SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
PHẦN 1: KHI KHÁCH HÀNG LÀ MỘT NỬA CỦA DOANH NGHIỆP 
Chương 1: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đang hướng tới khách hàng là tâm điểm 
(Innovation from customers’ perspective) 
Chương 2: Phương thức truyền thông thay đổi trong bối cảnh kinh doanh “Click and Brick” 
Chương 3: Định nghĩa khách hàng lai 
PHẦN 2: Ý NIỆM “TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ” (CONVERGENCE MARKETING) 
Chương 4: 5Cs trong Convergence marketing 
PHẦN 3: NHỮNG TỪ KHÓA KHI TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG LAI 
Chương 5: Omni – channels 
Chương 6: Content marketing 
Chương 7: Mobile marketing 
Chương 8: Native ads 
PHẦN 4: FUN FACTS 
NỘI DUNG 
2
KHI KHÁCH HÀNG 
LÀ MỘT NỬA CỦA 
DOANH NGHIỆP 
Một cách nói ví von, dí dỏm nhưng vô cùng thực tế của những chủ doanh nghiệp theo quan điểm 
hướng tới khách hàng/ “Khách hàng là tâm điểm” – Customer orientation. 
3
Chương 1: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đang hướng tới 
khách hàng là tâm điểm 
Các quan điểm về mô hình phát triển sản phẩm mới/ dịch vụ mới của doanh nghiệp (NSD - New service development) theo thời gian 
Những mô hình phát triển dịch vụ (theo thời gian: 1980s, 2000s và 2013) 
1980s 
Nguồn: Scheuing & Johnson, 1989 
Hướng dẫn chiến lược 
Thăm dò 
Sàng lọc 
Hiểu biết toàn diện 
Phát triển và thử nghiệm 
Giới thiệu 
Xây dựng chiến lược 
Hình thành ý tưởng 
Phân tích 
Thiết kế dịch vụ và 
Phát triển quá trình 
Thử nghiệm 
Giới thiệu 
Phát triển một chiến 
lược kinh doanh 
Phát triển một chiến 
lược dịch vụ 
Hình thành ý tưởng 
Phát triển và đánh 
giá khái niệm 
Phân tích kinh doanh 
Phát triển và đánh giá 
dịch vụ 
Thử nghiệm trên 
thị trường 
Thương mại hoá 
4
2000s Mô hình tuyến tính của quá trình phát triển 
Nguồn: Alam and Perry (2002) 
Lưu ý: Hộp hình chữ nhật: các giai đoạn tuần tự; Hộp kim 
cương: các giai đoạn chồng chéo/song song 
Mô hình song song của quá trình phát triển 
Lập kế hoạch chiến lược 
Hình thành ý tưởng 
Sàng lọc ý tưởng 
Phân tích kinh doanh 
Hình thành một đội ngũ 
đa chức năng 
Thiết kế dịch vụ và thiết 
kế hệ thống quy trình 
Đào tạo nhân lực 
Thử nghiệm dịch vụ và 
chạy thí điểm 
Thử nghiệm tiếp thị 
Thương mại hoá 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Hình thành một đội ngũ đa chức năng 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Tiếp tục/Từ bỏ 
Lập kế hoạch 
chiến lược 
Hình thành ý 
tưởng 
Sàng lọc ý tưởng 
Phân tích kinh 
doanh 
Thiết kế dịch vụ và thiết kế 
hệ thống quy trình 
Đào tạo nhân 
lực 
Thử nghiệm dịch vụ 
và chạy thí điểm 
Thử nghiệm tiếp thị 
Thương mại hoá 
5
2013 
Nguồn: Tran (2013) 
Hình thành ý 
tưởng 
Phân tích 
kinh doanh 
Lập kế hoạch chiến lược và kế 
hoạch marketing 
Hình thành đội ngũ phát triển dịch 
vụ mới 
Thiết kế dịch vụ và thiết kế hệ Khách hàng 
thống/quy trình 
Thử nghiệm dịch vụ 
và chạy thí điểm 
Đào tạo 
Xem xét trên quy mô 
toàn diện 
Thương mại hoá 
Quy trình phát triển dịch vụ mới 
Giám đốc, đội sản phẩm, đội marketing, 
phòng kinh doanh, (đội công nghệ) 
đội sản phẩm, đội marketing 
Khách hàng, Khán giả/Publishers 
Khách hàng, Publishers 
Đội sản phẩm, đội marketing, đội 
inventory, quản lí cấp cao, giám đốc 
Đội sản phẩm, quản lí cấp cao, 
giám đốc 
Đội sản phẩm, đội marketing, đội 
inventory, đội công nghệ, quản lí cấp cao 
Khách hàng, Khán giả/Publisher, 
Pháp lý về dịch vụ 
Khách hàng, Khán giả/Publisher, 
Pháp lý về dịch vụ, Nhà cung cấp 
Internet 
Khách hàng, Publishers 
Đánh giá sau mỗi giai đoạn được thực hiện bởi Giám đốc và Quản lý 
Đội sản phẩm, đội marketing, đội công 
nghệ, phòng kinh doanh 
Đội sản phẩm, đội marketing, đội công 
nghệ, phòng kinh doanh 
Đội sản phẩm, đội marketing, đội 
inventory, đội công nghệ, phòng kinh 
doanh, quản lí cấp cao 
Đội sản phẩm, đội marketing, đội công 
nghệ, phòng kinh doanh, quản lí cấp cao 
Khách hàng, Khán giả/Publisher, 
Pháp lý về dịch vụ 
Khách hàng, Khán giả/Publisher, 
Pháp lý về dịch vụ, Nhà cung cấp 
Internet 
6
Có thể thấy rằng, môi trường mua sắm đang biến động 
khôn lường với công nghệ và xu hướng mới. Nhu cầu mới 
nảy sinh theo giờ và theo ngày. Những công ty nắm bắt 
và thỏa mãn tốt được những nhu cầu “mới mọc lên như 
nấm” này sẽ là những công ty chiếm được cảm tình 
khách hàng. 
Một nghiên cứu mới của PA Consulting cho thấy những 
công ty hướng chiến lược đến khách hàng có sự bền 
vững lâu hơn, tỉ suất lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh 
tranh cao hơn. 
7
Chương 2: Phương thức truyền thông trong bối cảnh 
kinh doanh “Click và Brick” 
Mô hình kinh doanh truyền thống, 
khi chưa có các kênh Online: 
Doanh nghiệp 
Người gửi thông điệp 
Cửa hàng Khách hàng 
Thông điệp 
Người nhận thông điệp 
Người gửi Người nhận 
Quá trình thông điệp truyền thông được 
lưu chuyển trong “Communication loop”: 
8
Doanh nghiệp 
Online 
Click n Brick 
Khách hàng 
Mô hình kinh doanh trên online và offline của 
các doanh nghiệp trong thời đại số: 
Người gửi Mã hóa Giải mã 
Thông tin Phản ứng 
phản hồi 
Người nhận 
Thông điệp 
(phương tiện truyền thông) 
Nhiễu thông tin 
9 
Quá trình thông điệp truyền thông được lưu chuyển trong “Communication loop”
Những thay đổi trong phương thức 
truyền thông với khách hàng 
Thời kì trước khi những khái niệm chính 
thức của marketing ra đời, truyền thông 
đối với khách hàng là một chiều, khách 
hàng hầu như không có tiếng nói. Khách 
hàng thường gặp khó khăn trong việc 
phản hồi vì khoảng cách và thiếu phương 
thức phản hồi, hoặc đơn giản phản hồi của 
khách hàng không được quan tâm và hoàn 
toàn không có sức nặng. 
Truyền thông hiệu quả theo định nghĩa 
của marketing là phải tương tác hai chiều. 
Theo mô hình này, có rất nhiều nhân tố 
ngoại cảnh ảnh hưởng đến việc tiếp nhận 
thông điệp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp 
mở rộng mô hình kinh doanh và tương 
tác với khách hàng qua cả kênh online 
(click) và offline (brick), sự phức tạp 
trong hệ thống truyền thông (commu-nication 
loop) tăng lên, đòi hỏi sự ra đời 
của một mô hình truyền thông mới, cải 
tiến hơn, hiện đại hơn. 
Người 
gửi 
Thông điệp Người 
nhận 
10
Những đặc điểm của mô hình 
truyền thông hiện đại 
Truyền thông truyền thống 
(TV, Tạp chí, báo giấy, 
quảng cáo ngoài trời...) 
Thông điệp 
Người gửi (Quảng cáo) 
Khách hàng 
(Vừa là người nhận vừa 
là người gửi) 
Truyền thông tương tác 
(Nội dung bắt nguồn từ khách 
hàng, blog, mạng xã hội...) 
Khách hàng 
Khách hàng 
Khách hàng 
11
Mô hình mới có tính 
tương tác cao hơn, 
phi tuyến và đa thoại. 
Cách thức mã hóa 
thông điệp đa dạng 
hơn rất nhiều. 
Khách hàng ngày càng 
trở nên khó tính với việc 
tiếp nhận thông điệp. 
Sự gia tăng không ngừng của các 
kênh (channels) mới, đa dạng thêm 
phương thức truyền thông. 
Một trong những nhân tố 
nhiễu thông tin (noise) là do 
quá tải quảng cáo, và native 
ads được coi là giải pháp mới 
hóa giải việc nhiễu thông tin. 
Hình thức phản hồi không còn 
đơn thuần “đi thẳng” đến doanh 
nghiệp. Việc có nhiều cách để 
đưa ra ý kiến phản hồi và ý kiến 
có thể được truyền đạt đến số 
đông trước khi đến với doanh 
nghiệp ít nhiều là khởi nguồn của 
khủng hoảng thương hiệu. 
Khách hàng có sự lựa chọn 
loại bỏ một phần hoặc toàn 
bộ thông điệp quảng cáo, và 
chọn lựa thời điểm xem 
quảng cáo đó. 
12
Quyền lực khách hàng với 
doanh nghiệp tăng dần theo thời gian 
Sức lan tỏa 
Trong giai đoạn những năm 1900, theo điều tra 
tại Mỹ, một khách hàng không hài lòng với công 
ty/sản phẩm của bạn sẽ nói với 20 người khác 
về trải nghiệm xấu với công ty của bạn. 
Ngày nay, trong môi trường tương tác và chia 
sẻ chóng mặt trên đa phương tiện và mạng 
xã hội, nếu bạn khiến 1 khách hàng không 
hài lòng, số lượng người biết tới thông tin đó 
sẽ là 20 lũy thừa N. 
Ví dụ điển hình là trường hợp của David Caroll 
sáng tác ca khúc cho United Airline vì làm vỡ đàn 
guitar của anh ta. Kết quả là ca khúc than phiền 
này thu hút 11 triệu người xem, tạo ra khủng 
hoảng truyền thông thực sự cho United Airline. 
Tác động tới hình ảnh, chiến lược sản phẩm 
và vai trò xã hội của doanh nghiệp 
Mức độ ảnh hưởng của khách hàng đối với hoạt động 
của doanh nghiệp lớn hơn bao giờ hết, đặc biệt là yêu 
cầu về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm đối với xã 
hội. 
Nestle’s đã từng phải đối mặt với các câu hỏi từ khách 
hàng về trách nhiệm của họ với môi trường sau khi 
Greenpeace tổ chức một cuộc biểu tình trên Facebook 
lên án sự ủng hộ của Nestle's với việc phá rừng tại 
Malaysia. 
Khả năng tác động tới quyết định cuối cùng 
Giá trị của khách hàng đã không còn đơn thuần là khả 
năng mua hàng của họ mà còn là khả năng ảnh hưởng 
đến quyết định mua hàng của người khác. Với công cụ 
mạng xã hội, giá trị ảnh hưởng gần như tăng lên đến 
mức đáng chú ý. 
Khách hàng ngày càng có sự chuyển dịch 
trong hành vi và thói quen phức tạp hơn, 
trở nên khó đoán, khó định hình và “khó 
chiều”, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác 
định được đủ những điểm tiếp xúc (touch 
points) và tiếp cận theo đúng ngữ cảnh. 
Sự xuất hiện của nhiều kênh truyền 
thông và hình thức mua sắm mới kéo 
theo sự chuyển đổi khó lường trong quá 
trình mua hàng. Khách hàng du nhập 
những phương thức mới một cách phức 
tạp, khác biệt giữa từng cá thể và hệ quả 
là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc 
theo kịp khách hàng của họ. 
13
Chương 3: ĐỊNH NGHĨA KHÁCH HÀNG LAI 
CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG LAI 
Gặp An cô gái người Việt xinh xắn đang sinh sống và 
học tập tại Melbourne. An vừa kết thúc bài thi cuối 
khóa và giờ cô đang bước vào giai đoạn nghỉ cuối kì, 
có rất nhiều thời gian cho cô nghỉ ngơi và đi du lịch. 
Không chần chừ, sau khi thức giấc bởi tiếng chuông 
điện thoại dài, An mở máy tính lên, việc mà dường như 
đã thành thói quen. Cô vào các trang web đại lí chính 
thức của các hãng hàng không để xem giá vé từ 
Melbourne về Việt Nam. Có lẽ dành kì nghỉ hè đề về 
thăm gia đình không phải là một ý kiến quá tồi. Sau 
một hồi so sánh giá vé giữa các hãng Singapore Air, 
Vietnam Airline đến Cathay Pacific, vẫn chưa ưng ý, 
An nhấc điện thoại gọi đến một đại lí bán vé với hi 
vọng họ có giá vé tốt hơn cho cô. Không ngoài mong 
đợi, họ cung cấp cho cô giá vé đúng ngày cô muốn 
nhưng lại rẻ hơn 10% so với giá chính hãng, An ngay 
lập tức đặt chỗ và hẹn buổi chiều qua để thành toán 
và lấy vé. 
Hoàn thành xong công việc quan trọng nhất, cô bắt 
đầu gọi điện cho người thân để lên danh sách các món 
đồ cần mua về nhà. Bây giờ đang là mùa giảm giá, 
chọn lựa những món đồ thời trang cho các chị và mẹ 
là thời điểm thích hợp, nhưng khi đi mua sắm quần áo 
luôn cần có một người hợp guu tư vấn – An liền nhấc 
máy alo cho Liên, lên kế hoạch gặp trong 1h để có 
một buổi shopping hoành tráng. 
Trong khi chờ đợi cô bạn thân qua nhà, An dành thời gian 
đọc đánh giá 1 số loại máy ảnh – một món quà cho bố. 
Những đánh giá tích cực cho chiếc Canon D500 giúp cô 
đưa ra quyết định sơ khai về sự lựa chọn của mình và có 
vẻ JB HiFi đang có khuyến mại giá hấp dẫn nhất cho chiếc 
máy ảnh này nữa, cần phải ghé qua JB trên đường đi 
shopping thôi. 
Trong khi đi shopping, An tranh thủ chụp hình và chia sẻ 
trên mạng xã hội hỏi ý kiến bạn bè, tiện cho người chị ở 
Việt Nam xem ưng bộ nào thì mua ngay. Sau hồi shopping 
quần áo, mỹ phẩm và thu được chiến lợi phẩm kha khá, 
hai cô bạn ghé vào JB với hi vọng mua được chiếc máy 
ảnh ưng ý cho bố. Chào đón tại cửa hàng một anh chàng 
sales thân thiện, nhanh nhẹn hỏi xem các bạn muốn xem 
mặt hàng nào và cần tư vấn gì không? Sau khi trình bày 
nhu cầu và sản phẩm dự kiến mua, anh bạn sale có vẻ 
thấu hiểu và bắt đầu tìm hiểu thêm nhu cầu của khách 
hàng. Sau một hồi gợi ý, An hoàn toàn hài lòng với lựa 
chọn mới – một chiếc Canon 100D và tuyệt hơn là 
chương trình khuyến mại giảm 15% khi đặt hàng online 
của JB. An sẽ về nhà và hoàn thành đơn hàng trên mạng. 
Giờ An và cô bạn chỉ cần qua đại lí bán vé thành toán là 
tạm hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm nay. 
14
ĐỊNH NGHĨA 
Thuật ngữ “Khách hàng lai” được biết đến lần đầu 12 năm trước, định nghĩa sự xuất 
hiện của một xu hướng mới trong thời đại số, nơi khách hàng luôn dịch chuyển không 
ngừng giữa online và offline, giữa cảm tính và lí tính, giữa màn hình máy tính với quầy 
hàng của bạn (Wind & Mahajan, 2002). 
Chân dung khách hàng lai được miêu tả như nhân vật Nhân Mã trong thần thoại Hy Lạp: 
- Với đôi chân nhanh nhẹn để theo kịp sự thay đổi của công nghệ 
- Nhưng vẫn mang trái tim và trí óc khó đoán của con người 
NHỮNG CON SỐ VỀ KHÁCH HÀNG LAI 
- 80% sử dụng điện thoại khi mua 
hàng tại cửa hàng 
- 90% sử dụng để tra cứu trước khi đi 
mua hàng 
- 70% sử dụng mạng xã hội để biết 
kinh nghiệm mua sắm của bạn bè 
- 53% đánh giá tốt nhãn hàng họ 
thích trên mạng xã hội 
- 40% đã mua hàng sau khi viết về 
sản phẩm trên mạng xã hội 
- 17% cảm thấy kết nối với thương 
hiệu hoạt động mạng xã hội tốt 
Traditional 
Consumer 
Cyber 
Consumer 
15
NHỮNG MONG MUỐN CỦA KHÁCH HÀNG LAI – CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP 
Khao khát cá nhân hóa, ưu đãi đặc biệt: 
Khách hàng lai yêu thích mua hàng online, đặc 
biệt những sản phẩm có khả năng cá nhân hóa, 
những ưu đãi mang tính cá nhân, dành riêng cho 
họ nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ việc mua 
những mặt hàng đại trà tại cửa hàng. 
Yêu cầu tương tác xã hội cao: 
Họ có bạn bè, người quen ở khắp nơi – ngoài đời, 
công ty, trên mạng xã hội, trong các diễn đàn, 
trong facebook group…Họ đặc biệt thích tham 
gia các trang diễn đàn, cộng đồng online để chia 
sẻ ý kiến. Vậy doanh nghiệp làm thế nào để 
tham gia những cộng đồng đó hay xây dựng 
những cộng đồng đó cho khách hàng? 
Yêu cầu thuận tiện khi tiếp cận kênh truyền 
thông: 
Khách hàng lai tương tác trên nhiều kênh 
truyền thông khi họ cần và theo lịch của họ 
không phải do sự sắp xếp của công ty. Đặc biệt, 
sự đồng nhất thông tin ở các kênh là một điều 
quan trọng vì không khách hàng nào muốn sự 
rắc rối, tối nghĩa trong thông tin. 
Cần sự thỏa mãn khi tiêu tiền: 
Khách hàng lai sử dụng nhiều kênh để so sánh 
giá cả, thậm chí đấu giá đơn giản vì họ muốn sự 
thỏa mãn khi mua được món hàng ở mức giá tốt 
nhất. Những chiến lược giá cả tăng giá trị cho 
khách hàng sẽ rất được đánh giá cao. 
Mong muốn đưa ra quyết định mua hàng tốt: 
Đồng nghĩa với việc họ sẽ tra cứu, hỏi ý kiến 
nhiều hơn và những thông tin có giá trị, giúp đơn 
giản hóa việc đưa ra quyết định sẽ là những nội 
dung mà khách hàng cần. 
16
THỬ THÁCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG LAI 
1. Đa điểm tiếp xúc trong quá trình mua 
hàng: khiến cho doanh nghiệp khó nắm bắt và 
đánh giá được tầm quan trọng của từng điểm 
tiếp xúc. 
- 50% khách hàng muốn đến lấy hàng tại cửa 
hàng sau khi mua hàng online hay qua di động – 
nhưng chỉ 36% nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ này. 
- 71% khách hàng cảm thấy thông tin về nguồn 
hàng trong kho quan trọng với họ - nhưng chỉ 
32% nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ này. 
2. Khó đoán và nắm bắt hành vi mua hàng: 
Tùy thuộc vào lượng thông tin, kênh truyền 
thông, nhu cầu và yêu cầu, khách hàng lai 
thường có hành vi rất khác trong những tình 
huống mua hàng khác nhau. Thêm vào đó, rất 
khó để phân khúc họ, mặc dù họ cùng thuộc một 
nhóm “nhân khẩu học” nhưng không có gì đảm 
bảo là họ sẽ có những hành vi tương tự (nhân tố 
kênh, thông tin mua hàng có sẵn, người ảnh 
hưởng có thể khác nhau giữa các đối tượng). 
*Ví dụ: Cùng 1 khách hàng có thể mua quần áo 
mặc nhà ở bigC nhưng lại mua đồ mặc dạo phố 
tại Vincom và chi tiền mua những bộ quần áo đắt 
tiền thương hiệu quốc tế qua kênh bán hàng 
trực tuyến. 
3. Kỳ vọng khách hàng lai ngày càng cao: và 
các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong 
việc theo kịp nhu cầu và kỳ vọng của họ. 
- 30% khách hàng lai nói doanh nghiệp không 
có sự đồng nhất thông tin trên tất cả các kênh. 
- 40% doanh nghiệp than phiền về khả năng 
công nghệ của họ khó đảm bảo sự đồng nhất 
của thông tin. 
- 39% khách hàng nói họ sẽ không ghé thăm 
cửa hàng nếu website không có thông tin về số 
lượng nguồn hàng có sẵn. 
17
Ý NIỆM “TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ” 
(CONVERGENCE MARKETING) 
Tiếp cận khách hàng lai không dừng lại ở việc xuất hiện tại nhiều điểm tiếp xúc (touch points). Doanh 
nghiệp nên hướng tới sự tích hợp hoàn chỉnh các kênh và công cụ truyền thông để tạo ra sự thống 
nhất về trải nghiệm thương hiệu và tận dụng tối đa sức mạnh hợp lực (synergy) của các phương thức 
sử dụng trong một kế hoạch truyền thông. 
Convergence marketing (tạm dịch: Tiếp thị hội tụ) với mô hình 5Cs sẽ gợi ý các nguyên tắc marketing 
hữu ích cho doanh nghiệp để tiếp cận đối tượng khách hàng lai thành công nhất. 
18
Chương 4: 5Cs trong 
Convergence marketing 
Convergence marketing (tạm dịch là tiếp thị 
hội tụ) không chỉ đơn thuần là cách thức kết 
hợp các hình thức công nghệ khác nhau hay 
kết hợp các kênh truyền thông để có thể tiếp 
cận khách hàng lai. Doanh nghiệp đã và đang 
dần nhận ra rằng với công nghệ mới, khách 
hàng đang làm được nhiều thứ không tưởng, 
những hành vi khó kiểm soát hơn bao giờ hết 
ngày càng hình thành nhiều. Vì vậy, với 
convergence marketing, doanh nghiệp phải 
định hướng những chiến thuật, nắm bắt được 
những điểm hội tụ giữa công nghệ và hành vi 
mới của khách hàng. 
Trong nghiên cứu Convergence Marketing: 
Strategies for Reaching the New Hybrid 
Consumer (Wind et al., 2002) , các tác giả đã 
đưa ra quan điểm 5Cs: Customisation, 
[virtual] Community, Channel options, 
Competitive value equation, Choice tool 
cho thấy sự hội tụ diễn ra mạnh mẽ. Đây 
cũng là 5 điểm mà sự tương tác trở nên phức 
tạp, nhưng lại góp phần quan trọng cho sự 
thành công của doanh nghiệp. 
Customisation 
Community 
Competitive 
value equation 
Channel options 
Choice tool 
19
1. Customisation - SỰ TÙY BIẾN HAY KHẢ NĂNG TÙY CHỈNH THEO YÊU CẦU 
Tại sao khách hàng muốn “sự tùy biến”: 
- Trong kỉ nguyên của mạng xã hội, nơi mọi thứ 
đều được chia sẻ và dễ dàng được thổi phồng, vì 
thế khách hàng luôn mong muốn thông tin của họ 
phải độc đáo, đặc biệt. Hệ quả là họ mong muốn 
những sản phẩm dành riêng cho họ, hay họ có thể 
điều chỉnh hợp với bản thân. 
- Mỗi khách hàng đều là một thị trường tiềm năng 
và việc cho họ khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu, 
đáp ứng đúng mong muốn của họ giúp thúc đẩy 
quyết định mua hàng lên cao hơn. 
- Khách hàng tham gia và kiểm soát quá trình xây 
dựng sản phẩm: Không còn như ngày xưa khi 
khách hàng ngồi và đợi những sản phẩm có sẵn, 
hàng loạt đến tay. Khách hàng lai muốn được 
tham gia, được kiểm soát sản phẩm trước khi đến 
tay họ, vì thế với họ khả năng tùy chỉnh theo yêu 
cầu là một cách để thương hiệu thể hiện sự ưu ái 
với khách hàng. 
Sử dụng công nghệ tăng khả năng tùy 
chỉnh theo yêu cầu: 
- Tìm hiểu nhu cầu và thói quen mua sắm của 
khách hàng tại cửa hàng và sử dụng nó trong môi 
trường online. 
- Và sử dụng thông tin online để tăng sự hài lòng 
trong môi trường cửa hàng. 
- Sử dụng môi trường online để cho khách hàng 
nhiều sự lựa chọn trong việc tùy chỉnh, và sử 
dụng cửa hàng là nơi tiếp xúc, showroom cho 
khách hàng. 
- Mời khách hàng tham gia vào quá trình tùy 
chỉnh, có thể sử dụng yêu cầu từ khách hàng để 
điều chỉnh sản phẩm tốt hơn và giúp ích cho việc 
đại trà sản phẩm. 
Ví dụ: Crème de la crème là trường hợp rất 
thành công với việc cho khách hàng khả 
năng tùy chỉnh đồ ăn của mình. Shop đồ ăn 
cho phép khách hàng điều chỉnh dựa trên 
menu có sẵn, dù là salad, pizza, bánh mì 
sandwich hay đồ uống họ đều có thể xây 
dựng công thức riêng của họ online, sau đó 
khách hàng có thể đặt tên cho sản phẩm và 
lưu lại để sau này khi mua hàng chỉ cần đánh 
tên là cửa hàng sẽ biết phải làm gì. 
Crème de la crème 
Menu 
20
2. Community - XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG CHO KHÁCH HÀNG 
Với khách hàng lai nhu cầu được gắn kết ở mức độ 
cá nhân cao hơn bao giờ hết. Trong môi trường 
offline, đó là sự gắn kết với gia đình, bạn bè và 
người thân. Trong môi trường online, là khả năng 
tương tác với những người cùng sở thích, đam mê, 
là bạn bè trên mạng xã hội, bạn bè trong những 
cộng đồng ảo. 
-> Những cộng đồng online và offline này có 
những tác động rất khác nhau lên khách hàng lai. 
Làm cách nào để sử dụng convergence market-ing 
trong việc “cộng đồng hóa khách hàng”: 
Xây dựng môi trường cộng đồng cho 
khách hàng: Tìm những điểm chung của khách 
hàng thực tế, xem xét những mong mỏi, yêu cầu 
cần chia sẻ của họ và tạo dựng cho họ một cộng 
đồng online nơi công ty sẽ trở thành người gắn 
kết. 
Xây dựng những “vũ trụ” song song: Đôi 
khi những cộng đồng thực sẽ là tiền đề tốt cho 
cộng đồng ảo, và doanh nghiệp có thể dựa vào đó 
để tạo dựng mối liên kết cho khách hàng. 
Tạo dựng nội dung tăng tương tác: Một 
trong những điều dễ hiểu đó là trong cộng đồng 
nào cũng khao khát sự tương tác, những nội dung 
để có thể trở thành câu chuyện. Vì thế, việc tạo 
dựng nội dung trong cộng đồng là cách mà công 
ty có thể xâm nhập sâu hơn vào trong những 
cộng đồng đã và đang tồn tại đó. 
Tạo dựng giá trị cho khách hàng trong 
cộng đồng: Sự tồn tại của các cộng đồng dựa 
chủ yếu vào sự phát triển của tâm lí xã hội của 
khách hàng và để phát triển tâm lí đó, doanh 
nghiệp cần giúp đỡ khách hàng tạo dựng tiếng 
nói trong cộng đồng bằng nhiều hành động sáng 
tạo. 
Ví dụ: Mô hình C2C (customer to customer) 
Amazon là một cộng đồng dành cho những người 
mua sách online hoạt động hiệu quả nhất. 
Amazon là công ty đầu tiên cho phép khách hàng 
review sách trên mạng và để khuyến khích 
những nhà đánh giá trung thành Amazon có bảng 
xếp hạng cho khách hàng hoạt động tích cực và 
có phòng danh vọng để tuyên dương những 
người như vậy. Thậm chí, công ty còn tặng danh 
hiệu bên cạnh tài khoản của họ. Tất cả nhằm 
công nhận sự đóng góp của họ cho cộng đồng 
người yêu sách. Hiện nay, đánh giá sách trên 
Amazon còn được coi trọng hơn đánh giá chính 
thức của các phương tiện truyền thông. 
21
3. Channel - KÊNH TRUYỀN THÔNG 
Nhu cầu được tiếp xúc cả online và offline đã không 
còn là điều mới lạ và khả năng xây dựng những trải 
nghiệm tương tự trên tất cả các kênh là điều doanh 
nghiệp đang hướng đến cho khách hàng lai của họ. Khi 
tiếp xúc với các kênh, khách hàng luôn muốn sự 
nhanh chóng, tiện lợi, và sự có mặt của những kênh có 
nội dung phù hợp. Để làm được điều này, doanh 
nghiệp cần có những chiến lược kênh và những chiến 
lược đó đều phải có xuất phát điểm là nhu cầu khách 
hàng. Cụ thể: 
Hãy để khách hàng chọn loại hình kênh họ 
muốn tương tác: Đồng nghĩa với việc doanh 
nghiệp phải nắm bắt được hình thức tương tác của 
khách hàng và luôn có sẵn những kênh với nội dung 
phù hợp tại điểm tương tác đó. Khách hàng tự do chọn 
lực điểm tương tác nhưng công ty phải là người theo 
sát để đảm bảo hiệu quả trải nghiệm của khách hàng. 
Hiểu các nhân tố thời gian và ngữ cảnh khi 
tương tác với các kênh: Hoàn cảnh và thời gian 
là yếu tố có tác động lớn đến việc chọn kênh tương 
tác vì thế nắm bắt được hai yếu tố này, doanh nghiệp 
có thể thiết kế và lựa chọn kênh phù hợp. 
Tạo dựng mối quan hệ “mượt mà” giữa 
online và offline: Đảm bảo sự thoải mái khi di 
chuyển giữa môi trường online và offline và ngược lại. 
Ví dụ, hãy để khách hàng đổi trả những món hàng 
mua online tại cửa hàng một cách dễ dàng. 
Ví dụ: 
Oasis là một ví dụ điển hình của một công ty làm đúng về mặt xây dựng kênh tương tác. Công 
ty có mobile app, online shop và chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo, tất cả đều phối hợp với nhau 
nhịp nhàng. Oasis trang bị cho nhân viên bán hàng ipad để nhân viên luôn luôn có thể cho 
khách xem các mặt hàng đang có và đang bán chạy, và nếu mặt hàng nào hết hàng nhân viên 
có thể đặt hàng cho khách ngay tại thời điểm đó. 
Dịch vụ tương tự cũng được sử dụng online. Nếu mặt hàng online hết hàng, khách hàng sẽ có 
thể thông báo qua website và người bán hàng tại các cửa hàng sẽ xem nguồn hàng của họ, nếu 
còn hàng họ có thể chuyển hàng trực tiếp tới khách hàng. 
Bên cạnh đó, Oasis còn cho phép khách hàng đổi trả một cách dễ dàng với việc tạo dựng hơn 
5,500 điểm đổi trả trên khắp cả nước. 
22
4. Competitive value equation - GIÁ TRỊ CẠNH TRANH 
Khách hàng lai đã và đang thay đổi những công thức tính giá trị và một thực tế là công ty ngày càng gặp phải nhiều nhu cầu mới của khách hàng. Ngày 
xưa, khi nghĩ đến giá trị dành cho khách hàng đó là Giá cả và Sản phẩm. Tuy nhiên, giá trị bây giờ đã không còn gói gọn và chỉ đơn thuần là hai yếu tố 
kể trên nữa: 
Dịch vụ: Việc chăm sóc khách hàng 
mọi lúc, mọi nơi đã trở thành những 
giá trị khi mua sắm của khách hàng. 
Doanh nghiệp đi trước đón đầu là 
doanh nghiệp cải tiến dịch vụ trong 
cả hai môi trường online và offline, 
phối hợp nó một cách hoàn hảo. 
Sự thuận tiện: Giá trị mới nhất đối 
với khách hàng đó là sự thuận tiện 
trong việc mua sắm, dù là online hay 
offline. Khách hàng ngày nay bận bịu, 
họ muốn trải nghiệm đơn giản, ngắn 
gọn mà vẫn đảm bảo thành công. 
Sự an tâm: Bảo trì và sự an tâm có 
giá trị rất lớn trong môi trường internet 
với việc giao dịch online diễn ra hàng 
ngày thì việc môi trường offline nên là 
nơi để tạo dựng sự an tâm, tăng khả 
năng mua sắm online. 
23
5. Choice tool - CÔNG CỤ GIÚP QUYẾT ĐỊNH 
Khách hàng lai yêu thích cuộc sống công nghệ vì những công cụ thông minh có khả 
năng giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn. Khách hàng lai không còn dễ dàng chấp nhận 
những thông tin một chiều do công ty hay nhà cung cấp nói với họ. Họ sẽ tự tìm hiểu 
sản phẩm và mong muốn thử trải nghiệm sản phẩm theo cách khách quan nhất để tự 
đưa ra quyết định mua hàng. 
Vậy doanh nghiệp có cách nào tác động vào những quyết định này: 
- Tìm cách thêm giá trị vào các công cụ có sẵn: Những công cụ này được khách hàng 
tin tưởng và doanh nghiệp có thể giúp thêm giá trị với việc đặt công cụ nơi khách hàng 
cần, khi khách hàng cần và phải thực sự giúp ích trong việc đưa ra quyết định. 
- Giáo dục khách hàng: Không trực tiếp tác động vào quyết định của khách hàng, doanh 
nghiệp có thể chọn cách đưa thông tin có giá trị giúp khách hàng hiểu và đưa ra quyết 
định nhanh hơn. 
24
Ví dụ: Tăng thêm trải nghiệm với các kênh digital có sẵn 
ASOS thiết kế virtual catalogue ngay trên website. Với tính năng“View catwalk” trong từng trang giới thiệu sản phẩm, khách hàng có thể hình dung 
dễ dàng hơn về kích thước, phom dáng quần áo khi nhìn người mẫu thể hiện catwalk với trang phục ASOS. Virtual catalogue hiệu quả hơn các hình ảnh 
chụp 2D thông thường vì đã xóa bỏ được cảm giác hoài nghi của khách hàng về các hình ảnh sản phẩm đã qua xử lý hay photoshop. 
http://www.asos.com/pgeproduct.aspx?iid=4191746&WT.ac=ASOS_Magazine 
25
Ví dụ: Tăng thêm trải nghiệm với các kênh digital có sẵn 
Tương tự, Crocs khi tung ra dòng sản phẩm giày và bốt mùa đông sử dụng chất liệu da (leather) đã cung cấp thêm các clip thử sản phẩm. Cùng với 
các hình chụp theo mọi góc và zoom 360 độ, virtual clip giúp khách kiểm định sản phẩm nhanh chóng hơn, kiểm tra được các vết gập của giày dép rõ 
rệt và được thuyết phục hơn khi thấy rõ sự thoải mái của người mẫu lúc sử dụng sản phẩm. 
26
Ví dụ: Tăng thêm trải nghiệm với các kênh digital có sẵn 
L’Occitane là một ví dụ thành công trong việc kích thích quyết định mua hàng của khách hàng qua omni-commerce: Vốn rất thành công với không 
gian cửa hàng mang đậm nét đặc trưng của vùng Occitane nổi tiếng nước Pháp, thương hiệu L’Occitane tiếp tục mang câu chuyện tinh tế của dòng 
sản phẩm này qua các website, ứng dụng điện thoại (app) và mạng xã hội facebook. Sự kết nối thành công với khách hàng qua các kênh truyền thông 
này đã tạo tiền đề cho giải pháp omni-commerce với e-commerce, m-commerce và f-commerce thành công của L’Occitane. 
27
NHỮNG TỪ KHÓA TRONG 
CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN 
KHÁCH HÀNG LAI 
Tiếp cận khách hàng lai sẽ là bài toán mà mỗi doanh nghiệp sẽ có lời giải riêng để phù hợp với chiến lược 
phát triển của mình. Tuy vậy, các doanh nghiệp hãy cùng thử tham khảo 4 từ khóa nổi bật nhất 
về xu hướng marketing trên thế giới: 
Omni-channels (Omni-commerce), Content marketing, Mobile marketing, Native ads. 
28
Chương 5: OMNI-CHANNEL 
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA OMNI-CHANNEL 
Đơn kênh 
Trải nghiệm khách hàng tại 
một điểm tiếp xúc 
TP 
CHÍ 
Đa kênh độc lập 
Khách hàng nhìn nhiều điểm tiếp xúc 
một cách độc lập 
TP 
CHÍ 
Đa kênh dàn chéo 
Khách hàng nhìn nhiều điểm tiếp xúc 
là một phần của thương hiệu 
TP 
CHÍ 
29 
Đa kênh - Onmi-channels 
Trải nghiệm thương hiệu, không phải 
kênh riêng lẻ của thương hiệu
GIÁ TRỊ TRẢI NGHIỆM TRÊN OMNI-CHANNEL 
Những công ty có chiến lược chăm sóc khách hàng trên omni-channel đạt được mức gia tăng tỉ lệ tái mua (retention rates) cao hơn 91% so 
với những công ty khác. 
8% 
6.5% 
3.4% 
Công ty có chương trình chăm sóc khách hàng thông qua omni-channel 
Khác 
6.1% 
1.0% 
3.4% 
-0.7% 
Tỉ lệ tái mua Biên lợi nhuận 
trung bình trên 
mỗi khách hàng 
Giá trị vòng đời 
khách hàng 
6% 
4% 
2% 
0% 
-2% 
30
- Khách hàng lai là những người luôn ham muốn thông tin, thông thái với giá cả, và là những chuyên gia về mua sắm, tìm kiếm thông tin qua mobile và web. 
Điều họ mong muốn là được trải nghiệm đồng đều trên tất cả các kênh - không còn là “kết nối giữa các kênh” mà là “sự hoà quyện giữa các kênh”. 
- Omni-channel là giải pháp để đảm bảo sự xuyên suốt trong toàn bộ quá trình mua sắm của khách hàng. 
CHIẾN LƯỢC OMNI-CHANNEL Ở TỪNG KÊNH 
Chiến lược tại cửa hàng 
- Mang lợi ích trên online đến cửa hàng 
- Thuận tiện là chìa khoá – đảm bảo 
việc tìm, mua, tra cứu thông tin khi 
mua hàng tại cửa hàng 
- Nhân viên bán hàng thông thái, kết 
nối với khách hàng 
- Đảm bảo không gian cửa hàng đủ thu 
hút và dễ giao tiếp 
Chiến lược trên website 
- Hiện diện trên các công cụ để 
khách hàng có thể tìm thấy web-site 
bạn 
- Sạch sẽ, gọn gàng về thông tin. 
Khách hàng bạn là những người bận 
rộn 
- Thông tin nhất quán giữa online 
và tại cửa hàng 
- Giúp đỡ khách hàng trong việc giải 
đáp thắc mắc ngay trên website 
Chiến lược trên mạng xã hội 
- Tham gia và giữ câu chuyện tiếp 
diễn trên kênh social của bạn 
- Sử dụng mạng xã hội như công cụ 
để lắng nghe chứ không đơn thuần 
là quảng bá 
- Kết nối với nhân viên 
- Đảm bảo sự thống nhất về nội 
dung, mạch văn 
- Xây dựng những chương trình có 
giá trị tri ân 
- Giới thiệu các kênh social ngay tại 
cửa hàng và trên website 
Chiến lược kênh di động 
- QR code là một c ông cụ nên dùng 
cho các chiến dịch khuyến mại 
Xây dựng website mobile thân 
thiện 
+ 57% khách hàng không giới thiệu 
doanh nghiệp có trang mobile sơ 
sài cho bạn bè 
+ 47% sẽ đi sang trang khác nếu 
trang mobile gây mất thiện cảm với 
họ 
Ứng dụng chuyên biệt cho công ty 
là một cách tốt để thu hút khách 
hàng 
Đảm bảo nội dung về bạn trên các 
ứng dụng social để khách hàng có 
thể tương tác bằng mobile khi ở tại 
cửa hàng (check-in…) 
31
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÀNH CÔNG 
VỚI OMNI-CHANNEL? 
77% 
41% 
80% 
60% 
40% 
Nhóm thành công nhất Các nhóm khác 
69% 
62% 
43% 
36% 
Phân tích chi phí – lợi ích 
của omni-channel 
Không để lập lại chủ đề tại 
cùng điểm tiếp xúc 
Đo lường ảnh hưởng của mỗi 
tương tác khách hàng lên 
kết quả của chương trình 
20% 
85% 
66% 
77% 77% 
48% 42% 
Thường xuyên đào tạo 
nhóm người quản lý các 
điểm tương tác trên 
omni-channel 
Dữ liệu liên hệ khách hàng 
tại tất cả các điểm tiếp xúc 
được giữ lại 
Người đại diện có kỹ năng 
sử dụng công nghệ để 
hướng dẫn khách hàng 
90% 
70% 
50% 
30% 
32
Chương 6: CONTENT MARKETING – Chiếm được lòng tin khách 
hàng lai 
HIỆU QUẢ CỦA CONTENT: 
Content thu hút traffic cho website: 
- Mỗi ngày, 27 triệu content được truyền tải trên mạng. 
- Công ty sử dụng blog cho kết quả là tăng 55% lượng truy cập. 
- Khách hàng đến từ nguồn tìm kiếm tự nhiên có tỉ lệ chốt sales là: 14.6%. 
- 329 triệu người đọc blog ít nhất 1 tháng/ 1 lần. 
Content tăng tính tương tác: 
- Content là động lực chính dẫn đến việc bán hàng. 
- 61% khách hàng yêu thích doanh nghiệp có nội dung cá nhân hóa. 
- 68% khách hàng đọc tin về doanh nghiệp họ quan tâm. 
- 60% khách hàng mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm sau khi đọc thông 
tin về nó online. 
- 70% khách hàng muốn biết về thương hiệu qua content hơn là qua quảng 
cáo. 
- Visual content hấp dẫn hơn bao giờ hết: 
+ Content trên video giúp cho nội dung câu chữ hấp dẫn gấp 3 lần 
+ Bài viết có hình ảnh thu hút 94% lượt đọc hơn bài viết không hình ảnh 
+ 75% người dùng smartphone xem video trên điện thoại của họ 
33
Chương 7: MOBILE MARKETING – Công cụ tiếp 
cận khách hàng mọi lúc mọi nơi 
TẠI SAO TẤT CẢ MARKETERS NÊN NGHĨ VỀ MOBILE 
1.2 tỷ người truy cập web từ thiết bị di động. 
Khoảng 58% người tiêu dùng có sở hữu smartphone sử dụng nó cho việc mua sắm liên quan đến 
cửa hàng. 
51% người mua sắm tìm kiếm thông tin online và đến cửa hàng để mua. 
44% tìm kiếm thông tin và mua sắm online. 
32% tìm kiếm thông tin online, đến cửa hàng để thử, và sau đó mua online. 
17% đến cửa hàng trước, sau đó mua online. 
90% người dùng di chuyển giữa các thiết bị để đạt được một mục tiêu nào đó (smartphone, PC, 
tablets hoặc TV). 
52% người dùng tablet thích mua sắm trên tablet hơn là PC. 
30% of người mua sắm trên mobile sẽ huỷ một giao dịch nếu quá trình giao dịch đó không được tối 
ưu hoá cho mobile. 
41% người tiêu dùng sẽ chuyển qua web đối thủ sau khi họ có trải nghiệm không tốt trên mobile 
đối với web của bạn. 
61% người dân có quan điểm tốt hơn về thương hiệu có trải nghiệm mobile tốt. 
TƯƠNG LAI CỦA MOBILE MARKETING 
- Mobile shopping tích hợp với khuyến 
mại qua di động - tăng tính tương tác và 
hiệu suất mua hàng của khách hàng. 
Quảng cáo mobile dựa theo địa điểm: sự 
tích hợp với công nghệ dữ liệu lớn để nắm 
bắt và thỏa mãn nhu cầu khách hàng 
đúng lúc, đúng chỗ. 
- Mobile marketing song hành cùng 
content marketing, đặc biệt là visual 
content - tăng hiệu quả gấp 3 lần 
- Cá nhân hóa trên mobile marketing sẽ 
là keyword trong những năm tới! 
34
NATIVE tiếp cận khách hàng lai 
ADS 
Chương 8: Quảng cáo tự nhiên – Xu hướng mới 
NHỮNG LÝ DO THÚC ĐẨY MARKETERS SỬ DỤNG QUẢNG CÁO TỰ NHIÊN? 
- Để cung cấp nhiều thông điệp liên quan hơn – 67% 
- Để tăng cường sự tham gia của người tiêu dùng (consumer engagement) – 63% 
- Để tạo ra nhận thức hoặc dư luận (buzz) – 62% 
- Để tạo ra sự truyền miệng (word of mouth) – 48% 
- Để thu hút nhiều sự chú ý hơn đến banner ad – 43% 
HIỆU QUẢ CỦA QUẢNG CÁO TỰ NHIÊN 
- 32% khách hàng nói họ sẽ chia sẻ nội dung quảng cáo tự nhiên với bạn bè 
- Độc giả dành thời gian xem quảng cáo tự nhiên tương đương với thời gian đọc nội dung biên tập 
(editorial content) 
- Quảng cáo tự nhiên được đo đạt là giúp tăng nhận dạng thương hiệu đến 82% 
- Quảng cáo tự nhiên phối hợp với rich media tăng tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) lên tới 60% 
- Mong muốn mua hàng cao hơn 53% với quảng cáo tự nhiên 
- 71% publishers nói rằng khách hàng ít than phiền hơn khi họ khi dùng quảng cáo tự nhiên 
TƯƠNG LAI CỦA QUẢNG CÁO TỰ NHIÊN 
- 41% các nhãn hàng đang sử dụng quảng cáo tự nhiên 
- 34% agencies đang sử dụng quảng cáo tự nhiên 
- 20% nhãn hàng dự định sử dụng quảng cáo tự nhiên trong năm nay 
- 12% agencies dự định sử dụng quảng cáo tự nhiên trong năm nay 
35
NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ 
(CHẮC CHẮN DOANH 
NGHIỆP CHƯA BIẾT) 
36
“Tuổi càng cao thì khách hàng càng 
có xu hướng đơn kênh.” 
“Mặc dù các kênh online phát triển 
mạnh mẽ, cửa hàng vẫn là sự lựa chọn 
số 1 của khách hàng.” 
“Khách hàng đa kênh chi nhiều hơn. 
Rất nhiều!” 
“Khánh hàng đa kênh ít có thiên hướng 
đổi kênh như khách hàng đơn kênh.” 
- 90% khách hàng đa kênh nhận định họ thường dùng những kênh họ 
đã sử dụng cho lần mua sắm gần nhất. 
- 70% khách hàng khẳng định họ vẫn muốn ghé thăm cửa hàng khi 
mua sắm. 
- Khách hàng đa kênh chi nhiều hơn 2 lần khách hàng đơn kênh. 
45% 
40% 
35% 
30% 
25% 
20% 
15% 
10% 
18-21 20-30 31-45 
Đơn kênh 
3+ kênh 
46+ Chi tiêu trung bình 
35% 
30% 
25% 
20% 
15% 
10% 
Khách hàng 
đơn kênh 
Khách hàng 
2 kênh 
Khách hàng 
+3 kênh 
37
Phân loại khách hàng đa kênh 
Khách hàng trải nghiệm (Experiential customers) 
Là khách hàng đi lên từ khách hàng đơn kênh 
Họ thích cảm giác xem hàng và mua sắm ở cửa hàng 
Họ cao tuổi và đa phần là phụ nữ 
Họ có thu nhập thấp nhất trong 4 nhóm và ít tiếp xúc với 
công nghệ 
30% 
23% 
22% 
25% 
Khách hàng trung thành (Retailer – royalist customers) 
Nhóm khách hàng trung thành nhất (xu hướng tái mua hàng 
tại những cửa hàng đã mua) 
Đa dạng trong việc sử dụng kênh 
Họ thường là nam giới và còn độc thân 
Họ thường quyết định mua ở đâu trước khi quyết định mua gì 
Khách hàng công nghệ cao (Tech-savvy customers) 
Thường xuyên sử dụng  phụ thuộc vào công nghệ 
Họ trẻ, nhiệt huyết và đa phần là nam giới 
Nhóm chịu tiêu tiền và tiêu nhiều nhất trong 4 nhóm 
Social media là kênh yêu thích 
Khách hàng sành điệu (Discerning customers) 
Kênh yêu thích là tất cả những gì online nhưng không phụ 
thuộc nhiều vào social media 
Họ yêu sự thuận tiện của mua sắm online 
Họ già dặn, đa phần là phụ nữ, đã kết hôn và đều là những 
người có hiểu biết rộng 
38
Nam giới vs. Nữ giới: Sự khác biệt trong việc dùng kênh 
CÔNG CỤ TÌM KIẾM NHU CẦU Nam giới Nữ giới 
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 
Công cụ tìm kiếm 
Website so sánh sản phẩm 
Thảo luận với nhân viên bán hàng 
Webiste có đánh giá khách hàng 
Website nhãn hàng 
Website có đánh giá chuyên gia 
Website bán hàng online 
Website đánh giá chung 
Website bán nhiều nhãn hàng 
Email cho bạn bè, người thân 
Email quảng cáo sản phẩm 
Ghé thăm cửa hàng để mua sắm 
Tờ rơi tại cửa hàng 
Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng 
Thông tin khuyến mại  quảng cáo 
Thảo luận với bạn bè, người thân 
Quảng cáo 
39
Nam giới Nữ giới 
CÔNG CỤ SO SÁNH 
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 
Công cụ tìm kiếm 
Website nhãn hàng 
Webiste có đánh giá khách hàng 
Website có đánh giá chuyên gia 
Thảo luận với nhân viên bán hàng 
Website đánh giá chung 
Website so sánh sản phẩm 
Website bán hàng online 
Website bán nhiều nhãn hàng 
Tờ rơi tại cửa hàng 
Email cho bạn bè, người thân 
Email quảng cáo sản phẩm 
Thông tin khuyến mại  quảng cáo 
Quảng cáo 
Ghé thăm cửa hàng để mua sắm 
Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng 
Thảo luận với bạn bè, người thân 
40
Nam giới Nữ giới 
CÔNG CỤ LỰA CHỌN 
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 
Thảo luận với nhân viên bán hàng 
Website nhãn hàng 
Website so sánh sản phẩm 
Công cụ tìm kiếm 
Website đánh giá chung 
Webiste có đánh giá khách hàng 
Website bán nhiều nhãn hàng 
Website có đánh giá chuyên gia 
Website bán hàng online 
Email cho bạn bè, người thân 
Email quảng cáo sản phẩm 
Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng 
Thông tin khuyến mại  quảng cáo 
Quảng cáo 
Ghé thăm cửa hàng để mua sắm 
Tờ rơi tại cửa hàng 
Thảo luận với bạn bè, người thân 
41
Nam giới Nữ giới 
CÔNG CỤ MUA HÀNG 
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 
Thảo luận với nhân viên bán hàng 
Website so sánh sản phẩm 
Website bán nhiều nhãn hàng 
Công cụ tìm kiếm 
Website bán hàng online 
Website đánh giá chung 
Website có đánh giá chuyên gia 
Webiste có đánh giá khách hàng 
Website nhãn hàng 
Thông tin khuyến mại  quảng cáo 
Email cho bạn bè, người thân 
Email quảng cáo sản phẩm 
Quảng cáo 
Tờ rơi tại cửa hàng 
Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng 
Thảo luận với bạn bè, người thân 
Ghé thăm cửa hàng để mua sắm 
42
- Phụ nữ tin tưởng vào việc “Sờ tận tay, xem tận mắt”. 
- Đàn ông thoải mái hơn trong việc nói chuyện với nhân viên bán hàng. 
- Đàn ông có xu hướng tin tưởng đánh giá khách quan thông tin từ online hơn phụ nữ. 
43
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG 
Trực tiếp 
Quảng cáo 
hiển thị 
Mạng xã hội 
Email Giới thiệu 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Giai đoạn “Cân nhắc”: Bao gồm 3 bước: Nhận thức, đánh giá và dự định giúp khách hàng đưa ra quyết định 
- Giai đoạn “tương tác”: Bao gồm các kênh tương tác với khách hàng trước khi mua hàng. 
44
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG Ô TÔ 
Quảng cáo tìm 
kiếm tốn phí 
Mạng xã hội Email Giới thiệu 
Tìm kiếm 
Quảng cáo tự nhiên 
hiển thị 
Quảng cáo 
tốn phí khác 
2.1 1.7 1.3 1.0 0.9 0.5 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Social có tác động lớn đến nhận thức về nhu cầu với mặt hàng ô tô. 
- Quảng cáo mang tính chất tự nhiên có nhiều ảnh hưởng đến quyết định trước khi mua hàng. 
- Với mặt hàng ô tô, quảng cáo tại thời điểm mua hàng vẫn được đánh giá cao. 
Trực tiếp Mua hàng 
45
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG CÔNG NGHỆ 
Quảng cáo 
hiển thị Mạng xã hội Email 
Trực tiếp 
Quảng cáo tìm 
kiếm tốn phí 
Giới thiệu 
Tìm kiếm 
tự nhiên 
3.0 2.4 1.5 1.0 0.8 0.5 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Hình thức quảng cáo trực tiếp có tác động lớn đến quyết định mua hàng. 
- Thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định khá lâu. 
- Social có tác động tốt đến việc đánh giá và tìm kiếm thông tin. 
Quảng cáo 
tốn phí khác 
Mua hàng 
46
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG SỨC KHỎE 
Quảng cáo tìm 
kiếm tốn phí 
Giới thiệu 
Quảng cáo 
tốn phí khác 
Mạng xã hội Email 
Tìm kiếm 
tự nhiên 
Trực tiếp 
1.6 1.1 0.9 0.7 0.6 0.4 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Giai đoạn quyết định mua hàng kéo dài, tiêu tốn nhiều thời gian. Cần nhiều thông tin và đẩy mạnh quảng cáo vào giai 
đoạn này để giúp khách hàng đưa ra quyết định. 
- Social và quảng cáo tính phí có giá trị trong quá trình cân nhắc trước khi mua hàng. 
Mua hàng 
47
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG DU LỊCH 
Mạng xã hội Email 
Quảng cáo 
hiển thị 
5.2 3.4 1.3 1.0 0.6 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Email thúc đẩy giai đoạn đánh giá và tìm kiếm thông tin. 
- Quảng cáo tìm kiếm hỗ trợ tốt trước khi đi đến quyết định mua hàng. 
- Quảng cáo trực tiếp vẫn chiếm ưu thế giúp quyết định mua hàng. 
Giới thiệu 
Quảng cáo tìm 
kiếm tốn phí 
Quảng cáo 
tốn phí khác 
Tìm kiếm 
tự nhiên 
Trực tiếp 
Mua hàng 
48
Mua hàng 
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG GIÁO DỤC 
Quảng cáo tìm 
kiếm tốn phí 
Mạng 
xã hội Email Giới thiệu 
2.5 2.4 1.3 1.2 1.0 0.8 0.5 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Khách hàng sử dụng nhiều kênh trước và trong quá trình quyết định mua hàng. 
- Khách hàng tốn nhiều thời gian để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. 
Quảng cáo 
tốn phí khác 
Tìm kiếm 
tự nhiên 
Quảng cáo 
hiển thị 
Trực tiếp 
49
Mua hàng 
ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG TÀI CHÍNH 
Mạng 
Quảng cáo tìm 
kiếm tốn phí 
Quảng cáo 
tốn phí khác 
Tìm kiếm 
tự nhiên Trực tiếp 
Email xã hội Giới thiệu 
1.7 1.3 0.9 0.7 0.6 0.4 
Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định 
- Khách hàng sử dụng nhiều kênh trong quá trình đưa ra quyết định. 
- Thời gian đưa ra quyết định tốn khá nhiều thời gian. 
- Các kênh tiếp cận tới từng cá thể có hiệu quả trong giai đoạn trước khi đưa ra quyết định. 
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Alam, I. and Perry, C. 2002. A customer-oriented new service development process.Journal of Services Marketing.16(6), pp.515-534. 
Aleixo, G. Terena, A. 2009. High Product Development Process on High-Tech American Marketing Association (2005), Dictionary of Marketing 
Terms [online]. Available from www.marketingpower.com/mgdictionary- [accessed August 16, 2013]. 
Anderson, M. 2013. 2013 Study: 79% of Consumers Trust Online Reviews as Much as Personal Recommendations. Search Engine Land [online]. 26 
June [Accessed: 23 September 2014]. Available from: 
http://searchengineland.com/2013-study-79-of-consumers-trust-online-reviews-as-much-as-personal-recommendations-164565 
Belch, G. E. and Belch, M. A. (2009), Advertising and promotion – An integrated marketing communications perspective. 8th ed. McGraw Hill. 
Brightlabs. Content is Still King. [online]. Available from: 
http://visual.ly/content-king 
Booz, A. and Hamilton. 1982.New Products Management for the 1980s. New York: Booz, Allen  Hamilton Inc. 
Bowers, M. 1986.New Product Development in Service Industries, PhD.Dissertation, Texas A  M University, College Station. 
Brown, C. 2012. Product Centric Versus Customer Centric – Does It Matter?.Market Culture [online]. 01 October [Accessed: 23 September 2014]. 
Available from: 
http://blog.marketculture.com/2012/10/01/product-centric-versus-customer-centric-does-it-matter/ 
Chaffey, D. and Chadwick, E. F. (2012). Digital Marketing: Strategy Implementation and Practice. 5th ed. London: FT Prentice Hall. 
Cohen, R. 2012. Marketing Influence: The Power of Persuasion. Forbes [online]. 22 May [Accessed: 23 September 2014]. Available from: 
http://www.forbes.com/sites/reuvencohen/2012/05/22/marketing-influence-the-power-of-persuasion/ 
Cooper, R. C. and Kleinschmidt, E. J. 1990.New Products: The Key Factors in Success. American Marketing Association, United States 1990. 
Cooper, R. C. 1988.Predevelopment Activities Determine New Product Success.Industrial Marketing Management.17(2), pp.237-248. 
Cooper, R. G. and de Brentani, U. (1984) Criteria for Screening New Industrial Products. Industrial Marketing Management.13(3), pp.149-156. 
Cooper, R.G., Edgett, S. and Kleinschmidt, E.J. 1999.New product portfolio management: practices and performance. Journal of Product Innovation 
Management.16(4), pp.333-351. 
Crawford, C and Benedetto, A. 2011. New Products Management. 10th ed. McGraw-Hill. 
Davidson, D.W., R.R. Snelling, and J.T. Longino. 1989. Competition among ants for myrmecophytes and the significance of plant trichomes. Biotropi-ca21, 
pp.64-73. 
Day, G.S. and Wensley, R. 1988. Assessing Advantage: A Framework for Diagnosing Competitive Superiority. Journal of Marketing.52, pp.1-20. 
Dreze X, and Hussherr, FX. 2003.Internet advertising: Is anybody watching?.Journal of Interactive Marketing, 17(4), pp.8-23. 
Edvardsson, B, Haglund, L and Mattsson, J. 1995.Analysis, planning, improvisation and control in the development of new services. International 
Journal of Service Industry Management.6(2), pp.24-35. 
51
Eliason, E. 2012. 3 Reasons Why Mass Customization is the Future of Consumer Products. Huffington Post [online]. 21 May [Accessed: 23 Septem-ber 
2014]. Available from: 
http://www.huffingtonpost.com/erik-eliason/mass-customization_b_1313875.html 
Goodson, S. 2012. Convergence is the Future of Marketing. Forbes [online]. 01 March [Accessed: 23 September 2014]. Available from: 
http://www.forbes.com/sites/marketshare/2012/03/01/convergence-is-the-future-of-marketing/ 
Ho, T. et al. 2012. Customer Influence Value and Purchase Acceleration in New Product Diffusion. Marketing Science. 31(2), pp.236-256. 
Hoek, J. and Maubach, N. 2005. A model for addressing stakeholders' concerns about direct-to-consumer advertising of prescription medicines.Eu-ropean 
Journal of Marketing, 39(9/10), pp.1151 – 1165. 
Homburg , C., Workman, J.P. Jr and Jenssen, O. 2000.Fundamental changes in marketing organization: the movement toward a customer-focused 
organizational structure. Journal of the Academy of Marketing Science.64, pp.33-50. 
Johne, A. and C. Storey, C. 1998. New service development: A review of the literature and annotated bibliography. European Journal of Market-ing. 
32 (3/4), pp.184–251. 
Lee, B. 2013. Building Customer Communities is the Key to Creating Value. Harvard Business Review [online]. 01 February [Accessed: 23 Septem-ber 
2014]. Available from: 
http://blogs.hbr.org/2013/02/building-customer-communities/ 
Mainwaring, S. 2011. The New Power of Consumers to Influence Brands.Forbes [online]. 07 September [Accessed: 23 September 2014]. Available 
from: 
http://www.forbes.com/sites/simonmainwaring/2011/09/07/the-new-power-of-consumers-to-influence-brands/ 
Montini, L. 2014. Marketing Trend: Shift to Native Advertising Explained (Infographic). Inc. [online]. 23 April [Accessed: 23 September 2014]. 
Available from: 
http://www.inc.com/laura-montini/infographic/the-shift-to-native-advertising-in-marketing.html 
Orr, S. 2012. Infographic: The Evolution of Customer Experience. Retail Customer Experience [online]. 24 April [Accessed: 23 Septemeber 2014]. 
Available from: 
http://www.retailcustomerexperience.com/articles/infographic-the-evolution-of-customer-experience/ 
PA Consulting. Improving Performance by Moving from a Product Centric to a Customer Centric Approach. [online]. [Accessed: 23 September 
2014]. Available from: 
http://www.paconsulting.com/our-thinking/improving-performance-by-moving-from-a-product-centric-to-a-customer-centric-approach/ 
Percy, L., Rossiter, J. and Elliot, R. 2001. Strategic Advertising Management. United States: Oxford University Press. 
Polonsky, M.J and Hyman, M.R. 2007. A Multiple Stakeholder Perspective on Responsibility in Advertising.Journal of Advertising. 36(2): 5-13. 
Ritchie, A. 2012. Why It’s Vital to Develop a Converged Media Strategy Right Now. Content Marketing Institute [online]. 03 September [Accessed: 
23 September 2014]. Available from: 
http://contentmarketinginstitute.com/2012/09/develop-a-converged-media-strategy-now/ 
52
Rosenblum, P. 2013. Omni Channel Retailing: Easier Said than Done. RSR [online]. 17 June [Accessed: 23 September 2014]. Available from: 
http://www.rsrresearch.com/2013/06/17/omni-channel-retailing-easier-said-than-done/ 
Scheuing, E. and Johnson, E.M. (1989) A Proposed Model for New Service Development.Journal of Services Marketing.3(2), pp.25 – 34. 
ShepHyken. Do You Know the Power of Your Customers?. [online]. [Accessed: 23 September 2014]. Available from: 
http://www.hyken.com/customer-experience-2/do-you-know-the-power-of-your-customers/ 
Sherman, E. 2013. Mass Customization: Let Your Customers Have It Their Way. Inc. [online]. 18 November [Accessed: 23 September 2014]. Avail-able 
from: 
http://www.inc.com/erik-sherman/mass-customization-let-your-customers-have-it-their-way.html 
Smith, R.E, Chen, J. and Yang, X. 2008.The Impact of Advertising Creativity on the Hierarchy of Effects.Journal of Advertising, 37(4), pp.47-62. 
Solomon, M. R., Cornell, L. D. and Nizan, A. 2010. Launch! Advertising and Promotion in Real Time. Flat World Knowledge, Inc. 
Stuhlfaut, M. W. and Yoo, C.Y. 2013.A tool for evaluating advertising concepts: Desirable characteristics as viewed by creative practitioners. Journal 
of Marketing Communications,19(2), pp.81-97. 
Sundbo, J. 1997. Management of innovation in Services.The Service Industries Journal.17, pp.432-455. 
Syson,F. and Perks, H. 2004.New service development: a network perspective. Journal of Services Marketing.18(4), pp.255 – 266. 
Think With Google. The Customer Journey to Online Purchase. [online]. Available from: 
http://www.thinkwithgoogle.com/tools/customer-journey-to-online-purchase.html 
Tippins, M., and Kunkel, R. A. 2006.Winning a Clio Advertising Award and its Relationship to Firm Profitability. Journal of marketing communications, 
12(1). 
Trout, J. 2014.5 Excellent Examples of Omnichannel Retailing Done Right.Multichannel Merchant [online]. 14 May [Accessed: 23 September 2014]. 
Available from: 
http://multichannelmerchant.com/must-reads/5-excellent-examples-omnichannel-retailing-done-right-14052014/#_ 
Welch, A. R. 2014. Technology Integration Issues Challenge Retailers’ Omni-Channel Implementation.Integrated Solutions For Retailers [online]. 18 
March [Accessed: 23 September 2014]. Available from: 
http://www.retailsolutionsonline.com/doc/technology-integration-issues-challenge-retailers-omni-channel-0001 
Wind, Y. R.andMahajan, V. 2001. Convergence Marketing - Strategies for Reaching the New Hybrid Consumer.London: FTPrentice Hall. 
Wong, D. 2014.11 Surprising Stats that Demonstrate Native Advertising’s Value to Marketers.Huffington Post [online]. 06 May [Accessed: 23 
September 2014]. Available from: 
http://www.huffingtonpost.com/danny-wong/11-surprising-stats-that-_b_5267424.html 
Workman, J.P.Jr, Homburg , C. and Gruner, K. 1988.Marketing organization: an interactive framework of dimensions and determinants. Journal of 
marketing.62, pp.21-41. 
53

More Related Content

What's hot

NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)
NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)
NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)LinhThuyNguyen5
 
MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...
MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...
MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...Mix Digital Marketing Agency
 
Digital Trends 2021 - Adtima
Digital Trends 2021 - AdtimaDigital Trends 2021 - Adtima
Digital Trends 2021 - Adtimassuserf08d02
 
Ebook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan Trọng
Ebook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan TrọngEbook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan Trọng
Ebook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan TrọngNhân Nguyễn Sỹ
 
Focallure onfluencer case study
Focallure onfluencer case studyFocallure onfluencer case study
Focallure onfluencer case studyThuanTran105
 
201910 fmcg casestudy
201910 fmcg casestudy201910 fmcg casestudy
201910 fmcg casestudyPhiManhHung1
 
Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...
Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG  CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG  CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...
Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...Nguyen Huy Toan
 
Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016
Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016
Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016Hangmyvn
 
Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...
Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...
Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...NgocAnh172705
 
Social Media & Integrated Marketing Strategy - NEU Vietnam
Social Media & Integrated Marketing Strategy - NEU VietnamSocial Media & Integrated Marketing Strategy - NEU Vietnam
Social Media & Integrated Marketing Strategy - NEU VietnamClick Strategy
 
Chiến lược Marketing thời khủng hoảng
Chiến lược Marketing thời khủng hoảngChiến lược Marketing thời khủng hoảng
Chiến lược Marketing thời khủng hoảngTime Universal
 
Phuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing Planning
Phuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing PlanningPhuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing Planning
Phuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing PlanningNguyen Tung
 
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016Time Universal
 
PHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMC
PHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMCPHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMC
PHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMCPhúc Phan Vĩnh
 
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUXÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUDigital Story
 
TVPLUS Credential 2016 vne - 17 may,2016
TVPLUS Credential 2016   vne - 17 may,2016TVPLUS Credential 2016   vne - 17 may,2016
TVPLUS Credential 2016 vne - 17 may,2016Pham YLan
 
Bài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợp
Bài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợpBài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợp
Bài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợpTrong Hoang
 
[TVPLUS] Monitaz Credential 2016
[TVPLUS] Monitaz Credential 2016[TVPLUS] Monitaz Credential 2016
[TVPLUS] Monitaz Credential 2016Pham YLan
 

What's hot (20)

Digital trend 2021 7.12 4
Digital trend 2021 7.12 4Digital trend 2021 7.12 4
Digital trend 2021 7.12 4
 
NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)
NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)
NOVAON_Báo cáo xu hướng Digital Q3.2021.pptx (3)
 
MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...
MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...
MixDigitalSeminar2015 | Tích hợp hiệu quả Digital trong chiến dịch truyền thô...
 
Digital Trends 2021 - Adtima
Digital Trends 2021 - AdtimaDigital Trends 2021 - Adtima
Digital Trends 2021 - Adtima
 
Ebook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan Trọng
Ebook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan TrọngEbook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan Trọng
Ebook Những Mô Hình Tiếp Thị Quan Trọng
 
Focallure onfluencer case study
Focallure onfluencer case studyFocallure onfluencer case study
Focallure onfluencer case study
 
201910 fmcg casestudy
201910 fmcg casestudy201910 fmcg casestudy
201910 fmcg casestudy
 
Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...
Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG  CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG  CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...
Digital Marketing - VAI TRÒ DIGITAL MARKETING TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG ...
 
Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016
Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016
Xu huong-digital-marketing-in-vn-2016
 
Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...
Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...
Báo cáo xu hướng digital marketing tiên phong năm 2022 hé lộ chiến dịch mega ...
 
Social Media & Integrated Marketing Strategy - NEU Vietnam
Social Media & Integrated Marketing Strategy - NEU VietnamSocial Media & Integrated Marketing Strategy - NEU Vietnam
Social Media & Integrated Marketing Strategy - NEU Vietnam
 
Chiến lược Marketing thời khủng hoảng
Chiến lược Marketing thời khủng hoảngChiến lược Marketing thời khủng hoảng
Chiến lược Marketing thời khủng hoảng
 
Phuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing Planning
Phuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing PlanningPhuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing Planning
Phuong phap, lap ke hoach Internet marketing - Internet Marketing Planning
 
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
Time Universal Digital Marketing Proposal Template 2016
 
PHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMC
PHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMCPHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMC
PHAN VĨNH PHÚC-CHIẾN LƯỢC IMC
 
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUXÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 
Chuong 8 chua xem
Chuong 8 chua xemChuong 8 chua xem
Chuong 8 chua xem
 
TVPLUS Credential 2016 vne - 17 may,2016
TVPLUS Credential 2016   vne - 17 may,2016TVPLUS Credential 2016   vne - 17 may,2016
TVPLUS Credential 2016 vne - 17 may,2016
 
Bài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợp
Bài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợpBài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợp
Bài giảng marketing 2014 Chương 10: Quyết định về truyền thông tích hợp
 
[TVPLUS] Monitaz Credential 2016
[TVPLUS] Monitaz Credential 2016[TVPLUS] Monitaz Credential 2016
[TVPLUS] Monitaz Credential 2016
 

Viewers also liked

Digital, Social & Mobile in 2015
Digital, Social & Mobile in 2015Digital, Social & Mobile in 2015
Digital, Social & Mobile in 2015Digital Story
 
SỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế Tân
SỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế TânSỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế Tân
SỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế TânDigital Story
 
Multiscreenworld full report by Google
Multiscreenworld full report by GoogleMultiscreenworld full report by Google
Multiscreenworld full report by GoogleDigital Story
 
Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?
Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?
Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?Digital Story
 
Can ho moonlight residences
Can ho moonlight residencesCan ho moonlight residences
Can ho moonlight residencesCường Võ Huy
 
Mobile in-store research-studies
Mobile in-store research-studiesMobile in-store research-studies
Mobile in-store research-studiesDigital Story
 
Vincom Long Xuyên, An Giang
Vincom Long Xuyên, An GiangVincom Long Xuyên, An Giang
Vincom Long Xuyên, An GiangKhang Phạm
 
Làm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻ
Làm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻLàm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻ
Làm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻHaravan Official
 
Casestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi to
Casestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi toCasestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi to
Casestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi toDigital Story
 
Xu hướng bán lẻ trong tương lai
Xu hướng bán lẻ trong tương laiXu hướng bán lẻ trong tương lai
Xu hướng bán lẻ trong tương laiHaravan Official
 
Làm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offline
Làm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offlineLàm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offline
Làm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offlineHaravan Official
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalTrần Trung
 
Phần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAI
Phần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAIPhần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAI
Phần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAIDigital Story
 
SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn
SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn
SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn Digital Story
 

Viewers also liked (17)

Digital, Social & Mobile in 2015
Digital, Social & Mobile in 2015Digital, Social & Mobile in 2015
Digital, Social & Mobile in 2015
 
SỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế Tân
SỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế TânSỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế Tân
SỰ LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO - Ông Nguyễn Thế Tân
 
Multiscreenworld full report by Google
Multiscreenworld full report by GoogleMultiscreenworld full report by Google
Multiscreenworld full report by Google
 
Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?
Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?
Công nghệ đã thay đổi thế giới như thế nào?
 
Can ho moonlight residences
Can ho moonlight residencesCan ho moonlight residences
Can ho moonlight residences
 
Mobile in-store research-studies
Mobile in-store research-studiesMobile in-store research-studies
Mobile in-store research-studies
 
Vincom Long Xuyên, An Giang
Vincom Long Xuyên, An GiangVincom Long Xuyên, An Giang
Vincom Long Xuyên, An Giang
 
Làm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻ
Làm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻLàm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻ
Làm thế nào để nhân rộng chuỗi bán lẻ
 
Casestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi to
Casestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi toCasestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi to
Casestudy Content marketing: Nescafe_Hat ca phe nho, la ca the gioi to
 
Xu hướng bán lẻ trong tương lai
Xu hướng bán lẻ trong tương laiXu hướng bán lẻ trong tương lai
Xu hướng bán lẻ trong tương lai
 
Hiện tượng tâm lý xã hội
Hiện tượng tâm lý xã hộiHiện tượng tâm lý xã hội
Hiện tượng tâm lý xã hội
 
Làm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offline
Làm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offlineLàm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offline
Làm thế nào để hợp nhất quản lý kinh doanh từ online đến offline
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
 
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hộiNhững hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
 
Phần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAI
Phần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAIPhần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAI
Phần speaking của diễn giả TH True Milk trong sự kiện KỶ NGUYÊN KHÁCH HÀNG LAI
 
SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn
SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn
SỰ KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU - Diễn giả Nguyễn Đức Sơn
 
Ecomobi Pte Singapore
 Ecomobi Pte Singapore Ecomobi Pte Singapore
Ecomobi Pte Singapore
 

Similar to Cẩm nang Kỷ Nguyên Khách Hàng Lai 2014

Cẩm nang Kỷ nguyên khách hàng lai
Cẩm nang Kỷ nguyên khách hàng laiCẩm nang Kỷ nguyên khách hàng lai
Cẩm nang Kỷ nguyên khách hàng laiNgan Hoang
 
đảO chiều
đảO chiềuđảO chiều
đảO chiềuThiên Ám
 
Bài giảng Marketing 2015: Tổng quan về Marketing
Bài giảng Marketing 2015: Tổng quan về MarketingBài giảng Marketing 2015: Tổng quan về Marketing
Bài giảng Marketing 2015: Tổng quan về MarketingTrong Hoang
 
Bai giang chuong 4 4 2013
Bai giang chuong 4 4 2013Bai giang chuong 4 4 2013
Bai giang chuong 4 4 2013VuHai36
 
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...Giang Coffee
 
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International CollegeeCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International CollegeMobi Marketing
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...luanvantrust
 
Nldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncong
Nldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncongNldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncong
Nldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncongvr0lls
 
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...luanvantrust
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Giang Coffee
 
Chương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptx
Chương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptxChương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptx
Chương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptxNgocThaoNguyen14
 
Marketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdf
Marketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdfMarketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdf
Marketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdfitexcel
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...OnTimeVitThu
 
Digital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyen
Digital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyenDigital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyen
Digital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyenKent College
 

Similar to Cẩm nang Kỷ Nguyên Khách Hàng Lai 2014 (20)

marketing
marketingmarketing
marketing
 
Cẩm nang Kỷ nguyên khách hàng lai
Cẩm nang Kỷ nguyên khách hàng laiCẩm nang Kỷ nguyên khách hàng lai
Cẩm nang Kỷ nguyên khách hàng lai
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
 
đảO chiều
đảO chiềuđảO chiều
đảO chiều
 
Brand Activation Là Gì?
Brand Activation Là Gì?Brand Activation Là Gì?
Brand Activation Là Gì?
 
Bài giảng Marketing 2015: Tổng quan về Marketing
Bài giảng Marketing 2015: Tổng quan về MarketingBài giảng Marketing 2015: Tổng quan về Marketing
Bài giảng Marketing 2015: Tổng quan về Marketing
 
Bai giang chuong 4 4 2013
Bai giang chuong 4 4 2013Bai giang chuong 4 4 2013
Bai giang chuong 4 4 2013
 
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
 
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International CollegeeCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
eCommerce Marketing trực tuyến Kent International College
 
Hoạt động truyền thông marketing online của Công ty Coop
Hoạt động truyền thông marketing online của Công ty CoopHoạt động truyền thông marketing online của Công ty Coop
Hoạt động truyền thông marketing online của Công ty Coop
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Nldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncong
Nldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncongNldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncong
Nldn nhunggiaiphap ths.hoangsoncong
 
Chuong1 7805
Chuong1 7805Chuong1 7805
Chuong1 7805
 
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động sản phẩm Cửa nhựa hiện đại UPVC tạ...
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Chương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptx
Chương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptxChương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptx
Chương-10-Chính-sách-Xúc-tiến-bán.pptx
 
Những công cụ internet marketing
Những công cụ internet marketingNhững công cụ internet marketing
Những công cụ internet marketing
 
Marketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdf
Marketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdfMarketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdf
Marketing-dot-pha-nhieu-tac-gia.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
 
Digital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyen
Digital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyenDigital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyen
Digital marketing - Viral Marketing - marketing lan truyen
 

More from Digital Story

Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014
Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014
Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014Digital Story
 
Những điều cần biết về CONTENT MARKETING
Những điều cần biết về CONTENT MARKETINGNhững điều cần biết về CONTENT MARKETING
Những điều cần biết về CONTENT MARKETINGDigital Story
 
Mobile Marketing tại Việt Nam
Mobile Marketing tại Việt Nam Mobile Marketing tại Việt Nam
Mobile Marketing tại Việt Nam Digital Story
 
The moments of DIGITAL STORY
The moments of DIGITAL STORYThe moments of DIGITAL STORY
The moments of DIGITAL STORYDigital Story
 
Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014
Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014
Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014Digital Story
 
Chia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY - Content Marketing- Digital Story
Chia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY -  Content Marketing- Digital StoryChia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY -  Content Marketing- Digital Story
Chia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY - Content Marketing- Digital StoryDigital Story
 
Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014
Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014 Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014
Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014 Digital Story
 
DIGITAL STORY BROCHURE FINAL
DIGITAL STORY BROCHURE FINALDIGITAL STORY BROCHURE FINAL
DIGITAL STORY BROCHURE FINALDigital Story
 
Digital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketing
Digital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketingDigital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketing
Digital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketingDigital Story
 

More from Digital Story (10)

Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014
Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014
Hành Vi Khách Hàng Lai - Cross Platform - Việt Nam 2014
 
Mobile consumer
Mobile consumerMobile consumer
Mobile consumer
 
Những điều cần biết về CONTENT MARKETING
Những điều cần biết về CONTENT MARKETINGNhững điều cần biết về CONTENT MARKETING
Những điều cần biết về CONTENT MARKETING
 
Mobile Marketing tại Việt Nam
Mobile Marketing tại Việt Nam Mobile Marketing tại Việt Nam
Mobile Marketing tại Việt Nam
 
The moments of DIGITAL STORY
The moments of DIGITAL STORYThe moments of DIGITAL STORY
The moments of DIGITAL STORY
 
Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014
Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014
Chia sẻ của Ông Lê Quang Vũ - Content Marketing - Digital Story 2014
 
Chia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY - Content Marketing- Digital Story
Chia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY -  Content Marketing- Digital StoryChia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY -  Content Marketing- Digital Story
Chia sẻ của diễn giả PHAN ĐẶNG TRÀ MY - Content Marketing- Digital Story
 
Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014
Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014 Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014
Cẩm nang Content marketing - DIGITAL STORY 2014
 
DIGITAL STORY BROCHURE FINAL
DIGITAL STORY BROCHURE FINALDIGITAL STORY BROCHURE FINAL
DIGITAL STORY BROCHURE FINAL
 
Digital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketing
Digital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketingDigital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketing
Digital story 2014 - Sự kiện tháng 6: Content marketing
 

Cẩm nang Kỷ Nguyên Khách Hàng Lai 2014

  • 1.
  • 2. PHẦN 1: KHI KHÁCH HÀNG LÀ MỘT NỬA CỦA DOANH NGHIỆP Chương 1: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đang hướng tới khách hàng là tâm điểm (Innovation from customers’ perspective) Chương 2: Phương thức truyền thông thay đổi trong bối cảnh kinh doanh “Click and Brick” Chương 3: Định nghĩa khách hàng lai PHẦN 2: Ý NIỆM “TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ” (CONVERGENCE MARKETING) Chương 4: 5Cs trong Convergence marketing PHẦN 3: NHỮNG TỪ KHÓA KHI TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG LAI Chương 5: Omni – channels Chương 6: Content marketing Chương 7: Mobile marketing Chương 8: Native ads PHẦN 4: FUN FACTS NỘI DUNG 2
  • 3. KHI KHÁCH HÀNG LÀ MỘT NỬA CỦA DOANH NGHIỆP Một cách nói ví von, dí dỏm nhưng vô cùng thực tế của những chủ doanh nghiệp theo quan điểm hướng tới khách hàng/ “Khách hàng là tâm điểm” – Customer orientation. 3
  • 4. Chương 1: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đang hướng tới khách hàng là tâm điểm Các quan điểm về mô hình phát triển sản phẩm mới/ dịch vụ mới của doanh nghiệp (NSD - New service development) theo thời gian Những mô hình phát triển dịch vụ (theo thời gian: 1980s, 2000s và 2013) 1980s Nguồn: Scheuing & Johnson, 1989 Hướng dẫn chiến lược Thăm dò Sàng lọc Hiểu biết toàn diện Phát triển và thử nghiệm Giới thiệu Xây dựng chiến lược Hình thành ý tưởng Phân tích Thiết kế dịch vụ và Phát triển quá trình Thử nghiệm Giới thiệu Phát triển một chiến lược kinh doanh Phát triển một chiến lược dịch vụ Hình thành ý tưởng Phát triển và đánh giá khái niệm Phân tích kinh doanh Phát triển và đánh giá dịch vụ Thử nghiệm trên thị trường Thương mại hoá 4
  • 5. 2000s Mô hình tuyến tính của quá trình phát triển Nguồn: Alam and Perry (2002) Lưu ý: Hộp hình chữ nhật: các giai đoạn tuần tự; Hộp kim cương: các giai đoạn chồng chéo/song song Mô hình song song của quá trình phát triển Lập kế hoạch chiến lược Hình thành ý tưởng Sàng lọc ý tưởng Phân tích kinh doanh Hình thành một đội ngũ đa chức năng Thiết kế dịch vụ và thiết kế hệ thống quy trình Đào tạo nhân lực Thử nghiệm dịch vụ và chạy thí điểm Thử nghiệm tiếp thị Thương mại hoá Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Hình thành một đội ngũ đa chức năng Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Tiếp tục/Từ bỏ Lập kế hoạch chiến lược Hình thành ý tưởng Sàng lọc ý tưởng Phân tích kinh doanh Thiết kế dịch vụ và thiết kế hệ thống quy trình Đào tạo nhân lực Thử nghiệm dịch vụ và chạy thí điểm Thử nghiệm tiếp thị Thương mại hoá 5
  • 6. 2013 Nguồn: Tran (2013) Hình thành ý tưởng Phân tích kinh doanh Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch marketing Hình thành đội ngũ phát triển dịch vụ mới Thiết kế dịch vụ và thiết kế hệ Khách hàng thống/quy trình Thử nghiệm dịch vụ và chạy thí điểm Đào tạo Xem xét trên quy mô toàn diện Thương mại hoá Quy trình phát triển dịch vụ mới Giám đốc, đội sản phẩm, đội marketing, phòng kinh doanh, (đội công nghệ) đội sản phẩm, đội marketing Khách hàng, Khán giả/Publishers Khách hàng, Publishers Đội sản phẩm, đội marketing, đội inventory, quản lí cấp cao, giám đốc Đội sản phẩm, quản lí cấp cao, giám đốc Đội sản phẩm, đội marketing, đội inventory, đội công nghệ, quản lí cấp cao Khách hàng, Khán giả/Publisher, Pháp lý về dịch vụ Khách hàng, Khán giả/Publisher, Pháp lý về dịch vụ, Nhà cung cấp Internet Khách hàng, Publishers Đánh giá sau mỗi giai đoạn được thực hiện bởi Giám đốc và Quản lý Đội sản phẩm, đội marketing, đội công nghệ, phòng kinh doanh Đội sản phẩm, đội marketing, đội công nghệ, phòng kinh doanh Đội sản phẩm, đội marketing, đội inventory, đội công nghệ, phòng kinh doanh, quản lí cấp cao Đội sản phẩm, đội marketing, đội công nghệ, phòng kinh doanh, quản lí cấp cao Khách hàng, Khán giả/Publisher, Pháp lý về dịch vụ Khách hàng, Khán giả/Publisher, Pháp lý về dịch vụ, Nhà cung cấp Internet 6
  • 7. Có thể thấy rằng, môi trường mua sắm đang biến động khôn lường với công nghệ và xu hướng mới. Nhu cầu mới nảy sinh theo giờ và theo ngày. Những công ty nắm bắt và thỏa mãn tốt được những nhu cầu “mới mọc lên như nấm” này sẽ là những công ty chiếm được cảm tình khách hàng. Một nghiên cứu mới của PA Consulting cho thấy những công ty hướng chiến lược đến khách hàng có sự bền vững lâu hơn, tỉ suất lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh cao hơn. 7
  • 8. Chương 2: Phương thức truyền thông trong bối cảnh kinh doanh “Click và Brick” Mô hình kinh doanh truyền thống, khi chưa có các kênh Online: Doanh nghiệp Người gửi thông điệp Cửa hàng Khách hàng Thông điệp Người nhận thông điệp Người gửi Người nhận Quá trình thông điệp truyền thông được lưu chuyển trong “Communication loop”: 8
  • 9. Doanh nghiệp Online Click n Brick Khách hàng Mô hình kinh doanh trên online và offline của các doanh nghiệp trong thời đại số: Người gửi Mã hóa Giải mã Thông tin Phản ứng phản hồi Người nhận Thông điệp (phương tiện truyền thông) Nhiễu thông tin 9 Quá trình thông điệp truyền thông được lưu chuyển trong “Communication loop”
  • 10. Những thay đổi trong phương thức truyền thông với khách hàng Thời kì trước khi những khái niệm chính thức của marketing ra đời, truyền thông đối với khách hàng là một chiều, khách hàng hầu như không có tiếng nói. Khách hàng thường gặp khó khăn trong việc phản hồi vì khoảng cách và thiếu phương thức phản hồi, hoặc đơn giản phản hồi của khách hàng không được quan tâm và hoàn toàn không có sức nặng. Truyền thông hiệu quả theo định nghĩa của marketing là phải tương tác hai chiều. Theo mô hình này, có rất nhiều nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông điệp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp mở rộng mô hình kinh doanh và tương tác với khách hàng qua cả kênh online (click) và offline (brick), sự phức tạp trong hệ thống truyền thông (commu-nication loop) tăng lên, đòi hỏi sự ra đời của một mô hình truyền thông mới, cải tiến hơn, hiện đại hơn. Người gửi Thông điệp Người nhận 10
  • 11. Những đặc điểm của mô hình truyền thông hiện đại Truyền thông truyền thống (TV, Tạp chí, báo giấy, quảng cáo ngoài trời...) Thông điệp Người gửi (Quảng cáo) Khách hàng (Vừa là người nhận vừa là người gửi) Truyền thông tương tác (Nội dung bắt nguồn từ khách hàng, blog, mạng xã hội...) Khách hàng Khách hàng Khách hàng 11
  • 12. Mô hình mới có tính tương tác cao hơn, phi tuyến và đa thoại. Cách thức mã hóa thông điệp đa dạng hơn rất nhiều. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính với việc tiếp nhận thông điệp. Sự gia tăng không ngừng của các kênh (channels) mới, đa dạng thêm phương thức truyền thông. Một trong những nhân tố nhiễu thông tin (noise) là do quá tải quảng cáo, và native ads được coi là giải pháp mới hóa giải việc nhiễu thông tin. Hình thức phản hồi không còn đơn thuần “đi thẳng” đến doanh nghiệp. Việc có nhiều cách để đưa ra ý kiến phản hồi và ý kiến có thể được truyền đạt đến số đông trước khi đến với doanh nghiệp ít nhiều là khởi nguồn của khủng hoảng thương hiệu. Khách hàng có sự lựa chọn loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thông điệp quảng cáo, và chọn lựa thời điểm xem quảng cáo đó. 12
  • 13. Quyền lực khách hàng với doanh nghiệp tăng dần theo thời gian Sức lan tỏa Trong giai đoạn những năm 1900, theo điều tra tại Mỹ, một khách hàng không hài lòng với công ty/sản phẩm của bạn sẽ nói với 20 người khác về trải nghiệm xấu với công ty của bạn. Ngày nay, trong môi trường tương tác và chia sẻ chóng mặt trên đa phương tiện và mạng xã hội, nếu bạn khiến 1 khách hàng không hài lòng, số lượng người biết tới thông tin đó sẽ là 20 lũy thừa N. Ví dụ điển hình là trường hợp của David Caroll sáng tác ca khúc cho United Airline vì làm vỡ đàn guitar của anh ta. Kết quả là ca khúc than phiền này thu hút 11 triệu người xem, tạo ra khủng hoảng truyền thông thực sự cho United Airline. Tác động tới hình ảnh, chiến lược sản phẩm và vai trò xã hội của doanh nghiệp Mức độ ảnh hưởng của khách hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp lớn hơn bao giờ hết, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm đối với xã hội. Nestle’s đã từng phải đối mặt với các câu hỏi từ khách hàng về trách nhiệm của họ với môi trường sau khi Greenpeace tổ chức một cuộc biểu tình trên Facebook lên án sự ủng hộ của Nestle's với việc phá rừng tại Malaysia. Khả năng tác động tới quyết định cuối cùng Giá trị của khách hàng đã không còn đơn thuần là khả năng mua hàng của họ mà còn là khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác. Với công cụ mạng xã hội, giá trị ảnh hưởng gần như tăng lên đến mức đáng chú ý. Khách hàng ngày càng có sự chuyển dịch trong hành vi và thói quen phức tạp hơn, trở nên khó đoán, khó định hình và “khó chiều”, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được đủ những điểm tiếp xúc (touch points) và tiếp cận theo đúng ngữ cảnh. Sự xuất hiện của nhiều kênh truyền thông và hình thức mua sắm mới kéo theo sự chuyển đổi khó lường trong quá trình mua hàng. Khách hàng du nhập những phương thức mới một cách phức tạp, khác biệt giữa từng cá thể và hệ quả là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc theo kịp khách hàng của họ. 13
  • 14. Chương 3: ĐỊNH NGHĨA KHÁCH HÀNG LAI CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG LAI Gặp An cô gái người Việt xinh xắn đang sinh sống và học tập tại Melbourne. An vừa kết thúc bài thi cuối khóa và giờ cô đang bước vào giai đoạn nghỉ cuối kì, có rất nhiều thời gian cho cô nghỉ ngơi và đi du lịch. Không chần chừ, sau khi thức giấc bởi tiếng chuông điện thoại dài, An mở máy tính lên, việc mà dường như đã thành thói quen. Cô vào các trang web đại lí chính thức của các hãng hàng không để xem giá vé từ Melbourne về Việt Nam. Có lẽ dành kì nghỉ hè đề về thăm gia đình không phải là một ý kiến quá tồi. Sau một hồi so sánh giá vé giữa các hãng Singapore Air, Vietnam Airline đến Cathay Pacific, vẫn chưa ưng ý, An nhấc điện thoại gọi đến một đại lí bán vé với hi vọng họ có giá vé tốt hơn cho cô. Không ngoài mong đợi, họ cung cấp cho cô giá vé đúng ngày cô muốn nhưng lại rẻ hơn 10% so với giá chính hãng, An ngay lập tức đặt chỗ và hẹn buổi chiều qua để thành toán và lấy vé. Hoàn thành xong công việc quan trọng nhất, cô bắt đầu gọi điện cho người thân để lên danh sách các món đồ cần mua về nhà. Bây giờ đang là mùa giảm giá, chọn lựa những món đồ thời trang cho các chị và mẹ là thời điểm thích hợp, nhưng khi đi mua sắm quần áo luôn cần có một người hợp guu tư vấn – An liền nhấc máy alo cho Liên, lên kế hoạch gặp trong 1h để có một buổi shopping hoành tráng. Trong khi chờ đợi cô bạn thân qua nhà, An dành thời gian đọc đánh giá 1 số loại máy ảnh – một món quà cho bố. Những đánh giá tích cực cho chiếc Canon D500 giúp cô đưa ra quyết định sơ khai về sự lựa chọn của mình và có vẻ JB HiFi đang có khuyến mại giá hấp dẫn nhất cho chiếc máy ảnh này nữa, cần phải ghé qua JB trên đường đi shopping thôi. Trong khi đi shopping, An tranh thủ chụp hình và chia sẻ trên mạng xã hội hỏi ý kiến bạn bè, tiện cho người chị ở Việt Nam xem ưng bộ nào thì mua ngay. Sau hồi shopping quần áo, mỹ phẩm và thu được chiến lợi phẩm kha khá, hai cô bạn ghé vào JB với hi vọng mua được chiếc máy ảnh ưng ý cho bố. Chào đón tại cửa hàng một anh chàng sales thân thiện, nhanh nhẹn hỏi xem các bạn muốn xem mặt hàng nào và cần tư vấn gì không? Sau khi trình bày nhu cầu và sản phẩm dự kiến mua, anh bạn sale có vẻ thấu hiểu và bắt đầu tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng. Sau một hồi gợi ý, An hoàn toàn hài lòng với lựa chọn mới – một chiếc Canon 100D và tuyệt hơn là chương trình khuyến mại giảm 15% khi đặt hàng online của JB. An sẽ về nhà và hoàn thành đơn hàng trên mạng. Giờ An và cô bạn chỉ cần qua đại lí bán vé thành toán là tạm hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm nay. 14
  • 15. ĐỊNH NGHĨA Thuật ngữ “Khách hàng lai” được biết đến lần đầu 12 năm trước, định nghĩa sự xuất hiện của một xu hướng mới trong thời đại số, nơi khách hàng luôn dịch chuyển không ngừng giữa online và offline, giữa cảm tính và lí tính, giữa màn hình máy tính với quầy hàng của bạn (Wind & Mahajan, 2002). Chân dung khách hàng lai được miêu tả như nhân vật Nhân Mã trong thần thoại Hy Lạp: - Với đôi chân nhanh nhẹn để theo kịp sự thay đổi của công nghệ - Nhưng vẫn mang trái tim và trí óc khó đoán của con người NHỮNG CON SỐ VỀ KHÁCH HÀNG LAI - 80% sử dụng điện thoại khi mua hàng tại cửa hàng - 90% sử dụng để tra cứu trước khi đi mua hàng - 70% sử dụng mạng xã hội để biết kinh nghiệm mua sắm của bạn bè - 53% đánh giá tốt nhãn hàng họ thích trên mạng xã hội - 40% đã mua hàng sau khi viết về sản phẩm trên mạng xã hội - 17% cảm thấy kết nối với thương hiệu hoạt động mạng xã hội tốt Traditional Consumer Cyber Consumer 15
  • 16. NHỮNG MONG MUỐN CỦA KHÁCH HÀNG LAI – CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP Khao khát cá nhân hóa, ưu đãi đặc biệt: Khách hàng lai yêu thích mua hàng online, đặc biệt những sản phẩm có khả năng cá nhân hóa, những ưu đãi mang tính cá nhân, dành riêng cho họ nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ việc mua những mặt hàng đại trà tại cửa hàng. Yêu cầu tương tác xã hội cao: Họ có bạn bè, người quen ở khắp nơi – ngoài đời, công ty, trên mạng xã hội, trong các diễn đàn, trong facebook group…Họ đặc biệt thích tham gia các trang diễn đàn, cộng đồng online để chia sẻ ý kiến. Vậy doanh nghiệp làm thế nào để tham gia những cộng đồng đó hay xây dựng những cộng đồng đó cho khách hàng? Yêu cầu thuận tiện khi tiếp cận kênh truyền thông: Khách hàng lai tương tác trên nhiều kênh truyền thông khi họ cần và theo lịch của họ không phải do sự sắp xếp của công ty. Đặc biệt, sự đồng nhất thông tin ở các kênh là một điều quan trọng vì không khách hàng nào muốn sự rắc rối, tối nghĩa trong thông tin. Cần sự thỏa mãn khi tiêu tiền: Khách hàng lai sử dụng nhiều kênh để so sánh giá cả, thậm chí đấu giá đơn giản vì họ muốn sự thỏa mãn khi mua được món hàng ở mức giá tốt nhất. Những chiến lược giá cả tăng giá trị cho khách hàng sẽ rất được đánh giá cao. Mong muốn đưa ra quyết định mua hàng tốt: Đồng nghĩa với việc họ sẽ tra cứu, hỏi ý kiến nhiều hơn và những thông tin có giá trị, giúp đơn giản hóa việc đưa ra quyết định sẽ là những nội dung mà khách hàng cần. 16
  • 17. THỬ THÁCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG LAI 1. Đa điểm tiếp xúc trong quá trình mua hàng: khiến cho doanh nghiệp khó nắm bắt và đánh giá được tầm quan trọng của từng điểm tiếp xúc. - 50% khách hàng muốn đến lấy hàng tại cửa hàng sau khi mua hàng online hay qua di động – nhưng chỉ 36% nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ này. - 71% khách hàng cảm thấy thông tin về nguồn hàng trong kho quan trọng với họ - nhưng chỉ 32% nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ này. 2. Khó đoán và nắm bắt hành vi mua hàng: Tùy thuộc vào lượng thông tin, kênh truyền thông, nhu cầu và yêu cầu, khách hàng lai thường có hành vi rất khác trong những tình huống mua hàng khác nhau. Thêm vào đó, rất khó để phân khúc họ, mặc dù họ cùng thuộc một nhóm “nhân khẩu học” nhưng không có gì đảm bảo là họ sẽ có những hành vi tương tự (nhân tố kênh, thông tin mua hàng có sẵn, người ảnh hưởng có thể khác nhau giữa các đối tượng). *Ví dụ: Cùng 1 khách hàng có thể mua quần áo mặc nhà ở bigC nhưng lại mua đồ mặc dạo phố tại Vincom và chi tiền mua những bộ quần áo đắt tiền thương hiệu quốc tế qua kênh bán hàng trực tuyến. 3. Kỳ vọng khách hàng lai ngày càng cao: và các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong việc theo kịp nhu cầu và kỳ vọng của họ. - 30% khách hàng lai nói doanh nghiệp không có sự đồng nhất thông tin trên tất cả các kênh. - 40% doanh nghiệp than phiền về khả năng công nghệ của họ khó đảm bảo sự đồng nhất của thông tin. - 39% khách hàng nói họ sẽ không ghé thăm cửa hàng nếu website không có thông tin về số lượng nguồn hàng có sẵn. 17
  • 18. Ý NIỆM “TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ” (CONVERGENCE MARKETING) Tiếp cận khách hàng lai không dừng lại ở việc xuất hiện tại nhiều điểm tiếp xúc (touch points). Doanh nghiệp nên hướng tới sự tích hợp hoàn chỉnh các kênh và công cụ truyền thông để tạo ra sự thống nhất về trải nghiệm thương hiệu và tận dụng tối đa sức mạnh hợp lực (synergy) của các phương thức sử dụng trong một kế hoạch truyền thông. Convergence marketing (tạm dịch: Tiếp thị hội tụ) với mô hình 5Cs sẽ gợi ý các nguyên tắc marketing hữu ích cho doanh nghiệp để tiếp cận đối tượng khách hàng lai thành công nhất. 18
  • 19. Chương 4: 5Cs trong Convergence marketing Convergence marketing (tạm dịch là tiếp thị hội tụ) không chỉ đơn thuần là cách thức kết hợp các hình thức công nghệ khác nhau hay kết hợp các kênh truyền thông để có thể tiếp cận khách hàng lai. Doanh nghiệp đã và đang dần nhận ra rằng với công nghệ mới, khách hàng đang làm được nhiều thứ không tưởng, những hành vi khó kiểm soát hơn bao giờ hết ngày càng hình thành nhiều. Vì vậy, với convergence marketing, doanh nghiệp phải định hướng những chiến thuật, nắm bắt được những điểm hội tụ giữa công nghệ và hành vi mới của khách hàng. Trong nghiên cứu Convergence Marketing: Strategies for Reaching the New Hybrid Consumer (Wind et al., 2002) , các tác giả đã đưa ra quan điểm 5Cs: Customisation, [virtual] Community, Channel options, Competitive value equation, Choice tool cho thấy sự hội tụ diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là 5 điểm mà sự tương tác trở nên phức tạp, nhưng lại góp phần quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Customisation Community Competitive value equation Channel options Choice tool 19
  • 20. 1. Customisation - SỰ TÙY BIẾN HAY KHẢ NĂNG TÙY CHỈNH THEO YÊU CẦU Tại sao khách hàng muốn “sự tùy biến”: - Trong kỉ nguyên của mạng xã hội, nơi mọi thứ đều được chia sẻ và dễ dàng được thổi phồng, vì thế khách hàng luôn mong muốn thông tin của họ phải độc đáo, đặc biệt. Hệ quả là họ mong muốn những sản phẩm dành riêng cho họ, hay họ có thể điều chỉnh hợp với bản thân. - Mỗi khách hàng đều là một thị trường tiềm năng và việc cho họ khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu, đáp ứng đúng mong muốn của họ giúp thúc đẩy quyết định mua hàng lên cao hơn. - Khách hàng tham gia và kiểm soát quá trình xây dựng sản phẩm: Không còn như ngày xưa khi khách hàng ngồi và đợi những sản phẩm có sẵn, hàng loạt đến tay. Khách hàng lai muốn được tham gia, được kiểm soát sản phẩm trước khi đến tay họ, vì thế với họ khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu là một cách để thương hiệu thể hiện sự ưu ái với khách hàng. Sử dụng công nghệ tăng khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu: - Tìm hiểu nhu cầu và thói quen mua sắm của khách hàng tại cửa hàng và sử dụng nó trong môi trường online. - Và sử dụng thông tin online để tăng sự hài lòng trong môi trường cửa hàng. - Sử dụng môi trường online để cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong việc tùy chỉnh, và sử dụng cửa hàng là nơi tiếp xúc, showroom cho khách hàng. - Mời khách hàng tham gia vào quá trình tùy chỉnh, có thể sử dụng yêu cầu từ khách hàng để điều chỉnh sản phẩm tốt hơn và giúp ích cho việc đại trà sản phẩm. Ví dụ: Crème de la crème là trường hợp rất thành công với việc cho khách hàng khả năng tùy chỉnh đồ ăn của mình. Shop đồ ăn cho phép khách hàng điều chỉnh dựa trên menu có sẵn, dù là salad, pizza, bánh mì sandwich hay đồ uống họ đều có thể xây dựng công thức riêng của họ online, sau đó khách hàng có thể đặt tên cho sản phẩm và lưu lại để sau này khi mua hàng chỉ cần đánh tên là cửa hàng sẽ biết phải làm gì. Crème de la crème Menu 20
  • 21. 2. Community - XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG CHO KHÁCH HÀNG Với khách hàng lai nhu cầu được gắn kết ở mức độ cá nhân cao hơn bao giờ hết. Trong môi trường offline, đó là sự gắn kết với gia đình, bạn bè và người thân. Trong môi trường online, là khả năng tương tác với những người cùng sở thích, đam mê, là bạn bè trên mạng xã hội, bạn bè trong những cộng đồng ảo. -> Những cộng đồng online và offline này có những tác động rất khác nhau lên khách hàng lai. Làm cách nào để sử dụng convergence market-ing trong việc “cộng đồng hóa khách hàng”: Xây dựng môi trường cộng đồng cho khách hàng: Tìm những điểm chung của khách hàng thực tế, xem xét những mong mỏi, yêu cầu cần chia sẻ của họ và tạo dựng cho họ một cộng đồng online nơi công ty sẽ trở thành người gắn kết. Xây dựng những “vũ trụ” song song: Đôi khi những cộng đồng thực sẽ là tiền đề tốt cho cộng đồng ảo, và doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tạo dựng mối liên kết cho khách hàng. Tạo dựng nội dung tăng tương tác: Một trong những điều dễ hiểu đó là trong cộng đồng nào cũng khao khát sự tương tác, những nội dung để có thể trở thành câu chuyện. Vì thế, việc tạo dựng nội dung trong cộng đồng là cách mà công ty có thể xâm nhập sâu hơn vào trong những cộng đồng đã và đang tồn tại đó. Tạo dựng giá trị cho khách hàng trong cộng đồng: Sự tồn tại của các cộng đồng dựa chủ yếu vào sự phát triển của tâm lí xã hội của khách hàng và để phát triển tâm lí đó, doanh nghiệp cần giúp đỡ khách hàng tạo dựng tiếng nói trong cộng đồng bằng nhiều hành động sáng tạo. Ví dụ: Mô hình C2C (customer to customer) Amazon là một cộng đồng dành cho những người mua sách online hoạt động hiệu quả nhất. Amazon là công ty đầu tiên cho phép khách hàng review sách trên mạng và để khuyến khích những nhà đánh giá trung thành Amazon có bảng xếp hạng cho khách hàng hoạt động tích cực và có phòng danh vọng để tuyên dương những người như vậy. Thậm chí, công ty còn tặng danh hiệu bên cạnh tài khoản của họ. Tất cả nhằm công nhận sự đóng góp của họ cho cộng đồng người yêu sách. Hiện nay, đánh giá sách trên Amazon còn được coi trọng hơn đánh giá chính thức của các phương tiện truyền thông. 21
  • 22. 3. Channel - KÊNH TRUYỀN THÔNG Nhu cầu được tiếp xúc cả online và offline đã không còn là điều mới lạ và khả năng xây dựng những trải nghiệm tương tự trên tất cả các kênh là điều doanh nghiệp đang hướng đến cho khách hàng lai của họ. Khi tiếp xúc với các kênh, khách hàng luôn muốn sự nhanh chóng, tiện lợi, và sự có mặt của những kênh có nội dung phù hợp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có những chiến lược kênh và những chiến lược đó đều phải có xuất phát điểm là nhu cầu khách hàng. Cụ thể: Hãy để khách hàng chọn loại hình kênh họ muốn tương tác: Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nắm bắt được hình thức tương tác của khách hàng và luôn có sẵn những kênh với nội dung phù hợp tại điểm tương tác đó. Khách hàng tự do chọn lực điểm tương tác nhưng công ty phải là người theo sát để đảm bảo hiệu quả trải nghiệm của khách hàng. Hiểu các nhân tố thời gian và ngữ cảnh khi tương tác với các kênh: Hoàn cảnh và thời gian là yếu tố có tác động lớn đến việc chọn kênh tương tác vì thế nắm bắt được hai yếu tố này, doanh nghiệp có thể thiết kế và lựa chọn kênh phù hợp. Tạo dựng mối quan hệ “mượt mà” giữa online và offline: Đảm bảo sự thoải mái khi di chuyển giữa môi trường online và offline và ngược lại. Ví dụ, hãy để khách hàng đổi trả những món hàng mua online tại cửa hàng một cách dễ dàng. Ví dụ: Oasis là một ví dụ điển hình của một công ty làm đúng về mặt xây dựng kênh tương tác. Công ty có mobile app, online shop và chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo, tất cả đều phối hợp với nhau nhịp nhàng. Oasis trang bị cho nhân viên bán hàng ipad để nhân viên luôn luôn có thể cho khách xem các mặt hàng đang có và đang bán chạy, và nếu mặt hàng nào hết hàng nhân viên có thể đặt hàng cho khách ngay tại thời điểm đó. Dịch vụ tương tự cũng được sử dụng online. Nếu mặt hàng online hết hàng, khách hàng sẽ có thể thông báo qua website và người bán hàng tại các cửa hàng sẽ xem nguồn hàng của họ, nếu còn hàng họ có thể chuyển hàng trực tiếp tới khách hàng. Bên cạnh đó, Oasis còn cho phép khách hàng đổi trả một cách dễ dàng với việc tạo dựng hơn 5,500 điểm đổi trả trên khắp cả nước. 22
  • 23. 4. Competitive value equation - GIÁ TRỊ CẠNH TRANH Khách hàng lai đã và đang thay đổi những công thức tính giá trị và một thực tế là công ty ngày càng gặp phải nhiều nhu cầu mới của khách hàng. Ngày xưa, khi nghĩ đến giá trị dành cho khách hàng đó là Giá cả và Sản phẩm. Tuy nhiên, giá trị bây giờ đã không còn gói gọn và chỉ đơn thuần là hai yếu tố kể trên nữa: Dịch vụ: Việc chăm sóc khách hàng mọi lúc, mọi nơi đã trở thành những giá trị khi mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp đi trước đón đầu là doanh nghiệp cải tiến dịch vụ trong cả hai môi trường online và offline, phối hợp nó một cách hoàn hảo. Sự thuận tiện: Giá trị mới nhất đối với khách hàng đó là sự thuận tiện trong việc mua sắm, dù là online hay offline. Khách hàng ngày nay bận bịu, họ muốn trải nghiệm đơn giản, ngắn gọn mà vẫn đảm bảo thành công. Sự an tâm: Bảo trì và sự an tâm có giá trị rất lớn trong môi trường internet với việc giao dịch online diễn ra hàng ngày thì việc môi trường offline nên là nơi để tạo dựng sự an tâm, tăng khả năng mua sắm online. 23
  • 24. 5. Choice tool - CÔNG CỤ GIÚP QUYẾT ĐỊNH Khách hàng lai yêu thích cuộc sống công nghệ vì những công cụ thông minh có khả năng giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn. Khách hàng lai không còn dễ dàng chấp nhận những thông tin một chiều do công ty hay nhà cung cấp nói với họ. Họ sẽ tự tìm hiểu sản phẩm và mong muốn thử trải nghiệm sản phẩm theo cách khách quan nhất để tự đưa ra quyết định mua hàng. Vậy doanh nghiệp có cách nào tác động vào những quyết định này: - Tìm cách thêm giá trị vào các công cụ có sẵn: Những công cụ này được khách hàng tin tưởng và doanh nghiệp có thể giúp thêm giá trị với việc đặt công cụ nơi khách hàng cần, khi khách hàng cần và phải thực sự giúp ích trong việc đưa ra quyết định. - Giáo dục khách hàng: Không trực tiếp tác động vào quyết định của khách hàng, doanh nghiệp có thể chọn cách đưa thông tin có giá trị giúp khách hàng hiểu và đưa ra quyết định nhanh hơn. 24
  • 25. Ví dụ: Tăng thêm trải nghiệm với các kênh digital có sẵn ASOS thiết kế virtual catalogue ngay trên website. Với tính năng“View catwalk” trong từng trang giới thiệu sản phẩm, khách hàng có thể hình dung dễ dàng hơn về kích thước, phom dáng quần áo khi nhìn người mẫu thể hiện catwalk với trang phục ASOS. Virtual catalogue hiệu quả hơn các hình ảnh chụp 2D thông thường vì đã xóa bỏ được cảm giác hoài nghi của khách hàng về các hình ảnh sản phẩm đã qua xử lý hay photoshop. http://www.asos.com/pgeproduct.aspx?iid=4191746&WT.ac=ASOS_Magazine 25
  • 26. Ví dụ: Tăng thêm trải nghiệm với các kênh digital có sẵn Tương tự, Crocs khi tung ra dòng sản phẩm giày và bốt mùa đông sử dụng chất liệu da (leather) đã cung cấp thêm các clip thử sản phẩm. Cùng với các hình chụp theo mọi góc và zoom 360 độ, virtual clip giúp khách kiểm định sản phẩm nhanh chóng hơn, kiểm tra được các vết gập của giày dép rõ rệt và được thuyết phục hơn khi thấy rõ sự thoải mái của người mẫu lúc sử dụng sản phẩm. 26
  • 27. Ví dụ: Tăng thêm trải nghiệm với các kênh digital có sẵn L’Occitane là một ví dụ thành công trong việc kích thích quyết định mua hàng của khách hàng qua omni-commerce: Vốn rất thành công với không gian cửa hàng mang đậm nét đặc trưng của vùng Occitane nổi tiếng nước Pháp, thương hiệu L’Occitane tiếp tục mang câu chuyện tinh tế của dòng sản phẩm này qua các website, ứng dụng điện thoại (app) và mạng xã hội facebook. Sự kết nối thành công với khách hàng qua các kênh truyền thông này đã tạo tiền đề cho giải pháp omni-commerce với e-commerce, m-commerce và f-commerce thành công của L’Occitane. 27
  • 28. NHỮNG TỪ KHÓA TRONG CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG LAI Tiếp cận khách hàng lai sẽ là bài toán mà mỗi doanh nghiệp sẽ có lời giải riêng để phù hợp với chiến lược phát triển của mình. Tuy vậy, các doanh nghiệp hãy cùng thử tham khảo 4 từ khóa nổi bật nhất về xu hướng marketing trên thế giới: Omni-channels (Omni-commerce), Content marketing, Mobile marketing, Native ads. 28
  • 29. Chương 5: OMNI-CHANNEL CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA OMNI-CHANNEL Đơn kênh Trải nghiệm khách hàng tại một điểm tiếp xúc TP CHÍ Đa kênh độc lập Khách hàng nhìn nhiều điểm tiếp xúc một cách độc lập TP CHÍ Đa kênh dàn chéo Khách hàng nhìn nhiều điểm tiếp xúc là một phần của thương hiệu TP CHÍ 29 Đa kênh - Onmi-channels Trải nghiệm thương hiệu, không phải kênh riêng lẻ của thương hiệu
  • 30. GIÁ TRỊ TRẢI NGHIỆM TRÊN OMNI-CHANNEL Những công ty có chiến lược chăm sóc khách hàng trên omni-channel đạt được mức gia tăng tỉ lệ tái mua (retention rates) cao hơn 91% so với những công ty khác. 8% 6.5% 3.4% Công ty có chương trình chăm sóc khách hàng thông qua omni-channel Khác 6.1% 1.0% 3.4% -0.7% Tỉ lệ tái mua Biên lợi nhuận trung bình trên mỗi khách hàng Giá trị vòng đời khách hàng 6% 4% 2% 0% -2% 30
  • 31. - Khách hàng lai là những người luôn ham muốn thông tin, thông thái với giá cả, và là những chuyên gia về mua sắm, tìm kiếm thông tin qua mobile và web. Điều họ mong muốn là được trải nghiệm đồng đều trên tất cả các kênh - không còn là “kết nối giữa các kênh” mà là “sự hoà quyện giữa các kênh”. - Omni-channel là giải pháp để đảm bảo sự xuyên suốt trong toàn bộ quá trình mua sắm của khách hàng. CHIẾN LƯỢC OMNI-CHANNEL Ở TỪNG KÊNH Chiến lược tại cửa hàng - Mang lợi ích trên online đến cửa hàng - Thuận tiện là chìa khoá – đảm bảo việc tìm, mua, tra cứu thông tin khi mua hàng tại cửa hàng - Nhân viên bán hàng thông thái, kết nối với khách hàng - Đảm bảo không gian cửa hàng đủ thu hút và dễ giao tiếp Chiến lược trên website - Hiện diện trên các công cụ để khách hàng có thể tìm thấy web-site bạn - Sạch sẽ, gọn gàng về thông tin. Khách hàng bạn là những người bận rộn - Thông tin nhất quán giữa online và tại cửa hàng - Giúp đỡ khách hàng trong việc giải đáp thắc mắc ngay trên website Chiến lược trên mạng xã hội - Tham gia và giữ câu chuyện tiếp diễn trên kênh social của bạn - Sử dụng mạng xã hội như công cụ để lắng nghe chứ không đơn thuần là quảng bá - Kết nối với nhân viên - Đảm bảo sự thống nhất về nội dung, mạch văn - Xây dựng những chương trình có giá trị tri ân - Giới thiệu các kênh social ngay tại cửa hàng và trên website Chiến lược kênh di động - QR code là một c ông cụ nên dùng cho các chiến dịch khuyến mại Xây dựng website mobile thân thiện + 57% khách hàng không giới thiệu doanh nghiệp có trang mobile sơ sài cho bạn bè + 47% sẽ đi sang trang khác nếu trang mobile gây mất thiện cảm với họ Ứng dụng chuyên biệt cho công ty là một cách tốt để thu hút khách hàng Đảm bảo nội dung về bạn trên các ứng dụng social để khách hàng có thể tương tác bằng mobile khi ở tại cửa hàng (check-in…) 31
  • 32. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÀNH CÔNG VỚI OMNI-CHANNEL? 77% 41% 80% 60% 40% Nhóm thành công nhất Các nhóm khác 69% 62% 43% 36% Phân tích chi phí – lợi ích của omni-channel Không để lập lại chủ đề tại cùng điểm tiếp xúc Đo lường ảnh hưởng của mỗi tương tác khách hàng lên kết quả của chương trình 20% 85% 66% 77% 77% 48% 42% Thường xuyên đào tạo nhóm người quản lý các điểm tương tác trên omni-channel Dữ liệu liên hệ khách hàng tại tất cả các điểm tiếp xúc được giữ lại Người đại diện có kỹ năng sử dụng công nghệ để hướng dẫn khách hàng 90% 70% 50% 30% 32
  • 33. Chương 6: CONTENT MARKETING – Chiếm được lòng tin khách hàng lai HIỆU QUẢ CỦA CONTENT: Content thu hút traffic cho website: - Mỗi ngày, 27 triệu content được truyền tải trên mạng. - Công ty sử dụng blog cho kết quả là tăng 55% lượng truy cập. - Khách hàng đến từ nguồn tìm kiếm tự nhiên có tỉ lệ chốt sales là: 14.6%. - 329 triệu người đọc blog ít nhất 1 tháng/ 1 lần. Content tăng tính tương tác: - Content là động lực chính dẫn đến việc bán hàng. - 61% khách hàng yêu thích doanh nghiệp có nội dung cá nhân hóa. - 68% khách hàng đọc tin về doanh nghiệp họ quan tâm. - 60% khách hàng mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm sau khi đọc thông tin về nó online. - 70% khách hàng muốn biết về thương hiệu qua content hơn là qua quảng cáo. - Visual content hấp dẫn hơn bao giờ hết: + Content trên video giúp cho nội dung câu chữ hấp dẫn gấp 3 lần + Bài viết có hình ảnh thu hút 94% lượt đọc hơn bài viết không hình ảnh + 75% người dùng smartphone xem video trên điện thoại của họ 33
  • 34. Chương 7: MOBILE MARKETING – Công cụ tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi TẠI SAO TẤT CẢ MARKETERS NÊN NGHĨ VỀ MOBILE 1.2 tỷ người truy cập web từ thiết bị di động. Khoảng 58% người tiêu dùng có sở hữu smartphone sử dụng nó cho việc mua sắm liên quan đến cửa hàng. 51% người mua sắm tìm kiếm thông tin online và đến cửa hàng để mua. 44% tìm kiếm thông tin và mua sắm online. 32% tìm kiếm thông tin online, đến cửa hàng để thử, và sau đó mua online. 17% đến cửa hàng trước, sau đó mua online. 90% người dùng di chuyển giữa các thiết bị để đạt được một mục tiêu nào đó (smartphone, PC, tablets hoặc TV). 52% người dùng tablet thích mua sắm trên tablet hơn là PC. 30% of người mua sắm trên mobile sẽ huỷ một giao dịch nếu quá trình giao dịch đó không được tối ưu hoá cho mobile. 41% người tiêu dùng sẽ chuyển qua web đối thủ sau khi họ có trải nghiệm không tốt trên mobile đối với web của bạn. 61% người dân có quan điểm tốt hơn về thương hiệu có trải nghiệm mobile tốt. TƯƠNG LAI CỦA MOBILE MARKETING - Mobile shopping tích hợp với khuyến mại qua di động - tăng tính tương tác và hiệu suất mua hàng của khách hàng. Quảng cáo mobile dựa theo địa điểm: sự tích hợp với công nghệ dữ liệu lớn để nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu khách hàng đúng lúc, đúng chỗ. - Mobile marketing song hành cùng content marketing, đặc biệt là visual content - tăng hiệu quả gấp 3 lần - Cá nhân hóa trên mobile marketing sẽ là keyword trong những năm tới! 34
  • 35. NATIVE tiếp cận khách hàng lai ADS Chương 8: Quảng cáo tự nhiên – Xu hướng mới NHỮNG LÝ DO THÚC ĐẨY MARKETERS SỬ DỤNG QUẢNG CÁO TỰ NHIÊN? - Để cung cấp nhiều thông điệp liên quan hơn – 67% - Để tăng cường sự tham gia của người tiêu dùng (consumer engagement) – 63% - Để tạo ra nhận thức hoặc dư luận (buzz) – 62% - Để tạo ra sự truyền miệng (word of mouth) – 48% - Để thu hút nhiều sự chú ý hơn đến banner ad – 43% HIỆU QUẢ CỦA QUẢNG CÁO TỰ NHIÊN - 32% khách hàng nói họ sẽ chia sẻ nội dung quảng cáo tự nhiên với bạn bè - Độc giả dành thời gian xem quảng cáo tự nhiên tương đương với thời gian đọc nội dung biên tập (editorial content) - Quảng cáo tự nhiên được đo đạt là giúp tăng nhận dạng thương hiệu đến 82% - Quảng cáo tự nhiên phối hợp với rich media tăng tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) lên tới 60% - Mong muốn mua hàng cao hơn 53% với quảng cáo tự nhiên - 71% publishers nói rằng khách hàng ít than phiền hơn khi họ khi dùng quảng cáo tự nhiên TƯƠNG LAI CỦA QUẢNG CÁO TỰ NHIÊN - 41% các nhãn hàng đang sử dụng quảng cáo tự nhiên - 34% agencies đang sử dụng quảng cáo tự nhiên - 20% nhãn hàng dự định sử dụng quảng cáo tự nhiên trong năm nay - 12% agencies dự định sử dụng quảng cáo tự nhiên trong năm nay 35
  • 36. NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ (CHẮC CHẮN DOANH NGHIỆP CHƯA BIẾT) 36
  • 37. “Tuổi càng cao thì khách hàng càng có xu hướng đơn kênh.” “Mặc dù các kênh online phát triển mạnh mẽ, cửa hàng vẫn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng.” “Khách hàng đa kênh chi nhiều hơn. Rất nhiều!” “Khánh hàng đa kênh ít có thiên hướng đổi kênh như khách hàng đơn kênh.” - 90% khách hàng đa kênh nhận định họ thường dùng những kênh họ đã sử dụng cho lần mua sắm gần nhất. - 70% khách hàng khẳng định họ vẫn muốn ghé thăm cửa hàng khi mua sắm. - Khách hàng đa kênh chi nhiều hơn 2 lần khách hàng đơn kênh. 45% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 18-21 20-30 31-45 Đơn kênh 3+ kênh 46+ Chi tiêu trung bình 35% 30% 25% 20% 15% 10% Khách hàng đơn kênh Khách hàng 2 kênh Khách hàng +3 kênh 37
  • 38. Phân loại khách hàng đa kênh Khách hàng trải nghiệm (Experiential customers) Là khách hàng đi lên từ khách hàng đơn kênh Họ thích cảm giác xem hàng và mua sắm ở cửa hàng Họ cao tuổi và đa phần là phụ nữ Họ có thu nhập thấp nhất trong 4 nhóm và ít tiếp xúc với công nghệ 30% 23% 22% 25% Khách hàng trung thành (Retailer – royalist customers) Nhóm khách hàng trung thành nhất (xu hướng tái mua hàng tại những cửa hàng đã mua) Đa dạng trong việc sử dụng kênh Họ thường là nam giới và còn độc thân Họ thường quyết định mua ở đâu trước khi quyết định mua gì Khách hàng công nghệ cao (Tech-savvy customers) Thường xuyên sử dụng phụ thuộc vào công nghệ Họ trẻ, nhiệt huyết và đa phần là nam giới Nhóm chịu tiêu tiền và tiêu nhiều nhất trong 4 nhóm Social media là kênh yêu thích Khách hàng sành điệu (Discerning customers) Kênh yêu thích là tất cả những gì online nhưng không phụ thuộc nhiều vào social media Họ yêu sự thuận tiện của mua sắm online Họ già dặn, đa phần là phụ nữ, đã kết hôn và đều là những người có hiểu biết rộng 38
  • 39. Nam giới vs. Nữ giới: Sự khác biệt trong việc dùng kênh CÔNG CỤ TÌM KIẾM NHU CẦU Nam giới Nữ giới 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Công cụ tìm kiếm Website so sánh sản phẩm Thảo luận với nhân viên bán hàng Webiste có đánh giá khách hàng Website nhãn hàng Website có đánh giá chuyên gia Website bán hàng online Website đánh giá chung Website bán nhiều nhãn hàng Email cho bạn bè, người thân Email quảng cáo sản phẩm Ghé thăm cửa hàng để mua sắm Tờ rơi tại cửa hàng Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng Thông tin khuyến mại quảng cáo Thảo luận với bạn bè, người thân Quảng cáo 39
  • 40. Nam giới Nữ giới CÔNG CỤ SO SÁNH 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Công cụ tìm kiếm Website nhãn hàng Webiste có đánh giá khách hàng Website có đánh giá chuyên gia Thảo luận với nhân viên bán hàng Website đánh giá chung Website so sánh sản phẩm Website bán hàng online Website bán nhiều nhãn hàng Tờ rơi tại cửa hàng Email cho bạn bè, người thân Email quảng cáo sản phẩm Thông tin khuyến mại quảng cáo Quảng cáo Ghé thăm cửa hàng để mua sắm Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng Thảo luận với bạn bè, người thân 40
  • 41. Nam giới Nữ giới CÔNG CỤ LỰA CHỌN 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Thảo luận với nhân viên bán hàng Website nhãn hàng Website so sánh sản phẩm Công cụ tìm kiếm Website đánh giá chung Webiste có đánh giá khách hàng Website bán nhiều nhãn hàng Website có đánh giá chuyên gia Website bán hàng online Email cho bạn bè, người thân Email quảng cáo sản phẩm Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng Thông tin khuyến mại quảng cáo Quảng cáo Ghé thăm cửa hàng để mua sắm Tờ rơi tại cửa hàng Thảo luận với bạn bè, người thân 41
  • 42. Nam giới Nữ giới CÔNG CỤ MUA HÀNG 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Thảo luận với nhân viên bán hàng Website so sánh sản phẩm Website bán nhiều nhãn hàng Công cụ tìm kiếm Website bán hàng online Website đánh giá chung Website có đánh giá chuyên gia Webiste có đánh giá khách hàng Website nhãn hàng Thông tin khuyến mại quảng cáo Email cho bạn bè, người thân Email quảng cáo sản phẩm Quảng cáo Tờ rơi tại cửa hàng Tờ rơi gửi qua email cho khách hàng Thảo luận với bạn bè, người thân Ghé thăm cửa hàng để mua sắm 42
  • 43. - Phụ nữ tin tưởng vào việc “Sờ tận tay, xem tận mắt”. - Đàn ông thoải mái hơn trong việc nói chuyện với nhân viên bán hàng. - Đàn ông có xu hướng tin tưởng đánh giá khách quan thông tin từ online hơn phụ nữ. 43
  • 44. ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG Trực tiếp Quảng cáo hiển thị Mạng xã hội Email Giới thiệu Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Giai đoạn “Cân nhắc”: Bao gồm 3 bước: Nhận thức, đánh giá và dự định giúp khách hàng đưa ra quyết định - Giai đoạn “tương tác”: Bao gồm các kênh tương tác với khách hàng trước khi mua hàng. 44
  • 45. ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG Ô TÔ Quảng cáo tìm kiếm tốn phí Mạng xã hội Email Giới thiệu Tìm kiếm Quảng cáo tự nhiên hiển thị Quảng cáo tốn phí khác 2.1 1.7 1.3 1.0 0.9 0.5 Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Social có tác động lớn đến nhận thức về nhu cầu với mặt hàng ô tô. - Quảng cáo mang tính chất tự nhiên có nhiều ảnh hưởng đến quyết định trước khi mua hàng. - Với mặt hàng ô tô, quảng cáo tại thời điểm mua hàng vẫn được đánh giá cao. Trực tiếp Mua hàng 45
  • 46. ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG CÔNG NGHỆ Quảng cáo hiển thị Mạng xã hội Email Trực tiếp Quảng cáo tìm kiếm tốn phí Giới thiệu Tìm kiếm tự nhiên 3.0 2.4 1.5 1.0 0.8 0.5 Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Hình thức quảng cáo trực tiếp có tác động lớn đến quyết định mua hàng. - Thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định khá lâu. - Social có tác động tốt đến việc đánh giá và tìm kiếm thông tin. Quảng cáo tốn phí khác Mua hàng 46
  • 47. ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG SỨC KHỎE Quảng cáo tìm kiếm tốn phí Giới thiệu Quảng cáo tốn phí khác Mạng xã hội Email Tìm kiếm tự nhiên Trực tiếp 1.6 1.1 0.9 0.7 0.6 0.4 Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Giai đoạn quyết định mua hàng kéo dài, tiêu tốn nhiều thời gian. Cần nhiều thông tin và đẩy mạnh quảng cáo vào giai đoạn này để giúp khách hàng đưa ra quyết định. - Social và quảng cáo tính phí có giá trị trong quá trình cân nhắc trước khi mua hàng. Mua hàng 47
  • 48. ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG DU LỊCH Mạng xã hội Email Quảng cáo hiển thị 5.2 3.4 1.3 1.0 0.6 Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Email thúc đẩy giai đoạn đánh giá và tìm kiếm thông tin. - Quảng cáo tìm kiếm hỗ trợ tốt trước khi đi đến quyết định mua hàng. - Quảng cáo trực tiếp vẫn chiếm ưu thế giúp quyết định mua hàng. Giới thiệu Quảng cáo tìm kiếm tốn phí Quảng cáo tốn phí khác Tìm kiếm tự nhiên Trực tiếp Mua hàng 48
  • 49. Mua hàng ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG GIÁO DỤC Quảng cáo tìm kiếm tốn phí Mạng xã hội Email Giới thiệu 2.5 2.4 1.3 1.2 1.0 0.8 0.5 Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Khách hàng sử dụng nhiều kênh trước và trong quá trình quyết định mua hàng. - Khách hàng tốn nhiều thời gian để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Quảng cáo tốn phí khác Tìm kiếm tự nhiên Quảng cáo hiển thị Trực tiếp 49
  • 50. Mua hàng ĐIỂM TIẾP XÚC – PHÂN LOẠI THEO NGÀNH HÀNG TÀI CHÍNH Mạng Quảng cáo tìm kiếm tốn phí Quảng cáo tốn phí khác Tìm kiếm tự nhiên Trực tiếp Email xã hội Giới thiệu 1.7 1.3 0.9 0.7 0.6 0.4 Nhận thức Đánh giá Dự định Quyết định - Khách hàng sử dụng nhiều kênh trong quá trình đưa ra quyết định. - Thời gian đưa ra quyết định tốn khá nhiều thời gian. - Các kênh tiếp cận tới từng cá thể có hiệu quả trong giai đoạn trước khi đưa ra quyết định. 50
  • 51. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alam, I. and Perry, C. 2002. A customer-oriented new service development process.Journal of Services Marketing.16(6), pp.515-534. Aleixo, G. Terena, A. 2009. High Product Development Process on High-Tech American Marketing Association (2005), Dictionary of Marketing Terms [online]. Available from www.marketingpower.com/mgdictionary- [accessed August 16, 2013]. Anderson, M. 2013. 2013 Study: 79% of Consumers Trust Online Reviews as Much as Personal Recommendations. Search Engine Land [online]. 26 June [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://searchengineland.com/2013-study-79-of-consumers-trust-online-reviews-as-much-as-personal-recommendations-164565 Belch, G. E. and Belch, M. A. (2009), Advertising and promotion – An integrated marketing communications perspective. 8th ed. McGraw Hill. Brightlabs. Content is Still King. [online]. Available from: http://visual.ly/content-king Booz, A. and Hamilton. 1982.New Products Management for the 1980s. New York: Booz, Allen Hamilton Inc. Bowers, M. 1986.New Product Development in Service Industries, PhD.Dissertation, Texas A M University, College Station. Brown, C. 2012. Product Centric Versus Customer Centric – Does It Matter?.Market Culture [online]. 01 October [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://blog.marketculture.com/2012/10/01/product-centric-versus-customer-centric-does-it-matter/ Chaffey, D. and Chadwick, E. F. (2012). Digital Marketing: Strategy Implementation and Practice. 5th ed. London: FT Prentice Hall. Cohen, R. 2012. Marketing Influence: The Power of Persuasion. Forbes [online]. 22 May [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.forbes.com/sites/reuvencohen/2012/05/22/marketing-influence-the-power-of-persuasion/ Cooper, R. C. and Kleinschmidt, E. J. 1990.New Products: The Key Factors in Success. American Marketing Association, United States 1990. Cooper, R. C. 1988.Predevelopment Activities Determine New Product Success.Industrial Marketing Management.17(2), pp.237-248. Cooper, R. G. and de Brentani, U. (1984) Criteria for Screening New Industrial Products. Industrial Marketing Management.13(3), pp.149-156. Cooper, R.G., Edgett, S. and Kleinschmidt, E.J. 1999.New product portfolio management: practices and performance. Journal of Product Innovation Management.16(4), pp.333-351. Crawford, C and Benedetto, A. 2011. New Products Management. 10th ed. McGraw-Hill. Davidson, D.W., R.R. Snelling, and J.T. Longino. 1989. Competition among ants for myrmecophytes and the significance of plant trichomes. Biotropi-ca21, pp.64-73. Day, G.S. and Wensley, R. 1988. Assessing Advantage: A Framework for Diagnosing Competitive Superiority. Journal of Marketing.52, pp.1-20. Dreze X, and Hussherr, FX. 2003.Internet advertising: Is anybody watching?.Journal of Interactive Marketing, 17(4), pp.8-23. Edvardsson, B, Haglund, L and Mattsson, J. 1995.Analysis, planning, improvisation and control in the development of new services. International Journal of Service Industry Management.6(2), pp.24-35. 51
  • 52. Eliason, E. 2012. 3 Reasons Why Mass Customization is the Future of Consumer Products. Huffington Post [online]. 21 May [Accessed: 23 Septem-ber 2014]. Available from: http://www.huffingtonpost.com/erik-eliason/mass-customization_b_1313875.html Goodson, S. 2012. Convergence is the Future of Marketing. Forbes [online]. 01 March [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.forbes.com/sites/marketshare/2012/03/01/convergence-is-the-future-of-marketing/ Ho, T. et al. 2012. Customer Influence Value and Purchase Acceleration in New Product Diffusion. Marketing Science. 31(2), pp.236-256. Hoek, J. and Maubach, N. 2005. A model for addressing stakeholders' concerns about direct-to-consumer advertising of prescription medicines.Eu-ropean Journal of Marketing, 39(9/10), pp.1151 – 1165. Homburg , C., Workman, J.P. Jr and Jenssen, O. 2000.Fundamental changes in marketing organization: the movement toward a customer-focused organizational structure. Journal of the Academy of Marketing Science.64, pp.33-50. Johne, A. and C. Storey, C. 1998. New service development: A review of the literature and annotated bibliography. European Journal of Market-ing. 32 (3/4), pp.184–251. Lee, B. 2013. Building Customer Communities is the Key to Creating Value. Harvard Business Review [online]. 01 February [Accessed: 23 Septem-ber 2014]. Available from: http://blogs.hbr.org/2013/02/building-customer-communities/ Mainwaring, S. 2011. The New Power of Consumers to Influence Brands.Forbes [online]. 07 September [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.forbes.com/sites/simonmainwaring/2011/09/07/the-new-power-of-consumers-to-influence-brands/ Montini, L. 2014. Marketing Trend: Shift to Native Advertising Explained (Infographic). Inc. [online]. 23 April [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.inc.com/laura-montini/infographic/the-shift-to-native-advertising-in-marketing.html Orr, S. 2012. Infographic: The Evolution of Customer Experience. Retail Customer Experience [online]. 24 April [Accessed: 23 Septemeber 2014]. Available from: http://www.retailcustomerexperience.com/articles/infographic-the-evolution-of-customer-experience/ PA Consulting. Improving Performance by Moving from a Product Centric to a Customer Centric Approach. [online]. [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.paconsulting.com/our-thinking/improving-performance-by-moving-from-a-product-centric-to-a-customer-centric-approach/ Percy, L., Rossiter, J. and Elliot, R. 2001. Strategic Advertising Management. United States: Oxford University Press. Polonsky, M.J and Hyman, M.R. 2007. A Multiple Stakeholder Perspective on Responsibility in Advertising.Journal of Advertising. 36(2): 5-13. Ritchie, A. 2012. Why It’s Vital to Develop a Converged Media Strategy Right Now. Content Marketing Institute [online]. 03 September [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://contentmarketinginstitute.com/2012/09/develop-a-converged-media-strategy-now/ 52
  • 53. Rosenblum, P. 2013. Omni Channel Retailing: Easier Said than Done. RSR [online]. 17 June [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.rsrresearch.com/2013/06/17/omni-channel-retailing-easier-said-than-done/ Scheuing, E. and Johnson, E.M. (1989) A Proposed Model for New Service Development.Journal of Services Marketing.3(2), pp.25 – 34. ShepHyken. Do You Know the Power of Your Customers?. [online]. [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.hyken.com/customer-experience-2/do-you-know-the-power-of-your-customers/ Sherman, E. 2013. Mass Customization: Let Your Customers Have It Their Way. Inc. [online]. 18 November [Accessed: 23 September 2014]. Avail-able from: http://www.inc.com/erik-sherman/mass-customization-let-your-customers-have-it-their-way.html Smith, R.E, Chen, J. and Yang, X. 2008.The Impact of Advertising Creativity on the Hierarchy of Effects.Journal of Advertising, 37(4), pp.47-62. Solomon, M. R., Cornell, L. D. and Nizan, A. 2010. Launch! Advertising and Promotion in Real Time. Flat World Knowledge, Inc. Stuhlfaut, M. W. and Yoo, C.Y. 2013.A tool for evaluating advertising concepts: Desirable characteristics as viewed by creative practitioners. Journal of Marketing Communications,19(2), pp.81-97. Sundbo, J. 1997. Management of innovation in Services.The Service Industries Journal.17, pp.432-455. Syson,F. and Perks, H. 2004.New service development: a network perspective. Journal of Services Marketing.18(4), pp.255 – 266. Think With Google. The Customer Journey to Online Purchase. [online]. Available from: http://www.thinkwithgoogle.com/tools/customer-journey-to-online-purchase.html Tippins, M., and Kunkel, R. A. 2006.Winning a Clio Advertising Award and its Relationship to Firm Profitability. Journal of marketing communications, 12(1). Trout, J. 2014.5 Excellent Examples of Omnichannel Retailing Done Right.Multichannel Merchant [online]. 14 May [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://multichannelmerchant.com/must-reads/5-excellent-examples-omnichannel-retailing-done-right-14052014/#_ Welch, A. R. 2014. Technology Integration Issues Challenge Retailers’ Omni-Channel Implementation.Integrated Solutions For Retailers [online]. 18 March [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.retailsolutionsonline.com/doc/technology-integration-issues-challenge-retailers-omni-channel-0001 Wind, Y. R.andMahajan, V. 2001. Convergence Marketing - Strategies for Reaching the New Hybrid Consumer.London: FTPrentice Hall. Wong, D. 2014.11 Surprising Stats that Demonstrate Native Advertising’s Value to Marketers.Huffington Post [online]. 06 May [Accessed: 23 September 2014]. Available from: http://www.huffingtonpost.com/danny-wong/11-surprising-stats-that-_b_5267424.html Workman, J.P.Jr, Homburg , C. and Gruner, K. 1988.Marketing organization: an interactive framework of dimensions and determinants. Journal of marketing.62, pp.21-41. 53