SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA)
Làm
chủ
cuộc
chơi
CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM
Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P
. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương
Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600
Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com
Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng
Engineered flooring
Ván sàn gỗ công nghệ
TIẾNG NÓI NGƯỜI LÀM NGHỀ
4
Thế giới “VUCA” (biến động
- không chắc chắn - phức
tạp - mơ hồ) đòi hỏi mỗi con
người, mỗi doanh nghiệp
vừa phải thích nghi, vừa cần
có cách nghĩ khác, làm khác.
Nhưng quan trọng hơn cả là
sự gắn kết.
Kếtnốiở
Năm 2021 là một năm quá đặc biệt đối với
thế giới, đất nước và với ngành nông nghiệp
vì những khó khăn không thể lường trước
được. Từ tháng 4 đến nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh
hưởng dai dẳng, sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp. Trong đó, lâm nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng
nặng nhất. 70% doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ
nằm ở khu vực Đông Nam bộ, riêng Bình Dương và
TP.HCM chiếm đến 50%, hoạt động gần như đình trệ.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản tưởng chừng không thể duy
trì được tốc độ tăng trưởng. Chưa kể thời tiết khốc
liệt, các đợt nắng nóng đã ảnh hưởng đến rừng.
Nhưng khi nhìn lại, chúng ta thấy 2021 là một năm
“siêu kỷ lục”. Các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp đều
tăng. Chỉ tiêu trồng rừng vượt kế hoạch. Chất lượng
rừng tăng. Với chế biến, xuất khẩu, chúng ta đã xuất
khẩu xấp xỉ 16 tỷ USD, thặng dư thương mại xấp xỉ 13
tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020 và tăng 10% so
với kế hoạch. Trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp
sụt giảm, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đã giảm
60%, nhập khẩu rất lớn thì lĩnh vực lâm nghiệp đạt
được những con số như vậy chứng tỏ chất của ngành
đã được giữ vững.
Để có được thành công như vậy không đơn giản.
Toàn ngành đã có sự quyết liệt rất đáng ghi nhận. Ví
dụ, ở sự kiện cáo buộc cạnh tranh thương mại quốc tế
301, dù không đàm phán trực tiếp được nhưng chúng
ta đã có biện pháp cụ thể, đưa ra chiến lược và những
lý giải hợp lẽ, hợp tình.
Bên cạnh sự quyết liệt là sự phát huy vai trò của
từng mắt xích trong toàn ngành, từ người trồng rừng,
các hiệp hội, vai trò điều hành của các cơ quan hữu
trách… Trong đó, có thể kể đến việc Tổng Cục Lâm
nghiệp đã tham mưu xây dựng các chương trình, đề án
chặt chẽ, bài bản; tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển
của ngành tốt hơn, quản lý nhà nước chặt chẽ hơn.
Còn nhớ, những ngày cuối năm 2020, khi xây
dựng kế hoạch năm 2021, chúng ra đã chưa lường
hết được quy mô của dịch bệnh Covid và mức độ
Lê Minh Hoan
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
5
gian tới, mục tiêu chủ đạo của ngành là phải có rừng
gỗ lớn, gỗ to hơn, cao hơn phục vụ chế biến thay vì
cung ứng nguyên liệu thô. Do vậy, bên cạnh công tác
giống, chúng ta phải lưu ý yếu tố kỹ thuật, chăm sóc
và nhất là nâng cao nhận thức, hỗ trợ kịp thời cho
lâm dân thì mới có thể giữ nguyên liệu gỗ lớn đáp
ứng cho chế biến, xuất khẩu.
Trong nhiệm vụ này, ngành cũng cần đẩy mạnh
liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, nâng
cao trách nhiệm của các thành phần trong mối quan
hệ gắn kết nhà máy và vùng nguyên liệu. Ngay sau
Tết Nguyên đán, Bộ sẽ phối hợp cùng các tổ chức,
hiệp hội triển khai một hội nghị
lớn nhằm tìm ra giải pháp, quy
hoạch tốt hơn nữa cho khâu
phát triển nguyên liệu của
ngành.
Chung quy lại, trong tất cả
các mối quan hệ giữa các mắt
xích của ngành, cần tiếp tục
tăng cường sự gắn kết, phối
hợp với nhau. Đi qua năm 2021,
chúng ta vẫn sống trong khái
niệm "VUCA", với những biểu
hiện của biến động - không
chắc chắn - phức tạp - mơ hồ.
Chúng ta sẽ đón nhận nhiều cơ
hội, nhưng cũng không quên
dự báo những trở ngại, thách
thức. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đã làm thay
đổi cách thức sản xuất, mô hình
kinh doanh, sự vận hành của xã
hội trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, biến đổi khí
hậu, thiên tai và dịch bệnh cũng khiến chúng ta phải
thay đổi và trân quý hơn những giá trị bất biến từ
thiên nhiên. Như vậy, nhiệm vụ của ngành sẽ nặng
nề nhưng cũng rất vinh quang.
Để bước chân đi xa hơn, đòi hỏi DN một mặt phải
thích nghi, một mặt cần nghĩ khác. Trong bối cảnh
không chắc chắn, thay đổi liên tục và thay đổi diễn
ra rất nhanh như hiện nay, dù có lợi thế ra sao, cũng
khó đảm bảo ngành có thể duy trì thành công hay
chiến thắng tuyệt đối… Do vậy, ẩn mình một chút để
chuẩn bị thật tốt nội lực, trang bị công nghệ và đoàn
kết thật tốt để cùng nhau vươn lên, tôi nghĩ, đó sẽ là
chiến lược tốt cho sự phát triển của ngành. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ luôn đồng hành
cùng các tổ chức, DN để có thể đưa công nghiệp
nội thất Việt Nam phát triển và phát triển bền vững
trong thời gian tới.
Hoài Thương ghi
ảnh hưởng của nó. Thực tế, ngành cũng đã trải qua
thời khó khăn khi giá trị xuất khẩu giảm sâu, như
trong tháng 8 và tháng 9/2021. Trong giai đoạn
khó khăn này, ngành gỗ lại ghi nhận nỗ lực của các
tổ chức hiệp hội, DN trong ngành. Ngay trong khó
khăn, các tổ chức này đã chủ động, xây dựng kịch
bản phục hồi, hỗ trợ các DN kịp thời khắc phục
vướng mắc để tiếp tục duy trì lợi thế từ thị trường
với đơn hàng dày đặc. Nhờ quyết tâm rất lớn từ phía
hiệp hội và bản thân DN mà các nhà máy đã trở lại
hoạt động gần như bình thường, ổn định.
Sự hợp tác phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các
hiệp hội/DN gỗ diễn ra chặt chẽ, bài bản với các
cuộc giao ban hàng quý… trở thành hình mẫu trong
công tác phối hợp. Chưa kể, các hiệp hội còn tổ chức
được các nhóm chuyên môn: kỹ thuật, thị trường,
công nghệ, chuyển đổi số… để hỗ trợ DN chuyển đổi
và thích ứng tốt nhất.
Sang năm 2022, tình hình vẫn rất phức tạp, đặc
biệt là diễn biến của dịch bệnh Covid, diễn biến thất
thường của thị trường… Do vậy, DN cần hết sức bình
tĩnh, ứng phó chủ động, làm chủ cuộc chơi. Trước
mắt, ngành cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch lâm
nghiệp cấp quốc gia, hoàn thiện việc xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật, bảo vệ rừng, tập trung
nâng cao chất lượng rừng, nghiên cứu phát triển từ
khâu giống cây trồng để hướng tới phục vụ ngành
công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Thời
“Ẩnmìnhmộtchút
đểchuẩnbịthậttốt
nộilực,trangbị
côngnghệvàđoàn
kếtthậttốtđểcùng
nhauvươnlên,đó
sẽlàchiếnlượctốt
chosựpháttriển
củangành”
Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán
Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Nguyeãn Chaùnh Phöông,
	 Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng
Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït
Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh
AÛnh bìa: Tony Minh
Mục lục
08
28
Tiềm năng và sức sống “Made in Vietnam”
12
26
Qua gian nan sẽ lại rộn ràng
Ông Nguyễn Văn Vy, Giám đốc sản xuất Lâm Hiệp Hưng:
Đầu tư công nghệ, thay đổi tư duy
Ông Trần Việt Hùng - Chủ tịch Công ty Cariny Việt Nam:
Công nghiệp phụ trợ đã sẵn sàng
38
36
44
48
62
68
Từ mạch ngầm của anh, hoa trái sẽ nở…
Hawa Caravan: Hành trình tình thân
Khách hàng chờ đợi gì ở doanh nghiệp?
Nội thất bọc nệm cũng sẽ “bình thường hóa”
Truyền thông 2022: Khách hàng làm chủ
Cam kết chống biến đổi khí hậu:
Cơ hội và thách thức cho công nghiệp nội thất Việt Nam
25
58
66
42
Chúc mừng năm mới
7
Nhu cầu của bạn cũng như khách hàng của bạn rất quan
trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chú tâm lắng nghe và
nhanh chóng thấu hiểu. Đây là cách chúng tôi đạt được tiêu
chuẩn chất lượng cao, vượt xa yêu cầu. Hãy cùng nhau định
nghĩa lại chất lượng.
Your and your customers' needs are important to us. We
listen closely and understand quickly. This is how we
achieve our high standard of quality which often exceeds
requirements. Let us redefine quality together.
Chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu /
Quality tailored to your needs
Hệ thống bản lề /
Hinge systems
Hệ thống tay nâng /
Lift systems
Hệ thống ngăn kéo /
Runner & Box systems
tiêu điểm
8
Chỉ khi thu hút được vốn
nội, với sự tham gia khởi
nghiệp của người trẻ,
công nghiệp nội thất
Việt Nam mới có thể tính
toán được chiến lược
phát triển bền vững.
Tiềmnăngvàsứcsống
“MadeinVietnam”
Năm 2021 khép lại với kim ngạch xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 15,8 tỷ USD,
tăng 19,7% so với năm 2020. Trong đó, riêng
sản phẩm gỗ xuất khẩu ước đạt 11,07 tỷ USD, tăng
16,1%. Đây là lần đầu tiên ngành gỗ Việt Nam vượt
Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho
Mỹ, thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất thế
giới. Đây là kết quả của nỗ lực cực kỳ to lớn của toàn
ngành. Từng doanh nghiệp (DN) đã không ngừng cố
gắng ứng biến, thích nghi để vượt lên.
Hành trình chinh phục ODM
Theo Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Italia
(CSIL), thị trường đồ nội thất thế giới đã phục hồi
vào năm 2021 với mức tiêu thụ cao hơn nhiều so với
giá trị trước đại dịch và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào
năm 2022 và 2023. Do vậy, đây sẽ là năm quan trọng
chứng kiến sự tăng tốc, bứt phá của ngành nội thất
Việt Nam.
Để duy trì nền tảng hiện có, chúng ta cần vững
vàng. Nhưng, để bứt phá thực sự, DN Việt cần đặt
mục tiêu sản xuất được những mặt hàng có giá trị
cao hơn. Sản xuất nội thất giá trị cao đòi hỏi khả năng
quản trị và tay nghề cũng cao hơn rất nhiều. Nghĩa
là, DN trong ngành sẽ phải tiếp tục cải thiện nội lực,
đầu tư thiết bị, sáng tạo và đổi mới. Rất may, dù phải
chật vật thích ứng với dịch bệnh nhưng công nghiệp
nội thất Việt Nam đã “lấn sân” sang các bước cao hơn
trong chuỗi giá trị của ngành, bao gồm thiết kế, bán
lẻ, thương hiệu… Đây là câu chuyện mà những doanh
nhân trong ngành nói với nhau suốt năm qua.
Ngoài sản xuất, thi công các không gian luxury
cho khách hàng, đã có những công ty Việt Nam theo
đuổi việc xây dựng thương hiệu nội thất cao cấp,
mang ra thị trường thế giới. Gỗ Trường Thành với
Casadora, AA Corporation với George Bensley… là
những thử nghiệm đã nhận được phản hồi tích cực từ
người dùng thế giới. DN nội thất Việt Nam đang dần
tự tin hơn trong việc phát triển thiết kế mẫu mã sản
phẩm, chuẩn bị cho việc dịch chuyển từ OEM sang
ODM. Con đường này, tất nhiên cũng nhiều thử thách
nhưng hoàn toàn khả thi và có giải pháp, từ việc hợp
tác với đội ngũ thiết kế quốc tế đến việc xây dựng thế
hệ thiết kế nội thất trong nước.
Hành trình chinh phục giá trị ODM của DN Việt
Nam hiện đang thuận lợi hơn rất nhiều, khi có thêm
quyết tâm đầu tư phát triển công nghệ và chuyển
đổi số (CĐS) từ phía DN. Trải qua 2 năm sống chung
với Covid, nhất là đợt giãn cách diện rộng trong năm
2021 thì DN ngành gỗ nói riêng đã thực sự thấy được
các giá trị tích cực mà CĐS mang lại. Không chỉ nâng
cao năng lực sản xuất bằng các thiết bị công nghệ,
độ chính xác cao, CĐS ghi nhận sự tham gia của công
Nguyễn Quốc Khanh
Chủ tịch HAWA
9
Theo thống kê, vốn đầu tư khởi nghiệp tại Việt
Nam năm 2021 đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so
với năm 2020. Cả nước đã có hơn 3.800 start-up, với
3 "kỳ lân" được định giá từ một tỷ USD cùng khoảng
11 DN được định giá trên 100 triệu USD. Hệ sinh thái
khởi nghiệp cũng đã có bước phát triển lớn với hơn
1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, bao
gồm quỹ đầu tư, cơ sở ươm mầm khởi nghiệp…
Ngành gỗ có trong tay nguồn lao động năng động
lớn về số lượng, cộng thêm nguồn gỗ rừng trồng
được quy hoạch trước trong nhiều năm và có môi
trường phát triển được Chính phủ
- các ban ngành ủng hộ. Chưa kể,
Việt Nam tham gia các hiệp ước
rất thuận lợi về thuế, căng thẳng
Mỹ - Trung khiến các nhà nhập
khẩu Mỹ ủng hộ hàng hóa từ Việt
Nam. Tất cả sự hội tụ đó là thiên
thời - địa lợi - nhân hòa.
Ước mong lớn của tôi lúc này,
là DN Việt tham gia nhiều hơn nữa
vào hệ sinh thái của ngành như
thiết kế, phân phối, kinh doanh dự
án, công nghiệp phụ trợ… Tôi mong
thế hệ trẻ, các start-up hãy bước
vào lĩnh vực này bằng số hoá, kinh
doanh nội thất online chẳng hạn.
Vẫn còn rất nhiều dư địa để DN
trong ngành mở rộng và đón nhận
sự tham gia của những cái tên
mới. Hãy dấn thân, rồi chúng ta sẽ
có quả ngọt!
nghệ vào vận hành kinh doanh, thiết kế, tương tác
khách hàng… May mắn, hành trình CĐS của DN ngành
gỗ có sự hậu thuẫn lớn từ phía cơ quan quản lý, từ
việc khảo sát, tư vấn đến hỗ trợ ngân sách…
Đón chân start-up, mở rộng tiềm năng
Kết hợp CĐS lẫn định hướng ODM, vị thế của công
nghiệp nội thất Việt Nam chắc chắn sẽ còn vững vàng
hơn trong thời gian tới. Vấn đề lớn nhất hiện nay cần
lưu ý là sự kế thừa các nguồn lực.
Câu chuyện kế thừa đã được đề ra từ trước, và đã có
thành công bước đầu ở việc xây dựng
F1, là con cháu của những người trong
ngành. Các F1 của ngành gỗ cũng đã
bắt đầu công tác điều hành, chứng minh
được khả năng. Tuy nhiên, nếu chỉ gói
gọn trong F1 là không đủ. Công nghiệp
nội thất Việt Nam cần được rộng mở,
kêu gọi sự tham gia của tất cả những
người ngoài ngành.
Thực tế, nhu cầu nội thất trên thị
trường thế giới ở mức rất cao và là môi
trường kinh doanh cực kỳ tiềm năng.
Trị giá hàng hóa toàn ngành lên đến
hơn 500 tỷ USD/năm. Nhưng thị phần
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam mới chỉ chiếm chưa tới 10% giá
trị sản xuất.
Không chỉ gói gọn trong việc sản
xuất các sản phẩm nội thất từ gỗ. Câu
chuyện nội thất mà cả thế giới đang
hưởng ứng hiện nay là nội thất đa vật
liệu, sản phẩm phi gỗ và
có sự tham gia của vải
bọc, kim loại, đồ trang
trí như đèn, rèm, thảm,
chăn, ra, gối, nệm… Tất
cả những lĩnh vực này,
DN Việt Nam đều có
thể làm được. Chỉ cần
tập hợp, khuyến khích
những người trẻ tham
gia phát triển các lĩnh
vực này, hệ sinh thái
công nghiệp gỗ và nội
thất sẽ được hình thành
tại Việt Nam. Đây là cơ
hội cho người trẻ và là
một trong những yếu
tố then chốt của sự bền
vững của bất kỳ ngành
công nghiệp nào.
“Câuchuyệnnộithất
màcảthếgiớiđang
hưởngứnghiệnnay
lànộithấtđavật
liệu,sảnphẩmphigỗ
vàcósựthamgiacủa
vảibọc,kimloại,đồ
trangtrínhưđèn,
rèm,thảm,chăn,ra,
gối,nệm…Nghĩalà,
độrộngcủangành
cònlớnhơnnhiều
sovớihiệntại”
tiêu điểm
10
Ngành gỗ đã bắt
đầu những ngày
đầu tiên của năm
2022 trong bối cảnh
“bình thường mới”.
Đây là thời điểm
quan trọng để nhìn
lại hoạt động của
ngành trong
năm 2021 từ đó
chuẩn bị tốt hơn
cho năm 2022.
Chếbiếngỗ
đangđượcgìvàmấtgì?
Tô Xuân Phúc
Chuyên gia phân tích chính sách Forest Trends
Năm 2021 là năm đầy biến
động của ngành. Sáu
tháng đầu năm 2021
chứng kiến sự đứt gãy trong chuỗi
cung do các hoạt động giãn cách.
Nhiều doanh nghiệp (DN) phải
đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất.
Kim ngạch xuất khẩu giảm sút.
Giá cước vận chuyển quốc tế tăng
và một số trường hợp cước vận
chuyển còn cao hơn giá trị của lô
hàng xuất khẩu.
Nhiều áp lực
Giãn cách xã hội làm nhiều DN
không xuất được hàng, người lao
động trở về quê. Các DN không
dám nhận đơn hàng mới. Nguồn
gỗ nguyên liệu nhập khẩu khan
hiếm, cùng với giá cước vận
chuyển cao đẩy giá gỗ nguyên
liệu nhập khẩu tăng. Năm 2020
giá gỗ dương xẻ tại cảng Cát Lái
khoảng 290 USD/m3
năm; năm
2021 giá tăng lên 400 USD/m3
.
Tương tự, gỗ sồi xẻ tăng ở mức
từ dưới 500 USD/m3
lên trên 630
USD/m3
. Sức ép của các cuộc
điều tra đặc biệt từ Hoa Kỳ - thị
trường xuất khẩu lớn và quan
trọng nhất của Việt Nam liên
quan đến các cáo buộc về gian
lận xuất xứ hàng hóa và về việc
Việt Nam nhập khẩu và sử dụng
gỗ bất hợp pháp tăng. Lúc đó đã
có một số dự đoán ngành gỗ sẽ
rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên bắt đầu từ đầu quý
IV/2021, xuất khẩu đảo chiều và
tăng trưởng trở lại. Theo Tổng
cục Hải quan, kim ngạch xuất
khẩu của ngành trong năm 2021
đạt 15,8 tỷ USD, tăng 20% so
với năm 2020. Một trong những
lý do quan trọng nhất dẫn đến
sự tăng trưởng trở lại là do
Chính phủ đã thay đổi phương
thức tiếp cận từ diệt dịch sang
sống chung với dịch, khi độ phủ
vaccine đã ở mức cao. Thay đổi
này giúp hàn gắn các đứt gãy
trong chuỗi cung do giãn cách,
cho phép tái lưu thông hàng hóa.
Mở rộng xuất khẩu trong những
tháng cuối năm 2021 còn phải kể
cơ hội tại thị trường Hoa Kỳ được
tạo ra bởi căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung.
11
Rộng đà tăng trưởng
Năm 2021 cũng là một năm ấn
tượng của ngành từ góc độ chính
sách thương mại vĩ mô. Nỗ lực
của Chính phủ và cộng đồng DN
trong việc hợp tác với Cơ quan đại
diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR)
trong điều tra của cơ quan này về
ngành gỗ Việt Nam đã được đền
đáp xứng đáng: Hoa Kỳ không áp
dụng bất cứ mức thuế nào lên các
mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường này. Đổi lại
Việt Nam cam kết siết chặt quản
lý gỗ rủi ro nhập khẩu, kiểm soát
và minh bạch trong tiêu dùng nội
địa và gian lận xuất xứ.
Ngoài ra, Việt Nam tích cực
nội luật hóa các cam kết về sử
dụng gỗ hợp pháp theo tinh thần
của Hiệp định Đối tác tự nguyện
VPA/FLEGT mà Việt Nam đã ký
kết với EU giúp nâng cao hình
ảnh và vị thế ngành gỗ Việt trên
trường quốc tế. Dự báo năm 2022
sẽ thuận lợi hơn 2021 cho ngành
gỗ. Đà rộng xuất khẩu sẽ tiếp tục
được duy trì. Theo ông Đỗ Xuân
Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm
sản Việt Nam, khoảng 80% người
lao động đã quay trở lại nhà máy
và kim ngạch xuất khẩu của tháng
sau luôn cao hơn nhiều so với các
tháng trước. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn dự báo kim
ngạch xuất khẩu của ngành năm
2022 khoảng 17,5 tỷ USD, tăng
gần 16% so với 2021.
Ba thách thức
Tuy nhiên, trong năm 2022 các
DN ngành gỗ vẫn sẽ tiếp tục đối
mặt với các khó khăn kéo dài từ
2021. Thứ nhất, cước vận chuyển
quốc tế tiếp tục duy trì ở mức
cao. Điều này làm cho các yếu tố
như nguồn lao động giá rẻ và gỗ
nguyên liệu đầu vào sẵn có chưa
chắc sẽ còn là yếu tố chủ đạo
trong việc hình thành lợi thế cạnh
tranh của ngành. Đã có một số
dịch chuyển sản xuất từ Việt Nam
sang các nước khác bao gồm cả EU
nơi có chi phí sản xuất đặc biệt là
nhân công cao ngất ngưởng nhằm
giảm cước phí vận chuyển. Trong
năm này, ngành sẽ tiếp tục phải
cạnh tranh với các quốc gia về yếu
tố tạo ra lợi thế cạnh tranh mới.
Thứ hai, liên quan tới cước vận
chuyển quốc tế, giá gỗ nguyên
liệu nhập khẩu vẫn sẽ tiếp tục
tăng và chưa ổn định trong khi
các DN không thể hoặc rất khó
tăng giá bán sản phẩm. Điều này
sẽ làm DN giảm lợi nhuận và thụ
động trong sản xuất.
Thứ ba, gỗ nguyên liệu rủi ro
nhập khẩu và gian lận xuất xứ vẫn
là rủi ro hiện hữu của ngành, đặc
biệt cho khâu xuất khẩu. Lượng
gỗ rủi ro về pháp lý nhập khẩu
vào Việt Nam hiện rất cao, khoảng
2 - 2,5 triệu m3
mỗi năm, tương
đương 30 - 40% trong tổng lượng
gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Mặc
dù Chính phủ đã ban hành chính
sách kiểm soát gỗ nhập khẩu
tương đối chặt chẽ, song việc thực
hiện chưa đạt hiệu quả như kỳ
vọng. Gian lận xuất xứ vẫn diễn ra,
đặc biệt ở các nhóm mặt hàng có
tín hiệu rủi ro cao như gỗ dán, tủ
bếp, ghế sofa.
Vậy, ngành gỗ cần làm gì để
duy trì động lực tăng trưởng và
giảm rủi ro trong những tháng
tiếp theo của năm? Bắt đầu từ
bây giờ ngành cần xây dựng chiến
lược hình thành chuỗi cung có độ
chống chịu cao với các bất ổn vĩ
mô như đại dịch. Liên kết chuỗi
đóng vai trò cốt lõi. Liên kết giữa
các DN có các yếu tố tương đồng
trong sản xuất kinh doanh giúp
DN đáp ứng được các đơn hàng.
Liên kết giữa các DN trong các
khâu khác nhau của chuỗi đảm
bảo gắn kết và lưu thông hàng
hóa trong chuỗi. Liên kết giữa DN
chế biến và các hộ trồng rừng
nhằm tạo nguồn gỗ nguyên liệu
rừng trồng gỗ lớn, chất lượng cao
giúp ngành giảm phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, tăng cường các
cơ chế kiểm tra giám sát gỗ rủi
ro nhập khẩu và gian lận xuất
xứ giúp giảm sức ép về các cuộc
điều tra tại thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số, thay đổi phương
thức bán hàng từ trực tiếp sang
online cũng tăng cường sức
chống chịu của chuỗi.
“Bắtđầutừbâygiờ
ngànhcầnxâydựng
chiếnlượchình
thànhchuỗicungcó
độchốngchịucao
vớicácbấtổnvĩmô
nhưđạidịch”
tiêu điểm
12
Tiếng máy chạy
rồng rộc, công
nhân hối hả, những
chuyến xe đầy ắp
hàng rời nhà máy…
Sinh khí mới đã
trở lại những công
xưởng theo đà
hồi phục của cuộc
sống sau những
ngày dài trầm lắng
vì đại dịch.
Quagiannan
sẽlạirộnràng
Dù chưa thể như lúc cao
điểm của bình thường
nhưng những ngày
cuối năm không khí ở nhiều
nhà máy đã khởi sắc, nhộn
nhịp trở lại trong điều kiện
“bình thường mới”.
Sinh khí mới
Những dãy hàng đóng gói
xếp dài và sự hối hả của công
nhân với các đơn hàng “lên cont
(container)” khiến những thành
viên đoàn doanh nghiệp (DN)
HAWA trong hành trình Caravan
đến Bình Định không khỏi
ngưỡng mộ. Hơn 30 DN trong
đoàn đều choáng ngợp trước quy
mô sản xuất, nhà xưởng bố trí
khoa học, sạch sẽ, công nhân làm
việc hăng say.
Tiếp đoàn, ông Lê Vỹ - Chủ
tịch HĐQT và ông Nguyễn Sỹ
Hoài, Phó tổng giám đốc Công
ty CP Phú Tài cho biết trong thời
điểm dịch căng thẳng và giãn
cách xã hội, nhà máy vẫn cố gắng
duy trì sản xuất với tiêu chí an
toàn được đặt lên cao nhất. Vì thế
khi thực hiện “bình thường mới”,
công nhân trở lại làm việc rất
Lạc Lâm
hăng say và an tâm, nỗ lực
cao nhất để hoàn thành các
đơn hàng.
Không chỉ trách nhiệm với
cộng đồng thông qua các hoạt
động đóng góp 500 triệu đồng
cho Quỹ Vaccine cùng nhiều vật
dụng y tế cần thiết, Công ty CP
Phú Tài còn hỗ trợ và chăm lo
đời sống công nhân để tất cả yên
tâm phòng chống dịch và kịp trở
lại làm việc ngay khi điều kiện
cho phép. Năm 2021, Phú Tài là
DN duy nhất của Bình Định lọt
Top 500 DN lớn nhất Việt Nam
trên bảng xếp hạng VNR500 do
Vietnam Report công bố nhằm
tôn vinh DN có quy mô lớn, duy
trì hoạt động sản xuất, kinh doanh
hiệu quả và ổn định trong giai
đoạn đầy thử thách do tác động
của đại dịch Covid-19.
Hiện Phú Tài đang có kế hoạch
đầu tư xây dựng Nhà máy Gỗ
Bình Định với hai giai đoạn. Dự án
được đầu tư từ quý IV/2020 đến
năm 2022 sẽ hoàn thiện; trong đó,
giai đoạn 1 có vốn đầu tư 236,8
tỷ đồng đã đưa vào hoạt động từ
quý II/2021, với khoảng 50% công
suất thiết kế.
Đoàn DN HAWA tham quan
Công ty CP Phú Tài
Một DN khác là Công ty An
Hòa Phát (Bình Dương), dù còn
non trẻ và trải qua những thời
điểm vô cùng khó khăn nhưng
vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, ngay
cả vào lúc căng thẳng nhất để sẵn
sàng tăng tốc ở những tháng cuối
năm. Ông Phạm Xuân Hòa, giám
đốc công ty hồ hởi thông báo:
“Kết thúc một năm nhiều chông
gai, thử thách, những “cont” hàng
cuối cùng của năm 2021 cũng đã
rời khỏi nhà máy để kịp giao cho
khách hàng. Chúng tôi tri ân tất
cả anh chị em công nhân đã nỗ
lực thức trọn đêm để hoàn thành
công việc với tiêu chí khách hàng
là trên hết”. Ông Hòa cho rằng,
đại dịch đã làm mọi thứ chậm lại
hơn sức tưởng tượng, nhưng cuối
cùng công ty cũng đã vượt qua và
chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa
khi tất cả đã nhiệt tình hỗ trợ, gắn
kết cùng nhau vượt qua khó khăn.
Nhìn lại những thời điểm khó
khăn chung, ông Nguyễn Hoài Bảo,
Phó tổng giám đốc Công ty Scansia
Pacific cho biết trong thời gian
giãn cách xã hội, công ty chỉ “3T”
với khoảng từ 30-40% công nhân;
năng suất, sản lượng đương nhiên
giảm. Giải pháp của công ty lúc
đó là ưu tiên thực hiện những đơn
hàng cần gấp và thương lượng với
đối tác để giãn thời gian giao hàng.
Theo ông Bảo, điều quan trọng
nhất trong giai đoạn đó là không
đứt gãy chuỗi cung trong nước
và giữ chân khách hàng quan
trọng. Đây cũng là thành công
của ngành gỗ Việt Nam khi đánh
giá tổng quan về những khó khăn
do đại dịch gây ra. Khó khăn tạo
cho DN kinh nghiệm ứng phó và
khả năng thích ứng. Công nhân
Scansia Pacific đã trở lại làm việc
đông đủ, những chuyến hàng lại
hối hả rời nhà máy.
13
“Trongkhirấtnhiều
nhàmáy,côngxưởng
vẫnđìuhiunhững
ngàycuốinămthì
ngànhgỗlạibứtphá
ngoạnmục.Nhiều
đơnvịcómứctăng
trưởngvượtbậcdù
trảiquagiaiđoạn
khókhăncủadịch”
Thích ứng để tồn tại
qua khó khăn
Trong khi rất nhiều nhà máy,
công xưởng của nhiều ngành vẫn
lâm vào cảnh đìu hiu những ngày
cuối năm, thì ngành gỗ lại bứt
phá ngoạn mục trong sản xuất
lẫn tăng trưởng. Nhiều đơn vị tiêu
biểu có mức tăng trưởng vượt bậc
dù trải qua giai đoạn khó khăn
của dịch. Đơn cử như Vinafor.
Ông Lê Quốc Khánh, Tổng
giám đốc Vinafor cho biết theo
báo cáo, doanh thu hợp nhất
năm 2021 của Vinafor đạt 2.166
tỷ đồng, tương đương 100% kế
hoạch điều chỉnh. Năm 2021, tổng
Sản xuất tại
Công ty CP Phú Tài
Sản xuất và đóng gói hàng
tại Công ty Scansia Pacific
tiêu điểm
14
công ty đã và đang triển khai 9
dự án đầu tư phát triển theo kế
hoạch được Ủy ban quản lý vốn
nhà nước tại DN thông qua.
Đại dịch gây nhiều tổn thất
cho nền kinh tế nhưng cũng
là đợt tập dợt nghiêm khắc để
các nhà máy phát huy khả năng
thích ứng và vượt thoát khó
khăn. Chia sẻ về những ngày khó
quên, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch
HĐQT Công ty Woodsland nói:
“Thời điểm tháng 3 và 4/2021,
khi dịch bắt đầu bùng phát, hầu
hết các DN đều sốc vì các đơn
hàng xuất khẩu bị cắt, bởi khách
hàng cũng không có kịch bản
đề phòng, sản xuất của các DN
gần như rơi về con số 0. Đến
khi thị trường mở cửa lại, chuỗi
bán hàng phục hồi, Chính phủ
các nước hồi sức thị trường để
tăng sức tiêu thụ trong dân thì
ngành đã có những giải pháp rất
kịp thời để bắt nhịp vào những
tháng cuối năm, bù đắp cho
những tháng giữa năm. Điều này
chứng tỏ ngành thích ứng rất
nhanh để nối lại đà tăng trưởng”.
Theo ông Bằng, rõ nhất là
tình hình vận tải năm qua vô
cùng khó khăn liên quan đến
việc thiếu container, nhiều DN
cũng thích ứng nhanh bằng cách
đa dạng hóa vận chuyển: chuyển
bằng tàu hàng rời thay cho
container. Thậm chí chuyển bằng
tàu hỏa qua Trung Quốc, Nga
sang châu Âu. Dù chỉ giải quyết
được phần nào tồn đọng nhưng
đó là bước đi mới đầy năng động.
Ngay Woodsland cũng tính đến
phương án mở các cơ sở lắp ráp,
đóng gói ở nước ngoài để giảm
chi phí vận tải ngày càng cao.
Ông Bằng cho biết:
“Woodsland hoạt động ở cả thị
trường xuất khẩu lẫn nội địa và
nhiều ngành hàng khác nhau:
ván công nghiệp, nội thất, dự
án… Trong từng thời điểm cụ thể,
một ngành hàng có thể đi xuống
nhưng tổng thể các ngành khác
vẫn phát triển, bù đắp cho nhau.
Năm ngoái, Woodsland tăng
trưởng 10%, năm nay tăng hơn
20% về doanh thu. Trong môi
trường kinh doanh khó khăn, nếu
DN có giải pháp hạn chế rủi ro
bằng cách tạo khác biệt về thích
ứng (thay đổi theo sự thay đổi
của thị trường), tập trung ngành
hàng… thì vẫn có cách để duy trì,
phát triển”.
Công
ty
CP
Phú
Tài
Công
ty
Scansia
Pacific
tiêu điểm
16
ÔngLêXuânQuân,ChủtịchHiệphộiGỗvàThủcôngmỹnghệĐồngNai:
“Giảibàitoánnhânlực”
ÔngLêMinhThiện,ChủtịchHiệphộiGỗvàLâmsảnBìnhĐịnh:
“Thíchứngvớilogistics”
Không phải đơn hàng mà thiếu hụt
công nhân mới là thách thức lớn
nhất trong năm 2022 đối với các doanh
nghiệp (DN) chế biến gỗ. Sau giãn cách,
tình trạng khan hiếm lao động số lượng
lớn, chủ yếu là lao động phổ thông tiếp
diễn sẽ khiến quá trình khôi phục hoạt
động của DN gặp khó khăn. Nguy cơ
thiếu hụt lao động sẽ được ngăn chặn
nếu có các giải pháp, chính sách hỗ trợ
DN và bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe
cho người lao động trong trạng thái bình
thường mới.
Với sự thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là
nhân lực chất lượng cao, công nghiệp nội
thất rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước
trong việc xây dựng đề án phát triển
nguồn nhân lực cho ngành gỗ. Thách
thức về mặt nhân lực cũng buộc DN phải
tính toán đến việc tự động hóa, gia tăng
hàm lượng công nghệ để làm chủ bài
toán sản xuất. Song song đó, để nâng
cao nội lực, cần đầu tư chiều sâu, nhất là
khâu thiết kế để chủ động, kinh doanh
trên thị trường quốc tế bằng chính
thương hiệu và chất xám của mình.
Giá vận chuyển tăng gấp 4 lần so với
trước, thêm hàng loạt các phụ phí
mà tiến độ giao hàng vẫn không như ý,
chưa bao giờ logistics lại trở thành vấn
đề nan giải như hiện nay. Sang năm 2022,
đây vẫn là thách thức lớn.
Nội thất từ Việt Nam đến được với các
tổ ấm ở Mỹ, châu Âu… phải trải qua một
hải trình dài, nếu không khắc phục được
thách thức về logistics, chúng ta khó lòng
cạnh tranh được với các quốc gia có lợi
thế địa lý như Mexico, Brazil… Do vậy, DN
Việt Nam cần trang bị những lợi thế khác,
hoặc có những giải pháp tương thích với
tình hình logistics hiện tại. Đàm phán với
khách hàng điều chỉnh kích thước hàng
hóa, ứng dụng giải pháp đóng gói phẳng
là hai giải pháp mà DN Việt Nam đã ứng
dụng để tiết kiệm diện tích container, từ
đó giảm áp lực giá vận chuyển. Bên cạnh
đó, việc đầu tư bài bản, có chiều sâu với
công nghệ hiện đại để giảm sự phụ thuộc
vào nhân công, giảm chi phí sản xuất,
tăng năng suất cũng hết sức cần thiết.
Trong năm tới, DN rất cần cần sự
hỗ trợ từ phía cơ quan chủ quản và các
tổ chức ngành nghề cũng như ngồi lại
cùng nhau để đưa ra các giải pháp thiết
thực hơn nữa với thách thức mang tên
logistics.
Duy trì tăng trưởng trong năm 2021 dù chịu gián đoạn bởi dịch bệnh,
chế biến gỗ Việt Nam xác lập thêm một bước tiến mới trong hành trình
hơn 20 năm liên tục phát triển. Trong năm mới, những người đứng đầu
các tổ chức của ngành trên cả nước đặt ra những kỳ vọng mới.
ĐểViệtNam
vữngvịthế,tiếnvịtrí
17
Nhìn những chỉ số đạt được những ngày cuối năm
2021, những người trong ngành mới thở phào,
mới dám tin là màu xám đã qua, bức tranh chung của
chế biến gỗ Việt Nam là sự phục hồi mạnh mẽ.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng cả 2 chiều, từ nhập
khẩu lẫn xuất khẩu nội thất hiện nay cũng hàm chứa
nhiều cơ hội lẫn rủi ro. Làm thế nào đảm bảo loại
bỏ gian lận thương mại và minh bạch nguồn gốc
gỗ chính là đòi hỏi thiết yếu để ngành tránh được
những rủi ro thương mại đáng tiếc.
Trong xu hướng tiêu dùng quốc tế đang hướng
đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường, ngành chế biến
gỗ Việt Nam cũng phải lấy tiêu chí này làm mục
tiêu trong kinh doanh, sản xuất. Đây là nghĩa vụ mà
cũng sẽ là nền tảng phát triển
bền vững cho bất kỳ ngành công
nghiệp nào. Thời gian tới, các hiệp
hội gỗ sẽ tiếp tục liên kết với nhau,
hoàn thiện hồ sơ cho Quỹ Việt Nam
Xanh và lấy yếu tố “xanh” làm kim chỉ
nam cho các hoạt động hỗ trợ DN nâng
cao nội lực.
Ngành gỗ nói riêng và kinh tế Việt Nam
xác định tinh thần sống với dịch. Do vậy, từ
phía DN lẫn các cơ quan ban ngành cần tạo
tâm lý yên tâm cho người lao động bằng các
chính sách thiết thực, đảm bảo đời sống và an
toàn cho đội ngũ sản xuất.
Trải qua một đợt giãn cách dài, ngành
chế biến gỗ Việt Nam về đích, vượt
mục tiêu đề ra, đảm bảo tăng trưởng tiếp
tục ở 2 con số. Thành công này có được là
nhờ các DN, các hiệp hội lẫn các cơ quan
quản lý đều đồng lòng vượt khó, hỗ trợ,
đoàn kết vượt qua thử thách.
Để phát huy hơn nữa cơ hội kinh
doanh, trong bối cảnh nhu cầu sản phẩm
nội thất ở thị trường toàn cầu đều tăng,
DN cần được tiếp cận khách hàng nhiều
hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện được
khi nhà nước mở cửa cho nước ngoài đi
vào và các tổ chức ngành nghề, mạnh
dạn triển khai lại các hoạt động xúc tiến
thương mại. Do cản trở từ Covid, hàng loạt
hội chợ xúc tiến đã bị hoãn, đó là một giới
hạn lớn. Rất may là ngành cũng kịp thời tổ
chức các nền tảng công nghệ, duy trì hoạt
động kết nối kinh doanh trên môi trường
internet. Nhưng, hội chợ truyền thống vẫn
rất cần được tái tổ chức để kết
hợp cả hai hình thức, tạo điều
kiện kết nối nhiều hơn nữa cho DN.
Song song đó, công nghiệp nội thất
Việt Nam hiện đang cần một chiến lược
kết nối lớn. Cụ thể, ngành cần hình thành
khu nguyên phụ liệu tập trung, hình thành
các khu công nghiệp của ngành để tạo nên
chuỗi liên kết tốt hơn giữa các DN. Có được
các kết nối này, DN sẽ thuận lợi hơn, mạnh
dạn hơn trong việc tiến đến chuyên môn
hóa, phân công trong sản xuất hàng loạt,
trở thành các vệ tinh của nhau.
Trong kết nối lớn ấy, một trung tâm R&D,
phát triển sản phẩm cho ngành và cũng là
trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm
triển lãm để tổ chức các hoạt động trưng
bày, xúc tiến thương mại sẽ là điểm nhấn.
Khuyến khích DN xây dựng thương hiệu cho
mình cũng sẽ là nền tảng cho thương hiệu
của ngành.
ÔngĐỗXuânLập,ChủtịchHiệphộiGỗvàLâmsảnViệtNam:
“Tôntrọngnghĩavụxanh”
ÔngĐiềnQuangHiệp,NGUYÊNChủtịchHiệphội
GỗvàLâmsảnBìnhDương:
“Chiếnlượckếtnốilớn”
tiêu điểm
18 tiêu điểm
18
Thị trường ngày càng tốt hơn, nhưng theo các chuyên
gia quốc tế những thách thức ngành chế biến gỗ Việt
Nam đang đối mặt vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian
tới. Xây dựng chuỗi liên kết để kết nối với khách hàng
trên nền tảng số hóa chính là giải pháp mà doanh
nghiệp Việt Nam áp dụng để có thể mở rộng thị
trường và có được sự trung thành của đối tác.
Sốhóa
làconđườngtấtyếu!
Hoàng An ghi
Với những thị trường
lớn của Việt Nam như
Mỹ, châu Âu… nhu cầu
nội thất trong năm 2022 vẫn rất
lớn. Do lãi suất ngân hàng thấp,
Chính phủ kích cầu tạo điều kiện cho người dân vay
tiền mua nhà, sắm sửa nội thất, kiến tạo không gian
sống. Thêm vào đó, xu hướng làm việc từ xa tiếp tục
duy trì và được hưởng ứng nên triển vọng của thị
trường nội thất trong năm mới là rất cao.
Nhu cầu lớn, bất chấp giá bán tăng, cộng với lạm
phát nên tổng kim ngạch nhập khẩu nội thất vào các
thị trường cũng sẽ tăng. Các doanh nghiệp (DN) Hoa
Kỳ vẫn đang tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm và năng
lực cung ứng. Đây là cơ hội lớn mà các DN chế biến
đồ nội thất Việt Nam cần tận dụng, bởi Việt Nam vẫn
được xem là nguồn nhập khẩu quan trọng của nội
thất Hoa Kỳ.
Xét về mặt tổng thể, Việt Nam có nhiều lợi thế để
phát triển ngành công nghiệp nội thất. Các bạn sở
hữu nguồn lao động trẻ, dồi dào. DN trong ngành có
năng lực sản xuất tốt. Trong tương lai, nếu tiếp tục
tiếp cận và tổ chức được được nguồn nguyên liệu ổn
định, hợp pháp thì tiềm năng phát triển xuất khẩu sẽ
còn tốt hơn nữa.
Câu chuyện nguồn gốc nguyên liệu, trách nhiệm
với môi trường sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tiêu dùng
nói chung và đồ nội thất nói riêng trong năm mới, bởi
phát triển bền vững là xu thế mà người dùng rất quan
tâm. Ở khía cạnh này, DN phải tập trung vào kiểm
soát nguồn gốc nguyên liệu, các chỉ số về môi trường,
xã hội… để đảm bảo sản phẩm làm ra thực sự thân
thiện. Ngoài ra, việc tuân thủ đúng các công ước, quy
định kinh doanh bền vững quốc tế thì trách nhiệm
của DN trong việc chia sẻ thông tin minh bạch của
mình cũng hết sức cần thiết.
Với đòi hỏi này, công nghệ chính là công cụ hỗ
trợ tốt nhất. DN cần chuyển đổi số triệt để, tiếp tục
tiếp cận công nghệ, không chỉ để nâng cao hiệu suất,
kiểm soát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho, từ đó
kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn dùng công nghệ để
giao tiếp tốt hơn với khách hàng. Trong tình hình kinh
doanh mới, truyền thông, giao tiếp với khách hàng là
vô cùng quan trọng. DN có thể tận dụng các nền tảng
công nghệ, như HOPE mà HAWA đang tổ chức để kết
nối tốt hơn với khách hàng toàn cầu, từ đó, mở cho
mình những con đường rộng hơn.
Trong cơ chế cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
logistic đang là rào cản với những quốc gia như Việt
Nam thì việc tạo ra sự khác biệt, tạo liên kết chuỗi và
gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm là chiến lược
cần thiết. DN Việt Nam hãy mạnh dạn hơn trong
việc kết nối với nhà thiết kế tại thị trường xuất khẩu,
như Hoa Kỳ chẳng hạn. Hợp tác để có thể hiểu thị
trường tốt hơn, gần với người dùng hơn. Tổ chức
được những kết nối này, tận dụng thêm công nghệ,
tôi tin, công nghiệp nội thất Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong thời gian tới.
ÔngThomasRussell-TổngbiêntậptạpchíHomeNewsNow:
“Tậndụngcácnềntảngcôngnghệ”
19
19
Covid-19 vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành công nghiệp triển lãm thế giới suốt thời
gian qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công
tác tổ chức các hội chợ hàng nội thất chưa bao giờ
nhiều rào cản như hiện nay. Trong năm mới, mọi thử
thách cho ngành vẫn còn đó, đòi hỏi DN phải thích
ứng tốt hơn nữa.
Năm 2020, chúng tôi đã thử nghiệm vài triển lãm
nhưng kết quả không cao. Mãi đến khi High Point
tháng 10/2021 khởi động lại với đầy đủ quy mô, chức
năng như trước kia thì tín hiệu hồi đáp mới dần thấy sự
tích cực. Tuy nhiên, triển lãm đình đám nhất ngành nội
thất thế giới này cũng chỉ mới đạt được 65% so với quy
mô trước dịch Covid. Nghĩa là, để quay về được ngày
xưa, chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn rất nhiều.
Khi chuỗi cung ứng lẫn đời sống đã được vận hành
theo một cách hoàn toàn khác như hiện nay, với riêng
công tác xúc tiến thương mại, DN cần đẩy truyền
thông, số hóa và marketing trực tuyến hơn bao giờ.
Bởi những nhiệm vụ này đang đóng vai trò rất quan
trọng trong việc giúp DN kết nối với thị trường, tương
tác với khách hàng.
DN phải nghiêm túc tổ chức đội ngũ và tận dụng
các kênh truyền thông, các nền tảng triển lãm số, bởi
nó cũng là xu hướng. Trong tương lai, khi mọi thứ đã
ổn định, thì triển lãm trực tuyến trên nền tảng công
nghệ cũng vẫn sẽ gắn liền với hoạt động triển lãm
truyền thống. Do vậy, DN cần phải chuẩn bị số hóa
công tác xúc tiến thương mại từ bây giờ.
Làm được điều đó, kết hợp với việc tìm kiếm các
giải pháp sản xuất phù hợp, phẳng hóa trong đóng
gói, vận chuyển... cũng đồng nghĩa với việc DN Việt
Nam sẽ dễ dàng tham gia vào môi trường thương mại
điện tử, kênh bán hàng tốt nhất hiện nay.
Giá trị thị trường nội thất toàn cầu lên đến 600 tỷ
USD. Trong đó chỉ có 150 tỷ USD giá trị gia công. Xuất
khẩu hơn 15 triệu USD, Việt Nam cũng mới chỉ chiếm
được 10% giá trị gia công. Tôi tin, thương mại điện tử
chính là cầu nối hữu hiệu, cho phép DN khối sản xuất
tham gia bán lẻ. Có như vậy, sản phẩm nội thất Việt
Nam mới tăng được giá trị trên trường thế giới.
ÔngALBolton-GiámđốcđiềuhànhtriểnlãmquốctếHighPoint,HoaKỳ:
“Xúctiếnthươngmạiphảitrựctuyến”
tiêu điểm
20
Dù hội tụ khá nhiều lợi thế nhưng thời cơ sẽ chóng qua nếu
không tranh thủ gia tăng nội lực để nắm bắt, bứt phá ngay từ
trong những ngày đầy thách thức này, có thể, công nghiệp
nội thất Việt Nam sẽ vuột khỏi cơ hội bước lên ngôi vương.
ĐểcôngnghiệpnộithấtViệtNam
gầnvớingôivương
Trần Việt Tiến
Sức sống kiên cường của từng
doanh nghiệp (DN) góp lại đã làm
nên một ngành công nghiệp vững
vàng, từng bước chinh phục thị
trường quốc tế. Sức sống ấy chính
là niềm tự hào, nhưng nội hàm
bên trong sự tự hào ấy là một áp
lực. Nó cho thấy khả năng phát
triển của toàn ngành cực kỳ lớn,
không chỉ bây giờ, mà kéo dài đến
nhiều năm nữa, đòi hỏi những
người làm nghề phải có sứ mệnh
chủ động đưa ngành gỗ bước ra
cuộc chơi toàn cầu.
Thời cơ của các DN Việt Nam
trong việc đạt được các giá trị này
dường như đang rõ nét hơn, khi
mà việc bán hàng nội thất online
được hưởng ứng nhiệt tình ở thị
trường các nước. Không mãi dồn
lực gia công, sản phẩm nội thất
Việt Nam cần được gia tăng thêm
nhiều giá trị, không chỉ hữu hình
mà cả giá trị vô hình như thương
hiệu, thiết kế, kinh doanh phân
phối… thì mới bền vững và thịnh
vượng được.
Từ một nền công nghiệp thuần
gia công, muốn có được giá trị
mới, bất cứ ngành nào phải có
được một bản chiến lược tổng
thể. Không còn chỉ là chế biến gỗ,
Nhà nước sẽ giữ vai trò xây dựng
quy hoạch nguồn lực phát triển
công nghiệp gỗ và nội thất. Ví dụ,
ngành đang có lợi thế nhân công,
rừng trồng… Việc quy hoạch rừng
trồng gỗ lớn để có nguồn nguyên
liệu bản địa sẽ tạo nền tảng cho
sự phát triển chủ động. Quy
hoạch nhân lực, thu hút người trẻ
là điều kiện để ngành có nguồn
sinh khí mới, sức sáng tạo, chất
xám. Và nội thất không chỉ có đồ
gỗ mà phát triển cả hệ sinh thái
đồ nội thất kim loại, kiếng, vải, đồ
trang trí, công nghiệp phụ trợ…
chinh phục các phân khúc khác
trong chuỗi kinh doanh. Cần có
hội đồng nhân sự từ các hiệp hội
và cơ quan ban ngành để soạn
thảo chiến lược phát triển chung
của ngành một cách bài bản.
Trong bản quy hoạch tổng
thể từ phía Nhà nước, DN sẽ có
trách nhiệm phải thích ứng với
thời cuộc, chuyển đổi số để gia
tăng nội lực, kịp thời nắm bắt cơ
Bản chiến lược tổng thể
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ
nội thất Việt Nam mãi đến sau
năm 2000 mới có được sinh khí,
với việc xuất khẩu sang châu Âu,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Nếu
tính từ mốc thời gian này, công
nghiệp nội thất Việt Nam hoàn
toàn có thể nói là thần tốc. Con
số tăng trưởng luôn ở mức 2
con số 74% (2003) 100% (2004)
và năm Covid 2021 vừa qua vẫn
là con số tăng trưởng kỳ diệu
15,6%. Cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2008 được đánh giá là
“tồi tệ nhất nhất trong lịch sử
toàn cầu” cũng khiến xuất khẩu
nội thất Việt Nam năm 2009 tăng
8,16%. Đó cũng là năm duy nhất
ngành tăng trưởng dưới 10%.
Đại dịch Covid-19 năm vừa
qua đã tạo rất nhiều áp lực, từ y
tế, lao động, tài chính, chuỗi cung
ứng,… nhưng ngành vẫn về đích
và vượt cả mục tiêu đề ra một
cách ngoạn mục nhờ sự nổ lực
của từng DN, sự đồng hành và
những thông tin kịp thời từ phía
các hiệp hội, cơ quan ban ngành.
ĐểcôngnghiệpnộithấtViệtNam
gầnvớingôivương
21
hội mà kinh tế thế giới đang mở
ra. Số hóa và tự động hóa sẽ là
công cụ sắc bén giúp DN nắm lấy
những cơ hội của thị trường.
Các giá trị và nguồn lực không
được liên kết tốt, không được quy
hoạch sớm thì cơ hội để phát triển
hệ sinh thái một ngành bền vững
sẽ vuột qua. Chúng ta cần có
tầm nhìn phát triển để tổng hòa
các nguồn lực cũng như hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra.
Đại đồng vì thịnh
vượng chung
Dư địa thị trường của công
nghiệp nội thất Việt Nam là rất
lớn. Bởi, xuất khẩu nội thất Việt
Nam chỉ chiếm khoảng hơn 10%
trong tổng 140 tỉ USD giá trị sản
xuất, hoặc khoảng chỉ 3% trong
tổng giá trị hàng hóa 500 tỉ USD
(giá trị này bao gồm tất cả các
khâu, từ sản xuất, thiết kế, phân
phối, thương hiệu). Từ bản tổng
thể quy hoạch đã nhắc đến, trên
hành trình cải thiện tỷ lệ này, hiệp
hội cần kiến tạo được sân chơi
và là chỗ dựa tinh thần cho các
hội viên. Đây chính là tổ chức giữ
vai trò cầu nối, liên kết các mắt
xích trong toàn bộ hệ sinh thái
của công nghiệp nội thất, liên kết
DN với các tổ chức, cơ quan nhà
nước, hoạch định chính sách….
Hiệp hội cũng chính là nơi phải
tập hợp và hiệu triệu được các
nhân tố tích cực của ngành, với
sứ mệnh xây dựng nên một cộng
đồng DN bền vững.
Cộng đồng ấy chủ động trong
kinh doanh, chủ động cải thiện
nội lực, chủ động đón đầu nhu
cầu để kịp thời đáp ứng thị hiếu
và chủ động khai phá những
thị trường mới, phương thức
kinh doanh mới. Và bền vững vì
dẫn dắt, tuyên truyền phát triển
ngành có trách nhiệm với xã hội.
Ý thức bảo vệ môi trường sống,
chống biến đổi khí hậu từ phía
người dùng đang rất cao. Không
kịp thời điều chỉnh để đáp ứng
được các giá trị bền vững, bất kỳ
DN nào cũng sẽ bị đào thải. Với
ngành gỗ và nội thất, đòi hỏi về
tính bền vững sẽ còn khắt khe
hơn, vì người dùng vốn vẫn mơ
hồ đánh đồng việc khai thác gỗ
là phá rừng.
Sẽ không quá lời khi nói rằng,
những đóng góp từ phía các hiệp
hội và Nhà nước đã góp phần
không nhỏ trong việc làm nên
thành tựu và nền tảng của ngành.
Chúng ta có lợi thế vì đã tham gia
các hiệp định thương mại quốc
tế, hoạch định chiến lược nguồn
nguyên liệu rừng trồng, đồng
hành cùng DN tháo gỡ khó khăn...
Đây chính là những yếu tố khiến
đầu tư FDI vào liên tục tăng trong
những năm gần đây.
Năm 2021, ngành có 46 FDI
đăng ký tham gia, cao hơn hẳn
con số 36 dự án đầu tư của năm
2020. Đáng chú ý, các dự án đầu
tư phần lớn đến từ Trung Quốc và
nguồn vốn đăng ký kinh doanh
bình quân/DN chỉ 1,6 triệu USD,
thấp hơn khá nhiều so với mức
trung bình đạt 4,6 triệu USD/
DN của năm 2020. Nếu DN bản
địa không nhanh, không mạnh
thì các DN FDI sẽ tận dụng tốt
hơn chúng ta, những nền tảng
và nguồn lực, lợi thế ngành mà
chúng ta đã tạo dựng.
Từ năm 2020, Việt Nam vượt
qua Trung Quốc xuất khẩu nội
thất vào thị trường Mỹ, thị trường
tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế
giới. Năm 2021 khép lại với các
đợt bùng phát của biến chủng
Omicron. Nhưng, một số quốc gia
đã bắt đầu xem Covid như bệnh
cúm. Không coi thường nhưng
không còn đặt nặng vấn đề, sẵn
sàng đối diện và thích nghi. Khi
các thị trường tiêu thụ không
còn đặt trình trạng khẩn cấp cho
Covid thì khả năng kinh tế sẽ
phục hồi sớm trong thời gian tới
là khả dĩ.
“Hiệphộichínhlà
nơiphảitậphợp
vàkêugọiđược
cácnhântốtích
cựccủangành,
vớisứmệnhxây
dựngnênmột
cộngđồngdoanh
nghiệppháttriển
bềnvững”
Để DN Việt Nam thực sự là
con hổ của ngành công nghiệp
nội thất toàn cầu, để tiến gần đến
ngôi vương thì việc đồng tâm hiệp
lực từ Chính phủ và các hiệp hội
đến từng DN tạo sức mạnh cộng
hưởng từ sự liên kết, làm nên một
bản hòa ca đặc sắc. Tất cả phải
cùng giao thoa và gắn kết giá trị,
kiến tạo nên một môi trường kinh
doanh bền vững và có trách nhiệm
vì sự thịnh vượng chung của
ngành, lan tỏa sức sống tích cực
cho toàn xã hội.
ĐỐI THOẠI
24
Trong vai trò lãnh đạo
doanh nghiệp lẫn
lãnh đạo hội, tân
Chủ tịch Hiệp hội
chế biến gỗ Bình
Dương nhiệm kỳ V
(2021 - 2024), ông
Nguyễn Liêm, chia sẻ
những góc nhìn sau
một năm đầy biến
động của ngành.
Mởliênkết,
cùngvươnxa
Khoa Tư thực hiện
- Điều rõ ràng nhất là nỗ lực
của các DN. Phải dùng chữ “ghê
gớm” mới đúng. Nhưng khách
quan mà nói, dịch không phải là
câu chuyện riêng của Việt Nam.
Các đơn hàng vẫn đến vì khách
hàng chẳng còn nhiều lựa chọn,
mà lại nhiều đơn hàng lớn, sự
tăng trưởng là hợp lý.
Con số 17% là đáng mừng.
Nhưng về mặt hiệu quả tôi cho
rằng chưa như kỳ vọng khi chuỗi
cung ứng toàn cầu bị đứt gãy,
nguyên liệu tăng 30 - 40% mà
giá bán lại chỉ tăng thêm 5 - 10%
là không hợp lý. Dù muốn dù
không, giữ được khách hàng,
công nhân, vẫn còn lợi nhuận
chút ít, đã là thành công.
* Bước sang năm 2022, bên
cạnh những thuận lợi cơ bản,
theo ông đâu là thách thức của
ngành gỗ Việt?
- Đại dịch Covid-19 còn diễn
biến phức tạp, kéo dài làm ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế,
đến sản xuất, tiêu dùng. Ngoài
ra, thương mại toàn cầu vẫn tiềm
ẩn những biến động khó lường,
tác động tiêu cực đối với xuất
khẩu của Việt Nam nói chung và
ngành chế biến gỗ nói riêng. Một
thách thức khác là các quốc gia
trồng rừng và cung cấp nguyên
liệu lớn đã và đang có các chính
sách hạn chế, quản lý chặt chẽ
việc khai thác và xuất khẩu gỗ
nguyên liệu…
Về nội tại ngành gỗ Việt Nam,
có thể thấy năng lực cạnh tranh
của DN chế biến, xuất khẩu gỗ
phần lớn chưa thực sự mạnh,
thiếu bền vững, biểu hiện ở chỗ
đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử
dụng nguồn vốn vay, ít có khả
năng đầu tư công nghệ và quy
trình quản lý chuỗi tiên tiến; chủ
yếu là gia công, phụ thuộc nhiều
vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng
như mẫu mã của khách hàng….
Các lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam (như lao động giá rẻ) không
còn chiếm ưu thế như trước. Đặc
biệt, nguồn nguyên liệu vẫn phụ
thuộc vào nhập khẩu, trong khi
* Xin chúc mừng ông trong
tư cách tân Chủ tịch BIFA! Ông
đón nhận trọng trách này với
tâm thế và kỳ vọng như thế nào?
- BCH nhiệm kỳ này quy tụ
nhiều cá nhân trẻ, giỏi, tâm huyết.
Khi nhận trọng trách, quan điểm
của tôi là không xây dựng hội trở
thành “mạnh nhất” hay “lớn nhất”
mà là làm thế nào hội viên hài
lòng nhất.
Trước đây, Hội chỉ có Ban
Hội viên, nghe rất chung chung,
chúng tôi đổi thành “Ban Chăm
sóc hội viên và Liên kết chuỗi” để
xác định rõ trách nhiệm với hội
viên. Kỳ vọng nữa của BCH là xây
dựng thành công chiến lược cho
ngành gỗ Bình Dương với tầm
nhìn đến 2030. Chúng tôi đã kết
hợp với Viện Kinh tế TP.HCM để
từng bước hoạch định.
* Năm 2021 với nhiều khó
khăn do đại dịch nhưng ngành
gỗ vẫn đạt được nhiều thành
quả đáng kinh ngạc, ông nhận
xét gì về điều này?
25
việc kiểm soát nguồn gốc gỗ
nhập khẩu hợp pháp chưa được
chặt chẽ.
* BIFA xác định thông điệp
nhiệm kỳ là “Nâng tầm - Liên
kết - Vươn xa”. Theo ông, thành
tố “liên kết” nên được hiểu và
thực hành theo những khía
cạnh nào?
- Chúng ta đã nói nhiều về liên
kết, nhưng có nhiều nguyên nhân
khách quan lẫn chủ quan nên hiệu
quả chưa như ý. Ở góc độ DN,
ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam
sinh sau đẻ muộn so với nhiều
nước, đa phần chủ DN xuất thân
từ ngành khác, kể cả nông dân
đi lên. Tính liên kết vì thế chưa rõ
ràng, còn yếu. Khách quan mà nói,
câu chuyện liên kết với DN Việt
Nam cần phải có thời gian để xây
dựng. Thiết nghĩ đây là lúc thích
hợp nhất để bắt tay nhau.
Theo tôi, tính liên kết giữa các
hiệp hội ngoài sự hài hòa về tình
cảm, còn là xây dựng mối quan hệ
theo chiều ngang. Trong đó Bình
Dương, Đồng Nai là trung tâm sản
xuất. Bình Định và các vùng như
Nghệ An, Quảng Trị… là trung tâm
nguyên liệu. TP.HCM là đầu mối
về thương mại, dịch vụ, thiết kế…
Theo hàng ngang, không chỉ các
hội ngành gỗ mà chúng ta còn liên
kết với các hội ngành nghề khác
như kim loại, phụ kiện, phụ liệu…
vì nội thất không chỉ có gỗ. Các hội
liên kết cùng nhau phát triển.
Nhiều năm qua, trong dịch
chuyển sản xuất toàn cầu, đơn
hàng lớn đã sang Việt Nam, việc
liên kết trở nên dễ dàng hơn và
sẽ xảy ra, đó là quy luật. Đơn cử
như tại Bình Dương, hằng tháng
hằng quý đều có những buổi gặp
gỡ các DN cùng dòng hàng để
chia sẻ đơn hàng. Ví dụ, cùng mặt
hàng gỗ sồi, người làm bàn, người
làm giường, người làm tủ… Bằng
cách đó đầu tư thiết bị sẽ rẻ, khả
năng chuyên môn hóa sẽ cao,
năng suất tăng và chi phí sản xuất
giảm, từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh của DN Việt.
* Ông có cho rằng muốn đi
xa hơn, bên cạnh mối liên kết
ngang như nêu trên thì còn cần
đến những mối liên kết dọc
khác?
- Đúng, chỉ có vậy ngành gỗ
mới có thể phát triển bền vững,
ổn định. Trước hết đó là mối liên
“Nhiềunămqua,
trongdịchchuyển
sảnxuấttoàncầu,
đơnhànglớnđã
sangViệtNam,việc
liênkếttrởnêndễ
dànghơnvàsẽxảy
ra,đólàquyluật”
kết với người trồng rừng để có
nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp,
bền vững trong nước giúp DN
ngày càng chủ động, duy trì được
khả năng xuất siêu ở mức cao hơn.
Điều này sẽ mang lại lợi ích cho
người dân, mang đến cơ hội tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng
thời mang lại nguồn nguyên liệu
chủ động và hiệu quả cho DN.
Song song đó phải tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin,
thành lập sàn giao dịch điện tử
ngành gỗ để kết nối giữa người
sản xuất và người tiêu dùng, bảo
đảm người tiêu dùng thực hiện
giao dịch mua sản phẩm trên
sàn điện tử được tiếp cận với các
loại thương mại bảo đảm tiêu
chuẩn có truy xuất nguồn gốc
sản phẩm… Ngoài ra, phát triển
hạ tầng, giao thông, logistic cũng
là giải pháp quan trọng để đẩy
nhanh sự phát triển của ngành gỗ.
Các cơ quan chức năng cũng
cần tích cực hỗ trợ DN triển khai
hiệu quả các chương trình xúc tiến
thương mại để khai thác các thị
trường lớn cũng như thị trường
mới nổi, tiềm năng. Về phía Chính
phủ cần duy trì chính sách nhập
khẩu thông thoáng, tạo điều kiện
cho DN nhập khẩu nguyên liệu
phục vụ sản xuất, xuất khẩu...
ĐỐI THOẠI
26
Doanh số thương mại
điện tử toàn cầu năm
2020 là 2.854,8 tỷ USD
và dự báo tăng 47%, lên
4.198,5 tỷ USD vào năm
2025. Theo ông Nguyễn
Văn Vy, dịch bệnh đã
làm thay đổi thị hiếu
lẫn thói quen mua sắm
của người dân trên toàn
thế giới. Ngành nội thất
không ngoại lệ.
Đầutưcôngnghệ,
thayđổitưduy
Nguyễn Đặng thực hiện
phẩm dịch vụ tiếp cận khách hàng
dễ dàng hơn, cung cấp thông tin
đến người tiêu dùng đầy đủ, chân
thật hơn. Người tiêu dùng chỉ cần
một cái “click” để có được những
thông tin tổng quan về sản phẩm,
chất lượng, cũng như so sánh giá
cả từ nhiều nhà cung cấp khác
nhau. Từ đó, quyết định đặt hàng
dễ dàng hơn.
Xu hướng tiêu dùng online
đang rất lớn, kể cả các mặt hàng
trang trí nội - ngoại thất. Tôi nghĩ,
kinh tế số chính là cơ hội cho
doanh nghiệp (DN) toàn cầu.
* Đứng ở góc độ một nhà
sản xuất, theo ông kinh tế số
sẽ tác động thế nào đến ngành
công nghiệp nội thất Việt Nam?
- Theo báo cáo của UNCTAD,
tổ chức kinh tế thương mại lớn
nhất thuộc hệ thống Liên Hợp
Quốc, doanh số thương mại điện
tử của 10 quốc gia hàng đầu được
ghi nhận trong năm 2019 có cả
Hoa Kỳ (9.580 tỷ USD), Nhật Bản
(3.416 tỷ USD), Trung Quốc (2.604
tỷ USD) và Hàn Quốc (1.302 tỷ
USD). Đây là những thị trường
xuất khẩu chính của ngành nội
thất Việt Nam. Nếu không chú ý
sự tăng trưởng này, có thể DN sẽ
phải đứng ngoài cuộc chơi.
* Cụ thể, DN nội thất Việt
Nam cần phải chuẩn bị gì? Lấy ví
dụ từ Lâm Hiệp Hưng chẳng hạn?
- Trong hơn 5 năm trở lại đây,
Lâm Hiệp Hưng đã tập trung đầu
tư rất mạnh cho công tác nghiên
cứu & phát triển sản phẩm (R&D).
Chúng tôi xác định mua bán
online là xu hướng tất yếu. Rất
nhiều khách hàng trước đây đặt
mua sản phẩm truyền thống, có
kích thước cồng kềnh và chiếm
diện tích container lớn, thì nay
đã có đề nghị nhà máy nghiên
cứu thay đổi kết cấu lắp ráp sản
ÔngNguyễnVănVy,GiámđốcsảnxuấtLâmHiệpHưng:
* Đại dịch Covid-19 đã mang
đến nhiều may mắn cho các
công ty thương mại điện tử
hàng đầu thế giới. Ông đánh giá
thế nào về tiềm năng của nền
kinh tế này?
- Dịch bệnh đã làm thay đổi
thói quen mua sắm của người tiêu
dùng. Theo nghiên cứu mới của
Mastercard, chi tiêu cho bán lẻ
trực tuyến trên thế giới trong năm
2020 đã tăng khoảng 900 tỷ USD.
Có nghĩa, cứ mỗi 5 USD chi tiêu
cho bán lẻ thì thương mại điện tử
chiếm khoảng 1 USD.
Trước đại dịch, cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã có bước phát
triển vượt bậc, cung cấp giải pháp
tiếp cận liên kết và toàn diện hơn
cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với
kỹ thuật số, cho phép cộng tác và
truy cập tốt hơn giữa các bộ phận,
đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm
và người dùng. Công nghệ phát
triển đã giúp các nhà cung cấp sản
Bộ bàn ghế Sofa được sản xuất lắp ráp từng chi tiết,
nhờ vậy thu gọn kích thước đóng gói
27
phẩm. Do vậy, chúng tôi chuyển
sang phát triển sản phẩm nội
ngoại thất KD (knock-down) nhiều
hơn, đây là loại hàng có thể tháo
rời khi đóng gói và người dùng
tự lắp ráp bằng những thao tác
đơn giản. Các sản phẩm KD này
thường đòi hỏi sự chính xác cao
và mức độ hoàn hảo nhất định
đối với từng chi tiết của sản phẩm.
Với tôi, phát triển sản phẩm KD là
bước đầu tiên để tiếp cận khách
hàng toàn cầu. Mỹ, châu Âu, Úc…
đều đang đón nhận dòng sản
phẩm này.
* Từ thế mạnh là DN nội
thất ngoài trời, khi định hướng
thay đổi, công ty có phải
chuyển đổi mô hình sản xuất
vốn có của mình?
- Với kinh nghiệm và uy tín
trong sản xuất hàng ngoài trời
(outdoor), Lâm Hiệp Hưng là một
trong những nhà cung cấp hàng
“outdoor wicker” xuất khẩu hàng
đầu Việt Nam. Việc sản xuất của
Lâm Hiệp Hưng thực ra không
thay đổi gì bởi đã có định hướng
rất sớm trong phát triển sản phẩm
và đầu tư công nghệ nên khi mở
rộng, chúng tôi không phải đối
mặt với những thay đổi quá lớn.
Khi đã định hướng sản xuất
sản phẩm nội thất phục vụ kinh
doanh online, DN phải đầu tư
thích đáng cho nghiên cứu phát
triển sản phẩm cũng như ứng
dụng công nghệ vào sản xuất.
Cụ thể, các chi tiết lắp ráp của
sản phẩm phải chính xác 100%,
sản phẩm hoàn thiện phải chất
lượng. Để làm được điều này DN
cần đầu tư đồng bộ từ công nghệ
sản xuất, với máy CNC, máy hàn
Robot cho khung sắt, nhôm… đến
nhân lực. Cán bộ quản lý phải có
trình độ cao, được đào tạo bài
bản và đặc biệt DN cần khả năng
thích ứng tốt với các yêu cầu khắt
khe của khách hàng…
* Kinh nghiệm của ông trong
cuộc chơi này là gì?
- Việc mua sắm và sử dụng
sản phẩm flat-pack furniture sẽ
gia tăng mạnh trong thời gian tới
cùng với nhu cầu sử dụng dịch
vụ kinh doanh online rất lớn. Hơn
nữa, chi phí logistics hiện nay lại
rất cao, nên khách hàng phải tính
toán kỹ số lượng hàng xếp được
trong 1 container để tối ưu hóa
lợi nhuận. Sản phẩm flat-pack
furniture là giải pháp tốt nhất để
đáp ứng nhu cầu này của khách
hàng. Đây là lợi thế của các DN
nào bắt kịp xu thế này.
Một trong những đòi hỏi lớn
của flat-pack furniture là hệ thống
phụ kiện tương thích, để khách
hàng không có kiến thức kỹ thuật
vẫn có thể tự lắp ráp. Rất mừng là
ngành công nghiệp phụ trợ của
Việt Nam đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu của các DN xuất
khẩu nội ngoại thất, nhiều DN đã
đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ
trợ. Tuy nhiên, theo tôi cần đầu
tư nhiều hơn, các phụ kiện phong
phú và đa dạng hơn
* Từ nền tảng này, trong
tương lai, Lâm Hiệp Hưng có
định hướng tiếp cận, phục vụ
khách hàng cuối?
- Lâm Hiệp Hưng vẫn luôn
theo đuổi định hướng phục vụ
thương mại điện tử với flat-pack
furniture vì đây là yêu cầu chính
từ phía khách hàng. Nhưng quan
trọng hơn, một trong những thế
mạnh này còn có thể giúp chúng
tôi tiếp cận được người dùng
cuối. Môi trường thương mại
điện tử không đòi hỏi DN phải tổ
chức hệ thống phân phối nhưng
cũng có những yêu cầu riêng, như
việc tổ chức được nội dung để có
thể “nói chuyện” với khách hàng
của mình chẳng hạn. Công tác
marketing phải được đầu tư nhiều
hơn, phương cách kinh doanh
cũng phải khác đi nhưng DN Việt
Nam hoàn toàn đủ điều kiện để
tiếp cận những giá trị này. Tôi
nghĩ rằng cơ hội cho DN nội thất
Việt Nam chưa bao giờ tốt như
hiện nay.
* Xin cảm ơn ông!
“Khiđãđịnhhướng
sảnxuấtsảnphẩm
nộithấtphụcvụ
kinhdoanhonline,
doanhnghiệpphải
đầutưthíchđáng
chonghiêncứuphát
triểnsảnphẩmcũng
nhưứngdụngcông
nghệvàosảnxuất”
ĐỐI THOẠI
28
Với công nghiệp đồ nội thất Việt Nam, Cariny là cái tên chứa
nhiều thăng trầm. Từ bước va vấp đầu tiên, Cariny đã bứt phá
khi xác định được “đại dương xanh” là thị trường cung ứng
sản phẩm phụ kiện hoàn thiện nội ngoại thất.
Côngnghiệpphụtrợ
đãsẵnsàng
Quý Khoa thực hiện
Gần 15 năm liên tục mở rộng dải sản phẩm,
Cariny giờ đây đã là cái tên quen thuộc của
các nhà máy chế biến gỗ và người tiêu dùng
trong nước. Trước thềm năm mới, ông Trần Việt Hùng,
người khai sinh thương hiệu Cariny dành cho Gỗ &
Nội Thất những chia sẻ khá ấn tượng.
* Công nghiệp nội thất Việt Nam tăng trưởng
đều đặn những năm gần đây. Là doanh nghiệp
(DN) cung ứng phụ kiện hoàn thiện nội thất
quen thuộc, ông đánh giá thế nào về tiềm năng
của ngành?
- Sự phát triển của chế biến gỗ Việt Nam phù hợp
với xu hướng chung của ngành trên thế giới. Nhu cầu
sử dụng đồ nội thất tăng cao và Việt Nam là quốc gia
đang hội tụ được những yếu tố có thể cung ứng được.
Tương lai, khả năng xuất khẩu đồ nội thất của ngành
còn tăng trưởng hơn khi những mô hình sản xuất mới
được ứng dụng. Ví dụ, nội thất đóng gói phẳng, mặt
hàng đang tăng trưởng rất nhanh do nhu cầu phục vụ
môi trường kinh doanh thương mại điện tử.
Phần lớn các sản phẩm nội thất đóng gói phẳng
phục vụ cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung
bình, và hầu hết đều sử dụng vật liệu là gỗ công
nghiệp nên có thể sản xuất được trên dây chuyền sản
xuất hoàn toàn tự động. Do vậy, DN có thể đầu tư các
dây chuyền sản xuất tự động để tăng năng lực sản
xuất gia công cho các hãng lớn trong ngành, chẳng
hạn như ASHLEY, IKEA… Quan trọng hơn là số lượng,
khi giá cước vận chuyển tiếp tục gây áp lực toàn cầu
như hiện nay, nội thất đóng gói phẳng cũng giúp
DN tiết kiệm được chi phí vận chuyển, giảm thiểu hư
hỏng do quá trình vận chuyển.
* Công ty TNHH Cariny Việt Nam là đơn vị
chuyên nhập khẩu và phân phối các loại phụ kiện
hoàn thiện nội thất với chất lượng sản phẩm đạt
tiêu chuẩn EU, USA... Theo ông, có sự chênh lệch
nào trong chất lượng các sản phẩm phụ trợ sản
xuất và nhập khẩu?
- Sản phẩm phụ kiện hoàn thiện nội thất hiện
có rất nhiều chủng loại và phong phú mẫu mã. Tuy
ÔngTrầnViệtHùng-ChủtịchCôngtyCarinyViệtNam:
29
nhiên, chi tiết lại khác nhau, tùy thuộc vào thị trường
khách hàng sử dụng (thị trường nhập khẩu). Đòi hỏi
về các phụ kiện trong ngành cũng không quá xa lạ.
Tại Việt Nam, có nhiều nhà máy đang sản xuất phụ
kiện. Số lượng nhà máy ngày càng tăng và chủng loại
sản phẩm cũng ngày càng đa dạng hơn.
Thực tế, không có sự khác biệt về chất lượng của
sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước đối với
sản phẩm phụ trợ của ngành chế biến gỗ, bởi nó tùy
thuộc vào nhu cầu của người đặt hàng và đối tượng
khách hàng mục tiêu hoặc phân khúc DN nhắm đến.
DN phụ kiện Việt Nam đã có thể sản xuất hoặc đặt
hàng các sản phẩm có chất lượng ngang bằng hoặc
tốt hơn sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu. Tuy nhiên,
mỗi đất nước hoặc khu vực đều có văn hóa, thói quen
tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, các sản phẩm phụ kiện sử
dụng trong nhà bếp tại Việt Nam hầu hết đều sử dụng
nguyên liệu là inox 304. Trong khi đó, tại châu Âu hoặc
các nước khác, đa số họ dùng thép mạ chrome.
Vì sự khác nhau trong thói quen tiêu dùng mà có
chuyện sản phẩm thiết bị bếp “made in China” khó
bán hoặc không thể bán được nên một số đơn vị nhập
khẩu lại đi vòng qua nước thứ ba để lấy hàng của Thái
Lan hoặc Malaysia để dễ tiếp cận người dùng.
* Hạn chế lớn nhất của công nghiệp phụ
trợ phục vụ ngành chế biến gỗ Việt Nam
hiện nay theo ông là gì? Cách thức
nào để khắc phục?
- Là thương hiệu và sản lượng.
Các hãng sản xuất hoặc cung cấp
phụ kiện của nước ngoài đều có
lịch sử hơn một trăm năm nên
họ tích lũy được kinh nghiệm sản
xuất, tích lũy vốn, thương hiệu
cũng như hệ thống cung ứng toàn
cầu. Trong khi đó, DN Việt Nam đa
số là thương mại hoặc sản xuất với
qui mô nhỏ và cung cấp chủ yếu thị
trường trong nước nên chưa có thương
hiệu và khả năng cạnh tranh bị hạn chế.
Để từng bước khắc phục, tôi nghĩ, DN phụ trợ
cần hợp tác với DN sản xuất đồ gỗ để có thể chủ động
đưa sản phẩm phụ trợ vào ngay từ khâu thiết kế sản
phẩm nội thất. Được vậy, khách hàng sẽ đặt hàng hoặc
mua sản phẩm hoàn thiện với đầy đủ phụ kiện đi kèm.
* Xuất phát điểm là một “tay ngang”, hành
trình của ông với ngành chế biến gỗ có vẻ nhiều
thử thách?
- Tôi từ lĩnh vực dầu khí sang tham gia ngành chế
biến gỗ những năm 2006 đến 2010. Nghĩ mình sức
trẻ, lại có kinh nghiệm của 15 năm làm kinh doanh,
tôi mạnh dạn cùng bạn bè đầu tư vào hai nhà máy
sản xuất ván dăm. Tiếc là cả hai nhà máy đều không
ra được sản phẩm do dây chuyền Việt Nam tự nghiên
cứu và sản xuất nên không đồng bộ. Đó là chưa kể,
công suất dây chuyền nhỏ nên giá thành sản phẩm
sẽ cao hơn các nhà máy lớn… Cùng thời điểm đó, nhà
máy sản xuất ván sàn cũng phụ thuộc vào chuyên gia
nước ngoài, còn để có nguồn nguyên liệu ổn định cho
sản xuất thì phải nhập khẩu trước gỗ nguyên liệu với
số lượng lớn mà thời gian đó giá gỗ rơi liên tục dẫn
đến lỗ lớn trong thời gian dài.
“Côngnghiệp
nộithấtViệtNamrất
cầnnhữnggươngmặt
mớiđểcóthểkhaithác
thêmnhữnggiátrịlớn
hơntrongchuỗi
sảnxuất”
Tôi thua lỗ, nhưng không
quá nản lòng vì phân tích được
nguyên nhân thất bại của mình.
* Trong quá trình kinh doanh, ông
ấn tượng nhất là mốc thời gian nào?
- Ấn tượng nhất đối với tôi là năm 2019, thời điểm
Cariny được Tập đoàn Vingroup chỉ định sử dụng
toàn bộ các sản phẩm phụ kiện hoàn thiện nội thất
cho các dự án của Vinhome tại Ocean Park Gia Lâm,
Smart City Đại Mỗ, Hà Nội và Grand Park quận 9,
TP.HCM. Đây là dấu mốc Cariny khẳng định được chất
lượng và nội lực cạnh tranh trực tiếp đối với các hãng
nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, chứng minh
được Cariny có khả năng cung cấp với số lượng lớn,
đảm bảo đúng tiến độ cho các dự án.
ĐỐI THOẠI
30
Hiện, Cariny chủ yếu cung cấp thiết bị bếp và
phụ kiện hoàn thiện nội thất cho người dùng nội địa
thông qua hệ thống đại lý phân phối trên cả nước.
Sản phẩm Cariny đã được các chủ đầu tư tin tưởng và
sử dụng trong nhiều dự án lớn xây dựng khu dân cư
của Vinhome, Sunshine, FLC, Hòa Bình, hoặc các dự
án xây dựng khu resort, khách sạn… của các tập đoàn
lớn như Sungroup, Novaland…
* Là người khởi nghiệp khá trễ, kinh doanh sau
khi đã dành rất nhiều thời gian làm thuê cho các
tập đoàn lớn ngoài ngành, lý do nào khiến ông
tham gia vào lĩnh vực này?
công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh nội thất. Ngành gỗ rất cởi mở trong việc
thay đổi, thích ứng nên cũng sẽ đón nhận nhiệt tình
các giải pháp từ người trẻ. Đó là chưa kể, Việt Nam
đang trong độ dân số vàng, thị trường tiêu dùng chính
sẽ thuộc về người trẻ. Các start-up sẽ hiểu được nhu
cầu của đối tượng người dùng này, là cơ hội để chinh
phục thị trường nội địa.
Trong năm vừa qua, HAWA cũng đã triển khai ứng
dụng nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE để tạo ra
các gian hàng thực tế ảo nhằm giới thiệu sản phẩm
đến với các đối tác và người tiêu dùng trong thời kỳ
hạn chế hội chợ do dịch bệnh đã
mang lại hiệu quả cao. Tôi nghĩ,
công nghiệp nội thất Việt Nam
rất cần những gương mặt mới để
có thể khai thác thêm những giá
trị lớn hơn trong chuỗi sản xuất.
* Với thị trường, các sản
phẩm phụ kiện tủ bếp - tủ áo và
thiết bị bếp thương hiệu Cariny
đã được biết đến với chất lượng
cao đi kèm với giá thành cạnh
tranh. Mức độ tăng trưởng của
công ty ra sao trong các năm
vừa qua?
- Việt Nam là thị trường đang
phát triển nên có mức độ tăng
trưởng cao, vào khoảng 12 - 15% mỗi năm. Hai năm
trở lại đây, do ảnh hưởng của Covid-19 nên tốc độ
tăng trưởng có bị suy giảm và duy trì ở mức từ 5 - 7%/
năm. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực
sản xuất chế biến gỗ vẫn duy trì được mức độ tăng
trưởng ổn định rất ấn tượng, tạo tiền đề để chúng tôi
tiến đến đầu tư sản xuất nhóm sản phẩm này trong
tương lai gần.
Chúng tôi xác định mục tiêu lâu dài trong lĩnh vực
này và sẽ đồng hành cùng với các DN sản xuất chế
biến gỗ song song với phục vụ người tiêu dùng trong
nước. Hiện nay, công ty đã đầu tư nhà xưởng qui mô
trên diện tích đất rộng hơn 11.000m2
tại khu công
nghiệp Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để lắp ráp một số
sản phẩm tại Việt Nam, từng bước tiến tới sản xuất các
sản phẩm chính.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường hợp tác với
các đối tác châu Âu như Lamello (Thuỵ Sỹ), Salice,
Atim, Inoxa, Italiana Ferramenta (Ý) để phân phối các
sản phẩm cao cấp phục vụ cho thị trường trong nước
hoặc các đơn hàng gia công được chỉ định sử dụng
phụ kiện nhập khẩu.
* Xin cảm ơn ông về những trao đổi này.
- Tôi thừa hưởng tố chất kinh doanh từ gia đình.
Trong 15 năm làm việc trong ngành xăng dầu, dù đã
trải qua nhiều công việc và vị trí khác nhau nhưng tôi
vẫn chưa thỏa mãn được ước muốn tự lập nên quyết
định rời bỏ. Cơ duyên đã đưa tôi đến với ngành nội
thất từ khi gặp lại người thầy giáo cũ của trường Đại
học Kinh tế Đà Nẵng. Sau thất bại ban đầu, tôi dành
thời gian đi nhiều hội chợ ở các nước trong khu vực
như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc… để
tìm hiểu. Tôi quyết định chuyển hướng sang kinh
doanh phụ kiện hoàn thiện nội thất vì nhận thấy ở
Việt Nam gần như đang sử dụng các thương hiệu nổi
tiếng của nước ngoài như: Blum, Hettich, Hafele… và
gần như chưa có thương hiệu Việt Nam. Cariny ra đời
vào cuối năm 2008, có trong đó ước mơ xây dựng
được thương hiệu phụ trợ riêng của người Việt.
* Câu chuyện thu hút người trẻ tham gia khởi
nghiệp trong ngành nội thất đang là mục tiêu mà
những người đi trước đề ra. Từ kinh nghiệm của
mình, theo ông, làm thế nào để ngành có thể thu
hút được các start-up mới?
- Trong ngành nội thất, giới trẻ có rất nhiều cơ
hội để tham gia, đặc biệt là những lĩnh vực ứng dụng
HOẠT ĐỘNG HỘI
32
2021 là một năm đầy biến động, nhiều khó khăn với nền kinh tế
và ngành gỗ. Tuy vậy, HAWA vẫn luôn nỗ lực để cùng cộng đồng
doanh nghiệp ngành gỗ vượt qua khó khăn và ghi dấu ấn.
1.Tậnlựcvàtráchnhiệmcùng
doanhnghiệptrong“Điềutra301”
Cuối 2020, cơ quan Đại diện thương mại Hoa
Kỳ (USTR) khởi động điều tra theo Mục 301 về sử
dụng gỗ bất hợp pháp ở Việt Nam, có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành. HAWA
đã nhanh chóng làm việc với Văn phòng luật sư
Baker McKenzie để phân tích bối cảnh, thông tin,
đưa ra chiến lược ứng xử trên phương diện quốc
tế; tư vấn và soạn thảo mẫu thư bình luận; chuẩn
bị bản khai cho HAWA trong phiên điều trần;
gián tiếp tư vấn chiến lược và thông tin cho Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Tất cả nỗ lực của HAWA và các DN đã thể
nhận được đánh giá rất cao từ các bộ, ngành,
trong và ngoài nước. Tháng 10/2021, USTR xác
định không có thêm bất cứ hoạt động nào được
thực hiện tại thời điểm này có liên quan tới cuộc
điều tra, bởi tất cả các vấn đề đã được giải quyêt
thỏa đáng.
2.Tuầnlễgiaothươngquốctế
VietnamFurnitureMatching
Week2021
Vietnam Furniture Matching Week (VFMW)
2021 là sự kiện đặc biệt của ngành công nghiệp
nội thất Việt Nam do HAWA tổ chức với hàng
loạt hoạt động trực tiếp và trực tuyến từ ngày 12
- 19/4/2021, nhằm xúc tiến cơ hội giao thương
giữa nhà sản xuất Việt Nam với các nhà mua
hàng quốc tế thông qua nền tảng triển lãm trực
tuyến HOPE.
Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động trực tiếp
của VFMW là sự kiện Furniture Sourcing Day
ngày 14/4/2021, quy tụ hơn 300 khách mời là
nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đơn vị sourcing
trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ sự kiện
còn diễn ra các hội thảo trực tuyến trên nền tảng
HOPE với sự tham gia của các đối tác quốc tế:
Furniture Today, SIPPO, Thương vụ Việt Nam tại
các nước…
hoạtđộng
tiêubiểunăm2021
Văn phòng HAWA
33
3.Banhànhbộtiêuchuẩnđầutiên
vềgỗhợpphápHAWADDS
Ảnh: Th.Vinh
4.HOPE-Ramắtgiaodiện
vàtínhnăngmới
Với sự hỗ trợ của Trung tâm Thương mại đầu
tư và Phát triển Canada (CTIF), HAWA đã triển
khai dự án “Nâng cao hiệu quả nền tảng HOPE và
Kỹ năng thương mại điện tử cho SMEs” từ tháng
8/2021 - 8/2022. Dự án tập trung vào các hoạt
động chính: Cải tiến nền tảng HOPE, đào tạo năng
lực digital cho SMEs, quảng bá và phát triển bộ
truyền thông cho HOPE, kết nối giao thương nhà
mua hàng Canada cho DN Việt Nam.
Cùng với sự tư vấn và phối hợp của đội ngũ
chuyên gia quốc tế Hà Lan trong dự án này, ngày
15/10/2021 HOPE đã giới thiệu giao diện và chức
năng mới với những điểm cải tiến nổi trội: đổi
mới giao diện định hướng theo trải nghiệm của
nhà mua hàng B2B; xây dựng trang“Mini-site”
hiển thị nổi bật hồ sơ năng lực DN; tăng cường
hiển thị sản phẩm, phát huy tối đa khả năng tiếp
cận nhà mua hàng quốc tế; cải tiến bộ lọc và công
cụ tìm kiếm; hoàn thiện Dashboard quản lý hành
vi khách hàng thân thiện hơn.
Ngày 22/6/2021,
HAWA phê duyệt và
ban hành Bộ Tiêu chuẩn
HAWA DDS Standards
1.0. Đây là bộ tiêu
chuẩn phù hợp với các
chuẩn mực quốc tế,
nhằm xác minh gỗ và
sản phẩm gỗ hợp pháp
có xuất xứ từ Việt Nam.
HAWA DDS
Standards 1.0 xây dựng
dựa trên năng lực đáp ứng của các nhà sản xuất Việt
Nam, hài hòa với định nghĩa gỗ hợp pháp trong Hiệp
định VPA/FLEGT và phù hợp với yêu cầu của nhà mua
hàng quốc tế trong và ngoài thị trường EU. Vì vậy, DN
có thể dễ dàng chứng minh tính hợp pháp của nguồn
gốc gỗ.
HAWA DDS tiếp tục được phát triển, hoàn thiện
giúp DN trong chuỗi cung ứng có thể tiếp cận và sử
dụng hiệu quả hệ thống.
HOẠT ĐỘNG HỘI
34
6.Webinar“VietnamFurniture
SupplyChainRecoveryPlan”
Hơn 300 khách mời là các nhà mua hàng
quốc tế, cơ quan truyền thông quốc tế cùng
có mặt tại hội thảo trực tuyến “Chiến lược
phục hồi chuỗi cung ứng công nghiệp nội thất
Việt Nam - Vietnam Furniture Supply Chain
Recovery Plan” tối ngày 8/10/2021. Hội thảo
do HAWA cùng Cục Xúc tiến thương mại Việt
Nam, Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Công Thương
TP.HCM, VIFOREST tổ chức.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đặt
hàng của các nhà thu mua quốc tế tăng cao,
phục vụ cho thị trường mua sắm cuối năm ở
các quốc gia, các DN trong ngành chế biến
gỗ đang nỗ lực tăng tốc các hoạt động sản
xuất sau thời gian đối phó căng thẳng với dịch
COVID-19.
Hội thảo cung cấp thông tin về kế hoạch
phục hồi của ngành Gỗ Việt Nam, giúp ích cho
kế hoạch đặt hàng và duy trì chuỗi cung ứng
ổn định với các thị trường xuất khẩu.
7.Xâydựngchuỗitọađàm
chốngdịchvàphụchồisảnxuất
Cơn bão Covid-19 gây ra nhiều tổn thất, HAWA
đã tổ chức nhiều hoạt động để chung tay cùng cộng
đồng, đồng hành cùng DN thích ứng và kiểm soát
dịch, vượt qua khó khăn mất mát, phục hồi và phát
triển. Chuỗi tọa đàm “Chống dịch và phục hồi” được
tổ chức với nhiều chủ đề phong phú và hữu ích:
“Chống dịch, an sinh và phục hồi”, “Chuỗi cung ứng
gỗ nguyên liệu cho chiến lược phục hồi ngành công
nghiệp gỗ sau Covid-19”, “Xây dựng y tế tại chỗ - Nền
móng vững chắc để phục hồi chuỗi sản xuất xanh”.
8.Traotặngxetiêmvắcxin
lưuđộng
Góp sức cùng ngành y tế trong mục tiêu tiêm
chủng vắc xin phòng Covid-19, tháng 8/2021
HAWA phát động chương trình quyên góp “Xe tiêm
vắc xin lưu động”. Sau một tuần vận động, chương
trình đã nhận được vô vàn sự hưởng ứng và chung
tay đóng góp từ các DN trong và ngoài hội với số
tiền hơn 900 triệu đồng.
5.Chuỗi8khóađàotạoDigital
Marketing,sales&E-commerce
Tháng 7/2021, HAWA tổ chức chuỗi đào tạo
trực tuyến nâng cao năng lực Digital Marketing,
sales & E-commerce cho các DN triển lãm trên
nền tảng HOPE. Chương trình trong khuôn khổ
dự án hỗ trợ của Trung tâm Thương mại đầu tư
và Phát triển Canada (CTIF).
Tám buổi đào tạo được giảng dạy trực tiếp
bởi các chuyên gia của Hà Lan (Globally Cool)
xoay quanh chủ đề: viết nội dung hiệu quả và
sinh động trên nền tảng số, kỹ năng chào hàng
hiệu quả, kỹ năng thuyết phục khách hàng, tối ưu
hóa công cụ tìm kiếm, marketing trên các kênh
social hiệu quả, quảng cáo hiệu quả trên không
gian số, thương mại điện tử, phân tích số liệu và
cải thiện hiệu suất trên không gian số.
35
10.HAWACaravanvàchuỗi
hoạtđộngkỷniệm30năm
thànhlập
Năm 2021 đánh dấu tuổi 30 của HAWA. Bằng
nỗ lực và chiều sâu chiến lược, HAWA đã đồng
hành cùng cộng đồng DN cả nước tạo nên những
bứt phá nổi bật, góp sức đưa ngành gỗ Việt trở
thành một cường quốc. HAWA trở thành cầu nối
giữa DN với các ban ngành trung ương và địa
phương, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho hơn 600
hội viên, là đối tác tin cậy và uy tín với các tổ chức
trong và ngoài nước.
Chuỗi hoạt động chào mừng tuổi 30 của HAWA
bắt đầu bằng HAWA Caravan “Màu năm tháng -
Đậm tình thân” với hành trình Sài Gòn - Nha Trang
- Quy Nhơn - Đà Lạt - Sài Gòn với 30 xe ô tô tự lái
từ các gia đình HAWA nhiều thế hệ. Chương trình
để lại cảm xúc sâu đậm qua nhiều hoạt động ý
nghĩa, thắm tình thân, vui khỏe và an toàn.
Chuỗi sự kiện chào mừng HAWA 30 năm còn
nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: Tuần lễ giao
thương quốc tế Việt Nam Furniture Matching Week
(VFMW), phát hành sách, giao lưu CLB thành viên
các tỉnh thành, giải Golf HAWA 30 years, hội thảo…
và kết thúc bằng sự kiện Gala HAWA 30 năm vào
tháng 4/2022.
9.Nângcaonănglựcchuyểnđổi
sốchoDN
Năm 2021, HAWA tổ chức nhiều hoạt động hỗ
trợ DN nâng cao năng lực chuyển đổi số. Với sự
hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Châu Á (TAF), Ban IV cùng
HAWA,VIFOREST tiến hành khảo sát, xây dựng báo
cáo đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số của
DN ngành gỗ Việt Nam do các chuyên gia quốc tế
trực tiếp chỉ đạo và thực hiện. Qua đó, nhận định
được tình hình, mức độ sẵn sàng thực hiện của DN
ngành gỗ hiện nay ra sao? Đâu là thế mạnh, điểm
yếu DN đang phải đối mặt? Các bước thực hiện
chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyển
đổi số trong ngành.
HAWA cũng đang thực hiện dự án xây dựng hệ
thống Market Intelligence System (MIS) hực hiện
nhiệm vụ thống kê và trực quan quá số liệu thị
trường về kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường
cung ứng nguyên liệu nội địa, phục vụ nghiên cứu,
đánh giá, hoạch định chiến lược và kế hoạch phát
triển của DN và toàn ngành.
HAWA đã mua một xe tiêm vắc xin lưu động
hiện đại và trao tặng cho UBND TP. Thủ Đức để đưa
vào sử dụng, hỗ trợ tiêm chủng cho người cao tuổi,
người khuyết tật tại phường Thạnh Mỹ Lợi và tiếp
tục sử dụng tiêm chủng cho cộng đồng, các chương
trình tiêm chủng của HAWA và cộng đồng hội viên
các tỉnh thành khi có nhu cầu.
HOẠT ĐỘNG HỘI
36
Hành trình HAWA Caravan 5 ngày 4 đêm đã kết thúc, nhưng cảm
xúc về chuyến đi vẫn còn in đậm trong ký ức tất cả thành viên
trong đoàn. Có thể nói, tình thân đọng lại sau chuyến đi dài hơn
cung đường 1.500km và đong đầy hơn 30 chiếc xe của đoàn.
Hànhtrìnhtìnhthân
Slogan xuyên suốt của hành trình là “Màu năm
tháng, đậm tình thân”, nhưng khi chọn hình
thức Caravan để biểu đạt, ban tổ chức (BTC) còn
muốn gửi gắm thông điệp sâu sắc hơn trong dịp kỷ
niệm tuổi 30 của HAWA: “Muốn đi nhanh thì đi một
mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Như bao sự kiện khác, khâu tổ chức luôn vất vả,
tốn nhiều công sức và tâm huyết nhất. Dù có nhiều
kinh nghiệm qua các chuyến caravan, nhưng trưởng
BTC kiêm nhà tài trợ vàng của chương trình, ông Vũ
Tiến Thập - Giám đốc Công ty D’Furni, không khỏi bồi
hồi trước “trận đánh lớn” mình đóng vai chỉ huy.
Ngoài việc xây dựng ý tưởng, tiền trạm, lo chỗ ăn
ở, khảo sát cung đường và hằng trăm việc không tên
khác, thì an toàn là tiêu chí đặt lên hàng đầu. BTC đã
tổ chức hẳn một buổi gặp gỡ để phổ biến quy định
tập thể, các nguyên tắc khi lưu thông, cho đến kiểm
tra kỹ thuật xe… Caravan không phải cứ leo lên xe là
đạp ga, mà còn là tinh thần đồng đội, kỷ luật và kết
nối chặt chẽ của từng người.
Buổi sáng ngày 29/12 ở trạm cao tốc Long Thành -
Dầu Giây rộn rã hơn mọi ngày, khi 30 xe cùng hơn 100
thành viên đoàn chuẩn bị xuất phát chinh phục cung
đường 1.500km qua 8 tỉnh, thành.
Lạc Lâm
HAWACaravan:
Không phải chuyến Caravan lần đầu tham dự, nhưng đây
là chuyến đi khó quên với chúng tôi.
Một đêm giao thừa đầy cảm xúc và khác biệt, chỉn chu
bởi ông chủ Crown Retreat - Quy Nhơn. Một màn pháo
hoa bất ngờ giữa biển mà được giấu kín không tiết lộ
kịch bản.
Một chuyến đi chuẩn tiến độ mọi cung đường với 90%
thành viên lần đầu đến Caravan nhưng nhờ sự chuyên
nghiệp của doanh nghiệp ngành gỗ mà giờ đi và đến luôn
được đảm bảo tuyệt đối.
Một chuyến đi cảm nhận được tình cảm của anh chị em từ
lạ lẫm ban đầu thành gần gũi và chia tay trong tiếc nuối,
yêu thương nồng ấm, hẹn nhất định phải gặp lại nhau.
BTC ai cũng tròn trọng trách để lại dấu ấn “màu năm
tháng” khó phai.
Bà Trần Thị Thanh Hằng - Công ty D’Furni
Lễ xuất phát
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84

More Related Content

What's hot

Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)
Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)
Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)Tú Cao
 
Young marketer 5+1 + Phạm Trung Hiếu
Young marketer 5+1 + Phạm Trung HiếuYoung marketer 5+1 + Phạm Trung Hiếu
Young marketer 5+1 + Phạm Trung HiếuTrung Hiếu Phạm
 
Ebook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng Hoảng
Ebook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng HoảngEbook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng Hoảng
Ebook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng HoảngNhân Nguyễn Sỹ
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Young Marketers 5+1 + Đặng Quang Minh
Young Marketers 5+1 + Đặng Quang MinhYoung Marketers 5+1 + Đặng Quang Minh
Young Marketers 5+1 + Đặng Quang MinhQuang-Minh (Eddie) Dang
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh DoanhXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh DoanhTri Dung, Tran
 
Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)
Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)
Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)Zelda NGUYEN
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mai Linh Media Profile 2021
Mai Linh Media Profile 2021Mai Linh Media Profile 2021
Mai Linh Media Profile 2021Minh H. Nguyen
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênHy Vọng
 
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayChính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayThuy Pham
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Young Marketers 5+1 Nguyễn Thái Phong
Young Marketers 5+1 Nguyễn Thái PhongYoung Marketers 5+1 Nguyễn Thái Phong
Young Marketers 5+1 Nguyễn Thái PhongPhong Nguyen
 
Young marketers 5+1 + Lê Văn Thiên Phúc
Young marketers 5+1 + Lê Văn Thiên PhúcYoung marketers 5+1 + Lê Văn Thiên Phúc
Young marketers 5+1 + Lê Văn Thiên PhúcPhúc Thiên
 
Kế hoạch truyền thông Vest
Kế hoạch truyền thông VestKế hoạch truyền thông Vest
Kế hoạch truyền thông VestHải Hoàng
 
Phân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận
Phân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi NhuậnPhân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận
Phân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi NhuậnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team
[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team
[HTKD 2021][Online business case] Whatever TeamBich Nguyen
 

What's hot (20)

Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)
Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)
Marketing 4.0 - Philip Kotler (bản Tiếng Việt)
 
Young marketer 5+1 + Phạm Trung Hiếu
Young marketer 5+1 + Phạm Trung HiếuYoung marketer 5+1 + Phạm Trung Hiếu
Young marketer 5+1 + Phạm Trung Hiếu
 
Ebook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng Hoảng
Ebook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng HoảngEbook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng Hoảng
Ebook Xử Lý Truyền Thông Trong Khủng Hoảng
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Young Marketers 5+1 + Đặng Quang Minh
Young Marketers 5+1 + Đặng Quang MinhYoung Marketers 5+1 + Đặng Quang Minh
Young Marketers 5+1 + Đặng Quang Minh
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh DoanhXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh
 
Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)
Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)
Chương 6: PR (quản trị khủng hoảng)
 
5 giai đoạn nhận thức của khách hàng
5 giai đoạn nhận thức của khách hàng5 giai đoạn nhận thức của khách hàng
5 giai đoạn nhận thức của khách hàng
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
 
Mai Linh Media Profile 2021
Mai Linh Media Profile 2021Mai Linh Media Profile 2021
Mai Linh Media Profile 2021
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayChính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Young Marketers 5+1 Nguyễn Thái Phong
Young Marketers 5+1 Nguyễn Thái PhongYoung Marketers 5+1 Nguyễn Thái Phong
Young Marketers 5+1 Nguyễn Thái Phong
 
Young marketers 5+1 + Lê Văn Thiên Phúc
Young marketers 5+1 + Lê Văn Thiên PhúcYoung marketers 5+1 + Lê Văn Thiên Phúc
Young marketers 5+1 + Lê Văn Thiên Phúc
 
Kế hoạch truyền thông Vest
Kế hoạch truyền thông VestKế hoạch truyền thông Vest
Kế hoạch truyền thông Vest
 
Phân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận
Phân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi NhuậnPhân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận
Phân tích mối quan hệ Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận
 
[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team
[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team
[HTKD 2021][Online business case] Whatever Team
 
Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 

Similar to Gỗ & Nội thất VOL 84

Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76HAWA Viet Nam
 
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78HAWA Viet Nam
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75HAWA Viet Nam
 
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatBan tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83HAWA Viet Nam
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tien Dao
 
Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82HAWA Viet Nam
 
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiepQuang An Giang
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90HAWA Viet Nam
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80HAWA Viet Nam
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpMinh Vu
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Gỗ & Nội thất VOL 84 (20)

Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76
 
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
 
Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
 
Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75
 
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatBan tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
 
Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015
 
Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82
 
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninhluan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAYBài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 

More from HAWA Viet Nam

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023HAWA Viet Nam
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77HAWA Viet Nam
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatHAWA Viet Nam
 

More from HAWA Viet Nam (13)

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
 

Gỗ & Nội thất VOL 84

  • 1. AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA) Làm chủ cuộc chơi
  • 2.
  • 3. CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P . Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600 Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng Engineered flooring Ván sàn gỗ công nghệ
  • 4. TIẾNG NÓI NGƯỜI LÀM NGHỀ 4 Thế giới “VUCA” (biến động - không chắc chắn - phức tạp - mơ hồ) đòi hỏi mỗi con người, mỗi doanh nghiệp vừa phải thích nghi, vừa cần có cách nghĩ khác, làm khác. Nhưng quan trọng hơn cả là sự gắn kết. Kếtnốiở Năm 2021 là một năm quá đặc biệt đối với thế giới, đất nước và với ngành nông nghiệp vì những khó khăn không thể lường trước được. Từ tháng 4 đến nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng dai dẳng, sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, lâm nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất. 70% doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ nằm ở khu vực Đông Nam bộ, riêng Bình Dương và TP.HCM chiếm đến 50%, hoạt động gần như đình trệ. Xuất khẩu gỗ và lâm sản tưởng chừng không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng. Chưa kể thời tiết khốc liệt, các đợt nắng nóng đã ảnh hưởng đến rừng. Nhưng khi nhìn lại, chúng ta thấy 2021 là một năm “siêu kỷ lục”. Các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp đều tăng. Chỉ tiêu trồng rừng vượt kế hoạch. Chất lượng rừng tăng. Với chế biến, xuất khẩu, chúng ta đã xuất khẩu xấp xỉ 16 tỷ USD, thặng dư thương mại xấp xỉ 13 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020 và tăng 10% so với kế hoạch. Trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp sụt giảm, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đã giảm 60%, nhập khẩu rất lớn thì lĩnh vực lâm nghiệp đạt được những con số như vậy chứng tỏ chất của ngành đã được giữ vững. Để có được thành công như vậy không đơn giản. Toàn ngành đã có sự quyết liệt rất đáng ghi nhận. Ví dụ, ở sự kiện cáo buộc cạnh tranh thương mại quốc tế 301, dù không đàm phán trực tiếp được nhưng chúng ta đã có biện pháp cụ thể, đưa ra chiến lược và những lý giải hợp lẽ, hợp tình. Bên cạnh sự quyết liệt là sự phát huy vai trò của từng mắt xích trong toàn ngành, từ người trồng rừng, các hiệp hội, vai trò điều hành của các cơ quan hữu trách… Trong đó, có thể kể đến việc Tổng Cục Lâm nghiệp đã tham mưu xây dựng các chương trình, đề án chặt chẽ, bài bản; tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển của ngành tốt hơn, quản lý nhà nước chặt chẽ hơn. Còn nhớ, những ngày cuối năm 2020, khi xây dựng kế hoạch năm 2021, chúng ra đã chưa lường hết được quy mô của dịch bệnh Covid và mức độ Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • 5. 5 gian tới, mục tiêu chủ đạo của ngành là phải có rừng gỗ lớn, gỗ to hơn, cao hơn phục vụ chế biến thay vì cung ứng nguyên liệu thô. Do vậy, bên cạnh công tác giống, chúng ta phải lưu ý yếu tố kỹ thuật, chăm sóc và nhất là nâng cao nhận thức, hỗ trợ kịp thời cho lâm dân thì mới có thể giữ nguyên liệu gỗ lớn đáp ứng cho chế biến, xuất khẩu. Trong nhiệm vụ này, ngành cũng cần đẩy mạnh liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, nâng cao trách nhiệm của các thành phần trong mối quan hệ gắn kết nhà máy và vùng nguyên liệu. Ngay sau Tết Nguyên đán, Bộ sẽ phối hợp cùng các tổ chức, hiệp hội triển khai một hội nghị lớn nhằm tìm ra giải pháp, quy hoạch tốt hơn nữa cho khâu phát triển nguyên liệu của ngành. Chung quy lại, trong tất cả các mối quan hệ giữa các mắt xích của ngành, cần tiếp tục tăng cường sự gắn kết, phối hợp với nhau. Đi qua năm 2021, chúng ta vẫn sống trong khái niệm "VUCA", với những biểu hiện của biến động - không chắc chắn - phức tạp - mơ hồ. Chúng ta sẽ đón nhận nhiều cơ hội, nhưng cũng không quên dự báo những trở ngại, thách thức. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi cách thức sản xuất, mô hình kinh doanh, sự vận hành của xã hội trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh cũng khiến chúng ta phải thay đổi và trân quý hơn những giá trị bất biến từ thiên nhiên. Như vậy, nhiệm vụ của ngành sẽ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang. Để bước chân đi xa hơn, đòi hỏi DN một mặt phải thích nghi, một mặt cần nghĩ khác. Trong bối cảnh không chắc chắn, thay đổi liên tục và thay đổi diễn ra rất nhanh như hiện nay, dù có lợi thế ra sao, cũng khó đảm bảo ngành có thể duy trì thành công hay chiến thắng tuyệt đối… Do vậy, ẩn mình một chút để chuẩn bị thật tốt nội lực, trang bị công nghệ và đoàn kết thật tốt để cùng nhau vươn lên, tôi nghĩ, đó sẽ là chiến lược tốt cho sự phát triển của ngành. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ luôn đồng hành cùng các tổ chức, DN để có thể đưa công nghiệp nội thất Việt Nam phát triển và phát triển bền vững trong thời gian tới. Hoài Thương ghi ảnh hưởng của nó. Thực tế, ngành cũng đã trải qua thời khó khăn khi giá trị xuất khẩu giảm sâu, như trong tháng 8 và tháng 9/2021. Trong giai đoạn khó khăn này, ngành gỗ lại ghi nhận nỗ lực của các tổ chức hiệp hội, DN trong ngành. Ngay trong khó khăn, các tổ chức này đã chủ động, xây dựng kịch bản phục hồi, hỗ trợ các DN kịp thời khắc phục vướng mắc để tiếp tục duy trì lợi thế từ thị trường với đơn hàng dày đặc. Nhờ quyết tâm rất lớn từ phía hiệp hội và bản thân DN mà các nhà máy đã trở lại hoạt động gần như bình thường, ổn định. Sự hợp tác phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các hiệp hội/DN gỗ diễn ra chặt chẽ, bài bản với các cuộc giao ban hàng quý… trở thành hình mẫu trong công tác phối hợp. Chưa kể, các hiệp hội còn tổ chức được các nhóm chuyên môn: kỹ thuật, thị trường, công nghệ, chuyển đổi số… để hỗ trợ DN chuyển đổi và thích ứng tốt nhất. Sang năm 2022, tình hình vẫn rất phức tạp, đặc biệt là diễn biến của dịch bệnh Covid, diễn biến thất thường của thị trường… Do vậy, DN cần hết sức bình tĩnh, ứng phó chủ động, làm chủ cuộc chơi. Trước mắt, ngành cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, hoàn thiện việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo vệ rừng, tập trung nâng cao chất lượng rừng, nghiên cứu phát triển từ khâu giống cây trồng để hướng tới phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Thời “Ẩnmìnhmộtchút đểchuẩnbịthậttốt nộilực,trangbị côngnghệvàđoàn kếtthậttốtđểcùng nhauvươnlên,đó sẽlàchiếnlượctốt chosựpháttriển củangành”
  • 6. Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Nguyeãn Chaùnh Phöông, Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh AÛnh bìa: Tony Minh Mục lục 08 28 Tiềm năng và sức sống “Made in Vietnam” 12 26 Qua gian nan sẽ lại rộn ràng Ông Nguyễn Văn Vy, Giám đốc sản xuất Lâm Hiệp Hưng: Đầu tư công nghệ, thay đổi tư duy Ông Trần Việt Hùng - Chủ tịch Công ty Cariny Việt Nam: Công nghiệp phụ trợ đã sẵn sàng 38 36 44 48 62 68 Từ mạch ngầm của anh, hoa trái sẽ nở… Hawa Caravan: Hành trình tình thân Khách hàng chờ đợi gì ở doanh nghiệp? Nội thất bọc nệm cũng sẽ “bình thường hóa” Truyền thông 2022: Khách hàng làm chủ Cam kết chống biến đổi khí hậu: Cơ hội và thách thức cho công nghiệp nội thất Việt Nam 25 58 66 42 Chúc mừng năm mới
  • 7. 7 Nhu cầu của bạn cũng như khách hàng của bạn rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chú tâm lắng nghe và nhanh chóng thấu hiểu. Đây là cách chúng tôi đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao, vượt xa yêu cầu. Hãy cùng nhau định nghĩa lại chất lượng. Your and your customers' needs are important to us. We listen closely and understand quickly. This is how we achieve our high standard of quality which often exceeds requirements. Let us redefine quality together. Chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu / Quality tailored to your needs Hệ thống bản lề / Hinge systems Hệ thống tay nâng / Lift systems Hệ thống ngăn kéo / Runner & Box systems
  • 8. tiêu điểm 8 Chỉ khi thu hút được vốn nội, với sự tham gia khởi nghiệp của người trẻ, công nghiệp nội thất Việt Nam mới có thể tính toán được chiến lược phát triển bền vững. Tiềmnăngvàsứcsống “MadeinVietnam” Năm 2021 khép lại với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Trong đó, riêng sản phẩm gỗ xuất khẩu ước đạt 11,07 tỷ USD, tăng 16,1%. Đây là lần đầu tiên ngành gỗ Việt Nam vượt Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ, thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới. Đây là kết quả của nỗ lực cực kỳ to lớn của toàn ngành. Từng doanh nghiệp (DN) đã không ngừng cố gắng ứng biến, thích nghi để vượt lên. Hành trình chinh phục ODM Theo Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), thị trường đồ nội thất thế giới đã phục hồi vào năm 2021 với mức tiêu thụ cao hơn nhiều so với giá trị trước đại dịch và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022 và 2023. Do vậy, đây sẽ là năm quan trọng chứng kiến sự tăng tốc, bứt phá của ngành nội thất Việt Nam. Để duy trì nền tảng hiện có, chúng ta cần vững vàng. Nhưng, để bứt phá thực sự, DN Việt cần đặt mục tiêu sản xuất được những mặt hàng có giá trị cao hơn. Sản xuất nội thất giá trị cao đòi hỏi khả năng quản trị và tay nghề cũng cao hơn rất nhiều. Nghĩa là, DN trong ngành sẽ phải tiếp tục cải thiện nội lực, đầu tư thiết bị, sáng tạo và đổi mới. Rất may, dù phải chật vật thích ứng với dịch bệnh nhưng công nghiệp nội thất Việt Nam đã “lấn sân” sang các bước cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành, bao gồm thiết kế, bán lẻ, thương hiệu… Đây là câu chuyện mà những doanh nhân trong ngành nói với nhau suốt năm qua. Ngoài sản xuất, thi công các không gian luxury cho khách hàng, đã có những công ty Việt Nam theo đuổi việc xây dựng thương hiệu nội thất cao cấp, mang ra thị trường thế giới. Gỗ Trường Thành với Casadora, AA Corporation với George Bensley… là những thử nghiệm đã nhận được phản hồi tích cực từ người dùng thế giới. DN nội thất Việt Nam đang dần tự tin hơn trong việc phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm, chuẩn bị cho việc dịch chuyển từ OEM sang ODM. Con đường này, tất nhiên cũng nhiều thử thách nhưng hoàn toàn khả thi và có giải pháp, từ việc hợp tác với đội ngũ thiết kế quốc tế đến việc xây dựng thế hệ thiết kế nội thất trong nước. Hành trình chinh phục giá trị ODM của DN Việt Nam hiện đang thuận lợi hơn rất nhiều, khi có thêm quyết tâm đầu tư phát triển công nghệ và chuyển đổi số (CĐS) từ phía DN. Trải qua 2 năm sống chung với Covid, nhất là đợt giãn cách diện rộng trong năm 2021 thì DN ngành gỗ nói riêng đã thực sự thấy được các giá trị tích cực mà CĐS mang lại. Không chỉ nâng cao năng lực sản xuất bằng các thiết bị công nghệ, độ chính xác cao, CĐS ghi nhận sự tham gia của công Nguyễn Quốc Khanh Chủ tịch HAWA
  • 9. 9 Theo thống kê, vốn đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2021 đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Cả nước đã có hơn 3.800 start-up, với 3 "kỳ lân" được định giá từ một tỷ USD cùng khoảng 11 DN được định giá trên 100 triệu USD. Hệ sinh thái khởi nghiệp cũng đã có bước phát triển lớn với hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm quỹ đầu tư, cơ sở ươm mầm khởi nghiệp… Ngành gỗ có trong tay nguồn lao động năng động lớn về số lượng, cộng thêm nguồn gỗ rừng trồng được quy hoạch trước trong nhiều năm và có môi trường phát triển được Chính phủ - các ban ngành ủng hộ. Chưa kể, Việt Nam tham gia các hiệp ước rất thuận lợi về thuế, căng thẳng Mỹ - Trung khiến các nhà nhập khẩu Mỹ ủng hộ hàng hóa từ Việt Nam. Tất cả sự hội tụ đó là thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Ước mong lớn của tôi lúc này, là DN Việt tham gia nhiều hơn nữa vào hệ sinh thái của ngành như thiết kế, phân phối, kinh doanh dự án, công nghiệp phụ trợ… Tôi mong thế hệ trẻ, các start-up hãy bước vào lĩnh vực này bằng số hoá, kinh doanh nội thất online chẳng hạn. Vẫn còn rất nhiều dư địa để DN trong ngành mở rộng và đón nhận sự tham gia của những cái tên mới. Hãy dấn thân, rồi chúng ta sẽ có quả ngọt! nghệ vào vận hành kinh doanh, thiết kế, tương tác khách hàng… May mắn, hành trình CĐS của DN ngành gỗ có sự hậu thuẫn lớn từ phía cơ quan quản lý, từ việc khảo sát, tư vấn đến hỗ trợ ngân sách… Đón chân start-up, mở rộng tiềm năng Kết hợp CĐS lẫn định hướng ODM, vị thế của công nghiệp nội thất Việt Nam chắc chắn sẽ còn vững vàng hơn trong thời gian tới. Vấn đề lớn nhất hiện nay cần lưu ý là sự kế thừa các nguồn lực. Câu chuyện kế thừa đã được đề ra từ trước, và đã có thành công bước đầu ở việc xây dựng F1, là con cháu của những người trong ngành. Các F1 của ngành gỗ cũng đã bắt đầu công tác điều hành, chứng minh được khả năng. Tuy nhiên, nếu chỉ gói gọn trong F1 là không đủ. Công nghiệp nội thất Việt Nam cần được rộng mở, kêu gọi sự tham gia của tất cả những người ngoài ngành. Thực tế, nhu cầu nội thất trên thị trường thế giới ở mức rất cao và là môi trường kinh doanh cực kỳ tiềm năng. Trị giá hàng hóa toàn ngành lên đến hơn 500 tỷ USD/năm. Nhưng thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa tới 10% giá trị sản xuất. Không chỉ gói gọn trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất từ gỗ. Câu chuyện nội thất mà cả thế giới đang hưởng ứng hiện nay là nội thất đa vật liệu, sản phẩm phi gỗ và có sự tham gia của vải bọc, kim loại, đồ trang trí như đèn, rèm, thảm, chăn, ra, gối, nệm… Tất cả những lĩnh vực này, DN Việt Nam đều có thể làm được. Chỉ cần tập hợp, khuyến khích những người trẻ tham gia phát triển các lĩnh vực này, hệ sinh thái công nghiệp gỗ và nội thất sẽ được hình thành tại Việt Nam. Đây là cơ hội cho người trẻ và là một trong những yếu tố then chốt của sự bền vững của bất kỳ ngành công nghiệp nào. “Câuchuyệnnộithất màcảthếgiớiđang hưởngứnghiệnnay lànộithấtđavật liệu,sảnphẩmphigỗ vàcósựthamgiacủa vảibọc,kimloại,đồ trangtrínhưđèn, rèm,thảm,chăn,ra, gối,nệm…Nghĩalà, độrộngcủangành cònlớnhơnnhiều sovớihiệntại”
  • 10. tiêu điểm 10 Ngành gỗ đã bắt đầu những ngày đầu tiên của năm 2022 trong bối cảnh “bình thường mới”. Đây là thời điểm quan trọng để nhìn lại hoạt động của ngành trong năm 2021 từ đó chuẩn bị tốt hơn cho năm 2022. Chếbiếngỗ đangđượcgìvàmấtgì? Tô Xuân Phúc Chuyên gia phân tích chính sách Forest Trends Năm 2021 là năm đầy biến động của ngành. Sáu tháng đầu năm 2021 chứng kiến sự đứt gãy trong chuỗi cung do các hoạt động giãn cách. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Giá cước vận chuyển quốc tế tăng và một số trường hợp cước vận chuyển còn cao hơn giá trị của lô hàng xuất khẩu. Nhiều áp lực Giãn cách xã hội làm nhiều DN không xuất được hàng, người lao động trở về quê. Các DN không dám nhận đơn hàng mới. Nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu khan hiếm, cùng với giá cước vận chuyển cao đẩy giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng. Năm 2020 giá gỗ dương xẻ tại cảng Cát Lái khoảng 290 USD/m3 năm; năm 2021 giá tăng lên 400 USD/m3 . Tương tự, gỗ sồi xẻ tăng ở mức từ dưới 500 USD/m3 lên trên 630 USD/m3 . Sức ép của các cuộc điều tra đặc biệt từ Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng nhất của Việt Nam liên quan đến các cáo buộc về gian lận xuất xứ hàng hóa và về việc Việt Nam nhập khẩu và sử dụng gỗ bất hợp pháp tăng. Lúc đó đã có một số dự đoán ngành gỗ sẽ rơi vào suy thoái. Tuy nhiên bắt đầu từ đầu quý IV/2021, xuất khẩu đảo chiều và tăng trưởng trở lại. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2021 đạt 15,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020. Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến sự tăng trưởng trở lại là do Chính phủ đã thay đổi phương thức tiếp cận từ diệt dịch sang sống chung với dịch, khi độ phủ vaccine đã ở mức cao. Thay đổi này giúp hàn gắn các đứt gãy trong chuỗi cung do giãn cách, cho phép tái lưu thông hàng hóa. Mở rộng xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2021 còn phải kể cơ hội tại thị trường Hoa Kỳ được tạo ra bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
  • 11. 11 Rộng đà tăng trưởng Năm 2021 cũng là một năm ấn tượng của ngành từ góc độ chính sách thương mại vĩ mô. Nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng DN trong việc hợp tác với Cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) trong điều tra của cơ quan này về ngành gỗ Việt Nam đã được đền đáp xứng đáng: Hoa Kỳ không áp dụng bất cứ mức thuế nào lên các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Đổi lại Việt Nam cam kết siết chặt quản lý gỗ rủi ro nhập khẩu, kiểm soát và minh bạch trong tiêu dùng nội địa và gian lận xuất xứ. Ngoài ra, Việt Nam tích cực nội luật hóa các cam kết về sử dụng gỗ hợp pháp theo tinh thần của Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA/FLEGT mà Việt Nam đã ký kết với EU giúp nâng cao hình ảnh và vị thế ngành gỗ Việt trên trường quốc tế. Dự báo năm 2022 sẽ thuận lợi hơn 2021 cho ngành gỗ. Đà rộng xuất khẩu sẽ tiếp tục được duy trì. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, khoảng 80% người lao động đã quay trở lại nhà máy và kim ngạch xuất khẩu của tháng sau luôn cao hơn nhiều so với các tháng trước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2022 khoảng 17,5 tỷ USD, tăng gần 16% so với 2021. Ba thách thức Tuy nhiên, trong năm 2022 các DN ngành gỗ vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với các khó khăn kéo dài từ 2021. Thứ nhất, cước vận chuyển quốc tế tiếp tục duy trì ở mức cao. Điều này làm cho các yếu tố như nguồn lao động giá rẻ và gỗ nguyên liệu đầu vào sẵn có chưa chắc sẽ còn là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh của ngành. Đã có một số dịch chuyển sản xuất từ Việt Nam sang các nước khác bao gồm cả EU nơi có chi phí sản xuất đặc biệt là nhân công cao ngất ngưởng nhằm giảm cước phí vận chuyển. Trong năm này, ngành sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với các quốc gia về yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh mới. Thứ hai, liên quan tới cước vận chuyển quốc tế, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu vẫn sẽ tiếp tục tăng và chưa ổn định trong khi các DN không thể hoặc rất khó tăng giá bán sản phẩm. Điều này sẽ làm DN giảm lợi nhuận và thụ động trong sản xuất. Thứ ba, gỗ nguyên liệu rủi ro nhập khẩu và gian lận xuất xứ vẫn là rủi ro hiện hữu của ngành, đặc biệt cho khâu xuất khẩu. Lượng gỗ rủi ro về pháp lý nhập khẩu vào Việt Nam hiện rất cao, khoảng 2 - 2,5 triệu m3 mỗi năm, tương đương 30 - 40% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù Chính phủ đã ban hành chính sách kiểm soát gỗ nhập khẩu tương đối chặt chẽ, song việc thực hiện chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Gian lận xuất xứ vẫn diễn ra, đặc biệt ở các nhóm mặt hàng có tín hiệu rủi ro cao như gỗ dán, tủ bếp, ghế sofa. Vậy, ngành gỗ cần làm gì để duy trì động lực tăng trưởng và giảm rủi ro trong những tháng tiếp theo của năm? Bắt đầu từ bây giờ ngành cần xây dựng chiến lược hình thành chuỗi cung có độ chống chịu cao với các bất ổn vĩ mô như đại dịch. Liên kết chuỗi đóng vai trò cốt lõi. Liên kết giữa các DN có các yếu tố tương đồng trong sản xuất kinh doanh giúp DN đáp ứng được các đơn hàng. Liên kết giữa các DN trong các khâu khác nhau của chuỗi đảm bảo gắn kết và lưu thông hàng hóa trong chuỗi. Liên kết giữa DN chế biến và các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn, chất lượng cao giúp ngành giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, tăng cường các cơ chế kiểm tra giám sát gỗ rủi ro nhập khẩu và gian lận xuất xứ giúp giảm sức ép về các cuộc điều tra tại thị trường xuất khẩu. Chuyển đổi số, thay đổi phương thức bán hàng từ trực tiếp sang online cũng tăng cường sức chống chịu của chuỗi. “Bắtđầutừbâygiờ ngànhcầnxâydựng chiếnlượchình thànhchuỗicungcó độchốngchịucao vớicácbấtổnvĩmô nhưđạidịch”
  • 12. tiêu điểm 12 Tiếng máy chạy rồng rộc, công nhân hối hả, những chuyến xe đầy ắp hàng rời nhà máy… Sinh khí mới đã trở lại những công xưởng theo đà hồi phục của cuộc sống sau những ngày dài trầm lắng vì đại dịch. Quagiannan sẽlạirộnràng Dù chưa thể như lúc cao điểm của bình thường nhưng những ngày cuối năm không khí ở nhiều nhà máy đã khởi sắc, nhộn nhịp trở lại trong điều kiện “bình thường mới”. Sinh khí mới Những dãy hàng đóng gói xếp dài và sự hối hả của công nhân với các đơn hàng “lên cont (container)” khiến những thành viên đoàn doanh nghiệp (DN) HAWA trong hành trình Caravan đến Bình Định không khỏi ngưỡng mộ. Hơn 30 DN trong đoàn đều choáng ngợp trước quy mô sản xuất, nhà xưởng bố trí khoa học, sạch sẽ, công nhân làm việc hăng say. Tiếp đoàn, ông Lê Vỹ - Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Sỹ Hoài, Phó tổng giám đốc Công ty CP Phú Tài cho biết trong thời điểm dịch căng thẳng và giãn cách xã hội, nhà máy vẫn cố gắng duy trì sản xuất với tiêu chí an toàn được đặt lên cao nhất. Vì thế khi thực hiện “bình thường mới”, công nhân trở lại làm việc rất Lạc Lâm hăng say và an tâm, nỗ lực cao nhất để hoàn thành các đơn hàng. Không chỉ trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động đóng góp 500 triệu đồng cho Quỹ Vaccine cùng nhiều vật dụng y tế cần thiết, Công ty CP Phú Tài còn hỗ trợ và chăm lo đời sống công nhân để tất cả yên tâm phòng chống dịch và kịp trở lại làm việc ngay khi điều kiện cho phép. Năm 2021, Phú Tài là DN duy nhất của Bình Định lọt Top 500 DN lớn nhất Việt Nam trên bảng xếp hạng VNR500 do Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh DN có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và ổn định trong giai đoạn đầy thử thách do tác động của đại dịch Covid-19. Hiện Phú Tài đang có kế hoạch đầu tư xây dựng Nhà máy Gỗ Bình Định với hai giai đoạn. Dự án được đầu tư từ quý IV/2020 đến năm 2022 sẽ hoàn thiện; trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư 236,8 tỷ đồng đã đưa vào hoạt động từ quý II/2021, với khoảng 50% công suất thiết kế. Đoàn DN HAWA tham quan Công ty CP Phú Tài
  • 13. Một DN khác là Công ty An Hòa Phát (Bình Dương), dù còn non trẻ và trải qua những thời điểm vô cùng khó khăn nhưng vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, ngay cả vào lúc căng thẳng nhất để sẵn sàng tăng tốc ở những tháng cuối năm. Ông Phạm Xuân Hòa, giám đốc công ty hồ hởi thông báo: “Kết thúc một năm nhiều chông gai, thử thách, những “cont” hàng cuối cùng của năm 2021 cũng đã rời khỏi nhà máy để kịp giao cho khách hàng. Chúng tôi tri ân tất cả anh chị em công nhân đã nỗ lực thức trọn đêm để hoàn thành công việc với tiêu chí khách hàng là trên hết”. Ông Hòa cho rằng, đại dịch đã làm mọi thứ chậm lại hơn sức tưởng tượng, nhưng cuối cùng công ty cũng đã vượt qua và chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa khi tất cả đã nhiệt tình hỗ trợ, gắn kết cùng nhau vượt qua khó khăn. Nhìn lại những thời điểm khó khăn chung, ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Scansia Pacific cho biết trong thời gian giãn cách xã hội, công ty chỉ “3T” với khoảng từ 30-40% công nhân; năng suất, sản lượng đương nhiên giảm. Giải pháp của công ty lúc đó là ưu tiên thực hiện những đơn hàng cần gấp và thương lượng với đối tác để giãn thời gian giao hàng. Theo ông Bảo, điều quan trọng nhất trong giai đoạn đó là không đứt gãy chuỗi cung trong nước và giữ chân khách hàng quan trọng. Đây cũng là thành công của ngành gỗ Việt Nam khi đánh giá tổng quan về những khó khăn do đại dịch gây ra. Khó khăn tạo cho DN kinh nghiệm ứng phó và khả năng thích ứng. Công nhân Scansia Pacific đã trở lại làm việc đông đủ, những chuyến hàng lại hối hả rời nhà máy. 13 “Trongkhirấtnhiều nhàmáy,côngxưởng vẫnđìuhiunhững ngàycuốinămthì ngànhgỗlạibứtphá ngoạnmục.Nhiều đơnvịcómứctăng trưởngvượtbậcdù trảiquagiaiđoạn khókhăncủadịch” Thích ứng để tồn tại qua khó khăn Trong khi rất nhiều nhà máy, công xưởng của nhiều ngành vẫn lâm vào cảnh đìu hiu những ngày cuối năm, thì ngành gỗ lại bứt phá ngoạn mục trong sản xuất lẫn tăng trưởng. Nhiều đơn vị tiêu biểu có mức tăng trưởng vượt bậc dù trải qua giai đoạn khó khăn của dịch. Đơn cử như Vinafor. Ông Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc Vinafor cho biết theo báo cáo, doanh thu hợp nhất năm 2021 của Vinafor đạt 2.166 tỷ đồng, tương đương 100% kế hoạch điều chỉnh. Năm 2021, tổng Sản xuất tại Công ty CP Phú Tài Sản xuất và đóng gói hàng tại Công ty Scansia Pacific
  • 14. tiêu điểm 14 công ty đã và đang triển khai 9 dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch được Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN thông qua. Đại dịch gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế nhưng cũng là đợt tập dợt nghiêm khắc để các nhà máy phát huy khả năng thích ứng và vượt thoát khó khăn. Chia sẻ về những ngày khó quên, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Woodsland nói: “Thời điểm tháng 3 và 4/2021, khi dịch bắt đầu bùng phát, hầu hết các DN đều sốc vì các đơn hàng xuất khẩu bị cắt, bởi khách hàng cũng không có kịch bản đề phòng, sản xuất của các DN gần như rơi về con số 0. Đến khi thị trường mở cửa lại, chuỗi bán hàng phục hồi, Chính phủ các nước hồi sức thị trường để tăng sức tiêu thụ trong dân thì ngành đã có những giải pháp rất kịp thời để bắt nhịp vào những tháng cuối năm, bù đắp cho những tháng giữa năm. Điều này chứng tỏ ngành thích ứng rất nhanh để nối lại đà tăng trưởng”. Theo ông Bằng, rõ nhất là tình hình vận tải năm qua vô cùng khó khăn liên quan đến việc thiếu container, nhiều DN cũng thích ứng nhanh bằng cách đa dạng hóa vận chuyển: chuyển bằng tàu hàng rời thay cho container. Thậm chí chuyển bằng tàu hỏa qua Trung Quốc, Nga sang châu Âu. Dù chỉ giải quyết được phần nào tồn đọng nhưng đó là bước đi mới đầy năng động. Ngay Woodsland cũng tính đến phương án mở các cơ sở lắp ráp, đóng gói ở nước ngoài để giảm chi phí vận tải ngày càng cao. Ông Bằng cho biết: “Woodsland hoạt động ở cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa và nhiều ngành hàng khác nhau: ván công nghiệp, nội thất, dự án… Trong từng thời điểm cụ thể, một ngành hàng có thể đi xuống nhưng tổng thể các ngành khác vẫn phát triển, bù đắp cho nhau. Năm ngoái, Woodsland tăng trưởng 10%, năm nay tăng hơn 20% về doanh thu. Trong môi trường kinh doanh khó khăn, nếu DN có giải pháp hạn chế rủi ro bằng cách tạo khác biệt về thích ứng (thay đổi theo sự thay đổi của thị trường), tập trung ngành hàng… thì vẫn có cách để duy trì, phát triển”. Công ty CP Phú Tài Công ty Scansia Pacific
  • 15.
  • 16. tiêu điểm 16 ÔngLêXuânQuân,ChủtịchHiệphộiGỗvàThủcôngmỹnghệĐồngNai: “Giảibàitoánnhânlực” ÔngLêMinhThiện,ChủtịchHiệphộiGỗvàLâmsảnBìnhĐịnh: “Thíchứngvớilogistics” Không phải đơn hàng mà thiếu hụt công nhân mới là thách thức lớn nhất trong năm 2022 đối với các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ. Sau giãn cách, tình trạng khan hiếm lao động số lượng lớn, chủ yếu là lao động phổ thông tiếp diễn sẽ khiến quá trình khôi phục hoạt động của DN gặp khó khăn. Nguy cơ thiếu hụt lao động sẽ được ngăn chặn nếu có các giải pháp, chính sách hỗ trợ DN và bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe cho người lao động trong trạng thái bình thường mới. Với sự thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, công nghiệp nội thất rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành gỗ. Thách thức về mặt nhân lực cũng buộc DN phải tính toán đến việc tự động hóa, gia tăng hàm lượng công nghệ để làm chủ bài toán sản xuất. Song song đó, để nâng cao nội lực, cần đầu tư chiều sâu, nhất là khâu thiết kế để chủ động, kinh doanh trên thị trường quốc tế bằng chính thương hiệu và chất xám của mình. Giá vận chuyển tăng gấp 4 lần so với trước, thêm hàng loạt các phụ phí mà tiến độ giao hàng vẫn không như ý, chưa bao giờ logistics lại trở thành vấn đề nan giải như hiện nay. Sang năm 2022, đây vẫn là thách thức lớn. Nội thất từ Việt Nam đến được với các tổ ấm ở Mỹ, châu Âu… phải trải qua một hải trình dài, nếu không khắc phục được thách thức về logistics, chúng ta khó lòng cạnh tranh được với các quốc gia có lợi thế địa lý như Mexico, Brazil… Do vậy, DN Việt Nam cần trang bị những lợi thế khác, hoặc có những giải pháp tương thích với tình hình logistics hiện tại. Đàm phán với khách hàng điều chỉnh kích thước hàng hóa, ứng dụng giải pháp đóng gói phẳng là hai giải pháp mà DN Việt Nam đã ứng dụng để tiết kiệm diện tích container, từ đó giảm áp lực giá vận chuyển. Bên cạnh đó, việc đầu tư bài bản, có chiều sâu với công nghệ hiện đại để giảm sự phụ thuộc vào nhân công, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cũng hết sức cần thiết. Trong năm tới, DN rất cần cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan chủ quản và các tổ chức ngành nghề cũng như ngồi lại cùng nhau để đưa ra các giải pháp thiết thực hơn nữa với thách thức mang tên logistics. Duy trì tăng trưởng trong năm 2021 dù chịu gián đoạn bởi dịch bệnh, chế biến gỗ Việt Nam xác lập thêm một bước tiến mới trong hành trình hơn 20 năm liên tục phát triển. Trong năm mới, những người đứng đầu các tổ chức của ngành trên cả nước đặt ra những kỳ vọng mới. ĐểViệtNam vữngvịthế,tiếnvịtrí
  • 17. 17 Nhìn những chỉ số đạt được những ngày cuối năm 2021, những người trong ngành mới thở phào, mới dám tin là màu xám đã qua, bức tranh chung của chế biến gỗ Việt Nam là sự phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc tăng trưởng cả 2 chiều, từ nhập khẩu lẫn xuất khẩu nội thất hiện nay cũng hàm chứa nhiều cơ hội lẫn rủi ro. Làm thế nào đảm bảo loại bỏ gian lận thương mại và minh bạch nguồn gốc gỗ chính là đòi hỏi thiết yếu để ngành tránh được những rủi ro thương mại đáng tiếc. Trong xu hướng tiêu dùng quốc tế đang hướng đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường, ngành chế biến gỗ Việt Nam cũng phải lấy tiêu chí này làm mục tiêu trong kinh doanh, sản xuất. Đây là nghĩa vụ mà cũng sẽ là nền tảng phát triển bền vững cho bất kỳ ngành công nghiệp nào. Thời gian tới, các hiệp hội gỗ sẽ tiếp tục liên kết với nhau, hoàn thiện hồ sơ cho Quỹ Việt Nam Xanh và lấy yếu tố “xanh” làm kim chỉ nam cho các hoạt động hỗ trợ DN nâng cao nội lực. Ngành gỗ nói riêng và kinh tế Việt Nam xác định tinh thần sống với dịch. Do vậy, từ phía DN lẫn các cơ quan ban ngành cần tạo tâm lý yên tâm cho người lao động bằng các chính sách thiết thực, đảm bảo đời sống và an toàn cho đội ngũ sản xuất. Trải qua một đợt giãn cách dài, ngành chế biến gỗ Việt Nam về đích, vượt mục tiêu đề ra, đảm bảo tăng trưởng tiếp tục ở 2 con số. Thành công này có được là nhờ các DN, các hiệp hội lẫn các cơ quan quản lý đều đồng lòng vượt khó, hỗ trợ, đoàn kết vượt qua thử thách. Để phát huy hơn nữa cơ hội kinh doanh, trong bối cảnh nhu cầu sản phẩm nội thất ở thị trường toàn cầu đều tăng, DN cần được tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nhà nước mở cửa cho nước ngoài đi vào và các tổ chức ngành nghề, mạnh dạn triển khai lại các hoạt động xúc tiến thương mại. Do cản trở từ Covid, hàng loạt hội chợ xúc tiến đã bị hoãn, đó là một giới hạn lớn. Rất may là ngành cũng kịp thời tổ chức các nền tảng công nghệ, duy trì hoạt động kết nối kinh doanh trên môi trường internet. Nhưng, hội chợ truyền thống vẫn rất cần được tái tổ chức để kết hợp cả hai hình thức, tạo điều kiện kết nối nhiều hơn nữa cho DN. Song song đó, công nghiệp nội thất Việt Nam hiện đang cần một chiến lược kết nối lớn. Cụ thể, ngành cần hình thành khu nguyên phụ liệu tập trung, hình thành các khu công nghiệp của ngành để tạo nên chuỗi liên kết tốt hơn giữa các DN. Có được các kết nối này, DN sẽ thuận lợi hơn, mạnh dạn hơn trong việc tiến đến chuyên môn hóa, phân công trong sản xuất hàng loạt, trở thành các vệ tinh của nhau. Trong kết nối lớn ấy, một trung tâm R&D, phát triển sản phẩm cho ngành và cũng là trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm triển lãm để tổ chức các hoạt động trưng bày, xúc tiến thương mại sẽ là điểm nhấn. Khuyến khích DN xây dựng thương hiệu cho mình cũng sẽ là nền tảng cho thương hiệu của ngành. ÔngĐỗXuânLập,ChủtịchHiệphộiGỗvàLâmsảnViệtNam: “Tôntrọngnghĩavụxanh” ÔngĐiềnQuangHiệp,NGUYÊNChủtịchHiệphội GỗvàLâmsảnBìnhDương: “Chiếnlượckếtnốilớn”
  • 18. tiêu điểm 18 tiêu điểm 18 Thị trường ngày càng tốt hơn, nhưng theo các chuyên gia quốc tế những thách thức ngành chế biến gỗ Việt Nam đang đối mặt vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Xây dựng chuỗi liên kết để kết nối với khách hàng trên nền tảng số hóa chính là giải pháp mà doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để có thể mở rộng thị trường và có được sự trung thành của đối tác. Sốhóa làconđườngtấtyếu! Hoàng An ghi Với những thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu… nhu cầu nội thất trong năm 2022 vẫn rất lớn. Do lãi suất ngân hàng thấp, Chính phủ kích cầu tạo điều kiện cho người dân vay tiền mua nhà, sắm sửa nội thất, kiến tạo không gian sống. Thêm vào đó, xu hướng làm việc từ xa tiếp tục duy trì và được hưởng ứng nên triển vọng của thị trường nội thất trong năm mới là rất cao. Nhu cầu lớn, bất chấp giá bán tăng, cộng với lạm phát nên tổng kim ngạch nhập khẩu nội thất vào các thị trường cũng sẽ tăng. Các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ vẫn đang tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm và năng lực cung ứng. Đây là cơ hội lớn mà các DN chế biến đồ nội thất Việt Nam cần tận dụng, bởi Việt Nam vẫn được xem là nguồn nhập khẩu quan trọng của nội thất Hoa Kỳ. Xét về mặt tổng thể, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp nội thất. Các bạn sở hữu nguồn lao động trẻ, dồi dào. DN trong ngành có năng lực sản xuất tốt. Trong tương lai, nếu tiếp tục tiếp cận và tổ chức được được nguồn nguyên liệu ổn định, hợp pháp thì tiềm năng phát triển xuất khẩu sẽ còn tốt hơn nữa. Câu chuyện nguồn gốc nguyên liệu, trách nhiệm với môi trường sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tiêu dùng nói chung và đồ nội thất nói riêng trong năm mới, bởi phát triển bền vững là xu thế mà người dùng rất quan tâm. Ở khía cạnh này, DN phải tập trung vào kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, các chỉ số về môi trường, xã hội… để đảm bảo sản phẩm làm ra thực sự thân thiện. Ngoài ra, việc tuân thủ đúng các công ước, quy định kinh doanh bền vững quốc tế thì trách nhiệm của DN trong việc chia sẻ thông tin minh bạch của mình cũng hết sức cần thiết. Với đòi hỏi này, công nghệ chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất. DN cần chuyển đổi số triệt để, tiếp tục tiếp cận công nghệ, không chỉ để nâng cao hiệu suất, kiểm soát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho, từ đó kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn dùng công nghệ để giao tiếp tốt hơn với khách hàng. Trong tình hình kinh doanh mới, truyền thông, giao tiếp với khách hàng là vô cùng quan trọng. DN có thể tận dụng các nền tảng công nghệ, như HOPE mà HAWA đang tổ chức để kết nối tốt hơn với khách hàng toàn cầu, từ đó, mở cho mình những con đường rộng hơn. Trong cơ chế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, logistic đang là rào cản với những quốc gia như Việt Nam thì việc tạo ra sự khác biệt, tạo liên kết chuỗi và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm là chiến lược cần thiết. DN Việt Nam hãy mạnh dạn hơn trong việc kết nối với nhà thiết kế tại thị trường xuất khẩu, như Hoa Kỳ chẳng hạn. Hợp tác để có thể hiểu thị trường tốt hơn, gần với người dùng hơn. Tổ chức được những kết nối này, tận dụng thêm công nghệ, tôi tin, công nghiệp nội thất Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. ÔngThomasRussell-TổngbiêntậptạpchíHomeNewsNow: “Tậndụngcácnềntảngcôngnghệ”
  • 19. 19 19 Covid-19 vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp triển lãm thế giới suốt thời gian qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công tác tổ chức các hội chợ hàng nội thất chưa bao giờ nhiều rào cản như hiện nay. Trong năm mới, mọi thử thách cho ngành vẫn còn đó, đòi hỏi DN phải thích ứng tốt hơn nữa. Năm 2020, chúng tôi đã thử nghiệm vài triển lãm nhưng kết quả không cao. Mãi đến khi High Point tháng 10/2021 khởi động lại với đầy đủ quy mô, chức năng như trước kia thì tín hiệu hồi đáp mới dần thấy sự tích cực. Tuy nhiên, triển lãm đình đám nhất ngành nội thất thế giới này cũng chỉ mới đạt được 65% so với quy mô trước dịch Covid. Nghĩa là, để quay về được ngày xưa, chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn rất nhiều. Khi chuỗi cung ứng lẫn đời sống đã được vận hành theo một cách hoàn toàn khác như hiện nay, với riêng công tác xúc tiến thương mại, DN cần đẩy truyền thông, số hóa và marketing trực tuyến hơn bao giờ. Bởi những nhiệm vụ này đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp DN kết nối với thị trường, tương tác với khách hàng. DN phải nghiêm túc tổ chức đội ngũ và tận dụng các kênh truyền thông, các nền tảng triển lãm số, bởi nó cũng là xu hướng. Trong tương lai, khi mọi thứ đã ổn định, thì triển lãm trực tuyến trên nền tảng công nghệ cũng vẫn sẽ gắn liền với hoạt động triển lãm truyền thống. Do vậy, DN cần phải chuẩn bị số hóa công tác xúc tiến thương mại từ bây giờ. Làm được điều đó, kết hợp với việc tìm kiếm các giải pháp sản xuất phù hợp, phẳng hóa trong đóng gói, vận chuyển... cũng đồng nghĩa với việc DN Việt Nam sẽ dễ dàng tham gia vào môi trường thương mại điện tử, kênh bán hàng tốt nhất hiện nay. Giá trị thị trường nội thất toàn cầu lên đến 600 tỷ USD. Trong đó chỉ có 150 tỷ USD giá trị gia công. Xuất khẩu hơn 15 triệu USD, Việt Nam cũng mới chỉ chiếm được 10% giá trị gia công. Tôi tin, thương mại điện tử chính là cầu nối hữu hiệu, cho phép DN khối sản xuất tham gia bán lẻ. Có như vậy, sản phẩm nội thất Việt Nam mới tăng được giá trị trên trường thế giới. ÔngALBolton-GiámđốcđiềuhànhtriểnlãmquốctếHighPoint,HoaKỳ: “Xúctiếnthươngmạiphảitrựctuyến”
  • 20. tiêu điểm 20 Dù hội tụ khá nhiều lợi thế nhưng thời cơ sẽ chóng qua nếu không tranh thủ gia tăng nội lực để nắm bắt, bứt phá ngay từ trong những ngày đầy thách thức này, có thể, công nghiệp nội thất Việt Nam sẽ vuột khỏi cơ hội bước lên ngôi vương. ĐểcôngnghiệpnộithấtViệtNam gầnvớingôivương Trần Việt Tiến Sức sống kiên cường của từng doanh nghiệp (DN) góp lại đã làm nên một ngành công nghiệp vững vàng, từng bước chinh phục thị trường quốc tế. Sức sống ấy chính là niềm tự hào, nhưng nội hàm bên trong sự tự hào ấy là một áp lực. Nó cho thấy khả năng phát triển của toàn ngành cực kỳ lớn, không chỉ bây giờ, mà kéo dài đến nhiều năm nữa, đòi hỏi những người làm nghề phải có sứ mệnh chủ động đưa ngành gỗ bước ra cuộc chơi toàn cầu. Thời cơ của các DN Việt Nam trong việc đạt được các giá trị này dường như đang rõ nét hơn, khi mà việc bán hàng nội thất online được hưởng ứng nhiệt tình ở thị trường các nước. Không mãi dồn lực gia công, sản phẩm nội thất Việt Nam cần được gia tăng thêm nhiều giá trị, không chỉ hữu hình mà cả giá trị vô hình như thương hiệu, thiết kế, kinh doanh phân phối… thì mới bền vững và thịnh vượng được. Từ một nền công nghiệp thuần gia công, muốn có được giá trị mới, bất cứ ngành nào phải có được một bản chiến lược tổng thể. Không còn chỉ là chế biến gỗ, Nhà nước sẽ giữ vai trò xây dựng quy hoạch nguồn lực phát triển công nghiệp gỗ và nội thất. Ví dụ, ngành đang có lợi thế nhân công, rừng trồng… Việc quy hoạch rừng trồng gỗ lớn để có nguồn nguyên liệu bản địa sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển chủ động. Quy hoạch nhân lực, thu hút người trẻ là điều kiện để ngành có nguồn sinh khí mới, sức sáng tạo, chất xám. Và nội thất không chỉ có đồ gỗ mà phát triển cả hệ sinh thái đồ nội thất kim loại, kiếng, vải, đồ trang trí, công nghiệp phụ trợ… chinh phục các phân khúc khác trong chuỗi kinh doanh. Cần có hội đồng nhân sự từ các hiệp hội và cơ quan ban ngành để soạn thảo chiến lược phát triển chung của ngành một cách bài bản. Trong bản quy hoạch tổng thể từ phía Nhà nước, DN sẽ có trách nhiệm phải thích ứng với thời cuộc, chuyển đổi số để gia tăng nội lực, kịp thời nắm bắt cơ Bản chiến lược tổng thể Thị trường xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam mãi đến sau năm 2000 mới có được sinh khí, với việc xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Nếu tính từ mốc thời gian này, công nghiệp nội thất Việt Nam hoàn toàn có thể nói là thần tốc. Con số tăng trưởng luôn ở mức 2 con số 74% (2003) 100% (2004) và năm Covid 2021 vừa qua vẫn là con số tăng trưởng kỳ diệu 15,6%. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 được đánh giá là “tồi tệ nhất nhất trong lịch sử toàn cầu” cũng khiến xuất khẩu nội thất Việt Nam năm 2009 tăng 8,16%. Đó cũng là năm duy nhất ngành tăng trưởng dưới 10%. Đại dịch Covid-19 năm vừa qua đã tạo rất nhiều áp lực, từ y tế, lao động, tài chính, chuỗi cung ứng,… nhưng ngành vẫn về đích và vượt cả mục tiêu đề ra một cách ngoạn mục nhờ sự nổ lực của từng DN, sự đồng hành và những thông tin kịp thời từ phía các hiệp hội, cơ quan ban ngành. ĐểcôngnghiệpnộithấtViệtNam gầnvớingôivương
  • 21. 21 hội mà kinh tế thế giới đang mở ra. Số hóa và tự động hóa sẽ là công cụ sắc bén giúp DN nắm lấy những cơ hội của thị trường. Các giá trị và nguồn lực không được liên kết tốt, không được quy hoạch sớm thì cơ hội để phát triển hệ sinh thái một ngành bền vững sẽ vuột qua. Chúng ta cần có tầm nhìn phát triển để tổng hòa các nguồn lực cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đại đồng vì thịnh vượng chung Dư địa thị trường của công nghiệp nội thất Việt Nam là rất lớn. Bởi, xuất khẩu nội thất Việt Nam chỉ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng 140 tỉ USD giá trị sản xuất, hoặc khoảng chỉ 3% trong tổng giá trị hàng hóa 500 tỉ USD (giá trị này bao gồm tất cả các khâu, từ sản xuất, thiết kế, phân phối, thương hiệu). Từ bản tổng thể quy hoạch đã nhắc đến, trên hành trình cải thiện tỷ lệ này, hiệp hội cần kiến tạo được sân chơi và là chỗ dựa tinh thần cho các hội viên. Đây chính là tổ chức giữ vai trò cầu nối, liên kết các mắt xích trong toàn bộ hệ sinh thái của công nghiệp nội thất, liên kết DN với các tổ chức, cơ quan nhà nước, hoạch định chính sách…. Hiệp hội cũng chính là nơi phải tập hợp và hiệu triệu được các nhân tố tích cực của ngành, với sứ mệnh xây dựng nên một cộng đồng DN bền vững. Cộng đồng ấy chủ động trong kinh doanh, chủ động cải thiện nội lực, chủ động đón đầu nhu cầu để kịp thời đáp ứng thị hiếu và chủ động khai phá những thị trường mới, phương thức kinh doanh mới. Và bền vững vì dẫn dắt, tuyên truyền phát triển ngành có trách nhiệm với xã hội. Ý thức bảo vệ môi trường sống, chống biến đổi khí hậu từ phía người dùng đang rất cao. Không kịp thời điều chỉnh để đáp ứng được các giá trị bền vững, bất kỳ DN nào cũng sẽ bị đào thải. Với ngành gỗ và nội thất, đòi hỏi về tính bền vững sẽ còn khắt khe hơn, vì người dùng vốn vẫn mơ hồ đánh đồng việc khai thác gỗ là phá rừng. Sẽ không quá lời khi nói rằng, những đóng góp từ phía các hiệp hội và Nhà nước đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên thành tựu và nền tảng của ngành. Chúng ta có lợi thế vì đã tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, hoạch định chiến lược nguồn nguyên liệu rừng trồng, đồng hành cùng DN tháo gỡ khó khăn... Đây chính là những yếu tố khiến đầu tư FDI vào liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2021, ngành có 46 FDI đăng ký tham gia, cao hơn hẳn con số 36 dự án đầu tư của năm 2020. Đáng chú ý, các dự án đầu tư phần lớn đến từ Trung Quốc và nguồn vốn đăng ký kinh doanh bình quân/DN chỉ 1,6 triệu USD, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình đạt 4,6 triệu USD/ DN của năm 2020. Nếu DN bản địa không nhanh, không mạnh thì các DN FDI sẽ tận dụng tốt hơn chúng ta, những nền tảng và nguồn lực, lợi thế ngành mà chúng ta đã tạo dựng. Từ năm 2020, Việt Nam vượt qua Trung Quốc xuất khẩu nội thất vào thị trường Mỹ, thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Năm 2021 khép lại với các đợt bùng phát của biến chủng Omicron. Nhưng, một số quốc gia đã bắt đầu xem Covid như bệnh cúm. Không coi thường nhưng không còn đặt nặng vấn đề, sẵn sàng đối diện và thích nghi. Khi các thị trường tiêu thụ không còn đặt trình trạng khẩn cấp cho Covid thì khả năng kinh tế sẽ phục hồi sớm trong thời gian tới là khả dĩ. “Hiệphộichínhlà nơiphảitậphợp vàkêugọiđược cácnhântốtích cựccủangành, vớisứmệnhxây dựngnênmột cộngđồngdoanh nghiệppháttriển bềnvững” Để DN Việt Nam thực sự là con hổ của ngành công nghiệp nội thất toàn cầu, để tiến gần đến ngôi vương thì việc đồng tâm hiệp lực từ Chính phủ và các hiệp hội đến từng DN tạo sức mạnh cộng hưởng từ sự liên kết, làm nên một bản hòa ca đặc sắc. Tất cả phải cùng giao thoa và gắn kết giá trị, kiến tạo nên một môi trường kinh doanh bền vững và có trách nhiệm vì sự thịnh vượng chung của ngành, lan tỏa sức sống tích cực cho toàn xã hội.
  • 22.
  • 23.
  • 24. ĐỐI THOẠI 24 Trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp lẫn lãnh đạo hội, tân Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương nhiệm kỳ V (2021 - 2024), ông Nguyễn Liêm, chia sẻ những góc nhìn sau một năm đầy biến động của ngành. Mởliênkết, cùngvươnxa Khoa Tư thực hiện - Điều rõ ràng nhất là nỗ lực của các DN. Phải dùng chữ “ghê gớm” mới đúng. Nhưng khách quan mà nói, dịch không phải là câu chuyện riêng của Việt Nam. Các đơn hàng vẫn đến vì khách hàng chẳng còn nhiều lựa chọn, mà lại nhiều đơn hàng lớn, sự tăng trưởng là hợp lý. Con số 17% là đáng mừng. Nhưng về mặt hiệu quả tôi cho rằng chưa như kỳ vọng khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nguyên liệu tăng 30 - 40% mà giá bán lại chỉ tăng thêm 5 - 10% là không hợp lý. Dù muốn dù không, giữ được khách hàng, công nhân, vẫn còn lợi nhuận chút ít, đã là thành công. * Bước sang năm 2022, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, theo ông đâu là thách thức của ngành gỗ Việt? - Đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đến sản xuất, tiêu dùng. Ngoài ra, thương mại toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường, tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng. Một thách thức khác là các quốc gia trồng rừng và cung cấp nguyên liệu lớn đã và đang có các chính sách hạn chế, quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu… Về nội tại ngành gỗ Việt Nam, có thể thấy năng lực cạnh tranh của DN chế biến, xuất khẩu gỗ phần lớn chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững, biểu hiện ở chỗ đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến; chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng…. Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (như lao động giá rẻ) không còn chiếm ưu thế như trước. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi * Xin chúc mừng ông trong tư cách tân Chủ tịch BIFA! Ông đón nhận trọng trách này với tâm thế và kỳ vọng như thế nào? - BCH nhiệm kỳ này quy tụ nhiều cá nhân trẻ, giỏi, tâm huyết. Khi nhận trọng trách, quan điểm của tôi là không xây dựng hội trở thành “mạnh nhất” hay “lớn nhất” mà là làm thế nào hội viên hài lòng nhất. Trước đây, Hội chỉ có Ban Hội viên, nghe rất chung chung, chúng tôi đổi thành “Ban Chăm sóc hội viên và Liên kết chuỗi” để xác định rõ trách nhiệm với hội viên. Kỳ vọng nữa của BCH là xây dựng thành công chiến lược cho ngành gỗ Bình Dương với tầm nhìn đến 2030. Chúng tôi đã kết hợp với Viện Kinh tế TP.HCM để từng bước hoạch định. * Năm 2021 với nhiều khó khăn do đại dịch nhưng ngành gỗ vẫn đạt được nhiều thành quả đáng kinh ngạc, ông nhận xét gì về điều này?
  • 25. 25 việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ. * BIFA xác định thông điệp nhiệm kỳ là “Nâng tầm - Liên kết - Vươn xa”. Theo ông, thành tố “liên kết” nên được hiểu và thực hành theo những khía cạnh nào? - Chúng ta đã nói nhiều về liên kết, nhưng có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên hiệu quả chưa như ý. Ở góc độ DN, ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sinh sau đẻ muộn so với nhiều nước, đa phần chủ DN xuất thân từ ngành khác, kể cả nông dân đi lên. Tính liên kết vì thế chưa rõ ràng, còn yếu. Khách quan mà nói, câu chuyện liên kết với DN Việt Nam cần phải có thời gian để xây dựng. Thiết nghĩ đây là lúc thích hợp nhất để bắt tay nhau. Theo tôi, tính liên kết giữa các hiệp hội ngoài sự hài hòa về tình cảm, còn là xây dựng mối quan hệ theo chiều ngang. Trong đó Bình Dương, Đồng Nai là trung tâm sản xuất. Bình Định và các vùng như Nghệ An, Quảng Trị… là trung tâm nguyên liệu. TP.HCM là đầu mối về thương mại, dịch vụ, thiết kế… Theo hàng ngang, không chỉ các hội ngành gỗ mà chúng ta còn liên kết với các hội ngành nghề khác như kim loại, phụ kiện, phụ liệu… vì nội thất không chỉ có gỗ. Các hội liên kết cùng nhau phát triển. Nhiều năm qua, trong dịch chuyển sản xuất toàn cầu, đơn hàng lớn đã sang Việt Nam, việc liên kết trở nên dễ dàng hơn và sẽ xảy ra, đó là quy luật. Đơn cử như tại Bình Dương, hằng tháng hằng quý đều có những buổi gặp gỡ các DN cùng dòng hàng để chia sẻ đơn hàng. Ví dụ, cùng mặt hàng gỗ sồi, người làm bàn, người làm giường, người làm tủ… Bằng cách đó đầu tư thiết bị sẽ rẻ, khả năng chuyên môn hóa sẽ cao, năng suất tăng và chi phí sản xuất giảm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN Việt. * Ông có cho rằng muốn đi xa hơn, bên cạnh mối liên kết ngang như nêu trên thì còn cần đến những mối liên kết dọc khác? - Đúng, chỉ có vậy ngành gỗ mới có thể phát triển bền vững, ổn định. Trước hết đó là mối liên “Nhiềunămqua, trongdịchchuyển sảnxuấttoàncầu, đơnhànglớnđã sangViệtNam,việc liênkếttrởnêndễ dànghơnvàsẽxảy ra,đólàquyluật” kết với người trồng rừng để có nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp, bền vững trong nước giúp DN ngày càng chủ động, duy trì được khả năng xuất siêu ở mức cao hơn. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho người dân, mang đến cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời mang lại nguồn nguyên liệu chủ động và hiệu quả cho DN. Song song đó phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thành lập sàn giao dịch điện tử ngành gỗ để kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, bảo đảm người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua sản phẩm trên sàn điện tử được tiếp cận với các loại thương mại bảo đảm tiêu chuẩn có truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Ngoài ra, phát triển hạ tầng, giao thông, logistic cũng là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh sự phát triển của ngành gỗ. Các cơ quan chức năng cũng cần tích cực hỗ trợ DN triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai thác các thị trường lớn cũng như thị trường mới nổi, tiềm năng. Về phía Chính phủ cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo điều kiện cho DN nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu...
  • 26. ĐỐI THOẠI 26 Doanh số thương mại điện tử toàn cầu năm 2020 là 2.854,8 tỷ USD và dự báo tăng 47%, lên 4.198,5 tỷ USD vào năm 2025. Theo ông Nguyễn Văn Vy, dịch bệnh đã làm thay đổi thị hiếu lẫn thói quen mua sắm của người dân trên toàn thế giới. Ngành nội thất không ngoại lệ. Đầutưcôngnghệ, thayđổitưduy Nguyễn Đặng thực hiện phẩm dịch vụ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, cung cấp thông tin đến người tiêu dùng đầy đủ, chân thật hơn. Người tiêu dùng chỉ cần một cái “click” để có được những thông tin tổng quan về sản phẩm, chất lượng, cũng như so sánh giá cả từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Từ đó, quyết định đặt hàng dễ dàng hơn. Xu hướng tiêu dùng online đang rất lớn, kể cả các mặt hàng trang trí nội - ngoại thất. Tôi nghĩ, kinh tế số chính là cơ hội cho doanh nghiệp (DN) toàn cầu. * Đứng ở góc độ một nhà sản xuất, theo ông kinh tế số sẽ tác động thế nào đến ngành công nghiệp nội thất Việt Nam? - Theo báo cáo của UNCTAD, tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, doanh số thương mại điện tử của 10 quốc gia hàng đầu được ghi nhận trong năm 2019 có cả Hoa Kỳ (9.580 tỷ USD), Nhật Bản (3.416 tỷ USD), Trung Quốc (2.604 tỷ USD) và Hàn Quốc (1.302 tỷ USD). Đây là những thị trường xuất khẩu chính của ngành nội thất Việt Nam. Nếu không chú ý sự tăng trưởng này, có thể DN sẽ phải đứng ngoài cuộc chơi. * Cụ thể, DN nội thất Việt Nam cần phải chuẩn bị gì? Lấy ví dụ từ Lâm Hiệp Hưng chẳng hạn? - Trong hơn 5 năm trở lại đây, Lâm Hiệp Hưng đã tập trung đầu tư rất mạnh cho công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm (R&D). Chúng tôi xác định mua bán online là xu hướng tất yếu. Rất nhiều khách hàng trước đây đặt mua sản phẩm truyền thống, có kích thước cồng kềnh và chiếm diện tích container lớn, thì nay đã có đề nghị nhà máy nghiên cứu thay đổi kết cấu lắp ráp sản ÔngNguyễnVănVy,GiámđốcsảnxuấtLâmHiệpHưng: * Đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều may mắn cho các công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của nền kinh tế này? - Dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo nghiên cứu mới của Mastercard, chi tiêu cho bán lẻ trực tuyến trên thế giới trong năm 2020 đã tăng khoảng 900 tỷ USD. Có nghĩa, cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ thì thương mại điện tử chiếm khoảng 1 USD. Trước đại dịch, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp giải pháp tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số, cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và người dùng. Công nghệ phát triển đã giúp các nhà cung cấp sản Bộ bàn ghế Sofa được sản xuất lắp ráp từng chi tiết, nhờ vậy thu gọn kích thước đóng gói
  • 27. 27 phẩm. Do vậy, chúng tôi chuyển sang phát triển sản phẩm nội ngoại thất KD (knock-down) nhiều hơn, đây là loại hàng có thể tháo rời khi đóng gói và người dùng tự lắp ráp bằng những thao tác đơn giản. Các sản phẩm KD này thường đòi hỏi sự chính xác cao và mức độ hoàn hảo nhất định đối với từng chi tiết của sản phẩm. Với tôi, phát triển sản phẩm KD là bước đầu tiên để tiếp cận khách hàng toàn cầu. Mỹ, châu Âu, Úc… đều đang đón nhận dòng sản phẩm này. * Từ thế mạnh là DN nội thất ngoài trời, khi định hướng thay đổi, công ty có phải chuyển đổi mô hình sản xuất vốn có của mình? - Với kinh nghiệm và uy tín trong sản xuất hàng ngoài trời (outdoor), Lâm Hiệp Hưng là một trong những nhà cung cấp hàng “outdoor wicker” xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Việc sản xuất của Lâm Hiệp Hưng thực ra không thay đổi gì bởi đã có định hướng rất sớm trong phát triển sản phẩm và đầu tư công nghệ nên khi mở rộng, chúng tôi không phải đối mặt với những thay đổi quá lớn. Khi đã định hướng sản xuất sản phẩm nội thất phục vụ kinh doanh online, DN phải đầu tư thích đáng cho nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng như ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Cụ thể, các chi tiết lắp ráp của sản phẩm phải chính xác 100%, sản phẩm hoàn thiện phải chất lượng. Để làm được điều này DN cần đầu tư đồng bộ từ công nghệ sản xuất, với máy CNC, máy hàn Robot cho khung sắt, nhôm… đến nhân lực. Cán bộ quản lý phải có trình độ cao, được đào tạo bài bản và đặc biệt DN cần khả năng thích ứng tốt với các yêu cầu khắt khe của khách hàng… * Kinh nghiệm của ông trong cuộc chơi này là gì? - Việc mua sắm và sử dụng sản phẩm flat-pack furniture sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ kinh doanh online rất lớn. Hơn nữa, chi phí logistics hiện nay lại rất cao, nên khách hàng phải tính toán kỹ số lượng hàng xếp được trong 1 container để tối ưu hóa lợi nhuận. Sản phẩm flat-pack furniture là giải pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu này của khách hàng. Đây là lợi thế của các DN nào bắt kịp xu thế này. Một trong những đòi hỏi lớn của flat-pack furniture là hệ thống phụ kiện tương thích, để khách hàng không có kiến thức kỹ thuật vẫn có thể tự lắp ráp. Rất mừng là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của các DN xuất khẩu nội ngoại thất, nhiều DN đã đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Tuy nhiên, theo tôi cần đầu tư nhiều hơn, các phụ kiện phong phú và đa dạng hơn * Từ nền tảng này, trong tương lai, Lâm Hiệp Hưng có định hướng tiếp cận, phục vụ khách hàng cuối? - Lâm Hiệp Hưng vẫn luôn theo đuổi định hướng phục vụ thương mại điện tử với flat-pack furniture vì đây là yêu cầu chính từ phía khách hàng. Nhưng quan trọng hơn, một trong những thế mạnh này còn có thể giúp chúng tôi tiếp cận được người dùng cuối. Môi trường thương mại điện tử không đòi hỏi DN phải tổ chức hệ thống phân phối nhưng cũng có những yêu cầu riêng, như việc tổ chức được nội dung để có thể “nói chuyện” với khách hàng của mình chẳng hạn. Công tác marketing phải được đầu tư nhiều hơn, phương cách kinh doanh cũng phải khác đi nhưng DN Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để tiếp cận những giá trị này. Tôi nghĩ rằng cơ hội cho DN nội thất Việt Nam chưa bao giờ tốt như hiện nay. * Xin cảm ơn ông! “Khiđãđịnhhướng sảnxuấtsảnphẩm nộithấtphụcvụ kinhdoanhonline, doanhnghiệpphải đầutưthíchđáng chonghiêncứuphát triểnsảnphẩmcũng nhưứngdụngcông nghệvàosảnxuất”
  • 28. ĐỐI THOẠI 28 Với công nghiệp đồ nội thất Việt Nam, Cariny là cái tên chứa nhiều thăng trầm. Từ bước va vấp đầu tiên, Cariny đã bứt phá khi xác định được “đại dương xanh” là thị trường cung ứng sản phẩm phụ kiện hoàn thiện nội ngoại thất. Côngnghiệpphụtrợ đãsẵnsàng Quý Khoa thực hiện Gần 15 năm liên tục mở rộng dải sản phẩm, Cariny giờ đây đã là cái tên quen thuộc của các nhà máy chế biến gỗ và người tiêu dùng trong nước. Trước thềm năm mới, ông Trần Việt Hùng, người khai sinh thương hiệu Cariny dành cho Gỗ & Nội Thất những chia sẻ khá ấn tượng. * Công nghiệp nội thất Việt Nam tăng trưởng đều đặn những năm gần đây. Là doanh nghiệp (DN) cung ứng phụ kiện hoàn thiện nội thất quen thuộc, ông đánh giá thế nào về tiềm năng của ngành? - Sự phát triển của chế biến gỗ Việt Nam phù hợp với xu hướng chung của ngành trên thế giới. Nhu cầu sử dụng đồ nội thất tăng cao và Việt Nam là quốc gia đang hội tụ được những yếu tố có thể cung ứng được. Tương lai, khả năng xuất khẩu đồ nội thất của ngành còn tăng trưởng hơn khi những mô hình sản xuất mới được ứng dụng. Ví dụ, nội thất đóng gói phẳng, mặt hàng đang tăng trưởng rất nhanh do nhu cầu phục vụ môi trường kinh doanh thương mại điện tử. Phần lớn các sản phẩm nội thất đóng gói phẳng phục vụ cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, và hầu hết đều sử dụng vật liệu là gỗ công nghiệp nên có thể sản xuất được trên dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động. Do vậy, DN có thể đầu tư các dây chuyền sản xuất tự động để tăng năng lực sản xuất gia công cho các hãng lớn trong ngành, chẳng hạn như ASHLEY, IKEA… Quan trọng hơn là số lượng, khi giá cước vận chuyển tiếp tục gây áp lực toàn cầu như hiện nay, nội thất đóng gói phẳng cũng giúp DN tiết kiệm được chi phí vận chuyển, giảm thiểu hư hỏng do quá trình vận chuyển. * Công ty TNHH Cariny Việt Nam là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các loại phụ kiện hoàn thiện nội thất với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU, USA... Theo ông, có sự chênh lệch nào trong chất lượng các sản phẩm phụ trợ sản xuất và nhập khẩu? - Sản phẩm phụ kiện hoàn thiện nội thất hiện có rất nhiều chủng loại và phong phú mẫu mã. Tuy ÔngTrầnViệtHùng-ChủtịchCôngtyCarinyViệtNam:
  • 29. 29 nhiên, chi tiết lại khác nhau, tùy thuộc vào thị trường khách hàng sử dụng (thị trường nhập khẩu). Đòi hỏi về các phụ kiện trong ngành cũng không quá xa lạ. Tại Việt Nam, có nhiều nhà máy đang sản xuất phụ kiện. Số lượng nhà máy ngày càng tăng và chủng loại sản phẩm cũng ngày càng đa dạng hơn. Thực tế, không có sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước đối với sản phẩm phụ trợ của ngành chế biến gỗ, bởi nó tùy thuộc vào nhu cầu của người đặt hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc phân khúc DN nhắm đến. DN phụ kiện Việt Nam đã có thể sản xuất hoặc đặt hàng các sản phẩm có chất lượng ngang bằng hoặc tốt hơn sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu. Tuy nhiên, mỗi đất nước hoặc khu vực đều có văn hóa, thói quen tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, các sản phẩm phụ kiện sử dụng trong nhà bếp tại Việt Nam hầu hết đều sử dụng nguyên liệu là inox 304. Trong khi đó, tại châu Âu hoặc các nước khác, đa số họ dùng thép mạ chrome. Vì sự khác nhau trong thói quen tiêu dùng mà có chuyện sản phẩm thiết bị bếp “made in China” khó bán hoặc không thể bán được nên một số đơn vị nhập khẩu lại đi vòng qua nước thứ ba để lấy hàng của Thái Lan hoặc Malaysia để dễ tiếp cận người dùng. * Hạn chế lớn nhất của công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện nay theo ông là gì? Cách thức nào để khắc phục? - Là thương hiệu và sản lượng. Các hãng sản xuất hoặc cung cấp phụ kiện của nước ngoài đều có lịch sử hơn một trăm năm nên họ tích lũy được kinh nghiệm sản xuất, tích lũy vốn, thương hiệu cũng như hệ thống cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, DN Việt Nam đa số là thương mại hoặc sản xuất với qui mô nhỏ và cung cấp chủ yếu thị trường trong nước nên chưa có thương hiệu và khả năng cạnh tranh bị hạn chế. Để từng bước khắc phục, tôi nghĩ, DN phụ trợ cần hợp tác với DN sản xuất đồ gỗ để có thể chủ động đưa sản phẩm phụ trợ vào ngay từ khâu thiết kế sản phẩm nội thất. Được vậy, khách hàng sẽ đặt hàng hoặc mua sản phẩm hoàn thiện với đầy đủ phụ kiện đi kèm. * Xuất phát điểm là một “tay ngang”, hành trình của ông với ngành chế biến gỗ có vẻ nhiều thử thách? - Tôi từ lĩnh vực dầu khí sang tham gia ngành chế biến gỗ những năm 2006 đến 2010. Nghĩ mình sức trẻ, lại có kinh nghiệm của 15 năm làm kinh doanh, tôi mạnh dạn cùng bạn bè đầu tư vào hai nhà máy sản xuất ván dăm. Tiếc là cả hai nhà máy đều không ra được sản phẩm do dây chuyền Việt Nam tự nghiên cứu và sản xuất nên không đồng bộ. Đó là chưa kể, công suất dây chuyền nhỏ nên giá thành sản phẩm sẽ cao hơn các nhà máy lớn… Cùng thời điểm đó, nhà máy sản xuất ván sàn cũng phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, còn để có nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất thì phải nhập khẩu trước gỗ nguyên liệu với số lượng lớn mà thời gian đó giá gỗ rơi liên tục dẫn đến lỗ lớn trong thời gian dài. “Côngnghiệp nộithấtViệtNamrất cầnnhữnggươngmặt mớiđểcóthểkhaithác thêmnhữnggiátrịlớn hơntrongchuỗi sảnxuất” Tôi thua lỗ, nhưng không quá nản lòng vì phân tích được nguyên nhân thất bại của mình. * Trong quá trình kinh doanh, ông ấn tượng nhất là mốc thời gian nào? - Ấn tượng nhất đối với tôi là năm 2019, thời điểm Cariny được Tập đoàn Vingroup chỉ định sử dụng toàn bộ các sản phẩm phụ kiện hoàn thiện nội thất cho các dự án của Vinhome tại Ocean Park Gia Lâm, Smart City Đại Mỗ, Hà Nội và Grand Park quận 9, TP.HCM. Đây là dấu mốc Cariny khẳng định được chất lượng và nội lực cạnh tranh trực tiếp đối với các hãng nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, chứng minh được Cariny có khả năng cung cấp với số lượng lớn, đảm bảo đúng tiến độ cho các dự án.
  • 30. ĐỐI THOẠI 30 Hiện, Cariny chủ yếu cung cấp thiết bị bếp và phụ kiện hoàn thiện nội thất cho người dùng nội địa thông qua hệ thống đại lý phân phối trên cả nước. Sản phẩm Cariny đã được các chủ đầu tư tin tưởng và sử dụng trong nhiều dự án lớn xây dựng khu dân cư của Vinhome, Sunshine, FLC, Hòa Bình, hoặc các dự án xây dựng khu resort, khách sạn… của các tập đoàn lớn như Sungroup, Novaland… * Là người khởi nghiệp khá trễ, kinh doanh sau khi đã dành rất nhiều thời gian làm thuê cho các tập đoàn lớn ngoài ngành, lý do nào khiến ông tham gia vào lĩnh vực này? công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nội thất. Ngành gỗ rất cởi mở trong việc thay đổi, thích ứng nên cũng sẽ đón nhận nhiệt tình các giải pháp từ người trẻ. Đó là chưa kể, Việt Nam đang trong độ dân số vàng, thị trường tiêu dùng chính sẽ thuộc về người trẻ. Các start-up sẽ hiểu được nhu cầu của đối tượng người dùng này, là cơ hội để chinh phục thị trường nội địa. Trong năm vừa qua, HAWA cũng đã triển khai ứng dụng nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE để tạo ra các gian hàng thực tế ảo nhằm giới thiệu sản phẩm đến với các đối tác và người tiêu dùng trong thời kỳ hạn chế hội chợ do dịch bệnh đã mang lại hiệu quả cao. Tôi nghĩ, công nghiệp nội thất Việt Nam rất cần những gương mặt mới để có thể khai thác thêm những giá trị lớn hơn trong chuỗi sản xuất. * Với thị trường, các sản phẩm phụ kiện tủ bếp - tủ áo và thiết bị bếp thương hiệu Cariny đã được biết đến với chất lượng cao đi kèm với giá thành cạnh tranh. Mức độ tăng trưởng của công ty ra sao trong các năm vừa qua? - Việt Nam là thị trường đang phát triển nên có mức độ tăng trưởng cao, vào khoảng 12 - 15% mỗi năm. Hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng có bị suy giảm và duy trì ở mức từ 5 - 7%/ năm. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng ổn định rất ấn tượng, tạo tiền đề để chúng tôi tiến đến đầu tư sản xuất nhóm sản phẩm này trong tương lai gần. Chúng tôi xác định mục tiêu lâu dài trong lĩnh vực này và sẽ đồng hành cùng với các DN sản xuất chế biến gỗ song song với phục vụ người tiêu dùng trong nước. Hiện nay, công ty đã đầu tư nhà xưởng qui mô trên diện tích đất rộng hơn 11.000m2 tại khu công nghiệp Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để lắp ráp một số sản phẩm tại Việt Nam, từng bước tiến tới sản xuất các sản phẩm chính. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường hợp tác với các đối tác châu Âu như Lamello (Thuỵ Sỹ), Salice, Atim, Inoxa, Italiana Ferramenta (Ý) để phân phối các sản phẩm cao cấp phục vụ cho thị trường trong nước hoặc các đơn hàng gia công được chỉ định sử dụng phụ kiện nhập khẩu. * Xin cảm ơn ông về những trao đổi này. - Tôi thừa hưởng tố chất kinh doanh từ gia đình. Trong 15 năm làm việc trong ngành xăng dầu, dù đã trải qua nhiều công việc và vị trí khác nhau nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn được ước muốn tự lập nên quyết định rời bỏ. Cơ duyên đã đưa tôi đến với ngành nội thất từ khi gặp lại người thầy giáo cũ của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Sau thất bại ban đầu, tôi dành thời gian đi nhiều hội chợ ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc… để tìm hiểu. Tôi quyết định chuyển hướng sang kinh doanh phụ kiện hoàn thiện nội thất vì nhận thấy ở Việt Nam gần như đang sử dụng các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như: Blum, Hettich, Hafele… và gần như chưa có thương hiệu Việt Nam. Cariny ra đời vào cuối năm 2008, có trong đó ước mơ xây dựng được thương hiệu phụ trợ riêng của người Việt. * Câu chuyện thu hút người trẻ tham gia khởi nghiệp trong ngành nội thất đang là mục tiêu mà những người đi trước đề ra. Từ kinh nghiệm của mình, theo ông, làm thế nào để ngành có thể thu hút được các start-up mới? - Trong ngành nội thất, giới trẻ có rất nhiều cơ hội để tham gia, đặc biệt là những lĩnh vực ứng dụng
  • 31.
  • 32. HOẠT ĐỘNG HỘI 32 2021 là một năm đầy biến động, nhiều khó khăn với nền kinh tế và ngành gỗ. Tuy vậy, HAWA vẫn luôn nỗ lực để cùng cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ vượt qua khó khăn và ghi dấu ấn. 1.Tậnlựcvàtráchnhiệmcùng doanhnghiệptrong“Điềutra301” Cuối 2020, cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) khởi động điều tra theo Mục 301 về sử dụng gỗ bất hợp pháp ở Việt Nam, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành. HAWA đã nhanh chóng làm việc với Văn phòng luật sư Baker McKenzie để phân tích bối cảnh, thông tin, đưa ra chiến lược ứng xử trên phương diện quốc tế; tư vấn và soạn thảo mẫu thư bình luận; chuẩn bị bản khai cho HAWA trong phiên điều trần; gián tiếp tư vấn chiến lược và thông tin cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Tất cả nỗ lực của HAWA và các DN đã thể nhận được đánh giá rất cao từ các bộ, ngành, trong và ngoài nước. Tháng 10/2021, USTR xác định không có thêm bất cứ hoạt động nào được thực hiện tại thời điểm này có liên quan tới cuộc điều tra, bởi tất cả các vấn đề đã được giải quyêt thỏa đáng. 2.Tuầnlễgiaothươngquốctế VietnamFurnitureMatching Week2021 Vietnam Furniture Matching Week (VFMW) 2021 là sự kiện đặc biệt của ngành công nghiệp nội thất Việt Nam do HAWA tổ chức với hàng loạt hoạt động trực tiếp và trực tuyến từ ngày 12 - 19/4/2021, nhằm xúc tiến cơ hội giao thương giữa nhà sản xuất Việt Nam với các nhà mua hàng quốc tế thông qua nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE. Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động trực tiếp của VFMW là sự kiện Furniture Sourcing Day ngày 14/4/2021, quy tụ hơn 300 khách mời là nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đơn vị sourcing trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo trực tuyến trên nền tảng HOPE với sự tham gia của các đối tác quốc tế: Furniture Today, SIPPO, Thương vụ Việt Nam tại các nước… hoạtđộng tiêubiểunăm2021 Văn phòng HAWA
  • 33. 33 3.Banhànhbộtiêuchuẩnđầutiên vềgỗhợpphápHAWADDS Ảnh: Th.Vinh 4.HOPE-Ramắtgiaodiện vàtínhnăngmới Với sự hỗ trợ của Trung tâm Thương mại đầu tư và Phát triển Canada (CTIF), HAWA đã triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả nền tảng HOPE và Kỹ năng thương mại điện tử cho SMEs” từ tháng 8/2021 - 8/2022. Dự án tập trung vào các hoạt động chính: Cải tiến nền tảng HOPE, đào tạo năng lực digital cho SMEs, quảng bá và phát triển bộ truyền thông cho HOPE, kết nối giao thương nhà mua hàng Canada cho DN Việt Nam. Cùng với sự tư vấn và phối hợp của đội ngũ chuyên gia quốc tế Hà Lan trong dự án này, ngày 15/10/2021 HOPE đã giới thiệu giao diện và chức năng mới với những điểm cải tiến nổi trội: đổi mới giao diện định hướng theo trải nghiệm của nhà mua hàng B2B; xây dựng trang“Mini-site” hiển thị nổi bật hồ sơ năng lực DN; tăng cường hiển thị sản phẩm, phát huy tối đa khả năng tiếp cận nhà mua hàng quốc tế; cải tiến bộ lọc và công cụ tìm kiếm; hoàn thiện Dashboard quản lý hành vi khách hàng thân thiện hơn. Ngày 22/6/2021, HAWA phê duyệt và ban hành Bộ Tiêu chuẩn HAWA DDS Standards 1.0. Đây là bộ tiêu chuẩn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhằm xác minh gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp có xuất xứ từ Việt Nam. HAWA DDS Standards 1.0 xây dựng dựa trên năng lực đáp ứng của các nhà sản xuất Việt Nam, hài hòa với định nghĩa gỗ hợp pháp trong Hiệp định VPA/FLEGT và phù hợp với yêu cầu của nhà mua hàng quốc tế trong và ngoài thị trường EU. Vì vậy, DN có thể dễ dàng chứng minh tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ. HAWA DDS tiếp tục được phát triển, hoàn thiện giúp DN trong chuỗi cung ứng có thể tiếp cận và sử dụng hiệu quả hệ thống.
  • 34. HOẠT ĐỘNG HỘI 34 6.Webinar“VietnamFurniture SupplyChainRecoveryPlan” Hơn 300 khách mời là các nhà mua hàng quốc tế, cơ quan truyền thông quốc tế cùng có mặt tại hội thảo trực tuyến “Chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng công nghiệp nội thất Việt Nam - Vietnam Furniture Supply Chain Recovery Plan” tối ngày 8/10/2021. Hội thảo do HAWA cùng Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Công Thương TP.HCM, VIFOREST tổ chức. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đặt hàng của các nhà thu mua quốc tế tăng cao, phục vụ cho thị trường mua sắm cuối năm ở các quốc gia, các DN trong ngành chế biến gỗ đang nỗ lực tăng tốc các hoạt động sản xuất sau thời gian đối phó căng thẳng với dịch COVID-19. Hội thảo cung cấp thông tin về kế hoạch phục hồi của ngành Gỗ Việt Nam, giúp ích cho kế hoạch đặt hàng và duy trì chuỗi cung ứng ổn định với các thị trường xuất khẩu. 7.Xâydựngchuỗitọađàm chốngdịchvàphụchồisảnxuất Cơn bão Covid-19 gây ra nhiều tổn thất, HAWA đã tổ chức nhiều hoạt động để chung tay cùng cộng đồng, đồng hành cùng DN thích ứng và kiểm soát dịch, vượt qua khó khăn mất mát, phục hồi và phát triển. Chuỗi tọa đàm “Chống dịch và phục hồi” được tổ chức với nhiều chủ đề phong phú và hữu ích: “Chống dịch, an sinh và phục hồi”, “Chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu cho chiến lược phục hồi ngành công nghiệp gỗ sau Covid-19”, “Xây dựng y tế tại chỗ - Nền móng vững chắc để phục hồi chuỗi sản xuất xanh”. 8.Traotặngxetiêmvắcxin lưuđộng Góp sức cùng ngành y tế trong mục tiêu tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tháng 8/2021 HAWA phát động chương trình quyên góp “Xe tiêm vắc xin lưu động”. Sau một tuần vận động, chương trình đã nhận được vô vàn sự hưởng ứng và chung tay đóng góp từ các DN trong và ngoài hội với số tiền hơn 900 triệu đồng. 5.Chuỗi8khóađàotạoDigital Marketing,sales&E-commerce Tháng 7/2021, HAWA tổ chức chuỗi đào tạo trực tuyến nâng cao năng lực Digital Marketing, sales & E-commerce cho các DN triển lãm trên nền tảng HOPE. Chương trình trong khuôn khổ dự án hỗ trợ của Trung tâm Thương mại đầu tư và Phát triển Canada (CTIF). Tám buổi đào tạo được giảng dạy trực tiếp bởi các chuyên gia của Hà Lan (Globally Cool) xoay quanh chủ đề: viết nội dung hiệu quả và sinh động trên nền tảng số, kỹ năng chào hàng hiệu quả, kỹ năng thuyết phục khách hàng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, marketing trên các kênh social hiệu quả, quảng cáo hiệu quả trên không gian số, thương mại điện tử, phân tích số liệu và cải thiện hiệu suất trên không gian số.
  • 35. 35 10.HAWACaravanvàchuỗi hoạtđộngkỷniệm30năm thànhlập Năm 2021 đánh dấu tuổi 30 của HAWA. Bằng nỗ lực và chiều sâu chiến lược, HAWA đã đồng hành cùng cộng đồng DN cả nước tạo nên những bứt phá nổi bật, góp sức đưa ngành gỗ Việt trở thành một cường quốc. HAWA trở thành cầu nối giữa DN với các ban ngành trung ương và địa phương, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho hơn 600 hội viên, là đối tác tin cậy và uy tín với các tổ chức trong và ngoài nước. Chuỗi hoạt động chào mừng tuổi 30 của HAWA bắt đầu bằng HAWA Caravan “Màu năm tháng - Đậm tình thân” với hành trình Sài Gòn - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Lạt - Sài Gòn với 30 xe ô tô tự lái từ các gia đình HAWA nhiều thế hệ. Chương trình để lại cảm xúc sâu đậm qua nhiều hoạt động ý nghĩa, thắm tình thân, vui khỏe và an toàn. Chuỗi sự kiện chào mừng HAWA 30 năm còn nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: Tuần lễ giao thương quốc tế Việt Nam Furniture Matching Week (VFMW), phát hành sách, giao lưu CLB thành viên các tỉnh thành, giải Golf HAWA 30 years, hội thảo… và kết thúc bằng sự kiện Gala HAWA 30 năm vào tháng 4/2022. 9.Nângcaonănglựcchuyểnđổi sốchoDN Năm 2021, HAWA tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ DN nâng cao năng lực chuyển đổi số. Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Châu Á (TAF), Ban IV cùng HAWA,VIFOREST tiến hành khảo sát, xây dựng báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số của DN ngành gỗ Việt Nam do các chuyên gia quốc tế trực tiếp chỉ đạo và thực hiện. Qua đó, nhận định được tình hình, mức độ sẵn sàng thực hiện của DN ngành gỗ hiện nay ra sao? Đâu là thế mạnh, điểm yếu DN đang phải đối mặt? Các bước thực hiện chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số trong ngành. HAWA cũng đang thực hiện dự án xây dựng hệ thống Market Intelligence System (MIS) hực hiện nhiệm vụ thống kê và trực quan quá số liệu thị trường về kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường cung ứng nguyên liệu nội địa, phục vụ nghiên cứu, đánh giá, hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển của DN và toàn ngành. HAWA đã mua một xe tiêm vắc xin lưu động hiện đại và trao tặng cho UBND TP. Thủ Đức để đưa vào sử dụng, hỗ trợ tiêm chủng cho người cao tuổi, người khuyết tật tại phường Thạnh Mỹ Lợi và tiếp tục sử dụng tiêm chủng cho cộng đồng, các chương trình tiêm chủng của HAWA và cộng đồng hội viên các tỉnh thành khi có nhu cầu.
  • 36. HOẠT ĐỘNG HỘI 36 Hành trình HAWA Caravan 5 ngày 4 đêm đã kết thúc, nhưng cảm xúc về chuyến đi vẫn còn in đậm trong ký ức tất cả thành viên trong đoàn. Có thể nói, tình thân đọng lại sau chuyến đi dài hơn cung đường 1.500km và đong đầy hơn 30 chiếc xe của đoàn. Hànhtrìnhtìnhthân Slogan xuyên suốt của hành trình là “Màu năm tháng, đậm tình thân”, nhưng khi chọn hình thức Caravan để biểu đạt, ban tổ chức (BTC) còn muốn gửi gắm thông điệp sâu sắc hơn trong dịp kỷ niệm tuổi 30 của HAWA: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Như bao sự kiện khác, khâu tổ chức luôn vất vả, tốn nhiều công sức và tâm huyết nhất. Dù có nhiều kinh nghiệm qua các chuyến caravan, nhưng trưởng BTC kiêm nhà tài trợ vàng của chương trình, ông Vũ Tiến Thập - Giám đốc Công ty D’Furni, không khỏi bồi hồi trước “trận đánh lớn” mình đóng vai chỉ huy. Ngoài việc xây dựng ý tưởng, tiền trạm, lo chỗ ăn ở, khảo sát cung đường và hằng trăm việc không tên khác, thì an toàn là tiêu chí đặt lên hàng đầu. BTC đã tổ chức hẳn một buổi gặp gỡ để phổ biến quy định tập thể, các nguyên tắc khi lưu thông, cho đến kiểm tra kỹ thuật xe… Caravan không phải cứ leo lên xe là đạp ga, mà còn là tinh thần đồng đội, kỷ luật và kết nối chặt chẽ của từng người. Buổi sáng ngày 29/12 ở trạm cao tốc Long Thành - Dầu Giây rộn rã hơn mọi ngày, khi 30 xe cùng hơn 100 thành viên đoàn chuẩn bị xuất phát chinh phục cung đường 1.500km qua 8 tỉnh, thành. Lạc Lâm HAWACaravan: Không phải chuyến Caravan lần đầu tham dự, nhưng đây là chuyến đi khó quên với chúng tôi. Một đêm giao thừa đầy cảm xúc và khác biệt, chỉn chu bởi ông chủ Crown Retreat - Quy Nhơn. Một màn pháo hoa bất ngờ giữa biển mà được giấu kín không tiết lộ kịch bản. Một chuyến đi chuẩn tiến độ mọi cung đường với 90% thành viên lần đầu đến Caravan nhưng nhờ sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp ngành gỗ mà giờ đi và đến luôn được đảm bảo tuyệt đối. Một chuyến đi cảm nhận được tình cảm của anh chị em từ lạ lẫm ban đầu thành gần gũi và chia tay trong tiếc nuối, yêu thương nồng ấm, hẹn nhất định phải gặp lại nhau. BTC ai cũng tròn trọng trách để lại dấu ấn “màu năm tháng” khó phai. Bà Trần Thị Thanh Hằng - Công ty D’Furni Lễ xuất phát