SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Trường đại học ngoại thương
Khoa quản trị kinh doanh
Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
-----  -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Trần Thành Nghĩa
Lớp : Anh 3 - K44A - QTKD
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ................................................................ 5
I. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................................................ 5
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................. 5
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................ 6
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................... 8
3.1. Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài................................................. 9
3.2. Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài .......................................... 10
3.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh ... 11
3.4. Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao
(BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng
Xây dựng – Chuyển giao (BT)........................................................................... 12
3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn ......................................................................... 14
3.6. Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con ............................ 15
3.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác ......................................... 15
4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................... 16
4.1. Tác động đối với các nước xuất khẩu FDI.................................................. 17
4.2. Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI.................................................. 18
4.2.1. Tác động đối với những nước công nghiệp phát triển ......................... 18
4.2.2. Tác động đối với những nước đang phát triển..................................... 19
II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện ................................................... 21
1. Năng lượng điện ............................................................................................... 21
2. Các nhà máy sản xuất điện năng..................................................................... 23
2.1. Nhà máy nhiệt điện ..................................................................................... 23
2.2. Nhà máy thủy điện...................................................................................... 24
2.3. Nhà máy điện nguyên tử............................................................................. 25
2.4. Nhà máy điện dùng sức gió......................................................................... 26
2.5. Nhà máy điện từ thủy động......................................................................... 26
2.6. Nhà máy điện tuabin khí............................................................................. 27
3. Ngành công nghiệp điện................................................................................... 27
4. Đặc điểm của đầu tư vào ngành công nghiệp điện ......................................... 29
CHƢƠNG II: THỰC TIỄN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM............................................ 32
I. Khái quát về ngành công nghiệp điện Việt Nam..................................... 32
1. Điểm qua về tình hình phát triển ngành công nghiệp điện Việt Nam trong
những năm gần đây.............................................................................................. 32
2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện Việt Nam........................................... 34
3. Khả năng phát triển các nguồn năng lượng ở Việt Nam................................ 38
4. Những khó khăn đối với ngành công nghiệp điện Việt Nam......................... 40
II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở
Việt Nam ......................................................................................................... 42
1. Sơ lược về tình hình thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam trong 20 năm .. 42
1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2008............................ 42
1.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2005..................... 43
1.1.2. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2005 – 2008..................... 45
1.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư
nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008 ........................................................... 46
1.2.1. Vốn giải ngân đầu tư nước ngoài......................................................... 46
1.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư nước
ngoài 47
2. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong ngành công nghiệp điện ............... 48
2.1. Tình hình thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng nói chung ....................... 49
2.1.1. Đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).................................. 50
2.1.2. Đầu tư của nhà đầu tư ngoài EVN....................................................... 51
2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
điện .................................................................................................................... 52
2.2.1. Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện ...................................... 53
2.2.2. Các dự án khác vào ngành điện........................................................... 59
III. Đánh giá thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành điện..... 62
1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện..... 62
2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI
vào ngành công nghiệp điện................................................................................. 63
2.1. Những vấn đề tồn tại................................................................................... 63
2.2. Nguyên nhân ............................................................................................... 65
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM ...................................... 70
I. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
ngành công nghiệp điện của một số nƣớc và bài học đối với Việt Nam ... 70
1. Kinh nghiệm của Ấn Độ về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện
năng thông qua dự án IPP................................................................................... 70
1.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ........................ 71
1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án IPP vào
ngành điện ở Ấn Độ ........................................................................................... 72
1.3. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông
qua dự án IPP ở Ấn Độ ...................................................................................... 75
2. Kinh nghiệm của Vương quốc Bahrain về thu hút và sử dụng vốn FDI vào
ngành điện năng thông qua dự án BOT.............................................................. 77
2.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vương quốc Bahrain. 77
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án BOT vào
ngành điện ở Vương quốc Bahrain .................................................................... 78
2.3. Quá trình triển khai và quản lý dự án nhà máy điện Al Ezzel – một dự án
BOT thành công ở Vương quốc Bahrain ........................................................... 79
2.4. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông
qua dự án BOT ở Vương quốc Bahrain ............................................................. 82
II. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp điện ở Việt Nam từ nay
đến năm 2020.................................................................................................. 84
1. Một số định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành
công nghiệp điện đến năm 2020........................................................................... 84
2. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp điện........................................ 85
III. Giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng FDI vào ngành
điện.................................................................................................................. 86
1. Giải pháp đối với Nhà nước ............................................................................. 87
1.1. Xây dựng mô hình thị trường điện lực Việt Nam ....................................... 87
1.2. Cải cách thủ tục hành chính........................................................................ 89
1.3. Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ............................... 90
1.4. Điều chỉnh Hợp đồng BOT (hoặc BOO) với chủ đầu tư ............................ 92
1.5. Lựa chọn chủ đầu tư dự án IPP thông qua đấu thầu cạnh tranh ................. 92
1.6. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nguồn điện.................................... 93
1.7. Đảm bảo về mặt tài chính của dự án IPP .................................................... 93
1.8. Quản lý và phân bổ hợp lý các rủi ro giữa các bên..................................... 94
2. Giải pháp đối với EVN...................................................................................... 94
3. Các giải pháp khác ........................................................................................... 95
3.1. Chủ đầu tư dự án cần thực hiện tốt các thủ tục đầu tư................................ 95
3.2. Đảm bảo chất lượng về yếu tố con người ................................................... 96
KẾT LUẬN........................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng công suất phát điện cả nước qua các năm 2003 – 2008........... 33
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2008).... 43
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2005).... 44
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (2005 – 2008).... 45
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy nhiệt điện....................... 24
Hình 2: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy thủy điện........................ 24
Hình 3: Sơ đồ quản lý của ngành điện Việt Nam............................................ 36
Hình 4: Sơ đồ quản lý ngành điện của Ấn Độ ................................................ 72
Hình 5: Mô hình quản lý thị trường điện lực .................................................. 89
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KCN Khu chế xuất
KCX Khu công nghiệp
NĐ Nhiệt điện
ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TBKHH Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp
TĐ Thủy điện
TNCs Tập đoàn xuyên quốc gia
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp điện đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã
hội. Ngày nay, công nghiệp hóa đang từng bước phát triển trên cả nước. Vì vậy,
ngành công nghiệp điện cũng như điện năng ở Việt Nam đã và đang đi trước trong
việc xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện và chuẩn bị xây dựng nhà máy
điện nguyên tử nhằm cung cấp điện năng phục vụ sản xuất của các khu công nghiệp
(KCN), khu chế xuất (KCX) và sinh hoạt dân dụng,… Điều này góp phần hỗ trợ
cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường
quốc tế. Đồng thời, công nghiệp điện cũng mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt
hơn và thông qua đó giúp nâng cao mức sống của xã hội. Vì vậy, Việt Nam rất cần
thiết phải đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới muốn tiếp tục tăng
trưởng một cách ấn tượng đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất nhanh. Ngày
18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025
(gọi tắt là Quy hoạch điện VI). Với tốc độ tăng trưởng phụ tải điện được dự báo
trong Quy hoạch điện VI thì phương án cơ sở tăng 17%/năm, nhưng phương án điều
hành có thể tăng tới 20%, thậm chí 22%/năm thì mỗi năm ngành điện phải đầu tư
khoảng 2.000 – 3.000 MW công suất điện. Đến năm 2010, tổng công suất điện trên
toàn hệ thống sẽ tăng gấp đôi so với công suất đặt hiện nay (11.200 MW)1
. Với tốc
độ tăng trưởng như vậy, một mình ngành điện không thể lo xuể. Nhà đầu tư trong
và ngoài nước đầu tư theo hình thức phát triển các nhà máy điện độc lập (IPP –
Independent Power Plant) thông qua các hình thức Xây dựng – Khai thác – Chuyển
giao (BOT), hình thức Xây dựng – Sở hữu – Khai thác (BOO), liên doanh hay hình
thức đầu tư 100% vốn nước ngoài,… là sự lựa chọn tối ưu, đặc biệt phải có sự tham
gia của nhà đầu tư nước ngoài thì ngành điện mới có thể cáng nổi.
1
Khoản 1, Điều I, Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025.
2
Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu đầu tư cho phát triển ngành điện là rất lớn, dự
kiến từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn của ngành điện cần khoảng 2,5 tỷ USD mỗi
năm, trong đó ngành điện chỉ đáp ứng được khoảng 50%2
. Thêm vào đó, do đặc
điểm của sản phẩm điện là vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, sản phẩm không thể
tích trữ (sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời) được và yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ
thuật vì vậy chỉ nhà đầu tư là các tổ chức lớn (mà chủ yếu là những nhà đầu tư
ngoài nước) mới đủ tiềm lực để đầu tư vào lĩnh vực này. Việc huy động thêm các
nguồn lực đầu tư trực tiếp vào ngành điện thông qua các dự án IPP là hình thức xã
hội hóa đầu tư điện, đã góp phần giải quyết bài toán thiếu vốn và mang lại hiệu quả
phục vụ lợi ích công cộng phát triển kinh tế xã hội.
Trong tình trạng thiếu hụt điện năng như hiện nay, việc đầu tư của các doanh
nghiệp ngoài ngành điện đã giúp cải thiện đáng kể nguồn cung điện và giảm bớt áp
lực cho EVN. Song trên thực tế, tham gia vào các dự án điện ở Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay chỉ có 2 dự án BOT là Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ
3 và 17 dự án IPP khác đi vào hoạt động. Số lượng các dự án này vẫn chưa thể đáp
ứng được nhu cầu trên thị trường. Khi mà 47 dự án IPP trong lĩnh vực phát điện tính
đến năm 2015 hầu như vẫn còn trên giấy hoặc đang triển khai thì nguồn cung điện
chủ yếu vẫn dựa vào các nhà máy do EVN đầu tư, quản lý hoặc nắm cổ phần chi
phối3
. Nhiều dự án IPP ngành điện bị chậm tiến độ là do rất nhiều nguyên nhân
khác nhau như thiếu nhân lực, thiếu thiết bị thi công, giá vật liệu tăng cao và sự
xung đột về lợi ích đầu tư và hành lang pháp lý còn nhiều bất cập,… gây ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nhìn nhận tổng thể, giải pháp thu hút đầu tư trực
tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án nguồn điện vừa cần thiết vừa đáp
ứng yêu cầu mở cửa hội nhập và không thể không khơi thông nguồn vốn quan trọng
này. Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”
làm Khóa luận tốt nghiệp.
2
Tư vấn của ADB về PPP tại các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), Anand Chiplunkar, 2006, tr.5.
3
Đầu tư vào ngành điện không phải dễ, http://www.hssc.com.vn/Default.aspx?TabID=53&ID=18034
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Cho đến nay, số lượng các dự án IPP ngành công nghiệp điện Việt Nam chưa
nhiều và thời gian thực hiện các dự án này chưa lâu do các hình thức này hiện chưa
hấp dẫn được các nhà đầu tư. Vì thế, đề tài Khóa luận này còn khá mới mẻ, chưa
được nghiên cứu toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Khóa luận sẽ đề cập đến
các nội dung sau:
 Những vấn đề lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ngành công
nghiệp điện.
 Phản ánh thực tiễn thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện
ở Việt Nam.
 Đưa ra kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện của Ấn Độ và
Bahrain, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong chính sách
phát triển ngành điện, cả Ấn Độ và Bahrain đều đặc biệt coi trọng việc thu
hút nguồn vốn FDI vào ngành này. Và trên thực tế, ngành điện của hai quốc
gia này đã gặt hái được nhiều thành công đáng để học hỏi.
 Sở dĩ Khóa luận chọn Ấn Độ và Bahrain bởi vì đây là hai quốc gia có những
thành công đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn tư FDI vào ngành điện
thông qua các dự án
 Cuối cùng là đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh
vực công nghiệp điện ở Việt Nam thông qua các dự án IPP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt
Nam dưới hình thức nhà máy điện IPP mà chủ yếu là các dự án BOT, BOO có yếu
tố nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008. Bên cạnh đó, Khóa luận cũng đề cập
đến kinh nghiệm của Ấn Độ và Bahrain, hai quốc gia có chính sách phát triển và thu
hút đầu tư các dự án IPP nói chung và thông qua hình thức đầu tư BOT nói riêng
vào ngành công nghiệp điện rất thành công.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê dữ
liệu, diễn giải, khái quát, chuyên gia,… trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật
4
biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Khóa luận kết hợp với các
quan điểm kinh tế, tài chính và đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
5. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục thì nội dung chính của Khóa luận gồm 3 chương:
Chƣơng I: Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và ngành công
nghiệp điện
Trong phần này, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước
ngoài và ngành công nghiệp điện để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở Chương II.
Chƣơng II: Thực tiễn thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp
điện ở Việt Nam
Trong phần này, tác giả đề cập đến khái quát về ngành công nghiệp điện ở
Việt Nam và thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành này dưới các hình thức
như BOT, BOO và các hình thức đầu tư khác.
Chƣơng III: Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào ngành công
nghiệp điện ở Việt Nam
Tác giả xin bày tỏ lòng cám ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Ths.
Nguyễn Thị Thu Hằng, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, cùng sự giúp đỡ
tận tình của các cô chú ở Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp này.
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian
nghiên cứu không nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô, bạn bè để Khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trần Thành Nghĩa
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN
I. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời
muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ khi mới
xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu tư nước ngoài đã có vị trí đáng kể trong
quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế
quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan
trọng trong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay, FDI đã trở thành xu thế tất yếu
của thời đại và một nhân tố quy định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Cho
đến nay, rất nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới đưa ra định nghĩa về FDI:
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign
Direct Investment) được định nghĩa là “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu
dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi
ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu
tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại
nền kinh tế khác đó”4
.
Còn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đưa ra định nghĩa như sau về
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
4
Tổng quan FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài, http://my.opera.com/KH48B/forums/topic.dml?id=223827
6
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”5
.
Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản
lý hoạt động đầu tư”6
. Và “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động
đầu tư”7
. Từ đó, ta có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để tiến hành tham gia quản lý hoạt động đầu
tư tại Việt Nam.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về FDI, song chúng ta có
thể đưa ra một khái niệm tổng quát như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình
thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần
đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia
điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại”8
.
Nói một cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn, trong đó chủ vốn
đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử
dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh
tế – xã hội nhất định. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản – một hình
thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa.
2. Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Tác động cơ bản nhất của các hình thức chu chuyển vốn là tăng tổng mức
đầu tư của toàn xã hội, chúng đem đến cho các quốc gia tiếp nhận phương tiện để
phát huy tỷ suất lợi nhuận về vốn cao hơn do sự khan hiếm tương đối về vốn trong
khi nguồn lao động hoặc có thể cả nguồn nguyên nhiên liệu lại khá dồi dào. Riêng
với nguồn vốn FDI, do nó được xuất phát từ chỗ là loại hình đầu tư phản ánh mục
tiêu nhằm đạt được lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại nước họ đầu tư vào và lợi ích
5
Trade and Foreign Direct Investment, Richard Blackhurst, Drian Otten,
http://www.wto.org/English/news_e/pres96_e/pr057_e.htm
6
Khoản 2, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005.
7
Khoản 12, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005.
8
Giáo trình đầu tư nước ngoài, TS. Vũ Chí Lộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, tr.13.
7
lâu dài này bao hàm cả quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và
doanh nghiệp FDI được thành lập cũng như ở một mức độ ảnh hưởng đáng kể của
nhà đầu tư lên lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Chính yếu tố sau cùng này quy định
những đặc điểm cơ bản nhất của FDI như sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do
các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Mặt khác, các nhà đầu tư này lại thường đến từ các quốc gia
có trình độ phát triển cao hơn, họ mang theo công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản
lý hiện đại và hoạt động FDI luôn gắn với thị trường rộng mở9
. Cho nên, các dự án
FDI thường mang tính khả thi và cho hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng
buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên
doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu
tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực
nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài
nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi
đó, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức
100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp
định của dự án.
- Nguồn vốn đầu tư FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu
tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả
vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ
nguồn lợi nhuận thu được.
- Nguồn vốn FDI có thể tham gia trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Trong
khi các nhà đầu tư gián tiếp chỉ quyết định mua cổ phiếu tại những doanh nghiệp
làm ăn có lãi hoặc có triển vọng trong tương lai, hay với hình thức hỗ trợ phát triển
chính thức (Official Development Aid – ODA), các nước chủ nhà tuy có quyền
9
Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào phát triển công
nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thị Hường, Luận án Thạc sỹ năm 1995, tr.23.
8
quản lý sử dụng vốn nhưng thông thường danh mục các dự án phải có sự thỏa thuận
với các nhà tài trợ thì ở các dự án FDI, ngoài danh mục một số ngành nghề Chính
phủ nước chủ nhà không cho phép, nhà đầu tư có thể bỏ vốn kinh doanh vào bất cứ
lĩnh vực nào mà mình ưa thích.
- Nguồn vốn FDI có tính ổn định cao. Đối với đầu tư gián tiếp, hình thức đầu
tư chủ yếu của nó là mua các tài sản tài chính, tiền lãi từ việc mua các trái khoán
còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như tỷ giá, lãi suất ngân hàng, giá cổ phiếu.
Đó là những biến số có dao động ngắn hạn. Hơn nữa, những tài sản này lại rất dễ bị
bán do các chủ đầu tư muốn thu hồi vốn. Còn hình thức ODA thường mang tính
chính trị, quốc gia tiếp nhận phải chịu sự chi phối của quốc gia chủ đầu tư. Trong cả
hai trường hợp này, nếu như các dự án hoạt động không hiệu quả sẽ để lại gánh
nặng nợ nần cho nước tiếp nhận vốn. Ngược lại, FDI là nguồn vốn mang tính ổn
định lâu dài vì nó dựa trên những cân nhắc lợi nhuận cho dài hạn. Để có thể thu hồi
vốn đầu tư, nhà đầu tư phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Điều này thường không dễ thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn, chính
vì vậy mà nhà đầu tư không dễ gì rút lui ngay cả trong trường hợp gặp khó khăn
trong quá trình hoạt động.
- Vai trò của FDI không chỉ hạn chế trong việc làm tăng đầu tư ở nước nhận
vốn. Bởi lẽ, FDI xuất phát từ quyết định của một doanh nghiệp ở một nước nào đó
nhằm tham gia vào sản xuất quốc tế, di chuyển địa điểm hoạt động của mình đến
nước chủ nhà lựa chọn nó. Về cơ bản, FDI đem theo cả những kiến thức đặc thù cho
công ty (dưới hình thức công nghệ, kỹ năng kinh nghiệm quản lý, bí quyết tiếp thị,
kỹ thuật tiên tiến,…) mà nước chủ nhà không thể thuê hoặc mua được trên thị
trường. Và thông qua việc tiếp nhận nguồn FDI, nước chủ nhà chẳng những tiếp thu
được công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo được một đội
ngũ lao động có tay nghề, có tác phong lao động công nghiệp mà khi ra đi, các dự
án FDI còn để lại cho các quốc gia này những cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại.
3. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, tùy thuộc vào khả năng tài chính và đặc
điểm của môi trường đầu tư tại nước đã lựa chọn mà chủ đầu tư sẽ quyết định cách
9
thức đầu tư hợp lý. Mỗi một quốc gia lại có một quy định khác nhau về các hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, cho đến nay, ở Trung Quốc vẫn quy định 3
hình thức là: hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài, hình thức hợp tác kinh
doanh và hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài; Ấn Độ thì cho phép mọi hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài;… Còn tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được
đầu tư vào Việt Nam dưới 7 hình thức theo Luật đầu tư 2005 ban hành ngày
29/11/2005:
 Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài.
 Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.
 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
 Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao
(BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng
Xây dựng – Chuyển giao (BT).
 Mua cổ phần hoặc góp vốn.
 Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con.
 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác.
3.1. Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài
Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu
tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty
TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của
Luật Việt Nam và pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh – Joint
Venture), là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước
ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm
liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ
những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp
và bản sắc văn hóa; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý
lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt
10
động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch
vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hình thức doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hóa sản phẩm, đổi
mới công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và
học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức
này là mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư,
thường xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước
ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua
thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai
phát triển của liên doanh.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài giúp tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại;
được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế
đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị
trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; chia sẻ được chi phí và rủi
ro đầu tư. Tuy nhiên, nhược điểm là sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa
hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu
tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong
nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh
doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hóa.
3.2. Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài
Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà
đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% số vốn của mình để thành lập công ty TNHH,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật
Doanh Nghiệp và pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động
đầu tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh
11
doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư
và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành
quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về
môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật
pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh,… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư
cách pháp nhân là một thực thể pháp lý độc lập, hoạt động theo luật pháp nước sở
tại và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài giúp Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh
nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập
trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích
xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này khiến cho
nước tiếp nhận khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng
cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nước.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức này giúp chủ động trong quản lý
điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai
nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải chịu
toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị
trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị
trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại.
3.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp
đồng BCC) là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập
pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm
quyền của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực
hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên ký kết Hợp
đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể
12
thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh
doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi
nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn
hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh là một thực thể kinh doanh
hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong Hợp đồng hợp tác
kinh doanh.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng
hợp tác kinh doanh giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị
trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều
hành dự án. Nhưng, khó thu hút đầu tư dưới hình thức này, chỉ thực hiện được đối
với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức này giúp tận dụng được hệ thống
phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư
thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời
gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ;
không bị tác động lớn do khác biệt về văn hóa; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
Nhưng, nước đầu tư không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác
với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
3.4. Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao
(BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây
dựng – Chuyển giao (BT)
BOT là một thuật ngữ để chỉ một mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư
tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vốn dành riêng cho khu vực Nhà nước.
BOT là viết tắt của „Build – Xây dựng, Operate – Khai thác, Transfer – Chuyển
giao‟. Hình thức BOT là một trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ
được áp dụng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng10
. Hình thức đầu tư này có thể giải quyết
10
Cơ sở lý luận và thực tiễn tài trợ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức
BOT, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Tuyển Cử, Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Cường, 2004, tr.20.
13
được sự mâu thuẫn giữa nhu cầu thiết yếu về cơ sở hạ tầng với sự thiếu vốn trầm
trọng ở những quốc gia đang phát triển11
.
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới về hình thức BOT thì “Hình thức
đầu tư BOT là hình thức nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng công trình, sau
khi hoàn thành sẽ tiến hành kinh doanh khai thác trong một thời gian nhất định
đảm bảo thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý sau đó chuyển giao không bồi
hoàn cho Nhà nước”12
.
Như vậy, lợi ích của nhà đầu tư nói chung là khoản lợi nhuận họ có thể nhận
được từ việc khai thác dự án. Họ có thể nhận được một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp.
Hiện nay ở Việt Nam, ngoài hình thức BOT chính thống còn tồn tại các dạng
biến thể khác như:
 Hợp đồng BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh): là Văn bản được
ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư
nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong,
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh khai
thác công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hợp lý.
 Hợp đồng BT (Xây dựng – Chuyển giao): là Văn bản được ký kết giữa cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ
Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để kinh
doanh, khai thác nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Vốn để thực hiện dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT là vốn của
riêng nhà đầu tư nước ngoài, song cũng có thể vốn của nhà đầu tư nước ngoài cộng
11
To promote infrastructure construction of China by using BOT to raise domestic funds, January 15 1997,
tr.3.
12
Cơ sở lý luận và thực tiễn tài trợ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức
BOT, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Tuyển Cử, Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Cường, 2004, tr.18-19.
14
với vốn của Chính phủ Việt Nam. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
được quy định cụ thể trong Hợp đồng BOT, BTO, BO. Các Hợp đồng này có hiệu
lực kể từ khi được cấp Giấy phép đầu tư.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hình thức BOT thu hút được vốn đầu tư vào
những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân
sách Nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn
chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý và khó kiểm
soát công trình. Mặt khác, Nhà nước phải chịu rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của
nhà đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Khi sử dụng hình thức này thì hiệu quả vốn
được đảm bảo; chủ động quản lý, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, không
bị chia sẻ và được Nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài
khả năng kiểm soát. Nhưng việc đàm phán và thực thi Hợp đồng BOT thường gặp
nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn
Hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư
được quyền góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam, hình
thành nên công ty cổ phần.
Công ty cổ phần (Joint Stock Company) là doanh nghiệp trong đó vốn điều
lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã
góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối đa không
hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty
cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cơ cấu tổ chức:
công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc. Thông
thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số
cổ phiếu thường có quyền tham gia giám sát quản lý hoạt động của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao
15
nhất của công ty cổ phần. Ở một số nước khác, công ty cổ phần hữu hạn có vốn đầu
tư nước ngoài được thành lập theo cách thành lập mới, cổ phần hóa doanh nghiệp
FDI (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt
động, mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hóa.
3.6. Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con
Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
là một trong những mô hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Holding company là một công ty sở hữu
vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lý và điều hành
công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản
trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn
hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt
động quản lý của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt
động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo ra rất nhiều thuận lợi:
- Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư
khác nhau mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các
công ty trực thuộc trong việc tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa, điều tiết chi phí thu nhập và
các nghiệp vụ tài chính.
- Quản lý các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống
nhất và chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối
các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục
đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công
ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.
- Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ
đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D),…
3.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác
Ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên, nhà đầu tư nước
ngoài được phép đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp theo hình thức Hợp tác
16
kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh hoặc
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép hợp tác với
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc thành lập
riêng doanh nghiệp 100% vốn của mình.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, do Chính phủ Việt Nam thành lập hoặc cho phép thành lập.
Trong khu chế xuất có các doanh nghiệp chế xuất hoạt động. Doanh nghiệp
chế xuất là doanh nghiệp đóng trong khu chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được
thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ Việt Nam về doanh nghiệp chế
xuất.
Khi hoạt động trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được hưởng những
ưu đãi nhất định, ví dụ được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với việc xuất nhập khẩu
hàng hóa với khách hàng nước ngoài.
Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam
với các doanh nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải tuân theo
các quy định của pháp luật xuất nhập khẩu.
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do Chính phủ Việt Nam thành lập hoặc cho phép
thành lập.
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
trong khu công nghiệp. Đó có thể là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam.
4. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Luồng vốn FDI trên thế giới gia tăng trong những năm vừa qua đã có những
tác động ngày càng rõ nét lên nền kinh tế toàn cầu. Tác động đó, trước hết từ những
lợi ích mà các nhà đầu tư thu được khi mang vốn ra nước ngoài và sau đó là những
lợi ích đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước
17
ngoài của Mac Dougall đã chỉ ra: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa tạo ra thu nhập
cho nhà đầu tư trong nước và ngoài nước”13
. Khi đó, sản lượng của cả hai nước sẽ
tăng lên làm cho tổng sản lượng của toàn thế giới cũng tăng lên. Chúng ta sẽ tiến
hành xem xét những tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế của các nước
xuất khẩu FDI và các quốc gia tiếp nhận vốn.
4.1. Tác động đối với các nước xuất khẩu FDI
- FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng
sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới: Phần lớn các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của các
công ty mẹ ở chính quốc. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp
ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở
nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được
hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm nội
địa của những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,… có sức hấp dẫn
mạnh mẽ đối với nguồn vốn FDI.
- FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian
thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao: Do sự phát triển không đồng đều về trình
độ phát triển sản xuất và mức sống, thu nhập,… giữa các nước nên đã tạo ra chênh
lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, đầu tư ra nước
ngoài cho phép lợi dụng các chênh lệch này để giảm chi phí về lao động. Vì thế,
trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công nghiệp mới đã
chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để giảm
chi phí sản xuất. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các nước sở tại cũng
giúp các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí quảng cáo,
tiếp thị,… Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ mặc
nạn thất nghiệp ở các nước phát triển để đầu tư ở những nước có chi phí rẻ, lợi
nhuận cao và như vậy tạo công việc làm cho nước nhận đầu tư.
- FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên
liệu ổn định: Mục tiêu của nhiều dự án đầu tư nước ngoài là tìm kiếm nguồn nguyên
13
Giáo trình đầu tư nước ngoài, TS. Vũ Chí Lộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, tr.24.
18
liệu, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu
tư, chẳng hạn thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài nguyên biển, rừng, sản
phẩm cây công nghiệp,… Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển có nhiều
nhưng không có điều kiện khai thác, chế biến do thiếu vốn, công nghệ. Do đó, đầu
tư vào các lĩnh vực này sẽ thu được nguyên liệu thô với giá rẻ và qua chế biến sẽ
thu được lợi nhuận cao.
- FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công
nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh: Đổi mới thường xuyên công nghệ là điều
kiện sống còn trong cạnh tranh; do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển
những máy móc, công nghệ đã lạc hậu so với trình độ chung của thế giới để đầu tư
sang các nước khác. Điều đó, một mặt giúp các chủ đầu tư thực chất bán được máy
móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ; kéo dài được chu kỳ sống
của sản phẩm của hãng ở các thị trường mới; di chuyển máy móc gây ô nhiễm môi
trường ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do chuyển
giao công nghệ đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư nước ngoài.
4.2. Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI
4.2.1. Tác động đối với những nƣớc công nghiệp phát triển
Theo đánh giá của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), trong thời gian tới, các
nước phát triển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài vừa là những địa
chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế. Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều
nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên
luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia
(TNCs) đóng vai trò chủ chốt. Theo Báo cáo của Hãng thông tấn Reuters về những
quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng thu hút FDI năm 2008, Mỹ vẫn là nước tiếp
nhận FDI nhiều nhất, tiếp đến là Anh, Pháp, Canada, Hà Lan và các nước phát triển
khác.
Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các
nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng cường kinh tế, mở rộng
19
nguồn thu của Chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm
phát,…
4.2.2. Tác động đối với những nƣớc đang phát triển
Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, những dòng vốn đầu tư
quốc tế đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên thế giới hiện nay không chỉ có các
quốc gia có nền kinh tế phát triển thu hút được vốn FDI mà ngay cả những nước
đang phát triển cũng cuốn vào quá trình hợp tác đầu tư quốc tế mặc dù so với các
nước phát triển thì những nước này vẫn còn hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp
nhận vốn lẫn cơ chế trì trệ, chậm đổi mới. Thậm chí trong năm 2008, luồng vốn FDI
đổ vào các nước đang phát triển đạt gần 600 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay
bởi các nước này ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với kinh tế
xã hội14
.
- Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế và các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc
cấp vốn cho những quốc gia này15
. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng
vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
càng cao.
- Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc
gia. Bên cạnh tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP, với sự hoạt động có hiệu quả của
mình, các doanh nghiệp FDI sẽ có đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách
vốn vẫn thường ở trong tình trạng bội chi của các nước đang phát triển. Bởi vì khi
đón nhận được một nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước, Chính phủ đã có thể tính
đến nhiều khoản thu khác nhau từ các doanh nghiệp này, như: tiền cho thuê mặt đất,
mặt nước, mặt biển; các khoản phí và lệ phí đối với hoạt động kinh doanh và sinh
hoạt của các doanh nhân nước ngoài; các khoản thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thậm chí có quốc gia còn đánh thuế
hoạt động chuyển nhượng vốn và quyền lợi nhuận về nước.
14
World Investment Report 2008, UNCTAD, tr.3.
15
Does Foreign Direct Investment promote development?, Theodore H. Moran, Edward Montgomery
Graham, Magnus Blomstrom, 2005, tr.175.
20
- Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều
việc làm mới cho các nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất
lượng nguồn lao động do đó sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu
cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của
người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần tích
cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại. Các dự án FDI cũng góp
phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI không chỉ đơn thuần tạo ra việc làm trực tiếp
cho người lao động mà nó còn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm cho các lao động
trong các ngành nghề có liên quan như cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản
phẩm,… Thông thường, tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có liên quan
đến khu vực FDI là 1/3 và 1/4. Như vậy, lượng lao động thực tế kiếm được việc làm
từ nguồn vốn FDI là rất lớn, góp một phần quan trọng vào vấn đề giải quyết nạn
thất nghiệp, một trong những cản trở thường thấy ở các nước đang phát triển trong
quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.
- Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới hoạt động xuất
khẩu của các nước chủ nhà. Đối với các quốc gia đang phát triển, khi bước vào
công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, họ thường ở vị thế là các nước thiếu thốn về
công nghệ, máy móc, thiết bị, thậm chí thiếu cả hàng hóa tiêu dùng. Khi đó, các
quốc gia thường thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu và sau đó là định
hướng xuất khẩu bằng cách tận dụng các ưu thế của mình về tài nguyên thiên nhiên
dồi dào, lao động rẻ, chi phí sản xuất thấp. Mong muốn có được một nền sản xuất
hướng về xuất khẩu của các nước này lại phù hợp với mục tiêu “tìm kiếm hiệu quả”
của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với các công ty, tập đoàn đa quốc gia
(TNCs), những người đang giữ vị trí chi phối trong hoạt động đầu tư quốc tế. Các
công ty này có hệ thống chi nhánh trên phạm vi toàn cầu, họ đã có sẵn các kênh bao
tiêu sản phẩm, có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phát triển sản phẩm
và tiếp thị quốc tế, đồng thời họ có lợi thế về việc tận dụng những khác biệt giữa
các quốc gia về chi phí sản xuất. Hơn thế nữa, từ việc tham gia vào các liên doanh
xuất khẩu, chứng kiến các chiến lược xuất khẩu của các TNCs, các quốc gia này đã
21
học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về cách thức thâm nhập vào thị
trường thế giới, có được hiểu biết sâu rộng hơn về các thị trường xuất khẩu để từ đó
có thể tự mở rộng các mối quan hệ ngoại thương của mình.
- Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý,
nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu được công nghệ sản xuất hiện đại.
Một điều dễ dàng nhận thấy là khi có một nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào một
nước đang phát triển thì đó thường là nhà đầu tư đến từ quốc gia có trình độ phát
triển cao hơn, họ đem đến đây lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại. Cùng lúc đó,
các nước đang phát triển khi thu hút FDI vào phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng
chủ động định hướng nguồn vốn này vào các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển,
đòi hỏi trình độ sản xuất cao mà khả năng trong nước chưa thực hiện được như điện
tử, viễn thông hay các ngành công nghiệp chế tạo hoặc các lĩnh vực thiết yếu cho
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng,… nhưng lại đòi hỏi nhiều vốn. Với sự phối
hợp trong chiến lược của hai phía đối tác đã hướng các nguồn FDI vào các ngành
kinh tế chủ lực cũng như các ngành kinh tế mới có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế như công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp
cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử,… Đó là các ngành điển hình của
một nền kinh tế công nghiệp hóa.
II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện
1. Năng lƣợng điện
Ngày nay, nhu cầu điện năng là rất cần thiết và năng lượng điện không thể
thiếu trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của xã hội. Chính do nhu cầu phát triển mạnh
mẽ và liên tục của xã hội đòi hỏi ngành năng lượng điện cũng phải phát triển để đáp
ứng nhu cầu đó. Đối với mọi quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa thì năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng là một điều kiện
không thể thiếu để thực hiện thành công. Điện là “đầu vào” quan trọng đối với sản
xuất sản phẩm, hàng hóa, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền
kinh tế. Hiện đại hóa chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở công nghiệp hóa mà điện
22
năng là một loại năng lượng đặc biệt, không thể thiếu đối với sự phát triển của mọi
ngành công nghiệp. Thiên nhiên xung quanh ta rất phong phú, nguồn năng lượng
điện cũng rất dồi dào. Than đá, dầu khí, nước, mặt trời, gió,… là những nguồn năng
lượng rất lớn và quý giá đối với ngành cung cấp điện cũng như đối với đời sống con
người.
Năng lượng theo cách nhìn tổng quát là rất rộng lớn trong vũ trụ. Chỉ riêng
năng lượng mặt trời đã có trữ lượng gấp hàng chục tỷ lần năng lượng tiêu thụ trên
toàn cầu hàng năm. Nhưng năng lượng ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm
của thế giới. Điều đó thật dễ hiểu, để năng lượng dùng được ở hộ tiêu thụ, năng
lượng sơ cấp phải trải qua nhiều công đoạn như khai thác, chế biến, vận chuyển và
phân phối. Các công đoạn này đòi hỏi nhiều chi phí tài chính, kỹ thuật và ràng buộc
xã hội. Hiệu suất qua các công đoạn kể từ nguồn năng lượng sơ cấp đến năng lượng
dùng được là rất thấp.
Năng lượng sơ cấp tồn tại dưới các dạng: hóa năng, thủy năng (thế năng),
động năng, nhiệt năng, cơ năng và năng lượng hạt nhân.
Năng lượng điện (hay còn gọi là điện năng) hiện nay đã là một dạng năng
lượng rất phổ biến. Sản lượng điện hàng năm trên thế giới sản xuất ra ngày càng
tăng vào khoảng hàng nghìn tỷ Kwh. Sở dĩ điện năng thông dụng như vậy vì nó có
nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền
tải đi xa, hiệu suất cao,…
Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có ba đặc điểm chủ yếu sau
đây:
- Thứ nhất, điện năng tuy là một loại sản phẩm của lao động nhưng điện
năng vô hình, sản xuất ra không tồn kho, tích trữ được (trừ một vài trường hợp cá
biệt với công suất rất nhỏ như pin, acquy,…). Điện năng được sản xuất ra khi đủ
khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có
sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không thể tồn đọng).
- Thứ hai, quá trình về điện xảy ra rất nhanh. Chẳng hạn, sóng điện từ lan
truyền trong dây dẫn rất nhanh, xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng. Quá trình ngắn mạch,
23
sóng sét lan truyền, đóng cắt thiết bị điện, tác động của thiết bị bảo vệ,… đều xảy ra
trong thời gian nhỏ hơn một phần mười giây.
- Thứ ba, do điện năng là đầu ra đồng thời lại là đầu vào của hoạt động sản
xuất và tiêu dùng trong xã hội nên điện năng là một loại hàng hóa mà người sản
xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống điện. Quá trình kinh doanh
điện năng phải trải qua ba khâu cơ bản: phát điện, truyền tải và phân phối. Ba khâu
này xảy ra đồng thời, tạo thành một hệ thống điện. Hệ thống điện là tập hợp bao
gồm các nguồn điện, các phụ tải điện nối liền với nhau bởi các trạm biến áp, trạm
cắt, trạm biến đổi dòng điện và mạng điện với các cấp điện áp định mức khác nhau.
Hệ thống điện làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng,
không qua một khâu thương mại trung gian nào. Sự vận hành của hệ thống điện đòi
hỏi phải đảm bảo được tính liên tục, ổn định và thống nhất.
2. Các nhà máy sản xuất điện năng
Nhà máy sản xuất ra điện năng gọi là nhà máy điện. Nhiên liệu dùng cho các
nhà máy điện là những tài nguyên thiên nhiên như than đá, than bùn, khí, dầu, nước,
mặt trời, năng lượng nguyên tử,… Để làm quay các máy phát điện, người ta phải
dùng những máy động lực sơ cấp như máy hơi nước, động cơ đốt trong, tuabin khí,
tuabin nhiệt, tuabin thủy lực,… Tùy theo dạng năng lượng được sử dụng cho các
máy động lực sơ cấp đó, người ta chia ra các loại nhà máy điện như nhà máy nhiệt
điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện tuabin khí, nhà máy điện nguyên tử và các
nhà máy điện công suất nhỏ như nhà máy điện chạy bằng sức gió, nhà máy điện mặt
trời, nhà máy điện diezel, nhà máy địa nhiệt, nhà máy điện thủy triều,… Thông
thường, tất cả các nhà máy điện đều được đặt xa khu dân cư và thường được bố trí
gần nơi có sẵn các nhiên liệu. Điện năng sau khi được sản xuất ở các nhà máy điện
sẽ được truyền tải, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện.
2.1. Nhà máy nhiệt điện
Đây là loại nhà máy điện kinh điển, cho đến nay sản lượng điện do nhà máy
này sản xuất ra vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng sản lượng điện của một
quốc gia.
24
Hình 1: Nguyên lý biến đổi năng lƣợng ở nhà máy nhiệt điện
Nhiên liệu dùng để đốt lò là than đá, than bùn, khí đốt, các loại dầu nặng,
tre,… nhiệt năng làm bốc hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 5500
C,
250at/cm2
) tác động lên cánh tuabin, cơ năng này làm quay trục của máy phát và
máy phát phát ra điện. Nhà máy nhiệt điện có hai loại là nhà máy nhiệt điện trích
hơi và nhà máy nhiệt điện ngưng hơi. Nhà máy nhiệt điện có những đặc điểm sau:
 Thường xây dựng gần nguồn nhiên liệu.
 Hầu hết điện năng sản xuất ra được phát lên lưới điện cao áp.
 Tính linh hoạt trong vận hành kém.
 Việc khởi động và tăng phụ tải chậm.
 Khối lượng tiêu thụ nhiên liệu lớn, việc vận chuyển nhiên liệu khá tốn kém
và thải khói làm ô nhiễm môi trường.
 Hiệu suất của nhà máy nhiệt điện khoảng 30% – 40% đối với nhà máy nhiệt
điện ngưng hơi, 60% – 70% đối với nhà máy nhiệt điện trích hơi với phụ tải
nhiệt là tối ưu.
2.2. Nhà máy thủy điện
Ở nhà máy thủy điện, thủy năng được biến thành điện năng nhờ các tuabin
thủy lực làm quay rôto các máy phát điện. Công suất của nhà máy thủy điện tỷ lệ
với chiều cao cột nước và lưu lượng nước qua tuabin. Tuabin thủy lực đặt ở phía hạ
lưu, tại đây có kênh dẫn nước chảy vào buồng xoáy chôn ốc và hướng vào cánh rôto
của tuabin thủy lực được gắn đồng trục với rôto máy phát điện ở phía triển. Như
vậy, thủy năng qua tuabin thủy lực biến thành cơ năng và sau đó biến thành điện
năng.
Hình 2: Nguyên lý biến đổi năng lƣợng ở nhà máy thủy điện
25
Nhà máy thủy điện có những đặc điểm sau:
 Sử dụng năng lượng của dòng nước nên không gây ô nhiễm môi trường.
 Thiết bị tương đối đơn giản, gần như hoàn toàn tự động.
 Số người vận hành ít (chỉ khoảng 1/20 nhà máy nhiệt điện có cùng công
suất).
 Giá thành sản xuất 1 Kwh điện năng rẻ nhất so với các loại nhà máy điện
khác (chỉ bằng 0,08 đến 0,2 giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện).
 Thời gian nhận tải của nhà máy thủy điện rất nhanh. Vì vậy, nhà máy thủy
điện đảm bảo nhận phần biến động của phụ tải điện trong ngày rất tốt.
Ngoài kiểu nhà máy thủy điện thông thường còn có nhà máy thủy điện tích
năng. Nhà máy này có hai hồ chứa nước (một ở thượng lưu, một ở hạ lưu) nằm ở
hai độ cao khác nhau. Nhà máy làm việc ở hai chế độ: chế độ sản xuất điện năng và
chế độ tiêu thụ điện năng. Khi hệ thống điện có phụ tải cực tiểu các nhà máy làm
việc ở chế độ động cơ, còn tuabin ở chế độ bơm, nghĩa là máy phát điện tiêu thụ
điện năng từ hệ thống điện để bơm nước từ hồ chứa nước hạ lưu lên hồ chứa nước
thượng lưu. Chế độ làm việc này gọi là chế độ tích năng. Ngược lại, khi phụ tải của
hệ thống điện cực đại, hệ thống có nhu cầu điện năng, nước chảy từ hồ thượng lưu
xuống hạ lưu làm quay tuabin, quay máy phát điện, sản xuất điện năng và cung cấp
lên hệ thống. Như vậy, thủy điện tích năng góp phần làm bằng phẳng đồ thị phụ tải
của hệ thống điện, nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành các nhà máy nhiệt
điện.
2.3. Nhà máy điện nguyên tử
Nhà máy nhiệt điện nguyên tử là dùng các lò phản ứng hạt nhân để cung cấp
nhiệt biến nước thành hơi có nhiệt độ và áp suất cao, hơi này làm quay tuabin máy
phát và máy phát điện sản xuất ra điện năng. Nhiên liệu hạt nhân có khả năng tạo
nhiệt rất cao, chẳng hạn phân hủy 1 kg U235 tạo ra nhiệt năng tương đương với đốt
2.900 tấn than đá. Vì vậy, nhà máy điện nguyên tử có ý nghĩa rất lớn với vùng khan
hiếm nhiên liệu than, dầu, khí và ở các vùng khó vận chuyển nguyên liệu tới. Để
sản xuất ra điện năng, lò phản ứng hạt nhân sử dụng Uranium. Ở trạng thái tự nhiên,
quặng này có 99,3% là Uranium 238 và 0,7% là Plutonium. Nhiệt lượng thu được
26
trong lò phản ứng khi làm việc là do sự phân rã các hạt nhân nguyên tử của chất làm
nhiên liệu như Uranium 235 và Plutonium 239. Nhà máy điện nguyên tử có những
đặc điểm sau:
 Có khả năng làm việc độc lập.
 Khối lượng nhiên liệu nhỏ.
 Vận hành linh hoạt.
 Đồ thị phụ tải tự do.
 Không thải khói ra ngoài khí quyển.
 Vốn đầu tư xây dựng lớn.
 Hiệu suất cao hơn nhà máy nhiệt điện.
Pháp là quốc gia xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và hiện nay
trong tổng sản lượng điện quốc gia hàng năm thì sản lượng điện do các nhà máy
điện nguyên tử cung cấp chiếm tới 80% và khá ổn định.
2.4. Nhà máy điện dùng sức gió
Trong số các nguồn năng lượng thì gió được coi là nguồn năng lượng vô tận,
không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và giá thành tương đối rẻ so với các loại
năng lượng khác. Người ta lợi dụng sức gió để quay hệ thống cánh quạt đối diện với
chiều gió. Hệ thống cánh quạt hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp qua bộ biến tốc làm
quay máy phát điện, sản xuất ra điện năng. Điện năng sản xuất ra thường được tích
trữ bằng acquy. Đối với động cơ gió phát điện gặp nhiều khó khăn trong việc điều
chỉnh tần số vì vận tốc gió luôn thay đổi. Động cơ gió phát điện thường có hiệu suất
thấp, công suất đặt nhỏ, giá thành điện năng lại cao. Vì vậy, động cơ điện gió chỉ
dùng ở các vùng hải đảo xa xôi và những nơi thật cần thiết.
2.5. Nhà máy điện từ thủy động
Đây là loại nhà máy điện trong tương lai, vì đang còn trong thời kỳ nghiên
cứu, thử nghiệm. Điện năng sản xuất ra trực tiếp từ nhiệt năng trong máy phát điện
từ thủy động. Khí được đốt cháy hết ở nhiệt độ rất cao từ 3.0000
C – 4.0000
C sẽ trở
thành vật dẫn điện. Trạng thái khí trong điều kiện nhiệt độ như vậy được gọi là
Plasma. Ta đã biết khi một vật dẫn quét ngang từ trường thì trong vật dẫn đó xuất
hiện suất điện động. Suất điện động này phụ thuộc vào chiều dài, tốc độ di chuyển
27
của vật dẫn và cường độ từ trường. Dựa trên cơ sở này, người ta chế tạo máy phát
điện từ thủy động, trong đó Plasma là vật dẫn.
2.6. Nhà máy điện tuabin khí
Nhà máy điện tuabin khí, áp suất của khí đốt giãn nở trực tiếp làm quay
tuabin khí và quay rôto máy phát điện, máy phát điện phát ra điện năng.
Nhà máy điện tuabin khí có hai loại:
- Tuabin khí có chu trình hở, nghĩa là khí sau khi giãn nở thổi qua tuabin thì
xả ra ngoài không khí.
- Tuabin khí có chu trình kín, không khí được máy nén nén lại và lần lượt
phun qua: thiết bị sấy nóng, buồng đốt, tuabin khí rồi quay trở về thiết bị nén, nghĩa
là luồng khí di chuyển trong một chu trình khép kín.
Hiệu suất của nhà máy tuabin khí đơn khoảng 20% – 25%, còn đối với nhà
máy điện tuabin khí hỗn hợp là 44% – 46%. Nhiên liệu của nhà máy điện tuabin khí
là khí thiên nhiên, đã chưng cất (DO) và thậm chí cả dầu thô hoặc dầu cặn với biện
pháp xử lý dầu thích hợp.
3. Ngành công nghiệp điện
Hiện nay, hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới rất phong phú và đa
dạng, bao gồm: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến lâm sản,
công nghiệp dệt may – da giày, công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp phần mềm tin học,… Trong
đó, ngành công nghiệp điện là một bộ phận không thể thiếu và đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Công nghiệp điện là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất điện
năng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp
theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh
mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Công nghiệp điện bao gồm các
tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây
dựng, sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện, phân phối, kinh doanh và cung
ứng điện kể cả xuất nhập khẩu điện năng. Như vậy, ngành công nghiệp điện mang
nhiều nét đặc trưng riêng biệt sau:
28
- Dịch vụ ngành điện thay đổi nhanh chóng và tính “nhạy cảm” cao. Đối với
ngành sản xuất khác phải mất ít nhất 3 tháng để người tiêu dùng đánh giá và phản
hồi thông tin đến nhà sản xuất nhưng với sản phẩm điện năng, từ lúc sản xuất đến
truyền tải, cung cấp cho khách hàng cho đến lúc nhận được ý kiến phản hồi trong
thời gian ngắn. Ví dụ, khi xảy ra một sự cố mất điện hay trục trặc kỹ thuật thì sẽ
được phản hồi ngay lập tức đến giám đốc đơn vị sau ít phút. Sự “nhạy cảm” này đòi
hỏi phải có một quy trình dịch vụ tốt nhất để có thể ứng phó trong mọi tình huống
xảy ra.
- Mức đầu tư ban đầu cho một nhà máy điện là rất lớn so với nguồn thu hàng
năm của nó, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất
nợ trung bình tương đối cao, dẫn đến rào cản gia nhập ngành thấp. Sở dĩ như vậy
bởi để xây dựng các nguồn điện thì nhà đầu tư không thể chỉ sử dụng nguồn vốn
của mình mà họ còn phải tìm đến nhiều nguồn vốn vay khác nhau để mua máy móc,
thiết bị, nhà xưởng,… có giá trị rất lớn. Và cũng như những công trình kết cấu hạ
tầng khác, một dự án nguồn điện phải mất khoảng thời gian rất dài (từ 20 năm đến
25 năm) thì nhà đầu tư mới hoàn vốn và thu được một khoản lợi nhuận hợp lý. Do
đó, các doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành này phải là những doanh nghiệp có
tiềm lực tài chính lớn.
- Ngành công nghiệp điện có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế
quốc dân, là một trong những động lực tăng năng suất lao động,… Ngành công
nghiệp điện là một trong những ngành then chốt, đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện sẽ thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với ngành công nghiệp, để tạo
ra điện thì con người có thể sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
nhau như: than đá, dầu khí, nước,… Chính vì thế, sự phát triển của ngành điện gắn
liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp than,… bởi
tài nguyên chính là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành điện. Và gần
70% tổng số điện năng sản xuất ra được sử dụng trong các xí nghiệp công nghiệp,
do đó việc thiết kế hợp lý và vận hành kinh tế các hệ thống cung cấp điện sẽ có ảnh
hưởng đến nền kinh tế quốc dân; Đối với ngành nông nghiệp, sản phẩm của ngành
29
điện là một công cụ đắc lực trợ giúp cho hoạt động thủy lợi, cụ thể là cấp nước, tưới
tiêu và đáp ứng nhu cầu thay đổi thường xuyên theo mùa vụ; Đối với ngành dịch
vụ, muốn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói này trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai thì trước hết, Việt Nam phải xây dựng hạ
tầng cơ sở cho sự hoạt động của ngành và các doanh nghiệp, trong đó điện năng giữ
một vai trò to lớn để vận hành các cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Chính vì thế, bất kỳ
quốc gia nào cũng cần phải phát triển ngành công nghiệp này một cách tương xứng,
tạo đà cho các ngành công nghiệp khác phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững.
4. Đặc điểm của đầu tƣ vào ngành công nghiệp điện
Như đã phân tích ở trên, một đặc thù của ngành công nghiệp điện là đòi hỏi
nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài
và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao. Những đặc tính này đã khiến cho việc đầu tư
vào ngành này có độ rủi ro tương đối cao. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Chính phủ
về chính sách tài chính và quản lý, những rủi ro này sẽ giảm đi đáng kể.
Ngành điện trên thế giới hiện nay đang gặp phải một số khó khăn và thách
thức nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng cao. Những thách thức đó là yêu cầu
nguồn vốn đầu tư cao, sự mất cân bằng về các nguồn tài trợ. Việc huy động vốn đầu
tư xây dựng nguồn điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là 6 yếu tố sau:
- Một là, tính khả thi của dự án phát triển điện: Dự án đầu tư là căn cứ quan
trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực
hiện đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện là tổng đầu tư của các dự án xây
dựng các cơ sở sản xuất điện năng. Đầu tư xây dựng nguồn điện có nhu cầu rất lớn
về vốn. Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Huy động vốn và sử dụng
nguồn vốn như thế nào có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Hai là, hệ thống pháp luật: Các bộ Luật được ban hành một mặt nhằm
khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai các mô hình quản lý ngành điện hợp lý, đa
30
dạng hóa huy động vốn đầu tư phát triển các công trình điện sẽ nâng cao hiệu quả
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng.
- Ba là, sự phát triển của thị trường tài chính: Với hai dòng tài chính trực
tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi mà ngành công nghiệp điện có thể huy
động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nếu một thị trường tài chính phát triển thì đó là điều kiện thuận lợi tạo
cho ngành điện có nhiều cơ hội lựa chọn và khai thác nguồn vốn phù hợp với đặc
điểm hoạt động của mình. Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ
thống thông tin được công khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở
có sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ thích hợp.
- Bốn là, cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư: Cơ cấu đầu tư
và phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọng đến phát triển nguồn
điện. Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư thì
việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở tính tích cực của các
chủ thể thị trường trong việc đầu tư phát triển nguồn điện.
- Năm là, phương thức tổ chức huy động vốn và tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất điện: Do ngành điện là một ngành thuộc kết
cấu hạ tầng, việc sản xuất điện của đa số các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên, vào những biến động nhiên liệu trên thị trường thế giới cho nên cơ chế sản
xuất kinh doanh và tài chính phải được điều chỉnh thích hợp.
- Sáu là, hoạt động tư vấn đầu tư: Hoạt động tư vấn là một nhân tố rất quan
trọng để tăng cường khả năng đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng nguồn điện. Nếu
hoạt động tư vấn còn có những bất cập về năng lực, thiếu đồng bộ, thiếu năng lực
công nghệ và chuyên gia giỏi hoặc chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu
thông tin chuyên ngành để cung cấp thông tin nhanh, đúng, đủ về trình độ phát triển
công nghệ, thiết bị, vật liệu mới,… phục vụ sản xuất, không có những đổi mới để
hoàn thiện các định mức chi phí, nhằm giảm giá thành công trình phù hợp năng lực
thiết bị thi công, biện pháp thi công, thì tốc độ và quy mô của việc đa dạng hóa việc
huy động nguồn vốn sẽ khó có thể tăng nhanh được.
31
* * * * * * * * * * * * * *
Bản chất FDI là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế
của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng
thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Chính vì thế, FDI chính là hình
thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Nguồn vốn
FDI mang những đặc điểm khác so với các hình thức đầu tư khác hiện nay. Việt
Nam hiện nay có 7 loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó hình thức đầu tư
BOT trong nhiều năm gần đây đã được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong
phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và ngành công nghiệp điện nói riêng.
Ngành công nghiệp sản xuất ra điện năng được gọi là ngành công nghiệp
điện – một ngành kinh tế mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt so với các ngành kinh
tế khác. Trong đó, điển hình nhất là đặc điểm của đầu tư vào ngành này bởi ngành
điện đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn
trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao.
Trong Chương II, Khóa luận sẽ tìm hiểu kỹ thực tiễn thu hút và sử dụng
nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam

More Related Content

Similar to Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocNguyễn Công Huy
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam (20)

Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VICLuận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
 
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ AnLuận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
 
Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểmKhóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
 
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
 
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam

  • 1. Trường đại học ngoại thương Khoa quản trị kinh doanh Chuyên ngành kinh doanh quốc tế -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Trần Thành Nghĩa Lớp : Anh 3 - K44A - QTKD Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng Hà Nội - 2009
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ................................................................ 5 I. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................................................ 5 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................. 5 2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................ 6 3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................... 8 3.1. Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài................................................. 9 3.2. Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài .......................................... 10 3.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh ... 11 3.4. Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)........................................................................... 12 3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn ......................................................................... 14 3.6. Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con ............................ 15 3.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác ......................................... 15 4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................... 16 4.1. Tác động đối với các nước xuất khẩu FDI.................................................. 17 4.2. Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI.................................................. 18 4.2.1. Tác động đối với những nước công nghiệp phát triển ......................... 18 4.2.2. Tác động đối với những nước đang phát triển..................................... 19 II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện ................................................... 21 1. Năng lượng điện ............................................................................................... 21 2. Các nhà máy sản xuất điện năng..................................................................... 23 2.1. Nhà máy nhiệt điện ..................................................................................... 23
  • 3. 2.2. Nhà máy thủy điện...................................................................................... 24 2.3. Nhà máy điện nguyên tử............................................................................. 25 2.4. Nhà máy điện dùng sức gió......................................................................... 26 2.5. Nhà máy điện từ thủy động......................................................................... 26 2.6. Nhà máy điện tuabin khí............................................................................. 27 3. Ngành công nghiệp điện................................................................................... 27 4. Đặc điểm của đầu tư vào ngành công nghiệp điện ......................................... 29 CHƢƠNG II: THỰC TIỄN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM............................................ 32 I. Khái quát về ngành công nghiệp điện Việt Nam..................................... 32 1. Điểm qua về tình hình phát triển ngành công nghiệp điện Việt Nam trong những năm gần đây.............................................................................................. 32 2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện Việt Nam........................................... 34 3. Khả năng phát triển các nguồn năng lượng ở Việt Nam................................ 38 4. Những khó khăn đối với ngành công nghiệp điện Việt Nam......................... 40 II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam ......................................................................................................... 42 1. Sơ lược về tình hình thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam trong 20 năm .. 42 1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2008............................ 42 1.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2005..................... 43 1.1.2. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2005 – 2008..................... 45 1.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008 ........................................................... 46 1.2.1. Vốn giải ngân đầu tư nước ngoài......................................................... 46 1.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư nước ngoài 47 2. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong ngành công nghiệp điện ............... 48 2.1. Tình hình thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng nói chung ....................... 49 2.1.1. Đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).................................. 50
  • 4. 2.1.2. Đầu tư của nhà đầu tư ngoài EVN....................................................... 51 2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện .................................................................................................................... 52 2.2.1. Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện ...................................... 53 2.2.2. Các dự án khác vào ngành điện........................................................... 59 III. Đánh giá thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành điện..... 62 1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện..... 62 2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện................................................................................. 63 2.1. Những vấn đề tồn tại................................................................................... 63 2.2. Nguyên nhân ............................................................................................... 65 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM ...................................... 70 I. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp điện của một số nƣớc và bài học đối với Việt Nam ... 70 1. Kinh nghiệm của Ấn Độ về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện năng thông qua dự án IPP................................................................................... 70 1.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ........................ 71 1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án IPP vào ngành điện ở Ấn Độ ........................................................................................... 72 1.3. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông qua dự án IPP ở Ấn Độ ...................................................................................... 75 2. Kinh nghiệm của Vương quốc Bahrain về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện năng thông qua dự án BOT.............................................................. 77 2.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vương quốc Bahrain. 77 2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án BOT vào ngành điện ở Vương quốc Bahrain .................................................................... 78 2.3. Quá trình triển khai và quản lý dự án nhà máy điện Al Ezzel – một dự án BOT thành công ở Vương quốc Bahrain ........................................................... 79
  • 5. 2.4. Bài học rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện thông qua dự án BOT ở Vương quốc Bahrain ............................................................. 82 II. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp điện ở Việt Nam từ nay đến năm 2020.................................................................................................. 84 1. Một số định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp điện đến năm 2020........................................................................... 84 2. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp điện........................................ 85 III. Giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng FDI vào ngành điện.................................................................................................................. 86 1. Giải pháp đối với Nhà nước ............................................................................. 87 1.1. Xây dựng mô hình thị trường điện lực Việt Nam ....................................... 87 1.2. Cải cách thủ tục hành chính........................................................................ 89 1.3. Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ............................... 90 1.4. Điều chỉnh Hợp đồng BOT (hoặc BOO) với chủ đầu tư ............................ 92 1.5. Lựa chọn chủ đầu tư dự án IPP thông qua đấu thầu cạnh tranh ................. 92 1.6. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nguồn điện.................................... 93 1.7. Đảm bảo về mặt tài chính của dự án IPP .................................................... 93 1.8. Quản lý và phân bổ hợp lý các rủi ro giữa các bên..................................... 94 2. Giải pháp đối với EVN...................................................................................... 94 3. Các giải pháp khác ........................................................................................... 95 3.1. Chủ đầu tư dự án cần thực hiện tốt các thủ tục đầu tư................................ 95 3.2. Đảm bảo chất lượng về yếu tố con người ................................................... 96 KẾT LUẬN........................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổng công suất phát điện cả nước qua các năm 2003 – 2008........... 33 Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2008).... 43 Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2005).... 44 Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (2005 – 2008).... 45 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy nhiệt điện....................... 24 Hình 2: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy thủy điện........................ 24 Hình 3: Sơ đồ quản lý của ngành điện Việt Nam............................................ 36 Hình 4: Sơ đồ quản lý ngành điện của Ấn Độ ................................................ 72 Hình 5: Mô hình quản lý thị trường điện lực .................................................. 89
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTNN Đầu tư nước ngoài EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu chế xuất KCX Khu công nghiệp NĐ Nhiệt điện ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TBKHH Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp TĐ Thủy điện TNCs Tập đoàn xuyên quốc gia TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 8. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp điện đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngày nay, công nghiệp hóa đang từng bước phát triển trên cả nước. Vì vậy, ngành công nghiệp điện cũng như điện năng ở Việt Nam đã và đang đi trước trong việc xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện và chuẩn bị xây dựng nhà máy điện nguyên tử nhằm cung cấp điện năng phục vụ sản xuất của các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và sinh hoạt dân dụng,… Điều này góp phần hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, công nghiệp điện cũng mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và thông qua đó giúp nâng cao mức sống của xã hội. Vì vậy, Việt Nam rất cần thiết phải đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới muốn tiếp tục tăng trưởng một cách ấn tượng đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất nhanh. Ngày 18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI). Với tốc độ tăng trưởng phụ tải điện được dự báo trong Quy hoạch điện VI thì phương án cơ sở tăng 17%/năm, nhưng phương án điều hành có thể tăng tới 20%, thậm chí 22%/năm thì mỗi năm ngành điện phải đầu tư khoảng 2.000 – 3.000 MW công suất điện. Đến năm 2010, tổng công suất điện trên toàn hệ thống sẽ tăng gấp đôi so với công suất đặt hiện nay (11.200 MW)1 . Với tốc độ tăng trưởng như vậy, một mình ngành điện không thể lo xuể. Nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư theo hình thức phát triển các nhà máy điện độc lập (IPP – Independent Power Plant) thông qua các hình thức Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), hình thức Xây dựng – Sở hữu – Khai thác (BOO), liên doanh hay hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài,… là sự lựa chọn tối ưu, đặc biệt phải có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì ngành điện mới có thể cáng nổi. 1 Khoản 1, Điều I, Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025.
  • 9. 2 Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu đầu tư cho phát triển ngành điện là rất lớn, dự kiến từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn của ngành điện cần khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm, trong đó ngành điện chỉ đáp ứng được khoảng 50%2 . Thêm vào đó, do đặc điểm của sản phẩm điện là vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, sản phẩm không thể tích trữ (sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời) được và yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật vì vậy chỉ nhà đầu tư là các tổ chức lớn (mà chủ yếu là những nhà đầu tư ngoài nước) mới đủ tiềm lực để đầu tư vào lĩnh vực này. Việc huy động thêm các nguồn lực đầu tư trực tiếp vào ngành điện thông qua các dự án IPP là hình thức xã hội hóa đầu tư điện, đã góp phần giải quyết bài toán thiếu vốn và mang lại hiệu quả phục vụ lợi ích công cộng phát triển kinh tế xã hội. Trong tình trạng thiếu hụt điện năng như hiện nay, việc đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngành điện đã giúp cải thiện đáng kể nguồn cung điện và giảm bớt áp lực cho EVN. Song trên thực tế, tham gia vào các dự án điện ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay chỉ có 2 dự án BOT là Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3 và 17 dự án IPP khác đi vào hoạt động. Số lượng các dự án này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Khi mà 47 dự án IPP trong lĩnh vực phát điện tính đến năm 2015 hầu như vẫn còn trên giấy hoặc đang triển khai thì nguồn cung điện chủ yếu vẫn dựa vào các nhà máy do EVN đầu tư, quản lý hoặc nắm cổ phần chi phối3 . Nhiều dự án IPP ngành điện bị chậm tiến độ là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nhân lực, thiếu thiết bị thi công, giá vật liệu tăng cao và sự xung đột về lợi ích đầu tư và hành lang pháp lý còn nhiều bất cập,… gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nhìn nhận tổng thể, giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án nguồn điện vừa cần thiết vừa đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập và không thể không khơi thông nguồn vốn quan trọng này. Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” làm Khóa luận tốt nghiệp. 2 Tư vấn của ADB về PPP tại các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), Anand Chiplunkar, 2006, tr.5. 3 Đầu tư vào ngành điện không phải dễ, http://www.hssc.com.vn/Default.aspx?TabID=53&ID=18034
  • 10. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Cho đến nay, số lượng các dự án IPP ngành công nghiệp điện Việt Nam chưa nhiều và thời gian thực hiện các dự án này chưa lâu do các hình thức này hiện chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Vì thế, đề tài Khóa luận này còn khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Khóa luận sẽ đề cập đến các nội dung sau:  Những vấn đề lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ngành công nghiệp điện.  Phản ánh thực tiễn thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam.  Đưa ra kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện của Ấn Độ và Bahrain, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong chính sách phát triển ngành điện, cả Ấn Độ và Bahrain đều đặc biệt coi trọng việc thu hút nguồn vốn FDI vào ngành này. Và trên thực tế, ngành điện của hai quốc gia này đã gặt hái được nhiều thành công đáng để học hỏi.  Sở dĩ Khóa luận chọn Ấn Độ và Bahrain bởi vì đây là hai quốc gia có những thành công đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn tư FDI vào ngành điện thông qua các dự án  Cuối cùng là đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam thông qua các dự án IPP. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam dưới hình thức nhà máy điện IPP mà chủ yếu là các dự án BOT, BOO có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008. Bên cạnh đó, Khóa luận cũng đề cập đến kinh nghiệm của Ấn Độ và Bahrain, hai quốc gia có chính sách phát triển và thu hút đầu tư các dự án IPP nói chung và thông qua hình thức đầu tư BOT nói riêng vào ngành công nghiệp điện rất thành công. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê dữ liệu, diễn giải, khái quát, chuyên gia,… trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật
  • 11. 4 biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Khóa luận kết hợp với các quan điểm kinh tế, tài chính và đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 5. Bố cục của Khóa luận Ngoài phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của Khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và ngành công nghiệp điện Trong phần này, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngành công nghiệp điện để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở Chương II. Chƣơng II: Thực tiễn thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam Trong phần này, tác giả đề cập đến khái quát về ngành công nghiệp điện ở Việt Nam và thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành này dưới các hình thức như BOT, BOO và các hình thức đầu tư khác. Chƣơng III: Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam Tác giả xin bày tỏ lòng cám ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cô chú ở Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô, bạn bè để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thành Nghĩa
  • 12. 5 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN I. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu tư nước ngoài đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay, FDI đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố quy định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Cho đến nay, rất nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới đưa ra định nghĩa về FDI: Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment) được định nghĩa là “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”4 . Còn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp 4 Tổng quan FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài, http://my.opera.com/KH48B/forums/topic.dml?id=223827
  • 13. 6 đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”5 . Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”6 . Và “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”7 . Từ đó, ta có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để tiến hành tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về FDI, song chúng ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại”8 . Nói một cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn, trong đó chủ vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. 2. Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Tác động cơ bản nhất của các hình thức chu chuyển vốn là tăng tổng mức đầu tư của toàn xã hội, chúng đem đến cho các quốc gia tiếp nhận phương tiện để phát huy tỷ suất lợi nhuận về vốn cao hơn do sự khan hiếm tương đối về vốn trong khi nguồn lao động hoặc có thể cả nguồn nguyên nhiên liệu lại khá dồi dào. Riêng với nguồn vốn FDI, do nó được xuất phát từ chỗ là loại hình đầu tư phản ánh mục tiêu nhằm đạt được lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại nước họ đầu tư vào và lợi ích 5 Trade and Foreign Direct Investment, Richard Blackhurst, Drian Otten, http://www.wto.org/English/news_e/pres96_e/pr057_e.htm 6 Khoản 2, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005. 7 Khoản 12, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005. 8 Giáo trình đầu tư nước ngoài, TS. Vũ Chí Lộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, tr.13.
  • 14. 7 lâu dài này bao hàm cả quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp FDI được thành lập cũng như ở một mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư lên lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Chính yếu tố sau cùng này quy định những đặc điểm cơ bản nhất của FDI như sau: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Mặt khác, các nhà đầu tư này lại thường đến từ các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, họ mang theo công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và hoạt động FDI luôn gắn với thị trường rộng mở9 . Cho nên, các dự án FDI thường mang tính khả thi và cho hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. - Nguồn vốn đầu tư FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. - Nguồn vốn FDI có thể tham gia trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi các nhà đầu tư gián tiếp chỉ quyết định mua cổ phiếu tại những doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng trong tương lai, hay với hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Aid – ODA), các nước chủ nhà tuy có quyền 9 Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào phát triển công nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thị Hường, Luận án Thạc sỹ năm 1995, tr.23.
  • 15. 8 quản lý sử dụng vốn nhưng thông thường danh mục các dự án phải có sự thỏa thuận với các nhà tài trợ thì ở các dự án FDI, ngoài danh mục một số ngành nghề Chính phủ nước chủ nhà không cho phép, nhà đầu tư có thể bỏ vốn kinh doanh vào bất cứ lĩnh vực nào mà mình ưa thích. - Nguồn vốn FDI có tính ổn định cao. Đối với đầu tư gián tiếp, hình thức đầu tư chủ yếu của nó là mua các tài sản tài chính, tiền lãi từ việc mua các trái khoán còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như tỷ giá, lãi suất ngân hàng, giá cổ phiếu. Đó là những biến số có dao động ngắn hạn. Hơn nữa, những tài sản này lại rất dễ bị bán do các chủ đầu tư muốn thu hồi vốn. Còn hình thức ODA thường mang tính chính trị, quốc gia tiếp nhận phải chịu sự chi phối của quốc gia chủ đầu tư. Trong cả hai trường hợp này, nếu như các dự án hoạt động không hiệu quả sẽ để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận vốn. Ngược lại, FDI là nguồn vốn mang tính ổn định lâu dài vì nó dựa trên những cân nhắc lợi nhuận cho dài hạn. Để có thể thu hồi vốn đầu tư, nhà đầu tư phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này thường không dễ thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn, chính vì vậy mà nhà đầu tư không dễ gì rút lui ngay cả trong trường hợp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động. - Vai trò của FDI không chỉ hạn chế trong việc làm tăng đầu tư ở nước nhận vốn. Bởi lẽ, FDI xuất phát từ quyết định của một doanh nghiệp ở một nước nào đó nhằm tham gia vào sản xuất quốc tế, di chuyển địa điểm hoạt động của mình đến nước chủ nhà lựa chọn nó. Về cơ bản, FDI đem theo cả những kiến thức đặc thù cho công ty (dưới hình thức công nghệ, kỹ năng kinh nghiệm quản lý, bí quyết tiếp thị, kỹ thuật tiên tiến,…) mà nước chủ nhà không thể thuê hoặc mua được trên thị trường. Và thông qua việc tiếp nhận nguồn FDI, nước chủ nhà chẳng những tiếp thu được công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong lao động công nghiệp mà khi ra đi, các dự án FDI còn để lại cho các quốc gia này những cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại. 3. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, tùy thuộc vào khả năng tài chính và đặc điểm của môi trường đầu tư tại nước đã lựa chọn mà chủ đầu tư sẽ quyết định cách
  • 16. 9 thức đầu tư hợp lý. Mỗi một quốc gia lại có một quy định khác nhau về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, cho đến nay, ở Trung Quốc vẫn quy định 3 hình thức là: hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh và hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài; Ấn Độ thì cho phép mọi hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài;… Còn tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới 7 hình thức theo Luật đầu tư 2005 ban hành ngày 29/11/2005:  Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài.  Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.  Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh.  Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).  Mua cổ phần hoặc góp vốn.  Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con.  Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác. 3.1. Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Việt Nam và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh – Joint Venture), là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt
  • 17. 10 động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hình thức doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giúp tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, nhược điểm là sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hóa. 3.2. Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% số vốn của mình để thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh
  • 18. 11 doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh,… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thực thể pháp lý độc lập, hoạt động theo luật pháp nước sở tại và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài giúp Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này khiến cho nước tiếp nhận khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức này giúp chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại. 3.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể
  • 19. 12 thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhưng, khó thu hút đầu tư dưới hình thức này, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Hình thức này giúp tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hóa; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhưng, nước đầu tư không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. 3.4. Hình thức đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) BOT là một thuật ngữ để chỉ một mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vốn dành riêng cho khu vực Nhà nước. BOT là viết tắt của „Build – Xây dựng, Operate – Khai thác, Transfer – Chuyển giao‟. Hình thức BOT là một trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ được áp dụng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng10 . Hình thức đầu tư này có thể giải quyết 10 Cơ sở lý luận và thực tiễn tài trợ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức BOT, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Tuyển Cử, Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Cường, 2004, tr.20.
  • 20. 13 được sự mâu thuẫn giữa nhu cầu thiết yếu về cơ sở hạ tầng với sự thiếu vốn trầm trọng ở những quốc gia đang phát triển11 . Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới về hình thức BOT thì “Hình thức đầu tư BOT là hình thức nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng công trình, sau khi hoàn thành sẽ tiến hành kinh doanh khai thác trong một thời gian nhất định đảm bảo thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý sau đó chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước”12 . Như vậy, lợi ích của nhà đầu tư nói chung là khoản lợi nhuận họ có thể nhận được từ việc khai thác dự án. Họ có thể nhận được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiện nay ở Việt Nam, ngoài hình thức BOT chính thống còn tồn tại các dạng biến thể khác như:  Hợp đồng BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh): là Văn bản được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.  Hợp đồng BT (Xây dựng – Chuyển giao): là Văn bản được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để kinh doanh, khai thác nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Vốn để thực hiện dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT là vốn của riêng nhà đầu tư nước ngoài, song cũng có thể vốn của nhà đầu tư nước ngoài cộng 11 To promote infrastructure construction of China by using BOT to raise domestic funds, January 15 1997, tr.3. 12 Cơ sở lý luận và thực tiễn tài trợ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức BOT, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Tuyển Cử, Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Cường, 2004, tr.18-19.
  • 21. 14 với vốn của Chính phủ Việt Nam. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể trong Hợp đồng BOT, BTO, BO. Các Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi được cấp Giấy phép đầu tư. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hình thức BOT thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách Nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, Nhà nước phải chịu rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Khi sử dụng hình thức này thì hiệu quả vốn được đảm bảo; chủ động quản lý, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, không bị chia sẻ và được Nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. Nhưng việc đàm phán và thực thi Hợp đồng BOT thường gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức. 3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn Hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư được quyền góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam, hình thành nên công ty cổ phần. Công ty cổ phần (Joint Stock Company) là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cơ cấu tổ chức: công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia giám sát quản lý hoạt động của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao
  • 22. 15 nhất của công ty cổ phần. Ở một số nước khác, công ty cổ phần hữu hạn có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo cách thành lập mới, cổ phần hóa doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hóa. 3.6. Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con Hình thức đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company) là một trong những mô hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lý của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo ra rất nhiều thuận lợi: - Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác nhau mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các công ty trực thuộc trong việc tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa, điều tiết chi phí thu nhập và các nghiệp vụ tài chính. - Quản lý các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất và chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty. - Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này. - Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D),… 3.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác Ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp theo hình thức Hợp tác
  • 23. 16 kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc thành lập riêng doanh nghiệp 100% vốn của mình. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ Việt Nam thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong khu chế xuất có các doanh nghiệp chế xuất hoạt động. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp đóng trong khu chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ Việt Nam về doanh nghiệp chế xuất. Khi hoạt động trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi nhất định, ví dụ được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa với khách hàng nước ngoài. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam với các doanh nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải tuân theo các quy định của pháp luật xuất nhập khẩu. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do Chính phủ Việt Nam thành lập hoặc cho phép thành lập. Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp. Đó có thể là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam. 4. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Luồng vốn FDI trên thế giới gia tăng trong những năm vừa qua đã có những tác động ngày càng rõ nét lên nền kinh tế toàn cầu. Tác động đó, trước hết từ những lợi ích mà các nhà đầu tư thu được khi mang vốn ra nước ngoài và sau đó là những lợi ích đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước
  • 24. 17 ngoài của Mac Dougall đã chỉ ra: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa tạo ra thu nhập cho nhà đầu tư trong nước và ngoài nước”13 . Khi đó, sản lượng của cả hai nước sẽ tăng lên làm cho tổng sản lượng của toàn thế giới cũng tăng lên. Chúng ta sẽ tiến hành xem xét những tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế của các nước xuất khẩu FDI và các quốc gia tiếp nhận vốn. 4.1. Tác động đối với các nước xuất khẩu FDI - FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới: Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,… có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nguồn vốn FDI. - FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao: Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và mức sống, thu nhập,… giữa các nước nên đã tạo ra chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, đầu tư ra nước ngoài cho phép lợi dụng các chênh lệch này để giảm chi phí về lao động. Vì thế, trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công nghiệp mới đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để giảm chi phí sản xuất. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các nước sở tại cũng giúp các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị,… Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ mặc nạn thất nghiệp ở các nước phát triển để đầu tư ở những nước có chi phí rẻ, lợi nhuận cao và như vậy tạo công việc làm cho nước nhận đầu tư. - FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định: Mục tiêu của nhiều dự án đầu tư nước ngoài là tìm kiếm nguồn nguyên 13 Giáo trình đầu tư nước ngoài, TS. Vũ Chí Lộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, tr.24.
  • 25. 18 liệu, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, chẳng hạn thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài nguyên biển, rừng, sản phẩm cây công nghiệp,… Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển có nhiều nhưng không có điều kiện khai thác, chế biến do thiếu vốn, công nghệ. Do đó, đầu tư vào các lĩnh vực này sẽ thu được nguyên liệu thô với giá rẻ và qua chế biến sẽ thu được lợi nhuận cao. - FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh: Đổi mới thường xuyên công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh; do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển những máy móc, công nghệ đã lạc hậu so với trình độ chung của thế giới để đầu tư sang các nước khác. Điều đó, một mặt giúp các chủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ; kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm của hãng ở các thị trường mới; di chuyển máy móc gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư nước ngoài. 4.2. Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI 4.2.1. Tác động đối với những nƣớc công nghiệp phát triển Theo đánh giá của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), trong thời gian tới, các nước phát triển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài vừa là những địa chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế. Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò chủ chốt. Theo Báo cáo của Hãng thông tấn Reuters về những quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng thu hút FDI năm 2008, Mỹ vẫn là nước tiếp nhận FDI nhiều nhất, tiếp đến là Anh, Pháp, Canada, Hà Lan và các nước phát triển khác. Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng cường kinh tế, mở rộng
  • 26. 19 nguồn thu của Chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát,… 4.2.2. Tác động đối với những nƣớc đang phát triển Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, những dòng vốn đầu tư quốc tế đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên thế giới hiện nay không chỉ có các quốc gia có nền kinh tế phát triển thu hút được vốn FDI mà ngay cả những nước đang phát triển cũng cuốn vào quá trình hợp tác đầu tư quốc tế mặc dù so với các nước phát triển thì những nước này vẫn còn hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp nhận vốn lẫn cơ chế trì trệ, chậm đổi mới. Thậm chí trong năm 2008, luồng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đạt gần 600 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay bởi các nước này ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với kinh tế xã hội14 . - Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho những quốc gia này15 . Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao. - Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Bên cạnh tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP, với sự hoạt động có hiệu quả của mình, các doanh nghiệp FDI sẽ có đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách vốn vẫn thường ở trong tình trạng bội chi của các nước đang phát triển. Bởi vì khi đón nhận được một nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước, Chính phủ đã có thể tính đến nhiều khoản thu khác nhau từ các doanh nghiệp này, như: tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển; các khoản phí và lệ phí đối với hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của các doanh nhân nước ngoài; các khoản thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thậm chí có quốc gia còn đánh thuế hoạt động chuyển nhượng vốn và quyền lợi nhuận về nước. 14 World Investment Report 2008, UNCTAD, tr.3. 15 Does Foreign Direct Investment promote development?, Theodore H. Moran, Edward Montgomery Graham, Magnus Blomstrom, 2005, tr.175.
  • 27. 20 - Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại. Các dự án FDI cũng góp phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI không chỉ đơn thuần tạo ra việc làm trực tiếp cho người lao động mà nó còn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm cho các lao động trong các ngành nghề có liên quan như cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm,… Thông thường, tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có liên quan đến khu vực FDI là 1/3 và 1/4. Như vậy, lượng lao động thực tế kiếm được việc làm từ nguồn vốn FDI là rất lớn, góp một phần quan trọng vào vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp, một trong những cản trở thường thấy ở các nước đang phát triển trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. - Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới hoạt động xuất khẩu của các nước chủ nhà. Đối với các quốc gia đang phát triển, khi bước vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, họ thường ở vị thế là các nước thiếu thốn về công nghệ, máy móc, thiết bị, thậm chí thiếu cả hàng hóa tiêu dùng. Khi đó, các quốc gia thường thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu và sau đó là định hướng xuất khẩu bằng cách tận dụng các ưu thế của mình về tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động rẻ, chi phí sản xuất thấp. Mong muốn có được một nền sản xuất hướng về xuất khẩu của các nước này lại phù hợp với mục tiêu “tìm kiếm hiệu quả” của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với các công ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs), những người đang giữ vị trí chi phối trong hoạt động đầu tư quốc tế. Các công ty này có hệ thống chi nhánh trên phạm vi toàn cầu, họ đã có sẵn các kênh bao tiêu sản phẩm, có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phát triển sản phẩm và tiếp thị quốc tế, đồng thời họ có lợi thế về việc tận dụng những khác biệt giữa các quốc gia về chi phí sản xuất. Hơn thế nữa, từ việc tham gia vào các liên doanh xuất khẩu, chứng kiến các chiến lược xuất khẩu của các TNCs, các quốc gia này đã
  • 28. 21 học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về cách thức thâm nhập vào thị trường thế giới, có được hiểu biết sâu rộng hơn về các thị trường xuất khẩu để từ đó có thể tự mở rộng các mối quan hệ ngoại thương của mình. - Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu được công nghệ sản xuất hiện đại. Một điều dễ dàng nhận thấy là khi có một nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào một nước đang phát triển thì đó thường là nhà đầu tư đến từ quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, họ đem đến đây lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại. Cùng lúc đó, các nước đang phát triển khi thu hút FDI vào phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng chủ động định hướng nguồn vốn này vào các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển, đòi hỏi trình độ sản xuất cao mà khả năng trong nước chưa thực hiện được như điện tử, viễn thông hay các ngành công nghiệp chế tạo hoặc các lĩnh vực thiết yếu cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng,… nhưng lại đòi hỏi nhiều vốn. Với sự phối hợp trong chiến lược của hai phía đối tác đã hướng các nguồn FDI vào các ngành kinh tế chủ lực cũng như các ngành kinh tế mới có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế như công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử,… Đó là các ngành điển hình của một nền kinh tế công nghiệp hóa. II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện 1. Năng lƣợng điện Ngày nay, nhu cầu điện năng là rất cần thiết và năng lượng điện không thể thiếu trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của xã hội. Chính do nhu cầu phát triển mạnh mẽ và liên tục của xã hội đòi hỏi ngành năng lượng điện cũng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Đối với mọi quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng là một điều kiện không thể thiếu để thực hiện thành công. Điện là “đầu vào” quan trọng đối với sản xuất sản phẩm, hàng hóa, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế. Hiện đại hóa chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở công nghiệp hóa mà điện
  • 29. 22 năng là một loại năng lượng đặc biệt, không thể thiếu đối với sự phát triển của mọi ngành công nghiệp. Thiên nhiên xung quanh ta rất phong phú, nguồn năng lượng điện cũng rất dồi dào. Than đá, dầu khí, nước, mặt trời, gió,… là những nguồn năng lượng rất lớn và quý giá đối với ngành cung cấp điện cũng như đối với đời sống con người. Năng lượng theo cách nhìn tổng quát là rất rộng lớn trong vũ trụ. Chỉ riêng năng lượng mặt trời đã có trữ lượng gấp hàng chục tỷ lần năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu hàng năm. Nhưng năng lượng ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm của thế giới. Điều đó thật dễ hiểu, để năng lượng dùng được ở hộ tiêu thụ, năng lượng sơ cấp phải trải qua nhiều công đoạn như khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối. Các công đoạn này đòi hỏi nhiều chi phí tài chính, kỹ thuật và ràng buộc xã hội. Hiệu suất qua các công đoạn kể từ nguồn năng lượng sơ cấp đến năng lượng dùng được là rất thấp. Năng lượng sơ cấp tồn tại dưới các dạng: hóa năng, thủy năng (thế năng), động năng, nhiệt năng, cơ năng và năng lượng hạt nhân. Năng lượng điện (hay còn gọi là điện năng) hiện nay đã là một dạng năng lượng rất phổ biến. Sản lượng điện hàng năm trên thế giới sản xuất ra ngày càng tăng vào khoảng hàng nghìn tỷ Kwh. Sở dĩ điện năng thông dụng như vậy vì nó có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa, hiệu suất cao,… Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có ba đặc điểm chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, điện năng tuy là một loại sản phẩm của lao động nhưng điện năng vô hình, sản xuất ra không tồn kho, tích trữ được (trừ một vài trường hợp cá biệt với công suất rất nhỏ như pin, acquy,…). Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không thể tồn đọng). - Thứ hai, quá trình về điện xảy ra rất nhanh. Chẳng hạn, sóng điện từ lan truyền trong dây dẫn rất nhanh, xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng. Quá trình ngắn mạch,
  • 30. 23 sóng sét lan truyền, đóng cắt thiết bị điện, tác động của thiết bị bảo vệ,… đều xảy ra trong thời gian nhỏ hơn một phần mười giây. - Thứ ba, do điện năng là đầu ra đồng thời lại là đầu vào của hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong xã hội nên điện năng là một loại hàng hóa mà người sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống điện. Quá trình kinh doanh điện năng phải trải qua ba khâu cơ bản: phát điện, truyền tải và phân phối. Ba khâu này xảy ra đồng thời, tạo thành một hệ thống điện. Hệ thống điện là tập hợp bao gồm các nguồn điện, các phụ tải điện nối liền với nhau bởi các trạm biến áp, trạm cắt, trạm biến đổi dòng điện và mạng điện với các cấp điện áp định mức khác nhau. Hệ thống điện làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, không qua một khâu thương mại trung gian nào. Sự vận hành của hệ thống điện đòi hỏi phải đảm bảo được tính liên tục, ổn định và thống nhất. 2. Các nhà máy sản xuất điện năng Nhà máy sản xuất ra điện năng gọi là nhà máy điện. Nhiên liệu dùng cho các nhà máy điện là những tài nguyên thiên nhiên như than đá, than bùn, khí, dầu, nước, mặt trời, năng lượng nguyên tử,… Để làm quay các máy phát điện, người ta phải dùng những máy động lực sơ cấp như máy hơi nước, động cơ đốt trong, tuabin khí, tuabin nhiệt, tuabin thủy lực,… Tùy theo dạng năng lượng được sử dụng cho các máy động lực sơ cấp đó, người ta chia ra các loại nhà máy điện như nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện tuabin khí, nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy điện công suất nhỏ như nhà máy điện chạy bằng sức gió, nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện diezel, nhà máy địa nhiệt, nhà máy điện thủy triều,… Thông thường, tất cả các nhà máy điện đều được đặt xa khu dân cư và thường được bố trí gần nơi có sẵn các nhiên liệu. Điện năng sau khi được sản xuất ở các nhà máy điện sẽ được truyền tải, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện. 2.1. Nhà máy nhiệt điện Đây là loại nhà máy điện kinh điển, cho đến nay sản lượng điện do nhà máy này sản xuất ra vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng sản lượng điện của một quốc gia.
  • 31. 24 Hình 1: Nguyên lý biến đổi năng lƣợng ở nhà máy nhiệt điện Nhiên liệu dùng để đốt lò là than đá, than bùn, khí đốt, các loại dầu nặng, tre,… nhiệt năng làm bốc hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 5500 C, 250at/cm2 ) tác động lên cánh tuabin, cơ năng này làm quay trục của máy phát và máy phát phát ra điện. Nhà máy nhiệt điện có hai loại là nhà máy nhiệt điện trích hơi và nhà máy nhiệt điện ngưng hơi. Nhà máy nhiệt điện có những đặc điểm sau:  Thường xây dựng gần nguồn nhiên liệu.  Hầu hết điện năng sản xuất ra được phát lên lưới điện cao áp.  Tính linh hoạt trong vận hành kém.  Việc khởi động và tăng phụ tải chậm.  Khối lượng tiêu thụ nhiên liệu lớn, việc vận chuyển nhiên liệu khá tốn kém và thải khói làm ô nhiễm môi trường.  Hiệu suất của nhà máy nhiệt điện khoảng 30% – 40% đối với nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, 60% – 70% đối với nhà máy nhiệt điện trích hơi với phụ tải nhiệt là tối ưu. 2.2. Nhà máy thủy điện Ở nhà máy thủy điện, thủy năng được biến thành điện năng nhờ các tuabin thủy lực làm quay rôto các máy phát điện. Công suất của nhà máy thủy điện tỷ lệ với chiều cao cột nước và lưu lượng nước qua tuabin. Tuabin thủy lực đặt ở phía hạ lưu, tại đây có kênh dẫn nước chảy vào buồng xoáy chôn ốc và hướng vào cánh rôto của tuabin thủy lực được gắn đồng trục với rôto máy phát điện ở phía triển. Như vậy, thủy năng qua tuabin thủy lực biến thành cơ năng và sau đó biến thành điện năng. Hình 2: Nguyên lý biến đổi năng lƣợng ở nhà máy thủy điện
  • 32. 25 Nhà máy thủy điện có những đặc điểm sau:  Sử dụng năng lượng của dòng nước nên không gây ô nhiễm môi trường.  Thiết bị tương đối đơn giản, gần như hoàn toàn tự động.  Số người vận hành ít (chỉ khoảng 1/20 nhà máy nhiệt điện có cùng công suất).  Giá thành sản xuất 1 Kwh điện năng rẻ nhất so với các loại nhà máy điện khác (chỉ bằng 0,08 đến 0,2 giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện).  Thời gian nhận tải của nhà máy thủy điện rất nhanh. Vì vậy, nhà máy thủy điện đảm bảo nhận phần biến động của phụ tải điện trong ngày rất tốt. Ngoài kiểu nhà máy thủy điện thông thường còn có nhà máy thủy điện tích năng. Nhà máy này có hai hồ chứa nước (một ở thượng lưu, một ở hạ lưu) nằm ở hai độ cao khác nhau. Nhà máy làm việc ở hai chế độ: chế độ sản xuất điện năng và chế độ tiêu thụ điện năng. Khi hệ thống điện có phụ tải cực tiểu các nhà máy làm việc ở chế độ động cơ, còn tuabin ở chế độ bơm, nghĩa là máy phát điện tiêu thụ điện năng từ hệ thống điện để bơm nước từ hồ chứa nước hạ lưu lên hồ chứa nước thượng lưu. Chế độ làm việc này gọi là chế độ tích năng. Ngược lại, khi phụ tải của hệ thống điện cực đại, hệ thống có nhu cầu điện năng, nước chảy từ hồ thượng lưu xuống hạ lưu làm quay tuabin, quay máy phát điện, sản xuất điện năng và cung cấp lên hệ thống. Như vậy, thủy điện tích năng góp phần làm bằng phẳng đồ thị phụ tải của hệ thống điện, nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành các nhà máy nhiệt điện. 2.3. Nhà máy điện nguyên tử Nhà máy nhiệt điện nguyên tử là dùng các lò phản ứng hạt nhân để cung cấp nhiệt biến nước thành hơi có nhiệt độ và áp suất cao, hơi này làm quay tuabin máy phát và máy phát điện sản xuất ra điện năng. Nhiên liệu hạt nhân có khả năng tạo nhiệt rất cao, chẳng hạn phân hủy 1 kg U235 tạo ra nhiệt năng tương đương với đốt 2.900 tấn than đá. Vì vậy, nhà máy điện nguyên tử có ý nghĩa rất lớn với vùng khan hiếm nhiên liệu than, dầu, khí và ở các vùng khó vận chuyển nguyên liệu tới. Để sản xuất ra điện năng, lò phản ứng hạt nhân sử dụng Uranium. Ở trạng thái tự nhiên, quặng này có 99,3% là Uranium 238 và 0,7% là Plutonium. Nhiệt lượng thu được
  • 33. 26 trong lò phản ứng khi làm việc là do sự phân rã các hạt nhân nguyên tử của chất làm nhiên liệu như Uranium 235 và Plutonium 239. Nhà máy điện nguyên tử có những đặc điểm sau:  Có khả năng làm việc độc lập.  Khối lượng nhiên liệu nhỏ.  Vận hành linh hoạt.  Đồ thị phụ tải tự do.  Không thải khói ra ngoài khí quyển.  Vốn đầu tư xây dựng lớn.  Hiệu suất cao hơn nhà máy nhiệt điện. Pháp là quốc gia xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và hiện nay trong tổng sản lượng điện quốc gia hàng năm thì sản lượng điện do các nhà máy điện nguyên tử cung cấp chiếm tới 80% và khá ổn định. 2.4. Nhà máy điện dùng sức gió Trong số các nguồn năng lượng thì gió được coi là nguồn năng lượng vô tận, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và giá thành tương đối rẻ so với các loại năng lượng khác. Người ta lợi dụng sức gió để quay hệ thống cánh quạt đối diện với chiều gió. Hệ thống cánh quạt hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp qua bộ biến tốc làm quay máy phát điện, sản xuất ra điện năng. Điện năng sản xuất ra thường được tích trữ bằng acquy. Đối với động cơ gió phát điện gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh tần số vì vận tốc gió luôn thay đổi. Động cơ gió phát điện thường có hiệu suất thấp, công suất đặt nhỏ, giá thành điện năng lại cao. Vì vậy, động cơ điện gió chỉ dùng ở các vùng hải đảo xa xôi và những nơi thật cần thiết. 2.5. Nhà máy điện từ thủy động Đây là loại nhà máy điện trong tương lai, vì đang còn trong thời kỳ nghiên cứu, thử nghiệm. Điện năng sản xuất ra trực tiếp từ nhiệt năng trong máy phát điện từ thủy động. Khí được đốt cháy hết ở nhiệt độ rất cao từ 3.0000 C – 4.0000 C sẽ trở thành vật dẫn điện. Trạng thái khí trong điều kiện nhiệt độ như vậy được gọi là Plasma. Ta đã biết khi một vật dẫn quét ngang từ trường thì trong vật dẫn đó xuất hiện suất điện động. Suất điện động này phụ thuộc vào chiều dài, tốc độ di chuyển
  • 34. 27 của vật dẫn và cường độ từ trường. Dựa trên cơ sở này, người ta chế tạo máy phát điện từ thủy động, trong đó Plasma là vật dẫn. 2.6. Nhà máy điện tuabin khí Nhà máy điện tuabin khí, áp suất của khí đốt giãn nở trực tiếp làm quay tuabin khí và quay rôto máy phát điện, máy phát điện phát ra điện năng. Nhà máy điện tuabin khí có hai loại: - Tuabin khí có chu trình hở, nghĩa là khí sau khi giãn nở thổi qua tuabin thì xả ra ngoài không khí. - Tuabin khí có chu trình kín, không khí được máy nén nén lại và lần lượt phun qua: thiết bị sấy nóng, buồng đốt, tuabin khí rồi quay trở về thiết bị nén, nghĩa là luồng khí di chuyển trong một chu trình khép kín. Hiệu suất của nhà máy tuabin khí đơn khoảng 20% – 25%, còn đối với nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp là 44% – 46%. Nhiên liệu của nhà máy điện tuabin khí là khí thiên nhiên, đã chưng cất (DO) và thậm chí cả dầu thô hoặc dầu cặn với biện pháp xử lý dầu thích hợp. 3. Ngành công nghiệp điện Hiện nay, hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới rất phong phú và đa dạng, bao gồm: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp dệt may – da giày, công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp phần mềm tin học,… Trong đó, ngành công nghiệp điện là một bộ phận không thể thiếu và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Công nghiệp điện là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất điện năng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Công nghiệp điện bao gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện kể cả xuất nhập khẩu điện năng. Như vậy, ngành công nghiệp điện mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt sau:
  • 35. 28 - Dịch vụ ngành điện thay đổi nhanh chóng và tính “nhạy cảm” cao. Đối với ngành sản xuất khác phải mất ít nhất 3 tháng để người tiêu dùng đánh giá và phản hồi thông tin đến nhà sản xuất nhưng với sản phẩm điện năng, từ lúc sản xuất đến truyền tải, cung cấp cho khách hàng cho đến lúc nhận được ý kiến phản hồi trong thời gian ngắn. Ví dụ, khi xảy ra một sự cố mất điện hay trục trặc kỹ thuật thì sẽ được phản hồi ngay lập tức đến giám đốc đơn vị sau ít phút. Sự “nhạy cảm” này đòi hỏi phải có một quy trình dịch vụ tốt nhất để có thể ứng phó trong mọi tình huống xảy ra. - Mức đầu tư ban đầu cho một nhà máy điện là rất lớn so với nguồn thu hàng năm của nó, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao, dẫn đến rào cản gia nhập ngành thấp. Sở dĩ như vậy bởi để xây dựng các nguồn điện thì nhà đầu tư không thể chỉ sử dụng nguồn vốn của mình mà họ còn phải tìm đến nhiều nguồn vốn vay khác nhau để mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có giá trị rất lớn. Và cũng như những công trình kết cấu hạ tầng khác, một dự án nguồn điện phải mất khoảng thời gian rất dài (từ 20 năm đến 25 năm) thì nhà đầu tư mới hoàn vốn và thu được một khoản lợi nhuận hợp lý. Do đó, các doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành này phải là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn. - Ngành công nghiệp điện có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, là một trong những động lực tăng năng suất lao động,… Ngành công nghiệp điện là một trong những ngành then chốt, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với ngành công nghiệp, để tạo ra điện thì con người có thể sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau như: than đá, dầu khí, nước,… Chính vì thế, sự phát triển của ngành điện gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp than,… bởi tài nguyên chính là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành điện. Và gần 70% tổng số điện năng sản xuất ra được sử dụng trong các xí nghiệp công nghiệp, do đó việc thiết kế hợp lý và vận hành kinh tế các hệ thống cung cấp điện sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân; Đối với ngành nông nghiệp, sản phẩm của ngành
  • 36. 29 điện là một công cụ đắc lực trợ giúp cho hoạt động thủy lợi, cụ thể là cấp nước, tưới tiêu và đáp ứng nhu cầu thay đổi thường xuyên theo mùa vụ; Đối với ngành dịch vụ, muốn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói này trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai thì trước hết, Việt Nam phải xây dựng hạ tầng cơ sở cho sự hoạt động của ngành và các doanh nghiệp, trong đó điện năng giữ một vai trò to lớn để vận hành các cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Chính vì thế, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải phát triển ngành công nghiệp này một cách tương xứng, tạo đà cho các ngành công nghiệp khác phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 4. Đặc điểm của đầu tƣ vào ngành công nghiệp điện Như đã phân tích ở trên, một đặc thù của ngành công nghiệp điện là đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao. Những đặc tính này đã khiến cho việc đầu tư vào ngành này có độ rủi ro tương đối cao. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Chính phủ về chính sách tài chính và quản lý, những rủi ro này sẽ giảm đi đáng kể. Ngành điện trên thế giới hiện nay đang gặp phải một số khó khăn và thách thức nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng cao. Những thách thức đó là yêu cầu nguồn vốn đầu tư cao, sự mất cân bằng về các nguồn tài trợ. Việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là 6 yếu tố sau: - Một là, tính khả thi của dự án phát triển điện: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện là tổng đầu tư của các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất điện năng. Đầu tư xây dựng nguồn điện có nhu cầu rất lớn về vốn. Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Hai là, hệ thống pháp luật: Các bộ Luật được ban hành một mặt nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai các mô hình quản lý ngành điện hợp lý, đa
  • 37. 30 dạng hóa huy động vốn đầu tư phát triển các công trình điện sẽ nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. - Ba là, sự phát triển của thị trường tài chính: Với hai dòng tài chính trực tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi mà ngành công nghiệp điện có thể huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một thị trường tài chính phát triển thì đó là điều kiện thuận lợi tạo cho ngành điện có nhiều cơ hội lựa chọn và khai thác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ thống thông tin được công khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ thích hợp. - Bốn là, cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư: Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọng đến phát triển nguồn điện. Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở tính tích cực của các chủ thể thị trường trong việc đầu tư phát triển nguồn điện. - Năm là, phương thức tổ chức huy động vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất điện: Do ngành điện là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng, việc sản xuất điện của đa số các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vào những biến động nhiên liệu trên thị trường thế giới cho nên cơ chế sản xuất kinh doanh và tài chính phải được điều chỉnh thích hợp. - Sáu là, hoạt động tư vấn đầu tư: Hoạt động tư vấn là một nhân tố rất quan trọng để tăng cường khả năng đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng nguồn điện. Nếu hoạt động tư vấn còn có những bất cập về năng lực, thiếu đồng bộ, thiếu năng lực công nghệ và chuyên gia giỏi hoặc chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành để cung cấp thông tin nhanh, đúng, đủ về trình độ phát triển công nghệ, thiết bị, vật liệu mới,… phục vụ sản xuất, không có những đổi mới để hoàn thiện các định mức chi phí, nhằm giảm giá thành công trình phù hợp năng lực thiết bị thi công, biện pháp thi công, thì tốc độ và quy mô của việc đa dạng hóa việc huy động nguồn vốn sẽ khó có thể tăng nhanh được.
  • 38. 31 * * * * * * * * * * * * * * Bản chất FDI là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Chính vì thế, FDI chính là hình thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Nguồn vốn FDI mang những đặc điểm khác so với các hình thức đầu tư khác hiện nay. Việt Nam hiện nay có 7 loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó hình thức đầu tư BOT trong nhiều năm gần đây đã được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và ngành công nghiệp điện nói riêng. Ngành công nghiệp sản xuất ra điện năng được gọi là ngành công nghiệp điện – một ngành kinh tế mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt so với các ngành kinh tế khác. Trong đó, điển hình nhất là đặc điểm của đầu tư vào ngành này bởi ngành điện đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao. Trong Chương II, Khóa luận sẽ tìm hiểu kỹ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam.