158_Phạm Lê Duy Anh_Phát triển hệ thống thông tin địa lý.pdf
1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ 4 : Xây dựng website hệ GIS khu vực Lai Thanh
Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Duy Anh
Mã sinh viên: 1911061510
Lớp: DH9C4
Học phần: Phát triển hệ thống thông tin địa lý
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thanh Thủy
Kỳ học 2019-2023
2. 1
Mục Lục
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ..................................................... 3
1. Định nghĩa .................................................................................................................................... 3
2. Các thành phần của GIS .............................................................................................................. 3
3. Các nhiệm vụ của GIS.................................................................................................................. 4
CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................................... 5
1. Tổng quan về WEBGIS................................................................................................................ 5
Hệ thống WebGIS cho phép quản lý nhiều bản đồ .......................................................................... 6
WebGIS cho phép xem, tìm kiếm thông tin..................................................................................... 6
WebGIS cập nhật thông tin thuận tiện............................................................................................. 6
Quản trị hệ thống ở WebGIS .......................................................................................................... 6
2. Các công nghệ sử dựng................................................................................................................. 6
2.1 Geoserver ................................................................................................................................. 6
2.2. PostgreSQL ............................................................................................................................. 7
2.3. QGIS....................................................................................................................................... 8
2.4. XAMPP................................................................................................................................... 8
2.5. WebBrowser............................................................................................................................ 9
2.6. Open Layer............................................................................................................................ 10
2.7. Các ngôn ngữ lập trình........................................................................................................... 10
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ WEBGIS KHU VỰC LAI THANH ......................................... 11
1. Chuẩn bị dữ liệu ......................................................................................................................... 11
2. Xây dựng website........................................................................................................................ 12
2.1 Tạo Database trong phần mềm Postgres .................................................................................. 12
2.2. Import CSDL vào thông qua công cụ PostGIS shapefile......................................................... 13
2.3. Chỉnh sửa dữ liệu bản đồ ....................................................................................................... 13
2.4. Đưa dữ liệu lên Geoserver ..................................................................................................... 18
3. Xây dựng code ............................................................................................................................ 23
3.1. Hiển thị 03 lớp dữ liệu bản đồ lên website.............................................................................. 23
3.2. Tạo check box on-off hiển thị cho 03 lớp bản đồ................................................................... 26
3.3. Hiển thị nổi bật các đối tượng thuộc lớp bản đồ phubemat khi click chuột.............................. 28
3.4. Tìm kiếm các đối tượng không gian lớp phubemat ................................................................. 29
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 32
3. 2
MỞ ĐẦU
Kỹ thuật “Thông tin địa lý” (Geograpgic Information System) đã bắt đầu được sử
dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên qua, là một dạng ứng dụng của
công nghệ tin học (Information Technolory) nhằm mô tả thế giới thực – tìm hiểu khai
thác. Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GiS ngày nay đang được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quản lý, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch sử dụng –
khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền vững và hợp lý.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập sâu vào
nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một quá trình mới trong quá trình phát triển
khoa học. Hệ thống thông tin địa lý là một trong ứng dụng rất có giá trị của công nghệ
tin học trong ngành địa lý, điều tra cơ bản, quy hoạch đô thị và cảnh báo môi trường.
Kỹ thuật GiS đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên
qua, với những tính năng ưu việt kỹ thuật GiS ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực nghiên cứu và quản lý.
Hệ thống thông tin địa lý là một kỹ thuật ứng dụng hệ thống vi tính số hóa, xuất hiện
trong những năm 1960 cho đến nay kỹ thuật nãy đã được biết đến như là một kỹ thuật
toàn cầu. trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay, việc tổ chức quản lý thông tin địa
lý một cách tổng thế có thể đóng góp không nhỏ vào việc sử dụng có hiệu quả hơn
nguồn tài nguyên của đất nước.
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế – xã hội,
quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. Có khả năng trợ giúp các cơ quan chính
phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân…
4. 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN ĐỊA LÝ
1. Định nghĩa
GIS là hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ
sở dữ liệu đầu vào liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu
trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị… các thông tin không gian từ thế giới thực để
giải quyết vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra (Nguyễn
Kim Lợi và ctv, 2009).
GIS là hệ thống quản lý không gian được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy
tính với mục đích lưu trữ, hợp nhất, mô hình hoá, phân tích và miêu tả được nhiều dữ
liệu. GIS được gọi là công nghệ xúc tác vì tiềm năng to lớn của nó đối với phạm vi các
ngành có liên quan. GIS hợp nhất các số liệu mang tính liên ngành lại bằng tổng hợp,
mô hình hoá và phân tích. Hệ thống thông tin địa lý và các ứng dụng của nó giúp đạt
được nhiều yêu cầu của thực tiễn, với các ưu điểm nổi bật như sau:
• Giảm hoặc loại bỏ các hoạt động thừa từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức và
tiền của.
• Số liệu có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng.
• Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
• Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau.
• Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra nhanh
chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
• Có thể làm bản đồ không cần kỹ xảo hoặc vắng kỹ thuật viên.
• Có thể làm cho bản đồ gần gũi với mục đích sử dụng.
• Hạn chế sử dụng bản đồ in tránh tác hại làm giảm chất lượng dữ liệu.
2. Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con
người và phương pháp.
Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày
nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung
tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu
giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS
là:
+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
5. 4
+ Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng
Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ
liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc
được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian
với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản
lý dữ liệu.
Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là
những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng
GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Hình 1.1 Các thành phần của GIS
Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là
được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
3. Các nhiệm vụ của GIS
Mục đích chung của các Hệ Thông tin địa lý là thực hiện 6 nhiệm vụ sau:
+ Nhập dữ liệu: Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu
này phải được chuyển sang dạng số thích hợp.
+ Thao tác dữ liệu: Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được
chuyển dạng và thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống
nhất định. Ví dụ, các thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ
khác nhau. Trước khi các thông tin này được kết hợp với nhau, chúng phải được
chuyển về cùng một tỷ lệ (mức chính xác hoặc mức chi tiết). Đây có thể chỉ là
sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân
tích.
+ Quản lý dữ liệu: Đối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa
lý dưới dạng các file đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và
6. 5
số lượng người dùng cũng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ
sở dữ liệu (DBMS) để giúp cho việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin +
Phân tích chồng xếp: Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác
nhau. Các thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên
kết vật lý. Sự chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ
liệu về đất, độ dốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế. + Hỏi
đáp và phân tích: Một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý. GIS
cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản “chỉ và nhấn” và các công cụ phân tích
tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân tích.
+ Hiển thị: Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển
thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và
trao đổi thông tin địa lý. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo
cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện).
Hình 1.2 Các nhiệm vụ của GIS
CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Tổng quan về WEBGIS
Công nghệ WebGIS hiểu một cách đơn giản là công nghệ về webgis, đây là hệ thống
thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin
địa lý trên mạng Internet. WebGIS có tiềm năng lớn trong công việc làm cho thông tin
địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người sử dụng trên thế giới. Với
việc sử dụng bản đồ trực tuyến, giải pháp này sẽ giúp khách hàng có thể cập nhật dữ
liệu lên bản đồ để phục vụ cho mục đích quản lý.
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp bản đồ trực tuyến được các nhà phát triển xây dựng
và cập nhật như Mapbender, MapBuilder, MapGuide Open Source, MapServer,
OpenLayers, Geoserver chúng đều là các phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng các
ứng dụng về bản đồ trên nền web. Nếu kết hợp xây dựng WebGIS trên phần mềm mã
nguồn mở thì sẽ có được các lợi ích mà phần mềm mã nguồn mở mang lại như chi phí
đầu tư về phần mềm giảm, tận dụng được các thành quả ý tưởng chung của cộng đồng,
tính chất an toàn cao, mạnh hơn, tùy biến tương tác nhiều hơn.
7. 6
Những đặc điểm cơ bản của hệ thống WEBGIS:
Hệ thống WebGIS cho phép quản lý nhiều bản đồ
• Người dùng có thể chọn và mở bất kỳ một bản đồ, chương bản đồ nào nằm
trong CSDL. Có thể bật tắt các lớp, nhóm các lớp thông tin và xem định nghĩa
hiển thị lớp, thanh tỷ lệ của một bản đồ.
• Thực hiện các thao tác phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, hỏi đáp, tìm kiếm.
WebGIS cho phép xem, tìm kiếm thông tin
• Đo khoảng cách các đối tượng.
• Xem thông tin thuộc tính và không gian của một đối tượng
• Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ.
WebGIS cập nhật thông tin thuận tiện
• Cập nhật trực tiếp các thông tin thuộc tính của một đối tượng trên trang Web,
ví dụ như các chỉ tiêu về dân số, kinh tế, đầu tư của một huyện.
• Cập nhật các thông tin không gian trên trang Web, ví dụ như toạ độ địa lý của
một trường đại học, một trạm xá.
• Thêm mới một điểm (trường học, bệnh viện, bưu điện,..), một đường, một
polyline hay polygon, nhằm phục vụ cho các mục đích thu thập số liệu, điều
tra theo dõi trên diện rộng.
• Đồng thời người dùng cũng có thể xoá bỏ trực tiếp các đối tượng trên bản đồ
bằng một thao tác đơn giản ngay trên giao diện Web.
• Khi thay đổi thông tin, hệ thống sẽ tự cập nhật và tạo nên biểu đồ tương ứng.
Quản trị hệ thống ở WebGIS
• Phân quyền cho người dùng các cấp.
• Tính bảo mật hệ thống cao, đảm bảo thông tin trong CSDL được an toàn.
• Khả năng lưu vết của hệ thống, tự tạo ra các log file.
2. Các công nghệ sử dựng
2.1 Geoserver
GeoServer là một máy chủ mã nguồn mở với mục đích kết nối những thông tin địa lý
có sẵn tới các Geoweb (trang Web địa lý hay còn gọi là webmap) sử dụng chuẩn mở.
GeoServer là sự phối hợp các chuẩn hoạt động của Open Geospatial Consortium (OGC),
8. 7
Dịch vụ bản đồ (WMSWeb Map Service), Web Feature Service (WFS). GeoServer hỗ
trợ rất nhiều style bản đồ. Tương thích với chuẩn Web Feature Service (WFS),
GeoServer cho phép chia sẻ và chỉnh sửa dữ liệu đang được dùng để hiển thị bản đồ
Hình 1 Giao diện Geoserver
2.2. PostgreSQL
PostgreSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ và đối tượng dựa trên
POSTGRES, POSTGRES mở đường cho nhiều khái niệm quan trọng mà các hệ quản
trị dữ liệu thương mại rất lâu sau mới có. PostgreSQL là một chương trình mã nguồn
mở xây dựng trên mã nguồn ban đầu của đại học Berkeley. Nó theo chuẩn SQL99 và
có nhiều đặc điểm hiện đại:
- Câu truy vấn phức hợp (complex query)
- Khóa ngoại (foreign key)
- Thủ tục sự kiện (trigger)
- Các khung nhìn (view)
- Tính toàn vẹn của các giao dịch (integrity transactions)
Việc kiểm tra truy cập đồng thời đa phiên bản (multiversion concurrency control)
Hơn nữa, PostgreSQL có thể dùng trong nhiều trường hợp khác, chẳng hạn như tạo ra
các khả năng mới như:
- Kiểu dữ liệu - Hàm
- Toán tử
- Hàm tập hợp
- Phương pháp liệt kê
- Ngôn ngữ theo thủ tục
- Truy vấn xử lý song song (parallel query)
9. 8
- Sao chép dữ liệu dạng luồng (Streaming replication)
PostgreSQL được phổ biến bằng giấy phép BSD cổ điển. Nó không quy định những
hạn chế trong việc sử dụng mã nguồn của phần mềm. Bởi vậy PostgreSQL có thể được
dùng, sửa đổi và phổ biến bởi bất kỳ ai cho bất kỳ mục đích nào.
PostgreSQL cũng là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ mạnh trong việc lưu trữ dữ liệu
không gian. PostgreSQL kết hợp với module PostGIS cho phép người dùng lưu trữ các
lớp dữ liệu không gian. Khi sử dụng PostgreSQL, PostGIS kết hợp với các phần mềm
GIS hỗ trợ hiển thị, truy vấn, thống kê hoặc xử lý dữ liệu không gian.
2.3. QGIS
QGIS (tên gọi trước đây là Quantum GIS) là một phần mềm GIS mã nguồn mở được
bắt đầu xây dựng từ năm 2002 và được phát triển nhanh chóng với một cộng đồng phát
triển lớn trên cơ sở tự nguyện. Đây là phần mềm tương đối mạnh và dễ sử dụng, chạy
được trên các hệ điều hành: Windows, Mac OS X, Linux, BSD và Android.
QGIS hỗ trợ hầu hết các chức năng cơ bản của một phần mềm GIS gồm: Quản lý dữ
liệu, đọc được nhiều định dạng dữ liệu, biên tập và xuất bản bản đồ, xuất-nhập dữ liệu và
các chức năng phân tích không gian…
Là phần mềm miễn phí, nhưng các tính năng luôn được thường xuyên bổ sung và hoàn
thiện, QGIS có thể là lựa chọn thay thế đối với các ứng dụng GIS ở quy mô vừa và nhỏ
hoặc là giải pháp bổ trợ sử dụng kết hợp với các phần mềm thương mại như ArcGIS…
2.4. XAMPP
XAMPP hoạt động dựa trên sự tích hợp của 5 phần mềm chính là Cross-Platform (X),
Apache (A), MariaDB (M), PHP (P) và Perl (P). XAMPP là chương trình tạo web server
được ứng dụng trên các hệ điều hành Linux, MacOS, Windows, Cross-platform, Solaris.
Trong học phần này, chúng ta sử dụng ngôn ngữ PHP viết chức năng tìm kiếm đối
tượng bản đồ theo thuộc tính, do vậy XAMPP dùng để khởi chạy máy chủ Apacche.
Mặc định XAMPP không mở kết nối với PostgreSQL, chúng ta cần config file php.ini
lại như sau: (bỏ comment) extension=pdo_pgsql extension=pgsql
10. 9
Hình 2 Tiến hành sửa flle config PHP (php.ini)
2.5. WebBrowser
Web browser để chạy kết quả, nếu bạn dùng Internet Explore (IE) thì không cần quan
tâm vấn đề này. Nhưng nếu bạn sử dụng trình duyệt Chrome để chạy web, thì phải
disable chế độ bảo mật của Chrome bằng cách thêm đoạn mã sau vào mục Target của
trình duyệt, như hình: “--disable-web-security --disable-gpu --user-data-dir=C:gi_tmp”
Sau đó, sử dụng Chrome này để chạy webGIS
11. 10
Hình 3 Tắt bảo mật Web Browser
2.6. Open Layer
OpenLayers là một thư viện điện tử mã nguồn mở rất mạnh giúp nhúng bản đồ động
lên trang web bất kỳ. Nó cung cấp một API để xây dựng nhiều ứng dụng dựa trên web
địa lý tương tự như Google Maps. OpenLayers có thể lấy bản đồ từ nhiều loại nguồn
khác nhau và cung cấp một giao diện tương tác đẹp, phong phú cho người dùng.
OpenLayers được viết bằng JavaScript theo hướng đối tượng, sử dụng các thành phần
từ Prototype.js và thư việc Rico. OpenLayers tách rời phần công cụ bản đồ và dữ liệu
bản đồ. Nhờ đó mọi công cụ đều có thể hoạt động trên các nguồn dữ liệu khác nhau
2.7. Các ngôn ngữ lập trình
Trong bài còn sử dụng các ngôn ngữ để lập trình web như: PHP, Web SQL, Javascript
- PHP là một trong các ngôn ngữ lập trình web sử dụng mã nguồn mở. Ngôn ngữ
lập trình này có thể chạy trên IIS hay Apache. Ưu điểm của PHP là ổn định, cài
đặt đơn giản. Đặc biệt, ngôn ngữ này hoàn toàn miễn phí nên tiết kiệm chi phí
xây dựng web cho doanh nghiệp, tổ chức. Hơn thế nữa, khi sử dụng PHP, website
của bạn sẽ linh hoạt hơn, khả năng tương tác tốt hơn.
12. 11
- Ngôn ngữ lập trình Web SQL dùng để quản lý dữ liệu. SQL có vai trò chính
trong việc gắn kết giữa cơ sở dữ liệu với trang web. Nhờ đó mà người dùng sẽ
dễ dàng truy xuất, cập nhật, loại bỏ các dữ liệu. Nhờ có SQL mà bạn có thể tạo
ra các trang web động.
- Javascript là ngôn ngữ tiêu biểu trong các ngôn ngữ lập trình web phổ biến hiện
nay. JavaScript là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. JavaScript có mã lệnh
đơn giản, được dùng trong các website để xác thực hình thức, cải thiện thiết kế
web.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ WEBGIS KHU VỰC LAI
THANH
1. Chuẩn bị dữ liệu
Bộ dữ liệu bản đồ Lai_Thanh
Hình 1.1 Bộ dữ liệu bản đồ Lai_Thanh
13. 12
2. Xây dựng website
2.1 Tạo Database trong phần mềm Postgres
Hình 2.1 Tạo database trong PgAdmin
- Thêm Extensions postgis trong database
14. 13
Hình 2.2 Thêm extensions postgis trong database
2.2. Import CSDL vào thông qua công cụ PostGIS shapefile
Hình 2.3 Import dữ liệu vào PostGIS
2.3. Chỉnh sửa dữ liệu bản đồ
- Tạo mối liên kết từ QGIS với Postgres
15. 14
Hình 2.4 Tạo mối liên kết với Q.GIS với Postgres
- Kéo thả 3 file dữ liệu ra màn hình
Hình 2.5 Kéo 3 file xuống mục Layers
Hiển thị thông tin thuộc tính tương ứng của mỗi file dữ liệu ra màn hình
16. 15
Hình 2.6 Hiển thị Symbology lớp phubemat
Hình 2.7 Hiển thị Labels lớp phubemat
17. 16
Hình 2.8 Hiển thị Symbology lớp giaothong
Hình 2.9 Hiển thị Symbology lớp coso_hatang
19. 18
Hình 2.11 Lưu dữ liệu thành file .SLD
Hình 2.12 Lưu dữ liệu vào database
2.4. Đưa dữ liệu lên Geoserver
- Start GeoServer và chạy lên trang web GeoServer
Hình 2.13 Mở GeoServer
- Tạo mới 1 Workspaces để lưu trữ dữ liệu
20. 19
Hình 2.14 Tạo mới 1 Workspace
Tạo mới 1 Stores
2.15 Tạo mới 1 Store
Tạo mới 3 Layer tương ứng với 3 file dữ liệu
21. 20
Hình 2.16 Tạo 3 Layer
Tìm đến vị trí 3405 - VN-2000 / UTM zone 48N và ấn “Compute from data” và
“Compute from native bounds”
Hình 2.17 Chỉnh sửa ở Hệ tọa độ VN 2000, múi 48
- Tạo mới 3 Styles cho 3 file dữ liệu .SLD bằng cách ấn vào Choose File và chọn đến
file SLD rồi Upload
22. 21
Hình 2.18 Tạo mới 1 Styles và upload file
Edit lại Layer cho đúng dữ liệu
Hình 2.19 Add Styles cho Layer tương ứng
- OpenLayers để xem bản đồ
24. 23
Hình 2.21 OpenLayers dạng điểm
Hình 2.22 OpenLayers dạng đường
3. Xây dựng code
3.1. Hiển thị 03 lớp dữ liệu bản đồ lên website
- Đưa 3 lớp dữ liệu bản đồ lên website, hiển thị chú giải của lớp bản đồ Lai Thanh
26. 25
Hình 3.1 Code hiện checkbox các lớp bản đồ
Hình 3.2 Code hiển thị chú giải lên bản đồ
Hình 3.3 Code hiển thị các lớp bản đồ lên web
27. 26
Hình 3.4 Bản đồ hiện trạng Lai Thanh
3.2. Tạo check box on-off hiển thị cho 03 lớp bản đồ
- Tạo check box on-off cho 3 lớp bản đồ đã đưa lên website
Hình 3.5 Code tạo checkbox 3 lớp bản đồ
28. 27
Hình 3.6 Bản đồ tắt checkbox vùng và điểm
Hình 3.7 Bản đồ tắt checkbox đường và điểm
29. 28
Hình 3.8 Bản đồ tắt checkbox vùng và đường
3.3. Hiển thị nổi bật các đối tượng thuộc lớp bản đồ phubemat khi click chuột
- Hiển thị nổi bật (hightlight) các đối tượng thuộc lớp bản đồ Lai_Thanh khi click
chuột
Hình 3.9 Code hiển thị nổi bật (highlight) vùng
Hình 3.10 Code lấy thông tin khi click chuột
30. 29
Hình 3.11 Bản đồ hightlight đỏ 1 vùng
3.4. Tìm kiếm các đối tượng không gian lớp phubemat
Tạo file connect.php để kết nối đến database
Hình 3.12 Code file connect.php
31. 30
Tạo file live_search.php để lấy dữ liệu thuộc tính trường h_trang từ database
Hình 3.13 Code file live_search.php
Hiển thị đối tượng vùa tìm
32. 31
Hình 3.14 Code file tìm kiếm đối tượng
Hình 3.15 Tìm kiếm các đối tượng lớp phubemat theo thuộc tính trường h_trang
Chọn Xem ngay đối tượng cần tìm bản đồ sẽ zoom và hightlight đối tượng vừa chọn
Hình 3.16 Đối tượng được tìm kiếm
KẾT LUẬN
Trên đây là báo cáo bài tập lớn thi kết thúc học phần. Trong bài báo cáo này em đã
tìm hiểu về GIS và chức năng của GIS. Xây dựng được bản đồ hiển thị lên website. Qua
bài báo cáo này, em thấy chức năng của Web GIS thực sự rất quan cần thiết trong cuộc
sống và trong công việc. Không chỉ bởi thuận tiện, dễ sử dụng, đễ tra cứu thông tin về
đất đai, đường xá, các điểm vùng khi tra cứu. Em đã hiểu thêm về cách xây dựng bản
33. 32
đồ, biên tập đưa bản đồ lên Geoserver, lên web để thể hiện các thông tin của bản đồ. Và
cũng hiểu rõ hơn khái niệm về GIS và chức năng của nó. Tuy nhiên, do thời gian và khả
năng có hạn, nên em chưa đi sâu và hiểu những kiến thức nâng cao về môn phát triển
hệ thống thông tin địa lý hay cũng như về GIS. Em rất mong được sự chú ý, giúp đỡ
của các thầy cô để hoàn thiện tốt hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm cô Phạm Thị
Thanh Thuỷ đã hướng dẫn và chỉ bảo hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Ba, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 2004.
[2]. Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Minh Tuấn, Hệ thống thông tin quản lý, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
[3]. Trần Thị Song Minh, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội, 2012.
[4]. Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2000.