O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

Tổ chức học sinh tự học Phần Tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thông.pdf

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN TRUNG HIỆU
TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC
“PHẦ N 6: TIÊ
́ N HO
́ A” - S...
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN TRUNG HIỆU
TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC
“PHẦ N 6: TIÊ
́ N HO
́ A” - S...
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Tha...
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio

Confira estes a seguir

1 de 68 Anúncio

Tổ chức học sinh tự học Phần Tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thông.pdf

Baixar para ler offline

Tổ chức học sinh tự học Phần Tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thông.pdf

Tổ chức học sinh tự học Phần Tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thông.pdf

Anúncio
Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a Tổ chức học sinh tự học Phần Tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thông.pdf (20)

Mais de HanaTiti (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

Tổ chức học sinh tự học Phần Tiến hóa - Sinh học 12 trung học phổ thông.pdf

  1. 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN TRUNG HIỆU TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC “PHẦ N 6: TIÊ ́ N HO ́ A” - SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHÔ ̉ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60140111 HÀ NỘI – 2015
  2. 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN TRUNG HIỆU TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC “PHẦ N 6: TIÊ ́ N HO ́ A” - SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHÔ ̉ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH HỘI HÀ NỘI – 2015
  3. 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thanh Hội, người đã hết sức tận tâm trong việc định hướng, chỉ đạo và giúp đỡ về mặt chuyên môn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh các trường THPT trên đi ̣a bà n huyện Hải Hậu , tỉnh Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi điều tra, tiến hành thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Hà Nội, tháng 06 năm 2015 Tác giả Nguyễn Trung Hiệu
  4. 4. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Cụm từ viết tắt Nghĩa 1 CLTN Chọn lọc tự nhiên 2 CLNT Chọn lọc nhân tạo 3 ĐC Đối chứng 4 ĐG Đánh giá 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 KT Kiểm tra 8 NL Năng lƣ̣c 9 Nxb Nhà xuất bản 10 PPDH Phƣơng pháp da ̣y học 11 SGK Sách giáo khoa 12 SL Số lƣợng 13 THPT Trung học phổ thông 14 TL Tỉ lệ 15 TN Thực nghiệm
  5. 5. iii DANH MỤC CA ́ C BA ̉ NG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1. Phân biệt một số dạng trò chơi 21 Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học sinh tự học 22 Bảng 2.1. Nội dung chƣơng I chƣơng trình sinh học 12 28 Bảng 2.2. Nội dung chƣơng II trong chƣơng trình sinh học 12 29 Bảng 2.3. Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt của chuyên đề 38 Bảng 2.4. Bằng chƣ́ ng giải phẫu so sánh 42 Bảng 2.5. TL% các axit amin sai khác nhau trongchuỗi pôlipeptit α của phân tử Hb ở một số loài động vật có xƣơng sống 44 Bảng 2.6. Phân biê ̣t cơ quan tƣơng đồng và cơ quan tƣơng tƣ̣ 47 Bảng 2.7. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chuyên đề 2 52 Bảng 2.8. Bộ câu hỏi ô chữ bài “Học thuyết tiến hóa của Đacuyn” 56 Bảng 2.9. Phân biê ̣t nội dung cơ bản tiến lớn và tiến hóa nhỏ. 57 Bảng 2.10. Các nhân tố tiến hóa 58 Bảng 2.11. Đặc điểm các nhân tố tiến hóa 58 Bảng 2.12. Phân biê ̣t sƣ̣ khác nhau về CLTN theo quan niê ̣m của Đacuyn với quan niê ̣m hiê ̣n đa ̣i. 59 Bảng 2.13. Các cơ chế cách li sinh sản 63 Bảng 2.14. Các hoạt động dạy học dự án 63 Bảng 2.15. Phân biê ̣t phân li tính tra ̣ng với đồng quy tính tra ̣ng 68 Bảng 2.16. Bảng ma trận các yêu cầu của chuyên đề 72 Bảng 2.17. Mƣ́ c độđa ̣t đƣợc của các tiêu chí tƣ̣ học 79 Bảng 3.1. Kết quả mƣ́ c độđa ̣t đƣợc về kĩ năng thiết kế kế hoa ̣ch tƣ̣ học trƣớc và sau khi tổ chức tự học ở lớp TN 83 Bảng 3.2. Kết quả phân bố điểm bài kiểm tra số 2 84 Bảng 3.3. Kết quả mƣ́ c độđa ̣t đƣợc về kĩ năng đọc sách, tham khảo tài liệu, 84
  6. 6. iv quan sát tranh hình thu nhận và xử lí thông tin Bảng 3.4. Kết quả mƣ́ c độđa ̣t đƣợc về các kĩ năng tƣ̣ KT, ĐG trƣớc và sau khi tổ chức tự học ở lớp TN. 85 Bảng 3.5 Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 1 86 Bảng 3.6. Bảng so sánh các tham số đặc trƣng giữa các lớp ĐC và TN của bài KT số 1 86 Bảng 3.7. Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài KT số 1 87 Bảng 3.8. Bảng tần suất hội tụ tiến (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài kiểm tra số 1) 88 Bảng 3.9. Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 2 89 Bảng 3.10. Bảng so sánh các tham số đặc trƣng giữa các lớp ĐC và TN của bài kiểm tra số 2 89 Bảng 3.11. Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 2 89 Bảng 3.12. Bảng tần suất hội tụ tiến (số % đạt điểm xi trở lên bài kiểm tra 2) 90 Bảng 3.13. Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 3 91 Bảng 3.14. Bảng so sánh các tham số đặc trƣng giữa các lớp ĐC và TN của bài kiểm tra số 3 91 Bảng 3.15. Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 3 92 Bảng 3.16. Bảng tần suất hội tụ tiến (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài kiểm tra số 3) 93 Bảng 3.17. Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng điểm các bài kiểm tra bằng giả thuyết H0 94
  7. 7. v DANH MỤC CÁC HÌNH STT TÊN HÌNH TRANG Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế các hoạt động tự học 31 Hình 2.2. Xƣơng chi trƣớc của một số loài động vật có xƣơng sống 40 Hình 2.3. Các cơ quan thoái hóa ở ngƣời 41 Hình 2.4. Gai của cây hoa hồng và gai của cây hoàng liên 42 Hình 2.5. So sánh quá trình phát triển phôi của một số loài 43 Hình 2.6. Hóa thạch bộ xƣơng khủng long 45 Hình 2.7. Xác định mẫu vật là hóa thạch 47 Hình 2.8. Sƣ̣ hình thành hƣơu cao cổ theo quan niê ̣m của Lamac 55 Hình 2.9. Ô chữ bài “Học thuyết tiến hóa của Đacuyn” 56 Hình 2.10. Đặc điểm thích nghi của sâu sồi 59 Hình 2.11. Vi khuẩn tụcầu vàng gây bê ̣nh cho ngƣời 60 Hình 2.12. Sƣ̣ hình thành vi khuẩn kháng thuốc 60 Hình 2.13. Thí nghiệm sự hình thành đặc điểm thích nghi 61 Hình 2.14. Lai giƣ̃a lƣ̀ a và ngƣ̣a sinh con la bất thụ 63 Hình 2.15. Sƣ̣ hình thành loài bằng con đƣờng đi ̣ a lí 66 Hình 2.16. Sơ đồ phân li tính tra ̣ng và sƣ̣ hình thành các nhóm phân loại 67 Hình 2.17. Sơ đồ quá trình phát sinh sƣ̣ sống 75 Hình 3.1. Biểu đồ mƣ́ c độđa ̣t đƣợc về kĩ năng thiết kế kế hoạch tự học trƣớc và sau khi tổ chức tự học 83 Hình 3.2. Biểu đồ mƣ́ c độđa ̣t đƣợc về kĩ năng đọc sách, tham khảo tài liệu, quan sát tranh hình thu nhận và xử lí thông tin 84 Hình 3.3. Biểu đồ khảo sát kĩ năng tự KT, ĐG trƣớc và sau khi tổ chức tự mƣ́ c độđa ̣t đƣợc về học 85
  8. 8. vi Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 1 87 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 1 88 Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 2 90 Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 2 91 Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 3 92 Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 3 93
  9. 9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................ii DANH MỤC CA ́ C BA ̉ NG......................................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................v MỤC LỤC ..............................................................................................................vii MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3 - Nghiên cứu nội dung “Phần 6: Tiến hóa – Sinh học 12” THPT theo hƣớng tổ chức cho học sinh tự học........................................................................................3 - Kĩ năng tự học. ...............................................................................................3 - Các hoạt động học tập theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học cho học sinh....3 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................3 5.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3 5.2.Khách thể nghiên cứu.................................................................................4 6. Giả thuyết khoa học......................................................................................4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................4 8. Những đóng góp mới của đề tài .....................................................................7 9. Cấu trúc đề cƣơng nghiên cƣ ́ u........................................................................7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................8 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề tự học ở trƣờng THPT...........................8 1.1.1. Trên thế giới.........................................................................................8 1.1.2. Ở Việt Nam...........................................................................................9 1.2.Cơ sở lí luận..............................................................................................10
  10. 10. viii 1.2.1. Lý thuyết về tự học ..........................................................................10 1.2.2. Lý thuyết về kĩ năng tự học .............................................................12 1.2.4. Lý thuyết về các hoạt động học tập...................................................16 1.3. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................21 1.3.1. Điều tra thực trạng dạy tự học môn Sinh học ở một số trƣờng THPT ở huyê ̣ n Hải Hâ ̣u, Nam Đi ̣ nh..........................................................21 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ HỌC ...................................24 “PHẦ N 6: TIÊ ́ N HO ́ A” – SINH HỌC 12 THPT ............................................24 2.1. Phân tích cấu trúc , nội dung “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh ho ̣c 12 THPT… ...........................................................................................................24 2.1.1. Mục tiêu phần Tiến hóa ....................................................................24 2.1.2. Phân tích nội dung phần tiến hóa và xác định các chuyên đề dạy học ................................................................................................................25 2.2. Thiết kế các chuyên đề dạy học phần Tiến hóa....................................27 2.2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo hướng tự học ..........29 Chuyên đề 1: BẰ NG CHƢ ́ NG TIÊ ́ N HO ́ A..............................................35 Chuyên đề 2: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHÊ ́ TIÊ ́ N HO ́ A ....................48 Chuyên đề 3: SƢ̣ PHÁ T SINH VÀ PHÁ T TRIÊ ̉ N CỦ A SƢ̣ SÔ ́ NG TRÊN TRA ́ I ĐÂ ́ T.......................................................................................68 2.4. Mƣ́ c đô ̣đa ̣t đƣợc của các tiêu chí tƣ̣ ho ̣c...............................................77 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................78 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm.......................................78 3.1.1. Mục đích.............................................................................................78 3.1.2. Nhiệm vụ. ...........................................................................................78 3.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ................................79 3.2.1. Nội dung.............................................................................................79 3.2.2. Các chỉ tiêu đo thực nghiê ̣m..............................................................79 3.2.3. Phương pháp......................................................................................79 3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ...............................................................81
  11. 11. ix 3.3.1. Mức độ phát triển NL tự học của HS khi học “phần 6: Tiến hóa” Sinh học 12 - THPT.....................................................................................81 3.3.2. Kết quả lĩnh hội kiến thức.................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................93 1. Kết luận........................................................................................................93 2. Kiến nghị......................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................95 PHỤ LỤC 1.............................................................................................................99 PHỤ LỤC 2...........................................................................................................100 PHỤ LỤC 3...........................................................................................................100 PHỤ LỤC 4...........................................................................................................110
  12. 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phƣơng pháp da ̣y học là nhƣ̃ng hình thƣ́ c và cách thƣ́ c hoa ̣t động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học . Trƣớc đây, các phƣơng pháp dạy học truyền thống đƣợc sƣ̉ dụng phổ biến . Phƣơng pháp này quan niệm giáo viên là chủ thể còn học sinh là khách thể của quá trình dạy – học. Giáo viên quan tâm trƣớc hết đến việc truyền đạt kiến thức, hƣớng đến mục tiêu làm cho học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức. Phƣơng pháp da ̣y học truyền thống ít quan tâm đến việc phát triển tƣ duy , rèn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ cho ngƣời học. Nó dẫn đến tình trạng hầu hết học sinh học tập thụ động. Hậu quả của phƣơng pháp dạy học cũ dẫn đến sự thụ động của ngƣời học trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho ngƣời học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lƣời tƣ duy và thiếu tính sáng tạo trong tƣ duy khoa học. Trong khi đó , xã hội hiện đại đan g biến đổi nhanh với sƣ̣ bùng nổ của thông tin , khoa học và công nghê ̣, với thời gian và năng lƣ̣c , điều kiê ̣n ha ̣n chế thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lƣợng kiến thức ngày càng nhiều . Chính vì vậy , đổi mới phƣơng pháp da ̣y học là sƣ̣ cần thiết trong công tác giảng da ̣y. Mục đích của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông là thay đổi lối da ̣y học truyền thụmột chiều sang da ̣y học theo “Phƣơng pháp da ̣y học tích cƣ̣c” nhằm giúp học sinh phát huy tích tích cƣ̣c , tƣ̣ giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tƣ̣ học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong học tập và thực tiễn. Trong các phƣơng pháp da ̣y họ c tích cƣ̣c thì cốt lõi là phƣơng pháp tƣ̣ học . Nếu rèn luyện cho học sinh có đƣợc phƣơng pháp , kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họlòng ham học , khơi dâ ̣y nội lƣ̣c vốn có trong mỗi con ngƣời , kết quả học tâ ̣p sẽ đƣợc nhân lên gấp bội.
  13. 13. 2 Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hƣớng dẫn của ngƣời khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hƣớng dẫn của thầy cô giáo…Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của ngƣời học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con ngƣời có đƣợc kiến thức vững vàng sâu sắc. Ngƣời có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. Để có thể tổ chƣ́ c tƣ̣ học cho học sinh thì trƣớc hết ngƣời giáo viên cần hiểu về tâm sinh lý của học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng. Lƣ́ a tuổi này là giai đoa ̣n đầu của tuổi thanh niên. Đây là thời kỳ đa ̣t đƣợc sƣ̣ trƣởng thành về mă ̣t thể lƣ̣c, nhƣng sƣ̣ phát triển cơ thể còn kém với sự phát triển của ngƣời lớn . Sƣ̣ phát triển của hê ̣ thần kinh có nhƣ̃ng thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phƣ́ c ta ̣p và các chƣ́ c năng của não phát triển . Hoạt động của lứa tuổi này ngày càng phong p hú và phức tạp. Yếu tố ngƣời lớn xuất hiê ̣n ngày càng nhiều . Vì vậy, các em ngày càng có tính độc lâ ̣p và tinh thần trách nhiê ̣m hơn. Đặc điểm tâm sinh lí đó thuận lợi cho việc tự học. Nội dung “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT là đi tìm hiểu và giải thích quá trình biến đổi của giới sinh vật theo các chiều hƣớng từ đơn giản đến phức tạp ; từ ít dạng đến đa dạng; từ kém thích nghi đến thích nghi hơn . Nội dung “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT giới thiê ̣u một số bằng chƣ́ ng chƣ́ ng minh quá trình tiến hóa của các loài sinh vâ ̣t. Phân tích quan niê ̣m về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa , giới thiê ̣u sƣ̣ phát sinh của sự sống trên trái đất trong đó có sự phát sinh của loài ngƣời . Nội dung phần “Tiến hóa” là hấp dẫn học sinh khám phá thông qua thu thập tài liệu và hình ảnh , là một thuận lợi cho viê ̣c tổ chƣ́ c da ̣y học tƣ̣ học cho học sinh. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tổ chức học sinh tự học Phần 6: Tiến hóa – Sinh học 12 THPT”.
  14. 14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế các các chuyên đề dạy học và các hoạt động học tập để tổ chức cho học sinh tự học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT nhằm phát triển kỹ năng tự học cho ngƣời học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chúng tôi đi nghiên cƣ́ u về tổ chƣ́ c da ̣y học tƣ̣ học làm cơ sở lí luâ ̣n và thƣ̣c tiễn của đề tài. - Điều tra thực trạng tổ chức tự học cho học sinh trong môn Sinh học 12 ở một số trƣờng THPT huyê ̣n Hải Hâ ̣u, Nam Đi ̣ nh. - Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức “phần 6 Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT làm cơ sở thiết kế các chuyên đề và các hoạt động tự học. - Xây dựng quy trình và thiết kế các chuyên đề , các hoạt động học tập trong dạy học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học cho học sinh. - Thiết kế các tiêu chí đánh giá kĩ năng tự học trong dạy học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT. - Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết hiê ̣u quả của tổ chƣ́ c da ̣y học tƣ̣ học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung “Phần 6: Tiến hóa – Sinh học 12” THPT theo hƣớng tổ chức cho học sinh tự học. - Kĩ năng tự học. - Các hoạt động học tập theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học cho học sinh. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết và thƣ̣c tiễn về tổ chƣ́ c da ̣y học tƣ̣ học cho học sinh THPT . - Kỹ thuật dạy học, thiết kế bài học theo chuyên đề . - Nội dung chƣơng trình Sinh học 12: phần Tiến hóa.
  15. 15. 4 5.2. Khách thể nghiên cứu. - Quá trình dạy học Sinh học 12 THPT. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế đƣợc các chuyên đề và các hoạt động học tập theo hƣớng tự học cho học sinh trong dạy học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT và tổ chức cho học sinh học tập thì sẽ phát triển đƣợc kỹ năng tự học cho ngƣời học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT, các tài liệu về kĩ năng, kĩ năng tự học, bao gồm: SGK Sinh học 12, các sách lý luận và phƣơng pháp giảng dạy Sinh học, các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí, bài viết và các website làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu. 7.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra giáo viên, quan sát sƣ phạm, dự giờ giảng để đánh giá thực trạng dạy học Sinh học theo hƣớng hình thành năng lực/ kĩ năng tự học Sinh học của ngƣời học ở các trƣờng phổ thông. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sau khi xây dƣ̣ng các các c huyên đề với các hoạt động học tập theo hƣớng tự học , chúng tôi tiến hành với các hoạt động học tập theo hƣớng tự học trong dạy học Sinh học theo hƣớng hình thành năng lực/ kĩ năng tự học. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Thống kê toán học để xử lý các số liệu thu đƣợc trong thực nghiệm: Sau mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lý số liệu theo phƣơng pháp thống kê toán học: - Lập bảng phân phối, bảng tần suất, bảng tần suất hội tụ (tích lũy) - Biểu diễn các đƣờng đặc trƣng phân phối. - Tính các tham số đặc trƣng thống kê: + Tính trung bình (x ):
  16. 16. 5 Trung bình cộng là một trị số đặc trƣng tiêu biểu cho toàn bộ các phần tử trong tập hợp. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có độ đồng nhất cao. Tuy nhiên, Trung bình cộng chƣa biểu thị đƣợc đặc điểm phân tán của tập hợp. + Số trội (Mod): Mod là giá trị mô tả quan trọng, nó cho biết giá trị thƣờng gặp nhất của biến số trong một mẫu, nghĩa là trị số của xi gặp nhiều lần nhất. Với dãy số liệu thu gọn, thì Mod chính là giá trị xi mà ứng với nó có mi lớn nhất. + Khoảng biến thiên (R): Khoảng biến thiên biểu thị độ phân tán của các giá trị đại lƣợng nào đó một cách đơn giản nhất. Khoảng biến thiên chỉ ra độ dao động của các giá trị xi khác nhau. Thông thƣờng, Khoảng biến thiên càng nhỏ, giá trị trung bình càng đại diện tốt cho giá trị của dãy thử. + Phƣơng sai (S2 ): Phương sai của một mẫu trung bình là độ lệch bình phƣơng của các giá trị mẫu so với giá trị trung bình cộng là tham số đặc trƣng cơ bản nhất tính chất phân tán của số liệu. + Độ lệch tiêu chuẩn (S): Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phƣơng sai, biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. + Hệ số biến thiên (Cv): Khi có hai giá trị trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét Hệ số biến thiên: Hệ số biến thiên thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu của hai dãy số liệu không cùng thứ nguyên. Cv % có giá trị trong khoảng (0 – 10%): dao động nhỏ, độ tin cậy cao (10 – 30%): dao động trung bình (30 – 100%): dao động lớn, độ tin cậy thấp. - Ƣớc lƣợng phƣơng sai (α): Xác định khoảng tin cậy (KTC) của phƣơng sai tổng thể dựa vào các tham số trên: α = 0,05  KTC = S2 ± 2 S2 (2/n)0,5
  17. 17. 6 α = 0,01  KTC = S2 ± 2,6 S2 (2/n)0,5 α = 0,001  KTC = S2 ± 3,3 S2 (2/n)0,5 - Kiểm định giả thuyết thống kê bằng phƣơng pháp U: Trong thống kê toán học, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi cần so sánh về giá trị trung bình, phƣơng sai hay xác suất của các tổng thể để đƣa ra một kết luận về sự khác biệt của các đặc trƣng thống kê. So sánh số Trung bình cộng: Với các ý tƣởng, phƣơng pháp sƣ phạm đƣợc đƣa ra thử nghiệm, có hai giả thuyết đƣợc đặt ra (H0 và H1). Ngƣời nghiên cứu phải lựa chọn 1 trong hai giả thuyết này để khả năng sai lầm là ít nhất. Vì chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết chỉ dựa trên mẫu, do đó có 2 loại sai lầm có thể mắc phải. Ta phải khống chế khả năng phạm một loại sai lầm và cố gắng hạn chế tối đa khả năng phạm sai lầm kia, khi cho trƣớc một độ tin cậy α nào đó. Giả thuyết Quyết định H0 đƣợc chấp nhận H1 đƣợc chấp nhận H0 Đúng Sai H1 Sai Đúng Giả thuyết H0: Mẫu A (có n1 số liệu, trung bình cộng 𝑥1) và mẫu B (có n2 số liệu, trung bình cộng 𝑥2) đƣợc rút ra từ một tổng thể. Tức là, biến sai d = 𝑥1-𝑥2 ≠0 chỉ là do ngẫu nhiên. Nếu H0 sai, thì 2 mẫu thuộc hai tổng thể khác nhau. Tuy nhiên, cần xác định những chỉ số giới hạn có ý nghĩa của d để giả thuyết H0 đúng. Ngoài giới hạn này, giả thuyết H0 bị phủ nhận. Nghĩa là có sự sai khác giữa trung bình của hai tổng thể. - So sánh số lƣợng với trung bình mẫu lớn (n>30) Kết quả thực nghiệm đƣợc phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Cụ thể là: - Lập bảng phân phối thực nghiệm. - Tính giá trị trung bình và phƣơng sai của mỗi mẫu.
  18. 18. 7 - So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức mới, vận dụng và lý giải những tình huống thực tế của các lớp TN so với các lớp ĐC. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng chuyên đề học tập và tổ chức cho học sinh tự học môn Sinh học. - Xây dựng quy trình thiết kế chuyên đề và các hoạt động học tập theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học cho ngƣời học. - Thiết kế đƣợc các chuyên đề học tập theo hƣớng phát triển kĩ năng tự học trong dạy “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT. - Thiết kế đƣợc các tiêu chí đánh giá kĩ năng tự học của học sinh THPT. 9. Cấu trúc đề cƣơng nghiên cƣ ́ u. Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến đƣợc trình bày theo 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Tổ chức cho học sinh tự học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
  19. 19. 8 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề tự học ở trƣờng THPT 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử giáo dục đã xuất hiện nhiều tƣ tƣởng lớn đề cao vai trò của tự học. Những tƣ tƣởng này đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và tiếp tục phát huy trong nền giáo dục hiện đại. Khổng tử (551 - 479 trƣớc CN) quan tâm và coi trọng mặt tích cực suy nghĩ sáng tạo của HS. Cách dạy của ông là gợi mở để học trò tự tìm ra chân lý, thầy chỉ là ngƣời giúp trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác trò phải từ đó tìm ra, ngƣời thầy không đƣợc làm cho học trò [41]. Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục nhƣ: J.A Comensky (1592-1670); G.Brousseau (1712-1778); J.H. Pestalozzi (1746-1872); A.Disterweg (1790-1866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh phải khuyến khích ngƣời đọc giành lấy tri thức bằng con đƣờng tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập. Vai trò của tự học đã đƣợc khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu, điển hình là: N.A.Rubakin (1862 - 1946) trong tác phẩm “Tự học nhƣ thế nào” đã trình bày nhiều vấn đề phƣơng pháp tự học, đặc biệt là phƣơng pháp sử dụng SGK. Ông tự tin cho rằng “Tự tìm thấy kiến thức - có nghĩa là tự học”. Trong cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh nhƣ thế nào”, tác giả I.F. Kharlamov đã khẳng định: công tác tự học giữ một vai trò to lớn trong việc nâng cao tính tích cực hoạt động trí tuệ của HS khi thông hiểu và tiếp thu tri thức mới [16]. Intel ISEF là hội thi khoa học lớn nhất thế giới dành cho HS phổ thông từ lớp 9 – 12, ở 17 lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau nhằm tăng cƣờng hiệu quả và sáng kiến sử dụng công nghệ trong dạy và học, sự thông thạo và kỹ năng giải quyết vấn đề ở giới trẻ, thúc đẩy sự tiến bộ trong dạy và học các môn khoa học: Toán học, Kỹ thuật, v.v…
  20. 20. 9 Tóm lại, qua nghiên cứu các tƣ tƣởng, quan điểm, bàn về dạy học và tự học, tổ chức hoạt động tự học của các tác giả trên thế giới, chúng tôi có một số nhận xét sau: Tự học là cần thiết đối với tất cả mọi ngƣời, vấn đề tự học của học sinh nói chung và của học sinh nói riêng đƣợc các tác giả trên thế giới quan tâm đƣợc tối ƣu hóa dƣới các hình thƣ́ c tổ chƣ́ c tƣ̣ học. Nhờ đó mà mang la ̣i hiê ̣u quả cao. 1.1.2. Ở Việt Nam Ngay từ thời kỳ phong kiến, giáo dục chƣa phát triển nhƣng đất nƣớc vẫn có nhiều nhân tài kiệt xuất. Những nhân tài đó phần lớn đều là tự học của bản thân. Vấn đề tự học thực sự đƣợc phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là ngƣời khởi xƣớng vừa nêu tấm gƣơng tự học [34]. Nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về tự học, trong đó điển hình là Đinh Quang Báo với các tác phẩm Dạy học sinh học ở trường THPT theo hướng hoạt động hóa người học [20], Dạy sinh viên đọc sách – phương pháp dạy tự học chủ yếu (Tài liệu dành cho học viên sau đại học) [35]. Trong bài viết Tự học – Một chìa khóa vàng của giáo dục, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 2 / 1998, tác giả Phan Trọng Luận khẳng định: “Tự học là chìa khóa vàng cần đƣợc mài sáng thêm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc sang thế kỉ XXI. Cũng có thể nghĩ rằng tự học là con đƣờng dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và khoa học một cách có hiệu lực nhằm phát huy, tận dụng tiềm năng to lớn của mỗi thành viên cộng đồng trong sự nghiệp đi nhanh đón đầu lên đỉnh cao khoa học công nghệ hiện đại” [36]. Nguyễn Cảnh Toàn với tác phẩm: “Học và dạy cách học” đã đƣa ra vai trò của ngƣời học, ngƣời dạy và mô hình tự học [33]. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu về việc dạy HS tự học không phải là vấn đề mới mẻ đối với nền giáo dục ở nƣớc ta. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để thiết kế các hoạt động học tập tổ chức HS tự học ở từng môn học là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong dạy học Sinh học, cụ thể trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu tổ chức HS tự học “phần 6: Tiến hóa” –THPT.
  21. 21. 10 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Lý thuyết về tự học 1.2.1.1. Khái niệm tự học Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phƣơng tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, tự học đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, … và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [33]. Từ những quan niệm về tự học nêu trên, có thể đƣa ra khái niệm về tự học nhƣ sau: Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học. 1.2.1.2. Vai trò tự học Nếu xây dựng đƣợc phƣơng pháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho ngƣời học. - Tự sắp xếp thời gian phù hợp với mình nhất, học bất cứ lúc nào, nơi đâu bạn thấy tiện lợi và hứng thú. - Tự khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản thân. - Học với tốc độ phù hợp với bạn. - Tìm thấy điều bạn say mê trong môn học, và biến việc học thành điều bạn thích, chứ không chỉ là nghĩa vụ. - Học với bất kì ai bạn thích, học kết hợp với cách hoạt động khác.
  22. 22. 11 - Tƣ̣ chủ tìm kiếm và thu na ̣p thông tin , kiến thƣ́ c ngoài giới ha ̣n chƣơng trình . Không giới ha ̣n NL bản thân ngƣời học. Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến ngƣời học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới PPDH ở các trƣờng phổ thông. 1.2.1.3. Các mức độ tự học Nói đến quá trình tự học là nói đến vai trò quan trọng của ngƣời học, tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn có vai trò của ngƣời thầy. Căn cứ vào mức độ độc lập của việc học, có thể chia tự học thành các mức độ khác nhau [42]: - Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của ngƣời khác. HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá đƣợc kết quả tự học của mình... Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục tự học. - Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ nhƣ học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thƣờng xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ. - Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS đƣợc nghe GV giảng giải minh họa, nhƣng không đƣợc tiếp xúc với GV, không đƣợc hỏi, không nhận đƣợc sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Với hình thức tự học này, HS cũng không đánh giá đƣợc kết quả học tập của mình. - Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chƣa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt đƣợc (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai. - Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV ở lớp: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS vẫn sử dụng SGK
  23. 23. 12 nhƣ hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hƣớng dẫn về phƣơng pháp học. 1.2.1.4. Các hình thư ́ c thức tổ chức học sinh tự học  Tự học trên lớ p Để tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho HS, GV có thể tiến hành một loạt các biện pháp nhƣ tạo môi trƣờng học tập, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, kết hợp thảo luận toàn lớp, tăng cƣờng việc giải các bài tập, sử dụng mô hình hóa, thông tin phản hồi nhanh nhằm tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình tự học.  Tự học ở nhà GV giao nhiệm vụ học tập cho HS thực hiện ở nhà, có thể hoạt động nhóm hoặc cá nhân. Các nhiệm vụ có thể là các bài tập, các bài thực hành thí nghiệm, các dự án học tập, … Tự học ở nhà giúp cho ngƣời học chuẩn bị bài mới, đồng thời cũng là để củng cố kiến thức đã học, vận dụng vào thực tiễn hay tìm tòi mở rộng để nâng cao kiến thức đã học.  Tự học cá nhân Làm việc cá nhân là hoạt động của mỗi HS để tác động vào kiến thức. Mỗi cá nhân tự định hƣớng nhiệm vụ, tự nghiên cứu SGK, quan sát phƣơng tiện trực quan hay làm thí nghiệm dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh hoặc với GV, từ đó hình thành kiến thức, kĩ năng.  Tự học theo nhóm Tổ chức dạy học theo nhóm kết hợp với thảo luận là giải pháp về tổ chức nhằm đảm bảo quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả. Thông qua môi trƣờng học tập hợp tác, HS không chỉ học đƣợc tri thức, kinh nghiệm, thái độ mà còn học đƣợc các kĩ năng thực hành, kĩ năng hợp tác. Ngoài ra, học tập theo nhóm kết hợp thảo luận toàn lớp còn giúp HS phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập th ể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học của HS, năng lực tổ chức, quản lý, tự quản của HS, tạo điều kiện cho mỗi HS có cơ hội để trải nghiệm. 1.2.2. Lý thuyết về kĩ năng tự học 1.2.2.1. Khái niệm kĩ năng Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm ) nhằm giải quyết tình huống hay
  24. 24. 13 công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống . Nói một cách ngắn gọn thì kĩ năng là khả năng vâ ̣n dụng nhƣ̃ng kiến thƣ́ c thu nhâ ̣n đƣợc một lĩnh vƣ̣c nào đó vào thƣ̣c tế [29]. Kĩ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trƣờng quen thuộc. Kĩ năng theo nghĩa rộng là bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm, … giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi [2]. Theo tác giả Trần Bá Hoành: Kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kĩ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kĩ xảo [11]. Mỗi kĩ năng đƣợc hình thành đều phải trải qua các bƣớc nhƣ sau: - Hình thành mục đích: Lúc này thƣờng thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?”… - Lên kế hoạch để có kỹ năng đó: Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản nhƣ là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”. - Cập nhật kiến thức/lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó: Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. - Luyện tập kỹ năng : Ngƣời cần có kĩ năng có thể luyện tập ngay trong công việc , luyện với thầy hoặc tự mình luyện tập . - Ứng dụng và hiệu chỉnh: Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống cần nhiều kĩ năng . Vì vậy dạy học nhắm tới hoàn thiện kỹ năng cho ngƣời học. Một trong nhƣ̃ng kĩ năng quan trọng, đó là kĩ năng tƣ̣ học. 1.2.2.2. Khái niệm kĩ năng tự học Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó. Kỹ năng tự học là một hệ thống, bao hàm trong nó những kỹ năng chung cho hoạt động học tập và những kỹ năng chuyên biệt. Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu loại hình kỹ năng chuyên biệt [10].
  25. 25. 14 1.2.2.3. Những kĩ năng cần có khi tự học Tác giả Nguyễn Thị Thu Ba chia hoạt động tự học bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau [3]: - Kỹ năng định hướng: Trƣớc tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công ngƣời học cần thiết lập cơ sở định hƣớng của hành động. Để có đƣợc cơ sở định hƣớng, ngƣời học phải trả lời đƣợc các câu hỏi: Học nhằm mục đích gì? Thái độ học tập ra sao? Học nhƣ thế nào? - Kỹ năng lập kế hoạch học tập: Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu ngƣời học xác định đƣợc mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp học. Muốn vậy, ngƣời học phải xây dựng đƣợc kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã đƣợc thiết lập đó, ngƣời học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. - Kỹ năng thực hiện kế hoạch: Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, ngƣời học cần có một số kỹ năng sau: Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã đƣợc xác định nhƣ đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm… [18]. Xử lí thông tin: quá trình này có thể đƣợc tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lƣợc, tổng hợp, so sánh… Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan nhƣ thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch… Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. - Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm: Khi ngƣời học tự đánh giá đƣợc kết quả học tập của mình, ngƣời học sẽ tự đánh giá đƣợc năng lực học tập của bản thân, hiểu đƣợc cái gì mình làm đƣợc, cái gì mình chƣa làm đƣợc để từ đó có hƣớng phát huy hoặc khắc phục. Để phát triển đƣợc kĩ năng da ̣y học GV cần lƣu ý một số vấn đề sau: GV cần tạo cho HS niềm say mê môn học. GV có thể dùng tiết dạy để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em. GV cần hướng dẫn cho HS cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu. Ngay từ tiết học đầu tiên của môn học hoă ̣c tiết đầu tiên mỗi phần nội dung hoă ̣c chƣơng hoă ̣c chuyên đề , GV nên đi giới thiệu sơ lƣợc về chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp học
  26. 26. 15 một cách khái quát nhất để HS hiểu và từ đó HS xây dƣ̣ng cho mình một kế hoa ̣ch học tâ ̣p phù hợp với NL và hoàn cảnh của mình. GV hướng dẫn cho HS cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn học. GV cần cho các em thấy đƣợc lƣợng thông tin trong SGK là ha ̣n chế vì vâ ̣y các em muốn hiểu sâu và đầy đủ thì phải tham khảo thêm các tài liê ̣u khác hoă ̣c truy câ ̣p thông tin trên internet. GV cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web chuyên ngành, hoặc các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để HS tham khảo thêm. GV nên hướ ng dẫn cho HS cách ghi chép và nghe giảng vì đây là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình học tập của HS. GV nên khuyến khích HS ghi chép theo ý hiểu của mình . Sơ đồ hóa thông tin thu đƣợc , gạch chân, đánh dấu cụm tƣ̀ quan trọng . Chỗ nào chƣa hiểu hoă ̣c chƣa rõ cần đánh dấu , chỗ nào có trong tài liệu thì chú thích đi ̣ a chỉ để tƣ̣ tìm hiểu sau. GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS hoặc nhóm HS ở tiết học tiếp theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy HS tận dụng hết thời gian tự học. Vì các em chƣa quen nên GV giao nhiê ̣m vụcụthể , nếu cần thì phải hƣớng dẫn các bƣớc thao tác khai thác thông tin, đi ̣ a chỉ cần tìm hiểu… Có nhƣ vậy HS mới có thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ tự học ở nhà của mình. Khi có sự chuẩn bị trƣớc ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều. GV hướ ng dẫn tự ĐG mứ c độ tự học của mình . Để HS có thể tự ĐG được thì GV nên giới thiệu các nấc thang nhận thức của S.Bloom. Theo cách phân chia trong thang nhận thức của Bloom, HS có thể học cách phân tích, tổng hợp, vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét, đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức khác… [3]. Tƣ̣ học có kế hoa ̣ch, nề nếp sẽ ta ̣o nên thói quen sống và phong cách làm viê ̣c của tƣ̀ ng cá nhân , tƣ̣ học giúp con ngƣời đi ̣ nh hƣớng trong thời đa ̣i thông tin đang bùng nổ . Có kĩ năng tự học sẽ giúp cho con ngƣời có khả năng hoàn thiện mình trong cả cuộc đời. 1.2.3. Dạy học theo chuyên đề. Theo Phan Thị Thanh Hội và Lê Thanh Oai (2015), chuyên đề dạy học có thể xem nhƣ là một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tƣơng đối trọn vẹn trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình học tập [17]. Dạy học theo chuyên đề (Theme-based learning) là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học chuyên đề đó. GV sử dụng các
  27. 27. 16 phƣơng pháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hƣớng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ. Dạy học theo chuyên đề tăng cƣờng sự tích hợp kiến thức, làm cho các kiến thức có mối liên hệ mạng lƣới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn ngƣời học hơn. Các tác giả đã thiết kế quy trình thiết kế chuyên đề trong dạy học Sinh học 8 gồm các bƣớc: Bƣớc 1: Phân tích chƣơng trình Sinh học 8 để xác định các chuyên đề. Bƣớc 2: Xác định tên một chuyên đề cụ thể và mục tiêu chuyên đề Bƣớc 3: Xác định mạch nội dung kiến thức của chuyên đề Bƣớc 4: Thiết kế các hoạt động học tập Bƣớc 5: Thiết kế các câu hỏi kiểm tra đánh giá chuyên đề Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào quy trình thiết kế chuyên đề của hai tác giả trên để đề xuất quy trình thiết kế chuyên đề dạy học. Để thiết kế thành công chuyên đề dạy học, việc thiết kế các hoạt động học tập là quan trọng nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung thiết kế các hoạt động theo hƣớng tự học của học sinh. 1.2.4. Lý thuyết về các hoạt động học tập 1.2.3.1. Khái niệm hoạt động Theo quan niệm triết học: hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời (chủ thể) với thế giới (đối tƣợng) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả con ngƣời [38]. Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình: - Quá trình đối tƣợng hóa, bao gồm: Chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động. Tâm lý của con ngƣời đƣợc bộc lộ, đƣợc khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. - Quá trình chủ thể hóa, bao gồm: Chủ thể chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất của sự vật) vào bản thân mình tạo nên tâm lý , ý thức, nhân cách của bản thân. Quá trình này cũng chính là quá trình con ngƣời lĩnh hội thế giới.
  28. 28. 17 Về mặt tâm lý học: hoạt động là tính tích cực bên trong (tâm lý) và bên ngoài (thể lực) của con ngƣời. Hoạt động đƣợc sinh ra từ nhu cầu và đƣợc điều chỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức đƣợc. Hoạt động gắn liền với nhận thức và ý chí, dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng [38]. Nhƣ vậy, trong quá trình con ngƣời tham gia hoạt động, con ngƣời vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới vừa tạo ra tâm lý của mình. Hay nói khác đi, tâm lý, nhân cách, ý thức sẽ đƣợc bộc lộ, hình thành từ trong hoạt động. 1.2.3.2. Hoạt động học tập Theo triết học, hoạt động là quá trình diễn ra giữa con ngƣời với giới tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con ngƣời làm trung gian điều tiết kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động, thì hoạt động là quan hệ, tác động qua lại giữa con ngƣời và thế giới. Trong đó, con ngƣời làm biến đổi thế giới, tạo ra sản phẩm có chứa đựng tâm lý – ý thức – tính cách của mình. Đồng thời thế giới tác động trở lại làm cho con ngƣời có nhận thức mới, năng lực mới. Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, ngƣời học phải biết cách học, phƣơng pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học. Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong chuyện hình thành và phát triển tâm lý của ngƣời học trong lứa tuổi này. Một trong các điều kiê ̣n quan trọng của học tâ ̣p ngoài các yếu tố ngoa ̣i cảnh đó là có sự chỉ dẫn của thầy , sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…và còn có yếu tố nội ta ̣i đó là sự vận động của chính bản thân ngƣời học. Hoạt động học có thể diễn ra trong đời sống thƣờng ngày , trên thƣ̣c tế chỉ có cách đặc thù đƣợc tổ chƣ́ c trong nhà trƣờng , mới có tiềm năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động học có hiê ̣u quả , qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. [16, Tr104-119 ]. 1.2.3.3. Các dạng hoạt động học tập  Hooạt động trả lời câu hỏi, bài tập  Khái niệm câu hỏi và bài tập:
  29. 29. 18 - Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ dễ dàng diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề cần đƣợc giải quyết. Câu hỏi đƣợc sử dụng vào những mục đích khác nhau của quá trình dạy học - Bài tập là nhiệm vụ mà ngƣời giải cần phải thực hiện, trong bài tập bao gồm có dữ kiện và yêu cầu cần tìm [5]. Bài tập có thể bao gồm: kênh hình, sơ đồ, sơ đồ hóa, bảng biểu,...  Mục tiêu: Vận dụng thông tin lý thuyết để tái hiện kiến thức, giải thích hiện tƣợng thực tiễn, khái quát – tổng hợp kiến thức.  Rèn luyện kĩ năng: Kĩ năng học tập: quan sát, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống, hoạt động nhóm. Kĩ năng tƣ duy: so sánh, phân tích, tổng hợp.  Hoạt động học tập: quan sát, trả lời câu hỏi - Quan sát trực quan: quan sát ở đây không đơn thuần là khả năng tinh tƣờng của giác quan mà còn phải biết định hƣớng quan sát [28]. Sau quan sát, ngƣời học có khả năng phát hiện kiến thức và vận dụng nhanh vào việc giải quyết một tình huống nhỏ (thông qua câu hỏi) hoặc một vấn đề lớn hơn (thông qua bài tập). - Rèn luyện kĩ năng: Kĩ năng học tập: quan sát, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống, hoạt động nhóm. Kĩ năng tƣ duy: so sánh, phân tích, tổng hợp.  Hoạt động xử lí tình huống - Khái niệm tình huống và tình huống dạy học: Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc con ngƣời phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng để giải quyết. Tình huống dạy học: + Về mặt khách quan: Tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể đƣợc hình thành trong quá trình dạy học, khi mà ngƣời học đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tƣợng nhận thức trong một trƣờng dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể.
  30. 30. 19 + Về mặt chủ quan: Tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong đƣợc sinh ra do sự tƣơng tác giữa chủ thể với đối tƣợng nhận thức [5]. - Bài tập tình huống trong dạy học. Bài tập tình huống trong dạy học là những tình huống khác đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, đƣợc cấu trúc lại dƣới dạng bài tập. Khi học sinh giải bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện đƣợc kĩ năng học tập cần thiết [5]. - Mục tiêu. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học là nhằm gắn hoạt động động học tập với thực tiễn, hƣớng ngƣời học vào những hoàn cảnh cụ thể và luôn biến động. Thông qua bài tập tình huống, ngƣời học sẽ đƣợc hình thành các kĩ năng nhƣ sau: kĩ năng so sánh, kĩ năng phân tích – tổng hợp, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng suy luận.  Hoạt động thuyết trình Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin (nội dung học tập) qua những gì đã sƣu tầm đƣợc và tóm lƣợc lại. Mục tiêu: Ngƣời học tự nghiên cứu thông tin về nội dung học tập và trình bày bằng miệng hoặc bằng trình chiếu (qua phần mềm power point). Rèn luyện kĩ năng Kĩ năng học tập: hợp tác nhóm, tìm kiếm tƣ liệu, xử lý thông tin, sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình. Kĩ năng tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.  Hoạt động trò chơi học tập - Trò chơi học tập là những trò chơi có tác dụng cải thiện năng lực và phẩm chất ngƣời tham gia chơi, thông qua đó giúp ngƣời chơi thể hiện năng lực của mình trƣớc tập thể. Trò chơi trong dạy học do GV tạo ra, trực tiếp điều khiển, HS tham gia trò chơi có thể lĩnh hội đƣợc tri thức mới hay hoàn thiện tri thức, kĩ năng, thái độ [33]. - Mục tiêu Sử dụng trò chơi nhƣ 1 kỹ thuật dạy học, gây hứng thú cho ngƣời học, có khả năng lôi cuốn hầu hết các thành viên tham gia. Đồng thời, phát huy tính sáng tạo cho ngƣời dạy (tổ chức và hƣớng dẫn trò chơi) và ngƣời học (làm chủ và chinh phục thử thách trong
  31. 31. 20 trò chơi). Trò chơi có thể chia thành nhiều mức độ tùy theo mục tiêu kiến thức và chọn khâu tổ chức trong quá trình học tập. - Rèn luyện kĩ năng Kĩ năng học tập: hợp tác nhóm, xử lý thông tin, xử lý tình huống. Kĩ năng tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phân biệt các dạng tổ chức trò chơi Bảng 1.1. Phân biệt một số dạng trò chơi Đặc điểm phân biệt Dạng trò chơi Thời điểm tổ chức Mục tiêu Hình thức tham gia Khởi động Mở đầu bài mới Tạo tâm thế hƣng phấn trƣớc khi học. Nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn (4 – 6 HS) Kích thích học tập Mở đầu bài mới hoặc trong bài mới Tạo tâm thế hƣng phấn, kích thích tính tích cực trong học tập. Nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn (4 – 6 HS) Khám phá tri thức Trong bài mới Phát huy mạnh tính chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức Nhóm lớn (4 – 6 HS hoặc 6 – 8 HS) Củng cố, kiểm tra, đánh giá Kết thúc bài học Hệ thống hóa kiến thức Nhóm lớn (4 – 6 HS hoặc 6 – 8 HS)  Hoạt động học tập theo dự án  Khái niệm dự án, học theo dự án và dự án học tập: - Dự án là một dự định, một kế hoạch cần đƣợc thực hiện trong điều kiện thời gian, phƣơng tiện, tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt đƣợc mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, đƣợc thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt. - Học theo dự án: theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Học theo dự án (Project vork) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống”.
  32. 32. 21 - Dự án học tập: là sản phẩm do ngƣời học tự thiết kế (thƣờng là theo nhóm) dựa trên những kế hoạch đã lập ra chi tiết. Sản phẩm này có thể trình bày, giới thiệu hoặc sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo.  Mục tiêu Xuất phát từ những tình huống, vấn đề thực tiễn gắn liền với giáo dục để định hƣớng ngƣời học. Ngƣời học đƣợc chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Qua đó sẽ rèn đƣợc kĩ năng tự học.  Rèn luyện kĩ năng Kĩ năng học tập: thu thập và xử lý thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, thuyết trình sản phẩm, hợp tác nhóm và chia sẻ. Kĩ năng tƣ duy: so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Điều tra thực trạng dạy tự học môn Sinh học ở một số trƣờng THPT ở huyê ̣ n Hải Hâ ̣u, Nam Đi ̣ nh 1.3.1.1. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra, nghiên cƣ́ u trên các trƣờng THPT thuộc đi ̣ a bàn huyê ̣n Hải Hậu , tỉnh Nam Định : Trƣờng THPT A Hải Hâ ̣u , Trƣờng THPT Trần Quốc Tuấn , Trƣờng THPT Hải Hâ ̣u C , Trƣờng THPT Vũ Văn Hiếu , Trƣờng THPT Thi ̣ nh Long . Nội dung điều tra gồm có 2 phần: 1.3.1.2. Nội dung điều tra Để góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo quy định của ngành, cũng nhằm nâng cao hoạt động tích cực của ngƣời học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về việc tổ chức dạy tự học cho HS ở trƣờng Trung học phổ thông. (Phụ lục 1). 1.3.1.3. Kết quả điều tra Chúng tôi đã điều tra thực trạng dạy tự học môn Sinh học ở một số trƣờng THPT thuộc đi ̣ a bàn Huyê ̣n Hải Hâ ̣u , tỉnh Nam Định. Số lƣợng GV tham gia khảo sát là 60 GV. Số liệu khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học sinh tự học
  33. 33. 22 TT Câu hỏi Câu lựa chọn và % trả lời 1 Việc rèn luyện năng lực, kĩ năng tự học cho học sinh có cần thiết hay không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 14/60 23,33% 46/60 76,67% 0 0 % 2 Đã từng tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh biện pháp tự học ? Thƣờng xuyên Đã tổ chức nhƣng không thƣờng xuyên Chƣa bao giờ 12/60 20,00% 43/60 71,67% 5/60 8, 33% 3 Chọn khâu nào để tổ chức cho học sinh tự học? Dạy kiến thức mới tại lớp Kiểm tra đánh giá Chuẩn bị bài mới ở nhà 11/60 18,33% 10/60 16,67% 39/60 6 5% 4 Phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học nào được sử dụng dạy tự học? PP bàn tay nặn bột (Lamap) PP dạy học theo dự án PP dạy học giải quyết vấn đề 1/60 1,67% 1/60 1,67% 20/60 3 3,33% Lƣợc đồ tƣ duy Bài tập tình huống Thực hành thí nghiệm 4/60 6,67% 32/60 53,33% 2/60 3, 33% 5 Thái độ của HS khi được hướng dẫn tự học Hứng thú Khá hứng thú Không hứng thú 45/60 75,00% 13/60 21,67% 2/60 3, 33% Qua bảng số liệu trên, cho thấy: - Việc rèn luyện năng lực, kĩ năng tự học cho HS hiện nay rất đƣợc quan tâm để thực hiện. Tất cả 100% GV đƣợc khảo sát đều chọn phƣớng án “rất cần thiết” hoặc “cần thiết” để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS. - Về mức độ thƣờng xuyên tổ chức hoạt động tự học: đã có hơn 90% GV đƣợc khảo sát thƣờng xuyên hoă ̣c có tổ chƣ́ c nhƣng không thƣờng xuyên cho HS tự học. Điều này rất có ý nghĩa trong việc rèn luyện và phát triển năng lực ngƣời học. - Về hình thức tự học thì 65% GV cho HS tự học ở nhà, còn trên lớp chỉ có 18,33% số GV có tổ chức cho HS. Điều này thể hiện còn ít GV quan tâm rèn
  34. 34. 23 luyện cho HS tự học tại lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hƣởng đến việc dạy học kiến thức mới. Cần thiết phải tăng cƣờng tổ chức cho HS tự học tại lớp, vì ở lớp GV dễ dàng quan sát và hƣớng dẫn HS tự học tốt hơn. Cũng nhƣ vậy, ở lớp cần thiết kế các hoạt động tự học để có thể học cá nhân và hoạt động nhóm. - Về PPDH các GV sử dụng để rèn luyện kĩ năng tự học, hầu hết các GV chọn dạy học nêu vấn đề (33,33%) và bài tập tình huống (53,33%), điều này cho thấy sƣ̣ phù hợp về giảng dạy bộ môn ở bậc THPT với các kĩ thuật tổ chức dạy học này . - Về thái độ của HS khi tự học: hầu hết GV đều nhận đƣợc sự hợp tác từ HS qua tinh thần hứng thú trong tiết học. Tổ chức tự học để HS phát huy bản thân là điều hoàn toàn phù hợp đối với lứa tuổi THPT. Từ những điều trên cho thấy việc tổ chức cho học sinh tự học trên lớp và ở nhà, tự học cá nhân và học theo nhóm đang rất cần đƣợc phổ biến sâu rộng đến đội ngũ GV và nên tạo điều kiện nhiều hơn để GV có thể tạo điều kiện cho HS phát triển kĩ năng tự học. Tuy nhiên, việc GV tổ chức cho học sinh tự học cũng mới chỉ mang tính tự phát, GV chƣa thực sự nhấn mạnh việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS, cũng nhƣ chƣa kiểm tra đánh giá những gì HS đạt đƣợc thông qua tự học. Do GV cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ sự sáng tạo và nhiệt tình, đặc biệt họ chƣa có cơ sở lí luận vững chắc về việc thiết kế các hoạt động học tập cho HS cũng nhƣ chƣa có kĩ năng kiểm tra đánh giá HS tự học. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1 chúng tôi đã tập trung làm sáng tỏ về tổng quan một số nghiên cứu về tự học và kĩ năng tự học trên Thế giới và ở Việt Nam . Tƣ̀ đó thấy đƣợc các hoạt động tự học đƣợc tổ chức đa dạng, phong phú sẽ càng lôi cuốn từng đối tƣợng HS nhận thức đƣợc năng lực bản thân để phát huy theo hƣớng tích cực hơn. Đối với cơ sở lí luận về tự học và rèn luyện kĩ năng tự học, chúng tôi đã nghiên cứu: khái niệm tự học, khái niệm kĩ năng, khái niệm hoạt động học tập, vai trò của tự học, các dạng hoạt động học tập theo hƣớng tự học để tiến hành tổ chức cho HS tự học. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu về chuyên đề và quy trình xây dựng chuyên đề học tập.
  35. 35. 24 Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi điều tra thực trạng dạy tự học môn Sinh học đối với 60 GV ở các trƣờng THPT thuộc huyê ̣n Hải Hâ ̣u , tỉnh Nam Định, cho thấy đa số GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức học sinh tự học, nhƣng chủ yếu GV tổ chức cho HS tự học ở nhà và chƣa có sự kiểm tra đánh giá quá trình học cũng nhƣ chƣa chú ý rèn luyện cho HS kĩ năng tự học để các em có thể tự học suốt đời. Từ những kết quả lí luận và thực tiễn nhƣ trên, chúng tôi đề xuất thiết kế các chuyên đề dạy học môn Sinh học để tổ chức cho học sinh tự học “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 THPT. CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ HỌC “PHẦ N 6: TIÊ ́ N HO ́ A” – SINH HỌC 12 THPT 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung “Phần 6: Tiến hóa” – Sinh ho ̣c 12 THPT 2.1.1. Mục tiêu phần Tiến hóa 2.1.1.1.Mục tiêu về kiến thức  Chương I - phần “Tiến hóa”: Bằng chƣ ́ ng và cơ chế tiến hóa - Trình bày đƣợc các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tƣơng đồng, cơ quan tƣơng tự, các cơ quan thoái hoá. - Phân tích đƣợc những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài. - Nêu đƣợc những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. - Phân tích đƣợc đặc điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp. Phân biệt đƣợc khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. - Phân tích đƣợc vai trò của các nhân tố tiến hóa. - Nêu đƣợc khái niệm loài sinh học. - Phân tích đƣợc vai trò của các cơ chế cách li sinh sản giƣ̃a các loài.
  36. 36. 25 - Giải thích đƣợc thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đƣờng địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá 21. • Chương II - phần “Tiến hóa”: Sƣ̣ phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất - Trình bày đƣợc sự phát sinh sự sống trên Trái Đất : quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học. - Phân tích đƣợc mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Biết đƣợc một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật. - Giải thích đƣợc nguồn gốc động vật của loài ngƣời dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa ngƣời và vƣợn ngƣời. - Trình bày đƣợc các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài ngƣời, trong đó phản ánh đƣợc điểm đặc trƣng của mỗi giai đoạn: các dạng vƣợn ngƣời hoá thạch, ngƣời tối cổ, ngƣời cổ, ngƣời hiện đại 21. 2.1.1.2 Mục tiêu về kĩ năng - Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các kiến thức về các bằng chứng tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển của sự sống. - Kĩ năng học tập: Tự học, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, lập sơ đồ, bảng biểu,... - Kĩ năng khoa học:Sƣu tầm tƣ liệu về các bằng chứng tiến hoá, về sự thích nghi của sinh vật, về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, sự phát sinh loài ngƣời. Xem phim về sự phát triển sinh vật hay quá trình phát sinh loài ngƣời. Thiết lập mối quan hệ giữa các loài, giữa quá trình hình thành loài và điều kiện cần thiết,... 2.1.2. Phân tích nội dung phần tiến hóa và xác định các chuyên đề dạy học “Phần sáu: Tiến hóa”, với thời lƣợng 11 tiết đƣợc chia thành 2 chƣơng: Chƣơng I: Bằng chƣ́ ng và cơ chế tiến hóa
  37. 37. 26 - Giới thiệu các loại bằng chứng tiến hóa bao gồm bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, tế bào học và sinh học phân từ, bằng chứng địa lý sinh vật học để chứng minh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinh vật trên trái đất. - Giới thiệu các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, đồng thời đi sâu phân tích các quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của các loài và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. Bảng 2.1. Nội dung chương I chương trình sinh học 12 STT bài Tên bài Nội dung chính Bài 24 Các bằng chƣ́ ng tiến hóa - Các bằng chƣ́ ng tiến hóa giá tiếp (bằng chƣ́ ng trƣ̣c tiếp là hóa tha ̣ch đƣợc trình bày trong bài 32.) - Các bằng chứng gián tiếp gồm: bằng chƣ́ ng giải phẫu so sánh, bằng chƣ́ ng phôi sinh học, bằng chƣ́ ng đi ̣ a lí sinh học, bằng chƣ́ ng tế bào và sinh học phân tử. Bài 25 Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn. - Giới thiê ̣u về học thuyết tiến hóa của Lamac và của Đacuyn. Bài 26 Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiê ̣n đa ̣i. - Giới thiê ̣u học thuyết tiến hóa tổng hợp hiê ̣n đa ̣i với quan niê ̣m hiê ̣n đa ̣i về tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn, nguồn biến di ̣di truyền của quần thể cùng các nhân tố tiến hóa. - Các nhân tố tiến hóa gồm có:đột biến, di – nhâ ̣p gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên. Bài 27 Quá trình hình thành quần thể thích nghi. - Trình bày quá trình hình thành quần thể thích nghi. - Giải thích đƣợc tại sao các đặc điểm thích nghi là tƣơng đối. Bài 28 Loài - Giới thiê ̣u về quan niê ̣m loài sinh học và các cơ chế cách li giƣ̃a các loài. - Các cơ chế cách li gồm: cách li trƣớc hợp tử và cách li sau hợp tử. Bài 29,30 Quá trình hình thành loài. - Giới thiê ̣u cách hình thành loài mới. - Cách hình thành loài gồm: hình thành loài cùng khu và hình thành loài khác khu. Bài 31 Tiến hóa lớn. - Trình bày sơ lƣợc về tiến hóa lớn và chiều hƣớng tiến hóa của sinh giới. Chƣơng II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất. Giới thiệu sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học, sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất và sự phát sinh loài ngƣời.
  38. 38. 27 Bảng 2.2. Nội dung chương II trong chương trình sinh học 12 STT bài Tên bài Nội dung chính Bài 32 Nguồn gốc sƣ̣ sống. - Giới thiê ̣u về sƣ̣ tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học làm xuất hiện các dạng sống sơ khai đầu tiên trên Trái Đất. Bài 33 Sƣ̣ phát triển của sinh giới qua các đa ̣i đi ̣ a chất. - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Sƣ̣ tồn tại, sƣ̣ tuyê ̣t chủng hàng loa ̣t của các loài và sƣ̣ bùng nổ quá trình tiến hóa hình thành loài mới luôn luôn gắn liền với quá trình biến đổi lớn của lớp vỏ Trái Đất. Bài 34 Sƣ̣ phát sinh loài ngƣời. - Giới thiê ̣u các giai đoa ̣n chính trong quá trình tiến hóa hình thành nên chi Homo cùng với quá trình phát sinh loài ngƣời hiê ̣n đa ̣i và sƣ̣ tiến hóa về văn hóa của loài ngƣời. Logic nội dung trong phần tiến hóa đƣợc thể hiện nhƣ sau: - Bằng chứng tiến hóa → Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa → Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất. - Chất vô cơ → chất hữu cơ → Tế bào nguyên thủy → Thể đơn bào nhân sơ → Thể đơn bào nhân thực → Thể đa bào → Con ngƣời. - Các quy luật vô cơ → Các quy luật sinh học → Các quy luật xã hội. Qua phân tích cấu trúc nội dung “phần 6: Tiến hóa” nhâ ̣n thấy:  Nội dung đƣợc kế thƣ̀ a các kiến thƣ́ c thuộc các bộmôn khác và đă ̣c biê ̣t là các kiến thƣ́ c mà HS đã đƣợc học ở nhƣ̃ng phần trƣớc và lớp trƣớc.  Các kiến thức và quy luật tiến hóa đƣợc tổng kết từ các hiện tƣợng và quy luật tự nhiên nên rất dễ liên hê ̣với thƣ̣c tiễn. Qua phân tích cấu tr úc nội dung “phần 6: Tiến hóa” chƣơng trình sinh học THPT có thể thiết kế thành 3 chuyên đề vì tƣơng đối độc lập với nhau. Các chuyên đề đƣợc thiết kế là: Chuyên đề 1: Bằng chƣ́ ng tiến hóa Chuyên đề 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa Chuyên đề 3: Sƣ̣ phát sinh phát triển của sƣ̣ sống trên Trái đất 2.2. Thiết kế các chuyên đề dạy học phần Tiến hóa 2.2.1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học phần Tiến hóa
  39. 39. 28 Dựa vào quy trình thiết kế chuyên đề của các tác giả Phan Thị Thanh Hội v à Lê Thanh Oai (2015), chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng các chuyên đề dạy học phần Tiến hóa nhƣ sau: Bƣớc 1: Phân tích cấu trúc nội dung phần Tiến hóa và xác định các chuyên đề dạy học thuộc phần này. Bƣớc 2: Xác định mục tiêu và mạch kiến thức của chuyên đề. Bƣớc 3: Thiết kế bảng ma trận các yêu cầu cần đạt Bƣớc 4: Thiết kế các hoạt động học tập Bƣớc 5: Thiết kế các câu hỏi bài tập đánh giá theo chuyên đề. Giải thích quy trình khi học “phần 6: Tiến hóa” – Sinh học 12 – THPT Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung phần Tiến hóa và xác định các chuyên đề dạy học thuộc phần này. Chúng tôi chia nội dung thành các chuyên đề dạy học tổ chức học sinh tự học và hình thành, phát triển năng lực cho ngƣời học nhƣ sau: Chuyên đề 1: Bằng chƣ́ ng tiến hóa Chuyên đề 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa Chuyên đề 3: Sƣ̣ phát sinh phát triển của sƣ̣ sống trên Trái đất Bước 2: Xác định mục tiêu và mạch kiến thức của chuyên đề. Đối với mỗi chuyên đề, chúng tôi đều xác định mục tiêu chuyên đề thể hiện ở các mặt: Mục tiêu kiến thức , mục tiêu kĩ năng, mục tiêu thái độ và các năng lực hƣớng tới. Trong quá trình học tập ở trƣờng phổ thông, có một số năng lực chung và một số năng lực chuyên biệt cho môn học ngƣời học cần hƣớng tới. Tuy nhiên, đối với mỗi cấp học, mỗi chuyên đề có thể tập trung hƣớng tới các năng lực khác nhau. Vì vậy, việc xác định các năng lực cần hƣớng tới cho mỗi chuyên đề căn cứ vào các năng lực chung và năng lực chuyên biệt đóng vai trò quan trọng. Xác đi ̣ nh quá tr ình học tập ở trƣờng phổ thông, có một số năng lực chung và một số năng lực chuyên biệt cho môn học ngƣời học cần hƣớng từ các khái niệm, đến các đặc điểm, sự vận động và vận dụng trong thực tiễn.
  40. 40. 29 Bước 3: Thiết kế bảng ma trận các yêu cầu cần đạt Thiết kế bảng ma trận các yêu cầu cần đạt, có một số năng lực chung và một số năng lực chuyên biệt cho môn học. Bước 4: Thiết kế các hoạt động học tập Trong chuyên đề học tập, thiết kế hoạt động học tập đóng vai trò quan trọng để tổ chức cho học sinh học chuyên đề, nhằm đạt mục tiêu đã xác định. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tổ chức cho học sinh tự học, nên việc xây dựng các hoạt động có vai trò cốt lõi trong nghiên cứu. Bƣớc này đƣợc chúng tôi làm rõ hơn ở mục 2.2.2. Bước 5: Thiết kế các câu hỏi bài tập đánh giá theo chuyên đề. Tƣơng ứng với mỗi mức độ và nội dung và các yêu cầu cần đạt, chúng tôi thiết kế các câu hỏi, bài tập tƣơng ứng để đánh giá mức độ đạt đƣợc của ngƣời học. Các câu hỏi, bài tập có thể tự luận; trắc nghiệm khách quan. Các bài tập ở đây tập trung vào dạng đánh giá kĩ năng và năng lực ngƣời học. 2.2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo hướng tự học 2.2.2.1. Quy trình thiết kế Dựa vào đặc điểm dạy tự học, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo hƣớng tự học gồm 5 bƣớc nhƣ sau: Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế các hoạt động tự học Bƣớc 2: Xác định mục tiêu hoạt động Bƣớc 1: Xác định tên hoa ̣t động Bƣớc 3: Xác định nội dung của hoạt động Bƣớc 4: Thiết kế hoạt động Bƣớc 5: Đƣa hoạt động vào dạy học và kiểm tra, đánh giá
  41. 41. 30 Giải thích quy trình thiết kế hoạt động tự học Bước 1: Xác định tên hoạt động Căn cƣ́ vào nội dung của bài học , theo đơn vi ̣kiến thƣ́ c có tính độc lâ ̣p nhất đi ̣ nh . GV đă ̣t tên cho hoạt động tự học để đƣa ra hoạt động cụ thể hƣớng dẫn HS. Bướ c 2: Xác định mục tiêu hoạt động Để việc thiết kế và tổ chức hoạt động tự học phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tƣợng HS thì việc xác định mục tiêu hoạt động. Mục tiêu kiến thức cần tập trung vào 3 mức độ: mức độ biết, mức độ thông hiểu và mức độ vận dụng (vận dụng thấp và vận dụng cao). Mục tiêu kĩ năng bao gồm các kĩ năng nhƣ: kĩ năng học tập, kĩ năng tƣ duy, kĩ năng sinh học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng sống. Bước 3: Xác định nội dung của hoạt động Phân tích nội dung kiến thức bài học để xác định các nội dung tự học và các hình thức tự học. HS tự học cá nhân ở nhà hoặc theo nhóm có thể hoàn thành các dạng hoạt động tự học nhƣ: trả lời câu hỏi, bài tập ngắn, soạn chủ đề thuyết trình, thiết kế dự án học tập. Đối với HS tự học theo nhóm trên lớp có thể giải quyết bài tập tình huống, thảo luận câu hỏi và bài tập, thuyết trình chủ đề, báo cáo dự án. Bước 4: Thiết kế các hoạt động tự học. Khi đã lựa chọn đƣợc nội dung và hình thức tổ chức, GV xác định mục tiêu tự học ở nhà và trên lớp, sau đó thiết kế hoạt động tự học cụ thể cho từng bài trong chƣơng. Các hoạt động học tập bao gồm: đọc tài liệu; trả lời câu hỏi / bài tập; chơi trò chơi; giải quyết tình huống;... Ở mỗi bài học, GV sẽ thiết kế theo trình tự sau: + Chuẩn bị ở nhà: Đọc thông tin từ nguồn nào hoặc quan sát tranh, ảnh, đoạn video nào để trả lời câu hỏi, chuẩn bị nội dung gì cho bài mới. Hoặc HS cần đọc những tài liệu nào, thực hiện các nhiệm vụ gì để tìm tòi mở rộng kiến thức.
  42. 42. 31 + Tự học tại lớp: (cá nhân hoặc theo nhóm) HS vận dụng phần chuẩn bị ở nhà để giải quyết nhiệm vụ học tập nhằm khám phá kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức cũ. Dựa vào quy trình thiết kế các hoạt động học tập của Mô hình trƣờng học mới (VNEN), chúng tôi thiết kế thành các hoạt động trên lớp thành 4 bƣớc nhƣ sau: A. Hoạt động khởi động: hoạt động này nhằm mục tiêu kích thích hứng thú học tập của HS và đồng thời huy động các kiến thức của HS về vấn đề sắp học. B. Hình thành kiến thức mới: hoạt động này chúng tôi sẽ thiết kế các dạng học tập khác nhau nhƣ: câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống, trò chơi,... và sau mỗi hoạt động HS thu nhận đƣợc một lƣợng kiến thức nhất định và hình thành kĩ năng. C. Hoạt động luyện tập, thực hành: chúng tôi sử dụng các câu hỏi, bài tập thực tiễn để yêu cầu HS luyện tập kiến thức đã học. D. Tìm tòi mở rộng kiến thức ở nhà: Mỗi cá nhân sẽ đọc thêm nội dung hoặc tra cứu thông tin để liên hệ thực tiễn qua câu hỏi, bài tập, tình huống,... Bước 5: Tổ chức tự học và chỉnh sửa các hoạt động. GV sẽ tổ chức hoạt động tự học vào bài cụ thể (theo ví dụ minh họa) nhƣng kết quả có thể chƣa đạt nhƣ mong muốn. Hoạt động tự học này cần đƣợc thực nghiệm ở nhiều lớp và qua nhiều GV trong nhóm cùng tiến hành dạy để rút kinh nghiệm. Trong bƣớc tổ chức HS tự học, nhiệm vụ của GV là tổ chức, hƣớng dẫn, giúp đỡ và gợi ý HS khi cần thiết. Điều quan trọng nữa là GV cần lập phiếu quan sát để theo dõi HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để nhằm đánh giá hành vi và thái độ của ngƣời học trong quá trình tự học. Sau khi có kết quả và ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp và HS, GV cần phân tích, tổng hợp và điều chỉnh thiếu sót sao cho các hoạt động tự học đã thiết kế phù hợp với thực tiễn giảng dạy và có khả năng áp dụng lâu dài tại đơn vị. 2.2.2.2. Vận dụng quy trình để thiết kế hoạt động học tập trong phần Tiến hóa Ví dụ : Tự học theo nhóm trên lớ p Tên hoa ̣t động: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu học so sánh Bước 1: Xác định tên hoạt động
  43. 43. 32 Căn cƣ́ vào nội dung, hoạt động này đặt tên là: “Tìm hiểu bằng chƣ́ ng giải phẫu so sánh”. Bướ c 2: Xác định mục tiêu hoạt động - Kiến thƣ́ c: HS cần đa ̣t đƣợc: + Phân biê ̣t đƣợc cơ quan tƣơng đồng, cơ quan tƣơng tƣ̣, cơ quan thoái hóa và cho ví dụ. + Nêu đƣợc ý nghĩa của cơ quan tƣơng đồng, cơ quan tƣơng tƣ̣, cơ quan thoái hóa đối với viê ̣c nghiên cƣ́ u tiến hóa của sinh vâ ̣t. - Kĩ năng đạt đƣợc là: + Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. + Phát triển đƣợc NL tƣ duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát). Bước 3: Xác định nội dung của hoạt động Nội dung của hoa ̣t động “Tìm hiểu Bằng chƣ́ ng giải phẫu so sánh” gồm các nội dung nhỏ theo thƣ́ tƣ̣ lần lƣợt là: + Cơ quan tƣơng đồng. + Cơ quan thoái hóa. + Cơ quan tƣơng tƣ̣. Trên cơ sở nội dung thì hoa ̣t động tƣ̣ học đƣợc thiết kế là dƣ̣ học theo nhóm trên lớp bằng cách giải quyết bài tập tình huống, thảo luận câu hỏi và bài tập. Bước 4: Thiết kế các hoạt động tự học. Hoạt động học tập đƣợc thiết kế nhƣ sau:  Hoạt động khởi động: - Vì đây là kiến thức đầu tiên của Phần Tiến hóa , do đó GV dành thời gian này để giới thiê ̣u phân môn . Tiếp theo GV đă ̣t câu hỏi cho HS hoạt động nhóm : Sinh vâ ̣t đƣợc phát sinh từ đâu ? Các loài sinh vật hiện nay có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào ? Nêu bằng chƣ́ ng chứng minh. - HS có thể nêu giả thuyết sinh vâ ̣t đƣợc phát sinh tƣ̀ trái đất và tất cả thế giới sinh vâ ̣t có chung nguồn gốc . Hoặc HS cũng có thể nêu các SV khác nhau có các nguồn gốc khác nhau.
  44. 44. 33  Hình thành kiến thức mới: GV cho hoa ̣t động nhóm làm bài tâ ̣p tình huống sau: Bài tập 1: Tìm hiểu cơ quan tương đồng Trong giờ sinh học , giáo viên yêu cầu HS quan sát Hình 2.2, thảo luận và trả lời các câu hỏi: Nhận xét cấu tạo xƣơng chi trƣớc của các loài trên? Tại sao chi trƣớc của các loài trên thực hiện các chức năng khác nhau? Hình 2.2. Xương chi trước của một số loài động vật có xương sống Sau khi thảo luận, ý kiến của các nhóm nhƣ sau: - Nhóm 1: Cấu tạo chi trƣớc các loài trên tƣơng tự nhau nhƣng do chúng thuộc các loài khác nhau nên chức năng rất khác nhau. - Nhóm 2: Các sinh vật này là các loài khác nhau nên cấu tạo chi trƣớc của chúng rất khác nhau dẫn đến chức năng rất khác nhau. - Nhóm 3: Do các sinh vật này thực hiện những chức năng khác nhau nên cấu tạo của chúng phải biến đổi theo hƣớng phù hợp. - Nhóm 4: Giáo viên yêu cầu nhóm 4 nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên. Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên nhƣ thế nào? Kết luận cơ quan tƣơng đồng là gì? Cho ví dụ và cho biết cơ quan tƣơng đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa? Bài tập 2: Tìm hiểu cơ quan thoái hóa
  45. 45. 34 Hình 2.3. Các cơ quan thoái hóa ở Người Bạn Yến đọc SGK thấy đƣợc thông tin : “Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tƣơng đồng”. Bạn Yến có thắc mắc muốn hỏi cô “Các cơ quan tƣơng đồng ở động vật là những cơ quan có khả năng thực hiện những chức năng nhất định còn các cơ quan thoái hóa thì không còn thực hiện chức năng nữa. Vậy dựa vào cơ sở nào để chứng minh mối quan hệ đó?” Theo em sẽ giải thích nhƣ thế nào về ý kiến trên? Bài tập 3: Tìm hiểu cơ quan tương tự Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá, mang tôm, chân chuột chũi và chân dế dũi, hay cây hoàng liên là biến da ̣ng của lá , gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân là nhƣ̃ng ví dụvề cơ quan tƣơng tƣ̣. Trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Các cặp cơ quan tƣơng tự chúng có nguồn gốc phát triển chung hay riêng ? 2. Cơ quan tƣơng tƣ̣ có thể đƣợc đi ̣ nh nghĩa nhƣ thế nào? 3. Vì sao nói tƣơng đồng và tƣơng tự là hiện tƣợng trái ngƣợc nhau?  Hoạt động luyện tập, thực hành: HS nghiên cƣ́ u nội dung SGK hoàn thành bảng sau: Bài tập 4: Chọn nội dung thích hợp điền vào bảng trống sau: Bằng chƣ ́ ng giải phẫu so sánh Đặc điểm Ý nghĩa Cơ quan tương đồng Cơ quan thoá i hóa Cơ quan tương tự  Tìm tòi mở rộng kiến thức ở nhà:
  46. 46. 35 Mỗi cá nhân tƣ̣ sƣu tầm thêm các bằng chƣ́ ng giải phẫu so sánh củng cố cho quan điểm sinh vâ ̣t có chúng nguồn gốc. Bước 5: Tổ chức tự học và chỉnh sửa các hoạt động. Sau khi thiết kế các hoạt động học tập, GV tổ chức cho HS học tập theo các hoạt động đã thiết kế, tiếp thu góp ý của đồng nghiê ̣p , từ đó rút ra những nhận xét về mức độ khó, hình thức học tập của mỗi hoạt động và có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. 2.2.3. Xây dựng các chuyên đề dạy học phần Tiến hóa Chuyên đề 1: BẰ NG CHƢ ́ NG TIÊ ́ N HO ́ A Chuyên đề này gồm các bài thuộc Phần 6: Tiến hóa – Sinh học 12CB Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa. Bài 33. Sƣ̣ phát triển của sinh giới qua các đa ̣i đi ̣ a chất. (Phần I. Hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới). 1) Mục tiêu chuyên đề  Kiến thức: - Phân tích đƣợc các bằng chứng tiến hóa của sinh vật: bằng chứng gián tiếp và bằng chứng trực tiếp. - Phân tích đƣợc mối quan hệ giữa các loài sinh vật và xây dựng đƣợc cây phát sinh chủng loại. - Giải thích đƣợc ta ̣i sao các bằng chƣ́ ng gián tiếp chƣ́ ng minh cho sƣ̣ tiến hóa của sinh giới theo con đƣờng phân li tính trạng là chủ yếu.  Kĩ năng - Kĩ năng khoa học : Quan sát, phân tích các bằng chƣ́ ng để xác đi ̣ nh quan hê ̣ họ hàng giữa các loài ; Sƣu tầm các chƣ́ ng cƣ́ , dƣ̃ liê ̣u, hình ảnh và các video clip liên quan đến các bằng chƣ́ ng ti ến hóa và cơ chế tiến hóa ; Trình bày, tranh luận, thảo luận về các bằng chứng tiến hóa. - Kĩ năng tƣ duy: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,... - Kĩ năng học tập: tự học, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.  Thái độ

×