O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio

Confira estes a seguir

1 de 8 Anúncio

Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Baixar para ler offline

Đã chia sẻ đến cho các bạn sinh viên một bài mẫu báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoàn toàn miễn phí . Các bạn muốn tải bài mẫu này vui lòng nhắn tin qua zalo : 0934.573.149 để được hỗ trợ nhé.

Đã chia sẻ đến cho các bạn sinh viên một bài mẫu báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoàn toàn miễn phí . Các bạn muốn tải bài mẫu này vui lòng nhắn tin qua zalo : 0934.573.149 để được hỗ trợ nhé.

Anúncio
Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (20)

Mais de luanvanpanda.com (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

  1. 1. . TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ------------------ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ MAI SAO BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn – Zalo : 0934.573.149 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ------------------ NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG UYÊN MSSV: 1854070179 CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ MAI SAO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PHẠM THỊ MINH ANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. 3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy, cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Minh Anh là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập giúp cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo, cùng các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên Văn phòng Công chứng Nguyễn Thị Sao Mai đã tận tính hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Văn phòng để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. 4. MỤC LỤC
  5. 5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Nước ta đang trong tiến trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, qua đó thực hiện đẩy mạnh nền kinh tế thị trường và hướng tới xã hội chủ nghĩa. Tại tiến trình đó, đất đai trở thành tư liệu có vị trí quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội, cụ thể, đó không còn chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là phương thức tích luỹtài sản về lâu dài và vững chắc nhất đối với người dân được thể hiện dưới dạng quyền sử dụng đất. Với xu hướng đó, quyền sử dụng đất tham gia vào quá trình lưu thông trên thị trường như một loại hàng hoá đặc biệt và chịu sự tác động sâu sắc của nền kinh tế thị trường và sự điều chỉnh nhất định của hệ thống pháp luật. Nhà nước trao cho người nắm giữa quyền sử dụng đất có quyền được thế chấp quyền sử dụng đất nhằm phục vụ cho nhu cầu cũng như các hoạt động, giao dịch thực tế khác phát sinh trong đời sống, ví dụ như giao dịch vay có thế chấp. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được các bên thực hiện thông qua hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, bởi liên quan đến tài sản có giá trị lớn là quyền sử dụng đất, pháp luật quy định các bên cần phải công chứng đối với loại hợp đồng này nhằm đảm bảo phòng ngừa được rủi ro và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Trên thực tế triển khai và áp dụng pháp luật có thể thấy được hiệu quả, vai trò của việc công chứng đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong việc đảm bảo an toàn về mặt pháp lýgiao dịch thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, xem xét trên thực tế, pháp luật hiện hành và thực tế thihành pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất hay công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vẫn còn những bất cập, vướng mắc hay hạn chế nhất định. Những bất cập, vướng mắc này ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành pháp luật và mục tiêu hướng tới trong việc xây dựng pháp luật tại nước ta nói chung và pháp luật liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng.
  6. 6. Xuất phát từ những lý do nêu trên, sau thời gian thực tập tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Mai Sao, em đã lựa chọn đề tài: “Công chứnghợp đồngthế chấp quyền sửdụng đất theophápluật Việt Nam. Thực tiễn áp dụng tại Văn phòngcông chứngNguyễn ThịMai Sao” làm đề tài nghiên cứu tại bài Báo cáo thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài Báo cáo thực tập được xây dựng nhằm mục tiêu đưa ra được cái nhìn khái quát và tổng quan về các vấn đề lý luận cũng như quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Đồng thời, thông qua việc xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Mai Sao về việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để tìm ra những vướng mắc, hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành cũng như việc thi hành trên thực tiễn. Từ đó, bài báo cáo đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại đơn vị thực tập này. 3. Phạm vi nghiên cứu: Bài Báo cáo được nghiên cứu trong phạm vi các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nhìn từ thực tiễn thi hành pháp luật tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Mai Sao. 4. Phương pháp nghiên cứu: Học viên đã thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện bài Báo cáo trên cơ sở kết hợp một cách linh hoạt, có mục đích cụ thể đối với từng nghiên cứu khác nhau. Theo đó có thể kể đến một số phương pháp như: *. Phương pháp luận: Báo cáo được hoàn thiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật là chính yếu, kết hợp với các chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật.
  7. 7. *. Phương pháp nghiên cứu: Thứ nhất, phương pháp phân tích. Đây là phương pháp được sử dụng thông qua việc chia nhỏ những phần nội dung liên quan thành các vấn đề chi tiết khác nhau để nghiên cứu, đánh giá cụ thể. Từ đó giúp phát hiện, nhìn nhận được các quan hệ của những vấn đề nội tại bên trong, góp phần làm sâu sắc và rõ ràng vấn đề lớn cần nghiên cứu. Với đặc trưng đó, tác giả áp dụng phương pháp này chủ yếu tại phần chương 1 của Báo cáo trong việc phân tích các vấn đề lý luận và nội dung của hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Thứ hai, phương pháp tổng hợp. Nếu như phương pháp phân tích là chia nhỏ các vấn đề để nghiên cứu thì phương pháp tổng hợp được hiểu là quy nạp, liên kết toàn bộ những kết quả bộ phận được phân tích để đưa ra nhận định chung về vấn đề nghiên cứu. Qua đó giúp khái quát lại toàn bộ nội dung cần nghiên cứu để đưa ra góc nhìn tổng quan nhất. Trong Báo cáo, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp luôn được kết hợp song hành để đạt được hiệu quả nghiên cứu cao nhất. Thứ ba, phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá được hiểu việc học viên đưa ra những quan điểm, nhận thức riêng của mình về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở các nội dung đã được phân tích. Bởi vậy, xuyên suốt nội dung Khóa luận này, phương pháp đánh giá được sử dụng thường xuyên, liên tục, đan xen với các phương pháp khác. Ngoài ra, để Báo cáo đạt hiệu quả, học viên cũng sử dụng linh hoạt, hài hòa một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, ….
  8. 8. 5. Kết cấu của chuyên đề: Ngoại trừ phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài Báo cáo được chia làm 3 phần chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất Chương 2: Quy định pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Mai Sao. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

×