SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Hà Nội, 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÃ THỊ THU HÀ
QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nội, 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÃ THỊ THU HÀ
QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.03.08
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Phƣợng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Ngô Thị Phượng. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung
thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các luận điểm, luận cứ trong luận văn
chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015
Học viên
Lã Thị Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Triết học, bộ phận quản lý học viên sau
đại học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã tận tình giúp đỡ, chỉ
dạy, truyền dạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường thời
gian qua và hướng dẫn quy trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Thị Phượng – người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Bộ môn lý luận chính trị& Khoa
học xã hội nhân văn - Học viện Cảnh sát nhân dân - đơn vị công tác đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã hết
sức cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
quý thầy giáo, cô giáo góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin kính chúc quý thầy, cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào
tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Một lần nữa tôi xin trân
thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015
Học viên
Lã Thị Thu Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY ƢỚC LÀNG
VĂN HÓA VÀ ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN............................... 10
1.1. Làng văn hóa và quy ƣớc làng văn hóa................................................ 10
1.1.1. Khái niệm làng văn hóa ........................................................................ 10
1.1.2. Quy ước làng văn hóa ........................................................................... 21
1.2. An ninh nông thôn và đảm bảo an ninh nông thôn ............................ 37
1.2.1. An ninh nông thôn ................................................................................. 37
1.2.2. Đảm bảo an ninh nông thôn.................................................................. 42
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VỚI ĐẢM
BẢO AN NINH NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN
NAY: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP.................... 51
2.1. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông
thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay ........................................................... 51
2.1.1. Đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông Hồng......................................... 51
2.1.2. Tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.............. 61
2.2. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh
nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay và những vấn đề đặt ra ............... 70
2.2.1. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh
nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay...................................................... 70
2.2.2. Những vấn đề đặt ra liên quan đến vai trò của quy ước làng văn hóa
đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng............................ 78
2.3. Giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của quy ƣớc làng văn
hóa đối với vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn đòng bằng sông Hồng.......... 82
2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng quy ước làng văn hóa góp phần đảm bảo
an ninh nông thông đồng bằng sông Hồng ..................................................... 82
2.3.2. Đào tạo cán bộ văn hóa và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ........................................................... 85
2.3.3. Tổ chức triển khai quy ước làng văn hóa kết hợp với tuyên truyền, vận
động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, qua đó giữ vững an ninh trật tự nông thôn đồng bằng
sông Hồng ....................................................................................................... 87
2.3.4. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng ..................................................................................... 90
KẾT LUẬN.................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC..................................................................................................... 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam từ lâu đã được các nhà nghiên cứu
trong nước, quốc tế quan tâm và đánh giá cao, không chỉ trên phương diện
kinh tế, là vựa lúa của miền Bắc, mà còn bởi đời sống tinh thần phong phú,
nơi giao thoa, tích tụ nhiều tầng văn hóa của cư dân vùng lúa nước. Được
hình thành từ lịch sử lâu đời, cư dân vùng đồng bằng sông Hồng ngay từ đầu
đã phải đối mặt với hai thế lực để trường tồn, đó là sự khắc nghiệt của thiên
nhiên và sự đe dọa thường xuyên của các thế lực xâm lăng từ phương Bắc.
Công cuộc chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua
ngàn đời đã đem lại cho họ những kinh nghiệm quý báu và họ biết nâng niu,
giữ gìn, trau dồi thành nghệ thuật, thành văn hóa, góp phần làm nên cả một
nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Đây cũng là đóng góp lớn nhất của cư dân
đồng bằng sông Hồng vào sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam.
Trải qua những thăng trầm, biến cố lịch sử cư dân đồng bằng sông
Hồng đã định hình cho mình truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt, thể
hiện nổi bật là sự cố kết chặt chẽ các quan hệ họ hàng – dòng họ, quan hệ
cộng đồng nhà – xóm làng – đất nước... Tiêu chí cao nhất trong xử lý các
quan hệ đó là tình người, tính nhân văn, sự hài hòa, chia sẻ, nhường nhịn... Để
giữ gìn những giá trị cao đẹp đó trong cộng đồng và cũng để giáo dục ý thức
về cuộc sống cộng đồng cho các thế hệ, cư dân đồng bằng sông Hồng đã thể
chế hóa các quy định về ứng xử, nghi lễ, nghi thức. của đời sống cộng đồng
thành những quy định có tính bắt buộc người trong làng, xóm, dòng họ phải
theo. Đó chính là hương ước, quy ước, quy định của làng hay của dòng họ.
Những hương ước, quy ước đó trong lịch sử được thực hiện nghiêm túc, tự
giác và trở thành thứ vũ khí, thành “lệ làng”, giữ cho làng xóm bình yên, các
quan hệ xã hội ổn định sau lũy tre làng.
2
Hiện nay, đồng bằng sông Hồng đang đứng trước sự biến đổi to lớn,
mạnh mẽ mang tính cách mạng sâu sắc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hội
nhập quốc tế đã và đang đem lại sự đổi mới thực sự ở nông thôn. Diện mạo xã
hội nông thôn đang thay đổi theo hướng đô thị hóa, lối sống của một bộ phận
dân cư đặc biệt là lớp trẻ đang chuyển dịch nhanh hơn, mạnh hơn theo kiểu
công nghiệp Đồng tiền đã len lỏi và tác động đến suy nghĩ, cách giải quyết
các quan hệ trong xóm, ngoài làng, thậm chí trong gia đình dòng tộc. Sự tranh
chấp đất đai dẫn đến xung đột, bất hòa, sự đền bù, giải tỏa không đồng thuận,
dẫn đến khiếu kiện, làm xuất hiện “điểm nóng”, thậm chí xung đột gây mất ổn
định xã hội nông thôn. Thực tế tình hình trật tự xã hội vùng nông thôn các
tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định đã
gióng lên hồi chuông báo động về an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông
Hồng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Sự nghiệp đảm bảo an ninh nông thôn không phải của riêng các lực
lượng vũ trang, công an, quân đội, mà đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn
dân. Sự nghiệp đó đòi hỏi phải huy động mọi tiềm năng, tiềm lực, sức mạnh
của cả đất nước, dân tộc, trong đó có văn hóa.
Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng văn hóa như thứ vũ khí hữu hiệu
chống lại âm mưu thâm độc của các thế lực ngoại xâm muốn “đồng hóa”. Kế
thừa bài học quý báu đó từ truyền thống lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam từ
ngày đầu thành lập đã chú ý chăm lo, vun trồng văn hóa, đặt văn hóa đúng với
vai trò, ý nghĩa của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ ngày đầu thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định chăm lo phát triển văn hóa là việc
làm cấp bách của chính quyền mới, và nhấn mạnh văn hóa là mặt trận, người cán
bộ văn hóa là chiến sĩ. Bác kêu gọi mọi người hãy chung tay xây dựng đời sống
mới, nếp sống văn hóa mới cho đúng với tư thế là người chủ của chế độ mới.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam qua nhiều kỳ đại hội đã khẳng định: Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, để đảm bảo an ninh, trật tự xóm làng ở một số địa phương
đã biết kế thừa truyền thống dân tộc và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ
trương xây dựng văn hóa của Đảng và Nhà nước để xây dựng những bản
hương ước mới, những quy định, quy ước xây dựng gia đình văn hóa, làng
thôn văn hóa. Đây là cách làm hay, là sự sáng tạo của quần chúng trong việc
sử dụng, phát huy vai trò của văn hóa vào công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh
nông thôn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quy ước làng văn hóa và vai
trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng” làm đề
tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Thứ nhất, về làng xã, quy ước làng văn hóa có một số công trình tiêu biểu:
PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ, “sự phát triển và cấu trúc đẳng cấp trong
các làng xã cổ truyền Việt Nam”, trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử,
tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H.1978. Trong công trình này, tác giả đã tái hiện
lại lịch sử nông thôn nước ta, phân tích rõ cơ cấu tổ chức ở một số làng truyền
thống ở Việt Nam.
GS. Phan Đại Doãn, “Mấy vấn đề về làng xã”, Tạp chí Dân tộc học, số
2/1991. Tác giả đã nêu bật được những nét đặc trưng cơ bản của làng Việt
Nam, trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trưng, chi phối mọi
sinh hoạt của làng xã.
GS. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Các giá trị truyền thống và con
người Việt Nam hiện nay, đề tài KX 07-02,H.1996. Trong đề tài, các tác giả
đã khái quát những nếp sống, thói quen, giá trị đạo đức mang tính truyền
thống của con người Việt Nam hình thành từ lâu đời và mối quan hệ của nó
với xã hội hiện nay, sự duy trì, biến đổi và những giá trị mới đang hình thành.
4
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Con đường làng xã Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001. Công trình đã khái quát hóa
tiến trình hình thành làng xã từ buổi đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Trong
quá trình phát triển có những yếu tố được duy trì nhưng có những yếu tố được
biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại.
Vấn đề khai thác, phát huy vai trò của văn hóa, của quy ước làng văn
hóa đối với đời sống xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm, nhiều công trình,
bài viết đã được công bố với cách tiếp cận khác nhau. Người đặt viên gạch
đầu tiên là tác giả Phan Kế Bính, với tác phẩm: “Việt Nam phong tục”. Trong
công trình này, tác giả có dẫn một bản hương ước của làng Đề Kiều, xã Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh về vấn đề “nghĩa thương”.
GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS.TS Vũ Ngọc
Khánh đồng tác giả cuốn sách “Văn hóa làng và làng văn hóa”; “Văn hóa
làng và sự phát triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Làng xã Việt Nam- một
số vấn đề kinh tế- xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi của làng xã
Việt Nam hiện nay” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Cộng đồng làng xã Việt Nam
hiện nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Sự
biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của GS.TS
Tô Duy Hợp; “Hương ước hồn quê” của cố giáo sư học giả Toan Ánh; “Bản
sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng bắc bộ” của TS. Lê
Quý Đức... Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần
và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập tới hội làng, nếp sống,
phong tục, văn hóa nghệ thuật dân gian...Một số chuyên luận không những có
ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế- xã hội, văn hóa; mà
còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
5
PGS. TS Bùi Xuân Đính trong cuốn sách “Hương ước và quản lý làng
xã” và “Lệ làng phép nước” đã nêu lên mối liên hệ cũ và mới trong nội dung
hương ước xưa và nay, vai trò của nó trong quản lý làng xã, đồng thời tác giả
cũng nêu rõ những vấn đề hương ước hiện nay cần giải quyết.
Tác giả Lê Đức Tiết tron cuốn sách “Về hương ước lệ làng” cho thấy
cái nhìn khá toàn diện về hương ước trong suốt quá trình từ khi hình thành,
mối quan hệ với pháp luật, cũng như vai trò của hương ước trong đời sống xã
hội nông thôn Việt Nam.
Nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về hương ước được giới thiệu trên
các báo, tạp chí:
PGS.TS Lê Minh Thông trong bài viết “Luật nước và hương ước lệ
làng trong đời sống pháp lý của các cộng đồng làng xã Việt Nam” đã viết:
“Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành trang pháp
lý cho sự tồn tại và phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát
triển trong mọi thăng trầm của lịch sử”.
Tác giả Lê Thị Hiền trong bài viết “Văn hóa hương ước- từ truyền thống
đến hiện đại” đã đề cập đến nguồn gốc, vị trí, vai trò của văn hóa hương ước cổ.
Bàn về nội dung tư tưởng chính của hương ước mới và những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về việc biên soạn và thực thi hương ước.
TS. Nguyễn Duy Mền trong bài viết “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện
hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ” đã đưa ra nhận
định: “Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước, với những điều
qui định về một số nét sinh hoạt riêng của làng xã vẫn đóng một vai trò
"cương lĩnh”, có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao cũng đáng xem là
một nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, trong
làng, trong xã phải tuân thủ”.
Thứ hai, về an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng, có một số tài
liệu công bố như:
6
Trong bài viết “Một số vấn đề rút ra qua việc giải quyết các điểm nóng
về an ninh trật tự” trên Tạp chí Công an nhân dân, số 4, tr. 10-11, của tác giả
Trịnh Thị Giới đã trình bày một số những vấn đề ảnh hưởng tới an ninh nông
thôn và rút ra một số kinh nghiệm trong giải quyết các điểm nóng ở nông thôn.
Tác giả Nguyễn Chí Dũng với tài liệu “Một số vấn đề về tội phạm và
cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay”, Nxb Công an
nhân dân, đã trình bày các loại tội phạm nói chung và một số tội phạm điển
hình trên địa bàn nông thôn nói riêng.
Tác giả Nguyễn Đức Minh trong cuốn sách “An ninh nông thôn trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” , Nxb Công an nhân
dân, đã làm rõ tình hình an ninh nông thôn hiện nay và sự tác động của kinh
tế- xã hội đến an ninh nông thôn trong thời kỳ đổi mới.
PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm trong cuốn sách “Tội phạm học hiện đại
và phòng ngừa tội phạm” , Nxb Công an nhân dân, đã trình bày các loại tội
phạm chủ yếu trên cả nước nói chung và một số loại tội phạm điển hình khu
vực nông thôn hiện nay.
TS. Đỗ Cảnh Thìn trong bài viết “Mấy vấn đề về phát huy vai trò của
thiết chế làng xã trong phòng ngừa tội phạm ở nông thôn” trên Tạp chí Cảnh
sát nhân dân số 5 (6/2015), trong bài viết đề cập tới vai trò của một số thiết
chế làng xã, trong đó có quy ước làng văn hóa, sự tác động của các thiết chế
ấy đối với công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn nông thôn.
Có thể nhận thấy mặc dù đã có rất nhiều tác giả, khá nhiều đầu sách,
luận án, bài viết nói về vai trò của văn hóa, quy ước làng văn hóa đối với các
lĩnh vực của đời sống xã hội; những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nông thôn,
song chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu về vai trò của quy ước
làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn, đặc biệt là khu vực đồng bằng
sông Hồng.
7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa và vai trò
của việc thực hiện quy ước đó đối với việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng
bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm làng văn hóa, sự ra đời, đặc trưng và nội dung cơ
bản của quy ước làng văn hóa.
- Làm rõ khái niệm an ninh nông thôn và những nội dung về đảm bảo
an ninh nông thôn.
- Trình bày đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an
ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Phân tích thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa với đảm bảo an
ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của quy ước
làng văn hóa đến việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn các
tỉnh đồng bằng sông Hồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vai trò của việc thực hiện quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh
nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Thời gian khảo sát từ năm 2005 đến nay.
8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam,
chính sách pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
văn hóa, về xây dựng nông thôn mới, về đảm bảo an ninh nông thôn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu đặc thù như: Quy
nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp kết hợp giữa lịch sử
và logic.....
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa quy ước làng văn hóa với vấn đề an
ninh nông thôn, chỉ rõ hiệu quả việc thực hiện tốt quy ước làng văn hóa đối
với tăng cường đảm bảo an ninh nông thôn.
Đề xuất ý kiến đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện quy ước làng
văn hóa góp phần đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sâu sắc về mặt lý luận vai trò của quy ước làng văn
hóa đối với đời sống xã hội nông thôn nói chung và góp phần đảm bảo an ninh
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở lý luận và phương
pháp luận nhằm góp phần nâng cao vai trò của quy ước làng văn hóa trong
việc đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.
9
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa, quy ước làng văn hóa.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 2 chương, 5 tiết.
10
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA
VÀ ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN
1.1. Làng văn hóa và quy ước làng văn hóa
1.1.1. Khái niệm làng văn hóa
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, “làng xã có vị trí hết sức đặc
biệt, làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân tộc. Nước (quốc gia) chỉ là
tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng, xã, là “liên làng”. Làng có vai trò gắn
kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Làng là nhân tố giữ vai trò quyết định
trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc “còn làng còn nước”.
Làng - là một từ Nôm, là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn
chỉnh nhất, bởi nó có địa vực riêng, có cơ cấu tổ chức và tục lệ riêng, hoàn
chỉnh và ổn định qua quá trình phát triển của lịch sử. Cùng với việc xuất hiện
làng trong lịch sử Việt Nam, văn hóa làng cũng ra đời, trở thành nét đặc trưng
của văn hóa dân tộc.
Cho đến nay, khái niệm làng được bàn đến ở nhiều góc độ khác nhau.
Theo PGS. TS Nguyễn Đăng Dung, “… làng xã phải là nơi đồng quê nhiều
gia đình ở quy tụ thành khu được gọi là xóm, các xóm phân biệt nhau bằng
các lũy tre xanh. Trên đường đi vào thường có các cổng xây hoặc tre, đến
đêm tối có thể đóng lại được, để phòng ngừa trộm cướp. Hai, ba, bốn hoặc có
khi là năm, sáu xóm họp thành một thôn gọi là làng” [38; tr.151]. Khái niệm
này đã cho ta cái nhìn bao quát và tổng thể về làng. Tác giả đã đi từ đơn vị
nhỏ nhất là gia đình rồi đến xóm, tập hợp các xóm tạo thành làng. Thông qua
khái niệm, tác giả cũng chỉ ra tên gọi tương đồng với làng là thôn. Tùy theo
mỗi vùng miền, địa phương mà làng có những cách gọi khác nhau.
Giáo sư Từ Chi thì định nghĩa về làng mang tính tổng quát, làng xã là
một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng.
11
Giáo sư đã xem xét làng ở nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này cho thấy
sự đa dạng của đơn vị làng. Làng không chỉ đơn thuần được xem xét dưới một
lĩnh vực mà ở tổng thể nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau.
Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng, “Làng là một điểm dân cư, một hình
thức công xã nông thôn, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức xã hội riêng, lệ
tục riêng… rất chặt chẽ và hoàn chỉnh” [38; tr.38]. Định nghĩa này có những
nét tương đồng với Giáo sư Bùi Xuân Đính khi cho rằng: làng là đơn vị tụ cư
truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, có cơ sở hạ tầng cùng
cơ cấu tổ chức riêng, tục lệ riêng…nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất. Cả hai
định nghĩa này đều nói lên sự khác biệt, đặc trưng riêng của làng với những
đơn vị xã hội khác tạo nên tính khu biệt đặc thù.
Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “ Làng là một đơn vị cộng cư có
một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội
nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là
cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình- tông tộc gia trưởng,
đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình
thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ.
Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là cấu
trúc động, không có bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của
đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng” [73; tr.130].
Khái niệm này bao trùm mọi yếu tố của làng và xét đến cả nguồn gốc hình
thành của nó.
Như vậy, làng là một sản phẩm của quá trình định cư và cộng cư của
người Việt. Làng từ một cộng đồng tụ cư trở thành một đơn vị kinh tế - xã hội
hoàn chỉnh, một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp của người nông dân. Làng là
một đơn vị hành chính cơ sở của tổ chức nhà nước, một không gian sinh hoạt
văn hóa độc lập của người Việt Nam. Đồng thời làng là một thiết chế xã hội,
12
trong đó các thành viên liên kết với nhau dựa trên quan hệ huyết thống hoặc
địa vực cư trú nhất định và có quan hệ lợi ích chung với nhau. Làng có cơ sở
kinh tế, có thiết chế tổ chức tương đối độc lập, có nền văn hóa riêng tạo thành
bản sắc riêng của làng. Làng là sự tổng hòa của các yếu tố kinh tế- chính trị-
văn hóa- xã hội, tạo thành sự thống nhất trong tổ chức làng.
Trong quá trình hình thành và phát triển, làng Việt được phân chia như sau:
Theo thời gian hình thành, có các làng đầu công nguyên, các làng thời
Lý - Trần, làng thời Lê sơ, Lê - Trịnh - Nguyễn; làng thời Nguyễn và cả
những làng mới hình thành gần đây do những chính sách phát triển kinh tế -
văn hoá của Nhà nước ta.
Theo vùng địa lý, có các loại làng miền Bắc; các làng miền Trung; làng
miền Nam; làng Trung du; làng đồng bằng; làng ven biển...
Theo nghề nghiệp, có các làng thủ công; các loại làng nông nghiệp;
làng chài; làng muối.
Theo phương thức thành lập, có các loại làng do nhóm cư dân khai
hoang tập thể hoặc nhà nước thực hiện chính sách khai hoang….
Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa
làng trong thời đại mới. Văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựng
làng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng
minh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một
vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu
giữ trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trị vốn
có của văn hóa làng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được ước mơ,
nguyện vọng chính đáng của mọi người dân. Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùi
những yếu kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường
văn hóa ở làng quê nói riêng.
13
Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong
phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, bảo
đảm công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định trong nông thôn, giữ
gìn trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh…cần phải đặc biệt
chú trọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã đưa ra 5 tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa là:
“ Tiêu chuẩn 1, đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ
đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao
hơn mức bình quân chung.
c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng
khoa học - kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát
triển kinh tế;
d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/ năm cao
hơn mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông
thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng.
Tiêu chuẩn 2, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng
bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người
dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và
hành nghề mê tín dị đoan;
14
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có
người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”,
trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ
cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc
thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm
chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình
công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền
thống ở địa phương.
Tiêu chuẩn 3, môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi
xử lý tập trung theo quy định;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm,
hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây
dựng từng bước theo quy hoạch;
d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người
dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng
cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
Tiêu chuẩn 4, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước:
15
a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa
được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân
giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu
kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân
cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ
công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh
hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
Tiêuchuẩn5,cótinhthầnđoànkết,tươngtrợ,giúpđỡnhautrongcộngđồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình
chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn
mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào
bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật,
nạn nhân chất độc da cam - dioxin và những người bất hạnh”[15].
Trên cơ sở các tiêu chí nói trên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
thì một làng văn hóa được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nội dung chủ yếu
sau đây:
Một là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất kinh doanh phát
triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.
16
Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc
vận động xây dựng làng văn hóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thế mạnh
của từng nơi, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của
địa phương mình cho phù hợp.
Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh
thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các giống mới, nâng cao năng suất cây
trồng vật nuôi. Mặt khác chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích
và hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống, thúc đẩy mở rộng thương mại
và dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy, kinh tế ở nhiều làng đã có
những chuyến biến rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu cấp thiết của
cuộc vận động xây dựng làng văn hóa.
Một cán bộ xã có sự kết hợp chặt chẽ của cả bốn yếu tố: người dân,
người cùng họ hàng, người đại diện của cộng đồng và người đại diện cho Nhà
nước ở đại phương. Bốn yếu tố này vừa thông nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột
nhau trong con người cán bộ xã , chi phối hoạt động của họ, nhất là trong việc
giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân
và cộng đồng. Một thực tế là cán bộ xã nói chung chưa được đào tạo cơ bản về
văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kiên thức và năng lực công tác còn
yếu về nhiều mặt. Hiện nay xu hướng tăng thêm cán bộ xã được hưởng các
khoản phụ cấp ngày càng phổ biến ở các địa phương nhưng cuộc vận động xây
dựng làng văn hóa không vì thế mà được quan tâm tạo thêm nguồn cán bộ phục
vụ phong trào. Điều này đòi hỏi cuộc cải cách bộ máy nhà nước phải quan tâm
khắc phục để tạo ra sự vận hành đồng bộ trong chương trình chung.
Ba là, tổ chức xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức an ninh của dân.
17
Xây dựng làng văn hóa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi
công dân. Vì vậy, mô hình làng văn hóa mới, những thiết chế, cách thức tổ
chức hoạt động và mức đóng góp của từng hộ gia đình... Phải được nghiên
cứu và thảo luận kỹ lưỡng để giành được sự đồng tình, thống nhất cao trong
cộng đồng làng.
Những thiết chế văn hóa cơ bản như: trường học, nhà văn hóa, thư viện,
câu lạc bộ… do nhu cầu ở làng xã cần thiết phải thành lập. Các thiết chế văn
hóa này rất cần thiết cho việc khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống trong các cộng đồng làng.
Để duy trì phong tục và tín ngưỡng mỗi làng có một số tổ chức của dân
đã tồn tại lâu đời. Ngày nay nhân dân một số làng xã đang có yêu cầu khôi
phục lại một số tổ chức còn phù hợp và có tác dụng. Thực tế ở nhiều nơi đã
khôi phục lại một phần các tổ chức ấy để dân tự quản, tự do liệu lấy công việc
nội bộ như cúng bái đình chùa, tổ chức tang ma, cưới xin, giải quyết xích mích,
duy trì phong tục đạo đức, ổn định trật tự an ninh theo quy ước của làng.
Lực lượng bảo vệ an ninh làng xóm do dân tự quản lý, có sự chỉ đạo
của chính quyền cấp xã sẽ có nhiều thuận tiên trong công việc. Khả năng “tác
chiến” mau lẹ, kịp thời, hiệu quả hơn là chờ đợi sự chỉ huy từ cấp trên.
Bốn là, xây dựng quy ước văn hóa của làng văn hóa.
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp đoàn cán bộ tỉnh Thái Bình
tại Phủ Chủ tịch đã phê bình các cán bộ địa phương đã “quá tả”, xóa bỏ quỹ
nghĩa thương và hương ước. Người khẳng định: “Hương ước là những khoán
ước trong làng, người ta quy định với nhau không được để cho bò phá lúa, gà
qué ăn mạ…đó là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây. Từ
sau cách mạng, các chú đem xóa bỏ cả, thế là không đúng. Cách mạng chỉ
xóa cái xấu,cái dở còn giữ lại cái tốt, cái hay” [31; tr.10-11].
18
Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng pháp luật thống nhất với khẩu
hiệu “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, Đảng và nhà nước ta vẫn
khuyến khích các làng xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa để phát huy
tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở. Thực tiễn đặt ra cho thấy cần phải
nhìn nhận lại quy ước văn hóa từ góc độ văn hóa để nó phục vụ sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng
đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn nói riêng.
Năm là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của
Đảng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nông thôn hiện nay. Chủ trương trên đã
đem lại cho người dân quyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những gì
liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Thực tế, thông qua thực hiện quy
chế dân chủ, nông dân được nhận thức rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mình
trong cộng đồng làng xã cũng như trong toàn xã hội. Ở nông thôn từng cộng
đồng làng xã đã tự bàn bạc và quyết định góp vốn, góp công sức xây dựng
mới ở nông thôn đường, trường, điện, nước, nhà ở, kênh mương, tạo ra đà
phát triển mới ở nông thôn.
Sáu là, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa.
Gia đình là tế bào của xã hội, từ gia đình sẽ cấu trúc lên làng nước, gia
đình có lành mạnh thì làng xóm mới lành mạnh, phát triển. Nhận thức rõ vai
trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng làng nước, cấu trúc thành xã hội,
Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định xây dựng gia đình văn hóa là vấn đề hết sức
hệ trọng của dân tộc và thời đại.
Mỗi làng cần thường xuyên thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình
văn hóa với bốn nội dung đã được xác định:
+ Gia đình thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
+ Xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ.
19
+ Đoàn kết, tương trợ xóm làng.
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.
Thực hiện sáu vấn đề cơ bản nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài
đến xu thế vận động và phát triển của phong trào xây dựng làng văn hóa ở
nước ta. Xây dựng làng văn hóa là một công việc đa dạng và phức tạp, chúng
ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùng với những
định hướng và những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địa phương. Làng
văn hóa sẽ trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát
triển ở nông thôn Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng làng văn hóa phải gắn liền với xây dựng
thiết chế văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng và thực hiện quy ước
văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…Trên cơ sở kế thừa và phát huy
các giá trị tích cực của văn hóa làng truyền thống, nhằm thực sự phát huy vai
trò của văn hóa trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn Việt Nam.
Những tiêu chuẩn của làng văn hóa và nội dung cơ bản trong xây dựng
làng văn hóa cho thấy khái niệm làng văn hóa không đồng nhất với khái niệm
văn hóa làng.
Văn hóa làng, hàm chức nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng, tạo
nên bức tranh đa sắc của văn hóa Dân tộc. “Văn hóa làng xã Việt Nam có vị
trí quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc. nó luôn
luôn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng sức sống trường
tồn của văn hóa dân tộc” [57; tr 18-19]. Văn hóa làng Việt Nam qua hàng
ngàn năm phát triển với bản sắc có giá trị thực sự là một nền văn hóa của
nhân dân và trở thành bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc.
Xét tổng thể ở nước ta có sự khác biệt nhất định văn hóa giữa làng với
làng, giữa làng với nước. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa đã làm cho văn hóa
20
làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, tín ngưỡng, về kiến trúc, điêu khắc,
giáo dục và thẩm mỹ…Từng khu vực cư trú có những yếu tố, những sắc thái
văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ, nhưng cấu trúc tổng thể
văn hóa làng tương đối giống nhau. Chúng ta có thể tán thành quan điểm của
nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng: “Văn hóa làng là một nền văn hóa thuộc
về cộng đồng và mang tính chất cộng đồng. Chủ thể làng, tập thể làng chính
là tác giả, là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa ấy. Ở Việt Nam, một
làng với tư cách là một làng, được xác định không chỉ qua địa bàn cư trú,
hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà
còn qua cả sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa” [42; tr.46-48].
Do vậy, văn hóa làng là một trong những tiêu chí hàng đầu để xác định
và phân biệt diện mạo của làng này với làng khác. Người sáng tạo ra những
giá trị của văn hóa làng chính là những thành viên của làng. Họ chính là
những người tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cũng đồng thời là
những người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản
thân mình gây dựng nên. Chính vì vậy tính nhân văn của văn hóa làng càng
được tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính tập thể của nó. Làng là chủ thể tập
thể của văn hóa và thông qua văn hóa làng chúng ta có thể khám phá được
diện mạo văn hóa chung của cả làng. Đây cũng chính là điều khá lý thú để
phân biệt làng này với làng khác nhằm khẳng định “cái ta” của làng mình. Sự
khẳng định và phân biệt này chưa phải đã đạt tới một trình độ khác về chất.
Song thông qua những biểu hiện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ người nông dân đã
có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt này.
Trong khung cảnh riêng của làng Việt Nam, văn hóa làng mang một số
nét đặc thù:
Ý thức đoàn kết cộng đồng rất cao và thể hiện ở nhiều mặt của cuộc
sống (trong lao động sản xuất cũng như trong các sinh hoạt tinh thần), từ ý
thức này đã thúc đẩy tính dân chủ làng xã.
21
Ý thức tự trị thông qua các lệ làng và hương ước.
Diện mạo văn hóa: tùy vào điều kiện môi trường tự nhiên, nề nếp sinh
hoạt và cách ứng xử riêng của từng làng mà mỗi làng sẽ có đặc điểm để tự
hào (đất lề, quê thói).
Đa thần giáo là đặc điểm nổi bật trong đời sống tín ngưỡng ở làng.
Trong bức tranh toàn cảnh của văn hóa làng, quy ước làng văn hóa là
một thành tố không thể thiếu. Mỗi làng Việt Nam có một bản sắc riêng làm
nên tính đa dạng, phong phú, nên quy ước làng văn hóa cho chúng ta một bức
tranh nhiều màu vẻ về sinh hoạt tại các làng xã Việt Nam. Một đặc trưng
hiếm thấy là, trong số lượng lớn quy ước làng văn hóa thì quy ước của mỗi
làng xã không bao giờ trùng lặp nhau về nội dung. Mỗi hương ước đều ẩn
chức tính đa dạng, tính linh hoạt, tính đặc trưng trong tâm tính người Việt ở
mỗi vùng đất khác nhau. GS Đinh Gia Khánh cho rằng, quy ước là “ bản ghi
chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội
trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ
sung khi cần thiết”[39].
1.1.2. Quy ước làng văn hóa
Khái niệm quy ước làng văn hóa
Quy ước làng văn hóa hiện nay là văn bản quy phạm xã hội trong đó
quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra
để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ
gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa
trên địa bàn làng, buôn, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho
việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Sự ra đời của quy ước làng văn hóa có nguồn gốc từ hương ước của
làng Việt Nam trong lịch sử. Hương ước là sản phẩm văn hóa của làng đồng
thời cũng là công cụ để quản lý làng xã, buộc mọi thành viên phải thực hiện.
22
Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai
trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm,
nếp nghĩ của con người. Hương ước là bản ghi chép những quy ước, điều lệ
(những quy tắc xử sự chung) bắt buộc người dân trong làng phải tuân thủ
nhằm điều hòa các mối quan hệ và quản lý làng xã.
Có nhiều những định nghĩa khác nhau về hương ước. GS Đinh Gia
Khánh viết: “Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã
hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần dần
trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết” [39; tr.62]. Trong
lời giới thiệu cuốn “Hương ước cổ Hà Tây”: “Hương ước là những quy ước
điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng một khu vực, để điều
hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể hoặc giữa tập
thể này với tập thể khác” [52; tr.7]. Khái niệm này nhấn mạnh vào mục đích
của việc xây dựng hương ước. Cũng giống như vậy, tác giả Cao Văn Biền cho
rằng, “Hương ước là văn bản pháp quy về các tục lệ của làng xã do quan viên
của làng xã tự xây dựng nên cho làng mình nhằm bảo vệ sự tồn tại của cộng
đồng dân cư ở làng xã trong tư thế ổn định của nó về lãnh thổ; xây dựng
phong tục, tập quán tốt đẹp; phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội” [6,
tr.42]. Tác giả Ninh Viết Giao quan niệm, “Hương ước là văn bản pháp lý của
mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập
quán…có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống nhân dân trong
làng. Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống
văn hóa của mỗi làng” [38; tr.58]. Nhà nghiên cứu Vũ Duy Mền định nghĩa:
“Hương ước là những quy ước về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã
người Việt, như cách thức tổ chức và hoạt động của các thiết chế và tổ chức
trong làng xã: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe - giáp, xóm ngõ…các hoạt
động xã hội: Hội hè đình đám, lễ tế, tuần phòng, khao vọng…Một số hoạt
23
động kinh tế…Đó là những quy ước vừa mang nét chung và rất nhiều nét
riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [49; tr.83]. Khái niệm này đã cụ thể hóa
mặt nội dung của hương ước.
Như vậy, dù được diễn đạt bởi ngôn từ không giống nhau, dù được phát
triển ở góc độ khoa học nào, các ý kiến đều thống nhất coi hương ước là lệ
làng được văn bản hóa. Hương ước còn có tên gọi khác như hương khoán,
hương biên, hương lệ, khoán ước, khoán lệ, điều lệ, điều ước hay tục lệ…
Hương ước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa tính tự quản làng xã
và tính áp chế của chính quyền nhà nước. Có thể nói nó thể hiện rất rõ tính tự
quản của làng đối với nhà nước. Làng thay đổi thì hương ước sẽ được sửa đổi,
bổ sung sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngày nay, hương ước cũng có
nhiều những thay đổi về tên gọi, nội dung cũng như phạm vi điều chỉnh.
Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, thường gọi là
“khoán 10” từ năm 1989 đến nay, tình hình chính trị- kinh tế- văn hóa – xã
hội ở nông thôn có nhiều thay đổi quan trọng. Hộ gia đình được xác nhận trở
lại là đơn vị kinh tế tự chủ. Làng với tính cách là cộng đồng có thiết chế tổ
chức riêng, phong tục tập quán, tâm lý và tín ngưỡng riêng đã dần dần khẳng
định lại vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế- xã
hội từ việc xây dựng cơ sở chính trị (chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng),
chính quyền (chức danh trưởng thôn) đến quản lý kinh tế (quy mô hợp tác xã
nông nghiệp) xây dựng đời sống văn hóa cơ sở… đều tổ chức theo đơn vị
làng. Trong tình hình trên đây, nhiều làng ở Đồng bằng sông Hồng đã soạn
thảo ra các quy ước làng làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh các mặt
sinh hoạt của cộng đồng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của hương ước truyền thống, từ
năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về
24
xây dựng và thực hiện Hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, cụm dân cư.
Tiếp theo, ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban
thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số
03/2000/TTLT/BTP-BVH.TT.BTT.UBTƯMTTQVN hướng dẫn việc xây
dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư.
Thông tư đã khẳng định hương ước, quy ước là văn bản quy phạm xã hội
trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa
thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ làng xã mang tính tự quản của nhân
dân, nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền
thống văn hóa trên địa bàn làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích
cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
Tái lập hương ước là hiện tượng hợp quy luật phát triển của lịch sử làng xã
người Việt ở Bắc Bộ và hợp pháp luật. Hương ước là một sản phẩm tất yếu của
làng Việt. Cho đến nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã
từng bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ở nhiều tỉnh, việc
xây dựng hương ước đã được triển khai đồng bộ như Bắc Ninh, Hải Dương,
Thái Bình, Hà Nội... Tại các tỉnh này đã có khoảng hơn 90% số làng, thôn,
cụm dân cư ban hành hương ước, 60% đến 80% trong số đó đã được Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt. Các quy ước của làng có vai trò
quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quy ước làng với pháp luật
cùng với các yếu tố khác trong hệ thống các quy tắc xã hội có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Trong quá trình tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội. quy
ước làng đã bổ sung và hỗ trợ cho các yếu tố khác (đạo đức, pháp luật, tập quán,
quy tắc tôn giáo, điều lệ của các tổ chức chính trị- xã hội…) nhằm tạo ra một
trạng thái trật tự ổn định cho xã hội.
Xây dựng và thực hiện quy ước ở mỗi làng, ấp, bản, cụm dân cư là một
điều không thể thiếu trong các chế độ xã hội. Mặc dù thôn, ấp, làng, bản
25
không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng
dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải
quyết các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư. Có thể nói, quy ước làng
văn hóa hiện nay là sự thể hiện rõ nhất tính tự quản của làng, là sản phẩm của
“văn hóa làng”, là sản phẩm tự nhiên và là kết quả của quá trình phát triển nội
tại của làng xã trở thành công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong
làng, một tri thức dân gian về quản lý cộng đồng.
Cấu trúc của quy ước làng văn hóa:
+ Chương 1: Nguyên tắc chung
+ Chương 2: Cácquyđịnh về lễ nghi,tôngiáo (chủ yếu là quyđịnh về lễ hội)
+ Chương 3: Quy định về nềp sống văn hóa nói chung (chủ yếu là xây
dựng gia đình văn hóa, việc cưới, việc tang)
+ Chương 4: Đạo lý gia đình và xã hội
+ Chương 5: An ninh trật tự, bảo vệ môi trường
Cuối cùng là điều khoản thi hành.
Một số bản Quy ước làng văn hóa chỉ chia thành 3 phần lớn: Nguyên
tắc chung, Những quy định cụ thể, Điều khoản thi hành, trong đó:
Nguyên tắc chung: Nêu khái quát tình hình lịch sử, quá trình hình thành,
truyền thống văn hoá, cách mạng của địa phương, tình hình hiện tại, những
thuân lợi, khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời nêu
nguyên tắc chung khi soạn thảo, giá trị pháp lý và phạm vi hiệu lực của văn bản.
Những quy định cụ thể: Là quy định về xây dựng gia đình văn hoá, xây
dựng nếp sống văn hoá trong các sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn trật tự an ninh,
quy định về ngày lễ, ngày giỗ, ngày hội, việc cưới, việc tang, về bảo vệ và
phát triển sản xuất, bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường và
các quy định khác (về khuyến học, khuyến nông…).
26
Về điều khoản thi hành: Việc theo dõi thi hành quy ước của các thôn
làng thường giao cho trưởng thôn, trưởng làng chịu trách nhiệm cùng với sự
phối hợp với các đoàn thể của địa phương. Các hoạt động diễn ra đều có sự
chỉ đạo của cấp uỷ đảng địa phương, sự theo dõi, quản lí.
Sự ra đời của quy ước làng văn hóa
Quy ước làng văn hóa đã tồn tại khá lâu dài và có những bước phát
triển thăng trầm trong đời sống xã hội của nước ta từ xưa đến nay. Trong xã
hội phong kiến thì quy ước là bản ghi chép đầy đủ nhất hệ thống lệ làng và
được người dân trong làng chấp hành nghiêm túc, có nhiều nơi còn được coi
trọng hơn cả các quy định của triều đình.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, để xây dựng xã hội
mới, chúng ta chủ trương xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ và từ đó về sau
các làng không còn duy trì hương ước. Có lẽ cũng do quá mặc cảm với câu
“phép vua thua lệ làng” mà chúng ta chỉ nhìn nhận đánh giá hương ước thiên
về những yếu tố tiêu cực như những quy định về ngôi thứ, khát vọng, phạt vạ,
đình đám với những tục lệ lạc hậu, mà chưa biết gạn đục khơi trong cho phù
hợp với thời đại mới.
Ngay từ tháng 3/1947, Bác Hồ đã viết cuốn “Đời sống mới” dưới bút
danh Tân Sinh, ở thể hỏi đáp, nhằm xây dựng đời sống mới trong toàn dân.
Đối với làng xã việc thực hiện đời sống mới theo Người cần phải làm những
việc như sau: “Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và
trách nhiệm của công dân. Về phong tục cần phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc,
hút sách, trộm cắp, đĩ điếm. Tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện
cáo nhaum làm cho làng mình trở thành một làng thuần phong mỹ tục” [44].
Trong tác phẩm “Đời sống mới” Người còn dành một phần nói về văn hóa gia
đình: “Trong gia đình thực hiện đời sống mới về quan hệ thì trên thuận dưới
hòa, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không thiên tư, thiên ái; Về vật chất từ ăn
27
mặc đến việc làm đều phải có kế hoạch, ngăn nắp; Cưới hỏi, giỗ tết nên đơn
giản tiết kiệm, quan tâm đến con cái, đến việc tu dưỡng, học hành, kỷ cương
nền nếp; giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng”[44].
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xướng đường lối
đổi mới. Đến nay, việc thực hiện đường lối đã đem lại nhiều chuyển biến tích
cực trong đời sống kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Đồng thời cũng phát sinh
những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn mà pháp luật
chưa với tới. Vì vậy, đòi hỏi phải có quy ước làng để điều chỉnh các mối quan
hệ mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư.
Từ năm 1991 đến nay, Bộ văn hóa thông tin đã chỉ đạo xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở, mà nội dung quan trọng là: Xây dựng gia đình văn hóa,
thôn xóm, làng văn hóa.
Ngày 19/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị
24/1998/CT TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản,
thôn ấp, cụm cư dân.
Ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban thường
trực UBTUMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP –
BVHTT BTTUBTUMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương
ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
Về thuật ngữ, gọi là Quy ước làng văn hóa. Vì quy ước mang tính quần
chúng rộng rãi và tính tự nguyện sâu sắc. Do quần chúng nhân dân xây dựng
nên – Vì cuộc sống và lợi ích của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng.
Thuật ngữ Quy ước phù hợp với nội dung và tính chất của cuộc vận động xây
dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa.
Do là nếp sống nên về bản chất nó thuộc phạm trù đạo đức hơn là phạm
trù pháp luật, nên phải dùng dư luận để điều chỉnh hành vi con người trong xã
hội, nên quy ước mang ý nghĩa bình đẳng, dân chủ. Mọi người được bàn bạc
28
thống nhất các điều khoản, thỏa thuận cùng nhau thực hiện, vì nhu cầu cuộc
sống chung của cộng đồng.
Đặc trưng của quy ước làng văn hóa
Quy ước làng văn hóa là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một
loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng...
Trong dân gian cũng còn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện
bằng các câu tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng,
không được thực hiện bằng văn bản thì không phải là quy ước làng văn hóa;
Quy ước làng văn hóa do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ
sở sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những
nguyên tắc xây dựng quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào
xây dựng văn bản và tự gọi đó là quy ước làng văn hóa đều là không đúng,
không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng quy ước;
Quy ước làng văn hóa cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là
nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ
chức được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng
ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư
thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây
dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa
phương và tự nguyên thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy
phạm trong quy ước làng văn hóa khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong
các văn bản do Nhà nước ban hành;
Các quy định trong quy ước làng văn hóa không được trái với quy định
của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó.
Trên thực tế, quy ước làng văn hóa được xây dựng chủ yếu để điều
chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội
trong lĩnh vực xã hội – dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều
29
chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay,
cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ
gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giải quyết các tranh chấp
hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân, các phương thức cụ thể tại địa
phương để xóa đói, giảm nghèo...
Nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa:
Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đảm bảo và phát huy quyền tự do,
dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt
các quyền và nghĩa vụ của công dân;
Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần
phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi
lại, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình
làng, nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong
cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công
cộng và tài sản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông,
hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập
nước, kênh mương, cầu cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển
đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh… Chẳng hạn trong quy ước Cổ Nhuế
tại điều 1, khoản thứ 5 quy định: “Các nhà trong làng hè vách đều phải sạch
sẽ. Những ao rãnh trong vườn và các hồ ở ngoài ngõ vườn, chứa nước dơ dáy
là chỗ sanh loại độc côn trùng và độc khí thì hội hào mục mỗi kỳ hội đồng
cho hương kiểm, tộc biểu và hương dịch đi biểu các nhà người lấp liếm mấy
chỗ lũng ấy như ao hồ cho khỏi các vi trùng sanh đẻ, người nào ở gần đàng tư
ích, cấm không được ném đồ dơ dáy, hoặc xác xúc vật chết hai bên đàng cái
hay nơi ao hồ, phải chôn sâu cho khỏi truyền nhiễm” [59]. Quy ước làng văn
30
hóa còn quy định về những điều xử phạt rất nghiêm đối với những hành vi
gây ô uế không khí, làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm lây lan dịch bệnh trong
xóm làng. Như điều 46 quy ước làng Thanh Liệt (nay thuộc Thanh Trì) ghi:
“Người ta ai có mạnh khỏe thì mới sống lâu, muốn dân làng được mạnh khỏe
thì ai cũng phải biết giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh riêng” [64].
Các biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong
việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích các
nghi lễ lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém;
Các nội dung góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa,
xây dựng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo
đức mới trong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp
đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; xây dựng các gia đình theo tiêu
chuẩn gia đình văn hóa; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch
hóa gia đình. Đề ra các biện pháp khuyến khích xây dựng gia đình ít con,
khoẻ mạnh, ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện kế hoạch hoá
gia đình; tự nguyện lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai, không mang
thai trước hôn nhân, không kết hôn sớm, không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày;
trong thời kỳ thai nghén thực hiện khám thai, tiêm chủng đầy đủ và sinh con
tại các cơ sở y tế. Như trong bản quy ước làng văn hóa xã Phụng Thượng,
huyện Phúc Thọ, Hà Tây (nay là Hà Nội) có quy định rõ ràng về thực hiện kế
hoạch hóa gia đình: “Để gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, mỗi cặp vợ
chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, mỗi con cách nhau 5 năm, không sinh con thứ 3;
phải coi con giá, con trai đều là con, đều được quý mến chăm sóc như nhau,
laoij trừ quan điểm trọng nam khinh nữ; cần tổ chức gia đình thành một đơn
vị thống nhất, có văn hóa, có kinh tế phát triển”[63].
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận
động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá
31
đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến
nghề ở địa phương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp
tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng
nghề, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công: điện,
đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá, thể thao trên
địa bàn. Lập thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả
năng đóng góp của nhân dân;
Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần
phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp,
mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm xây dựng địa bàn trong
sạch. Phát động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp
đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết
hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn;
bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở
cơ sở như tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải, ban an ninh, tổ bảo vệ sản xuất,
ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện quy
ước làng văn hóa. Quy ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối
với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện quy
ước như: lập sổ vàng truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận
công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa
và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị
các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quy ước
chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng
đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường
32
hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì trên cơ
sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ,
trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng
không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân.
Quy ước đưa ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có
hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn; giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tự trở thành những
người lương thiện, có ích cho xã hội. Những hành vi vi phạm pháp luật phải
do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp
dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các
biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với cá nhân, hộ gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy
đủ các quy định trong hương ước, quy ước thì có thể không đưa vào diện bình
xét công nhận gia đình văn hoá; Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận
hoặc người có uy tín ở cộng đồng dân cư gặp gỡ, trao đổi, phân tích, chỉ rõ
thiếu sót, khuyên giải sửa chữa. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể
buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng nhưng không
được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Ở những địa bàn dân cư không thuần nhất, có nhiều dân tộc, cư dân
nhiều vùng miền, nghề nghiệp đan xen thì nội dung quy ước làng văn hóa cần
tập trung ưu tiên đưa ra những quy ước nhằm xây dựng khối đoàn kết tương
thân, tương ái, giúp nhau trong tổ chức cuộc sống chung trong cộng đồng,
phát triển sản xuất, bảo đảm trật tự trị an, xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn.
Phong tục tập quán ở địa bàn này cần được cân nhắc kỹ, lựa chọn những nội
33
dung thiết thực, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chung của cả cộng đồng
dân cư đưa vào quy ước.
Cùng với pháp luật, quy ước làng văn hóa giúp duy trì an ninh trật tự, vệ
sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến
khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói,
giảm nghèo, góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn
mực đạo lý và đạo đức truyền thống dân tộc. Gần đây, nhiều nội dung của quy
ước làng văn hóa còn góp phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và
tệ nạn xã hội. Như vậy, quy ước làng văn hóa là thành tố quan trọng trong hệ
thống thể chế quản lý ở nông thôn, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực pháp luật trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư đối với những vấn đề,
những nội dung mà pháp luật không điều chỉnh, mặt khác, hương ước, quy ước
còn thực hiện tối đa tinh thần mở rộng dân chủ ở cơ sở, giúp nhân dân trong tiến
trình tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
1.1.3. Vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đời sống xã hội
Quy ước làng văn hóa có vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát huy
thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá cộng đồng, củng cố các giá trị
đạo lý và nhân bản. Nuôi dưỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn
kết, tinh thần tự lực, tự chủ cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã.
Trong quy ước xưa cũng có nhiều điều “khuyến”,trong bài truyền
thống khuyến học của người Hà Nội xưa qua quy ước đã ghi lại nhiều điều
trong quy ước một số làng ở Hà Nội với nội dung chính là khuyến khích việc
học hành. Như điều 102 trong Hương ước làng Nhật Tân ghi lại rằng: “Dạy
trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ của người làm phụ huynh, không ai
được từ” [62]. Quy ước làng Phù Xá Đoài có điều khoản ghi: “Con trai con
gái 5,6 tuổi cho vào trường học. Bằng không cho đi học, chỉ nuông con để
nghịch giặc, chửi đánh nhau, thời bố mẹ phải phạt một cơi trầu (10 quả cau,
34
giá tiền một hào)” [65], Hương ước làng Cổ Nhuế, điều 98 ghi: “Làng trích
tiền công để mua giấy cho những con nhà nghèo mà hương hội xét không thể
mua được”[59]. Hầu như làng nào cũng có khoản học điền để dành quỹ trả
lương cho thầy giáo trưởng làng và phát phần thưởng cho học trò giỏi, nhằm
thúc đẩy tinh thần hiếu học, ham học hỏi của người dân. Ngoài ra, các quy
ước còn có những điều lệ quy định tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái,
“lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn”… trong cộng đồng làng xã
cũng có ảnh hưởng tích cực đến đời sống làng xã Việt Nam hiện nay. Phát
huy cái đẹp, cái tốt trong Hương ước xưa, ngày nay, nhiều địa phương xây
dựng và thực hiện quy chế thôn xã văn hóa, vừa khôi phục những truyền
thống tốt đẹp của mình, vừa nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật chung của đất
nước, cùng cả nước lo toan những nghĩa vụ chung của người dân bình đẳng.
Quy ước làng văn hóa góp phần tổ chức và quản lý các mặt của đời sống
làng xã, duy trì trật tự, kỷ cương, tạo ra môi trường ổn định và an toàn cho cả
cộng đồng làng xã.
Trong các bản quy ước từ trước đến nay đều có quy định rất cụ thể về
“tôn ti trật tự” trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã. Từ đó, quy ước
đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong làng xã. Việc phát
huy tinh thần tự chủ, tự giác, tự quản làng xã cùng dư luận xã hội và các biện
pháp thưởng, phạt khác đã giúp cho trật tự, kỷ cương làng xã được thực hiện
một cách rất nghiêm chỉnh, nhờ đó đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của làng
xã hôm nay.
Quy ước làng văn hóa không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp
khắc phục các chỗ hổng của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ thể;
Đưa pháp luật đi vào đời sống người dân một cách dễ dàng hơn. Pháp luật dù
cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát được tất cả các đặc thù của quan hệ
làng xã. Đặc biệt là các làng xã cổ truyền Việt Nam bên cạnh các đặc điểm có
tính phổ quát, mỗi làng xã lại có các đặc điểm riêng của mình. Do vậy, mỗi
35
một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ
thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ chức và
phát triển vủa mỗi làng, xã cụ thể. Bên cạnh đó, khi có những chính sách của
Nhà nước đưa xuống các vùng nông thôn thì nhờ có quy ước của các làng nên
việc thực thi những chính sách đó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh
hơn, nâng cao ý thức pháp luật của người dân ta.
Xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa gắn liền với thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính...
gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh –
quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Việc xây dựng và thực hiện quy ước làng văn không nên hình thức, dập
khuôn mà phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện đóng góp ý kiến của
người dân.. Quy ước là của dân, do dân thảo luận, bàn bạc chỉ đưa lên cấp xã
phê duyệt, phần nào chưa được thì ý kiến phản hồi lại cho dân biết, chứ chính
quyền không được thêm hoặc sửa vào đó. Hơn nữa, những gì luật đã có rồi thì
đương nhiên người dân phải thực hiện không được đưa vào hương ước sẽ gây
ra tình trạng áp đặt, dài dòng rối rắm… Phải có hương ước của chính lòng dân
thì mới thực hiện thành công. Để thực hiện tốt quy ước của làng, thôn, ấp,
bản, cụm dân cư cần phải phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người
cao tuổi có uy tín trong việc vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định:
“Thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân dân, làm chủ thông qua đại diện là
các cơ quan dân cử và các đoàn thể, làm chủ trực tiếp bằng các hình thức
nhân dân tự quản, bằng hương ước, quy ước tại cơ sở phù hợp với luật pháp
nhà nước” [23].
36
Bên cạnh những tác động tích cực đối với đời sống xã hội, quy ước làng văn
hóa còn có một số ảnh hưởng tiêu cực trong sự phát triển của làng xã hiện nay:
Có nhiều các bản Hương ước mang theo những quan niệm lạc hậu,
chứa những yếu tố tiêc cực, gây ảnh hưởng cho sự phát triển của làng xã, cản
trở việc thực hiện các chính sách phát triển của nhà nước. Trong thực tiễn đời
sống pháp lý ở làng xã cổ truyền Việt Nam, quan niệm “phép vua thua lệ
làng” đã tạo điều kiện cho sự thể hiện các tác động tiêc cực của bản thân mỗi
quy ước. Vì bên cạnh các giá trị tích cực như đã nói ở trên, thì nhiều Hương
ước cũng chứa đựng không ít các quy tắc mang tính tiêu cực, thể hiện tinh
thần cục bộ địa phương, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” và bởi tư duy “ăn
cây nào rào cây ấy”, “ở đình nào chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh,
thánh làng nào làng ấy thờ”, ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và lợi ích
của cả nước.
Vẫn còn hiện tượng trong làng có sự sắp xếp ngôi thứ, đẳng cấp, quyền
lợi khác nhau. Một bộ phận cán bộ địa phương trong làng thường lợi dụng
quy ước để tham nhũng. “Tâm lý làng” với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống
đẳng cấp, ngôi thứ trong làng đã được giới chức dịch trong làng bao đời lợi
dụng để trói buộc người nông dân vào hằng hà vô số các nghĩa vụ, trách
nhiệm, cấm đoán và hạn chế. Tuy nhiên, hiện tượng hách dịch nhân dân ở
làng xã như trên hiện nay đã giảm đáng kể, chỉ còn tồn tại rất ít với mức độ
cũng rất hạn chế, chính là do các chính sách cải cách và điều chỉnh, quản lý
của Đảng và Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, quy ước làng quy định thủ tục cưới xin, ma chay, khao
vọng, tế lễ thần linh….Làm tăng thêm thủ tục nặng nề, tốn kém, làm xuất hiện
nhiều thủ tục hủ lậu vẫn được duy trì và tồn tại. Việc tế lễ các vị thần linh dẫn
đến đầu óc mu muội, mê tín dị đoan, bói toán lên đồng gây mất trị an làng xã.
37
Nội dung quy ước làng văn hóa còn sơ sài, lặp lại pháp luật và chủ
trương chính sách của Nhà nước một cách khô khan, thiếu cụ thể, chưa sát
thực với điều kiện và đặc điểm của từng làng, câu chữ trong văn bản còn nặng
tính hô hào, khẩu hiệu. Có không ít bản quy ước có những điều khoản không
đúng với tinh thần của pháp luật, can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, đi
ngược lại cả những phong tục truyền thống từ lâu đời, thậm chí quy định cả
những “hình phạt” vốn không thuộc thẩm quyền của cấp cơ sở. Nơi này, nơi
kia chúng biến tướng thành một thứ “lệ làng” – với nghĩa tiêu cực của từ này
– do các ông trưởng thôn, chủ tịch xã quan liêu, hách dịch, thiếu hiểu biết, tùy
tiện đặt ra bắt dân phải tuân theo.
Như vậy, quy ước với tính hai mặt, nó đã làm hình thành trong cộng
đồng người Việt nhiều truyền thống đức tính quý báu nhưng cũng còn tồn tại
những hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.
1.2. An ninh nông thôn và đảm bảo an ninh nông thôn
1.2.1. An ninh nông thôn
An ninh nông thôn là vấn đề trật tự xã hội, sự bình yên của thôn
xóm, mọi người tương thân, tương ái, tượng trợ lẫn nhau đảm bảo mọi gia
đình, mọi người không ai xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm và tính
mạng; tài sản của Nhà nước và của công dân được mọi người tôn trọng và
bảo vệ. Cũng có ý kiến cho rằng, an ninh nông thôn là sự an toàn xã hội, để
mọi nhà “đi ngủ không cần đóng cửa”, đi làm không cần khóa cửa, không
cần người trông nom nhà.
Quan niệm về an ninh nông thôn như trên, theo nghĩa hẹp chỉ thuần túy
về an ninh, trật tự; nếu hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm hai mặt: chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân và những
vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn.
38
Như vậy, an ninh nông thôn không phải là một cụm từ nghiệp vụ Công
an mà nó bao gồm sự an toàn và ổn định ở nông thôn. Mỗi giai đoạn cách
mạng và sự chuyển biến của xã hội, nhận thức về an ninh nông thôn có sự
khác nhau. Trong kháng chiến chống Mỹ, an ninh nông thôn đồng nghĩa với
chống gián điệp, biệt kích, phản động; trong thời kỳ hợp tác hóa thì an ninh
nông thôn gắn liền với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nghiêm Điều lệ
Hợp tác xã. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, an ninh nông thôn cần bao hàm
đầy đủ các yếu tố cho phù hợp với tình hình thức tế trước mắt và cả giai đoạn
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
An ninh nông thôn là sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đảm bảo sự hoạt động bình thường có
hiệu quả của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để
xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn.
Với khái niệm về an ninh nông thôn này, thì thuật ngữ “ổn định” hàm
nghĩa tính xác định, giới hạn của một sự vật, hiện tượng, độ bền vững của một
cấu trúc trong các yếu tố hợp thành. Theo nghĩa thông thường, thì ổn định trái
nghĩa với trạng thái rối loạn, khủng hoảng, đổ vỡ. Với nghĩa đó thì “ổn định”
trong an ninh nông thôn có nghĩa là một trạng thái an toàn trong cấu trúc xã
hội, thiết chế chính trị….mà những cấu trúc, thiết chế này đã được xây dựng
theo mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên thực tế, hoạt động
bình thường, có hiệu quả; kỷ cương xã hội được mọi người chấp nhận, tôn
trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Ổn định không phải là trạng thái bất biến,
mà theo phép biện chứng thì có thể có sự thay đổi một cái đang ổn định bằng
cái khác đạt ổn định cao hơn và nhất là phải trực tiếp phục vụ quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ổn định trong an ninh nông
thôn vừa là mục tiêu cần đạt được của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
39
hiện đại hóa, vừa là điều kiện đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thành công.
Từ những nghiên cứu về các quan điểm an ninh nông thôn qua các thời
kỳ, chúng ta có thể hiểu về an ninh nông thôn như sau, “ An ninh nông thôn là
sự ổn định và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở
nông thôn. Bảo vệ an ninh nông thôn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
của các ngành, các cấp; là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Bảo vệ an ninh
nông thôn bao gồm các mặt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn
chặn các hoạt động xâm hại hoặc làm sai lệch đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông thôn, nông nghiệp, nông dân và sự
vứng mạnh của hệ thống chính trị; bảo vệ tài sản nhà nước ; tính mạng, tài
sản và quyền lợi hợp pháp của nhân dân” [5].
Với khái niệm trên thì an ninh nông thôn có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, an ninh nông thôn là bộ phận của an ninh quốc gia.
Chỉ có thể đặt vị trí của an ninh nông thôn trong an ninh quốc gia thì
mới thấy hết được đặc điểm, vai trò của an ninh nông thôn. An ninh quốc gia
là cái bao trùm, là chìa khóa mở ra bảo đảm cho sự thịnh vượng của đất nước.
An ninh nông thôn là bộ phận của an ninh quốc gia, bao gồm nhiều lĩnh vực:
về chủ trương chính sách, bao gồm các chính sách về liên minh công nông,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội, chính sách đối với tôn giáo, dân tộc…;
về lĩnh vực an ninh trật tự, an ninh nông thôn bao gồm an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn và vấn đề đặc biệt quan trọng là
lòng dân có yên ổn, có tin và theo Đảng, có ủng hộ chính quyền hay không…
Do vậy, đảm bảo an ninh nông thôn chính là đảm bảo an ninh quốc gia ở khu
vực nông thôn.
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

More Related Content

Similar to Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (20)

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyênLuận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên MôĐề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam TânLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

  • 1. Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÃ THỊ THU HÀ QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • 2. Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÃ THỊ THU HÀ QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60.22.03.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Phƣợng
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Thị Phượng. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các luận điểm, luận cứ trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015 Học viên Lã Thị Thu Hà
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Triết học, bộ phận quản lý học viên sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy, truyền dạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường thời gian qua và hướng dẫn quy trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Thị Phượng – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Bộ môn lý luận chính trị& Khoa học xã hội nhân văn - Học viện Cảnh sát nhân dân - đơn vị công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã hết sức cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý thầy, cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015 Học viên Lã Thị Thu Hà
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN............................... 10 1.1. Làng văn hóa và quy ƣớc làng văn hóa................................................ 10 1.1.1. Khái niệm làng văn hóa ........................................................................ 10 1.1.2. Quy ước làng văn hóa ........................................................................... 21 1.2. An ninh nông thôn và đảm bảo an ninh nông thôn ............................ 37 1.2.1. An ninh nông thôn ................................................................................. 37 1.2.2. Đảm bảo an ninh nông thôn.................................................................. 42 Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP.................... 51 2.1. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay ........................................................... 51 2.1.1. Đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông Hồng......................................... 51 2.1.2. Tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.............. 61 2.2. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay và những vấn đề đặt ra ............... 70 2.2.1. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay...................................................... 70 2.2.2. Những vấn đề đặt ra liên quan đến vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng............................ 78 2.3. Giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của quy ƣớc làng văn hóa đối với vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn đòng bằng sông Hồng.......... 82 2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng quy ước làng văn hóa góp phần đảm bảo an ninh nông thông đồng bằng sông Hồng ..................................................... 82
  • 6. 2.3.2. Đào tạo cán bộ văn hóa và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ........................................................... 85 2.3.3. Tổ chức triển khai quy ước làng văn hóa kết hợp với tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qua đó giữ vững an ninh trật tự nông thôn đồng bằng sông Hồng ....................................................................................................... 87 2.3.4. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ..................................................................................... 90 KẾT LUẬN.................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 PHỤ LỤC..................................................................................................... 102
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế quan tâm và đánh giá cao, không chỉ trên phương diện kinh tế, là vựa lúa của miền Bắc, mà còn bởi đời sống tinh thần phong phú, nơi giao thoa, tích tụ nhiều tầng văn hóa của cư dân vùng lúa nước. Được hình thành từ lịch sử lâu đời, cư dân vùng đồng bằng sông Hồng ngay từ đầu đã phải đối mặt với hai thế lực để trường tồn, đó là sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự đe dọa thường xuyên của các thế lực xâm lăng từ phương Bắc. Công cuộc chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua ngàn đời đã đem lại cho họ những kinh nghiệm quý báu và họ biết nâng niu, giữ gìn, trau dồi thành nghệ thuật, thành văn hóa, góp phần làm nên cả một nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Đây cũng là đóng góp lớn nhất của cư dân đồng bằng sông Hồng vào sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, biến cố lịch sử cư dân đồng bằng sông Hồng đã định hình cho mình truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt, thể hiện nổi bật là sự cố kết chặt chẽ các quan hệ họ hàng – dòng họ, quan hệ cộng đồng nhà – xóm làng – đất nước... Tiêu chí cao nhất trong xử lý các quan hệ đó là tình người, tính nhân văn, sự hài hòa, chia sẻ, nhường nhịn... Để giữ gìn những giá trị cao đẹp đó trong cộng đồng và cũng để giáo dục ý thức về cuộc sống cộng đồng cho các thế hệ, cư dân đồng bằng sông Hồng đã thể chế hóa các quy định về ứng xử, nghi lễ, nghi thức. của đời sống cộng đồng thành những quy định có tính bắt buộc người trong làng, xóm, dòng họ phải theo. Đó chính là hương ước, quy ước, quy định của làng hay của dòng họ. Những hương ước, quy ước đó trong lịch sử được thực hiện nghiêm túc, tự giác và trở thành thứ vũ khí, thành “lệ làng”, giữ cho làng xóm bình yên, các quan hệ xã hội ổn định sau lũy tre làng.
  • 8. 2 Hiện nay, đồng bằng sông Hồng đang đứng trước sự biến đổi to lớn, mạnh mẽ mang tính cách mạng sâu sắc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế đã và đang đem lại sự đổi mới thực sự ở nông thôn. Diện mạo xã hội nông thôn đang thay đổi theo hướng đô thị hóa, lối sống của một bộ phận dân cư đặc biệt là lớp trẻ đang chuyển dịch nhanh hơn, mạnh hơn theo kiểu công nghiệp Đồng tiền đã len lỏi và tác động đến suy nghĩ, cách giải quyết các quan hệ trong xóm, ngoài làng, thậm chí trong gia đình dòng tộc. Sự tranh chấp đất đai dẫn đến xung đột, bất hòa, sự đền bù, giải tỏa không đồng thuận, dẫn đến khiếu kiện, làm xuất hiện “điểm nóng”, thậm chí xung đột gây mất ổn định xã hội nông thôn. Thực tế tình hình trật tự xã hội vùng nông thôn các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định đã gióng lên hồi chuông báo động về an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sự nghiệp đảm bảo an ninh nông thôn không phải của riêng các lực lượng vũ trang, công an, quân đội, mà đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Sự nghiệp đó đòi hỏi phải huy động mọi tiềm năng, tiềm lực, sức mạnh của cả đất nước, dân tộc, trong đó có văn hóa. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng văn hóa như thứ vũ khí hữu hiệu chống lại âm mưu thâm độc của các thế lực ngoại xâm muốn “đồng hóa”. Kế thừa bài học quý báu đó từ truyền thống lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam từ ngày đầu thành lập đã chú ý chăm lo, vun trồng văn hóa, đặt văn hóa đúng với vai trò, ý nghĩa của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định chăm lo phát triển văn hóa là việc làm cấp bách của chính quyền mới, và nhấn mạnh văn hóa là mặt trận, người cán bộ văn hóa là chiến sĩ. Bác kêu gọi mọi người hãy chung tay xây dựng đời sống mới, nếp sống văn hóa mới cho đúng với tư thế là người chủ của chế độ mới.
  • 9. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam qua nhiều kỳ đại hội đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, để đảm bảo an ninh, trật tự xóm làng ở một số địa phương đã biết kế thừa truyền thống dân tộc và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương xây dựng văn hóa của Đảng và Nhà nước để xây dựng những bản hương ước mới, những quy định, quy ước xây dựng gia đình văn hóa, làng thôn văn hóa. Đây là cách làm hay, là sự sáng tạo của quần chúng trong việc sử dụng, phát huy vai trò của văn hóa vào công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh nông thôn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quy ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thứ nhất, về làng xã, quy ước làng văn hóa có một số công trình tiêu biểu: PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ, “sự phát triển và cấu trúc đẳng cấp trong các làng xã cổ truyền Việt Nam”, trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H.1978. Trong công trình này, tác giả đã tái hiện lại lịch sử nông thôn nước ta, phân tích rõ cơ cấu tổ chức ở một số làng truyền thống ở Việt Nam. GS. Phan Đại Doãn, “Mấy vấn đề về làng xã”, Tạp chí Dân tộc học, số 2/1991. Tác giả đã nêu bật được những nét đặc trưng cơ bản của làng Việt Nam, trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trưng, chi phối mọi sinh hoạt của làng xã. GS. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, đề tài KX 07-02,H.1996. Trong đề tài, các tác giả đã khái quát những nếp sống, thói quen, giá trị đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam hình thành từ lâu đời và mối quan hệ của nó với xã hội hiện nay, sự duy trì, biến đổi và những giá trị mới đang hình thành.
  • 10. 4 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Con đường làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001. Công trình đã khái quát hóa tiến trình hình thành làng xã từ buổi đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển có những yếu tố được duy trì nhưng có những yếu tố được biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại. Vấn đề khai thác, phát huy vai trò của văn hóa, của quy ước làng văn hóa đối với đời sống xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm, nhiều công trình, bài viết đã được công bố với cách tiếp cận khác nhau. Người đặt viên gạch đầu tiên là tác giả Phan Kế Bính, với tác phẩm: “Việt Nam phong tục”. Trong công trình này, tác giả có dẫn một bản hương ước của làng Đề Kiều, xã Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh về vấn đề “nghĩa thương”. GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS.TS Vũ Ngọc Khánh đồng tác giả cuốn sách “Văn hóa làng và làng văn hóa”; “Văn hóa làng và sự phát triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Làng xã Việt Nam- một số vấn đề kinh tế- xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Hương ước hồn quê” của cố giáo sư học giả Toan Ánh; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng bắc bộ” của TS. Lê Quý Đức... Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập tới hội làng, nếp sống, phong tục, văn hóa nghệ thuật dân gian...Một số chuyên luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế- xã hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.
  • 11. 5 PGS. TS Bùi Xuân Đính trong cuốn sách “Hương ước và quản lý làng xã” và “Lệ làng phép nước” đã nêu lên mối liên hệ cũ và mới trong nội dung hương ước xưa và nay, vai trò của nó trong quản lý làng xã, đồng thời tác giả cũng nêu rõ những vấn đề hương ước hiện nay cần giải quyết. Tác giả Lê Đức Tiết tron cuốn sách “Về hương ước lệ làng” cho thấy cái nhìn khá toàn diện về hương ước trong suốt quá trình từ khi hình thành, mối quan hệ với pháp luật, cũng như vai trò của hương ước trong đời sống xã hội nông thôn Việt Nam. Nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về hương ước được giới thiệu trên các báo, tạp chí: PGS.TS Lê Minh Thông trong bài viết “Luật nước và hương ước lệ làng trong đời sống pháp lý của các cộng đồng làng xã Việt Nam” đã viết: “Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử”. Tác giả Lê Thị Hiền trong bài viết “Văn hóa hương ước- từ truyền thống đến hiện đại” đã đề cập đến nguồn gốc, vị trí, vai trò của văn hóa hương ước cổ. Bàn về nội dung tư tưởng chính của hương ước mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc biên soạn và thực thi hương ước. TS. Nguyễn Duy Mền trong bài viết “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ” đã đưa ra nhận định: “Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước, với những điều qui định về một số nét sinh hoạt riêng của làng xã vẫn đóng một vai trò "cương lĩnh”, có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao cũng đáng xem là một nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, trong làng, trong xã phải tuân thủ”. Thứ hai, về an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng, có một số tài liệu công bố như:
  • 12. 6 Trong bài viết “Một số vấn đề rút ra qua việc giải quyết các điểm nóng về an ninh trật tự” trên Tạp chí Công an nhân dân, số 4, tr. 10-11, của tác giả Trịnh Thị Giới đã trình bày một số những vấn đề ảnh hưởng tới an ninh nông thôn và rút ra một số kinh nghiệm trong giải quyết các điểm nóng ở nông thôn. Tác giả Nguyễn Chí Dũng với tài liệu “Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay”, Nxb Công an nhân dân, đã trình bày các loại tội phạm nói chung và một số tội phạm điển hình trên địa bàn nông thôn nói riêng. Tác giả Nguyễn Đức Minh trong cuốn sách “An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” , Nxb Công an nhân dân, đã làm rõ tình hình an ninh nông thôn hiện nay và sự tác động của kinh tế- xã hội đến an ninh nông thôn trong thời kỳ đổi mới. PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm trong cuốn sách “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” , Nxb Công an nhân dân, đã trình bày các loại tội phạm chủ yếu trên cả nước nói chung và một số loại tội phạm điển hình khu vực nông thôn hiện nay. TS. Đỗ Cảnh Thìn trong bài viết “Mấy vấn đề về phát huy vai trò của thiết chế làng xã trong phòng ngừa tội phạm ở nông thôn” trên Tạp chí Cảnh sát nhân dân số 5 (6/2015), trong bài viết đề cập tới vai trò của một số thiết chế làng xã, trong đó có quy ước làng văn hóa, sự tác động của các thiết chế ấy đối với công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn nông thôn. Có thể nhận thấy mặc dù đã có rất nhiều tác giả, khá nhiều đầu sách, luận án, bài viết nói về vai trò của văn hóa, quy ước làng văn hóa đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nông thôn, song chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu về vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng.
  • 13. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa và vai trò của việc thực hiện quy ước đó đối với việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm làng văn hóa, sự ra đời, đặc trưng và nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa. - Làm rõ khái niệm an ninh nông thôn và những nội dung về đảm bảo an ninh nông thôn. - Trình bày đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Phân tích thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của quy ước làng văn hóa đến việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Vai trò của việc thực hiện quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng. - Thời gian khảo sát từ năm 2005 đến nay.
  • 14. 8 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa, về xây dựng nông thôn mới, về đảm bảo an ninh nông thôn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu đặc thù như: Quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp kết hợp giữa lịch sử và logic..... 6. Đóng góp của luận văn Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa quy ước làng văn hóa với vấn đề an ninh nông thôn, chỉ rõ hiệu quả việc thực hiện tốt quy ước làng văn hóa đối với tăng cường đảm bảo an ninh nông thôn. Đề xuất ý kiến đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa góp phần đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sâu sắc về mặt lý luận vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đời sống xã hội nông thôn nói chung và góp phần đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở lý luận và phương pháp luận nhằm góp phần nâng cao vai trò của quy ước làng văn hóa trong việc đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.
  • 15. 9 Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa, quy ước làng văn hóa. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  • 16. 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY ƢỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN 1.1. Làng văn hóa và quy ước làng văn hóa 1.1.1. Khái niệm làng văn hóa Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, “làng xã có vị trí hết sức đặc biệt, làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân tộc. Nước (quốc gia) chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng, xã, là “liên làng”. Làng có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Làng là nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc “còn làng còn nước”. Làng - là một từ Nôm, là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất, bởi nó có địa vực riêng, có cơ cấu tổ chức và tục lệ riêng, hoàn chỉnh và ổn định qua quá trình phát triển của lịch sử. Cùng với việc xuất hiện làng trong lịch sử Việt Nam, văn hóa làng cũng ra đời, trở thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Cho đến nay, khái niệm làng được bàn đến ở nhiều góc độ khác nhau. Theo PGS. TS Nguyễn Đăng Dung, “… làng xã phải là nơi đồng quê nhiều gia đình ở quy tụ thành khu được gọi là xóm, các xóm phân biệt nhau bằng các lũy tre xanh. Trên đường đi vào thường có các cổng xây hoặc tre, đến đêm tối có thể đóng lại được, để phòng ngừa trộm cướp. Hai, ba, bốn hoặc có khi là năm, sáu xóm họp thành một thôn gọi là làng” [38; tr.151]. Khái niệm này đã cho ta cái nhìn bao quát và tổng thể về làng. Tác giả đã đi từ đơn vị nhỏ nhất là gia đình rồi đến xóm, tập hợp các xóm tạo thành làng. Thông qua khái niệm, tác giả cũng chỉ ra tên gọi tương đồng với làng là thôn. Tùy theo mỗi vùng miền, địa phương mà làng có những cách gọi khác nhau. Giáo sư Từ Chi thì định nghĩa về làng mang tính tổng quát, làng xã là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng.
  • 17. 11 Giáo sư đã xem xét làng ở nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này cho thấy sự đa dạng của đơn vị làng. Làng không chỉ đơn thuần được xem xét dưới một lĩnh vực mà ở tổng thể nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng, “Làng là một điểm dân cư, một hình thức công xã nông thôn, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức xã hội riêng, lệ tục riêng… rất chặt chẽ và hoàn chỉnh” [38; tr.38]. Định nghĩa này có những nét tương đồng với Giáo sư Bùi Xuân Đính khi cho rằng: làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, tục lệ riêng…nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất. Cả hai định nghĩa này đều nói lên sự khác biệt, đặc trưng riêng của làng với những đơn vị xã hội khác tạo nên tính khu biệt đặc thù. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “ Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình- tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là cấu trúc động, không có bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng” [73; tr.130]. Khái niệm này bao trùm mọi yếu tố của làng và xét đến cả nguồn gốc hình thành của nó. Như vậy, làng là một sản phẩm của quá trình định cư và cộng cư của người Việt. Làng từ một cộng đồng tụ cư trở thành một đơn vị kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp của người nông dân. Làng là một đơn vị hành chính cơ sở của tổ chức nhà nước, một không gian sinh hoạt văn hóa độc lập của người Việt Nam. Đồng thời làng là một thiết chế xã hội,
  • 18. 12 trong đó các thành viên liên kết với nhau dựa trên quan hệ huyết thống hoặc địa vực cư trú nhất định và có quan hệ lợi ích chung với nhau. Làng có cơ sở kinh tế, có thiết chế tổ chức tương đối độc lập, có nền văn hóa riêng tạo thành bản sắc riêng của làng. Làng là sự tổng hòa của các yếu tố kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội, tạo thành sự thống nhất trong tổ chức làng. Trong quá trình hình thành và phát triển, làng Việt được phân chia như sau: Theo thời gian hình thành, có các làng đầu công nguyên, các làng thời Lý - Trần, làng thời Lê sơ, Lê - Trịnh - Nguyễn; làng thời Nguyễn và cả những làng mới hình thành gần đây do những chính sách phát triển kinh tế - văn hoá của Nhà nước ta. Theo vùng địa lý, có các loại làng miền Bắc; các làng miền Trung; làng miền Nam; làng Trung du; làng đồng bằng; làng ven biển... Theo nghề nghiệp, có các làng thủ công; các loại làng nông nghiệp; làng chài; làng muối. Theo phương thức thành lập, có các loại làng do nhóm cư dân khai hoang tập thể hoặc nhà nước thực hiện chính sách khai hoang…. Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa làng trong thời đại mới. Văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựng làng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng minh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc. Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trị vốn có của văn hóa làng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mọi người dân. Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùi những yếu kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường văn hóa ở làng quê nói riêng.
  • 19. 13 Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định trong nông thôn, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh…cần phải đặc biệt chú trọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra 5 tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa là: “ Tiêu chuẩn 1, đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển: a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung); b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung. c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học - kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế; d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/ năm cao hơn mức bình quân chung; đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng. Tiêu chuẩn 2, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú: a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng; c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
  • 20. 14 d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên; e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài; g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ; h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình; i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương. Tiêu chuẩn 3, môi trường cảnh quan sạch đẹp: a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định; b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch; d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh. Tiêu chuẩn 4, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
  • 21. 15 a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Tiêuchuẩn5,cótinhthầnđoànkết,tươngtrợ,giúpđỡnhautrongcộngđồng: a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung; b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam - dioxin và những người bất hạnh”[15]. Trên cơ sở các tiêu chí nói trên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì một làng văn hóa được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.
  • 22. 16 Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thế mạnh của từng nơi, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của địa phương mình cho phù hợp. Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các giống mới, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Mặt khác chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống, thúc đẩy mở rộng thương mại và dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy, kinh tế ở nhiều làng đã có những chuyến biến rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. Một cán bộ xã có sự kết hợp chặt chẽ của cả bốn yếu tố: người dân, người cùng họ hàng, người đại diện của cộng đồng và người đại diện cho Nhà nước ở đại phương. Bốn yếu tố này vừa thông nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột nhau trong con người cán bộ xã , chi phối hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân và cộng đồng. Một thực tế là cán bộ xã nói chung chưa được đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kiên thức và năng lực công tác còn yếu về nhiều mặt. Hiện nay xu hướng tăng thêm cán bộ xã được hưởng các khoản phụ cấp ngày càng phổ biến ở các địa phương nhưng cuộc vận động xây dựng làng văn hóa không vì thế mà được quan tâm tạo thêm nguồn cán bộ phục vụ phong trào. Điều này đòi hỏi cuộc cải cách bộ máy nhà nước phải quan tâm khắc phục để tạo ra sự vận hành đồng bộ trong chương trình chung. Ba là, tổ chức xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức an ninh của dân.
  • 23. 17 Xây dựng làng văn hóa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân. Vì vậy, mô hình làng văn hóa mới, những thiết chế, cách thức tổ chức hoạt động và mức đóng góp của từng hộ gia đình... Phải được nghiên cứu và thảo luận kỹ lưỡng để giành được sự đồng tình, thống nhất cao trong cộng đồng làng. Những thiết chế văn hóa cơ bản như: trường học, nhà văn hóa, thư viện, câu lạc bộ… do nhu cầu ở làng xã cần thiết phải thành lập. Các thiết chế văn hóa này rất cần thiết cho việc khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong các cộng đồng làng. Để duy trì phong tục và tín ngưỡng mỗi làng có một số tổ chức của dân đã tồn tại lâu đời. Ngày nay nhân dân một số làng xã đang có yêu cầu khôi phục lại một số tổ chức còn phù hợp và có tác dụng. Thực tế ở nhiều nơi đã khôi phục lại một phần các tổ chức ấy để dân tự quản, tự do liệu lấy công việc nội bộ như cúng bái đình chùa, tổ chức tang ma, cưới xin, giải quyết xích mích, duy trì phong tục đạo đức, ổn định trật tự an ninh theo quy ước của làng. Lực lượng bảo vệ an ninh làng xóm do dân tự quản lý, có sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã sẽ có nhiều thuận tiên trong công việc. Khả năng “tác chiến” mau lẹ, kịp thời, hiệu quả hơn là chờ đợi sự chỉ huy từ cấp trên. Bốn là, xây dựng quy ước văn hóa của làng văn hóa. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp đoàn cán bộ tỉnh Thái Bình tại Phủ Chủ tịch đã phê bình các cán bộ địa phương đã “quá tả”, xóa bỏ quỹ nghĩa thương và hương ước. Người khẳng định: “Hương ước là những khoán ước trong làng, người ta quy định với nhau không được để cho bò phá lúa, gà qué ăn mạ…đó là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây. Từ sau cách mạng, các chú đem xóa bỏ cả, thế là không đúng. Cách mạng chỉ xóa cái xấu,cái dở còn giữ lại cái tốt, cái hay” [31; tr.10-11].
  • 24. 18 Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng pháp luật thống nhất với khẩu hiệu “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, Đảng và nhà nước ta vẫn khuyến khích các làng xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa để phát huy tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở. Thực tiễn đặt ra cho thấy cần phải nhìn nhận lại quy ước văn hóa từ góc độ văn hóa để nó phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn nói riêng. Năm là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của Đảng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nông thôn hiện nay. Chủ trương trên đã đem lại cho người dân quyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những gì liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Thực tế, thông qua thực hiện quy chế dân chủ, nông dân được nhận thức rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng làng xã cũng như trong toàn xã hội. Ở nông thôn từng cộng đồng làng xã đã tự bàn bạc và quyết định góp vốn, góp công sức xây dựng mới ở nông thôn đường, trường, điện, nước, nhà ở, kênh mương, tạo ra đà phát triển mới ở nông thôn. Sáu là, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Gia đình là tế bào của xã hội, từ gia đình sẽ cấu trúc lên làng nước, gia đình có lành mạnh thì làng xóm mới lành mạnh, phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng làng nước, cấu trúc thành xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định xây dựng gia đình văn hóa là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc và thời đại. Mỗi làng cần thường xuyên thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa với bốn nội dung đã được xác định: + Gia đình thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. + Xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ.
  • 25. 19 + Đoàn kết, tương trợ xóm làng. + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân. Thực hiện sáu vấn đề cơ bản nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến xu thế vận động và phát triển của phong trào xây dựng làng văn hóa ở nước ta. Xây dựng làng văn hóa là một công việc đa dạng và phức tạp, chúng ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùng với những định hướng và những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địa phương. Làng văn hóa sẽ trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng làng văn hóa phải gắn liền với xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…Trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị tích cực của văn hóa làng truyền thống, nhằm thực sự phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam. Những tiêu chuẩn của làng văn hóa và nội dung cơ bản trong xây dựng làng văn hóa cho thấy khái niệm làng văn hóa không đồng nhất với khái niệm văn hóa làng. Văn hóa làng, hàm chức nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng, tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa Dân tộc. “Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc. nó luôn luôn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc” [57; tr 18-19]. Văn hóa làng Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với bản sắc có giá trị thực sự là một nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc. Xét tổng thể ở nước ta có sự khác biệt nhất định văn hóa giữa làng với làng, giữa làng với nước. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa đã làm cho văn hóa
  • 26. 20 làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, tín ngưỡng, về kiến trúc, điêu khắc, giáo dục và thẩm mỹ…Từng khu vực cư trú có những yếu tố, những sắc thái văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ, nhưng cấu trúc tổng thể văn hóa làng tương đối giống nhau. Chúng ta có thể tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng: “Văn hóa làng là một nền văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính chất cộng đồng. Chủ thể làng, tập thể làng chính là tác giả, là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa ấy. Ở Việt Nam, một làng với tư cách là một làng, được xác định không chỉ qua địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà còn qua cả sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa” [42; tr.46-48]. Do vậy, văn hóa làng là một trong những tiêu chí hàng đầu để xác định và phân biệt diện mạo của làng này với làng khác. Người sáng tạo ra những giá trị của văn hóa làng chính là những thành viên của làng. Họ chính là những người tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cũng đồng thời là những người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản thân mình gây dựng nên. Chính vì vậy tính nhân văn của văn hóa làng càng được tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính tập thể của nó. Làng là chủ thể tập thể của văn hóa và thông qua văn hóa làng chúng ta có thể khám phá được diện mạo văn hóa chung của cả làng. Đây cũng chính là điều khá lý thú để phân biệt làng này với làng khác nhằm khẳng định “cái ta” của làng mình. Sự khẳng định và phân biệt này chưa phải đã đạt tới một trình độ khác về chất. Song thông qua những biểu hiện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ người nông dân đã có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt này. Trong khung cảnh riêng của làng Việt Nam, văn hóa làng mang một số nét đặc thù: Ý thức đoàn kết cộng đồng rất cao và thể hiện ở nhiều mặt của cuộc sống (trong lao động sản xuất cũng như trong các sinh hoạt tinh thần), từ ý thức này đã thúc đẩy tính dân chủ làng xã.
  • 27. 21 Ý thức tự trị thông qua các lệ làng và hương ước. Diện mạo văn hóa: tùy vào điều kiện môi trường tự nhiên, nề nếp sinh hoạt và cách ứng xử riêng của từng làng mà mỗi làng sẽ có đặc điểm để tự hào (đất lề, quê thói). Đa thần giáo là đặc điểm nổi bật trong đời sống tín ngưỡng ở làng. Trong bức tranh toàn cảnh của văn hóa làng, quy ước làng văn hóa là một thành tố không thể thiếu. Mỗi làng Việt Nam có một bản sắc riêng làm nên tính đa dạng, phong phú, nên quy ước làng văn hóa cho chúng ta một bức tranh nhiều màu vẻ về sinh hoạt tại các làng xã Việt Nam. Một đặc trưng hiếm thấy là, trong số lượng lớn quy ước làng văn hóa thì quy ước của mỗi làng xã không bao giờ trùng lặp nhau về nội dung. Mỗi hương ước đều ẩn chức tính đa dạng, tính linh hoạt, tính đặc trưng trong tâm tính người Việt ở mỗi vùng đất khác nhau. GS Đinh Gia Khánh cho rằng, quy ước là “ bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung khi cần thiết”[39]. 1.1.2. Quy ước làng văn hóa Khái niệm quy ước làng văn hóa Quy ước làng văn hóa hiện nay là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, buôn, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Sự ra đời của quy ước làng văn hóa có nguồn gốc từ hương ước của làng Việt Nam trong lịch sử. Hương ước là sản phẩm văn hóa của làng đồng thời cũng là công cụ để quản lý làng xã, buộc mọi thành viên phải thực hiện.
  • 28. 22 Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ của con người. Hương ước là bản ghi chép những quy ước, điều lệ (những quy tắc xử sự chung) bắt buộc người dân trong làng phải tuân thủ nhằm điều hòa các mối quan hệ và quản lý làng xã. Có nhiều những định nghĩa khác nhau về hương ước. GS Đinh Gia Khánh viết: “Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết” [39; tr.62]. Trong lời giới thiệu cuốn “Hương ước cổ Hà Tây”: “Hương ước là những quy ước điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể hoặc giữa tập thể này với tập thể khác” [52; tr.7]. Khái niệm này nhấn mạnh vào mục đích của việc xây dựng hương ước. Cũng giống như vậy, tác giả Cao Văn Biền cho rằng, “Hương ước là văn bản pháp quy về các tục lệ của làng xã do quan viên của làng xã tự xây dựng nên cho làng mình nhằm bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng dân cư ở làng xã trong tư thế ổn định của nó về lãnh thổ; xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp; phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội” [6, tr.42]. Tác giả Ninh Viết Giao quan niệm, “Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán…có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống nhân dân trong làng. Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hóa của mỗi làng” [38; tr.58]. Nhà nghiên cứu Vũ Duy Mền định nghĩa: “Hương ước là những quy ước về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt, như cách thức tổ chức và hoạt động của các thiết chế và tổ chức trong làng xã: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe - giáp, xóm ngõ…các hoạt động xã hội: Hội hè đình đám, lễ tế, tuần phòng, khao vọng…Một số hoạt
  • 29. 23 động kinh tế…Đó là những quy ước vừa mang nét chung và rất nhiều nét riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [49; tr.83]. Khái niệm này đã cụ thể hóa mặt nội dung của hương ước. Như vậy, dù được diễn đạt bởi ngôn từ không giống nhau, dù được phát triển ở góc độ khoa học nào, các ý kiến đều thống nhất coi hương ước là lệ làng được văn bản hóa. Hương ước còn có tên gọi khác như hương khoán, hương biên, hương lệ, khoán ước, khoán lệ, điều lệ, điều ước hay tục lệ… Hương ước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa tính tự quản làng xã và tính áp chế của chính quyền nhà nước. Có thể nói nó thể hiện rất rõ tính tự quản của làng đối với nhà nước. Làng thay đổi thì hương ước sẽ được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngày nay, hương ước cũng có nhiều những thay đổi về tên gọi, nội dung cũng như phạm vi điều chỉnh. Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, thường gọi là “khoán 10” từ năm 1989 đến nay, tình hình chính trị- kinh tế- văn hóa – xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi quan trọng. Hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị kinh tế tự chủ. Làng với tính cách là cộng đồng có thiết chế tổ chức riêng, phong tục tập quán, tâm lý và tín ngưỡng riêng đã dần dần khẳng định lại vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế- xã hội từ việc xây dựng cơ sở chính trị (chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng), chính quyền (chức danh trưởng thôn) đến quản lý kinh tế (quy mô hợp tác xã nông nghiệp) xây dựng đời sống văn hóa cơ sở… đều tổ chức theo đơn vị làng. Trong tình hình trên đây, nhiều làng ở Đồng bằng sông Hồng đã soạn thảo ra các quy ước làng làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh các mặt sinh hoạt của cộng đồng. Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của hương ước truyền thống, từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về
  • 30. 24 xây dựng và thực hiện Hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, cụm dân cư. Tiếp theo, ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVH.TT.BTT.UBTƯMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư. Thông tư đã khẳng định hương ước, quy ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ làng xã mang tính tự quản của nhân dân, nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Tái lập hương ước là hiện tượng hợp quy luật phát triển của lịch sử làng xã người Việt ở Bắc Bộ và hợp pháp luật. Hương ước là một sản phẩm tất yếu của làng Việt. Cho đến nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã từng bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ở nhiều tỉnh, việc xây dựng hương ước đã được triển khai đồng bộ như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội... Tại các tỉnh này đã có khoảng hơn 90% số làng, thôn, cụm dân cư ban hành hương ước, 60% đến 80% trong số đó đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt. Các quy ước của làng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quy ước làng với pháp luật cùng với các yếu tố khác trong hệ thống các quy tắc xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội. quy ước làng đã bổ sung và hỗ trợ cho các yếu tố khác (đạo đức, pháp luật, tập quán, quy tắc tôn giáo, điều lệ của các tổ chức chính trị- xã hội…) nhằm tạo ra một trạng thái trật tự ổn định cho xã hội. Xây dựng và thực hiện quy ước ở mỗi làng, ấp, bản, cụm dân cư là một điều không thể thiếu trong các chế độ xã hội. Mặc dù thôn, ấp, làng, bản
  • 31. 25 không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư. Có thể nói, quy ước làng văn hóa hiện nay là sự thể hiện rõ nhất tính tự quản của làng, là sản phẩm của “văn hóa làng”, là sản phẩm tự nhiên và là kết quả của quá trình phát triển nội tại của làng xã trở thành công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong làng, một tri thức dân gian về quản lý cộng đồng. Cấu trúc của quy ước làng văn hóa: + Chương 1: Nguyên tắc chung + Chương 2: Cácquyđịnh về lễ nghi,tôngiáo (chủ yếu là quyđịnh về lễ hội) + Chương 3: Quy định về nềp sống văn hóa nói chung (chủ yếu là xây dựng gia đình văn hóa, việc cưới, việc tang) + Chương 4: Đạo lý gia đình và xã hội + Chương 5: An ninh trật tự, bảo vệ môi trường Cuối cùng là điều khoản thi hành. Một số bản Quy ước làng văn hóa chỉ chia thành 3 phần lớn: Nguyên tắc chung, Những quy định cụ thể, Điều khoản thi hành, trong đó: Nguyên tắc chung: Nêu khái quát tình hình lịch sử, quá trình hình thành, truyền thống văn hoá, cách mạng của địa phương, tình hình hiện tại, những thuân lợi, khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời nêu nguyên tắc chung khi soạn thảo, giá trị pháp lý và phạm vi hiệu lực của văn bản. Những quy định cụ thể: Là quy định về xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá trong các sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn trật tự an ninh, quy định về ngày lễ, ngày giỗ, ngày hội, việc cưới, việc tang, về bảo vệ và phát triển sản xuất, bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường và các quy định khác (về khuyến học, khuyến nông…).
  • 32. 26 Về điều khoản thi hành: Việc theo dõi thi hành quy ước của các thôn làng thường giao cho trưởng thôn, trưởng làng chịu trách nhiệm cùng với sự phối hợp với các đoàn thể của địa phương. Các hoạt động diễn ra đều có sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng địa phương, sự theo dõi, quản lí. Sự ra đời của quy ước làng văn hóa Quy ước làng văn hóa đã tồn tại khá lâu dài và có những bước phát triển thăng trầm trong đời sống xã hội của nước ta từ xưa đến nay. Trong xã hội phong kiến thì quy ước là bản ghi chép đầy đủ nhất hệ thống lệ làng và được người dân trong làng chấp hành nghiêm túc, có nhiều nơi còn được coi trọng hơn cả các quy định của triều đình. Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, để xây dựng xã hội mới, chúng ta chủ trương xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ và từ đó về sau các làng không còn duy trì hương ước. Có lẽ cũng do quá mặc cảm với câu “phép vua thua lệ làng” mà chúng ta chỉ nhìn nhận đánh giá hương ước thiên về những yếu tố tiêu cực như những quy định về ngôi thứ, khát vọng, phạt vạ, đình đám với những tục lệ lạc hậu, mà chưa biết gạn đục khơi trong cho phù hợp với thời đại mới. Ngay từ tháng 3/1947, Bác Hồ đã viết cuốn “Đời sống mới” dưới bút danh Tân Sinh, ở thể hỏi đáp, nhằm xây dựng đời sống mới trong toàn dân. Đối với làng xã việc thực hiện đời sống mới theo Người cần phải làm những việc như sau: “Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục cần phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút sách, trộm cắp, đĩ điếm. Tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhaum làm cho làng mình trở thành một làng thuần phong mỹ tục” [44]. Trong tác phẩm “Đời sống mới” Người còn dành một phần nói về văn hóa gia đình: “Trong gia đình thực hiện đời sống mới về quan hệ thì trên thuận dưới hòa, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không thiên tư, thiên ái; Về vật chất từ ăn
  • 33. 27 mặc đến việc làm đều phải có kế hoạch, ngăn nắp; Cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản tiết kiệm, quan tâm đến con cái, đến việc tu dưỡng, học hành, kỷ cương nền nếp; giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng”[44]. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xướng đường lối đổi mới. Đến nay, việc thực hiện đường lối đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Đồng thời cũng phát sinh những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn mà pháp luật chưa với tới. Vì vậy, đòi hỏi phải có quy ước làng để điều chỉnh các mối quan hệ mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư. Từ năm 1991 đến nay, Bộ văn hóa thông tin đã chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, mà nội dung quan trọng là: Xây dựng gia đình văn hóa, thôn xóm, làng văn hóa. Ngày 19/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 24/1998/CT TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm cư dân. Ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban thường trực UBTUMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP – BVHTT BTTUBTUMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Về thuật ngữ, gọi là Quy ước làng văn hóa. Vì quy ước mang tính quần chúng rộng rãi và tính tự nguyện sâu sắc. Do quần chúng nhân dân xây dựng nên – Vì cuộc sống và lợi ích của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Thuật ngữ Quy ước phù hợp với nội dung và tính chất của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Do là nếp sống nên về bản chất nó thuộc phạm trù đạo đức hơn là phạm trù pháp luật, nên phải dùng dư luận để điều chỉnh hành vi con người trong xã hội, nên quy ước mang ý nghĩa bình đẳng, dân chủ. Mọi người được bàn bạc
  • 34. 28 thống nhất các điều khoản, thỏa thuận cùng nhau thực hiện, vì nhu cầu cuộc sống chung của cộng đồng. Đặc trưng của quy ước làng văn hóa Quy ước làng văn hóa là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng... Trong dân gian cũng còn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng các câu tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thực hiện bằng văn bản thì không phải là quy ước làng văn hóa; Quy ước làng văn hóa do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng văn bản và tự gọi đó là quy ước làng văn hóa đều là không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng quy ước; Quy ước làng văn hóa cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyên thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy phạm trong quy ước làng văn hóa khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành; Các quy định trong quy ước làng văn hóa không được trái với quy định của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó. Trên thực tế, quy ước làng văn hóa được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội – dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều
  • 35. 29 chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân, các phương thức cụ thể tại địa phương để xóa đói, giảm nghèo... Nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa: Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đảm bảo và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân; Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi lại, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, cầu cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh… Chẳng hạn trong quy ước Cổ Nhuế tại điều 1, khoản thứ 5 quy định: “Các nhà trong làng hè vách đều phải sạch sẽ. Những ao rãnh trong vườn và các hồ ở ngoài ngõ vườn, chứa nước dơ dáy là chỗ sanh loại độc côn trùng và độc khí thì hội hào mục mỗi kỳ hội đồng cho hương kiểm, tộc biểu và hương dịch đi biểu các nhà người lấp liếm mấy chỗ lũng ấy như ao hồ cho khỏi các vi trùng sanh đẻ, người nào ở gần đàng tư ích, cấm không được ném đồ dơ dáy, hoặc xác xúc vật chết hai bên đàng cái hay nơi ao hồ, phải chôn sâu cho khỏi truyền nhiễm” [59]. Quy ước làng văn
  • 36. 30 hóa còn quy định về những điều xử phạt rất nghiêm đối với những hành vi gây ô uế không khí, làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm lây lan dịch bệnh trong xóm làng. Như điều 46 quy ước làng Thanh Liệt (nay thuộc Thanh Trì) ghi: “Người ta ai có mạnh khỏe thì mới sống lâu, muốn dân làng được mạnh khỏe thì ai cũng phải biết giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh riêng” [64]. Các biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích các nghi lễ lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém; Các nội dung góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đề ra các biện pháp khuyến khích xây dựng gia đình ít con, khoẻ mạnh, ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tự nguyện lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai, không mang thai trước hôn nhân, không kết hôn sớm, không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày; trong thời kỳ thai nghén thực hiện khám thai, tiêm chủng đầy đủ và sinh con tại các cơ sở y tế. Như trong bản quy ước làng văn hóa xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Tây (nay là Hà Nội) có quy định rõ ràng về thực hiện kế hoạch hóa gia đình: “Để gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, mỗi con cách nhau 5 năm, không sinh con thứ 3; phải coi con giá, con trai đều là con, đều được quý mến chăm sóc như nhau, laoij trừ quan điểm trọng nam khinh nữ; cần tổ chức gia đình thành một đơn vị thống nhất, có văn hóa, có kinh tế phát triển”[63]. Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá
  • 37. 31 đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công: điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá, thể thao trên địa bàn. Lập thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân; Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải, ban an ninh, tổ bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác; Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện quy ước làng văn hóa. Quy ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện quy ước như: lập sổ vàng truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quy ước chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường
  • 38. 32 hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Quy ước đưa ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tự trở thành những người lương thiện, có ích cho xã hội. Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân, hộ gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các quy định trong hương ước, quy ước thì có thể không đưa vào diện bình xét công nhận gia đình văn hoá; Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận hoặc người có uy tín ở cộng đồng dân cư gặp gỡ, trao đổi, phân tích, chỉ rõ thiếu sót, khuyên giải sửa chữa. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Ở những địa bàn dân cư không thuần nhất, có nhiều dân tộc, cư dân nhiều vùng miền, nghề nghiệp đan xen thì nội dung quy ước làng văn hóa cần tập trung ưu tiên đưa ra những quy ước nhằm xây dựng khối đoàn kết tương thân, tương ái, giúp nhau trong tổ chức cuộc sống chung trong cộng đồng, phát triển sản xuất, bảo đảm trật tự trị an, xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn. Phong tục tập quán ở địa bàn này cần được cân nhắc kỹ, lựa chọn những nội
  • 39. 33 dung thiết thực, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chung của cả cộng đồng dân cư đưa vào quy ước. Cùng với pháp luật, quy ước làng văn hóa giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống dân tộc. Gần đây, nhiều nội dung của quy ước làng văn hóa còn góp phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội. Như vậy, quy ước làng văn hóa là thành tố quan trọng trong hệ thống thể chế quản lý ở nông thôn, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội dung mà pháp luật không điều chỉnh, mặt khác, hương ước, quy ước còn thực hiện tối đa tinh thần mở rộng dân chủ ở cơ sở, giúp nhân dân trong tiến trình tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. 1.1.3. Vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đời sống xã hội Quy ước làng văn hóa có vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản. Nuôi dưỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự lực, tự chủ cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã. Trong quy ước xưa cũng có nhiều điều “khuyến”,trong bài truyền thống khuyến học của người Hà Nội xưa qua quy ước đã ghi lại nhiều điều trong quy ước một số làng ở Hà Nội với nội dung chính là khuyến khích việc học hành. Như điều 102 trong Hương ước làng Nhật Tân ghi lại rằng: “Dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ của người làm phụ huynh, không ai được từ” [62]. Quy ước làng Phù Xá Đoài có điều khoản ghi: “Con trai con gái 5,6 tuổi cho vào trường học. Bằng không cho đi học, chỉ nuông con để nghịch giặc, chửi đánh nhau, thời bố mẹ phải phạt một cơi trầu (10 quả cau,
  • 40. 34 giá tiền một hào)” [65], Hương ước làng Cổ Nhuế, điều 98 ghi: “Làng trích tiền công để mua giấy cho những con nhà nghèo mà hương hội xét không thể mua được”[59]. Hầu như làng nào cũng có khoản học điền để dành quỹ trả lương cho thầy giáo trưởng làng và phát phần thưởng cho học trò giỏi, nhằm thúc đẩy tinh thần hiếu học, ham học hỏi của người dân. Ngoài ra, các quy ước còn có những điều lệ quy định tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn”… trong cộng đồng làng xã cũng có ảnh hưởng tích cực đến đời sống làng xã Việt Nam hiện nay. Phát huy cái đẹp, cái tốt trong Hương ước xưa, ngày nay, nhiều địa phương xây dựng và thực hiện quy chế thôn xã văn hóa, vừa khôi phục những truyền thống tốt đẹp của mình, vừa nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật chung của đất nước, cùng cả nước lo toan những nghĩa vụ chung của người dân bình đẳng. Quy ước làng văn hóa góp phần tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã, duy trì trật tự, kỷ cương, tạo ra môi trường ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã. Trong các bản quy ước từ trước đến nay đều có quy định rất cụ thể về “tôn ti trật tự” trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã. Từ đó, quy ước đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong làng xã. Việc phát huy tinh thần tự chủ, tự giác, tự quản làng xã cùng dư luận xã hội và các biện pháp thưởng, phạt khác đã giúp cho trật tự, kỷ cương làng xã được thực hiện một cách rất nghiêm chỉnh, nhờ đó đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của làng xã hôm nay. Quy ước làng văn hóa không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp khắc phục các chỗ hổng của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ thể; Đưa pháp luật đi vào đời sống người dân một cách dễ dàng hơn. Pháp luật dù cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát được tất cả các đặc thù của quan hệ làng xã. Đặc biệt là các làng xã cổ truyền Việt Nam bên cạnh các đặc điểm có tính phổ quát, mỗi làng xã lại có các đặc điểm riêng của mình. Do vậy, mỗi
  • 41. 35 một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ chức và phát triển vủa mỗi làng, xã cụ thể. Bên cạnh đó, khi có những chính sách của Nhà nước đưa xuống các vùng nông thôn thì nhờ có quy ước của các làng nên việc thực thi những chính sách đó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn, nâng cao ý thức pháp luật của người dân ta. Xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa gắn liền với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính... gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Việc xây dựng và thực hiện quy ước làng văn không nên hình thức, dập khuôn mà phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện đóng góp ý kiến của người dân.. Quy ước là của dân, do dân thảo luận, bàn bạc chỉ đưa lên cấp xã phê duyệt, phần nào chưa được thì ý kiến phản hồi lại cho dân biết, chứ chính quyền không được thêm hoặc sửa vào đó. Hơn nữa, những gì luật đã có rồi thì đương nhiên người dân phải thực hiện không được đưa vào hương ước sẽ gây ra tình trạng áp đặt, dài dòng rối rắm… Phải có hương ước của chính lòng dân thì mới thực hiện thành công. Để thực hiện tốt quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư cần phải phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người cao tuổi có uy tín trong việc vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân dân, làm chủ thông qua đại diện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể, làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng hương ước, quy ước tại cơ sở phù hợp với luật pháp nhà nước” [23].
  • 42. 36 Bên cạnh những tác động tích cực đối với đời sống xã hội, quy ước làng văn hóa còn có một số ảnh hưởng tiêu cực trong sự phát triển của làng xã hiện nay: Có nhiều các bản Hương ước mang theo những quan niệm lạc hậu, chứa những yếu tố tiêc cực, gây ảnh hưởng cho sự phát triển của làng xã, cản trở việc thực hiện các chính sách phát triển của nhà nước. Trong thực tiễn đời sống pháp lý ở làng xã cổ truyền Việt Nam, quan niệm “phép vua thua lệ làng” đã tạo điều kiện cho sự thể hiện các tác động tiêc cực của bản thân mỗi quy ước. Vì bên cạnh các giá trị tích cực như đã nói ở trên, thì nhiều Hương ước cũng chứa đựng không ít các quy tắc mang tính tiêu cực, thể hiện tinh thần cục bộ địa phương, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” và bởi tư duy “ăn cây nào rào cây ấy”, “ở đình nào chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và lợi ích của cả nước. Vẫn còn hiện tượng trong làng có sự sắp xếp ngôi thứ, đẳng cấp, quyền lợi khác nhau. Một bộ phận cán bộ địa phương trong làng thường lợi dụng quy ước để tham nhũng. “Tâm lý làng” với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống đẳng cấp, ngôi thứ trong làng đã được giới chức dịch trong làng bao đời lợi dụng để trói buộc người nông dân vào hằng hà vô số các nghĩa vụ, trách nhiệm, cấm đoán và hạn chế. Tuy nhiên, hiện tượng hách dịch nhân dân ở làng xã như trên hiện nay đã giảm đáng kể, chỉ còn tồn tại rất ít với mức độ cũng rất hạn chế, chính là do các chính sách cải cách và điều chỉnh, quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, quy ước làng quy định thủ tục cưới xin, ma chay, khao vọng, tế lễ thần linh….Làm tăng thêm thủ tục nặng nề, tốn kém, làm xuất hiện nhiều thủ tục hủ lậu vẫn được duy trì và tồn tại. Việc tế lễ các vị thần linh dẫn đến đầu óc mu muội, mê tín dị đoan, bói toán lên đồng gây mất trị an làng xã.
  • 43. 37 Nội dung quy ước làng văn hóa còn sơ sài, lặp lại pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước một cách khô khan, thiếu cụ thể, chưa sát thực với điều kiện và đặc điểm của từng làng, câu chữ trong văn bản còn nặng tính hô hào, khẩu hiệu. Có không ít bản quy ước có những điều khoản không đúng với tinh thần của pháp luật, can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, đi ngược lại cả những phong tục truyền thống từ lâu đời, thậm chí quy định cả những “hình phạt” vốn không thuộc thẩm quyền của cấp cơ sở. Nơi này, nơi kia chúng biến tướng thành một thứ “lệ làng” – với nghĩa tiêu cực của từ này – do các ông trưởng thôn, chủ tịch xã quan liêu, hách dịch, thiếu hiểu biết, tùy tiện đặt ra bắt dân phải tuân theo. Như vậy, quy ước với tính hai mặt, nó đã làm hình thành trong cộng đồng người Việt nhiều truyền thống đức tính quý báu nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. 1.2. An ninh nông thôn và đảm bảo an ninh nông thôn 1.2.1. An ninh nông thôn An ninh nông thôn là vấn đề trật tự xã hội, sự bình yên của thôn xóm, mọi người tương thân, tương ái, tượng trợ lẫn nhau đảm bảo mọi gia đình, mọi người không ai xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm và tính mạng; tài sản của Nhà nước và của công dân được mọi người tôn trọng và bảo vệ. Cũng có ý kiến cho rằng, an ninh nông thôn là sự an toàn xã hội, để mọi nhà “đi ngủ không cần đóng cửa”, đi làm không cần khóa cửa, không cần người trông nom nhà. Quan niệm về an ninh nông thôn như trên, theo nghĩa hẹp chỉ thuần túy về an ninh, trật tự; nếu hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm hai mặt: chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân và những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn.
  • 44. 38 Như vậy, an ninh nông thôn không phải là một cụm từ nghiệp vụ Công an mà nó bao gồm sự an toàn và ổn định ở nông thôn. Mỗi giai đoạn cách mạng và sự chuyển biến của xã hội, nhận thức về an ninh nông thôn có sự khác nhau. Trong kháng chiến chống Mỹ, an ninh nông thôn đồng nghĩa với chống gián điệp, biệt kích, phản động; trong thời kỳ hợp tác hóa thì an ninh nông thôn gắn liền với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nghiêm Điều lệ Hợp tác xã. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, an ninh nông thôn cần bao hàm đầy đủ các yếu tố cho phù hợp với tình hình thức tế trước mắt và cả giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. An ninh nông thôn là sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đảm bảo sự hoạt động bình thường có hiệu quả của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn. Với khái niệm về an ninh nông thôn này, thì thuật ngữ “ổn định” hàm nghĩa tính xác định, giới hạn của một sự vật, hiện tượng, độ bền vững của một cấu trúc trong các yếu tố hợp thành. Theo nghĩa thông thường, thì ổn định trái nghĩa với trạng thái rối loạn, khủng hoảng, đổ vỡ. Với nghĩa đó thì “ổn định” trong an ninh nông thôn có nghĩa là một trạng thái an toàn trong cấu trúc xã hội, thiết chế chính trị….mà những cấu trúc, thiết chế này đã được xây dựng theo mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên thực tế, hoạt động bình thường, có hiệu quả; kỷ cương xã hội được mọi người chấp nhận, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Ổn định không phải là trạng thái bất biến, mà theo phép biện chứng thì có thể có sự thay đổi một cái đang ổn định bằng cái khác đạt ổn định cao hơn và nhất là phải trực tiếp phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ổn định trong an ninh nông thôn vừa là mục tiêu cần đạt được của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
  • 45. 39 hiện đại hóa, vừa là điều kiện đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công. Từ những nghiên cứu về các quan điểm an ninh nông thôn qua các thời kỳ, chúng ta có thể hiểu về an ninh nông thôn như sau, “ An ninh nông thôn là sự ổn định và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Bảo vệ an ninh nông thôn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp; là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Bảo vệ an ninh nông thôn bao gồm các mặt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại hoặc làm sai lệch đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông thôn, nông nghiệp, nông dân và sự vứng mạnh của hệ thống chính trị; bảo vệ tài sản nhà nước ; tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của nhân dân” [5]. Với khái niệm trên thì an ninh nông thôn có các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, an ninh nông thôn là bộ phận của an ninh quốc gia. Chỉ có thể đặt vị trí của an ninh nông thôn trong an ninh quốc gia thì mới thấy hết được đặc điểm, vai trò của an ninh nông thôn. An ninh quốc gia là cái bao trùm, là chìa khóa mở ra bảo đảm cho sự thịnh vượng của đất nước. An ninh nông thôn là bộ phận của an ninh quốc gia, bao gồm nhiều lĩnh vực: về chủ trương chính sách, bao gồm các chính sách về liên minh công nông, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, chính sách đối với tôn giáo, dân tộc…; về lĩnh vực an ninh trật tự, an ninh nông thôn bao gồm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn và vấn đề đặc biệt quan trọng là lòng dân có yên ổn, có tin và theo Đảng, có ủng hộ chính quyền hay không… Do vậy, đảm bảo an ninh nông thôn chính là đảm bảo an ninh quốc gia ở khu vực nông thôn.