SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 95
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC BỬU
(THÍCH NHUẬN ĐÀM)
PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
KHÓA LUẬN TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI, 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC BỬU
(THÍCH NHUẬN ĐÀM)
PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU VĂN TUẤN
HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn
1930 - 1975” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo
quy định và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Học viên
Nguyễn Đức Bửu
(Thích Nhuận Đàm)
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn, PGS.TS.
Chu Văn Tuấn. Thời gian qua, quả thật có nhiều sự kiện xảy ra khiến em tưởng
chừng bỏ dỡ Khóa luận này, nếu không có sự động viên, giúp đỡ của Thầy, em
không có được thành quả Khóa luận như hôm nay.
Ngoài sự tri ân sâu sắc trên, em cũng xin được tỏ lòng ơn sâu nghĩa nặng
của mình đối với các bậc sinh thành ở Đời và trong Đạo. Đó là ơn Cha Mẹ được
ví “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” và ơn
Thầy Tổ “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp
đền”. Đối với em, được hiện diện đến ngày hôm nay, có mặt hôm nay trong
Khóa luận này là thời khắc tri ân tất cả. Thứ nhất, em được thành tựu hôm nay là
chịu ơn sinh thành của Cha Mẹ và ân giáo dưỡng sâu nặng của Thầy Tổ trong
Đạo. Thứ hai, từ nay Cha và Thầy Tổ (Sư phụ) đã về Tây, quãng đường Đời và
Đạo một mình bước tiếp, trọng trách không dám từ nan. Xin cho phép em viết
vào đây lời tri ân sâu sắc về những bậc khả kính trong đời, từ nay chắc chắn
không còn có dịp để bày tỏ nữa.
Thời gian qua, cũng không thể không nói đến tình hình dịch bệnh Covid –
19, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại 100 năm trở lại đây, con người hiện
đại đối diện với sự lây lan tật dịch chết chóc, ảnh hưởng của nó về mọi mặt khiến
đời sống chúng ta ngày càng lao đao, đau buồn chồng chất. Riêng khóa Luận này
cũng vì lý do hạn chế tiếp xúc, đi lại mà thời gian thực hiện bị kéo dài. Mặc dù
vậy, cùng với sự cẩn thận để đem lại an toàn sức khỏe cho chính mình và cho
mọi người, trong thời gian qua thầy Chu Văn Tuấn và Quý Thầy cô trong Học
viện đã linh động công việc, hỗ trợ cho các học viên hoàn thành Khóa luận này.
Bằng sự nỗ lực mỗi ngày, hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến và xua đi những
đau buồn mất mát mà mỗi người, mỗi gia đình trên đất nước, trên thế giới đang
gánh chịu. Một lần nữa, em xin được tỏ lòng cảm ơn, tri ân Thầy Chu Văn Tuấn,
Quý Thầy Cô trong Học viện, cùng tất cả Quý Anh/Chị, các Cán Bộ trong Học
viện, kính chúc mọi người sức khỏe tốt, mọi sự an lành, gia đình yên ấm và công
tác thành công viên mãn.
Trân trọng biết ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm
2021. Học viên
Nguyễn Đức Bửu
(Thích Nhuận Đàm)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM...............................9
VÀ PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM.................................................................9
1. 1. Khái quát chung về Quảng Nam............................................................9
1.2 Sơ lược tình hình chính trị xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX 260
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG
NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 ....................................................................26
2.1. Sơ lược tình hình Phật giáo Quảng Nam từ du nhập đến những
năm 50 thế kỷ XX......................................................................................206
2.2. Tình hình và hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn
1930 – 1975..................................................................................................33
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM
GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY......................................................................................................58
3.1. Vai trò của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975................58
3.2. Ý nghĩa đối với Phật giáo và xã hội Việt Nam hiện nay......................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................81
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................87
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo truyền vào Việt Nam hơn hai ngàn năm, trong ngần ấy thời gian
Phật giáo đã hòa mình vào dòng chảy văn hóa, xã hội; cùng với đất nước vượt
qua bao thăng trầm, thịnh suy của mỗi giai đoạn lịch sử. Trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, chính vì vậy mà học giả Minh Chi
đã nhận xét: “…Một đặc sắc của Phật giáo Việt Nam là nó hòa mình vào dân tộc,
như cá với nước, cây với đất…[7, tr.42].” Cũng trong quá trình tồn tại và phát
triển, dù cho thịnh hay suy thì Phật giáo nước ta nói chung luôn có con đường
phát triển và phát huy thành tựu đáng nể của nó trong lòng dân tộc, gắn kết trong
lòng dân chúng. Và đối với Phật giáo Quảng Nam, lại càng không thể không ra
ngoài truyền thống tốt đẹp này trong thành tựu chung của cả dân tộc ta. Cùng với
sự khai phá tạo dựng nên vùng đất Quảng Nam vừa cả khô cằn đất cát, vừa có cả
sự trù phú của mảnh đất duyên hải miền Trung ven biển, Phật giáo đã gắn kết và
phát triển nơi đây, tạo nên những dấu ấn riêng, những giá trị văn hóa bản sắc
vùng miền trong bức tranh tổng thể hài hòa đủ màu sắc của xứ Quảng.
Theo bước chân Nam tiến của dân tộc Đại Việt, tiểu quốc Amaravati từng
bước được sáp nhập vào Đại Việt, văn hóa Việt dần được lan truyền vào nơi
miền đất mới. Chúng ta không thể quên một quá khứ Phật giáo huy hoàng tại
Phật Viện Đồng Dương được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, đánh dấu vai trò quan
trọng của Phật giáo đối với nơi này. Để rồi sau này khi sáp nhập vào Đại Việt,
những danh Tăng người Việt đã đến đây hoằng pháp như Minh Châu Hương Hải
(1628-1715).v.v. Cũng trong thời kỳ này, do ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc
nên đã có nhiều vị thiền sư sang Việt Nam hoằng pháp. Tại xứ Quảng Nam - Đà
Nẵng, nơi đây đã là nơi dừng chân hành đạo của các vị thiền sư từ các thiền phái
như Lâm Tế: Minh Hải Pháp Bảo; Tào Động: Hưng Liên.v.v. Kể từ đây, Phật
giáo Quảng Nam phát triển mạnh và minh chứng hùng hồn nhất đó là sự kiện
thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746) ở thế kỷ XVIII đã biệt xuất kệ, hình
thành nên dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại xứ Hội An, tỉnh Quảng Nam ngày
1
nay. Sau khi ra đời và truyền thừa, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh dường như
chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong nội bộ Phật giáo đất Quảng và sau đó, thế kỷ XIX
đã lan rộng sang các địa phương khác: Nam Trung Bộ, Nam Bộ...
Cùng với các tín ngưỡng dân gian thì sự xuất hiện của các Tăng sĩ cũng
như các ngôi chùa tại các miền quê thanh bình nơi đây, không chỉ là nơi phụng
thờ Phật, Bồ tát, tu học của Phật tử, mà còn là không gian thiêng liêng, gắn kết
đời sống tâm linh của hầu hết mọi tầng lớp người dân xứ Quảng, nơi gửi gắm
ước mơ, hy vọng, tâm nguyện, khát vọng của mọi người… về cuộc sống yên
bình, tươi đẹp.
Cũng lý do đó, tại các làng xã, ngoài những ngôi đình, miếu, nhà thờ tiền
hiền, nhà thờ tộc.v.v... thì các ngôi chùa lần lượt mọc lên và chiếm giữ vai trò, vị
trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân
bản xứ. Với họ, ngôi chùa không chỉ thuần túy là một cơ sở thờ tự của Phật giáo,
là nơi để tín hữu tu trì thực hành giáo lí nhà Phật, mà còn dựa vào sự hoằng hóa
giáo pháp đạo Phật, con người nông dân chân chất biết sống hướng thiện, biết
làm điều lành, biết hướng đến lối sống cao thượng, quý trọng sự thanh bần…
thậm chí là nơi vun đắp cho họ sức mạnh tinh thần để vượt qua những đau buồn
mất mát hay gian nan vất vả cơ cực hằng ngày.
Từ khi đổi mới (1986) với sự ra đời của Nghị quyết 24 (1990), Nghị quyết
25 (2003) của Bộ Chính Trị về công tác tôn giáo. Đảng, Nhà nước ta đã có cách
nhìn mới về tôn giáo khi cho rằng: “Tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài, tín ngưỡng
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.[74]” Phật giáo Việt
Nam với tư cách là một tôn giáo đã và đang đồng hành hỗ trợ với những hoạt
động của đất nước nhằm xây dựng một đất nước giàu mạnh thì việc tìm hiểu
nghiên cứu các giá trị của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tại các địa
phương nói riêng là một điều hết sức cần thiết. Vì từ đó giúp cho con người hiểu
nhau hơn, gắn kết nhiều hơn và hơn hết là có những ứng xử hợp lý trong mối
quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo.
2
Phật giáo Quảng Nam có truyền thống lịch sử khá lâu với dấu ấn hoạt
động của các thiền sư dòng Lâm Tế, Tào Động.v.v. vẫn còn được tiếp nối cho
đến ngày nay. Các hoạt động Phật sự, hoằng pháp ấy dù là thuần túy Phật giáo
hay không thì tất cả đều không ra ngoài tinh thần “hộ quốc an dân” mà chư vị
tiền bối đã dày công gầy dựng. Tuy nhiên, nhưng hiện nay những công trình
nghiên cứu về Phật giáo Quảng Nam vẫn còn rất hạn chế, nhất là giai đoạn 1930-
1975, giai đoạn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước cũng như
của Phật giáo nước nhà. Chính vì vậy, người viết xin được chọn đề tài: “Phật
giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975” làm đề tài KHÓA LUẬN Tôn giáo
học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Viết về Phật giáo Quảng Nam, tính đến nay chỉ có một số tài liệu chỉ dừng
lại ở mức độ bộ phận chứ chưa có một nghiên cứu nào mang tính tổng quát,
chuyên sâu, có hệ thống. Sớm nhất, có thể kể đến là tác phẩm “Hải ngoại kỷ sự”
của thiền sư Thạch Liêm - Thích Đại Sán. Trong tác phẩm này, tác giả cung cấp
những sử liệu quý giá về thông tin Phật giáo vùng Thuận - Quảng vào cuối thế kỉ
XVII; đặc biệt trong đó có ghi lại hoạt động của thiền phái Tào Động do Ngài và
đệ tử là Quốc sư Hưng Liên trực tiếp hoằng pháp lúc bấy giờ tại vùng đất này.
Tiếp theo là “Ngũ Hành Sơn lục” của tú tài Hồ Thăng Doanh và thiền sư Ấn Lan
tổ Huệ Từ Trí cùng một số người khác vào năm Khải Định thứ nhất (1916) chấp
bút. Trong giới hạn nào đó, đây là tác phẩm tương đối có giá trị đề cập đến thông
tin về Phật giáo Quảng Nam sớm nhất của thế kỷ XX. Một thời gian sau, hòa
thượng Thích Chơn Phát trong “Sử liệu danh tăng - Tự viện - Thắng cảnh Phật
giáo Quảng Nam” xuất bản năm 1970 đã giới thiệu về các thiền sư, các ngôi
chùa, kiến trúc Phật giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cũng trong giai đoạn
này, thượng tọa Thích Hương Sơn, viết cuốn “Lịch sử Ngũ Hành Sơn - chùa Non
Nước” lưu hành nội bộ năm 1972 cũng chỉ sơ lược thông tin về danh thắng Ngũ
Hành Sơn và những bài thơ cảm tác chứ chưa bàn nhiều về vấn đề chuyên sâu
mang tính đột phá lịch sử phát triển Phật giáo Quảng Nam hay góc nhìn nhận
khác về đề tài liên quan đến Phật giáo Quảng Nam…
3
Trên phương diện nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn về sử Phật giáo phải
kể đến “Việt Nam Phật giáo sử luận [34]” (tập II) (1978) của Nguyễn Lang,
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam [31]” (1988) của Viện Triết học. Nhưng cả hai tác
phẩm này trình bày một cách vắn tắt về Phật giáo Quảng Nam. Tiếp theo, năm
1993, Nguyễn Hiền Đức trong tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” [22],
với dung lượng 13 chương, hơn 800 trang, tác giả đã dành trọn chương VII để
trình bày về tổ Minh Hải Pháp Bảo cùng sự truyền thừa của các thế hệ dòng
thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và một phần ở các địa phương lân cận
như Quảng Ngãi, Phú Yên .v.v..
Bên cạnh các tác phẩm của các tác giả đã liệt kê trên, sau cùng có một một
nghiên cứu mang tính khoa học, liên quan ít nhiều đến đề tài Phật giáo Quảng
Nam. Chẳng hạn năm 1995, Trương Văn Bá trong khóa luận tốt nghiệp Đại học
của mình trình bày đề tài “Bước đầu tìm hiểu tình hình Phật giáo trên đất Quảng
Nam thế kỷ XVII – XVIII” đã phần nào nêu lên được quá trình du nhập cùng đặc
điểm của Phật giáo Quảng Nam qua hai thế kỷ XVII-XVIII. Tuy nhiên, trong
giới hạn của khóa luận lúc bấy giờ vẫn còn mang tính phổ quát.
Ở dạng nghiên cứu khái quát hoặc mang tính bổ sung có các bài viết như
“Bổ chính sử liệu về thiền sư Minh Hải Pháp Bảo [51, tr.75-82]”, “Sử liệu mới
về thiền sư Toàn Nhâm Quán Thông năm [52, tr.54-61]” và bài “Thái Bình tự
thạch bi và Phật giáo vùng Thuận Quảng [17, tr.39-43] của Phạm Văn Tuấn trên
nội san Liễu Quán.
Ngô Quốc Trưởng - Thích Đồng Dưỡng có các nghiên cứu ngắn về các
văn bia tại một số ngôi chùa như: “Văn bia chùa Phú Thuận [65, tr.10-11]”,
“Tấm bia chùa Minh Giác [66, tr.89-92]”, “Tìm hiểu văn bia Thái Bình tự thạch
bi [17, tr.16-18]”. v.v... được đăng trên các tạp chí Pháp luân, Văn hóa Phật giáo,
Suối nguồn và Liễu Quán.
Bài viết “Một vài đặc điểm của Phật giáo miền Trung” của Trương Minh
Dục trên “Nghiên cứu tôn giáo”, năm 2000 [10, tr.36-39], đã chỉ ra các đặc điểm
của Phật giáo miền Trung như: đa dạng về tông phái và đa dạng về tổ chức. Tuy
nói Phật giáo miền Trung nhưng tác giả đã trưng dẫn dữ liệu chủ yếu là Phật
4
giáo Quảng Nam. Nguyễn Văn Hoàn trong “Vai trò của Phật giáo đối với xã hội
Quảng Nam thế kỉ XVII [30, tr.88-89]” đã nêu ra được một số vai trò của Phật
giáo tại đây như: ổn định nhân tâm, tập hợp dân chúng, xây dựng một trật tự xã
hội mới; kiến tạo các giá trị vật thể; truyền bá giá trị Phật giáo khoan dung; và
tạo nên diện mạo Phật giáo mới xứ Đàng Trong. Tuy còn một vài vấn đề chưa
thật sự thỏa đáng, nhưng vẫn có những đóng góp nhất định.
Bên cạnh việc nghiên cứu tình hình chung của Phật giáo Quảng Nam thì
còn có một số nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn về các cá nhân xuất sắc của
Phật giáo xứ Quảng. Ở phương diện này, đầu tiên phải kể đến “Toàn tập Minh
Châu Hương Hải [54]” của Lê Mạnh Thát xuất bản năm 2000. Đây là tác phẩm
nghiên cứu về các bậc danh tăng của Phật giáo Đại Việt giai đoạn nửa sau thế kỉ
XVII – nửa đầu thế kỉ XVIII. Kế đến, Thích Như Tịnh trong “Lịch sử truyền
thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh [50]” xuất bản 2009; đây là tác phẩm
nghiên cứu chi tiết và có hệ thống quá trình ra đời, phát triển của thiền phái thiền
Lâm Tế Chúc Thánh ở Quảng, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và cả ngoại quốc. Trước
đó, năm 2008, Thích Như Tịnh xuất bản “Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng
[53]”. Đây là công trình ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của tác giả trong việc tìm
kiếm nguồn tư liệu để từ đó dựng nên chân dung đa diện và sinh động về chư
Tăng ni đất Quảng, từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX. Điểm đặc biệt của tác phẩm
này là các nhân vật được nghiên cứu không chỉ giới hạn trong tông môn Lâm Tế
Chúc Thánh như thường thấy ở những tác phẩm trước.
Năm 2018, Lê Xuân Thông, trong luận án Tiến sĩ sử học của mình với
tựa đề “Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX” [64], đã phác họa tương đối
sâu sắc về Phật giáo Quảng Nam, nhưng lại không nhắc đến tình hình Phật giáo
tại các địa phương phía Nam tỉnh Quảng Nam. Do đó dễ khiến cho người đọc
hiểu nhầm Phật giáo Quảng Nam chỉ có một dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh..
Bên cạnh những công trình mang tính chuyên môn cao vừa nêu ở trên còn
có các bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu như Tạp chí Nghiên cứu
tôn giáo, tạp chí Suối Nguồn, Tạp chí xưa & nay, tập san nghiên cứu Phật học
Liễu Quán .v.v... các bài viết này tuy có tính học thuật cao nhưng như đã trình
5
bày, chủ yếu đề cập đến Phật giáo Quảng Nam các giai đoạn trước mà hầu như
chưa có công trình nào đề cập đến Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930-1975.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu 3.1. Mục đích:
Trên cơ sở xây dựng bức tranh tổng quan về Quảng Nam và Phật giáo ở
Quảng Nam, khóa luận tập trung tìm hiểu các hoạt động của Phật giáo ở Quảng
Nam từ năm 1930 đến năm 1975, đồng thời chỉ ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo
Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ cơ bản người viết cần phải
thực hiện là:
- Tìm hiểu khái quát chung về tỉnh Quảng Nam; về quá trình du nhập,
phát triển và đặc điểm của Phật giáo ở Quảng Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam (về các hoạt
động Phật sự và hoạt động thế sự) từ năm 1930 đến năm 1975.
- Rút ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo ở Quảng Nam từ năm 1930 đến năm
1975 và ý nghĩa đối với Phật giáo Việt Nam và xã hội Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn
1930-1975
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 1930 đến năm 1975. Sở dĩ người viết chọn
mốc thời gian 1930, vì trong những năm này, phong trào chấn hưng Phật giáo bắt
đầu phát triển mạnh và diễn ra trên khắp cả nước, Phật giáo có sự khởi sắc, chư
Tăng Ni khắp nơi thành lập đạo tràng giảng kinh, diễn dịch và xuất bản kinh
sách Việt ngữ, mở trường đào tạo Tăng tài tạo sự khởi sắc cho Phật giáo sau
nhiều năm bị suy thoái. Năm 1975 là mốc thời gian đất nước hoàn toàn giải
phóng, Phật giáo vì thế bước vào một giai đoạn phát triển mới.
6
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Phật giáo ở
Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975 trên hai phương diện: Hoạt động Phật sự
(hoạt động thuần túy Phật giáo) và hoạt động thế sự (hoạt động nhập thế).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài này sử dụng 3 cách tiếp cận chính: Sử học tôn giáo, tôn giáo học và
xã hội học.
Cách tiếp cận sử học tôn giáo: Người viết khai thác các tài liệu gốc, tài
liệu hiện tồn tại ở các cơ sở thờ tự Phật giáo để thấy được quá trình phát triển của
Phật giáo ở Quảng Nam.
Với cách tiếp cận, này người viết xem xét phân tích các sự kiện Phật giáo
trong các không gian và bối cảnh lịch sử nhất định. Từ các dữ liệu lịch sử và kết
quả phân tích người viết sẽ đưa ra những nhận định từ góc nhìn khoa học về Phật
giáo ở Quảng Nam.
Cách tiếp cận tôn giáo học: Nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống giáo lý,
giáo luật, tổ chức tôn giáo, các hoạt động tôn giáo. Với cách tiếp cận này, đề tài
triển khai nghiên cứu thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam trên ba
cốt lõi: niềm tin - thực hành - cộng đồng.
Cách tiếp cận xã hội học: Với lý thuyết cấu trúc chức năng được đề tài áp
dụng để phân tích vai trò của Phật giáo với xã hội đương thời.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu chuyên về vấn đề lịch sử, người viết đặc biệt chú
trọng các phương pháp tiếp cận sử học và tiếp cận theo hướng đa ngành, tùy
từng trường hợp cụ thể mà sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau để cho
ra kết quả nghiên cứu khách quan và trung thực.
Phương pháp thu thập thông tin: Tham khảo, tra cứu, phân tích các tư liệu
thư tịch, những ấn phẩm lịch sử đã xuất bản và các hiện vật như tượng Phật, văn
bia, câu đối, liễn thờ, linh vị, các bản sắc phong, các bài minh, bài ký trên các đại
hồng chung... trên địa bàn nghiên cứu để thu thập những thông tin chính xác nhất
về Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930-1975.
7
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tìm kiếm tài liệu, phân tích
và tổng hợp tài liệu có liên quan đến Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 -
1975.
Phương pháp phỏng vấn hồi cố: Thực hiện đi phỏng vấn các vị lãnh đạo
Phật giáo, các vị Cao Tăng lớn tuổi, những Phật tử cao niên để có thêm thông
tin. Sau đó, đối chiếu so sánh lại với những tư liệu đã tổng hợp được để làm căn
cứ cho luận văn.
Phương pháp điền dã: Thực hiện đi đến một số ngôi chùa tiêu biểu trên
địa bàn để tìm hiểu về lịch sử (năm thành lập, ai thành lập….), khảo cứu (văn
bia, câu đối, liễn, bài vị, linh vị…) để tạo tài liệu sơ cấp cho luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần tái hiện lại bức tranh tổng quát về Phật
giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930 - 1975, cung cấp và bổ sung tư liệu có
căn cứ khoa học về lịch sử Phật giáo ở Quảng Nam nói riêng và lịch sử PGVN
nói chung.
Đề tài bổ sung tư liệu để phát triển ngành Tôn giáo học, các ngành khoa
học liên quan và giúp người đọc hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động, phát triển
của Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930 - 1975. Đồng thời giúp mọi
người hiểu thêm về vai trò của Phật giáo đối với xã hội trong giai đoạn lịch sử
này cũng như ngày nay.
Về mặt thực tiễn: Thông qua ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài cung cấp cơ sở
khoa học để các cơ quan, đoàn thể, giáo hội, chính quyền địa phương đề ra
những chương trình, chính sách, cách thức quản lý, định hướng bảo tồn và phát
huy những giá trị tốt đẹp mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội và định hướng
hoạt động phát triển cho Phật giáo trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài bao gồm những nội dung chính sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, và
tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương, 6 tiết.
8
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM
VÀ PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM
1.1. Khái quát chung về Quảng Nam
1.1.1 Lịch sử - địa lý, văn hóa xã hội
1.1.1.1 Lịch sử - địa lý
Quảng Nam (廣南) bao gồm Đà Nẵng, theo nghĩa đen là mở rộng về
phương Nam, trước đây là đất Champa (H: 占婆 Chiêm Bà - Champa). Đây là
khu vực thuộc tiểu quốc Amaravati - vốn là một trong bốn tiểu quốc (Amaravati,
Vijaya, Kauthara và Panduranga) hình thành nên vương quốc Champa.
Ngày nay Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, có diện tích tự
nhiên là 10.438 km2
, dân số 1.499.626 người, gồm 93,6% dân tộc Kinh và gần
6,4% các dân tộc ít người. Dân số thành thị chiếm 17,51% tổng số dân; mật độ
dân số bình quân là 144 người/km2
(số liệu điều tra dân số năm 2019). Quảng
Nam có 16 huyện và 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An. Phía Bắc giáp thành phố
Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon
Tum. Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 142 km. Phía
Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 125km. Trung tâm hành chính của
tỉnh là thành phố Tam Kỳ.
Ban đầu, Amaravati chỉ bao gồm khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay.
Tuy nhiên, sự phát triển lãnh thổ về phía Bắc sau sự suy yếu của nhà Đường
(Trung Quốc) đang cai trị An Nam đô hộ phủ, người Chăm đã có thêm khu vực
Bình Trị Thiên sáp nhập vào lãnh thổ của mình, Amaravati còn có lúc bao gồm
cả khu vực từ Quảng Bình vào Quảng Nam. Từ thế kỷ XI đến năm 1306,
Champa mất khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân; Amaravati chỉ còn bao
gồm lãnh địa Đà Nẵng, Quảng Nam như buổi đầu. Theo thỏa thỏa ước năm 1301
giữa vua Chế Mân và vua Trần Nhân Tông; vua Chế Mân dâng hai châu Ô (tức
Thuận Châu - bắc Hải Vân) và châu Rí (tức Hóa Châu - Nam Hải Vân) làm sính
9
lễ cưới Huyền Trân công chúa. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới,
người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc.
Năm 1471, sau thắng lợi của Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Lê Thánh
Tông [36, tr.327-328] cả Amaravati và Vijaya đều được sáp nhập vào Đại Việt.
Sau chiến thắng năm 1471, cả nước có 13 đạo thừa tuyên, vùng đất Quảng
Nam thuộc hai thừa tuyên khác nhau: khu vực phía bắc tức huyện Điện Bàn
thuộc thừa tuyên Thuận Hóa, phần còn lại, tức phủ Thăng Hoa thuộc thừa tuyên
Quảng Nam. Như vậy, danh xưng Quảng Nam xuất hiện chính thức vào năm
1471, sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông. Theo nghiên cứu của Huỳnh
Công Bá [3, tr.32-53], sau khi sáp nhập vào Đại Việt, hàng loạt làng xã nơi vùng
đất mới này được hình thành trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XV tại các huyện
Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam và nhiều quận,
huyện của thành phố Đà Nẵng ngày nay.
Giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Nam dưới quyền cai trị của
chúa Nguyễn (từ năm 1570). Thương cảng Hội An được chọn là điểm giao
thương quan trọng bật nhất của xứ Đàng trong với thế giới. Khoảng đầu thế kỉ
XVII, Đại Nam thực lục ghi: “Quảng Nam sớm nhất, đất tốt dân đông, sản vật
giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì cũng bằng quá
nửa” [40, tr.35, 64]. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, theo Phủ biên tạp lục [20, tr.83-
93], hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa đã có đến 8 huyện với 779 xã, châu, thôn,
phường, giáp, trang [2, tr.83-93]. Đây là con số rất lớn nếu so với con số 66 làng
xã được khai phá tính đến giữa thế kỉ XVI, khi Dương Văn An hoàn thành Ô
châu cận lục [2]. Có thể nhận định rằng, đến cuối thế kỉ XVIII, quá trình khai
khẩn lập làng ở Quảng Nam cơ bản đã được xác lập ổn định.
Cũng trong thời gian này, khi chính quyền Đàng trong suy yếu, nạn chiếm
đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng đã làm cho
đời sống nhân dân ngày càng khốn khổ. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây
Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773,
nghĩa quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, phối hợp với nhân dân tại đây phục kích
ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa
10
Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến
thắng của phong trào Tây Sơn và dân Quảng Nam mở đầu sự nghiệp thống nhất
đất nước của Triều Nguyễn Tây Sơn.
Sau khi lên ngôi, thống nhất đất nước vào năm 1802. Đến năm 1806 vua
Gia Long chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm: Trực
Lệ - Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam. Năm 1831, vua Minh
Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh; và, Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ
đây.
Tỉnh Quảng Nam lúc này được chia thành 8 phủ, huyện gồm: Hòa Vang,
Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và Tiên Phước.
Năm 1888, dưới triều vua Thành Thái, Đà Nẵng được tách khỏi Quảng
Nam để trở thành đất nhượng địa cho thực dân Pháp. Sau Hiệp định Genève
1954 (20/7/1954), năm 1956, tỉnh Quảng Nam (1956) được chia thành hai tỉnh
mới là Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam bao gồm các quận: Hòa
Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu
Đức, và Thường Tín; tỉnh Quảng Tín bao gồm các quận: Thăng Bình, Tiên
Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước (1975), chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành
phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; và Đà Nẵng trở thành tỉnh
lị. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm thành phố Đà Nẵng và các huyện Hòa
Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên
Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng một
lần nữa được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam lúc này có 14 huyện: Giằng (nay là huyện
Nam Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy
Xuyên, Thị xã Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình,
Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị xã: thị xã
11
Tam Kỳ (Nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An
(nay là thành phố Hội An).
1.1.1.2. Văn hóa xã hội
Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền
văn hóa khác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra
nhiều thế hệ nhân tài kiệt xuất, là “đất ngũ phụng tề phi, địa linh nhân kiệt”.
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam được coi là vùng
“đất học”, “đất khoa bảng”. Khoa thi năm Mậu Tuất (1898), toàn quốc có 18 vị
Tân Khoa, thì Quảng Nam có 5 vị, 3 Tiến Sĩ và 2 Phó Bảng. Ðây là sự kiện hy
hữu trong lịch sử thi cử của nước nhà. Lịch sử khoa cử của dân tộc ta tính từ
triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi tiến sĩ, với 2.971 người đậu
tiến sĩ; nhưng chưa có khoa nào có 5 người đồng hương cùng lúc được ghi trên
trân bảng vàng. Vua Thành Thái và triều Nguyễn đã ban danh hiệu Ngũ Phụng
Tề Phi để khen tặng. Năm vị đó là: Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, Ngô
Lý và Dương Hiển Tiến [44, tr.1140-1142]. Ngoài ra khoa Tân Sửu (1901)
Quảng Nam có 4 vị đỗ đồng khoa Phó Bảng là các ông Nguyễn Ðình Hiến,
Nguyễn Mậu Hoán, Võ Sỹ và Phan Chu Trinh. Bốn vị này được mệnh danh là
Tứ Kiệt.
Những danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi hay Tứ Kiệt nói lên tài học và sự vinh
hiển đậu đạt của các danh sĩ Quảng Nam, con cháu người Quảng Nam nói chung
và Tộc Trần nói riêng lấy đó làm vinh dự và noi gương.
Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài học rộng, đỗ cao; là quê hương
của nhiều vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ; chúng ta có thể kể ra: Phạm Phú
Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Nguyễn
Duy Hiệu, Trần Cao Vân…
Ða số những danh sĩ Quảng Nam là những người yêu nước thương dân. Ra
làm quan là những người thanh liêm nổi tiếng. Gặp thời loạn ly, đất nước bị
ngoại xâm, họ tích cực chống giặc bảo vệ tổ quốc, từ quan, tham gia vào các
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, như: Phạm Phú Thứ, người làng Ðông
Bàn, phủ Ðiện Bàn; Hoàng Diệu, người làng Xuân Ðài (Ðiện Bàn); Trần Văn
12
Dư, người làng An Mỹ Tây, huyện Tam Kỳ; Nguyễn Duy Hiệu, người làng
Thanh Hà, Ðiện Bàn…
Trong quá trình lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam từ các phong trào
Cần Vương, Ðông Du, Duy Tân và những phong trào kháng chiến về sau, các
danh sĩ Quảng Nam đã đóng góp cả bản thân và đi sống của mình cho sự nghiệp
chung của dân tộc.
Với đặc điểm là vùng đất mới của phong trào Nam tiến của quốc gia Đại
Việt, nên dân cư có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác di cư đến sinh sống bên
cạnh các tộc người bản địa. Chính điểm này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng
trong các nếp sinh hoạt, văn hóa tại địa phương này. Tại khu vực miền núi
Quảng Nam, đây là địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu,
Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… Mỗi tộc người mang nét đặc trưng riêng biệt.
Người Cơ-tu có Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý, người Cor, Cadong, Xêđăng để
lại dấu ấn trong các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào.v.v.
tất cả những những giá trị văn hóa đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội...) này đã
tạo ra một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc đã và đang hiện hữu trong đời
sống của nhân dân các vùng, miền; làm cho văn hóa Quảng Nam phong phú và
đa dạng [44, tr.973-986].
Do đó, khi nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến sự phong phú, đa dạng
của một vùng đất mới (gần 550 năm) trên cả hai phương diện vật thể và phi vật
thể. Hơn 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh là những minh chứng
hùng hồn cho việc này. Nổi bật nhất là hai Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội
An và khu Đền tháp Mỹ Sơn. Đây là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO
công nhận với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn
là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm của các
vị vua Chăm. Khu đền tháp Mỹ Sơn là một tiêu biểu cho kiến trúc cổ Chămpa
mà đến nay vẫn là một ẩn số đối với nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia xây dựng
trong cũng như ngoài nước. Điều này vô tình làm tăng thêm tính huyền bí cho
những du khách khi đến thăm các ngôi tháp cổ Mỹ Sơn. Bên cạnh đó có thể kể
đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu.v.v.. Hàng trăm công trình kiến
13
trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở..v.v... có niên đại cách
đây 300 - 500 năm. Tất cả các di tích này không những có giá trị về mặt văn hóa,
nghệ thuật mà còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng của một vùng văn hóa xứ Đàng
Trong. Kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An,
Phật viện Đồng Dương.v.v.. đây là những nơi lưu lại dấu ấn của nền văn hóa Sa
Huỳnh, Champa, Đại Việt.
Đặc trưng văn hóa Quảng Nam không chỉ dừng lại ở các công trình kiến
trúc cổ mà còn có các hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hóa được lưu giữ
trong các phong tục, tập quán; các làng nghề; các lễ hội của các cộng đồng dân
cư sinh sống trong toàn tỉnh Quảng Nam.
Các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam có thể kể tên như
sau: Làng gốm Thanh Hà (Thanh Hà, TP. Hội An)
Làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim, TP. Hội An)
Làng đúc đồng Phước Kiều (huyện Điện Bàn)
Làng dệt Mã Châu (Nam Phước, Duy Xuyên)
Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (Duy Trinh, Duy Xuyên)
Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy
Xuyên) Làng rau Trà Quế (Cẩm Hà, TP. Hội An)
Làng trống Lam Yên (Đại Minh, huyện Đại Lộc)
Làng nghề làm bún (Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ)
Làng nghề Truyền thống nước mắm Cửa Khe (Bình Dương, Thăng
Bình) Làng nghề hương Quán Hương (Thăng Bình)
Làng nghề đan lát Tam Vinh (Phú Ninh)..
Ở miền núi, đã giữ gìn và gây dựng được một số làng dệt thổ cẩm như
huyện Nam Giang có làng Công Dồn (xã Duôih), Zơ ra (xã Tabhing); huyện
Đông Giang có Đhrồng, Bhoồng (xã Tà Lu).
Các lễ hội ở Quảng Nam phong phú và đa dạng; bao gồm các lễ hội của
người dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, cũng như các lễ hội tôn giáo,
tín ngưỡng v.v... tất cả các lễ hội này đều mang yếu tố tâm linh và được tổ chức
hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; tưởng nhớ
14
công đức của bậc tiền hiền; hướng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc. Tiêu
biểu như lễ hội Bà Thu Bồn (ngày 12 tháng 2 âm lịch),
Lễ hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã
Duy Trinh, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch
tại Dinh bà Chiêm Sơn. Đây là dịp để mọi người bày tỏ niềm tôn kính với người
đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương.
Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng
Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Lễ hội Nguyên Tiêu của
cộng đồng Hoa Kiều tại Hội An và được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và
Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Lễ hội Đêm Rằm
Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại khu phố cổ Hội An. Tại
thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là
ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng.v.v..
1.1.2. Tôn giáo, tín ngưỡng
Là vùng đất mới cộng cư của dân Đại Việt, do vậy các truyền thống tôn
giáo, tín ngưỡng không được phong phú như đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên tình
hình sinh hoạt, hoạt động của các tôn giáo tín ngưỡng tại đây không kém phần
phong phú.
Bên cạnh các tín ngưỡng của một số tộc người thiểu số tại các vùng núi như
Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang thì
những nơi có sự cư ngụ của tộc người Kinh, các tôn giáo được những người này
theo tín ngưỡng và trở thành tín đồ gồm: Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài.v.v..
Theo Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới của Tỉnh Ủy Quảng Nam thì Quảng
Nam cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước, là một tỉnh đa tôn giáo, tín
ngưỡng. Các dân tộc ở Quảng Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với
đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Vùng đồng bằng, phần lớn người Kinh có
tín ngưỡng thờ tổ tiên, ngoài ra một bộ phận nhân dân theo các tôn giáo như Phật
giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài... Các dân tộc thiểu số miền núi có
hình thức tín ngưỡng riêng mang tính nguyên thủy và đậm chất dân gian. Đến
nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 16 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư
15
cách pháp nhân (1/Giáo hội Phật giáo Việt Nam; 2/Giáo hội Công giáo Việt
Nam; 3/Hội thánh Truyền giáo Cao đài; 4/Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây
Ninh; 5/Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo; 6/Cộng đồng Tôn giáo
Baha’i Việt Nam; 7/Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam); 8/Hội Truyền
giáo Cơ đốc Việt Nam; 9/Giáo hội Báp – tít Việt Nam; 10/Hội thánh Cơ Đốc
Phục lâm Việt Nam; 11/Hội thánh Mennonite Việt Nam; 12/Hội thánh Liên hữu
Cơ Đốc Việt Nam; 13/Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam; 14/Giáo hội
Phúc âm ngũ tuần Việt Nam; 15/Hội thánh Phúc âm Toàn Vẹn Việt Nam; 16/Hội
thánh Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam) với trên 217.300 tín đồ, chiếm 15,2%
dân số toàn tỉnh, có 391 cơ sở thờ tự (Phật giáo: 295 cơ sở thờ tự, 164 ngàn tín
đồ; Công giáo: 45 cơ sở thờ tự, 24 ngàn tín đồ; Tin Lành: 27 cơ sở thờ tự, trên 17
ngàn tín đồ; Cao đài: 33 cơ sở thờ tự, trên 11 ngàn tín đồ… Toàn tỉnh có gần 700
chức sắc, 300 tu sĩ, hơn 1.000 chức việc, 396 tổ chức tôn giáo cơ sở, 20 điểm
nhóm Tin Lành được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt). Các tôn
giáo đang hoạt động tại Quảng Nam bao gồm: Công giáo, Phật giáo, Cao Đài,
Baha'i, Phật giáo Hòa Hảo, Minh Sư đạo, Bà La Môn, Hồi giáo, Minh Lý đạo,
Bửu Sơn Kỳ Hương, gần đây là sự hoạt động mạnh của các tổ chức Tin Lành.
Có thể sơ lược một số thông tin chính về các tôn giáo lúc bấy giờ có tồn tại
ở vùng đất Quảng Nam trước khi chúng tôi đề cập đến tôn giáo Phật giáo phát
triển tại nơi đây. Bởi vì khác với các địa phương khác như miền Bắc hay xứ
Thuận Hóa nước ta, vùng đất Quảng Nam vốn lâu đời đã tồn tại nền Phật giáo có
nguồn gốc Ấn Độ truyền trực tiếp vào từ rất sớm, thậm chí sớm hơn cả ở Đại
Việt ta. Khi vùng đất này sáp nhập vào nước ta có tên Quảng Nam, với sự cầm
quyền của các Chúa rồi đến triều Tây Sơn, triều nhà Nguyễn thì lúc bấy giờ Phật
giáo nơi đây có nguồn gốc từ Trung Hoa truyền sang. Sau khi thực dân pháp xâm
chiếm nước ta (1858) cũng là lúc Công giáo phát triển và sau đó một số tôn giáo
khác du nhập và phát triển mà chúng tôi tóm lược trình bày sau đây:
1.1.2.1. Công giáo
Công giáo - một sản phẩm văn hóa đặc trưng phương Tây, được truyền vào
Quảng Nam khoảng năm 1615, đầu tiên tại Hội An [29, tr.90-91]. Thời gian đầu,
16
công việc truyền giáo không hề bị cản trở. Chỉ sau một thời gian ngắn, các nhà
nguyện đã được dựng lên tại Hội An, dinh Chiêm; số giáo dân cũng tăng dần,
bao gồm không chỉ dân thường mà cả trí thức, quan lại và đạo sĩ... Trong số đó
có cả những người cải đạo. Tại dinh Chiêm năm 1622, đã ghi nhận về việc nhập
Công giáo của một vị quan có tên thánh là Pherô và một người khác có tên thánh
là Manuel, vốn trước đó đều là tín hữu Phật giáo. LM. Nguyễn Hồng dẫn từ
Barotili đã viết:
“Cụ Pherô từ khi về hưu, đã sống đời sống tu trì luyện đạo rất nghiêm
nhặt”; còn cụ Manuel, trước khi theo đạo, là người rất sùng Phật, xây dựng nhiều
chùa chiền và cúng tiền vào các đền miếu, và còn đứng đầu xây dựng một ngôi
chùa lớn [29, tr.92]. Ki-tô giáo có sức hấp dẫn không thể phủ nhận. Nhưng bắt
đầu từ thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) trở đi, tôn giáo này
dần bị chính quyền hạn chế, tẩy chay ở những mức độ khác nhau, thậm chí bị
bách hại tàn khốc. Nó thực sự trở thành một tôn giáo “bên lề”, bị giai cấp cầm
quyền phủ nhận. Vì vậy, Ki-tô giáo ở Đàng Trong nói chung, ở Quảng Nam nói
riêng chịu nhiều tổn thất nặng nề; dù rằng trong thực tế vẫn phát triển 10 nhưng
đó là sự phát triển trong đau đớn.
Trải qua bao khó khăn thăng trầm của lịch sử, có lúc hưng thịnh có có khó
khăn do các giai đoạn lịch sử khác nhau, đến nay sau hơn 400 năm có mặt tại xứ
Quảng Nam, Công giáo đã có những thành tựu nhất định và với câu nói: “Sống
phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.
1.1.2.2. Tin lành
Đạo Tin Lành có nguồn gốc từ châu Âu, được các Giáo sĩ phương Tây thuộc
Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp (CMA), do Mục Sư Albert B. Simpson
thuộc hệ phái Trưởng lão, truyền đến Việt Nam. Người đầu tiên đã tin nhận Chúa là
ông Nguyễn Văn Phúc và Hội Thánh được thành lập đầu tiên tại Đà Nẵng vào năm
1911. Người dịch kinh Thánh ra Việt ngữ là nhà văn, nhà báo cừ khôi Phan Khôi
[68, tr.49], một người có vai trò rất lớn trong phong trào Thơ mới của Việt Nam
Hơn 100 năm có mặt tại đất Quảng Nam, có thể nói đây là cái nôi của Tin
Lành Việt Nam. Từ Quảng Nam đạo Chúa đã được truyền bá đi khắp nơi để rồi đến
17
ngày hôm nay, Tin Lành đã hiện diện trên khắp dãi đất hình chữ S này. Mục Sư
Lê Hoàng Phu đã cho biết về sự phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam vào thời
kỳ đầu như sau: “Nói chung, sự tăng trưởng mau nhất xảy ra ở tỉnh Quảng Nam
ở Trung kỳ, đặc biệt là thung lũng sông Cái, ở Trung bộ Trung kỳ.” [45, tr.127).
Mục Sư Lê Văn Thái cũng có một nhận xét tương tự về sự phát triển đạo Chúa
cách mau lẹ tại xứ Quảng Nam: “Hội Thánh Chúa tại miền Trung phát triển rất
mau. Số tín đồ tăng gấp đôi hằng năm và chẳng bao lâu thì số tín đồ tại Tourane
và các vùng lân cận lên đến số một ngàn người.”; “Làn sóng Tin Lành mạnh như
thác lũ. Cách ăn nết ở của tín đồ là những bài giảng sống đầy năng lực biện
chứng cho đức tin. Chỉ một thời gian ngắn tiếng nói của Tin Lành đã lan rộng
toàn tỉnh Quảng Nam và các vùng phụ cận. Lửa Thánh Linh bùng cháy trong
lòng mỗi cá nhân tín đồ. Ánh sáng đã bùng lên trong đêm tối…” [63, tr.91-94]
Người Quảng Nam không những đáp ứng mau lẹ với đạo Tin Lành mà tại
vùng đất giàu tình nghĩa và nhạy cảm này, còn sản sinh ra vô số những Mục Sư,
Truyền Đạo cho Hội Thánh của Chúa, trong số đó có rất nhiều những Mục Sư
đầy ơn Chúa và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của hội.
1.1.2.3. Minh Sư đạo
Minh Sư đạo, nói đủ là Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo, là
một tôn giáo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo.
Minh Sư Đạo tại Việt Nam là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh
đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Thiện, Minh Tân). Phương châm tu
của tôn giáo này là "Phổ độ chúng sinh - Chân tu giải thoát".
Minh Sư đạo có nguồn gốc từ phái Phật Đường của Phật giáo Thiền Tông ở
Trung Quốc, được thành lập từ thời Đường nhưng không được phát triển do
nhiều điều kiện lịch sử khách quan, đến cuối đời nhà Minh, vào năm Thiên Khải
thứ 3 (1623), môn phái Phật Đường lại được chấn hưng nhờ công của Hoàng
Đức Huy. Sau đó phát triển mạnh thành 5 chi phái. Lần đầu tiên truyền vào Việt
Nam vào năm Tự Đức thứ 16 (1863) tại Hà Tiên với sự đánh dấu thành lập ngôi
Quảng Tế Phật Đường.
18
Minh Sư đạo được truyền vào Quảng Nam vào cuối thập niên 20 đầu thập
niên 30 của thế kỷ XX; chủ yếu là cộng đồng người Minh Hương sinh sống. Một
số người theo đạo Minh Sư như ông Trần Vận Hồng, Lưu Chí Thiện, Trần
Xương Khế. Họ tập hợp nhau tại nhà riêng để tu hành, trao đổi đạo học. Sau đó,
số lượng tín đồ theo đạo ngày càng phát triển, nhu cầu cần phải có một ngôi Phật
đường để tu hành, hoằng dương đạo pháp. Do vậy, cơ sở Nam Tôn Phật đường
(Chùa Nam Tôn tại Hội An ngày nay) được tín đồ xây dựng nên. Năm 1936,
chùa cơ bản đã hoàn thành. Trước đó, khoảng năm 1925, tôn giáo này đã lập
Chùa Tế Nam (1925) tại huyện Tiên Phước; sau đó tại Núi Thành thành lập chùa
Phong Nam; tại Duy Xuyên có chùa Thoại Nam…
1.1.2.4. Cao Đài
Cao Đài gọi đủ Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, đây là tôn giáo gắn liền với phong
trào thông linh học của phương Tây vốn phát triển tại Nam bộ, tạo thành phong
trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong việc cầu cơ này đã hình thành nên
hai nhóm: nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc
trong các Ngũ chi Minh đạo (cụ thể là Minh Sư đạo); nhóm thứ hai gồm: Cao
Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục
đích giải trí. Ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng Đế dạy hai nhóm cơ
bút thống nhất hình thành đạo Cao Đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong
phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.
Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào
Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên
phong đầu tiên của đạo Cao Đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh,
chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao Đài.
Tôn chỉ của đạo Cao Đài là "Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi hiệp nhất", lấy sự
̣
thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc
phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh,
phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo.
Lễ nghi của đạo Cao Đài khá cầu kì thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Đạo
Cao Đài thờ Thiên nhãn, có nghĩa là “mắt trời”, biểu tượng Đức Chí Tôn của đạo
Cao Đài. Cơ sở thờ tự có Toà thánh ở Trung ương giáo hội và thánh thất
19
Giai đoạn 1931 đến 1934, một số mâu thuẫn xảy ra giữa một số chức sắc Hiệp
Thiên đài và Cửu Trùng đài ngày càng nặng nề dẫn đến nội bộ Giáo hội mất đoàn
kết. Do vậy, một số chức sắc cao cấp đã tự hoạt động theo quan điểm riêng; và kết
quả là hơn mười chi phái Cao Đài ra đời: Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Tiên
Thiên, Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Bạch Y.v.v.
Giai đoạn từ 1935 đến 1975, Đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ nhất nhưng
cũng xảy ra tình trạng phân chia thành nhiều chi phái, đã có lúc lên đến hơn 30
phái Cao Đài khác nhau. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: sau năm 1975, các phái
Cao Đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ...
Trên đây là sơ lược một số thông tin về một số tôn giáo phổ biến, có nhiều
hoạt động mạnh và có số lượng tín đồ đáng kể ở Quảng Nam, trong số này chỉ có
Công giáo du nhập vào khá sớm, thế kỷ XVII, ngoài ra, hai tôn giáo khác đều bắt
đầu truyền bá vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở này, chúng ta có thể
phát họa bức tranh tổng thể, khái quát về đời sống tinh thần, tôn giáo của dân chúng
xứ Quảng Nam vào các thế kỷ từ XVII đến XX, đa dạng và phong phú. Tất nhiên,
bên cạnh sự tồn tại của một số tôn giáo mà chúng tôi đã kể trên, vẫn có những tôn
giáo tín ngưỡng dân gian, hoặc tôn giáo bản địa, các tôn giáo đa sắc tộc nhỏ lẻ mà
trong phạm vi đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận, vẫn được người dân
thực hành, bảo tồn và có sự đan xen, giao thoa lẫn nhau giữa các tôn giáo. Tôn giáo
nào phù hợp với truyền thống văn hóa, phù hợp với tâm tư nguyện vọng mong cầu
của người dân sẽ được tiếp nhận, tồn tại và phát triển. Tôn giáo nào có nhiều sự
khác biệt sẽ dần dần bị loại trừ, mai một. Đây chính là một yếu tố quan trọng trong
hành trình du nhập, tồn tại và phát triển của bất cứ một tôn giáo nào đối với vùng
đất mới. Do thế, điều chúng tôi sẽ đề cập tiếp theo đây, cũng chính là đối tượng
chính của đề tài, tôn giáo Phật giáo và Phật giáo tại Quảng Nam.
1.2. Sơ lược tình hình chính trị xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.2.1. Chính trị xã hội
Khi các quốc gia châu Âu chuyển sang giai đoạn đế quốc, lúc này nhằm
tiêu thụ lượng hàng hóa được tạo ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp, các đế
quốc tư bản này đã tìm kiếm thị trường; lúc này các quốc gia chậm phát triển hay
chưa phát triển, trong đó các nước châu Á, Phi là những điểm lý tưởng. Trước
20
hoàn cảnh lịch sử như vậy, Việt Nam trở thành một trong những địa điểm lý
tưởng của chủ nghĩa Đế quốc, trở thành tầm ngắm của thực dân Pháp. Trước đó,
thông qua mối quan hệ của Bá Đa Lộc đã giúp Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây
Sơn đã bước đầu mở đường cho sự giao thương buôn bán của Pháp tại cảng Hội
An, đảo Côn Lôn. Vào các năm 1822, 1825 thực dân Pháp đã hai lần cho tàu
chiến vào Đà Nẵng đòi triều đình Huế thả các giáo sĩ bị bắt, đòi tự do buôn
bán.v.v. cũng cùng lúc này, đế Quốc Anh đã sẵn sàng mở cuộc tấn công vào
Trung Quốc đã khiến Pháp ráo riết hơn trong việc chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Ngày 01/9/1858 Reynaud, Rigault de Genouilly cho quân Pháp đổ bộ vào Đà
Nẵng đánh chiếm thành An Hải, Điện Hải.v.v... đánh dấu Pháp chính thức tấn
công xâm lược Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam bắt đầu bước sang một trang sử
mới, chống giặc ngoại xâm.
Khi chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp rất nhiều
khó khăn, trở ngại từ nhiều điều kiện. Một trong những số đó là truyền thống
chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ
ra: phong trào Cần Vương (lần 1 và 2 năm 1885), phong trào Duy Tân (1904)
.v.v... Hưởng ứng khí thế kháng chiến này, tại Quảng Nam đã thành lập các hội:
Nghĩa hội Quảng Nam do Trần Văn Dư làm chủ hội (1885). Sau khi Trần Văn
Dư hi sinh (13/12/1885), nghĩa hội Quảng Nam lúc này do Nguyễn Duy Hiệu
lãnh đạo. Hội này đã có những cuộc khởi nghĩa nhưng cũng không thể chống lại
quân Pháp nên chỉ sau 3 năm hoạt động Hội đã giải tán sau sự kiện hi sinh của
Phan Bá Phiến và Nguyễn Duy Hiệu (1887).
Sau thất bại của Nghĩa hội Quảng Nam, thì Quảng Nam chính là căn cứ địa
của các Duy Tân hội cũng như phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX theo tinh thần
cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tại Quảng Nam, phong trào Duy Tân có sự
tham gia từ “bộ ba Quảng Nam”: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần
Quý Cáp. Từ phong trào này đã có những ảnh hưởng nhất định đến các địa
phương trên cả nước. Nếu như ở Hà Nội có trường Đông Kinh nghĩa thục thì tại
Quảng Nam đã có hơn 40 trường học dân lập, số lại đặt ở nông thôn. Trước
những ảnh hưởng mạnh mẽ này, chính quyền Thực dân phong kiến đã có nhiều
21
cuộc đàn áp. Từ cuối năm 1907, trường Đông kinh nghĩa thục ở Bắc bị đóng; các
cuộc hội họp, diễn thuyết ở Quảng Nam và miền Trung không được phép tổ
chức. Một số quan lại có dính líu đến Duy Tân bị thuyên chuyển, một số ít bị bắt.
Đến khi xảy ra vụ chống sưu thuế ở Trung Kỳ (3-1908) và vụ đầu độc binh lính
Pháp ở Hà Nội (6-1908), thì thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng.
Phong trào Duy Tân tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu ấn đẹp trong lịch
sử dân tộc. Sau phong trào Duy Tân, cũng năm 1908, Quảng Nam xuất hiện
phong trào chống Xâu (Sưu) chống Thuế, và phong trào này đã lan rộng ra đến
Thừa Thiên, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa ở phía Bắc và phát triển
vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ở phía Nam. Đứng trước những ảnh
hưởng của phong trào Duy Tân, chính quyền thực dân phong kiến bắt đầu có
những phản ứng; và cuộc “khủng bố trắng”. Các chí sĩ yêu nước như Huỳnh
Thúc Kháng, Phan Châu Trinh bị bắt giam; các sĩ phu yêu nước khác như
Nguyễn Thành (Tiểu La), Lê Bá Trinh, Phan Thúc Duyên, Trương Bá Huy... bị
án đánh trăm roi, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá không tha. Cuộc khủng bố trắng
tạm lắng xuống nhưng khí thế đấu tranh của nhân dân Quảng Nam không dừng
lại. Sau thất bại của Duy Tân, các chí sĩ đã cải tổ Duy Tân hội thành Việt Nam
Quang phục hội; tổng hội được đặt tại Thái Lan, trong nước, hội này có mặt
nhiều nơi. Tháng 3-1914, sau khi liên lạc với Tổng hội ở Thái Lan, Thái Phiên
và Lê Ngung triệu tập một hội nghị của Việt Nam Quang Phục hội tại Quảng
Nam, đã đề ra nhiều phương hướng, tôn chỉ hoạt động. Cũng trong giai đoạn
này, chiến tranh thế giới lần I nổ ra, hội đánh giá đây là cơ hội để khởi nghĩa và
đã chuẩn bị nhiều phương án hành động. Nhưng trong lúc chuẩn bị khởi nghĩa,
một số nhân vật trong hội đã để lộ kế hoạch và thực dân Pháp đã đàn áp dã man.
Năm 1916, thực dân Pháp đưa Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn
Quang Siêu ra chém ở pháp trường An Hòa; Phan Thành Tài bị chém ở Vĩnh
Điện ngày 9/6/1916. Ngoài ra còn có Lê Đình Dương, Lê Cơ, Trương Bá Huy,
Đỗ Tự, Lâm Nhĩ, Trần Chương cũng chịu chung số phận bi đát từ sự đàn áp của
thực dân Pháp.
22
Sau thất bại của Việt Nam Quang phục hội đã bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc
phục trong cuộc đấu tranh của nhân dân. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng
Châu hoạt động, đã liên kết một số chí sĩ, sĩ phu yêu nước và đã huấn luyện họ
chuẩn bị về nước thành lập tổ chức kháng chiến mới. Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên của tỉnh Quảng Nam thành lập vào tháng 4-1927, gồm: Đỗ Quang,
Đỗ Quỳ, Lê Quang Sung, Phan Long, Thái Thị Bôi, Lê Văn Hiến, Tôn Gia
Hương, Huỳnh Thị Thuyên
Tháng 12-1926, chi bộ Đảng Tân Việt đầu tiên được thành lập ở Đà Nẵng,
do Bùi Châu làm bí thư. Mùa hè năm 1928, Đại hội Kỳ bộ Tân Việt họp ở Huế,
Bùi Châu được bầu vào Ban chấp hành Kỳ bộ, được phân công phụ trách Quảng
Nam. Sau đại hội, tổ chức Tân Việt ở Quảng Nam nâng lên thành Tỉnh bộ. Lúc
này, số đảng viên lên đến 14 người.
Tháng 9-1929, khi phái viên cấp trên xuống giải thích rõ ý nghĩa, mục đích
của việc thành lập Đảng Cộng sản, thì hầu hết các hội viên trong Tỉnh bộ Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên đều tán thành và sẵn sàng gia nhập Đảng Cộng
sản. Đầu tháng 2-1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng
Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc diễn ra ở
Hương Cảng; và Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập (ngày 28-3-1930). Kể
từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân bước đầu có sự thay đổi tại nhiều địa
phương trong toàn tỉnh.
Cuối năm 1932, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được lập lại. Các tổ chức quần
chúng như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản đoàn cũng từng bước
được khôi phục.
Thời kỳ xây dựng lại phong trào trong những năm 1932-1935 tuy ngắn ngủi,
lại gặp nhiều tổn thất, nhưng đã tạo nền tảng cho cao trào vận động Mặt trận Dân
chủ Đông Dương (1936-1939) cũng như cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa
Tháng 8-1945 tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong thời gian này, chiến tranh thế
giới lần II nổ ra, đã tác động đến tình hình kinh tế chính trị nước ta. Quân Pháp
suy yếu; ngày 28-7-1941, quân Nhật dổ bộ chiếm đóng Đà Nẵng, tiến hành
23
tu sửa sân bay, bến cảng, chốt quân trên các đường giao thông chiến lược; kể từ
đây đời sống nhân dân ngày càng khó khăn hơn.
Cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám tại Quảng Nam Đà Nẵng sau hơn
mười lăm năm chuẩn bị đã hoàn toàn thành công. Đến ngày 18/8/1945, chính
quyền cách mạng đã chiếm dinh tỉnh trưởng và các cơ quan của tỉnh, làm chủ
hoàn toàn thị xã. Các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Tam
Kỳ đã về tay nhân dân.v.v.. Chính quyền cách mạng bước đầu thiết lập đời sống
mới cho nhân dân, dù còn rất nhiều khó khăn phía trước.
1.2.2. Đời sống văn hóa
Sau năm 1897, Phong trào Cần Vương thất bại năm 1897 chỉ có một vài
cuộc nổi dậy của nhân dân nhưng vẫn chưa thể thay đổi cục diện chính trị tại
Việt Nam. Về cơ bản người Pháp đã bình định được Việt Nam và bắt đầu khai
thác thuộc địa một cách có hệ thống hơn, triệt để hơn trước.
Để củng cố guồng máy cai trị, người Pháp chuyển hướng nền học chính
Nho học sang nền học chính Tây học; Các kỳ thi bằng chữ Nho bị bãi bỏ và
được thay thế bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Vai trò lãnh đạo chính trị và tư
tưởng của Nho giáo từ từ giảm thiểu. Trước sự bất lực về tư tưởng mang tính
thời đại các sĩ phu yêu nước nhận thấy cần thiết tìm một con đường khác để giải
phóng dân tộc; đó là theo gương Nhật Bản để đổi mới và tiếp thu tư tưởng, kiến
thức, khoa học kỹ thuật của Tây phương. Và, Phan Bội Châu cũng như các sĩ
phu yêu nước khác đã thành lập hội Duy Tân, phát động phong trào Đông Du,
đưa người qua Nhật du học nhằm mở mang dân trí, khuyến khích đổi mới, từ bỏ
cách học từ chương, phát triển tinh thần yêu nước, khuyến khích kinh doanh,
phát triển báo chí. Chữ quốc ngữ được khuyến khích và dần trở thành phổ thông,
thay thế chữ Nho trong đời sống hàng ngày. Đội ngũ trí thức Tây học bắt đầu
hình thành thay thế tầng lớp sĩ phu cũ. Tình hình đấu tranh tư tưởng giữa các
khuynh hướng chính trị, văn hóa náo nhiệt hơn bao giờ hết. Cuộc tranh luận giữa
Mới và Cũ, Đông và Tây, nổ ra trên nhiều phương diện: văn thơ, chính trị, xã
hội… Các tổ chức chính trị, văn hóa theo khuôn mẫu phương Tây đua nhau ra
24
đời, ra sức tập hợp quần chúng, tuyên truyền, viết báo, báo bằng chữ quốc ngữ,
báo bằng chữ Pháp.
Năm 1917, trên báo Nam Phong, Phạm Quỳnh giới thiệu Descartes và dịch
Phương pháp luận ra tiếng Việt (Nam Phong, các số từ tháng 7 đến tháng
11/1917). Năm 1925, Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm đánh dấu bước
ngoặt đầu tiên của bầu không khí văn học Việt Nam. Nhưng trước đó phải kể đến
Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản được xem là cuốn tiểu thuyết
đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ xuất bản năm 1887. Năm 1932,
Nguyễn Tường Tam trên tờ Phong Hóa (từ số 14) đã đấu tranh quyết liệt nhằm
thay đổi xã hội theo hướng hiện đại (Tây hóa) . Phan Khôi mở màn cho phong
trào thơ mới với bài thơ Tình già trên báo Phụ nữ Tân văn…
Tiểu kết chương 1
Quảng Nam là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Trung trung Bộ của
nước ta, là tỉnh có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống đan xen lẫn nhau, tạo nên
đời sống tâm linh đa dạng và phong phú. So sự đa dạng về các thành phần dân
cư sinh sống trên địa bàn tỉnh, nên đây cũng là điều kiện để các tôn giáo thể hiện
vai trò phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng như Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Nam Tông Minh Sư Đạo.v.v..
Từ sự đa dạng về các tôn giáo đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa trong các
cộng đồng dân cư, từ đó góp phần làm giàu văn hóa tỉnh nhà. Một điểm cần lưu
ý là các tôn giáo sinh hoạt trong tinh thần đoàn kết, xây dựng, góp phần làm cho
dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa địa
phương, Phật giáo ở Quảng Nam trải qua nhiều thăng trầm, có lúc thịnh, có lúc
suy; nhưng có một điều cốt lõi là luôn hòa mình vào dòng chảy văn hóa và vận
mệnh của dân tộc; và điểm này đã tạo ra cho mình những nét đặc thù riêng như
đã nói ở trên.
25
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM
GIAI ĐOẠN 1930 – 1975
2.1. Sơ lược tình hình Phật giáo Quảng Nam từ du nhập đến những
năm 50 thế kỷ XX
2.1.1. Từ du nhập đến cuối thế kỷ XIX
Cần khẳng định một điều là trước khi Phật giáo Đại Việt hiện diện tại đất
Quảng Nam thì tại nơi đây là có sự tồn tại lâu dài và huy hoàng của Phật giáo
Champa. Đó là vào giai đoạn Indrapura (khoảng 850 - 982) - giai đoạn phát triển
rực rỡ nhất của Phật giáo Champa. Bấy giờ, tại kinh đô Đồng Dương của vương
quốc Champa (Nay thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam); và, có nhà nghiên cứu đã nhận định: “Lớn và quan trọng vào loại bậc nhất
không chỉ ở Champa mà còn ở cả khu vực Đông Nam Á” [13, tr.76]. Tuy nhiên,
bắt đầu cuối thế kỉ X, khi Champa bước sang thời kì Vijaya (thế kỉ X - XV) thì
Phật giáo không còn được trọng dụng và đi vào suy thoái [41] và, Đồng Dương
cũng không còn là một Phật viện. Dưới thời Vijaya, kinh đô đóng tại thành Phật
Thệ (Bình Định). Đồng Dương, trở nên bị quên lãng, hoang phế. Khi vùng đất
Quảng Nam sáp nhập vào Đại Việt, những hiểu biết về Phật giáo trên vùng đất
này không hề đơn giản. Một số tư liệu cổ phi chính thống cho rằng ở đây chùa
của người Việt đã xuất hiện từ khoảng nửa sau thế kỉ XV. Ngũ Hành Sơn lục
viết: “Năm Hồng Đức triều Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm Thành, đặt đạo
Quảng Nam. Người Bắc Kỳ đến đây [tức Ngũ Hành Sơn] sinh sống, nối tiếp
nhau mà xây dựng hai chùa Vân Long, Thái Bình dưới chân núi” [70, tờ 4a].
Về mặt lí thuyết, khi vào khai phá Quảng Nam, người Việt sẽ mang theo
truyền thống văn hóa vùng đất gốc (Bắc Hoành Sơn) đồng thời, sáng tạo thêm và
tiếp thu văn hóa bản địa để thỏa mãn đời sống tinh thần cho riêng mình. Điều này có
thể đúng, nhưng có thực sự dễ dàng như vậy không? Hiện nay, tại xã Tam Nghĩa,
huyện Núi Thành có ngôi chùa Hang, tồn tại đài sen tượng Phật, người dân tại đây
nói rằng có từ thế kỷ XIV. Tính xác thực của nó thế nào chỉ có thể dựa vào
26
các kết quả khảo cổ học. Điều này cho thấy sự khó khăn khi tìm về nguồn cội
Phật giáo Việt Nam tại đất Quảng Nam này.
Sang thế kỷ XVII, nghĩa là sau ơn 200 năm định cư tại vùng đất mới này, có
những ghi chép đầu tiên về sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam tại đây. Điều này
được Châu Yến Loan, đề cập đến trong tác phẩm của mình [39, tr.40-46] khi bàn về
sự có mặt của chùa Long Hưng và chùa Bảo Châu tại Trà Kiệu, Duy Xuyên.
Về sự hiện hữu của các ngôi chùa Việt lại càng được khẳng định hơn khi
năm 1621, trong Xứ đàng trong có nói: Xứ Đàng Trong còn có nhiều đền chùa
rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có
đền chùa thờ cúng thần Phật” [5, tr.118]. Xứ đàng trong được Borri Cristophoro
nhắc đến không thể thiếu Quảng Nam.
Ngoài các sự kiện trên diễn ra trong thế kỷ XVII, để khẳng định tại đây đã
có Phật giáo của người Việt thì sự xuất hiện, hành đạo của các thiền sư như Huệ
Đạo Minh được khắc trên văn bia Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc và Phổ
đà sơn linh trung Phật, hiện đang còn tại Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng cũng sư cuộc
đời và hành trạng của Minh Châu Hương Hải được ghi trong Minh Châu Hương
Hải ngữ lục [54] và Kiến văn tiểu lục [20], quyển 2, của Lê Quý Đôn một lần
nữa khẳng định quan điểm trên.
Dấu ấn sự xuất hiện Phật giáo Việt Nam tại Quảng Nam càng rõ nét hơn
vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII qua sự kiện chúa Nguyễn Phúc
Chu mời thiền sư Thạch Liêm, môn hạ của tông Tào Động từ Trung Quốc sang
hoằng pháp tại xứ Đàng trong vào năm 1695 [34, tr. 587]. Và cũng trong Hải
ngoại kỉ sự, chính Thiền sư Thạch Liêm khẳng định điều này [47, tr.158].
Bên cạnh sự xuất hiện của môn hạ thiền phái Tào Động thì cũng cùng thời
gian này các thiền sư khác thuộc tông Lâm Tế cũng đến đây hoằng truyền giáo
pháp, như Đương Cơ Chân Dĩnh, Minh Lượng Thành Đẳng, Minh Hải Pháp
Bảo. Và, nơi hoằng pháp là khu vực Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) và
thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngày nay. Đặc biệt, Minh Hải Pháp Bảo đã
biệt xuất kệ, thành lập thiền phái mới: Lâm Tế Chúc Thánh.
27
Sang triều Nguyễn (1802-1945) Phật giáo Quảng Nam có phần được sự
quan tâm nhiều hơn từ triều đình. Có nhiều lý do dẫn đến sự kiện này, ở đây
chúng tôi không bàn đến vấn đề này. Đại Nam thực lục ghi nhận việc vua Minh
Mạng (năm thứ 6 Minh Mạng -1825) đến Ngũ Hành Sơn chiêm bái và bảo thị
thần: “Núi này là danh thắng bậc nhất, các thánh triều ta khi rỗi công việc thường
đến chơi đây”. Sai dùng thái lao lễ thần núi [40, tr.427]. Hai năm sau (1827)
Minh Mạng lại đến đây, lần này vua Ngài cấp tiền của cho các chùa Bửu Quang
và Di Lặc là các chùa đã bị phá hủy và đối xử tệ, cũng như các chùa Văn Long
và Thái Bình, do tay Tây Sơn. Vua cấp 100 lạng cho mỗi chùa, nhưng khi biết
được rằng trong các chùa vẫn còn có các bức hoành danh hiệu, và các cặp song
liễn, thì vua sai lấy đi và cấp tiền để bù vào [1, tr.5-209].
Đến các đời vua sau: Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái.v.v.. khu vực Ngũ
Hành Sơn cũng như một số chùa lân cận vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn từ
triều đình. Cần phải nhắc đến sự kiện vua Gia Long - Nguyễn Ánh cũng ban Sắc
tứ ngôi chùa Quảng Phong (Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) vào năm 1815.
Vì ngôi cổ tự này là nơi mà người thân của Gia Long (bà vú nuôi Lê Thị Quảng)
thường xuyên lui tới cầu nguyện Gia Long – Nguyễn Ánh được bình an sau sự
truy sát của quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Một điều hết sức chú ý là ngôi cổ tự
này trước đó đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ngự ban cặp câu đối hiện giờ vẫn
còn thờ tại chùa vào cuối mùa xuân năm Đinh Sửu (1697).
Theo sự biến thiên của lịch sử dân tộc, Phật giáo Quảng Nam không ngoài
quy luật đó. Các ngôi chùa được sự quan tâm, quản lý từ triều đình thì được bảo
tồn, tu bổ (chùa quan); những ngôi chùa do dân hoặc các thiền sư tự lập nên
(chùa dân, chùa tư) vốn được tạo dựng trên các vật liệu tho sơ và ít được quan
tâm thì dễ dàng bị xuống cấp hư hoại. Đôi khi vì chiến tranh nên không thể nào
khôi phục lại được.
Sự kiện này kéo dài cho đến gần cuối triều Nguyễn khi phong trào chấn
hưng Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng đến Quảng Nam; đã có một số ảnh hưởng
nhất định đến tình hình Phật giáo tại địa phương này.
28
2.1.2. Giai đoạn 1900 – 1951
Vào đầu thế kỷ XX, Pháp bình định được Việt Nam; các chính sách về kinh
tế xã hội, văn hóa giáo dục được thay đổi. Công giáo được tạo điều kiện phát
triển, đạo Tin được du nhập đang tìm địa bàn truyền giáo ở Việt Nam. Tại Nam
Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhiều tôn giáo mới xuất hiện có nguồn gốc từ
Phật giáo hoặc tín ngưỡng dân gian như: Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh
Huyên (1807-1856) sáng lập năm 1849; Tứ Ân Hiếu Nghĩa do ông Ngô Lợi (?-
1890) lập năm 1867; Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam do ông Nguyễn Văn
Bồng (1886-1958) sáng lập đầu thế kỷ XX; đạo Minh Sư và các nhóm Ngũ chi
Minh đạo (Minh sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Thiện, Minh Tân) mở rộng
ảnh hưởng vào đầu thế kỷ XX; đạo Cao Đài do các ông Ngô Minh Chiêu (1878-
1930), Lê Văn Trung (1875-1934), Phạm Công Tắc (1893-1959),… thành lập
năm 1926, Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920-1946) thành lập năm
1939,…
Cư sỹ Khánh Vân trên tạp chí Duy Tâm số 18 năm 1926 đã than: “Có kẻ
mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, nhập sóc vọng,
cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông,
lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của
thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh”. Cùng niềm ưu tư
với Khánh Vân, cư sỹ Thanh Quang trên tạp chí Đuốc Tuệ chua xót: “Đau đớn
thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo
luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám kia;
cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào
người trần tục” [67, tr.301-307].
Phương diện mà đạo Phật bị phê phán nặng nhất đó là vị trí và vai trò của
Phật giáo trong đời sống xã hội, trong sự tồn vong của dân tộc. Theo như lời than
của cư sĩ Khánh Vân và Thanh Quang được nói ở trên thì Phật giáo lúc này quả
thật yếm thế, thụ động, thiếu tổ chức. Trong khi tự bản thân Phật giáo vốn
29
vô cùng năng động đồng hành cùng với dân tộc suốt mấy ngàn năm, chưa từng
đứng ngoài trong sự tồn vong của dân tộc.
Tình hình nội tại Phật giáo Việt Nam như vậy cùng với những sự thay đổi
của chính trị, xã hội; đặc biệt là sự nhận thức vị trí, vai trò của Phật giáo trong
dòng chảy lịch sử dân tộc; các bậc trí thức Phật giáo cũng như những vị tổ sư hòa
thượng có nhiều ưu tư đến vận mệnh Phật giáo đã cùng nhau thiết khơi dậy tinh
thần Phật giáo vốn vô cùng linh diệu trong đời sống nhân dân từ hàng ngàn năm
trước. Cái tinh thần ấy chính là sự chỉnh đốn cái thực trạng không như ý, phát
huy cái hào quang quá khứ vốn đang còn tồn tại một cách yếu ớt – Chấn hưng
Phật giáo.
Phong trào chấn hưng Phật giáo khởi xướng tại miền Nam và gắn liền với
các Hòa thượng: Khánh Hòa (1878 – 1947), Thiện Chiếu (1898 – 1974) v.v... Từ
miền Nam, Phong trào chấn hưng Phật giáo gây tiếng vang ra miền Trung và
miền Bắc. Miền Trung gắn liền với hòa thượng Giác Tiên, cư sĩ Tâm Minh Lê
Đình Thám [34, tr.833] v.v...; miền Bắc gắn liền với các hòa thượng Trí Hải,
Nguyễn An Ninh, Nguyễn Trọng Thuật.v.v.. Phong trào chấn hưng Phật giáo kéo
dài hơn 20 năm nhưng dư âm của nó thì không dừng lại đó. Điều này chúng ta có
thể thấy rõ qua tác phẩm của Hòa Thượng Thiện Hoa [27].
Thành quả thu được qua phong trào này đầu tiên phải nói đến là Phật giáo
đi vào hoạt động có tổ chức, quy củ. Hàng loạt các tổ chức Phật giáo ra đời trong
thời kỳ này ở khắp ba miền; trong đó có sáu tổ chức nổi bật nhất với nhiều đóng
góp cho Phật giáo Việt Nam [34, tr.768-781].
+ Miền Nam:
– Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học do nhà Hoà thượng Khánh Hòa lập năm
1930 (năm 1951, Cư sỹ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền tái lập, lấy tên là Hội Phật
học Nam Việt).
– Hội Tăng già Nam Việt lập tháng 6-1951.
+ Miền Trung:
– An Nam Phật Học hội do Hòa thượng Giác Tiên và cư sỹ Lê Đình Thám
lập năm 1932.
30
– Hội Tăng già Trung Việt thành lập năm 1949.
+ Miền Bắc:
– Hội Phật giáo Bắc Kỳ do Cư sỹ Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934.
– Hội Chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt do Thượng tọa Tố Liên lập năm 1949 (năm
1950 đổi thành Hội Tăng già Bắc Việt).
Sau khi các tổ chức Phật giáo được thành lập, các kinh sách được sưu tầm,
biên dịch ấn tống rộng rãi; các tạp chí Phật học ra đời làm phương tiện truyền bá
giáo lý. Nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về Phật học.v.v.. cùng nhiều vấn đề khác
được đặt ra đăng tải trên các tạp chí đã thu hút sự quan tâm của giới Phật giáo và
dư luận xã hội làm cho không khí phong trào chấn hưng Phật giáo vô cùng sôi
nổi.
Năm 1931, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học xuất tạp chí Từ Bi âm; năm
1932, An Nam Phật học Hội xuất bản tạp chí Viên âm, năm 1934 Hội Phật học
Bắc kỳ xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ; năm 1931 Hội Thiền giáo tông xuất bản tạp
chí Bát Nhã âm; Lưỡng Xuyên Phật học xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học.v.v..
Sự kiện quan trọng mang tính lịch sử của Phật giáo Việt Nam đó là sự ra
đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 do Hoà thượng Thích Tịnh
Khiết làm Hội trưởng, Thượng toạ Thích Trí Hải là Phó Hội trưởng; đây là thành
quả sau hơn 20 năm của Phong trào chấn hưng Phật giáo. Tổng hội Phật giáo
Việt Nam ra đời về mặt tổ chức nhưng chưa có thực quyền đối với các tổ chức
thành viên, nên trên thực tế các hoạt động vẫn duy trì theo các sơn môn. Do đó,
tháng 9 năm 1952, đại biểu Tăng già ở ba miền tổ chức Đại hội tại chùa Quán
Sứ, Hà Nội thành lập ra Giáo hội Tăng già Toàn quốc nhằm hỗ trợ cho Tổng hội
Phật giáo Việt Nam thiết lập cơ chế lãnh đạo thống nhất trong các hoạt động
Phật sự; đồng thời tạo mối quan hệ rộng rãi với Phật giáo thế giới.
Cùng với sự củng cố tổ chức, phong trào chấn hưng Phật giáo đã xây dựng
được một số cơ sở giáo dục Phật giáo gọi là Phật học đường để đào tạo bồi
dưỡng Tăng ni một cách quy củ ở cả ba miền. Ở miền Nam có Trường Tăng sĩ
tại Chợ Lớn, các lớp Phật học ở các chùa Tuyên Linh (Bến Tre), chùa Phi Lai
(Châu Đốc), chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), chùa Long Hoà (Trà Vinh), chùa Thiên
31
Phước (Vĩnh Long), Phật học đường Lưỡng Xuyên Trà Vinh). Ở miền Trung có
Sơ đẳng Tăng Trường, Trường Trung đẳng Phật học (Bình Định), Phật học
Đường Trúc Lâm và Tây Thiên, Phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn (Huế). Ở
miền Bắc có hai lớp tiểu học cho Tăng và ni ở Phúc Yên và Hải Dương, Trường
Trung học Phật học tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) v.v.[34, tr.809-827]
Bên cạnh các cơ sở đào tạo Tăng ni thì một số tự viện cũng được xây dựng
trong thời kỳ này. Các cơ sở này không chỉ phục vụ cho phong trào chấn hưng;
mà còn là tiền đề phát triển Phật giáo Việt Nam sau này.
Trên đây là sơ lược tình hình Phật giáo Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX
đến những năm sau phong trào chấn hưng Phật giáo. Tất nhiên còn rất nhiều chi
tiết chưa thể đề cập đến về một giai đoạn lịch sử vốn vô cùng phức tạp với sự
đóng góp xương máu của bao bậc tổ đức để có một Phật giáo Việt Nam như
ngày hôm nay.
2.1.3. Vấn đề Nam – Bắc của Phật giáo ở Quảng Nam
Lẽ ra, mục này sẽ được chúng tôi trình bày ở chương I, nhưng khái niệm Nam
Bắc không tồn tại trong ý thức của người dân theo phân chia địa vức hành chính xã
hội; vấn đề Nam – Bắc tồn tại một cách âm thầm trong Phật giáo. Nên chúng tôi đề
cập vấn đề này ở đây.
Như đã đề cập ở trên, năm 1956 tỉnh Quảng Nam được phân chia thành hai
tỉnh là Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam bao gồm các quận: Hòa
Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu
Đức, và Thường Tín; tỉnh Quảng Tín bao gồm các quận: Thăng Bình, Tiên
Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ. Ngày nay (2021), theo phân
chia ranh giới hành chính có sự thay đổi tên hiệu của một số địa phương, không
còn các huyện Hậu Đức, Lý Tín, Đức Dục.v.v. Tên gọi các địa phương đã có sự
thay đổi. Nhưng mặc nhiên trong tâm thức nhiều người vẫn còn tồn tại sự phân
chia địa giới hành chính theo ngày xưa. Khu vực phía Bắc bao gồm các huyện:
Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, TP.Hội An; khu vực phía Nam bao
gồm các huyện: Thăng Bình, Phú Ninh, TP.Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước,
Trà My.v.v..
32
Năm 1964, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Nam
được thành lập, trụ sở tại chùa Pháp Bảo (Tp.Hội An ngày nay) và cùng lúc đó
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Tín cũng được thành lập,
trụ sở đặt tạm tại chùa Hòa An, sau đó xây dựng trụ sở chính thức tại chùa Đạo
Nguyên (TP. Tam Kỳ ngày nay). Trong giới Phật giáo Quảng Nam hiện nay vẫn
gọi Quảng Nam có hai chùa tỉnh hội (chùa Pháp Bảo và chùa Đạo Nguyên).
Công việc Phật sự tại tỉnh Quảng Nam trước năm 1975 được các vị tổ sư Hòa
thượng trong sơn môn thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh lão đạo. Lúc này có danh
xưng “Quảng Nam tứ trụ”. Tại khu vực phía Nam, Phật giáo vẫn hoạt động bình
thường với sự dấn thân không biết mỏi mệt của Hòa thượng Thích Thiện Duyên
(chánh đại diện – nay gọi là trưởng Ban trị sự), hòa thượng Viễn Mãn, Hòa
thượng Minh Đức.v..v..
Sau năm 1975 và kể cả năm 1997, vẫn còn tồn tại trong tiềm thức sự phân
chia ranh giới Bắc - Nam trong Phật giáo; Và, khu vực phía Bắc là sự tồn tại và
phát triển chủ yếu của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (chiếm hơn 90%) và khu
vực phía Nam là sự hoạt động của các hòa thượng thuộc thiền Phái Liễu Quán
(có nguồn gốc từ Huế truyền vào).
Vì điều này, trong luận văn, khi chúng tôi nói khu vực phía Bắc (tức chỉ các
huyện từ Thăng Bình trở ra theo phương Bắc cho đến giáp ranh giới TP. Đà
Nẵng); khu vực phía Nam (tức chỉ các huyện từ Thăng Bình trở vô theo phương
Nam cho đến giáp ranh giới tỉnh Quảng Ngãi).
2.2. Tình hình và hoạt động của Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930 –
1975
Như đã đề cập sơ lược ở trên, tình hình Phật giáo Việt Nam giai đoạn đầu
thế kỷ XX đến năm 1951 có rất nhiều biếng động; và, Phật giáo Quảng Nam
trong giai đoạn này cũng không ngoài vóng xoáy lịch sử ấy. Trong quan điểm
Tôn giáo học của luận văn, chúng tôi sẽ đề cập đến tình hình Phật giáo Quảng
Nam qua các phương diện dưới đây.
33
2.2.1. Các hoạt động thuần túy tôn giáo
Cần phải nhắc lại một điều tưởng chừng không cần thiết đó là khi nói đến
Phật giáo Quảng Nam không phải chỉ có sự tồn tại duy nhất của thiền phái Lâm
Tế Chúc Thánh mà còn có sự tồn tại của các thiền phái khác. Trong sự phát triển
của các sơn môn theo sự thịnh suy của lịch sử, có những thiền phái phát triển
huy hoàng cũng có những thiền phái âm thầm tồn tại một cách giản dị bên dòng
chảy lịch sử dân tộc.
Bên cạnh sự phát triển mạnh của thiền phái Chúc Thánh tại khu lực Đà
Nẵng, Hội An vốn được thiết lập từ thời tổ sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746)
thì tại Đà Nẵng và sau đó là khu vực phía Nam Quảng Nam bây giờ (tạm phân
chia theo địa lý) có sự hoạt động của các tổ sư hòa thượng của thiền phái Liễu
Quán hoặc hoặc các Hòa thượng từ các Sơn môn Báo Quốc, Từ Hiếu (Huế) vào
đây truyền hoằng pháp.
2.2.1.1. Xây dựng, trùng tu chùa, tự viện
Trên nền tảng được sự quan tâm tương đối đặc biệt từ triều đình nhà
Nguyễn từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái .v.v. dẫn đến
một số ngôi chùa công (Chùa quan - Chính thống) có được sự sinh hoạt, xây
dựng cũng như các hoạt động khác tương đối dễ dàng. Các ngôi chùa công này
trước đây vốn chịu sự quản lý từ triều đình nên việc cử người trụ trì hay xây
dựng đều do triều đình quyết định. Trong khi đó, các chùa thuộc nhóm chùa tư
(chùa dân gian) thì tương đối khó khăn về kinh tế cũng như trong các hoạt động
tôn giáo khác. Trừ một số ngôi chùa có các vị Cao tăng thạc đức trụ trì còn lại
các chùa này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt.
Do điểm này nên khi đất nước, xã hội rơi vào tình trạng không ổn định, đời
sống nhân dân lầm than thì các hoạt động trong cả hai loại chùa trên đều gặp vô
cùng khó khăn. Có những ngôi chùa bị chiến tranh tàn phá không còn vết tích,
bên cạnh đó vẫn có một số ngôi chùa dân gian mới được lập nên.
Trong khoảng thời gian từ sau 1930 đến 1975 có rất nhiều ngôi chùa dân
gian được thành lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khoảng thời gian xuất hiện
nhiều ngôi chùa nhất là từ năm 1951-1974. Đặc biệt, sự ra đời của Hội Phật học
34
Việt Nam (21/12/1945) mà tiền thân nó là Hội An Nam Phật học vốn được hình
thành từ phong trào chấn hưng Phật giáo từ những năm 1930. Sau đó, năm 1951
đã đánh dấu sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Từ thành quả của phong
trào chấn hưng Phật giáo tại Quảng Nam cũng như sự ra đời và những định
hướng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực được đề ra của Hội Phật học Việt Nam
hay Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm thay đổi tình hình Phật giáo
Quảng Nam.
+ Các chùa cơ sở của Giáo hội:
Nhóm chùa được xây dựng trong giai đoạn này lại được chia thành hai
loại. Thứ nhất, đây là cơ sở của Hội An Nam Phật học tại xứ Quảng Nam Đà
Nẵng; thứ hai chùa được hình thành từ phong trào chấn hưng này với mục đích
truyền bá Phật pháp trong dân.
Ngoài những ngôi chùa được xây dựng trước kia thì trong giai đoạn chấn
hưng chỉ có một vài ngôi chùa được hình thành giai đoạn này. Ngôi chùa đầu
tiên phải kể đến trong giai đoan này là chùa Hòa An. Chùa Hòa An, tọa lạc xứ
Hóc La Cồn Nánh, ấp (khuôn) Hòa An, huyện (phủ) Tam Kỳ, nay là số 320 Phan
Chu Trinh, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có diện tích gần
7.000 m2
. Chùa xưa có tên là chùa Linh Bửu do Phật tử người Minh Hương Trần
Thị Đốc cúng đất xây dựng thành lập năm 1910 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng
bà con tại đây. Năm 1932 Phật tử Trần Thị Đốc hiến cúng cho Hội An Nam Phật
học để làm Hội quán Chi hội Phật học Tam Kỳ, lúc bấy giờ do cư sĩ Phan Huy
Thịnh làm Hội trưởng.
Năm 1956, Hội trùng tu lại ngôi chùa và đổi tên là chùa Hòa An, chùa cũng
được trùng tu nhiều lần sau đó vào năm những 1961, 1968…Trải qua nhiều năm
chùa ngôi chùa vẫn chưa có thầy trụ trì và được các vị Phật tử phát nguyện ở lại
trông coi nhang đèn và hướng dẫn Phật tử về lễ bái. Đến năm 1957, Thượng tọa
Minh Thể (Quế Sơn) về làm trụ trì. Năm 1959, Đại đức An Hòa (Thừa Thiên
Huế) trụ trì. Năm 1960, Hòa thượng Từ Ý (xã Tam Mỹ, huyện Núi Thành),
nguyên Chánh đại diện Phật giáo huyện Tam Kỳ (năm 1976) được Viện Hóa
Đạo bổ nhiệm làm trụ trì cho đến ngày viên tịch (1990). Năm 1962 chùa Hòa An
35
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975

Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXPHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1Huy Trần
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...OnTimeVitThu
 

Semelhante a Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975 (20)

Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIXLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXPHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
 
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
Luận Văn Lễ Hội Công Giáo Tại Việt Nam Và Những Định Hướng Phát Triển Du Lịch...
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đTập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 

Último (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 

Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC BỬU (THÍCH NHUẬN ĐÀM) PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975 VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO KHÓA LUẬN TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC BỬU (THÍCH NHUẬN ĐÀM) PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975 Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHU VĂN TUẤN HÀ NỘI, 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021 Học viên Nguyễn Đức Bửu (Thích Nhuận Đàm)
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn, PGS.TS. Chu Văn Tuấn. Thời gian qua, quả thật có nhiều sự kiện xảy ra khiến em tưởng chừng bỏ dỡ Khóa luận này, nếu không có sự động viên, giúp đỡ của Thầy, em không có được thành quả Khóa luận như hôm nay. Ngoài sự tri ân sâu sắc trên, em cũng xin được tỏ lòng ơn sâu nghĩa nặng của mình đối với các bậc sinh thành ở Đời và trong Đạo. Đó là ơn Cha Mẹ được ví “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” và ơn Thầy Tổ “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Đối với em, được hiện diện đến ngày hôm nay, có mặt hôm nay trong Khóa luận này là thời khắc tri ân tất cả. Thứ nhất, em được thành tựu hôm nay là chịu ơn sinh thành của Cha Mẹ và ân giáo dưỡng sâu nặng của Thầy Tổ trong Đạo. Thứ hai, từ nay Cha và Thầy Tổ (Sư phụ) đã về Tây, quãng đường Đời và Đạo một mình bước tiếp, trọng trách không dám từ nan. Xin cho phép em viết vào đây lời tri ân sâu sắc về những bậc khả kính trong đời, từ nay chắc chắn không còn có dịp để bày tỏ nữa. Thời gian qua, cũng không thể không nói đến tình hình dịch bệnh Covid – 19, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại 100 năm trở lại đây, con người hiện đại đối diện với sự lây lan tật dịch chết chóc, ảnh hưởng của nó về mọi mặt khiến đời sống chúng ta ngày càng lao đao, đau buồn chồng chất. Riêng khóa Luận này cũng vì lý do hạn chế tiếp xúc, đi lại mà thời gian thực hiện bị kéo dài. Mặc dù vậy, cùng với sự cẩn thận để đem lại an toàn sức khỏe cho chính mình và cho mọi người, trong thời gian qua thầy Chu Văn Tuấn và Quý Thầy cô trong Học viện đã linh động công việc, hỗ trợ cho các học viên hoàn thành Khóa luận này. Bằng sự nỗ lực mỗi ngày, hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến và xua đi những đau buồn mất mát mà mỗi người, mỗi gia đình trên đất nước, trên thế giới đang gánh chịu. Một lần nữa, em xin được tỏ lòng cảm ơn, tri ân Thầy Chu Văn Tuấn, Quý Thầy Cô trong Học viện, cùng tất cả Quý Anh/Chị, các Cán Bộ trong Học
  • 5. viện, kính chúc mọi người sức khỏe tốt, mọi sự an lành, gia đình yên ấm và công tác thành công viên mãn. Trân trọng biết ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2021. Học viên Nguyễn Đức Bửu (Thích Nhuận Đàm)
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM...............................9 VÀ PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM.................................................................9 1. 1. Khái quát chung về Quảng Nam............................................................9 1.2 Sơ lược tình hình chính trị xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX 260 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 ....................................................................26 2.1. Sơ lược tình hình Phật giáo Quảng Nam từ du nhập đến những năm 50 thế kỷ XX......................................................................................206 2.2. Tình hình và hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975..................................................................................................33 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................................................58 3.1. Vai trò của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975................58 3.2. Ý nghĩa đối với Phật giáo và xã hội Việt Nam hiện nay......................70 KẾT LUẬN.....................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................81 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................87
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo truyền vào Việt Nam hơn hai ngàn năm, trong ngần ấy thời gian Phật giáo đã hòa mình vào dòng chảy văn hóa, xã hội; cùng với đất nước vượt qua bao thăng trầm, thịnh suy của mỗi giai đoạn lịch sử. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, chính vì vậy mà học giả Minh Chi đã nhận xét: “…Một đặc sắc của Phật giáo Việt Nam là nó hòa mình vào dân tộc, như cá với nước, cây với đất…[7, tr.42].” Cũng trong quá trình tồn tại và phát triển, dù cho thịnh hay suy thì Phật giáo nước ta nói chung luôn có con đường phát triển và phát huy thành tựu đáng nể của nó trong lòng dân tộc, gắn kết trong lòng dân chúng. Và đối với Phật giáo Quảng Nam, lại càng không thể không ra ngoài truyền thống tốt đẹp này trong thành tựu chung của cả dân tộc ta. Cùng với sự khai phá tạo dựng nên vùng đất Quảng Nam vừa cả khô cằn đất cát, vừa có cả sự trù phú của mảnh đất duyên hải miền Trung ven biển, Phật giáo đã gắn kết và phát triển nơi đây, tạo nên những dấu ấn riêng, những giá trị văn hóa bản sắc vùng miền trong bức tranh tổng thể hài hòa đủ màu sắc của xứ Quảng. Theo bước chân Nam tiến của dân tộc Đại Việt, tiểu quốc Amaravati từng bước được sáp nhập vào Đại Việt, văn hóa Việt dần được lan truyền vào nơi miền đất mới. Chúng ta không thể quên một quá khứ Phật giáo huy hoàng tại Phật Viện Đồng Dương được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, đánh dấu vai trò quan trọng của Phật giáo đối với nơi này. Để rồi sau này khi sáp nhập vào Đại Việt, những danh Tăng người Việt đã đến đây hoằng pháp như Minh Châu Hương Hải (1628-1715).v.v. Cũng trong thời kỳ này, do ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc nên đã có nhiều vị thiền sư sang Việt Nam hoằng pháp. Tại xứ Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi đây đã là nơi dừng chân hành đạo của các vị thiền sư từ các thiền phái như Lâm Tế: Minh Hải Pháp Bảo; Tào Động: Hưng Liên.v.v. Kể từ đây, Phật giáo Quảng Nam phát triển mạnh và minh chứng hùng hồn nhất đó là sự kiện thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746) ở thế kỷ XVIII đã biệt xuất kệ, hình thành nên dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại xứ Hội An, tỉnh Quảng Nam ngày 1
  • 8. nay. Sau khi ra đời và truyền thừa, thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh dường như chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong nội bộ Phật giáo đất Quảng và sau đó, thế kỷ XIX đã lan rộng sang các địa phương khác: Nam Trung Bộ, Nam Bộ... Cùng với các tín ngưỡng dân gian thì sự xuất hiện của các Tăng sĩ cũng như các ngôi chùa tại các miền quê thanh bình nơi đây, không chỉ là nơi phụng thờ Phật, Bồ tát, tu học của Phật tử, mà còn là không gian thiêng liêng, gắn kết đời sống tâm linh của hầu hết mọi tầng lớp người dân xứ Quảng, nơi gửi gắm ước mơ, hy vọng, tâm nguyện, khát vọng của mọi người… về cuộc sống yên bình, tươi đẹp. Cũng lý do đó, tại các làng xã, ngoài những ngôi đình, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ tộc.v.v... thì các ngôi chùa lần lượt mọc lên và chiếm giữ vai trò, vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân bản xứ. Với họ, ngôi chùa không chỉ thuần túy là một cơ sở thờ tự của Phật giáo, là nơi để tín hữu tu trì thực hành giáo lí nhà Phật, mà còn dựa vào sự hoằng hóa giáo pháp đạo Phật, con người nông dân chân chất biết sống hướng thiện, biết làm điều lành, biết hướng đến lối sống cao thượng, quý trọng sự thanh bần… thậm chí là nơi vun đắp cho họ sức mạnh tinh thần để vượt qua những đau buồn mất mát hay gian nan vất vả cơ cực hằng ngày. Từ khi đổi mới (1986) với sự ra đời của Nghị quyết 24 (1990), Nghị quyết 25 (2003) của Bộ Chính Trị về công tác tôn giáo. Đảng, Nhà nước ta đã có cách nhìn mới về tôn giáo khi cho rằng: “Tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.[74]” Phật giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo đã và đang đồng hành hỗ trợ với những hoạt động của đất nước nhằm xây dựng một đất nước giàu mạnh thì việc tìm hiểu nghiên cứu các giá trị của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tại các địa phương nói riêng là một điều hết sức cần thiết. Vì từ đó giúp cho con người hiểu nhau hơn, gắn kết nhiều hơn và hơn hết là có những ứng xử hợp lý trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo. 2
  • 9. Phật giáo Quảng Nam có truyền thống lịch sử khá lâu với dấu ấn hoạt động của các thiền sư dòng Lâm Tế, Tào Động.v.v. vẫn còn được tiếp nối cho đến ngày nay. Các hoạt động Phật sự, hoằng pháp ấy dù là thuần túy Phật giáo hay không thì tất cả đều không ra ngoài tinh thần “hộ quốc an dân” mà chư vị tiền bối đã dày công gầy dựng. Tuy nhiên, nhưng hiện nay những công trình nghiên cứu về Phật giáo Quảng Nam vẫn còn rất hạn chế, nhất là giai đoạn 1930- 1975, giai đoạn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước cũng như của Phật giáo nước nhà. Chính vì vậy, người viết xin được chọn đề tài: “Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975” làm đề tài KHÓA LUẬN Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Viết về Phật giáo Quảng Nam, tính đến nay chỉ có một số tài liệu chỉ dừng lại ở mức độ bộ phận chứ chưa có một nghiên cứu nào mang tính tổng quát, chuyên sâu, có hệ thống. Sớm nhất, có thể kể đến là tác phẩm “Hải ngoại kỷ sự” của thiền sư Thạch Liêm - Thích Đại Sán. Trong tác phẩm này, tác giả cung cấp những sử liệu quý giá về thông tin Phật giáo vùng Thuận - Quảng vào cuối thế kỉ XVII; đặc biệt trong đó có ghi lại hoạt động của thiền phái Tào Động do Ngài và đệ tử là Quốc sư Hưng Liên trực tiếp hoằng pháp lúc bấy giờ tại vùng đất này. Tiếp theo là “Ngũ Hành Sơn lục” của tú tài Hồ Thăng Doanh và thiền sư Ấn Lan tổ Huệ Từ Trí cùng một số người khác vào năm Khải Định thứ nhất (1916) chấp bút. Trong giới hạn nào đó, đây là tác phẩm tương đối có giá trị đề cập đến thông tin về Phật giáo Quảng Nam sớm nhất của thế kỷ XX. Một thời gian sau, hòa thượng Thích Chơn Phát trong “Sử liệu danh tăng - Tự viện - Thắng cảnh Phật giáo Quảng Nam” xuất bản năm 1970 đã giới thiệu về các thiền sư, các ngôi chùa, kiến trúc Phật giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cũng trong giai đoạn này, thượng tọa Thích Hương Sơn, viết cuốn “Lịch sử Ngũ Hành Sơn - chùa Non Nước” lưu hành nội bộ năm 1972 cũng chỉ sơ lược thông tin về danh thắng Ngũ Hành Sơn và những bài thơ cảm tác chứ chưa bàn nhiều về vấn đề chuyên sâu mang tính đột phá lịch sử phát triển Phật giáo Quảng Nam hay góc nhìn nhận khác về đề tài liên quan đến Phật giáo Quảng Nam… 3
  • 10. Trên phương diện nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn về sử Phật giáo phải kể đến “Việt Nam Phật giáo sử luận [34]” (tập II) (1978) của Nguyễn Lang, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam [31]” (1988) của Viện Triết học. Nhưng cả hai tác phẩm này trình bày một cách vắn tắt về Phật giáo Quảng Nam. Tiếp theo, năm 1993, Nguyễn Hiền Đức trong tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong” [22], với dung lượng 13 chương, hơn 800 trang, tác giả đã dành trọn chương VII để trình bày về tổ Minh Hải Pháp Bảo cùng sự truyền thừa của các thế hệ dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam và một phần ở các địa phương lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên .v.v.. Bên cạnh các tác phẩm của các tác giả đã liệt kê trên, sau cùng có một một nghiên cứu mang tính khoa học, liên quan ít nhiều đến đề tài Phật giáo Quảng Nam. Chẳng hạn năm 1995, Trương Văn Bá trong khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình trình bày đề tài “Bước đầu tìm hiểu tình hình Phật giáo trên đất Quảng Nam thế kỷ XVII – XVIII” đã phần nào nêu lên được quá trình du nhập cùng đặc điểm của Phật giáo Quảng Nam qua hai thế kỷ XVII-XVIII. Tuy nhiên, trong giới hạn của khóa luận lúc bấy giờ vẫn còn mang tính phổ quát. Ở dạng nghiên cứu khái quát hoặc mang tính bổ sung có các bài viết như “Bổ chính sử liệu về thiền sư Minh Hải Pháp Bảo [51, tr.75-82]”, “Sử liệu mới về thiền sư Toàn Nhâm Quán Thông năm [52, tr.54-61]” và bài “Thái Bình tự thạch bi và Phật giáo vùng Thuận Quảng [17, tr.39-43] của Phạm Văn Tuấn trên nội san Liễu Quán. Ngô Quốc Trưởng - Thích Đồng Dưỡng có các nghiên cứu ngắn về các văn bia tại một số ngôi chùa như: “Văn bia chùa Phú Thuận [65, tr.10-11]”, “Tấm bia chùa Minh Giác [66, tr.89-92]”, “Tìm hiểu văn bia Thái Bình tự thạch bi [17, tr.16-18]”. v.v... được đăng trên các tạp chí Pháp luân, Văn hóa Phật giáo, Suối nguồn và Liễu Quán. Bài viết “Một vài đặc điểm của Phật giáo miền Trung” của Trương Minh Dục trên “Nghiên cứu tôn giáo”, năm 2000 [10, tr.36-39], đã chỉ ra các đặc điểm của Phật giáo miền Trung như: đa dạng về tông phái và đa dạng về tổ chức. Tuy nói Phật giáo miền Trung nhưng tác giả đã trưng dẫn dữ liệu chủ yếu là Phật 4
  • 11. giáo Quảng Nam. Nguyễn Văn Hoàn trong “Vai trò của Phật giáo đối với xã hội Quảng Nam thế kỉ XVII [30, tr.88-89]” đã nêu ra được một số vai trò của Phật giáo tại đây như: ổn định nhân tâm, tập hợp dân chúng, xây dựng một trật tự xã hội mới; kiến tạo các giá trị vật thể; truyền bá giá trị Phật giáo khoan dung; và tạo nên diện mạo Phật giáo mới xứ Đàng Trong. Tuy còn một vài vấn đề chưa thật sự thỏa đáng, nhưng vẫn có những đóng góp nhất định. Bên cạnh việc nghiên cứu tình hình chung của Phật giáo Quảng Nam thì còn có một số nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn về các cá nhân xuất sắc của Phật giáo xứ Quảng. Ở phương diện này, đầu tiên phải kể đến “Toàn tập Minh Châu Hương Hải [54]” của Lê Mạnh Thát xuất bản năm 2000. Đây là tác phẩm nghiên cứu về các bậc danh tăng của Phật giáo Đại Việt giai đoạn nửa sau thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XVIII. Kế đến, Thích Như Tịnh trong “Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh [50]” xuất bản 2009; đây là tác phẩm nghiên cứu chi tiết và có hệ thống quá trình ra đời, phát triển của thiền phái thiền Lâm Tế Chúc Thánh ở Quảng, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và cả ngoại quốc. Trước đó, năm 2008, Thích Như Tịnh xuất bản “Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng [53]”. Đây là công trình ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của tác giả trong việc tìm kiếm nguồn tư liệu để từ đó dựng nên chân dung đa diện và sinh động về chư Tăng ni đất Quảng, từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là các nhân vật được nghiên cứu không chỉ giới hạn trong tông môn Lâm Tế Chúc Thánh như thường thấy ở những tác phẩm trước. Năm 2018, Lê Xuân Thông, trong luận án Tiến sĩ sử học của mình với tựa đề “Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX” [64], đã phác họa tương đối sâu sắc về Phật giáo Quảng Nam, nhưng lại không nhắc đến tình hình Phật giáo tại các địa phương phía Nam tỉnh Quảng Nam. Do đó dễ khiến cho người đọc hiểu nhầm Phật giáo Quảng Nam chỉ có một dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh.. Bên cạnh những công trình mang tính chuyên môn cao vừa nêu ở trên còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu như Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tạp chí Suối Nguồn, Tạp chí xưa & nay, tập san nghiên cứu Phật học Liễu Quán .v.v... các bài viết này tuy có tính học thuật cao nhưng như đã trình 5
  • 12. bày, chủ yếu đề cập đến Phật giáo Quảng Nam các giai đoạn trước mà hầu như chưa có công trình nào đề cập đến Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930-1975. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở xây dựng bức tranh tổng quan về Quảng Nam và Phật giáo ở Quảng Nam, khóa luận tập trung tìm hiểu các hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam từ năm 1930 đến năm 1975, đồng thời chỉ ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ cơ bản người viết cần phải thực hiện là: - Tìm hiểu khái quát chung về tỉnh Quảng Nam; về quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo ở Quảng Nam. - Phân tích thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam (về các hoạt động Phật sự và hoạt động thế sự) từ năm 1930 đến năm 1975. - Rút ra vai trò, ý nghĩa của Phật giáo ở Quảng Nam từ năm 1930 đến năm 1975 và ý nghĩa đối với Phật giáo Việt Nam và xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930-1975 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay. Phạm vi về thời gian: Từ năm 1930 đến năm 1975. Sở dĩ người viết chọn mốc thời gian 1930, vì trong những năm này, phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh và diễn ra trên khắp cả nước, Phật giáo có sự khởi sắc, chư Tăng Ni khắp nơi thành lập đạo tràng giảng kinh, diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ, mở trường đào tạo Tăng tài tạo sự khởi sắc cho Phật giáo sau nhiều năm bị suy thoái. Năm 1975 là mốc thời gian đất nước hoàn toàn giải phóng, Phật giáo vì thế bước vào một giai đoạn phát triển mới. 6
  • 13. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975 trên hai phương diện: Hoạt động Phật sự (hoạt động thuần túy Phật giáo) và hoạt động thế sự (hoạt động nhập thế). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài này sử dụng 3 cách tiếp cận chính: Sử học tôn giáo, tôn giáo học và xã hội học. Cách tiếp cận sử học tôn giáo: Người viết khai thác các tài liệu gốc, tài liệu hiện tồn tại ở các cơ sở thờ tự Phật giáo để thấy được quá trình phát triển của Phật giáo ở Quảng Nam. Với cách tiếp cận, này người viết xem xét phân tích các sự kiện Phật giáo trong các không gian và bối cảnh lịch sử nhất định. Từ các dữ liệu lịch sử và kết quả phân tích người viết sẽ đưa ra những nhận định từ góc nhìn khoa học về Phật giáo ở Quảng Nam. Cách tiếp cận tôn giáo học: Nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức tôn giáo, các hoạt động tôn giáo. Với cách tiếp cận này, đề tài triển khai nghiên cứu thực trạng hoạt động của Phật giáo ở Quảng Nam trên ba cốt lõi: niềm tin - thực hành - cộng đồng. Cách tiếp cận xã hội học: Với lý thuyết cấu trúc chức năng được đề tài áp dụng để phân tích vai trò của Phật giáo với xã hội đương thời. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu chuyên về vấn đề lịch sử, người viết đặc biệt chú trọng các phương pháp tiếp cận sử học và tiếp cận theo hướng đa ngành, tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau để cho ra kết quả nghiên cứu khách quan và trung thực. Phương pháp thu thập thông tin: Tham khảo, tra cứu, phân tích các tư liệu thư tịch, những ấn phẩm lịch sử đã xuất bản và các hiện vật như tượng Phật, văn bia, câu đối, liễn thờ, linh vị, các bản sắc phong, các bài minh, bài ký trên các đại hồng chung... trên địa bàn nghiên cứu để thu thập những thông tin chính xác nhất về Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930-1975. 7
  • 14. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975. Phương pháp phỏng vấn hồi cố: Thực hiện đi phỏng vấn các vị lãnh đạo Phật giáo, các vị Cao Tăng lớn tuổi, những Phật tử cao niên để có thêm thông tin. Sau đó, đối chiếu so sánh lại với những tư liệu đã tổng hợp được để làm căn cứ cho luận văn. Phương pháp điền dã: Thực hiện đi đến một số ngôi chùa tiêu biểu trên địa bàn để tìm hiểu về lịch sử (năm thành lập, ai thành lập….), khảo cứu (văn bia, câu đối, liễn, bài vị, linh vị…) để tạo tài liệu sơ cấp cho luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận: Đề tài góp phần tái hiện lại bức tranh tổng quát về Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930 - 1975, cung cấp và bổ sung tư liệu có căn cứ khoa học về lịch sử Phật giáo ở Quảng Nam nói riêng và lịch sử PGVN nói chung. Đề tài bổ sung tư liệu để phát triển ngành Tôn giáo học, các ngành khoa học liên quan và giúp người đọc hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động, phát triển của Phật giáo ở Quảng Nam trong giai đoạn 1930 - 1975. Đồng thời giúp mọi người hiểu thêm về vai trò của Phật giáo đối với xã hội trong giai đoạn lịch sử này cũng như ngày nay. Về mặt thực tiễn: Thông qua ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài cung cấp cơ sở khoa học để các cơ quan, đoàn thể, giáo hội, chính quyền địa phương đề ra những chương trình, chính sách, cách thức quản lý, định hướng bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội và định hướng hoạt động phát triển cho Phật giáo trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài bao gồm những nội dung chính sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương, 6 tiết. 8
  • 15. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG NAM VÀ PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM 1.1. Khái quát chung về Quảng Nam 1.1.1 Lịch sử - địa lý, văn hóa xã hội 1.1.1.1 Lịch sử - địa lý Quảng Nam (廣南) bao gồm Đà Nẵng, theo nghĩa đen là mở rộng về phương Nam, trước đây là đất Champa (H: 占婆 Chiêm Bà - Champa). Đây là khu vực thuộc tiểu quốc Amaravati - vốn là một trong bốn tiểu quốc (Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga) hình thành nên vương quốc Champa. Ngày nay Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên là 10.438 km2 , dân số 1.499.626 người, gồm 93,6% dân tộc Kinh và gần 6,4% các dân tộc ít người. Dân số thành thị chiếm 17,51% tổng số dân; mật độ dân số bình quân là 144 người/km2 (số liệu điều tra dân số năm 2019). Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 142 km. Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 125km. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Ban đầu, Amaravati chỉ bao gồm khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, sự phát triển lãnh thổ về phía Bắc sau sự suy yếu của nhà Đường (Trung Quốc) đang cai trị An Nam đô hộ phủ, người Chăm đã có thêm khu vực Bình Trị Thiên sáp nhập vào lãnh thổ của mình, Amaravati còn có lúc bao gồm cả khu vực từ Quảng Bình vào Quảng Nam. Từ thế kỷ XI đến năm 1306, Champa mất khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân; Amaravati chỉ còn bao gồm lãnh địa Đà Nẵng, Quảng Nam như buổi đầu. Theo thỏa thỏa ước năm 1301 giữa vua Chế Mân và vua Trần Nhân Tông; vua Chế Mân dâng hai châu Ô (tức Thuận Châu - bắc Hải Vân) và châu Rí (tức Hóa Châu - Nam Hải Vân) làm sính 9
  • 16. lễ cưới Huyền Trân công chúa. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc. Năm 1471, sau thắng lợi của Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Lê Thánh Tông [36, tr.327-328] cả Amaravati và Vijaya đều được sáp nhập vào Đại Việt. Sau chiến thắng năm 1471, cả nước có 13 đạo thừa tuyên, vùng đất Quảng Nam thuộc hai thừa tuyên khác nhau: khu vực phía bắc tức huyện Điện Bàn thuộc thừa tuyên Thuận Hóa, phần còn lại, tức phủ Thăng Hoa thuộc thừa tuyên Quảng Nam. Như vậy, danh xưng Quảng Nam xuất hiện chính thức vào năm 1471, sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông. Theo nghiên cứu của Huỳnh Công Bá [3, tr.32-53], sau khi sáp nhập vào Đại Việt, hàng loạt làng xã nơi vùng đất mới này được hình thành trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XV tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam và nhiều quận, huyện của thành phố Đà Nẵng ngày nay. Giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Nam dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Thương cảng Hội An được chọn là điểm giao thương quan trọng bật nhất của xứ Đàng trong với thế giới. Khoảng đầu thế kỉ XVII, Đại Nam thực lục ghi: “Quảng Nam sớm nhất, đất tốt dân đông, sản vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì cũng bằng quá nửa” [40, tr.35, 64]. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, theo Phủ biên tạp lục [20, tr.83- 93], hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa đã có đến 8 huyện với 779 xã, châu, thôn, phường, giáp, trang [2, tr.83-93]. Đây là con số rất lớn nếu so với con số 66 làng xã được khai phá tính đến giữa thế kỉ XVI, khi Dương Văn An hoàn thành Ô châu cận lục [2]. Có thể nhận định rằng, đến cuối thế kỉ XVIII, quá trình khai khẩn lập làng ở Quảng Nam cơ bản đã được xác lập ổn định. Cũng trong thời gian này, khi chính quyền Đàng trong suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng khốn khổ. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, phối hợp với nhân dân tại đây phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa 10
  • 17. Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn và dân Quảng Nam mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước của Triều Nguyễn Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, thống nhất đất nước vào năm 1802. Đến năm 1806 vua Gia Long chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm: Trực Lệ - Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam. Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh; và, Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ đây. Tỉnh Quảng Nam lúc này được chia thành 8 phủ, huyện gồm: Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và Tiên Phước. Năm 1888, dưới triều vua Thành Thái, Đà Nẵng được tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa cho thực dân Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954 (20/7/1954), năm 1956, tỉnh Quảng Nam (1956) được chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam bao gồm các quận: Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín; tỉnh Quảng Tín bao gồm các quận: Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ. Sau khi thống nhất đất nước (1975), chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; và Đà Nẵng trở thành tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm thành phố Đà Nẵng và các huyện Hòa Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My. Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng một lần nữa được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam lúc này có 14 huyện: Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Thị xã Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị xã: thị xã 11
  • 18. Tam Kỳ (Nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An). 1.1.1.2. Văn hóa xã hội Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiều thế hệ nhân tài kiệt xuất, là “đất ngũ phụng tề phi, địa linh nhân kiệt”. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam được coi là vùng “đất học”, “đất khoa bảng”. Khoa thi năm Mậu Tuất (1898), toàn quốc có 18 vị Tân Khoa, thì Quảng Nam có 5 vị, 3 Tiến Sĩ và 2 Phó Bảng. Ðây là sự kiện hy hữu trong lịch sử thi cử của nước nhà. Lịch sử khoa cử của dân tộc ta tính từ triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi tiến sĩ, với 2.971 người đậu tiến sĩ; nhưng chưa có khoa nào có 5 người đồng hương cùng lúc được ghi trên trân bảng vàng. Vua Thành Thái và triều Nguyễn đã ban danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi để khen tặng. Năm vị đó là: Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, Ngô Lý và Dương Hiển Tiến [44, tr.1140-1142]. Ngoài ra khoa Tân Sửu (1901) Quảng Nam có 4 vị đỗ đồng khoa Phó Bảng là các ông Nguyễn Ðình Hiến, Nguyễn Mậu Hoán, Võ Sỹ và Phan Chu Trinh. Bốn vị này được mệnh danh là Tứ Kiệt. Những danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi hay Tứ Kiệt nói lên tài học và sự vinh hiển đậu đạt của các danh sĩ Quảng Nam, con cháu người Quảng Nam nói chung và Tộc Trần nói riêng lấy đó làm vinh dự và noi gương. Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài học rộng, đỗ cao; là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ; chúng ta có thể kể ra: Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân… Ða số những danh sĩ Quảng Nam là những người yêu nước thương dân. Ra làm quan là những người thanh liêm nổi tiếng. Gặp thời loạn ly, đất nước bị ngoại xâm, họ tích cực chống giặc bảo vệ tổ quốc, từ quan, tham gia vào các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, như: Phạm Phú Thứ, người làng Ðông Bàn, phủ Ðiện Bàn; Hoàng Diệu, người làng Xuân Ðài (Ðiện Bàn); Trần Văn 12
  • 19. Dư, người làng An Mỹ Tây, huyện Tam Kỳ; Nguyễn Duy Hiệu, người làng Thanh Hà, Ðiện Bàn… Trong quá trình lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam từ các phong trào Cần Vương, Ðông Du, Duy Tân và những phong trào kháng chiến về sau, các danh sĩ Quảng Nam đã đóng góp cả bản thân và đi sống của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc. Với đặc điểm là vùng đất mới của phong trào Nam tiến của quốc gia Đại Việt, nên dân cư có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác di cư đến sinh sống bên cạnh các tộc người bản địa. Chính điểm này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong các nếp sinh hoạt, văn hóa tại địa phương này. Tại khu vực miền núi Quảng Nam, đây là địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… Mỗi tộc người mang nét đặc trưng riêng biệt. Người Cơ-tu có Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý, người Cor, Cadong, Xêđăng để lại dấu ấn trong các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào.v.v. tất cả những những giá trị văn hóa đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội...) này đã tạo ra một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc đã và đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền; làm cho văn hóa Quảng Nam phong phú và đa dạng [44, tr.973-986]. Do đó, khi nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến sự phong phú, đa dạng của một vùng đất mới (gần 550 năm) trên cả hai phương diện vật thể và phi vật thể. Hơn 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh là những minh chứng hùng hồn cho việc này. Nổi bật nhất là hai Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn. Đây là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm của các vị vua Chăm. Khu đền tháp Mỹ Sơn là một tiêu biểu cho kiến trúc cổ Chămpa mà đến nay vẫn là một ẩn số đối với nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia xây dựng trong cũng như ngoài nước. Điều này vô tình làm tăng thêm tính huyền bí cho những du khách khi đến thăm các ngôi tháp cổ Mỹ Sơn. Bên cạnh đó có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu.v.v.. Hàng trăm công trình kiến 13
  • 20. trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở..v.v... có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Tất cả các di tích này không những có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật mà còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng của một vùng văn hóa xứ Đàng Trong. Kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương.v.v.. đây là những nơi lưu lại dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Đặc trưng văn hóa Quảng Nam không chỉ dừng lại ở các công trình kiến trúc cổ mà còn có các hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hóa được lưu giữ trong các phong tục, tập quán; các làng nghề; các lễ hội của các cộng đồng dân cư sinh sống trong toàn tỉnh Quảng Nam. Các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam có thể kể tên như sau: Làng gốm Thanh Hà (Thanh Hà, TP. Hội An) Làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim, TP. Hội An) Làng đúc đồng Phước Kiều (huyện Điện Bàn) Làng dệt Mã Châu (Nam Phước, Duy Xuyên) Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (Duy Trinh, Duy Xuyên) Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy Xuyên) Làng rau Trà Quế (Cẩm Hà, TP. Hội An) Làng trống Lam Yên (Đại Minh, huyện Đại Lộc) Làng nghề làm bún (Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ) Làng nghề Truyền thống nước mắm Cửa Khe (Bình Dương, Thăng Bình) Làng nghề hương Quán Hương (Thăng Bình) Làng nghề đan lát Tam Vinh (Phú Ninh).. Ở miền núi, đã giữ gìn và gây dựng được một số làng dệt thổ cẩm như huyện Nam Giang có làng Công Dồn (xã Duôih), Zơ ra (xã Tabhing); huyện Đông Giang có Đhrồng, Bhoồng (xã Tà Lu). Các lễ hội ở Quảng Nam phong phú và đa dạng; bao gồm các lễ hội của người dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, cũng như các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng v.v... tất cả các lễ hội này đều mang yếu tố tâm linh và được tổ chức hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; tưởng nhớ 14
  • 21. công đức của bậc tiền hiền; hướng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc. Tiêu biểu như lễ hội Bà Thu Bồn (ngày 12 tháng 2 âm lịch), Lễ hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Đây là dịp để mọi người bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Lễ hội Nguyên Tiêu của cộng đồng Hoa Kiều tại Hội An và được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Lễ hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại khu phố cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng.v.v.. 1.1.2. Tôn giáo, tín ngưỡng Là vùng đất mới cộng cư của dân Đại Việt, do vậy các truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng không được phong phú như đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên tình hình sinh hoạt, hoạt động của các tôn giáo tín ngưỡng tại đây không kém phần phong phú. Bên cạnh các tín ngưỡng của một số tộc người thiểu số tại các vùng núi như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang thì những nơi có sự cư ngụ của tộc người Kinh, các tôn giáo được những người này theo tín ngưỡng và trở thành tín đồ gồm: Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài.v.v.. Theo Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới của Tỉnh Ủy Quảng Nam thì Quảng Nam cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước, là một tỉnh đa tôn giáo, tín ngưỡng. Các dân tộc ở Quảng Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Vùng đồng bằng, phần lớn người Kinh có tín ngưỡng thờ tổ tiên, ngoài ra một bộ phận nhân dân theo các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài... Các dân tộc thiểu số miền núi có hình thức tín ngưỡng riêng mang tính nguyên thủy và đậm chất dân gian. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 16 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư 15
  • 22. cách pháp nhân (1/Giáo hội Phật giáo Việt Nam; 2/Giáo hội Công giáo Việt Nam; 3/Hội thánh Truyền giáo Cao đài; 4/Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh; 5/Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo; 6/Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam; 7/Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam); 8/Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam; 9/Giáo hội Báp – tít Việt Nam; 10/Hội thánh Cơ Đốc Phục lâm Việt Nam; 11/Hội thánh Mennonite Việt Nam; 12/Hội thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam; 13/Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam; 14/Giáo hội Phúc âm ngũ tuần Việt Nam; 15/Hội thánh Phúc âm Toàn Vẹn Việt Nam; 16/Hội thánh Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam) với trên 217.300 tín đồ, chiếm 15,2% dân số toàn tỉnh, có 391 cơ sở thờ tự (Phật giáo: 295 cơ sở thờ tự, 164 ngàn tín đồ; Công giáo: 45 cơ sở thờ tự, 24 ngàn tín đồ; Tin Lành: 27 cơ sở thờ tự, trên 17 ngàn tín đồ; Cao đài: 33 cơ sở thờ tự, trên 11 ngàn tín đồ… Toàn tỉnh có gần 700 chức sắc, 300 tu sĩ, hơn 1.000 chức việc, 396 tổ chức tôn giáo cơ sở, 20 điểm nhóm Tin Lành được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt). Các tôn giáo đang hoạt động tại Quảng Nam bao gồm: Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Baha'i, Phật giáo Hòa Hảo, Minh Sư đạo, Bà La Môn, Hồi giáo, Minh Lý đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương, gần đây là sự hoạt động mạnh của các tổ chức Tin Lành. Có thể sơ lược một số thông tin chính về các tôn giáo lúc bấy giờ có tồn tại ở vùng đất Quảng Nam trước khi chúng tôi đề cập đến tôn giáo Phật giáo phát triển tại nơi đây. Bởi vì khác với các địa phương khác như miền Bắc hay xứ Thuận Hóa nước ta, vùng đất Quảng Nam vốn lâu đời đã tồn tại nền Phật giáo có nguồn gốc Ấn Độ truyền trực tiếp vào từ rất sớm, thậm chí sớm hơn cả ở Đại Việt ta. Khi vùng đất này sáp nhập vào nước ta có tên Quảng Nam, với sự cầm quyền của các Chúa rồi đến triều Tây Sơn, triều nhà Nguyễn thì lúc bấy giờ Phật giáo nơi đây có nguồn gốc từ Trung Hoa truyền sang. Sau khi thực dân pháp xâm chiếm nước ta (1858) cũng là lúc Công giáo phát triển và sau đó một số tôn giáo khác du nhập và phát triển mà chúng tôi tóm lược trình bày sau đây: 1.1.2.1. Công giáo Công giáo - một sản phẩm văn hóa đặc trưng phương Tây, được truyền vào Quảng Nam khoảng năm 1615, đầu tiên tại Hội An [29, tr.90-91]. Thời gian đầu, 16
  • 23. công việc truyền giáo không hề bị cản trở. Chỉ sau một thời gian ngắn, các nhà nguyện đã được dựng lên tại Hội An, dinh Chiêm; số giáo dân cũng tăng dần, bao gồm không chỉ dân thường mà cả trí thức, quan lại và đạo sĩ... Trong số đó có cả những người cải đạo. Tại dinh Chiêm năm 1622, đã ghi nhận về việc nhập Công giáo của một vị quan có tên thánh là Pherô và một người khác có tên thánh là Manuel, vốn trước đó đều là tín hữu Phật giáo. LM. Nguyễn Hồng dẫn từ Barotili đã viết: “Cụ Pherô từ khi về hưu, đã sống đời sống tu trì luyện đạo rất nghiêm nhặt”; còn cụ Manuel, trước khi theo đạo, là người rất sùng Phật, xây dựng nhiều chùa chiền và cúng tiền vào các đền miếu, và còn đứng đầu xây dựng một ngôi chùa lớn [29, tr.92]. Ki-tô giáo có sức hấp dẫn không thể phủ nhận. Nhưng bắt đầu từ thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) trở đi, tôn giáo này dần bị chính quyền hạn chế, tẩy chay ở những mức độ khác nhau, thậm chí bị bách hại tàn khốc. Nó thực sự trở thành một tôn giáo “bên lề”, bị giai cấp cầm quyền phủ nhận. Vì vậy, Ki-tô giáo ở Đàng Trong nói chung, ở Quảng Nam nói riêng chịu nhiều tổn thất nặng nề; dù rằng trong thực tế vẫn phát triển 10 nhưng đó là sự phát triển trong đau đớn. Trải qua bao khó khăn thăng trầm của lịch sử, có lúc hưng thịnh có có khó khăn do các giai đoạn lịch sử khác nhau, đến nay sau hơn 400 năm có mặt tại xứ Quảng Nam, Công giáo đã có những thành tựu nhất định và với câu nói: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”. 1.1.2.2. Tin lành Đạo Tin Lành có nguồn gốc từ châu Âu, được các Giáo sĩ phương Tây thuộc Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp (CMA), do Mục Sư Albert B. Simpson thuộc hệ phái Trưởng lão, truyền đến Việt Nam. Người đầu tiên đã tin nhận Chúa là ông Nguyễn Văn Phúc và Hội Thánh được thành lập đầu tiên tại Đà Nẵng vào năm 1911. Người dịch kinh Thánh ra Việt ngữ là nhà văn, nhà báo cừ khôi Phan Khôi [68, tr.49], một người có vai trò rất lớn trong phong trào Thơ mới của Việt Nam Hơn 100 năm có mặt tại đất Quảng Nam, có thể nói đây là cái nôi của Tin Lành Việt Nam. Từ Quảng Nam đạo Chúa đã được truyền bá đi khắp nơi để rồi đến 17
  • 24. ngày hôm nay, Tin Lành đã hiện diện trên khắp dãi đất hình chữ S này. Mục Sư Lê Hoàng Phu đã cho biết về sự phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam vào thời kỳ đầu như sau: “Nói chung, sự tăng trưởng mau nhất xảy ra ở tỉnh Quảng Nam ở Trung kỳ, đặc biệt là thung lũng sông Cái, ở Trung bộ Trung kỳ.” [45, tr.127). Mục Sư Lê Văn Thái cũng có một nhận xét tương tự về sự phát triển đạo Chúa cách mau lẹ tại xứ Quảng Nam: “Hội Thánh Chúa tại miền Trung phát triển rất mau. Số tín đồ tăng gấp đôi hằng năm và chẳng bao lâu thì số tín đồ tại Tourane và các vùng lân cận lên đến số một ngàn người.”; “Làn sóng Tin Lành mạnh như thác lũ. Cách ăn nết ở của tín đồ là những bài giảng sống đầy năng lực biện chứng cho đức tin. Chỉ một thời gian ngắn tiếng nói của Tin Lành đã lan rộng toàn tỉnh Quảng Nam và các vùng phụ cận. Lửa Thánh Linh bùng cháy trong lòng mỗi cá nhân tín đồ. Ánh sáng đã bùng lên trong đêm tối…” [63, tr.91-94] Người Quảng Nam không những đáp ứng mau lẹ với đạo Tin Lành mà tại vùng đất giàu tình nghĩa và nhạy cảm này, còn sản sinh ra vô số những Mục Sư, Truyền Đạo cho Hội Thánh của Chúa, trong số đó có rất nhiều những Mục Sư đầy ơn Chúa và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của hội. 1.1.2.3. Minh Sư đạo Minh Sư đạo, nói đủ là Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo, là một tôn giáo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo. Minh Sư Đạo tại Việt Nam là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Thiện, Minh Tân). Phương châm tu của tôn giáo này là "Phổ độ chúng sinh - Chân tu giải thoát". Minh Sư đạo có nguồn gốc từ phái Phật Đường của Phật giáo Thiền Tông ở Trung Quốc, được thành lập từ thời Đường nhưng không được phát triển do nhiều điều kiện lịch sử khách quan, đến cuối đời nhà Minh, vào năm Thiên Khải thứ 3 (1623), môn phái Phật Đường lại được chấn hưng nhờ công của Hoàng Đức Huy. Sau đó phát triển mạnh thành 5 chi phái. Lần đầu tiên truyền vào Việt Nam vào năm Tự Đức thứ 16 (1863) tại Hà Tiên với sự đánh dấu thành lập ngôi Quảng Tế Phật Đường. 18
  • 25. Minh Sư đạo được truyền vào Quảng Nam vào cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ XX; chủ yếu là cộng đồng người Minh Hương sinh sống. Một số người theo đạo Minh Sư như ông Trần Vận Hồng, Lưu Chí Thiện, Trần Xương Khế. Họ tập hợp nhau tại nhà riêng để tu hành, trao đổi đạo học. Sau đó, số lượng tín đồ theo đạo ngày càng phát triển, nhu cầu cần phải có một ngôi Phật đường để tu hành, hoằng dương đạo pháp. Do vậy, cơ sở Nam Tôn Phật đường (Chùa Nam Tôn tại Hội An ngày nay) được tín đồ xây dựng nên. Năm 1936, chùa cơ bản đã hoàn thành. Trước đó, khoảng năm 1925, tôn giáo này đã lập Chùa Tế Nam (1925) tại huyện Tiên Phước; sau đó tại Núi Thành thành lập chùa Phong Nam; tại Duy Xuyên có chùa Thoại Nam… 1.1.2.4. Cao Đài Cao Đài gọi đủ Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, đây là tôn giáo gắn liền với phong trào thông linh học của phương Tây vốn phát triển tại Nam bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong việc cầu cơ này đã hình thành nên hai nhóm: nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc trong các Ngũ chi Minh đạo (cụ thể là Minh Sư đạo); nhóm thứ hai gồm: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí. Ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng Đế dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao Đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài. Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên phong đầu tiên của đạo Cao Đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh, chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao Đài. Tôn chỉ của đạo Cao Đài là "Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi hiệp nhất", lấy sự ̣ thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo. Lễ nghi của đạo Cao Đài khá cầu kì thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Đạo Cao Đài thờ Thiên nhãn, có nghĩa là “mắt trời”, biểu tượng Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài. Cơ sở thờ tự có Toà thánh ở Trung ương giáo hội và thánh thất 19
  • 26. Giai đoạn 1931 đến 1934, một số mâu thuẫn xảy ra giữa một số chức sắc Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài ngày càng nặng nề dẫn đến nội bộ Giáo hội mất đoàn kết. Do vậy, một số chức sắc cao cấp đã tự hoạt động theo quan điểm riêng; và kết quả là hơn mười chi phái Cao Đài ra đời: Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Bạch Y.v.v. Giai đoạn từ 1935 đến 1975, Đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng xảy ra tình trạng phân chia thành nhiều chi phái, đã có lúc lên đến hơn 30 phái Cao Đài khác nhau. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: sau năm 1975, các phái Cao Đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ... Trên đây là sơ lược một số thông tin về một số tôn giáo phổ biến, có nhiều hoạt động mạnh và có số lượng tín đồ đáng kể ở Quảng Nam, trong số này chỉ có Công giáo du nhập vào khá sớm, thế kỷ XVII, ngoài ra, hai tôn giáo khác đều bắt đầu truyền bá vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở này, chúng ta có thể phát họa bức tranh tổng thể, khái quát về đời sống tinh thần, tôn giáo của dân chúng xứ Quảng Nam vào các thế kỷ từ XVII đến XX, đa dạng và phong phú. Tất nhiên, bên cạnh sự tồn tại của một số tôn giáo mà chúng tôi đã kể trên, vẫn có những tôn giáo tín ngưỡng dân gian, hoặc tôn giáo bản địa, các tôn giáo đa sắc tộc nhỏ lẻ mà trong phạm vi đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận, vẫn được người dân thực hành, bảo tồn và có sự đan xen, giao thoa lẫn nhau giữa các tôn giáo. Tôn giáo nào phù hợp với truyền thống văn hóa, phù hợp với tâm tư nguyện vọng mong cầu của người dân sẽ được tiếp nhận, tồn tại và phát triển. Tôn giáo nào có nhiều sự khác biệt sẽ dần dần bị loại trừ, mai một. Đây chính là một yếu tố quan trọng trong hành trình du nhập, tồn tại và phát triển của bất cứ một tôn giáo nào đối với vùng đất mới. Do thế, điều chúng tôi sẽ đề cập tiếp theo đây, cũng chính là đối tượng chính của đề tài, tôn giáo Phật giáo và Phật giáo tại Quảng Nam. 1.2. Sơ lược tình hình chính trị xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.2.1. Chính trị xã hội Khi các quốc gia châu Âu chuyển sang giai đoạn đế quốc, lúc này nhằm tiêu thụ lượng hàng hóa được tạo ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp, các đế quốc tư bản này đã tìm kiếm thị trường; lúc này các quốc gia chậm phát triển hay chưa phát triển, trong đó các nước châu Á, Phi là những điểm lý tưởng. Trước 20
  • 27. hoàn cảnh lịch sử như vậy, Việt Nam trở thành một trong những địa điểm lý tưởng của chủ nghĩa Đế quốc, trở thành tầm ngắm của thực dân Pháp. Trước đó, thông qua mối quan hệ của Bá Đa Lộc đã giúp Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn đã bước đầu mở đường cho sự giao thương buôn bán của Pháp tại cảng Hội An, đảo Côn Lôn. Vào các năm 1822, 1825 thực dân Pháp đã hai lần cho tàu chiến vào Đà Nẵng đòi triều đình Huế thả các giáo sĩ bị bắt, đòi tự do buôn bán.v.v. cũng cùng lúc này, đế Quốc Anh đã sẵn sàng mở cuộc tấn công vào Trung Quốc đã khiến Pháp ráo riết hơn trong việc chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Ngày 01/9/1858 Reynaud, Rigault de Genouilly cho quân Pháp đổ bộ vào Đà Nẵng đánh chiếm thành An Hải, Điện Hải.v.v... đánh dấu Pháp chính thức tấn công xâm lược Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam bắt đầu bước sang một trang sử mới, chống giặc ngoại xâm. Khi chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại từ nhiều điều kiện. Một trong những số đó là truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra: phong trào Cần Vương (lần 1 và 2 năm 1885), phong trào Duy Tân (1904) .v.v... Hưởng ứng khí thế kháng chiến này, tại Quảng Nam đã thành lập các hội: Nghĩa hội Quảng Nam do Trần Văn Dư làm chủ hội (1885). Sau khi Trần Văn Dư hi sinh (13/12/1885), nghĩa hội Quảng Nam lúc này do Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Hội này đã có những cuộc khởi nghĩa nhưng cũng không thể chống lại quân Pháp nên chỉ sau 3 năm hoạt động Hội đã giải tán sau sự kiện hi sinh của Phan Bá Phiến và Nguyễn Duy Hiệu (1887). Sau thất bại của Nghĩa hội Quảng Nam, thì Quảng Nam chính là căn cứ địa của các Duy Tân hội cũng như phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX theo tinh thần cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tại Quảng Nam, phong trào Duy Tân có sự tham gia từ “bộ ba Quảng Nam”: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Từ phong trào này đã có những ảnh hưởng nhất định đến các địa phương trên cả nước. Nếu như ở Hà Nội có trường Đông Kinh nghĩa thục thì tại Quảng Nam đã có hơn 40 trường học dân lập, số lại đặt ở nông thôn. Trước những ảnh hưởng mạnh mẽ này, chính quyền Thực dân phong kiến đã có nhiều 21
  • 28. cuộc đàn áp. Từ cuối năm 1907, trường Đông kinh nghĩa thục ở Bắc bị đóng; các cuộc hội họp, diễn thuyết ở Quảng Nam và miền Trung không được phép tổ chức. Một số quan lại có dính líu đến Duy Tân bị thuyên chuyển, một số ít bị bắt. Đến khi xảy ra vụ chống sưu thuế ở Trung Kỳ (3-1908) và vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (6-1908), thì thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng. Phong trào Duy Tân tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu ấn đẹp trong lịch sử dân tộc. Sau phong trào Duy Tân, cũng năm 1908, Quảng Nam xuất hiện phong trào chống Xâu (Sưu) chống Thuế, và phong trào này đã lan rộng ra đến Thừa Thiên, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa ở phía Bắc và phát triển vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ở phía Nam. Đứng trước những ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, chính quyền thực dân phong kiến bắt đầu có những phản ứng; và cuộc “khủng bố trắng”. Các chí sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh bị bắt giam; các sĩ phu yêu nước khác như Nguyễn Thành (Tiểu La), Lê Bá Trinh, Phan Thúc Duyên, Trương Bá Huy... bị án đánh trăm roi, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá không tha. Cuộc khủng bố trắng tạm lắng xuống nhưng khí thế đấu tranh của nhân dân Quảng Nam không dừng lại. Sau thất bại của Duy Tân, các chí sĩ đã cải tổ Duy Tân hội thành Việt Nam Quang phục hội; tổng hội được đặt tại Thái Lan, trong nước, hội này có mặt nhiều nơi. Tháng 3-1914, sau khi liên lạc với Tổng hội ở Thái Lan, Thái Phiên và Lê Ngung triệu tập một hội nghị của Việt Nam Quang Phục hội tại Quảng Nam, đã đề ra nhiều phương hướng, tôn chỉ hoạt động. Cũng trong giai đoạn này, chiến tranh thế giới lần I nổ ra, hội đánh giá đây là cơ hội để khởi nghĩa và đã chuẩn bị nhiều phương án hành động. Nhưng trong lúc chuẩn bị khởi nghĩa, một số nhân vật trong hội đã để lộ kế hoạch và thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Năm 1916, thực dân Pháp đưa Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu ra chém ở pháp trường An Hòa; Phan Thành Tài bị chém ở Vĩnh Điện ngày 9/6/1916. Ngoài ra còn có Lê Đình Dương, Lê Cơ, Trương Bá Huy, Đỗ Tự, Lâm Nhĩ, Trần Chương cũng chịu chung số phận bi đát từ sự đàn áp của thực dân Pháp. 22
  • 29. Sau thất bại của Việt Nam Quang phục hội đã bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục trong cuộc đấu tranh của nhân dân. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu hoạt động, đã liên kết một số chí sĩ, sĩ phu yêu nước và đã huấn luyện họ chuẩn bị về nước thành lập tổ chức kháng chiến mới. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên của tỉnh Quảng Nam thành lập vào tháng 4-1927, gồm: Đỗ Quang, Đỗ Quỳ, Lê Quang Sung, Phan Long, Thái Thị Bôi, Lê Văn Hiến, Tôn Gia Hương, Huỳnh Thị Thuyên Tháng 12-1926, chi bộ Đảng Tân Việt đầu tiên được thành lập ở Đà Nẵng, do Bùi Châu làm bí thư. Mùa hè năm 1928, Đại hội Kỳ bộ Tân Việt họp ở Huế, Bùi Châu được bầu vào Ban chấp hành Kỳ bộ, được phân công phụ trách Quảng Nam. Sau đại hội, tổ chức Tân Việt ở Quảng Nam nâng lên thành Tỉnh bộ. Lúc này, số đảng viên lên đến 14 người. Tháng 9-1929, khi phái viên cấp trên xuống giải thích rõ ý nghĩa, mục đích của việc thành lập Đảng Cộng sản, thì hầu hết các hội viên trong Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đều tán thành và sẵn sàng gia nhập Đảng Cộng sản. Đầu tháng 2-1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc diễn ra ở Hương Cảng; và Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập (ngày 28-3-1930). Kể từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân bước đầu có sự thay đổi tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh. Cuối năm 1932, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được lập lại. Các tổ chức quần chúng như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản đoàn cũng từng bước được khôi phục. Thời kỳ xây dựng lại phong trào trong những năm 1932-1935 tuy ngắn ngủi, lại gặp nhiều tổn thất, nhưng đã tạo nền tảng cho cao trào vận động Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) cũng như cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa Tháng 8-1945 tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong thời gian này, chiến tranh thế giới lần II nổ ra, đã tác động đến tình hình kinh tế chính trị nước ta. Quân Pháp suy yếu; ngày 28-7-1941, quân Nhật dổ bộ chiếm đóng Đà Nẵng, tiến hành 23
  • 30. tu sửa sân bay, bến cảng, chốt quân trên các đường giao thông chiến lược; kể từ đây đời sống nhân dân ngày càng khó khăn hơn. Cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám tại Quảng Nam Đà Nẵng sau hơn mười lăm năm chuẩn bị đã hoàn toàn thành công. Đến ngày 18/8/1945, chính quyền cách mạng đã chiếm dinh tỉnh trưởng và các cơ quan của tỉnh, làm chủ hoàn toàn thị xã. Các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Tam Kỳ đã về tay nhân dân.v.v.. Chính quyền cách mạng bước đầu thiết lập đời sống mới cho nhân dân, dù còn rất nhiều khó khăn phía trước. 1.2.2. Đời sống văn hóa Sau năm 1897, Phong trào Cần Vương thất bại năm 1897 chỉ có một vài cuộc nổi dậy của nhân dân nhưng vẫn chưa thể thay đổi cục diện chính trị tại Việt Nam. Về cơ bản người Pháp đã bình định được Việt Nam và bắt đầu khai thác thuộc địa một cách có hệ thống hơn, triệt để hơn trước. Để củng cố guồng máy cai trị, người Pháp chuyển hướng nền học chính Nho học sang nền học chính Tây học; Các kỳ thi bằng chữ Nho bị bãi bỏ và được thay thế bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Vai trò lãnh đạo chính trị và tư tưởng của Nho giáo từ từ giảm thiểu. Trước sự bất lực về tư tưởng mang tính thời đại các sĩ phu yêu nước nhận thấy cần thiết tìm một con đường khác để giải phóng dân tộc; đó là theo gương Nhật Bản để đổi mới và tiếp thu tư tưởng, kiến thức, khoa học kỹ thuật của Tây phương. Và, Phan Bội Châu cũng như các sĩ phu yêu nước khác đã thành lập hội Duy Tân, phát động phong trào Đông Du, đưa người qua Nhật du học nhằm mở mang dân trí, khuyến khích đổi mới, từ bỏ cách học từ chương, phát triển tinh thần yêu nước, khuyến khích kinh doanh, phát triển báo chí. Chữ quốc ngữ được khuyến khích và dần trở thành phổ thông, thay thế chữ Nho trong đời sống hàng ngày. Đội ngũ trí thức Tây học bắt đầu hình thành thay thế tầng lớp sĩ phu cũ. Tình hình đấu tranh tư tưởng giữa các khuynh hướng chính trị, văn hóa náo nhiệt hơn bao giờ hết. Cuộc tranh luận giữa Mới và Cũ, Đông và Tây, nổ ra trên nhiều phương diện: văn thơ, chính trị, xã hội… Các tổ chức chính trị, văn hóa theo khuôn mẫu phương Tây đua nhau ra 24
  • 31. đời, ra sức tập hợp quần chúng, tuyên truyền, viết báo, báo bằng chữ quốc ngữ, báo bằng chữ Pháp. Năm 1917, trên báo Nam Phong, Phạm Quỳnh giới thiệu Descartes và dịch Phương pháp luận ra tiếng Việt (Nam Phong, các số từ tháng 7 đến tháng 11/1917). Năm 1925, Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm đánh dấu bước ngoặt đầu tiên của bầu không khí văn học Việt Nam. Nhưng trước đó phải kể đến Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản được xem là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ xuất bản năm 1887. Năm 1932, Nguyễn Tường Tam trên tờ Phong Hóa (từ số 14) đã đấu tranh quyết liệt nhằm thay đổi xã hội theo hướng hiện đại (Tây hóa) . Phan Khôi mở màn cho phong trào thơ mới với bài thơ Tình già trên báo Phụ nữ Tân văn… Tiểu kết chương 1 Quảng Nam là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Trung trung Bộ của nước ta, là tỉnh có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống đan xen lẫn nhau, tạo nên đời sống tâm linh đa dạng và phong phú. So sự đa dạng về các thành phần dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh, nên đây cũng là điều kiện để các tôn giáo thể hiện vai trò phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Nam Tông Minh Sư Đạo.v.v.. Từ sự đa dạng về các tôn giáo đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa trong các cộng đồng dân cư, từ đó góp phần làm giàu văn hóa tỉnh nhà. Một điểm cần lưu ý là các tôn giáo sinh hoạt trong tinh thần đoàn kết, xây dựng, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa địa phương, Phật giáo ở Quảng Nam trải qua nhiều thăng trầm, có lúc thịnh, có lúc suy; nhưng có một điều cốt lõi là luôn hòa mình vào dòng chảy văn hóa và vận mệnh của dân tộc; và điểm này đã tạo ra cho mình những nét đặc thù riêng như đã nói ở trên. 25
  • 32. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1975 2.1. Sơ lược tình hình Phật giáo Quảng Nam từ du nhập đến những năm 50 thế kỷ XX 2.1.1. Từ du nhập đến cuối thế kỷ XIX Cần khẳng định một điều là trước khi Phật giáo Đại Việt hiện diện tại đất Quảng Nam thì tại nơi đây là có sự tồn tại lâu dài và huy hoàng của Phật giáo Champa. Đó là vào giai đoạn Indrapura (khoảng 850 - 982) - giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Champa. Bấy giờ, tại kinh đô Đồng Dương của vương quốc Champa (Nay thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam); và, có nhà nghiên cứu đã nhận định: “Lớn và quan trọng vào loại bậc nhất không chỉ ở Champa mà còn ở cả khu vực Đông Nam Á” [13, tr.76]. Tuy nhiên, bắt đầu cuối thế kỉ X, khi Champa bước sang thời kì Vijaya (thế kỉ X - XV) thì Phật giáo không còn được trọng dụng và đi vào suy thoái [41] và, Đồng Dương cũng không còn là một Phật viện. Dưới thời Vijaya, kinh đô đóng tại thành Phật Thệ (Bình Định). Đồng Dương, trở nên bị quên lãng, hoang phế. Khi vùng đất Quảng Nam sáp nhập vào Đại Việt, những hiểu biết về Phật giáo trên vùng đất này không hề đơn giản. Một số tư liệu cổ phi chính thống cho rằng ở đây chùa của người Việt đã xuất hiện từ khoảng nửa sau thế kỉ XV. Ngũ Hành Sơn lục viết: “Năm Hồng Đức triều Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm Thành, đặt đạo Quảng Nam. Người Bắc Kỳ đến đây [tức Ngũ Hành Sơn] sinh sống, nối tiếp nhau mà xây dựng hai chùa Vân Long, Thái Bình dưới chân núi” [70, tờ 4a]. Về mặt lí thuyết, khi vào khai phá Quảng Nam, người Việt sẽ mang theo truyền thống văn hóa vùng đất gốc (Bắc Hoành Sơn) đồng thời, sáng tạo thêm và tiếp thu văn hóa bản địa để thỏa mãn đời sống tinh thần cho riêng mình. Điều này có thể đúng, nhưng có thực sự dễ dàng như vậy không? Hiện nay, tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành có ngôi chùa Hang, tồn tại đài sen tượng Phật, người dân tại đây nói rằng có từ thế kỷ XIV. Tính xác thực của nó thế nào chỉ có thể dựa vào 26
  • 33. các kết quả khảo cổ học. Điều này cho thấy sự khó khăn khi tìm về nguồn cội Phật giáo Việt Nam tại đất Quảng Nam này. Sang thế kỷ XVII, nghĩa là sau ơn 200 năm định cư tại vùng đất mới này, có những ghi chép đầu tiên về sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam tại đây. Điều này được Châu Yến Loan, đề cập đến trong tác phẩm của mình [39, tr.40-46] khi bàn về sự có mặt của chùa Long Hưng và chùa Bảo Châu tại Trà Kiệu, Duy Xuyên. Về sự hiện hữu của các ngôi chùa Việt lại càng được khẳng định hơn khi năm 1621, trong Xứ đàng trong có nói: Xứ Đàng Trong còn có nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật” [5, tr.118]. Xứ đàng trong được Borri Cristophoro nhắc đến không thể thiếu Quảng Nam. Ngoài các sự kiện trên diễn ra trong thế kỷ XVII, để khẳng định tại đây đã có Phật giáo của người Việt thì sự xuất hiện, hành đạo của các thiền sư như Huệ Đạo Minh được khắc trên văn bia Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc và Phổ đà sơn linh trung Phật, hiện đang còn tại Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng cũng sư cuộc đời và hành trạng của Minh Châu Hương Hải được ghi trong Minh Châu Hương Hải ngữ lục [54] và Kiến văn tiểu lục [20], quyển 2, của Lê Quý Đôn một lần nữa khẳng định quan điểm trên. Dấu ấn sự xuất hiện Phật giáo Việt Nam tại Quảng Nam càng rõ nét hơn vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII qua sự kiện chúa Nguyễn Phúc Chu mời thiền sư Thạch Liêm, môn hạ của tông Tào Động từ Trung Quốc sang hoằng pháp tại xứ Đàng trong vào năm 1695 [34, tr. 587]. Và cũng trong Hải ngoại kỉ sự, chính Thiền sư Thạch Liêm khẳng định điều này [47, tr.158]. Bên cạnh sự xuất hiện của môn hạ thiền phái Tào Động thì cũng cùng thời gian này các thiền sư khác thuộc tông Lâm Tế cũng đến đây hoằng truyền giáo pháp, như Đương Cơ Chân Dĩnh, Minh Lượng Thành Đẳng, Minh Hải Pháp Bảo. Và, nơi hoằng pháp là khu vực Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) và thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngày nay. Đặc biệt, Minh Hải Pháp Bảo đã biệt xuất kệ, thành lập thiền phái mới: Lâm Tế Chúc Thánh. 27
  • 34. Sang triều Nguyễn (1802-1945) Phật giáo Quảng Nam có phần được sự quan tâm nhiều hơn từ triều đình. Có nhiều lý do dẫn đến sự kiện này, ở đây chúng tôi không bàn đến vấn đề này. Đại Nam thực lục ghi nhận việc vua Minh Mạng (năm thứ 6 Minh Mạng -1825) đến Ngũ Hành Sơn chiêm bái và bảo thị thần: “Núi này là danh thắng bậc nhất, các thánh triều ta khi rỗi công việc thường đến chơi đây”. Sai dùng thái lao lễ thần núi [40, tr.427]. Hai năm sau (1827) Minh Mạng lại đến đây, lần này vua Ngài cấp tiền của cho các chùa Bửu Quang và Di Lặc là các chùa đã bị phá hủy và đối xử tệ, cũng như các chùa Văn Long và Thái Bình, do tay Tây Sơn. Vua cấp 100 lạng cho mỗi chùa, nhưng khi biết được rằng trong các chùa vẫn còn có các bức hoành danh hiệu, và các cặp song liễn, thì vua sai lấy đi và cấp tiền để bù vào [1, tr.5-209]. Đến các đời vua sau: Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái.v.v.. khu vực Ngũ Hành Sơn cũng như một số chùa lân cận vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn từ triều đình. Cần phải nhắc đến sự kiện vua Gia Long - Nguyễn Ánh cũng ban Sắc tứ ngôi chùa Quảng Phong (Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) vào năm 1815. Vì ngôi cổ tự này là nơi mà người thân của Gia Long (bà vú nuôi Lê Thị Quảng) thường xuyên lui tới cầu nguyện Gia Long – Nguyễn Ánh được bình an sau sự truy sát của quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Một điều hết sức chú ý là ngôi cổ tự này trước đó đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ngự ban cặp câu đối hiện giờ vẫn còn thờ tại chùa vào cuối mùa xuân năm Đinh Sửu (1697). Theo sự biến thiên của lịch sử dân tộc, Phật giáo Quảng Nam không ngoài quy luật đó. Các ngôi chùa được sự quan tâm, quản lý từ triều đình thì được bảo tồn, tu bổ (chùa quan); những ngôi chùa do dân hoặc các thiền sư tự lập nên (chùa dân, chùa tư) vốn được tạo dựng trên các vật liệu tho sơ và ít được quan tâm thì dễ dàng bị xuống cấp hư hoại. Đôi khi vì chiến tranh nên không thể nào khôi phục lại được. Sự kiện này kéo dài cho đến gần cuối triều Nguyễn khi phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng đến Quảng Nam; đã có một số ảnh hưởng nhất định đến tình hình Phật giáo tại địa phương này. 28
  • 35. 2.1.2. Giai đoạn 1900 – 1951 Vào đầu thế kỷ XX, Pháp bình định được Việt Nam; các chính sách về kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục được thay đổi. Công giáo được tạo điều kiện phát triển, đạo Tin được du nhập đang tìm địa bàn truyền giáo ở Việt Nam. Tại Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhiều tôn giáo mới xuất hiện có nguồn gốc từ Phật giáo hoặc tín ngưỡng dân gian như: Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856) sáng lập năm 1849; Tứ Ân Hiếu Nghĩa do ông Ngô Lợi (?- 1890) lập năm 1867; Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam do ông Nguyễn Văn Bồng (1886-1958) sáng lập đầu thế kỷ XX; đạo Minh Sư và các nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Thiện, Minh Tân) mở rộng ảnh hưởng vào đầu thế kỷ XX; đạo Cao Đài do các ông Ngô Minh Chiêu (1878- 1930), Lê Văn Trung (1875-1934), Phạm Công Tắc (1893-1959),… thành lập năm 1926, Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920-1946) thành lập năm 1939,… Cư sỹ Khánh Vân trên tạp chí Duy Tâm số 18 năm 1926 đã than: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh”. Cùng niềm ưu tư với Khánh Vân, cư sỹ Thanh Quang trên tạp chí Đuốc Tuệ chua xót: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào người trần tục” [67, tr.301-307]. Phương diện mà đạo Phật bị phê phán nặng nhất đó là vị trí và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, trong sự tồn vong của dân tộc. Theo như lời than của cư sĩ Khánh Vân và Thanh Quang được nói ở trên thì Phật giáo lúc này quả thật yếm thế, thụ động, thiếu tổ chức. Trong khi tự bản thân Phật giáo vốn 29
  • 36. vô cùng năng động đồng hành cùng với dân tộc suốt mấy ngàn năm, chưa từng đứng ngoài trong sự tồn vong của dân tộc. Tình hình nội tại Phật giáo Việt Nam như vậy cùng với những sự thay đổi của chính trị, xã hội; đặc biệt là sự nhận thức vị trí, vai trò của Phật giáo trong dòng chảy lịch sử dân tộc; các bậc trí thức Phật giáo cũng như những vị tổ sư hòa thượng có nhiều ưu tư đến vận mệnh Phật giáo đã cùng nhau thiết khơi dậy tinh thần Phật giáo vốn vô cùng linh diệu trong đời sống nhân dân từ hàng ngàn năm trước. Cái tinh thần ấy chính là sự chỉnh đốn cái thực trạng không như ý, phát huy cái hào quang quá khứ vốn đang còn tồn tại một cách yếu ớt – Chấn hưng Phật giáo. Phong trào chấn hưng Phật giáo khởi xướng tại miền Nam và gắn liền với các Hòa thượng: Khánh Hòa (1878 – 1947), Thiện Chiếu (1898 – 1974) v.v... Từ miền Nam, Phong trào chấn hưng Phật giáo gây tiếng vang ra miền Trung và miền Bắc. Miền Trung gắn liền với hòa thượng Giác Tiên, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám [34, tr.833] v.v...; miền Bắc gắn liền với các hòa thượng Trí Hải, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Trọng Thuật.v.v.. Phong trào chấn hưng Phật giáo kéo dài hơn 20 năm nhưng dư âm của nó thì không dừng lại đó. Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua tác phẩm của Hòa Thượng Thiện Hoa [27]. Thành quả thu được qua phong trào này đầu tiên phải nói đến là Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, quy củ. Hàng loạt các tổ chức Phật giáo ra đời trong thời kỳ này ở khắp ba miền; trong đó có sáu tổ chức nổi bật nhất với nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam [34, tr.768-781]. + Miền Nam: – Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học do nhà Hoà thượng Khánh Hòa lập năm 1930 (năm 1951, Cư sỹ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền tái lập, lấy tên là Hội Phật học Nam Việt). – Hội Tăng già Nam Việt lập tháng 6-1951. + Miền Trung: – An Nam Phật Học hội do Hòa thượng Giác Tiên và cư sỹ Lê Đình Thám lập năm 1932. 30
  • 37. – Hội Tăng già Trung Việt thành lập năm 1949. + Miền Bắc: – Hội Phật giáo Bắc Kỳ do Cư sỹ Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934. – Hội Chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt do Thượng tọa Tố Liên lập năm 1949 (năm 1950 đổi thành Hội Tăng già Bắc Việt). Sau khi các tổ chức Phật giáo được thành lập, các kinh sách được sưu tầm, biên dịch ấn tống rộng rãi; các tạp chí Phật học ra đời làm phương tiện truyền bá giáo lý. Nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về Phật học.v.v.. cùng nhiều vấn đề khác được đặt ra đăng tải trên các tạp chí đã thu hút sự quan tâm của giới Phật giáo và dư luận xã hội làm cho không khí phong trào chấn hưng Phật giáo vô cùng sôi nổi. Năm 1931, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học xuất tạp chí Từ Bi âm; năm 1932, An Nam Phật học Hội xuất bản tạp chí Viên âm, năm 1934 Hội Phật học Bắc kỳ xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ; năm 1931 Hội Thiền giáo tông xuất bản tạp chí Bát Nhã âm; Lưỡng Xuyên Phật học xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học.v.v.. Sự kiện quan trọng mang tính lịch sử của Phật giáo Việt Nam đó là sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 do Hoà thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội trưởng, Thượng toạ Thích Trí Hải là Phó Hội trưởng; đây là thành quả sau hơn 20 năm của Phong trào chấn hưng Phật giáo. Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời về mặt tổ chức nhưng chưa có thực quyền đối với các tổ chức thành viên, nên trên thực tế các hoạt động vẫn duy trì theo các sơn môn. Do đó, tháng 9 năm 1952, đại biểu Tăng già ở ba miền tổ chức Đại hội tại chùa Quán Sứ, Hà Nội thành lập ra Giáo hội Tăng già Toàn quốc nhằm hỗ trợ cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam thiết lập cơ chế lãnh đạo thống nhất trong các hoạt động Phật sự; đồng thời tạo mối quan hệ rộng rãi với Phật giáo thế giới. Cùng với sự củng cố tổ chức, phong trào chấn hưng Phật giáo đã xây dựng được một số cơ sở giáo dục Phật giáo gọi là Phật học đường để đào tạo bồi dưỡng Tăng ni một cách quy củ ở cả ba miền. Ở miền Nam có Trường Tăng sĩ tại Chợ Lớn, các lớp Phật học ở các chùa Tuyên Linh (Bến Tre), chùa Phi Lai (Châu Đốc), chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), chùa Long Hoà (Trà Vinh), chùa Thiên 31
  • 38. Phước (Vĩnh Long), Phật học đường Lưỡng Xuyên Trà Vinh). Ở miền Trung có Sơ đẳng Tăng Trường, Trường Trung đẳng Phật học (Bình Định), Phật học Đường Trúc Lâm và Tây Thiên, Phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn (Huế). Ở miền Bắc có hai lớp tiểu học cho Tăng và ni ở Phúc Yên và Hải Dương, Trường Trung học Phật học tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) v.v.[34, tr.809-827] Bên cạnh các cơ sở đào tạo Tăng ni thì một số tự viện cũng được xây dựng trong thời kỳ này. Các cơ sở này không chỉ phục vụ cho phong trào chấn hưng; mà còn là tiền đề phát triển Phật giáo Việt Nam sau này. Trên đây là sơ lược tình hình Phật giáo Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến những năm sau phong trào chấn hưng Phật giáo. Tất nhiên còn rất nhiều chi tiết chưa thể đề cập đến về một giai đoạn lịch sử vốn vô cùng phức tạp với sự đóng góp xương máu của bao bậc tổ đức để có một Phật giáo Việt Nam như ngày hôm nay. 2.1.3. Vấn đề Nam – Bắc của Phật giáo ở Quảng Nam Lẽ ra, mục này sẽ được chúng tôi trình bày ở chương I, nhưng khái niệm Nam Bắc không tồn tại trong ý thức của người dân theo phân chia địa vức hành chính xã hội; vấn đề Nam – Bắc tồn tại một cách âm thầm trong Phật giáo. Nên chúng tôi đề cập vấn đề này ở đây. Như đã đề cập ở trên, năm 1956 tỉnh Quảng Nam được phân chia thành hai tỉnh là Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam bao gồm các quận: Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín; tỉnh Quảng Tín bao gồm các quận: Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ. Ngày nay (2021), theo phân chia ranh giới hành chính có sự thay đổi tên hiệu của một số địa phương, không còn các huyện Hậu Đức, Lý Tín, Đức Dục.v.v. Tên gọi các địa phương đã có sự thay đổi. Nhưng mặc nhiên trong tâm thức nhiều người vẫn còn tồn tại sự phân chia địa giới hành chính theo ngày xưa. Khu vực phía Bắc bao gồm các huyện: Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, TP.Hội An; khu vực phía Nam bao gồm các huyện: Thăng Bình, Phú Ninh, TP.Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước, Trà My.v.v.. 32
  • 39. Năm 1964, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Nam được thành lập, trụ sở tại chùa Pháp Bảo (Tp.Hội An ngày nay) và cùng lúc đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Tín cũng được thành lập, trụ sở đặt tạm tại chùa Hòa An, sau đó xây dựng trụ sở chính thức tại chùa Đạo Nguyên (TP. Tam Kỳ ngày nay). Trong giới Phật giáo Quảng Nam hiện nay vẫn gọi Quảng Nam có hai chùa tỉnh hội (chùa Pháp Bảo và chùa Đạo Nguyên). Công việc Phật sự tại tỉnh Quảng Nam trước năm 1975 được các vị tổ sư Hòa thượng trong sơn môn thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh lão đạo. Lúc này có danh xưng “Quảng Nam tứ trụ”. Tại khu vực phía Nam, Phật giáo vẫn hoạt động bình thường với sự dấn thân không biết mỏi mệt của Hòa thượng Thích Thiện Duyên (chánh đại diện – nay gọi là trưởng Ban trị sự), hòa thượng Viễn Mãn, Hòa thượng Minh Đức.v..v.. Sau năm 1975 và kể cả năm 1997, vẫn còn tồn tại trong tiềm thức sự phân chia ranh giới Bắc - Nam trong Phật giáo; Và, khu vực phía Bắc là sự tồn tại và phát triển chủ yếu của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (chiếm hơn 90%) và khu vực phía Nam là sự hoạt động của các hòa thượng thuộc thiền Phái Liễu Quán (có nguồn gốc từ Huế truyền vào). Vì điều này, trong luận văn, khi chúng tôi nói khu vực phía Bắc (tức chỉ các huyện từ Thăng Bình trở ra theo phương Bắc cho đến giáp ranh giới TP. Đà Nẵng); khu vực phía Nam (tức chỉ các huyện từ Thăng Bình trở vô theo phương Nam cho đến giáp ranh giới tỉnh Quảng Ngãi). 2.2. Tình hình và hoạt động của Phật giáo Quảng Nam giai đoạn 1930 – 1975 Như đã đề cập sơ lược ở trên, tình hình Phật giáo Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1951 có rất nhiều biếng động; và, Phật giáo Quảng Nam trong giai đoạn này cũng không ngoài vóng xoáy lịch sử ấy. Trong quan điểm Tôn giáo học của luận văn, chúng tôi sẽ đề cập đến tình hình Phật giáo Quảng Nam qua các phương diện dưới đây. 33
  • 40. 2.2.1. Các hoạt động thuần túy tôn giáo Cần phải nhắc lại một điều tưởng chừng không cần thiết đó là khi nói đến Phật giáo Quảng Nam không phải chỉ có sự tồn tại duy nhất của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh mà còn có sự tồn tại của các thiền phái khác. Trong sự phát triển của các sơn môn theo sự thịnh suy của lịch sử, có những thiền phái phát triển huy hoàng cũng có những thiền phái âm thầm tồn tại một cách giản dị bên dòng chảy lịch sử dân tộc. Bên cạnh sự phát triển mạnh của thiền phái Chúc Thánh tại khu lực Đà Nẵng, Hội An vốn được thiết lập từ thời tổ sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746) thì tại Đà Nẵng và sau đó là khu vực phía Nam Quảng Nam bây giờ (tạm phân chia theo địa lý) có sự hoạt động của các tổ sư hòa thượng của thiền phái Liễu Quán hoặc hoặc các Hòa thượng từ các Sơn môn Báo Quốc, Từ Hiếu (Huế) vào đây truyền hoằng pháp. 2.2.1.1. Xây dựng, trùng tu chùa, tự viện Trên nền tảng được sự quan tâm tương đối đặc biệt từ triều đình nhà Nguyễn từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái .v.v. dẫn đến một số ngôi chùa công (Chùa quan - Chính thống) có được sự sinh hoạt, xây dựng cũng như các hoạt động khác tương đối dễ dàng. Các ngôi chùa công này trước đây vốn chịu sự quản lý từ triều đình nên việc cử người trụ trì hay xây dựng đều do triều đình quyết định. Trong khi đó, các chùa thuộc nhóm chùa tư (chùa dân gian) thì tương đối khó khăn về kinh tế cũng như trong các hoạt động tôn giáo khác. Trừ một số ngôi chùa có các vị Cao tăng thạc đức trụ trì còn lại các chùa này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt. Do điểm này nên khi đất nước, xã hội rơi vào tình trạng không ổn định, đời sống nhân dân lầm than thì các hoạt động trong cả hai loại chùa trên đều gặp vô cùng khó khăn. Có những ngôi chùa bị chiến tranh tàn phá không còn vết tích, bên cạnh đó vẫn có một số ngôi chùa dân gian mới được lập nên. Trong khoảng thời gian từ sau 1930 đến 1975 có rất nhiều ngôi chùa dân gian được thành lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khoảng thời gian xuất hiện nhiều ngôi chùa nhất là từ năm 1951-1974. Đặc biệt, sự ra đời của Hội Phật học 34
  • 41. Việt Nam (21/12/1945) mà tiền thân nó là Hội An Nam Phật học vốn được hình thành từ phong trào chấn hưng Phật giáo từ những năm 1930. Sau đó, năm 1951 đã đánh dấu sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Từ thành quả của phong trào chấn hưng Phật giáo tại Quảng Nam cũng như sự ra đời và những định hướng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực được đề ra của Hội Phật học Việt Nam hay Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm thay đổi tình hình Phật giáo Quảng Nam. + Các chùa cơ sở của Giáo hội: Nhóm chùa được xây dựng trong giai đoạn này lại được chia thành hai loại. Thứ nhất, đây là cơ sở của Hội An Nam Phật học tại xứ Quảng Nam Đà Nẵng; thứ hai chùa được hình thành từ phong trào chấn hưng này với mục đích truyền bá Phật pháp trong dân. Ngoài những ngôi chùa được xây dựng trước kia thì trong giai đoạn chấn hưng chỉ có một vài ngôi chùa được hình thành giai đoạn này. Ngôi chùa đầu tiên phải kể đến trong giai đoan này là chùa Hòa An. Chùa Hòa An, tọa lạc xứ Hóc La Cồn Nánh, ấp (khuôn) Hòa An, huyện (phủ) Tam Kỳ, nay là số 320 Phan Chu Trinh, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có diện tích gần 7.000 m2 . Chùa xưa có tên là chùa Linh Bửu do Phật tử người Minh Hương Trần Thị Đốc cúng đất xây dựng thành lập năm 1910 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng bà con tại đây. Năm 1932 Phật tử Trần Thị Đốc hiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm Hội quán Chi hội Phật học Tam Kỳ, lúc bấy giờ do cư sĩ Phan Huy Thịnh làm Hội trưởng. Năm 1956, Hội trùng tu lại ngôi chùa và đổi tên là chùa Hòa An, chùa cũng được trùng tu nhiều lần sau đó vào năm những 1961, 1968…Trải qua nhiều năm chùa ngôi chùa vẫn chưa có thầy trụ trì và được các vị Phật tử phát nguyện ở lại trông coi nhang đèn và hướng dẫn Phật tử về lễ bái. Đến năm 1957, Thượng tọa Minh Thể (Quế Sơn) về làm trụ trì. Năm 1959, Đại đức An Hòa (Thừa Thiên Huế) trụ trì. Năm 1960, Hòa thượng Từ Ý (xã Tam Mỹ, huyện Núi Thành), nguyên Chánh đại diện Phật giáo huyện Tam Kỳ (năm 1976) được Viện Hóa Đạo bổ nhiệm làm trụ trì cho đến ngày viên tịch (1990). Năm 1962 chùa Hòa An 35