SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------
NGUYỄN THỊ HOA NÂU
PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2020
- 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------
NGUYỄN THỊ HOA NÂU
PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tôn giáo định hƣớng ứng dụng
Mã số : 60 22 03 09 (UD)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH TS. VÕ MINH TUẤN
Hà Nội - 2020
- 2 -
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn khoa
học với đề tài “Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người
Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” , tôi đã nhận đƣợc sự nhiệt tình
giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều ngƣời, nhiều tổ chức, đơn vị. Quan trọng hơn là tình
cảm, sự động viên của ngƣời thân, gia đình, đồng nghiệp và quý thầy cô. Do
đó, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến:
Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, Huyện ủy, UBND huyện; Chƣ tôn
đức lãnh đạo Hội ĐKSSYN huyện Giồng Riềng, Chƣ tôn Thƣợng tọa, Đại
đức tăng, các vị Achar, Ban quản trị và tín đồ phật tử ở 14 chùa Phật giáo
Nam tông trong huyện Giồng Riềng. Tất cả đã tận tình giúp đỡ tôi trong lúc đi
sƣu tầm, tìm tƣ liệu, khảo sát thực tế. Công trình này không chỉ có ích và là
tâm huyết của bản thân tôi, mà còn là lời tri ân của tôi đối với tất cả mọi
ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập tại trƣờng.
Đặc biệt là tôi xin dành sự kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ
Minh Tuấn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn khoa học này, thầy không chỉ là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn
cho tôi mà còn định hƣớng những vấn đề cần nghiên cứu, giúp tôi vƣợt qua
những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Giồng Riềng, ngày 15 tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoa Nâu
- 3 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi.
Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình
nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Giồng Riềng, đặc
biệt là tìm hiểu tại 14 chùa Phật giáo Nam tông trên địa bàn huyện.
Các số liệu nghiên cứu, các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và gắn liền với thực tiễn
của Phật giáo Nam tông và ngƣời Khmer trên địa bàn huyện Giồng Riềng.
Giồng Riềng, ngày 15 tháng 01 năm 2020
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Thị Hoa Nâu
- 4 -
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở NAM BỘ VÀ
KIÊN GIANG...................................................................................................7
1.1. Về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ.......................................................7
1.1.1. Sự phân chia hệ phái Phật giáo và nguyên nhân ..............................7
1.1.2. Lƣợc sử Phật giáo Nam tông ở Nam bộ ..........................................8
1.1.3. Đặc điểm Phật giáo Nam tông ở Nam bộ....................................... 10
1.2. Về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang ..............................................15
1.2.1. Khái quát về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang............................ 15
1.2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer tỉnh Kiên Giang 18
Chƣơng 2. HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO
NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI
KHMER NƠI ĐÂY ........................................................................................21
2.1. Huyện Giồng Riềng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng.............21
2.1.1. Khái quát về huyện Giồng Riềng ................................................... 21
2.1.2. Đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng.... 23
2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 26
2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 31
2.2.1. Thời kỳ kháng chiến....................................................................... 31
2.2.2. Thời kỳ thống nhất đất nƣớc và đổi mới........................................ 32
2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh
thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng ..................................................32
1
2.3.1. Ảnh hƣởng đến tín ngƣỡng ........................................................... 32
2.3.2. Ảnh hƣởng đến giá trị và bản sắc văn hóa..................................... 33
Chƣơng 3. PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG
RIỀNG............................................................................................................48
3.1. Đánh giá ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn
hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng và nguyên nhân .......48
3.1.1. Đánh giá ......................................................................................... 48
3.1.2. Nguyên nhân .................................................................................. 50
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế
ảnh hƣởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông tại huyện Giồng Riềng ..54
3.2.1. Về phía sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện........................................ 54
3.2.3. Về phía các tổ chức chính trị - xã hội............................................. 62
KẾT LUẬN....................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................83
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT LÀ ĐỌC LÀ
BHYT Bảo hiểm y tế
CCB Cựu chiến binh
CLB Câu lạc bộ
CNTT Công nghệ thông tin
CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐKSSYN Đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc
GHPG Giáo hội Phật giáo
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỷ thuật
LĐLĐ Liên đoàn lao động
LHPN Liên hiệp phụ nữ
LHTN Liên hiệp thanh niên
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
Nxb Nhà xuất bản
PGNT Phật giáo Nam tông
PTDT Phổ thông dân tộc
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TP. Rạch Giá Thành phố Rạch Giá
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngƣời Khmer là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Họ thƣờng sống tập
trung ở các tỉnh, thành phố nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang,
Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Tây Ninh… Theo số liệu điều tra về
Dân số và nhà ở năm 2009 [36, 51] dân số Khmer khoảng 1.260.640 ngƣời.
Trong lịch sử, ngƣời Khmer đã có một thời kỳ ảnh hƣởng khá đậm nét
văn hóa Bàlamôn giáo. Nhƣng ở Nam bộ thì Bàlamôn giáo không còn chỗ
đứng trong tƣ tƣởng của ngƣời Khmer, mà thay vào đó là Phật giáo Nam
tông. Do đó, hàng ngàn năm nay, Phật giáo Nam tông đã đồng hành với xã hội
Khmer. Đây là một cộng đồng dân cƣ và tôn giáo tƣơng đối thuần khiết. Yếu
tố tôn giáo mà chủ yếu là Phật giáo Nam tông đã chi phối rất lớn đến đời sống
sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng này. Ngay trong văn hóa, tƣ tƣởng, đƣờng
lối tƣ duy, cách hành xử… cũng đều dựa trên giáo lý Phật giáo [3]. Đại bộ
phận ở các phum, sóc1
ấp Khmer Nam bộ đều có chùa Phật giáo. Đặc biệt là
gần 100% ngƣời Khmer đều theo đạo Phật. Khác với các tôn giáo khác,
ngƣời Khmer vừa mới sinh ra đã là Phật tử.
Tại Kiên Giang, huyện Giồng Riềng thuộc nông thôn, và tính đến năm
2018 thì ngƣời Khmer chiếm 17,2% dân số huyện. Toàn huyện có 27 ngôi
chùa, trong đó có 14 ngôi chùa Nam tông Khmer chia thành hai phái:
Thommayutt (Hoàng Gia) và Mohamikay (Bình dân) trong đó, 13 chùa thuộc
chi Phái Mohamikay (Bình Dân) và 1 chùa theo phái Thommayutt (Hoàng
Gia); có 172 vị chức sắc là ngƣời Khmer (2 Thƣợng toạ, 10 đại đức, 118 tì
kheo, 42 sadi) và 14 Ban quản trị chùa với 192 vị chức việc; 33.982 phật tử
1
Tác giả sẽ giải thích về phum, sóc ở Chƣơng 2
1
(nữ 16.608, nam 17.374, 100% khẩu dân tộc Khmer đều là tín đồ Phật giáo
Nam tông, một số rất ít gần đây cải đạo) [56, 6].
Trong các năm gần đây, Phật giáo Nam tông huyện Giồng Riềng có
những biến đổi sâu sắc, và ảnh hƣởng mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến
nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer nơi đây.
Việc nghiên cứu những ảnh hƣởng đó nhằm bảo tồn và phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn
hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng. Bên cạnh đó, nhận thức rõ ảnh
hƣởng và giá trị của Phật giáo Nam tông là cần thiết, góp phần quan trọng cho
việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về công tác dân tộc, tôn giáo và văn
hóa; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
lẩn vật chất đối với ngƣời Khmer. Do đó, tôi chọn đề tài “Phật giáo Nam
tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng
tỉnh Kiên Giang” làm Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo của mình.
Phật giáo Nam tông và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng đã và đang là
một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo khác
trên địa bàn huyện Giồng Riềng từ trƣớc năm 1988, tính đến nay chƣa có
công trình nghiên cứu nào, cho nên việc thu thập các tài liệu, khảo sát thực tế,
từ đó đi đến đánh giá các tác động của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn
hóa tinh thần nơi đây là cần thiết.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, và ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông
trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn huyện Giồng Riềng.
2
- Về thời gian: Từ năm 1988 (năm thành lập huyện Giồng Riềng) đến
nay, thuộc về thời kỳ đổi mới, có ảnh hƣởng sâu sắc đối với đời sống văn hóa
tinh thần nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng nơi đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu đối tƣợng, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với
đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng, góp phần củng cố và nâng
cao đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tín ngƣỡng tôn giáo nơi đây.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn có ba nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Khái quát lịch sử du nhập Phật giáo Nam tông Khmer vào
Nam bộ, trong đó có tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng nói
riêng.
- Thứ hai: Khảo sát đặc điểm, vai trò, và ảnh hƣởng của Phật giáo Nam
tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng.
- Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực trong ảnh hƣởng trên.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc đặt trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, cùng các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Khảo sát: Thu thập các dữ liệu có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu
trên địa bàn huyện Giồng Riềng.
- Lịch sử và logic: Nghiên cứu lịch sử địa phƣơng và lịch sử Phật giáo
Nam tông Khmer, từ đó rút ra logic hình thành, vận động và biến đổi.
3
- Phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, phân loại đối tƣợng
nghiên cứu để đi đến cái nhìn khái quát.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc Khmer và Phật giáo
Nam tông Khmer của các tác giả trong nƣớc.
Lê Hƣơng (1970) với Sử Cao - Miên, viết về tôn giáo và tộc ngƣời Việt
gốc Miên khá chi tiết, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đề cập trực tiếp đến
phong tục đi tu của ngƣời Khmer.
Viện Văn hóa, bộ phận thƣờng trú tại TPHCM (1988) với Tìm hiểu vốn
văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, tổng hợp các báo cáo tham luận của nhiều
ngƣời, trong đó có một số bài liên quan đến đề tài luận văn nhƣ: “Khái quát
về ngƣời Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” của Thạch Voi, “Phong tục lễ
nghi của ngƣời Khmer Đồng bằng sông Cửu Long” của Thạch Voi - Hoàng
Túc; “Nghệ thuật tạo hình của chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” của
Lê Đắc Thắng.
Đoàn Thanh Nô (2002) với Người Khmer ở Kiên Giang, khái quát về
tộc ngƣời Khmer ở Kiên Giang, về dân số, tập quán cƣ trú lao động sản xuất,
nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời Khmer ở đây.
Sơn Phƣớc Hoan chủ biên (1999-2000) với chuyên đề nghiên cứu khoa
học Vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ,
đã khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của ngƣời Khmer và vai trò
của ngôi chùa Khmer, đƣa ra một số giải pháp nhằm định hƣớng cho việc tiếp
tục phát huy vai trò của ngôi chùa đối với đời sống văn hóa của ngƣời Khmer
Nam bộ.
Trần Văn Bổn (2002) với Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam
Bộ, khái lƣợc về lịch sử vùng đất và cƣ dân Nam bộ cổ xƣa, về đời sống tinh
thần ngƣời Khmer Nam bộ từ trƣớc đến nay gắn chặt với tôn giáo và ngôi
4
chùa, về phong tục lễ nghi trong gia đình Khmer Nam bộ nhƣ: sinh đẻ và nuôi
dạy con, cƣới, tang, và thờ cúng tổ tiên.
Trần Văn Bính chủ biên (2004) với Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ -
Thực trạng và Những vấn đề đặt ra, trong đó có bài “Tín ngƣỡng, tôn giáo
của dân tộc Khmer, Chăm, và Hoa ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Hữu Thảo.
Trần Hồng Liên (2005) với Nam Bộ, Dân tộc và tôn giáo, tập hợp một
số bài về ngƣời Khmer Nam Bộ của nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở phía
Nam đáng chú ý.
Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008) với Phật giáo Khơ Me Nam bộ, nói về
lịch sử hình thành và phát triển của tộc ngƣời Khmer Nam bộ và quá trình du
nhập Phật giáo Nam tông vào cộng đồng này, cơ cấu tổ chức của Phật giáo
Nam tông Khmer qua các thời kỳ.
Phan An (2009) với Dân tộc Khmer Nam bộ, nói về văn hóa ngƣời
Khmer Nam bộ, đặc biệt nhấn mạnh về ngƣời Khmer ở hai tỉnh Trà Vinh và
Sóc Trăng.
Huỳnh Thanh Quang (2011) với Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, tập trung nghiên cứu những giá trị văn hóa Khmer
ĐBSCL, thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khmer thời gian qua, trên cơ
sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy giá trị văn
hóa Khmer ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay.
Phạm Thị Phƣơng Hạnh chủ biên (2011), Văn hóa Khmer Nam bộ - Nét
đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, gồm sáu phần, ở phần thứ hai nói về tín
ngƣỡng tôn giáo và nêu khá chi tiết về Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ.
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.
HCM và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nhiều tác giả (2014), Phật giáo
nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại, gồm 80 bài tham luận đƣợc tuyển
chọn từ Hội thảo khoa học chia làm ba phần, trong đó Phần một về Phật giáo
nguyên thủy những vấn đề triết học và Phật học; Phần hai về Phật giáo
5
nguyên thủy hội nhập và phát triển; Phần ba về Phật giáo nguyên thủy ở Việt
Nam và Đông Nam Á.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo,
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, nhiều tác giả (2014), với kỷ yếu Hội
thảo khoa học Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc, tập hợp
85 bài tham luận của các tác giả, đƣợc chia thành ba chủ đề chính, trong đó
chủ đề một về nguồn gốc, lịch sử và truyền thừa của Phật giáo Nam tông
Khmer; chủ đề hai về những vấn đề triết học và Phật học trong kinh điển Phật
giáo Nam tông; chủ đề ba về Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và phát
triển.
Đa số các công trình trên đều viết về ngƣời Khmer Nam bộ và ĐBSCL
nói chung, còn riêng vấn đề “Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh
thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” thì chƣa có công
trình nào nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần bổ sung cho hiểu biết về Phật giáo Nam tông
Khmer gắn liền với vấn đề lịch sử và địa chính trị của vùng đất phƣơng Nam,
thông qua việc nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Giồng Riềng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn giúp nâng cao nhận thức về vai trò của Phật giáo Nam tông
trên địa bàn huyện Giồng Riềng, từ đó vừa góp phần đảm bảo quyền tự do tín
ngƣỡng và sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng của nhân dân, vừa góp phần định
hƣớng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Luận văn có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ngƣời có
quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết, không kể các phần Mở đầu,
Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục.
6
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG
Ở NAM BỘ VÀ KIÊN GIANG
1.1. Về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ
1.1.1. Sự phân chia hệ phái Phật giáo và nguyên nhân
Phật giáo Nam tông Khmer (tiếng Pali: Dakkhinanikàya) là một trong
bốn tên của hệ phái; tên thứ hai là hệ phái Đại tông (Mahànikàya); tên thứ ba
là Thƣợng tọa bộ (Theravàda); tên thứ tƣ ngoại lai không đƣợc chính thức
công nhận là hệ phái Tiểu thừa (Hinayàna) [13, 213].
Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Phật giáo vốn là một thể thống nhất,
không có sự phân chia hệ phái. Chỉ đến khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, các
đệ tử mới tập trung lại đọc tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới xuất
hiện những quan điểm, hệ tƣ tƣởng khác biệt về việc thực hành giới luật.
Bắt đầu vào lần kết tập kinh điển thứ hai đƣợc tổ chức tại thành Tì Xá
Ly sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm để luận giải kinh điển, thực hành giới
luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận tì kheo trẻ đƣa ra đã
hình thành sự phân phái trong Phật giáo.
10 điều luật mới mà một bộ phận tì kheo trẻ đƣa ra và cho là hợp chính
pháp, đó là: giáo diêm tịnh (đƣợc đem muối đựng trong sừng để bỏ vào các
món ăn khi không đủ muối); lƣỡng chỉ sao thực tịnh (bóng nắng quá ngọ hai
ngón tay vẫn đƣợc ăn); tụ lạc gian tịnh (trƣớc ngọ ăn rồi nhƣng đến làng khác
vẫn đƣợc phép ăn); trụ xứ tịnh (ở đâu thì làm lễ Bá tát ngay ở đấy); tuỳ ý tịnh
(quyết nghị đã đƣợc Đại hội dù ít dù nhiều cho thông qua đều có giá trị thi
hành); cửu trú tịnh (noi theo điều lệ, tập quán); sinh hoà hợp tịnh (đƣợc uống
sữa pha nƣớc sau giờ ngọ); thuỷ tịnh (rƣợu mới lên men đƣợc pha với nƣớc
7
uống trị bệnh); bất ích lũ Ni sƣ đàn tịnh (đƣợc dùng toạ cụ không viền, kích
thƣớc lớn hơn mẫu định); thụ súc kim ngân tiến định (đƣợc nhận tiền vàng
bạc cúng dàng). Các vị tì kheo lớn tuổi không chấp nhận, chủ trƣơng giữ
nguyên điều Đức Phật dạy, tôn trọng lối truyền thừa. Các vị tì kheo trẻ không
chịu, vì cho rằng có một số vấn đề đặt trong sự phát triển của xã hội không
còn phù hợp nữa, nên thấy cần thiết phải sửa đổi một số điểm khi ghi vào kinh
sách nên chủ trƣơng hành đạo theo tinh thần “Khế lý - khế cơ”, phù hợp với
căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh.
Các vị sƣ có quan điểm khác nhau sau nhiều ngày tranh luận đã không
tìm đƣợc tiếng nói chung, không thống nhất đƣợc quan điểm nên cuối cùng
đã hình thành hai phái: Những vị sƣ chủ trƣơng giữ nguyên giới luật chiếm số
ít và là những vị cao tuổi, ngồi bên trên để chủ trì Pháp hội nên đƣợc gọi là
phái Thƣợng tọa bộ. Những vị sƣ trẻ chiếm số đông nên gọi là phái Đại
chúng bộ. Sau đó phái Đại chúng bộ truyền lên phía Bắc sang Trung Quốc…
đƣợc gọi là Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền. Phái Thƣợng tọa bộ truyền về
hƣớng Nam, phát triển xuống Srilanca, Myanmar, Thái Lan, Campuchia,
Lào… nên đƣợc gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam truyền.
Phật giáo hệ Nam tông nghiêm trì giữ theo giới luật nguyên thủy và đọc
tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó Phật giáo Nam tông cũng đƣợc gọi là
Phật giáo nguyên thủy [67].
1.1.2. Lược sử Phật giáo Nam tông ở Nam bộ
Phật giáo Nam tông đƣợc truyền vào Việt Nam theo con đƣờng của các
nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đƣờng biển tới Srilanca, Myanmar, Thái
Lan tới vùng sông Mê Công (Campuchia) và vào vùng các tỉnh ĐBSCL (phía
Nam) của Việt Nam, đƣợc đông đảo ngƣời dân đặc biệt là đồng bào dân tộc
Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của ngƣời Khmer, do đó gọi là Phật giáo
Nam tông Khmer. (Ở Việt Nam còn có Phật giáo Nam tông của ngƣời Kinh, ở
đây xin không đề cập vì ngoài khuôn khổ đối tƣợng nghiên cứu).
8
Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm
(vào khoảng thế kỷ thứ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các
Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của ngƣời Khmer đều có chùa thờ
Phật. Tính đến tháng 6/2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 452 ngôi chùa
với 8.574 vị sƣ (=19,3% tổng số sƣ trong cả nƣớc) [6], tập trung chủ yếu ở 9
tỉnh/thành ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) [6]. Một số cộng đồng Khmer huyện Giồng
Riềng còn đƣợc gọi là ấp. Ấp có đông ngƣời Khmer đều có chùa thờ Phật.
Phật giáo Nam tông Khmer là tôn giáo truyền thống mang tính biệt truyền
trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ, đƣợc hầu hết ngƣời Khmer
tin theo [30]. Phật giáo Nam tông trao truyền giới luật theo giáo lý biệt truyền
của hệ phái, cùng tồn tại và phát triển cùng các tôn giáo khác, nhƣng vẫn giữ
vững đƣợc tính cách riêng biệt của mình, không chỉ là một tôn giáo mà nó còn
mang đậm tính chất dân tộc, gắn liền với vòng đời mỗi ngƣời Khmer từ khi
sinh ra cho đến lúc mất đi. Chính đặc điểm này đã tạo cho văn hóa Phật giáo
Nam tông Khmer mang một nét khác biệt so với các tông phái Phật giáo khác.
Tính đến tháng 6-2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 452 ngôi chùa với
8.574 vị sƣ (chiếm 19,3% tổng số sƣ trong cả nƣớc) [6, 2] tập trung chủ yếu
ở ĐBSCL. Điều này cho thấy Phật giáo Nam tông Khmer đã có sức ảnh
hƣởng sâu đậm đối với đời sống của ngƣời Khmer [30].
Ngƣời Khmer đã tiếp thu Phật giáo Nam tông đƣợc truyền từ Ấn Độ
qua các con đƣờng khác nhau. Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc
gọi là Theravada. Mặc dù lai tạp cả tín ngƣỡng dân gian và những tàn dƣ của
Bàlamôn giáo, nhƣng Phật giáo Nam tông vẫn là tín ngƣỡng chính thống của
ngƣời Khmer nƣớc ta [21, 64].
Trƣớc năm 1975, cùng với phong trào kháng chiến chống Mỹ, Hội
ĐKSSYN Phật giáo Nam tông Khmer đƣợc thành lập. Nhiệm vụ của Hội lúc
ấy là tuyên truyền vận động, tập hợp, đoàn kết các nhà sƣ có tinh thần yêu
9
nƣớc vào tổ chức, nhằm đầu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nƣớc. Sau giải phóng, Hội ĐKSSYN Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục
duy trì hoạt động để phục vụ cho việc tuyên truyền, thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc và công cuộc xây dựng đất nƣớc. Từ năm 1981 đến nay,
các hệ phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Nam tông Khmer, thuộc Giáo hội
Phật giáo Việt Nam [51, 492-493].
Nhƣ đã đề cập ở trên, Phật giáo Nam tông có vai trò quan trọng đặc biệt
trong đời sống văn hóa tinh thần Khmer, là hồn cốt văn hóa của họ. Nói cách
khác, văn hóa Khmer chính là văn hóa Phật giáo Nam tông. Chúng ta có thể
thấy ảnh hƣởng của Phật giáo trên hầu hết các phƣơng diện đời sống của
ngƣời Khmer, từ các nghi lễ, phong tục tập quán đến kiến trúc, hội họa, sân
khấu, văn học... [54, 61].
Những năm gần đây, Phật giáo vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng trong đời
sống của cộng đồng Khmer, các tập tục trƣớc đây về cơ bản vẫn đƣợc duy trì, tuy
nhiên đã có ít nhiều thay đổi. Nhiều nam thanh thiếu niên Khmer không muốn đi
tu, mà muốn đi học để có cơ hội phát triển bản thân; thời gian tu của sƣ sãi
thƣờng ngắn hơn hẳn trƣớc đây, nhiều trƣờng hợp chỉ mang tính hình thức; do đó
có sự suy giảm đáng kể số lƣợng sƣ sãi ở các chùa. Vấn đề cải đạo cũng đã xuất
hiện ở một số địa phƣơng. Ở Sóc Trăng và Trà Vinh hiện nay có hiện tƣợng
ngƣời Khmer theo đạo Tin Lành nhƣng vẫn đi chùa [2].
1.1.3. Đặc điểm Phật giáo Nam tông ở Nam bộ
Có thể khẳng định rằng giáo lý Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc
tông về cơ bản không có gì đối lập nhau. Bởi vì giáo lý đạo Phật đƣợc chia ra làm
hai truyền thống: Nguyên thủy và Phát triển. Việc sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và
Phát triển thể hiện tính cốt lõi nhất quán, xuyên suốt của giáo lý đạo Phật, mà phần
gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Những tƣ tƣởng của
Phật giáo Phát triển mang tính kế thừa và bổ sung giáo lý Nguyên thủy, giáo trị của
giáo lý Phát triển nằm ở chỗ vẫn giữ đƣợc nền tảng của giáo lý Nguyên thủy.
10
Giáo lý Nguyên thủy và Phát triển có những điểm tƣơng đồng thể hiện rất rõ ràng và
cơ bản nhƣ: Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sƣ, đều chấp nhận và hành trì
giáo lý Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ,
Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đƣờng tu tập Giới - Ðịnh - Tuệ, đều từ chối về
một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới. Với Phật giáo Nam tông, giáo lý sơ khởi
là giáo lý hƣớng dẫn thực hành nên phù hợp với đồng bào dân tộc. Phật giáo Nam
Tông thực hành những nguyên lý căn bản nhất từ Tam tạng Kinh
điển Pāḷi truyền lại. Không màu mè, không cầu kỳ, không uyên thâm khó hiểu, các
hình thức truyền đạt giáo lý và thực hành các nghĩ lễ tôn giáo đều gần gũi với đời
sống Phật tử và tu sĩ. Ngƣời tiếp nhận không cần có trình độ cao.
Phật giáo Nam tông ngăn cấm việc biết, bàn, đến gần… đối với tu sĩ. Ví
dụ cấm ngƣời tu hành đến gần phụ nữ, không đi chung đƣờng một mình với
phụ nữ, không nhìn thẳng vào mặt phụ nữ…
Hệ giá trị của Phật giáo Nam tông Khmer là một hệ thống các tiêu chí,
chuẩn mực giúp tín đồ lựa chọn và định hƣớng hành động trong đời sống tôn
giáo, là động lực tinh thần liên kết mọi tín đồ đồng thuận, tự nguyện tuân thủ.
Hệ giá trị đó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng ngƣời
Khmer Nam bộ. Quan niệm về “nghiệp chƣớng/nhân quả” (karma) và
“phận/pháp” (dharma) có vị trí trung tâm. Quan niệm về nhân quả trong Phật
giáo Nam tông cho rằng mỗi ngƣời từ khi sinh ra và lớn lên cho đến lúc chết
đi đều phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình; thân phận, địa vị,
hoàn cảnh của mỗi ngƣời ở kiếp này là kết quả của kiếp trƣớc; để có quả tốt
(nghiệp chƣớng) tốt phải gieo nhân tốt, nổ lực làm việc tốt, tích phƣớc để
kiếp sau có thân phận và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Quan niệm về nhân quả cho rằng mỗi ngƣời phải chịu trách nhiệm đối
với hành động của mình; thân phận, địa vị của mỗi ngƣời ở kiếp này là kết
quả của các kiếp trƣớc; để có nghiệp chƣớng tốt, phải sống tuân theo
phận/pháp – thực hiện vai trò của mình với nỗ lực cao nhất, tích phƣớc để
11
kiếp sau có thân phận tốt đẹp hơn [39]. Ngoại trừ các nhà sƣ và những ngƣời
đã kinh qua thời gian tu tại chùa, hầu hết ngƣời Khmer ít hiểu về kinh Phật.
Vì vậy, để làm phƣớc, tích đức, cách tốt nhất đối với họ là tổ chức, tham gia
các nghi lễ, phục vụ các nhà sƣ, nhà chùa [68, 1091] Một điều đáng lƣu ý, đối
với phần lớn tín đồ Phật giáo, lên Niết bàn là mục đích quá xa vời nên phần
lớn họ cố gắng hành thiện để kiếp sau có cuộc sống tốt đẹp hơn [62].
Trong hầu hết các phum, sóc của ngƣời Khmer đều có chùa. Ban đầu,
chùa đƣợc xây cất đơn giản với các vật liệu nhƣ gỗ, tre, lá dừa nƣớc. Qua
thời gian, nhờ sự đóng góp của các Phật tử, chùa đƣợc xây dựng lớn hơn với
vật liệu kiên cố hơn. Phần lớn Phật tử là nông dân nghèo, nên đóng góp của họ
cho ngôi chùa rất hạn hẹp, vì vậy có chùa đƣợc xây dựng trong một thời gian
dài, có khi lên đến hàng chục năm. Hầu hết ngƣời Khmer đều muốn chùa của
họ khang trang, đẹp đẽ bởi nó là bộ mặt của phum, sóc, là niềm tự hào của họ.
Việc đóng góp xây dựng chùa cũng là cách thiết thực để tích đức cho Phật tử
và gia đình họ. Do đó nhiều gia đình Khmer dù nghèo khó vẫn gắng đóng góp
sức ngƣời sức của cho việc xây dựng, trùng tu chùa. Không ngạc nhiên khi
thấy nhiều vùng Khmer nghèo khó, nhà cửa đơn sơ, nhƣng có chùa to lớn
lộng lẫy [1, 437-438]. Chùa không chỉ là nơi thờ cúng tu hành tôn nghiêm mà
còn là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cộng đồng phum, sóc. Mỗi
ngƣời Khmer dù đi tu hay không, đều tự coi mình là tín đồ. Việc đóng góp
cho chùa, chăm lo cho các nhà sƣ đƣợc coi là bổn phận, trách nhiệm của họ.
Ngƣời Khmer tu để trả nghĩa cho cha mẹ ông bà, tu để học chữ, để lấy chức
sắc. Họ quan niệm tu để tích đức, làm phƣớc; tu càng lâu, phúc đức càng cao
[21, 64].
Phật giáo Nam tông Khmer có hệ thống tổ chức riêng, khác với Phật
giáo của ngƣời Việt và ngƣời Hoa láng giềng. Gắn liền với ngôi chùa, hiện
thân trực tiếp của Phật giáo là tầng lớp sƣ sãi. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt,
bao gồm sƣ sãi, đang tu hành trong các chùa Khmer. Ngƣời Khmer coi ngƣời
12
tu hành là hiện thân của Phật, là tầng lớp trí thức đại diện cho dân tộc mình
[21, 64-65].
Ở chùa, ngoài các vị sƣ chuyên lo liệu các công việc liên quan đến tôn
giáo, còn có tổ chức tín đồ đƣợc gọi là Ban quản trị chùa (Knas Kamaka wat),
bao gồm chủ chùa – trƣởng ban quản trị chùa (nhom wat), thầy phụ trách nghi
lễ (acha wat) và một số thành viên chuyên trách các công việc khác nhau
(thông thƣờng ban quản trị có khoảng tám ngƣời). Họ là những ngƣời sùng
đạo biết cách tổ chức nghi lễ, am hiểu phong tục tập quán. Chủ chùa thƣờng
là ngƣời khá giả trong cộng đồng, gia đình trong sạch. Ban quản trị chùa có
nhiệm vụ thay mặt nhà chùa, làm các công việc nhƣ tổ chức nghi lễ, quản lý
ruộng đất nhà chùa, nhận các đồ hiến tặng, sửa sang, xây mới, trùng tu cơ sở
vật chất của chùa. Chùa cũng thông qua ban quản trị chùa để góp phần vào
việc quản lý phum, sóc. Bên cạnh các nhà sƣ và ban quản trị chùa còn có một
số vị acha. Họ vốn là những nhà sƣ học hành giỏi, sau khi hoàn tục, đƣợc nhà
chùa và bà con tín đồ tín nhiệm mời vào giảng dạy và tham gia thực hiện một
số nghi lễ trong chùa.
Trong các cộng đồng ngƣời Khmer còn có tổ chức tín đồ gọi là wên
(vên, vênh). Để cho việc thực hiện mối quan hệ giữa nhà chùa và tín đồ đƣợc
thuận tiện và chặt chẽ, các hộ Khmer theo từng khu vực cƣ trú nhất định đƣợc
tổ chức thành một wên. Đứng đầu mỗi wên là một chủ wên (mê wên) giúp
việc cho ban quản trị chùa. Có trƣờng hợp chủ wên cũng đồng thời là một
thành viên trong ban quản trị chùa. Mỗi chùa tùy theo số lƣợng tín đồ mà có
số lƣợng wên nhiều hay ít. Việc phân chia tín đồ theo các wên giúp chùa
thuận lợi trong việc tổ chức quyên góp, nhận cơm từ các hộ gia đình. Các wên
thay phiên nhau chuẩn bị cơm và thức ăn để dâng cúng chùa trong một số
ngày nhất định. Ngoài ra các wên còn tham gia công việc của chùa và công
việc chung của cộng đồng. Wên là cầu nối giữa chùa và cộng đồng.
13
Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc tổ chức khá chặt chẽ từ
tầng lớp sƣ sãi trong chùa đến cộng đồng tín đồ. Đứng đầu mỗi chùa có một
vị lục cả (luk kru), là lãnh đạo tôn giáo cao nhất của một hoặc vài sóc. Lục cả
có uy tín và vị thế đặc biệt đƣợc dân trong sóc kính trọng hơn cả mê sóc. Bên
cạnh lục cả còn có một hoặc hai vị lục nhị giúp việc cho lục cả, chịu trách
nhiệm trông coi công việc chùa, duy trì kỷ luật tu hành và mọi thứ liên quan
đến Phật tử. Sau các vị lục cả, lục nhị là các vị tì kheo (tuy khiu, bikkhu). Sadi
là chức giới thấp nhất trong chùa. Cao hơn sadi và tì kheo là mekon (hòa
thƣợng), trƣớc đây đƣợc hội đồng sƣ sãi các chùa phong tặng [1, 444].
Về mặt nguyên tắc, các sƣ chỉ chăm lo việc tu hành, thờ phụng, và đời
sống tâm linh của các tín đồ, không tham gia vào đời sống thế tục. Tuy nhiên,
trên thực tế chùa có vai trò hết sức to lớn trong việc quản lý cộng đồng tín đồ,
nhất là việc duy trì đạo đức, lối sống, và ứng xử hàng ngày. Các sƣ đƣợc tín
đồ tôn kính không chỉ đơn thuần vì quyền uy tôn giáo mà là từ sự tận tâm của
họ trong đời sống. Các nhà sƣ không xa lánh thế sự, luôn tham gia vào việc
giúp đỡ tín đồ trong cuộc sống hằng ngày. Khi có xích mích xảy ra, các sƣ
đứng ra phân giải; ngƣời ốm đau bệnh tật cũng đƣợc họ đến an ủi, khuyên
bảo và giúp đỡ; các nghi lễ gia đình, dòng họ đều đƣợc sƣ đến cầu kinh, chúc
phúc; những ngƣời cơ nhỡ, neo đơn đƣợc chùa che chở, giúp đỡ. Chùa cũng
là nơi học chữ, dạy dỗ kiến thức và dƣỡng dục nhân cách cho con em tín đồ
[40, 83-86].
Thêm vào đó, sau khi hỏa thiêu, một phần tro cốt của các tín đồ đã
khuất đƣợc đƣa vào trong các tháp (chet đay) trong khuôn viên chùa. Vì thế,
đối với ngƣời Khmer, chùa còn là nơi trú ẩn cho linh hồn tổ tiên họ. Cho nên,
ngƣời Khmer luôn có tình cảm sâu sắc với chùa – từ khi sinh ra, lớn lên rồi
mất đi, mọi niềm vui nỗi buồn đều gắn với chùa [40, 83-86].
Đến nay, Phật giáo Nam tông vẫn là tôn giáo chính, có ảnh hƣởng lớn đến
đời sống của phần lớn ngƣời Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập, ở
14
một số nơi đã có sự xâm nhập của Tin Lành và Công giáo; một số chùa đƣợc
trùng tu, mở rộng, và xây mới; các nhà chùa tham gia hoạt động xã hội nhƣ tổ
chức các tụ điểm văn hóa, thông tin, giáo dục, dạy tin học, tiếng Anh cho trẻ
em, tổ chức các hoạt động thủ công, mỹ nghệ [1, 457-459].
Những năm vừa qua, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của Phật
giáo Nam tông Khmer, Nhà nƣớc đã cho phép mở Học viện Phật giáo Nam
tông Khmer và một số trƣờng trung cấp Phật học ở các tỉnh có đông ngƣời
Khmer sinh sống nhƣ Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang [1, 457-
459].
1.2. Về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang
1.2.1. Khái quát về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích tự
nhiên 6.348km2
, có đất liền, biển, rừng, đồi núi, biên giới, hải đảo. Nơi đây
tập trung nhiều nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở
địa phƣơng. Kiên Giang có ranh giới đất liền giáp với các tỉnh An Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, và TP Cần Thơ; có đƣờng biên giới giáp với
Campuchia dài 56 km và 198 km bờ biển. Trên biển có 105 đảo lớn nhỏ với
diện tích tổng cộng 8.800 km2
nối liền với vùng biển Cà Mau thông ra vịnh
Thái Lan, Malaysia. Dân số toàn tỉnh có 1.792.549 ngƣời, trong đó có ba dân
tộc chính: Kinh chiếm 85,68%, Khmer chiếm 12,49%, Hoa chiếm 1,77% và
dân tộc khác chiếm 0,06% [17, 47].
Kiên Giang là tỉnh có đông ngƣời Khmer, đứng thứ ba khu vực Tây
Nam bộ (sau Sóc Trăng và Trà Vinh), sống xen kẽ với ngƣời Việt, Hoa, tập
trung đông nhất ở các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Đất.
Ngƣời Khmer ở Kiên Giang cũng nhƣ ngƣời Khmer ở Nam bộ nói chung, có
ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình đó là chữ “muol” và chữ
“chrieng”, gọi chung là chữ Khmer.
15
Toàn tỉnh có 10 tôn giáo (trong đó có 21 tổ chức giáo hội thuộc 10 tôn
giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận), gồm: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa
Hảo, Hồi giáo, Baha’i, Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam, Minh Sƣ đạo, Tứ ân
Hiếu nghĩa, Tin Lành, Cao Đài, và ngoài ra là Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
Có 590.756 tín đồ (chiếm 34,75% dân số tỉnh); 1.586 chức sắc, nhà tu hành;
3.580 chức việc. Có 1 tổ chức tôn giáo (giáo hội cấp toàn đạo), 450 tổ chức
tôn giáo trực thuộc,2
399 cơ sở thờ tự [4, 2].
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhƣng cho đến khoảng thế
kỷ 12, Phật giáo Nam tông mới trở thành tôn giáo chính thống của ngƣời
Khmer, nhiều chùa Phật giáo Nam tông Khmer đƣợc thành lập ở các tỉnh
Nam bộ. Nhƣng đối với ngƣời Khmer tỉnh Kiên Giang, vào giai đoạn này vẫn
chƣa thấy xuất hiện chùa nào của họ. Đến năm 1412 mới xuất hiện chùa đầu
tiên của họ tại Rạch Giá (Kiên Giang): chùa Ăngkor Chum Vông Sa theo phái
Nam tông Khmer, do Hòa thƣợng Rích Thi Chiey từ tỉnh Kam Poong Kray
(Campuchia) sáng lập. Sau nhiều lần trùng tu, hiện chùa đƣợc đổi tên là
Ratanaransi, hay còn gọi là chùa Láng Cát. Sau đó, năm 1504 xuất hiện chùa
Uttam Mean Chiey, hay còn gọi là chùa Phật Lớn ở Rạch Giá; năm 1532 ở
huyện Giồng Riềng xuất hiện chùa Ganganadi, hay còn gọi là chùa Giồng Đá;
năm 1565 ở huyện Gò Quao xuất hiện chùa Thnol Chum, hay còn gọi là chùa
Thủy Liễu, năm 1578 xuất hiện chùa Manta Muni, hay gọi là chùa Tà Mum...
Từ thập niên 1990 đến nay, tại Kiên Giang xuất hiện thêm trên 30 chùa Nam
tông Khmer.
Tính đến năm 2019, Nam tông Khmer ở Kiên Giang có 76 chùa (trong
đó có 3 chùa và 1 tháp di tích văn hóa cấp quốc gia, 2 chùa di tích cấp tỉnh, 1
chùa Nam tông của ngƣời Kinh), có 205.945 tín đồ (chiếm 12,11% dân số
2
Có 2 tổ chức cấp tỉnh; 14 tổ chức cấp huyện; 8 tổ chức cấp đại diện, liên hiệp không phải là cấp giáo hội;
385 tổ chức tôn giáo trực thuộc (cấp cơ sở), 41 tổ chức tôn giáo trực thuộc dƣới cơ sở.
16
toàn tỉnh và chiếm 34,80% tín đồ các tôn giáo), 255 vị chức sắc, 310 nhà tu
hành (bậc sa di); 1.358 chức việc trong ban quản trị [4, 2].
Vào ngày 28-8-1968, Hội ĐKSSYN đƣợc thành lập tại chùa Xẻo Cạn,
huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên
Giang [64]. Hội đã sát cánh cùng nhân dân vận động sƣ sãi và ngƣời Khmer
cùng đồng bào các dân tộc tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc, đóng góp vào trang sử hào hùng của dân tộc [65].
Cho đến sau năm 1975, phần lớn ngƣời Khmer nơi đây đều có tôn giáo
truyền thống là Phật giáo Nam tông. Họ xem Phật là Đấng cứu độ và chỗ dựa
vững chắc về tinh thần. Quan niệm đó đã trở thành tập quán của ngƣời Khmer
ở Tây Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. Họ xem ngôi chùa nhƣ là
trung tâm văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng của phum, sóc, ấp. Ngƣời Khmer
Kiên Giang vẫn giữ đƣợc các phong tục tập quán gắn liền với Phật giáo Nam
tông nhƣ tục cúng Neak ta, tục hành lễ, tục mai táng, tục cúng ông bà, tục
cƣới hỏi… Về kiến trúc và văn học nghệ thuật của ngƣời Khmer Kiên Giang
không có gì khác so với ngƣời Khmer khu vực nam Bộ, tuy nhiên ở lĩnh vực
nghệ thuật, ngƣời Khmer Kiên Giang còn hai loại hình nghệ thuật sân khấu
nổi bật là kịch múa Rô Băm và kịch hát Dù kê. Đua ghe ngo vào dịp lễ hội Óc
Om bóc đƣợc xem là môn thể thao dân tộc, là loại hình kết nối cộng đồng độc
đáo của ngƣời Khmer Kiên Giang.
Các tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang tin tƣởng vào chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc. Công tác quản
lý nhà nƣớc về tôn giáo đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, nhu cầu tín
ngƣỡng chính đáng đƣợc xem xét giải quyết đúng quy định pháp luật. Tuy
nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo ở một số địa phƣơng
vẫn còn một số bất cập. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc về tôn giáo
nhƣng đề xuất xử lý chƣa kịp thời nhƣ: việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự
không xin phép, tụ tập đông ngƣời sinh hoạt tôn giáo mà không xin phép cơ
17
quan quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
các cấp chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới [5]. Đi cùng là vấn
đề dân tộc trong tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp [16, 1].
Ngƣời Khmer ở Kiên Giang chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Mặc dù
đƣợc Nhà nƣớc quan tâm phát triển kinh tế, đầu tƣ nhiều công trình và mô
hình sản xuất nông nghiệp, đƣa tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhƣng phần lớn
đồng bào còn nghèo, sản xuất thiếu kế hoạch, lãng phí trong chi tiêu [44, 11];
trình độ dân trí tuy đã đƣợc quan tâm hơn, trình độ học vấn có cao hơn trƣớc,
nhƣng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp; nhận thức chính trị, pháp luật còn
hạn chế mặc dù đã đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, và đoàn thể
chính trị xã hội quan tâm tuyên truyền, giải thích.
Bên cạnh đó, nhƣ trên đã đề cập, gần đây một bộ phận ngƣời Khmer đi
theo các tôn giáo khác nhƣ Tin Lành (754 ngƣời), Công giáo (556 ngƣời)
[40]. Đây là hiện tƣợng đáng quan tâm, bởi Phật giáo Nam tông gắn liền với
đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer, nên sự thay đổi này ít nhiều ảnh
hƣởng đến văn hóa, phong tục, tập quán, và tín ngƣỡng truyền thống của họ.
1.2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer tỉnh Kiên
Giang
Với mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh khá trong cả nƣớc vào năm 2020,
Kiên Giang đã không ngừng đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế mũi nhọn
và tập trung phát triển những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.
Đồng thời, tỉnh chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nâng cao
chất lƣợng giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội và tăng cƣờng công tác quốc phòng,
an ninh, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm tạo
động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững [69].
Kiên Giang cũng tập trung quan tâm đến lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần,
tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc, nhất là đối với ngƣời Khmer.
18
Để giữ gìn tiếng nói, chữ viết, các loại hình văn nghệ dân gian, hầu hết
các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer tại tỉnh Kiên Giang đều tổ chức các lớp
dạy chữ Khmer, dạy hát múa, dạy sử dụng nhạc cụ, và dạy làm một số nghề
truyền thống nhƣ đan lát, đắp hoa văn, sửa chữa đóng mới ghe ngo… Giai
đoạn 2014-2019, tại các chùa Phật giáo Nam tông trong tỉnh Kiên Giang đã
mở 46 lớp Kinh Luận giới với 897 học viên, 9 lớp Pali với 431 học viên, tổ
chức 5 kỳ thi tốt nghiệp Pali, Kinh Luận Giới và lớp ngữ văn Khmer có 862
lƣợt tăng sinh và Phật tử dự thi. Qua đó, trình độ Phật học, chữ viết của chƣ
tăng và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh từng bƣớc đƣợc nâng cao. Vận
động đóng góp từ thiện với số tiền gần 42,3 tỉ đồng, trong đó, vận động xây
dựng 62 căn nhà tình thƣơng, nhà đại đoàn kết; trên 110 cây cầu bê tông cốt
thép; cấp phát 79 áo quan cho ngƣời nghèo; phát trên 15.000 cuốn tập và trên
2.000 cây viết cho học sinh đi học chữ Khmer trong dịp hè; tham gia hiến máu
với 196 đơn vị máu; phát trên 25.000 phần quà cho hộ nghèo… Ký kết
chƣơng trình phối hợp giữa UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng với các tôn giáo về bảo vệ môi trƣờng, ứng phó biến đổi khí hậu giai
đoạn 2016-2020, thành lập đƣợc 19 câu lạc bộ tại các điểm chùa Nam tông
Khmer [68].
Nhìn chung, Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang không lánh xa
cuộc đời mà hòa nhập cùng tất cả cơ quan chính quyền, các ban, ngành đoàn
thể ở địa phƣơng để cùng hƣớng dẫn ngƣời Khmer xây dựng cuộc sống ngày
càng tốt đẹp hơn.
Sƣ sãi luôn tích cực trong việc triển khai các chủ trƣơng của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến ngƣời Khmer trong chƣ tăng và Phật
tử; vận động Phật tử tham gia thực hiện tốt các chính sách về xóa đói, giảm
nghèo, học tập ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vƣơn lên làm giàu
chính đáng; tuyên truyền các chính sách về văn hóa, giáo dục để Phật tử tích
cực tham gia bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh. Hầu hết các chùa
đều có những hoạt động tập trung giữ gìn và phát huy tốt các giá trị mang bản
sắc văn hóa dân tộc Khmer.
19
Với tinh thần “từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha” của Phật giáo, công tác từ
thiện nhân đạo của Phật giáo Nam tông ngày càng phát triển và huy động
đƣợc đồng bào tham gia. Nếu nhƣ trƣớc đây các nhà sƣ chỉ chuyên tâm tu
tập và đời sống sinh hoạt chỉ nhờ vào cúng dƣờng của Phật tử, thì trong
những năm gần đây tại các chùa đã dần tổ chức quyên góp để hoạt động từ
thiện nhân đạo. Mỗi chùa là một địa chỉ đáng tin cậy để các mạnh thƣờng
quân liên lạc làm từ thiện xã hội. Bên cạnh đó, các sƣ sãi tham gia rất tích cực
vào hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh nhƣ
Hòa thƣợng Trần Nhiếp, trụ trì chùa Đƣờng Xuồng (huyện Giồng Riềng); Đại
đức Danh Ri, Danh Hạnh, chùa Khlang Mƣơng, v.v... (Xem hình 1.2).
Tiểu kết chƣơng 1
Quá trình tiếp nhận Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer Nam bộ diễn ra
song song với dòng chảy lịch sử của vùng đất Nam bộ, trong đó có Kiên Giang,
và cùng với sự phát triển của dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông đã có sự phát
triển và thay đổi. Trong đó, Phật giáo Nam tông luôn thể hiện đƣợc vai
trò và vị trí của mình. Nhƣ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Phật
giáo Nam tông vừa là nơi giáo dục Phật tử lòng yêu nƣớc, vừa là căn cứ cách mạng
và là nơi lánh nạn cho đồng bào. Trong thời bình, Phật giáo Nam tông là
nơi lƣu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Khmer, là chỗ dựa tinh
thần vững chắc cho ngƣời Khmer, củng cố và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
góp phần làm phong phú thêm đời sống tôn giáo, dân tộc tỉnh Kiên Giang.
Phật giáo Nam tông luôn phát huy những giá trị tích cực của giáo lý nhà
Phật. Những tƣ tƣởng của Phật giáo về hòa bình, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha
và tự giác ngộ luôn đƣợc lƣu truyền trong ngƣời Khmer Nam bộ. Phật giáo
Nam tông từ chỗ ngoại sinh, đã lan tỏa, thấm sâu vào tƣ tƣởng, và hòa hợp
cùng văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần dân
tộc Khmer vùng đất Nam bộ, trở thành yếu tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển
của dân tộc Khmer.
Comment [WU1]: Phật giáo Nam Tông ở đây
đƣợc hiểu là một chủ thể, chủ thể đó bao gồm:
Chùa chiền, sƣ sãi, giáo lý, Phật tử….
20
Chƣơng 2
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM
TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER
NƠI ĐÂY
2.1. Huyện Giồng Riềng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng
2.1.1. Khái quát về huyện Giồng Riềng
Huyện Giồng Riềng nằm trong vùng Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên
Giang. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: Bắc giáp
huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ, Nam giáp huyện Gò Quao
tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang, Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Kiên
Giang, Đông giáp TP Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 63.936 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp 56.601,36 ha; dân số năm 2017 là 219.166 ngƣời, trong đó dân
tộc Kinh 180.122 ngƣời (82,2%), Khmer 37.803 ngƣời (17,2%), Hoa 1.188
ngƣời (0,54%), dân tộc khác 53 ngƣời (0,02%). Giồng Riềng là huyện có quy
mô dân số lớn thứ hai tỉnh Kiên Giang (sau Rạch Giá). Phân bố dân cƣ ở
huyện khá đồng đều ở các xã, ngoại trừ thị trấn Giồng Riềng. Mật độ dân số
343 ngƣời/km2
, chiếm 10,01% về diện tích và khoảng 12,26% về dân số của
tỉnh Kiên Giang. Là huyện có số đơn vị hành chính cấp xã nhiều nhất tỉnh và
cũng nhiều cấp xã nhất ở vùng ĐBSCL: 18 xã và 1 thị trấn [47, 6].
Nhờ sự tăng trƣởng khá cao trong phát triển kinh tế xã hội những năm
qua, nên đời sống của nhân dân cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình
quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 42,22 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí
mới còn 4,92%, hộ cận nghèo 6,85%; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,42%; tỉ lệ
hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 95%,… [47, 13].
21
Kiên Giang nói chung và Giồng Riềng nói riêng đã trải qua quá trình
lịch sử hình thành tƣơng đối dài, gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử
ĐBSCL từ khi bắt đầu khai phá cho đến nay. Giồng Riềng xƣa kia là vùng đất
rừng tràm quanh năm ngập úng, ngày nay là vùng sản xuất lƣơng thực lớn của
tỉnh. Trong lịch sử, Giồng Riềng đã tham gia hai cuộc đấu tranh chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, hòa nhịp với nhân dân cả nƣớc
giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Giồng Riềng gắn liền với lịch sử
của nền văn minh miệt vƣờn, có sự hội nhập của nhiều thành phần dân cƣ và
nhiều tôn giáo, dân tộc đến từ nhiều vùng khác nhau, tạo nên văn hóa rất đặc
trƣng Nam bộ [47, 10].
Về tôn giáo, huyện có bảy tôn giáo với tổng số 69.198 tín đồ, cùng một
số nhóm có tính tôn giáo khác, sống và sinh hoạt khắp địa bàn của 19 xã, thị
trấn. Cụ thể: Phật giáo Nam tông với 14 chùa và 40.401 tín đồ; 6 miếu Ông Tà
thuộc Nam tông Khmer; Phật giáo Bắc tông với 14 chùa, 3 tịnh xá, và 11.330
tín đồ; Cao Đài Ban chỉnh 1 họ đạo và 126 tín đồ; Cao Đài Tây Ninh 4 họ đạo
và 1.099 tín đồ; Công giáo có 7 giáo xứ, 2 giáo họ và 13.855 tín đồ; Tin Lành
Việt Nam - miền Nam có 2 chi hội và 745 tín đồ; 2 nhóm Tin Lành sinh hoạt
theo Chỉ thị 01 của Chính phủ: Tin Lành Trƣởng lão liên hiệp có 32 tín đồ,
Tin Lành Đất hứa có 25 tín đồ; Tịnh độ cƣ sĩ có 4 Ban trị sự và 942 tín đồ;
Phật giáo Hòa Hảo có 2 Ban trị sự và 531 tín đồ; Bửu sơn Kỳ hƣơng có 1
chùa và 96 tín đồ; Baha’i có 16 tín đồ [58]. Giồng Riềng chƣa có Phật giáo
Nam tông Kinh.
Trong 14 ngôi chùa Phật giáo Nam tông thì chùa Ganganadi (Giồng Đá)
đƣợc thành lập năm 1532, 6 ngôi chùa đƣợc xây dựng trƣớc năm 1986. Sau
khi đất nƣớc đổi mới, chính sách dân tộc, tôn giáo đƣợc quan tâm hơn, ngƣời
Khmer cũng nhƣ Phật giáo Nam tông đƣợc hỗ trợ và tạo điều kiện
22
nhiều hơn về cả tinh thần lẫn vật chất, từ đó có thêm 7 ngôi chùa đƣợc xây
dựng kể từ sau năm 1990.
Công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị đƣợc các cấp
ủy Đảng và chính quyền chăm lo thƣờng xuyên. Các hoạt động văn hóa,
thông tin, thể thao đƣợc chú trọng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa đƣợc duy trì tốt. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc
quan tâm, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng ngƣời Khmer. Đảng,
chính quyền, UBMTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện Giồng Riềng
luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo đƣợc hoạt động ổn định trong khuôn khổ
pháp luật. (Xem hình 2.1)
2.1.2. Đời sống kinh tế, xã hội của người Khmer huyện Giồng Riềng
Kể từ đổi mới (1986) đến nay, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng
và hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế, xã hội của các tộc ngƣời đã có những
biến đổi sâu sắc. Ngƣời Khmer cũng không nằm ngoài quá trình này.
Ngƣời Khmer Giồng Riềng cũng nhƣ ngƣời Khmer trong toàn tỉnh
Kiên Giang nói riêng và Nam bộ nói chung, có các tổ chức xóm làng đƣợc gọi
là phum, sóc, ấp.
Trong tiếng Khmer, phum có nghĩa là một khu đất [43, 52]. Một phum
thƣờng có từ 3-8 hộ gia đình cƣ trú. Khi số lƣợng hộ gia đình trong phum
quá lớn, các thế hệ tiếp theo phải rời đến một khu đất mới để sinh sống và bắt
đầu một phum mới. Quá trình này lặp đi lặp lại khi cơ sở tồn tại của phum vẫn
còn [40, 74-79]. Gần đây số lƣợng các phum truyền thống còn lại rất ít. Các
hộ gia đình Khmer cƣ trú biệt lập trên những khu đất riêng trở nên phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình này; một trong số đó là do sức
ép về đất đai [40, 74-79].
Trong tiếng Khmer, sóc có nghĩa là xứ, vùng, địa phƣơng… Đối với
ngƣời Khmer ở ĐBSCL, sóc là từ chỉ một đơn vị cƣ trú, một thiết chế xã hội
23
tự quản truyền thống tƣơng tự nhƣ làng của ngƣời Việt, buôn hay plây của
một số tộc ngƣời ở Tây Nguyên [11, 97-98].
Nhiều ngƣời Khmer thƣờng gọi sóc bằng từ kép “phum sóc”. Để phân
biệt với phum – thiết chế xã hội nhỏ hơn, một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra hai
thuật ngữ “phum lớn” hay “phum láng giềng” để chỉ sóc [11, 97-98]. Có ý
kiến cho rằng một sóc có thể đƣợc phát triển từ một phum. Sóc lấy tên phum
ban đầu nên dẫn đến sự lẫn lộn khi sử dụng từ kép “phum sóc” vốn là hai từ
chỉ hai thiết chế xã hội khác nhau.
Nhiều phum họp lại thành một sóc, trong mỗi sóc thƣờng có ít nhất một
ngôi chùa. Ngƣời Khmer Giồng Riềng sống tập trung, quần tụ quanh chùa để
tiện cho việc học kinh kệ, lễ Phật hằng ngày, cúng dƣờng sƣ sãi, và tham gia
các lễ hội gắn liền với tín ngƣỡng, tôn giáo của dân tộc mình.
Sóc có tổ chức tự quản. Ngƣời đứng đầu sóc đƣợc gọi là mê sóc, một
số ngƣời giúp việc cho mê sóc họ hợp thành knas kamaka srok (ban quản trị
sóc), đều do ngƣời dân bầu ra. Trong sóc, cùng với mê sóc, ban quản trị sóc,
nhà chùa cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sóc. Các yếu tố văn hóa
nông nghiệp lúa nƣớc quyện với văn hóa Phật giáo ảnh hƣởng đậm nét đến
lối sống, sinh hoạt hằng ngày, khiến sóc Khmer có một diện mạo đặc thù, rất
khác so với làng của ngƣời Việt hay các buôn, plây của các tộc ngƣời ở Tây
Nguyên [40, 79-82; 11, 117-118].
Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội huyện Giồng Riềng không
ngừng phát triển đã làm cho đời sống của ngƣời Khmer có nhiều thay đổi.
Ngƣời Khmer có truyền thống canh tác nông nghiệp với lúa nƣớc là
chủ đạo, bên cạnh các loại cây trồng khác, và chăn nuôi lợn, gia cầm, cá chủ
yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Hoạt động thủ công nghiệp của ngƣời
Khmer khá đa dạng, có nhiều sản phẩm đạt trình độ cao về thẩm mỹ và kỹ
thuật, tuy nhiên chỉ mang tính gia đình, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng
ngày. Do tính chất phân tán, quy mô nhỏ và kém cạnh tranh trên thị trƣờng,
24
nên hoạt động này ở ngƣời Khmer đã không tạo thành một bộ phận kinh tế
độc lập [38, 35-46].
Ngƣời Khmer Giồng Riềng chủ yếu làm ruộng, nhƣng so với ngƣời
Khmer một số nơi, hoạt động kinh tế của ngƣời Khmer ở đây đa dạng hơn:
trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thủy hải sản, làm thuê, và buôn
bán. Ngày nay, ngƣời Khmer Giồng Riềng đã biết áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhƣ mua máy cày, máy xới, máy
gặt đập liên hợp, tƣới tiêu bằng máy móc. Họ đa dạng hóa vật nuôi cây trồng
nhƣ: nuôi cá đồng trong vèo, nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng các mô hình
“Vƣờn – ao – chuồng”, “Vƣờn – ao – ruộng”, đƣa các giống lúa, giống cây
mới có năng suất cao vào trồng trọt. (Xem hình 2.2).
Năm 2018, tình hình đời sống kinh tế vùng đồng bào Khmer trên địa
bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển, nhất là phum, sóc, ấp thuộc vùng khó
khăn và đặc biệt khó khăn, nhờ có sự đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tƣ
vốn phát triển sản xuất cho các xã, ấp thuộc chƣơng trình 135, xã thuộc vùng
khó khăn, và hỗ trợ nhiều chính sách an sinh xã hội khác.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo là
ngƣời Khmer còn tƣơng đối cao, số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu vốn sản
xuất… trên địa bàn huyện còn nhiều. Năm 2017, tổng số hộ nghèo trên địa
bàn huyện là 2.586 hộ thì trong đó có 903 hộ Khmer (35%) [15, 181].
Mặc khác, yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi ngƣời Khmer phải
không ngừng nỗ lực vƣơn lên về mọi mặt, nhƣng một bộ phận ngƣời dân đã
không đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, còn thụ động, thiếu sáng tạo, v.v…
Từ đó, họ càng tụt hậu hơn về kinh tế, một bộ phận dân cƣ đã không giữ đƣợc
đất sản xuất, đất ở, họ phải chuyển nhƣợng khi làm ăn thất bát.
Công tác giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa trong ngƣời Khmer
Giồng Riềng luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm triển khai
thực hiện, thông qua các hoạt động lễ hội hằng năm nhƣ Tết cổ truyền Chôl-
25
Chnăm-Thmây, lễ Ok-Om-Bóc, lễ Sene Đôn-Ta, Hội diễn văn nghệ Khmer, lễ
hội cầu an, Tết nguyên đán, họp mặt cán bộ dân tộc. Thực hiện nghị quyết
Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 13-11-
2015, về nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,
giai đoạn 2016-2021. Trong đó quan tâm xây dựng trung tâm văn hóa các xã,
nhà thông tin ấp gắn với trụ sở làm việc của ban lãnh đạo các ấp. Đầu tƣ, phát
triển các bộ môn thi đấu thể thao và văn nghệ của bà con dân tộc Khmer…
Tính đến nay toàn huyện có 6 đội đua ghe ngo nam, 6 đội đua ghe ngo nữ và
12 đội đua thuyền truyền thống, nhiều đội đua vỏ máy, có 2 câu lạc bộ hát Yu-
kê, 4 câu lạc bộ văn nghệ Khmer; các điệu múa lâm vông, lâm thôn, apsara.
(Xem hình 2.3).
Các chƣơng trình y tế quốc gia trong vùng ngƣời Khmer Giồng Riềng
luôn đƣợc các cấp quan tâm khá tốt, việc khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí cấp
thẻ BHYT cho ngƣời nghèo, cận nghèo nói chung đƣợc thực hiện tốt. (Xem
hình 2.4).
Nhìn chung đời sống văn hóa của ngƣời Khmer Giồng Riềng từng
bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt, khiến diện mạo nông thôn, vùng có đông đồng bào
dân tộc thay đổi, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nghị quyết về phát
triển kinh tế-xã hội của huyện năm 2018 [57] .
2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện
Giồng Riềng
A.L. Kroeber và Kluckhohn (1952) trong Culture, a critical review of
concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái
niệm và định nghĩa) đã dẫn ra khoảng 160 định nghĩa về văn hóa của các nhà
khoa học ở nhiều nƣớc khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “văn hóa” rất
phức tạp.
E. B. Tylor (1871) định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức,
26
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời
chiếm lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội.” [60, 13].
F. Boas (1921) định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần,
thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên
một nhóm ngƣời vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ
với môi trƣờng tự nhiên của họ, với những nhóm ngƣời khác, với những
thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.” [7, 149].
Ở Việt Nam, văn hóa cũng đƣợc định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí
Minh (1943) cho rằng, “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng
với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” [55, 431].
Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc
độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là
kiến thức của con ngƣời và xã hội. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc
học.” [14, 565 và 570].
Theo UNESCO, văn hóa đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ tổng hợp các đặc trƣng
diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc
của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn
hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà còn cả lối sống, những
quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín
ngƣỡng…” [8]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ
thống biểu trƣng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng,
khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.” [35, 314].
Tác giả luận văn sẽ tiếp cận vấn đề đời sống văn hóa tinh thần ngƣời
Khmer từ góc độ này của UNESCO.
27
Về đời sống văn hóa tinh thần, ngƣời Khmer Giồng Riềng vừa mang
các đặc điểm chung nhƣ ngƣời Khmer Nam bộ, vừa có những nét riêng, sẽ
đƣợc tác giả luận văn phân tích dƣới đây.
Thứ nhất, và là đặc điểm lớn nhất, trong cộng đồng Khmer trƣớc đây
cũng nhƣ hiện nay, chùa Phật giáo Nam tông mà đại diện là các nhà sƣ luôn
đóng vai trò trung tâm. Nếu nhƣ các mối quan hệ ở làng của ngƣời Việt bị chi
phối bởi hƣơng ƣớc lệ làng, ở buôn làng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
bị chi phối bởi luật tục, thì ở sóc của ngƣời Khmer lại bị chi phối bởi luân lý
của Phật giáo Nam tông. Giáo lý, lời răn dạy của tôn giáo này đã trở thành
chuẩn mực của ngƣời Khmer. Chính vì vậy, mặc dù ngƣời Khmer còn có tín
ngƣỡng và lễ hội dân gian chứa đựng nhiều yếu tố Ấn Độ giáo, nhƣng chúng
đƣợc lồng ghép vào Phật giáo và Phật giáo luôn có vị trí trung tâm [45]. Ở
những chùa có điều kiện nhƣ Cái Đuốc Nhỏ, Cây Trôm, Giồng Đá, Rạch
Chanh… chùa thật sự là trung tâm văn hóa của cộng đồng Khmer, hƣớng dẫn
thực hiện nếp sống mới của ngƣời Khmer theo tiêu chí “Nông thôn mới”.
Chùa không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là nơi dạy học, là nơi duy trì
ngôn ngữ và chữ viết. Đặc biệt là chữ Pali cũng đƣợc dạy và duy trì trong
chùa. Các loại sách, kinh Phật và các tƣ liệu, sử sách về dân tộc Khmer luôn
đƣợc các vị sƣ sãi giữ gìn và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Ngƣời Khmer
Giồng Riềng luôn gắn bó với ngôi chùa từ vật chất đến tinh thần thể hiện
trong nếp sống, nếp nghĩ hàng ngày. Phật tử luôn siêng năng đến chùa, tham
gia các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân tộc, đóng góp vật chất để tích phƣớc, sống
chan hòa, đoàn kết, thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau... (Xem hình 2.5).
Thứ hai, ngƣời Khmer ở Giồng Riềng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-
Khmer, văn hóa thể hiện rõ những nét pha trộn của nhiều luồng văn hóa nhƣ
Bàlamôn giáo, Phật giáo Nam tông, và trong quá trình chung sống hòa hợp
với các cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Hoa, cũng đem lại cho họ những sự giao
thoa văn hóa phong phú và thú vị. Đối với mỗi ngƣời Khmer, từ khi sinh ra
28
cho đến lúc trƣởng thành, dựng vợ, gả chồng, rồi đau ốm, bệnh tật, từ giã cõi
đời, đều có những nghi lễ gắn liền với từng giai đoạn khác nhau trong cuộc
đời. Một số phong tục tập quán còn ăn sâu trong đời sống tinh thần của ngƣời
Khmer Giồng Riềng nhƣ:
Ngƣời Khmer Giồng Riềng vẫn còn tín ngƣỡng Neak Tà một cách sâu
sắc, Neak Ta là vị thần bảo hộ của một khu vực đất đai của đồng bào Khmer.
Ông Tà của đồng bào Khmer đƣợc ẩn dƣới nhiều hình thức: Neak Tà trông
coi phum sóc, giữ chùa, giữ đất đai. Ngoài ra còn có những ông Tà “quan sát”
ngã 3 ngã 4 sông. Thông thƣờng, ông Tà hay “ẩn thân” dƣới dạng những hòn
đá. Nên ngƣời Khmer Giồng Riềng thƣờng thời những hòn đá to trong những
cái miếu ở gốc cây lớn trong phum, sóc hay ở ngã 3, ngã 4 sông. Ngƣời
Khmer Giồng Riềng tin những thiên tai, dịch bệnh, tai họa đến cho con ngƣời
là do sự bất kính của con ngƣời đối với ông Tà. Vì thế mỗi khi có chuyện
không may xảy ra thì họ cúng ông Tà để cầu xin ông bớt giận hoặc che chở
cho họ.
Ngƣời phụ nữ Khmer Giồng Riềng nếu có thai họ đều tìm đến các thầy
cúng để làm phép trừ tà ma vì họ cho rằng, khi đƣợc các thầy cúng làm phép
thai nhi sẽ đƣợc khỏe mạnh phát triển tốt, thai phụ cũng không bị ốm đau.
Ngƣời phụ nữ mang thai còn đến chùa cầu khấn thần Reahu cho sinh nở đƣợc
mau mắn. Vì theo truyền thuyết, thần Reahu miệng rộng nuốt mặt trăng dễ
dàng và nhả ra cũng nhẹ nhàng. Chính vì thế, phụ nữ Khmer tin rằng khi họ
cầu xin Reahu sẽ sinh con đƣợc dễ dàng. Sản phụ sau khi sinh con, gia đình
mời thầy cúng đến đọc thần chú đồng thời lấy chỉ trắng cột quanh chân
giƣờng. Ngoài ra, ngƣời Khmer còn lấy xƣơng rồng hoặc lá dứa gai treo
trƣớc cửa nhà (cửa chính) để xua tà ma. Đứa trẻ sau khi sinh đƣợc 1 tháng,
làm lễ cắt tóc “trả ơn mụ” và làm lễ đặt tên cho bé. Trong thời gian nuôi con,
nếu đứa trẻ bị bệnh gia đình thƣờng cúng Arak “cầu xin hết bệnh”.
29
Hôn nhân của ngƣời Khmer Giồng Riềng thƣờng trải qua 3 bƣớc: làm
mối, dạm hỏi và lễ cƣới thƣờng đƣợc tổ chức ở bên nhà gái. Xƣa nay, ngƣời
Khmer Giồng Riềng luôn cho rằng cƣới xin là nét sinh hoạt truyền thống
thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian gắn liền với phong tục tập quán của cộng
đồng. Đám cƣới của ngƣời Khmer với nhiều nghi thức bắt nguồn từ truyền
thuyết, truyện cổ tích và luôn có sự hiện diện của các sƣ sãi đọc tụng và tiến
hành các nghi thức trong lễ cƣới.
Tang ma của ngƣời Khmer Giồng Riềng có nhiều điểm khác biệt so với
cộng đồng các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn huyện Giồng Riềng.
Ngƣời Khmer Giồng Riềng không để tang cho ngƣời chết họ quan niệm, cái
chết chƣa phải là chấm dứt cuộc sống mà vẫn “sống” ở một thế giới khác. Khi
ngƣời Khmer chết, ngƣời thân trong gia đình tổ chức đám ma với nhiều nghi
thức phức tạp và con cháu thƣờng xuyên “làm phƣớc”, “gửi của”, mang nhiều
lễ vật cúng cho chùa và sƣ sãi, những lễ vật ấy sẽ theo khói nhang và tiếng kệ
lời kinh đến đƣợc với cha mẹ cũng nhƣ ông bà của họ ở thế giới bên kia. Con
cháu còn sống làm phƣớc ít hay nhiều thì cuộc sống của ngƣời đã chết sung
sƣớng hay chật vật. Ngƣời Khmer thấu hiểu và thực hành sâu sắc triết lý
“nhân quả” của nhà Phật. Chính vì thế, họ quan niệm lúc sống phải làm tích
phƣớc khi chết sẽ đƣợc giải thoát.
Thứ ba, nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần Khmer Giồng Riềng là
lễ hội. Lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cũng
nhƣ tín ngƣỡng của dân tộc Khmer, góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong
văn hóa truyền thống của họ. Nét văn hóa truyền thống đó đã in sâu trong nếp
sống hằng ngày của mỗi ngƣời dân.
Và thứ tƣ, đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng còn
thể hiện ở nghệ thuật tạo hình (kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, hội họa, trang
phục), đặc biệt trong chùa; nghệ thuật biểu diễn nhƣ kịch cổ điển Rô Băm và
kịch hát Dù kê. Tuy nhiên, nghệ thuật tạo hình của ngƣời Khmer Giồng Riềng
30
đƣợc lƣu giữ chủ yếu tại các chùa chiền và một vài ngôi nhà, trong khi hầu
hết nhà ở của ngƣời Khmer Giồng Riềng đƣợc xây cất nhƣ nhà ở của ngƣời
Kinh. Về trang phục, ngƣời Khmer chỉ mặc trang phục truyền thống khi tham
gia các hoạt động lễ hội, lễ cƣới, biểu diễn văn nghệ, còn trong sinh hoạt hàng
ngày họ mặc trang phục nhƣ ngƣời Kinh. Đây là điểm khác biệt của ngƣời
Khmer Giồng Riềng so với ngƣời Khmer ở các tỉnh nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng
và An Giang, là một thực tế đáng quan tâm nhằm có biện pháp bảo tồn các giá
trị văn hóa này trong ngƣời Khmer Giồng Riềng. (Xem hình 2.6).
2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer huyện
Giồng Riềng
2.2.1. Thời kỳ kháng chiến
Phật giáo Nam tông Khmer Giồng Riềng đóng vai trò tích cực trong sự
nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc trƣớc đây, luôn sát cánh cùng
cộng đồng các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện, đóng góp sức ngƣời, sức
của cho kháng chiến. Trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ, Phật giáo
Nam tông luôn thể hiện vai trò của mình trong đòi bình đẳng về tôn giáo,
chống lại âm mƣu lợi dụng dân tộc Khmer để chống phá cách mạng. Bên cạnh
đó, chùa không chỉ là nơi trao gửi tín ngƣỡng tôn giáo đời thƣờng mà còn là
nơi để ngƣời Khmer lánh nạn hay dùng làm căn cứ kháng chiến.
Sau năm 1954, Mỹ can thiệp vào Việt Nam, cùng với chính quyền Sài
Gòn thực hiện chính sách lấy Công giáo để đồng hóa tôn giáo. Đặc biệt với
ngƣời Khmer Nam Bộ, chúng tạo dựng mâu thuẫn, kích động tƣ tƣởng hẹp
hòi, chia rẽ dân tộc, bài xích Phật giáo Nam tông Khmer, cấm dạy chữ Pali và
chữ Khmer trong chùa. Vừa đàn áp cấm đoán, vừa dụ dỗ mua chuộc bằng tiền
bạc, cách ly sƣ sãi và Phật tử Khmer với cách mạng [9, 61-68].
Vào ngày 28-8-1968, Hội ĐKSSYN đƣợc thành lập. Ngày 10-6-1974,
sƣ sãi và Phật tử Khmer của 72 ngôi chùa Nam tông Khmer trong tỉnh, trong
đó có huyện Giồng Riềng đã biểu tình, chống lại việc bắt sƣ sãi đi lính. Bốn
31
vị sƣ đã hy sinh trong cuộc biểu tình này, để ngƣời Khmer Kiên Giang cũng
nhƣ ở huyện Giồng Riềng lấy đó làm niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
2.2.2. Thời kỳ thống nhất đất nước và đổi mới
Phật giáo Nam tông Khmer Giồng Riềng luôn đồng hành cùng Phật tử,
hƣởng ứng và đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nƣớc, giáo dục, nâng cao
nhận thức, ý thức của Phật tử, thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nƣớc, tích cực lao động, học tập nâng cao đời sống vật
chất lẫn tinh thần.
Phật giáo Nam tông Khmer Giồng Riềng góp phần cùng chính quyền
địa phƣơng quản lý chùa chiền, sƣ sãi, Phật tử, tổ chức các hoạt động tôn giáo
trong khuôn khổ pháp luật.
Các vị sƣ sãi cùng ngƣời Khmer Giồng Riềng tham gia trong các cấp
chính quyền, UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, phát huy
vai trò của mình là chiếc cầu nối thực hiện tốt các việc đời, việc đạo. Đặc biệt
là tham gia vào MTTQ huyện, ứng cử đại biểu HĐND xã, huyện, tỉnh. (Xem
hình 2.7).
Và đặc biệt, vai trò xuyên suốt của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời
Khmer Giồng Riềng ở mọi thời kỳ, đó là trở thành hệ giá trị tinh thần không
thể thiếu để họ dựa vào trong quá trình tồn tại và phát triển.
2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa
tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng
2.3.1. Ảnh hưởng đến tín ngưỡng
Ngƣời Khmer Giồng Riềng hầu hết là sống bằng nghề nông, trồng trọt và
chăn nuôi, một số ít làm nghề buôn bán, nên trong quan niệm dân gian nƣớc, gió,
lửa, trời, đất, Mặt trời, Mặt trăng… là những sự vật, hiện tƣợng gắn liền với đời
sống tâm linh của họ và có năng lực huyền bí: mƣa có thuận, gió có hòa hay
không hoàn toàn lệ thuộc vào các lực lƣợng này... Cuộc sống có yên ổn hay
không phải do các vị thần đó là Arak (thần bảo hộ dòng họ), Neak
32
ta (thần bảo hộ), Teevada (các thiên thần chăm sóc thế gian). Hằng năm,
ngƣời Khmer Giồng Riềng tổ chức các nghi lễ để cầu khẩn các vị thần này
ban cho cuộc sống gia đình bình an, hạnh phúc, mƣa gió thuận hòa, mùa
màng tƣơi tốt. Ở Giồng Riềng có hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu kéo dài từ
tháng mƣời năm trƣớc đến tháng tƣ âm lịch năm sau, do vụ mùa ở đây không
hoàn toàn lệ thuộc vào mùa mƣa mà có thể chủ động về nguồn nƣớc ngọt
quanh năm. Đây là một đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho ngƣời Khmer Giồng
Riềng, từ đặc điểm này mà các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân tộc cũng diễn ra
nhiều nhất trong thời gian này.
Tôn giáo sơ khai ban đầu của ngƣời Khmer là Bàlamôn giáo, sau đó
Phật giáo Nam tông đã thay thế và trở thành tôn giáo dân tộc của ngƣời
Khmer. Cả hai tôn giáo này, đặc biệt là Phật giáo Nam tông, có ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Khmer. Tín ngƣỡng dân gian
đƣợc hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển lâu đời của ngƣời
Khmer, nhƣng hầu nhƣ các tín ngƣỡng dân gian này đều mang triết lý nhân
sinh của Phật giáo. Hầu hết trong các nghi thức hành lễ của tín ngƣỡng dân
gian đều có sƣ sãi tham gia hành lễ, tụng niệm kinh Phật hoặc chứng kiến.
Vai trò của sƣ sãi luôn ở vị trí quan trọng và đứng đầu các hoạt động này, từ
nội dung đến phân công thực hiện, và tất cả những ngƣời tham gia đều tuân
theo ý kiến của các nhà sƣ. (Xem hình 2.8).
2.3.2. Ảnh hưởng đến giá trị và bản sắc văn hóa
C. Mác viết: “…tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con
ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần
nữa. Nhƣng con ngƣời không phải là một sinh vật trừu tƣợng, ẩn náu đâu đó
ở ngoài thế giới. Con ngƣời chính là thế giới con ngƣời, là nhà nƣớc, là xã
hội. Nhà nƣớc ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn
ngƣợc.” [42, 414].
33
Ph. Ăngghen viết: “…tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ
ảo - vào trong đầu óc của con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế .” [45,
329].
Tôn giáo là sản phẩm của con ngƣời, tôn giáo là một trong các lĩnh vực
của văn hóa. Tôn giáo và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ trong quá
trình hình thành và phát triển. Theo đó, Phật giáo Nam tông có ảnh hƣởng đến
đời sống văn hóa của ngƣời Khmer, trong đó có ngƣời Khmer Giồng Riềng.
Ngôi chùa Phật giáo Nam tông là nơi thể hiện tâm tƣ tình cảm, sự gắn
bó của Phật tử đối với Phật giáo Nam tông, sự đoàn kết của dân tộc Khmer
quá trình sinh sống cùng các dân tộc khác trên mảnh đất Giồng Riềng, là nơi
diễn ra lễ hội nhƣ một dịp để cộng đồng dân tộc này thể hiện bản sắc, và chùa
đƣợc xem là trung tâm lƣu giữ, bảo tồn những thƣ tịch cổ, kinh sách, là nơi
truyền thụ giáo lý kinh điển của Phật giáo, là nơi dạy chữ Pali cho các thế hệ
Khmer. Chùa gần giống nhƣ trƣờng, thực hiện chức năng giáo dục cho ngƣời
Khmer từ khi còn rất nhỏ, các sƣ sãi trong chùa đƣợc tôn sùng nhƣ hiện thân
của Phật, là ngƣời thầy khai sáng “vô minh” cho Phật tử. (Xem hình 2.9).
Nhƣ vậy, chùa với chức năng xã hội của mình đã phản ánh sắc thái văn
hóa của ngƣời Khmer nơi đây. Cũng chính chức năng đó đã gắn chặt ngƣời
Khmer với Phật giáo Nam tông, với họ, việc xa rời chùa cũng chính là tự đánh
mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Cho đến nay, trải qua thời gian khá dài,
ngƣời Khmer cùng sinh sống với các dân tộc khác, nhƣng bản sắc văn hóa
của họ vẫn đƣợc thể hiện một cách đặc sắc và rõ nét, bởi Phật giáo Nam tông
đã góp phần quan trọng và cốt yếu trong việc cố kết cộng đồng này. Dƣới đây
là một số lĩnh vực cụ thể.
Về ngôn ngữ: ngƣời Khmer Giồng Riềng từ khi sinh ra và lớn lên đã
đƣợc sống trong một môi trƣờng thuần nhất, nên việc biết nói tiếng mẹ đẻ là
34
tất yếu. Ngƣời Khmer luôn dùng tiếng nói của dân tộc mình để giáo dục thế
hệ sau. Dù sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông trong sinh hoạt, nhƣng khi
về với gia đình họ giao tiếp với nhau vẫn là tiếng Khmer. Việc học chữ Khmer
và chữ Pali đƣợc tổ chức tại các chùa hoặc tại các trƣờng dân tộc nội trú. Một
số ít ngƣời Khmer sống xen kẽ với dân tộc khác nên họ nói tiếng Khmer còn
hạn chế, một số ít ngƣời già, ngƣời không có điều kiện đi học không biết viết
chữ Khmer và Pali.
Ở lĩnh vực này, Phật giáo Nam tông Giồng Riềng đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc bảo tồn và lƣu giữ tiếng nói, chữ viết Khmer và Pali,
khi mà toàn huyện chỉ có một trƣờng phổ thông dân tộc nội trú với khoảng
250-300 học sinh mỗi năm. Các chùa trong huyện đã góp phần giải quyết nhu
cầu học chữ Khmer, trở thành nơi dạy ngôn ngữ, sƣ sãi là thầy giáo. Hằng
năm vào dịp nghỉ hè, các chùa đều tổ chức lớp học song ngữ để góp phần giữ
gìn tiếng nói và chữ viết Khmer. Các dịp hè từ năm 2014 đến năm 2018, có
13/14 điểm chùa có tổ chức dạy chữ Khmer với 265 lớp và 7.155 em theo học
[50]. Có 10/14 điểm chùa có thƣ viện, dù lớn nhỏ khác nhau, đều trang bị
sách, báo, tài, liệu, tivi, video… phục vụ cho việc này [ 46].
Tuy nhiên, trong quá trình cộng cƣ, sự tác động của cuộc sống đòi hỏi
ngƣời Khmer phải tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau, họ phải thay đổi
cuộc sống, phải thích nghi với yêu cầu xã hội… đã làm cho các giá trị văn
hóa, trong đó có ngôn ngữ, chữ viết có nguy cơ mai một. Việc dạy và học chữ
viết, tiếng nói của dân tộc đang gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các em nhỏ
chỉ đƣợc học vào các dịp hè, không đủ thời gian để có thể đọc, viết, nói một
cách thuần thục. Bên cạnh đó, kinh phí, sách giáo khoa cũng là vấn đề. Một
nguyên nhân khác là, ngày trƣớc tục đi tu báo hiếu còn đƣợc thanh niên
Khmer tích cực tham gia nhƣ một nghĩa vụ cao cả và bắt buộc, nhƣng nay do
điều kiện kinh tế, họ phải bỏ xứ đi làm ăn xa, không vào chùa tu hoặc tu với
thời gian ngắn hơn. Từ đó, không đủ thời gian để lực lƣợng này tiếp tục học
35
chữ Khmer, có rất nhiều thanh niên huyện Giồng Riềng ngày nay nói thạo
tiếng mẹ đẻ nhƣng lại không viết đƣợc, một số ít nói không thông thạo và
không biết viết.
Về văn học nghệ thuật: văn học dân gian Khmer rất phong phú, gồm
tục ngữ, dân ca, truyện dân gian. Tục ngữ Khmer thƣờng là những tổng kết về
kinh nghiệm hay những nhận xét và khuyên răn, đƣợc gọi chung là Xôphia –
Xết. Đặc điểm nổi bật của truyện dân gian, truyền thuyết Khmer là “phản ánh
nét đặc thù trong quá trình khai thiên, lập địa, mở mang địa phận trên vùng
đồng bằng sông nƣớc Cửu Long sình lầy, hoang vu, ngập nƣớc và nhiều thú
dữ.” [12, 8-9].
Bên cạnh đó còn có các tác phẩm đƣợc chép trên các tập lá buông,
thƣờng gọi là Sa-tra rƣơng (Sa-tra truyện) [48, 50-54]. Hiện nay ở Giồng
Riềng vẫn còn lƣu truyền bốn loại chính nhƣ sau: Sa-tra rƣơng, Sa-tra lô
beng (Sa-tra giải trí), Sa-tra chơ băp (Sa-tra luật giáo huấn), Sa-tra tês (Sa-tra
kinh kệ).
Qua khảo sát tại các chùa, theo lời kể của sƣ sãi, hiện văn học dân gian
Khmer Giồng Riềng vẫn còn lƣu truyền những câu chuyện nhƣ Rìahu (sự tích
nhật thực, nguyệt thực), Nàng Mêkhalang (giải thích hiện tƣợng sấm sét), Một
kiếp luân hồi… Văn học dân gian Khmer Giồng Riềng hiện vẫn còn lƣu
truyền những câu chuyện giải thích về các lễ hội truyền thống dân tộc, mang
đậm dấu ấn của Phật giáo Nam tông, nhƣ: Chôl Chnam Thmây, Sene Đôn Ta,
Ok Om Bok….
Qua lời kể của những ngƣời Khmer lớn tuổi tại Giồng Riềng, các thế hệ
trong gia đình cũng thƣờng hay dùng ca dao, tục ngữ, bài hát dân gian mang ý
nghĩa giáo dục để dạy dỗ con cháu đời sau. Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân gian
của ngƣời Khmer ngoài nói về lời dạy của ngƣời xƣa về cách làm ngƣời, về
phong tục tập quán, còn có những câu ca dao, tục ngữ nói về lời dạy của Phật,
nhƣ: “Ngƣời không đƣợc tu là tội lỗi”; “Chèo xuồng đừng quên cây
36
dầm, ngƣời theo đạo đừng quên chùa chiền”; “Muốn biết phải hỏi À cha.
Muốn ăn hoa quả phải đốt gốc cây”; “Vƣợn không quen rừng, ngƣời theo đạo
không quen chùa”; “Nƣớc chảy chƣa bao giờ mệt, Phật chƣa bao giờ giận”;
“Lúc trẻ phải biết trau dồi tri thức, lớn lên phải biết giữ của, đến khi già phải
biết tu thân, lúc lìa trần phải biết niệm Phật”…
Nghệ thuật Khmer thể hiện rõ nét nhất trên hai lĩnh vực: nghệ thuật biểu
diễn và nghệ thuật tạo hình.
Đối với nghệ thuật biểu diễn, có các loại hình nhƣ Dù Kê, sân khấu Rô
Băm, âm nhạc, múa… Tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn này ít nhiều
đều chịu ảnh hƣởng của nhạc lễ Phật giáo. Nhƣng theo đà phát triển và trong
quá trình cùng sinh sống với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm… chúng đã trở nên
gần gũi hơn với đời sống ngƣời Khmer và mang hơi hƣớng của âm nhạc vùng
sông nƣớc Nam Bộ. Hiện ở Giồng Riềng không còn lƣu giữ sách hƣớng dẫn
hay ghi chép lại các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên; tuy nhiên, các sƣ sãi,
nghệ nhân lớn tuổi có thể hƣớng dẫn cho mọi ngƣời biểu diễn các điệu múa,
biểu diễn âm nhạc bằng chính trí nhớ và kinh nghiệm của mình, có một số ít
nghệ nhân và các vị sãi cả, các vị thuộc ban quản trị ghi chép lại trong sổ tay.
Nhƣng có một thực tế đáng buồn là nhiều năm qua ở nhiều chùa trên địa
bàn huyện đã không còn diễn Rô Băm nữa, vì các nghệ nhân của lớp trƣớc nay đã
mất, lớp trẻ không ai truyền dạy, mặt khác là kinh phí để phục dựng và mua sắm
đạo cụ, tập luyện không có hoặc không đủ. Tại các chùa Giồng Đá, Thác Lác,
Thạnh Lợi, một thời có các loại hình nghệ thuật biểu diễn rất sôi nổi của ngƣời
Khmer, nhƣng nay chỉ còn lại một số dụng cụ biểu diễn nhƣ mặt nạ, mũ mão,
dầm… Hiện nay, tại các chùa còn duy trì và gìn giữ đƣợc ca múa nhạc và Dù Kê.
Đây đƣợc xem là tâm huyết và là tinh thần dân tộc của các vị sƣ sãi và ngƣời
Khmer trƣớc những khó khăn khi hội nhập và giao thoa
37
văn hóa, sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật cũng phần nào tác động
đến thị hiếu, sở thích của ngƣời thƣởng thức.
Chùa Khmer Giồng Riềng là một công trình mang tính nghệ thuật, là nơi
thể hiện rõ nhất tinh hoa văn hóa kiến trúc Khmer. Những nét kiến trúc của chùa
còn thể hiện triết lý Phật giáo rất sâu sắc, là sự hòa quyện giữa Phật giáo và
Bàlamôn giáo. Chùa Phật giáo Nam tông có thể nói vừa là trung tâm văn hóa vừa
là không gian văn hóa đặc sắc Khmer. Ngoài tƣợng Phật, trong chùa còn có các
tƣợng thần Bàlamôn giáo đã dung hợp với tƣ tƣởng Phật giáo hoặc tƣ tƣởng
Khmer. Chùa có cả các tƣợng linh vật trong truyền thuyết, nhƣ: thần rắn Naga,
tƣợng rồng; tƣợng Reach cha sei. (Xem hình 2.10).
Hội họa Khmer đƣợc thể hiện qua các bức tranh vẽ trong chính điện,
trên trần nhà hoặc trên các vách tƣờng của chùa. Những bức tranh kể về cuộc
đời của Phật trong suốt hành trình xuất gia, tu hành, đắc đạo, nhập Niết bàn…
Rồi các bức tranh về các vị thần Bàlamôn giáo. (Xem hình 2.11).
Trong những năm qua đã có 8 chùa đƣợc sửa chữa trùng tu hoặc xây mới
với tổng kinh phí trên 7,5 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 455 triệu
đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số chùa việc sửa chữa trùng tu hoặc xây mới kéo
dài do thiếu kinh phí đầu tƣ xây dựng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình, một
số ít còn không xin phép [61, 2-13]. Một số chùa trong huyện xuống cấp trầm
trọng cần tôn tạo, trùng tu nhƣng chƣa có kinh phí. Mặt khác, có hiện tƣợng Phật
tử cúng dƣờng đến đâu xây dựng đến đó, nên xây dựng đƣợc hạng mục này thì
hạng mục khác lại xuống cấp. (Xem hình 2.12).
Về lễ hội: Ta có thể thấy tôn giáo và lễ hội có mối quan hệ khăng khít,
nhƣng không phải là đồng nhất. Thƣờng thì lễ hội nào cũng ít nhiều hàm
chứa yếu tố tín ngƣỡng, nhƣng không phải lễ hội nào cũng là lễ hội tôn giáo.
Tôn giáo có thể là tiền đề của lễ hội. Điều này dễ nhận thấy qua các lễ hội của
ngƣời Khmer Nam bộ. Đa số các lễ hội của họ đều mang dấu ấn Phật giáo.
Các lễ hội (dù bắt nguồn từ Phật giáo hay từ dân gian) đều thể hiện rõ vai trò
38
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG

More Related Content

What's hot

Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂNChương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayYenPhuong16
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Minh Chanh
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Mediatranbinhkb
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂNChương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
Luận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàm
Luận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàmLuận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàm
Luận văn: Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở bắc linh đàm
 
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 

Similar to LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 

Similar to LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG (20)

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------------------- NGUYỄN THỊ HOA NÂU PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020 - 1 -
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------------------- NGUYỄN THỊ HOA NÂU PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Tôn giáo định hƣớng ứng dụng Mã số : 60 22 03 09 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH TS. VÕ MINH TUẤN Hà Nội - 2020 - 2 -
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn khoa học với đề tài “Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” , tôi đã nhận đƣợc sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều ngƣời, nhiều tổ chức, đơn vị. Quan trọng hơn là tình cảm, sự động viên của ngƣời thân, gia đình, đồng nghiệp và quý thầy cô. Do đó, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến: Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, Huyện ủy, UBND huyện; Chƣ tôn đức lãnh đạo Hội ĐKSSYN huyện Giồng Riềng, Chƣ tôn Thƣợng tọa, Đại đức tăng, các vị Achar, Ban quản trị và tín đồ phật tử ở 14 chùa Phật giáo Nam tông trong huyện Giồng Riềng. Tất cả đã tận tình giúp đỡ tôi trong lúc đi sƣu tầm, tìm tƣ liệu, khảo sát thực tế. Công trình này không chỉ có ích và là tâm huyết của bản thân tôi, mà còn là lời tri ân của tôi đối với tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt là tôi xin dành sự kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ Minh Tuấn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn khoa học này, thầy không chỉ là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn cho tôi mà còn định hƣớng những vấn đề cần nghiên cứu, giúp tôi vƣợt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Giồng Riềng, ngày 15 tháng 01 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa Nâu - 3 -
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Giồng Riềng, đặc biệt là tìm hiểu tại 14 chùa Phật giáo Nam tông trên địa bàn huyện. Các số liệu nghiên cứu, các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và gắn liền với thực tiễn của Phật giáo Nam tông và ngƣời Khmer trên địa bàn huyện Giồng Riềng. Giồng Riềng, ngày 15 tháng 01 năm 2020 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Hoa Nâu - 4 -
  • 5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở NAM BỘ VÀ KIÊN GIANG...................................................................................................7 1.1. Về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ.......................................................7 1.1.1. Sự phân chia hệ phái Phật giáo và nguyên nhân ..............................7 1.1.2. Lƣợc sử Phật giáo Nam tông ở Nam bộ ..........................................8 1.1.3. Đặc điểm Phật giáo Nam tông ở Nam bộ....................................... 10 1.2. Về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang ..............................................15 1.2.1. Khái quát về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang............................ 15 1.2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer tỉnh Kiên Giang 18 Chƣơng 2. HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER NƠI ĐÂY ........................................................................................21 2.1. Huyện Giồng Riềng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng.............21 2.1.1. Khái quát về huyện Giồng Riềng ................................................... 21 2.1.2. Đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng.... 23 2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 26 2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 31 2.2.1. Thời kỳ kháng chiến....................................................................... 31 2.2.2. Thời kỳ thống nhất đất nƣớc và đổi mới........................................ 32 2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng ..................................................32 1
  • 6. 2.3.1. Ảnh hƣởng đến tín ngƣỡng ........................................................... 32 2.3.2. Ảnh hƣởng đến giá trị và bản sắc văn hóa..................................... 33 Chƣơng 3. PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG............................................................................................................48 3.1. Đánh giá ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng và nguyên nhân .......48 3.1.1. Đánh giá ......................................................................................... 48 3.1.2. Nguyên nhân .................................................................................. 50 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông tại huyện Giồng Riềng ..54 3.2.1. Về phía sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện........................................ 54 3.2.3. Về phía các tổ chức chính trị - xã hội............................................. 62 KẾT LUẬN....................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................83 PHỤ LỤC 2
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT LÀ ĐỌC LÀ BHYT Bảo hiểm y tế CCB Cựu chiến binh CLB Câu lạc bộ CNTT Công nghệ thông tin CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động DTTS Dân tộc thiểu số ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐKSSYN Đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc GHPG Giáo hội Phật giáo HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỷ thuật LĐLĐ Liên đoàn lao động LHPN Liên hiệp phụ nữ LHTN Liên hiệp thanh niên MTTQ Mặt trận Tổ quốc Nxb Nhà xuất bản PGNT Phật giáo Nam tông PTDT Phổ thông dân tộc TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP. Rạch Giá Thành phố Rạch Giá UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 3
  • 8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngƣời Khmer là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Họ thƣờng sống tập trung ở các tỉnh, thành phố nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Tây Ninh… Theo số liệu điều tra về Dân số và nhà ở năm 2009 [36, 51] dân số Khmer khoảng 1.260.640 ngƣời. Trong lịch sử, ngƣời Khmer đã có một thời kỳ ảnh hƣởng khá đậm nét văn hóa Bàlamôn giáo. Nhƣng ở Nam bộ thì Bàlamôn giáo không còn chỗ đứng trong tƣ tƣởng của ngƣời Khmer, mà thay vào đó là Phật giáo Nam tông. Do đó, hàng ngàn năm nay, Phật giáo Nam tông đã đồng hành với xã hội Khmer. Đây là một cộng đồng dân cƣ và tôn giáo tƣơng đối thuần khiết. Yếu tố tôn giáo mà chủ yếu là Phật giáo Nam tông đã chi phối rất lớn đến đời sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng này. Ngay trong văn hóa, tƣ tƣởng, đƣờng lối tƣ duy, cách hành xử… cũng đều dựa trên giáo lý Phật giáo [3]. Đại bộ phận ở các phum, sóc1 ấp Khmer Nam bộ đều có chùa Phật giáo. Đặc biệt là gần 100% ngƣời Khmer đều theo đạo Phật. Khác với các tôn giáo khác, ngƣời Khmer vừa mới sinh ra đã là Phật tử. Tại Kiên Giang, huyện Giồng Riềng thuộc nông thôn, và tính đến năm 2018 thì ngƣời Khmer chiếm 17,2% dân số huyện. Toàn huyện có 27 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi chùa Nam tông Khmer chia thành hai phái: Thommayutt (Hoàng Gia) và Mohamikay (Bình dân) trong đó, 13 chùa thuộc chi Phái Mohamikay (Bình Dân) và 1 chùa theo phái Thommayutt (Hoàng Gia); có 172 vị chức sắc là ngƣời Khmer (2 Thƣợng toạ, 10 đại đức, 118 tì kheo, 42 sadi) và 14 Ban quản trị chùa với 192 vị chức việc; 33.982 phật tử 1 Tác giả sẽ giải thích về phum, sóc ở Chƣơng 2 1
  • 9. (nữ 16.608, nam 17.374, 100% khẩu dân tộc Khmer đều là tín đồ Phật giáo Nam tông, một số rất ít gần đây cải đạo) [56, 6]. Trong các năm gần đây, Phật giáo Nam tông huyện Giồng Riềng có những biến đổi sâu sắc, và ảnh hƣởng mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer nơi đây. Việc nghiên cứu những ảnh hƣởng đó nhằm bảo tồn và phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng. Bên cạnh đó, nhận thức rõ ảnh hƣởng và giá trị của Phật giáo Nam tông là cần thiết, góp phần quan trọng cho việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về công tác dân tộc, tôn giáo và văn hóa; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần lẩn vật chất đối với ngƣời Khmer. Do đó, tôi chọn đề tài “Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” làm Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo của mình. Phật giáo Nam tông và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng đã và đang là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo khác trên địa bàn huyện Giồng Riềng từ trƣớc năm 1988, tính đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào, cho nên việc thu thập các tài liệu, khảo sát thực tế, từ đó đi đến đánh giá các tác động của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần nơi đây là cần thiết. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, và ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn huyện Giồng Riềng. 2
  • 10. - Về thời gian: Từ năm 1988 (năm thành lập huyện Giồng Riềng) đến nay, thuộc về thời kỳ đổi mới, có ảnh hƣởng sâu sắc đối với đời sống văn hóa tinh thần nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng nơi đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu đối tƣợng, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng, góp phần củng cố và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tín ngƣỡng tôn giáo nơi đây. 3.2. Nhiệm vụ Luận văn có ba nhiệm vụ sau: - Thứ nhất: Khái quát lịch sử du nhập Phật giáo Nam tông Khmer vào Nam bộ, trong đó có tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng nói riêng. - Thứ hai: Khảo sát đặc điểm, vai trò, và ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng. - Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hƣởng trên. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc đặt trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cùng các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Khảo sát: Thu thập các dữ liệu có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu trên địa bàn huyện Giồng Riềng. - Lịch sử và logic: Nghiên cứu lịch sử địa phƣơng và lịch sử Phật giáo Nam tông Khmer, từ đó rút ra logic hình thành, vận động và biến đổi. 3
  • 11. - Phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, phân loại đối tƣợng nghiên cứu để đi đến cái nhìn khái quát. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer của các tác giả trong nƣớc. Lê Hƣơng (1970) với Sử Cao - Miên, viết về tôn giáo và tộc ngƣời Việt gốc Miên khá chi tiết, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đề cập trực tiếp đến phong tục đi tu của ngƣời Khmer. Viện Văn hóa, bộ phận thƣờng trú tại TPHCM (1988) với Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, tổng hợp các báo cáo tham luận của nhiều ngƣời, trong đó có một số bài liên quan đến đề tài luận văn nhƣ: “Khái quát về ngƣời Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” của Thạch Voi, “Phong tục lễ nghi của ngƣời Khmer Đồng bằng sông Cửu Long” của Thạch Voi - Hoàng Túc; “Nghệ thuật tạo hình của chùa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Đắc Thắng. Đoàn Thanh Nô (2002) với Người Khmer ở Kiên Giang, khái quát về tộc ngƣời Khmer ở Kiên Giang, về dân số, tập quán cƣ trú lao động sản xuất, nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời Khmer ở đây. Sơn Phƣớc Hoan chủ biên (1999-2000) với chuyên đề nghiên cứu khoa học Vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ, đã khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của ngƣời Khmer và vai trò của ngôi chùa Khmer, đƣa ra một số giải pháp nhằm định hƣớng cho việc tiếp tục phát huy vai trò của ngôi chùa đối với đời sống văn hóa của ngƣời Khmer Nam bộ. Trần Văn Bổn (2002) với Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, khái lƣợc về lịch sử vùng đất và cƣ dân Nam bộ cổ xƣa, về đời sống tinh thần ngƣời Khmer Nam bộ từ trƣớc đến nay gắn chặt với tôn giáo và ngôi 4
  • 12. chùa, về phong tục lễ nghi trong gia đình Khmer Nam bộ nhƣ: sinh đẻ và nuôi dạy con, cƣới, tang, và thờ cúng tổ tiên. Trần Văn Bính chủ biên (2004) với Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ - Thực trạng và Những vấn đề đặt ra, trong đó có bài “Tín ngƣỡng, tôn giáo của dân tộc Khmer, Chăm, và Hoa ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Hữu Thảo. Trần Hồng Liên (2005) với Nam Bộ, Dân tộc và tôn giáo, tập hợp một số bài về ngƣời Khmer Nam Bộ của nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở phía Nam đáng chú ý. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008) với Phật giáo Khơ Me Nam bộ, nói về lịch sử hình thành và phát triển của tộc ngƣời Khmer Nam bộ và quá trình du nhập Phật giáo Nam tông vào cộng đồng này, cơ cấu tổ chức của Phật giáo Nam tông Khmer qua các thời kỳ. Phan An (2009) với Dân tộc Khmer Nam bộ, nói về văn hóa ngƣời Khmer Nam bộ, đặc biệt nhấn mạnh về ngƣời Khmer ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Huỳnh Thanh Quang (2011) với Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tập trung nghiên cứu những giá trị văn hóa Khmer ĐBSCL, thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khmer thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa Khmer ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. Phạm Thị Phƣơng Hạnh chủ biên (2011), Văn hóa Khmer Nam bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, gồm sáu phần, ở phần thứ hai nói về tín ngƣỡng tôn giáo và nêu khá chi tiết về Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ. Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nhiều tác giả (2014), Phật giáo nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại, gồm 80 bài tham luận đƣợc tuyển chọn từ Hội thảo khoa học chia làm ba phần, trong đó Phần một về Phật giáo nguyên thủy những vấn đề triết học và Phật học; Phần hai về Phật giáo 5
  • 13. nguyên thủy hội nhập và phát triển; Phần ba về Phật giáo nguyên thủy ở Việt Nam và Đông Nam Á. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, nhiều tác giả (2014), với kỷ yếu Hội thảo khoa học Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc, tập hợp 85 bài tham luận của các tác giả, đƣợc chia thành ba chủ đề chính, trong đó chủ đề một về nguồn gốc, lịch sử và truyền thừa của Phật giáo Nam tông Khmer; chủ đề hai về những vấn đề triết học và Phật học trong kinh điển Phật giáo Nam tông; chủ đề ba về Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và phát triển. Đa số các công trình trên đều viết về ngƣời Khmer Nam bộ và ĐBSCL nói chung, còn riêng vấn đề “Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang” thì chƣa có công trình nào nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Luận văn góp phần bổ sung cho hiểu biết về Phật giáo Nam tông Khmer gắn liền với vấn đề lịch sử và địa chính trị của vùng đất phƣơng Nam, thông qua việc nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Giồng Riềng. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn giúp nâng cao nhận thức về vai trò của Phật giáo Nam tông trên địa bàn huyện Giồng Riềng, từ đó vừa góp phần đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng và sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng của nhân dân, vừa góp phần định hƣớng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Luận văn có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ngƣời có quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết, không kể các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục. 6
  • 14. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở NAM BỘ VÀ KIÊN GIANG 1.1. Về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ 1.1.1. Sự phân chia hệ phái Phật giáo và nguyên nhân Phật giáo Nam tông Khmer (tiếng Pali: Dakkhinanikàya) là một trong bốn tên của hệ phái; tên thứ hai là hệ phái Đại tông (Mahànikàya); tên thứ ba là Thƣợng tọa bộ (Theravàda); tên thứ tƣ ngoại lai không đƣợc chính thức công nhận là hệ phái Tiểu thừa (Hinayàna) [13, 213]. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Phật giáo vốn là một thể thống nhất, không có sự phân chia hệ phái. Chỉ đến khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, các đệ tử mới tập trung lại đọc tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới xuất hiện những quan điểm, hệ tƣ tƣởng khác biệt về việc thực hành giới luật. Bắt đầu vào lần kết tập kinh điển thứ hai đƣợc tổ chức tại thành Tì Xá Ly sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm để luận giải kinh điển, thực hành giới luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận tì kheo trẻ đƣa ra đã hình thành sự phân phái trong Phật giáo. 10 điều luật mới mà một bộ phận tì kheo trẻ đƣa ra và cho là hợp chính pháp, đó là: giáo diêm tịnh (đƣợc đem muối đựng trong sừng để bỏ vào các món ăn khi không đủ muối); lƣỡng chỉ sao thực tịnh (bóng nắng quá ngọ hai ngón tay vẫn đƣợc ăn); tụ lạc gian tịnh (trƣớc ngọ ăn rồi nhƣng đến làng khác vẫn đƣợc phép ăn); trụ xứ tịnh (ở đâu thì làm lễ Bá tát ngay ở đấy); tuỳ ý tịnh (quyết nghị đã đƣợc Đại hội dù ít dù nhiều cho thông qua đều có giá trị thi hành); cửu trú tịnh (noi theo điều lệ, tập quán); sinh hoà hợp tịnh (đƣợc uống sữa pha nƣớc sau giờ ngọ); thuỷ tịnh (rƣợu mới lên men đƣợc pha với nƣớc 7
  • 15. uống trị bệnh); bất ích lũ Ni sƣ đàn tịnh (đƣợc dùng toạ cụ không viền, kích thƣớc lớn hơn mẫu định); thụ súc kim ngân tiến định (đƣợc nhận tiền vàng bạc cúng dàng). Các vị tì kheo lớn tuổi không chấp nhận, chủ trƣơng giữ nguyên điều Đức Phật dạy, tôn trọng lối truyền thừa. Các vị tì kheo trẻ không chịu, vì cho rằng có một số vấn đề đặt trong sự phát triển của xã hội không còn phù hợp nữa, nên thấy cần thiết phải sửa đổi một số điểm khi ghi vào kinh sách nên chủ trƣơng hành đạo theo tinh thần “Khế lý - khế cơ”, phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh. Các vị sƣ có quan điểm khác nhau sau nhiều ngày tranh luận đã không tìm đƣợc tiếng nói chung, không thống nhất đƣợc quan điểm nên cuối cùng đã hình thành hai phái: Những vị sƣ chủ trƣơng giữ nguyên giới luật chiếm số ít và là những vị cao tuổi, ngồi bên trên để chủ trì Pháp hội nên đƣợc gọi là phái Thƣợng tọa bộ. Những vị sƣ trẻ chiếm số đông nên gọi là phái Đại chúng bộ. Sau đó phái Đại chúng bộ truyền lên phía Bắc sang Trung Quốc… đƣợc gọi là Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền. Phái Thƣợng tọa bộ truyền về hƣớng Nam, phát triển xuống Srilanca, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào… nên đƣợc gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam truyền. Phật giáo hệ Nam tông nghiêm trì giữ theo giới luật nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó Phật giáo Nam tông cũng đƣợc gọi là Phật giáo nguyên thủy [67]. 1.1.2. Lược sử Phật giáo Nam tông ở Nam bộ Phật giáo Nam tông đƣợc truyền vào Việt Nam theo con đƣờng của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đƣờng biển tới Srilanca, Myanmar, Thái Lan tới vùng sông Mê Công (Campuchia) và vào vùng các tỉnh ĐBSCL (phía Nam) của Việt Nam, đƣợc đông đảo ngƣời dân đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của ngƣời Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam tông Khmer. (Ở Việt Nam còn có Phật giáo Nam tông của ngƣời Kinh, ở đây xin không đề cập vì ngoài khuôn khổ đối tƣợng nghiên cứu). 8
  • 16. Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm (vào khoảng thế kỷ thứ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của ngƣời Khmer đều có chùa thờ Phật. Tính đến tháng 6/2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 452 ngôi chùa với 8.574 vị sƣ (=19,3% tổng số sƣ trong cả nƣớc) [6], tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh/thành ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) [6]. Một số cộng đồng Khmer huyện Giồng Riềng còn đƣợc gọi là ấp. Ấp có đông ngƣời Khmer đều có chùa thờ Phật. Phật giáo Nam tông Khmer là tôn giáo truyền thống mang tính biệt truyền trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ, đƣợc hầu hết ngƣời Khmer tin theo [30]. Phật giáo Nam tông trao truyền giới luật theo giáo lý biệt truyền của hệ phái, cùng tồn tại và phát triển cùng các tôn giáo khác, nhƣng vẫn giữ vững đƣợc tính cách riêng biệt của mình, không chỉ là một tôn giáo mà nó còn mang đậm tính chất dân tộc, gắn liền với vòng đời mỗi ngƣời Khmer từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi. Chính đặc điểm này đã tạo cho văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer mang một nét khác biệt so với các tông phái Phật giáo khác. Tính đến tháng 6-2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 452 ngôi chùa với 8.574 vị sƣ (chiếm 19,3% tổng số sƣ trong cả nƣớc) [6, 2] tập trung chủ yếu ở ĐBSCL. Điều này cho thấy Phật giáo Nam tông Khmer đã có sức ảnh hƣởng sâu đậm đối với đời sống của ngƣời Khmer [30]. Ngƣời Khmer đã tiếp thu Phật giáo Nam tông đƣợc truyền từ Ấn Độ qua các con đƣờng khác nhau. Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc gọi là Theravada. Mặc dù lai tạp cả tín ngƣỡng dân gian và những tàn dƣ của Bàlamôn giáo, nhƣng Phật giáo Nam tông vẫn là tín ngƣỡng chính thống của ngƣời Khmer nƣớc ta [21, 64]. Trƣớc năm 1975, cùng với phong trào kháng chiến chống Mỹ, Hội ĐKSSYN Phật giáo Nam tông Khmer đƣợc thành lập. Nhiệm vụ của Hội lúc ấy là tuyên truyền vận động, tập hợp, đoàn kết các nhà sƣ có tinh thần yêu 9
  • 17. nƣớc vào tổ chức, nhằm đầu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc. Sau giải phóng, Hội ĐKSSYN Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục duy trì hoạt động để phục vụ cho việc tuyên truyền, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và công cuộc xây dựng đất nƣớc. Từ năm 1981 đến nay, các hệ phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Nam tông Khmer, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam [51, 492-493]. Nhƣ đã đề cập ở trên, Phật giáo Nam tông có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần Khmer, là hồn cốt văn hóa của họ. Nói cách khác, văn hóa Khmer chính là văn hóa Phật giáo Nam tông. Chúng ta có thể thấy ảnh hƣởng của Phật giáo trên hầu hết các phƣơng diện đời sống của ngƣời Khmer, từ các nghi lễ, phong tục tập quán đến kiến trúc, hội họa, sân khấu, văn học... [54, 61]. Những năm gần đây, Phật giáo vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng Khmer, các tập tục trƣớc đây về cơ bản vẫn đƣợc duy trì, tuy nhiên đã có ít nhiều thay đổi. Nhiều nam thanh thiếu niên Khmer không muốn đi tu, mà muốn đi học để có cơ hội phát triển bản thân; thời gian tu của sƣ sãi thƣờng ngắn hơn hẳn trƣớc đây, nhiều trƣờng hợp chỉ mang tính hình thức; do đó có sự suy giảm đáng kể số lƣợng sƣ sãi ở các chùa. Vấn đề cải đạo cũng đã xuất hiện ở một số địa phƣơng. Ở Sóc Trăng và Trà Vinh hiện nay có hiện tƣợng ngƣời Khmer theo đạo Tin Lành nhƣng vẫn đi chùa [2]. 1.1.3. Đặc điểm Phật giáo Nam tông ở Nam bộ Có thể khẳng định rằng giáo lý Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông về cơ bản không có gì đối lập nhau. Bởi vì giáo lý đạo Phật đƣợc chia ra làm hai truyền thống: Nguyên thủy và Phát triển. Việc sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển thể hiện tính cốt lõi nhất quán, xuyên suốt của giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Những tƣ tƣởng của Phật giáo Phát triển mang tính kế thừa và bổ sung giáo lý Nguyên thủy, giáo trị của giáo lý Phát triển nằm ở chỗ vẫn giữ đƣợc nền tảng của giáo lý Nguyên thủy. 10
  • 18. Giáo lý Nguyên thủy và Phát triển có những điểm tƣơng đồng thể hiện rất rõ ràng và cơ bản nhƣ: Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sƣ, đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đƣờng tu tập Giới - Ðịnh - Tuệ, đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới. Với Phật giáo Nam tông, giáo lý sơ khởi là giáo lý hƣớng dẫn thực hành nên phù hợp với đồng bào dân tộc. Phật giáo Nam Tông thực hành những nguyên lý căn bản nhất từ Tam tạng Kinh điển Pāḷi truyền lại. Không màu mè, không cầu kỳ, không uyên thâm khó hiểu, các hình thức truyền đạt giáo lý và thực hành các nghĩ lễ tôn giáo đều gần gũi với đời sống Phật tử và tu sĩ. Ngƣời tiếp nhận không cần có trình độ cao. Phật giáo Nam tông ngăn cấm việc biết, bàn, đến gần… đối với tu sĩ. Ví dụ cấm ngƣời tu hành đến gần phụ nữ, không đi chung đƣờng một mình với phụ nữ, không nhìn thẳng vào mặt phụ nữ… Hệ giá trị của Phật giáo Nam tông Khmer là một hệ thống các tiêu chí, chuẩn mực giúp tín đồ lựa chọn và định hƣớng hành động trong đời sống tôn giáo, là động lực tinh thần liên kết mọi tín đồ đồng thuận, tự nguyện tuân thủ. Hệ giá trị đó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng ngƣời Khmer Nam bộ. Quan niệm về “nghiệp chƣớng/nhân quả” (karma) và “phận/pháp” (dharma) có vị trí trung tâm. Quan niệm về nhân quả trong Phật giáo Nam tông cho rằng mỗi ngƣời từ khi sinh ra và lớn lên cho đến lúc chết đi đều phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình; thân phận, địa vị, hoàn cảnh của mỗi ngƣời ở kiếp này là kết quả của kiếp trƣớc; để có quả tốt (nghiệp chƣớng) tốt phải gieo nhân tốt, nổ lực làm việc tốt, tích phƣớc để kiếp sau có thân phận và cuộc sống tốt đẹp hơn. Quan niệm về nhân quả cho rằng mỗi ngƣời phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình; thân phận, địa vị của mỗi ngƣời ở kiếp này là kết quả của các kiếp trƣớc; để có nghiệp chƣớng tốt, phải sống tuân theo phận/pháp – thực hiện vai trò của mình với nỗ lực cao nhất, tích phƣớc để 11
  • 19. kiếp sau có thân phận tốt đẹp hơn [39]. Ngoại trừ các nhà sƣ và những ngƣời đã kinh qua thời gian tu tại chùa, hầu hết ngƣời Khmer ít hiểu về kinh Phật. Vì vậy, để làm phƣớc, tích đức, cách tốt nhất đối với họ là tổ chức, tham gia các nghi lễ, phục vụ các nhà sƣ, nhà chùa [68, 1091] Một điều đáng lƣu ý, đối với phần lớn tín đồ Phật giáo, lên Niết bàn là mục đích quá xa vời nên phần lớn họ cố gắng hành thiện để kiếp sau có cuộc sống tốt đẹp hơn [62]. Trong hầu hết các phum, sóc của ngƣời Khmer đều có chùa. Ban đầu, chùa đƣợc xây cất đơn giản với các vật liệu nhƣ gỗ, tre, lá dừa nƣớc. Qua thời gian, nhờ sự đóng góp của các Phật tử, chùa đƣợc xây dựng lớn hơn với vật liệu kiên cố hơn. Phần lớn Phật tử là nông dân nghèo, nên đóng góp của họ cho ngôi chùa rất hạn hẹp, vì vậy có chùa đƣợc xây dựng trong một thời gian dài, có khi lên đến hàng chục năm. Hầu hết ngƣời Khmer đều muốn chùa của họ khang trang, đẹp đẽ bởi nó là bộ mặt của phum, sóc, là niềm tự hào của họ. Việc đóng góp xây dựng chùa cũng là cách thiết thực để tích đức cho Phật tử và gia đình họ. Do đó nhiều gia đình Khmer dù nghèo khó vẫn gắng đóng góp sức ngƣời sức của cho việc xây dựng, trùng tu chùa. Không ngạc nhiên khi thấy nhiều vùng Khmer nghèo khó, nhà cửa đơn sơ, nhƣng có chùa to lớn lộng lẫy [1, 437-438]. Chùa không chỉ là nơi thờ cúng tu hành tôn nghiêm mà còn là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cộng đồng phum, sóc. Mỗi ngƣời Khmer dù đi tu hay không, đều tự coi mình là tín đồ. Việc đóng góp cho chùa, chăm lo cho các nhà sƣ đƣợc coi là bổn phận, trách nhiệm của họ. Ngƣời Khmer tu để trả nghĩa cho cha mẹ ông bà, tu để học chữ, để lấy chức sắc. Họ quan niệm tu để tích đức, làm phƣớc; tu càng lâu, phúc đức càng cao [21, 64]. Phật giáo Nam tông Khmer có hệ thống tổ chức riêng, khác với Phật giáo của ngƣời Việt và ngƣời Hoa láng giềng. Gắn liền với ngôi chùa, hiện thân trực tiếp của Phật giáo là tầng lớp sƣ sãi. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt, bao gồm sƣ sãi, đang tu hành trong các chùa Khmer. Ngƣời Khmer coi ngƣời 12
  • 20. tu hành là hiện thân của Phật, là tầng lớp trí thức đại diện cho dân tộc mình [21, 64-65]. Ở chùa, ngoài các vị sƣ chuyên lo liệu các công việc liên quan đến tôn giáo, còn có tổ chức tín đồ đƣợc gọi là Ban quản trị chùa (Knas Kamaka wat), bao gồm chủ chùa – trƣởng ban quản trị chùa (nhom wat), thầy phụ trách nghi lễ (acha wat) và một số thành viên chuyên trách các công việc khác nhau (thông thƣờng ban quản trị có khoảng tám ngƣời). Họ là những ngƣời sùng đạo biết cách tổ chức nghi lễ, am hiểu phong tục tập quán. Chủ chùa thƣờng là ngƣời khá giả trong cộng đồng, gia đình trong sạch. Ban quản trị chùa có nhiệm vụ thay mặt nhà chùa, làm các công việc nhƣ tổ chức nghi lễ, quản lý ruộng đất nhà chùa, nhận các đồ hiến tặng, sửa sang, xây mới, trùng tu cơ sở vật chất của chùa. Chùa cũng thông qua ban quản trị chùa để góp phần vào việc quản lý phum, sóc. Bên cạnh các nhà sƣ và ban quản trị chùa còn có một số vị acha. Họ vốn là những nhà sƣ học hành giỏi, sau khi hoàn tục, đƣợc nhà chùa và bà con tín đồ tín nhiệm mời vào giảng dạy và tham gia thực hiện một số nghi lễ trong chùa. Trong các cộng đồng ngƣời Khmer còn có tổ chức tín đồ gọi là wên (vên, vênh). Để cho việc thực hiện mối quan hệ giữa nhà chùa và tín đồ đƣợc thuận tiện và chặt chẽ, các hộ Khmer theo từng khu vực cƣ trú nhất định đƣợc tổ chức thành một wên. Đứng đầu mỗi wên là một chủ wên (mê wên) giúp việc cho ban quản trị chùa. Có trƣờng hợp chủ wên cũng đồng thời là một thành viên trong ban quản trị chùa. Mỗi chùa tùy theo số lƣợng tín đồ mà có số lƣợng wên nhiều hay ít. Việc phân chia tín đồ theo các wên giúp chùa thuận lợi trong việc tổ chức quyên góp, nhận cơm từ các hộ gia đình. Các wên thay phiên nhau chuẩn bị cơm và thức ăn để dâng cúng chùa trong một số ngày nhất định. Ngoài ra các wên còn tham gia công việc của chùa và công việc chung của cộng đồng. Wên là cầu nối giữa chùa và cộng đồng. 13
  • 21. Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc tổ chức khá chặt chẽ từ tầng lớp sƣ sãi trong chùa đến cộng đồng tín đồ. Đứng đầu mỗi chùa có một vị lục cả (luk kru), là lãnh đạo tôn giáo cao nhất của một hoặc vài sóc. Lục cả có uy tín và vị thế đặc biệt đƣợc dân trong sóc kính trọng hơn cả mê sóc. Bên cạnh lục cả còn có một hoặc hai vị lục nhị giúp việc cho lục cả, chịu trách nhiệm trông coi công việc chùa, duy trì kỷ luật tu hành và mọi thứ liên quan đến Phật tử. Sau các vị lục cả, lục nhị là các vị tì kheo (tuy khiu, bikkhu). Sadi là chức giới thấp nhất trong chùa. Cao hơn sadi và tì kheo là mekon (hòa thƣợng), trƣớc đây đƣợc hội đồng sƣ sãi các chùa phong tặng [1, 444]. Về mặt nguyên tắc, các sƣ chỉ chăm lo việc tu hành, thờ phụng, và đời sống tâm linh của các tín đồ, không tham gia vào đời sống thế tục. Tuy nhiên, trên thực tế chùa có vai trò hết sức to lớn trong việc quản lý cộng đồng tín đồ, nhất là việc duy trì đạo đức, lối sống, và ứng xử hàng ngày. Các sƣ đƣợc tín đồ tôn kính không chỉ đơn thuần vì quyền uy tôn giáo mà là từ sự tận tâm của họ trong đời sống. Các nhà sƣ không xa lánh thế sự, luôn tham gia vào việc giúp đỡ tín đồ trong cuộc sống hằng ngày. Khi có xích mích xảy ra, các sƣ đứng ra phân giải; ngƣời ốm đau bệnh tật cũng đƣợc họ đến an ủi, khuyên bảo và giúp đỡ; các nghi lễ gia đình, dòng họ đều đƣợc sƣ đến cầu kinh, chúc phúc; những ngƣời cơ nhỡ, neo đơn đƣợc chùa che chở, giúp đỡ. Chùa cũng là nơi học chữ, dạy dỗ kiến thức và dƣỡng dục nhân cách cho con em tín đồ [40, 83-86]. Thêm vào đó, sau khi hỏa thiêu, một phần tro cốt của các tín đồ đã khuất đƣợc đƣa vào trong các tháp (chet đay) trong khuôn viên chùa. Vì thế, đối với ngƣời Khmer, chùa còn là nơi trú ẩn cho linh hồn tổ tiên họ. Cho nên, ngƣời Khmer luôn có tình cảm sâu sắc với chùa – từ khi sinh ra, lớn lên rồi mất đi, mọi niềm vui nỗi buồn đều gắn với chùa [40, 83-86]. Đến nay, Phật giáo Nam tông vẫn là tôn giáo chính, có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của phần lớn ngƣời Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập, ở 14
  • 22. một số nơi đã có sự xâm nhập của Tin Lành và Công giáo; một số chùa đƣợc trùng tu, mở rộng, và xây mới; các nhà chùa tham gia hoạt động xã hội nhƣ tổ chức các tụ điểm văn hóa, thông tin, giáo dục, dạy tin học, tiếng Anh cho trẻ em, tổ chức các hoạt động thủ công, mỹ nghệ [1, 457-459]. Những năm vừa qua, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của Phật giáo Nam tông Khmer, Nhà nƣớc đã cho phép mở Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và một số trƣờng trung cấp Phật học ở các tỉnh có đông ngƣời Khmer sinh sống nhƣ Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang [1, 457- 459]. 1.2. Về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang 1.2.1. Khái quát về Phật giáo Nam tông ở Kiên Giang Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 6.348km2 , có đất liền, biển, rừng, đồi núi, biên giới, hải đảo. Nơi đây tập trung nhiều nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phƣơng. Kiên Giang có ranh giới đất liền giáp với các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, và TP Cần Thơ; có đƣờng biên giới giáp với Campuchia dài 56 km và 198 km bờ biển. Trên biển có 105 đảo lớn nhỏ với diện tích tổng cộng 8.800 km2 nối liền với vùng biển Cà Mau thông ra vịnh Thái Lan, Malaysia. Dân số toàn tỉnh có 1.792.549 ngƣời, trong đó có ba dân tộc chính: Kinh chiếm 85,68%, Khmer chiếm 12,49%, Hoa chiếm 1,77% và dân tộc khác chiếm 0,06% [17, 47]. Kiên Giang là tỉnh có đông ngƣời Khmer, đứng thứ ba khu vực Tây Nam bộ (sau Sóc Trăng và Trà Vinh), sống xen kẽ với ngƣời Việt, Hoa, tập trung đông nhất ở các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Đất. Ngƣời Khmer ở Kiên Giang cũng nhƣ ngƣời Khmer ở Nam bộ nói chung, có ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình đó là chữ “muol” và chữ “chrieng”, gọi chung là chữ Khmer. 15
  • 23. Toàn tỉnh có 10 tôn giáo (trong đó có 21 tổ chức giáo hội thuộc 10 tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận), gồm: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Baha’i, Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam, Minh Sƣ đạo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tin Lành, Cao Đài, và ngoài ra là Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn. Có 590.756 tín đồ (chiếm 34,75% dân số tỉnh); 1.586 chức sắc, nhà tu hành; 3.580 chức việc. Có 1 tổ chức tôn giáo (giáo hội cấp toàn đạo), 450 tổ chức tôn giáo trực thuộc,2 399 cơ sở thờ tự [4, 2]. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhƣng cho đến khoảng thế kỷ 12, Phật giáo Nam tông mới trở thành tôn giáo chính thống của ngƣời Khmer, nhiều chùa Phật giáo Nam tông Khmer đƣợc thành lập ở các tỉnh Nam bộ. Nhƣng đối với ngƣời Khmer tỉnh Kiên Giang, vào giai đoạn này vẫn chƣa thấy xuất hiện chùa nào của họ. Đến năm 1412 mới xuất hiện chùa đầu tiên của họ tại Rạch Giá (Kiên Giang): chùa Ăngkor Chum Vông Sa theo phái Nam tông Khmer, do Hòa thƣợng Rích Thi Chiey từ tỉnh Kam Poong Kray (Campuchia) sáng lập. Sau nhiều lần trùng tu, hiện chùa đƣợc đổi tên là Ratanaransi, hay còn gọi là chùa Láng Cát. Sau đó, năm 1504 xuất hiện chùa Uttam Mean Chiey, hay còn gọi là chùa Phật Lớn ở Rạch Giá; năm 1532 ở huyện Giồng Riềng xuất hiện chùa Ganganadi, hay còn gọi là chùa Giồng Đá; năm 1565 ở huyện Gò Quao xuất hiện chùa Thnol Chum, hay còn gọi là chùa Thủy Liễu, năm 1578 xuất hiện chùa Manta Muni, hay gọi là chùa Tà Mum... Từ thập niên 1990 đến nay, tại Kiên Giang xuất hiện thêm trên 30 chùa Nam tông Khmer. Tính đến năm 2019, Nam tông Khmer ở Kiên Giang có 76 chùa (trong đó có 3 chùa và 1 tháp di tích văn hóa cấp quốc gia, 2 chùa di tích cấp tỉnh, 1 chùa Nam tông của ngƣời Kinh), có 205.945 tín đồ (chiếm 12,11% dân số 2 Có 2 tổ chức cấp tỉnh; 14 tổ chức cấp huyện; 8 tổ chức cấp đại diện, liên hiệp không phải là cấp giáo hội; 385 tổ chức tôn giáo trực thuộc (cấp cơ sở), 41 tổ chức tôn giáo trực thuộc dƣới cơ sở. 16
  • 24. toàn tỉnh và chiếm 34,80% tín đồ các tôn giáo), 255 vị chức sắc, 310 nhà tu hành (bậc sa di); 1.358 chức việc trong ban quản trị [4, 2]. Vào ngày 28-8-1968, Hội ĐKSSYN đƣợc thành lập tại chùa Xẻo Cạn, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang [64]. Hội đã sát cánh cùng nhân dân vận động sƣ sãi và ngƣời Khmer cùng đồng bào các dân tộc tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đóng góp vào trang sử hào hùng của dân tộc [65]. Cho đến sau năm 1975, phần lớn ngƣời Khmer nơi đây đều có tôn giáo truyền thống là Phật giáo Nam tông. Họ xem Phật là Đấng cứu độ và chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Quan niệm đó đã trở thành tập quán của ngƣời Khmer ở Tây Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. Họ xem ngôi chùa nhƣ là trung tâm văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng của phum, sóc, ấp. Ngƣời Khmer Kiên Giang vẫn giữ đƣợc các phong tục tập quán gắn liền với Phật giáo Nam tông nhƣ tục cúng Neak ta, tục hành lễ, tục mai táng, tục cúng ông bà, tục cƣới hỏi… Về kiến trúc và văn học nghệ thuật của ngƣời Khmer Kiên Giang không có gì khác so với ngƣời Khmer khu vực nam Bộ, tuy nhiên ở lĩnh vực nghệ thuật, ngƣời Khmer Kiên Giang còn hai loại hình nghệ thuật sân khấu nổi bật là kịch múa Rô Băm và kịch hát Dù kê. Đua ghe ngo vào dịp lễ hội Óc Om bóc đƣợc xem là môn thể thao dân tộc, là loại hình kết nối cộng đồng độc đáo của ngƣời Khmer Kiên Giang. Các tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang tin tƣởng vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc. Công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, nhu cầu tín ngƣỡng chính đáng đƣợc xem xét giải quyết đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo ở một số địa phƣơng vẫn còn một số bất cập. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc về tôn giáo nhƣng đề xuất xử lý chƣa kịp thời nhƣ: việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự không xin phép, tụ tập đông ngƣời sinh hoạt tôn giáo mà không xin phép cơ 17
  • 25. quan quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới [5]. Đi cùng là vấn đề dân tộc trong tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp [16, 1]. Ngƣời Khmer ở Kiên Giang chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Mặc dù đƣợc Nhà nƣớc quan tâm phát triển kinh tế, đầu tƣ nhiều công trình và mô hình sản xuất nông nghiệp, đƣa tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhƣng phần lớn đồng bào còn nghèo, sản xuất thiếu kế hoạch, lãng phí trong chi tiêu [44, 11]; trình độ dân trí tuy đã đƣợc quan tâm hơn, trình độ học vấn có cao hơn trƣớc, nhƣng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp; nhận thức chính trị, pháp luật còn hạn chế mặc dù đã đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, và đoàn thể chính trị xã hội quan tâm tuyên truyền, giải thích. Bên cạnh đó, nhƣ trên đã đề cập, gần đây một bộ phận ngƣời Khmer đi theo các tôn giáo khác nhƣ Tin Lành (754 ngƣời), Công giáo (556 ngƣời) [40]. Đây là hiện tƣợng đáng quan tâm, bởi Phật giáo Nam tông gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer, nên sự thay đổi này ít nhiều ảnh hƣởng đến văn hóa, phong tục, tập quán, và tín ngƣỡng truyền thống của họ. 1.2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer tỉnh Kiên Giang Với mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh khá trong cả nƣớc vào năm 2020, Kiên Giang đã không ngừng đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế mũi nhọn và tập trung phát triển những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Đồng thời, tỉnh chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nâng cao chất lƣợng giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội và tăng cƣờng công tác quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững [69]. Kiên Giang cũng tập trung quan tâm đến lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc, nhất là đối với ngƣời Khmer. 18
  • 26. Để giữ gìn tiếng nói, chữ viết, các loại hình văn nghệ dân gian, hầu hết các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer tại tỉnh Kiên Giang đều tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, dạy hát múa, dạy sử dụng nhạc cụ, và dạy làm một số nghề truyền thống nhƣ đan lát, đắp hoa văn, sửa chữa đóng mới ghe ngo… Giai đoạn 2014-2019, tại các chùa Phật giáo Nam tông trong tỉnh Kiên Giang đã mở 46 lớp Kinh Luận giới với 897 học viên, 9 lớp Pali với 431 học viên, tổ chức 5 kỳ thi tốt nghiệp Pali, Kinh Luận Giới và lớp ngữ văn Khmer có 862 lƣợt tăng sinh và Phật tử dự thi. Qua đó, trình độ Phật học, chữ viết của chƣ tăng và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh từng bƣớc đƣợc nâng cao. Vận động đóng góp từ thiện với số tiền gần 42,3 tỉ đồng, trong đó, vận động xây dựng 62 căn nhà tình thƣơng, nhà đại đoàn kết; trên 110 cây cầu bê tông cốt thép; cấp phát 79 áo quan cho ngƣời nghèo; phát trên 15.000 cuốn tập và trên 2.000 cây viết cho học sinh đi học chữ Khmer trong dịp hè; tham gia hiến máu với 196 đơn vị máu; phát trên 25.000 phần quà cho hộ nghèo… Ký kết chƣơng trình phối hợp giữa UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng với các tôn giáo về bảo vệ môi trƣờng, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, thành lập đƣợc 19 câu lạc bộ tại các điểm chùa Nam tông Khmer [68]. Nhìn chung, Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang không lánh xa cuộc đời mà hòa nhập cùng tất cả cơ quan chính quyền, các ban, ngành đoàn thể ở địa phƣơng để cùng hƣớng dẫn ngƣời Khmer xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Sƣ sãi luôn tích cực trong việc triển khai các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến ngƣời Khmer trong chƣ tăng và Phật tử; vận động Phật tử tham gia thực hiện tốt các chính sách về xóa đói, giảm nghèo, học tập ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vƣơn lên làm giàu chính đáng; tuyên truyền các chính sách về văn hóa, giáo dục để Phật tử tích cực tham gia bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh. Hầu hết các chùa đều có những hoạt động tập trung giữ gìn và phát huy tốt các giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. 19
  • 27. Với tinh thần “từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha” của Phật giáo, công tác từ thiện nhân đạo của Phật giáo Nam tông ngày càng phát triển và huy động đƣợc đồng bào tham gia. Nếu nhƣ trƣớc đây các nhà sƣ chỉ chuyên tâm tu tập và đời sống sinh hoạt chỉ nhờ vào cúng dƣờng của Phật tử, thì trong những năm gần đây tại các chùa đã dần tổ chức quyên góp để hoạt động từ thiện nhân đạo. Mỗi chùa là một địa chỉ đáng tin cậy để các mạnh thƣờng quân liên lạc làm từ thiện xã hội. Bên cạnh đó, các sƣ sãi tham gia rất tích cực vào hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh nhƣ Hòa thƣợng Trần Nhiếp, trụ trì chùa Đƣờng Xuồng (huyện Giồng Riềng); Đại đức Danh Ri, Danh Hạnh, chùa Khlang Mƣơng, v.v... (Xem hình 1.2). Tiểu kết chƣơng 1 Quá trình tiếp nhận Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer Nam bộ diễn ra song song với dòng chảy lịch sử của vùng đất Nam bộ, trong đó có Kiên Giang, và cùng với sự phát triển của dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông đã có sự phát triển và thay đổi. Trong đó, Phật giáo Nam tông luôn thể hiện đƣợc vai trò và vị trí của mình. Nhƣ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Phật giáo Nam tông vừa là nơi giáo dục Phật tử lòng yêu nƣớc, vừa là căn cứ cách mạng và là nơi lánh nạn cho đồng bào. Trong thời bình, Phật giáo Nam tông là nơi lƣu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Khmer, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ngƣời Khmer, củng cố và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm phong phú thêm đời sống tôn giáo, dân tộc tỉnh Kiên Giang. Phật giáo Nam tông luôn phát huy những giá trị tích cực của giáo lý nhà Phật. Những tƣ tƣởng của Phật giáo về hòa bình, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha và tự giác ngộ luôn đƣợc lƣu truyền trong ngƣời Khmer Nam bộ. Phật giáo Nam tông từ chỗ ngoại sinh, đã lan tỏa, thấm sâu vào tƣ tƣởng, và hòa hợp cùng văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần dân tộc Khmer vùng đất Nam bộ, trở thành yếu tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển của dân tộc Khmer. Comment [WU1]: Phật giáo Nam Tông ở đây đƣợc hiểu là một chủ thể, chủ thể đó bao gồm: Chùa chiền, sƣ sãi, giáo lý, Phật tử…. 20
  • 28. Chƣơng 2 HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI KHMER NƠI ĐÂY 2.1. Huyện Giồng Riềng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 2.1.1. Khái quát về huyện Giồng Riềng Huyện Giồng Riềng nằm trong vùng Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: Bắc giáp huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ, Nam giáp huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang, Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, Đông giáp TP Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 63.936 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 56.601,36 ha; dân số năm 2017 là 219.166 ngƣời, trong đó dân tộc Kinh 180.122 ngƣời (82,2%), Khmer 37.803 ngƣời (17,2%), Hoa 1.188 ngƣời (0,54%), dân tộc khác 53 ngƣời (0,02%). Giồng Riềng là huyện có quy mô dân số lớn thứ hai tỉnh Kiên Giang (sau Rạch Giá). Phân bố dân cƣ ở huyện khá đồng đều ở các xã, ngoại trừ thị trấn Giồng Riềng. Mật độ dân số 343 ngƣời/km2 , chiếm 10,01% về diện tích và khoảng 12,26% về dân số của tỉnh Kiên Giang. Là huyện có số đơn vị hành chính cấp xã nhiều nhất tỉnh và cũng nhiều cấp xã nhất ở vùng ĐBSCL: 18 xã và 1 thị trấn [47, 6]. Nhờ sự tăng trƣởng khá cao trong phát triển kinh tế xã hội những năm qua, nên đời sống của nhân dân cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 42,22 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 4,92%, hộ cận nghèo 6,85%; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,42%; tỉ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 95%,… [47, 13]. 21
  • 29. Kiên Giang nói chung và Giồng Riềng nói riêng đã trải qua quá trình lịch sử hình thành tƣơng đối dài, gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử ĐBSCL từ khi bắt đầu khai phá cho đến nay. Giồng Riềng xƣa kia là vùng đất rừng tràm quanh năm ngập úng, ngày nay là vùng sản xuất lƣơng thực lớn của tỉnh. Trong lịch sử, Giồng Riềng đã tham gia hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, hòa nhịp với nhân dân cả nƣớc giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Giồng Riềng gắn liền với lịch sử của nền văn minh miệt vƣờn, có sự hội nhập của nhiều thành phần dân cƣ và nhiều tôn giáo, dân tộc đến từ nhiều vùng khác nhau, tạo nên văn hóa rất đặc trƣng Nam bộ [47, 10]. Về tôn giáo, huyện có bảy tôn giáo với tổng số 69.198 tín đồ, cùng một số nhóm có tính tôn giáo khác, sống và sinh hoạt khắp địa bàn của 19 xã, thị trấn. Cụ thể: Phật giáo Nam tông với 14 chùa và 40.401 tín đồ; 6 miếu Ông Tà thuộc Nam tông Khmer; Phật giáo Bắc tông với 14 chùa, 3 tịnh xá, và 11.330 tín đồ; Cao Đài Ban chỉnh 1 họ đạo và 126 tín đồ; Cao Đài Tây Ninh 4 họ đạo và 1.099 tín đồ; Công giáo có 7 giáo xứ, 2 giáo họ và 13.855 tín đồ; Tin Lành Việt Nam - miền Nam có 2 chi hội và 745 tín đồ; 2 nhóm Tin Lành sinh hoạt theo Chỉ thị 01 của Chính phủ: Tin Lành Trƣởng lão liên hiệp có 32 tín đồ, Tin Lành Đất hứa có 25 tín đồ; Tịnh độ cƣ sĩ có 4 Ban trị sự và 942 tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo có 2 Ban trị sự và 531 tín đồ; Bửu sơn Kỳ hƣơng có 1 chùa và 96 tín đồ; Baha’i có 16 tín đồ [58]. Giồng Riềng chƣa có Phật giáo Nam tông Kinh. Trong 14 ngôi chùa Phật giáo Nam tông thì chùa Ganganadi (Giồng Đá) đƣợc thành lập năm 1532, 6 ngôi chùa đƣợc xây dựng trƣớc năm 1986. Sau khi đất nƣớc đổi mới, chính sách dân tộc, tôn giáo đƣợc quan tâm hơn, ngƣời Khmer cũng nhƣ Phật giáo Nam tông đƣợc hỗ trợ và tạo điều kiện 22
  • 30. nhiều hơn về cả tinh thần lẫn vật chất, từ đó có thêm 7 ngôi chùa đƣợc xây dựng kể từ sau năm 1990. Công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị đƣợc các cấp ủy Đảng và chính quyền chăm lo thƣờng xuyên. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao đƣợc chú trọng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đƣợc duy trì tốt. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc quan tâm, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng ngƣời Khmer. Đảng, chính quyền, UBMTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện Giồng Riềng luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo đƣợc hoạt động ổn định trong khuôn khổ pháp luật. (Xem hình 2.1) 2.1.2. Đời sống kinh tế, xã hội của người Khmer huyện Giồng Riềng Kể từ đổi mới (1986) đến nay, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế, xã hội của các tộc ngƣời đã có những biến đổi sâu sắc. Ngƣời Khmer cũng không nằm ngoài quá trình này. Ngƣời Khmer Giồng Riềng cũng nhƣ ngƣời Khmer trong toàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và Nam bộ nói chung, có các tổ chức xóm làng đƣợc gọi là phum, sóc, ấp. Trong tiếng Khmer, phum có nghĩa là một khu đất [43, 52]. Một phum thƣờng có từ 3-8 hộ gia đình cƣ trú. Khi số lƣợng hộ gia đình trong phum quá lớn, các thế hệ tiếp theo phải rời đến một khu đất mới để sinh sống và bắt đầu một phum mới. Quá trình này lặp đi lặp lại khi cơ sở tồn tại của phum vẫn còn [40, 74-79]. Gần đây số lƣợng các phum truyền thống còn lại rất ít. Các hộ gia đình Khmer cƣ trú biệt lập trên những khu đất riêng trở nên phổ biến. Có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình này; một trong số đó là do sức ép về đất đai [40, 74-79]. Trong tiếng Khmer, sóc có nghĩa là xứ, vùng, địa phƣơng… Đối với ngƣời Khmer ở ĐBSCL, sóc là từ chỉ một đơn vị cƣ trú, một thiết chế xã hội 23
  • 31. tự quản truyền thống tƣơng tự nhƣ làng của ngƣời Việt, buôn hay plây của một số tộc ngƣời ở Tây Nguyên [11, 97-98]. Nhiều ngƣời Khmer thƣờng gọi sóc bằng từ kép “phum sóc”. Để phân biệt với phum – thiết chế xã hội nhỏ hơn, một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra hai thuật ngữ “phum lớn” hay “phum láng giềng” để chỉ sóc [11, 97-98]. Có ý kiến cho rằng một sóc có thể đƣợc phát triển từ một phum. Sóc lấy tên phum ban đầu nên dẫn đến sự lẫn lộn khi sử dụng từ kép “phum sóc” vốn là hai từ chỉ hai thiết chế xã hội khác nhau. Nhiều phum họp lại thành một sóc, trong mỗi sóc thƣờng có ít nhất một ngôi chùa. Ngƣời Khmer Giồng Riềng sống tập trung, quần tụ quanh chùa để tiện cho việc học kinh kệ, lễ Phật hằng ngày, cúng dƣờng sƣ sãi, và tham gia các lễ hội gắn liền với tín ngƣỡng, tôn giáo của dân tộc mình. Sóc có tổ chức tự quản. Ngƣời đứng đầu sóc đƣợc gọi là mê sóc, một số ngƣời giúp việc cho mê sóc họ hợp thành knas kamaka srok (ban quản trị sóc), đều do ngƣời dân bầu ra. Trong sóc, cùng với mê sóc, ban quản trị sóc, nhà chùa cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sóc. Các yếu tố văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc quyện với văn hóa Phật giáo ảnh hƣởng đậm nét đến lối sống, sinh hoạt hằng ngày, khiến sóc Khmer có một diện mạo đặc thù, rất khác so với làng của ngƣời Việt hay các buôn, plây của các tộc ngƣời ở Tây Nguyên [40, 79-82; 11, 117-118]. Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội huyện Giồng Riềng không ngừng phát triển đã làm cho đời sống của ngƣời Khmer có nhiều thay đổi. Ngƣời Khmer có truyền thống canh tác nông nghiệp với lúa nƣớc là chủ đạo, bên cạnh các loại cây trồng khác, và chăn nuôi lợn, gia cầm, cá chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Hoạt động thủ công nghiệp của ngƣời Khmer khá đa dạng, có nhiều sản phẩm đạt trình độ cao về thẩm mỹ và kỹ thuật, tuy nhiên chỉ mang tính gia đình, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do tính chất phân tán, quy mô nhỏ và kém cạnh tranh trên thị trƣờng, 24
  • 32. nên hoạt động này ở ngƣời Khmer đã không tạo thành một bộ phận kinh tế độc lập [38, 35-46]. Ngƣời Khmer Giồng Riềng chủ yếu làm ruộng, nhƣng so với ngƣời Khmer một số nơi, hoạt động kinh tế của ngƣời Khmer ở đây đa dạng hơn: trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thủy hải sản, làm thuê, và buôn bán. Ngày nay, ngƣời Khmer Giồng Riềng đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhƣ mua máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp, tƣới tiêu bằng máy móc. Họ đa dạng hóa vật nuôi cây trồng nhƣ: nuôi cá đồng trong vèo, nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng các mô hình “Vƣờn – ao – chuồng”, “Vƣờn – ao – ruộng”, đƣa các giống lúa, giống cây mới có năng suất cao vào trồng trọt. (Xem hình 2.2). Năm 2018, tình hình đời sống kinh tế vùng đồng bào Khmer trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển, nhất là phum, sóc, ấp thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhờ có sự đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tƣ vốn phát triển sản xuất cho các xã, ấp thuộc chƣơng trình 135, xã thuộc vùng khó khăn, và hỗ trợ nhiều chính sách an sinh xã hội khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo là ngƣời Khmer còn tƣơng đối cao, số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu vốn sản xuất… trên địa bàn huyện còn nhiều. Năm 2017, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 2.586 hộ thì trong đó có 903 hộ Khmer (35%) [15, 181]. Mặc khác, yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi ngƣời Khmer phải không ngừng nỗ lực vƣơn lên về mọi mặt, nhƣng một bộ phận ngƣời dân đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, còn thụ động, thiếu sáng tạo, v.v… Từ đó, họ càng tụt hậu hơn về kinh tế, một bộ phận dân cƣ đã không giữ đƣợc đất sản xuất, đất ở, họ phải chuyển nhƣợng khi làm ăn thất bát. Công tác giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa trong ngƣời Khmer Giồng Riềng luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện, thông qua các hoạt động lễ hội hằng năm nhƣ Tết cổ truyền Chôl- 25
  • 33. Chnăm-Thmây, lễ Ok-Om-Bóc, lễ Sene Đôn-Ta, Hội diễn văn nghệ Khmer, lễ hội cầu an, Tết nguyên đán, họp mặt cán bộ dân tộc. Thực hiện nghị quyết Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 13-11- 2015, về nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giai đoạn 2016-2021. Trong đó quan tâm xây dựng trung tâm văn hóa các xã, nhà thông tin ấp gắn với trụ sở làm việc của ban lãnh đạo các ấp. Đầu tƣ, phát triển các bộ môn thi đấu thể thao và văn nghệ của bà con dân tộc Khmer… Tính đến nay toàn huyện có 6 đội đua ghe ngo nam, 6 đội đua ghe ngo nữ và 12 đội đua thuyền truyền thống, nhiều đội đua vỏ máy, có 2 câu lạc bộ hát Yu- kê, 4 câu lạc bộ văn nghệ Khmer; các điệu múa lâm vông, lâm thôn, apsara. (Xem hình 2.3). Các chƣơng trình y tế quốc gia trong vùng ngƣời Khmer Giồng Riềng luôn đƣợc các cấp quan tâm khá tốt, việc khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo, cận nghèo nói chung đƣợc thực hiện tốt. (Xem hình 2.4). Nhìn chung đời sống văn hóa của ngƣời Khmer Giồng Riềng từng bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt, khiến diện mạo nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thay đổi, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội của huyện năm 2018 [57] . 2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng A.L. Kroeber và Kluckhohn (1952) trong Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa) đã dẫn ra khoảng 160 định nghĩa về văn hóa của các nhà khoa học ở nhiều nƣớc khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “văn hóa” rất phức tạp. E. B. Tylor (1871) định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, 26
  • 34. luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời chiếm lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội.” [60, 13]. F. Boas (1921) định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm ngƣời vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên của họ, với những nhóm ngƣời khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.” [7, 149]. Ở Việt Nam, văn hóa cũng đƣợc định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh (1943) cho rằng, “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” [55, 431]. Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con ngƣời và xã hội. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học.” [14, 565 và 570]. Theo UNESCO, văn hóa đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ tổng hợp các đặc trƣng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngƣỡng…” [8]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trƣng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.” [35, 314]. Tác giả luận văn sẽ tiếp cận vấn đề đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer từ góc độ này của UNESCO. 27
  • 35. Về đời sống văn hóa tinh thần, ngƣời Khmer Giồng Riềng vừa mang các đặc điểm chung nhƣ ngƣời Khmer Nam bộ, vừa có những nét riêng, sẽ đƣợc tác giả luận văn phân tích dƣới đây. Thứ nhất, và là đặc điểm lớn nhất, trong cộng đồng Khmer trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay, chùa Phật giáo Nam tông mà đại diện là các nhà sƣ luôn đóng vai trò trung tâm. Nếu nhƣ các mối quan hệ ở làng của ngƣời Việt bị chi phối bởi hƣơng ƣớc lệ làng, ở buôn làng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị chi phối bởi luật tục, thì ở sóc của ngƣời Khmer lại bị chi phối bởi luân lý của Phật giáo Nam tông. Giáo lý, lời răn dạy của tôn giáo này đã trở thành chuẩn mực của ngƣời Khmer. Chính vì vậy, mặc dù ngƣời Khmer còn có tín ngƣỡng và lễ hội dân gian chứa đựng nhiều yếu tố Ấn Độ giáo, nhƣng chúng đƣợc lồng ghép vào Phật giáo và Phật giáo luôn có vị trí trung tâm [45]. Ở những chùa có điều kiện nhƣ Cái Đuốc Nhỏ, Cây Trôm, Giồng Đá, Rạch Chanh… chùa thật sự là trung tâm văn hóa của cộng đồng Khmer, hƣớng dẫn thực hiện nếp sống mới của ngƣời Khmer theo tiêu chí “Nông thôn mới”. Chùa không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là nơi dạy học, là nơi duy trì ngôn ngữ và chữ viết. Đặc biệt là chữ Pali cũng đƣợc dạy và duy trì trong chùa. Các loại sách, kinh Phật và các tƣ liệu, sử sách về dân tộc Khmer luôn đƣợc các vị sƣ sãi giữ gìn và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Ngƣời Khmer Giồng Riềng luôn gắn bó với ngôi chùa từ vật chất đến tinh thần thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hàng ngày. Phật tử luôn siêng năng đến chùa, tham gia các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân tộc, đóng góp vật chất để tích phƣớc, sống chan hòa, đoàn kết, thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau... (Xem hình 2.5). Thứ hai, ngƣời Khmer ở Giồng Riềng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, văn hóa thể hiện rõ những nét pha trộn của nhiều luồng văn hóa nhƣ Bàlamôn giáo, Phật giáo Nam tông, và trong quá trình chung sống hòa hợp với các cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Hoa, cũng đem lại cho họ những sự giao thoa văn hóa phong phú và thú vị. Đối với mỗi ngƣời Khmer, từ khi sinh ra 28
  • 36. cho đến lúc trƣởng thành, dựng vợ, gả chồng, rồi đau ốm, bệnh tật, từ giã cõi đời, đều có những nghi lễ gắn liền với từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Một số phong tục tập quán còn ăn sâu trong đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Giồng Riềng nhƣ: Ngƣời Khmer Giồng Riềng vẫn còn tín ngƣỡng Neak Tà một cách sâu sắc, Neak Ta là vị thần bảo hộ của một khu vực đất đai của đồng bào Khmer. Ông Tà của đồng bào Khmer đƣợc ẩn dƣới nhiều hình thức: Neak Tà trông coi phum sóc, giữ chùa, giữ đất đai. Ngoài ra còn có những ông Tà “quan sát” ngã 3 ngã 4 sông. Thông thƣờng, ông Tà hay “ẩn thân” dƣới dạng những hòn đá. Nên ngƣời Khmer Giồng Riềng thƣờng thời những hòn đá to trong những cái miếu ở gốc cây lớn trong phum, sóc hay ở ngã 3, ngã 4 sông. Ngƣời Khmer Giồng Riềng tin những thiên tai, dịch bệnh, tai họa đến cho con ngƣời là do sự bất kính của con ngƣời đối với ông Tà. Vì thế mỗi khi có chuyện không may xảy ra thì họ cúng ông Tà để cầu xin ông bớt giận hoặc che chở cho họ. Ngƣời phụ nữ Khmer Giồng Riềng nếu có thai họ đều tìm đến các thầy cúng để làm phép trừ tà ma vì họ cho rằng, khi đƣợc các thầy cúng làm phép thai nhi sẽ đƣợc khỏe mạnh phát triển tốt, thai phụ cũng không bị ốm đau. Ngƣời phụ nữ mang thai còn đến chùa cầu khấn thần Reahu cho sinh nở đƣợc mau mắn. Vì theo truyền thuyết, thần Reahu miệng rộng nuốt mặt trăng dễ dàng và nhả ra cũng nhẹ nhàng. Chính vì thế, phụ nữ Khmer tin rằng khi họ cầu xin Reahu sẽ sinh con đƣợc dễ dàng. Sản phụ sau khi sinh con, gia đình mời thầy cúng đến đọc thần chú đồng thời lấy chỉ trắng cột quanh chân giƣờng. Ngoài ra, ngƣời Khmer còn lấy xƣơng rồng hoặc lá dứa gai treo trƣớc cửa nhà (cửa chính) để xua tà ma. Đứa trẻ sau khi sinh đƣợc 1 tháng, làm lễ cắt tóc “trả ơn mụ” và làm lễ đặt tên cho bé. Trong thời gian nuôi con, nếu đứa trẻ bị bệnh gia đình thƣờng cúng Arak “cầu xin hết bệnh”. 29
  • 37. Hôn nhân của ngƣời Khmer Giồng Riềng thƣờng trải qua 3 bƣớc: làm mối, dạm hỏi và lễ cƣới thƣờng đƣợc tổ chức ở bên nhà gái. Xƣa nay, ngƣời Khmer Giồng Riềng luôn cho rằng cƣới xin là nét sinh hoạt truyền thống thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian gắn liền với phong tục tập quán của cộng đồng. Đám cƣới của ngƣời Khmer với nhiều nghi thức bắt nguồn từ truyền thuyết, truyện cổ tích và luôn có sự hiện diện của các sƣ sãi đọc tụng và tiến hành các nghi thức trong lễ cƣới. Tang ma của ngƣời Khmer Giồng Riềng có nhiều điểm khác biệt so với cộng đồng các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn huyện Giồng Riềng. Ngƣời Khmer Giồng Riềng không để tang cho ngƣời chết họ quan niệm, cái chết chƣa phải là chấm dứt cuộc sống mà vẫn “sống” ở một thế giới khác. Khi ngƣời Khmer chết, ngƣời thân trong gia đình tổ chức đám ma với nhiều nghi thức phức tạp và con cháu thƣờng xuyên “làm phƣớc”, “gửi của”, mang nhiều lễ vật cúng cho chùa và sƣ sãi, những lễ vật ấy sẽ theo khói nhang và tiếng kệ lời kinh đến đƣợc với cha mẹ cũng nhƣ ông bà của họ ở thế giới bên kia. Con cháu còn sống làm phƣớc ít hay nhiều thì cuộc sống của ngƣời đã chết sung sƣớng hay chật vật. Ngƣời Khmer thấu hiểu và thực hành sâu sắc triết lý “nhân quả” của nhà Phật. Chính vì thế, họ quan niệm lúc sống phải làm tích phƣớc khi chết sẽ đƣợc giải thoát. Thứ ba, nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần Khmer Giồng Riềng là lễ hội. Lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cũng nhƣ tín ngƣỡng của dân tộc Khmer, góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong văn hóa truyền thống của họ. Nét văn hóa truyền thống đó đã in sâu trong nếp sống hằng ngày của mỗi ngƣời dân. Và thứ tƣ, đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer Giồng Riềng còn thể hiện ở nghệ thuật tạo hình (kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, hội họa, trang phục), đặc biệt trong chùa; nghệ thuật biểu diễn nhƣ kịch cổ điển Rô Băm và kịch hát Dù kê. Tuy nhiên, nghệ thuật tạo hình của ngƣời Khmer Giồng Riềng 30
  • 38. đƣợc lƣu giữ chủ yếu tại các chùa chiền và một vài ngôi nhà, trong khi hầu hết nhà ở của ngƣời Khmer Giồng Riềng đƣợc xây cất nhƣ nhà ở của ngƣời Kinh. Về trang phục, ngƣời Khmer chỉ mặc trang phục truyền thống khi tham gia các hoạt động lễ hội, lễ cƣới, biểu diễn văn nghệ, còn trong sinh hoạt hàng ngày họ mặc trang phục nhƣ ngƣời Kinh. Đây là điểm khác biệt của ngƣời Khmer Giồng Riềng so với ngƣời Khmer ở các tỉnh nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, là một thực tế đáng quan tâm nhằm có biện pháp bảo tồn các giá trị văn hóa này trong ngƣời Khmer Giồng Riềng. (Xem hình 2.6). 2.2. Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 2.2.1. Thời kỳ kháng chiến Phật giáo Nam tông Khmer Giồng Riềng đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc trƣớc đây, luôn sát cánh cùng cộng đồng các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện, đóng góp sức ngƣời, sức của cho kháng chiến. Trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ, Phật giáo Nam tông luôn thể hiện vai trò của mình trong đòi bình đẳng về tôn giáo, chống lại âm mƣu lợi dụng dân tộc Khmer để chống phá cách mạng. Bên cạnh đó, chùa không chỉ là nơi trao gửi tín ngƣỡng tôn giáo đời thƣờng mà còn là nơi để ngƣời Khmer lánh nạn hay dùng làm căn cứ kháng chiến. Sau năm 1954, Mỹ can thiệp vào Việt Nam, cùng với chính quyền Sài Gòn thực hiện chính sách lấy Công giáo để đồng hóa tôn giáo. Đặc biệt với ngƣời Khmer Nam Bộ, chúng tạo dựng mâu thuẫn, kích động tƣ tƣởng hẹp hòi, chia rẽ dân tộc, bài xích Phật giáo Nam tông Khmer, cấm dạy chữ Pali và chữ Khmer trong chùa. Vừa đàn áp cấm đoán, vừa dụ dỗ mua chuộc bằng tiền bạc, cách ly sƣ sãi và Phật tử Khmer với cách mạng [9, 61-68]. Vào ngày 28-8-1968, Hội ĐKSSYN đƣợc thành lập. Ngày 10-6-1974, sƣ sãi và Phật tử Khmer của 72 ngôi chùa Nam tông Khmer trong tỉnh, trong đó có huyện Giồng Riềng đã biểu tình, chống lại việc bắt sƣ sãi đi lính. Bốn 31
  • 39. vị sƣ đã hy sinh trong cuộc biểu tình này, để ngƣời Khmer Kiên Giang cũng nhƣ ở huyện Giồng Riềng lấy đó làm niềm tự hào, tự tôn dân tộc. 2.2.2. Thời kỳ thống nhất đất nước và đổi mới Phật giáo Nam tông Khmer Giồng Riềng luôn đồng hành cùng Phật tử, hƣởng ứng và đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nƣớc, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức của Phật tử, thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, tích cực lao động, học tập nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần. Phật giáo Nam tông Khmer Giồng Riềng góp phần cùng chính quyền địa phƣơng quản lý chùa chiền, sƣ sãi, Phật tử, tổ chức các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật. Các vị sƣ sãi cùng ngƣời Khmer Giồng Riềng tham gia trong các cấp chính quyền, UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, phát huy vai trò của mình là chiếc cầu nối thực hiện tốt các việc đời, việc đạo. Đặc biệt là tham gia vào MTTQ huyện, ứng cử đại biểu HĐND xã, huyện, tỉnh. (Xem hình 2.7). Và đặc biệt, vai trò xuyên suốt của Phật giáo Nam tông đối với ngƣời Khmer Giồng Riềng ở mọi thời kỳ, đó là trở thành hệ giá trị tinh thần không thể thiếu để họ dựa vào trong quá trình tồn tại và phát triển. 2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng 2.3.1. Ảnh hưởng đến tín ngưỡng Ngƣời Khmer Giồng Riềng hầu hết là sống bằng nghề nông, trồng trọt và chăn nuôi, một số ít làm nghề buôn bán, nên trong quan niệm dân gian nƣớc, gió, lửa, trời, đất, Mặt trời, Mặt trăng… là những sự vật, hiện tƣợng gắn liền với đời sống tâm linh của họ và có năng lực huyền bí: mƣa có thuận, gió có hòa hay không hoàn toàn lệ thuộc vào các lực lƣợng này... Cuộc sống có yên ổn hay không phải do các vị thần đó là Arak (thần bảo hộ dòng họ), Neak 32
  • 40. ta (thần bảo hộ), Teevada (các thiên thần chăm sóc thế gian). Hằng năm, ngƣời Khmer Giồng Riềng tổ chức các nghi lễ để cầu khẩn các vị thần này ban cho cuộc sống gia đình bình an, hạnh phúc, mƣa gió thuận hòa, mùa màng tƣơi tốt. Ở Giồng Riềng có hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu kéo dài từ tháng mƣời năm trƣớc đến tháng tƣ âm lịch năm sau, do vụ mùa ở đây không hoàn toàn lệ thuộc vào mùa mƣa mà có thể chủ động về nguồn nƣớc ngọt quanh năm. Đây là một đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho ngƣời Khmer Giồng Riềng, từ đặc điểm này mà các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân tộc cũng diễn ra nhiều nhất trong thời gian này. Tôn giáo sơ khai ban đầu của ngƣời Khmer là Bàlamôn giáo, sau đó Phật giáo Nam tông đã thay thế và trở thành tôn giáo dân tộc của ngƣời Khmer. Cả hai tôn giáo này, đặc biệt là Phật giáo Nam tông, có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Khmer. Tín ngƣỡng dân gian đƣợc hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển lâu đời của ngƣời Khmer, nhƣng hầu nhƣ các tín ngƣỡng dân gian này đều mang triết lý nhân sinh của Phật giáo. Hầu hết trong các nghi thức hành lễ của tín ngƣỡng dân gian đều có sƣ sãi tham gia hành lễ, tụng niệm kinh Phật hoặc chứng kiến. Vai trò của sƣ sãi luôn ở vị trí quan trọng và đứng đầu các hoạt động này, từ nội dung đến phân công thực hiện, và tất cả những ngƣời tham gia đều tuân theo ý kiến của các nhà sƣ. (Xem hình 2.8). 2.3.2. Ảnh hưởng đến giá trị và bản sắc văn hóa C. Mác viết: “…tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần nữa. Nhƣng con ngƣời không phải là một sinh vật trừu tƣợng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con ngƣời chính là thế giới con ngƣời, là nhà nƣớc, là xã hội. Nhà nƣớc ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngƣợc.” [42, 414]. 33
  • 41. Ph. Ăngghen viết: “…tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ ảo - vào trong đầu óc của con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế .” [45, 329]. Tôn giáo là sản phẩm của con ngƣời, tôn giáo là một trong các lĩnh vực của văn hóa. Tôn giáo và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ trong quá trình hình thành và phát triển. Theo đó, Phật giáo Nam tông có ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa của ngƣời Khmer, trong đó có ngƣời Khmer Giồng Riềng. Ngôi chùa Phật giáo Nam tông là nơi thể hiện tâm tƣ tình cảm, sự gắn bó của Phật tử đối với Phật giáo Nam tông, sự đoàn kết của dân tộc Khmer quá trình sinh sống cùng các dân tộc khác trên mảnh đất Giồng Riềng, là nơi diễn ra lễ hội nhƣ một dịp để cộng đồng dân tộc này thể hiện bản sắc, và chùa đƣợc xem là trung tâm lƣu giữ, bảo tồn những thƣ tịch cổ, kinh sách, là nơi truyền thụ giáo lý kinh điển của Phật giáo, là nơi dạy chữ Pali cho các thế hệ Khmer. Chùa gần giống nhƣ trƣờng, thực hiện chức năng giáo dục cho ngƣời Khmer từ khi còn rất nhỏ, các sƣ sãi trong chùa đƣợc tôn sùng nhƣ hiện thân của Phật, là ngƣời thầy khai sáng “vô minh” cho Phật tử. (Xem hình 2.9). Nhƣ vậy, chùa với chức năng xã hội của mình đã phản ánh sắc thái văn hóa của ngƣời Khmer nơi đây. Cũng chính chức năng đó đã gắn chặt ngƣời Khmer với Phật giáo Nam tông, với họ, việc xa rời chùa cũng chính là tự đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Cho đến nay, trải qua thời gian khá dài, ngƣời Khmer cùng sinh sống với các dân tộc khác, nhƣng bản sắc văn hóa của họ vẫn đƣợc thể hiện một cách đặc sắc và rõ nét, bởi Phật giáo Nam tông đã góp phần quan trọng và cốt yếu trong việc cố kết cộng đồng này. Dƣới đây là một số lĩnh vực cụ thể. Về ngôn ngữ: ngƣời Khmer Giồng Riềng từ khi sinh ra và lớn lên đã đƣợc sống trong một môi trƣờng thuần nhất, nên việc biết nói tiếng mẹ đẻ là 34
  • 42. tất yếu. Ngƣời Khmer luôn dùng tiếng nói của dân tộc mình để giáo dục thế hệ sau. Dù sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông trong sinh hoạt, nhƣng khi về với gia đình họ giao tiếp với nhau vẫn là tiếng Khmer. Việc học chữ Khmer và chữ Pali đƣợc tổ chức tại các chùa hoặc tại các trƣờng dân tộc nội trú. Một số ít ngƣời Khmer sống xen kẽ với dân tộc khác nên họ nói tiếng Khmer còn hạn chế, một số ít ngƣời già, ngƣời không có điều kiện đi học không biết viết chữ Khmer và Pali. Ở lĩnh vực này, Phật giáo Nam tông Giồng Riềng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và lƣu giữ tiếng nói, chữ viết Khmer và Pali, khi mà toàn huyện chỉ có một trƣờng phổ thông dân tộc nội trú với khoảng 250-300 học sinh mỗi năm. Các chùa trong huyện đã góp phần giải quyết nhu cầu học chữ Khmer, trở thành nơi dạy ngôn ngữ, sƣ sãi là thầy giáo. Hằng năm vào dịp nghỉ hè, các chùa đều tổ chức lớp học song ngữ để góp phần giữ gìn tiếng nói và chữ viết Khmer. Các dịp hè từ năm 2014 đến năm 2018, có 13/14 điểm chùa có tổ chức dạy chữ Khmer với 265 lớp và 7.155 em theo học [50]. Có 10/14 điểm chùa có thƣ viện, dù lớn nhỏ khác nhau, đều trang bị sách, báo, tài, liệu, tivi, video… phục vụ cho việc này [ 46]. Tuy nhiên, trong quá trình cộng cƣ, sự tác động của cuộc sống đòi hỏi ngƣời Khmer phải tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau, họ phải thay đổi cuộc sống, phải thích nghi với yêu cầu xã hội… đã làm cho các giá trị văn hóa, trong đó có ngôn ngữ, chữ viết có nguy cơ mai một. Việc dạy và học chữ viết, tiếng nói của dân tộc đang gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các em nhỏ chỉ đƣợc học vào các dịp hè, không đủ thời gian để có thể đọc, viết, nói một cách thuần thục. Bên cạnh đó, kinh phí, sách giáo khoa cũng là vấn đề. Một nguyên nhân khác là, ngày trƣớc tục đi tu báo hiếu còn đƣợc thanh niên Khmer tích cực tham gia nhƣ một nghĩa vụ cao cả và bắt buộc, nhƣng nay do điều kiện kinh tế, họ phải bỏ xứ đi làm ăn xa, không vào chùa tu hoặc tu với thời gian ngắn hơn. Từ đó, không đủ thời gian để lực lƣợng này tiếp tục học 35
  • 43. chữ Khmer, có rất nhiều thanh niên huyện Giồng Riềng ngày nay nói thạo tiếng mẹ đẻ nhƣng lại không viết đƣợc, một số ít nói không thông thạo và không biết viết. Về văn học nghệ thuật: văn học dân gian Khmer rất phong phú, gồm tục ngữ, dân ca, truyện dân gian. Tục ngữ Khmer thƣờng là những tổng kết về kinh nghiệm hay những nhận xét và khuyên răn, đƣợc gọi chung là Xôphia – Xết. Đặc điểm nổi bật của truyện dân gian, truyền thuyết Khmer là “phản ánh nét đặc thù trong quá trình khai thiên, lập địa, mở mang địa phận trên vùng đồng bằng sông nƣớc Cửu Long sình lầy, hoang vu, ngập nƣớc và nhiều thú dữ.” [12, 8-9]. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm đƣợc chép trên các tập lá buông, thƣờng gọi là Sa-tra rƣơng (Sa-tra truyện) [48, 50-54]. Hiện nay ở Giồng Riềng vẫn còn lƣu truyền bốn loại chính nhƣ sau: Sa-tra rƣơng, Sa-tra lô beng (Sa-tra giải trí), Sa-tra chơ băp (Sa-tra luật giáo huấn), Sa-tra tês (Sa-tra kinh kệ). Qua khảo sát tại các chùa, theo lời kể của sƣ sãi, hiện văn học dân gian Khmer Giồng Riềng vẫn còn lƣu truyền những câu chuyện nhƣ Rìahu (sự tích nhật thực, nguyệt thực), Nàng Mêkhalang (giải thích hiện tƣợng sấm sét), Một kiếp luân hồi… Văn học dân gian Khmer Giồng Riềng hiện vẫn còn lƣu truyền những câu chuyện giải thích về các lễ hội truyền thống dân tộc, mang đậm dấu ấn của Phật giáo Nam tông, nhƣ: Chôl Chnam Thmây, Sene Đôn Ta, Ok Om Bok…. Qua lời kể của những ngƣời Khmer lớn tuổi tại Giồng Riềng, các thế hệ trong gia đình cũng thƣờng hay dùng ca dao, tục ngữ, bài hát dân gian mang ý nghĩa giáo dục để dạy dỗ con cháu đời sau. Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân gian của ngƣời Khmer ngoài nói về lời dạy của ngƣời xƣa về cách làm ngƣời, về phong tục tập quán, còn có những câu ca dao, tục ngữ nói về lời dạy của Phật, nhƣ: “Ngƣời không đƣợc tu là tội lỗi”; “Chèo xuồng đừng quên cây 36
  • 44. dầm, ngƣời theo đạo đừng quên chùa chiền”; “Muốn biết phải hỏi À cha. Muốn ăn hoa quả phải đốt gốc cây”; “Vƣợn không quen rừng, ngƣời theo đạo không quen chùa”; “Nƣớc chảy chƣa bao giờ mệt, Phật chƣa bao giờ giận”; “Lúc trẻ phải biết trau dồi tri thức, lớn lên phải biết giữ của, đến khi già phải biết tu thân, lúc lìa trần phải biết niệm Phật”… Nghệ thuật Khmer thể hiện rõ nét nhất trên hai lĩnh vực: nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo hình. Đối với nghệ thuật biểu diễn, có các loại hình nhƣ Dù Kê, sân khấu Rô Băm, âm nhạc, múa… Tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn này ít nhiều đều chịu ảnh hƣởng của nhạc lễ Phật giáo. Nhƣng theo đà phát triển và trong quá trình cùng sinh sống với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm… chúng đã trở nên gần gũi hơn với đời sống ngƣời Khmer và mang hơi hƣớng của âm nhạc vùng sông nƣớc Nam Bộ. Hiện ở Giồng Riềng không còn lƣu giữ sách hƣớng dẫn hay ghi chép lại các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên; tuy nhiên, các sƣ sãi, nghệ nhân lớn tuổi có thể hƣớng dẫn cho mọi ngƣời biểu diễn các điệu múa, biểu diễn âm nhạc bằng chính trí nhớ và kinh nghiệm của mình, có một số ít nghệ nhân và các vị sãi cả, các vị thuộc ban quản trị ghi chép lại trong sổ tay. Nhƣng có một thực tế đáng buồn là nhiều năm qua ở nhiều chùa trên địa bàn huyện đã không còn diễn Rô Băm nữa, vì các nghệ nhân của lớp trƣớc nay đã mất, lớp trẻ không ai truyền dạy, mặt khác là kinh phí để phục dựng và mua sắm đạo cụ, tập luyện không có hoặc không đủ. Tại các chùa Giồng Đá, Thác Lác, Thạnh Lợi, một thời có các loại hình nghệ thuật biểu diễn rất sôi nổi của ngƣời Khmer, nhƣng nay chỉ còn lại một số dụng cụ biểu diễn nhƣ mặt nạ, mũ mão, dầm… Hiện nay, tại các chùa còn duy trì và gìn giữ đƣợc ca múa nhạc và Dù Kê. Đây đƣợc xem là tâm huyết và là tinh thần dân tộc của các vị sƣ sãi và ngƣời Khmer trƣớc những khó khăn khi hội nhập và giao thoa 37
  • 45. văn hóa, sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật cũng phần nào tác động đến thị hiếu, sở thích của ngƣời thƣởng thức. Chùa Khmer Giồng Riềng là một công trình mang tính nghệ thuật, là nơi thể hiện rõ nhất tinh hoa văn hóa kiến trúc Khmer. Những nét kiến trúc của chùa còn thể hiện triết lý Phật giáo rất sâu sắc, là sự hòa quyện giữa Phật giáo và Bàlamôn giáo. Chùa Phật giáo Nam tông có thể nói vừa là trung tâm văn hóa vừa là không gian văn hóa đặc sắc Khmer. Ngoài tƣợng Phật, trong chùa còn có các tƣợng thần Bàlamôn giáo đã dung hợp với tƣ tƣởng Phật giáo hoặc tƣ tƣởng Khmer. Chùa có cả các tƣợng linh vật trong truyền thuyết, nhƣ: thần rắn Naga, tƣợng rồng; tƣợng Reach cha sei. (Xem hình 2.10). Hội họa Khmer đƣợc thể hiện qua các bức tranh vẽ trong chính điện, trên trần nhà hoặc trên các vách tƣờng của chùa. Những bức tranh kể về cuộc đời của Phật trong suốt hành trình xuất gia, tu hành, đắc đạo, nhập Niết bàn… Rồi các bức tranh về các vị thần Bàlamôn giáo. (Xem hình 2.11). Trong những năm qua đã có 8 chùa đƣợc sửa chữa trùng tu hoặc xây mới với tổng kinh phí trên 7,5 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 455 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số chùa việc sửa chữa trùng tu hoặc xây mới kéo dài do thiếu kinh phí đầu tƣ xây dựng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình, một số ít còn không xin phép [61, 2-13]. Một số chùa trong huyện xuống cấp trầm trọng cần tôn tạo, trùng tu nhƣng chƣa có kinh phí. Mặt khác, có hiện tƣợng Phật tử cúng dƣờng đến đâu xây dựng đến đó, nên xây dựng đƣợc hạng mục này thì hạng mục khác lại xuống cấp. (Xem hình 2.12). Về lễ hội: Ta có thể thấy tôn giáo và lễ hội có mối quan hệ khăng khít, nhƣng không phải là đồng nhất. Thƣờng thì lễ hội nào cũng ít nhiều hàm chứa yếu tố tín ngƣỡng, nhƣng không phải lễ hội nào cũng là lễ hội tôn giáo. Tôn giáo có thể là tiền đề của lễ hội. Điều này dễ nhận thấy qua các lễ hội của ngƣời Khmer Nam bộ. Đa số các lễ hội của họ đều mang dấu ấn Phật giáo. Các lễ hội (dù bắt nguồn từ Phật giáo hay từ dân gian) đều thể hiện rõ vai trò 38