SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH QUANG DŨNG
MÃ SINH VIÊN : A19368
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Vân Nga
Sinh viên thực hiện : Trịnh Quang Dũng
Mã sinh viên : A19368
Chuyên ngành : Tài Chính
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo đã giảng
dạy em trong 4 năm học vừa qua, đặc biệt là các giảng viên Khoa Quản lý đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo tiền đề vững chắc cũng như là
hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Đặc biệt nhất em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị
Vân Nga đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các nhân viên của Công ty
TNHH thiết bị điện TG đã tạo điều kiện cho em thực tập, cung cấp tài liệu và giúp em
có điều kiện hoàn thành khóa luận của mình.
Do giới hạn kiến thức, khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn
chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Trịnh Quang Dũng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trịnh Quang Dũng
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...1
1.1 Khái niệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp.........................................................1
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp ......................................................................... 1
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 1
1.2 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp.......................1
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp......................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................................... 2
1.2.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................................... 2
1.3 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................3
1.3.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp......................................................................... 3
1.3.2 . Thông tin bên trong doanh nghiệp ....................................................................... 3
1.4 Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ...............................................5
1.4.1 Phương pháp so sánh.............................................................................................. 5
1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ................................................................................... 5
1.4.3 Phương pháp cân đối .............................................................................................. 6
1.4.4 Phương pháp Dupont .............................................................................................. 6
1.4.5 Phương pháp đồ thị ................................................................................................. 8
1.5 Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp............8
1.5.1 Phân tích tài chính thông qua các Bảng báo cáo tài chính .................................. 8
1.5.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các nhóm chỉ tiêu tài
chính ................................................................................................................................ 11
1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.....................16
1.6.1 Các nhân tố khách quan ....................................................................................... 16
1.6.2 Các nhân tố chủ quan ........................................................................................... 19
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
THIẾT BỊ ĐIỆN TG ........................................................................................................21
2.1 Tổng quan về công ty TNHH thiết bị điện TG........................................................21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị điện TG.......... 21
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...................................................... 21
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG 22
2.2 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua
phân tích tài chính............................................................................................................28
2.2.1 Đánh giá tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các Bảng
báo cáo tài chính............................................................................................................... 28
2.2.2 Phân tích tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các nhóm
chỉ tiêu tài chính............................................................................................................... 45
2.2.3 Phân tích Dupont................................................................................................... 56
2.3 Đánh giá chung tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG.............60
2.3.1 Mặt đạt được .......................................................................................................... 60
2.3.2 Hạn chế .................................................................................................................. 61
2.3.3 Nguyên nhân.......................................................................................................... 62
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG................................................63
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH thiết bị điện TG trong thời gian tới.......63
3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện
TG 63
3.2.1 Các biện pháp quản trị vốn bằng tiền................................................................... 63
3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ........................................ 64
3.2.3 Quản lý tốt giá vốn hàng bán, nhằm giảm giá thành sản phẩm......................... 66
3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động ................................................................... 67
3.2.5 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính.............................................................. 68
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 2.1 Trình độ học vấn của lao động trong công ty TNHH Thiết bị điện TG ........26
Bảng 2.2 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG giai
đoạn 2012-2014.............................................................................................................29
Bảng 2.3 Bảng cơ cấu tài sản của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012-
2014 ...............................................................................................................................34
Bảng 2.4 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012-
2014 ...............................................................................................................................37
Bảng 2.5 Chỉ tiêu nguồn vốn dài hạn, tài sản dài hạn và vốn lưu động ròng của Công
ty giai đoạn 2012-2014..................................................................................................40
Bảng 2.6 Dòng tiền lưu chuyển của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012-
2014 ..............................................................................................................................42
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2012-2014 .................45
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của Công ty.................................48
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty .........50
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản dài hạn của Công ty ..........52
Bảng 2.11 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty giai đoạn ............................53
Bảng 2.12 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu( ROS) giai đoạn 2012-2014.......................54
Bảng 2.13 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2012-2014....................55
Bảng 2.14 Tỷ suất sinh lời trên VCSH giai đoạn 2012-2014........................................56
Bảng 2.15 Phân tích ROA theo mô hình Dupont.........................................................57
Bảng 2.16 Phân tích ROE theo mô hình Dupont ..........................................................58
Biểu đồ 2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG....................28
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ Tổng tài sản của Công ty TNHH thiết bị điện TG .......................33
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn
2012 - 2014....................................................................................................................38
Biểu đồ 2.4 Tỷ suất sinh lời ROS, ROA, ROE của Công ty.........................................54
Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạt động chung của công ty........................................................22
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện TG ...................................24
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế hoạt động trong nước cũng như nước ngoài diễn ra khá gay gắt. Xuất phát từ
thực trạng đó, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập
và phát triển thì thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và mở rộng hoạt động của
doanh nghiệp. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới, song hành
cùng đó là những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà mối quan hệ
thương giao được mở rộng ra nhiều thị trường lớn trên thế giới. Môi trường đầu tư
kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mục tiêu của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay khi tham gia thị trường là lợi
nhuận. Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với phong
cách làm việc chuyên nghiệp và nguồn lực tài chính hùng mạnh, các doanh nghiệp
phải phát huy hết tiềm năng, tận dụng tối đa hóa nguồn lực của mình. Một trong những
yếu tố để doanh nghiệp tạo được vị thế vững chắc trên thị trường đó là công tác quản
lý tài chính. Đây là phương tiện giúp cho doanh nghiệp quản lý một cách tốt nhất tình
hình tài chính, hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách chính xác, kịp thời của nhà quản
lý, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược, hạn chế được việc đưa ra
những quyết định sai lầm để hoàn thành mục tiêu trong tương lai. Tính chuyên nghiệp
và nhạy bén của doanh nghiệp cũng được thể hiện qua cơ chế quản lý tài chính của
chính doanh nghiệp đó. Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được
các nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nhằm có cái nhìn tổng quát,
đúng đắn trước khi ra các quyết định đầu tư hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô
nền kinh tế.
Xuất phát từ nhận thức trên, cùng với mong muốn áp dụng các kiến thức đã được
truyền đạt trên giảng đường Đại học, qua một thời gian thực tập tại Công TNHH thiết
bị điện TG, được tiếp cận và tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty
cũng như thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết
bị điện TG” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG, từ
đó đề ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tình hình tài chính.
Mục tiêu cụ thể:
 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị
điện TG.
 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua
các Báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty TNHH
thiết bị điện TG.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính cụ thể đối với doanh nghiệp.
 Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH thiết bị điện
TG giai đoạn 2012-2014 thông qua các Báo cáo tài chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp so sánh
 Phương pháp phân tích tỉ lệ
 Phương pháp cân đối
 Phương pháp Dupont
 Phương pháp đồ thị
5. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chƣơng II: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty
TNHH thiết bị điện TG
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Về mặt vật chất, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp, được
tạp lập, sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, các loại chứng khoán và giấy tờ có giá trị,…
Xét về thực chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước và với các
chủ thể kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Mặt khác, tài chính doanh nghiệp là một khâu của tài chính trong nền kinh tế
quốc dân, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa.
Tài chính doanh nghiệp là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
hình thành và phát triển, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa:
 Doanh nghiệp với nhà nước;
 Doanh nghiệp với thị trường tài chính;
 Doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác;
 Giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Mọi quyết định trong hoạt động quản lý doanh nghiệp đều phải dựa kết quả tài
chính của doanh nghiệp. Nó có mối quan hệ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động
kinh doanh nên tài chính doanh nghiệp giữ một vai trò đặc biệt đối với bất kỳ một
doanh nghiệp nào, gồm:
 Huy động, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp;
 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả;
 Là công cụ quan trọng để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung phân tích hoạt
động doanh nghiệp. Phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá
hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả quản lý tài sản hoặc hiệu quả trong việc duy trì cơ
cấu tài chính phù hợp nhằm cân bằng giữa hai mục tiêu là gia tăng lợi nhuận và kiểm
soát rủi ro của doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các nội dung cụ thể như sau: Phân tích chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh;
2
phân tích cơ cấu tài chính; phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, phân tích
khả năng thanh toán và phân tích lưu chuyển tiền tệ.
1.2.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Để trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các
đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn
trong kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau:
Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác
nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả
sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính,… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả
các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp
tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động,….
Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù
hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi
nhuận,….
Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được
tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm
tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự đoán, định
mức. Từ đó, xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh
doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm
bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị
doanh nghiệp.
1.2.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp
các nhà quản lý thấy được hiện trạng trong cơ cấu tài chính, trong việc quản lý tài sản
và quản lý nguồn vốn để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, thích hợp. Thứ hai, đối
với ngân hàng thì việc phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là cần thiết. Nó giúp cho
ngân hàng đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và khả năng thanh toán
của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định cho vay hay không cho vay. Điều này sẽ làm
giảm rủi ro trong các hoạt động tín dụng. Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng đóng
một vai trò thiết yếu đối với các nhà đầu tư. Trong môi trường tài chính hiện nay, với
số lượng đông đảo cũng như quy mô rộng lớn, nhà đầu tư cần phải biết doanh nghiệp
nào mạnh, doanh nghiệp nào yếu cũng như tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp
để ra quyết định đầu tư một cách hợp lý và giảm rủi ro đầu tư. Cuối cùng, phân tích tài
chính doanh nghiệp giúp cho nhà nước đánh giá được những tác động của cơ chế và
các chính sách quản lý tài chính của nhà nước đến các doanh nghiệp để từ đó điều
Thang Long University Library
3
chỉnh và hoàn thiện được hiệu quả cơ chế quản lý tài chính. Hơn nữa, việc phân tích
còn cung cấp các số liệu thống kê giúp cho việc tính toán các số liệu trung bình ngành
và xếp hạng doanh nghiệp dễ dàng hơn..
1.3 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Đây là các thông tin về tình hình kinh tế mà tất cả các doanh nghiệp đều quan
tâm. Mọi sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi trong chính sách đều có khả năng
ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty. Trong khi kinh tế tăng trưởng mở ra
hàng loạt cơ hội cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển thì kinh tế suy thoái sẽ làm
cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Ví dụ như trong giai đoạn 2006 –
2008, sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã có một lượng lớn doanh nghiệp được thành
lập góp phần đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, trong giai đoạn này kinh tế Việt
Nam được coi là một nền kinh tế tiềm năng của châu Á. Tuy nhiên khi những biến
động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Điển hình là sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008, nhiều
doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải giải thể, thậm chí phá sản. Cục Đăng ký Kinh doanh
(Bộ Kế hoạch đầu tư) cho biết số các doanh nghiệp giải thể của năm 2013 là gần
55.000, dẫn đến hệ quả hơn 1 triệu người mất việc làm. Ngoài ra, những sự thay đổi về
chính sách cũng tác 3 động trực tiếp đến các doanh nghiệp. Theo Nghị quyết 11/NQ-
CP năm 2011, Chính phủ đã đề ra những giải pháp để ổn định vĩ mô như: thực hiện
chính sách tiền tệ thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt… Hai giải pháp
này về cơ bản có thể xử lý được vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chính sách thắt
chặt đột ngột đã khiến cho hệ thống ngân hàng vốn yếu kém gây ra sự căng thẳng
trong khu vực tài chính, đẩy các doanh nghiệp đến tình trạng khó khăn. Chính vì vậy
cần phải xem xét rõ được các yếu tố bên ngoài có liên quan khi phân tích tài chính
doanh nghiệp.
1.3.2 . Thông tin bên trong doanh nghiệp
Nguồn thông tin thứ hai và cũng là quan trọng nhất là nguồn thông tin bên trong
doanh nghiệp, cụ thể hơn là các báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính trong
các doanh nghiệp, của một ngành, thậm chí toàn xã hội cho biết doanh nghiệp, ngành
và xã hội sử dụng nguồn lực tài chính như thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó
có những biện pháp sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm
đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn. Các báo cáo tài chính gồm có:
Bảng cân đối kế toán
Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh
tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là
4
một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả (nguồn
vốn).
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản
kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán được
chia làm 2 phần (có thể kết cấu theo kiểu 2 bên hoặc 1 bên) là phần “Tài sản” và
“Nguồn vốn”.
Phần tài sản: Phản ánh giá trị ghi sổ của toàn bộ tài sản hiện có của doanh
nghiệp đến cuối năm kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai
đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài
sản thường được sắp xếp theo trình tự luân chuyển của vốn.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành của tài sản đến cuối năm hạch toán.
Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với
từng đối tượng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt
động cơ bản trong doanh nghiệp như hoạt động thương mại, hoạt động tài chính và các
hoạt động khác. Từ đó nhận xét được sự phù hợp giữa đặc điểm và nhiệm vụ của
doanh nghiệp với cơ cấu doanh thu, chi phí và kết quả của từng hoạt động. Báo cáo
cũng cho biết doanh thu của hoạt động nào chiếm tỷ lệ lớn trong doanh nghiệp, từ đó
các nhà quản trị doanh nghiệp có thể ra quyết định mở rộng kinh doanh và phát triển
doanh thu dựa vào những hoạt động đó. Ngoài ra các nhà quản trị cũng có thể đánh giá
được chi phí của các hoạt động để rồi đưa ra các quyết định đầu tư, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng tiền thu,
chi trong kỳ hiện tại để có cơ sở dự báo dòng tiền trong kỳ tới là căn cứ đưa ra quyết
định sử dụng vốn có hiệu quả hơn
Báo cáo lưu chuyển tiền cho biết được doanh nghiệp đã tạo tiền bằng cách nào,
hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã chi tiền vào mục đích
gì và sử dụng nó có hợp lý hay không? Thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển
tiền, nhà quản trị có thể dự đoán được dòng tiền sẽ phát sinh trong kỳ tương lai để có
thể lập một dự toán khoa học và đưa ra các quyết định nhằm huy động và sử dụng tiền
có hiệu quả hơn. Báo cáo chuyển tiền phản ánh dòng tiền thu và chi tương ứng với ba
hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Việc phân
chia này giúp cho chủ thể quan tâm biết được hoạt động nào đã thu (chi) tiền bằng
Thang Long University Library
5
cách nào và đã sử dụng cho mục dích gì, hoạt động nào mang lại nhiều tiền nhất và
hoạt động nào sử dụng nhiều tiền nhất.
1.4 Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích
kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến
động của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh cần quan tâm tới tiêu
chuẩn để so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh.
 Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn làm căn cứ
để so sánh. Tùy theo mục đích phân tích mà gốc so sánh được lựa chọn cho
phù hợp. Các gốc so sánh có thể sử dụng:
 Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển,
biến động của các chỉ tiêu.
 Số liệu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh
giá tình hình thực tế so với dự định.
 Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần
đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong mối tương quan với doanh nghiệp
khác trong ngành.
 Điều kiện so sánh: Điều kiện quan trọng đảm bảo phép so sánh có ý nghĩa là
các chỉ tiêu đem so sánh đảm bảo tính đồng nhất, phản ánh cùng nội dung
kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, sử dụng trong một đơn vị đo lường.
 Kỹ thuật so sánh: Các kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là:
 So sánh tuyệt đối: là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số
liệu gốc. Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về quy mô của
đối tượng phân tích.
 So sánh tương đối: thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu
gốc. Kết quả so sánh tương đối phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng phân
tích.
 So sánh với số bình quân: số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện
của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân
của ngành.
1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ sử dụng số tương đối để nghiên cứu các chỉ tiêu
trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Bản chất của phương pháp này là thông qua
quan hệ tỷ lệ để đánh giá. Để phản ánh chính xác tình hình tài chính và hiệu quả hoạt
6
động của doanh nghiệp, nếu chỉ so sánh các thông tin có sẵn trong các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp thì chưa đủ mà cần thông qua phân tích các tỷ số tài chính.
Các tỷ số tài chính bao gồm các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt
động, khả năng sinh lãi, hiệu quả sử dụng tài sản, tốc độ luân chuyển vốn,…. Các tỷ lệ
này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo tài chính.
Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh nhằm phản
ánh sự biến động của các tỷ số tài chính qua nhiều giai đoạn và so sánh với doanh
nghiệp khác trong cùng ngành.
1.4.3 Phương pháp cân đối
Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối
giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa
dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm... Cụ thể là các cân đối cơ
bản:
 Tổng tài sản = TSNH + TSDH
 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
 Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
 Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng
phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động
của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm,
phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ...)
biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào
biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn.
1.4.4 Phương pháp Dupont
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ
giữa các tỷ số tài chính nhằm xác định các yếu tố tác động đến các tỷ số tài chính của
doanh nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp các nhà phân tích tài chính nhận biết được
nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt hay xấu trong doanh nghiệp. Bản chất của
phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp
như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành
tích số của các chuỗi tỷ số.
Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA = = x
Thang Long University Library
7
Từ mô hình phân tích trên, ta thấy tác động đến ROA là chỉ tiêu lợi nhuận thuần
trên doanh thu thuần và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy,
để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì
cần phải nghiên cứu xem xét có những biện pháp nào để nâng cao khả sinh lời trong
quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
= x x
hay
ROE = x Vòng quay toàn bộ vốn x
Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi
ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu. Đây là yếu tố phản
ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là vòng quay toàn
bộ vốn (vòng quay tài sản). Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài
sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số vốn/vốn chủ sở hữu (hệ số nợ). Đây là yếu tố
phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có ba sự lựa chọn
cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng
cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi
nhuận ròng biên. Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản hay nói
một cách là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba
là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài
chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản
của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh
nghiệp là hiệu quả.
Phân tích tài chính dựa trên mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn với việc quản trị
doanh nghiệp. Nhà quản trị không những có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một
cách sâu sắc toàn diện mà còn có thể đánh giá đầy đủ, khách quan những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra được
những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
8
1.4.5 Phương pháp đồ thị
Phân tích tài chính sử dụng phương pháp đồ thị để phản ánh trực quan các số liệu
phân tích bằng biểu đồ, đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu
nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể.
Phương pháp này có ưu điểm thể hiện rõ ràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
Phương pháp đồ thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, biểu đồ hình tròn,….
được sử dụng để phân tích những nội dung kinh tế thích hợp. Chẳng hạn, đồ thị hình
cột thường được sử dụng để mô tả hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu hoặc
so sánh chỉ tiêu giữa các đơn vị; biểu đồ hình tròn thường được sử dụng để phản ánh
kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể như kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản.
1.5 Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp
1.5.1 Phân tích tài chính thông qua các Bảng báo cáo tài chính
1.5.1.1 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp; kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh theo từng hoạt động kinh doanh (sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt
động khác). Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 phần chính:
Phần 1: Lãi, lỗ. Phần này phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần này phản ánh tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được
giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ,
được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và được giảm cuối kỳ; thuế
GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ.
1.5.1.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, một báo cáo kế toán chủ yếu
phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại: cấu
thành vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất
định và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Thang Long University Library
9
Bản chất của Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
một thời nhiểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài
sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn hình thành các tài
sản đó. Căn cứ vào Bảng cấn đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát về tình
hình tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn
cũng như những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung
Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản
và nguồn hình thành tài sản.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo, được chia thành:
 Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
 Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn: Phản ánh các nguồn hình thành các loại tài sản tại thời điểm lập
báo cáo, được chia thành:
 Loại A: Nợ phải trả
 Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Kết cấu:
Tính chất cơ bản của Bảng cân đối kế toán chính là tính cân đối giữa tài sản và
nguồn vốn ở mọi thời điểm: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
(Hay: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu)
Trên cơ sở tính chất cân đối của kế toán, đồng thời phù hợp với nội dung của
Bảng cân đối kế toán, kết cấu được chia làm hai phần: Tài sản và nguồn vốn
Phần tài sản: các chỉ tiêu này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài
sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất. Về mắt kinh tế, số liệu ở phần này
thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của đơn vị đến thời điểm lập báo cáo.
Về mặt pháp lý, nó thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh
nghiệp.
Phần nguồn vốn: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp phân chia theo từng nguồn
hình thành tài sản của đơn vị. Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội
dung và tính chất kinh tế của các nguồn đó. Về mặt pháp lý, nó thể hiện trách nhiệm
pháp lý của doanh nghiệp đối với số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
10
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng giúp cho nhà phân tích nghiên cứu
đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài
chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
1.5.1.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền lưu chuyển trong một
kỳ kinh doanh nhất định. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được chia thành
ba loại hoạt động chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền thu với dòng tiền chi trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh gồm những
khoản tiền thu như tiền thu từ bán hàng, thu nợ của khách hàng,…Dòng tiền chi cho
hoạt động kinh doanh gồm những khoản tiền chi ra như chi tiền trả nợ người bán, chi
tiền mua vật tư nhập kho, chi tiền trả các khoản chi phí bằng tiền mặt,…Hoạt động
kinh doanh là các hoạt động chức năng của doanh nghiệp. Nếu tổng số tiền thu trong
kỳ lớn hơn tổng số tiền chi trong kỳ, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ
dương, có nghĩa là hoạt động kinh doanh tạo ra tiền mặt cho doanh nghiệp và ngược
lại. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó
phản ánh khả năng tạo tiền từ các hoạt động chính của doanh nghiệp.
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ
Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền thu với dòng tiền chi cho đầu tư
mua sắm tài sản cố định. Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư gồm những khoản tiền thu
như tiền thu từ bán thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị
khác, tiền thu lãi vay,…Dòng tiền chi của hoạt động đầu tư gồm những khoản tiền chi
cho việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản mở rộng quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh. Nếu dòng tiền thu lớn hơn dòng tiền chi thì dẫn đến dòng tiền thuần
từ hoạt động đầu tư dương, mà nguyên nhân chính là doanh nghiệp bán tài sản cố định
và thu hồi vốn góp liên doanh nhiều hơn số tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định mới.
Điều này thực sự là không tốt vì chứng tỏ doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô sản xuất,
bán thanh lý tài sản cố định nhiều hơn là đầu tư tái tạo hay mở rộng sản xuất.
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền thu với dòng tiền chi trong hoạt
động tài chính. Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính gồm những khoản tiền thu như
tiền thu từ phát hành cổ phiếu, tiền nhận góp vốn, tiền vay ngân hàng hay các tổ chức
tín dụng khác,…Dòng tiền chi của hoạt động tài chính gồm những khoản chi trả cổ
tức, tiền trả nợ.
Thang Long University Library
11
Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ
Là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tổng cộng tất cả các dòng tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thuần từ hoạt động tài
chính. Nếu chỉ tiêu này âm chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã không tạo ra đủ tiền
mặt để hoạt động. Điều này là không tốt đối với mỗi doanh nghiệp và càng không tốt
nếu giá trị âm này chủ yếu do dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm. Ngược
lại, nếu chỉ tiêu này dương thì có nghĩa các dòng tiền thu từ các hoạt động của doanh
nghiệp trong kỳ đủ đáp ứng nhu cầu về tiền mặt và có dư.
1.5.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các nhóm chỉ tiêu tài
chính
1.5.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu thể hiện khả năng bù đắp các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là các
khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay trong một chu kỳ
kinh doanh. Nếu kết quả thu được là xấp xỉ bằng 1 hay càng lớn hơn 1 thì phản ánh
tình hình tài chính cũng như khả năng đảm bảo các đồng vốn vay từ nợ ngắn hạn được
đảm bảo bằng các đồng TSNH là khả quan. Ngược lại nếu hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp thấp, khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là không đảm bảo.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền hay các khoản tương đương tiền
mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số này nói lên việc doanh nghiệp có khả
năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì doanh nghiệp không gặp khó khăn nào
trong việc chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. Hệ số này lớn hơn 1 thì được
đánh giá là an toàn vì doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không
cần phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn. Hệ số này phản ánh sự chắc chắn nhất khả năng
của doanh nghiệp đáp ứng nghĩa vụ hiện thời. Hệ số này được đánh giá là càng cao
càng tốt.
12
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu thể hiện khả năng bù đắp các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt hiện có của doanh nghiệp. Do tính
chất tiền và tương đương tiền nên khi xác định khả năng thanh toán tức thời, ta phải so
sánh với các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng. Qua đó có thể thấy
được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh
nghiệp và mức độ an toàn đối với người cung cấp tín dụng. Khả năng thanh toán lãi
vay không giống nhau giữa những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh, giữa
những giai đoạn khác nhau của vòng đời doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp khác
nhau. Vì thế, các nhà cung cấp tín dụng thường xem xét đến chỉ tiêu này trước khi đưa
ra quyết định có cho vay hay không. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động
kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán
của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị
đe dọa.
1.5.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho được bán
trong kỳ kế toán cũng như là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong doanh nghiệp là
nhanh hay chậm, nó cũng thể hiện sự quản lý, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho là cao
hay thấp. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp diễn ra
nhanh, không gây ứ đọng nhiều, không mất thêm chi phí lưu kho. Tuy nhiên tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho không phải cứ cao là tốt, mà nó còn tùy thuộc vào từng loại
hình và khả năng quản lý của doanh nghiệp đó. Nếu vòng quay hàng tồn kho cao, khả
năng dự trữ hàng tồn kho thấp, khi nhu cầu thị trường tăng sẽ làm mất đi những khách
hàng tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, để đem lại hiệu quả cao
nhất thì doanh nghiệp cần cân nhắc để giữ mức hàng tồn kho ở mức phù hợp, hệ số
này không quá cao và cũng không được quá thấp.
Thang Long University Library
13
Ngoài số vòng quay hàng tồn kho thì thời gian luân chuyển hàng tồn kho cũng là
một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá hàng tồn kho.
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho =
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho cho ta biết thời gian từ lúc nhập nguyên vật
liệu, hàng hóa vào kho cho đến khi bán hàng ra diễn ra trong bao lâu. Hệ số này càng
thấp thì càng chứng tỏ khả năng bán hàng cũng như thời gian để doanh nghiệp thu hồi
giá trị hàng hóa bằng tiền ngày càng nhanh góp phần giảm chi phí lưu kho, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu =
Khoản phải thu khách hàng là khoản vốn mà khách hàng chưa thanh toán và
đang chiếm dụng của doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán thì khoản vốn này mới
được coi là không còn bị chiếm dụng. Phần vốn bị chiếm dụng này của khách hàng là
một tổn thất cho doanh nghiệp để đầu tư cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì đây là điều khó tránh khỏi. Vì
vậy, các doanh nghiệp phải đảm bảo sao cho chỉ tiêu này càng cao càng tốt để chứng
tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các
khoản phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt,
tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn VLĐ phục vụ sản xuất. Quan sát sô vòng
quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay
tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Ngoài số vòng quay thì thời gian thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong
việc đánh giá các khoản phải thu.
Thời gian thu nợ =
Chỉ tiêu này thể hiện doanh nghiệp mất bao lâu để thu hồi các khoản phải thu.
Ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu, thời gian thu nợ của doanh
nghiệp càng ngắn lại càng thể hiện khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp càng tốt.
Thời gian trả nợ
Hệ số trả nợ =
Thời gian trả nợ =
14
Thời gian trả nợ là thời gian mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng.
Điều này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ đó đưa ra được các chính sách
phù hợp, nâng cao uy tín và giảm thiểu rủi ro tài chính có thể đem lại.
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng
không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp hay không. Đồng thời hệ số trả nợ
năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn, thanh toán chậm
hơn năm trước và ngược lại.
Thời gian quay vòng tiền
Thời gian quay vòng tiền = Thời gian lưu kho+Thời gian thu nợ–Thời gian trả nợ
Thời gian quay vòng tiền là thời gian mà mất bao lâu 1 đồng vốn của doanh
nghiệp được thu hồi. Thời gian quay vòng tiền càng ngắn chứng tỏ khả năng quản lý
doanh nghiệp, tốc độ thu hồi tiền của doanh nghiệp cao, hiệu quả sử dụng đồng vốn
tốt. Ngược lại nếu thời gian quay vòng tiền lâu thì thởi gian thu hồi vốn của doanh
nghiệp châm, hiệu quả đồng vốn đem lại thấp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
chung của doanh nghiệp.
1.5.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
Hiệu suất sử dụng TSNH
Hiệu suất sử dụng TNSH =
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh
để đầu tư cho TSNH sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này càng cao
cho thấy tốc độ luân chuyển TSNH, quá trình bán hàng nhanh, hiệu quả từ việc đầu tư
cho TSNH càng lớn, khả năng tạo ra doanh thu cao, đem lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp.
Thời gian 1 vòng quay TSNH =
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn đầu tư cho TSNH sẽ mang lại một đồng
doanh thu thuần trong thời gian bao lâu. Chỉ số này càng thấp cho thấy tốc độ chuyển
đổi TSNH thành doanh thu của doanh nghiệp hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng của TSDH
Hiệu suất sử dụng của TSDH =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho TSDH trong một chu kỳ
kinh doanh sẽ đem về bao nhiều đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy
Thang Long University Library
15
sự vận động của TSDH trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh lớn, thúc đầy khả năng
tăng trưởng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn =
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiều đồng lợi nhuận
sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH tốt, khả năng sinh lời từ
đầu tư TSDH là lớn, góp phần đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng của TSCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tốt. Do
đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, doanh
nghiệp phải giảm tuyệt đối những TSCĐ thừa, không cần thiết, bảo đảm tỷ lệ cân đối
giữa TSCĐ tích cực và không tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất
hiện có của TSCĐ.
Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = x 100%
Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với tài sản
cố định trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá từ TSCĐ sẽ mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chứng tỏ hiệu
quả mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp là lớn, thể hiện hiệu suất sử dụng TSCĐ là
hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
1.5.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu(ROS) =
Là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần.
Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Tỷ sô này cho biết mỗi đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy lợi nhuận ròng thu được càng lớn và công tác quản lý
chi phí càng tốt, điều này giúp nhà quản trị đưa ra các mục tiêu để mở rộng thị trường,
tăng doanh thu, xem xét các yếu tố chi phí ở bộ phận để tiết kiệm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
16
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) =
Là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, cứ mỗi đồng doanh nghiệp
bỏ ra cho tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao,
cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản tốt, tài sản được sử dụng hiệu quả đem lại khả
năng sinh lợi cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh trong những kỳ tiếp theo.
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) =
Là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công
ty cổ phần. Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao
nhiều đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có
hiệu quả vốn chủ sở hữu, tạo ra chính lợi nhuận cho các nhà đầu tư, tọa uy tín từ đó
hấp dẫn các nhà đầu tư. Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng VCSH phục vụ cho mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động
Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động =
Chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan đến
kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Chỉ tiêu này cho thấy mỗi
đồng chi phí hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp
1.6.1 Các nhân tố khách quan
Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục
đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra
cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính
đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự
tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội,
công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế. Đây
Thang Long University Library
17
là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động
chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu những yếu tố này
doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng
thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình.
 Yếu tố chính trị và luật pháp
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình
thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định
chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Thay đổi về chính trị có thể
gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của
doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi
pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình
trạng gian lận, buôn lậu.
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh
nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng
của của nó đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và
luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng
thị trường ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác. Các
yếu tố này ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát
triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm :
+ Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng
đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh cũng như khả
năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn.
+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ,
tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ...
+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và xu hướng phát
triển của các ngành kinh tế. Kéo theo đó là sự thay đổi chiều hướng phát triển của
doanh nghiệp.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh
tế, liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
- Yếu tố văn hoá, xã hội
Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Đây là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng. Thông qua yếu
18
tố này, các doanh nghiệp có thể hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ,
qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp.
Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng.
Nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị
trường. Các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng
sản phẩm. Điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả
năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuất sản
phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, lựa chọn
và cung cấp công nghệ.
- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản
xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng
hoá. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh
một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền
kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh
đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân
phối…
- Yếu tố khách hàng
Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và
dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất
phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán…
Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do
đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.
- Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm các nhà sản xuất kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc
kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến
doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại
sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt
động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn
trong tình trạng bị đẩy lùi.
Thang Long University Library
19
- Người cung ứng
Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước cung cấp hàng
hoá cho doanh nghiệp. Người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh
nghiệp không phải nhỏ. Điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ
tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu …
1.6.2 Các nhân tố chủ quan
Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể
kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng
phản ánh thực lực cuả doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép
doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận
dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính,
tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị
công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm
soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.
 Sức mạnh về tài chính
Sức mạnh về tài chính được thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở
hữu và vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng
quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở
khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…
 Tiềm năng về con ngƣời
Tiềm năng về con người được thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp
ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngũ
cán bộ của doanh nghiệp trung thành, luôn hướng về doanh nghiệp, có khả năng
chuyên môn hoá cao, lao động giỏi, có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và
khai thác các cơ hội kinh doanh…
 Tiềm lực vô hình
Đó là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường. Tiềm lực vô
hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua
hàng của khách hàng. Trong mối quan hệ thương mại, yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh
thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh… Tiềm lực vô hình của doanh
nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng
cuả nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan
hệ xã hội…
20
 Vị trí địa lý, cơ sở vật chất
Vị trí địa lý, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự
chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động
dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà
doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị
chuyên dùng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng
như lợi thế trong tài chính của doanh nghiệp…
Thang Long University Library
21
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
THIẾT BỊ ĐIỆN TG
2.1 Tổng quan về công ty TNHH thiết bị điện TG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị điện TG
Tên công ty : CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG
Tên viết tắt : CTY TG
Người đại diện : Giám đốc Lê Xuân Trường
Địa chỉ : Số 54, tổ 16, Phường Đồng Tiến, Thành phố Hoà Bình, Tỉnh
Hoà Bình, Việt Nam
Mã số thuế : 5400335666
Điện thoại : 02183853232-0913398841
Fax : 02183853232
Email : thietbidientg@gmail.com
- Đăng ký kinh doanh cấp ngày 25/12/2009 (Thay đổi lần 2 ngày 28 tháng 09 năm
2013)
- Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Hoà Bình
Vốn điều lệ: 3.200.000.000 đồng
Bằng chữ: Ba tỷ hai trăm triệu đồng
-Tổng lao động: 10 ngƣời
Ngành nghề kinh doanh:
Công ty TNHH Thiết bị điện TG là công ty chuyên sản xuất, mua, bán và gia
công thiết bị điện
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thiết bị điện TG được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hoà Bình cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/12/2009 với tên gọi ban đầu là công ty
TNHH thiết bị điện Trường Nga. Từ khi mới thành lập công ty chỉ có mười thành viên
với số vốn ban đầu là 3.200.000.000 đồng
Đến ngày 28/9/2013 công ty đổi tên thành Công ty TNHH thiết bị điện TG.
Ban đầu, Công ty chuyên kinh doanh đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt
khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
Đến cuối năm 2010, Công ty mở rộng thêm ngành kinh doanh như: Bán buôn
máy móc, thiết bị và phụ tùng máy, gia công cơ khí, sản xuất thiết bị điện…
Hiện nay, hoạt động chủ yếu của công ty TNHH Thiết bị điện TG là gia công cơ
khí và bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng thiết bị điện.Doanh nghiệp thực hiện
chiến lược phát triển thương hiệu ngay tại tỉnh Hoà Bình. Nhờ có được chiến lược phát
22
triển hợp lý, cùng với sựnỗ lực của các thành viên trong công ty, doanh nghiệp đã có
được chỗ đứng tại thị trường miền Bắc. Với mục tiêu trong ngắn hạn công ty sẽ cố
gắng phát triển thương hiệu, uy tín và tạo nên bước đột phá mới để thực sự trở thành
một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa hàng đầu tại miền Bắc.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG
2.1.3.1 Khái quát ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị điện TG
-Gia công cơ khí, xử lí và tráng phủ kim loại;
- Sản xuất máy nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện;
-Xây dựng các sản phẩm kỹ thuật dân dụng, sản phẩm điện „đường dây dẫn điện
cấp điện áp từ 35KV trở xuống, trạm biếm áp có dung lượng 1250KVA trở xuống;
-Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong
các cửa hang chuyên doanh;
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường tủ bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn điện và
bộ phận đèn điện, thiết bị điện.
Trong đó hoạt động bán buôn máy móc và thiết bị điện mang lại doanh thu chủ
yếu cho doanh nghiệp
2.1.3.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH Thiết bị
điện TG
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán )
Bước 2: Kí kết hợp
đồng
Bước 1: Khách hàng
đặt hàng
Bước 4: Bàn giao sản
phẩm
Bước 3: Hoàn thiện
sản phẩm
Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạt động chung của công ty
Thang Long University Library
23
Bƣớc 1: Khách hàng đặt hàng
Khách hàng tới với công ty hoặc gọi điện thoại sẽ được bộ phận lễ tân đón tiếp
và hướng dẫn điền vào phiếu yêu cầu cũng như được tư vấn về năng lực và khả năng
cung ứng của công ty đồng thời nói cho khách hàng về giá ước tính của sản phẩm. Khi
đơn đặt hàng được chấp thuận và đạt được sự thống nhất giữa hai bên, phiếu yêu cầu
của khách hàng sẽ được chuyển lên bộ phận tiếp nhận hồ sơ ban đầu của phòng kinh
doanh. Tại đây phòng kinh doanh sẽ xác định số đơn đặt hàng của khách hàng, nội
dung đơn hàng, và phân công thực hiện đơn hàng.
Bƣớc 2: Ký kết hợp đồng
Sau khi đơn đặt hàng được hai bên chấp thuận sẽ có một bản hợp đồng để cam
kết thoả thuận giữa hai bên, trong hợp đồng quy định. Trong hợp đồng sẽ thể hiện rõ
những thông tin về sản phẩm, chất liệu, quy cách, thời gian bảo hành cũng như các
thiết bị kèm theo. Thời gian giao hàng cũng được thoả thuận và thể hiện trong hợp
đồng, việc ký kết hợp đồng do phòng kế toán tài chính đảm nhiệm
Bƣớc 3: Hoàn thiện sản phẩm
Dựa vào đơn đặt hàng được chuyển đến từ phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật sẽ
thực hiện và hoàn thành các sản phẩm trong đơn đặt hàng, đồng thời tính toán giá
thành và giá bán của sản phẩm sau khi được hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện
công ty có thể phải nhập nguyên vật liệu từ các công ty khác, hoặc có thể tự sản xuất.
Bƣớc 4: Bàn giao sản phẩm
Sau khi hoàn tất thủ tục đặt hàng và thỏa thuận thanh toán khách hàng sẽ nhận
hàng trong vòng từ 1 đến 10 ngày tùy theo cách thức vận chuyển. Nhân viên của sẽ
liên hệ khách hàng để tư vấn phương thức giao hàng. Khách hàng có thể thanh toán
bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt tuỳ vào giá trị của đơn đặt hàng.
24
2.1.3.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện TG
S
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Giám đốc
Là người trực tiếp quản lý cao nhất của công ty, là người đại diện pháp nhân của công
ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các hoạt động của công ty và đại
diện quyền lợi cho toàn bộ nhân viên trong công ty đồng thời là người đưa ra, quyết định
các đường lối, chính sách phương hướng hoạt động và phát triển của công ty.
Phòng tài chính kế toán
Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm
của công ty, tham mưu cho Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty giao cho các
phòng ban, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển
vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty.
Phòng kế toán có trách nhiệm thực hiện hạch toán đúng chế độ kế toán đã ban
hành, phản ánh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kịp thời, chính xác, thanh toán công
nợ nhanh gọn, không tồn đọng, sử dụng vốn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất cho
doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật
Là bộ phận chuyên môn, quản lý các nghiệp vụ có liên quan đến vấn đề về kỹ
thuật máy móc, thiết bị.Mua các thiết bị cần thiết để phục vụ sản xuất, công tác quản
lý vật tư, thiết bị, công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án,
lập trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi
công, chất lượng sản phẩm.
Giám đốc
Phòng tài
chính kế toán
Phòng kỹ
thuật
Phòng tổ chức,
hành chính
Phòng kinh
doanh
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện TG
Thang Long University Library
25
Có chức năng tham mưu trong lĩnh vực kỹ thuật hoạt động của máy móc, thiết
bị, kết cấu hạ tầng bến bãi toàn công ty, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ trong sản xuất, giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý vận hành, bảo trì,
sửa chữa và nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các phương tiện
kỹ thuật phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có chức năng nghiên cứu lập kế hoạch hoạt động chung cho
toàn công ty, thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng tới các khách hàng, nghiên
cứu, lập chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng mục tiêu giúp
Giám đốc định hướng kinh doanh cho công ty.
Cập nhật thông tin về công nghệ mới ra trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường nhằm đạt mục tiêu về cả chất lượng và doanh số. Ngoài ra còn phối hợp với
bên cung ứng tìm nguồn hàng cung ứng tốt, giá cả phù hợp.
Theo dõi chặt chẽ, nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa và nhu cầu của
thị trường về những thiết bị, phụ tùng mà công ty cung cấp. Quản lý hàng tồn kho của
công ty để điều chỉnh giá theo biến động của thị trường.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức Hành chính là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức
năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, công thi
đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe của người lao động.
Truyền tin, mệnh lệnh từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban. Tiếp nhận hồ sơ và quản
lý hồ sơ người lao động, đánh giá sử dụng lao động và thực hiện các quyền lợi của
người lao động đồng thời là phòng trả lương cho nhân viên lao động.
2.1.3.4 ơ cấu lao động lao động tại công ty TNHH Thiết bị điện TG
Công ty TNHH thiết bị điện TG là một công ty nhỏ, có tổ chức quản lý đơn giản,
các phòng ban tập trung trong một phòng lớn và được ngăn cách nhau bới các vách
ngăn kính, vừa tạo được không gian riêng để mỗi phòng ban thực hiện được chức
năng, nhiệm vụ của mình lại vừa tiết kiệm diện tích, chi phí điện, khấu hao và Giám
đốc dễ giám sát được tình hình hoạt động của từng phòng ban, đồng thời các phòng
cũng có sự liên kết, dễ phối hợp. Với mức lương trung bình của mỗi lao động là
4.000.000 và mức thưởng thì phù hợp từng vị trí lao động và từng công việc mà người
lao động đóng góp cho công ty cao nhất là 4.000.000đ
Công ty TNHH thiết bị điện TG tuy nhỏ nhưng có có đội ngũ quản lý rất chuyên
nghiệp, năng động và trình độ cao, đồng thời đội ngũ nhân viên có trình độ thích hợp
với công việc cụ thể. Dưới đây là bảng phân loại theo trình độ học vấn của lao động
trong công ty:
26
Bảng 2.1 Trình độ học vấn của lao động trong công ty TNHH Thiết bị điện TG
Ch tiêu Số lƣợng Tỷ trọng
Theo giới tính 23 100
Nam 10 43,47
Nữ 13 56,53
Theo độ tuổi
> 50 tuổi 0 0
>30 tuổi và <50 tuổi 15 65,22
<30 tuổi 8 34,78
Theo trình độ
Đại học 7 30,43
Cao đẳng 5 21,75
Trung cấp 4 17,39
Bằng nghề 7 30,43
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Có thể thấy, nếu xét theo trình độ chuyên môn thì Công ty có đội ngũ cán bộ có
trình độ đại học là khá cao, chiếm tỷ trọng là 30,43% trên tổng số lao động tại đơn vị
và nắm các vị trí cao trong công ty. Độ tuổi lao động của nhân viên trong công ty cũng
còn trẻ và năng động. Điều này cho thấy chất lượng CBNV của Công ty được nâng
cao về chuyên môn, họ chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH thiết bị điện TG luôn coi việc phát triển
nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi. Ban lãnh đạo Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết, bên cạnh đó các cán bộ đi trước
tiếp tục phát huy kinh nghiệm của mình.
Thang Long University Library
27
Chế độ đãi ngộ
Chế độ đãi ngộ của công ty bao gồm:
 Lương:
 Lương cơ bản;
 Phụ cấp Chức danh;
 Lương theo doanh số, hiệu quả công việc;
 Phụ cấp cho những vị trí công việc đặc thù (lái xe, vì đi lại giao thông nguy
hiểm);
 Chế độ xem xét tăng lương gắn liền với hiệu quả công việc và doanh thu.
 Thưởng:
 Thưởng nhân các ngày lễ tết và các sự kiện đặc biệt của công ty;
 Thưởng thành tích định kỳ và đột xuất cho cá nhân hoặc tập thể;
 Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
 Bảo hiểm: Bảo hiểm Xã hội, Y tế, Thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
28
2.2 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua
phân tích tài chính
2.2.1 Đánh giá tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các Bảng
báo cáo tài chính
2.2.1.1 Tình hình tài chính của ông ty TNHH Thiết bị điện TG thông qua Báo cáo
kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG
(Nguồn: B T của ông ty năm 2012-2014)
Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và biểu đồ 2.1 trong giai
đoạn từ năm 2012- 2014, có thể thấy tình hình sản xuất của công ty có nhiều biến
động. Nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2013 có nhiều dấu hiệu khả quan hơn so
với năm 2012 do sự thay đổi về cách thức tổ chức, sự quản lý, điều hành hợp lý của
ban lãnh đạo công ty cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty.
Tuy nhiên sang đến năm 2014 tình hình sản xuất của công ty do có nhiều ảnh hưởng tác
động từ nến kinh tế thị trường nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2013.
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá vốn hàng bán 34914911362,0 50451862638,0 46065798715,0
Doanh thu 36407918900,0 52227592695,0 47912462455,0
Lợi nhuận sau thuế 169134965,0 248121101,0 142124369,0
,0
100000000,0
200000000,0
300000000,0
400000000,0
,0
10000000000,0
20000000000,0
30000000000,0
40000000000,0
50000000000,0
60000000000,0Đồng
Thang Long University Library
29
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 2.2 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG giai đoạn 2012-2014
Ch tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Năm 2013/2012 Năm 2014/2013
Số tiền % Số tiền %
A 1 2 3 (2) - (1) (3) - (2)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.407.918.900 52.227.592.695 47.912.462.455 15.819.673.795 43,45 (4.315.130.240) (8,26)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
36.407.918.900 52.227.592.695 47.912.462.455 15.819.673.795 43,45 (4.315.130.240) (8,26)
4. Giá vốn hàng bán 34.914.911.362 50.451.862.638 46.065.798.715 15.536.951.276 44,50 (4.386.063.923) (8,69)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1.493.007.538 1.775.730.057 1.846.663.740 282.722.519 18,94 70.933.683 3,99
6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.273.891 4.214.610 2.701.873 (4.059.281) (49,06) (1.512.737) (35,89)
7. Chi phí tài chính 398.669.645 281.358.879 169.626.528 (117.310.766) (29,43) (111.732.351) (39,71)
8. Chi phí quản lý kinh doanh 877.098.496 1.167.757.652 1.497.528.355 290.659.156 33,14 329.770.703 28,24
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 225.513.288 330.828.136 182.210.730 105.314.848 46,70 (148.617.406) (44,92)
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 225.513.288 330.828.136 182.210.730 105.314.848 46,70 (148.617.406) (44,92)
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 56.378.323 82.707.035 40.086.361 26.328.712 46,70 (42.620.674) (51,53)
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
169.134.965 248.121.101 142.124.369 78.986.136 46,70 (105.996.732) (42,72)
30
Về doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15.819.673.795 đồng
tương ứng tăng 43,45 %. Như vậy, doanh thu năm 2013 tăng 15.819.673.795 đồng so
với năm 2012 tương ứng tăng 43,45%. Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự thay đổi này
là do công ty nắm bắt được nhu cầu thị trường cần được cung cấp các mặt hàng sử
dụng điện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác số đơn đặt hàng của
công ty trong năm 2013 nhiều và có giá trị cao hơn so với năm 2012. Sang năm 2014
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 4.315.130.240 đồng tương ứng giảm
8,26%. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, để tăng tính cạnh tranh
doanh nghiệp giảm giá sản phẩm. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp
bán ra có xu hướng giảm dẫn đến việc doanh thu có chiều hướng đi xuống.
Công ty ngày càng chú trọng, tập trung cao vào khâu cung ứng dịch vụ, thực hiện
tốt các điều khoản cam kết trong hợp đồng, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. Công ty
nên tiếp tục phát huy và duy trì điểm mạnh này nhằm nâng cao uy tín, chất lượng các
mặt hàng dịch vụ, thu hút khách hàng tiềm năng.
Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong cả 3 năm đều bằng 0 đồng. Đối với các nhà kinh doanh các khoản giảm trừ
doanh thu càng nhỏ càng tốt vì đây là khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, trả lại hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp. Nghĩa là công ty đang có vị thế cũng như mức độ tín nhiệm đối
với khách hàng rất tốt góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình.
Doanh thu từ các hoạt động tài chính
Doanh thu từ các hoạt động tài chính năm 2012 là 8.273.891 đồng trong khi chỉ
tiêu này năm 2013 là 4.214.610 đồng, như vậy doanh thu từ các hoạt đông tài chính
giảm 4.059.281 đồng tương đương với mức giảm 49,06%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự sụt giảm này là do trong năm 2013 công ty đã rút một lượng tiền gửi không kỳ
hạn từ ngân hàng. Việc công ty cắt giảm lượng tiền gửi ngân hàng để hưởng khoản lãi
vay mà dùng tiền đó để chi trả cho khác hoạt động khác đã khiến cho doanh thu từ
hoạt động tài chính giảm so với năm 2012. Điều này làm cho các sản phẩm, dịch vụ
mà công ty cung cấp luôn đạt chất lượng nhưng đã làm cho công ty mất đi một phần
nguồn thu từ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Năm 2014, doanh thu từ các
hoạt động tài chính tiếp tục giảm xuống 2.701.873 đồng tương ứng giảm 35,89% so
với năm 2013. Đây là một mức giảm đáng lo ngại, ảnh hưởng chung đến tình hình
doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Thang Long University Library
31
Về chi phí
Giá vốn hàng bán
Năm 2013 là 50.451.862.638 đồng trong khi năm 2012 là 34.914.911.362 đồng.
Như vậy GVHB đã tăng lên một lượng là 15.536.951.276 đồng so với năm 2012 tương
ứng với tỷ lệ 44,50%. Sự tăng lên này là do có sự tăng lên về số lượng khách hàng, ký
thêm hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải và tăng lượng tiêu thụ hàng hóa kèm theo đó
là giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao theo tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên năm
2014 giảm 8,69% tương đương giảm 4.386.063.923 đồng so với năm 2013
Chi phí tài chính
Trong năm 2013 chi phí tài chính của công ty là 281.358.879 đồng, trong khi
năm 2012 khoản mục này là 398.669.645 đồng như vậy chi phí tài chính năm 2013
giảm 117.310.766 đồng so với năm 2012 tương ứng với mức giảm 29,43%. Nguyên
nhân của việc giảm xuống đáng kể của khoản chi phí tài chính này là do công ty đã
trả hết một phần gốc vay của các khoản vay ngắn hạn, khiến cho khoản chi phí phải trả
cho lãi vay ngắn hạn này giảm, nhờ đó chi phí tài chính đã giảm đi 29,43%. Sang đến
năm 2014 chi phí tài chính giảm 111.732.351 đồng tương ứng giảm 39,71% so với
năm 2013. Nguyên nhân là trong năm do điều kiện nền kinh tế trong nước bão hòa vì
vậy Công ty hạn chế cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán nên đã giảm được
chi phí tài chính. Đây là một tín hiệu tốt trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên
Công ty cũng nên cân nhắc để sao cho hợp lý nhằm giữ được các khách hàng tiềm
năng đối tác tin cậy nhằm nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh.
Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh của năm 2013 là 1.167.757.652 đồng tăng một lượng
là 290.659.156 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỉ lệ tăng 33,14%. Nguyên nhân
dẫn tới sự thay đổi này là do công ty đã thuê thêm văn phòng đại diện và thuê thêm
nhân viên quản lý văn phòng. Ngoài ra, lương nhân viên điều chỉnh tăng lương theo
Nghị định của chính phủ do đồng tiền ngày càng mất giá, tăng lương tùy theo từng
vùng ( mức lương của năm 2013 cao hơn so hơn với năm 2012 khoảng từ 250.000
đồng đến 300.000 đồng) dẫn đến chi phí nhân công tăng. Chính vì lẽ đó, sang đến năm
2014 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 329.770.703 đồng tương ứng tăng 28,24%,
điều này cho thấy trong các năm này công ty có mua thêm các thiết bị phục vụ đồ
dùng văn phòng, các khoản chi bằng tiền để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh
nghiệp như: chi phí tiếp khách, chi phí kiểm toán, công tác phí, tổ chức hội họp. Bên
cạnh đó, công ty còn phải trả các loại chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận
doanh nghiệp: điện – nước tăng, tiền thuê nhà làm văn phòng. Trong quá trình hoạt
động kinh doanh có những gia đoạn cần phải đầu tư phát triển, hoàn thiện công tác tổ
32
chức và quản lý,vì vậy công ty cần có những chiến lược sử dụng chi phí sao cho hợp lí
để giảm mức chi phí này như: cắt giảm một số chi phí mua ngoài, tài liệu kĩ thuật,
công tác phí, chi phí tổ chức hội nghị.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn ở
mức tối đa. Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận của
công ty đã có sự thay đổi. Trong đó năm 2013 cùng với sự thành công trong việc mang
lại doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, sự quản lý tốt các khoản chi phí
quản lý kinh doanh đã mang lại sự tăng trưởng nhanh về tổng lợi nhuận sau thuế. Lợi
nhuận sau thuế của Công ty năm 2013 tăng 78.986.136 đồng so với năm 2012, tương
ứng tăng 40,46%. Sang đến năm 2013 thì lợi nhuận sau thuế này lại giảm đi
105.996.732 đồng tương ứng giảm 42,72%. Nguyên nhân có sự sụt giảm này là do
trong năm 2014 tốc độ tăng của các các khoản thu nhập chậm hơn tốc độ tăng của các
khoản chi phí. Đồng thời trong năm các khoản chi phí tăng cao dẫn đến việc lợi nhuận
sau thuế của công ty âm. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình của công ty bị ảnh hưởng
và công ty nên xem xét thay đổi chính sách nhằm phát huy tối đa năng lực của doanh
nghiệp và mang lại lợi nhuận cao trong những năm tới.
Thang Long University Library
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg

More Related Content

More from NOT

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
 
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
 
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
 
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị điện tg

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH QUANG DŨNG MÃ SINH VIÊN : A19368 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Vân Nga Sinh viên thực hiện : Trịnh Quang Dũng Mã sinh viên : A19368 Chuyên ngành : Tài Chính HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy em trong 4 năm học vừa qua, đặc biệt là các giảng viên Khoa Quản lý đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo tiền đề vững chắc cũng như là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Đặc biệt nhất em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Nga đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các nhân viên của Công ty TNHH thiết bị điện TG đã tạo điều kiện cho em thực tập, cung cấp tài liệu và giúp em có điều kiện hoàn thành khóa luận của mình. Do giới hạn kiến thức, khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Trịnh Quang Dũng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trịnh Quang Dũng Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...1 1.1 Khái niệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp.........................................................1 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp ......................................................................... 1 1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 1 1.2 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp.......................1 1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp......................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................................... 2 1.2.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................................... 2 1.3 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................3 1.3.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp......................................................................... 3 1.3.2 . Thông tin bên trong doanh nghiệp ....................................................................... 3 1.4 Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ...............................................5 1.4.1 Phương pháp so sánh.............................................................................................. 5 1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ................................................................................... 5 1.4.3 Phương pháp cân đối .............................................................................................. 6 1.4.4 Phương pháp Dupont .............................................................................................. 6 1.4.5 Phương pháp đồ thị ................................................................................................. 8 1.5 Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp............8 1.5.1 Phân tích tài chính thông qua các Bảng báo cáo tài chính .................................. 8 1.5.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính ................................................................................................................................ 11 1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.....................16 1.6.1 Các nhân tố khách quan ....................................................................................... 16 1.6.2 Các nhân tố chủ quan ........................................................................................... 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG ........................................................................................................21 2.1 Tổng quan về công ty TNHH thiết bị điện TG........................................................21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị điện TG.......... 21 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...................................................... 21 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG 22
  • 6. 2.2 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua phân tích tài chính............................................................................................................28 2.2.1 Đánh giá tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các Bảng báo cáo tài chính............................................................................................................... 28 2.2.2 Phân tích tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính............................................................................................................... 45 2.2.3 Phân tích Dupont................................................................................................... 56 2.3 Đánh giá chung tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG.............60 2.3.1 Mặt đạt được .......................................................................................................... 60 2.3.2 Hạn chế .................................................................................................................. 61 2.3.3 Nguyên nhân.......................................................................................................... 62 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG................................................63 3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH thiết bị điện TG trong thời gian tới.......63 3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG 63 3.2.1 Các biện pháp quản trị vốn bằng tiền................................................................... 63 3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ........................................ 64 3.2.3 Quản lý tốt giá vốn hàng bán, nhằm giảm giá thành sản phẩm......................... 66 3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động ................................................................... 67 3.2.5 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính.............................................................. 68 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 2.1 Trình độ học vấn của lao động trong công ty TNHH Thiết bị điện TG ........26 Bảng 2.2 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG giai đoạn 2012-2014.............................................................................................................29 Bảng 2.3 Bảng cơ cấu tài sản của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012- 2014 ...............................................................................................................................34 Bảng 2.4 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012- 2014 ...............................................................................................................................37 Bảng 2.5 Chỉ tiêu nguồn vốn dài hạn, tài sản dài hạn và vốn lưu động ròng của Công ty giai đoạn 2012-2014..................................................................................................40 Bảng 2.6 Dòng tiền lưu chuyển của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012- 2014 ..............................................................................................................................42 Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2012-2014 .................45 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của Công ty.................................48 Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty .........50 Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản dài hạn của Công ty ..........52 Bảng 2.11 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty giai đoạn ............................53 Bảng 2.12 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu( ROS) giai đoạn 2012-2014.......................54 Bảng 2.13 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2012-2014....................55 Bảng 2.14 Tỷ suất sinh lời trên VCSH giai đoạn 2012-2014........................................56 Bảng 2.15 Phân tích ROA theo mô hình Dupont.........................................................57 Bảng 2.16 Phân tích ROE theo mô hình Dupont ..........................................................58 Biểu đồ 2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG....................28 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ Tổng tài sản của Công ty TNHH thiết bị điện TG .......................33 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012 - 2014....................................................................................................................38 Biểu đồ 2.4 Tỷ suất sinh lời ROS, ROA, ROE của Công ty.........................................54 Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạt động chung của công ty........................................................22 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện TG ...................................24 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hoạt động trong nước cũng như nước ngoài diễn ra khá gay gắt. Xuất phát từ thực trạng đó, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển thì thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới, song hành cùng đó là những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà mối quan hệ thương giao được mở rộng ra nhiều thị trường lớn trên thế giới. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mục tiêu của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay khi tham gia thị trường là lợi nhuận. Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với phong cách làm việc chuyên nghiệp và nguồn lực tài chính hùng mạnh, các doanh nghiệp phải phát huy hết tiềm năng, tận dụng tối đa hóa nguồn lực của mình. Một trong những yếu tố để doanh nghiệp tạo được vị thế vững chắc trên thị trường đó là công tác quản lý tài chính. Đây là phương tiện giúp cho doanh nghiệp quản lý một cách tốt nhất tình hình tài chính, hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách chính xác, kịp thời của nhà quản lý, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược, hạn chế được việc đưa ra những quyết định sai lầm để hoàn thành mục tiêu trong tương lai. Tính chuyên nghiệp và nhạy bén của doanh nghiệp cũng được thể hiện qua cơ chế quản lý tài chính của chính doanh nghiệp đó. Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nhằm có cái nhìn tổng quát, đúng đắn trước khi ra các quyết định đầu tư hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Xuất phát từ nhận thức trên, cùng với mong muốn áp dụng các kiến thức đã được truyền đạt trên giảng đường Đại học, qua một thời gian thực tập tại Công TNHH thiết bị điện TG, được tiếp cận và tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
  • 10. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG, từ đó đề ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tình hình tài chính. Mục tiêu cụ thể:  Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị điện TG.  Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các Báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính cụ thể đối với doanh nghiệp.  Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH thiết bị điện TG giai đoạn 2012-2014 thông qua các Báo cáo tài chính. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp so sánh  Phương pháp phân tích tỉ lệ  Phương pháp cân đối  Phương pháp Dupont  Phương pháp đồ thị 5. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH thiết bị điện TG Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Về mặt vật chất, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp, được tạp lập, sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, các loại chứng khoán và giấy tờ có giá trị,… Xét về thực chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước và với các chủ thể kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Mặt khác, tài chính doanh nghiệp là một khâu của tài chính trong nền kinh tế quốc dân, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa. Tài chính doanh nghiệp là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa:  Doanh nghiệp với nhà nước;  Doanh nghiệp với thị trường tài chính;  Doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác;  Giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp Mọi quyết định trong hoạt động quản lý doanh nghiệp đều phải dựa kết quả tài chính của doanh nghiệp. Nó có mối quan hệ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động kinh doanh nên tài chính doanh nghiệp giữ một vai trò đặc biệt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, gồm:  Huy động, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;  Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả;  Là công cụ quan trọng để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung phân tích hoạt động doanh nghiệp. Phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả quản lý tài sản hoặc hiệu quả trong việc duy trì cơ cấu tài chính phù hợp nhằm cân bằng giữa hai mục tiêu là gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung cụ thể như sau: Phân tích chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh;
  • 12. 2 phân tích cơ cấu tài chính; phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán và phân tích lưu chuyển tiền tệ. 1.2.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Để trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau: Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính,… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động,…. Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận,…. Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức. Từ đó, xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.2.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp các nhà quản lý thấy được hiện trạng trong cơ cấu tài chính, trong việc quản lý tài sản và quản lý nguồn vốn để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, thích hợp. Thứ hai, đối với ngân hàng thì việc phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là cần thiết. Nó giúp cho ngân hàng đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định cho vay hay không cho vay. Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong các hoạt động tín dụng. Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng đóng một vai trò thiết yếu đối với các nhà đầu tư. Trong môi trường tài chính hiện nay, với số lượng đông đảo cũng như quy mô rộng lớn, nhà đầu tư cần phải biết doanh nghiệp nào mạnh, doanh nghiệp nào yếu cũng như tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư một cách hợp lý và giảm rủi ro đầu tư. Cuối cùng, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho nhà nước đánh giá được những tác động của cơ chế và các chính sách quản lý tài chính của nhà nước đến các doanh nghiệp để từ đó điều Thang Long University Library
  • 13. 3 chỉnh và hoàn thiện được hiệu quả cơ chế quản lý tài chính. Hơn nữa, việc phân tích còn cung cấp các số liệu thống kê giúp cho việc tính toán các số liệu trung bình ngành và xếp hạng doanh nghiệp dễ dàng hơn.. 1.3 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Đây là các thông tin về tình hình kinh tế mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm. Mọi sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi trong chính sách đều có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty. Trong khi kinh tế tăng trưởng mở ra hàng loạt cơ hội cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển thì kinh tế suy thoái sẽ làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Ví dụ như trong giai đoạn 2006 – 2008, sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã có một lượng lớn doanh nghiệp được thành lập góp phần đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam được coi là một nền kinh tế tiềm năng của châu Á. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điển hình là sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải giải thể, thậm chí phá sản. Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch đầu tư) cho biết số các doanh nghiệp giải thể của năm 2013 là gần 55.000, dẫn đến hệ quả hơn 1 triệu người mất việc làm. Ngoài ra, những sự thay đổi về chính sách cũng tác 3 động trực tiếp đến các doanh nghiệp. Theo Nghị quyết 11/NQ- CP năm 2011, Chính phủ đã đề ra những giải pháp để ổn định vĩ mô như: thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt… Hai giải pháp này về cơ bản có thể xử lý được vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chính sách thắt chặt đột ngột đã khiến cho hệ thống ngân hàng vốn yếu kém gây ra sự căng thẳng trong khu vực tài chính, đẩy các doanh nghiệp đến tình trạng khó khăn. Chính vì vậy cần phải xem xét rõ được các yếu tố bên ngoài có liên quan khi phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.3.2 . Thông tin bên trong doanh nghiệp Nguồn thông tin thứ hai và cũng là quan trọng nhất là nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp, cụ thể hơn là các báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, của một ngành, thậm chí toàn xã hội cho biết doanh nghiệp, ngành và xã hội sử dụng nguồn lực tài chính như thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó có những biện pháp sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn. Các báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là
  • 14. 4 một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả (nguồn vốn). Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần (có thể kết cấu theo kiểu 2 bên hoặc 1 bên) là phần “Tài sản” và “Nguồn vốn”. Phần tài sản: Phản ánh giá trị ghi sổ của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối năm kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản thường được sắp xếp theo trình tự luân chuyển của vốn. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành của tài sản đến cuối năm hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với từng đối tượng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp như hoạt động thương mại, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Từ đó nhận xét được sự phù hợp giữa đặc điểm và nhiệm vụ của doanh nghiệp với cơ cấu doanh thu, chi phí và kết quả của từng hoạt động. Báo cáo cũng cho biết doanh thu của hoạt động nào chiếm tỷ lệ lớn trong doanh nghiệp, từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể ra quyết định mở rộng kinh doanh và phát triển doanh thu dựa vào những hoạt động đó. Ngoài ra các nhà quản trị cũng có thể đánh giá được chi phí của các hoạt động để rồi đưa ra các quyết định đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng tiền thu, chi trong kỳ hiện tại để có cơ sở dự báo dòng tiền trong kỳ tới là căn cứ đưa ra quyết định sử dụng vốn có hiệu quả hơn Báo cáo lưu chuyển tiền cho biết được doanh nghiệp đã tạo tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã chi tiền vào mục đích gì và sử dụng nó có hợp lý hay không? Thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền, nhà quản trị có thể dự đoán được dòng tiền sẽ phát sinh trong kỳ tương lai để có thể lập một dự toán khoa học và đưa ra các quyết định nhằm huy động và sử dụng tiền có hiệu quả hơn. Báo cáo chuyển tiền phản ánh dòng tiền thu và chi tương ứng với ba hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Việc phân chia này giúp cho chủ thể quan tâm biết được hoạt động nào đã thu (chi) tiền bằng Thang Long University Library
  • 15. 5 cách nào và đã sử dụng cho mục dích gì, hoạt động nào mang lại nhiều tiền nhất và hoạt động nào sử dụng nhiều tiền nhất. 1.4 Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh cần quan tâm tới tiêu chuẩn để so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh.  Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn làm căn cứ để so sánh. Tùy theo mục đích phân tích mà gốc so sánh được lựa chọn cho phù hợp. Các gốc so sánh có thể sử dụng:  Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển, biến động của các chỉ tiêu.  Số liệu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh giá tình hình thực tế so với dự định.  Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong mối tương quan với doanh nghiệp khác trong ngành.  Điều kiện so sánh: Điều kiện quan trọng đảm bảo phép so sánh có ý nghĩa là các chỉ tiêu đem so sánh đảm bảo tính đồng nhất, phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, sử dụng trong một đơn vị đo lường.  Kỹ thuật so sánh: Các kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là:  So sánh tuyệt đối: là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về quy mô của đối tượng phân tích.  So sánh tương đối: thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tương đối phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng phân tích.  So sánh với số bình quân: số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân của ngành. 1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ sử dụng số tương đối để nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Bản chất của phương pháp này là thông qua quan hệ tỷ lệ để đánh giá. Để phản ánh chính xác tình hình tài chính và hiệu quả hoạt
  • 16. 6 động của doanh nghiệp, nếu chỉ so sánh các thông tin có sẵn trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì chưa đủ mà cần thông qua phân tích các tỷ số tài chính. Các tỷ số tài chính bao gồm các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lãi, hiệu quả sử dụng tài sản, tốc độ luân chuyển vốn,…. Các tỷ lệ này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo tài chính. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh nhằm phản ánh sự biến động của các tỷ số tài chính qua nhiều giai đoạn và so sánh với doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 1.4.3 Phương pháp cân đối Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm... Cụ thể là các cân đối cơ bản:  Tổng tài sản = TSNH + TSDH  Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn  Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí  Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ...) biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn. 1.4.4 Phương pháp Dupont Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính nhằm xác định các yếu tố tác động đến các tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp các nhà phân tích tài chính nhận biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt hay xấu trong doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của các chuỗi tỷ số. Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ROA = = x Thang Long University Library
  • 17. 7 Từ mô hình phân tích trên, ta thấy tác động đến ROA là chỉ tiêu lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì cần phải nghiên cứu xem xét có những biện pháp nào để nâng cao khả sinh lời trong quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = = x x hay ROE = x Vòng quay toàn bộ vốn x Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản). Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số vốn/vốn chủ sở hữu (hệ số nợ). Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản hay nói một cách là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Phân tích tài chính dựa trên mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn với việc quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị không những có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc toàn diện mà còn có thể đánh giá đầy đủ, khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
  • 18. 8 1.4.5 Phương pháp đồ thị Phân tích tài chính sử dụng phương pháp đồ thị để phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ, đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Phương pháp này có ưu điểm thể hiện rõ ràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Phương pháp đồ thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, biểu đồ hình tròn,…. được sử dụng để phân tích những nội dung kinh tế thích hợp. Chẳng hạn, đồ thị hình cột thường được sử dụng để mô tả hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu hoặc so sánh chỉ tiêu giữa các đơn vị; biểu đồ hình tròn thường được sử dụng để phản ánh kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể như kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản. 1.5 Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp 1.5.1 Phân tích tài chính thông qua các Bảng báo cáo tài chính 1.5.1.1 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động kinh doanh (sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động khác). Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 phần chính: Phần 1: Lãi, lỗ. Phần này phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. 1.5.1.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại: cấu thành vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Thang Long University Library
  • 19. 9 Bản chất của Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời nhiểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cấn đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát về tình hình tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn cũng như những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Nội dung Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, được chia thành:  Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn  Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Phần nguồn vốn: Phản ánh các nguồn hình thành các loại tài sản tại thời điểm lập báo cáo, được chia thành:  Loại A: Nợ phải trả  Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu Kết cấu: Tính chất cơ bản của Bảng cân đối kế toán chính là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ở mọi thời điểm: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn (Hay: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu) Trên cơ sở tính chất cân đối của kế toán, đồng thời phù hợp với nội dung của Bảng cân đối kế toán, kết cấu được chia làm hai phần: Tài sản và nguồn vốn Phần tài sản: các chỉ tiêu này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất. Về mắt kinh tế, số liệu ở phần này thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của đơn vị đến thời điểm lập báo cáo. Về mặt pháp lý, nó thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các nguồn đó. Về mặt pháp lý, nó thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
  • 20. 10 Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng giúp cho nhà phân tích nghiên cứu đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. 1.5.1.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền lưu chuyển trong một kỳ kinh doanh nhất định. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được chia thành ba loại hoạt động chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền thu với dòng tiền chi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh gồm những khoản tiền thu như tiền thu từ bán hàng, thu nợ của khách hàng,…Dòng tiền chi cho hoạt động kinh doanh gồm những khoản tiền chi ra như chi tiền trả nợ người bán, chi tiền mua vật tư nhập kho, chi tiền trả các khoản chi phí bằng tiền mặt,…Hoạt động kinh doanh là các hoạt động chức năng của doanh nghiệp. Nếu tổng số tiền thu trong kỳ lớn hơn tổng số tiền chi trong kỳ, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ dương, có nghĩa là hoạt động kinh doanh tạo ra tiền mặt cho doanh nghiệp và ngược lại. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó phản ánh khả năng tạo tiền từ các hoạt động chính của doanh nghiệp. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền thu với dòng tiền chi cho đầu tư mua sắm tài sản cố định. Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư gồm những khoản tiền thu như tiền thu từ bán thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác, tiền thu lãi vay,…Dòng tiền chi của hoạt động đầu tư gồm những khoản tiền chi cho việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu dòng tiền thu lớn hơn dòng tiền chi thì dẫn đến dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương, mà nguyên nhân chính là doanh nghiệp bán tài sản cố định và thu hồi vốn góp liên doanh nhiều hơn số tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định mới. Điều này thực sự là không tốt vì chứng tỏ doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô sản xuất, bán thanh lý tài sản cố định nhiều hơn là đầu tư tái tạo hay mở rộng sản xuất. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền thu với dòng tiền chi trong hoạt động tài chính. Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính gồm những khoản tiền thu như tiền thu từ phát hành cổ phiếu, tiền nhận góp vốn, tiền vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác,…Dòng tiền chi của hoạt động tài chính gồm những khoản chi trả cổ tức, tiền trả nợ. Thang Long University Library
  • 21. 11 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ Là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tổng cộng tất cả các dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính. Nếu chỉ tiêu này âm chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã không tạo ra đủ tiền mặt để hoạt động. Điều này là không tốt đối với mỗi doanh nghiệp và càng không tốt nếu giá trị âm này chủ yếu do dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này dương thì có nghĩa các dòng tiền thu từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ đủ đáp ứng nhu cầu về tiền mặt và có dư. 1.5.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính 1.5.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu thể hiện khả năng bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh. Nếu kết quả thu được là xấp xỉ bằng 1 hay càng lớn hơn 1 thì phản ánh tình hình tài chính cũng như khả năng đảm bảo các đồng vốn vay từ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng các đồng TSNH là khả quan. Ngược lại nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp thấp, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là không đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền hay các khoản tương đương tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số này nói lên việc doanh nghiệp có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì doanh nghiệp không gặp khó khăn nào trong việc chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. Hệ số này lớn hơn 1 thì được đánh giá là an toàn vì doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn. Hệ số này phản ánh sự chắc chắn nhất khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nghĩa vụ hiện thời. Hệ số này được đánh giá là càng cao càng tốt.
  • 22. 12 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu thể hiện khả năng bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt hiện có của doanh nghiệp. Do tính chất tiền và tương đương tiền nên khi xác định khả năng thanh toán tức thời, ta phải so sánh với các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng. Qua đó có thể thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với người cung cấp tín dụng. Khả năng thanh toán lãi vay không giống nhau giữa những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh, giữa những giai đoạn khác nhau của vòng đời doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp khác nhau. Vì thế, các nhà cung cấp tín dụng thường xem xét đến chỉ tiêu này trước khi đưa ra quyết định có cho vay hay không. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. 1.5.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho được bán trong kỳ kế toán cũng như là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong doanh nghiệp là nhanh hay chậm, nó cũng thể hiện sự quản lý, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho là cao hay thấp. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp diễn ra nhanh, không gây ứ đọng nhiều, không mất thêm chi phí lưu kho. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển hàng tồn kho không phải cứ cao là tốt, mà nó còn tùy thuộc vào từng loại hình và khả năng quản lý của doanh nghiệp đó. Nếu vòng quay hàng tồn kho cao, khả năng dự trữ hàng tồn kho thấp, khi nhu cầu thị trường tăng sẽ làm mất đi những khách hàng tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, để đem lại hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp cần cân nhắc để giữ mức hàng tồn kho ở mức phù hợp, hệ số này không quá cao và cũng không được quá thấp. Thang Long University Library
  • 23. 13 Ngoài số vòng quay hàng tồn kho thì thời gian luân chuyển hàng tồn kho cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá hàng tồn kho. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho = Thời gian luân chuyển hàng tồn kho cho ta biết thời gian từ lúc nhập nguyên vật liệu, hàng hóa vào kho cho đến khi bán hàng ra diễn ra trong bao lâu. Hệ số này càng thấp thì càng chứng tỏ khả năng bán hàng cũng như thời gian để doanh nghiệp thu hồi giá trị hàng hóa bằng tiền ngày càng nhanh góp phần giảm chi phí lưu kho, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu khách hàng là khoản vốn mà khách hàng chưa thanh toán và đang chiếm dụng của doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán thì khoản vốn này mới được coi là không còn bị chiếm dụng. Phần vốn bị chiếm dụng này của khách hàng là một tổn thất cho doanh nghiệp để đầu tư cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì đây là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đảm bảo sao cho chỉ tiêu này càng cao càng tốt để chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn VLĐ phục vụ sản xuất. Quan sát sô vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp. Ngoài số vòng quay thì thời gian thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá các khoản phải thu. Thời gian thu nợ = Chỉ tiêu này thể hiện doanh nghiệp mất bao lâu để thu hồi các khoản phải thu. Ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu, thời gian thu nợ của doanh nghiệp càng ngắn lại càng thể hiện khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp càng tốt. Thời gian trả nợ Hệ số trả nợ = Thời gian trả nợ =
  • 24. 14 Thời gian trả nợ là thời gian mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ đó đưa ra được các chính sách phù hợp, nâng cao uy tín và giảm thiểu rủi ro tài chính có thể đem lại. Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp hay không. Đồng thời hệ số trả nợ năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn, thanh toán chậm hơn năm trước và ngược lại. Thời gian quay vòng tiền Thời gian quay vòng tiền = Thời gian lưu kho+Thời gian thu nợ–Thời gian trả nợ Thời gian quay vòng tiền là thời gian mà mất bao lâu 1 đồng vốn của doanh nghiệp được thu hồi. Thời gian quay vòng tiền càng ngắn chứng tỏ khả năng quản lý doanh nghiệp, tốc độ thu hồi tiền của doanh nghiệp cao, hiệu quả sử dụng đồng vốn tốt. Ngược lại nếu thời gian quay vòng tiền lâu thì thởi gian thu hồi vốn của doanh nghiệp châm, hiệu quả đồng vốn đem lại thấp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của doanh nghiệp. 1.5.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Hiệu suất sử dụng TSNH Hiệu suất sử dụng TNSH = Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh để đầu tư cho TSNH sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này càng cao cho thấy tốc độ luân chuyển TSNH, quá trình bán hàng nhanh, hiệu quả từ việc đầu tư cho TSNH càng lớn, khả năng tạo ra doanh thu cao, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Thời gian 1 vòng quay TSNH = Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn đầu tư cho TSNH sẽ mang lại một đồng doanh thu thuần trong thời gian bao lâu. Chỉ số này càng thấp cho thấy tốc độ chuyển đổi TSNH thành doanh thu của doanh nghiệp hiệu quả. Hiệu suất sử dụng của TSDH Hiệu suất sử dụng của TSDH = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho TSDH trong một chu kỳ kinh doanh sẽ đem về bao nhiều đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy Thang Long University Library
  • 25. 15 sự vận động của TSDH trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh lớn, thúc đầy khả năng tăng trưởng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn = Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH tốt, khả năng sinh lời từ đầu tư TSDH là lớn, góp phần đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những TSCĐ thừa, không cần thiết, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa TSCĐ tích cực và không tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ. Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = x 100% Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với tài sản cố định trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá từ TSCĐ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chứng tỏ hiệu quả mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp là lớn, thể hiện hiệu suất sử dụng TSCĐ là hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 1.5.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Tỷ suất sinh lời trên doanh thu(ROS) = Là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty. Tỷ sô này cho biết mỗi đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy lợi nhuận ròng thu được càng lớn và công tác quản lý chi phí càng tốt, điều này giúp nhà quản trị đưa ra các mục tiêu để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, xem xét các yếu tố chi phí ở bộ phận để tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 26. 16 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) = Là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, cứ mỗi đồng doanh nghiệp bỏ ra cho tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản tốt, tài sản được sử dụng hiệu quả đem lại khả năng sinh lợi cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong những kỳ tiếp theo. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) = Là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu, tạo ra chính lợi nhuận cho các nhà đầu tư, tọa uy tín từ đó hấp dẫn các nhà đầu tư. Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng VCSH phục vụ cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan đến kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng chi phí hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. 1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp 1.6.1 Các nhân tố khách quan Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế. Đây Thang Long University Library
  • 27. 17 là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình.  Yếu tố chính trị và luật pháp Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu. Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.  Yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm : + Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh cũng như khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn. + Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ... + Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế. Kéo theo đó là sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. - Yếu tố văn hoá, xã hội Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng. Thông qua yếu
  • 28. 18 tố này, các doanh nghiệp có thể hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ, qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp. Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng. Nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường. Các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. - Yếu tố kỹ thuật công nghệ Ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ. - Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối… - Yếu tố khách hàng Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán… Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp. - Đối thủ cạnh tranh Bao gồm các nhà sản xuất kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi. Thang Long University Library
  • 29. 19 - Người cung ứng Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp. Người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp không phải nhỏ. Điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu … 1.6.2 Các nhân tố chủ quan Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực cuả doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.  Sức mạnh về tài chính Sức mạnh về tài chính được thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…  Tiềm năng về con ngƣời Tiềm năng về con người được thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành, luôn hướng về doanh nghiệp, có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi, có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh…  Tiềm lực vô hình Đó là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường. Tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng. Trong mối quan hệ thương mại, yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh… Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng cuả nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội…
  • 30. 20  Vị trí địa lý, cơ sở vật chất Vị trí địa lý, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong tài chính của doanh nghiệp… Thang Long University Library
  • 31. 21 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG 2.1 Tổng quan về công ty TNHH thiết bị điện TG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị điện TG Tên công ty : CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG Tên viết tắt : CTY TG Người đại diện : Giám đốc Lê Xuân Trường Địa chỉ : Số 54, tổ 16, Phường Đồng Tiến, Thành phố Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình, Việt Nam Mã số thuế : 5400335666 Điện thoại : 02183853232-0913398841 Fax : 02183853232 Email : thietbidientg@gmail.com - Đăng ký kinh doanh cấp ngày 25/12/2009 (Thay đổi lần 2 ngày 28 tháng 09 năm 2013) - Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Hoà Bình Vốn điều lệ: 3.200.000.000 đồng Bằng chữ: Ba tỷ hai trăm triệu đồng -Tổng lao động: 10 ngƣời Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH Thiết bị điện TG là công ty chuyên sản xuất, mua, bán và gia công thiết bị điện 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH thiết bị điện TG được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hoà Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/12/2009 với tên gọi ban đầu là công ty TNHH thiết bị điện Trường Nga. Từ khi mới thành lập công ty chỉ có mười thành viên với số vốn ban đầu là 3.200.000.000 đồng Đến ngày 28/9/2013 công ty đổi tên thành Công ty TNHH thiết bị điện TG. Ban đầu, Công ty chuyên kinh doanh đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh. Đến cuối năm 2010, Công ty mở rộng thêm ngành kinh doanh như: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy, gia công cơ khí, sản xuất thiết bị điện… Hiện nay, hoạt động chủ yếu của công ty TNHH Thiết bị điện TG là gia công cơ khí và bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng thiết bị điện.Doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu ngay tại tỉnh Hoà Bình. Nhờ có được chiến lược phát
  • 32. 22 triển hợp lý, cùng với sựnỗ lực của các thành viên trong công ty, doanh nghiệp đã có được chỗ đứng tại thị trường miền Bắc. Với mục tiêu trong ngắn hạn công ty sẽ cố gắng phát triển thương hiệu, uy tín và tạo nên bước đột phá mới để thực sự trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa hàng đầu tại miền Bắc. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG 2.1.3.1 Khái quát ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị điện TG -Gia công cơ khí, xử lí và tráng phủ kim loại; - Sản xuất máy nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện; -Xây dựng các sản phẩm kỹ thuật dân dụng, sản phẩm điện „đường dây dẫn điện cấp điện áp từ 35KV trở xuống, trạm biếm áp có dung lượng 1250KVA trở xuống; -Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hang chuyên doanh; - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường tủ bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn điện và bộ phận đèn điện, thiết bị điện. Trong đó hoạt động bán buôn máy móc và thiết bị điện mang lại doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp 2.1.3.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH Thiết bị điện TG (Nguồn : Phòng tài chính kế toán ) Bước 2: Kí kết hợp đồng Bước 1: Khách hàng đặt hàng Bước 4: Bàn giao sản phẩm Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạt động chung của công ty Thang Long University Library
  • 33. 23 Bƣớc 1: Khách hàng đặt hàng Khách hàng tới với công ty hoặc gọi điện thoại sẽ được bộ phận lễ tân đón tiếp và hướng dẫn điền vào phiếu yêu cầu cũng như được tư vấn về năng lực và khả năng cung ứng của công ty đồng thời nói cho khách hàng về giá ước tính của sản phẩm. Khi đơn đặt hàng được chấp thuận và đạt được sự thống nhất giữa hai bên, phiếu yêu cầu của khách hàng sẽ được chuyển lên bộ phận tiếp nhận hồ sơ ban đầu của phòng kinh doanh. Tại đây phòng kinh doanh sẽ xác định số đơn đặt hàng của khách hàng, nội dung đơn hàng, và phân công thực hiện đơn hàng. Bƣớc 2: Ký kết hợp đồng Sau khi đơn đặt hàng được hai bên chấp thuận sẽ có một bản hợp đồng để cam kết thoả thuận giữa hai bên, trong hợp đồng quy định. Trong hợp đồng sẽ thể hiện rõ những thông tin về sản phẩm, chất liệu, quy cách, thời gian bảo hành cũng như các thiết bị kèm theo. Thời gian giao hàng cũng được thoả thuận và thể hiện trong hợp đồng, việc ký kết hợp đồng do phòng kế toán tài chính đảm nhiệm Bƣớc 3: Hoàn thiện sản phẩm Dựa vào đơn đặt hàng được chuyển đến từ phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật sẽ thực hiện và hoàn thành các sản phẩm trong đơn đặt hàng, đồng thời tính toán giá thành và giá bán của sản phẩm sau khi được hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện công ty có thể phải nhập nguyên vật liệu từ các công ty khác, hoặc có thể tự sản xuất. Bƣớc 4: Bàn giao sản phẩm Sau khi hoàn tất thủ tục đặt hàng và thỏa thuận thanh toán khách hàng sẽ nhận hàng trong vòng từ 1 đến 10 ngày tùy theo cách thức vận chuyển. Nhân viên của sẽ liên hệ khách hàng để tư vấn phương thức giao hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt tuỳ vào giá trị của đơn đặt hàng.
  • 34. 24 2.1.3.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện TG S ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ) Giám đốc Là người trực tiếp quản lý cao nhất của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các hoạt động của công ty và đại diện quyền lợi cho toàn bộ nhân viên trong công ty đồng thời là người đưa ra, quyết định các đường lối, chính sách phương hướng hoạt động và phát triển của công ty. Phòng tài chính kế toán Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty, tham mưu cho Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty giao cho các phòng ban, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm thực hiện hạch toán đúng chế độ kế toán đã ban hành, phản ánh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kịp thời, chính xác, thanh toán công nợ nhanh gọn, không tồn đọng, sử dụng vốn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Phòng kỹ thuật Là bộ phận chuyên môn, quản lý các nghiệp vụ có liên quan đến vấn đề về kỹ thuật máy móc, thiết bị.Mua các thiết bị cần thiết để phục vụ sản xuất, công tác quản lý vật tư, thiết bị, công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án, lập trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng sản phẩm. Giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức, hành chính Phòng kinh doanh Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện TG Thang Long University Library
  • 35. 25 Có chức năng tham mưu trong lĩnh vực kỹ thuật hoạt động của máy móc, thiết bị, kết cấu hạ tầng bến bãi toàn công ty, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý vận hành, bảo trì, sửa chữa và nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các phương tiện kỹ thuật phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có chức năng nghiên cứu lập kế hoạch hoạt động chung cho toàn công ty, thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng tới các khách hàng, nghiên cứu, lập chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng mục tiêu giúp Giám đốc định hướng kinh doanh cho công ty. Cập nhật thông tin về công nghệ mới ra trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm đạt mục tiêu về cả chất lượng và doanh số. Ngoài ra còn phối hợp với bên cung ứng tìm nguồn hàng cung ứng tốt, giá cả phù hợp. Theo dõi chặt chẽ, nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa và nhu cầu của thị trường về những thiết bị, phụ tùng mà công ty cung cấp. Quản lý hàng tồn kho của công ty để điều chỉnh giá theo biến động của thị trường. Phòng tổ chức hành chính Phòng Tổ chức Hành chính là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, công thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe của người lao động. Truyền tin, mệnh lệnh từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban. Tiếp nhận hồ sơ và quản lý hồ sơ người lao động, đánh giá sử dụng lao động và thực hiện các quyền lợi của người lao động đồng thời là phòng trả lương cho nhân viên lao động. 2.1.3.4 ơ cấu lao động lao động tại công ty TNHH Thiết bị điện TG Công ty TNHH thiết bị điện TG là một công ty nhỏ, có tổ chức quản lý đơn giản, các phòng ban tập trung trong một phòng lớn và được ngăn cách nhau bới các vách ngăn kính, vừa tạo được không gian riêng để mỗi phòng ban thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình lại vừa tiết kiệm diện tích, chi phí điện, khấu hao và Giám đốc dễ giám sát được tình hình hoạt động của từng phòng ban, đồng thời các phòng cũng có sự liên kết, dễ phối hợp. Với mức lương trung bình của mỗi lao động là 4.000.000 và mức thưởng thì phù hợp từng vị trí lao động và từng công việc mà người lao động đóng góp cho công ty cao nhất là 4.000.000đ Công ty TNHH thiết bị điện TG tuy nhỏ nhưng có có đội ngũ quản lý rất chuyên nghiệp, năng động và trình độ cao, đồng thời đội ngũ nhân viên có trình độ thích hợp với công việc cụ thể. Dưới đây là bảng phân loại theo trình độ học vấn của lao động trong công ty:
  • 36. 26 Bảng 2.1 Trình độ học vấn của lao động trong công ty TNHH Thiết bị điện TG Ch tiêu Số lƣợng Tỷ trọng Theo giới tính 23 100 Nam 10 43,47 Nữ 13 56,53 Theo độ tuổi > 50 tuổi 0 0 >30 tuổi và <50 tuổi 15 65,22 <30 tuổi 8 34,78 Theo trình độ Đại học 7 30,43 Cao đẳng 5 21,75 Trung cấp 4 17,39 Bằng nghề 7 30,43 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Có thể thấy, nếu xét theo trình độ chuyên môn thì Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là khá cao, chiếm tỷ trọng là 30,43% trên tổng số lao động tại đơn vị và nắm các vị trí cao trong công ty. Độ tuổi lao động của nhân viên trong công ty cũng còn trẻ và năng động. Điều này cho thấy chất lượng CBNV của Công ty được nâng cao về chuyên môn, họ chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH thiết bị điện TG luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi. Ban lãnh đạo Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết, bên cạnh đó các cán bộ đi trước tiếp tục phát huy kinh nghiệm của mình. Thang Long University Library
  • 37. 27 Chế độ đãi ngộ Chế độ đãi ngộ của công ty bao gồm:  Lương:  Lương cơ bản;  Phụ cấp Chức danh;  Lương theo doanh số, hiệu quả công việc;  Phụ cấp cho những vị trí công việc đặc thù (lái xe, vì đi lại giao thông nguy hiểm);  Chế độ xem xét tăng lương gắn liền với hiệu quả công việc và doanh thu.  Thưởng:  Thưởng nhân các ngày lễ tết và các sự kiện đặc biệt của công ty;  Thưởng thành tích định kỳ và đột xuất cho cá nhân hoặc tập thể;  Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Bảo hiểm: Bảo hiểm Xã hội, Y tế, Thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
  • 38. 28 2.2 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua phân tích tài chính 2.2.1 Đánh giá tài chính của Công ty TNHH thiết bị điện TG thông qua các Bảng báo cáo tài chính 2.2.1.1 Tình hình tài chính của ông ty TNHH Thiết bị điện TG thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh Biểu đồ 2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG (Nguồn: B T của ông ty năm 2012-2014) Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và biểu đồ 2.1 trong giai đoạn từ năm 2012- 2014, có thể thấy tình hình sản xuất của công ty có nhiều biến động. Nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2013 có nhiều dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2012 do sự thay đổi về cách thức tổ chức, sự quản lý, điều hành hợp lý của ban lãnh đạo công ty cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty. Tuy nhiên sang đến năm 2014 tình hình sản xuất của công ty do có nhiều ảnh hưởng tác động từ nến kinh tế thị trường nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2013. Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá vốn hàng bán 34914911362,0 50451862638,0 46065798715,0 Doanh thu 36407918900,0 52227592695,0 47912462455,0 Lợi nhuận sau thuế 169134965,0 248121101,0 142124369,0 ,0 100000000,0 200000000,0 300000000,0 400000000,0 ,0 10000000000,0 20000000000,0 30000000000,0 40000000000,0 50000000000,0 60000000000,0Đồng Thang Long University Library
  • 39. 29 Đơn vị tính: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng 2.2 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị điện TG giai đoạn 2012-2014 Ch tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Số tiền % Số tiền % A 1 2 3 (2) - (1) (3) - (2) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.407.918.900 52.227.592.695 47.912.462.455 15.819.673.795 43,45 (4.315.130.240) (8,26) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.407.918.900 52.227.592.695 47.912.462.455 15.819.673.795 43,45 (4.315.130.240) (8,26) 4. Giá vốn hàng bán 34.914.911.362 50.451.862.638 46.065.798.715 15.536.951.276 44,50 (4.386.063.923) (8,69) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.493.007.538 1.775.730.057 1.846.663.740 282.722.519 18,94 70.933.683 3,99 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.273.891 4.214.610 2.701.873 (4.059.281) (49,06) (1.512.737) (35,89) 7. Chi phí tài chính 398.669.645 281.358.879 169.626.528 (117.310.766) (29,43) (111.732.351) (39,71) 8. Chi phí quản lý kinh doanh 877.098.496 1.167.757.652 1.497.528.355 290.659.156 33,14 329.770.703 28,24 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 225.513.288 330.828.136 182.210.730 105.314.848 46,70 (148.617.406) (44,92) 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 225.513.288 330.828.136 182.210.730 105.314.848 46,70 (148.617.406) (44,92) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 56.378.323 82.707.035 40.086.361 26.328.712 46,70 (42.620.674) (51,53) 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 169.134.965 248.121.101 142.124.369 78.986.136 46,70 (105.996.732) (42,72)
  • 40. 30 Về doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15.819.673.795 đồng tương ứng tăng 43,45 %. Như vậy, doanh thu năm 2013 tăng 15.819.673.795 đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 43,45%. Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự thay đổi này là do công ty nắm bắt được nhu cầu thị trường cần được cung cấp các mặt hàng sử dụng điện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác số đơn đặt hàng của công ty trong năm 2013 nhiều và có giá trị cao hơn so với năm 2012. Sang năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 4.315.130.240 đồng tương ứng giảm 8,26%. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, để tăng tính cạnh tranh doanh nghiệp giảm giá sản phẩm. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra có xu hướng giảm dẫn đến việc doanh thu có chiều hướng đi xuống. Công ty ngày càng chú trọng, tập trung cao vào khâu cung ứng dịch vụ, thực hiện tốt các điều khoản cam kết trong hợp đồng, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. Công ty nên tiếp tục phát huy và duy trì điểm mạnh này nhằm nâng cao uy tín, chất lượng các mặt hàng dịch vụ, thu hút khách hàng tiềm năng. Các khoản giảm trừ doanh thu Trong cả 3 năm đều bằng 0 đồng. Đối với các nhà kinh doanh các khoản giảm trừ doanh thu càng nhỏ càng tốt vì đây là khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trả lại hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nghĩa là công ty đang có vị thế cũng như mức độ tín nhiệm đối với khách hàng rất tốt góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình. Doanh thu từ các hoạt động tài chính Doanh thu từ các hoạt động tài chính năm 2012 là 8.273.891 đồng trong khi chỉ tiêu này năm 2013 là 4.214.610 đồng, như vậy doanh thu từ các hoạt đông tài chính giảm 4.059.281 đồng tương đương với mức giảm 49,06%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm này là do trong năm 2013 công ty đã rút một lượng tiền gửi không kỳ hạn từ ngân hàng. Việc công ty cắt giảm lượng tiền gửi ngân hàng để hưởng khoản lãi vay mà dùng tiền đó để chi trả cho khác hoạt động khác đã khiến cho doanh thu từ hoạt động tài chính giảm so với năm 2012. Điều này làm cho các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp luôn đạt chất lượng nhưng đã làm cho công ty mất đi một phần nguồn thu từ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Năm 2014, doanh thu từ các hoạt động tài chính tiếp tục giảm xuống 2.701.873 đồng tương ứng giảm 35,89% so với năm 2013. Đây là một mức giảm đáng lo ngại, ảnh hưởng chung đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Thang Long University Library
  • 41. 31 Về chi phí Giá vốn hàng bán Năm 2013 là 50.451.862.638 đồng trong khi năm 2012 là 34.914.911.362 đồng. Như vậy GVHB đã tăng lên một lượng là 15.536.951.276 đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ 44,50%. Sự tăng lên này là do có sự tăng lên về số lượng khách hàng, ký thêm hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải và tăng lượng tiêu thụ hàng hóa kèm theo đó là giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao theo tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên năm 2014 giảm 8,69% tương đương giảm 4.386.063.923 đồng so với năm 2013 Chi phí tài chính Trong năm 2013 chi phí tài chính của công ty là 281.358.879 đồng, trong khi năm 2012 khoản mục này là 398.669.645 đồng như vậy chi phí tài chính năm 2013 giảm 117.310.766 đồng so với năm 2012 tương ứng với mức giảm 29,43%. Nguyên nhân của việc giảm xuống đáng kể của khoản chi phí tài chính này là do công ty đã trả hết một phần gốc vay của các khoản vay ngắn hạn, khiến cho khoản chi phí phải trả cho lãi vay ngắn hạn này giảm, nhờ đó chi phí tài chính đã giảm đi 29,43%. Sang đến năm 2014 chi phí tài chính giảm 111.732.351 đồng tương ứng giảm 39,71% so với năm 2013. Nguyên nhân là trong năm do điều kiện nền kinh tế trong nước bão hòa vì vậy Công ty hạn chế cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán nên đã giảm được chi phí tài chính. Đây là một tín hiệu tốt trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên Công ty cũng nên cân nhắc để sao cho hợp lý nhằm giữ được các khách hàng tiềm năng đối tác tin cậy nhằm nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh. Chi phí quản lý kinh doanh Chi phí quản lý kinh doanh của năm 2013 là 1.167.757.652 đồng tăng một lượng là 290.659.156 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỉ lệ tăng 33,14%. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này là do công ty đã thuê thêm văn phòng đại diện và thuê thêm nhân viên quản lý văn phòng. Ngoài ra, lương nhân viên điều chỉnh tăng lương theo Nghị định của chính phủ do đồng tiền ngày càng mất giá, tăng lương tùy theo từng vùng ( mức lương của năm 2013 cao hơn so hơn với năm 2012 khoảng từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng) dẫn đến chi phí nhân công tăng. Chính vì lẽ đó, sang đến năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 329.770.703 đồng tương ứng tăng 28,24%, điều này cho thấy trong các năm này công ty có mua thêm các thiết bị phục vụ đồ dùng văn phòng, các khoản chi bằng tiền để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách, chi phí kiểm toán, công tác phí, tổ chức hội họp. Bên cạnh đó, công ty còn phải trả các loại chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận doanh nghiệp: điện – nước tăng, tiền thuê nhà làm văn phòng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có những gia đoạn cần phải đầu tư phát triển, hoàn thiện công tác tổ
  • 42. 32 chức và quản lý,vì vậy công ty cần có những chiến lược sử dụng chi phí sao cho hợp lí để giảm mức chi phí này như: cắt giảm một số chi phí mua ngoài, tài liệu kĩ thuật, công tác phí, chi phí tổ chức hội nghị. Lợi nhuận sau thuế của Công ty Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn ở mức tối đa. Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận của công ty đã có sự thay đổi. Trong đó năm 2013 cùng với sự thành công trong việc mang lại doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, sự quản lý tốt các khoản chi phí quản lý kinh doanh đã mang lại sự tăng trưởng nhanh về tổng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2013 tăng 78.986.136 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 40,46%. Sang đến năm 2013 thì lợi nhuận sau thuế này lại giảm đi 105.996.732 đồng tương ứng giảm 42,72%. Nguyên nhân có sự sụt giảm này là do trong năm 2014 tốc độ tăng của các các khoản thu nhập chậm hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí. Đồng thời trong năm các khoản chi phí tăng cao dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế của công ty âm. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình của công ty bị ảnh hưởng và công ty nên xem xét thay đổi chính sách nhằm phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cao trong những năm tới. Thang Long University Library