SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------
LƯU THỊ MAI HƯƠNG
SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------
LƯU THỊ MAI HƯƠNG
SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số : 60 31 02 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS .TS. Ngô Xuân Bình
Hà Nội - 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN
ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI......................................11
1.1 Tình hình thế giới và khu vực.............................................................11
1.2 Tình hình trong nước. .........................................................................17
CHƯƠNG 2: SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG
DIỆN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI..................................23
2.1 Về kinh tế..............................................................................................23
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm ...............23
2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt......................................25
2.1.3 Thương mại đầu tư..........................................................................34
2.2 Chính trị................................................................................................36
2.2.1 Đối nội.............................................................................................37
2.2.2 Đối ngoại.........................................................................................46
2.3 Văn hóa- xã hội ....................................................................................52
2.3.1 Nguồn nhân lực. ..............................................................................52
2.3.3 Nghệ thuật .......................................................................................60
2.4 An ninh- quốc phòng ...........................................................................62
2.4.1 Tiềm lực quân sự quốc phòng to lớn...............................................62
2.4.2 Chi phí quốc phòng gia tăng ...........................................................64
2.4.3 Tằng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới ..66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI
VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI....72
3.1 Tác động đối với khu vực và thế giới.................................................72
3.1.1 Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ. ............72
3.1.2 Động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới...........................................74
3.1.3 Góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa- chính trị thế giới, xác
định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới. .............................................74
3.1.4 Góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề
toàn cầu. ..........................................................................................................76
3.2 Tác động đối với quan hệ Việt Nam- Ấn Độ. ....................................77
3.2.1ThúcđẩymốiquanhệsongphươngViệtNam-ẤnĐộlêntầmcaomới......77
3.2.2 Mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam...............................................................81
3.2.3 Gây ra làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Việt Nam nói
riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung..................................82
3.3 Một số trở ngại, thách thức Ấn Độ đang phải đối mặt ....................82
3.3.1 Thách thức trong nước ....................................................................82
3.3.2 Các thách thức từ bên ngoài............................................................88
3.4 Triển vọng của Ấn Độ..........................................................................91
KẾT LUẬN....................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................98
PHỤ LỤC.....................................................................................................104
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nghĩa tiếng Việt
AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BIMSTIC Tổ chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước
ven Vịnh Bengal
BPO Kinh doanh nguồn ngoài
BRICS Tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil,
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi
CSO Tổ chức Thống kê trung ương Ấn Độ
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EPIPs Khu công nghiệp xúc tiến xuất khẩu
EPZs Khu chế xuất
EU Liên minh Châu Âu
FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐBA Hội đồng Bảo an
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IT/ITES Công nghệ thông tin
MGC Dự án hợp tác các khu vực châu thổ sông
Hằng với khu vực sông Mê Kong
MoU Biên bản ghi nhớ
NIEs Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới
PPP Sức mua tương đương
R&D Nghiên cứu và phát triển
RBI Ngân hàng dự trữ Ấn Độ
SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
SEZs Đặc khu kinh tế
STP Công viên phần mềm
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mức tăng trưởng của Ấn Độ năm 2002-2006 (%) ...................................24
Bảng 2.2: Tổng GDP của Ấn Độ, khu vực Nam Á 1990-2010 (tỷ USD).................25
Bảng 2.3 Tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ các năm (%)............26
Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu dược phấm của Ấn Độ ( Đơn vị: Tỷ USD)....................28
Bảng 2.5 Danh sách 10 nước dẫn đầu về FDI tại Ấn Độ (triệu USD)......................35
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thế kỷ XXI vừa qua, sự nổi lên mạnh mẽ, rõ ràng của nền
kinh tế Ấn Độ đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đông đảo dư
luận quốc tế bởi Ấn Độ là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới, cùng với
Trung Quốc hiện có quy mô dân số hơn 1 tỷ người. Điều này tạo cho Ấn Độ là một
thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng.
Ấn Độ có vị trí nằm kề cận với bán đảo Đông Dương, và là quốc gia có nền văn
minh lâu đời ở Châu Á, Ấn Độ có nhiều quan hệ gần gũi trong lịch sử và cả hiện
tại, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, về văn hóa với các nước ASEAN
nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này đã và đang
mang lại nhiều tác động đối với toàn cầu, khu vực và đặc biệt là với các nước láng
giềng gần gũi trong đó có Việt Nam.
Ấn Độ là một hiện tượng trỗi dậy thành công nhanh chóng về kinh tế trên thế
giới sau khi thực hiện một loạt công cuộc đổi mới cải cách toàn diện. Với sự tăng
trưởng nhanh trong nhiều năm qua của Ấn Độ , nhiều nước được lợi và đang cố
gắng tận dụng những cơ hội vàng hiếm có như học hỏi kinh nghiệm đổi mới, tăng
cường các mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau với Ấn Độ…Thế nhưng nhiều
nước lớn cũng phải điều chỉnh chính sách để đối phó với sự trỗi dậy này bởi một xu
hướng mới, một tình thế mới diễn ra bao giờ cũng có tác động hai mặt. Là một
nước có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ từ xưa đến nay, kinh tế nước ta cũng chịu không
ít những tác động nhiều chiều từ sự vươn lên nhanh chóng của một trong hai nền
kinh tế đông dân nhất thế giới này. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố giúp Ấn Độ
tăng trưởng mạnh và đánh giá tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với khu vực và
thế giới, học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ do vậy là điều rất cần thiết
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực sụp đổ, trật tự thế giới mới “nhất siêu
đa cường” đang dần được hình thành cho đến tận ngày nay, trong những thập niên
đầu của thế kỷ XXI, các giới bình luận quốc tế đã bàn nhiều đến khả năng trỗi dậy
mạnh mẽ của một số nước trong nhóm có thu nhập trung bình và thấp nhưng có quy
mô dân số và diện tích lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển. Đó là các nước Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi…Mặc dù các nước này cho đến nay đều có
nhiều biến đổi và vươn lên mạnh mẽ ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng sự phát triển
và gia tăng ảnh hưởng quốc tế được thấy khá rõ trong trường hợp Ấn Độ. Đã có
nhiều bài viết, nhiều bình luận xung quanh vấn đề này dưới nhiều cái tên như “ con
rồng Trung Quốc, con voi Ấn Độ”, “Những siêu cường mới”, “Ấn Độ phát huy
vai trò mạnh mẽ trong việc tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương”… Quả thật, sự vươn lên nhanh chóng của quốc gia đang phát
triển đông dân thứ hai thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương trở nên sôi động hơn, làm cho nhiều nước lớn phải điều chỉnh
các chính sách, chiến lược liên quan đến nhiều lĩnh vực như năng lượng, thị trường,
đối tác…Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “ Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỷ XXI ( từ năm 2000 đến nay)” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu
thế kỷ XXI cụ thể là từ năm 2000 đến nay(2000- 2012)
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sự trỗi dậy trên 4 phương diện: kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Tập trung xem xét chủ yếu trên lĩnh vực
kinh tế.
Lý do chọn năm 2000 làm mốc nghiên cứu bởi vì: năm 2000 đánh dấu sự kiện
thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn minh kinh tế tri thức với sự
bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin. Ấn Độ là một quốc gia đứng
đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Hơn nữa, năm 2000 đánh
dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế(1991-2000),
10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng Đông của Ấn Độ”. Điều
này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nội dung chính của khóa luận tập trung vào phân tích, lý giải các nhân tố tạo ra
sự tăng trưởng nhanh, những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong hơn một thập niên
đầu thế kỷ XXI vừa qua, những vấn đề tồn tại cũng như những cơ hội, những thách
thức do sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ tác động đến cục diện thế giới, khu vực,
đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng. Cuối cùng là đưa ra một số nhận định về triển
vọng trỗi dậy của Ấn Độ trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính trong lý luận quan hệ quốc tế
như phương pháp nghiên cứu khu vực học, lý thuyết quan hệ quốc tế, phương pháp
tổng hợp, phân tích, dự đoán nhận định triển vọng…
6. Tài liệu tham khảo
Luận văn sử dụng các sách báo tạp chí nghiên cứu chuyên ngành ở trong nước
và ngoài nước. Luận văn cũng kế thừa các công trình đã được nghiên cứu và công
bố tại các viện nghiên cứu, các trường đại học. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các
bài viết trong những hội thảo được tổ chức giữa các trường đại học, các viện nghiên
cứu trong nước với các trường đại học, các viện nghiên cứu nước ngoài.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chƣơng 1: Những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những
năm đầu thế kỷ XXI- đề cập đến những nét chính trong bối cảnh quốc tế và trong
nước diễn ra trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI,
tác động đến Ấn Độ mà đã mang lại thành công cho Ấn Độ trong những năm đầu
thế kỷ này. Đặc biệt, tập trung xem xét các yếu tố này từ năm 2000 đến nay, bởi
năm 2000 đánh dấu sự kiện thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn
minh kinh tế tri thức với sự bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin. Ấn
Độ là một quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính.
Hơn nữa, năm 2000 đánh dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện
về kinh tế(1991-2000), 10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng
Đông của Ấn Độ”. Điều này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ.
Chƣơng 2: Sự trỗi dậy của Ấn Độ trên một số phƣơng diện trong những
năm đầu thế kỷ XXI-nghiên cứu những thành tựu Ấn Độ đạt được trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó tập trung chủ
yếu trên các lĩnh vực kinh tế.
Chƣơng 3: Một số tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với quan hệ
quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI-từ những thành tựu Ấn Độ đạt được
trên các lĩnh vực phân tích những tác động đến thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Đồng thời xem xét những khó khăn thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt
để nhận định về triển vọng phát triển của Ấn Độ trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện tiếp xúc thực tế, kết quả nghiên cứu của
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần được nghiên cứu, trao đổi để bổ sung
thêm. Em rất mong nhận được những góp ý chân thành của các quý Thầy Cô để
chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài.
Nhân đây, em cũng xin cảm ơn PGS.TS Ngô Xuân Bình- Viện trưởng Viện
nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, cùng các Thầy Cô trong khoa Quốc tế học,
trường ĐH KHXH& Nhân văn, ĐHQGHN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1 Tình hình thế giới và khu vực
Thập niên 90 của thế kỷ XX chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực và
chuyển biến sang một trật tự thế giới mới. Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp
đổ dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Hệ thống
chính trị thế giới không còn là sự phân chia giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa mà bị chi phối bởi nhiều cường quốc và khối cường quốc đan xen. Từ
đây, xu hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển vượt lên những bất đồng là
chủ yếu; xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng có nhiều điều kiện để
phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hòa bình, ổn định, đối thoại hợp tác vì mục tiêu phát triển là một xu hướng
quan trọng trong thế kỷ XXI bên cạnh không ít những mâu thuẫn, bất đồng. Trong
những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới bắt gặp hình ảnh nước Mỹ bị sa lầy trong cuộc
chiến tranh ở Iraq đầy tốn kém cả về nhân lực và của cải. Phát biểu trong bài diễn
văn ở Munich đầu tháng 2/2007 Tổng thống Nga Putin đã chỉ trích những hoạt động
của Mỹ sẽ dẫn đến nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy
nhiên, xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế là nội dung quan trọng, các nước lớn
đều không muốn tiếp tục tăng thêm chi phí cho quốc phòng. Không khí hòa bình,
hợp tác phát triển trở thành nguyên nhân chủ đạo cho các nước lớn điều chỉnh chiến
lược của mình từ đối đầu sang đối tác chiến lược. Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đang
diễn ra được giải quyết theo chiều hướng hiệp thương, tránh các xung đột đối đầu.
Các nước lớn với tư cách là người khởi xướng và dẫn dắt các quá trình liên kết khu
vực, liên kết quốc tế đã thúc đẩy tiến trình này. Để tranh thủ các cơ hội trong xu thế
hợp tác các nước phát triển đã từng bước cải cách thể chế, mở cửa và hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới. Hợp tác phát triển diễn ra ở nhiều cấp độ: quốc gia,
khu vực, trong từng ngành…đã và sẽ tiếp tục làm cho bầu không khí chính trị thế
giới lắng dịu, môi trường ổn định đảm bảo cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục
duy trì. Thế giới từ hai cực chuyển thành đa cực, chính yếu tố đa cực đã hạn chế khả
năng can thiệp quân sự của các nước lớn vào các quốc gia khác. Xu thế hợp tác phát
triển không phải là nguyện vọng riêng của các nước đang phát triển mà là nguyện
vọng của tất cả các quốc gia. Xung đột, đối đầu gây nhiều tổn thất không chỉ về
kinh tế mà còn về yếu tố con người, điều này thực sự không còn phù hợp và đang bị
nhân loại lên án. Do đó, quan hệ giữa Nga- Mỹ, Ấn Độ- Mỹ, Ấn Độ- Pakistan
…thông qua đối thoại và hợp tác đã được cải thiện dần. Tuy nhiên, chúng ta cũng
phải thừa nhận những nguy cơ bất ổn vẫn còn tồn tại, đó là chủ nghĩa ly khai, khủng
bố quốc tế đang diễn ra rất phức tạp.
Một xu hướng chủ yếu khác đang diễn ra trong những năm đầu thế kỷ XXI
kể từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đó là xu hướng toàn cầu hóa đặc biệt trong lĩnh
vực kinh tế với những đóng góp to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công
nghệ. Toàn cầu hóa mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại như tạo ra hàng triệu cơ
hội việc làm ở các quốc gia đang phát triển, buôn bán giữa các nước gia tăng, những
công nghệ mới và FDI chảy vào các nước đang phát triển kích thích tốc độ tăng
trưởng của các nước này. Toàn cầu hóa khiến Nam Á giảm mâu thuẫn nội bộ (giữa
Ấn Độ và Pakistan) để tạo điều kiện phát triển, tương tự trong các mối quan hệ giữa
Ấn Độ và các nước láng giềng nói chung (Ấn Độ- Trung Quốc, Ấn Độ- Nga…) đều
giảm mâu thuẫn, đối đầu để tăng hợp tác. Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ tiếp
tục phát triển ở mọi mức độ khác nhau như hợp tác song phương, đa phương. Chính
các hiệp định hợp tác đó sẽ có vai trò tích cực trong việc liên kết kinh tế giữa các
khu vực. Các hiệp định đa phương được ký kết không chỉ trên phương diện tự do
hóa thương mại mà còn cả tác động tới việc xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ
và nâng cao hoạt động của các dịch vụ.
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại chứng kiến cuộc cách mạng khoa học công
nghệ và nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng. Dưới tác động của cách mạng
công nghệ, cùng với quá trình tự do hóa thương mại, cơ cấu thương mại cũng có
nhiều thay đổi. Sự thay đổi biểu hiện ở chỗ các sản phẩm có hàm lượng vốn và
công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu điển hình
như tỷ trọng của các ngành công nghệ thông tin cũng như các ngành công nghiệp
hàm lượng kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, công nghệ nano... Đặc biệt với sự
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho nhịp độ trao đổi tiền
tệ tăng 20 lần so với trao đổi thương mại. Các cuộc trao đổi về tiền tệ diễn ra 24/24h
và đạt tới 1500 tỷ USD mỗi ngày. Điều đó đã thúc đẩy quá trình tự do hóa hóa tài
chính phát triển.Quốc tế hóa tài chính thúc đẩy trở lại quốc tế hóa thương mại và
quốc tế hóa nền sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện của tự do hóa tài chính là
sự chuyển vốn FDI tới các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là vào các nước
đang phát triển tiếp tục tăng lên. Trong số các nước đang phát triển thì Ấn Độ cũng
là một trong những nước thu hút nhiều FDI.
Cục diện quốc tế thay đổi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc như phân tích ở
trên đã tạo ra bối cảnh mới vừa thuận lợi vừa khó khăn cho tất cả các quốc gia trên
thế giới trong đó có Ấn Độ. Bên cạnh một môi trường quốc tế ổn định, đối thoại là
chủ yếu, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, buôn bán
thương mại giữa các quốc gia gia tăng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng tiếp
nhận nguồn công nghệ mới, mở rộng các ngành nghề mới… thì đó còn là sự cạnh
tranh mãnh liệt về thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nguyên liệu đối với các quốc
gia, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trở nên sâu sắc. Đặc biệt sự
kiện chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 cũng có
những tác động sâu sắc đến quốc gia Ấn Độ bởi lẽ:
Từ khi bắt đầu chiến tranh lạnh vào những năm 1950, Ấn Độ chủ trương
đường lối chính trị không liên kết và là nước đi đầu của phong trào không liên kết.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ sau khi giành được độc lập, giới lãnh đạo Ấn Độ
trong đó có thủ tướng Nehru đã chọn mô hình phát triển kinh tế tập trung có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm mô hình cho nền
kinh tế nước mình. Như vậy, sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính là sự sụp đổ mô
hình kinh tế xã hội mà Ấn Độ đang cố gắng xây dựng.
Hơn nữa, từ sau khi giành độc lập, không phải lúc nào quan hệ Liên Xô- Ấn
Độ cũng tốt đẹp nhưng nhìn chung đây là mối quan hệ gắn bó và bền vững. Hai
nước đã ký kết hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1971 và hiệp ước
này đã được ký lại vào năm 1991. Đến cuối những năm 1970. Liên Xô đã trở thành
nước có quan hệ thương mại, viện trợ và đầu tư chủ yếu và lớn nhất với Ấn Độ, là
nước cung cấp chủ yếu các loại vũ khí và thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ
cho Ấn Độ. Từ một chính sách ngoại giao phụ thuộc khá nhiều vào Liên Xô, sự sụp
đổ của Liên Xô và bối cảnh quốc tế mới buộc Ấn Độ phải định hình lại chính sách
đối ngoại của mình.
Không chỉ vậy, sự sụp đổ của Liên Xô và khối các nước chủ nghĩa xã hội ở
Đông Âu làm cho Ấn Độ mất đi nguồn viện trợ chính, nguồn đào tạo nhân lực dồi
dào và một thị trường xuất khẩu trọng yếu. Việc Ấn Độ nợ Liên Xô đến 11 tỷ USD
là một minh chứng cho sự hẫng hụt kinh tế mà Ấn Độ phải gánh chịu.
Những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi có tính
chất bước ngoặt của chủ nghĩa ly khai và khủng bố. Cùng với chủ nghĩa ly khai dân
tộc, chủ nghĩa khủng bố đã có những thay đổi và bước ngoặt vào một thời kỳ phát
triển mới. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này chính là có sự kết hợp giữa tôn giáo và
chính trị. Yếu tố tôn giáo chi phối chính trị là hiện tượng phổ biến trong thế giới
Hồi giáo. Ngay từ những thập niên 1980, vấn đề đạo Hồi đã nổi lên cùng với vấn đề
ý thức hệ dân tộc và trở thành nguyên nhân đưa đến phong trào đấu tranh mang
màu sắc khủng bố. Ngày nay, tôn giáo đang trở thành vấn đề trung tâm của đời sống
quốc tế, là động cơ chính của chủ nghĩa khủng bố. Đặc biệt sau sự kiện khủng bố
11/9/2001 ở Mỹ, cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã nhận được
sự đồng tình ủng hộ của cả Ấn Độ. Cũng chính điều này góp phần quan hệ Mỹ- Ấn
cũng như Ấn Độ với các quốc gia khác trên thế giới xích lại gần nhau hơn trong
công cuộc chống khủng bố. Kể từ đây, Mỹ luôn là đối tác chiến lược của Ấn Độ
mặc dù mối quan hệ này phần nào bị ảnh hưởng bởi nhân tố Pakistan- một đồng
minh của Mỹ. Việc xích lại gần hơn với Mỹ, ngoài mục tiêu hợp tác còn hướng vào
mục tiêu làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Nam Á. Xích lại gần hơn
với Mỹ, Ấn Độ cũng được lợi nhờ mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ
và thị trường. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của Ấn Độ đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế Ấn Độ trong nhiều năm qua.
Những năm đầu của thập niên 90 chúng ta cũng chứng kiến một cuộc chiến
tranh trên quy mô lớn đó là chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến tranh diễn ra tuy
không có ảnh hưởng trực tiếp đến Ấn Độ nhưng cũng chính là một nhân tố gián tiếp
tác động đến cách nhìn nhận về chính sách đối ngoại của nước này. Xét về mặt địa
chính trị, vùng Vịnh là một khu vực có vị trí chiến lược đối với Ấn Độ, là cầu nối
giữa Ấn Độ và vùng Trung Á. Vùng Vịnh có tầm quan trọng trong việc phòng thủ
của Ấn Độ. Không chỉ có ý nghĩa trong việc phòng thủ mà khi nói về tầm quan
trọng của vùng Vịnh này người ta còn chú ý ngay đến lợi ích về mặt kinh tế. Khu
vực này cung cấp khoảng một phần ba lượng dầu mỏ của thế giới. Trong những
năm 1990-1991 giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ vùng Vịnh đã tăng 21,9%. Nếu
năm 1965 chi phí dành cho nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ vào khoảng 8% giá trị
xuất khẩu thì đến năm 1990 đã tăng lên 25%. Điều này có thể thấy tác động to lớn
của các cuộc khủng hoảng tại khu vực này trong lịch sử dẫn đến những ảnh hưởng
nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy rõ nhất qua các cuộc khủng
hoảng dầu lửa 1973, cuộc cách mạng Hồi giáo Iran 1979 hay cuộc chiến tranh vùng
Vịnh lần thứ nhất. Vùng Vịnh cũng đóng vai trò quan trọng hơn nữa đối với các
cường quốc mới nổi ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ bởi nhu cầu về
dầu khí và khí đốt cho nền công nghiệp trong nước rất cao cũng như sự cạnh tranh
giữa các quốc gia này rất ác liệt.
Vì vậy, cuộc chiến tranh vùng Vịnh dù không tác động trực tiếp đến Ấn Độ
nhưng cũng khiến giới lãnh đạo Ấn Độ phải nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của
mình. Đã đến lúc phải từ bỏ chính sách đối ngoại truyền thống mà thay bằng một định
hướng quan hệ hợp tác với các nước Đông Á giàu tiềm năng và giữ vị trị chiến lược.
Tại khu vực Nam Á, tình hình chính trị luôn bất ổn định do quan hệ căng
thẳng giữa Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan. Thêm vào đó, tình hình càng trở
nên phức tạp do Pakistan có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh
và luôn tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trung
Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn đối với ba nước
láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh và Myanmar. Giữa Ấn Độ và Trung
Quốc vẫn mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn để trong đó nổi lên là vấn đề Tây Tạng,
Đạt lai Lạt ma, vấn đề biên giới Casơmia…Nhìn chung, quan hệ ở khu vực Nam Á
này phụ thuộc nhiều vào nhân tố Trung Quốc. Mặc dù New Delhi đã có những
động thái để làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Á, một mặt Ấn Độ thay đổi lập
trường về vấn đề Tây Tạng bằng cách không chấp nhận Đạt lai Lạt ma và những
người Tây Tạng chống đối Trung Quốc sinh sống tại Ấn Độ. Mặt khác Ấn Độ cải
thiện quan hệ với Pakistan giải quyết tranh chấp khu vực Casơmia đồng thời yêu
cầu Trung Quốc có thái độ dứt khoắt đối với việc giải quyết vấn đề này. Cụ thể, loại
bỏ các thế lực bên ngoài đang cung cấp tài chính và vũ khí cho phiến quân tại
Casơmia. Nhượng bộ từ hai phía đã làm cho không khí chính trị tại khu vực Nam Á
được cải thiện mặc dù không được nhiều. Như vậy, nếu không có một chính sách
đối ngoại khôn khéo và hợp lý thì trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ bị cô lập giữa các
quốc gia láng giềng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mặt khác, Hiệp hội hợp tác khu vực SAARC tỏ ra không hiệu quả, không
giải quyết được những bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Casơmia, giữa
Ấn Độ và Banglades về vấn đề phân chia nguồn nước của một số dòng sông. Đó là
trở ngại rất lớn cho sự phát triển của Ấn Độ. Đấy là chưa kể đến việc hầu hết các
nước Nam Á đều là những nước nghèo hoặc đang phát triển, rất hạn chế vốn và
khoa học công nghệ. Ấn Độ khó có thể dựa vào những nước này để làm bàn đạp
cho sự phát triển kinh tế của mình.
Muôn vàn khó khăn chồng chất đối với Ấn Độ. Trong bối cảnh ấy, Ấn Độ
nhận ra rằng đã đến lúc họ cần phải có một định hướng mới trong chính sách đối
ngoại của mình. Trên cơ sở đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác là lựa chọn số một
của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ từng bước lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế và trước
hết là các nước trong khu vực, đặc biệt khu vực Đông Á và Đông Nam Á theo định
hướng của chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Kỷ nguyên XXI được đánh giá là
kỷ nguyên của Châu Á, kỷ nguyên này không chỉ là sự vùng dậy mạnh mẽ của các
nền kinh tế hàng đầu khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc mà còn ghi nhận sự tiến
bộ rõ rệt từ các nền kinh tế mới nổi khác trong đó có Ấn Độ.
1.2 Tình hình trong nƣớc.
Về vị trí địa lý: Ấn Độ nằm trọn trên tiểu lục địa Ấn Độ có diện tích khoảng
3,25 triệu km2
, lớn thứ 7 thế giới, lớn hơn 1/3 diện tích nước Mỹ. Ấn Độ tiếp giáp
với khu vực Đông Nam Á ở phía Đông Bắc, Trung Quốc ở phía Bắc, Pakistan ở
phía Tây, giáp với biển Ả Rập và Vịnh Bengal ở phái Tây Nam và Đông Nam, gần
với các khu vực có vị trí xung yếu về an ninh, chính trị, kinh tế của khu vực Châu Á
và thế giới. Địa hình của Ấn Độ vươn ra biển Ấn Độ Dương án giữ con đường
hàng hải quốc tế từ Á sang Âu, từ kênh đào Xuyê sang eo Malacca. Với vị trí xung
yếu này cho phép Ấn Độ có thể khống chế khu vực biển Ấn Độ Dương nhằm củng
cố vững chắc hơn vị thế của mình trong khu vực.
Với vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi này, Ấn Độ có đầy đủ các cơ sở để trở thành
một cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ có cánh tay dài nối ra Ấn Độ
Dương nằm giữa con đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa thế giới, thuận lợi
trong buôn bán và giao dịch quốc tế.
Ấn Độ có nhiều tài nguyên khoáng sản như than(là nước có trữ lượng than
lớn thứ 4 thế giới, quặng sắt, mangan, boxit, khí thiên nhiên, kim cương, dầu
mỏ…Trong những năm chịu sự cai trị của thực dân Anh, Ấn Độ được coi là hòn đá
quý của đế chế Anh . Khi đó người Anh đã phát triển mạnh cơ sở hạ tầng ở nước
này. Cần lưu ý là trong thế kỷ XXI, Ấn Độ đã từng có hệ thống đường sắt lớn nhất
thế giới
Về dân số: Ấn Độ có tiềm năng lớn về dân số đông, lực lượng lao động dồi
dào- đây là một lợi thế cho phát triển. Hiện tại, Ấn Độ là một trong hai nước có quy
mô dân số hơn 1 tỷ người, Ấn Độ hiện có 1,2 tỷ người(6/2012) đứng thứ hai thế
giới (đứng đầu là Trung Quốc 1,3 tỷ người), dự báo đến năm 2025 dân số Ấn Độ sẽ
vượt qua Trung Quốc và trở thành nước có dân số đông nhất thế giới. Ấn Độ được
đánh giá là nước có cơ cấu dân số trẻ trong độ tuổi 0-14 chiếm 29,3%; độ tuổi 15-
64 chiếm 65,2%; độ tuổi trên 65 chiếm 5,6% (năm 2012) [73, pg2]. Với số dân
khổng lồ của mình Ấn Độ trở thành một một trong những thị trường có sức tiêu thụ
lớn, đồng thời cũng là một thị trường tiềm năng đối với các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù có khoảng 1/3 dân số vẫn sống trong cảnh thiếu thốn nhưng Ấn Độ có tầng
lớp trung lưu đang gia tăng rất nhanh. Ấn Độ còn là một trong những thị trường tiêu
thụ tăng mạnh nhất thế giới. Trong 3 tháng cuối năm 2005, số người sử dụng điện
thoại di động ở Ấn Độ tăng 20% từ 64,6% đến 77,6%.
Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, hơn nữa, Ấn Độ lại được đánh giá là
quốc gia có lực lượng lao động đông đảo và chi phí lao động thấp hơn so với khu
vực và thế giới. Mức lương trung bình năm 2004 của Ấn Độ theo WIR 2005 (trang
80) đối với lao động không có kỹ năng là khoảng 1000 USD, so với 17000 của các
nước NIEs Châu Á hay 30000 USD của Tây Âu, thuộc loại thấp nhất so với một số
nước và nhóm nước được đề cập trong nghiên cứu (Tây Âu, 10 thành viên EU mới,
Bungary và Rumani, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, NIEs Châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ ). Còn
lương trung bình của lao động có kỹ năng là hơn 5000 USD/năm (2004), cũng
tương đương mức của Bungary và Rumani, so với 17000 của Thổ Nhĩ Kỳ; 24000
của NIEs Châu Á và gần 40000 của Tây Âu.
Đây là lợi thế lớn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa cũng như đối
với nền kinh tế Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ có một đội ngũ lớn những người thuộc tầng
lớp trung lưu, được tiếp nhận giáo dục phương Tây, sử dụng Anh ngữ thành thạo,
nắm bắt rõ các quy luật diễn biến của tình hình thị trường tài chính, có khả năng vận
dụng sáng tạo công nghệ phần mềm.
Như vậy với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng
lao động dồi dào chi phí rẻ, chất lượng cao đã phần nào khẳng định tiềm năng của
Ấn Độ trên con đường trở thành một cường quốc.
Về lịch sử: Trong lịch sử Ấn Độ đã từng là cường quốc, theo một nghiên cứu
của OECD do Angus Madison thực hiện gần đây cho thấy, ở thế kỷ X sau Công
nguyên, Châu Á, (không kể Nhật Bản), nhờ sức mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ đã
chiếm đến hơn 2/3 GDP thế giới. Năm 1500, chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã
chiếm 50% GDP thế giới- mỗi nước chiếm khoảng 25%, hơn nữa, từ trước đến nay
Ấn Độ luôn được biết đến do có nhiều tài năng về toán và nhiều nhà khoa học nổi
tiếng thế giới. Người Ấn Độ vẫn luôn tự hào là nước họ là cái nôi của sự phát triển
kinh tế, văn hóa, lịch sử của thế giới. Chính ý thức nước lớn, ý thức dân tộc đã thôi
thúc họ phải vươn lên, không thể tụt hậu. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ gần đây đều
muốn duy trì, lưu truyền tư tưởng nước lớn của cố lãnh tụ J.H.Nehru. Trong cuốn tự
truyện của mình, Nehru có câu nói nổi tiếng: “Ấn Độ hoặc là một nước lớn có màu
sắc riêng hoặc phải là một cái gì khác chứ không thể là không được”[34]. Khát vọng
giành lại ưu thế nước lớn của Ấn Độ bắt nguồn từ đặc điểm là một nước có nền văn
minh lâu đời nhưng lại phải chịu nỗi nhục bị thực dân Anh đô hộ 200 năm. Người
Ấn Độ có tư tưởng tự đại của một nước lớn phương Đông, muốn bình đẳng với
phương Tây, muốn chứng tỏ diện mạo, kiểu cách của nước lớn [28]. Tư tưởng nước
lớn của Ấn Độ được lịch sử chứng minh qua các các nỗ lực chính trị, ngoại giao,
quân sự…Năm 1998, Ấn Độ quyết định phát triển vũ khí hạt nhân. Trước khi làm
điều này, Ấn Độ đã xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, mặc dầu lực lượng
này chưa cân xứng với tiềm lực kinh tế. Ấn Độ đã đầu tư và phát triển tên lửa tầm
xa, có hàng không mẫu hạm, thậm chí thuê cả tầu ngầm hạt nhân của Liên Xô cũ.
Về ngoại giao, trong thời kỳ chiến tranh lạnh Ấn Độ đã cùng với Ai Cập và Nam Tư
phát động Phong trào không liên kết, đã từng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến các
nước khác theo yêu cầu của Liên hợp quốc- với số lượng người và số lượt người
đều đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế có hạn, không cân xứng nên
những nỗ lực này không tồn tại được lâu. Mặc dù vậy, những gì Ấn Độ làm đã thể
hiện rõ tư tưởng nước lớn của người Ấn Độ. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp
vào sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm qua.
Về kinh tế- chính trị: Trong 20 năm tiến hành cải cách mở cửa, Ấn Độ đã thu
được nhiều thành tựu to lớn, từ quốc gia chậm phát triển, nghèo đói, lạc hậu nước
này đã từng bước khẳng định được mình trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ hiện
tại là thành viên nhóm G20, nhóm có vị trí quyết định đối với sự phát triển của kinh
tế hiện nay. Ấn Độ cũng là thành viên của nhiều tổ chức và quốc tế quan trọng như
ASEAN+8, ARF, ASEM, Diễn đàn kinh tế Đông Á, SAARC, UN…và ngày càng
có tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề khu vực và trên thế giới. Hiện tại, Ấn Độ
là nền kinh tế thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) với nhiều lĩnh vực
hàng đầu thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo ô tô…
Ấn Độ cần thiết phải phát triển nền kinh tế tự do. Vào năm 1991, Chiến tranh
vùng Vịnh đẩy giá dầu lên cao; sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và những xáo trộn
địa – chính trị ở Liên Xô, Đông Âu làm Ấn Độ mất đi đối tác chiến lược, chỗ dựa
vững chắc cũng như thị trường chủ yếu v.v… Tất cả những khó khăn bên ngoài kết
hợp với những bất cập của sự vận hành nền kinh tế bên trong đã khiến Ấn Độ rơi
vào khủng hoảng. Cụ thể là nền kinh tế Ấn Độ trở thành một nền kinh tế tự cung tự
cấp, hầu như đóng cửa với nền kinh tế thế giới, tạo nên sự quan liêu bao cấp, ỷ lại
nhất định của khu vực kinh tế do Nhà nước quản lý. Khu vực kinh tế tư nhân bị hạn
chế bởi nhiều đạo luật, bởi sự nhũng nhiễu của chế độ quan liêu với một hệ thống
cấp phép phức tạp. Nền tài chính quốc gia vốn phải gồng mình để trang trải cho hệ
thống quan liêu cồng kềnh, khu vực kinh tế công kém hiệu quả lại càng khốn đốn
hơn với tệ tham nhũng được phân bổ theo các cấp, các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế, xã hội. Mức tăng GDP sụt xuống còn 0,8% vào năm tài chính 1991 – 1992,
lạm phát dâng cao trên 13%, dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1
tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày. Ấn Độ không đủ khả năng trả lãi cho các khoản
nợ nước ngoài là 70 tỷ đô la và các ngân hàng nước ngoài không chịu cho vay thêm
nữa [30, tr16]. Nguy hiểm hơn là sự bùng phát những rối loạn nghiêm trọng về mặt
xã hội. Cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế nổ ra năm 1991 kéo theo những rối
loạn nghiêm trọng về mặt xã hội khiến Chính phủ Ấn Độ không thể chần chừ.
Để đối phó với tình trạng trên, Ấn Độ phải tiến hành cải cách nền kinh tế.
Được sự phê chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Nahasimha Rao cùng với Bộ trưởng
Tài chính Manmohan Singh đã tiến hành phát động và thực hiện một cuộc cách
mạng mạnh mẽ và toàn diện . Quá trình thực hiện cuộc cải cách về kinh tế ở Ấn Độ
từ năm 1991 đến nay được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu (từ 1991 đến
1999), Ấn Độ hầu như tập trung vào cải cách mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế nhằm
ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách nhằm tự do hoá nền kinh tế trên
các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, thương nghiệp và tích cực gắn kết Ấn Độ với
nền kinh tế thế giới. Sang giai đoạn tiếp theo (từ 1999 đến nay), song song với các
chính sách đổi mới về kinh tế Ấn Độ đã chú trọng đến các cải cách xã hội như y tế,
giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vốn rất thấp
của người dân Ấn. Điểm đặc biệt là các biện pháp cải cách ở Ấn Độ chủ yếu được
thực hiện từ dưới lên và giành được nhiều thành tựu. Các doanh nghiệp và các tổ
chức tư nhân Ấn Độ đã và đang trỗi dậy bất chấp Nhà nước khiến Chính phủ Ấn Độ
không thể không cố gắng để theo kịp trên con đường đổi mới, xây dựng một Ấn Độ
phát triển. Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát
triển kinh tế trong 20 năm vừa qua. Sự trỗi dậy của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, Ấn Độ
đã thay đổi từ một quốc gia nghèo, có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên thành một
cực tăng trưởng mới của thế giới, thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, và cũng là
một điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á. Sự trỗi dậy của Ấn Độ với nhiều thành
tựu đạt được trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quân
sự quốc phòng, trong đó những thành tựu về kinh tế mà Ấn Độ đạt được là rất to
lớn. Do đặc trưng của cuộc cải cách ở Ấn Độ là chú trọng vào các cải cách trên lĩnh
vực kinh tế nên những thành tựu đạt được trên những ngành này thực sự là những
thành tích ấn tượng.
Tóm lại: Để đánh giá sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới
đều không thể tách rời việc xem xét tình hình thế giới và bối cảnh trong nước, và sự
tác động của nó đến của quốc gia. Chính những điều kiện này là động lực thúc đẩy
quốc gia đó phát triển. Do đó, để xem xét sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỷ XXI cũng không nằm ngoài quy luật trên. Như đã trình bày ở trên , sự
trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI này không chỉ là do các nhân
tố đến từ quốc tế và khu vực như thông qua các xu thế đối thoại thay cho đối đầu,
toàn cầu hóa khu vực hoá mà còn là các nhân tố trong nước như các yếu tố lịch sử,
địa lý, dân số, các kế hoạch cải cách toàn diện... Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi
cũng như khó khăn trong những năm đầu thế kỷ XXI này, một Ấn Độ từ đói nghèo
đã trỗi dậy trở thành một điểm sáng của thế giới trên đầy đủ các phương diện nhưng
chủ yếu là trong tăng trưởng kinh tế.
CHƢƠNG 2
SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1 Về kinh tế
2.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm
Với những thành tựu đạt được từ cuộc cải toàn diện năm 1991, nền kinh tế
Ấn Độ đã có những bước chuyển biến đáng kể, đó là từ một nước đói nghèo, hướng
nội là chủ yếu đã dần trở thành một nước có nền kinh tế hướng ngoại với tốc độ
tăng trưởng cũng như quy mô nền kinh tế tăng rất nhanh đặc biệt trong những năm
đầu thế kỷ XXI này.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng cao
và ổn định. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ trở thành một trong hai quốc gia có tốc
độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Năm 2005-2006 GDP Ấn Độ đạt 9,5%,
năm 2006-2007 là 9,6%, năm 2007-2008 là 9,3%. Do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008-2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm
xuống còn 6,8%, mặc dù con số này thấp hơn so với các năm trước đó nhưng
mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn duy trì là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất thế giới cũng như trong tất cả các quốc gia lớn bao gồm các nền kinh tế phát
triển nhanh đang có dấu hiệu tăng chậm lại. Một năm sau khủng hoảng, Ấn Độ đã
nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng GDP ấn tượng: năm 2009-2010, 2010-
2011 lần lượt là 8% và 8,6% [76,pg 2]. Trong bản điều tra kinh tế năm 2012, tăng
trưởng GDP của Ấn Độ năm 2013-14 dự kiến sẽ đạt 8,6%. Gần đây, các nhà phân
tích dự báo, đến năm 2040 Ấn Độ có thể trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế
thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Sự nổi lên gần đây của Ấn Độ còn được thấy khi so sánh mức tăng trưởng
hàng năm của nước này với mức bình quân của thế giới. Năm 2002, Ấn Độ đạt mức
tăng trưởng 5,0%; trong khi sản lượng toàn thế giới chỉ tăng 3,0% sản lượng, ở các
nền kinh tế phát triển tăng 1,6%. Năm 2004, con số tương ứng là 8,5%; 5,0% và
3,6%. Năm 2005, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 6,9%- cao hơn nhiều so vưới mức
4,3% của thế giới và 2,9% của các nước phát triển [55, tr14].
Bảng 2.1: Mức tăng trƣởng của Ấn Độ năm 2002-2006 (%)
2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng thế giới 3,0 3,9 5,0 4,3
Các nền kinh tế phát triển 1,6 2,1 3,6 2,9
Các nước Châu Á đang phát triển 6,6 7,7 7,6 6,9
Ấn Độ 5,0 7,2 8,5 6,9 6,8
Nguồn http://data.worldbank.org/
Do đạt tốc độ phát triển cao liên tục trong nhiều năm qua, tổng GDP của Ấn
Độ cũng tăng nhanh liên tục qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước rất
nhiều. Sau 20 năm cải cách quy mô nền kinh tế Ấn Độ đã tăng gấp 5,44 lần tương
ứng với tăng thêm 1410 tỷ USD so với thời kỳ bắt đầu cải cách 1991, tăng từ 317 tỉ
(1990) lên 1727 tỉ USD (năm 2010). Và thập niên đầu thế kỷ XXI (2000 -2010)
tổng GDP của Ấn Độ đã tăng thêm 1267 tỷ USD ương ứng tăng gấp 3,75 lần trong
10 năm. Cùng thời gian tăng trưởng là 10 năm nhưng thời kỳ 2000-2010 quy mô
nền kinh tế Ấn Độ tăng nhanh hơn gấp 2 lần so với thời kỳ 1990-2000 (3,75 lần so
với 1,45 lần tưng ứng với 1267 tỷ với 143 tỷ USD ), nguyên nhân là do Ấn Độ đã
có những kinh nghiệm quý báu để khắc phục dần những khó khăn để phát triển kinh
tế của mình. Trong toàn khu vực Nam Á nói chung, Ấn Độ đóng góp phần lớn GDP
vào tăng trưởng của toàn khu vực (trung bình hơn 70% GDP), đặc biệt trong năm
2010, Ấn Độ chiếm đến 82.8% tổng GDP của toàn khu vực Nam Á nói chung).
Năm 2004, thế giới được chứng kiến nền kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng
ngoạn mục xấp xỉ 8,5%, với tổng GDP đạt 692 tỷ USD [23, tr12]. Ấn Độ được xếp
là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á và cũng từ năm 2004, Ấn Độ đã đứng trong danh
sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới, Tính theo sức mua tương
đương (PPP) Ấn Độ là 3,63 ngàn tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới (so với 12,15 ngàn tỷ
USD của Mỹ năm 2004). PPP trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của Ấn Độ lần lượt
đạt 3,20; 3,50, 3,70 ngàn tỷ USD [71, 72]. Con số này cho thấy sự trỗi dậy lên
nhanh chóng của Ấn Độ trong hơn thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
Bảng 2.2: Tổng GDP của Ấn Độ, khu vực Nam Á 1990-2010 (tỷ USD)
Năm 1990 2000 2010
Ấn Độ 317 460 1727
K/v Nam Á 402 608 2090
Nguồn: WB Little data book 2012, trang 113.
Mức tăng trưởng GDP trên 8% như hiện nay phản ánh những thành tựu to
lớn mà Ấn Độ đạt được trên các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương
mại đầu tư…
2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt
2.1.2.1 Lĩnh vực công nghiệp
Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt may, hóa chất, chế biến
thực phẩm, thép, xi măng, khai mỏ và phần mềm. Đặc biệt, Ấn Độ đã cũng có
những thành tựu làm sửng sốt dư luận trong ngành ô tô, xe máy và một số loại sản
phẩm khác như: ti vi mày, tủ lạnh…Trên một số khía cạnh khác, Ấn Độ đang trên
đường trở thành nước sản xuất thuốc dược phẩm lớn của thế giới. Hiện nay, Ấn Độ
còn là nhà xuất khẩu chính về dịch vụ phần mềm mặc dù hiện sản phẩm này mới đạt
5,5% GDP và tuyển dụng gần 0,5% lực lượng lao động phi nông nghiệp.
Ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin (IT) của Ấn Độ phát triển rất nhanh trong những
năm vừa qua và đạt được những thành tựu to lớn, đây là một trong những ngành
công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ. Doanh thu của ngành công nghiệp này
đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001- 2002 lên 58,7 tỷ USD năm 2008- 2009 với
mức tăng hàng năm 26,9%. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế
giới, mức tăng vẫn đạt 12,9% năm 2008 - 2009. Ngành này đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ xuất khẩu của mình với tổng số doanh thu xuất khẩu tăng từ 12,9 tỷ USD
năm 2003- 2004 lên 46,3 tỷ USD năm 2008 – 2009 trong đó chủ yếu là sản xuất và
xuất khẩu phần mềm.
Bảng 2.3 Tăng trƣởng của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ các năm (%)
Nhóm
hàng
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
2007-
2008
2008-
2009
Xuất khẩu 12,9 17,7 23,6 31,1 40,4 46,3
Nội địa 3,8 4,8 6,7 8,2 11,7 12,4
Tổng số 16,7 22,5 30,3 39,3 52,0 58,7
Nguồn: Hiệp hội Xuất khẩu phần mềm và tin học (NASSCOM)
Mỹ và Vương quốc Anh là hai thị trường chính của xuất khẩu phần mềm IT
và dịch vụ. Tuy nhiên, thị phần của Mỹ đã giảm từ 68,3% năm 2005 xuống còn
60% năm 2008-2009, trong khi thị phần của thị trường Châu Âu tăng từ 23,12% lên
31% cùng kỳ. Các thị trường Châu Á, Thái Bình Dương cũng tăng trong những năm
qua. Như vậy, ngành này ngày càng được mở rộng được các thị trường sẵn có và
xâm nhập các thị trường mới.
Sự phát triển năng động của ngành IT đã tạo ra sự giàu có và nhiều việc làm
chất lượng cao. Ngành này cung cấp việc làm cho 2,2 triệu lao động trực tiếp và 8
triệu lao động gián tiếp, đóng góp 5,5% GDP của đất nước. Đầu từ trực tiếp nước
ngoài vào ngành IT Ấn Độ đạt khoảng 5 tỷ USD. Lượng vốn hoá thị trường của
ngành đạt 225 tỷ USD năm 2008 - 2009.
IT là một lĩnh vực mà Ấn Độ có những lợi thế cạnh tranh và có khả năng
vượt trội trên quy mô toàn cầu. Phần lớn các tập đoàn thuộc danh sách của Fortune
500 và Global 2000 đều nhằm vào Ấn Độ như là địa chỉ dịch vụ kinh doanh nguồn
ngoài hiệu quả. Sự phát triển của ngành IT đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và
chất lượng sống của người dân. Nhận thức rõ vai trò tích cực của ngành này trong
việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã định
ra chiến lược phát triển ngành này trong những năm đầu thế kỷ XXI này. Đó là các
chính sách chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, thu hút đầu tư
nước ngoài... để phục vụ công nghệ thông tin trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời,
Ấn Độ cũng đang mở rộng các hoạt động sản xuất, gia công phần mềm sang các
nước có chi phí không cao, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tay nghể lao
động khá. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển và nâng
cao uy tín của Ấn Độ trong việc xây dựng nền kinh tế với hàm lương chất xám cao.
Hiện Ấn Độ được xem như một trong số các “trung tâm dịch vụ của thế giới”
tiêu biểu là các Thành phố Bangalore thuộc Bang Karnataka và Hyderabad thuộc
Bang Andhra Pradesh ở phía Nam Ấn Độ được thế giới biết đến là các thủ phủ tin
học, “thủ đô công nghệ”, “Thung lũng Silicon” thứ hai của thế giới, (sau Thung lũng
Silicon ở Mỹ). Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã xếp Bangalore là một trong
bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới [69, tr16].
Công nghiệp dƣợc phẩm: Ngành công nghiệp dược Ấn Độ đã tăng trưởng
rất nhanh chóng từ doanh thu chỉ có 0,3 tỷ USD năm 1980 lên 19 tỷ USD năm 2008
- 2009. Ấn Độ xếp thứ 3 về sản xuất dược phẩm trên thế giới, chiếm 10% tổng sản
lượng toàn cầu và xếp thứ 14 về trị giá, chiếm 1,5% tổng trị giá toàn cầu. Thị
trường vaccine Ấn Độ năm 2007 - 2008 trị giá 665 triệu USD và có mức tăng hàng
năm trên 20%. Thị trường bán lẻ nội địa đạt 12- 13 tỷ USD vào năm 2012. Dự kiến,
ngành dược phẩm sẽ tăng 9,5% trong năm 2015.
Năm 2008-2009, xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ đạt 9,151 tỷ USD, tăng
19,8% so với năm trước. Trong thời gian 2002 - 2003 đến 2007 - 2008, xuất khẩu
dược phẩm tăng trung bình 22,22%.
Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay từ Ấn Độ gồm nguyên liệu dược phẩm,
thuốc thành phẩm, công thức bào chế thuốc (FDFs), dược phẩm sinh học, dịch vụ y
tế đến nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm của Ấn Độ được xuất khẩu đến
trên 200 nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là các thị trường Mỹ và Tây Âu. Ngành
công nghiệp sử dụng 340000 lao động cùng với khoảng 400000 bác sỹ và 300000
dược sỹ. Các nước nhập khẩu chính sản từ Ấn Độ trong năm 2008 - 2009 là Mỹ,
Đức, Nga, Vương quốc Anh và Trung Quốc.
Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu dƣợc phấm của Ấn Độ ( Đơn vị: Tỷ USD)
Danh mục 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
Xuất khẩu 5199 5939 7640 854
Nhập khẩu 1057 1295 1673 1900
Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
Ngành công nghiệp này giờ đây không chỉ sản xuất ra một lượng lớn các
nhóm hàng dược phẩm cơ bản yêu cầu trình độ sản xuất phức tạp, mà còn đủ khả
năng phát triển hoàn hảo một “quy trình sản xuất dược phẩm” theo nhiều đơn hàng
khác nhau. Sức mạnh của Ấn Độ ở chỗ có thể sáng tạo và phát triển hiệu quả một
công nghệ sản xuất thuốc mới trong thời gian ngắn nhất song vẫn đảm bảo chất
lượng. Ngoài ra, Ấn Độ còn nổi tiếng vì khả năng điều chế và cung cấp các loại
thuốc kháng virus tái nhiễm giá rẻ cho các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các bệnh
nhân nghèo Châu Phi. Hiện nay, Ấn Độ luôn là một trong bốn nước có nhiều nhất
các sáng chế ứng dụng nhất về dược phẩm trên thế giới. Đồng thời nước này có số
lượng lớn nhất các nhà máy dược phẩm được Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm của
Mỹ công nhận ngoài nước Mỹ. Ấn Độ có nhiều tập đoàn, công ty dược phẩm lớn:
Ranbaxy Laboratories Ltd., Dr. Reddy’s Laboratories, Cipla, Nicolas Pirama, Glaxo
Smithkline (GSK), Zydus Cadial...
Về ngành thép: Khi tuyên bố độc lập năm 1947, Ấn Độ chỉ có ba nhà máy
thép với công suất một triệu tấn và hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân. Kể từ đó đến
nay, ngành thép Ấn Độ đã có những bước phát triển vượt bậc về sản lượng, công
nghệ sản xuất, chất lượng và uy tín cả trong nước và quốc tế. Ấn Độ từ vị trí là
nước sản xuất đứng thứ tám năm 2003 đã vươn lên vị trí thứ năm vào năm 2006.
Năm 2008, Ấn Độ vẫn giữ vững vị trí nước sản xuất thép lớn thứ năm trên thế giới
(55 triệu tấn).
Với các kế hoạch tăng cường sản xuất, Ấn Độ sẽ xếp vị trí thứ hai về sản
xuất thép vào năm 2015 - 2016. Với đà tăng trưởng cao, dự kiến ngành thép Ấn Độ
có thể sản xuất 295 triệu tấn vào năm 2019 - 2020 với lực lượng lao động 4 triệu
người. Ngành thép đóng góp 2% cho GDP và 6,2% trong chỉ số sản xuất công
nghiệp (Index of Industrial Production - IIP).
Ngành công nghiệp ô tô và linh kiện của Ấn Độ
Trong những năm qua, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đầu tư hấp
dẫn của các nhà sản xuất ô tô trên của thế giới. Trong những năm 1990, dù là thị
trường lớn thứ 4 ở Châu Á nhưng Ấn Độ chỉ có 3 công ty ô tô và mỗi năm chỉ xuất
khẩu được 20000 chiếc. Đến nay ở Ấn Độ bên cạnh rất nhiều các hãng ô tô trong
nước thì đã có hơn 10 công ty sản xuất xe hơi nước ngoài đặt cơ sở gồm: BMW,
Mercedes, Audi, General Motor, Peugeot, Fiat, Volvo, Skoda, Toyota, Honda,
Sujuki, Mitsubishi, Nissan, Hyundai... Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô quốc tế
(OICA), năm 2011, Ấn Độ sản xuất ra 3,9 triệu chiếc với mức tăng đạt 10,7%.
Chính vì ngành công nghiệp ô tô đang tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của
các hãng sản xuất ô tô trong nước và quốc tế nên các hãng đều có kế hoạch đầu tư,
marketing, tiêu thụ dài hạn để tăng thị phần trong sản xuất và tiêu thụ tại thị trường này.
Ngành công nghiệp phụ tùng ô tô Ấn Độ là một trong những ngành công
nghiệp phát triển nhanh nhất và có những triển vọng to lớn. Trước đây, ngành này
chỉ hạn chế trong việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho thị trường trong nước nhưng
hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm phụ kiện ô tô tại Châu Á và có vai
trò đáng kể trên thị trường thế giới. Ấn Độ hiện là nhà cung cấp phụ kiện ô tô với
khối lượng lớn và trị giá khá cao cho các hãng sản xuất ô tô như General Motor,
Toyota, Ford, Wolkwagen.
Doanh số của ngành công nghiệp phụ kiện ô tô Ấn Độ năm 2009 - 2010 là
19,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Châu Âu chiếm tỷ trọng 40,4%,
Châu Á 23,8% và Bắc Mỹ 22,6%. Để đạt được tăng trưởng mạnh về sản xuất và
xuất khẩu, ngành này đã được dầu tư 7,4 tỷ USD trong năm 2009 - 2010. Hiện nay,
Ấn Độ được đánh giá là nơi sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô có sức cạnh tranh cao
trên thế giới.
Ngành dệt may
Doanh thu xuất khẩu may mặc của Ấn Độ trong những năm gần đây luôn giữ
mức doanh thu xuất khẩu tưng trưởng nhanh và đều đặn, nhất là sau khi việc xuất
khẩu theo quota được bãi bỏ năm 2004. Trong năm tài chính 2001-2002, doanh thu
đạt 10,764 tỷ USD; năm 2002-2003 đạt 12,412 tỷ USD. Đến năm 2003-2004 đã
tăng lên đến 13,159 tỷ USD. Năm 2005-2006. Xuất khẩu của toàn ngành tăng 25%,
đạt 17,52 tỷ USD. Năm 2007-2008 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 15,7% so với mức 19,15
tỷ USD của năm 2006-2007. Ngành dệt may đang là ngành xuất khẩu chiến lược
của Ấn Độ, đem lại nhiều ngoại tệ và đang chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 30 tỷ
USD năm 2012. So với các nước khác ngành dệt may Ấn Độ có một số lợi thế riêng
bởi hiện Ấn Độ là nước xuất khẩu chỉ lớn nhất thế giới (chiếm 25% thị phần thế
giới); là nhà sản xuất cotton hàng đầu; hơn nữa lại là nước có lợi thế cạnh tranh về
vải bông xù và vải bông chéo, hiện Ấn Độ là nước sản xuất đay lớn nhất thế giới,
thứ hai về sợi bông, sợi cellulo,lụa và thứ ba về bông, thứ tư về sợi tổng hợp.
Ngành công nghiệp viễn thông cũng bùng nổ sau khi Ấn Độ cho phép các
công ty tư nhân hoạt động. Cả Ấn Độ chỉ có khoảng 300000 điện thoại di động năm
1996, đến năm 2008 đã có 230 triệu và trung bình một tháng người Ấn Độ mua
khoảng gần 8 triệu chiếc điện thoại cầm tay [26, tr 89]. Tính đến cuối tháng
1/2010, Ấn Độ có khoảng 545 triệu thuê bao di động (số liệu của Cơ quan quản lý
viễn thông Ấn Độ - TRAI). Điều này có nghĩa là gần một nửa dân số Ấn Độ đang
sử dụng điện thoại di động.
Công nghệ vũ trụ của Ấn Độ ngày càng đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đưa Ấn Độ vào hàng ngũ những nước trên thế giới có khả năng phóng vệ
tinh. Năm 1998, Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và gây ra dư luận
lớn trên thế giới. Năm 2008, tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ được tên lửa
mang PSLV-C11C cực mạnh phóng lên quỹ đạo, đánh dấu một giai đoạn mới rất
quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Ấn Độ. Ấn Độ trở thành nước thứ
5 sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản chinh phục quỹ đạo xung quanh Mặt
Trăng [67, pg13]. Với những bước tiến lớn trong ngành công nghệ vũ trụ, Ấn Độ
đang dần hiện thực hóa giấc mơ chinh phục khoảng không vũ trụ bao la.
Như vậy trong gần hai thập kỷ qua, Ấn Độ đã có những thành tích đáng tự
hào trong phát triển công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ
thông tin… Theo đánh giá của Tạp chí Forbers, năm 2002, trong 200 công ty phát
triển tốt nhất thế giới thì Ấn Độ có 13 công ty (trong đó Trung Quốc chỉ có 4 công
ty)[32, tr 71]. Sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp đã góp phần
làm cho kinh tế Ấn Độ có những bước chuyển biến to lớn. Ấn Độ đang trỗi dậy
thành một trong những người khổng lồ mới của thế giới.
2.1.2.2 Lĩnh vực nông nghiệp
Nông nghiệp Ấn Độ vốn là lĩnh vực được xem là “biểu tượng” của thế giới
thứ ba từ những năm 80 của thế kỷ trước [37, tr17]. Tuy nhiên, bước sang những
năm đầu thế kỷ XXI này, thì nhìn chung, nếu so với những bước tiến của tài chính,
thương mại, công nghiệp và dịch vụ thì những thành quả của nền nông nghiệp chưa
tương xứng song đã để lại nhiều dấu ấn. Muốn đánh giá đúng những thành tựu của
nông nghiệp Ấn Độ, cần phải thấy rằng, Ngành nông nghiệp là trụ cột của nền kinh
tế Ấn Độ, thu hút 68% lược lượng lao động, đóng góp 17% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) và chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nông nghiệp Ấn Độ chỉ sở hữu
khoảng 2,3% diện tích đất đai của thế giới nhưng nó là nguồn sống chủ yếu của
58% dân số Ấn Độ, tức là đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 1,5% dân số của
thế giới [54, tr16].
Thời gian qua, đầu tư cho nông nghiệp không ngừng được tăng lên ở Ấn Độ.
Từ năm 2004-2005 đến 2009-2010, tổng đầu tư nông nghiệp tăng trong khoảng
7,5% đến 7,7%/năm [54, tr16]. Các số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Ấn
Độ cho thấy, kinh phí dành cho các dự án khác nhau của Cục Nông nghiệp và hợp
tác, thuộc Bộ Nông nghiệp (DAC - Department of Agriculture and Cooperation) đã
tăng lên đáng kể trong những năm qua, đạt 9,865 triệu rupee trong năm 2008 – 2009
và dự kiến là 17,254 triệu rupee trong 2010-2011 [54, tr 16].
Sản xuất lƣơng thực của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà
còn hướng đến xuất khẩu. Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế
giới, sau Thái Lan. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực
FAO cho biết, năm 2012 Ấn Độ đã xuất khẩu được 9 triệu tấn gạo, vượt Thái Lan
trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2005-2006, Ấn Độ là nước sản xuất mía đường đứng thứ
hai thế giới; trở thành nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất (chiếm 28% sản
lượng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp
4% vào sản lượng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng
thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về hoa quả [68]. Ấn Độ là
một nước đứng hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gia vị. Theo ước tính, sản lượng
lương thực năm 2010–2011 đạt 218,2 triệu tấn. Hơn nữa, sản xuất các loại ngũ cốc
đã đạt 203,6 triệu tấn so với 219,9 triệu tấn trong năm 2008-2009. Việc sản xuất lúa
mì và lúa gạo trong năm 2009-2010 được ước tính đạt 80710000 tấn và 89130000
tấn cho mỗi loại [54, tr 17-18]
Ngành chăn nuôi Ấn Độ cũng khá phát triển. Từ chỗ phải nhập khẩu sữa, Ấn
Độ đã vươn lên trở thành quốc gia sản xuất sữa hàng đầu thế giới với sản lượng vượt
trên 127,9 triệu tấn với lượng cung cấp theo đầu người là 290g/ngày năm 2011 -
2012 so với 260g/ngày năm tài chính 2007-2008. Ngày 31/12/2012 Chính phủ Ấn
Độ cho biết sản lượng sữa của Ấn Độ sẽ tăng 4% đạt 133,7 triệu tấn trong năm tài
chính 2012-2013. Trong thời gian từ 1993 đến 2005, ngành sữa đạt tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 4%, tăng cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân trên
thế giới. Ngoài ra, Ấn Độ có số lượng gia súc lớn nhất trên thế giới, chiếm 50% số
lượng trâu và 20% gia súc của thế giới, hầu hết trong số đó là bò và trâu lấy sữa; Ấn
Độ là nước có sản lượng cá lớn nhất trên thế giới, đứng thứ ba về sản xuất cá và
đứng thứ 2 về sản lượng cá nước ngọt. Tiềm năng của ngành thủy sản Ấn Độ rất
lớn, từ tài nguyên nước ngọt đến tài nguyên biển với 8000 km đường biển, 3 triệu
ha hồ tự nhiên, 50600 km 2
thềm lục địa, 1,4 triệu ha nước lợ và 2,2 triệu km2
vùng
đặc khu kinh tế.
Những thành tựu về cải cách nông nghiệp trong thời gian qua đã giúp cho Ấn
Độ giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.1.2.3 Lĩnh vực dịch vụ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt với sự tăng trưởng nhanh
chóng của các ngành công nghệ kỹ thuật cao và lực lượng dân số nói tiếng Anh
đông đảo, Ấn Độ không chỉ có điều kiện để phát triển ngành dịch vụ phục vụ cho
nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thế giới, đáp ứng nhu cầu dịch vụ văn phòng
cho các nước Âu Mỹ.
Trong năm 2010 - 2011, tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ của Ấn
Độ trong GDP đạt 9,6% so với mức tăng trưởng của công nghiệp là 8,1% và nông
nghiệp là 5,4% [77, pg 3]
Con số trên cho chúng ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ
ở Ấn Độ. Khác với Trung Quốc vốn được xem là “công xưởng sản xuất của thế
giới”, Ấn Độ đang được xem là một trong những “trung tâm dịch vụ của thế giới”
bởi nước này đang tập trung vào những lĩnh vực dịch vụ nổi trội như tư vấn công
nghệ thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin từ xa, trung tâm giao dịch khách hàng,
dịch vụ văn phòng… là những lĩnh vực năng động nhất của thế giới.
Nhiều việc làm của Mỹ và châu Âu đang được chuyển về thực hiện ở Ấn Độ.
Năm 2003, Ngân hàng Mỹ (Bank of America) đã giảm 3700 trong số 25000 chỗ
làm kỹ thuật và dịch vụ gián tiếp. 1/3 các việc làm này đã đi tới Ấn Độ. Tại trụ sở
của Infosys Technologies ở Bangalore, Ấn Độ, 250 kỹ sư đang phát triển những
trình ứng dụng công nghệ thông tin cho Bank of America. Những nhân viên khác
của Infosys xử lý những khoản tiền vay mua nhà cho Greenpoint Mortgage ở
Novato, California [47, tr 60]. Ấn Độ đã và đang chinh phục thế giới theo cách
riêng của mình.
Ngoài ra, ngành dịch vụ bán lẻ cũng đang là một trong những ngành có tốc
độ phát triển nhanh nhất tại Ấn Độ trong những năm vừa qua. Bán lẻ tại Ấn Độ
được xếp thứ hàng thứ 5 trên thế giới. Theo báo cáo của Hãng Brand Marketing
India Pvt. Ltd. (BMI), toàn bộ trị giá bán lẻ của Ấn Độ năm 2010 đạt 353 tỷ USD,
tương đương 29,5% GDP và dự kiến đạt 543,2 tỷ USD vào năm 2014 với mức tăng
hàng năm 12 - 14%. Lĩnh vực bán lẻ chiếm 8% lực lượng lao động toàn quốc và dự
kiến sẽ mang lại 10 - 15 triệu việc làm trong 5 năm tới.
2.1.3 Thƣơng mại đầu tƣ
2.1.3.1 Tăng trƣởng nhanh về thƣơng mại
Những năm gần đây, thương mại Ấn Độ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về
xuất khẩu và lẫn nhập khẩu so với thập niên 1990. Nếu niên khóa 1989-1990, tổng
thương mại của Ấn Độ đạt 37,831 tỷ USD thì đến một thập niên sau đó (niên khóa
1999-2000) đã tăng lên 86,493 tỷ USD. Từ niên khóa 2000-2001 đến niên khóa
2005-2006, thương mại Ấn Độ tăng từ 95,096 tỷ USD lên 252,228 tỷ USD (tăng 2.65
lần) [40, tr 14].
Trong vòng 5 năm từ 2003 đến 2008, xuất khẩu của Ấn Độ tăng trưởng cao
từ 63 tỷ USD lên 168 tỷ USD và đạt mức kỷ lục 246 tỷ USD trong năm tài chính
2010- 2011, tăng trưởng 37,5%. Tỷ trọng thương mại của Ấn Độ trên thị trường
toàn cầu chiếm 0,83% năm 2003, trong năm 2008 tăng lên 1,45%. Tỷ trọng xuất
khẩu dịch vụ thương mại toàn cầu của Ấn Độ chiếm 1,4% năm 2003, trong năm
2008 tăng lên 2,8% do việc mở rộng các thị trường mới và tăng từ các thị trường
truyền thống như Mỹ và EU, các mặt hàng cơ khí và dầu mỏ đã chiếm gần 25% kim
ngạch trong tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 200 tỷ USD
Bên cạnh các thị trường trọng yếu như Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Trung
Quốc, chiến lược dài hạn xuất khẩu hàng hóa Ấn Độ cũng đang tập trung vào các
thị trường mới như các nước Đông Á, châu Mỹ La tinh, châu Phi,...
Trong Chính sách ngoại thương giai đoạn 2009-2014, Ấn Độ đề ra mục tiêu
đạt được tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 15%, đạt giá trị 200 tỷ USD vào
năm 2011, tăng gấp đôi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào năm 2014 và trong dài hạn
là tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ trong buôn bán toàn cầu vào năm
2020. Để làm được điều này, Ấn Độ sẽ vừa mở rộng xuất khẩu các sản phẩm hiện
hành, đặc biệt là thông qua việc khai thác các thị trường mới, vừa đa dạng hóa các
mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với các xu hướng xuất khẩu của thế giới.
2.1.3.2 Hấp dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của giới
kinh doanh quốc tế. Dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) đã trở thành tác nhân quan
trọng của nền kinh tế Ấn Độ và đang tăng với tốc độ chóng mặt. Tổng lượng vốn
FDI trong giai đoạn từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2012 đạt 170,4 tỷ USD. Mặc dù bị
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, luồng vốn FDI
vào Ấn Độ vẫn tăng mạnh. Năm 2009-2010 đạt 25,8 tỷ USD, năm 2010-2011 đạt
19,427 tỷ USD và năm 2011-2012 đạt mức kỷ lục 36,5 tỷ USD. Nước luôn đứng
đầu trong danh sách nước đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ là Mauritius với trị giá 64,2 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 38% tổng vốn FDI vào Ấn Độ. Mauritius là một nước nhỏ,
nhưng Ấn Độ và Mauritius đã ký hiệp định đầu tư ưu đãi khá rộng rãi. Nhiều nước
trên thế giới muốn được hưởng các ưu đãi đầu tư của hiệp định này nên đã thành lập
công ty tại Mauritius và các công ty này thực hiện việc đầu tư vào Ấn Độ. Như vậy,
có thể thấy rằng vốn FDI vào Ấn Độ trên danh nghĩa từ Mauritius, nhưng thực chất
là từ nhiều nước khác nhau.
Bảng 2.5 Danh sách 10 nƣớc dẫn đầu về FDI tại Ấn Độ (triệu USD)
TT Nước 2009/2010 2010/11 2011/12 Tổng số từ 4/2000
đến 3/2012
Tỷ lệ %
1 Mauritius 10.376 6.987 9.942 64.169 38
2 Singapore 2.379 1.705 5.257 17.153 10
3 Anh 657 755 9.257 15.896 9
4 Nhật Bản 1.183 1.562 2.972 12.313 7
5 Mỹ 1.943 1.170 1.115 10.564 6
6 Hà Lan 899 1.213 1.409 7.109 4
7 Cryprus 1.627 913 1.587 6.400 4
8 Đức 626 200 1.622 4.621 3
9 Pháp 303 734 663 2.927 2
10 U.A.E 629 341 353 1.243 1
FDItoànbộẤnĐộ 25.843 19.427 36.504 170.407 100
Nguồn : Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
Các tập đoàn tài chính và công nghiệp lớn trên thế giới từ các nước như Mỹ,
Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc… đều đã có dự án FDI tại Ấn Độ.
Một khảo sát về niềm tin đầu tư được thực hiện bởi Công ty tư vấn toàn cầu AT
Kearney đã xếp hạng Ấn Độ đứng thứ ba trong các điểm đến ưa chuộng nhất của
FDI, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ [74, pg 160].
Tóm lại, bước sang thế kỷ XXI, sau hơn 20 năm cải cách, kinh tế Ấn Độ đã
và đang có bước phát triển “ngoạn mục”, đạt nhiều thành tựu to lớn. Ngoài việc
vượt qua khủng hoảng, khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế, trở thành
điểm thu hút nguồn vốn toàn cầu, phát triển mạnh mẽ… có lẽ thành tựu quan trọng
nhất mà Ấn Độ đạt được là nền kinh tế đang dần chuyển đổi, tái cấu trúc cho phù
hợp với kinh tế thế giới. Nhìn chung, những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế
của Ấn Độ là rất to lớn, đóng vai trò quyết định trong phát triển đất nước, đưa Ấn
Độ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới. Những
thành tựu đó cũng phản ánh con đường cải cách mà Chính phủ và nhân dân Ấn Độ
đã và đang thực hiện trong hai thập kỷ qua là đúng đắn và tất yếu.
2.2 Chính trị
Về chính trị thì Ấn Độ theo chế độ dân chủ và chính quyền liên bang, hiện
nay Ấn Độ có 7 đảng phái chính trị ở cấp quốc gia trong đó có hai đảng cơ bản là
Đảng Quốc đại và Đảng đối lập Nhân dân Ấn Độ. Ngoài ra Ấn Độ còn có 47 đảng
khu vực và khoảng 400 đảng nhỏ khác [89]. Chế độ dân chủ và liên bang phản ánh
thực trạng có nhiều lực lượng và quyền lợi khác nhau ở Ấn Độ, vì thế nó là cơ chế
thích hợp, đủ uyển chuyển để hóa giải các mâu thuẫn trong sinh hoạt chính trị xã
hội. Việc thay đổi đảng cầm quyền, lãnh tụ và chính sách đã diễn ra tương đối êm
thấm, không gây xáo trộn lớn như ở nhiều nước đang phát triển khác. Một cách cụ
thể hơn, nếu đảng cầm quyền bất lực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của
xã hội, thì cử tri có thể thay thế lãnh đạo bằng cách bầu đảng đối lập ra cầm quyền
để thực hiện chính sách mới. Tuy nhiên, cũng theo kinh nghiệm Ấn Độ, không nhất
thiết cứ thay đổi đảng cầm quyền là có thể giải quyết vấn đề – nhiều khi cũng phải
trải qua thời gian dài và gặp nhiều khó khăn mới tạo được sự đồng thuận trong xã
hội để thực hiện các cuộc cải cách cần thiết.
Có rất nhiều chính sách, biện pháp được Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong
hơn 20 năm qua. Ấn Độ chủ trương thực hiện các chính sách đồng bộ như các
chính sách cải cách mạnh mẽ ở bên trong và mở cửa đối ngoại, kết hợp các chính
sách phát triển kinh tế với chính trị… Các chính sách, biện pháp này có liên quan
đến nhau, phụ thuộc vào nhau, hỗ trỡ với nhau taọ nên sự thành công của Ấn Độ
trong những năm gần đây. Các chính sách cải cách đang mang lại hiệu quả rõ rệt,
nên bước sang những năm đầu thế kỷ XXI này, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì và
đẩy mạnh, đổi mới các chính sách hơn nữa.
2.2.1 Đối nội
2.2.1.1 Tiếp tục thực thi chính sách phát triển kinh tế thị trƣờng và tự do hóa.
Để phát huy những thành quả từ chính sách phát triển kinh tế thị trường, và
tự do hóa nền kinh tế từ sau khi tiến hành cải cách năm 1991, bước sang thế kỷ
XXI, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển kinh tế thị
trường và tự do hóa nền kinh tế. Cụ thể
Tự do hóa nhập khẩu bằng cách cam kết giảm thuế quan 217 hạng mục hàng
hóa năm 1997-2000, trong đó 95 hạng mục giảm xuống 0% năm 2000, sau đó giảm
xuống 0% thêm 2 hạng mục nữa năm 2003 và giảm xuống 0% thêm 2 hạng mục
nữa năm 2004 , rồi 116 hạng mục còn lại năm 2005. Đặc biệt, để thúc đẩy thương
mại giữa các nước thuộc Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), từ tháng
8/1998 Ấn Độ đã đơn phương bỏ hạn ngạch nhâp khẩu từ các nước thành viên
SAARC áp dụng đối với 2300 mặt hàng. Trong giai đoạn 1997-2000, chính sách
nhập khẩu quy định chuyển 542 mặt hàng trong danh sách hạn chế nhập khẩu sang
danh sách được tự do hóa nhập khẩu;
Bên cạnh đó chính phủ Ấn Độ còn chủ trương tự do hóa tài chính, giảm kiểm
soát của chính phủ, cho phép các ngân hàng nhà nước bán cổ phần ra thị trường, tự
do khuyến khích đầu tư tư nhân vào ngành ngân hàng, thực hiện các chính sách tiền
tệ cởi mở hơn như giảm dự trữ tiền mặt, giảm lãi suất ngắn hạn. Ấn Độ cũng đã tự
do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối. Tỷ giá đồng Rupee dần
dần được thả nổi cho các lực lượng thị trường quyết định, đồng Rupee được chuyển
đổi hoàn toàn trước hết trong thương mại sau đó được chuyển đổi trong hầu hết mọi
lĩnh vực. Phần lớn các rào cản liên quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường
trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ
ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên.
Bên cạnh những tự do hóa đã được đề cập ở trên, trong những năm đầu thế
kỷ XXI, những chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu tập trung chủ yếu
vào các lĩnh vực như sau:1)Khuyến khích sản xuất để xuất khẩu. 2) Đa dạng hóa
mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chế biến trong các ngành
mũi nhon. 3) Hỗ trợ các hoạt động thị trường. 4) Thiết lập các khu vực và đơn vị
hướng vào xuất khẩu như khu chế xuất (EPZs- Export Proccessing Zones), khu
công nghệ cao, các đơn vị hướng về xuất khẩu (EOUs- Export Orientend Units), các
khu vực thương mại tự do (FTZs- Free Trade Zones), các khu công nghiệp xúc tiến
xuất khẩu (EPIPs- Export Promotion Industrial Parks) và tiêu biểu là các đặc khu
kinh tế (SEZs- Special Economic Zones). Có thể nói việc chú trọng thành lập các
SEZs là một cách hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút FDI nhằm mục tiêu
tăng trưởng kinh tế. SEZs được coi là một khu vực đia lý tuân thủ theo những luật
lệ kinh tế khác hẳn những vùng nội địa, ít chịu sự can thiệp của chính phủ và được
hưởng nhiều ưu đãi đó là: được phép có 100% vốn nước ngoài, giảm thiểu thủ tục
hành chính qua cơ chế một cửa, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và tư liệu sản
xuất, ưu đãi nhiều loại thuế khác, cơ sở hạ tầng tốt, thuê đất giá rẻ…Mục tiêu của
các SEZs là tăng thu ngoại tệ, phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất
khẩu, tạo công ăn việc làm. Các doanh nghiệp hoạt động trong SEZs được phéop
hoạt động trong các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ do tư nhân, do Nhà nước,
Nhà nước và tư nhân liên kết, hoặc do chính quyền bang đứng ra thành lập. Hiện
tại, có 531 SEZs với tổng vốn đầu tư hàng tỷ Ruppe đã được Chính phủ Ấn Độ phê
duyệt, tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động.
Về đầu tư nước ngoài: Đây là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới.
100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh
vực hoạt động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước
khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được
chuyển vào trong nước. Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát triển cơ sở hạ
tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự án đầu
tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô
lớn. Chỉ trong 18 tháng vừa qua, nguồn vốn FDI đổ vào các đặc khu kinh tế đã đạt 3
tỷ USD.
Nhiều hạn chế khác đối với đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã được dỡ bỏ,
chẳng hạn, trước đây, các công ty ĐTNN chỉ được đầu tư vào Ấn Độ theo tỷ lệ
49%, từ sau năm 1991 con số này là 51% đối với các ngành thực phẩm, dệt may,
vận tải.., 49%trong thông tin liên lạc, 10% trong ngành ngân hàng, một số ngành
khác như cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại điện tử, công nghiệp lọc dầu, du
lịch…tỷ lệ này có thể là 100%. Các chính sách FDI ở Ấn Độ được xem là một trong
những chính sách tự do nhất với rất ít rào cản. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
(Global Competitiveness Report) năm 2003-04 của Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp
Ấn Độ thứ 41 về rào cản đối với đầu tư nước ngoài, trong khi Malaysia đứng vị trí
67, Thái Lan thứ 75 và Trung Quốc là 81 [74, pg 160].
Thực hiện chính sách kinh tế thị trường, trong những năm đầu thế kỷ XXI
này, chính phủ Ấn Độ đã chủ trương giảm bớt đầu tư cho khu vực nhà nước, từ 10%
xuống 8%. Ngoài ra, Ấn Độ đã giảm vai trò của công nghiệp nhà nước từ 17 ngành
xuống còn 8 ngành, xu hướng này vẫn còn tiếp tục; đẩy nhanh phát triển khu vực
kinh tế tư nhân bằng cách khuyến khích tư nhân đầu tư vào tất cả các ngành, trừ một
số ngành có thể gây ô nhiễm như hạt nhân, ban hành luật cấm độc quyền… Cho đến
nay, khu vực kinh tế tư nhân ở Ấn Độ đã chiếm khoảng 70% GDP và trở thành chỗ
dựa nền tảng chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện tình hình kinh tế xã hội
trong những năm vừa qua. Khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả đang là một
trong những điểm tựa hết sức cơ bản hấp dẫn các nhà ĐTNN đến Ấn Độ.
2.2.1.2 Chính sách ngành nghề hợp lý
Bước sang thế kỷ XXI, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì chính sách ngành
nghề theo hướng tăng cường sức mạnh của ngành công nghiệp, coi trọng các ngành
công nghiệp mũi nhọn và dịch vụ, bên cạnh đó vẫn không bỏ qua đầu tư phát triển
ngành nông nghiệp.
Tăng cường ngành công nghiệp: Công nghiệp truyền thống được Chính phủ
quan tâm đúng mức, là nền tảng của công nghiệp Ấn Độ. Sự phát quan tâm phát
triển các ngành công nghiệp truyền thống cuả Ấn Độ được thể hiện rõ trong một số
ngành như: dệt may, công nghiệp sản xuất ô tô xe máy và ngành chế tác đá quý kim
hoàn. Phát triển các ngành công nghiệp truyền thống dựa trên những tiềm năng sẵn
có của Ấn Độ như kinh nghiệm sản xuất, nguồn lao động đồi dào, có kỹ thuật, hơn
nữa giá lao động rẻ, năng động có khả năng bắt nhịp với các xu hướng mẫu mã,
chủng loại của thị trường thế giới, áp dụng thành tựu công nghệ vào sản xuất để
nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm.
Những chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp đã đưa Ấn Độ trở
thành một trong số ít những nước đang phát triển tạo đựng được nhiều ngành công
nghiệp mũi nhọn vững chắc như ngành IT, đóng tàu, chế tạo máy bay. Hơn 70%
mặt hàng xuất khẩu của Ấn Độ là sản phẩm chế tạo, trong đó khoảng 50% được
xuất sang các nước phát triển ở Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây là chính phủ Ấn Độ rất chú trọng
vào những ngành công nghiệp mũi nhọn được coi là đặc trưng cho thế kỷ mới: đó là
các ngành: công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp dược phẩm.
Nguyên nhân để Chính phủ đề xuất “kế hoạch phát triển toàn diện phần mềm máy
tính” vào năm 1986 là tận dụng nguồn nhân lực trẻ và kỹ thuật cao, không yêu cầu
nhiều vật liệu thô và không gây hại cho môi trường.
Sở dĩ Ấn Độ có những bước đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển
công nghệ phần mềm là bởi những lý do sau đây:
Nguyên nhân cơ bản là chính sách mở cửa của Ấn Độ đã thu hút được các
công ty CNTT lớn trên thế giới đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong các khu công
nghiệp cao phân bố trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Các khu công nghệ cao này được gọi
là các công viên Phần mềm (STP- Software Technology Park). Đây chính là cơ cấu
tổ chức hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển. Các công ty hoạt động trong STP
được Chính phủ cho hưởng những ưu đãi đặc biệt như:
 Cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
 Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt như nhà cửa, điện nước, thiết bị viễn thông, tin
học..
 Miễn thuế nhập khẩu- tạo điều kiện để các công ty sản xuất phần mềm tiết
kiệm kinh kinh phí khi trang bị máy tính, mạng hoặc mua phần mềm công cụ
từ nước ngoà.
 Cung cấp đường truyền tốc độ cao
 Khả năng truy cập nhanh chóng đến các thiết bị tính toán tập trung trong STP
 Thực hiện dịch vụ một cửa với các cơ quan hành chính nàh nước
 Miễn thuế trong năm hoạt động đầu tiên
 Cho quyền được chuyển lợi nhuận về nước..
Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ , từ tháng 4-12/2003-2004, chỉ riêng STP đã
xuất khẩu được 6947 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước. Để tiết kiệm
chi phí, hàng chục công ty công nghệ Mỹ bắt đầu xây dựng những trung tâm nghiên
cứu và phát triển ở Ấn Độ để tranh thủ lực lượng lao động dồi dào, giỏi chuyên môn
và lương thấp ở nước này. Hiện tập đoàn Microsoft đã khai trương một cơ sở ở Thủ
phủ bang Andhra Pradesh- Đông Nam Ấn Độ, tiến tới xây dựng một trung tâm tại
Bangalore; đó là một phần trong kế hoạch mở rộng dự án đầu tư trị giá khoảng 400
triệu USD trong vòng 3 năm vào thị trường Ấn Độ của tập đoàn Microsoft. Như
vậy, đối với các công ty phần mềm tại các quốc gia đang phát triển, đạt được thành
công trên thị trường xuất khẩu không phải là việc dễ dàng. Điều này không chỉ là nỗ
lực của từng công ty mà còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ Chính phủ. Thành
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf

More Related Content

Similar to Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf

Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYThắng Nguyễn
 
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...HanaTiti
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...NuioKila
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Wealth report
Wealth reportWealth report
Wealth reportLan Tran
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...NuioKila
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungPhong Olympia
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến naylamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
 
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Na...
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Wealth report
Wealth reportWealth report
Wealth report
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 - CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ MA TR...
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Luận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAY
Luận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAYLuận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAY
Luận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
CS - Bài 3
CS - Bài 3CS - Bài 3
CS - Bài 3
 
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAYLuận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- LƯU THỊ MAI HƯƠNG SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- LƯU THỊ MAI HƯƠNG SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số : 60 31 02 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS .TS. Ngô Xuân Bình Hà Nội - 2013
  • 3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................7 CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI......................................11 1.1 Tình hình thế giới và khu vực.............................................................11 1.2 Tình hình trong nước. .........................................................................17 CHƯƠNG 2: SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI..................................23 2.1 Về kinh tế..............................................................................................23 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm ...............23 2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt......................................25 2.1.3 Thương mại đầu tư..........................................................................34 2.2 Chính trị................................................................................................36 2.2.1 Đối nội.............................................................................................37 2.2.2 Đối ngoại.........................................................................................46 2.3 Văn hóa- xã hội ....................................................................................52 2.3.1 Nguồn nhân lực. ..............................................................................52 2.3.3 Nghệ thuật .......................................................................................60 2.4 An ninh- quốc phòng ...........................................................................62 2.4.1 Tiềm lực quân sự quốc phòng to lớn...............................................62 2.4.2 Chi phí quốc phòng gia tăng ...........................................................64 2.4.3 Tằng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới ..66 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI....72 3.1 Tác động đối với khu vực và thế giới.................................................72 3.1.1 Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ. ............72
  • 4. 3.1.2 Động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới...........................................74 3.1.3 Góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa- chính trị thế giới, xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới. .............................................74 3.1.4 Góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề toàn cầu. ..........................................................................................................76 3.2 Tác động đối với quan hệ Việt Nam- Ấn Độ. ....................................77 3.2.1ThúcđẩymốiquanhệsongphươngViệtNam-ẤnĐộlêntầmcaomới......77 3.2.2 Mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam...............................................................81 3.2.3 Gây ra làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung..................................82 3.3 Một số trở ngại, thách thức Ấn Độ đang phải đối mặt ....................82 3.3.1 Thách thức trong nước ....................................................................82 3.3.2 Các thách thức từ bên ngoài............................................................88 3.4 Triển vọng của Ấn Độ..........................................................................91 KẾT LUẬN....................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................98 PHỤ LỤC.....................................................................................................104
  • 5. BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa tiếng Việt AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BIMSTIC Tổ chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước ven Vịnh Bengal BPO Kinh doanh nguồn ngoài BRICS Tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi CSO Tổ chức Thống kê trung ương Ấn Độ ĐTNN Đầu tư nước ngoài EPIPs Khu công nghiệp xúc tiến xuất khẩu EPZs Khu chế xuất EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐBA Hội đồng Bảo an IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IT/ITES Công nghệ thông tin MGC Dự án hợp tác các khu vực châu thổ sông Hằng với khu vực sông Mê Kong MoU Biên bản ghi nhớ NIEs Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới PPP Sức mua tương đương R&D Nghiên cứu và phát triển RBI Ngân hàng dự trữ Ấn Độ
  • 6. SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SEZs Đặc khu kinh tế STP Công viên phần mềm USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
  • 7. CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mức tăng trưởng của Ấn Độ năm 2002-2006 (%) ...................................24 Bảng 2.2: Tổng GDP của Ấn Độ, khu vực Nam Á 1990-2010 (tỷ USD).................25 Bảng 2.3 Tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ các năm (%)............26 Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu dược phấm của Ấn Độ ( Đơn vị: Tỷ USD)....................28 Bảng 2.5 Danh sách 10 nước dẫn đầu về FDI tại Ấn Độ (triệu USD)......................35
  • 8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu thế kỷ XXI vừa qua, sự nổi lên mạnh mẽ, rõ ràng của nền kinh tế Ấn Độ đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đông đảo dư luận quốc tế bởi Ấn Độ là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới, cùng với Trung Quốc hiện có quy mô dân số hơn 1 tỷ người. Điều này tạo cho Ấn Độ là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng. Ấn Độ có vị trí nằm kề cận với bán đảo Đông Dương, và là quốc gia có nền văn minh lâu đời ở Châu Á, Ấn Độ có nhiều quan hệ gần gũi trong lịch sử và cả hiện tại, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, về văn hóa với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này đã và đang mang lại nhiều tác động đối với toàn cầu, khu vực và đặc biệt là với các nước láng giềng gần gũi trong đó có Việt Nam. Ấn Độ là một hiện tượng trỗi dậy thành công nhanh chóng về kinh tế trên thế giới sau khi thực hiện một loạt công cuộc đổi mới cải cách toàn diện. Với sự tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua của Ấn Độ , nhiều nước được lợi và đang cố gắng tận dụng những cơ hội vàng hiếm có như học hỏi kinh nghiệm đổi mới, tăng cường các mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau với Ấn Độ…Thế nhưng nhiều nước lớn cũng phải điều chỉnh chính sách để đối phó với sự trỗi dậy này bởi một xu hướng mới, một tình thế mới diễn ra bao giờ cũng có tác động hai mặt. Là một nước có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ từ xưa đến nay, kinh tế nước ta cũng chịu không ít những tác động nhiều chiều từ sự vươn lên nhanh chóng của một trong hai nền kinh tế đông dân nhất thế giới này. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố giúp Ấn Độ tăng trưởng mạnh và đánh giá tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với khu vực và thế giới, học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ do vậy là điều rất cần thiết
  • 9. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực sụp đổ, trật tự thế giới mới “nhất siêu đa cường” đang dần được hình thành cho đến tận ngày nay, trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, các giới bình luận quốc tế đã bàn nhiều đến khả năng trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước trong nhóm có thu nhập trung bình và thấp nhưng có quy mô dân số và diện tích lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển. Đó là các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi…Mặc dù các nước này cho đến nay đều có nhiều biến đổi và vươn lên mạnh mẽ ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng sự phát triển và gia tăng ảnh hưởng quốc tế được thấy khá rõ trong trường hợp Ấn Độ. Đã có nhiều bài viết, nhiều bình luận xung quanh vấn đề này dưới nhiều cái tên như “ con rồng Trung Quốc, con voi Ấn Độ”, “Những siêu cường mới”, “Ấn Độ phát huy vai trò mạnh mẽ trong việc tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương”… Quả thật, sự vươn lên nhanh chóng của quốc gia đang phát triển đông dân thứ hai thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trở nên sôi động hơn, làm cho nhiều nước lớn phải điều chỉnh các chính sách, chiến lược liên quan đến nhiều lĩnh vực như năng lượng, thị trường, đối tác…Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “ Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI ( từ năm 2000 đến nay)” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI cụ thể là từ năm 2000 đến nay(2000- 2012) Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sự trỗi dậy trên 4 phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Tập trung xem xét chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế. Lý do chọn năm 2000 làm mốc nghiên cứu bởi vì: năm 2000 đánh dấu sự kiện thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn minh kinh tế tri thức với sự bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin. Ấn Độ là một quốc gia đứng
  • 10. đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Hơn nữa, năm 2000 đánh dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế(1991-2000), 10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng Đông của Ấn Độ”. Điều này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nội dung chính của khóa luận tập trung vào phân tích, lý giải các nhân tố tạo ra sự tăng trưởng nhanh, những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI vừa qua, những vấn đề tồn tại cũng như những cơ hội, những thách thức do sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ tác động đến cục diện thế giới, khu vực, đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng. Cuối cùng là đưa ra một số nhận định về triển vọng trỗi dậy của Ấn Độ trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính trong lý luận quan hệ quốc tế như phương pháp nghiên cứu khu vực học, lý thuyết quan hệ quốc tế, phương pháp tổng hợp, phân tích, dự đoán nhận định triển vọng… 6. Tài liệu tham khảo Luận văn sử dụng các sách báo tạp chí nghiên cứu chuyên ngành ở trong nước và ngoài nước. Luận văn cũng kế thừa các công trình đã được nghiên cứu và công bố tại các viện nghiên cứu, các trường đại học. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các bài viết trong những hội thảo được tổ chức giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước với các trường đại học, các viện nghiên cứu nước ngoài. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chƣơng 1: Những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI- đề cập đến những nét chính trong bối cảnh quốc tế và trong nước diễn ra trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tác động đến Ấn Độ mà đã mang lại thành công cho Ấn Độ trong những năm đầu
  • 11. thế kỷ này. Đặc biệt, tập trung xem xét các yếu tố này từ năm 2000 đến nay, bởi năm 2000 đánh dấu sự kiện thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn minh kinh tế tri thức với sự bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin. Ấn Độ là một quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Hơn nữa, năm 2000 đánh dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế(1991-2000), 10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng Đông của Ấn Độ”. Điều này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ. Chƣơng 2: Sự trỗi dậy của Ấn Độ trên một số phƣơng diện trong những năm đầu thế kỷ XXI-nghiên cứu những thành tựu Ấn Độ đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế. Chƣơng 3: Một số tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI-từ những thành tựu Ấn Độ đạt được trên các lĩnh vực phân tích những tác động đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời xem xét những khó khăn thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt để nhận định về triển vọng phát triển của Ấn Độ trong thời gian tới. Do hạn chế về thời gian và điều kiện tiếp xúc thực tế, kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần được nghiên cứu, trao đổi để bổ sung thêm. Em rất mong nhận được những góp ý chân thành của các quý Thầy Cô để chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài. Nhân đây, em cũng xin cảm ơn PGS.TS Ngô Xuân Bình- Viện trưởng Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, cùng các Thầy Cô trong khoa Quốc tế học, trường ĐH KHXH& Nhân văn, ĐHQGHN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
  • 12. CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1 Tình hình thế giới và khu vực Thập niên 90 của thế kỷ XX chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực và chuyển biến sang một trật tự thế giới mới. Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Hệ thống chính trị thế giới không còn là sự phân chia giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà bị chi phối bởi nhiều cường quốc và khối cường quốc đan xen. Từ đây, xu hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển vượt lên những bất đồng là chủ yếu; xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hòa bình, ổn định, đối thoại hợp tác vì mục tiêu phát triển là một xu hướng quan trọng trong thế kỷ XXI bên cạnh không ít những mâu thuẫn, bất đồng. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới bắt gặp hình ảnh nước Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Iraq đầy tốn kém cả về nhân lực và của cải. Phát biểu trong bài diễn văn ở Munich đầu tháng 2/2007 Tổng thống Nga Putin đã chỉ trích những hoạt động của Mỹ sẽ dẫn đến nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế là nội dung quan trọng, các nước lớn đều không muốn tiếp tục tăng thêm chi phí cho quốc phòng. Không khí hòa bình, hợp tác phát triển trở thành nguyên nhân chủ đạo cho các nước lớn điều chỉnh chiến lược của mình từ đối đầu sang đối tác chiến lược. Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đang diễn ra được giải quyết theo chiều hướng hiệp thương, tránh các xung đột đối đầu. Các nước lớn với tư cách là người khởi xướng và dẫn dắt các quá trình liên kết khu vực, liên kết quốc tế đã thúc đẩy tiến trình này. Để tranh thủ các cơ hội trong xu thế hợp tác các nước phát triển đã từng bước cải cách thể chế, mở cửa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Hợp tác phát triển diễn ra ở nhiều cấp độ: quốc gia, khu vực, trong từng ngành…đã và sẽ tiếp tục làm cho bầu không khí chính trị thế
  • 13. giới lắng dịu, môi trường ổn định đảm bảo cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì. Thế giới từ hai cực chuyển thành đa cực, chính yếu tố đa cực đã hạn chế khả năng can thiệp quân sự của các nước lớn vào các quốc gia khác. Xu thế hợp tác phát triển không phải là nguyện vọng riêng của các nước đang phát triển mà là nguyện vọng của tất cả các quốc gia. Xung đột, đối đầu gây nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà còn về yếu tố con người, điều này thực sự không còn phù hợp và đang bị nhân loại lên án. Do đó, quan hệ giữa Nga- Mỹ, Ấn Độ- Mỹ, Ấn Độ- Pakistan …thông qua đối thoại và hợp tác đã được cải thiện dần. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận những nguy cơ bất ổn vẫn còn tồn tại, đó là chủ nghĩa ly khai, khủng bố quốc tế đang diễn ra rất phức tạp. Một xu hướng chủ yếu khác đang diễn ra trong những năm đầu thế kỷ XXI kể từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đó là xu hướng toàn cầu hóa đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế với những đóng góp to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ. Toàn cầu hóa mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại như tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm ở các quốc gia đang phát triển, buôn bán giữa các nước gia tăng, những công nghệ mới và FDI chảy vào các nước đang phát triển kích thích tốc độ tăng trưởng của các nước này. Toàn cầu hóa khiến Nam Á giảm mâu thuẫn nội bộ (giữa Ấn Độ và Pakistan) để tạo điều kiện phát triển, tương tự trong các mối quan hệ giữa Ấn Độ và các nước láng giềng nói chung (Ấn Độ- Trung Quốc, Ấn Độ- Nga…) đều giảm mâu thuẫn, đối đầu để tăng hợp tác. Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục phát triển ở mọi mức độ khác nhau như hợp tác song phương, đa phương. Chính các hiệp định hợp tác đó sẽ có vai trò tích cực trong việc liên kết kinh tế giữa các khu vực. Các hiệp định đa phương được ký kết không chỉ trên phương diện tự do hóa thương mại mà còn cả tác động tới việc xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao hoạt động của các dịch vụ. Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại chứng kiến cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng. Dưới tác động của cách mạng công nghệ, cùng với quá trình tự do hóa thương mại, cơ cấu thương mại cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi biểu hiện ở chỗ các sản phẩm có hàm lượng vốn và
  • 14. công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu điển hình như tỷ trọng của các ngành công nghệ thông tin cũng như các ngành công nghiệp hàm lượng kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, công nghệ nano... Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho nhịp độ trao đổi tiền tệ tăng 20 lần so với trao đổi thương mại. Các cuộc trao đổi về tiền tệ diễn ra 24/24h và đạt tới 1500 tỷ USD mỗi ngày. Điều đó đã thúc đẩy quá trình tự do hóa hóa tài chính phát triển.Quốc tế hóa tài chính thúc đẩy trở lại quốc tế hóa thương mại và quốc tế hóa nền sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện của tự do hóa tài chính là sự chuyển vốn FDI tới các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là vào các nước đang phát triển tiếp tục tăng lên. Trong số các nước đang phát triển thì Ấn Độ cũng là một trong những nước thu hút nhiều FDI. Cục diện quốc tế thay đổi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc như phân tích ở trên đã tạo ra bối cảnh mới vừa thuận lợi vừa khó khăn cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ. Bên cạnh một môi trường quốc tế ổn định, đối thoại là chủ yếu, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, buôn bán thương mại giữa các quốc gia gia tăng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng tiếp nhận nguồn công nghệ mới, mở rộng các ngành nghề mới… thì đó còn là sự cạnh tranh mãnh liệt về thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nguyên liệu đối với các quốc gia, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trở nên sâu sắc. Đặc biệt sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 cũng có những tác động sâu sắc đến quốc gia Ấn Độ bởi lẽ: Từ khi bắt đầu chiến tranh lạnh vào những năm 1950, Ấn Độ chủ trương đường lối chính trị không liên kết và là nước đi đầu của phong trào không liên kết. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ sau khi giành được độc lập, giới lãnh đạo Ấn Độ trong đó có thủ tướng Nehru đã chọn mô hình phát triển kinh tế tập trung có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm mô hình cho nền kinh tế nước mình. Như vậy, sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính là sự sụp đổ mô hình kinh tế xã hội mà Ấn Độ đang cố gắng xây dựng.
  • 15. Hơn nữa, từ sau khi giành độc lập, không phải lúc nào quan hệ Liên Xô- Ấn Độ cũng tốt đẹp nhưng nhìn chung đây là mối quan hệ gắn bó và bền vững. Hai nước đã ký kết hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1971 và hiệp ước này đã được ký lại vào năm 1991. Đến cuối những năm 1970. Liên Xô đã trở thành nước có quan hệ thương mại, viện trợ và đầu tư chủ yếu và lớn nhất với Ấn Độ, là nước cung cấp chủ yếu các loại vũ khí và thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ. Từ một chính sách ngoại giao phụ thuộc khá nhiều vào Liên Xô, sự sụp đổ của Liên Xô và bối cảnh quốc tế mới buộc Ấn Độ phải định hình lại chính sách đối ngoại của mình. Không chỉ vậy, sự sụp đổ của Liên Xô và khối các nước chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu làm cho Ấn Độ mất đi nguồn viện trợ chính, nguồn đào tạo nhân lực dồi dào và một thị trường xuất khẩu trọng yếu. Việc Ấn Độ nợ Liên Xô đến 11 tỷ USD là một minh chứng cho sự hẫng hụt kinh tế mà Ấn Độ phải gánh chịu. Những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi có tính chất bước ngoặt của chủ nghĩa ly khai và khủng bố. Cùng với chủ nghĩa ly khai dân tộc, chủ nghĩa khủng bố đã có những thay đổi và bước ngoặt vào một thời kỳ phát triển mới. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này chính là có sự kết hợp giữa tôn giáo và chính trị. Yếu tố tôn giáo chi phối chính trị là hiện tượng phổ biến trong thế giới Hồi giáo. Ngay từ những thập niên 1980, vấn đề đạo Hồi đã nổi lên cùng với vấn đề ý thức hệ dân tộc và trở thành nguyên nhân đưa đến phong trào đấu tranh mang màu sắc khủng bố. Ngày nay, tôn giáo đang trở thành vấn đề trung tâm của đời sống quốc tế, là động cơ chính của chủ nghĩa khủng bố. Đặc biệt sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của cả Ấn Độ. Cũng chính điều này góp phần quan hệ Mỹ- Ấn cũng như Ấn Độ với các quốc gia khác trên thế giới xích lại gần nhau hơn trong công cuộc chống khủng bố. Kể từ đây, Mỹ luôn là đối tác chiến lược của Ấn Độ mặc dù mối quan hệ này phần nào bị ảnh hưởng bởi nhân tố Pakistan- một đồng minh của Mỹ. Việc xích lại gần hơn với Mỹ, ngoài mục tiêu hợp tác còn hướng vào mục tiêu làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Nam Á. Xích lại gần hơn
  • 16. với Mỹ, Ấn Độ cũng được lợi nhờ mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và thị trường. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của Ấn Độ đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế Ấn Độ trong nhiều năm qua. Những năm đầu của thập niên 90 chúng ta cũng chứng kiến một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn đó là chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến tranh diễn ra tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến Ấn Độ nhưng cũng chính là một nhân tố gián tiếp tác động đến cách nhìn nhận về chính sách đối ngoại của nước này. Xét về mặt địa chính trị, vùng Vịnh là một khu vực có vị trí chiến lược đối với Ấn Độ, là cầu nối giữa Ấn Độ và vùng Trung Á. Vùng Vịnh có tầm quan trọng trong việc phòng thủ của Ấn Độ. Không chỉ có ý nghĩa trong việc phòng thủ mà khi nói về tầm quan trọng của vùng Vịnh này người ta còn chú ý ngay đến lợi ích về mặt kinh tế. Khu vực này cung cấp khoảng một phần ba lượng dầu mỏ của thế giới. Trong những năm 1990-1991 giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ vùng Vịnh đã tăng 21,9%. Nếu năm 1965 chi phí dành cho nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ vào khoảng 8% giá trị xuất khẩu thì đến năm 1990 đã tăng lên 25%. Điều này có thể thấy tác động to lớn của các cuộc khủng hoảng tại khu vực này trong lịch sử dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy rõ nhất qua các cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, cuộc cách mạng Hồi giáo Iran 1979 hay cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Vùng Vịnh cũng đóng vai trò quan trọng hơn nữa đối với các cường quốc mới nổi ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ bởi nhu cầu về dầu khí và khí đốt cho nền công nghiệp trong nước rất cao cũng như sự cạnh tranh giữa các quốc gia này rất ác liệt. Vì vậy, cuộc chiến tranh vùng Vịnh dù không tác động trực tiếp đến Ấn Độ nhưng cũng khiến giới lãnh đạo Ấn Độ phải nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của mình. Đã đến lúc phải từ bỏ chính sách đối ngoại truyền thống mà thay bằng một định hướng quan hệ hợp tác với các nước Đông Á giàu tiềm năng và giữ vị trị chiến lược. Tại khu vực Nam Á, tình hình chính trị luôn bất ổn định do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan. Thêm vào đó, tình hình càng trở nên phức tạp do Pakistan có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh
  • 17. và luôn tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn đối với ba nước láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh và Myanmar. Giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn để trong đó nổi lên là vấn đề Tây Tạng, Đạt lai Lạt ma, vấn đề biên giới Casơmia…Nhìn chung, quan hệ ở khu vực Nam Á này phụ thuộc nhiều vào nhân tố Trung Quốc. Mặc dù New Delhi đã có những động thái để làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Á, một mặt Ấn Độ thay đổi lập trường về vấn đề Tây Tạng bằng cách không chấp nhận Đạt lai Lạt ma và những người Tây Tạng chống đối Trung Quốc sinh sống tại Ấn Độ. Mặt khác Ấn Độ cải thiện quan hệ với Pakistan giải quyết tranh chấp khu vực Casơmia đồng thời yêu cầu Trung Quốc có thái độ dứt khoắt đối với việc giải quyết vấn đề này. Cụ thể, loại bỏ các thế lực bên ngoài đang cung cấp tài chính và vũ khí cho phiến quân tại Casơmia. Nhượng bộ từ hai phía đã làm cho không khí chính trị tại khu vực Nam Á được cải thiện mặc dù không được nhiều. Như vậy, nếu không có một chính sách đối ngoại khôn khéo và hợp lý thì trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ bị cô lập giữa các quốc gia láng giềng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác, Hiệp hội hợp tác khu vực SAARC tỏ ra không hiệu quả, không giải quyết được những bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Casơmia, giữa Ấn Độ và Banglades về vấn đề phân chia nguồn nước của một số dòng sông. Đó là trở ngại rất lớn cho sự phát triển của Ấn Độ. Đấy là chưa kể đến việc hầu hết các nước Nam Á đều là những nước nghèo hoặc đang phát triển, rất hạn chế vốn và khoa học công nghệ. Ấn Độ khó có thể dựa vào những nước này để làm bàn đạp cho sự phát triển kinh tế của mình. Muôn vàn khó khăn chồng chất đối với Ấn Độ. Trong bối cảnh ấy, Ấn Độ nhận ra rằng đã đến lúc họ cần phải có một định hướng mới trong chính sách đối ngoại của mình. Trên cơ sở đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác là lựa chọn số một của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ từng bước lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế và trước hết là các nước trong khu vực, đặc biệt khu vực Đông Á và Đông Nam Á theo định hướng của chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Kỷ nguyên XXI được đánh giá là
  • 18. kỷ nguyên của Châu Á, kỷ nguyên này không chỉ là sự vùng dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế hàng đầu khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc mà còn ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt từ các nền kinh tế mới nổi khác trong đó có Ấn Độ. 1.2 Tình hình trong nƣớc. Về vị trí địa lý: Ấn Độ nằm trọn trên tiểu lục địa Ấn Độ có diện tích khoảng 3,25 triệu km2 , lớn thứ 7 thế giới, lớn hơn 1/3 diện tích nước Mỹ. Ấn Độ tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á ở phía Đông Bắc, Trung Quốc ở phía Bắc, Pakistan ở phía Tây, giáp với biển Ả Rập và Vịnh Bengal ở phái Tây Nam và Đông Nam, gần với các khu vực có vị trí xung yếu về an ninh, chính trị, kinh tế của khu vực Châu Á và thế giới. Địa hình của Ấn Độ vươn ra biển Ấn Độ Dương án giữ con đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu, từ kênh đào Xuyê sang eo Malacca. Với vị trí xung yếu này cho phép Ấn Độ có thể khống chế khu vực biển Ấn Độ Dương nhằm củng cố vững chắc hơn vị thế của mình trong khu vực. Với vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi này, Ấn Độ có đầy đủ các cơ sở để trở thành một cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ có cánh tay dài nối ra Ấn Độ Dương nằm giữa con đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa thế giới, thuận lợi trong buôn bán và giao dịch quốc tế. Ấn Độ có nhiều tài nguyên khoáng sản như than(là nước có trữ lượng than lớn thứ 4 thế giới, quặng sắt, mangan, boxit, khí thiên nhiên, kim cương, dầu mỏ…Trong những năm chịu sự cai trị của thực dân Anh, Ấn Độ được coi là hòn đá quý của đế chế Anh . Khi đó người Anh đã phát triển mạnh cơ sở hạ tầng ở nước này. Cần lưu ý là trong thế kỷ XXI, Ấn Độ đã từng có hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới Về dân số: Ấn Độ có tiềm năng lớn về dân số đông, lực lượng lao động dồi dào- đây là một lợi thế cho phát triển. Hiện tại, Ấn Độ là một trong hai nước có quy mô dân số hơn 1 tỷ người, Ấn Độ hiện có 1,2 tỷ người(6/2012) đứng thứ hai thế giới (đứng đầu là Trung Quốc 1,3 tỷ người), dự báo đến năm 2025 dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc và trở thành nước có dân số đông nhất thế giới. Ấn Độ được đánh giá là nước có cơ cấu dân số trẻ trong độ tuổi 0-14 chiếm 29,3%; độ tuổi 15-
  • 19. 64 chiếm 65,2%; độ tuổi trên 65 chiếm 5,6% (năm 2012) [73, pg2]. Với số dân khổng lồ của mình Ấn Độ trở thành một một trong những thị trường có sức tiêu thụ lớn, đồng thời cũng là một thị trường tiềm năng đối với các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có khoảng 1/3 dân số vẫn sống trong cảnh thiếu thốn nhưng Ấn Độ có tầng lớp trung lưu đang gia tăng rất nhanh. Ấn Độ còn là một trong những thị trường tiêu thụ tăng mạnh nhất thế giới. Trong 3 tháng cuối năm 2005, số người sử dụng điện thoại di động ở Ấn Độ tăng 20% từ 64,6% đến 77,6%. Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, hơn nữa, Ấn Độ lại được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động đông đảo và chi phí lao động thấp hơn so với khu vực và thế giới. Mức lương trung bình năm 2004 của Ấn Độ theo WIR 2005 (trang 80) đối với lao động không có kỹ năng là khoảng 1000 USD, so với 17000 của các nước NIEs Châu Á hay 30000 USD của Tây Âu, thuộc loại thấp nhất so với một số nước và nhóm nước được đề cập trong nghiên cứu (Tây Âu, 10 thành viên EU mới, Bungary và Rumani, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, NIEs Châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ ). Còn lương trung bình của lao động có kỹ năng là hơn 5000 USD/năm (2004), cũng tương đương mức của Bungary và Rumani, so với 17000 của Thổ Nhĩ Kỳ; 24000 của NIEs Châu Á và gần 40000 của Tây Âu. Đây là lợi thế lớn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa cũng như đối với nền kinh tế Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ có một đội ngũ lớn những người thuộc tầng lớp trung lưu, được tiếp nhận giáo dục phương Tây, sử dụng Anh ngữ thành thạo, nắm bắt rõ các quy luật diễn biến của tình hình thị trường tài chính, có khả năng vận dụng sáng tạo công nghệ phần mềm. Như vậy với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động dồi dào chi phí rẻ, chất lượng cao đã phần nào khẳng định tiềm năng của Ấn Độ trên con đường trở thành một cường quốc. Về lịch sử: Trong lịch sử Ấn Độ đã từng là cường quốc, theo một nghiên cứu của OECD do Angus Madison thực hiện gần đây cho thấy, ở thế kỷ X sau Công nguyên, Châu Á, (không kể Nhật Bản), nhờ sức mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm đến hơn 2/3 GDP thế giới. Năm 1500, chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã
  • 20. chiếm 50% GDP thế giới- mỗi nước chiếm khoảng 25%, hơn nữa, từ trước đến nay Ấn Độ luôn được biết đến do có nhiều tài năng về toán và nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Người Ấn Độ vẫn luôn tự hào là nước họ là cái nôi của sự phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử của thế giới. Chính ý thức nước lớn, ý thức dân tộc đã thôi thúc họ phải vươn lên, không thể tụt hậu. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ gần đây đều muốn duy trì, lưu truyền tư tưởng nước lớn của cố lãnh tụ J.H.Nehru. Trong cuốn tự truyện của mình, Nehru có câu nói nổi tiếng: “Ấn Độ hoặc là một nước lớn có màu sắc riêng hoặc phải là một cái gì khác chứ không thể là không được”[34]. Khát vọng giành lại ưu thế nước lớn của Ấn Độ bắt nguồn từ đặc điểm là một nước có nền văn minh lâu đời nhưng lại phải chịu nỗi nhục bị thực dân Anh đô hộ 200 năm. Người Ấn Độ có tư tưởng tự đại của một nước lớn phương Đông, muốn bình đẳng với phương Tây, muốn chứng tỏ diện mạo, kiểu cách của nước lớn [28]. Tư tưởng nước lớn của Ấn Độ được lịch sử chứng minh qua các các nỗ lực chính trị, ngoại giao, quân sự…Năm 1998, Ấn Độ quyết định phát triển vũ khí hạt nhân. Trước khi làm điều này, Ấn Độ đã xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, mặc dầu lực lượng này chưa cân xứng với tiềm lực kinh tế. Ấn Độ đã đầu tư và phát triển tên lửa tầm xa, có hàng không mẫu hạm, thậm chí thuê cả tầu ngầm hạt nhân của Liên Xô cũ. Về ngoại giao, trong thời kỳ chiến tranh lạnh Ấn Độ đã cùng với Ai Cập và Nam Tư phát động Phong trào không liên kết, đã từng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến các nước khác theo yêu cầu của Liên hợp quốc- với số lượng người và số lượt người đều đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế có hạn, không cân xứng nên những nỗ lực này không tồn tại được lâu. Mặc dù vậy, những gì Ấn Độ làm đã thể hiện rõ tư tưởng nước lớn của người Ấn Độ. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm qua. Về kinh tế- chính trị: Trong 20 năm tiến hành cải cách mở cửa, Ấn Độ đã thu được nhiều thành tựu to lớn, từ quốc gia chậm phát triển, nghèo đói, lạc hậu nước này đã từng bước khẳng định được mình trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ hiện tại là thành viên nhóm G20, nhóm có vị trí quyết định đối với sự phát triển của kinh
  • 21. tế hiện nay. Ấn Độ cũng là thành viên của nhiều tổ chức và quốc tế quan trọng như ASEAN+8, ARF, ASEM, Diễn đàn kinh tế Đông Á, SAARC, UN…và ngày càng có tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề khu vực và trên thế giới. Hiện tại, Ấn Độ là nền kinh tế thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) với nhiều lĩnh vực hàng đầu thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo ô tô… Ấn Độ cần thiết phải phát triển nền kinh tế tự do. Vào năm 1991, Chiến tranh vùng Vịnh đẩy giá dầu lên cao; sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và những xáo trộn địa – chính trị ở Liên Xô, Đông Âu làm Ấn Độ mất đi đối tác chiến lược, chỗ dựa vững chắc cũng như thị trường chủ yếu v.v… Tất cả những khó khăn bên ngoài kết hợp với những bất cập của sự vận hành nền kinh tế bên trong đã khiến Ấn Độ rơi vào khủng hoảng. Cụ thể là nền kinh tế Ấn Độ trở thành một nền kinh tế tự cung tự cấp, hầu như đóng cửa với nền kinh tế thế giới, tạo nên sự quan liêu bao cấp, ỷ lại nhất định của khu vực kinh tế do Nhà nước quản lý. Khu vực kinh tế tư nhân bị hạn chế bởi nhiều đạo luật, bởi sự nhũng nhiễu của chế độ quan liêu với một hệ thống cấp phép phức tạp. Nền tài chính quốc gia vốn phải gồng mình để trang trải cho hệ thống quan liêu cồng kềnh, khu vực kinh tế công kém hiệu quả lại càng khốn đốn hơn với tệ tham nhũng được phân bổ theo các cấp, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội. Mức tăng GDP sụt xuống còn 0,8% vào năm tài chính 1991 – 1992, lạm phát dâng cao trên 13%, dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1 tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày. Ấn Độ không đủ khả năng trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài là 70 tỷ đô la và các ngân hàng nước ngoài không chịu cho vay thêm nữa [30, tr16]. Nguy hiểm hơn là sự bùng phát những rối loạn nghiêm trọng về mặt xã hội. Cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế nổ ra năm 1991 kéo theo những rối loạn nghiêm trọng về mặt xã hội khiến Chính phủ Ấn Độ không thể chần chừ. Để đối phó với tình trạng trên, Ấn Độ phải tiến hành cải cách nền kinh tế. Được sự phê chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Nahasimha Rao cùng với Bộ trưởng Tài chính Manmohan Singh đã tiến hành phát động và thực hiện một cuộc cách mạng mạnh mẽ và toàn diện . Quá trình thực hiện cuộc cải cách về kinh tế ở Ấn Độ
  • 22. từ năm 1991 đến nay được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu (từ 1991 đến 1999), Ấn Độ hầu như tập trung vào cải cách mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách nhằm tự do hoá nền kinh tế trên các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, thương nghiệp và tích cực gắn kết Ấn Độ với nền kinh tế thế giới. Sang giai đoạn tiếp theo (từ 1999 đến nay), song song với các chính sách đổi mới về kinh tế Ấn Độ đã chú trọng đến các cải cách xã hội như y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vốn rất thấp của người dân Ấn. Điểm đặc biệt là các biện pháp cải cách ở Ấn Độ chủ yếu được thực hiện từ dưới lên và giành được nhiều thành tựu. Các doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân Ấn Độ đã và đang trỗi dậy bất chấp Nhà nước khiến Chính phủ Ấn Độ không thể không cố gắng để theo kịp trên con đường đổi mới, xây dựng một Ấn Độ phát triển. Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát triển kinh tế trong 20 năm vừa qua. Sự trỗi dậy của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, Ấn Độ đã thay đổi từ một quốc gia nghèo, có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên thành một cực tăng trưởng mới của thế giới, thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, và cũng là một điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á. Sự trỗi dậy của Ấn Độ với nhiều thành tựu đạt được trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quân sự quốc phòng, trong đó những thành tựu về kinh tế mà Ấn Độ đạt được là rất to lớn. Do đặc trưng của cuộc cải cách ở Ấn Độ là chú trọng vào các cải cách trên lĩnh vực kinh tế nên những thành tựu đạt được trên những ngành này thực sự là những thành tích ấn tượng. Tóm lại: Để đánh giá sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều không thể tách rời việc xem xét tình hình thế giới và bối cảnh trong nước, và sự tác động của nó đến của quốc gia. Chính những điều kiện này là động lực thúc đẩy quốc gia đó phát triển. Do đó, để xem xét sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng không nằm ngoài quy luật trên. Như đã trình bày ở trên , sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI này không chỉ là do các nhân tố đến từ quốc tế và khu vực như thông qua các xu thế đối thoại thay cho đối đầu,
  • 23. toàn cầu hóa khu vực hoá mà còn là các nhân tố trong nước như các yếu tố lịch sử, địa lý, dân số, các kế hoạch cải cách toàn diện... Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong những năm đầu thế kỷ XXI này, một Ấn Độ từ đói nghèo đã trỗi dậy trở thành một điểm sáng của thế giới trên đầy đủ các phương diện nhưng chủ yếu là trong tăng trưởng kinh tế.
  • 24. CHƢƠNG 2 SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 2.1 Về kinh tế 2.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm Với những thành tựu đạt được từ cuộc cải toàn diện năm 1991, nền kinh tế Ấn Độ đã có những bước chuyển biến đáng kể, đó là từ một nước đói nghèo, hướng nội là chủ yếu đã dần trở thành một nước có nền kinh tế hướng ngoại với tốc độ tăng trưởng cũng như quy mô nền kinh tế tăng rất nhanh đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI này. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ trở thành một trong hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Năm 2005-2006 GDP Ấn Độ đạt 9,5%, năm 2006-2007 là 9,6%, năm 2007-2008 là 9,3%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008-2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm xuống còn 6,8%, mặc dù con số này thấp hơn so với các năm trước đó nhưng mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn duy trì là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới cũng như trong tất cả các quốc gia lớn bao gồm các nền kinh tế phát triển nhanh đang có dấu hiệu tăng chậm lại. Một năm sau khủng hoảng, Ấn Độ đã nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng GDP ấn tượng: năm 2009-2010, 2010- 2011 lần lượt là 8% và 8,6% [76,pg 2]. Trong bản điều tra kinh tế năm 2012, tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2013-14 dự kiến sẽ đạt 8,6%. Gần đây, các nhà phân tích dự báo, đến năm 2040 Ấn Độ có thể trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Sự nổi lên gần đây của Ấn Độ còn được thấy khi so sánh mức tăng trưởng hàng năm của nước này với mức bình quân của thế giới. Năm 2002, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 5,0%; trong khi sản lượng toàn thế giới chỉ tăng 3,0% sản lượng, ở các nền kinh tế phát triển tăng 1,6%. Năm 2004, con số tương ứng là 8,5%; 5,0% và
  • 25. 3,6%. Năm 2005, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 6,9%- cao hơn nhiều so vưới mức 4,3% của thế giới và 2,9% của các nước phát triển [55, tr14]. Bảng 2.1: Mức tăng trƣởng của Ấn Độ năm 2002-2006 (%) 2002 2003 2004 2005 2006 Sản lượng thế giới 3,0 3,9 5,0 4,3 Các nền kinh tế phát triển 1,6 2,1 3,6 2,9 Các nước Châu Á đang phát triển 6,6 7,7 7,6 6,9 Ấn Độ 5,0 7,2 8,5 6,9 6,8 Nguồn http://data.worldbank.org/ Do đạt tốc độ phát triển cao liên tục trong nhiều năm qua, tổng GDP của Ấn Độ cũng tăng nhanh liên tục qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước rất nhiều. Sau 20 năm cải cách quy mô nền kinh tế Ấn Độ đã tăng gấp 5,44 lần tương ứng với tăng thêm 1410 tỷ USD so với thời kỳ bắt đầu cải cách 1991, tăng từ 317 tỉ (1990) lên 1727 tỉ USD (năm 2010). Và thập niên đầu thế kỷ XXI (2000 -2010) tổng GDP của Ấn Độ đã tăng thêm 1267 tỷ USD ương ứng tăng gấp 3,75 lần trong 10 năm. Cùng thời gian tăng trưởng là 10 năm nhưng thời kỳ 2000-2010 quy mô nền kinh tế Ấn Độ tăng nhanh hơn gấp 2 lần so với thời kỳ 1990-2000 (3,75 lần so với 1,45 lần tưng ứng với 1267 tỷ với 143 tỷ USD ), nguyên nhân là do Ấn Độ đã có những kinh nghiệm quý báu để khắc phục dần những khó khăn để phát triển kinh tế của mình. Trong toàn khu vực Nam Á nói chung, Ấn Độ đóng góp phần lớn GDP vào tăng trưởng của toàn khu vực (trung bình hơn 70% GDP), đặc biệt trong năm 2010, Ấn Độ chiếm đến 82.8% tổng GDP của toàn khu vực Nam Á nói chung). Năm 2004, thế giới được chứng kiến nền kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng ngoạn mục xấp xỉ 8,5%, với tổng GDP đạt 692 tỷ USD [23, tr12]. Ấn Độ được xếp là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á và cũng từ năm 2004, Ấn Độ đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới, Tính theo sức mua tương đương (PPP) Ấn Độ là 3,63 ngàn tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới (so với 12,15 ngàn tỷ USD của Mỹ năm 2004). PPP trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của Ấn Độ lần lượt
  • 26. đạt 3,20; 3,50, 3,70 ngàn tỷ USD [71, 72]. Con số này cho thấy sự trỗi dậy lên nhanh chóng của Ấn Độ trong hơn thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Bảng 2.2: Tổng GDP của Ấn Độ, khu vực Nam Á 1990-2010 (tỷ USD) Năm 1990 2000 2010 Ấn Độ 317 460 1727 K/v Nam Á 402 608 2090 Nguồn: WB Little data book 2012, trang 113. Mức tăng trưởng GDP trên 8% như hiện nay phản ánh những thành tựu to lớn mà Ấn Độ đạt được trên các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại đầu tư… 2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt 2.1.2.1 Lĩnh vực công nghiệp Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, xi măng, khai mỏ và phần mềm. Đặc biệt, Ấn Độ đã cũng có những thành tựu làm sửng sốt dư luận trong ngành ô tô, xe máy và một số loại sản phẩm khác như: ti vi mày, tủ lạnh…Trên một số khía cạnh khác, Ấn Độ đang trên đường trở thành nước sản xuất thuốc dược phẩm lớn của thế giới. Hiện nay, Ấn Độ còn là nhà xuất khẩu chính về dịch vụ phần mềm mặc dù hiện sản phẩm này mới đạt 5,5% GDP và tuyển dụng gần 0,5% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Ngành công nghệ thông tin Ngành công nghệ thông tin (IT) của Ấn Độ phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua và đạt được những thành tựu to lớn, đây là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ. Doanh thu của ngành công nghiệp này đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001- 2002 lên 58,7 tỷ USD năm 2008- 2009 với mức tăng hàng năm 26,9%. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, mức tăng vẫn đạt 12,9% năm 2008 - 2009. Ngành này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất khẩu của mình với tổng số doanh thu xuất khẩu tăng từ 12,9 tỷ USD năm 2003- 2004 lên 46,3 tỷ USD năm 2008 – 2009 trong đó chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu phần mềm.
  • 27. Bảng 2.3 Tăng trƣởng của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ các năm (%) Nhóm hàng 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 Xuất khẩu 12,9 17,7 23,6 31,1 40,4 46,3 Nội địa 3,8 4,8 6,7 8,2 11,7 12,4 Tổng số 16,7 22,5 30,3 39,3 52,0 58,7 Nguồn: Hiệp hội Xuất khẩu phần mềm và tin học (NASSCOM) Mỹ và Vương quốc Anh là hai thị trường chính của xuất khẩu phần mềm IT và dịch vụ. Tuy nhiên, thị phần của Mỹ đã giảm từ 68,3% năm 2005 xuống còn 60% năm 2008-2009, trong khi thị phần của thị trường Châu Âu tăng từ 23,12% lên 31% cùng kỳ. Các thị trường Châu Á, Thái Bình Dương cũng tăng trong những năm qua. Như vậy, ngành này ngày càng được mở rộng được các thị trường sẵn có và xâm nhập các thị trường mới. Sự phát triển năng động của ngành IT đã tạo ra sự giàu có và nhiều việc làm chất lượng cao. Ngành này cung cấp việc làm cho 2,2 triệu lao động trực tiếp và 8 triệu lao động gián tiếp, đóng góp 5,5% GDP của đất nước. Đầu từ trực tiếp nước ngoài vào ngành IT Ấn Độ đạt khoảng 5 tỷ USD. Lượng vốn hoá thị trường của ngành đạt 225 tỷ USD năm 2008 - 2009. IT là một lĩnh vực mà Ấn Độ có những lợi thế cạnh tranh và có khả năng vượt trội trên quy mô toàn cầu. Phần lớn các tập đoàn thuộc danh sách của Fortune 500 và Global 2000 đều nhằm vào Ấn Độ như là địa chỉ dịch vụ kinh doanh nguồn ngoài hiệu quả. Sự phát triển của ngành IT đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và chất lượng sống của người dân. Nhận thức rõ vai trò tích cực của ngành này trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã định ra chiến lược phát triển ngành này trong những năm đầu thế kỷ XXI này. Đó là các chính sách chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, thu hút đầu tư nước ngoài... để phục vụ công nghệ thông tin trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời,
  • 28. Ấn Độ cũng đang mở rộng các hoạt động sản xuất, gia công phần mềm sang các nước có chi phí không cao, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tay nghể lao động khá. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển và nâng cao uy tín của Ấn Độ trong việc xây dựng nền kinh tế với hàm lương chất xám cao. Hiện Ấn Độ được xem như một trong số các “trung tâm dịch vụ của thế giới” tiêu biểu là các Thành phố Bangalore thuộc Bang Karnataka và Hyderabad thuộc Bang Andhra Pradesh ở phía Nam Ấn Độ được thế giới biết đến là các thủ phủ tin học, “thủ đô công nghệ”, “Thung lũng Silicon” thứ hai của thế giới, (sau Thung lũng Silicon ở Mỹ). Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã xếp Bangalore là một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới [69, tr16]. Công nghiệp dƣợc phẩm: Ngành công nghiệp dược Ấn Độ đã tăng trưởng rất nhanh chóng từ doanh thu chỉ có 0,3 tỷ USD năm 1980 lên 19 tỷ USD năm 2008 - 2009. Ấn Độ xếp thứ 3 về sản xuất dược phẩm trên thế giới, chiếm 10% tổng sản lượng toàn cầu và xếp thứ 14 về trị giá, chiếm 1,5% tổng trị giá toàn cầu. Thị trường vaccine Ấn Độ năm 2007 - 2008 trị giá 665 triệu USD và có mức tăng hàng năm trên 20%. Thị trường bán lẻ nội địa đạt 12- 13 tỷ USD vào năm 2012. Dự kiến, ngành dược phẩm sẽ tăng 9,5% trong năm 2015. Năm 2008-2009, xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ đạt 9,151 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm trước. Trong thời gian 2002 - 2003 đến 2007 - 2008, xuất khẩu dược phẩm tăng trung bình 22,22%. Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay từ Ấn Độ gồm nguyên liệu dược phẩm, thuốc thành phẩm, công thức bào chế thuốc (FDFs), dược phẩm sinh học, dịch vụ y tế đến nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm của Ấn Độ được xuất khẩu đến trên 200 nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là các thị trường Mỹ và Tây Âu. Ngành công nghiệp sử dụng 340000 lao động cùng với khoảng 400000 bác sỹ và 300000 dược sỹ. Các nước nhập khẩu chính sản từ Ấn Độ trong năm 2008 - 2009 là Mỹ, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Trung Quốc.
  • 29. Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu dƣợc phấm của Ấn Độ ( Đơn vị: Tỷ USD) Danh mục 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Xuất khẩu 5199 5939 7640 854 Nhập khẩu 1057 1295 1673 1900 Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Ngành công nghiệp này giờ đây không chỉ sản xuất ra một lượng lớn các nhóm hàng dược phẩm cơ bản yêu cầu trình độ sản xuất phức tạp, mà còn đủ khả năng phát triển hoàn hảo một “quy trình sản xuất dược phẩm” theo nhiều đơn hàng khác nhau. Sức mạnh của Ấn Độ ở chỗ có thể sáng tạo và phát triển hiệu quả một công nghệ sản xuất thuốc mới trong thời gian ngắn nhất song vẫn đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, Ấn Độ còn nổi tiếng vì khả năng điều chế và cung cấp các loại thuốc kháng virus tái nhiễm giá rẻ cho các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các bệnh nhân nghèo Châu Phi. Hiện nay, Ấn Độ luôn là một trong bốn nước có nhiều nhất các sáng chế ứng dụng nhất về dược phẩm trên thế giới. Đồng thời nước này có số lượng lớn nhất các nhà máy dược phẩm được Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm của Mỹ công nhận ngoài nước Mỹ. Ấn Độ có nhiều tập đoàn, công ty dược phẩm lớn: Ranbaxy Laboratories Ltd., Dr. Reddy’s Laboratories, Cipla, Nicolas Pirama, Glaxo Smithkline (GSK), Zydus Cadial... Về ngành thép: Khi tuyên bố độc lập năm 1947, Ấn Độ chỉ có ba nhà máy thép với công suất một triệu tấn và hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân. Kể từ đó đến nay, ngành thép Ấn Độ đã có những bước phát triển vượt bậc về sản lượng, công nghệ sản xuất, chất lượng và uy tín cả trong nước và quốc tế. Ấn Độ từ vị trí là nước sản xuất đứng thứ tám năm 2003 đã vươn lên vị trí thứ năm vào năm 2006. Năm 2008, Ấn Độ vẫn giữ vững vị trí nước sản xuất thép lớn thứ năm trên thế giới (55 triệu tấn). Với các kế hoạch tăng cường sản xuất, Ấn Độ sẽ xếp vị trí thứ hai về sản xuất thép vào năm 2015 - 2016. Với đà tăng trưởng cao, dự kiến ngành thép Ấn Độ có thể sản xuất 295 triệu tấn vào năm 2019 - 2020 với lực lượng lao động 4 triệu
  • 30. người. Ngành thép đóng góp 2% cho GDP và 6,2% trong chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of Industrial Production - IIP). Ngành công nghiệp ô tô và linh kiện của Ấn Độ Trong những năm qua, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô trên của thế giới. Trong những năm 1990, dù là thị trường lớn thứ 4 ở Châu Á nhưng Ấn Độ chỉ có 3 công ty ô tô và mỗi năm chỉ xuất khẩu được 20000 chiếc. Đến nay ở Ấn Độ bên cạnh rất nhiều các hãng ô tô trong nước thì đã có hơn 10 công ty sản xuất xe hơi nước ngoài đặt cơ sở gồm: BMW, Mercedes, Audi, General Motor, Peugeot, Fiat, Volvo, Skoda, Toyota, Honda, Sujuki, Mitsubishi, Nissan, Hyundai... Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA), năm 2011, Ấn Độ sản xuất ra 3,9 triệu chiếc với mức tăng đạt 10,7%. Chính vì ngành công nghiệp ô tô đang tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của các hãng sản xuất ô tô trong nước và quốc tế nên các hãng đều có kế hoạch đầu tư, marketing, tiêu thụ dài hạn để tăng thị phần trong sản xuất và tiêu thụ tại thị trường này. Ngành công nghiệp phụ tùng ô tô Ấn Độ là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất và có những triển vọng to lớn. Trước đây, ngành này chỉ hạn chế trong việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho thị trường trong nước nhưng hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm phụ kiện ô tô tại Châu Á và có vai trò đáng kể trên thị trường thế giới. Ấn Độ hiện là nhà cung cấp phụ kiện ô tô với khối lượng lớn và trị giá khá cao cho các hãng sản xuất ô tô như General Motor, Toyota, Ford, Wolkwagen. Doanh số của ngành công nghiệp phụ kiện ô tô Ấn Độ năm 2009 - 2010 là 19,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Châu Âu chiếm tỷ trọng 40,4%, Châu Á 23,8% và Bắc Mỹ 22,6%. Để đạt được tăng trưởng mạnh về sản xuất và xuất khẩu, ngành này đã được dầu tư 7,4 tỷ USD trong năm 2009 - 2010. Hiện nay, Ấn Độ được đánh giá là nơi sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô có sức cạnh tranh cao trên thế giới.
  • 31. Ngành dệt may Doanh thu xuất khẩu may mặc của Ấn Độ trong những năm gần đây luôn giữ mức doanh thu xuất khẩu tưng trưởng nhanh và đều đặn, nhất là sau khi việc xuất khẩu theo quota được bãi bỏ năm 2004. Trong năm tài chính 2001-2002, doanh thu đạt 10,764 tỷ USD; năm 2002-2003 đạt 12,412 tỷ USD. Đến năm 2003-2004 đã tăng lên đến 13,159 tỷ USD. Năm 2005-2006. Xuất khẩu của toàn ngành tăng 25%, đạt 17,52 tỷ USD. Năm 2007-2008 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 15,7% so với mức 19,15 tỷ USD của năm 2006-2007. Ngành dệt may đang là ngành xuất khẩu chiến lược của Ấn Độ, đem lại nhiều ngoại tệ và đang chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 30 tỷ USD năm 2012. So với các nước khác ngành dệt may Ấn Độ có một số lợi thế riêng bởi hiện Ấn Độ là nước xuất khẩu chỉ lớn nhất thế giới (chiếm 25% thị phần thế giới); là nhà sản xuất cotton hàng đầu; hơn nữa lại là nước có lợi thế cạnh tranh về vải bông xù và vải bông chéo, hiện Ấn Độ là nước sản xuất đay lớn nhất thế giới, thứ hai về sợi bông, sợi cellulo,lụa và thứ ba về bông, thứ tư về sợi tổng hợp. Ngành công nghiệp viễn thông cũng bùng nổ sau khi Ấn Độ cho phép các công ty tư nhân hoạt động. Cả Ấn Độ chỉ có khoảng 300000 điện thoại di động năm 1996, đến năm 2008 đã có 230 triệu và trung bình một tháng người Ấn Độ mua khoảng gần 8 triệu chiếc điện thoại cầm tay [26, tr 89]. Tính đến cuối tháng 1/2010, Ấn Độ có khoảng 545 triệu thuê bao di động (số liệu của Cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ - TRAI). Điều này có nghĩa là gần một nửa dân số Ấn Độ đang sử dụng điện thoại di động. Công nghệ vũ trụ của Ấn Độ ngày càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa Ấn Độ vào hàng ngũ những nước trên thế giới có khả năng phóng vệ tinh. Năm 1998, Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và gây ra dư luận lớn trên thế giới. Năm 2008, tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ được tên lửa mang PSLV-C11C cực mạnh phóng lên quỹ đạo, đánh dấu một giai đoạn mới rất quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Ấn Độ. Ấn Độ trở thành nước thứ 5 sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản chinh phục quỹ đạo xung quanh Mặt
  • 32. Trăng [67, pg13]. Với những bước tiến lớn trong ngành công nghệ vũ trụ, Ấn Độ đang dần hiện thực hóa giấc mơ chinh phục khoảng không vũ trụ bao la. Như vậy trong gần hai thập kỷ qua, Ấn Độ đã có những thành tích đáng tự hào trong phát triển công nghiệp dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin… Theo đánh giá của Tạp chí Forbers, năm 2002, trong 200 công ty phát triển tốt nhất thế giới thì Ấn Độ có 13 công ty (trong đó Trung Quốc chỉ có 4 công ty)[32, tr 71]. Sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp đã góp phần làm cho kinh tế Ấn Độ có những bước chuyển biến to lớn. Ấn Độ đang trỗi dậy thành một trong những người khổng lồ mới của thế giới. 2.1.2.2 Lĩnh vực nông nghiệp Nông nghiệp Ấn Độ vốn là lĩnh vực được xem là “biểu tượng” của thế giới thứ ba từ những năm 80 của thế kỷ trước [37, tr17]. Tuy nhiên, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI này, thì nhìn chung, nếu so với những bước tiến của tài chính, thương mại, công nghiệp và dịch vụ thì những thành quả của nền nông nghiệp chưa tương xứng song đã để lại nhiều dấu ấn. Muốn đánh giá đúng những thành tựu của nông nghiệp Ấn Độ, cần phải thấy rằng, Ngành nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế Ấn Độ, thu hút 68% lược lượng lao động, đóng góp 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nông nghiệp Ấn Độ chỉ sở hữu khoảng 2,3% diện tích đất đai của thế giới nhưng nó là nguồn sống chủ yếu của 58% dân số Ấn Độ, tức là đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 1,5% dân số của thế giới [54, tr16]. Thời gian qua, đầu tư cho nông nghiệp không ngừng được tăng lên ở Ấn Độ. Từ năm 2004-2005 đến 2009-2010, tổng đầu tư nông nghiệp tăng trong khoảng 7,5% đến 7,7%/năm [54, tr16]. Các số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, kinh phí dành cho các dự án khác nhau của Cục Nông nghiệp và hợp tác, thuộc Bộ Nông nghiệp (DAC - Department of Agriculture and Cooperation) đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, đạt 9,865 triệu rupee trong năm 2008 – 2009 và dự kiến là 17,254 triệu rupee trong 2010-2011 [54, tr 16].
  • 33. Sản xuất lƣơng thực của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực FAO cho biết, năm 2012 Ấn Độ đã xuất khẩu được 9 triệu tấn gạo, vượt Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo thống kê năm 2005-2006, Ấn Độ là nước sản xuất mía đường đứng thứ hai thế giới; trở thành nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất (chiếm 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp 4% vào sản lượng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về hoa quả [68]. Ấn Độ là một nước đứng hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gia vị. Theo ước tính, sản lượng lương thực năm 2010–2011 đạt 218,2 triệu tấn. Hơn nữa, sản xuất các loại ngũ cốc đã đạt 203,6 triệu tấn so với 219,9 triệu tấn trong năm 2008-2009. Việc sản xuất lúa mì và lúa gạo trong năm 2009-2010 được ước tính đạt 80710000 tấn và 89130000 tấn cho mỗi loại [54, tr 17-18] Ngành chăn nuôi Ấn Độ cũng khá phát triển. Từ chỗ phải nhập khẩu sữa, Ấn Độ đã vươn lên trở thành quốc gia sản xuất sữa hàng đầu thế giới với sản lượng vượt trên 127,9 triệu tấn với lượng cung cấp theo đầu người là 290g/ngày năm 2011 - 2012 so với 260g/ngày năm tài chính 2007-2008. Ngày 31/12/2012 Chính phủ Ấn Độ cho biết sản lượng sữa của Ấn Độ sẽ tăng 4% đạt 133,7 triệu tấn trong năm tài chính 2012-2013. Trong thời gian từ 1993 đến 2005, ngành sữa đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4%, tăng cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân trên thế giới. Ngoài ra, Ấn Độ có số lượng gia súc lớn nhất trên thế giới, chiếm 50% số lượng trâu và 20% gia súc của thế giới, hầu hết trong số đó là bò và trâu lấy sữa; Ấn Độ là nước có sản lượng cá lớn nhất trên thế giới, đứng thứ ba về sản xuất cá và đứng thứ 2 về sản lượng cá nước ngọt. Tiềm năng của ngành thủy sản Ấn Độ rất lớn, từ tài nguyên nước ngọt đến tài nguyên biển với 8000 km đường biển, 3 triệu ha hồ tự nhiên, 50600 km 2 thềm lục địa, 1,4 triệu ha nước lợ và 2,2 triệu km2 vùng đặc khu kinh tế.
  • 34. Những thành tựu về cải cách nông nghiệp trong thời gian qua đã giúp cho Ấn Độ giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.1.2.3 Lĩnh vực dịch vụ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt với sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghệ kỹ thuật cao và lực lượng dân số nói tiếng Anh đông đảo, Ấn Độ không chỉ có điều kiện để phát triển ngành dịch vụ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thế giới, đáp ứng nhu cầu dịch vụ văn phòng cho các nước Âu Mỹ. Trong năm 2010 - 2011, tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ của Ấn Độ trong GDP đạt 9,6% so với mức tăng trưởng của công nghiệp là 8,1% và nông nghiệp là 5,4% [77, pg 3] Con số trên cho chúng ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ ở Ấn Độ. Khác với Trung Quốc vốn được xem là “công xưởng sản xuất của thế giới”, Ấn Độ đang được xem là một trong những “trung tâm dịch vụ của thế giới” bởi nước này đang tập trung vào những lĩnh vực dịch vụ nổi trội như tư vấn công nghệ thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin từ xa, trung tâm giao dịch khách hàng, dịch vụ văn phòng… là những lĩnh vực năng động nhất của thế giới. Nhiều việc làm của Mỹ và châu Âu đang được chuyển về thực hiện ở Ấn Độ. Năm 2003, Ngân hàng Mỹ (Bank of America) đã giảm 3700 trong số 25000 chỗ làm kỹ thuật và dịch vụ gián tiếp. 1/3 các việc làm này đã đi tới Ấn Độ. Tại trụ sở của Infosys Technologies ở Bangalore, Ấn Độ, 250 kỹ sư đang phát triển những trình ứng dụng công nghệ thông tin cho Bank of America. Những nhân viên khác của Infosys xử lý những khoản tiền vay mua nhà cho Greenpoint Mortgage ở Novato, California [47, tr 60]. Ấn Độ đã và đang chinh phục thế giới theo cách riêng của mình. Ngoài ra, ngành dịch vụ bán lẻ cũng đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Ấn Độ trong những năm vừa qua. Bán lẻ tại Ấn Độ được xếp thứ hàng thứ 5 trên thế giới. Theo báo cáo của Hãng Brand Marketing India Pvt. Ltd. (BMI), toàn bộ trị giá bán lẻ của Ấn Độ năm 2010 đạt 353 tỷ USD,
  • 35. tương đương 29,5% GDP và dự kiến đạt 543,2 tỷ USD vào năm 2014 với mức tăng hàng năm 12 - 14%. Lĩnh vực bán lẻ chiếm 8% lực lượng lao động toàn quốc và dự kiến sẽ mang lại 10 - 15 triệu việc làm trong 5 năm tới. 2.1.3 Thƣơng mại đầu tƣ 2.1.3.1 Tăng trƣởng nhanh về thƣơng mại Những năm gần đây, thương mại Ấn Độ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về xuất khẩu và lẫn nhập khẩu so với thập niên 1990. Nếu niên khóa 1989-1990, tổng thương mại của Ấn Độ đạt 37,831 tỷ USD thì đến một thập niên sau đó (niên khóa 1999-2000) đã tăng lên 86,493 tỷ USD. Từ niên khóa 2000-2001 đến niên khóa 2005-2006, thương mại Ấn Độ tăng từ 95,096 tỷ USD lên 252,228 tỷ USD (tăng 2.65 lần) [40, tr 14]. Trong vòng 5 năm từ 2003 đến 2008, xuất khẩu của Ấn Độ tăng trưởng cao từ 63 tỷ USD lên 168 tỷ USD và đạt mức kỷ lục 246 tỷ USD trong năm tài chính 2010- 2011, tăng trưởng 37,5%. Tỷ trọng thương mại của Ấn Độ trên thị trường toàn cầu chiếm 0,83% năm 2003, trong năm 2008 tăng lên 1,45%. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ thương mại toàn cầu của Ấn Độ chiếm 1,4% năm 2003, trong năm 2008 tăng lên 2,8% do việc mở rộng các thị trường mới và tăng từ các thị trường truyền thống như Mỹ và EU, các mặt hàng cơ khí và dầu mỏ đã chiếm gần 25% kim ngạch trong tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 200 tỷ USD Bên cạnh các thị trường trọng yếu như Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Trung Quốc, chiến lược dài hạn xuất khẩu hàng hóa Ấn Độ cũng đang tập trung vào các thị trường mới như các nước Đông Á, châu Mỹ La tinh, châu Phi,... Trong Chính sách ngoại thương giai đoạn 2009-2014, Ấn Độ đề ra mục tiêu đạt được tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 15%, đạt giá trị 200 tỷ USD vào năm 2011, tăng gấp đôi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào năm 2014 và trong dài hạn là tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ trong buôn bán toàn cầu vào năm 2020. Để làm được điều này, Ấn Độ sẽ vừa mở rộng xuất khẩu các sản phẩm hiện hành, đặc biệt là thông qua việc khai thác các thị trường mới, vừa đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với các xu hướng xuất khẩu của thế giới.
  • 36. 2.1.3.2 Hấp dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của giới kinh doanh quốc tế. Dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) đã trở thành tác nhân quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và đang tăng với tốc độ chóng mặt. Tổng lượng vốn FDI trong giai đoạn từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2012 đạt 170,4 tỷ USD. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, luồng vốn FDI vào Ấn Độ vẫn tăng mạnh. Năm 2009-2010 đạt 25,8 tỷ USD, năm 2010-2011 đạt 19,427 tỷ USD và năm 2011-2012 đạt mức kỷ lục 36,5 tỷ USD. Nước luôn đứng đầu trong danh sách nước đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ là Mauritius với trị giá 64,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38% tổng vốn FDI vào Ấn Độ. Mauritius là một nước nhỏ, nhưng Ấn Độ và Mauritius đã ký hiệp định đầu tư ưu đãi khá rộng rãi. Nhiều nước trên thế giới muốn được hưởng các ưu đãi đầu tư của hiệp định này nên đã thành lập công ty tại Mauritius và các công ty này thực hiện việc đầu tư vào Ấn Độ. Như vậy, có thể thấy rằng vốn FDI vào Ấn Độ trên danh nghĩa từ Mauritius, nhưng thực chất là từ nhiều nước khác nhau. Bảng 2.5 Danh sách 10 nƣớc dẫn đầu về FDI tại Ấn Độ (triệu USD) TT Nước 2009/2010 2010/11 2011/12 Tổng số từ 4/2000 đến 3/2012 Tỷ lệ % 1 Mauritius 10.376 6.987 9.942 64.169 38 2 Singapore 2.379 1.705 5.257 17.153 10 3 Anh 657 755 9.257 15.896 9 4 Nhật Bản 1.183 1.562 2.972 12.313 7 5 Mỹ 1.943 1.170 1.115 10.564 6 6 Hà Lan 899 1.213 1.409 7.109 4 7 Cryprus 1.627 913 1.587 6.400 4 8 Đức 626 200 1.622 4.621 3 9 Pháp 303 734 663 2.927 2 10 U.A.E 629 341 353 1.243 1 FDItoànbộẤnĐộ 25.843 19.427 36.504 170.407 100 Nguồn : Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
  • 37. Các tập đoàn tài chính và công nghiệp lớn trên thế giới từ các nước như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc… đều đã có dự án FDI tại Ấn Độ. Một khảo sát về niềm tin đầu tư được thực hiện bởi Công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney đã xếp hạng Ấn Độ đứng thứ ba trong các điểm đến ưa chuộng nhất của FDI, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ [74, pg 160]. Tóm lại, bước sang thế kỷ XXI, sau hơn 20 năm cải cách, kinh tế Ấn Độ đã và đang có bước phát triển “ngoạn mục”, đạt nhiều thành tựu to lớn. Ngoài việc vượt qua khủng hoảng, khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế, trở thành điểm thu hút nguồn vốn toàn cầu, phát triển mạnh mẽ… có lẽ thành tựu quan trọng nhất mà Ấn Độ đạt được là nền kinh tế đang dần chuyển đổi, tái cấu trúc cho phù hợp với kinh tế thế giới. Nhìn chung, những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế của Ấn Độ là rất to lớn, đóng vai trò quyết định trong phát triển đất nước, đưa Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới. Những thành tựu đó cũng phản ánh con đường cải cách mà Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã và đang thực hiện trong hai thập kỷ qua là đúng đắn và tất yếu. 2.2 Chính trị Về chính trị thì Ấn Độ theo chế độ dân chủ và chính quyền liên bang, hiện nay Ấn Độ có 7 đảng phái chính trị ở cấp quốc gia trong đó có hai đảng cơ bản là Đảng Quốc đại và Đảng đối lập Nhân dân Ấn Độ. Ngoài ra Ấn Độ còn có 47 đảng khu vực và khoảng 400 đảng nhỏ khác [89]. Chế độ dân chủ và liên bang phản ánh thực trạng có nhiều lực lượng và quyền lợi khác nhau ở Ấn Độ, vì thế nó là cơ chế thích hợp, đủ uyển chuyển để hóa giải các mâu thuẫn trong sinh hoạt chính trị xã hội. Việc thay đổi đảng cầm quyền, lãnh tụ và chính sách đã diễn ra tương đối êm thấm, không gây xáo trộn lớn như ở nhiều nước đang phát triển khác. Một cách cụ thể hơn, nếu đảng cầm quyền bất lực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, thì cử tri có thể thay thế lãnh đạo bằng cách bầu đảng đối lập ra cầm quyền để thực hiện chính sách mới. Tuy nhiên, cũng theo kinh nghiệm Ấn Độ, không nhất thiết cứ thay đổi đảng cầm quyền là có thể giải quyết vấn đề – nhiều khi cũng phải
  • 38. trải qua thời gian dài và gặp nhiều khó khăn mới tạo được sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện các cuộc cải cách cần thiết. Có rất nhiều chính sách, biện pháp được Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong hơn 20 năm qua. Ấn Độ chủ trương thực hiện các chính sách đồng bộ như các chính sách cải cách mạnh mẽ ở bên trong và mở cửa đối ngoại, kết hợp các chính sách phát triển kinh tế với chính trị… Các chính sách, biện pháp này có liên quan đến nhau, phụ thuộc vào nhau, hỗ trỡ với nhau taọ nên sự thành công của Ấn Độ trong những năm gần đây. Các chính sách cải cách đang mang lại hiệu quả rõ rệt, nên bước sang những năm đầu thế kỷ XXI này, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh, đổi mới các chính sách hơn nữa. 2.2.1 Đối nội 2.2.1.1 Tiếp tục thực thi chính sách phát triển kinh tế thị trƣờng và tự do hóa. Để phát huy những thành quả từ chính sách phát triển kinh tế thị trường, và tự do hóa nền kinh tế từ sau khi tiến hành cải cách năm 1991, bước sang thế kỷ XXI, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển kinh tế thị trường và tự do hóa nền kinh tế. Cụ thể Tự do hóa nhập khẩu bằng cách cam kết giảm thuế quan 217 hạng mục hàng hóa năm 1997-2000, trong đó 95 hạng mục giảm xuống 0% năm 2000, sau đó giảm xuống 0% thêm 2 hạng mục nữa năm 2003 và giảm xuống 0% thêm 2 hạng mục nữa năm 2004 , rồi 116 hạng mục còn lại năm 2005. Đặc biệt, để thúc đẩy thương mại giữa các nước thuộc Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), từ tháng 8/1998 Ấn Độ đã đơn phương bỏ hạn ngạch nhâp khẩu từ các nước thành viên SAARC áp dụng đối với 2300 mặt hàng. Trong giai đoạn 1997-2000, chính sách nhập khẩu quy định chuyển 542 mặt hàng trong danh sách hạn chế nhập khẩu sang danh sách được tự do hóa nhập khẩu; Bên cạnh đó chính phủ Ấn Độ còn chủ trương tự do hóa tài chính, giảm kiểm soát của chính phủ, cho phép các ngân hàng nhà nước bán cổ phần ra thị trường, tự do khuyến khích đầu tư tư nhân vào ngành ngân hàng, thực hiện các chính sách tiền tệ cởi mở hơn như giảm dự trữ tiền mặt, giảm lãi suất ngắn hạn. Ấn Độ cũng đã tự
  • 39. do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối. Tỷ giá đồng Rupee dần dần được thả nổi cho các lực lượng thị trường quyết định, đồng Rupee được chuyển đổi hoàn toàn trước hết trong thương mại sau đó được chuyển đổi trong hầu hết mọi lĩnh vực. Phần lớn các rào cản liên quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên. Bên cạnh những tự do hóa đã được đề cập ở trên, trong những năm đầu thế kỷ XXI, những chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như sau:1)Khuyến khích sản xuất để xuất khẩu. 2) Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chế biến trong các ngành mũi nhon. 3) Hỗ trợ các hoạt động thị trường. 4) Thiết lập các khu vực và đơn vị hướng vào xuất khẩu như khu chế xuất (EPZs- Export Proccessing Zones), khu công nghệ cao, các đơn vị hướng về xuất khẩu (EOUs- Export Orientend Units), các khu vực thương mại tự do (FTZs- Free Trade Zones), các khu công nghiệp xúc tiến xuất khẩu (EPIPs- Export Promotion Industrial Parks) và tiêu biểu là các đặc khu kinh tế (SEZs- Special Economic Zones). Có thể nói việc chú trọng thành lập các SEZs là một cách hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút FDI nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. SEZs được coi là một khu vực đia lý tuân thủ theo những luật lệ kinh tế khác hẳn những vùng nội địa, ít chịu sự can thiệp của chính phủ và được hưởng nhiều ưu đãi đó là: được phép có 100% vốn nước ngoài, giảm thiểu thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và tư liệu sản xuất, ưu đãi nhiều loại thuế khác, cơ sở hạ tầng tốt, thuê đất giá rẻ…Mục tiêu của các SEZs là tăng thu ngoại tệ, phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Các doanh nghiệp hoạt động trong SEZs được phéop hoạt động trong các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ do tư nhân, do Nhà nước, Nhà nước và tư nhân liên kết, hoặc do chính quyền bang đứng ra thành lập. Hiện tại, có 531 SEZs với tổng vốn đầu tư hàng tỷ Ruppe đã được Chính phủ Ấn Độ phê duyệt, tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động.
  • 40. Về đầu tư nước ngoài: Đây là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. 100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong nước. Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô lớn. Chỉ trong 18 tháng vừa qua, nguồn vốn FDI đổ vào các đặc khu kinh tế đã đạt 3 tỷ USD. Nhiều hạn chế khác đối với đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã được dỡ bỏ, chẳng hạn, trước đây, các công ty ĐTNN chỉ được đầu tư vào Ấn Độ theo tỷ lệ 49%, từ sau năm 1991 con số này là 51% đối với các ngành thực phẩm, dệt may, vận tải.., 49%trong thông tin liên lạc, 10% trong ngành ngân hàng, một số ngành khác như cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại điện tử, công nghiệp lọc dầu, du lịch…tỷ lệ này có thể là 100%. Các chính sách FDI ở Ấn Độ được xem là một trong những chính sách tự do nhất với rất ít rào cản. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2003-04 của Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp Ấn Độ thứ 41 về rào cản đối với đầu tư nước ngoài, trong khi Malaysia đứng vị trí 67, Thái Lan thứ 75 và Trung Quốc là 81 [74, pg 160]. Thực hiện chính sách kinh tế thị trường, trong những năm đầu thế kỷ XXI này, chính phủ Ấn Độ đã chủ trương giảm bớt đầu tư cho khu vực nhà nước, từ 10% xuống 8%. Ngoài ra, Ấn Độ đã giảm vai trò của công nghiệp nhà nước từ 17 ngành xuống còn 8 ngành, xu hướng này vẫn còn tiếp tục; đẩy nhanh phát triển khu vực kinh tế tư nhân bằng cách khuyến khích tư nhân đầu tư vào tất cả các ngành, trừ một số ngành có thể gây ô nhiễm như hạt nhân, ban hành luật cấm độc quyền… Cho đến nay, khu vực kinh tế tư nhân ở Ấn Độ đã chiếm khoảng 70% GDP và trở thành chỗ dựa nền tảng chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện tình hình kinh tế xã hội
  • 41. trong những năm vừa qua. Khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả đang là một trong những điểm tựa hết sức cơ bản hấp dẫn các nhà ĐTNN đến Ấn Độ. 2.2.1.2 Chính sách ngành nghề hợp lý Bước sang thế kỷ XXI, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì chính sách ngành nghề theo hướng tăng cường sức mạnh của ngành công nghiệp, coi trọng các ngành công nghiệp mũi nhọn và dịch vụ, bên cạnh đó vẫn không bỏ qua đầu tư phát triển ngành nông nghiệp. Tăng cường ngành công nghiệp: Công nghiệp truyền thống được Chính phủ quan tâm đúng mức, là nền tảng của công nghiệp Ấn Độ. Sự phát quan tâm phát triển các ngành công nghiệp truyền thống cuả Ấn Độ được thể hiện rõ trong một số ngành như: dệt may, công nghiệp sản xuất ô tô xe máy và ngành chế tác đá quý kim hoàn. Phát triển các ngành công nghiệp truyền thống dựa trên những tiềm năng sẵn có của Ấn Độ như kinh nghiệm sản xuất, nguồn lao động đồi dào, có kỹ thuật, hơn nữa giá lao động rẻ, năng động có khả năng bắt nhịp với các xu hướng mẫu mã, chủng loại của thị trường thế giới, áp dụng thành tựu công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Những chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp đã đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít những nước đang phát triển tạo đựng được nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn vững chắc như ngành IT, đóng tàu, chế tạo máy bay. Hơn 70% mặt hàng xuất khẩu của Ấn Độ là sản phẩm chế tạo, trong đó khoảng 50% được xuất sang các nước phát triển ở Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây là chính phủ Ấn Độ rất chú trọng vào những ngành công nghiệp mũi nhọn được coi là đặc trưng cho thế kỷ mới: đó là các ngành: công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp dược phẩm. Nguyên nhân để Chính phủ đề xuất “kế hoạch phát triển toàn diện phần mềm máy tính” vào năm 1986 là tận dụng nguồn nhân lực trẻ và kỹ thuật cao, không yêu cầu nhiều vật liệu thô và không gây hại cho môi trường. Sở dĩ Ấn Độ có những bước đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm là bởi những lý do sau đây:
  • 42. Nguyên nhân cơ bản là chính sách mở cửa của Ấn Độ đã thu hút được các công ty CNTT lớn trên thế giới đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong các khu công nghiệp cao phân bố trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Các khu công nghệ cao này được gọi là các công viên Phần mềm (STP- Software Technology Park). Đây chính là cơ cấu tổ chức hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển. Các công ty hoạt động trong STP được Chính phủ cho hưởng những ưu đãi đặc biệt như:  Cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài  Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt như nhà cửa, điện nước, thiết bị viễn thông, tin học..  Miễn thuế nhập khẩu- tạo điều kiện để các công ty sản xuất phần mềm tiết kiệm kinh kinh phí khi trang bị máy tính, mạng hoặc mua phần mềm công cụ từ nước ngoà.  Cung cấp đường truyền tốc độ cao  Khả năng truy cập nhanh chóng đến các thiết bị tính toán tập trung trong STP  Thực hiện dịch vụ một cửa với các cơ quan hành chính nàh nước  Miễn thuế trong năm hoạt động đầu tiên  Cho quyền được chuyển lợi nhuận về nước.. Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ , từ tháng 4-12/2003-2004, chỉ riêng STP đã xuất khẩu được 6947 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước. Để tiết kiệm chi phí, hàng chục công ty công nghệ Mỹ bắt đầu xây dựng những trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ấn Độ để tranh thủ lực lượng lao động dồi dào, giỏi chuyên môn và lương thấp ở nước này. Hiện tập đoàn Microsoft đã khai trương một cơ sở ở Thủ phủ bang Andhra Pradesh- Đông Nam Ấn Độ, tiến tới xây dựng một trung tâm tại Bangalore; đó là một phần trong kế hoạch mở rộng dự án đầu tư trị giá khoảng 400 triệu USD trong vòng 3 năm vào thị trường Ấn Độ của tập đoàn Microsoft. Như vậy, đối với các công ty phần mềm tại các quốc gia đang phát triển, đạt được thành công trên thị trường xuất khẩu không phải là việc dễ dàng. Điều này không chỉ là nỗ lực của từng công ty mà còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ Chính phủ. Thành