O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH ...................................................................1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ..................
9
2.Nguyên tắc quản lý .......................................................... 39
3.Các phương pháp quản lý ..............
10
5. Quá trình lập kế hoạch ..................................................... 54
5.1. Các bước lập kế hoạch hoạt động...
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio

Confira estes a seguir

1 de 276 Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG (20)

Mais de OnTimeVitThu (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

  1. 1. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH ...................................................................1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ..............................................2 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................3 BÀI 1. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ, QUẢN LÝ BỆNH VIỆN ..................................................20 I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ ........................20 1.Y tế cơ sở ......................................................................20 2. Trạm y tế cơ sở .............................................................21 3. Nội dung quản lý trạm y tế cơ sở .................................26 II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN.......................28 1.Định nghĩa bệnh viện ...................................................28 2.Chức năng chính của bệnh viện ...................................28 3. Tổ chức hệ thống bệnh viện .........................................29 4. Phân loại bệnh viện ......................................................30 5.Mô hình tổ chức và quản lý bệnh viện đa khoa ...........31 6.Nội dung quản lý bệnh viện .........................................31 7. Cơ chế quản lý ..............................................................33 8. Qui định chung của một số qui chế chuyên môn trong bệnh viện ..........................................................................33 BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ....................38 1. Quản lý là gì ? ..................................................................38 8
  2. 2. 9 2.Nguyên tắc quản lý .......................................................... 39 3.Các phương pháp quản lý ................................................ 40 3.1. Phương pháp hành chính .......................................... 41 3.2. Phương pháp kinh tế ................................................. 41 3.3. Phương pháp giáo dục .............................................. 42 3.4.Phương pháp quản lý theo quan điểm hệ thống ....... 43 3.5. Quản lý theo mục tiêu ................................................ 44 3.6. Quản lý theo quan điểm chất lượng toàn diện ..........44 3.7. Vận dụng tổng hợp các phương pháp .......................44 4. Chức năng và qui trình quản lý ........................................ 45 4.1.Chức năng chính của quản lý .................................... 45 4.2. Qui trình cơ bản ........................................................ 46 5. Tiêu chuẩn của người quản lý đơn vị, tổ chức ................ 47 BÀI 3. LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ ...................................... 49 1. Khái niệm ......................................................................... 49 2. Phân loại kế hoạch ........................................................... 51 2.1. Theo thời gian............................................................ 51 2.2. Theo cấp độ ............................................................... 51 2.3. Theo phạm vi ............................................................. 52 2.4.Theo phương pháp xây dựng kế hoạch ..................... 52 3. Những yếu tố biến đổi trong lập kế hoạch ....................... 53 4. Các nguyên tắc của kế hoạch ........................................... 54 9
  3. 3. 10 5. Quá trình lập kế hoạch ..................................................... 54 5.1. Các bước lập kế hoạch hoạt động triển khai kế hoạch của cấp trên ........................................................... 54 5.2. Các bước lập kế hoạch dựa trên cơ sở xác định ưu tiên .................................................................................... 55 6. Các bước lập kế hoạch hoạt động y tế dựa trên cơ sở xác định ưu tiên .................................................................... 55 6.1. Bước 1: Phân tích tình hình hiện tại ......................... 56 6.2. Bước 2: Xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên .................................................... 60 6.3. Bước 3: Xác định mục tiêu ........................................ 67 6.4. Bước 4: Lựa chọn giải pháp/ hoạt động ................... 68 6.5. Bước 5: Viết kế hoạch hoạt động .............................. 71 BÀI 4. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ . 81 1. Theo dõi hoạt động y tế ................................................... 82 1.1. Định nghĩa ................................................................. 82 1.2. Chuẩn bị theo dõi ...................................................... 82 1.3. Tiến hành theo dõi ..................................................... 84 2. Đánh giá hoạt động y tế ................................................... 86 2.1. Khái niệm .................................................................. 86 2.2. Thời điểm đánh giá cho một hoạt động..................... 87 2.3. Các lĩnh vực cần đánh giá ......................................... 87 10
  4. 4. 11 2.4. Qui trình đánh giá .....................................................88 BÀI 5. GIÁM SÁT ...........................................................90 1. Khái niệm .........................................................................90 2.Mục đích của giám sát .....................................................92 3.Nguyên tắc cơ bản của giám sát ......................................93 4.Phương thức giám sát ......................................................94 4.1.Giám sát trực tiếp ......................................................94 4.2. Giám sát gián tiếp .....................................................94 5. Hình thức giám sát ...........................................................95 6. Các bước hoạt động giám sát ...........................................95 6.1. Chuẩn bị ....................................................................95 6.2. Thực hiện giám sát ....................................................96 6.3. Công việc sau giám sát ..............................................97 7.Xây dựng bảng kiểm giám sát .........................................98 7.1. Khái niệm ..................................................................98 7.2.Nguyên tắc xây dựng bảng kiểm ...............................98 BÀI 6. HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ................................................................................100 1.Khái niệm cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng ......100 1.1. Cộng đồng là gì? .......................................................100 1.2.Sự tham gia của cộng đồng trong CSSKBĐ ..............100 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng ...............................101 11
  5. 5. 12 2. Tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng ............. 101 3. Các bước trong huy động cộng đồng ............................... 101 4. Các đối tượng và biện pháp tác động trong huy động cộng đồng ............................................................................. 102 BÀI 7. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG CÁC CẤP.......................................... 103 1. Hệ thống quản lý điều dưỡng .......................................... 103 2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng và điều dưỡng trưởng các cấp........................................................... 107 2.1. Chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương .........................107 2.2. Tổ chức, nhiệm vụ của phòng điều dưỡng bệnh viện 109 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng phòng điều dưỡng ....111 2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa .............................................. 114 2.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của kỹ thuật viên trưởng khoa .................................................................................. 116 3. Tổ chức Hội Điều dưỡng Việt Nam ................................... 118 BÀI 8. QUẢN LÝ NHÂN LỰC, THỜI GIAN, TÀI SẢN VÀ VẬT TƯ............................................................. 121 QUẢN LÝ NHÂN LỰC................................................... 121 12
  6. 6. 13 1. Phân loại công việc Điều dưỡng ...................................... 121 2. Công thức tính số nhân lực .............................................. 123 3.Qui trình tuyển chọn nhân lực. ........................................ 125 4. Lựa chọn mô hình chăm sóc và xây dựng lịch làm việc. 126 5. Điều chỉnh nhân lực trong bệnh viện. .............................. 127 6.Đánh giá nhân viên .......................................................... 128 QUẢN LÝ THỜI GIAN .................................................. 129 1. Đại cương ......................................................................... 129 2.Lợi ích của việc quản lý thời gian tốt .............................. 131 3.Yếu tố tiết kiệm thời gian. ............................................... 132 4. Nguyên nhân gây lãng phí thời gian ................................ 132 5.Nguyên tắc chung để quản lý tốt thời gian ...................... 134 5.1. Hạn chế sự gián đoạn công việc ...............................134 5.2. Giảm hội họp, các công việc hành chính, giấy tờ không cần thiết ................................................................. 134 5.3. Ủy quyền ....................................................................135 5.4. Mạnh dạn nói lời từ chối với một số công việc .........135 5.5. Lựa chọn ưu tiên và lập kế hoạch công tác. ............. 136 5.6. Tăng cường tính kỷ luật, thái độ nghiêm túc với công việc, tránh trì hoãn công việc ...............................................136 5.7. Thay đổi, cải tiến một số thường quy, lề lối làm việc khi cần thiết ......................................................................137 13
  7. 7. 14 5.8. Rèn luyện kỹ năng và tác phong làm việc .................137 QUẢN LÝ TÀI SẢN - VẬT TƯ ..................................... 138 1. Công tác dự trù/Lập kế hoạch quản lý tài sản, vật tư ...... 139 2. Lĩnh tài sản vật tư ............................................................ 142 3. Bảo quản vật tư trong kho................................................ 142 4. Cấp phát tài sản, vật tư ..................................................... 146 5.Giám sát sử dụng ............................................................. 146 6.Kiểm tra - đánh giá .......................................................... 147 BÀI 9. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO.............................. 148 1. Khái niệm lãnh đạo. ......................................................... 148 1.1. Quản lý ......................................................................148 1.2.Lãnh đạo .................................................................... 149 1.3.Phân biệt quản lý và lãnh đạo ...................................149 2.Phong cách lãnh đạo ........................................................ 150 2.1 Phong cách lãnh đạo lấy con người làm trung tâm ... 150 2.2. Phong cách lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm ... 152 2.3 Phong cách lãnh đạo chỉ huy độc đoán .....................152 2.4 Phong cách lãnh đạo dân chủ ....................................154 2.5 Phong cách lãnh đạo ủy quyền ..................................155 3. Phẩm chất của người lãnh đạo ......................................... 156 3.1.Phẩm chất người lãnh đạo cần có ............................ 156 3.2. Những đức tính ngưòi lãnh đạo cần tránh ................ 157 14
  8. 8. 15 BÀI 10. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...... 158 1. Đại cương ......................................................................... 158 2. Phương pháp giải quyết vấn đề ........................................ 159 2.1 Nhận định để xác định vấn đề cần giải quyết ............ 159 2.2. Phân tích vấn đề cần giải quyết (Áp dụng kỹ thuật SWOT) .............................................................................. 161 2.3. Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề ............................ 162 2.4. Thực hiện. .................................................................. 164 2.5. Giám sát - Đánh giá .................................................. 165 BÀI 11. TỔ CHỨC CUỘC HỌP .................................... 167 1. Mục đích cuộc họp ........................................................... 168 2. Một số cuộc họp thường được tổ chức trong công tác điều dưỡng 168 ........................................................................... 3. Cách tiến hành một cuộc họp 169 ........................................... 3.1. Chuẩn bị cho một cuộc họp ....................................... 169 3.2. Điều hành cuộc họp ................................................... 171 3.3. Cách ghi biên bản cuộc họp ...................................... 173 BÀI 12. VIẾT BÁO CÁO VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN ................................................................................... 176 1. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ........................... 176 1.1. Khái niệm về văn bản ................................................ 176 15
  9. 9. 16 1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của văn bản .............. 177 1.3. Các chức năng chủ yếu của văn bản quản lý nhà nước .................................................................................. 178 1.4. Các loại văn bản quản lý nhà nước: .........................179 1.5. Một số vấn đề về kỹ thuật xây dựng văn bản: ...........186 1.6. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản .....................188 2. Kỹ thuật soạn thảo và trình bày một số văn bản thông dụng: ....................................................................................204 2.1. Công văn: ..................................................................204 2.2. Tờ trình: .....................................................................208 2.3. Soạn thảo và trình bày báo cáo .................................210 BÀI 13. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC...................................................................... 217 1. KHÁI NIỆM .................................................................... 217 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ........... 220 3. CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ CHUẨN CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH............................................... 223 3.1. Cơ sở Pháp lý ............................................................223 3.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................224 3.3. Cơ sở khoa học .......................................................... 225 4. CẤU TRÚC CÁC CHUẨN CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC...................................................................................... 226 16
  10. 10. 17 4.1. Lĩnh vực quyền của người bệnh ................................227 4.2. Lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng .................................. 229 4.3. Lĩnh vực hồ sơ điều dưỡng ........................................233 4.4. Lĩnh vực bảo đảm chất lượng và an toàn người bệnh .................................................................................. 234 4.5. Lĩnh vực quản lý chăm sóc ........................................236 5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH................................................................................... 239 5.1. Nguyên tắc đánh giá .................................................. 239 5.2. Các phương pháp thu thập thông tin và mã hóa phương pháp ..................................................................... 244 5.3. Cách đánh giá từng tiêu chí ......................................245 5.4. Phân loại kết quả thực hiện từng tiêu chí .................246 5.5. Cách đánh giá nguy cơ của các tiêu chí thực hiện không đầy đủ. ..................................................................... 247 5.6. Cách ghi Phiếu đánh giá từng tiêu chí ......................249 5.7. Cách ghi phiếu đánh giá từng lĩnh vực .....................253 BÀI 14. THƯỜNG QUY ĐI BUỒNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG.......................................................... 259 1. Đại cương ......................................................................... 259 2. Nguyên tắc đi buồng: ....................................................... 260 3. Tầm quan trọng đi buồng ................................................. 261 17
  11. 11. 18 4. Hình thức đi buồng. ......................................................... 261 4.1. Đi buồng hàng ngày ..................................................261 4.2. Đi buồng theo lịch ..................................................... 263 5. Nhiệm vụ của ĐDT khoa ................................................. 264 BÀI 15. XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC........ 266 1. Khái niệm, sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của bản mô tả công việc .......................................................................... 266 1.1. Khái niệm ..................................................................266 1.2. Sự cần thiết ................................................................267 1.3. Mục đích .................................................................... 267 1.4. Yêu cầu của bản mô tả công việc .............................. 269 2. Quy trình xây dựng bản mô tả công việc ......................... 271 2.1. Trách nhiệm xây dựng bản mô tả công việc ............. 271 2.2. Quy trình xây dựng .................................................... 271 3. Nội dung bản mô tả công việc ......................................... 273 3.1 Chức danh công việc .................................................273 3.2. Thông tin về viên chức............................................... 273 3.3. Mục đích của công việc .............................................274 3.4. Nhiệm vụ ....................................................................274 3.5. Quan hệ tổ chức ........................................................274 3.6. Quyền hạn .................................................................. 275 3.7. Các yêu cầu đối với người thực hiện......................... 275 18
  12. 12. 19 4. Đánh giá công tác theo bản mô tả công việc ................... 275 5. Một số lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo bản mô tả công việc .......................................................................... 276 19
  13. 13. 20 BÀI 1. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ, QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học, học sinh có khả năng: Trình bày được khái niệm y tế cơ sở, nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở và nội dung quản lý trạm y tế Trình bày được phân loại, chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý bệnh viện NỘI DUNG I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ 1. Y tế cơ sở 1.1. Khái niệm và đặc điểm Y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với dân, nằm trong hệ thống Y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm, chữa bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh, phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ. 20
  14. 14. 21 Mạng lưới Y tế cơ sở gồm: Trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế và các y tế thôn bản. Đặc điểm của y tế cơ sở là: Hướng về dự phòng, hướng về chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Thực hiện lồng ghép và phối hợp các tổ chức và hoạt động để phát huy được sức mạnh và làm cho tổ chức y tế ở huyện được gọn nhẹ hơn. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn thống nhất trong huyện, tăng cường được hiệu quả, tránh được lãng phí nguồn lực y tế của huyện. 1.2. Vai trò của y tế cơ sở Là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự, an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. 2. Trạm y tế cơ sở Trạm y tế cơ sở là đơn vị sự nghiệp y tế chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của trung tâm y tế quận, 21
  15. 15. 22 huyện, thị xã đồng thời chịu sự quản lý của UBND xã, phường, thị trấn về mặt quản lý hành chính nhà nước và việc xây dựng kế hoạch y tế trên địa bàn. 2.1. Nhiệm vụ của Trạm y tế Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: + Y tế dự phòng; Khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Cung ứng thuốc thiết yếu; Quản lý sức khỏe cộng đồng; Truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật; Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn; Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn; 22
  16. 16. 23 Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao 2.2. Nhân lực Đảm bảo đủ định mức biên chế cho trạm y tế xã với cơ cấu nhân lực phù hợp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/ 6/ 2007 của Bộ Y tế Bộ Nội vụ, cụ thể : Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm. Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm. Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm. 23
  17. 17. 24 Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/ 1 trạm. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý: Miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng sông hồng và cửu long: hệ số 1,2; vùng cao, hải đảo: hệ số 1,3. Cơ cấu nhân lực đủ 5 nhóm chuyên môn: bác sỹ; y sỹ; hộ sinh trung học; điều dưỡng trung học; dược sỹ trung học hoặc sơ học (đối với miền núi). Trong đó có Y sỹ y học cổ truyền hoặc lương y trực tiếp khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện hành. Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm y tế xã hoặc có bác sỹ làm việc định kỳ tại trạm từ 3 ngày/ tuần trở lên. Mỗi thôn, bản, ấp đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế được đào tạo theo khung chương trình do Bộ Y tế quy định; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép các hoạt động của nhân viên y tế thôn bản với cộng tác viên của các chương trình y tế. 2.3. Cơ sở vật chất Diện tích trạm y tế xã đảm bảo: 24
  18. 18. 25 Thành thị: Diện tích mặt bằng đất từ 60 m2 trở lên; diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 150m2 trở lên. Nông thôn, miền núi: Diện tích mặt bằng đất từ 500m2 trở lên. Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 250m2 trở lên. Trạm y tế xã về cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và Tiêu chuẩn ngành hiện hành. Khu vực nông thôn có ít nhất 10 phòng chức năng; khu vực thành thị hoặc trạm y tế ở gần bệnh viện ít nhất có 6 phòng trong số các phòng dưới đây. Diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Phòng Khám bệnh. Y dược cổ truyền. Quầy dược, kho. Phòng xét nghiệm (cận lâm sàng). Tiệt trùng. Phòng sơ cứu, cấp cứu. Lưu bệnh nhân, sản phụ. Phòng khám phụ khoa, KHHGĐ. Phòng đẻ (phòng sanh). 25
  19. 19. 26 Phòng tiêm. Phòng tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn dân số - KHHGĐ. Phòng hành chính. Phòng trực. Trạm y tế xã đảm bảo đủ các loại trang thiết bị và đủ số lượng còn sử dụng được theo Danh mục trang thiết bị của trạm y tế xã theo quy định hiện hành. 3. Nội dung quản lý trạm y tế cơ sở 3.1. Quản lý kế hoạch Trạm y tế xây dựng kế hoạch hoạt động 6 tháng, 1 năm và triển khai thực hiện sau khi đó được trung tâm y tế huyện và UBND xã phê duyệt. 3.2. Quản lý nhân lực Có cơ cấu cán bộ tối thiểu. Có qui chế làm việc rõ ràng, cụ thể. Nhiệm vụ của từng thành viên phải được phân công cụ thể, rõ ràng, có lịch làm việc cá nhân và lịch tuần của trạm. 3.3. Quản lý thông tin 26
  20. 20. 27 Đối với người cán bộ quản lý, thông tin nói chung và thông tin y tế nói riêng là một yêu cầu không thể thiếu được. Nguồn thông tin chinh xác, kịp thời và đầy đủ giúp cho người cán bộ quản lý đưa ra những quyết định đúng. Với y tế xã phường, thu thập thụng tin từ sổ sách, báo cáo là quan trọng nhất. Vì vậy việc ghi chép sổ sách ban đầu ở tuyến cơ sở theo mẫu mà Bộ y tế ban hành là rất cần thiết. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất lên Trung tâm (phòng) y tế theo biểu mẫu thống kê y tế xã và các qui định về thông tin báo cáo. 3.4. Quản lý cơ sở, vật tư, trang thiết bị y tế và hoạt động y tế Nội dung chính là trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 gồm có 10 tiêu chí sau : Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân. Nhân lực y tế. Cơ sở hạ tầng. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác. Kế hoạch – Tài chính. Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. 27
  21. 21. 28 - Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe. II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN 1. Định nghĩa bệnh viện Bệnh viện là cơ sở trong khu vực dân cư gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng với trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện cũng là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học. 2. Chức năng chính của bệnh viện Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng. 28
  22. 22. 29 Đào tạo, huấn luyện cán bộ y tế, giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình họ. Nghiên cứu khoa học về y tế. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật bằng cách giúp đỡ tại chỗ, cố vấn, chuyên gia, công nghệ, nâng cao tay nghề và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Hợp tác quốc tế, mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm nhằm từng bước xây dựng bệnh viện hiện đại. Quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao các nguồn kinh phí, ngân sách nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, viện phí, viện trợ. Tổ chức hệ thống bệnh viện Bệnh viện nhà nước được gồm: Tuyến trung ương: Bệnh viện đa khoa và các bệnh viện chuyên khoa sâu. Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa và các bệnh viện chuyên khoa. 29
  23. 23. 30 Tuyến huyện: Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện đa khoa huyện và phòng khám đa khoa khu vực. Ngoài ra còn có các bệnh viện thuộc các bộ ngành khác. Theo Nghị quyết của Chính phủ về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngoài bệnh viện Nhà nước còn có hệ thống bệnh viện ngoài công lập. 4. Phân loại bệnh viện Căn cứ vào các nhóm tiêu chuẩn và điểm đạt để phân loại bệnh viện: Các nhóm tiêu chuẩn và điểm: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ: 10 điểm Qui mô và nội dung hoạt động: 20 điểm Trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động: 35 điểm Cơ sở hạ tầng: 15 điểm Thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị: 20 điểm Phân loại bệnh viện: Căn cứ vào số điểm đạt được, phân thành: 30
  24. 24. 31 Bệnh viện hạng I: Đạt từ 90 - 100 điểm Bệnh viện hạng II: Đạt từ 70 - 89 điểm Bệnh viện hạng III: Đạt từ 40 - 69 điểm Việc xét duyệt xếp hạng sẽ do Bộ Y tế, địa phương hoặc bộ chủ quản quyết định. 5. Mô hình tổ chức và quản lý bệnh viện đa khoa Mô hình tổ chức và quản lý thống nhất của các bệnh viện là: Ban Giám đốc gồm có giám đốc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của bệnh viện. Các phó giám đốc được phân công giúp giám đốc phụ trách các lĩnh vực cụ thể. Các phòng chức năng Các khoa lâm sàng Các khoa cận lâm sàng Giám đốc thành lập các Hội đồng tư vấn về khoa học kỹ thuật, thuốc điều trị, khen thưởng. Nội dung quản lý bệnh viện Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ hồ sơ tài liệu. Công tác kế hoạch. 31
  25. 25. 32 Công tác chuyên môn: Quản lý việc thực hiện các qui định về chuyên môn như chế độ cấp cứu, thường trực, khám chữa bệnh, giao ban về chuyên môn... Công tác tổ chức cán bộ Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học Công tác chăm sóc điều dưỡng Công tác tài chính, kế toán Vật tư, trang thiết bị y tế Trong quá trình quản lý bệnh viện phải giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh: Mâu thuẫn giữa yêu cầu của bệnh nhân với đáp ứng của bệnh viện. Ví dụ bệnh nhân nghèo với viện phí... Mâu thuẫn giữa yêu cầu của bệnh viện với môi trường. Ví dụ như yêu cầu nâng cao chất lượng kỹ thuật với ngân sách hạn chế... Mâu thuẫn nội tại bệnh viện trong quá trình hoạt động, ví dụ: mâu thuẫn giữa các khoa lâm sàng vói hậu cần, giữa yêu cầu chuyên môn của các khoa lâm sàng với đáp ứng của xét nghiệm. 32
  26. 26. 33 Mâu thuẫn giữa công nghệ cao và khả năng kỹ thuật của cán bộ y tế, ví dụ như mâu thuẫn giữa máy móc, thiết bị cao với trình độ cán bộ, giữa điều dưỡng và yêu cầu thực tế. Cơ chế quản lý Chế độ làm việc: Thực hiện chế độ thủ trưởng: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động của bệnh viện. Khi giám đốc vắng mặt, phải uỷ quyền cho phó giám đốc. Mối quan hệ giữa các khoa phòng là mối quan hệ hợp tác cùng chung mục đích phục vụ cho bệnh nhân trong khám, chữa bệnh. Qui định chung của một số qui chế chuyên môn trong bệnh viện Qui chế chuyên môn trong bệnh viện là những qui định yêu cầu mọi người đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Trong bệnh viện có nhiều qui chế chuyên môn như qui chế thường trực, cấp cứu, qui chế chăm sóc người bệnh toàn diện... 8.1. Qui chế thường trực Chế độ thường trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ phải được bệnh viện tổ chức bảo đảm liên tục 24 33
  27. 27. 34 giờ để kịp thời cấp cứu, khám bệnh, chẩn đoán và điều trị ngay cho người bệnh. Danh sách các thành viên thường trực phải được phân công theo lịch từ tuần trước do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí thường trực và lịch thường trú của các chuyên gia đầu ngành. Riêng khoa ngoại phải có danh sách kíp phẫu thuật và thường trực buồng phẫu thuật. Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh. Các vị trí thường trực phải có biển, bảng, mũi tên hướng dẫn, đèn sáng và có sổ ghi chép tình hình phiên thường trực. Khi hết giờ phải bàn giao cho phiên trực sau. Không được rời bỏ vị trí thường trực và phải thực hiện mệnh lệnh thường trực cấp trên. Thường trực chính phải là người có đủ trình độ, độc lập giải quyết công việc. Bác sĩ đang trong thời gian tập sự không được phân công thường trực chính. 8.2. Qui chế cấp cứu 34
  28. 28. 35 Cấp cứu là một nhiệm vụ rất quan trọng, giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức cấp cứu kịp thời trong mọi trường hợp: Người bệnh mới đến tại khoa khám bệnh hoặc vào thẳng các khoa lâm sàng. Người bệnh đang theo dõi điều trị tại các khoa lâm sàng có diễn biến nặng, nguy kịch. Tuyến dưới có yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp. Cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện. Trong tất cả các trường hợp cấp cứu, bác sĩ, điều dưỡng phải khẩn trương kịp thời cấp cứu ngay; không được gây phiền hà trong thủ tục hành chính và không được đun đẩy người bệnh. Phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện, phương tiện tốt nhất cho cấp cứu người bệnh: Cán bộ chuyên môn có trình độ, kinh nghiệm. Thiết bị y tế, phương tiện phục vụ tốt. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật thuận tiện, phương tiện vận chuyển tốt... Công tác cấp cứu phải đảm bảo hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày. 35
  29. 29. 36 8.3. Qui chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị Việc chẩn đoán bệnh, kê đơn điều trị có vị trí quan trọng trong khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về chuyên môn kĩ thuật, là chứng từ tài chính và cũng là tài liệu pháp y. Việc làm hồ sơ bệnh án phải được tiến hành khẩn trương, khách quan, thận trọng, chính xác và khoa học. Khi tiến hành khám bệnh, chẩn đoán và kê đơn phải kết hợp chặt chẽ các triệu chứng cơ năng, thực thể, lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố gia đình, xã hội và tiền sử bệnh. 8.4. Qui chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Các thành viên trong bệnh viện phải có tinh thần trách nhiệm, niềm nở, tận tình đón tiếp người bệnh từ khoa khám bệnh, các khoa cận lâm sàng đến các khoa điều trị tạo cho người bệnh có niềm tin, yên tâm điều trị. Phải đảm bảo các thủ tục hành chính qui định. Không được gây phiền hà cho người bệnh 8.5. Qui chế sử dụng thuốc Sử dụng thuốc cho người bệnh phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. 36
  30. 30. 37 Thuốc phải được đảm bảo đến cơ thể người bệnh. Phải thực hiện đúng các qui định về bảo quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán tài chính. LƯỢNG GIÁ Nêu khái niệm, vai trò của y tế cơ sở? Trình bày nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở? Nêu các nội dung quản lý trạm y tế? Trình bày yêu cầu về nhân lực của trạm y tế? Trình bày yêu cầu về cơ sở vật chất của trạm y tế? Nêu định nghĩa và 7 chức năng chính của bệnh viện? 7. Trình bày tổ chức hệ thống và phân loại bệnh viện? 8. Trình bày mô hình tổ chức và quản lý bệnh viện đa khoa? Kể tên và trình bày qui định chung của 5 qui chế chuyên môn trong bệnh viện đã được học ? 37
  31. 31. 38 BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa về quản lý và quản lý y tế. Kể tên được 9 nguyên tắc chung về quản lý. Nêu được 6 phương pháp quản lý cơ bản. Trình bày được chức năng và qui trình quản lý. Nêu được 8 yêu cầu chung của người quản lý tốt. NỘI DUNG 1. Quản lý là gì ? Quản lý là một khoa học và nghệ thuật. Ở những góc độ khác nhau, quản lý được định nghĩa khác nhau. Hiện nay có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về quản lý như : Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. 38
  32. 32. 39 Quản lý là làm cho mọi việc cần làm được mọi người làm. Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân lực, vật lực, ...) sẵn có để hoàn thành một mục tiêu. Quản lý là đưa ra những quyết định: Làm việc này; Chưa làm việc kia; Không làm việc đó; Việc này phải làm như thế nào để đạt được ở mức nào; Việc này phải làm ở đâu, khi nào làm, bao giờ xong,... Quản lý y tế là xác định những vấn đề y tế của cộng đồng, xây dựng chính sách y tế có thể thực hiện được cũng như đưa ra phương hướng, đề án để giải quyết các vấn đề đó. 2. Nguyên tắc quản lý Nguyên tắc chung về quản lý là những qui tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý, các nhà lãnh đạo, quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Quyền lực và trách nhiệm: Cần phải công khai và thể chế hóa quyền hạn và trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân. 39
  33. 33. 40 Ủy quyền: là quá trình chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cho cấp dưới do sự phát triển của tổ chức hoặc do các nguyên nhân khác nhau. Quản lý công việc bằng mục tiêu. Quản lý nhân lực bắng phân công lao động. Lựa chọn, thay thế các tài nguyên hợp lý. Thống nhất một mệnh lệnh: Giúp cho việc xác lập kênh quyền lực rõ ràng. Đồng nhất về phương hướng: Là điều kiện tiên quyết để thống nhất hành động, phối hợp sức mạnh và tập trung các nỗ lực. Qui định mức độ giám sát: Số lượng cá nhân báo cáo cho 1 giám sát viên không được vượt quá khả năng hợp tác và điều hành của giám sát viên đó. Định rõ mục tiêu: Để chi tiết hóa và phân phối thời gian hợp lý tạo điều kiện cả hệ thống đi đúng hướng và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các phương pháp quản lý Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Phương pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thường được 40
  34. 34. 41 thay đổi theo đối tượng và tình huống quản lý. Các phương pháp quản lý nhằm trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Làm việc đó như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này, chủ thể quản lý cần có phương pháp và nghệ thuật quản lý phù hợp. 3.1. Phương pháp hành chính Là phương pháp dựa vào quyền uy tổ chức của người quản lý để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao. Người quản lý phải nắm vững yêu cầu chặt chẽ của phương pháp này: Có căn cứ khoa học, luận cứ, luận chứng đủ. Có đủ thông tin. Phải gắn liền quyền hạn, trách nhiệm,... 3.2. Phương pháp kinh tế Là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất. 41
  35. 35. 42 Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới đồng thời cũng tăng trách nhiệm của họ, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích. Quản lý bằng phương pháp kinh tế theo các hướng: Quản lý bằng mục tiêu, định mức, trách nhiệm vật chất (thưởng, phạt, ... ) 3.3. Phương pháp giáo dục Là phương pháp tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác, nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ: Dùng nghệ thuật vận động, thuyết phục tâm lý giáo dục. Nêu gương tốt, phê phán thiếu sót. Bồi dưỡng đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Uy tín của người quản lý có vai trò rất quan trọng, nhiều khi là yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp giáo dục trong cơ quan đơn vị. 42
  36. 36. 43 3.4. Phương pháp quản lý theo quan điểm hệ thống Hình 3 : Sơ đồ hóa về công tác quản lý theo quan điểm hệ thống Trong phạm vi tổ chức hoặc chương trình nói đến các chức năng sản xuất và quản lý. Chức năng quản lý nhằm giúp hệ thống đạt được đầu ra mong muốn có hiệu quả và hiệu suất. Xử lý về quản lý có các chức năng: Làm cho môi trường hệ thống thuận lợi hơn cho sự phát triển. Huy động nguồn lực. 43
  37. 37. 44 Đảm bảo các số liệu thông tin kịp thời, đầy đủ, có giá trị. Giúp cho hệ thống phát triển và tạo được đầu ra đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. 3.5. Quản lý theo mục tiêu Xác định chính xác các mục tiêu làm căn cứ cho phép đánh giá được hiệu quả và cơ sở để phấn đấu đạt được. 3.6. Quản lý theo quan điểm chất lượng toàn diện Đem lại sự hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đối tượng… Trong y tế là đem lại sự hài lòng, thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong cộng đồng. 3.7. Vận dụng tổng hợp các phương pháp Đây là một yêu cầu khách quan vì mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Đối tượng quản lý là con người mà con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Tùy từng hoàn cảnh mà vận dụng thích hợp nhưng phương pháp kinh tế phải được đặc biệt coi trọng. Để quản lý có hiệu quả, trong thực tế cần chú ý đảm bảo 3 yêu cầu: Tính toàn diện, khách quan và khả thi. 44
  38. 38. 45 4. Chức năng và qui trình quản lý 4.1. Chức năng chính của quản lý Lập kế hoạch Thực hiện Đánh giá Lập kế hoạch: Tìm hướng đi đến mục tiêu trên cơ sở những điều kiện nhân lực, tài lực, vật lực. Liệt kê, tổng hợp các hoạt động, nhu cầu, kế hoạch đảm bảo thực thi đủ điều kiện. Các nguồn tài nguyên sát với khả năng thực tế. Thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ kịp thời và chính xác. Tổ chức thực hiện: Thực hiện ý đồ của kế hoạch đề ra; Tác động duy trì cũng có hệ thống, tác động này thuộc chủ thể quản lý trong quá trình thực hiện. Quá trình điều hành là thực hiện chương trình theo đúng tiến độ đồng thời giải quyết phát sinh, trở ngại hoặc kích thích các thành viên bằng tinh thần và vật chất, đặt ra các mối quan hệ các bộ phận để hành động thống nhất. 45
  39. 39. 46 Đánh giá kết quả thực hiện: Là chức năng cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng. Có thể nói không có kiểm tra là không có quản lý. 4.2. Qui trình cơ bản Lập kế hoạch: Thu thập những chỉ số, những thông tin cần thiết: ý kiến, số liệu, sổ sách, lý do, nguyên nhân, đề nghị, ... để phát hiện những vấn đề của cộng đồng (chẩn đoán cộng đồng ). Chọn ưu tiên: Những “ vấn đề” cần tập trung giải quyết trước. Đề ra mục tiêu cụ thể. Nêu ra những giải pháp (biện pháp) có thể giải quyết được “ vấn đề”. Chọn những giải pháp thích hợp. Đề ra các hoạt động cụ thể. Thành lập các đội, nhóm công tác, phân công công việc. Dự trù kinh phí (tiền). Dự trù trang thiết bị vật tư, ... 46
  40. 40. 47 Quỹ thời gian cần thiết để thực hiện kế hoạch. Thực hiện kế hoạch: Bao gồm tổ chức thực hiện và điều hành giám sát các nguồn tài nguyên và xử lý kịp thời các thông tin thu thập được, giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện. Đánh giá: Đánh giá là đối chiếu kết quả đã làm so với mục tiêu: Đạt, vượt, không đạt, những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên. Xem xét những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ra quyết định điều chỉnh,... Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo tốt hơn. 5. Tiêu chuẩn của người quản lý đơn vị, tổ chức Người quản lý là người có chức vụ, chịu trách nhiệm hoạt động của lĩnh vực cần có một số tiêu chuẩn nhất định: Tự tin. Tinh thông nghề nghiệp. Biết lắng nghe, thu thập thông tin. Phải trao đổi những công việc thấy cần. 47
  41. 41. 48 Phải tìm hiểu yếu tố động viên khi giao nhiệm vụ. Phải giữ lòng tin đối với cộng đồng. Cần thẳng thắn, phê bình, không thoả hiệp với sai trái. Luôn tự kiềm chế mình trong các quyết định. LƯỢNG GIÁ Nêu 3 định nghĩa khác nhau về quản lý? Liệt kê 9 nguyên tắc của quản lý? Trình bày các phương pháp quản lý cơ bản? Kể tên 3 chức năng của quản lý? Trình bày qui trình cơ bản của quản lý? 5. Liệt kê 8 tiêu chuẩn của người quản lý? 48
  42. 42. 49 BÀI 3. LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong, học viên có khả năng : Trình bày được khái niệm về lập kế hoạch và những câu hỏi cần trả lời khi tiến hành lập kế hoạch. Trình bày được cách thu thập, ý nghĩa các chỉ số y tế để phân tích và xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên. Trình bày được 5 đặc tính khi viết một mục tiêu y tế. Viết được kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu. Trình bày được các loại lập kế hoạch và các bước tiến hành theo từng loại lập kế hoạch. NỘI DUNG 1. Khái niệm Lập kế hoạch là một trong các chức năng cơ bản của quản lý, nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt được. Theo quan niệm phổ thông, lập kế 49
  43. 43. 50 hoạch được hiểu là vạch ra những công việc (các hoạt động) sẽ thực hiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định. Lập kế hoạch là một hoạt động rất thường xuyên trong cuộc sống và trong công việc nhằm vạch ra kế hoạch hoạt động cho chính mình và cho những đối tượng mà mình quản lý. Lập kế hoạch còn là quá trình tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Mục tiêu cần đạt là gì? Nên làm cái gì, làm như thế nào thì có thể đạt được mục tiêu một cách thuận lợi nhất? Làm khi nào là tốt nhất? Cần có những điều kiện gì? Những yếu tố nào? Bao nhiêu? Ai làm? Làm ở đâu? Như vậy: "Lập kế hoạch là quá trình tìm ra các bước đi tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa học về các điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong tương lai". 50
  44. 44. 51 Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức thì lập kế hoạch là một quá trình bao gồm việc nghiên cứu đề xuất ra các mục tiêu, giải pháp, hoạt động và công cụ nhằm đạt tới mục tiêu, được cơ quan có thẩm quyền thông qua kế hoạch đó dưới hình thức văn bản qui phạm hành chính hoặc pháp luật. 2. Phân loại kế hoạch 2.1. Theo thời gian - Kế hoạch dài hạn: thường được xây dựng cho 10 - năm. Kế hoạch trung hạn: thường là 3-7 năm, phổ biến là năm. Kế hoạch ngắn hạn: dưới 3 năm, thường là 1 năm. 2.2. Theo cấp độ Kế hoạch vĩ mô: đó là kế hoạch hoạch định cho thời kỳ dài, mang tính chiến lược và tập trung cao, do các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao xây dựng. Ví dụ: Kế hoạch phát triển nhân lực y tế Việt Nam đến năm 2020. Kế hoạch vi mô: là kế hoạch mang tính chiến thuật, dùng để triển khai kế hoạch vĩ mô, chiến lược, giải pháp của các cấp lãnh đạo và thường do các nhà quản lý điều hành 51
  45. 45. 52 của đơn vị, tổ chức xây dựng. Ví dụ: Kế hoạch đào tạo cán bộ tại Trung tâm Y tế huyện A. 2.3. Theo phạm vi Kế hoạch tổng thể: là kế hoạch xây dựng cho một quy mô lớn, phạm vi vấn đề rộng, thường mang tính chiến lược. Ví dụ: Kế hoạch phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Kế hoạch bộ phận: là kế hoạch xây dựng cho quy mô nhỏ và những lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Kế hoạch phát triển cộng tác viên phòng chống HIV/AIDS tại trạm y tế xã B. 2.4. Theo phương pháp xây dựng kế hoạch Lập kế hoạch từ trên xuống (top down) hay quá trình chuyển các kế hoạch vĩ mô thành kế hoạch hoạt động của cơ sở: đó là quá trình thực hiện hoá các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thông qua các hoạt động cụ thể tại cơ sở. Quá trình thực hiện hoá này cũng có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu và được phân bổ từ trên xuống dưới, từ trung ương xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã. Dựa trên các chỉ tiêu được phân bổ, các đơn vị sẽ xây dựng 52
  46. 46. 53 kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt được các chỉ tiêu đó. Như vậy, phương pháp lập kế hoạch này không dựa vào nhu cầu và chỉ do một nhóm người không trực tiếp thực hiện xây dựng nên tính hiệu quả của những kế hoạch này thường không cao. Lập kế hoạch từ dưới lên (bottom up) hay lập kế hoạch dựa trên lựa chọn ưu tiên của cơ sở: là phương pháp lập kế hoạch dựa trên thực tế tại cơ sở, được xây dựng không chỉ bởi những người lãnh đạo mà còn có sự tham gia của những người trực tiếp thực hiện (nhân viên y tế) và cả cộng đồng. Lợi ích của việc lập kế hoạch này là xác định được các vấn đề cần giải quyết một cách cụ thể, thiết thực hơn phương pháp trên, ngoài ra còn trao trách nhiệm và quyền chủ động giải quyết cho tuyến dưới, cấp dưới, huy động được nguồn lực và sáng kiến của cán bộ, nhân dân. Những yếu tố biến đổi trong lập kế hoạch Cấp quản lý. Chu kỳ sống của một sự kiện. Độ bất ổn định của môi trường. Độ dài của những cam kết trong tương lai. 53
  47. 47. 54 Các nguyên tắc của kế hoạch Tính mục tiêu. Tính khoa học. Tính cân đối. Tính pháp lý. Quá trình lập kế hoạch Thu thập thông tin để đánh giá tình hình. Xác định vấn đề ưu tiên. Phân tích vấn đề tìm nguyên nhân gốc rễ. Xây dựng mục tiêu. Lựa chọn giải pháp. Xác định các hoạt động. 5.1. Các bước lập kế hoạch hoạt động triển khai kế hoạch của cấp trên Nghiên cứu các văn bản của cấp trên. Cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp. Xác định, huy động nguồn lực. Thành lập nhóm triển khai. Viết kế hoạch hoạt động. Đệ trình văn bản kế hoạch để phê duyệt. 54
  48. 48. 55 5.2. Các bước lập kế hoạch dựa trên cơ sở xác định ưu tiên Nghiên cứu tình hình, thu thập thông tin. Lựa chọn vấn đề. Xác định mục tiêu. Lựa chọn giải pháp/ phương pháp. Liệt kê các hoạt động, phân công thích hợp. Viết và hoàn chỉnh kế hoạch (dự án). Đệ trình thẩm định, tìm kiếm nguồn lực. Các bước lập kế hoạch hoạt động y tế dựa trên cơ sở xác định ưu tiên Một bản kế hoạch có khả năng thực thi và phù hợp phải trả lời được các câu hỏi sau: Hiện chúng ta đang ở đâu? (phân tích tình hình thực tại). Chúng ta muốn đi đến đâu? (xây dựng mục đích, mục tiêu). Chúng ta đến đó bằng cách nào? (chọn giải pháp). Chúng ta có những nguồn lực nào? (nhân lực, vật lực, ....). 55
  49. 49. 56 Chúng ta đi đến đó như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên, lập kế hoạch cho những hoạt động y tế phải tiến hành qua 5 bước: 6.1. Bước 1: Phân tích tình hình hiện tại Muốn xác định được vấn đề sức khỏe cần can thiệp phải tiến hành phân tích tình hình thực tại. Muốn làm được điều này, chúng ta phải sử dụng các thông tin và chỉ số cần thiết cho việc phân tích, đánh giá. 6.1.1. Cách thu thập thông tin Thu thập số liệu từ sổ sách báo cáo: Trạm y tế xã: 7 quyển sổ chính của YTCS và một số sổ sách báo cáo khác. Chính quyền xã, thôn, bản. Cấp trên. Quan sát trực tiếp: Dùng bảng kiểm để quan sát một sự vật, một địa điểm (ví dụ tình trạng vệ sinh môi trường của các thôn, bản, chất lượng các giếng nước ăn,...) Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hoặc một bệnh tiềm tàng. 56
  50. 50. 57 Ví dụ: Đo chiều cao thai phụ phát hiện những người có chiều cao dưới 145 cm để gửi tới khoa sản bệnh viện vì có nguy cơ đẻ khó,... Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và điều tra tỉ lệ mắc một bệnh nào đó trong cộng đồng (thường cần sự hỗ trợ của tuyến trên). Ví dụ: xét nghiệm giun đũa, sốt rét,... Phỏng vấn cộng đồng: Phỏng vấn cá nhân, các hộ gia đình, cán bộ y tế, cán bộ quản lý,... Gửi bảng câu hỏi viết sẵn để thu thập các câu trả lời. Vì phải làm việc với số đông, hai phương pháp này đều phải chuẩn bị trước các bảng câu hỏi và chọn ngẫu nhiên, xác định cỡ mẫu, sau đó phải phân tích các kết quả viết báo cáo. Thảo luận với nhóm cộng đồng về các vấn đề sức khỏe (như cán bộ y tế, hội phụ nữ, lãnh đạo cộng đồng,...) nêu vấn đề, mời những người này phát biểu ý kiến và đưa ra giải pháp. Nếu các ý kiến khác nhau thì có thể nêu lại để cùng nhau thảo luận cho tới khi rõ ràng. 57
  51. 51. 58 Các cuộc thảo luận này có thể giúp cán bộ y tế hiểu biết thêm về tình hình sức khoẻ, các khó khăn trở ngại, các thuận lợi và tài nguyên, các quan điểm khác nhau trong cộng đồng về các vấn đề có liên quan và cách giải quyết thực tế do cộng đồng đề xuất. 6.1.2. Những chỉ số cần thu thập Tuỳ từng trường hợp và mục tiêu cụ thể, cần thu thập các chỉ số khác nhau. những chỉ số này có thể rất nhiều, cần chọn lọc kỹ vì không thể thu thập hết được. Bên cạnh chỉ số còn có các yếu tố cùng rất quan trọng không thể đo lường được những cần phải xác định như tập quán, niềm tin,... Có 5 loại chỉ số cần thu thập: + Chỉ số về dân số: Số dân trung bình, số dân theo tuổi, giới. Tỉ suất tử vong thô, tỉ suất tử vong đặc trưng theo tuổi, giới. Tỉ suất sinh thô và tỉ số phát triển dân số tự nhiên. + Chỉ số về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường: Phân bố nghề nghiệp trong xã. Số người đủ ăn và thiếu ăn trong xã. Thu nhập bình quân trên đầu người . 58
  52. 52. 59 Tỉ lệ hộ gia đình có nghề phụ. Tỉ lệ người mù chữ/ dân số và tỉ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động. Tỉ lệ hộ gia đình có phương tiện truyền thông,... Số gia đình lễ bái, cầu cúng khi ốm đau,... + Chỉ số về sức khoẻ và bệnh tật: 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất. Số trường hợp trẻ < 5 tuổi mắc từng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Số trường hợp mắc các bệnh phải báo cáo lên tuyến trên (tiêu chảy, sốt xuất huyết,...) Số trường hợp trẻ suy dinh dưỡng. Số trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500g. Số phụ nữ có thai tăng không đủ trọng lượng trong thời gian mang thai,..... + Vệ sinh môi trường: Tỉ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch để ăn uống, sinh hoạt. Tỉ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh. 59
  53. 53. 60 Tỉ lệ hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh. + Chỉ số về phục vụ y tế : Số CBYT các loại và người hành nghề y dược tư nhân. Trang thiết bị y tế của trạm y tế và của y tế tư nhân. Kinh phí y tế được cấp theo đầu dân. Số người đến khám và không đến khám tại trạm y tế. Số người đến khám và mua thuốc của tư nhân. Số lượt người được GDSK. Số trường hợp đặt vòng tránh thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Số thai phụ được khám thai đủ 3 lần và tiêm phòng uốn ván. Số trẻ < 1 tuổi được tiêm đủ 8 loại vắc xin. 6.2. Bước 2: Xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 6.2.1. Xác định vấn đề sức khoẻ 60
  54. 54. 61 Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định các vấn đề sức khoẻ. Phương pháp sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn để xác định Điểm vấn đề sức khoẻ VĐ1VĐ2 VĐ3 ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ ác chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã vượt mức bình thường. ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ ộng đồng đã biết tên của vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng. ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ ã có dự kiến hành động của nhiều ban, ngành, đoàn thể. ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ goài số CBYT, trong cộng đồng đã có 1 nhóm người khá thông thạo về vấn đề ấy. Cách cho điểm: Rất rõ ràng: 3 điểm.
  55. 55. Rõ ràng: 2 điểm. Bình thường: 1 điểm. 61
  56. 56. 62 Không rõ, không có: 0 điểm. Cách nhận định kết quả: Từ 9 - 12 điểm: Có VĐSK ấy ở trong cộng đồng. Dưới 9 điểm: Vấn đề chưa rõ. 6.2.2. Lựa chọn VĐSK ưu tiên Sau khi xác định vấn đề sức khỏe, chúng ta có thể thấy trong cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề sức khỏe, mà trong một năm không thể giải quyết hết được các vấn đề đó, vì vậy buộc chúng ta phải chọn vấn đề ưu tiên. Để lựa chọn VĐSK ưu tiên, người ta sử dụng bảng điểm để cân nhắc từng tiêu chuẩn sau: Các tiêu chuẩn để xét ưu tiên Điểm VĐ 1 VĐ 2 VĐ3 1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc hoặc liên quan) 2. Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại kinh tế - xã hội) 3. ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo khổ, mù chữ, vùng khó khăn,... ) 62
  57. 57. 63 Các tiêu chuẩn để xét ưu tiên Điểm VĐ 1 VĐ 2 VĐ3 4. Đã có kỹ thuật, phương tiện giải quyết 5. Kinh phí chấp nhận đựơc 6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết Cộng Cách cho điểm: Điểm 0 1 2 3 Mức độ phổ Rất thấp Thấp Trung Cao biến của vấn đề bình Mức độ gây tác Không Thấp Trung Cao hại bình Ảnh hưởng tới Không ít Tương Nhiều người nghèo đối Có kỹ thuật Không thể Khó Có khả Chắc giải quyết giải quyết khăn năng chắn Kinh phí Không Thấp Trung Cao 63
  58. 58. 64 bình Quan tâm của Không Thấp Trung Cao cộng đồng bình Cách nhận định kết quả: Cộng dồn điểm của từng vấn đề, xét và giải quyết ưu tiên từ vấn đề cao điểm nhất đến vấn đề có điểm thấp nhất. Dựa trên kết quả phân loại vấn đề như sau: 15 - 18 điểm: ưu tiên 12 - 14 điểm: Có thể ưu tiên Dưới 12 điểm: Xem xét lại, không ưu tiên. 6.2.3. Xác định nguyên nhân của vấn đề sức khỏe Các nguyên nhân của một vấn đề, có thể phân loại dựa trên các góc độ như sau: Từ phía các nhà cung cấp dịch vụ. Từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội (trong đó có chế độ chính trị). Từ nguồn sử dụng dịch vụ y tế, có thể chia làm 3 loại: + Do thiếu các nguồn lực 64
  59. 59. 65 Do thiếu tổ chức, tổ chức thực hiện yếu, kém, không hiệu quả. Do cộng đồng không chấp nhận hoặc phản ứng. Cách phân nguyên nhân thành 2 nhóm: Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Trên thực tế, nguyên nhân được thể hiện khá phức tạp, có những nguyên nhân là gốc của nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân là hậu quả của của một chuỗi các nguyên nhân khác theo kiểu nguyên nhân gốc rễ ( cây vấn đề ). Hình 4: Sơ đồ cây vấn đề 65
  60. 60. 66 Phân tích nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề không đơn giản, song càng phân tích kỹ bao nhiêu, càng bớt được những suy đoán chủ quan bấy nhiêu trong việc tìm ra nguyên nhân chính xác. Việc tìm ra các nguyên nhân gốc rễ, giúp người quản lý nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn trước khi ra quyết định hoạt động nào vào chương trình can thiệp (lập kế hoạch hành động). Để vẽ được cây vấn đề người ta thường dùng kỹ thuật nhưng tại sao. Từ vấn đề sức khỏe xác định được đặt câu hỏi " nhưng - tại sao" hoặc "tại sao" lại dẫn đến vấn đề này. Sau câu hỏi đầu ta có một số câu trả lời. Chọn ra trong số các câu trả lời những lý do có thể can thiệp được rồi đặt câu hỏi tiếp " tại sao". Còn những câu trả lời đưa ra lý do không giải quyết được tạm thời gác lại. Cứ tiếp tục đặt các câu hỏi tại sao cho các câu trả lời tiếp theo. Sau cùng sẽ tìm được công việc cần làm hay giải pháp cần can thiệp để đưa vào bản kế hoạch hành động. Ví dụ về tỉ lệ nhiễm HIV tăng: 66
  61. 61. 67 Hình 5 : Cây vấn đề về tỉ lệ nhiễm HIV tăng 6.3. Bước 3: Xác định mục tiêu 6.3.1. Định nghĩa mục tiêu Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được của một chương trình hoặc một hoạt động. Lý do phải xác định mục tiêu: Là cơ sở cho việc xây dựng một bản kế hoạch cụ thể Là cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động 6.3.2. Phương pháp viết/ xây dựng mục tiêu Mục tiêu phải ngắn gọn, rõ ràng và phải đảm bảo được 5 đặc tính cơ bản sau: 67
  62. 62. 68 Đặc thù: không lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác Đo lường được: Quan sát, theo dõi, đánh giá được Thích hợp, phù hợp với vấn đề sức khỏe đã được xác định, giúp giải quyết vấn đề cộng đồng đang muốn giải quyết Có thể thực hiện được (khả thi): Có thể đạt được mục tiêu với nguồn lực sẵn có và có thể vượt qua được các khó khăn, trở ngại. Khoảng thời gian: Phải được qui định rõ để đạt được những điều mong muốn trên công việc đã nêu. Ví dụ: Đến hết năm 2013, 80% phụ nữ có thai trong xã được khám thai và ghi phiếu theo dõi thai nghén đủ 3 lần. 6.4. Bước 4: Lựa chọn giải pháp/ hoạt động 6.4.1. Chọn giải pháp Dựa vào cây vấn đề đã phân tích để đề ra giải pháp thích hợp. Có thể có nhiều giải pháp để giải quyết một nguyên nhân, cần phải chọn một giải pháp thích hợp có tính khả thi. Giải pháp là gì? Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm đạt được mục tiêu hay là cách thức để giải quyết 68
  63. 63. 69 nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Giải pháp là phương tiện, phương thức để đạt tới mục tiêu. Ví dụ: Để đạt được mục tiêu là giảm tỉ lệ sơ sinh bị uốn ván rốn, có thể bằng nhiều giải pháp như tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ có thai, thực hiện đỡ đẻ sạch, vận động đến đẻ tại trạm y tế. Tính chất của các giải pháp: Các giải pháp được lựa chọn để giải quyếtcác vấn đề sức khỏe phải: Rất rõ ràng, cụ thể. Có hiệu quả nhất. Có khả năng thực thi. Giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại. Giá thành rẻ. Phù hợp với điều kiện tại chỗ. Có 5 tiêu chuẩn để lựa chọn một giải pháp tối ưu: Có tính khả thi cao: Có đủ 4 yếu tố: Nhân lực, vật lực, tài chính, quản lý và thời gian. 69
  64. 64. 70 Phù hợp với đường lối chính trị, chính sách kinh tế xã hội và y tế. Chấp nhận được: Không có những trở ngại quá khó khăn, có thể vượt qua về mặt chủ quan cũng như khách quan. Có hiệu lực, hiệu quả cao: Liên quan giữa đầu vào trong các hoạt động, các dịch vụ và tình trạng sức khỏe được cải thiện. Thích hợp: Một giải pháp được coi là thích hợp khi các biện pháp về chuyên môn, kỹ thuật cùng như về tổ chức có thể áp dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế. Duy trì được (tính bền vững): Giải pháp triển khai vẫn tiếp tục duy trì khi không còn sự hỗ trợ từ bên ngoài. 6.4.2. Hoạt động Hoạt động là những việc sẽ làm, mô tả chi tiết hơn các giải pháp. Ví dụ: Nếu ta chọn giải pháp là tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ có thai, các hoạt động để thực hiện giải pháp này có thể là: Lập danh sách các bà mẹ khi họ mới mang thai 70
  65. 65. 71 Vận động bà mẹ đi khám thai và tiêm vắc xin uốn ván Tổ chức các điểm tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai Dự trù đủ vắc xin uốn ván,... Khác với các giải pháp, khi đã liệt kê đủ các hoạt động, phải lập kế hoạch để các hoạt động đó đều được thực thi. Một trong các hoạt động đã đặt ra không được thực hiện được sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt động tiếp theo. 6.5. Bước 5: Viết kế hoạch hoạt động Có nhiều mẫu bảng viết kế hoạch, nhưng chúng tôi giới thiệu mẫu dưới đây thường được áp dụng : 71
  66. 66. 72 Tên vấn đề phải giải quyết :................................ Mục tiêu :............................................................ Giải pháp: l ..................................................... 2. .................................................... Các Thời Địa Người Người Người Trang Số Kết hoạt gian điểm phụ hỗ trợ giám bị, liệu quả đông trách sát kinh dự phí kiến Giải pháp 1..... Hoạt động 1 Hoạt động.. . Giải pháp ... Hoạt động1 Hoạt động.. 72
  67. 67. 73 Ví dụ: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH BVBMTE/KHHGĐ NĂM X TRẠM Y TẾ XÃ A Tên vấn đề: Tỉ lệ thai phụ đi khám thai đủ 3 lần thấp (60%) Mục tiêu: Đến cuối năm X-1, 80% thai phụ của xã XH khám thai ít nhất 3 lần Giải pháp: Vận động, tuyên truyền để các bà mẹ hiểu được lợi ích của khám thai. Tổ chức khám thai hàng ngày tại trạm y tế. Lập điểm khám thai định kỳ ở 2 thôn A và B vì xa trạm y tế. 73
  68. 68. 74 Các Thời Người Người Giám Trang Số liệu Kết hoạt gian phụ hỗ trợ sát bịvà cần quả động trách kinh thu dự phí thập kiến Giải NHS Điều YS Tá Loa, đài Biên Thốn pháp 5/1 Thu dưỡng Trưởn bản g 1 : Tư g trạm nhất 1. Họp với phụ nữ và VHTT xã 2.Phát thứ7 VHTT Điều YS Tá Số lần 40 thanh hàng dưỡng Trưởn Số bài vận tuần Tư g trạm 10 động 3. Phụ Thường Bà Điều NHS Số bà 100% nữ vận xuyên Vân, dưỡng Thu mẹ phụ động Hoa Tư được nữ có các bà vận thai mẹ động 74
  69. 69. 75 Giải Hàng NHS Điều YS Tá Dụng cụ Số phụ 230 pháp ngày Thu dưỡng Trưởn Thuốc,.. nữ có PNC 2 : Tổ Tư g trạm . thai T chức Số phụ 184 khám nữ PNC thai khám T hàng thai đủ khám ngày 3 lần thai tại đủ 3 trạm y lần tế Giải số 2 pháp 30/1 YS Tá NHS CT xã điểm 3 : Thu khám 1. Liên hệ thôn để lập điểm 2.Tổ 15/2 NHS YS Tỏ Dụng cụ Điều Đầy chức, Thu Thuốc,. kiện đủ trang CSVC bị của điểm 75
  70. 70. 76 khám 3.Thôn 10/2 Trưởn NHS YS Tá Tỉ lệ 100% g báo g thôn Thu thai cho phụ nhân biết, đi dân khám Bài tập 1: Tỉnh A có tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 2,3%, sang năm phấn đấu để hạ tỉ suất này xuống còn 2,1% tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi là 30%. Trạm y tế M và N trong tỉnh quyết định xem xét các vấn đề sức khoẻ của mình. Sau khi thu thập số liệu và điều tra tình hình, 2 xã lập được bảng số liệu sau: Số liệu và tình hình Xã M Xã N 1.Dân số trung bình 15000 15500 2.Số trẻ dưới 5 tuổi 2250 2325 3.Số trẻ đẻ sống trong năm 600 450 4.Số người chết trong năm 100 120 76
  71. 71. 77 Số trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng Tỉ lệ phụ nữ có chồng áp dụng các BPTT Tỉ lệ gia đình có nghề phụ, thu nhập khá Số lần chính quyền, đoàn thể đã họp bàn về tình hình sức khoẻ Khả năng huy động thêm kinh phí cho công tác y tế Số ban, ngành đoàn thể hợp tác với TYT xã Sự giúp đỡ của TTYT huyện 918 35% 70% 2 lần Có 5 Tốt 1069 85% 20% 0 Không 1 Tốt Tính các chỉ số liên quan của 2 xã trên. Xác định các VĐSK của 2 xã trên. Lựa chọn VĐSK ưu tiên cho 2 xã trên. Phân tích nguyên nhân của vấn đề đã lựa chọn. Viết mục tiêu cho vấn đề đã chọn. Xác định các giải pháp và hoạt động để giải quyết vấn đề. 77
  72. 72. 78 Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu cho vấn đề đó lựa chọn. BÀI TẬP 2 Số liệu thu được từ xã A huyện X năm 2012 như sau: Dân số trung bình trong năm 2012: 10.000 người Số trẻ em dưới 5 tuổi: 2000 Số trẻ em dưới 1 tuổi: 550 Nữ 15 - 49 tuổi: 2500 Nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 1500, trong đó: Số chưa có con: 200 Số có 1 con: 400 Số có 2 con: 500 Số có 3 con trở lên: 400 Số con sinh sống trong năm: 300 Số sinh con thứ 3: 75 Số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai: 600 Số hút điều hoà kinh nguyệt trong năm: 400 78
  73. 73. 79 Số trẻ chết dưới 1 tuổi: 20, trong đó có 1 trường hợp uốn ván rốn và 1 trường hợp do lao. Tử vong mẹ vỡ nhiễm trùng hậu sản: 1 Số trẻ sinh ra cân nặng < 2500g: 36 trẻ Số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 248 Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: 460 Hãy xác định các vấn đề sức khoẻ của xã A dựa vào các số liệu trên và kế hoạch của xã vào đầu năm là: Giảm tỉ suất sinh thô xuống 25%0. Giảm tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 xuống dưới 15%. Tăng tỉ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai lên 60%. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi xuống < 35%. Tăng tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ lên 95%. 2. Hãy xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên của xã A? 3. Phân tích nguyên nhân của vấn đề đã chọn (cây vấn đề). 79
  74. 74. 80 Từ cây vấn đề, chọn một vấn đề nhỏ hơn, viết mục tiêu (một mục tiêu) cho vấn đề đã chọn. Xác định các giải pháp và hoạt động để giải quyết vấn đề đã chọn (một giải pháp và các hoạt động cho giải pháp đó). Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu cho vấn đề đó lựa chọn. 80
  75. 75. 81 BÀI 4. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ MỤC TIÊU: Sau khi học, học sinh có khả năng: Nói được định nghĩa theo dõi, đánh giá. Trình bày được cách tiến hành theo dõi hoạt động y tế cơ sở. Kể được tên các thời điểm và lĩnh vực cần đánh giá một hoạt động y tế. Áp dụng được qui trình đánh giá trong các hoạt động y tế trong quá trình học tập, công tác. NỘI DUNG Chu trình quản lý nói chung bao gồm 3 nhóm hoạt động chính, đó là lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch (điều hành, theo dõi, giám sát hỗ trợ) và đánh giá các hoạt động. Trong khi thực hiện kế hoạch người quản lý cần phải biết: Kế hoạch đã thực hiện đến đâu, việc nào hoàn thành, việc nào chưa hoàn thành, lý do tại sao. Đây là hoạt động theo dõi. Những công việc (hoạt động) được tiến hành có đúng kỹ thuật không, sai sót ở khâu nào, cần phải làm thế nào cho đúng. Đây là hoạt động giám sát hỗ trợ. 81
  76. 76. 82 Như vậy, theo dõi và giám sát là 2 mặt của hoạt động điều hành, một bên là tiến độ còn phía bên kia là chất lượng công việc. Khái niệm giám sát thường bị hiểu nhầm với thanh tra, kiểm tra. Đánh giá là so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra xem đạt, không đạt hay vượt chỉ tiêu đề ra. 1. Theo dõi hoạt động y tế 1.1. Định nghĩa Theo dõi một hoạt động y tế là thu thập và phân tích những thông tin dưới dạng các chỉ số về việc thực thi một hoạt động, một chương trình y tế. Theo dõi nhằm xác định tiến độ các công việc trên thực tế xem có đạt được theo kế hoạch dự định và có đạt được hiệu quả mong muốn đối với các đối tượng đích hay không. Trên cơ sở phân tích các thông tin, tìm ra những nguyên nhân làm cho việc thực thi kế hoạch không đúng tiến độ, để sau đó đưa ra các can thiệp cần thiết nhằm hoàn thành kế hoạch. 1.2. Chuẩn bị theo dõi Trước khi tiến hành hoạt động theo dõi, cần thực hiện tốt 3 bước dưới đây: + Xác định mục tiêu theo dõi: 82
  77. 77. 83 Sẽ theo dõi hoạt động gì? Theo dõi nhằm mục đích gì? Kết quả theo dõi sẽ được ai sử dụng? + Xác định phạm vi theo dõi: Theo dõi được tiến hành ở vùng nào? Chương trình nào được theo dõi? Ai là người cần gặp để thu thập thông tin? Sẽ theo dõi trong thời gian bao lâu? + Chọn các chỉ số theo dõi: Tuỳ từng hoạt động, chương trình y tế, tuỳ loại theo dõi cũng như khả năng nguồn lực và thời gian cho phép mà quyết định sẽ chọn chỉ số nào cho phù hợp. Có thể chia các chỉ số thành 3 nhóm: Các chỉ số đầu vào: Bao gồm các con số về các nguồn lực cho hoạt động y tế. Ví dụ: Cán bộ và trình độ chuyên môn, trang thiết bị và các vật dụng y tế khác, kinh phí hoạt động,... Các chỉ số hoạt động: Ví dụ như số điểm tiêm chủng mở rộng, số buổi họp giáo dục sức khỏe trong tháng,... 83
  78. 78. 84 Các chỉ số kết quả: Bao gồm: Các chỉ số đầu ra cho chúng ta biết tỉ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các chỉ số về hiệu quả: Bao gồm các chỉ số về kiến thức, thái độ và hành vi. Ví dụ như tỉ lệ phần trăm các bà mẹ biết pha oresol hoặc tỉ lệ các cán bộ y tế có kỹ năng cần thiết,... Các chỉ số về thành quả, tác động như tỉ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi vì tiêu chảy, tỉ lệ bà mẹ sinh con thứ ba,... Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân chia chỉ số thành 3 loại: Các chỉ số về người cung cấp dịch vụ CSSK, các chỉ số về người sử dụng dịch vụ y tế và các chỉ số về điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội. 1.3. Tiến hành theo dõi 1.3.1. Tìm nguồn thông tin và xây dựng qui trình kỹ thuật thu thập thông tin Chúng ta có thể xác định được các chỉ số cần theo dõi từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: Khai thác thông tin trong các tài liệu sẵn có tại cơ sở y tế (sổ sách ghi chép theo mẫu do Bộ Y tế ban hành, báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết,...) 84
  79. 79. 85 Vấn đáp với đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp qua bộ câu hỏi phỏng vấn. Thảo luận với nhóm những người hiểu biết nhất. Thảo luận với nhóm trọng tâm. 1.3.2. Tiến hành theo dõi thực hiện kế hoạch tại cơ sở y tế Dựa vào bản kế hoạch hoạt động cho mỗi lĩnh vực hoạt động tại cơ sở y tế, chúng ta tiến hành theo dõi các vấn đề sau: Theo dõi tiến độ cung cấp các nguồn lực cho một hoạt động: Các chỉ số về số lượng. Ví dụ có đủ các loại thuốc thiết yếu,... Các chỉ số về chất lượng. Ví dụ thuốc không quá hạn, không hư hỏng,... Thời gian cung cấp các nguồn lực kịp với nhu cầu của công việc. Ví dụ luôn có sẵn tại quầy thuốc,... Nguyên nhân dẫn đến việc không cung cấp được nguồn lực thích ứng cho hoạt động (số lượng, chất lượng và thời gian)? + Theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch: 85
  80. 80. 86 Việc gì đã được triển khai theo thời gian dự định trong kế hoạch hoạt động. Việc gì chưa thực hiện được theo thời gian trong kế hoạch, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Các biện pháp có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch. Theo dõi việc thực hiện các hoạt động nhỏ trong các hoạt động lớn đặt ra: Thực chất đây là hoạt động đánh giá giữa kỳ của một hoạt động. Chúng ta sẽ theo dõi một số chỉ số đầu ra cơ bản và đối chiếu với bản kế hoạch hành động theo từng mốc thời gian cần đạt. Đánh giá hoạt động y tế 2.1. Khái niệm Đánh giá một hoạt động, một chương trình y tế là so sánh kết quả đã đạt mục tiêu đề ra hay chưa, hiệu quả đạt được có tương xứng với công sức và nguồn lực bỏ ra hay không. Nhiệm vụ của đánh giá còn là phân tích, tìm ra nguyên nhân của thành công cũng như thất bại, những hoạt động không hoàn thành mục tiêu để rút kinh nghiệm cho hoạt động quản lý sau này. 86
  81. 81. 87 2.2. Thời điểm đánh giá cho một hoạt động Đánh giá ban đầu: Đánh giá trước khi tiến hành một giải pháp can thiệp để biết được hiện trạng của điểm xuất phát làm cơ sở cho việc đối chiếu với kết quả sau khi kết thúc dự án, hoạt động can thiệp y tế. Đánh giá tiến độ: Khi dự án hay chương trình đang được tiến hành, theo kế hoạch chưa kết thúc song cũng đã có một số hoạt động hoàn thành, cần đánh giá để biết mục tiêu đó đã đạt hay chưa. Đánh giá kết thúc: Khi dự án, chương trình kết thúc, cần biết mục tiêu đặt ra từ ban đầu đã đạt hay chưa. Cũng tương tự như vậy, hàng năm cần đánh giá kế hoạch y tế của cơ sở hoặc của địa phương đã đặt ra từ đầu năm đã đạt hay chưa (đánh giá cuối năm). 2.3. Các lĩnh vực cần đánh giá Đánh giá thành quả: Là so sánh kết quả đạt được với mục tiêu. Đánh giá tiến độ công việc: Đo lường hiệu suất của cả nhóm (đội) có hoàn thành công việc được giao để đạt mục tiêu hay không. 87
  82. 82. 88 Đánh giá thực hành nhân viên: Là đo lường năng lực của nhân viên với yêu cầu công việc để xác định nhu cầu đào tạo. Đánh giá sử dụng nguồn nhân lực. Đánh giá quản lý: Là xem xét lại các hoạt động quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, sổ sách, biểu mẫu, báo cáo, lưu trữ. 2.4. Qui trình đánh giá Lập kế hoạch đánh giá: Xác định mục tiêu đánh giá. Xác định phạm vi đánh giá. Chọn các chỉ số đánh giá. Lập kế hoạch tài chính, nhân lực, phương tiện cho đánh giá. Tìm nguồn thông tin và xây dựng qui trình kỹ thuật thu thập thông tin cho đánh giá. Tiến hành đánh giá tại thực địa Viết báo cáo và sử dụng kết quả đánh giá: Sau khi đã có số liệu cần trình bày và phân tích số liệu qua các biểu, bảng. Chỉ trình bày các số liệu có liên 88
  83. 83. 89 quan đến mục tiêu đã đặt ra trong báo cáo. Kết luận của báo cáo, đánh giá phải bao gồm các dẫn chứng trả lời cho từng mục tiêu. Thông thường có bao nhiêu mục tiêu thì có bấy nhiêu kết luận tương ứng. Kết quả đánh giá được sử dụng vào việc rút kinh nghiệm để tăng cường quản lý có hiệu quả, để xác định vấn đề sức khỏe và vấn đề tồn tại trong quản lý các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình và hoạt động y tế. Kết quả đánh giá giúp tìm ra các giải pháp khả thi, ít tốn kém và có khả năng duy trì sau khi kết thúc dự án. LƯỢNG GIÁ Nêu các khái niệm theo dõi và đánh giá? Cho ví dụ? Trình bày cách tiến hành theo dõi hoạt động y tế cơ sở? Cho ví dụ? Nêu các thời điểm và các lĩnh vực cần đánh giá một hoạt động y tế? Cho ví dụ? Trình bày các bước của qui trình đánh giá một hoạt động y tế? Cho ví dụ? 89
  84. 84. 90 BÀI 5. GIÁM SÁT MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong, học viên có khả năng : Nói được khái niệm giám sát và phân biệt giám sát với kiểm tra, thanh tra, theo dõi. Nêu được mục đích của giám sát. Trình bày được nguyên tắc, phương thức, hình thức và các bước giám sát. Trình bày được nguyên tắc xây dựng bảng kiểm giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe. NỘI DUNG 1. Khái niệm Giám sát là một khâu quan trọng của chu trình quản lý; là tìm ra các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động, để có thể giải quyết kịp thời và có thể điều chỉnh kế hoạch các hoạt động. Cần phân biệt giữa giám sát với kiểm tra, thanh tra, theo dõi: 90
  85. 85. 91 Giám sát là hoạt động có tính hỗ trợ và cộng tác cùng đối tượng được giám sát, để xác định ra các vấn đề tồn tại, khó khăn, phân tích các nguyên nhân của nó, cùng tìm cách giải quyết vấn đề đó, nhằm đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra. Kiểm tra là việc đánh giá những gì đã làm được, những gì chưa làm được theo yêu cầu của tuyến trên. Kiểm tra thường thiếu tính chất hỗ trợ đối tượng được kiểm tra trong việc xác định và giải quyết khó khăn, tồn tại. Thanh tra là hoạt động kiểm tra đối tượng được thanh tra trong việc thực thi các yêu cầu của pháp luật và qui định của nhà nước về một hoạt động nào đó. Kết quả thanh tra là kết luận về việc có vi phạm hay không các nội qui và qui định của pháp luật. Theo dõi là quá trình thu thập thông tin, sự kiện liên tục và viết báo cáo định kỳ theo qui định để giúp cho các nhà quản lý biết được tiến độ, quá trình hoạt động của các kế hoạch, chương trình. 91
  86. 86. 92 2. Mục đích của giám sát Mục đích giám sát hoạt động y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ y tế, có 4 nội dung: Đảm bảo các mục tiêu hoạt động phù hợp: Giám sát là một trong những cách thích hợp để đảm bảo chắc chắn rằng các mục tiêu của chương trình đạt được sự thống nhất giữa nhà quản lý, người thực hiện và người hưởng lợi về tính phù hợp của mục tiêu. Đảm bảo giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải: Trong các hoạt động y tế, giám sát sẽ là cách thích hợp để xem xét các cán bộ y tế được giao nhiệm vụ thực hiện như thế nào? có khó khăn, vướng mắc gì không? cùng phân tích thuận lợi, khó khăn, xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết phù hợp, đồng thời phát hiện những thiếu sót trong kế hoạch để bổ sung kịp thời. Giúp đỡ, động viên nhân viên hoàn thành nhiệm vụ theo tinh thần tự giác. Khuyến khích nâng cao năng lực cán bộ. Từ mục đích trên, giám sát hoạt động y tế thích hợp để: 92
  87. 87. 93 Xác định nhu cầu về thông tin của các cán bộ y tế. Xác định những kỹ năng cần có để chăm sóc bệnh nhân, giáo dục sức khoẻ, quản lý, đào tạo và giải quyết vấn đề. Quyết định các phương pháp học cho cán bộ y tế để họ bù đắp những thiếu sót. Đặt ra một chương trình giáo dục liên tục, phù hợp với nhu cầu nâng cao kỹ năng của người cán bộ y tế. Xác định nhu cầu cơ bản của họ và các nhu cầu đặc biệt cho hậu cần và hỗ trợ tài chính. Lựa chọn và lập kế hoạch về các phương pháp quản lý đào tạo thích hợp. Thảo luận và đưa ra những gợi ý cho công tác quản lý. Nguyên tắc cơ bản của giám sát Thái độ của giám sát viên: Nghiêm túc nhưng không căng thẳng. Uốn nắn các sai sót trên tinh thần xây dựng chứ không bới móc, chê bai. Dân chủ trao đổi để rút ra bài học kinh nghiệm và những phương án phù hợp để giải quyết các vấn đề tồn tại. 93
  88. 88. 94 Phải đảm bảo duy trì các hoạt động giám sát theo đúng lịch, định kỳ. Báo cáo giám sát phải được hoàn thiện ngay sau khi kết thúc đợt giám sát . Phương thức giám sát 4.1. Giám sát trực tiếp Là phương pháp mà người giám sát tiếp xúc hay làm việc cùng các đối tượng được giám sát và người có liên quan, để có thể phát hiện ra các vấn đề tồn tại. Trong phương pháp này, giám sát viên có thể không cần nêu rõ cho đối tượng được giám sát là minh đang thực hiện giám sát. Đây là phương pháp cơ bản cần được thực hiện trong giám sát hoạt động y tế. 4.2. Giám sát gián tiếp Là phương pháp mà người giám sát không tiếp xúc hoặc cùng làm với các đối tượng được giám sát. Người giám sát thu thập các thông tin cần thiết qua các nguồn tin khác nhau để xem xét, phân tích các báo cáo, sổ sách ghi chép hoặc tiếp xúc với người dân để nhận định về công việc và chất lượng công việc; tìm ra những điểm yếu kém, tồn tại 94
  89. 89. 95 của đối tượng được giám sát để có biện pháp giải quyết phù hợp. Phương pháp này ít được áp dụng trên thực tế. Hình thức giám sát Giám sát định kỳ: Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát, với những nội dung trọng tâm khác nhau, được sắp xếp có kế hoạch cụ thể, nằm trong kế hoạch hàng năm của đơn vị. Giám sát đột xuất: Được tiến hành không nằm trong kế hoạch, được thực hiện do yêu cầu đột xuất trước một thực tế bức xúc... Các bước hoạt động giám sát 6.1. Chuẩn bị Nghiên cứu tình hình hoạt động: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến mục tiêu, các tiêu chuẩn hoạt động, các mức độ đã thực hiện được và các vấn đề còn tồn tại được ghi trong các báo cáo trước. Xác định nội dung trọng tâm giám sát: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên, người quản lý, người giám sát xác định nội dung giám sát. Ưu tiên các vấn đề còn tồn tại. 95
  90. 90. 96 Xây dựng bộ công cụ giám sát: Bảng danh mục các nội dung cần giám sát thích hợp với mục tiêu cuộc giám sát đề ra. Xây dựng kế hoạch giám sát: Gồm kế hoạch về địa điểm, thời gian thực hiện, nội dung giám, nhân lực giám sát, các thành phần liên quan, kinh phí, phương tiện... 6.2. Thực hiện giám sát Giám sát trực tiếp gồm các bước: Quan sát và trao đổi trực tiếp: Giám sát viên quan sát trực tiếp đối tượng được giám sát thực hiện các thao tác chuyên môn và qui trình công việc, thời gian tiến hành, thái độ ứng xử, cách ra quyết định giải quyết vấn đề và so sánh với các yêu cầu chuyên môn, qui trình kỹ thuật chuẩn và cho điểm đánh giá. Chú trọng đến các vấn đề còn yếu kém, thiếu sót và cùng trao đổi để đối tượng được giám sát có thể trình bày thêm và qua đó có thể biết được nguyên nhân của thiếu sót, yếu kém; mức độ ảnh hưởng; tâm tư, thái độ người được giám sát . Hướng dẫn: Hướng dẫn những vấn đề kỹ thuật chuyên môn hay qui trình công việc mà đối tượng được 96
  91. 91. 97 giám sát cần khắc phục. Đây là hình thức đào tạo trực tiếp cho người được giám sát . Động viên hỗ trợ: giám sát viên phải tôn trọng và giữ gìn mối quan hệ tốt với người được giám sát . Hỗ trợ về hậu cần: Sau khi xác định được các vấn đề thiếu sót, bất cập của công tác hậu cần, thì tiến hành bàn bạc với các thành viên có liên quan để có kế hoạch giải quyết thích đáng. Kết luận kết quả giám sát : Kết luận vấn đề được xác định trong cuộc giám sát, kết quả của giám sát, nguyên nhân và các giải pháp được đưa ra thống nhất việc khắc phục các thiếu sót. 6.3. Công việc sau giám sát Tập hợp và phân tích các số liệu giám sát để có báo cáo đầy đủ. Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Báo cáo lên cấp trên hoặc trao đổi tực tiếp với cộng đồng và cùng cộng đồng giải quyết với khả năng và tính ssng tạo, tự chủ. Lưu trữ tài liệu. 97

×