SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG
Nguyễn Thị Hồng Tuyến
• 1. Trình bày được định nghĩa môi trường
và sức khỏe môi trường
• 2. Trình bày được phân loại môi trường
• 3. Vai trò của yếu tố môi trường ảnh
hưởng đến sức khỏe
• 4. Vai trò của chính quyền trong sức khỏe
môi trường
MỤC TIÊU
1. ĐẠI CƯƠNG
• Con người sử dụng không khí để thở, nước để
uống và ăn động thực vật ở trên trái đất.
• Con người sống và thích ứng với môi trường
trên trái đất. Dù môi trường trái đất biến đổi
rất nhiều, nhưng con người đã tìm được cách
thích ứng trong những vùng khí hậu khác nhau,
kể cả những vùng rất khắt nghiệt như: ở sa
mạc, ở trong băng tuyết ở vùng bắc cực hay
nam cực.
• Sức khỏe của con người tùy thuộc vào sự
hiện diện của những thành phần trong các
môi trường như là không khí, nước và thức
ăn.
• Cũng có nhiều yếu tố tự nhiên trong môi
trường có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức
khỏe của con người như: tia cực tím, nhiệt
độ, các kim loại nặng, các muối khoáng,…
Cũng có nhiều chứng cứ chứng minh là
cung cấp nước sạch, và xử lý rác thải và
nước thải đúng cách, sống trong môi
trường không khí trong lành mang lại sức
khỏe cho người dân.
1.1. Định nghĩa môi trường
• Theo ý nghĩa của y khoa, môi trường bao
gồm khu vực xung quanh, các điều kiện hay
các ảnh hưởng của chúng đến sinh vật.
• Theo hướng này Last đã định nghĩa môi
trường trong phạm vi Hiệp hội dịch tễ học
quốc tế là: “Môi trường là tất cả những gì ở
bên ngoài túc chủ là người. Môi trường có
thể được chia thành môi trường vật lý, sinh
học, xã hội học, văn hóa,…”
• Theo định nghĩa này, môi trường có thể là
bất kỳ cái gì không phải là di truyền, dù
người ta có thể bàn luận là ngay cả di truyền
cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường trong thời
gian ngắn hay dài hạn.
• Một định nghĩa khác: “Môi trường là tất
cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học ở
bên ngoài con người và tất cả các hành vi
liên hệ”.
• Định nghĩa này loại trừ hành vi không liên
hệ với môi trường, cũng như hành vi liên
hệ với môi trường xã hội, văn hóa và di
truyền.
1.2. Định nghĩa sức khỏe môi trường
• Có nhiều khái niệm về sức khoẻ môi
trường, nhiều tác giả đã thống nhất và
đưa ra khái niệm sức khoẻ môi trường
như sau: “Sức khoẻ môi trường là tạo ra
và duy trì một môi trường trong lành, bền
vững để nâng cao sức khoẻ cho cộng
đồng”.
• Ba yếu tố “di truyền, môi trường và lối sống”
quyết định sức khoẻ của con người; trong đó,
môi trường và lối sống liên quan mật thiết với
sức khoẻ và chúng có mối quan hệ, tương tác
lẫn nhau.
• Lối sống lành mạnh có tác động tích cực
đến sức khoẻ như: sinh hoạt đều độ, ăn
uống hợp lý, đầy đủ chất theo chế độ dinh
dưỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp sống
lành mạnh đều có tác dụng tốt đối với việc
bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
• Ví dụ như: không dùng quá nhiều rượu bia,
thuốc lá hay chất kích thích, khám kiểm tra
sức khoẻ định kỳ, duy trì chế độ sinh hoạt
lành mạnh, luyện tập thể thao,…
• Hiện nay việc tác động trực tiếp lên yếu tố
di truyền của con người, để bảo vệ nâng
cao sức khoẻ còn hạn chế.
• Nhưng chúng ta có thể chủ động tác động
lên môi trường (phòng, chống ô nhiễm môi
trường, chăm sóc môi trường cơ bản) xây
dựng một lối sống lành mạnh, khoa học.
2.1.1. Môi trường tự nhiên
• Môi trường tự nhiên là những yếu tố tự
nhiên tồn tại khách quan bên ngoài con
người bao gồm: đất nước, không khí, sinh
vật sống, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên, ánh
sáng mặt trời, mưa, gió, bão lụt, động đất,
núi lửa, băng tuyết,…và các yếu tố liên
quan, đảm bảo cho con người có khả năng
tồn tại và phát triển.
2.1.2. Môi trường xã hội
• Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ
giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định, hương
ước,… ở các cấp khác nhau như: Liên Hiệp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh,
huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ,
khóm, các tổ chức tôn giáo, đoàn thể,…
• Môi trường xã hội định hướng hoạt động của
con người theo một khuôn khổ nhất định tạo
nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác
với sinh vật.
2.2. Phân loại môi trường
theo thành phần
• Môi trường không khí.
• Môi trường đất.
• Môi trường nước.
• Môi trường biển.
3.1.1. Thành phần của khí quyển
• Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao
quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi
lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm
có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%),
với một lượng nhỏ agon - Ar (0,9%), Dioxit
cacbon (khoảng 0,035%), hơi nước và một số
chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống
trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia
cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi
về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
• Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng
với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ
không khí của bầu khí quyển giảm dần theo
độ cao.
• Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm
trong khoảng 11 km đầu tiên của bề
mặt hành tinh.
• Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao
trên 50 dặm (80,5 km) được coi là
những nhà du hành vũ trụ.
• Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft)
được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng
khí quyển có thể nhận thấy được khi quay
trở lại.
• Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62
dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới
giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không
vũ trụ.
3.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng
môi trường không khí
• Các chất gây ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng đến đời sống và sức khỏe của con
người.
• Vì vậy, nhằm đảm bảo sức khỏe của con người
và bảo toàn các hệ sinh thái, cơ quan bảo vệ
môi trường quy định các chất ô nhiễm thải
vào môi trường không được vượt quá giới hạn
cho phép. Giới hạn này tùy thuộc vào điều
kiện phát triển kinh tế xã hội của từng nước.
• Ô nhiễm môi trường không khí là quá
trình thải các chất gây ô nhiễm vào môi
trường không khí làm cho nồng độ của
chúng trong môi trường vượt quá tiêu
chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, các động vật, cảnh quan
và hệ sinh thái.
Các nguồn tự nhiên
• Gió thổi làm cho bụi từ đất bay lên mang
theo các chất ô nhiễm vào không khí nhất
là nơi không có cây cỏ che phủ.
• Đất ẩm thấp có chứa nhiều vi sinh vật gây
bệnh. Khi trời khô hanh bụi phát tán theo
gió vào môi trường không khí.
• Người hít phải bụi có chứa VSV gây bệnh thì sẽ
mắc bệnh đường hô hấp.
• Khi núi lửa hoạt động hơi khí độc có trong
lòng đất như SO2, H2S, CH4 cùng với tro bụi
gây ô nhiễm môi trường không khí. Sự phân
hủy các chất hưu cơ sinh ra SO2, H2S, CH4,
CO2, NH3 gây ô nhiễm môi trường không khí.
• Phấn hoa, bụi phóng xạ tự nhiên là nguồn các
chất gây ô nhiễm có hại cho sức khỏe cần phải
tránh tiếp xúc.
Các nguồn nhân tạo
• Các hoạt động của con người tạo ra chất thải, các
chất gây ô nhiễm môi trường quan trọng cần phải
được kiểm soát. Các nguồn gây ô nhiễm nhân tạo
gồm có:
• (1) khí thải do nấu nướng ở nhà có chứa CO,
CO2,…,
• (2) khí thải do động cơ xe máy có chứa CO, CO2,
NO, HC, chì, nhất là khi sử dụng xăng pha chì,
• (3) khí thải từ ống khói của các nhà máy có chứa
nhiều hóa chất đa dạng ảnh hưởng rất lớn đến sự
ô nhiễm môi trường nhất là các nhà máy nhiệt
điện, nhà máy hóa chất, nhà máy luyện kim,
• (4) bụi cát, đất đá từ các công trình xây dựng.
3.2.1. Vai trò và nhu cầu nước
• Nước tham gia vào thành phần cấu trúc
sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu,
đất đai và sinh vật.
• Nước là một trong những nhu cầu đa
dạng của con người.
• Nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp, sản xuất điện, và tạo ra
nhiều cảnh quan đẹp.
• Nước tham gia cấu tạo cơ thể con người.
Nước cần cho việc điều hòa thân nhiệt,
chuyển hóa các chất và cung cấp các yếu tố
vi lượng cho cơ thể, giúp căn bằng kiềm
toan.
• Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 1,5 – 2,5l
nước sạch để uống và từ 20 – 100l nước
sạch cho các nhu cầu sinh hoạt khác tùy
thuộc vào nơi sinh sống của chúng ta.
3.2.2. Ô nhiễm nước
• Ô nhiễm nước là sự thay đổi các tính
chất vật lý, hóa học và sinh học của nước
theo chiều xấu đi, với sự xuất hiện các
chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật. Làm giảm mức độ đa dạng sinh
vật trong nước.
• Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng
thì ô nhiễm nước là vấn đề đang lo ngại hơn ô
nhiễm đất.
• Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy
qua rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp,
các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống
nước ngầm.
• Theo hiến chương Châu Âu thì “ô nhiễm nước
là sự biến đổi nói chung do con người gây ra
đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước
và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải
trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm tự nhiên
• Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,…
hoặc do các sản phẩm của hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của
chúng gây ra.
• Cây cối, sinh vật chết đi bị các VSV phân
hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ
ngấm vào lòng đất, và nước ngầm gây ô
nhiễm.
• Nước mưa và lũ lụt lôi cuốn các chất ô
nhiễm trên mặt đất và nước gây ô nhiễm
nước sông suối.
• Chưa kể đến động vật và gặm nhấm tìm
đến nguồn nước để uống, tắm gây ô
nhiễm nguồn nước với phân và nước tiểu
của chúng.
Ô nhiễm nhân tạo
• Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các
khu dân cư, chợ, cơ quan trường học, chứa
các chất thải trong quá trình sinh hoạt của
con người.
• Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt
là các chất hữu cơ bị phân hủy
(cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), phospho,
nito, chất rắn và vi trùng.
• Tùy theo mức và lối sống mà khối lượng và
thành phần nước thải khác nhau.
• Nước thải ở đô thị là loại nước thải tạo thành
do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước
thải từ nhà vệ sinh và nước thải từ các cơ sở
thương mại, công nhiệp nhỏ.
• Nước thải đô thị thường được thu gom vào
hệ thống cống thải để xử lý chung. Thông
thường ở các đô thị có hệ thống cống thải,
khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử
dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị,
chảy vào đường cống và quay trở lại vòng
tuần hoàn của nước.
• Bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô
nhiễm môi trường, nước thải không được
xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây
thiếu hụt oxy làm cho nhiều động vật và
cây cỏ không thể sống được.
• Ngoài nước thải từ các khu dân cư, ô
nhiễm nước nhân tạo còn do: nước thải từ
nhà máy xí nghiệp, nước thải từ bệnh viện
và các cơ sở điều trị, nước thải từ sản xuất
công nghiệp, ngư nghiệp,…
Các ion và chất vô cơ hòa tan
• Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng
lớn các ion Cl-, SO4
2-, PO4
3-, Na+, K+.
• Trong nước thải công nghiệp, còn có thể chứa
các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp
chất của: Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F,…
• Ngoài ra, còn các chất dinh dưỡng (N, P). Các
chất này cần thiết cho cây trồng như: Amoni
và amoniac (NH+
4, NH3), nitrate (NO3
-), Nitrit,
Phosphat (PO4
3-), Sulfat (SO4
2-), Clorua (Cl-).
Các chất hữu cơ
• Các chất hữu cơ dể bị phân hủy sinh học:
C-H, protein, chất béo,… thường có mặt
trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô
thị, nước thải công nghiệp chế biến thực
phẩm.
• Trong nước nước thải sinh hoạt, có
khoảng 60 – 80% lượng chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học.
• Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi
thủy sản, vì khi bị phân hủy các chất này
sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước, đãn
đến chết các loài thủy sản.
Các chất hữu cơ bền vững
• Chúng là các chất hữu cơ có độc tính cao,
khó bị vi sinh vật phân hủy trong môi
trường. Một số chất hữu cơ có khả năng
tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích
lũy sinh học trong cơ thể sinh vật.
• Chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và
từ đó đi vào cơ thể con người. Nhóm này có
các chất polychlorophenol (PCPs),
polychlorinated biphenyls (PCBs), các
hydrocacbon đa vòng (PAHs), các hợp chất dị
vòng N, hoặc O.
• Các chất này có trong nước thải công nghiệp,
nước chảy từ đồng ruộng (có chứa thuốc bảo
vệ thực vật). Các hợp chất này thường là các
tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi
có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường.
Ngoài ra còn có dầu, mỡ, chất có màu, chất
gây mùi,…
Các vi sinh vật gây bệnh
• Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước
gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong
sinh hoạt.
• Các sinh vật này có thể truyền bệnh cho người.
Các VSV gây bệnh này không bắt nguồn từ
nước, chúng cần có vật chủ để sống kí sinh,
phát triển và sinh sản.
• Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một
thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ
truyền bệnh tiềm tàng. Các VSV này là vi
khuẩn, virus, động vật đơn bào, giun sán.
• Vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây bệnh có
trong nước thường gây các bệnh đường
ruột như: dịch tả (Vibrio comma), bệnh
thương hàn (Salmonella typhi),…
• Virus: là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế
bào có kích thước rất bé, có thể chui được
qua màng lọc vi khuẩn, virus có trong nước
có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối
loạn hệ thần kinh trung ưng, viêm tủy xám,
viêm gan,…
• Động vật đơn bào: là dạng động vật sống
nhỏ nhất, cơ thể cấu tạo đơn bào nhưng
có chức năng hoạt động phức tạp hơn vi
khuẩn và virus.
• Động vật đơn bào có thể sống độc lập
hoặc kí sinh, có thể gây bệnh hoặc không.
• Giun sán: là loại sinh vật kí sinh có vòng đời
gắn liền với hai hay nhiều vật chủ, con
người có thể là một trong số các vật chủ
này.
• Chất thải của người và động vật là nguồn
gốc đưa giun sán vào nước. Nước là môi
trường vận chuyển giun sán quan trọng.
3.3.1. Định nghĩa ô nhiễm môi trường đất
• Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các hiện
tượng là nhiễm bẩn môi trường đất gây ra
bởi các chất ô nhiễm.
3.3.2. Các loại ô nhiễm môi trường đất
• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
• Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
3.3.3. Các tác nhân gây
ô nhiễm môi trường đất
• Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: bao gồm phân
bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc
bảo vệ thực vật (clo hữu cơ, DDT, lindan, phospho
hữu cơ,…), chất thải công nghiệp và sinh hoạt
(kim loại nặng, độ kiềm, độ acid,…).
• Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lị,
thương hàn, các loại KST.
• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: nhiệt độ (ảnh
hưởng đến tốc độ phân hủy chất thải của sinh
vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Sc137).
4. Vai trò của yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến sức khỏe
• Mọi người chúng ta điều biết rõ môi trường
ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến đời sống của
con người đặc biệt là sức khỏe, tuy nhiên
chúng ta không nghĩ đến mức độ nguy hại
khi môi trường ô nhiễm.
• Theo số liệu của của Tổ chức Y tế Thế giới
WHO, mỗi năm thế giới có 13 triệu người tử
vong liên quan đến vấn đề môi trường.
• Tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, trung bình
cứ 100 người chết thì có hơn 10 người thiệt
mạng vì các yếu tố môi trường, tiêu biểu như
nguồn nước thiếu vệ sinh hay không khí ô
nhiễm.
• Một điều đáng buồn là những nạn nhân
chính của vấn đề ô nhiễm môi trường là
trẻ em dưới 5 tuổi, đa số các ca tử vong
thường gặp là do tiêu chảy hoặc nhiễm
trùng đường hô hấp dưới.
• Tình trạng môi trường ở Việt Nam đang ô
nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe
dọa đến sức khoẻ con người và lan rộng trong
nhiều khía cạnh sinh hoạt đời sống, từ nguồn
nước, khói bụi, không khí, rác thải, nhiên liệu
xăng dầu,… hiện tại vẫn chưa tìm ra giải pháp
đối phó hữu hiệu.
• Thực trạng xã hội đã cho thấy môi trường bây
giờ rất là ô nhiễm, ra đường phải đội nón,
đeo khẩu trang, nhà mặt đường lúc nào cũng
phải đóng cửa sợ bụi bay vào,…
• Với sự phát triển của xã hội hiện nay đã tạo
thêm những yếu tố làm ô nhiễm môi trường
như yếu tố về nghề nghiệp, phóng xạ tia cực
tím, tiếng ồn, sử dụng nhiều hóa chất trong
nông nghiệp, những thay đổi về khí hậu và hệ
sinh thái,…
• Số người mắc bệnh ung thư, bệnh nghề
nghiệp, ảnh hưởng đến thần kinh và chức
năng của tuyến nội tiết, con cái bị dị tật bẩm
sinh ngày một tăng, nguyên nhân dẫn đến tình
trạng ung thư ngày càng tăng chính là do môi
trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng.
• Người dân ngày càng quan tâm và thấy rõ
đến cái lợi ích của môi trường, tuy nhiên
mọi người chưa ý thức được bản thân
mình cần phải làm gì để đóng góp cho việc
bảo vệ môi trường.
5. Vai trò của chính quyền trong sức
khỏe môi trường
• Sức khỏe môi trường là trách nhiệm của chính
phủ. Nhiều yếu tố tiếp xúc môi trường như là
ô nhiễm không khí nằm ngoài sự kiểm soát
của cá nhân.
• Chính phủ đảm bảo môi trường khỏe mạnh
bằng cách cung cấp dịch vụ trực tiếp, hoặc
thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về cung
cấp các dịch vụ như cung cấp nước sạch, hệ
thống cống dẫn nước thải, xử lý nước thải,…
• Vai trò của chính quyền trong nhận biết các
yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe môi trường
và thiết lập các tiêu chuẩn an toàn phải
được các nhà máy, xí nghiệp, chính quyền
địa phương và người dân chấp nhận để bảo
vệ cho họ khỏi các yếu tố nguy hiểm.
• Cả hai lĩnh vực nhận ra các chất có hại và
thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thường gặp
khó khăn và hay gây tranh luận.
• Các nguy cơ đặt ra bởi có nhiều chất hóa
học tổng hợp được phóng thích vào môi
trường trong quá trình sản xuất công
nghiệp.
• Các xét nghiệm về tác hại tiềm tàng thì
rất đắc tiền và tốn nhiều thời gian.
• Ngay cả các trường hợp nguy cơ đối với sức
khỏe là hiển nhiên như là nước cống thải
vào trong các dòng nước, hay ô nhiễm
không khí do sử dụng xe hơi,… nhưng vì nhu
cầu về sự tiêu xài và sự bất tiện cần thiết để
làm sạch môi trường thì các ngành công
nghiệp, chính quyền địa phương và ngay cả
người dân có thể chống lại các tiêu chuẩn
vệ sinh môi trường.