh họa trên cơ sở
các kết quả thực địa nhằm làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu cho kết luận khoa học về
vấn đề nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện 2 đợt thực địa.
Đợt 1: thông qua các tƣ liệu thu thập từ sở ban ngành hữu quan tiến hành khảo sát
sơ bộ. Thông qua khảo cứu sơ bộ để xác định lộ trình thực địa và tài nguyên du lịch
cần nghiên cứu đánh giá.
Đợt 2: Thực hiện lộ trình thực địa và các địa điểm nghiên cứu. Thông qua lộ trình
thực địa, tiến hành đánh giá sơ bộ các giá trị tiềm năng của các điểm tài nguyên đƣa
vào đánh giá, xác định kết nối tuyến của các điểm du lịch sinh thái hợp lý (Khả năng
khai thác du lịch của mỗi điểm, lộ trình lƣu chuyển kết nối ….)
6.2.3. Phƣơng pháp bản đồ
13
-Khoa học Địa Lý là khoa học về sự phối trí không gian của sự vật và hiện
tƣợng Địa Lý. Phƣơng pháp bản đồ vừa là phƣơng pháp mang tính đặc thù vừa là yêu
cầu bắt buộc của bất kì một công trình nghiên cứu địa lý. Trong nghiên cứu Địa Lý bản
đồ vừa là công đoạn đầu tiên (thông qua bản đồ để thu thập tƣ liệu về vấn đề nghiên
cứu) vừa là công đoạn kết thúc ( kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng bản đồ). Quá
trình thực hiện chúng tôi tiến hành 2 thao tác:
- Khai thác tƣ liệu: sử dụng các bản đồ: Bản đồ hành chính, các thành phần tự
nhiên ( Rừng, sinh vật, thủy văn, địa hình, địa chất) giao thông vận tải; hiện trạng phát
triển du lịch … nhằm thu thập các thông tƣ cần thiết liên quan tới vấn đề nghiên cứu
trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
- Xây dựng các bản đồ thể hiện kết quả: Các tài nguyên đƣa vào đánh giá; bản
đồ quy hoạch hoạt động du lịch.
6.2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến
tham vấn của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động
chuyên ngành. Trên cơ sở các ý kiến thu thập nhằm đƣa ra các kết luận có tính chính
xác cao về mặt khoa học.
6.2.5. Phƣơng pháp đánh giá:
Chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, đánh giá các tài nguyên đƣợc lựa chọn. phƣơng
pháp này đƣợc cụ thể hóa ở phần đánh giá.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm ba chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du
lịch sinh thái.
Chƣơng 2. Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh ở Đắk
Nông.
Chƣơng 3. Định hƣớng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Đắk Nông.
14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ những lợi ích to lớn của DLST đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia, sự tác động mạnh mẽ của DLST đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng,
trên thế giới và ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về quản lí, khai thác và triển
khai các hoạt động DLST có số lƣợng lớn,của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác
nhau, trong đó đáng kể nhất là các nhà khoa học Địa lí. Trong khả năng hạn chế về tìm
hiểu và sƣu tầm, tôi xin đơn cử một số công trình nghiên cứu của trong và ngoài nƣớc
tiêu biểu liên quan đến vấn đề đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.1.1. Trên thế giới
Nhà Địa lý BoNa (1918) đƣợc coi là ngƣời có ý niệm đầu tiên về Du lịch sinh
thái (DLST) và sau này đƣợc các nhà khoa học khai thác bổ sung và hoàn thiện thành
khái niệm DLST. Nơi đặt nền móng đầu tiên nghiên cứu về DLST là nƣớc Đức. Từ
những năm 1930, ở Đức đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực DLST, nhƣng
công trình nghiên cứu có tính chuyên khảo về DLST là công trình Posen (1939), ở
công trình này trên cơ sở lý luận chia DLST thành 5 loại hình ở một địa phƣơng cụ thể
- Riesangedirque: Suối nƣớc nóng, khí hậu mùa hè, thể thao mùa đông, đi bộ leo núi du
lịch quá cảnh. Đồng thời đƣa ra các tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và tổ chức lãnh thổ
du lịch. Năm 1995 Christales, bằng các công trình khảo sát về DLST, ông phân loại các
nhân tố ảnh hƣởng đến DLST ở địa phƣơng nơi ông sinh sống: Khí hậu, thắng cảnh,
giải bờ biển, suối nƣớc nóng,… nƣớc có nhiều công trình nghiên cứu lý luận hoàn
thiện nhất về DLST là Liên Xô cũ với những công trình ra đời vào cuối thế kỷ 17 có:
V.XPreobdanlay, I.L Vedenhinh (1971) đã đề cập đến các khái niệm về hệ thống nghỉ
ngơi theo lãnh thổ; công trình “đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí” của
tên riêng Mukhina (1973); công trình “nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa
15
điểm Du lịch sinh thái” của Kadaxkai (1972) và Sepfer (1973); “tổ chức Du lịch sinh
thái” của L.I Diozochi (1985).
Từ những công trình nghiên cứu mang tính lý luận, trên thế giới cũng có nhiều
công trình nghiên cứu mạng tính hoàn thiện về lý luận, vận dụng lý luận vào việc
nghiên cứu phát triển DLST cụ thể ở các địa phƣơng nhƣ: Daves (Mỹ), Hrobinson
(Anh), Vonfo (Canada),…
1.1.2. Việt Nam
Do sự ra đời muộn của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng, việc nghiên
cứu du lịch, DLST cũng mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây. Mặc dù ra đời
muộn nhƣng các công trình nghiên cứu về du lịch, DLST hiện nay ở Việt Nam đã có số
lƣợng đáng kể và nghiên cứu đầy đủ phƣơng diện.
Về các công trình nghiên cứu du lịch nói chung: tiêu biểu có các tác giả nhƣ Vũ
Tuấn Cảnh, Vũ Kim Loan, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trung Lƣơng. Các
tác giả này trên cơ sở phân tích hoàn thiện về du lịch, đã tiến hành xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu, xây dựng hệ thống phân vị,từ đó, tiến hành phân vùng du lịch Việt Nam.
Ngoài những công trình nghiên cứu này, ở Việt Nam còn có hàng loạt các công trình
nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trên cơ sở lý luận, phân vùng du lịch
chung, tiến hành nghiên cứu du lịch tại một số địa phƣơng, một địa điểm du lịch nhƣ
“cơ sở của việc đánh giá điểm, tuyến du lịch”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thế Chính
(1995); “cơ sở khoa học của việc xây dựng tuyến, điểm du lịch” của Hồ Dũng, luận án
Tiến sĩ Địa lý (1996); “cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch ven thành
phố Huế”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Tƣởng (1999).
Ngoài ra còn có nhiều Hội thảo quốc tế, khu vực, trong nƣớc và các địa phƣơng
bàn về tổ chức hoạt động du lịch Việt Nam theo hƣớng bền vững.
Nghiên cứu về DLST đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Trung
Lƣơng “DLST những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển của Việt Nam”. Công trình
này đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về DLST, phân tích tài nguyên DLST, các
16
loại hình DLST cần khai thác đồng thời định hƣớng tổ chức không gian DLST trên
toàn quốc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, hội thảo liên quan đến DLST ở Việt Nam
đều đi theo hƣớng:
- Hƣớng khai thác tài nguyên: Có các công trình nghiên cứu nhƣ Philip Dearden
“Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái ở Việt Nam”; Hội thảo về “Phát triển
cộng đồng dân tộc thiểu số” – Hà Nội (1998); Đặng Huy Huỳnh (Vai trò đa dạng sinh
học trong phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam); Hội nghị quốc tế về “Phát triển Du
lịch sinh thái bền vững ở Việt Nam” – Huế (1997); Lê Văn Lanh “Du lịch sinh thái
trong bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”; Hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia phát
triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” – Hà Nội (1998); Lê Văn Lanh, D.TaMesMacNeil
“Du lịch Việt Nam – Triển vọng cho sự tồn tại và tham gia của các địa phƣơng”; Hội
thảo quốc gia “Tổ chức, quản lý rừng đặc dụng” – Hà Nội (1997); “Tổ chức các hoạt
động Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên”, Tuyển tập báo cáo các hội thảo
“Du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu và
Phát triển Du lịch Việt Nam.
Hƣớng nghiên cứu các điều kiện phát triển DLST: Chủ yếu là đánh giá các điều
kiện phát triển DLST, “Đánh giá điều kiện khí hậu cho hoạt động Du lịch sinh thái ở
Quảng Bình” (2007) Luận văn Thạc sĩ Địa lí tự nhiên. Đại học Sƣ phạm Huế của
Trƣơng Thị Thanh Hƣơng; “Đánh giá điều kiện khí hậu cho tổ chức hoạt động Du lịch
sinh thái tại tỉnh Quảng Trị” Luận văn Thạc sĩ Địa lí – Đại học Khoa học Huế của
Nguyễn Văn Dũng (2009).
“Nghiên cứu các tiềm năng du lịch miệt vƣờn tỉnh Tiền Giang” Luận văn Thạc sĩ
Địa lí của Phạm Văn Hoàng, Đại học Sƣ phạm Huế (2012); “Nghiên cứu tài nguyên
DL phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận” Luận văn Tiến sĩ của La Nữ
Ánh Vân, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh (2012); “Nghiên cứu du lịch nông
thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn Thạc sĩ Địa lí Đại học Sƣ phạm
Huế (2011) của Nguyễn Văn Giới.
17
1.1.3.Tỉnh Đắk Nông
Cho tới nay, tại Đắk Nông mới chỉ có các thông tin về DL mang tính văn bản
nhƣ: Báo cáo thƣờng niên và phƣơng hƣớng hoạt động du lịch của tỉnh theo thời đoạn.
Một số bản đồ biểu thị về các điểm du lịch đang khai thác và có thể khai thác. Còn
nghiên cứu về DL đặc biệt đánh giá giá trị tiềm năng của tài nguyên đối với DL nói
chung và DLST nói riêng trên cơ sở đó đề xuất quy hoạch không gian hoạt động DL
hoàn toàn chƣa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu, vì vậy vấn đề đƣợc chọn
và nghiên cứu luận văn thạc sĩ này là hoàn toàn mới.
1.2.Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Du lịch
Đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, du lịch có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này
đã đƣợc La Tinh hóa thành Tornus và sau đó thành Tourisme (tiếng Pháp), Tourism
(tiếng Anh), … Theo Robert Lanquan, từ Tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh
vào khoảng năm 1800. [16]
Thuật ngữ Du lịch, ở Việt Nam đƣợc hiểu theo tiếng Hán - Nôm, du có nghĩa là
đi, còn lịch có nghĩa là lịch lãm. Đi chơi mang tính lịch lãm.
Trƣớc sự phát triển của ngành DL và những đóng góp to lớn của nó, vào năm
1963 Hội nghị liên hiệp quốc tế về DL họp ở Roma (Ý) đã thống nhất đƣa ra khái niệm
“du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lƣu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng
xuyên của họ hay nƣớc họ,với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là
làm việc của họ.”
Dựa trên khái niệm này, vào năm 1985 L.I Priro Gro nghiên cứu và hoàn thiện
“DL là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển
và lƣu trú tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao thông
qua việc tiêu thụ những giá trị về TNTN, kinh tế và văn hóa” [ 34 trang 15]. Thuật ngữ
này chuyển tải 3 nội dung cơ bản: 1) Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cƣ
18
trú thƣờng xuyên, 2) Dạng chuyển cƣ đặc biệt, 3) Ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản
xuất nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội của nhân dân. Khái niệm của L.I Piro đƣa
ra khái niệm du lịch sau này đƣợc Mathiesou và Wall khái quát hóa “Du lịch là sự di
chuyển tạm thời của ngƣời dân đến những nơi ngoài khu vực cƣ trú và làm việc thƣờng
xuyên của họ, các hoạt động đƣợc thực hiện trong thời gian lƣu trú tại đó và các tiện
nghi đƣợc sinh ra nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ”.
Ủy ban Liên hợp quốc kết hợp với tổ chức Du lịch thế giới (1993) đƣa ra khái
niệm “Du lịch là hoạt động của con ngƣời du hành đến và lƣu trú tại nơi khác với nơi
ở, môi trƣờng thƣờng xuyên của họ với thời gian không quá 1 năm và nhiều hơn 24 giờ
nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và mục đích khác”.
Ở Việt Nam, khái niệm DL cũng đƣợc đề cập tới ở nhiều văn bản khác nhau.
Theo từ điển Bách Khoa toàn thƣ của Việt Nam, DL đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa, cụ thể
khái niệm DL mang tính pháp lệnh đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 08.02.1999): “Du lịch là hoạt động
của con ngƣời ngoài nơi cƣu trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định” [1].
Nhƣ vậy, có nhiều khái niệm DL khác nhau nhƣng về cơ bản đều hàm chứa nội
dung cơ bản sau:
- Sự di chuyển đặc biệt khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên.
- Thực hiện nhiều hoạt động khác nhau thông qua việc sử dụng các TNTN, văn
hóa, thể thao …nhằm nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe và sự hiểu biết.
- Thời gian có hạn định.
1.2.2. Du lịch sinh thái
1.2.2.1.Khái niệm:
DLST (Ecoturism) là một loại hình du lịch tƣơng đối mới trên thế giới và mới
xuất hiện gần đây ở nƣớc ta. DLST đƣợc hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép (du
lịch) và (sinh thái) hay đƣợc gọi là du lịch thiên nhiên. Tuy nhiên, quan niệm DLST đã
xuất hiện từ đầu những năm 1980. Theo Ashpon thì mọi hoạt động liên quan đến thiên
19
nhiên nhƣ tắm biển, nghỉ núi,… đều đƣợc hiểu là DLST. Ngƣời đƣa ra khái niệm có
tính hoàn chỉnh đầu tiên là Hector – Ceballos – Lascurain vào năm 1987: “Du lịch sinh
thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc
biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang giã và những giá trị
văn hóa đƣợc khám phá” [33, trang 8].
Từ những ý niệm, khái niệm ban đầu về DLST này, sau đó nhiều nhà khoa học
khác trên thế giới đề cập tới và hoàn thiện dần. Nếu xét theo thời gian các định nghĩa
về DLST có thể liệt kê nhƣ sau: [33, trang 9 - 11].
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục
đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn
vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc
bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho ngƣời dân địa phƣơng” (Wood,
1991).
“Du lịch sinh thái đƣợc phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ
giáo dục cao đối với môi trƣờng và sinh thái, thông qua những hƣớng dẫn viên có
nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra những mối quan hệ giữa con ngƣời và
thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đƣợc giáo dục để biến bản thân những ngƣời
khách du lịch thành những ngƣời đi đầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Phát triển
Du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi
trƣờng, đảm bảo cho địa phƣơng đƣợc hƣởng nguồn lợi tài chính do du lịch mạng lại
và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen,1993).
“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và
diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên, đƣợc quản lý bền vững về mặt sinh thái” (Định
nghĩa của Ôxtraylia).
“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo
tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện đƣợc phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng” (Hiệp hội
Du lịch sinh thái quốc tế).
20
Nhƣ vậy qua các định nghĩa trên cho thấy, từ định nghĩa đầu tiên đƣợc đƣa ra vào
năm 1987 cho đến nay, nội dung định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi: DLST mới
đầu đƣợc coi là loại hình du lịch đến một vùng tự nhiên, thƣởng thức một cách thụ
động và ít tác động đến môi trƣờng tự nhiên. Ngƣợc lại, các khái niệm gần đây lại cho
rằng DLST là loại hình du lịch không những thƣởng thức mà còn có trách nhiệm với
môi trƣờng, đồng thời giáo dục ý thức đối với tự nhiên, qua đó đóng góp cho hoạt động
bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng.
Mặc dù khái niệm về DLST có những khác nhau về nhận định nhƣng đều có
những điểm chung [3], [16], [27]:
- DLST bao gồm tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục
đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu hiều về du lịch tự nhiên cũng nhƣ
những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng tự nhiên đó.
- DLST phải bao gồm các hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trƣờng.
- Thông thƣờng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các
nhóm du khách có số lƣợng hạn chế.
- DLST hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trƣờng tự nhiên văn hóa – xã hội.
- DLST có sự hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho những địa phƣơng, các tổ chức và các chủ
thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
+ Tạo ra cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng.
+ Tăng cƣờng nhận thức của du khách và ngƣời dân địa phƣơng về sự cần thiết
phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới đƣợc nghiên cứu giữa thập kỷ 90 của thế kỷ
XX. Xong đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và
môi trƣờng. Do trình độ nhận thức khác nhau ở mỗi góc nhìn khác nhau nên khái niệm
về DLST cũng còn nhiều điểm chƣa thống nhất.
Quan niệm về DLST đã có ở Việt Nam đáng chú ý nhất là quan niệm đƣợc thống
nhất bởi các chuyên gia hoạt động ở ngành du lịch và các nhà khoa học từ hội thảo
21
quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam ” từ ngày
07.09.1999. Theo Hội thảo này “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực, bảo
tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích của cộng đồng địa phƣơng”.
Định nghĩa này bao hàm đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với
các khái niệm của các nhà khoa học trên thế giới.
1.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái.
- Phải có sự độc đáo về tự nhiên và văn hóa mang tích bản địa sâu sắc: DLST là
du lịch khai thác từ tự nhiên và văn hóa bản địa nên muốn phát triển DLST trƣớc tiên
phải có nguồn lực tiềm năng cho phát triển DLST nhƣ: Hệ sinh thái tự nhiên điển hình,
đa dạng sinh học, tập quán sản xuất, giá trị phi vật thể bản địa,…
- DLST còn đòi hỏi đội ngũ công tác nhất là hƣớng dẫn viên du lịch phải có trình
độ ngoại ngữ tốt và am hiểu thực tế cao: Từ đặc điểm DLST cho thấy, DLST gắn với
giá trị của tự nhiên và văn hóa bản địa. Tài nguyên DLST chỉ có ý nghĩa lớn khi ngƣời
làm công tác hƣớng dẫn khai thác đƣợc hết những giá trị hàm chứa trong các tài
nguyên. Sự khai thác các giá trị tài nguyên DLST vừa thỏa mãn nhu cầu du lịch cộng
đồng, đồng thời nâng cao nhận thức về tự nhiên qua đó thay đổi đƣợc hành vi và thái
độ với tự nhiên. Đó chính là đạt đƣợc mục đích của DLST. Tránh các tác hại đến mức
độ thấp nhất đối với tài nguyên và môi trƣờng: Sự sống còn với DLST phải gắn liền
với sự tồn tại của môi trƣờng và tài nguyên du lịch, nhất là tự nhiên. Phát triển DLST
phải làm sao tránh đƣợc thiệt hại ít nhất đến môi trƣờng và tài nguyên môi trƣờng. Vì
thế, Tổ chức DLST phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. “Sức chứa”
đƣợc hiểu từ 4 khía cạnh: Vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội. Tất cả những khía
cạnh này đều có liên quan đến một lƣợng khách,đến một địa điểm, tại cùng một thời
điểm. Việc làm này đồng nghĩa với việc khai thác toàn diện giá trị tài nguyên của
DLST của địa phƣơng.
22
1.2.2.3. Đặc trưng Du lịch sinh thái
DLST là một dạng của hoạt động du lịch nên DLST cũng mang những đặc trƣng
cơ bản của hoạt động du lịch nói chung nhƣ: tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đa
mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã hội hóa. Tuy nhiên, đây là
một loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa bản địa nên DLST còn mang đặc
trƣng riêng, đặc thù đó là:
- Phụ thuộc sâu sắc vào tính hấp dẫn của tự nhiên, văn hóa bản địa. DLST đƣợc
khai thác từ sự hấp dẫn cả về tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của từng
vùng, từng địa phƣơng. Sự sống còn, hƣng thịnh hay suy thoái của DLST đều gắn liền
với tình hình phát triển và các đặc trƣng trên của tự nhiên, xã hội nơi khai thác và phát
triển DLST.
- DLST mang tính giáo dục cao về môi trƣờng: DLST hƣớng con ngƣời tiếp cận
gần hơn với những vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh
thái và nhạy cảm về mặt môi trƣờng. DLST đƣợc coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng
giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ mội trƣờng.
- DLST gắn với việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học.
Hoạt động DLST có tác động giáo dục con ngƣời bảo vệ tài nguyên tự nhiên cũng nhƣ
thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. DLST mang tính
xã hội sâu sắc: DLST là loại hình khai thác tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa bản
địa nên DLST muốn tồn tại phải bảo tồn các giá trị vật chất tạo ra từ tự nhiên và văn
hóa. Sự bảo tồn các giá trị này chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự góp sức của tất cả
mọi ngƣời, đặc biệt là cộng đồng địa phƣơng gắn liền với các “tài sản” đó. Chính vì
vậy, cộng đồng địa phƣơng là những ngƣời sở hữu trực tiếp các nguồn tài nguyên tự
nhiên và giá trị văn hóa địa phƣơng mình. Các giá trị văn hóa, tự nhiên muốn đƣợc bảo
tồn và cải thiện đƣợc quyết định bởi cộng đồng ngƣời sáng tạo ra giá trị văn hóa và mối
quan hệ tƣơng tác trực tiếp với tự nhiên nơi sinh sống.
- DLST triệt để khai thác giá trị tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu du lịch khác với
du lịch chung, DLST thƣờng có nhu cầu hiểu biết hơn hẳn về giá trị của tài nguyên du
23
lịch. Vì thế các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu
nhận thức và kinh nghiệm hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.
1.2.3.Tài nguyên thiên nhiên
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố đƣợc sử dụng vào
phát triển kinh tế làm phƣơng tiên tồn tại của xã hội loài ngƣời…”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật
chất cho trong tự nhiên mà một trình độ nhất định của sự phát triển lực lƣợng sản xuất
chúng đƣợc sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phƣơng tiện sản xuất và đối tƣợng tiêu
dùng”. (nguồn Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến
bộ khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ
thống “tự nhiên – xã hội”. Vì thế, khái niệm tài nguyên thiên nhiên ngày càng đƣợc mở
rộng cùng với sựphát triển của lực lƣợng sản xuất và sự phát triển của xã hội.
1.2.4.Tài nguyên Du lịch sinh thái
1.2.4.1. Khái niệm
Theo quan niệm của Phạm Trung Lƣơng [16] “Tài nguyên DLST là một bộ phận
quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ
sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi
hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đƣợc
coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các hệ tổng hợp tự nhiên, giá trị
văn hóa bản địa gắn với hệ sinh thái đƣợc khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩn DLST
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng mới đƣợc xem
xét là tài nguyên DLST.”
Xét về mặt sử dụng, tài nguyên DLST cũng bao gồm: tài nguyên đang đƣợc khai
thác và tài nguyên chƣa đƣợc khai thác.Mức độ khai thác tài nguyên DLST phụ thuộc
vào: Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn có và
còn tiềm ẩn; yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của khách du lịch.
24
1.2.4.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch
Tài nguyên DLST ngoài những đặc điểm tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung, nó còn mang những đặc điểm đặc thù, cụ thể;
- Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú: Do tài nguyên DLST bao gồm cả
hai bộ phận cấu thành (Tự nhiên và nhân văn) nên tài nguyên DLST thƣờng đa dạng về
tính chất, đa dạng về những khả năng khai thác đối với phát triển du lịch.
- Tài nguyên DLST có tính nhạy cảm cao: Tài nguyên DLST nhất là tài nguyên
du lịch tự nhiên rất dễ nhạy cảm đối với tác động của ngoại cảnh. Vì vậy quá trình khai
thác cần phải có sự cẩn trọng mới có thể duy trì đƣợc giá trị của nó đối với phát
triểnkinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ DLST nói riêng.
- Tài nguyên DLST có tính độc đáo: Do xuất phát từ tính đặc thù tự nhiên, văn
hóa truyền thống nên tài nguyên DLST có tính độc đáo khác biệt so với các khu vực,
địa phƣơng khác. Chính tính độc đáo này của tài nguyên đã tạo nên tính hấp dẫn lớn
đối với du khách và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển DL.
- Tài nguyên DLST thƣờng có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài hầu hết các tài
nguyên du lịch trong đó có tài nguyên DLST đƣợc xếp và loại tài nguyên có khả năng
tái tạo, sử dụng lâu dài chủ yếu là các tài nguyên tự nhiên nhất là tài nguyên sinh vật.
Tuy nhiên, việc tái tạo và mức độ lâu bền phụ thuộc sâu sắc vào mức độ hành vi của
con ngƣời với tài nguyên.
1.2.4.3. Các loại tài nguyên Du lịch sinh thái chủ yếu
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chỉ có một số loại tài
nguyên đƣợc nghiên cứu, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm
các loại sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên bảo tồn, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm nhƣ: Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn,…
- Các hệ sinh thái nông nghiệp: Vƣờn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,
vƣờn rau,…
25
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ
sinh thái tự nhiên, các phƣơng thức canh tác, lễ hội, sinh hoạt truyền thống … gắn liền
với truyền thống cộng đồng.
1.3.Đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái
1.3.1. Khái niệm
1.3.1.1. Đánh giá
Khái niệm đánh giá theo từ điển tiếng Nga (1958). Đánh giá là xem xét đối tƣợng
nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
1.3.1.2. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội
Đánh giá tài nguyên tự nhiên là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu
cầu kinh tế xã hội cụ thể. Đánh giá tài nguyên tự nhiên là sự thể hiện thái độ của chủ
thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của
khách thể. Trong đó chủ thể là các yêu cầu kinh tế xã hội nhƣ các công trình kỹ thuật,
các ngành kinh tế, con ngƣời và xã hội, còn khách thể là môi trƣờng tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên. Bản chất của việc đánh giá tài nguyên tự nhiên là so sánh, đối
chiếu các tính chất của môi trƣờng tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng đối với
đòi hỏi, những yêu cầu khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội của con
ngƣời.
1.3.1.3. Đánh giá tài nguyên đối với phát triển du lich sinh thái
Là sự phản ánh các tiềm năng của tài nguyên đối với phƣơng diện phát triển
DLST: Loại du lịch, quy mô, tổ chức không gian, thời gian hoạt động …
1.3.2. Cách thức đánh giá
Để đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên đối với kinh tế xã hội
thƣờng đƣợc tiến hành theo 2 hƣớng: Đánh giá theo mức độ chuẩn xác, đánh giá theo
mức độ toàn diện của tự nhiên.
- Đánh giá theo mức độ chuẩn xác đƣợc tiến hành theo 2 cách:
* Đánh giá định tính:
26
Đánh giá định tính là đánh giá các giá trị của tài nguyên mang tính tƣơng đối, xét
về mức độ chính xác đánh giá định tính chia làm hai loại:
- Đánh giá cảm tính: Là đánh giá dựa vào cảm nhận của con ngƣời về sự vật.
Đánh giá cảm tính thƣờng không dựa vào số liệu quan trắc và vì vậy khoảng cách đánh
giá cũng không đƣợc thể hiện bằng con số. Đánh giá cảm tính là phƣơng thức đánh giá
thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu trƣớc đây.
- Đánh giá cảm tính mang tính định lƣợng: là đánh giá dựa vào các số liệu quan
trắc sự vật nhƣng xác định kết quả lại dựa trên cảm nhận định tính của ngƣời đánh giá.
Nhƣ vậy đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ phù hợp của tài
nguyên tự nhiên với một loại hình sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính
thƣờng không cụ thể mà chỉ trình bày trong phạm vi tính chất của đối tƣợng và không
đánh giá qua thuận lợi của đầu vào, đầu ra. Thang đánh giá định tính có thể là 3 hạng
hay 5 hạng hoặc nhiều hơn theo mục tiêu cụ thể của đánh giá.
* Đánh giá định lƣợng:
Đánh giá định lƣợng là đánh giá bằng các số liệu cụ thể. Các số liệu đánh giá
thƣờng đƣợc lựa chọn (đƣợc gọi là chỉ tiêu), phân cấp các chỉ tiêu qua đó phân hạng
theo từng cấp chỉ tiêu. Tất cả các công đoạn này đều phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu và cả tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu.
Trong nghiên cứu khoa học, đánh giá định tính và đánh giá định lƣợng có mối
quan hệ. Thông thƣờng đánh giá định tính là cơ sở cho đánh giá định lƣợng. Xét về
mặt lý luận, “xuất phát từ bản chất của quá trình nhận thức là sự trực quan sinh động
đến tƣ duy trừu tƣợng và trở lại thực tiễn. Trực quan sinh động bao hàm những nội
dung của trực giác khoa học, của những nghiên cứu định tính ban đầu, nó có tính chất
phát hiện, định hƣớng cho nghiên cứu sâu, định lƣợng trong quá trình trừu tƣợng hóa
và trở lại với thực tiễn sau khi đã bỏ đi dấu hiệu cụ thể không bản chất để lại những đặc
tích bản chất cốt lõi, những mối quan hệ lặp đi lặp lại, quá trình nhận thức đành trở về
với định tính” [33].
27
Mặt khác trong thực tế, nghiên cứu không phải bao giờ cũng đầy đủ số liệu (cả về
thời gian, số lƣợng và phƣơng diện) nên đánh giá định tính vẫn giữ nguyên giá trị của
nó, đồng thời khẳng định sự cần thiết vì vậy tồn tại cả 2 loại đánh giá trong nghiên cứu
đối tƣợng.
1.3.3. Mục đích đánh giá
Đánh giá các tài nguyên tự nhiên nhằm xác định các khả năng, mức độ thuận lợi
của từng tài nguyên và sự đánh giá chi tiết từng mặt của tài nguyên cũng nhƣ sự tác
động tổng thể của các tài nguyên đối với sự phát triển DLST. Trên cơ sở đó đề xuất các
định hƣớng và các giải pháp đầu tƣ, khai thác tổ chức các hoạt động DLST có hiệu quả
đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng từng bƣớc phát triển bền vững ngành du lịch của
tỉnh.
Hƣớng đánh giá theo mức độ hoàn thiện có 2 cách:
+ Đánh giá phiến diện: Đánh giá từng thành phần hoặc từng mặt, từng bộ phận
của đối tƣợng.
+ Đánh giá toàn diện: Đánh giá tổng hợp nhiều phƣơng diện và nhiều thành phần.
Để tiến hành đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển DLST tỉnh Đắk Nông chúng
tôi chủ yếu đánh giá định lƣợng và đánh giá tổng hợp toàn diện.
1.3.4. Nội dung đánh giá
Việc đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ tổ chức hoạt động DLST đƣợc tiến
hành theo các nội dung sau:
- Đánh giá mức độ thuận lợi của từng loại tài nguyên, từng yếu tố.
- Đánh giá sự tác động trong tổng thể các tài tuyên và phân hạng mức độ vai trò
tác động của từng tài nguyên. Rút ra đƣợc các ƣu thế đặc thù của các tài nguyên tự
nhiên tại một địa điểm DLST.
Các tài nguyên tự nhiên có tác động đến sự phát triển của ngành, cụm, điểm,
tuyến DLST rất đadạng vừa cụ thể, vừa trừu tƣợng. Tuy nhiên, sự tác động của các tài
nguyên tự nhiện đối với việc tổ chức hoạt động DLST thƣờng đƣợc biểu hiện ở các
28
mặt đã đƣợc đề tài xếp nó vào chỉ tiêu đánh giá và cũng đƣợc định lƣợng hóa và phân
hạng theo chỉ tiêu cấp 1 và chỉ tiêu cấp 2.
Từ các nội dung và chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã tiến hành đánh giá các tài nguyên
tự nhiên theo các chỉ tiêu, kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá là:
- Tìm ra các điểm DLST đánh giá ở mức độ thuận lợi, khó khăn của các điểm tài
nguyên du lịch.
- Xác định các loại hình DLST theo lãnh thổ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
năng du lịch tỉnh.
1.3.5. Đối tượng đánh giá
Điểm DLST điển hình.
1.3.6. Phương pháp đánh giá
1.3.6.1. Chọn chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu
a. Cơ sở xây dựng chỉ tiêu
Các tài nguyên DLST tác động rất phức tạp đến sự phát triển DLST, sự tác động
này vừa có tính trừu tƣợng, vừa cụ thể và vô cùng đa dạng, phức tạp. Nhƣng dù tác
động nhƣ cách nào thì điểm cuối cùng là hiệu quả của từng cụm, tuyến, điểm DLST,
tính hiệu quả kinh tế thể hiện ở các mặt:
- Số lƣợng khách thăm quan.
- Sự lƣu lại của khách và giá trị thu nhận đƣợc từ hoạt động du lịch.
Vì vậy, cơ sở để xây dựng chỉ tiêu chính là đánh giá khả năng của từng cụm,
tuyến, điểm DLST để tăng các chỉ số làm tăng hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu
đánh giá toàn diện trong một cụm, điểm, tuyến nào đó.
b. Các chỉ tiêu lựa chọn đánh giá và thang cấp đánh giá
Các tài nguyên DLST tạo nên các chỉ số làm tăng hiệu quả kinh tế của các cụm,
tuyến, điểm DLST thể hiện ở nhiều mặt nhƣng nổi bật và có ý nghĩa nhất là tính hấp
dẫn, tính an toàn, tính liên kết, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, thời gian hoạt động
du lịch, tính bền vững, sức chứa, vị trí điểm, cụm, tuyến DLST. Các chỉ tiêu làm tăng
29
hiệu quả kinh tế của cụm, tuyến, điểm DLST này có tác động đồng thời nhƣng xét một
cách cụ thể nó có vai trò khác nhau nên tôi xếp cấp chỉ tiêu và thang điểm nhƣ sau:
Nhóm chỉ tiêu cấp 1
Đây là nhóm chỉ tiêu có tính hấp dẫn quyết định đến số lƣợng, thời gian lƣu trú,
giá cả dịch vụ. Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu sau:
Vị trí điểm du lịch: là vị trí tƣơng đối so với nơi cung cấp khách du lịch chủ yếu
và vị trí của từng điểm du lịch trong khu du lịch.
- Rất tốt (4 điểm): điểm du lịch gần với nguồn cung cấp khách khoảng cách ngắn
từ 10 – 100 km, thời gian đi đƣờng nhỏ hơn 3 giờ, có thể đi lại bằng nhiều phƣơng tiện
tùy thuộc vào sở thích của du khách.
- Khá tốt (3 điểm): điểm du lịch gần với nguồn cung cấp khách với khoảng cách
ngắn từ 100 – 250 km, thời gian đi từ 3 - 4 giờ, có thể đi bằng 2 - 3 loại phƣơng tiện.
- Trung bình (2 điểm): khoảng cách giữa vùng du lịch so với nguồn cung cấp
khách từ 250 – 450 km, thời gian đi đƣờng từ 4 -5 giờ, có thể đi từ 1 – 2 loại phƣơng
tiện.
- Kém (1 điểm): khoảng cách giữa vùng du lịch so với nguồn cung cấp khách trên
450 km, thời gian đi đƣờng hơn 5 giờ, có thể đi bằng 1 – 2 loại phƣơng tiện thông
dụng.
Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn của tài nguyên DLST là vẻ đẹp của cảnh quan, tính đa dạng của tài
nguyên địa hình, đa dạng sinh học, sự phù hợp của khí hậu đối với sức khỏe và ngƣỡng
chịu đựng của con ngƣời, tính nguyên sơ và độc đáo của tự nhiên. Tính hấp dẫn này
đƣợc xem xét ở các mức độ khác nhau và đƣợc xếp thành các cấp độ sau:
- Rất hấp dẫn – rất thuận lợi (4 điểm): tối thiểu có 5 phong cảnh đẹp, địa hình đa
dạng, có hệ sinh thái độc đáo đƣợc bảo tồn, có thể tổ chức ít nhất 5 loại hình du lịch.
- Khá hấp dẫn – khá thuận lợi (3 điểm): có từ 3 – 4 phong cảnh đẹp, hệ sinh thái
tƣơng đối đa dạng ở dạng đƣợc bảo tồn khá tốt có thể tổ chức từ 3 – 5 loại hình du lịch.
30
- Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): có 1 – 2 phong cảnh đẹp, tính đa
dạng sinh học vừa phải, có thể tổ chức 1 – 2 loại hình du lịch.
- Kém – kém thuận lợi (1 điểm): phong cảnh đơn điệu, hệ sinh thái không điển
hình, chỉ có thể tổ chức 1 loại hình du lịch.
Tại mỗi điểm du lịch, xét cả 4 chỉ tiêu rồi cho điểm dựa vào chỉ tiêu có ý nghĩa
cao nhất (cấp cao nhất) với lí do: nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch thì đƣơng nhiên
thu hút, hấp dẫn khách cao, ngƣợc lại nơi chỉ có một đối tƣợng du lịch nhƣng có thể
triển khai nhiều loại hình du lịch thì cũng rất thu hút du khách chẳng kém những điểm
có nhiều tài nguyên.
Tính an toàn
Tính an toàn đƣợc xác định bởi tình hình an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi
trƣờng… mức độ an toàn khác nhau và đƣợc đề tài xác định theo cấp độ sau:
- Rất an toàn – rất thuận lợi (4 điểm): không xảy ra bất cứ trƣờng hợp mất trật tự
an ninh xã hội, sinh thái và thiên tai, không có hiện tƣợng quấy nhiễu, trộm cắp, trấn
lột, bắt cóc, bán hàng rong, ăn xin và bệnh dịch.
- Khá an toàn – khá thuận lợi (3 điểm): có những đặc trƣng nhƣ tính an toàn, tuy
nhiên có xảy ra hiện tƣợng nhƣ: quấy nhiễu, ăn xin, bán hàng rong nhƣng không
thƣờng xuyên.
- Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): không có hiện tƣợng cƣớp giật, trấn
lột, khủng bố, bắt cóc, dịch bệnh, thiên tai hay nguy hiểm. Tuy nhiên, hoạt động bán
hàng rong, ăn xin hoạt động mạnh.
- Kém – kém thuận lợi (1 điểm): xảy ra hiện tƣợng cƣớp giật hoặc bắt cóc, có
dịch bệnh đe dọa đến tính mạng con ngƣời, xâm phạm đến tài sản của du khách.
Tính liên kết
Tính liên kết đƣợc xác định bởi một điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm
du lịch trong không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm du
lịchthành tuyến du lịch hoặc cụm du lịch. Tính liên kết đƣợc xác định dựa vào các
điểm tài nguyên và khả năng liên kết giữa các điểm tài nguyên với nhau. Mức độ liên
31
kết của tài nguyên rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ liên kết của các điểm tài
nguyên,tôi chia mức độ liên kết thành các cấp độ sau:
- Liên kết tốt – rất thuận lợi (4 điểm): có thể ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch (kể
cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn) nằm lân cận điểm xem
xét trong phạm vi bán kính không quá 25 km.
- Liên kết khá tốt – khá thuận lợi (3 điểm): có thêm từ 2 – 3 điểm tài nguyên du
lịch ở trong phạm vi điểm xem xét không quá 25 km.
- Liên kết trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): chỉ có thêm 1 tài nguyên du
lịch trong phạm vi 25 km.
- Liên kết kém- kém thuận lợi (1 điểm): không có điểm tài nguyên du lịch nào có
thể kiên kết đƣợc trong phạm vi bán kính 25 km.
Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật đƣợc xác định bởi sự thuận lợi và đồng bộ của
mạng lƣới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nƣớc, phụ vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ
ngơi, giải trí… cho du khách. Mức độ tiện nghi của cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật có
tác động ở mức độ khác nhau, tôi xếp các chỉ tiêu này theo mức độ và thang điểm nhƣ
sau:
- Rất tốt – rất thuận lợi (4 điểm): cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật đồng bộ, đủ tiện
nghi, có khả năng tiếp cận thuận lợi bằng đƣờng bộ, đƣờng sông… có đủ các loại hình
lƣu trú, ăn uống và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, đủ các dịch vụ bổ sung.
- Khá – khá thuận lợi (3 điểm): cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật đồng bộ, đầy đủ
tiện nghi, khả năng tiếp cận thuận lợi, có đầy đủ các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, tham gia
giải trí.
- Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật chƣa
đồng bộ (thiếu một vài yếu tố nhƣ cấp điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, thiếu
một số dịch vụ nhu cầu của khách tham quan).
- Kém – kém thuận lợi (1 điểm): cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ở tình trạng
kém hoặc chất lƣợng thấp, việc giao thông gặp nhiều khó khăn và mất thời gian.
32
Kết luận: Trong 5 nhóm chỉ tiêu cấp 1, tính hấp dẫn là quan trọng nhất vì nó là
yếu tố quyết định của du khách trong việc lựa chọn một chuyến đi du lịch đến một
điểm nào đó, đƣợc xác định là hệ số 3. Bốn chỉ tiêu còn lại đƣợc xác định là hệ số 2 vì
chúng kém quan trọng hơn và chúng có thể bị thay đổi bởi sự tác động của con ngƣời
trong tƣơng lai.
Nhóm chỉ tiêu cấp 2
Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch là chỉ số xác định thời gian, thời kì sử dụng khai thác
đƣợc tài nguyên du lịch vào việc tổ chức các hoạt động du lịch. Thời gian hoạt động du
lịch đƣợc thể hiện giữa các tháng và các mùa trong năm. Khác nhau, căn cứ vào thời
gian hoạt động của ngành du lịch đề tài chia thành các bậc sau:
- Rất dài – rất thuận lợi (4 điểm): có thể tổ chức hoạt động du lịch trên 250
ngày/năm.
- Khá dài – khá thuận lợi (3 điểm): có thể tổ chức hoạt động du lịch từ 180 đến
dƣới 250 ngày/năm.
- Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): có thể tổ chức các hoạt động du lịch
từ 100 đến 180 ngày/năm.
- Kém – kém thuận lợi (1 điểm): có thể tổ chức các hoạt động du lịch dƣới 100
ngày/năm.
Trong việc đánh giá yếu tố này, phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc xác định cụ thể
trong những trƣờng hợp số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức
khỏe con ngƣời và thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch có khác biệt thì lấy số
thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch làm tiêu chí chính để đánh giá.
Có thể xác định thời gian có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời
bằng giản đồ thực nghiệm về tƣơng quan giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối
trung bình của Tổ chức Du lịch Thế giới.
33
Thời gian trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch là thời gian của năm
trừ những ngày có thời tiết đặc biệt không phù hợp với các hoạt động du lịch nhƣ
những ngày mƣa bão, sƣơng mù…
Với đặc điểm khí hậu của tỉnh Đắk Nông thì số ngày triển khai tốt các hoạt động
du lịch là số ngày không mƣa.
Tính bền vững
Tính bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thành phần và các bộ phận tự
nhiên trƣớc áp lực của các hoạt động du lịch (tác động của khách du lịch) và các hiện
tƣợng tự nhiên… Tính bền vững của từng tài nguyên có mức độ khác nhau, căn cứ vào
tính bền vững của tài nguyên đề tài đƣa ra các cấp độ bền vững sau:
- Rất bền vững – rất thuận lợi (4 điểm): tài nguyên ở đó là các dạng nguyên sinh
không có thành phần và bộ phận tự nhiên nào bị phá hủy hoặc khả năng phục hồi của
môi trƣờng sinh thái nhanh, tồn tại vững chắc trên 100 năm.
- Khá bền vững – khá thuận lợi (3 điểm): có 1 -2 thành phần tự nhiên bị phá hoại
nhƣng không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tồn tại vững chắc từ 50 – 100 năm.
- Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): có 1 – 2 thành phần bị phá hoại ở
mức độ đáng kể phải tốn nhiều kinh phí mới phục hồi đƣợc, tồn tại từ 10 – 50 năm.
- Kém – kém thuận lợi (1 điểm): có từ 2 – 3 thành phần tự nhiên hoặc bộ phận tự
nhiên bị phá hoại đáng kể, tốn nhiều kinh phí để phục hồi nhƣng phục hồi chậm, tồn tại
vững chắc dƣới 10 năm.
Sức chứa du khách
Sức chứa du khách là tổng sức chứa tối đa lƣợng khách tại một thời điểm nhất
định trong một ngày của một điểm du lịch. Khả năng sức chứa của mỗi tài nguyên có
mức độ khác nhau, chính vì thế đề tài đƣa ra các cấp độ nhƣ sau:
- Rất lớn – rất thuận lợi (4 điểm): có khả năng đón và chứa đƣợc một cách an toàn
(cho cả du khách và tài nguyên) ít nhất 250 ngƣời/lƣợt tham quan.
- Khá lớn – khá thuận lợi (3 điểm): từ 150 – 249 ngƣời/lƣợt tham quan.
- Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): từ 20 – 149 ngƣời/lƣợt tham quan.
34
- Kém – kém thuận lợi (1 điểm): dƣới 50 ngƣời/lƣợt tham quan.
Tùy đặc điểm cụ thể của điểm du lịch, thời gian lƣu trú của khách trong cùng môt
thời điểm mà vẫn đảm bảo đƣợc hiệu quả khai thác và độ bền vững của môi trƣờng tự
nhiên.
Kết luận: Trong nhóm chỉ tiêu cấp 2 thời gian hoạt động du lịch là quan trọng hơn
nên đƣợc nhân hệ số 3, tính bền vững đƣợc coi là khá quan trọng nên đƣợc nhận hệ số
2, sức chứa du khách nhân hệ số 1.
1.3.6.2. Thang điểm đánh giá
Trong các công trình nghiên cứu trƣớc đây, việc tính điểm tổng hợp đã đƣợc tiến
hành theo hai cách: lấy tổng số hoặc tích số của các yếu tố đánh giá tại mỗi điểm.
Về lý thuyết, nếu có 8 yếu tố đánh giá thì tổng điểm tối đa là 68, tổng điểm tối
thiểu là 17, tích tối đa là 18.874638, tích tối thiểu là 288.
Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố.
STT Yếu tố đánh giá Thang bậc
Rất thuận
lợi
Khá thuận
lợi
Thuận lợi
trung
bình
Kém
thuận
lợi
1 Độ hấp dẫn khách du lịch 12 9 6 3
2 Thời gian hoạt động 12 9 6 3
3 Cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ
thuật
8 6 4 2
4 Tính an toàn 8 6 4 2
5 Sức chứa du lịch 4 3 2 1
6 Vị trí điểm du lịch 8 6 4 2
7 Độ bền vững 8 6 4 2
8 Tính liên kết 8 6 4 2
Tích 18.874.368 1.889.568 73.728 288
Tổng 68 51 34 17
35
Dựa vào điểm tổng hợp để xếp đối tƣợng đánh giá vào mức độ thuận lợi khác
nhau.
Nếu lấy điểm tổng hợp là tích thì ranh giới điểm giữa các mức độ quan trọng là
tích các điểm chuẩn của các chỉ tiêu ở cùng mức độ thuận lợi.
Bảng 1.2. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tích số.
STT Mức độ chính xác Số điểm
1 Rất quan trọng 1.889.568- 18.874.368
2 Khá quan trọng 73.728- 1.889.568
3 Trung bình 288- 73.728
4 Kém quan trọng <=288
Nếu lấy điểm tổng hợp là điểm tổng thì ranh giới điểm giữa các mức độ quan
trọng đƣợc xác định dựa vào tỉ lệ % của điểm tổng so với điểm tối đa.
Bảng 1.3. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tổng số.
STT Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ so với mức độ tối đa
1 Rất thuận lợi 56 – 68 81 – 100
2 Khá thuận lợi 43 – 55 61 – 80
3 Trung bình 30 – 42 41 – 60
4 Kém thuận lợi 17 – 29 25 - 40
Quy trình lập bản theo phƣơng pháp đánh giá tổng hợp khá chặt chẽ và hợp lí, đặc
biệt việc cân nhắc mức độ quan trọng của các yếu tố đánh giá để đặt hệ số cho phù hợp
với quan niệm của nhiều ngƣời nên kết quả đánh giá khách quan.
Trong đề tài này, điểm đánh giá tổng hợp là tổng điểm các yếu tố đánh giá.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp tính tổng trong đánh giá tổng hợp so với tính tích
đã đƣợc khắc phục bằng tính hệ số điểm cho các yếu tố thành phần theo mức độ quan
trọng khác nhau. Ngoài ra, đối tƣợng đánh giá trong đề tài chỉ nằm trong phạm vi lãnh
thổ tổng hợp (tỉnh Đắk Nông), nếu đánh giá là tích số thì các điểm du lịch sẽ có điểm
đánh giá chênh lệch quá lớn.
Sự phân hóa mức độ thuận lợi của các điểm DLST đƣợc chia thành 4 cấp:
36
Rất thuận lợi, khá thuận lơi, thuận lợi trung bình, kém thuận lợi với ranh giới các
cấp điểm đánh giá tổng hợp nói trên lấy % so với điểm tối đa, trong đó điểm tối thiểu
đã bằng 25% điểm tối đa:
- Điểm DL kém thuận lợi (loại 4): 17 – 29 (25% - 40%)
- Điểm DL thuận lợi trung bình (loại 3): 30 – 42 (41% - 60%)
- Điểm DL khá thuận lợi (loại 2): 43 – 55 (61% - 80%)
- Điểm DL rất thuận lợi (loại 1): 56 – 68 (81% - 100%)
1.3.6.3. Phương pháp đánh giá
Tham khảo công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên DLST vận dụng vào đề tài,
tác giả chọn phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp bằng cách cho điểm từng
yếu tố. Thang điểm 4, 3, 2, 1 tƣơng đƣơng với khả năng sử dụng tài nguyên đó vào
hoạt động du lịch rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình kém thuận lợi. Tùy
thuộc vào vai trò của từng yếu tố để nhân hệ số: hệ số 3 – rất quan trọng, hệ số 2 –
quan trọng, hệ số 1 – bình thƣờng. Sau đó tổng hợp điểm của từng yếu tố.
Ƣu điểm: đơn giản dễ tiến hành cho phép đánh giá từng yếu tố tác động đến hoạt
động DLST.
Nhƣợc điểm: các chỉ tiêu, thang điểm mang tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu.
1.4.Tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với du lịch sinh thái
1.4.1.Địa chất
Địa chất tác động đến DLST thông qua các cấu trúc địa chất độc đáo nhƣ thành
tạo đá đặc biệt và sắp xếp hệ tầng độc đáo. Tác động của địa chất tới DLST còn thông
qua tính lƣu giữ các di tích nhƣ hóa thạch, sự phong phú của thành tạo, thành hệ, tích
lâu dài của lịch sử phát triển (hay còn gọi là bảo tàng địa chất). Ngoài ra, địa chất còn
tác động gián tiếp đến DLST thông qua địa hình.
1.4.2.Địa hình
Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với DLST, là nơi diễn ra các hoạt động
của du khách, đồng thời cũng là địa bàn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Đặc trƣng hình thái và trắc lƣợng hình thái địa hình
37
nhƣ: độ dốc, độ chia cắt ngang và độ chia cắt sâu mạnh gây trở ngại cho việc giao
thông và xây dựng các công trình: ngƣợc lại khu vực có độ dốc thấp, bề mặt địa hình
bằng phẳng trải ra trên một diện tích rộng thì ngoài những thuận lợi cho việc triển khai
xây dựng các công trình, việc đi lại của khách cũng dễ dàng, sức chứa của khu vực
cũng càng lớn.
Địa hình là yếu tố chính của tự nhiên (cùng với địa hình là mặt nƣớc, thảm thực
vật, đặc điểm thời tiết và các công trình nhân tạo) tạo nên phong cảnh để du khách
thƣởng ngoạn. Phong cảnh đƣợc hiểu là những cảnh thiên nhiên và nhân tạo bày ra
trƣớc mắt và xung quanh. Đặc điểm của địa hình góp phần quy định loại hình du lịch.
Loại hình DLST chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù nhƣ: nghỉ dƣỡng núi
cao, leo núi, tham quan các dạng địa hình Carsrtơ.
1.4.3.Khí hậu
Khí hậu tác động đến DLST thông qua sự phù hợp của các yếu tố khí hậu đối với
sức khỏe của con ngƣời (điều kiện sinh – khí hậu). Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm không
khí đóng vai trò quan trọng nhất, ngoài ra còn có các yếu tố khác nhƣ gió, thành phần
lý hóa của không khí… cũng thƣờng xuyên tác động đến sức khỏe của con ngƣời.
Những nơi có khí hậu trong lành và phù hợp thì thu hút khách du lịch cao.
Khí hậu còn ảnh hƣởng đến mức độ thuận lợi của các hoạt động du lịch. Du
khách cần có những ngày nắng đẹp để đi lại, thăm quan… những hiện tƣợng thời tiết
nhƣ bão, hội tụ nhiệt đới, mƣa, gió, mƣa đá, sƣơng mù… không phù hợp với hoạt động
DLST.
Khí hậu ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và việc triển khai các hoạt động
DLST tạo tính mùa vụ trong năm.
Ngoài ra, khí hậu còn ảnh hƣởng đến độ bền của của các nguồn tài nguyên khác.
Độ ẩm lớn, nhiệt độ cao và biên độ nhiệt lớn làm phân hóa nhanh các công trình, cơ sở
hạ tầng hiện đại, làm phá hủy thay đổi diện mạo tự nhiên trong một thời gian ngắn nhƣ:
bão, lũ quét, trƣợt đất…
38
1.4.4.Thủy văn
Nƣớc mạch của sông suối, ao hồ là không gian diễn ra các hoạt động du lịch nhƣ
bơi thuyền lƣớt ván, lƣớt sóng… là không gian để xây dựng một số công trình du lịch
nhƣ nhà hàng nổi, khách sạn nổi, bến thuyền…
Nƣớc mặt, nƣớc ngầm thỏa mãn nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho con ngƣời nói chung
và khách du lịch nói riêng.
Nguồn nƣớc góp phần quy định loại hình du lịch: Nguồn nƣớc trong sạch có thể
tắm, bơi lội, lặn, nƣớc tĩnh lặng có thể bơi thuyền. Sóng cao là điều kiện để lƣớt sóng,
nguồn nƣớc khoáng là điều kiện thích hợp để tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng
chữa bệnh. Ngoài ra kết hợp với địa chất, địa hình, thủy văn tác động đến DLST thông
qua hệ thống các thác nƣớc, các hồ.
1.4.5. Sinh vật
Sự hiện diện của tài nguyên sinh vật sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp, sự sinh động cho
cảnh quan du lịch. Bản thân thảm thực vật, đặc biệt là rừng đã là một đối tƣợng du lịch.
Môi trƣờng sẽ rất trong lành nếu thảm thực vật phong phú, hơn nữa rừng cây tạo nên
bóng râm cần thiết cho nghỉ, ngơi, cắm trại, dã ngoại…
Động vật còn có vai trò tích cực và lâu dài trong việc bảo vệ môi trƣờng.
Tóm lại, thể tổng hợp tự nhiên là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó các thành
phần là hệ quả sự tƣơng tác của tất cả các thành phần. Cho nên phân tích vai trò của
các thành phần tự nhiên đến DLST chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối. Trong thực tế, đa số
những ảnh hƣởng, tác động đến DLST diễn ra đồng bộ và hỗ trợ nhau giữa các thành
phần. Tất cả các thành phần của thể tự nhiên đều có vai trò trong sự tạo thành phong
cảnh, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến loại hình DLST giúp cho mức độ bền
vững của loại hình du lịch này.
1.4.6.Tài nguyên biển
Tài nguyên biển có tác động đến mọi phƣơng diện của DLST đồng thời có ý
nghĩa rất lớn đối với việc phát triển DLST ở vùng ven biển chúng tôi tách tài nguyên
biển ra thành một tiểu mục riêng. Sự tác động của tài nguyên biển đối với hoạt động du
39
lịch thông qua: độ trong và mức độ sạch của nƣớc biển, tính an toàn (độ sâu, sáng, các
xoáy nƣớc); khí hậu (là số giờ nắng, thời tiết thuận lợi); các hệ sinh thái đặc biệt, hệ
thống các đảo, thắng cảnh, các lễ hội, ngày truyền thống đặc trƣng. Tất cả các phƣơng
diện tác động của tài nguyên biển có ảnh hƣởng rất lớn đến sức hấp dẫn, tích đa dạng
loại hình du lịch và cả thời lƣợng hoạt động DLST.
1.5. Các loại hình du lịch sinh thái:
DLST thƣờng có tính kết hợp khó phân định nếu tách bạch theo tính ƣớc định,
DLST bao gồm các loại hình cơ bản sau:
- Du lịch thƣởng ngoạn.
- Du lịch mạo hiểm.
- Du lịch sinh thái nhân văn.
- Du lịch nâng cao sức khỏe và chữa bệnh.
40
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÁI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.
2.1. Khái quát tiềm năng phát triển Du lịch tỉnh Đắk Nông
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêntác động đến Du lịch
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Đắk Nông có diện tích tự nhiên có 6.514, 38 km2
, với 8 đơn vị hành chính cấp
huyện, thị xã và có vị trí địa lý:
- Tọa độ địa lý: 110
45’ đến 120
50’ vĩ độ Bắc, 1070
13’ đến 1080
10’ kinh độ Đông.
- Vị trí hành chính:Đắk Nông nằm ở Tây Nam của khu vực Tây Nguyên. Phía
Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp Vƣơng quốc Cam-
pu-chia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia. Đối với trong nƣớc Đắk Nông đƣợc xem nhƣ cầu nối giữa các khu vực:
Nam Trung Bộ và Nam Bộ với các huyết mạch giao thông quan trọng . Cụ thể: Đắk
Nông nằm trên quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ
với các tỉnh Tây Nguyên, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách
thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 120 km về phía Tây Nam; có quốc lộ 28 nối Đắk
Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách thành phố
Đà Lạt (Lâm Đồng) 120 km và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160 km về phía
Đông. Đắk Nông có 130 km đƣờng biên giới với nƣớc bạn Campuchia và có 2 cửa
khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh,
Siem Reap… của nƣớc bạn Campuchia. Ngoài hệ thống đƣờng bộ, trong dự án tƣơng
lai, các tuyến đƣờng sắt Đắk Nông – Chơn Thành – Di An ra cảng Thị Vải, Đắk Nông
– Tân Rai ra cảng Kê Gà sẽ đƣợc triển khai trong tƣơng lai.
Với vị trí nhƣ trên, đã tạo cho Đắk Nông có một hệ thống tài nguyên đa dạng độc
đáo, có sức hấp dẫn du khách đồng thời rất thuận lợi trong việc tổ chức không gian
hoạt động DL nhất là xây dựng các tuyến DL mang tính liên kết vùng, quốc gia, quốc
tế.
41
2.1.1.2. Địa hình
Nằm trọn trên Cao Nguyên M’Nông, địa hình tỉnh Đắk Nông có độ cao trung
bình khoảng 600m – 700m so với mặt nƣớc biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).
Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông nhƣ 2 mái của một ngôi nhà mà đƣờng nóc là
dãy núi Nâm Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có
nơi lên đến 1.500m. Địa hình có hƣớng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đắk
Song, Đắk Mil, Cƣ Jut, Krông Nô thuộc lƣu vực sông Krông Nô, sông Sêrêpôk nên
thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlấp, Đăk Glong và thị xã Gia
Nghĩa thuộc thƣợng nguồn lƣu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh có sự xen kẽ giữa
các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các Cao Nguyên rộng lớn, dốc thoải, lƣợn sóng, khá
bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc
từ 0 – 30
chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk thuộc các huyện Cƣ Jut, Krông
Nô. Địa hình Cao Nguyên đất đỏ Bazan chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song, độ cao trung
bình 600 – 800m, độ dốc khoảng 5 – 100
. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn trên
150
phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đăk Rlấp.
Sự đa dạng của địa hình Đắk Nông một mặt trực tiếp góp phần tạo nên tính hấp
dẫn, sự đa dạng trong hoạt động DL. Về mặt gián tiếp, tính đa dạng của địa hình là một
trong những tác nhân tạo nên tính đa dạng của các thành phần tự nhiên khác, có tác
dụng làm tăng thêm tính hấp dẫn của ĐKTN và TNTN đối với hoạt động DLST.
2.1.1.3. Khí hậu
Do tác động của vị trí địa lý và địa hình, khí hậu tỉnh Đắk Nông thuộc đới khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, á đới có mùa mƣa và mùa khô rõ rệt và kiểu khí hậu
Cao nguyên Tây Trƣờng Sơn với các đặc trƣng điển hình sau:
- Nền nhiệt cao, điều hòa quanh năm: nhiệt độ trung bình năm 220
C– 230
C, tổng
số giờ nắng 2000 – 2300 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 300
C, nhiệt độ tháng
thấp nhất khoảng 170
C.
42
- Có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn nhƣng phân hóa theo mùa sâu sắc, lƣợng mƣa
trung bình 2513mm. mùa mƣa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lƣợng
mƣa của cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa không đáng
kể.
- Trái ngƣợc với biên độ nhiệt độ các tháng thấp thì biên độ nhiệt độ ngày đêm
cao: Biên độ nhiệt độ giữa các tháng liền kề trung bình 0,50
C – 10
C nhƣng biên độ
nhiệt ngày đêm 40
C – 50
C, tối đa đạt tới 50
C – 60
C.
- So với các khu vực khác, nhìn chung Đắk Nông rất ít xảy ra thiên tai nhất là
bão.
Với đặc trƣng khí hậu trên đối với DLST Đăk Nông có những thuận lợi và khó
khăn sau:
- Thuận lợi:
+ Có thể tổ chức hoạt động DL quanh năm.
+ Kết hợp với địa chất, địa hình tạo nên hệ thống sông suối, ao, hồ phong phú với
nhiều thác nƣớc, suối nƣớc nóng (các điểm du lịch có giá trị). Đặc trƣng khí hậu này
còn tạo nên một hệ sinh vật phong phú với kiểu quần xã đặc trƣng là rừng thƣa rụng lá
với nhiều động vật quý hiếm làm tăng tính hấp dẫn đối với DLST.
- Khó khăn:
+ Tính theo mùa: mùa khô ảnh hƣởng tới việc cung cấp nƣớc, hạn chế tính hấp
dẫn của tài nguyên thủy văn. Mặt khác, trong tính phân mùa mƣa – khô, mùa mƣa lại
trùng với mùa nóng nên khó kết hợp giữa DL nghỉ mát với DL khác.
+ Biên độ nhiệt độ ngày đêm cao nên hạn chế sự thích ứng của du khách qua đó
làm giảm sự lý thú, đồng thời giảm thời gian lƣu trú.
2.1.1.4. Thủy văn
Cũng nhƣ các địa phƣơng khác thuộc Tây Nguyên, Đắk Nông có lịch sử hoạt
động địa chất lâu dài, phức tạp nhất là hoạt động núi lửa. Đặc trƣng địa chất này một
mặt tạo nên địa hình kết hợp với khí hậu mƣa nhiều đã hình thành nên một hệ thống
sông ngòi, ao hồ phong phú. Tỉnh có 2 hệ thống sông lớn: Sông Krông Nô và sông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông

More Related Content

What's hot

Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 

Similar to Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông (20)

Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
 
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCSLuận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinhLuận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCSLuận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
 
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thônLuận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện ĐakrôngPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐINH THỊ TUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG. Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Mã số:8440217 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VĂN ÂN Huế, tháng 07 năm 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Đinh Thị Tuyết
  • 3. Lời cảm ơn! Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Lê Văn Ân ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn tỉ mỉ, chu đáo mọi thao tác cho tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy, cô Khoa Địa lí - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã trang bị hệ thống kiến thức liên quan, đóng góp nhiều ý kiến, cung cấp các thiết bị, tƣ liệu cần thiết có thể để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trƣờng Đại học sƣ phạm Huế, các phòng ban hữu quan đã tạo điều kiện tốt nhất trong việc thực hiện các thủ tục, trang thiết bị, tƣ liệu trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở văn hóa – thể thao - du lịch tỉnh Đắk Nông, Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Đắk Nông, Cục thống kê tỉnh Đắk Nôngđã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2019 Học viên thực hiện Đinh Thị Tuyết
  • 4. 4 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ 7 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ.................................................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 8 1.TÍNH CẤP THIẾT.............................................................................................................. 8 2. MỤC TIÊU ........................................................................................................................ 8 3. NHIỆM VỤ........................................................................................................................ 8 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN........................................................................ 9 4.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 9 4.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................... 9 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 9 5.1. Giới hạn đối tƣợng đánh giá ..................................................................................... 9 5.2.Nội dung nguyên cứu................................................................................................. 9 5.3.Giới hạn không gian................................................................................................... 9 6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 9 6.1.Phƣơng pháp luận .................................................................................................... 10 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 12 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 13 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.................................................................................. 14 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu............... 14 1.1.1.Trên thế giới ............................................................................................................. 14 1.1.2. Việt Nam ................................................................................................................. 15 1.1.3. Tỉnh Đắk Nông........................................................................................................ 17 1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu ............................................................. 17 1.2.1. Du lịch ..................................................................................................................... 17 1.2.2. Du lịch sinh thái....................................................................................................... 18 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 23 1.2.4. Tài nguyên Du lịch sinh thái ................................................................................... 23 1.3. Đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái............................................................... 25
  • 5. 5 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................................ 25 1.3.2. Cách thức đánh giá .................................................................................................. 25 1.3.3. Mục đích đánh giá ................................................................................................... 27 1.3.4. Nội dung đánh giá ................................................................................................... 27 1.3.5. Đối tƣợng đánh giá.................................................................................................. 28 1.3.6. Phƣơng pháp đánh giá ............................................................................................. 28 1.4. Tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với du lịch sinh thái ................................ 36 1.4.1. Địa chất.................................................................................................................... 36 1.4.2. Địa hình ................................................................................................................... 36 1.4.3. Khí hậu .................................................................................................................... 37 1.4.4. Thủy văn.................................................................................................................. 38 1.4.5. Sinh vật.................................................................................................................... 38 1.4.6. Tài nguyên biển ....................................................................................................... 38 1.5. Các loại hình du lịch sinh thái:....................................................................................... 39 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG. ................................................................................................................ 40 2.1. Khái quát tiềm năng phát triển Du lịch tỉnh Đắk Nông ................................................. 40 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến Du lịch........ 40 2.1.2. Điều kiện KT-XH và tài nguyên nhân văn.............................................................. 44 2.2. Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái............................................................. 48 2.2.1. Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................... 48 2.2.2. Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn phối trí trong tài nguyên tự nhiên.................... 58 2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái trong những năm qua tại tỉnh Đắk Nông. ........... 60 2.3.1. Lƣợt khách............................................................................................................... 60 2.3.2. Doanh thu ................................................................................................................ 63 2.3.3. Các điểm DLST tiêu biểu........................................................................................ 63 2.3.4. Đánh giá chung về tình hình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lich sinh thái tỉnh Đắk Nông ............................................................................................................ 65 2.4. Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lich sinh thái tỉnh Đắk Nông...................... 65 2.4.1. Chọn đối tƣợng đánh giá ......................................................................................... 65 2.4.2. Đánh giá................................................................................................................... 66 2.4.3. Kết quả đánh giá...................................................................................................... 66
  • 6. 6 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG. ..................................................................................................... 84 3.1. Định hƣớng tổ chức........................................................................................................ 84 3.1.1. Cơ sở khoa học của việc định hƣớng ...................................................................... 84 3.1.2. Định hƣớng tổ chức tuyến, điểm du lịch, cụm du lịch ............................................ 89 3.2. Các giải pháp.................................................................................................................. 92 3.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch ..................................................................................... 92 3.2.2. Quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch............................ 93 3.2.3. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển .................................................................................. 93 3.2.4. Tổ chức quản lý....................................................................................................... 93 3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách.................................................................................. 94 3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...................................................................... 95 3.2.7. Bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch ............................................................................ 97 3.2.8. Tuyên truyền, quảng bá ........................................................................................... 97 3.2.9. Liên kết các tỉnh, quốc gia....................................................................................... 98 3.2.10. Phát triển du lịch cộng đồng.................................................................................. 98 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 101 PHỤ LỤC............................................................................................................................... 105 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG.............................................................. 105 PHỤ LỤC 2: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.................................................................................................................... 111 PHỤ LỤC 3: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG...................................................... 114 PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH..................................................................... 117
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 DL Du lịch 2 DLST Du lịch sinh thái 3 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 4 TN Tài nguyên 5 KT- XH Kinh tế xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố Bảng 1.2. Sự phân hóa các mức độ đánh giá tổng hợp theo tích số Bảng 1.3. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tích số Bảng 2.1. Khách du lịch quốc tế đến tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014- 2018 Bảng 2.2. Khách du lịch nội địa của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2018 Bảng 2.3. Doanh thu du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2018 Bảng 2.4. Các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn để đánh giá Bảng 2.5. Bảng đáng giá các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn theo chỉ tiêu cấp 1 Bảng 2.6. Bảng đáng giá các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn theo chỉ tiêu cấp 2 Bảng 2.7. Bảng kết quả đánh giá tổng hợp Bảng 2.8. Phân loại điểm du lịch theo điểm và tỷ lệ phần trăm DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông Hình 2.2. Bản đồ tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông Hình 3.1. Bản đồ cụm, tuyến du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
  • 8. 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT - Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, chất lƣợng cuộc sống con ngƣời ngày càng cao, một trong những nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần đó chính là du lịch. Do vậy ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia. Mặt khác du lịch, nhất là du lịch sinh thái còn góp phần trong việc bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, tăng cƣờng mối quan hệ, tạo ra sự thân thiện giữa các quốc gia. Phát triển DL đúng hƣớng có hiệu quả đang đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm. Việt Nam là quốc gia có 4000 năm lịch sử, với 54 dân tộc sinh sống, thiên nhiên hùng vĩ đa dạng, nên Việt Nam có giá trị tiềm năng du lịch to lớn. Với ƣu thế giá trị tiềm năng du lịch, năm 2018 chính phủ đã xác định “ Ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”. Trong thế mạnh du lịch chung của cả nƣớc, cũng nhƣ các địa phƣơng thuộc đại ngàn Trƣờng Sơn hùng vĩ, thuộc Tây Nguyên kỳ thú, đa sắc màu dân tộc và giàu truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đắk Nông chứa trong mình một kho tàng DL nhất là DLST có giá trị vô cùng to lớn để ngành du lịch phát triển. Nghiên cứu các điều kiện và tài nguyên tiềm năng, nhằm khai thác có hiệu quả trên cơ sở đó làm cho ngành xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn đang là vấn đề đặt ra cấp bách cho mọi địa phƣơng cũng nhƣ trên bình diện cả nƣớc. Trƣớc thực tế này, tôi chọn vấn đề “ Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU - Nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc định hƣớng tổ chức không gian hoạt động DLST ở tỉnh Đắk Nông có hiệu quả. 3. NHIỆM VỤ Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  • 9. 9 + Điều tra thống kê các điều kiện tài nguyên tự nhiên tại Đắk Nông. Tiến hành đánh giá giá trị của mỗi tài nguyên đối với sự phát triển du lịch sinh thái. + Đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Đắk Nông có hiệu quả bền vững. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm cơ sở lý luận đối với vấn đề nghiên cứu, đồng thời khẳng định tính khả thi của việc đánh giá tự nhiên phục vụ mục đích phát triển du lịch đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc xây dựng đề xuất. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hƣớng ở các địa phƣơng khác có điều kiện địa lý tƣơng đồng. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Giới hạn đối tƣợng đánh giá Đề tài tập trung đánh giá các tài nguyên tự nhiên, còn các tài nguyên nhân văn phối trí trong các tài nguyên tự nhiên đƣợc đề tài xem xét trong việc đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên đối với tổ chức không gian hoạt động DLST có hiệu quả. 5.2.Nội dung nguyên cứu Việc đánh giá các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái đƣợc tiến hành theo các chỉ tiêu và những phƣơng pháp cho điểm do các nhà khao học đề xuất, khảo nghiệm và ứng dụng nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc. 5.3.Giới hạn không gian Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Đắk Nông theo ranh giới hành chính, theo quyết định thành lập tỉnh do thủ tƣớng chính phủ kí ngày1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003. 6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • 10. 10 6.1.Phƣơng pháp luận 6.1.1. Quan điểm hệ thống Theo học thuyết cảnh quan, mỗi một bộ phận không gian là một hệ thống tự nhiên thuộc một cấp phân vị tồn tại trong tổng thể nhiều hệ thống đƣợc phân hóa từ một hệ thống lớp vỏ cảnh quan hoàn chỉnh. Mỗi một hệ thống đƣợc cấu thành bởi các cấu trúc thành phần. Các hệ thống tự nhiên và các cấu trúc cấu thành mỗi hệ thống có mỗi quan hệ hữu cơ biện chứng thông qua các dòng vật chất và năng lƣợng. Việc khai thác tự nhiên học thuyết cảnh quan khẳng định, mọi hoạt động sống và sản xuất thực chất con ngƣời đã tác động vào các mối quan hệ giữa hai địa hệ: địa hệ tự nhiên và địa hệ kĩ thuật.Vì vậy mọi nghiên cứu đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải đứng trên quan điểm hệ thống. Xuất phát từ cơ sở lý luận này, quá trình đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển DL, chúng tôi đứng trên quan điểm hệ thống nhằm phát hiện các mối quan hệ của mỗi hệ thống (nội quan hệ), quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên (ngoại quan hệ) và mối quan hệ giữa hai địa hệ. Trên cơ sở đó đề xuất sử dụng, quy hoạch hoạt động du lịch theo hƣớng đạt hiệu quả bền vững. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp Mỗi hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành bởi sự hiện diện bình đẳng của tất cả cấu trúc thành phần. Các thành phần tự nhiên cấu thành hệ thống tác động đến bất kì hoạt động sống và sản xuất mà cụ thể là hoạt động du lịch sinh thái vừa tác động theo phƣơng thức riêng vừa tác động trong mối quan hệ với các thành phần khác (tác động trong tổng thể các yếu tố).Mỗi một thành phần tự nhiên tính chất mang tính đơn trị nhƣng mặt khác đối với hoạt động sống và sản xuất của con ngƣời lại mang tính đa trị. Giá trị của mỗi thành phần tự nhiên chỉ mang tính tƣơng đối với từng hoạt động và thậm trí cho một bộ phận của mỗi hoạt động.Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên tỉnh Đắk Nông phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái phải đứng trên quan điểm tổng hợp, xem xét tác động của tất cả các thành phần đối với các hình thức, phƣơng diện hoạt động du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đƣa ra định hƣớng hoạt động du lịch tối ƣu nhất.
  • 11. 11 6.1.3. Quan điểm lịch sử Lớp vỏ cảnh quan là một hệ thống động lực tự điều chỉnh. Mọi thành phần cấu thành hệ thống cảnh quan luôn vận động không ngừng theo thời gian. Sự vận động biến đổi của một thành phần thậm chí một bộ phận của một thành phần thay đổi đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác và tự điều chỉnh, quy định lẫn nhau và hình thành nên một hệ thống mới. Xuất phát từ đặc tính của đối tƣợng khi nghiên cứu vấn đề phải đứng trên quan điểm lịch sử. Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu vấn đề phải phát hiện ra đƣợc sự vận động của hệ thống (tốc độ, hƣớng vận động) từ đó định hƣớng du lịch theo quy luật vận động của hệ thống. Đồng thời, thông qua vận động của mối cấu trúc thành phần, toàn bộ hệ thống quá trình phát triển du lịch sinh thái phải xác định sự can thiệp vào hệ thống bằng cách nào nhằm làm thay đổi quá trình vận động của hệ thống theo hƣớng có lợi bảo đảm cho ngành phát triển bền vững theo thời gian. 6.1.4.Quan điểm lãnh thổ Đồng nhất tƣơng đối là thuộc tính cơ bản của mọi sự vật. Các nhà khoa học cảnh quan đã xác định, đặc trƣng cơ bản của lớp vỏ cảnh quan là sự sai biệt sâu sắc theo không gian. Mọi đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải phát hiện đƣợc sự phân hóa theo lãnh thổ để tổ chức sản xuất phù hợp đạt hiệu quả. Vì vậy khi đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cho hoạt động du lịch sinh thái vận dụng quan điểm này nhằm phát hiện sự sai biệt về vai trò, phƣơng diện tác động và tác động đến khâu nào từ đó khai thác hết vai trò tiềm năng của từng yếu tố, từng không gian nhằm đạt hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động du lịch sinh thái. 6.1.5.Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Một trong các thuộc tính cơ bản của du lịch sinh thái là phải bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên đối với DLST là mối quan hệ sống còn cùng phát triển. Vì vậy khi định hƣớng du lịch, đề xuất giải
  • 12. 12 pháp, vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu chính là việc bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thực hiện các phƣơng pháp sau: 6.2.1.Phƣơng pháp thu thập xử lý số liệu - Dựa vào đối tƣợng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi định hƣớng nguồn tƣ liệu (cơ quan xuất bản, lƣu trữ tƣ liệu liên quan) tiến hành thu thập sao chép các tƣ liệu cần thiết liên quan vấn đề nghiên cứu, phân tích kết luận khoa học, hệ thống hóa và thƣ mục hóa các tài liệu thu thập. - Nguồn tài liệu thu thập bao gồm: Các công trình nghiên cứu, các báo cáo của địa phƣơng, các số liệu quan trắc điều tra, các sách báo tạp chí, hệ thống các bản đồ liên quan vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và làm cơ sở cho các kết luận khoa học. 6.2.2.Phƣơng pháp thực địa Thông qua các đợt thực địa nhằm thu thập thêm các tƣ liệu, kiểm tra các mâu thuẫn, những vấn đề còn nghi vấn của số liệu thu thập, chụp ảnh minh họa trên cơ sở các kết quả thực địa nhằm làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu cho kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện 2 đợt thực địa. Đợt 1: thông qua các tƣ liệu thu thập từ sở ban ngành hữu quan tiến hành khảo sát sơ bộ. Thông qua khảo cứu sơ bộ để xác định lộ trình thực địa và tài nguyên du lịch cần nghiên cứu đánh giá. Đợt 2: Thực hiện lộ trình thực địa và các địa điểm nghiên cứu. Thông qua lộ trình thực địa, tiến hành đánh giá sơ bộ các giá trị tiềm năng của các điểm tài nguyên đƣa vào đánh giá, xác định kết nối tuyến của các điểm du lịch sinh thái hợp lý (Khả năng khai thác du lịch của mỗi điểm, lộ trình lƣu chuyển kết nối ….) 6.2.3. Phƣơng pháp bản đồ
  • 13. 13 -Khoa học Địa Lý là khoa học về sự phối trí không gian của sự vật và hiện tƣợng Địa Lý. Phƣơng pháp bản đồ vừa là phƣơng pháp mang tính đặc thù vừa là yêu cầu bắt buộc của bất kì một công trình nghiên cứu địa lý. Trong nghiên cứu Địa Lý bản đồ vừa là công đoạn đầu tiên (thông qua bản đồ để thu thập tƣ liệu về vấn đề nghiên cứu) vừa là công đoạn kết thúc ( kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng bản đồ). Quá trình thực hiện chúng tôi tiến hành 2 thao tác: - Khai thác tƣ liệu: sử dụng các bản đồ: Bản đồ hành chính, các thành phần tự nhiên ( Rừng, sinh vật, thủy văn, địa hình, địa chất) giao thông vận tải; hiện trạng phát triển du lịch … nhằm thu thập các thông tƣ cần thiết liên quan tới vấn đề nghiên cứu trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. - Xây dựng các bản đồ thể hiện kết quả: Các tài nguyên đƣa vào đánh giá; bản đồ quy hoạch hoạt động du lịch. 6.2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động chuyên ngành. Trên cơ sở các ý kiến thu thập nhằm đƣa ra các kết luận có tính chính xác cao về mặt khoa học. 6.2.5. Phƣơng pháp đánh giá: Chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, đánh giá các tài nguyên đƣợc lựa chọn. phƣơng pháp này đƣợc cụ thể hóa ở phần đánh giá. 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm ba chƣơng. Chƣơng 1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Chƣơng 2. Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh ở Đắk Nông. Chƣơng 3. Định hƣớng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Đắk Nông.
  • 14. 14 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI. 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ những lợi ích to lớn của DLST đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, sự tác động mạnh mẽ của DLST đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng, trên thế giới và ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về quản lí, khai thác và triển khai các hoạt động DLST có số lƣợng lớn,của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó đáng kể nhất là các nhà khoa học Địa lí. Trong khả năng hạn chế về tìm hiểu và sƣu tầm, tôi xin đơn cử một số công trình nghiên cứu của trong và ngoài nƣớc tiêu biểu liên quan đến vấn đề đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu. 1.1.1. Trên thế giới Nhà Địa lý BoNa (1918) đƣợc coi là ngƣời có ý niệm đầu tiên về Du lịch sinh thái (DLST) và sau này đƣợc các nhà khoa học khai thác bổ sung và hoàn thiện thành khái niệm DLST. Nơi đặt nền móng đầu tiên nghiên cứu về DLST là nƣớc Đức. Từ những năm 1930, ở Đức đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực DLST, nhƣng công trình nghiên cứu có tính chuyên khảo về DLST là công trình Posen (1939), ở công trình này trên cơ sở lý luận chia DLST thành 5 loại hình ở một địa phƣơng cụ thể - Riesangedirque: Suối nƣớc nóng, khí hậu mùa hè, thể thao mùa đông, đi bộ leo núi du lịch quá cảnh. Đồng thời đƣa ra các tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và tổ chức lãnh thổ du lịch. Năm 1995 Christales, bằng các công trình khảo sát về DLST, ông phân loại các nhân tố ảnh hƣởng đến DLST ở địa phƣơng nơi ông sinh sống: Khí hậu, thắng cảnh, giải bờ biển, suối nƣớc nóng,… nƣớc có nhiều công trình nghiên cứu lý luận hoàn thiện nhất về DLST là Liên Xô cũ với những công trình ra đời vào cuối thế kỷ 17 có: V.XPreobdanlay, I.L Vedenhinh (1971) đã đề cập đến các khái niệm về hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ; công trình “đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí” của tên riêng Mukhina (1973); công trình “nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa
  • 15. 15 điểm Du lịch sinh thái” của Kadaxkai (1972) và Sepfer (1973); “tổ chức Du lịch sinh thái” của L.I Diozochi (1985). Từ những công trình nghiên cứu mang tính lý luận, trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu mạng tính hoàn thiện về lý luận, vận dụng lý luận vào việc nghiên cứu phát triển DLST cụ thể ở các địa phƣơng nhƣ: Daves (Mỹ), Hrobinson (Anh), Vonfo (Canada),… 1.1.2. Việt Nam Do sự ra đời muộn của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng, việc nghiên cứu du lịch, DLST cũng mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây. Mặc dù ra đời muộn nhƣng các công trình nghiên cứu về du lịch, DLST hiện nay ở Việt Nam đã có số lƣợng đáng kể và nghiên cứu đầy đủ phƣơng diện. Về các công trình nghiên cứu du lịch nói chung: tiêu biểu có các tác giả nhƣ Vũ Tuấn Cảnh, Vũ Kim Loan, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trung Lƣơng. Các tác giả này trên cơ sở phân tích hoàn thiện về du lịch, đã tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, xây dựng hệ thống phân vị,từ đó, tiến hành phân vùng du lịch Việt Nam. Ngoài những công trình nghiên cứu này, ở Việt Nam còn có hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trên cơ sở lý luận, phân vùng du lịch chung, tiến hành nghiên cứu du lịch tại một số địa phƣơng, một địa điểm du lịch nhƣ “cơ sở của việc đánh giá điểm, tuyến du lịch”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thế Chính (1995); “cơ sở khoa học của việc xây dựng tuyến, điểm du lịch” của Hồ Dũng, luận án Tiến sĩ Địa lý (1996); “cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch ven thành phố Huế”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Tƣởng (1999). Ngoài ra còn có nhiều Hội thảo quốc tế, khu vực, trong nƣớc và các địa phƣơng bàn về tổ chức hoạt động du lịch Việt Nam theo hƣớng bền vững. Nghiên cứu về DLST đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Trung Lƣơng “DLST những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển của Việt Nam”. Công trình này đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về DLST, phân tích tài nguyên DLST, các
  • 16. 16 loại hình DLST cần khai thác đồng thời định hƣớng tổ chức không gian DLST trên toàn quốc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, hội thảo liên quan đến DLST ở Việt Nam đều đi theo hƣớng: - Hƣớng khai thác tài nguyên: Có các công trình nghiên cứu nhƣ Philip Dearden “Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái ở Việt Nam”; Hội thảo về “Phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số” – Hà Nội (1998); Đặng Huy Huỳnh (Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam); Hội nghị quốc tế về “Phát triển Du lịch sinh thái bền vững ở Việt Nam” – Huế (1997); Lê Văn Lanh “Du lịch sinh thái trong bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”; Hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” – Hà Nội (1998); Lê Văn Lanh, D.TaMesMacNeil “Du lịch Việt Nam – Triển vọng cho sự tồn tại và tham gia của các địa phƣơng”; Hội thảo quốc gia “Tổ chức, quản lý rừng đặc dụng” – Hà Nội (1997); “Tổ chức các hoạt động Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên”, Tuyển tập báo cáo các hội thảo “Du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam. Hƣớng nghiên cứu các điều kiện phát triển DLST: Chủ yếu là đánh giá các điều kiện phát triển DLST, “Đánh giá điều kiện khí hậu cho hoạt động Du lịch sinh thái ở Quảng Bình” (2007) Luận văn Thạc sĩ Địa lí tự nhiên. Đại học Sƣ phạm Huế của Trƣơng Thị Thanh Hƣơng; “Đánh giá điều kiện khí hậu cho tổ chức hoạt động Du lịch sinh thái tại tỉnh Quảng Trị” Luận văn Thạc sĩ Địa lí – Đại học Khoa học Huế của Nguyễn Văn Dũng (2009). “Nghiên cứu các tiềm năng du lịch miệt vƣờn tỉnh Tiền Giang” Luận văn Thạc sĩ Địa lí của Phạm Văn Hoàng, Đại học Sƣ phạm Huế (2012); “Nghiên cứu tài nguyên DL phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận” Luận văn Tiến sĩ của La Nữ Ánh Vân, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh (2012); “Nghiên cứu du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn Thạc sĩ Địa lí Đại học Sƣ phạm Huế (2011) của Nguyễn Văn Giới.
  • 17. 17 1.1.3.Tỉnh Đắk Nông Cho tới nay, tại Đắk Nông mới chỉ có các thông tin về DL mang tính văn bản nhƣ: Báo cáo thƣờng niên và phƣơng hƣớng hoạt động du lịch của tỉnh theo thời đoạn. Một số bản đồ biểu thị về các điểm du lịch đang khai thác và có thể khai thác. Còn nghiên cứu về DL đặc biệt đánh giá giá trị tiềm năng của tài nguyên đối với DL nói chung và DLST nói riêng trên cơ sở đó đề xuất quy hoạch không gian hoạt động DL hoàn toàn chƣa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu, vì vậy vấn đề đƣợc chọn và nghiên cứu luận văn thạc sĩ này là hoàn toàn mới. 1.2.Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Du lịch Đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, du lịch có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này đã đƣợc La Tinh hóa thành Tornus và sau đó thành Tourisme (tiếng Pháp), Tourism (tiếng Anh), … Theo Robert Lanquan, từ Tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. [16] Thuật ngữ Du lịch, ở Việt Nam đƣợc hiểu theo tiếng Hán - Nôm, du có nghĩa là đi, còn lịch có nghĩa là lịch lãm. Đi chơi mang tính lịch lãm. Trƣớc sự phát triển của ngành DL và những đóng góp to lớn của nó, vào năm 1963 Hội nghị liên hiệp quốc tế về DL họp ở Roma (Ý) đã thống nhất đƣa ra khái niệm “du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay nƣớc họ,với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là làm việc của họ.” Dựa trên khái niệm này, vào năm 1985 L.I Priro Gro nghiên cứu và hoàn thiện “DL là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lƣu trú tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao thông qua việc tiêu thụ những giá trị về TNTN, kinh tế và văn hóa” [ 34 trang 15]. Thuật ngữ này chuyển tải 3 nội dung cơ bản: 1) Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cƣ
  • 18. 18 trú thƣờng xuyên, 2) Dạng chuyển cƣ đặc biệt, 3) Ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội của nhân dân. Khái niệm của L.I Piro đƣa ra khái niệm du lịch sau này đƣợc Mathiesou và Wall khái quát hóa “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của ngƣời dân đến những nơi ngoài khu vực cƣ trú và làm việc thƣờng xuyên của họ, các hoạt động đƣợc thực hiện trong thời gian lƣu trú tại đó và các tiện nghi đƣợc sinh ra nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ”. Ủy ban Liên hợp quốc kết hợp với tổ chức Du lịch thế giới (1993) đƣa ra khái niệm “Du lịch là hoạt động của con ngƣời du hành đến và lƣu trú tại nơi khác với nơi ở, môi trƣờng thƣờng xuyên của họ với thời gian không quá 1 năm và nhiều hơn 24 giờ nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và mục đích khác”. Ở Việt Nam, khái niệm DL cũng đƣợc đề cập tới ở nhiều văn bản khác nhau. Theo từ điển Bách Khoa toàn thƣ của Việt Nam, DL đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa, cụ thể khái niệm DL mang tính pháp lệnh đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 08.02.1999): “Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣu trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định” [1]. Nhƣ vậy, có nhiều khái niệm DL khác nhau nhƣng về cơ bản đều hàm chứa nội dung cơ bản sau: - Sự di chuyển đặc biệt khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên. - Thực hiện nhiều hoạt động khác nhau thông qua việc sử dụng các TNTN, văn hóa, thể thao …nhằm nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe và sự hiểu biết. - Thời gian có hạn định. 1.2.2. Du lịch sinh thái 1.2.2.1.Khái niệm: DLST (Ecoturism) là một loại hình du lịch tƣơng đối mới trên thế giới và mới xuất hiện gần đây ở nƣớc ta. DLST đƣợc hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép (du lịch) và (sinh thái) hay đƣợc gọi là du lịch thiên nhiên. Tuy nhiên, quan niệm DLST đã xuất hiện từ đầu những năm 1980. Theo Ashpon thì mọi hoạt động liên quan đến thiên
  • 19. 19 nhiên nhƣ tắm biển, nghỉ núi,… đều đƣợc hiểu là DLST. Ngƣời đƣa ra khái niệm có tính hoàn chỉnh đầu tiên là Hector – Ceballos – Lascurain vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang giã và những giá trị văn hóa đƣợc khám phá” [33, trang 8]. Từ những ý niệm, khái niệm ban đầu về DLST này, sau đó nhiều nhà khoa học khác trên thế giới đề cập tới và hoàn thiện dần. Nếu xét theo thời gian các định nghĩa về DLST có thể liệt kê nhƣ sau: [33, trang 9 - 11]. “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho ngƣời dân địa phƣơng” (Wood, 1991). “Du lịch sinh thái đƣợc phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trƣờng và sinh thái, thông qua những hƣớng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra những mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đƣợc giáo dục để biến bản thân những ngƣời khách du lịch thành những ngƣời đi đầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Phát triển Du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trƣờng, đảm bảo cho địa phƣơng đƣợc hƣởng nguồn lợi tài chính do du lịch mạng lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen,1993). “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên, đƣợc quản lý bền vững về mặt sinh thái” (Định nghĩa của Ôxtraylia). “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện đƣợc phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng” (Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế).
  • 20. 20 Nhƣ vậy qua các định nghĩa trên cho thấy, từ định nghĩa đầu tiên đƣợc đƣa ra vào năm 1987 cho đến nay, nội dung định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi: DLST mới đầu đƣợc coi là loại hình du lịch đến một vùng tự nhiên, thƣởng thức một cách thụ động và ít tác động đến môi trƣờng tự nhiên. Ngƣợc lại, các khái niệm gần đây lại cho rằng DLST là loại hình du lịch không những thƣởng thức mà còn có trách nhiệm với môi trƣờng, đồng thời giáo dục ý thức đối với tự nhiên, qua đó đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Mặc dù khái niệm về DLST có những khác nhau về nhận định nhƣng đều có những điểm chung [3], [16], [27]: - DLST bao gồm tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu hiều về du lịch tự nhiên cũng nhƣ những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng tự nhiên đó. - DLST phải bao gồm các hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trƣờng. - Thông thƣờng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lƣợng hạn chế. - DLST hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trƣờng tự nhiên văn hóa – xã hội. - DLST có sự hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách: + Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho những địa phƣơng, các tổ chức và các chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó. + Tạo ra cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng. + Tăng cƣờng nhận thức của du khách và ngƣời dân địa phƣơng về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa. Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới đƣợc nghiên cứu giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Xong đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trƣờng. Do trình độ nhận thức khác nhau ở mỗi góc nhìn khác nhau nên khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chƣa thống nhất. Quan niệm về DLST đã có ở Việt Nam đáng chú ý nhất là quan niệm đƣợc thống nhất bởi các chuyên gia hoạt động ở ngành du lịch và các nhà khoa học từ hội thảo
  • 21. 21 quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam ” từ ngày 07.09.1999. Theo Hội thảo này “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực, bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích của cộng đồng địa phƣơng”. Định nghĩa này bao hàm đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với các khái niệm của các nhà khoa học trên thế giới. 1.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái. - Phải có sự độc đáo về tự nhiên và văn hóa mang tích bản địa sâu sắc: DLST là du lịch khai thác từ tự nhiên và văn hóa bản địa nên muốn phát triển DLST trƣớc tiên phải có nguồn lực tiềm năng cho phát triển DLST nhƣ: Hệ sinh thái tự nhiên điển hình, đa dạng sinh học, tập quán sản xuất, giá trị phi vật thể bản địa,… - DLST còn đòi hỏi đội ngũ công tác nhất là hƣớng dẫn viên du lịch phải có trình độ ngoại ngữ tốt và am hiểu thực tế cao: Từ đặc điểm DLST cho thấy, DLST gắn với giá trị của tự nhiên và văn hóa bản địa. Tài nguyên DLST chỉ có ý nghĩa lớn khi ngƣời làm công tác hƣớng dẫn khai thác đƣợc hết những giá trị hàm chứa trong các tài nguyên. Sự khai thác các giá trị tài nguyên DLST vừa thỏa mãn nhu cầu du lịch cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức về tự nhiên qua đó thay đổi đƣợc hành vi và thái độ với tự nhiên. Đó chính là đạt đƣợc mục đích của DLST. Tránh các tác hại đến mức độ thấp nhất đối với tài nguyên và môi trƣờng: Sự sống còn với DLST phải gắn liền với sự tồn tại của môi trƣờng và tài nguyên du lịch, nhất là tự nhiên. Phát triển DLST phải làm sao tránh đƣợc thiệt hại ít nhất đến môi trƣờng và tài nguyên môi trƣờng. Vì thế, Tổ chức DLST phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. “Sức chứa” đƣợc hiểu từ 4 khía cạnh: Vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội. Tất cả những khía cạnh này đều có liên quan đến một lƣợng khách,đến một địa điểm, tại cùng một thời điểm. Việc làm này đồng nghĩa với việc khai thác toàn diện giá trị tài nguyên của DLST của địa phƣơng.
  • 22. 22 1.2.2.3. Đặc trưng Du lịch sinh thái DLST là một dạng của hoạt động du lịch nên DLST cũng mang những đặc trƣng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung nhƣ: tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đa mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã hội hóa. Tuy nhiên, đây là một loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa bản địa nên DLST còn mang đặc trƣng riêng, đặc thù đó là: - Phụ thuộc sâu sắc vào tính hấp dẫn của tự nhiên, văn hóa bản địa. DLST đƣợc khai thác từ sự hấp dẫn cả về tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của từng vùng, từng địa phƣơng. Sự sống còn, hƣng thịnh hay suy thoái của DLST đều gắn liền với tình hình phát triển và các đặc trƣng trên của tự nhiên, xã hội nơi khai thác và phát triển DLST. - DLST mang tính giáo dục cao về môi trƣờng: DLST hƣớng con ngƣời tiếp cận gần hơn với những vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh thái và nhạy cảm về mặt môi trƣờng. DLST đƣợc coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ mội trƣờng. - DLST gắn với việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học. Hoạt động DLST có tác động giáo dục con ngƣời bảo vệ tài nguyên tự nhiên cũng nhƣ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. DLST mang tính xã hội sâu sắc: DLST là loại hình khai thác tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa nên DLST muốn tồn tại phải bảo tồn các giá trị vật chất tạo ra từ tự nhiên và văn hóa. Sự bảo tồn các giá trị này chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự góp sức của tất cả mọi ngƣời, đặc biệt là cộng đồng địa phƣơng gắn liền với các “tài sản” đó. Chính vì vậy, cộng đồng địa phƣơng là những ngƣời sở hữu trực tiếp các nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa địa phƣơng mình. Các giá trị văn hóa, tự nhiên muốn đƣợc bảo tồn và cải thiện đƣợc quyết định bởi cộng đồng ngƣời sáng tạo ra giá trị văn hóa và mối quan hệ tƣơng tác trực tiếp với tự nhiên nơi sinh sống. - DLST triệt để khai thác giá trị tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu du lịch khác với du lịch chung, DLST thƣờng có nhu cầu hiểu biết hơn hẳn về giá trị của tài nguyên du
  • 23. 23 lịch. Vì thế các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi. 1.2.3.Tài nguyên thiên nhiên Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố đƣợc sử dụng vào phát triển kinh tế làm phƣơng tiên tồn tại của xã hội loài ngƣời…” Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất cho trong tự nhiên mà một trình độ nhất định của sự phát triển lực lƣợng sản xuất chúng đƣợc sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phƣơng tiện sản xuất và đối tƣợng tiêu dùng”. (nguồn Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005). Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên – xã hội”. Vì thế, khái niệm tài nguyên thiên nhiên ngày càng đƣợc mở rộng cùng với sựphát triển của lực lƣợng sản xuất và sự phát triển của xã hội. 1.2.4.Tài nguyên Du lịch sinh thái 1.2.4.1. Khái niệm Theo quan niệm của Phạm Trung Lƣơng [16] “Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đƣợc coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các hệ tổng hợp tự nhiên, giá trị văn hóa bản địa gắn với hệ sinh thái đƣợc khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩn DLST phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng mới đƣợc xem xét là tài nguyên DLST.” Xét về mặt sử dụng, tài nguyên DLST cũng bao gồm: tài nguyên đang đƣợc khai thác và tài nguyên chƣa đƣợc khai thác.Mức độ khai thác tài nguyên DLST phụ thuộc vào: Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn có và còn tiềm ẩn; yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch.
  • 24. 24 1.2.4.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch Tài nguyên DLST ngoài những đặc điểm tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, nó còn mang những đặc điểm đặc thù, cụ thể; - Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú: Do tài nguyên DLST bao gồm cả hai bộ phận cấu thành (Tự nhiên và nhân văn) nên tài nguyên DLST thƣờng đa dạng về tính chất, đa dạng về những khả năng khai thác đối với phát triển du lịch. - Tài nguyên DLST có tính nhạy cảm cao: Tài nguyên DLST nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên rất dễ nhạy cảm đối với tác động của ngoại cảnh. Vì vậy quá trình khai thác cần phải có sự cẩn trọng mới có thể duy trì đƣợc giá trị của nó đối với phát triểnkinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ DLST nói riêng. - Tài nguyên DLST có tính độc đáo: Do xuất phát từ tính đặc thù tự nhiên, văn hóa truyền thống nên tài nguyên DLST có tính độc đáo khác biệt so với các khu vực, địa phƣơng khác. Chính tính độc đáo này của tài nguyên đã tạo nên tính hấp dẫn lớn đối với du khách và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển DL. - Tài nguyên DLST thƣờng có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài hầu hết các tài nguyên du lịch trong đó có tài nguyên DLST đƣợc xếp và loại tài nguyên có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài chủ yếu là các tài nguyên tự nhiên nhất là tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, việc tái tạo và mức độ lâu bền phụ thuộc sâu sắc vào mức độ hành vi của con ngƣời với tài nguyên. 1.2.4.3. Các loại tài nguyên Du lịch sinh thái chủ yếu Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chỉ có một số loại tài nguyên đƣợc nghiên cứu, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm các loại sau: - Các hệ sinh thái tự nhiên bảo tồn, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm nhƣ: Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn,… - Các hệ sinh thái nông nghiệp: Vƣờn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh, vƣờn rau,…
  • 25. 25 - Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên, các phƣơng thức canh tác, lễ hội, sinh hoạt truyền thống … gắn liền với truyền thống cộng đồng. 1.3.Đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái 1.3.1. Khái niệm 1.3.1.1. Đánh giá Khái niệm đánh giá theo từ điển tiếng Nga (1958). Đánh giá là xem xét đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. 1.3.1.2. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội Đánh giá tài nguyên tự nhiên là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế xã hội cụ thể. Đánh giá tài nguyên tự nhiên là sự thể hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là các yêu cầu kinh tế xã hội nhƣ các công trình kỹ thuật, các ngành kinh tế, con ngƣời và xã hội, còn khách thể là môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Bản chất của việc đánh giá tài nguyên tự nhiên là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trƣờng tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng đối với đòi hỏi, những yêu cầu khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời. 1.3.1.3. Đánh giá tài nguyên đối với phát triển du lich sinh thái Là sự phản ánh các tiềm năng của tài nguyên đối với phƣơng diện phát triển DLST: Loại du lịch, quy mô, tổ chức không gian, thời gian hoạt động … 1.3.2. Cách thức đánh giá Để đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên đối với kinh tế xã hội thƣờng đƣợc tiến hành theo 2 hƣớng: Đánh giá theo mức độ chuẩn xác, đánh giá theo mức độ toàn diện của tự nhiên. - Đánh giá theo mức độ chuẩn xác đƣợc tiến hành theo 2 cách: * Đánh giá định tính:
  • 26. 26 Đánh giá định tính là đánh giá các giá trị của tài nguyên mang tính tƣơng đối, xét về mức độ chính xác đánh giá định tính chia làm hai loại: - Đánh giá cảm tính: Là đánh giá dựa vào cảm nhận của con ngƣời về sự vật. Đánh giá cảm tính thƣờng không dựa vào số liệu quan trắc và vì vậy khoảng cách đánh giá cũng không đƣợc thể hiện bằng con số. Đánh giá cảm tính là phƣơng thức đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu trƣớc đây. - Đánh giá cảm tính mang tính định lƣợng: là đánh giá dựa vào các số liệu quan trắc sự vật nhƣng xác định kết quả lại dựa trên cảm nhận định tính của ngƣời đánh giá. Nhƣ vậy đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ phù hợp của tài nguyên tự nhiên với một loại hình sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thƣờng không cụ thể mà chỉ trình bày trong phạm vi tính chất của đối tƣợng và không đánh giá qua thuận lợi của đầu vào, đầu ra. Thang đánh giá định tính có thể là 3 hạng hay 5 hạng hoặc nhiều hơn theo mục tiêu cụ thể của đánh giá. * Đánh giá định lƣợng: Đánh giá định lƣợng là đánh giá bằng các số liệu cụ thể. Các số liệu đánh giá thƣờng đƣợc lựa chọn (đƣợc gọi là chỉ tiêu), phân cấp các chỉ tiêu qua đó phân hạng theo từng cấp chỉ tiêu. Tất cả các công đoạn này đều phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và cả tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, đánh giá định tính và đánh giá định lƣợng có mối quan hệ. Thông thƣờng đánh giá định tính là cơ sở cho đánh giá định lƣợng. Xét về mặt lý luận, “xuất phát từ bản chất của quá trình nhận thức là sự trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và trở lại thực tiễn. Trực quan sinh động bao hàm những nội dung của trực giác khoa học, của những nghiên cứu định tính ban đầu, nó có tính chất phát hiện, định hƣớng cho nghiên cứu sâu, định lƣợng trong quá trình trừu tƣợng hóa và trở lại với thực tiễn sau khi đã bỏ đi dấu hiệu cụ thể không bản chất để lại những đặc tích bản chất cốt lõi, những mối quan hệ lặp đi lặp lại, quá trình nhận thức đành trở về với định tính” [33].
  • 27. 27 Mặt khác trong thực tế, nghiên cứu không phải bao giờ cũng đầy đủ số liệu (cả về thời gian, số lƣợng và phƣơng diện) nên đánh giá định tính vẫn giữ nguyên giá trị của nó, đồng thời khẳng định sự cần thiết vì vậy tồn tại cả 2 loại đánh giá trong nghiên cứu đối tƣợng. 1.3.3. Mục đích đánh giá Đánh giá các tài nguyên tự nhiên nhằm xác định các khả năng, mức độ thuận lợi của từng tài nguyên và sự đánh giá chi tiết từng mặt của tài nguyên cũng nhƣ sự tác động tổng thể của các tài nguyên đối với sự phát triển DLST. Trên cơ sở đó đề xuất các định hƣớng và các giải pháp đầu tƣ, khai thác tổ chức các hoạt động DLST có hiệu quả đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng từng bƣớc phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh. Hƣớng đánh giá theo mức độ hoàn thiện có 2 cách: + Đánh giá phiến diện: Đánh giá từng thành phần hoặc từng mặt, từng bộ phận của đối tƣợng. + Đánh giá toàn diện: Đánh giá tổng hợp nhiều phƣơng diện và nhiều thành phần. Để tiến hành đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển DLST tỉnh Đắk Nông chúng tôi chủ yếu đánh giá định lƣợng và đánh giá tổng hợp toàn diện. 1.3.4. Nội dung đánh giá Việc đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ tổ chức hoạt động DLST đƣợc tiến hành theo các nội dung sau: - Đánh giá mức độ thuận lợi của từng loại tài nguyên, từng yếu tố. - Đánh giá sự tác động trong tổng thể các tài tuyên và phân hạng mức độ vai trò tác động của từng tài nguyên. Rút ra đƣợc các ƣu thế đặc thù của các tài nguyên tự nhiên tại một địa điểm DLST. Các tài nguyên tự nhiên có tác động đến sự phát triển của ngành, cụm, điểm, tuyến DLST rất đadạng vừa cụ thể, vừa trừu tƣợng. Tuy nhiên, sự tác động của các tài nguyên tự nhiện đối với việc tổ chức hoạt động DLST thƣờng đƣợc biểu hiện ở các
  • 28. 28 mặt đã đƣợc đề tài xếp nó vào chỉ tiêu đánh giá và cũng đƣợc định lƣợng hóa và phân hạng theo chỉ tiêu cấp 1 và chỉ tiêu cấp 2. Từ các nội dung và chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã tiến hành đánh giá các tài nguyên tự nhiên theo các chỉ tiêu, kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá là: - Tìm ra các điểm DLST đánh giá ở mức độ thuận lợi, khó khăn của các điểm tài nguyên du lịch. - Xác định các loại hình DLST theo lãnh thổ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch tỉnh. 1.3.5. Đối tượng đánh giá Điểm DLST điển hình. 1.3.6. Phương pháp đánh giá 1.3.6.1. Chọn chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu a. Cơ sở xây dựng chỉ tiêu Các tài nguyên DLST tác động rất phức tạp đến sự phát triển DLST, sự tác động này vừa có tính trừu tƣợng, vừa cụ thể và vô cùng đa dạng, phức tạp. Nhƣng dù tác động nhƣ cách nào thì điểm cuối cùng là hiệu quả của từng cụm, tuyến, điểm DLST, tính hiệu quả kinh tế thể hiện ở các mặt: - Số lƣợng khách thăm quan. - Sự lƣu lại của khách và giá trị thu nhận đƣợc từ hoạt động du lịch. Vì vậy, cơ sở để xây dựng chỉ tiêu chính là đánh giá khả năng của từng cụm, tuyến, điểm DLST để tăng các chỉ số làm tăng hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu đánh giá toàn diện trong một cụm, điểm, tuyến nào đó. b. Các chỉ tiêu lựa chọn đánh giá và thang cấp đánh giá Các tài nguyên DLST tạo nên các chỉ số làm tăng hiệu quả kinh tế của các cụm, tuyến, điểm DLST thể hiện ở nhiều mặt nhƣng nổi bật và có ý nghĩa nhất là tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, thời gian hoạt động du lịch, tính bền vững, sức chứa, vị trí điểm, cụm, tuyến DLST. Các chỉ tiêu làm tăng
  • 29. 29 hiệu quả kinh tế của cụm, tuyến, điểm DLST này có tác động đồng thời nhƣng xét một cách cụ thể nó có vai trò khác nhau nên tôi xếp cấp chỉ tiêu và thang điểm nhƣ sau: Nhóm chỉ tiêu cấp 1 Đây là nhóm chỉ tiêu có tính hấp dẫn quyết định đến số lƣợng, thời gian lƣu trú, giá cả dịch vụ. Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu sau: Vị trí điểm du lịch: là vị trí tƣơng đối so với nơi cung cấp khách du lịch chủ yếu và vị trí của từng điểm du lịch trong khu du lịch. - Rất tốt (4 điểm): điểm du lịch gần với nguồn cung cấp khách khoảng cách ngắn từ 10 – 100 km, thời gian đi đƣờng nhỏ hơn 3 giờ, có thể đi lại bằng nhiều phƣơng tiện tùy thuộc vào sở thích của du khách. - Khá tốt (3 điểm): điểm du lịch gần với nguồn cung cấp khách với khoảng cách ngắn từ 100 – 250 km, thời gian đi từ 3 - 4 giờ, có thể đi bằng 2 - 3 loại phƣơng tiện. - Trung bình (2 điểm): khoảng cách giữa vùng du lịch so với nguồn cung cấp khách từ 250 – 450 km, thời gian đi đƣờng từ 4 -5 giờ, có thể đi từ 1 – 2 loại phƣơng tiện. - Kém (1 điểm): khoảng cách giữa vùng du lịch so với nguồn cung cấp khách trên 450 km, thời gian đi đƣờng hơn 5 giờ, có thể đi bằng 1 – 2 loại phƣơng tiện thông dụng. Tính hấp dẫn Tính hấp dẫn của tài nguyên DLST là vẻ đẹp của cảnh quan, tính đa dạng của tài nguyên địa hình, đa dạng sinh học, sự phù hợp của khí hậu đối với sức khỏe và ngƣỡng chịu đựng của con ngƣời, tính nguyên sơ và độc đáo của tự nhiên. Tính hấp dẫn này đƣợc xem xét ở các mức độ khác nhau và đƣợc xếp thành các cấp độ sau: - Rất hấp dẫn – rất thuận lợi (4 điểm): tối thiểu có 5 phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng, có hệ sinh thái độc đáo đƣợc bảo tồn, có thể tổ chức ít nhất 5 loại hình du lịch. - Khá hấp dẫn – khá thuận lợi (3 điểm): có từ 3 – 4 phong cảnh đẹp, hệ sinh thái tƣơng đối đa dạng ở dạng đƣợc bảo tồn khá tốt có thể tổ chức từ 3 – 5 loại hình du lịch.
  • 30. 30 - Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): có 1 – 2 phong cảnh đẹp, tính đa dạng sinh học vừa phải, có thể tổ chức 1 – 2 loại hình du lịch. - Kém – kém thuận lợi (1 điểm): phong cảnh đơn điệu, hệ sinh thái không điển hình, chỉ có thể tổ chức 1 loại hình du lịch. Tại mỗi điểm du lịch, xét cả 4 chỉ tiêu rồi cho điểm dựa vào chỉ tiêu có ý nghĩa cao nhất (cấp cao nhất) với lí do: nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch thì đƣơng nhiên thu hút, hấp dẫn khách cao, ngƣợc lại nơi chỉ có một đối tƣợng du lịch nhƣng có thể triển khai nhiều loại hình du lịch thì cũng rất thu hút du khách chẳng kém những điểm có nhiều tài nguyên. Tính an toàn Tính an toàn đƣợc xác định bởi tình hình an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi trƣờng… mức độ an toàn khác nhau và đƣợc đề tài xác định theo cấp độ sau: - Rất an toàn – rất thuận lợi (4 điểm): không xảy ra bất cứ trƣờng hợp mất trật tự an ninh xã hội, sinh thái và thiên tai, không có hiện tƣợng quấy nhiễu, trộm cắp, trấn lột, bắt cóc, bán hàng rong, ăn xin và bệnh dịch. - Khá an toàn – khá thuận lợi (3 điểm): có những đặc trƣng nhƣ tính an toàn, tuy nhiên có xảy ra hiện tƣợng nhƣ: quấy nhiễu, ăn xin, bán hàng rong nhƣng không thƣờng xuyên. - Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): không có hiện tƣợng cƣớp giật, trấn lột, khủng bố, bắt cóc, dịch bệnh, thiên tai hay nguy hiểm. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng rong, ăn xin hoạt động mạnh. - Kém – kém thuận lợi (1 điểm): xảy ra hiện tƣợng cƣớp giật hoặc bắt cóc, có dịch bệnh đe dọa đến tính mạng con ngƣời, xâm phạm đến tài sản của du khách. Tính liên kết Tính liên kết đƣợc xác định bởi một điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm du lịch trong không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm du lịchthành tuyến du lịch hoặc cụm du lịch. Tính liên kết đƣợc xác định dựa vào các điểm tài nguyên và khả năng liên kết giữa các điểm tài nguyên với nhau. Mức độ liên
  • 31. 31 kết của tài nguyên rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ liên kết của các điểm tài nguyên,tôi chia mức độ liên kết thành các cấp độ sau: - Liên kết tốt – rất thuận lợi (4 điểm): có thể ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch (kể cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn) nằm lân cận điểm xem xét trong phạm vi bán kính không quá 25 km. - Liên kết khá tốt – khá thuận lợi (3 điểm): có thêm từ 2 – 3 điểm tài nguyên du lịch ở trong phạm vi điểm xem xét không quá 25 km. - Liên kết trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): chỉ có thêm 1 tài nguyên du lịch trong phạm vi 25 km. - Liên kết kém- kém thuận lợi (1 điểm): không có điểm tài nguyên du lịch nào có thể kiên kết đƣợc trong phạm vi bán kính 25 km. Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật đƣợc xác định bởi sự thuận lợi và đồng bộ của mạng lƣới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nƣớc, phụ vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí… cho du khách. Mức độ tiện nghi của cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật có tác động ở mức độ khác nhau, tôi xếp các chỉ tiêu này theo mức độ và thang điểm nhƣ sau: - Rất tốt – rất thuận lợi (4 điểm): cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, có khả năng tiếp cận thuận lợi bằng đƣờng bộ, đƣờng sông… có đủ các loại hình lƣu trú, ăn uống và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, đủ các dịch vụ bổ sung. - Khá – khá thuận lợi (3 điểm): cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, khả năng tiếp cận thuận lợi, có đầy đủ các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, tham gia giải trí. - Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật chƣa đồng bộ (thiếu một vài yếu tố nhƣ cấp điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, thiếu một số dịch vụ nhu cầu của khách tham quan). - Kém – kém thuận lợi (1 điểm): cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ở tình trạng kém hoặc chất lƣợng thấp, việc giao thông gặp nhiều khó khăn và mất thời gian.
  • 32. 32 Kết luận: Trong 5 nhóm chỉ tiêu cấp 1, tính hấp dẫn là quan trọng nhất vì nó là yếu tố quyết định của du khách trong việc lựa chọn một chuyến đi du lịch đến một điểm nào đó, đƣợc xác định là hệ số 3. Bốn chỉ tiêu còn lại đƣợc xác định là hệ số 2 vì chúng kém quan trọng hơn và chúng có thể bị thay đổi bởi sự tác động của con ngƣời trong tƣơng lai. Nhóm chỉ tiêu cấp 2 Thời gian hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch là chỉ số xác định thời gian, thời kì sử dụng khai thác đƣợc tài nguyên du lịch vào việc tổ chức các hoạt động du lịch. Thời gian hoạt động du lịch đƣợc thể hiện giữa các tháng và các mùa trong năm. Khác nhau, căn cứ vào thời gian hoạt động của ngành du lịch đề tài chia thành các bậc sau: - Rất dài – rất thuận lợi (4 điểm): có thể tổ chức hoạt động du lịch trên 250 ngày/năm. - Khá dài – khá thuận lợi (3 điểm): có thể tổ chức hoạt động du lịch từ 180 đến dƣới 250 ngày/năm. - Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): có thể tổ chức các hoạt động du lịch từ 100 đến 180 ngày/năm. - Kém – kém thuận lợi (1 điểm): có thể tổ chức các hoạt động du lịch dƣới 100 ngày/năm. Trong việc đánh giá yếu tố này, phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc xác định cụ thể trong những trƣờng hợp số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe con ngƣời và thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch có khác biệt thì lấy số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch làm tiêu chí chính để đánh giá. Có thể xác định thời gian có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời bằng giản đồ thực nghiệm về tƣơng quan giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối trung bình của Tổ chức Du lịch Thế giới.
  • 33. 33 Thời gian trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch là thời gian của năm trừ những ngày có thời tiết đặc biệt không phù hợp với các hoạt động du lịch nhƣ những ngày mƣa bão, sƣơng mù… Với đặc điểm khí hậu của tỉnh Đắk Nông thì số ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch là số ngày không mƣa. Tính bền vững Tính bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thành phần và các bộ phận tự nhiên trƣớc áp lực của các hoạt động du lịch (tác động của khách du lịch) và các hiện tƣợng tự nhiên… Tính bền vững của từng tài nguyên có mức độ khác nhau, căn cứ vào tính bền vững của tài nguyên đề tài đƣa ra các cấp độ bền vững sau: - Rất bền vững – rất thuận lợi (4 điểm): tài nguyên ở đó là các dạng nguyên sinh không có thành phần và bộ phận tự nhiên nào bị phá hủy hoặc khả năng phục hồi của môi trƣờng sinh thái nhanh, tồn tại vững chắc trên 100 năm. - Khá bền vững – khá thuận lợi (3 điểm): có 1 -2 thành phần tự nhiên bị phá hoại nhƣng không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tồn tại vững chắc từ 50 – 100 năm. - Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): có 1 – 2 thành phần bị phá hoại ở mức độ đáng kể phải tốn nhiều kinh phí mới phục hồi đƣợc, tồn tại từ 10 – 50 năm. - Kém – kém thuận lợi (1 điểm): có từ 2 – 3 thành phần tự nhiên hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại đáng kể, tốn nhiều kinh phí để phục hồi nhƣng phục hồi chậm, tồn tại vững chắc dƣới 10 năm. Sức chứa du khách Sức chứa du khách là tổng sức chứa tối đa lƣợng khách tại một thời điểm nhất định trong một ngày của một điểm du lịch. Khả năng sức chứa của mỗi tài nguyên có mức độ khác nhau, chính vì thế đề tài đƣa ra các cấp độ nhƣ sau: - Rất lớn – rất thuận lợi (4 điểm): có khả năng đón và chứa đƣợc một cách an toàn (cho cả du khách và tài nguyên) ít nhất 250 ngƣời/lƣợt tham quan. - Khá lớn – khá thuận lợi (3 điểm): từ 150 – 249 ngƣời/lƣợt tham quan. - Trung bình – thuận lợi trung bình (2 điểm): từ 20 – 149 ngƣời/lƣợt tham quan.
  • 34. 34 - Kém – kém thuận lợi (1 điểm): dƣới 50 ngƣời/lƣợt tham quan. Tùy đặc điểm cụ thể của điểm du lịch, thời gian lƣu trú của khách trong cùng môt thời điểm mà vẫn đảm bảo đƣợc hiệu quả khai thác và độ bền vững của môi trƣờng tự nhiên. Kết luận: Trong nhóm chỉ tiêu cấp 2 thời gian hoạt động du lịch là quan trọng hơn nên đƣợc nhân hệ số 3, tính bền vững đƣợc coi là khá quan trọng nên đƣợc nhận hệ số 2, sức chứa du khách nhân hệ số 1. 1.3.6.2. Thang điểm đánh giá Trong các công trình nghiên cứu trƣớc đây, việc tính điểm tổng hợp đã đƣợc tiến hành theo hai cách: lấy tổng số hoặc tích số của các yếu tố đánh giá tại mỗi điểm. Về lý thuyết, nếu có 8 yếu tố đánh giá thì tổng điểm tối đa là 68, tổng điểm tối thiểu là 17, tích tối đa là 18.874638, tích tối thiểu là 288. Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố. STT Yếu tố đánh giá Thang bậc Rất thuận lợi Khá thuận lợi Thuận lợi trung bình Kém thuận lợi 1 Độ hấp dẫn khách du lịch 12 9 6 3 2 Thời gian hoạt động 12 9 6 3 3 Cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật 8 6 4 2 4 Tính an toàn 8 6 4 2 5 Sức chứa du lịch 4 3 2 1 6 Vị trí điểm du lịch 8 6 4 2 7 Độ bền vững 8 6 4 2 8 Tính liên kết 8 6 4 2 Tích 18.874.368 1.889.568 73.728 288 Tổng 68 51 34 17
  • 35. 35 Dựa vào điểm tổng hợp để xếp đối tƣợng đánh giá vào mức độ thuận lợi khác nhau. Nếu lấy điểm tổng hợp là tích thì ranh giới điểm giữa các mức độ quan trọng là tích các điểm chuẩn của các chỉ tiêu ở cùng mức độ thuận lợi. Bảng 1.2. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tích số. STT Mức độ chính xác Số điểm 1 Rất quan trọng 1.889.568- 18.874.368 2 Khá quan trọng 73.728- 1.889.568 3 Trung bình 288- 73.728 4 Kém quan trọng <=288 Nếu lấy điểm tổng hợp là điểm tổng thì ranh giới điểm giữa các mức độ quan trọng đƣợc xác định dựa vào tỉ lệ % của điểm tổng so với điểm tối đa. Bảng 1.3. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tổng số. STT Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ so với mức độ tối đa 1 Rất thuận lợi 56 – 68 81 – 100 2 Khá thuận lợi 43 – 55 61 – 80 3 Trung bình 30 – 42 41 – 60 4 Kém thuận lợi 17 – 29 25 - 40 Quy trình lập bản theo phƣơng pháp đánh giá tổng hợp khá chặt chẽ và hợp lí, đặc biệt việc cân nhắc mức độ quan trọng của các yếu tố đánh giá để đặt hệ số cho phù hợp với quan niệm của nhiều ngƣời nên kết quả đánh giá khách quan. Trong đề tài này, điểm đánh giá tổng hợp là tổng điểm các yếu tố đánh giá. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp tính tổng trong đánh giá tổng hợp so với tính tích đã đƣợc khắc phục bằng tính hệ số điểm cho các yếu tố thành phần theo mức độ quan trọng khác nhau. Ngoài ra, đối tƣợng đánh giá trong đề tài chỉ nằm trong phạm vi lãnh thổ tổng hợp (tỉnh Đắk Nông), nếu đánh giá là tích số thì các điểm du lịch sẽ có điểm đánh giá chênh lệch quá lớn. Sự phân hóa mức độ thuận lợi của các điểm DLST đƣợc chia thành 4 cấp:
  • 36. 36 Rất thuận lợi, khá thuận lơi, thuận lợi trung bình, kém thuận lợi với ranh giới các cấp điểm đánh giá tổng hợp nói trên lấy % so với điểm tối đa, trong đó điểm tối thiểu đã bằng 25% điểm tối đa: - Điểm DL kém thuận lợi (loại 4): 17 – 29 (25% - 40%) - Điểm DL thuận lợi trung bình (loại 3): 30 – 42 (41% - 60%) - Điểm DL khá thuận lợi (loại 2): 43 – 55 (61% - 80%) - Điểm DL rất thuận lợi (loại 1): 56 – 68 (81% - 100%) 1.3.6.3. Phương pháp đánh giá Tham khảo công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên DLST vận dụng vào đề tài, tác giả chọn phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp bằng cách cho điểm từng yếu tố. Thang điểm 4, 3, 2, 1 tƣơng đƣơng với khả năng sử dụng tài nguyên đó vào hoạt động du lịch rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình kém thuận lợi. Tùy thuộc vào vai trò của từng yếu tố để nhân hệ số: hệ số 3 – rất quan trọng, hệ số 2 – quan trọng, hệ số 1 – bình thƣờng. Sau đó tổng hợp điểm của từng yếu tố. Ƣu điểm: đơn giản dễ tiến hành cho phép đánh giá từng yếu tố tác động đến hoạt động DLST. Nhƣợc điểm: các chỉ tiêu, thang điểm mang tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu. 1.4.Tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với du lịch sinh thái 1.4.1.Địa chất Địa chất tác động đến DLST thông qua các cấu trúc địa chất độc đáo nhƣ thành tạo đá đặc biệt và sắp xếp hệ tầng độc đáo. Tác động của địa chất tới DLST còn thông qua tính lƣu giữ các di tích nhƣ hóa thạch, sự phong phú của thành tạo, thành hệ, tích lâu dài của lịch sử phát triển (hay còn gọi là bảo tàng địa chất). Ngoài ra, địa chất còn tác động gián tiếp đến DLST thông qua địa hình. 1.4.2.Địa hình Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với DLST, là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là địa bàn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Đặc trƣng hình thái và trắc lƣợng hình thái địa hình
  • 37. 37 nhƣ: độ dốc, độ chia cắt ngang và độ chia cắt sâu mạnh gây trở ngại cho việc giao thông và xây dựng các công trình: ngƣợc lại khu vực có độ dốc thấp, bề mặt địa hình bằng phẳng trải ra trên một diện tích rộng thì ngoài những thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các công trình, việc đi lại của khách cũng dễ dàng, sức chứa của khu vực cũng càng lớn. Địa hình là yếu tố chính của tự nhiên (cùng với địa hình là mặt nƣớc, thảm thực vật, đặc điểm thời tiết và các công trình nhân tạo) tạo nên phong cảnh để du khách thƣởng ngoạn. Phong cảnh đƣợc hiểu là những cảnh thiên nhiên và nhân tạo bày ra trƣớc mắt và xung quanh. Đặc điểm của địa hình góp phần quy định loại hình du lịch. Loại hình DLST chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù nhƣ: nghỉ dƣỡng núi cao, leo núi, tham quan các dạng địa hình Carsrtơ. 1.4.3.Khí hậu Khí hậu tác động đến DLST thông qua sự phù hợp của các yếu tố khí hậu đối với sức khỏe của con ngƣời (điều kiện sinh – khí hậu). Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm không khí đóng vai trò quan trọng nhất, ngoài ra còn có các yếu tố khác nhƣ gió, thành phần lý hóa của không khí… cũng thƣờng xuyên tác động đến sức khỏe của con ngƣời. Những nơi có khí hậu trong lành và phù hợp thì thu hút khách du lịch cao. Khí hậu còn ảnh hƣởng đến mức độ thuận lợi của các hoạt động du lịch. Du khách cần có những ngày nắng đẹp để đi lại, thăm quan… những hiện tƣợng thời tiết nhƣ bão, hội tụ nhiệt đới, mƣa, gió, mƣa đá, sƣơng mù… không phù hợp với hoạt động DLST. Khí hậu ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và việc triển khai các hoạt động DLST tạo tính mùa vụ trong năm. Ngoài ra, khí hậu còn ảnh hƣởng đến độ bền của của các nguồn tài nguyên khác. Độ ẩm lớn, nhiệt độ cao và biên độ nhiệt lớn làm phân hóa nhanh các công trình, cơ sở hạ tầng hiện đại, làm phá hủy thay đổi diện mạo tự nhiên trong một thời gian ngắn nhƣ: bão, lũ quét, trƣợt đất…
  • 38. 38 1.4.4.Thủy văn Nƣớc mạch của sông suối, ao hồ là không gian diễn ra các hoạt động du lịch nhƣ bơi thuyền lƣớt ván, lƣớt sóng… là không gian để xây dựng một số công trình du lịch nhƣ nhà hàng nổi, khách sạn nổi, bến thuyền… Nƣớc mặt, nƣớc ngầm thỏa mãn nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho con ngƣời nói chung và khách du lịch nói riêng. Nguồn nƣớc góp phần quy định loại hình du lịch: Nguồn nƣớc trong sạch có thể tắm, bơi lội, lặn, nƣớc tĩnh lặng có thể bơi thuyền. Sóng cao là điều kiện để lƣớt sóng, nguồn nƣớc khoáng là điều kiện thích hợp để tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng chữa bệnh. Ngoài ra kết hợp với địa chất, địa hình, thủy văn tác động đến DLST thông qua hệ thống các thác nƣớc, các hồ. 1.4.5. Sinh vật Sự hiện diện của tài nguyên sinh vật sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp, sự sinh động cho cảnh quan du lịch. Bản thân thảm thực vật, đặc biệt là rừng đã là một đối tƣợng du lịch. Môi trƣờng sẽ rất trong lành nếu thảm thực vật phong phú, hơn nữa rừng cây tạo nên bóng râm cần thiết cho nghỉ, ngơi, cắm trại, dã ngoại… Động vật còn có vai trò tích cực và lâu dài trong việc bảo vệ môi trƣờng. Tóm lại, thể tổng hợp tự nhiên là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó các thành phần là hệ quả sự tƣơng tác của tất cả các thành phần. Cho nên phân tích vai trò của các thành phần tự nhiên đến DLST chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối. Trong thực tế, đa số những ảnh hƣởng, tác động đến DLST diễn ra đồng bộ và hỗ trợ nhau giữa các thành phần. Tất cả các thành phần của thể tự nhiên đều có vai trò trong sự tạo thành phong cảnh, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến loại hình DLST giúp cho mức độ bền vững của loại hình du lịch này. 1.4.6.Tài nguyên biển Tài nguyên biển có tác động đến mọi phƣơng diện của DLST đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển DLST ở vùng ven biển chúng tôi tách tài nguyên biển ra thành một tiểu mục riêng. Sự tác động của tài nguyên biển đối với hoạt động du
  • 39. 39 lịch thông qua: độ trong và mức độ sạch của nƣớc biển, tính an toàn (độ sâu, sáng, các xoáy nƣớc); khí hậu (là số giờ nắng, thời tiết thuận lợi); các hệ sinh thái đặc biệt, hệ thống các đảo, thắng cảnh, các lễ hội, ngày truyền thống đặc trƣng. Tất cả các phƣơng diện tác động của tài nguyên biển có ảnh hƣởng rất lớn đến sức hấp dẫn, tích đa dạng loại hình du lịch và cả thời lƣợng hoạt động DLST. 1.5. Các loại hình du lịch sinh thái: DLST thƣờng có tính kết hợp khó phân định nếu tách bạch theo tính ƣớc định, DLST bao gồm các loại hình cơ bản sau: - Du lịch thƣởng ngoạn. - Du lịch mạo hiểm. - Du lịch sinh thái nhân văn. - Du lịch nâng cao sức khỏe và chữa bệnh.
  • 40. 40 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI Ở TỈNH ĐẮK NÔNG. 2.1. Khái quát tiềm năng phát triển Du lịch tỉnh Đắk Nông 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêntác động đến Du lịch 2.1.1.1. Vị trí địa lí Đắk Nông có diện tích tự nhiên có 6.514, 38 km2 , với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và có vị trí địa lý: - Tọa độ địa lý: 110 45’ đến 120 50’ vĩ độ Bắc, 1070 13’ đến 1080 10’ kinh độ Đông. - Vị trí hành chính:Đắk Nông nằm ở Tây Nam của khu vực Tây Nguyên. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp Vƣơng quốc Cam- pu-chia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Đối với trong nƣớc Đắk Nông đƣợc xem nhƣ cầu nối giữa các khu vực: Nam Trung Bộ và Nam Bộ với các huyết mạch giao thông quan trọng . Cụ thể: Đắk Nông nằm trên quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 120 km về phía Tây Nam; có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 120 km và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160 km về phía Đông. Đắk Nông có 130 km đƣờng biên giới với nƣớc bạn Campuchia và có 2 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap… của nƣớc bạn Campuchia. Ngoài hệ thống đƣờng bộ, trong dự án tƣơng lai, các tuyến đƣờng sắt Đắk Nông – Chơn Thành – Di An ra cảng Thị Vải, Đắk Nông – Tân Rai ra cảng Kê Gà sẽ đƣợc triển khai trong tƣơng lai. Với vị trí nhƣ trên, đã tạo cho Đắk Nông có một hệ thống tài nguyên đa dạng độc đáo, có sức hấp dẫn du khách đồng thời rất thuận lợi trong việc tổ chức không gian hoạt động DL nhất là xây dựng các tuyến DL mang tính liên kết vùng, quốc gia, quốc tế.
  • 41. 41 2.1.1.2. Địa hình Nằm trọn trên Cao Nguyên M’Nông, địa hình tỉnh Đắk Nông có độ cao trung bình khoảng 600m – 700m so với mặt nƣớc biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông nhƣ 2 mái của một ngôi nhà mà đƣờng nóc là dãy núi Nâm Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi lên đến 1.500m. Địa hình có hƣớng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cƣ Jut, Krông Nô thuộc lƣu vực sông Krông Nô, sông Sêrêpôk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlấp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thƣợng nguồn lƣu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các Cao Nguyên rộng lớn, dốc thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0 – 30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk thuộc các huyện Cƣ Jut, Krông Nô. Địa hình Cao Nguyên đất đỏ Bazan chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song, độ cao trung bình 600 – 800m, độ dốc khoảng 5 – 100 . Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn trên 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đăk Rlấp. Sự đa dạng của địa hình Đắk Nông một mặt trực tiếp góp phần tạo nên tính hấp dẫn, sự đa dạng trong hoạt động DL. Về mặt gián tiếp, tính đa dạng của địa hình là một trong những tác nhân tạo nên tính đa dạng của các thành phần tự nhiên khác, có tác dụng làm tăng thêm tính hấp dẫn của ĐKTN và TNTN đối với hoạt động DLST. 2.1.1.3. Khí hậu Do tác động của vị trí địa lý và địa hình, khí hậu tỉnh Đắk Nông thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, á đới có mùa mƣa và mùa khô rõ rệt và kiểu khí hậu Cao nguyên Tây Trƣờng Sơn với các đặc trƣng điển hình sau: - Nền nhiệt cao, điều hòa quanh năm: nhiệt độ trung bình năm 220 C– 230 C, tổng số giờ nắng 2000 – 2300 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 300 C, nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 170 C.
  • 42. 42 - Có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn nhƣng phân hóa theo mùa sâu sắc, lƣợng mƣa trung bình 2513mm. mùa mƣa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lƣợng mƣa của cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể. - Trái ngƣợc với biên độ nhiệt độ các tháng thấp thì biên độ nhiệt độ ngày đêm cao: Biên độ nhiệt độ giữa các tháng liền kề trung bình 0,50 C – 10 C nhƣng biên độ nhiệt ngày đêm 40 C – 50 C, tối đa đạt tới 50 C – 60 C. - So với các khu vực khác, nhìn chung Đắk Nông rất ít xảy ra thiên tai nhất là bão. Với đặc trƣng khí hậu trên đối với DLST Đăk Nông có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: + Có thể tổ chức hoạt động DL quanh năm. + Kết hợp với địa chất, địa hình tạo nên hệ thống sông suối, ao, hồ phong phú với nhiều thác nƣớc, suối nƣớc nóng (các điểm du lịch có giá trị). Đặc trƣng khí hậu này còn tạo nên một hệ sinh vật phong phú với kiểu quần xã đặc trƣng là rừng thƣa rụng lá với nhiều động vật quý hiếm làm tăng tính hấp dẫn đối với DLST. - Khó khăn: + Tính theo mùa: mùa khô ảnh hƣởng tới việc cung cấp nƣớc, hạn chế tính hấp dẫn của tài nguyên thủy văn. Mặt khác, trong tính phân mùa mƣa – khô, mùa mƣa lại trùng với mùa nóng nên khó kết hợp giữa DL nghỉ mát với DL khác. + Biên độ nhiệt độ ngày đêm cao nên hạn chế sự thích ứng của du khách qua đó làm giảm sự lý thú, đồng thời giảm thời gian lƣu trú. 2.1.1.4. Thủy văn Cũng nhƣ các địa phƣơng khác thuộc Tây Nguyên, Đắk Nông có lịch sử hoạt động địa chất lâu dài, phức tạp nhất là hoạt động núi lửa. Đặc trƣng địa chất này một mặt tạo nên địa hình kết hợp với khí hậu mƣa nhiều đã hình thành nên một hệ thống sông ngòi, ao hồ phong phú. Tỉnh có 2 hệ thống sông lớn: Sông Krông Nô và sông