1. Trong thời gian khảo sát, nhóm nghiên cứu phát ra 300 phiếu khảo sát, nhận về
286 phản hồi. Qua kiểm tra và sàng lọc, nhóm nghiên cứu nhận về số phiếu
hợp lệ là 259 phiếu, tương ứng tỷ lệ là 86.3%.
Nhóm nghiên cứu đưa ra 3 câu hỏi về kinh nghiệm thực hiện KTCPMT của các
chủ thể nghiên cứu. Với hai câu hỏi về Các khoản chi phí môi trường phát sinh
trong doanh nghiệp và quá trình sản xuất, kết quả có phát sinh chiếm tỉ lệ cao
hơn 50%, tuy nhiên đối với câu hỏi về thực hiện kế toán chi phí môi trường lại
thu về phản hồi trái ngược. Điều này chứng tỏ sự chưa phổ biến của hình thức
kế toán này.
Về thực tiễn KTCPMT, một lần nữa có thể khẳng định việc theo dõi các khoản
CPMT trong DN vẫn chưa thật sự được chú trọng với chỉ khoảng 1/3 số người
tham gia khảo sát cho rằng các khoản chi phí này được ghi nhận và theo dõi chi
tiết trong DN của họ.
Nhóm nghiên cứu sau đó tiến hành phân tích dữ liệu thu được theo quy trình
như sau: slide và thu được một số kế quả như sau:
Đối với 75 trường hợp DNSX thực tế quan sát không áp dụng KTCPMT, mô
hình hồi quy dự đoán có 49 trường hợp DNSX không áp dụng KTCPMT với tỷ
lệ dựđoán đúng là 65.3%.
- Đối với 184 trường hợp DNSX thực tế quan sát có áp dụng KTCPMT, mô
hình hồi quy dự đoán được 172 trường hợp DNSX có áp dụng KTCPMT với tỷ
lệ dự đoán đúng là 93.5%.
Vì thế, tỷ lệ dự đoán chính xác trung bình của toàn mô hình nghiên cứu là
85.3%.
Sau khi phân tích hồi quy, có thể thấy trong số các biến độc lập, biến LQ có giá
trị Sig. = 0.651 (> 0.05). Như vậy, biến LQ hay nhân tố “Các bên liên quan”
không có ý nghĩa trong phương trình hồi quy.
2. Thêm vào đó, kết quả phân tích hồi quy còn cho thấy mức độ tác động của các nhân tố
được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: NT, QM, LV, NL và PL
Có sự khác biệt trong quan điểm về “Lĩnh vực sản xuất” và “Quy mô doanh
nghiệp” của những kế toán, kiểm toán viên,… có năm công tác khác nhau.
Đầu tiên về đóng góp của đề tài về mặt lý thuyết
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng mô hình nghiên cứu từ 5 học thuyết kế
toán kết hợp với mô hình lý thuyết hành vi hoạch định TPB
Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên
phân tầng theo số năm công tác của đối tượng được khảo sát.
Thứ ba, nghiên cứu đã chứng minh được có sự khác biệt trong ảnh hưởng của từng
nhân tố dựa theo đặc điểm nhân khẩu học về chức vụ và số năm công tác của đối
tượng được khảo sát
Đối với thực tiễn
Thứ nhất, nghiên cứu đã xác định được những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện
KTCPMT trong bối cảnh một đất nước đang phát triển và phương pháp kế toán này còn
chưa phổ biến như Việt Nam. Từ đó, căn cứ để làm cơ sở đưa ra những đề xuất và kiến
nghị thúc đẩy việc áp dụng KTCPMT.
Thứ hai, những kiến nghị và giải pháp được đề xuất trên ba khía cạnh: đối với cơ quan
nhà nước, DNSX và cơ sở đào tạo không chỉ dựa trên kết quả của riêng đề tài nghiên
cứu này mà còn khai thác những văn bản pháp lý hiện hành và mục tiêu PTBV của Đảng
và nhà nước, cụ thể như sau:
Nhà nước:
Thứ nhất, cần bổ sung hệ thống tài khoản kế toán tài khoản CPMT và các báo cáo về
chi phí môi trường phải cung cấp. Các văn bản pháp lý hiện hành như Luật Kế toán số
88/2015/QH13, Thông tư 152 /2015/TT-BTC , Thông tư 159/2012/TT-BTC, thông tư
200/2014/TT-BTC tuy đã có một số thế nhưng chưa đầy đủ các thông tin chi tiết về quy
định trình bày báo cáo cũng như hệ thống tài khoản về chi phí môi trường.
Thứ hai, đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi
trường cho DN. Các văn bản pháp lý hiện hành còn nhiều bất cập, khiến cho doanh
nghiệp khó có thể thích nghi. Chính vì vậy, cần phải có một hệ thống quy định pháp lý
chặt chẽ hơn thì sự phát triển của KTCPMT mới ngày càng mạnh mẽ.
Thông tư liên tịch với Bộ TN&MT số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT
Thứ ba, cần xây dựng quy trình kiểm tra chặt chẽ, đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm
minh nhằm nâng cao nhận thức và nhu cầu của DN áp dụng KTCPM. Mặc dù trong các
biên bản pháp lý hiện hành cũng có đưa ra các mức phạt cho vi phạm môi trường tuy
3. nhiên lại không hề cao (từ 100000-400tr đồng). Do đó cần phải hình sự hóa hành động
cố ý đồng thời đưa ra mức phạt hợp lý hơn.
Thứ tư, cần đưa ra những chính sách khuyến khích DNSX áp dụng KTCPMT. Do hiện
nay KTCPMT chưa được phổ biến, cho nên rất cần nhà nước đưa ra những chính sách
khuyến khích nhằm kích thích sự tăng trưởng của việc áp dụng KTCPMT.
+ Quốc Hội: Theo luật số: 72/2020/QH14 về Bảo vệ môi trường năm 2020, điều 141 về
Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, khoản 1b có ghi: “ Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ
trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá,
trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác
đối với hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”. Căn cứ theo điều
luật này, các DNSX áp dụng KTCPMT cũng nên được hưởng ưu đãi. Thế nhưng, trong
khoản 2 và khoản 3 về các hoạt động của DN được hưởng ưu đãi tại điều 141 không có
mục nào nhắc đến điều này.
DNSX:
Thứ nhất, mỗi DNSX cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mình về chi phí
môi trường. Do quá trình sản xuất tác động không nhỏ đến môi trường chung.
Thứ hai, đầu tư công nghệ hiện đại nhằm giảm thải môi trường, xây dựng hệ thống kế
toán ưu việt để có thể xác định và kế toán CPMTsẽ giúp cho hình ảnh của DN được cải
thiện, tạo niềm tin và sự trân trọng của các đối tác cũng như các cơ quan chức năng
Thứ ba, chiến lược sản xuất và kinh doanh cần chú trọng cả các tiêu chuẩn về môi
trường thay vì chỉ tối đa hóa lợi nhuận.
Việc cân nhắc các tiêu chuẩn môi trường không chỉ giúp bảo vệ hình ảnh của DN mà
còn giúp DN tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để đáp ứng với mục tiêu sản xuất gắn với
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Đối với các vấn đề về môi trường, các DN
cần thông tin, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi về vấn đề này đến người lao động
Cơ sở đào tạo:
Thứ nhất, cân nhắc bổ sung KTCPMT vào một số học phần bắt buộc trong chương trình
giảng dạy.
Việc bổ sung nội dung về môi trường và KTCPMT vào những học phần bắt buộc sẽ nâng
cao nhận thức và trình độ của thế hệ kế toán, kiểm toán viên tương lai.
Thứ hai, cập nhật và nâng cao chương trình giảng dạy cùng với mục tiêu PTBV trong
chính sách của Đảng.
Trong bối cảnh hội nhập, các Nghị định, Thông tư và chuẩn mực kế toán sẽ được cập
nhật liên tục để phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Do đó, các cơ sở đào
tạo cần nắm bắt các thông tin mới nhất về mục tiêu và chính sách của Đảng và nhà
nước để chuẩn bị kịp thời cho mọi sự thay đổi có thể xảy ra.
*Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai
4. 1 - Hạn chế nghiên cứu
Thứ nhất, khả năng áp dụng KTCPMT không chỉ được đánh giá trên những nhân tố ảnh
hưởng trong mô hình nghiên cứu mà còn cần kiểm định tính ứng dụng thực tế dựa trên
độ phức tạp và cấu trúc của từng DNSX khác nhau. Phương pháp KTCPMT đối với
từng đối tượng DN có những đặc điểm khác nhau sẽ phải có những điều chỉnh riêng và
khác biệt.
Thứ hai, cỡ mẫu nghiên cứu tuy thỏa mãn yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu. Tuy nhiên vẫn
chưa mang tính đại diện.
Thứ tư, đề tài được thực hiện trong thời gian dịch bệnh Covid 19 đang phát triển mạnh
mẽ, thời gian nghiên cứu lại hạn chế nên nhóm khảo sát bắt buộc phải khảo sát qua hình
thức online. Vì vậy, kết quả khảo sát chưa đạt được chất lượng tốt nhất, vẫn còn nhiều
phiếu thiếu thông tin và phiếu không hợp lệ.
Hướng nghiên cứu tương lai:
Mặc dù nghiên cứu còn nhiều hạn chế nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội phát triển cho
những nghiên cứu sau này bằng cách mở rộng quy mô và không gian khảo sát, đồng thời
cải thiện tính chặt chẽ của thang đo nghiên cứu để mang đến cái nhìn tổng quát hơn về
KTCPMT. Trong bối cảnh tương lai, nghiên cứu sẽ cần bổ sung thêm các nhân tố khác
để mô hình mang tính thức thời hơn, nâng cao giá trị về mặt ứng dụng thực tiễn của
nghiên cứu.