SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
NGƢỜICHƢATHÀNHNIÊNPHẠMTỘI
KHÁI NIỆM, NHỮNG CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm
quyền con người, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển, đặc
biệt là đối với trẻ em. Với đối tượng này, Đảng ta đã chỉ rõ:
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến
lược, lâu dài, góp phần quan trọng cho việc chuẩn bị và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu
tư cho tương lai đất nước,… [23].
Thực tế, sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TW ngày
28/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng:
Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em đã từng bước được hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà nước
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường. Việc
huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện mục tiêu vì trẻ em
ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho
trẻ em được cải thiện đáng kể. Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ
trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; đã hoàn thành phổ cập
trung học cơ sở… [23].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuy nhiên, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng tăng "hàng
năm có khoảng 18.000.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trongđó
15% phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" [29]. Cũng như mọi chính sách pháp
luật khác của Nhà nước, pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi người chưa
thành niên là đối tượng cần được bảo vệ, ngay cả khi các em là đối tượng vi
phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Khi các em là chủ thể của tội phạm thì việc
xử lý các em phải tuân theo nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể
hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là lấy giáo dục làm nền
tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự đã
quy định tại Điều 69, về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm.
Khái niệm các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể từ khi
thành lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục trẻ em, hệ thống pháp luật, chính sách, chăm sóc bảo vệ trẻ em đã
từng bước được hoàn thiện. Trẻ em được cộng đồng quan tâm, giáo dục và
bảo vệ trước hành vi xâm hại và ngay cả khi các em là chủ thể của tội phạm
thì pháp luật hình sự cũng dành cho các em sự quan tâm đặc biệt. Theo Bộ
luật hình sự, việc xử lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm
tội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Đó là "Nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội" được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự.
Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên, tuy chưa có hệ thống hoàn chỉnh
các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nhưng cũng đã có một số
nguyên tắc cơ bản được đề cập tại sách báo pháp lý hoặc văn bản hướng
dẫn nghiệp vụ cấp ngành. Ví dụ: Bản tổng kết 452-HS2 ngày 10/8/1970 của
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc xét xử đối với người chưa thành niên
phạm tội giết người, Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc xét xử vụ án về
người chưa thành niên phạm tội gửi kèm Công văn số 37- NCPL ngày
16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Kể từ khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985) và
cho đến Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung một số điều năm 2009), các nguyên tắc này đã được pháp điển hóa và
hoàn thiện nhưng cho đến nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các
sách, báo chuyên khảo hoặc công trình nghiên cứu mới chỉ phân tích các
nguyên tắc cũng như đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội chứ
chưa thấy được và chỉ ra khái niệm khoa học về các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội.
Do vậy, ở trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi xin
đưa ra khái niệm về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
nhưng trước khi đưa ra khái niệm này, theo chúng tôi cần phải làm rõ những
đặc điểm đặc trưng của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
như sau:
Thứ nhất, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể
hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Điều này được thể hiện
xuyên suốt trong các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 69 Bộ luật hình sự
mà điển hình là nguyên tắc thứ hai - người chưa thành niên có thể được miễn
trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ
quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Đây là nguyên tắc thể hiện sự khoan
hồng, nhân đạo đặc biệt - miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, nó phản ánh chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với
người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên,
khuyến khích họ lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo
nhanh chóng, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.
Ngoài ra, các nguyên tắc về mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội,
về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
đều thể hiện tính nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ hai, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện tính cụ thể, nhân văn. Điều này được thể
hiện ở chỗ không phải tất cả những người chưa thành niên phạm tội đều xử lý
bằng hình sự. Theo khoa học luật hình sự, tội phạm do người chưa thành niên
gây ra khi thỏa mãn năm điều kiện sau:
Một là, phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
Hai là, do người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với từng loại tội phạm và lỗi gây ra;
Ba là, có lỗi, riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
có lỗi cố ý nếu phạm tội rất nghiêm trọng;
Bốn là, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa thành niên thực
hiện phải được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
Năm là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ
quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không
thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo
dục và phòng ngừa tội phạm.
Do vậy, bên cạnh việc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội,
pháp luật hình sự nước ta còn quy định các biện pháp xử lý khác như miễn
trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tư pháp v.v…
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án có người chưa thành
niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc điều tra, xác minh sự
thật khách quan quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự còn phải "xác
định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm" [54], để từ đó đưa ra
biện pháp xử lý mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho người chưa thành niên
phạm tội hoặc kiến nghị phòng ngừa tội phạm. Khi áp dụng chế tài xử lý đối
với người chưa thành niên phạm tội, những người tiến hành tố tụng chỉ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
được áp dụng hình phạt nếu thấy thực sự cần thiết và đặc biệt phải "hạn chế
hình phạt tù. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa
thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với
người đã thành niên phạm tội tương ứng" [54, Điều 69]. Điều này đòi hỏi
những người tiến hành tố tụng phải hiểu và đồng tình với quan niệm nhà tù là
lựa chọn cuối cùng để xử lý người chưa thành niên phạm tội. Và đương nhiên,
khi không phải lựa chọn một biện pháp nào để xử lý người chưa thành niên
phạm tội mới là điều tốt lành không là lý tưởng mà còn là những hành động
chiến lược lâu dài và rất cụ thể của tất cả chúng ta.
Thứ ba, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự Việt Nam đều nhằm mục đích giáo dục, tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhấn mạnh điều này, các nhà
làm luật đã quy định ngay tại nguyên tắc đầu tiên trong Điều 69 Bộ luật hình
sự - Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho
xã hội. Nó cho thấy các biện pháp áp dụng người chưa thành niên phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục họ thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm, sự nghiêm minh của pháp luật và giúp đỡ họ trở thành công dân
có ích. Việc quy định án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi
chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm
cũng thể hiện đặc điểm này, việc quy định như vậy đã tạo điều kiện để người
chưa thành niên có thể tái hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh về thể
chất và tinh thần, cũng như tránh mặc cảm tội lỗi của bản thân người chưa
thành niên và cái nhìn thiếu thiện cảm, dị nghị của xã hội đối với người đó
sau nay khi đã trở thành người thành niên.
Ngoài ra, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội phản
ánh tính hướng thiện của người chưa thành niên. Người chưa thành niên là đối
tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tâm, sinh lý nên họ dễ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bị lôi kéo, kích động vào hành vi phạm tội, tuy nhiên họ cũng dễ thay đổi, cải
tạo, trở thành người lương thiện và công dân có ích cho xã hội nếu được quan
tâm, giáo dục đúng phương pháp trong một môi trường sinh hoạt lành mạnh.
Nhận thức được điều này, các nhà làm luật đã quy định các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự nhằm đề cao tính
hướng thiện, tự hoàn thiện bản thân của người chưa thành niên.
Thứ tư, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội hạn chế
sử dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với người chưa thành niên
phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được áp dụng biện pháp tư
pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc nếu bị áp dụng hình phạt thì chỉ
thực sự cần thiết, hạn chế hình phạt tù, không áp dụng hình phạt tù chung
thân, tử hình đối với người chưa thành niên. Điều này thể hiện không phải
mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần
thiết và ngay cả khi người chưa thành niên phạm tội và bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì vẫn có khả năng không bị áp dụng hình phạt, thay vào đó
họ có thể áp dụng các biện pháp tư pháp nếu biện pháp này đủ tác dụng cải
tạo thành công dân có ích cho xã hội. Mặt khác, đối với người chưa thành
niên phạm tội, hình phạt không phải biện pháp răn đe, phòng ngừa chung
càng không phải là biện pháp trừng trị mà mục đích cuối cùng chỉ là giáo
dục, cải tạo họ thành công dân có ích mà với lứa tuổi, tâm sinh lý đang trong
quá trình hoàn thiện thì việc họ cần cả gia đình, nhà trường và xã hội có
trách nhiệm nâng đỡ, giáo dục, hoàn thiện nó trong môi trường thân thiện, tự
do thay vì chỉ có Cơ quan thi hành án hình sự hay chính quyền ủy ban nhân
dân cấp xã, phường.
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình
sự Việt Nam là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản thể hiện
chính sách hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước đối với ngườichưa
thành niên phạm tội, qua đó góp phần cải tạo, giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho gia đình
và xã hội.
Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý ngƣời
chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Nhà nước ta thừa nhận người chưa thành niên (trong đó bao gồm cả
người chưa thành niên phạm tội) là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, cần
phải được sự bảo trợ của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.
Sự bảo trợ đặc biệt này không chỉ khi người chưa thành niên là đối tượng của
sự xâm hại mà ngay cả khi họ là chủ thể của hành vi phạm tội.
Điều 65 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Trẻ em được gia đình, Nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục" [53].
Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, Nhà nước ta đã ban
hành nhiều quy định về tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội như
Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 16/9/1993 quy định về bảo đảm các
nguyên tắc cơ bản của quyền trẻ em - như không được tra tấn hoặc đối xử tàn
tệ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; - Người chưa thành niên phạm tội không
được giam giữ chung với người thành niên; - Trong thời gian bị giam giữ các
em được giáo dục sửa chữa sai lầm, khuyết điểm được chăm sóc sức khỏe,
học văn hóa, học nghề, vui chơi giải trí, và được tiếp xúc người thân.
Tuy nhiên, văn bản pháp luật về người chưa thành niên trong thời kỳ
này vẫn còn không ít sơ hở, thiếu nhất quán. Một trong những thiếu sót đó là
các văn bản luật và dưới luật còn lạc hậu, chồng chéo hoặc chậm được ban
hành cho phù hợp với tình hình, dù đã có nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nhà nước chỉ đạo, xác định nhưng những căn cứ pháp lý quy định trách
nhiệm của các chủ thể thực hiện công tác phòng ngừa người chưa thành niên
phạm tội vẫn còn chưa rõ ràng; hoặc nếu có xác định thì còn chung chung,
trùng lặp, chưa rõ ràng, rằng buộc trách nhiệm cụ thể. Đó là lỗ hổng của pháp
luật, mặt khác cũng vô tình gây khó khăn cho khâu thực hiện.
Trước tình hình cấp thiết đó, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật hình sự
năm 1999 và tiếp đó là luật sửa đổi bổ sung luật hình sự năm 2009 hoàn thiện
các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, khắc phục những thiếu
sót trên.
Cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội này chính là những căn cứ riêng thể hiện nội dung cơ bản và lợi ích
xã hội tương ứng của chính sách hình sự về người chưa thành niên, đồng thời
phản ánh quy luật phát triển khách quan tác động đến quá trình hình thành các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có khả thi, có căn cứ và đảm
bảo sức thuyết phục nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra
những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội như sau:
Căn cứ thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận
chung của nền văn minh nhân loại.
Nền văn minh nhân loại, tư tưởng tiến bộ ấy được đúc kết trong Công
ước quốc tế về quyền trẻ em, Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và chính sách về
người chưa thành niên của từng quốc gia. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu
tiến bộ đó, Nhà nước ta đã thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ
quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phạm pháp luật, mà cụ thể Bộ luật hình sự đã quy định về các nguyên tắc xử
lý người chưa thành niên phạm tội, đó là những nguyên tắc có tính chỉ đạo,
xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án do người chưa thành niên phạm
tội; hay như dựa vào các điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, lịch sử -
truyền thống của đất nước có sự tham khảo, nghiên cứu các quy định của pháp
luật hình sự nước ngoài chúng ta xây dựng nên độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: So sánh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số nước
Quốc gia
Tuổi chịu
trách nhiệm
hình sự
Quốc gia
Tuổi chịu
trách nhiệm
hình sự
Quốc gia
Tuổi chịu
trách nhiệm
hình sự
Anh - XứWales 10 Đức 14 Namibia 10
Angiêri 13 Hi lạp 13 Hà Lan 12
Anđôra 16 Hônđurát 12 Niu Dilân 10
Áchentina 16 Hång K«ng 16 B¾c Ailen 10
Ácmênia 14 Hunggary 14 Na Uy 15
Ốxtr©ylia 10 Aix¬len 15 PhilÝppin 9
Áo 14 Ấn §é 7 Ba Lan 13
AdÐcbaidan 14 Ir¾c 9 Bå §µo Nha 16
B¸cba®èt 7 Ailen 12 Rumani 16
Bªlarót 14 Ixraen 13 Nga 14
BØ 16 Italia 14 Xan Mari« 12
B«xnia 14 Giamaica 7 NhËt B¶n 14
Bulgari 14 Kad¾cxtan 14 Xcètlen 8
Cana®a 12 Kªnya 7 Xªnªgan 13
§¶o X©yman 8 Hµn Quèc 14 Xingapo 7
Chilª 16 C«oÐt 7 Xl«vakia 15
Trung Quèc 14 L¸tvia 16 Xl«vªnia 14
C«l«mbia 18 Lib¨ng 12 Nam Phi 10
C«xta Rica 12 Li Bi 8 T©y Ban
Nha
14
Cuba 16 Lithuania 14 Thôy SÜ 7
SÝp 7 Luychx¨mbua 18 Tandania 15
Céng hßa
SÐc
15 Maxª®«nia 14 Th¸i Lan 7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
§an M¹ch 15 Malaixia 10 T«g« 15
£cua®o 12 Manta 9 Trini®¸t 7
Ai CËp 15 M«ritiót 14 Thæ NhÜ Kú 12
Ext«nia 16 Mªhic« 6 Ucraina 14
PhÇn Lan 15 M«n®«va 16 Hoa Kú 6 +/N
Nguồn: Neal Hazel (2008), So sánh giữa các quốc gia về tư pháp người
chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp thanh thiếu niên của Anh và Xứ Wales-
YJB, www.yjb.gov.uk.
Cơ sở thứ hai, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội dựa trên những luận chứng khoa học thể hiện sự kết hợp hài
hòa giữa khoa học pháp lý với các ngành khoa học khác. Trước xu thế tất yếu
về hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, khi
tình trạng tội phạm trong nước ngày càng trẻ hóa, tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện ngày càng diễn biến phức tạp thì việc quy định các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải có được ba tiêu chí
cơ bản - khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục. Chính sách hình
sự về người chưa thành niên phạm tội nói chung và nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội nói riêng không thể là một mục đích tự thân vận
động nên để cho những vấn đề trên đạt được ba tiêu chí trên thì nhất thiết chúng
ta phải ứng dụng các thành tựu khoa học khác như khoa học về tâm lý, sinh lý
về người chưa thành niên, xã hội học về người chưa thành niên. Ví dụ: Qua
nghiên cứu về tâm lý học con người, một tác giả của Việt Nam đã tổng kết
về sự hình thành và phát triển nhân cách con người qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sự hình thành và phát triển nhân cách con người
Lứa tuổi
Hoạt động
chủ đạo
Đặc trƣng tâmlý
Nét "trội" trong mục
tiêu cần chú ý giáo dục
Giai
đoạn
Thời kỳ
Tuổi
học
sinh
Nhi đồng
từ 6 - 7 tuổi
đến 11 - 12
tuổi
Học tập và
phát triển
trí tuệ
- Lĩnh hội nền tảng của tri
thức và phương pháp, công
cụ nhận thức.
- Ham tìm tòi, khám phá.
- Phương pháp học tập
và phẩm chất trí tuệ.
- "Lẽ phải".
- Sử dụng công cụ nhận
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Hiếu động. thức phổ thông.
Thiếu niên
từ 11 - 12
tuổi đến 14 -
15 tuổi
Học tập
giao lưu
"nhóm bạn
thân"
- Dậy thì.
- Quan hệ tâm tình bạn bè.
- "Cải tổ nhân cách" và định
hình bản ngã.
- Mất thăng bằng tâm lý.
- Xây dựng nhóm bạn bè
tốt.
Thanh niên
từ 14 - 15
tuổi đến 17 -
18 tuổi
Học tập
hoạt động
xã hội nghề
nghiệp
- Hoàn thành thế giới quan.
- Định hướng chuẩn bị nghề
nghiệp.
- Ham hoạt động xã hội.
- Tình bạn thân và mối tình đầu.
- ý thức công dân.
- ý thức nghề nghiệp.
- Hoài bão xã hội.
- Tình bạn, tình yêu.
Nguồn: Phạm Minh Hạc(1992), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Qua nghiên cứu về khoa học tâm lý người chưa thành niên chúng ta
nhận thấy ở độ tuổi này các em thường nghịch ngợm, muốn tỏ lòng dũng cảm,
không muốn thua kém người khác, đánh giá sai tình huống và các giá trị
chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội, dễ dàng chịu sự ảnh hưởng người
khác qua đó chúng ta nhận thấy động cơ của phần đông người chưa thành
niên phạm tội thường mang tính đặc thù của tuổi trẻ nên khả năng phục thiện
của các em nhanh hơn. Bên cạnh đó, đối với người chưa thành niên, khi tâm
lý cá nhân đang hình thành, thì những thiếu sót của việc giáo dục trong gia
đình, nhà trường, nơi sản xuất, nơi cư trú trong nhiều trường hợp lại là nguyên
nhân trực tiếp đẩy họ bước vào con đường phạm tội. Chính những điều này là
luận chứng khoa học, giao người chưa thành niên phạm tội cho gia đình, xã
hội giáo dục.
Cơ sở thứ ba, dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các cơ
quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện. Với chức năng là các cơ quan trực tiếp
đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm là người chưa thành niên
nói riêng, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình hoạt động của mình
phải đúc kết những kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong quá trình giải quyết
những vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và đặc biệt là Tòa án phải làm rõ những nguyên nhân điều kiện
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dẫn đến người chưa thành niên phạm tội, kiến nghị khắc phục những điều
kiện nguyên nhân đó. Tòa án thông qua hoạt động xét xử của mình, tổng kết
các biện pháp xử lý (hình phạt, các biện pháp tư pháp) có tác dụng giáo dục,
cải tạo người chưa thành niên phạm tội đồng thời cũng có tác dụng răn đe,
phòng ngừa chung.
Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa
thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Từ những nghiên cứu về khái niệm các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội và các đặc điểm của nó, chúng ta nhận thấy việc quy định
các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam có những ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức và thực tiễn rất to lớn:
Thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội thể hiện sự minh chứng rõ ràng pháp luật hình sự Việt Nam được
xây dựng trên triết lý, tư tưởng nhân đạo của dân tộc có sự kế thừa nền tảng
các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Nó thể hiện nguyên
tắc công bằng, nhân đạo và nhằm mục đích giáo dục phòng ngừa đối với
người chưa thành niên - là nhóm nhân khẩu đặc biệt cần quan tâm, bảo vệ.
Thứ hai, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội dựa trên những cơ sở khoa học - thực tiễn khách quan, có căn cứ và
đảm bảo sự thuyết phục chính là điều kiện chủ yếu và cần thiết mà nếu như
thiếu nó thì việc đấu tranh, phòng ngừa với loại tội phạm người chưa thành
niên sẽ không thành công. Bởi vậy nó là kim chỉ nam, là sợi chỉ xuyên suốt
cho cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đó để có cách giải quyết vụ án có
người chưa thành niên phạm tội một cách công minh, có căn cứ, đảm bảo việc
giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên.
Thứ ba, xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xã hội nói
chung, thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta. Trải qua
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hơn hai thập kỷ kể từ khi Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống
nhất được ban hành (Bộ luật hình sự năm 1985), Nhà nước ta đã tiến hành
pháp điển hóa lần hai Bộ luật hình sự với việc hoàn thiện các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội đã đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, phù
hợp với các quan hệ xã hội.
Như vậy, với tất cả những lý lẽ phân tích ở trên không chỉ nói lên vai
trò quan trọng của các nguyên tắc xử lý hình sự về người chưa thành niên
phạm tội trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên mà
còn là luận chứng cho việc nghiên cứu các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUYÊN
TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN TRƢỚC KHI BAN
HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Nghiên cứu một cách có hệ thống lịch sử hình thành và phát triển của
luật hình sự Việt Nam về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm
tội sẽ có được cách nhìn toàn diện và khái quát về quá trình phát triển, đồng
thời rút ra được những giá trị cần được kế thừa của các nguyên tắc xửlý người
chưa thành niên phạm tội.
Tội phạm nói chung cũng như tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện nói riêng tồn tại rất lâu trong lịch sử. Cũng như mọi chế định khác của
luật hình sự, qua mỗi hình thái kinh tế - xã hội các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội đều thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Trong phạm vi
của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành và quá trình phát
triển của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước
ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, qua đó, cũng phân tích được
phần nào tính ưu việt, tiến bộ và nhân đạo của chính sách về người chưa
thành niên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1985 là thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà
sau này là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa phải tiến hành
hai cuộc kháng chiến trường kỳ nhằm bảo vệ độc lập của dân tộc, vừa phải
tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong tình hình ấy, công tác xây
dựng pháp luật nói chung, cũng như pháp luật hình sự nói riêng, đặc biệt là
quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự còn nhiều hạn chế. Hầu hết các quy định về các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội không được tập hợp một cách có hệ thống,
mà nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Thậm chí vấn đề các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thường được đề cập trong
các báo cáo tổng kết có tính hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành tòa
án.
Tuy vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của
pháp luật hình sự trong thời kỳ này về các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội cho thấy có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Pháp luật của thời kỳ này
quy định người chưa thành niên là chưa đủ 18 tuổi, tuổi chịu trách nhiệm hình
sự là từ 14 tuổi đến 18 tuổi. Tại Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965 -
1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã xác định:
… Về nguyên tắc, từ đủ 14 tuổi tròn trở lên coi là có trách
nhiệm về mặt hình sự. Nói chung đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì
chỉ bị truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm
trọng như giết người, cướp của, hiếp dâm… Riêng về hiếp dâm nói
chung vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ nên truy tố, xét xử trong
trường hợp nghiêm trọng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đối với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, nếu hành vi phạm pháp
có tính chất tương đối nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng
so với người lớn cần xử nhẹ hơn [66, tr. 14].
Như vậy, qua hướng dẫn trên đã xác định tuổi chịu trách nhiệm hình
sự là 14 tuổi. Dưới độ tuổi này, người chưa thành niên dù thực hiện hành vi
nguy hiểm đến mấy cũng không bị coi là người phạm tội.
Điểm tiến bộ trong luật hình sự thời kỳ này là đã xác định độ tuổi 14
là độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải mọi trường
hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi bị coi là tội phạm đều bị đưa
ra xét xử mà "đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ bị truy tố, xét xử trong
những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng" [66, tr. 19]. Khi hướng dẫn
đường lối xét xử đối với một số tội phạm cụ thể Tòa án nhân dân tối cao đã
khẳng định đối với những người từ 14 tuổi tròn trở lên đến 16 tuổi, chỉ nên
truy tố trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp
của, hiếp dâm, riêng về hiếp dâm vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ truy tố
trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Còn đối với lứa tuổi từ 16
đến 18 tuổi chỉ được xử lý hình sự nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương
đối nghiêm trọng.
Như vậy, trong thời kỳ này pháp luật đã có sự phân hóa từng giai đoạn
độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên gắn với mức độ
nghiêm trọng của từng loại tội phạm.
Thứ hai, nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy
định trong thời kỳ này là trách nhiệm hình sự có tính chất giảm nhẹ và có mục
đích giáo dục là chính.
Tại Báo cáo công tác 4 năm (1965 - 1968) của Tòa án nhân dân tối
cao đã hướng dẫn xét xử đối với người chưa thành niên nên xử nhẹ hơn so với
người lớn, hay như tại Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc xét xử các vụ án
người chưa thành niên phạm tội (gửi kèm theo Công văn số 37-NCPL ngày
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án nhân dân tối cao nhấn
mạnh: "Phải coi việc phạm tội chưa đến tuổi trưởng thành là một trường hợp
được giảm nhẹ tội, nghĩa là phải xử phạt nhẹ người chưa thành niên hơn
người lớn tuổi phạm tội trong điều kiện tương tự. Đó là nguyên tắc cần được
quán triệt" [66, tr. 36].
Cũng như trong Hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/2/1967 của Tòa án
nhân dân tối cao:
Khi xét xử cần chiếu cố thích đáng đến trình độ hiểu biết
pháp luật non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo giáo dục của họ,
đến việc họ chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của
hành vi của mình mà xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi… chỉ
vào khoảng 1/2 mức án đối với can phạm lớn tuổi [66, tr. 28].
Tính chất giảm nhẹ và mục đích giáo dục là chính của các nguyên tắc
xử lý người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong các quy định của thời
kỳ này là xuất phát từ chính sách nhân đạo và quan điểm chỉ đạo của Đảng
lấy giáo dục phòng ngừa là chính đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tính chất giảm nhẹ và mục đích giáo dục phòng ngừa là chính của
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội còn được thể hiện cụ thể
trong việc hướng dẫn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội của Tòa án nhân dân tối cao, đối với một số tội cụ thể.
Ví dụ: Bản tổng kết số 452 - HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân
dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người đã đề cập đến:
Vì tội giết người là một tội hết sức nguy hiểm mà lứa tuổi từ
14 tuổi tròn trở lên đã có thể nhận thức được ít nhiều tính chất, cho
nên, nói chung, cần truy tố xử các trường hợp giết người mà can
phạm có từ 14 tuổi tròn trở lên. Tuy nhiên, vì nhận thức của các phạm
còn non nớt, cho nên cần xét xử nhẹ hơn so với người đã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lớn… Mức hình phạt đối với các can phạm này nói chung chỉ nên
từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm đã có từ 16
tuổi tròn trở lên cho đến dưới 18 tuổi một ít cũng có thể xử nhẹ một
phần so với can phạm đã lớn và đối với tất cả các loại can phạm
này, nói chung, không nên áp dụng hình phạt tử hình [66, tr. 19]
Hơn nữa, trong khi hướng dẫn xét xử đối với loại tội hiếp dâm do
người chưa thành niên phạm tội thực hiện, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ rõ cơ
sở của việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên là sự
hạn chế trong nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội này, cũng
như mục đích giáo dục là chính của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Nhìn chung đối với loại tội này, cơ quan xét xử phải chú ý
hơn nữa đến những suy nghĩ nhận thức của người chưa thành niên
phạm tội, họ có những nhận thức khác so với một số loại tội phạm
thông thường như trộm cắp, giết người…, ở loại tội này, bị cáo
thường ít hiểu rằng hành vi đó là nguy hiểm là có tội. Còn đối với
tội hiếp dâm, người chưa thành niên hành động theo bản năng tình
dục của mình, họ không nghĩ rằng đó là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, là phạm tội và sẽ bị xử nặng.
Do vậy, nếu can phạm từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, chủ yếu
nên dùng các biện pháp giáo dục như giao cho cha, anh, chú, bác
bảo lĩnh và giáo dục.
Nếu can phạm từ đủ 16 đến 18 tuổi, trừ một số ít các trường
hợp có tình tiết ít nghiêm trọng thì xử như hướng dẫn trên, nhìn chung
cần xét xử về hình sự. Khi xét xử cần chiếu cố thích đáng đến trình
độ hiểu biết pháp luật non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo giáo
dục của họ, đến việc họ chưa nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm
của hành vi của mình mà xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi…
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chỉ vào khoảng 1/2 mức án đối với can phạm lớn tuổi [66, tr. 42-
43].
Như vậy, điểm tiến bộ vượt bậc của luật hình sự thời kỳ này là việc áp
dụng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có tính chất giảm nhẹ
dựa trên sự đánh giá về mức độ nhận thức của bản thân người chưa thành niên
về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện. Đối với hành
vi hiếp dâm, chủ thể đang ở độ tuổi vừa lớn dậy, họ không thể thấy hết mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì không nhất thiết phải áp dụng hình
phạt mà có thể áp dụng những biện pháp có tính chất giáo dục.
Thứ ba, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào
trình độ nhận thức, hoàn cảnh phạm tội và nhân thân của các em. Trên cơ sở
cân nhắc sự phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và các yếu tố tâm sinh
lý Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:
Việc xử phạt nhiều, ít là tùy thuộc ở trình độ nhận thức và
trạng thái tâm sinh lý của người chưa thành niên đến mức độ nào
được thể hiện nói chung qua lứa tuổi cao thấp khác nhau, ở hoàn
cảnh phạm pháp, ở tính chất nguy hiểm nhiều hay ít của hành vi
phạm tội và của nhân thân người phạm tội cũng như yêu cầu của
tình hình chung [66, tr. 36].
Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng luật hình sự nói riêng cũng
như pháp luật nói chung của thời kỳ này đã quy định một cách khá cụ thể những
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội như vấn đề độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội (chủ
yếu mang tính giáo dục, phòng ngừa), các nguyên tắc xử lý và giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Những quy định này là
tiền đề cho việc xây dựng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm
tội thống nhất, cụ thể cho hai lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống
nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi
chúng ta phải có một Bộ luật hình sự hoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của
nhiệm vụ cách mạng mới: "Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" (Lời nói đầu, Bộ luật hình sự năm
1985). Thực tiễn của công tác xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nói
chung, cũng như quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội nói riêng, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, cho thấy: Các văn bản pháp luật hình
sự do chính quyền cách mạng ban hành trước đó thường chỉ là những văn bản
riêng lẻ, quy định một nhóm tội hoặc trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Ngày 27/6/1985, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VI chính
thức thông qua. Với bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nước đã giành một sự quan tâm thích đáng cho công tác chăm sóc thiếu
niên nhi đồng, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Trên tinh thần đó, Bộ luật hình
sự năm 1985 đã giành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên
phạm tội trong đó có các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các nguyên tắc xử
lý người chưa thành niên phạm tội có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta, các
quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định thành một
chương hoàn chỉnh (chương VII), trong đó đã quy định khá đầy đủ các vấn đề
liên quan đến các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Đây được
coi là một chương đặc thù vì đối tượng được áp dụng các quy định của chương
này là người chưa thành niên phạm tội. Hơn nữa, Bộ luật hình sự năm 1985
còn thể hiện thống nhất một nguyên tắc chung là: Người chưa thành
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương
này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái
với những quy định của chương này. Điều này có nghĩa khi áp dụng các nguyên
tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan chức năng phải lấy quy
định của chương này để ưu tiên áp dụng, đồng thời vận dụng các quy định khác
thuộc phần chung nhưng phải "không trái" với quy định của chương này, nếu
trái thì không được áp dụng.
Thứ hai, tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng được các nhà lập pháp
hình sự thời kỳ này quy định một cách cụ thể. Điều 58 Bộ luật hình sự năm
1985 đã quy định: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, và người
từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm" [52].
Theo Điều 8 khoản 2 Bộ luật hình sự năm 1985 thì:
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây ra nguy hại lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên
năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng [52].
Như vậy, điều luật quy định phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên. Nếu người chưa thành niên phạm tội là người đã đủ
16 tuổi trở lên thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội
mà họ thực hiện. Nếu họ là người từ đủ 14 đến 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự khi tội mà họ thực hiện là tội nghiêm trọng và được thực hiện
với lỗi cố ý. Còn nếu tội đó là tội ít nghiêm trọng, hoặc là tội nghiêm trọng
nhưng người chưa thành niên lại thực hiện với lỗi vô ý thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định cả một hệ thống các
nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều 59 Bộ luật
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hình sự năm 1985 quy định các nguyên tắc cơ bản để xử lý hành vi phạm tội
của người chưa thành niên. Những nguyên tắc này bao gồm:
Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành
niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của
người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định
khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nguyên nhân và điều kiện xảy ra phạm tội.
Nguyên tắc trên thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước
ta, đối với người chưa thành niên, mục của hình phạt không phải là để trừng
trị họ mà để giáo dục, cải tạo họ thành công dân có ích. Để đạt được mục đích
này Bộ luật hình sự năm 1985 yêu cầu trong mọi trường hợp điều tra, truy tố,
xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm để từ
đó quyết định có cần áp dụng hình phạt hay có thể áp dụng biện pháp giáo
dục khác. Khi quyết định vấn đề này cần quán triệt nguyên tắc giáo dục là
chính.
Nguyên tắc thứ hai: Đối với người chưa thành niên phạm tội, Viện
kiểm sát và Tòa án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa;
gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực
hiện những biện pháp ấy.
Bộ luật hình sự năm 1985 đã chỉ rõ Viện kiểm sát và Tòa án chủ yếu
áp dụng biện pháp giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên, coi
mặt công tác này là chính yếu trong đấu tranh, phòng chống tội phạm người
chưa thành niên. Nguyên tắc này cũng xác định trách nhiệm của cơ quan nhà
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nước tổ chức xã hội trong việc tham gia tích cực vào thực hiện những biện
pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Coi
việc giúp đỡ, giáo dục người chưa thành niên phạm tội là trách nhiệm của
toàn xã hội chứ không chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi có sự chung
sức của toàn xã hội sẽ tạo cho em một môi trường phát triển lành mạnh, giúp
các em nhanh chóng tự hoàn thiện bản thân và trở lại cộng đồng.
Nguyên tắc thứ ba: Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít
nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia
đình và tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục.
Chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình
phạt đối với họ trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng
của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc
phòng ngừa.
Nguyên tắc này cho phép Viện kiểm sát có quyền miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình hoặc
một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Người phạm tội
nói chung cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự nhưng chỉ trong những
trường hợp đặc biệt. Đối với người chưa thành niên phạm tội, điều kiện để
có thể được miễn trách nhiệm hình sự thấp hơn so với điệu kiện miễn trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung. Với chức năng và nhiệm
vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tư pháp của Viện kiểm sát, việc quy định Viện kiểm sát có quyền quyết
định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên vừa đảm bảo việc miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự đúng pháp luật, vừa đảm bảo tính kịp thời ngay cả
trong giai đoạn điều tra, tránh cho việc người chưa thành niên phải tham gia
nhiều hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến tâm lý các em.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Người chưa thành niên phạm tội chỉ được đưa ra xét xử trong những
trường hợp cần thiết, đánh giá là cần thiết hay không cần thiết phụ thuộc vào
các yếu tố, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những
đặc điểm phụ thuộc về nhân thân của người phạm tội và yêu cầu của việc
phòng ngừa tội phạm. Việc quy định này tránh cho người chưa thành niên
mặc cảm về hành vi phạm tội của mình, giúp các em nhanh chóng hòa nhập
và tự cải tạo bản thân, bởi vì một người được coi là có tội chi khi người đó bị
xét xử bằng bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án, do vậy đối với trường hợp
không cần thiết và việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên không bị ảnh
hưởng thì không nhất thiết phải đưa họ ra xét xử.
Nguyên tắc thứ tư: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người
chưa thành niên phạm tội. Khi phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa
thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với
người chưa thành niên.
Người chưa thành niên phạm tội được giam riêng.
Không xử phạt tiền và áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Nguyên tắc này quy định không áp dụng hình phạt tử hình và tù chung
thân đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là hai hình phạt nghiêm
khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự thể
hiện người phạm tội không còn khả năng giáo dục buộc phải loại bỏ hoặc
cách ly vĩnh viễn họ ra khỏi xã hội. Việc quy định không áp dụng hai hình
phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội, dù họ phạm tội nghiêm
trọng thế nào chăng nữa thì mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội
vẫn có cơ hội để cải tạo thành người có ích cho xã hội. Điều này thể hiện nguyên
tắc nhân đạo của pháp luật hình sự hiện đại. Đây là một quy định có tính chất
tiến bộ nên trong các lần sửa đổi sau này, quy định này vẫn được tiếp tục
ghi nhận.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong trường hợp phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho
người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng
đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Điều 64 Bộ luật hình sự năm
1985 quy định trực tiếp mức án cao nhất của hình phạt tù không được tuyên
vượt quá khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là
mười lăm năm hoặc mười hai năm tù, tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể.
Để đảm bảo an toàn đối với chưa thành niên, việc giam giữ họ tại nhà tạm
giữ, trại tạm giam, trại giam phải có sự phân loại, có buồng giam giữ riêng,
hạn chế sự tiếp xúc giữa họ với những đối tượng lưu manh.
Nguyên tắc này cũng quy định Tòa án không được áp dụng hình phạt
tiền và hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên bởi vì đối tượng này
chưa nằm trong độ tuổi lao động nên việc họ tự có thu nhập là hầu như không
có, việc áp dụng hình phạt tiền đối với họ là không khả thi và không có tác
dụng. Hình phạt bổ sung là hình phạt bổ trợ cho hình phạt chính, có tác dụng
hỗ trợ cho hình phạt chính, do vậy Tòa án không nên áp dụng hình phạt này
đối với người chưa thành niên để làm xấu hơn tình trạng họ.
Nguyên tắc thứ năm: Án đã tuyên đối với người phạm tội chưa đủ 16
tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguyhiểm.
Tính chất giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của quy định này thể hiện ở
chỗ nếu người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm
lần thứ hai thì cũng không được xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm để tăng nặng hình phạt đối với họ. Mặt khác, tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm là tình tiết thể hiện nhân thân người phạm tội có khả năng giáo
dục, cải tạo thấp nên việc quy định nguyên tắc này cũng tạo điều kiện cho
người chưa thành niên phạm tội một lần nữa có cơ hội sửa chữa sai lầm của
mình, cũng như tránh cho các em mặc cảm về nhân thân.
Tóm lại, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là
những nguyên tắc vừa có tính định hướng lại vừa cụ thể, những nguyên tắc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
này yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khi xem xét vấn đề xử lý người
chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp phạm tội cụ thể phải có
quan điểm toàn diện, trên tinh thần lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. Bộ luật
hình sự năm 1985 buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được hai
vấn đề có tính nguyên tắc đó là khả năng nhận thức của họ về tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Thể hiện một cách cụ thể nội dung các nguyên tắc trên, Bộ luật hình
sự năm 1985 đã quy định hệ thống các biện pháp tư pháp và hình phạt có thể
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều đáng chú ý là Bộ luật
hình sự năm 1985 đã quy định các biện pháp tư pháp lên trước sau đó quy
định đến hệ thống hình phạt chính có thể được áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội. Điều này thể hiện một cách cụ thể nguyên tắc lấy giáo
dục, phòng ngừa là chính, việc áp dụng hình phạt chỉ là biện pháp cuối cùng.
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC
Các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong
pháp luật quốc tế
Kể từ khi Liên hợp quốc ra đời, năm 1945, đặc biệt từ khi Bộ luật
quốc tế về quyền con người (bao gồm Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người 1948; Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị 1966; Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966), quyền con người đã vượt
khỏi phạm vi quốc gia trở thành Luật Quốc tế. Bên cạnh đó, ở tất cả các quốc
gia, từ xưa đến nay, trẻ em là đối tượng được quan tâm, chăm sóc đặc biệt
kể cả khi họ vi phạm pháp luật, thì nhân loại luôn dành cho các em sự cảm
thông chia sẻ, giúp các em trở lại với cuộc sống bình thường, giúp đỡ các em
khẳng định tư cách của mình trong gia đình và xã hội, trong học tập và lao
động, bởi vậy, Liên hợp quốc đã ban hành nhiều văn kiện về tư pháp người
chưa thành niên như: Công ước về quyền trẻ em năm 1989 cùng với hai Nghị
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định thư không bắt buộc của công ước này (Nghị định thư về "sử dụng trẻ em
trong xung đột vũ trang", Nghị định thư về "buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em
và văn hóa phẩm khiêu dâm", đều được Việt Nam phê chuẩn ngày 20/12/2001);
Những quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật đối với Người
chưa thành niên còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh, được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng
ngừa tội phạm ở người chưa thành niên còn gọi là Hướng dẫn Riyadh, được
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990; Những quy tắc tối
thiểu, phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước
quyền tự do - được Liên hợp quốc thông qua ngày14/12/1990.
Đây là những văn kiện tổng hợp, đúc kết một cách rộng rãi kinh nghiệm
của các quốc gia trên lĩnh vực Tư pháp người chưa thành niên chúng ta cần trân
trọng, vận dụng như là những nghĩa vụ chính trị và kế thừa các giá trị tinh thần
tốt đẹp của cộng đồng quốc tế.
Cần lưu ý rằng những văn kiện trên đây chỉ đưa ra những hướng dẫn
và quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa, mỗi quốc gia có thể
vận dụng trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật mang tính
sáng tạo, xây dung và khoan dung hơn theo nguyên tắc "lợi ích tốt nhất cho trẻ
em".
Các quy tắc và nguyên tắc nêu trên có chứa đựng một điều khoản cho
thấy rằng, các quy tắc và nguyên tắc đó được thực hiện dựa trên những điều
kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của mỗi quốc gia. Các tiêu chuẩn nêu
ra rất linh hoạt, nếu được áp dụng một cách thiện chí theo cách thức phù hợp
nhất với với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa của từng quốc gia, chúng sẽ
là một công cụ hữu hiệu giúp cải thiện cuộc sống của số lượng ngày càng tăng
người chưa thành niên bị đẩy tới chỗ vi phạm pháp luật và chống lại xã hội.
Dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế về chưa thành niên, các quốc
gia trên thế giới đã đưa ra các quy định về người chưa thành niên nói chung,
người chưa thành niên phạm tội nói riêng, các chế tài xử lý người chưa thành
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
niên phạm tội phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, phong tục, tập
quán, pháp luật của mỗi nước. Do vậy, những văn kiện trên chỉ đưa ra những
hướng dẫn và quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa, mỗi quốc
gia có thể vận dụng trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật
mang tính sáng tạo, xây dung và khoan dung hơn theo nguyên tắc "lợi ích tốt
nhất cho trẻ em". Chẳng hạn như: Tòa án người chưa thành niên ở Thái Lan
được thành lập ngày 28/1/1952, ngoài mục đích xử lý người chưa thành niên
phạm tội bằng những biện pháp đặc biệt thì thẩm quyền của Tòa án người
chưa thành niên còn được phép giải quyết một số trường hợp tranh chấp gia
đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của người chưa thành niên.
Mục tiêu và những quy tắc trong các văn kiện trên là:
- Về mục tiêu: Toàn bộ hoạt động của hệ thống tư pháp người chưa
thành niên nhằm giảm đi đến mức tối thiểu việc các cơ quan tư pháp phải xử
lý đối với người chưa thành niên. Đồng thời làm giảm đi đến mức thấp nhất
ảnh hưởng xấu có thể có khi không thể không áp dụng các chế tài pháp luật
đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Do vậy, thực tiễn luật pháp
quốc tế đã có biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên -
biện pháp xử lý người chưa thành niên một cách không chính thức nằm ngoài
hệ thống tư pháp chính thống nhằm hạn chế thấp nhất việc áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên. Tại Điều 40 (3) (b) Công ước quốc tế về quyền
trẻ em quy định các quốc gia thành viên "bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và
nên làm" phải khuyến khích thúc đẩy việc thiết lập các biện pháp xử lý người
chưa thành niên vi phạm pháp luật mà không cần viện đến các thủ tục tư pháp
trong điều kiện bảo đảm quyền con người và sự nghiêm minh của pháp luật.
Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa
thành niên cũng trực tiếp khuyến khích thúc đẩy sử dụng các biện pháp xử lý
chuyển hướng: "Bất cứ khi nào xét thấy phù hợp, cần xem xét xử lý người
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chưa thành niên vi phạm pháp luật theo hướng không viện dẫn đến hoạt động
xét xử chính thức của cơ quan thẩm quyền" [32, Quy tắc11.1].
Hay:
Cơ quan Công an, Kiểm sát và các cơ quan khác xử lý các
vụ việc có người chưa thành niên cần được giao thẩm quyền tự
quyết trong việc ra quyết định về các vụ án này mà không cần phải
tổ chức xét xử chính thức. Quyết định đưa ra dựa trên các tiêu chí
được quy định riêng cho mục đích này trong hệ thống pháp luật tương
ứng đồng thời phải phù hợp với các nguyên tắc được quy định trong
Bộ nguyên tắc này [32, Quy tắc 11.2].
Việc áp dụng các biện pháp ngoài tư pháp có thể quyết định trong suốt
quá trình giải quyết vụ án. Một, một số, hoặc tất cả các cơ quan đều có thể
chiểu theo những quy tắc và chính sách trong hệ thống tương ứng mà quyết
định áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng. Xử lý chuyển hướng không
nhất thiết chỉ được sử dụng trong trường hợp phạm tội nhẹ, do đó các biện
pháp này có thể được khai thác như một chiến lược rất hữu ích để thực hiện
mục tiêu của hệ thống pháp luật quốc tế về người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, Bộ quy tắc này cũng quy định điều kiện cần và đủ để thi
hành các biện pháp xử lý ngoài tư pháp đối với người chưa thành niên vi phạm
pháp luật: "Để hỗ trợ các quyết định được đưa ra dựa trên thẩm quyền tự
quyết trong các vụ việc có người chưa thành niên, cần có nỗ lực cung cấp các
chương trình tại cộng đồng như quản lý giám sát ngắn hạn, giáo huấn chỉ dẫn,
buộc bồi thường thiệt hại, đền bù cho người bị hại" [32, Quy tắc 11.4]. Quy
tắc này khuyến khích đưa ra một số lựa chọn xử lý người chưa thành niên dựa
vào cộng đồng mang tính khả thi. Các chương trình tư pháp phục hồi, bồi
thường thiệt hại và ngăn ngừa vi phạm thông qua công tác quản lý, giám sát,
giáo huấn chỉ dẫn có thể sẽ đặc biệt phù hợp và hữu ích trong từng trường
hợp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong khi đó Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng
phạm tội của người chưa thành niên lại nhấn mạnh vai trò của các chương
trình và dịch vụ tại cộng đồng trong ngăn ngừa và xử lý tội phạm trong giới
trẻ. Hướng dẫn này quy định rằng "các cơ quan công quyền quản lý xã hội chỉ
nên vào cuộc khi không còn biện pháp khả dĩ nào khác" [35, Điều 6].
Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp xử lý người chưa thành niên ngoài
tư pháp như chuyển người chưa thành niên đến các dịch vụ cộng đồng thích
hợp hoặc các dịch vụ khác đều đòi hỏi phải có sự đồng thuận của người chưa
thành niên hoặc cha mẹ hay người giám hộ của các em và phải chịu sự kiểm
tra của một số cơ quan có thẩm quyền. Sự đồng thuận của người chưa thành
niên hoặc cha mẹ các em là một điều kiện tiên quyết để áp dụng biện pháp xử
lý ngoài tư pháp. Tại Quy tắc 11.3 trong Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu
về quản lý tư pháp người chưa thành niên quy định rằng tất cả các tiến trình
xử lý chuyển hướng tuyến người chưa thành niên ra những dịch vụ tại cộng
đồng phù hợp hoặc các dịch vụ khác đều phải được sự đồng thuận của người
chưa thành niên, cha mẹ hoặc người giám hộ của các em. Quy tắc này cũngnhấn
mạnh rằng cần có sự quan tâm giám sát phù hợp để giảm mức thấp nhất nguy
cơ bắt ép, đe dọa trong tất cả các giai đoạn của quy trình xử lý chuyển hướng
ngay tại Phần giải thích: Phải đảm bảo người chưa thành niên không bị gây
áp lực buộc phải đồng ý thực hiện chương trình xử lý chuyển hướng, chẳng
hạn như áp lực nếu không đồng ý chuyển hướng thì phải ra trước tòa án.
- Quy tắc tổng quát áp dụng trong hệ thống tư pháp người chưa thành
niên là "lợi ích tốt nhất cho trẻ em". Và tôn trọng, bảo vệ tất cả các quyền con
người của trẻ em. Quy tắc tổng quát này cần được vận dụng vào tất cả các giai
đoạn của quá trình tố tụng, từ bắt giữ, khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử và
cải tạo - giáo dục. Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách tùy tiện,
việc bắt, giam giữ, bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo pháp luật và chỉ
được tính đến như biện pháp cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngay tại lời nói đầu của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền
trẻ em đã "xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để cuộc sống cá nhân
trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục theo tinh thần các lý tưởng được
nêu ra trong Hiến Chương Liên hợp quốc, nhất là theo tinh thần hòa bình,
phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết" [33].
Ngoài ra tại mục 4 Điều 40 của Công ước này đã cụ thể hóa:
Cần có sẵn nhiều biện pháp khác nhau, như là sự chăm sóc,
các hướng dẫn và lệnh giám sát: tư vấn, tạm tha; sự chăm nom của
cha mẹ nuôi, các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện
pháp thay thế khác bên ngoài sự chăm sóc của các cơ quan và tổ
chức trong thể chế, nhằm bảo đảm cho các trẻ em được đối xử một
cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương xứng với tình cảm
và tội phạm của những em này [33].
Bản Quy tắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do thì
quy định các biện pháp không giam giữ phải được khuyến khích phát triển và
giám sát chặt chẽ (quy tắc 2..4). Bộ quy tắc này cũng khuyến khích thiết lập
đa dạng các biện pháp xử lý dựa vào cộng đồng:
Nhằm tạo ra các biện pháp xử lý linh hoạt để đáp ứng với
bản chất và mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm, với nhân
thân và hoàn cảnh của người vi phạm cũng như với yêu cầu bảo
vệ xã hội và tránh áp dụng hình phạt tù khi chưa cần thiết, hệ thống
tư pháp hình sự cần thiết lập đa dạng các biện pháp xử lý không
giam giữ trong các quyết định từ trước khi xét xử tới sau khi đưa ra
hình phạt. Số lượng và loại hình các biện pháp không giam giữ nên
được quyết định áp dụng sao cho vẫn có thể áp dụng các biện pháp
trừng phạt khác [34, Quy tắc 2.3].
Bản Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu về quản lý tư pháp người
chưa thành niên cũng đã nêu rõ:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hệ thống các cơ quan tài phán đối với người chưa thành
niên cần chú trọng đến hạnh phúc của người chưa thành niên và
đảm bảo rằng bất cứ việc xét xử nào đối với người chưa thành niên
phạm pháp phải luôn luôn phù hợp với hoàn cảnh của người phạm
tội cũng như hành vi vi phạm pháp luật [32, Quy tắc 5.1],
Quy tắc này đã đề cập đến hai trong số những mục tiêu quan trọng
nhất của hoạt động tài phán đối với người chưa thành niên. Mục tiêu thứ nhất
là nhằm tăng cường hạnh phúc cho người chưa thành niên. Đây là điểm chính
của những hệ thống pháp luật mà theo đó người chưa thành niên phạm tội
được giao cho những tòa án gia đình hay những cơ quan hành chính đảm
nhiệm nhưng cần chú trọng đến hạnh phúc của người chưa thành niên. Theo
đó việc xét xử như vậy đã góp phần tránh được việc áp dụng những khung
hình phạt. Mục tiêu thứ hai là "nguyên tắc về tính cân xứng". Nguyên tắc này
có ưu việt là hạn chế những khung hình phạt, chủ yếu nhấn mạnh đến việc
thưởng phạt công bằng khi xét đến động cơ phạm tội.
- Một nội dụng quan trọng trong các văn kiện trên là những hướng dẫn
và quy tắc về phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tái hòa
nhập xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội.
Phòng ngừa người chưa thành niên phạm pháp, là một bộ phận chủ
yếu của phòng ngừa tội phạm xã hội. Phòng ngừa người chưa thành niên
phạm pháp đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội và phải dựa trên sự tôn trọng và sự
phát triển hài hòa nhân cách của các em ngày từ thời thơ ấu; Nhà nước phải
tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên; bảo vệ gia đình, giúp đỡ những gia
đình có hoàn cảnh khó khăn đó là việc làm hết sức có hiệu quả đối với phòng
ngừa người chưa thành niên phạm pháp.
Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế về người chưa thành niên, "hòa nhập
cộng đồng" là thuật ngữ chỉ các chương trình và biện pháp nhằm tạo thuận lợi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cho sự thích nghi về mặt xã hội và tâm lý của người chưa thành niên. Bên
cạnh đó, khái niệm "tái hòa nhập" thường chỉ các biện pháp hòa nhập xã hội
được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người chưa thành niên trở về cộng đồng sau
thời gian ở các cơ sở giam giữ như trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhằm
giúp đỡ họ đương đầu với thách thức nảy sinh trong quá trình trở về cộng
đồng. Việc hỗ trợ này bao gồm giải quyết nhu cầu của người chưa thành niên
và nhu cầu quản lý những nguy cơ mà người chưa thành niên đó có thể gây ra
đối với cộng đồng.
Công ước quốc tế quyền trẻ em quy định rằng các Quốc gia thành viên
cần công nhận "nhu cầu thúc đẩy việc tái hòa nhập trẻ em và mong muốn đảm
đương một vai trò có ích trong xã hội của trẻ em" [33, khoản 1 Điều 40].
Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa thành
niên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra các tiền đề, dịch vụ và những hỗ
trợ cần thiết khác để đảm bảo lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên trong
suốt quá trình phục hồi của họ: "cần nỗ lực cung cấp cho người chưa thành
thành niên, trong tất cả các giai đoạn tố tụng những sự hỗ trợ cần thiết hoặc
hỗ trợ khác hiệu quả và thiết thực để thúc đẩy quá trình phục hồi của họ" [32].
Tư pháp quốc tế về người chưa thành niên quy định năm biện pháp tái
hòa nhập đối với người chưa thành niên. Đó là:
* Biện pháp tái hòa nhập trong cơ sở giam giữ
Bản Quy tắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do nhìn
nhận việc giáo dục và đào tạo nghề là hai trong số những biện pháp trọng yếu
hỗ trợ người chưa thành niên chuẩn bị để tái hòa nhập thành công vào cộng
đồng. Quy tắc số 38 của Bộ quy tắc này quy định tất cả người chưa thành niên
trong độ tuổi đi học có quyền được hưởng dịch vụ giáo dục phù hợp với nhu
cầu và khả năng của họ nhằm giúp họ chuẩn bị hòa nhập trở lại vào cộng
đồng. Bên cạnh đó quy tắc cũng xác định cụ thể cách thức tổ chức các dịch vụ
giáo dục và dạy nghề phù hợp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp
người chưa thành niên quy định: "khi bị giam giữ, người chưa thành niên cần
được nhận những chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ phù hợp với nhu cầu riêng của họ
- về xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, tâm lý, y tế và thể chất - mà họ cần có tính
đến độ tuổi, giới tính và tính cách của họ" [32, Quy tắc 13]. Cũng theo Bộ quy
tắc này, mục tiêu của công tác đào tạo và chữa trị cho người chưa thành niên
trong cơ sở giam giữ là nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, dạy nghề
cho người chưa thành niên nhằm giúp họ thực thi vai trò xây dựng và đóng
góp của họ trong xã hội.
* Biện pháp trả tự do sớm khỏi các cơ sở giam giữ
Một trong những phương thức hỗ trợ tái hòa nhập cho người chưa
thành niên vi phạm pháp luật sau thời gian chấp hành trong các cơ sở giam
giữ là rút ngắn tối đa thời gian chấp hành và tạo ra các cơ chế để họ được trả
về cộng đồng sớm ngay sau khi có dấu hiệu chỉ ra rằng họ đã có khả năng
thực hiện chức năng xã hội của mình một cách bình thường.
Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp
người chưa thành niên quy định: "biện pháp trả tự do có điều kiện từ các cơ
sở giam giữ cần được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng tới mức tối đa cho
phép và người chưa thành niên cần được trả tự do trong thời gian sớm nhất có
thể" [32, quy tắc 28.1]. Bộ quy tắc này cũng nêu rõ: "Người chưa thành niên
được trả tự do có điều kiện từ các cơ sở giam giữ cần được cơ quan có thẩm
quyền hỗ trợ, giám sát và cần được cộng đồng hỗ trợ" [32, quy tắc28.2].
* Biện pháp sự tham gia của cộng đồng vào tái hòa nhập cho người
chưa thành niên
Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp
người chưa thành niên đã nếu rõ sự phối hợp của cộng đồng là không thể
thiếu trong tất cả hoạt động phục hồi cho người chưa thành niên. Cụ thể, Quy
tắc nhấn mạnh: "Cần phải kêu gọi các cá nhân, tổ chức tình nguyện, các cơ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quan đoàn thể địa phương và nguồn lực khác trong cộng đồng đóng góp có
hiệu quả vào việc phục hồi cho người chưa thành niên trong môi trường cộng
đồng và bất cứ khi nào có thể, trong phạm vi gia đình" [32, quy tắc25.1].
Bên cạnh các quy định về các biện pháp trên tư pháp quốc tế về người
chưa thành niên còn quy định về các biện pháp Dịch vụ chăm sóc sau giam
giữ, biện pháp đào tạo cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, dù có quy định như thế
nào đi chăng nữa thì các quy định trên của pháp luật quốc tế đều hướng tới
mục tiêu mong muốn trẻ được phát triển đầy đủ và hài hòa kể cả khi là chủ
thể của hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan tư pháp, chính quyền và tổ
chức xã hội địa phương cùng với gia đình phải đón nhận các em với sự cảm
thông chia sẻ về quá khứ của các em, phải giúp đỡ để họ được trở lại với cuộc
sống bình thường, phải giúp đỡ họ khẳng định tư cách của mình trong gia
đình và xã hội, trong học tập và lao động.
Các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới
Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng, một thực tế tồn tại
ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề người
chưa thành niên phạm tội theo những mức độ, cách thức khác nhau tùy theo
điều kiện, phong tục, tập quán và pháp luật mỗi nước.
Cũng giống như ở Việt Nam, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Liên
bang Nga năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 2010 cũng xây dựng một chương
riêng quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội với
những điều luật tương đồng với pháp luật hình sự Việt Nam. Theo đó, trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên là lúc thực hiện tội phạm đã đủ 14
tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi và "Đối với người chưa thành niên phạm tội có
thể quyết định hình phạt hoặc áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc" [70, Điều
88] và điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục là người chưa thành niên bị
kết án về tội nghiêm trọng, được Tòa án miễn hình phạt khi thấy rằng nếu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được bằng cách đưa người kết án vào
cơ sở giáo dục (Điều 93). Bộ luật hình sự Liên bang Nga không áp dụng hình
phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 89),
đối với hình phạt tước tự do (tù giam, tù có thời hạn) theo Điều 89 Bộ luật
hình sự Liên bang Nga, người chưa thành niên cũng được áp dụng hình phạt
nhẹ hơn so với người trưởng thành và chỉ áp dụng đối với người từ 16 tuổi trở
lên: "Phạt giam được quyết định đối với người bị kết án chưa thành niên đủ
16 tuổi khi tuyên án, thời hạn từ 1 tháng đến 4 tháng" (đối với người trưởng
thành thời hạn phạt giam từ 1 tháng đến 6 tháng - Điều 55); "Phạt tù được
quyết định đối với người bị kết án chưa thành niên với thời hạn không quá 10
năm…" (đối với người trưởng thành thời hạn phạt tù không quá 20 năm -
Điều 57). Về việc hướng dẫn quyết định hình phạt, ngoài việc tuân theo
nguyên tắc chung (tính có lỗi của hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ) Bộ luật hình sự Liên bang
Nga cũng quy định nguyên tắc riêng khi quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội: "…cần tính đến điều kiện sống và giáo dục của họ,
mức độ phát triển tâm lý, những đặc điểm khác về nhân thân cũng như ảnh
hưởng của người lớn đối với họ. Độ tuổi chưa thành niên như một tình tiết
giảm nhẹ được cân nhắc cùng với các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ khác"
[70, khoản 2, Điều 89]. Cũng giống như pháp luật hình sự của nước ta, Bộ
luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định về chế định miễn trách nhiệm hình
sự và miễn chấp hành hình phạt có điều kiện đối với người chưa thành niên
phạm tội. Theo đó, "người chưa thành niên bị kết án về tội ít nghiêm trọng
hoặc tội nghiêm trọng có thể được Tòa án miễn hình phạt và áp dụng biện
pháp giáo dục bắt buộc" [70, Điều 92]. Tiếp thu và kế thừa những thành tự
của nền tư pháp hình sự người chưa thành niên, Bộ luật hình sự Liên bang
Nga đã cụ thể hóa các biện pháp xử lý chuyển hướng (xử lý không theo trình
tự tố tụng tư pháp) đối với người chưa thành niên, với các hình thức: Cảnh
cáo, giao cho cha mẹ hoặc người thay cha mẹ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền, buộc bồi thường thiệt hại gây ra, hạn chế sự nhàn rỗi và đặt ra những
đòi hỏi riêng đối với cư xử người chưa thành niên. (Điều 90, 91). Điểm đặc
biệt của Bộ luật hình sự Liên bang Nga là "trong trường hợp đặc biệt, Tòa án
cân nhắc tính chất của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội có thể
áp dụng chương này đối với người phạm tội ở lứa tuổi từ 18 đến 20 tuổi, trừ
biện pháp giáo dục hoặc chữa bệnh dành riêng cho người chưa thành niên"
'[70, Điều 96], việc mở rộng đối tượng hưởng chính sách xử lý người chưa
thành niên phạm tội đối với những người đã thành niên từ độ tuổi 18 đến 20
tuổi (trong trường hợp đặc biệt) thể hiện tính nhân văn trong pháp luật của Bộ
luật hình sự Liên bang Nga, nó vẫn tạo điều kiện cho những người phạm tội
tuổi đời còn trẻ có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, hoàn thiện bản thân để trở về
cộng đồng, đóng góp cho xã hội.
Không giống như pháp luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga,
pháp luật hình sự của Thái Lan không quy định chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên thành hệ thống chương, điều khoản cụ thể mà nó được
nằm rải rác ở những điều luật khác nhau. Theo Điều 72 Bộ luật hình sự Thái
Lan, thì một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng bị áp dụng hình phạt vì những tội đã
được pháp luật quy định. Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử
và có thể chịu hình phạt tù nhưng Tòa án sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc
biệt bằng cách đưa vào một trường cải tạo hoặc gửi trẻ em đó cho một người
hay một cơ quan nào mà Tòa án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo,
giáo dục trẻ em đó (Điều 74 Bộ luật hình sự Thái Lan). Người chưa thành
niên từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặc biệt. Trong
trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Tòa án bao giờ cũng
xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó (Điều 75 Bộ
luật hình sự Thái Lan). Mục đích tố tụng tư pháp với người chưa thành niên là
tạo cho họ một cơ hội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là
giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích
xử phạt các em như xử phạt người lớn. Ở Thái Lan, ngày 28/1/1952,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thái Lan đã thành lập Tòa án người chưa thành niên trung ương. Mục đích
của việc thành lập Tòa án này là:
Dành cho trẻ em và những người chưa thành niên dưới 18 tuổi
một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự. Tuy
nhiên, thẩm quyền của Tòa án người chưa thành niên còn được
phép giải quyết một số trường hợp tranh chấp gia đình liên quan tới
hạnh phúc và lợi ích của trẻ em và người chưa thành niên [60].
Còn tại Nhật Bản, có Luật người chưa thành niên, nhưng phân tòa người
chưa thành niên của Tòa án gia đình giải quyết các vụ việc liên quan đến
người dưới 20 tuổi. Mục đích của Luật người chưa thành niên là không trừng
phạt những người chưa thành niên phạm tội mà giúp đỡ cho họ phát triển tốt,
tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của người chưa thành
niên phạm tội và tạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh người chưa
thành niên đã chót mắc phải sai lầm. Luật người chưa thành niên của Nhật
Bản cho phép người chưa thành niên khi bị đưa ra xét xử tại Tòa án gia đình
được có một hoặc hai người đại diện. Luật không quy định chi tiết các bước
tiếp theo cần tiến hành như thế nào mà chỉ đưa ra chung rằng Tòa án gia đình
phải tiến hành xét xử trên cơ sở "chân tình, có lợi" cho người chưa thành niên
và "cần có mọi cố gắng để bảo vệ cho được những thuộc tính cao đẹp nhất
của người chưa thành niên và để cho người chưa thành niên có niềm tin" và
việc xét xử cần tiến hành công khai.
Ở Hà Lan, lịch sử phát triển của chế tài áp dụng đối với người chưa
thành niên trong Luật hình sự của Hà Lan đã góp phần tích cực vào việc hoàn
thiện ngành luật hình sự của Hà Lan. Từ những yêu cầu thực tế của các cơ
quan chức năng, cùng với những biến đổi của xã hội, việc nghiên cứu để tìm
ra những chế tài thay thế là quan trọng và cần thiết. Khi người chưa thành
niên phạm tội, người ta cân nhắc và áp dụng các chế tài thay thế, chỉ được
Cơ sở lý luận về các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội.docx
Cơ sở lý luận về các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội.docx

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Cơ sở lý luận về các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội.docx

Luận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tộiViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Semelhante a Cơ sở lý luận về các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội.docx (20)

Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTChính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tộiChính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận án: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiÁp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Thực tiễn thi hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội!
Thực tiễn thi hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội!Thực tiễn thi hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội!
Thực tiễn thi hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội!
 
Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...
Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...
Báo Cáo Thực Tập Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Năm 2015 Về Thủ Tục Tố Tụn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Cho Học Sinh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Cho Học Sinh.docLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Cho Học Sinh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Cho Học Sinh.doc
 
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.docPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
 
THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMTHỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
 
Thủ Tục Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Dưới 18 Tuổi, 9 điểm
Thủ Tục Xét Xử Sơ Thẩm  Vụ Án Hình Sự Dưới 18 Tuổi, 9 điểmThủ Tục Xét Xử Sơ Thẩm  Vụ Án Hình Sự Dưới 18 Tuổi, 9 điểm
Thủ Tục Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Dưới 18 Tuổi, 9 điểm
 
Luận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Tây Trà, HAY
Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Tây Trà, HAYHình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Tây Trà, HAY
Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Tây Trà, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
 
Cơ sở lý luận và pháp luật về giáo dục pháp luật cho sinh viên.docx
Cơ sở lý luận và pháp luật về giáo dục pháp luật cho sinh viên.docxCơ sở lý luận và pháp luật về giáo dục pháp luật cho sinh viên.docx
Cơ sở lý luận và pháp luật về giáo dục pháp luật cho sinh viên.docx
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
 

Mais de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Mais de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Último

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 

Último (20)

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 

Cơ sở lý luận về các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜICHƢATHÀNHNIÊNPHẠMTỘI KHÁI NIỆM, NHỮNG CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển, đặc biệt là đối với trẻ em. Với đối tượng này, Đảng ta đã chỉ rõ: Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng cho việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước,… [23]. Thực tế, sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng: Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã từng bước được hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường. Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở… [23].
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuy nhiên, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng tăng "hàng năm có khoảng 18.000.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trongđó 15% phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" [29]. Cũng như mọi chính sách pháp luật khác của Nhà nước, pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi người chưa thành niên là đối tượng cần được bảo vệ, ngay cả khi các em là đối tượng vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Khi các em là chủ thể của tội phạm thì việc xử lý các em phải tuân theo nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là lấy giáo dục làm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự đã quy định tại Điều 69, về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm. Khái niệm các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, hệ thống pháp luật, chính sách, chăm sóc bảo vệ trẻ em đã từng bước được hoàn thiện. Trẻ em được cộng đồng quan tâm, giáo dục và bảo vệ trước hành vi xâm hại và ngay cả khi các em là chủ thể của tội phạm thì pháp luật hình sự cũng dành cho các em sự quan tâm đặc biệt. Theo Bộ luật hình sự, việc xử lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Đó là "Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội" được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên, tuy chưa có hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nhưng cũng đã có một số nguyên tắc cơ bản được đề cập tại sách báo pháp lý hoặc văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cấp ngành. Ví dụ: Bản tổng kết 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội giết người, Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc xét xử vụ án về người chưa thành niên phạm tội gửi kèm Công văn số 37- NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao...
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Kể từ khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985) và cho đến Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009), các nguyên tắc này đã được pháp điển hóa và hoàn thiện nhưng cho đến nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các sách, báo chuyên khảo hoặc công trình nghiên cứu mới chỉ phân tích các nguyên tắc cũng như đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội chứ chưa thấy được và chỉ ra khái niệm khoa học về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Do vậy, ở trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nhưng trước khi đưa ra khái niệm này, theo chúng tôi cần phải làm rõ những đặc điểm đặc trưng của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội như sau: Thứ nhất, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Điều này được thể hiện xuyên suốt trong các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 69 Bộ luật hình sự mà điển hình là nguyên tắc thứ hai - người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Đây là nguyên tắc thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo đặc biệt - miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, nó phản ánh chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích họ lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Ngoài ra, các nguyên tắc về mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội, về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đều thể hiện tính nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội.
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ hai, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện tính cụ thể, nhân văn. Điều này được thể hiện ở chỗ không phải tất cả những người chưa thành niên phạm tội đều xử lý bằng hình sự. Theo khoa học luật hình sự, tội phạm do người chưa thành niên gây ra khi thỏa mãn năm điều kiện sau: Một là, phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội; Hai là, do người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với từng loại tội phạm và lỗi gây ra; Ba là, có lỗi, riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải có lỗi cố ý nếu phạm tội rất nghiêm trọng; Bốn là, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa thành niên thực hiện phải được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm Năm là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Do vậy, bên cạnh việc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội, pháp luật hình sự nước ta còn quy định các biện pháp xử lý khác như miễn trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tư pháp v.v… Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án có người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc điều tra, xác minh sự thật khách quan quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự còn phải "xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm" [54], để từ đó đưa ra biện pháp xử lý mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho người chưa thành niên phạm tội hoặc kiến nghị phòng ngừa tội phạm. Khi áp dụng chế tài xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, những người tiến hành tố tụng chỉ
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 được áp dụng hình phạt nếu thấy thực sự cần thiết và đặc biệt phải "hạn chế hình phạt tù. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng" [54, Điều 69]. Điều này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải hiểu và đồng tình với quan niệm nhà tù là lựa chọn cuối cùng để xử lý người chưa thành niên phạm tội. Và đương nhiên, khi không phải lựa chọn một biện pháp nào để xử lý người chưa thành niên phạm tội mới là điều tốt lành không là lý tưởng mà còn là những hành động chiến lược lâu dài và rất cụ thể của tất cả chúng ta. Thứ ba, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam đều nhằm mục đích giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhấn mạnh điều này, các nhà làm luật đã quy định ngay tại nguyên tắc đầu tiên trong Điều 69 Bộ luật hình sự - Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Nó cho thấy các biện pháp áp dụng người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục họ thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, sự nghiêm minh của pháp luật và giúp đỡ họ trở thành công dân có ích. Việc quy định án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm cũng thể hiện đặc điểm này, việc quy định như vậy đã tạo điều kiện để người chưa thành niên có thể tái hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, cũng như tránh mặc cảm tội lỗi của bản thân người chưa thành niên và cái nhìn thiếu thiện cảm, dị nghị của xã hội đối với người đó sau nay khi đã trở thành người thành niên. Ngoài ra, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội phản ánh tính hướng thiện của người chưa thành niên. Người chưa thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tâm, sinh lý nên họ dễ
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bị lôi kéo, kích động vào hành vi phạm tội, tuy nhiên họ cũng dễ thay đổi, cải tạo, trở thành người lương thiện và công dân có ích cho xã hội nếu được quan tâm, giáo dục đúng phương pháp trong một môi trường sinh hoạt lành mạnh. Nhận thức được điều này, các nhà làm luật đã quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự nhằm đề cao tính hướng thiện, tự hoàn thiện bản thân của người chưa thành niên. Thứ tư, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội hạn chế sử dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc nếu bị áp dụng hình phạt thì chỉ thực sự cần thiết, hạn chế hình phạt tù, không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên. Điều này thể hiện không phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết và ngay cả khi người chưa thành niên phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có khả năng không bị áp dụng hình phạt, thay vào đó họ có thể áp dụng các biện pháp tư pháp nếu biện pháp này đủ tác dụng cải tạo thành công dân có ích cho xã hội. Mặt khác, đối với người chưa thành niên phạm tội, hình phạt không phải biện pháp răn đe, phòng ngừa chung càng không phải là biện pháp trừng trị mà mục đích cuối cùng chỉ là giáo dục, cải tạo họ thành công dân có ích mà với lứa tuổi, tâm sinh lý đang trong quá trình hoàn thiện thì việc họ cần cả gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm nâng đỡ, giáo dục, hoàn thiện nó trong môi trường thân thiện, tự do thay vì chỉ có Cơ quan thi hành án hình sự hay chính quyền ủy ban nhân dân cấp xã, phường. Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản thể hiện chính sách hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước đối với ngườichưa thành niên phạm tội, qua đó góp phần cải tạo, giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội. Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Nhà nước ta thừa nhận người chưa thành niên (trong đó bao gồm cả người chưa thành niên phạm tội) là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, cần phải được sự bảo trợ của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Sự bảo trợ đặc biệt này không chỉ khi người chưa thành niên là đối tượng của sự xâm hại mà ngay cả khi họ là chủ thể của hành vi phạm tội. Điều 65 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục" [53]. Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội như Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 16/9/1993 quy định về bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của quyền trẻ em - như không được tra tấn hoặc đối xử tàn tệ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; - Người chưa thành niên phạm tội không được giam giữ chung với người thành niên; - Trong thời gian bị giam giữ các em được giáo dục sửa chữa sai lầm, khuyết điểm được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, học nghề, vui chơi giải trí, và được tiếp xúc người thân. Tuy nhiên, văn bản pháp luật về người chưa thành niên trong thời kỳ này vẫn còn không ít sơ hở, thiếu nhất quán. Một trong những thiếu sót đó là các văn bản luật và dưới luật còn lạc hậu, chồng chéo hoặc chậm được ban hành cho phù hợp với tình hình, dù đã có nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng,
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nhà nước chỉ đạo, xác định nhưng những căn cứ pháp lý quy định trách nhiệm của các chủ thể thực hiện công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội vẫn còn chưa rõ ràng; hoặc nếu có xác định thì còn chung chung, trùng lặp, chưa rõ ràng, rằng buộc trách nhiệm cụ thể. Đó là lỗ hổng của pháp luật, mặt khác cũng vô tình gây khó khăn cho khâu thực hiện. Trước tình hình cấp thiết đó, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 và tiếp đó là luật sửa đổi bổ sung luật hình sự năm 2009 hoàn thiện các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, khắc phục những thiếu sót trên. Cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội này chính là những căn cứ riêng thể hiện nội dung cơ bản và lợi ích xã hội tương ứng của chính sách hình sự về người chưa thành niên, đồng thời phản ánh quy luật phát triển khách quan tác động đến quá trình hình thành các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có khả thi, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội như sau: Căn cứ thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh nhân loại, tư tưởng tiến bộ ấy được đúc kết trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và chính sách về người chưa thành niên của từng quốc gia. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu tiến bộ đó, Nhà nước ta đã thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phạm pháp luật, mà cụ thể Bộ luật hình sự đã quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, đó là những nguyên tắc có tính chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án do người chưa thành niên phạm tội; hay như dựa vào các điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, lịch sử - truyền thống của đất nước có sự tham khảo, nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự nước ngoài chúng ta xây dựng nên độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (xem bảng 1.1). Bảng 1.1: So sánh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số nước Quốc gia Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Quốc gia Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Quốc gia Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Anh - XứWales 10 Đức 14 Namibia 10 Angiêri 13 Hi lạp 13 Hà Lan 12 Anđôra 16 Hônđurát 12 Niu Dilân 10 Áchentina 16 Hång K«ng 16 B¾c Ailen 10 Ácmênia 14 Hunggary 14 Na Uy 15 Ốxtr©ylia 10 Aix¬len 15 PhilÝppin 9 Áo 14 Ấn §é 7 Ba Lan 13 AdÐcbaidan 14 Ir¾c 9 Bå §µo Nha 16 B¸cba®èt 7 Ailen 12 Rumani 16 Bªlarót 14 Ixraen 13 Nga 14 BØ 16 Italia 14 Xan Mari« 12 B«xnia 14 Giamaica 7 NhËt B¶n 14 Bulgari 14 Kad¾cxtan 14 Xcètlen 8 Cana®a 12 Kªnya 7 Xªnªgan 13 §¶o X©yman 8 Hµn Quèc 14 Xingapo 7 Chilª 16 C«oÐt 7 Xl«vakia 15 Trung Quèc 14 L¸tvia 16 Xl«vªnia 14 C«l«mbia 18 Lib¨ng 12 Nam Phi 10 C«xta Rica 12 Li Bi 8 T©y Ban Nha 14 Cuba 16 Lithuania 14 Thôy SÜ 7 SÝp 7 Luychx¨mbua 18 Tandania 15 Céng hßa SÐc 15 Maxª®«nia 14 Th¸i Lan 7
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 §an M¹ch 15 Malaixia 10 T«g« 15 £cua®o 12 Manta 9 Trini®¸t 7 Ai CËp 15 M«ritiót 14 Thæ NhÜ Kú 12 Ext«nia 16 Mªhic« 6 Ucraina 14 PhÇn Lan 15 M«n®«va 16 Hoa Kú 6 +/N Nguồn: Neal Hazel (2008), So sánh giữa các quốc gia về tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp thanh thiếu niên của Anh và Xứ Wales- YJB, www.yjb.gov.uk. Cơ sở thứ hai, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội dựa trên những luận chứng khoa học thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa khoa học pháp lý với các ngành khoa học khác. Trước xu thế tất yếu về hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, khi tình trạng tội phạm trong nước ngày càng trẻ hóa, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ngày càng diễn biến phức tạp thì việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải có được ba tiêu chí cơ bản - khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục. Chính sách hình sự về người chưa thành niên phạm tội nói chung và nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng không thể là một mục đích tự thân vận động nên để cho những vấn đề trên đạt được ba tiêu chí trên thì nhất thiết chúng ta phải ứng dụng các thành tựu khoa học khác như khoa học về tâm lý, sinh lý về người chưa thành niên, xã hội học về người chưa thành niên. Ví dụ: Qua nghiên cứu về tâm lý học con người, một tác giả của Việt Nam đã tổng kết về sự hình thành và phát triển nhân cách con người qua bảng 1.2. Bảng 1.2: Sự hình thành và phát triển nhân cách con người Lứa tuổi Hoạt động chủ đạo Đặc trƣng tâmlý Nét "trội" trong mục tiêu cần chú ý giáo dục Giai đoạn Thời kỳ Tuổi học sinh Nhi đồng từ 6 - 7 tuổi đến 11 - 12 tuổi Học tập và phát triển trí tuệ - Lĩnh hội nền tảng của tri thức và phương pháp, công cụ nhận thức. - Ham tìm tòi, khám phá. - Phương pháp học tập và phẩm chất trí tuệ. - "Lẽ phải". - Sử dụng công cụ nhận
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Hiếu động. thức phổ thông. Thiếu niên từ 11 - 12 tuổi đến 14 - 15 tuổi Học tập giao lưu "nhóm bạn thân" - Dậy thì. - Quan hệ tâm tình bạn bè. - "Cải tổ nhân cách" và định hình bản ngã. - Mất thăng bằng tâm lý. - Xây dựng nhóm bạn bè tốt. Thanh niên từ 14 - 15 tuổi đến 17 - 18 tuổi Học tập hoạt động xã hội nghề nghiệp - Hoàn thành thế giới quan. - Định hướng chuẩn bị nghề nghiệp. - Ham hoạt động xã hội. - Tình bạn thân và mối tình đầu. - ý thức công dân. - ý thức nghề nghiệp. - Hoài bão xã hội. - Tình bạn, tình yêu. Nguồn: Phạm Minh Hạc(1992), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Qua nghiên cứu về khoa học tâm lý người chưa thành niên chúng ta nhận thấy ở độ tuổi này các em thường nghịch ngợm, muốn tỏ lòng dũng cảm, không muốn thua kém người khác, đánh giá sai tình huống và các giá trị chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội, dễ dàng chịu sự ảnh hưởng người khác qua đó chúng ta nhận thấy động cơ của phần đông người chưa thành niên phạm tội thường mang tính đặc thù của tuổi trẻ nên khả năng phục thiện của các em nhanh hơn. Bên cạnh đó, đối với người chưa thành niên, khi tâm lý cá nhân đang hình thành, thì những thiếu sót của việc giáo dục trong gia đình, nhà trường, nơi sản xuất, nơi cư trú trong nhiều trường hợp lại là nguyên nhân trực tiếp đẩy họ bước vào con đường phạm tội. Chính những điều này là luận chứng khoa học, giao người chưa thành niên phạm tội cho gia đình, xã hội giáo dục. Cơ sở thứ ba, dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Với chức năng là các cơ quan trực tiếp đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm là người chưa thành niên nói riêng, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình hoạt động của mình phải đúc kết những kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong quá trình giải quyết những vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và đặc biệt là Tòa án phải làm rõ những nguyên nhân điều kiện
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dẫn đến người chưa thành niên phạm tội, kiến nghị khắc phục những điều kiện nguyên nhân đó. Tòa án thông qua hoạt động xét xử của mình, tổng kết các biện pháp xử lý (hình phạt, các biện pháp tư pháp) có tác dụng giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội đồng thời cũng có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung. Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Từ những nghiên cứu về khái niệm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội và các đặc điểm của nó, chúng ta nhận thấy việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam có những ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức và thực tiễn rất to lớn: Thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể hiện sự minh chứng rõ ràng pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng trên triết lý, tư tưởng nhân đạo của dân tộc có sự kế thừa nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Nó thể hiện nguyên tắc công bằng, nhân đạo và nhằm mục đích giáo dục phòng ngừa đối với người chưa thành niên - là nhóm nhân khẩu đặc biệt cần quan tâm, bảo vệ. Thứ hai, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội dựa trên những cơ sở khoa học - thực tiễn khách quan, có căn cứ và đảm bảo sự thuyết phục chính là điều kiện chủ yếu và cần thiết mà nếu như thiếu nó thì việc đấu tranh, phòng ngừa với loại tội phạm người chưa thành niên sẽ không thành công. Bởi vậy nó là kim chỉ nam, là sợi chỉ xuyên suốt cho cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đó để có cách giải quyết vụ án có người chưa thành niên phạm tội một cách công minh, có căn cứ, đảm bảo việc giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên. Thứ ba, xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xã hội nói chung, thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta. Trải qua
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hơn hai thập kỷ kể từ khi Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được ban hành (Bộ luật hình sự năm 1985), Nhà nước ta đã tiến hành pháp điển hóa lần hai Bộ luật hình sự với việc hoàn thiện các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với các quan hệ xã hội. Như vậy, với tất cả những lý lẽ phân tích ở trên không chỉ nói lên vai trò quan trọng của các nguyên tắc xử lý hình sự về người chưa thành niên phạm tội trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên mà còn là luận chứng cho việc nghiên cứu các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN TRƢỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 Nghiên cứu một cách có hệ thống lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội sẽ có được cách nhìn toàn diện và khái quát về quá trình phát triển, đồng thời rút ra được những giá trị cần được kế thừa của các nguyên tắc xửlý người chưa thành niên phạm tội. Tội phạm nói chung cũng như tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng tồn tại rất lâu trong lịch sử. Cũng như mọi chế định khác của luật hình sự, qua mỗi hình thái kinh tế - xã hội các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đều thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành và quá trình phát triển của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, qua đó, cũng phân tích được phần nào tính ưu việt, tiến bộ và nhân đạo của chính sách về người chưa thành niên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 là thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà sau này là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ nhằm bảo vệ độc lập của dân tộc, vừa phải tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong tình hình ấy, công tác xây dựng pháp luật nói chung, cũng như pháp luật hình sự nói riêng, đặc biệt là quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự còn nhiều hạn chế. Hầu hết các quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội không được tập hợp một cách có hệ thống, mà nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Thậm chí vấn đề các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thường được đề cập trong các báo cáo tổng kết có tính hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành tòa án. Tuy vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự trong thời kỳ này về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội cho thấy có những đặc trưng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Pháp luật của thời kỳ này quy định người chưa thành niên là chưa đủ 18 tuổi, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi đến 18 tuổi. Tại Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965 - 1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã xác định: … Về nguyên tắc, từ đủ 14 tuổi tròn trở lên coi là có trách nhiệm về mặt hình sự. Nói chung đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ bị truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp dâm… Riêng về hiếp dâm nói chung vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ nên truy tố, xét xử trong trường hợp nghiêm trọng.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đối với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng so với người lớn cần xử nhẹ hơn [66, tr. 14]. Như vậy, qua hướng dẫn trên đã xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi. Dưới độ tuổi này, người chưa thành niên dù thực hiện hành vi nguy hiểm đến mấy cũng không bị coi là người phạm tội. Điểm tiến bộ trong luật hình sự thời kỳ này là đã xác định độ tuổi 14 là độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải mọi trường hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi bị coi là tội phạm đều bị đưa ra xét xử mà "đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ bị truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng" [66, tr. 19]. Khi hướng dẫn đường lối xét xử đối với một số tội phạm cụ thể Tòa án nhân dân tối cao đã khẳng định đối với những người từ 14 tuổi tròn trở lên đến 16 tuổi, chỉ nên truy tố trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp dâm, riêng về hiếp dâm vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ truy tố trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Còn đối với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi chỉ được xử lý hình sự nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối nghiêm trọng. Như vậy, trong thời kỳ này pháp luật đã có sự phân hóa từng giai đoạn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên gắn với mức độ nghiêm trọng của từng loại tội phạm. Thứ hai, nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định trong thời kỳ này là trách nhiệm hình sự có tính chất giảm nhẹ và có mục đích giáo dục là chính. Tại Báo cáo công tác 4 năm (1965 - 1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn xét xử đối với người chưa thành niên nên xử nhẹ hơn so với người lớn, hay như tại Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc xét xử các vụ án người chưa thành niên phạm tội (gửi kèm theo Công văn số 37-NCPL ngày
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án nhân dân tối cao nhấn mạnh: "Phải coi việc phạm tội chưa đến tuổi trưởng thành là một trường hợp được giảm nhẹ tội, nghĩa là phải xử phạt nhẹ người chưa thành niên hơn người lớn tuổi phạm tội trong điều kiện tương tự. Đó là nguyên tắc cần được quán triệt" [66, tr. 36]. Cũng như trong Hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/2/1967 của Tòa án nhân dân tối cao: Khi xét xử cần chiếu cố thích đáng đến trình độ hiểu biết pháp luật non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo giáo dục của họ, đến việc họ chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi… chỉ vào khoảng 1/2 mức án đối với can phạm lớn tuổi [66, tr. 28]. Tính chất giảm nhẹ và mục đích giáo dục là chính của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong các quy định của thời kỳ này là xuất phát từ chính sách nhân đạo và quan điểm chỉ đạo của Đảng lấy giáo dục phòng ngừa là chính đối với người chưa thành niên phạm tội. Tính chất giảm nhẹ và mục đích giáo dục phòng ngừa là chính của nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội còn được thể hiện cụ thể trong việc hướng dẫn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân tối cao, đối với một số tội cụ thể. Ví dụ: Bản tổng kết số 452 - HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người đã đề cập đến: Vì tội giết người là một tội hết sức nguy hiểm mà lứa tuổi từ 14 tuổi tròn trở lên đã có thể nhận thức được ít nhiều tính chất, cho nên, nói chung, cần truy tố xử các trường hợp giết người mà can phạm có từ 14 tuổi tròn trở lên. Tuy nhiên, vì nhận thức của các phạm còn non nớt, cho nên cần xét xử nhẹ hơn so với người đã
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lớn… Mức hình phạt đối với các can phạm này nói chung chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm đã có từ 16 tuổi tròn trở lên cho đến dưới 18 tuổi một ít cũng có thể xử nhẹ một phần so với can phạm đã lớn và đối với tất cả các loại can phạm này, nói chung, không nên áp dụng hình phạt tử hình [66, tr. 19] Hơn nữa, trong khi hướng dẫn xét xử đối với loại tội hiếp dâm do người chưa thành niên phạm tội thực hiện, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ rõ cơ sở của việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên là sự hạn chế trong nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội này, cũng như mục đích giáo dục là chính của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Nhìn chung đối với loại tội này, cơ quan xét xử phải chú ý hơn nữa đến những suy nghĩ nhận thức của người chưa thành niên phạm tội, họ có những nhận thức khác so với một số loại tội phạm thông thường như trộm cắp, giết người…, ở loại tội này, bị cáo thường ít hiểu rằng hành vi đó là nguy hiểm là có tội. Còn đối với tội hiếp dâm, người chưa thành niên hành động theo bản năng tình dục của mình, họ không nghĩ rằng đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là phạm tội và sẽ bị xử nặng. Do vậy, nếu can phạm từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, chủ yếu nên dùng các biện pháp giáo dục như giao cho cha, anh, chú, bác bảo lĩnh và giáo dục. Nếu can phạm từ đủ 16 đến 18 tuổi, trừ một số ít các trường hợp có tình tiết ít nghiêm trọng thì xử như hướng dẫn trên, nhìn chung cần xét xử về hình sự. Khi xét xử cần chiếu cố thích đáng đến trình độ hiểu biết pháp luật non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo giáo dục của họ, đến việc họ chưa nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi…
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chỉ vào khoảng 1/2 mức án đối với can phạm lớn tuổi [66, tr. 42- 43]. Như vậy, điểm tiến bộ vượt bậc của luật hình sự thời kỳ này là việc áp dụng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có tính chất giảm nhẹ dựa trên sự đánh giá về mức độ nhận thức của bản thân người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện. Đối với hành vi hiếp dâm, chủ thể đang ở độ tuổi vừa lớn dậy, họ không thể thấy hết mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì không nhất thiết phải áp dụng hình phạt mà có thể áp dụng những biện pháp có tính chất giáo dục. Thứ ba, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào trình độ nhận thức, hoàn cảnh phạm tội và nhân thân của các em. Trên cơ sở cân nhắc sự phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và các yếu tố tâm sinh lý Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Việc xử phạt nhiều, ít là tùy thuộc ở trình độ nhận thức và trạng thái tâm sinh lý của người chưa thành niên đến mức độ nào được thể hiện nói chung qua lứa tuổi cao thấp khác nhau, ở hoàn cảnh phạm pháp, ở tính chất nguy hiểm nhiều hay ít của hành vi phạm tội và của nhân thân người phạm tội cũng như yêu cầu của tình hình chung [66, tr. 36]. Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung của thời kỳ này đã quy định một cách khá cụ thể những nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội như vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội (chủ yếu mang tính giáo dục, phòng ngừa), các nguyên tắc xử lý và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Những quy định này là tiền đề cho việc xây dựng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thống nhất, cụ thể cho hai lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phải có một Bộ luật hình sự hoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới: "Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" (Lời nói đầu, Bộ luật hình sự năm 1985). Thực tiễn của công tác xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cũng như quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, cho thấy: Các văn bản pháp luật hình sự do chính quyền cách mạng ban hành trước đó thường chỉ là những văn bản riêng lẻ, quy định một nhóm tội hoặc trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Ngày 27/6/1985, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VI chính thức thông qua. Với bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã giành một sự quan tâm thích đáng cho công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Trên tinh thần đó, Bộ luật hình sự năm 1985 đã giành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội trong đó có các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có thể rút ra một số đặc điểm sau đây: Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta, các quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định thành một chương hoàn chỉnh (chương VII), trong đó đã quy định khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Đây được coi là một chương đặc thù vì đối tượng được áp dụng các quy định của chương này là người chưa thành niên phạm tội. Hơn nữa, Bộ luật hình sự năm 1985 còn thể hiện thống nhất một nguyên tắc chung là: Người chưa thành
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này. Điều này có nghĩa khi áp dụng các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan chức năng phải lấy quy định của chương này để ưu tiên áp dụng, đồng thời vận dụng các quy định khác thuộc phần chung nhưng phải "không trái" với quy định của chương này, nếu trái thì không được áp dụng. Thứ hai, tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng được các nhà lập pháp hình sự thời kỳ này quy định một cách cụ thể. Điều 58 Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, và người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm" [52]. Theo Điều 8 khoản 2 Bộ luật hình sự năm 1985 thì: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây ra nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng [52]. Như vậy, điều luật quy định phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên. Nếu người chưa thành niên phạm tội là người đã đủ 16 tuổi trở lên thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội mà họ thực hiện. Nếu họ là người từ đủ 14 đến 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi tội mà họ thực hiện là tội nghiêm trọng và được thực hiện với lỗi cố ý. Còn nếu tội đó là tội ít nghiêm trọng, hoặc là tội nghiêm trọng nhưng người chưa thành niên lại thực hiện với lỗi vô ý thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định cả một hệ thống các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều 59 Bộ luật
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hình sự năm 1985 quy định các nguyên tắc cơ bản để xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Những nguyên tắc này bao gồm: Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện xảy ra phạm tội. Nguyên tắc trên thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, đối với người chưa thành niên, mục của hình phạt không phải là để trừng trị họ mà để giáo dục, cải tạo họ thành công dân có ích. Để đạt được mục đích này Bộ luật hình sự năm 1985 yêu cầu trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm để từ đó quyết định có cần áp dụng hình phạt hay có thể áp dụng biện pháp giáo dục khác. Khi quyết định vấn đề này cần quán triệt nguyên tắc giáo dục là chính. Nguyên tắc thứ hai: Đối với người chưa thành niên phạm tội, Viện kiểm sát và Tòa án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa; gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện những biện pháp ấy. Bộ luật hình sự năm 1985 đã chỉ rõ Viện kiểm sát và Tòa án chủ yếu áp dụng biện pháp giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên, coi mặt công tác này là chính yếu trong đấu tranh, phòng chống tội phạm người chưa thành niên. Nguyên tắc này cũng xác định trách nhiệm của cơ quan nhà
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nước tổ chức xã hội trong việc tham gia tích cực vào thực hiện những biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Coi việc giúp đỡ, giáo dục người chưa thành niên phạm tội là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi có sự chung sức của toàn xã hội sẽ tạo cho em một môi trường phát triển lành mạnh, giúp các em nhanh chóng tự hoàn thiện bản thân và trở lại cộng đồng. Nguyên tắc thứ ba: Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình và tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. Nguyên tắc này cho phép Viện kiểm sát có quyền miễn truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình hoặc một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Người phạm tội nói chung cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự nhưng chỉ trong những trường hợp đặc biệt. Đối với người chưa thành niên phạm tội, điều kiện để có thể được miễn trách nhiệm hình sự thấp hơn so với điệu kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung. Với chức năng và nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát, việc quy định Viện kiểm sát có quyền quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên vừa đảm bảo việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đúng pháp luật, vừa đảm bảo tính kịp thời ngay cả trong giai đoạn điều tra, tránh cho việc người chưa thành niên phải tham gia nhiều hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến tâm lý các em.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Người chưa thành niên phạm tội chỉ được đưa ra xét xử trong những trường hợp cần thiết, đánh giá là cần thiết hay không cần thiết phụ thuộc vào các yếu tố, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những đặc điểm phụ thuộc về nhân thân của người phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Việc quy định này tránh cho người chưa thành niên mặc cảm về hành vi phạm tội của mình, giúp các em nhanh chóng hòa nhập và tự cải tạo bản thân, bởi vì một người được coi là có tội chi khi người đó bị xét xử bằng bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án, do vậy đối với trường hợp không cần thiết và việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên không bị ảnh hưởng thì không nhất thiết phải đưa họ ra xét xử. Nguyên tắc thứ tư: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người chưa thành niên phạm tội. Khi phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người chưa thành niên. Người chưa thành niên phạm tội được giam riêng. Không xử phạt tiền và áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Nguyên tắc này quy định không áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là hai hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự thể hiện người phạm tội không còn khả năng giáo dục buộc phải loại bỏ hoặc cách ly vĩnh viễn họ ra khỏi xã hội. Việc quy định không áp dụng hai hình phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội, dù họ phạm tội nghiêm trọng thế nào chăng nữa thì mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội vẫn có cơ hội để cải tạo thành người có ích cho xã hội. Điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự hiện đại. Đây là một quy định có tính chất tiến bộ nên trong các lần sửa đổi sau này, quy định này vẫn được tiếp tục ghi nhận.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong trường hợp phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định trực tiếp mức án cao nhất của hình phạt tù không được tuyên vượt quá khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là mười lăm năm hoặc mười hai năm tù, tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể. Để đảm bảo an toàn đối với chưa thành niên, việc giam giữ họ tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam phải có sự phân loại, có buồng giam giữ riêng, hạn chế sự tiếp xúc giữa họ với những đối tượng lưu manh. Nguyên tắc này cũng quy định Tòa án không được áp dụng hình phạt tiền và hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên bởi vì đối tượng này chưa nằm trong độ tuổi lao động nên việc họ tự có thu nhập là hầu như không có, việc áp dụng hình phạt tiền đối với họ là không khả thi và không có tác dụng. Hình phạt bổ sung là hình phạt bổ trợ cho hình phạt chính, có tác dụng hỗ trợ cho hình phạt chính, do vậy Tòa án không nên áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên để làm xấu hơn tình trạng họ. Nguyên tắc thứ năm: Án đã tuyên đối với người phạm tội chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguyhiểm. Tính chất giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của quy định này thể hiện ở chỗ nếu người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm lần thứ hai thì cũng không được xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm để tăng nặng hình phạt đối với họ. Mặt khác, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thể hiện nhân thân người phạm tội có khả năng giáo dục, cải tạo thấp nên việc quy định nguyên tắc này cũng tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội một lần nữa có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình, cũng như tránh cho các em mặc cảm về nhân thân. Tóm lại, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là những nguyên tắc vừa có tính định hướng lại vừa cụ thể, những nguyên tắc
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 này yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khi xem xét vấn đề xử lý người chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp phạm tội cụ thể phải có quan điểm toàn diện, trên tinh thần lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. Bộ luật hình sự năm 1985 buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được hai vấn đề có tính nguyên tắc đó là khả năng nhận thức của họ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Thể hiện một cách cụ thể nội dung các nguyên tắc trên, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định hệ thống các biện pháp tư pháp và hình phạt có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều đáng chú ý là Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định các biện pháp tư pháp lên trước sau đó quy định đến hệ thống hình phạt chính có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều này thể hiện một cách cụ thể nguyên tắc lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, việc áp dụng hình phạt chỉ là biện pháp cuối cùng. CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC Các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế Kể từ khi Liên hợp quốc ra đời, năm 1945, đặc biệt từ khi Bộ luật quốc tế về quyền con người (bao gồm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948; Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966), quyền con người đã vượt khỏi phạm vi quốc gia trở thành Luật Quốc tế. Bên cạnh đó, ở tất cả các quốc gia, từ xưa đến nay, trẻ em là đối tượng được quan tâm, chăm sóc đặc biệt kể cả khi họ vi phạm pháp luật, thì nhân loại luôn dành cho các em sự cảm thông chia sẻ, giúp các em trở lại với cuộc sống bình thường, giúp đỡ các em khẳng định tư cách của mình trong gia đình và xã hội, trong học tập và lao động, bởi vậy, Liên hợp quốc đã ban hành nhiều văn kiện về tư pháp người chưa thành niên như: Công ước về quyền trẻ em năm 1989 cùng với hai Nghị
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định thư không bắt buộc của công ước này (Nghị định thư về "sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang", Nghị định thư về "buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm", đều được Việt Nam phê chuẩn ngày 20/12/2001); Những quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật đối với Người chưa thành niên còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm ở người chưa thành niên còn gọi là Hướng dẫn Riyadh, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990; Những quy tắc tối thiểu, phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do - được Liên hợp quốc thông qua ngày14/12/1990. Đây là những văn kiện tổng hợp, đúc kết một cách rộng rãi kinh nghiệm của các quốc gia trên lĩnh vực Tư pháp người chưa thành niên chúng ta cần trân trọng, vận dụng như là những nghĩa vụ chính trị và kế thừa các giá trị tinh thần tốt đẹp của cộng đồng quốc tế. Cần lưu ý rằng những văn kiện trên đây chỉ đưa ra những hướng dẫn và quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa, mỗi quốc gia có thể vận dụng trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật mang tính sáng tạo, xây dung và khoan dung hơn theo nguyên tắc "lợi ích tốt nhất cho trẻ em". Các quy tắc và nguyên tắc nêu trên có chứa đựng một điều khoản cho thấy rằng, các quy tắc và nguyên tắc đó được thực hiện dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của mỗi quốc gia. Các tiêu chuẩn nêu ra rất linh hoạt, nếu được áp dụng một cách thiện chí theo cách thức phù hợp nhất với với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa của từng quốc gia, chúng sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp cải thiện cuộc sống của số lượng ngày càng tăng người chưa thành niên bị đẩy tới chỗ vi phạm pháp luật và chống lại xã hội. Dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế về chưa thành niên, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các quy định về người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên phạm tội nói riêng, các chế tài xử lý người chưa thành
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 niên phạm tội phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Do vậy, những văn kiện trên chỉ đưa ra những hướng dẫn và quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa, mỗi quốc gia có thể vận dụng trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật mang tính sáng tạo, xây dung và khoan dung hơn theo nguyên tắc "lợi ích tốt nhất cho trẻ em". Chẳng hạn như: Tòa án người chưa thành niên ở Thái Lan được thành lập ngày 28/1/1952, ngoài mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội bằng những biện pháp đặc biệt thì thẩm quyền của Tòa án người chưa thành niên còn được phép giải quyết một số trường hợp tranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của người chưa thành niên. Mục tiêu và những quy tắc trong các văn kiện trên là: - Về mục tiêu: Toàn bộ hoạt động của hệ thống tư pháp người chưa thành niên nhằm giảm đi đến mức tối thiểu việc các cơ quan tư pháp phải xử lý đối với người chưa thành niên. Đồng thời làm giảm đi đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu có thể có khi không thể không áp dụng các chế tài pháp luật đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Do vậy, thực tiễn luật pháp quốc tế đã có biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên - biện pháp xử lý người chưa thành niên một cách không chính thức nằm ngoài hệ thống tư pháp chính thống nhằm hạn chế thấp nhất việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên. Tại Điều 40 (3) (b) Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định các quốc gia thành viên "bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và nên làm" phải khuyến khích thúc đẩy việc thiết lập các biện pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật mà không cần viện đến các thủ tục tư pháp trong điều kiện bảo đảm quyền con người và sự nghiêm minh của pháp luật. Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa thành niên cũng trực tiếp khuyến khích thúc đẩy sử dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng: "Bất cứ khi nào xét thấy phù hợp, cần xem xét xử lý người
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chưa thành niên vi phạm pháp luật theo hướng không viện dẫn đến hoạt động xét xử chính thức của cơ quan thẩm quyền" [32, Quy tắc11.1]. Hay: Cơ quan Công an, Kiểm sát và các cơ quan khác xử lý các vụ việc có người chưa thành niên cần được giao thẩm quyền tự quyết trong việc ra quyết định về các vụ án này mà không cần phải tổ chức xét xử chính thức. Quyết định đưa ra dựa trên các tiêu chí được quy định riêng cho mục đích này trong hệ thống pháp luật tương ứng đồng thời phải phù hợp với các nguyên tắc được quy định trong Bộ nguyên tắc này [32, Quy tắc 11.2]. Việc áp dụng các biện pháp ngoài tư pháp có thể quyết định trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Một, một số, hoặc tất cả các cơ quan đều có thể chiểu theo những quy tắc và chính sách trong hệ thống tương ứng mà quyết định áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng. Xử lý chuyển hướng không nhất thiết chỉ được sử dụng trong trường hợp phạm tội nhẹ, do đó các biện pháp này có thể được khai thác như một chiến lược rất hữu ích để thực hiện mục tiêu của hệ thống pháp luật quốc tế về người chưa thành niên. Bên cạnh đó, Bộ quy tắc này cũng quy định điều kiện cần và đủ để thi hành các biện pháp xử lý ngoài tư pháp đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật: "Để hỗ trợ các quyết định được đưa ra dựa trên thẩm quyền tự quyết trong các vụ việc có người chưa thành niên, cần có nỗ lực cung cấp các chương trình tại cộng đồng như quản lý giám sát ngắn hạn, giáo huấn chỉ dẫn, buộc bồi thường thiệt hại, đền bù cho người bị hại" [32, Quy tắc 11.4]. Quy tắc này khuyến khích đưa ra một số lựa chọn xử lý người chưa thành niên dựa vào cộng đồng mang tính khả thi. Các chương trình tư pháp phục hồi, bồi thường thiệt hại và ngăn ngừa vi phạm thông qua công tác quản lý, giám sát, giáo huấn chỉ dẫn có thể sẽ đặc biệt phù hợp và hữu ích trong từng trường hợp.
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong khi đó Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng phạm tội của người chưa thành niên lại nhấn mạnh vai trò của các chương trình và dịch vụ tại cộng đồng trong ngăn ngừa và xử lý tội phạm trong giới trẻ. Hướng dẫn này quy định rằng "các cơ quan công quyền quản lý xã hội chỉ nên vào cuộc khi không còn biện pháp khả dĩ nào khác" [35, Điều 6]. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp xử lý người chưa thành niên ngoài tư pháp như chuyển người chưa thành niên đến các dịch vụ cộng đồng thích hợp hoặc các dịch vụ khác đều đòi hỏi phải có sự đồng thuận của người chưa thành niên hoặc cha mẹ hay người giám hộ của các em và phải chịu sự kiểm tra của một số cơ quan có thẩm quyền. Sự đồng thuận của người chưa thành niên hoặc cha mẹ các em là một điều kiện tiên quyết để áp dụng biện pháp xử lý ngoài tư pháp. Tại Quy tắc 11.3 trong Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa thành niên quy định rằng tất cả các tiến trình xử lý chuyển hướng tuyến người chưa thành niên ra những dịch vụ tại cộng đồng phù hợp hoặc các dịch vụ khác đều phải được sự đồng thuận của người chưa thành niên, cha mẹ hoặc người giám hộ của các em. Quy tắc này cũngnhấn mạnh rằng cần có sự quan tâm giám sát phù hợp để giảm mức thấp nhất nguy cơ bắt ép, đe dọa trong tất cả các giai đoạn của quy trình xử lý chuyển hướng ngay tại Phần giải thích: Phải đảm bảo người chưa thành niên không bị gây áp lực buộc phải đồng ý thực hiện chương trình xử lý chuyển hướng, chẳng hạn như áp lực nếu không đồng ý chuyển hướng thì phải ra trước tòa án. - Quy tắc tổng quát áp dụng trong hệ thống tư pháp người chưa thành niên là "lợi ích tốt nhất cho trẻ em". Và tôn trọng, bảo vệ tất cả các quyền con người của trẻ em. Quy tắc tổng quát này cần được vận dụng vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, từ bắt giữ, khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử và cải tạo - giáo dục. Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách tùy tiện, việc bắt, giam giữ, bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo pháp luật và chỉ được tính đến như biện pháp cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất.
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngay tại lời nói đầu của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã "xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong Hiến Chương Liên hợp quốc, nhất là theo tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết" [33]. Ngoài ra tại mục 4 Điều 40 của Công ước này đã cụ thể hóa: Cần có sẵn nhiều biện pháp khác nhau, như là sự chăm sóc, các hướng dẫn và lệnh giám sát: tư vấn, tạm tha; sự chăm nom của cha mẹ nuôi, các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác bên ngoài sự chăm sóc của các cơ quan và tổ chức trong thể chế, nhằm bảo đảm cho các trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương xứng với tình cảm và tội phạm của những em này [33]. Bản Quy tắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do thì quy định các biện pháp không giam giữ phải được khuyến khích phát triển và giám sát chặt chẽ (quy tắc 2..4). Bộ quy tắc này cũng khuyến khích thiết lập đa dạng các biện pháp xử lý dựa vào cộng đồng: Nhằm tạo ra các biện pháp xử lý linh hoạt để đáp ứng với bản chất và mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm, với nhân thân và hoàn cảnh của người vi phạm cũng như với yêu cầu bảo vệ xã hội và tránh áp dụng hình phạt tù khi chưa cần thiết, hệ thống tư pháp hình sự cần thiết lập đa dạng các biện pháp xử lý không giam giữ trong các quyết định từ trước khi xét xử tới sau khi đưa ra hình phạt. Số lượng và loại hình các biện pháp không giam giữ nên được quyết định áp dụng sao cho vẫn có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt khác [34, Quy tắc 2.3]. Bản Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa thành niên cũng đã nêu rõ:
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hệ thống các cơ quan tài phán đối với người chưa thành niên cần chú trọng đến hạnh phúc của người chưa thành niên và đảm bảo rằng bất cứ việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm pháp phải luôn luôn phù hợp với hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hành vi vi phạm pháp luật [32, Quy tắc 5.1], Quy tắc này đã đề cập đến hai trong số những mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động tài phán đối với người chưa thành niên. Mục tiêu thứ nhất là nhằm tăng cường hạnh phúc cho người chưa thành niên. Đây là điểm chính của những hệ thống pháp luật mà theo đó người chưa thành niên phạm tội được giao cho những tòa án gia đình hay những cơ quan hành chính đảm nhiệm nhưng cần chú trọng đến hạnh phúc của người chưa thành niên. Theo đó việc xét xử như vậy đã góp phần tránh được việc áp dụng những khung hình phạt. Mục tiêu thứ hai là "nguyên tắc về tính cân xứng". Nguyên tắc này có ưu việt là hạn chế những khung hình phạt, chủ yếu nhấn mạnh đến việc thưởng phạt công bằng khi xét đến động cơ phạm tội. - Một nội dụng quan trọng trong các văn kiện trên là những hướng dẫn và quy tắc về phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tái hòa nhập xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm pháp, là một bộ phận chủ yếu của phòng ngừa tội phạm xã hội. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm pháp đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội và phải dựa trên sự tôn trọng và sự phát triển hài hòa nhân cách của các em ngày từ thời thơ ấu; Nhà nước phải tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên; bảo vệ gia đình, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đó là việc làm hết sức có hiệu quả đối với phòng ngừa người chưa thành niên phạm pháp. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế về người chưa thành niên, "hòa nhập cộng đồng" là thuật ngữ chỉ các chương trình và biện pháp nhằm tạo thuận lợi
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cho sự thích nghi về mặt xã hội và tâm lý của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, khái niệm "tái hòa nhập" thường chỉ các biện pháp hòa nhập xã hội được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người chưa thành niên trở về cộng đồng sau thời gian ở các cơ sở giam giữ như trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhằm giúp đỡ họ đương đầu với thách thức nảy sinh trong quá trình trở về cộng đồng. Việc hỗ trợ này bao gồm giải quyết nhu cầu của người chưa thành niên và nhu cầu quản lý những nguy cơ mà người chưa thành niên đó có thể gây ra đối với cộng đồng. Công ước quốc tế quyền trẻ em quy định rằng các Quốc gia thành viên cần công nhận "nhu cầu thúc đẩy việc tái hòa nhập trẻ em và mong muốn đảm đương một vai trò có ích trong xã hội của trẻ em" [33, khoản 1 Điều 40]. Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa thành niên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra các tiền đề, dịch vụ và những hỗ trợ cần thiết khác để đảm bảo lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên trong suốt quá trình phục hồi của họ: "cần nỗ lực cung cấp cho người chưa thành thành niên, trong tất cả các giai đoạn tố tụng những sự hỗ trợ cần thiết hoặc hỗ trợ khác hiệu quả và thiết thực để thúc đẩy quá trình phục hồi của họ" [32]. Tư pháp quốc tế về người chưa thành niên quy định năm biện pháp tái hòa nhập đối với người chưa thành niên. Đó là: * Biện pháp tái hòa nhập trong cơ sở giam giữ Bản Quy tắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do nhìn nhận việc giáo dục và đào tạo nghề là hai trong số những biện pháp trọng yếu hỗ trợ người chưa thành niên chuẩn bị để tái hòa nhập thành công vào cộng đồng. Quy tắc số 38 của Bộ quy tắc này quy định tất cả người chưa thành niên trong độ tuổi đi học có quyền được hưởng dịch vụ giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ nhằm giúp họ chuẩn bị hòa nhập trở lại vào cộng đồng. Bên cạnh đó quy tắc cũng xác định cụ thể cách thức tổ chức các dịch vụ giáo dục và dạy nghề phù hợp.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên quy định: "khi bị giam giữ, người chưa thành niên cần được nhận những chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ phù hợp với nhu cầu riêng của họ - về xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, tâm lý, y tế và thể chất - mà họ cần có tính đến độ tuổi, giới tính và tính cách của họ" [32, Quy tắc 13]. Cũng theo Bộ quy tắc này, mục tiêu của công tác đào tạo và chữa trị cho người chưa thành niên trong cơ sở giam giữ là nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, dạy nghề cho người chưa thành niên nhằm giúp họ thực thi vai trò xây dựng và đóng góp của họ trong xã hội. * Biện pháp trả tự do sớm khỏi các cơ sở giam giữ Một trong những phương thức hỗ trợ tái hòa nhập cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật sau thời gian chấp hành trong các cơ sở giam giữ là rút ngắn tối đa thời gian chấp hành và tạo ra các cơ chế để họ được trả về cộng đồng sớm ngay sau khi có dấu hiệu chỉ ra rằng họ đã có khả năng thực hiện chức năng xã hội của mình một cách bình thường. Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên quy định: "biện pháp trả tự do có điều kiện từ các cơ sở giam giữ cần được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng tới mức tối đa cho phép và người chưa thành niên cần được trả tự do trong thời gian sớm nhất có thể" [32, quy tắc 28.1]. Bộ quy tắc này cũng nêu rõ: "Người chưa thành niên được trả tự do có điều kiện từ các cơ sở giam giữ cần được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, giám sát và cần được cộng đồng hỗ trợ" [32, quy tắc28.2]. * Biện pháp sự tham gia của cộng đồng vào tái hòa nhập cho người chưa thành niên Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên đã nếu rõ sự phối hợp của cộng đồng là không thể thiếu trong tất cả hoạt động phục hồi cho người chưa thành niên. Cụ thể, Quy tắc nhấn mạnh: "Cần phải kêu gọi các cá nhân, tổ chức tình nguyện, các cơ
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quan đoàn thể địa phương và nguồn lực khác trong cộng đồng đóng góp có hiệu quả vào việc phục hồi cho người chưa thành niên trong môi trường cộng đồng và bất cứ khi nào có thể, trong phạm vi gia đình" [32, quy tắc25.1]. Bên cạnh các quy định về các biện pháp trên tư pháp quốc tế về người chưa thành niên còn quy định về các biện pháp Dịch vụ chăm sóc sau giam giữ, biện pháp đào tạo cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, dù có quy định như thế nào đi chăng nữa thì các quy định trên của pháp luật quốc tế đều hướng tới mục tiêu mong muốn trẻ được phát triển đầy đủ và hài hòa kể cả khi là chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan tư pháp, chính quyền và tổ chức xã hội địa phương cùng với gia đình phải đón nhận các em với sự cảm thông chia sẻ về quá khứ của các em, phải giúp đỡ để họ được trở lại với cuộc sống bình thường, phải giúp đỡ họ khẳng định tư cách của mình trong gia đình và xã hội, trong học tập và lao động. Các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng, một thực tế tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội theo những mức độ, cách thức khác nhau tùy theo điều kiện, phong tục, tập quán và pháp luật mỗi nước. Cũng giống như ở Việt Nam, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Liên bang Nga năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 2010 cũng xây dựng một chương riêng quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội với những điều luật tương đồng với pháp luật hình sự Việt Nam. Theo đó, trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên là lúc thực hiện tội phạm đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi và "Đối với người chưa thành niên phạm tội có thể quyết định hình phạt hoặc áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc" [70, Điều 88] và điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục là người chưa thành niên bị kết án về tội nghiêm trọng, được Tòa án miễn hình phạt khi thấy rằng nếu
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được bằng cách đưa người kết án vào cơ sở giáo dục (Điều 93). Bộ luật hình sự Liên bang Nga không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 89), đối với hình phạt tước tự do (tù giam, tù có thời hạn) theo Điều 89 Bộ luật hình sự Liên bang Nga, người chưa thành niên cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với người trưởng thành và chỉ áp dụng đối với người từ 16 tuổi trở lên: "Phạt giam được quyết định đối với người bị kết án chưa thành niên đủ 16 tuổi khi tuyên án, thời hạn từ 1 tháng đến 4 tháng" (đối với người trưởng thành thời hạn phạt giam từ 1 tháng đến 6 tháng - Điều 55); "Phạt tù được quyết định đối với người bị kết án chưa thành niên với thời hạn không quá 10 năm…" (đối với người trưởng thành thời hạn phạt tù không quá 20 năm - Điều 57). Về việc hướng dẫn quyết định hình phạt, ngoài việc tuân theo nguyên tắc chung (tính có lỗi của hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ) Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định nguyên tắc riêng khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội: "…cần tính đến điều kiện sống và giáo dục của họ, mức độ phát triển tâm lý, những đặc điểm khác về nhân thân cũng như ảnh hưởng của người lớn đối với họ. Độ tuổi chưa thành niên như một tình tiết giảm nhẹ được cân nhắc cùng với các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ khác" [70, khoản 2, Điều 89]. Cũng giống như pháp luật hình sự của nước ta, Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định về chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn chấp hành hình phạt có điều kiện đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo đó, "người chưa thành niên bị kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng có thể được Tòa án miễn hình phạt và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc" [70, Điều 92]. Tiếp thu và kế thừa những thành tự của nền tư pháp hình sự người chưa thành niên, Bộ luật hình sự Liên bang Nga đã cụ thể hóa các biện pháp xử lý chuyển hướng (xử lý không theo trình tự tố tụng tư pháp) đối với người chưa thành niên, với các hình thức: Cảnh cáo, giao cho cha mẹ hoặc người thay cha mẹ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền, buộc bồi thường thiệt hại gây ra, hạn chế sự nhàn rỗi và đặt ra những đòi hỏi riêng đối với cư xử người chưa thành niên. (Điều 90, 91). Điểm đặc biệt của Bộ luật hình sự Liên bang Nga là "trong trường hợp đặc biệt, Tòa án cân nhắc tính chất của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội có thể áp dụng chương này đối với người phạm tội ở lứa tuổi từ 18 đến 20 tuổi, trừ biện pháp giáo dục hoặc chữa bệnh dành riêng cho người chưa thành niên" '[70, Điều 96], việc mở rộng đối tượng hưởng chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội đối với những người đã thành niên từ độ tuổi 18 đến 20 tuổi (trong trường hợp đặc biệt) thể hiện tính nhân văn trong pháp luật của Bộ luật hình sự Liên bang Nga, nó vẫn tạo điều kiện cho những người phạm tội tuổi đời còn trẻ có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, hoàn thiện bản thân để trở về cộng đồng, đóng góp cho xã hội. Không giống như pháp luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga, pháp luật hình sự của Thái Lan không quy định chính sách hình sự đối với người chưa thành niên thành hệ thống chương, điều khoản cụ thể mà nó được nằm rải rác ở những điều luật khác nhau. Theo Điều 72 Bộ luật hình sự Thái Lan, thì một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng bị áp dụng hình phạt vì những tội đã được pháp luật quy định. Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng Tòa án sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào một trường cải tạo hoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà Tòa án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó (Điều 74 Bộ luật hình sự Thái Lan). Người chưa thành niên từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặc biệt. Trong trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Tòa án bao giờ cũng xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó (Điều 75 Bộ luật hình sự Thái Lan). Mục đích tố tụng tư pháp với người chưa thành niên là tạo cho họ một cơ hội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạt các em như xử phạt người lớn. Ở Thái Lan, ngày 28/1/1952,
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thái Lan đã thành lập Tòa án người chưa thành niên trung ương. Mục đích của việc thành lập Tòa án này là: Dành cho trẻ em và những người chưa thành niên dưới 18 tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, thẩm quyền của Tòa án người chưa thành niên còn được phép giải quyết một số trường hợp tranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của trẻ em và người chưa thành niên [60]. Còn tại Nhật Bản, có Luật người chưa thành niên, nhưng phân tòa người chưa thành niên của Tòa án gia đình giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi. Mục đích của Luật người chưa thành niên là không trừng phạt những người chưa thành niên phạm tội mà giúp đỡ cho họ phát triển tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của người chưa thành niên phạm tội và tạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh người chưa thành niên đã chót mắc phải sai lầm. Luật người chưa thành niên của Nhật Bản cho phép người chưa thành niên khi bị đưa ra xét xử tại Tòa án gia đình được có một hoặc hai người đại diện. Luật không quy định chi tiết các bước tiếp theo cần tiến hành như thế nào mà chỉ đưa ra chung rằng Tòa án gia đình phải tiến hành xét xử trên cơ sở "chân tình, có lợi" cho người chưa thành niên và "cần có mọi cố gắng để bảo vệ cho được những thuộc tính cao đẹp nhất của người chưa thành niên và để cho người chưa thành niên có niềm tin" và việc xét xử cần tiến hành công khai. Ở Hà Lan, lịch sử phát triển của chế tài áp dụng đối với người chưa thành niên trong Luật hình sự của Hà Lan đã góp phần tích cực vào việc hoàn thiện ngành luật hình sự của Hà Lan. Từ những yêu cầu thực tế của các cơ quan chức năng, cùng với những biến đổi của xã hội, việc nghiên cứu để tìm ra những chế tài thay thế là quan trọng và cần thiết. Khi người chưa thành niên phạm tội, người ta cân nhắc và áp dụng các chế tài thay thế, chỉ được