SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại bằng hoà giải tại Tòa án nhân dân quận Ngũ
Hành Sơn
Sinh viên thực hiện : ĐOÀN THỊ THÙY TRANG
Lớp : 40K13
Giảng viên hướng dẫn : ĐỖ TRẦN HÀ LINH
Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2018
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại bằng hoà giải tại Tòa án nhân dân quận Ngũ
Hành Sơn
Sinh viên thực hiện : ĐOÀN THỊ THÙY TRANG
Lớp : 40K13
Giảng viên hướng dẫn : ĐỖ TRẦN HÀ LINH
Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Đà Nẵng, ngày… tháng…năm…
(Ký và ghi rõ họ tên)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy, cô của
Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy, cô Khoa Luật của
trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tận tình cho em trong việc học tập khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đơn vị thực
tập là Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện và
môi trường cho em thực tập tại Tòa án. Cuối cùng em xin cảm ơn cô Đỗ Trần Hà
Linh đã hướng dẫn tận tình và giúp em hoàn thành tốt báo cáo chuyên đề thực tập
tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm chuyên đề, khó tránh
khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
5/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
thống kê, kết quả phân tích nêu trong chuyên đề là trung thực, khách quan. Tôi xin
chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Người cam đoan
Đoàn Thị Thùy Trang
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
6/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................9
2. Mục tiêu đề tài...................................................................................................10
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................11
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................11
5. Kết cấu đề tài.....................................................................................................12
CHƯƠNG 1..............................................................................................................13
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI
TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ...............................13
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại ..........................................13
1.1.1. Khái niệm kinh doanh thương mại ...........................................................13
1.1.2. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại .......................................14
1.1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.........15
1.1.3.1. Thương lượng: ........................................................................................15
1.1.3.2. Hòa giải:..................................................................................................16
1.1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng
tài:………...............................................................................................................16
1.1.3.4. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa
án:………..............................................................................................………….16
1.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .............17
1.2. Hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại..............................................19
1.2.1. Khái niệm và phân loại hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại...19
1.2.1.1. Khái niệm phương thức hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương
mại……..................................................................................................................19
1.2.1.2. Phân loại hòa giải....................................................................................21
1.2.2. Các nguyên tắc hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại ...............24
1.2.2.1. Nguyên tắc hòa giải ngoài tố tụng..........................................................24
1.2.2.2. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng. .........................................................24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
7/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
1.2.3. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại......................25
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc hòa giải trong các tranh chấp kinh doanh,
thương mại...............................................................................................................26
1.2.4.1. Vai trò của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ........................26
1.2.4.2. Ý nghĩa hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại .............................26
CHƯƠNG 2..............................................................................................................27
PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
BẰNG HÒA GIẢI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.........................................27
2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong tố tụng tại
Tòa án.......................................................................................................................27
2.1.1. Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án...........................................27
2.1.2. Phạm vi hòa giải trong tố tụng tòa án.......................................................28
2.1.3. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án kinh doanh, thương mại..............29
2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng tòa án............................31
2.1.4.1. Về ưu điểm: ............................................................................................31
2.1.4.2. Về hạn chế: .............................................................................................37
2.1.4.3. Yếu tố quyết định sự thành - bại của giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải……..................................................................................................................37
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng hòa giải
trong tố tụng tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn.....................................38
CHƯƠNG 3..............................................................................................................42
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA
GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
...................................................................................................................................42
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại ................................................................................42
3.2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hòa giải tranh chấp kinh
doanh thương mại trong tố tụng tại Tòa án .........................................................44
3.3. Các giải pháp hoàn thiện phương thức hòa giải tranh chấp kinh doanh,
thương mại trong tố tụng tại Tòa án .....................................................................47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
8/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
KẾT LUẬN..............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
9/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
chuyển tích cực, hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại ngày càng mở rộng. Nền kinh
tế thị trường đã tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại hình thành và phát triển
đa dạng, phức tạp1
. Trong thời kỳ nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, phát triển,
các doanh nghiệp khi tham gia hợp tác kinh doanh trên các lĩnh vực đều mong
muốn xây dựng hình ảnh tốt về công ty, doanh nghiệp mình, đặc biệt là uy tín, lòng
tin trong kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, thương mại được đảm
bảo ổn định, mở rộng và phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trong làm ăn kinh doanh giữa
các bên khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột bởi một số nguyên nhân khách
quan hoặc chủ quan như bất đồng ý kiến, hoặc có bên nào không thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình theo như trong hợp đồng dẫn đến tranh chấp làm ảnh hưởng xấu
đến quan hệ hợp tác, đối tác trong kinh doanh2
. Để giải quyết tranh chấp mà các bên
vướng phải trong kinh doanh, thương mại, các bên cần phải lựa chọn một phương
thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất, rút ngắn thời gian và tối thiểu hóa chi phí
để giải quyết tranh chấp không những vừa nhanh, vừa hiệu quả mà vẫn phải đảm
bảo việc kinh doanh không bị ảnh hưởng, giữ được hình tượng, uy tín và các mối
quan hệ trong hợp tác kinh doanh, thương mại.
Theo pháp luật Việt Nam hiện nay thì có các phương thức giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại đó là: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án3
.
Trước tiên khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể trực tiếp thương lượng với nhau
để giải quyết, trường hợp không thương lượng được với nhau thì lúc đó có thể giải
quyết tranh chấp thông qua việc lựa chọn một trong các phương thức khác mà cần
có một bên thứ ba tham gia vào để giải quyết đó là hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó nhưng nhìn
chung đều hướng tới việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các bên, bảo vệ lợi
1
Báo điện tử của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, “Hội nhập kinh tế quốc tế
và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới“,< http://baochinhphu.vn/Dua-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII-
cua-Dang-vao-cuoc-song/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-va-nhung-van-de-dat-ra-cho-giai-doan-
toi/246682.vgp>, truy cập ngày 13/3/2018.
2
Lâm Quỳnh Anh – Văn phòng UBQG – HTKTQT, Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam,<http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217>,
truy cập ngày 14/3/2018.
3
Điều 317 Luật Thương mại 2005
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
10/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh,
thương mại4
.
Bên cạnh những phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
phổ biến và thường được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn vì những ưu điểm nổi
bật của nó, thì hòa giải – một phương thức còn khá mới và chưa được sử dụng rộng
rãi tại nước ta cũng có những ưu điểm nổi bật trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương thức này lại chưa được pháp luật Việt Nam
quy định cụ thể, chi tiết và phát triển nó một cách đúng nhất để các doanh nghiệp có
thể ưu tiên áp dụng khi xảy ra tranh chấp5
. Do đó, để thúc đẩy sự phát triển và áp
dụng rộng rãi của phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải trong
lĩnh vực kinh doanh, thương mại, cần phải có những công trình nghiên cứu chỉ ra
những ưu điểm, khuyết điểm của pháp luật hiện hành đồng thời thông qua thực tiễn
liên quan đến hòa giải tại Việt Nam để tăng thêm sự hiểu biết về phương thức này
và chấp nhận rộng rãi trong giới doanh nghiệp và xã hội. Với lý do như vậy, trên cơ
sở được tiếp cận với môi trường thực tế nơi thực tập là Tòa án nhân dân quận Ngũ
Hành Sơn, tôi đã chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại bằng hoà giải tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn”.
2. Mục tiêu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, quan hệ
kinh doanh, thương mại cũng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn. Theo đó, các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại là khó có thể tránh
khỏi, hơn nữa còn với mức độ ngày càng phức tạp, gay gắt hơn6
. Do đó, để tạo ra
một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, minh bạch, góp phần thúc đẩy
phát triển nền kinh tế, tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như
trong nước tham gia hợp tác đầu tư, kinh doanh ở nước ta thì việc lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp là hết sức cần thiết. Hòa giải chính là một trong những
4
Phạm Thị Hồng Đào, “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án và
kiến nghị”, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1905, truy cập ngày
10/3/2018
5
ThS. Lưu Hương Ly - Giảng viên khoa Pháp luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hòa giải
trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam”,
<http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=17519
09&article_details=1&item_id=8610752>, truy cập ngày 9/3/2018
6
Đại học Thương mại, “Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường”,
<http://voer.edu.vn/c/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong-nen-kinh-te-thi-
truong/9800f4f4/6dbb41e5>, truy cập ngày 8/3/2018.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
11/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
phương thức đáng để các doanh nghiệp lựa chọn khi xảy ra tranh chấp bởi những ưu
điểm và độ lan rộng của nó trên thế giới7
.
Chuyên đề được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận từ khía
cạnh pháp lý của hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại; tìm hiểu những ưu
điểm, khuyết điểm của phương thức này trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại; phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng phương thức
hòa giải để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại; những vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hòa giải thương mại, từ đó tìm ra
phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
điều chỉnh giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương thức hòa giải
ở nước ta.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu hoạt động giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại bằng hòa giải trong tố tụng tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành
Sơn theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hòa giải
được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nghị định
22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại, các đạo luật có liên quan như Luật thương
mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 , các luật có liên quan và các văn bản hướng
dẫn. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
bằng hòa giải trong tố tụng tại Tòa án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, chuyên đề sử dụng phối hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, khảo sát thực tiễn. Các
phương pháp nghiên cứu trong chuyên đề được thực hiện trên nền tảng của phương
pháp duy vật biện chứng, trên cơ sở các quan điểm về đường lối, tư tưởng chính trị,
chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7 ThS. Dương Quỳnh Hoa - Viện Nhà nước và Pháp luật, Hòa giải - một phương thức giải quyết
tranh chấp thay thế, <http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/508?idMenu=81>, truy cập
ngày 9/3/2018.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
12/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
5. Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên
đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức hòa giải trong tranh
chấp kinh doanh, thương mại.
Chương 2: Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hòa giải
và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
13/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI
TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại
1.1.1. Khái niệm kinh doanh thương mại
Nhờ sự phát triển và cải cách kinh tế trong thời gian vừa qua mà nước ta đã
có những sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển đa
dạng, trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, trong đó kinh doanh, thương mại là
một lĩnh vực đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế8
.
Kinh tế phát triển, nhu cầu của con người càng ngày càng tăng cao, thúc đẩy
việc kinh doanh, mua bán trên thị trường. Từ đó thúc đầy sự phát triển mở rộng quy
mô và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thương mại ở nước ta9
.
Nhắc đến thương mại là nhắc đến hành vi mua bán. Từ đó có thể hiểu một
cách đơn giản nhất đó là kinh doanh, thương mại là một lĩnh vực kinh tế mà các tổ
chức, cá nhân đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian bằng hành vi sản xuất, đầu tư,
trao đổi, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận10
.
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi.”11
8 Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), “Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và
sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại”,
<http://voer.edu.vn/m/hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-thuong-mai-va-su-can-thiet-
phai-su-dung-co-hieu-qua-bao-bi-trong-kinh-doanh-thuong-mai/434c4ee0>,truy cập ngày
15/3/2018
9 Nguyễn Đức Thủy, “Một số thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta”, <http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-
moi/2015/33940/Mot-so-thanh-tuu-trong-phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh.aspx>, truy cập ngày
20/3/2018.
10
Khái niệm thương mại và kinh doanh thương mại, < http://www.dankinhte.vn/khai-niem-thuong-
mai-va-kinh-doanh-thuong-mai/ >, truy cập ngày 12/3/2018
11 Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
14/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”12
Khái niệm “Kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 2014 và khái niệm
“Thương mại” theo Luật Thương mại 2005 về cơ bản là tương thích với nhau và
cũng phù hợp với khái niệm thương mại theo Luật mẫu về thương mại của
UNCITRAL13
. Khái niệm kinh doanh, thương mại được phát triển ngày càng mở
rộng trên nhiều ngành nghề giúp thúc đẩy sản xuất, kích thích đầu tư, tăng cường
hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay .
1.1.2. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là một khái niệm, thuật ngữ không xa lạ
gì đối với cộng đồng các doanh nghiệp. Thuật ngữ này xuất hiện một cách phổ biến
trong quá trình hợp tác, kinh doanh của các doanh nghiệp14
.
Luật Thương mại năm 1997 lần đầu tiên quy định về khái niệm tranh chấp
kinh doanh, thương mại. Theo luật này, những tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại mà có một bên hoặc đồng thời cả hai bên không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng được coi là tranh chấp
kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, khái niệm “hoạt động thương mại” lại chưa
được quy định một cách đầy đủ trong luật này so với luật quốc tế15
.
Luật Thương mại 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoặt động thương mại có
phần cụ thể hơn trước đây: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đich sinh lợi khác” 16
(Khoản 1 Điều 3) nhưng lại
không đưa ra khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ra đời đã liệt kê các trường hợp tranh chấp kinh
doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30) và các trường
12 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005
13
Hoàng Tố Nguyên , Luận văn “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại ở Việt Nam hiện nay”, trang 6,7
14
ThS. Hoàng Minh Chiến-Giám đốc Trung tâm PLCT và Bảo vệ QLNTD Đại học Luật Hà Nội,
“Tranh chấp trong kinh doanh và thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh theo
pháp luật Việt Nam hiện nay”, < http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-
luat.aspx?ItemID=159>, truy cập ngày 13/3/2018
15
Chương 1, Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công An nhân dân, Hà
Nội, 2006
16
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
15/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án (Điều 31) nhưng khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng chưa được
làm rõ ở Bộ luật này.
Như vậy, dựa theo định nghĩa về hoạt động thương mại được quy định trong
Luật Thương mại 2005 và các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại được
liệt kê trong các điều khoản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có thể định nghĩa
tranh chấp kinh doanh, thương mại là: “Tranh chấp kinh doanh, thương mại là
những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể
phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại”17
.
1.1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được hiểu là tất cả các cách
thức, hành vi, biện pháp với mục đích chủ yếu là điều chỉnh mối quan hệ của các
bên trong tranh chấp kinh doanh, thương mại, giải quyết, chấm dứt mâu thuẫn, bất
đồng, xung đột phát sinh trong quá trình các bên thực hiện nghĩa vụ của mình; bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ
thể kinh doanh, góp phần thiết lập sự công bằng trong kinh doanh, bảo vệ trật tự kỷ
cương xã hội.18
Hiện nay pháp luật nước ta quy định có 4 phương thức giải quyết tranh chấp
phổ biến: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án19
. Trong đó, giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án là tiêu biểu và được biết đến hơn cả. Bởi
vì Tòa án là một cơ quan Nhà nước thực hiện quyền tư pháp tiến hành giải quyết
tranh chấp theo quá trình, thủ tục tố tụng chặt chẽ, nghiệm ngặt theo quy định của
pháp luật; và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp được đảm bảo thi
hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước20
.
1.1.3.1. Thương lượng:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
được tiến hành giữa các bên (hoặc đại diện của các bên) tranh chấp để cùng tìm ra
và đi đến những thỏa thuận thống nhất thông qua việc cùng nhau bàn bạc, thảo luận
17
Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 12
18
Dương Kim Thế Nguyên , Giáo trình Luật Thương Mại 3, Trường Đại Học Cần Thơ năm 2008,
trang 3.
19
Điều 317 Luật Thương mại 2005
20
Hoàng Văn Hùng, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án”, 2007, trang 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
16/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
bằng những giải pháp phù hợp với tất cả các bên nhằm chấm dứt những tranh chấp
trong hoạt động kinh doanh.21
1.1.3.2. Hòa giải:
Hòa giải- cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại mà với sự
góp mặt của bên thứ ba giữ vai trò trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các
bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp cho các bên giải quyết những bất
đồng, xung đột và thống nhất đi đến giải pháp giải quyết vụ tranh chấp, loại trừ
tranh chấp đã phát sinh.22
1.1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
bằng trọng tài:
Trọng tài là một phương thức với mục đích giải quyết tranh chấp thông qua
các Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên. Trọng tài viên tham gia giải quyết tranh
chấp với vai trò là bên thứ ba độc lập với hai bên tranh chấp nhằm giải quyết mâu
thuẫn, chấm dứt xung đột, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên; và phán quyết
của trọng tài được các bên đảm bảo thi hành theo quy định của pháp luật23
.
1.1.3.4. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
bằng Tòa án:
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được
thực hiện tại Tòa án - cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước là Tòa án theo
trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Tòa án giải quyết các tranh chấp trên cơ sở
các quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, được
tiến hành xét xử công khai và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp
được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.24
21
Công ty Luật TNHH Đức Chánh, “Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại”,
<http://www.luatducchanh.vn/luat-su-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai/>,
truy cập ngày 8/3/2018
22
Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp, “Giới thiệu về phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải tại Singapore”, < http://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=48>,
truy cập ngày 8/3/2018
23 Điều 2, Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010
24
Phạm Thị Hồng Đào, “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án
và kiến nghị”, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1905>, truy cập
ngày 8/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
17/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
1.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là những quy
chuẩn, chuẩn tắc, điều cơ bản được đặt ra để các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp
tuân theo khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp và những nguyên tắc này không trái với
quy định của pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, các bên phải tuân
thủ một số nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhất định để đảm bảo quyền tự do, tự
chủ, bình đẳng theo quy định pháp luật 25
.
Dựa trên cơ sở tự do và tự chủ trong kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật,
việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc tự định đoạt: Bản chất của hoạt động kinh doanh, thương mại
là các bên được tự do thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật. Theo
đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên cũng có quyền được thỏa thuận lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp được cho là phù hợp, có lợi nhất như tự đàm phán,
thương lượng với nhau, hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba như hòa
giải,trọng tài, hoặc là thông qua quá trình xét xử tại Tòa án. Nếu các bên lựa chọn
giải quyết bằng tố tụng thì các bên được quyền thuê luật sư hoặc ủy quyền cho
người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Ngoài ra các
bên còn có quyền quyết định tham gia hòa giải hay không. Trong quá trình hòa giải
các bên có thể thỏa thuận lại một số nội dung, thay đổi cam kết hoặc là có thể rút
đơn kiện theo nếu như vấn đề đã được giải quyết.26
– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp
luật đối với các bên khi xảy ra tranh chấp kinh doanh, thương mại. Mọi các nhân, tổ
chức đều được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, xét xử công bằng mà không
phụ thuộc vào xuất thân, gia cảnh, quan hệ xã hội.27
– Nguyên tắc hoà giải: Trước khi đưa vụ án tranh chấp ra xét xử tại cơ quan
tài phán – Tòa án thì các bên phải tiến hành tự thương lượng, hòa giải, nếu các bên
đều thống nhất được các thỏa thuận trong quá trình hòa giải thì sẽ được lập biên bản
25
Công ty Cổ phần Felix Global Việt Nam, “Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại cơ bản” , https://felixglobal.vn/4-nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai-
co-ban/ , truy cập ngày 20/3/2018
26
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị
trường, < https://voer.edu.vn/m/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong...kinh.../6dbb41e5>, truy
cập ngày 19/3/2018
27
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị
trường, < https://voer.edu.vn/m/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong...kinh.../6dbb41e5>, truy
cập ngày 19/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
18/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận, còn trong trường hợp không hòa giải
được thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.28
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn
chế gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh: Hoạt động kinh doanh là một quá
trình sản xuất, đầu tư, buôn bán, cung ứng dịch vụ, được diễn ra theo chu trình khép
kín, liên tục theo giai đoạn. Quy trình này nếu bị gián đoạn sẽ dẫn đến ảnh hưởng
toàn bộ quá trình kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc hợp tác, làm ăn
của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Vì thế giải quyết tranh chấp cần phải
nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả để các bên không những giải quyết, chấm dứt được
xung đột mà còn có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệ.29
Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp còn cần phải đáp ứng một số lợi ích cho
doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, khi vụ án tranh chấp được đưa ra giải quyết thì trước hết sẽ tốn
thời gian và tiền bạc. Quá trình giải quyết tranh chấp càng lâu, càng kéo dài thì chi
phí giải quyết sẽ càng tăng, từ đó giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì
vậy, để giải quyết mâu thuẫn và không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các bên
nên cân nhắc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp với chi phí thấp nhất, nhưng vẫn
đảm bảo mang lại hiệu quả tốt, chấm dứt được xung đột. Các cơ quan giải quyết
tranh chấp cũng nên có những quy định phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp để
có thể đảm bảo việc giải quyết tranh chấp và phát triển nền kinh tế.30
Thứ hai, uy tín trong kinh doanh là một trong những vấn đề lưu tâm hàng
đầu của doanh nghiệp. Ngoài ra uy tín còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên
thương trường, là thành quả của suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy
bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trong khi giải quyết tranh chấp là rất quan trọng.
Các bên khi giải quyết tranh chấp không được dùng thủ đoạn hay đưa thông tin noài
phạm vi tranh chấp để hạ uy tín của đối phương trước mắt cơ quan giải quyết và
28 Quy định tại Điều 35 pháp lệnh giải quyết vụ án tranh chấp kinh tế, Điều 35 quy tắc tố tụng
trọng tài trong nước và Điều 35 quy tắc tố tụng của trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam.
29
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị
trường, < https://voer.edu.vn/m/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong...kinh.../6dbb41e5>, truy
cập ngày 19/3/2018
30 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac-
nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
19/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
trên thương trường, gây ảnh hưởng tiêu cực và hậu quả nghiêm trọng đến hình ảnh,
danh dự, việc kinh doanh, hợp tác của đối phương. 31
Thứ ba, để thành công trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều nắm
trong tay bí bí mật kinh doanh riêng không thể tiết lộ. Khi xảy ra mâu thuẫn trong
hoạt động kinh doanh, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế trong quá trình giải quyết tranh chấp phải bảo đảm các yếu tố bí mật
trong kinh doanh của các bên.32
Trong nền kinh tế, có nhiều phương thức và loại hình giải quyết tranh chấp
khác nhau, nhưng tất cả các phương thức đó đều cùng chung mục đích là nhằm
hướng đến giải quyết mấu thuẫn, xung đột một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu
quả nhất, triệt để nhất nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi, lợi ích chung hợp pháp
của các bên.33
1.2. Hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
1.2.1. Khái niệm và phân loại hòa giải tranh chấp kinh doanh thương
mại
1.2.1.1. Khái niệm phương thức hòa giải trong tranh chấp kinh doanh,
thương mại
Tranh chấp kinh doanh, thương mại xuất phát từ sự vi phạm quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại dẫn đến mâu thuẫn, xung đột
mà các bên khó có thể giải quyết bằng cách tự thương lượng được. Do đó hòa giải
lúc này sẽ là một biện pháp giải quyết mà các bên có thể cân nhắc lựa chọn. Ngày
nay việc sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp không còn quá mới
đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan niệm về hòa giải hiện
nay vẫn chưa được thống nhất trong các quy định, vì vậy việc áp dụng và sử dụng
phương thức này với các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp vẫn còn chưa thuần
thục và hiệu quả. Nhưng có thể nhận thấy hòa giải vẫn có các đặc điểm chung nổi
bật như sau:
Thứ nhất, hòa giải được xem là một hoạt động diễn ra với mục đích là
hướng đến giải quyết tranh chấp.
31 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac-
nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018
32 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac-
nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018
33
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac-
nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
20/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
Thứ hai, trước khi các bên lựa chọn biện pháp hòa giải thì thông thường các
bên sẽ tự đàm phán, thương lượng với nhau để giải quyết. Nhưng khi thương lượng
sẽ không có sự tham gia của bất kì bên thứ ba nào, điều này đôi khi sẽ làm giảm
hiệu quả giải quyết vấn đề khi cả hai bên đều chỉ chú trọng đến lợi ích của mình
trong tranh chấp. Khác với thương lượng, hòa giải là phương thức mà trong quá
trình hòa giải sẽ có sự tham gia của một bên thứ ba làm trung gian hòa giải, đứng ra
hỗ trợ các bên giải quyết mâu thuẫn, đưa ra các phương án thỏa thuận, chấm dứt
xung đột tranh chấp. Chủ thể trung gian hòa giải này có thể là cá nhân hoặc tổ chức
được các bên thỏa thuận lựa chọn theo quy định của pháp luật. Người này với tư
cách là bên thứ ba tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp phải là người độc lập về
quan hệ với các bên, không đại diện hay đứng trên phương diện của bên nào cả,
khách quan, công bằng và hoàn toàn không nhận được bất kì lợi ích nào liên quan
nào từ tranh chấp, đồng thời cũng không có quyền đưa ra phán quyết .
Thứ ba, bên thứ ba làm trung gian hòa giải không được quyền can thiệp thay
đổi nội dung thỏa thuận của các bên. Việc thay đổi nội dung cam kết, thỏa thuận về
tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định. Bên thứ ba này chỉ có thể
bằng kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình đưa ra các lý luận, lời lẽ thuyết phục,
tin cậy nhằm xoa dịu mâu thuẫn giữa các bên và đề xuất các hướng giải quyết, thỏa
thuận cho các bên. Và kết quả cuối cùng của quá trình hòa giải được các bên tranh
chấp tự nguyện thực hiện mà không có bất kì một tác động hay sự đe dọa nào từ bên
ngoài buộc các bên phải thực hiện điều mà mình không thỏa thuận, cam kết thực
hiện; kết quả này có được thực hiện hay không hoàn toàn là đựa vào thiện chí của
các bên và không có sự cưỡng chế thi hành bằng chế tài của cơ quan nhà nước nếu
như có bên nào không thực hiện theo những gì đã thỏa thuận, cam kết được ghi
trong biên bản hòa giải.34
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Về hòa giải thương mại của Chính phủ ban
hành ngày 24/2/2017 cũng đã định nghĩa Hòa giải thương mại tại Khoản 1 Điều 3
như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do
các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ
giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy từ những quan niệm trên thì có thể hiểu rằng hòa giải là một
phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của một bên thứ ba trung lập,
không đại diện cho bên nào, cũng như không nhận được bất kì lợi ích liên quan nào
34 THS. Dương Quỳnh Hoa – Viện Nhà nước và Pháp luật, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết
tranh chấp thay thế”, < https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/01/09/ha-gi%E1%BA%A3i-
m%E1%BB%99t-ph%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-tranh-
ch%E1%BA%A5p-thay-th%E1%BA%BF/>, truy cập ngày 9/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
21/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
phát sinh từ tranh chấp. Thỏa thuận, cam kết trong quá trình hòa giải được các bên
tranh chấp thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện theo ý chí của mình để giải
quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại.35
1.2.1.2. Phân loại hòa giải
1.2.1.2.1. Hòa giải ngoài tố tụng.
Hòa giải ngoài tố tụng cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp mà
các bên có thể lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Để quá trình hòa giải ngoài tố tụng có
thể được diễn ra thì điều kiện tiên quyết trước hết là phải có sự đồng ý thỏa thuận
lựa chọn phương thức này của cả hai bên tranh chấp. Ban đầu có thể là một bên đơn
phương yêu cầu tiến hành hòa giải với hòa giải viên, sau đó có thể là bên đề nghị
hoặc hòa giải viên sẽ tuyết phục bên còn lại tham gia hòa giải. Cuối cùng, khi đã
được sự đồng ý tham gia của cả hai bên tranh chấp, hòa giải viên sẽ áp dụng những
kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng thuyết phục của mình để đưa ra những đề
xuất phương hướng giải quyết tranh chấp, giúp các bên có thể dễ dàng thỏa thuận,
thương lượng với nhau và đi đến thống nhất cuối cùng.36
Kết thúc quá trình hòa giải, nếu các bên đều thống nhất đạt được những gì
đã thỏa thuận thì hòa giải viên ngay trong phiên hòa giải sẽ giúp các bên soạn thảo
biên bản hòa giải một cách chi tiết theo những gì đã thỏa thuận được và chưa thỏa
thuận được; biên bản này có giá trị pháp lý như là một hợp đồng. Trong trường hợp
nếu trong quá trình hòa giải các bên không thể thống nhất được thỏa thuận và cảm
thấy việc tiếp tục hòa giải cũng không mang lại kết quả khả quan thì một trong các
bên hoặc là hòa giải viên đều có quyền chấm dứt phiên hòa giải.
Ưu điểm và hạn chế của hòa giải ngoài tố tụng
Ưu điểm: Các bên chủ động trong việc lựa chọn hòa giải viên, địa điểm, thời
gian và quy trình hòa giải phù hợp với tranh chấp cụ thể. Bí mật kinh doanh của các
bên tranh chấp cũng đươc đảm bảo giữ bí mật. Các bên có thể lựa chọn các chuyên
gia trong từng lĩnh vực để thuận lợi cho việc thực hiện hòa giải.37
35
ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”,
<http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018
36 ThS. Lưu Hương Ly - Giảng viên khoa Pháp luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hòa giải
trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam “,
<http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=17519
09&item_id=8610752&article_details=1>, truy cập ngày 20/3/2018
37 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 67
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
22/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
Hạn chế: Trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận sau khi hòa giải thì
sẽ nhận được biên bản thỏa thuận chi tiết do hòa giải viên soạn thảo và cùng ký tên
vào. Bản thỏa thuận này chỉ có giái trị như một hợp đồng mà không bị cưỡng thi
hành như phán quyết của trọng tài hay quyết định của Tòa án, mà việc thi hành chủ
yếu dựa trên sự tự nguyện, thiện chí của các bên.38
1.2.1.2.2. Hòa giải trong tố tụng
Hòa giải tại tòa án
Quá trình hòa giải tại tòa án được pháp luật quy định một cách cụ thể, rõ
ràng trong pháp luật tố tụng để áp dụng thống nhất tại mọi tòa án. Đối với các vụ án
tranh chấp kinh doanh, thương mại lựa chọn phương thức hòa giải tại tòa án, hòa
giải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi tòa án đã thụ lý vụ án
và trước khi đưa vụ án ra xét xử. Sau khi xem xét thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ ra
thông báo mở phiên hòa giải. Tại phiên hòa giải thẩm phán giải thích các quyền và
nghĩa vụ của các đương sự, làm rõ yêu cầu của nguyên đơn. Thẩm phán giải thích
và chỉ rõ cho các bên tranh chấp thấy được ưu điểm khi sử dụng phương thức hòa
giải và các bên sẽ nhận được lợi ích gì nếu hòa giải thành. Thẩm phán sẽ sử dụng kỹ
năng giải quyết tranh chấp của mình trong phiên hòa giải để giúp các bên đưa ra các
phương án, khả năng giải quyết để lựa chọn. Sau khi hòa giải nếu các bên đều thống
nhất được thỏa thuận, Tòa án sẽ đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
bên và ghi vào biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên nếu trong trường hợp các bên
không thỏa thuận được nội dung tranh chất thì sẽ lập biên bản hòa giải không thành;
hoặc chỉ thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp thì tòa án cũng lập biên bản
hòa giải thành cho những nội dung đã hòa giải được và những nội dung chưa hòa
giải được sẽ tiếp tục được đưa ra xét xử.39
Hòa giải tại trọng tài
Luật Trọng tài Thương mại 2010 không quy định cụ thể quy trình hòa giải
tại trọng tài, việc hòa giải sẽ được các trung tâm trọng tài thực hiện theo quy trình
phù hợp, linh hoạt sao cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên diễn ra được
thuận lợi và giúp cho các bên có thể thỏa thuận được với nhau. Việc các bên tự hòa
giải được khuyến khích thực hiện trước, song song với quá trình đó, tòa án hay
trọng tài cũng sẽ tiến hành việc hòa giải cho các bên tranh chấp. Quá trình hòa giải
là một giai đoạn bắt buộc kể cả trong tố tụng tòa án lẫn tố tụng trọng tài. Tuy nhiên
38 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 67
39 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 67
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
23/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
trong tố tụng trọng tài, hòa giải được thực hiện dựa trên đề nghị của các bên sau khi
các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau được hoặc một bên không đồng ý
hòa giải. Kết thúc quá trình hòa giải nếu các bên đã tự thượng lượng, thỏa thuận
được với nhau thì sẽ kí vào biên bản hòa giải thành và Hội đồng Trọng tài sẽ đưa ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.40
Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng
Ưu điểm: hòa giải kết thúc với việc các bên đi đến thống nhất cuối cùng
trong việc thỏa thuận lại nội dung và cam kết. Trường hợp các bên cùng đồng thuận
thống nhất thỏa thuận thì sẽ được hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành và Thẩm
phán hoặc Trọng tài viên sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này. Nếu các bên
vẫn không thể thống nhất được thỏa thuận sau quá trình hòa giải thì vụ án sẽ được
ra xét xử tại Tòa án hoặc mở phiên họp giải quyết tại Hội đồng trọng tài theo thủ tục
tố tụng và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.41
Hạn chế: Các bên tham gia hòa giải phụ thuộc vào thời gian do cơ quan tiến
hành tố tụng ấn định. Bí mật kinh doanh không được đảm bảo do tòa án xét xử theo
nguyên tắc công khai, mặc dù có xử kín thì việc tuyên án công khai sẽ dẫn đến làm
lộ bí mật kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của các
bên. 42
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của Trọng tài viên trong Tố tụng trọng
tài mặc dù có giá trị như một phán quyết trọng tài,được sự đảm bảo thi hành của
Nhà nước, nhưng đôi lúc cũng một số khó khan, trở ngại trong quá trình thi hành.
Theo quy định của luật thì các bên có một khoảng thời gian để tự nguyện thực hiện
thỏa thuận, nếu sau khoảng thời gian này nếu một bên không tự nguyện thực hiện
thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc bên kia phải thi hành.43
40 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 67
41 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 67
42 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 67
43
Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
24/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
1.2.2. Các nguyên tắc hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại
1.2.2.1. Nguyên tắc hòa giải ngoài tố tụng
Thứ nhất, hòa giải mang tính chất tự nguyện, thể hiện ở chỗ các bên tự
nguyện đưa tranh chấp ra hòa giải mà không có bất kì một sự ép buộc, ràng buộc
hay đe dọa tham gia hòa giải nào cả.
Thứ hai, đảm bảo tính khách quan, phù hợp quy định pháp luật và các tập
quán thương mại quốc tế.
Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ uy tín, các yếu tố bí quyết, bí mật kinh doanh của
các bên tranh chấp trong quá trình tham gia hòa giải.44
1.2.2.2. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng
1.2.2.2.1. Hòa giải trong tố tụng tòa án (tố tụng tư pháp)
Tranh chấp được hòa giải theo quy trình tố tụng tại Tòa án, Tòa án có trách
nhiệm đảm bảo thực hiện nhanh chóng tiến hành hòa giải; phổ biến, thông báo
phiên hòa giải đến các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi để phiên hòa giải diễn ra
có hiệu quả tốt nhất, giúp cho các bên tranh chấp dễ dàng thỏa thuận và tìm ra
phương án, hướng giải quyết của vụ tranh chấp 45
.
Trước khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm thì tại giai đoạn chuẩn bị xét
xử, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên hòa giải và thông báo đến các đương sự và những
người liên quan có quyền và nghĩa vụ liên quan của vụ tranh chấp về phiên hòa giải
này để các bên tranh chấp ngồi lại cùng nhau thoả thuận, tìm ra phương hướng giải
quyết tốt nhất cho vụ tranh chấp của họ theo quy định của pháp luật tố tụng; ngoại
trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định
tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc vụ án được giải quyết
theo thủ tục rút gọn. Việc hòa giải của các bên phải đáp ứng và đảm bảo những
nguyên tắc cơ bản sau :
- Những cam kết, thỏa thuận trong quá trình là hòa giải là hoàn toàn tự
nguyện và Tòa án tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên tranh chấp, đảm
bảo những thỏa thuận này là theo ý chí của các các bên và không bị nguyên nhân
44 Công ty Cổ phần Felix Global Việt Nam, “Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại cơ bản” , https://felixglobal.vn/4-nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai-
co-ban/ , truy cập ngày 20/3/2018
45
Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
25/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
tác động từ bên ngoài như đe dọa, đe dọa dùng vũ lực hoặc sức ép từ việc kinh
doanh của công ty đối thủ ...buộc các bên đương sự phải thay đổi điều khoản thỏa
thuận không đúng với ý chí của mình.
- Mặc dù Tòa án tôn trọng sự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên nhưng
những nội dung thỏa thuận này không được vi phạm những điều mà pháp luật cấm
và không trái với đạo đức xã hội .46
Như vậy hòa giải được xem là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong quá
trình giải quyết tranh chấp tại tòa án.
1.2.2.2.2. Hòa giải trong tố tụng trọng tài
Trong Luật Trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài thương mại được quy định tại Điều 4 nhưng cũng vẫn chưa có điều
khoản nào quy định chi tiết riêng về nguyên tắc hòa giải trong tranh chấp kinh
doanh, thương mại. Tuy nhiên có thể thấy nguyên tắc hòa giải trong tố tụng trọng
tài cũng tương tự như nguyên tắc hòa là đều phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận
của các bên nếu những thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của Luật và trái với
đạo đức xã hội”.47
1.2.3. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Theo Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại quy định
phạm vi hòa giải quyết tranh chấp thương mại là những tranh chấp như sau:
- Tranh chấp giữa các bên xuất phát từ hoạt động kinh doanh, thương mại
- Tranh chấp mà trong đó có ít nhất một bên hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà được pháp luật quy định phương thức
giải quyết bằng hòa giải thương mại.48
46
Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
47
Khoản 1 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010
48
Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
26/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc hòa giải trong các tranh chấp kinh
doanh, thương mại
1.2.4.1.Vai trò của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Thứ nhất, hòa giải là biện pháp có tác dụng giảm thiểu các mâu thuẫn, xung
đột giữa các bên.
Thứ hai, hòa giải là cách thức thể hiện và bảo đảm quyền tự do lựa chọn cơ
quan giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, hòa giải trong tố tụng là tìm cách điều hòa lợi ích, cứu vãn mối
quan hệ giữa hai bên.
Thứ tư, hòa giải ngoài tố tụng giúp các bên tiếp cận công lý không nhất thiết
bằng con đường tòa án49
.
1.2.4.2.Ý nghĩa hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Hòa giải là cách thức giữ gìn mối quan hệ làm ăn kinh doanh lâu dài, khôi
phục mối quan hệ giữa các bên, tìm thấy sự thông cảm.
Hòa giải là biện pháp tiết kiệm chi phí, vật chất, thời gian của nhà nước, xã
hội, của các tổ chức kinh tế.
Hòa giải là phương thức phổ biến, giải thích pháp luật góp phần làm lành
mạnh các quan hệ kinh tế- xã hội.50
49 Hanoilaw firm, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải”,
<http://hanoilaw.vn/tranh-chap-kinh-te/phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap/hoa-giai-va-thuong-
luong/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-phuong-thuc-hoa-giai/638.html>, truy cập ngày
14/3/2018
50 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt
Nam”, 2014, trang 34
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
27/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG
MẠI BẰNG HÒA GIẢI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong tố tụng
tại Tòa án
2.1.1. Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án
Nguyên tắc cơ bản và cốt lõi khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đó là
phải tôn trọng sự tự do, tự nguyện thoả thuận của các bên tranh chấp, không được
có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp buộc các bên phải chấp nhận
những thoả thuận mà không đúng với ý chí, nhu cầu, nguyện vọng của mình; nội
dung được thoả thuận không được vi phạm điều mà pháp luật cấm, không trái với
đạo đức xã hội51
.
Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản về hòa giải được quy định trong Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015 thì ngoài ra nguyên tắc hòa giải còn được Nghị định
22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Các bên tranh chấp khi tham gia hòa giải đều đều hoàn toàn tự nguyện
theo ý chí của bản thân, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, chỉ trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau bằng văn bản về vấn đề này hoặc pháp
luật có quy định khác .
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền
của bên thứ ba.
Theo đó, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại với sự tham gia của các bên tranh chấp, tham gia thỏa thuận nôi
dung phạm vi tranh chấp một cách tự nguyện, theo ý chí của bản thân; cùng với sự
tham gia của một bên thứ ba là hòa giải viên với vai trò trung gian hòa giải, hỗ trợ
giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt xung đột giữa các bên theo quy định của pháp luật.
Phương thức giải quyết tranh chấp này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
51
Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
28/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
- Hòa giải phải mang tính chất hoàn toàn tự nguyện và không có bất kì sự
tác động nào khiến cho các bên không thể thỏa thuận theo ý chỉ của mình. Ngoài ra
kết quả của hòa giải là những thỏa thuận, cam kết của các bên tranh chấp khi kí và
biên bản hòa giải mà những thỏa thuận này được thực hiện hay không là tùy vào sự
tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành
những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.
- Hòa giải mang tính bí mật.
- Trong quá trình hòa giải có sự tham dự của bên thứ ba là hòa giải viên với
vị trí độc lập, không nhận được bất kì lợi ích liên quan nào từ vụ tranh chấp, không
đại diện cho bên nào và không đưa ra phán quyết.
- Việc sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp không gây ảnh
hưởng đến các bên nếu các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.52
2.1.2. Phạm vi hòa giải trong tố tụng tòa án
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm, Tòa án sẽ mở phiên hòa giải và
thông báo đến các bên tranh chấp cùng những người có quyền, lợi ích liên quan biết
thông tin về thời gian, địa điểm để tham gia. Phiên hòa giải mở ra giúp các bên có
thể cùng nhau ngồi lại bàn bạc, thỏa thuận lại nội dung phù hợp với nhu cầu của
mình theoquy định của pháp luật; .ngoại trừ những vụ án không được hòa giải đuợc
quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 207
của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.53
Thứ nhất, những vụ án không được hòa giải là “những vụ án yêu cầu đòi bồi
thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; phát sinh từ giao dịch dân sự
vi phạm những điều mà pháp luật cấm hoặc trái với đạo đức xã hội”54
.
Thứ hai, những vụ án không tiến hành hòa giải được theo quy định của pháp
luật bao gồm những vụ án mà khi Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng các
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lại vắng mặt mà không có lý do, hay
đương sự có đồng ý tham gia nhưng lại không thể tham gia được vì một số lý do
khách quan, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực
52
“Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải”, <http://hanoilaw.vn/tranh-chap-
kinh-te/phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap/hoa-giai-va-thuong-luong/giai-quyet-tranh-chap-
thuong-mai-bang-phuong-thuc-hoa-giai/638.html>, truy cập ngày 6/3/2018
53
Khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
54
Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
29/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
hành vi dân sự; việc đề nghị tham gia hòa giải có một bên không đồng ý thực
hiện.55
2.1.3. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án kinh doanh, thương mại
Quy trình hòa giải tại tòa án được tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị, Hòa
giải và Kết thúc.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
Sau khi xem xét và thụ lý vụ án, các đương sự sẽ tiến hành giao nộp chứng
cứ và Tòa án sẽ kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ của các bên.
Đồng thời trước khi phiên họp diễn ra, Tòa án phải cấp, tống đạt thông báo cho các
bên đương sự và những người liên quan về thời gian, địa điểm diễn ra phiên hòa
giải và nội dung của phiên họp; trừ những vụ án có thể tiến hành hòa giải được thì
Tòa án sẽ chỉ kiểm tra việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận và công khai chứng cứ mà
sẽ mở phiên hòa giải giữa các bên tranh chấp nếu đó là các vụ tranh chấp không
được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự 201556
.
Giai đoạn 2: Hòa giải.
Thành phần tham gia phiên hòa giải gồm có: “Thẩm phán chủ trì phiên hòa
giải; Thư kí ghi biên bản; Các cơ quan, cá nhân liên quan; các đương sự hoặc người
đại diện hợp pháp của các đương sự; người phiên dịch trong trường hợp đương sự
không biết Tiếng Việt”57
.
Trong trường hợp vụ án có sự tham gia của nhiều đương sự, nhưng khi tiến
hành hòa giải lại có đương sự vắng mặt thì phiên hòa giải vẫn tiếp tục được tiến
hành nếu các bên đương sự có mặt đồng ý và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi,
nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán sẽ tiến hành thủ tục hòa giải
giữa các đương sự có mặt tại phiên hòa giải, hoặc các đương sự có yêu cầu hoãn
phiên hòa giải để đảm bảo sự có mặt đầy đủ và thuận lợi khi giải quyết thì Thẩm
phán cũng sẽ hõa phiên hòa giải theo yêu cầu của các bên58
.
Trước khi bước vào giai đoạn hòa giải cho các bên, Thư kí Tòa án sẽ kiểm
tra và báo sự có mặt, vắng mặt của những người đã được cấp, tống đạt triệu tập của
Tòa án trước đó. Thẩm phán kiểm tra một lần nữa sự có mặt của những người tham
55
Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
56
Điều 208 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
57
Khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
58
Khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
30/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
gia phiên hòa giải và thẻ căn cước của họ. Sau khi tiến hành bước kiểm tra sự có
mặt của các đương sự, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải sẽ xem xét cụ thể các yêu
cầu, nhu cầu của chính các đương sự trong vụ án tranh chấp để đề ra quy trình tiến
hành hòa giải hợp lý nhất giúp các bên hòa giải một cách thuận lợi.59
Để phiên hòa giải được diễn ra một cách liên tục, thuận lợi, các bên sẽ được
Thẩm phán nêu rõ và giải thích về quyền, nghĩa vụ mà các bên sẽ nhận được và
thực hiện nếu hòa giải thành, nêu rõ hậu quả pháp lý trong việc hòa giải không
thành đối với các đương sự để các bên hiểu rõ và lựa chọn cách giải quyết vấn đề
tranh chấp một cách tốt nhất và phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại.
Thẩm phán sẽ xem xét yêu cầu của mỗi bên, đưa ra những giải pháp hữu
hiệu đề các bên lựa chọn. Hòa giải kết thúc khi các bên đương sự đã đưa ra thỏa
thuận, cam kết, kết luận thống nhất cuối cùng về giải pháp giải quyết tranh chấp và
kết luận về những vấn đề vẫn chưa thống nhất được60
.
Toàn bộ ý kiến, thỏa thuận của các bên được Thư ký tòa án ghi vào biên bản
hòa giải. Biên bản được ghi lại bao gồm những vấn đề đã thống nhất thỏa thuận
được và những vấn đề chưa thỏa thuận được. Những người tham gia phiên hòa hòa
giải đều có quyền xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, nếu có yêu cầu sửa
đổi, bổ sung thêm thì sẽ được ghi thêm vào biên bản và sau đó sẽ ký tên hoặc điểm
chỉ. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự tham gia phiên
hòa giải, chữ ký của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và Thư ký ghi biên bản hòa
giải.
Giai đoạn 3: Kết thúc.
Kết thúc phiên hòa giải có thể dẫn đến hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: Các bên đương sự đều thỏa thuận thống nhất được với
nhau về toàn bộ tranh chấp trong vụ án, ngay sau đó Tòa án sẽ tiến hành lập biên
bản hòa giải thành tại phiên hòa giải, hết thời hạn 7 ngày kể từ lúc lập biên bản hòa
giải thành mà không có đương sự nào thay đổi nội dung hay có ý kiến so với biên
bản đã ký tên thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự. Điều này tạo điều kiện cho các bên có thời gian để suy nghĩ về những thống nhất
trong tranh chấp. Quyết định công nhận thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay, không
bị kháng cáo hay kháng nghị theo quy định của thủ tục phúc thẩm. Quyết định công
nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
59
Khoản 1,2,3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
60
Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
31/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
thẩm nếu như có căn cứ cho rằng việc đưa ra thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội61
.
Trường hợp thứ hai: Các bên đương sự chỉ thỏa thuận được một phần tranh
chấp và còn phần chưa thỏa thuận được, hoặc không thỏa thuận được toàn bộ nội
dung vụ án thì vụ án sẽ được tiếp tục hòa giải hoặc đưa ra xét xử tại Tòa án.
2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng tòa án
2.1.4.1. Về ưu điểm:
Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc kinh doanh của các doanh nghiệp
phát triển trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến các tranh chấp về kinh doanh, thương mại
cũng ngày càng phức tạp, khó giải quyết hơn. Do đó, để có thể giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại một cách linh hoạt, ứng biến cho từng trường hợp tranh
chấp, mang đến hiệu quả giải quyết tranh chấp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho
các bên, phù hợp với quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên, tạo nên môi trường kinh doanh ổn định, lâu dài, bền vững, hiện đại.62
Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì Hòa giải
thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp vô cùng phổ biến. Bên cạnh
đó, mặc dù thương lượng và trọng tài là những phương thức đã được sử dụng khá
rộng rãi và quen nhưng hòa giải lại là một phương thức giải quyết tranh chấp được
các doanh nghiệp ưa chuộng lựa chọn hơn cả bởi những ưu điểm vượt trội của nó so
với tố tụng Tòa án và hai phương thức kia.63
Theo luật sư Vũ Ánh Dương phân tích, hòa giải thương mại hiện nay được
coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp rất được doanh nghiệp ưa
chuộng không những vì thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho
các bên đương sự mà còn mang lại kết quả giải quyết tranh chấp rất tốt, đáp ứng
được nhu cầu của các bên . Hơn nữa trong quá trình hòa giải các bên được quyền
thỏa thuận quy trình, thủ tục phù hợp với vụ tranh chấp và nhu cầu của doanh
nghiệp, tránh được các thủ tục pháp lý phức tạp như trong quy trình tố tụng. Ngoài
ra, với nguyên tắc hòa giải là tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên và không có
61
Khoản 1 Điều 212; Điều 213 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
62 Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”,
<http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh-
nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018
63 Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”,
<http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh-
nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
32/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
bất kì sự cưỡng chế thi hành nào thì khi tham gia hòa giải, các doanh nghiệp sẽ
trong tâm thế thoải mái, thiện chí, hợp tác, bình đẳng để cùng nhau thỏa thuận và
đưa ra thống nhất cuối cùng64
.
Trong quá trình hòa giải, các bên đương sự được quyền đưa ra thỏa thuận,
quyết định về nội dung tranh chấp. Đây là đặc trưng cũng như ưu điểm nổi bật của
phương thức hòa giải. Bởi lẽ các bên sẽ được biết kết quả ngay trong phiên hòa giải,
được hướng kết quả theo mong muốn, nhu cầu của mình, và không phải hồi hộp chờ
đợi kết quả như khi đưa vụ án ra xét xử tại Tòa án, hơn nữa cũng không được đưa ra
các quyết định như trong hòa giải. Mặt khác, hòa giải còn thể hiện sự hợp tác giữa
các bên, thể hiện tính thân thiện, hiểu biết, khả năng đàm phán, thương lượng giải
quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp; góp phần tạo điều kiện duy trì các mối
quan hệ hợp tác kinh doanh trong tương lai, phát triển và mở rộng quan hệ trong
những thương vụ sau này.65
Một tiêu chí quan trọng mà khiến các doanh nghiệp quan tâm đó là phải bảo
vệ được uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh,thương mại sau khi giải quyết
được tranh chấp. Nhờ vào quá trình giải quyết không công khai mà hòa giải đã
mang lợi ích này cho các doanh nghiệp và được các doanh nghiệp ưa chuộng. Giải
quyết tranh chấp bằng hòa giải được giữ bí mật về nội dung, thủ tục, các đối tượng
bên ngoài không thể biết được nếu như không có sự đồng ý thỏa thuận của các bên
đương sự cho phép hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra bà Nguyễn Thị Mai-
Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp còn có nhận định thêm về vấn đề hòa giải trong
tranh chấp kinh doanh thương mại thì không có kẻ thắng người thua, mà là các bên
nhường nhịn, nhún nhường, hợp tác với nhau để giải quyết mâu thuẫn66
.
Linh hoạt về thủ tục
Các bên tham gia hòa giải có thể yêu cầu thỏa thuận về thủ tục để thích nghi
và phù hợp với tranh chấp đang xảy ra. Sự linh hoạt về thủ tục khi tham gia hòa giải
mang đến nhiều lợi ích cho các bên và đơn giản hóa thủ tục, tránh những thủ tục đòi
hỏi kỹ thuật quá phức tạp. So với phương thức tố tụng Tòa án có cách tổ chức và
quy trình cứng nhắc, buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành thì thủ tục hòa giải
lại đơn giản và linh hoạt hơn rất nhiều, không chỉ giúp giải quyết được vấn đề tranh
64
Phan Mơ, “Tranh chấp thương mai: Vì sao nên chọn hòa giải?”, http://baophapluat.vn/chinh-
sach/tranh-chap-thuong-mai-vi-sao-nen-chon-hoa-giai-378838.html, truy cập ngày 6/3/2018
65 Chân Luận, “Hòa giải thương mại: Doanh nghiệp bớt phiền hà”, < http://plo.vn/phap-luat/hoa-
giai-thuong-mai-doanh-nghiep-bot-phien-ha-614965.html>, truy cập ngày 7/3/2018
66
Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”,
<http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh-
nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
33/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
chấp mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian của các bên, ngoài ra còn đảm bảo cho
việc làm ăn kinh doanh của các bên có thể tiếp tục và kéo dài.
Nếu so với biện pháp tố tụng tại Tòa án, những chứng cứ đưa ra phải được
chứng minh để đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy, ngoài ra còn phải tuân theo một
số quy định, thủ tục của pháp luật thì mới được coi là chứng cứ hợp pháp; thì hòa
giải lại không có quy định về vấn đề này, những chứng cứ mà các bên đưa ra có thể
không cần phải chứng minh, xác thực như trong thủ tục tố tụng, mà chỉ cần sự xem
xét của các bên, phụ thuộc vào kỹ năng ứng xử và giao tiếp thông qua lời nói và
biểu lộ tình cảm.
Tuy nhiên tính linh hoạt về thủ tục mặc dù không phải là diễn ra theo một
quá trình cứng nhắc nhưng nó cũng có một số giới hạn đó là các bên phải có sự
thống nhất cao trong các giai đoạn hòa giải theo sự hướng dẫn của hòa giải viên.
Bởi lẽ trong mỗi giai đoạn các bên đều sẽ đưa ra những lý lẽ và nhận định riêng của
họ khiến cho phiên hòa giải có thể trở nên căng thẳng, bế tắc và thiếu sự thống nhất.
Vì thế hòa giải viên phải áp dụng các kỹ năng đàm phán, giải quyết tranh chấp của
mình để đưa ra một trình tự cụ thể để dẫn dắt phiên hòa giải một cách có hiệu quả
nhất, giúp quá trình hòa giải diễn ra thuận lợi và có tổ chức.67
Tính thân mật
Nếu như trong hoạt động xét xử Tòa án mang đậm tính lễ nghi, trang trọng
và phân biệt thứ bật, thì hòa giải lại mang tính thân mật hơn cả. Khi hòa giải các
bên có thể sử dụng những ngôn ngữ đời thường, không quá trang trọng, cứng nhắc,
có thể chọn trang phục, thời gian, địa điểm diễn ra phiên hòa giải sao cho cảm thấy
phù hợp, thoải mái, gần gũi, thân thiện.
Tính thân mật được coi là ưu điểm của phương thức hòa giải bởi lẽ những
giá trị mà nó mang đến cho các bên chính là không gian, môi trường tiến hành hòa
giải rất tự nhiên, thân mật, không tạo thêm sự lo lắng, căng thẳng như trong xét xử
tại Tòa án, làm cho tinh thần của các bên cũng sẽ giảm bớt được sự bức xúc trong
tranh chấp, góp phần tạo điều kiện để các bên có thể tiếp tục thương lượng, thỏa
thuận nội dung về vụ tranh chấp. 68
Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải
67
Tô Hồng Quế, “Hòa giải và lợi ích của nó”, < http://luatsuto.com/hoa-giai-va-loi-ich-cua-no/>,
truy cập ngày 9/3/2018
68 Tô Hồng Quế, “Hòa giải và lợi ích của nó”, < http://luatsuto.com/hoa-giai-va-loi-ich-cua-no/>,
truy cập ngày 9/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
34/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
Sự kết hợp của tính linh hoạt và tính thân mật đã góp phần tạo thêm thuận
lợi để các bên tự tin trực tiếp tham gia vào quy trình hòa giải. Trong quá trình hòa
giải, các bên sẽ được bày tỏ các quan điểm của mình về vụ tranh chấp, trao đổi,
thương lượng, thỏa thuận để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tranh chấp, cho nhau
một cơ hội để giải thích và giữ được mối quan hệ tốt để tiếp tục hợp tác trong tương
lai. Đây là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi sử dụng phương thức hòa giải để
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại69
. Bởi lẽ chỉ khi các bên trực tiếp
tham gia hòa giải thì mới có thể khiến cho mối quan hệ của hai bên bớt căng thẳng,
quan điểm được trình bày rõ bởi chính người trong cuộc, đồng thời đây chính là
điều thể hiện tinh thần trách nhiệm của các bên đối với vụ án tranh chấp.
Việc tham gia trực tiếp của các bên còn giúp họ giảm bớt sự căng thẳng, áp
lực nếu như phải đưa ra quyết định nào đó.70
Bởi những quyết định, thỏa thuận, cam
kết mà họ đưa ra trong phiên hòa giải hoàn toàn là tự nguyện và theo ý chí của
chính họ. Họ có thể làm chủ suy nghĩ, quyết định và chứng tỏ, nâng cao trách nhiệm
của mình đối với việc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp.71
Hòa giải chính là
phương thức đề cao quyền quyết định của các bên tranh chấp, từ đó giúp họ có cơ
hội được tham gia trực tiếp và giải quyết vấn đề72
.
Đặt con người ở vị trí trung tâm
Trong khi giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tại Tòa án có xu hướng tập
trung phần lớn vào hành vi, tình tiết vụ việc, các chứng cứ được đưa ra cũng được
kiểm chứng một cách xác thực, tin cậy; thì hòa giải lại chủ yếu quan tâm vấn đề con
người, đặt lợi ích của các bên làm nền tảng, mục tiêu cơ bản trong quá trình hòa
giải. Hòa giải cho phép đặt con người ở vị trí trọng tâm, giải quyết tranh chấp xoay
quanh việc đáp ứng nhu cầu, mối quan hệ giữa các bên. Hơn nữa khi các bên đưa ra
tình tiết, chứng cứ để làm sáng tỏ quan điểm của mình thì hòa giải viên cũng không
yêu cầu họ phải chứng minh, thuyết phục hay phải trải qua cơ chế điều tra, kiểm
nghiệm như trong tố tụng tại Tòa án73
.
Tạo lập quy chuẩn
69
F E A Sander và S B Goldberg, “Giải tỏa nỗi lo không cần thiết: Cẩm nang hướng dẫn thân thiện với
người lựa chọn ADR” (1994), Nguyệt san Đàm phán 55
70
M Rogers và C McEwan, Trung gian hòa giải: Chính sách pháp luật và thực tiễn, Tổ hợp tác luật sư,
Rochester New York, 1989, tr. 234-235
71
A Taylor “Hướng tới một lý thuyết toàn diện về trung gian hòa giải” (1981), 19, Tuần san hòa giải
của Tòa án , 1-4
72
M Power, “Đào tạo cán bộ trung gian hòa giải” (1992), 3, ADRJ 214, tr. 214-215
73ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”,
<http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
35/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
Trong quá trình hòa giải, mọi cam kết, thỏa thuận được các bên đề cập
không phải căn cứ, viện dẫn từ các quy phạm pháp luật hay các nguyên tắc, quy tắc
mang tính ràng buộc, cứng nhắc; mà trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ.
Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận dựa trên lợi ích chung của cả hai bên,
cân nhắc các quyết định sao cho vấn đề mâu thuẫn được giải quyết và quan hệ kinh
doanh vẫn được kéo dài, tạo lập một kết quả mang tính chất quy phạm.
Các bên được quyền xây dựng, tạo lập ra quy phạm riêng để giải quyết xung
đột sao cho phù hợp với từng vụ tranh chấp và thời điểm tranh chấp. Tuy nhiên,
những thỏa thuận mà các bên cam kết không được vi phạm điều pháp luật cấm và
không trái với đạo đức xã hội.74
Sự kín đáo và tính bảo mật
Phiên hòa giải được diễn ra trong không gian, môi trường kín đáo, sao cho
phù hợp với các bên mà không có sự tham gia của người ngoài, họ không thể biết
được nội dung hòa giải nếu không được các bên đồng ý. Mọi thỏa thuận, cam kết
trong quá trình hòa giải sẽ được bảo mật, hòa giải viên cũng có trách nhiệm giữ bí
mật về vấn đề này, không được công bố ra bên ngoài nếu như không có sự đồng ý
thỏa thuận của hai bên.
Bên cạnh đó, những lời nói, quan điểm, phát ngôn của các bên trong quá
trình hòa giải không được xem là chứng cứ nếu sau này vụ tranh chấp được đưa ra
xét xử tại Tòa án.
Việc bảo mật thủ tục, nội dung và quyết định của các bên trong phiên hòa
giải sẽ mang lại cảm giác cởi mở, thân thiện, khiến các bên trở nên thẳng thắn hơn
khi nêu ra quan điểm, mong muốn của mình để cùng nhau đi đến kết quả thỏa thuận
chung về lợi ích của đôi bên , ngoài ra còn tránh việc tiết lộ thông tin đến các đối
thủ cạnh tranh trong kinh doanh gây mất uy tín công ty75
.
Với những lợi ích trên, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, lần đầu tiên hướng dẫn một các cụ thể, chi
tiết về trình tự, thủ tục hòa giải, cũng như những nguyên tắc, yêu cầu đối với hòa
giải viên, tổ chức thực hiện hòa giải. Theo quy định của Nghị định này, tổ chức hòa
giải đưa ra quy tắc hòa giải cụ thể riêng do chính tổ chức quy định, các bên khi lựa
74 ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”,
<http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018
75
ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”,
<http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh
36/54
SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13
chọn tổ chức hòa giải thì có thể lựa chọn trình tự, thủ tục do tổ chức đưa ra hoặc có
thể tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trong trường hợp các bên không tự thỏa
thuận được với nhau về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến
hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với
tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận. Trong phiên
hòa giải có thể có nhiều hòa giải viên tham gia thực hiện và trong suốt quá trình hòa
giải hòa giải viên có quyền đưa ra đề xuất cho các bên để giải quyết tranh chấp nếu
các bên chưa tự thỏa thuận được, hoặc có thể dừng phiên hòa giải nếu cảm thấy tiếp
tục sẽ không mang lại kết quả cho cả đôi bên.
Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn nếu hòa giải có nhiều lợi ích như vậy thì tại
sao bây giờ mới được ưa chuộng. Băn khoăn này cũng có cơ sở bởi hòa giải tôn
trọng sự tự nguyện của các bên, sẽ khó mà ép buộc các bên tuân thủ. Song theo lý
giải của Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Tống Anh Hào, Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2015 đã bổ sung một chương về vấn đề công nhận hòa giải thành ngoài
tòa án. 76
Ông Hào nhấn mạnh: “Việc khuyến khích sử dụng phương thức giải quyết
tranh chấp hòa giải, thương lượng ngoài tòa án được khuyến khích với mục đích
nhằm giảm số lượng vụ tranh chấp phải giải quyết và khắc phục tình trạng quá tải
của tòa án. Ngoài ra Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích giải quyết tranh
chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài”77
.
Trong quá trình hòa giải, sự tự nguyện, thiện chí của các bên là vô cùng
quan trọng. Hòa giải tôn trọng sự tự do thỏa thuận, quyền quyết định và định đoạt
của các bên đương sự. Tuy nhiên, nội dung mà các bên đàm phán, thương lượng,
thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt xung đột hoàn toàn do các bên tự
nguyện đề nghị mà không phải do bị ép buộc, lừa dối, không được trái với quy định
của pháp luật và đạo đức xã hội, không xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba.78
.
76 Nguyễn Thị Thu Hải , “Bài giảng của Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào về nội dung cơ bản
của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015“, <http://kiemsat.vn/bai-giang-cua-pho-chanh-an-tandtc-tong-
anh-hao-ve-noi-dung-co-ban-cua-bo-luat-to-tung-dan-su-2015-46163.html>, truy cập ngày
15/3/2018
77
Thục Quyên, “Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”,
<http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh-
nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 16/3/2018
78
Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”,
<http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh-
nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc
Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc

More Related Content

Similar to Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Man_Ebook
 

Similar to Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc (20)

Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.docCác Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tinh Giản Biên Chế Tại Huế.docx
Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tinh Giản Biên Chế Tại Huế.docxĐánh Giá Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tinh Giản Biên Chế Tại Huế.docx
Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tinh Giản Biên Chế Tại Huế.docx
 
Một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại Công ty Xây dựng số 12.docx
Một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại Công ty Xây dựng số 12.docxMột số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại Công ty Xây dựng số 12.docx
Một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại Công ty Xây dựng số 12.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Sự Kiện Tại Công Ty Giáo Dục Y Gờ.docx
Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Sự Kiện Tại Công Ty Giáo Dục Y Gờ.docxHoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Sự Kiện Tại Công Ty Giáo Dục Y Gờ.docx
Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Sự Kiện Tại Công Ty Giáo Dục Y Gờ.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
 
Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con .doc
Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con .docTrách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con .doc
Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con .doc
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế Toán Trường Đại học Sài Gòn, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế Toán Trường Đại học Sài Gòn, 9 điểm.docxBáo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế Toán Trường Đại học Sài Gòn, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế Toán Trường Đại học Sài Gòn, 9 điểm.docx
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty vàng bạ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty vàng bạ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty vàng bạ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty vàng bạ...
 
Khóa luận: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân, HAY
Khóa luận: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân, HAYKhóa luận: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân, HAY
Khóa luận: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân, HAY
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.docPhân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
DKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdfDKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdf
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần bảo hiểm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần bảo hiểm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần bảo hiểm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần bảo hiểm ...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...
 
Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hộ Của Doanh Nghiệp Đến Cam Kết Gắn Bó Với Tổ Chứ...
Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hộ Của Doanh Nghiệp Đến Cam Kết Gắn Bó Với Tổ Chứ...Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hộ Của Doanh Nghiệp Đến Cam Kết Gắn Bó Với Tổ Chứ...
Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hộ Của Doanh Nghiệp Đến Cam Kết Gắn Bó Với Tổ Chứ...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Hoà Giải Tại Tòa Án.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hoà giải tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn Sinh viên thực hiện : ĐOÀN THỊ THÙY TRANG Lớp : 40K13 Giảng viên hướng dẫn : ĐỖ TRẦN HÀ LINH Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2018
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hoà giải tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn Sinh viên thực hiện : ĐOÀN THỊ THÙY TRANG Lớp : 40K13 Giảng viên hướng dẫn : ĐỖ TRẦN HÀ LINH Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2018
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Đà Nẵng, ngày… tháng…năm… (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy, cô của Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy, cô Khoa Luật của trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tận tình cho em trong việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đơn vị thực tập là Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện và môi trường cho em thực tập tại Tòa án. Cuối cùng em xin cảm ơn cô Đỗ Trần Hà Linh đã hướng dẫn tận tình và giúp em hoàn thành tốt báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm chuyên đề, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 5/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê, kết quả phân tích nêu trong chuyên đề là trung thực, khách quan. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018 Người cam đoan Đoàn Thị Thùy Trang
  • 6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 6/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................9 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................9 2. Mục tiêu đề tài...................................................................................................10 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................11 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................11 5. Kết cấu đề tài.....................................................................................................12 CHƯƠNG 1..............................................................................................................13 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ...............................13 1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại ..........................................13 1.1.1. Khái niệm kinh doanh thương mại ...........................................................13 1.1.2. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại .......................................14 1.1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.........15 1.1.3.1. Thương lượng: ........................................................................................15 1.1.3.2. Hòa giải:..................................................................................................16 1.1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài:………...............................................................................................................16 1.1.3.4. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án:………..............................................................................................………….16 1.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .............17 1.2. Hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại..............................................19 1.2.1. Khái niệm và phân loại hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại...19 1.2.1.1. Khái niệm phương thức hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại……..................................................................................................................19 1.2.1.2. Phân loại hòa giải....................................................................................21 1.2.2. Các nguyên tắc hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại ...............24 1.2.2.1. Nguyên tắc hòa giải ngoài tố tụng..........................................................24 1.2.2.2. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng. .........................................................24
  • 7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 7/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 1.2.3. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại......................25 1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc hòa giải trong các tranh chấp kinh doanh, thương mại...............................................................................................................26 1.2.4.1. Vai trò của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ........................26 1.2.4.2. Ý nghĩa hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại .............................26 CHƯƠNG 2..............................................................................................................27 PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG HÒA GIẢI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.........................................27 2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong tố tụng tại Tòa án.......................................................................................................................27 2.1.1. Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án...........................................27 2.1.2. Phạm vi hòa giải trong tố tụng tòa án.......................................................28 2.1.3. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án kinh doanh, thương mại..............29 2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng tòa án............................31 2.1.4.1. Về ưu điểm: ............................................................................................31 2.1.4.2. Về hạn chế: .............................................................................................37 2.1.4.3. Yếu tố quyết định sự thành - bại của giải quyết tranh chấp bằng hòa giải……..................................................................................................................37 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng hòa giải trong tố tụng tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn.....................................38 CHƯƠNG 3..............................................................................................................42 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI ...................................................................................................................................42 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ................................................................................42 3.2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng tại Tòa án .........................................................44 3.3. Các giải pháp hoàn thiện phương thức hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại trong tố tụng tại Tòa án .....................................................................47
  • 8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 8/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 KẾT LUẬN..............................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
  • 9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 9/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển tích cực, hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại ngày càng mở rộng. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại hình thành và phát triển đa dạng, phức tạp1 . Trong thời kỳ nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, phát triển, các doanh nghiệp khi tham gia hợp tác kinh doanh trên các lĩnh vực đều mong muốn xây dựng hình ảnh tốt về công ty, doanh nghiệp mình, đặc biệt là uy tín, lòng tin trong kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, thương mại được đảm bảo ổn định, mở rộng và phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trong làm ăn kinh doanh giữa các bên khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột bởi một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan như bất đồng ý kiến, hoặc có bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo như trong hợp đồng dẫn đến tranh chấp làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ hợp tác, đối tác trong kinh doanh2 . Để giải quyết tranh chấp mà các bên vướng phải trong kinh doanh, thương mại, các bên cần phải lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất, rút ngắn thời gian và tối thiểu hóa chi phí để giải quyết tranh chấp không những vừa nhanh, vừa hiệu quả mà vẫn phải đảm bảo việc kinh doanh không bị ảnh hưởng, giữ được hình tượng, uy tín và các mối quan hệ trong hợp tác kinh doanh, thương mại. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay thì có các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại đó là: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án3 . Trước tiên khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể trực tiếp thương lượng với nhau để giải quyết, trường hợp không thương lượng được với nhau thì lúc đó có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc lựa chọn một trong các phương thức khác mà cần có một bên thứ ba tham gia vào để giải quyết đó là hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó nhưng nhìn chung đều hướng tới việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các bên, bảo vệ lợi 1 Báo điện tử của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, “Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới“,< http://baochinhphu.vn/Dua-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII- cua-Dang-vao-cuoc-song/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-va-nhung-van-de-dat-ra-cho-giai-doan- toi/246682.vgp>, truy cập ngày 13/3/2018. 2 Lâm Quỳnh Anh – Văn phòng UBQG – HTKTQT, Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,<http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217>, truy cập ngày 14/3/2018. 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005
  • 10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 10/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, thương mại4 . Bên cạnh những phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại phổ biến và thường được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn vì những ưu điểm nổi bật của nó, thì hòa giải – một phương thức còn khá mới và chưa được sử dụng rộng rãi tại nước ta cũng có những ưu điểm nổi bật trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương thức này lại chưa được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, chi tiết và phát triển nó một cách đúng nhất để các doanh nghiệp có thể ưu tiên áp dụng khi xảy ra tranh chấp5 . Do đó, để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng rộng rãi của phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, cần phải có những công trình nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm của pháp luật hiện hành đồng thời thông qua thực tiễn liên quan đến hòa giải tại Việt Nam để tăng thêm sự hiểu biết về phương thức này và chấp nhận rộng rãi trong giới doanh nghiệp và xã hội. Với lý do như vậy, trên cơ sở được tiếp cận với môi trường thực tế nơi thực tập là Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, tôi đã chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hoà giải tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn”. 2. Mục tiêu đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, quan hệ kinh doanh, thương mại cũng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn. Theo đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại là khó có thể tránh khỏi, hơn nữa còn với mức độ ngày càng phức tạp, gay gắt hơn6 . Do đó, để tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước tham gia hợp tác đầu tư, kinh doanh ở nước ta thì việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là hết sức cần thiết. Hòa giải chính là một trong những 4 Phạm Thị Hồng Đào, “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án và kiến nghị”, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1905, truy cập ngày 10/3/2018 5 ThS. Lưu Hương Ly - Giảng viên khoa Pháp luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam”, <http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=17519 09&article_details=1&item_id=8610752>, truy cập ngày 9/3/2018 6 Đại học Thương mại, “Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường”, <http://voer.edu.vn/c/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong-nen-kinh-te-thi- truong/9800f4f4/6dbb41e5>, truy cập ngày 8/3/2018.
  • 11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 11/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 phương thức đáng để các doanh nghiệp lựa chọn khi xảy ra tranh chấp bởi những ưu điểm và độ lan rộng của nó trên thế giới7 . Chuyên đề được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận từ khía cạnh pháp lý của hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại; tìm hiểu những ưu điểm, khuyết điểm của phương thức này trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại; phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng phương thức hòa giải để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại; những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hòa giải thương mại, từ đó tìm ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương thức hòa giải ở nước ta. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hòa giải trong tố tụng tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn theo pháp luật Việt Nam hiện hành Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hòa giải được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại, các đạo luật có liên quan như Luật thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 , các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hòa giải trong tố tụng tại Tòa án. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, chuyên đề sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, khảo sát thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong chuyên đề được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, trên cơ sở các quan điểm về đường lối, tư tưởng chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 ThS. Dương Quỳnh Hoa - Viện Nhà nước và Pháp luật, Hòa giải - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, <http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/508?idMenu=81>, truy cập ngày 9/3/2018.
  • 12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 12/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 5. Kết cấu đề tài Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại. Chương 2: Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hòa giải và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
  • 13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 13/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại 1.1.1. Khái niệm kinh doanh thương mại Nhờ sự phát triển và cải cách kinh tế trong thời gian vừa qua mà nước ta đã có những sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển đa dạng, trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, trong đó kinh doanh, thương mại là một lĩnh vực đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế8 . Kinh tế phát triển, nhu cầu của con người càng ngày càng tăng cao, thúc đẩy việc kinh doanh, mua bán trên thị trường. Từ đó thúc đầy sự phát triển mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thương mại ở nước ta9 . Nhắc đến thương mại là nhắc đến hành vi mua bán. Từ đó có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là kinh doanh, thương mại là một lĩnh vực kinh tế mà các tổ chức, cá nhân đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian bằng hành vi sản xuất, đầu tư, trao đổi, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận10 . Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”11 8 Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), “Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại”, <http://voer.edu.vn/m/hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-thuong-mai-va-su-can-thiet- phai-su-dung-co-hieu-qua-bao-bi-trong-kinh-doanh-thuong-mai/434c4ee0>,truy cập ngày 15/3/2018 9 Nguyễn Đức Thủy, “Một số thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, <http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2015/33940/Mot-so-thanh-tuu-trong-phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh.aspx>, truy cập ngày 20/3/2018. 10 Khái niệm thương mại và kinh doanh thương mại, < http://www.dankinhte.vn/khai-niem-thuong- mai-va-kinh-doanh-thuong-mai/ >, truy cập ngày 12/3/2018 11 Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
  • 14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 14/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”12 Khái niệm “Kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 2014 và khái niệm “Thương mại” theo Luật Thương mại 2005 về cơ bản là tương thích với nhau và cũng phù hợp với khái niệm thương mại theo Luật mẫu về thương mại của UNCITRAL13 . Khái niệm kinh doanh, thương mại được phát triển ngày càng mở rộng trên nhiều ngành nghề giúp thúc đẩy sản xuất, kích thích đầu tư, tăng cường hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay . 1.1.2. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp kinh doanh, thương mại là một khái niệm, thuật ngữ không xa lạ gì đối với cộng đồng các doanh nghiệp. Thuật ngữ này xuất hiện một cách phổ biến trong quá trình hợp tác, kinh doanh của các doanh nghiệp14 . Luật Thương mại năm 1997 lần đầu tiên quy định về khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại. Theo luật này, những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà có một bên hoặc đồng thời cả hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, khái niệm “hoạt động thương mại” lại chưa được quy định một cách đầy đủ trong luật này so với luật quốc tế15 . Luật Thương mại 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoặt động thương mại có phần cụ thể hơn trước đây: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đich sinh lợi khác” 16 (Khoản 1 Điều 3) nhưng lại không đưa ra khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ra đời đã liệt kê các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30) và các trường 12 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 13 Hoàng Tố Nguyên , Luận văn “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay”, trang 6,7 14 ThS. Hoàng Minh Chiến-Giám đốc Trung tâm PLCT và Bảo vệ QLNTD Đại học Luật Hà Nội, “Tranh chấp trong kinh doanh và thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, < http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap- luat.aspx?ItemID=159>, truy cập ngày 13/3/2018 15 Chương 1, Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công An nhân dân, Hà Nội, 2006 16 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005
  • 15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 15/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 31) nhưng khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng chưa được làm rõ ở Bộ luật này. Như vậy, dựa theo định nghĩa về hoạt động thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại được liệt kê trong các điều khoản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có thể định nghĩa tranh chấp kinh doanh, thương mại là: “Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại”17 . 1.1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được hiểu là tất cả các cách thức, hành vi, biện pháp với mục đích chủ yếu là điều chỉnh mối quan hệ của các bên trong tranh chấp kinh doanh, thương mại, giải quyết, chấm dứt mâu thuẫn, bất đồng, xung đột phát sinh trong quá trình các bên thực hiện nghĩa vụ của mình; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, góp phần thiết lập sự công bằng trong kinh doanh, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.18 Hiện nay pháp luật nước ta quy định có 4 phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án19 . Trong đó, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án là tiêu biểu và được biết đến hơn cả. Bởi vì Tòa án là một cơ quan Nhà nước thực hiện quyền tư pháp tiến hành giải quyết tranh chấp theo quá trình, thủ tục tố tụng chặt chẽ, nghiệm ngặt theo quy định của pháp luật; và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước20 . 1.1.3.1. Thương lượng: Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được tiến hành giữa các bên (hoặc đại diện của các bên) tranh chấp để cùng tìm ra và đi đến những thỏa thuận thống nhất thông qua việc cùng nhau bàn bạc, thảo luận 17 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 12 18 Dương Kim Thế Nguyên , Giáo trình Luật Thương Mại 3, Trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, trang 3. 19 Điều 317 Luật Thương mại 2005 20 Hoàng Văn Hùng, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án”, 2007, trang 7
  • 16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 16/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 bằng những giải pháp phù hợp với tất cả các bên nhằm chấm dứt những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.21 1.1.3.2. Hòa giải: Hòa giải- cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại mà với sự góp mặt của bên thứ ba giữ vai trò trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp cho các bên giải quyết những bất đồng, xung đột và thống nhất đi đến giải pháp giải quyết vụ tranh chấp, loại trừ tranh chấp đã phát sinh.22 1.1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài: Trọng tài là một phương thức với mục đích giải quyết tranh chấp thông qua các Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên. Trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp với vai trò là bên thứ ba độc lập với hai bên tranh chấp nhằm giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt xung đột, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên; và phán quyết của trọng tài được các bên đảm bảo thi hành theo quy định của pháp luật23 . 1.1.3.4. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án: Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được thực hiện tại Tòa án - cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước là Tòa án theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Tòa án giải quyết các tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, được tiến hành xét xử công khai và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.24 21 Công ty Luật TNHH Đức Chánh, “Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại”, <http://www.luatducchanh.vn/luat-su-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai/>, truy cập ngày 8/3/2018 22 Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp, “Giới thiệu về phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Singapore”, < http://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=48>, truy cập ngày 8/3/2018 23 Điều 2, Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 24 Phạm Thị Hồng Đào, “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án và kiến nghị”, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1905>, truy cập ngày 8/3/2018
  • 17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 17/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 1.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là những quy chuẩn, chuẩn tắc, điều cơ bản được đặt ra để các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp tuân theo khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp và những nguyên tắc này không trái với quy định của pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, các bên phải tuân thủ một số nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhất định để đảm bảo quyền tự do, tự chủ, bình đẳng theo quy định pháp luật 25 . Dựa trên cơ sở tự do và tự chủ trong kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau: – Nguyên tắc tự định đoạt: Bản chất của hoạt động kinh doanh, thương mại là các bên được tự do thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên cũng có quyền được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp được cho là phù hợp, có lợi nhất như tự đàm phán, thương lượng với nhau, hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba như hòa giải,trọng tài, hoặc là thông qua quá trình xét xử tại Tòa án. Nếu các bên lựa chọn giải quyết bằng tố tụng thì các bên được quyền thuê luật sư hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Ngoài ra các bên còn có quyền quyết định tham gia hòa giải hay không. Trong quá trình hòa giải các bên có thể thỏa thuận lại một số nội dung, thay đổi cam kết hoặc là có thể rút đơn kiện theo nếu như vấn đề đã được giải quyết.26 – Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật đối với các bên khi xảy ra tranh chấp kinh doanh, thương mại. Mọi các nhân, tổ chức đều được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, xét xử công bằng mà không phụ thuộc vào xuất thân, gia cảnh, quan hệ xã hội.27 – Nguyên tắc hoà giải: Trước khi đưa vụ án tranh chấp ra xét xử tại cơ quan tài phán – Tòa án thì các bên phải tiến hành tự thương lượng, hòa giải, nếu các bên đều thống nhất được các thỏa thuận trong quá trình hòa giải thì sẽ được lập biên bản 25 Công ty Cổ phần Felix Global Việt Nam, “Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cơ bản” , https://felixglobal.vn/4-nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai- co-ban/ , truy cập ngày 20/3/2018 26 Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường, < https://voer.edu.vn/m/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong...kinh.../6dbb41e5>, truy cập ngày 19/3/2018 27 Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường, < https://voer.edu.vn/m/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong...kinh.../6dbb41e5>, truy cập ngày 19/3/2018
  • 18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 18/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận, còn trong trường hợp không hòa giải được thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.28 – Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh: Hoạt động kinh doanh là một quá trình sản xuất, đầu tư, buôn bán, cung ứng dịch vụ, được diễn ra theo chu trình khép kín, liên tục theo giai đoạn. Quy trình này nếu bị gián đoạn sẽ dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ quá trình kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc hợp tác, làm ăn của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Vì thế giải quyết tranh chấp cần phải nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả để các bên không những giải quyết, chấm dứt được xung đột mà còn có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ.29 Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp còn cần phải đáp ứng một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, khi vụ án tranh chấp được đưa ra giải quyết thì trước hết sẽ tốn thời gian và tiền bạc. Quá trình giải quyết tranh chấp càng lâu, càng kéo dài thì chi phí giải quyết sẽ càng tăng, từ đó giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn và không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các bên nên cân nhắc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp với chi phí thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tốt, chấm dứt được xung đột. Các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng nên có những quy định phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp để có thể đảm bảo việc giải quyết tranh chấp và phát triển nền kinh tế.30 Thứ hai, uy tín trong kinh doanh là một trong những vấn đề lưu tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Ngoài ra uy tín còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, là thành quả của suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trong khi giải quyết tranh chấp là rất quan trọng. Các bên khi giải quyết tranh chấp không được dùng thủ đoạn hay đưa thông tin noài phạm vi tranh chấp để hạ uy tín của đối phương trước mắt cơ quan giải quyết và 28 Quy định tại Điều 35 pháp lệnh giải quyết vụ án tranh chấp kinh tế, Điều 35 quy tắc tố tụng trọng tài trong nước và Điều 35 quy tắc tố tụng của trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam. 29 Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường, < https://voer.edu.vn/m/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong...kinh.../6dbb41e5>, truy cập ngày 19/3/2018 30 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac- nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018
  • 19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 19/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 trên thương trường, gây ảnh hưởng tiêu cực và hậu quả nghiêm trọng đến hình ảnh, danh dự, việc kinh doanh, hợp tác của đối phương. 31 Thứ ba, để thành công trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều nắm trong tay bí bí mật kinh doanh riêng không thể tiết lộ. Khi xảy ra mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình giải quyết tranh chấp phải bảo đảm các yếu tố bí mật trong kinh doanh của các bên.32 Trong nền kinh tế, có nhiều phương thức và loại hình giải quyết tranh chấp khác nhau, nhưng tất cả các phương thức đó đều cùng chung mục đích là nhằm hướng đến giải quyết mấu thuẫn, xung đột một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả nhất, triệt để nhất nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi, lợi ích chung hợp pháp của các bên.33 1.2. Hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại 1.2.1. Khái niệm và phân loại hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại 1.2.1.1. Khái niệm phương thức hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại Tranh chấp kinh doanh, thương mại xuất phát từ sự vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại dẫn đến mâu thuẫn, xung đột mà các bên khó có thể giải quyết bằng cách tự thương lượng được. Do đó hòa giải lúc này sẽ là một biện pháp giải quyết mà các bên có thể cân nhắc lựa chọn. Ngày nay việc sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp không còn quá mới đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan niệm về hòa giải hiện nay vẫn chưa được thống nhất trong các quy định, vì vậy việc áp dụng và sử dụng phương thức này với các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp vẫn còn chưa thuần thục và hiệu quả. Nhưng có thể nhận thấy hòa giải vẫn có các đặc điểm chung nổi bật như sau: Thứ nhất, hòa giải được xem là một hoạt động diễn ra với mục đích là hướng đến giải quyết tranh chấp. 31 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac- nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018 32 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac- nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018 33 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, <http://www.dankinhte.vn/cac- nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/>, truy cập ngày 7/3/2018
  • 20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 20/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 Thứ hai, trước khi các bên lựa chọn biện pháp hòa giải thì thông thường các bên sẽ tự đàm phán, thương lượng với nhau để giải quyết. Nhưng khi thương lượng sẽ không có sự tham gia của bất kì bên thứ ba nào, điều này đôi khi sẽ làm giảm hiệu quả giải quyết vấn đề khi cả hai bên đều chỉ chú trọng đến lợi ích của mình trong tranh chấp. Khác với thương lượng, hòa giải là phương thức mà trong quá trình hòa giải sẽ có sự tham gia của một bên thứ ba làm trung gian hòa giải, đứng ra hỗ trợ các bên giải quyết mâu thuẫn, đưa ra các phương án thỏa thuận, chấm dứt xung đột tranh chấp. Chủ thể trung gian hòa giải này có thể là cá nhân hoặc tổ chức được các bên thỏa thuận lựa chọn theo quy định của pháp luật. Người này với tư cách là bên thứ ba tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp phải là người độc lập về quan hệ với các bên, không đại diện hay đứng trên phương diện của bên nào cả, khách quan, công bằng và hoàn toàn không nhận được bất kì lợi ích nào liên quan nào từ tranh chấp, đồng thời cũng không có quyền đưa ra phán quyết . Thứ ba, bên thứ ba làm trung gian hòa giải không được quyền can thiệp thay đổi nội dung thỏa thuận của các bên. Việc thay đổi nội dung cam kết, thỏa thuận về tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định. Bên thứ ba này chỉ có thể bằng kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình đưa ra các lý luận, lời lẽ thuyết phục, tin cậy nhằm xoa dịu mâu thuẫn giữa các bên và đề xuất các hướng giải quyết, thỏa thuận cho các bên. Và kết quả cuối cùng của quá trình hòa giải được các bên tranh chấp tự nguyện thực hiện mà không có bất kì một tác động hay sự đe dọa nào từ bên ngoài buộc các bên phải thực hiện điều mà mình không thỏa thuận, cam kết thực hiện; kết quả này có được thực hiện hay không hoàn toàn là đựa vào thiện chí của các bên và không có sự cưỡng chế thi hành bằng chế tài của cơ quan nhà nước nếu như có bên nào không thực hiện theo những gì đã thỏa thuận, cam kết được ghi trong biên bản hòa giải.34 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Về hòa giải thương mại của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017 cũng đã định nghĩa Hòa giải thương mại tại Khoản 1 Điều 3 như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.” Như vậy từ những quan niệm trên thì có thể hiểu rằng hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của một bên thứ ba trung lập, không đại diện cho bên nào, cũng như không nhận được bất kì lợi ích liên quan nào 34 THS. Dương Quỳnh Hoa – Viện Nhà nước và Pháp luật, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, < https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/01/09/ha-gi%E1%BA%A3i- m%E1%BB%99t-ph%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-tranh- ch%E1%BA%A5p-thay-th%E1%BA%BF/>, truy cập ngày 9/3/2018
  • 21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 21/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 phát sinh từ tranh chấp. Thỏa thuận, cam kết trong quá trình hòa giải được các bên tranh chấp thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện theo ý chí của mình để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại.35 1.2.1.2. Phân loại hòa giải 1.2.1.2.1. Hòa giải ngoài tố tụng. Hòa giải ngoài tố tụng cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Để quá trình hòa giải ngoài tố tụng có thể được diễn ra thì điều kiện tiên quyết trước hết là phải có sự đồng ý thỏa thuận lựa chọn phương thức này của cả hai bên tranh chấp. Ban đầu có thể là một bên đơn phương yêu cầu tiến hành hòa giải với hòa giải viên, sau đó có thể là bên đề nghị hoặc hòa giải viên sẽ tuyết phục bên còn lại tham gia hòa giải. Cuối cùng, khi đã được sự đồng ý tham gia của cả hai bên tranh chấp, hòa giải viên sẽ áp dụng những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng thuyết phục của mình để đưa ra những đề xuất phương hướng giải quyết tranh chấp, giúp các bên có thể dễ dàng thỏa thuận, thương lượng với nhau và đi đến thống nhất cuối cùng.36 Kết thúc quá trình hòa giải, nếu các bên đều thống nhất đạt được những gì đã thỏa thuận thì hòa giải viên ngay trong phiên hòa giải sẽ giúp các bên soạn thảo biên bản hòa giải một cách chi tiết theo những gì đã thỏa thuận được và chưa thỏa thuận được; biên bản này có giá trị pháp lý như là một hợp đồng. Trong trường hợp nếu trong quá trình hòa giải các bên không thể thống nhất được thỏa thuận và cảm thấy việc tiếp tục hòa giải cũng không mang lại kết quả khả quan thì một trong các bên hoặc là hòa giải viên đều có quyền chấm dứt phiên hòa giải. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải ngoài tố tụng Ưu điểm: Các bên chủ động trong việc lựa chọn hòa giải viên, địa điểm, thời gian và quy trình hòa giải phù hợp với tranh chấp cụ thể. Bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp cũng đươc đảm bảo giữ bí mật. Các bên có thể lựa chọn các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thuận lợi cho việc thực hiện hòa giải.37 35 ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, <http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018 36 ThS. Lưu Hương Ly - Giảng viên khoa Pháp luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam “, <http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=17519 09&item_id=8610752&article_details=1>, truy cập ngày 20/3/2018 37 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 67
  • 22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 22/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 Hạn chế: Trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận sau khi hòa giải thì sẽ nhận được biên bản thỏa thuận chi tiết do hòa giải viên soạn thảo và cùng ký tên vào. Bản thỏa thuận này chỉ có giái trị như một hợp đồng mà không bị cưỡng thi hành như phán quyết của trọng tài hay quyết định của Tòa án, mà việc thi hành chủ yếu dựa trên sự tự nguyện, thiện chí của các bên.38 1.2.1.2.2. Hòa giải trong tố tụng Hòa giải tại tòa án Quá trình hòa giải tại tòa án được pháp luật quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong pháp luật tố tụng để áp dụng thống nhất tại mọi tòa án. Đối với các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại lựa chọn phương thức hòa giải tại tòa án, hòa giải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trước khi đưa vụ án ra xét xử. Sau khi xem xét thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ ra thông báo mở phiên hòa giải. Tại phiên hòa giải thẩm phán giải thích các quyền và nghĩa vụ của các đương sự, làm rõ yêu cầu của nguyên đơn. Thẩm phán giải thích và chỉ rõ cho các bên tranh chấp thấy được ưu điểm khi sử dụng phương thức hòa giải và các bên sẽ nhận được lợi ích gì nếu hòa giải thành. Thẩm phán sẽ sử dụng kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình trong phiên hòa giải để giúp các bên đưa ra các phương án, khả năng giải quyết để lựa chọn. Sau khi hòa giải nếu các bên đều thống nhất được thỏa thuận, Tòa án sẽ đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi vào biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận được nội dung tranh chất thì sẽ lập biên bản hòa giải không thành; hoặc chỉ thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp thì tòa án cũng lập biên bản hòa giải thành cho những nội dung đã hòa giải được và những nội dung chưa hòa giải được sẽ tiếp tục được đưa ra xét xử.39 Hòa giải tại trọng tài Luật Trọng tài Thương mại 2010 không quy định cụ thể quy trình hòa giải tại trọng tài, việc hòa giải sẽ được các trung tâm trọng tài thực hiện theo quy trình phù hợp, linh hoạt sao cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên diễn ra được thuận lợi và giúp cho các bên có thể thỏa thuận được với nhau. Việc các bên tự hòa giải được khuyến khích thực hiện trước, song song với quá trình đó, tòa án hay trọng tài cũng sẽ tiến hành việc hòa giải cho các bên tranh chấp. Quá trình hòa giải là một giai đoạn bắt buộc kể cả trong tố tụng tòa án lẫn tố tụng trọng tài. Tuy nhiên 38 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 67 39 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 67
  • 23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 23/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 trong tố tụng trọng tài, hòa giải được thực hiện dựa trên đề nghị của các bên sau khi các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau được hoặc một bên không đồng ý hòa giải. Kết thúc quá trình hòa giải nếu các bên đã tự thượng lượng, thỏa thuận được với nhau thì sẽ kí vào biên bản hòa giải thành và Hội đồng Trọng tài sẽ đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.40 Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng Ưu điểm: hòa giải kết thúc với việc các bên đi đến thống nhất cuối cùng trong việc thỏa thuận lại nội dung và cam kết. Trường hợp các bên cùng đồng thuận thống nhất thỏa thuận thì sẽ được hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành và Thẩm phán hoặc Trọng tài viên sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này. Nếu các bên vẫn không thể thống nhất được thỏa thuận sau quá trình hòa giải thì vụ án sẽ được ra xét xử tại Tòa án hoặc mở phiên họp giải quyết tại Hội đồng trọng tài theo thủ tục tố tụng và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.41 Hạn chế: Các bên tham gia hòa giải phụ thuộc vào thời gian do cơ quan tiến hành tố tụng ấn định. Bí mật kinh doanh không được đảm bảo do tòa án xét xử theo nguyên tắc công khai, mặc dù có xử kín thì việc tuyên án công khai sẽ dẫn đến làm lộ bí mật kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của các bên. 42 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của Trọng tài viên trong Tố tụng trọng tài mặc dù có giá trị như một phán quyết trọng tài,được sự đảm bảo thi hành của Nhà nước, nhưng đôi lúc cũng một số khó khan, trở ngại trong quá trình thi hành. Theo quy định của luật thì các bên có một khoảng thời gian để tự nguyện thực hiện thỏa thuận, nếu sau khoảng thời gian này nếu một bên không tự nguyện thực hiện thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc bên kia phải thi hành.43 40 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 67 41 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 67 42 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 67 43 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 47
  • 24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 24/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 1.2.2. Các nguyên tắc hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại 1.2.2.1. Nguyên tắc hòa giải ngoài tố tụng Thứ nhất, hòa giải mang tính chất tự nguyện, thể hiện ở chỗ các bên tự nguyện đưa tranh chấp ra hòa giải mà không có bất kì một sự ép buộc, ràng buộc hay đe dọa tham gia hòa giải nào cả. Thứ hai, đảm bảo tính khách quan, phù hợp quy định pháp luật và các tập quán thương mại quốc tế. Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ uy tín, các yếu tố bí quyết, bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp trong quá trình tham gia hòa giải.44 1.2.2.2. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng 1.2.2.2.1. Hòa giải trong tố tụng tòa án (tố tụng tư pháp) Tranh chấp được hòa giải theo quy trình tố tụng tại Tòa án, Tòa án có trách nhiệm đảm bảo thực hiện nhanh chóng tiến hành hòa giải; phổ biến, thông báo phiên hòa giải đến các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi để phiên hòa giải diễn ra có hiệu quả tốt nhất, giúp cho các bên tranh chấp dễ dàng thỏa thuận và tìm ra phương án, hướng giải quyết của vụ tranh chấp 45 . Trước khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm thì tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên hòa giải và thông báo đến các đương sự và những người liên quan có quyền và nghĩa vụ liên quan của vụ tranh chấp về phiên hòa giải này để các bên tranh chấp ngồi lại cùng nhau thoả thuận, tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất cho vụ tranh chấp của họ theo quy định của pháp luật tố tụng; ngoại trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Việc hòa giải của các bên phải đáp ứng và đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau : - Những cam kết, thỏa thuận trong quá trình là hòa giải là hoàn toàn tự nguyện và Tòa án tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên tranh chấp, đảm bảo những thỏa thuận này là theo ý chí của các các bên và không bị nguyên nhân 44 Công ty Cổ phần Felix Global Việt Nam, “Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cơ bản” , https://felixglobal.vn/4-nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai- co-ban/ , truy cập ngày 20/3/2018 45 Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • 25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 25/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 tác động từ bên ngoài như đe dọa, đe dọa dùng vũ lực hoặc sức ép từ việc kinh doanh của công ty đối thủ ...buộc các bên đương sự phải thay đổi điều khoản thỏa thuận không đúng với ý chí của mình. - Mặc dù Tòa án tôn trọng sự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên nhưng những nội dung thỏa thuận này không được vi phạm những điều mà pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội .46 Như vậy hòa giải được xem là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án. 1.2.2.2.2. Hòa giải trong tố tụng trọng tài Trong Luật Trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định tại Điều 4 nhưng cũng vẫn chưa có điều khoản nào quy định chi tiết riêng về nguyên tắc hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên có thể thấy nguyên tắc hòa giải trong tố tụng trọng tài cũng tương tự như nguyên tắc hòa là đều phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên nếu những thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của Luật và trái với đạo đức xã hội”.47 1.2.3. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại Theo Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại quy định phạm vi hòa giải quyết tranh chấp thương mại là những tranh chấp như sau: - Tranh chấp giữa các bên xuất phát từ hoạt động kinh doanh, thương mại - Tranh chấp mà trong đó có ít nhất một bên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. - Tranh chấp khác giữa các bên mà được pháp luật quy định phương thức giải quyết bằng hòa giải thương mại.48 46 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 47 Khoản 1 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 48 Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại
  • 26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 26/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc hòa giải trong các tranh chấp kinh doanh, thương mại 1.2.4.1.Vai trò của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại Thứ nhất, hòa giải là biện pháp có tác dụng giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột giữa các bên. Thứ hai, hòa giải là cách thức thể hiện và bảo đảm quyền tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Thứ ba, hòa giải trong tố tụng là tìm cách điều hòa lợi ích, cứu vãn mối quan hệ giữa hai bên. Thứ tư, hòa giải ngoài tố tụng giúp các bên tiếp cận công lý không nhất thiết bằng con đường tòa án49 . 1.2.4.2.Ý nghĩa hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại Hòa giải là cách thức giữ gìn mối quan hệ làm ăn kinh doanh lâu dài, khôi phục mối quan hệ giữa các bên, tìm thấy sự thông cảm. Hòa giải là biện pháp tiết kiệm chi phí, vật chất, thời gian của nhà nước, xã hội, của các tổ chức kinh tế. Hòa giải là phương thức phổ biến, giải thích pháp luật góp phần làm lành mạnh các quan hệ kinh tế- xã hội.50 49 Hanoilaw firm, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải”, <http://hanoilaw.vn/tranh-chap-kinh-te/phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap/hoa-giai-va-thuong- luong/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-phuong-thuc-hoa-giai/638.html>, truy cập ngày 14/3/2018 50 Phạm Lê Mai Ly, Luận văn “ Pháp luật hòa giải trong tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam”, 2014, trang 34
  • 27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 27/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG HÒA GIẢI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong tố tụng tại Tòa án 2.1.1. Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án Nguyên tắc cơ bản và cốt lõi khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đó là phải tôn trọng sự tự do, tự nguyện thoả thuận của các bên tranh chấp, không được có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp buộc các bên phải chấp nhận những thoả thuận mà không đúng với ý chí, nhu cầu, nguyện vọng của mình; nội dung được thoả thuận không được vi phạm điều mà pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội51 . Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản về hòa giải được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì ngoài ra nguyên tắc hòa giải còn được Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau: - Các bên tranh chấp khi tham gia hòa giải đều đều hoàn toàn tự nguyện theo ý chí của bản thân, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. - Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, chỉ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau bằng văn bản về vấn đề này hoặc pháp luật có quy định khác . - Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba. Theo đó, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại với sự tham gia của các bên tranh chấp, tham gia thỏa thuận nôi dung phạm vi tranh chấp một cách tự nguyện, theo ý chí của bản thân; cùng với sự tham gia của một bên thứ ba là hòa giải viên với vai trò trung gian hòa giải, hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt xung đột giữa các bên theo quy định của pháp luật. Phương thức giải quyết tranh chấp này phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 51 Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • 28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 28/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 - Hòa giải phải mang tính chất hoàn toàn tự nguyện và không có bất kì sự tác động nào khiến cho các bên không thể thỏa thuận theo ý chỉ của mình. Ngoài ra kết quả của hòa giải là những thỏa thuận, cam kết của các bên tranh chấp khi kí và biên bản hòa giải mà những thỏa thuận này được thực hiện hay không là tùy vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải. - Hòa giải mang tính bí mật. - Trong quá trình hòa giải có sự tham dự của bên thứ ba là hòa giải viên với vị trí độc lập, không nhận được bất kì lợi ích liên quan nào từ vụ tranh chấp, không đại diện cho bên nào và không đưa ra phán quyết. - Việc sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp không gây ảnh hưởng đến các bên nếu các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.52 2.1.2. Phạm vi hòa giải trong tố tụng tòa án Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm, Tòa án sẽ mở phiên hòa giải và thông báo đến các bên tranh chấp cùng những người có quyền, lợi ích liên quan biết thông tin về thời gian, địa điểm để tham gia. Phiên hòa giải mở ra giúp các bên có thể cùng nhau ngồi lại bàn bạc, thỏa thuận lại nội dung phù hợp với nhu cầu của mình theoquy định của pháp luật; .ngoại trừ những vụ án không được hòa giải đuợc quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.53 Thứ nhất, những vụ án không được hòa giải là “những vụ án yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm những điều mà pháp luật cấm hoặc trái với đạo đức xã hội”54 . Thứ hai, những vụ án không tiến hành hòa giải được theo quy định của pháp luật bao gồm những vụ án mà khi Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng các bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lại vắng mặt mà không có lý do, hay đương sự có đồng ý tham gia nhưng lại không thể tham gia được vì một số lý do khách quan, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực 52 “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải”, <http://hanoilaw.vn/tranh-chap- kinh-te/phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap/hoa-giai-va-thuong-luong/giai-quyet-tranh-chap- thuong-mai-bang-phuong-thuc-hoa-giai/638.html>, truy cập ngày 6/3/2018 53 Khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 54 Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • 29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 29/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 hành vi dân sự; việc đề nghị tham gia hòa giải có một bên không đồng ý thực hiện.55 2.1.3. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án kinh doanh, thương mại Quy trình hòa giải tại tòa án được tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị, Hòa giải và Kết thúc. Giai đoạn 1: Chuẩn bị. Sau khi xem xét và thụ lý vụ án, các đương sự sẽ tiến hành giao nộp chứng cứ và Tòa án sẽ kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ của các bên. Đồng thời trước khi phiên họp diễn ra, Tòa án phải cấp, tống đạt thông báo cho các bên đương sự và những người liên quan về thời gian, địa điểm diễn ra phiên hòa giải và nội dung của phiên họp; trừ những vụ án có thể tiến hành hòa giải được thì Tòa án sẽ chỉ kiểm tra việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận và công khai chứng cứ mà sẽ mở phiên hòa giải giữa các bên tranh chấp nếu đó là các vụ tranh chấp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 201556 . Giai đoạn 2: Hòa giải. Thành phần tham gia phiên hòa giải gồm có: “Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; Thư kí ghi biên bản; Các cơ quan, cá nhân liên quan; các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; người phiên dịch trong trường hợp đương sự không biết Tiếng Việt”57 . Trong trường hợp vụ án có sự tham gia của nhiều đương sự, nhưng khi tiến hành hòa giải lại có đương sự vắng mặt thì phiên hòa giải vẫn tiếp tục được tiến hành nếu các bên đương sự có mặt đồng ý và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán sẽ tiến hành thủ tục hòa giải giữa các đương sự có mặt tại phiên hòa giải, hoặc các đương sự có yêu cầu hoãn phiên hòa giải để đảm bảo sự có mặt đầy đủ và thuận lợi khi giải quyết thì Thẩm phán cũng sẽ hõa phiên hòa giải theo yêu cầu của các bên58 . Trước khi bước vào giai đoạn hòa giải cho các bên, Thư kí Tòa án sẽ kiểm tra và báo sự có mặt, vắng mặt của những người đã được cấp, tống đạt triệu tập của Tòa án trước đó. Thẩm phán kiểm tra một lần nữa sự có mặt của những người tham 55 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 56 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 57 Khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 58 Khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
  • 30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 30/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 gia phiên hòa giải và thẻ căn cước của họ. Sau khi tiến hành bước kiểm tra sự có mặt của các đương sự, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải sẽ xem xét cụ thể các yêu cầu, nhu cầu của chính các đương sự trong vụ án tranh chấp để đề ra quy trình tiến hành hòa giải hợp lý nhất giúp các bên hòa giải một cách thuận lợi.59 Để phiên hòa giải được diễn ra một cách liên tục, thuận lợi, các bên sẽ được Thẩm phán nêu rõ và giải thích về quyền, nghĩa vụ mà các bên sẽ nhận được và thực hiện nếu hòa giải thành, nêu rõ hậu quả pháp lý trong việc hòa giải không thành đối với các đương sự để các bên hiểu rõ và lựa chọn cách giải quyết vấn đề tranh chấp một cách tốt nhất và phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại. Thẩm phán sẽ xem xét yêu cầu của mỗi bên, đưa ra những giải pháp hữu hiệu đề các bên lựa chọn. Hòa giải kết thúc khi các bên đương sự đã đưa ra thỏa thuận, cam kết, kết luận thống nhất cuối cùng về giải pháp giải quyết tranh chấp và kết luận về những vấn đề vẫn chưa thống nhất được60 . Toàn bộ ý kiến, thỏa thuận của các bên được Thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải. Biên bản được ghi lại bao gồm những vấn đề đã thống nhất thỏa thuận được và những vấn đề chưa thỏa thuận được. Những người tham gia phiên hòa hòa giải đều có quyền xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm thì sẽ được ghi thêm vào biên bản và sau đó sẽ ký tên hoặc điểm chỉ. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự tham gia phiên hòa giải, chữ ký của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và Thư ký ghi biên bản hòa giải. Giai đoạn 3: Kết thúc. Kết thúc phiên hòa giải có thể dẫn đến hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: Các bên đương sự đều thỏa thuận thống nhất được với nhau về toàn bộ tranh chấp trong vụ án, ngay sau đó Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành tại phiên hòa giải, hết thời hạn 7 ngày kể từ lúc lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi nội dung hay có ý kiến so với biên bản đã ký tên thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Điều này tạo điều kiện cho các bên có thời gian để suy nghĩ về những thống nhất trong tranh chấp. Quyết định công nhận thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo hay kháng nghị theo quy định của thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc 59 Khoản 1,2,3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 60 Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015
  • 31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 31/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 thẩm nếu như có căn cứ cho rằng việc đưa ra thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội61 . Trường hợp thứ hai: Các bên đương sự chỉ thỏa thuận được một phần tranh chấp và còn phần chưa thỏa thuận được, hoặc không thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ án thì vụ án sẽ được tiếp tục hòa giải hoặc đưa ra xét xử tại Tòa án. 2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng tòa án 2.1.4.1. Về ưu điểm: Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cũng ngày càng phức tạp, khó giải quyết hơn. Do đó, để có thể giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại một cách linh hoạt, ứng biến cho từng trường hợp tranh chấp, mang đến hiệu quả giải quyết tranh chấp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, phù hợp với quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo nên môi trường kinh doanh ổn định, lâu dài, bền vững, hiện đại.62 Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp vô cùng phổ biến. Bên cạnh đó, mặc dù thương lượng và trọng tài là những phương thức đã được sử dụng khá rộng rãi và quen nhưng hòa giải lại là một phương thức giải quyết tranh chấp được các doanh nghiệp ưa chuộng lựa chọn hơn cả bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với tố tụng Tòa án và hai phương thức kia.63 Theo luật sư Vũ Ánh Dương phân tích, hòa giải thương mại hiện nay được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp rất được doanh nghiệp ưa chuộng không những vì thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự mà còn mang lại kết quả giải quyết tranh chấp rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của các bên . Hơn nữa trong quá trình hòa giải các bên được quyền thỏa thuận quy trình, thủ tục phù hợp với vụ tranh chấp và nhu cầu của doanh nghiệp, tránh được các thủ tục pháp lý phức tạp như trong quy trình tố tụng. Ngoài ra, với nguyên tắc hòa giải là tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên và không có 61 Khoản 1 Điều 212; Điều 213 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 62 Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”, <http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh- nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018 63 Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”, <http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh- nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018
  • 32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 32/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 bất kì sự cưỡng chế thi hành nào thì khi tham gia hòa giải, các doanh nghiệp sẽ trong tâm thế thoải mái, thiện chí, hợp tác, bình đẳng để cùng nhau thỏa thuận và đưa ra thống nhất cuối cùng64 . Trong quá trình hòa giải, các bên đương sự được quyền đưa ra thỏa thuận, quyết định về nội dung tranh chấp. Đây là đặc trưng cũng như ưu điểm nổi bật của phương thức hòa giải. Bởi lẽ các bên sẽ được biết kết quả ngay trong phiên hòa giải, được hướng kết quả theo mong muốn, nhu cầu của mình, và không phải hồi hộp chờ đợi kết quả như khi đưa vụ án ra xét xử tại Tòa án, hơn nữa cũng không được đưa ra các quyết định như trong hòa giải. Mặt khác, hòa giải còn thể hiện sự hợp tác giữa các bên, thể hiện tính thân thiện, hiểu biết, khả năng đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp; góp phần tạo điều kiện duy trì các mối quan hệ hợp tác kinh doanh trong tương lai, phát triển và mở rộng quan hệ trong những thương vụ sau này.65 Một tiêu chí quan trọng mà khiến các doanh nghiệp quan tâm đó là phải bảo vệ được uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh,thương mại sau khi giải quyết được tranh chấp. Nhờ vào quá trình giải quyết không công khai mà hòa giải đã mang lợi ích này cho các doanh nghiệp và được các doanh nghiệp ưa chuộng. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải được giữ bí mật về nội dung, thủ tục, các đối tượng bên ngoài không thể biết được nếu như không có sự đồng ý thỏa thuận của các bên đương sự cho phép hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra bà Nguyễn Thị Mai- Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp còn có nhận định thêm về vấn đề hòa giải trong tranh chấp kinh doanh thương mại thì không có kẻ thắng người thua, mà là các bên nhường nhịn, nhún nhường, hợp tác với nhau để giải quyết mâu thuẫn66 . Linh hoạt về thủ tục Các bên tham gia hòa giải có thể yêu cầu thỏa thuận về thủ tục để thích nghi và phù hợp với tranh chấp đang xảy ra. Sự linh hoạt về thủ tục khi tham gia hòa giải mang đến nhiều lợi ích cho các bên và đơn giản hóa thủ tục, tránh những thủ tục đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp. So với phương thức tố tụng Tòa án có cách tổ chức và quy trình cứng nhắc, buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành thì thủ tục hòa giải lại đơn giản và linh hoạt hơn rất nhiều, không chỉ giúp giải quyết được vấn đề tranh 64 Phan Mơ, “Tranh chấp thương mai: Vì sao nên chọn hòa giải?”, http://baophapluat.vn/chinh- sach/tranh-chap-thuong-mai-vi-sao-nen-chon-hoa-giai-378838.html, truy cập ngày 6/3/2018 65 Chân Luận, “Hòa giải thương mại: Doanh nghiệp bớt phiền hà”, < http://plo.vn/phap-luat/hoa- giai-thuong-mai-doanh-nghiep-bot-phien-ha-614965.html>, truy cập ngày 7/3/2018 66 Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”, <http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh- nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018
  • 33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 33/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 chấp mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian của các bên, ngoài ra còn đảm bảo cho việc làm ăn kinh doanh của các bên có thể tiếp tục và kéo dài. Nếu so với biện pháp tố tụng tại Tòa án, những chứng cứ đưa ra phải được chứng minh để đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy, ngoài ra còn phải tuân theo một số quy định, thủ tục của pháp luật thì mới được coi là chứng cứ hợp pháp; thì hòa giải lại không có quy định về vấn đề này, những chứng cứ mà các bên đưa ra có thể không cần phải chứng minh, xác thực như trong thủ tục tố tụng, mà chỉ cần sự xem xét của các bên, phụ thuộc vào kỹ năng ứng xử và giao tiếp thông qua lời nói và biểu lộ tình cảm. Tuy nhiên tính linh hoạt về thủ tục mặc dù không phải là diễn ra theo một quá trình cứng nhắc nhưng nó cũng có một số giới hạn đó là các bên phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn hòa giải theo sự hướng dẫn của hòa giải viên. Bởi lẽ trong mỗi giai đoạn các bên đều sẽ đưa ra những lý lẽ và nhận định riêng của họ khiến cho phiên hòa giải có thể trở nên căng thẳng, bế tắc và thiếu sự thống nhất. Vì thế hòa giải viên phải áp dụng các kỹ năng đàm phán, giải quyết tranh chấp của mình để đưa ra một trình tự cụ thể để dẫn dắt phiên hòa giải một cách có hiệu quả nhất, giúp quá trình hòa giải diễn ra thuận lợi và có tổ chức.67 Tính thân mật Nếu như trong hoạt động xét xử Tòa án mang đậm tính lễ nghi, trang trọng và phân biệt thứ bật, thì hòa giải lại mang tính thân mật hơn cả. Khi hòa giải các bên có thể sử dụng những ngôn ngữ đời thường, không quá trang trọng, cứng nhắc, có thể chọn trang phục, thời gian, địa điểm diễn ra phiên hòa giải sao cho cảm thấy phù hợp, thoải mái, gần gũi, thân thiện. Tính thân mật được coi là ưu điểm của phương thức hòa giải bởi lẽ những giá trị mà nó mang đến cho các bên chính là không gian, môi trường tiến hành hòa giải rất tự nhiên, thân mật, không tạo thêm sự lo lắng, căng thẳng như trong xét xử tại Tòa án, làm cho tinh thần của các bên cũng sẽ giảm bớt được sự bức xúc trong tranh chấp, góp phần tạo điều kiện để các bên có thể tiếp tục thương lượng, thỏa thuận nội dung về vụ tranh chấp. 68 Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải 67 Tô Hồng Quế, “Hòa giải và lợi ích của nó”, < http://luatsuto.com/hoa-giai-va-loi-ich-cua-no/>, truy cập ngày 9/3/2018 68 Tô Hồng Quế, “Hòa giải và lợi ích của nó”, < http://luatsuto.com/hoa-giai-va-loi-ich-cua-no/>, truy cập ngày 9/3/2018
  • 34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 34/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 Sự kết hợp của tính linh hoạt và tính thân mật đã góp phần tạo thêm thuận lợi để các bên tự tin trực tiếp tham gia vào quy trình hòa giải. Trong quá trình hòa giải, các bên sẽ được bày tỏ các quan điểm của mình về vụ tranh chấp, trao đổi, thương lượng, thỏa thuận để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tranh chấp, cho nhau một cơ hội để giải thích và giữ được mối quan hệ tốt để tiếp tục hợp tác trong tương lai. Đây là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại69 . Bởi lẽ chỉ khi các bên trực tiếp tham gia hòa giải thì mới có thể khiến cho mối quan hệ của hai bên bớt căng thẳng, quan điểm được trình bày rõ bởi chính người trong cuộc, đồng thời đây chính là điều thể hiện tinh thần trách nhiệm của các bên đối với vụ án tranh chấp. Việc tham gia trực tiếp của các bên còn giúp họ giảm bớt sự căng thẳng, áp lực nếu như phải đưa ra quyết định nào đó.70 Bởi những quyết định, thỏa thuận, cam kết mà họ đưa ra trong phiên hòa giải hoàn toàn là tự nguyện và theo ý chí của chính họ. Họ có thể làm chủ suy nghĩ, quyết định và chứng tỏ, nâng cao trách nhiệm của mình đối với việc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp.71 Hòa giải chính là phương thức đề cao quyền quyết định của các bên tranh chấp, từ đó giúp họ có cơ hội được tham gia trực tiếp và giải quyết vấn đề72 . Đặt con người ở vị trí trung tâm Trong khi giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tại Tòa án có xu hướng tập trung phần lớn vào hành vi, tình tiết vụ việc, các chứng cứ được đưa ra cũng được kiểm chứng một cách xác thực, tin cậy; thì hòa giải lại chủ yếu quan tâm vấn đề con người, đặt lợi ích của các bên làm nền tảng, mục tiêu cơ bản trong quá trình hòa giải. Hòa giải cho phép đặt con người ở vị trí trọng tâm, giải quyết tranh chấp xoay quanh việc đáp ứng nhu cầu, mối quan hệ giữa các bên. Hơn nữa khi các bên đưa ra tình tiết, chứng cứ để làm sáng tỏ quan điểm của mình thì hòa giải viên cũng không yêu cầu họ phải chứng minh, thuyết phục hay phải trải qua cơ chế điều tra, kiểm nghiệm như trong tố tụng tại Tòa án73 . Tạo lập quy chuẩn 69 F E A Sander và S B Goldberg, “Giải tỏa nỗi lo không cần thiết: Cẩm nang hướng dẫn thân thiện với người lựa chọn ADR” (1994), Nguyệt san Đàm phán 55 70 M Rogers và C McEwan, Trung gian hòa giải: Chính sách pháp luật và thực tiễn, Tổ hợp tác luật sư, Rochester New York, 1989, tr. 234-235 71 A Taylor “Hướng tới một lý thuyết toàn diện về trung gian hòa giải” (1981), 19, Tuần san hòa giải của Tòa án , 1-4 72 M Power, “Đào tạo cán bộ trung gian hòa giải” (1992), 3, ADRJ 214, tr. 214-215 73ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, <http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018
  • 35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 35/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 Trong quá trình hòa giải, mọi cam kết, thỏa thuận được các bên đề cập không phải căn cứ, viện dẫn từ các quy phạm pháp luật hay các nguyên tắc, quy tắc mang tính ràng buộc, cứng nhắc; mà trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận dựa trên lợi ích chung của cả hai bên, cân nhắc các quyết định sao cho vấn đề mâu thuẫn được giải quyết và quan hệ kinh doanh vẫn được kéo dài, tạo lập một kết quả mang tính chất quy phạm. Các bên được quyền xây dựng, tạo lập ra quy phạm riêng để giải quyết xung đột sao cho phù hợp với từng vụ tranh chấp và thời điểm tranh chấp. Tuy nhiên, những thỏa thuận mà các bên cam kết không được vi phạm điều pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội.74 Sự kín đáo và tính bảo mật Phiên hòa giải được diễn ra trong không gian, môi trường kín đáo, sao cho phù hợp với các bên mà không có sự tham gia của người ngoài, họ không thể biết được nội dung hòa giải nếu không được các bên đồng ý. Mọi thỏa thuận, cam kết trong quá trình hòa giải sẽ được bảo mật, hòa giải viên cũng có trách nhiệm giữ bí mật về vấn đề này, không được công bố ra bên ngoài nếu như không có sự đồng ý thỏa thuận của hai bên. Bên cạnh đó, những lời nói, quan điểm, phát ngôn của các bên trong quá trình hòa giải không được xem là chứng cứ nếu sau này vụ tranh chấp được đưa ra xét xử tại Tòa án. Việc bảo mật thủ tục, nội dung và quyết định của các bên trong phiên hòa giải sẽ mang lại cảm giác cởi mở, thân thiện, khiến các bên trở nên thẳng thắn hơn khi nêu ra quan điểm, mong muốn của mình để cùng nhau đi đến kết quả thỏa thuận chung về lợi ích của đôi bên , ngoài ra còn tránh việc tiết lộ thông tin đến các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh gây mất uy tín công ty75 . Với những lợi ích trên, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, lần đầu tiên hướng dẫn một các cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục hòa giải, cũng như những nguyên tắc, yêu cầu đối với hòa giải viên, tổ chức thực hiện hòa giải. Theo quy định của Nghị định này, tổ chức hòa giải đưa ra quy tắc hòa giải cụ thể riêng do chính tổ chức quy định, các bên khi lựa 74 ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, <http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018 75 ThS. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải-Một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, <http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/508>, truy cập ngày 6/3/2018
  • 36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS.Đỗ Trần Hà Linh 36/54 SVTH: Đoàn Thị Thùy Trang Lớp: 40K13 chọn tổ chức hòa giải thì có thể lựa chọn trình tự, thủ tục do tổ chức đưa ra hoặc có thể tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được với nhau về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận. Trong phiên hòa giải có thể có nhiều hòa giải viên tham gia thực hiện và trong suốt quá trình hòa giải hòa giải viên có quyền đưa ra đề xuất cho các bên để giải quyết tranh chấp nếu các bên chưa tự thỏa thuận được, hoặc có thể dừng phiên hòa giải nếu cảm thấy tiếp tục sẽ không mang lại kết quả cho cả đôi bên. Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn nếu hòa giải có nhiều lợi ích như vậy thì tại sao bây giờ mới được ưa chuộng. Băn khoăn này cũng có cơ sở bởi hòa giải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, sẽ khó mà ép buộc các bên tuân thủ. Song theo lý giải của Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Tống Anh Hào, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đã bổ sung một chương về vấn đề công nhận hòa giải thành ngoài tòa án. 76 Ông Hào nhấn mạnh: “Việc khuyến khích sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải, thương lượng ngoài tòa án được khuyến khích với mục đích nhằm giảm số lượng vụ tranh chấp phải giải quyết và khắc phục tình trạng quá tải của tòa án. Ngoài ra Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài”77 . Trong quá trình hòa giải, sự tự nguyện, thiện chí của các bên là vô cùng quan trọng. Hòa giải tôn trọng sự tự do thỏa thuận, quyền quyết định và định đoạt của các bên đương sự. Tuy nhiên, nội dung mà các bên đàm phán, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt xung đột hoàn toàn do các bên tự nguyện đề nghị mà không phải do bị ép buộc, lừa dối, không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, không xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba.78 . 76 Nguyễn Thị Thu Hải , “Bài giảng của Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào về nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015“, <http://kiemsat.vn/bai-giang-cua-pho-chanh-an-tandtc-tong- anh-hao-ve-noi-dung-co-ban-cua-bo-luat-to-tung-dan-su-2015-46163.html>, truy cập ngày 15/3/2018 77 Thục Quyên, “Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”, <http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh- nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 16/3/2018 78 Thục Quyên,”Hòa giải thương mại đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng”, <http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/hoa-giai-thuong-mai-dang-ngay-cang-duoc-doanh- nghiep-ua-chuong-324174.html>, truy cập ngày 6/3/2018