SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
HÀ HUY THÍCH
SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ
VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM QUA TRƢỜNG HỢP NGUYỄN
CÔNG HOAN
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
HÀ HUY THÍCH
SỰ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN
HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM QUA TRƢỜNG HỢP NGUYỄN
CÔNG HOAN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng
Hà Nội – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Vương. Các kết quả và số liệu
nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một
công trình khoa học nào.
Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả khoá luận đều có
ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác
thực và nguyên bản của khoá luận .
Hà Nội,ngày 22 tháng 10 năm2022
Tác giả khoá luận
Hà Huy Thích
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần
Ngọc Vương - người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận .
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, khoa Sau đại
học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả khoá luận chân thành biết ơn những người thân trong gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian
qua.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2022
Tác giả
Hà Huy Thích
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài- Giới hạn nghiên cứu.............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của khoá luận ...........................................................3
3. Lịch sử vấn đề:..................................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................4
5. Cấu trúc khoá luận .........................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................................5
Chƣơng 1: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VÀ
VÙNG VĂN HÓA SƠN NAM...................................................................................................5
1.1. Truyền thống gia đình...........................................................................................................5
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan.........................................5
1.1.2. Truyền thống gia đình. ......................................................................................................13
1.2. Vùng văn hóa Sơn Nam Hạ............................................................................................16
1.2.1. Đặc điểm về địa lý...............................................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm về văn hóa xã hội...........................................................................................16
1.2.3. Một số tác giả văn học tiêu biểu trấn Sơn Nam có ảnh hưởng đến
phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.........................................18
Chƣơng 2: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ VĂN
HỌC TÂY ÂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945..................................................................25
2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho..............................................25
2.1.1. Văn học dân gian..................................................................................................................25
2.1.2. Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà
văn, nhà thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX trong tiến trình văn học Việt Nam. . 26
2.1.3. Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong
văn chương trào phúng...................................................................................................................31
2.2. Sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây trong sáng tác của Nguyễn
Công Hoan trƣớc cách mạng tháng 8 - 1945...............................................................33
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội..............................................................................................33
2.2.2. Sự ra đời của trào lưu văn học hiện thực phê phán. .......................................34
2.2.3. Sự vận động hệ quy chiếu của chủ nghĩa hiện thực phê phán...................44
Chƣơng 3: SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NHÀ VĂN QUA
NHỮNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA ÔNG.............................................................52
3.1. Những chặng đƣờng sáng tác của Nguyễn Công Hoan..............................52
3.1.1. Giai đoạn từ 1920 – 1923. ..............................................................................................53
3.1.2. Giai đoạn từ 1929 – 1935. ..............................................................................................55
3.1.3. Giai đoạn từ 1936 – 1939. ..............................................................................................63
3.1.4. Giai đoạn từ 1940 – 1945. ..............................................................................................66
3.2. Sự vận động về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Công Hoan...............................................................................................................68
3.2.1. Lý tưởng thẩm mỹ.................................................................................................................68
3.2.2. Hệ thống chủ đề, đề tài.....................................................................................................71
3.3. Hình tƣợng nhân vật..........................................................................................................81
3.3.1. Hình tượng nhân vật trào phúng.................................................................................81
3.3.2. Hình tượng nhân vật điển hình.....................................................................................84
3.4. Hệ thống ngôn ngữ- thể loại ...........................................................................................87
3.4.1. Ngôn ngữ...................................................................................................................................87
3.4.2. Thể loại.......................................................................................................................................90
3.5. Cốt truyện – Tình huống...................................................................................................92
3.5.1. Cốt truyện..................................................................................................................................92
3.5.2. Tình huống truyện................................................................................................................94
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 103
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài- Giới hạn nghiên cứu.
Lịch sử phát triển văn học của mỗi quốc gia, dân tộc đều ghi dấu sự vận động
và phát triển của lịch sử quốc gia, dân tộc ấy. Từ đó hình thành nên những bản sắc
riêng của quốc gia, dân tộc đó. Với hàng nghìn năm lịch sử vận động và phát triển,
văn học Việt Nam đã thực sự tạo được một dấu ấn riêng, bản sắc riêng về văn học,
văn hóa Việt.
Văn học Việt Nam có một bề dày truyền thống. Từ văn học dân gian đến văn
học thành văn đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện, phản ánh tâm tư, tình cảm
của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Đặc biệt là gần mười thế kỉ tồn tại và
phát triển của văn học trung đại, Nho giáo giữ vai trò định hướng phát triển văn học
Việt Nam. Điều ấy thực sự tạo nên một bản sắc rất riêng của Văn học Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam có những bước phát triển
mới. Đó là bước chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Một thời đại mới của văn
học đã phôi thai từ giai đoạn quá độ, từng bước hòa nhập vào quỹ đạo của văn học
thế giới.
Sự vận động phát triển của thời đại lịch sử đã đưa văn học Việt Nam chuyển
mình sang một hướng mới. Đó là sự vận động, chuyển đổi cả nội dung và nghệ thuật
phản ánh của văn học Việt Nam. Từ những áng văn chương mang đậm màu sắc của văn
chương Trung đại chuyển sang hướng hiện đại hóa của văn học Phương Tây.
Thực tế của nền văn học sử Việt Nam cho thấy, mối liên hệ từ truyền thống
đến hiện đại chưa thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác. Đặc biệt
là sự vận động của văn học Việt Nam được thể hiện qua một số tác giả tiêu biểu như:
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…Sự vận động trong sáng tác của
họ thể hiện quy luật đặc thù của văn học Việt Nam.
Và nhà văn thể hiện sự vận động chuyển đổi về phong cách sáng tạo nghệ
thuật ấn tượng hơn cả là nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan là một tác gia lớn trong nền văn học cận đại Việt Nam.
Sự nghiệp của ông được tạo dựng bởi hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết
có giá trị trong nền văn học nước nhà.
1
Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan mang những nét đặc thù về quan điểm
thẩm mỹ nghệ thuật riêng, để lại những dấu ấn riêng về truyền thống của gia đình;
giai đoạn lịch sử xã hội ấn tượng cụ thể.
Có một số công trình nghiên cứu về những sáng tác của ông, nhưng phần
nhiều chỉ thiên về đọc và bình văn rồi đưa ra kết luận Hay- Dở mà chưa dựng được
một bức tranh toàn cảnh về quy luật tồn tại và vận động phát triển của đối tượng;
chưa chỉ ra được những con đường ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành con
người nhà văn.
Bởi vậy, khoá luận của chúng tôi đi sâu và hướng tới sự chuyển đổi loại hình
tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua tác giả Nguyễn Công Hoan.
Khoá luận của chúng tôi được hình thành trực tiếp từ sự gợi ý và hướng dẫn
của GS - TS Trần Ngọc Vương, đồng thời với nỗ lực tự thân của người viết. Nhưng
do thời gian hạn hẹp và do tính chất, mức độ của khoá luận , chúng tôi chỉ đi vào
phạm vi chuyên sâu và giới hạn ở một số điểm sau:
(1). Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Sơn Nam .
Đó là sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Trấn Sơn Nam đến
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.
(2). Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu trong sáng tác của
Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945.
Đó là sự chuyển biến rõ nét về nội dung và phong cách nghệ thuật của nhà văn
từ ảnh hưởng của văn chương nhà nho sang văn chương hiện thực phê phán mang
đậm phong cách văn chương phương Tây.
(3). Từ những vấn đề trên, chúng tôi đi tới vấn đề cụ thể về tư tưởng và quan điểm
nghệ thuật của nhà văn qua những sáng tác của ông. Nhằm chứng minh cho nhận
định: sự vận động chuyển đổi loại hình tác tác giả văn học qua sáng tác của Nguyễn
Công Hoan trước cách mạng tháng Tám 1945.
Tuy nhiên, do thời gian tiếp cận đề tài còn hạn chế, vốn kiến thức được trang
bị nhiều điểm còn chưa thực sự sâu sắc, nên có những vấn đề chưa được nghiên cứu
sâu. Khoá luận chưa mở rông sang các tác giả cùng thời khác để thấy được sự vận
động biến đổi của hệ quy chiếu trong hầu hết các tác giả những năm đầu thế kỉ XX.
2
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của khoá luận .
2.1. Mục đích và ý nghĩa lý luận.
Đối tượng nghiên cứu là một tác giả lớn, quá trình hình thành, vận động và
phát triển phong cách nhà văn Nguyễn Công Hoan. Vì vậy, chúng tôi xác định mục
đích, tính chất của khoá luận là vấn đề nghiên cứu của văn học sử. Cụ thể là nghiên
cứu sự chuyển biến mang tính quy luật đặc thù của văn học Việt Nam qua ngòi bút
nhà văn.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận .
Thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi hi vọng khoá luận của mình góp
phần phục vụ trực tiếp cho việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm truyện ngắn, tiểu
thuyết của Nguyễn Công Hoan ở cấp độ phân tích, cảm nhận văn học qua thực
chứng lịch sử khách quan.
3. Lịch sử vấn đề:
Có khá nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết cho sáng tác của Nguyễn
Công Hoan, và nhiều nhà nghiên cứu coi Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tiêu
biểu của chủ nghĩa hiện thực.
Trên tạp chí Nam Phong 7 – 1932, Trúc Hà viết phê bình về truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan “Một ngọn bút mới”. Trong bài viết của mình, Trúc Hà chỉ ra
những “lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm một vài câu hoặc
một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị”…
Trong cuốn “Phương pháp sáng tác ttrong văn học nghệ thuật”, NXB Sự
thật Hà Nội 1962, Hồng Chương chỉ ra: lối tả tỉ mỉ ở các chi tiết là một đặc điểm
của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan. Phan Cự Đệ
trong “Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975” (tập 2), NXB Đại Học và Trung học
chuyên nghiệp khẳng định: Nguyễn Công Hoan đã đặt những viên gạch đầu tiên xây
đắp nền móng cho văn xuôi hiện thực phê phán. Ông là người đầu tiên khẳng định
phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là ngọn cờ đầu của
văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930 – 1945.
3
Năm 2002, cuốn Nguyễn Công Hoan, Tác gia – Tác phẩm do nhà nghiên cứu
Lê Thị Đức Hạnh biên soạn được xem là cuốn tài liệu tập hợp được những công
trình nghiên cứu đầy đủ nhất về Nguyễn Công Hoan từ trước tới nay.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan đều chưa thật chú ý
đến những con đường ảnh hưởng quan trọng tới sự vận động, chuyển đổi loại hình
nhà văn. Bởi vậy, khoá luận của chúng tôi cố gắng làm rõ sự chuyển đổi loại hình
tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua tác giả Nguyễn Công
Hoan dưới góc nhìn từ lý thuyết loại hình học tác giả nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp loại hình học tác giả và phương pháp logic - lịch sử là nền tảng
cho các phương pháp và thao tác khoa học mà khoá luận sử dụng ở cấp khái quát
nhất. Ngoài ra, trong việc nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của văn học,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên sâu như nghiên cứu lịch sử văn hóa và
phương pháp loại hình học tác giả.
Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu cũng được
chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
5. Cấu trúc khoá luận .
- Chương 1: Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Sơn
Nam .
-Chương 2. Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu trong sáng tác
của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945.
-Chương 3. Sự vận động trong tư tưởng của nhà văn qua những tác phẩm văn
học của ông.
4
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VÀ VÙNG
VĂN HÓA SƠN NAM
1.1. Truyền thống gia đình.
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan- tác giả truyện ngắn xuất sắc, một hiện tượng đặc biệt
trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại.
Ông sinh ngày mồng 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình nho học ở làng
Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên). Gia đình ông là
gia đình nhà nho có nhiều người làm quan với Pháp. Cha ông tuy đỗ tú tài nhưng
chỉ được nhận chức huấn đạo và ở mãi chức này cho đến khi mất. Đồng lương ít ỏi
của cha không đủ nuôi đàn con đông, nên Nguyễn Công Hoan từ nhỏ đã được ông
bác ruột, một ông quan yếm thế có tinh thần yêu nước đón về nuôi dưỡng và giáo
dục. Ngay từ những ngày còn nhỏ ông đã tỏ ra là một cậu thiếu niên thông minh,
nghịch ngợm và hóm hỉnh. Tuy bé nhất trong nhà nhưng ông lại luôn là người đầu
trò trong các cuộc chơi. Ông thường tự biên soạn những vở chèo, vở tuồng từ những
tích cũ, tự lập sân khấu rồi cùng các anh con của bác chơi trò biểu diễn. Đề tài
những vở kịch do ông nghĩ ra hoàn toàn dựa theo những truyện hàng ngày nghe kể,
khi là chơi trong các trại lính lệ, lính cơ nhằm giễu cợt những thói hư tật xấu của kẻ
có quyền và xót thương những người nghèo khờ dại. Những buổi biểu diễn này
được lính lệ và nhân dân trong vùng đến xem rất đông. Cứ tối đến, họ lại kéo nhau
đến tụ tập quanh sân nhà người bác để xem “cậu chủ nhỏ diến trò” và cậu chủ nhỏ
được họ rất yêu quý. Năm lên bảy tuổi, Nguyễn Công Hoan được học tiếng Pháp
với một thầy ký rượu. Ông học tiếng thì ít mà học mánh khóe từ thầy thì nhiều. Bài
học của ông thường là những bài vè truyền khẩu nửa Tây nửa Ta, những thủ thuật
đong và pha rượu lậu cùng những buổi đàn hát. Kết quả là sau hai tháng người bác
đành phải bắt ông thôi học với thầy ký rượu. Chín tuổi, ông được bác gửi lên học ở
trường Bưởi (trường Chu Văn An). Trong thời gian học ở trường Bưởi (từ chín đến
mười sáu tuổi) ông quen và thân với nhiều nhà văn nhà thơ đương thời, đặc biệt là
nhà thơ Tản Đà. Ông rất thích thơ Tản Đà, bài thơ nào của Tản Đà ông cũng đọc và
5
thuộc. Qua Tản Đà ông còn đọc nhiều và trở nên thích thơ Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, Tú Mỡ… chính Tản Đà là nấc thang đầu tiên đưa bước Nguyễn Công Hoan
vào làng văn học. Năm mười bảy tuổi, sau một chuyến bỏ nhà ra Hải Phòng cùng
một anh con bác, trở về ông viết truyện ngắn đầu tay “Quyết chí phiêu lưu”. Truyện
ngắn này ông viết chỉ để đùa vui nhưng thật ra đã rõ dáng dấp con người ông và
cũng đã báo hiệu những văn phẩm của ông sau này. Một chuyện bịa từ cái gốc có
thật về chuyện đi bất thành của mình. Ông bịa chuyện có thật ấy nhằm mỉa mai và
đả kích chế độ thực dân. Năm 1922 ông lại ra Hà Nội học để ôn thi vào trường Nam
Sư phạm và bắt đầu viết truyện dài “Phải gió”. Truyện dài này làm cho các bạn
cùng phòng ở với ông không nhịn được cười. Kết cục nó bị thu bởi tác giả của nó
gây mất trật tự trong khu nội trú. Cùng năm, (vào tháng 7) Nguyễn Công Hoan đỗ
vào trường Sư phạm. Ông vừa học vừa viết văn. Những truyện ngắn thời kỳ này của
ông được in trên mục “Truyện thế gian” do Tản Đà thư cục xuất bản. Truyện của
ông, giọng văn, câu văn ngắn gọn, giản dị, dí dỏm khác hẳn với lối văn cầu kì, ước
lệ, cổ điển của những tác giả cùng thời. Vì vậy truyện ngắn của ông thời kỳ này
không gây được tiếng vang, nhưng đã báo cho độc giả thấy được sự xuất hiện của
một cây bút mới với lối văn hoàn toàn mới lạ. Mặt khác, do ham đọc thơ văn, ông
có con mắt nhìn đời bằng hồn thi sĩ, nên phong cách hiện thực phê phán sắc sảo của
ông đậm chất trữ tình.
Tốt nghiệp trường Nam Sư phạm năm ông hai mươi ba tuổi. Công việc dạy
học của ông vô cùng long đong, vất vả. Do bị tình nghi có tham gia hoạt động cách
mạng nên ông không ở đâu được lâu mà luôn bị thuyên chuyển vùng. Từ thị xã Hải
Dương ông phải chuyển đến huyện Nam Sách, huyện Kim Môn, thị xã Lào Cai,
thành phố Nam Định, rồi ra đảo Trà Cổ. Con đường văn nghiệp của ông cũng không
kém phần lao đao, trắc trở. Ông luôn bị thực dân Pháp theo dõi, ghìm ngòi bút, có
thời kỳ còn bị treo bút. Nhiều tiểu thuyết của ông bị cấm lưu hành như (Cái thủ lợn-
1939), nhiều truyện ngắn bị kiểm duyệt, cắt xén hoặc xóa trắng (Êu êu Mê đo; Hồi
còi báo động). Lớn lên trong thời kì những sự kiện chính trị lớn dốn dập xảy ra ở
trong và ngoài nước, lại làm cái nghề luôn bị chèn ép và bản thân bị nghi kị nên
giúp ông có cái nhìn đúng về xã hội đương thời. Sẵn có thái độ hằn học với kẻ xu
6
nịnh, hằn học với bọn thực dân tàn ác, quan lại tham nhũng, bọn giàu sang gian trá,
nên Nguyễn Công Hoan không dễ lùi bước trước mọi khó khăn. Truyện ngắn của
ông ngày càng điêu luyện về nghệ thuật, sắc sảo về nội dung dần đưa ông tới vị trí
hàng đầu trong dòng văn học hiện thực phê phán.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, theo quy luật chung của sự phát triển, văn
học Việt Nam dần chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học hiện đại. Thời kì
này giữa biết bao nếp nghĩ vay mượn, cách diễn đạt vay mượn, giữa biết bao sự mời
gọi quyến rũ tưởng không cưỡng lại được của văn học ngoại lai nhưng Nguyễn
Công Hoan đã giữ cho ngòi bút của mình đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa
hiện thực. Ông trở thành một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng
nền móng cho nền văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam. Đó cũng là thời kì văn
học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ. Giai
đoạn này đòi hỏi mỗi người cầm bút phải tự tìm lấy mình, khẳng định mình, khẳng
định văn học nước nhà. Con đường độc đáo Nguyễn Công Hoan đã chọn và táo bạo
mở đường đi tới một mình: Viết những truyện trong đời sống thực từ những cảnh
ngang trái bất công, những sự thối nát sa đọa, những cảnh khổ đau xảy ra hàng ngày
trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ
những năm 1920 với tập truyện ngắn đầu tay: “Kiếp hồng nhan” (xuất bản năm
1923). Truyện viết về những người thuộc tầng lớp dưới được biểu hiện bằng cách
nhìn xót thương, từ đó mà giễu cợt kẻ lộng quyền hợm của. Tuy tập truyện này
“không có ý nghĩa gì, không có mục đích nào” [23/81] nhưng vẫn gây được sự thán
phục của bạn bè. Nó là tập truyện đầu tiên của Việt Nam, gồm toàn truyện sáng tác
chứ không phải vừa truyện dịch, vừa truyện soạn như các truyện trước đó. Phải tới
những năm 1929 – 1033 nhà văn mới thực sự khẳng định mình bởi những trang in
trong mục Xã hội ba đào ký trên An Nam tạo chí do Tản Đà chủ trương. Những
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trên mục Xã hội ba đào ký được độc giả rất
yêu thích. Tên tuổi của nhà văn chuyên viết những “cảnh đi xuống của xã hội” đã
nhanh chóng trở nên quen thuộc với bạn đọc. Những cuốn tiểu thuyết “Những cảnh
khốn nạn” (1932); “Tắt lửa lòng”(1933); “Lệ dung”(1934); “Tấm lòng
vàng”(1934) cũng lần lượt xuất hiện. Đặc biệt trong cuốn “Những cảnh khốn
7
nạn”(Tập 1 với 218 trang) viết trong thời gian ông dạy học ở Lào Cai đã báo hiệu
con đường văn chương độc đáo của ông sau này.
Tháng 6 năm 1935 khi tập truyện ngắn “Kép Tư Bền” xuất hiện, địa vị của
ông càng được khẳng định. Kép Tư bền gồm 15 truyện phần lớn viết về những người
khốn khổ đáng thương. Ông thông cảm với nỗi dày vò họ và nói lên sự tàn nhẫn của
những người xung quanh. Trong không khí của những năm 1935- 1936 Kép Tư Bền
ra đời rất đúng lúc, nó mở đầu cho trào lưu văn học tả chân xã hội. Thời kỳ này độc
giả muốn có những trang viết về cảnh lầm than của xã hội để thức tỉnh mọi người.
Trong tình trạng ấy, tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời có thể xem là một cái mốc
đánh dấu trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Ông viết:“việc cuốn Kép Tư Bền
được hoan nghênh làm tôi rằng tôi có thể viết nổi tiểu thuyết và tôi có thể theo đuổi
nghề văn” [23/188]. Tập truyện với nghệ thuật độc đáo, mới lạ, có truyện không có
cốt truyện (Cô Kếu gái tân thời), có truyện viết không theo hình thức kể chuyện (Thế
là mợ nó đi Tây) đã thu hút được đông đảo bạn đọc trong cả nước. Những tiểu thuyết
tình cảm lãng mạn của Khái Hưng, Nhất Linh… bị lu mờ, thay vào đó là những tác
phẩm hiện thực của Nguyễn Công Hoan. Năm đó, Kép Tư Bền được đánh giá là tập
truyện ngắn hay nhất, được mười tám tờ báo ở Trung, Nam, Bắc viết bài khen ngợi
và trở thành đề tài cho một cuộc tranh luận về nghệ thuật. Phái nghệ thuật vị dân
sinh của Hải Triều đã viết nhiều bài đanh thép để công kích nghệ thuật vị nghệ thuật
của Hoài Thanh. Khi cuộc tranh luận đang trong độ gay cấn nhất thi Hải triều đọc
được Kép Tư Bền. Kép Tư Bền trở thành cứu cánh đưa phái nghệ thuật vị dân sinh
đi đến thắng lợi. Trong một bài bút chiến của Hải Triều có viết “Cái chủ trương
nghệ thuật vị dân sinh của tôi ngày nay đã biểu hiện bằng những bức tranh rất linh
hoạt dưới ngòi bút tài tình của văn sĩ Nguyễn công Hoan” [48]. Để khẳng định chủ
trương của mình, Hải Triều còn tổ chức buổi gặp mặt tác giả với bạn đọc và trưng
cầu ý kiến độc giả tại nhà sách Hương Giang (Huế). Kết quả của cuộc trưng cầu là
tác Phẩm Kép Tư Bền được xếp hàng đầu, tác giả của nó được bạn đọc hoan nghênh
nhất. Ông trở thành ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.
8
Thời kỳ mặt trận Dân chủ (1936- 1939), thực dân Pháp nới lỏng chế độ kiểm
duyệt sách báo, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan được tung hoành hơn. Nhờ ảnh
hưởng của Đảng, của sách báo Mác xít, của phong trào quần chúng khắp nơi, những
tác phẩm của ông đạt chất lượng cao hơn trước. Chúng như những chiếc gai nhọn
đối với nhà cầm quyền. Thời kỳ ông viết sung sức chưa từng thấy, với hơn 80 truyện
ngắn, trong đó có khoảng 30 truyện đả kích bọn quan lại và chế độ thực dân. Ông
đưa vào tác phẩm của mình từ cuộc sống Âu hóa lố lăng “Cô Kếu gái tân thời”, đến
tệ quan lại tham nhũng “Công dụng của cái miệng”; “Người thứ ba”. Từ cuộc sống
vương giả của những kẻ ăn trên ngồi chốc như “Phành phạch”;“Quyền chủ” đến
cuộc sống cùng cực của kiếp đi ở “Thằng Quýt”; “Thanh!Dạ”. Từ đề tài xã hội này,
ông đã nhanh chóng chuyển sang đề tài chính trị, không những ông tố cáo tệ tham
nhũng, thói dâm ô đểu cáng “Thằng ăn cướp”; “Đồng hào có ma”; “Nạn ô tô”;
“Nạn râu”…mà còn vạch trần những thủ đoạn chính trị lừa bịp và cơ hội của bọn
quan lại triều đình như “Biểu tình”; “Chiến tuyến bình”, những thủ đoạn mua bán,
tranh giành lá phiếu của bọn nghị viên (Trần Thiện – Lê Văn Hà). Đặc biệt ông đã
chĩa mũi nhọn đả kích vào một số chính sách của bọn thực dân Pháp: Từ sự xâm lấn
từng bước khá nguy hiểm của chính quyền thực dân “Người vợ lẽ bạn tôi” đến
những chủ trương cực kỳ vô lý và ngu xuẩn đối với trẻ con không nơi nương tựa như
“Giá ai cho cháu một hào”. Từ những thủ đoạn tuyên truyền ầm ĩ cho tên vua bù
nhìn bán nước “Đào kép mới” đến những cuộc vận động cho phong trào thể thao
một cách bịp bợm, giả dối của tên thống sứ Chatet “Tinh thần thể dục”.
Thời kỳ này ông viết nhiều tiểu thuyết, truyện dài: “Ông chủ”; “Bà
chủ”(1935), “Cô giáo Minh” (1936), “Cô làm công” (1936), “Bước đường cùng”
(1938) và “Cái thủ lợn” (1939). “Bước đường cùng” được được sáng tác trong vòng
16 ngày trước khi tác giả ra “an trí” ở đảo Trà Cổ. Tác phẩm viết về tình cảnh người
nông dân vì thất học, u mê, tăm tối nên bị địa chủ dùng thủ đoạn để cướp nhà, cướp
ruộng và bị đẩy vào cuộc sống bần cùng. Bọn địa chủ thì gian ác, hách dịch, đứa nào
cũng dựa vào thế quan, thế Tây để bóc lột nhân dân thậm tệ, nhưng cuối cùng những
người nông dân cũng giác ngộ, họ biết đoàn kết chống lại địa chủ. Tác phẩm có tính
tư tưởng cao, nội dung hiện thực sâu sắc nên vừa ra đời một thời gian
9
ngắn thì bị chính quyền thực dân cấm. Rút cuộc 5000 cuốn “Bước đường cùng” vẫn
được tiêu thụ hết. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết trong đó nhà văn đã xây dựng được
những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình theo yêu cầu của chủ nghĩa
hiện thực. Đề tài của tiểu thuyết ảnh hưởng nhiều của sách báo đảng Cộng Sản bấy
giờ và đã gây được tiếng vang lớn trong kỳ mặt trận Dân chủ.
Sang những năm dại chiến thế giới II, Nguyễn Công Hoan mất phương
hướng và bế tắc. Từ con đường chủ nghĩa hiện thực ông đi chệch hướng sang con
đường chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ. Vốn chịu ít nhiều tư tưởng phong kiến, ông đã
viết một số tiểu thuyết có khuynh hướng phục cổ, tiêu biểu là “Thanh đạm” (1942).
Tác phẩm đề cao Nho giáo, phong tục và sinh hoạt phong kiến cổ xưa. “Thanh đạm”
bị lên án gay gắt làm cho Nguyễn Công Hoan trở nên bi quan, chán nản.
Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, nhà văn vui mừng, hồ hởi mặc áo
lính, làm công tác văn hóa trong quân đội và dần có cơ hội trở lại viết văn. Ông
sáng tác nhiều truyện dài, nhiều tiểu thuyết xã hội như: “Tranh tối tranh sáng”
(1950); “Hỗn canh hỗn cư” (1961); “Đống rác cũ” (1963)…ngoài ra ông còn viết
nghiên cứu về Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…viết bài cho phát thanh, tham
gia vào việc biên soạn từ điển, ngữ pháp tiếng Việt của viện Ngôn ngữ. Đặc biệt,
ông viết được nhiều tập hồi ký chân thực và có giá trị: “Đời viết văn của tôi”; “Nhớ
gì ghi nấy”… “Đời viết văn của tôi” viết năm 1971, cuốn hồi ký này ghi lại các sự
kiện 60 năm văn học nước nhà, từ những bước đầu của ngành báo chí xuất bản.
Cuốn sách giới thiệu nhiểu nhà văn, nhà nghiên cứu, trong hoàn cảnh nước ta trước
đây các ngành bảo tồn, bảo tàng, xã hội học, dân tộc học chưa phát triển thì đây là
tài liệu rất tốt cho giúp cho các thế hệ sau dựng lại bức tranh chân thật về một thời
kỳ lịch sử đã qua đồng thời cũng cho họ những chi tiết chính xác về cái xã hội tù
túng, quằn quại dưới ách thực dân phong kiến. Mặt khác, cuốn hồi ký này để lại cho
các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu thế hệ sau nhiều tri thức quý báu về nghề
văn cũng nhưu kinh nghiệm viết văn của ông. Cuốn sách được đánh giá là “một
cuốn cẩm nang văn học” đối với “những hậu duệ văn học” [51/30].
Là nhà văn viết khỏe, với trên nửa thế kỉ sáng tác, Nguyễn Công Hoan sáng
tác tác trên 200 truyện ngắn, hơn 30 truyện dài và các thể loại khác, ông xứng đáng
10
là một nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Nếu
như Ngô Tất Tố tập trung viết về người nông dân, Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai
cấp Tư sản, thì đóng góp chủ yếu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là xây dựng
thành công một phong trào châm biếm, đả kích các kiểu quan lại và địa chủ cường
hào ở nông thôn và thành thị.
Nguyễn Công Hoan viết nhiều thể loại khác nhau: Tiểu thuyết, truyện ngắn,
truyện dài, ký…nhưng ông sống trong độc giả và khẳng định mình trên văn đàn dân
tộc chính là thể loại truyện ngắn. Các nhà nghiên cứu Trúc Hà, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Hiếu công nhận: “Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
chỉ ở trong truyện ngắn”[13]. Nhà văn cũng thừa nhận: “Trong quãng đời hoạt
động về văn học trước cách mạng của tôi, tôi đặt nhiều công phu vào viết truyện
ngắn [25/207].
Những tập truyện ngắn đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc ta là những
truyện ngắn lịch sử đã xuất hiện từ đời Trần, đời Lê. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI,
truyện ngắn dân tộc đã phát triển phong phú và có nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác
nhau. Với “Thánh Tông di thảo” và “Truền kỳ mạn lục”, những đặc điểm truyền
thống của truyện ngắn Việt Nam đã hình thành trọn vẹn. Đến thời kỳ cận đại, những
tác phẩm văn xuôi đã chuẩn bị tích cực cho chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời sau
những năm 1930. Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, tiểu thuyết và
kịch của Trọng Khiêm, Hồ Biểu Chánh, Vũ Đình Long, Nam Xương…bản thân nó
chưa phải là những tác phẩm hiện thực phê phán theo ý nghĩa chính xác, đầy đủ của
thuật ngữ đó. Trong lĩnh vực truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên có
công khai phá con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đi vào thế giới
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển
lãm phong phú và nhiều màu vẻ về nhũng cảnh ngộ, những con người đang khóc,
đang cười, những niềm vui, nỗi cay đắng buồn đau như là lẽ thường. Truyện ngắn
của ông sinh động, hấp dẫn với nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Từ nghệ thuật
kết cấu truyện gọn, chặt chẽ đến cách xây dựng tình huống truyện đầy kịch tính đưa
đến một kết thúc bất ngờ làm nổi bật tiếng cười giễu cợt. Từ nghệ thuật xây dựng
nhân vật đặc sắc đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ và giọng điệu giản dị, trong sáng,
11
dễ hiểu. Đặc biệt ông rất thành công khi sử dụng thủ pháp trào phúng, gây cười
trong truyện ngắn của mình. Truyện ngắn của ông được viết dưới nhiều cung bậc
tình cảm. Có truyện ông viết ra để gây căm hờn (Sáng, chị phu mỏ), để làm kinh
tởm (Gói đồ nữ trang), để gợi lòng thương (Anh Sẩm; Cái vốn để sinh nhai), hoặc
để cười (Samandji). Có những truyện là tấn hài kịch (Ai khôn; Đàn bà là giống yếu;
Một tấm gương sáng), bi kịch (Bộ ba Chiếc quan tài), hoặc bi hài lẫn lộn (Thằng ăn
cắp; Hai thằng khốn nạn). Có những truyện xây dựng trên nguyên tắc tượng trưng
(Đào kép mới), lại có những truyện thực ra là sự nhạo lại cái gì xảy ra trong thực tế
(Cụ Chánh Bá mất giày; Báo hiếu). Đề tài thường xuyên thu hút nhà văn là quan hệ
giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Phanh phui bất công xã hội là lập trường tư
tưởng duy nhất ông chấp nhận.
Nhà văn sống hòa mình vào cuộc sống, lấy đề tài sáng tác từ giữa cuộc sống
lố lăng thời bấy giờ, nên tác phẩm của ông thường nhằm nâng cao năng lực nhận
thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp. Xã hội phong kiến nửa thực dân
ở Việt Nam trước 1945 đầy rẫy sự lừa bịp và khôi hài, thế nhưng kẻ thống trị luôn
tìm cách để che dấu bộ mặt thật của chúng. Cần phải phanh phui những mâu thuẫn
nội tại ấy. Một loạt các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (Đào kép mới; Tinh
thần thể dục; Chính sách thân dân…) đã đáp ứng được yêu cầu đó. Những truyện
ngắn này đã vạch ra những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung
và hình thức để bật lên tiếng cười đả kích.
Cách mạng tháng Tám thành công, khi một loạt các nhà văn phải trăn trở “lột
xác”, “nhận đường” thì Nguyễn Công Hoan tuyệt nhiên không có hiện tượng đó. Bạn
đọc có thể đọc có thể đọc một truyện ngắn trong “Kiếp hồng nhan” viết năm 1920 với
truyện “Chiếc xe lam” một trong những sáng tác sau cùng khi nhà văn vào Sài Gòn
giải phóng năm 1975 không hề thấy một khoảng cách thời gian. Nguyễn Công Hoan
không lúc nào cũ, đó là bí quyết của ông. Bí quyết ấy bắt nguồn từ chắt lọc ý nghĩ, tư
tưởng đời sống xã hội, từ việc sáng tác bằng tiếng nói hàng ngày ở xung quanh của nhà
văn. Vì vậy, ở Nguyễn Công Hoan tả chân, tả thực kia và Nguyễn Công Hoan hiện thực
sau này chỉ là rút kinh nghiệm hay thiếu sót bổ sung.
12
Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng nền giáo dục phong kiến của người bác,
văn học dân gian qua giọng kể của bà, đặc biệt là những truyện tiếu lâm. Ông cũng
chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Pháp, nhất là trong những năm học ở trường Sư
phạm, của văn Tản Đà, thơ Tú Xương… và báo chí đương thời. Do vậy, truyện
ngắn của ông có nhiều nét gần với gần với truyện cười dân gian nhưng văn lại khá
mới. Với bản tính thích khôi hài, lại sống trong thời buổi nhố nhăng nên truyện của
ông thường là những truyện hoạt kê – truyện bật lên những chuỗi cười rơi nước mắt.
Nhà nghiên cứu Xô Viết Niculin đã viết:“Chính trong loại truyện ngắn trào phúng
đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ”[37/78].
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp cho
nền văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm vừa đồ sộ, vừa đạt đến một nghệ thuật
khá điêu luyện.
Đến nay, nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã được chuyển thể sang
sân khấu (Tắt lửa lòng), điện ảnh (Lá ngọc cành vàng) và được dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới như: Nga, Bungari, Anbani, Đức, Cu ba, Ấn Độ, Pháp, Nhật
Bản…vinh dự lớn nhất mà nhà văn đạt được là năm 1996 ông được nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1). Ở trong nước, theo thống kê
năm 1996 tổng số sách của ông đã xuất bản là 33 cuốn, trong đó có những cuốn 4
tập. Ông là một trong những nhà văn Việt Nam có tác phẩm in ở Nhà xuất bản Văn
học nhiều nhất, tổng số đầu sách được in lên tới 25 cuốn. Tác phẩm “Bước đường
cùng” của ông được xếp vào hàng những tác phẩm được in nhiều nhất (10 lần) với
con số kỷ lục trong một lần xuất bản (lên tới 20.100 bản năm 1962). Năm 1997
chuẩn bị 95 năm ngày sinh của nhà văn (1903 – 1998), Nhà xuất bản Văn nghệ trẻ
thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời 9 cuốn tiểu thuyết với tên “Tủ sách Nguyễn
Công Hoan”. Có nhiều công trình khoa học ở trong nước và quốc tế nghiên cứu về
ông và tác phẩm của ông. Nguyễn Công Hoan thực sự trở thành một cây đại thụ
trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
1.1.2. Truyền thống gia đình.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn
Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang,
13
tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế.
Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ,
câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan
lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông
có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng
là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng
nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám
đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.
Truyền thống gia đình với Nguyễn Công Hoan có sự ảnh hưởng sâu sắc tới
sự nghiệp văn chương của nhà văn sau này. Có thể nói, tuổi ấu thơ của ông giống
như “kho tài liệu” quý giá cho ông khai thác dần dần về sau. “Nếu tờ giấy trắng
được nhuộm màu nào đầu tiên thì cái màu ấy là nền, nó rõ mãi và bền mãi. Thì
trong đời người ta những điều mắt thấy, tai nghe được và nhớ lâu nhất, tạo cho con
người một nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả năng làm cái gì sau này”
[25/53]. Cách nói đầy hình ảnh chứng minh cho con đường sáng tác của nhà văn,
đặc biệt trong những giai đoạn đầu. Đó là ảnh hưởng hoàn cảnh gia đình và hoàn
cảnh xã hội thời đại Nguyễn Công Hoan.
Sinh ra và trưởng thành trong gia đình nhà quan, ông tự hào “về một dòng
dõi mà người ta gọi là thế phiệt. Từ xưa đến nay, vào đời nào cũng có người đỗ đại
khoa và làm quan to”. Lên bốn tuổi, Nguyễn Công Hoan đến ở với bác là Nguyễn
Đạo Quán, đỗ phó bảng và làm đến chức tri phủ. Sáu tuổi học chữ Nho và mười tuổi
xoay sang học chữ Pháp.
Niềm tự hào về dòng dõi phần nào sinh ra “tính tự phụ, tự cao” ở cậu bé
Hoan ngay từ hồi cắp sách đến trường. Vốn thông minh, tinh nghịch, lại pha chút tự
cao về truyền thống gia đình, Nguyễn Công Hoan “trở nên một thằng học trò lười
biếng đọc sách, khinh thế ngạo vật, nhưng lại là người biết tự hào dân tộc, biết thù
ghét những gì làm tổn thương đến hào khí dân tộc”.
Khi thời thế đổi thay, Nho học không còn hợp thời, gia đình Nguyễn Công
Hoan rơi vào cảnh lẹt đẹt, nghèo túng. Người bất mãn với chế độ mới nhiều nhất là
cha ông - Nguyễn Đạo Khang. Đêm nào cha cũng kể chuyện quan Ta, quan Tây,
14
chuyện về những ông huyện…Câu chuyện kể thấm đẫm tâm trạng của người cha lỗi
thời, bị lép vế, muốn trút hết nỗi hằn học đối với thời cuộc đã khắc vào thói quen
của Nguyễn Công Hoan một nếp “thích biết chuyện quan trường, thích biết chuyện
quanh công đường và trong tư thất”. Vì thế ngay từ thuở thiếu thời, trong lập
trường của Nguyễn Công Hoan đã biết “chia ranh giới giữa cái gì là đáng trọng và
cái gì đáng khinh, giữa người đáng thương và kẻ đáng ghét”.
Mặt khác, sống trong gia đình quan tri phủ, hàng ngày cậu bé Hoan được
chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt. “Tôi ngắm anh nho bóp nặn người dân khờ
khạo. Tôi lắng nghe thầy lục sự xúc xiểm, dọa nạt người chất phác đến đưa đơn
kiện. Tôi nhìn thấy nét mặt họ thay đổi ra sao khi họ vừa được tiền của người dân
nghèo khó. Và tôi còn được nghe thấy sau buổi hầu, họ chế nhạo, chửi sau lưng
những người ngốc nghếch tin mà mất tiền cho họ”. Quãng đời đó có ảnh hưởng
không nhỏ đến lập trường sáng tác sau này của nhà văn. Ông lắng nghe để mà hiểu
dần và từ đó biết suy nghĩ, trăn trở trước số phận của những con người thấp cổ bé
họng, biết “Tây là thế nào, quan ta, tổng lý, lính tráng đối với dân đen ra sao?”.
Từ hiện thực của cuộc sống gia đình đến những câu chuyện ngoài cổng chòi
và trong sân công đường đã tác động vào thế giới quan nhà văn tạo ra một cái nhìn
bi quan. Trong “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Công Hoan tổng kết; “Tóm lại cuộc
đời của tôi, sống dưới chế độ phong kiến và đế quốc, với những ảnh hưởng giáo dục
của truyền thống gia đình, của nhà trường, của xã hội, với những điều mắt thấy, tai
nghe của tôi trong quá trình làm công chức của thực dân, với những phen may mắn,
lo âu, đã tạo cho tôi thành một con người bi quan đối với thời cục, hằn học đối với
chế độ, hoài nghi đối với nhân tâm, sinh ra cho tôi cái tính nghịch ngợm, ranh
mãnh, khinh thế ngạo vật, làm cho tôi thói quen hay đùa bỡn, hay chế nhạo chua
chát” [25/99]. Ông đã “ dùng óc để học trong cuốn thiên nhiên xã hội Việt Nam”
viết lên cảnh huống, tâm trạng của những con người sống trong xã hội ấy chứ không
phải ở một thế giới nào xa xôi.
Cùng với vốn sống được tích lũy trong quãng đời từ 10 đến 20 tuổi, lòng yêu
văn học có ở Nguyễn Công Hoan ngay từ hồi còn “nói ngọng”. Khi còn nhỏ, ông
thuộc những phương ngôn, tục ngữ,ca dao do bà nội truyền lại. Lúc đến trường, qua
15
lời giảng của thầy, ông hứng thú đặc biệt với thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến, trần Tế Xương. Ông nói: “được nhập tâm những văn thơ hay, tôi
chịu ảnh hưởng của các bậc tiền nhân không nhỏ”.
Những năm đầu thế kỉ XX, khi báo chí xuất hiện, Nguyễn Công Hoan chăm
chú theo dõi những mẩu văn, những bài dịch từ sách Hán, sách Pháp, đặc biệt quan
tâm đến mục “Từ phú thi ca”, “Đoản thiên tiểu thuyết” bởi đó là văn sáng tác…
Lòng yêu gia đình, yêu văn học đã giúp ông nhìn cuộc đời không khô khan, trừu
tượng mà là cái nhìn của một tâm hồn thi sĩ “nghĩa là không nhìn bằng đôi mắt bình
thường những việc xảy ra một cách thẳng đuỗn, khô khan, mộc mạc, thật thà mà nhìn
bằng óc, bằng tim, vào những khía cạnh tiếng nói, trông thấy cả linh hồn sự việc”.
Vốn thông minh, tinh nghịch lại có hiếu hài hước của một tâm hồn yêu văn
chương cộng với thái độ bi quan của người bị coi là lỗi thời, tạo cho một cậu bé một
“thói quen hay đùa bỡn, hay chế nhạo chua chát”.Thuở thiếu thời Nguyễn Công Hoan
đã say sưa với những màn kịch tự biên, tự diễn. Ban đầu chỉ là “những câu nói nhảm để
chế giễu ông thầy bói, thầy cúng phỏng theo truyện tiếu lâm nhằm mục đích gây cười
sặc sụa chứ không có nghĩa lí gì”, nhưng về sau, ông “tìm những thói xấu của những
người xung quanh để làm đề tài, dựng nên kịch để chế nhạo” [25/66].
Có thể nói, tuổi ấu thơ của Nguyễn Công Hoan đã ấn định một điểm nhìn nghệ
thuật, chi phối hầu hết quá trình sáng tác của nhà văn cả trước và sau cách mạng.
1.2. Vùng văn hóa Sơn Nam Hạ.
1.2.1. Đặc điểm về địa lý.
Trấn Sơn Nam hay xứ Sơn Nam hay là vùng đất phía nam Thăng Long từ thời
nhà Lê sơ đến nhà Nguyễn. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, bản đồ Việt Nam có 13
xứ (sau từ triều Tây Sơn đổi sang gọi là trấn). Đến đây, các vùng đất quanh Hà Nội
trở thành tứ trấn gồm: vùng núi phía tây được gọi là trấn Sơn Tây (hay xứ Đoài),
vùng núi phía nam Hà Nội được gọi là trấn Sơn Nam, vùng ven biển phía đông
được gọi là trấn Hải Đông (hay xứ Đông), vùng phía bắc Hà Nội được gọi là trấn
Kinh Bắc.
Ngày nay của trấn Sơn Nam là các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái
Bình và một phần các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội (5 huyện phía nam).
1.2.2. Đặc điểm về văn hóa xã hội.
16
Trấn Sơn Nam là vùng đất phía Nam Thăng Long, từ thời Lê Sơ đến thời nhà
Nguyễn, bao gồm Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần Hưng
Yên, Hà Nội. Đó là miền đất của đồng bằng lúa nước chỉ thấp thoáng núi đá vôi ở
vùng Sơn Nam Thượng, còn vùng Sơn Nam Hạ hầu như không có núi. Văn hóa Sơn
Nam cùng với văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Xứ Đoài hình thành bản sắc văn hóa Việt
truyền thống.
Trước hết, có thể nói trấn Sơn Nam là vùng đất phát tích đế vương. Những
anh hùng để lại dấu ấn lịch sử tiêu biểu nhất trên đất Sơn Nam là Đinh Bộ Lĩnh, Lý
Công Uẩn và Trần Hưng Đạo.
Trấn Sơn Nam còn là vùng đất văn chương, chữ nghĩa. Nhân kiệt Sơn Nam
còn phải kể đến những tên tuổi lừng lẫy thời xưa như Lương Thế Vinh, Nguyễn
Hiền, Lê Quý Đôn, Ngô Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… vang vọng thời
nay như Trần Huy Liệu, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyễn Công Hoan… Đó không
chỉ là đất của đế vương mà còn là đất của chữ nghĩa, văn chương. Người có con
đường khoa bảng hanh thông nhất nước Việt cũng ở trấn Sơn Nam. Đó chính là
Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909). Thơ Nguyễn Khuyến diễn đạt
được hòa khí vời vợi của đất trời, đặc tả được sự mong manh, cô đơn của tâm hồn
con người trong không gian chật hẹp, hai mặt của cuộc đời. Thơ ông thanh thoát
ngôn từ mà trĩu nặng tâm tư, hình tượng gần gũi mà sang trọng, nhạc điệu bay bổng
vượt qua niêm luật hà khắc của thơ Đường.
Trấn Sơn Nam, bức thủy mặc hữu tình. Vùng đất Sơn Nam như bức thủy
mặc bát ngát châu thổ đồng bằng, chấm phá mấy hòn độc sơn vừa đủ tạo dáng non
nước hữu tình. Sơn Nam ôm trọn hạ lưu sông Hồng, sông Trà, sông Đáy… những
dòng sông nặng đỏ phù sa, hẹn hò cùng biển cả, sinh nở thêm làng quê, bờ bãi. Văn
hóa Sơn Nam không có bề dày thời gian như Xứ Đoài, Kinh Bắc nhưng thừa kế và
thăng hoa được tất cả tinh hoa, tâm linh hồn Việt. Sơn Nam là đất của hát chèo, hát
xẩm và rối nước. Sơn Nam có những kiến trúc đáng kể như tháp Phổ Minh, chùa
Keo, cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Kim Sơn… Sơn Nam có những làng nghề cổ nổi
danh thế giới như nghề bạc Đồng Xâm, nghề đúc đồng Lý Nhân… Cảnh quan Sơn
Nam không nhiều nhưng lại có những chốn du ngoạn thuộc hàng Nam thiên đệ nhất
17
như Hương Tích, Non Nước, Cúc Phương. Non nước hữu tình ấy đương nhiên cũng
là nơi nương náu, giao duyên của những cuộc tình thơ mộng.
Nguyễn Công Hoan được sinh thành trong gia đình trâm anh thế phiệt, cộng
với truyền thống văn hóa quê hương, một vùng đất đã hội tụ được những truyền
thống vô cùng quý báu của vùng đất địa linh nhân kiệt. Có lẽ những đặc điểm ấy đã
góp phần không nhỏ hình thành một phong cách sáng tác văn học mang đậm phong
cách Nguyễn Công Hoan.
Hơn nữa, Nguyễn Công Hoan sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh đất
nước chịu cảnh nô lệ, xã hội thực dân nửa phong kiến. Chứng kiến những cảnh đời
trướng tai gai mắt, Nguyễn Công Hoan đã dành hết bút lực của mình để vạch trần
những thói hư tật xấu của xã hội đương thời, phát huy truyền thống yêu nước
thương dân của các bậc tiền nhân như Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
1.2.3. Một số tác giả văn học tiêu biểu trấn Sơn Nam có ảnh hưởng đến phong
cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.
Thế kỉ XIX, trấn Sơn Nam xuất hiện khá nhiều nhà thơ tên tuổi, để lại một
dấu ấn quan trong trong nền văn học nước nhà. Tiêu biểu như: Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương, Kép Trà…
Nguyễn Khuyến , người mở đầu cho dòng văn học trào phúng và Trần Tế
Xương là người đưa dòng văn học này đến đỉnh cao. Sự tiếp nối mạch nguồn từ
Nguyễn Khuyến đến Tú Xương của dòng văn học trào phúng là con đường của sự
rạn vỡ từ lí tưởng thẩm mĩ Nho giáo, đến sự khởi đầu của mĩ học hiện thực chủ
nghĩa. Có thể khẳng định rằng Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ có
hứng thú đặc biệt với thơ trào phúng. Họ là người đưa thơ trào phúng phát triển
thành một dòng nối tiếp không dứt, mở ra giai đoạn mới trong tiến trình phát triển
của nền văn học nước nhà, chuyển từ trung đại sang cận hiện đại, cầu nối đi đến văn
học hiện đại.
1.2.3.1. Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (1835) ở Hoàng Xá, huyện Ý Yên, Nam
Định nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà
18
Nam. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền
thống học hành thi cử. Ông nội Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh,
cha là Nguyễn Tông Khải đỗ liền ba khoa tú tài, nhưng trượt cử nhân. Từ nhỏ
Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là người chăm chỉ học hành giỏi giang. Năm mười bảy
tuổi ông đi thi Hương với cha nhưng không đậu, sau đó cha mất vì nhà nghèo nên
ông đã phải thôi học để đi dạy thuê kiếm tiền nuôi mẹ. Lúc bấy giờ có ông Nghè là
Vũ Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam thấy ông học giỏi
mà phải bỏ dở giữa chừng nên đã đem về nuôi và cho ăn học tiếp. Năm Giáp Tý
(1864), Nguyễn Khuyến đi thi Hương đậu giải nguyên trường thi Nam Định. Năm
sau Nguyễn Khuyến đi thi Hội không đỗ, ông ở lại Huế học trường Quốc Tử Giám
để chờ kỳ thi khác. Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến thi hội lần thứ hai, đỗ
Hội Nguyên sau đó vào thi đình, đỗ Đình Nguyên. Như thế là cả ba lần thi Hương,
thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu nên người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ.
Nguyễn Khuyến, một nhà Nho, người ẩn dật cuối cùng trong văn học Nho
giáo. Vốn xuất thân từ dòng dõi Nho gia, lại có hơn ba mươi năm dùi mài kinh sử,
từng được bổ nhiệm vị trí tổng đốc Sơn- Hưng- Tuyên, khoảng trên dưới mười năm
làm quan hiển hách, đủ đưa ông đến đỉnh cao danh vọng. Vậy mà, ông Tam Nguyên
hay chữ, một nhà nho hiển đạt lại viết khá nhiều thơ trào phúng, trong khi bậc đại
nho luôn ghét kẻ xảo ngôn, ghét cạnh khóe, châm chọc. Quá trình lội ngược dòng
của cụ Tam Nguyên Yên Đổ được lí giải trong sự vận động nội tại mang tính quy
luật của ý thức hệ tư tưởng, của nguyên tắc phản ánh thực tại và sâu xa hơn là từ sự
vận động của văn học nhà nho đến văn học hiện thực chủ nghĩa.
Bất mãn với chế độ thực dân nửa phong kiến, ông cáo quan về với cảnh
điền viên, cư sĩ, Nguyễn Khuyến không đi theo con đường ẩn dật của nhà nho trước
thế kỉ XVIII mà rẽ sang ngả đường khác. Thời đại của Nguyễn Khuyến khác với
thời đại của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, khiến ông không thể yên tâm làm
một Đào Tiềm. Cuộc xâm lược của chủ nghĩa tư bản Pháp phá vỡ sự yên ổn không
chỉ ở thành thị mà lan rộng ra cả những miền quê nghèo hẻo lánh. Mảnh đất nghèo
Bình Lục, nơi Vườn Bùi chốn cũ không thể giữ được nét bình yên trước làn sóng
của chủ nghĩa tư bản. Thực tế khiến Nguyễn Khuyến không thể yên tâm làm ẩn sĩ.
19
Ông ở ẩn trong trạng thái không bình thường, “ông bực bội nói cái thực và trào
phúng thành ra một nhà thơ của cuộc sống chứ không phải của đạo lí xuất xứ.
Nguyễn Khuyến là nhà nho, cố sống như thánh hiền. Ông đã đưa văn chương nhà
nho sang một nẻo khác” (Trần Đình Hượu).
Thơ Nguyễn Khuyến gồm hai mảng trữ tình và trào phúng, gắn chặt với
nhau, phản ánh hai con người trong một Nguyễn Khuyến, một nhà nho chính thống
và một nhà nho phi chính thống; một truyền thống, một cách tân. Mạch thơ trào
phúng của Nguyễn Khuyến cơ bản vẫn tiếp tục mạch văn chương cảm thán thời thế
nhưng đã phá vỡ quy phạm. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ văn đến với cái đời thường,
cái hàng ngày, và trở thành “nhà thơ nông thôn số một”, “nhà thơ của làng cảnh
Việt nam” (Xuân Diệu).
Trở về đời sống ẩn sĩ không chỉ là cách bảo về lí tưởng, cách hành đạo như
nhiều nhà nho xưa, với Nguyễn Khuyến nó mang một ý nghĩa mới. Đó là “từ bỏ tư
thế của một nhà nho để làm người dân thường” (Trần Nho Thìn). Từ đây Nguyễn
Khuyến vừa chính thống, vừa phi chính thống.
Điểm cách tân của nhà nho Nguyễn Khuyến còn ở chỗ, bên cạnh nỗi day
dứt của kẻ lội ngược dòng:
“Độc đương hàn tuế thùy vi ngâu
Bất lạc phương tâm chân khả ái”
(Chọi rét một thân ai là bạn – Chẳng lạt lòng son thật đáng thương)
Ở Nguyễn Khuyến còn có một nỗi buồn mang tính thời đại mà các nhà nho
xưa chưa từng trải nghiệm “lần đầu tiên trong lịch sử nhà nho tự thú về sự vô dụng
của mẫu người mà mình đại diện… nhà thơ tự trách vấn, tự xỉ vả, thậm chí tự mạt
sát. Ông có ý thức về sự vô dụng, bất lực của kiến thức, của học vấn Nho gia trước
các nhiệm vụ lịch sử đang đặt ra rất khẩn thiết”[51/222].
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”
(Ngày xuân dặn các con)
Dám thẳng thắn nhìn lại vai trò kẻ sĩ trước thế chòng chành của lịch sử,
Nguyễn Khuyến nhận ra tính chất vô dụng của cái mình học và theo đuổi. Ông đem
20
ra giễu cợt, mạt sát, tự coi mình là ông phỗng đá, điều mà nhà nho xưa chẳng ai dám
nói.
Có thể nói, đến Nguyễn Khuyến rào cản giữa nhà nho và người nông dân cơ
hồ bị phá vỡ. Bức tranh xã hội trong thơ Nguyễn Khuyến mang nhiều mầu sắc, phản
ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng chiêm trũng Bình Lục nói riêng, nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Và nụ cười trong thơ Nguyễn Khuyến cũng thật
hóm hỉnh “Trong Nguyễn Khuyến có một Tam Nguyên, một cụ già nông thôn và
một chàng thanh niên nghịch ngợm…cả người thanh niên nghịch ngợm, ông già
nông thôn, ông Tam Nguyên hay chữ liên kết lại và theo sự dìu dắt của ông Tam
Nguyên hay chữ mới thành Nguyễn Khuyến” (Trần Đình Hượu). Ba con người trong
một Nguyễn Khuyến đã tạo nên đặc sắc hiếm có ở Tam Nguyên Yên Đổ.
1.2.3.2. Trần Tế Xương.
Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5- 9- 1870 (tức 10- 8- AL) tại số nhà 247
phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng
dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công
lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua).
Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Cuộc đời ngắn ngủi có
37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước
lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc
Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ,
Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước
Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong
trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh
ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó.
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Ông đi thi từ lúc
17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều
người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng
và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc. Với Tú Xương, vẫn chưa thấy chắc chắn có bài
thơ chữ Hán nào, chỉ thấy thơ Nôm viết bằng các thể loại cổ điển: thơ luật Đường:
thất ngôn bát cú, tứ tuyệt; phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú
21
Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy. Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là
bậc thần thơ thánh chữ.
Nếu Nguyễn Khuyến được coi là mở đầu dòng văn học trào phúng, người
đầu tiên mở ra con đường phát triển mới trong văn học Việt Nam, thì Trần Tế
Xương đưa văn học trào phúng lên đến đỉnh cao, mở ra bước tiếp cận với chủ nghĩa
hiện thực phê phán 1930 – 1945.
Trần Tế Xương nhập cuộc khi xã hội đã có sự giao tranh giữa cái cũ và cái
mới, khi Nam Định đang chuyển dần từ một vùng quê nghèo thành trung tâm khai
hóa của thực dân.
Khác với Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương thuộc tầng lớp nhà nho đã
nhuốm lối sống tư sản đậm nét. Ông lận đận cả đời vì cái nghiệp công danh để rồi
không ít khi ông sống trong trạng thái ngơ ngơ, ngẩn ngẩn:
“Chẳng phải quan, chẳng phải dân
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần”
Trần Tế Xương đứng bên lề của lớp nhà nho hiển đạt. Ông khao khát bước
trên con đường đã vạch sẵn: học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan. Cả cuộc đời lận đận
với trường ốc. Cả cuộc đời lận đận lều chõng đi thi. Rốt cuộc ông đề thất bại. Ba
mươi bảy năm gắn bó với cuộc đời thì có hơn một nửa lều chõng đi thi. Bảy lần thi
đều hỏng cả. Khoa thi cuối cùng trong cuộc đời Tú Xương là vào năm 1906 (trước
khi mất một năm). Cái bằng cử nhân tối thiểu của một nhà nho để có thể thi thố tài
năng với thời cuộc tuột khỏi tay ông. Ông rên xiết. Ông chửi bới chế độ khoa cử.
Ông lên án chế độ Nho học và nhận ra sự vô học của nền học vấn ấy.
Con người Trần Tế Xương đầy mâu thuẫn. Ông lên án kịch liệt chế độ khoa
cử nhưng vẫn một lòng một dạ “trung thành” với con đường của nhà nho thuở trước.
Thực tế chứng minh, con đường nhà nho vạch sẵn là con đường duy nhất buộc lớp
thanh niên thủa trước phải phấn đấu. Trần Tế Xương mang tâm lí trên cũng là điều
dễ hiểu.
Là sản phẩm nội sinh của xã hội giao thời, Tú Xương không được coi là nhà
nho chuẩn mực, truyền thống, cũng chưa phải trí thức tiểu tư sản theo lối mới. Trần
Tế Xương mang tâm lí thường thấy ở nhà nho cấp thấp. Xã hội giao thời với đầy đủ
22
tính mâu thuẫn và phức tạp đã đóng dấu ấn rõ rệt lên con người và thơ văn Tú
Xương. Là nghệ sỹ mẫn cảm với cái mới, đồng thời cũng là nhà nho, con người và
thơ văn ông giống như bản lề khép mở giữa truyền thống và hiện đại, giữa cũ và
mới. Tú Xương đã đưa thơ văn trào phúng lên đỉnh cao, mở ra bước tiếp cận với
chủ nghĩa hiện thực.
Trần Tế Xương phủ định hoàn toàn địa vị nhà nho của mình, của giai cấp
mình. Ông lấy mình làm đối tượng trào phúng, đồng nhất tác giả với công chúng
bằng cách đẩy mình vào phía khách thể. Yếu tố phi ngã không được giữ lại trong
thơ Tú Xương. Ông tạo ra cái ta đa sắc diện, cái ta ngông nghênh, “bán trời không
văn tự”. Ông phơi bày bản chất xấu xa của thời đại không cần “giữ miệng”. Thẳng
thắn, bộc trực là bản chất con người và thơ văn Trần Tế Xương. Điều này khác hẳn
với nhà nho Nguyễn Khuyến. Nếu cụ Tam Nguyên xuất phát từ môi trường nông
thôn, từ quan niệm Nho gia, Tú Xương lại lại xuất phát từ môi trường của xã hội thị
dân đang trong chiều hướng tư sản hóa. Mặt khác, ông không bị ràng buộc bởi chốn
quyền môn (Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai, Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã
biết) nên lời ăn tiếng nói của Tú Xương khác hẳn Nguyễn Khuyến. Kín đáo, thâm
trầm và sâu lắng là đặc điểm nổi bật trong thơ trào phúng của cụ Tam Nguyên Yên
Đổ. Thẳng, sắc là phong cách trào phúng của Tú Xương.
Trần Tế Xương đưa thơ văn trào phúng lên đỉnh cao và góp phần không nhỏ
vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Thơ văn Trần Tế Xương góp phần tạo nên bước phát triển của văn học Việt
Nam hiện đại. Ông là người hé mở cánh cửa để bước vào chủ nghĩa hiện thực phê
phán những năm 1930- 1945.
Yếu tố thời đại quy định điểm dừng của Trần Tế Xương. Ông lấy lập trường
của lẽ phải thông thường làm điểm tựa. Là người phản ánh xã hội một cách chân
thực, song vì chưa được trang bị tri thức khoa học nên khả năng khái quát của Trần
Tế Xương khá hạn chế. Mặt khác, vấn đề thể loại thơ cũng phần nào hạn chế khả
năng phản ánh trong sáng tác của tú Xương.
Với Tú Xương, còn là hiện tượng hiếm trong lịch sử tác gia Việt Nam. Bức
tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác
23
rưởi, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến là như vậy. Cảm hứng
trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành,
những cái thuộc về sức sống, về bản lĩnh của dân tộc, của nhân dân, dù có bị ẩn kín
xuống nhưng vẫn không bao giờ mai một trong hoàn cảnh lịch sử tang tóc đó.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà quan, ông tự hào “về một dòng dõi mà
người ta gọi là thế phiệt.Từ xưa đến nay, vào đời nào cũng có người đỗ đại khoa và
làm quan to”. Tuổi ấu thơ, ông thuộc nhiều tục ngữ, ca dao do bà nội truyền lại. Khi
đến trường qua lời giảng của thầy, ông hứng thú đặc biệt với thơ trào phúng của Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương… Hơn nữa vùng đất trấn Sơn Nam,
một vùng đồng bằng rộng lớn, nơi có một truyền thống văn hóa lâu đời, nơi có
nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của ông , chúng ta thấy truyền thống ấy đã có
một tác động không nhỏ trong con đường lập thân và lập nghiệp của Nguyễn Công
Hoan. Khi đã có nhận thức sâu sác về cuộc sống, Nguyễn Công Hoan không chấp
nhận một cuộc sống bình dị của một ông giáo làng an phận với cuộc đời. Bằng sự
nỗ lực vươn lên Nguyễn Công Hoan đã xác định con đường đi cho bản thân mình
bằng con đường văn nghiệp.
Và từ hiện thực cuộc sống gia đình đến những câu chuyện ngoài cổng chòi
và trong sân công đường tác động vào thế giới quan nhà văn, đã góp phần tạo nên
phong cách văn chương độc đáo Nguyễn Công Hoan mang đậm dấu ấn văn hóa trấn
Sơn Nam.
24
Chƣơng 2
SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ VĂN HỌC TÂY ÂU
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG 8 – 1945
2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho.
2.1.1. Văn học dân gian.
Với bất kỳ một nền văn học nào, một quốc gia, dân tộc nào, văn học dân gian
cũng là một công trình sáng tạo để đời. Những sáng tạo đó không chỉ có giá trị vùng
miền, ý nghĩa địa phương, khu vực, quốc gia. Bởi vậy, văn học dân gian có một tầm
ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ
được tắm mình trong suối nguồn trong trẻo của văn học dân gian.
Với đội ngũ sáng tác chủ yếu là nhân dân lao động. Cung bậc đầu tiên của
tiếng cười hài hước là những câu chuyện cười thuần túy phản ánh tinh thần lạc quan
của nhân dân. Đó là tiếng cười sảng khoái, vô tư sau một ngày lao động vất vả. Cái
cười trong nhiều trường hợp mang tính chất sinh lí hơn là tâm lí. Cuộc sống sau lũy
tre làng tưởng chừng êm ả, vậy mà đâu đó xuất hiện tượng tiếng cười đả kích, châm
biếm, ném vào bọn cường hào ác bá. Trong xã hội phong kiến, người nông dân là kẻ
yếu thế. Cách phản kháng duy nhất của họ là tiếng cười. Tiếng cười thành vũ khí có
sức công phá lớn.
Tiếng cười trào phúng trong văn học dân gian xuất hiện rải rác ở các thể loại,
từ ca dao, hò, vè, các vai hề trong chèo cho đến những câu chuyện tiếu lâm, truyện
cười, cao hơn là truyện trạng.
Vũ khí cười luôn chĩa vào thế giới bạo lực, bất bình đẳng trong xã hội, chĩa
vào những điều kiện sống còn không xứng đáng với con người.
Cái cười trong văn học dân gian là cái cười nông dân, khỏe khoắn, lạc quan.
Cái cười của những con người bị hạn chế tầm mắt, tuy không thật sâu cay như các
nhà Nho, nhưng giá trị của văn học dân gian vẫn được khẳng định.
Bất cứ một nền văn học nào cũng chứa đựng một nội lực phát triển. Nền văn
học viết nói chung và văn học trào phúng nói riêng đã tiếp thu di sản trong mạch
nguồn truyền thống để làm nên diện mạo riêng.
25
2.1.2. Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà
văn, nhà thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX trong tiến trình văn học Việt Nam.
2.1.2.1. Vài nét về cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại Việt Nam.
Gần mười thế kỉ tồn tại của văn học trung đại, Nho giáo giữ vai trò định
hướng phát triển, chi phối quan niệm văn học, lí tưởng thẩm mĩ của cả một giai
đoạn khá dài trong lịch sử văn học Việt Nam nói riêng và văn học khu vực Đông Á
nói chung. Lực lượng sáng tác văn học nhà nho là các nho sĩ, người mang trong
mình trách nhiệm khai tâm, dẫn đạo cho đám đông quần chúng. Họ lấy văn chương
để bảo vệ đạo lí cương thường. Vì thế, hơi thở của văn học nhà nho là hơi thở của
lòng nhân nghĩa, của chuẩn mực đạo đức xã hội. Sức mạnh giáo hóa trở thành nhịp
đập của cả giai đoạn dài trong văn học Việt Nam trung đại.
Nho giáo không hoàn toàn là một tôn giáo. Vì nhà nho có vị trí trung gian
đặc biệt giữa chính quyền và nhân dân, nên tùy theo từng tình huống, hoàn cảnh, tùy
theo thân phận cá nhân của từng người mà văn chương của họ mà có thể “tôn quân,
thân thượng”, thể hiện sự trung thành vô điều kiện với vương chế và giáo lí, nhưng
lại có thể là lời cảm thán chua cay, sự bi phẫn thống thiết, hay thậm chí sự tố cáo
gay gắt.
Với bản chất “ôn nhu, đôn hậu” trong ý thức sống và trước thuật, nhà nho
luôn chủ trương một lối sống ôn hòa. Họ viết văn trước hết là để dành cho mình , để
bộc lộ tâm sự trước thời thế, sau là để uốn nắn lòng người và di dưỡng tính tình.
Thơ là để bộc lộ Tâm, Chí, Đạo. “Vì là để bộc lộ tâm chí, thơ trở thành bộ phận lớn
nhất, trữ tình trở thành nét chủ đạo trong văn học. Nhưng trữ tình không phải là
bộc lộ cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lí, vì nhằm mục đích giáo hóa, văn
học có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh, nhận
thức. Nó hướng về bắt chước, thể hiện Đạo chứ không cố gắng về mặt tìm tòi, sáng
tạo hình thức để mô tả, tái hiện thực tế. Đối với thực tế nó thiên về phẩm bình, tìm ý
nghĩa đạo lí hơn là băn khoăn tìm hiểu”[4/32,33].
Không thể phủ nhận những đóng góp của văn học nhà nho trong lịch sử văn
học dân tộc. Họ luôn khuyên răn con người sống có đạo đức, đề cao cái tài, đề cao
sự thông thạo thi, thư, lễ, nhạc, giúp con người biết tiến thoái, ứng đối. Tuy nhiên,
26
văn học nhà nho mang trong mình những nhân tố cản trở văn học phát triển theo xu
hướng hiện thực.
Quan niệm của văn chương nhà Nho quy định hệ thống đề tài, chủ đề và hình
tượng trung tâm văn học. Lấy phạm trù tâm, chí, đạo làm trung tâm. Văn học nhà
Nho vào mục đích giáo hóa hơn là nhận thức, khám phá và phát hiện cuộc sống.
Chất triết lí trở thành đặc điểm cơ bản của văn học trung đại. Dù là người ẩn dật,
người hành đạo hay người tài tử thì trong thơ của họ đều thể hiện khá rõ quan niệm
“thi dĩ ngôn chí”. Điều này được minh chứng bằng sự lựa chọn khá cầu kì các đối
tượng của tự nhiên cho phù hợp với phẩm chất cao quý của người quân tử, của đấng
trượng phu.
Đề tài quen thuộc hầu hết sáng tác của nhà Nho là: cảm hoài, tức sự, ngôn
chí…Chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo được nhà nho quan tâm hàng đầu. Hệ
thống chủ đề, đề tài này kéo dài gần mười thế kỉ. Và “Nguyễn Đình Chiểu trở thành
một trong những tác giả khép lại một giai đoạn phát triển của văn học sử, tiêu biểu
nhất là khép lại của chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo, sự tự thủ tiêu của cặp đôi
trung quân - ái quốc” [56/295].
2.1.2.2. Thuật ngữ trào phúng:có nhiều cách hiểu về thuật ngữ trào phúng.
Trào phúng: Lời bóng gió để cười nhạo [1].
Cách hiểu thông thường hơn là: Trào phúng có tác dụng gây cười để châm
biếm, phê phán [43/155].
Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học, đồng thời cũng là một
nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm,
phóng đại, khoa trương, hài hước…được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo,
phản kháng, những tiêu cực xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào phúng theo
nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác,
song trong lĩnh vực văn học, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn với phạm
trù mỹ học và cái hài trong các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào
phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ
trong truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở kịch cho đến những bài
thơ trào phúng, châm biếm[17]. Đó là khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của
tiếng cười.
27
Như vậy, với khái niệm này, trào phúng được hiểu một cách toàn diện và sâu
sắc, gắn văn chương trào phúng với phạm trù mỹ học của cái hài.
2.1.2.3. Sự ra đời của văn học trào phúng.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, mầm mống trào phúng có trong sáng tác
của các nhà Nho như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, và nhiều nhà Nho trong
giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX.
Ở Nguyễn Trãi có sự thoảng qua nụ cười nghiêm trang mà bất bình với cuộc
sống xung quanh:
Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc
Cho hay đường lợi cực quanh co
Tuồng ni cóc được bề hơn thiệt
Chớ dễ bằng ai đắn với đo (Ngôn chí V)
Mầm mống trào phúng thể hiện rõ hơn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông
ví bọn quan lại bất nhân như những lũ chuột chuyên đục khoét:
Thạc thử hồ bất nhân
Thảo thiết tứ âm đọc
Nguyên dã hữu cảo miêu
Lẫm dữu vô dư túc…
(Tăng thử)
(Chuột lớn kia bất nhân
Gậm khoét thật thảm khốc
Đồng ruộng trơ lúa khô
Kho đụn hết gạo thóc)
Phạm vi phê phán của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nằm trong khuôn khổ Trung,
Hiếu, Tiết, Nghĩa. Ông ghét thói đời đen bạc:
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thường hơn hết mọi lời…
…Người của lấy cân ta thử sức
Mới hay rằng của nặng hơn người”(Thơ Nôm – bài 86)
28
Thực tế cho thấy, nhiều người trước đây dám “vượt rào”, tìm mọi khả năng
có thể để biểu hiện cái hài, cái xấu, cố gắng để tiến hành những sự phê phán cục bộ.
Tuy nhiên phải đợi đến cuối thế kỉ XIX, những mầm mống ấy mới có đủ điều kiện
để đơm hoa kết trái.
Văn chương trào phúng gắn chặt với phạm trù mĩ học của cái hài. Xung đột
trong hài kịch xuất hiện khi niềm tin đã mất.
Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà
Nguyễn nhanh chóng đầu hàng. Hiệp ước Harmand và Patenote (1883 – 1884) đánh
dấu sự sụp đổ hoàn toàn của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Xã hội Việt
Nam chuyển từ nhà nước phong kiến sang chế độ thực dân phong kiến. Cơn quốc
nạn khiến nhiều văn nhân, sĩ phu đứng lên theo tiếng gọi Cần Vương tập hợp lực
lượng phất cờ khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương diễn ra rầm rộ kéo dài gần hết thế
kỉ XIX. Những sĩ phu yêu nước lần lượt hi sinh. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị
thương rồi nhịn ăn mà chết. Khi Pháp đánh ra Hà Nội lần hai, thành vỡ, tướng
Hoàng Diệu tuẫn tiết trong thế đơn phương độc mã. Phong trào Cần Vương dần tắt.
Cái chết của Đình nguyên Phan Đình Phùng chấm dứt phong trào đấu tranh theo
tiếng gọi của vua Hàm Nghi, ánh lên hình ảnh đẹp cuối cùng về người anh hùng vệ
quốc của Nho giáo.
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp tác động mạnh chưa từng có đến đời sống
xã hội, khiến đội ngũ nhà nho phải nhận thức lại vai trò của kẻ sĩ trong xã hội. Họ
không thể đem đạo lí của Khổng Mạnh để đấu chọi với tàu đồng, đại bác, súng nhỏ,
súng to…
Xã hội biến động, quan lại phân hóa. Có kẻ làm tay sai cho giặc. Một số khác
chịu làm quan cho Pháp nhưng mang tâm lí tùy thời. Cũng có người giữ được nhân
cách, bất mãn với thời thế nhưng không đủ dũng khí là một Nguyễn Tri Phương hay
Phan Đình Phùng. Họ từ quan, trở về ẩn dật. Nhưng với tấm lòng yêu nước thương
dân, họ gửi gắm nỗi niềm vào những áng văn thơ đả kích, châm biếm.
2.1.2.4. Vài nét về đặc điểm nghệ thuật thơ văn trào phúng.
Sự vận động của lịch sử, xã hội cuối thế kỉ XIX dẫn đến sự vận động trong
quan niệm văn học.
29
Thơ văn trào phúng ra đời, chối từ phạm trù thẩm mĩ của cái cao thượng
trong văn chương trung đại, thơ trào phúng tìm cảm hứng trong đời sống thường
nhật. Trước cơn tao loạn, nhà nho không thể vùi đầu vào đạo lí thánh hiền. Họ buộc
phải hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề của hiện thực đời sống, hướng đến
cái đời thường, cái hàng ngày. Đó là cuộc chiến đấu của dân tộc trước cuộc xâm
lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Văn học hướng vào những vấn đề nóng hổi,
mang tính thời sự. Phê phán, tố cáo trở thành cảm hứng chủ đạo của văn học Việt
Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thay dần cảm hứng sử thi của giai đoạn trước,
đặc biệt trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Văn chương trào phúng trở thành
giá đỡ cho văn học cách mạng và là bước đệm của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Đội ngũ sáng tác của dòng văn học trào phúng cơ bản vẫn là nhà nho mang ý
thức hệ phong kiến, song họ đã có quan hệ gần gũi với nhân dân hơn. Nếu như
trước đây “trong môi trường xã hội, nhà nho hòa nhi bất đồng với nhân dân, họ có
thái độ quan tâm, cảm thông đối với cuộc sống của người dân nhưng cái nhìn cảm
thông chia sẻ của nhà nho vẫn chỉ là cái nhìn từ bề trên, bên ngoài của đấng thiên
sứ” [48/220] và nhân cách kiểu nhà nho tồn tại trong sự độc lập cao với xã hội thì
nhà nho cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sống gắn bó với nhân dân hơn. Giữa họ,
không ít người xuất thân từ tầng lớp trung lưu và lớp dưới của xã hội, vì thế họ hiểu
và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của quần chúng. Nhà thơ trào phúng đã kéo văn
học trở về với cuộc sống đời thường, phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội. Họ
đứng về phía nhân dân để tố cáo quan lại, tố cáo “tội theo Tây của các cụ lớn” và
chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân cướp nước. Văn chương trào phúng trở thành công
cụ đấu tranh chính trị. Tiếng cười không chỉ dừng lại ở mức khôi hài trong những
chuyện vặt vãnh. Tiếng cười trở lên gai góc, hiểm ác, đậm chất trí tuệ, đã mổ xẻ,
bóc trần sự thật. Lịch sử biến thiên, xã hội xô lệch. Sự đối lập giữa cái đẹp và cái
xấu; giữa cao cả và thấp hèn; giữa cái cũ và cái mới khiến cả nhà nho và nông dân
đều bật ra tiếng cười. Cái cười của nhà nho giai đoạn này phần nào đồng cảm với
cái nhìn của người nông dân.
Trong văn học trào phúng, cái cười luôn đòi hỏi sự hưởng ứng của đám đông
quần chúng, hơn thế phải có sự giao lưu giữa tác giả và độc giả. Đó là cái cười chân
30
chính có sức tác động đến dư luận thời đại, “có vai trò tổ chức dư luận xã hội, tập
trung sự chú ý của dư luận này vào những khuyết điểm, những hiện tượng xã hội
tiêu cực” [2/169]. Hàng rào ngăn cách giữa tri thức Nho gia và nông dân không còn
nữa. Cái cười thành điểm chung để họ cùng chia sẻ.
Nhà thơ trào phúng hướng ngòi bút vào hiện thực trước mắt, vào những tên
quan bán nước, lên án chế độ quan trường, thậm chí lên án các nhà khoa bảng, tiêu
biểu cho tấn hài kịch của hình thái xã hội đã già cỗi, sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm
tay sai cho giặc. Khí tiết thanh cao của nhà nho bị bả vinh hoa, mồi phú quý làm
nhàu nát. Kẻ xu thời nịnh thế sẵn sàng quỳ gối, cúi đầu trước tên toàn quyền, nhục
nhã hơn, họ lạy cả ông Tây, me đầm.
Nhà thơ trào phúng đưa lên sân khấu hài kịch những rác rưởi của xã hội thực
dân nửa phong kiến. Họ tiễn đưa “một thế giới lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ”.
Cảm xúc khôi hài trong văn chương trào phúng đòi hỏi nhà văn phải có giác
quan sắc nhọn, trí tuệ linh hoạt và khả năng nắm bắt nhạy bén những mâu thuẫn
mang tính bản chất của thời đại. Chỉ ra được tính hài kịch của cuộc sống sẽ tạo được
cái cười mang bản chất xã hội. Cái cười chân chính có sức mạnh công phá, khiến
cho “Mặt đất rung chuyển và thói xấu bị đạp nhào”.
Bước đầu của sự khác biệt giữa văn học nhà Nho và văn chương trào phúng
là sự thay đổi về đề tái, chủ đề, hình tượng trung tâm.
2.1.3. Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong văn
chương trào phúng.
Đề tài trung tâm chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện
tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện những nét
bản chất của thời kì lịch sử đó. Chủ đề được hiểu là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung
tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện.
Quan niệm văn học của nhà nho đã quy định hệ thống chủ đề, đề tài và hình
tượng trung tâm trong văn học. Lấy phạm trù Tâm, Chí, Đạo làm trung tâm, văn học
nhà nho hướng vào mục đích giáo hóa hơn là nhận thức, khám phá và thể hiện cuộc
sống. Chất triết lí trở thành đặc điểm cơ bản của văn học trung đại. Đề tài quen
thuộc trong hầu hết sáng tác của nhà nho là: Cảm hoài, tức sự, ngôn chí…
31
Tiến trình phát triển của nền văn học viết chứng kiến sự thay đổi của khá
nhiều hình tượng trung tâm. Thế kỉ XIII – XV xuất hiện những con người hào hứng
nhập thế, ca tụng vua sáng, tôi hiền, ca tụng xã hội (đỉnh cao là Nguyễn Trãi). Đó là
hình ảnh của nhà nho trung nghĩa, mẫu nhà nho chính thống của Nho gia.
Đến thế kỉ XVI – XVII, một số nhà nho ngả sang sắc thái bi quan, do chế độ
phong kiến bộc lộ những mặt trái. Bên cạnh loại hình nhà nho thứ nhất, còn có tiếng
nói của nhà nho ản dật như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng…
Cuối thế kỉ XIX, về cơ bản văn học Việt Nam vẫn chịu sự ước thúc của
những quy phạm trong văn học cổ. Tuy nhiên, trước những chuyển mình của lịnh sử,
trong lòng văn học đã nảy sinh yếu tố dự báo sự ra đời của nền văn học mới, ngoài
quỹ đạo của văn chương truyền thống. Sự trở lại của hình tượng nhà nho trung nghĩa
cuối thế kỉ XIX giống như vệt sáng cuối cùng báo hiệu sự mất giá truyền thống trong
văn học cổ, và cũng là điểm sáng đầu tiên đưa văn học tiến vào quỹ đạo chung của
thế giới.
Hệ thống hình tượng trong văn học trào phúng có hai loại:
Loại thứ nhất được xây dựng từ nguyên mẫu bản thân tác giả. Nhân vật “tự
trào” xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và một số nhà
nho sau này. Họ đem mình ra để cười cợt, chế giễu. Nhiều khi nhà thơ trào phúng tự
phủ định mình, song thực chất lại là cách để họ khẳng định bản thân. Họ là những
chủ thể luôn giữ cho mình một thái độ bình thản, điềm nhiên luôn hài lòng và thỏa
mãn với mình. Cũng có khi ngược lại, nhà thơ trào phúng tự khẳng định mình để
phủ định bản thân
“ Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng”
Tác giả trào phúng luôn làm chủ được tiếng cười và “chỉ có thái độ vui tính
vô cùng tự tin của những con người vươn lên khỏi mâu thuẫn trong đó y mắc phải,
chứ không phải chỉ chịu đựng và cảm thấy bất hạnh thì mới là hài mà thôi”
(Heghen)
Thứ hai là loại nhân vật được lấy từ nguyên mẫu ngoài đời. Lọai hình tượng
này có khá nhiều trong sáng tác của Trần Tế Xương, Kép Trà…Xây dựng hình
32
tượng văn học lấy nguyên mẫu từ cuộc đời khiến trào phúng dám phá vỡ nguyên tắc
của văn học cổ. Văn học nhà nho thiên về cảm hứng ca ngợi hơn là phê phán, nếu
có phê phán thì cũng khá trang nghiêm. Thơ trào phúng lấy tố cáo, phê phán làm
cảm hứng chủ đạo. Họ phê phán thẳng thắn, chỉ mặt, vạch tên từng người. Sân khấu
hài kịch là bọn quan lại đục khoét, phường hãnh tiến trong xã hội mới. Tuy chưa đạt
đến độ nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực,
nhưng điều đó bước đầu được tạo nên sự phá cách trong văn học, đặt những viên
gạch đầu tiên khởi móng nền văn học mới. Nhân vật trong thơ trào phúng của Tú
Xương mang dấu ấn thời đại khá rõ nét, mang mầu sắc cá tính, được miêu tả chân
xác, cụ thể, ráo riết theo hướng mĩ học hiện thực chủ nghĩa.
Cả hai loại hình tượng nhân vật trên đều bộc lộ những sự quẫy đạp, thoát
khỏi truyền thống.
Như vây, việc phủ định hệ quy chiếu của văn học Nho gia đã mở ra bước
phát triển mới của văn học Việt Nam. Bản thân sự vận động quan niệm Nho giáo
không thể dẫn tới chủ nghĩa hiện thực. Do mục đích cao nhất của chủ nghĩa hiện
thực là nhận thức và phản ánh cuộc sống trên một quan điểm tiến bộ. Nhưng chính
vì sự phá vỡ những quy phạm truyền thống đó mà văn chương trào phúng có vai trò
quan trọng trong sự vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam, trở thành cầu
nối đưa văn học tiếp bước từ truyền thống đến hiện đại.
2.2. Sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây trong sáng tác của Nguyễn Công
Hoan trƣớc cách mạng tháng 8 - 1945.
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam có những
bước chuyển biến căn bản – từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân phong kiến.
Cùng với những công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp là sự du nhập của
văn hóa phương Tây vào nước ta. Sự du nhập ấy có tác động lớn tới nhận thức và tư
tưởng của tầng lớp trí thức đương thời.
Những năm đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ được đưa vào giảng dạy ở một số cấp
học phổ thông. Cùng với ảnh hưởng của văn hoá Pháp một số nhà văn, nhà thơ đã
có những cái nhìn mới – bỏ bút lông viết bút sắt.
33
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan

ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...Luận Văn 1800
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945anh hieu
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNuioKila
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan (20)

ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAYVăn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám Qua Trường Hợp Nguyễn Công Hoan

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀ HUY THÍCH SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM QUA TRƢỜNG HỢP NGUYỄN CÔNG HOAN NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀ HUY THÍCH SỰ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM QUA TRƢỜNG HỢP NGUYỄN CÔNG HOAN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội – 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Vương. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả khoá luận đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khoá luận . Hà Nội,ngày 22 tháng 10 năm2022 Tác giả khoá luận Hà Huy Thích
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Ngọc Vương - người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận . Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, khoa Sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả khoá luận chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2022 Tác giả Hà Huy Thích
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài- Giới hạn nghiên cứu.............................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của khoá luận ...........................................................3 3. Lịch sử vấn đề:..................................................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................4 5. Cấu trúc khoá luận .........................................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................................5 Chƣơng 1: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VÀ VÙNG VĂN HÓA SƠN NAM...................................................................................................5 1.1. Truyền thống gia đình...........................................................................................................5 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan.........................................5 1.1.2. Truyền thống gia đình. ......................................................................................................13 1.2. Vùng văn hóa Sơn Nam Hạ............................................................................................16 1.2.1. Đặc điểm về địa lý...............................................................................................................16 1.2.2. Đặc điểm về văn hóa xã hội...........................................................................................16 1.2.3. Một số tác giả văn học tiêu biểu trấn Sơn Nam có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.........................................18 Chƣơng 2: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ VĂN HỌC TÂY ÂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945..................................................................25 2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho..............................................25 2.1.1. Văn học dân gian..................................................................................................................25 2.1.2. Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà văn, nhà thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX trong tiến trình văn học Việt Nam. . 26 2.1.3. Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong văn chương trào phúng...................................................................................................................31
  • 6. 2.2. Sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan trƣớc cách mạng tháng 8 - 1945...............................................................33 2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội..............................................................................................33 2.2.2. Sự ra đời của trào lưu văn học hiện thực phê phán. .......................................34 2.2.3. Sự vận động hệ quy chiếu của chủ nghĩa hiện thực phê phán...................44 Chƣơng 3: SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NHÀ VĂN QUA NHỮNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA ÔNG.............................................................52 3.1. Những chặng đƣờng sáng tác của Nguyễn Công Hoan..............................52 3.1.1. Giai đoạn từ 1920 – 1923. ..............................................................................................53 3.1.2. Giai đoạn từ 1929 – 1935. ..............................................................................................55 3.1.3. Giai đoạn từ 1936 – 1939. ..............................................................................................63 3.1.4. Giai đoạn từ 1940 – 1945. ..............................................................................................66 3.2. Sự vận động về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan...............................................................................................................68 3.2.1. Lý tưởng thẩm mỹ.................................................................................................................68 3.2.2. Hệ thống chủ đề, đề tài.....................................................................................................71 3.3. Hình tƣợng nhân vật..........................................................................................................81 3.3.1. Hình tượng nhân vật trào phúng.................................................................................81 3.3.2. Hình tượng nhân vật điển hình.....................................................................................84 3.4. Hệ thống ngôn ngữ- thể loại ...........................................................................................87 3.4.1. Ngôn ngữ...................................................................................................................................87 3.4.2. Thể loại.......................................................................................................................................90 3.5. Cốt truyện – Tình huống...................................................................................................92 3.5.1. Cốt truyện..................................................................................................................................92 3.5.2. Tình huống truyện................................................................................................................94 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 103
  • 7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài- Giới hạn nghiên cứu. Lịch sử phát triển văn học của mỗi quốc gia, dân tộc đều ghi dấu sự vận động và phát triển của lịch sử quốc gia, dân tộc ấy. Từ đó hình thành nên những bản sắc riêng của quốc gia, dân tộc đó. Với hàng nghìn năm lịch sử vận động và phát triển, văn học Việt Nam đã thực sự tạo được một dấu ấn riêng, bản sắc riêng về văn học, văn hóa Việt. Văn học Việt Nam có một bề dày truyền thống. Từ văn học dân gian đến văn học thành văn đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Đặc biệt là gần mười thế kỉ tồn tại và phát triển của văn học trung đại, Nho giáo giữ vai trò định hướng phát triển văn học Việt Nam. Điều ấy thực sự tạo nên một bản sắc rất riêng của Văn học Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam có những bước phát triển mới. Đó là bước chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Một thời đại mới của văn học đã phôi thai từ giai đoạn quá độ, từng bước hòa nhập vào quỹ đạo của văn học thế giới. Sự vận động phát triển của thời đại lịch sử đã đưa văn học Việt Nam chuyển mình sang một hướng mới. Đó là sự vận động, chuyển đổi cả nội dung và nghệ thuật phản ánh của văn học Việt Nam. Từ những áng văn chương mang đậm màu sắc của văn chương Trung đại chuyển sang hướng hiện đại hóa của văn học Phương Tây. Thực tế của nền văn học sử Việt Nam cho thấy, mối liên hệ từ truyền thống đến hiện đại chưa thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác. Đặc biệt là sự vận động của văn học Việt Nam được thể hiện qua một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…Sự vận động trong sáng tác của họ thể hiện quy luật đặc thù của văn học Việt Nam. Và nhà văn thể hiện sự vận động chuyển đổi về phong cách sáng tạo nghệ thuật ấn tượng hơn cả là nhà văn Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan là một tác gia lớn trong nền văn học cận đại Việt Nam. Sự nghiệp của ông được tạo dựng bởi hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết có giá trị trong nền văn học nước nhà. 1
  • 8. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan mang những nét đặc thù về quan điểm thẩm mỹ nghệ thuật riêng, để lại những dấu ấn riêng về truyền thống của gia đình; giai đoạn lịch sử xã hội ấn tượng cụ thể. Có một số công trình nghiên cứu về những sáng tác của ông, nhưng phần nhiều chỉ thiên về đọc và bình văn rồi đưa ra kết luận Hay- Dở mà chưa dựng được một bức tranh toàn cảnh về quy luật tồn tại và vận động phát triển của đối tượng; chưa chỉ ra được những con đường ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành con người nhà văn. Bởi vậy, khoá luận của chúng tôi đi sâu và hướng tới sự chuyển đổi loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua tác giả Nguyễn Công Hoan. Khoá luận của chúng tôi được hình thành trực tiếp từ sự gợi ý và hướng dẫn của GS - TS Trần Ngọc Vương, đồng thời với nỗ lực tự thân của người viết. Nhưng do thời gian hạn hẹp và do tính chất, mức độ của khoá luận , chúng tôi chỉ đi vào phạm vi chuyên sâu và giới hạn ở một số điểm sau: (1). Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Sơn Nam . Đó là sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Trấn Sơn Nam đến phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. (2). Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945. Đó là sự chuyển biến rõ nét về nội dung và phong cách nghệ thuật của nhà văn từ ảnh hưởng của văn chương nhà nho sang văn chương hiện thực phê phán mang đậm phong cách văn chương phương Tây. (3). Từ những vấn đề trên, chúng tôi đi tới vấn đề cụ thể về tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của nhà văn qua những sáng tác của ông. Nhằm chứng minh cho nhận định: sự vận động chuyển đổi loại hình tác tác giả văn học qua sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng Tám 1945. Tuy nhiên, do thời gian tiếp cận đề tài còn hạn chế, vốn kiến thức được trang bị nhiều điểm còn chưa thực sự sâu sắc, nên có những vấn đề chưa được nghiên cứu sâu. Khoá luận chưa mở rông sang các tác giả cùng thời khác để thấy được sự vận động biến đổi của hệ quy chiếu trong hầu hết các tác giả những năm đầu thế kỉ XX. 2
  • 9. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của khoá luận . 2.1. Mục đích và ý nghĩa lý luận. Đối tượng nghiên cứu là một tác giả lớn, quá trình hình thành, vận động và phát triển phong cách nhà văn Nguyễn Công Hoan. Vì vậy, chúng tôi xác định mục đích, tính chất của khoá luận là vấn đề nghiên cứu của văn học sử. Cụ thể là nghiên cứu sự chuyển biến mang tính quy luật đặc thù của văn học Việt Nam qua ngòi bút nhà văn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận . Thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi hi vọng khoá luận của mình góp phần phục vụ trực tiếp cho việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan ở cấp độ phân tích, cảm nhận văn học qua thực chứng lịch sử khách quan. 3. Lịch sử vấn đề: Có khá nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết cho sáng tác của Nguyễn Công Hoan, và nhiều nhà nghiên cứu coi Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực. Trên tạp chí Nam Phong 7 – 1932, Trúc Hà viết phê bình về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan “Một ngọn bút mới”. Trong bài viết của mình, Trúc Hà chỉ ra những “lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị”… Trong cuốn “Phương pháp sáng tác ttrong văn học nghệ thuật”, NXB Sự thật Hà Nội 1962, Hồng Chương chỉ ra: lối tả tỉ mỉ ở các chi tiết là một đặc điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan. Phan Cự Đệ trong “Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975” (tập 2), NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp khẳng định: Nguyễn Công Hoan đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho văn xuôi hiện thực phê phán. Ông là người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930 – 1945. 3
  • 10. Năm 2002, cuốn Nguyễn Công Hoan, Tác gia – Tác phẩm do nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh biên soạn được xem là cuốn tài liệu tập hợp được những công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về Nguyễn Công Hoan từ trước tới nay. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan đều chưa thật chú ý đến những con đường ảnh hưởng quan trọng tới sự vận động, chuyển đổi loại hình nhà văn. Bởi vậy, khoá luận của chúng tôi cố gắng làm rõ sự chuyển đổi loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua tác giả Nguyễn Công Hoan dưới góc nhìn từ lý thuyết loại hình học tác giả nhà văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp loại hình học tác giả và phương pháp logic - lịch sử là nền tảng cho các phương pháp và thao tác khoa học mà khoá luận sử dụng ở cấp khái quát nhất. Ngoài ra, trong việc nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của văn học, chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên sâu như nghiên cứu lịch sử văn hóa và phương pháp loại hình học tác giả. Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu cũng được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 5. Cấu trúc khoá luận . - Chương 1: Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Sơn Nam . -Chương 2. Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945. -Chương 3. Sự vận động trong tư tưởng của nhà văn qua những tác phẩm văn học của ông. 4
  • 11. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VÀ VÙNG VĂN HÓA SƠN NAM 1.1. Truyền thống gia đình. 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan- tác giả truyện ngắn xuất sắc, một hiện tượng đặc biệt trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh ngày mồng 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình nho học ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên). Gia đình ông là gia đình nhà nho có nhiều người làm quan với Pháp. Cha ông tuy đỗ tú tài nhưng chỉ được nhận chức huấn đạo và ở mãi chức này cho đến khi mất. Đồng lương ít ỏi của cha không đủ nuôi đàn con đông, nên Nguyễn Công Hoan từ nhỏ đã được ông bác ruột, một ông quan yếm thế có tinh thần yêu nước đón về nuôi dưỡng và giáo dục. Ngay từ những ngày còn nhỏ ông đã tỏ ra là một cậu thiếu niên thông minh, nghịch ngợm và hóm hỉnh. Tuy bé nhất trong nhà nhưng ông lại luôn là người đầu trò trong các cuộc chơi. Ông thường tự biên soạn những vở chèo, vở tuồng từ những tích cũ, tự lập sân khấu rồi cùng các anh con của bác chơi trò biểu diễn. Đề tài những vở kịch do ông nghĩ ra hoàn toàn dựa theo những truyện hàng ngày nghe kể, khi là chơi trong các trại lính lệ, lính cơ nhằm giễu cợt những thói hư tật xấu của kẻ có quyền và xót thương những người nghèo khờ dại. Những buổi biểu diễn này được lính lệ và nhân dân trong vùng đến xem rất đông. Cứ tối đến, họ lại kéo nhau đến tụ tập quanh sân nhà người bác để xem “cậu chủ nhỏ diến trò” và cậu chủ nhỏ được họ rất yêu quý. Năm lên bảy tuổi, Nguyễn Công Hoan được học tiếng Pháp với một thầy ký rượu. Ông học tiếng thì ít mà học mánh khóe từ thầy thì nhiều. Bài học của ông thường là những bài vè truyền khẩu nửa Tây nửa Ta, những thủ thuật đong và pha rượu lậu cùng những buổi đàn hát. Kết quả là sau hai tháng người bác đành phải bắt ông thôi học với thầy ký rượu. Chín tuổi, ông được bác gửi lên học ở trường Bưởi (trường Chu Văn An). Trong thời gian học ở trường Bưởi (từ chín đến mười sáu tuổi) ông quen và thân với nhiều nhà văn nhà thơ đương thời, đặc biệt là nhà thơ Tản Đà. Ông rất thích thơ Tản Đà, bài thơ nào của Tản Đà ông cũng đọc và 5
  • 12. thuộc. Qua Tản Đà ông còn đọc nhiều và trở nên thích thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chính Tản Đà là nấc thang đầu tiên đưa bước Nguyễn Công Hoan vào làng văn học. Năm mười bảy tuổi, sau một chuyến bỏ nhà ra Hải Phòng cùng một anh con bác, trở về ông viết truyện ngắn đầu tay “Quyết chí phiêu lưu”. Truyện ngắn này ông viết chỉ để đùa vui nhưng thật ra đã rõ dáng dấp con người ông và cũng đã báo hiệu những văn phẩm của ông sau này. Một chuyện bịa từ cái gốc có thật về chuyện đi bất thành của mình. Ông bịa chuyện có thật ấy nhằm mỉa mai và đả kích chế độ thực dân. Năm 1922 ông lại ra Hà Nội học để ôn thi vào trường Nam Sư phạm và bắt đầu viết truyện dài “Phải gió”. Truyện dài này làm cho các bạn cùng phòng ở với ông không nhịn được cười. Kết cục nó bị thu bởi tác giả của nó gây mất trật tự trong khu nội trú. Cùng năm, (vào tháng 7) Nguyễn Công Hoan đỗ vào trường Sư phạm. Ông vừa học vừa viết văn. Những truyện ngắn thời kỳ này của ông được in trên mục “Truyện thế gian” do Tản Đà thư cục xuất bản. Truyện của ông, giọng văn, câu văn ngắn gọn, giản dị, dí dỏm khác hẳn với lối văn cầu kì, ước lệ, cổ điển của những tác giả cùng thời. Vì vậy truyện ngắn của ông thời kỳ này không gây được tiếng vang, nhưng đã báo cho độc giả thấy được sự xuất hiện của một cây bút mới với lối văn hoàn toàn mới lạ. Mặt khác, do ham đọc thơ văn, ông có con mắt nhìn đời bằng hồn thi sĩ, nên phong cách hiện thực phê phán sắc sảo của ông đậm chất trữ tình. Tốt nghiệp trường Nam Sư phạm năm ông hai mươi ba tuổi. Công việc dạy học của ông vô cùng long đong, vất vả. Do bị tình nghi có tham gia hoạt động cách mạng nên ông không ở đâu được lâu mà luôn bị thuyên chuyển vùng. Từ thị xã Hải Dương ông phải chuyển đến huyện Nam Sách, huyện Kim Môn, thị xã Lào Cai, thành phố Nam Định, rồi ra đảo Trà Cổ. Con đường văn nghiệp của ông cũng không kém phần lao đao, trắc trở. Ông luôn bị thực dân Pháp theo dõi, ghìm ngòi bút, có thời kỳ còn bị treo bút. Nhiều tiểu thuyết của ông bị cấm lưu hành như (Cái thủ lợn- 1939), nhiều truyện ngắn bị kiểm duyệt, cắt xén hoặc xóa trắng (Êu êu Mê đo; Hồi còi báo động). Lớn lên trong thời kì những sự kiện chính trị lớn dốn dập xảy ra ở trong và ngoài nước, lại làm cái nghề luôn bị chèn ép và bản thân bị nghi kị nên giúp ông có cái nhìn đúng về xã hội đương thời. Sẵn có thái độ hằn học với kẻ xu 6
  • 13. nịnh, hằn học với bọn thực dân tàn ác, quan lại tham nhũng, bọn giàu sang gian trá, nên Nguyễn Công Hoan không dễ lùi bước trước mọi khó khăn. Truyện ngắn của ông ngày càng điêu luyện về nghệ thuật, sắc sảo về nội dung dần đưa ông tới vị trí hàng đầu trong dòng văn học hiện thực phê phán. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, theo quy luật chung của sự phát triển, văn học Việt Nam dần chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học hiện đại. Thời kì này giữa biết bao nếp nghĩ vay mượn, cách diễn đạt vay mượn, giữa biết bao sự mời gọi quyến rũ tưởng không cưỡng lại được của văn học ngoại lai nhưng Nguyễn Công Hoan đã giữ cho ngòi bút của mình đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa hiện thực. Ông trở thành một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho nền văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam. Đó cũng là thời kì văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ. Giai đoạn này đòi hỏi mỗi người cầm bút phải tự tìm lấy mình, khẳng định mình, khẳng định văn học nước nhà. Con đường độc đáo Nguyễn Công Hoan đã chọn và táo bạo mở đường đi tới một mình: Viết những truyện trong đời sống thực từ những cảnh ngang trái bất công, những sự thối nát sa đọa, những cảnh khổ đau xảy ra hàng ngày trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ những năm 1920 với tập truyện ngắn đầu tay: “Kiếp hồng nhan” (xuất bản năm 1923). Truyện viết về những người thuộc tầng lớp dưới được biểu hiện bằng cách nhìn xót thương, từ đó mà giễu cợt kẻ lộng quyền hợm của. Tuy tập truyện này “không có ý nghĩa gì, không có mục đích nào” [23/81] nhưng vẫn gây được sự thán phục của bạn bè. Nó là tập truyện đầu tiên của Việt Nam, gồm toàn truyện sáng tác chứ không phải vừa truyện dịch, vừa truyện soạn như các truyện trước đó. Phải tới những năm 1929 – 1033 nhà văn mới thực sự khẳng định mình bởi những trang in trong mục Xã hội ba đào ký trên An Nam tạo chí do Tản Đà chủ trương. Những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trên mục Xã hội ba đào ký được độc giả rất yêu thích. Tên tuổi của nhà văn chuyên viết những “cảnh đi xuống của xã hội” đã nhanh chóng trở nên quen thuộc với bạn đọc. Những cuốn tiểu thuyết “Những cảnh khốn nạn” (1932); “Tắt lửa lòng”(1933); “Lệ dung”(1934); “Tấm lòng vàng”(1934) cũng lần lượt xuất hiện. Đặc biệt trong cuốn “Những cảnh khốn 7
  • 14. nạn”(Tập 1 với 218 trang) viết trong thời gian ông dạy học ở Lào Cai đã báo hiệu con đường văn chương độc đáo của ông sau này. Tháng 6 năm 1935 khi tập truyện ngắn “Kép Tư Bền” xuất hiện, địa vị của ông càng được khẳng định. Kép Tư bền gồm 15 truyện phần lớn viết về những người khốn khổ đáng thương. Ông thông cảm với nỗi dày vò họ và nói lên sự tàn nhẫn của những người xung quanh. Trong không khí của những năm 1935- 1936 Kép Tư Bền ra đời rất đúng lúc, nó mở đầu cho trào lưu văn học tả chân xã hội. Thời kỳ này độc giả muốn có những trang viết về cảnh lầm than của xã hội để thức tỉnh mọi người. Trong tình trạng ấy, tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời có thể xem là một cái mốc đánh dấu trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Ông viết:“việc cuốn Kép Tư Bền được hoan nghênh làm tôi rằng tôi có thể viết nổi tiểu thuyết và tôi có thể theo đuổi nghề văn” [23/188]. Tập truyện với nghệ thuật độc đáo, mới lạ, có truyện không có cốt truyện (Cô Kếu gái tân thời), có truyện viết không theo hình thức kể chuyện (Thế là mợ nó đi Tây) đã thu hút được đông đảo bạn đọc trong cả nước. Những tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của Khái Hưng, Nhất Linh… bị lu mờ, thay vào đó là những tác phẩm hiện thực của Nguyễn Công Hoan. Năm đó, Kép Tư Bền được đánh giá là tập truyện ngắn hay nhất, được mười tám tờ báo ở Trung, Nam, Bắc viết bài khen ngợi và trở thành đề tài cho một cuộc tranh luận về nghệ thuật. Phái nghệ thuật vị dân sinh của Hải Triều đã viết nhiều bài đanh thép để công kích nghệ thuật vị nghệ thuật của Hoài Thanh. Khi cuộc tranh luận đang trong độ gay cấn nhất thi Hải triều đọc được Kép Tư Bền. Kép Tư Bền trở thành cứu cánh đưa phái nghệ thuật vị dân sinh đi đến thắng lợi. Trong một bài bút chiến của Hải Triều có viết “Cái chủ trương nghệ thuật vị dân sinh của tôi ngày nay đã biểu hiện bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của văn sĩ Nguyễn công Hoan” [48]. Để khẳng định chủ trương của mình, Hải Triều còn tổ chức buổi gặp mặt tác giả với bạn đọc và trưng cầu ý kiến độc giả tại nhà sách Hương Giang (Huế). Kết quả của cuộc trưng cầu là tác Phẩm Kép Tư Bền được xếp hàng đầu, tác giả của nó được bạn đọc hoan nghênh nhất. Ông trở thành ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. 8
  • 15. Thời kỳ mặt trận Dân chủ (1936- 1939), thực dân Pháp nới lỏng chế độ kiểm duyệt sách báo, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan được tung hoành hơn. Nhờ ảnh hưởng của Đảng, của sách báo Mác xít, của phong trào quần chúng khắp nơi, những tác phẩm của ông đạt chất lượng cao hơn trước. Chúng như những chiếc gai nhọn đối với nhà cầm quyền. Thời kỳ ông viết sung sức chưa từng thấy, với hơn 80 truyện ngắn, trong đó có khoảng 30 truyện đả kích bọn quan lại và chế độ thực dân. Ông đưa vào tác phẩm của mình từ cuộc sống Âu hóa lố lăng “Cô Kếu gái tân thời”, đến tệ quan lại tham nhũng “Công dụng của cái miệng”; “Người thứ ba”. Từ cuộc sống vương giả của những kẻ ăn trên ngồi chốc như “Phành phạch”;“Quyền chủ” đến cuộc sống cùng cực của kiếp đi ở “Thằng Quýt”; “Thanh!Dạ”. Từ đề tài xã hội này, ông đã nhanh chóng chuyển sang đề tài chính trị, không những ông tố cáo tệ tham nhũng, thói dâm ô đểu cáng “Thằng ăn cướp”; “Đồng hào có ma”; “Nạn ô tô”; “Nạn râu”…mà còn vạch trần những thủ đoạn chính trị lừa bịp và cơ hội của bọn quan lại triều đình như “Biểu tình”; “Chiến tuyến bình”, những thủ đoạn mua bán, tranh giành lá phiếu của bọn nghị viên (Trần Thiện – Lê Văn Hà). Đặc biệt ông đã chĩa mũi nhọn đả kích vào một số chính sách của bọn thực dân Pháp: Từ sự xâm lấn từng bước khá nguy hiểm của chính quyền thực dân “Người vợ lẽ bạn tôi” đến những chủ trương cực kỳ vô lý và ngu xuẩn đối với trẻ con không nơi nương tựa như “Giá ai cho cháu một hào”. Từ những thủ đoạn tuyên truyền ầm ĩ cho tên vua bù nhìn bán nước “Đào kép mới” đến những cuộc vận động cho phong trào thể thao một cách bịp bợm, giả dối của tên thống sứ Chatet “Tinh thần thể dục”. Thời kỳ này ông viết nhiều tiểu thuyết, truyện dài: “Ông chủ”; “Bà chủ”(1935), “Cô giáo Minh” (1936), “Cô làm công” (1936), “Bước đường cùng” (1938) và “Cái thủ lợn” (1939). “Bước đường cùng” được được sáng tác trong vòng 16 ngày trước khi tác giả ra “an trí” ở đảo Trà Cổ. Tác phẩm viết về tình cảnh người nông dân vì thất học, u mê, tăm tối nên bị địa chủ dùng thủ đoạn để cướp nhà, cướp ruộng và bị đẩy vào cuộc sống bần cùng. Bọn địa chủ thì gian ác, hách dịch, đứa nào cũng dựa vào thế quan, thế Tây để bóc lột nhân dân thậm tệ, nhưng cuối cùng những người nông dân cũng giác ngộ, họ biết đoàn kết chống lại địa chủ. Tác phẩm có tính tư tưởng cao, nội dung hiện thực sâu sắc nên vừa ra đời một thời gian 9
  • 16. ngắn thì bị chính quyền thực dân cấm. Rút cuộc 5000 cuốn “Bước đường cùng” vẫn được tiêu thụ hết. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết trong đó nhà văn đã xây dựng được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình theo yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực. Đề tài của tiểu thuyết ảnh hưởng nhiều của sách báo đảng Cộng Sản bấy giờ và đã gây được tiếng vang lớn trong kỳ mặt trận Dân chủ. Sang những năm dại chiến thế giới II, Nguyễn Công Hoan mất phương hướng và bế tắc. Từ con đường chủ nghĩa hiện thực ông đi chệch hướng sang con đường chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ. Vốn chịu ít nhiều tư tưởng phong kiến, ông đã viết một số tiểu thuyết có khuynh hướng phục cổ, tiêu biểu là “Thanh đạm” (1942). Tác phẩm đề cao Nho giáo, phong tục và sinh hoạt phong kiến cổ xưa. “Thanh đạm” bị lên án gay gắt làm cho Nguyễn Công Hoan trở nên bi quan, chán nản. Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, nhà văn vui mừng, hồ hởi mặc áo lính, làm công tác văn hóa trong quân đội và dần có cơ hội trở lại viết văn. Ông sáng tác nhiều truyện dài, nhiều tiểu thuyết xã hội như: “Tranh tối tranh sáng” (1950); “Hỗn canh hỗn cư” (1961); “Đống rác cũ” (1963)…ngoài ra ông còn viết nghiên cứu về Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…viết bài cho phát thanh, tham gia vào việc biên soạn từ điển, ngữ pháp tiếng Việt của viện Ngôn ngữ. Đặc biệt, ông viết được nhiều tập hồi ký chân thực và có giá trị: “Đời viết văn của tôi”; “Nhớ gì ghi nấy”… “Đời viết văn của tôi” viết năm 1971, cuốn hồi ký này ghi lại các sự kiện 60 năm văn học nước nhà, từ những bước đầu của ngành báo chí xuất bản. Cuốn sách giới thiệu nhiểu nhà văn, nhà nghiên cứu, trong hoàn cảnh nước ta trước đây các ngành bảo tồn, bảo tàng, xã hội học, dân tộc học chưa phát triển thì đây là tài liệu rất tốt cho giúp cho các thế hệ sau dựng lại bức tranh chân thật về một thời kỳ lịch sử đã qua đồng thời cũng cho họ những chi tiết chính xác về cái xã hội tù túng, quằn quại dưới ách thực dân phong kiến. Mặt khác, cuốn hồi ký này để lại cho các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu thế hệ sau nhiều tri thức quý báu về nghề văn cũng nhưu kinh nghiệm viết văn của ông. Cuốn sách được đánh giá là “một cuốn cẩm nang văn học” đối với “những hậu duệ văn học” [51/30]. Là nhà văn viết khỏe, với trên nửa thế kỉ sáng tác, Nguyễn Công Hoan sáng tác tác trên 200 truyện ngắn, hơn 30 truyện dài và các thể loại khác, ông xứng đáng 10
  • 17. là một nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Nếu như Ngô Tất Tố tập trung viết về người nông dân, Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai cấp Tư sản, thì đóng góp chủ yếu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là xây dựng thành công một phong trào châm biếm, đả kích các kiểu quan lại và địa chủ cường hào ở nông thôn và thành thị. Nguyễn Công Hoan viết nhiều thể loại khác nhau: Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, ký…nhưng ông sống trong độc giả và khẳng định mình trên văn đàn dân tộc chính là thể loại truyện ngắn. Các nhà nghiên cứu Trúc Hà, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Hiếu công nhận: “Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ ở trong truyện ngắn”[13]. Nhà văn cũng thừa nhận: “Trong quãng đời hoạt động về văn học trước cách mạng của tôi, tôi đặt nhiều công phu vào viết truyện ngắn [25/207]. Những tập truyện ngắn đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc ta là những truyện ngắn lịch sử đã xuất hiện từ đời Trần, đời Lê. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI, truyện ngắn dân tộc đã phát triển phong phú và có nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác nhau. Với “Thánh Tông di thảo” và “Truền kỳ mạn lục”, những đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Việt Nam đã hình thành trọn vẹn. Đến thời kỳ cận đại, những tác phẩm văn xuôi đã chuẩn bị tích cực cho chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời sau những năm 1930. Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, tiểu thuyết và kịch của Trọng Khiêm, Hồ Biểu Chánh, Vũ Đình Long, Nam Xương…bản thân nó chưa phải là những tác phẩm hiện thực phê phán theo ý nghĩa chính xác, đầy đủ của thuật ngữ đó. Trong lĩnh vực truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên có công khai phá con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đi vào thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển lãm phong phú và nhiều màu vẻ về nhũng cảnh ngộ, những con người đang khóc, đang cười, những niềm vui, nỗi cay đắng buồn đau như là lẽ thường. Truyện ngắn của ông sinh động, hấp dẫn với nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Từ nghệ thuật kết cấu truyện gọn, chặt chẽ đến cách xây dựng tình huống truyện đầy kịch tính đưa đến một kết thúc bất ngờ làm nổi bật tiếng cười giễu cợt. Từ nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ và giọng điệu giản dị, trong sáng, 11
  • 18. dễ hiểu. Đặc biệt ông rất thành công khi sử dụng thủ pháp trào phúng, gây cười trong truyện ngắn của mình. Truyện ngắn của ông được viết dưới nhiều cung bậc tình cảm. Có truyện ông viết ra để gây căm hờn (Sáng, chị phu mỏ), để làm kinh tởm (Gói đồ nữ trang), để gợi lòng thương (Anh Sẩm; Cái vốn để sinh nhai), hoặc để cười (Samandji). Có những truyện là tấn hài kịch (Ai khôn; Đàn bà là giống yếu; Một tấm gương sáng), bi kịch (Bộ ba Chiếc quan tài), hoặc bi hài lẫn lộn (Thằng ăn cắp; Hai thằng khốn nạn). Có những truyện xây dựng trên nguyên tắc tượng trưng (Đào kép mới), lại có những truyện thực ra là sự nhạo lại cái gì xảy ra trong thực tế (Cụ Chánh Bá mất giày; Báo hiếu). Đề tài thường xuyên thu hút nhà văn là quan hệ giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Phanh phui bất công xã hội là lập trường tư tưởng duy nhất ông chấp nhận. Nhà văn sống hòa mình vào cuộc sống, lấy đề tài sáng tác từ giữa cuộc sống lố lăng thời bấy giờ, nên tác phẩm của ông thường nhằm nâng cao năng lực nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp. Xã hội phong kiến nửa thực dân ở Việt Nam trước 1945 đầy rẫy sự lừa bịp và khôi hài, thế nhưng kẻ thống trị luôn tìm cách để che dấu bộ mặt thật của chúng. Cần phải phanh phui những mâu thuẫn nội tại ấy. Một loạt các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (Đào kép mới; Tinh thần thể dục; Chính sách thân dân…) đã đáp ứng được yêu cầu đó. Những truyện ngắn này đã vạch ra những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức để bật lên tiếng cười đả kích. Cách mạng tháng Tám thành công, khi một loạt các nhà văn phải trăn trở “lột xác”, “nhận đường” thì Nguyễn Công Hoan tuyệt nhiên không có hiện tượng đó. Bạn đọc có thể đọc có thể đọc một truyện ngắn trong “Kiếp hồng nhan” viết năm 1920 với truyện “Chiếc xe lam” một trong những sáng tác sau cùng khi nhà văn vào Sài Gòn giải phóng năm 1975 không hề thấy một khoảng cách thời gian. Nguyễn Công Hoan không lúc nào cũ, đó là bí quyết của ông. Bí quyết ấy bắt nguồn từ chắt lọc ý nghĩ, tư tưởng đời sống xã hội, từ việc sáng tác bằng tiếng nói hàng ngày ở xung quanh của nhà văn. Vì vậy, ở Nguyễn Công Hoan tả chân, tả thực kia và Nguyễn Công Hoan hiện thực sau này chỉ là rút kinh nghiệm hay thiếu sót bổ sung. 12
  • 19. Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng nền giáo dục phong kiến của người bác, văn học dân gian qua giọng kể của bà, đặc biệt là những truyện tiếu lâm. Ông cũng chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Pháp, nhất là trong những năm học ở trường Sư phạm, của văn Tản Đà, thơ Tú Xương… và báo chí đương thời. Do vậy, truyện ngắn của ông có nhiều nét gần với gần với truyện cười dân gian nhưng văn lại khá mới. Với bản tính thích khôi hài, lại sống trong thời buổi nhố nhăng nên truyện của ông thường là những truyện hoạt kê – truyện bật lên những chuỗi cười rơi nước mắt. Nhà nghiên cứu Xô Viết Niculin đã viết:“Chính trong loại truyện ngắn trào phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ”[37/78]. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp cho nền văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm vừa đồ sộ, vừa đạt đến một nghệ thuật khá điêu luyện. Đến nay, nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã được chuyển thể sang sân khấu (Tắt lửa lòng), điện ảnh (Lá ngọc cành vàng) và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Nga, Bungari, Anbani, Đức, Cu ba, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản…vinh dự lớn nhất mà nhà văn đạt được là năm 1996 ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1). Ở trong nước, theo thống kê năm 1996 tổng số sách của ông đã xuất bản là 33 cuốn, trong đó có những cuốn 4 tập. Ông là một trong những nhà văn Việt Nam có tác phẩm in ở Nhà xuất bản Văn học nhiều nhất, tổng số đầu sách được in lên tới 25 cuốn. Tác phẩm “Bước đường cùng” của ông được xếp vào hàng những tác phẩm được in nhiều nhất (10 lần) với con số kỷ lục trong một lần xuất bản (lên tới 20.100 bản năm 1962). Năm 1997 chuẩn bị 95 năm ngày sinh của nhà văn (1903 – 1998), Nhà xuất bản Văn nghệ trẻ thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời 9 cuốn tiểu thuyết với tên “Tủ sách Nguyễn Công Hoan”. Có nhiều công trình khoa học ở trong nước và quốc tế nghiên cứu về ông và tác phẩm của ông. Nguyễn Công Hoan thực sự trở thành một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 1.1.2. Truyền thống gia đình. Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, 13
  • 20. tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Truyền thống gia đình với Nguyễn Công Hoan có sự ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp văn chương của nhà văn sau này. Có thể nói, tuổi ấu thơ của ông giống như “kho tài liệu” quý giá cho ông khai thác dần dần về sau. “Nếu tờ giấy trắng được nhuộm màu nào đầu tiên thì cái màu ấy là nền, nó rõ mãi và bền mãi. Thì trong đời người ta những điều mắt thấy, tai nghe được và nhớ lâu nhất, tạo cho con người một nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả năng làm cái gì sau này” [25/53]. Cách nói đầy hình ảnh chứng minh cho con đường sáng tác của nhà văn, đặc biệt trong những giai đoạn đầu. Đó là ảnh hưởng hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Công Hoan. Sinh ra và trưởng thành trong gia đình nhà quan, ông tự hào “về một dòng dõi mà người ta gọi là thế phiệt. Từ xưa đến nay, vào đời nào cũng có người đỗ đại khoa và làm quan to”. Lên bốn tuổi, Nguyễn Công Hoan đến ở với bác là Nguyễn Đạo Quán, đỗ phó bảng và làm đến chức tri phủ. Sáu tuổi học chữ Nho và mười tuổi xoay sang học chữ Pháp. Niềm tự hào về dòng dõi phần nào sinh ra “tính tự phụ, tự cao” ở cậu bé Hoan ngay từ hồi cắp sách đến trường. Vốn thông minh, tinh nghịch, lại pha chút tự cao về truyền thống gia đình, Nguyễn Công Hoan “trở nên một thằng học trò lười biếng đọc sách, khinh thế ngạo vật, nhưng lại là người biết tự hào dân tộc, biết thù ghét những gì làm tổn thương đến hào khí dân tộc”. Khi thời thế đổi thay, Nho học không còn hợp thời, gia đình Nguyễn Công Hoan rơi vào cảnh lẹt đẹt, nghèo túng. Người bất mãn với chế độ mới nhiều nhất là cha ông - Nguyễn Đạo Khang. Đêm nào cha cũng kể chuyện quan Ta, quan Tây, 14
  • 21. chuyện về những ông huyện…Câu chuyện kể thấm đẫm tâm trạng của người cha lỗi thời, bị lép vế, muốn trút hết nỗi hằn học đối với thời cuộc đã khắc vào thói quen của Nguyễn Công Hoan một nếp “thích biết chuyện quan trường, thích biết chuyện quanh công đường và trong tư thất”. Vì thế ngay từ thuở thiếu thời, trong lập trường của Nguyễn Công Hoan đã biết “chia ranh giới giữa cái gì là đáng trọng và cái gì đáng khinh, giữa người đáng thương và kẻ đáng ghét”. Mặt khác, sống trong gia đình quan tri phủ, hàng ngày cậu bé Hoan được chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt. “Tôi ngắm anh nho bóp nặn người dân khờ khạo. Tôi lắng nghe thầy lục sự xúc xiểm, dọa nạt người chất phác đến đưa đơn kiện. Tôi nhìn thấy nét mặt họ thay đổi ra sao khi họ vừa được tiền của người dân nghèo khó. Và tôi còn được nghe thấy sau buổi hầu, họ chế nhạo, chửi sau lưng những người ngốc nghếch tin mà mất tiền cho họ”. Quãng đời đó có ảnh hưởng không nhỏ đến lập trường sáng tác sau này của nhà văn. Ông lắng nghe để mà hiểu dần và từ đó biết suy nghĩ, trăn trở trước số phận của những con người thấp cổ bé họng, biết “Tây là thế nào, quan ta, tổng lý, lính tráng đối với dân đen ra sao?”. Từ hiện thực của cuộc sống gia đình đến những câu chuyện ngoài cổng chòi và trong sân công đường đã tác động vào thế giới quan nhà văn tạo ra một cái nhìn bi quan. Trong “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Công Hoan tổng kết; “Tóm lại cuộc đời của tôi, sống dưới chế độ phong kiến và đế quốc, với những ảnh hưởng giáo dục của truyền thống gia đình, của nhà trường, của xã hội, với những điều mắt thấy, tai nghe của tôi trong quá trình làm công chức của thực dân, với những phen may mắn, lo âu, đã tạo cho tôi thành một con người bi quan đối với thời cục, hằn học đối với chế độ, hoài nghi đối với nhân tâm, sinh ra cho tôi cái tính nghịch ngợm, ranh mãnh, khinh thế ngạo vật, làm cho tôi thói quen hay đùa bỡn, hay chế nhạo chua chát” [25/99]. Ông đã “ dùng óc để học trong cuốn thiên nhiên xã hội Việt Nam” viết lên cảnh huống, tâm trạng của những con người sống trong xã hội ấy chứ không phải ở một thế giới nào xa xôi. Cùng với vốn sống được tích lũy trong quãng đời từ 10 đến 20 tuổi, lòng yêu văn học có ở Nguyễn Công Hoan ngay từ hồi còn “nói ngọng”. Khi còn nhỏ, ông thuộc những phương ngôn, tục ngữ,ca dao do bà nội truyền lại. Lúc đến trường, qua 15
  • 22. lời giảng của thầy, ông hứng thú đặc biệt với thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, trần Tế Xương. Ông nói: “được nhập tâm những văn thơ hay, tôi chịu ảnh hưởng của các bậc tiền nhân không nhỏ”. Những năm đầu thế kỉ XX, khi báo chí xuất hiện, Nguyễn Công Hoan chăm chú theo dõi những mẩu văn, những bài dịch từ sách Hán, sách Pháp, đặc biệt quan tâm đến mục “Từ phú thi ca”, “Đoản thiên tiểu thuyết” bởi đó là văn sáng tác… Lòng yêu gia đình, yêu văn học đã giúp ông nhìn cuộc đời không khô khan, trừu tượng mà là cái nhìn của một tâm hồn thi sĩ “nghĩa là không nhìn bằng đôi mắt bình thường những việc xảy ra một cách thẳng đuỗn, khô khan, mộc mạc, thật thà mà nhìn bằng óc, bằng tim, vào những khía cạnh tiếng nói, trông thấy cả linh hồn sự việc”. Vốn thông minh, tinh nghịch lại có hiếu hài hước của một tâm hồn yêu văn chương cộng với thái độ bi quan của người bị coi là lỗi thời, tạo cho một cậu bé một “thói quen hay đùa bỡn, hay chế nhạo chua chát”.Thuở thiếu thời Nguyễn Công Hoan đã say sưa với những màn kịch tự biên, tự diễn. Ban đầu chỉ là “những câu nói nhảm để chế giễu ông thầy bói, thầy cúng phỏng theo truyện tiếu lâm nhằm mục đích gây cười sặc sụa chứ không có nghĩa lí gì”, nhưng về sau, ông “tìm những thói xấu của những người xung quanh để làm đề tài, dựng nên kịch để chế nhạo” [25/66]. Có thể nói, tuổi ấu thơ của Nguyễn Công Hoan đã ấn định một điểm nhìn nghệ thuật, chi phối hầu hết quá trình sáng tác của nhà văn cả trước và sau cách mạng. 1.2. Vùng văn hóa Sơn Nam Hạ. 1.2.1. Đặc điểm về địa lý. Trấn Sơn Nam hay xứ Sơn Nam hay là vùng đất phía nam Thăng Long từ thời nhà Lê sơ đến nhà Nguyễn. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, bản đồ Việt Nam có 13 xứ (sau từ triều Tây Sơn đổi sang gọi là trấn). Đến đây, các vùng đất quanh Hà Nội trở thành tứ trấn gồm: vùng núi phía tây được gọi là trấn Sơn Tây (hay xứ Đoài), vùng núi phía nam Hà Nội được gọi là trấn Sơn Nam, vùng ven biển phía đông được gọi là trấn Hải Đông (hay xứ Đông), vùng phía bắc Hà Nội được gọi là trấn Kinh Bắc. Ngày nay của trấn Sơn Nam là các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội (5 huyện phía nam). 1.2.2. Đặc điểm về văn hóa xã hội. 16
  • 23. Trấn Sơn Nam là vùng đất phía Nam Thăng Long, từ thời Lê Sơ đến thời nhà Nguyễn, bao gồm Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần Hưng Yên, Hà Nội. Đó là miền đất của đồng bằng lúa nước chỉ thấp thoáng núi đá vôi ở vùng Sơn Nam Thượng, còn vùng Sơn Nam Hạ hầu như không có núi. Văn hóa Sơn Nam cùng với văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Xứ Đoài hình thành bản sắc văn hóa Việt truyền thống. Trước hết, có thể nói trấn Sơn Nam là vùng đất phát tích đế vương. Những anh hùng để lại dấu ấn lịch sử tiêu biểu nhất trên đất Sơn Nam là Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn và Trần Hưng Đạo. Trấn Sơn Nam còn là vùng đất văn chương, chữ nghĩa. Nhân kiệt Sơn Nam còn phải kể đến những tên tuổi lừng lẫy thời xưa như Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Lê Quý Đôn, Ngô Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… vang vọng thời nay như Trần Huy Liệu, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyễn Công Hoan… Đó không chỉ là đất của đế vương mà còn là đất của chữ nghĩa, văn chương. Người có con đường khoa bảng hanh thông nhất nước Việt cũng ở trấn Sơn Nam. Đó chính là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909). Thơ Nguyễn Khuyến diễn đạt được hòa khí vời vợi của đất trời, đặc tả được sự mong manh, cô đơn của tâm hồn con người trong không gian chật hẹp, hai mặt của cuộc đời. Thơ ông thanh thoát ngôn từ mà trĩu nặng tâm tư, hình tượng gần gũi mà sang trọng, nhạc điệu bay bổng vượt qua niêm luật hà khắc của thơ Đường. Trấn Sơn Nam, bức thủy mặc hữu tình. Vùng đất Sơn Nam như bức thủy mặc bát ngát châu thổ đồng bằng, chấm phá mấy hòn độc sơn vừa đủ tạo dáng non nước hữu tình. Sơn Nam ôm trọn hạ lưu sông Hồng, sông Trà, sông Đáy… những dòng sông nặng đỏ phù sa, hẹn hò cùng biển cả, sinh nở thêm làng quê, bờ bãi. Văn hóa Sơn Nam không có bề dày thời gian như Xứ Đoài, Kinh Bắc nhưng thừa kế và thăng hoa được tất cả tinh hoa, tâm linh hồn Việt. Sơn Nam là đất của hát chèo, hát xẩm và rối nước. Sơn Nam có những kiến trúc đáng kể như tháp Phổ Minh, chùa Keo, cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Kim Sơn… Sơn Nam có những làng nghề cổ nổi danh thế giới như nghề bạc Đồng Xâm, nghề đúc đồng Lý Nhân… Cảnh quan Sơn Nam không nhiều nhưng lại có những chốn du ngoạn thuộc hàng Nam thiên đệ nhất 17
  • 24. như Hương Tích, Non Nước, Cúc Phương. Non nước hữu tình ấy đương nhiên cũng là nơi nương náu, giao duyên của những cuộc tình thơ mộng. Nguyễn Công Hoan được sinh thành trong gia đình trâm anh thế phiệt, cộng với truyền thống văn hóa quê hương, một vùng đất đã hội tụ được những truyền thống vô cùng quý báu của vùng đất địa linh nhân kiệt. Có lẽ những đặc điểm ấy đã góp phần không nhỏ hình thành một phong cách sáng tác văn học mang đậm phong cách Nguyễn Công Hoan. Hơn nữa, Nguyễn Công Hoan sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước chịu cảnh nô lệ, xã hội thực dân nửa phong kiến. Chứng kiến những cảnh đời trướng tai gai mắt, Nguyễn Công Hoan đã dành hết bút lực của mình để vạch trần những thói hư tật xấu của xã hội đương thời, phát huy truyền thống yêu nước thương dân của các bậc tiền nhân như Nguyễn Khuyến, Tú Xương… 1.2.3. Một số tác giả văn học tiêu biểu trấn Sơn Nam có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Thế kỉ XIX, trấn Sơn Nam xuất hiện khá nhiều nhà thơ tên tuổi, để lại một dấu ấn quan trong trong nền văn học nước nhà. Tiêu biểu như: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Kép Trà… Nguyễn Khuyến , người mở đầu cho dòng văn học trào phúng và Trần Tế Xương là người đưa dòng văn học này đến đỉnh cao. Sự tiếp nối mạch nguồn từ Nguyễn Khuyến đến Tú Xương của dòng văn học trào phúng là con đường của sự rạn vỡ từ lí tưởng thẩm mĩ Nho giáo, đến sự khởi đầu của mĩ học hiện thực chủ nghĩa. Có thể khẳng định rằng Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ có hứng thú đặc biệt với thơ trào phúng. Họ là người đưa thơ trào phúng phát triển thành một dòng nối tiếp không dứt, mở ra giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà, chuyển từ trung đại sang cận hiện đại, cầu nối đi đến văn học hiện đại. 1.2.3.1. Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (1835) ở Hoàng Xá, huyện Ý Yên, Nam Định nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà 18
  • 25. Nam. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống học hành thi cử. Ông nội Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh, cha là Nguyễn Tông Khải đỗ liền ba khoa tú tài, nhưng trượt cử nhân. Từ nhỏ Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là người chăm chỉ học hành giỏi giang. Năm mười bảy tuổi ông đi thi Hương với cha nhưng không đậu, sau đó cha mất vì nhà nghèo nên ông đã phải thôi học để đi dạy thuê kiếm tiền nuôi mẹ. Lúc bấy giờ có ông Nghè là Vũ Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam thấy ông học giỏi mà phải bỏ dở giữa chừng nên đã đem về nuôi và cho ăn học tiếp. Năm Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến đi thi Hương đậu giải nguyên trường thi Nam Định. Năm sau Nguyễn Khuyến đi thi Hội không đỗ, ông ở lại Huế học trường Quốc Tử Giám để chờ kỳ thi khác. Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến thi hội lần thứ hai, đỗ Hội Nguyên sau đó vào thi đình, đỗ Đình Nguyên. Như thế là cả ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu nên người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến, một nhà Nho, người ẩn dật cuối cùng trong văn học Nho giáo. Vốn xuất thân từ dòng dõi Nho gia, lại có hơn ba mươi năm dùi mài kinh sử, từng được bổ nhiệm vị trí tổng đốc Sơn- Hưng- Tuyên, khoảng trên dưới mười năm làm quan hiển hách, đủ đưa ông đến đỉnh cao danh vọng. Vậy mà, ông Tam Nguyên hay chữ, một nhà nho hiển đạt lại viết khá nhiều thơ trào phúng, trong khi bậc đại nho luôn ghét kẻ xảo ngôn, ghét cạnh khóe, châm chọc. Quá trình lội ngược dòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ được lí giải trong sự vận động nội tại mang tính quy luật của ý thức hệ tư tưởng, của nguyên tắc phản ánh thực tại và sâu xa hơn là từ sự vận động của văn học nhà nho đến văn học hiện thực chủ nghĩa. Bất mãn với chế độ thực dân nửa phong kiến, ông cáo quan về với cảnh điền viên, cư sĩ, Nguyễn Khuyến không đi theo con đường ẩn dật của nhà nho trước thế kỉ XVIII mà rẽ sang ngả đường khác. Thời đại của Nguyễn Khuyến khác với thời đại của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, khiến ông không thể yên tâm làm một Đào Tiềm. Cuộc xâm lược của chủ nghĩa tư bản Pháp phá vỡ sự yên ổn không chỉ ở thành thị mà lan rộng ra cả những miền quê nghèo hẻo lánh. Mảnh đất nghèo Bình Lục, nơi Vườn Bùi chốn cũ không thể giữ được nét bình yên trước làn sóng của chủ nghĩa tư bản. Thực tế khiến Nguyễn Khuyến không thể yên tâm làm ẩn sĩ. 19
  • 26. Ông ở ẩn trong trạng thái không bình thường, “ông bực bội nói cái thực và trào phúng thành ra một nhà thơ của cuộc sống chứ không phải của đạo lí xuất xứ. Nguyễn Khuyến là nhà nho, cố sống như thánh hiền. Ông đã đưa văn chương nhà nho sang một nẻo khác” (Trần Đình Hượu). Thơ Nguyễn Khuyến gồm hai mảng trữ tình và trào phúng, gắn chặt với nhau, phản ánh hai con người trong một Nguyễn Khuyến, một nhà nho chính thống và một nhà nho phi chính thống; một truyền thống, một cách tân. Mạch thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến cơ bản vẫn tiếp tục mạch văn chương cảm thán thời thế nhưng đã phá vỡ quy phạm. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ văn đến với cái đời thường, cái hàng ngày, và trở thành “nhà thơ nông thôn số một”, “nhà thơ của làng cảnh Việt nam” (Xuân Diệu). Trở về đời sống ẩn sĩ không chỉ là cách bảo về lí tưởng, cách hành đạo như nhiều nhà nho xưa, với Nguyễn Khuyến nó mang một ý nghĩa mới. Đó là “từ bỏ tư thế của một nhà nho để làm người dân thường” (Trần Nho Thìn). Từ đây Nguyễn Khuyến vừa chính thống, vừa phi chính thống. Điểm cách tân của nhà nho Nguyễn Khuyến còn ở chỗ, bên cạnh nỗi day dứt của kẻ lội ngược dòng: “Độc đương hàn tuế thùy vi ngâu Bất lạc phương tâm chân khả ái” (Chọi rét một thân ai là bạn – Chẳng lạt lòng son thật đáng thương) Ở Nguyễn Khuyến còn có một nỗi buồn mang tính thời đại mà các nhà nho xưa chưa từng trải nghiệm “lần đầu tiên trong lịch sử nhà nho tự thú về sự vô dụng của mẫu người mà mình đại diện… nhà thơ tự trách vấn, tự xỉ vả, thậm chí tự mạt sát. Ông có ý thức về sự vô dụng, bất lực của kiến thức, của học vấn Nho gia trước các nhiệm vụ lịch sử đang đặt ra rất khẩn thiết”[51/222]. Sách vở ích gì cho buổi ấy Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” (Ngày xuân dặn các con) Dám thẳng thắn nhìn lại vai trò kẻ sĩ trước thế chòng chành của lịch sử, Nguyễn Khuyến nhận ra tính chất vô dụng của cái mình học và theo đuổi. Ông đem 20
  • 27. ra giễu cợt, mạt sát, tự coi mình là ông phỗng đá, điều mà nhà nho xưa chẳng ai dám nói. Có thể nói, đến Nguyễn Khuyến rào cản giữa nhà nho và người nông dân cơ hồ bị phá vỡ. Bức tranh xã hội trong thơ Nguyễn Khuyến mang nhiều mầu sắc, phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng chiêm trũng Bình Lục nói riêng, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Và nụ cười trong thơ Nguyễn Khuyến cũng thật hóm hỉnh “Trong Nguyễn Khuyến có một Tam Nguyên, một cụ già nông thôn và một chàng thanh niên nghịch ngợm…cả người thanh niên nghịch ngợm, ông già nông thôn, ông Tam Nguyên hay chữ liên kết lại và theo sự dìu dắt của ông Tam Nguyên hay chữ mới thành Nguyễn Khuyến” (Trần Đình Hượu). Ba con người trong một Nguyễn Khuyến đã tạo nên đặc sắc hiếm có ở Tam Nguyên Yên Đổ. 1.2.3.2. Trần Tế Xương. Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5- 9- 1870 (tức 10- 8- AL) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó. Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc. Với Tú Xương, vẫn chưa thấy chắc chắn có bài thơ chữ Hán nào, chỉ thấy thơ Nôm viết bằng các thể loại cổ điển: thơ luật Đường: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt; phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú 21
  • 28. Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy. Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ. Nếu Nguyễn Khuyến được coi là mở đầu dòng văn học trào phúng, người đầu tiên mở ra con đường phát triển mới trong văn học Việt Nam, thì Trần Tế Xương đưa văn học trào phúng lên đến đỉnh cao, mở ra bước tiếp cận với chủ nghĩa hiện thực phê phán 1930 – 1945. Trần Tế Xương nhập cuộc khi xã hội đã có sự giao tranh giữa cái cũ và cái mới, khi Nam Định đang chuyển dần từ một vùng quê nghèo thành trung tâm khai hóa của thực dân. Khác với Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương thuộc tầng lớp nhà nho đã nhuốm lối sống tư sản đậm nét. Ông lận đận cả đời vì cái nghiệp công danh để rồi không ít khi ông sống trong trạng thái ngơ ngơ, ngẩn ngẩn: “Chẳng phải quan, chẳng phải dân Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần” Trần Tế Xương đứng bên lề của lớp nhà nho hiển đạt. Ông khao khát bước trên con đường đã vạch sẵn: học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan. Cả cuộc đời lận đận với trường ốc. Cả cuộc đời lận đận lều chõng đi thi. Rốt cuộc ông đề thất bại. Ba mươi bảy năm gắn bó với cuộc đời thì có hơn một nửa lều chõng đi thi. Bảy lần thi đều hỏng cả. Khoa thi cuối cùng trong cuộc đời Tú Xương là vào năm 1906 (trước khi mất một năm). Cái bằng cử nhân tối thiểu của một nhà nho để có thể thi thố tài năng với thời cuộc tuột khỏi tay ông. Ông rên xiết. Ông chửi bới chế độ khoa cử. Ông lên án chế độ Nho học và nhận ra sự vô học của nền học vấn ấy. Con người Trần Tế Xương đầy mâu thuẫn. Ông lên án kịch liệt chế độ khoa cử nhưng vẫn một lòng một dạ “trung thành” với con đường của nhà nho thuở trước. Thực tế chứng minh, con đường nhà nho vạch sẵn là con đường duy nhất buộc lớp thanh niên thủa trước phải phấn đấu. Trần Tế Xương mang tâm lí trên cũng là điều dễ hiểu. Là sản phẩm nội sinh của xã hội giao thời, Tú Xương không được coi là nhà nho chuẩn mực, truyền thống, cũng chưa phải trí thức tiểu tư sản theo lối mới. Trần Tế Xương mang tâm lí thường thấy ở nhà nho cấp thấp. Xã hội giao thời với đầy đủ 22
  • 29. tính mâu thuẫn và phức tạp đã đóng dấu ấn rõ rệt lên con người và thơ văn Tú Xương. Là nghệ sỹ mẫn cảm với cái mới, đồng thời cũng là nhà nho, con người và thơ văn ông giống như bản lề khép mở giữa truyền thống và hiện đại, giữa cũ và mới. Tú Xương đã đưa thơ văn trào phúng lên đỉnh cao, mở ra bước tiếp cận với chủ nghĩa hiện thực. Trần Tế Xương phủ định hoàn toàn địa vị nhà nho của mình, của giai cấp mình. Ông lấy mình làm đối tượng trào phúng, đồng nhất tác giả với công chúng bằng cách đẩy mình vào phía khách thể. Yếu tố phi ngã không được giữ lại trong thơ Tú Xương. Ông tạo ra cái ta đa sắc diện, cái ta ngông nghênh, “bán trời không văn tự”. Ông phơi bày bản chất xấu xa của thời đại không cần “giữ miệng”. Thẳng thắn, bộc trực là bản chất con người và thơ văn Trần Tế Xương. Điều này khác hẳn với nhà nho Nguyễn Khuyến. Nếu cụ Tam Nguyên xuất phát từ môi trường nông thôn, từ quan niệm Nho gia, Tú Xương lại lại xuất phát từ môi trường của xã hội thị dân đang trong chiều hướng tư sản hóa. Mặt khác, ông không bị ràng buộc bởi chốn quyền môn (Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai, Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã biết) nên lời ăn tiếng nói của Tú Xương khác hẳn Nguyễn Khuyến. Kín đáo, thâm trầm và sâu lắng là đặc điểm nổi bật trong thơ trào phúng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Thẳng, sắc là phong cách trào phúng của Tú Xương. Trần Tế Xương đưa thơ văn trào phúng lên đỉnh cao và góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Thơ văn Trần Tế Xương góp phần tạo nên bước phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người hé mở cánh cửa để bước vào chủ nghĩa hiện thực phê phán những năm 1930- 1945. Yếu tố thời đại quy định điểm dừng của Trần Tế Xương. Ông lấy lập trường của lẽ phải thông thường làm điểm tựa. Là người phản ánh xã hội một cách chân thực, song vì chưa được trang bị tri thức khoa học nên khả năng khái quát của Trần Tế Xương khá hạn chế. Mặt khác, vấn đề thể loại thơ cũng phần nào hạn chế khả năng phản ánh trong sáng tác của tú Xương. Với Tú Xương, còn là hiện tượng hiếm trong lịch sử tác gia Việt Nam. Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác 23
  • 30. rưởi, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến là như vậy. Cảm hứng trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành, những cái thuộc về sức sống, về bản lĩnh của dân tộc, của nhân dân, dù có bị ẩn kín xuống nhưng vẫn không bao giờ mai một trong hoàn cảnh lịch sử tang tóc đó. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà quan, ông tự hào “về một dòng dõi mà người ta gọi là thế phiệt.Từ xưa đến nay, vào đời nào cũng có người đỗ đại khoa và làm quan to”. Tuổi ấu thơ, ông thuộc nhiều tục ngữ, ca dao do bà nội truyền lại. Khi đến trường qua lời giảng của thầy, ông hứng thú đặc biệt với thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương… Hơn nữa vùng đất trấn Sơn Nam, một vùng đồng bằng rộng lớn, nơi có một truyền thống văn hóa lâu đời, nơi có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của ông , chúng ta thấy truyền thống ấy đã có một tác động không nhỏ trong con đường lập thân và lập nghiệp của Nguyễn Công Hoan. Khi đã có nhận thức sâu sác về cuộc sống, Nguyễn Công Hoan không chấp nhận một cuộc sống bình dị của một ông giáo làng an phận với cuộc đời. Bằng sự nỗ lực vươn lên Nguyễn Công Hoan đã xác định con đường đi cho bản thân mình bằng con đường văn nghiệp. Và từ hiện thực cuộc sống gia đình đến những câu chuyện ngoài cổng chòi và trong sân công đường tác động vào thế giới quan nhà văn, đã góp phần tạo nên phong cách văn chương độc đáo Nguyễn Công Hoan mang đậm dấu ấn văn hóa trấn Sơn Nam. 24
  • 31. Chƣơng 2 SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ VĂN HỌC TÂY ÂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945 2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho. 2.1.1. Văn học dân gian. Với bất kỳ một nền văn học nào, một quốc gia, dân tộc nào, văn học dân gian cũng là một công trình sáng tạo để đời. Những sáng tạo đó không chỉ có giá trị vùng miền, ý nghĩa địa phương, khu vực, quốc gia. Bởi vậy, văn học dân gian có một tầm ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ được tắm mình trong suối nguồn trong trẻo của văn học dân gian. Với đội ngũ sáng tác chủ yếu là nhân dân lao động. Cung bậc đầu tiên của tiếng cười hài hước là những câu chuyện cười thuần túy phản ánh tinh thần lạc quan của nhân dân. Đó là tiếng cười sảng khoái, vô tư sau một ngày lao động vất vả. Cái cười trong nhiều trường hợp mang tính chất sinh lí hơn là tâm lí. Cuộc sống sau lũy tre làng tưởng chừng êm ả, vậy mà đâu đó xuất hiện tượng tiếng cười đả kích, châm biếm, ném vào bọn cường hào ác bá. Trong xã hội phong kiến, người nông dân là kẻ yếu thế. Cách phản kháng duy nhất của họ là tiếng cười. Tiếng cười thành vũ khí có sức công phá lớn. Tiếng cười trào phúng trong văn học dân gian xuất hiện rải rác ở các thể loại, từ ca dao, hò, vè, các vai hề trong chèo cho đến những câu chuyện tiếu lâm, truyện cười, cao hơn là truyện trạng. Vũ khí cười luôn chĩa vào thế giới bạo lực, bất bình đẳng trong xã hội, chĩa vào những điều kiện sống còn không xứng đáng với con người. Cái cười trong văn học dân gian là cái cười nông dân, khỏe khoắn, lạc quan. Cái cười của những con người bị hạn chế tầm mắt, tuy không thật sâu cay như các nhà Nho, nhưng giá trị của văn học dân gian vẫn được khẳng định. Bất cứ một nền văn học nào cũng chứa đựng một nội lực phát triển. Nền văn học viết nói chung và văn học trào phúng nói riêng đã tiếp thu di sản trong mạch nguồn truyền thống để làm nên diện mạo riêng. 25
  • 32. 2.1.2. Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà văn, nhà thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX trong tiến trình văn học Việt Nam. 2.1.2.1. Vài nét về cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại Việt Nam. Gần mười thế kỉ tồn tại của văn học trung đại, Nho giáo giữ vai trò định hướng phát triển, chi phối quan niệm văn học, lí tưởng thẩm mĩ của cả một giai đoạn khá dài trong lịch sử văn học Việt Nam nói riêng và văn học khu vực Đông Á nói chung. Lực lượng sáng tác văn học nhà nho là các nho sĩ, người mang trong mình trách nhiệm khai tâm, dẫn đạo cho đám đông quần chúng. Họ lấy văn chương để bảo vệ đạo lí cương thường. Vì thế, hơi thở của văn học nhà nho là hơi thở của lòng nhân nghĩa, của chuẩn mực đạo đức xã hội. Sức mạnh giáo hóa trở thành nhịp đập của cả giai đoạn dài trong văn học Việt Nam trung đại. Nho giáo không hoàn toàn là một tôn giáo. Vì nhà nho có vị trí trung gian đặc biệt giữa chính quyền và nhân dân, nên tùy theo từng tình huống, hoàn cảnh, tùy theo thân phận cá nhân của từng người mà văn chương của họ mà có thể “tôn quân, thân thượng”, thể hiện sự trung thành vô điều kiện với vương chế và giáo lí, nhưng lại có thể là lời cảm thán chua cay, sự bi phẫn thống thiết, hay thậm chí sự tố cáo gay gắt. Với bản chất “ôn nhu, đôn hậu” trong ý thức sống và trước thuật, nhà nho luôn chủ trương một lối sống ôn hòa. Họ viết văn trước hết là để dành cho mình , để bộc lộ tâm sự trước thời thế, sau là để uốn nắn lòng người và di dưỡng tính tình. Thơ là để bộc lộ Tâm, Chí, Đạo. “Vì là để bộc lộ tâm chí, thơ trở thành bộ phận lớn nhất, trữ tình trở thành nét chủ đạo trong văn học. Nhưng trữ tình không phải là bộc lộ cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lí, vì nhằm mục đích giáo hóa, văn học có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh, nhận thức. Nó hướng về bắt chước, thể hiện Đạo chứ không cố gắng về mặt tìm tòi, sáng tạo hình thức để mô tả, tái hiện thực tế. Đối với thực tế nó thiên về phẩm bình, tìm ý nghĩa đạo lí hơn là băn khoăn tìm hiểu”[4/32,33]. Không thể phủ nhận những đóng góp của văn học nhà nho trong lịch sử văn học dân tộc. Họ luôn khuyên răn con người sống có đạo đức, đề cao cái tài, đề cao sự thông thạo thi, thư, lễ, nhạc, giúp con người biết tiến thoái, ứng đối. Tuy nhiên, 26
  • 33. văn học nhà nho mang trong mình những nhân tố cản trở văn học phát triển theo xu hướng hiện thực. Quan niệm của văn chương nhà Nho quy định hệ thống đề tài, chủ đề và hình tượng trung tâm văn học. Lấy phạm trù tâm, chí, đạo làm trung tâm. Văn học nhà Nho vào mục đích giáo hóa hơn là nhận thức, khám phá và phát hiện cuộc sống. Chất triết lí trở thành đặc điểm cơ bản của văn học trung đại. Dù là người ẩn dật, người hành đạo hay người tài tử thì trong thơ của họ đều thể hiện khá rõ quan niệm “thi dĩ ngôn chí”. Điều này được minh chứng bằng sự lựa chọn khá cầu kì các đối tượng của tự nhiên cho phù hợp với phẩm chất cao quý của người quân tử, của đấng trượng phu. Đề tài quen thuộc hầu hết sáng tác của nhà Nho là: cảm hoài, tức sự, ngôn chí…Chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo được nhà nho quan tâm hàng đầu. Hệ thống chủ đề, đề tài này kéo dài gần mười thế kỉ. Và “Nguyễn Đình Chiểu trở thành một trong những tác giả khép lại một giai đoạn phát triển của văn học sử, tiêu biểu nhất là khép lại của chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo, sự tự thủ tiêu của cặp đôi trung quân - ái quốc” [56/295]. 2.1.2.2. Thuật ngữ trào phúng:có nhiều cách hiểu về thuật ngữ trào phúng. Trào phúng: Lời bóng gió để cười nhạo [1]. Cách hiểu thông thường hơn là: Trào phúng có tác dụng gây cười để châm biếm, phê phán [43/155]. Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học, đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước…được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng, những tiêu cực xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn với phạm trù mỹ học và cái hài trong các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ trong truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm[17]. Đó là khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. 27
  • 34. Như vậy, với khái niệm này, trào phúng được hiểu một cách toàn diện và sâu sắc, gắn văn chương trào phúng với phạm trù mỹ học của cái hài. 2.1.2.3. Sự ra đời của văn học trào phúng. Trong lịch sử văn học Việt Nam, mầm mống trào phúng có trong sáng tác của các nhà Nho như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, và nhiều nhà Nho trong giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX. Ở Nguyễn Trãi có sự thoảng qua nụ cười nghiêm trang mà bất bình với cuộc sống xung quanh: Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc Cho hay đường lợi cực quanh co Tuồng ni cóc được bề hơn thiệt Chớ dễ bằng ai đắn với đo (Ngôn chí V) Mầm mống trào phúng thể hiện rõ hơn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông ví bọn quan lại bất nhân như những lũ chuột chuyên đục khoét: Thạc thử hồ bất nhân Thảo thiết tứ âm đọc Nguyên dã hữu cảo miêu Lẫm dữu vô dư túc… (Tăng thử) (Chuột lớn kia bất nhân Gậm khoét thật thảm khốc Đồng ruộng trơ lúa khô Kho đụn hết gạo thóc) Phạm vi phê phán của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nằm trong khuôn khổ Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Ông ghét thói đời đen bạc: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thường hơn hết mọi lời… …Người của lấy cân ta thử sức Mới hay rằng của nặng hơn người”(Thơ Nôm – bài 86) 28
  • 35. Thực tế cho thấy, nhiều người trước đây dám “vượt rào”, tìm mọi khả năng có thể để biểu hiện cái hài, cái xấu, cố gắng để tiến hành những sự phê phán cục bộ. Tuy nhiên phải đợi đến cuối thế kỉ XIX, những mầm mống ấy mới có đủ điều kiện để đơm hoa kết trái. Văn chương trào phúng gắn chặt với phạm trù mĩ học của cái hài. Xung đột trong hài kịch xuất hiện khi niềm tin đã mất. Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng. Hiệp ước Harmand và Patenote (1883 – 1884) đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Xã hội Việt Nam chuyển từ nhà nước phong kiến sang chế độ thực dân phong kiến. Cơn quốc nạn khiến nhiều văn nhân, sĩ phu đứng lên theo tiếng gọi Cần Vương tập hợp lực lượng phất cờ khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương diễn ra rầm rộ kéo dài gần hết thế kỉ XIX. Những sĩ phu yêu nước lần lượt hi sinh. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương rồi nhịn ăn mà chết. Khi Pháp đánh ra Hà Nội lần hai, thành vỡ, tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết trong thế đơn phương độc mã. Phong trào Cần Vương dần tắt. Cái chết của Đình nguyên Phan Đình Phùng chấm dứt phong trào đấu tranh theo tiếng gọi của vua Hàm Nghi, ánh lên hình ảnh đẹp cuối cùng về người anh hùng vệ quốc của Nho giáo. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp tác động mạnh chưa từng có đến đời sống xã hội, khiến đội ngũ nhà nho phải nhận thức lại vai trò của kẻ sĩ trong xã hội. Họ không thể đem đạo lí của Khổng Mạnh để đấu chọi với tàu đồng, đại bác, súng nhỏ, súng to… Xã hội biến động, quan lại phân hóa. Có kẻ làm tay sai cho giặc. Một số khác chịu làm quan cho Pháp nhưng mang tâm lí tùy thời. Cũng có người giữ được nhân cách, bất mãn với thời thế nhưng không đủ dũng khí là một Nguyễn Tri Phương hay Phan Đình Phùng. Họ từ quan, trở về ẩn dật. Nhưng với tấm lòng yêu nước thương dân, họ gửi gắm nỗi niềm vào những áng văn thơ đả kích, châm biếm. 2.1.2.4. Vài nét về đặc điểm nghệ thuật thơ văn trào phúng. Sự vận động của lịch sử, xã hội cuối thế kỉ XIX dẫn đến sự vận động trong quan niệm văn học. 29
  • 36. Thơ văn trào phúng ra đời, chối từ phạm trù thẩm mĩ của cái cao thượng trong văn chương trung đại, thơ trào phúng tìm cảm hứng trong đời sống thường nhật. Trước cơn tao loạn, nhà nho không thể vùi đầu vào đạo lí thánh hiền. Họ buộc phải hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề của hiện thực đời sống, hướng đến cái đời thường, cái hàng ngày. Đó là cuộc chiến đấu của dân tộc trước cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Văn học hướng vào những vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự. Phê phán, tố cáo trở thành cảm hứng chủ đạo của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thay dần cảm hứng sử thi của giai đoạn trước, đặc biệt trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Văn chương trào phúng trở thành giá đỡ cho văn học cách mạng và là bước đệm của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đội ngũ sáng tác của dòng văn học trào phúng cơ bản vẫn là nhà nho mang ý thức hệ phong kiến, song họ đã có quan hệ gần gũi với nhân dân hơn. Nếu như trước đây “trong môi trường xã hội, nhà nho hòa nhi bất đồng với nhân dân, họ có thái độ quan tâm, cảm thông đối với cuộc sống của người dân nhưng cái nhìn cảm thông chia sẻ của nhà nho vẫn chỉ là cái nhìn từ bề trên, bên ngoài của đấng thiên sứ” [48/220] và nhân cách kiểu nhà nho tồn tại trong sự độc lập cao với xã hội thì nhà nho cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sống gắn bó với nhân dân hơn. Giữa họ, không ít người xuất thân từ tầng lớp trung lưu và lớp dưới của xã hội, vì thế họ hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của quần chúng. Nhà thơ trào phúng đã kéo văn học trở về với cuộc sống đời thường, phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội. Họ đứng về phía nhân dân để tố cáo quan lại, tố cáo “tội theo Tây của các cụ lớn” và chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân cướp nước. Văn chương trào phúng trở thành công cụ đấu tranh chính trị. Tiếng cười không chỉ dừng lại ở mức khôi hài trong những chuyện vặt vãnh. Tiếng cười trở lên gai góc, hiểm ác, đậm chất trí tuệ, đã mổ xẻ, bóc trần sự thật. Lịch sử biến thiên, xã hội xô lệch. Sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu; giữa cao cả và thấp hèn; giữa cái cũ và cái mới khiến cả nhà nho và nông dân đều bật ra tiếng cười. Cái cười của nhà nho giai đoạn này phần nào đồng cảm với cái nhìn của người nông dân. Trong văn học trào phúng, cái cười luôn đòi hỏi sự hưởng ứng của đám đông quần chúng, hơn thế phải có sự giao lưu giữa tác giả và độc giả. Đó là cái cười chân 30
  • 37. chính có sức tác động đến dư luận thời đại, “có vai trò tổ chức dư luận xã hội, tập trung sự chú ý của dư luận này vào những khuyết điểm, những hiện tượng xã hội tiêu cực” [2/169]. Hàng rào ngăn cách giữa tri thức Nho gia và nông dân không còn nữa. Cái cười thành điểm chung để họ cùng chia sẻ. Nhà thơ trào phúng hướng ngòi bút vào hiện thực trước mắt, vào những tên quan bán nước, lên án chế độ quan trường, thậm chí lên án các nhà khoa bảng, tiêu biểu cho tấn hài kịch của hình thái xã hội đã già cỗi, sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm tay sai cho giặc. Khí tiết thanh cao của nhà nho bị bả vinh hoa, mồi phú quý làm nhàu nát. Kẻ xu thời nịnh thế sẵn sàng quỳ gối, cúi đầu trước tên toàn quyền, nhục nhã hơn, họ lạy cả ông Tây, me đầm. Nhà thơ trào phúng đưa lên sân khấu hài kịch những rác rưởi của xã hội thực dân nửa phong kiến. Họ tiễn đưa “một thế giới lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ”. Cảm xúc khôi hài trong văn chương trào phúng đòi hỏi nhà văn phải có giác quan sắc nhọn, trí tuệ linh hoạt và khả năng nắm bắt nhạy bén những mâu thuẫn mang tính bản chất của thời đại. Chỉ ra được tính hài kịch của cuộc sống sẽ tạo được cái cười mang bản chất xã hội. Cái cười chân chính có sức mạnh công phá, khiến cho “Mặt đất rung chuyển và thói xấu bị đạp nhào”. Bước đầu của sự khác biệt giữa văn học nhà Nho và văn chương trào phúng là sự thay đổi về đề tái, chủ đề, hình tượng trung tâm. 2.1.3. Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong văn chương trào phúng. Đề tài trung tâm chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện những nét bản chất của thời kì lịch sử đó. Chủ đề được hiểu là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện. Quan niệm văn học của nhà nho đã quy định hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong văn học. Lấy phạm trù Tâm, Chí, Đạo làm trung tâm, văn học nhà nho hướng vào mục đích giáo hóa hơn là nhận thức, khám phá và thể hiện cuộc sống. Chất triết lí trở thành đặc điểm cơ bản của văn học trung đại. Đề tài quen thuộc trong hầu hết sáng tác của nhà nho là: Cảm hoài, tức sự, ngôn chí… 31
  • 38. Tiến trình phát triển của nền văn học viết chứng kiến sự thay đổi của khá nhiều hình tượng trung tâm. Thế kỉ XIII – XV xuất hiện những con người hào hứng nhập thế, ca tụng vua sáng, tôi hiền, ca tụng xã hội (đỉnh cao là Nguyễn Trãi). Đó là hình ảnh của nhà nho trung nghĩa, mẫu nhà nho chính thống của Nho gia. Đến thế kỉ XVI – XVII, một số nhà nho ngả sang sắc thái bi quan, do chế độ phong kiến bộc lộ những mặt trái. Bên cạnh loại hình nhà nho thứ nhất, còn có tiếng nói của nhà nho ản dật như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng… Cuối thế kỉ XIX, về cơ bản văn học Việt Nam vẫn chịu sự ước thúc của những quy phạm trong văn học cổ. Tuy nhiên, trước những chuyển mình của lịnh sử, trong lòng văn học đã nảy sinh yếu tố dự báo sự ra đời của nền văn học mới, ngoài quỹ đạo của văn chương truyền thống. Sự trở lại của hình tượng nhà nho trung nghĩa cuối thế kỉ XIX giống như vệt sáng cuối cùng báo hiệu sự mất giá truyền thống trong văn học cổ, và cũng là điểm sáng đầu tiên đưa văn học tiến vào quỹ đạo chung của thế giới. Hệ thống hình tượng trong văn học trào phúng có hai loại: Loại thứ nhất được xây dựng từ nguyên mẫu bản thân tác giả. Nhân vật “tự trào” xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và một số nhà nho sau này. Họ đem mình ra để cười cợt, chế giễu. Nhiều khi nhà thơ trào phúng tự phủ định mình, song thực chất lại là cách để họ khẳng định bản thân. Họ là những chủ thể luôn giữ cho mình một thái độ bình thản, điềm nhiên luôn hài lòng và thỏa mãn với mình. Cũng có khi ngược lại, nhà thơ trào phúng tự khẳng định mình để phủ định bản thân “ Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng” Tác giả trào phúng luôn làm chủ được tiếng cười và “chỉ có thái độ vui tính vô cùng tự tin của những con người vươn lên khỏi mâu thuẫn trong đó y mắc phải, chứ không phải chỉ chịu đựng và cảm thấy bất hạnh thì mới là hài mà thôi” (Heghen) Thứ hai là loại nhân vật được lấy từ nguyên mẫu ngoài đời. Lọai hình tượng này có khá nhiều trong sáng tác của Trần Tế Xương, Kép Trà…Xây dựng hình 32
  • 39. tượng văn học lấy nguyên mẫu từ cuộc đời khiến trào phúng dám phá vỡ nguyên tắc của văn học cổ. Văn học nhà nho thiên về cảm hứng ca ngợi hơn là phê phán, nếu có phê phán thì cũng khá trang nghiêm. Thơ trào phúng lấy tố cáo, phê phán làm cảm hứng chủ đạo. Họ phê phán thẳng thắn, chỉ mặt, vạch tên từng người. Sân khấu hài kịch là bọn quan lại đục khoét, phường hãnh tiến trong xã hội mới. Tuy chưa đạt đến độ nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực, nhưng điều đó bước đầu được tạo nên sự phá cách trong văn học, đặt những viên gạch đầu tiên khởi móng nền văn học mới. Nhân vật trong thơ trào phúng của Tú Xương mang dấu ấn thời đại khá rõ nét, mang mầu sắc cá tính, được miêu tả chân xác, cụ thể, ráo riết theo hướng mĩ học hiện thực chủ nghĩa. Cả hai loại hình tượng nhân vật trên đều bộc lộ những sự quẫy đạp, thoát khỏi truyền thống. Như vây, việc phủ định hệ quy chiếu của văn học Nho gia đã mở ra bước phát triển mới của văn học Việt Nam. Bản thân sự vận động quan niệm Nho giáo không thể dẫn tới chủ nghĩa hiện thực. Do mục đích cao nhất của chủ nghĩa hiện thực là nhận thức và phản ánh cuộc sống trên một quan điểm tiến bộ. Nhưng chính vì sự phá vỡ những quy phạm truyền thống đó mà văn chương trào phúng có vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam, trở thành cầu nối đưa văn học tiếp bước từ truyền thống đến hiện đại. 2.2. Sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan trƣớc cách mạng tháng 8 - 1945. 2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam có những bước chuyển biến căn bản – từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân phong kiến. Cùng với những công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp là sự du nhập của văn hóa phương Tây vào nước ta. Sự du nhập ấy có tác động lớn tới nhận thức và tư tưởng của tầng lớp trí thức đương thời. Những năm đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ được đưa vào giảng dạy ở một số cấp học phổ thông. Cùng với ảnh hưởng của văn hoá Pháp một số nhà văn, nhà thơ đã có những cái nhìn mới – bỏ bút lông viết bút sắt. 33