SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
i
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------------------------
Phạm Thị Hường
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ
VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
TRƯỜNG HỢP TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phan Hiển Minh
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hường
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành lời tri ân sâu sắc nhất tới Quý thầy, cô tại Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright đã đem lại cho tôi và các bạn học viên một môi trường học tập nghiêm túc, chất
lượng. Trân trọng cảm ơn đến tiến sĩ Phan Hiển Minh, người hướng dẫn luận văn cho tôi,
trân trọng cảm ơn tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đã có những ý kiến đóng góp vô cùng hữu ích
vào đề tài này.
Cảm ơn các bạn học viên lớp MPP3, những người bạn thân thiết của tôi trong suốt quá
trình học tập và cũng giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn
các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu, và đóng góp những ý kiến hữu ích cho đề tài
này.
Cảm ơn gia đình, những người thân yêu nhất đã luôn ở bên ủng hộ, động viên tôi.
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh
tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp. Do đó, Phát triển kinh tế - xã hội là
mục tiêu hàng đầu của chính quyền tỉnh Tuyên Quang. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh nhằm chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp, tập trung vào xây dựng hạ tầng công nghiệp và giao thông.
Tuy nhiên, với nguồn lực thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm gần 40% chi thường xuyên
và trên 20% tổng chi ngân sách của địa phương, thì khoảng 80% chi tiêu ngân sách tỉnh
còn lại phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách trung ương, trong đó chi cho đầu tư phát triển
gần như hoàn toàn phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách cấp trên. Các khoản thu ngân sách
thiếu tính bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khoản thu đặc biệt. Khoản thu bền vững của
ngân sách từ doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu
thế trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi đó doanh nghiệp tư nhân hầu hết là doanh nghiệp
nhỏ và rất nhỏ, do vậy mặc dù tạo ra nhiều việc làm hơn hẳn song đóng góp nguồn lực cho
ngân sách của khu vực doanh nghiệp này còn hạn chế. Hơn nữa, chi ngân sách lại không
theo đúng với những ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chi cho đầu tư phát triển
chỉ chiếm khoảng 30% trong cơ cấu chi, trong đó các khoản chi cho xây dựng hạ tầng công
nghiệp, hạ tầng giao thông lại chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp tư nhân yếu kém cũng là một rào cản cho sự phát triển bền vững.
Những vấn đề đó đặt ra cho chính quyền tỉnh cần phải chủ động nguồn lực bền vững cho
phát triển kinh tế - xã hội, trước hết đảm bảo cho chi thường xuyên, kế tiếp là tăng nguồn
lực cho chi đầu tư phát triển. Về thu ngân sách, tỉnh Tuyên Quang cần giảm dần sự phụ
thuộc vào các khoản thu đặc biệt, cũng như những khoản thu không ổn định, mở rộng các
khoản thu bền vững từ doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, chính quyền tỉnh cần đẩy mạnh
các chính sách hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân
nói riêng. Đối với chi ngân sách, chính quyền nên chi đúng ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoản chi cho hạ tầng công nghiệp và giao thông. Chính
quyền trung ương cần có sự hỗ trợ trong xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Miền núi phía
Bắc. Ngoài ra, không nên đưa ra chính sách phân cấp chung cho các tỉnh đang nhận trợ cấp
của ngân sách trung ương, mà cần phù hợp với đặc trưng phát triển của từng địa phương.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .....................................................................................................iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................................viii
DANH MỤC PHỤ LỤC.....................................................................................................ix
Chương 1 ..............................................................................................................................1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................................................1
1.1. Bối cảnh chính sách.....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin .............................................................4
1.5. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................5
1.6. Kết cấu của nghiên cứu...............................................................................................5
Chương 2 ..............................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC...............6
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................6
2.1.1. Các khái niệm.......................................................................................................6
2.1.1.1. Tính bền vững của ngân sách ........................................................................6
2.1.1.2. Cấu trúc thu, chi ngân sách............................................................................7
2.1.1.3. Cân đối ngân sách..........................................................................................7
2.1.2. Khung lý thuyết về phân cấp ngân sách ...............................................................7
2.2. Tổng quan những nghiên cứu trước............................................................................8
Chương 3 ............................................................................................................................11
v
ĐÁNH GIÁ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
........................................................................................................................................ 11
3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang..........................................11
3.2. Mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang ...............................................................18
3.2.1. Tổng quan mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang.......................................18
3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang................20
3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế................................................................................21
3.2.2.2. Phân chia theo sở hữu..................................................................................25
3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế.................................................................. 27
3.2.3. Sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách đối với chính sách phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Tuyên Quang ..............................................................................................28
3.2.3.1. Cơ cấu chi thường xuyên.............................................................................29
3.2.3.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển.........................................................................31
3.3. So sánh cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh lân cận...............33
Chương 4 ............................................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.........................................................35
4.1. Kết luận.....................................................................................................................35
4.2. Khuyến nghị chính sách............................................................................................37
4.2.1. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnhTuyên Quang .....................37
4.2.2. Khuyến nghị đối với chính quyềntrung ương....................................................39
4.2.3. Khuyến nghị đối với các tỉnh thành khác ...........................................................39
4.2.4. Tính khả thi của các khuyến nghị.......................................................................40
4.3. Những hạn chế của đề tài..........................................................................................40
TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................43
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................46
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CN : Công nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
FDI : (Foreign direct investment)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : (Gross domestic product)
Tổng sản phẩm quốc nội
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTƯ : Ngân sách trung ương
OECD : (Organization for Economic Cooperation and Development)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
PCI : (Provincial Competitiveness Index)
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TP : Thành phố
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VNCI : (Vietnam competitiveness Initiative)
Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
UNDP : (United Nations Development Programme)
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu thu, chi ngân sách địa phương...................................................................3
Bảng 3.1. Tỷ phần đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP......................................... 13
Bảng 3.2. Cơ cấu nội ngành công nghiệp............................................................................ 13
Bảng 3.3. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế.................................................................... 14
Bảng 3.4. Cơ cấu GDP ngành công nghiệp, xây dựng. ....................................................... 14
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế................................................................. 15
Bảng 3.6. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP....................................15
Bảng 3.7. Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế ................................................................. 16
Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.......................................................... 16
Bảng 3.9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2011 ........................................................... 17
Bảng 3.10. Cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang.................................................... 19
Bảng 3.11. Cơ cấu thu ngân sách địa phương giai đoạn 2001 – 2010.................................22
Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản thu phân chia........................................................................ 23
Bảng 3.13. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên.................................................................24
Biểu 3.14: Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang...................... 25
Bảng 3.15. Cơ cấu đóng góp của các thành phần doanh nghiệp vào ngân sách.................. 26
Bảng 3.16. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành......................................................................27
Bảng 3.17. Cơ cấu chi thường xuyên .................................................................................. 30
Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu ngân sách tỉnh Tuyên Quang so sánh với các tỉnh lân cận....... 34
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001– 2010 ........................ 20
Hình 3.2. Cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Tuyên Quang .......................................... 29
Hình 3.3. Cơ cấu chi đầu tư phát triển tỉnh Tuyên Quang từ 2004 – 2010.......................... 32
Hình 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2010 phân theo nguồn vốn ........ 33
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chỉ số chính..................................................................................................46
Phụ lục 2: Số liệu ngân sách tỉnh Tuyên Quang ..................................................................48
Phụ lục 3: Chính sách phân cấp thu, chi ngân sách tại Việt Nam........................................ 51
Phụ lục 4: Quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Tuyên Quang............................................... 56
Phụ lục 5: Chính sách ưu đãi đầu tư................................................................................. 58
1
1.1. Bối cảnh chính sách
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Việc thu hút các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế là nhu cầu chung và cần thiết của
các tỉnh nhằm cải thiện sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để thu hút
được nguồn vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào chính sách, khả năng tiếp cận nguồn vốn, lao
động và cơ sở hạ tầng của địa phương (VNCI, 2012). Trong điều kiện huy động các nguồn
vốn khác còn hạn chế thì kênh chi tiêu của ngân sách hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng
tạo ra năng lực cạnh tranh cho tỉnh. Đặc biệt, phân cấp ngân sách sẽ tạo động lực cho các
tỉnh huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
Phân cấp ngân sách nhà nước đang trở thành xu hướng chung trên thế giới ngay cả ở
những nước đang phát triển, khi sự khác biệt về cơ cấu quản trị đang dần thay đổi, quá
trình phân cấp giúp cho chính quyền địa phương có sự chủ động trong việc quản lý thu, chi
ngân sách nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa
phương.
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 (sau đây gọi là Luật Ngân sách), phân cấp ngân
sách bao gồm phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTƯ) và
ngân sách các cấp chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương
được chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân cấp ngân sách đã tạo ra lợi thế
lớn cho một số tỉnh có nguồn thu dồi dào và nguồn lực phát triển cao. Tuy nhiên đối với
nhiều địa phương còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp ngân sách sẽ chịu tác động bởi sự thăng
giáng của NSTƯ. Điều đó tạo ra tính hai mặt của một vấn đề. Một mặt “thúc đẩy và duy trì
cơ chế “xin cho” trong phân bổ nguồn lực từ lâu đã trở thành thông lệ trong mối quan hệ
giữa trung ương và địa phương” (Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh, 2008). Mặt
khác, tạo động lực cho các tỉnh xin hỗ trợ ngân sách lập kế hoạch thu thấp để giữ lại phần
dôi dư, đồng thời phân cấp chi ngân sách cũng không phản ánh được đúng đắn các yếu tố
chi phí và nhu cầu (Phạm Lan Hương, 2006). Thông qua quá trình phân cấp, các địa
phương cũng được phép huy động nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
2
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc với dân số 731 nghìn người, mức tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,04% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 13,53%,
thu nhập bình quân đầu người 12,6 triệu đồng/năm (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2010).
Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao, song Tuyên Quang vẫn là một tỉnh nghèo, mức
thu nhập bình quân chỉ bằng 60% trung bình chung của cả nước, tỷ lệ đô thị hóa đạt
khoảng 13%, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo đánh giá của VNCI (2012) còn thấp, chỉ
đứng thứ hạng 56 so với 63 tỉnh thành.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, bắt nhịp được với xu hướng phát triển chung của cả
nước, hướng phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tập trung vào cơ cấu kinh tế công
nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp với trọng tâm phát triển một số ngành công nghiệp có
lợi thế như chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản.
Do đó, chính sách của tỉnh là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, giao thông,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang, 2005). Chính sách phát triển KT-XH đặt ra cho chi ngân sách cần phải đáp
ứng được nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho tỉnh. Do xuất
phát điểm là một tỉnh nghèo, việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế ngoài
ngân sách gặp nhiều khó khăn, nên nguồn lực từ tài chính công sẽ là đòn bẩy chính để tác
động tới tăng trưởng kinh tế của địa phương. Mặc dù vậy, chi tiêu của khu vực công tỉnh
Tuyên Quang vẫn phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp của NSTƯ. Nguồn thu ngân sách địa
phương (NSĐP) chưa đảm bảo và đáp ứng đối với các khoản chi thường xuyên của tỉnh,
gần như toàn bộ nguồn lực sử dụng cho chi phát triển là nguồn trợ cấp từ NSTƯ. Điều đó
đã làm giảm tính tự chủ trong thực hiện các chương trình phát triển KT-XH. Mặt khác, cơ
cấu thu ngân sách thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khoản thu đặc biệt như thu từ
chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu nhất thời, thiếu tính ổn định. Nguồn lực ngân
sách tỉnh chưa mở rộng nhiều ra các nguồn thu khác ngoài sự hỗ trợ từ NSTƯ. Tổng doanh
thu từ thuế, phí trên địa bàn bình quân giai đoạn 2001 – 2010 chỉ đáp ứng được gần 40%
khoản chi thường xuyên của tỉnh, trong khi 60% chi còn lại gần như phụ thuộc hoàn toàn
vào trợ cấp của NSTƯ. Đặc biệt, nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu từ trợ cấp ngân
sách cấp trên, trong khi các hình thức huy động đầu tư tư nhân chưa phát triển và mở rộng.
Do đó, việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế là một thách thức lớn cho chính
quyền tỉnh Tuyên Quang. Hơn nữa nguồn thu từ trợ cấp NSTƯ về tương đối lại đang có xu
3
hướng giảm dần, điều đó đặt ra thách thức cho tỉnh phải tăng cường huy động nguồn thu
từ ngân sách địa phương, trước hết là đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên, kế tiếp
sẽ hướng tới tăng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.
Bảng 1.1. Cơ cấu thu, chi ngân sách địa phương
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình
quân
1 Thu NSNN trên địa bàn/tổng
thu NSNN địa phương
17,7 20,2 19,8 19,7 20,4 22,9 18,8 20,3 21,9 22,9 20,4
2 Thu NSNN trên địa bàn/
Tổng chi NSĐP
18,4 21,4 25,2 21,3 21,0 22,9 19,1 20,7 22,2 23,2 21,6
3 Thu NSNN trên địa bàn/ Chi
thường xuyên
34,9 38,1 39,3 35,3 38,8 42,6 33,1 36,6 43,9 44,5 38,7
4 Thu trợ cấp từ NSTƯ/Tổng
chi
78,1 79,0 94,5 63,0 72,4 64,7 65,1 64,5 59,5 55,3 69,6
5 Thu chuyển nguồn năm trước
sang/Tổng chi
4,2 4,0 5,3 19,4 8,5 11,2 16,8 15,4 17,3 21,4 12,4
6 Thu khác của ngân sách/
Tổng chi đầu tư phát triển
8,1 4,2 8,6 12,5 4,3 5,4 3,3 7,3 12,0 4,1 7,0
7 Tổng chi NSĐP/Tổng thu
NSĐP
96,1 94,5 78,4 92,5 96,9 99,8 98,0 97,9 98,4 99,0 95,2
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán NSNN năm 2001 - 2010
Nhìn vào cơ cấu thu, chi ngân sách của tỉnh có thể dễ dàng nhận thấy ngân sách tỉnh đang
chịu sự phụ thuộc rất lớn vào NSTƯ. Điều đó đã làm giảm tính linh hoạt, chủ động của
chính quyền địa phương khi quyết định các khoản chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt là chi
xây dựng cơ sở hạ tầng “cứng” nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư, tạo nền tảng cho sự
phát triển của doanh nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được 3 mục tiêu. (i) Luận văn nghiên cứu chính
sách phát triển KT-XH của tỉnh để từ đó đưa ra một mô hình tài chính công hợp lý. (ii)
Tiếp đó tác giả sẽ đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu và sự tương thích của cơ cấu chi
ngân sách của tỉnh, để từ đó phân tích tác động của cấu trúc thu, chi ngân sách hiện tại tới
chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. (iii) Cuối cùng xem xét cơ cấu thu, chi ngân sách
của một số địa phương có điều kiện tương đồng với Tuyên Quang như Bắc Giang, Bắc
Kạn, Yên Bái, Cao Bằng để từ đó rút ra những khuyến nghị chính sách đối với chính sách
tài chính công của tỉnh.
4
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính công của tỉnh Tuyên Quang, đề tài này sẽ
tập trung chủ yếu vào cơ cấu thu, chi ngân sách của tỉnh trong bối cảnh phân cấp ngân sách
theo quy định của Luật Ngân sách trong giai đoạn từ 2001 – 2010. Bên cạnh đó, sự liên hệ
giữa cơ cấu thu, chi ngân sách với chính sách phát triển KT-XH sẽ làm rõ mức độ phù hợp
của cơ cấu này với chính sách. Ngoài ra, nghiên cứu cũng lựa chọn một số chỉ tiêu thu, chi
ngân sách tổng hợp để so sánh với các địa phương có điều kiện tương tự tỉnh Tuyên Quang
như Bắc Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa trên các nghiên cứu trước, tác
giả sẽ lựa chọn khung phân tích về tài chính công thông qua thu thập, tổng hợp các dữ liệu
quyết toán về thu, chi ngân sách và chính sách phát triển KT-XH của tỉnh Tuyên Quang để
đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu, chi ngân sách từ đó đưa ra những khuyến nghị
chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, bài viết cũng vận dụng các quy định của Luật Ngân sách
để đánh giá những bất cập và vấn đề còn tồn tại trong cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh.
Tác giả thu thập số liệu Quyết toán thu, chi ngân sách từ hệ thống dữ liệu lưu trữ của Sở
Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang từ năm 2001 - 2010. Một số thông tin khác từ Văn
phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Cục Thống kê, Ban Kinh tế và ngân sách tỉnh Tuyên
Quang, trang web của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực nhất cho những kết luận
của mình. Thêm vào đó, tác giả cũng thu thập thông tin đánh giá năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh của VNCI nhằm so sánh năng lực hiện tại của tỉnh với một số địa phương có điều kiện
tương đồng.
Để có được cái nhìn chân thực nhất về tình hình KT-XH cũng như chính sách tài chính
công mà địa phương áp dụng, tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tài
chính công ở địa phương. Dựa trên việc phân tích, đánh giá dữ liệu đã thu thập, tác giả đưa
ra những khuyến nghị đối với chính sách tài chính công đảm bảo tính phù hợp với chính
sách phát triển KT-XH của địa phương.
Tài chính công là một lĩnh vực nhạy cảm, mặc dù tác giả đã nỗ lực hết sức để thu thập số
liệu, song không tránh khỏi thiếu sót. Các cơ quan, đơn vị có liên quan tới lĩnh vực này
5
thường hạn chế chia sẻ thông tin ra bên ngoài, do đó khi được tiếp nhận đầy đủ số liệu hơn,
có thể sẽ làm thiên lệch những kết luận của tác giả.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời cho hai câu hỏi lớn sau:
(i) Mức độ bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang như thế nào? Cấu trúc chi
ngân sách có phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh hay không?
(ii) Tỉnh Tuyên Quang có thể làm gì để tăng tính bền vững ngân sách?
1.6. Kết cấu của nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm 4 chương. Chương 1, nêu lên những vấn đề chung của nghiên
cứu. Chương 2, trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài và tổng quan những bài nghiên cứu
trước. Chương 3, đánh giá thực trạng tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang trong mối liên hệ với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Chương
này sẽ đề cập tới chính sách phát triển KT-XH của tỉnh và phân tích, đánh giá tính bền
vững của cơ cấu thu, chi ngân sách có hỗ trợ cho chính sách phát triển của tỉnh hay không.
Chương cuối cùng sẽ đưa ra kết luận và các khuyến nghị chính sách, cũng như đề cập đến
những hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài nhằm gợi ra các hướng nghiên cứu tiếp
theo.
6
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Tính bền vững của ngân sách
Có nhiều khái niệm về tính bền vững của ngân sách, theo Schick (2005) thì ngân sách bền
vững phải đảm bảo 4 yếu tố: (i) tình trạng có thể trả được nợ - khả năng của chính phủ
trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; (ii) tăng trưởng - chính sách chi tiêu đảm bảo
cho kinh tế tăng trưởng; (iii) Ổn định - khả năng của chính phủ trong việc đáp ứng các
nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại; (iv) Công bằng - khả năng của
chính phủ trong việc chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên
thế hệ tương lai.
Tính bền vững ngân sách theo cách tiếp cận của Nhóm công tác chung giữa Chính phủ
Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000) là “tình trạng ngân sách có
thể duy trì được trong trung hạn mà không làm tăng thái quá tổng gánh nặng nợ và ảnh
hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô hay không”.
Tính bền vững của ngân sách theo nhiều nghiên cứu khác được tiếp cận theo cơ cấu thu,
chi ngân sách. Có thể chia thu ngân sách ra thành các khoản thu được phân chia, thu
thường xuyên và thu bất thường (thu đặc biệt), các khoản chi cũng được phân chia thành
chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Các khoản thu được phân chia đem lại thu nhập bền vững cho ngân sách. Thu thường
xuyên là một dạng thu nhập bền vững trong khi thu đặc biệt là loại thu nhập bất thường và
do đó không bền vững. Trong khoản thu thường xuyên thì thu về lệ phí môn bài và trước
bạ không phải nguồn thu bền vững và giảm dần theo thời gian. Các khoản thu đặc biệt như
thu từ bán nhà và quyền sử dụng đất lại không bền vững (Rosengard và đtg, 2006).
Tương tự theo Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) thì các khoản thu từ chuyển
đổi đất không bền vững vì nguồn thu này sớm muộn cũng sẽ cạn, còn thu từ xổ số kiến
thiết là khoản thu không tạo ra “giá trị gia tăng”. Ngoài ra Vũ Thành Tự Anh và đtg (2011)
7
cho rằng sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý có thể đóng góp cho sự thịnh
vượng cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nguồn thu từ thuế tài nguyên là không bền vững.
2.1.1.2. Cấu trúc thu, chi ngân sách
Cấu trúc thu, chi ngân sách được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Luật Ngân
sách, các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản thu NSTƯ hưởng 100%, các
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTƯ và NSĐP và nguồn thu NSĐP
hưởng 100%. Ngoài ra còn có các khoản thu huy động từ đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường
xuyên, các khoản chi trả nợ và các khoản chi khác (xem phụ lục 3).
Còn theo Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) thì cơ cấu ngân sách “là phần
đóng góp của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP của tỉnh. Cơ cấu ngân sách
của một tỉnh phản ánh mục tiêu phát triển của tỉnh đó cũng như các lợi thế cạnh tranh so
với các tỉnh khác”.
Ngoài ra, theo cách tiếp cận khác cơ cấu thu ngân sách còn được thể hiện theo các lĩnh
vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính
sử dụng được chia theo loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước (DNNN),
doanh nghiệp tư nhân (DNTN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực
công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh (gọi chung là doanh nghiệp tư nhân).
2.1.1.3. Cân đối ngân sách
Nguyên tắc vàng của cân bằng ngân sách là dùng doanh thu từ thuế để tài trợ cho các
khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ, và vay mượn (dưới dạng phát hành trái phiếu)
để tài trợ cho các khoản đầu tư công. Thể hiện ngân sách cân bằng khi các khoản thu từ
thuế đủ bù đắp cho các khoản chi tiêu thường xuyên. Bên cạnh đó, Luật Ngân sách cũng đề
cập đến tính cân đối của ngân sách khi tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số
chi thường xuyên và góp phần tích lũy cao vào chi đầu tư phát triển.
2.1.2. Khung lý thuyết về phân cấp ngân sách
Theo Luật ngân sách, phân cấp ngân sách bao gồm phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi
giữa các cấp ngân sách. Các nghiên cứu trước về phân cấp ngân sách đã chỉ ra rằng sự
8
phân cấp nói chung trong đó có phân cấp ngân sách là một tất yếu khi xu hướng quản lý
công dần thay đổi, chuyển từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế toàn cầu hóa. Sự phân cấp
sẽ đem lại cho các địa phương tính chủ động, đem lại hiệu quả, bền vững cho phát triển
kinh tế, tăng cường sự tham gia của người dân đối với hoạt động của cấp chính quyền.
Phân cấp quản lý ngân sách mang lại những cơ hội to lớn cho chính quyền địa phương:
“việc địa phương quản lý ngân sách có thể dẫn đến huy động và phân bổ nguồn lực tốt
hơn; các dịch vụ cung ứng sẽ phù hợp hơn và đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của
người dân địa phương; và việc cung ứng dịch vụ cũng hiệu quả hơn ứng với điều kiện và
tình huống cụ thể của địa phương” (Phạm Lan Hương, 2006).
Tuy nhiên, phân cấp ngân sách một mặt đem lại nhiều cơ hội mở rộng nguồn lực hơn cho
các địa phương có tiềm năng phát triển, mặt khác làm cho các tỉnh phát triển kém hiệu quả
phải chịu sự phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của NSTƯ (Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự
Anh, 2008). Khi nguồn thu từ thuế không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi ngân sách thì phải đi
vay, đối với NSĐP nếu thu địa phương và thu chia sẻ không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu
ngân sách sẽ được trợ cấp bởi ngân sách cấp trên. Mục tiêu của trợ cấp ngân sách nhằm
đảm bảo: (i) Về kinh tế, đảm bảo nguồn lực được phân bổ có hiệu quả, và góp phần tăng
hiệu quả trong thu thuế; (ii) Về xã hội, nhằm đảm bảo công bằng dọc và công bằng ngang
thông qua phân phối lại thu nhập giữa các địa phương. (iii) Về chính trị/thể chế, nhằm đảm
bảo quản trị nhà nước tốt và ổn định chính trị quốc gia.
2.2. Tổng quan những nghiên cứu trước
Mức độ đóng góp theo các khu vực kinh tế vào GDP là yêu cầu quan trọng và cơ bản để
đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương theo chiến lược đã phê duyệt. Các nghiên
cứu về tài chính công địa phương thường đánh giá sự chuyển dịch của nền kinh tế địa
phương theo mức độ đóng góp của từng khu vực vào GDP. Cụ thể là ba khu vực kinh tế
trọng điểm bao gồm: khu vực I (nông, lâm nghiệp), khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và
khu vực III (dịch vụ). Ngoài ra, đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế còn được thể
hiện ở sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp, trong đó khu vực tư nhân được xem là
đòn bẩy cho sự phát triển bền vững vì sự năng động, tính cạnh tranh cao... Do đó, nhiều
nghiên cứu về nhân tố cho sự phát triển kinh tế địa phương đã đề cập đến sự lấn át của
9
DNNN đối với DNTN. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Cung và đtg (2004), chính
quyền thân thiện với DNNN hơn nền kinh tế sẽ kém năng động và ít cạnh tranh hơn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra tại sao có hố cách tăng trưởng giữa nền kinh tế các tỉnh phía
Bắc so với các tỉnh phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí đất đai cao và mức hỗ
trợ cho phát triển của khu vực tư nhân thấp là nguyên nhân tụt hậu về kinh tế của các tỉnh
phía Bắc. Bên cạnh đó những rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn làm hạn chế sự phát
triển của khu vực tư nhân gây ra tác động tiêu cực cho quá trình phát triển của các tỉnh phía
Bắc.
Chính sách phân cấp nói chung và phân cấp ngân sách nói riêng đã đem lại một nền tảng
tốt cho sự phát triển của nền kinh tế của các địa phương. Vấn đề này đã được một nghiên
cứu của Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) chỉ ra “Phân cấp cho phép chính
quyền địa phương áp dụng chính sách linh hoạt hơn và có quyền tự quyết lớn hơn trong
việc theo đuổi các mục tiêu phát triển”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định, khi phần
chia sẻ nguồn thu ngân sách của địa phương ổn định, nhưng phần chia sẻ chi tiêu lại tăng
thì một số địa phương sẽ phải đối mặt với mức thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Phân cấp ngân sách đem lại những lợi thế cho chính quyền địa phương chủ động được
nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, để tạo ra được nguồn lực ổn định thì các khoản thu
ngân sách phải đảm bảo tính bền vững, dễ tăng và cơ sở thuế rộng. Phân tích của
Rosengard và đtg (2006) đã chỉ rõ “những khoản thuế và lệ phí dựa trên những cơ sở thuế
địa phương có tính khả thi lâu dài sẽ có hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và có lợi về mặt
ngân sách hơn”.
Ngoài việc đảm bảo tính bền vững của nguồn thu, hỗ trợ nền kinh tế địa phương phát triển
bền vững và tạo nền tảng cơ sở nguồn lực vững chắc thì kênh chi tiêu ngân sách hiệu quả
sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, tạo động lực thúc đẩy thu ngân sách trong
tương lai. Tuy nhiên, chi ngân sách phải đảm bảo hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu
tư phát triển. Chính quyền địa phương sử dụng quá nhiều nguồn lực cho chi thường xuyên
sẽ khó thực hiện những dự án lớn giúp cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng (Brodjonegoro,
2004). Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “Ngân sách địa phương nên được xem
như những phương tiện kích thích kinh tế địa phương chứ không phải là mục đích sau
cùng”. Ngoài ra, tốc độ tăng chi ngân sách không được vượt quá tốc độ phát triển kinh tế.
10
Còn theo Rosengard và đtg (2006) thì ngân sách chi cho đầu tư phát triển sẽ có tác động
tích cực tới phát triển kinh tế bền vững.
Phát triển kinh tế địa phương đòi hỏi có sự tác động lẫn nhau của nhiều yếu tố. Trong đó,
yếu tố nguồn lực là không thể thiếu, tuy nhiên để phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu
quả đòi hỏi năng lực của cán bộ địa phương như một tác nhân thiết yếu. Đề cập đến những
tiêu chí tác động tới năng lực cạnh tranh của địa phương, VNCI hàng năm cũng đưa ra các
tiêu chí quan trọng về cơ sở hạ tầng “cứng” như hạ tầng công nghiệp, đường giao thông...
và cơ sở hạ tầng “mềm” như tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp, các chi phí không chính thức...
11
Chương 3
ĐÁNH GIÁ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang xuất phát từ một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp dưới mức
bình quân chung của cả nước, nền kinh tế chậm phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém,
vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng. Bên
cạnh đó, các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống chủ yếu tập trung vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên như xi măng, quặng barit, quặng sắt, than, khoáng sản, lâm sản...
Doanh nghiệp của tỉnh hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, vốn đăng ký kinh
doanh dưới 10 tỷ chiếm tới 80%. Năng lực cạnh tranh của tỉnh thấp, theo đánh giá của
VNCI (2012) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tuyên Quang chỉ đứng vị trí
56/63 tỉnh, thành phố. So sánh với các tỉnh xung quanh, năng lực cạnh tranh của Tuyên
Quang gần đứng vị trí cuối bảng, đặc biệt về chỉ số tiếp cận đất đai và chi phí gia nhập thị
trường, cũng như tính năng động của lãnh đạo địa phương còn nhiều hạn chế.
Đến năm 2000, Tuyên Quang mới có một số doanh nghiệp hoạt động, mà hầu hết là
DNNN. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ chốt lại chỉ thiên về các lĩnh vực sản xuất
“phong trào” trong cả nước như xi măng, mía đường, và khai thác khoáng sản như đá,
quặng thiếc và barit, lâm sản... Cơ sở hạ tầng trong tỉnh kém phát triển, toàn tỉnh chỉ có
26% đường được nhựa hóa, bê tông hóa, các nút thắt giao thông đường quốc lộ chất lượng
kém (VNCI, 2012). Giao thông đường thủy không phát triển, tỉnh chỉ có một bến cảng
sông duy nhất nhưng hiện nay gần như không hoạt động. Trong giai đoạn từ 2005-2010,
toàn tỉnh mới thu hút được 38 dự án công nghiệp, trong đó chủ yếu là các dự án công
nghiệp chế biến nông, lâm sản (chiếm tới 58,4% tổng vốn đăng ký đầu tư). Tổng giá trị sản
xuất công nghiệp của tỉnh chỉ đạt 1.005 tỷ đồng trong năm 2006. Giá trị xuất khẩu thấp,
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng sản xuất thô như quặng barit, chè, vàng mã (Sở Công
thương tỉnh Tuyên Quang, 2009). Trình độ lao động có kỹ năng thấp, tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo chỉ đạt 20%, trong đó đào tạo nghề là 9% (VNCI, 2010).
12
Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2005, trọng tâm phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang,
2000). Song đến giai đoạn 2006-2010, vấn đề đặt ra với tỉnh là phát triển kinh tế đặt trọng
tâm vào đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu, tập trung vào chế biến
nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản (Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang, 2005). Cụ thể là tỉnh đặt ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, đặc biệt
là phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng làm tiền đề
cho phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đặt trọng tâm cho phát triển
công nghiệp: một mặt nhằm chuyển dịch nền kinh tế sang khu vực có giá trị gia tăng cao
hơn; mặt khác, nhằm tận dụng những lợi thế về tài nguyên của tỉnh1
. Bởi vậy trong Quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 đã đề cập đến:
“Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao
và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn, an ninh, quốc phòng
được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020,
Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền Bắc và đạt mức trung bình
của cả nước” (Chính phủ, 2008).
Một lần nữa chính sách phát triển kinh tế cũng được nhấn mạnh trong Nghị quyết đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh:
“Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, khai thác có hiệu
quả mọi tiềm năng, nguồn lực để tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc, chuyển dịch
mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội... Giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”.
... Tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ chủ yếu và xây dựng kết cấu hạ tầng. Huy
động mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhanh du lịch,
giao thông vận tải theo quy hoạch đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020 đã
được phê duyệt…” (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2005).
1
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Ban kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, ngày
08/3/2012.
13
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm
nghiệp, định hướng cơ cấu của các ngành kinh tế được đề ra qua các giai đoạn là tập trung
ưu tiên phát triển công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, ngoài ra tỉnh cũng chú
trọng đến những đóng góp của các thành phần kinh tế khác (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1. Định hướng cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Khu vực
Giai đoạn
2001-2005
Giai đoạn 2006-
2010
Giai đoạn 2011-
2015
Khu vực I 42% 25% 18%
Khu vực II 27% 40% 46%
Khu vực III 31% 35% 36%
Nguồn: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII,
XIV, XV
Đặc biệt, chính sách phát triển cũng nhấn mạnh vào cơ cấu nội ngành của ngành công
nghiệp. Trong đó, động năng tăng trưởng chính nhằm vào công nghiệp chế biến, hướng tới
giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
Bảng 3.2. Cơ cấu nội ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015
Khai thác 5,4% 3,9%
Chế biến 91,6% 85,8%
Điện nước 3,0% 10,3%
Nguồn: UBND tỉnh Tuyên Quang
Tuy nhiên, thực tế phát triển lại cho thấy mức độ đóng góp của ngành công nghiệp lại
không có sự chuyển biến đáng kể, thậm chí còn có sự sụt giảm về tỷ trọng. Trong khi đó,
nông nghiệp dù có chuyển dịch theo hướng giảm dần, nhưng vẫn là ngành đóng góp chính
cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Dịch vụ lại là lĩnh vực có sự chuyển dịch rõ rệt nhất
(xem phụ lục 1).
14
Bảng 3.3. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Khu vực
Bình quân giai đoạn
2001-2005 2006-2010
Khu vực I 41,6% 38,5%
Khu vực II 24,4% 24,0%
Khu vực III 34,0% 37,5%
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000 – 2005,
2008, 2010
Đối với khu vực II, khi tách riêng ngành công nghiệp và xây dựng thì tỷ trọng công nghiệp
đóng góp vào GDP bình quân cả giai đoạn 2001-2010 chỉ đạt 12,6%. Đặc biệt, tỷ phần
của ngành công nghiệp chế biến lại có sự sụt giảm đáng kể. Có thể thấy động năng tăng
trưởng chính của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010 lại là ngành công
nghiệp điện nước, trái ngược với chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến của
tỉnh.
Bảng 3.4. Cơ cấu GDP ngành công nghiệp, xây dựng
Đơn vị tính: %
Ngành kinh tế
Bình quân giai đoạn
2001-2005 2006-2010
Công nghiệp 12,2 13,1
Khai thác 13,1 12,4
Chế biến 71,2 65,9
Điện nước 15,7 21,7
Xây dựng 12,2 11,0
Công nghiệp, xây dựng 24,4 24,0
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010
Mặc dù, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn, song lao động
làm việc trong ngành này lại chỉ chiếm 12,4%. Ngành công nghiệp và xây dựng tạo ra số
việc làm ít hơn hẳn, trong khi nông nghiệp vẫn là ngành thâm dụng lao động nhất. Điều
đáng mừng là lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp đang có sự gia tăng,
nhưng mức độ tăng không đáng kể.
15
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Ngành 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nông nghiệp 83,9 82,6 81,6 80,8 80,4 80,1 79,8 78,0
Công nghiệp 3,4 3,7 4,2 4,5 4,5 5,0 5,2 5,6
Xây dựng 1,9 2,5 2,2 2,1 2,4 2,1 1,9 2,9
Dịch vụ 10,8 11,3 12,0 12,6 12,7 12,8 13,1 13,5
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010
Khi phân chia cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, bình quân trong giai đoạn 2001-2010 khu
vực tư nhân chiếm tới 64,6% GDP; còn khu vực nhà nước chiếm 35,4%, trong đó DNNN
chỉ đóng góp 19,2%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối
với sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 3.6. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP
Đơn vị tính: %
Thành phần 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Bình
quân
Khu vực nhà nước 34,8 34,1 37,3 39,1 35,8 34,4 34,6 31,1 35,7 37,3 35,4
Trong đó: DNNN 19,7 19,5 20,8 23,7 19,0 16,8 16,3 13,6 21,1 21,1 19,2
Khu vực tư nhân 65,2 65,9 62,7 60,9 64,2 65,6 65,4 68,9 64,3 62,7 64,6
Khu vực FDI NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010
Để đánh giá rõ nét hơn về thực trạng chậm chuyển dịch kinh tế cần quan tâm những đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của các loại hình DNNN, DNTN, và doanh nghiệp FDI.
Những đóng góp lớn nhất của các doanh nghiệp thường được xem xét ở các góc độ lao
động và vốn đầu tư.
Có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu vốn đầu tư cũng có sự biến đổi rõ rệt, nguồn vốn đầu tư ở
khu vực DNNN trong giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ trọng áp đảo. Ngược lại, đến giai đoạn
16
2006-2010 khu vực DNTN lại chiếm tỷ lệ cao vượt trội so với hai khu vực doanh nghiệp
còn lại.
Bảng 3.7. Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
DN Nhà nước 79,4 64,4 59,0 51,9 50,7 50,2 36,6 35,2 28,3 40,8
DN tư nhân 20,7 35,6 41,0 48,1 49,3 49,8 63,4 64,8 71,7 58,2
DN FDI 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010.
Tương tự mức đóng góp về vốn, DNNN tạo ra việc làm ít hơn hẳn và có xu hướng sụt
giảm mạnh mẽ. DNTN có sự vượt trội tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh.
Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %
TỶ LỆ 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
DN Nhà nước 72,6 59,8 60,0 55,2 41,4 44,7 32,4 31,1 23,6 16,5
DN tư nhân 27,4 40,3 40,0 44,8 58,6 55,3 67,6 68,9 76,4 83,1
DN FDI 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010.
Như vậy, có sự tương quan rất lớn giữa mức đóng góp về vốn và lao động của các khu vực
kinh tế. Trong khi khu vực DNTN ngày càng chiếm ưu thế về vốn, đồng thời cũng tạo ra
nhiều việc làm hơn cho người lao động, thì DNNN lại có xu hướng ngược lại. Mức đóng
góp về vốn và lao động của doanh nghiệp FDI còn rất khiêm tốn so với DNNN và DNTN.
Nhìn vào bức tranh GDP của các khu vực kinh tế, có thể thấy không có sự chuyển dịch
đáng kể nào của cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua. Sự hạn chế này
cũng được nhìn nhận qua đánh giá của VNCI (2012) về chỉ số PCI năm 2011 tỉnh Tuyên
Quang chỉ đứng thứ 56/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, những yếu tố quan trọng để thu hút
đầu tư cho tỉnh lại đạt kết quả rất thấp, thể hiện một số chỉ tiêu như chi phí gia nhập thị
trường, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chi phí thời gian để thực hiện các
quy định của chính quyền, chỉ số về tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
17
Bảng 3.9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011
Chỉ số Điểm số
Xếp hạng trên 63
tỉnh, thành phố
Chi phí gia nhập thị trường 7,37 62/63
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 4,44 62/63
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5,53 46/63
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 5,48 56/63
Chi phí không chính thức 6,57 38/63
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 3,60 50/63
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 3,30 40/63
Đào tạo lao động 4,76 32/63
Thiết chế pháp lý 6,65 06/63
Nguồn: VNCN, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011
Tất cả những tiêu chí trên thể hiện sức cạnh tranh còn hạn chế của tỉnh về thu hút đầu tư
cũng như năng lực nội tại để phát triển KT-XH cho tỉnh. Đến năm 2010, tỉnh Tuyên Quang
mới có 3 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
khai thác khoáng sản, tuy nhiên mức độ đóng góp của loại hình doanh nghiệp này là rất
khiêm tốn.
Cơ sở hạ tầng “cứng” của tỉnh còn hạn chế, đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang mới có một
khu công nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt khoảng 38%, trong khi chỉ số này bình
quân cả nước là 53% và chỉ có 16% doanh nghiệp đánh giá chất lượng khu công nghiệp
tốt. Chất lượng đường giao thông của tỉnh kém, tỷ lệ đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ
được rải nhựa chỉ đạt gần 26%, so với cả nước là 60%, tương ứng chỉ có 24% doanh
nghiệp đánh giá chất lượng đường giao thông của tỉnh tốt (VNCI, 2012).
Ngoài những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chỉ số về lao động của tỉnh lại được đánh giá cao,
điều đó được thể hiện ở 82% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động. Tuy nhiên,
chỉ có 18% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ dạy nghề do chính quyền địa phương cung cấp
đạt tốt. So sánh với đánh giá của VNCI về chỉ số PCI vào năm 2008, 2009, 2010 thì ở năm
2011 hầu hết các tiêu chí đánh giá của tỉnh đều sụt giảm. Tốc độ tăng dân số của tỉnh bình
quân trong 10 năm từ 2001-2010 chỉ đạt 0,6%, tốc độ tăng thấp do lao động trong tỉnh di
cư sang tỉnh khác và đi xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động có việc làm.
18
Cơ sở hạ tầng “cứng” và cơ sở hạ tầng “mềm” còn yếu kém, một mặt khiến cho tỉnh chưa
đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, làm cho chiến lược phát triển kinh tế không đạt được kết
quả theo đúng ưu tiên của tỉnh. Mặt khác, chưa thu hút được nhiều nguồn lực để làm cơ sở
tăng nguồn thu bền vững cho ngân sách. Mặc dù vậy, chính quyền tỉnh vẫn đem lại cho
doanh nghiệp sự tin tưởng về khả năng bảo vệ của pháp luật.
Tiểu kết: Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang là tập trung phát triển công
nghiệp, nhằm chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm
nghiệp. Do đó, ưu tiên của tỉnh là phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và
công nghiệp. Đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của tỉnh là từ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, những hạn chế về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã khiến cho nền kinh tế của
tỉnh không phát triển theo như định hướng.
3.2. Mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang
3.2.1. Tổng quan mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang
Mô hình tài chính công phản ánh chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Trong
phần này tác giả sẽ tập trung vào đánh giá tính bền vững của mô hình thu, chi ngân sách
tỉnh Tuyên Quang trong mối liên hệ với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh.
Tốc độ tăng thu bình quân trong 10 năm từ 2001-2010 là 11%, riêng trong giai đoạn 2006-
2010 là 13,7% thấp hơn tốc độ tăng chi bình quân giai đoạn 2006-2010 là 14,1%, tốc độ
chi cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều đó chứng tỏ nhu cầu chi tiêu rất lớn của địa
phương trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Thu ngân sách của địa phương trên địa bàn
tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng thu trợ cấp NSTƯ. Tốc độ tăng chi phụ thuộc nhiều vào
NSTƯ, do đó cũng biến động theo tình hình kinh tế vĩ mô. Trong những năm nền kinh tế
khủng hoảng tốc độ tăng chi cũng sụt giảm theo, đi kèm với sự sụt giảm của thu NSĐP.
Trong một số năm tốc độ tăng thu thấp nhưng tốc độ tăng chi vẫn không đổi.
19
Bảng 3.10. Cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang2
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu NSĐP 791.867 733.846 885.556 871.731 1.034.539 1.129.869 1.352.740 1.434.399 1.701.911 1.954.582
Thu trên địa bàn 140.249 148.317 175.260 171.855 211.029 259.131 254.478 291.282 373.245 448.569
Thu trợ cấp từ NSTƯ 594.479 548.174 655.916 508.617 727.389 730.687 864.940 906.961 997.802 1.072.165
Thu khác của ngân
sách 57.139 37.355 54.380 191.259 96.121 140.051 233.322 236.156 330.864 433.848
Cơ cấu thu NSĐP 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Thu trên địa bàn 18% 20% 20% 20% 20% 23% 19% 20% 22% 23%
Thu trợ cấp từ NSTƯ 75% 75% 74% 58% 70% 65% 64% 63% 59% 55%
Thu khác 7% 5% 6% 22% 9% 12% 17% 16% 19% 22%
Tốc độ tăng thu
NSĐP 25% -7% 21% -2% 19% 9% 20% 6% 19% 15%
Tốc độ tăng thu trên
địa bàn 0% 6% 18% -2% 23% 23% -2% 14% 28% 20%
Tốc độ tăng thu trợ
cấp từ NSTƯ 30% -8% 20% -22% 43% 0% 18% 5% 10% 7%
Tốc độ tăng thu khác NA -63% 88% 97% -68% 28% -31% 98% 115% -54%
Tổng chi NSĐP 760.821 693.786 694.200 807.719 1.004.243 1.129.492 1.329.315 1.406.638 1.677.718 1.937.473
Chi thường xuyên 401.465 389.076 446.405 486.985 544.432 608.848 769.961 795.330 850.834 1.006.987
Chi đầu tư phát triển 308.251 222.447 202.177 275.487 253.581 260.797 290.856 259.640 342.034 461.273
Chi khác 51.104 82.263 45.618 45.247 206.229 259.848 268.498 351.667 484.850 469.213
Cơ cấu chi ngân
sách 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Chi thường xuyên 53% 56% 64% 60% 54% 54% 58% 57% 51% 52%
Chi đầu tư phát triển 41% 32% 29% 34% 25% 23% 22% 18% 20% 24%
Chi khác 7% 12% 7% 6% 21% 23% 20% 25% 29% 24%
Tốc độ tăng chi
NSĐP 18% -9% 0% 16% 24% 12% 18% 6% 19% 15%
Tốc độ tăng chi
thường xuyên 18% -3% 15% 9% 12% 12% 26% 3% 7% 18%
Tốc độ tăng chi đầu
tư phát triển 44% -28% -9% 36% -8% 3% 12% -11% 32% 35%
Tốc độ tăng chi khác NA 61,0% -44,5% -0,8% 355,8% 26,0% 3,3% 31,0% 37,9% -3,2%
Nguồn: Cục Thuế, Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán NSNN năm 2001 – 2010
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm khoảng 20% tổng thu ngân sách của tỉnh và
chiếm chưa đến 40% khoản chi thường xuyên. Trong khi đó nguồn ngân sách còn lại gần
như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của NSTƯ, đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Đây là
2
Số liệu tác giả tính toán đã trừ đi tốc độ tăng lạm phát.
20
2.500.000 80,0%
2.000.000
60,0%
1.500.000
40,0%
1.000.000
500.000
20,0%
- 0,0%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thu ngân sách trên địa bàn
Thu khác của ngân sách
Tăng trưởng thu trợ cấp từ NSTW
Thu trợ cấp từ NSTW
Tăng trưởng thu ngân sách trên địa bàn
Tăng trưởng thu khác của ngân sách
nguyên nhân gốc rễ làm giảm tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc thực hiện
các chiến lược phát triển KT-XH.
Tiếp theo để đánh giá mức độ tác động của tài chính công tới kết quả phát triển của nền
kinh tế, tác giả sẽ đánh giá mức độ bền vững trong cơ cấu thu ngân sách và cơ cấu chi ngân
sách có phù hợp với chính sách phát triển KT-XH hay không.
3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang
Thu ngân sách bền vững sẽ đảm bảo cho địa phương chủ động trong việc huy động nguồn
lực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao. Trong phần này tác giả dựa vào khung phân
tích tính bền vững ngân sách của strick (2005) và Nhóm công tác chung giữa Chính phủ
Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000) để đánh giá tính bền vững,
tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được giữ lại gần như 100% theo chính sách phân
cấp. Khoản thu này mặc dù tăng về số tuyệt đối song xét về tỷ trọng thì gần như không có
sự thay đổi rõ rệt trong suốt 10 năm qua. Mặc dù tăng thu song tốc độ tăng của thu NSĐP
lại có sự trồi sụt đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm được duy trì tương ứng với tốc độ phát
triển kinh tế.
Hình 3.1. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001 – 2010
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010.
21
Các khoản thu khác có xu hướng tăng song chủ yếu là thu chuyển nguồn ngân sách năm
trước sang năm sau và khoản thu từ vay nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu thu
NSĐP. Điều đáng ngại là thu trợ cấp từ NSTƯ về tỷ trọng lại đang có xu hướng giảm dần,
bình quân giai đoạn 2001-2005 chiếm tới 70,5%, nhưng giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ này chỉ
còn 61,1%, trong khi thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gần như không có sự tăng trưởng rõ
rệt về tỷ trọng.
Tiếp theo, để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang, tác giả
sẽ tiếp cận theo các góc độ: thứ nhất là tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách
theo các sắc thuế, tiếp đó tác giả sẽ đánh giá các khoản thu theo sở hữu dựa vào mức đóng
góp của các thành phần doanh nghiệp và cuối cùng sẽ xem xét cơ cấu thu theo lĩnh vực có
đảm bảo tính bền vững không. Trong phần phân tích này, tác giả chỉ phân tích cơ cấu thu
ngân sách của địa phương trên địa bàn không bao gồm các khoản thu từ trợ cấp của NSTƯ
và các khoản thu khác3
để đánh giá tính bền vững và tính dễ tăng của cơ cấu thu, chi ngân
sách tỉnh đảm bảo tính chính xác cao.
3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế
Trong thời gian 10 năm qua cơ cấu thu ngân sách của địa phương không có sự cải thiện
đáng kể về tỷ trọng. Cơ cấu nguồn thu NSĐP (không bao gồm thu trợ cấp từ NSTƯ và thu
các khoản thu khác) thì thu đặc biệt chiếm tỷ trọng trên 50%, trong khi đó các khoản thu
bền vững như thu từ các khoản được phân chia chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng thu ngân sách
của địa phương. Một tín hiệu đáng mừng là tốc độ tăng trưởng của các khoản thu được
phân chia ngày càng tăng, bình quân trong 10 năm tăng gần 30%. Ngoài ra, khoản thu đặc
biệt có xu hướng sụt giảm. Đây là một dấu hiệu tốt tránh sự phụ thuộc của ngân sách vào
các khoản thu đặc biệt. Tuy nhiên, giống như thu đặc biệt, thu thường xuyên cũng có sự sụt
giảm đáng kể.
3
Các khoản thu khác bao gồm thu từ vay nợ và thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau. Tuy
nhiên, khoản vay nợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu, do đó gần như không có tác động nhiều đến tổng thu
ngân sách tỉnh.
22
Bảng 3.11. Cơ cấu thu ngân sách địa phương giai đoạn 2001 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
I Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thu NSĐP
danh nghĩa 140.249 159.574 201.064 225.134 289.557 372.990 402.538 537.107 730.296 948.679
I Thu NSĐP
thực tế 140.249 148.317 175.260 173.467 212.419 261.330 257.728 293.357 376.596 451.616
1
Các khoản
thu được
phân chia 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073
2
Thu thường
xuyên 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708
3 Thu đặc biệt 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835
II
Cơ cấu các
khoản thu
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1
Thu được
phân chia 29% 30% 33% 38% 43% 37% 40% 36% 38% 41%
2
Thu thường
xuyên 17% 14% 13% 13% 10% 11% 12% 10% 10% 9%
3 Thu đặc biệt 54% 56% 54% 49% 47% 52% 48% 54% 53% 50%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001 – 2010
Các khoản thu được phân chia là khoản thu bền vững, có tính ổn định cao, cơ sở thuế rộng.
Các khoản thu được phân chia ngày càng chiếm tỷ lệ cao trên thu ngân sách của địa
phương, tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể và cũng chưa thực sự cải thiện được nhiều.
Không những thế khoản thu này lại phụ thuộc nhiều vào thuế gián thu, đặc biệt là thuế giá
trị gia tăng, chiếm tỷ trọng trên 2/3 trong tổng các khoản thu phân chia. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm của khoản thuế này đạt tới 21,7% cao hơn nhiều tốc độ phát triển kinh tế
bình quân của tỉnh trong 10 năm qua. Đây là khoản thu thuế bền vững, tuy nhiên khoản thu
này đã chiếm một tỷ trọng quá lớn, khó có thể phình to hơn trong thời gian tới.
23
Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản thu phân chia
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
TT
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu danh
nghĩa
41.043 48.312 66.642 87.290 124.179 139.395 162.150 194.704 276.446 391.411
I Tổng thu thực 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073
1
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
13.871 13.359 14.247 10.596 12.720 13.688 19.328 19.306 15.421 17.340
2
Thuế giá trị gia
tăng
26.868 28.710 32.469 45.145 67.878 73.320 73.367 75.561 111.336 140.527
3
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
98 106 96 44 41 17 11 7 7 7
4
Thuế thu nhập
cá nhân
206 149 185 305 548 265 727 2.043 2.989 7.327
5 Phí xăng dầu NA 2.580 11.093 10.542 9.315 10.375 10.386 8.674 11.536 19.872
II
Cơ cấu các
khoản thu
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
34% 30% 25% 16% 14% 14% 19% 18% 11% 9%
2
Thuế giá trị gia
tăng 65% 64% 56% 68% 75% 75% 71% 72% 79% 76%
3
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
4
Thuế thu nhập
cá nhân
1% 0% 0% 0% 1% 0% 1% 2% 2% 4%
5 Phí xăng dầu 0% 6% 19% 16% 10% 11% 10% 8% 8% 11%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
Một khoản thu bền vững khác chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong các khoản thu được phân
chia là thuế thu nhập cá nhân. Tuy khoản thuế này đã tăng dần về tốc độ và tỷ trọng song
vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, đây là khoản thu bền vững về lâu dài cần phải được cải
thiện hơn nữa. Với cơ cấu thu này thì ngân sách của tỉnh rất khó được cải thiện trong thời
gian tới nếu không có sự tăng trưởng đột biến từ nền kinh tế. Mặc dù là khoản thu được
phân chia, song hầu như những khoản thu này được để lại toàn bộ cho ngân sách tỉnh.
Đối với các khoản thu thường xuyên của ngân sách, trên lý thuyết đây là khoản thu bền
vững, đặc biệt là các khoản thu từ thuế tài sản, còn thu về lệ phí trước bạ và môn bài lại là
khoản thu không bền vững và sẽ sụt giảm dần trong tương lai. Dù vậy, với cơ cấu thu
thường xuyên của tỉnh Tuyên Quang, lệ phí trước bạ và môn bài chiếm trên 40% thì cơ cấu
này lại không bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thu từ lệ phí trước bạ
và thuế môn bài là 10,7%. Trước mắt khoản thu này vẫn là lợi thế của tỉnh khi mà tỷ lệ đô
thị hóa còn thấp do đó vẫn có thể tiếp tục gia tăng.
24
Bảng 3.13. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu danh
nghĩa 24.119 21.566 25.691 29.278 29.405 39.576 48.648 52.795 70.706 88.208
Tổng thu thực 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708
Lệ phí trước bạ,
thuế môn bài 7.737 8.126 8.911 9.236 9.274 10.707 12.478 11.815 15.855 18.290
Thu từ Xổ số 1.619 1.730 1.694 2.527 2.560 4.155 4.155 4.468 5.496 5.446
Các nguồn thu về
đất và bất động sản 7.822 5.810 2.309 1.829 2.596 2.660 3.382 3.765 4.873 6.035
Các khoản thu khác 6.942 4.379 9.480 8.757 7.000 10.206 11.133 8.583 9.914 11.937
Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Lệ phí trước bạ,
thuế môn bài
32% 41% 40% 41% 43% 39% 40% 41% 44% 44%
Thu từ Xổ số
7% 9% 8% 11% 12% 15% 13% 16% 15% 13%
Các nguồn thu về
đất và bất động sản
32% 29% 10% 8% 12% 10% 11% 13% 13% 14%
Các khoản thu khác
29% 22% 42% 39% 33% 37% 36% 30% 27% 29%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
Các khoản thu từ đất và bất động sản là khoản thu bền vững và có độ nổi cao thì lại chiếm
tỷ trọng không đáng kể trong thu thường xuyên, điều đáng mừng là tỷ trọng của khoản thu
này đang được cải thiện dần. Thu từ xổ số ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần trong thu
thường xuyên của tỉnh, tuy nhiên khoản thu này không đem lại giá trị gia tăng cho sự phát
triển KT-XH của tỉnh. Nhìn chung, trong cơ cấu thu thường xuyên của ngân sách tỉnh, các
khoản thu không bền vững vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Về cơ cấu các nguồn thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang, có thể dễ dàng nhận
thấy nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng khá cao,
mặc dù có sụt giảm đôi chút vào năm 2009, 2010 song vẫn chiếm tới 1/4 các khoản thu đặc
biệt. Đây là khoản thu một lần, song với tỷ lệ đô thị hóa thấp, quỹ đất trống còn nhiều, do
đó về cơ bản tỉnh vẫn có thể tăng thu từ chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian tới. Tuy
nhiên, về lâu dài khoản thu này sẽ giảm dần khi tỉnh không còn nguồn đất trống hoặc quỹ
đất không được quy hoạch hợp lý. Các khoản huy động quản lý qua ngân sách là khoản thu
chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như không thay đổi nhiều về tỷ trọng trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, đây là khoản thu nhất thời, thiếu tính ổn định cao, được huy động để trang trải
cho các hoạt động sự nghiệp.
25
Bảng 3.14. Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu danh nghĩa 75.087 89.696 108.731 110.677 137.881 194.019 191.739 293.435 389.700 475.504
Tổng thu thực tê 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835
Thu từ bán quyền sử
dụng đất 9.732 13.412 19.779 21.111 25.260 36.629 43.889 49.695 43.501 45.129
Thu từ thuế tài
nguyên 1.027 991 1.026 1.031 1.160 1.963 2.260 11.853 15.961 17.093
Các khoản huy động
quản lý qua NS 30.637 39.153 40.188 37.023 48.187 75.133 69.059 79.755 112.745 136.111
Thu kết dư ngân sách
năm trước 0 0 0 0 8.777 2.838 328 16.284 25.608 22.383
Thu đặc biệt khác 33.691 29.812 33.784 25.321 17.104 19.374 7.227 1.547 1.355 4.120
Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Thu từ bán quyền sử
dụng đất 13% 16% 21% 25% 25% 27% 36% 31% 22% 20%
Thu từ thuế tài nguyên 1% 1% 1% 1% 1% 1% 2% 7% 8% 8%
Các khoản huy động
quản lý qua NS 41% 47% 42% 44% 48% 55% 56% 50% 56% 61%
Thu kết dư ngân sách
năm trước 0% 0% 0% 0% 9% 2% 0% 10% 13% 10%
Thu đặc biệt khác 45% 36% 36% 30% 17% 14% 6% 1% 1% 2%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
Trong ngắn hạn tỉnh vẫn có thể tăng thu từ các khoản thu đặc biệt, tuy nhiên về lâu dài
khoản thu này chắc chắn sẽ giảm dần. Do đó, tỉnh cần phải có các phương án thay thế
nguồn thu nhằm đảm bảo các chính sách phát triển được vận hành trơn tru.
Tóm lại, cơ cấu nguồn thu của NSĐP thiếu tính bền vững, nguồn lực ngân sách phụ thuộc
nhiều vào các nguồn thu đặc biệt. Trong khi đó, các nguồn thu đem lại thu nhập ổn định và
bền vững như thu từ thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
thu. Điều này cho thấy, ngay cả khi không phụ thuộc vào trợ cấp NSTƯ thì nguồn thu của
ngân sách tỉnh cũng không có sự bền vững.
3.2.2.2. Phân chia theo sở hữu
Đóng góp vào ngân sách của tỉnh không thể không kể đến sự đóng góp của các thành phần
doanh nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức đóng góp vào ngân sách của
doanh nghiệp cũng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2001-2010. Tốc độ tăng thu của khối này
26
bình quân 16% cao hơn tăng trưởng kinh tế, song vẫn thấp hơn mức tăng thu NSĐP. Khối
DNNN vẫn chiếm ưu thế, khi mức độ đóng góp chiếm tới 20% vào NSĐP, trong khi đó
khối DNTN mặc dù đem lại nhiều việc làm nhất cho người lao động song tỷ trọng đóng
góp vào NSĐP chỉ chiếm khoảng 15%. Tương ứng với mức độ đóng góp về vốn và lao
động, tỷ phần đóng góp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI cũng không đáng kể.
Bảng 3.15. Cơ cấu đóng góp của các thành phần doanh nghiệp vào ngân sách
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu NSĐP 140.249 149.594 176.769 173.335 212.846 261.363 256.669 293.790 376.460 452.432
Tổng thu doanh
nghiệp 44.929 45.644 51.793 59.632 85.185 92.214 98.212 109.795 146.026 178.841
Doanh nghiệp nhà
nước 28.248 25.863 27.172 33.094 53.855 53.029 53.146 53.758 78.459 80.697
Doanh nghiệp tư
nhân 16.682 19.781 24.621 26.539 31.330 39.184 45.066 51.360 55.356 64.201
Doanh nghiệp FDI - - - - - - - 4.676 12.211 33.943
Cơ cấu thu 32% 31% 30% 35% 40% 36% 39% 38% 39% 40%
Doanh nghiệp nhà
nước
20% 17% 16% 19% 26% 20% 21% 18% 21% 18%
Doanh nghiệp tư
nhân
12% 13% 14% 15% 15% 15% 18% 18% 15% 14%
Doanh nghiệp FDI 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 2% 3% 8%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
Khối DNTN có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên đến năm 2009, 2010 xét về tỷ trọng
mức đóng góp của khối này lại có sự sụt giảm đáng kể. Về lâu dài tốc độ tăng thu của khối
doanh nghiệp này có thể bị thu hẹp lại khi các DNTN hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và rất
nhỏ, năng lực sản xuất kém. Ngoài ra, khoảng 1/3 là doanh nghiệp đang hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản và rất ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
Dựa vào số liệu đóng góp về vốn và lao động kết hợp với tăng nguồn lực cho ngân sách thì
khối doanh nghiệp FDI đem lại nhiều giá trị gia tăng nhất, trong khi khu vực DNTN lại
hoạt động kém hiệu quả hơn. Trái lại, khối DNNN mặc dù đóng góp cho ngân sách nhiều
hơn hai loại hình doanh nghiệp còn lại song đây không phải là khu vực tạo ra nhiều việc
làm nhất cho người lao động. Đối với khối doanh nghiệp FDI, nguồn thu lại chủ yếu là từ
hoạt động khai thác khoáng sản, do vậy nếu không có chính sách thu hút hợp lý thì ước
muốn tăng thu từ khối này có lẽ là “nhiệm vụ bất khả thi”.
27
3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế
Có thể thấy rằng DNNN vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu NSĐP. Tuy nhiên để đánh giá
tính bền vững của cơ cấu thu theo sở hữu lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đóng góp
theo ngành sản xuất, kinh doanh.
Chính sách phát triển KT-XH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010 hướng phát triển
ngành công nghiệp sản xuất, dù vậy nhìn vào tổng thể các khoản đóng góp theo cơ cấu
ngành có thể dễ dàng nhận thấy mức đóng góp của hoạt động sản xuất xét về tỷ trọng có sự
sụt giảm đáng kể trong giai đoạn này. Ngược lại với xu hướng đó thu ngân sách từ hoạt
động công nghiệp điện nước lại có mức gia tăng đáng kể, trong vòng 10 năm đóng góp vào
ngân sách của khu vực này đã tăng gần 8 lần. Mức độ đóng góp của các ngành công nghiệp
tương ứng với cơ cấu kinh tế của tỉnh, khi mà hoạt động sản xuất công nghiệp không phải
là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào GDP toàn tỉnh. Trong khi đó, đóng góp vào ngân sách
từ hoạt động dịch vụ lại có xu hướng mở rộng và phát triển.
Bảng 3.16. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu 44.929 45.644 51.793 59.632 85.185 92.214 98.212 109.795 146.026 178.841
Nông nghiệp 583 463 276 90 178 292 395 268 437 1.122
CN Khai thác 2.513 1.984 923 1.174 1.367 771 4.812 4.014 8.058 11.460
CN Sản xuất 25.209 25.534 19.647 14.320 16.215 17.404 19.103 27.594 17.749 26.775
CN Điện nước 4.514 3.809 2.965 4.251 3.482 2.099 1.843 14.641 43.698 34.790
Xây dựng 3.476 5.640 6.727 15.981 40.715 45.008 39.353 30.293 28.536 26.577
Dịch vụ 8.634 8.215 21.255 23.817 23.228 26.640 32.706 32.986 47.548 78.117
Cơ cấu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Nông nghiệp 1,3% 1,0% 0,5% 0,2% 0,2% 0,3% 0,4% 0,2% 0,3% 0,6%
CN Khai thác 5,6% 4,3% 1,8% 2,0% 1,6% 0,8% 4,9% 3,7% 5,5% 6,4%
CN Sản xuất 56,1% 55,9% 37,9% 24,0% 19,0% 18,9% 19,5% 25,1% 12,2% 15,0%
CN Điện nước 10,0% 8,3% 5,7% 7,1% 4,1% 2,3% 1,9% 13,3% 29,9% 19,5%
Xây dựng 7,7% 12,4% 13,0% 26,8% 47,8% 48,8% 40,1% 27,6% 19,5% 14,9%
Dịch vụ 19,2% 18,0% 41,0% 39,9% 27,3% 28,9% 33,3% 30,0% 32,6% 43,7%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010.
28
Đóng góp của doanh nghiệp xây dựng vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu, đặc biệt có
những năm mức đóng góp của khu vực này chiếm tới gần 50% số thu ngân sách từ doanh
nghiệp (năm 2005, 2006) và đây cũng là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất của khu vực
DNTN (chiếm khoảng 50% số thu từ DNTN). Dù vậy, đây là khoản thu không bền vững
và có tính chất thăng giáng cao do nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chủ yếu từ nguồn
vốn ngân sách, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự suy giảm kinh tế và chính sách chi
tiêu công của chính phủ4
.
Tóm lại, DNNN chiếm ưu thế trong nguồn thu ngân sách tỉnh, trong khi mức đóng góp của
DNTN vào cơ cấu thu ngân sách lại không bền vững, thể hiện mức đóng góp cao của hoạt
động xây dựng chiếm tới 50% đóng góp của loại hình doanh nghiệp này. Ngoài ra cơ cấu
thu ngân sách của ngành sản xuất có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2001-2010.
3.2.3. Sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách đối với chính sách phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Tuyên Quang
Nguồn thu ngân sách hạn chế làm cho tỉnh thiếu nguồn lực chi nhằm thúc đẩy sự phát triển
KT-XH theo chiến lược phát triển chung của tỉnh. Tốc độ tăng chi hàng năm bình quân lên
tới 11,4%. Đáng chú ý là tốc độ tăng chi đầu tư phát triển bình quân trong 10 năm chỉ đạt
khoảng 7%. Thêm vào đó tỷ lệ chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách bình quân chỉ
chiếm 26,7%, trong khi tỷ lệ này ở chi thường xuyên lên tới trên 55%, chi thường xuyên
vẫn là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi NSĐP. Nhưng tín hiệu đáng mừng là chi đầu tư
phát triển trong năm 2009 và 2010 đang tăng dần trở lại.
4
Ông Lê Mạnh Hải, phó Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, nhận định trong buổi phỏng vấn ngày
05/4/2012.
29
2.500.000 70%
60%
2.000.000
50%
1.500.000 40%
1.000.000 30%
20%
500.000
10%
- 0%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chi thường xuyên
Chi khác của ngân sách
Tăng trưởng chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển
Tăng trưởng chi thường xuyên
Tăng trưởng chi khác của ngân sách
Hình 3.2. Cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Tuyên Quang
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2001-2010.
Chi khác tăng mạnh trong những năm trở lại đây, chủ yếu là chi chuyển nguồn sang ngân
sách năm sau. Khoản chi này chủ yếu là chi đầu tư phát triển chưa thực hiện được trong
năm nay và một số khoản chi do NSTƯ cấp nhưng tỉnh chưa kịp chi trong kỳ ngân sách
năm.
3.2.3.1. Cơ cấu chi thường xuyên
Nguồn thu ngân sách tỉnh chưa đáp ứng được cho chi thường xuyên, chi ngân sách chủ yếu
phụ thuộc vào NSTƯ, điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong cơ cấu chi thường xuyên.
Trong các khoản chi thường xuyên, chi lương cho cán bộ công chức là khoản chi chủ yếu.
Nhìn vào cơ cấu chi thường xuyên thì chi cho giáo dục đào tạo chiếm tới trên 40%, mặt
tích cực của khoản chi này được thể hiện ở chất lượng giáo dục được quan tâm. Song mặt
trái của nó là tất yếu ngân sách sẽ phải giảm khoản chi cho lĩnh vực khác, thể hiện ngay ở
khoản chi để đảm bảo xã hội và chi sự nghiệp kinh tế.
Một vấn đề bất cập khác trong cơ cấu chi thường xuyên là chi cho khoa học công nghệ lại
vô cùng thấp, có năm chỉ đạt 0,1% tổng chi thường xuyên của ngân sách. Dù vậy khoản chi
thường xuyên vẫn không ngừng tăng lên so với tổng chi NSĐP, tốc độ tăng bình quân
30
tương ứng với tốc độ tăng chi ngân sách, cao hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển. Điều
này càng minh chứng cho sự lấn át của chi thường xuyên tới chi đầu tư phát triển khi
nguồn thu NSĐP phụ thuộc quá nhiều vào trợ cấp từ NSTƯ.
Bảng 3.17. Cơ cấu chi thường xuyên
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng chi
thường xuyên
danh nghĩa
401.465 418.607 512.130 637.962 747.026 868.996 1.202.580 1.466.545 1.664.751 2.129.677
Tổng chi
thường xuyên
thực 401.465 389.076 446.405 486.985 544.432 608.848 769.961 795.330 850.834 1.006.987
Chi sự nghiệp
kinh tế 34.223 31.436 34.233 35.051 34.234 33.698 38.519 52.130 58.116 62.542
Chi sự nghiệp
giáo dục 174.149 181.715 224.774 212.420 242.919 271.758 329.797 372.577 353.151 383.724
Chi y tế, chăm
sóc trẻ em 33.950 34.479 34.996 38.909 53.529 64.236 97.368 114.817 125.842 226.032
Chi quản lý
hành chính 74.040 70.233 67.073 73.114 86.240 93.502 111.299 104.648 123.902 141.635
Chi sự nghiệp
xã hội 32.028 19.296 23.825 41.774 53.034 32.843 35.845 44.614 68.222 65.801
Chi sự nghiệp
khoa học 2.619 2.721 3.047 3.149 695 990 1.600 2.381 3.593 4.901
Chi khác của
ngân sách 50.457 49.197 58.458 82.568 73.782 111.820 155.534 104.162 118.008 122.352
Cơ cấu chi 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Chi sự nghiệp
kinh tế 9% 8% 8% 7% 6% 6% 5% 7% 7% 6%
Chi sự nghiệp
giáo dục 43% 47% 50% 44% 45% 45% 43% 47% 42% 38%
Chi y tế, chăm
sóc trẻ em 8% 9% 8% 8% 10% 11% 13% 14% 15% 22%
Chi quản lý
hành chính 18% 18% 15% 15% 16% 15% 14% 13% 15% 14%
Chi sự nghiệp
xã hội 8% 5% 5% 9% 10% 5% 5% 6% 8% 7%
Chi sự nghiệp
khoa học 1% 1% 1% 1% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
Chi khác của
ngân sách 13% 13% 13% 17% 14% 18% 20% 13% 14% 12%
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2001-2010
Đánh giá cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách có thể nhận thấy, nguồn lực NSĐP hạn
chế, chi tiêu ngân sách không đảm bảo cho các điều kiện làm nền tảng cho sự phát triển
KT-XH, đặc biệt là các khoản chi nhằm đảm bảo cho an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
31
Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là khoản chi cho y tế, chăm sóc trẻ em ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong chi thường xuyên.
3.2.3.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển
Nhu cầu cho chi đầu tư phát triển của địa phương rất cao. Theo chiến lược phát triển KT-
XH, tỉnh tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và giao thông nhằm chuyển dịch
nền kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong điều kiện nguồn thu
của ngân sách tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, khoản chi đầu tư phát
triển gần như chịu sự phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp từ NSTƯ khiến cho tỉnh thiếu sự
chủ động trong chi đầu tư phát triển. Mặc dù, đây là khoản chi rất quan trọng tạo nền tảng
cơ bản về cơ sở hạ tầng “cứng” nhằm thu hút đầu tư cho tỉnh.
Khoản chi cho đầu tư phát triển thực tế lại có xu hướng sụt giảm đáng kể trong hai giai
đoạn từ 32% giai đoạn 2001-2005 xuống còn 21,5% ở giai đoạn 2006-2010. Thêm vào đó,
tốc độ tăng chi hàng năm thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chi ngân sách và cũng thấp hơn
tốc độ phát triển kinh tế. Trong khoản chi đầu tư phát triển chủ yếu là chi xây dựng cơ bản.
Có sự mâu thuẫn giữa chi đầu tư phát triển với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Đối
với khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản mặc dù ngân sách hạn chế song nguồn chi này
không đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo những ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH của
tỉnh. Thậm chí khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp của tỉnh lại chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi đầu tư phát triển. Trong khi đó khoản chi cho cải thiện cơ sở
hạ tầng giao thông cũng trồi sụt đáng kể. Nguồn ngân sách hạn chế, trong khi nhu cầu chi
tiêu lại lớn đã làm ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực phát triển của chính quyền địa phương.
Tương tự, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đang bị thu hẹp đáng kể, từ
những năm 2004 tỷ phần chi cho giáo dục chiếm tới 31% thì tới năm 2010 chỉ còn19%.
32
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
12,3% 7,7%
22,4%
37,5% 34,6% 17,6% 29,6% 31,7%
21,8%
16,4% 8,3%
10,0%
9,0% 13,5%
14,1%
31,0%
27,3%
5,1% 35,2%
5,8%
19,2%
1,8%
25,1%
30,0% 26,9%
7,0%
5,4%
29,3%
19,2%
28,6%
22,2% 21,7%
31,1%
23,7%
17,9%
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Giao thông vận tải Dịch vụ công tư Công nghiệp Giáo dục đào tạo
2010
Khác
Hình 3.3. Cơ cấu chi đầu tư phát triển tỉnh Tuyên Quang từ 2004 – 2010
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2004 -2010.
Trái ngược với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh chú trọng chuyển hướng nền kinh tế
sang cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp song nguồn ngân sách hạn hẹp mà nhu cầu
chi tiêu cao đã khiến cho chi xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp chỉ còn chiếm một tỷ lệ
nhỏ. Trong khi đó các khoản chi khác lại tăng lên đáng kể, đây chủ yếu là chi cho sản xuất
nông nghiệp. Điều đó cho thấy chi đầu tư phát triển không hỗ trợ tương ứng với chính sách
phát triển KT-XH của tỉnh.
Vốn đầu tư phát triển ngoài việc được tài trợ bởi nguồn vốn ngân sách còn được tài trợ
bằng các nguồn vốn khác bao gồm vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng và nguồn vốn khác.
Nguồn vốn đầu tư phát triển trong toàn tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn ngân sách
(chiếm đến 57%) mà chủ yếu là trợ cấp từ NSTƯ. Nguồn vốn tự có của các loại hình
doanh nghiệp lại chủ yếu thuộc loại hình DNTN, còn nguồn vốn vay từ ngân hàng và các
tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó, nâng cao khả năng tự chủ ngân sách theo
đúng ưu tiên phát triển KT-XH của tỉnh là tất yếu để phát triển KT-XH bền vững.
33
57%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
24%
15%
4%
Vốn ngân Vốn vay
sách
Vốn của
doanh nghiệp
Khác
Hình 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2010 phân theo nguồn vốn
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2000 - 2005, 2008, 2010.
Tiểu kết: Sự phụ thuộc vào trợ cấp từ NSTƯ khiến cho tỉnh không chủ động được nguồn
lực cho chi đầu tư phát triển. Tổng thu NSĐP chỉ đáp ứng được một phần cho chi thường
xuyên. Trong khi đó nguồn lực sử dụng cho chi đầu tư cơ bản gần như phụ thuộc hoàn toàn
vào trợ cấp của NSTƯ. Điều đó làm giảm tính chủ động trong chi tiêu nhằm đáp ứng với
yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Các khoản thu từ vay nợ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ không
đủ để đáp ứng được yêu cầu chi tiêu ngày càng tăng của tỉnh.
3.3. So sánh cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh lân cận
Phân cấp ngân sách đem lại lợi thế lớn cho những tỉnh có nguồn thu ngân sách thặng dư,
còn đối với những tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương sẽ ngày càng phụ thuộc vào
các chính sách phát triển của chính quyền trung ương.
So sánh với các tỉnh lân cận về cơ cấu thu, chi ngân sách đối với các tỉnh miền núi phía
Bắc có những điều kiện tương đồng với tỉnh Tuyên Quang như cùng hưởng trợ cấp của
NSTƯ, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, phát triển kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoại trừ tỉnh Cao Bằng có định hướng chính sách
phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, hầu
hết các tỉnh còn lại đều có xu hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
34
Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu ngân sách tỉnh Tuyên Quang so sánh với các tỉnh lân cận
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Tuyên
Quang
Bắc Kạn Bắc Giang Cao Bằng Yên Bái
Cơ cấu kinh tế Công nghiệp
- dịch vụ -
nông nghiệp
Công nghiệp
- dịch vụ -
nông nghiệp
Công nghiệp
- dịch vụ -
nông nghiệp
Nông nghiệp -
công nghiệp -
dịch vụ
Công nghiệp
- dịch vụ -
nông nghiệp
Thu NSNN trên địa
bàn/tổng thu NSĐP 21 7 31 13 17
Thu trợ cấp NSTƯ/tổng
thu NSĐP 66 70 61 76 68
Thu NSNN trên địa
bàn/chi thường xuyên
NSĐP 39 17 60 26 33
Thu NSNN trên địa
bàn/tổng chi 22 8 33 13 18
Chi thường xuyên/tổng chi 57 46 56 52 54
Chi đầu tư phát triển/tổng
chi 26 33 24 29 24
Nguồn: Bộ Tài chính, Quyết toán thu, chi NSNN 2002-2009.
Một xu thế chung của các tỉnh miền núi có nền kinh tế phát triển tương tự như tỉnh Tuyên
Quang, khi phân tích dữ liệu cơ cấu chi của các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Yên
Bái về cơ cấu chi ngân sách, tác giả nhận thấy đối với các tỉnh phụ thuộc vào sự trợ cấp
của NSTƯ chi ngân sách tập trung chủ yếu dành cho chi thường xuyên, trong khi chi đầu
tư phát triển chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 30% tổng chi ngân sách tỉnh và chi thường xuyên
cũng tương tự với tỉnh Tuyên Quang. Điều này có thể cho thấy chính sách phân cấp thống
nhất được thực hiện từ trung ương xuống tới địa phương, chưa tạo ra được sự chủ động sử
dụng ngân sách của các địa phương theo chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Mặt khác,
những tỉnh có khả năng tự chủ về ngân sách càng dành nhiều nguồn lực hơn cho chi đầu tư
phát triển. Trong khi những tỉnh phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách từ trung ương thì phải
thực hiện chi tiêu theo những ưu tiên của Chính phủ mà chưa thực sự chủ động trong phân
bổ nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

More Related Content

Similar to LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
quoctrungtrans
 

Similar to LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (20)

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Luận Văn Chính Sách Tiền Lương Trong Bệnh Viện Công Lập Ở Việt Nam Hiện Nay
Luận Văn Chính Sách Tiền Lương Trong Bệnh Viện Công Lập Ở Việt Nam Hiện NayLuận Văn Chính Sách Tiền Lương Trong Bệnh Viện Công Lập Ở Việt Nam Hiện Nay
Luận Văn Chính Sách Tiền Lương Trong Bệnh Viện Công Lập Ở Việt Nam Hiện Nay
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị
 
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
 
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAYLuận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 

More from OnTimeVitThu

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

LUẬN VĂN: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- Phạm Thị Hường CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TRƯỜNG HỢP TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Hiển Minh TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Hường
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin dành lời tri ân sâu sắc nhất tới Quý thầy, cô tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đem lại cho tôi và các bạn học viên một môi trường học tập nghiêm túc, chất lượng. Trân trọng cảm ơn đến tiến sĩ Phan Hiển Minh, người hướng dẫn luận văn cho tôi, trân trọng cảm ơn tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đã có những ý kiến đóng góp vô cùng hữu ích vào đề tài này. Cảm ơn các bạn học viên lớp MPP3, những người bạn thân thiết của tôi trong suốt quá trình học tập và cũng giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu, và đóng góp những ý kiến hữu ích cho đề tài này. Cảm ơn gia đình, những người thân yêu nhất đã luôn ở bên ủng hộ, động viên tôi.
  • 4. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp. Do đó, Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu hàng đầu của chính quyền tỉnh Tuyên Quang. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tập trung vào xây dựng hạ tầng công nghiệp và giao thông. Tuy nhiên, với nguồn lực thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm gần 40% chi thường xuyên và trên 20% tổng chi ngân sách của địa phương, thì khoảng 80% chi tiêu ngân sách tỉnh còn lại phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách trung ương, trong đó chi cho đầu tư phát triển gần như hoàn toàn phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách cấp trên. Các khoản thu ngân sách thiếu tính bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khoản thu đặc biệt. Khoản thu bền vững của ngân sách từ doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi đó doanh nghiệp tư nhân hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, do vậy mặc dù tạo ra nhiều việc làm hơn hẳn song đóng góp nguồn lực cho ngân sách của khu vực doanh nghiệp này còn hạn chế. Hơn nữa, chi ngân sách lại không theo đúng với những ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm khoảng 30% trong cơ cấu chi, trong đó các khoản chi cho xây dựng hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông lại chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân yếu kém cũng là một rào cản cho sự phát triển bền vững. Những vấn đề đó đặt ra cho chính quyền tỉnh cần phải chủ động nguồn lực bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội, trước hết đảm bảo cho chi thường xuyên, kế tiếp là tăng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Về thu ngân sách, tỉnh Tuyên Quang cần giảm dần sự phụ thuộc vào các khoản thu đặc biệt, cũng như những khoản thu không ổn định, mở rộng các khoản thu bền vững từ doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, chính quyền tỉnh cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Đối với chi ngân sách, chính quyền nên chi đúng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoản chi cho hạ tầng công nghiệp và giao thông. Chính quyền trung ương cần có sự hỗ trợ trong xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Miền núi phía Bắc. Ngoài ra, không nên đưa ra chính sách phân cấp chung cho các tỉnh đang nhận trợ cấp của ngân sách trung ương, mà cần phù hợp với đặc trưng phát triển của từng địa phương.
  • 5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .....................................................................................................iii MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................................viii DANH MỤC PHỤ LỤC.....................................................................................................ix Chương 1 ..............................................................................................................................1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................................................1 1.1. Bối cảnh chính sách.....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin .............................................................4 1.5. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................5 1.6. Kết cấu của nghiên cứu...............................................................................................5 Chương 2 ..............................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC...............6 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................6 2.1.1. Các khái niệm.......................................................................................................6 2.1.1.1. Tính bền vững của ngân sách ........................................................................6 2.1.1.2. Cấu trúc thu, chi ngân sách............................................................................7 2.1.1.3. Cân đối ngân sách..........................................................................................7 2.1.2. Khung lý thuyết về phân cấp ngân sách ...............................................................7 2.2. Tổng quan những nghiên cứu trước............................................................................8 Chương 3 ............................................................................................................................11
  • 6. v ĐÁNH GIÁ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ........................................................................................................................................ 11 3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang..........................................11 3.2. Mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang ...............................................................18 3.2.1. Tổng quan mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang.......................................18 3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang................20 3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế................................................................................21 3.2.2.2. Phân chia theo sở hữu..................................................................................25 3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế.................................................................. 27 3.2.3. Sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách đối với chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang ..............................................................................................28 3.2.3.1. Cơ cấu chi thường xuyên.............................................................................29 3.2.3.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển.........................................................................31 3.3. So sánh cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh lân cận...............33 Chương 4 ............................................................................................................................35 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.........................................................35 4.1. Kết luận.....................................................................................................................35 4.2. Khuyến nghị chính sách............................................................................................37 4.2.1. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnhTuyên Quang .....................37 4.2.2. Khuyến nghị đối với chính quyềntrung ương....................................................39 4.2.3. Khuyến nghị đối với các tỉnh thành khác ...........................................................39 4.2.4. Tính khả thi của các khuyến nghị.......................................................................40 4.3. Những hạn chế của đề tài..........................................................................................40 TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................43 PHỤ LỤC ...........................................................................................................................46
  • 7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CN : Công nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân FDI : (Foreign direct investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : (Gross domestic product) Tổng sản phẩm quốc nội KT-XH : Kinh tế - xã hội NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTƯ : Ngân sách trung ương OECD : (Organization for Economic Cooperation and Development) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế PCI : (Provincial Competitiveness Index) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TP : Thành phố TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VNCI : (Vietnam competitiveness Initiative) Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : (United Nations Development Programme) Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Cơ cấu thu, chi ngân sách địa phương...................................................................3 Bảng 3.1. Tỷ phần đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP......................................... 13 Bảng 3.2. Cơ cấu nội ngành công nghiệp............................................................................ 13 Bảng 3.3. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế.................................................................... 14 Bảng 3.4. Cơ cấu GDP ngành công nghiệp, xây dựng. ....................................................... 14 Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế................................................................. 15 Bảng 3.6. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP....................................15 Bảng 3.7. Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế ................................................................. 16 Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.......................................................... 16 Bảng 3.9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2011 ........................................................... 17 Bảng 3.10. Cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang.................................................... 19 Bảng 3.11. Cơ cấu thu ngân sách địa phương giai đoạn 2001 – 2010.................................22 Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản thu phân chia........................................................................ 23 Bảng 3.13. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên.................................................................24 Biểu 3.14: Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang...................... 25 Bảng 3.15. Cơ cấu đóng góp của các thành phần doanh nghiệp vào ngân sách.................. 26 Bảng 3.16. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành......................................................................27 Bảng 3.17. Cơ cấu chi thường xuyên .................................................................................. 30 Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu ngân sách tỉnh Tuyên Quang so sánh với các tỉnh lân cận....... 34
  • 9. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001– 2010 ........................ 20 Hình 3.2. Cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Tuyên Quang .......................................... 29 Hình 3.3. Cơ cấu chi đầu tư phát triển tỉnh Tuyên Quang từ 2004 – 2010.......................... 32 Hình 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2010 phân theo nguồn vốn ........ 33
  • 10. ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các chỉ số chính..................................................................................................46 Phụ lục 2: Số liệu ngân sách tỉnh Tuyên Quang ..................................................................48 Phụ lục 3: Chính sách phân cấp thu, chi ngân sách tại Việt Nam........................................ 51 Phụ lục 4: Quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Tuyên Quang............................................... 56 Phụ lục 5: Chính sách ưu đãi đầu tư................................................................................. 58
  • 11. 1 1.1. Bối cảnh chính sách Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Việc thu hút các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế là nhu cầu chung và cần thiết của các tỉnh nhằm cải thiện sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào chính sách, khả năng tiếp cận nguồn vốn, lao động và cơ sở hạ tầng của địa phương (VNCI, 2012). Trong điều kiện huy động các nguồn vốn khác còn hạn chế thì kênh chi tiêu của ngân sách hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh cho tỉnh. Đặc biệt, phân cấp ngân sách sẽ tạo động lực cho các tỉnh huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Phân cấp ngân sách nhà nước đang trở thành xu hướng chung trên thế giới ngay cả ở những nước đang phát triển, khi sự khác biệt về cơ cấu quản trị đang dần thay đổi, quá trình phân cấp giúp cho chính quyền địa phương có sự chủ động trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 (sau đây gọi là Luật Ngân sách), phân cấp ngân sách bao gồm phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách các cấp chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương được chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân cấp ngân sách đã tạo ra lợi thế lớn cho một số tỉnh có nguồn thu dồi dào và nguồn lực phát triển cao. Tuy nhiên đối với nhiều địa phương còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp ngân sách sẽ chịu tác động bởi sự thăng giáng của NSTƯ. Điều đó tạo ra tính hai mặt của một vấn đề. Một mặt “thúc đẩy và duy trì cơ chế “xin cho” trong phân bổ nguồn lực từ lâu đã trở thành thông lệ trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương” (Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh, 2008). Mặt khác, tạo động lực cho các tỉnh xin hỗ trợ ngân sách lập kế hoạch thu thấp để giữ lại phần dôi dư, đồng thời phân cấp chi ngân sách cũng không phản ánh được đúng đắn các yếu tố chi phí và nhu cầu (Phạm Lan Hương, 2006). Thông qua quá trình phân cấp, các địa phương cũng được phép huy động nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
  • 12. 2 Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc với dân số 731 nghìn người, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,04% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 13,53%, thu nhập bình quân đầu người 12,6 triệu đồng/năm (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2010). Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao, song Tuyên Quang vẫn là một tỉnh nghèo, mức thu nhập bình quân chỉ bằng 60% trung bình chung của cả nước, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 13%, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo đánh giá của VNCI (2012) còn thấp, chỉ đứng thứ hạng 56 so với 63 tỉnh thành. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, bắt nhịp được với xu hướng phát triển chung của cả nước, hướng phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tập trung vào cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp với trọng tâm phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản. Do đó, chính sách của tỉnh là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, giao thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2005). Chính sách phát triển KT-XH đặt ra cho chi ngân sách cần phải đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho tỉnh. Do xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế ngoài ngân sách gặp nhiều khó khăn, nên nguồn lực từ tài chính công sẽ là đòn bẩy chính để tác động tới tăng trưởng kinh tế của địa phương. Mặc dù vậy, chi tiêu của khu vực công tỉnh Tuyên Quang vẫn phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp của NSTƯ. Nguồn thu ngân sách địa phương (NSĐP) chưa đảm bảo và đáp ứng đối với các khoản chi thường xuyên của tỉnh, gần như toàn bộ nguồn lực sử dụng cho chi phát triển là nguồn trợ cấp từ NSTƯ. Điều đó đã làm giảm tính tự chủ trong thực hiện các chương trình phát triển KT-XH. Mặt khác, cơ cấu thu ngân sách thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khoản thu đặc biệt như thu từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu nhất thời, thiếu tính ổn định. Nguồn lực ngân sách tỉnh chưa mở rộng nhiều ra các nguồn thu khác ngoài sự hỗ trợ từ NSTƯ. Tổng doanh thu từ thuế, phí trên địa bàn bình quân giai đoạn 2001 – 2010 chỉ đáp ứng được gần 40% khoản chi thường xuyên của tỉnh, trong khi 60% chi còn lại gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của NSTƯ. Đặc biệt, nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu từ trợ cấp ngân sách cấp trên, trong khi các hình thức huy động đầu tư tư nhân chưa phát triển và mở rộng. Do đó, việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế là một thách thức lớn cho chính quyền tỉnh Tuyên Quang. Hơn nữa nguồn thu từ trợ cấp NSTƯ về tương đối lại đang có xu
  • 13. 3 hướng giảm dần, điều đó đặt ra thách thức cho tỉnh phải tăng cường huy động nguồn thu từ ngân sách địa phương, trước hết là đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên, kế tiếp sẽ hướng tới tăng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Bảng 1.1. Cơ cấu thu, chi ngân sách địa phương Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân 1 Thu NSNN trên địa bàn/tổng thu NSNN địa phương 17,7 20,2 19,8 19,7 20,4 22,9 18,8 20,3 21,9 22,9 20,4 2 Thu NSNN trên địa bàn/ Tổng chi NSĐP 18,4 21,4 25,2 21,3 21,0 22,9 19,1 20,7 22,2 23,2 21,6 3 Thu NSNN trên địa bàn/ Chi thường xuyên 34,9 38,1 39,3 35,3 38,8 42,6 33,1 36,6 43,9 44,5 38,7 4 Thu trợ cấp từ NSTƯ/Tổng chi 78,1 79,0 94,5 63,0 72,4 64,7 65,1 64,5 59,5 55,3 69,6 5 Thu chuyển nguồn năm trước sang/Tổng chi 4,2 4,0 5,3 19,4 8,5 11,2 16,8 15,4 17,3 21,4 12,4 6 Thu khác của ngân sách/ Tổng chi đầu tư phát triển 8,1 4,2 8,6 12,5 4,3 5,4 3,3 7,3 12,0 4,1 7,0 7 Tổng chi NSĐP/Tổng thu NSĐP 96,1 94,5 78,4 92,5 96,9 99,8 98,0 97,9 98,4 99,0 95,2 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán NSNN năm 2001 - 2010 Nhìn vào cơ cấu thu, chi ngân sách của tỉnh có thể dễ dàng nhận thấy ngân sách tỉnh đang chịu sự phụ thuộc rất lớn vào NSTƯ. Điều đó đã làm giảm tính linh hoạt, chủ động của chính quyền địa phương khi quyết định các khoản chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt là chi xây dựng cơ sở hạ tầng “cứng” nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được 3 mục tiêu. (i) Luận văn nghiên cứu chính sách phát triển KT-XH của tỉnh để từ đó đưa ra một mô hình tài chính công hợp lý. (ii) Tiếp đó tác giả sẽ đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu và sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách của tỉnh, để từ đó phân tích tác động của cấu trúc thu, chi ngân sách hiện tại tới chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. (iii) Cuối cùng xem xét cơ cấu thu, chi ngân sách của một số địa phương có điều kiện tương đồng với Tuyên Quang như Bắc Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng để từ đó rút ra những khuyến nghị chính sách đối với chính sách tài chính công của tỉnh.
  • 14. 4 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính công của tỉnh Tuyên Quang, đề tài này sẽ tập trung chủ yếu vào cơ cấu thu, chi ngân sách của tỉnh trong bối cảnh phân cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách trong giai đoạn từ 2001 – 2010. Bên cạnh đó, sự liên hệ giữa cơ cấu thu, chi ngân sách với chính sách phát triển KT-XH sẽ làm rõ mức độ phù hợp của cơ cấu này với chính sách. Ngoài ra, nghiên cứu cũng lựa chọn một số chỉ tiêu thu, chi ngân sách tổng hợp để so sánh với các địa phương có điều kiện tương tự tỉnh Tuyên Quang như Bắc Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả sẽ lựa chọn khung phân tích về tài chính công thông qua thu thập, tổng hợp các dữ liệu quyết toán về thu, chi ngân sách và chính sách phát triển KT-XH của tỉnh Tuyên Quang để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu, chi ngân sách từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, bài viết cũng vận dụng các quy định của Luật Ngân sách để đánh giá những bất cập và vấn đề còn tồn tại trong cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh. Tác giả thu thập số liệu Quyết toán thu, chi ngân sách từ hệ thống dữ liệu lưu trữ của Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang từ năm 2001 - 2010. Một số thông tin khác từ Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Cục Thống kê, Ban Kinh tế và ngân sách tỉnh Tuyên Quang, trang web của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực nhất cho những kết luận của mình. Thêm vào đó, tác giả cũng thu thập thông tin đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VNCI nhằm so sánh năng lực hiện tại của tỉnh với một số địa phương có điều kiện tương đồng. Để có được cái nhìn chân thực nhất về tình hình KT-XH cũng như chính sách tài chính công mà địa phương áp dụng, tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính công ở địa phương. Dựa trên việc phân tích, đánh giá dữ liệu đã thu thập, tác giả đưa ra những khuyến nghị đối với chính sách tài chính công đảm bảo tính phù hợp với chính sách phát triển KT-XH của địa phương. Tài chính công là một lĩnh vực nhạy cảm, mặc dù tác giả đã nỗ lực hết sức để thu thập số liệu, song không tránh khỏi thiếu sót. Các cơ quan, đơn vị có liên quan tới lĩnh vực này
  • 15. 5 thường hạn chế chia sẻ thông tin ra bên ngoài, do đó khi được tiếp nhận đầy đủ số liệu hơn, có thể sẽ làm thiên lệch những kết luận của tác giả. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời cho hai câu hỏi lớn sau: (i) Mức độ bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang như thế nào? Cấu trúc chi ngân sách có phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh hay không? (ii) Tỉnh Tuyên Quang có thể làm gì để tăng tính bền vững ngân sách? 1.6. Kết cấu của nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm 4 chương. Chương 1, nêu lên những vấn đề chung của nghiên cứu. Chương 2, trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài và tổng quan những bài nghiên cứu trước. Chương 3, đánh giá thực trạng tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong mối liên hệ với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Chương này sẽ đề cập tới chính sách phát triển KT-XH của tỉnh và phân tích, đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu, chi ngân sách có hỗ trợ cho chính sách phát triển của tỉnh hay không. Chương cuối cùng sẽ đưa ra kết luận và các khuyến nghị chính sách, cũng như đề cập đến những hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài nhằm gợi ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 16. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Tính bền vững của ngân sách Có nhiều khái niệm về tính bền vững của ngân sách, theo Schick (2005) thì ngân sách bền vững phải đảm bảo 4 yếu tố: (i) tình trạng có thể trả được nợ - khả năng của chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; (ii) tăng trưởng - chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng; (iii) Ổn định - khả năng của chính phủ trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại; (iv) Công bằng - khả năng của chính phủ trong việc chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tương lai. Tính bền vững ngân sách theo cách tiếp cận của Nhóm công tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000) là “tình trạng ngân sách có thể duy trì được trong trung hạn mà không làm tăng thái quá tổng gánh nặng nợ và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô hay không”. Tính bền vững của ngân sách theo nhiều nghiên cứu khác được tiếp cận theo cơ cấu thu, chi ngân sách. Có thể chia thu ngân sách ra thành các khoản thu được phân chia, thu thường xuyên và thu bất thường (thu đặc biệt), các khoản chi cũng được phân chia thành chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Các khoản thu được phân chia đem lại thu nhập bền vững cho ngân sách. Thu thường xuyên là một dạng thu nhập bền vững trong khi thu đặc biệt là loại thu nhập bất thường và do đó không bền vững. Trong khoản thu thường xuyên thì thu về lệ phí môn bài và trước bạ không phải nguồn thu bền vững và giảm dần theo thời gian. Các khoản thu đặc biệt như thu từ bán nhà và quyền sử dụng đất lại không bền vững (Rosengard và đtg, 2006). Tương tự theo Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) thì các khoản thu từ chuyển đổi đất không bền vững vì nguồn thu này sớm muộn cũng sẽ cạn, còn thu từ xổ số kiến thiết là khoản thu không tạo ra “giá trị gia tăng”. Ngoài ra Vũ Thành Tự Anh và đtg (2011)
  • 17. 7 cho rằng sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý có thể đóng góp cho sự thịnh vượng cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nguồn thu từ thuế tài nguyên là không bền vững. 2.1.1.2. Cấu trúc thu, chi ngân sách Cấu trúc thu, chi ngân sách được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Luật Ngân sách, các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản thu NSTƯ hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTƯ và NSĐP và nguồn thu NSĐP hưởng 100%. Ngoài ra còn có các khoản thu huy động từ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, các khoản chi trả nợ và các khoản chi khác (xem phụ lục 3). Còn theo Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) thì cơ cấu ngân sách “là phần đóng góp của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP của tỉnh. Cơ cấu ngân sách của một tỉnh phản ánh mục tiêu phát triển của tỉnh đó cũng như các lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh khác”. Ngoài ra, theo cách tiếp cận khác cơ cấu thu ngân sách còn được thể hiện theo các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính sử dụng được chia theo loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh (gọi chung là doanh nghiệp tư nhân). 2.1.1.3. Cân đối ngân sách Nguyên tắc vàng của cân bằng ngân sách là dùng doanh thu từ thuế để tài trợ cho các khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ, và vay mượn (dưới dạng phát hành trái phiếu) để tài trợ cho các khoản đầu tư công. Thể hiện ngân sách cân bằng khi các khoản thu từ thuế đủ bù đắp cho các khoản chi tiêu thường xuyên. Bên cạnh đó, Luật Ngân sách cũng đề cập đến tính cân đối của ngân sách khi tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy cao vào chi đầu tư phát triển. 2.1.2. Khung lý thuyết về phân cấp ngân sách Theo Luật ngân sách, phân cấp ngân sách bao gồm phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Các nghiên cứu trước về phân cấp ngân sách đã chỉ ra rằng sự
  • 18. 8 phân cấp nói chung trong đó có phân cấp ngân sách là một tất yếu khi xu hướng quản lý công dần thay đổi, chuyển từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế toàn cầu hóa. Sự phân cấp sẽ đem lại cho các địa phương tính chủ động, đem lại hiệu quả, bền vững cho phát triển kinh tế, tăng cường sự tham gia của người dân đối với hoạt động của cấp chính quyền. Phân cấp quản lý ngân sách mang lại những cơ hội to lớn cho chính quyền địa phương: “việc địa phương quản lý ngân sách có thể dẫn đến huy động và phân bổ nguồn lực tốt hơn; các dịch vụ cung ứng sẽ phù hợp hơn và đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương; và việc cung ứng dịch vụ cũng hiệu quả hơn ứng với điều kiện và tình huống cụ thể của địa phương” (Phạm Lan Hương, 2006). Tuy nhiên, phân cấp ngân sách một mặt đem lại nhiều cơ hội mở rộng nguồn lực hơn cho các địa phương có tiềm năng phát triển, mặt khác làm cho các tỉnh phát triển kém hiệu quả phải chịu sự phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của NSTƯ (Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh, 2008). Khi nguồn thu từ thuế không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi ngân sách thì phải đi vay, đối với NSĐP nếu thu địa phương và thu chia sẻ không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách sẽ được trợ cấp bởi ngân sách cấp trên. Mục tiêu của trợ cấp ngân sách nhằm đảm bảo: (i) Về kinh tế, đảm bảo nguồn lực được phân bổ có hiệu quả, và góp phần tăng hiệu quả trong thu thuế; (ii) Về xã hội, nhằm đảm bảo công bằng dọc và công bằng ngang thông qua phân phối lại thu nhập giữa các địa phương. (iii) Về chính trị/thể chế, nhằm đảm bảo quản trị nhà nước tốt và ổn định chính trị quốc gia. 2.2. Tổng quan những nghiên cứu trước Mức độ đóng góp theo các khu vực kinh tế vào GDP là yêu cầu quan trọng và cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương theo chiến lược đã phê duyệt. Các nghiên cứu về tài chính công địa phương thường đánh giá sự chuyển dịch của nền kinh tế địa phương theo mức độ đóng góp của từng khu vực vào GDP. Cụ thể là ba khu vực kinh tế trọng điểm bao gồm: khu vực I (nông, lâm nghiệp), khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và khu vực III (dịch vụ). Ngoài ra, đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế còn được thể hiện ở sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp, trong đó khu vực tư nhân được xem là đòn bẩy cho sự phát triển bền vững vì sự năng động, tính cạnh tranh cao... Do đó, nhiều nghiên cứu về nhân tố cho sự phát triển kinh tế địa phương đã đề cập đến sự lấn át của
  • 19. 9 DNNN đối với DNTN. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Cung và đtg (2004), chính quyền thân thiện với DNNN hơn nền kinh tế sẽ kém năng động và ít cạnh tranh hơn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tại sao có hố cách tăng trưởng giữa nền kinh tế các tỉnh phía Bắc so với các tỉnh phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí đất đai cao và mức hỗ trợ cho phát triển của khu vực tư nhân thấp là nguyên nhân tụt hậu về kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó những rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn làm hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân gây ra tác động tiêu cực cho quá trình phát triển của các tỉnh phía Bắc. Chính sách phân cấp nói chung và phân cấp ngân sách nói riêng đã đem lại một nền tảng tốt cho sự phát triển của nền kinh tế của các địa phương. Vấn đề này đã được một nghiên cứu của Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008) chỉ ra “Phân cấp cho phép chính quyền địa phương áp dụng chính sách linh hoạt hơn và có quyền tự quyết lớn hơn trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định, khi phần chia sẻ nguồn thu ngân sách của địa phương ổn định, nhưng phần chia sẻ chi tiêu lại tăng thì một số địa phương sẽ phải đối mặt với mức thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Phân cấp ngân sách đem lại những lợi thế cho chính quyền địa phương chủ động được nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, để tạo ra được nguồn lực ổn định thì các khoản thu ngân sách phải đảm bảo tính bền vững, dễ tăng và cơ sở thuế rộng. Phân tích của Rosengard và đtg (2006) đã chỉ rõ “những khoản thuế và lệ phí dựa trên những cơ sở thuế địa phương có tính khả thi lâu dài sẽ có hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và có lợi về mặt ngân sách hơn”. Ngoài việc đảm bảo tính bền vững của nguồn thu, hỗ trợ nền kinh tế địa phương phát triển bền vững và tạo nền tảng cơ sở nguồn lực vững chắc thì kênh chi tiêu ngân sách hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, tạo động lực thúc đẩy thu ngân sách trong tương lai. Tuy nhiên, chi ngân sách phải đảm bảo hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chính quyền địa phương sử dụng quá nhiều nguồn lực cho chi thường xuyên sẽ khó thực hiện những dự án lớn giúp cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng (Brodjonegoro, 2004). Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “Ngân sách địa phương nên được xem như những phương tiện kích thích kinh tế địa phương chứ không phải là mục đích sau cùng”. Ngoài ra, tốc độ tăng chi ngân sách không được vượt quá tốc độ phát triển kinh tế.
  • 20. 10 Còn theo Rosengard và đtg (2006) thì ngân sách chi cho đầu tư phát triển sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế bền vững. Phát triển kinh tế địa phương đòi hỏi có sự tác động lẫn nhau của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố nguồn lực là không thể thiếu, tuy nhiên để phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả đòi hỏi năng lực của cán bộ địa phương như một tác nhân thiết yếu. Đề cập đến những tiêu chí tác động tới năng lực cạnh tranh của địa phương, VNCI hàng năm cũng đưa ra các tiêu chí quan trọng về cơ sở hạ tầng “cứng” như hạ tầng công nghiệp, đường giao thông... và cơ sở hạ tầng “mềm” như tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, các chi phí không chính thức...
  • 21. 11 Chương 3 ĐÁNH GIÁ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang xuất phát từ một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp dưới mức bình quân chung của cả nước, nền kinh tế chậm phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng. Bên cạnh đó, các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như xi măng, quặng barit, quặng sắt, than, khoáng sản, lâm sản... Doanh nghiệp của tỉnh hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, vốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ chiếm tới 80%. Năng lực cạnh tranh của tỉnh thấp, theo đánh giá của VNCI (2012) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tuyên Quang chỉ đứng vị trí 56/63 tỉnh, thành phố. So sánh với các tỉnh xung quanh, năng lực cạnh tranh của Tuyên Quang gần đứng vị trí cuối bảng, đặc biệt về chỉ số tiếp cận đất đai và chi phí gia nhập thị trường, cũng như tính năng động của lãnh đạo địa phương còn nhiều hạn chế. Đến năm 2000, Tuyên Quang mới có một số doanh nghiệp hoạt động, mà hầu hết là DNNN. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ chốt lại chỉ thiên về các lĩnh vực sản xuất “phong trào” trong cả nước như xi măng, mía đường, và khai thác khoáng sản như đá, quặng thiếc và barit, lâm sản... Cơ sở hạ tầng trong tỉnh kém phát triển, toàn tỉnh chỉ có 26% đường được nhựa hóa, bê tông hóa, các nút thắt giao thông đường quốc lộ chất lượng kém (VNCI, 2012). Giao thông đường thủy không phát triển, tỉnh chỉ có một bến cảng sông duy nhất nhưng hiện nay gần như không hoạt động. Trong giai đoạn từ 2005-2010, toàn tỉnh mới thu hút được 38 dự án công nghiệp, trong đó chủ yếu là các dự án công nghiệp chế biến nông, lâm sản (chiếm tới 58,4% tổng vốn đăng ký đầu tư). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ đạt 1.005 tỷ đồng trong năm 2006. Giá trị xuất khẩu thấp, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng sản xuất thô như quặng barit, chè, vàng mã (Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang, 2009). Trình độ lao động có kỹ năng thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 20%, trong đó đào tạo nghề là 9% (VNCI, 2010).
  • 22. 12 Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2005, trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2000). Song đến giai đoạn 2006-2010, vấn đề đặt ra với tỉnh là phát triển kinh tế đặt trọng tâm vào đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu, tập trung vào chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2005). Cụ thể là tỉnh đặt ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng làm tiền đề cho phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đặt trọng tâm cho phát triển công nghiệp: một mặt nhằm chuyển dịch nền kinh tế sang khu vực có giá trị gia tăng cao hơn; mặt khác, nhằm tận dụng những lợi thế về tài nguyên của tỉnh1 . Bởi vậy trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 đã đề cập đến: “Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền Bắc và đạt mức trung bình của cả nước” (Chính phủ, 2008). Một lần nữa chính sách phát triển kinh tế cũng được nhấn mạnh trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh: “Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực để tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội... Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”. ... Tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ chủ yếu và xây dựng kết cấu hạ tầng. Huy động mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhanh du lịch, giao thông vận tải theo quy hoạch đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020 đã được phê duyệt…” (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2005). 1 Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Lợi, Phó Ban kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, ngày 08/3/2012.
  • 23. 13 Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, định hướng cơ cấu của các ngành kinh tế được đề ra qua các giai đoạn là tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, ngoài ra tỉnh cũng chú trọng đến những đóng góp của các thành phần kinh tế khác (xem bảng 3.1). Bảng 3.1. Định hướng cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Khu vực Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006- 2010 Giai đoạn 2011- 2015 Khu vực I 42% 25% 18% Khu vực II 27% 40% 46% Khu vực III 31% 35% 36% Nguồn: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII, XIV, XV Đặc biệt, chính sách phát triển cũng nhấn mạnh vào cơ cấu nội ngành của ngành công nghiệp. Trong đó, động năng tăng trưởng chính nhằm vào công nghiệp chế biến, hướng tới giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Bảng 3.2. Cơ cấu nội ngành công nghiệp Ngành công nghiệp Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 Khai thác 5,4% 3,9% Chế biến 91,6% 85,8% Điện nước 3,0% 10,3% Nguồn: UBND tỉnh Tuyên Quang Tuy nhiên, thực tế phát triển lại cho thấy mức độ đóng góp của ngành công nghiệp lại không có sự chuyển biến đáng kể, thậm chí còn có sự sụt giảm về tỷ trọng. Trong khi đó, nông nghiệp dù có chuyển dịch theo hướng giảm dần, nhưng vẫn là ngành đóng góp chính cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Dịch vụ lại là lĩnh vực có sự chuyển dịch rõ rệt nhất (xem phụ lục 1).
  • 24. 14 Bảng 3.3. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Khu vực Bình quân giai đoạn 2001-2005 2006-2010 Khu vực I 41,6% 38,5% Khu vực II 24,4% 24,0% Khu vực III 34,0% 37,5% Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000 – 2005, 2008, 2010 Đối với khu vực II, khi tách riêng ngành công nghiệp và xây dựng thì tỷ trọng công nghiệp đóng góp vào GDP bình quân cả giai đoạn 2001-2010 chỉ đạt 12,6%. Đặc biệt, tỷ phần của ngành công nghiệp chế biến lại có sự sụt giảm đáng kể. Có thể thấy động năng tăng trưởng chính của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010 lại là ngành công nghiệp điện nước, trái ngược với chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Bảng 3.4. Cơ cấu GDP ngành công nghiệp, xây dựng Đơn vị tính: % Ngành kinh tế Bình quân giai đoạn 2001-2005 2006-2010 Công nghiệp 12,2 13,1 Khai thác 13,1 12,4 Chế biến 71,2 65,9 Điện nước 15,7 21,7 Xây dựng 12,2 11,0 Công nghiệp, xây dựng 24,4 24,0 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010 Mặc dù, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn, song lao động làm việc trong ngành này lại chỉ chiếm 12,4%. Ngành công nghiệp và xây dựng tạo ra số việc làm ít hơn hẳn, trong khi nông nghiệp vẫn là ngành thâm dụng lao động nhất. Điều đáng mừng là lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp đang có sự gia tăng, nhưng mức độ tăng không đáng kể.
  • 25. 15 Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Đơn vị tính: % Ngành 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nông nghiệp 83,9 82,6 81,6 80,8 80,4 80,1 79,8 78,0 Công nghiệp 3,4 3,7 4,2 4,5 4,5 5,0 5,2 5,6 Xây dựng 1,9 2,5 2,2 2,1 2,4 2,1 1,9 2,9 Dịch vụ 10,8 11,3 12,0 12,6 12,7 12,8 13,1 13,5 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010 Khi phân chia cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, bình quân trong giai đoạn 2001-2010 khu vực tư nhân chiếm tới 64,6% GDP; còn khu vực nhà nước chiếm 35,4%, trong đó DNNN chỉ đóng góp 19,2%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Bảng 3.6. Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP Đơn vị tính: % Thành phần 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân Khu vực nhà nước 34,8 34,1 37,3 39,1 35,8 34,4 34,6 31,1 35,7 37,3 35,4 Trong đó: DNNN 19,7 19,5 20,8 23,7 19,0 16,8 16,3 13,6 21,1 21,1 19,2 Khu vực tư nhân 65,2 65,9 62,7 60,9 64,2 65,6 65,4 68,9 64,3 62,7 64,6 Khu vực FDI NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010 Để đánh giá rõ nét hơn về thực trạng chậm chuyển dịch kinh tế cần quan tâm những đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các loại hình DNNN, DNTN, và doanh nghiệp FDI. Những đóng góp lớn nhất của các doanh nghiệp thường được xem xét ở các góc độ lao động và vốn đầu tư. Có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu vốn đầu tư cũng có sự biến đổi rõ rệt, nguồn vốn đầu tư ở khu vực DNNN trong giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ trọng áp đảo. Ngược lại, đến giai đoạn
  • 26. 16 2006-2010 khu vực DNTN lại chiếm tỷ lệ cao vượt trội so với hai khu vực doanh nghiệp còn lại. Bảng 3.7. Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 DN Nhà nước 79,4 64,4 59,0 51,9 50,7 50,2 36,6 35,2 28,3 40,8 DN tư nhân 20,7 35,6 41,0 48,1 49,3 49,8 63,4 64,8 71,7 58,2 DN FDI 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010. Tương tự mức đóng góp về vốn, DNNN tạo ra việc làm ít hơn hẳn và có xu hướng sụt giảm mạnh mẽ. DNTN có sự vượt trội tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh. Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: % TỶ LỆ 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 DN Nhà nước 72,6 59,8 60,0 55,2 41,4 44,7 32,4 31,1 23,6 16,5 DN tư nhân 27,4 40,3 40,0 44,8 58,6 55,3 67,6 68,9 76,4 83,1 DN FDI 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,4 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2005, 2008, 2010. Như vậy, có sự tương quan rất lớn giữa mức đóng góp về vốn và lao động của các khu vực kinh tế. Trong khi khu vực DNTN ngày càng chiếm ưu thế về vốn, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, thì DNNN lại có xu hướng ngược lại. Mức đóng góp về vốn và lao động của doanh nghiệp FDI còn rất khiêm tốn so với DNNN và DNTN. Nhìn vào bức tranh GDP của các khu vực kinh tế, có thể thấy không có sự chuyển dịch đáng kể nào của cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua. Sự hạn chế này cũng được nhìn nhận qua đánh giá của VNCI (2012) về chỉ số PCI năm 2011 tỉnh Tuyên Quang chỉ đứng thứ 56/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư cho tỉnh lại đạt kết quả rất thấp, thể hiện một số chỉ tiêu như chi phí gia nhập thị trường, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của chính quyền, chỉ số về tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
  • 27. 17 Bảng 3.9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 Chỉ số Điểm số Xếp hạng trên 63 tỉnh, thành phố Chi phí gia nhập thị trường 7,37 62/63 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 4,44 62/63 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5,53 46/63 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 5,48 56/63 Chi phí không chính thức 6,57 38/63 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 3,60 50/63 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 3,30 40/63 Đào tạo lao động 4,76 32/63 Thiết chế pháp lý 6,65 06/63 Nguồn: VNCN, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 Tất cả những tiêu chí trên thể hiện sức cạnh tranh còn hạn chế của tỉnh về thu hút đầu tư cũng như năng lực nội tại để phát triển KT-XH cho tỉnh. Đến năm 2010, tỉnh Tuyên Quang mới có 3 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, tuy nhiên mức độ đóng góp của loại hình doanh nghiệp này là rất khiêm tốn. Cơ sở hạ tầng “cứng” của tỉnh còn hạn chế, đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang mới có một khu công nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt khoảng 38%, trong khi chỉ số này bình quân cả nước là 53% và chỉ có 16% doanh nghiệp đánh giá chất lượng khu công nghiệp tốt. Chất lượng đường giao thông của tỉnh kém, tỷ lệ đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ được rải nhựa chỉ đạt gần 26%, so với cả nước là 60%, tương ứng chỉ có 24% doanh nghiệp đánh giá chất lượng đường giao thông của tỉnh tốt (VNCI, 2012). Ngoài những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chỉ số về lao động của tỉnh lại được đánh giá cao, điều đó được thể hiện ở 82% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động. Tuy nhiên, chỉ có 18% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ dạy nghề do chính quyền địa phương cung cấp đạt tốt. So sánh với đánh giá của VNCI về chỉ số PCI vào năm 2008, 2009, 2010 thì ở năm 2011 hầu hết các tiêu chí đánh giá của tỉnh đều sụt giảm. Tốc độ tăng dân số của tỉnh bình quân trong 10 năm từ 2001-2010 chỉ đạt 0,6%, tốc độ tăng thấp do lao động trong tỉnh di cư sang tỉnh khác và đi xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động có việc làm.
  • 28. 18 Cơ sở hạ tầng “cứng” và cơ sở hạ tầng “mềm” còn yếu kém, một mặt khiến cho tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, làm cho chiến lược phát triển kinh tế không đạt được kết quả theo đúng ưu tiên của tỉnh. Mặt khác, chưa thu hút được nhiều nguồn lực để làm cơ sở tăng nguồn thu bền vững cho ngân sách. Mặc dù vậy, chính quyền tỉnh vẫn đem lại cho doanh nghiệp sự tin tưởng về khả năng bảo vệ của pháp luật. Tiểu kết: Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang là tập trung phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Do đó, ưu tiên của tỉnh là phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và công nghiệp. Đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của tỉnh là từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, những hạn chế về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã khiến cho nền kinh tế của tỉnh không phát triển theo như định hướng. 3.2. Mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang 3.2.1. Tổng quan mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang Mô hình tài chính công phản ánh chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Trong phần này tác giả sẽ tập trung vào đánh giá tính bền vững của mô hình thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang trong mối liên hệ với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Tốc độ tăng thu bình quân trong 10 năm từ 2001-2010 là 11%, riêng trong giai đoạn 2006- 2010 là 13,7% thấp hơn tốc độ tăng chi bình quân giai đoạn 2006-2010 là 14,1%, tốc độ chi cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều đó chứng tỏ nhu cầu chi tiêu rất lớn của địa phương trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Thu ngân sách của địa phương trên địa bàn tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng thu trợ cấp NSTƯ. Tốc độ tăng chi phụ thuộc nhiều vào NSTƯ, do đó cũng biến động theo tình hình kinh tế vĩ mô. Trong những năm nền kinh tế khủng hoảng tốc độ tăng chi cũng sụt giảm theo, đi kèm với sự sụt giảm của thu NSĐP. Trong một số năm tốc độ tăng thu thấp nhưng tốc độ tăng chi vẫn không đổi.
  • 29. 19 Bảng 3.10. Cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang2 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu NSĐP 791.867 733.846 885.556 871.731 1.034.539 1.129.869 1.352.740 1.434.399 1.701.911 1.954.582 Thu trên địa bàn 140.249 148.317 175.260 171.855 211.029 259.131 254.478 291.282 373.245 448.569 Thu trợ cấp từ NSTƯ 594.479 548.174 655.916 508.617 727.389 730.687 864.940 906.961 997.802 1.072.165 Thu khác của ngân sách 57.139 37.355 54.380 191.259 96.121 140.051 233.322 236.156 330.864 433.848 Cơ cấu thu NSĐP 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Thu trên địa bàn 18% 20% 20% 20% 20% 23% 19% 20% 22% 23% Thu trợ cấp từ NSTƯ 75% 75% 74% 58% 70% 65% 64% 63% 59% 55% Thu khác 7% 5% 6% 22% 9% 12% 17% 16% 19% 22% Tốc độ tăng thu NSĐP 25% -7% 21% -2% 19% 9% 20% 6% 19% 15% Tốc độ tăng thu trên địa bàn 0% 6% 18% -2% 23% 23% -2% 14% 28% 20% Tốc độ tăng thu trợ cấp từ NSTƯ 30% -8% 20% -22% 43% 0% 18% 5% 10% 7% Tốc độ tăng thu khác NA -63% 88% 97% -68% 28% -31% 98% 115% -54% Tổng chi NSĐP 760.821 693.786 694.200 807.719 1.004.243 1.129.492 1.329.315 1.406.638 1.677.718 1.937.473 Chi thường xuyên 401.465 389.076 446.405 486.985 544.432 608.848 769.961 795.330 850.834 1.006.987 Chi đầu tư phát triển 308.251 222.447 202.177 275.487 253.581 260.797 290.856 259.640 342.034 461.273 Chi khác 51.104 82.263 45.618 45.247 206.229 259.848 268.498 351.667 484.850 469.213 Cơ cấu chi ngân sách 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Chi thường xuyên 53% 56% 64% 60% 54% 54% 58% 57% 51% 52% Chi đầu tư phát triển 41% 32% 29% 34% 25% 23% 22% 18% 20% 24% Chi khác 7% 12% 7% 6% 21% 23% 20% 25% 29% 24% Tốc độ tăng chi NSĐP 18% -9% 0% 16% 24% 12% 18% 6% 19% 15% Tốc độ tăng chi thường xuyên 18% -3% 15% 9% 12% 12% 26% 3% 7% 18% Tốc độ tăng chi đầu tư phát triển 44% -28% -9% 36% -8% 3% 12% -11% 32% 35% Tốc độ tăng chi khác NA 61,0% -44,5% -0,8% 355,8% 26,0% 3,3% 31,0% 37,9% -3,2% Nguồn: Cục Thuế, Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán NSNN năm 2001 – 2010 Nguồn thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm khoảng 20% tổng thu ngân sách của tỉnh và chiếm chưa đến 40% khoản chi thường xuyên. Trong khi đó nguồn ngân sách còn lại gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của NSTƯ, đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Đây là 2 Số liệu tác giả tính toán đã trừ đi tốc độ tăng lạm phát.
  • 30. 20 2.500.000 80,0% 2.000.000 60,0% 1.500.000 40,0% 1.000.000 500.000 20,0% - 0,0% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu ngân sách trên địa bàn Thu khác của ngân sách Tăng trưởng thu trợ cấp từ NSTW Thu trợ cấp từ NSTW Tăng trưởng thu ngân sách trên địa bàn Tăng trưởng thu khác của ngân sách nguyên nhân gốc rễ làm giảm tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH. Tiếp theo để đánh giá mức độ tác động của tài chính công tới kết quả phát triển của nền kinh tế, tác giả sẽ đánh giá mức độ bền vững trong cơ cấu thu ngân sách và cơ cấu chi ngân sách có phù hợp với chính sách phát triển KT-XH hay không. 3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang Thu ngân sách bền vững sẽ đảm bảo cho địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao. Trong phần này tác giả dựa vào khung phân tích tính bền vững ngân sách của strick (2005) và Nhóm công tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000) để đánh giá tính bền vững, tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được giữ lại gần như 100% theo chính sách phân cấp. Khoản thu này mặc dù tăng về số tuyệt đối song xét về tỷ trọng thì gần như không có sự thay đổi rõ rệt trong suốt 10 năm qua. Mặc dù tăng thu song tốc độ tăng của thu NSĐP lại có sự trồi sụt đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm được duy trì tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế. Hình 3.1. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001 – 2010 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010.
  • 31. 21 Các khoản thu khác có xu hướng tăng song chủ yếu là thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau và khoản thu từ vay nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu thu NSĐP. Điều đáng ngại là thu trợ cấp từ NSTƯ về tỷ trọng lại đang có xu hướng giảm dần, bình quân giai đoạn 2001-2005 chiếm tới 70,5%, nhưng giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ này chỉ còn 61,1%, trong khi thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gần như không có sự tăng trưởng rõ rệt về tỷ trọng. Tiếp theo, để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang, tác giả sẽ tiếp cận theo các góc độ: thứ nhất là tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách theo các sắc thuế, tiếp đó tác giả sẽ đánh giá các khoản thu theo sở hữu dựa vào mức đóng góp của các thành phần doanh nghiệp và cuối cùng sẽ xem xét cơ cấu thu theo lĩnh vực có đảm bảo tính bền vững không. Trong phần phân tích này, tác giả chỉ phân tích cơ cấu thu ngân sách của địa phương trên địa bàn không bao gồm các khoản thu từ trợ cấp của NSTƯ và các khoản thu khác3 để đánh giá tính bền vững và tính dễ tăng của cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh đảm bảo tính chính xác cao. 3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế Trong thời gian 10 năm qua cơ cấu thu ngân sách của địa phương không có sự cải thiện đáng kể về tỷ trọng. Cơ cấu nguồn thu NSĐP (không bao gồm thu trợ cấp từ NSTƯ và thu các khoản thu khác) thì thu đặc biệt chiếm tỷ trọng trên 50%, trong khi đó các khoản thu bền vững như thu từ các khoản được phân chia chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng thu ngân sách của địa phương. Một tín hiệu đáng mừng là tốc độ tăng trưởng của các khoản thu được phân chia ngày càng tăng, bình quân trong 10 năm tăng gần 30%. Ngoài ra, khoản thu đặc biệt có xu hướng sụt giảm. Đây là một dấu hiệu tốt tránh sự phụ thuộc của ngân sách vào các khoản thu đặc biệt. Tuy nhiên, giống như thu đặc biệt, thu thường xuyên cũng có sự sụt giảm đáng kể. 3 Các khoản thu khác bao gồm thu từ vay nợ và thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau. Tuy nhiên, khoản vay nợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu, do đó gần như không có tác động nhiều đến tổng thu ngân sách tỉnh.
  • 32. 22 Bảng 3.11. Cơ cấu thu ngân sách địa phương giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: triệu đồng I Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu NSĐP danh nghĩa 140.249 159.574 201.064 225.134 289.557 372.990 402.538 537.107 730.296 948.679 I Thu NSĐP thực tế 140.249 148.317 175.260 173.467 212.419 261.330 257.728 293.357 376.596 451.616 1 Các khoản thu được phân chia 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073 2 Thu thường xuyên 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708 3 Thu đặc biệt 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835 II Cơ cấu các khoản thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1 Thu được phân chia 29% 30% 33% 38% 43% 37% 40% 36% 38% 41% 2 Thu thường xuyên 17% 14% 13% 13% 10% 11% 12% 10% 10% 9% 3 Thu đặc biệt 54% 56% 54% 49% 47% 52% 48% 54% 53% 50% Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001 – 2010 Các khoản thu được phân chia là khoản thu bền vững, có tính ổn định cao, cơ sở thuế rộng. Các khoản thu được phân chia ngày càng chiếm tỷ lệ cao trên thu ngân sách của địa phương, tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể và cũng chưa thực sự cải thiện được nhiều. Không những thế khoản thu này lại phụ thuộc nhiều vào thuế gián thu, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng trên 2/3 trong tổng các khoản thu phân chia. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của khoản thuế này đạt tới 21,7% cao hơn nhiều tốc độ phát triển kinh tế bình quân của tỉnh trong 10 năm qua. Đây là khoản thu thuế bền vững, tuy nhiên khoản thu này đã chiếm một tỷ trọng quá lớn, khó có thể phình to hơn trong thời gian tới.
  • 33. 23 Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản thu phân chia Đơn vị tính: triệu đồng Số TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu danh nghĩa 41.043 48.312 66.642 87.290 124.179 139.395 162.150 194.704 276.446 391.411 I Tổng thu thực 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 13.871 13.359 14.247 10.596 12.720 13.688 19.328 19.306 15.421 17.340 2 Thuế giá trị gia tăng 26.868 28.710 32.469 45.145 67.878 73.320 73.367 75.561 111.336 140.527 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 98 106 96 44 41 17 11 7 7 7 4 Thuế thu nhập cá nhân 206 149 185 305 548 265 727 2.043 2.989 7.327 5 Phí xăng dầu NA 2.580 11.093 10.542 9.315 10.375 10.386 8.674 11.536 19.872 II Cơ cấu các khoản thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 34% 30% 25% 16% 14% 14% 19% 18% 11% 9% 2 Thuế giá trị gia tăng 65% 64% 56% 68% 75% 75% 71% 72% 79% 76% 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 4 Thuế thu nhập cá nhân 1% 0% 0% 0% 1% 0% 1% 2% 2% 4% 5 Phí xăng dầu 0% 6% 19% 16% 10% 11% 10% 8% 8% 11% Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010 Một khoản thu bền vững khác chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong các khoản thu được phân chia là thuế thu nhập cá nhân. Tuy khoản thuế này đã tăng dần về tốc độ và tỷ trọng song vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, đây là khoản thu bền vững về lâu dài cần phải được cải thiện hơn nữa. Với cơ cấu thu này thì ngân sách của tỉnh rất khó được cải thiện trong thời gian tới nếu không có sự tăng trưởng đột biến từ nền kinh tế. Mặc dù là khoản thu được phân chia, song hầu như những khoản thu này được để lại toàn bộ cho ngân sách tỉnh. Đối với các khoản thu thường xuyên của ngân sách, trên lý thuyết đây là khoản thu bền vững, đặc biệt là các khoản thu từ thuế tài sản, còn thu về lệ phí trước bạ và môn bài lại là khoản thu không bền vững và sẽ sụt giảm dần trong tương lai. Dù vậy, với cơ cấu thu thường xuyên của tỉnh Tuyên Quang, lệ phí trước bạ và môn bài chiếm trên 40% thì cơ cấu này lại không bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thu từ lệ phí trước bạ và thuế môn bài là 10,7%. Trước mắt khoản thu này vẫn là lợi thế của tỉnh khi mà tỷ lệ đô thị hóa còn thấp do đó vẫn có thể tiếp tục gia tăng.
  • 34. 24 Bảng 3.13. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu danh nghĩa 24.119 21.566 25.691 29.278 29.405 39.576 48.648 52.795 70.706 88.208 Tổng thu thực 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708 Lệ phí trước bạ, thuế môn bài 7.737 8.126 8.911 9.236 9.274 10.707 12.478 11.815 15.855 18.290 Thu từ Xổ số 1.619 1.730 1.694 2.527 2.560 4.155 4.155 4.468 5.496 5.446 Các nguồn thu về đất và bất động sản 7.822 5.810 2.309 1.829 2.596 2.660 3.382 3.765 4.873 6.035 Các khoản thu khác 6.942 4.379 9.480 8.757 7.000 10.206 11.133 8.583 9.914 11.937 Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Lệ phí trước bạ, thuế môn bài 32% 41% 40% 41% 43% 39% 40% 41% 44% 44% Thu từ Xổ số 7% 9% 8% 11% 12% 15% 13% 16% 15% 13% Các nguồn thu về đất và bất động sản 32% 29% 10% 8% 12% 10% 11% 13% 13% 14% Các khoản thu khác 29% 22% 42% 39% 33% 37% 36% 30% 27% 29% Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010 Các khoản thu từ đất và bất động sản là khoản thu bền vững và có độ nổi cao thì lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong thu thường xuyên, điều đáng mừng là tỷ trọng của khoản thu này đang được cải thiện dần. Thu từ xổ số ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần trong thu thường xuyên của tỉnh, tuy nhiên khoản thu này không đem lại giá trị gia tăng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Nhìn chung, trong cơ cấu thu thường xuyên của ngân sách tỉnh, các khoản thu không bền vững vẫn chiếm tỷ trọng cao. Về cơ cấu các nguồn thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang, có thể dễ dàng nhận thấy nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng khá cao, mặc dù có sụt giảm đôi chút vào năm 2009, 2010 song vẫn chiếm tới 1/4 các khoản thu đặc biệt. Đây là khoản thu một lần, song với tỷ lệ đô thị hóa thấp, quỹ đất trống còn nhiều, do đó về cơ bản tỉnh vẫn có thể tăng thu từ chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian tới. Tuy nhiên, về lâu dài khoản thu này sẽ giảm dần khi tỉnh không còn nguồn đất trống hoặc quỹ đất không được quy hoạch hợp lý. Các khoản huy động quản lý qua ngân sách là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như không thay đổi nhiều về tỷ trọng trong 10 năm qua. Tuy nhiên, đây là khoản thu nhất thời, thiếu tính ổn định cao, được huy động để trang trải cho các hoạt động sự nghiệp.
  • 35. 25 Bảng 3.14. Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu danh nghĩa 75.087 89.696 108.731 110.677 137.881 194.019 191.739 293.435 389.700 475.504 Tổng thu thực tê 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835 Thu từ bán quyền sử dụng đất 9.732 13.412 19.779 21.111 25.260 36.629 43.889 49.695 43.501 45.129 Thu từ thuế tài nguyên 1.027 991 1.026 1.031 1.160 1.963 2.260 11.853 15.961 17.093 Các khoản huy động quản lý qua NS 30.637 39.153 40.188 37.023 48.187 75.133 69.059 79.755 112.745 136.111 Thu kết dư ngân sách năm trước 0 0 0 0 8.777 2.838 328 16.284 25.608 22.383 Thu đặc biệt khác 33.691 29.812 33.784 25.321 17.104 19.374 7.227 1.547 1.355 4.120 Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Thu từ bán quyền sử dụng đất 13% 16% 21% 25% 25% 27% 36% 31% 22% 20% Thu từ thuế tài nguyên 1% 1% 1% 1% 1% 1% 2% 7% 8% 8% Các khoản huy động quản lý qua NS 41% 47% 42% 44% 48% 55% 56% 50% 56% 61% Thu kết dư ngân sách năm trước 0% 0% 0% 0% 9% 2% 0% 10% 13% 10% Thu đặc biệt khác 45% 36% 36% 30% 17% 14% 6% 1% 1% 2% Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010 Trong ngắn hạn tỉnh vẫn có thể tăng thu từ các khoản thu đặc biệt, tuy nhiên về lâu dài khoản thu này chắc chắn sẽ giảm dần. Do đó, tỉnh cần phải có các phương án thay thế nguồn thu nhằm đảm bảo các chính sách phát triển được vận hành trơn tru. Tóm lại, cơ cấu nguồn thu của NSĐP thiếu tính bền vững, nguồn lực ngân sách phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu đặc biệt. Trong khi đó, các nguồn thu đem lại thu nhập ổn định và bền vững như thu từ thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu. Điều này cho thấy, ngay cả khi không phụ thuộc vào trợ cấp NSTƯ thì nguồn thu của ngân sách tỉnh cũng không có sự bền vững. 3.2.2.2. Phân chia theo sở hữu Đóng góp vào ngân sách của tỉnh không thể không kể đến sự đóng góp của các thành phần doanh nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức đóng góp vào ngân sách của doanh nghiệp cũng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2001-2010. Tốc độ tăng thu của khối này
  • 36. 26 bình quân 16% cao hơn tăng trưởng kinh tế, song vẫn thấp hơn mức tăng thu NSĐP. Khối DNNN vẫn chiếm ưu thế, khi mức độ đóng góp chiếm tới 20% vào NSĐP, trong khi đó khối DNTN mặc dù đem lại nhiều việc làm nhất cho người lao động song tỷ trọng đóng góp vào NSĐP chỉ chiếm khoảng 15%. Tương ứng với mức độ đóng góp về vốn và lao động, tỷ phần đóng góp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI cũng không đáng kể. Bảng 3.15. Cơ cấu đóng góp của các thành phần doanh nghiệp vào ngân sách Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu NSĐP 140.249 149.594 176.769 173.335 212.846 261.363 256.669 293.790 376.460 452.432 Tổng thu doanh nghiệp 44.929 45.644 51.793 59.632 85.185 92.214 98.212 109.795 146.026 178.841 Doanh nghiệp nhà nước 28.248 25.863 27.172 33.094 53.855 53.029 53.146 53.758 78.459 80.697 Doanh nghiệp tư nhân 16.682 19.781 24.621 26.539 31.330 39.184 45.066 51.360 55.356 64.201 Doanh nghiệp FDI - - - - - - - 4.676 12.211 33.943 Cơ cấu thu 32% 31% 30% 35% 40% 36% 39% 38% 39% 40% Doanh nghiệp nhà nước 20% 17% 16% 19% 26% 20% 21% 18% 21% 18% Doanh nghiệp tư nhân 12% 13% 14% 15% 15% 15% 18% 18% 15% 14% Doanh nghiệp FDI 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 2% 3% 8% Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010 Khối DNTN có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên đến năm 2009, 2010 xét về tỷ trọng mức đóng góp của khối này lại có sự sụt giảm đáng kể. Về lâu dài tốc độ tăng thu của khối doanh nghiệp này có thể bị thu hẹp lại khi các DNTN hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, năng lực sản xuất kém. Ngoài ra, khoảng 1/3 là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản và rất ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Dựa vào số liệu đóng góp về vốn và lao động kết hợp với tăng nguồn lực cho ngân sách thì khối doanh nghiệp FDI đem lại nhiều giá trị gia tăng nhất, trong khi khu vực DNTN lại hoạt động kém hiệu quả hơn. Trái lại, khối DNNN mặc dù đóng góp cho ngân sách nhiều hơn hai loại hình doanh nghiệp còn lại song đây không phải là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho người lao động. Đối với khối doanh nghiệp FDI, nguồn thu lại chủ yếu là từ hoạt động khai thác khoáng sản, do vậy nếu không có chính sách thu hút hợp lý thì ước muốn tăng thu từ khối này có lẽ là “nhiệm vụ bất khả thi”.
  • 37. 27 3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế Có thể thấy rằng DNNN vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu NSĐP. Tuy nhiên để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu theo sở hữu lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đóng góp theo ngành sản xuất, kinh doanh. Chính sách phát triển KT-XH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010 hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất, dù vậy nhìn vào tổng thể các khoản đóng góp theo cơ cấu ngành có thể dễ dàng nhận thấy mức đóng góp của hoạt động sản xuất xét về tỷ trọng có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn này. Ngược lại với xu hướng đó thu ngân sách từ hoạt động công nghiệp điện nước lại có mức gia tăng đáng kể, trong vòng 10 năm đóng góp vào ngân sách của khu vực này đã tăng gần 8 lần. Mức độ đóng góp của các ngành công nghiệp tương ứng với cơ cấu kinh tế của tỉnh, khi mà hoạt động sản xuất công nghiệp không phải là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào GDP toàn tỉnh. Trong khi đó, đóng góp vào ngân sách từ hoạt động dịch vụ lại có xu hướng mở rộng và phát triển. Bảng 3.16. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành Đơn vị tính: triệu đồng Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu 44.929 45.644 51.793 59.632 85.185 92.214 98.212 109.795 146.026 178.841 Nông nghiệp 583 463 276 90 178 292 395 268 437 1.122 CN Khai thác 2.513 1.984 923 1.174 1.367 771 4.812 4.014 8.058 11.460 CN Sản xuất 25.209 25.534 19.647 14.320 16.215 17.404 19.103 27.594 17.749 26.775 CN Điện nước 4.514 3.809 2.965 4.251 3.482 2.099 1.843 14.641 43.698 34.790 Xây dựng 3.476 5.640 6.727 15.981 40.715 45.008 39.353 30.293 28.536 26.577 Dịch vụ 8.634 8.215 21.255 23.817 23.228 26.640 32.706 32.986 47.548 78.117 Cơ cấu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nông nghiệp 1,3% 1,0% 0,5% 0,2% 0,2% 0,3% 0,4% 0,2% 0,3% 0,6% CN Khai thác 5,6% 4,3% 1,8% 2,0% 1,6% 0,8% 4,9% 3,7% 5,5% 6,4% CN Sản xuất 56,1% 55,9% 37,9% 24,0% 19,0% 18,9% 19,5% 25,1% 12,2% 15,0% CN Điện nước 10,0% 8,3% 5,7% 7,1% 4,1% 2,3% 1,9% 13,3% 29,9% 19,5% Xây dựng 7,7% 12,4% 13,0% 26,8% 47,8% 48,8% 40,1% 27,6% 19,5% 14,9% Dịch vụ 19,2% 18,0% 41,0% 39,9% 27,3% 28,9% 33,3% 30,0% 32,6% 43,7% Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010.
  • 38. 28 Đóng góp của doanh nghiệp xây dựng vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu, đặc biệt có những năm mức đóng góp của khu vực này chiếm tới gần 50% số thu ngân sách từ doanh nghiệp (năm 2005, 2006) và đây cũng là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất của khu vực DNTN (chiếm khoảng 50% số thu từ DNTN). Dù vậy, đây là khoản thu không bền vững và có tính chất thăng giáng cao do nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự suy giảm kinh tế và chính sách chi tiêu công của chính phủ4 . Tóm lại, DNNN chiếm ưu thế trong nguồn thu ngân sách tỉnh, trong khi mức đóng góp của DNTN vào cơ cấu thu ngân sách lại không bền vững, thể hiện mức đóng góp cao của hoạt động xây dựng chiếm tới 50% đóng góp của loại hình doanh nghiệp này. Ngoài ra cơ cấu thu ngân sách của ngành sản xuất có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2001-2010. 3.2.3. Sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách đối với chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang Nguồn thu ngân sách hạn chế làm cho tỉnh thiếu nguồn lực chi nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH theo chiến lược phát triển chung của tỉnh. Tốc độ tăng chi hàng năm bình quân lên tới 11,4%. Đáng chú ý là tốc độ tăng chi đầu tư phát triển bình quân trong 10 năm chỉ đạt khoảng 7%. Thêm vào đó tỷ lệ chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách bình quân chỉ chiếm 26,7%, trong khi tỷ lệ này ở chi thường xuyên lên tới trên 55%, chi thường xuyên vẫn là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi NSĐP. Nhưng tín hiệu đáng mừng là chi đầu tư phát triển trong năm 2009 và 2010 đang tăng dần trở lại. 4 Ông Lê Mạnh Hải, phó Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, nhận định trong buổi phỏng vấn ngày 05/4/2012.
  • 39. 29 2.500.000 70% 60% 2.000.000 50% 1.500.000 40% 1.000.000 30% 20% 500.000 10% - 0% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chi thường xuyên Chi khác của ngân sách Tăng trưởng chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển Tăng trưởng chi thường xuyên Tăng trưởng chi khác của ngân sách Hình 3.2. Cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Tuyên Quang Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2001-2010. Chi khác tăng mạnh trong những năm trở lại đây, chủ yếu là chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau. Khoản chi này chủ yếu là chi đầu tư phát triển chưa thực hiện được trong năm nay và một số khoản chi do NSTƯ cấp nhưng tỉnh chưa kịp chi trong kỳ ngân sách năm. 3.2.3.1. Cơ cấu chi thường xuyên Nguồn thu ngân sách tỉnh chưa đáp ứng được cho chi thường xuyên, chi ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào NSTƯ, điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong cơ cấu chi thường xuyên. Trong các khoản chi thường xuyên, chi lương cho cán bộ công chức là khoản chi chủ yếu. Nhìn vào cơ cấu chi thường xuyên thì chi cho giáo dục đào tạo chiếm tới trên 40%, mặt tích cực của khoản chi này được thể hiện ở chất lượng giáo dục được quan tâm. Song mặt trái của nó là tất yếu ngân sách sẽ phải giảm khoản chi cho lĩnh vực khác, thể hiện ngay ở khoản chi để đảm bảo xã hội và chi sự nghiệp kinh tế. Một vấn đề bất cập khác trong cơ cấu chi thường xuyên là chi cho khoa học công nghệ lại vô cùng thấp, có năm chỉ đạt 0,1% tổng chi thường xuyên của ngân sách. Dù vậy khoản chi thường xuyên vẫn không ngừng tăng lên so với tổng chi NSĐP, tốc độ tăng bình quân
  • 40. 30 tương ứng với tốc độ tăng chi ngân sách, cao hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển. Điều này càng minh chứng cho sự lấn át của chi thường xuyên tới chi đầu tư phát triển khi nguồn thu NSĐP phụ thuộc quá nhiều vào trợ cấp từ NSTƯ. Bảng 3.17. Cơ cấu chi thường xuyên Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi thường xuyên danh nghĩa 401.465 418.607 512.130 637.962 747.026 868.996 1.202.580 1.466.545 1.664.751 2.129.677 Tổng chi thường xuyên thực 401.465 389.076 446.405 486.985 544.432 608.848 769.961 795.330 850.834 1.006.987 Chi sự nghiệp kinh tế 34.223 31.436 34.233 35.051 34.234 33.698 38.519 52.130 58.116 62.542 Chi sự nghiệp giáo dục 174.149 181.715 224.774 212.420 242.919 271.758 329.797 372.577 353.151 383.724 Chi y tế, chăm sóc trẻ em 33.950 34.479 34.996 38.909 53.529 64.236 97.368 114.817 125.842 226.032 Chi quản lý hành chính 74.040 70.233 67.073 73.114 86.240 93.502 111.299 104.648 123.902 141.635 Chi sự nghiệp xã hội 32.028 19.296 23.825 41.774 53.034 32.843 35.845 44.614 68.222 65.801 Chi sự nghiệp khoa học 2.619 2.721 3.047 3.149 695 990 1.600 2.381 3.593 4.901 Chi khác của ngân sách 50.457 49.197 58.458 82.568 73.782 111.820 155.534 104.162 118.008 122.352 Cơ cấu chi 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Chi sự nghiệp kinh tế 9% 8% 8% 7% 6% 6% 5% 7% 7% 6% Chi sự nghiệp giáo dục 43% 47% 50% 44% 45% 45% 43% 47% 42% 38% Chi y tế, chăm sóc trẻ em 8% 9% 8% 8% 10% 11% 13% 14% 15% 22% Chi quản lý hành chính 18% 18% 15% 15% 16% 15% 14% 13% 15% 14% Chi sự nghiệp xã hội 8% 5% 5% 9% 10% 5% 5% 6% 8% 7% Chi sự nghiệp khoa học 1% 1% 1% 1% 0% 0% 0% 0% 0% 0% Chi khác của ngân sách 13% 13% 13% 17% 14% 18% 20% 13% 14% 12% Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2001-2010 Đánh giá cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách có thể nhận thấy, nguồn lực NSĐP hạn chế, chi tiêu ngân sách không đảm bảo cho các điều kiện làm nền tảng cho sự phát triển KT-XH, đặc biệt là các khoản chi nhằm đảm bảo cho an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
  • 41. 31 Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là khoản chi cho y tế, chăm sóc trẻ em ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong chi thường xuyên. 3.2.3.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển Nhu cầu cho chi đầu tư phát triển của địa phương rất cao. Theo chiến lược phát triển KT- XH, tỉnh tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và giao thông nhằm chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong điều kiện nguồn thu của ngân sách tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, khoản chi đầu tư phát triển gần như chịu sự phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp từ NSTƯ khiến cho tỉnh thiếu sự chủ động trong chi đầu tư phát triển. Mặc dù, đây là khoản chi rất quan trọng tạo nền tảng cơ bản về cơ sở hạ tầng “cứng” nhằm thu hút đầu tư cho tỉnh. Khoản chi cho đầu tư phát triển thực tế lại có xu hướng sụt giảm đáng kể trong hai giai đoạn từ 32% giai đoạn 2001-2005 xuống còn 21,5% ở giai đoạn 2006-2010. Thêm vào đó, tốc độ tăng chi hàng năm thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chi ngân sách và cũng thấp hơn tốc độ phát triển kinh tế. Trong khoản chi đầu tư phát triển chủ yếu là chi xây dựng cơ bản. Có sự mâu thuẫn giữa chi đầu tư phát triển với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Đối với khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản mặc dù ngân sách hạn chế song nguồn chi này không đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo những ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Thậm chí khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp của tỉnh lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi đầu tư phát triển. Trong khi đó khoản chi cho cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông cũng trồi sụt đáng kể. Nguồn ngân sách hạn chế, trong khi nhu cầu chi tiêu lại lớn đã làm ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực phát triển của chính quyền địa phương. Tương tự, chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đang bị thu hẹp đáng kể, từ những năm 2004 tỷ phần chi cho giáo dục chiếm tới 31% thì tới năm 2010 chỉ còn19%.
  • 42. 32 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 12,3% 7,7% 22,4% 37,5% 34,6% 17,6% 29,6% 31,7% 21,8% 16,4% 8,3% 10,0% 9,0% 13,5% 14,1% 31,0% 27,3% 5,1% 35,2% 5,8% 19,2% 1,8% 25,1% 30,0% 26,9% 7,0% 5,4% 29,3% 19,2% 28,6% 22,2% 21,7% 31,1% 23,7% 17,9% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giao thông vận tải Dịch vụ công tư Công nghiệp Giáo dục đào tạo 2010 Khác Hình 3.3. Cơ cấu chi đầu tư phát triển tỉnh Tuyên Quang từ 2004 – 2010 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2004 -2010. Trái ngược với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh chú trọng chuyển hướng nền kinh tế sang cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp song nguồn ngân sách hạn hẹp mà nhu cầu chi tiêu cao đã khiến cho chi xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp chỉ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó các khoản chi khác lại tăng lên đáng kể, đây chủ yếu là chi cho sản xuất nông nghiệp. Điều đó cho thấy chi đầu tư phát triển không hỗ trợ tương ứng với chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Vốn đầu tư phát triển ngoài việc được tài trợ bởi nguồn vốn ngân sách còn được tài trợ bằng các nguồn vốn khác bao gồm vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng và nguồn vốn khác. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong toàn tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn ngân sách (chiếm đến 57%) mà chủ yếu là trợ cấp từ NSTƯ. Nguồn vốn tự có của các loại hình doanh nghiệp lại chủ yếu thuộc loại hình DNTN, còn nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó, nâng cao khả năng tự chủ ngân sách theo đúng ưu tiên phát triển KT-XH của tỉnh là tất yếu để phát triển KT-XH bền vững.
  • 43. 33 57% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 24% 15% 4% Vốn ngân Vốn vay sách Vốn của doanh nghiệp Khác Hình 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2010 phân theo nguồn vốn Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2000 - 2005, 2008, 2010. Tiểu kết: Sự phụ thuộc vào trợ cấp từ NSTƯ khiến cho tỉnh không chủ động được nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Tổng thu NSĐP chỉ đáp ứng được một phần cho chi thường xuyên. Trong khi đó nguồn lực sử dụng cho chi đầu tư cơ bản gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của NSTƯ. Điều đó làm giảm tính chủ động trong chi tiêu nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Các khoản thu từ vay nợ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đủ để đáp ứng được yêu cầu chi tiêu ngày càng tăng của tỉnh. 3.3. So sánh cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh lân cận Phân cấp ngân sách đem lại lợi thế lớn cho những tỉnh có nguồn thu ngân sách thặng dư, còn đối với những tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương sẽ ngày càng phụ thuộc vào các chính sách phát triển của chính quyền trung ương. So sánh với các tỉnh lân cận về cơ cấu thu, chi ngân sách đối với các tỉnh miền núi phía Bắc có những điều kiện tương đồng với tỉnh Tuyên Quang như cùng hưởng trợ cấp của NSTƯ, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, phát triển kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoại trừ tỉnh Cao Bằng có định hướng chính sách phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, hầu hết các tỉnh còn lại đều có xu hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
  • 44. 34 Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu ngân sách tỉnh Tuyên Quang so sánh với các tỉnh lân cận Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Tuyên Quang Bắc Kạn Bắc Giang Cao Bằng Yên Bái Cơ cấu kinh tế Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Thu NSNN trên địa bàn/tổng thu NSĐP 21 7 31 13 17 Thu trợ cấp NSTƯ/tổng thu NSĐP 66 70 61 76 68 Thu NSNN trên địa bàn/chi thường xuyên NSĐP 39 17 60 26 33 Thu NSNN trên địa bàn/tổng chi 22 8 33 13 18 Chi thường xuyên/tổng chi 57 46 56 52 54 Chi đầu tư phát triển/tổng chi 26 33 24 29 24 Nguồn: Bộ Tài chính, Quyết toán thu, chi NSNN 2002-2009. Một xu thế chung của các tỉnh miền núi có nền kinh tế phát triển tương tự như tỉnh Tuyên Quang, khi phân tích dữ liệu cơ cấu chi của các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Yên Bái về cơ cấu chi ngân sách, tác giả nhận thấy đối với các tỉnh phụ thuộc vào sự trợ cấp của NSTƯ chi ngân sách tập trung chủ yếu dành cho chi thường xuyên, trong khi chi đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 30% tổng chi ngân sách tỉnh và chi thường xuyên cũng tương tự với tỉnh Tuyên Quang. Điều này có thể cho thấy chính sách phân cấp thống nhất được thực hiện từ trung ương xuống tới địa phương, chưa tạo ra được sự chủ động sử dụng ngân sách của các địa phương theo chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Mặt khác, những tỉnh có khả năng tự chủ về ngân sách càng dành nhiều nguồn lực hơn cho chi đầu tư phát triển. Trong khi những tỉnh phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách từ trung ương thì phải thực hiện chi tiêu theo những ưu tiên của Chính phủ mà chưa thực sự chủ động trong phân bổ nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.