Anúncio
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Similar a COP26 results and implementation by the Ministry of Agriculture and Rural Development(20)

Mais de Center for International Forestry Research (CIFOR) (20)

Anúncio

COP26 results and implementation by the Ministry of Agriculture and Rural Development

  1. KẾT QUẢ COP26 VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người trình bày Lê Hoàng Anh Nhóm đàm phán kỹ thuật – Đầu mối NDC Bộ NN và PTNT
  2. Giới thiệu chung: COP26 COP 26: Cuộc họp lần thứ 26 các Bên liên quan Công ước Khung của LHQ về BĐKH (UNFCC) COP26 là hội nghị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay: - Khoảng 40,000 đại biểu từ 196 quốc gia đến Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. - 124 nguyên thủ quốc gia COP26 có nội dung toàn diện (thích ứng, giảm thiểu, tài chính, cơ chế hợp tác); đã được tổ chức an toàn trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Gói Khí hậu Glasgow nhằm tăng tốc hành động về khí hậu được 196 nước thông qua, giữ mức tăng to tb toàn cầu không quá ngưỡng 1,5 o C vào cuối thế kỷ; thống nhất một số quy tắc còn tồn tại của Thỏa thuận Paris (chủ yếu Điều 6 – 6.2 tiếp cận hợp tác ITMO; 6.4 về PTBV; 6.8 về phi thị trường). Lần đầu tiên COP thống nhất quan điểm về việc giảm dần điện than… Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu, với sự tham dự của 7 Bộ trưởng và 10 Bộ ngành
  3. Cam kết Đạt mức Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 3 “…Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.” - Trích phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 Vào năm 2020, Việt Nam cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm 9% phát thải KNK, và sẽ đạt 27% với sự hỗ trợ quốc tế. Cam kết này sẽ cần được cập nhật vào năm 2022 để phù hợp với tham vọng đạt phát thải ròng bằng ”0” vào năm 2050
  4. CAM KẾT GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN TOÀN CẦU 103 quốc gia thông qua • Cam kết giảm ít nhất 30% phát thải khí mê-tan toàn cầu vào 2030 so với 2020. • Giảm thiểu phát thải thông qua đổi mới và ứng dụng công nghệ • Tiến tới áp dụng kiểm kê khí mê-tan theo phương pháp bậc cao đảm bảo chính xác, minh bạch, nhất quán và đầy đủ • Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm mê tan • Trồng trọt (lúa nước) và chăn nuôi là nguồn phát thải mê-tan lớn (BUR3, 2016)
  5. TUYÊN BỐ GLASGOW CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VỀ RỪNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 141 quốc gia thông qua, bao gồm Việt Nam • Bảo tồn và đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn khác • Khai thác bền vững, không làm mất rừng và suy thoái đất • Tăng nguồn tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các dòng tài chính quốc tế, góp phần đảo ngược tình trạng mất và suy thoái rừng • 90,94% diện tích rừng hiện được bao phủ bởi các quốc gia ủng hộ cam kết. • VN: Đề án 1 tỷ cây xanh vào năm 2025 (690 triệu cây tại các khu vực thành thị/nông thôn và 310 triệu cây trong các khu rừng được bảo vệ).
  6. Chương trình Hành động Chính sách về Chuyển đổi sang Nông nghiệp và Lương thực Bền vững Nông nghiệp bền vững: • Hỗ trợ tạo ra sinh kế và thu nhập tốt hơn cho nông dân • Tránh làm suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên • Sử dụng đầu vào và tài nguyên một cách hiệu quả • Tính đến các lợi ích tổng thể về tính toàn vẹn của hệ sinh thái • Thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp giảm thiếu khí nhà kính • Bảo vệ không khí và nước khỏi ô nhiễm 17 quốc gia tham gia, bao gồm Việt Nam
  7. Cam kết tài chính của các Bên liên quan • Các nước phát triển cam kết 100 tỷ USD vào năm 2023. Trong giai đoạn 2021-2025 sẽ huy động được 500 tỷ USD • Vương quốc Anh công bố tài trợ hơn 500 triệu bảng Anh để hỗ trợ việc thực hiện Lộ trình Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại Hàng hóa (FACT), chuyển đổi khu vực nông thôn… • Hiện nay, đã có 328 triệu USD được huy động cho mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu. • Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ huy động tới 8,5 tỷ USD trong khuôn khổ tài chính mới để hỗ trợ hành động về khí hậu và phát triển bền vững. • Cơ chế Thị trường Vốn (thuộc Quỹ CIF) sẽ cung cấp tới 7 tỷ USD, tạo đòn bẩy phát triển các dự án năng lượng sạch trị giá 70 tỷ USD. • 1 tỷ USD được huy động để bảo vệ các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới • 450 tổ chức tài chính sở hữu tài sản 130 triệu USD đã cam kết tham gia Liên minh tài chính Glasgow, hướng tới mục tiêu đạt phải thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
  8. Tham gia các cuộc họp chính thức và các sự kiện bên lề • Các cuộc họp cấp cao, cuộc họp kỹ thuật chính thức COP, SB 51-53 về: Nông nghiệp, REDD+, thích ứng, tài chính
  9. Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) Û • Một cơ chế công-tư tự nguyện cung cấp tài chính cho bảo tồn rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới • Tại COP26: o 1 tỷ USD được huy động để bảo vệ các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới o Việt Nam đã ký Thư Ý định, gia nhập Liên minh, góp phần chuyển đổi hơn 5,15 triệu tấn CO2 thải ra môi trường.
  10. Làm việc với các tổ chức, đối tác… Û o Chia sẻ kế hoạch thực hiện NDC ngành nông nghiệp, đặc biệt là GPT lúa nước; o Tọa đàm về tiềm năng giảm phát thải Mê-tan trong sản xuất nông nghiệp; o Đề xuất hỗ trợ kỹ thuật về phương pháp luận/công cụ tính toán, xây dựng hệ thống MRV cho các lĩnh vực GPT tiềm năng của ngành.
  11. COP26 và trách nhiệm của ngành NN và PTNT • Hội nghị COP26 đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá trong mô hình phát triển trên thế giới, từ dựa trên năng lượng hoá thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng "0" • Các cam kết mạnh mẽ của TTCP đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết mê-tan được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với BĐKH dựa vào tự nhiên (NBS). • Phối hợp với MONRE xây dựng Chiến lược BĐKH, Xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành nông nghiệp trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. • Chủ trì, rà soát nội dung về giảm phát thải khí mê tan trong nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất để đóng góp vào nỗ lực chung của cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định (NDC) trong khuôn khổ thỏa thuận Paris • Rà soát các dự án trao đổi tín chỉ các-bon rừng theo nguyên tắc bảo đảm quyền lợi và khuyến khích đầu tư vào các dự án PTRBV. Triển khai thực hiện Ý định thư tham gia Liên minh giảm phát thải và tang cường tài chính cho lâm nghiệp. Xây dựng kế hoạch thực hiện và huy động nguồn lực triển khai “Tuyên bố Glasglow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất”. • Chủ động, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan để huy động nguồn lực tài chính từ Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Ngân hàng thế giới (WB) và Vương quốc Anh (UK) cho các chương trình, dự án đang phối hợp với các Đối tác chuẩn bị của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
  12. Các giải pháp chính sách, kỹ thuật và tài chính nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển RNM, ngập nước tại VN giai đoạn 2021-2030 • Vai trò của rừng ngập mặn đối với việc thích ứng với biến đổi khí hậu. • Tiềm năng/ lợi thế của bảo vệ phát triển RNM, ngập nước: ✔ Tiềm năng hấp thụ carbon của rừng ngập mặn, ngập nước (gấp 4 lần so với rừng nhiệt đới trên đất liền); ✔ Giải pháp đầu tư "rừng ngập mặn” tiết kiệm chi phí gấp nhiều lần so với đầu tư cơ sở hạ tầng nhân tạo trong việc bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi thảm họa thiên tai như sóng thần và nước dâng do bão. ✔ RNM đóng góp lớn trong việc duy trì sinh kế cho cộng đồng. … Cần thiết nghiên cứu và xây dựng các công cụ định giá carbon bao gồm thuế và phí các-bon; phát triển thị trường cac-bon trong nước lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất nói chung bao gồm RNM.
  13. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA QUÝ VỊ!
Anúncio