Anúncio

Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf

23 de Mar de 2023
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Anúncio
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Próximos SlideShares
Kiểm chứng các chương trình phần mềm hướng khía cạnh, HAYKiểm chứng các chương trình phần mềm hướng khía cạnh, HAY
Carregando em ... 3
1 de 38
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Similar a Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf(20)

Mais de HanaTiti(20)

Anúncio

Último(20)

Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÀM BÁ NGỌC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÀM BÁ NGỌC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP Ngành: Kỹ thuật phần mềm Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Mã số: 8480103.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trương Ninh Thuận Hà Nội - 2019
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp” là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trƣơng Ninh Thuận. Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi và có sử dụng tài liệu tham khảo, tuy nhiên tất cả tài liệu đều đƣợc trích dẫn đầy đủ rõ ràng hợp pháp. Hà Nội, tháng năm Tác giả luận văn Đàm Bá Ngọc
  4. 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trƣơng Ninh Thuận - Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội ngƣời đã định hƣớng và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Thầy không chỉ hƣớng dẫn về kiến thức chuyên môn mà còn động viên chia sẻ cho tôi rất nhiều kiến thức trong công việc và cuộc sống giúp tôi trƣởng thành và hoàn thiện mình hơn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới TS. Lê Hồng Anh, công tác tại khoa Công nghệ thông tin - Đại học Mỏ-Địa chất đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn. Thầy là ngƣời truyền cảm hứng, dạy tôi những phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ tạo kiện cho tôi tiếp cận với nhiều nguồn tại liệu hay bổ ích. Tôi cũng xin cảm ơn trân thành tới thầy cô hội đồng phản biện và các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin, Trƣờng Đại Học Công Nghệ- Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã góp ý, tận tình giảng dạy kiến thức cho em trong thời gian theo học cao học tại trƣờng. Mặc dù đã cố gắng, nhƣng chắc hẳn luận văn của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót cần bổ sung về nội dung, cách trình bày, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, phản hồi của quý thầy cô. Tôi xin trân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng năm Tác giả luận văn Đàm Bá Ngọc
  5. 3 Mục lục Chƣơng 1 Giới thiệu....................................................................................................................... 8 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 8 1.2 Nội dung và cấu trúc luận văn ............................................................................................ 10 Chƣơng 2 Các giải pháp tích hợp hệ thống và phƣơng pháp phân tích kiến trúc phần mềm....... 11 2.1 Các mô hình tích hợp hệ thống....................................................................................... 11 2.1 1 Mô hình hƣớng dịch vụ................................................................................................. 11 2.1.2 Mô hình kiểu điểm –tới - điểm...................................................................................... 13 2.1 3 Mô hình kiểu đƣờng ống............................................................................................... 14 2.1.4 Mô hình trục bánh xe và nan hoa.................................................................................. 15 2.2 Các phƣơng pháp hỗ trợ tích hợp hệ thống..................................................................... 15 2.2 1 Phƣơng pháp tích hợp dựa trên dịch vụ web................................................................. 15 2.2.2 Phƣơng pháp công nghệ trục tích hợp........................................................................... 17 2.2.3 Phƣơng pháp chia sẻ dữ liệu ......................................................................................... 18 2.3.4 Phƣơng pháp môi giới đối tƣợng .................................................................................. 18 2.3.5 Phƣơng pháp hƣớng thông điệp .................................................................................... 19 2.3 Phƣơng pháp thiết kế kiến trúc phần mềm ..................................................................... 21 2.3.1 Khái niệm kiến trúc phần mềm ..................................................................................... 21 2.3.2 Xem xét các yếu tố đánh giá kiến trúc phần mềm ........................................................ 21 2.2.3 Quy trình thiết kế kiến trúc phần mềm.......................................................................... 27 Chƣơng 3 Phân tích giải pháp tích hợp hệ thống cho doanh nghiệp............................................ 31 3.1 Tổng quan vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp.......................................................... 31 3.1.1 Quản lý khách................................................................................................................ 33 3.1.2 Quản lý cổng xe............................................................................................................. 37 3.1.3 Quản lý hệ thống bãi đỗ xe ........................................................................................... 38 3.1.4 Quản lý đào tạo ............................................................................................................. 40 3.2 Tích hợp đăng nhập với Active Dricectory .................................................................... 41 3.3 Tích hợp và đồng bộ dữ liệu với hệ thống máy chủ thƣ điện tử..................................... 43 3.4 Cung cấp các dịch vụ web giữa các hệ thống................................................................. 45
  6. 4 3.4.1 Phía máy chủ ................................................................................................................. 45 3.4.2 Phía máy khách ............................................................................................................. 48 Chƣơng 4 Thiết kế hệ thống và triển khai .................................................................................... 52 4.1 Mô hình ca sử dụng tổng quát............................................................................................. 52 4.2 Các tác nhân của hệ thống .............................................................................................. 52 4.3 Đặc tả các ca sử dụng...................................................................................................... 53 4.4 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng phê duyệt............................................................................. 56 4.5 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng đăng ký khách ..................................................................... 57 4.6 Biểu đồ tuần tự hệ thống quẹt thẻ an ninh ...................................................................... 58 4.7 Các hình ảnh triển khai hệ thống .................................................................................... 59 Chƣơng 5 Kết luận và hƣớng phát triển ........................................................................................ 65 Tài liệu tham khảo......................................................................................................................... 66
  7. 5 Danh sách bảng chữ cái viết tắt STT Từ Từ đầy đủ Ý nghĩa 1 ADO.NET Active Data Objects Đối tƣợng dữ liệu trên nền tảng Microsoft 2 API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng 3 CMTND Số chứng minh thƣ nhân dân Mã định danh của mỗi ngƣời 4 CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 5 CTTĐT Cổng thông tin điện tử Cổng thông tin điện tử đƣợc 6 ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống hoặc định nguồn lực doanh nghiệp 7 ESB Enterprise Service Bus công nghệ trục tích hợp 8 JDBC Java Database Connectivity Kết nối cơ sở dữ liệu 9 JDO Java Data Objects Đối tƣợng dữ liệu 10 MES Manufacturing Execution System Hệ thống điều hành sản xuất 11 MOM message oriented middleware Phƣơng pháp hƣớng thông điệp 12 ODBC Open Database Connectivity Mở kết nối cơ sở dữ liệu 13 ORBs Object Request Brokers Môi giới đối tƣợng 14 RMI Remote Method Invocation Gọi phƣơng thức từ xa 15 RPC Remote Procedure Calls Gọi phƣơng thức từ xa 16 SOA Service-Oriented Architecture Kiến trúc hƣớng dịch vụ 17 VIP Very Important Person Tầm quan trọng
  8. 6 Danh sách hình vẽ Hình 1.1 Tổng quan chức năng cho doanh nghiệp.......................................................................... 9 Hình 2.1 Mô hình tổng quan của dịch vụ web............................................................................... 12 Hình 2.2 Mô hình điểm-tới-điểm ................................................................................................... 13 Hình 2.3 Mô hình đướng ống ........................................................................................................ 14 Hình 2.4 Mô hình bánh xe – trục lan hoa...................................................................................... 15 Hình 2.5 Mô hình một ứng dụng dịch vụ web ............................................................................... 16 Hình 2.6 Kiến trúc của mô hình ORBs.......................................................................................... 19 Hình 2.7 Mô hình truyền thông điệp ............................................................................................. 20 Hình 2.8. Quá trình mở rộng theo chiều dọc- ngang (Scale out -Scale up).................................. 24 Hình 2..9. Mô tả kiểu tích hợp....................................................................................................... 26 Hình 2.10. Quy trình thiết kế kiến trúc.......................................................................................... 28 Hình 2.11. Đầu vào và đầu ra khi xác định kiến trúc................................................................... 28 Hình 2.12. Đầu vào và đầu ra của quá trình thiết kế kiến trúc..................................................... 29 Hình 3.1. Mô hình tổng quan doanh nghiệp.................................................................................. 31 Hình 3.2 Sơ đồ ví dụ về doanh nghiệp........................................................................................... 32 Hình 3.3 Quy trình ra khỏi công ty của nhân viên-khách ............................................................. 34 Hình 3.4 Cửa an ninh .................................................................................................................... 34 Hình 3.5 Hình ảnh tem, thiết bị lưu trữ......................................................................................... 36 Hình 3.6 Quản lý cổng xe VIP ra vào công ty............................................................................... 38 Hình 3.7 Triển khai quản lý bãi đỗ xe máy nhân viên................................................................... 39 Hình 3.8 Đăng nhập với AD.......................................................................................................... 43 Hình 4.1 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát......................................................................................... 52 Hình 4.2 Biểu đồ tuần tự phê duyệt............................................................................................... 56 Hình 4.3 Biểu đồ tuần tự đăng ký.................................................................................................. 57 Hình 4.4 Biểu đồ tuần tự hệ thống quẹt thẻ an ninh...................................................................... 58 Hình 4.5 Phân quyền theo nhóm ................................................................................................... 60 Hình 4.6 Phân quyền theo danh mục............................................................................................. 60 Hình 4.7 Trang chủ của ứng dụng................................................................................................. 60 Hình 4.8 Danh mục đăng ký hỗ trợ an ninh .................................................................................. 61 Hình 4.9 Đăng ký khách ................................................................................................................ 61 Hình 4.10 Trạng thái đăng ký khách............................................................................................. 62 Hình 4.11 Đăng ký bãi đỗ xe......................................................................................................... 62 Hình 4.12 Danh mục đăng ký hỗ trợ đào tạo ................................................................................ 63 Hình 4.13 Tạo và quản lý phiếu khảo sát thông tin....................................................................... 63 Hình 4.14 Tư vấn hỏi đáp.............................................................................................................. 64
  9. 7
  10. 8 Chương 1 Giới thiệu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta đang dần trở thành một phần của chuỗi cung sản xuất toàn cầu. Với vị trí chiến lƣợc ở khu vực, chính trị ổn định, chi phí nhân công phù hợp, Việt Nam dần trở thành điểm đón đầu tƣ hàng đầu trong khu vực. Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các thị trƣờng có chi phí rẻ hơn của các công ty hàng đầu nhƣ Samsung, Nokia, Microsoft, Foxcom và hàng loạt các công ty sản xuất khác tạo điều kiện cho việc hình thành mới các khu công nghiệp công nghệ cao, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất toàn cầu. Công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng không nằm ngoài quá trình này. Ứng dụng CNTT trong quản hành chính, tin học hóa doanh nghiệp, chính phủ kiến tạo, giảm thủ tục, nâng cao năng xuất đƣợc chính phủ ƣu tiên lên mức hàng đầu. Với mục tiêu trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin trong tƣơng lai Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm lực và nhân lực phát triển điều này. Việc quản lý thông tin thƣờng đƣợc dùng chủ yếu bằng giấy, excel và các dịch vụ miễn phí, đặt ra vấn đề thiếu thống nhất, tính riêng tƣ của doanh nghiệp. Các tập toàn sản xuất lớn đầu tƣ vào Việt Nam kèm theo những quy định khắt khe về quản lý, thủ tục, quy trình thống nhất với các công ty con khác trên toàn cầu. Đó là lý do việc phát triển hệ thống quản lý quản lý cho doanh nghiệp trở nên cấp thiết. Hệ thống đóng góp vào việc quản lý thống nhất, tập trung nâng cao quản lý cho doanh nghiệp. Hiện tại, tại nhiều doanh nghiệp việc quản lý các vấn đề liên quan tới an ninh, khách, quản lý di chuyển tài sản, quản lý đào tạo chủ yếu đƣợc sử dụng bởi tài liệu excel, sổ sách, giấy tờ. Việc tài sản, bãi xe, cửa an ninh ít đƣợc chú ý tới. Các doanh nghiệp vừa và lớn, họ đã triển khai nhiều hệ thống ERP và MES. Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp, lập kế hoạch và quản lý sản xuất. Tuy nhiên hệ thống ERP (Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và MES (Hệ thống điều hành sản xuất) chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ hàng tồn kho, tài chính, kế toán, sản xuất, nhân sự, chuỗi cung, bán hàng, lập kế hoạch, mua hàng hàng. Để giải quyết vấn đề trên em thực hiện làm luận văn này: Phát triển hệ thống giúp quản lý công ty giải quyết các vấn đề đề cập ở trên. Nội dung: Nghiên cứu phát triển hệ thống giúp quản lý, tổng hợp thông tin cho doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nhƣ: quản lý tài sản, quản lý khách vào ra công ty,
  11. 9 quản lý đào tạo, quản lý bãi gửi xe, quản lý giao hàng, quản lý cổng xe VIP, quản lý đăng ký dán tem thiết bị. Hình 1.1 Tổng quan chức năng cho doanh nghiệp Về cơ bản hệ thống đáp đa dạng cho cho nhiều doanh nghiệp. Trong phạm vi luận văn tập trung nghiên cứu dành cho doanh nghiệp vừa và lớn, các công ty thuộc khối sản xuất, các nhà máy tại các khu công nghiệp. Các công ty tại khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), khu công nghiệp Yên Phong (Yên Phong, Bắc Ninh) và các khu công nghiệp khác trên cả nƣớc. Các công ty có quy mô nhân sự lớn, diện tích lớn, có các chi nhánh sản xuất ở nhiều nơi: Quản lý vận chuyển hàng hóa từ cơ sở này tới cơ sở sản xuất khác,. Quản lý các xe giao, nhận hàng ở đâu trong công ty, thời gian cho phép trong công ty. Kiểm soát hàng vận chuyển bên ngoài công ty, định vị, giám sát địa điểm của hàng đối với các công ty nhà thầu. Các công ty cần tính bảo mật thông tin, các việc nghiên cứu. Công ty cần vận chuyển hàng hóa nhiều. Quản lý khách ra vào công ty, lịch sử vào ra của khách tại các khu vực. Lƣu lại lịch sử quẹt thẻ, lịch sử vào ra, ảnh cho từng khách. Quản lý chấm công, quẹt thẻ tại các khu vực trong công ty, với từng nhân viên thẻ chỉ có hiệu lực tại vài vị trí phù hợp với nhu cầu thực tế cũng nhƣ đảm bảo an ninh cho từng khu vực. Quản lý bãi đỗ xe máy, ô tô cho nhân viên.
  12. 10 1.2 Nội dung và cấu trúc luận văn Nội dung của luận văn, tên luận văn: “Nghiên cứu và phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp”. Trong luận văn này, khái niệm “cổng thông tin điện tử” đƣợc hiểu theo nghĩa là một hệ thống tích hợp các hệ thống con khác với chức năng nghiệp vụ riêng biệt thành một hệ thống tổng thể và gồm các chức năng quản lý dựa trên yêu cầu của ngƣời dùng. Từ đó giúp ngƣời dùng sử dụng tài nguyên hệ thống đƣợc hiệu quả hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Về cấu trúc luận văn gồm các phần sau. Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan luận văn, trình bày hiện trạng các vấn đề hiện tại, các cách giải quyết hiện tại của doanh nghiệp từ đó đƣa ra hƣớng giải quyết mới giải quyết đƣợc vấn đề đã đƣa ra. Chƣơng 2 trình bày về các giải pháp tích hợp hệ thống và phƣơng pháp phân tích kiến trúc phần mềm. Các mô hình và các công nghệ tích hợp đƣợc trình bày với ƣu và nhƣợc điểm của các phƣơng pháp.Sau đó nói về kiến trúc và vai trò của nótrong quá trình phát triển bất kỳ một hệ thống nào cũng nhƣ trong việc phát triển công thông tin điện tử. Trong phần này cũng tập trung trình bày về các phƣơng pháp tích hợp hệ thống con vào cổng thông tin điện tử để tạo thành một hệ thống duy nhất. Chƣơng 3 nói về tích hợp hệ thống với dịch vụ web: trình bày sử dụng dụng dịch vụ web để tích hợp, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống con. Chƣơng 4 thiết kế hệ thống và triển khai, thực hiện phân tích yêu cầu, nghiệp vụ của doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp phát triển các chức năng và tích hợp giữa các hệ thống liên quan dựa trên các phƣơng pháp đã đề cập ở chƣơng 2 và chƣơng 3. Phần cuối, Chƣơng 5 đƣa ra kết luận, từ giải pháp đến thực nghiệm thu đƣợc và định hƣớng nghiên cứu mở rộng cho việc phát triển về sau.
  13. 11 Chương 2 Các giải pháp tích hợp hệ thống và phương pháp phân tích kiến trúc phần mềm Trong chƣơng này sẽ trình bày nội dung về các giải pháp trong việc tích hợp hệ thống, ngoài ra trong chƣơng này cũng trình bày phƣơng pháp thiết kế kiến trúc phần mềm. Cổng thông tin điện tử phát triển dựa trên các cơ sở lý thuyết về kiến trúc phần mềm và các phƣơng pháp tích hợp hệ thống nhằm đạt chất lƣợng và hiệu quả cao nhất. Ngày nay, các công nghệ tích hợp hệ thống ngày càng nhiều và đổi mới, tuy nhiên mỗi công nghệ đều có đặc điểm riêng cùng với ƣu, nhƣợc điểm của mình. Việc lựa chọn công nghệ nào phù hợp trong từng trƣờng hợp cụ thể cũng là vấn đề mà luận văn đƣa ra. 2.1 Các mô hình tích hợp hệ thống 2.1 1 Mô hình hướng dịch vụ Khái niệm Định nghĩa dịch vụ web (thuật ngữ tiếng anh web service) là giao diện hỗ trợ truy cập mạng đến các chức năng của ứng dụng, nó đƣợc thiết kế theo các công nghệ chuẩn của Internet nhƣ HTTP, HTTPS. Khi sử dụng dịch vụ web, nó cung cấp một giao diện chuẩn, các hệ thống sử dụng nó bắt buộc phải tuân theo các giao diện này, chúng có thể giao tiếp giữa các nền tảng khác nhau miễn sao đáp ứng yêu cầu cùng tuân theo nguyên tắc nhất định. Dịch vụ web đƣợc thiết kế và phát triển để chia sẻ dữ liệu logic và truyền tải các thông điệp qua các API, nó lắng nghe các yêu cầu tại các cổng và phản hồi thông điệp tới các máy khách. Do đó nó không hỗ trợ các giao diện đồ họa nhƣ những mô hình khác. Nó cho phép các hệ thống con có thể giao tiếp với nhau mà không tốn quá nhiều thời gian, các quá trình giao tiếp đều tuân theo chuẩn dữ liệu XML hoặc JSON. Đó cũng là một ƣu điểm của dịch vụ web khi mà nó không phụ thuộc vào bất kỳ ngôn ngữ lập trình hay hệ điều hành nào. Đặc điểm cơ bản dịch vụ web Máy chủ dịch vụ web và máy khách có giao tiếp với nhau trong cả những môi trƣờng khác nhau. Đƣợc phát triển dựa trên tuân thủ giao thức HTTP, định dạng dữ liệu XML, JSON. Dịch vụ web rất linh động: với UDDI và WSDL thì việc mô tả
  14. 12 và phát triển dịch vụ web có thể tự động hóa. Gồm nhiều thành phần nhỏ liên kết với nhau và đƣợc triển khai trên mạng Intranet và Internet. Dịch vụ web bao gồm nhiều mô đun và có thể công bố trên mạng Internet. Có thể đƣợc chia sẻ và truyền tải thông tin qua mạng, có tính bảo mật và riêng tƣ cao, tùy theo mô hình cài đặt Mô hình dịch vụ web Hình 2.1 Mô hình tổng quan của dịch vụ web Nhà cung cấp đăng ký dịch vụ web với UDDI. Ngƣời sử dụng (máy khách) thực hiện tìm kiếm dịch vụ trên UDDI qua một URL phù hợp. Phía UDDI phản hồi một bản mô tả WSDL cho nhà cung cấp dịch vụ. Tiếp đó ngƣời sử dụng thực hiện thao tác gọi dịch vụ bằng một lời gọi thông điệp SOAP tới nhà cung cấp. Sau cùng nhà cung cấp phản hồi lại kết quả của yêu cầu SOAP cho máy máy khách. Ưu điểm Các chƣơng trình đƣợc viết bằng nhiều ngôn ngữ và nền tảng khác nhau, nhƣng có thể giao tiếp đƣợc với nhau thông qua API. Nó là chuẩn để các hệ thống cùng tuân thủ, do đó có thể trao đổi thông tin với nhau. Sử dụng đơn giản: vì các API đƣợc định nghĩa thông qua các URI, các tài nguyên máy chủ đƣợc định danh và truy cập bởi các URI, do đó dịch vụ web đƣợc đánh giá là đơn giản và hiệu quả hơn. Giao tiếp với nhau qua bởi các giao thức chuẩn HTTP, TCP/IP, XML và tuân theo các nguyên tắc của các giao thức này do đó nó kế thừa lại những tính chất của chúng: bảo mật, an toàn, hiệu quả. Nó giúp giảm chi phí trong quá trình tích hợp giữa các hệ thống.
  15. 13 Nhược điểm Một trong những nhƣợc điểm là chƣa có cơ chế khôi phục để đảm bảo toàn vẹn giao dịch trong trƣờng hợp xảy ra ngoại lệ bất thƣờng. Dịch vụ web dựa trên HTTP nên nó tuân thủ tính phi trạng thái của giao thức này, trong những trƣờng hợp đòi hỏi tính nhất quán dữ liệu, lập trình viên phải tự xây dựng cơ chế khôi phục thủ công. Dịch vụ web sẽ giảm hiệu suất tối ƣu khi cùng lúc có nhiều ứng dụng gửi yêu cầu giao tiếp. Khả năng chịu tải: dịch vụ web sử dụng và trao đổi rất nhiều gói tin, trƣờng hợp xấu nhất xảy ra là số lƣợng giao dịch tăng lên đột biết sẽ làm quá tải máy chủ và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Do sử dụng máy chủ trung gian để tăng tính giao tiếp của các hệ thống do đó vấn đề băng thông, tốc độ cần đƣợc chú ý. Cơ sở hạ tầng và thiết bị phần cứng tốt góp phần nâng cao hiệu năng xử lý của toàn bộ hệ thống dịch vụ web. 2.1.2 Mô hình kiểu điểm –tới - điểm Mô hình điểm- điểm, (trong tiếng anh Point –to -point) đƣợc thiết kế sao cho các máy chủ ứng dụng giao tiếp, trao đổi thông tiếp bởi các giao diện (API). Bởi vậy đặc điểm của mô hình này là các giao tiếp này là không phụ thuộc vào công nghệ, chỉ phụ thuộc vào các thông điệp gửi đi và nhận lại, chúng đƣợc thực hiện trong thời gian đồng bộ hóa hoặc đƣợc xử lý tức thời trong thời gian thực. Mỗi ứng dụng cung cấp một lƣợng API nhất định, khi số hệ thống con tăng lên đòi hỏi số giao diện ứng dũng cũng tăng theo. Tuy vậy nhƣợc điểm có nó là chỉ phù hợp với hệ thống có phạm vi các máy chủ ứng dụng tích hợp với nhau không quá nhiều. Dƣới đây là hình mô tả mô hình theo kiểu điểm – tới –điểm. Hình 2.2 Mô hình điểm-tới-điểm
  16. 14 2.1 3 Mô hình kiểu đường ống Mô hình kiểu đƣờng ống (mô hình Pipeline) đƣợc đƣa ra dựa trên ý tƣởng tích hợp các hệ thống một cách độc lập dựa trên một trục thông điệp (gọi là bus). Các máy chủ ứng dụng 1 – 6 đƣợc tích hợp trên bus (Hình dƣới), các nút trên bus có thể giao tiếp trực tiếp với các ứng dụng, còn các máy chủ ứng dụng muốn giao tiếp với nhau bắt buộc phải thông qua các nút trung gian đƣợc phân bố trên trục thông điệp. Ví dụ ứng dụng 1 giao tiếp trực tiếp với trục thông điệp qua nút 1. Thế nhƣng ứng dụng 2 muốn giao tiếp với ứng dụng 4 thì bắt buộc phải giao tiếp thông qua các nút 2, nút 1, nút 4. Hình 2.3 Mô hình đướng ống Các ứng dụng giao tiếp với nhau sử dụng thành phần trung gian trên đƣờng truyền mạng, chúng phải đƣợc chuẩn hóa theo một chuẩn trƣớc khi tham gia vào quá trình tích hợp. Nó cũng có phần giống với phƣơng pháp mô hình bánh xe- lan hoa (hun-and-spoke) sẽ trình bày ở phần dƣới. Tuy vậy, mô hình này có rất nhiều ƣu điểm nhƣ: sƣ linh hoạt về mặt kiến trúc, giá thành giảm, không gây gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, sự độc lập của các hệ thống con cho phép ngƣời tích hợp có thể tích hợp hoặc tách riêng một cách dễ dàng. Trong trƣờng hợp dung lƣợng trao đổi lớn khả năng xảy ra tắc nghẽn là cao, lúc đó chúng ta cần thiết lập thêm các kênh truyền độc lập để tăng cƣờng tính ổn định. Mô hình đƣợc ƣu tiên áp dụng cho các hệ thống hƣớng sự kiện, sử dụng các kênh phân phát dữ liệu kiểu 1 – nhiều, các kho dữ liệu.
  17. 15 2.1.4 Mô hình trục bánh xe và nan hoa Mô hình hub-and-spoke (bánh xe và trục nan hoa) phần lớn đƣợc áp dụng để tích hợp trong các ứng dụng cho doanh nghiệp (EAI Enterprice Application Intergration). Phƣơng pháp này đƣợc ghép nối từ bộ xử lý trung tâm của hệ thống. Các ứng dụng 1, ứng dụng 2, ứng dụng 3 không thể trực tiếp giao tiếp với nhau mà tất cả trao đổi thông tin qua một ứng dụng trung gian (middlerware) ở giữa. Dữ liệu hệ thống đƣợc chia sẻ và truy xuất tại nút trung gian của hệ thống. Ứng dụng trung gian ngoài tác dụng là điểm đầu mối tích hợp các ứng dụng con, nó còn có khả năng định tuyến các thông điệp gửi và nhận. Mô hình này thƣờng đƣợc sử dụng cho các hệ thống có số lƣợng các ứng dụng con nhỏ. Hình 2.4 Mô hình bánh xe – trục lan hoa 2.2 Các phương pháp hỗ trợ tích hợp hệ thống 2.2 1 Phương pháp tích hợp dựa trên dịch vụ web Cài đặt dịch vụ web với kiến trúc Restful Ứng dụng web cung cấp các API để truy cập vào các tài nguyên trong hệ thống. Phía máy trạm máy khách sử dụng các thƣ viện thực hiện gọi API để trao đổi và tiếp nhận thông tin. Kiến trúc REST (Representational State Transfer) ngày càng chiếm ƣu thế bởi tính dễ dùng và gọn nhẹ. Các máy khách giao tiếp với ứng dụng thông qua giao thức HTTP và thực hiện gọi các giao diện ứng dụng (API) để truy cập vào các tài nguyên, dữ liệu trên ứng dụng máy chủ.
  18. 16 Hình 2.5 Mô hình một ứng dụng dịch vụ web Phía máy chủ REST viết tắt của từ REpresentational State Transfer. Là một chuẩn kiến trúc cung cấp dịch vụ web dựa trên giao thức Http. Kiến trúc REST đƣợc cung cấp với tính đơn giản để truy cập và sửa đổi tài nguyên của máy chủ máy chủ. Trong đó mỗi tài nguyên máy chủ đƣợc định danh bởi một URIs hoặc một Ids toàn cầu. REST đƣợc sử dụng phổ biến vì tính đơn giản và cung cấp nhiều định dạng dữ liệu phổ biến nhƣ text, JSON, XML. Điểm mạnh của REST đƣợc biết đến là phát triển dựa trên HTTP, là nền tảng hạ tầng phổ biến và sẵn có nhất. Do đó dễ đƣợc tiếp nhận và sử dụng bởi các kiến trúc sƣ phần mềm. Thêm vào đó HTTP là giao thức mở và đƣợc khai triển trên rất nhiều loại hệ thống, hiện nay mọi tổ chức công ty đều đồng ý cho phép trao đổi thông tin dựa trên giao thức HTTP. Ngày nay, Spring MVC đƣợc sử dụng phổ biến để phát triển và cung cấp dịch vụ web, nó đƣợc cung cấp để phát triển dịch vụ web theo kiến trúc RESTful. Máy chủ dịch vụ cung cấp các giao diện dƣới dạng URI và trả về dữ liệu chủ yếu dƣới dạng JSON, từ đó máy khách thực hiện xử lý nghiệp vụ theo mẫu dữ liệu trả về. Phía máy khách Một REST API trả về định dạng kiểu JSON đƣợc sử dụng phổ biến với ƣu điểm nhẹ và dễ sử dụng. Các hệ thống con tích hợp trong hệ thống đều sử dụng chuẩn dữ liệu JSON để trao đổi dữ liệu. Dƣới đây là cách thức gọi và thực thi các dịch vụ phía máy khách. Máy khách thực hiện gọi một yêu cầu dƣới dạng HTTP Post, yêu cầu cho biết nhiệt độ của thành phố Paris là bao nhiêu độ C, máy chủ lắng nghe và phản hồi thông tin nhiệt độ thấp nhất là 16 độ C, nhiệt độ cao nhất là 23 độ C.
  19. 17 Hình 2.6 Gọi API từ máy khách Trong hệ thống các hệ thống con sử dụng gọi API tới máy chủ để lấy và xử lý thông tin bao gồm các hệ thống: Hệ thống cổng xe chính, hệ thống bãi đỗ xe, hệ thống quẹt thẻ cửa an ninh, hệ thống đăng ký dán tem thiết bị. Tại hệ thống quản lý cổng xe chính, hệ thống bãi xe, hệ thống cửa an ninh gọi dịch vụ cung cấp từ hệ thống. Sử dụng giao thức HTTP để gửi các yêu cầu và nhận đƣợc kết quả phản hồi. 2.2.2 Phương pháp công nghệ trục tích hợp Phƣơng pháp trục tích hợp (Enterprise Service Bus- ESB) là một giải pháp cho ở hạ tầng phần mềm dựa trên cơ chế hoạt động nhƣ là một lớp trung gian xử lý vấn đề yêu cầu mở rộng hệ thống sau khi triển khai mà mô hình dịch vụ web không làm đƣợc, hoặc xử lý chƣa tốt. Cụ thể là khi tích hợp giữa các dịch vụ web với các ứng dụng trung gian khác, cũng nhƣ giải quyết các vấn đề về an ninh, quản lý, kiểm soát các dịch vụ truyền thông. ESB cung cấp giải pháp cho các vấn đề trên, nó cũng hỗ trợ tăng khả năng linh hoạt trong giao tiếp giữa các máy chủ cung cấp dịch vụ, hỗ trợ đơn giản hóa về sau khi muốn tái sử dụng các dịch vụ sẵn có. ESB cũng đảm bảo cơ sở hạ tầng truyền thông đáng tin cậy, thực sự mạnh mẽ và an toàn, khả năng mở rộng tốt. Vấn đề kiểm soát giao tiếp và lƣu vết sử dụng dịch vụ. Một tính năng khác nữa là cung cấp tính năng điều hƣớng và định tuyến các thông điệp tới các máy chủ dịch vụ khác căn cứ vào nguồn gốc, nội dung hoặc các đặc điểm khác và khả năng chuyển đổi để đóng gói, mở gói khi thông điệp trong quá trình gửi và nhận thông điệp. Phƣơng pháp ESB hỗ trợ khả năng quản lý quá trình triển khai, bảo trì, sử dụng dịch vụ, bên cạnh đó nó còn đảm bài toán cân bằng tải, tối ƣu hóa, giảm thiểu chi phí, quản lý trực tuyến, triển khai phân tán. Thêm vào đó nó còn đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo mật, tính tin cậy khi trao đổi thông tin.
  20. 18 2.2.3 Phương pháp chia sẻ dữ liệu Phƣơng pháp này hỗ trợ tối đa việc truy xuất vào cơ sở dữ liệu qua một lớp trừu tƣợng sẵn có, nó tạo điều kiện cho việc thay đổi hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà không phải thay đổi và xây dựng lại mã nguồn của ứng dụng. Bởi vậy, phƣơng pháp này cực kỳ hiệu quả để truy cập vào dữ liệu từ các hệ quản trị khác nhau. Thực tế sử dụng phổ biến nhất các công nghệ sau: đứng đầu là công nghệ Java Database Connectivity (JDBC) và Java Data Objects (JDO) trên nền tảng Java, còn trong nền tảng .Net của Microsoft là các công nghệ Open Database Connectivity (ODBC) và Active Data Objects (ADO.NET). 2.3.4 Phương pháp môi giới đối tượng ORBs (Object Request Brockers) là một trong những phƣơng pháp phân tách tính rõ ràng về trị trí, hệ điều hành, giao thức và ngôn ngữ lập trình, nó nâng cao việc quản lý và trao đổi thông điệp giữa các hệ thống phân tán hoặc các ứng dụng con có các thành phần khác nhau mà không cần quan tâm tới nội dung của quá trình truyền thông điệp. Phƣơng thức đƣợc dùng để giao tiếp giữa các đối tƣợng là qua các giao diện (interfaces), nó là ƣu điểm của phƣơng pháp này, nó giúp nâng cao việc bảo trì và che dấu thông tin đảm bảo an ninh của hệ thống. ORB là công nghệ khá phức tạp, nó hầu hết kết nối với các dịch vụ cung cấp khả năng định vị các thành phần trong kết nối mạng. Ví dụ nhƣ nó cung cấp một trị trí không có thật sau đó mô hình hóa xung quanh nó cùng với các thành phần địa phƣơng, tuy nhiên thực tế các thành phần con này có thể đặt ở đâu đó trong mạng. Ƣu điểm của nguyên tắc này là tăng tính đơn giản khi pháp triển hệ thống nhƣng đó cũng là nhƣợc điểm của nó, điều đó gây ảnh hƣởng tới hiệu năng chung của kiến trúc.
  21. 19 Hình 2.6 Kiến trúc của mô hình ORBs Những hệ thống thiết kế tuân thủ ORB có tính linh hoạt cao, chúng khả năng di chuyển một vài các hàm về phía máy khách và thực hiện các chức năng từ phần của máy chủ. Bên cạnh đó nó có thể cung cấp thêm những chức năng này một tiến trình riêng biệt, có trƣờng hợp còn có thể tích hợp sâu vào tận lõi nhân của hệ điều hành. Theo quy chuẩn hiện tại tồn tại ba chuẩn sau: tƣơng thích với CORBA ORB, Java RMI và RMI-IIOP, và cuối cùng là Microsoft COM / DCOM và COM/.NET và Remoting/WCF. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm ORB hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của CORBA, hơn nữa nó cònkế thừa các tính năng của RMI. Trong đó chú ý tới RMI-IIOP là khá quan trọng bởi lý do nó có sử dụng đến giao thức trao đổi qua lại giữa những thành phần khác của CORBA chính là IIOP (Internet Inter-ORB Protocol). Đó là lý do kiến RMI-IIOP trở lên hoạt động tốt với CORBA. 2.3.5 Phương pháp hướng thông điệp Phƣơng thức hƣớng thông điệp (từ gốc tiếng anh là message oriented middleware - MOM) nguyên tắc hoạt động dựa trên việc trao đổi thông điệp một cách không đồng bộ, ví dụ nhƣ máy khách có thể tiếp tục gửi yêu cầu tới máy chủ ứng dụng mà không cần đợi trả lời của máy chủ. Ở đó, các phƣơng thức không trực tiếp giao tiếp với nhau mà chúng làm việc với nhau thông qua một hàng đợi gián tiếp. Hàng đợi gián tiếp là một tập các gói tin đƣợc chia sẻ giữa nhiều đối tƣợng máy chủ/khách, các đoạn mã nguồn xử lý công việc trên đƣợc gọi là chƣơng trình
  22. 20 trung gian hƣớng thông điệp (MOM Message-oriented middleware). Nguyên lý hoạt động của nó đƣợc gửi và nhận yêu cầu dƣới dạng hàng chờ (queue). Mỗi thông điệp đều phải có địa chỉ nhận và địa chỉ gửi, trong trƣờng hợp thông điệp chƣa đƣợc gửi tới đúng địa chỉ thì nó có cơ chế để gửi lại sớm nhất có thể Hình 2.7 Mô hình truyền thông điệp Cấu tạo của MOM thành phần gồm có hàng đợi/kênh đƣợc sử dụng để truyền tải thông điệp. Có hai loại hàng đợi, hàng đợi điểm-tới-điểm để đại diện cho các điểm nhận và gửi thông điệp, hàng đợi đẩy – theo dõi (push and subcribe) hoạt động theo có chế lan tỏa thông tin, thông điệp đƣợc gửi cho tất cả các máy theo dõi mà tại đó mỗi thông điệp đƣợc lƣu nhƣ một bản sao và ngƣời gửi không cần biết máy khách nào đang đợi nhận thông điệp. Cấu tạo mỗi thông điệp (message) bao gồm phần đầu (header) bao gồm các thông tin định hƣớng địa chỉ đích, địa chỉ gửi .. và phần thân gói tin (body) chứa chi tiết nội dung của thông điệp. Các điểm kết nối end point cung cấp phƣơng thức cho phép các máy chủ/ máy khác giao tiếp với MOM để nhận thông điệp hoặc gửi đi một thông điệp. Về cơ bản phƣơng pháp này giúp việc nâng cao khả năng mở rộng của hệ thống tích hợp, nó giải quyết đƣợc vấn đề quan trọng đó là độ tin cậy, truyền tải chính xác trong quá trình truyền dữ liệu. Tuy vậy nhƣợc điểm của nó là nếu dùng nhiều MOM cùng một thời điểm sẽ gây ra vấn đề không đồng nhất trong giao thức HTTP hoặc HTTPS.
  23. 21 2.3 Phương pháp thiết kế kiến trúc phần mềm 2.3.1 Khái niệm kiến trúc phần mềm Trong quá trình phát triển phần mềm, kiến trúc phần mềm cực kỳ quan trọng, trong những năm gần đây xuất hiện sự phát triển của một phân ngành trong kỹ thuật phần mềm, đó là kiến trúc phần mềm. Trong công nghiệp phần mềm Kiến trúc sƣ công nghệ, kiến trúc sƣ trƣờng là một trong những công việc quan trọng. Qua thời gian việc gia tăng độ phức tạp của phần mềm dẫn đến việc nghiên cứu, phát triển cơ sở kiến trúc và công nghệ cho các hệ thống lấy đó làm cơ sở thiết kế. Kiến trúc phần mềm cho thấy nhiều mặt cấu trúc và hành vi hệ thống, sau đây là một ví dụ về định nghĩa kiến trúc phần mềm: “Kiến trúc phần mềm của của hệ thống máy tính hay chƣơng trình chính là cấu trúc của hệ thống, bao gồm các thành phần phần mềm, các thuộc tính, đặc tính có thể nhìn thấy bên ngoài của các yếu tố đó các yếu tố, và các mối quan hệ giữa chúng” [1] Từ định nghĩa trên ta thấy, kiến trúc đã tạo ra các thiết kế các thành phần của hệ thống có thể đƣợc coi là các bộ phận cơ bản của kiến trúc/các khối xây dựng nên kiến trúc. Các cấu tạo chi tiết bên trong của một thiết kế và thực thi thiết kế phần mềm thƣờng không liên quan đến các thành phần còn lại của hệ thống, ta coi một phần mềm nhƣ một hộp đen. Hộp đen sẽ có những thuộc tính nhất định mà nó thể hiện, các thành của phần phần mềm còn lại cũng có thể đƣợc sử dụng để thực hiện cho các đích nghiệp vụ hoặc công nghệ thông tin. Kiến trúc phần mềm chỉ ra các khối kiến trúc cơ bản và với độ chi tiết thích hợp. Nó cũng chỉ ra việc viết tƣ liệu việc các bộ phận cơ bản liên quan lẫn nhau nhƣ thế nào. Kiến trúc phần mềm là công việc phân tích hoặc phân vùng một hệ thống đơn độc thành một tập các thành phần mà có thể đƣợc phát triển theo kiểu lặp lại, gia tăng, độc lập. Các thành phần riêng lẻ có khả năng kết nối với nhau thành một thể thống nhất tạo nên kiến trúc của hệ thống, tổ chức, hoặc ứng dụng. Kiến trúc bắt buộc ứng dụng bằng cách sử dụng các thành phần kiến trúc đơn giản mà đáp ứng đƣợc các mục tiêu nghiệp vụ và chất lƣợng. Những thành viên trong tổ chức phải có khả năng đọc và hiểu đƣợc nội dung kiến trúc. Do vậy điều quan trọng là một bản kiến trúc phải đƣợc viết tài liệu cẩn thận, chính xác 2.3.2 Xem xét các yếu tố đánh giá kiến trúc phần mềm Các chuyên gia thiết kế phần mềm dành phần lớn công việc của mình để thiết kế các hệ thống đảm bảo yêu cầu của ngƣời sử dụng, đáp ứng trong hệ thống. Ngoài ra
  24. 22 họ còn tập trung đến những yếu tố khác dƣới góc độ của nhà phát triển. Đó là các vấn đề chất lƣợng của bản thiết kế, nó đƣợc biết đến nhƣ các yêu cầu phi chức năng của hệ thống. Dƣới đây đề cập tới các tiêu chí mà các nhà thiết kế luôn hƣớng tới để đảm bảo một thiết kế đƣợc coi là tốt, đảm bảo yêu cầu: Vấn đề hiệu năng Vấn đề hiệu năng cho thấy một đơn vị xác định các công việc một ứng dụng cần phải làm trong khoảng thời gian nhất định. Bình thƣờng các hệ thống phải có khả năng xử lí hàng nghìn, đặc biết với hệ thống phức tạp xử lý vạn giao dịch (transactions) trên mỗi giây, các yêu cầu này thƣờng xảy ra trong các hệ thống ứng dụng lớn của các tổ chức doanh nghiệp lớn, chủ yếu trong các công ty tài chính, viễn thông và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Yêu cầu về khả năng xử lý Throughput là việc đo lƣờng lƣợng khối lƣợng công việc mà một ứng dụng phải xử lý và thực hiện trong một đơn vị thời gian. Thông thƣờng, nó đƣợc tính bằng tổng số giao dịch mỗi giây (pts) hoặc tổng số thông điệp đƣợc xử lí mỗi giây (mps). Trong thực tế, một ứng dụng trực tuyến của ngân hàng A (tên ngân hàng) cần phải đảm bảo có thể thực hiện đƣợc tối thiểu một nghìn giao dịch trực tuyến mỗi giây (1000pts), một hệ thống quản lí bán hàng B (tên nhà hàng) phải xử lý năm mƣơi yêu cầu cầu mua hàng của khách hàng mỗi giây (50mps). Yêu cầu về thời gian phản hồi Là thời gian đáp ứng của một yêu cầu, nó chỉ ra độ trễ về thời gian khi hệ thống xử lý thành công một giao dịch. Thời gian phản hồi thƣờng đƣợc gắn liền với thời gian hệ thống sử dụng để phản hồi lại một yêu cầu nào đó. Khoảng thời gian này càng ngắn chứng tỏ hiệu quả làm việc của hệ thống càng cao. Trong thực tế, hệ thống quản lý bán hàng đƣợc áp dụng phổ biến ở các cửa hàng ngày nay, nhân viên bán hàng thực hiện quét mã tra thông tin của sản phẩm tại quầy thanh toán, hệ thống xử lý và hiển thị giá kèm thông tin của sản phẩm. Thời gian đáp ứng càng ngắn thì chứng tỏ hệ thống đƣợc thiết kế tốt và giúp cho nhân viên phục vụ khách hàng đƣợc tốt hơn. Đó cũng là mong muốn của cả cửa hàng và bản thân ngƣời thiết kế phần mềm. Yêu cầu về thời hạn hoàn thành
  25. 23 Các ứng dụng yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian hoàn thành một yêu cầu ngƣời dùng thƣờng là các ứng dụng phục vụ các công việc liên quan tới phân phối sản phẩm hàng hóa, thƣ tín, thực hiện các giao dịch tài chính. Hệ thống ngân hàng, thƣ tín, tài chính thƣờng có những yêu cầu nghiêm về khoảng thời gian hoàn thành yêu cầu xử lý của ngƣời dùng. Hệ thống thanh toán trực tuyến nhƣ Samsung Pay, ví điện tử Momo là một ví dụ. Khách hàng gửi tiền vào ví điện tử, thực hiện giao dịch thanh toán tiêu dùng thƣờng phải hoàn thành trong một thời gian nhất định. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến trải nghiệm ngƣời dùng và ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu thời gian xử lý quá lâu khách hàng sẽ chuyển sang một hệ thống khác. Yêu cầu khả năng mở rộng hệ thống Nói đơn giản, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng thêm theo thời gian, do đó thiết kế kiến trúc tạo điều kiện cho mở rộng về sau là cực kỳ quan trọng. Nếu thiết kế không tốt, chúng ta bắt buộc phải thiết kế lại hệ thống gây lãng phí về cả thời gian và tiền bạc. Các phía cạnh sau sẽ thể hiện điều này: Yêu cầu chịu tải Trong thực tế, một hệ thống máy chủ đƣợc thiết kế cho phép cung cấp 100 giao dịch trên 1 giây (100pts) với một kiến trúc nhất định, nhƣng trong trƣờng hợp khi hệ thống cần phát triển để nó có thể xử lí số lƣợng yêu cầu giao dịch tăng gấp 10 lần hay 100 lần thì kiến trúc này có thể xử lý đƣợc không. Cùng xem xét hai giải pháp cho vấn đề này, nó đƣợc dùng để nâng cao khả năng xử lý của ứng dụng khi yêu cầu tải tăng lên nhiều lần: hệ thống đƣợc thiết kế sao cho xử lý đa luồng, đơn luồng trên cùng máy trạm (scale up works), tuy nhiên yêu cầu về phần cứng sẽ tăng lên (bộ nhớ, tài nguyên) làm cho tốc độ xử lý tăng lên đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết kế. Cấu hình tải đồng đều tại các máy trạm (scale out works): giúp các máy trạm làm việc hiệu quả nhƣ nhau nhƣng sẽ xảy ra trong trƣờng hợp có máy trạm làm việc quá tải trong khi những máy khác lại hoạt động chƣa hết công suất. Điều này dẫn đến lãng phí tài nguyên phần cứng. Hình dƣới đây mô tả quá trình mở rộng theo chiều dọc và chiều ngang (scale up -scale out) [2]
  26. 24 Hình 2.8. Quá trình mở rộng theo chiều dọc- ngang (Scale out -Scale up) Yêu cầu đáp ứng dữ liệu lớn Kiến trúc tốt đi liền với khả năng mở rộng thiết kế về sau cũng nhƣ yêu cầu về việc xử lý hệ thống khi dữ liệu ngày càng tăng lên. Một ví dụ của hệ thống gửi tin nhắn, bình thƣờng hệ thống đƣợc thiết kế để gửi và nhận tin nhắn của ngƣời dùng với giới hạn số lƣợng ký tự nhất định. Tuy vậy, có khách hàng gửi đi tin nhắn vƣợt quá giới hạn tin nhắn cho phép thì hệ thống sẽ xử lý nhƣ thế nào ? Trong trƣờng hợp này hệ thống sẽ chia tin nhắn ra làm nhiều tin nhắn nhỏ và gửi đi. Đó là cách giải quyết tốt và đơn giản. Tuy nhiên với trƣờng hợp chúng ta không đƣợc chia tin nhắn thành nhiều tin nhắn nhỏ ? những file có dung lƣợng lớn cần gửi đi thì kiến trúc hệ thống thiết kế khi đó có cho phép xử lý hay không. Yêu cầu xử lý lượng lớn kết nối đồng thời Một tiêu chí quan trọng khác để một kiến trúc là khả năng đáp ứng số lƣợng lớn yêu cầu cùng lúc. Ban đầu nó đƣợc thiết kế để xử lý hàng nghìn lƣợt yêu cầu trong cùng thời điểm, hệ thống xử lý rất tốt. Nhƣng khi số lƣợng truy cập bất ngờ thăng lên hàng trăm nghìn (điều này nằm ngoài khả năng tƣởng tƣợng cầu của khách hàng lúc yêu cầu), thậm trí hàng triệu yêu cầu thì làm sao để giải quyết nó trong thời gian sớm nhất. Kiến trúc đã thiết kế có cho phép làm điều này hay không ? Nếu thiết kế không tốt có thể ta phải thiết kế lại hệ thống gây lãng phí thời gian và công sức. Để ví dụ cho trƣờng hợp này, ta có thể lấy ví dụ hệ thống mua vé bóng đá trực tuyến. Hệ thống đƣợc thiết kế nhƣng không chịu đƣợc hàng trăm nghìn yêu cầu gửi đến cùng một thời điểm, máy chủ luôn ở trong tình trạng quá tải. Tuy vậy
  27. 25 do thiết kế chƣa thực sự tốt, họ cũng không thể xử lý thay đổi để nâng cấp cho hệ thống có thể chịu đƣợc. Triển khai, cài đặt ứng dụng Yếu tố đánh giá ở đâu là kiểm tra xem hệ thống có thể đƣợc triển khai hiệu quả (dù không cần phải thay đổi mã nguồn) khi số lƣợng tài khoản sử dụng tăng lên (số lƣợng ngƣời dùng). Khi đó hệ thống có thể cài đặt dễ dàng trên nhiều thiết bị khác nhau, kể cả việc cấu hình, hoặc các thay đổi nhƣ cập nhật các phiên bản mới. Giải pháp đƣa ra cho vấn đề này là thiết lập tự động cài và cập nhật cho ngƣời sử dụng dựa trên những thông tin cấu hình của họ. Ý tƣởng này đƣợc áp dụng phổ biến rộng rãi cho các ứng dụng triển khai trên mạng trực tuyến. Khả năng sửa đổi Yêu cầu sửa đổi phần mềm là điểm tất yếu của phần mềm vì yêu cầu nghiệp vụ của ngƣời dùng cũng thay đổi theo thực tế công việc. Nó là một trong những đặc điểm đánh giá phần mềm có đƣợc thiết kế tốt để dễ dàng sửa đổi đƣợc không trong trƣờng hợp các yêu cầu phi chức năng và yêu cầu chức năng thay đổi. Tính bảo mật Yếu tốt bảo mật liên quan tới nhiều khía cạnh phức tạp của hệ thống, kiến trúc phần mềm chỉ là một trong những những khía cạnh của nó. Ta xét các đặc điểm chủ yếu sau đây: Cơ chế xác thực: ứng dụng cần xác định xem thực thể mà nó đang làm việc có hợp lệ hay không, thƣờng các ứng dụng làm điều này bằng cơ chế đăng nhập. Các phiên của quá trình làm việc đƣợc lƣu trong phiên của hệ thống. Cơ chế phân quyền: những tác nhân đƣợc xác định khi giao tiếp với hệ thống, tuy nhiên các tác nhân này có thể làm những gì trên hệ thống, truy cập tài nguyên nào, quyền hạn (đọc, ghi) đến đâu thì đó lại là hành động phần quyền của ứng dụng. Yêu cầu về mã hóa: các thông tin nhạy cảm của hệ thống phải đƣợc mã hóa khi lƣu trữ (thông tin mật khẩu, thậm chỉ là tên đăng nhập), mã hóa trong quá trình gửi và nhận giữa các hệ thống, giữa hệ thống và con ngƣời ( ngày nay phần lớn các hệ thống điều đƣợc thiết lập mã hóa tầng giao vận). Yêu cầu toàn vẹn: các thông tin gửi đi không bị sửa đổi ở phía biên nhận. Tính không thoái thác: Một yếu tố thể hiện rằng ngƣời nhận và ngƣời gửi không thể thoái thác trách nhiệm với gói tin đã
  28. 26 trao đổi trên hệ thống. Gói tin đƣợc xác định bởi ngƣời gửi và đích đến (ngƣời nhận). Yêu cầu này đƣợc thể hiện cụ thể trong bài toán chữ ký số điện tử. Yêu cầu khả năng sẵn sàng Khả năng làm việc liên tục không bị ngắt quãng thể hiện độ tin cậy của hệ thống. Vì lý do nào đó hệ thống không hoạt động khi ngƣời dùng yêu cầu thì nó chƣa đáp ứng đƣợc tính sẵn sàng của hệ thống. Trong thực tế yêu cầu này đƣợc thể hiện bởi khả năng sử dụng 24/24 h của hệ thống. Khả năng tích hợp Các ứng dụng phải đƣợc thiết kế kiến trúc sao cho dễ dàng tích hợp lại với nhau vì trong nhiều trƣờng hợp hệ thống có xu hƣớng hoạt động rộng hơn. Nó không chỉ có giá trị về mặt kỹ thuật, nó cũng làm hệ thống có giá trị cao hơn khi có thể tích hợp và có thể hoạt động tốt với các hệ thống bên ngoài nó. Một giải pháp đơn giản là cung cấp API trực tiếp để các hệ thống khác truy cập vào. Tuy nhiên theo kinh nghiệm ngƣời ta thƣờng sử dụng mô hình dƣới đây để phát triển các API: Hình 2..9. Mô tả kiểu tích hợp Giải pháp duy nhất trong trƣờng hợp này là hỗ trợ giao tiếp truy cập tài nguyên hệ thống thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API). Các API đƣợc cung cấp bởi các dịch vụ web. Việc tích hợp hệ thống cần phải thực hiện một cách linh hoạt và đơn giản, các ứng dụng đƣợc viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, truy cập các hệ quản trị dữ liệu khác nhau. Nên việc thiết kế các API chi tiết và đầy đủ sẽ tạo nền tảng cho việc kiểm soát hệ thống tốt hơn, nâng cao hiệu quả, an toàn khi các hệ thống giao tiếp với nhau. Ngoài ra ngƣời ta còn xem xét đến các yếu tố khác nhƣ
  29. 27 tính dễ cài đặt trên các nền tảng phần mềm, phần cứng, tính dễ dùng dễ hỗ trợ khi vận hành thực tế, tính dễ dàng trong quá trình kiểm thử. 2.2.3 Quy trình thiết kế kiến trúc phần mềm Giai đoạn phác thảo quy trình thiết kế Kiến trúc sƣ phần mềm ngoài việc đƣa ra thiết kế kỹ thuật họ còn cần phải tham gia các công việc khác để bổ hoàn thiện cho bản thiết kế đƣợc hoạt động tốt nhất. Đấy là các công việc một kiến trúc sƣ phần mềm phải làm: Hợp tác với nhóm phân tích yêu cầu, nhóm phân tích khảo sát yêu cầu ngƣời dùng lấy thông tin từ khách hàng và tổng hợp lại thành tài liệu yêu cầu đặc tả, từ đó mô tả chi tiết hệ thống cần những gì từ đó đƣa ra thiết kế cao nhất đảm bảo yêu cầu đề ra. Cái khó của kiến trúc sƣ phần mềm là tầm nhìn đảm bảo cho hệ thống đáp ứng tốt cho tƣơng lai nhƣng lại phải cần đáp ứng đƣợc phạm vi tài chính và thời gian hoàn thành của khách hàng. Kết quả thu đƣợc là bản thiết kế phù hợp nhất với khách hàng. Trao đổi với các bên liên quan, đảm bảo bản thiết kế đƣợc hiểu đúng, hiểu đủ yêu cầu khách hàng và đảm bảo nó đã tồn tại trong thiết kế. Những gì kiến trúc sƣ nghĩ là đúng và cần thiết có khi lại không phải những gì khách hàng mong muốn. Quản lý đội thiết kế: việc xác định kiến trúc cũng là một phần trong quá trình thiết kế. Kiến trúc sƣ phần mềm cần lãnh đạo đội ngũ nhỏ hơn trong nhóm, những dự án lớn đòi hỏi sự tham gia của nhiều kỹ sƣ chƣa có nhiều kinh nghiệm. Sản phẩm cuối cùng là bản thiết kế chi tiết (tạm dịch là architecture blueprint), nó đƣợc dùng để thực thi kiến trúc khi triển khai. Trao đổi với đội quản trị dự án, họ cần phải làm việc với PM (ngƣời quản lý dự án) để hỗ trợ đƣa ra kế hoạch, các khối lƣợng công việc cần thực hiện và kế hoạch triển khai thực tế của dự án. Dựa vào kinh nghiệm của thiết kế, thiết kế kiến trúc chia làm ba bƣớc sau: xác định yêu cầu kiến trúc, thiết kế kiến trúc và thẩm định kiến trúc.
  30. 28 Hình 2.10. Quy trình thiết kế kiến trúc Tìm hiểu yêu cầu của kiến trúc: tạo ra một bản vẽ yêu cầu tầm cao, dựa trên yêu cầu của hệ thống. Nó là tiền đề, định hƣớng cho bản thảo kiến trúc. Thiết kế kiến trúc: thực hiện việc làm rõ các thành phần có trong bản thiết kế, vai trò cũng nhƣ mối liên hệ giữa các thành phần nhỏ. Quá trình đƣợc thực hiện từ bản thảo thiết kế đến bản thiết kế chi tiết. Thẩm định: đảm bảo kiến trúc đƣa ra là đáp ứng yêu cầu hệ thống, các yêu cầu chức năng, phi chức năng Giai đoạn xác định yêu cầu kiến trúc Để áp dụng một bản kiến trúc thiết kế, ta phải thực hiện đánh giá chi tiết các yêu cầu kiến trúc mà hệ thống đòi hỏi. Từ hình dƣới đây ta thấy tồn tại hai yêu cầu quan trọng đó là yêu cầu về chức năng hệ thống và yêu cầu từ các ngƣời liên quan tới hệ thống [2]: Hình 2.11. Đầu vào và đầu ra khi xác định kiến trúc Hai yếu tố này ảnh hƣởng tới việc xác định yêu cầu kiến trúc. Trong thời gian tìm hiểu yêu cầu kiến trúc sẽ thu đƣợc một danh sách các yêu cầu cụ thể về kiến trúc của hệ thống. Tuy vậy, những yêu cầu này vẫn ở dạng thô, chƣa đƣợc chƣa đƣợc đặc tả chi tiết trong tài liệu ở mức này. Do đó các kỹ sƣ kiến trúc phải làm việc trực tiếp với các stackeholder (ngƣời yêu cầu liên quan tới hệ thống). Điều đó dẫn đến mỗi kiến trúc sƣ phần mềm đều có kinh nghiệm thiết kế trong một số lĩnh vực nhất định, thật khó khăn để triển khai một dự án mà chƣa từng làm việc với nghiệp vụ ở lĩnh vực này.Các bản yêu cầu kiến trúc đƣợc chia làm các mức độ ƣu tiên khác nhau. Nhiều trƣờng hợp các yêu cầu chỉ dừng lại ở mức độ ƣu tiên thấp
  31. 29 hoặc ít quan trọng. Dựa trên mức độ ƣu tiên, ta phân loại chúng thành ba mức sau đây: mức độ cao: hệ thống đƣợc thiết kế phải hỗ trợ các yêu cầu này, đó là những yêu cầu quan trọng bậc nhất của hệ thống. Kiến trúc sƣ không thể bỏ qua yêu cầu này. Mức độ trung bình: những yêu cầu cần thiết ở một trạng thái nào đó của hệ thống nhƣng tùy từng thời điểm nó có ảnh hƣởng tới hệ thống. Mức độ thấp: chúng là những yêu cầu nhƣng ở dạng mong đợi của khách hàng và mong đợi của nhà phát triển, nó không ảnh hƣởng nhiều tới việc thiết kế hệ thống. Giai đoạn thiết kế kiến trúc Vai trò của kiến trúc sƣ phần mềm là vô cùng cần thiết, chất lƣợng của bản thiết kế sẽ quyết định thành bại của cả hệ thống. Việc xây dựng các tài liệu chi tiết, quá trình làm việc giữa các bên liên quan để lấy đƣợc bản yêu cầu đặc tả sẽ là vô ích nếu kiến trúc sƣ đƣa ra một bản thiết kế kém chất lƣợng [2] . Hình sau đây cho thấy đầu vào và đầu ra của quy trình thiết kế kiến trúc: Hình 2.12. Đầu vào và đầu ra của quá trình thiết kế kiến trúc Bƣớc đầu tiên của việc thiết kế là chọn ra một kiến trúc tổng thể cho kiến trúc dựa trên những bộ khung (framework) đã tồn tại. Sau đó là việc xác định các thành phần con phù hợp với bộ khung đã chọn để tạo lên một hệ thống phù hợp. Kết quả của bản thiết kế bao gồm khung nhìn kiến trúc và tài liệu giải thích kiến trúc. Khung nhìn bao gồm các bản vẽ, sơ đồ dƣới góc nhìn tổng quan dành cho đội thiết kế, bản tài liệu kiến trúc mô tả chi tiết bản khung nhìn kiến trúc.
  32. 30 Giai đoạn chuẩn hóa Sau khi thiết kế kiến trúc, việc đánh giá lại kiến trúc xem xét hiệu quả đánh giá xem kiến trúc đã thiết kế có đảm bảo mục tiêu ban đầu của hệ thống hay không. Quá trình chuẩn hóa luôn khó khăn và phức tạp với ngay cả những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, nó không thể đánh giá cụ thể, kiểm tra chất lƣợng, kiểm thử để kiểm tra các tiêu chí đặt ra. Kiến trúc thiết kế có thể bao gồm các thành phần mới hoặc các thành phần đã đƣợc tồn tại sẵn nhƣ các thƣ viện, ứng dụng con. [2]
  33. 31 Chương 3 Phân tích giải pháp tích hợp hệ thống cho doanh nghiệp 3.1 Tổng quan vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp khi hoạt động ngoài việc quản lý mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp, các mảng kỹ thuật, các bộ phận, phòng ban đều có những phần mềm quản lý nghiệp vụ riêng. Những phần mềm này mang tính đặc thù: đặc thù kế toán, kiểm toán, hệ thống SAP (hệ thống quản lý quy trình sản xuất, mua, bán), MES (Hệ thống quản lý nhà máy). Cổng thông tin doanh nghiệp chú trọng đến đảm bảo các vấn đề an ninh, hành chính, đào tạo cho doanh nghiệp Hình 3.1. Mô hình tổng quan doanh nghiệp Các vấn đề về hành chính tổng hợp bao gồm: quản lý nhân viên vào ra, quản lý khách vào ra, quản lý tài sản, quản lý xe xe ra vào cổng, quản lý bãi đỗ xe, quản lý đào tạo, ngoài ra còn các vấn đề về hành chính gồm có: quản lý bảng thông tin, quản lý làm thêm giờ, quản lý phòng họp, sân bóng, quản lý nhà ăn. Các vấn đề về đào tạo gồm quản lý đào tạo, quản lý các khóa học, môn học cho nhân viên, quản lý điểm, tiêu chuẩn đào tạo. Sơ đồ doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp và chế xuất nhƣ sau:
  34. 32 Hình 3.2 Sơ đồ ví dụ về doanh nghiệp Các phòng bảo vệ B1, B2 (đƣợc đặt bên bên ngoài, trƣớc cửa an ninh, để đảm bảo ngƣời chƣa đăng ký thông tin, chƣa có thẻ thì không thể vào công ty). Với những công ty lớn thƣờng có nhiều hơn một phòng bảo vệ đăng ký thông tin để tạo điều kiện cho nhân viên và khách đến làm việc. Nhiệm vụ của phòng bảo vệ là kierm tra, đăng ký, cấp phát thẻ cho khách đến làm việc, cấp thẻ tam cho nhân viên công ty quên thẻ. Sau khi đƣợc cấp thẻ, ngƣời sẽ di chuyển tới khu vực các của an ninh để vào công ty. Các bãi đỗ xe P2, P3, P4, P5 (bãi ô tô, xe máy, xe đạp) ở Việt Nam chủ yếu là bãi gửi xe máy, bãi ô tô chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Các cửa an ninh: Cửa an ninh A1, A2, A3, A4 đƣợc bố trí bên trái và bên phải của cổng C1, C2 để đảm bảo an ninh vòng ngoài. Cổng chính C1, C2: phục vụ cho các xe con (xe bốn chỗ, xe chở ngƣời) di chuyển ra vào công ty, xe chở khách VIP, các lãnh đạo quản lý cấp cao, các phái đoàn. Cổng phụ dành cho các xe chở hàng, vật liệu, xe
  35. 33 tải, xe công phục vụ sản xuất, cấp dỡ hàng hóa. Tại đây thông tin xe, lái xe, sẽ đƣợc kiểm tra và xác nhận thời gian vào ra công ty. Các nhà ăn R1, R2, R3 phục vụ các suất ăn sáng, trƣa tối cho nhân viên và khách đến làm việc. Tại nhà ăn, thông tin các món ăn đã đƣợc đƣa lên hệ thống trƣớc đó để nhân viên có thể xem trƣớc giờ ăn, nhân viên tiết hành xếp hàng đợi xuất ăn và quẹt thẻ để lấy xuất ăn. Việc đánh giá chất lƣợng bữa ăn cũng đƣợc thông qua hình thức quẹt thẻ, dữ liệu sẽ đƣợc hệ thống thu thập và tiến hành phân tích báo cáo sau này. Các sân bóng S1, S2, S3 phục vụ cho nhu cầu hoạt động thể chất của nhân viên công ty, các câu lạc bộ, các phòng ban thực hiện đặt sân trên hệ thống để đảm bảo thống nhất, không tranh giành sân. Nhân viên hành chính phụ trách sẽ thực hiện kiểm duyệt những đăng ký này. Trung tâm y tế H1: giám sát sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên, thực hiện khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc nhân viên khi đau ốm. Thông tin nhân viên tham gia khám chữa bệnh đƣợc cập nhật lên hệ thống. Nhà kho K1, K2: các kho lƣu trữ hàng hóa và các vật liệu, kho hàng đƣợc lƣu tại K1, K2 chủ yếu đƣợc sử dụng cho các kho sản phẩm chờ xuất đi. Trung tâm đào tạo: thực hiện đào tạo cho nhân viên, hàng năm công ty sẽ có khóa đào tạo định kỳ, các khóa đào tạo cho nhà thầu, đào tạo chuyên môn. Trung tâm nghiên cứu CN1: gồm trung tâm nghiên cứu và xƣởng thử nghiệm sản phẩm, những mẫu sản phẩm mới, thử nghiệm đều đƣợc xử lý tại đây. Tòa xƣởng F1,F2, F3, F4, F5, F6, F7: các xƣởng sản xuất của công ty, tại các xƣởng làm việc đều đƣợc quẹt thẻ từ để mở cửa, trong xƣởng sản xuất các quy định về an ninh đƣợc thắt chặt hơn cả. 3.1.1 Quản lý khách Quản lý vào ra Việc quản lý đƣợc chia ra thành quản lý nhân viên (đổi tƣợng thƣờng xuyên ra vào công ty, có thẻ nhân viên) và khách/nhà thầu (đến làm việc tạm thời hoặc thƣờng xuyên). Nhân viên không cần thực hiện đăng ký tại phòng bảo vệ, việc đăng ký chỉ thực hiện dành cho đối tƣợng khách. Trong trƣờng hợp nhân viên quên thẻ, cần đến phòng bảo vệ để đƣợc mƣợn thẻ tạm và kích hoạt thẻ, cuối ngày làm việc nhân viên phải quay lại phòng bảo vệ để trả thẻ. Để khách vào công ty nhân viên cần đăng ký khách trên hệ thống trƣớc đó. Nhân viên phòng bảo vệ dựa vào thông tin đăng ký để thực hiện thủ tục: kiểm tra thông tin, cấp thẻ, chụp ảnh thẻ (nếu là lần đầu đến công ty). Tại cửa an ninh, dữ liệu đƣợc liên kết với hệ thống để mở cửa Tải bản FULL (69 trang): https://bit.ly/40vxvwD Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  36. 34 và hiện thị ảnh. Cũng tại đây, dữ liệu kích hoạt các cửa ra vào, thẻ nhà ăn và các quyền khác phục vụ cho công việc cũng đƣợc xử lý. Hình 3.3 Quy trình ra khỏi công ty của nhân viên-khách Tại phòng bảo vệ nhân viên sẽ xác nhận hành động trả thẻ và thu lại thẻ trên hệ thống quản lý. Dữ liệu của khách sẽ đƣợc sử dụng để lƣu trữ, báo cáo trên hệ thống. Các loại thẻ khách/nhà thầu/nhân viên: Thẻ nhân viên dành cho đối tƣợng nhân viên công ty, công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn. Thẻ này có dây màu riêng để phân biệt. Thẻ này không cần trả lại sau khi ra khỏi công ty, với đối tƣợng nhân viên công ty mẹ, công ty cùng tập đoàn đến làm việc chỉ cần kích hoạt thẻ để sử dụng các dịch vụ khác tại công ty. Thẻ tạm dành cho nhân viên công ty, nhân viên công ty con, công ty mẹ đến công ty làm việc nhƣng quên thẻ nhân viên. Thẻ này có đầy đủ mọi quyền hạn nhƣ thẻ nhân viên nhƣ quẹt thẻ gửi xe, thẻ ra vào cổng, mở cửa văn phòng, thẻ nhà ăn và các quyền khác nhƣ thẻ nhân viên cũ. Thẻ khách dành cho khách/nhà thầu vào công ty làm việc, thẻ này chỉ đƣợc giới hạn về quyền hạn, phần lớn chỉ dành để xác thực khi đi qua cửa an ninh của công ty. Hình 3.4 Cửa an ninh Mô tả hình ảnh cửa an ninh bao gồm vị trí quet thẻ (số 1) và thanh chắn (2). Khi thẻ đƣợc kích hoạt và quẹt vào đầu đọc thẻ, hệ thống của sẽ gọi hàm kiểm tra
  37. 35 tính hợp lệ trên CTTĐT và có hành động cụ thể. Nếu thẻ đã đƣợc kích hoạt quyền thì thanh chắn có thể mở ra và ngƣời đó di chuyển qua thanh chắn. Dƣới đây là API mô tả phƣơng thức gọi yêu cầu kiểm tra tính hợp lệ của thẻ: Url: /checkPersonCardId? cardId =100000122311 Parameter: cardId( string) Type: GET { "result": "ok", "msg": "success", "record": { "title": "Playsam Streamliner", "user_id":"key226654786", "id_no":"12365423", "avata": { "fileName": "quwowooybuqbl6ntboz3.jpg", "contentType": "image/jpg", "details": { "image": { "width": 600, "height": 446 }, "size": 27187 }, "url": "//dbn.net/images/visitor/quwowooybuqbl6ntboz3.jpg" } } } Quản lý tài sản khách Những tài sản của công ty sẽ đƣợc dán tem để phân biệt với tài sản cá nhân. Ngoài những tài sản quan trọng khác nhƣ thẻ nhớ, thiết bị lƣu trữ, usb cần phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh thông tin. Tải bản FULL (69 trang): https://bit.ly/40vxvwD Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  38. 36 Hình 3.5 Hình ảnh tem, thiết bị lưu trữ Quy trình xử tài sản: Kiểm tra thông tin khách, thiết bị  Xử dụng hệ thống  Thực hiện thao tác dán tem  Lưu trên hệ thống Kết thúc. Dƣới đây là mẫu dữ liệu kiểm tra thông tin đăng ký khác trên CTTĐT, từ đó thực hiện kiểm soát tài sản của khách mang đến công ty. Url: dbnVisitor/checkInfo?p_id_no=12313123111 Parameter: p_id_no (string) Type: GET { result: "ok", msg: "success", record: { user_id: "key226654786" id_no: "122365469", full_name: "Nguyen Van Nam", email: "nv.nam@dbn.com", grade: "Senior Staff", phone: "0966012522" } } Tiếp đó là hành cộng lƣu thông tin kiểm soát tài sản khách lên CTTĐT, máy khách gửi tới máy chủ ứng dụng các thông tin bao gồm: mã khách, số CMTND, tên thiết bị, hãng, số serial, ngày đăng ký. Url: dbnStempDevice/ajaxSaveReq Parameter type: Object { user_id: "key226654786" id_no: "122365469", full_name: "Nguyen Van Nam", device_name: "IPHONE 6", branch: "Apple", serial: "1254SE23644", device_type: "Phone", date_req: "2019/01/03" } Type: POST Result: Json Type Content { 6813150
Anúncio