Anúncio
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Apresentações para você(20)

Destaque(20)

Anúncio

Similar a Giáo dục môi trường(20)

Anúncio

Giáo dục môi trường

  1. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Nhóm 6: Vũ Thị Quỳnh Hương Trịnh Thị Mai Trần Anh Tuấn Môn học: Du lịch sinh thái
  2. Mục lục 1. Khái niệm 2. Mục tiêu của GDMT 3. Các nguyên tắc của GDMT 4. Các cách tiếp cận GDMT 5. Đối tượng của GDMT 6. Tình hình GDMT tại Việt Nam 7. Một số tài liệu, sách tham khảo về GDMT đã phát hành Tài liệu tham khảo
  3.  Tại Hội nghị quốc tế về GDMT do IUCN/ UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ), 1940, các quốc gia tham dự Hội nghị đã thống nhất khái niệm: “Giáo dục môi trường là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh, GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để đưa ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường”. 1. Khái niệm
  4.  Tại Hội nghị liên chính phủ lần thứ nhất về GDMT tại Tbilisi, Grudia, Nga năm 1977 đã định nghĩa: “GDMT là một quá trình để tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đầy đủ kiến thức thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hành động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”
  5.  Năm 1993, Hiệp hội GDMT Bắc Mỹ thông qua khái niệm: “GDMT là một quá trình giúp người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm môi trường tích cực để có thể phát triển vấn đề, đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra những quyết định được thông tin đầy đủ và thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm đạt được và duy trì chất lượng môi trường”  Đến năm 2000, Jonathon Wigley đưa ra khái niệm: “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ”
  6. Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một số điểm cơ bản chung sau: • GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương thức khác nhau. • GDMT nhằm thay đổi hành vi. • GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống. • Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở.
  7. Giáo dục chính quy • GDMT được đưa vào kế hoạch học tập chính khóa của các trường học và cơ sở giáo dục Giáo dục không chính quy • GDMT không chính quy liên quan đến các hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động nhóm, các hoạt động do GDMT do các tổ chức phi chính phủ tài trợ, các hoạt động thông qua các lớp tập huấn Hai hình thức của giáo dục
  8. Chiến dịch “Cộng đồng làm sạch bờ biển”
  9. Theo Hiến chương Belgrade về GDMT toàn cầu: “Mục tiêu của GDMT là làm cho con người hiểu biết và có trách nhiệm về môi trường và các vấn đề môi trường có đủ kiến thức, kỹ năng, động cơ và trách nhiệm trong những việc làm của cá nhân hay tập thể nhằm giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay cũng như ngăn chặn các vấn đề sẽ nảy sinh trong tương lai” 2. Mục tiêu của GDMT
  10. Nhận thức Kiến thức Thái độ Kỹ năng Sự tham gia 5 mục tiêu cụ thể: Nhận thức • giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng xã hội tạo dựng nhận thức và sự nhạy cảm về môi trường và Kiến thức • cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội những kiến thức và sự hiểu biết cơ bản và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường.
  11. Thái độ • giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng xã hội có được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường cũng như động cơ thúc đẩy để tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Kỹ năng • cung cấp các kỹ năng trong việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường. Sự tham gia • cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội những cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.
  12. 3. Các nguyên tắc của GDMT • GDMT phải coi môi trường như là một tổng thể hoàn chỉnh về tự nhiên hoặc nhân tạo, kỹ thuật hoặc xã hội. • GDMT là một quá trình liên tục và lâu dài bắt đầu từ cấp mầm non và tiếp diễn qua tất cả các hình thức giáo dục chính quy và không chính quy. • GDMT cần xem xét các vấn đề môi trường cơ bản dựa trên quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực. Đồng thời phải đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp độ địa phương, quốc gia hoặc quốc tế trong việc ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường.
  13. • GDMT phải tạo điều kiện để người học thực hành những điều học được và giúp cho họ có cơ hội tự đưa ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với những quyết định đó. • GDMT còn giúp người học nhận biết được các hiện tượng và nguyên nhân sâu xa của các vấn đề môi trường. • GDMT cần sử dụng môi trường học tập đa dạng với nhiều cách tiếp cận đối với việc dạy và học về môi trường, trong moi trường và vì môi trường, tập trung vào các hoạt động thực hành và kinh nghiệm thực tế. Các nguyên tắc của GDMT 13
  14. “GDMT là một quá trình liên tục giúp cho cá nhân có được những nhận thức về môi trường mà họ đang sống và có được các kiến thức giá trị kỹ năng, kinh nghiệm cũng như hiểu rõ họ có thể làm gì, với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay và trong tương lai” (Nguyễn Đình Hòe, 1998) Giáo dục Vì môi trường Giáo dục Trong môi trường Giáo dục Về môi trường 4. Các cách tiếp cận GDMT
  15. - Giáo dục vì môi trường khêu gợi sự quan tâm thực sự đối với chất lượng môi trường đang sống và thừa nhận trách nhiệm con người phải chăm sóc môi trường. phán xét, hành vi thái độ, giá trị - Giáo dục về môi trường cung cấp những kiến thức thực tế về môi trường và ảnh hưởng của con người lên môi trường. Giáo dục Về môi trường: kiến thức, kỹ năng - Giáo dục trong môi trường sử dụng môi trường như một nguồn lực cho dạy học, một phương pháp thí nghiệm tự nhiên cung cấp những kiến thức, kỹ năng mới về bảo vệ và giữ gìn môi trường. Giáo dục Trong môi trường: tiềm năng, tham gia, kinh nghiệm
  16. 5. Đối tượng của GDMT Học sinh, sinh viên Các doanh nghiệp, nhà kinh tế Nhà quản lý các cấp, các cán bộ Cộng đồng địa phương
  17. Đối với học sinh - Biên soạn giáo trình GDMT cho hs và tài liệu tham khảo cho giáo viên các cấp, cung cấp tủ sách, báo chí.. - Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng làm công cụ truyền tải thông điệp lời phát động - Tổ chức các đợt đánh giá nhận thức của hs, các cuộc thi sáng tạo thơ, truyện,… với mục đích khuyến khích sự tham gia của các em đồng thời tìm hiểu suy nghĩ mong muốn của các em về lĩnh vực bảo tồn và MT - Thiết lập mối quan hệ gắn bó gần gũi với hs thông qua hoạt động ngoại khóa nhân các sự kiện đặc biệt bằng hình thức biểu diễn ca nhạc cắm trại
  18. Đối với cộng đồng - Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung bảo tồn, các chiến dịch môi trường - Tổ chức các chiến dịch phát tờ rơi, phát áo phông, mũ, block lịch - Kết hợp Hạt kiểm lâm, đoàn thanh niên huyện xã tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ diễn kịch tuyên truyền nội dung bảo vệ rừng, các loài động vật. - Kết hợp Hội khuyến nông triển khai một số mô hình sản xuất kinh tế thay thế để xóa bỏ những tập quan canh tác lạc hậu…hay các pp sản xuất thân môi trường
  19. Đối với cán bộ - Luôn giữ sự trao đổi thông tin, hỗ trợ các phong trào về nhân lực, ý tưởng và phương pháp, tích lũy kinh nghiệm trong thực tế và đưa ra được những phương hướng xác thực nhằm mục đích phát triển và bảo tồn Đối với doanh nghiệp - GDMT kết hợp đi kèm với truyền thông tạo nên ý thức và hiệu quả nhất định, cũng như nêu được những giá trị ấn tượng về môi trường và làm sạch môi trường.
  20. - Ngày 11/10/2012, chương trình Bảo vệ môi trường và Dinh dưỡng học đường năm học 2012-2013 tại trường Tiểu học Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội). - Mục tiêu của chương trình là thông qua các hoạt động trình diễn, vui chơi, học sinh sẽ được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Hoạt động giáo dục ngoài trời cho học sinh tiểu học Đức Thượng
  21. Ông David Champion - TGĐ Bayer Việt Nam trao tặng sách Trái đất bị làm sao thế cho thầy Tống Văn Tâm -hiệu trưởng trường tiểu học Uyên Hưng Tháng 5-2013, Bayer Việt Nam, First News và Live & Learn đã chính thức ra mắt quyển sách “Trái đất bị làm sao thế?”, hơn 6.000 quyển sách được Bayer Việt Nam trao tặng cho hơn 20 trường tiểu học tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam.
  22. Vườn Quốc gia Tràm Chim tổ chức Tuyên truyền giáo dục môi trường Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim tổ chức 25 lớp tuyên tryền giáo dục môi trường cho người dân và học sinh sống xung quanh Vườn với 2.250 người tham dự, đối tượng chủ yếu là những hộ dân thường xuyên xâm nhập trái phép để khai thác tài nguyên thiên nhiên và các hộ chăn thả gia súc, gia cầm vào Vườn.
  23. Lớp tập huấn giáo dục môi trường cho giáo viên vùng đệm Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Hội thảo về môi trường thông qua hình thức giáo dục tại Đb. Sông Cửu Long
  24. - Những dạng đầu tiên của hình thức GDMT ở Việt Nam đã có từ khoảng những năm 80 dưới dạng các lớp tập huấn quản lý VQG, hội thảo… song vẫn còn manh mún tản mạn. - Đến cuối năm 1992 với sự ra đời của mạng lưới GDMT Việt Nam trong khuôn khổ chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Mạng lưới Đào tạo môi trường bậc đại học khu vực châu Á, Thái Bình Dương (NETTLAP), đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác GDMT ở Việt Nam. - Năm 1999 Mạng lưới đã tham gia xây dựng đề án “Đưa giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” trình Chính phủ nhằm thực hiện chỉ thị 36- CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 6. Tình hình giáo dục môi trường tại Việt Nam
  25. Ngày 17/10/2001 tại quyết định số 1363/ QĐ-TTg đã phê duyệt đề án này bao gồm các hoạt động: - Xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục bảo vệ MT cho các bậc học, cấp học và trình độ đào tạo. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về bảo vệ môi trường. - Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý về lĩnh vực môi trường để đảm bảo nguồn nhân lực cho việc nghiên cứu quản lý thực hiện công nghệ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước.
  26. Bên cạnh các hoạt động thực tiễn như tổ chức hội thảo, lớp tập huấn, các buổi thăm quan… nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước đã ấn hành nhiều tài liệu về Giáo dục môi trường, nhằm cung cấp các kiến thức , phương pháp về mặt lý luận cho những người làm công tác Giáo dục môi trường và mọi người dân quan tâm trên cả nước. 7. Một số tài liệu, sách về Giáo dục môi trường đã phát hành
  27. • Bộ KHCN & MT xuất bản: - “Xanh hóa nhà trường” - “Tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức môi trường cho khối cán bộ quản lý không thuộc ngành môi trường” - “Chương trình Nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001-2010”
  28. • Mạng lưới Giáo dục bảo tồn xuất bản: - “Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển” - “Cơ sở Sinh học bảo tồn” - “Chim Việt Nam” - Thực vật tự nhiên ở vịnh Hạ Long Ngoài ra còn có rất nhiều các tài liệu về Giáo dục môi trường do các tổ chức quốc tế hoạt động ở Việt Nam xuất bản như: Tổ chức WWF, IUCN, UNDP, FFI… về GDMT
  29. Các tài liệu giáo dục cho học sinh tiểu học đã được phát hành
  30. Các tài liệu về giáo dục môi trường
  31. Tài liệu tham khảo 1. Môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường, Lê Văn Khoa, Nxb Giáo dục 2. Giáo dục môi trường, Lê Văn Lanh, Nxb Giáo Dục 3. Đánh giá hoạt động giáo dục môi trường tại vườn quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Thị Mẫn, Khóa luận tốt nghiệp 4. http://pda.vietbao.vn/Giao-duc/Sau-nam-2015-se-co-mon-hoc-Giao-duc- moi-truong/75283207/202/ Thêm vào có: -Phân loại giáo dục -Các nguyên tắc của giáo dục -Các đối tượng của giáo dục
Anúncio