SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 184
Baixar para ler offline
Tôi muốn là Cơ Đốc Nhân
Tác giả: J. I. Packer
DẪN NHẬP
Động cơ thúc đẩy tôi viết quyển “Tôi muốn làm Cơ Đốc nhân” này là để
cung cấp một sách giáo khoa, đúng hơn là một quyển sách làm tài liệu cho
các nhóm học tập, cũng là một giáo trình tự học giáo lý cho những người lớn
tuổi không thể tham gia học nhóm. Từ quan điểm ấy đây là quyển đi kèm
với quyển sách nhan đề “Nhận biết Đức Chúa Trời” (Knowing God, 1972)
của tôi, đã được các nhóm thảo luận sử dụng rộng rãi. Sách đưa ra một loạt
các bố cục ngắn gọn - những “toát yếu” - gồm các câu hỏi và những đoạn
Kinh Thánh để nghiên cứu thêm, gồm nội dung của ba công thức luôn luôn
được xem là tâm điểm của công tác giáo dục giáo lý Cơ Đốc, tức là Bản Tín
Điều, Bài Cầu Nguyện Chung và Mười Điều Răn, cộng với Phép Báp-tem
theo Cơ Đốc giáo. Ba công thức này đề cập niềm tin quyết của Cơ Đốc
nhân, cầu nguyện tương giao với Đức Chúa Trời, và về nếp sống đạo; phép
Báp-tem, công tác giáo dục vào thời Cơ Đốc giáo nguyên thủy là phần chuẩn
bị, đề cập việc lập giao ước của Đức Chúa Trời, việc Cơ Đốc nhân ăn năn
quy đạo, dấn thân tận hiến, và sinh hoạt trong Hội Thánh.
Phép Báp-tem được đặt trong vị trí hợp lý là phần thứ hai của quyển sách,
ngay sau phần nghiên cứu của chúng ta về đức tin, Cơ Đốc nhân nhận phép
Báp-tem để bước vào nếp sống đạo, tiếp theo là những suy gẫm về sự cầu
nguyện và vâng lời của chúng ta để bày tỏ một đời sống làm môn đệ của
Chúa. Ngoài ba phần phải đề cập những hiểu lầm trong lịch sử về Bài Tín
Điều và Phúc âm của giáo hội Công giáo La mã (những hiểu lầm mà các
thần học gia Công giáo La mã hiện đang khổ công tìm cách vượt thoát),
quyển sách tài liệu này của tôi được dành cho các vấn đề tôi tin nên được gọi
là “Cơ Đốc giáo đơn thuần” ("Mere Christianity” theo cách nói của Richard
Baxter cũng được C.S.Lewis dùng lại); và tôi mong rằng quyển sách này sẽ
được các Hội Thánh đã nêu cao gương đức tin trải qua lịch sử và sử dụng
rộng rãi.
Các “toát yếu” viết thật cô đọng kèm theo phần gợi ý trong phạm vi tôi có
thể sắp xếp được, chỉ là phần khai tâm hầu giúp các bạn khởi đầu để thảo
luận và suy nghĩ; còn về bất luận điều gì có thể để nghiên cứu từng chủ đề
ngay trên lãnh vực giáo lý mà thôi, quý độc giả phải tiếp tục theo các câu hỏi
và nghiên cứu Kinh Thánh.
Giải lý (catechism) một từ ngữ gốc Hi văn, có nghĩa là “khiến phải nghe”,
do đó, có nghĩa “chỉ giáo”, và trong Hội Thánh, đã có những danh từ sách
giáo lý, người học giáo lý, động từ dạy trưởng thành giáo lý, qua các phương
pháp được hình thành sau này theo lối vấn đáp, dùng các câu hỏi để dần dần
nâng cao phần trí tuệ của người được dạy dỗ, giáo huấn. Chúng ta đọc thấy
trong Công vụ các sứ đồ chương 8 cách thức sứ đồ Philíp đã chỉ dạy cho
viên hoạn quan người Ê-thi-ô-bi; như thế, “dạy giáo lý” chính là một tiến
trình được Kinh Thánh thiết lập và quy định.
Chẳng hề có ai tin nhận Cơ Đốc giáo theo bản năng hay tình cờ, ngẫu nhiên
theo đạo chẳng cần phải cố gắng, nỗ lực. Cơ Đốc giáo là một đạo cần phải
học hỏi, rèn tập, do đó, cần được dạy dỗ, chỉ bảo; cho nên sách giáo lý, công
tác dạy giáo lý là một thành phần thiết yếu của sinh hoạt Hội Thánh.
Trong các thế kỷ Cơ Đốc giáo đầu tiên, đã có nhiều lượt người ăn năn quy
đạo và tìm hiểu Cơ Đốc giáo, và công tác dạy giáo lý mặc lấy hình thức
những buổi thuyết giảng tùy theo trình độ của họ. Tuy nhiên, chiến lược
phục hồi sinh lực cho Cơ Đốc giáo (mà sự dốt nát về Cơ Đốc giáo đã dẫn họ
đến) của các nhà Cải Chánh, chỉ tập trung vào việc dạy giáo lý cho trẻ con
mà thôi. Suốt một thế kỷ rưỡi sau quyển sách tiền phong của Luther nhan đề
Sách giáo lý nhỏ (The Little Catechism) ra đời năm 1529, người ta đã cho
phát hành hàng mấy trăm quyển giáo lý khác, phần lớn tuy không chỉ dành
riêng cho giới trẻ mà thôi, một số các tài liệu chính thức của Hội Thánh,
nhiều sách khác là những sách do cá nhân các giáo phẩm biên soạn. Các
sách như thế và được nổi tiếng hơn hết, là sách giáo lý Cầu nguyện của Anh
quốc giáo, sách giáo lý Heidelberg, và sách giáo lý Westminster ngắn hơn.
Hầu như phần đông các giáo hội Tin Lành ngày nay đều dành riêng các sách
giáo lý kết hợp với việc giáo
dục trẻ mà thôi, không hề nghĩ đến những câu giới thiệu giáo lý Cơ Đốc của
các quyển sách như Cơ Đốc giáo đơn thuần (Mere Christianity) của
C.S.Lewis, Bình an trong Thượng đế (Peace with God) của Billy Graham,
hay Cơ Đốc giáo căn bản (Basic Christianity) của John Stott, hoặc Chính
thống giáo (Orhodoxy) của G.H.Chesterton, không xem các sách ấy là sách
giáo lý, vì chúng dành cho người lớn. Nhưng vì các sách ấy nhằm mục đích
dạy cho những người ngoài và gây dựng cho những người trong Hội Thánh
(chân lý) căn bản của đạo, thật ra là giáo lý của đạo.
Hiện nay, có một nhu cầu rất lớn là phục hưng việc dạy giáo lý cho người
lớn. không cần thiết phải có tên gọi, hay sử dụng phần hình thức của các
công thức cứng nhắc vấn đáp như trước đây, là phương pháp dạy giáo lý từ
ngàn xưa của các giáo hội Tin Lành; nhưng dầu sao cũng phải tạo nhiều cơ
hội khác nữa cho mọi người cả bên trong lẫn bên ngoài Hội Thánh, khảo xét
các chân lý thiết yếu của Cơ Đốc giáo, vì số người có nhu cầu sơ khởi ấy rất
đông đảo. Việc giảng dạy không giúp ích cho họ, vì thông thường, việc ấy
dành riêng cho cả người giảng lẫn kẻ nghe đã tin quyết vào những đều căn
bản của đạo rồi; cho nên chỗ thiếu sót của các bài giảng bị cho là xa vời có
khi còn gây bực tức nữa, vì những gì chúng ta quyết đoán có vẻ như thiếu tra
xét, thách đố và thử nghiệm con người trí thức. Phần ABC (các giáo lý sơ
đẳng) của Cơ Đốc giáo dạy từ tòa giảng, mà chỉ được nói lên trong những
buổi dạy giáo lý mà thôi - ít ra đó cũng là điều lịch sử Cơ Đốc giáo gợi ý.
Lý thuyết giáo dục hiện đại rất chú trọng trong việc tìm tòi, khám phá của cá
nhân, và việc thảo luận từng nhóm, cho nên chẳng có lý do gì để việc dạy
giáo lý cho người lớn ngày nay không lợi dụng hình thức ấy - dĩ nhiên tốt
nhất nếu làm được như vậy, miễn là chúng ta nhớ rằng Cơ Đốc giáo có một
nội dung nhất định và liên tục, chớ không phải là một ẩn số “X”, một phẩm
chất bất định, có thể được từng thế hệ bàn cãi để thêm bớt và sắp đặt lại. Câu
chuyện đùa của C.H.Spurgem về một người Ái-nhĩ-lan, khi được hỏi ông ta
cảm thấy như thế nào khi nhóm lại với hội Anh em Plymouth, ông đã trả lời:
“vui lắm; chẳng có ai trong chúng tôi biết gì cả, và chúng tôi dạy bảo lẫn cho
nhau”, có sự dạy dỗ cho chúng ta ở đây. Có thể đó là một câu chuyện chế
nhạo phong trào anh em cận đại, nhưng người ta biết có những nhóm tự
xưng là Cơ Đốc nhân, cũng tự khoe mình đang nghiên cứu các giáo lý căn
bản của Cơ Đốc giáo, mà câu chuyện
trên đây là một lời giải thích rất đúng. Tuy nhiên, có những nhóm nghiên
cứu được hướng dẫn về các giáo lý Cơ Đốc Căn bản của một số các chi hội
mà tôi được biết vẫn tiếp tục từ năm này sang năm khác và đã tạo được sự
phục hưng thật sự và vô cùng cần thiết trong việc dạy giáo lý, và tôi chưa hề
thấy có chi hội nào đã không được bổ ích nhờ phần dẫn nhập đó của họ.
Nếu không được vạch rõ khác đi, những câu trích dẫn trong sách này là theo
các bản Revised Standard Version (RSV), JB là The Jerusalem Bible, NEB
là New English Bible, và Phillips là J.B.Phillips.
Tôi phải cám ơn nhà xuất bản vì đã thường xuyên khích lệ tôi và nhất là đã
giúp tôi trong việc soạn thảo các câu hỏi.
CHA, CON VÀ THÁNH LINH: BÀI TÍN ĐIỀU CÁC SỨ ĐỒ
Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất; Tôi tin
Giê-Xu Christ là Con độc sanh của Đức Chúa Trời và là Chúa chúng ta.
Ngài
được đầu thai (thai dựng) bởi Đức Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mari,
chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu
chết và chôn, Ngài xuống âm phủ; đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại,
Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha; từ đó,
Ngài sẽ
trở lại để xét đoán kẻ sống và chết. Tôi tin Đức Thánh Linh; tôi tin Hội
Thánh phổ thông; sự cảm thông của thánh đồ; sự tha tội, sự sống lại của thân
thể và sự sống đời đời.
TỰA
Nếu bạn dự tính du lịch bằng đường bộ, bạn cần có một tấm bản đồ. Có
nhiều loại bản đồ. Có loại bản đồ có tỉ lệ xích nhỏ, ghi ra tất cả các lối đi, bụi
rậm, các con dốc và v.v.., thật chi tiết. Vì khách bộ hành cần được thông tin
đầy đủ nhất về con đường mình đã chọn đi, người ấy phải có một tấm bản đồ
thuộc loại như thế. Nhưng nếu muốn lựa chọn một lộ trình, người ấy có thể
được biết nhiều hơn nhờ một tấm bản đồ có tỷ lệ xích lớn, cho thấy cả một
vùng địa lý chi tiết hơn, người ấy sẽ thấy nhiều con đường, nhiều lối tắt nối
liền địa điểm này với địa điểm khác gần hơn. Muốn chuẩn bị sẵn sàng những
người đi bộ cần đến cả hai loại bản đồ vừa kể.
Nếu đời là một cuộc đi bộ thì hàng triệu chữ trong Kinh Thánh là một tấm
bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ, đầy đủ mọi chi tiết; còn Bài Tín Điều các sứ đồ (sở
dĩ gọi như vậy vì bài ấy do các sứ đồ viết ra - mặc dầu có những truyền
thuyết về sau này, họ không hề viết ra bài ấy - mà vì bài Tín Điều ấy dạy các
giáo lý của các sứ đồ) chỉ gần trên dưới một trăm chữ là một tấm bản đồ đã
giản dị hóa con đường bộ qua rất nhiều điều, nhưng có thể giúp bạn chỉ cần
nhìn thoáng cũng đủ biết các điểm chính của niềm tin Cơ Đốc. Tín là tin;
người theo Anh quốc giáo xưa kia thường gọi bài này là Niềm Tin, còn ở thế
kỷ thứ hai, khi Bài Tín Điều xuất hiện lần đầu tiên gần như bài chúng ta có
ngày nay, được gọi là Luật Đạo.
Khi người ta muốn tìm hiểu về Cơ Đốc giáo, tự nhiên những người dẫn dắt
cần hướng dẫn họ nghiên cứu Kinh Thánh đưa họ đến chỗ tin nhận Đấng
Christ hằng sống làm Cứu Chúa của chính mình ngay, làm như thế rất đúng.
Nhưng muốn giải quyết cả hai điều phải nhờ đến Bài Tín Điều với cả hai tư
cách, vừa là phần định hướng sơ khởi về Kinh Thánh, vừa là phần phân tích
đầu tay về các niềm tin làm nền tảng cho đức tin đặt nơi Đấng Christ.
Các niềm tin này được đặt trên nền tảng Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Bài Tín
Điều cho chúng ta biết về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh
Linh để khi đã tìm biết được về cả Ba Ngôi ấy, tức chúng ta đã được kinh
nghiệm. Sách cầu nguyện giáo lý trả lời cho câu hỏi: Bạn học biết được gì từ
Bài tín Điều - tức là “Các điều khoản Niềm Tin của bạn” - như sau:
Thứ nhất: tôi học biết để tin Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, là Đấng tạo ra
tôi và cả thế gian này.
Thứ hai: tin Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đấng đã mua chuộc tôi và
toàn thể nhân loại.
Thứ ba: Tin Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời, Đấng đã thánh hóa tôi và
toàn thể tuyển dân của Đức Chúa Trời”.
Một khi đã học biết được như vậy, người ta không còn xa mấy với nước Đức
Chúa Trời nữa.
“Yếu tính của tri thức một khi đã có rồi, hãy áp dụng nó” không có ở đâu,
công thức trên đây của Khổng Tử lại đúng hơn trong Cơ Đốc giáo, nơi một
khi chân tri thức (trí thức về Đức Chúa Trời chân thật) là sự nhận biết về
Đức Chúa Trời được áp dụng. Hiểu biết về Đức Chúa Trời để áp dụng là
những gì sẽ được nêu ra, trong những phần nghiên cứu tiếp theo.
TÔI TIN ĐỨC CHÚA TRỜI
Khi được hỏi bạn tin gì, nhiều người trả lời chẳng những khác nhau, mà còn
nhiều loại khác nhau nữa. “Tôi tin có Thần Linh” là họ có ý bảo tôi nghĩ là
thần linh có thật. “Tôi tin chủ nghĩa xã hội” - nghĩa là tôi tin rằng các
nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa là công bằng và có lợi. Nhưng điều đó có
nghĩa gì khi toàn thể các hội chúng Anh quốc giáo, các giáo hội theo Luther,
Trưởng lão, Giám lý, Công giáo La mã, và chính thống giáo đều đồng thanh
nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời”? Điều này có ý nghĩa hơn đối tượng để tin
tưởng là thần linh hay xã hội chủ nghĩa rất nhiều.
Tôi có thể tin có thần linh nhưng không cần săn bắt cho được một vị; và có
thể tin vào chủ nghĩa xã hội nhưng không cần phải đầu phiếu cho đảng ấy.
Trong các trường hợp đó, tin chỉ là một vấn đề của trí tuệ. Nhưng Bài Tín
Điều bắt đầu bằng câu “Tôi tin Đức Chúa Trời” được dịch ra từ câu Hi văn
do các trước giả Tân Ước viết, theo nghĩa đen là": “Tôi đang tin cậy vào
Đức Chúa Trời”. Câu này có nghĩa là vượt trên tất cả các niềm tin vào một
chân lý nào đó về Đức Chúa Trời, tôi đang sống bằng mối liên hệ tận hiến
cho Đức Chúa Trời trong sự tin cậy phó thác và kết hợp làm một với Ngài.
Khi tôi nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời” là tôi xưng nhận niềm tin quả quyết
của tôi rằng Đức Chúa Trời đã mời gọi tôi vào sự dấn thân ấy, và công bố
rằng tôi đã chấp nhận lời mời gọi đó.
ĐỨC TIN
Từ ngữ đức tin (faith) là do danh từ Hi văn Pistis của động từ trong câu “tin
nơi” (pisteuo) nói lên ý niệm về lòng tin cậy kết hợp, mạnh hơn là “tin”
(belief) trong khi “tin” (belief) chỉ gợi lên ý kiến suông, thì “đức tin” cho dù
vào một chiếc xe hơi, một thứ thuốc, một người đỡ đầu, một ông bác sĩ,
người bạn đời hay bất luận điều gì bạn có, cũng đều là vấn đề xem người
hay vật đáng tin cậy để bạn phó thác, hiến thân. Điều này cũng đúng với đức
tin bạn đặt nơi Đức Chúa Trời, nhưng còn có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn.
Chính việc đối tượng ban phát hay đòi hỏi xác định trong từng trường hợp,
đức tin dấn thân bao gồm những gì. Chẳng hạn, tôi bày tỏ đức tin vào chiếc
xe hơi của tôi bằng cách trông cậy vào nó đưa tôi tới chỗ này chỗ nọ; tôi có
đức tin vào ông bác sĩ của tôi bằng cách chịu để cho ông ta chữa bệnh cho
tôi. Và tôi bày tỏ đức tin của mình vào Đức Chúa Trời bằng việc sắp mình
xuống trước đòi hỏi của Ngài muốn cai trị và điều khiển mọi việc của tôi,
bằng việc tin nhận Chúa Cứu thế Giê-Xu, Con Ngài làm Chúa và Cứu Chúa
của tôi, và bằng việc trông cậy vào lời hứa của Ngài ban phước cho tôi trong
đời này và cả đời sau nữa. Đây là ý nghĩa của việc đáp ứng những gì Đức
Chúa Trời của Bài Tín Điều ban cho và đòi hỏi.
Có khi đức tin còn được xem ngang hàng với ý thức về “một Đấng ở trên
cao” (hay “siêu vượt” hoặc “ở ngay trung tâm mọi sự") thỉnh thoảng, bằng
cách xâm nhập cõi thiên nhiên, khoa học, đại nghệ thuật, sự “phải lòng”
hoặc bằng bất kỳ cách nào khác, chạm đến tấm lòng những kẻ chai đá nhất
(cho dù họ có quan tâm đến việc ấy hay không lại là một vấn đề khác nhưng
việc ấy vẫn xảy đến với tất cả mọi người - đó là phần việc Đức Chúa Trời).
Nhưng đức tin Cơ Đốc nhân chỉ bắt đầu khi chúng ta đến ra mắt Đức Chúa
Trời, Đấng đã tự bày tỏ mình trong Chúa Cứu thế của Kinh điển, nơi chúng
ta gặp Ngài với tư cách Đấng Tạo Hóa “bảo mọi người trong mọi nơi đều
phải ăn năn” phải tin đến danh Con Ngài là Chúa Cứu thế Giê-Xu...như Ngài
đã truyền dạy ta” (Cong Cv 17:30 IGi1Ga 3:23 đối chiếu GiGa 6:28 và tt).
Đức tin Cơ Đốc nhân có nghĩa là lắng nghe, ghi nhận và làm theo những gì
Đức Chúa Trời phán dạy.
NGHI NGỜ.
Dường như sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh chính là chân
lý và thẩm quyền hiển nhiên, và nói cho cùng tôi cũng tin thật như vậy;
nhưng tôi biết như bạn, các quan niệm đã có sẵn và các định kiến chưa được
đem ra phê phán đều tạo ra nhiều vấn đề cho mọi người chúng ta, và nhiều
người có những nghi ngờ những thắc mắc sâu xa về các thành tố trong một
bài giảng Kinh Thánh. Những nghi ngờ đó liên hệ với đức tin như thế nào?
Vậy, nghi ngờ là gì? Đó là một tình trạng “phân tâm” theo quan niệm của
Giacơ (Gia Gc 1:6-8), và nó có cả bên trong lẫn bên ngoài đức tin. Trong
trường hợp trước, đức tin bị nhiễm độc, bệnh hoạn, không còn dùng được
nữa; ở trường hợp sau, nó thuộc về một cuộc chiến đấu, hoặc là hướng về
đứa tin, hoặc xa lìa một Đức Chúa Trời được cảm thấy là muốn lấn át và đòi
hỏi điều ta không bằng lòng đáp ứng. Trong quyển tự thuật tiểu sử thuộc linh
của C.S.Lewis nhan đề Kinh ngạc vì niềm vui (Suprised by Joy), bạn có thể
quan sát thấy cả hai động cơ thúc đẩy liên tục đó.
Trong những mối nghi ngờ của mình, chúng ta vẫn tưởng mình thành thật,
và chắc chắn cũng cố gắng để tỏ ra thành thật. Nhưng sự thành thật hoàn
toàn vượt khỏi tầm tay chúng ta khi còn sống trên đời này, và việc không
thừa nhận mình không sẵn sàng tin vào lời Đức Chúa Trời về việc này việc
nọ, dầu được cho là suy diễn việc học hỏi nghiên cứu, hay sợ bị chê cười
hoặc do quá muốn hay do bất cứ một động cơ thúc đẩy nào khác, đều thường
ẩn bên dưới mối nghi ngờ của một người về khoản mục này hay một khoản
khác của đức tin. Khi hồi tưởng các sự việc nhiều lần, sẽ thấy rõ ràng, tuy
ngay lúc ấy chúng ta chưa thấy được.
Làm sao để giúp đỡ những người nghi ngờ? Trước hết? bằng cách giải thích
lãnh vực có vấn đề (vì nghi ngờ thường nảy sinh do hiểu lầm); thứ hai, bằng
cách trình bày tính cách hữu lý của niềm tin Cơ Đốc giáo về điểm đó, và các
nền tảng để chấp nhận (vì các niềm tin Cơ Đốc nhân tuy có siêu lý (vượt trên
lý trí) vẫn không hề chống lại, phản lại lý trí, lẽ phải); thứ ba, bằng cách tìm
xem điều gì đã nảy sinh nghi ngờ (vì sự nghi ngờ không do lý trí thúc đẩy,
và những điều chưa rõ về Cơ Đốc giáo chẳng có gì khác hơn kẻ nghi ngờ ý
thức được việc thích hay không thích, bị chạm tự ái, thái độ tự tôn xã hội, trí
thức và văn hóa.
CÁ NHÂN.
Trong giờ thờ phượng, Bài Tín Điều được đọc chung, nhưng mấy lời mở đầu
là: “Tôi (chớ không phải “chúng tôi") tin”; mỗi người thờ phượng tự nói lên
câu ấy cho riêng mình. Như thế, người ấy tự công bố triết lý nhân sinh của
mình đồng thời chứng thực cho hạnh phúc của mình: người ấy được nằm
trong tay của Đức Chúa Trời là nơi người ấy rất vui mừng, và khi nói “Tôi
tin” đó là một hành động ca ngợi tán tụng và cảm tạ của chính mình. Thật ra,
đọc được Bài Tín Điều là cả một việc quan trọng.
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Đức tin biến thành hành động: RoRm 4:1-25 HeDt 11:1-40 Mac Mc 5:25-34
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN.
1. Nghĩa chính của “đức tin” (Hi văn pitis) là gì?
2. Chữ “Tôi” mở đầu Bài Tín Điều quan trọng như thế nào?
3. Những mối nghi ngờ đối với Cơ Đốc giáo của bạn và người khác mà bạn
phải giải quyết là gì? Theo bạn nghĩ, phương pháp giải quyết của tác giả
sách này có đầy đủ không?
ĐỨC CHÚA TRỜI - ĐẤNG TÔI TIN
Khi chúng ta đứng giữa Hội Thánh và nói rằng: “Tôi tin Đức Chúa Trời”,
điều đó có nghĩa gì? Khi nói như vậy, phải chăng chúng ta cũng chỉ đồng
thanh với người Do thái, người Hồi giáo và nhiều người chống vô thần chủ
nghĩa khác để tuyên bố có một Đức Chúa Trời (Thượng đế, Thần) phân biệt
với chẳng có Đức Chúa Trời (Thượng đế, Thần) nào cả? Không, chúng ta
vượt xa điều đó. Chúng ta đang xưng nhận đức tin nơi Đức Chúa Trời của
chính Bài Tín Điều là Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo, là Đấng Tạo Hóa
Tối Cao mà “danh theo Cơ Đốc giáo” của Ngài - theo như Karl Barth gọi -
là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Nếu đó không phải là
Đức Chúa Trời Đấng chúng ta tin, chúng ta sẽ chẳng bận tâm đọc Bài Tín
Điều làm gì.
THẦN TƯỢNG
Chúng ta phải phân biệt điểm này. Ý niệm hiện đại cho rằng điểm phân biệt
quan trọng là giữa những người nói “Tôi tin Đức Chúa Trời” theo một ý
nghĩa nào đó, với những kẻ không chịu nói như vậy theo một ý nghĩa nào
đó. Người ta xem vô thần chủ nghĩa mới là kẻ thù của mình, còn ngoại giáo
thì không, và người ta quyết đoán chỗ khác nhau giữa đạo (đức tin) này với
đạo (đức tin) nọ thì là thứ yếu. Nhưng trong Kinh Thánh, điểm phân biệt rõ
ràng là giữa người tin Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo với những kẻ phục
vụ các thần tượng - tức là các “thần” đó là hình tượng dầu bằng kim khí hay
chỉ có trong tinh thần, đều không thể so sánh được với Đấng Tạo Hóa tự-
bày-tỏ-mình. Cho nên mong rằng số người đọc “Tôi tin Đức Chúa Trời”,
trong nhà thờ mỗi Chúa nhật cũng biết rõ điều họ thật sự muốn nói lên có
nghĩa là “Tôi không tin thần tượng (god, idod) cũng là Đức Chúa Trời” nữa.
DANH NGÀI
Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã mặc khải, tự bày tỏ mình,
tự xác lập “lai lịch” của mình (theo như cách người ta vẫn hay nói) bằng
cách nói cho chúng ta biết “danh” Ngài. “Danh” này xuất hiện ở ba chỗ.
Thứ nhất , Đức Chúa Trời xưng “tên riêng” của Ngài là GIÊ-HÔ-VA (hay
Jahweh như các học giả ngày nay thích gọi) cho Môise tại bụi gai cháy
(XuXh 3:13 và tt; cũng xem 6:3). Tên này có nghĩa là “Ta tự hữu” hoặc “Ta
hằng hữu” (xem bản RSV, cả văn bản chính lẫn ghi chú bên lề). Nó công bố
toàn tính năng của Đức Chúa Trời: Con người không thể nào che giấu sự
thực hữu của Ngài, cũng không thể ngăn chặn được đều Ngài muốn làm.
Các dịch giả bản Authorized Version (AV) có lý khi dịch danh này là
CHÚA (LORD). Bài Tín Điều nhấn mạnh tiếng vang ấy khi nói rằng Đức
Chúa Trời Toàn năng là Cha.
Thứ hai , Đức Chúa Trời “công bố danh Đức Giêhôva” cho Môise để nhấn
mạnh mỹ đức của Ngài - Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận,
đầy dẫy ân huệ và thành thật, ban ơn đến ngàn đời, xá đều gian ác, tội trọng
và tội lỗi; nhưng chẳng kể có tội là vô tội...” (XuXh 34:5-7). Danh này - bạn
có thể thấy có một phần mô tả bằng mặc khải - tiết lộ cả bản tính lẫn vai trò
của Đức Chúa Trời. Đây là một lời công bố tiếng vang của nó xuyên suốt
Kinh Thánh (xem XuXh 20:5 và tt; Dan Ds 14:18 IISu 2Sb 30:9 NeNe 1:5
9:17,32 Thi Tv 86:5,15 103:8-18 111:4-9 112:4 116:5 145:8,17,20 Gio Ge
2:13 Gion Gn 4:2 RoRm 2:2-6), và tất cả các hành động của Đức Chúa Trời
Kinh điển ghi lại đều xác nhận và minh họa cho chân lý đó. Cần lưu ý khi
Giăng nhấn mạnh hai phương diện đặc tính của Đức Chúa Trời bằng cách
bảo rằng Ngài vừa là ánh sáng vừa là tình yêu thương (IGi1Ga 1:5 4:8) -
không phải tình thương không có sự công chính và thuần khiết, cũng không
phải sự chánh trực không có lòng nhơn từ
thương xót, nhưng là tình yêu thương thánh khiết và sự thánh khiết đầy yêu
thương, mỗi mỹ đức ấy đạt tới cấp bậc cao nhất - mỗi lời phát biểu tóm tắt
những gì ông đã học hỏi với Chúa Giê-Xu về Đức Chúa Trời.
BA NGÔI HIỆP MỘT
Thứ ba , Con Đức Chúa Trời dạy các môn đệ Ngài làm phép Báp-tem “nhơn
danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh” (Mat Mt 8:19).
Cần lưu ý danh số ít chớ không phải số nhiều. Ba Ngôi hiệp một chỉ là một
Đức Chúa Trời. Ở đây, chúng ta gặp chân lý khó hiểu trong tất cả các chân
lý về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, ba phân đoạn của Bài Tín Điều ("Đức Chúa
Cha...Con độc sanh của Ngài...Đức Thánh Linh") cũng làm chứng cho.
Chúng ta phải làm gì đối với chân lý ấy? Ngay chính nó, ba-ngôi-hiệp-một
đã là một huyền diệu, một sự kiện siêu vượt trí hiểu của chúng ta không thấu
đạt nổi (đối với các thực tại khác của Đức Chúa Trời cũng vậy, tính cách
vĩnh hằng, vô hạn, vô sở bất tri và quyền năng kiểm soát thần hựu các hành
động tự do của chúng ta; tất nhiên, mọi chân lý về Đức Chúa Trời đều vượt
khỏi khả năng lãnh hội của chúng ta, hoặc ít hoặc nhiều). Làm thế nào một
Đức Chúa Trời đời đời,đổi dời ở số ít và số nhiều; làm thế nào cả Đức Chúa
Cha, Đức Chúa Con lẫn Đức Thánh Linh đều phân biệt nhau về thân vị
(personally) nhưng thiết yếu vẫn là một (cho nên phái Tam thần (tritheism)
mới tin vào ba vị thần không phải là một, và phái nhất thần (Unitarianism)
lại tin vào Đức Chúa Trời duy nhất chớ không phải là ba, đều sai lầm cả), là
điều vượt quá điều chúng ta có thể biết, vượt trên mọi nỗ lực nhằm “giải
thích” khi người ta muốn bác bỏ một huyền diệu bằng cách lý luận thay vì
chấp nhận nó căn cứ theo
Kinh Thánh, nhất định người ta sẽ ngụy tạo, biến nó thành tà giáo. Ở đây
cũng như ở bất kỳ chỗ nào khác, Đức Chúa Trời của chúng ta quá vĩ đại đối
với tâm trí nhỏ bé, hẹp hòi của các tạo vật của Ngài.
Nhưng các sử kiện làm nền tảng cho đức tin Cơ Đốc giáo - một người là
Đức Chúa Con cầu nguyện với Cha mình và hứa rằng mình với Cha mình sẽ
phái một “Đấng Yên ủi khác” đến để tiếp tục thiên chức của mình - và
những sự kiện phổ quát về từng trải tận hiến của các Cơ Đốc nhân là thờ
phượng một Đức Chúa Cha phía trên mình, nhận biết sự thông công với Con
Đức Chúa Trời bên cạnh mình, cả hai việc đều do sự thúc giục của Đức
Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời bên trong mình - tất cả đều chỉ ra, không
tránh né vào đâu được, tính cách thiết yếu của Ba Ngôi Đức Chúa Trời Hiệp
Một. Đó là công tác hoạt động của Ba Ngôi Đức Chúa Trời để cứu chuộc
chúng ta: Đức Chúa Cha thiết kế, Đức Chúa Con cung cấp, và Đức Thánh
Linh ứng dụng sự cứu chuộc. Nhiều đoạn Kinh Thánh đã làm chứng cho
việc này, chẳng hạn hãy đọc RoRm 8:1-17 IICo 2Cr 13:14 Eph Ep 1:3-14
IITe 2Tx 2:13 và tt; IPhi 1Pr 1:2. Khi chúng ta phân tích phúc âm của Chúa
Cứu thế , chân lý của Đức Chúa Trời Ba Ngôi được chứng minh là nền tảng
và là phần nòng
cốt của phúc âm.
Chỉ do công lao của ân điển tập trung vào sự nhập thể mới khiến Đức Chúa
Trời duy nhất được nhìn thấy là nhiều người. Cho nên chẳng có gì để ngạc
nhiên nếu những người không tin vào công lao của ân điển cũng nghi ngờ
chân lý về Ba Ngôi Đức Chúa Trời nữa.
Nhưng đó chính là Đức Chúa Trời của Bài Tín Điều. Vậy phải chăng đó
chính là Đức Chúa Trời chúng ta đang thờ phượng? Hay cả chúng ta nữa,
cũng trở thành các nạn nhân của việc thờ lạy thần tượng?
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Đức Chúa Trời tự bày tỏ mình (mặc khải): GiGa 1:1-18.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Tác giả ngụ ý gì khi nói: “Nhưng trong Kinh Thánh, điểm phân biệt rõ
ràng nhất vẫn là giữa những người tin Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo, với
những kẻ phục vụ các thần tượng” Bạn đồng ý hay không đồng ý? Tại sao?
2. Ý nghĩa căn bản tên Đức Giêhôva của Đức Chúa Trời là gì? Tên ấy nói gì
với chúng ta về Ngài?
3. Tại sao Chúa Cứu thế lại dạy các môn đệ Ngài “nhơn danh (số ít) Đức
Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh” mà làm phép Báp-tem?
CHA TOÀN NĂNG
Người tín đồ Anh quốc giáo thờ phượng Chúa thường cầu nguyện vế đầu
tiên của bài Tín Điều trước khi xưng nhận điều đó, vì “Toàn Năng và thường
phải là Cha nhơn từ” là câu nói đầu tiên của hội chúng khi đọc Bài Cầu
Nguyện buổi sáng và Bài Cầu Nguyện buổi chiều. Trong bất luận buổi nhóm
nào của một giáo phái có sử dụng Bài Tín Điều, dường như Đức Chúa Trời
là Cha vẫn được tôn vinh bằng thánh ca trước khi đọc Bài Tín Điều, vì đây
là một chủ đề mà bản năng của các tác giả viết thánh ca luôn luôn đề cao.
Nhưng chúng ta phải hiểu việc đó như thế nào?
CÔNG CUỘC SÁNG TẠO
Rõ ràng khi Bài Tín Điều đề cập “Đức Chúa Trời là Cha Toàn Năng (theo
bản Anh văn), Đấng dựng nên trời đất”, bài tín điều nhìn ngay vào sự kiện
chúng ta và muôn loài vạn vật đều trông cậy vào Đức Chúa Trời với tư cách
Đấng Tạo Hóa để tồn tại, từng phút từng giây. Vậy gọi công lao sáng tạo là
tình phụ tử không hề sai Kinh Thánh: nó được vang lên trong Cựu Ước, sách
MaMl 2:10: “Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một Cha sao? Chẳng
phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?” và trong Tân
Ước, sách Cong Cv 17:28, khi Phaolô truyền giảng tại A-thên đã trích dẫn
lời một thi sĩ Hy lạp mà ông đồng ý: “Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài”.
Nhưng cả hai lần trích dẫn đều từ những khúc sách đề cập lời đe dọa đoán
phạt của Đức Chúa Trời, và bài truyền giảng Phúc âm của Phaolô tại A-thên
vạch ra rất rõ ràng tuy mối liên hệ về dòng dõi hàm ý bó buộc phải tìm cầu,
thờ phượng và vâng lời Đức Chúa Trời, để con người phải trả lời cho Ngài
vào ngày tận thế, không hề ngụ ý sẽ ban ơn hay vui nhận khi con người
không ăn năn tội lỗi của quá khứ về đức tin vào Chúa Cứu thế (xin đọc các
bài giảng các câu 17:22-31)
Có một số người nhấn mạnh đến mối liên hệ Cha Con phổ quát của Đức
Chúa Trời với loài người, thường xem việc ấy như ngụ ý tất cả mọi người
đang và sẽ luôn luôn ở trong tình trạng được cứu rỗi, nhưng đó không phải
là quan điểm của Kinh Thánh. Phaolô bảo rằng những kẻ cho rằng “lời giảng
về thập tự là điên dại” là “những người hư mất” (ICo1Cr 1:18), và cảnh cáo
những kẻ “không ăn năn” là “tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh
nộ” (RoRm 2:25), cho dù họ là dòng dõi của Đức Chúa Trời tới đâu đi chăng
nữa.
Bài
CHA VÀ CON
Thật vậy, khi Tân Ước đề cập Đức Chúa Trời là Cha, không hề ám chỉ việc
sáng tạo, mà đề cập hai mối liên hệ thiết thân hơn. Thứ nhất là đời sống bên
trong của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Bên trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đời
đời có mối liên hệ giữa Cha và Con. Trên đất này, Đức Chúa Con gọi Đấng
mà mình phục vụ là “Cha tôi” và gọi Ngài là A-ba - từ ngữ A-ram tương
đồng với Cha đáng kính - khi cầu nguyện.
Chính Chúa Giê-Xu từng tuyên bố mối liên hệ đó có nghĩa gì. Một mặt, Đức
Chúa Con yêu thương Đức Chúa Cha (GiGa 14:21), bao giờ cũng làm đẹp
lòng Đức Chúa Cha (8:29). Ngài không hề đi trước, mà luôn luôn lệ thuộc sự
hướng dẫn của Đức Chúa Cha từng phút từng giây (5:19, 30), nhưng sự kiên
trì vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Cha là do chính Ngài. “Lạy Cha...song
không theo ý muốn Con mà theo ý muốn Cha...xin ý Ngài được nên” (Mat
Mt 26:39,42). “Ta há chẳng uống chén mà Cha đã ban cho ta uống sao?”
(GiGa 18:11).
Mặt khác Đức Chúa Cha yêu thương Đức Chúa Con (GiGa 3:35 5:20), đề
cao Ngài bằng cách ban sự vinh hiển và cho Ngài làm nhiều việc vĩ đại
(5:20-30 10:17 17:3-26). Ban sự sống và thi hành sự phán xét là hai nhiệm
vụ song sinh đã được phó thác cho Ngài, “đặng ai nấy đều tôn kính Con”
(5:23).
Tình phụ tử của Đức Chúa Cha đối với Con đời đời của Ngài vừa là nguyên
mẫu của mối liên hệ ân điển giữa Ngài với dân Ngài vừa là khuôn mẫu do đó
mà có tình phụ tử Đức Chúa Trời đã tạo ra trong các gia đình loài người.
Phaolô đề cập “Đức Chúa Trời là Cha Chúa Cứu thế Giê-Xu chúng ta” là
“Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều đặt tên” (Eph Ep 1:3 3:14 và tt).
Bằng chính quy chế nội bộ gia đình của loài người phản ảnh mối liên hệ
giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con phải bộc lộ một tình yêu thương
tương ứng với tình yêu thương nhau giữa Cha và Con trong Ba Ngôi Đức
Chúa Trời.
CON THỪA NHẬN
Mối liên hệ thứ hai Tân Ước đề cập Đức Chúa Trời là Cha, liên việc với việc
người tín hữu là tội nhân tin Chúa được thừa nhận vào sinh hoạt với gia đình
Đức Chúa Trời. Đây là một ân điển siêu nhiên, kết hợp với việc xưng công
bình và sự tái sanh, được Đức Chúa Trời ban cho vô điều kiện (không phải
trả giá gì cả_ và được tiếp nhận bằng việc lấy đức tin, hạ mình xuống, tin
nhận Chúa Cứu thế Giê-Xu làm Cứu Chúa và là Chúa, là Chủ “Nhưng hễ ai
đã nhận Ngài (tin nhận Ngài), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái
Đức Chúa Trời...là những kẻ sanh bởi Đức Chúa Trời vậy” (Gia Gc 1:12 và
tt). Bức thông điệp Chúa Giê-Xu gởi cho các môn đệ Ngài lúc từ kẻ chết
sống lại là : “Ta lên cùng Cha ta và Đức Chúa Trời các ngươi” (GiGa
20:17). Là môn đệ Ngài, họ thuộc về gia đình; lẽ dĩ nhiên, theo chính câu nói
đó Chúa Giê-Xu đã gọi họ là anh em ta. Tất cả những ai đã được Ngài cứu,
đều là anh em Ngài.
Khi Cơ Đốc nhân đọc vế đầu tiên của Bài tín Điều, người ấy xưng nhận
Đấng Tạo Hóa mình cả bằng Cha mình lẫn là chính Cha mình qua Chúa Cứu
thế Giê-Xu - một người Cha hiện yêu thương mình chẳng kém gì Ngài yêu
thương chính con độc sanh của Ngài. Đây quả thật là một lời xưng nhận kỳ
diệu mà chúng ta có thể nói lên.
TOÀN NĂNG
Đức Chúa Trời là Cha “toàn năng” - nghĩa là Ngài có thể làm được tất cả
những gì Ngài muốn. Ngài muốn gì cho các con Ngài? Đáp: muốn họ được
chung hưởng mọi sự với Ngài. Các tín hữu chính là “kẻ kế tự Đức Chúa Trời
và là kẻ đồng kế tự với Chúa Cứu thế , miễn chúng ta đều chịu đau đớn với
Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài” (RoRm 8:17). Chúng ta sẽ
phải chịu đau đớn, nhưng chúng ta sẽ không mất phần vinh hiển: Cha toàn
năng sẽ lo việc đó. Đáng chúc tụng danh Ngài.
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Chúng ta được thừa nhận trong Chúa Cứu thế : Eph Ep 1:3-14 GaGl 4:1-7.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN.
1. Câu “chúng ta cũng là dòng dõi Ngài” nói gì về tình phụ tử của Đức Chúa
Trời? câu ấy loại ra những gì?
2. Đức Chúa Trời là Cha được nhìn thấy như thế nào trong Ba Ngôi Đức
Chúa Trời?
3. Tại sao Chúa Giê-Xu gọi các Cơ Đốc nhân là “anh em” Ngài?
TOÀN NĂNG
Bài Tín Điều công bố đức tin vào Đức Chúa Trời là Cha toàn năng. Hình
dung từ này có quan trọng không? Có, rất quan trọng. Nó cho thấy sự kiện
căn bản trong Kinh Thánh, ấy là Đức Chúa Trời là Chúa, là Vua, là Đấng vô
sở bất năng đang trị vì thế giới của Ngài. Hãy chú ý niềm vui lớn về sự cầm
quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã được các Thi thiên (chẳng hạn như) Thi
Tv 93:1-5, 96:1-13, 97:1-12, 99:1-5 và 103:1-22 công bố và ca tụng. Người
ta đem việc cầm quyền tể trị của Đức Chúa Trời làm một chủ đề tranh luận,
phản bác; nhưng trong Kinh Thánh, đó là vấn đề quan trọng để mọi người
phải thờ phượng Ngài.
Bạn cần biết rằng sẽ không thể nào hiểu đúng được về bất kỳ một điểm nào
các đường lối của Đức Chúa Trời trước khi bạn nhìn nó dưới ánh sáng của
quyền tể trị của Ngài. Chắc cũng vì thế Bài Tín Điều đã dùng ngay cơ hội
đầu tiên để công bố điều đó, qua đó hâm nóng tấm lòng tin tưởng, đây không
phải là một chân lý để tâm trí chúng ta lãnh hội cách dễ dàng, và có một số
vấn đề đã nảy sinh.
ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG LÀM ĐƯỢC
Thứ nhất, phải chăng vô sở bất năng có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể làm
được bất kỳ việc gì không? Không, ý nghĩa của nó không phải như vậy. Có
rất nhiều điều Đức Chúa Trời không thể làm được. Ngài không thể làm
những điều tự-mâu-thuẫn-với-chính-mình hay vô nghĩa, như biến hình tròn
thành hình vuông. Ngài cũng không thể (và đây là điều tối quan trọng) hành
động trái với đặc tính của Ngài. Đặc tính đạo đức trọn vẹn của Ngài không
thể tự phủ nhận mình. Ngài không thể hành động bất thường, thiếu tình
thương, tùy tiện, bất công, hay tiền hậu bất nhất. Cũng như Ngài không thể
tha tội mà không đòi hỏi giá chuộc, vì làm như vậy không phải, không đúng,
không công chính, Ngài cũng không thể không “thành tín và công bình” để
tha tội cho những ai lấy đức tin xưng chúng ra, và không thể không giữ đúng
tất cả các lời hứa của mình, vì nếu không làm như vậy ở đây, Ngài cũng
không phải , không đúng, không công chính nữa. Không ổn định, chao đảo
không quyết liệt và không đáng tin cậy về phương diện luân lý đạo đức là
những dấu hiệu của sự yếu đuối chớ không phải là của sức mạnh; nhưng
Đức Chúa Trời vô sở bất năng là sức mạnh tối cao, khiến Ngài không thể lao
mình vào những bất toàn vừa kể.
Ở phương diện tích cực, tuy có nhiều việc Đức Chúa Trời thánh khiết, khôn
ngoan không thể muốn làm, nhưng tất cả những gì Ngài đã muốn, đã định
làm, Ngài đều thực hiện cả. “Điều nào đẹp ý Đức Giêhôva làm, Ngài bèn
làm điều ấy” (Thi Tv 135:6). Như khi định tạo dựng thế gian này , “Ngài
phán thì việc liền có” (Thi Tv 33:9 xem SaSt 1:1-31), đối với việc khác mà
Ngài muốn cũng vậy. Với loài người từ nói đến làm là cả một trời một vực,
nhưng với Ngài không phải như vậy.
Ý CHÍ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI.
Thứ hai, phải chăng quyền năng thực hiện các chủ đích của Đức Chúa Trời
hạn chế ý chí tự do của loài người? Không. Khả năng chọn lựa tự phát và có
trách nhiệm của con người là việc do Đức Chúa Trời tạo ra, một phương
diện huyền nhiệm của bản tính con người thọ tạo, và quyền năng của Đức
Chúa Trời để hoàn thành các chủ đích của Ngài không hề bị bất cứ việc gì
do Ngài tạo ra hạn chế cả. Như Ngài đã thực hiện ý chỉ Ngài qua việc vận
dụng điều hành vật lý làm sao, cũng vậy, Ngài cũng vận dụng cơ cấu tâm lý
của chúng ta để thực hiện ý chỉ Ngài. Không có trường hợp nào tính trung
thực của vật thọ tạo bị cưỡng chế và người ta luôn luôn có thể “giải thích”
được mọi việc xảy ra (ngoại trừ một số phép lạ) không cần phải viện dẫn
quyền cai trị của Đức Chúa Trời. Nhưng trong tất cả các trường hợp, Đức
Chúa Trời chỉ cần truyền lịnh, mọi việc đều xảy ra.
Cho nên Đức Chúa Trời không cần phải xâm phạm bản tính của các thực tại
thọ tạo hay thu hẹp hoạt động của con người cho ngay hàng với cấp bậc
người máy, Ngài vẫn “làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán (Ngài)” (Eph Ep
1:11)
Nhưng chắc chắn trong trường hợp đó, phải chăng chúng ta nghĩ rằng ý chí
tự do của mình sẽ chỉ là ảo tưởng, không có thật? Điều đó tùy thuộc điều bạn
muốn nói. Nếu chúng ta nghĩ ý chí chúng ta được tự do nếu hành động ngoài
Đức Chúa Trời, chắc chắn điều đó chỉ là ảo tưởng. Nhưng ý chí tự do theo
nghĩa “kẻ thừa hành tự do” như các thần học gia đã định nghĩa - nghĩa là
phần năng lực tự phát, tự quyết để chọn lựa như đã được đề cập ở phần trên -
có thật. Nó có thật như một sự kiện sáng tạo, một góc cạnh của nhân tính
chúng ta y như mọi vật thọ tạo có trong Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời
nâng đỡ và cầm quyền tể trị trên mọi vật như thế nào để khỏi cưỡng chế tất
cả, đó là bí quyết của Ngài; nhưng Ngài đã làm như vậy là điều chắc chắn,
căn cứ cả vào chính kinh nghiệm chúng ta ý thức trong việc quyết định và
hành động “hoàn toàn theo ý chí tự do của mình”, lẫn căn cứ vào điều nhấn
mạnh trang trọng của Kinh Thánh, rằng chúng ta phải trả lời trước mặt Đức
Chúa Trời về các
hành động của mình, chính vì theo ý nghĩa luân lý đạo đức, chúng quả thật
là của riêng chúng ta.
ĐIỀU ÁC BỊ CHẾ PHỤC
Thứ ba, phải chăng sự hiện hữu của điều ác - những xấu xa đạo đức, sự đau
khổ vô ích, và điều tốt điều thiện bị phung phí gợi ý rằng Đức Chúa Trời
không phải là Cha toàn năng? - vì chắc chắn Ngài phải cắt hết mọi điều đó
đi, nếu Ngài có thể làm được? Vâng, Ngài sẽ làm, và Ngài đang làm việc ấy!
Qua Chúa Cứu thế, những con người xấu xa như bạn với tôi đã được khiến
nên tốt lành; những thân thể mới mẻ hoàn toàn được giải phóng khỏi đau
khổ bệnh tật đang được hình thành, đồng thời, có cả việc tái tạo cả vũ trụ
nữa; và Phaolô bảo đảm rằng: “Những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so
sánh được với sự vinh hiển hầu đến sẽ được bày tỏ ra trong chúng ta”
(RoRm 8:18 đối chiếu 19:23). Nếu Đức Chúa Trời có vận hành chậm hơn
điều chúng ta muốn trong việc quét sạch điều ác khỏi thế gian này để đưa
vào một trật tự mới, chúng ta hãy tin quyết rằng vì Ngài muốn mở rộng chủ
đích đầy ân điển Ngài để đưa thêm vào đó càng nhiều nạn nhân của thế gian
xấu xa gian ác này hơn nữa, bằng không Ngài đã
làm xong xuôi tất cả mọi việc rồi! (Hãy nghiên cứu IIPhi 2Pr 3:3-10, nhất là
mấy câu 8 và tt).
TIN LÀNH
Chân lý về Đức Chúa Trời toàn năng trong công cuộc sáng tạo trời đất muôn
vật, trong quyền năng thần hựu và trong ân điển, là nền tảng cho tất cả lòng
tin cậy, sự bình an, sự vui mừng của chúng ta trong Đức Chúa Trời, và là sự
bảo đảm cho mọi hy vọng cho chúng ta về những lời cầu nguyện của mình
sẽ được nhậm, được bảo vệ trong hiện tại, và được sự cứu rỗi cuối cùng.
Điều đó có nghĩa rằng số mạng, các ngôi sao, sự may rủi mù quáng, sự điên
dại của loài người, sự quỉ quyệt của Sa tan không hề điều khiển, kiểm soát
thế gian này; trái lại, chính Đức Chúa Trời trọn vẹn về phương diện đạo đức
đang cai trị nó, và chẳng có gì có thể truất ngôi Ngài, hay lũng đoạn được
các chủ đích do tình yêu thương của Ngài: và nếu tôi đã thuộc về Chúa Cứu
thế, thì:
Tôi có một Đấng bảo vệ tể trị, Ngài vô hình, nhưng đời đời vẫn ở gần thành
tín bất biến để giải cứu, Toàn năng để cai trị và truyền lịnh...Nếu Ngài là Cái
Khiên và Mặt Trời của tôi, thì đêm không còn tối tăm cho tôi nữa, và các
khoảnh khắc của đời tôi càng qua nhanh, chúng càng đưa tôi đến gần hơn
với Ngài. Phải chăng đó là Tin Lành? Vâng, Tin Lành tốt nhất trên đời!
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị: SaSt 50:15-26 Thi Tv 93:1-5 Cong Cv
4:23-31.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Toàn năng có nghĩa gì? Tại sao tin rằng Đức Chúa Tròi toàn năng là điều
vô cùng quan trọng? nếu có thì theo ý nghĩa nào, quả thật có một số sự việc
cả quyền vô sở bất năng cũng không thể làm được?
2. Ý chí tự do của loài người có hạn chế quyền năng của Đức Chúa Trời
không? Tại sao có và tại sao không?
ĐẤNG TẠO HÓA TRỜI VÀ ĐẤT
Kinh Thánh được bắt đầu bằng câu: “Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời
đất” ("Trời đất” là cách nói của Kinh Thánh để chỉ “mọi vật đang có").
Người ta có thể tranh luận về vấn đề hai chương 1 và 2 của sách Sáng thế ký
đã đề cập nhiều (hay ít) phương pháp sáng tạo - thí dụ hai chương ấy có loại
bỏ cái ý niệm về các cơ cấu vật chất có tiến hóa qua nhiều giai đoạn tính
bằng nhiều ngàn năm hay không: Tuy nhiên, rõ ràng mục đích chính của hai
chương sách ấy không nhằm cho chúng ta biết thế gian này đã được tạo
dựng như thế nào, nhưng cho chúng ta biết ai đã tạo dựng nó.
GIỚI THIỆU NHÀ NGHỆ SĨ
Có một chương kết thúc một trong những câu chuyện trinh thám của
Dorothy Sayers có nhan đề: “Khi bạn biết cách để nhận biết ai”. Tuy nhiên,
hai chương 1 và 2 của Sáng thế ký chỉ cho chúng ta biết ai mà không đưa ra
những câu trả lời cho cách làm thế nào. Ngày nay, có thể có người cho rằng
đó là một khuyết điểm, nhưng trong viễn ảnh lịch sử mối bận tâm có tính
cách “khoa học” hiện nay của chúng ta đối với câu hỏi là cách nào, làm thế
nào chớ không phải là ai, tự nó có vẻ đã rất cổ lỗ lắm rồi. Thay vì chê trách
các chương sách ấy chẳng có gì để bồi bổ cho mối bận tâm rất thế gian của
mình, đáng lẽ chúng ta phải thấy ở đó lời trách cứ cần thiết đối với sự đam
mê lệch lạc của chúng ta là chỉ muốn biết về cõi thiên nhiên chẳng cần xét
xem điều quan trọng nhất, tức là tìm biết Đấng Tạo Hóa cõi thiên nhiên.
Bức thông điệp hai chương sách ấy rao truyền cho chúng ta là: “Bạn đã thấy
biển, thấy trời, thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao? Bạn đã nhìn những
con chim, con cá? Bạn đã quan sát phong cảnh, thảm thực vật, các loài thú,
côn trùng, mọi sự từ lớn tới nhỏ? Bạn đã ngạc nhiên về tính cách phức tạp
kỳ diệu của con người; với tất cả năng lực; tài ba, các tình cảm sâu xa có
tính cách lôi cuốn, hấp dẫn, tình cảm giữa người nam và người nữ với nhau?
Thật là kỳ lạ, phải không thưa bạn? Vậy, bây giờ, bạn hãy chuẩn bị gặp
Đấng đang ẩn đàng sau tất cả điều đó!”. Cũng như có người bảo với bạn
rằng: Bây giờ, sau khi bạn đã được thưởng thức các công trình nghệ thuật
đó, bạn phải bắt tay nhà nghệ sĩ; bạn đã xúc động sâu xa vì bản nhạc, chúng
tôi xin giới thiệu nhạc sĩ đã soạn bản nhạc ấy. Chính vì muốn chúng ta thấy
Đấng Tạo Hóa chớ không phải công trình sáng tạo trời đất muôn vật, dạy
cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời chớ không dạy khoa học vật lý, nên
Sáng thế ký chương 1 và 2,
cùng với những bài ca tụng công cuộc sáng tạo, như Thi thiên 104 và Gióp
38-41 đã được viết.
Trong việc sáng tạo, Đức Chúa Trời là thợ thủ công lành nghề, và còn hơn
thế nữa. Người thợ thủ công tác tạo từ vật liệu có sẵn, và bị nó hạn chế
mình, nhưng trước khi Đức Chúa Trời phán: “Phải có...” thì chưa có vật liệu
nào tồn tại cả. Để nói về điều này, các thần học gia gọi đây là “sự sáng tạo từ
hư vô”, không có nghĩa rằng hư vô cũng là một cái gì có(!), nhưng hàm ý
khi sáng tạo Đức Chúa Trời hoàn toàn tự do và không hề bị hạn chế, và
chẳng có gì quyết định hay phác họa, hình dung trước điều Ngài sắp cho ra
đời, trừ ra chính điều mà Ngài nghĩ nó phải như thế nào.
ĐẤNG TẠO HÓA VÀ LOÀI THỌ TẠO
Sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hóa với loài thọ tạo là nền tảng của quan điểm
về quyền làm và chưa làm chủ của Đức Chúa Trời trong sự sắp xếp thần hựu
và ban ân điển, và lẽ tất nhiên cũng là tất cả mọi tư tưởng về Đức Chúa Trời
và loài người. Chính vì thế nó được ghi trong Bài Tín Điều. Tầm quan trọng
của nó ít nhất cũng gồm ba phương diện:
Thứ nhất , nó ngăn chặn sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã
tạo nên chúng ta theo hình tượng Ngài nhưng chúng ta lại có khuynh hướng
muốn nghĩ về Ngài theo như hình tượng của chúng ta! ("Con người tạo ra
Thượng đế theo hình tượng của chính nó” là một câu nói đùa của Voltaire,
chớ không phải là một câu nói đúng). Nhưng sự phân biệt giữa Đấng Tạo
Hóa với loài thọ tạo nhắc nhở chúng ta Đức Chúa Trời không hề lệ thuộc
chúng ta như chúng ta bị lệ thuộc vào Ngài; cũng không hề hiện hữu do ý
muốn của chúng ta thích như thế, chúng ta cũng không thể nghĩ về sự sống
cá nhân của Ngài cũng giống như đời sống chúng ta. Là loài thọ tạo, chúng
ta bị hạn chế; chúng ta không thể biết được mọi sự; chúng ta không thể hiện
diện khắp nơi, cũng không thể làm được mọi sự hoặc tồn tại bất biến qua
năm tháng. Nhưng Đấng tạo Hóa không hề bị hạn chế trong các phương diện
ấy. Do đó chúng ta nhận thấy mình không thể nào hiểu nổi Ngài - nói như
vậy, tôi không hề ngụ ý bảo rằng Ngài là vô nghĩa lý,
nhưng là Ngài vượt quá khả năng lãnh hội của chúng ta. Chúng ta không thể
đo lường được Ngài, chẳng khác gì con chó con mèo của chúng ta không thể
đo lường được chúng ta vậy. Khi Luther bảo với Erasmus rằng các tư tưởng
của ông về Đức Chúa Trời quá có tính cách con người vì ông đã nhổ bật mọi
gốc rễ của tất cả các nguyên tắc của tôn giáo duy lý từng gây ô nhiễm cho
Hội Thánh - quả đúng như vậy? Khi suy nghĩ về Đức Chúa Trời, chúng ta
phải học hỏi để biết tự phê bình.
Thứ hai , sự phân biệt đó ngăn chận sự hiểu lầm về thế giới này. Thế giới
này sở dĩ hiện hữu trong tình trạng ổn định hiện có, là nhờ ý chỉ và quyền
năng của Đấng Tạo Hóa. Vì đây là thế giới của Ngài, cho nên chúng ta
không phải là các chủ nhân ông, được tự do muốn làm gì thì làm tùy thích,
nhưng chỉ là những người quản lý, phải trả lời, phải chịu trách nhiệm với
Ngài về cách thức chúng ta sử dụng các nguồn tài nguyên của nó. Và vì đây
là thế giới của Ngài, chúng ta không thể chê bai nó. Phần lớn các tôn giáo
được xây dựng trên ý niệm trật tự vật chất - thực tại như thân xác ta kinh
nghiệm cùng với thân xác ta kinh nghiệm được nó - là xấu, do đó, cần phải
bị khước từ chẳng đếm xỉa gì đến trong phạm vi của nó. Quan điểm phi nhân
hóa những kẻ tôn sùng nó đó, nhiều khi cũng tự xưng là theo Cơ Đốc giáo,
nhưng sự thật là nó vốn phi-Cơ Đốc giáo. Vì vật chất vốn do chính Đức
Chúa Trời tạo ra, là tốt lành dưới mắt Ngài (SaSt 1:31) cho nên dưới con
mắt chúng ta sự việc cũng phải như
vậy ((ITi1Tm 4:4). Chúng ta phục vụ Đức Chúa trời bằng cách sử dụng và
hưởng thụ những vật tạm thời đó với tấm lòng biết ơn, với ý thức về giá trị
của nó đối với Ngài là Đấng Tạo Hóa chúng, và đối với tấm lòng hào hiệp
mà Ngài đã ban cho chúng ta. Tìm cách phục vụ Đấng Tạo Hóa lại chê bai
bất cứ một thành phần trong công trình Đấng Tạo Hóa của Ngài, thì kẻ ấy tất
nhiên “thiêng liêng quá mấu” và phi nhân.
Thứ ba , sự phân biệt đó ngăn chận sự hiểu lầm về chính mình. Vì con người
không phải là kẻ tự tạo chính mình, nên không thể tự cho mình là chủ của
bản thân “Đức Chúa Trời đã tạo chúng ta cho chính Ngài, để phục vụ Ngài
trên đất này”. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta là sự kiện đầu tiên trong đời
sống chúng ta phải đương đầu; muốn trực diện với nó, chúng ta cần có một ý
thức đúng đắn về tính cách thọ tạo của mình.
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa: SaSt 1:1-2:25 EsIs 45:9-25
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Câu “Phải có..."mà Đức Chúa Trời phán có nghĩa gì?
2. “Sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hóa với loài thọ tạo” tác giả bàn đến ở đây
có liên hệ gì với việc Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình tượng
Ngài?
3. Tại sao chúng ta dám quả quyết trật tự vật chất không phải là xấu?
TÔI TIN CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU
“Tôi tin Đức Chúa Trời là Cha...và tin Đức Chúa Giê-Xu, Con độc sanh của
Ngài và Chúa chúng ta”. Bài Tín Điều công bố như vậy. Khi Bài Tín Điều
gọi Đức Chúa Trời là “Đấng dựng nên trời đất”, nói chung bài ấy bắt đầu
bằng cách kết bạn với Ấn giáo và các tôn giáo Đông phương. Giờ đây, khi
bảo rằng Chúa Cứu thế Giê-Xu là Con một của Đức Chúa Trời, Bài Tín
Điều đã chia tay với Do thái giáo và Hồi giáo để đứng riêng một mình. Lời
công bố đó về Chúa Giê-Xu là tảng đá làm nền móng cho Cơ Đốc giáo và là
chất liệu để khiến Cơ Đốc giáo trở thành độc nhất vô nhị. Vì cả Tân Ước
được viết nhằm biện minh cho lời công bố đó, chúng ta không nên ngạc
nhiên khi thấy Bài Tín Điều nhấn mạnh điều đó với đầy đủ chi tiết hơn khi
nhấn mạnh bất kỳ một điểm nào khác.
CHÚA CỨU THẾ TẠI TÂM ĐIỂM
Lời công bố này là tâm điểm của phần trình bày Bài Tín Điều, vì đoạn rất
dài đề cập Chúa Cứu thế Giê-Xu nằm giữa hai đoạn yếu hơn đề cập Đức
Chúa Cha và Đức Thánh Linh. Nó cũng là ý chính, là tâm điểm của đức tin
của Bài Tín Điều, vì chúng ta sẽ không thể hiểu được Ba Ngôi Đức Chúa
Trời, sự cứu rỗi, sự sống lại và sự sống đời đời ngoài Chúa Cứu thế Giê-Xu.
Chính Chúa Cứu thế Giê-Xu, bằng việc cứu chuộc toàn thể dân sự Đức Chúa
trời, là Đấng đã mặc khải tất cả các chân lý kia.
Hãy xem Bài Tín Điều trình bày Ngài như thế nào.
Giê-Xu (từ ngữ Hi văn dành cho Giô-suê có nghĩa là “Đức Chúa Trời là Cứu
Tinh") là tên riêng của Ngài. Nói lên rằng Ngài là một nhân vật lịch sử, con
trai của Bà Mari, người Naxarét xứ Galilê, một người Do thái, nguyên làm
thợ mộc, từng hoạt động ba năm với tư cách là một rabi ở thôn quê, rồi bị
nhà cầm quyền La mã xử tử vào khoảng năm 30 SC. Bốn sách Tin Lành mô
tả khá chi tiết về chức vụ của Ngài.
Cứu thế (Christ, nghĩa đen: người được xức dầu) không phải là biệt danh,
ngoại trừ theo cách gọi thời xưa, chỉ nghề nghiệp của một người. “Christ” có
thể người Hội trưởng lão gọi là một “chức sắc”, Chúa Giê-Xu là Đấng được
Đức Chúa Trời lập làm nhà-vua-cứu-tinh mà dân Do thái trông đợi từ lâu. Vì
mọi người đều mong đợi Chúa Cứu thế sẽ thiết lập quyền cai trị của Đức
Chúa Trời và được chào đón như Chúa tể cả thế gian, gọi Chúa Cứu thế Giê-
Xu có nghĩa là tôn xưng Ngài vào địa vị quyết định trong lịch sử mà mọi
người ở khắp nơi đều phải nhìn nhận. Các Cơ Đốc nhân đầu tiên ý thức rõ
ràng điều đó khi gọi Ngài như vậy. Người ta có thể thấy họ có ý đó trong
những bài thuyết giảng đã được ghi lại trong Công vụ (xem Cong Cv 2:22-
36 3:12-36 5:29-32 10:34-43 13:26-41 v.v...) “Chúa Cứu thế đã chết và sống
lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống” (RoRm 14:9). “Hầu cho nghe đến
danh Đức Chúa Giê-Xu, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất thảy
đều quì xuống” (Phi Pl 2:10).
Danh hiệu Christ còn nói lên việc Chúa Giê-Xu chu toàn cả ba chức vụ mà
người ta được xức dầu trong thời Cựu Ước để làm nhà tiên tri (sứ giả từ Đức
Chúa Trời đến), thầy tế lễ (người nhờ của lễ trở thành trung gian giữa Đức
Chúa Trời với chúng ta), cũng như để làm vua.
Vinh quang của việc kết hợp các vai trò ấy lại chỉ được thấy rõ khi chúng ta
nối liền chúng với các nhu cầu thật sự của mình. Chúng ta là tội nhân, cần gì
để phục hồi nối liên hệ phải lẽ và tốt đẹp với Đức Chúa Trời? Trước hết,
chúng ta dốt nát về Ngàinên cần được dạy bảo - vì ta không thể nào liên hệ
tiếp xúc thỏa đáng với một người mà mình chỉ biết rất ít hay chẳng quen biết
gì cả. Thứ hai, chúng ta đã làm mặt lạ với Ngài, cho nên bây giờ cần được
làm hòa trở lại - nếu không, kết cuộc chúng ta sẽ chỉ là những kẻ xa lạ,
không được tiếp nhận, không được tha tội, không được ban phước đối với
Đức Chúa Trời là Đấng vẫn yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ chỉ là những
kẻ bị lưu đày không được thừa kế phần sản nghiệp đã tích lũy cho người
được làm con cái Đức Chúa Trời. Thứ ba, chúng ta chỉ là những kẻ yếu đuối,
mù quáng và điên dại khi muốn sống cho Đức Chúa Trời, cho nên chúng ta
cần có người hướng dẫn, bảo vệ và tăng cường sức lực - đó là vai trò của
nhà vua trong dân Ysơraên vào
thời Cựu Ước. Giờ đây, nơi con người và chức vụ con người Chúa Cứu thế
Giê-Xu, nhu cầu theo cả ba phương diện đó đều được đáp ứng hoàn toàn!
Ha-lê-lu-gia!
Nhà Đại Tiên Tri của Đức Chúa Trời tôi!
Lưỡi tôi sẽ ca tụng danh Ngài;
Nhờ Ngài mà Tin Lành về sự cứu rỗi cho chúng tôi đã đến;
Tin mừng về tội lỗi chúng ta được tha,
Hỏa ngục bị chế phục, và được phục hòa với thiên đàng.
Chúa Giê-Xu, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm lớn của tôi,
Hiến dâng huyết Ngài và chịu chết;
Lương tâm tôi lời của tôi không tìm cầu của lễ nào khác;
Huyết đầy quyền năng của Ngài thực hiện sự cứu chuộc chỉ một lần,
Và bây giờ, thì biện hộ trước ngôi.
Lạy Chúa Toàn Năng yêu dấu
Nhà chinh phục và là Vua tôi,
Tôi ca ngợi cây Vương trượng và thanh gươm Ngài,
Và sự cai trị đầy ân điển Ngài
Quyền phép thuộc về Ngài; hãy nhìn xem,
Tôi ngồi
Tự ý tự nguyện chịu trói buộc dưới chân Ngài.
CHÚA LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Giê-Xu, là Chúa Cứu thế (theo Bài Tín Điều) là Con độc sanh của
Đức Chúa Trời. Điều này nhận diện người con trai của Bà Mari là ngôi thứ
hai trong ba Ngôi Đức Chúa Trời đời đời, là Ngôi Lời đại diện của Đức
Chúa Cha để tạo dựng và nâng đỡ thế gian này được tốt đẹp cho đến nay
(GiGa 1:1-14 Cong Cv 1:13-20 HeDt 1:1-3). Đây là điều kinh ngạc quá đỗi?
Vâng, chắc chắn như vậy, nhưng việc “kê khai ý lịch” Ngài như vậy, chính
là “trái tim” của Cơ Đốc giáo. “Lời của Đức Chúa Trời đã trở thành người
và sống giữa chúng ta"(GiGa 1:14, bản dịch Phillips).
Tiếp ngay sau đó, là “Chúa chúng ta”. nếu Chúa Giê-Xu là Con Đức Chúa
Trời, Đấng Đồng Tạo Hóa chúng ta, cũng chính là Chúa Cứu thế, là nhà vua
được xức dầu, hiện đã từ kẻ chết và đang trị vì (như Bài Tín Điều nói là
“ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha” là địa vị có uy quyền và
đầy quyền năng), Ngài có quyền để cai trị chúng ta, chúng ta chẳng có quyền
gì để chống lại sự đòi hỏi đó. Ngài từng xâm chiếm không gian và thời gian
tại Palestine gần 2.000 năm trước đây, ngày nay, Ngài cũng xâm nhập không
gian của chúng ta như vậy, nhằm cùng một chủ đích do tình yêu thương đến
thế gian này lần thứ nhất. Lúc đó, Ngài đã phán: “Hãy đến mà theo ta”, hiện
nay cũng vậy.
Vậy Ngài có phải là Chúa chúng ta không? Với tất cả những ai đọc Bài Tín
Điều, không thể nào tránh được câu hỏi này, vì làm thế nào bạn nói “Chúa
chúng ta” trong nhà thờ trước khi bạn nói “Chúa tôi” trong lòng mình cho
được?
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Giê-Xu: Đức Chúa Trời vừa là người: HeDt 1:1-3:6
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Tên “Giê-Xu” có nghĩa gì trong lịch sử và cho chúng ta ngày nay?
2. Danh hiệu Chúa Cứu thế (Christ) có nghĩa gì đối với dân Do thái đang
trông chờ? Nó có nghĩa gì cho chúng ta?
3. Tại sao Chúa Giê-Xu được quyền đòi hỏi để cai trị đời sống bạn?
CON ĐỘC SANH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Khi bạn nghe một thanh niên được giới thiệu “đây là con trai một của tôi”,
chắc bạn biết ngay anh ta là “con cưng”, là con ngươi của mắt cha anh ta. Từ
ngữ này nói lên sự trìu mến, cưng chìu. Khi Bài Tín Điều gọi Chúa Giê-Xu
là “Con độc sanh của Đức Chúa Trời” (âm vang của “con một” trong GiGa
1:18 3:16,18) ngụ ý chính Chúa Giê-Xu, với cương vị Con một của Đức
Chúa Trời, rất được Cha Ngài yêu mến. Lúc kể lai lịch của Chúa Giê-Xu khi
Ngài chịu phép Báp-tem và hóa hình, Đức Chúa Trời đã tự nói với mình khi
phán từ trời xuống: “Này là Con yêu dấu của ta...” (Mat Mt 3:17 17:5).
ĐỨC CHÚA TRỜI TRỌN VẸN
Hơn nữa, câu này của Bài Tín Điều là bức chiến lũy chống lại việc hạ thấp
và phủ nhận thần tánh của Chúa Giê-Xu, như người ta thấy trong thuyết duy
nhất thần và các giáo phái chủ trương thờ phượng (Unitarianism and the
cults). Chúa Giê-Xu không phải là một con người thánh thiện được linh cảm
của Đức Chúa Trời; Ngài cũng không phải là một siêu thiên sứ đứng đầu và
đẹp đẽ nhất trong muôn loài thọ tạo, được gọi xã giao là “thần” vì Ngài vượt
trên loài người (đó là cách người Arians hồi thế kỷ thứ tư, và các tín đồ
chứng nhân của Đức Giêhôva gọi Ngài hiện nay). Chúa Giê-Xu đã và hiện
vẫn còn là Con một của Đức Chúa Trời, vẫn thật sự và trọn vẹn chính là Đức
Chúa Trời như Cha Ngài vậy. Chúa Giê-Xu phán ý muốn của Cha ta, ấy là
“ai nấy đều tôn kính Con, cũng như tôn kính Cha vậy” (GiGa 5:23), một câu
nói đã hạ thuyết duy nhất thần đo ván!
Nhưng phải chăng đề cập mối liên hệ Cha Con trong Ba Ngôi Đức Chúa
Trời chỉ là kể chuyện thần thoại? Không đâu, vì chính Chúa Giê-Xu cũng
từng nói như vậy. Ngài gọi Đức Chúa Trời là “Cha ta” và tự xưng “Con”.
Ngài đề cập một mối liên hệ Cha Con độc nhất vô nhị và đời đời, mà Ngài
đã đến là để đưa nhiều người khác vào đó. “Ngoài Cha không có ai biết Con;
ngoài Con và người nào Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không ai biết Cha”
(Mat Mt 11:27)
ĐƯỢC SANH RA
Bài Tín Điều Nicea viết: “Được Cha Ngài sanh ra trước mọi thế giới...được
sanh ra chớ không phải được dựng nên”. Đây là ngôn ngữ tranh luận hồi thế
kỷ thứ tư. Vấn đề ở đây là, tuy Đức Chúa Con đã sống một cuộc đời lệ thuộc
vào Đức Chúa Cha, vì đó là bản tính Ngài ("Ta sống bởi Cha” GiGa 6:57),
chính Ngài là Đức Chúa Trời đời đời, chớ không phải là một loài thọ tạo.
Câu này không hề gợi ý rằng Đức Chúa Con từ Đức Chúa Cha mà ra, hay
Ngài thua kém Đức Chúa Cha.
“Được sanh ra” trong hình dung từ “độc sanh” (hay “con ruột") của sách
Giăng không thể chỉ có nghĩa là một biến cố xảy ra trong quá khứ của Đức
Chúa Trời, chẳng còn liên hệ gì với hiện tại nữa, vì chỉ có chúng ta là những
vật thọ tạo mới sống trong thời gian mà các biến cố chỉ tồn tại tạm thời. Thời
gian như chúng ta biết, là một thành phần của một công trình sáng tạo, cho
nên Đấng Tạo Hóa không hề bị nó hạn chế cũng như Ngài không hề bị cái
không gian mà chính Ngài đã tạo nên hạn chế mình. Với chúng ta đời sống
là những khoảnh khắc liên tục, các biến cố tương lai và quá khứ (sanh ra và
bất kỳ một biến cố nào khác) đều vượt ngoài tầm tay; nhưng với Đức Chúa
Trời (ấy là chúng ta giả thiết như thế, tuy chúng ta không thể nào tưởng
tượng ra) tất cả mọi biến cố đều luôn luôn là hiện tại trong Hiện tại đời đời.
Cho nên việc Đức Chúa Con “được sanh ra” nói theo cách người đời (phân
biệt với việc “được sanh ra” tạm thời và theo nghĩa bóng của nhà vua trong
Thi Tv 2:7 được ứng dụng cho Đấng Christ trong Cong Cv 13:33 và HeDt
1:5, 5:5, chỉ có nghĩa đơn giản là nhà vua được tôn lên ngôi) phải được nghỉ
đến, không phải như một biến cố tạm thời, bởi đó Đức Chúa Trời trước
thuộc số ít, bây giờ lại trở thành số nhiều, nhưng như một mối liên hệ đời
đời bởi đó ngôi thứ nhất vẫn luôn luôn là Cha của Đức Chúa Con, còn ngôi
thứ hai là Con của Đức Chúa Cha. Hồi thế kỷ thứ ba, Origen đã vui mừng
diễn tả tư tưởng đó bằng cách nói về “sự sanh ra đời đời” của Đức Chúa
Con. Đây là một phần của sự vinh hiển có một không hai của Ba Ngôi Đức
Chúa Trời.
HUYỀN NHIỆM
Công thức về sự nhập thể - của giáo hội nghị Chalcedon “một con người hai
bản tính trọn vẹn là Đức Chúa Trời mà cũng hoàn toàn là con người” hay
của Karl Barth “Đức Chúa Trời vì con người và con người vì Đức Chúa
Trời” - nghe ra có vẻ đơn giản, nhưng chính sự việc lại rất sâu nhiệm. Đả
phá các tà giáo đờixưa cho rằng Đức Chúa Con chỉ mặc lấy thân xác con
người nhưng không có tâm hồn của con người, hay như Ngài luôn luôn là
hai con người dưới cùng một :lốt” người, cũng như tà giáo hiện đại chủ
trương rằng việc “thành nhục thể” của Đức Chúa Con chỉ là một trường hợp
ngự trị đặc biệt của Đức Thánh Linh trong lòng mọi người, khiến Chúa Giê-
Xu không phải là Đức Chúa Trời, mà chỉ là một-người-được-đổ-đầy-Đức
Chúa Trời mà thôi - đả phá các tà giáo như thế rất dễ, nhưng lãnh hội được
sự nhập thể là gì với những điều kiện tích cực của nó, quả là vượt hẳn khả
năng của chúng ta. Tuy vậy, xin bạn chớ nên lo lắng; bạn không cần phải
biết Đức Chúa Trời đã thành người như thế nào rồi mới nhận
biết được Đấng Christ! Cho dù bạn có hiểu hay không, sự kiện vẫn là “Ngôi
Lời đã trở nên xác thịt” (GiGa 1:14); đây là một phép lạ tối thượng, khiến
tâm trí của chúng ta phải choáng váng; tình yêu thương là nguyên nhân thúc
đẩy việc ấy xảy ra; và phần của chúng ta không phải là suy đoán, lý luận để
phân tích, mà chỉ là ngưỡng mộ, tôn thờ, yêu thương và tôn cao “Chúa Cứu
thế Giê-Xu...hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời, không hề thay đổi”
(HeDt 13:8)
Đáp lại kế hoạch nhơn từ thương xót của Ngài Đức Chúa Trời đã nhập thể vì
tôi; Tâm linh tôi biến thành ngôi đền thờ sáng chói của Ngài, Thành ánh
sáng và sự cứu rỗi tôi; Và qua các bóng tối sự chết vô danh dẫn tôi đến ngôi
ngời chói của Ngài.
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Con Đức Chúa Trời nhập thể: CoCl 1:13-23
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SDUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Tại sao chỉ gọi Chúa Giê-Xu là người được Đức Chúa Trời linh cảm, là
một siêu thiên sứ, hoặc cả là thần nữa, vẫn chưa đủ?
2. Sự kiện Đức Chúa Con không phải là một vật thọ tạo, có nghĩa gì?
3. Tại sao đối diện với Cơ Đốc giáo có phải là trực diện với Chúa Cứu thế
Giê-Xu không?
SANH RA BỞI NỮ ĐỒNG TRINH MARI
Kinh Thánh nói rằng Con Đức Chúa Trời đi vào và lìa thế gian này bằng các
hành động siêu nhiên do quyền phép. Ngài ra khỏi thế gian bằng sự phục
sinh, sự thăng thiên, còn Ngài vào thế gian bằng việc được một trinh nữ sanh
ra, cả hai đều ứng nghiệm lời tiên báo trong Cựu Ước (xem EsIs 7:14 về
việc được trinh nữ sanh ra, và 53:10-12 về việc phục sinh rồi thăng thiên).
Các phép lạ đưa Ngài vào và ra khỏi thế gian, đều mang đến cùng một bức
thông điệp. Thứ nhất, chúng xác nhận rằng Chúa Giê-Xu, chẳng có gì thua
kém một người, nhưng hơn hẳn con người. Cuộc đời tại thế của Ngài tuy
hoàn toàn là đời sống của một con người, cũng đồng thời là đời sống của
chính Đức Chúa Trời. Ngài, Đấng Đồng Tạo Hóa, đã đến thế gian này - thế
giới thuộc về Ngài - với tư cách một người khách đến viếng thăm thế gian;
Ngài từ Đức Chúa Trời đến, rồi trở về với Đức Chúa Trời.
Các giáo phụ nói đến việc được một trinh nữ sanh ra để làm chứng cứ cho
việc không phải Chúa Giê-Xu thật sự là Đức Chúa Trời bởi vì Ngài chỉ là
người, nhưng cho việc Ngài quả thật là người, khác hẳn với chủ trương cho
rằng Ngài là thần linh hay thiên sứ; rất có thể nhằm làm chứng chống lại
Hiện hình thuyết mà việc Ngài được một trinh nữ sanh ra đã được đưa vào
trong Bài Tín Điều. Nhưng nó cũng làm chứng cách mạnh mẽ tương tự
chống lại thuyết chủ trương rằng Chúa Giê-Xu chỉ là một người tốt
(humanitarianism).
Thứ hai, hai phép lạ trên cho thấy Chúa Giê-Xu được tự do đối với tội lỗi.
Vì được trinh nữ sanh ra, Ngài không thừa hưởng tình trạng phạm tội rắc rối
được gọi là nguyên tội: nhân tính của Ngài không tì vết, kết quả là mọi hành
động, thái độ, động cơ thúc đẩy và ước muốn của Ngài đều không tiêm
nhiễm tội lỗi. Tân Ước nhấn mạnh sự vô tội của Ngài (xem GiGa 8:29, 46
RoRm 5:18 IICo 2Cr 5:21 HeDt 4:15 7:26 IPhi 1Pr 2:22-24 v.v..). Vì Ngài
vốn vô tội, cho nên sự chết không thể cầm giữ được Ngài sau khi Ngài thực
hiện xong sinh tế của mình.
HAI CÂU CHUYỆN
Tân Ước đưa ra hai phần ký thuật bổ túc cho nhau về việc Chúa Giê-Xu
được một trinh nữ sanh ra - hai câu chuyện rõ ràng độc lập với nhau nhưng
lại rất hài hòa: câu chuyện về ông Giô-sép trong Mathiơ chương 1 và câu
chuyện về bà Mari trong Luca hai chương 1 và 2. Cả hai đều có đầy đủ các
dấu hiệu cho thấy đó là chính sử. Các sử gia ngày xưa tự xem mình vừa là
nghệ sĩ vừa là nhà luân lý học, cho nên thường bỏ qua không cần trưng dẫn
nguồn gốc các sự kiện, nhưng Luca có nhiều lần nói bóng gió rằng chính
ông là người trực tiếp thâu thập tài liệu cho phần ký thuật về Bà Mari (đối
chiếu LuLc 2:51 với LuLc 1:1-3).
Luca và Mathiơ đưa ra hai bảng gia phổ của Chúa Giê-Xu (Mat Mt 1:2-17
LuLc 3:23-38) khiến một số người kinh ngạc; nhưng ít ra cũng có hai cách
để hòa giải ngay được những điểm dường như không được hài hòa. Hoặc là
bảng gia phổ của Luca đưa ra bảng phổ hệ theo dòng dõi bên Bà Mari,
nhưng bắt đầu bằng ông Giô-sép là Cha (phần xác, nuôi) của Chúa Giê-Xu
(xem câu 23) vì theo tiêu chuẩn thực tế, người ta công bố hậu duệ qua những
người đàn ông, hoặc là Luca kể tên Giô-sép là theo phổ hệ sinh học, phân
biệt với dòng dõi nối ngôi vua cho Đavít, dường như là phổ hệ mà Mathiơ
đã bám sát (xem giáo sư F.F.Bruce “Phổ hệ của Chúa Giê-Xu” trong The
New Bible Dictionary để có đầy đủ chi tiết).
HOÀI NGHI CHỦ NGHĨA
Trong một thế kỷ rưỡi hoài nghi chủ nghĩa nói cách mạnh mẽ cả đến việc
Chúa Giê-Xu do trinh nữ sanh ra lẫn việc thân xác Ngài đã sống lại là hoàn
toàn vô lý. Nó đã được bắt đầu như một phần việc trọng tâm của một số
người duy lý trí nhằm chứng minh Cơ Đốc giáo không hề có phép lạ, và tuy
đến nay trọng tâm đó đã bị cho là lỗi thời rồi (và đó cũng là việc tốt nữa),
hoài nghi chủ nghĩa vẫn còn dai dẳng bám vào tâm trí các Cơ Đốc nhân cũng
như mùi thuốc lá vẫn còn dai dẳng lưu lại trong phòng sau khi người ta đã
dọn thật sạch những cái gạt tàn thuốc. Chẳng có gì để nghi ngờ người ta có
thể (tuy không phải là dễ dàng, cũng không phải là điều tự nhiên) tin vào sự
nhập thể của Con đời đời của Đức Chúa Trời đã thực hữu từ trước, lại không
tin vào các phép lạ đã đưa Ngài vào (thế gian) rồi lại đem Ngài ra; người ta
biết nhiều chuyện tiên hậu bất nhất còn rắc rối hơn thế nữa; nhưng chủ
trương vì căn cứ vào nhiều nền tảng Chúa Giê-Xu chính là Ngôi Lời nhập
thể, hai phép lạ ấy -
như là yếu tố của một phép lạ còn lớn hơn nữa là đời sống nhập thể của
Chúa Giê-Xu - không phải là vấn đề đặc biệt cần đặt ra phải được xem là
hữu lý hơn, và dĩ nhiên là sự việc đã xảy ra như thế mới là diễn biến hợp lý
duy nhất.
Điều chắc chắn nếu chúng ta phủ nhận việc trinh nữ sanh con vì đó là một
phép lạ, thì luận lý học, chúng ta cũng phải phủ nhận luôn việc thân thể của
Chúa Giê-Xu đã sống lại nữa. Cả hai phép lạ ấy đều cùng một phía với nhau,
thừa nhận phép lạ này nhưng lại phủ nhận phép lạ kia, là vô lý.
Bà Mari vẫn là trinh nữ cho đến sau khi sanh ra Chúa Giê-Xu, nhưng các ý
niệm cho rằng sau đó nữa bà vẫn đồng trinh vĩnh viễn, chỉ là óc tưởng
tượng. Các sách Phúc âm chứng minh rằng Chúa Giê-Xu còn có nhiều em
trai, em gái (Mac Mc 3:31 6:3).
Câu “(Ngài) được đầu thai (thai dựng) bởi Đức Thánh Linh, sanh bởi nữ
đồng trinh Mari” trong Bài Tín Điều làm chứng cho thực tại về sự nhập thể,
không phải nhằm tôn vinh mẹ (về phần xác) của Chúa Giê-Xu. Nhưng giáo
hội Công giáo La mã lại hỗ trợ cho việc khai triển tai hại lý thuyết về Bà
Mari giữa vòng các thần học gia và việc thờ lạy hình tượng giữa vòng các tín
đồ. Thuyết đề cao Bà Mari, xem Bà có địa vị ngang hàng với Đấng Cứu
Chuộc (đồng-cứu-chuộc) được đặt trên nền tảng không có trong Kinh
Thánh, dạy rằng Bà Mari, cũng như Chúa Giê-Xu được sanh ra vô tội
(thuyết hoài thai vô nhiễm) nên cũng sống lại ngay sau khi chết (Đức Bà
thăng thiên).
Nhưng Bà Mari thật, Bà Mari của Kinh Thánh tự thấy mình chỉ là một tội
nhân đã được cứu rỗi: “Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu
Chúa tôi” (LuLc 1:47). Bà đã nêu một tấm gương tuyệt vời cho chúng ta,
không phải chỉ là về đặc quyền (và cái giá phải trả!) được cộng tác trong kế
hoạch của Đức Chúa Trời để đem phước hạnh đến cho thế gian (xem LuLc
1:38 2:5), mà còn về việc khiêm hạ đáp lại ân điển của Đức Chúa Trời nữa.
Bậc làm cha mẹ thường chậm hiểu những điểm liên quan đến con cái mình,
và có lần Chúa Giê-Xu đã phải buồn bã nhận xét rằng” Đấng tiên tri chỉ bị
trong xứ mình và người nhà mình khinh dể mà thôi” Mat Mt 13:57); nhưng
Bà Mari và cả gia đình, sau thời gian không tin ban đầu (đối chiếu Mat Mt
13:57 Mac Mc 3:20,31-35 GiGa 7:3-5), đều sống trong đức tin vào con mình
(Cong Cv 1:14). Chúng ta có học được gương của họ không?
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Tring nữ sanh ra: Mat Mt 1:1-25 LuLc 1:26-56.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Các phép lạ kết hợp với việc Chúa Cứu thế vào và ra khỏi thế gian này
cho chúng ta thấy gì về Ngài?
2. Bạn có đồng ý rằng thái độ của một người đối với việc Chúa Giê-Xu được
trinh nữ sanh ra và đối với việc phục sinh của Ngài, chỉ là một mà thôi, hay
không?
3. Hình ảnh trong Kinh Thánh về Bà Mari so với hình ảnh trong truyền
thuyết về Bà của giáo hội Công giáo La mã, khác nhau như thế nào?
CHỊU THƯƠNG KHÓ DƯỚI TAY BÔN-XƠ PHILÁT
Hãy tưởng tượng các nhà khoa học triết gia, hay các thành viên của một
đảng phái chính trị cứ luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng nhà sáng lập trường
phái, đảng phái của họ đã bị chính quyền xử tử vì bị kết tội là đe dọa pháp
luật và trật tự! Đó chính là trường hợp của Cơ Đốc giáo, và thập tự giá của
Chúa Giê-Xu là điểm then chốt của Bài Tín Điều “chịu thương khó dưới tay
Bôn-xơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá”. Hãy xét câu này theo thứ tự
ngược lại.
“Bị đóng đinh trên thập tự giá”. Đây là cách hành quyết tiêu chuẩn của
người La mã dành cho các tội phạm. Bảo rằng “Chúa Giê-Xu bị đóng đinh
vào thập tự giá” đồng nghĩa với bảo rằng “Ngài bị xử tử, bị xử treo cổ, xử
chém, xử bắn, bị đưa lên ghế điện”.
PHILÁT
“Dưới tay Bôn-xơ Philát”. Hitler sẽ được ghi nhớ là kẻ tàn sát dân Do thái,
và Philát, một nhân vật chẳng ra gì như vậy, cũng tồn tại trong lịch sử như
kẻ đã giết Chúa Giê-Xu: Dưới thời chiếm đóng của người La mã, các nhà
cầm quyền Do thái không được hành quyết ai cả, cho nên, khi họ kết án
Chúa Giê-Xu vì Ngài tự xưng lai lịch đúng thật của mình là Nhà Vua Cứu
thế của Đức Chúa Trời - tức là Chúa Cứu thế - thì họ giải giao Ngài cho
quan tổng đốc để bản án ấy được thi hành (họ cho rằng lời xưng nhận của
Ngài là lộng ngôn).
Sau khi rửa tay mình - một hành động cho việc tượng trưng cho việc ông ta
vô can trong vụ án ấy và có lẽ cũng bằng một điệu bộ lạnh lùng thản nhiên
nhất mọi thời đại - Philát đã bật đèn xanh cho một vụ sát nhân bằng một
phiên tòa, truyền lịnh rằng tuy Chúa Giê-Xu vô tội, vẫn phải chịu chết như
thường để cho thiên hạ được vui lòng. Philát cho rằng cai trị như vậy là sáng
suốt; còn bạn có thấy hành động của ông ta cay cú đến mức nào không?
THƯƠNG KHÓ
Từ ngữ “thương khó” chẳng những nói lên ý nghĩa về sự đau khổ thường
ngày, mà còn có nghĩa xưa và rộng hơn là đối tượng phải chịu khổ vì hành
động của một người khác. Từ ngữ La tinh là passua, do đó mà có danh từ
passion. Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều chủ động trong sự thương khó
của Chúa Giê-Xu “Giê-Xu này bị nộp theo ý định trước về sự biết trước của
Đức Chúa Trời (còn) các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh người trên
thập tự giá” (Cong Cv 2:23, trong bài giảng đầu tiên của Phierơ). Tại thập tự
giá, chủ đích của Đức Chúa Trời cũng rõ ràng như tội lỗi của những kẻ đã
đóng đinh Chúa Giê-Xu vào đó.
Chủ đích của Đức Chúa Trời là gì? Là đoán phạt tội lỗi để tỏ lòng thương
xót đối với tội nhân. Con người sử dụng công lý cách sai lầm đã hoàn thành
công lý của Đức Chúa Trời. Trên thập tự giá, Chúa Giê-Xu đã cảm nhận đầy
đủ sự đau đớn cả thế xác lẫn tinh thần, loài người có thể đem đến, và cả cơn
thạnh nộ về sự từ bỏ của Đức Chúa Trời cũng đem đến điều mà tội lỗi của
tôi xứng đáng phải nhận chịu vì Ngài đã nhận lãnh hình phạt ấy thay cho tôi,
để chuộc tội cho tôi “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc...Đức Giêhôva đã
làm cho hết thảy tội lỗi chúng ta đều chất trên Ngài” (EsIs 53:6)
Vì Cứu Chúa vô tội chịu chết, mà linh hồn tội lỗi của tôi được kể là tự do. Vì
Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình đã hài lòng nhìn vào Ngài, để tha tội cho
tôi.
CỦA LỄ CHUỘC TỘI
Đến đây, chúng ta đạt tới tâm điểm của Cơ Đốc giáo - chúng ta có thể nói là
trái tim của chính trái tim Cơ Đốc giáo; vì nếu sự nhập thể là đền thờ, thì sự
chuộc tội chắc chắn là nơi chí thánh . Nếu sự nhập thể là phép lạ tối thượng,
đó chỉ mới là bước đầu của một loạt những bước đi xuống từ niềm vui vẻ
phước hạnh thiên đàng đền tận chỗ thương khó và nhục nhã của đồi Gôgôtha
(Phi Pl 2:5-8). Lý do khiến Con Đức Chúa Trời trở thành người, ấy là để đổ
huyết mình ra (như lời lẽ trong sách Cầu nguyện) làm “một sinh tế trọn vẹn
và đầy đủ để tẩy sạch thỏa đáng tất cả tội lỗi của toàn thế gian “Đức Chúa
Trời đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con
ấy cho” (RoRm 8:32). Đó là mức độ của tình yêu thương Ngài (đối chiếu
5:5-8).
Cũng chính bằng các từ ngữ ấy - là những từ ngữ không đề cập sự tốt bụng
bỏ qua, nhưng nói về sự ban cho quý báu đặc biệt - Giăng đã giải thích đều
ông đã tự ý muốn nói trong mấy chữ “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” vĩ
đại và quang vinh, nhưng bị hiểu lầm rất nhiều. Ông giải thích: “Đức Chúa
Trời yêu chúng ta bày tỏ ra trong điều này: Ấy chẳng phải chúng ta đã yêu
Đức Chúa Trời, nhưng trong khi chúng ta đã không yêu Ngài, thì Ngài đã
yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội (tốt hơn, để thay thế)
chúng ta ” (IGi1Ga 4:8-10).
Thập tự giá của Chúa Cứu thế có ý nghĩa theo rất nhiều phương diện. Là
sinh tế vì tội lỗi chúng ta, là sự thay thế để chuộc tội (RoRm 3:25 IGi1Ga
2:2 4:10 đối chiếu HeDt 2:17); nghĩa là một phương tiện để dập tắt cơn
thạnh nộ của chính Đức Chúa Trời chống lại chúng ta bằng cách xóa sạch tội
lỗi chúng ta khỏi hiện diện Ngài (trong các bản RSV dịch mấy câu trên đây,
“chuộc tội” chỉ có nghĩa là “xóa sạch tội lỗi chúng ta mà thôi”, dịch như vậy
vẫn chưa đủ nghĩa). Là của lễ chuộc tội cho chúng ta, nó là việc phục hòa
chúng ta với Đấng Tạo Hóa mà chúng ta đã xúc phạm, đã làm mặt lạ, đã
chọc giận (RoRm 5:9-11). Chúng ta đã thiếu khôn ngoan khi khiến cho Đức
Chúa Trời chống nghịch chúng ta là tội nhơn; điều đáng lẽ chúng ta phải làm
là đề cao công lao Cứu Chứa đã hoàn tất vì chúng ta trong việc đem sự giải
hòa, đem hòa bình đến để thay vào chỗ của sự thạnh nộ.
Một lần nữa, để giải hòa, thập tự giá là sự cứu chuộc, cứu vớt khỏi ách nô lệ
và sự cùng khốn bằng cách trả một giá để chuộc (xem Eph Ep 1:7 RoRm
3:24 KhKh 5:9 Mac Mc 10:45), và với tư cách cứu chuộc, đó là sự chiến
thắng đối với tất cả các thế lực thù địch kềm giữ chúng ta và vẫn còn muốn
cầm giữ chúng ta trong tội lỗi, ngoài phạm vi có thể nhận được ân huệ của
Đức Chúa Trời (CoCl 2:13-15). Muốn lãnh hội trọn vẹn chân lý này, chúng
ta phải khám phá, khai mở tất cả các góc cạnh ấy.
“Con Đức Chúa Trời đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi 'cho nên' tôi
hẳn chẳng khoe mình (tự tôn), trừ ra khoe (đề cao) thập tự giá của Đức Chúa
Giê-Xu Christ chúng ta” (GaGl 2:20 6:14). Phaolô đã nói như vậy. Tạ ơn
Đức Chúa Trời, tôi đã có thể tự nhận diện chính mình. Còn bạn thì sao?
NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH
Ý nghĩa của thập tự giá: EsIs 53:1-12 RoRm 3:19-26 HeDt 10:1-25.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Các Cơ Đốc nhân tìm thấy trong từ ngữ “thương khó” (La tinh passus)
phần ý nghĩa đầy đủ nào?
2. “Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều chủ động trong sự thương khó của
Chúa Giê-Xu”. Xin giải thích.
3. Sự chết của Chúa Cứu thế có công dụng gì đối với tội lỗi chúng ta?
NGÀI XUỐNG ÂM PHỦ
Sự chết đã được gọi là “điều ghê tởm”, thô tục, không một con người lịch sự
nào ngày nay lại chịu đem ra nói trước công chúng. Nhưng cho dù người ta
không muốn đề cập, sự chết vẫn là điều không thể tránh né. Có một sự kiện
chắc chắn duy nhất ở đời, ấy là có một ngày nào đó, dầu có được báo trước
hay không, dầu là nhẹ nhàng hay đau đớn, sự sống của con người phải dừng
lại. Vậy, tôi phải đối phó với cái chết ra sao khi đến lượt mình?
CHIẾN THẮNG CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
Các Cơ Đốc nhân chủ trương rằng Chúa Giê-Xu của Kinh Thánh vẫn còn
sống và những ai tin nhận Ngài làm Cứu Chúa, Chúa tể, và là Bạn thân của
mình đều tìm thấy trong sự nhận biết một giải pháp cho mọi vấn đề của đời
sống mình, kể cả sự chết. Vì “Chúa Cứu thế chẳng đưa tôi qua những căn
phòng nào, mà lại tối tăm hơn nơi Ngài từng đi qua trước rồi”. Sau khi đã tự
mình nếm trải sự chết, Ngài có thể nâng đỡ chúng ta khi chúng ta sẽ nếm trải
nó và đưa chúng ta vượt qua biến chuyển lớn lao đó để tham dự đời sống
bên kia cõi chết mà chính Ngài từng vượt qua. Không có Chúa Cứu thế, cái
chết là “nhà vua của sự kinh hoàng”, nhưng với Chúa Cứu thế sự chết đã bị
mất hết “nọc độc” của nó, là năng lực gây tàn hại, nếu không có Ngài, sẽ vô
cùng độc hại.
Nhân vật Thanh giáo là John Preston biết rõ điều này. Lúc ông hấp hối,
người ta hỏi ông có sợ chết không, khi giờ đây, ông đang rất gần với nó.
Ông Preston thì thào: “Không, tôi sẽ đổi chỗ ở, nhưng không đổi bạn đồng
hành” Dường như ông muốn nói rằng: “Tôi sẽ lìa bỏ các bạn thân của mình,
nhưng không xa lìa người Bạn Thân của tôi, vì người ấy chẳng bao giờ lìa
bỏ tôi”.
Đây là sự chiến thắng - chiến thắng sự chết và nỗi sợ hãi nó đem đến. Chính
vì muốn có con đường hướng về chiến thắng ấy nên trước khi thông báo sự
phục sinh của Chúa Giê-Xu, Bài Tín Điều tuyên bố: “Ngài xuống âm phủ”.
Tuy mãi đến thế kỷ thứ tư mới xác lập ý nghĩa của câu nói này trong Bài Tín
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doco_doc_nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capco_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)co_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 

Mais procurados (17)

Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Chung dao
Chung daoChung dao
Chung dao
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
C3 nhom te bao
C3 nhom te baoC3 nhom te bao
C3 nhom te bao
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 

Destaque (20)

Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Mme m00-001-a
Mme m00-001-aMme m00-001-a
Mme m00-001-a
 
O no afetivo[1]
O no afetivo[1]O no afetivo[1]
O no afetivo[1]
 
ONIQUA COURSE
ONIQUA COURSEONIQUA COURSE
ONIQUA COURSE
 
Grupos de rock
Grupos de rockGrupos de rock
Grupos de rock
 
Dia chi cua duc chua troi
Dia chi cua duc chua troiDia chi cua duc chua troi
Dia chi cua duc chua troi
 
Power Point
Power PointPower Point
Power Point
 
Chido
ChidoChido
Chido
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
PEN-SAMIENTOS
PEN-SAMIENTOSPEN-SAMIENTOS
PEN-SAMIENTOS
 
Origami
OrigamiOrigami
Origami
 
RUTHCV-1
RUTHCV-1RUTHCV-1
RUTHCV-1
 
El Corte Inglés en Castilla y León Económica
El Corte Inglés en Castilla y León EconómicaEl Corte Inglés en Castilla y León Económica
El Corte Inglés en Castilla y León Económica
 

Semelhante a Toi muon la co doc nhan

Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinco_doc_nhan
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻSách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻgxduchoa
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucTam Jos
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 

Semelhante a Toi muon la co doc nhan (20)

Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻSách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+muluc
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Thượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lýThượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lý
 

Mais de Long Do Hoang

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiLong Do Hoang
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troiLong Do Hoang
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhLong Do Hoang
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docLong Do Hoang
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho beLong Do Hoang
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianLong Do Hoang
 

Mais de Long Do Hoang (20)

Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bac
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 

Toi muon la co doc nhan

  • 1. Tôi muốn là Cơ Đốc Nhân Tác giả: J. I. Packer DẪN NHẬP Động cơ thúc đẩy tôi viết quyển “Tôi muốn làm Cơ Đốc nhân” này là để cung cấp một sách giáo khoa, đúng hơn là một quyển sách làm tài liệu cho các nhóm học tập, cũng là một giáo trình tự học giáo lý cho những người lớn tuổi không thể tham gia học nhóm. Từ quan điểm ấy đây là quyển đi kèm với quyển sách nhan đề “Nhận biết Đức Chúa Trời” (Knowing God, 1972) của tôi, đã được các nhóm thảo luận sử dụng rộng rãi. Sách đưa ra một loạt các bố cục ngắn gọn - những “toát yếu” - gồm các câu hỏi và những đoạn Kinh Thánh để nghiên cứu thêm, gồm nội dung của ba công thức luôn luôn được xem là tâm điểm của công tác giáo dục giáo lý Cơ Đốc, tức là Bản Tín Điều, Bài Cầu Nguyện Chung và Mười Điều Răn, cộng với Phép Báp-tem theo Cơ Đốc giáo. Ba công thức này đề cập niềm tin quyết của Cơ Đốc nhân, cầu nguyện tương giao với Đức Chúa Trời, và về nếp sống đạo; phép Báp-tem, công tác giáo dục vào thời Cơ Đốc giáo nguyên thủy là phần chuẩn bị, đề cập việc lập giao ước của Đức Chúa Trời, việc Cơ Đốc nhân ăn năn quy đạo, dấn thân tận hiến, và sinh hoạt trong Hội Thánh. Phép Báp-tem được đặt trong vị trí hợp lý là phần thứ hai của quyển sách, ngay sau phần nghiên cứu của chúng ta về đức tin, Cơ Đốc nhân nhận phép Báp-tem để bước vào nếp sống đạo, tiếp theo là những suy gẫm về sự cầu nguyện và vâng lời của chúng ta để bày tỏ một đời sống làm môn đệ của Chúa. Ngoài ba phần phải đề cập những hiểu lầm trong lịch sử về Bài Tín Điều và Phúc âm của giáo hội Công giáo La mã (những hiểu lầm mà các thần học gia Công giáo La mã hiện đang khổ công tìm cách vượt thoát), quyển sách tài liệu này của tôi được dành cho các vấn đề tôi tin nên được gọi là “Cơ Đốc giáo đơn thuần” ("Mere Christianity” theo cách nói của Richard Baxter cũng được C.S.Lewis dùng lại); và tôi mong rằng quyển sách này sẽ được các Hội Thánh đã nêu cao gương đức tin trải qua lịch sử và sử dụng rộng rãi. Các “toát yếu” viết thật cô đọng kèm theo phần gợi ý trong phạm vi tôi có thể sắp xếp được, chỉ là phần khai tâm hầu giúp các bạn khởi đầu để thảo luận và suy nghĩ; còn về bất luận điều gì có thể để nghiên cứu từng chủ đề ngay trên lãnh vực giáo lý mà thôi, quý độc giả phải tiếp tục theo các câu hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh.
  • 2. Giải lý (catechism) một từ ngữ gốc Hi văn, có nghĩa là “khiến phải nghe”, do đó, có nghĩa “chỉ giáo”, và trong Hội Thánh, đã có những danh từ sách giáo lý, người học giáo lý, động từ dạy trưởng thành giáo lý, qua các phương pháp được hình thành sau này theo lối vấn đáp, dùng các câu hỏi để dần dần nâng cao phần trí tuệ của người được dạy dỗ, giáo huấn. Chúng ta đọc thấy trong Công vụ các sứ đồ chương 8 cách thức sứ đồ Philíp đã chỉ dạy cho viên hoạn quan người Ê-thi-ô-bi; như thế, “dạy giáo lý” chính là một tiến trình được Kinh Thánh thiết lập và quy định. Chẳng hề có ai tin nhận Cơ Đốc giáo theo bản năng hay tình cờ, ngẫu nhiên theo đạo chẳng cần phải cố gắng, nỗ lực. Cơ Đốc giáo là một đạo cần phải học hỏi, rèn tập, do đó, cần được dạy dỗ, chỉ bảo; cho nên sách giáo lý, công tác dạy giáo lý là một thành phần thiết yếu của sinh hoạt Hội Thánh. Trong các thế kỷ Cơ Đốc giáo đầu tiên, đã có nhiều lượt người ăn năn quy đạo và tìm hiểu Cơ Đốc giáo, và công tác dạy giáo lý mặc lấy hình thức những buổi thuyết giảng tùy theo trình độ của họ. Tuy nhiên, chiến lược phục hồi sinh lực cho Cơ Đốc giáo (mà sự dốt nát về Cơ Đốc giáo đã dẫn họ đến) của các nhà Cải Chánh, chỉ tập trung vào việc dạy giáo lý cho trẻ con mà thôi. Suốt một thế kỷ rưỡi sau quyển sách tiền phong của Luther nhan đề Sách giáo lý nhỏ (The Little Catechism) ra đời năm 1529, người ta đã cho phát hành hàng mấy trăm quyển giáo lý khác, phần lớn tuy không chỉ dành riêng cho giới trẻ mà thôi, một số các tài liệu chính thức của Hội Thánh, nhiều sách khác là những sách do cá nhân các giáo phẩm biên soạn. Các sách như thế và được nổi tiếng hơn hết, là sách giáo lý Cầu nguyện của Anh quốc giáo, sách giáo lý Heidelberg, và sách giáo lý Westminster ngắn hơn. Hầu như phần đông các giáo hội Tin Lành ngày nay đều dành riêng các sách giáo lý kết hợp với việc giáo dục trẻ mà thôi, không hề nghĩ đến những câu giới thiệu giáo lý Cơ Đốc của các quyển sách như Cơ Đốc giáo đơn thuần (Mere Christianity) của C.S.Lewis, Bình an trong Thượng đế (Peace with God) của Billy Graham, hay Cơ Đốc giáo căn bản (Basic Christianity) của John Stott, hoặc Chính thống giáo (Orhodoxy) của G.H.Chesterton, không xem các sách ấy là sách giáo lý, vì chúng dành cho người lớn. Nhưng vì các sách ấy nhằm mục đích dạy cho những người ngoài và gây dựng cho những người trong Hội Thánh (chân lý) căn bản của đạo, thật ra là giáo lý của đạo. Hiện nay, có một nhu cầu rất lớn là phục hưng việc dạy giáo lý cho người lớn. không cần thiết phải có tên gọi, hay sử dụng phần hình thức của các công thức cứng nhắc vấn đáp như trước đây, là phương pháp dạy giáo lý từ ngàn xưa của các giáo hội Tin Lành; nhưng dầu sao cũng phải tạo nhiều cơ
  • 3. hội khác nữa cho mọi người cả bên trong lẫn bên ngoài Hội Thánh, khảo xét các chân lý thiết yếu của Cơ Đốc giáo, vì số người có nhu cầu sơ khởi ấy rất đông đảo. Việc giảng dạy không giúp ích cho họ, vì thông thường, việc ấy dành riêng cho cả người giảng lẫn kẻ nghe đã tin quyết vào những đều căn bản của đạo rồi; cho nên chỗ thiếu sót của các bài giảng bị cho là xa vời có khi còn gây bực tức nữa, vì những gì chúng ta quyết đoán có vẻ như thiếu tra xét, thách đố và thử nghiệm con người trí thức. Phần ABC (các giáo lý sơ đẳng) của Cơ Đốc giáo dạy từ tòa giảng, mà chỉ được nói lên trong những buổi dạy giáo lý mà thôi - ít ra đó cũng là điều lịch sử Cơ Đốc giáo gợi ý. Lý thuyết giáo dục hiện đại rất chú trọng trong việc tìm tòi, khám phá của cá nhân, và việc thảo luận từng nhóm, cho nên chẳng có lý do gì để việc dạy giáo lý cho người lớn ngày nay không lợi dụng hình thức ấy - dĩ nhiên tốt nhất nếu làm được như vậy, miễn là chúng ta nhớ rằng Cơ Đốc giáo có một nội dung nhất định và liên tục, chớ không phải là một ẩn số “X”, một phẩm chất bất định, có thể được từng thế hệ bàn cãi để thêm bớt và sắp đặt lại. Câu chuyện đùa của C.H.Spurgem về một người Ái-nhĩ-lan, khi được hỏi ông ta cảm thấy như thế nào khi nhóm lại với hội Anh em Plymouth, ông đã trả lời: “vui lắm; chẳng có ai trong chúng tôi biết gì cả, và chúng tôi dạy bảo lẫn cho nhau”, có sự dạy dỗ cho chúng ta ở đây. Có thể đó là một câu chuyện chế nhạo phong trào anh em cận đại, nhưng người ta biết có những nhóm tự xưng là Cơ Đốc nhân, cũng tự khoe mình đang nghiên cứu các giáo lý căn bản của Cơ Đốc giáo, mà câu chuyện trên đây là một lời giải thích rất đúng. Tuy nhiên, có những nhóm nghiên cứu được hướng dẫn về các giáo lý Cơ Đốc Căn bản của một số các chi hội mà tôi được biết vẫn tiếp tục từ năm này sang năm khác và đã tạo được sự phục hưng thật sự và vô cùng cần thiết trong việc dạy giáo lý, và tôi chưa hề thấy có chi hội nào đã không được bổ ích nhờ phần dẫn nhập đó của họ. Nếu không được vạch rõ khác đi, những câu trích dẫn trong sách này là theo các bản Revised Standard Version (RSV), JB là The Jerusalem Bible, NEB là New English Bible, và Phillips là J.B.Phillips. Tôi phải cám ơn nhà xuất bản vì đã thường xuyên khích lệ tôi và nhất là đã giúp tôi trong việc soạn thảo các câu hỏi. CHA, CON VÀ THÁNH LINH: BÀI TÍN ĐIỀU CÁC SỨ ĐỒ Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất; Tôi tin Giê-Xu Christ là Con độc sanh của Đức Chúa Trời và là Chúa chúng ta. Ngài
  • 4. được đầu thai (thai dựng) bởi Đức Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mari, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn, Ngài xuống âm phủ; đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại, Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha; từ đó, Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và chết. Tôi tin Đức Thánh Linh; tôi tin Hội Thánh phổ thông; sự cảm thông của thánh đồ; sự tha tội, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời. TỰA Nếu bạn dự tính du lịch bằng đường bộ, bạn cần có một tấm bản đồ. Có nhiều loại bản đồ. Có loại bản đồ có tỉ lệ xích nhỏ, ghi ra tất cả các lối đi, bụi rậm, các con dốc và v.v.., thật chi tiết. Vì khách bộ hành cần được thông tin đầy đủ nhất về con đường mình đã chọn đi, người ấy phải có một tấm bản đồ thuộc loại như thế. Nhưng nếu muốn lựa chọn một lộ trình, người ấy có thể được biết nhiều hơn nhờ một tấm bản đồ có tỷ lệ xích lớn, cho thấy cả một vùng địa lý chi tiết hơn, người ấy sẽ thấy nhiều con đường, nhiều lối tắt nối liền địa điểm này với địa điểm khác gần hơn. Muốn chuẩn bị sẵn sàng những người đi bộ cần đến cả hai loại bản đồ vừa kể. Nếu đời là một cuộc đi bộ thì hàng triệu chữ trong Kinh Thánh là một tấm bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ, đầy đủ mọi chi tiết; còn Bài Tín Điều các sứ đồ (sở dĩ gọi như vậy vì bài ấy do các sứ đồ viết ra - mặc dầu có những truyền thuyết về sau này, họ không hề viết ra bài ấy - mà vì bài Tín Điều ấy dạy các giáo lý của các sứ đồ) chỉ gần trên dưới một trăm chữ là một tấm bản đồ đã giản dị hóa con đường bộ qua rất nhiều điều, nhưng có thể giúp bạn chỉ cần nhìn thoáng cũng đủ biết các điểm chính của niềm tin Cơ Đốc. Tín là tin; người theo Anh quốc giáo xưa kia thường gọi bài này là Niềm Tin, còn ở thế kỷ thứ hai, khi Bài Tín Điều xuất hiện lần đầu tiên gần như bài chúng ta có ngày nay, được gọi là Luật Đạo. Khi người ta muốn tìm hiểu về Cơ Đốc giáo, tự nhiên những người dẫn dắt cần hướng dẫn họ nghiên cứu Kinh Thánh đưa họ đến chỗ tin nhận Đấng Christ hằng sống làm Cứu Chúa của chính mình ngay, làm như thế rất đúng. Nhưng muốn giải quyết cả hai điều phải nhờ đến Bài Tín Điều với cả hai tư cách, vừa là phần định hướng sơ khởi về Kinh Thánh, vừa là phần phân tích đầu tay về các niềm tin làm nền tảng cho đức tin đặt nơi Đấng Christ. Các niềm tin này được đặt trên nền tảng Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Bài Tín Điều cho chúng ta biết về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh để khi đã tìm biết được về cả Ba Ngôi ấy, tức chúng ta đã được kinh
  • 5. nghiệm. Sách cầu nguyện giáo lý trả lời cho câu hỏi: Bạn học biết được gì từ Bài tín Điều - tức là “Các điều khoản Niềm Tin của bạn” - như sau: Thứ nhất: tôi học biết để tin Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, là Đấng tạo ra tôi và cả thế gian này. Thứ hai: tin Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đấng đã mua chuộc tôi và toàn thể nhân loại. Thứ ba: Tin Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời, Đấng đã thánh hóa tôi và toàn thể tuyển dân của Đức Chúa Trời”. Một khi đã học biết được như vậy, người ta không còn xa mấy với nước Đức Chúa Trời nữa. “Yếu tính của tri thức một khi đã có rồi, hãy áp dụng nó” không có ở đâu, công thức trên đây của Khổng Tử lại đúng hơn trong Cơ Đốc giáo, nơi một khi chân tri thức (trí thức về Đức Chúa Trời chân thật) là sự nhận biết về Đức Chúa Trời được áp dụng. Hiểu biết về Đức Chúa Trời để áp dụng là những gì sẽ được nêu ra, trong những phần nghiên cứu tiếp theo. TÔI TIN ĐỨC CHÚA TRỜI Khi được hỏi bạn tin gì, nhiều người trả lời chẳng những khác nhau, mà còn nhiều loại khác nhau nữa. “Tôi tin có Thần Linh” là họ có ý bảo tôi nghĩ là thần linh có thật. “Tôi tin chủ nghĩa xã hội” - nghĩa là tôi tin rằng các nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa là công bằng và có lợi. Nhưng điều đó có nghĩa gì khi toàn thể các hội chúng Anh quốc giáo, các giáo hội theo Luther, Trưởng lão, Giám lý, Công giáo La mã, và chính thống giáo đều đồng thanh nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời”? Điều này có ý nghĩa hơn đối tượng để tin tưởng là thần linh hay xã hội chủ nghĩa rất nhiều. Tôi có thể tin có thần linh nhưng không cần săn bắt cho được một vị; và có thể tin vào chủ nghĩa xã hội nhưng không cần phải đầu phiếu cho đảng ấy. Trong các trường hợp đó, tin chỉ là một vấn đề của trí tuệ. Nhưng Bài Tín Điều bắt đầu bằng câu “Tôi tin Đức Chúa Trời” được dịch ra từ câu Hi văn do các trước giả Tân Ước viết, theo nghĩa đen là": “Tôi đang tin cậy vào Đức Chúa Trời”. Câu này có nghĩa là vượt trên tất cả các niềm tin vào một chân lý nào đó về Đức Chúa Trời, tôi đang sống bằng mối liên hệ tận hiến cho Đức Chúa Trời trong sự tin cậy phó thác và kết hợp làm một với Ngài. Khi tôi nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời” là tôi xưng nhận niềm tin quả quyết của tôi rằng Đức Chúa Trời đã mời gọi tôi vào sự dấn thân ấy, và công bố rằng tôi đã chấp nhận lời mời gọi đó.
  • 6. ĐỨC TIN Từ ngữ đức tin (faith) là do danh từ Hi văn Pistis của động từ trong câu “tin nơi” (pisteuo) nói lên ý niệm về lòng tin cậy kết hợp, mạnh hơn là “tin” (belief) trong khi “tin” (belief) chỉ gợi lên ý kiến suông, thì “đức tin” cho dù vào một chiếc xe hơi, một thứ thuốc, một người đỡ đầu, một ông bác sĩ, người bạn đời hay bất luận điều gì bạn có, cũng đều là vấn đề xem người hay vật đáng tin cậy để bạn phó thác, hiến thân. Điều này cũng đúng với đức tin bạn đặt nơi Đức Chúa Trời, nhưng còn có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn. Chính việc đối tượng ban phát hay đòi hỏi xác định trong từng trường hợp, đức tin dấn thân bao gồm những gì. Chẳng hạn, tôi bày tỏ đức tin vào chiếc xe hơi của tôi bằng cách trông cậy vào nó đưa tôi tới chỗ này chỗ nọ; tôi có đức tin vào ông bác sĩ của tôi bằng cách chịu để cho ông ta chữa bệnh cho tôi. Và tôi bày tỏ đức tin của mình vào Đức Chúa Trời bằng việc sắp mình xuống trước đòi hỏi của Ngài muốn cai trị và điều khiển mọi việc của tôi, bằng việc tin nhận Chúa Cứu thế Giê-Xu, Con Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của tôi, và bằng việc trông cậy vào lời hứa của Ngài ban phước cho tôi trong đời này và cả đời sau nữa. Đây là ý nghĩa của việc đáp ứng những gì Đức Chúa Trời của Bài Tín Điều ban cho và đòi hỏi. Có khi đức tin còn được xem ngang hàng với ý thức về “một Đấng ở trên cao” (hay “siêu vượt” hoặc “ở ngay trung tâm mọi sự") thỉnh thoảng, bằng cách xâm nhập cõi thiên nhiên, khoa học, đại nghệ thuật, sự “phải lòng” hoặc bằng bất kỳ cách nào khác, chạm đến tấm lòng những kẻ chai đá nhất (cho dù họ có quan tâm đến việc ấy hay không lại là một vấn đề khác nhưng việc ấy vẫn xảy đến với tất cả mọi người - đó là phần việc Đức Chúa Trời). Nhưng đức tin Cơ Đốc nhân chỉ bắt đầu khi chúng ta đến ra mắt Đức Chúa Trời, Đấng đã tự bày tỏ mình trong Chúa Cứu thế của Kinh điển, nơi chúng ta gặp Ngài với tư cách Đấng Tạo Hóa “bảo mọi người trong mọi nơi đều phải ăn năn” phải tin đến danh Con Ngài là Chúa Cứu thế Giê-Xu...như Ngài đã truyền dạy ta” (Cong Cv 17:30 IGi1Ga 3:23 đối chiếu GiGa 6:28 và tt). Đức tin Cơ Đốc nhân có nghĩa là lắng nghe, ghi nhận và làm theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy. NGHI NGỜ. Dường như sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh chính là chân lý và thẩm quyền hiển nhiên, và nói cho cùng tôi cũng tin thật như vậy; nhưng tôi biết như bạn, các quan niệm đã có sẵn và các định kiến chưa được đem ra phê phán đều tạo ra nhiều vấn đề cho mọi người chúng ta, và nhiều người có những nghi ngờ những thắc mắc sâu xa về các thành tố trong một bài giảng Kinh Thánh. Những nghi ngờ đó liên hệ với đức tin như thế nào?
  • 7. Vậy, nghi ngờ là gì? Đó là một tình trạng “phân tâm” theo quan niệm của Giacơ (Gia Gc 1:6-8), và nó có cả bên trong lẫn bên ngoài đức tin. Trong trường hợp trước, đức tin bị nhiễm độc, bệnh hoạn, không còn dùng được nữa; ở trường hợp sau, nó thuộc về một cuộc chiến đấu, hoặc là hướng về đứa tin, hoặc xa lìa một Đức Chúa Trời được cảm thấy là muốn lấn át và đòi hỏi điều ta không bằng lòng đáp ứng. Trong quyển tự thuật tiểu sử thuộc linh của C.S.Lewis nhan đề Kinh ngạc vì niềm vui (Suprised by Joy), bạn có thể quan sát thấy cả hai động cơ thúc đẩy liên tục đó. Trong những mối nghi ngờ của mình, chúng ta vẫn tưởng mình thành thật, và chắc chắn cũng cố gắng để tỏ ra thành thật. Nhưng sự thành thật hoàn toàn vượt khỏi tầm tay chúng ta khi còn sống trên đời này, và việc không thừa nhận mình không sẵn sàng tin vào lời Đức Chúa Trời về việc này việc nọ, dầu được cho là suy diễn việc học hỏi nghiên cứu, hay sợ bị chê cười hoặc do quá muốn hay do bất cứ một động cơ thúc đẩy nào khác, đều thường ẩn bên dưới mối nghi ngờ của một người về khoản mục này hay một khoản khác của đức tin. Khi hồi tưởng các sự việc nhiều lần, sẽ thấy rõ ràng, tuy ngay lúc ấy chúng ta chưa thấy được. Làm sao để giúp đỡ những người nghi ngờ? Trước hết? bằng cách giải thích lãnh vực có vấn đề (vì nghi ngờ thường nảy sinh do hiểu lầm); thứ hai, bằng cách trình bày tính cách hữu lý của niềm tin Cơ Đốc giáo về điểm đó, và các nền tảng để chấp nhận (vì các niềm tin Cơ Đốc nhân tuy có siêu lý (vượt trên lý trí) vẫn không hề chống lại, phản lại lý trí, lẽ phải); thứ ba, bằng cách tìm xem điều gì đã nảy sinh nghi ngờ (vì sự nghi ngờ không do lý trí thúc đẩy, và những điều chưa rõ về Cơ Đốc giáo chẳng có gì khác hơn kẻ nghi ngờ ý thức được việc thích hay không thích, bị chạm tự ái, thái độ tự tôn xã hội, trí thức và văn hóa. CÁ NHÂN. Trong giờ thờ phượng, Bài Tín Điều được đọc chung, nhưng mấy lời mở đầu là: “Tôi (chớ không phải “chúng tôi") tin”; mỗi người thờ phượng tự nói lên câu ấy cho riêng mình. Như thế, người ấy tự công bố triết lý nhân sinh của mình đồng thời chứng thực cho hạnh phúc của mình: người ấy được nằm trong tay của Đức Chúa Trời là nơi người ấy rất vui mừng, và khi nói “Tôi tin” đó là một hành động ca ngợi tán tụng và cảm tạ của chính mình. Thật ra, đọc được Bài Tín Điều là cả một việc quan trọng. NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Đức tin biến thành hành động: RoRm 4:1-25 HeDt 11:1-40 Mac Mc 5:25-34
  • 8. CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN. 1. Nghĩa chính của “đức tin” (Hi văn pitis) là gì? 2. Chữ “Tôi” mở đầu Bài Tín Điều quan trọng như thế nào? 3. Những mối nghi ngờ đối với Cơ Đốc giáo của bạn và người khác mà bạn phải giải quyết là gì? Theo bạn nghĩ, phương pháp giải quyết của tác giả sách này có đầy đủ không? ĐỨC CHÚA TRỜI - ĐẤNG TÔI TIN Khi chúng ta đứng giữa Hội Thánh và nói rằng: “Tôi tin Đức Chúa Trời”, điều đó có nghĩa gì? Khi nói như vậy, phải chăng chúng ta cũng chỉ đồng thanh với người Do thái, người Hồi giáo và nhiều người chống vô thần chủ nghĩa khác để tuyên bố có một Đức Chúa Trời (Thượng đế, Thần) phân biệt với chẳng có Đức Chúa Trời (Thượng đế, Thần) nào cả? Không, chúng ta vượt xa điều đó. Chúng ta đang xưng nhận đức tin nơi Đức Chúa Trời của chính Bài Tín Điều là Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo, là Đấng Tạo Hóa Tối Cao mà “danh theo Cơ Đốc giáo” của Ngài - theo như Karl Barth gọi - là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Nếu đó không phải là Đức Chúa Trời Đấng chúng ta tin, chúng ta sẽ chẳng bận tâm đọc Bài Tín Điều làm gì. THẦN TƯỢNG Chúng ta phải phân biệt điểm này. Ý niệm hiện đại cho rằng điểm phân biệt quan trọng là giữa những người nói “Tôi tin Đức Chúa Trời” theo một ý nghĩa nào đó, với những kẻ không chịu nói như vậy theo một ý nghĩa nào đó. Người ta xem vô thần chủ nghĩa mới là kẻ thù của mình, còn ngoại giáo thì không, và người ta quyết đoán chỗ khác nhau giữa đạo (đức tin) này với đạo (đức tin) nọ thì là thứ yếu. Nhưng trong Kinh Thánh, điểm phân biệt rõ ràng là giữa người tin Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo với những kẻ phục vụ các thần tượng - tức là các “thần” đó là hình tượng dầu bằng kim khí hay chỉ có trong tinh thần, đều không thể so sánh được với Đấng Tạo Hóa tự- bày-tỏ-mình. Cho nên mong rằng số người đọc “Tôi tin Đức Chúa Trời”, trong nhà thờ mỗi Chúa nhật cũng biết rõ điều họ thật sự muốn nói lên có nghĩa là “Tôi không tin thần tượng (god, idod) cũng là Đức Chúa Trời” nữa. DANH NGÀI Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã mặc khải, tự bày tỏ mình, tự xác lập “lai lịch” của mình (theo như cách người ta vẫn hay nói) bằng cách nói cho chúng ta biết “danh” Ngài. “Danh” này xuất hiện ở ba chỗ.
  • 9. Thứ nhất , Đức Chúa Trời xưng “tên riêng” của Ngài là GIÊ-HÔ-VA (hay Jahweh như các học giả ngày nay thích gọi) cho Môise tại bụi gai cháy (XuXh 3:13 và tt; cũng xem 6:3). Tên này có nghĩa là “Ta tự hữu” hoặc “Ta hằng hữu” (xem bản RSV, cả văn bản chính lẫn ghi chú bên lề). Nó công bố toàn tính năng của Đức Chúa Trời: Con người không thể nào che giấu sự thực hữu của Ngài, cũng không thể ngăn chặn được đều Ngài muốn làm. Các dịch giả bản Authorized Version (AV) có lý khi dịch danh này là CHÚA (LORD). Bài Tín Điều nhấn mạnh tiếng vang ấy khi nói rằng Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha. Thứ hai , Đức Chúa Trời “công bố danh Đức Giêhôva” cho Môise để nhấn mạnh mỹ đức của Ngài - Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thật, ban ơn đến ngàn đời, xá đều gian ác, tội trọng và tội lỗi; nhưng chẳng kể có tội là vô tội...” (XuXh 34:5-7). Danh này - bạn có thể thấy có một phần mô tả bằng mặc khải - tiết lộ cả bản tính lẫn vai trò của Đức Chúa Trời. Đây là một lời công bố tiếng vang của nó xuyên suốt Kinh Thánh (xem XuXh 20:5 và tt; Dan Ds 14:18 IISu 2Sb 30:9 NeNe 1:5 9:17,32 Thi Tv 86:5,15 103:8-18 111:4-9 112:4 116:5 145:8,17,20 Gio Ge 2:13 Gion Gn 4:2 RoRm 2:2-6), và tất cả các hành động của Đức Chúa Trời Kinh điển ghi lại đều xác nhận và minh họa cho chân lý đó. Cần lưu ý khi Giăng nhấn mạnh hai phương diện đặc tính của Đức Chúa Trời bằng cách bảo rằng Ngài vừa là ánh sáng vừa là tình yêu thương (IGi1Ga 1:5 4:8) - không phải tình thương không có sự công chính và thuần khiết, cũng không phải sự chánh trực không có lòng nhơn từ thương xót, nhưng là tình yêu thương thánh khiết và sự thánh khiết đầy yêu thương, mỗi mỹ đức ấy đạt tới cấp bậc cao nhất - mỗi lời phát biểu tóm tắt những gì ông đã học hỏi với Chúa Giê-Xu về Đức Chúa Trời. BA NGÔI HIỆP MỘT Thứ ba , Con Đức Chúa Trời dạy các môn đệ Ngài làm phép Báp-tem “nhơn danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh” (Mat Mt 8:19). Cần lưu ý danh số ít chớ không phải số nhiều. Ba Ngôi hiệp một chỉ là một Đức Chúa Trời. Ở đây, chúng ta gặp chân lý khó hiểu trong tất cả các chân lý về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, ba phân đoạn của Bài Tín Điều ("Đức Chúa Cha...Con độc sanh của Ngài...Đức Thánh Linh") cũng làm chứng cho. Chúng ta phải làm gì đối với chân lý ấy? Ngay chính nó, ba-ngôi-hiệp-một đã là một huyền diệu, một sự kiện siêu vượt trí hiểu của chúng ta không thấu đạt nổi (đối với các thực tại khác của Đức Chúa Trời cũng vậy, tính cách vĩnh hằng, vô hạn, vô sở bất tri và quyền năng kiểm soát thần hựu các hành động tự do của chúng ta; tất nhiên, mọi chân lý về Đức Chúa Trời đều vượt
  • 10. khỏi khả năng lãnh hội của chúng ta, hoặc ít hoặc nhiều). Làm thế nào một Đức Chúa Trời đời đời,đổi dời ở số ít và số nhiều; làm thế nào cả Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con lẫn Đức Thánh Linh đều phân biệt nhau về thân vị (personally) nhưng thiết yếu vẫn là một (cho nên phái Tam thần (tritheism) mới tin vào ba vị thần không phải là một, và phái nhất thần (Unitarianism) lại tin vào Đức Chúa Trời duy nhất chớ không phải là ba, đều sai lầm cả), là điều vượt quá điều chúng ta có thể biết, vượt trên mọi nỗ lực nhằm “giải thích” khi người ta muốn bác bỏ một huyền diệu bằng cách lý luận thay vì chấp nhận nó căn cứ theo Kinh Thánh, nhất định người ta sẽ ngụy tạo, biến nó thành tà giáo. Ở đây cũng như ở bất kỳ chỗ nào khác, Đức Chúa Trời của chúng ta quá vĩ đại đối với tâm trí nhỏ bé, hẹp hòi của các tạo vật của Ngài. Nhưng các sử kiện làm nền tảng cho đức tin Cơ Đốc giáo - một người là Đức Chúa Con cầu nguyện với Cha mình và hứa rằng mình với Cha mình sẽ phái một “Đấng Yên ủi khác” đến để tiếp tục thiên chức của mình - và những sự kiện phổ quát về từng trải tận hiến của các Cơ Đốc nhân là thờ phượng một Đức Chúa Cha phía trên mình, nhận biết sự thông công với Con Đức Chúa Trời bên cạnh mình, cả hai việc đều do sự thúc giục của Đức Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời bên trong mình - tất cả đều chỉ ra, không tránh né vào đâu được, tính cách thiết yếu của Ba Ngôi Đức Chúa Trời Hiệp Một. Đó là công tác hoạt động của Ba Ngôi Đức Chúa Trời để cứu chuộc chúng ta: Đức Chúa Cha thiết kế, Đức Chúa Con cung cấp, và Đức Thánh Linh ứng dụng sự cứu chuộc. Nhiều đoạn Kinh Thánh đã làm chứng cho việc này, chẳng hạn hãy đọc RoRm 8:1-17 IICo 2Cr 13:14 Eph Ep 1:3-14 IITe 2Tx 2:13 và tt; IPhi 1Pr 1:2. Khi chúng ta phân tích phúc âm của Chúa Cứu thế , chân lý của Đức Chúa Trời Ba Ngôi được chứng minh là nền tảng và là phần nòng cốt của phúc âm. Chỉ do công lao của ân điển tập trung vào sự nhập thể mới khiến Đức Chúa Trời duy nhất được nhìn thấy là nhiều người. Cho nên chẳng có gì để ngạc nhiên nếu những người không tin vào công lao của ân điển cũng nghi ngờ chân lý về Ba Ngôi Đức Chúa Trời nữa. Nhưng đó chính là Đức Chúa Trời của Bài Tín Điều. Vậy phải chăng đó chính là Đức Chúa Trời chúng ta đang thờ phượng? Hay cả chúng ta nữa, cũng trở thành các nạn nhân của việc thờ lạy thần tượng? NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Đức Chúa Trời tự bày tỏ mình (mặc khải): GiGa 1:1-18.
  • 11. CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Tác giả ngụ ý gì khi nói: “Nhưng trong Kinh Thánh, điểm phân biệt rõ ràng nhất vẫn là giữa những người tin Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo, với những kẻ phục vụ các thần tượng” Bạn đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? 2. Ý nghĩa căn bản tên Đức Giêhôva của Đức Chúa Trời là gì? Tên ấy nói gì với chúng ta về Ngài? 3. Tại sao Chúa Cứu thế lại dạy các môn đệ Ngài “nhơn danh (số ít) Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh” mà làm phép Báp-tem? CHA TOÀN NĂNG Người tín đồ Anh quốc giáo thờ phượng Chúa thường cầu nguyện vế đầu tiên của bài Tín Điều trước khi xưng nhận điều đó, vì “Toàn Năng và thường phải là Cha nhơn từ” là câu nói đầu tiên của hội chúng khi đọc Bài Cầu Nguyện buổi sáng và Bài Cầu Nguyện buổi chiều. Trong bất luận buổi nhóm nào của một giáo phái có sử dụng Bài Tín Điều, dường như Đức Chúa Trời là Cha vẫn được tôn vinh bằng thánh ca trước khi đọc Bài Tín Điều, vì đây là một chủ đề mà bản năng của các tác giả viết thánh ca luôn luôn đề cao. Nhưng chúng ta phải hiểu việc đó như thế nào? CÔNG CUỘC SÁNG TẠO Rõ ràng khi Bài Tín Điều đề cập “Đức Chúa Trời là Cha Toàn Năng (theo bản Anh văn), Đấng dựng nên trời đất”, bài tín điều nhìn ngay vào sự kiện chúng ta và muôn loài vạn vật đều trông cậy vào Đức Chúa Trời với tư cách Đấng Tạo Hóa để tồn tại, từng phút từng giây. Vậy gọi công lao sáng tạo là tình phụ tử không hề sai Kinh Thánh: nó được vang lên trong Cựu Ước, sách MaMl 2:10: “Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một Cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?” và trong Tân Ước, sách Cong Cv 17:28, khi Phaolô truyền giảng tại A-thên đã trích dẫn lời một thi sĩ Hy lạp mà ông đồng ý: “Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài”. Nhưng cả hai lần trích dẫn đều từ những khúc sách đề cập lời đe dọa đoán phạt của Đức Chúa Trời, và bài truyền giảng Phúc âm của Phaolô tại A-thên vạch ra rất rõ ràng tuy mối liên hệ về dòng dõi hàm ý bó buộc phải tìm cầu, thờ phượng và vâng lời Đức Chúa Trời, để con người phải trả lời cho Ngài vào ngày tận thế, không hề ngụ ý sẽ ban ơn hay vui nhận khi con người không ăn năn tội lỗi của quá khứ về đức tin vào Chúa Cứu thế (xin đọc các bài giảng các câu 17:22-31) Có một số người nhấn mạnh đến mối liên hệ Cha Con phổ quát của Đức Chúa Trời với loài người, thường xem việc ấy như ngụ ý tất cả mọi người đang và sẽ luôn luôn ở trong tình trạng được cứu rỗi, nhưng đó không phải
  • 12. là quan điểm của Kinh Thánh. Phaolô bảo rằng những kẻ cho rằng “lời giảng về thập tự là điên dại” là “những người hư mất” (ICo1Cr 1:18), và cảnh cáo những kẻ “không ăn năn” là “tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ” (RoRm 2:25), cho dù họ là dòng dõi của Đức Chúa Trời tới đâu đi chăng nữa. Bài CHA VÀ CON Thật vậy, khi Tân Ước đề cập Đức Chúa Trời là Cha, không hề ám chỉ việc sáng tạo, mà đề cập hai mối liên hệ thiết thân hơn. Thứ nhất là đời sống bên trong của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Bên trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đời đời có mối liên hệ giữa Cha và Con. Trên đất này, Đức Chúa Con gọi Đấng mà mình phục vụ là “Cha tôi” và gọi Ngài là A-ba - từ ngữ A-ram tương đồng với Cha đáng kính - khi cầu nguyện. Chính Chúa Giê-Xu từng tuyên bố mối liên hệ đó có nghĩa gì. Một mặt, Đức Chúa Con yêu thương Đức Chúa Cha (GiGa 14:21), bao giờ cũng làm đẹp lòng Đức Chúa Cha (8:29). Ngài không hề đi trước, mà luôn luôn lệ thuộc sự hướng dẫn của Đức Chúa Cha từng phút từng giây (5:19, 30), nhưng sự kiên trì vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Cha là do chính Ngài. “Lạy Cha...song không theo ý muốn Con mà theo ý muốn Cha...xin ý Ngài được nên” (Mat Mt 26:39,42). “Ta há chẳng uống chén mà Cha đã ban cho ta uống sao?” (GiGa 18:11). Mặt khác Đức Chúa Cha yêu thương Đức Chúa Con (GiGa 3:35 5:20), đề cao Ngài bằng cách ban sự vinh hiển và cho Ngài làm nhiều việc vĩ đại (5:20-30 10:17 17:3-26). Ban sự sống và thi hành sự phán xét là hai nhiệm vụ song sinh đã được phó thác cho Ngài, “đặng ai nấy đều tôn kính Con” (5:23). Tình phụ tử của Đức Chúa Cha đối với Con đời đời của Ngài vừa là nguyên mẫu của mối liên hệ ân điển giữa Ngài với dân Ngài vừa là khuôn mẫu do đó mà có tình phụ tử Đức Chúa Trời đã tạo ra trong các gia đình loài người. Phaolô đề cập “Đức Chúa Trời là Cha Chúa Cứu thế Giê-Xu chúng ta” là “Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều đặt tên” (Eph Ep 1:3 3:14 và tt). Bằng chính quy chế nội bộ gia đình của loài người phản ảnh mối liên hệ giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con phải bộc lộ một tình yêu thương tương ứng với tình yêu thương nhau giữa Cha và Con trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. CON THỪA NHẬN Mối liên hệ thứ hai Tân Ước đề cập Đức Chúa Trời là Cha, liên việc với việc
  • 13. người tín hữu là tội nhân tin Chúa được thừa nhận vào sinh hoạt với gia đình Đức Chúa Trời. Đây là một ân điển siêu nhiên, kết hợp với việc xưng công bình và sự tái sanh, được Đức Chúa Trời ban cho vô điều kiện (không phải trả giá gì cả_ và được tiếp nhận bằng việc lấy đức tin, hạ mình xuống, tin nhận Chúa Cứu thế Giê-Xu làm Cứu Chúa và là Chúa, là Chủ “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài (tin nhận Ngài), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời...là những kẻ sanh bởi Đức Chúa Trời vậy” (Gia Gc 1:12 và tt). Bức thông điệp Chúa Giê-Xu gởi cho các môn đệ Ngài lúc từ kẻ chết sống lại là : “Ta lên cùng Cha ta và Đức Chúa Trời các ngươi” (GiGa 20:17). Là môn đệ Ngài, họ thuộc về gia đình; lẽ dĩ nhiên, theo chính câu nói đó Chúa Giê-Xu đã gọi họ là anh em ta. Tất cả những ai đã được Ngài cứu, đều là anh em Ngài. Khi Cơ Đốc nhân đọc vế đầu tiên của Bài tín Điều, người ấy xưng nhận Đấng Tạo Hóa mình cả bằng Cha mình lẫn là chính Cha mình qua Chúa Cứu thế Giê-Xu - một người Cha hiện yêu thương mình chẳng kém gì Ngài yêu thương chính con độc sanh của Ngài. Đây quả thật là một lời xưng nhận kỳ diệu mà chúng ta có thể nói lên. TOÀN NĂNG Đức Chúa Trời là Cha “toàn năng” - nghĩa là Ngài có thể làm được tất cả những gì Ngài muốn. Ngài muốn gì cho các con Ngài? Đáp: muốn họ được chung hưởng mọi sự với Ngài. Các tín hữu chính là “kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Chúa Cứu thế , miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài” (RoRm 8:17). Chúng ta sẽ phải chịu đau đớn, nhưng chúng ta sẽ không mất phần vinh hiển: Cha toàn năng sẽ lo việc đó. Đáng chúc tụng danh Ngài. NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Chúng ta được thừa nhận trong Chúa Cứu thế : Eph Ep 1:3-14 GaGl 4:1-7. CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN. 1. Câu “chúng ta cũng là dòng dõi Ngài” nói gì về tình phụ tử của Đức Chúa Trời? câu ấy loại ra những gì? 2. Đức Chúa Trời là Cha được nhìn thấy như thế nào trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời? 3. Tại sao Chúa Giê-Xu gọi các Cơ Đốc nhân là “anh em” Ngài? TOÀN NĂNG
  • 14. Bài Tín Điều công bố đức tin vào Đức Chúa Trời là Cha toàn năng. Hình dung từ này có quan trọng không? Có, rất quan trọng. Nó cho thấy sự kiện căn bản trong Kinh Thánh, ấy là Đức Chúa Trời là Chúa, là Vua, là Đấng vô sở bất năng đang trị vì thế giới của Ngài. Hãy chú ý niềm vui lớn về sự cầm quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã được các Thi thiên (chẳng hạn như) Thi Tv 93:1-5, 96:1-13, 97:1-12, 99:1-5 và 103:1-22 công bố và ca tụng. Người ta đem việc cầm quyền tể trị của Đức Chúa Trời làm một chủ đề tranh luận, phản bác; nhưng trong Kinh Thánh, đó là vấn đề quan trọng để mọi người phải thờ phượng Ngài. Bạn cần biết rằng sẽ không thể nào hiểu đúng được về bất kỳ một điểm nào các đường lối của Đức Chúa Trời trước khi bạn nhìn nó dưới ánh sáng của quyền tể trị của Ngài. Chắc cũng vì thế Bài Tín Điều đã dùng ngay cơ hội đầu tiên để công bố điều đó, qua đó hâm nóng tấm lòng tin tưởng, đây không phải là một chân lý để tâm trí chúng ta lãnh hội cách dễ dàng, và có một số vấn đề đã nảy sinh. ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG LÀM ĐƯỢC Thứ nhất, phải chăng vô sở bất năng có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể làm được bất kỳ việc gì không? Không, ý nghĩa của nó không phải như vậy. Có rất nhiều điều Đức Chúa Trời không thể làm được. Ngài không thể làm những điều tự-mâu-thuẫn-với-chính-mình hay vô nghĩa, như biến hình tròn thành hình vuông. Ngài cũng không thể (và đây là điều tối quan trọng) hành động trái với đặc tính của Ngài. Đặc tính đạo đức trọn vẹn của Ngài không thể tự phủ nhận mình. Ngài không thể hành động bất thường, thiếu tình thương, tùy tiện, bất công, hay tiền hậu bất nhất. Cũng như Ngài không thể tha tội mà không đòi hỏi giá chuộc, vì làm như vậy không phải, không đúng, không công chính, Ngài cũng không thể không “thành tín và công bình” để tha tội cho những ai lấy đức tin xưng chúng ra, và không thể không giữ đúng tất cả các lời hứa của mình, vì nếu không làm như vậy ở đây, Ngài cũng không phải , không đúng, không công chính nữa. Không ổn định, chao đảo không quyết liệt và không đáng tin cậy về phương diện luân lý đạo đức là những dấu hiệu của sự yếu đuối chớ không phải là của sức mạnh; nhưng Đức Chúa Trời vô sở bất năng là sức mạnh tối cao, khiến Ngài không thể lao mình vào những bất toàn vừa kể. Ở phương diện tích cực, tuy có nhiều việc Đức Chúa Trời thánh khiết, khôn ngoan không thể muốn làm, nhưng tất cả những gì Ngài đã muốn, đã định làm, Ngài đều thực hiện cả. “Điều nào đẹp ý Đức Giêhôva làm, Ngài bèn làm điều ấy” (Thi Tv 135:6). Như khi định tạo dựng thế gian này , “Ngài phán thì việc liền có” (Thi Tv 33:9 xem SaSt 1:1-31), đối với việc khác mà
  • 15. Ngài muốn cũng vậy. Với loài người từ nói đến làm là cả một trời một vực, nhưng với Ngài không phải như vậy. Ý CHÍ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI. Thứ hai, phải chăng quyền năng thực hiện các chủ đích của Đức Chúa Trời hạn chế ý chí tự do của loài người? Không. Khả năng chọn lựa tự phát và có trách nhiệm của con người là việc do Đức Chúa Trời tạo ra, một phương diện huyền nhiệm của bản tính con người thọ tạo, và quyền năng của Đức Chúa Trời để hoàn thành các chủ đích của Ngài không hề bị bất cứ việc gì do Ngài tạo ra hạn chế cả. Như Ngài đã thực hiện ý chỉ Ngài qua việc vận dụng điều hành vật lý làm sao, cũng vậy, Ngài cũng vận dụng cơ cấu tâm lý của chúng ta để thực hiện ý chỉ Ngài. Không có trường hợp nào tính trung thực của vật thọ tạo bị cưỡng chế và người ta luôn luôn có thể “giải thích” được mọi việc xảy ra (ngoại trừ một số phép lạ) không cần phải viện dẫn quyền cai trị của Đức Chúa Trời. Nhưng trong tất cả các trường hợp, Đức Chúa Trời chỉ cần truyền lịnh, mọi việc đều xảy ra. Cho nên Đức Chúa Trời không cần phải xâm phạm bản tính của các thực tại thọ tạo hay thu hẹp hoạt động của con người cho ngay hàng với cấp bậc người máy, Ngài vẫn “làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán (Ngài)” (Eph Ep 1:11) Nhưng chắc chắn trong trường hợp đó, phải chăng chúng ta nghĩ rằng ý chí tự do của mình sẽ chỉ là ảo tưởng, không có thật? Điều đó tùy thuộc điều bạn muốn nói. Nếu chúng ta nghĩ ý chí chúng ta được tự do nếu hành động ngoài Đức Chúa Trời, chắc chắn điều đó chỉ là ảo tưởng. Nhưng ý chí tự do theo nghĩa “kẻ thừa hành tự do” như các thần học gia đã định nghĩa - nghĩa là phần năng lực tự phát, tự quyết để chọn lựa như đã được đề cập ở phần trên - có thật. Nó có thật như một sự kiện sáng tạo, một góc cạnh của nhân tính chúng ta y như mọi vật thọ tạo có trong Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nâng đỡ và cầm quyền tể trị trên mọi vật như thế nào để khỏi cưỡng chế tất cả, đó là bí quyết của Ngài; nhưng Ngài đã làm như vậy là điều chắc chắn, căn cứ cả vào chính kinh nghiệm chúng ta ý thức trong việc quyết định và hành động “hoàn toàn theo ý chí tự do của mình”, lẫn căn cứ vào điều nhấn mạnh trang trọng của Kinh Thánh, rằng chúng ta phải trả lời trước mặt Đức Chúa Trời về các hành động của mình, chính vì theo ý nghĩa luân lý đạo đức, chúng quả thật là của riêng chúng ta. ĐIỀU ÁC BỊ CHẾ PHỤC Thứ ba, phải chăng sự hiện hữu của điều ác - những xấu xa đạo đức, sự đau
  • 16. khổ vô ích, và điều tốt điều thiện bị phung phí gợi ý rằng Đức Chúa Trời không phải là Cha toàn năng? - vì chắc chắn Ngài phải cắt hết mọi điều đó đi, nếu Ngài có thể làm được? Vâng, Ngài sẽ làm, và Ngài đang làm việc ấy! Qua Chúa Cứu thế, những con người xấu xa như bạn với tôi đã được khiến nên tốt lành; những thân thể mới mẻ hoàn toàn được giải phóng khỏi đau khổ bệnh tật đang được hình thành, đồng thời, có cả việc tái tạo cả vũ trụ nữa; và Phaolô bảo đảm rằng: “Những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh được với sự vinh hiển hầu đến sẽ được bày tỏ ra trong chúng ta” (RoRm 8:18 đối chiếu 19:23). Nếu Đức Chúa Trời có vận hành chậm hơn điều chúng ta muốn trong việc quét sạch điều ác khỏi thế gian này để đưa vào một trật tự mới, chúng ta hãy tin quyết rằng vì Ngài muốn mở rộng chủ đích đầy ân điển Ngài để đưa thêm vào đó càng nhiều nạn nhân của thế gian xấu xa gian ác này hơn nữa, bằng không Ngài đã làm xong xuôi tất cả mọi việc rồi! (Hãy nghiên cứu IIPhi 2Pr 3:3-10, nhất là mấy câu 8 và tt). TIN LÀNH Chân lý về Đức Chúa Trời toàn năng trong công cuộc sáng tạo trời đất muôn vật, trong quyền năng thần hựu và trong ân điển, là nền tảng cho tất cả lòng tin cậy, sự bình an, sự vui mừng của chúng ta trong Đức Chúa Trời, và là sự bảo đảm cho mọi hy vọng cho chúng ta về những lời cầu nguyện của mình sẽ được nhậm, được bảo vệ trong hiện tại, và được sự cứu rỗi cuối cùng. Điều đó có nghĩa rằng số mạng, các ngôi sao, sự may rủi mù quáng, sự điên dại của loài người, sự quỉ quyệt của Sa tan không hề điều khiển, kiểm soát thế gian này; trái lại, chính Đức Chúa Trời trọn vẹn về phương diện đạo đức đang cai trị nó, và chẳng có gì có thể truất ngôi Ngài, hay lũng đoạn được các chủ đích do tình yêu thương của Ngài: và nếu tôi đã thuộc về Chúa Cứu thế, thì: Tôi có một Đấng bảo vệ tể trị, Ngài vô hình, nhưng đời đời vẫn ở gần thành tín bất biến để giải cứu, Toàn năng để cai trị và truyền lịnh...Nếu Ngài là Cái Khiên và Mặt Trời của tôi, thì đêm không còn tối tăm cho tôi nữa, và các khoảnh khắc của đời tôi càng qua nhanh, chúng càng đưa tôi đến gần hơn với Ngài. Phải chăng đó là Tin Lành? Vâng, Tin Lành tốt nhất trên đời! NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị: SaSt 50:15-26 Thi Tv 93:1-5 Cong Cv 4:23-31. CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Toàn năng có nghĩa gì? Tại sao tin rằng Đức Chúa Tròi toàn năng là điều
  • 17. vô cùng quan trọng? nếu có thì theo ý nghĩa nào, quả thật có một số sự việc cả quyền vô sở bất năng cũng không thể làm được? 2. Ý chí tự do của loài người có hạn chế quyền năng của Đức Chúa Trời không? Tại sao có và tại sao không? ĐẤNG TẠO HÓA TRỜI VÀ ĐẤT Kinh Thánh được bắt đầu bằng câu: “Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” ("Trời đất” là cách nói của Kinh Thánh để chỉ “mọi vật đang có"). Người ta có thể tranh luận về vấn đề hai chương 1 và 2 của sách Sáng thế ký đã đề cập nhiều (hay ít) phương pháp sáng tạo - thí dụ hai chương ấy có loại bỏ cái ý niệm về các cơ cấu vật chất có tiến hóa qua nhiều giai đoạn tính bằng nhiều ngàn năm hay không: Tuy nhiên, rõ ràng mục đích chính của hai chương sách ấy không nhằm cho chúng ta biết thế gian này đã được tạo dựng như thế nào, nhưng cho chúng ta biết ai đã tạo dựng nó. GIỚI THIỆU NHÀ NGHỆ SĨ Có một chương kết thúc một trong những câu chuyện trinh thám của Dorothy Sayers có nhan đề: “Khi bạn biết cách để nhận biết ai”. Tuy nhiên, hai chương 1 và 2 của Sáng thế ký chỉ cho chúng ta biết ai mà không đưa ra những câu trả lời cho cách làm thế nào. Ngày nay, có thể có người cho rằng đó là một khuyết điểm, nhưng trong viễn ảnh lịch sử mối bận tâm có tính cách “khoa học” hiện nay của chúng ta đối với câu hỏi là cách nào, làm thế nào chớ không phải là ai, tự nó có vẻ đã rất cổ lỗ lắm rồi. Thay vì chê trách các chương sách ấy chẳng có gì để bồi bổ cho mối bận tâm rất thế gian của mình, đáng lẽ chúng ta phải thấy ở đó lời trách cứ cần thiết đối với sự đam mê lệch lạc của chúng ta là chỉ muốn biết về cõi thiên nhiên chẳng cần xét xem điều quan trọng nhất, tức là tìm biết Đấng Tạo Hóa cõi thiên nhiên. Bức thông điệp hai chương sách ấy rao truyền cho chúng ta là: “Bạn đã thấy biển, thấy trời, thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao? Bạn đã nhìn những con chim, con cá? Bạn đã quan sát phong cảnh, thảm thực vật, các loài thú, côn trùng, mọi sự từ lớn tới nhỏ? Bạn đã ngạc nhiên về tính cách phức tạp kỳ diệu của con người; với tất cả năng lực; tài ba, các tình cảm sâu xa có tính cách lôi cuốn, hấp dẫn, tình cảm giữa người nam và người nữ với nhau? Thật là kỳ lạ, phải không thưa bạn? Vậy, bây giờ, bạn hãy chuẩn bị gặp Đấng đang ẩn đàng sau tất cả điều đó!”. Cũng như có người bảo với bạn rằng: Bây giờ, sau khi bạn đã được thưởng thức các công trình nghệ thuật đó, bạn phải bắt tay nhà nghệ sĩ; bạn đã xúc động sâu xa vì bản nhạc, chúng tôi xin giới thiệu nhạc sĩ đã soạn bản nhạc ấy. Chính vì muốn chúng ta thấy
  • 18. Đấng Tạo Hóa chớ không phải công trình sáng tạo trời đất muôn vật, dạy cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời chớ không dạy khoa học vật lý, nên Sáng thế ký chương 1 và 2, cùng với những bài ca tụng công cuộc sáng tạo, như Thi thiên 104 và Gióp 38-41 đã được viết. Trong việc sáng tạo, Đức Chúa Trời là thợ thủ công lành nghề, và còn hơn thế nữa. Người thợ thủ công tác tạo từ vật liệu có sẵn, và bị nó hạn chế mình, nhưng trước khi Đức Chúa Trời phán: “Phải có...” thì chưa có vật liệu nào tồn tại cả. Để nói về điều này, các thần học gia gọi đây là “sự sáng tạo từ hư vô”, không có nghĩa rằng hư vô cũng là một cái gì có(!), nhưng hàm ý khi sáng tạo Đức Chúa Trời hoàn toàn tự do và không hề bị hạn chế, và chẳng có gì quyết định hay phác họa, hình dung trước điều Ngài sắp cho ra đời, trừ ra chính điều mà Ngài nghĩ nó phải như thế nào. ĐẤNG TẠO HÓA VÀ LOÀI THỌ TẠO Sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hóa với loài thọ tạo là nền tảng của quan điểm về quyền làm và chưa làm chủ của Đức Chúa Trời trong sự sắp xếp thần hựu và ban ân điển, và lẽ tất nhiên cũng là tất cả mọi tư tưởng về Đức Chúa Trời và loài người. Chính vì thế nó được ghi trong Bài Tín Điều. Tầm quan trọng của nó ít nhất cũng gồm ba phương diện: Thứ nhất , nó ngăn chặn sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã tạo nên chúng ta theo hình tượng Ngài nhưng chúng ta lại có khuynh hướng muốn nghĩ về Ngài theo như hình tượng của chúng ta! ("Con người tạo ra Thượng đế theo hình tượng của chính nó” là một câu nói đùa của Voltaire, chớ không phải là một câu nói đúng). Nhưng sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hóa với loài thọ tạo nhắc nhở chúng ta Đức Chúa Trời không hề lệ thuộc chúng ta như chúng ta bị lệ thuộc vào Ngài; cũng không hề hiện hữu do ý muốn của chúng ta thích như thế, chúng ta cũng không thể nghĩ về sự sống cá nhân của Ngài cũng giống như đời sống chúng ta. Là loài thọ tạo, chúng ta bị hạn chế; chúng ta không thể biết được mọi sự; chúng ta không thể hiện diện khắp nơi, cũng không thể làm được mọi sự hoặc tồn tại bất biến qua năm tháng. Nhưng Đấng tạo Hóa không hề bị hạn chế trong các phương diện ấy. Do đó chúng ta nhận thấy mình không thể nào hiểu nổi Ngài - nói như vậy, tôi không hề ngụ ý bảo rằng Ngài là vô nghĩa lý, nhưng là Ngài vượt quá khả năng lãnh hội của chúng ta. Chúng ta không thể đo lường được Ngài, chẳng khác gì con chó con mèo của chúng ta không thể đo lường được chúng ta vậy. Khi Luther bảo với Erasmus rằng các tư tưởng của ông về Đức Chúa Trời quá có tính cách con người vì ông đã nhổ bật mọi
  • 19. gốc rễ của tất cả các nguyên tắc của tôn giáo duy lý từng gây ô nhiễm cho Hội Thánh - quả đúng như vậy? Khi suy nghĩ về Đức Chúa Trời, chúng ta phải học hỏi để biết tự phê bình. Thứ hai , sự phân biệt đó ngăn chận sự hiểu lầm về thế giới này. Thế giới này sở dĩ hiện hữu trong tình trạng ổn định hiện có, là nhờ ý chỉ và quyền năng của Đấng Tạo Hóa. Vì đây là thế giới của Ngài, cho nên chúng ta không phải là các chủ nhân ông, được tự do muốn làm gì thì làm tùy thích, nhưng chỉ là những người quản lý, phải trả lời, phải chịu trách nhiệm với Ngài về cách thức chúng ta sử dụng các nguồn tài nguyên của nó. Và vì đây là thế giới của Ngài, chúng ta không thể chê bai nó. Phần lớn các tôn giáo được xây dựng trên ý niệm trật tự vật chất - thực tại như thân xác ta kinh nghiệm cùng với thân xác ta kinh nghiệm được nó - là xấu, do đó, cần phải bị khước từ chẳng đếm xỉa gì đến trong phạm vi của nó. Quan điểm phi nhân hóa những kẻ tôn sùng nó đó, nhiều khi cũng tự xưng là theo Cơ Đốc giáo, nhưng sự thật là nó vốn phi-Cơ Đốc giáo. Vì vật chất vốn do chính Đức Chúa Trời tạo ra, là tốt lành dưới mắt Ngài (SaSt 1:31) cho nên dưới con mắt chúng ta sự việc cũng phải như vậy ((ITi1Tm 4:4). Chúng ta phục vụ Đức Chúa trời bằng cách sử dụng và hưởng thụ những vật tạm thời đó với tấm lòng biết ơn, với ý thức về giá trị của nó đối với Ngài là Đấng Tạo Hóa chúng, và đối với tấm lòng hào hiệp mà Ngài đã ban cho chúng ta. Tìm cách phục vụ Đấng Tạo Hóa lại chê bai bất cứ một thành phần trong công trình Đấng Tạo Hóa của Ngài, thì kẻ ấy tất nhiên “thiêng liêng quá mấu” và phi nhân. Thứ ba , sự phân biệt đó ngăn chận sự hiểu lầm về chính mình. Vì con người không phải là kẻ tự tạo chính mình, nên không thể tự cho mình là chủ của bản thân “Đức Chúa Trời đã tạo chúng ta cho chính Ngài, để phục vụ Ngài trên đất này”. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta là sự kiện đầu tiên trong đời sống chúng ta phải đương đầu; muốn trực diện với nó, chúng ta cần có một ý thức đúng đắn về tính cách thọ tạo của mình. NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa: SaSt 1:1-2:25 EsIs 45:9-25 CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Câu “Phải có..."mà Đức Chúa Trời phán có nghĩa gì? 2. “Sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hóa với loài thọ tạo” tác giả bàn đến ở đây có liên hệ gì với việc Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình tượng Ngài? 3. Tại sao chúng ta dám quả quyết trật tự vật chất không phải là xấu?
  • 20. TÔI TIN CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU “Tôi tin Đức Chúa Trời là Cha...và tin Đức Chúa Giê-Xu, Con độc sanh của Ngài và Chúa chúng ta”. Bài Tín Điều công bố như vậy. Khi Bài Tín Điều gọi Đức Chúa Trời là “Đấng dựng nên trời đất”, nói chung bài ấy bắt đầu bằng cách kết bạn với Ấn giáo và các tôn giáo Đông phương. Giờ đây, khi bảo rằng Chúa Cứu thế Giê-Xu là Con một của Đức Chúa Trời, Bài Tín Điều đã chia tay với Do thái giáo và Hồi giáo để đứng riêng một mình. Lời công bố đó về Chúa Giê-Xu là tảng đá làm nền móng cho Cơ Đốc giáo và là chất liệu để khiến Cơ Đốc giáo trở thành độc nhất vô nhị. Vì cả Tân Ước được viết nhằm biện minh cho lời công bố đó, chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy Bài Tín Điều nhấn mạnh điều đó với đầy đủ chi tiết hơn khi nhấn mạnh bất kỳ một điểm nào khác. CHÚA CỨU THẾ TẠI TÂM ĐIỂM Lời công bố này là tâm điểm của phần trình bày Bài Tín Điều, vì đoạn rất dài đề cập Chúa Cứu thế Giê-Xu nằm giữa hai đoạn yếu hơn đề cập Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh. Nó cũng là ý chính, là tâm điểm của đức tin của Bài Tín Điều, vì chúng ta sẽ không thể hiểu được Ba Ngôi Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi, sự sống lại và sự sống đời đời ngoài Chúa Cứu thế Giê-Xu. Chính Chúa Cứu thế Giê-Xu, bằng việc cứu chuộc toàn thể dân sự Đức Chúa trời, là Đấng đã mặc khải tất cả các chân lý kia. Hãy xem Bài Tín Điều trình bày Ngài như thế nào. Giê-Xu (từ ngữ Hi văn dành cho Giô-suê có nghĩa là “Đức Chúa Trời là Cứu Tinh") là tên riêng của Ngài. Nói lên rằng Ngài là một nhân vật lịch sử, con trai của Bà Mari, người Naxarét xứ Galilê, một người Do thái, nguyên làm thợ mộc, từng hoạt động ba năm với tư cách là một rabi ở thôn quê, rồi bị nhà cầm quyền La mã xử tử vào khoảng năm 30 SC. Bốn sách Tin Lành mô tả khá chi tiết về chức vụ của Ngài. Cứu thế (Christ, nghĩa đen: người được xức dầu) không phải là biệt danh, ngoại trừ theo cách gọi thời xưa, chỉ nghề nghiệp của một người. “Christ” có thể người Hội trưởng lão gọi là một “chức sắc”, Chúa Giê-Xu là Đấng được Đức Chúa Trời lập làm nhà-vua-cứu-tinh mà dân Do thái trông đợi từ lâu. Vì mọi người đều mong đợi Chúa Cứu thế sẽ thiết lập quyền cai trị của Đức Chúa Trời và được chào đón như Chúa tể cả thế gian, gọi Chúa Cứu thế Giê- Xu có nghĩa là tôn xưng Ngài vào địa vị quyết định trong lịch sử mà mọi người ở khắp nơi đều phải nhìn nhận. Các Cơ Đốc nhân đầu tiên ý thức rõ
  • 21. ràng điều đó khi gọi Ngài như vậy. Người ta có thể thấy họ có ý đó trong những bài thuyết giảng đã được ghi lại trong Công vụ (xem Cong Cv 2:22- 36 3:12-36 5:29-32 10:34-43 13:26-41 v.v...) “Chúa Cứu thế đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống” (RoRm 14:9). “Hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Giê-Xu, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất thảy đều quì xuống” (Phi Pl 2:10). Danh hiệu Christ còn nói lên việc Chúa Giê-Xu chu toàn cả ba chức vụ mà người ta được xức dầu trong thời Cựu Ước để làm nhà tiên tri (sứ giả từ Đức Chúa Trời đến), thầy tế lễ (người nhờ của lễ trở thành trung gian giữa Đức Chúa Trời với chúng ta), cũng như để làm vua. Vinh quang của việc kết hợp các vai trò ấy lại chỉ được thấy rõ khi chúng ta nối liền chúng với các nhu cầu thật sự của mình. Chúng ta là tội nhân, cần gì để phục hồi nối liên hệ phải lẽ và tốt đẹp với Đức Chúa Trời? Trước hết, chúng ta dốt nát về Ngàinên cần được dạy bảo - vì ta không thể nào liên hệ tiếp xúc thỏa đáng với một người mà mình chỉ biết rất ít hay chẳng quen biết gì cả. Thứ hai, chúng ta đã làm mặt lạ với Ngài, cho nên bây giờ cần được làm hòa trở lại - nếu không, kết cuộc chúng ta sẽ chỉ là những kẻ xa lạ, không được tiếp nhận, không được tha tội, không được ban phước đối với Đức Chúa Trời là Đấng vẫn yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ chỉ là những kẻ bị lưu đày không được thừa kế phần sản nghiệp đã tích lũy cho người được làm con cái Đức Chúa Trời. Thứ ba, chúng ta chỉ là những kẻ yếu đuối, mù quáng và điên dại khi muốn sống cho Đức Chúa Trời, cho nên chúng ta cần có người hướng dẫn, bảo vệ và tăng cường sức lực - đó là vai trò của nhà vua trong dân Ysơraên vào thời Cựu Ước. Giờ đây, nơi con người và chức vụ con người Chúa Cứu thế Giê-Xu, nhu cầu theo cả ba phương diện đó đều được đáp ứng hoàn toàn! Ha-lê-lu-gia! Nhà Đại Tiên Tri của Đức Chúa Trời tôi! Lưỡi tôi sẽ ca tụng danh Ngài; Nhờ Ngài mà Tin Lành về sự cứu rỗi cho chúng tôi đã đến; Tin mừng về tội lỗi chúng ta được tha, Hỏa ngục bị chế phục, và được phục hòa với thiên đàng. Chúa Giê-Xu, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm lớn của tôi, Hiến dâng huyết Ngài và chịu chết; Lương tâm tôi lời của tôi không tìm cầu của lễ nào khác; Huyết đầy quyền năng của Ngài thực hiện sự cứu chuộc chỉ một lần, Và bây giờ, thì biện hộ trước ngôi. Lạy Chúa Toàn Năng yêu dấu
  • 22. Nhà chinh phục và là Vua tôi, Tôi ca ngợi cây Vương trượng và thanh gươm Ngài, Và sự cai trị đầy ân điển Ngài Quyền phép thuộc về Ngài; hãy nhìn xem, Tôi ngồi Tự ý tự nguyện chịu trói buộc dưới chân Ngài. CHÚA LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI Đức Chúa Giê-Xu, là Chúa Cứu thế (theo Bài Tín Điều) là Con độc sanh của Đức Chúa Trời. Điều này nhận diện người con trai của Bà Mari là ngôi thứ hai trong ba Ngôi Đức Chúa Trời đời đời, là Ngôi Lời đại diện của Đức Chúa Cha để tạo dựng và nâng đỡ thế gian này được tốt đẹp cho đến nay (GiGa 1:1-14 Cong Cv 1:13-20 HeDt 1:1-3). Đây là điều kinh ngạc quá đỗi? Vâng, chắc chắn như vậy, nhưng việc “kê khai ý lịch” Ngài như vậy, chính là “trái tim” của Cơ Đốc giáo. “Lời của Đức Chúa Trời đã trở thành người và sống giữa chúng ta"(GiGa 1:14, bản dịch Phillips). Tiếp ngay sau đó, là “Chúa chúng ta”. nếu Chúa Giê-Xu là Con Đức Chúa Trời, Đấng Đồng Tạo Hóa chúng ta, cũng chính là Chúa Cứu thế, là nhà vua được xức dầu, hiện đã từ kẻ chết và đang trị vì (như Bài Tín Điều nói là “ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha” là địa vị có uy quyền và đầy quyền năng), Ngài có quyền để cai trị chúng ta, chúng ta chẳng có quyền gì để chống lại sự đòi hỏi đó. Ngài từng xâm chiếm không gian và thời gian tại Palestine gần 2.000 năm trước đây, ngày nay, Ngài cũng xâm nhập không gian của chúng ta như vậy, nhằm cùng một chủ đích do tình yêu thương đến thế gian này lần thứ nhất. Lúc đó, Ngài đã phán: “Hãy đến mà theo ta”, hiện nay cũng vậy. Vậy Ngài có phải là Chúa chúng ta không? Với tất cả những ai đọc Bài Tín Điều, không thể nào tránh được câu hỏi này, vì làm thế nào bạn nói “Chúa chúng ta” trong nhà thờ trước khi bạn nói “Chúa tôi” trong lòng mình cho được? NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Giê-Xu: Đức Chúa Trời vừa là người: HeDt 1:1-3:6 CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Tên “Giê-Xu” có nghĩa gì trong lịch sử và cho chúng ta ngày nay? 2. Danh hiệu Chúa Cứu thế (Christ) có nghĩa gì đối với dân Do thái đang trông chờ? Nó có nghĩa gì cho chúng ta? 3. Tại sao Chúa Giê-Xu được quyền đòi hỏi để cai trị đời sống bạn?
  • 23. CON ĐỘC SANH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Khi bạn nghe một thanh niên được giới thiệu “đây là con trai một của tôi”, chắc bạn biết ngay anh ta là “con cưng”, là con ngươi của mắt cha anh ta. Từ ngữ này nói lên sự trìu mến, cưng chìu. Khi Bài Tín Điều gọi Chúa Giê-Xu là “Con độc sanh của Đức Chúa Trời” (âm vang của “con một” trong GiGa 1:18 3:16,18) ngụ ý chính Chúa Giê-Xu, với cương vị Con một của Đức Chúa Trời, rất được Cha Ngài yêu mến. Lúc kể lai lịch của Chúa Giê-Xu khi Ngài chịu phép Báp-tem và hóa hình, Đức Chúa Trời đã tự nói với mình khi phán từ trời xuống: “Này là Con yêu dấu của ta...” (Mat Mt 3:17 17:5). ĐỨC CHÚA TRỜI TRỌN VẸN Hơn nữa, câu này của Bài Tín Điều là bức chiến lũy chống lại việc hạ thấp và phủ nhận thần tánh của Chúa Giê-Xu, như người ta thấy trong thuyết duy nhất thần và các giáo phái chủ trương thờ phượng (Unitarianism and the cults). Chúa Giê-Xu không phải là một con người thánh thiện được linh cảm của Đức Chúa Trời; Ngài cũng không phải là một siêu thiên sứ đứng đầu và đẹp đẽ nhất trong muôn loài thọ tạo, được gọi xã giao là “thần” vì Ngài vượt trên loài người (đó là cách người Arians hồi thế kỷ thứ tư, và các tín đồ chứng nhân của Đức Giêhôva gọi Ngài hiện nay). Chúa Giê-Xu đã và hiện vẫn còn là Con một của Đức Chúa Trời, vẫn thật sự và trọn vẹn chính là Đức Chúa Trời như Cha Ngài vậy. Chúa Giê-Xu phán ý muốn của Cha ta, ấy là “ai nấy đều tôn kính Con, cũng như tôn kính Cha vậy” (GiGa 5:23), một câu nói đã hạ thuyết duy nhất thần đo ván! Nhưng phải chăng đề cập mối liên hệ Cha Con trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời chỉ là kể chuyện thần thoại? Không đâu, vì chính Chúa Giê-Xu cũng từng nói như vậy. Ngài gọi Đức Chúa Trời là “Cha ta” và tự xưng “Con”. Ngài đề cập một mối liên hệ Cha Con độc nhất vô nhị và đời đời, mà Ngài đã đến là để đưa nhiều người khác vào đó. “Ngoài Cha không có ai biết Con; ngoài Con và người nào Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không ai biết Cha” (Mat Mt 11:27) ĐƯỢC SANH RA Bài Tín Điều Nicea viết: “Được Cha Ngài sanh ra trước mọi thế giới...được sanh ra chớ không phải được dựng nên”. Đây là ngôn ngữ tranh luận hồi thế kỷ thứ tư. Vấn đề ở đây là, tuy Đức Chúa Con đã sống một cuộc đời lệ thuộc vào Đức Chúa Cha, vì đó là bản tính Ngài ("Ta sống bởi Cha” GiGa 6:57), chính Ngài là Đức Chúa Trời đời đời, chớ không phải là một loài thọ tạo. Câu này không hề gợi ý rằng Đức Chúa Con từ Đức Chúa Cha mà ra, hay Ngài thua kém Đức Chúa Cha.
  • 24. “Được sanh ra” trong hình dung từ “độc sanh” (hay “con ruột") của sách Giăng không thể chỉ có nghĩa là một biến cố xảy ra trong quá khứ của Đức Chúa Trời, chẳng còn liên hệ gì với hiện tại nữa, vì chỉ có chúng ta là những vật thọ tạo mới sống trong thời gian mà các biến cố chỉ tồn tại tạm thời. Thời gian như chúng ta biết, là một thành phần của một công trình sáng tạo, cho nên Đấng Tạo Hóa không hề bị nó hạn chế cũng như Ngài không hề bị cái không gian mà chính Ngài đã tạo nên hạn chế mình. Với chúng ta đời sống là những khoảnh khắc liên tục, các biến cố tương lai và quá khứ (sanh ra và bất kỳ một biến cố nào khác) đều vượt ngoài tầm tay; nhưng với Đức Chúa Trời (ấy là chúng ta giả thiết như thế, tuy chúng ta không thể nào tưởng tượng ra) tất cả mọi biến cố đều luôn luôn là hiện tại trong Hiện tại đời đời. Cho nên việc Đức Chúa Con “được sanh ra” nói theo cách người đời (phân biệt với việc “được sanh ra” tạm thời và theo nghĩa bóng của nhà vua trong Thi Tv 2:7 được ứng dụng cho Đấng Christ trong Cong Cv 13:33 và HeDt 1:5, 5:5, chỉ có nghĩa đơn giản là nhà vua được tôn lên ngôi) phải được nghỉ đến, không phải như một biến cố tạm thời, bởi đó Đức Chúa Trời trước thuộc số ít, bây giờ lại trở thành số nhiều, nhưng như một mối liên hệ đời đời bởi đó ngôi thứ nhất vẫn luôn luôn là Cha của Đức Chúa Con, còn ngôi thứ hai là Con của Đức Chúa Cha. Hồi thế kỷ thứ ba, Origen đã vui mừng diễn tả tư tưởng đó bằng cách nói về “sự sanh ra đời đời” của Đức Chúa Con. Đây là một phần của sự vinh hiển có một không hai của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. HUYỀN NHIỆM Công thức về sự nhập thể - của giáo hội nghị Chalcedon “một con người hai bản tính trọn vẹn là Đức Chúa Trời mà cũng hoàn toàn là con người” hay của Karl Barth “Đức Chúa Trời vì con người và con người vì Đức Chúa Trời” - nghe ra có vẻ đơn giản, nhưng chính sự việc lại rất sâu nhiệm. Đả phá các tà giáo đờixưa cho rằng Đức Chúa Con chỉ mặc lấy thân xác con người nhưng không có tâm hồn của con người, hay như Ngài luôn luôn là hai con người dưới cùng một :lốt” người, cũng như tà giáo hiện đại chủ trương rằng việc “thành nhục thể” của Đức Chúa Con chỉ là một trường hợp ngự trị đặc biệt của Đức Thánh Linh trong lòng mọi người, khiến Chúa Giê- Xu không phải là Đức Chúa Trời, mà chỉ là một-người-được-đổ-đầy-Đức Chúa Trời mà thôi - đả phá các tà giáo như thế rất dễ, nhưng lãnh hội được sự nhập thể là gì với những điều kiện tích cực của nó, quả là vượt hẳn khả năng của chúng ta. Tuy vậy, xin bạn chớ nên lo lắng; bạn không cần phải biết Đức Chúa Trời đã thành người như thế nào rồi mới nhận biết được Đấng Christ! Cho dù bạn có hiểu hay không, sự kiện vẫn là “Ngôi
  • 25. Lời đã trở nên xác thịt” (GiGa 1:14); đây là một phép lạ tối thượng, khiến tâm trí của chúng ta phải choáng váng; tình yêu thương là nguyên nhân thúc đẩy việc ấy xảy ra; và phần của chúng ta không phải là suy đoán, lý luận để phân tích, mà chỉ là ngưỡng mộ, tôn thờ, yêu thương và tôn cao “Chúa Cứu thế Giê-Xu...hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời, không hề thay đổi” (HeDt 13:8) Đáp lại kế hoạch nhơn từ thương xót của Ngài Đức Chúa Trời đã nhập thể vì tôi; Tâm linh tôi biến thành ngôi đền thờ sáng chói của Ngài, Thành ánh sáng và sự cứu rỗi tôi; Và qua các bóng tối sự chết vô danh dẫn tôi đến ngôi ngời chói của Ngài. NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Con Đức Chúa Trời nhập thể: CoCl 1:13-23 CÁC CÂU HỎI ĐỂ SDUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Tại sao chỉ gọi Chúa Giê-Xu là người được Đức Chúa Trời linh cảm, là một siêu thiên sứ, hoặc cả là thần nữa, vẫn chưa đủ? 2. Sự kiện Đức Chúa Con không phải là một vật thọ tạo, có nghĩa gì? 3. Tại sao đối diện với Cơ Đốc giáo có phải là trực diện với Chúa Cứu thế Giê-Xu không? SANH RA BỞI NỮ ĐỒNG TRINH MARI Kinh Thánh nói rằng Con Đức Chúa Trời đi vào và lìa thế gian này bằng các hành động siêu nhiên do quyền phép. Ngài ra khỏi thế gian bằng sự phục sinh, sự thăng thiên, còn Ngài vào thế gian bằng việc được một trinh nữ sanh ra, cả hai đều ứng nghiệm lời tiên báo trong Cựu Ước (xem EsIs 7:14 về việc được trinh nữ sanh ra, và 53:10-12 về việc phục sinh rồi thăng thiên). Các phép lạ đưa Ngài vào và ra khỏi thế gian, đều mang đến cùng một bức thông điệp. Thứ nhất, chúng xác nhận rằng Chúa Giê-Xu, chẳng có gì thua kém một người, nhưng hơn hẳn con người. Cuộc đời tại thế của Ngài tuy hoàn toàn là đời sống của một con người, cũng đồng thời là đời sống của chính Đức Chúa Trời. Ngài, Đấng Đồng Tạo Hóa, đã đến thế gian này - thế giới thuộc về Ngài - với tư cách một người khách đến viếng thăm thế gian; Ngài từ Đức Chúa Trời đến, rồi trở về với Đức Chúa Trời. Các giáo phụ nói đến việc được một trinh nữ sanh ra để làm chứng cứ cho việc không phải Chúa Giê-Xu thật sự là Đức Chúa Trời bởi vì Ngài chỉ là người, nhưng cho việc Ngài quả thật là người, khác hẳn với chủ trương cho rằng Ngài là thần linh hay thiên sứ; rất có thể nhằm làm chứng chống lại
  • 26. Hiện hình thuyết mà việc Ngài được một trinh nữ sanh ra đã được đưa vào trong Bài Tín Điều. Nhưng nó cũng làm chứng cách mạnh mẽ tương tự chống lại thuyết chủ trương rằng Chúa Giê-Xu chỉ là một người tốt (humanitarianism). Thứ hai, hai phép lạ trên cho thấy Chúa Giê-Xu được tự do đối với tội lỗi. Vì được trinh nữ sanh ra, Ngài không thừa hưởng tình trạng phạm tội rắc rối được gọi là nguyên tội: nhân tính của Ngài không tì vết, kết quả là mọi hành động, thái độ, động cơ thúc đẩy và ước muốn của Ngài đều không tiêm nhiễm tội lỗi. Tân Ước nhấn mạnh sự vô tội của Ngài (xem GiGa 8:29, 46 RoRm 5:18 IICo 2Cr 5:21 HeDt 4:15 7:26 IPhi 1Pr 2:22-24 v.v..). Vì Ngài vốn vô tội, cho nên sự chết không thể cầm giữ được Ngài sau khi Ngài thực hiện xong sinh tế của mình. HAI CÂU CHUYỆN Tân Ước đưa ra hai phần ký thuật bổ túc cho nhau về việc Chúa Giê-Xu được một trinh nữ sanh ra - hai câu chuyện rõ ràng độc lập với nhau nhưng lại rất hài hòa: câu chuyện về ông Giô-sép trong Mathiơ chương 1 và câu chuyện về bà Mari trong Luca hai chương 1 và 2. Cả hai đều có đầy đủ các dấu hiệu cho thấy đó là chính sử. Các sử gia ngày xưa tự xem mình vừa là nghệ sĩ vừa là nhà luân lý học, cho nên thường bỏ qua không cần trưng dẫn nguồn gốc các sự kiện, nhưng Luca có nhiều lần nói bóng gió rằng chính ông là người trực tiếp thâu thập tài liệu cho phần ký thuật về Bà Mari (đối chiếu LuLc 2:51 với LuLc 1:1-3). Luca và Mathiơ đưa ra hai bảng gia phổ của Chúa Giê-Xu (Mat Mt 1:2-17 LuLc 3:23-38) khiến một số người kinh ngạc; nhưng ít ra cũng có hai cách để hòa giải ngay được những điểm dường như không được hài hòa. Hoặc là bảng gia phổ của Luca đưa ra bảng phổ hệ theo dòng dõi bên Bà Mari, nhưng bắt đầu bằng ông Giô-sép là Cha (phần xác, nuôi) của Chúa Giê-Xu (xem câu 23) vì theo tiêu chuẩn thực tế, người ta công bố hậu duệ qua những người đàn ông, hoặc là Luca kể tên Giô-sép là theo phổ hệ sinh học, phân biệt với dòng dõi nối ngôi vua cho Đavít, dường như là phổ hệ mà Mathiơ đã bám sát (xem giáo sư F.F.Bruce “Phổ hệ của Chúa Giê-Xu” trong The New Bible Dictionary để có đầy đủ chi tiết). HOÀI NGHI CHỦ NGHĨA Trong một thế kỷ rưỡi hoài nghi chủ nghĩa nói cách mạnh mẽ cả đến việc Chúa Giê-Xu do trinh nữ sanh ra lẫn việc thân xác Ngài đã sống lại là hoàn toàn vô lý. Nó đã được bắt đầu như một phần việc trọng tâm của một số người duy lý trí nhằm chứng minh Cơ Đốc giáo không hề có phép lạ, và tuy
  • 27. đến nay trọng tâm đó đã bị cho là lỗi thời rồi (và đó cũng là việc tốt nữa), hoài nghi chủ nghĩa vẫn còn dai dẳng bám vào tâm trí các Cơ Đốc nhân cũng như mùi thuốc lá vẫn còn dai dẳng lưu lại trong phòng sau khi người ta đã dọn thật sạch những cái gạt tàn thuốc. Chẳng có gì để nghi ngờ người ta có thể (tuy không phải là dễ dàng, cũng không phải là điều tự nhiên) tin vào sự nhập thể của Con đời đời của Đức Chúa Trời đã thực hữu từ trước, lại không tin vào các phép lạ đã đưa Ngài vào (thế gian) rồi lại đem Ngài ra; người ta biết nhiều chuyện tiên hậu bất nhất còn rắc rối hơn thế nữa; nhưng chủ trương vì căn cứ vào nhiều nền tảng Chúa Giê-Xu chính là Ngôi Lời nhập thể, hai phép lạ ấy - như là yếu tố của một phép lạ còn lớn hơn nữa là đời sống nhập thể của Chúa Giê-Xu - không phải là vấn đề đặc biệt cần đặt ra phải được xem là hữu lý hơn, và dĩ nhiên là sự việc đã xảy ra như thế mới là diễn biến hợp lý duy nhất. Điều chắc chắn nếu chúng ta phủ nhận việc trinh nữ sanh con vì đó là một phép lạ, thì luận lý học, chúng ta cũng phải phủ nhận luôn việc thân thể của Chúa Giê-Xu đã sống lại nữa. Cả hai phép lạ ấy đều cùng một phía với nhau, thừa nhận phép lạ này nhưng lại phủ nhận phép lạ kia, là vô lý. Bà Mari vẫn là trinh nữ cho đến sau khi sanh ra Chúa Giê-Xu, nhưng các ý niệm cho rằng sau đó nữa bà vẫn đồng trinh vĩnh viễn, chỉ là óc tưởng tượng. Các sách Phúc âm chứng minh rằng Chúa Giê-Xu còn có nhiều em trai, em gái (Mac Mc 3:31 6:3). Câu “(Ngài) được đầu thai (thai dựng) bởi Đức Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mari” trong Bài Tín Điều làm chứng cho thực tại về sự nhập thể, không phải nhằm tôn vinh mẹ (về phần xác) của Chúa Giê-Xu. Nhưng giáo hội Công giáo La mã lại hỗ trợ cho việc khai triển tai hại lý thuyết về Bà Mari giữa vòng các thần học gia và việc thờ lạy hình tượng giữa vòng các tín đồ. Thuyết đề cao Bà Mari, xem Bà có địa vị ngang hàng với Đấng Cứu Chuộc (đồng-cứu-chuộc) được đặt trên nền tảng không có trong Kinh Thánh, dạy rằng Bà Mari, cũng như Chúa Giê-Xu được sanh ra vô tội (thuyết hoài thai vô nhiễm) nên cũng sống lại ngay sau khi chết (Đức Bà thăng thiên). Nhưng Bà Mari thật, Bà Mari của Kinh Thánh tự thấy mình chỉ là một tội nhân đã được cứu rỗi: “Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi” (LuLc 1:47). Bà đã nêu một tấm gương tuyệt vời cho chúng ta, không phải chỉ là về đặc quyền (và cái giá phải trả!) được cộng tác trong kế hoạch của Đức Chúa Trời để đem phước hạnh đến cho thế gian (xem LuLc
  • 28. 1:38 2:5), mà còn về việc khiêm hạ đáp lại ân điển của Đức Chúa Trời nữa. Bậc làm cha mẹ thường chậm hiểu những điểm liên quan đến con cái mình, và có lần Chúa Giê-Xu đã phải buồn bã nhận xét rằng” Đấng tiên tri chỉ bị trong xứ mình và người nhà mình khinh dể mà thôi” Mat Mt 13:57); nhưng Bà Mari và cả gia đình, sau thời gian không tin ban đầu (đối chiếu Mat Mt 13:57 Mac Mc 3:20,31-35 GiGa 7:3-5), đều sống trong đức tin vào con mình (Cong Cv 1:14). Chúng ta có học được gương của họ không? NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Tring nữ sanh ra: Mat Mt 1:1-25 LuLc 1:26-56. CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Các phép lạ kết hợp với việc Chúa Cứu thế vào và ra khỏi thế gian này cho chúng ta thấy gì về Ngài? 2. Bạn có đồng ý rằng thái độ của một người đối với việc Chúa Giê-Xu được trinh nữ sanh ra và đối với việc phục sinh của Ngài, chỉ là một mà thôi, hay không? 3. Hình ảnh trong Kinh Thánh về Bà Mari so với hình ảnh trong truyền thuyết về Bà của giáo hội Công giáo La mã, khác nhau như thế nào? CHỊU THƯƠNG KHÓ DƯỚI TAY BÔN-XƠ PHILÁT Hãy tưởng tượng các nhà khoa học triết gia, hay các thành viên của một đảng phái chính trị cứ luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng nhà sáng lập trường phái, đảng phái của họ đã bị chính quyền xử tử vì bị kết tội là đe dọa pháp luật và trật tự! Đó chính là trường hợp của Cơ Đốc giáo, và thập tự giá của Chúa Giê-Xu là điểm then chốt của Bài Tín Điều “chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá”. Hãy xét câu này theo thứ tự ngược lại. “Bị đóng đinh trên thập tự giá”. Đây là cách hành quyết tiêu chuẩn của người La mã dành cho các tội phạm. Bảo rằng “Chúa Giê-Xu bị đóng đinh vào thập tự giá” đồng nghĩa với bảo rằng “Ngài bị xử tử, bị xử treo cổ, xử chém, xử bắn, bị đưa lên ghế điện”. PHILÁT “Dưới tay Bôn-xơ Philát”. Hitler sẽ được ghi nhớ là kẻ tàn sát dân Do thái, và Philát, một nhân vật chẳng ra gì như vậy, cũng tồn tại trong lịch sử như kẻ đã giết Chúa Giê-Xu: Dưới thời chiếm đóng của người La mã, các nhà cầm quyền Do thái không được hành quyết ai cả, cho nên, khi họ kết án Chúa Giê-Xu vì Ngài tự xưng lai lịch đúng thật của mình là Nhà Vua Cứu thế của Đức Chúa Trời - tức là Chúa Cứu thế - thì họ giải giao Ngài cho
  • 29. quan tổng đốc để bản án ấy được thi hành (họ cho rằng lời xưng nhận của Ngài là lộng ngôn). Sau khi rửa tay mình - một hành động cho việc tượng trưng cho việc ông ta vô can trong vụ án ấy và có lẽ cũng bằng một điệu bộ lạnh lùng thản nhiên nhất mọi thời đại - Philát đã bật đèn xanh cho một vụ sát nhân bằng một phiên tòa, truyền lịnh rằng tuy Chúa Giê-Xu vô tội, vẫn phải chịu chết như thường để cho thiên hạ được vui lòng. Philát cho rằng cai trị như vậy là sáng suốt; còn bạn có thấy hành động của ông ta cay cú đến mức nào không? THƯƠNG KHÓ Từ ngữ “thương khó” chẳng những nói lên ý nghĩa về sự đau khổ thường ngày, mà còn có nghĩa xưa và rộng hơn là đối tượng phải chịu khổ vì hành động của một người khác. Từ ngữ La tinh là passua, do đó mà có danh từ passion. Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều chủ động trong sự thương khó của Chúa Giê-Xu “Giê-Xu này bị nộp theo ý định trước về sự biết trước của Đức Chúa Trời (còn) các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh người trên thập tự giá” (Cong Cv 2:23, trong bài giảng đầu tiên của Phierơ). Tại thập tự giá, chủ đích của Đức Chúa Trời cũng rõ ràng như tội lỗi của những kẻ đã đóng đinh Chúa Giê-Xu vào đó. Chủ đích của Đức Chúa Trời là gì? Là đoán phạt tội lỗi để tỏ lòng thương xót đối với tội nhân. Con người sử dụng công lý cách sai lầm đã hoàn thành công lý của Đức Chúa Trời. Trên thập tự giá, Chúa Giê-Xu đã cảm nhận đầy đủ sự đau đớn cả thế xác lẫn tinh thần, loài người có thể đem đến, và cả cơn thạnh nộ về sự từ bỏ của Đức Chúa Trời cũng đem đến điều mà tội lỗi của tôi xứng đáng phải nhận chịu vì Ngài đã nhận lãnh hình phạt ấy thay cho tôi, để chuộc tội cho tôi “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc...Đức Giêhôva đã làm cho hết thảy tội lỗi chúng ta đều chất trên Ngài” (EsIs 53:6) Vì Cứu Chúa vô tội chịu chết, mà linh hồn tội lỗi của tôi được kể là tự do. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình đã hài lòng nhìn vào Ngài, để tha tội cho tôi. CỦA LỄ CHUỘC TỘI Đến đây, chúng ta đạt tới tâm điểm của Cơ Đốc giáo - chúng ta có thể nói là trái tim của chính trái tim Cơ Đốc giáo; vì nếu sự nhập thể là đền thờ, thì sự chuộc tội chắc chắn là nơi chí thánh . Nếu sự nhập thể là phép lạ tối thượng, đó chỉ mới là bước đầu của một loạt những bước đi xuống từ niềm vui vẻ phước hạnh thiên đàng đền tận chỗ thương khó và nhục nhã của đồi Gôgôtha (Phi Pl 2:5-8). Lý do khiến Con Đức Chúa Trời trở thành người, ấy là để đổ huyết mình ra (như lời lẽ trong sách Cầu nguyện) làm “một sinh tế trọn vẹn
  • 30. và đầy đủ để tẩy sạch thỏa đáng tất cả tội lỗi của toàn thế gian “Đức Chúa Trời đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho” (RoRm 8:32). Đó là mức độ của tình yêu thương Ngài (đối chiếu 5:5-8). Cũng chính bằng các từ ngữ ấy - là những từ ngữ không đề cập sự tốt bụng bỏ qua, nhưng nói về sự ban cho quý báu đặc biệt - Giăng đã giải thích đều ông đã tự ý muốn nói trong mấy chữ “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” vĩ đại và quang vinh, nhưng bị hiểu lầm rất nhiều. Ông giải thích: “Đức Chúa Trời yêu chúng ta bày tỏ ra trong điều này: Ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng trong khi chúng ta đã không yêu Ngài, thì Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội (tốt hơn, để thay thế) chúng ta ” (IGi1Ga 4:8-10). Thập tự giá của Chúa Cứu thế có ý nghĩa theo rất nhiều phương diện. Là sinh tế vì tội lỗi chúng ta, là sự thay thế để chuộc tội (RoRm 3:25 IGi1Ga 2:2 4:10 đối chiếu HeDt 2:17); nghĩa là một phương tiện để dập tắt cơn thạnh nộ của chính Đức Chúa Trời chống lại chúng ta bằng cách xóa sạch tội lỗi chúng ta khỏi hiện diện Ngài (trong các bản RSV dịch mấy câu trên đây, “chuộc tội” chỉ có nghĩa là “xóa sạch tội lỗi chúng ta mà thôi”, dịch như vậy vẫn chưa đủ nghĩa). Là của lễ chuộc tội cho chúng ta, nó là việc phục hòa chúng ta với Đấng Tạo Hóa mà chúng ta đã xúc phạm, đã làm mặt lạ, đã chọc giận (RoRm 5:9-11). Chúng ta đã thiếu khôn ngoan khi khiến cho Đức Chúa Trời chống nghịch chúng ta là tội nhơn; điều đáng lẽ chúng ta phải làm là đề cao công lao Cứu Chứa đã hoàn tất vì chúng ta trong việc đem sự giải hòa, đem hòa bình đến để thay vào chỗ của sự thạnh nộ. Một lần nữa, để giải hòa, thập tự giá là sự cứu chuộc, cứu vớt khỏi ách nô lệ và sự cùng khốn bằng cách trả một giá để chuộc (xem Eph Ep 1:7 RoRm 3:24 KhKh 5:9 Mac Mc 10:45), và với tư cách cứu chuộc, đó là sự chiến thắng đối với tất cả các thế lực thù địch kềm giữ chúng ta và vẫn còn muốn cầm giữ chúng ta trong tội lỗi, ngoài phạm vi có thể nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời (CoCl 2:13-15). Muốn lãnh hội trọn vẹn chân lý này, chúng ta phải khám phá, khai mở tất cả các góc cạnh ấy. “Con Đức Chúa Trời đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi 'cho nên' tôi hẳn chẳng khoe mình (tự tôn), trừ ra khoe (đề cao) thập tự giá của Đức Chúa Giê-Xu Christ chúng ta” (GaGl 2:20 6:14). Phaolô đã nói như vậy. Tạ ơn Đức Chúa Trời, tôi đã có thể tự nhận diện chính mình. Còn bạn thì sao? NGHIÊN CỨU THÊM KINH THÁNH Ý nghĩa của thập tự giá: EsIs 53:1-12 RoRm 3:19-26 HeDt 10:1-25.
  • 31. CÁC CÂU HỎI ĐỂ SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN 1. Các Cơ Đốc nhân tìm thấy trong từ ngữ “thương khó” (La tinh passus) phần ý nghĩa đầy đủ nào? 2. “Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều chủ động trong sự thương khó của Chúa Giê-Xu”. Xin giải thích. 3. Sự chết của Chúa Cứu thế có công dụng gì đối với tội lỗi chúng ta? NGÀI XUỐNG ÂM PHỦ Sự chết đã được gọi là “điều ghê tởm”, thô tục, không một con người lịch sự nào ngày nay lại chịu đem ra nói trước công chúng. Nhưng cho dù người ta không muốn đề cập, sự chết vẫn là điều không thể tránh né. Có một sự kiện chắc chắn duy nhất ở đời, ấy là có một ngày nào đó, dầu có được báo trước hay không, dầu là nhẹ nhàng hay đau đớn, sự sống của con người phải dừng lại. Vậy, tôi phải đối phó với cái chết ra sao khi đến lượt mình? CHIẾN THẮNG CỦA CƠ ĐỐC NHÂN Các Cơ Đốc nhân chủ trương rằng Chúa Giê-Xu của Kinh Thánh vẫn còn sống và những ai tin nhận Ngài làm Cứu Chúa, Chúa tể, và là Bạn thân của mình đều tìm thấy trong sự nhận biết một giải pháp cho mọi vấn đề của đời sống mình, kể cả sự chết. Vì “Chúa Cứu thế chẳng đưa tôi qua những căn phòng nào, mà lại tối tăm hơn nơi Ngài từng đi qua trước rồi”. Sau khi đã tự mình nếm trải sự chết, Ngài có thể nâng đỡ chúng ta khi chúng ta sẽ nếm trải nó và đưa chúng ta vượt qua biến chuyển lớn lao đó để tham dự đời sống bên kia cõi chết mà chính Ngài từng vượt qua. Không có Chúa Cứu thế, cái chết là “nhà vua của sự kinh hoàng”, nhưng với Chúa Cứu thế sự chết đã bị mất hết “nọc độc” của nó, là năng lực gây tàn hại, nếu không có Ngài, sẽ vô cùng độc hại. Nhân vật Thanh giáo là John Preston biết rõ điều này. Lúc ông hấp hối, người ta hỏi ông có sợ chết không, khi giờ đây, ông đang rất gần với nó. Ông Preston thì thào: “Không, tôi sẽ đổi chỗ ở, nhưng không đổi bạn đồng hành” Dường như ông muốn nói rằng: “Tôi sẽ lìa bỏ các bạn thân của mình, nhưng không xa lìa người Bạn Thân của tôi, vì người ấy chẳng bao giờ lìa bỏ tôi”. Đây là sự chiến thắng - chiến thắng sự chết và nỗi sợ hãi nó đem đến. Chính vì muốn có con đường hướng về chiến thắng ấy nên trước khi thông báo sự phục sinh của Chúa Giê-Xu, Bài Tín Điều tuyên bố: “Ngài xuống âm phủ”. Tuy mãi đến thế kỷ thứ tư mới xác lập ý nghĩa của câu nói này trong Bài Tín