SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHETNAPHA XAYYAVONG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH,
TRƯỜNG CAO ĐẶNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Thừa Thiên Huế, năm 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHETNAPHA XAYYAVONG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH,
TRƯỜNG CAO ĐẶNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẬU MINH LONG
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ii
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ quản
lý giáo dục của mình, tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, động viên, khuyến khích và
tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, thầy cô giáo, anh chị em và bạn bè
đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn
khoa học PGS.TS Đậu Minh Long– người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng Đào
tạo sau đại học, Phòng hợp tác Quốc tế, Khoa Tâm lý – Giáo dục thuộc Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Huế, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy trong
suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào đã
quyết định cho phép tôi được nâng cao trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Huế, nước CHXHCN Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo nhà trường trường
CĐSP Savannakhet đã tạo mọi điều kiện thuận lời cho tôi trong quá trình làm việc,
học tập và thu nhập số liệu tại Trường để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình,bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, song khả năng nhất là về
ngôn ngữ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất kính
mong quý thầy cô giáo và đồng nghiệp tiếp tục chỉ dẫn, góp ý thêm để luận văn
được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị trong thực tiễn
Xin chân thành cá ơn!
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................8
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................8
5. Nghiệm vụ nghiên cứu............................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9
7. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................9
8. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................9
CHƯƠNG 1..............................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN NGHÀNH TIẾNG ANH, Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM ................................................................................................................11
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU...........................................................11
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI...............................................13
1.2.1. Khái niệm về quản lý. .....................................................................................13
1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................14
1.2.3. Quản lý nhà trường .........................................................................................15
1.2.4. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm...............................................15
1.3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG CĐSP.......................................................................................................17
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm............................17
1.3.2. Nội dung của rèn luyện kỹ năng sư phạm.......................................................18
1.3.3. Hình thực tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm........................19
1.3.4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm.......................................................21
1.3.5. Phương tiện và điều kiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm.................21
2
1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH...................................................22
1.4.1. Quản lý mục tiêu .............................................................................................22
1.4.2. Quản lý kế hoạch, nội dung hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm...............23
1.4.3. Quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm............24
1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm .............25
1.4.5. Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm ...............25
1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện sư phạm ......................26
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN...............27
CHƯƠNG 2..............................................................................................................32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM SAVANNAKHET ......................................................................................32
2.1. KHAI QUAT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET...............32
2.1.1. Sơ lược quá trình thành lập trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.............32
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường....................................................................33
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ........................33
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................33
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................34
2.2.3. Phương pháp khảo sát .....................................................................................34
2.2.4. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................35
2.2.5. Tổ chức khảo sát .............................................................................................35
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO
SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
SAVANNAKHET .....................................................................................................35
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CB-GVSP, CB-GVTA và sinh viên về tầm quan
trọng của hoạt động RLKNSP...................................................................................35
2.3.2. Thực trạng hoạt động RLKNSP của sinh viên ngành tiếng Anh....................36
3
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH...................................................40
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng kế hoạch RLKNSP cho sinh viên ............40
2.4.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức hiện kế hoạch RLNVSP cho sinh viên
ngành tiếng Anh. .......................................................................................................41
2.4.3. Thực trạng công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP.................43
2.4.4. Thực trạng công tác quản lý lực lượng phối hợp tham gia RLVNSP.............45
2.5. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG...............................47
2.5.1. Mặt mạnh ........................................................................................................47
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................47
2.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................................48
CHƯƠNG 3..............................................................................................................53
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
SAVANNAKHET....................................................................................................53
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP...............................................................53
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hương phát triển giao dục của Đảng và Nhà nước
trong gian đoạn đổi mới ............................................................................................53
3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ của Trường CĐSP Savannakhet đến năm 2020.............54
3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP BIỆN PHÁP.................................................56
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.............................................56
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................................56
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................57
3.3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
CHO SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG CĐSP SAVANNNAKHET...57
3.3.1. Biện pháp 1 .....................................................................................................57
3.3.2. Biện pháp 2 .....................................................................................................59
3.3.3. Biện pháp 3 .....................................................................................................61
3.3.4. Biện pháp 4........................................................................................................64
3.3.5. Biện pháp 5 .....................................................................................................67
4
3.3.6: Biện pháp 6 .....................................................................................................69
3.3.7: Biện pháp 7 .....................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................76
1. Kết luận .................................................................................................................76
2. Khuyến nghị..........................................................................................................77
2.1. Đối với ngành tiếng Anh....................................................................................77
2.2. Đối với giáo viên................................................................................................77
2.3. Đối với khoa ngoại ngữ......................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CBGVTA Cán book, giáo viên tiếng Anh
CĐSP Cao đẳng sư phạm
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GD&TH Giáo dục và thể thao
QL Quản lý
GDTA Giáo dục tiếng Anh
GVTA Giáo viên tiếng Anh
GVSP Gaiso viên sư phạm
TA Tiếng Anh
RLKNSP Rèn luyện kỹ năng sư phạm
SV Sinh viên
TTSPP Thực tập sư phạm
GV Giáo viên
6
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bước sang thế kỳ XXI, hòa cùng xu thế phát triển chung của thế giới, nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng đã vàđang chuyển sang một giai đoạn phát
triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chiến lược phát triển giáo dục nước
CHDCND Lào đến năm 2020 đã xác định: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo
nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ
quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghề trực tiếp nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập mọi lĩnh lực. Đổi mới mục tiêu, nội
dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độđào tạo, phát triển
đội ngũ nhà giáo đáp ứng về yêu cầu vừa tăng về quy mô, vừa nâng cao về chất
lượng hiệu quả vàđổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới phương pháp quản lý giáo
dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.
Trường đại học sư phạm là một trong những cơ sở giáo dục chủ yếu góp phần
mạnh mẽ vào việc xây dựng lực lượng lao động có trình độ cao và chất lượng cho
xã hội, đó là nơi đào tạo ra nhưng người thầy có trình độ chuyên môn và tư tượng
chính trị vững vàng, có nhân cách truyền thống kết hợp với hiện đại để díu dắt thế
hệ trẻ, đáp ứng phú hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay.
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển Giáo dục là quốc sách hang đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục vừa là mục tiêu vừa là
động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển chung nền giáo dục
của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở
thành xu thế tất yếu. Sự phát triển của đất nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to
lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo
dục. Vậy, làm thế nào để tiếp nhận và phát triển giáo dục trong làn sóng toàn cầu
hóa? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra đối với các nhà lãnh đạo và
các cán bộ quản lý giáo dục hiện nay. Để thực hiện chiến lược này thì công tác giáo
dục và thể thao mà cụ thể là quản lý việc dạy học là một trong những vấn đề quan
trọng được quan tâm. Vì quản lý giáo dục và thể thao chính là quản lý việc thực
7
hiện các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho
giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục , nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc
biệt quản lý giáo dục và thể thao được coi là khâu then chốt nhằm đảm bảo thắng
lợi của mọi hoạt động giáo dục. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa đang đặt ra cho
giáo dục nước ta những thách thức lớn, trong đó việc dạy và học chuyên ngành
Ngoại ngữ giữ vị trí và vai trò quan trọng. Ngoại ngữ là một công cụ giao tiếp, là
phương tiện để thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Việc dạy và học Ngoại ngữ
được Đảng và Nhà nước quan tâm và đầu tư từ nhiều năn nay. Ở các trường phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ngoại ngữ trở thành một trong
những môn không thể thiếu trong chương trình. Tại các trường cao đẳng, đại học,
bên cạnh các ngành chuyên ngoại ngữ, có một số ngoại ngữ không chuyên được đưa
vào giảng dạy cho các ngành khoa học khác. Ngoại ngữ được các giảng viên và sinh
viên sử dụng như phương tiện học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của
mình, là phương tiện giáo tiếp để mở rộng sự hiểu biết và hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, công tác quản lý đào tạo của trường CĐSP Savannakhet
nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng để đáp ứng những đòi hỏi của thực
tiễn và những yêu cầu đổi mới giáo dục và thể thao trong giai đoạn mới, công tác đào
tạo chuyên ngành ngoại ngữ cũng cần được đổi mới để góp phần thúc đẩy tiến trình
đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐSP Savannakhet mà trong
tương lai rất gần sẽ trở thành trường Đại học Sư phạm Savannakhet.Những năm qua
trường CĐSP Savannakhet đãđào tạo hàng ngàn sinh viên có trình độ cử nhân đáp
ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Chuyên ngành Ngoại ngữ mà
Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet đào tạo bao gồm 2 ngoại ngữ chính, đó là
cử nhân tiếng Anh và cử nhân tiếng Việt. Đây là 2 ngoại ngữ có tầm quan trọng đặc
biệt nhất là tiếng Anh, vì nó là ngôn ngữ mà phần lớn mọi người trên thế giới sử
dụng và nó trở thành ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chuyên ngữ sau
khi ra trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Cộng vào đó, huyện
Kayson Phomvihan là trung tâm của tỉnh Savannakhet - một tỉnh lớn thứ hai của
nước CHDCND Lào và đang trên đà phát triển, để trở thành Thành phố Kayson
Phomvihan trong năm sắp tới và Tỉnh cũng đang rất chú trọng phát triển ngành du
8
lịch. Hiện tại đang chuẩn bị hội nhập vào khối ASEAN, có nhiều du khách trong và
ngoài nước đến tham quan Savannakhet và càng ngày càng nhiều hơn.
Để quản lý có hiệu quả hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo, phát triển nhà trường cần phải tiến hành đổi mới đồng thời nhiều yếu tố như
người giáo viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học tập, nội dung,
chương trình, hệ thống giáo trình, tài liệu, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào
tạo, …
Với những lí do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý
hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường
Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào” làm luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng về công tác
quản lý hoạt động RLKNSP cho sinh viên ngành tiếng Anh – hệ Đại học, trường
Cao đẳng sư phạm Savannakhet, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động RLKNSP
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động RLKNSP cho sinh viên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường
Cao đẳng sư phạm Savannakhet.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường
cao đẳng sư phạm Savannakhet trong quá trình thực hiện đã đạt được kết quả nhất
định nhưng vẫn còn một số hạn chế về tổ chức và quản lý. Nếu xác lập và áp dụng
các biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp với thực trạng khảo sát thì công
tác quản lý hoạt động RLKNNVSP của sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng
sư phạm Savannakhet có thể được nâng cao góp phần vào việc nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.
9
5. Nghiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, ở trường cao đẳng sư phạm.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho
sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu; phân loại hệ thống hóa và cụ thể
hóa các tài liệu lý luận liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp
nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu và phân tích
định lượng kết quả điều tra và khảo nghiệm.
7. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng về hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên
khoa ngoại ngữ và công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở
trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt độngrèn luyện kỹ năng sư phạm cho
sinh viên ngành tiếng Anh, ở trường Cao đẳng sư phạm.
Chương 2: Thực trạng quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên
ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.
Chương 3: Biện pháp quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành
tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.
10
Phần kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGHÀNH TIẾNG ANH, Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong tư tưởng, nhiều nhà triết học với đã rất chú trọng đến việc gắn việc học
tập với thực hành.
• Khổng Tử đã coi việc học là phải Kết hợp học với hành, lý thuyết với thực
tiễn. [18,tr 25].
• Các Mác cho rằng: “Trong điều kiện xã hội bảo đảm cho con người phát
triển toàn diện, hoạt động trí tuệ không bị tách biệt khỏi hoạt động thực tiễn. Tư duy
của họ là một yếu tố tổ thành. Tái hiện trong mực độ cần thiết trong cuộc đời trọn
vẹn của các cá thể.”
• Nhà giáo dục lỗi lạc A.S. Makarenko cho rằng: “Nếu bạn có những biểu hiện
huy hoàng nổi bật trong công tác, tronghiểu biết và trong thành thực, lúc đó bạn sẽ
thấy tất cả học sinh đều hướng về bạn. trái lại, nếu bạn tỏ ra không có năng lực và
tầm thường thì bất cứ bạn ôn tồn đến đâu, bất cứ bạn săn sóc đến sinh hoạt và ngỉ
ngơi của học sinh như thế nào, ngoài việc bị học sinh khinh thị ra, bạn không được
gì cả.” [21, tr.11]
• Các nước giáo dục lớn ở Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Đỉnh Chiểu,...đã rất coi trọng việc gắn học với hành, “ Học phải hành”
[18,tr.88]
• Hồ Chí Minh đã từng dạy:
- “Trước học một đường, hành một nẻo, nay phải sửa chương trình làm sao để
được học thì hành được ngay”. “ Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà
không học thì hành không trôi chảy”. [19,tr. 3]
- Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là
lý luận suông...Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết
mang ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách. [20,tr. 11]
12
- “Mỗi người học xong đại học, có thể gọi là có tri thức. Song y không cày
ruộng, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại, công việc
thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức cua y là tri thức
học sạch, chưa phải là tri thức hoàn toàn thì phải đem cái tri thức đó áp dụng vào
thực tế”.
• Điều 35 của Luật Giáo dục khẳng định: “ Đào tạo trình độ Cao đẳng giúp
sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành
nghề, có khả năng giải quyết vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đáo
tạo”. Để thực hiện mục tiêu đó thì: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng
việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát
triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nguyên cứu, thức
nghiệm, ứng dụng”.
• Giải pháp phát triển giáo dục: “Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn ...” [3, tr.111]
• Một số biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục: “Học sinh các trường phải
nằm chắc và sử dụng các kiến thức, tay nghề và phần nào kỹ năng, kỹ xảo của các
chương trình được học...” [9 tr. 265]
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu và đề xuất một số
các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Trong các trường đại học
sư phạm, hàng năm đếu có tổng kết, đánh giá công tác đào tạo giáo viên về
RLNVSP, kiến tập, thực tập sư phạm để rút kinh nghiệm cho năm học kế tiếp.
Liên quan đến công tác quản lý hoạt động RLKNSP cho sinh viên ngành tiếng
Anh đã có một số tác giả với các đề tài sau đây:
1. “Thực trạng công tác RLKNSP cho sinh viên ở trường cao đẳng Quảng Trị.
Khóa học 2007 – 2011 của Lê Thị Hiền khóa luận tốt nghiệp, khoa Tâm lý giáo dục
trường Đại học sư phạm, Đại học Huế.
2. “Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
của hiểu trường trung cấp chuyên ngành ở tỉnh Tiền Giang”. Luận văn Th.S QLGD
của Nguyên Văn Khởi, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, (2011).
13
3. “Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm Gia Lai”. Luận văn Th.S QLGD của Phạm Thị Lệ Thủy, trường Đại
học Quy Nhơn, (2012).
4. “Thực trạng và các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác
RLKNSP cho sinh viên trường Đại học sư phạm Đà Nẵng”. luận văn Th.S QLGD
của Đinh Xuân Lâm, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, (2012).
5. “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng RLKNSP cho sinh viên ở
các trường Đại học sư phạm miền Trung” của TS. Hồ Văn Liên. (Báo cáo tổng kết
đề tài khoa học công nghệ cấp bộ trường Đại học sư phạm, Đại học Huế), 2002.
6. “Biện pháp quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm về quản lý.
Quản lý theo từ điển tiếng Việt của NXB Từ điển bách khoa 2013 là: “Trông
coi xếp đặt công việc”.
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý. Dưới đây là một số quan niệm chủ
yếu: [12, tr 7-8].
Quản lý là những tác động có định hướng , có kế hoạch của chủ thể quản lý
đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đặt được mục
đích nhất định. Hoạt độngcó sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do
đó quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sư
biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng
thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới.
Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng
cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát
huy, kêt hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đặt mục đích
của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
14
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và
phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
Các khái niệm trên đây tuy khác nhau song có chung dấu hiệu:
- Hoạt động quản lý được là những tác động có hướng đích.
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tuy nhiên, theo nghĩa rộng: [9, tr. 12]:
- Quản lý là hoạt động có mục đích của con người.
- Cho đến nay nhiều người cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do một
hay nhiều khác nhằm thu được kết quả mong muốn.
Như vậy, xét quản lý có tư cách là một hành động, có thể định nghĩa như sau:
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
QLGD có nhiều quan niệm khác nhau, có nhiều cấp độ nhưng chủ yếu có 2
cấp độ cơ bản [12, tr 36, 37, 38]:
- Quản lý cấp vĩ mô: (một nền /hệ thống giáo dục): QLGD được hiểu một cách
tự giác, (có ý thức, có mục địch, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tất cả các mất xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở giáo dục là
nhà trường); giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển giao dục, đào
tạo thể hệ trể mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
- Quản lý cấp vi mô: (Quản lý một nhà trường): QLGD là hẹ thống nững tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của
chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học
sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất
lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục cua nhà trường.
Từ hai khái niệm trên ta thấy bốn yếu tố của QLGD: Chủ thể quản lý (QL),
đối tượng QL, khách thể QL và mục tiêu QL.
Chủ thể quản lý → Đối tượng quản lý → Mục tiêu quản lý → Khách thể quản lý
15
Bốn yếu tố trên không tách rời nhau mà có quan hệ tương tác gắn bó với nhau.
“Chủ thể quản lý tạo ra những tác độn lên đối tượng quản lý nơi tiếp nhận tác động
của chủ thể quản lý và cùng chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm thực
hiện mục tiêu quản lý. Khách thể quản lý (môi trường) chịu tác động trở lại hệ
thống giáo dục và hệ quản lý giáo dục, nên chủ thể quản lý làm thể nào để khách thể
quản lý giáo dục là tích cực nhằm thực hiện mục tiêu chung”. [12, tr 36-37-38].
1.2.3.Quản lý nhà trường
Trên bình diện vi mô, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xem
là đồng nghĩa với quản lý nhà trường.
Trường học là tổ chức giáo dục, là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục
quốc dân. Về bản chất, trường học là tổ chức mang tính nhà nước – xã hội - sư
phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội và bản chất sư phạm. Vậy:
“Quản lý trường học/ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [10, tr.11].
1.2.4. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Hoạt động RLKNSP là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong các trường sư
phạm nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng. Vì vậy, việc quản lý, tổ
chức hoạt động này trong các trường Đại học Sư phạm là càn thiết và quan trọng.
Từ sự phân tích các khái niệm quản lý, quản lý giao dục, quản lý giáo dục,
quản lý nhà trường, RLNVSP, hoạt động RLKSP cho sinh viên. Có thể kết luận:
Quản lý hoạt động RLNVSP là sư tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý, huy động các nguồn lực trong nhà trường và ngoài
nhà trường nhằm hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên
ngành Sư phạm.
Việc quản lý hoạt động RLKNSP trong trường Cao đẳng Sư phạm
Savannakhet theo Quyết định 8984/ສສກ.ສຄ/2016về điều lệ trường Cao đẳng Sư
phạm bao gồm các cấp độ sau:
16
- Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm của Hiệu trưởng: “Tổ chức
thưc hiện các hoạt động đào tạo được quy định và chịu trách nhiệm về chất lượng
đào tạo của nhà trường.
- Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm của khoa là xây dựng chương
trìnhđào tạo và các hoạt đông giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy
chung của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập
và thức nghiệm kho học; quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, kiếm
tra, đánh giá.
- Quả lý hoạt động RLKNSP của Tổ bổ môn là: xây dựng và hòa thiện nội
dung, chương trình, biên soạn giao trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên
ngành đào tạo và môn học được Khoa và trường giao; nghiên cứu cải tiến phương
pháp giảng dạy, kiếm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo.
Như vậy, quản lý hoạt động RLKNSP trong trường CĐSP thuộc trách nhiệm
của nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp có nhiệm vụ cụ thể, đứng đầu là Hiệu trưởng của
trường, au là cấp quản lý trực tiếp thuộc khoa chuyên ngành đào tạo. Trong đề tài
này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động RLKNSP thuộc phạm vi
ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet.
 Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm:
- “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”. [7, tr 448]
- Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thực về phương thức hành
động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ
kỹ năng, công việc hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất
lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng.
Kỹ năng được hình thành qua tập luyện. [21, tr.242]
Kỹ năng sư phạm là khả năng thưc hiện có hiệu quả một số thao tác hay một
loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách chọn lọc và vận
dụng tri thức, những cách thức, những quy trình đúng đắn. KNSP còn có thể được
hiểu là sự vận dụng các tri thức đã lĩnh hội được để giai quyết có hiệu quả một số
thao tác hay một loạt các thao tác phức tập của hoạt động sư phạm (dạy học, soạn
17
bài, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, chỉ đạo hoạt động sư phạm
khác...). [10, tr. 10] [2, tr. 21]
- Kỹ xảo là tập hợp các động tác thuẩn thực , có tính tự động hóa cao, vượt ra
ngoài kiểm soát thường xuyên của ý thức. Kỹ xảo có độ chính xác và tính hiệu quả
cao, tiết kiệm năng lượng và khả năng rút gọn tối đa các động tác. [18, tr. 242].
 Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là sự thể hiện khả năng vận dụng tri thức khoa học cơ
bản để giải quyết các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn giáo dục.
Kỹ năng nghề nghiệp thể hiện ở các mức độ:
- Kỹ năng nghề nghiệp cơ bản.
- Kỹ năng nghề nghiệp phức tạp.
- Kỹ xảo nghề nghiệp.
Quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp được chia thành hai bước: một là,
phải nằm vững các tri thức cơ bản về nghề nghiệp; hai là phải thực hiện các kỹ năng
nghề nghiệp trên cơ sở ứng dụng các tri thức cơ bản. Dạy học là một nghề phức tạp.
Vì vậy, đề giúp SV đạt được những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, trong quá
trình đào tạo, cần chú trọng RLNVSP cho SV. [18, tr. 17].
1.3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH
VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
- Đối với xã hội: nội dung phong phú, đa dạng của hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm làm cho xã hội hiểu rõ hơn tính đặc thù của nhà trường sư phạm trong
việc đào tạo giao viên. Đây là nét đặc trưng khác biệt giữa nhà trường sư phạm với
các trường sư phạm với các trường đào tạo ngành nghề ngoài sư phạm.
- Đối với sinh viên, RLNVSP có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. RLNVSP là
hoạt động giúp cho sinh viên làm quen với nghề giáo viên. RLNVSP là hoạt động
giúp cho sinh viên làm quen với nghề giáo viên. RLNVSP là qua trình giúp sinh
viên gắn học đi đôi với hành, vận dụng các lý thuyết áp dụng vào thực tiễn. “Học
chữ - Học làm thầy- Học làm người” là 3 nhiệm vụ cốt lõi của sinh viên trong
trường sư phạm. sự kiện hợp nhuần nhuyễn, đan xen giữa các nhiệm vụ đó sẽ giúp
18
sinh viên có sự được phát triển toàn diện trong quá trình phấn đấu trở thành người
giáo viên. RLNVSP là một bộ phạn nóng cốt trong quá trình rèn luyện tay nghề cho
sinh viên, mang tính chất thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi.
RLNVSP giúp sinh viên phát triển sâu sắc về tình cảm nghề nghiệp như lòng
yêu ngành, yêu nghề, yêu học sinh cũng như tạo cơ hội hình thành và hoàn thiện
những phẩm chất nhân cách của người giao viên tương lai. RLVNSP là một môi
trường để sinh viên thể hiện năng lực thực tiễn của minh, năng lực này được hình
thành trên cơ sở tổng hợp các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sẽ được rèn luyện trong
suốt ba năm đào tạo ở trường sư phạm. Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên còn góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm
của sinh viên, đây là yếu tố tạo ra sư thành công trong sự phát triến giáo dục trẻ của
sinh viên. Năng lực này không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả cử sự tổng hợp,
rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong suốt thời gian được đào tạo tại
trường sư phạm.
- Đối với trường cao đẳng sư phạm: thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trường Cao đẳng sư phạm huy động được đọ ngũ cán
bộ, giảng viên tham gia vào việc đà tạo tay nghề cho sinh viên. Bằng những hiểu
biết, kinh nghiệm và lòng yêu nghề của mình, các giảng viên sẽ truyền những bài
học bố ích, những kinh nghiệm quý báu. Ngoài ra, hình ảnh đầy nhiệt huyết của
người thầy sẽ hình thành trong sinh viên những tình cảm tốt đẹp về nghề nghiệp,
giúp các em yêu nghề, tăng cường mối quan hệ thầy – trò.
1.3.2. Nội dung của rèn luyện kỹ năng sư phạm
Tìm hiểu tâm lý học; giao dục học.
Kỹ năng thiết kế nội dung, chương trình.
Rèn luyện các kỹ năng sư phạm khác nhau như: kể chuyện, đọc thơ, múa, vẽ,
làm đồ dùng dạy học, quan sát ghi chép phân tích khi đi dự giờ…
Kỹ năng soạn giáo án, tập giảng các môn phương pháp giảng dạy bộ môn
Kiến tập sư phạm ngắn hạn
Thực tập sư phạm…
19
Như vậy để trở thành giáo viên tiếng Anh, sinh viên phải lĩnh hội hệ thống tri
thức lý thuyết về kỹ năng sư phạm qua các bộ môn: tâm lý học đại cương; giáo dục
học đại cương; phương pháp giảng dạy các bộ môn; phương hương dẫn cách dạy
tiếng Anh: cho hoc sinh dễ hiểu bài học.
Hệ thống tri thức này bao gồm những tri thức cơ bản về: phương pháp giảng
dạy tiếng Anh, biết được biên soạn bài giảng, biết cách truyển đạt kiến thức cho học
sinh, hướng dẫn học sinh viết; đọc; nghe; nói tiếng Anh, biết cach quản lý lớp học,
biết cách tạo đông lực cho học sinh; sẽ có được những kinh nghiệm cũng như kỹ
năng giảng dạy tiếng Anh và biết giải quyết vấn đề và các tình huống sư phạm, kỹ
năng tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoa: hoạt động vui chơi, học tập, vệ
sinh, kỹ năng trang trí lớp học, tạo môi trường cho học sinh, kỹ năng đánh giá kết
quả hoạt động; kỹ năng liên hệ giao tiếp cha mẹ của học sinh và các tổ chức xã hội.
Thực tập sư phạm là một hoạt động nằm trong chương trình môn học của các
sinh viên sư phạm. Thực tập sư phạm chia làm hai giai đoạn: thực tập sư phạm 1
dành cho sinh viên năm thứ 3 và thực tập sư phạm 2 dành cho sinh viên năm cuối.
Đây là hoạt động nhằm giúp sinh viên thâm nhập thực tế, vận dụng kiến thức được
học ở trường đại học về giảng dạy, quản lý học sinh ở trường. Đây là lần đầu tiên
sinh viên được cọ xát với thực tế nghề nghiệp, giúp các em củng cố, mở rộng những
tri thức, kỹ năng đã được tích lũy; hình thành và phát triển những tri thức, kỹ năng
mới theo yêu cầu của trường phổ thông, nâng cao hứng thú, tình cảm, trách nhiệm
đối với nghề.
1.3.3. Hình thực tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Các nôi dung của KNSP được tổ chức với nhiều nhình thức đa dạng, phong
phú làm cho sinh viên hứng thú, tích cức rèn luyện hơn. Đó là các hình thức:
RLKNSP qua các môn học. RLKNSP qua các môn học cug cấp cho sinh viên
những tri thực về tự nhiên, xã hội, con người, tri thức nghiệp vụ chuyên môn. Muốn
RLKNSP cho sinh viên diễn ra qua các môn học trên lớp đạt chất lượng, giao viên
phải có sự kết hợp linh hoạt các hoạt động trên trong giờ dạy của minh.
Thực hành ở trường sư phạm. RLKNSP qua thực hành giúp sinh viên nắm
vững trí thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
20
Rèn luyện nghiệp vụ qua ngoại khóa các môn học. Hoạt động ngoại khóa là
hình thực có tính tự nguyện được tiến hành ngoài giờ lên lớp. nó tạo điều kiện cho
sinh viên được hoạt động theo hứng thú, sở thích của mình, nhờ đó bồi dưỡng được
năng lực cho từng sinh viên, giúp sinh viên có thể nhận ra điểm mạnh của mình để
phát huy. Có một số hình thức hoạt động ngoại khóa cụ thể như:
Tổ chức hội thi Nghiệp vụ sư phạm: cấp lớp, cấp Khoa và cấp trường.
Dự giờ tại trường phổ thông: sinh viên dự giờ các hoạt động ở trường phổ
thông, ghi chép, nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm.
RLKNSP qua thực tập sư phạm. Thực tập sư phạm (gồm 2 đợt): đây là dịp để
sinh viên tập dượt làm giáo viên tiếng Anh, sinh viên sẽ được thực hành tất cả mọi thao
tác, công việc một giáo viên tiếng Anh trong quá trình thực tập giảng dạy tiếng Anh.
Tự rèn luyện nghiệm vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng sư phạm là nhằm mục
đích rèn luyện tay nghề cho người giaó viên tương lai đáp ưng với yêu cầu thực
tiễn. Tuy nhiên, để có tay vững vàng không phải một chiều một sớm thì được, nó
đòi hỏi bản thân sinh viên ngoài việc học tập rèn luyện trên lớp còn phải tự nộ lực
rèn luyện với mọi thời gian có thể. Tự rèn luyện, sinh viênsẽ rèn luyện được tính tự
lực, tinh thần trách nghiệm, tính tổ chức kỷ luật trong học tập, khắc phục các khó
khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong thời gian nhất định. Đây cũng là
những yếu tố cần có cho một người giáo viên trong tương lai. Sinh viên sẽ: Làm các
bài tập, báo cáo, soạn giáo án giảng dạy; nghiên cứu cách xử lý các tình huống
trong công tác tập giảng.
Việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên được tiến hành ở tất cả các khâu trong
quá trình đào tạo từ việc cung cấp lý thuyết đến tổ chức thực hành để vận dụng lý
thuyết vào thực tế. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Việc rèn luyện tay nghề
cho sinh viên hết sức đa dạng theo ứng chuyên ngành khác nhau, song nhìn chung
cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Cần nhận thức sâu sắc mục đích yêu cầu của hoạt động thực hành.
Thực hành trên cơ sợ nắm lý thuyết, qua các hình thức hành mà lý thuyết được
đào sâu, mở rộng và khái quát hơn. Thực hành phải bằng nhiều hình thức khác nhau
nhằm vận dụng tri thức vào những hoàn cảnh khác nhau.
21
Tiến hành hoạt động thực hành một cách kiên trì, say mê và có hiệu quả.
Vì vậy, trong trường sư phạm đào tạo giáo viên tiếng Anh, khoa ngoại ngữ cần
tiến hành RLKNSP cho sinh viên với nhiều hình thức khác nhau để vận dụng lý
thuyết và phương pháp giảng dạy tiếng Anh vào thực tế.
1.3.4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm
Phương pháp là toàn bộ cách thức hoạt động của giáo viên và người học nhằm
thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt tới mục tiêu dạy học và xa hơn là mục đích
giáo dục. Trong quá trình rèn luyện, phương pháp rèn luyện chứa đựng cách thức
hoạt động của giáo viên và cách thực hoạt động của sinh viên, 2 cách này khác nhau
nhưng lại có sư phối hợp chặt chẽ với nhau. Các phương pháp rèn luyện:
Phương pháp luyện tập, thực hành; trực quan.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp sử dụng sách, tài liệu.
Phương pháp làm mẫu.
Phương pháp ôn tập.
Phương pháp nêu vẫn đề.
1.3.5.Phương tiện và điều kiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
 Phương tiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học nói chung và rèn
luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên nói riêng. Trước hết, phương tiện dạy học sẽ
tác động đến quá trình nhận thức của người học. Mặt khác, các phương tiện dạy học
còn giúp cho người học có nhiều cơ hội trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sử dụng
thành thạo các phương tiện dạy học. Đối với sinh viên tiếng Anh, trong rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm không mang lại kết quả tốt nếu không có các phương tiện hỗ trợ.
Một tiết tập giảng không thể thành công nếu không có đồ dùng dạy học cho cô và
cho sinh viên. Một số phương tiện rèn luyện chủ yếu:
Sách: các sách giáo trình; sách giáo án tham khảo các môn phương pháp…
Phương tiện dạy học hiện đại: máy chiếu, máy tính, các phương tiện nghe nhìn
như tivi, máy đĩa…
22
 Điều kiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Sinh viên yêu nghề, có tâm huyết với nghề, có động cơ đúng trong học tập và
rèn luyện bạn thân.
Sinh viên được chuẩn bị đủ những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn
nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở tuổi khác nhau.
Có chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hành RLKNSP phù hợp cho
giáo viên và sinh viên tham khảo..
Có kế hoạch cụ thể RLKNSP cho cả khóa đào tạo, từng năm học, từng
học kỳ.
Có hệ thống mang lưới cơ sở thực hành, thực tập sư phạm do trường sư
phạm quản lý. Các cơ sở này đó có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có những lực
và kinh nghiệm sư phạm để hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập; cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học đảm bảo để sinh viên thực hành, thực tập.
Kinh phí cho các họa động thực hành, thực tập.
1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH.
1.4.1. Quản lý mục tiêu
Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một hoạt động đặc trưng trong các trường
sư phạm. Hoạt động này nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên những
phẩm chất tốt và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo viên, sinh viên phải nắm vững
mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ
năng sư phạm là nhằm giúp sinh viên hình thành những phẩm chất và kỹ năng
cơ bản về nghề nghiệp, trau dồi năng lực toàn diện cho thế hệ trẻ.
Quản lý mục tiêu rèn luyện kỹ năng sư phạm là quá trình giúp sinh viên,
giáo viên và các lực lượng khác tham gia rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh
viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện
kỹ năng sư phạm và phát huy vai trò chủ thể của các đối tượng tham gia rèn
luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên. Qua đó có thể thấy, quản lý mục tiêu
23
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là sự tác động của nhà quản lý
đến giáo viên, sinh viên và các lực lượng khác trong nhà trường nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất trong đào tạo ma nhà trường đã đề ra.
1.4.2. Quản lý kế hoạch, nội dung hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Để quản lý tốt các nội dung rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên đòi hỏi
các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm, phải cụ thể hóa
thành từng phần việc, để ra yêu cầu cụ thể, thời gian thực hiện và hướng dẫn thực
hiện nội dung đó.
Kế hoạch toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc
dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành.
Kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm là một văn bản bao gồm nhưng nội dung
công việc sẽ làm, những nội dung đó được sắp xếp, phân chia theo thời gian đã định
trước một cách hợp lý, dựa trên mục đích yêu cầu, nhiệm vụ, hình thực tiến hành và
căn cứ vào các điều kiện cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo giáo viên tiếng Anh.
Việc xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm giúp cho các nhà quản lý
tập trung chú ý, cố gắng để đạt mục tiêu rèn luyện kỹ năng sư phạm, mục tiêu đào
tạo người giáo viên, giúp cho quá trình rèn luyện kỹ năng sư phạm diễn ra theo
đúng dự kiến, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mọi người.
Kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm khoa học, cụ thể sẽ tạo điều kiện cho các
nhà quản lý tổ chức sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phù hợp với
khả năng, năng lực chuyện môn của họ.
Như vậy kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm cần được cụ thể hóa thành thời
gian biểu cho từng nội dung công việc, quy định trách nhiệm, phối hợp thực hiện,
đánh giá từng nội dung đó và cách thức tiến hành, hành thức tổ chức, cũng như
quyền lợi của tổ chức, của thành viên.
Trong kế hoạch phần quan trọng là nội dung rèn luyện kỹ năng sư phạm, đây
là toàn bộ hệ thống tri thức và hệ thống kỹ năng sư phạm cần hình thành ở sinh viên
trong qua trình đào tạo.
24
Vì vậy quản lý nội dung rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên tiếng Anh
là: Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo của giáo viên tiếng Anh. Quản lý
các nội dung cụ thể trong tham quan kiến tập, thực hành sư phạm, thực tập sư phạm:
Quản lý tham quan tìm hiểu thực tế tại trường trung học phổ thông. Quản lý việc tập
luyện và hình thành kỹ năng: nói tiếng Anh, giảng dạy tiếng Anh… Quản lý thiết kế
kế hoạchQuản lý lập kế hoạch và tập tổ chức các hoạt động giáo dục sinh viên: hoạt
động dữ gìn vệ sinh, hoạt động vui choi, hoạt động lao động, hoạt động học tập.
Quản lý xử lý các tình huống sư phạm. Quản lý sinh viên làm bài tập tâm lý – giáo
dục…
1.4.3.Quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Trong quá trình quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập thì người quản lý
cần phải chỉ đạo, điều hành công việc của các cá nhân, nhóm, bộ phận người lao
động. Các học giả gọi là chức năng lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo, hay phối hợp trong
quản lý.
Chỉ đạo là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát
hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng, động viên,
khuyến khích, khen thưởng người lao động nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm là
đưa nội dung kế hoạch đến những người thực hiện, huy động các lực lượng: giáo
viên sư phạm, sinh viên, giáo viên tiếng Anh…vào việc thực hiện kế hoạch, điều
hành mọi công việc để đảm bảo cho kế hoạch đạt được mục tiêu đã định.
Quản lý việc chỉ đạo công tác rèn luyện bao gồm các khâu.
Khâu chuẩn bị: Chuẩn bị trang bị kiến thức lý luận, kỹ năng sư phạm, nghiên
cứu các van bản phục vụ cho rèn luyện kỹ năng sư phạm. Phân công cá nhân phụ
trách các mảng, tổ chức thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh
viên, sư phối hợp với các Khoa, Tổ, Phòng khác để hoàn thành công việc. Dự trù
kinh phí. Chuẩn bị cơ sở vật chất thiết bị.
Khâu thực hiện: việc thực hiện theo kế hoạch rèn luyện phụ thuộc vào từng nội
dung, do đó tùy theo từng nội dung cụ thể mà có sự quản lý việc thực hiện khác nhau.
25
Khâu kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết hoạt động ren luyện kỹ
năng sư phạm.
1.4.4.Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để
hoàn thành các quyết định quản lý. Có thể nói rằng “không có kiểm tra là không có
quản lý”.
Quá trình kiểm tra đánh giá công tác rèn luyện kỹ năng sư phạm là quá trình
theo dõi, giám sát, đo lường diễn biến và kết quả đạt được của hoạt động rèn luyện
kỹ năng sư phạm; đồng thời qua đó có các biện pháp điều chỉnh, khắc phục những
mặt hạn chế nhằm đạt kết quả tốt nhất trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Cách đánh giá hoạt động thực hành, thực tập sư phạm được thực hiện theo
Quyết định số 8948/ ສສກ.ຄສ ngày 09/11/2016 của Bộ giáo dục và thể thao, và đào
tạo về việc Ban hành quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại
học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, tiếng Anh trình độ đại học chính quy.
Hoạt động thực hành, thực tập sư phạm của sinh viên sư phạm được đánh giá
theo thang điểm 10.
Đánh giá hoạt động thực hành sư phạm: nội dung thực hành thuộc bộ môn nào thì
giáo viên hướng dẫn cho điểm và được tính chung vào điểm của học phần thực hành.
Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm qua các đợt kiến, thực tập.
1.4.5.Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một nội dung quan trọng chương trình đao tạo
giáo viên. Vì vậy, việc tổ chức rèn luyện ky năng sư phạm cho sinh viên là nhiệm
vụ của các bộ phận chức năng, khoa, tổ, giáo viên trong nhà trường sư phạm. Các
lực lượng này có những chức năng khác nhau nhưng lại phối hợp chẽ với nhau để
tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho hoạt dộng rèn luyện kỹ năng sư phạm đạt được
hiệu quả cao.
Phòng đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn, các cơ
sở thực hành thực tập để xây dựng kế hoạch thực hành, thực tập sư phạm cho sinh
viên tổ chức, chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch đó. Tổ bộ môn là
một tổ chức cơ sở về chuyên môn trong cơ cấu tổ chức của khoa. Có trách nhiệm
26
xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch, nội dung, rèn luyện kỹ năng sư phạm do
tổ phụ trách; tổ bộ môn có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra các cán bộ giảng dạy hướng
dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng sư phạm.
Giảng viên giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bạn, giáo viên giảng dạy các
môn tâm lý học, môn phương pháp giảng dạy tiêng Anh, giáo viên giảng dạy bộ
môn phương pháp và lực lượng chính, trực tiếp tổ chức chỉ đạo sinh viên rèn luyện
ky năng sư phạm. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải áp dựng kế hoạch, nội dung,
chương trình, phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm, đồng thời thực hiện tốt nội
dung chương trình đào tạo bộ môn mình phụ trách.
Trường sư phạm phối hợp chặt chẽ với trường sư phạm tổ chức, hướng dẫn,
nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành sư phạm của sinh viên
theo kế hoạch đã định. Thông qua hoạt động thực hành sư phạm ở trường trung học
phổ thông, sinh viên tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; tìm hiểu và thực
hành các khâu chuẩn bị phương pháp giảng dạy, tập dượt một số hoạt động có chọn
lọc về dạy học và giáo dục. Như vậy trường trung học phổ thông là một mắt xích
trong tổ chức rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên góp phần quan trọng công
tác đào tạo nghề của trường sư phạm.
1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện sư phạm
Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo: thiết bị dạy học là
công cụ của người giáo viên, là công cụ nhận thức của học sinh, là sự cụ thể hóa nội
dung dạy học. Thiết bị dạy học vật chất hóa phương pháp đào tạo; tham gia vào
thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, góp phần làm cho quá trình đào tạo có
chất lượng, hiểu quả.
Tác giả Bùi Minh Hiền có viết: “Cơ sở vật chất trường học là tất cả các
phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiểu
quả các chương trình giáo dục, giảng dạy. Cái lõi của cơ sở vật chất trường học
chính là các thiết bị dạy học” [13,tr.285]
Quản lý cơ sở vật chất phục vụ rèn luyện kỹ nưng sư phạm là:
Các phòng thực hành chức năng: đây là những phòng thức hành mang tính đặc
trưng riêng cho ngành học tiếng Anh như phòng nghe (Listening Labortary), phòng
27
tập dạy các bộ môn. Nhà quản lý cần nắm bắt được trình trạng hiện tại của các
phòng, cùng với bộ phận tham mưu thay thế, mua sắm mới, sắp xếp lại cho phù hợp
như một lớp học hay phòng chức năng thực thực sự ở trường sư phạm.
Đồ dùng không thế thiếu được đối với bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là vào các
tiết ky năng nghe, giáo viên phải có sử dụng băng, đĩa, cassett. Máy chiếu hắt, giáo
viên có thể sử dụng máy chiếu hắt để áp dụng trong các giờ dạy tiếng Anh, ddawtcj
biệt là một số giờ dạy dạy ngữ liệu mới, dạy kĩ năng đọc, viết, luyện tập...Bảng phụ,
chỉ cần tờ giấy A0, bút dạ, thước kẻ, để giáo viên có bảng phụ để hỗ trở dạy học. Ở
đây, sinh viên sẽ thực hành các tiết tập giảng, sử dụng các đồ dùng giảng dạy được
trang bị sẵn và các đồ dùng do chính các em tự làm để lên lớp. Ngoài ra một số đồ
dùng mà nhà trường cho, khuyến khích sinh viên tự làm các đồ dùng để thực hành
giảng dạy, một số phần nhằm giúp các sinh viên rèn kỹ năng làm đồ dùng và làm
phong phú thêm cho kho đồ dùng của phòng chức năng.
1.5.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
CHO SINH VIÊN
 Chương trình đào tạo và các văn bản liên quan đến thực hành, thực tập sư phạm.
Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh trình độ đại học phải đảm bảo có
các kiến thức và kỹ năng về giảng dạy tiếng Anh, giáo dục học sinh cần hình thành
cho người giáo viên tiếng Anh. Bắt kịp xu hướng đổi mới và phát triển, góp phần
tạo ra nguồn nhân lực áp ứng yêu cầu của thị trường lao động ở các giai đoạn phát
triển khác nhau của xã hội. Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh trình độ đại
học phải đảm bảo: tính trình tự, tính gắn kết, tính phù hợp, tính cân đối, tính cập
nhật, tính hiệu quả.
Tất cả các yếu tố của chương trình đều xuất phát từ sinh viên và đi tới mục
đích cuối cùng là pát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên. Nhu cầu, hứng
thú, lợi ích, khả năng, điều kiện…của người học là cơ sở xuất phát.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường sư phạm còn những hạn chế
và bất cập: “Chương trình đào tạo của các trường sư phạm còn nặng về lý thuyết, tỷ
lệ thời lượng dành cho thí nghiệm, thực hành còn ít, trang thiết bị thí nghiệm còn
28
nghèo nàn, cũ và lạc hậu nên sinh viên sư phạm mới ra trường còn gặp nhiều khó
khăn trong công tác chuyên môn nhất là kỹ năng thực hành nghề nghiệp” [5, tr.16].
Do đó, chương trình đào tạo là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đến hiệu
quả quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm.
Cơ chế, văn bản quy định về thực hành, thực tập; về trường thực hành là
những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm.
Trình độ nghiệp vụ quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý phải là những người nắm vững chương trình đào tạo, hiểu biết
về nọi dung, yêu cầu, quy trình hình thức rèn luyện kỹ năng sư phạm, phải nắm bắt
kịp thời sự đổi mới của giáo dục; có trình độ nghiệp vụ quản lý, có năng lực điểm
hành quản lý đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý. Để quản
lý tốt hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên, người quản lý phải có
những hiểu biết về ngành nghề đào tạo, tham mưu, xây dựng, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện và thực thi nhiệm vụ.
 Giảng viên sư phạm và phương pháp giảng dạy
Cán bộ giảng dạy của trường CĐSP có trách nhiệm chính là tham gia giảng
dạy; biên soạn chương trình, tài liệu học tập. là những người phối hợp với sinh viên
trong việc thực hiện đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện truyền
dạy những kiến thức, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hành, thực tập sư phạm cho
sinh viên; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi
người giáo viên sư phạm phải thực sự là những người có đầy đủ năng lực thực sự,
hiểu sâu về lĩnh vực cuyên môn mà mình đảm nhiệm, phải rèn luyện một số khả
năng: khả năng thông tin, xử lý nghiên cứu, khả năng nghiên cứu khoa học; khả
năng tìm kiếm, tiếp nhận thông tin. Cùng với sinh viên tổ chức các hình thức giao
lưu, trao đổi những vấn đề mới, phương pháp mới.
Chất lượng người thầy quyết định chất lượng đào tạo. Nhưng hiện nay một số
giáo viên còn có những hạn chế như: “Khả năng cập nhật kiến thức mới, sử dụng
ngoại ngữ, tin học yếu, đặc biệt là hạn chế về khả năng sử dụng thiết bị thí nghiệm
và khai thác tính năng các phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Chậm đổi mới về
29
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Phương pháp dạy học còn năng về truyền
đạt kiến thức, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh” [5, tr. 16].
 Về phía sinh viên và phương pháp học tập
Giáo dục học đã khẳng định chất lượng dạy học đồng thời phụ thuộc vào
người dạy và người học. Hai chủ thể này luôn luôn công tác chặt chẽ với nhau, bổ
trợ cho nhau trong suốt quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu dạy học. Với sự
hướng dẫn, định hướng của người dạy thì việc tụ giác, tính tích cực, sự sáng tạo
trong lĩnh hội tri thức kỹ năng lại lớp và tự học có tính quyết định về mục tiêu học
của sinh viên. Mặt khác phương pháp học của sinh viên một phần phụ thuộc vào
phương pháp dạy của giáo viên, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, động cơ,
thái độ…học tập của sinh viên. Sinh viên người giữ vai trò chủ thể của hoạt động
rèn luyên kỹ năng sư phạm, phải có nhận thức đúng đắn về nghề, yêu nghề, phải
tích cực, tự giác chủ động trong việc lĩnh hội những tri thực nghề nghiệp, kỹ năng sư
phạm. Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm phụ thuộc
khá nhiều vào thái độ học tập, ý thức rèn luyện kỹ năng sư phạm của sinh viên.
 Về cán bộ quản lý – giáo viên tiếng Anh
Cán bộ quản lý trường Cao đẳng sư phạm, giáo viên tiếng Anh là những người
trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập. Vì vậy, trình độ chuyên môn,
năng lực quản lý của các đối tượng này là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn
luyện kỹ năng sư phạm, quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm. Đội ngũ này phải là
những người có ý thức trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.
 Điều kiện phương tiện phục vụ hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
Điều kiện, phương tiện cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
quản lý hoạt động rèn luyện sư phạm. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động rèn
luyện kỹ năng sư phạm của sinh viên sư phạm tiếng Anh như phòng thực hành,
phòng nghe, tài liệu tham khảo còn thiếu nên ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt
động rèn luyện kỹ năng sư phạm. Cơ sở vật chất ở một số trường hướng dẫn sinh
viên thực hành, thực tập còn nhiều hạn chế như: phòng học hẹp, đồ dùng
thiếu…cho nên một số nội dung thực hành, thực tập sinh viên không thể thực hiện
30
được ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm và quản lý hoạt đông rèn
luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên.
 Sự phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Để quản lý tốt hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm phải có sự phối hợp chặt
chẽ với các phòng chức năng, các tổ chức trong nhà trường, trong khoa; có sự phối
hợp với phòng chuyên môn của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, cơ sở thực hành, thực
tập, các trường phổ thông nhằm tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh
tổng hợp.
Tiểu kết chương 1
Trong sự phát triển của nhà trường thì công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng sư phạm có vai trò quan trọng hàng đầu trong chất lượng đào tạo giáo viên.
Chỉ có thông qua hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm sinh viên khoa tiếng Anh
mới dần được hoàn thiện về kỹ năng nghề.
Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và
khái niệm cơ bản như:
Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong quá
trình đào tạo người giáo viên ở trường sư phạm, nó có ý nghĩa quyết định trong việc
hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của sinh viên. Hoạt động rèn luyện kỹ
năng sư phạm là một quá trình, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò là người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn, điều khiển; giáo sinh giữ vai trò chủ thể của quá trình rèn luyện
kỹ năng sư phạm. Vì vậy, đòi hỏi người sinh viên phải tự giác, tích cực học tập và
luyện tập thường xuyên để lĩnh hội tri thức lý luận, hình thành kỹ năng sư phạm và
phẩm chất nghề nghiệp.
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
Quản lý giáo dục là sự tác động, có định hướng phù hợp với quy luật khách
quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở
từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
31
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm huy động các nguồn lực
trong nhà trường và ngoài nhà trường nhằm hình thành phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp cho sinh viên.
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm bao gồm: quản lý mục tiêu,
quản lý kế hoạch, nội dung hoạt động, rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý chỉ đạo
hực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý lực lượng tham
gia rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện
kỹ năng sư phạm và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng
sư phạm.
Muốn quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên một cách có hiệu quả
thì phải có các biện pháp quản lý khả thi và sát thực tế. Và muốn đề ra được các
biện pháp quản lý cần phải có sự đánh giá đúng đắn, khoa học về thực trạng quản lý
hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong nhà trường.
Chương 2 của luân chúng toi tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động rèn
luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiêng Anh, trường cao đẳng sư phạm
Savannakhet.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET
2.1. KHAI QUAT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET
2.1.1. Sơ lược quá trình thành lập trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet
Trường CĐSP Savannakhet thuộc Bộ GD&ĐT, tiền thân là Trường CĐSP
Savannakhet (gọi theo tiếng Pháp là: École Normale Savannakhet) được thành lập
năm 1966, xây hoàn thiện vào năm 1969. Diện tích tất cả là 44 ha, nằm sát đường
quốc lộ 9, km7, cách trung tâm huyện Kayson Phomvihan 7 km, gồm có 11 nhà: 3
nhà học, 1 nhà đa năng, có 3 ký túc xá dành cho SV, 1 nhà ăn, 1 nhà bệnh viện và 2
nhà dành cho Ban giám hiệu Nhà trường. “Mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào
tạo CBGV cho hai tỉnh Trung bộ Lào: tỉnh Savannakhet và tỉnh Khammuone” [20].
Chương trình đào tạo của nhà trường là hệ 11+3 có trình độ CĐ đối với học
sinh tốt nghiệp phổ thông và giáo viên có bằng Trung cấp để ra dạy cấp trung học
cơ sở. Đến năm 1991 trường mở lớp đào tạo hệ 11+1 có trình độ trung cấp đối với
học sinh tốt nghiệp phổ thông để ra dạy cấp tiểu học, chủ yếu là đào tạo giáo viên
cho hai tỉnh: Savannakhet và Khammuone. Giai đoạn này được đào tạo đến 9 khóa
gồm có 1.062 giáo viên ra trường (hệ 11+3 có 546 GV và hệ 11+1 có 516 GV).
Ngoài ra, trường còn có chương trình Đào tạo liên thông hẹ 11+3+3, hệ
11+1+3 và hệ 5+3+2 vào trong dịp hè của hàng năm và Đào tạo Tiếng Anh hệ 11+3
và hệ 12+3 vào thứ bảy - chủ nhật và buổi tối gọi là hệ không chính quy [3].
Theo trên, nhà trường có nhiệm vụ và vai trò rất quan trọng trong việc đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không
ngừng tiếp tục phát triển đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hợp tác liên kết với một
số trường Đại học lớn trong và ngoài nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho trường
mình có trình độ từ cấp CĐ đến cấp Tiến sĩ để đáp ứng nhu vầu học tập của người
dân và yêu cầu CNH - HĐH đất nước nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng.
33
Trong những năm qua, mặc dù nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở
vật chất, nhưng nhà trường vẫn có nhiều sự đóng góp trong thành tích chung của xã
hội với tư cách là "chiếc máy cái" của ngành GD& ĐT. Song, trước yêu cầu đổi mới
giáo dục và phát triển của kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, chuyên ngành
Ngoại ngữ của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Để khắc phục
vấn đề này, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động đào tạo
chuyên ngành Ngoại ngữ hiện nay.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường
Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet là trường ở khu vực Trung Bộ của
nước CHDCND Lào, có nhiệm vụ như sau [4]:
- Đào tạo giáo viên dạy từ cấp mầm non đến trung học phổ thông.
- Bồi dưỡng CBGV có trình độ chuẩn hóa của Bộ GD&ĐT đề ra.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển các ngành sư phạm, kết hợp đào
tạo với nghiên cứu khoa học và đào tạo con người có đủ phẩm chất sư phạm theo
quy định của Bộ GD&ĐT, theo Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
- Giữ gìn và phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng ĐNGV của trường đủ về số
lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới tính.
- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động GD.
- Tổ chức cho GV, CB, nhân viên và người học tham gia các hoạt động trong
nhà trường và ngoài xã hội phù hợp với ngành nghề ĐT và nhu cầu của xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm
cho sinh viên tiếng Anh tại trường CĐSP Savannakhet và trên cơ sở đó, đề xuất các
biện pháp quản lý.
34
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát qua CBQL, giảng viên, giáo viên:
- Tầm quản trọng của rèn luyện của RLKNSP;
- Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung RLKNSP;
- Kỹ năng nghề nghiệp RLKNSP;
- Nội dung hoạt động RLKNSP;
- Kế hoạch hoạt động RLKNSP;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động RLKNSP đối với khối kiến thức kỹ năng chung;
- Xây dựng kế hoạch RLKNSP đối với khối kiến thức kỹ năng chuyê ngành;
- Mực độ thực hiện các tiến trình thực hiện RLKNSP;
- Lực lượng tham gia công tác RLKNSP;
- Việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí trong quá trình RLKNSP;
- Nhưng thuận lợi, khó khăn về RLKNSP cho SV;
- Nhận xét rút kinh nghiệm về kế hoạch hoạt động RLKNSP;
- Nhận xét rút kinh nghiệm trong kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động RLKNSP;
- Nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Khảo sát SV:
- Tầm quan trọng về RLKNSP;
- Mực độ cần thiết và mực độ thực hiện các nội dung;
- Kỹ năng nghề nghiệp RLKNSP;
- Đánh giá kết quả của bản thân về RLKNSP;
- Lực lượng tham gia công tác RLKNSP;
- Việc quản lý CSVC, kinh phí trong quá trình RLKNSP;
- Nhưng thuận lợi khó khăn trong quá trình RLKNSP.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
35
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằmxây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Sử dụng các phép toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu và phân tích
định lượng kết quả điều tra và khảo nghiệm.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
- Sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ của các khóa hiện nay đang học tại
trường, số lượng khảo sát là 109 người, trong đó 84 SV khảo sát bằng phiếu điều
tra, 25 SV khảo sát bằng phỏng vấn.
- Giảng viên dạy Ngoại ngữ: Số lượng khảo sát 35 người, trong đó 25 GV
khảo sát bằng phiếu điều tra, 10 GV khảo sát bằng phỏng vấn.
- Cán bộ quản lý: 22 người, trong đó 12 người khảo sát bằng phiếu điều tra,
10 người khảo sát bằng phỏng vấn.
2.2.5. Tổ chức khảo sát
Tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi trên 275 sinh viên, 35 giảng viên và 32 Cán
bộ quản lý; Mẫu phiếu hỏi: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3; Phụ lục 4.
Thời gian khảo sát: tháng 5-6/2016; Xử lý kết quả điều tra tháng 6-8/2016.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ
PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM SAVANNAKHET
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CB-GVSP, CB-GVTA và sinh viên về
tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP
Để tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động RLKNNVSP
trong quá trình đào tạo GVTA, chúng tôi đưa ra câu hỏi 1 trong mẫu phiếu trường
cầu ý kiến 1,2,3 và 4 của 22 CBQLGV, 68 CB-GVTA và SV.
Kết quả như sau:
36
Biều đồ 2.1: Nhận thức của CBQL – CBGVTA và SV về tầm quan trọng của hoạt
động RLKNSP
Qua biều đồ 2.1 chúng tôi nhận thấy đa số CBQL, CBGVMN và SV được
khảo sát đều đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP, đánh giá ít quan
trọng và không quan trọng. Điều đó cho thấy lãnh đạo nhà trường, CBQL,
QBGVTA và SV đánh giá rất cao tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP cho SV
ngành tiếng Anh trong quá trình đào tạo ở trướng SP.
2.3.2. Thực trạng hoạt động RLKNSP của sinh viên ngành tiếng Anh
Để đánh giá thực trạng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành
tiếng Anh, chúng tôi tiến hành điều tra:
35 GBGVTA
22 GBQL
24 SV năm thứ 3
85 SV năm thứ 4
Kết quả
0
20
40
60
80
100
120
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan
trọng
CBQL
CB-GVTA
SV
37
Bảng 2.2: Thực trạng hoạt động rèn luyện KNSP cho sinh viên ngành tiếng Anh
Nội
dung
Khách thể
điều tra
Mức độ (Đánh giá theo tỷ lệ %)
Rất
yếu
Yếu
Bình
thường
Khá tốt Tốt
ND1
GBGVTA 4.55 22.73 72.73
GBQL 38.24 36.76 23.53 1.47
SV năm 2 30.99 45.61 23.39
SV năm 3 63.59 36.41
Chung 10.70 22.62 51.37 15.32
ND2
GBGVTA 1.47 48.53 39.71 10.29
GBQL 13.64 31.82 22.73 31.82
SV năm 2 0 0 0 0 0
SV năm 3 1.17 21.05 46.20 31.50
Chung 5.43 33.80 36.21 24.56
ND3
GBGVTA 54.55 45.45
GBQL 32.35 26.47 39.71 1.47
SV năm 2 12.96 59.88 27.16
SV năm 3 1.17 33.33 44.44 21.05
Chung 8.38 31.83 47.37 12.42
ND4
GBGVTA 26.47 50.00 23.53 2.97
GBQL 27.27 50.00 22.73 0
SV năm 2 19.14 67.90 12.96
SV năm 3 0.58 3.51 40.35 37.43 18.13
Chung 0.15 14.31 39.87 37.90 17.87
ND5
GBGVTA 45.59 47.06 5.88 1.47
GBQL 31.82 68.18
SV năm 2 6.17 19.75 54.94 19.14
SV năm 3 5.26 41.52 44.44 8.77
Chung 22.21 44.13 26.32 7.35
38
ND6
GBGVTA 61.76 35.29 2.95
GBQL 18.18 45.46 36.36
SV năm 2 0 0 0 0 0
SV năm 3 2.92 30.99 43.86 22.22
Chung 7.03 46.08 38.50 8.39
Ghi chú
ND1: Thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giảng dạy tiếng Anh cho HS
ND2:Thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục
ND3:Tập luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt kết hợp với sự hiểu biết đầy đủ
về tiếng Anh, giảng dạy có hiểu quả
ND4: Tập xử lý các tình huống sư phạm
ND5:Rèn tư thế, tác phong, giao tiếp, ưng xử
ND 6: Quan sát, ghi chép, tập đánh giá khi dự giờ
Nhận xét
Nội dung thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh được
đánh giá tốt 15.32%, trung bình 22.66% và yếu 10.70%. Kết quả thể hiện SV năm 2
các em còn nhiều bở ngỡ, khi thực hành còn nhiều lúng túng, không đúng trình tự
thao tác kỹ năng; còn SV năm thứ ba các em đã thực hành thuần thực hơn, đã biết
cách lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giảng dạy tiếng Anh vì đã quen với việc
rèn luyện các kỹ năng này qua đợt kiến tập, thực tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh
viên e ngại, né tránh khi phải tổ chức một số hoạt động. Do đó tại các giáo viên đã đánh
giá nội dung yếu 38.24%, trung bình 36.76%, khá tốt 23.53%, tốt cỉ có 1.47%.
Nội dung thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, khi điều tra
chúng tôi nhận thấy do một số sinh viên chưa thật sự nắm chắc đặc điểm khả năng
nhận thức, đặc đổ tuổi nên việc lập kế hoạch cho phù hợp với học sinh rất hạn chế,
mặc khác khi tổ chức các hoạt động sinh viên chưa thực sự hoạt động tích cực chủ
động sáng tạo có thể nói một số sinh viên chỉ dạy những cái mình có, mình chuẩn bị
không dạy những cái học sinh quan tâm, điều này đi ngược nội dung chương trình của
tiếng Anh. Vì vậy, chỉ 24.56% tốt, 36.21% khá, 33.80% trung bình và có 5.43% yếu.
39
Đối với nội dung tập luyện kỹ năng giảng dạy tiếng Anh, làm đồ dùng, tìm
cách dạy cho hứng thú bắng cách chơi game được giảng viên dạy rất chú trọng và
mỗi kỹ năng là một học phần riêng biệt nên có nhiề thời gian đàu tư. Mạt khác, các
kỹ năng này còn được SV có cơ hội tự rèn luyện qua nhiều hình thức khac nhau.
Tuy nhiên, mức độ đánh giá vẫn chưa cao: tốt 12.42%, khá 47.37%, trung bình
31.83% và yếu 8.38%. Nuyên nhân khi điều tra một số SV cho rằng các em không
có năng khiếu, mặc dù rất cố gắng luyện tập nhưng kết quả vẫn không cao, bên cạnh
đó vẫn có những sinh viên chưa thật sự có ý thức luyện tập.
Nội dung tập xử lý các tình huống sư phạm không chỉ trang bị cho SV thông
qua những tiết học của bộ môn thuộc tâm lýgiáo dục mà cần phải đầu tư thêm ở
phần rèn luyện KNSP. Đây là những kỹ năng đòi hỏi SV phải có quá trình rèn luyện
lâu dài, liên tục không chỉ tại trường sư phạm mà còn ở tại các trường sinh viên đi
thực tập và kiến tập. Đánh giá không cao gần 27% yếu. Đây thực sự là vấn đề cần
phải quan tâm khi RLKNSP cho SV.
Đổi mới nôi dung rèn tư thế, tác phong, giao tiếp, ứng xử cũng không được
đánh giá cao. Nhiều SV rất rụt rè, ngại giao tiếp, khi giao tiếp với học sinh ngôn
ngữ hình thể chưa phù hợp…điều này ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các hoạt
động cho học sinh.
Quan sát, ghi chép, tập đánh giá khi dự giờ là một nội dung rất quan trọng của
người giáo viên nói chung và GVTA nói riêng. Dự giờ để theo dõi của các GV
chính thức, của các bạn và qua đó học tập cách dạy là một việc làm rất cần thiết để
nâng cao tay nghề của một sinh viên sư phạm sau khi ra trường. Nhưng thực tế có
những SV khi đến đi dự giờ còn làm việc riêng, chưa thật sự tập trung ghi chép vì
vậy chỉ có 8.39% tốt, 38.50% khá, 46.08% trung bình và 7.03 yếu.
Tóm lại: qua điều tra, tìm hiểu thực trạng hoạt đông RLKNSP cho SV ngành
tiếng Anh trường CĐSP Savannakhet, chúng tôi nhận thấy: GVSP, GVTA tham gia
hướng dẫn thực tập và sinh viên đã nhân thức đúng đắn về tầm quan trọng của các
hoạt động RLKNSP trong quá trình đạo tạo GVTA. GVSP, GVTA tham gia hướng
dẫn thực tập và SV đã nhận thức được sự cần thiết các nội dung của hoạt động
RLKNSP với thứ bậc khác nhau. Trên cơ sở nhận thức, tiến hành tập luyện các nội
40
dung RLKNSP với thứ bậc khác nhau. Trên cơ sở nhận thức, tiến hành tập luyện
các nội dung RLKNSP nên SV đã đạt được các kết quả khá tốt ở một số nội dung
như thiết kế kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tập luyện những kỹ năng để dùng khi
giảng dạy. Nhưng vẫn còn một số nội dung như tập xử lý các tình huống sư phạm,
rèn tư thể, tác phong, giao tiếp, ứng xử, quan sát, ghi chép, tập đánh giá khi dự giờ
kết quả còn hạn chế.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng kế hoạch RLKNSP cho sinh viên
Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động RLKNSP cho SV ngành tiếng Anh
được xây dựng trong khung chương trình đào tạo và được thực hiện học kỳ, hàng
năm. Các kế hoạch cho hoạt động này xậy dựng khá chạt chẽ xuất phát từ chuẩn đầu
ra phù hợp với chuẩn nghề nghiệp GVTA hiện nay.
Biều đồ 2.2: Đánh giá của sinh viên, GBQL, GBGVTA về vấn đề xây dựng kế
hoạch RLKNSP cho SV cuẩ ngành tiếng Anh.
0
10
20
30
40
50
60
70
Tốt Bình
thường
Chưa tốt
Tham quan kiến tập
Thực hành sư phạm
thực tập sư phạm
41
Nhận xét
Kế hoạch tham quan kiến tập được đánh giá Tốt 61.00%, Bình thường
29.31%, Chưa tốt 9.69%. Qua điều tra chúng tôi thấy kế hoạch tham quan kiến tập
đã thể hiện được mục đích yêu cầu, nội dung tham quan kiến tập, thời lượng dành
cho tham quan, kiến tập.
Kế hoạch thực tập sư phạm được đánh giá với Tốt 66.43%, Bình thường
20.33%, Chưa tốt 13.22%.
Riêng kế hoạch thực hành sư phạm với Tốt 48,94%, Bình thường 38.77%
Chưa tốt 12.29%, mặc dù kế hoạch thực hành sư phạm đã xây dựng cu thể về nội
dung và phân bố chương trình với số giờ lý thuyết, thực hành cho từng bộ môn ở
từng năm. Tuy nhiên, khi xây dựng thời khoa biểu do bị động về đội ngũ giảng viên
nên thời khó biểu thường không cố định, có lúc được sắp xếp dàn đều phù hợp
nhưng cũng có lúc sắp xếp tập trung vào những tuần cuối của mỗi học kỳ, gây nên
tình trạng dồn ép cho người dạy cũng như người học. Do việc học bị dồn ép như thế
nên SV ít có thời gian chuẩn bị tốt các nội dung rèn luyện, vì vậy kết quả thực hành
sư phạm thường không đem lại kết quả cao.
Như vậy bên cạnh những ưu điểm thì việc xây dựng kế hoạch RLKNSP cho
sinh viên ngành tiếng Anhcung còn hạn chế, cần điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn.
2.4.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức hiện kế hoạch RLNVSP cho
sinh viên ngành tiếng Anh.
Chúng tôi tìm hiểu thực trạng công tác quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch
RLKNSP này qua nội dung
Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động tham quan, kiến tập.
Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hành sư phạm
cho SV của ngành tiếng Anh
Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm cho
SV ngành tiếng Anh.
42
Nhận xét:
Kế hoạch tham quan kiến tập được đánh giá Tốt 61.00%, Bình thường
29.31%, Chưa tốt 9.69%. Qua điều tra chúng tôi thấy kế hoạch tham quan kiến tập
đã thể hiện được mục đích yêu cầu, nội dung tham quan kiến tập, thời lượng dành
cho tham quan, kiến tập.
Kế hoạch thực tập sư phạm được đánh giá với Tốt 66,43%, Bình thường
20.33%, Chưa tốt 13,23%. Qua kết quả, phân tích kế hoạch chúng tôi thấy: trong kế
hoạch thực tập sư phạm cho sinh viên năm thứ hai, sinh viên năm thứ ba thực tập
được mục tiêu yêu cầu; thời lượng dành cho thực tập; quy định nhiệm vụ, trách
nhiệm, phương pháp tiến hành và quyền lợi cho từng tổ chức thành viên có liên
quan; nội dung của từng đợt cho từng tổ chức thành viên có liên quan; nội dung của
từng đợt thực tập gồm: tìm hiểu thực tế công tacs giáo dục, thực tập làm chủ nhiệm
lớp, thực tập giảng dạy, làm bài thu hoạch, viết nhất ký thực tập, các nội dung đó
được cụ thể theo từng đợt thực tập Bên cạnh đó khoa Ngoại Ngữ đã triển khai các
biểu mẫu đánh giá các nội dung thực tập như công tác chủ nghiệm, ký thuật, đánh
giá tiết tổ chức hoạt động, ý thức tổ chức kỷ luật...tương đối phù hợp
Riêng kế hoạch thực hành sư phạm với Tốt 48.94%, Bình thường 38.77%,
Chua tốt 12.29%, mặc dù kế hoạch thực hành sư phạm đã xây dựng cụ thể về nội
0
10
20
30
40
50
60
70
Tốt Bình thường Chưa tốt
Tham quan kiến tâp
Thực hành sư phạm
Thực tập sư phạm
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào

More Related Content

What's hot

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...jackjohn45
 

What's hot (10)

Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viênLuận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía BắcĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú
Luận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An PhúLuận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú
Luận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duyLuận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
 

Similar to Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...jackjohn45
 
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...cLuB9
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...TieuNgocLy
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...TieuNgocLy
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...luanvantrust
 

Similar to Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc BruQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động, quậ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải PhòngĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHETNAPHA XAYYAVONG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẶNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHETNAPHA XAYYAVONG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẶNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẬU MINH LONG Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 3. ii Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của mình, tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, thầy cô giáo, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Đậu Minh Long– người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng hợp tác Quốc tế, Khoa Tâm lý – Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào đã quyết định cho phép tôi được nâng cao trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, nước CHXHCN Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo nhà trường trường CĐSP Savannakhet đã tạo mọi điều kiện thuận lời cho tôi trong quá trình làm việc, học tập và thu nhập số liệu tại Trường để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình,bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, song khả năng nhất là về ngôn ngữ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất kính mong quý thầy cô giáo và đồng nghiệp tiếp tục chỉ dẫn, góp ý thêm để luận văn được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị trong thực tiễn Xin chân thành cá ơn!
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa ............................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................8 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................8 5. Nghiệm vụ nghiên cứu............................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 7. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................9 8. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................9 CHƯƠNG 1..............................................................................................................11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGHÀNH TIẾNG ANH, Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ................................................................................................................11 1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU...........................................................11 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI...............................................13 1.2.1. Khái niệm về quản lý. .....................................................................................13 1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................14 1.2.3. Quản lý nhà trường .........................................................................................15 1.2.4. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm...............................................15 1.3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP.......................................................................................................17 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm............................17 1.3.2. Nội dung của rèn luyện kỹ năng sư phạm.......................................................18 1.3.3. Hình thực tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm........................19 1.3.4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm.......................................................21 1.3.5. Phương tiện và điều kiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm.................21
  • 5. 2 1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH...................................................22 1.4.1. Quản lý mục tiêu .............................................................................................22 1.4.2. Quản lý kế hoạch, nội dung hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm...............23 1.4.3. Quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm............24 1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm .............25 1.4.5. Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm ...............25 1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện sư phạm ......................26 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN...............27 CHƯƠNG 2..............................................................................................................32 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET ......................................................................................32 2.1. KHAI QUAT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET...............32 2.1.1. Sơ lược quá trình thành lập trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.............32 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường....................................................................33 2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ........................33 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................33 2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................34 2.2.3. Phương pháp khảo sát .....................................................................................34 2.2.4. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................35 2.2.5. Tổ chức khảo sát .............................................................................................35 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET .....................................................................................................35 2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CB-GVSP, CB-GVTA và sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP...................................................................................35 2.3.2. Thực trạng hoạt động RLKNSP của sinh viên ngành tiếng Anh....................36
  • 6. 3 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH...................................................40 2.4.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng kế hoạch RLKNSP cho sinh viên ............40 2.4.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức hiện kế hoạch RLNVSP cho sinh viên ngành tiếng Anh. .......................................................................................................41 2.4.3. Thực trạng công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP.................43 2.4.4. Thực trạng công tác quản lý lực lượng phối hợp tham gia RLVNSP.............45 2.5. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG...............................47 2.5.1. Mặt mạnh ........................................................................................................47 2.5.2. Hạn chế............................................................................................................47 2.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................................48 CHƯƠNG 3..............................................................................................................53 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET....................................................................................................53 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP...............................................................53 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hương phát triển giao dục của Đảng và Nhà nước trong gian đoạn đổi mới ............................................................................................53 3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ của Trường CĐSP Savannakhet đến năm 2020.............54 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP BIỆN PHÁP.................................................56 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.............................................56 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................................56 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................57 3.3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG CĐSP SAVANNNAKHET...57 3.3.1. Biện pháp 1 .....................................................................................................57 3.3.2. Biện pháp 2 .....................................................................................................59 3.3.3. Biện pháp 3 .....................................................................................................61 3.3.4. Biện pháp 4........................................................................................................64 3.3.5. Biện pháp 5 .....................................................................................................67
  • 7. 4 3.3.6: Biện pháp 6 .....................................................................................................69 3.3.7: Biện pháp 7 .....................................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................76 1. Kết luận .................................................................................................................76 2. Khuyến nghị..........................................................................................................77 2.1. Đối với ngành tiếng Anh....................................................................................77 2.2. Đối với giáo viên................................................................................................77 2.3. Đối với khoa ngoại ngữ......................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79 PHỤ LỤC
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBGVTA Cán book, giáo viên tiếng Anh CĐSP Cao đẳng sư phạm GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GD&TH Giáo dục và thể thao QL Quản lý GDTA Giáo dục tiếng Anh GVTA Giáo viên tiếng Anh GVSP Gaiso viên sư phạm TA Tiếng Anh RLKNSP Rèn luyện kỹ năng sư phạm SV Sinh viên TTSPP Thực tập sư phạm GV Giáo viên
  • 9. 6 A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Bước sang thế kỳ XXI, hòa cùng xu thế phát triển chung của thế giới, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng đã vàđang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chiến lược phát triển giáo dục nước CHDCND Lào đến năm 2020 đã xác định: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghề trực tiếp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập mọi lĩnh lực. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độđào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng về yêu cầu vừa tăng về quy mô, vừa nâng cao về chất lượng hiệu quả vàđổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới phương pháp quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”. Trường đại học sư phạm là một trong những cơ sở giáo dục chủ yếu góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng lực lượng lao động có trình độ cao và chất lượng cho xã hội, đó là nơi đào tạo ra nhưng người thầy có trình độ chuyên môn và tư tượng chính trị vững vàng, có nhân cách truyền thống kết hợp với hiện đại để díu dắt thế hệ trẻ, đáp ứng phú hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay. Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển Giáo dục là quốc sách hang đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển chung nền giáo dục của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Sự phát triển của đất nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Vậy, làm thế nào để tiếp nhận và phát triển giáo dục trong làn sóng toàn cầu hóa? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra đối với các nhà lãnh đạo và các cán bộ quản lý giáo dục hiện nay. Để thực hiện chiến lược này thì công tác giáo dục và thể thao mà cụ thể là quản lý việc dạy học là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm. Vì quản lý giáo dục và thể thao chính là quản lý việc thực
  • 10. 7 hiện các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục , nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt quản lý giáo dục và thể thao được coi là khâu then chốt nhằm đảm bảo thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa đang đặt ra cho giáo dục nước ta những thách thức lớn, trong đó việc dạy và học chuyên ngành Ngoại ngữ giữ vị trí và vai trò quan trọng. Ngoại ngữ là một công cụ giao tiếp, là phương tiện để thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Việc dạy và học Ngoại ngữ được Đảng và Nhà nước quan tâm và đầu tư từ nhiều năn nay. Ở các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ngoại ngữ trở thành một trong những môn không thể thiếu trong chương trình. Tại các trường cao đẳng, đại học, bên cạnh các ngành chuyên ngoại ngữ, có một số ngoại ngữ không chuyên được đưa vào giảng dạy cho các ngành khoa học khác. Ngoại ngữ được các giảng viên và sinh viên sử dụng như phương tiện học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là phương tiện giáo tiếp để mở rộng sự hiểu biết và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, công tác quản lý đào tạo của trường CĐSP Savannakhet nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và những yêu cầu đổi mới giáo dục và thể thao trong giai đoạn mới, công tác đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ cũng cần được đổi mới để góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐSP Savannakhet mà trong tương lai rất gần sẽ trở thành trường Đại học Sư phạm Savannakhet.Những năm qua trường CĐSP Savannakhet đãđào tạo hàng ngàn sinh viên có trình độ cử nhân đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Chuyên ngành Ngoại ngữ mà Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet đào tạo bao gồm 2 ngoại ngữ chính, đó là cử nhân tiếng Anh và cử nhân tiếng Việt. Đây là 2 ngoại ngữ có tầm quan trọng đặc biệt nhất là tiếng Anh, vì nó là ngôn ngữ mà phần lớn mọi người trên thế giới sử dụng và nó trở thành ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chuyên ngữ sau khi ra trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Cộng vào đó, huyện Kayson Phomvihan là trung tâm của tỉnh Savannakhet - một tỉnh lớn thứ hai của nước CHDCND Lào và đang trên đà phát triển, để trở thành Thành phố Kayson Phomvihan trong năm sắp tới và Tỉnh cũng đang rất chú trọng phát triển ngành du
  • 11. 8 lịch. Hiện tại đang chuẩn bị hội nhập vào khối ASEAN, có nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan Savannakhet và càng ngày càng nhiều hơn. Để quản lý có hiệu quả hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường cần phải tiến hành đổi mới đồng thời nhiều yếu tố như người giáo viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học tập, nội dung, chương trình, hệ thống giáo trình, tài liệu, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, … Với những lí do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào” làm luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng về công tác quản lý hoạt động RLKNSP cho sinh viên ngành tiếng Anh – hệ Đại học, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động RLKNSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động RLKNSP cho sinh viên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet trong quá trình thực hiện đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế về tổ chức và quản lý. Nếu xác lập và áp dụng các biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp với thực trạng khảo sát thì công tác quản lý hoạt động RLKNNVSP của sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet có thể được nâng cao góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
  • 12. 9 5. Nghiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, ở trường cao đẳng sư phạm. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu; phân loại hệ thống hóa và cụ thể hóa các tài liệu lý luận liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phép toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu và phân tích định lượng kết quả điều tra và khảo nghiệm. 7. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng về hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên khoa ngoại ngữ và công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào. 8. Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt độngrèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, ở trường Cao đẳng sư phạm. Chương 2: Thực trạng quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet. Chương 3: Biện pháp quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.
  • 13. 10 Phần kết luận và khuyến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
  • 14. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGHÀNH TIẾNG ANH, Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Trong tư tưởng, nhiều nhà triết học với đã rất chú trọng đến việc gắn việc học tập với thực hành. • Khổng Tử đã coi việc học là phải Kết hợp học với hành, lý thuyết với thực tiễn. [18,tr 25]. • Các Mác cho rằng: “Trong điều kiện xã hội bảo đảm cho con người phát triển toàn diện, hoạt động trí tuệ không bị tách biệt khỏi hoạt động thực tiễn. Tư duy của họ là một yếu tố tổ thành. Tái hiện trong mực độ cần thiết trong cuộc đời trọn vẹn của các cá thể.” • Nhà giáo dục lỗi lạc A.S. Makarenko cho rằng: “Nếu bạn có những biểu hiện huy hoàng nổi bật trong công tác, tronghiểu biết và trong thành thực, lúc đó bạn sẽ thấy tất cả học sinh đều hướng về bạn. trái lại, nếu bạn tỏ ra không có năng lực và tầm thường thì bất cứ bạn ôn tồn đến đâu, bất cứ bạn săn sóc đến sinh hoạt và ngỉ ngơi của học sinh như thế nào, ngoài việc bị học sinh khinh thị ra, bạn không được gì cả.” [21, tr.11] • Các nước giáo dục lớn ở Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đỉnh Chiểu,...đã rất coi trọng việc gắn học với hành, “ Học phải hành” [18,tr.88] • Hồ Chí Minh đã từng dạy: - “Trước học một đường, hành một nẻo, nay phải sửa chương trình làm sao để được học thì hành được ngay”. “ Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. [19,tr. 3] - Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông...Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết mang ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách. [20,tr. 11]
  • 15. 12 - “Mỗi người học xong đại học, có thể gọi là có tri thức. Song y không cày ruộng, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại, công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức cua y là tri thức học sạch, chưa phải là tri thức hoàn toàn thì phải đem cái tri thức đó áp dụng vào thực tế”. • Điều 35 của Luật Giáo dục khẳng định: “ Đào tạo trình độ Cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đáo tạo”. Để thực hiện mục tiêu đó thì: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nguyên cứu, thức nghiệm, ứng dụng”. • Giải pháp phát triển giáo dục: “Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn ...” [3, tr.111] • Một số biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục: “Học sinh các trường phải nằm chắc và sử dụng các kiến thức, tay nghề và phần nào kỹ năng, kỹ xảo của các chương trình được học...” [9 tr. 265] Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu và đề xuất một số các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Trong các trường đại học sư phạm, hàng năm đếu có tổng kết, đánh giá công tác đào tạo giáo viên về RLNVSP, kiến tập, thực tập sư phạm để rút kinh nghiệm cho năm học kế tiếp. Liên quan đến công tác quản lý hoạt động RLKNSP cho sinh viên ngành tiếng Anh đã có một số tác giả với các đề tài sau đây: 1. “Thực trạng công tác RLKNSP cho sinh viên ở trường cao đẳng Quảng Trị. Khóa học 2007 – 2011 của Lê Thị Hiền khóa luận tốt nghiệp, khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm, Đại học Huế. 2. “Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của hiểu trường trung cấp chuyên ngành ở tỉnh Tiền Giang”. Luận văn Th.S QLGD của Nguyên Văn Khởi, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, (2011).
  • 16. 13 3. “Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai”. Luận văn Th.S QLGD của Phạm Thị Lệ Thủy, trường Đại học Quy Nhơn, (2012). 4. “Thực trạng và các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác RLKNSP cho sinh viên trường Đại học sư phạm Đà Nẵng”. luận văn Th.S QLGD của Đinh Xuân Lâm, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, (2012). 5. “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng RLKNSP cho sinh viên ở các trường Đại học sư phạm miền Trung” của TS. Hồ Văn Liên. (Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ trường Đại học sư phạm, Đại học Huế), 2002. 6. “Biện pháp quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Khái niệm về quản lý. Quản lý theo từ điển tiếng Việt của NXB Từ điển bách khoa 2013 là: “Trông coi xếp đặt công việc”. Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý. Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu: [12, tr 7-8]. Quản lý là những tác động có định hướng , có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đặt được mục đích nhất định. Hoạt độngcó sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sư biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kêt hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đặt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
  • 17. 14 Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Các khái niệm trên đây tuy khác nhau song có chung dấu hiệu: - Hoạt động quản lý được là những tác động có hướng đích. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng: [9, tr. 12]: - Quản lý là hoạt động có mục đích của con người. - Cho đến nay nhiều người cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do một hay nhiều khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Như vậy, xét quản lý có tư cách là một hành động, có thể định nghĩa như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. 1.2.2. Quản lý giáo dục QLGD có nhiều quan niệm khác nhau, có nhiều cấp độ nhưng chủ yếu có 2 cấp độ cơ bản [12, tr 36, 37, 38]: - Quản lý cấp vĩ mô: (một nền /hệ thống giáo dục): QLGD được hiểu một cách tự giác, (có ý thức, có mục địch, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mất xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở giáo dục là nhà trường); giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển giao dục, đào tạo thể hệ trể mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. - Quản lý cấp vi mô: (Quản lý một nhà trường): QLGD là hẹ thống nững tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục cua nhà trường. Từ hai khái niệm trên ta thấy bốn yếu tố của QLGD: Chủ thể quản lý (QL), đối tượng QL, khách thể QL và mục tiêu QL. Chủ thể quản lý → Đối tượng quản lý → Mục tiêu quản lý → Khách thể quản lý
  • 18. 15 Bốn yếu tố trên không tách rời nhau mà có quan hệ tương tác gắn bó với nhau. “Chủ thể quản lý tạo ra những tác độn lên đối tượng quản lý nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Khách thể quản lý (môi trường) chịu tác động trở lại hệ thống giáo dục và hệ quản lý giáo dục, nên chủ thể quản lý làm thể nào để khách thể quản lý giáo dục là tích cực nhằm thực hiện mục tiêu chung”. [12, tr 36-37-38]. 1.2.3.Quản lý nhà trường Trên bình diện vi mô, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xem là đồng nghĩa với quản lý nhà trường. Trường học là tổ chức giáo dục, là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Về bản chất, trường học là tổ chức mang tính nhà nước – xã hội - sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội và bản chất sư phạm. Vậy: “Quản lý trường học/ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [10, tr.11]. 1.2.4. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Hoạt động RLKNSP là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong các trường sư phạm nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng. Vì vậy, việc quản lý, tổ chức hoạt động này trong các trường Đại học Sư phạm là càn thiết và quan trọng. Từ sự phân tích các khái niệm quản lý, quản lý giao dục, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, RLNVSP, hoạt động RLKSP cho sinh viên. Có thể kết luận: Quản lý hoạt động RLNVSP là sư tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, huy động các nguồn lực trong nhà trường và ngoài nhà trường nhằm hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm. Việc quản lý hoạt động RLKNSP trong trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet theo Quyết định 8984/ສສກ.ສຄ/2016về điều lệ trường Cao đẳng Sư phạm bao gồm các cấp độ sau:
  • 19. 16 - Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm của Hiệu trưởng: “Tổ chức thưc hiện các hoạt động đào tạo được quy định và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của nhà trường. - Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm của khoa là xây dựng chương trìnhđào tạo và các hoạt đông giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và thức nghiệm kho học; quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, kiếm tra, đánh giá. - Quả lý hoạt động RLKNSP của Tổ bổ môn là: xây dựng và hòa thiện nội dung, chương trình, biên soạn giao trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được Khoa và trường giao; nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiếm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Như vậy, quản lý hoạt động RLKNSP trong trường CĐSP thuộc trách nhiệm của nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp có nhiệm vụ cụ thể, đứng đầu là Hiệu trưởng của trường, au là cấp quản lý trực tiếp thuộc khoa chuyên ngành đào tạo. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động RLKNSP thuộc phạm vi ngành tiếng Anh, trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet.  Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm: - “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”. [7, tr 448] - Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thực về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng, công việc hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. Kỹ năng được hình thành qua tập luyện. [21, tr.242] Kỹ năng sư phạm là khả năng thưc hiện có hiệu quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách chọn lọc và vận dụng tri thức, những cách thức, những quy trình đúng đắn. KNSP còn có thể được hiểu là sự vận dụng các tri thức đã lĩnh hội được để giai quyết có hiệu quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tập của hoạt động sư phạm (dạy học, soạn
  • 20. 17 bài, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, chỉ đạo hoạt động sư phạm khác...). [10, tr. 10] [2, tr. 21] - Kỹ xảo là tập hợp các động tác thuẩn thực , có tính tự động hóa cao, vượt ra ngoài kiểm soát thường xuyên của ý thức. Kỹ xảo có độ chính xác và tính hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng và khả năng rút gọn tối đa các động tác. [18, tr. 242].  Kỹ năng nghề nghiệp Kỹ năng nghề nghiệp là sự thể hiện khả năng vận dụng tri thức khoa học cơ bản để giải quyết các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn giáo dục. Kỹ năng nghề nghiệp thể hiện ở các mức độ: - Kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. - Kỹ năng nghề nghiệp phức tạp. - Kỹ xảo nghề nghiệp. Quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp được chia thành hai bước: một là, phải nằm vững các tri thức cơ bản về nghề nghiệp; hai là phải thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở ứng dụng các tri thức cơ bản. Dạy học là một nghề phức tạp. Vì vậy, đề giúp SV đạt được những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, trong quá trình đào tạo, cần chú trọng RLNVSP cho SV. [18, tr. 17]. 1.3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm - Đối với xã hội: nội dung phong phú, đa dạng của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm làm cho xã hội hiểu rõ hơn tính đặc thù của nhà trường sư phạm trong việc đào tạo giao viên. Đây là nét đặc trưng khác biệt giữa nhà trường sư phạm với các trường sư phạm với các trường đào tạo ngành nghề ngoài sư phạm. - Đối với sinh viên, RLNVSP có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. RLNVSP là hoạt động giúp cho sinh viên làm quen với nghề giáo viên. RLNVSP là hoạt động giúp cho sinh viên làm quen với nghề giáo viên. RLNVSP là qua trình giúp sinh viên gắn học đi đôi với hành, vận dụng các lý thuyết áp dụng vào thực tiễn. “Học chữ - Học làm thầy- Học làm người” là 3 nhiệm vụ cốt lõi của sinh viên trong trường sư phạm. sự kiện hợp nhuần nhuyễn, đan xen giữa các nhiệm vụ đó sẽ giúp
  • 21. 18 sinh viên có sự được phát triển toàn diện trong quá trình phấn đấu trở thành người giáo viên. RLNVSP là một bộ phạn nóng cốt trong quá trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên, mang tính chất thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. RLNVSP giúp sinh viên phát triển sâu sắc về tình cảm nghề nghiệp như lòng yêu ngành, yêu nghề, yêu học sinh cũng như tạo cơ hội hình thành và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của người giao viên tương lai. RLVNSP là một môi trường để sinh viên thể hiện năng lực thực tiễn của minh, năng lực này được hình thành trên cơ sở tổng hợp các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sẽ được rèn luyện trong suốt ba năm đào tạo ở trường sư phạm. Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên còn góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm của sinh viên, đây là yếu tố tạo ra sư thành công trong sự phát triến giáo dục trẻ của sinh viên. Năng lực này không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả cử sự tổng hợp, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong suốt thời gian được đào tạo tại trường sư phạm. - Đối với trường cao đẳng sư phạm: thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trường Cao đẳng sư phạm huy động được đọ ngũ cán bộ, giảng viên tham gia vào việc đà tạo tay nghề cho sinh viên. Bằng những hiểu biết, kinh nghiệm và lòng yêu nghề của mình, các giảng viên sẽ truyền những bài học bố ích, những kinh nghiệm quý báu. Ngoài ra, hình ảnh đầy nhiệt huyết của người thầy sẽ hình thành trong sinh viên những tình cảm tốt đẹp về nghề nghiệp, giúp các em yêu nghề, tăng cường mối quan hệ thầy – trò. 1.3.2. Nội dung của rèn luyện kỹ năng sư phạm Tìm hiểu tâm lý học; giao dục học. Kỹ năng thiết kế nội dung, chương trình. Rèn luyện các kỹ năng sư phạm khác nhau như: kể chuyện, đọc thơ, múa, vẽ, làm đồ dùng dạy học, quan sát ghi chép phân tích khi đi dự giờ… Kỹ năng soạn giáo án, tập giảng các môn phương pháp giảng dạy bộ môn Kiến tập sư phạm ngắn hạn Thực tập sư phạm…
  • 22. 19 Như vậy để trở thành giáo viên tiếng Anh, sinh viên phải lĩnh hội hệ thống tri thức lý thuyết về kỹ năng sư phạm qua các bộ môn: tâm lý học đại cương; giáo dục học đại cương; phương pháp giảng dạy các bộ môn; phương hương dẫn cách dạy tiếng Anh: cho hoc sinh dễ hiểu bài học. Hệ thống tri thức này bao gồm những tri thức cơ bản về: phương pháp giảng dạy tiếng Anh, biết được biên soạn bài giảng, biết cách truyển đạt kiến thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh viết; đọc; nghe; nói tiếng Anh, biết cach quản lý lớp học, biết cách tạo đông lực cho học sinh; sẽ có được những kinh nghiệm cũng như kỹ năng giảng dạy tiếng Anh và biết giải quyết vấn đề và các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoa: hoạt động vui chơi, học tập, vệ sinh, kỹ năng trang trí lớp học, tạo môi trường cho học sinh, kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động; kỹ năng liên hệ giao tiếp cha mẹ của học sinh và các tổ chức xã hội. Thực tập sư phạm là một hoạt động nằm trong chương trình môn học của các sinh viên sư phạm. Thực tập sư phạm chia làm hai giai đoạn: thực tập sư phạm 1 dành cho sinh viên năm thứ 3 và thực tập sư phạm 2 dành cho sinh viên năm cuối. Đây là hoạt động nhằm giúp sinh viên thâm nhập thực tế, vận dụng kiến thức được học ở trường đại học về giảng dạy, quản lý học sinh ở trường. Đây là lần đầu tiên sinh viên được cọ xát với thực tế nghề nghiệp, giúp các em củng cố, mở rộng những tri thức, kỹ năng đã được tích lũy; hình thành và phát triển những tri thức, kỹ năng mới theo yêu cầu của trường phổ thông, nâng cao hứng thú, tình cảm, trách nhiệm đối với nghề. 1.3.3. Hình thực tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Các nôi dung của KNSP được tổ chức với nhiều nhình thức đa dạng, phong phú làm cho sinh viên hứng thú, tích cức rèn luyện hơn. Đó là các hình thức: RLKNSP qua các môn học. RLKNSP qua các môn học cug cấp cho sinh viên những tri thực về tự nhiên, xã hội, con người, tri thức nghiệp vụ chuyên môn. Muốn RLKNSP cho sinh viên diễn ra qua các môn học trên lớp đạt chất lượng, giao viên phải có sự kết hợp linh hoạt các hoạt động trên trong giờ dạy của minh. Thực hành ở trường sư phạm. RLKNSP qua thực hành giúp sinh viên nắm vững trí thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
  • 23. 20 Rèn luyện nghiệp vụ qua ngoại khóa các môn học. Hoạt động ngoại khóa là hình thực có tính tự nguyện được tiến hành ngoài giờ lên lớp. nó tạo điều kiện cho sinh viên được hoạt động theo hứng thú, sở thích của mình, nhờ đó bồi dưỡng được năng lực cho từng sinh viên, giúp sinh viên có thể nhận ra điểm mạnh của mình để phát huy. Có một số hình thức hoạt động ngoại khóa cụ thể như: Tổ chức hội thi Nghiệp vụ sư phạm: cấp lớp, cấp Khoa và cấp trường. Dự giờ tại trường phổ thông: sinh viên dự giờ các hoạt động ở trường phổ thông, ghi chép, nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm. RLKNSP qua thực tập sư phạm. Thực tập sư phạm (gồm 2 đợt): đây là dịp để sinh viên tập dượt làm giáo viên tiếng Anh, sinh viên sẽ được thực hành tất cả mọi thao tác, công việc một giáo viên tiếng Anh trong quá trình thực tập giảng dạy tiếng Anh. Tự rèn luyện nghiệm vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng sư phạm là nhằm mục đích rèn luyện tay nghề cho người giaó viên tương lai đáp ưng với yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, để có tay vững vàng không phải một chiều một sớm thì được, nó đòi hỏi bản thân sinh viên ngoài việc học tập rèn luyện trên lớp còn phải tự nộ lực rèn luyện với mọi thời gian có thể. Tự rèn luyện, sinh viênsẽ rèn luyện được tính tự lực, tinh thần trách nghiệm, tính tổ chức kỷ luật trong học tập, khắc phục các khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong thời gian nhất định. Đây cũng là những yếu tố cần có cho một người giáo viên trong tương lai. Sinh viên sẽ: Làm các bài tập, báo cáo, soạn giáo án giảng dạy; nghiên cứu cách xử lý các tình huống trong công tác tập giảng. Việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình đào tạo từ việc cung cấp lý thuyết đến tổ chức thực hành để vận dụng lý thuyết vào thực tế. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên hết sức đa dạng theo ứng chuyên ngành khác nhau, song nhìn chung cần đảm bảo những yêu cầu sau: Cần nhận thức sâu sắc mục đích yêu cầu của hoạt động thực hành. Thực hành trên cơ sợ nắm lý thuyết, qua các hình thức hành mà lý thuyết được đào sâu, mở rộng và khái quát hơn. Thực hành phải bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm vận dụng tri thức vào những hoàn cảnh khác nhau.
  • 24. 21 Tiến hành hoạt động thực hành một cách kiên trì, say mê và có hiệu quả. Vì vậy, trong trường sư phạm đào tạo giáo viên tiếng Anh, khoa ngoại ngữ cần tiến hành RLKNSP cho sinh viên với nhiều hình thức khác nhau để vận dụng lý thuyết và phương pháp giảng dạy tiếng Anh vào thực tế. 1.3.4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm Phương pháp là toàn bộ cách thức hoạt động của giáo viên và người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt tới mục tiêu dạy học và xa hơn là mục đích giáo dục. Trong quá trình rèn luyện, phương pháp rèn luyện chứa đựng cách thức hoạt động của giáo viên và cách thực hoạt động của sinh viên, 2 cách này khác nhau nhưng lại có sư phối hợp chặt chẽ với nhau. Các phương pháp rèn luyện: Phương pháp luyện tập, thực hành; trực quan. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp sử dụng sách, tài liệu. Phương pháp làm mẫu. Phương pháp ôn tập. Phương pháp nêu vẫn đề. 1.3.5.Phương tiện và điều kiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm  Phương tiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên nói riêng. Trước hết, phương tiện dạy học sẽ tác động đến quá trình nhận thức của người học. Mặt khác, các phương tiện dạy học còn giúp cho người học có nhiều cơ hội trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. Đối với sinh viên tiếng Anh, trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm không mang lại kết quả tốt nếu không có các phương tiện hỗ trợ. Một tiết tập giảng không thể thành công nếu không có đồ dùng dạy học cho cô và cho sinh viên. Một số phương tiện rèn luyện chủ yếu: Sách: các sách giáo trình; sách giáo án tham khảo các môn phương pháp… Phương tiện dạy học hiện đại: máy chiếu, máy tính, các phương tiện nghe nhìn như tivi, máy đĩa…
  • 25. 22  Điều kiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Sinh viên yêu nghề, có tâm huyết với nghề, có động cơ đúng trong học tập và rèn luyện bạn thân. Sinh viên được chuẩn bị đủ những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở tuổi khác nhau. Có chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hành RLKNSP phù hợp cho giáo viên và sinh viên tham khảo.. Có kế hoạch cụ thể RLKNSP cho cả khóa đào tạo, từng năm học, từng học kỳ. Có hệ thống mang lưới cơ sở thực hành, thực tập sư phạm do trường sư phạm quản lý. Các cơ sở này đó có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có những lực và kinh nghiệm sư phạm để hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đảm bảo để sinh viên thực hành, thực tập. Kinh phí cho các họa động thực hành, thực tập. 1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH. 1.4.1. Quản lý mục tiêu Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một hoạt động đặc trưng trong các trường sư phạm. Hoạt động này nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên những phẩm chất tốt và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo viên, sinh viên phải nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm là nhằm giúp sinh viên hình thành những phẩm chất và kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp, trau dồi năng lực toàn diện cho thế hệ trẻ. Quản lý mục tiêu rèn luyện kỹ năng sư phạm là quá trình giúp sinh viên, giáo viên và các lực lượng khác tham gia rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm và phát huy vai trò chủ thể của các đối tượng tham gia rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên. Qua đó có thể thấy, quản lý mục tiêu
  • 26. 23 rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là sự tác động của nhà quản lý đến giáo viên, sinh viên và các lực lượng khác trong nhà trường nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong đào tạo ma nhà trường đã đề ra. 1.4.2. Quản lý kế hoạch, nội dung hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Để quản lý tốt các nội dung rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên đòi hỏi các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm, phải cụ thể hóa thành từng phần việc, để ra yêu cầu cụ thể, thời gian thực hiện và hướng dẫn thực hiện nội dung đó. Kế hoạch toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm là một văn bản bao gồm nhưng nội dung công việc sẽ làm, những nội dung đó được sắp xếp, phân chia theo thời gian đã định trước một cách hợp lý, dựa trên mục đích yêu cầu, nhiệm vụ, hình thực tiến hành và căn cứ vào các điều kiện cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo giáo viên tiếng Anh. Việc xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm giúp cho các nhà quản lý tập trung chú ý, cố gắng để đạt mục tiêu rèn luyện kỹ năng sư phạm, mục tiêu đào tạo người giáo viên, giúp cho quá trình rèn luyện kỹ năng sư phạm diễn ra theo đúng dự kiến, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mọi người. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm khoa học, cụ thể sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lý tổ chức sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phù hợp với khả năng, năng lực chuyện môn của họ. Như vậy kế hoạch rèn luyện kỹ năng sư phạm cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu cho từng nội dung công việc, quy định trách nhiệm, phối hợp thực hiện, đánh giá từng nội dung đó và cách thức tiến hành, hành thức tổ chức, cũng như quyền lợi của tổ chức, của thành viên. Trong kế hoạch phần quan trọng là nội dung rèn luyện kỹ năng sư phạm, đây là toàn bộ hệ thống tri thức và hệ thống kỹ năng sư phạm cần hình thành ở sinh viên trong qua trình đào tạo.
  • 27. 24 Vì vậy quản lý nội dung rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên tiếng Anh là: Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo của giáo viên tiếng Anh. Quản lý các nội dung cụ thể trong tham quan kiến tập, thực hành sư phạm, thực tập sư phạm: Quản lý tham quan tìm hiểu thực tế tại trường trung học phổ thông. Quản lý việc tập luyện và hình thành kỹ năng: nói tiếng Anh, giảng dạy tiếng Anh… Quản lý thiết kế kế hoạchQuản lý lập kế hoạch và tập tổ chức các hoạt động giáo dục sinh viên: hoạt động dữ gìn vệ sinh, hoạt động vui choi, hoạt động lao động, hoạt động học tập. Quản lý xử lý các tình huống sư phạm. Quản lý sinh viên làm bài tập tâm lý – giáo dục… 1.4.3.Quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Trong quá trình quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập thì người quản lý cần phải chỉ đạo, điều hành công việc của các cá nhân, nhóm, bộ phận người lao động. Các học giả gọi là chức năng lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo, hay phối hợp trong quản lý. Chỉ đạo là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng, động viên, khuyến khích, khen thưởng người lao động nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm là đưa nội dung kế hoạch đến những người thực hiện, huy động các lực lượng: giáo viên sư phạm, sinh viên, giáo viên tiếng Anh…vào việc thực hiện kế hoạch, điều hành mọi công việc để đảm bảo cho kế hoạch đạt được mục tiêu đã định. Quản lý việc chỉ đạo công tác rèn luyện bao gồm các khâu. Khâu chuẩn bị: Chuẩn bị trang bị kiến thức lý luận, kỹ năng sư phạm, nghiên cứu các van bản phục vụ cho rèn luyện kỹ năng sư phạm. Phân công cá nhân phụ trách các mảng, tổ chức thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên, sư phối hợp với các Khoa, Tổ, Phòng khác để hoàn thành công việc. Dự trù kinh phí. Chuẩn bị cơ sở vật chất thiết bị. Khâu thực hiện: việc thực hiện theo kế hoạch rèn luyện phụ thuộc vào từng nội dung, do đó tùy theo từng nội dung cụ thể mà có sự quản lý việc thực hiện khác nhau.
  • 28. 25 Khâu kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết hoạt động ren luyện kỹ năng sư phạm. 1.4.4.Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Có thể nói rằng “không có kiểm tra là không có quản lý”. Quá trình kiểm tra đánh giá công tác rèn luyện kỹ năng sư phạm là quá trình theo dõi, giám sát, đo lường diễn biến và kết quả đạt được của hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm; đồng thời qua đó có các biện pháp điều chỉnh, khắc phục những mặt hạn chế nhằm đạt kết quả tốt nhất trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cách đánh giá hoạt động thực hành, thực tập sư phạm được thực hiện theo Quyết định số 8948/ ສສກ.ຄສ ngày 09/11/2016 của Bộ giáo dục và thể thao, và đào tạo về việc Ban hành quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, tiếng Anh trình độ đại học chính quy. Hoạt động thực hành, thực tập sư phạm của sinh viên sư phạm được đánh giá theo thang điểm 10. Đánh giá hoạt động thực hành sư phạm: nội dung thực hành thuộc bộ môn nào thì giáo viên hướng dẫn cho điểm và được tính chung vào điểm của học phần thực hành. Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm qua các đợt kiến, thực tập. 1.4.5.Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một nội dung quan trọng chương trình đao tạo giáo viên. Vì vậy, việc tổ chức rèn luyện ky năng sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ của các bộ phận chức năng, khoa, tổ, giáo viên trong nhà trường sư phạm. Các lực lượng này có những chức năng khác nhau nhưng lại phối hợp chẽ với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho hoạt dộng rèn luyện kỹ năng sư phạm đạt được hiệu quả cao. Phòng đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn, các cơ sở thực hành thực tập để xây dựng kế hoạch thực hành, thực tập sư phạm cho sinh viên tổ chức, chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch đó. Tổ bộ môn là một tổ chức cơ sở về chuyên môn trong cơ cấu tổ chức của khoa. Có trách nhiệm
  • 29. 26 xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch, nội dung, rèn luyện kỹ năng sư phạm do tổ phụ trách; tổ bộ môn có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra các cán bộ giảng dạy hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng sư phạm. Giảng viên giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bạn, giáo viên giảng dạy các môn tâm lý học, môn phương pháp giảng dạy tiêng Anh, giáo viên giảng dạy bộ môn phương pháp và lực lượng chính, trực tiếp tổ chức chỉ đạo sinh viên rèn luyện ky năng sư phạm. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải áp dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm, đồng thời thực hiện tốt nội dung chương trình đào tạo bộ môn mình phụ trách. Trường sư phạm phối hợp chặt chẽ với trường sư phạm tổ chức, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành sư phạm của sinh viên theo kế hoạch đã định. Thông qua hoạt động thực hành sư phạm ở trường trung học phổ thông, sinh viên tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; tìm hiểu và thực hành các khâu chuẩn bị phương pháp giảng dạy, tập dượt một số hoạt động có chọn lọc về dạy học và giáo dục. Như vậy trường trung học phổ thông là một mắt xích trong tổ chức rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên góp phần quan trọng công tác đào tạo nghề của trường sư phạm. 1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện sư phạm Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo: thiết bị dạy học là công cụ của người giáo viên, là công cụ nhận thức của học sinh, là sự cụ thể hóa nội dung dạy học. Thiết bị dạy học vật chất hóa phương pháp đào tạo; tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, góp phần làm cho quá trình đào tạo có chất lượng, hiểu quả. Tác giả Bùi Minh Hiền có viết: “Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiểu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy. Cái lõi của cơ sở vật chất trường học chính là các thiết bị dạy học” [13,tr.285] Quản lý cơ sở vật chất phục vụ rèn luyện kỹ nưng sư phạm là: Các phòng thực hành chức năng: đây là những phòng thức hành mang tính đặc trưng riêng cho ngành học tiếng Anh như phòng nghe (Listening Labortary), phòng
  • 30. 27 tập dạy các bộ môn. Nhà quản lý cần nắm bắt được trình trạng hiện tại của các phòng, cùng với bộ phận tham mưu thay thế, mua sắm mới, sắp xếp lại cho phù hợp như một lớp học hay phòng chức năng thực thực sự ở trường sư phạm. Đồ dùng không thế thiếu được đối với bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là vào các tiết ky năng nghe, giáo viên phải có sử dụng băng, đĩa, cassett. Máy chiếu hắt, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hắt để áp dụng trong các giờ dạy tiếng Anh, ddawtcj biệt là một số giờ dạy dạy ngữ liệu mới, dạy kĩ năng đọc, viết, luyện tập...Bảng phụ, chỉ cần tờ giấy A0, bút dạ, thước kẻ, để giáo viên có bảng phụ để hỗ trở dạy học. Ở đây, sinh viên sẽ thực hành các tiết tập giảng, sử dụng các đồ dùng giảng dạy được trang bị sẵn và các đồ dùng do chính các em tự làm để lên lớp. Ngoài ra một số đồ dùng mà nhà trường cho, khuyến khích sinh viên tự làm các đồ dùng để thực hành giảng dạy, một số phần nhằm giúp các sinh viên rèn kỹ năng làm đồ dùng và làm phong phú thêm cho kho đồ dùng của phòng chức năng. 1.5.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN  Chương trình đào tạo và các văn bản liên quan đến thực hành, thực tập sư phạm. Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh trình độ đại học phải đảm bảo có các kiến thức và kỹ năng về giảng dạy tiếng Anh, giáo dục học sinh cần hình thành cho người giáo viên tiếng Anh. Bắt kịp xu hướng đổi mới và phát triển, góp phần tạo ra nguồn nhân lực áp ứng yêu cầu của thị trường lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội. Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh trình độ đại học phải đảm bảo: tính trình tự, tính gắn kết, tính phù hợp, tính cân đối, tính cập nhật, tính hiệu quả. Tất cả các yếu tố của chương trình đều xuất phát từ sinh viên và đi tới mục đích cuối cùng là pát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên. Nhu cầu, hứng thú, lợi ích, khả năng, điều kiện…của người học là cơ sở xuất phát. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường sư phạm còn những hạn chế và bất cập: “Chương trình đào tạo của các trường sư phạm còn nặng về lý thuyết, tỷ lệ thời lượng dành cho thí nghiệm, thực hành còn ít, trang thiết bị thí nghiệm còn
  • 31. 28 nghèo nàn, cũ và lạc hậu nên sinh viên sư phạm mới ra trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn nhất là kỹ năng thực hành nghề nghiệp” [5, tr.16]. Do đó, chương trình đào tạo là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đến hiệu quả quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm. Cơ chế, văn bản quy định về thực hành, thực tập; về trường thực hành là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm. Trình độ nghiệp vụ quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Cán bộ quản lý phải là những người nắm vững chương trình đào tạo, hiểu biết về nọi dung, yêu cầu, quy trình hình thức rèn luyện kỹ năng sư phạm, phải nắm bắt kịp thời sự đổi mới của giáo dục; có trình độ nghiệp vụ quản lý, có năng lực điểm hành quản lý đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý. Để quản lý tốt hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên, người quản lý phải có những hiểu biết về ngành nghề đào tạo, tham mưu, xây dựng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi nhiệm vụ.  Giảng viên sư phạm và phương pháp giảng dạy Cán bộ giảng dạy của trường CĐSP có trách nhiệm chính là tham gia giảng dạy; biên soạn chương trình, tài liệu học tập. là những người phối hợp với sinh viên trong việc thực hiện đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện truyền dạy những kiến thức, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hành, thực tập sư phạm cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi người giáo viên sư phạm phải thực sự là những người có đầy đủ năng lực thực sự, hiểu sâu về lĩnh vực cuyên môn mà mình đảm nhiệm, phải rèn luyện một số khả năng: khả năng thông tin, xử lý nghiên cứu, khả năng nghiên cứu khoa học; khả năng tìm kiếm, tiếp nhận thông tin. Cùng với sinh viên tổ chức các hình thức giao lưu, trao đổi những vấn đề mới, phương pháp mới. Chất lượng người thầy quyết định chất lượng đào tạo. Nhưng hiện nay một số giáo viên còn có những hạn chế như: “Khả năng cập nhật kiến thức mới, sử dụng ngoại ngữ, tin học yếu, đặc biệt là hạn chế về khả năng sử dụng thiết bị thí nghiệm và khai thác tính năng các phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Chậm đổi mới về
  • 32. 29 phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Phương pháp dạy học còn năng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh” [5, tr. 16].  Về phía sinh viên và phương pháp học tập Giáo dục học đã khẳng định chất lượng dạy học đồng thời phụ thuộc vào người dạy và người học. Hai chủ thể này luôn luôn công tác chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu dạy học. Với sự hướng dẫn, định hướng của người dạy thì việc tụ giác, tính tích cực, sự sáng tạo trong lĩnh hội tri thức kỹ năng lại lớp và tự học có tính quyết định về mục tiêu học của sinh viên. Mặt khác phương pháp học của sinh viên một phần phụ thuộc vào phương pháp dạy của giáo viên, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, động cơ, thái độ…học tập của sinh viên. Sinh viên người giữ vai trò chủ thể của hoạt động rèn luyên kỹ năng sư phạm, phải có nhận thức đúng đắn về nghề, yêu nghề, phải tích cực, tự giác chủ động trong việc lĩnh hội những tri thực nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm. Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm phụ thuộc khá nhiều vào thái độ học tập, ý thức rèn luyện kỹ năng sư phạm của sinh viên.  Về cán bộ quản lý – giáo viên tiếng Anh Cán bộ quản lý trường Cao đẳng sư phạm, giáo viên tiếng Anh là những người trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập. Vì vậy, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của các đối tượng này là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm. Đội ngũ này phải là những người có ý thức trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.  Điều kiện phương tiện phục vụ hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm Điều kiện, phương tiện cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động rèn luyện sư phạm. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm của sinh viên sư phạm tiếng Anh như phòng thực hành, phòng nghe, tài liệu tham khảo còn thiếu nên ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm. Cơ sở vật chất ở một số trường hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập còn nhiều hạn chế như: phòng học hẹp, đồ dùng thiếu…cho nên một số nội dung thực hành, thực tập sinh viên không thể thực hiện
  • 33. 30 được ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm và quản lý hoạt đông rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên.  Sự phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường và ngoài nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm phải có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, các tổ chức trong nhà trường, trong khoa; có sự phối hợp với phòng chuyên môn của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, cơ sở thực hành, thực tập, các trường phổ thông nhằm tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tiểu kết chương 1 Trong sự phát triển của nhà trường thì công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm có vai trò quan trọng hàng đầu trong chất lượng đào tạo giáo viên. Chỉ có thông qua hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm sinh viên khoa tiếng Anh mới dần được hoàn thiện về kỹ năng nghề. Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và khái niệm cơ bản như: Rèn luyện kỹ năng sư phạm là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên ở trường sư phạm, nó có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của sinh viên. Hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm là một quá trình, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển; giáo sinh giữ vai trò chủ thể của quá trình rèn luyện kỹ năng sư phạm. Vì vậy, đòi hỏi người sinh viên phải tự giác, tích cực học tập và luyện tập thường xuyên để lĩnh hội tri thức lý luận, hình thành kỹ năng sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu chung. Quản lý giáo dục là sự tác động, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
  • 34. 31 Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm huy động các nguồn lực trong nhà trường và ngoài nhà trường nhằm hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm bao gồm: quản lý mục tiêu, quản lý kế hoạch, nội dung hoạt động, rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý chỉ đạo hực hiện kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý lực lượng tham gia rèn luyện kỹ năng sư phạm, quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm. Muốn quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên một cách có hiệu quả thì phải có các biện pháp quản lý khả thi và sát thực tế. Và muốn đề ra được các biện pháp quản lý cần phải có sự đánh giá đúng đắn, khoa học về thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong nhà trường. Chương 2 của luân chúng toi tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiêng Anh, trường cao đẳng sư phạm Savannakhet.
  • 35. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET 2.1. KHAI QUAT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET 2.1.1. Sơ lược quá trình thành lập trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet Trường CĐSP Savannakhet thuộc Bộ GD&ĐT, tiền thân là Trường CĐSP Savannakhet (gọi theo tiếng Pháp là: École Normale Savannakhet) được thành lập năm 1966, xây hoàn thiện vào năm 1969. Diện tích tất cả là 44 ha, nằm sát đường quốc lộ 9, km7, cách trung tâm huyện Kayson Phomvihan 7 km, gồm có 11 nhà: 3 nhà học, 1 nhà đa năng, có 3 ký túc xá dành cho SV, 1 nhà ăn, 1 nhà bệnh viện và 2 nhà dành cho Ban giám hiệu Nhà trường. “Mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào tạo CBGV cho hai tỉnh Trung bộ Lào: tỉnh Savannakhet và tỉnh Khammuone” [20]. Chương trình đào tạo của nhà trường là hệ 11+3 có trình độ CĐ đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông và giáo viên có bằng Trung cấp để ra dạy cấp trung học cơ sở. Đến năm 1991 trường mở lớp đào tạo hệ 11+1 có trình độ trung cấp đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông để ra dạy cấp tiểu học, chủ yếu là đào tạo giáo viên cho hai tỉnh: Savannakhet và Khammuone. Giai đoạn này được đào tạo đến 9 khóa gồm có 1.062 giáo viên ra trường (hệ 11+3 có 546 GV và hệ 11+1 có 516 GV). Ngoài ra, trường còn có chương trình Đào tạo liên thông hẹ 11+3+3, hệ 11+1+3 và hệ 5+3+2 vào trong dịp hè của hàng năm và Đào tạo Tiếng Anh hệ 11+3 và hệ 12+3 vào thứ bảy - chủ nhật và buổi tối gọi là hệ không chính quy [3]. Theo trên, nhà trường có nhiệm vụ và vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không ngừng tiếp tục phát triển đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hợp tác liên kết với một số trường Đại học lớn trong và ngoài nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho trường mình có trình độ từ cấp CĐ đến cấp Tiến sĩ để đáp ứng nhu vầu học tập của người dân và yêu cầu CNH - HĐH đất nước nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng.
  • 36. 33 Trong những năm qua, mặc dù nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng nhà trường vẫn có nhiều sự đóng góp trong thành tích chung của xã hội với tư cách là "chiếc máy cái" của ngành GD& ĐT. Song, trước yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển của kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, chuyên ngành Ngoại ngữ của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ hiện nay. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet là trường ở khu vực Trung Bộ của nước CHDCND Lào, có nhiệm vụ như sau [4]: - Đào tạo giáo viên dạy từ cấp mầm non đến trung học phổ thông. - Bồi dưỡng CBGV có trình độ chuẩn hóa của Bộ GD&ĐT đề ra. - Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển các ngành sư phạm, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và đào tạo con người có đủ phẩm chất sư phạm theo quy định của Bộ GD&ĐT, theo Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật. - Giữ gìn và phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. - Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng ĐNGV của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới tính. - Tuyển sinh và quản lý người học. - Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động GD. - Tổ chức cho GV, CB, nhân viên và người học tham gia các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội phù hợp với ngành nghề ĐT và nhu cầu của xã hội. - Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 2.2.1. Mục tiêu khảo sát Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên tiếng Anh tại trường CĐSP Savannakhet và trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý.
  • 37. 34 2.2.2. Nội dung khảo sát Khảo sát qua CBQL, giảng viên, giáo viên: - Tầm quản trọng của rèn luyện của RLKNSP; - Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung RLKNSP; - Kỹ năng nghề nghiệp RLKNSP; - Nội dung hoạt động RLKNSP; - Kế hoạch hoạt động RLKNSP; - Xây dựng kế hoạch hoạt động RLKNSP đối với khối kiến thức kỹ năng chung; - Xây dựng kế hoạch RLKNSP đối với khối kiến thức kỹ năng chuyê ngành; - Mực độ thực hiện các tiến trình thực hiện RLKNSP; - Lực lượng tham gia công tác RLKNSP; - Việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí trong quá trình RLKNSP; - Nhưng thuận lợi, khó khăn về RLKNSP cho SV; - Nhận xét rút kinh nghiệm về kế hoạch hoạt động RLKNSP; - Nhận xét rút kinh nghiệm trong kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động RLKNSP; - Nguyên nhân chủ quan, khách quan. Khảo sát SV: - Tầm quan trọng về RLKNSP; - Mực độ cần thiết và mực độ thực hiện các nội dung; - Kỹ năng nghề nghiệp RLKNSP; - Đánh giá kết quả của bản thân về RLKNSP; - Lực lượng tham gia công tác RLKNSP; - Việc quản lý CSVC, kinh phí trong quá trình RLKNSP; - Nhưng thuận lợi khó khăn trong quá trình RLKNSP. 2.2.3. Phương pháp khảo sát - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
  • 38. 35 - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằmxây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. - Sử dụng các phép toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu và phân tích định lượng kết quả điều tra và khảo nghiệm. 2.2.4. Đối tượng khảo sát - Sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ của các khóa hiện nay đang học tại trường, số lượng khảo sát là 109 người, trong đó 84 SV khảo sát bằng phiếu điều tra, 25 SV khảo sát bằng phỏng vấn. - Giảng viên dạy Ngoại ngữ: Số lượng khảo sát 35 người, trong đó 25 GV khảo sát bằng phiếu điều tra, 10 GV khảo sát bằng phỏng vấn. - Cán bộ quản lý: 22 người, trong đó 12 người khảo sát bằng phiếu điều tra, 10 người khảo sát bằng phỏng vấn. 2.2.5. Tổ chức khảo sát Tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi trên 275 sinh viên, 35 giảng viên và 32 Cán bộ quản lý; Mẫu phiếu hỏi: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3; Phụ lục 4. Thời gian khảo sát: tháng 5-6/2016; Xử lý kết quả điều tra tháng 6-8/2016. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET 2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CB-GVSP, CB-GVTA và sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP Để tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động RLKNNVSP trong quá trình đào tạo GVTA, chúng tôi đưa ra câu hỏi 1 trong mẫu phiếu trường cầu ý kiến 1,2,3 và 4 của 22 CBQLGV, 68 CB-GVTA và SV. Kết quả như sau:
  • 39. 36 Biều đồ 2.1: Nhận thức của CBQL – CBGVTA và SV về tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP Qua biều đồ 2.1 chúng tôi nhận thấy đa số CBQL, CBGVMN và SV được khảo sát đều đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP, đánh giá ít quan trọng và không quan trọng. Điều đó cho thấy lãnh đạo nhà trường, CBQL, QBGVTA và SV đánh giá rất cao tầm quan trọng của hoạt động RLKNSP cho SV ngành tiếng Anh trong quá trình đào tạo ở trướng SP. 2.3.2. Thực trạng hoạt động RLKNSP của sinh viên ngành tiếng Anh Để đánh giá thực trạng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành tiếng Anh, chúng tôi tiến hành điều tra: 35 GBGVTA 22 GBQL 24 SV năm thứ 3 85 SV năm thứ 4 Kết quả 0 20 40 60 80 100 120 Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng CBQL CB-GVTA SV
  • 40. 37 Bảng 2.2: Thực trạng hoạt động rèn luyện KNSP cho sinh viên ngành tiếng Anh Nội dung Khách thể điều tra Mức độ (Đánh giá theo tỷ lệ %) Rất yếu Yếu Bình thường Khá tốt Tốt ND1 GBGVTA 4.55 22.73 72.73 GBQL 38.24 36.76 23.53 1.47 SV năm 2 30.99 45.61 23.39 SV năm 3 63.59 36.41 Chung 10.70 22.62 51.37 15.32 ND2 GBGVTA 1.47 48.53 39.71 10.29 GBQL 13.64 31.82 22.73 31.82 SV năm 2 0 0 0 0 0 SV năm 3 1.17 21.05 46.20 31.50 Chung 5.43 33.80 36.21 24.56 ND3 GBGVTA 54.55 45.45 GBQL 32.35 26.47 39.71 1.47 SV năm 2 12.96 59.88 27.16 SV năm 3 1.17 33.33 44.44 21.05 Chung 8.38 31.83 47.37 12.42 ND4 GBGVTA 26.47 50.00 23.53 2.97 GBQL 27.27 50.00 22.73 0 SV năm 2 19.14 67.90 12.96 SV năm 3 0.58 3.51 40.35 37.43 18.13 Chung 0.15 14.31 39.87 37.90 17.87 ND5 GBGVTA 45.59 47.06 5.88 1.47 GBQL 31.82 68.18 SV năm 2 6.17 19.75 54.94 19.14 SV năm 3 5.26 41.52 44.44 8.77 Chung 22.21 44.13 26.32 7.35
  • 41. 38 ND6 GBGVTA 61.76 35.29 2.95 GBQL 18.18 45.46 36.36 SV năm 2 0 0 0 0 0 SV năm 3 2.92 30.99 43.86 22.22 Chung 7.03 46.08 38.50 8.39 Ghi chú ND1: Thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giảng dạy tiếng Anh cho HS ND2:Thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục ND3:Tập luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt kết hợp với sự hiểu biết đầy đủ về tiếng Anh, giảng dạy có hiểu quả ND4: Tập xử lý các tình huống sư phạm ND5:Rèn tư thế, tác phong, giao tiếp, ưng xử ND 6: Quan sát, ghi chép, tập đánh giá khi dự giờ Nhận xét Nội dung thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh được đánh giá tốt 15.32%, trung bình 22.66% và yếu 10.70%. Kết quả thể hiện SV năm 2 các em còn nhiều bở ngỡ, khi thực hành còn nhiều lúng túng, không đúng trình tự thao tác kỹ năng; còn SV năm thứ ba các em đã thực hành thuần thực hơn, đã biết cách lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giảng dạy tiếng Anh vì đã quen với việc rèn luyện các kỹ năng này qua đợt kiến tập, thực tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên e ngại, né tránh khi phải tổ chức một số hoạt động. Do đó tại các giáo viên đã đánh giá nội dung yếu 38.24%, trung bình 36.76%, khá tốt 23.53%, tốt cỉ có 1.47%. Nội dung thiết kế kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, khi điều tra chúng tôi nhận thấy do một số sinh viên chưa thật sự nắm chắc đặc điểm khả năng nhận thức, đặc đổ tuổi nên việc lập kế hoạch cho phù hợp với học sinh rất hạn chế, mặc khác khi tổ chức các hoạt động sinh viên chưa thực sự hoạt động tích cực chủ động sáng tạo có thể nói một số sinh viên chỉ dạy những cái mình có, mình chuẩn bị không dạy những cái học sinh quan tâm, điều này đi ngược nội dung chương trình của tiếng Anh. Vì vậy, chỉ 24.56% tốt, 36.21% khá, 33.80% trung bình và có 5.43% yếu.
  • 42. 39 Đối với nội dung tập luyện kỹ năng giảng dạy tiếng Anh, làm đồ dùng, tìm cách dạy cho hứng thú bắng cách chơi game được giảng viên dạy rất chú trọng và mỗi kỹ năng là một học phần riêng biệt nên có nhiề thời gian đàu tư. Mạt khác, các kỹ năng này còn được SV có cơ hội tự rèn luyện qua nhiều hình thức khac nhau. Tuy nhiên, mức độ đánh giá vẫn chưa cao: tốt 12.42%, khá 47.37%, trung bình 31.83% và yếu 8.38%. Nuyên nhân khi điều tra một số SV cho rằng các em không có năng khiếu, mặc dù rất cố gắng luyện tập nhưng kết quả vẫn không cao, bên cạnh đó vẫn có những sinh viên chưa thật sự có ý thức luyện tập. Nội dung tập xử lý các tình huống sư phạm không chỉ trang bị cho SV thông qua những tiết học của bộ môn thuộc tâm lýgiáo dục mà cần phải đầu tư thêm ở phần rèn luyện KNSP. Đây là những kỹ năng đòi hỏi SV phải có quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục không chỉ tại trường sư phạm mà còn ở tại các trường sinh viên đi thực tập và kiến tập. Đánh giá không cao gần 27% yếu. Đây thực sự là vấn đề cần phải quan tâm khi RLKNSP cho SV. Đổi mới nôi dung rèn tư thế, tác phong, giao tiếp, ứng xử cũng không được đánh giá cao. Nhiều SV rất rụt rè, ngại giao tiếp, khi giao tiếp với học sinh ngôn ngữ hình thể chưa phù hợp…điều này ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Quan sát, ghi chép, tập đánh giá khi dự giờ là một nội dung rất quan trọng của người giáo viên nói chung và GVTA nói riêng. Dự giờ để theo dõi của các GV chính thức, của các bạn và qua đó học tập cách dạy là một việc làm rất cần thiết để nâng cao tay nghề của một sinh viên sư phạm sau khi ra trường. Nhưng thực tế có những SV khi đến đi dự giờ còn làm việc riêng, chưa thật sự tập trung ghi chép vì vậy chỉ có 8.39% tốt, 38.50% khá, 46.08% trung bình và 7.03 yếu. Tóm lại: qua điều tra, tìm hiểu thực trạng hoạt đông RLKNSP cho SV ngành tiếng Anh trường CĐSP Savannakhet, chúng tôi nhận thấy: GVSP, GVTA tham gia hướng dẫn thực tập và sinh viên đã nhân thức đúng đắn về tầm quan trọng của các hoạt động RLKNSP trong quá trình đạo tạo GVTA. GVSP, GVTA tham gia hướng dẫn thực tập và SV đã nhận thức được sự cần thiết các nội dung của hoạt động RLKNSP với thứ bậc khác nhau. Trên cơ sở nhận thức, tiến hành tập luyện các nội
  • 43. 40 dung RLKNSP với thứ bậc khác nhau. Trên cơ sở nhận thức, tiến hành tập luyện các nội dung RLKNSP nên SV đã đạt được các kết quả khá tốt ở một số nội dung như thiết kế kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tập luyện những kỹ năng để dùng khi giảng dạy. Nhưng vẫn còn một số nội dung như tập xử lý các tình huống sư phạm, rèn tư thể, tác phong, giao tiếp, ứng xử, quan sát, ghi chép, tập đánh giá khi dự giờ kết quả còn hạn chế. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG ANH 2.4.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng kế hoạch RLKNSP cho sinh viên Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động RLKNSP cho SV ngành tiếng Anh được xây dựng trong khung chương trình đào tạo và được thực hiện học kỳ, hàng năm. Các kế hoạch cho hoạt động này xậy dựng khá chạt chẽ xuất phát từ chuẩn đầu ra phù hợp với chuẩn nghề nghiệp GVTA hiện nay. Biều đồ 2.2: Đánh giá của sinh viên, GBQL, GBGVTA về vấn đề xây dựng kế hoạch RLKNSP cho SV cuẩ ngành tiếng Anh. 0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Bình thường Chưa tốt Tham quan kiến tập Thực hành sư phạm thực tập sư phạm
  • 44. 41 Nhận xét Kế hoạch tham quan kiến tập được đánh giá Tốt 61.00%, Bình thường 29.31%, Chưa tốt 9.69%. Qua điều tra chúng tôi thấy kế hoạch tham quan kiến tập đã thể hiện được mục đích yêu cầu, nội dung tham quan kiến tập, thời lượng dành cho tham quan, kiến tập. Kế hoạch thực tập sư phạm được đánh giá với Tốt 66.43%, Bình thường 20.33%, Chưa tốt 13.22%. Riêng kế hoạch thực hành sư phạm với Tốt 48,94%, Bình thường 38.77% Chưa tốt 12.29%, mặc dù kế hoạch thực hành sư phạm đã xây dựng cu thể về nội dung và phân bố chương trình với số giờ lý thuyết, thực hành cho từng bộ môn ở từng năm. Tuy nhiên, khi xây dựng thời khoa biểu do bị động về đội ngũ giảng viên nên thời khó biểu thường không cố định, có lúc được sắp xếp dàn đều phù hợp nhưng cũng có lúc sắp xếp tập trung vào những tuần cuối của mỗi học kỳ, gây nên tình trạng dồn ép cho người dạy cũng như người học. Do việc học bị dồn ép như thế nên SV ít có thời gian chuẩn bị tốt các nội dung rèn luyện, vì vậy kết quả thực hành sư phạm thường không đem lại kết quả cao. Như vậy bên cạnh những ưu điểm thì việc xây dựng kế hoạch RLKNSP cho sinh viên ngành tiếng Anhcung còn hạn chế, cần điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn. 2.4.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức hiện kế hoạch RLNVSP cho sinh viên ngành tiếng Anh. Chúng tôi tìm hiểu thực trạng công tác quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch RLKNSP này qua nội dung Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động tham quan, kiến tập. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hành sư phạm cho SV của ngành tiếng Anh Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm cho SV ngành tiếng Anh.
  • 45. 42 Nhận xét: Kế hoạch tham quan kiến tập được đánh giá Tốt 61.00%, Bình thường 29.31%, Chưa tốt 9.69%. Qua điều tra chúng tôi thấy kế hoạch tham quan kiến tập đã thể hiện được mục đích yêu cầu, nội dung tham quan kiến tập, thời lượng dành cho tham quan, kiến tập. Kế hoạch thực tập sư phạm được đánh giá với Tốt 66,43%, Bình thường 20.33%, Chưa tốt 13,23%. Qua kết quả, phân tích kế hoạch chúng tôi thấy: trong kế hoạch thực tập sư phạm cho sinh viên năm thứ hai, sinh viên năm thứ ba thực tập được mục tiêu yêu cầu; thời lượng dành cho thực tập; quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, phương pháp tiến hành và quyền lợi cho từng tổ chức thành viên có liên quan; nội dung của từng đợt cho từng tổ chức thành viên có liên quan; nội dung của từng đợt thực tập gồm: tìm hiểu thực tế công tacs giáo dục, thực tập làm chủ nhiệm lớp, thực tập giảng dạy, làm bài thu hoạch, viết nhất ký thực tập, các nội dung đó được cụ thể theo từng đợt thực tập Bên cạnh đó khoa Ngoại Ngữ đã triển khai các biểu mẫu đánh giá các nội dung thực tập như công tác chủ nghiệm, ký thuật, đánh giá tiết tổ chức hoạt động, ý thức tổ chức kỷ luật...tương đối phù hợp Riêng kế hoạch thực hành sư phạm với Tốt 48.94%, Bình thường 38.77%, Chua tốt 12.29%, mặc dù kế hoạch thực hành sư phạm đã xây dựng cụ thể về nội 0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Bình thường Chưa tốt Tham quan kiến tâp Thực hành sư phạm Thực tập sư phạm