SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
MỤC LỤC 
I ) Lời mở đầu . .............................................................................................................................2 
II) Tình hình kinh tế vĩ mô . ........................................................................................................2 
1. Lạm phát...................................................................................................................................2 
2. Bong bóng bất động sản ..........................................................................................................4 
3. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ........................................................................6 
4. Dự trữ ngoại hối .......................................................................................................................8 
5. Thất nghiệp ..............................................................................................................................9 
III) Chính sách của nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô. .......................................... 11 
1.Chính sách tài khóa của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. ............................................... 11 
2. Chính sách tiền tệ của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. ................................................. 13 
III ) Kết luận .................................................................................................................................... 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 16 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 1
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
I ) Lời mở đầu . 
Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong từ năm 2000 cho đến nay tương đối ổn 
định. Giai đoạn 2000 – 2007 đạt mức tăng trưởng cao, những bất ổn về kinh tế 
vĩ mô giai đoạn 2008 – đến nay cho thấy mô hình tăng trưởng theo chiều rộng 
của Việt Nam đã đi đến giới hạn. 
Liên kết kinh tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới chủ yếu giới hạn 
trong phạm vi các quan hệ thương mại, hỗ trợ phát triển chính thức và kiều hối. 
Tuy nhiên, việc chính thức gia nhập WTO và các hiệp định quốc tế khác về 
thương mại và đầu tư, kết hợp với quát trình nới lỏng kiểm soát đối với hoạt 
động của khu vực dân doanh trong nước đã giúp Việt Nam mở rộng và tăng 
cường quan hệ kinh tế quốc tế. Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước 
ngoài gia tăng đột biến và khu vực tài chính đã mở rộng cửa hơn cho cạnh tranh 
quốc tế. Một số “tròng trành” gần đây cấp quản lý vĩ mô trong thời kỳ hội nhập 
sâu hơn hậu WTO. 
Qua nghiên cứu đề tài “ Tình hình kinh tế vĩ mô của việt nam và những chính 
sách của chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô từ năm 2000 đến nay “ chúng 
tôi nhận thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đang nóng. Bằng chứng là lạm phát vẫn 
tiếp tục gia tăng, thâm hụt ngân sách và thương mại ngày càng lớn, và bong 
bóng giá bất động sản ngày càng phình to. , Nền kinh tế phát triển chưa bền 
vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm 
năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước. 
II) Tình hình kinh tế vĩ mô . 
1. Lạm phát 
Không thể phủ nhận việc tăng giá dầu và một số nguyên liệu sản xuất trên thị 
trường thế giới cũng như thiên tai, dịch bệnh trong nước là nguyên nhân 
khách quan dẫn tới việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) . Tuy nhiên, lạm phát 
ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ các nhân tố chủ quan, có tính cơ cấu của 
nền kinh tế vì nếu lạm phát chủ yếu do giá thế giới tăng thì các nước khác 
như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… cũng đều phải chịu sức ép tương tự. 
Tuy nhiên, lạm phát ở các nước này lại thấp hơn một cách đáng kể so với 
Việt Nam 
Nguyên nhân chính của lạm phát là mặc dù nền kinh tế kém hiệu quả nhưng 
lại phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn . Tổng lượng vốn từ bên ngoài chảy 
vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 - 23 tỷ USD (tương 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 2
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
đương 30% GDP) . Đồng thời, tăng cung tiền, tín dụng, và đầu tư đều đạt 
mức kỷ lục, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các DN nhà nước kém 
hiệu quả. Khi lượng tiền đó vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử 
dụng một cách hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thì sẽ dẫn tới tình 
trạng “quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng”. Cụ thể là trong 3 năm (từ 2005 đến 
2007), cung tiền tăng tổng cộng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%, và lạm phát 
là hệ quả tất yếu. 
Giai đoạn 2008 – 2012 , tính trung bình, Việt Nam đã phải chịu mức lạm phát 
2 con số; lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 12 tháng luôn ở mức cao. Tuy 
nhiên, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này lại ở mức dưới 7% so với mức 
trung bình của những năm đầu thập kỷ 2000, do nền kinh tế phải chịu nhiều 
cú sốc về cung. Lạm phát cao cùng với quy mô thâm hụt thương mại lớn đã 
dẫn đến những lo ngại VND bị mất giá, từ đó thúc đẩy người dân và DN 
chuyển đổi tài sản từ VND sang USD, khiến thanh khoản của hệ thống ngân 
hàng trở nên căng thẳng. Lãi suất trên thị trường từ đó gia tăng mạnh. Những 
điều này lại xảy ra cùng với việc NHNN phải thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm 
phát đã khiến tình hình càng trở nên trầm trọng 
Như vậy, chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu tư của Việt Nam (tức là duy trì 
tỉ lệ đầu tư nội địa cao hơn tỉ lệ tiết kiệm nội địa) đã đẩy nền kinh tế vượt quá 
giới hạn hiện tại của nó. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của đầu tư phải được xem 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 3
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong trung hạn. Trong thời gian trước 
mắt, chính phủ cần khôi phục lại sự cân bằng vĩ mô ngay lập tức bằng cách 
giảm tỉ lệ đầu tư công. Đồng thời, đầu tư công cần được tập trung vào các dự 
án có khả năng tháo gỡ những “nút thắt cổ chai” của tăng trưởng mà không 
được phép phung phí vào những dự án tuy hoành tráng nhưng không đem lại 
hiệu quả kinh tế. Chính phủ cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển 
và đường bộ kết nối các nhà xuất khẩu Việt Nam với thị trường thế giới. 
Chính phủ cũng cần đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục tiểu học và trung học cơ 
sở, y tế cơ sở và y tế cộng đồng, cơ sở hạ tầng đô thị v.v… Không nên sử 
dụng những nguồn đầu tư công khan hiếm để thực hiện các dự án mà khu 
vực tư sẵn sàng tham gia như xây cầu, đường có thu lệ phí. Chính phủ cần 
tìm cách khuyến khích sự tham gia của khu vực tư vào việc cung ứng các cơ 
sở hạ tầng thiết yếu để có thể tăng cung, giảm chi phí, nâng cao chất lượng. 
Biểu đồ lạm phát 10 năm gần đây cho thấy chỉ số lạm phát Việt Nam cao hơn 
các nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… 
2. Bong bóng bất động sản 
So với Nhật Bản, Việt Nam có diện tích đất sinh hoạt trên đầu người lớn hơn, 
thu nhập trên đầu người thấp hơn tới 50 lần, thế nhưng giá nhà đất đô thị ở 
hai nước lại có khi tương đương nhau. Đây là một bằng chứng về mức độ 
bong bóng của giá bất động sản ở các đô thị của Việt Nam. Không những 
thế, giá đất vẫn tiếp tục tăng rất nhanh . Giá đất ở một số khu vực nông thôn 
giờ đây cũng đã tăng nhanh một cách không thể chấp nhận được. 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 4
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Tại sao giá đất lại cao và tăng nhanh như vậy? Nhu cầu thực sự của người 
dân xuất phát từ quá trình đô thị hóa và mức sống gia tăng là một nguyên 
nhân quan trọng. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhất 
vì nếu thế giá nhà đất phải tương ứng với mức thu nhập của người dân. Thế 
nhưng, với giá nhầ đất ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như hiện nay thì ngay cả 
những người được coi là có thu nhập cao trong xã hội (những người phải 
đóng thuế thu nhập cao, chiếm 0,4% lực lượng lao động) cũng phải tiết kiệm 
30 - 40 năm may ra mới có thể mua được một căn hộ với diện tích và chất 
lượng vừa phải.. 
Những nguyên nhân quan trọng hơn dẫn tới tình trạng bong bóng giá bất 
động sản bao gồm. Thứ nhất, nguồn tiền trong nền kinh tế quá dồi dào (do 
tăng cung tiền, tăng cung tín dụng đầu tư bất động sản, kiều hối, tiền tham 
nhũng và thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản v.v…) trong khi đó lợi 
nhuận từ đầu cơ đất đai lại hấp dẫn hơn bất kỳ một hoạt động đầu tư sản 
xuất nào khác. Vì vậy, một phần rất lớn nguồn lực của nền kinh tế bị chuyển 
sang mục đích phi sản xuất có tính đầu cơ và không tạo ra giá trị gia tăng cho 
nền kinh tế. Thứ hai, trong khi cả nhu cầu thực, và đặc biệt, nhu cầu đầu cơ 
tăng mạnh thì nguồn cung nhà và đất lại hạn chế. Tình trạng mất cân bằng 
cung cầu tất yếu đẩy giá nhà đất lên cao. 
Bong bóng bất động sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với nền kinh 
tế. Như chúng tôi đã phân tích trong Lựa chọn thành công, doanh nghiệp Việt 
Nam (đáng kể nhất là các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước) đang di 
chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực kinh doanh nòng cốt sang hoạt động đầu 
cơ bất động sản, một động thái chắc chắn sẽ làm suy giảm năng lực cạnh 
tranh của các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh sản xuất trong nước gặp 
nhiều khó khăn và nhà đầu tư có rất ít lựa chọn, thị trường bất động sản vẫn 
là mảnh đất màu mỡ của doanh nghiệp, người dân và ngân hàng, đặc biệt khi 
thị trường này còn bỏ ngỏ và chưa có biện pháp kiểm soát, dòng vốn này sẽ 
tiếp tục tăng trong năm nay và những năm tiếp theo, từng bước tạo thành 
bong bóng .Bong bóng bất động sản cũng gây ra những rủi ro đáng kể cho hệ 
thống tài chính của Việt Nam. Nếu, và trên thực tế điều này đã xảy ra, các 
ngân hàng thương mại của Việt Nam cho các nhà đầu cơ và phát triển bất 
động sản vay dựa trên tài sản thế chấp là đất với giá đã được thổi phồng thì 
tồn tại một nguy cơ là khi giá đất “hạ cánh”, những người đi vay này sẽ mất 
khả năng trả nợ. Mặc dù khi ấy ngân hàng vẫn nắm giữ các khoản thế chấp 
bằng đất, nhưng với giá trị chỉ bằng một phần giá trị của khoản đã cho vay. 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 5
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Hiện tượng này đã xảy ra ở Nhật vào đầu những năm 1990 gây nên những 
đảo lộn trong hệ thống tài chính của nước này, và đến tận bây giờ, người ta 
vẫn còn cảm nhận được dư chấn của nó. 
Với những yếu kém hiện nay của hệ thống tài chính Việt Nam, rất có thể Việt 
Nam sẽ chịu những tác động tương tự nhưng với hậu quả còn nặng nề hơn 
so với Nhật Bản. Một thực tế hết sức đáng lo là hiện nay, hầu như không ai 
biết một cách tương đối chính xác về quy mô của những khoản vay có sử 
dụng đất làm vật thế chấp. Trong khi đó, thông tin chính xác và cập nhật là 
một yêu cầu thiết yếu để có được những chính sách đúng đắn và hiệu quả. 
3. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại 
Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia 
trên thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc kinh tế như Mỹ cũng 
phải đau đầu và vật lộn với vấn đề này, và tất nhiên Việt Nam cũng không 
ngoại lệ. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và ngày 
càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh 
tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia 
tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính 
sách tài khóa và tiền tệ. 
Qua thống kê cho thấy trong những năm trở lại đây , tỉ lệ thâm hụt ( bội chi ) 
ngân sách việt nam luôn ở ngưỡng 5% GDP và có xu hướng tăng lên đây là 
một tỉ lệ rất cao .Theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm hụt 
ngân sách 3% được coi là đáng lo ngại, còn 5% thì bị coi là đáng báo động. 
Riêng năm 2009 tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên tới 6,9% GDP . Tốc độ thâm hụt 
ngân sách cũng khá cao từ 17-18% năm .Cụ thể năm 2006 mức thâm hụt vào 
khoảng 48,5 nghìn tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên 56,5 nghìn tỷ đồng .Và 
theo kết quả của công bố dự toán NSNN năm 2010 , 2011 và 2012 thì tỉ lệ 
thâm hụt ngân sách lần lượt là 5,8%GDP , 5,5%GDP và 6% , có giảm so với 
năm 2009 nhưng vẫn ở mức cao . Không những thế, những khoản chi ngoài 
ngân sách trong mấy năm gần đây lên tới 20 - 25% tổng ngân sách, một tỷ lệ 
quá cao. 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 6
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Dưới đây là biểu đồ thâm hụt ngân sách của việt nam qua các năm 2005-2011 
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳcông nghiệp hóa và mở cửa hội 
nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì 
yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn 
hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp 
thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và 
dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với 
nền kinh tế rất trầm trọng. 
Qua số liệu thống kê cho thấy từ năm 2000 đến năm 2002, cán cân thương 
mại Việt Nam ở trạng thái cân bằng hoặc thặng dư, nhưng từ năm 2003 đến 
nay cán cân thương mại liên tục ở trạng thái thâm hụt và giá trị thâm hụt ngày 
càng lớn . 
Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến 
năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. 
Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. 
Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức 
thâm hụt vào khoảng trên 12 tỷ USD. 
Tương tự như vậy, thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2012 ước chừng 
9,6 tỷ USD, Cũng theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm 
hụt thương mại 5 - 10% được coi là đáng lo ngại. Mức thâm hụt hiện nay của 
Việt Nam có thể bị coi là đáng báo động, cần phải được xem xét thấu đáo 
Dưới đây là biểu đồ cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999 -2010 : 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 7
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Nếu không có dòng vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài đổ vào ồ ạt trong mấy 
năm trở lại đây thì tình trạng thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức độ 
nghiêm trọng như thế này tất yếu sẽ dẫn tới những sự đổ vỡ trong nền kinh 
tế vĩ mô. Nói cách khác, nếu vì lý do nào đó các dòng vốn này đảo chiều thì 
nền kinh tế của Việt Nam sẽ đứng trước những rủi ro khôn lường. 
4. Dự trữ ngoại hối 
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Câu hỏi 
đặt ra cho các nhà làm chính sách là liệu mức dự trữ như vậy đã thích hợp 
chưa? Một mặt, chi phí cơ hội của việc giữ dự trữ không nhỏ. Một lựa chọn 
khác là giữ nợ nước ngoài, tuy nhiên lãi suất thu được hiện đang thấp hơn 
mức lạm phát. Mặt khác, dự trữ ngoại hối đóng vai trò “giảm sốc”, giúp nền 
kinh tế chống đỡ được các cú sốc trong thương mại quốc tế như giá hàng 
xuất khẩu giảm (hay giá hàng nhập khẩu tăng), mất thị trường xuất khẩu, hay 
những biến động về cầu trên thị trường quốc tế. Dự trữ ngoại hối còn giúp 
“điều hòa” những biến động của các dòng lưu chuyển vốn. Điều này đặc biệt 
quan trọng trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đang bị thâm hụt thương 
mại nặng nề . 
Nếu nhập khẩu được thực hiện theo đúng kế hoạch nhưng các dòng vốn 
nước ngoài lại suy giảm (hay tồi tệ hơn đảo chiều) thì việc quản lý nền vĩ mô 
sẽ trở nên hết sức khó khăn. 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 8
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) 
trong năm 2012 vừa qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 
VND/USD, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 
2012 biến động không quá 2-3%). 
Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan 
hơn khi Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm (kể từ năm 1993) với 284 
triệu USD; cán cân vẫn lại thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 
2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu 
năm 2012. Dự trữ ngoại tệ từ mức 9 tỉ USD hồi cuối năm 2011 đến nay đã 
tăng trên 25 tỉ USD, đủ để trang trải hơn 2.4 tháng nhập khẩu. Dự trữ ngoại tệ 
đã quay trở lại sau đợt sụt giảm mạnh kể từ 2008. Tất cả những điều này đã 
giúp diễn biến tỷ giá USD/VND duy trì xu thế ổn định trong suốt năm 2012. 
Lượng kiều hối gửi về nước ngày càng tăng cao đã rở thành một trong những 
nguồn cung ngoại tệ lớn trong cán cân thanh toán của Việt Nam góp phần cải 
thiện cán cân vãng lai nói riêng và phát triển nền kinh tế nước ta nói chung. 
Đồng thời lượng kiều hối này cũng có tác động đáng kể đến việc điều hành 
chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở nước ta. 
5. Thất nghiệp 
Có thể thấy trong nhưng năm gần đây , số người thất nghiệp ở việt nam tăng 
lên với số lượng nhanh chóng , số người có được việc làm đa phần là không 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 9
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
đúng chuyên môn , nếu tình trạng này cứ tiếp tục xảy ra thì rất nguy hiểm cho 
nên kinh tế . Bên cạnh đó còn có thể gia tăng tệ nam xã hội , gia tăng chi phí 
đi kèm với thất nghiệp , ngoài ra thất nghiệp còn ảnh hưởng đến đời sống c ủa 
người dân lao động , nhất là mức sống của người dân …. 
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc làm là do sự suy thoái về kinh 
tế toàn cầu .Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất , có doanh nghiệp 
phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không bán được , nhất là các doanh 
nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy họ phải “dãn thở” khiến người lao động bị mất 
việc làm. 
Việt nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu , nhất là 
kinh tế việt nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu ( 
đặc biệt sang hoa kì và châu âu ). Danh sách doanh nghiệp bị giải thể , phá 
sản , thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều . 
Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách 
mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực 
dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 
8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt 
được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung 
bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế 
giới là 53% trong năm 2007. 
Báo cáo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2012 cho thấy tỷ lệ thất 
nghiệp 9 tháng năm 2012 là 2,17%, tỷ lệ thiếu việc làm là 2,98%. Trong khi 
cùng kỳ 2011, 2 con số này lần lượt là 2,18% và 3,15%. 
Về con số cụ thể, thống kê cho thấy cả nước hiện có 984.000 người thất 
nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở 
nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị (246.000 
người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông 
thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao 
hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%. 
Biểu đồ thất nghiệp ở việt nam từ 1989 đến 2008 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 10
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
III) Chính sách của nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô. 
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua cho thấy, đó không đơn thuần 
là sản phẩm của một vài sai lầm chính sách nhất thời nào đó, không thể phủ 
nhận vai trò của nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính 
sách tài chính và tiền tệ; vấn đề an sinh xã hội; an ninh quốc phòng; chất 
lượng cuộc sống… Những diễn biến vừa qua cho thấy sự cần thiết phải có 
sự can thiệp của nhà nước và cơ cấu quản trị phát triển trong nền kinh tế thị 
trường hiện đại, điều này không có nghĩa là thiếu tôn trọng thị trường. 
1.Chính sách tài khóa của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. 
Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định 
hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu 
chính phủ và thuế khóa.s 
Giai đoạn 2000 – 2007 
Từ năm 2000 – 2007 nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và Chính phủ 
đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa. Chính phủ đã thực 
hiện nhiều chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải 
cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa thu hút vốn 
đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài 
chính và phát triển thị trường tài chính năng động... 
Giai đoạn 2007 – 2008 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 11
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải 
pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững 
và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 
17- 4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá 
bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp 
và người sử dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ 
được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà 
soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình 
hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có 
hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an 
sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm 
bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu... 
Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh tế Việt 
Nam đã có kết quả tích cực. Những biện pháp điều hành của Chính phủ đã 
phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều 
thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những điều hành quyết liệt hơn nữa bảo 
đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới mức tăng 
trưởng cao hơn. 
Giai đoạn từ năm 2009 đến nay 
Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện 
pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và 
hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính 
sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được 
triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với 
tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm 
kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc 
làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước 
thông qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các 
chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt 
Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 
5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng 
khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng 
bước. 
Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm 
ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Yếu tố bất ổn dễ nhận thấy nhất là nguy cơ 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 12
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
lạm phát cao quay trở lại do độ trễ của lượng cung tiền khá lớn được Nhà 
nước bơm vào thị trường trong các năm 2008 - 2009 để thực hiện các giải 
pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến là nguy cơ thâm hụt cán cân 
thanh toán, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nhập 
siêu. Trong năm 2008, quy mô nhập siêu của nước ta lên tới 17,5 tỉ USD, và 
năm 2009 nhập siêu khoảng 12 tỉ USD. Cùng với nguy cơ tái lạm phát cao, 
nếu tỷ lệ nhập siêu tiếp tục tăng cao trong năm nay sẽ dẫn đến tình trạng lạm 
phát kép, tức là vừa lạm phát trong nước, vừa nhập khẩu lạm phát. Một rủi ro 
tiềm ẩn khác trong chính sách tiền tệ là tính thanh khoản của các ngân hàng 
thương mại tại thời điểm này đang được cho là có vấn đề, do các ngân hàng 
thương mại có thể chạy đua nâng cao lãi suất để huy động vốn. 
Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ thực hiện 6 nhóm giải pháp đồng bộ 
cùng với gói kích cầu thứ hai để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó, tập 
trung vốn đầu tư cho phát triển các dự án, công trình có hiệu quả, có khả 
năng hoàn thành đưa vào sử dụng sớm trong năm tới, thay vì mở rộng đầu tư 
trong bối cảnh khan hiếm vốn, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao và hệ số ICOR 
cao. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần chọn lọc hơn khi triển khai gói 
kích thích kinh tế bổ sung, chỉ ưu tiên hỗ trợ những ngành, lĩnh vực trực tiếp 
sản xuất tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, gói kích thích 
kinh tế bổ sung đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa (chính sách thuế, tài 
chính, ngân sách...) và cải cách hành chính nhằm làm cho chính sách dễ đi 
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
2. Chính sách tiền tệ của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. 
Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường thì quá trình xây dựng chính 
sách tiền tệ ở nước ta cũng xây dựng và đổi mới . Các công cụ của chính 
sách tiền tệ được sử dụng một cách linh hoạt ,phù hợp với điều kiện Việt 
Nam ở những giai đoạn cụ thể . 
Giai đoạn 2000-2007 
Chính sách về lãi suất : 
Tháng 8 /2000 , cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển 
từ cơ chế lãi suất trần sang lãi suất cơ bản 
Năm 2001 lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù 
hợp với mục tiêu CSTT 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 13
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
Từ năm 2003 , việc điều hành CSTT chuyển biến theo hướng nới lỏng một 
cách thận trọng . Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần về lãi suất trần ,lãi 
suất chiết khấu được điều chỉnh về lãi suất thị trường . 
Cuối năm 2007 NHNN đã tăng lãi suất cơ bản , lãi suất tái cấp vốn và lãi suất 
tái chiết khấu nhằm thắt chặt thêm tiền tệ , qua đó kiểm soát tình hình lạm 
phát đang có xu hướng gia tăng 
Chính sách dự trữ bắt buộc : 
Tháng 5/2001 tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 15% giảm tỉ lệ dự trữ 
bắt buộc bằng VND xuống 3% , tháng 11/2001 giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc 
bằng ngoại tệ xuống còn 10%. 
Từ năm 2003 , các TCTD được tính cả tiền gửi DTBB tại các chi nhánh 
NHNN , đây là bước đầu trong việc tăng cường khả nặng điều tiết tiền tệ của 
công cụ này . 
Chính sách về tỷ giá : 
Năm 2006 tỷ giá VND/USD lần đầu tiên được được điều hành thử nghiệm 
theo tỷ giá thả nổi thận trọng , có quản lý thực hiện can thiệp mua bán trao 
đổi ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu điều hành . 
Chính sách nghiệp vụ về thị trường : 
Chính sách nghiệp vụ về thị trường ra đời 7/2000 đã góp phần điều hành vốn 
khả dụng của các tổ chức tính dụng . 
Từ năm 2004 , nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử dụng như một 
công cụ chủ yếu điều tiết tiền tệ , không chỉ khắc phục hiện tượng mất cân 
bằng ngoại tệ mà còn tạo điều kiện cho NHNN tặng dự trữ ngoại tệ. 
Giai đoạn 2008- đến nay . 
Sau thời gian thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát từ đầu năm 
2008 đến 2009 Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát 
giảm lãi suất để kích thích đầu tư và đưa lãi suất về gần với mức lãi suất 
trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới .Đi liền với nói là tạo điều kiện 
cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả , tính thanh khoản được đảm 
bảo . Không để hệ thống ngân hàng ( quốc doanh và cổ phần ) , mất ổn định . 
Ngân hàng nhà nước thực hiện một loạt giải pháp nhằm hướng các khoản 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 14
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
vốn vay đúng đối tượng , triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng thông tin 
không cân bằng , giảm rủi ro lựa chọn đối nghịch , tăng tính sẵn sàng cho vay 
của ngân hàng . Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc , giảm lãi suất dự trữ bắt buộc , 
giảm lãi suất hệ thống chỉ đạo 
Kết quả đạt được từ chính sách tiền tệ 2009 đó là kiểm soát lạm phát từ mức 
19,98% năm 2008 xuống mức 6,52% hỗ trợ tăng trưỡng kinh tế ở mức 5,2 % 
và chính sách tiền tệ đã góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô 
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng 
kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao 
(6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu 
(25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các 
cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong 
năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận 
trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát 
tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ 
mô 
Năm 2011, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt vàthận 
trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ 
mô, góp phần tăng trưởng kinh tế." - Đây là một định hướng chiếnlược mới, 
thay cho hỗ trợ tăng trưởng của chinh sách tiền tệ năm 2010. Các mức lãi 
suất điều hành đã được điều chỉnh tăng ở mức hợp lý (lãi suất cho vay qua 
đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm, lãi suất tái 
cấp vốn lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu lên 13%/năm), phản ánh đúng 
vai trò của NHNN là người cho vay cuối cùng. Lãi suất trên nghiệp vụ thị 
trường mở được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với các mức lãi suất điều 
hành, lãi suất thị trường liên ngân hàng và tình hình vốn khả dụng của hệ 
thống. Trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì ở 
mức 14%/năm nhưng đi đôi với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý 
nghiêm các trường hợp vi phạm. 
Bước sang năm 2012, ngay từ đầu năm NHNN đã định hướng giảm lãi suất 
trung bình 1%/năm mỗi quý. Tuy nhiên, với diễn biến giảm nhanh của lạm 
phát và thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, NHNN đã điều 
chỉnh nhanh hơn dự kiến. Điều chỉnh giảm 5%/năm các mức lãi suất điều 
hành và giảm 4%-5%/năm trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam. Từ 
tháng 5-2012, NHNN quy định trần lãi suất cho vay đối với bốn lĩnh vực ưu 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 15
Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán 
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng 
tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa. 
Mức trần lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm phù hợp với trần lãi 
suất huy động, hiện ở mức 13%/năm. Ngoài ra, để chia sẻ và tháo gỡ khó 
khăn cho DN và hộ dân, NHNN đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) điều 
chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm. 
Trên thực tế, lời hiệu triệu này đã được các TCTD đồng tình và ủng hộ mạnh 
mẽ, chỉ trong vòng ba tuần tỷ trọng dư nợ cho vay có lãi suất hơn 15%/năm 
còn 29,1%, giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15-7-2012. Đến nay, 
mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm về xấp xỉ mức lãi suất năm 
2007, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn 
cầu. Lãi suất huy động giảm từ 3% đến 6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5% 
đến 8%/năm so với đầu năm 2012, trong đó lãi suất cho vay đối với các lĩnh 
vực ưu tiên phổ biến 10%-13%/năm, lĩnh vực kinh doanh khác và tiêu dùng 
phổ biến 12%-15%/năm, các lĩnh vực không khuyến khích có lãi suất cao hơn 
nhưng cũng đã giảm so với trước đây. Lãi suất cho vay giảm đã có tác động 
tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn, giảm áp lực chi phí vay vốn của các DN 
và hộ dân, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế. 
III ) Kết luận 
Mặc dù môi trường quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế VN, song do 
có chính sách điều hành vĩ mô phù hợp, khá hiệu quả, cùng với sự cố gắng 
vượt qua các thách thức và khắc phục những điểm yếu của các doanh 
nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế nên kết quả cuối cùng đạt được khá ấn 
tượng đây là cơ sở để chúng ta phấn đấu đạt tốt hơn cho năm tới 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Các website : 
1.Báo điện tử Vietnamnet : www.vn.media.vn 
2.www.infotv.vn 
3.www.mof.gov.vn của bộ ngoại giao 
4.cùng một số trang website khác 
Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nếu có gì thiếu xót chúng tôi mong thầy 
góp ý và giúp đỡ để hoàn thiện thêm đề tài . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 
Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 16

More Related Content

What's hot

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Minh Hiếu Lê
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynesvxphuc
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Thi truong doc quyen chuong vi
Thi truong doc quyen  chuong viThi truong doc quyen  chuong vi
Thi truong doc quyen chuong victtnhh djgahskjg
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2Mon Le
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếguest3c41775
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 

What's hot (20)

Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynes
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toán
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Thi truong doc quyen chuong vi
Thi truong doc quyen  chuong viThi truong doc quyen  chuong vi
Thi truong doc quyen chuong vi
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Thư giá
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 

Viewers also liked

Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Quy Moke
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngCâc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngSanSan Nguyễn
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 

Viewers also liked (9)

Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Cán cân thương mại
Cán cân thương mạiCán cân thương mại
Cán cân thương mại
 
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngCâc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 

Similar to Tiểu luận Tài chính tienf tệ

Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...phamquyenbt9191
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86HAWA Viet Nam
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ môThị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ môBUG Corporation
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh côngMinhCng74
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMthaoptneu
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanHuệ Lily
 
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân luucong kinh
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07letmeflly
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERTRUSTpay
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Nguyễn Tuấn Anh
 

Similar to Tiểu luận Tài chính tienf tệ (20)

Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ môThị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường bđs và tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAYBài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực, HAY
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
Kehoachkiemtoan
 
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
Chung Cư Goldseason 47 Nguyễn Tuân
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 
Tiểu Luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
Tiểu Luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSETiểu Luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
Tiểu Luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.docBáo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPER
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Tiểu luận Tài chính tienf tệ

  • 1. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng MỤC LỤC I ) Lời mở đầu . .............................................................................................................................2 II) Tình hình kinh tế vĩ mô . ........................................................................................................2 1. Lạm phát...................................................................................................................................2 2. Bong bóng bất động sản ..........................................................................................................4 3. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ........................................................................6 4. Dự trữ ngoại hối .......................................................................................................................8 5. Thất nghiệp ..............................................................................................................................9 III) Chính sách của nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô. .......................................... 11 1.Chính sách tài khóa của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. ............................................... 11 2. Chính sách tiền tệ của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. ................................................. 13 III ) Kết luận .................................................................................................................................... 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 16 Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 1
  • 2. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng I ) Lời mở đầu . Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong từ năm 2000 cho đến nay tương đối ổn định. Giai đoạn 2000 – 2007 đạt mức tăng trưởng cao, những bất ổn về kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008 – đến nay cho thấy mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam đã đi đến giới hạn. Liên kết kinh tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới chủ yếu giới hạn trong phạm vi các quan hệ thương mại, hỗ trợ phát triển chính thức và kiều hối. Tuy nhiên, việc chính thức gia nhập WTO và các hiệp định quốc tế khác về thương mại và đầu tư, kết hợp với quát trình nới lỏng kiểm soát đối với hoạt động của khu vực dân doanh trong nước đã giúp Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế. Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài gia tăng đột biến và khu vực tài chính đã mở rộng cửa hơn cho cạnh tranh quốc tế. Một số “tròng trành” gần đây cấp quản lý vĩ mô trong thời kỳ hội nhập sâu hơn hậu WTO. Qua nghiên cứu đề tài “ Tình hình kinh tế vĩ mô của việt nam và những chính sách của chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô từ năm 2000 đến nay “ chúng tôi nhận thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đang nóng. Bằng chứng là lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng, thâm hụt ngân sách và thương mại ngày càng lớn, và bong bóng giá bất động sản ngày càng phình to. , Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước. II) Tình hình kinh tế vĩ mô . 1. Lạm phát Không thể phủ nhận việc tăng giá dầu và một số nguyên liệu sản xuất trên thị trường thế giới cũng như thiên tai, dịch bệnh trong nước là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) . Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ các nhân tố chủ quan, có tính cơ cấu của nền kinh tế vì nếu lạm phát chủ yếu do giá thế giới tăng thì các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… cũng đều phải chịu sức ép tương tự. Tuy nhiên, lạm phát ở các nước này lại thấp hơn một cách đáng kể so với Việt Nam Nguyên nhân chính của lạm phát là mặc dù nền kinh tế kém hiệu quả nhưng lại phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn . Tổng lượng vốn từ bên ngoài chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 - 23 tỷ USD (tương Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 2
  • 3. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng đương 30% GDP) . Đồng thời, tăng cung tiền, tín dụng, và đầu tư đều đạt mức kỷ lục, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các DN nhà nước kém hiệu quả. Khi lượng tiền đó vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử dụng một cách hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thì sẽ dẫn tới tình trạng “quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng”. Cụ thể là trong 3 năm (từ 2005 đến 2007), cung tiền tăng tổng cộng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%, và lạm phát là hệ quả tất yếu. Giai đoạn 2008 – 2012 , tính trung bình, Việt Nam đã phải chịu mức lạm phát 2 con số; lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 12 tháng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này lại ở mức dưới 7% so với mức trung bình của những năm đầu thập kỷ 2000, do nền kinh tế phải chịu nhiều cú sốc về cung. Lạm phát cao cùng với quy mô thâm hụt thương mại lớn đã dẫn đến những lo ngại VND bị mất giá, từ đó thúc đẩy người dân và DN chuyển đổi tài sản từ VND sang USD, khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng. Lãi suất trên thị trường từ đó gia tăng mạnh. Những điều này lại xảy ra cùng với việc NHNN phải thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã khiến tình hình càng trở nên trầm trọng Như vậy, chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu tư của Việt Nam (tức là duy trì tỉ lệ đầu tư nội địa cao hơn tỉ lệ tiết kiệm nội địa) đã đẩy nền kinh tế vượt quá giới hạn hiện tại của nó. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của đầu tư phải được xem Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 3
  • 4. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong trung hạn. Trong thời gian trước mắt, chính phủ cần khôi phục lại sự cân bằng vĩ mô ngay lập tức bằng cách giảm tỉ lệ đầu tư công. Đồng thời, đầu tư công cần được tập trung vào các dự án có khả năng tháo gỡ những “nút thắt cổ chai” của tăng trưởng mà không được phép phung phí vào những dự án tuy hoành tráng nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Chính phủ cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển và đường bộ kết nối các nhà xuất khẩu Việt Nam với thị trường thế giới. Chính phủ cũng cần đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, y tế cơ sở và y tế cộng đồng, cơ sở hạ tầng đô thị v.v… Không nên sử dụng những nguồn đầu tư công khan hiếm để thực hiện các dự án mà khu vực tư sẵn sàng tham gia như xây cầu, đường có thu lệ phí. Chính phủ cần tìm cách khuyến khích sự tham gia của khu vực tư vào việc cung ứng các cơ sở hạ tầng thiết yếu để có thể tăng cung, giảm chi phí, nâng cao chất lượng. Biểu đồ lạm phát 10 năm gần đây cho thấy chỉ số lạm phát Việt Nam cao hơn các nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… 2. Bong bóng bất động sản So với Nhật Bản, Việt Nam có diện tích đất sinh hoạt trên đầu người lớn hơn, thu nhập trên đầu người thấp hơn tới 50 lần, thế nhưng giá nhà đất đô thị ở hai nước lại có khi tương đương nhau. Đây là một bằng chứng về mức độ bong bóng của giá bất động sản ở các đô thị của Việt Nam. Không những thế, giá đất vẫn tiếp tục tăng rất nhanh . Giá đất ở một số khu vực nông thôn giờ đây cũng đã tăng nhanh một cách không thể chấp nhận được. Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 4
  • 5. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Tại sao giá đất lại cao và tăng nhanh như vậy? Nhu cầu thực sự của người dân xuất phát từ quá trình đô thị hóa và mức sống gia tăng là một nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhất vì nếu thế giá nhà đất phải tương ứng với mức thu nhập của người dân. Thế nhưng, với giá nhầ đất ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như hiện nay thì ngay cả những người được coi là có thu nhập cao trong xã hội (những người phải đóng thuế thu nhập cao, chiếm 0,4% lực lượng lao động) cũng phải tiết kiệm 30 - 40 năm may ra mới có thể mua được một căn hộ với diện tích và chất lượng vừa phải.. Những nguyên nhân quan trọng hơn dẫn tới tình trạng bong bóng giá bất động sản bao gồm. Thứ nhất, nguồn tiền trong nền kinh tế quá dồi dào (do tăng cung tiền, tăng cung tín dụng đầu tư bất động sản, kiều hối, tiền tham nhũng và thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản v.v…) trong khi đó lợi nhuận từ đầu cơ đất đai lại hấp dẫn hơn bất kỳ một hoạt động đầu tư sản xuất nào khác. Vì vậy, một phần rất lớn nguồn lực của nền kinh tế bị chuyển sang mục đích phi sản xuất có tính đầu cơ và không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Thứ hai, trong khi cả nhu cầu thực, và đặc biệt, nhu cầu đầu cơ tăng mạnh thì nguồn cung nhà và đất lại hạn chế. Tình trạng mất cân bằng cung cầu tất yếu đẩy giá nhà đất lên cao. Bong bóng bất động sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Như chúng tôi đã phân tích trong Lựa chọn thành công, doanh nghiệp Việt Nam (đáng kể nhất là các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước) đang di chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực kinh doanh nòng cốt sang hoạt động đầu cơ bất động sản, một động thái chắc chắn sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn và nhà đầu tư có rất ít lựa chọn, thị trường bất động sản vẫn là mảnh đất màu mỡ của doanh nghiệp, người dân và ngân hàng, đặc biệt khi thị trường này còn bỏ ngỏ và chưa có biện pháp kiểm soát, dòng vốn này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay và những năm tiếp theo, từng bước tạo thành bong bóng .Bong bóng bất động sản cũng gây ra những rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính của Việt Nam. Nếu, và trên thực tế điều này đã xảy ra, các ngân hàng thương mại của Việt Nam cho các nhà đầu cơ và phát triển bất động sản vay dựa trên tài sản thế chấp là đất với giá đã được thổi phồng thì tồn tại một nguy cơ là khi giá đất “hạ cánh”, những người đi vay này sẽ mất khả năng trả nợ. Mặc dù khi ấy ngân hàng vẫn nắm giữ các khoản thế chấp bằng đất, nhưng với giá trị chỉ bằng một phần giá trị của khoản đã cho vay. Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 5
  • 6. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Hiện tượng này đã xảy ra ở Nhật vào đầu những năm 1990 gây nên những đảo lộn trong hệ thống tài chính của nước này, và đến tận bây giờ, người ta vẫn còn cảm nhận được dư chấn của nó. Với những yếu kém hiện nay của hệ thống tài chính Việt Nam, rất có thể Việt Nam sẽ chịu những tác động tương tự nhưng với hậu quả còn nặng nề hơn so với Nhật Bản. Một thực tế hết sức đáng lo là hiện nay, hầu như không ai biết một cách tương đối chính xác về quy mô của những khoản vay có sử dụng đất làm vật thế chấp. Trong khi đó, thông tin chính xác và cập nhật là một yêu cầu thiết yếu để có được những chính sách đúng đắn và hiệu quả. 3. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc kinh tế như Mỹ cũng phải đau đầu và vật lộn với vấn đề này, và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ. Qua thống kê cho thấy trong những năm trở lại đây , tỉ lệ thâm hụt ( bội chi ) ngân sách việt nam luôn ở ngưỡng 5% GDP và có xu hướng tăng lên đây là một tỉ lệ rất cao .Theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách 3% được coi là đáng lo ngại, còn 5% thì bị coi là đáng báo động. Riêng năm 2009 tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên tới 6,9% GDP . Tốc độ thâm hụt ngân sách cũng khá cao từ 17-18% năm .Cụ thể năm 2006 mức thâm hụt vào khoảng 48,5 nghìn tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên 56,5 nghìn tỷ đồng .Và theo kết quả của công bố dự toán NSNN năm 2010 , 2011 và 2012 thì tỉ lệ thâm hụt ngân sách lần lượt là 5,8%GDP , 5,5%GDP và 6% , có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn ở mức cao . Không những thế, những khoản chi ngoài ngân sách trong mấy năm gần đây lên tới 20 - 25% tổng ngân sách, một tỷ lệ quá cao. Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 6
  • 7. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Dưới đây là biểu đồ thâm hụt ngân sách của việt nam qua các năm 2005-2011 Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳcông nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng. Qua số liệu thống kê cho thấy từ năm 2000 đến năm 2002, cán cân thương mại Việt Nam ở trạng thái cân bằng hoặc thặng dư, nhưng từ năm 2003 đến nay cán cân thương mại liên tục ở trạng thái thâm hụt và giá trị thâm hụt ngày càng lớn . Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên 12 tỷ USD. Tương tự như vậy, thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2012 ước chừng 9,6 tỷ USD, Cũng theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm hụt thương mại 5 - 10% được coi là đáng lo ngại. Mức thâm hụt hiện nay của Việt Nam có thể bị coi là đáng báo động, cần phải được xem xét thấu đáo Dưới đây là biểu đồ cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999 -2010 : Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 7
  • 8. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Nếu không có dòng vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài đổ vào ồ ạt trong mấy năm trở lại đây thì tình trạng thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức độ nghiêm trọng như thế này tất yếu sẽ dẫn tới những sự đổ vỡ trong nền kinh tế vĩ mô. Nói cách khác, nếu vì lý do nào đó các dòng vốn này đảo chiều thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ đứng trước những rủi ro khôn lường. 4. Dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối của Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Câu hỏi đặt ra cho các nhà làm chính sách là liệu mức dự trữ như vậy đã thích hợp chưa? Một mặt, chi phí cơ hội của việc giữ dự trữ không nhỏ. Một lựa chọn khác là giữ nợ nước ngoài, tuy nhiên lãi suất thu được hiện đang thấp hơn mức lạm phát. Mặt khác, dự trữ ngoại hối đóng vai trò “giảm sốc”, giúp nền kinh tế chống đỡ được các cú sốc trong thương mại quốc tế như giá hàng xuất khẩu giảm (hay giá hàng nhập khẩu tăng), mất thị trường xuất khẩu, hay những biến động về cầu trên thị trường quốc tế. Dự trữ ngoại hối còn giúp “điều hòa” những biến động của các dòng lưu chuyển vốn. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đang bị thâm hụt thương mại nặng nề . Nếu nhập khẩu được thực hiện theo đúng kế hoạch nhưng các dòng vốn nước ngoài lại suy giảm (hay tồi tệ hơn đảo chiều) thì việc quản lý nền vĩ mô sẽ trở nên hết sức khó khăn. Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 8
  • 9. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2012 vừa qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động không quá 2-3%). Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan hơn khi Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm (kể từ năm 1993) với 284 triệu USD; cán cân vẫn lại thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012. Dự trữ ngoại tệ từ mức 9 tỉ USD hồi cuối năm 2011 đến nay đã tăng trên 25 tỉ USD, đủ để trang trải hơn 2.4 tháng nhập khẩu. Dự trữ ngoại tệ đã quay trở lại sau đợt sụt giảm mạnh kể từ 2008. Tất cả những điều này đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND duy trì xu thế ổn định trong suốt năm 2012. Lượng kiều hối gửi về nước ngày càng tăng cao đã rở thành một trong những nguồn cung ngoại tệ lớn trong cán cân thanh toán của Việt Nam góp phần cải thiện cán cân vãng lai nói riêng và phát triển nền kinh tế nước ta nói chung. Đồng thời lượng kiều hối này cũng có tác động đáng kể đến việc điều hành chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở nước ta. 5. Thất nghiệp Có thể thấy trong nhưng năm gần đây , số người thất nghiệp ở việt nam tăng lên với số lượng nhanh chóng , số người có được việc làm đa phần là không Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 9
  • 10. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng đúng chuyên môn , nếu tình trạng này cứ tiếp tục xảy ra thì rất nguy hiểm cho nên kinh tế . Bên cạnh đó còn có thể gia tăng tệ nam xã hội , gia tăng chi phí đi kèm với thất nghiệp , ngoài ra thất nghiệp còn ảnh hưởng đến đời sống c ủa người dân lao động , nhất là mức sống của người dân …. Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc làm là do sự suy thoái về kinh tế toàn cầu .Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất , có doanh nghiệp phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không bán được , nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy họ phải “dãn thở” khiến người lao động bị mất việc làm. Việt nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu , nhất là kinh tế việt nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu ( đặc biệt sang hoa kì và châu âu ). Danh sách doanh nghiệp bị giải thể , phá sản , thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều . Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007. Báo cáo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2012 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp 9 tháng năm 2012 là 2,17%, tỷ lệ thiếu việc làm là 2,98%. Trong khi cùng kỳ 2011, 2 con số này lần lượt là 2,18% và 3,15%. Về con số cụ thể, thống kê cho thấy cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%. Biểu đồ thất nghiệp ở việt nam từ 1989 đến 2008 Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 10
  • 11. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng III) Chính sách của nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua cho thấy, đó không đơn thuần là sản phẩm của một vài sai lầm chính sách nhất thời nào đó, không thể phủ nhận vai trò của nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ; vấn đề an sinh xã hội; an ninh quốc phòng; chất lượng cuộc sống… Những diễn biến vừa qua cho thấy sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước và cơ cấu quản trị phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện đại, điều này không có nghĩa là thiếu tôn trọng thị trường. 1.Chính sách tài khóa của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa.s Giai đoạn 2000 – 2007 Từ năm 2000 – 2007 nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Giai đoạn 2007 – 2008 Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 11
  • 12. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 17- 4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu... Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh tế Việt Nam đã có kết quả tích cực. Những biện pháp điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những điều hành quyết liệt hơn nữa bảo đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước. Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Yếu tố bất ổn dễ nhận thấy nhất là nguy cơ Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 12
  • 13. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng lạm phát cao quay trở lại do độ trễ của lượng cung tiền khá lớn được Nhà nước bơm vào thị trường trong các năm 2008 - 2009 để thực hiện các giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến là nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nhập siêu. Trong năm 2008, quy mô nhập siêu của nước ta lên tới 17,5 tỉ USD, và năm 2009 nhập siêu khoảng 12 tỉ USD. Cùng với nguy cơ tái lạm phát cao, nếu tỷ lệ nhập siêu tiếp tục tăng cao trong năm nay sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát kép, tức là vừa lạm phát trong nước, vừa nhập khẩu lạm phát. Một rủi ro tiềm ẩn khác trong chính sách tiền tệ là tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại thời điểm này đang được cho là có vấn đề, do các ngân hàng thương mại có thể chạy đua nâng cao lãi suất để huy động vốn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ thực hiện 6 nhóm giải pháp đồng bộ cùng với gói kích cầu thứ hai để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó, tập trung vốn đầu tư cho phát triển các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng sớm trong năm tới, thay vì mở rộng đầu tư trong bối cảnh khan hiếm vốn, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao và hệ số ICOR cao. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần chọn lọc hơn khi triển khai gói kích thích kinh tế bổ sung, chỉ ưu tiên hỗ trợ những ngành, lĩnh vực trực tiếp sản xuất tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, gói kích thích kinh tế bổ sung đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa (chính sách thuế, tài chính, ngân sách...) và cải cách hành chính nhằm làm cho chính sách dễ đi vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Chính sách tiền tệ của chính phủ đối với kinh tế Việt Nam. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường thì quá trình xây dựng chính sách tiền tệ ở nước ta cũng xây dựng và đổi mới . Các công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng một cách linh hoạt ,phù hợp với điều kiện Việt Nam ở những giai đoạn cụ thể . Giai đoạn 2000-2007 Chính sách về lãi suất : Tháng 8 /2000 , cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển từ cơ chế lãi suất trần sang lãi suất cơ bản Năm 2001 lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 13
  • 14. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Từ năm 2003 , việc điều hành CSTT chuyển biến theo hướng nới lỏng một cách thận trọng . Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần về lãi suất trần ,lãi suất chiết khấu được điều chỉnh về lãi suất thị trường . Cuối năm 2007 NHNN đã tăng lãi suất cơ bản , lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt thêm tiền tệ , qua đó kiểm soát tình hình lạm phát đang có xu hướng gia tăng Chính sách dự trữ bắt buộc : Tháng 5/2001 tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 15% giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND xuống 3% , tháng 11/2001 giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ xuống còn 10%. Từ năm 2003 , các TCTD được tính cả tiền gửi DTBB tại các chi nhánh NHNN , đây là bước đầu trong việc tăng cường khả nặng điều tiết tiền tệ của công cụ này . Chính sách về tỷ giá : Năm 2006 tỷ giá VND/USD lần đầu tiên được được điều hành thử nghiệm theo tỷ giá thả nổi thận trọng , có quản lý thực hiện can thiệp mua bán trao đổi ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu điều hành . Chính sách nghiệp vụ về thị trường : Chính sách nghiệp vụ về thị trường ra đời 7/2000 đã góp phần điều hành vốn khả dụng của các tổ chức tính dụng . Từ năm 2004 , nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu điều tiết tiền tệ , không chỉ khắc phục hiện tượng mất cân bằng ngoại tệ mà còn tạo điều kiện cho NHNN tặng dự trữ ngoại tệ. Giai đoạn 2008- đến nay . Sau thời gian thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát từ đầu năm 2008 đến 2009 Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát giảm lãi suất để kích thích đầu tư và đưa lãi suất về gần với mức lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới .Đi liền với nói là tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả , tính thanh khoản được đảm bảo . Không để hệ thống ngân hàng ( quốc doanh và cổ phần ) , mất ổn định . Ngân hàng nhà nước thực hiện một loạt giải pháp nhằm hướng các khoản Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 14
  • 15. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng vốn vay đúng đối tượng , triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng thông tin không cân bằng , giảm rủi ro lựa chọn đối nghịch , tăng tính sẵn sàng cho vay của ngân hàng . Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc , giảm lãi suất dự trữ bắt buộc , giảm lãi suất hệ thống chỉ đạo Kết quả đạt được từ chính sách tiền tệ 2009 đó là kiểm soát lạm phát từ mức 19,98% năm 2008 xuống mức 6,52% hỗ trợ tăng trưỡng kinh tế ở mức 5,2 % và chính sách tiền tệ đã góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao (6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Năm 2011, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt vàthận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế." - Đây là một định hướng chiếnlược mới, thay cho hỗ trợ tăng trưởng của chinh sách tiền tệ năm 2010. Các mức lãi suất điều hành đã được điều chỉnh tăng ở mức hợp lý (lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu lên 13%/năm), phản ánh đúng vai trò của NHNN là người cho vay cuối cùng. Lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với các mức lãi suất điều hành, lãi suất thị trường liên ngân hàng và tình hình vốn khả dụng của hệ thống. Trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì ở mức 14%/năm nhưng đi đôi với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bước sang năm 2012, ngay từ đầu năm NHNN đã định hướng giảm lãi suất trung bình 1%/năm mỗi quý. Tuy nhiên, với diễn biến giảm nhanh của lạm phát và thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, NHNN đã điều chỉnh nhanh hơn dự kiến. Điều chỉnh giảm 5%/năm các mức lãi suất điều hành và giảm 4%-5%/năm trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam. Từ tháng 5-2012, NHNN quy định trần lãi suất cho vay đối với bốn lĩnh vực ưu Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 15
  • 16. Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán Khoa Tài Chính – Ngân Hàng tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa. Mức trần lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm phù hợp với trần lãi suất huy động, hiện ở mức 13%/năm. Ngoài ra, để chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho DN và hộ dân, NHNN đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm. Trên thực tế, lời hiệu triệu này đã được các TCTD đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ, chỉ trong vòng ba tuần tỷ trọng dư nợ cho vay có lãi suất hơn 15%/năm còn 29,1%, giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15-7-2012. Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm về xấp xỉ mức lãi suất năm 2007, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Lãi suất huy động giảm từ 3% đến 6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5% đến 8%/năm so với đầu năm 2012, trong đó lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 10%-13%/năm, lĩnh vực kinh doanh khác và tiêu dùng phổ biến 12%-15%/năm, các lĩnh vực không khuyến khích có lãi suất cao hơn nhưng cũng đã giảm so với trước đây. Lãi suất cho vay giảm đã có tác động tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn, giảm áp lực chi phí vay vốn của các DN và hộ dân, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế. III ) Kết luận Mặc dù môi trường quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế VN, song do có chính sách điều hành vĩ mô phù hợp, khá hiệu quả, cùng với sự cố gắng vượt qua các thách thức và khắc phục những điểm yếu của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế nên kết quả cuối cùng đạt được khá ấn tượng đây là cơ sở để chúng ta phấn đấu đạt tốt hơn cho năm tới TÀI LIỆU THAM KHẢO Các website : 1.Báo điện tử Vietnamnet : www.vn.media.vn 2.www.infotv.vn 3.www.mof.gov.vn của bộ ngoại giao 4.cùng một số trang website khác Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nếu có gì thiếu xót chúng tôi mong thầy góp ý và giúp đỡ để hoàn thiện thêm đề tài . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Tiểu luâ ̣n kinh tế vĩ mô Trang 16