SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 24
Baixar para ler offline
1
MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN
“ Con trai khôn ngoan làm vui cha mình;
Nhưng đứa ngu muội gây buồn cho mẹ nó.”
Châm ngôn 10 :1
MẸ
Ở Mỹ, có một người phụ nữ bị gặp tai
nạn giao thông. Khi đưa vào bênh viện
cấp cứu thì phát hiện người phụ nữ đã trở
thành người thực vật nhưng bên cạnh đó
bác sị phát hiện cô ấy cũng đã mang thai
được 3 tháng.
Các bác sĩ đã truyền thức ăn nuôi sống
đứa trẻ trong khi mẹ của bé vẫn hôn mê.
Sau nửa năm thì cũng đến ngày đứa bé
chào đời. Nhưng khó khăn lớn nhất ở đây
là nếu các bác sĩ mổ để lấy đứa bé ra mà
người mẹ tắt thở nửa chừng thì đứa bé
cũng sẽ chết. Họ họp với nhau rất nhiều
lần nhưng ko thể tìm ra cách tốt hơn.
Cuối cùng họ quyết định vẫn mổ bắt bé
ra.
Trước khi mổ, vị bác sĩ kề vào tay người
mẹ thì thầm :
" Hôm nay là ngày chúng tôi mổ để lấy
đứa con của chị ra . Chị hãy ráng giữ hơi
thở để con chị có thể chào đời.".....
Và rồi họ tiến hành.......
Quá trình mổ tiến hành thuận lợi, người
mẹ vẫn duy trì hơi thở và may mắn khi
đứa bé đã được cất tiếng khóc chào đời
nhưng đó cũng là lúc người mẹ trút hơi
thở cuối cùng ra đi mãi mãi. Các bác sĩ
nhìn chị ngậm ngùi. Họ biết rằng chị đã
cố gắng hơi thở cuối cùng vì đứa con bé
bỏng của mình và đôi mắt của chị là 2
dòng lệ tuôn trào....
Đó là dòng lệ của sự vui mừng vì con
mình chào đời nhưng cũng là dòng lệ đau
2
buồn khi biết rằng mình phải vĩnh viễn ra
đi, không một lần có thể ẵm con trong
vòng tay, không thể chăm sóc nhìn con
lớn khôn nữa....
Suy gẫm :
Tất cả chúng ta đều biết, không có điều
gì có thể sánh hơn với tình yêu của cha
mẹ dành cho con cái, người mẹ hy sinh
cả cuộc đời của mình để nuôi nấng dạy
dỗ con cái nên người. Cũng vì vậy đã
là những người con thì cần phải sống
hiếu kính với cha mẹ mình.
Lời Chúa trong Kinh Thánh về 10 điều
răn thì hiếu kính cha mẹ là điều răn đầu
tiên và có lời hứa kèm theo « Hãy hiếu
kính cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được
sống lâu trên đất ». Ngoài ra Kinh Thánh
còn chép : Ngọn đèn của kẻ rủa cha mẹ
mình, Sẽ tắt giữa vùng tăm tối mờ mịt.
Châm ngôn 20 :20 Đối với những kẻ bất
hiếu với Cha mẹ, Kinh Thánh răn dạy rất
kỹ vì thế đã là những người tin Chúa
chúng ta cần phải hiếu kính cha mẹ mình
ngay khi con sống trên đất này và phải
đối đãi cách tốt hơn những người khác
nữa vì điều đó đẹp lòng Chúa và là ý
muốn của Đức Chúa Trời.
Nhân ngày Lễ Mẫu Thân xin gởi lời chúc
mừng đến toàn thể những người mẹ trong
Hội Thánh, các bà mẹ thật sự là một món
quà tuyệt vời mà Chúa đặt để bên cạnh
những người con.
Nguyện Chúa gia ân và thêm sức cho
những người mẹ, ngày càng mạnh mẽ và
sống lâu trong tình yêu của Chúa.
Ban Biên Tập.
HIẾU KÍNH CHA MẸ
Hằng năm, cứ đến tháng
Năm và Sáu, người ta dành
riêng ra hai ngày Chúa Nhật
để mừng ngày "Lễ Mẹ và
Cha." Mục đích của hai
ngày lễ này là để cho con
cái biết "dừng bước lại" bày
tỏ tấm lòng cảm tạ và nhớ
ơn công lao của "Cha sinh
mẹ dưỡng." Nhân dịp ngày
lễ Phụ Thân sắp đến, bài chia xẻ hôm nay
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về bổn phận của
con cái phải biết "Hiếu Kính Cha Mẹ"
mình như thể nào.
Lịch sử để lại trong thời kỳ Cựu Ước
(trước khi Chúa Giê-su sanh ra đời), khi
gần hai triệu người Do Thái đang trên
đường hành trình qua sa mạc, đến miền
đất hứa (đất Ca-na-an), Đức Chúa Trời đã
ban cho dân sự Ngài 10 điều răn qua vị
lãnh đạo tên là Môi-se. Đây là những
"luật pháp" của Chúa đưa ra để giúp họ
sống có trật tự với nhau, hầu đem đến sự
an lành và hạnh phúc lâu dài cho dân tộc
của họ. Thật ra, bất cứ trong một xã hội
nào, người ta cũng cần có một số luật lệ
để có thể duy trì trật tự và đem đến những
ích lợi chung cho mọi người. Chẳng hạn
như sự cần thiết về những luật lệ lưu
thông đèn xanh đèn đỏ trong thời bây giờ
để giúp chúng ta có sự giao thông an toàn
trong xã hội.
I. Mười Điều Răn
Khi suy gẫm về 10 điều răn của Đức
Chúa Trời được ghi chép lại trong sách
3
Xuất Hành đoạn 20, chúng ta thấy có hai
phần rõ rệt:
Phần thứ nhất gồm có bốn điều răn là
những tiêu chuẩn cho mối liên hệ giữa
mỗi chúng ta đối với Đức Chúa Trời, mà
có thể tóm tắt như sau:
1) Chỉ thờ lạy một mình Đức Chúa
Trời vì Ngài là “Đấng Độc Tôn,”
2) Chớ làm “tượng chạm” mà cúi
đầu quì lạy, vì Chúa là "Đấng Kỵ Tà,"
3) Chớ lấy danh Đức Chúa Trời làm
chơi, và
4) Nhớ ngày nghỉ làm
nên ngày thánh (để thờ
phượng Chúa).
Còn sáu điều răn đi tiếp
theo phần sau là những tiêu
chuẩn cho mối liên hệ bề ngang giữa mỗi
người với nhau như sau:
1) Hiếu kính cha mẹ,
2) Chớ giết người,
3) Chớ phạm tội tà dâm,
4) Chớ trộm cắp,
5) Chớ nói dối, và
6) Chớ tham của cải người lân cận.
Một điều đặc biệt cho tiêu chuẩn đầu tiên
trong sáu điều răn về mối liên hệ giữa
người với nhau đó là “Hãy hiếu kính cha
mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu
trên đất, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời
ngươi ban cho” (Xuất Hành 20:12). Điều
này cho thấy bổn phận con cái Chúa phải
biết hiếu kính cha mẹ mình là điều rất
quan trọng và làm đẹp lòng Chúa, cho
nên Ngài đã đặt ở hàng đầu.
II. Sự Hiểu Lầm
Một số người vì không hiểu rõ đạo của
Đức Chúa Trời nên đã có thành kiến sai
lầm về Cơ Đốc Nhân (Christians). Một
số đã suy luận vì cớ những người đi theo
đạo Cơ Đốc không trưng bàn thờ nhang
đèn, hay cúng vái những người đã chết,
nên đã kết luận rằng đạo Cơ Đốc dạy
người ta “bất hiếu” với cha mẹ mình.
Thứ nhất, sự suy luận này không đúng vì
rõ ràng đã đi ngược với điều răn
thứ năm của Đức Chúa Trời dạy
rõ trong Kinh Thánh, đó là con
cái phải biết “hiếu kính cha mẹ."
Điều thứ hai, đạo của Chúa là
đạo dựa trên hai tiêu chuẩn
chính, đó là "Kính Chúa và Yêu
người" như có chép trong Tin Lành
Mathiơ 22:37-40 – “Đức Chúa Jêsus đáp
rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn,
hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa
Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và
lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây,
cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận
như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên
tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.” Vậy
thì không thể nào đạo Chúa dạy người ta
bất hiếu với cha mẹ được. Thật ra nếu
đạo mà dậy con người bất hiếu thì thật
chẳng còn là đạo nữa, phải không? Sự
hiểu lầm này là vì chúng ta không phân
biệt được giữa sự “thờ phượng Chúa” và
sự “hiếu kính” cha mẹ mình. Con cái
Chúa biết tôn trọng những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của tiền nhân để lại,
nhưng Kinh Thánh dạy rõ chúng ta chỉ
thờ lạy Đức Chúa Trời mà thôi, vì chỉ có
4
Ngài là Đấng Tạo Hóa duy nhất đã dựng
nên muôn loài và muôn vật; bao gồm cả
cha mẹ, ông bà và tổ tiên của chúng ta.
Hãy thử hỏi ai đã tạo ra không khí để
chúng ta thở và cung cấp mọi nguồn lực
cho sự sống của mình? Bạn hãy thử nín
hơi vài phút xem sao? Ngoài ra, điều răn
của Đức Chúa Trời cũng dạy rõ con cái
Chúa phải biết yêu thương mọi người
xung quanh và một trong những mối liên
hệ yêu thương chính đó là phải biết “hiếu
kính cha mẹ” mình. Theo lịch sử Việt
Nam để lại, trước đời nhà “Đinh” ông bà
chúng ta cũng "tự nhiên" chỉ biết thờ Trời
và hết lòng hiếu kính cha mẹ, đi theo lời
của Đức Chúa Trời phán dạy. Nhưng sau
này bị ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác
nhau, cùng với những sự suy luận cá
nhân, dẫn đến thờ lạy lung tung; nào là ở
thôn quê thì người ta thờ cây đa, bình vôi,
đi biển thì thờ cá voi, làm nhà thì thờ ông
địa, đi buôn thì thờ thần tài v...v... rồi dần
dần đến cả sự thờ lạy những người đã
chết.
Điều thứ hai, luật pháp của Đức Chúa
Trời dạy rõ mỗi người chúng ta phải biết
bày tỏ lòng hiếu kính cha mẹ một cách
thực tế, nhất là khi họ còn sống; vì khi
ông bà đã qua đời thì cha mẹ mình đã
xong phận rồi. Chúng ta sẽ chẳng làm gì
được cho ông bà, kể cả cho ăn hoặc uống
qua những phong tục cúng tế; ngược lại
ông bà cũng sẽ chẳng phù hộ gì được cho
chúng ta cả. Không phải thầy Tăng Tử đã
một lần nói: "Giết trâu tế mộ, khi cha mẹ
qua đời rồi thì chẳng bằng giết con gà,
con heo lúc cha mẹ sanh tiền" sao? Khi
cha mẹ còn sống biết chăm sóc, nấu cho
cha mẹ một món ăn ngon, khi đau ốm lo
thuốc men chữa trị, khi buồn bã đi thăm
viếng yên ủi thì mới thật sự bầy tỏ lòng
“hiếu thảo” thực tế của mình theo như lời
Chúa đã dạy. Người xưa chúng ta cũng
có câu tục ngữ như sau: "Sống thì con
chẳng cho ăn; chết thì xôi thịt, làm văn tế
ruồi," thì còn gọi là quí trọng sao? Vả lại
nếu chịu suy nghĩ và tự đặt câu hỏi là
chúng ta "thờ cúng ông bà mình mấy đời
thì mới gọi là đủ hiếu?" Quá lắm là ngũ
đại: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Hiển; vậy còn
những đời trước đó thì sao, ai nuôi cho họ
ăn đây? Và nếu chỉ cho ông bà ăn trong
những ngày rằm, còn mấy ngày kia không
cho ăn, thì tự hỏi sự "bỏ đói" như vậy
được gọi là có hiếu chăng? Còn các vấn
đề khác như ăn mặc, tiêu xài cho ông bà
thì sao, ai sẽ lo? Vả lại, gần 2/3 số người
trên thế giới ngày nay không cúng kiến
nhang đèn, như vậy có thể nào mình gọi
họ là những kẻ bất hiếu sao? Cho nên
những thành kiến đòi hỏi phải có sự cúng
tế người chết mới gọi là "đủ hiếu" thì
xem chẳng có lý.
III. Hiếu Kính Cha Mẹ
Sự hiếu kính cha mẹ có thể được tóm tắt
qua ba điều chính sau đây: Lòng nhớ ơn,
sự hiếu thảo và tôn kính cha mẹ.
5
1. Nhớ ơn - Lòng biết ơn công lao của
"Cha sinh mẹ đẻ" là động cơ dẫn chúng ta
biết hiếu kính cha mẹ mình. Thứ nhất,
con cái phải biết nhớ ơn người mẹ đã
mang nặng đẻ đau, một bọng nước từ 15
đến 40 lbs trong suốt chín tháng mười
ngày, mà từ đó chúng ta có "chỗ" để ra
đời. Khi lớn lên, cảm nhận được tình
thương của người mẹ luôn dành cho con
cái những thứ tốt nhất. Còn dáng gầy gò
và những vết nhăn trên trán của người
Cha vì phải cần cù thức khuya dậy sớm,
mỗi ngày chịu khổ cực, đi
làm để cung cấp mọi thứ
cho gia đình. Đôi lúc
gắng sức chịu khổ làm
thêm O.T. (overtime) cho
con cái có đủ sách vở, giấy
bút, xe cộ, để chúng ta
không bị thua kém với bạn bè. Thêm
công lao của cha mẹ đã phải nuôi nấng
dạy bảo từng đứa con một cho được khôn
lớn thành người với bao nhiêu nước mắt
và mồ hôi. Chưa nói đến những lúc bị
đau ốm, người cha phải chạy tiền mua
thuốc, những đêm khuya người mẹ phải
thức dậy đắp chăn cho từng đứa. Cho
nên con cái đừng mau quên ơn cha mẹ,
nhưng phải ghi sâu những công lao này
trong lòng mà biết hiếu kính với cha mẹ
luôn, cho dù khi họ ở gần hay ở xa đi
nữa.
2. Lòng hiếu thảo - Điều thứ hai trong sự
hiếu kính cha mẹ đó là lòng hiếu thảo, có
thể bày tỏ qua hai việc làm rất thực tế như
sau: a) Khi tuổi còn nhỏ, con cái phải biết
“vâng lời” cha mẹ mình, như vâng lời
Chúa vậy, và b) còn khi lớn tuổi hay khi
cha mẹ già nua, chúng ta phải biết "phụng
dưỡng" hai người. Người Việt chúng ta
có câu ca dao “Cá không ăn muối cá ươn,
con cãi cha mẹ trăm đường con hư” phải
không? Khi chúng ta lớn lên lập gia đình
và có con rồi, mới hiểu rõ là điều những
người làm cha mẹ mong nhất ở con cái
mình đó là muốn chúng nó biết nghe và
sống theo những lời khuyên răn của
mình, chứ đừng có "cưỡng" lại. Ngày
nay, có lắm chương trình TV shows dạy
con trẻ không phải chỉ cãi lại thôi, mà còn
"mắng lại" cha mẹ mình nữa và đây là
một điều thật xấu xa cho xã hội
suy đồi hiện nay. Có những
con em Việt Nam đang bắt
chước, vì tự nghĩ mình nay biết
lái xe, nói tiếng Anh giỏi hơn
và vì chính phủ nuôi gia đình
mình, nên đã "đặt" cha mẹ đâu
thì bắt ngồi đó. Ngày xưa, luật pháp của
Môi-se trong Kinh Thánh Lê-vi-ký 20:9
dạy đứa con nào "rủa sả" cha mẹ mình,
thì bị đem ra tử hình – “Khi một người
nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị
xử tử: nó đã chửi rủa cha mẹ; huyết nó sẽ
đổ lại trên mình nó.” Nếu xã hội ngày
nay cần áp dụng một phần nhỏ của luật
này, thì hay biết mấy, phải không?
Sự hiếu thảo bày tỏ qua những hành động
thực tế nữa, đó là con cái phải biết giúp
đỡ và phụng dưỡng cha mẹ, chớ đừng đổ
thừa cho nhau. Nếu chúng ta nói mình
yêu cha mẹ thật ngọt ngào nhưng khi về
nhà thấy cha mẹ đau ốm lại tỉnh bơ, thấy
chén dĩa lại không rửa (chỉ lo bấm video
game), thấy nhà dơ lại không đi lau (chỉ
lo việc học hành), thấy quần áo lại không
giặt (chỉ lo "luyện chưởng" thôi), thì lời
6
nói “yêu thương” của chúng ta với cha
mẹ mình chẳng có giá trị gì cả? Thật ra,
chả thà chúng ta đừng nói, mà hành động
thì quí hơn. Hiếu thảo là phải biết phụng
dưỡng khi cha mẹ còn sống; nếu không,
khi họ qua đời rồi thì chẳng làm gì được
cho họ nữa? Khi cha mẹ cách xa mình
hoặc qua đời rồi thì chúng ta muốn nấu
cho ông bà miếng cơm, chăm sóc hay nói
lời an ủi cũng không thể làm
được nữa đâu.
3. Sư tôn kính - Điều thứ ba
trong sự hiếu kính cha mẹ đó
là con cái phải biết kính nể
(respect) cha mẹ của mình. Đây có nghĩa
là nhận biết "chỗ đứng" và “quyền hạn”
của cha mẹ mà Đức Chúa Trời đã ban cho
trên chúng ta và đặt trọng những lời
khuyên của hai người. Con cái dưới 18
tuổi phải biết cha mẹ còn chịu “trách
nhiệm” trên mình, chứ không phải "muốn
làm gì thì làm," vì thế khi các em nhỏ đi
đâu thì phải "đi thưa về trình." Chúng ta
cũng phải phải coi chừng những đứa bạn
xấu, vì ca dao Việt-nam có câu: "Gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng." Đừng "ùa
theo" bạn xấu mà bắt chước những thói
hư tật xấu của họ như là tật nói dối với
cha mẹ mình. Kính nể cha mẹ bằng cách
giữ "danh thơm tiếng tốt" của ông bà,
chẳng hạn như đừng có học cách "nói
bậy, tục tiểu" hay bắt chước tật "nổi máu
anh hùng" ưa đánh lộn, mà để cha mẹ
chúng ta phải bị xấu hổ chăng?
IV. Bổn Phận Dạy Con
Mặc dầu vấn đề "hiếu kính" là bổn phận
của những người làm con, nhưng lời
Chúa cũng dậy trách nhiệm của các bậc
phụ huynh phải biết dạy dổ và hướng dẫn
con cái mình về sự hiếu thảo với cha mẹ,
nhất là khi con chúng ta còn nhỏ; vì con
nít sanh ra đời tự nhiên có cá tánh phản
kháng, bướng bỉnh và không thích vâng
lời. Điều này rất thực tế vì khi con cái
còn nhỏ, chúng ta phải dùng nhiều chữ
"không được phép" hơn là "được phép."
Chúng ta cũng cần dạy dỗ
con cái rõ về phần thưởng
Chúa hứa ban cho những đứa
con có hiếu như sau: "Hỡi kẻ
làm con cái, hãy vâng phục
cha mẹ mình trong Chúa, vì
điều đó là phải lắm. Hãy tôn kính cha mẹ
ngươi, hầu cho được phước và sống lâu
trên đất" (Êphêsô 6:1-3). Phần thưởng
cho những ai biết hiếu kính cha mẹ mình
đó là một cuộc sống hạnh phước (phẩm)
và lâu dài (lượng). Thêm nữa, nếu chúng
ta dạy dỗ con cái mình biết hiếu kính cha
mẹ, thì những phần thưởng này không
phải chỉ cho thế hệ của mình thôi, mà sẽ
đem lại biết bao ích lợi cho thế hệ con
cháu sau này. Điều này giống như châm
ngôn của người Trung Hoa có câu: "Thế
hệ này trồng cây, thế hệ sau có bóng
mát."
Cho nên luật pháp của Đức Chúa Trời
dạy rõ về mạng lệnh con cái phải biết
"hiếu kính cha mẹ" và nhắc nhở trách
nhiệm cha mẹ phải dậy dỗ luật pháp của
Ngài cho con em mình. Mong mỗi người
chúng ta biết làm theo lời Chúa dạy để
danh Ngài được sáng và duy trì hạnh
phúc gia đình được lâu dài từ đời này đến
đời nọ.
Amen!
7
“Việc của Chúa – Việc của
mình” – Phỏng vấn Mục sư
trưởng tháng 5/2013
“Nếu Đức Giê-hô-va không xây thành,
thì những người thợ xây lấy làm luống
công.” Câu Kinh Thánh này đề cập tới
hai phương diện mà lần trò chuyện đầu
tháng 5 với Mục sư trưởng sẽ nhấn mạnh:
Việc của Chúa - qua sự cầu nguyện, và
Việc của mình – qua những công việc của
Hội Thánh đáp ứng với khải tượng và lời
kêu gọi của Ngài. Vừa lúc này, Hội
Thánh bắt đầu phong trào cầu nguyện
sáng sớm và kết thúc kỳ trại nhân sự đầy
phước hạnh.
Mục sư Phạm Tuấn Nhượng trong hội
thảo Nhân sự mùa xuân 2013
Có lẽ một điều rất được khích lệ đối
với dân sự Hội Thánh là phong trào
cầu nguyện sáng sớm mới bắt đầu tại
Hà Nội. Mục sư nói gì về sự khởi đầu
này?
Nơi đâu người ta cũng biết, rằng cầu
nguyện thực sự quan trọng. Đối với mọi
Hội Thánh, không có khái niệm cầu
nguyện đủ rồi, mà ngược lại, luôn luôn
thiếu. Nhưng đôi khi người ta cần đến
những công cụ, phương tiện cần thiết để
thực hành sự cầu nguyện. Cảm ơn Chúa
vì Hội Thánh chúng ta có rất nhiều
chương trình cầu nguyện khác nhau. Vừa
rồi, Chúa mở cho Hội Thánh địa điểm rất
phù hợp để buổi sáng sớm, con dân Chúa
cầu nguyện trước khi đi học hay đi làm.
Điểm nhóm cầu nguyện hay buổi cầu
nguyện đó mở ra không chỉ cho dân sự
Hội Thánh Lời Sự Sống, mà còn cho tất
cả các Hội Thánh anh em. Mặc dù mới
bắt đầu được vài buổi thôi, nhưng khá
đông con cái Chúa tham dự. Tôi tin là
tinh thần cầu nguyện này sẽ lan tỏa tới
các điểm nhóm, các Hội Thánh khác nhau
trong cả thành phố Hà Nội và các tỉnh
thành khác. Một khi phong trào cầu
nguyện mạnh mẽ như vậy xảy ra, sự phấn
hưng chắc chắn sẽ đến với Việt Nam.
Sự cầu nguyện là một công cụ cực kỳ
quan trọng và chính yếu để Hội thánh có
thể thực hiện được khải tượng. Qua sự
cầu nguyện, Chúa sẽ dấy lên rất nhiều
nhân sự, Ngài sẽ dấy lên rất nhiều Hội
thánh mới tại Hà Nội, các tỉnh thành và
cả những Quốc gia khác như Lời Chúa
phán với Hội thánh.
Không biết là Hội thánh có nhiều buổi
nhóm cầu nguyện như vậy, từ cầu
nguyện kiêng ăn, cầu nguyện nữ giới
và cầu nguyện sáng sớm đã thu hút
được nhiều người tham gia chưa?
Thông thường những buổi nhóm cầu
nguyện là những buổi nhóm ít người.
Nhưng trong Hội thánh chúng ta cũng
không phải là quá ít người tham gia.
8
Những buổi nhóm kiêng ăn cầu nguyện
hàng tuần hay những đợt kiêng ăn 3 ngày
trong tháng, những buổi nhóm cầu
nguyện nữ giới hàng tuần cũng khá đông
người tham dự. Bây giờ khi có chương
trình cầu nguyện buổi sáng sớm, cùng với
một Hội thánh khác, có buổi lên tới 50-
60 tham dự. Có thể nói đây là sự khởi đầu
rất tuyệt vời.
Nhân tiện, thứ 3-4-5 ngày 7-8-9 tháng 5
này tại Hội thánh Thanh Xuân có 3 ngày
kiêng ăn cầu nguyện tại, rất mong thật
nhiều con cái Chúa tới cùng tham gia cầu
nguyện với Hội thánh.
Sắp tới, mục sư có chuyến đi In-đô-nê-
xi-a. Một phần của chuyến đi đó liên
quan tới việc học hỏi tinh thần cầu
nguyện của họ đúng không ạ?
Giai đoạn này Chúa đang vận hành rất
mạnh mẽ ở các nước châu Á. In-đô-nê-xi-
a là một trong những đất nước như thế.
Những Hội Thánh tại đó đang dấy lên rất
quyền năng mặc dù đây là một đất nước
có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế
giới. Như tôi được biết, họ có tinh thần
cầu nguyện rất tuyệt vời. Suốt mười mấy
năm trời họ cầu nguyện như vậy, không
lạ gì mà Chúa ban cho họ sự phấn hưng.
Một điều mà chúng tôi rất ước mong là
lần này sang đó, mình học và tiếp nhận
được điều gì đó từ tinh thần này để áp
dụng cho Hội Thánh tại Việt Nam. Để
qua điều này, chúng ta nhìn thấy những gì
Chúa muốn làm trên đất nước Việt nam.
Để mở rộng những điểm nhóm cầu
nguyện nói riêng, các điểm nhóm Hội
thánh mới nói chung, có lẽ không thể
thiếu được tấm lòng của những người
dâng nhà. Hàng ngàn điểm nhóm tức
là hàng ngàn những người dâng nhà
cho Chúa. Mục sư có nghĩ là điều này
rất khó khi không phải ai cũng sẵn
lòng đánh đổi sự riêng tư và yên tĩnh
của nhà mình cho sự phát triển của
công việc Chúa?
Đối với Chúa không có gì là khó cả! Việc
lớn bao giờ cũng bắt đầu từ những việc
nhỏ. Hiện tại chúng ta thấy có những
người đã hết lòng dâng nhà cho công việc
Chúa, chắc chắn điều này sẽ lan ra nhiều
những con người khác, khi người ta thấy
Chúa cần điều này, và là điều quan trọng
trong việc mở mang công việc Chúa để
khiến nhiều cuộc đời được thay đổi. Nên
chắc chắn đến lúc tại thành phố này sẽ có
hàng ngàn căn nhà được mở ra cho công
việc Chúa.
Chủ đề của kỳ trại vừa rồi là Ê-phê-sô
4:16 có liên quan gì tới việc “Để kết
quả và nhân ra”?
“Kết quả và nhân ra” là sự kêu gọi của
Chúa với Hội Thánh Ngài. Nhưng để đạt
được mục tiêu này thì cần cả hai phương
diện: Thứ nhất, chúng ta cần trông cậy
vào Chúa để Ngài hành động mạnh mẽ
cùng dân sự và qua dân sự Ngài - chính
vì vậy chúng ta cần cầu nguyện.Thứ hai,
cả thân thể là toàn Hội thánh cũng phải
tích cực làm việc. Cả hai điều này đều
cần, giống như đôi cánh vậy. “Ấy nhờ
Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền
bởi những cái lắt léo, khiến các phần
giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh
của từng phần, làm cho thân thể lớn lên,
và tự gây dựng trong sự yêu thương” tức
9
là tất cả các chi thể đều cần làm trọn vai
trò, chức năng của mình. Khi mà tất cả
các chi thể kết hiệp với nhau, tất cả các
chi thể đều hành động thì sự kêu gọi mới
có thể được hoàn thành.
Kỳ trại Nhân sự Mùa xuân năm nay có
những tín hiệu khả quan nào?
Cảm ơn Chúa qua kỳ trại vừa rồi, tôi thấy
nhiều người được khích lệ. Chắc chắn
những hạt giống thuộc linh được gieo ra
trong kỳ trại sẽ được kết quả bằng những
công việc phục vụ, những mục vụ mới…
Nhiều công việc trước nay coi là “không
thuộc linh lắm”, hoặc âm thầm, hoặc
thuộc về hành chính sẽ được khích lệ
thêm hơn và sẽ phát triển, không chỉ ở Hà
Nội thôi đâu, mà là một loạt Hội thánh
Lời Sự Sống khắp các tỉnh thành.
Mục sư có nhận thấy là qua những lời
tâm tình, tôi tớ Chúa khắp nơi đều
đánh giá rất cao công tác đào tạo huấn
luyện của Hội Thánh mình?
Đúng là như vậy. Đây là điểm mạnh mà
Chúa ban cho Hội Thánh ở đây: “Hãy
trang bị cho dân sự ta Lời đức tin”. Xin
Chúa giúp cho để điều này không dừng
lại, mà ngày càng kết quả hơn và nhân ra
các tỉnh thành.
Đi liền với những lời nhận xét đó là
mong muốn Hội Thánh sai phái người
ra đi nhiều hơn. Đây có phải là thời
điểm cho sự sai phái nhân sự?
Không phải chỉ bây giờ, mà lúc nào sự sai
phái cũng cần thiết! Hội Thánh sai phái
người đi đồng nghĩa Hội thánh đó sẽ
được phước hơn, và điều này cũng ích lợi
cho những người được sai phái và ích lợi
cho công việc Chúa chung nữa. Tuy vậy,
vào thời điểm này, đúng là việc sai phái
càng cần thiết, thậm chí có thể nói là cấp
thiết hơn. Những vùng đất mới đang chờ
những con gặt, công việc ở những nơi đó
đang cần được hỗ trợ về rất nhiều mặt đặc
biệt về nhân lực. Đào tạo huấn luyện cần
đi kèm với sai phái.
Qua kỳ trại, mục sư có tin là có những
đột phá rất lớn trong năm nay?
Chắc chắn rồi. Tôi tin là Chúa có chương
trình của Ngài và phải được hoàn thành
vào thời điểm của Ngài. Bây giờ là thời
điểm của Chúa, chắc chắn Ngài có ân
điển đặc biệt cho những Hội thánh, những
con người nào sẵn lòng, không quan
trọng đó là Hội thánh hay con người như
thế nào. Tôi tin là Hội Thánh chúng ta sẽ
được Chúa dùng rất mạnh mẽ trong
guồng chảy đó vì chúng ta sẵn lòng để
được Chúa dùng trong thời điểm đặc biệt
này.
Xin cảm ơn Mục sư và nguyện Chúa
chúc phước cho Mục sư và tôi tớ Chúa
một chuyến đi bình an và đầy kết quả
sắp tới.
Chúng ta là tôi tớ của Chúa, hẳn nhiệm
vụ là tìm biết ý chủ, tức là mỗi người tìm
biết Ngài đang dẫn dắt Hội Thánh của
Ngài đi đâu. Loisusong.net rất tin rằng
từ sự ghi lại những buổi trò chuyện đầu
tháng và qua sự truyền đạt của Mục sư
trưởng như thế này, Hội Thánh cùng cả
dân sự của Ngài đều có thể nắm bắt được
những bước đường kế tiếp. Chúa Jêsus là
đầu Hội Thánh. Và mỗi người trong
chúng ta là chi thể. Thân thể trọn vẹn khi
mọi chi thể đều biết tỏ tường cả thân thể
đang đi đâu và làm gì.
- ctv. Nguyễn Hằng - www.loisusong.net
10
Ý NGHĨA CỦA CHỮ HIẾU
Điều răn thứ năm dạy: "Hãy hiếu kính
cha mẹ ngươi". "Hiếu kính cha mẹ" nghĩa
là gì? Và "hiếu kính cha mẹ" là phải làm
gì? Hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính
và yêu quí cha mẹ. Có người yêu cha mẹ
nhưng thiếu lòng tôn kính, một số người
khác thì ngược lại, tôn kính cha mẹ
nhưng thiếu lòng yêu thương. Chúa muốn
chúng ta vừa yêu thương vừa tôn kính cha
mẹ. Một người con hiếu kính cha mẹ là
người làm tròn những bổn phận sau đây:
1. Yêu Thương Cha Mẹ.
Bổn phận đầu tiên của con cái là yêu
thương cha mẹ. Cũng như tất cả những
liên hệ khác giữa con người với con
người, phải có tình yêu thương chúng ta
mới có thể làm trọn bổn phận đối với
nhau và phải có tình yêu thương thì điều
chúng ta làm mới có ý nghĩa. Chúng ta
yêu cha mẹ vì ngoài Chúa ra, không ai
yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Tình
yêu của cha mẹ đối với con cái thường
được ví như sông, núi, trời, biển. Dù có
thể cha mẹ không bày tỏ tình thương cách
rõ ràng, hoặc có khi vì vô tình, cha mẹ
làm chúng ta đau buồn, nhưng sâu kín
trong đáy lòng, cha mẹ yêu thương chúng
ta vô cùng. Người ta thường nói, khi có
con ta mới hiểu được tình thương yêu của
cha mẹ. Câu nói nầy thật đúng. Mỗi khi
thật lòng yêu thương cha mẹ, chúng ta sẽ
không làm điều gì khiến cha mẹ buồn lo,
nhưng trái lại, tìm cách làm cho cha mẹ
vui lòng.
2. Biết Ơn Cha Mẹ
Là con cái, chúng ta phải biết ơn cha mẹ.
Cha mẹ là người sanh thành ra chúng ta
và nuôi dạy cho chúng ta nên người. Đức
Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống
nhưng cha mẹ là người truyền sự sống đó
cho chúng ta. Hơn thế nữa, cha mẹ phải
chịu bao khó nhọc để nuôi nấng chúng ta,
từ lúc sơ sinh cho đến khi khôn lớn. Công
ơn của cha mẹ không gì ví sánh được.
Chúng ta cũng không thể làm gì để đền
đáp lại công ơn đó. Người xưa đã mô tả
thật đúng khi nói: "Công cha như núi
Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra." Vì công ơn sanh thành và
dưỡng dục của cha mẹ, chúng ta phải biết
ơn cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn đó qua
lời nói, hành động và qua cách xử sự
trong bổn phận làm con.
3. Tôn Kính Cha Mẹ
Như đã trình bày ở trên, có người yêu
thương cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính.
Có người còn xem cha mẹ như ngang
hàng với mình, do đó không nói năng với
cha mẹ cách lễ phép và không bày tỏ lòng
kính trọng. Cũng có người xem cha mẹ
11
như là người có trách nhiệm phục vụ và
chìu chuộng mình. Trường hợp nầy xảy
ra khi cha mẹ cưng chìu con quá đáng.
Khi còn nhỏ, những đứa con đó hay làm
nũng, giận dỗi hoặc dùng tiếng khóc để
cha mẹ phải làm theo ý mình. Nếu cha
mẹ nuông chìu con quá đáng, khi lớn lên,
con sẽ không biết giúp đỡ cha mẹ nhưng
chỉ chờ cha mẹ phục vụ mình. Nếu cha
mẹ không dạy bảo đúng cách và không
sửa trị khi con làm điều sai quấy hoặc nói
những lời thiếu lễ độ; khi lớn khôn,
những điều sai lầm đó sẽ thành thói quen,
không thể sửa đổi được. Là con, khi nói
với cha mẹ, chúng ta nên dùng những
tiếng: "thưa", "vâng", "dạ",... để
bày tỏ lòng tôn kính.
Cũng có người xem thường cha
mẹ khi thấy cha mẹ già yếu,
không còn đóng góp được gì cho
gia đình; hoặc khi cha mẹ đau
ốm, trở thành gánh nặng cho
mình. Người tin Chúa không nên
có những thái độ sai lầm đó, vì
Chúa dạy: "Hãy nghe lời cha đã
sanh ra con, CHỚ KHINH BỈ MẸ CON
KHI NGƯỜI TRỞ NÊN GIÀ YẾU"
(Châm Ngôn 23:22). Chúng ta không nên
xem thường cha mẹ khi cha mẹ già yếu,
nhưng trái lại, phải yêu thương quý mến
nhiều hơn vì cha mẹ đã hy sinh cả cuộc
đời cho chúng ta. Hơn nữa, lúc già yếu là
lúc cha mẹ cần con cái hơn hết, không
những vì sức khoẻ suy giảm, nhưng tinh
thần cũng rất yếu kém. Cha mẹ dễ cảm
thấy cô đơn, buồn tủi vì biết mình không
còn giúp ích gì cho đời và con cái cũng
không còn cần đến mình nữa. Các cụ
cũng hay lo buồn vì biết đời sống mình
sắp chấm dứt và thường nghĩ đến cái chết
đang chờ đợi mình. Vì những lý do đó,
con cái cần thông cảm với cha mẹ và cố
gắng làm tất cả những gì có thể làm được
để đem đến cho cha mẹ niềm vui và an ủi
trong những ngày cuối của cuộc đời.
Trong thời Cựu Ước, không tôn kính cha
mẹ là tội rất nặng. Theo luật Môi-se, "kẻ
nào đánh cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử.
Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình, sẽ bị xử
tử" (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:15, 17). Trong
sách Lê-vi Ký, luật nầy được nhắc lại rõ
ràng và mạnh mẽ hơn: "Khi một người
ngào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị
xử tử; nó đã chửi rủa cha mẹ,
huyết nó sẽ đổ lại trên mình
nó". (Lê-vi Ký 20:9).
Khi cha mẹ đã già yếu, chúng
ta cần đối xử với lòng yêu
thương, thông cảm và tế nhị.
Đừng vì quá bận rộn với cuộc
sống mà bỏ quên cha mẹ, cũng
không nên có lời nói hay hành
động khiến cha mẹ buồn tủi.
4. Vâng Phục Cha Mẹ
Vâng phục cha mẹ là điều dễ nhưng cũng
khó. Khi còn nhỏ, chúng ta dễ vâng lời
cha mẹ. Cha mẹ bảo gì làm nấy, vì lúc đó
ta thấy cha mẹ là người giỏi nhất và khôn
ngoan nhất trên đời. Nhưng khi khôn lớn,
thấy mình có thể làm những điều mà cha
mẹ không làm được, chúng ta bắt đầu
không vâng phục cha mẹ nữa. Kinh
Thánh dạy gì về bổn phận vâng phục cha
mẹ? Trong thư Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô
khuyên: "Hỡi kẻ làm con cái, HÃY VÂNG
12
PHỤC CHA MẸ MÌNH trong Chúa, vì
điều đó là phải lắm" (Ê-phê-sô 6:1).
Trong lá thư gởi cho Hội Thánh Cô-lô-se,
sứ đồ Phao-lô cũng viết: "Hỡi kẻ làm con,
MỌI SỰ HÃY VÂNG PHỤC CHA MẸ
MÌNH, vì điều đó đẹp lòng Chúa" (Cô-lô-
se 3:18).
Theo tiêu chuẩn của Chúa, không vâng
lời cha mẹ là tội nặng cũng như những tội
khác. Sứ đồ Phao-lô cho biết, những
người bị Đức Chúa Trời bỏ mặc là người
phạm những tội sau: "Không công bình,
độc ác, tham lam, hung dữ, chan chứa
những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy,
dối trá, giận dữ, hay mách, gièm chê,
chẳng tin kính, xấc xược,
kiêu ngạo, khoe khoang,
khôn khéo về sự làm dữ,
KHÔNG VÂNG LỜI CHA
MẸ..." (Rô-ma 1:30).
Bản tính tự nhiên của các
em nhỏ là vâng lời cha mẹ.
Cha mẹ dạy bảo điều gì
cũng sẵn sàng vâng theo.
Các em tin cậy cha mẹ vì
biết cha mẹ yêu thương mình và không
bao giờ bảo mình làm điều xấu hoặc có
hại. Tuy nhiên, khi đã lớn, vì nghĩ rằng
mình khôn hơn và hiểu biết nhiều hơn,
chúng ta thường không muốn vâng lời
cha mẹ nữa. Dù rằng nhờ đi học, có
những điều chúng ta hiểu biết hơn cha
mẹ, nhưng đừng quên rằng vì cha mẹ sinh
ra trước nên có nhiều kinh nghiệm hơn
chúng ta. Con cái cần nghe lời dạy bảo
của cha mẹ trong nhiều phương diện để
tránh được những lỗi lầm của người trẻ,
thiếu kinh nghiệm. Trong xã hội Tây
phương, con cái khi đã lớn thường được
tự do làm theo ý riêng, tự quyết định
những việc liên quan đến đời sống mình,
cha mẹ không dám khuyên răng và dẫn
dắt, vì thế đưa đến nhiều lỗi lầm tai hại.
Một người con khôn ngoan sẽ làm theo
lời dạy sau đây: "Hỡi con, hãy giữ lời răn
bảo của cha, chớ lìa bỏ các phép tắc của
mẹ con. Khá ghi tạc nó nơi lòng con luôn
luôn và đeo nó nơi cổ con. Khi con đi,
các lời đó sẽ dẫn dắt con; lúc con ngủ, nó
gìn giữ con; và khi con thức dậy, thì nó sẽ
trò chuyện với con" (Châm Ngôn 6:20-
22).
5. Phụng Dưỡng Cha Mẹ
Khi đã lớn và đã có công ăn
việc làm, con cái nên phụ
giúp cha mẹ trong các chi phí
của gia đình. Đặc biệt là khi
cha mẹ đã cao tuổi, không
thể làm lụng để nuôi sống
chính mình, con cái có trách
nhiệm phải phụng dưỡng cha
mẹ, tức là chu cấp cho cha
mẹ những điều cần dùng. Sứ đồ Phao-lô
khuyên: "Hãy kính những người đàn bà
goá thật là goá. Nhưng nếu bà goá có
con hoặc cháu thì CON CHÁU TRƯỚC
PHẢI HỌC LÀM ĐIỀU THẢO ĐỐI VỚI
NHÀ RIÊNG MÌNH VÀ BÁO ĐÁP CHA
MẸ; vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời...
Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con
mình, nhất là không săn sóc đến người
nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại
xấu hơn người không tin nữa" (2Ti-mô-
thê 5:3-4, 8).
13
Qua lời dạy trên, sứ đồ Phao-lô hàm ý
rằng, nếu chúng ta là người tin Chúa,
nhưng không phụng dưỡng cha mẹ và
người nhà mình thì kể như chúng ta đã
chối bỏ đức tin và còn tệ hơn là người
không tin. Sứ đồ Gia-cơ và Giăng cũng
nói lên cùng một điều khi viết những lời
sau: "Sự tin đạo thanh sạch không vết,
trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta,
là thăm viếng kẻ mồ côi, người goá bụa
trong cơn khốn khó của họ" (Gia-cơ 1:27)
và: "Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh
em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì
lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở
trong người ấy được" (1Giăng 3:17).
Chúng ta cũng không thể viện cớ rằng
mình phải lo công việc Chúa nên không
thể phụng dưỡng cha mẹ. Ngày xưa,
Chúa Giê-xu trách người Pha-ri-si vì họ
nói rằng mọi điều họ có thể giúp cha mẹ
thì đã dâng cho Đức Chúa Trời. Người
nói như thế là người đáng trách, vì đã bỏ
lời Đức Chúa Trời mà theo lời truyền
khẩu của loài người. Phúc Âm Mác ghi
lại chi tiết nầy như sau: "Ngài cũng phán
cùng họ rằng: Các ngươi bỏ hẳn điều răn
của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời
truyền khẩu của mình. Vì Môi-se có nói:
Hãy tôn kính cha mẹ ngươi; lại nói: Ai
rủa sả cha mẹ thì phải bị giết. Nhưng các
ngươi nói rằng: Nếu ai nói với cha mẹ
mình rằng: Mọi điều tôi sẽ giúp cha mẹ
được, thì đã là co-ban (nghĩa là sự dâng
cho Đức Chúa Trời); vậy người ấy không
được phép giúp cha mẹ mình sự gì nữa;
dường ấy các ngươi lấy lời truyền khẩu
mình lập ra mà bỏ mất lời Đức Chúa
Trời" (Mác 7:9-13)
Amen
NÚI CẦU NGUYỆN TẠI
HÀN QUỐC
Loisusong.net – Như đã thông báo trong
Hội thánh, chúng ta sẽ có buổi “Cầu
nguyện bình minh” vào các sáng thứ ba,
năm, bảy hàng tuần, từ 5h45 đến 7h15.
Theo dòng sự kiện xin gửi tới bạn đọc
thông tin về “Núi cầu nguyện” tại đất
nước “nổi tiếng” về sự cầu nguyện – Hàn
Quốc.
Hiện tượng Hàn Quốc
“Hiện tượng” Hàn Quốc
Năm 1945, chỉ có 2% dân số Hàn Quốc
theo Cơ đốc giáo, năm 2005, tỷ lệ này là
29.2% (18.3% Tin lành, 10.9% Công
giáo)1
.Hiện nay, hội thánh Hàn Quốc sai
phái số lượng giáo sỹ ra nước ngoài nhiều
thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ2
.
Vào năm 2007, năm trong số mười hội
thánh Tin lành lớn nhất thế giới là ở Hàn
Quốc. Hội thánh lớn nhất thế giới hiện tại
là Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido,
với hơn 830.000 thành viên vào năm
20073
. Quả là một sự tăng trưởng ấn
tượng nếu chúng ta biết rằng cách đây 55
năm, vào ngày 15/5/1958, buổi nhóm
đầu tiên được tổ chức tại nhà riêng của bà
mục sư Choi Ja-shil (mẹ vợ Mục sư
14
David Yonggi Cho) chỉ vẻn vẹn có 5
người: hai mục sư, ba cô con gái của bà
Choi, và một người phụ nữ lớn tuổi tình
cờ ghé qua để trú mưa4
.
Bên trong tòa nhà Hội thánh Yoido
Không thể không liên hệ sự phát triển
thuộc linh với sự phát triển kinh tế - xã
hội của Hàn quốc. Sau chiến tranh Hàn
Quốc (1950-1953) kinh tế Hàn Quốc đã
phát triển nhanh chóng, từ một trong
những nước nghèo nhất thế giới trở thành
một trong những nước giàu nhất. Kinh tế
Hàn quốc nhảy vọt vào những năm 1960-
1980 và kinh tế Hàn Quốc trở thành nền
kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á
và đứng thứ 10 trên thế giới tính theo
GDP năm 2006. Cuối thế kỷ 20, Hàn
Quốc là một trong những nước có tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong
lịch sử thế giới hiện đại5
.
Hàn Quốc là một trong những nước có
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất
trong lịch sử thế giới hiện đại
Cơ đốc giáo chắc chắn đã có ảnh hưởng
trên giáo dục Hàn Quốc, khi mà các Cơ
đốc nhân đã thành lập 293 trường phổ
thông và 40 trường đại học Cơ đốc, trong
đó có 3 trường đại học lọt vào tốp 5
trường đại học tốt nhất toàn quốc6
.
Núi cầu nguyện tại Hàn Quốc7
Trong lúc đó, Đức Chúa Jêsus đi
lên núi để cầu nguyện; và thức thâu
đêm cầu nguyện Đức Chúa
Trời.(Lu-ca 6:12)
Phong trào Núi Cầu Nguyện tại Hàn
Quốc phát sinh từ thực hành của những
Cơ đốc nhân tiên phong vào những ngày
cuối cùng của Hội thánh Hàn Quốc vào
thế kỷ mười chín. Đối mặt với sự chống
đối dữ dội từ triết lý và tín ngưỡng địa
phương, cũng sự như áp đặt đạo Shinto
(Thần Đạo Nhật Bản) trong giai đoạn bị
đế quốc Nhật áp bức, nhiều Cơ đốc nhân
đã bị bắt bớ và thậm chí bị sát hại. Trong
tuyệt vọng, những Cơ đốc nhân không thể
thực hành đức tin công khai đã thức dậy
sớm, từ 4 giờ sáng, và leo lên những ngọn
núi gần đó để được tự do cầu nguyện cho
đến khi xuất hiện tia nắng đầu tiên. Vào
cuối ngày, trước khi về nhà, các Cơ đốc
nhân lại leo lên núi để cầu nguyện, kiêng
ăn, và xin Chúa can thiệp giúp họ.
Người ta nói rằng bất kỳ ai đi qua những
ngọn núi đó đều nghe tiếng kêu gào và
than khóc của cả đàn ông lẫn đàn bà, dồn
dập như bão dâng lên trời hoàn cảnh bi
thảm của họ và cầu xin Đức Chúa Trời
cứu giúp. Từ hồi đó, kiêng ăn và cầu
nguyện đã trở thành dấu ấn của Hội thánh
mạnh mẽ ở Hàn Quốc.
15
Nổi tiếng nhất hiện nay có lẽ là núi cầu
nguyện do hội thánh Phúc âm Toàn vẹn
Yoido khai phá và điều hành. Nó nằm tại
Jori-myeon, Paju, ở phía bắc tỉnh
Gyenggi và đủ chỗ cho 10.000 người. Cơ
sở này mở cửa không chỉ cho các Cơ đốc
nhân Hàn quốc mà cho tất cả các Cơ đốc
nhân từ khắp thế giới.
Hàn Quốc không chỉ có một ngọn núi cầu
nguyện
Những căn phòng cầu nguyện trên núi
... Người ta nói rằng bất kỳ ai đi qua những
ngọn núi cầu nguyện đều nghe tiếng kêu gào và
than khóc của cả đàn ông lẫn đàn bà, dồn dập
như bão dâng lên trời hoàn cảnh bi thảm của
họ và cầu xin Đức Chúa Trời cứu giúp...
Núi Cầu nguyện tại Việt Nam?
Nhận biết tầm quan trọng vô cùng của sự
cầu nguyện đối với đời sống cá nhân mỗi
người tin Chúa cũng như đối với sự phấn
hưng công việc Chúa nói chung, Hội
thánh Lời Sự Sống cũng bắt đầu buổi
nhóm cầu nguyện bình minh từ 5h45' đến
7h15' mỗi buổi sáng thứ 3-5-7 hàng tuần
và mời con cái Chúa tất cả các Hội thánh
cùng tới hiệp chung cầu nguyện cho đất
nước, dân tộc và công việc Chúa khắp
nơi.
Tin rằng đây là sự hòa mình và tiếp nối
tấm lòng cầu nguyện của nhiều con cái
Chúa thuộc nhiều Hội thánh khắp nơi đã
và đang cầu nguyện nhiều năm nay cho
sự phấn hưng Việt Nam. Đức Chúa Trời
hoàn toàn có thể sử dụng những điều nhỏ
bé góp phần cho sự phấn hưng Việt nam
trong tương lai không xa.
Một buổi cầu nguyện bình minh tại Hà
nội.
"Vậy ai dám khinh thường bước khởi đầu
khiêm tốn của công việc này?" (Xa-cha-ri
4:10 - BCG).
- BTT tổng hợp
16
10 Cách Bạn Có Thể Giúp
Đỡ Mục Sư Của Mình
Loisusong.net xin được gửi đến bạn đọc "10
cách mà bạn có thể giúp đỡ mục sư của
mình" của Mục sư Ron Edmondson. Đây
thật sự là những điều cần thiết để mỗi tín đồ
biết mình có thể giúp đỡ người mục sư như
thế nào.
Mục sư Ron Edmondson hiện đang là mục
sư của Hội Thánh Immanuel Baptist, dưới
đây là vài điều chia sẻ của mục sư giúp Hội
Thánh ngày càng lớn mạnh hơn trong Đấng
Christ. Đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh
giúp đỡ người mục sư:
Nhiều người thường hỏi tôi họ có thể làm gì
để giúp tôi. Thật là một sự khích lệ lớn lao
đối với bất kỳ mục sư nào khi được hỏi như
thế. Cứ theo số người đề nghị và mức độ
phổ biến của một bài viết khác liên quan đến
đề tài này thì đây thực sự là một câu hỏi của
rất nhiều người trong Hội thánh.
Tôi tự thấy mình rất được phước. Tôi được
ở trong một môi trường rất thuận lợi. Tôi
phục vụ trong một Hội thánh khá lớn. Hội
Thánh cung cấp cho chúng tôi đầy đủ nhân
sự và văn hóa làm việc của đội ngũ nhân sự
rất lành mạnh. Tôi không lãnh đạo một
mình. Hội thánh chăm sóc cho vợ chồng tôi
rất chu đáo. Tất nhiên, lãnh đạo thì luôn gặp
những vấn đề… nhiều là đằng khác, nhưng
tôi cảm thấy mình được trợ giúp rất nhiều.
Vậy nên nếu bạn đang băn khoăn không biết
mình có thể làm gì để giúp cho mục sư của
mình thì dưới đây là một vài gợi ý:
Hãy để mục sư có thời gian cho gia đình –
Khi ông ấy đang nghỉ, hãy để ông ấy được
nghỉ theo đúng nghĩa. Tất nhiên sẽ luôn có
những sự gián đoạn nhất định. Ông ấy muốn
trở nên một phần của đời sống bạn mà cuộc
sống lại không diễn ra theo một thời khóa
biểu. Một mục sư thì biết điều đó. Nhưng,
nếu tình huống của bạn có thể giải quyết
trong giờ làm việc thường ngày của mục sư,
thì hãy giúp ông ấy có thời gian cho gia
đình. Nói chung, giống như đa số các mục
sư (và bất kỳ người nào khác), ông ta cảm
thấy rất khó khi nói không với lời đề nghị
của bạn, vì vậy trước khi muốn mục sư dành
thời gian cho bạn, hãy nghĩ về gia đình của
ông ấy.
Đừng chờ đợi ông ấy ở khắp mọi nơi –
Thậm chí cũng đừng mong ông ấy có mặt
trong mọi việc mà hội thánh làm. Ông ấy
cũng chỉ có từng ấy thời gian trong ngày.
Và, nếu bạn muốn ông ấy khỏe mạnh và làm
việc hiệu quả, thì ông ấy cần sắp xếp thứ tự
ưu tiên trong việc sử dụng thời gian của
mình. Hãy để ông ấy làm điều đó mà không
thấy bị định tội và có những sức ép không
cần thiết.
Hạ mức kỳ vọng về vợ và các con của mục
sư – Trẻ con là trẻ con và hãy để chúng là
trẻ con. Có những tiêu chuẩn cao hơn đối
với một mục sư nhưng không nên áp đặt
những mong đợi phi thực tế trên gia đình
của mục sư.
Tôn trọng sự lãnh đạo của mục sư – Nếu
Chúa kêu gọi ông ấy thì hãy để ông ấy lãnh
đạo. Nếu ông ấy đang hành động trái với
những chuẩn mực Kinh Thánh thì bạn có
đầy đủ quyền và nghĩa vụ để can thiệp. Còn
nếu bạn đang phản đối mục sư chỉ dựa trên
sở thích cá nhân hoặc theo những truyền
thống lập ra bởi con người thì hãy hạ mình
và đi theo sự lãnh đạo của mục sư, trừ khi
chính Chúa loại ông ấy.
Khích lệ ông ấy – Cách tốt nhất để làm điều
này là qua tin nhắn hay email về tác động
của chức vụ của ông ấy trên cuộc đời bạn.
Đừng nghiễm nhiên tưởng rằng lúc nào ông
ấy cũng biết hay nghe được điều này. Rất có
thể ông ấy không hề hay biết! Và nếu ai
cũng nghĩ như thế, thì ông ấy thường bị chê
trách nhiều hơn là khích lệ. Thực tế rất có
17
thể là như vậy, vậy nên hãy nói những lời
động viên ngay bây giờ, ngay hôm nay!
Đừng nói xấu sau lưng nữa – Tôi không
thấy Hội thánh nào mà không có những cuộc
bàn tán sau lưng mục sư. Đừng hùa với điều
này và hãy giúp dừng nó lại khi bạn nghe
thấy nó.
Trả lương cho ông ấy cách công bằng –
Hãy xét tới kinh nghiệm, học vấn và mức độ
chuyên nghiệp, khả năng lãnh đạo và trách
nhiệm, cũng như những mong đợi từ phía
hội thánh trên mục sư. Lời khuyên cá nhân
của tôi là hãy trả đủ để cho ông ấy có thể lo
cho gia đình mình mà không bị xao nhãng
khỏi chức vụ bởi những lo lắng về vấn đề tài
chính. Tùy từng người nhưng có một vài
mục sư còn cần sự trợ giúp từ những người
có kinh nghiệm trong việc lập ngân sách và
tài chính. Rất nhiều mục sư không có ơn
trong lĩnh vực này.
Phục vụ cùng ông ấy – Đừng để ông ấy
phải nài nỉ bạn phục vụ… hay dâng hiến cho
Hội Thánh. Hãy hoàn thành vai trò của bạn
như một người yêu mến Hội thánh. Hãy tìm
chỗ mà mình có thể phục vụ. Hãy giúp đỡ
Hội thánh về tài chính.
Cầu nguyện cho mục sư – Hằng ngày.
Đừng chỉ nói thôi, hãy làm thật đi. Hãy cầu
nguyện cho ông ấy cách cá nhân, cho sự
bước đi của ông ấy với Đấng Christ, cho
thời gian học tập, nghiên cứu, cho thời gian
với gia đình. Hãy cầu nguyện cho gia đình
mục sư. Cầu nguyện cho những điều mà bạn
đang lo lắng về ông ấy. Cầu nguyện hiệu
quả hơn là kêu ca phàn nàn. Hãy cầu nguyện
để Chúa có thể làm trổi hơn mọi sự mà bạn
có thể suy tưởng qua mục sư tại Hội thánh
của bạn.
Chính bạn hãy tăng trưởng – Đây là điều
được đề cập đến cuối cùng nhưng không
phải là ít quan trọng nhất, mà nó lại là điều
tôi muốn nhấn mạnh hơn cả. Điều thực sự
làm đau đầu phần lớn các mục sư là những
tín đồ thiếu kỷ luật và không tăng trưởng
chứ không phải những người còn đang hư
mất. Những người trưởng thành trong Đấng
Christ thì không phàn nàn, nhưng làm việc
để hỗ trợ Hội thánh và mục sư, để hoàn
thành Đại Mạng Lệnh. Chính những tín đồ ở
trong Hội thánh nhưng còn “trẻ con” mới
làm tiêu tốn nhiệt huyết “tìm và cứu những
người hư mất” của mục sư. Hãy cam kết
tăng trưởng trong sự đồng hành cùng Chúa.
Hãy cố gắng để trở nên giống Chúa Giê-su
mỗi ngày. Bạn sẽ ở trạng thái tốt nhất để
giúp đỡ không chỉ cho mục sư, mà còn cho
Hội thánh nữa.
www.loisusong.net
ĐẠO TIN LÀNH CÓ PHẢI
LÀ ĐẠO BỎ ÔNG BỎ BÀ
Người Việt Nam là một trong những dân
tộc chịu nhiều đau khổ nhất trên thế giới.
Thảm trạng chiến tranh, nghèo thiếu... là
những nỗi đau khó phai mờ trong lòng
những người liên hệ. Những người Việt
Nam cũng là một dân tộc có đức tính chịu
đựng, khoan dung, tha thứ, có sức mạnh
tinh thần kiên cường bất khuất, có truyền
thống gia đình hiếu thảo tốt đẹp. Người
Việt Nam cũng là dân tộc "tâm linh" vào
hàng đầu của nhân loại. Phần lớn người
Việt Nam đều có đạo và sùng đạo, khi đã
có đạo của ông bà cha mẹ để lại trong gia
đình thì thường giữ theo, cho là đủ, không
muốn tìm hiểu các đạo khác, không để ý
nhận xét đâu là chân lý, đâu là con đường
duy nhất mình phải vâng theo.
"Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến
gần;
các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành"
Lời của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Người Việt Nam là một trong những dân tộc
chịu nhiều đau khổ nhất trên thế giới. Thảm
18
trạng chiến tranh, nghèo thiếu... là những
nỗi đau khó phai mờ trong lòng những
người liên hệ. Những người Việt Nam cũng
là một dân tộc có đức tính chịu đựng, khoan
dung, tha thứ, có sức mạnh tinh thần kiên
cường bất khuất, có truyền thống gia đình
hiếu thảo tốt đẹp. Người Việt Nam cũng là
dân tộc "tâm linh" vào hàng đầu của nhân
loại. Phần lớn người Việt Nam đều có đạo
và sùng đạo, khi đã có đạo của ông bà cha
mẹ để lại trong gia đình thì thường giữ theo,
cho là đủ, không muốn tìm hiểu các đạo
khác, không để ý nhận xét đâu là chân lý,
đâu là con đường duy nhất mình phải vâng
theo.
Từ chỗ không chịu khó tìm hiểu đến nơi,
nhiều người Việt Nam đã có những hiểu lầm
đáng tiếc đối với đạo Tin Lành, thậm chí có
nhiều người không biết Tin Lành là gì.
Nhằm mục đích giải tỏa hiểu lầm và trình
bày sự chân chính của Đạo Tin Lành chúng
tôi kính mong quí vị khách quan suy xét
những điều chúng tôi chân thành phát biểu
sau đây:
Có phải theo Đạo Tin Lành là bỏ ông bỏ
bà ?
Câu trả lời khẳng định là: KHÔNG, xin
được giãi bày như sau:
Nhiều người Việt Nam vì chưa chịu tìm hiểu
đến nơi đã vội cho rằng theo Đạo Tin Lành
là bỏ ông bỏ bà. Đây là thành kiến không
đúng do hiểu cách người Tin Lành bày tỏ
lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên.
Người Tin Lành biểu lộ sự hiếu thảo đối với
ông bà cha mẹ chủ yếu là khi ông bà cha mẹ
còn sống, còn khi ông bà mẹ đã qua đời khi
con cháu lo chôn cất chu đáo theo nghi lễ
trang nghiêm, trong tinh thần tiếc thương, hy
vọng, ngoài ra không nhang đèn, không lập
bàn thờ bài vị, không van vái, không cúng
bái người đã chết. Có lẽ vì người Tin Lành
không làm theo phong tục cổ truyền đối với
người quá cố như những người Việt Nam
khác nên một số đồng bào cứ lầm tưởng như
vậy là bỏ ông, bỏ bà, thậm chí có người vậy
là bất hiếu.
Đạo nào cũng dạy con người biết hiếu kính
ông bà, cha mẹ vỉ đó là nền tảng cho sự sinh
tồn của nhân loại. Đạo Tin Lành là Đạo
KÍNH CHÚA - YÊU NGƯỜI, lấy lời Đức
Chúa Trời làm mẫu mực thiêng liêng cho
cuộc sống, lại càng khuyên tâm dạy dỗ,
khuyên bảo tín hữu hết lòng hiếu kính ông
bà, cha mẹ đúng như lời Chúa dạy. Sở dĩ
người Tin Lành không làm theo phong tục
cổ truyền đối với người quá cố là vì vấn đề
niềm tin cùng lý do thực tế.
Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Đức Chúa
Trời dạy rõ: "Phải hiếu kính cha mẹ, như
vậy ngươi được sống lâu trên đất Chúa
Hằng Hữu, Đức Chúa Trời ban cho” (Xuất
hành 20:12) và “Ai đánh... chửi rủa cha mẹ,
phải bị sử tử” (Xuất hành 21:15, 17). Trong
Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giê-xu đã lên
án thái độ giải hình của những người mượn
lý do tôn giáo để bỏ bê bổn phận hiếu thảo
đối với cha mẹ. Thánh Phao-lô cũng liệt kê
hành động bội nghịch cha mẹ như là tội ác
của nhân loại. Ông khuyên “Con cháu
trước phải học làm điều hiếu thảo với nhà
riêng mình và báo đáp cha mẹ” (I Ti-mô-thê
5:4). Ông cũng nhắc lại điều răn Chúa dạy:
“Phải hiếu kính cha mẹ, là điều răn đầu tiên
có kèm theo lời hứa nhớ đó con mới được
phúc và sống lâu trên đất” (Ê-phơ-sô 6:1-
3). Nói cách khác, một người Tin Lành
muốn phước và sống lâu trên đất phải thực
lòng hiếu kính cha mẹ theo như lời Đức
Chúa Trời dạy.
Thế tại sao Tin Lành không cúng bái, không
thờ lạy cha mẹ quá cố? Người Tin lành
cũng là người Việt Nam biết tôn trọng
những truyền thống van hóa tốt đẹp của tiền
nhân để lại, nhưng những phong tục nào
không phù hợp với lời Chúa dạy người Tin
Lành không thể vâng theo.
19
Thánh Kinh dạy rõ các tín hữu Tin Lành:
"Lúc trước anh em đương còn tối tăm,
nhưng bây giờ đã trở nên người sáng láng
trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng
láng, vì bông trái của sự sáng láng ở tại mọi
điều nhân từ, công bình và thành thật. Hãy
xét điều chỉ vừa lòng Cúứa và chớ dựu vào
công việc vô ích của sự tối tăm" (Ê-phơ-sô
5:8-11). Dựa trên lời Chúa dạy, người Tin
Lành phải hết lòng thành thật yêu thương
cha mẹ, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ,
phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, sức yếu,
đồng thời tôn kính tổ tiên, giữ danh thơm
tiếng tốt cho gia đình, dòng họ. Người Tin
Lành qua niệm chữ hiếu chỉ có giá trị đích
thực khi con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, báo
đáp công ơn ông bà, cha mẹ khi các cụ còn
sống.
Một món ăn ngon lúc đói lòng, một cái áo
ấm khi trời lạnh, một lon sữa, thuốc men khi
ốm đau, một lời thăm hỏi ân cần khi buồn bã
mà con cháu dâng tặng ông bà cha mẹ lúc
còn sống, thiết tưởng có giá trị muôn phần
hơn môn cao cổ đầy và tiếng khóc than thảm
thiết lúc ông bà cha mẹ đã khuất. Khi các cụ
qua đời thì lập tức bước vào một thế giới
khác do Chúa định. Trường hợp nếu các cụ
đã tin thờ Chúa thì được về với Chúa hưởng
nước thiêng đàng. Chúa Giê-xu phán "Hỡi
các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến
mà nhận lấy nước thiêng đàng đã sắm sẵn
trước cho các ngươi từ khi dựng nên trời
đất." (Ma-thi-ơ 25:34). Nếu các cụ trước
kia không tin thờ Chúa thì nay chờ ngày
Chúa phán xét công bình như Kinh Thánh
khẳng định: "Theo như đã định cho loài
người phải chết một lần rồi chịu phán xet"
(Hê-bơ-rơ 9:27). Ông bà, cha mẹ dù yêu
thương chứng ta bao nhiêu đi nữa, một khi
đã qua đời, thì không còn liên lạc gì với trần
gian, không có quyền ban phước hay giáng
họa, không nhận hưởng được lễ vật gì từ sự
chúng bái hay van vái của chúng ta. Tất cả
những phước hạnh tươi đẹp chúng ta đã có,
đang có và sẽ có được đều hoàn toàn do Đức
Chúa Trời ban cho mà thôi. Chúng ta phải
hết lòng biết ơn Ngài, thờ phượng Ngài, cầu
khẩn với Ngài và vâng lời Ngài mới là phải
lẽ. Người xưa có câu nói mỉa mai: "Sống
không cho ăn, chết làm cỗ, làm văn tế ruồi".
Không bao giờ có bậc cha mẹ dạy như thế
cả. Vả lại khi con cháu cúng giỗ, không hể
có chuyện người chết về ăn cả chỉ có người
sống ăn uống với nhau, đôi khi trở thành dịp
nhậu nhẹt, rồi sanh ra cãi cọ rầy rà, thắc mắc
không hay. Giả sử người chết có hưởng
được của cúng thì liệu người sống có còn
bình tĩnh ngồi ăn không? Nếu bảo phải thắp
nhang đèn, phải lập bàn thờ, bài vị, phải
cúng giỗ theo lối cổ truyền mới có hiếu, thế
thì có bao nhiêu dân tộc khác ở Âu châu, Mỹ
châu, Úc châu và cả Phi châu đã không làm
như vậy, thì họ bất hiếu cả sao? Trong cả
năm, con cháu không cúng thì người chết
lấy gì ăn, lấy gì hưởng để chờ đến ngày cún
giỗ?
Vì quan niệm như vậy, nên người Tin Lành
không cúng giỗ. Khi có họp mặt truyền
thống gia đình, người Tin Lành thường nhắc
đến công ơn ông bà cha mẹ, cầu nguyện tạ
ơn Chúa, xin Chúa ban bình an, sức khỏe
cho người thân còn sống. Người Tin Lành
tôn trọng và thường xuyên thăm viếng chăn
sóc mồ mả của ông bà cha mẹ và người
thân. Do ảnh hưởng của lời Chúa dạy mà
nghĩa trang của các nước Âu Mỹ theo đạo
Tin Lành được chăm sóc thật chu đáo, đẹp
đẽ chẳng khác nào những côn viên đầy hoa
lá. Người Tin Lành cũng tôn trọng bà con
ruột thịt, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bà
con và những ai đang cần giúp đỡ, những
vấn đề gì liên quan đến tín ngưỡng, đức tin
thì không dám làm trái Lời Chúa dạy.
Mặt khác, thử xem phong tục về thờ cúng.
Trên bàn tờ tổ tiên, người ta thờ Ngũ Đại
gồm có 5 bài vị thờ vị: Cao Tằng, Tổ,
20
Hiển. Khi có người trong tộc qua đời, thì
con cháu mang tên người mới chết đặt vào
chỗ ông Hiển, đưa ông Hiển lên ông khảo,
đưa ông khảo lên ông Tổ đưa ông Tổ lên
ông Tằng, đưa ông Tằng lên ông Cao. Như
thế phải bỏ ông Cao ra khỏi bàn thờ. Thờ
phượng như vậy làm sao đủ được thỉnh
thoảng cứ phải bỏ bớt các vị trên trước,
không thờ nữa. Người Tin Lành tin rằng
loài người phải hết lòng thờ phượng Đức
Chúa Trời theo như lời Chúa dạy trong Kinh
Thánh mới là thờ đầy đủ. Chúa là Đấng Tạo
Hóa và bảo tồ n vạn vật, cũng là Đấng cần
quyết họa phước trên đời sống chúng ta.
Thờ phượng Đức Chúa Trời giống như tưới
gốc cây là tưới được cả cậy, chứ không phải
chỉ tưới cành, tưới ngọn. Và lại người Tin
Lành rất kính sợ điều răn của Chúa dạy,
"Các ngươi không được thờ thần nào khác
ngoài ta" (xuất hành 20:3)
Như vậy quí vị thấy người Tin Lành là
người hiểu thảo theo phương cách đúng và
thực tế không bỏ ông bà. Mong quí vị mau
trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng
Chân Thần, như người con đi xa trở về nhà
Cha, vang lời Thiên Phụ chúng ta. Đó mới
là hiếu thật, đó mới là sự thờ phượng đẹp
lòng Chúa, đẹp lòng tổ tiên và ích lợi cho
bản thân vậy.
Mục Sư Nguyễn Văn Huệ
THIẾU NHI HỘI THÁNH
TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG
Thiếu nhi là những hạt giống, mầm ươm
tương lai của Hội Thánh. Chính vì vậy, công
tác chăm sóc, dạy dỗ cho các em ngay từ
nhỏ là việc làm cần được ưu tiên và đẩy
mạnh. Nếu thiếu nhi được định hướng một
cách đúng đắn, được tăng trưởng cả về
thuộc linh lẫn thuộc thể thì các em sẽ tiếp
nối những mục vụ trong Hội Thánh một
cách nhanh chóng.
Hiện nay, công tác thiếu nhi trong Hội
Thánh Lời Sự Sống đang ngày càng được
chú trọng hơn. Tại các Hội Thánh địa
phương đều có mục vụ thiếu nhi để giúp các
em nhỏ có một đời sống sâu sắc với Chúa và
nắm được khải tượng của Hội Thánh. Phần
lớn các em là con trong gia đình tin Chúa
nên các em không chỉ được sự giúp đỡ từ
các giáo viên mà còn từ phía gia đình. Được
tham gia lớp thiếu nhi trong Hội Thánh, các
em trở nên dạn dĩ hơn, hòa đồng hơn và biết
yêu thương nhau hơn. Những ngày Chúa
nhật hàng tuần, các em được đi nhóm và học
lời Chúa. Bên cạnh đó, các em cũng được
hướng dẫn về đường lối, kế hoạch, mục tiêu,
khải tượng của Hội Thánh và những công
việc hiện tại các em có thể làm để góp phần
hoàn thành mục tiêu đó như cầu thay, mang
tình yêu Chúa đến với những bạn bè xung
quanh hay quan tâm, giúp đỡ những bạn
khác, đặc biệt quyên góp tặng quà cho
những bạn có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi
cha mẹ; học tập chăm chỉ đạt kết quả cao.
Các em cũng được các thầy cô hướng dẫn
tập hát, tham gia vào các công tác của ca
đoàn và trở thành những người dẫn thờ
phượng Chúa trong các buổi nhóm. Các em
cũng được học về sự dâng hiến cho Hội
Thánh, dâng hiến cho tòa nhà cũng là một
cách để góp phần hoàn thành khải tượng Hội
Thánh. Mặc dù vẫn còn đang ở lứa tuổi vui
chơi nhưng các em đã ý thức được trách
nhiệm và công việc mình cần phải làm.
Các em thiếu nhi đang chăm chú nghe
hương dẫn
21
Thời gian vừa qua, các em đã được tham gia
các kỳ trại hè với rất nhiều hoạt động bổ ích.
Các em được gắn kết với nhau hơn qua các
trò chơi đồng đội, và qua trại hè giúp các em
được thêm hơn lời Chúa. Bên cạnh đó, các
hoạt động trong những ngày 8-3, 20-11 đã
giúp các em nhớ tới công lao to lớn và cũng
là dịp để các em bày tỏ lòng biết ơn tới
người cha, người mẹ, người thầy, người cô.
Hội trại ẩm thực (nhìn đã muốn ăn rồi)
Những hội trại ẩm thực do các em thiếu nhi
tổ chức nhằm quyên góp tiền mua quà và
sữa đến thăm các bạn nhỏ trong bệnh viện,
trong trại trẻ mồ côi đã đánh thức suy nghĩ
và tấm lòng biết yêu thương sẻ chia trong
từng trái tim bé thơ này. Ý thức được công
việc mở mang vương quốc Chúa, các em
thiếu nhi Hội Thánh còn tổ chức những buổi
truyền giảng cho các bạn cùng trang lứa. Em
thì dẫn chương trình, em thì ca hát, em thì
chia sẻ. Tất cả đều rất đơn sơ nhưng vô cùng
chân thành, vui vẻ.
Chúng ta cùng điểm qua các em thiếu nhi tại
một số khu vực thì ở Nam Hà Nội, có
khoảng 40 em, ở Đông Anh có khoảng 15
em, ở Gia Biên khoảng 20 em…. Mỗi khu
vực đều có các thầy cô rất nhiệt tình giảng
dạy. “Các thầy cô tham gia công tác thiếu
nhi vì rất yêu quí trẻ tuy nhiên số lượng vẫn
chưa đáp ứng đủ và chưa được trang bị, đào
tạo về kỹ năng và cách tiếp cận, dạy dỗ trẻ”,
tâm sự của chị Lưu Quyên Hương, phụ trách
thiếu nhi tại Nam Hà Nội. “Một số em nhỏ
trong Hội Thánh vẫn chưa trung tín trong
buổi nhóm Chúa nhật. Một số em khác còn
ngại ngùng bày tỏ mình trong công việc, ít
bộc lộ và chia sẻ với bạn bè. Một số còn
chưa chủ động trong công việc. Đang là lứa
tuổi phát triển cá tính nên các em còn những
cá tính riêng, chưa biết kết hợp làm việc
nhóm cho nhịp nhàng”, chị Minh Quyên
chia sẻ.
Anh Hữu Phê, phụ trách Hội Thánh Gia
Biên cho biết: “Vì số lượng các em tại mỗi
khu vực chưa đông đảo, nên chưa có các
phong trào thiếu nhi riêng cho từng khu vực
mà chỉ tham gia các phong trào chung của
Hội Thánh tổ chức. Bên cạnh đó, công tác
thiếu nhi vẫn còn trong phạm vi Hội Thánh,
chưa mở rộng ra bên ngoài. Phương pháp
dạy dỗ cần được đào tạo nâng cao hơn”.
Quả thật, hiện nay khi mọi thứ đều “hiện đại
hóa”, đổi mới một cách nhanh chóng thì
phương pháp cũng như các thiết bị giảng
dạy cũng cần được trang bị thêm để các em
có hứng thú và tiếp thu một cách tốt nhất.
Điều khiến các cô nơi đây trăn trở là làm thế
nào để giúp các cháu gặp gỡ Chúa một cách
cá nhân chứ không phải chỉ là giữ nhóm. Kế
đến, các em sẽ tự chủ trong buổi nhóm như
cầu nguyện, dẫn hát, làm chứng, được đào
tạo về những kỹ năng sống để sau này các
em sẽ là những thành viên tích cực trong
Hội Thánh. Điều này cũng đòi hỏi một đội
ngũ giáo viên thực sự có tấm lòng yêu mến
Chúa, yêu mến các em thiếu nhi có lòng say
mê và nhiệt huyết với các em. Trao đổi với
các cô trong công tác thiếu nhi về mong
muốn thực tế hiện tại để có thể khắc phục
những hạn chế trong công tác giảng dạy, các
cô cho biết:
_“ Thực sự ước ao Hội Thánh có chỗ rộng
rãi, thoải mái hơn để mỗi một lứa tuổi đều
có một phòng học riêng biệt để dạy các cháu
được tốt hơn. Phòng cũng tiện nghi hơn về
dụng cụ giảng dạy vì hiện nay thiết bị đều
phải mang đi mang lại, rất bất tiện”.
22
_ “ Các cô không thể tiếp xúc với các cháu
hàng ngày được nên mong muốn ba mẹ cũng
như Hội Thánh quan tâm sâu sắc hơn đến
các cháu, giúp các cháu cầu nguyện gần gũi
Chúa và đọc kinh thánh”.
_ “ Dù số lượng các cháu hiện tại chưa
nhiều nhưng vẫn còn thiếu giáo viên dạy dỗ.
Nên xa hơn nữa khi số lượng các cháu tăng
lên, thì nhu cầu cần giáo viên sẽ trở nên
trầm trọng hơn. Vì vậy, mục vụ thiếu nhi
cũng kêu gọi các anh chị em trong Hội
Thánh, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, hãy
quan tâm suy nghĩ và hãy sẵn sàng tham gia
giúp đỡ cho thế hệ tương lai này. Đặc biệt là
trong thời gian tới Ban thiếu nhi sẽ có rất
nhiều những chương trình, kế hoạch để giúp
các em tăng trưởng hơn và để chính các em
sẽ có tấm lòng gắn kết vào công việc Chúa
nhiều hơn. Đây thực sự đang là nhu cầu bức
thiết và là một công việc có ý nghĩa vô cùng
to lớn trong vương quốc Chúa”.
Thi thiên 78: 4-7 có chép: “Chúng ta sẽ
chẳng giấu các điều ấy cùng con cháu họ,
Bèn sẽ thuật lại cho dòng dõi hậu lai
những sự ngợi khen Đức Giê-hô-va,
Quyền năng Ngài, và công việc lạ lùng mà
Ngài đã làm. Ngài đã lập chứng cớ nơi
Gia-cốp, Định luật pháp trong Y-sơ-ra-ên,
Truyền dặn tổ phụ chúng ta phải dạy nó lại
cho con cháu mình; Hầu cho dòng dõi hậu
lai, tức là con cái sẽ sanh, Được biết
những điều đó, Rồi phiên chúng nó truyền
lại cho con cháu mình; Hầu cho chúng nó
để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời,
Không hề quên các công việc Ngài, Song
gìn giữ các điều răn của Ngài”.
Chúng ta hãy cùng thực hiện theo câu kinh
thánh này để nguyện thế hệ tương lai của
Hội Thánh chính là các em thiếu nhi sẽ luôn
đi trong đường lối của Chúa.
-CTV Thùy Mai-
KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA
HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ
SỐNG VIỆT NAM MOSCOW
I. Khải tượng của Đức Chúa Trời
cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua
Mục sư ULEKMAN:
“ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời
đức tin.
Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có.
Dạy họ cách sử dụng chúng.
Gửi họ vào chiến trường bách
chiến bách thắng cho Chúa”.
II. Khải tượng của Đức Chúa Trời
cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua
Mục sư Masula:
“ Mỗi khu vực ốp của người Việt
Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm
tế bào.
Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ
là 1 trưởng nhóm tế bào.
Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1
người trưởng nhóm khác ”.
III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự
Sống ” năm 2013:
1) 100 người trung tín đến Thờ
Phượng Chúa ngày Chúa Nhật
2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên
hoạt động.
3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong
tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát-
đa, vốt, khu chợ vòm Cũ.
4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và
hướng tới những thành phố có
đông người V.N sinh sống
5 ) Năm Thanh Niên
23
HỘI THÁNH TIN LÀNH
LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM
Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc
với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam
hoặc truyền giảng cho người thân mình ở
nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số
điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở
Việt Nam.
Các tỉnh miền Nam:
Mục sư Huê : +84 163 458 5438
Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình
Anh Phiero: +84 167 626 2652.
Các tỉnh Nam trung bộ:
Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Anh Mừng: +84 169 921 9530
Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam.
Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461
Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh
HN và tỉnh Bắc Ninh
Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984
Các tỉnh Tây Bắc
Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411
Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794
Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và
tỉnh Hưng Yên.
Anh Phê : +84 166 914 0245
Các quận huyện và các tỉnh thành còn
lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93
5369345.
LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN
Từ ngày 13/05 đến ngày 19/05
13. Thi-thiên 132, 2Cô-rinh-tô 5, 1Sa-mu-ên 30-31
14. Thi-thiên 133, 2Cô-rinh-tô 6, 1Sử ký 1-2
15. Thi-thiên 134, 2Cô-rinh-tô 7, 1Sử ký 3-4
16. Thi-thiên 135, 2Cô-rinh-tô 8, 1Sử ký 5-7
17. Thi-thiên 136, 2Cô-rinh-tô 9, 1Sử ký 8-10
18. Thi-thiên 137, 2Cô-rinh-tô 10, 2Sa-mu-ên 1-2
19. Thi-thiên 138, 2Cô-rinh-tô 11, 2Sa-mu-ên 3-4
LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH
Lịch sinh hoạt từ ngày 06/05 – 12/05
Ngày CHƯƠNG TRÌNH
13/05
14/05 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội
Thánh ( Từ 13.00-18.00 )
Ca đoàn (18h30-20h30)
15/05 NHÓM TẾ BÀO
16/05 NHÓM THANH NIÊN
17/05 NHÓM GIA ĐÌNH
18/05 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI
19/05 13h30 : Thờ phượng với HT lớn
18h30: Hội Thánh Việt Nam
THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi
các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về
ơn phước Chúa và về những gì Chúa
ban cho trong thời gian qua về địa chỉ
Email noisanmuagat@yahoo.com
Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc
Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội
Thánh.
Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành
đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời
làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi
trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa
sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.
24
GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU
Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự
thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn
đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn
tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ
đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện
với Chúa theo như hướng dẫn sau :
"Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con
là người có tội, xin Chúa tha tội cho
con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy
nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con.
Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết
đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi
chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu
cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm
hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm
Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con.
Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt
con trên con đường theo Chúa suốt
đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa
và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu.
A-men."
Bạn thân mến! Bạn đã làm một
quyết định thật đúng đắn, xin hoan
nghinh và chúc mừng bạn trở thành con
cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm
đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn
nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi
Kinh Thánh.
Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến
với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла
Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho
chúng tôi theo số 8905 534 4475 để
được hướng dẫn thêm.
HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ
SỐNG VIỆT NAM MOSCOW
Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a
Tel: 8905 534 4475.
Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi
bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5
bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.
THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA
NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30
Thân mời mọi người đến với Hội
Thánh trong các buổi nhóm để cùng
nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ
niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh
hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng
do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui
mừng được đón tiếp quý vị.
Về nội san:
Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm
mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm
tin của các con cái Chúa trong Hội
Thánh, thông báo các tin tức trong Hội
Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu
cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp
cho con cái Chúa có một đời sống chiến
thắng và nhận được phước hạnh từ
Thiên Chúa.
LƯU HÀNH NỘI BỘ

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deco_doc_nhan
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 

Mais procurados (19)

Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
So 171
So 171So 171
So 171
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
So 145
So 145So 145
So 145
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
So 124
So 124So 124
So 124
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
So 115
So 115So 115
So 115
 
Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 

Destaque (20)

Excellence in ppt2007
Excellence in ppt2007Excellence in ppt2007
Excellence in ppt2007
 
Work log pictures
Work log picturesWork log pictures
Work log pictures
 
Isbd
Isbd Isbd
Isbd
 
Senior project paper
Senior project paperSenior project paper
Senior project paper
 
Humphrey Davy
Humphrey DavyHumphrey Davy
Humphrey Davy
 
Senior project picture slideshow
Senior project picture slideshowSenior project picture slideshow
Senior project picture slideshow
 
So 127
So 127So 127
So 127
 
So 138
So 138So 138
So 138
 
So 157
So 157So 157
So 157
 
So 136
So 136So 136
So 136
 
So 120
So 120So 120
So 120
 
Contentious state of b2b content marketing
Contentious state of b2b content marketingContentious state of b2b content marketing
Contentious state of b2b content marketing
 
So 150
So 150So 150
So 150
 
So 117
So 117So 117
So 117
 
So 161
So 161So 161
So 161
 
So167
So167So167
So167
 
So 141
So 141So 141
So 141
 
So 155
So 155So 155
So 155
 
Senior Project Work Log
Senior Project Work LogSenior Project Work Log
Senior Project Work Log
 
Permintaan terhadap faktor faktor produksi
Permintaan terhadap faktor faktor produksiPermintaan terhadap faktor faktor produksi
Permintaan terhadap faktor faktor produksi
 

Semelhante a So 172

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Suoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuongSuoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuongHung Duong
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deLong Do Hoang
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bacco_doc_nhan
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngDinh Hieu
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiHung Duong
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bacco_doc_nhan
 

Semelhante a So 172 (20)

So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Suoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuongSuoi nguon yeu thuong
Suoi nguon yeu thuong
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
So 182
So 182So 182
So 182
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 
Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.
 
487
487487
487
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bac
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bac
 

Mais de HuynhHungDN (20)

So 185
So 185So 185
So 185
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
So 180
So 180So 180
So 180
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
So 177
So 177So 177
So 177
 
So 176
So 176So 176
So 176
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 174
So 174So 174
So 174
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
So 169
So 169So 169
So 169
 
So 168
So 168So 168
So 168
 
So166
So166So166
So166
 
So 165
So 165So 165
So 165
 
So 164
So 164So 164
So 164
 
So 163
So 163So 163
So 163
 
Tap chi the he moi so 2
Tap chi the he moi so 2Tap chi the he moi so 2
Tap chi the he moi so 2
 

So 172

  • 1. 1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN “ Con trai khôn ngoan làm vui cha mình; Nhưng đứa ngu muội gây buồn cho mẹ nó.” Châm ngôn 10 :1 MẸ Ở Mỹ, có một người phụ nữ bị gặp tai nạn giao thông. Khi đưa vào bênh viện cấp cứu thì phát hiện người phụ nữ đã trở thành người thực vật nhưng bên cạnh đó bác sị phát hiện cô ấy cũng đã mang thai được 3 tháng. Các bác sĩ đã truyền thức ăn nuôi sống đứa trẻ trong khi mẹ của bé vẫn hôn mê. Sau nửa năm thì cũng đến ngày đứa bé chào đời. Nhưng khó khăn lớn nhất ở đây là nếu các bác sĩ mổ để lấy đứa bé ra mà người mẹ tắt thở nửa chừng thì đứa bé cũng sẽ chết. Họ họp với nhau rất nhiều lần nhưng ko thể tìm ra cách tốt hơn. Cuối cùng họ quyết định vẫn mổ bắt bé ra. Trước khi mổ, vị bác sĩ kề vào tay người mẹ thì thầm : " Hôm nay là ngày chúng tôi mổ để lấy đứa con của chị ra . Chị hãy ráng giữ hơi thở để con chị có thể chào đời."..... Và rồi họ tiến hành....... Quá trình mổ tiến hành thuận lợi, người mẹ vẫn duy trì hơi thở và may mắn khi đứa bé đã được cất tiếng khóc chào đời nhưng đó cũng là lúc người mẹ trút hơi thở cuối cùng ra đi mãi mãi. Các bác sĩ nhìn chị ngậm ngùi. Họ biết rằng chị đã cố gắng hơi thở cuối cùng vì đứa con bé bỏng của mình và đôi mắt của chị là 2 dòng lệ tuôn trào.... Đó là dòng lệ của sự vui mừng vì con mình chào đời nhưng cũng là dòng lệ đau
  • 2. 2 buồn khi biết rằng mình phải vĩnh viễn ra đi, không một lần có thể ẵm con trong vòng tay, không thể chăm sóc nhìn con lớn khôn nữa.... Suy gẫm : Tất cả chúng ta đều biết, không có điều gì có thể sánh hơn với tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, người mẹ hy sinh cả cuộc đời của mình để nuôi nấng dạy dỗ con cái nên người. Cũng vì vậy đã là những người con thì cần phải sống hiếu kính với cha mẹ mình. Lời Chúa trong Kinh Thánh về 10 điều răn thì hiếu kính cha mẹ là điều răn đầu tiên và có lời hứa kèm theo « Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được sống lâu trên đất ». Ngoài ra Kinh Thánh còn chép : Ngọn đèn của kẻ rủa cha mẹ mình, Sẽ tắt giữa vùng tăm tối mờ mịt. Châm ngôn 20 :20 Đối với những kẻ bất hiếu với Cha mẹ, Kinh Thánh răn dạy rất kỹ vì thế đã là những người tin Chúa chúng ta cần phải hiếu kính cha mẹ mình ngay khi con sống trên đất này và phải đối đãi cách tốt hơn những người khác nữa vì điều đó đẹp lòng Chúa và là ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhân ngày Lễ Mẫu Thân xin gởi lời chúc mừng đến toàn thể những người mẹ trong Hội Thánh, các bà mẹ thật sự là một món quà tuyệt vời mà Chúa đặt để bên cạnh những người con. Nguyện Chúa gia ân và thêm sức cho những người mẹ, ngày càng mạnh mẽ và sống lâu trong tình yêu của Chúa. Ban Biên Tập. HIẾU KÍNH CHA MẸ Hằng năm, cứ đến tháng Năm và Sáu, người ta dành riêng ra hai ngày Chúa Nhật để mừng ngày "Lễ Mẹ và Cha." Mục đích của hai ngày lễ này là để cho con cái biết "dừng bước lại" bày tỏ tấm lòng cảm tạ và nhớ ơn công lao của "Cha sinh mẹ dưỡng." Nhân dịp ngày lễ Phụ Thân sắp đến, bài chia xẻ hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về bổn phận của con cái phải biết "Hiếu Kính Cha Mẹ" mình như thể nào. Lịch sử để lại trong thời kỳ Cựu Ước (trước khi Chúa Giê-su sanh ra đời), khi gần hai triệu người Do Thái đang trên đường hành trình qua sa mạc, đến miền đất hứa (đất Ca-na-an), Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài 10 điều răn qua vị lãnh đạo tên là Môi-se. Đây là những "luật pháp" của Chúa đưa ra để giúp họ sống có trật tự với nhau, hầu đem đến sự an lành và hạnh phúc lâu dài cho dân tộc của họ. Thật ra, bất cứ trong một xã hội nào, người ta cũng cần có một số luật lệ để có thể duy trì trật tự và đem đến những ích lợi chung cho mọi người. Chẳng hạn như sự cần thiết về những luật lệ lưu thông đèn xanh đèn đỏ trong thời bây giờ để giúp chúng ta có sự giao thông an toàn trong xã hội. I. Mười Điều Răn Khi suy gẫm về 10 điều răn của Đức Chúa Trời được ghi chép lại trong sách
  • 3. 3 Xuất Hành đoạn 20, chúng ta thấy có hai phần rõ rệt: Phần thứ nhất gồm có bốn điều răn là những tiêu chuẩn cho mối liên hệ giữa mỗi chúng ta đối với Đức Chúa Trời, mà có thể tóm tắt như sau: 1) Chỉ thờ lạy một mình Đức Chúa Trời vì Ngài là “Đấng Độc Tôn,” 2) Chớ làm “tượng chạm” mà cúi đầu quì lạy, vì Chúa là "Đấng Kỵ Tà," 3) Chớ lấy danh Đức Chúa Trời làm chơi, và 4) Nhớ ngày nghỉ làm nên ngày thánh (để thờ phượng Chúa). Còn sáu điều răn đi tiếp theo phần sau là những tiêu chuẩn cho mối liên hệ bề ngang giữa mỗi người với nhau như sau: 1) Hiếu kính cha mẹ, 2) Chớ giết người, 3) Chớ phạm tội tà dâm, 4) Chớ trộm cắp, 5) Chớ nói dối, và 6) Chớ tham của cải người lân cận. Một điều đặc biệt cho tiêu chuẩn đầu tiên trong sáu điều răn về mối liên hệ giữa người với nhau đó là “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho” (Xuất Hành 20:12). Điều này cho thấy bổn phận con cái Chúa phải biết hiếu kính cha mẹ mình là điều rất quan trọng và làm đẹp lòng Chúa, cho nên Ngài đã đặt ở hàng đầu. II. Sự Hiểu Lầm Một số người vì không hiểu rõ đạo của Đức Chúa Trời nên đã có thành kiến sai lầm về Cơ Đốc Nhân (Christians). Một số đã suy luận vì cớ những người đi theo đạo Cơ Đốc không trưng bàn thờ nhang đèn, hay cúng vái những người đã chết, nên đã kết luận rằng đạo Cơ Đốc dạy người ta “bất hiếu” với cha mẹ mình. Thứ nhất, sự suy luận này không đúng vì rõ ràng đã đi ngược với điều răn thứ năm của Đức Chúa Trời dạy rõ trong Kinh Thánh, đó là con cái phải biết “hiếu kính cha mẹ." Điều thứ hai, đạo của Chúa là đạo dựa trên hai tiêu chuẩn chính, đó là "Kính Chúa và Yêu người" như có chép trong Tin Lành Mathiơ 22:37-40 – “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.” Vậy thì không thể nào đạo Chúa dạy người ta bất hiếu với cha mẹ được. Thật ra nếu đạo mà dậy con người bất hiếu thì thật chẳng còn là đạo nữa, phải không? Sự hiểu lầm này là vì chúng ta không phân biệt được giữa sự “thờ phượng Chúa” và sự “hiếu kính” cha mẹ mình. Con cái Chúa biết tôn trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tiền nhân để lại, nhưng Kinh Thánh dạy rõ chúng ta chỉ thờ lạy Đức Chúa Trời mà thôi, vì chỉ có
  • 4. 4 Ngài là Đấng Tạo Hóa duy nhất đã dựng nên muôn loài và muôn vật; bao gồm cả cha mẹ, ông bà và tổ tiên của chúng ta. Hãy thử hỏi ai đã tạo ra không khí để chúng ta thở và cung cấp mọi nguồn lực cho sự sống của mình? Bạn hãy thử nín hơi vài phút xem sao? Ngoài ra, điều răn của Đức Chúa Trời cũng dạy rõ con cái Chúa phải biết yêu thương mọi người xung quanh và một trong những mối liên hệ yêu thương chính đó là phải biết “hiếu kính cha mẹ” mình. Theo lịch sử Việt Nam để lại, trước đời nhà “Đinh” ông bà chúng ta cũng "tự nhiên" chỉ biết thờ Trời và hết lòng hiếu kính cha mẹ, đi theo lời của Đức Chúa Trời phán dạy. Nhưng sau này bị ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau, cùng với những sự suy luận cá nhân, dẫn đến thờ lạy lung tung; nào là ở thôn quê thì người ta thờ cây đa, bình vôi, đi biển thì thờ cá voi, làm nhà thì thờ ông địa, đi buôn thì thờ thần tài v...v... rồi dần dần đến cả sự thờ lạy những người đã chết. Điều thứ hai, luật pháp của Đức Chúa Trời dạy rõ mỗi người chúng ta phải biết bày tỏ lòng hiếu kính cha mẹ một cách thực tế, nhất là khi họ còn sống; vì khi ông bà đã qua đời thì cha mẹ mình đã xong phận rồi. Chúng ta sẽ chẳng làm gì được cho ông bà, kể cả cho ăn hoặc uống qua những phong tục cúng tế; ngược lại ông bà cũng sẽ chẳng phù hộ gì được cho chúng ta cả. Không phải thầy Tăng Tử đã một lần nói: "Giết trâu tế mộ, khi cha mẹ qua đời rồi thì chẳng bằng giết con gà, con heo lúc cha mẹ sanh tiền" sao? Khi cha mẹ còn sống biết chăm sóc, nấu cho cha mẹ một món ăn ngon, khi đau ốm lo thuốc men chữa trị, khi buồn bã đi thăm viếng yên ủi thì mới thật sự bầy tỏ lòng “hiếu thảo” thực tế của mình theo như lời Chúa đã dạy. Người xưa chúng ta cũng có câu tục ngữ như sau: "Sống thì con chẳng cho ăn; chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi," thì còn gọi là quí trọng sao? Vả lại nếu chịu suy nghĩ và tự đặt câu hỏi là chúng ta "thờ cúng ông bà mình mấy đời thì mới gọi là đủ hiếu?" Quá lắm là ngũ đại: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Hiển; vậy còn những đời trước đó thì sao, ai nuôi cho họ ăn đây? Và nếu chỉ cho ông bà ăn trong những ngày rằm, còn mấy ngày kia không cho ăn, thì tự hỏi sự "bỏ đói" như vậy được gọi là có hiếu chăng? Còn các vấn đề khác như ăn mặc, tiêu xài cho ông bà thì sao, ai sẽ lo? Vả lại, gần 2/3 số người trên thế giới ngày nay không cúng kiến nhang đèn, như vậy có thể nào mình gọi họ là những kẻ bất hiếu sao? Cho nên những thành kiến đòi hỏi phải có sự cúng tế người chết mới gọi là "đủ hiếu" thì xem chẳng có lý. III. Hiếu Kính Cha Mẹ Sự hiếu kính cha mẹ có thể được tóm tắt qua ba điều chính sau đây: Lòng nhớ ơn, sự hiếu thảo và tôn kính cha mẹ.
  • 5. 5 1. Nhớ ơn - Lòng biết ơn công lao của "Cha sinh mẹ đẻ" là động cơ dẫn chúng ta biết hiếu kính cha mẹ mình. Thứ nhất, con cái phải biết nhớ ơn người mẹ đã mang nặng đẻ đau, một bọng nước từ 15 đến 40 lbs trong suốt chín tháng mười ngày, mà từ đó chúng ta có "chỗ" để ra đời. Khi lớn lên, cảm nhận được tình thương của người mẹ luôn dành cho con cái những thứ tốt nhất. Còn dáng gầy gò và những vết nhăn trên trán của người Cha vì phải cần cù thức khuya dậy sớm, mỗi ngày chịu khổ cực, đi làm để cung cấp mọi thứ cho gia đình. Đôi lúc gắng sức chịu khổ làm thêm O.T. (overtime) cho con cái có đủ sách vở, giấy bút, xe cộ, để chúng ta không bị thua kém với bạn bè. Thêm công lao của cha mẹ đã phải nuôi nấng dạy bảo từng đứa con một cho được khôn lớn thành người với bao nhiêu nước mắt và mồ hôi. Chưa nói đến những lúc bị đau ốm, người cha phải chạy tiền mua thuốc, những đêm khuya người mẹ phải thức dậy đắp chăn cho từng đứa. Cho nên con cái đừng mau quên ơn cha mẹ, nhưng phải ghi sâu những công lao này trong lòng mà biết hiếu kính với cha mẹ luôn, cho dù khi họ ở gần hay ở xa đi nữa. 2. Lòng hiếu thảo - Điều thứ hai trong sự hiếu kính cha mẹ đó là lòng hiếu thảo, có thể bày tỏ qua hai việc làm rất thực tế như sau: a) Khi tuổi còn nhỏ, con cái phải biết “vâng lời” cha mẹ mình, như vâng lời Chúa vậy, và b) còn khi lớn tuổi hay khi cha mẹ già nua, chúng ta phải biết "phụng dưỡng" hai người. Người Việt chúng ta có câu ca dao “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” phải không? Khi chúng ta lớn lên lập gia đình và có con rồi, mới hiểu rõ là điều những người làm cha mẹ mong nhất ở con cái mình đó là muốn chúng nó biết nghe và sống theo những lời khuyên răn của mình, chứ đừng có "cưỡng" lại. Ngày nay, có lắm chương trình TV shows dạy con trẻ không phải chỉ cãi lại thôi, mà còn "mắng lại" cha mẹ mình nữa và đây là một điều thật xấu xa cho xã hội suy đồi hiện nay. Có những con em Việt Nam đang bắt chước, vì tự nghĩ mình nay biết lái xe, nói tiếng Anh giỏi hơn và vì chính phủ nuôi gia đình mình, nên đã "đặt" cha mẹ đâu thì bắt ngồi đó. Ngày xưa, luật pháp của Môi-se trong Kinh Thánh Lê-vi-ký 20:9 dạy đứa con nào "rủa sả" cha mẹ mình, thì bị đem ra tử hình – “Khi một người nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử: nó đã chửi rủa cha mẹ; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó.” Nếu xã hội ngày nay cần áp dụng một phần nhỏ của luật này, thì hay biết mấy, phải không? Sự hiếu thảo bày tỏ qua những hành động thực tế nữa, đó là con cái phải biết giúp đỡ và phụng dưỡng cha mẹ, chớ đừng đổ thừa cho nhau. Nếu chúng ta nói mình yêu cha mẹ thật ngọt ngào nhưng khi về nhà thấy cha mẹ đau ốm lại tỉnh bơ, thấy chén dĩa lại không rửa (chỉ lo bấm video game), thấy nhà dơ lại không đi lau (chỉ lo việc học hành), thấy quần áo lại không giặt (chỉ lo "luyện chưởng" thôi), thì lời
  • 6. 6 nói “yêu thương” của chúng ta với cha mẹ mình chẳng có giá trị gì cả? Thật ra, chả thà chúng ta đừng nói, mà hành động thì quí hơn. Hiếu thảo là phải biết phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống; nếu không, khi họ qua đời rồi thì chẳng làm gì được cho họ nữa? Khi cha mẹ cách xa mình hoặc qua đời rồi thì chúng ta muốn nấu cho ông bà miếng cơm, chăm sóc hay nói lời an ủi cũng không thể làm được nữa đâu. 3. Sư tôn kính - Điều thứ ba trong sự hiếu kính cha mẹ đó là con cái phải biết kính nể (respect) cha mẹ của mình. Đây có nghĩa là nhận biết "chỗ đứng" và “quyền hạn” của cha mẹ mà Đức Chúa Trời đã ban cho trên chúng ta và đặt trọng những lời khuyên của hai người. Con cái dưới 18 tuổi phải biết cha mẹ còn chịu “trách nhiệm” trên mình, chứ không phải "muốn làm gì thì làm," vì thế khi các em nhỏ đi đâu thì phải "đi thưa về trình." Chúng ta cũng phải phải coi chừng những đứa bạn xấu, vì ca dao Việt-nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng." Đừng "ùa theo" bạn xấu mà bắt chước những thói hư tật xấu của họ như là tật nói dối với cha mẹ mình. Kính nể cha mẹ bằng cách giữ "danh thơm tiếng tốt" của ông bà, chẳng hạn như đừng có học cách "nói bậy, tục tiểu" hay bắt chước tật "nổi máu anh hùng" ưa đánh lộn, mà để cha mẹ chúng ta phải bị xấu hổ chăng? IV. Bổn Phận Dạy Con Mặc dầu vấn đề "hiếu kính" là bổn phận của những người làm con, nhưng lời Chúa cũng dậy trách nhiệm của các bậc phụ huynh phải biết dạy dổ và hướng dẫn con cái mình về sự hiếu thảo với cha mẹ, nhất là khi con chúng ta còn nhỏ; vì con nít sanh ra đời tự nhiên có cá tánh phản kháng, bướng bỉnh và không thích vâng lời. Điều này rất thực tế vì khi con cái còn nhỏ, chúng ta phải dùng nhiều chữ "không được phép" hơn là "được phép." Chúng ta cũng cần dạy dỗ con cái rõ về phần thưởng Chúa hứa ban cho những đứa con có hiếu như sau: "Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, hầu cho được phước và sống lâu trên đất" (Êphêsô 6:1-3). Phần thưởng cho những ai biết hiếu kính cha mẹ mình đó là một cuộc sống hạnh phước (phẩm) và lâu dài (lượng). Thêm nữa, nếu chúng ta dạy dỗ con cái mình biết hiếu kính cha mẹ, thì những phần thưởng này không phải chỉ cho thế hệ của mình thôi, mà sẽ đem lại biết bao ích lợi cho thế hệ con cháu sau này. Điều này giống như châm ngôn của người Trung Hoa có câu: "Thế hệ này trồng cây, thế hệ sau có bóng mát." Cho nên luật pháp của Đức Chúa Trời dạy rõ về mạng lệnh con cái phải biết "hiếu kính cha mẹ" và nhắc nhở trách nhiệm cha mẹ phải dậy dỗ luật pháp của Ngài cho con em mình. Mong mỗi người chúng ta biết làm theo lời Chúa dạy để danh Ngài được sáng và duy trì hạnh phúc gia đình được lâu dài từ đời này đến đời nọ. Amen!
  • 7. 7 “Việc của Chúa – Việc của mình” – Phỏng vấn Mục sư trưởng tháng 5/2013 “Nếu Đức Giê-hô-va không xây thành, thì những người thợ xây lấy làm luống công.” Câu Kinh Thánh này đề cập tới hai phương diện mà lần trò chuyện đầu tháng 5 với Mục sư trưởng sẽ nhấn mạnh: Việc của Chúa - qua sự cầu nguyện, và Việc của mình – qua những công việc của Hội Thánh đáp ứng với khải tượng và lời kêu gọi của Ngài. Vừa lúc này, Hội Thánh bắt đầu phong trào cầu nguyện sáng sớm và kết thúc kỳ trại nhân sự đầy phước hạnh. Mục sư Phạm Tuấn Nhượng trong hội thảo Nhân sự mùa xuân 2013 Có lẽ một điều rất được khích lệ đối với dân sự Hội Thánh là phong trào cầu nguyện sáng sớm mới bắt đầu tại Hà Nội. Mục sư nói gì về sự khởi đầu này? Nơi đâu người ta cũng biết, rằng cầu nguyện thực sự quan trọng. Đối với mọi Hội Thánh, không có khái niệm cầu nguyện đủ rồi, mà ngược lại, luôn luôn thiếu. Nhưng đôi khi người ta cần đến những công cụ, phương tiện cần thiết để thực hành sự cầu nguyện. Cảm ơn Chúa vì Hội Thánh chúng ta có rất nhiều chương trình cầu nguyện khác nhau. Vừa rồi, Chúa mở cho Hội Thánh địa điểm rất phù hợp để buổi sáng sớm, con dân Chúa cầu nguyện trước khi đi học hay đi làm. Điểm nhóm cầu nguyện hay buổi cầu nguyện đó mở ra không chỉ cho dân sự Hội Thánh Lời Sự Sống, mà còn cho tất cả các Hội Thánh anh em. Mặc dù mới bắt đầu được vài buổi thôi, nhưng khá đông con cái Chúa tham dự. Tôi tin là tinh thần cầu nguyện này sẽ lan tỏa tới các điểm nhóm, các Hội Thánh khác nhau trong cả thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác. Một khi phong trào cầu nguyện mạnh mẽ như vậy xảy ra, sự phấn hưng chắc chắn sẽ đến với Việt Nam. Sự cầu nguyện là một công cụ cực kỳ quan trọng và chính yếu để Hội thánh có thể thực hiện được khải tượng. Qua sự cầu nguyện, Chúa sẽ dấy lên rất nhiều nhân sự, Ngài sẽ dấy lên rất nhiều Hội thánh mới tại Hà Nội, các tỉnh thành và cả những Quốc gia khác như Lời Chúa phán với Hội thánh. Không biết là Hội thánh có nhiều buổi nhóm cầu nguyện như vậy, từ cầu nguyện kiêng ăn, cầu nguyện nữ giới và cầu nguyện sáng sớm đã thu hút được nhiều người tham gia chưa? Thông thường những buổi nhóm cầu nguyện là những buổi nhóm ít người. Nhưng trong Hội thánh chúng ta cũng không phải là quá ít người tham gia.
  • 8. 8 Những buổi nhóm kiêng ăn cầu nguyện hàng tuần hay những đợt kiêng ăn 3 ngày trong tháng, những buổi nhóm cầu nguyện nữ giới hàng tuần cũng khá đông người tham dự. Bây giờ khi có chương trình cầu nguyện buổi sáng sớm, cùng với một Hội thánh khác, có buổi lên tới 50- 60 tham dự. Có thể nói đây là sự khởi đầu rất tuyệt vời. Nhân tiện, thứ 3-4-5 ngày 7-8-9 tháng 5 này tại Hội thánh Thanh Xuân có 3 ngày kiêng ăn cầu nguyện tại, rất mong thật nhiều con cái Chúa tới cùng tham gia cầu nguyện với Hội thánh. Sắp tới, mục sư có chuyến đi In-đô-nê- xi-a. Một phần của chuyến đi đó liên quan tới việc học hỏi tinh thần cầu nguyện của họ đúng không ạ? Giai đoạn này Chúa đang vận hành rất mạnh mẽ ở các nước châu Á. In-đô-nê-xi- a là một trong những đất nước như thế. Những Hội Thánh tại đó đang dấy lên rất quyền năng mặc dù đây là một đất nước có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới. Như tôi được biết, họ có tinh thần cầu nguyện rất tuyệt vời. Suốt mười mấy năm trời họ cầu nguyện như vậy, không lạ gì mà Chúa ban cho họ sự phấn hưng. Một điều mà chúng tôi rất ước mong là lần này sang đó, mình học và tiếp nhận được điều gì đó từ tinh thần này để áp dụng cho Hội Thánh tại Việt Nam. Để qua điều này, chúng ta nhìn thấy những gì Chúa muốn làm trên đất nước Việt nam. Để mở rộng những điểm nhóm cầu nguyện nói riêng, các điểm nhóm Hội thánh mới nói chung, có lẽ không thể thiếu được tấm lòng của những người dâng nhà. Hàng ngàn điểm nhóm tức là hàng ngàn những người dâng nhà cho Chúa. Mục sư có nghĩ là điều này rất khó khi không phải ai cũng sẵn lòng đánh đổi sự riêng tư và yên tĩnh của nhà mình cho sự phát triển của công việc Chúa? Đối với Chúa không có gì là khó cả! Việc lớn bao giờ cũng bắt đầu từ những việc nhỏ. Hiện tại chúng ta thấy có những người đã hết lòng dâng nhà cho công việc Chúa, chắc chắn điều này sẽ lan ra nhiều những con người khác, khi người ta thấy Chúa cần điều này, và là điều quan trọng trong việc mở mang công việc Chúa để khiến nhiều cuộc đời được thay đổi. Nên chắc chắn đến lúc tại thành phố này sẽ có hàng ngàn căn nhà được mở ra cho công việc Chúa. Chủ đề của kỳ trại vừa rồi là Ê-phê-sô 4:16 có liên quan gì tới việc “Để kết quả và nhân ra”? “Kết quả và nhân ra” là sự kêu gọi của Chúa với Hội Thánh Ngài. Nhưng để đạt được mục tiêu này thì cần cả hai phương diện: Thứ nhất, chúng ta cần trông cậy vào Chúa để Ngài hành động mạnh mẽ cùng dân sự và qua dân sự Ngài - chính vì vậy chúng ta cần cầu nguyện.Thứ hai, cả thân thể là toàn Hội thánh cũng phải tích cực làm việc. Cả hai điều này đều cần, giống như đôi cánh vậy. “Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương” tức
  • 9. 9 là tất cả các chi thể đều cần làm trọn vai trò, chức năng của mình. Khi mà tất cả các chi thể kết hiệp với nhau, tất cả các chi thể đều hành động thì sự kêu gọi mới có thể được hoàn thành. Kỳ trại Nhân sự Mùa xuân năm nay có những tín hiệu khả quan nào? Cảm ơn Chúa qua kỳ trại vừa rồi, tôi thấy nhiều người được khích lệ. Chắc chắn những hạt giống thuộc linh được gieo ra trong kỳ trại sẽ được kết quả bằng những công việc phục vụ, những mục vụ mới… Nhiều công việc trước nay coi là “không thuộc linh lắm”, hoặc âm thầm, hoặc thuộc về hành chính sẽ được khích lệ thêm hơn và sẽ phát triển, không chỉ ở Hà Nội thôi đâu, mà là một loạt Hội thánh Lời Sự Sống khắp các tỉnh thành. Mục sư có nhận thấy là qua những lời tâm tình, tôi tớ Chúa khắp nơi đều đánh giá rất cao công tác đào tạo huấn luyện của Hội Thánh mình? Đúng là như vậy. Đây là điểm mạnh mà Chúa ban cho Hội Thánh ở đây: “Hãy trang bị cho dân sự ta Lời đức tin”. Xin Chúa giúp cho để điều này không dừng lại, mà ngày càng kết quả hơn và nhân ra các tỉnh thành. Đi liền với những lời nhận xét đó là mong muốn Hội Thánh sai phái người ra đi nhiều hơn. Đây có phải là thời điểm cho sự sai phái nhân sự? Không phải chỉ bây giờ, mà lúc nào sự sai phái cũng cần thiết! Hội Thánh sai phái người đi đồng nghĩa Hội thánh đó sẽ được phước hơn, và điều này cũng ích lợi cho những người được sai phái và ích lợi cho công việc Chúa chung nữa. Tuy vậy, vào thời điểm này, đúng là việc sai phái càng cần thiết, thậm chí có thể nói là cấp thiết hơn. Những vùng đất mới đang chờ những con gặt, công việc ở những nơi đó đang cần được hỗ trợ về rất nhiều mặt đặc biệt về nhân lực. Đào tạo huấn luyện cần đi kèm với sai phái. Qua kỳ trại, mục sư có tin là có những đột phá rất lớn trong năm nay? Chắc chắn rồi. Tôi tin là Chúa có chương trình của Ngài và phải được hoàn thành vào thời điểm của Ngài. Bây giờ là thời điểm của Chúa, chắc chắn Ngài có ân điển đặc biệt cho những Hội thánh, những con người nào sẵn lòng, không quan trọng đó là Hội thánh hay con người như thế nào. Tôi tin là Hội Thánh chúng ta sẽ được Chúa dùng rất mạnh mẽ trong guồng chảy đó vì chúng ta sẵn lòng để được Chúa dùng trong thời điểm đặc biệt này. Xin cảm ơn Mục sư và nguyện Chúa chúc phước cho Mục sư và tôi tớ Chúa một chuyến đi bình an và đầy kết quả sắp tới. Chúng ta là tôi tớ của Chúa, hẳn nhiệm vụ là tìm biết ý chủ, tức là mỗi người tìm biết Ngài đang dẫn dắt Hội Thánh của Ngài đi đâu. Loisusong.net rất tin rằng từ sự ghi lại những buổi trò chuyện đầu tháng và qua sự truyền đạt của Mục sư trưởng như thế này, Hội Thánh cùng cả dân sự của Ngài đều có thể nắm bắt được những bước đường kế tiếp. Chúa Jêsus là đầu Hội Thánh. Và mỗi người trong chúng ta là chi thể. Thân thể trọn vẹn khi mọi chi thể đều biết tỏ tường cả thân thể đang đi đâu và làm gì. - ctv. Nguyễn Hằng - www.loisusong.net
  • 10. 10 Ý NGHĨA CỦA CHỮ HIẾU Điều răn thứ năm dạy: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi". "Hiếu kính cha mẹ" nghĩa là gì? Và "hiếu kính cha mẹ" là phải làm gì? Hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính và yêu quí cha mẹ. Có người yêu cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, một số người khác thì ngược lại, tôn kính cha mẹ nhưng thiếu lòng yêu thương. Chúa muốn chúng ta vừa yêu thương vừa tôn kính cha mẹ. Một người con hiếu kính cha mẹ là người làm tròn những bổn phận sau đây: 1. Yêu Thương Cha Mẹ. Bổn phận đầu tiên của con cái là yêu thương cha mẹ. Cũng như tất cả những liên hệ khác giữa con người với con người, phải có tình yêu thương chúng ta mới có thể làm trọn bổn phận đối với nhau và phải có tình yêu thương thì điều chúng ta làm mới có ý nghĩa. Chúng ta yêu cha mẹ vì ngoài Chúa ra, không ai yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Tình yêu của cha mẹ đối với con cái thường được ví như sông, núi, trời, biển. Dù có thể cha mẹ không bày tỏ tình thương cách rõ ràng, hoặc có khi vì vô tình, cha mẹ làm chúng ta đau buồn, nhưng sâu kín trong đáy lòng, cha mẹ yêu thương chúng ta vô cùng. Người ta thường nói, khi có con ta mới hiểu được tình thương yêu của cha mẹ. Câu nói nầy thật đúng. Mỗi khi thật lòng yêu thương cha mẹ, chúng ta sẽ không làm điều gì khiến cha mẹ buồn lo, nhưng trái lại, tìm cách làm cho cha mẹ vui lòng. 2. Biết Ơn Cha Mẹ Là con cái, chúng ta phải biết ơn cha mẹ. Cha mẹ là người sanh thành ra chúng ta và nuôi dạy cho chúng ta nên người. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống nhưng cha mẹ là người truyền sự sống đó cho chúng ta. Hơn thế nữa, cha mẹ phải chịu bao khó nhọc để nuôi nấng chúng ta, từ lúc sơ sinh cho đến khi khôn lớn. Công ơn của cha mẹ không gì ví sánh được. Chúng ta cũng không thể làm gì để đền đáp lại công ơn đó. Người xưa đã mô tả thật đúng khi nói: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." Vì công ơn sanh thành và dưỡng dục của cha mẹ, chúng ta phải biết ơn cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn đó qua lời nói, hành động và qua cách xử sự trong bổn phận làm con. 3. Tôn Kính Cha Mẹ Như đã trình bày ở trên, có người yêu thương cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính. Có người còn xem cha mẹ như ngang hàng với mình, do đó không nói năng với cha mẹ cách lễ phép và không bày tỏ lòng kính trọng. Cũng có người xem cha mẹ
  • 11. 11 như là người có trách nhiệm phục vụ và chìu chuộng mình. Trường hợp nầy xảy ra khi cha mẹ cưng chìu con quá đáng. Khi còn nhỏ, những đứa con đó hay làm nũng, giận dỗi hoặc dùng tiếng khóc để cha mẹ phải làm theo ý mình. Nếu cha mẹ nuông chìu con quá đáng, khi lớn lên, con sẽ không biết giúp đỡ cha mẹ nhưng chỉ chờ cha mẹ phục vụ mình. Nếu cha mẹ không dạy bảo đúng cách và không sửa trị khi con làm điều sai quấy hoặc nói những lời thiếu lễ độ; khi lớn khôn, những điều sai lầm đó sẽ thành thói quen, không thể sửa đổi được. Là con, khi nói với cha mẹ, chúng ta nên dùng những tiếng: "thưa", "vâng", "dạ",... để bày tỏ lòng tôn kính. Cũng có người xem thường cha mẹ khi thấy cha mẹ già yếu, không còn đóng góp được gì cho gia đình; hoặc khi cha mẹ đau ốm, trở thành gánh nặng cho mình. Người tin Chúa không nên có những thái độ sai lầm đó, vì Chúa dạy: "Hãy nghe lời cha đã sanh ra con, CHỚ KHINH BỈ MẸ CON KHI NGƯỜI TRỞ NÊN GIÀ YẾU" (Châm Ngôn 23:22). Chúng ta không nên xem thường cha mẹ khi cha mẹ già yếu, nhưng trái lại, phải yêu thương quý mến nhiều hơn vì cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng ta. Hơn nữa, lúc già yếu là lúc cha mẹ cần con cái hơn hết, không những vì sức khoẻ suy giảm, nhưng tinh thần cũng rất yếu kém. Cha mẹ dễ cảm thấy cô đơn, buồn tủi vì biết mình không còn giúp ích gì cho đời và con cái cũng không còn cần đến mình nữa. Các cụ cũng hay lo buồn vì biết đời sống mình sắp chấm dứt và thường nghĩ đến cái chết đang chờ đợi mình. Vì những lý do đó, con cái cần thông cảm với cha mẹ và cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để đem đến cho cha mẹ niềm vui và an ủi trong những ngày cuối của cuộc đời. Trong thời Cựu Ước, không tôn kính cha mẹ là tội rất nặng. Theo luật Môi-se, "kẻ nào đánh cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử. Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử" (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:15, 17). Trong sách Lê-vi Ký, luật nầy được nhắc lại rõ ràng và mạnh mẽ hơn: "Khi một người ngào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử; nó đã chửi rủa cha mẹ, huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó". (Lê-vi Ký 20:9). Khi cha mẹ đã già yếu, chúng ta cần đối xử với lòng yêu thương, thông cảm và tế nhị. Đừng vì quá bận rộn với cuộc sống mà bỏ quên cha mẹ, cũng không nên có lời nói hay hành động khiến cha mẹ buồn tủi. 4. Vâng Phục Cha Mẹ Vâng phục cha mẹ là điều dễ nhưng cũng khó. Khi còn nhỏ, chúng ta dễ vâng lời cha mẹ. Cha mẹ bảo gì làm nấy, vì lúc đó ta thấy cha mẹ là người giỏi nhất và khôn ngoan nhất trên đời. Nhưng khi khôn lớn, thấy mình có thể làm những điều mà cha mẹ không làm được, chúng ta bắt đầu không vâng phục cha mẹ nữa. Kinh Thánh dạy gì về bổn phận vâng phục cha mẹ? Trong thư Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô khuyên: "Hỡi kẻ làm con cái, HÃY VÂNG
  • 12. 12 PHỤC CHA MẸ MÌNH trong Chúa, vì điều đó là phải lắm" (Ê-phê-sô 6:1). Trong lá thư gởi cho Hội Thánh Cô-lô-se, sứ đồ Phao-lô cũng viết: "Hỡi kẻ làm con, MỌI SỰ HÃY VÂNG PHỤC CHA MẸ MÌNH, vì điều đó đẹp lòng Chúa" (Cô-lô- se 3:18). Theo tiêu chuẩn của Chúa, không vâng lời cha mẹ là tội nặng cũng như những tội khác. Sứ đồ Phao-lô cho biết, những người bị Đức Chúa Trời bỏ mặc là người phạm những tội sau: "Không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ, chan chứa những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ, hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, KHÔNG VÂNG LỜI CHA MẸ..." (Rô-ma 1:30). Bản tính tự nhiên của các em nhỏ là vâng lời cha mẹ. Cha mẹ dạy bảo điều gì cũng sẵn sàng vâng theo. Các em tin cậy cha mẹ vì biết cha mẹ yêu thương mình và không bao giờ bảo mình làm điều xấu hoặc có hại. Tuy nhiên, khi đã lớn, vì nghĩ rằng mình khôn hơn và hiểu biết nhiều hơn, chúng ta thường không muốn vâng lời cha mẹ nữa. Dù rằng nhờ đi học, có những điều chúng ta hiểu biết hơn cha mẹ, nhưng đừng quên rằng vì cha mẹ sinh ra trước nên có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta. Con cái cần nghe lời dạy bảo của cha mẹ trong nhiều phương diện để tránh được những lỗi lầm của người trẻ, thiếu kinh nghiệm. Trong xã hội Tây phương, con cái khi đã lớn thường được tự do làm theo ý riêng, tự quyết định những việc liên quan đến đời sống mình, cha mẹ không dám khuyên răng và dẫn dắt, vì thế đưa đến nhiều lỗi lầm tai hại. Một người con khôn ngoan sẽ làm theo lời dạy sau đây: "Hỡi con, hãy giữ lời răn bảo của cha, chớ lìa bỏ các phép tắc của mẹ con. Khá ghi tạc nó nơi lòng con luôn luôn và đeo nó nơi cổ con. Khi con đi, các lời đó sẽ dẫn dắt con; lúc con ngủ, nó gìn giữ con; và khi con thức dậy, thì nó sẽ trò chuyện với con" (Châm Ngôn 6:20- 22). 5. Phụng Dưỡng Cha Mẹ Khi đã lớn và đã có công ăn việc làm, con cái nên phụ giúp cha mẹ trong các chi phí của gia đình. Đặc biệt là khi cha mẹ đã cao tuổi, không thể làm lụng để nuôi sống chính mình, con cái có trách nhiệm phải phụng dưỡng cha mẹ, tức là chu cấp cho cha mẹ những điều cần dùng. Sứ đồ Phao-lô khuyên: "Hãy kính những người đàn bà goá thật là goá. Nhưng nếu bà goá có con hoặc cháu thì CON CHÁU TRƯỚC PHẢI HỌC LÀM ĐIỀU THẢO ĐỐI VỚI NHÀ RIÊNG MÌNH VÀ BÁO ĐÁP CHA MẸ; vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời... Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa" (2Ti-mô- thê 5:3-4, 8).
  • 13. 13 Qua lời dạy trên, sứ đồ Phao-lô hàm ý rằng, nếu chúng ta là người tin Chúa, nhưng không phụng dưỡng cha mẹ và người nhà mình thì kể như chúng ta đã chối bỏ đức tin và còn tệ hơn là người không tin. Sứ đồ Gia-cơ và Giăng cũng nói lên cùng một điều khi viết những lời sau: "Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người goá bụa trong cơn khốn khó của họ" (Gia-cơ 1:27) và: "Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được" (1Giăng 3:17). Chúng ta cũng không thể viện cớ rằng mình phải lo công việc Chúa nên không thể phụng dưỡng cha mẹ. Ngày xưa, Chúa Giê-xu trách người Pha-ri-si vì họ nói rằng mọi điều họ có thể giúp cha mẹ thì đã dâng cho Đức Chúa Trời. Người nói như thế là người đáng trách, vì đã bỏ lời Đức Chúa Trời mà theo lời truyền khẩu của loài người. Phúc Âm Mác ghi lại chi tiết nầy như sau: "Ngài cũng phán cùng họ rằng: Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình. Vì Môi-se có nói: Hãy tôn kính cha mẹ ngươi; lại nói: Ai rủa sả cha mẹ thì phải bị giết. Nhưng các ngươi nói rằng: Nếu ai nói với cha mẹ mình rằng: Mọi điều tôi sẽ giúp cha mẹ được, thì đã là co-ban (nghĩa là sự dâng cho Đức Chúa Trời); vậy người ấy không được phép giúp cha mẹ mình sự gì nữa; dường ấy các ngươi lấy lời truyền khẩu mình lập ra mà bỏ mất lời Đức Chúa Trời" (Mác 7:9-13) Amen NÚI CẦU NGUYỆN TẠI HÀN QUỐC Loisusong.net – Như đã thông báo trong Hội thánh, chúng ta sẽ có buổi “Cầu nguyện bình minh” vào các sáng thứ ba, năm, bảy hàng tuần, từ 5h45 đến 7h15. Theo dòng sự kiện xin gửi tới bạn đọc thông tin về “Núi cầu nguyện” tại đất nước “nổi tiếng” về sự cầu nguyện – Hàn Quốc. Hiện tượng Hàn Quốc “Hiện tượng” Hàn Quốc Năm 1945, chỉ có 2% dân số Hàn Quốc theo Cơ đốc giáo, năm 2005, tỷ lệ này là 29.2% (18.3% Tin lành, 10.9% Công giáo)1 .Hiện nay, hội thánh Hàn Quốc sai phái số lượng giáo sỹ ra nước ngoài nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ2 . Vào năm 2007, năm trong số mười hội thánh Tin lành lớn nhất thế giới là ở Hàn Quốc. Hội thánh lớn nhất thế giới hiện tại là Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido, với hơn 830.000 thành viên vào năm 20073 . Quả là một sự tăng trưởng ấn tượng nếu chúng ta biết rằng cách đây 55 năm, vào ngày 15/5/1958, buổi nhóm đầu tiên được tổ chức tại nhà riêng của bà mục sư Choi Ja-shil (mẹ vợ Mục sư
  • 14. 14 David Yonggi Cho) chỉ vẻn vẹn có 5 người: hai mục sư, ba cô con gái của bà Choi, và một người phụ nữ lớn tuổi tình cờ ghé qua để trú mưa4 . Bên trong tòa nhà Hội thánh Yoido Không thể không liên hệ sự phát triển thuộc linh với sự phát triển kinh tế - xã hội của Hàn quốc. Sau chiến tranh Hàn Quốc (1950-1953) kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Kinh tế Hàn quốc nhảy vọt vào những năm 1960- 1980 và kinh tế Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới tính theo GDP năm 2006. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại5 . Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại Cơ đốc giáo chắc chắn đã có ảnh hưởng trên giáo dục Hàn Quốc, khi mà các Cơ đốc nhân đã thành lập 293 trường phổ thông và 40 trường đại học Cơ đốc, trong đó có 3 trường đại học lọt vào tốp 5 trường đại học tốt nhất toàn quốc6 . Núi cầu nguyện tại Hàn Quốc7 Trong lúc đó, Đức Chúa Jêsus đi lên núi để cầu nguyện; và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời.(Lu-ca 6:12) Phong trào Núi Cầu Nguyện tại Hàn Quốc phát sinh từ thực hành của những Cơ đốc nhân tiên phong vào những ngày cuối cùng của Hội thánh Hàn Quốc vào thế kỷ mười chín. Đối mặt với sự chống đối dữ dội từ triết lý và tín ngưỡng địa phương, cũng sự như áp đặt đạo Shinto (Thần Đạo Nhật Bản) trong giai đoạn bị đế quốc Nhật áp bức, nhiều Cơ đốc nhân đã bị bắt bớ và thậm chí bị sát hại. Trong tuyệt vọng, những Cơ đốc nhân không thể thực hành đức tin công khai đã thức dậy sớm, từ 4 giờ sáng, và leo lên những ngọn núi gần đó để được tự do cầu nguyện cho đến khi xuất hiện tia nắng đầu tiên. Vào cuối ngày, trước khi về nhà, các Cơ đốc nhân lại leo lên núi để cầu nguyện, kiêng ăn, và xin Chúa can thiệp giúp họ. Người ta nói rằng bất kỳ ai đi qua những ngọn núi đó đều nghe tiếng kêu gào và than khóc của cả đàn ông lẫn đàn bà, dồn dập như bão dâng lên trời hoàn cảnh bi thảm của họ và cầu xin Đức Chúa Trời cứu giúp. Từ hồi đó, kiêng ăn và cầu nguyện đã trở thành dấu ấn của Hội thánh mạnh mẽ ở Hàn Quốc.
  • 15. 15 Nổi tiếng nhất hiện nay có lẽ là núi cầu nguyện do hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido khai phá và điều hành. Nó nằm tại Jori-myeon, Paju, ở phía bắc tỉnh Gyenggi và đủ chỗ cho 10.000 người. Cơ sở này mở cửa không chỉ cho các Cơ đốc nhân Hàn quốc mà cho tất cả các Cơ đốc nhân từ khắp thế giới. Hàn Quốc không chỉ có một ngọn núi cầu nguyện Những căn phòng cầu nguyện trên núi ... Người ta nói rằng bất kỳ ai đi qua những ngọn núi cầu nguyện đều nghe tiếng kêu gào và than khóc của cả đàn ông lẫn đàn bà, dồn dập như bão dâng lên trời hoàn cảnh bi thảm của họ và cầu xin Đức Chúa Trời cứu giúp... Núi Cầu nguyện tại Việt Nam? Nhận biết tầm quan trọng vô cùng của sự cầu nguyện đối với đời sống cá nhân mỗi người tin Chúa cũng như đối với sự phấn hưng công việc Chúa nói chung, Hội thánh Lời Sự Sống cũng bắt đầu buổi nhóm cầu nguyện bình minh từ 5h45' đến 7h15' mỗi buổi sáng thứ 3-5-7 hàng tuần và mời con cái Chúa tất cả các Hội thánh cùng tới hiệp chung cầu nguyện cho đất nước, dân tộc và công việc Chúa khắp nơi. Tin rằng đây là sự hòa mình và tiếp nối tấm lòng cầu nguyện của nhiều con cái Chúa thuộc nhiều Hội thánh khắp nơi đã và đang cầu nguyện nhiều năm nay cho sự phấn hưng Việt Nam. Đức Chúa Trời hoàn toàn có thể sử dụng những điều nhỏ bé góp phần cho sự phấn hưng Việt nam trong tương lai không xa. Một buổi cầu nguyện bình minh tại Hà nội. "Vậy ai dám khinh thường bước khởi đầu khiêm tốn của công việc này?" (Xa-cha-ri 4:10 - BCG). - BTT tổng hợp
  • 16. 16 10 Cách Bạn Có Thể Giúp Đỡ Mục Sư Của Mình Loisusong.net xin được gửi đến bạn đọc "10 cách mà bạn có thể giúp đỡ mục sư của mình" của Mục sư Ron Edmondson. Đây thật sự là những điều cần thiết để mỗi tín đồ biết mình có thể giúp đỡ người mục sư như thế nào. Mục sư Ron Edmondson hiện đang là mục sư của Hội Thánh Immanuel Baptist, dưới đây là vài điều chia sẻ của mục sư giúp Hội Thánh ngày càng lớn mạnh hơn trong Đấng Christ. Đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh giúp đỡ người mục sư: Nhiều người thường hỏi tôi họ có thể làm gì để giúp tôi. Thật là một sự khích lệ lớn lao đối với bất kỳ mục sư nào khi được hỏi như thế. Cứ theo số người đề nghị và mức độ phổ biến của một bài viết khác liên quan đến đề tài này thì đây thực sự là một câu hỏi của rất nhiều người trong Hội thánh. Tôi tự thấy mình rất được phước. Tôi được ở trong một môi trường rất thuận lợi. Tôi phục vụ trong một Hội thánh khá lớn. Hội Thánh cung cấp cho chúng tôi đầy đủ nhân sự và văn hóa làm việc của đội ngũ nhân sự rất lành mạnh. Tôi không lãnh đạo một mình. Hội thánh chăm sóc cho vợ chồng tôi rất chu đáo. Tất nhiên, lãnh đạo thì luôn gặp những vấn đề… nhiều là đằng khác, nhưng tôi cảm thấy mình được trợ giúp rất nhiều. Vậy nên nếu bạn đang băn khoăn không biết mình có thể làm gì để giúp cho mục sư của mình thì dưới đây là một vài gợi ý: Hãy để mục sư có thời gian cho gia đình – Khi ông ấy đang nghỉ, hãy để ông ấy được nghỉ theo đúng nghĩa. Tất nhiên sẽ luôn có những sự gián đoạn nhất định. Ông ấy muốn trở nên một phần của đời sống bạn mà cuộc sống lại không diễn ra theo một thời khóa biểu. Một mục sư thì biết điều đó. Nhưng, nếu tình huống của bạn có thể giải quyết trong giờ làm việc thường ngày của mục sư, thì hãy giúp ông ấy có thời gian cho gia đình. Nói chung, giống như đa số các mục sư (và bất kỳ người nào khác), ông ta cảm thấy rất khó khi nói không với lời đề nghị của bạn, vì vậy trước khi muốn mục sư dành thời gian cho bạn, hãy nghĩ về gia đình của ông ấy. Đừng chờ đợi ông ấy ở khắp mọi nơi – Thậm chí cũng đừng mong ông ấy có mặt trong mọi việc mà hội thánh làm. Ông ấy cũng chỉ có từng ấy thời gian trong ngày. Và, nếu bạn muốn ông ấy khỏe mạnh và làm việc hiệu quả, thì ông ấy cần sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc sử dụng thời gian của mình. Hãy để ông ấy làm điều đó mà không thấy bị định tội và có những sức ép không cần thiết. Hạ mức kỳ vọng về vợ và các con của mục sư – Trẻ con là trẻ con và hãy để chúng là trẻ con. Có những tiêu chuẩn cao hơn đối với một mục sư nhưng không nên áp đặt những mong đợi phi thực tế trên gia đình của mục sư. Tôn trọng sự lãnh đạo của mục sư – Nếu Chúa kêu gọi ông ấy thì hãy để ông ấy lãnh đạo. Nếu ông ấy đang hành động trái với những chuẩn mực Kinh Thánh thì bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ để can thiệp. Còn nếu bạn đang phản đối mục sư chỉ dựa trên sở thích cá nhân hoặc theo những truyền thống lập ra bởi con người thì hãy hạ mình và đi theo sự lãnh đạo của mục sư, trừ khi chính Chúa loại ông ấy. Khích lệ ông ấy – Cách tốt nhất để làm điều này là qua tin nhắn hay email về tác động của chức vụ của ông ấy trên cuộc đời bạn. Đừng nghiễm nhiên tưởng rằng lúc nào ông ấy cũng biết hay nghe được điều này. Rất có thể ông ấy không hề hay biết! Và nếu ai cũng nghĩ như thế, thì ông ấy thường bị chê trách nhiều hơn là khích lệ. Thực tế rất có
  • 17. 17 thể là như vậy, vậy nên hãy nói những lời động viên ngay bây giờ, ngay hôm nay! Đừng nói xấu sau lưng nữa – Tôi không thấy Hội thánh nào mà không có những cuộc bàn tán sau lưng mục sư. Đừng hùa với điều này và hãy giúp dừng nó lại khi bạn nghe thấy nó. Trả lương cho ông ấy cách công bằng – Hãy xét tới kinh nghiệm, học vấn và mức độ chuyên nghiệp, khả năng lãnh đạo và trách nhiệm, cũng như những mong đợi từ phía hội thánh trên mục sư. Lời khuyên cá nhân của tôi là hãy trả đủ để cho ông ấy có thể lo cho gia đình mình mà không bị xao nhãng khỏi chức vụ bởi những lo lắng về vấn đề tài chính. Tùy từng người nhưng có một vài mục sư còn cần sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm trong việc lập ngân sách và tài chính. Rất nhiều mục sư không có ơn trong lĩnh vực này. Phục vụ cùng ông ấy – Đừng để ông ấy phải nài nỉ bạn phục vụ… hay dâng hiến cho Hội Thánh. Hãy hoàn thành vai trò của bạn như một người yêu mến Hội thánh. Hãy tìm chỗ mà mình có thể phục vụ. Hãy giúp đỡ Hội thánh về tài chính. Cầu nguyện cho mục sư – Hằng ngày. Đừng chỉ nói thôi, hãy làm thật đi. Hãy cầu nguyện cho ông ấy cách cá nhân, cho sự bước đi của ông ấy với Đấng Christ, cho thời gian học tập, nghiên cứu, cho thời gian với gia đình. Hãy cầu nguyện cho gia đình mục sư. Cầu nguyện cho những điều mà bạn đang lo lắng về ông ấy. Cầu nguyện hiệu quả hơn là kêu ca phàn nàn. Hãy cầu nguyện để Chúa có thể làm trổi hơn mọi sự mà bạn có thể suy tưởng qua mục sư tại Hội thánh của bạn. Chính bạn hãy tăng trưởng – Đây là điều được đề cập đến cuối cùng nhưng không phải là ít quan trọng nhất, mà nó lại là điều tôi muốn nhấn mạnh hơn cả. Điều thực sự làm đau đầu phần lớn các mục sư là những tín đồ thiếu kỷ luật và không tăng trưởng chứ không phải những người còn đang hư mất. Những người trưởng thành trong Đấng Christ thì không phàn nàn, nhưng làm việc để hỗ trợ Hội thánh và mục sư, để hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Chính những tín đồ ở trong Hội thánh nhưng còn “trẻ con” mới làm tiêu tốn nhiệt huyết “tìm và cứu những người hư mất” của mục sư. Hãy cam kết tăng trưởng trong sự đồng hành cùng Chúa. Hãy cố gắng để trở nên giống Chúa Giê-su mỗi ngày. Bạn sẽ ở trạng thái tốt nhất để giúp đỡ không chỉ cho mục sư, mà còn cho Hội thánh nữa. www.loisusong.net ĐẠO TIN LÀNH CÓ PHẢI LÀ ĐẠO BỎ ÔNG BỎ BÀ Người Việt Nam là một trong những dân tộc chịu nhiều đau khổ nhất trên thế giới. Thảm trạng chiến tranh, nghèo thiếu... là những nỗi đau khó phai mờ trong lòng những người liên hệ. Những người Việt Nam cũng là một dân tộc có đức tính chịu đựng, khoan dung, tha thứ, có sức mạnh tinh thần kiên cường bất khuất, có truyền thống gia đình hiếu thảo tốt đẹp. Người Việt Nam cũng là dân tộc "tâm linh" vào hàng đầu của nhân loại. Phần lớn người Việt Nam đều có đạo và sùng đạo, khi đã có đạo của ông bà cha mẹ để lại trong gia đình thì thường giữ theo, cho là đủ, không muốn tìm hiểu các đạo khác, không để ý nhận xét đâu là chân lý, đâu là con đường duy nhất mình phải vâng theo. "Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành" Lời của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Người Việt Nam là một trong những dân tộc chịu nhiều đau khổ nhất trên thế giới. Thảm
  • 18. 18 trạng chiến tranh, nghèo thiếu... là những nỗi đau khó phai mờ trong lòng những người liên hệ. Những người Việt Nam cũng là một dân tộc có đức tính chịu đựng, khoan dung, tha thứ, có sức mạnh tinh thần kiên cường bất khuất, có truyền thống gia đình hiếu thảo tốt đẹp. Người Việt Nam cũng là dân tộc "tâm linh" vào hàng đầu của nhân loại. Phần lớn người Việt Nam đều có đạo và sùng đạo, khi đã có đạo của ông bà cha mẹ để lại trong gia đình thì thường giữ theo, cho là đủ, không muốn tìm hiểu các đạo khác, không để ý nhận xét đâu là chân lý, đâu là con đường duy nhất mình phải vâng theo. Từ chỗ không chịu khó tìm hiểu đến nơi, nhiều người Việt Nam đã có những hiểu lầm đáng tiếc đối với đạo Tin Lành, thậm chí có nhiều người không biết Tin Lành là gì. Nhằm mục đích giải tỏa hiểu lầm và trình bày sự chân chính của Đạo Tin Lành chúng tôi kính mong quí vị khách quan suy xét những điều chúng tôi chân thành phát biểu sau đây: Có phải theo Đạo Tin Lành là bỏ ông bỏ bà ? Câu trả lời khẳng định là: KHÔNG, xin được giãi bày như sau: Nhiều người Việt Nam vì chưa chịu tìm hiểu đến nơi đã vội cho rằng theo Đạo Tin Lành là bỏ ông bỏ bà. Đây là thành kiến không đúng do hiểu cách người Tin Lành bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên. Người Tin Lành biểu lộ sự hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ chủ yếu là khi ông bà cha mẹ còn sống, còn khi ông bà mẹ đã qua đời khi con cháu lo chôn cất chu đáo theo nghi lễ trang nghiêm, trong tinh thần tiếc thương, hy vọng, ngoài ra không nhang đèn, không lập bàn thờ bài vị, không van vái, không cúng bái người đã chết. Có lẽ vì người Tin Lành không làm theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố như những người Việt Nam khác nên một số đồng bào cứ lầm tưởng như vậy là bỏ ông, bỏ bà, thậm chí có người vậy là bất hiếu. Đạo nào cũng dạy con người biết hiếu kính ông bà, cha mẹ vỉ đó là nền tảng cho sự sinh tồn của nhân loại. Đạo Tin Lành là Đạo KÍNH CHÚA - YÊU NGƯỜI, lấy lời Đức Chúa Trời làm mẫu mực thiêng liêng cho cuộc sống, lại càng khuyên tâm dạy dỗ, khuyên bảo tín hữu hết lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ đúng như lời Chúa dạy. Sở dĩ người Tin Lành không làm theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố là vì vấn đề niềm tin cùng lý do thực tế. Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Đức Chúa Trời dạy rõ: "Phải hiếu kính cha mẹ, như vậy ngươi được sống lâu trên đất Chúa Hằng Hữu, Đức Chúa Trời ban cho” (Xuất hành 20:12) và “Ai đánh... chửi rủa cha mẹ, phải bị sử tử” (Xuất hành 21:15, 17). Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giê-xu đã lên án thái độ giải hình của những người mượn lý do tôn giáo để bỏ bê bổn phận hiếu thảo đối với cha mẹ. Thánh Phao-lô cũng liệt kê hành động bội nghịch cha mẹ như là tội ác của nhân loại. Ông khuyên “Con cháu trước phải học làm điều hiếu thảo với nhà riêng mình và báo đáp cha mẹ” (I Ti-mô-thê 5:4). Ông cũng nhắc lại điều răn Chúa dạy: “Phải hiếu kính cha mẹ, là điều răn đầu tiên có kèm theo lời hứa nhớ đó con mới được phúc và sống lâu trên đất” (Ê-phơ-sô 6:1- 3). Nói cách khác, một người Tin Lành muốn phước và sống lâu trên đất phải thực lòng hiếu kính cha mẹ theo như lời Đức Chúa Trời dạy. Thế tại sao Tin Lành không cúng bái, không thờ lạy cha mẹ quá cố? Người Tin lành cũng là người Việt Nam biết tôn trọng những truyền thống van hóa tốt đẹp của tiền nhân để lại, nhưng những phong tục nào không phù hợp với lời Chúa dạy người Tin Lành không thể vâng theo.
  • 19. 19 Thánh Kinh dạy rõ các tín hữu Tin Lành: "Lúc trước anh em đương còn tối tăm, nhưng bây giờ đã trở nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng, vì bông trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhân từ, công bình và thành thật. Hãy xét điều chỉ vừa lòng Cúứa và chớ dựu vào công việc vô ích của sự tối tăm" (Ê-phơ-sô 5:8-11). Dựa trên lời Chúa dạy, người Tin Lành phải hết lòng thành thật yêu thương cha mẹ, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, sức yếu, đồng thời tôn kính tổ tiên, giữ danh thơm tiếng tốt cho gia đình, dòng họ. Người Tin Lành qua niệm chữ hiếu chỉ có giá trị đích thực khi con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, báo đáp công ơn ông bà, cha mẹ khi các cụ còn sống. Một món ăn ngon lúc đói lòng, một cái áo ấm khi trời lạnh, một lon sữa, thuốc men khi ốm đau, một lời thăm hỏi ân cần khi buồn bã mà con cháu dâng tặng ông bà cha mẹ lúc còn sống, thiết tưởng có giá trị muôn phần hơn môn cao cổ đầy và tiếng khóc than thảm thiết lúc ông bà cha mẹ đã khuất. Khi các cụ qua đời thì lập tức bước vào một thế giới khác do Chúa định. Trường hợp nếu các cụ đã tin thờ Chúa thì được về với Chúa hưởng nước thiêng đàng. Chúa Giê-xu phán "Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiêng đàng đã sắm sẵn trước cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất." (Ma-thi-ơ 25:34). Nếu các cụ trước kia không tin thờ Chúa thì nay chờ ngày Chúa phán xét công bình như Kinh Thánh khẳng định: "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xet" (Hê-bơ-rơ 9:27). Ông bà, cha mẹ dù yêu thương chứng ta bao nhiêu đi nữa, một khi đã qua đời, thì không còn liên lạc gì với trần gian, không có quyền ban phước hay giáng họa, không nhận hưởng được lễ vật gì từ sự chúng bái hay van vái của chúng ta. Tất cả những phước hạnh tươi đẹp chúng ta đã có, đang có và sẽ có được đều hoàn toàn do Đức Chúa Trời ban cho mà thôi. Chúng ta phải hết lòng biết ơn Ngài, thờ phượng Ngài, cầu khẩn với Ngài và vâng lời Ngài mới là phải lẽ. Người xưa có câu nói mỉa mai: "Sống không cho ăn, chết làm cỗ, làm văn tế ruồi". Không bao giờ có bậc cha mẹ dạy như thế cả. Vả lại khi con cháu cúng giỗ, không hể có chuyện người chết về ăn cả chỉ có người sống ăn uống với nhau, đôi khi trở thành dịp nhậu nhẹt, rồi sanh ra cãi cọ rầy rà, thắc mắc không hay. Giả sử người chết có hưởng được của cúng thì liệu người sống có còn bình tĩnh ngồi ăn không? Nếu bảo phải thắp nhang đèn, phải lập bàn thờ, bài vị, phải cúng giỗ theo lối cổ truyền mới có hiếu, thế thì có bao nhiêu dân tộc khác ở Âu châu, Mỹ châu, Úc châu và cả Phi châu đã không làm như vậy, thì họ bất hiếu cả sao? Trong cả năm, con cháu không cúng thì người chết lấy gì ăn, lấy gì hưởng để chờ đến ngày cún giỗ? Vì quan niệm như vậy, nên người Tin Lành không cúng giỗ. Khi có họp mặt truyền thống gia đình, người Tin Lành thường nhắc đến công ơn ông bà cha mẹ, cầu nguyện tạ ơn Chúa, xin Chúa ban bình an, sức khỏe cho người thân còn sống. Người Tin Lành tôn trọng và thường xuyên thăm viếng chăn sóc mồ mả của ông bà cha mẹ và người thân. Do ảnh hưởng của lời Chúa dạy mà nghĩa trang của các nước Âu Mỹ theo đạo Tin Lành được chăm sóc thật chu đáo, đẹp đẽ chẳng khác nào những côn viên đầy hoa lá. Người Tin Lành cũng tôn trọng bà con ruột thịt, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bà con và những ai đang cần giúp đỡ, những vấn đề gì liên quan đến tín ngưỡng, đức tin thì không dám làm trái Lời Chúa dạy. Mặt khác, thử xem phong tục về thờ cúng. Trên bàn tờ tổ tiên, người ta thờ Ngũ Đại gồm có 5 bài vị thờ vị: Cao Tằng, Tổ,
  • 20. 20 Hiển. Khi có người trong tộc qua đời, thì con cháu mang tên người mới chết đặt vào chỗ ông Hiển, đưa ông Hiển lên ông khảo, đưa ông khảo lên ông Tổ đưa ông Tổ lên ông Tằng, đưa ông Tằng lên ông Cao. Như thế phải bỏ ông Cao ra khỏi bàn thờ. Thờ phượng như vậy làm sao đủ được thỉnh thoảng cứ phải bỏ bớt các vị trên trước, không thờ nữa. Người Tin Lành tin rằng loài người phải hết lòng thờ phượng Đức Chúa Trời theo như lời Chúa dạy trong Kinh Thánh mới là thờ đầy đủ. Chúa là Đấng Tạo Hóa và bảo tồ n vạn vật, cũng là Đấng cần quyết họa phước trên đời sống chúng ta. Thờ phượng Đức Chúa Trời giống như tưới gốc cây là tưới được cả cậy, chứ không phải chỉ tưới cành, tưới ngọn. Và lại người Tin Lành rất kính sợ điều răn của Chúa dạy, "Các ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta" (xuất hành 20:3) Như vậy quí vị thấy người Tin Lành là người hiểu thảo theo phương cách đúng và thực tế không bỏ ông bà. Mong quí vị mau trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Chân Thần, như người con đi xa trở về nhà Cha, vang lời Thiên Phụ chúng ta. Đó mới là hiếu thật, đó mới là sự thờ phượng đẹp lòng Chúa, đẹp lòng tổ tiên và ích lợi cho bản thân vậy. Mục Sư Nguyễn Văn Huệ THIẾU NHI HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG Thiếu nhi là những hạt giống, mầm ươm tương lai của Hội Thánh. Chính vì vậy, công tác chăm sóc, dạy dỗ cho các em ngay từ nhỏ là việc làm cần được ưu tiên và đẩy mạnh. Nếu thiếu nhi được định hướng một cách đúng đắn, được tăng trưởng cả về thuộc linh lẫn thuộc thể thì các em sẽ tiếp nối những mục vụ trong Hội Thánh một cách nhanh chóng. Hiện nay, công tác thiếu nhi trong Hội Thánh Lời Sự Sống đang ngày càng được chú trọng hơn. Tại các Hội Thánh địa phương đều có mục vụ thiếu nhi để giúp các em nhỏ có một đời sống sâu sắc với Chúa và nắm được khải tượng của Hội Thánh. Phần lớn các em là con trong gia đình tin Chúa nên các em không chỉ được sự giúp đỡ từ các giáo viên mà còn từ phía gia đình. Được tham gia lớp thiếu nhi trong Hội Thánh, các em trở nên dạn dĩ hơn, hòa đồng hơn và biết yêu thương nhau hơn. Những ngày Chúa nhật hàng tuần, các em được đi nhóm và học lời Chúa. Bên cạnh đó, các em cũng được hướng dẫn về đường lối, kế hoạch, mục tiêu, khải tượng của Hội Thánh và những công việc hiện tại các em có thể làm để góp phần hoàn thành mục tiêu đó như cầu thay, mang tình yêu Chúa đến với những bạn bè xung quanh hay quan tâm, giúp đỡ những bạn khác, đặc biệt quyên góp tặng quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ; học tập chăm chỉ đạt kết quả cao. Các em cũng được các thầy cô hướng dẫn tập hát, tham gia vào các công tác của ca đoàn và trở thành những người dẫn thờ phượng Chúa trong các buổi nhóm. Các em cũng được học về sự dâng hiến cho Hội Thánh, dâng hiến cho tòa nhà cũng là một cách để góp phần hoàn thành khải tượng Hội Thánh. Mặc dù vẫn còn đang ở lứa tuổi vui chơi nhưng các em đã ý thức được trách nhiệm và công việc mình cần phải làm. Các em thiếu nhi đang chăm chú nghe hương dẫn
  • 21. 21 Thời gian vừa qua, các em đã được tham gia các kỳ trại hè với rất nhiều hoạt động bổ ích. Các em được gắn kết với nhau hơn qua các trò chơi đồng đội, và qua trại hè giúp các em được thêm hơn lời Chúa. Bên cạnh đó, các hoạt động trong những ngày 8-3, 20-11 đã giúp các em nhớ tới công lao to lớn và cũng là dịp để các em bày tỏ lòng biết ơn tới người cha, người mẹ, người thầy, người cô. Hội trại ẩm thực (nhìn đã muốn ăn rồi) Những hội trại ẩm thực do các em thiếu nhi tổ chức nhằm quyên góp tiền mua quà và sữa đến thăm các bạn nhỏ trong bệnh viện, trong trại trẻ mồ côi đã đánh thức suy nghĩ và tấm lòng biết yêu thương sẻ chia trong từng trái tim bé thơ này. Ý thức được công việc mở mang vương quốc Chúa, các em thiếu nhi Hội Thánh còn tổ chức những buổi truyền giảng cho các bạn cùng trang lứa. Em thì dẫn chương trình, em thì ca hát, em thì chia sẻ. Tất cả đều rất đơn sơ nhưng vô cùng chân thành, vui vẻ. Chúng ta cùng điểm qua các em thiếu nhi tại một số khu vực thì ở Nam Hà Nội, có khoảng 40 em, ở Đông Anh có khoảng 15 em, ở Gia Biên khoảng 20 em…. Mỗi khu vực đều có các thầy cô rất nhiệt tình giảng dạy. “Các thầy cô tham gia công tác thiếu nhi vì rất yêu quí trẻ tuy nhiên số lượng vẫn chưa đáp ứng đủ và chưa được trang bị, đào tạo về kỹ năng và cách tiếp cận, dạy dỗ trẻ”, tâm sự của chị Lưu Quyên Hương, phụ trách thiếu nhi tại Nam Hà Nội. “Một số em nhỏ trong Hội Thánh vẫn chưa trung tín trong buổi nhóm Chúa nhật. Một số em khác còn ngại ngùng bày tỏ mình trong công việc, ít bộc lộ và chia sẻ với bạn bè. Một số còn chưa chủ động trong công việc. Đang là lứa tuổi phát triển cá tính nên các em còn những cá tính riêng, chưa biết kết hợp làm việc nhóm cho nhịp nhàng”, chị Minh Quyên chia sẻ. Anh Hữu Phê, phụ trách Hội Thánh Gia Biên cho biết: “Vì số lượng các em tại mỗi khu vực chưa đông đảo, nên chưa có các phong trào thiếu nhi riêng cho từng khu vực mà chỉ tham gia các phong trào chung của Hội Thánh tổ chức. Bên cạnh đó, công tác thiếu nhi vẫn còn trong phạm vi Hội Thánh, chưa mở rộng ra bên ngoài. Phương pháp dạy dỗ cần được đào tạo nâng cao hơn”. Quả thật, hiện nay khi mọi thứ đều “hiện đại hóa”, đổi mới một cách nhanh chóng thì phương pháp cũng như các thiết bị giảng dạy cũng cần được trang bị thêm để các em có hứng thú và tiếp thu một cách tốt nhất. Điều khiến các cô nơi đây trăn trở là làm thế nào để giúp các cháu gặp gỡ Chúa một cách cá nhân chứ không phải chỉ là giữ nhóm. Kế đến, các em sẽ tự chủ trong buổi nhóm như cầu nguyện, dẫn hát, làm chứng, được đào tạo về những kỹ năng sống để sau này các em sẽ là những thành viên tích cực trong Hội Thánh. Điều này cũng đòi hỏi một đội ngũ giáo viên thực sự có tấm lòng yêu mến Chúa, yêu mến các em thiếu nhi có lòng say mê và nhiệt huyết với các em. Trao đổi với các cô trong công tác thiếu nhi về mong muốn thực tế hiện tại để có thể khắc phục những hạn chế trong công tác giảng dạy, các cô cho biết: _“ Thực sự ước ao Hội Thánh có chỗ rộng rãi, thoải mái hơn để mỗi một lứa tuổi đều có một phòng học riêng biệt để dạy các cháu được tốt hơn. Phòng cũng tiện nghi hơn về dụng cụ giảng dạy vì hiện nay thiết bị đều phải mang đi mang lại, rất bất tiện”.
  • 22. 22 _ “ Các cô không thể tiếp xúc với các cháu hàng ngày được nên mong muốn ba mẹ cũng như Hội Thánh quan tâm sâu sắc hơn đến các cháu, giúp các cháu cầu nguyện gần gũi Chúa và đọc kinh thánh”. _ “ Dù số lượng các cháu hiện tại chưa nhiều nhưng vẫn còn thiếu giáo viên dạy dỗ. Nên xa hơn nữa khi số lượng các cháu tăng lên, thì nhu cầu cần giáo viên sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mục vụ thiếu nhi cũng kêu gọi các anh chị em trong Hội Thánh, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, hãy quan tâm suy nghĩ và hãy sẵn sàng tham gia giúp đỡ cho thế hệ tương lai này. Đặc biệt là trong thời gian tới Ban thiếu nhi sẽ có rất nhiều những chương trình, kế hoạch để giúp các em tăng trưởng hơn và để chính các em sẽ có tấm lòng gắn kết vào công việc Chúa nhiều hơn. Đây thực sự đang là nhu cầu bức thiết và là một công việc có ý nghĩa vô cùng to lớn trong vương quốc Chúa”. Thi thiên 78: 4-7 có chép: “Chúng ta sẽ chẳng giấu các điều ấy cùng con cháu họ, Bèn sẽ thuật lại cho dòng dõi hậu lai những sự ngợi khen Đức Giê-hô-va, Quyền năng Ngài, và công việc lạ lùng mà Ngài đã làm. Ngài đã lập chứng cớ nơi Gia-cốp, Định luật pháp trong Y-sơ-ra-ên, Truyền dặn tổ phụ chúng ta phải dạy nó lại cho con cháu mình; Hầu cho dòng dõi hậu lai, tức là con cái sẽ sanh, Được biết những điều đó, Rồi phiên chúng nó truyền lại cho con cháu mình; Hầu cho chúng nó để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Không hề quên các công việc Ngài, Song gìn giữ các điều răn của Ngài”. Chúng ta hãy cùng thực hiện theo câu kinh thánh này để nguyện thế hệ tương lai của Hội Thánh chính là các em thiếu nhi sẽ luôn đi trong đường lối của Chúa. -CTV Thùy Mai- KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2013: 1) 100 người trung tín đến Thờ Phượng Chúa ngày Chúa Nhật 2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên hoạt động. 3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát- đa, vốt, khu chợ vòm Cũ. 4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và hướng tới những thành phố có đông người V.N sinh sống 5 ) Năm Thanh Niên
  • 23. 23 HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345. LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 13/05 đến ngày 19/05 13. Thi-thiên 132, 2Cô-rinh-tô 5, 1Sa-mu-ên 30-31 14. Thi-thiên 133, 2Cô-rinh-tô 6, 1Sử ký 1-2 15. Thi-thiên 134, 2Cô-rinh-tô 7, 1Sử ký 3-4 16. Thi-thiên 135, 2Cô-rinh-tô 8, 1Sử ký 5-7 17. Thi-thiên 136, 2Cô-rinh-tô 9, 1Sử ký 8-10 18. Thi-thiên 137, 2Cô-rinh-tô 10, 2Sa-mu-ên 1-2 19. Thi-thiên 138, 2Cô-rinh-tô 11, 2Sa-mu-ên 3-4 LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH Lịch sinh hoạt từ ngày 06/05 – 12/05 Ngày CHƯƠNG TRÌNH 13/05 14/05 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30) 15/05 NHÓM TẾ BÀO 16/05 NHÓM THANH NIÊN 17/05 NHÓM GIA ĐÌNH 18/05 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 19/05 13h30 : Thờ phượng với HT lớn 18h30: Hội Thánh Việt Nam THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email noisanmuagat@yahoo.com Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.
  • 24. 24 GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm. HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a Tel: 8905 534 4475. Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок. THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ