1. SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG
MẠCH NGOẠI BIÊN
December 5, 2014 1
BS. LÊ THANH LIÊM
BS. LÊ THANH LIÊM
TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC
TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC
2. NỘI DUNG
1. Bệnh học động mạch ngoại biên.
2. Chỉ định siêu âm Doppler động mạch ngoại biên.
3. Giải phẫu học động mạch ngoại biên:
1. Chi trên.
2. Chi dưới.
4. Kỹ thuật khám siêu âm động mạch ngoại biên:
1. Quy trình khám.
2. Chi trên.
3. Chi dưới.
5. Kiểu dòng chảy động mạch ngoại biên bình thường.
6. Một số bệnh lý và tiêu chuẩn siêu âm chẩn đoán bệnh lý động
mạch ngoại biên.
3. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
1. Yếu tố nguy cơ: Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh
lý tắc nghẽn động mạch ngoại biên như: tuổi cao, tang huyết
áp, đái tháo đường, tang lipid máu, thuốc lá, bệnh lý xơ
vữa,…
2. Bệnh học động mạch ngoại biên:
Xơ vữa động mạch (atherosclerosis): Là rối loạn toàn thân có
thể ảnh hưởng trên tất cả các mạch máu.
- Bắt đầu: lắng đọng lipid vi thể ở nội mạc bị tổn thương.
- Tiếp theo tạo thành vệt mỡ tập trung.
- Sau đó hình thành vỏ sợi bao bọc quanh bề mặt.
- Vôi hóa.
- Gây hẹp lòng mạch.
- Vỡ ra có thể gây lấp mạch.
4. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Xơ vữa động mạch
5. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
2. Bệnh học động mạch ngoại biên:
Phình mạch (aneurysmal disease): là to khu trú của lòng mạch
với đường kính lớn hơn 1,5 lần so với bình thường. Có 2 loại:
•Phình mạch thật:
- Bảo tồn 3 lớp của thành mạch.
- Yếu tố nguy cơ như tuổi trên 60, nam giới, xơ vữa, yếu tố gia đình,
COPD, yếu tố di truyền, viêm mạch, sau hẹp, chấn thương lập lại,…
•Phình mạch giả:
- Rách một phần hay toàn bộ các lớp của thành mạch.
- Có nguy cơ vỡ cao hơn phình mạch thật.
- Nguyên nhân hầu hết do lỗi kỹ thuật (như chụp quang mạch hay sinh
thiết qua da,…) và do vết thương xuyên thấu, đè ép.
7. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
2. Bệnh học động mạch ngoại biên:
Viêm mạch máu (vasculitis): Là bệnh lý viêm của
thành mạch không rõ nguyên nhân, có nhiều loại:
•Viêm mạch Takayasu:
-Liên quan tới động mạch chủ, các nhánh lớn của nó và
động mạch phổi.
-Nguyên nhân không rõ, có thể liên quan cơ chế tự
miễn.
-Bệnh thường xãy ra ở nữ từ 20-30 tuổi.
-Bệnh còn được biết đến như bệnh không mạch, hẹp
hoặc tắc đoạn gần động mạch dưới đòn hoặc động
mạch cảnh chung.
8. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
2. Bệnh học động mạch ngoại biên:
Viêm mạch máu (vasculitis):
•Viêm động mạch tế bào khổng lồ:
-Do sự xâm nhập tế bào khổng lồ vào các lớp của thành
mạch.
-Có thể gây hẹp động mạch chi (chi trên nhiều hơn chi
dưới).
-Các động mạch thường bị tổn thương là đoạn xa động
mạch dưới đòn, động mạch nách và đoạn gần động
mạch cánh tay.
9. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
2. Bệnh học động mạch ngoại biên:
Viêm mạch máu (vasculitis):
•Bệnh buerger:
-Là viêm nghẽn tắc mạch (thromboangitis obliterans)
do mãnh vụn các tế bào viêm gây tắc lòng mạch.
-Thường liên quan tới các mạch máu trung bình và
nhỏ.
-Thường xảy ra ở nam dưới 50 tuổi, hút thuốc lá nhiều.
-Thường các lớp thành mạch còn nguyên.
-Chẩn đoán được nghỉ tới khi có tắc mạch máu nhỏ ở
bệnh nhân không có bệnh tiểu đường.
11. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
2. Bệnh học động mạch ngoại biên:
•U mạch máu (hemangiomas), Dị dạng mạch máu (vascular
malformation), Dò động tĩnh mạch (arterovenous fistular).
•Rối loạn do co thắt (vasospastic disorders): hội chứng
Raynaud là rối loạn co thắt mạch thường gặp nhất. Raynaud
nguyên phát là trạng thái co thắt có thể hồi phục của các tiểu
động mạch. Triệu chứng xảy ra khi lạnh. Raynaud thứ phát là
tình trạng co thắt mạch xảy ra giống bệnh hệ thống.
•Lấp động mạch (arterial embolism): lấp mạch chi do mảng xơ
vữa, biểu hiện vùng da khu trú đổi màu và đau ngón chân.
•Bệnh lý nang thành mạch (adventitial cystic disease): là rối
loạn động mạch khu trú, trong đó tụ dịch trong thành mạch làm
ảnh hưởng lòng mạch máu.
12. I. BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
3. Triệu chứng thường gặp:
•Đi lặc (Claudication):
- Là triệu chứng đau hoặc khó chịu của vùng cơ đùi hoặc
cẳng chân hoặc vùng mông khi đi lại.
- Giảm đau khi ngừng vận động và ngồi nghỉ.
•Đau khi không vận động:
- khi thiếu máu trầm trọng.
- Tư thế ngồi bệnh nhân thấy dễ chịu hơn do ảnh hưởng của
trọng lực.
- Khoảng 25% bệnh nhân có triệu chứng di lặc diễn tiến tới
có triệu chứng đau khi không vận động.
•Dấu hiệu thực thể: da chi nhợt nhạt (thay đổi màu da theo tư
thế), mạch đập giảm, loét do thiếu máu, hoại tử,…
13. II. CHỈ ĐỊNH SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG
MẠCH NGOẠI BIÊN.
1. Đánh giá các bệnh nhân có triệu chứng đi lặc, đau khi nghỉ ngơi nghi
do thiếu máu hoặc loét nghĩ do nguyên nhân động mạch (Arterial
ulceration).
2. Đánh giá và theo dõi bệnh nhân đã biết có bệnh lý động mạch.
3. Đánh giá trước các thủ thuật can thiệp.
4. Theo dõi để đánh giá các yếu tố kỹ thuật sau thủ thuật can thiệp như
tạo hình mạch máu, đặt cầu nối,...
5. Theo dõi các cầu nối để tầm soát hẹp hoặc diễn tiến bệnh lý ảnh
hưởng tính thông thoáng của mãnh ghép hoặc cầu nối.
6. Đánh giá phình mạch, giả phình, dò động – tĩnh mạch, hoặc các cầu
nối trong lọc thận.
6. Đánh giá chấn thương động mạch.
Chống chỉ định và giới hạn rất ít, thường là: có bó bột, bang, vết loét
vùng khảo sát.
14. III. GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
1. CHI TRÊN:
• Các động mạch chi trên đi kèm với các tĩnh mạch. Đi kèm với
tĩnh mạch đơn độc vị trí dưới đòn và nách, đi kèm với tĩnh
mạch kép vị trí cánh tay và phần xa.
• Động mạch dưới đòn chui qua khe sườn đòn ở điểm giữa bờ
sau xương đòn thì đổi tên thành động mạch nách (d=6,36mm),
đến bờ dưới cơ ngực lớn thì đổi tên thành động mạch cánh tay,
đi xuống vùng cánh tay.
• Động mạch cánh tay đi tiếp trong ống cánh tay, trong rãnh
nhị đầu trong, đến dưới nếp khuỷu 3cm thì chia làm hai ngành
cùng là động mạch quay và động mạch trụ.
• Hai động mạch này đi xuống cổ tay, bàn tay và cuối cùng tạo
thành cung động mạch gan tay nông và cung động mạch
gan tay sâu.
19. 2. CHI DƯỚI:
• Các động mạch sâu của chi dưới chạy dọc theo tĩnh mạch.
• Động mạch đùi chung bắt đầu từ dây chằng bẹn và chạy
khoảng 4-6 cm và chia đôi thành động mạch đùi nông và sâu.
Nhánh động mạch đùi sâu cấp máu cho vùng đầu xương đùi
và các cơ sâu vùng đùi.
• Động mạch đùi nông tiếp tục chạy xuống mặt trong đùi ở độ
sâu 4 đến 8 cm tới ống cơ khép, đi qua ống cơ khép và ra khỏi
ống cơ khép thành động mạch khoeo.
• Động mạch khoeo đi phía sau đầu gối, là cấu trúc nằm sâu
nhất trong hố khoeo, cho các nhánh nhỏ và tận cùng bằng hai
nhánh lớn là động mạch chày trước và chày sau.
III. GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
20. 2. CHI DƯỚI:
• Động mạch chày trước vào khoang trước cẳng chân, qua
khớp cổ chân thành động mạch mu chân, đi đến kẽ ngón một
và hai. Đoạn nền xương bàn một cho nhánh động mạch cung
nối với nhánh gan chân ngoài của động mạch chày sau.
• Động mạch chày sau đến phía sau mắt cá trong thì chia hai
nhánh tận là động mạch gan chân ngoài và động mạch gan
chân trong. Động mạch mác tách ra từ động mạch chày sau
khoảng 2,5 cm dưới bờ dưới cơ khoeo.
• Đường kính các động mạch chi dưới ở người Việt Nam:
• Động mạch đùi: nam =6,5-7mm, nữ = 5,5-6mm.
• Động mạch đùi sâu: d=4,6-5mm
• Động mạch khoeo: d=4,5-5,5mm
• Động mạch chày trước và sau: d=2,5-3 mm
III. GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
26. IV. KỸ THUẬT KHÁM SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH
NGOẠI BIÊN
1. QUY TRÌNH KHÁM:
• Bệnh nhân nghỉ ngơi 5 phút trước khi đánh giá hẹp.
• Khai thác bệnh sử và triệu chứng thực thể.
• Dung siêu âm thang xám (B – Mode): phát hiện mảng
xơ vữa, vôi hóa hoặc các tổn thương quanh mạch máu.
• Dùng Doppler màu để phát hiện nhanh chóng tổn
thương khu trú. Dùng Doppler màu để hướng dẫn
Doppler phổ.
• Khảo sát Doppler phổ ở các vị trí thường quy và những
vị trí phát hiện bất thường trên Doppler màu.
• Thiết lập chẩn đoán dựa theo các tiêu chuẩn.
27. IV. KỸ THUẬT KHÁM SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH
NGOẠI BIÊN
2. CHI TRÊN
• Khảo sát đoạn gần động mạch dưới đòn bằng cách hướng
đầu dò xuống dưới tại cửa sổ trên khớp ức đòn.
• Khảo sát động mạch nách dọc bên trong đoạn gần cánh tay.
• Khảo sát động mạch cánh tay dọc xuống hố khuỷu và khảo
sát động mạch quay, động mạch trụ dọc tới cổ tay, đôi khi
thấy các nhánh nhỏ ở bàn tay.
• Hầu hết mối quan tâm của lâm sàng trong khảo sát động mạch
chi trên là trực tiếp khảo sát chỗ hẹp khu trú do nhiều
nguyên nhân như: hội chứng đáy cổ - ngực (thoracic outlet
syndrome), tắc động mạch gốc do thuyên tắc hoặc lấp mạch,
giả phình động mạch, biến chứng sau đặt catheter, đánh giá
cầu nối trong lọc máu.
28. IV. KỸ THUẬT KHÁM SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH
NGOẠI BIÊN
2. CHI TRÊN
• Hội chứng đáy cổ - ngực có thể gây ra hẹp động mạch dưới
đòn do cánh tay để ở vị trí gây triệu chứng, thường ở tư thế
dạng quá độ. Thường có sự kết hợp giữa hội chứng này với lấp
mạch động mạch xa.
• Các trường hợp tắc đoạn gần có thể liên quan tới viêm
mạch.
• Tắc mạch chi trên có thể do biến chứng của thông tim, có
thể khảo sát bằng siêu âm màu và duplex. Đánh giá phù nề mô
mềm tại vị trí bọc lộ động mạch và phân biệt khối máu tụ với
giả phình động mạch.
29. IV. KỸ THUẬT KHÁM SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH
NGOẠI BIÊN
3. CHI DƯỚI:
• Cần khám ở cả hai tư thế nằm ngữa và nằm xấp.
• Nằm ngữa, khảo sát tầng chậu, đùi, cẳng chân trước và lưng
bàn chân 2 bên. Nằm xấp, khảo sát tầng khoeo và cẳng chân
sau hai bên.
• Tầng chậu đùi: lần lượt khảo sát các động mạch: chậu chung,
chậu ngoài, đùi sâu, đùi nông (đoạn gần và đoạn xa).
• Tầng cẳng chân trước: khảo sát động mạch chày trước (đoạn
gần và đoạn xa) và động mạch mu chân.
• Tầng khoeo và cẳng chân sau: khảo sát động mạch khoeo,
động mạch chày sau (đoạn gần và đoạn xa) và động mạch mác
(đoạn gần và đoạn xa).
30. V. KIỂU DÒNG CHẢY ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
• Phổ Doppler của động mạch ngoại vi bình thường có dạng
sóng ba pha (triphasic pattern), cả chi trên và chi dưới. Đây là
dạng phổ kháng lực cao gây ra bởi cơ của các chi lúc nghỉ.
• Sóng ba pha bao gồm: (1)Tăng vận tốc đầu tâm thu. (2) Tiếp
theo là giai đoạn ngắn của dòng chảy ngược tiền tâm trương.
(3)Trở lại dòng chảy hướng tới vào thì tâm trương vận tốc
thấp.
• Biên độ của sóng tâm trương rất thay đổi, biến mất khi co
mạch do lạnh, tăng biên độ khi được sưởi ấm hoặc sau vận
động.
• Vận tốc đỉnh tâm thu thay đổi dọc theo động mạch: động mạch
đùi chung khoảng 100 cm/giây, động mạch khoeo khoảng 70
cm/giây, động mạch chày - mác khoảng 40 đến 50 cm/giây.
33. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hẹp và tắc động mạch:
•Tính chính xác của siêu âm gần 90% trong phân biệt tắc và
không tắc động mạch ngoại biên và 85% trong chẩn đoán hẹp.
•Độ chính xác cao nhất ở động mạch đùi, khoeo và thấp hơn đối
với động mạch cẳng chân và động mạch mác.
•Chẩn đoán dựa vào sự thay đổi kiểu dòng chảy trên siêu âm
Doppler phổ duplex.
34. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hẹp và tắc động mạch:
•Giảm hoặc mất dòng chảy ngược tiền tâm trương ở phía xa chỗ
hẹp. Tăng vận tốc tâm trương tỉ lệ với mức độ hẹp. Dạng này
thường thấy ở đoạn xa vị trí tắc hay hẹp nặng.
•Vận tốc tâm thu không bị ảnh hưởng bởi dãn mạch phía xa.
•Tại vị trí hẹp, Doppler phổ cho thấy sự tăng vận tốc đỉnh tâm thu
hoặc gây hiện tượng vượt ngưỡng màu.
•Sự di chuyển máu phía xa chỗ hẹp trở nên mất tổ chức, tạo hình
ảnh dòng chảy xoáy trên siêu âm Doppler màu, cũng như dấu
hiệu xóa cửa sổ phổ trên siêu âm duplex.
35. Hẹp và tắc động mạch:
•Tóm lại, Khi hẹp nặng sẽ có các biểu hiện như sau:
• Trước hẹp: dòng chảy bình thường, dòng chảy kháng
lực cao.
• Tại hẹp: vận tốc đỉnh tâm thu tăng tương ứng với mức
độ hẹp. Phần sóng tâm trương tùy thuộc vào tình trạng
của động mạch phía xa. Vị trí có vận tốc đỉnh tâm thu
tăng gấp đôi tương ứng với vị trí hẹp hơn 50% đường
kính lòng mạch.
• Sau hẹp: vận tốc tâm thu bằng hoặc thấp hơn vị trí
trước hẹp. Thường thấy kiểu dòng chảy tăng chậm, biên
độ thấp và kháng lực thấp (tardus parvus).
VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
36. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hẹp và tắc động mạch:
37. Hẹp và tắc động mạch:
•Tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp động mạch chi dưới.
Phần trăm
hẹp
Phổ trước
hẹp
Phổ tại chỗ hẹp Phổ sau hẹp
00-50% Ba pha PSV <180cm/s
và/hoặc ↑<100%
-(±) Phổ đảo ngược
51-75% Ba pha PSV >180cm/s
và/hoặc ↑>100%
-Phổ đảo ngược
-(±) Dòng chảy rối
76-99% Ba pha PSV >180cm/s
và/hoặc ↑>250%
-Dòng chảy rối
100% Giảm biên
độ
Không có phổ -Sóng biên độ thấp của
tuần hoàn bàng hệ.
VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
38. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hẹp và tắc động mạch:
•Tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp động mạch chi dưới.
39. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hẹp nặng
Dòng chảy phía xa chỗ tắc
40. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
41. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hẹp và tắc động mạch:
•Tiêu chuẩn chẩn đoán tái hẹp sau khi làm
bypass:
•PSV ≤ 45cm/s.
•PSV > 250cm/s.
•Thay đổi tỷ lệ PSV > 2,5 lần.
42. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
43. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Rò động – tĩnh mạch:
•Có thể do bẩm sinh hoặc do lỗi của điều trị. Rò bẩm
sinh là sự thông thương bất thường giữa động mạch và
tĩnh mạch dãn to. Rò do lỗi của điều trị có thể xảy ra sau
các thủ thuật đặt catheter động mạch hoặc tĩnh mạch
hoặc do tổn thương xuyên thấu.
•Sự thông thương có thể thấy tia máu. Tĩnh mạch dãn to
so với đối bên và dòng chảy bên trong bị động mạch
hóa. Cần tránh nhầm lẫn với khối máu tụ đè lên tĩnh
mạch.
44. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Rò động – tĩnh mạch:
45. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Giả phình mạch:
•Sự hiện diện của dòng chảy trong khối u dạng nang sát động
mạch cho phép nghĩ tới giả phình động mạch.
•Giả phình động mạch: xảy ra sau các thủ thuật đặt catheter động
mạch hoặc tĩnh mạch hoặc do tổn thương xuyên thấu.
•Dạng chảy xoáy điển hình hoặc dấu hiệu ‘yin-yang’ thấy trong
khối phình.
•Cổ túi giả phình có khẩu kính nhỏ, có dạng một đường thông nối
giữa động mạch và túi phình.
•Dấu hiệu “To and Fro” được xác định trên siêu âm duplex.
Thành phần “To” tạo bởi dòng chảy trong tâm thu do sự dãn to
của túi phình. Thành phần “Pro” trong tâm trương do máu chảy
ngược vào trong động mạch.
46. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Giả phình mạch:
47. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Phình động mạch:
•Thường xảy ra ở động mạch khoeo hoặc đoạn xa động mạch đùi
nông.
•Siêu âm trở thành tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán phình.
•Không có tiêu chuẩn về kích thước túi phình.
•Siêu âm có thể thấy cả thành mạch, huyết khối và lòng mạch, có
thể dùng để theo dõi.
•Các phình động mạch ngoại biên lớn hơn hoặc bằng 2 cm
thường có chỉ định phẫu thuật. Chỉ định tuyệt đối phẫu thuật
phình động mạch khi có lấp mạch phía xa do huyết khối, không
cần xem kích thước phình.
48. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Phình động mạch:
49. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Nang ngoại mạc mạch máu (Cystic Adventitial Disease):
•Là cấu trúc nang nhầy hình thành ở lớp ngoại mạc mạch máu, có
thể đơn độc hoặc đa ổ, có hoặc không có vách ngăn. Cấu trúc
nang khi lớn lên sẽ chèn ép gây hẹp lòng động mạch.
•Thường gặp ở động mạch đoạn gần khớp, hiếm gặp ở tĩnh mạch.
90% trường hợp xãy ra ở động mạch khoeo.
•Điều trị triệt để bằng phẫu thuật. có thể điều trị tạm thời bằng
chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm.
50. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Nang ngoại mạc mạch máu (Cystic Adventitial Disease):
51. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hội chứng đánh bẫy động mạch khoeo (Popliteal Artery
Entrapment Syndrome – PAES):
•Được mô tả lần đầu vào năm 1879 bởi một sinh viên y khoa
(T.P. Anderson) ở Edinburgh.
•Hội chứng này được hình thành do mối liên quan bất thường
giữa động mạch khoeo và cơ bụng chân hoặc hiếm hơn là dãy xơ
bất thường hoặc cơ khoeo.
•Bệnh nhân thường trẻ (60% < 30 tuổi), Nam / Nữ = 15/1, thường
gặp hai bên (50% trường hợp).
•Vận động viên trẻ có cơn đau cách hồi thì đến 60% trường hợp
là do PAES.
•Khám lúc nghỉ, mạch cẳng chân rõ, dùng nghiệm pháp gấp cổ
chân sẽ thấy mạch cẳng chân giảm hoặc biến mất.
52. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hội chứng đánh bẫy động mạch khoeo (Popliteal Artery Entrapment
Syndrome – PAES):
•PAES được chia làm 6 type:
•Type I: đầu trong của cơ bụng chân bám bình thường ở phía trong, động mạch
khoeo đi vòng vào trong và chui xuống dưới cơ.
•Type II: đầu trong của cơ bụng chân bám lệch ngoài, động mạch khoeo có
hướng đi bình thường nhưng băng qua phía trong và chui xuống dưới cơ.
•Type III: động mạch khoeo có hướng đi bình thường nhưng bị chèn ép bởi
một nhánh phụ của đầu trong cơ bụng chân.
•Type IV: động mạch khoeo có hướng đi bình thường nhưng bị chèn ép bởi
một dãy xơ bất thường hoặc cơ khoeo.
•Type V: bao gồm cả 4 type trên nhưng không chỉ động mạch và mà cả tĩnh
mạch cũng bị chèn ép.
•Type VI: giải phẫu trám khoeo bình thường nhưng động mạch vẫn bị chèn ép
do cơ bụng chân phì đại (gặp ở vận động viên thể lực).
53. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hội chứng đánh bẫy động mạch khoeo (Popliteal Artery Entrapment
Syndrome – PAES):
54. VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
Hội chứng đánh bẫy động mạch khoeo (Popliteal Artery
Entrapment Syndrome – PAES):
•Chẩn đoán siêu âm PAES:
• Siêu âm Doppler màu động mạch khoeo: thấy hiện
tượng Aliasing.
• Doppler phổ cho phổ hẹp.
• Độ hẹp tăng lên khi bệnh nhân làm nghiệm pháp co
chân.
•Biến chứng: phình mạch sau hẹp, huyết khối do tồn thương
thành mạch, tắc mạch do huyết khối.
55. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.M.Rumacket al. Diagnostic Ultrasound. 3rdEdition.2005.
2. W. Schaberle. Ultrasonography in Vascular Diseases. 2005.
3. Lonnie B. Wright, MD et al. Popliteal Artery Disease:
Diagnosis and Treatment. RadioGraphics 2004;24:467-479
4. D. A. Elias et al. Clinical Evaluation and MR Imaging Features
of Popliteal Artery Entrapment and Cystic Adventitial Disease.
AJR2003; 180:627-632.