SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
Download to read offline
BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN,
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ
TẠI TRẠI HỒ VĂN CHÂU
CBHD: ThS. VÕ THỊ NGỌC BÍCH
Sinh viên: TRƢƠNG NHỰT TÂN
Mã số sinh viên: 16010102
Vĩnh Long – Năm 2020
BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN,
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ
TẠI TRẠI HỒ VĂN CHÂU
CBHD: ThS. VÕ THỊ NGỌC BÍCH
Sinh viên: TRƢƠNG NHỰT TÂN
Mã số sinh viên: 16010102
Vĩnh Long – Năm 2020
i
Tóm tắt
Khóa luận “Đánh giá năng suất sinh sản, so sánh hiệu quả điều trị bệnh
trên heo nái và heo con theo mẹ tại trại Hồ Văn Châu” được thực hiện nhằm mục
tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái ở các lứa đẻ và so sánh hiệu quả điều
trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ. Bằng phương pháp khảo sát, theo dõi trực
tiếp, ghi nhận và thống kê tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi cho kết quả như sau: Số
heo con sơ sinh còn sống bình quân của các nái ở nhóm 1 là 12,3 con, của các nái
ở nhóm 2 là 14,2 con. Trọng lượng heo sơ sinh bình quân thuộc các nái ở nhóm 1 là
1,53 kg, ở nhóm 2 là 1,42 con. Số heo con còn sống đến cai sữa bình quân thuộc
các nái ở nhóm 1 là 11,8 con, ở nhóm 2 là 13,5 con. Trọng lượng heo cai sữa bình
quân thuộc các nái ở nhóm 1 là 7,38 kg, ở nhóm 2 là 5,38 kg. Tỷ lệ heo con theo mẹ
mắc bệnh bình quân thuộc các nái ở nhóm 1 là 63,5%, ở nhóm 2 là 39,5%. Tỷ lệ
viêm vú của các nái ở nhóm 1 là 16,7%, ở nhóm 2 là 16,7%. Tỷ lệ viêm tử cung của
các nái ở nhóm 1 là 0,00%, ở nhóm 2 là 33,3%. Phác đồ điều trị hậu sản trên heo
nái sử dụng kháng sinh Amoxicillin cho hiệu quả điều trị cao nhất (100%). Điều trị
bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ sử dụng kháng sinh
Enrofloxacin cho hiệu quả điều trị cao nhất (100%).
Từ khóa: Năng suất sinh sản, hiệu quả điều trị, heo nái, heo con theo mẹ.
ii
Lời cảm tạ
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long,
thầy cô đã cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo nhiệt tình tất cả kiến thức nền tảng và
chuyên môn quý giá. Đây là những yếu tố cơ bản giúp bản thân nhanh chóng hòa
nhập với môi trường học tập, làm việc và có nền tảng vững chắc khi còn học tại
trường và sau này.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tất cả các thầy cô Bộ
môn Thú y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về chuyên môn
cũng như những kinh nghiệm bổ ích và tạo điều kiện để hoàn thành chương trình
học đúng hạn.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Võ Thị Ngọc
Bích đã hỗ trợ hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi, cô đã luôn bên cạnh để dạy
bảo và góp ý những thiếu sót, khuyết điểm mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt
nhất từ khi nhận khóa luận đến khi hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ông Hồ Văn Châu và bà Nguyễn Thị Liễu
chủ cơ sở tại địa điểm thực hiện khóa luận, gia đình, bạn bè, những người đã tận
tình truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình thực tập, động viên
tinh thần giúp bản thân hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
Lời cam kết
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
TL/KLTN cùng cấp nào khác. Trong trường hợp nếu TL/KLTN là một phần của dự
án mà chưa được báo cáo nghiệm thu và theo yêu cầu của Cán bộ hướng dẫn thì
phải cam kết: Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài hoặc dự án “Đánh giá năng suất
sinh sản, so sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ tại trại
Hồ Văn Châu”. Dự án có quyền sử dụng kết quả của khóa luận này để phục vụ cho
dự án.
Ngày 30 tháng 07 năm 2020
Ký tên
Trương Nhựt Tân
iv
Mục lục
Tóm tắt...................................................................................................................................i
Lời cảm tạ............................................................................................................................ ii
Lời cam kết.........................................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................................iv
Danh sách bảng................................................................................................................ viii
Danh sách hình....................................................................................................................ix
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................x
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................2
1.1 Tình hình nghiên cứu....................................................................................................2
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................2
1.1.1.1 Đối với heo nái nuôi con........................................................................................2
1.1.1.2 Đối với heo con theo mẹ........................................................................................2
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................3
1.1.2.1 Đối với heo nái........................................................................................................3
1.1.2.2 Đối với heo con theo mẹ........................................................................................4
1.2 Cơ sở chuyên môn ........................................................................................................5
1.2.1 Giống heo....................................................................................................................5
1.2.1.1 Các giống heo và năng suất sinh sản của heo .....................................................5
1.2.1.2 Chọn heo cái làm giống sinh sản ....................................................................... 11
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất heo nái ...................................................... 11
1.2.3 Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản và heo con................................................. 13
1.2.3.1 Nuôi dưỡng chăm sóc heo hậu bị ...................................................................... 13
1.2.3.2 Heo lên giống và phối giống .............................................................................. 14
1.2.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai ......................................................... 15
1.2.3.4 Chăm sóc heo nái đẻ và heo con theo mẹ......................................................... 15
1.2.3.5 Cai sữa heo ........................................................................................................... 16
1.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá năng suất nái ................................................................. 17
1.2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................... 17
1.2.4.3 Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................. 18
1.2.4.4 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ................................................................................. 18
1.2.4.5 Số con đẻ ra trên ổ............................................................................................... 18
v
1.2.4.6 Trọng lượng heo sơ sinh ..................................................................................... 19
1.2.4.7 Số con còn sống trên ổ........................................................................................ 19
1.2.4.8 Số heo con cai sữa trên ổ .................................................................................... 20
1.2.4.9 Thời gian lên giống lại sau cai sữa.................................................................... 20
1.2.4.10 Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con ................................................. 20
1.2.5 Một số bệnh thường gặp trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ........................... 21
1.2.5.1 Heo nái đẻ............................................................................................................. 21
1.2.5.2 Heo con theo mẹ .................................................................................................. 24
1.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tại trại nái Hồ Văn Châu ................................... 27
1.3.1 Quy mô và bố trí trại .............................................................................................. 27
1.3.2 Con giống................................................................................................................. 28
1.3.3 Thức ăn..................................................................................................................... 28
1.3.4 Nước uống ............................................................................................................... 33
1.3.5 Vệ sinh thú y............................................................................................................ 35
1.3.6 Thuốc thú y.............................................................................................................. 35
1.3.7 Vaccin....................................................................................................................... 41
1.3.8 Lịch tiêm phòng ...................................................................................................... 42
1.3.9 Lịch làm việc........................................................................................................... 42
1.3.10 Quy trình chăm sóc heo ....................................................................................... 42
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 48
2.1 Thời gian nghiên cứu................................................................................................. 48
2.2 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................. 48
2.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 48
2.4 Phương tiện nghiên cứu............................................................................................. 48
2.4.1 Dụng cụ và thiết bị.................................................................................................. 48
2.4.2 Chuồng trại .............................................................................................................. 48
2.4.3 Thức ăn..................................................................................................................... 49
2.4.4 Thuốc thú y.............................................................................................................. 49
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 49
2.5.1 Heo nái nuôi con ..................................................................................................... 49
2.5.1.1 Ngoại hình và thể chất ........................................................................................ 49
2.5.1.2 Tuổi động dục đầu tiên bình quân ..................................................................... 50
2.5.1.3 Tuổi phối giống đầu tiên bình quân .................................................................. 50
vi
2.5.1.4 Tuổi đẻ lứa đầu bình quân .................................................................................. 50
2.5.1.5 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bình quân............................................................ 50
2.5.1.6 Số lứa đẻ của nái trong một năm bình quân..................................................... 50
2.5.1.7 Số lượng heo con sơ sinh bình quân ................................................................. 50
2.5.1.8 Số con sơ sinh còn sống bình quân ................................................................... 51
2.5.1.9 Thời gian động dục sau cai sữa bình quân ....................................................... 51
2.5.1.10 Tỷ lệ viêm tử cung bình quân .......................................................................... 51
2.5.1.11 Tỷ lệ viêm vú bình quân................................................................................... 51
2.5.1.12 Sản lượng sữa bình quân .................................................................................. 51
2.5.1.13 Tỷ lệ hao mòn cơ thể bình quân ...................................................................... 51
2.5.1.14 Xếp hạng giống nái ........................................................................................... 52
2.5.1.15 Hiệu quả điều trị hậu sản trên heo nái ............................................................ 52
2.5.2 Heo con theo mẹ ..................................................................................................... 52
2.5.2.1 Trọng lượng sơ sinh bình quân .......................................................................... 52
2.5.2.2 Số con còn sống đến cai sữa bình quân ............................................................ 52
2.5.2.3 Trọng lượng cai sữa bình quân .......................................................................... 52
2.5.2.4 Tỷ lệ mắc bệnh bình quân .................................................................................. 52
2.5.2.5 Tỷ lệ hao hụt bình quân ...................................................................................... 53
2.5.2.6 Tỷ lệ nuôi sống..................................................................................................... 53
2.5.2.7 Tăng trọng bình quân qua các tuần tuổi............................................................ 53
2.5.2.8 Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ. 53
2.6 Phương pháp tiến hành.............................................................................................. 53
2.6.1 Bố trí khảo sát ......................................................................................................... 53
2.6.1.1 Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái .......................................................... 53
2.6.1.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ................... 54
2.6.3 Tiến hành thí nghiệm.............................................................................................. 56
2.6.3.1 Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái .......................................................... 56
2.6.3.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ................... 60
2.7 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 60
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 61
3.1 Đánh giá năng suất sinh sản trên heo nái ................................................................ 61
3.1.1 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái ......................................................................... 61
3.1.2 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo con ........................................................................ 70
vii
3.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ ......................... 77
3.2.1 So sánh hiệu quả điều trị hậu sản trên heo nái .................................................... 77
3.2.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo
mẹ ....................................................................................................................................... 77
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 80
4.1 Kết luận ....................................................................................................................... 80
4.1.1 Đánh giá năng suất sinh sản trên heo nái ............................................................. 80
4.1.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ...................... 80
4.2 Đề xuất......................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 82
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 86
viii
Danh sách bảng
Bảng 1.1: Mối tương quan giữa tuổi cai sữa heo và thời gian lên giống lại của nái 18
Bảng 1.2: Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm (Lê Thanh Hải và
ctv., 1996).......................................................................................................................... 21
Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 892..................................... 29
Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn E 965................................................. 30
Bảng 1.5: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn V9025 ............................................... 31
Bảng 1.6: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 812..................................... 32
Bảng 1.7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 802..................................... 33
Bảng 1.8: Các loại thuốc được sử dụng trong trại........................................................ 36
Bảng 1.9: Các loại vaccin được dùng trong trại ........................................................... 41
Bảng 1.10: Quy trình tiêm phòng vaccin tại trại .......................................................... 42
Bảng 1.11: Lịch làm việc hằng ngày tại trại ................................................................. 42
Bảng 2.1: Bảng bố trí khảo sát về đánh giá năng suất sinh sản trên heo nái ............ 54
Bảng 2.2: Bảng phác đồ sử dụng trong điều trị hậu sản trên heo nái ........................ 54
Bảng 2.3: Bảng bố trí khảo sát điều trị hậu sản trên heo nái....................................... 55
Bảng 2.4: Bảng phác đồ sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli
trên heo con theo mẹ ........................................................................................................ 55
Bảng 2.5: Bảng bố trí khảo sát điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo
con theo mẹ ....................................................................................................................... 56
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái ................................................................. 61
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu khảo sát trên heo con................................................................ 70
Bảng 3.3: Hiệu quả một số phác đồ điều trị hậu sản trên heo nái sau sinh ............... 77
Bảng 3.4: Hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên
heo con theo mẹ ................................................................................................................ 78
ix
Danh sách hình
Hình 1.1: Heo Landrace......................................................................................................6
Hình 1.2: Heo Yorkshire.....................................................................................................7
Hình 1.3: Heo Pietrain ........................................................................................................8
Hình 1.4: Heo Duroc ...........................................................................................................9
Hình 1.5: Heo Yorkshine - Landrace ............................................................................. 10
Hình 1.6: Sơ đồ bố trí chuồng trại.................................................................................. 27
Hình 1.7: Men làm hèm rượu.......................................................................................... 28
Hình 1.8: Thức ăn Maxwin 892 dùng cho heo nái nuôi con....................................... 29
Hình 1.9: Thức ăn E 956 dùng cho heo nái mang thai ................................................ 30
Hình 1.10: Thức ăn V9025S dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg ...................................... 31
Hình 1.11: Thức ăn Maxwin 812 dùng cho heo con từ tập ăn đến 15 kg ................. 32
Hình 1.12: Thức ăn Maxwin 802 dùng cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg........... 33
Hình 1.13: Bồn xử lý nước với hóa chất ....................................................................... 34
Hình 1.14: Bồn dự trữ nước ............................................................................................ 34
Hình 1.15: Chlorine (trái) và phèn chua (phải) dùng để xử lý nước.......................... 35
Hình 1.16: Thuốc Bio - oxytocin (trái) và thuốc Han - Prost (phải).......................... 43
Hình 1.17: Thuốc Ketovet, Ceftiofur (trái) và thuốc Catosal (phải).......................... 44
Hình 1.18: Dụng cụ dùng để thụt rửa tử cung heo nái................................................. 44
Hình 1.19: Bấm răng (trái) và cắt đuôi (phải) heo con................................................ 45
Hình 1.20: Thuốc Bio - Fer + B12 (trái) và thuốc Vicox (phải) .................................. 45
Hình 1.21: Vaccine Ingelvac Mycoflex ngừa bệnh bệnh viêm phổi do Mycoplasama
(trái) và vaccine Circo Pig Vac ngừa bệnh còi cọc cho heo con (phải)..................... 46
Hình 1.22: Vaccine Coglapest ngừa bệnh tiêu chảy (trái) và vaccine Avac PRRS
Live ngừa bệnh tai xanh (phải) ....................................................................................... 46
Hình 1.23: Vaccine Parapleuro Shield ngừa bệnh viêm phổi dính sườn................... 47
Hình 2.1: Chuồng sàn lồng cá thể .................................................................................. 49
Hình 2.2: Thuốc Nova - Genta. Amox (trái), thuốc Bio - Penicillin (giữa), thuốc
Ketovet (phải) dùng trong thí nghiệm............................................................................ 54
Hình 2.3: Thuốc Enro 20% LA (trái), thuốc Bio - Colistin Inj (giữa) và thuốc Bio -
Atropin (phải) dùng trong thí nghiệm............................................................................ 56
Hình 2.4: Thẻ nái ở trại.................................................................................................... 57
Hình 2.5: Thai chết khô và thai chết ngạt...................................................................... 57
Hình 2.6: Heo nái bị viêm tử cung ................................................................................. 58
Hình 2.7: Đo chiều dài lưng và vòng ngực heo nái...................................................... 58
Hình 2.8: Cân khối lượng heo con ................................................................................. 59
Hình 2.9: Heo con bị viêm khớp, tiêu chảy................................................................... 59
x
Danh mục từ viết tắt
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
cm Xăng - ti - mét
CTTD Chỉ tiêu theo dõi
DLY Duroc - Landrace - Yorkshire
DYL Duroc - Yorkshire - Landrace
ĐCSS (điểm) Điểm cấp sinh sản (điểm)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
KCGHLĐBQ (ngày) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bình quân (ngày)
Kg Ki - lô - gam
KLGT (kg/con) Khối lượng giảm trọng (kg/con)
Km Ki - lô - mét
LY Landrace - Yorkshire
MMA Hội chứng viêm tử cung - viêm vú - mất sữa ở heo nái
m2
Mét vuông
PRRS Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
SCCSBQ (con/ổ) Số con cai sữa bình quân (con/ổ)
SCSSBQ (con/ổ) Số con sơ sinh bình quân (con/ổ)
SCSSCSBQ (con/ổ) Số con sơ sinh còn sống bình quân (con/ổ)
SLĐCCNT1NBQ (lứa) Số lứa đẻ của các nái bình quân trong một năm (lứa)
SLSBQ (kg/con) Sản lượng sữa bình quân (kg/nái)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐDĐTBQ (ngày) Tuổi động dục đầu tiên bình quân (ngày)
TĐLĐBQ (ngày) Tuổi đẻ lứa đầu bình quân (ngày)
TGĐDSCSBQ (ngày)
Thời gian động dục sau cai sữa bình quân của các nái
(ngày)
TLCSBQ (kg/con) Trọng lượng cai sữa bình quân (kg/con)
TLĐTKBQCPĐĐT (%) Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh qua các phác đồ điều trị (%)
TLHMCTBQ (%) Tỷ lệ hao mòn cơ thể bình quân (%)
xi
TLHH (%) Tỷ lệ hao hụt (%)
TLMBBQ (%) Tỷ lệ mắc bệnh bình quân (%)
TLNS (%) Tỷ lệ nuôi sống (%)
TLSSBQ (kg/con) Trọng lượng sơ sinh bình quân (kg/con)
TLS1TTBQ (kg) Trọng lượng sau 1 tuần tuổi bình quân (kg)
TLS2TTBQ (kg) Trọng lượng sau 2 tuần tuổi bình quân (kg)
TLS3TTBQ (kg) Trọng lượng sau 3 tuần tuổi bình quân (kg)
TLVTCBQ (%) Tỷ lệ viêm tử cung bình quân (%)
TLVVBQ (%) Tỷ lệ viêm vú bình quân (%)
TL/KLTN Tiểu luận/Khóa luận tốt nghiệp
TPGĐTBQ (ngày) Tuổi phối giống đầu tiên bình quân (ngày)
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTS4TTBQ (kg) Tăng trọng sau bốn tuần tuổi bình quân (kg)
YL Yorkshire - Landrace
∑ Tổng
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển
nhảy vọt, kéo theo đó là ngành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển, trong số đó
là ngành chăn nuôi heo. Nhiều vùng chăn nuôi đã chuyển dần phương thức chăn
nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung. Để tạo
được năng suất tốt thì giống và công tác giống góp phần đáng kể trong việc tạo ra
đàn heo nái có khả năng sinh sản đạt chất lượng, heo con giống và heo con nuôi thịt
thương phẩm phát triển tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, tăng trọng nhanh.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên hiện tại nước ta cũng gặp không ít khó
khăn do sự xuất hiện của bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Bệnh đã xuất hiện trên khắp
các tỉnh của nước ta, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo. Một trong những
yêu cầu cấp thiết hiện nay đó chính là tăng dần đàn heo một cách an toàn có hiệu
quả cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo được nhu cầu của người tiêu dùng,
phát triển kinh tế cho người chăn nuôi.
Để làm được điều đó, cần có những phương hướng chăn nuôi heo đúng đắng,
thực hiện quy trình chăm sóc tốt cho đàn heo, quan tâm sâu sắc đến công tác giống,
nên chọn những heo bố mẹ có chất lượng tốt vì sẽ cung cấp những cá thể heo con
cũng có chất lượng tốt góp phần tích cực vào việc tăng năng suất cho đàn heo, song
song đó cần tạo điều kiện khí hậu phù hợp cho heo nái và heo con thích nghi và
tăng trưởng tốt. Hiểu rõ về sinh lý và bệnh lý thường gặp của heo nái và heo con là
rất cần thiết nhằm tìm ra biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
Xuất phát từ vấn đề trên cũng như được sự cho phép của Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Khoa Khoa học Sinh học Ứng dụng, Bộ môn Thú y,
khóa luận “Đánh giá năng suất sinh sản, so sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo
nái và heo con theo mẹ tại trại Hồ Văn Châu” được thực hiện nhằm mục đích:
Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái ở các lứa đẻ;
So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ.
2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Đối với heo nái nuôi con
Sự đẻ khó là biểu hiện rối loạn bệnh lý trên các gia súc cái mang thai đến giai
đoạn sinh nhưng cơ thể không có khả năng rặn tống thai ra ngoài. Jacksonis (1972)
khảo sát 202 trường hợp đẻ khó trên heo nái thì chứng liệt tử cung chiếm 37%, 13%
do hẹp đường sinh dục hay thai quá lớn.
Tuổi thành thục sớm hay muộn là có thể do dinh dưỡng nhưng phần lớn là do
yếu tố giống, giống nội hay giống ngoại. Christenson et al. (1979) cho rằng giữa các
giống heo ngoại Landrace,Yorkshire, Duroc thì Landrace là giống có tuổi động dục
đầu tiên sớm nhất và kế đến là Yorkshire và chậm nhất là Duroc.
Tuổi cai sữa heo con ngắn, thì sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ
và tăng số lứa đẻ của nái trên năm. Nhưng theo Evans (1989) thì cho rằng nếu cai
sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số trứng rụng ở lần phối giống tiếp
theo và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp và có thể làm cho chu kỳ
động dục của nái chậm.
Heo thành thục sớm thì giúp tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công chăm sóc
và năng suất của heo không bị ảnh hưởng xấu. Theo Hughes (1993) cho rằng nuôi
cách ly heo hậu bị cái sẽ làm chậm tuổi thành thục hơn so với tiếp xúc với heo đực
giúp cho hậu bị có tuổi thành thục sớm hơn.
Những giống heo có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng
tốt thì thế hệ con cháu của chúng cũng mang đặc điểm đó và ngược lại. Chính vì
vậy mà Galvil et al. (1993) cho rằng tính mắn đẻ của heo nái là do kiểu di truyền
của nó, số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào kiểu di truyền của mẹ.
1.1.1.2 Đối với heo con theo mẹ
Tỷ lệ heo con hao hụt đánh giá khả năng tiết sữa và nuôi con của heo nái mẹ,
kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ. Theo Fajersson (1992) cho rằng
3
khoảng 10% heo con hao hụt trong lúc sinh và 18,5% heo con hao hụt trong giai
đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, vì thế cần có biện pháp quản lý thích hợp.
Những heo con có trọng lượng nhỏ hoặc dị tật thì tỷ lệ nuôi sống thấp hơn so
với các heo khỏe mạnh, trọng lượng lớn. Một số bệnh trên heo con đặc biệt là bệnh
đường ruột và viêm khớp,... có thể làm tăng tỷ lệ heo con hao hụt gây thiệt hại cho
nhà chăn nuôi. Theo Whittemore (1993) cho rằng một xí nghiệp có tỷ lệ heo hao hụt
từ sơ sinh đến cai sữa là 8% - 12% là xí nghiệp có trình độ quản lý tốt.
Số heo con sinh ra trên ổ phụ thuộc vào chất lượng tinh dịch, kỹ thuật gieo
tinh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nái sau khi phối và mang thai, nhiệt độ chuồng
nuôi và tuổi của heo nái. Nhưng theo Whittemore (1993) cho rằng yếu tố chính ảnh
hưởng đến chỉ tiêu này là giống. Vì thế việc cải thiện giống luôn luôn phải được
quan tâm hàng đầu để nâng cao khả năng sinh sản của nái.
Cai sữa sớm không ảnh hưởng đến sinh lý, sinh sản, sinh trưởng, phát dục
của heo nái, theo nghiên cứu của Grummer và Self thì heo mẹ cai sữa sớm (3 tuần)
với heo cai sữa muộn (8 tuần) khi đến 67 ngày heo con cai sữa sớm 3 tuần đạt bình
quân 23,6 kg/con, trong khi đó đàn cai sữa muộn chỉ đạt 18,3 kg/con. Vậy cai sữa
sớm cho khả năng tăng trọng của heo con lớn, không ảnh hưởng gì tới sinh trưởng
và phát dục.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.2.1 Đối với heo nái
Khi cho phối giống cần xác định đúng thời điểm của heo. Nếu như ta phối
giống không đúng thời điểm thì sẽ bỏ qua một chu kỳ từ đó gây ảnh hưởng đến lợi
nhuận kinh tế. Nguyễn Ngọc Tuân và ctv. (1999) cho rằng thời điểm phối giống
quyết định tỷ lệ đậu thai và số con đẻ ra trên ổ. Heo thường được phối giống khi đạt
khoảng 110 kg ở chu kỳ động dục lần 2.
Chế độ chăm sóc, quản lý tốt phát hiện kịp thời heo nái mắc bệnh để điều trị
hiệu quả góp phần không nhỏ đến nâng cao năng suất sinh sản của đàn heo nái.
Nguyễn Đức Lưu và ctv. (2004) cho rằng trong quá trình có thai, heo nái ăn uống
nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như:
4
Bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho
cơ thể heo nái yếu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và viêm tử cung.
Khảo sát tình hình nhiễm hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) và
một số yếu tố nguy cơ trong lan truyền bệnh giữa các đàn heo tại Thành Phố Cần
Thơ. Theo Nguyễn Đức Hiền (2012) cho rằng tỉ lệ nhiễm PRRSV trên đàn heo ở
Thành Phố Cần Thơ là 16,9%, trong đó ở các trại chăn nuôi tập trung là 64% và ở
heo gia đình là 12,5%. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở heo thịt (12,2%), kế đến là heo con
(33,3%) và cao nhất là heo nái (60,9%). Tỉ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm
phòng vacxin PRRS tại các cơ sở nuôi là 59,8%, chưa đạt mức yêu cầu trong phòng
chống dịch bệnh theo qui định. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh PRRS ở đàn
heo Thành Phố Cần Thơ là trại chăn nuôi xây dựng gần chợ, gần lò giết mổ gia súc,
mua con giống từ bên ngoài và sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần.
Khảo sát một số bệnh thường gặp trên nái sinh sản và heo con theo mẹ tại trại
chăn nuôi Hưng Việt. Đặng Diệp Thanh Trúc (2013) cho rằng tỷ lệ bệnh trên nái
sinh sản là 53,2%, trong đó nái sốt sữa và bỏ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 21,5%, kế đến
là nái viêm tử cung với tỷ lệ là 20,3%, nái đẻ khó có tỷ lệ 7,59%, nái mắc bệnh
viêm vú dẫn đến kém sữa, bại liệt sau khi sinh và sa âm đạo có cùng tỷ lệ là 1,3%.
Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái lai (Landrace x Yorkshire, Yorkshire
x Landrace) và sự sinh trưởng của heo con đến 60 ngày tuổi thuộc hai nhóm giống
Duroc x (Landrace x Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace) ở trang trại. Lê
Thị Mến (2015) cho rằng hai nhóm giống heo nái lai LY và YL đều cho năng suất
sinh sản cao và tỷ lệ hao mòn cơ thể thấp. Hai nhóm giống heo con lai DLY và
DYL có khả năng tăng trưởng và phát triển tốt ở cả 2 giai đoạn theo mẹ và cai sữa.
Hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm cũng tương đương
nhau. Do đó, trong điều kiện chăn nuôi của trại thì nên sử dụng 2 giống heo nái lai
LY và YL làm heo cái nền sinh sản để phối giống với heo đực thuần Duroc, sản
xuất heo con thương phẩm để nuôi thịt cũng như cung cấp cho các trại heo khác
trong vùng.
1.1.2.2 Đối với heo con theo mẹ
Tiêu chảy heo con là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, nhu động của ruột trở nên
5
co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu
môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa kịp hấp thu được
nước,… Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng heo nhỏ hơn 4
ngày tuổi mà bị tiêu chảy thì thường là do vi khuẩn E. coli gây nên. Giảm tỷ lệ này
bằng cách chủng ngừa cho heo mẹ trước khi sinh và kháng thể sẽ truyền qua sữa
đầu cho heo con.
Khảo sát một số chứng/bệnh thường gặp trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ
tại trại heo Kim Phượng. Theo Nguyễn Văn Nghĩa (2012) cho rằng tỷ lệ một số
bệnh heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi Kim Phượng như tiêu chảy 45,0%, hô hấp
0,66%, viêm khớp 0,55%.
Khảo sát tình hình bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ, các bệnh liên quan khác
và các biện pháp phòng trị tại trại heo Trịnh Xuân Hướng. Lâm Bình An (2014) cho
rằng hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con tại trại bằng loại thuốc có chứa
kháng sinh Enrofloxacin cho hiệu quả khá tốt, tỷ lệ khỏi bệnh 96,4%. Thời gian
điều trị chỉ kéo dài trong ngày, tỷ lệ heo chết và heo còi sau điều trị thấp.
1.2 Cơ sở chuyên môn
1.2.1 Giống heo
1.2.1.1 Các giống heo và năng suất sinh sản của heo
Landrace
Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch với đặc điểm là giống heo nhiều nạc nổi tiếng
khắp thế giới, heo có màu lông trắng, cổ dài, đầu thon, mõm dài, tai to che phủ cả
mắt, dài đòn, lưng thẳng, phần sau nở nang, nhìn ngang thân hình tam giác. Heo 6
tháng tuổi trọng lượng đạt 90 - 100 kg, heo nọc và heo nái trưởng thành đạt trọng
lượng khoảng 200 - 250 kg (Lê Hồng Mận, 2007).
Heo nái đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình có khoảng 9 con, heo
Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi sống cao vì đây là
giống cho nhiều nạc nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất nếu không thì heo nhanh
chóng giảm súc năng suất cho thịt vì tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm
bệnh tấn công.
6
Hướng sử dụng: Heo được coi là giống heo tốt nhất trên thế giới hiện nay, và
được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Giống heo này được nhập vào nước ta 1970 qua Cu
Ba. Là giống được chọn để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam
(Nguyễn Quang Linh, 2004).
Hình 1.1: Heo Landrace
(Nguồn: www.tiepthinongnghiep.com/quang-cao-san-pham-chan-nuoi/cung-
cap-giong-heo-landrace-27.html)
Yorkshire
Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của nước Anh vào thế kỷ thứ 19 là kết quả
của quá trình lai tạo của giống heo ở quận Yorkshire và giống heo Trung Quốc, lúc
đầu có 3 nhóm máu:
Đại bạch: Large White Yorkshire.
Trung bạch: Midde White Yorkshire.
Tiểu bạch: Small White Yorkshire.
Yorkshire có thân hình ngang như hình chữ nhật, cân đối, lông da trắng tuyền,
đầu to, mõm dài, tráng rộng, mắt lanh lợi, tai to đứng thẳng hoặc là hơi nghiêng về
phía trước, cổ ngắn có nọng, đuôi dài và một số giống có lông rìa tai dài, có bớt đen
lợt hình bầu dục, lấm chấm đen nằm ở giữa mặt và gốc tai.
Heo Yorkshire 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 90 - 100 kg, trưởng thành
heo nọc và heo nái đạt 250 - 300 kg, heo nái đẻ 1,8 lứa/năm trở lên, mỗi lứa đẻ
trung bình 8 - 10 con.
7
Đây là nhóm nạc mỡ nuôi con tốt, sức đề kháng với bệnh cao và chịu đựng
kham khổ (Lê Hồng Mận, 2007)
Hướng sử dụng: Giống Yorshire là giống phổ biến nhất trên thế giới, ở nước ta
heo được nhập vào từ năm 1920 ở Nam Bộ để tao ra giống Thuộc Nhiêu Nam Bộ.
Đến năm 1978 heo được heo Yorshire từ Cu Ba. Nhưng từ năm 1990 heo được
nhập qua từ nhiều nước qua nhiều con đường của nhà nước, công ty với các dòng
Yorhire khác nhau như Yorshire Pháp, Bỉ, Anh, Úc…Mỗi dòng điều có những đăc
điểm ngoại hình và sản xuất riêng của nó. Giống này là giống mà nước ta chọn để
thực hiện cho chương trình nạc hóa đàn heo (Nguyễn Quang Linh, 2004).
Hình 1.2: Heo Yorkshire
(Nguồn: www.vinhtan.vn/vn/heo-giong-thuan-yorkshire.html)
Pietrain
Heo có nguồn gốc từ nước Bỉ và được công nhận là giống heo vào năm 1956.
Đây là giống heo siêu nạc nổi tiếng khắp thế giới, heo có tầm vóc trung bình, đầu
nhỏ. Lỗ tai nhọn, hướng về phía trước, lông có màu trắng đốm đen, xung quanh
đốm đen được viền bởi một sắc tố trắng nhạt của lông, tai đứng chân ngắn lưng dài
và rộng, mông đùi nở nang. Khả năng sinh sản của heo Pietrain kém, đẻ ít con,
trung bình là 8,3 - 10,1 con/ổ. Heo có tỉ lệ nạc cao nhất trong tất cả các giống heo
ngoại (60 - 62% nạc), heo nọc và nái trưởng thành đạt trọng lượng khoảng 180 -
280 kg. Trong nuôi heo công nghiệp người ta thường dùng để lai tạo nạc hóa đàn
heo (Lê Hồng Mận, 2007).
8
Heo Pietrain được xem là giống heo phổ biên nhất trên thế giới hiện nay và
được nuôi phổ biến, heo này được nhập vào nước ta qua nhiều chương trình và các
công ty chăn nuôi. Giống heo Pietrain cũng là một trong những giống heo tốt để
thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2004).
Hình 1.3: Heo Pietrain
(Nguồn: www.nongnghiepxanhhacovina.com/p-heo-duc-pietrain-mh64.html)
Duroc
Là giống heo hướng nạc - mỡ, xuất xứ từ vùng Đông Bắc Mỹ, tên gọi Duroc -
Jersey. Heo Duroc có màu lông hung đỏ hoặc nâu đỏ, 4 móng chân và mõm đen.
Thân hình heo Duroc cân đối, mông vai rất nở, thể chất vững chất, chân chắc khỏe,
hai mắt lanh lợi. Heo thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm
với stress. Khối lượng heo trưởng thành con đực trên 300 kg, con cái 200 - 300 kg.
Heo nuôi thịt có tốc độ sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn tốt, 6 tháng tuổi trên 100 kg,
tỷ lệ nạc 56 - 58%. Chất lượng thịt ngon, có nhiều mỡ dắt. Cho heo Duroc lai với
các giống heo ngoại 2 máu, 3 hoặc 4 máu đạt hiệu quả cao về năng suất và chất
lượng thịt. Hướng chăn nuôi dùng làm dòng đực cho lai kinh tế heo thịt thương
phẩm (Lê Hồng Mận, 2006).
Hướng sử dụng: Heo Duroc được xem là giống heo tốt nhất trên thế giới hiện
nay và được nuôi phổ biến ở nhiều nơi đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng làm
thịt nướng. Giống heo này được nhập vào nước ta khoảng 1956 ở Miền Nam. Heo
được chọn là một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo
ở Việt Nam. Tuy nhiên heo này cần phải có chế độ nuôi dưỡng tốt thì mới đạt được
hiệu quả tốt (Nguyễn Quang Linh, 2004).
9
Hình 1.4: Heo Duroc
(Nguồn: www.vinhtan.vn/vn/heo-giong-thuan-duroc.html)
Một số giống heo lai
Từ những đặc điểm của 3 giống heo trên, ta có thể sử dụng những phương
pháp phối giống sau đây để heo con sinh ra có sức đề kháng cao, tăng trọng nhanh
và tỷ lệ nạc cao.
Yorkshine - Landrace
Nguồn gốc: Con lai của hai giống heo Yorkshire và Landrace (đực Yorkshire
phối với nái Landrace).
Con lai F1 máu có 50% Y + 50% L
Ngoại hình: Lông da trắng hoặc có vài bớt đen ở thân, giữa tai và mắt, đầu to
vừa, mõm dài vừa phải, tai to vừa phải hoặc tai nghiêng về phía trước sụp mi mắt,
cổ tương đối dài, tầm vóc lớn, chân to khỏe thẳng vững, mông đùi to (Lê Hồng
Mận, 2007).
Ưu điểm: Có được cả hai ưu thế lai của giống heo Yorkshire và Landrace
(chịu đựng được kham khổ, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, đẻ sai, sữa nhiều và
nuôi con giỏi, thích nghi nhiều vùng sinh thái), khắc phục được nhược điểm ngắn
đòn, đẻ con ít của giống heo Yorkshire và đặc tính dễ bị stress, khó nuôi của giống
heo Landrace. Do đó công thức lai rất phổ biến, heo cái thường được sử dụng làm
con giống sinh sản, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất con giống thương phẩm.
10
Nhược điểm: con đực rất ít được sử dụng làm giống sinh sản, chủ yếu làm
giống thương phẩm.
Hình 1.5: Heo Yorkshine - Landrace
(Nguồn: www.thuonghieuvietnoitieng.com/dong-heo-nai-yl-thai-duong)
Đực Duroc (D) phối với nái F1 (50%Y + 50%L)
Con lai 3 máu: 50% Duroc + 25% Yorkshire + 25% Landrace
Con lai dùng nuôi thịt khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh nhiều nạc.
Landrace - Yorkshire
Lông da trắng, da dày vừa phải, đầu hơi to, mõm hay dái tay to bơi xụ bịt mí
mắt hoặc hơi nghiêng về phía trước, vai rộng mông to, đầu to lưng thẳng hoặc hơi
cong, bụng thon, 4 chân to chắc khỏe nhanh nhẹn (Lê Hồng Mận, 2007).
Đực Duroc phối với nái Yorkshire
Nguồn gốc: Là con lai của giữa giống heo Duroc và Yorkshire (50% Duroc +
50% Yorkshire).
Ngoại hình: lông thường màu trắng, thỉnh thoảng có những đốm lông bông
nhỏ có màu trắng ngà, hung đỏ, thân hình vững chắc, tỷ lệ nạc cao, đùi to, vai rộng,
tai nhỏ cụp về phía trước, mõm vừa phải.
Ưu điểm: sử dụng làm giống sinh sản tương đối tốt, con cái và con đực đều sử
dụng được, thích hợp cho điều kiện chăn nuôi tại các nông hộ ở những địa phương
khó khăn, hạn chế về năng lực tài chính.
Nhược điểm: năng suất sinh sản thấp so với các giống Landrac, Yorkshire và
Yorkshine - Landrace, do đó các trại giống rất ít sử dụng, phổ biến nhất là tại các
nông hộ có điều kiện chăn nuôi khó khăn.
11
1.2.1.2 Chọn heo cái làm giống sinh sản
Các tiêu chuẩn chọn lọc, heo giữ làm nái sinh sản cần đạt những nhu cầu sau:
Heo thuộc giống mắn đẻ thể hiện trên số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống trên một ổ.
Một ổ đẻ có 8 - 9 heo con nuôi sống đến cai sữa và một năm heo nái có từ 15 - 16
heo con là mức trung bình. Heo nái mắn đẻ phải đạt số lứa từ 1,8 - 2 lứa/năm và
phối 1 lần đã có chửa.
Heo có ngoại hình và thể chất tốt: heo cái lai chọn giống phải trường mình,
mông nở, có từ 12 vú trở lên, có bộ khung vững vàng, lông da trắng.
Heo có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt: chọn con lai làm giống cần phải biết cụ
thể bố mẹ thuộc giống gì, khả năng sinh sản của con mẹ, số con đẻ ra từng lứa.
Heo có khối lượng thích hợp: khối lượng heo cái được chọn lúc cai sữa 2 - 3
tháng tuổi 8 - 10 kg/con ở heo nội, phối lứa đầu 40 - 50 kg/con; 10 - 14 kg/con ở
heo lai, 60 - 65 kg/con lúc 6 - 7 tháng tuổi; 14 - 16 kg/con ở heo ngoại, 7 - 8 tháng
tuổi đạt 75 - 80 kg/con (Trần Văn Chính, 2007).
1.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất heo nái
Giống, dòng
Đây là đặc tính sinh học không thể thay đổi của thế hệ trước truyền cho thế hệ
sau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng xuất sinh sản khác
nhau vì đó là đặc tính di chuyền của chúng.
Những giống nái lai có khả năng đậu thai tốt và số con đẻ ra trong số lứa sẽ
nhiều hơn giống nái thuần.
Tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di chuyền từ đời trước di truyền đến
đời sau các đặc tính của mình, đặc tính này không thể thay đổi mặc dù đã có biện
pháp như định hướng và kỹ thuật phối giống tốt (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
Khối lượng sơ sinh của các giống lợn ngoại thường cao hơn các giống lợn nội.
Khối lượng sơ sinh của lợn ngoại: 1,3 - 1,4 kg/con.
Khối lượng sơ sinh của lợn nội (Móng Cái): 0,5 - 0,6 kg/con.
Khả năng tiết sữa của lợn ngoại cũng cao hơn so với lợn nội.
12
Lợn nái ngoại trung bình tiết sữa 6 kg/ngày.
Lợn nái nội trung bình tiết sữa 3,5 kg/ngày.
Khí hậu, thời tiết
Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm heo náy thành thục sớm hay
muộn. những heo nái hậu bị sinh ra trong mùa đông và mùa xuân thì động dục lần
đầu chậm hơn những heo hậu bị sinh ra trong các mùa khác của năm.
Heo nái bị stress nhiệt trong thời gian phối giống có thể làm giảm tỉ lệ đậu thai
đặc biệt nếu nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh và phát triển làm
cho heo giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.
Cấu trúc chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng làm ảnh hưởng rất
nhiều đến năng xuất sinh sản của nái, nhiệt độ sẽ chậm hoặc ngăn cản sự động dục,
giảm sự rụng trứng, tăng tình trạng chết thai. Nếu chuồng nuôi sạch sẽ, độ thông
thoáng ấm áp,… sẽ đưa năng xuất sinh sản của nái lên 10 - 15%, ngược lại giảm từ
15 - 30% (Nguyễn Ngọc Tuân và ctv., 1997).
Dinh dƣỡng
Dinh dưỡng kém sẽ làm chậm sự phát triển của cơ quan sinh dục ở thú non và
có thể làm giảm chức năng sinh dục ở thú đã trưởng thành, ngược lại đối với heo
được cung cấp nguồn dinh dưỡng quá cao cũng không làm cho sự động dục sớm
hơn (Bùi Huy Như Phúc, 2005).
Nếu cung cấp cho lợn nái không đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là khi thiếu
protein lợn nái sẽ không động dục hay động dục giảm, làm giảm số lứa đẻ của nái
trên năm. Ở giai đoạn có thai hoặc nếu thiếu protein, năng lượng, các khoáng chất
như Ca, P,…và các loại vitamin nói chung đặc biệt là thiếu vitamin A, D thì sẽ làm
cho đàn heo sơ sinh đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh thấp, heo con còi cọc,…nái mẹ thì
dễ bị liệt trước và sau khi sinh, sản lượng và chất lượng sữa thấp, tỷ lệ hao mòn cơ
thể heo mẹ cao.
Nhưng nếu quá thừa hàm lượng protein trong giai đoạn mang thai sẽ làm gia
tăng chết thai. Nếu quá thừa năng lượng trong thời gian dài sẽ làm cho nái mẹ quá
béo dẫn đến hiện tượng không đẻ, đẻ ít do số trứng rụng ít.
13
Dinh dưỡng của nái cần phải được quan tâm qua nhiều giai đoạn phát triển của
phôi thai và khẩu phần ăn hợp lí, ở giai đoạn 75 - 90 ngày của thai kỳ không cho ăn
quá mức 2 - 2,2 kg/ ngày với thức ăn có 2900 - 3000 kcal/kg và 14 - 15% protein
(Trần Thị Dân, 2003).
Chăm sóc, quản lý
Chăm sóc, quản lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến đàn nái như vệ sinh chuồng
trại, sử dụng biện pháp điều trị bệnh không hiệu quả, mật độ nuôi cao, đây là những
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của đàn nái, nếu chăm sóc cẩn thận sẽ giúp ta phát
hiện kịp thời.
Ảnh hƣởng của heo đực
Nếu heo cái tốt mà cho phối với heo đực có chất lượng tinh kém thì làm giảm
tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra ít và chất lượng đàn con kém.
1.2.3 Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản và heo con
1.2.3.1 Nuôi dƣỡng chăm sóc heo hậu bị
Heo hậu bị trước khi nhập chuồng phải được nuôi dưỡng chăm sóc sao cho
không làm giảm khả năng sinh sản của chúng.
Các tiêu chí như: Cách ly và thích nghi, cho ăn, tiếp xúc với heo đực, trọng
lượng phối giống lần đầu, trọng lượng cơ thể trong giai đoạn mang thai và nuôi con
lứa đầu là những yếu tố quyết định tiềm năng cả đời của nái hậu bị.
Trong quá trình nuôi cần đánh giá quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật và quá
trình phát triển của heo hậu bị để nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi nhập heo nái hậu bị
Nhập heo hậu bị theo kế hoạch thích hợp và nên nhập trước thời điểm phối
giống từ 2,5 - 3 tháng (để heo thích nghi và làm vacxin).
Nhập heo đồng nhất từ một giống heo làm hậu bị từ một trang trại có uy tín,
chất lượng.
Tỷ lệ nhập nái hậu bị thay thế hàng tháng khoảng 3 - 4% số nái sinh sản đang
khai thác.
14
Tỷ lệ heo hậu bị chiếm khoảng 10% số nái sinh sản.
Vào mùa nóng (tháng 4 hoặc tháng 5) có thể nhập tăng lượng heo hậu bị lên
20 - 30% để bù đắp lượng hep chậm lên giống vào mùa nóng.
Chuẩn bị chuồng nuôi cách ly và thích nghi, nên cách xa khu vực chuồng
mang thai và nuôi con. Cần tối thiểu 30 - 45 ngày để nuôi cách ly.
Giảm tối đa stress do mật độ nuôi chật chội để gia tăng tỷ lệ rụng trứng và lên
giống. Nên nuôi 5 - 6 heo hậu bị trong một ô chuồng với diện tích khoảng từ 1,5 -
1,8 heo/1m2
.
Nuôi dưỡng heo hậu bị: Trong quá trình nuôi dưỡng không được để hậu bị lớn
quá nhanh. Nếu để heo phát triển quá nhanh, năng xuất lứa đầu có thể vẫn tốt và
hầu hết lượng mỡ tích luỹ được tiêu thụ hết khi nái nuôi con lứa đầu, nhưng khoảng
cách động dục trở lại kéo dài. Có thể lần phối giống tiếp theo sẽ thành công, nhưng
số con trên lứa và năng suất nái sẽ giảm ở những lứa tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng: Tùy vào thể trạng và tùy vào các giai đoạn sản xuất mà ta
có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. Nên cho lợn nái ăn theo bữa (2
bữa/ngày) vào giờ quy định để cho lợn nái có thời gian nghỉ ngơi dưỡng thai.
Trên 180 ngày tuổi: Cho ăn tự do bằng cám heo thịt, chú ý theo dõi thể trọng
của heo.
Trước khi chuyển chuồng: Cho nái ăn hạn chế 2 kg/con/ngày bằng cám nái
mang thai.
Phối lần đầu: Cho ăn mức khoảng 3 kg/con/ngày bằng cám nái mang thai
(Nguyễn Văn Minh, 2017).
1.2.3.2 Heo lên giống và phối giống
Phối giống cho heo vào thời gian 7 - 8 tháng tuổi và đạt trọng lượng từ 90 đến
120 kg.
Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, kêu réo liên tục, nhảy lên
lưng của heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể có nước nhầy chảy ra.
15
Thời gian heo lên giống từ 3 - 5 ngày, phối giống vào cuối ngày thứ hai hoặc
sang ngày thứ ba là tốt. Phối vào lúc heo chịu đực. Biểu hiện heo chịu đực: heo
đứng im cho con khác nhảy lên lưng nó, hoặc người dùng hai tay ấn mạnh lên lưng
heo vẫn đứng im, dịch nhờn âm hộ keo đặc lại.
Có thể phối giống bằng heo đực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên
phối kép (phối hai lần), lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 6 - 8 giờ.
Không nên dùng heo đực có trọng lượng quá lớn nhảy với heo nái mới phối
lần đầu. Chuồng cho heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới
nền chuồng là tốt nhất (Trọng Dũng, 2012).
1.2.3.3 Chăm sóc nuôi dƣỡng heo nái mang thai
Sau thời gian phối từ 18 - 21 ngày nếu heo không đòi đực lại thì coi như heo
đã có chửa. Thời gian heo chửa 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày.
Giai đoạn 1 - 90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực
phẩm hợp lý 2 - 2,5 kg/con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5 - 3
kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2 kg - 1
kg/ngày. Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều, tránh gây sợ
sệt heo sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh.
Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu (Trọng Dũng, 2012).
1.2.3.4 Chăm sóc heo nái đẻ và heo con theo mẹ
Trước ngày heo đẻ 2 - 3 ngày, vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ,
diệt ký sinh trùng ngoài da.
Heo nái sắp đẻ biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa vọt ra,
khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra.
Heo con đẻ ra dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng
bỏ vào ô úm (sát trùng cuống rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn Iốt). Sau đó
cho heo con bú "sữa đầu" càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những
nhiễm khuẩn phổ biến, giữ ấm cho heo con từ 31 - 330
C trong mấy ngày đầu bằng
bóng đèn điện hoặc rơm, bao bố.
16
Bình thường heo đẻ 5 - 10 phút/con. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ
rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con sau cách con trước trên 1 giờ thì phải mời thú y
can thiệp.
Trường hợp heo mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho heo con
bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần. Nên sắp xếp
heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn heo con phát triển đều.
Heo con đẻ ra trong 1 - 3 ngày đầu chích sắt liều 200 mg/con (1 - 2 ml/con).
Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng
dành cho heo con sơ sinh. Từ 7 - 10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ
tiêu. Thiến heo đực vào khoảng 3 - 7 ngày tuổi.
Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy điều kiện thức ăn và tình trạng
đàn heo mà cai sữa hợp lý. Nên cai sữa vào khoảng từ 28 - 35 ngày tuổi.
Heo mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau ra. Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím
0,1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời
thú y can thiệp.
Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn
thỏa mãn nhu cầu.
Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức
ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước,
không nên thay đổi thức ăn của heo nái (Trọng Dũng, 2012).
1.2.3.5 Cai sữa heo
Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chuẩn
bị cho giai đoạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ để giảm tiết sữa.
Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại.
Sau cai sữa 4 - 7 ngày heo nái động dục lại là tốt. Heo con giảm ½ khẩu phần sau đó
tăng lên từ từ theo đủ nhu cầu.
Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên
lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất (Trọng Dũng, 2012).
17
1.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá năng suất nái
1.2.4.1 Tuổi phối giống lứa đầu
Nếu phối giống lần đầu sớm chứng tỏ tuổi thành thục sớm. Heo nái hậu bị
thường được phối giống ở khoảng 200 - 220 ngày tuổi (7 tháng tuổi khi đạt trọng
lượng 104 - 110 kg). Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đàn, heo cái hậu bị phải
sản xuất đủ số noãn còn sống, lên giống rõ, chịu đực và đậu thai qua các chu kỳ đều
đặn. Phần lớn heo nái động dục từ 5 - 8 tháng tuổi, nếu heo đã động dục 1 đến 2 lần
trước khi đạt trọng lượng phối (110 - 120 kg) thì số con lứa 1 sẽ cao (Nguyễn Văn
Trí, 2008).
1.2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu sớm rất có lợi cho nhà chăn nuôi, nó rút ngắn thời gian nuôi
dưỡng, giảm lượng thức ăn, chi phí thuốc thú y và các chi phí khác mà không ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản của heo.
Tuổi thành thục sớm hay muộn là có thể do dinh dưỡng nhưng phần lớn là do
yếu tố giống, giống nội hay giống ngoại. Theo Christenson et al. (1979) cho rằng
giữa các giống heo ngoại Landrace, Duroc thì Landrace là giống có tuổi động dục
đầu tiên sớm nhất và kế đến là Yorkshire.
Dời heo hậu bị sang chuồng khác và cho gần heo nọc trong 3 tuần trước khi
phối, heo nọc này phải trên 10 - 11 tháng tuổi và khi ấy tuyến nước miếng dưới hàm
có pheromone để kích thích heo nái lên giống sớm.
Tuy nhiên không nên phối cho heo ở lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa phát
triển hoàn chỉnh, trứng rụng chưa đều và chưa đủ chất dinh dưỡng để nuôi bào thai,
để đat hiệu quả sinh sản tốt và duy trì nái lâu dài cần bỏ qua 1, 2 chu kỳ động dục
sau đó mới phối giống.
Dinh dưỡng trong giai đoạn hậu bị cũng rất quan trọng, chế độ dinh dưỡng
hợp lí cũng giúp cho heo không bị gầy hay qua mập mở cũng làm ảnh hưởng đến
lần động dục đầu tiên.
18
1.2.4.3 Số lứa đẻ của nái trên năm
Số lứa đẻ của nái/năm là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của heo
nái, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ càng ngắn thì có thể tăng số lứa đẻ của nái/năm. Để
rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ thì phải tiến hành cai sữa sớm và có chế độ nuôi
dưỡng tốt cho heo lên giống lại sau cai sữa sớm. Mối tương quan giữa tuổi cai sữa
heo và thời gian lên giống lại của nái được trình bày qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Mối tương quan giữa tuổi cai sữa heo và thời gian lên giống lại của nái
Tuổi cai sữa heo con (ngày) 10 17 26 - 35 > 36
Heo nái lên giống lại khi cai sữa (ngày) 14,7 11,7 6 - 7 5 - 9
Nếu cai sữa sớm hơn 3 tuần thì sẽ giảm số trứng rụng ở lần phối kế tiếp kéo
theo tỉ lệ chết thai ở kì này do đó ta nên cai sữa theo một thời gian hợp lí là tốt nhất
(Nguyễn Đình Tôn, 2000).
1.2.4.4 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ cũng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái,
khoảng này phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh, khoảng cách dài sẽ ảnh hưởng đến số
lứa của nái/năm, làm giảm số con của nái gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của
nái và thiệt hại về kinh tế của người chăn nuôi.
Khoảng cách này càng được rút ngắn sẽ nâng cao lứa đẻ trong năm sẽ sản xuất
được nhiều heo con hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần đẻ nên áp dụng biện pháp cai sữa sớm và
chế độ ăn uống hợp lí (Nguyễn Đình Tôn, 2000).
1.2.4.5 Số con đẻ ra trên ổ
Số con đẻ ra/ổ chịu nhiều tác nhân bên ngoài như quản lí, chăm sóc, nuôi
dưỡng, phối giống,… số con đẻ ra/ổ thường tăng từ lứa 2 đến lứa 6, số con đẻ ra và
số con cai sữa thường giảm từ lứa 6 trở đi, thời gian phối giống cũng ảnh hưởng đến
số con đẻ ra như phối quá sớm hay quá trễ, phối trước 2 ngày sau cai sữa.
Chất lượng tinh dịch cũng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ nếu tinh không được
bảo đảm thì sẽ làm giảm số con đẻ ra.
19
Dinh dưỡng hợp lí sẽ kích thích sự rụng trứng và tăng tỉ lệ phối giống, đặt biệt
là vitamin A, E. nếu thiếu 2 loại vitamin này sẽ làm giảm số trứng rụng và sự cố
định phôi kém, nái sinh ra ít con và con sinh ra yếu ớt.
Chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai,
nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng sẽ làm giảm sự rụng trứng và tăng tỉ lệ chết phôi
làm giảm số con đẻ ra/ổ (Nguyễn Đình Tôn, 2000).
1.2.4.6 Trọng lƣợng heo sơ sinh
Trọng lượng sơ sinh là chỉ tiêu phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của
nái trong thời gian mang thai, đặc biệt là giai đoạn chửa kỳ cuối (trên 85 ngày). Vì
trong giai đoạn này hàm lượng cung cấp cho nái hầu như được sử dụng để nuôi bào
thai (ngoại trừ năng lượng duy trì cơ thể nái), trong giai đoạn này cơ thể heo mẹ hầu
như không phát triển (tăng trọng), chỉ có bào thai phát triển mà thôi. Do đó nếu
khẩu phần nghèo dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng xấu đến bào thai,
ảnh hưởng lớn đến trọng lượng sơ sinh của heo con. Tuy nhiên trọng lượng sơ sinh
còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống heo, chẳng hạn giống heo ngoại có trọng
lượng sơ sinh cao hơn so với giống heo nội (Lưu Tuấn Kiệt, 2007).
Thông thường trọng lượng heo sơ sinh tỉ lệ nghịch với số con đẻ ra/ổ, nghĩa là
số con đẻ ra/ổ càng nhiều thì trọng lượng sơ sinh càng nhỏ và ngược lại. Do đó, nó
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của heo con trong thời gian theo mẹ.
Trọng lượng heo con càng nhỏ tỉ lệ hao hụt heo con theo mẹ càng cao
(Nguyễn Quế Côi, 2005).
1.2.4.7 Số con còn sống trên ổ
Chỉ tiêu này đánh giả khả năng nuôi con của heo nái, để đạt chỉ tiêu này như
mong muốn chúng ta phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lí, môi trường tiểu khí
hậu thích hợp tránh gây stress cho heo lúc chuyển chuồng.
Trong giai đoạn mang thai chế độ dinh dưỡng quá cao có thể làm thai quá lớn
nên có thể gây khó đẻ, làm chết thai và làm giảm số con còn sống/ổ.
Một số bệnh sản khoa có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu này như thai hóa gỗ, thai
khô, sẩy thai truyền nhiễm,… (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
20
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng. Nó phản ánh khả năng đẻ
nhiều hay ít con của giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo nái có chữa và kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo của dẫn tinh viên (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2008).
Để có nhiều heo con sinh ra trên ổ thì heo nái phải có số trứng nhiều và tỷ lệ
thụ tinh cao. Bên cạnh đó thời điểm phối giống, số lần phối và nhiệt độ trong năm
thích hợp; ngược lại tuổi của heo nái không ảnh hưởng đến chỉ tiêu này do đó cần
cải thiện chất lượng và nâng cao công tác giống. Bên cạnh đó nhân tố dòng cũng
ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ tăng thì phải có sự
rụng trứng nhiều, phôi và sức sống cao giảm tỷ lệ chết phôi (Lê Công Triều, 2010).
Số con sơ sinh nói lên tính mắn đẻ của heo nái và phụ thuộc rất lớn bởi yếu tố
giống, các giống khác nhau thì số con sơ sinh khác nhau (Trần Thị Dân, 2004).
1.2.4.8 Số heo con cai sữa trên ổ
Số con cai sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của
heo. Có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến số con cai sữa của heo như do
bệnh tật, do còi, kiệt sức rồi chết. Số con cai sữa phản ánh quá trình cham sóc nuôi
dưỡng, phản ánh tính khéo nuôi con của nái và khả năng thích nghi của cơ thể heo
con (Nguyễn Thiện và Nguyễn Trọng Hốt, 2007).
Trong giai đoạn này heo con tập ăn cần phải chọn thức ăn phù hợp dễ tiêu hóa
để tránh tình trạng tiêu chảy xảy ra (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
1.2.4.9 Thời gian lên giống lại sau cai sữa
Thông thường heo sau cai sữa lên giống lại từ 5 - 7 ngày, giảm tối thiểu thời
gian phối và thời gian tiết sữa nuôi con là điều cần thiết, để nâng cao sản lượng sữa
sản xuất của heo nái, thời gian nuôi con cũng ảnh hưởng đến khả năng động dục của
nái, nếu cai sữa sớm hoặc trễ đều làm kéo dài thời gian động dục của nái (Vũ Đình
Tôn, 2000).
1.2.4.10 Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con
Trong thời gian nuôi con thì việc giảm trọng là điều tất yếu không thể tránh
khỏi nhưng để làm giảm bớt sự tăng trọng là vấn đề cần được quan tâm. Mức giảm
trọng của nái phụ thuộc vào lứa đẻ và số con đẻ ra/lứa. Heo con cai sữa (50 - 60
21
ngày tuổi) cơ thể nái bị giảm trọng nhiều. Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa
heo con sớm được trình bày qua Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm (Lê Thanh Hải
và ctv., 1996)
Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7
Giảm trọng (kg) 29 33 39 40 43 42 31
Nhằm hạn chế sự giảm trọng quá nhiều trên nái gây ảnh hưởng đến sinh sản
của nái ở các lứa sau và trọng lượng heo con sau cai sữa, nhiều cơ sở chăn nuôi đã
tiến hành cai sữa cho heo con từ 21 - 28 ngày tuổi. việc thực hiện cai sữa sớm sẽ
tăng được năng suất sinh sản của heo mẹ, gia tăng số lứa đẻ hàng năm của nái và
cũng có thể tăng tốc độ sinh trưởng của heo con.
Để nâng cao khả năng sinh sản của nái ta tiến hành chọn những giống có khả
năng sinh sản cao như Landrace, Yorkshire và các giống lai giữa Landrace -
Yorkshire và Yorkshire - Landrace. Chế độ dinh dưỡng phải hợp lí và đầy đủ, đặc
biệt đối với heo nái hậu bị phải có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp nhằm ngăn ngừa
mập mỡ khi chuẩn bị phối giống, để tăng tỉ lệ rụng trứng, đậu thai sau khi phối.
Nâng cao trình độ chăm sóc quản lý: Can thiệp kịp thời khi nái đẻ khó, chăm
sóc heo nái và heo con tốt. Bên cạnh đó, ta cần phải phát hiện những nái không lên
giống, những nái phối giống nhiều lần không đậu, những nái sẩy thai nhiều lần,…
để sớm đào thải nhằm nâng cao chất lượng công tác giống.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi rất quan trọng đối với heo mẹ lẫn heo con đặc biệt
vào mùa hè, mùa nắng nóng phải luôn làm mát cho nái, phát hiện lên giống và phối
đúng thời điểm, phẩm chất tinh dịch phải đảm bảo chất lượng, các biện pháp kĩ
thuật rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ như cai sữa heo con sớm, chế độ ăn uống
hộ lí (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
1.2.5 Một số bệnh thƣờng gặp trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ
1.2.5.1 Heo nái đẻ
Viêm vú
22
Lợn nái sau khi đẻ 4 - 5 giờ thường vú bị viêm kéo dài đến 1 tuần có con lên
đến 1 tháng.
Heo bị nhiễm trùng máu bởi Streptococus và Staphylococus, heo bị xây sát ở
vú nên vi khuẩn xâm nhập, heo mẹ tiết nhiều sữa nhưng heo con không bú hết sẽ
làm sữa ứ lại trong bầu vú gây viêm vú, chuồng quá bẩn không sát trùng kỹ nên vi
khuẩn xâm nhập gây viêm. Khi bị viêm heo nái sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, sữa giảm bị
vón cục nếu hơn con bú phải sữa này thì sẽ gây tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng, 2005).
Viêm tử cung
Do nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục khi sinh và cũng có thể do heo nọc giống
truyền qua lúc phối giống.
Do cơ thể nái: Cơ thể bất thường tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.
Do sinh lý của cơ thể: Do thai quá lớn gây chèn ép làm giảm nhu động ruột,
gây ứ động nước tiểu ở cổ tử cung mở làm cho vi sinh vật xâm nhiễm.
Do thức ăn nước uống: thiếu nước gây viêm bàng quang.
Do điều kiện môi trường thay đổi vi sinh vật lợi dụng phát triển.
Triệu chứng điển hình là tại vùng âm hộ chảy dịch màu trắng đục có mùi tanh
hôi (Phạm Sỹ Lăng, 2005).
Mất sữa
Hiện tượng mất sữa thường gặp trên heo nái, có thể mất sữa toàn bộ bầu vú
hoặc một số bầu vú.
Hiện tượng mất sữa làm cho sự sản xuất sữa và tiết sữa kém nguyên nhân là
do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn không cân đối khẩu phần và kém dinh
dưỡng, hoặc đây là do hậu quả của quá trình viêm vú, viêm tử cung trước đó. Ngoài
ra việc tiêm Oxytoxin quá nhiều cũng làm cho nái mất sữa. Một khi nái mất sữa sẽ
không đủ sữa cho đàn heo con dẫn đến sức khỏe của đàn heo con và khả năng tăng
trọng sau cai sữa giảm (Phạm Sỹ Lăng, 2005).
Đẻ khó
Nguyên nhân
23
Do heo mẹ
Nái ăn quá nhiều nên mập dễ dẫn đến đẻ khó do hẹp xương chậu, thai không
ra được do sức rặn của nái yếu, suy dinh dưỡng do dịch nhờn ít, đường sinh dục khô
nên dẫn đến đẻ khó.
Do heo con
Một số heo con quá lớn hay tư thế nằm không đúng bị vướng lại trong xương
chậu không ra được (Lê Hồng Mận, 2007).
Sót nhau
Nguyên nhân
Do tác động bên ngoài
Do thú vận động trong thời gian mang thai, thiếu dinh dưỡng nhất là vitamin
A, E, chất khoáng, Ca, Mg,…
Do tác động bên trong
Thú mẹ đẻ non, sinh nhiều con, viêm mủ tử cung và núm nhau, sức rặn và co
bớp tử cung yếu, nước ối trong thai nhiều hơn bình thường (Lê Hồng Mận, 2007).
Bệnh bại liệt trƣớc khi sinh
Nguyên nhân
Do dinh dưỡng kém, trong thức ăn thiếu calci, photpho làm cho hàm lượng
Ca/P không cân đối trong máu.
Triệu chứng
Hai chân sau yếu, khi đứng thấy run và đứng không được lâu, heo đi lại khó
khăn và hay nằm một chỗ, bại hai chân sau, hai chân trước hơi run, sau đó bị bại cả
bốn chân.
Phòng bệnh
Trong thời gian mang thai cần bổ sung thêm 1 - 2% bột xương vào thức ăn,
chích chế phẩm vitamin ADE cho nái mang thai tháng thứ 2 và tháng thứ 3.
Điều trị
24
Trị bệnh lúc yếu hai chân sau, tiêm vào tĩnh mạch Gluconat Calci, hoặc
Calcimax tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, tiêm liên tục cho đến khi heo nái đi lại
được, bổ sung ADE, vitamin B1.
Bại liệt sau khi sinh
Bình thường hay sảy ra sau khi sinh 1 tháng.
Nguyên nhân
Kế phát do bệnh bại liệt trước khi sinh hoặc do kỹ thuật đỡ đẻ làm tổn thương
dây thần kinh toạ, do khẩu phần ăn thiếu Canxi, photpho hoặc tỷ lệ Canxi/Photpho
không cân đối, trong khi heo mẹ cần lượng khoáng để cung cấp cho sữa nên xương
mềm dễ bại.
Triệu chứng
Khi đứng hai chân sau run run, cơ bắp co giật, té bất thường, trường hợp nhẹ
thì heo đứng dậy được, trường hợp nặng heo nằm một chỗ.
Nếu bại liệt xảy ra sau khi sinh 1 - 2 ngày thường do tổn thương dây thần kinh
toạ, nếu xảy ra sau khi sinh 15 - 30 ngày thường do yếu tố canxi - photpho.
Phòng bệnh
Thao tác đỡ nhẹ nhàng, bổ sung bột cá, bột xương tương tự như bệnh bại liệt
trước khi sinh, chích chế phẩm bổ sung vitamin ADE cho nái mang thai tháng thứ 2
và tháng thứ 3.
Điều trị
Strychnyl: 2 ống (5 ml/ống) một ngày, chích bắp liên tục 4 - 5 ngày.
ADE: 1 ml/25 - 30 kg trọng lượng.
Gluconat Calci, Calcimax: 1 ml/5 kg trọng lượng tiêm đến khi nái đi lại được.
Trợ sức, trợ lực: Vitamin C, cafeine,…
1.2.5.2 Heo con theo mẹ
Bệnh tiêu chảy heo con
Nguyên nhân gây tiêu chảy
25
Do heo nái
Heo nái trong quá trình mang thai nuôi dưỡng kém, thiếu các chất khoáng,
protein hoặc ảnh hưởng đến bào thai, nên trọng lượng của heo sơ sinh giảm, khả
năng chống bệnh tật rất kém.
Do sữa mẹ không thích hợp, chăm sóc, nuôi dưỡng kém, mẹ viêm vú, sót
nhau, mắc một số bệnh truyền nhiễm,… ảnh hưởng đến chất lượng sữa gây nên
chứng tiêu chảy ở heo con theo mẹ.
Heo nái bị hội chứng MMA, heo con bú sữa có sẳn dịch viêm, liếm dịch viêm
dính trên nền gây tiêu chảy.
Theo Nguyễn Như Pho (1995) cho rằng heo mẹ bị mất sữa hay giảm sữa heo
con bú ít hay không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém dễ phát bệnh.
Do heo con
Do bo máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, các enzyme tiêu hóa, lượng HCl trong
giai đoạn sơ sinh rất ít do đó dễ bị tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh
tiêu chảy.
Do heo con phát triển nhanh nên thiếu sắt để tạo hồng cầu dẫn đến thiếu máu
làm giảm sức đề kháng, dẫn đến tiêu chảy hoặc do heo con bú sữa nhiều, sữa sẽ
không tiêu hóa hết được hoặc heo con bị viêm rốn do E.coli cũng dẫn đến tiêu chảy.
Do heo con liếm phải sản dịch dính trên nền chuồng và các chất dơ làm cho vi
khuẩn xâm nhập gây tiêu chảy.
Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc
Do ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu quá nóng, quá lạnh hoặc là ẩm ướt kéo dài
làm ảnh hưởng tới heo con.
Do điều kiện chăm sóc: Heo con sơ sinh không cho bú sữa đầy đủ, sữa đầu
ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn chứa kháng thể từ mẹ truyền sang giúp heo
con phòng bệnh trong 3 - 4 tuần lễ.
Do kĩ thuật bấm răng, cắt rốn không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng
trại kém, nước uống không sạch (Lê Hồng Mận, 2007).
26
Bệnh viêm khớp heo con
Bệnh viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết
heo trước khi cai sữa. Những heo con khỏi bệnh sẽ bị dị tật và có dáng đi khập
khiễng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giảm hấp thu, chậm lớn, làm tăng tiêu tốn
thức ăn.
Nguyên nhân gây bệnh
Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, cuống rốn, vết thương
khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tai, các vết thương trên chân, da, đầu gối khi chúng chà
sát trên nền chuồng cứng, thô ráp hoặc qua vết thiến. Một nguyên nhân khác là do
heo con sau khi sinh không được bú sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ, nhất là ở những heo
bị mất mẹ,…
Triệu chứng của bệnh viêm khớp trên heo con
Thấy chúng đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi. Khớp chân sưng lên sau đó 7 -
15 ngày tuổi và heo có thể chết sau đó lúc 2 - 5 tuần tuổi. Dấu hiệu viêm có thể thấy
trên mọi ổ khớp nhưng thường thấy nhất là khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn
chân. Khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất
hoại tử màu trắng.
Điều bị bệnh viêm khớp
Có thể sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp như Ampicilin, Penicillin phối
hợp Streptomycin,… để tiêm trực tiếp vào khớp viêm và chích bắp thịt để điều trị
toàn thân. Cần điều trị thật sớm ngay sau khi phát hiện ra triệu chứng viêm khớp.
Phòng bệnh viêm khớp cho heo con
Cần vệ sinh sát trùng chuồng đẻ kỹ lưỡng. Dùng thuốc sát trùng hoặc đun sôi
các dụng cụ đỡ đẻ, kềm bấm răng, cắt đuôi, thiến heo đực,… Nền chuồng nuôi heo
con không quá thô nhám, gồ ghề để tránh các vết trầy da cho heo con khi chúng
tranh bú mẹ. Sau khi cắt cột cuống rốn cần sát trùng đầu rốn bằng cồn Iod. Cần
chăm sóc, bảo đảm cho các heo con sau khi sinh được cho bú sữa đầu đầy đủ.
27
1.3 Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng tại trại nái Hồ Văn Châu
1.3.1 Quy mô và bố trí trại
Trại được hình thành năm 2012, trại có quy mô lớn (1500 m2
), gồm 3 trại nhỏ
với tổng số heo là 501 con. Trong thời gian thực hiện khóa luận, số heo ở mỗi trại
được phân bổ như sau:
Trại 1: 14 nái, 65 heo con theo mẹ, 38 heo thịt.
Trại 2: 24 heo nái, 123 heo con theo mẹ, 42 heo cai sữa, 62 heo lứa, 46 heo
nuôi thịt.
Trại 3: 87 heo nuôi thịt.
Hình 1.6: Sơ đồ bố trí chuồng trại
Trại nằm sâu phía trong quốc lộ 60 thuộc ấp An Thiện, xã Thành Thới B,
huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Đây là tuyến đường huyết mạch nối các vùng
lân cận với Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Thành Phố Hồ Chí Minh với mật độ
Quốc lộ 60
Nhà chủ trại
Trại 1
Trại 2
Trại 3
Ao lắng
Ao lắng
Chuồng
heo thịt
Chuồng
heo lứa
WC
Biogas
Biogas
Lối đi
Bể chứa
nước
Kho
chứa
thức ăn
Ao cá
Nhà ở
sinh
viên
Khu nuôi gà
Khu nuôi gà
28
xe cộ liên tục nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, vật liệu xây dựng,
con giống, sản phẩm,…
Mặt bằng của trại rất thuận lợi, đất bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi cung
cấp nước, xa khu dân cư hay khu quy hoạch, xung quanh được bao bọc bởi vườn
cây ăn quả giúp tạo được sự mát mẻ cho đàn vật nuôi. Khu vực chăn nuôi của trại
cách quốc lộ 60 khoảng 1 km.
1.3.2 Con giống
Giống heo nái được nuôi tại trại một phần Yorkshine - Landrace được nhập từ
công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam từ những ngày đầu thành lập trại và một phần
trong quá trình nuôi giữ lại những con heo tốt để tiếp tục làm nái sinh sản.
1.3.3 Thức ăn
Thức ăn cho heo được trộn với hèm rượu tự làm tại trại (96,0% thức ăn +
4,00% hèm rượu).
Cách làm hèm rượu: Gạo sau khi được nấu chín thì để nguội, trộn với men
rượu (1,10 kg men cho 100 kg gạo) và đậy nắp kín sau khoảng 12 giờ là dùng được.
Hình 1.7: Men làm hèm rượu
Hèm rượu được sản xuất bằng cách lên men: khi một số loài men rượu nhất
định (quan trọng nhất là Saccharomyces cerevisiae) chuyển hóa đường trong điều
kiện không có oxy (gọi là yếm khí), chúng sản xuất ra etanol và cacbon điôxít CO2.
Phản ứng hóa học tổng quát có thể viết như sau:
C6H12O6 → 2 CH3CH2OH + 2 CO2
29
Đây là một trong những loại thức ăn rất tốt để chăn nuôi heo, cung cấp đủ dinh
dưỡng, các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa và phòng chống bệnh hiệu quả cho heo
do làm lượng protein thô chứa tới 20%, sẵn các loại đường bột, các chất khoáng có
lợi như canxi, kali, và các sinh tố vitamin như B, C.
Trại dùng thức ăn hỗn hợp riêng cho từng loại heo.
Thức ăn cho heo nái nuôi con: Maxwin 892 của công ty cổ phần GreenFeed
Việt Nam.
Hình 1.8: Thức ăn Maxwin 892 dùng cho heo nái nuôi con
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 892 dùng cho heo nái nuôi con
được trình bày qua Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 892
Chỉ tiêu Thức ăn Maxwin892
Đạm thô tối thiểu (%) 16
Độ ẩm tối đa (%) 14
Xơ thô tối đa (%) 8
Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,8 - 1.5
P tổng số tối thiểu - tối đa 0,6 - 1,2
Lysine tổng số tối thiểu (%) 0.9
Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) 0,6
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) 3000
30
Thức ăn cho heo nái mang thai: E 965 của Công Ty TNHH Chăn nuôi thức ăn
gia súc Tấn Lợi.
Hình 1.9: Thức ăn E 956 dùng cho heo nái mang thai
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn E 965 dùng cho heo nái mang thai được
trình bày qua Bảng 1.4.
Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn E 965
Chỉ tiêu Thức ăn E 965
Độ ẩm (%) max 14
Proteinthô (%) min 14
Xơ thô (%) max 9
P tổng số (%) min - max 0,5 - 1,8
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) min 3000
Ca (%) min - max 0,7 - 1,4
Lysine tổng số (%) min 0,5
MET + CYS tổng số (%) min 0,35
Dược liệu, kháng sinh Không có
31
Thức ăn dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg: V9052S của Công Ty TNHH Chăn
nuôi thức ăn gia súc Tấn Lợi.
Hình 1.10: Thức ăn V9025S dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg
Thành phần dinh dưỡng cũa thức ăn V9052S dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg
được trình bày qua Bảng 1.5.
Bảng 1.5: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn V9025
Chỉ tiêu Thức ăn V9052S
Độ ẩm (%) max 14
Protein thô (%) min 18
Ca (%) min - max 0,7 - 1,4
Lysine tổng số (%) min 1,1
MET + CYS tổng số (%) min 0,5
P tổng số (%) min - max 0,5 - 1,8
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) min 3000
Colistin Sulphate (mg/kg) max 100
BMD (mg/kg) max 30
32
Thức ăn cho heo con từ tập ăn đến 15 kg: Maxwin 812 của công ty cổ phần
GreenFeed Việt Nam.
Hình 1.11: Thức ăn Maxwin 812 dùng cho heo con từ tập ăn đến 15 kg
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 812 dùng cho heo con từ tập ăn
đến 15 kg được trình bày qua Bảng 1.6.
Bảng 1.6: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 812
Chỉ tiêu Thức ăn Maxwin 812
Đạm thô tối thiểu (%) 19
Độ ẩm tối đa (%) 14
Xơ thô tối đa (%) 6
Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,8 - 1,4
P tổng số tối thiểu - tối đa 0,5 - 1
Lysine tổng số tối thiểu (%) 1,3
Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) 0.7
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) 3400
33
Thức ăn cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg: Maxwin 802 của công ty cổ
phần GreenFeed Việt Nam.
Hình 1.12: Thức ăn Maxwin 802 dùng cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg
Thành phần dinh dưỡng của thức an Maxwin 802 dùng cho heo con từ 5
ngày tuổi đến 7 kg dược trình bày qua Bảng 1.7.
Bảng 1.7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 802
Chỉ tiêu Thức ăn Maxwin 802
Đạm thô tối thiểu(%) 20
Xơ thô tối đa (%) 14
Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,7 - 1,4
P tổng số tối thiểu - tối đa 0,6 - 1,2
Lysine tổng số tối thiểu (%) 1,5
Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) 0,7
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) 3500
1.3.4 Nƣớc uống
Nước uống cho heo được lấy từ giếng qua hệ thống xử lý nước. Sau đó nước
được chứa trên bồn dự trữ và từ đó nước sẽ đến các ô chuồng cho heo uống qua
đường ống nước dẫn đến.
34
Hình 1.13: Bồn xử lý nước với hóa chất
Hình 1.14: Bồn dự trữ nước
Cách xử lý nước: Cho hoá chất Chlorine (1 kg Chlorin dùng cho 30 m3
nước),
phèn (1 kg phèn chua dùng cho 3 m3
nước) sau khoảng 30 phút cho nước trong là
cho heo uống được.
Tác dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O): Dùng phèn chua cho vào
nước để tạo ra phản ứng kết tủa bông keo làm lắng các hạt lơ lửng giúp nước trở
nên tinh khiết, trong hơn. Phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+
35
Tác dụng của Chlorine (Ca(OCl)2): Chlorine thường được dùng với mục đích
chính là khử trùng nhằm diệt hay bất hoạt các vi sinh vật trong nước. Phương trình:
Cl2 + H2O → HOCl + HCl
HOCl → OCl- + H+
Hình 1.15: Chlorine (trái) và phèn chua (phải) dùng để xử lý nước
1.3.5 Vệ sinh thú y
Mỗi ngày vệ sinh 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Nái nuôi con vệ sinh cẩn thận, rửa nền chuồng khi nái dơ và lau khô nền
chuồng sau khi tắm, tránh làm ướt heo con.
Phải có rèm tránh mưa tạt gió lùa.
Quét vôi chuồng , mỗi khi di chuyển heo ra vào và quét vôi nước đường đi để
tránh mầm bệnh, định kì phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi (cách ba
ngày phun một lần).
Máng ăn của heo con theo mẹ phải cọ rửa
Máng ăn của heo nái cọ rữa hàng ngày.
1.3.6 Thuốc thú y
Các loại thuốc thú y dùng trong trại được trình bày qua Bảng 1.8.
36
Bảng 1.8: Các loại thuốc được sử dụng trong trại
Tên thuốc Thành phần Công dụng Đƣờng cấp Liều lƣợng
Nova - Flor 40%
LA
Florfenicol Đặc trị thương
hàn, tụ huyết
trùng
IM 1 ml/25 kg
Nova -
Bromhexineplus
Bromhexine,
Dipyrone,
Dexamethasone
Thuốc trợ hô
hấp
IM 1 ml/10 kg
Ketovet Ketoprofen
Exp.qs
Kháng viêm,
giảm đau. Hạ
sốt
IM 1 ml/16 kg
Bio - Ampicillin Cloprostenol
(dạng Sodium)
Tá dược vừa đủ
Đặc trị viêm
phổi, tụ huyết
trùng, viêm
ruột, tiêu chảy
IM Heo lớn: 1
lọ/ 60 kg
Heo nhỏ: 1
lọ/ 40 kg
Ceftiofur Ceftiofur HCl Đặc trị viêm
phổi, viêm vú,
tử cung, tụ
huyết trùng,
đau móng
IM 1 ml/15 kg
Bio - Fer+ B12 Iron (dạng
Dextra Complex)
Vitamin B12
Đặc trị bệnh
thiếu máu,
tiêu chảy do
thiếu sắt
Da hồng hào
sau 3 ngày
tiêm
IM 1 ml/con
ADE. BComplex Vitamin A, D3,
E, B1, B2, B6, PP
Kích thích
tăng trưởng,
bổ sung
Vitamin, tăng
sức đề kháng
IM 1 ml/10 kg
37
Vicox Toltra Tortraziril
Dung môi vừa
đủ
Phòng trị cầu
trùng trên heo
con, bê, nghé.
PO Heo con: 1
ml/con
Heo từ một
tuần tuổi: 1
ml/2,50 kg
Dexason Dexamethasone
Sodium
Phosphate
Chống viêm,
chống dị ứng,
kết hợp với
kháng sinh
điều trị các
bệnh nhiễm
khuẩn
IM Thú lớn: 1
ml/20 kg
Thú nhỏ: 1
ml/10 kg
Bio - Tiamulin
10%
Tiamulin
Hydrogen
Fumarate
Nước pha tiêm
vừa đủ
Đăc trị hồng
lỵ, viêm phổi,
viêm khớp do
Mycoplasma
IM Hồng lỵ: 1
ml/10 kg
Viêm phổi:
1 - 1,5
ml/10 kg
UV - Cefur Ceftiofur
Dung môi vừa
đủ
Đặc trị viêm
màng phổi,
viêm phổi
dính sườn
IM Heo nái : 1
ml/30 - 50
kg
Heo thịt: 1
ml/20 - 50
kg
Bio - Dexa Dexamethasone,
Propylene glycol
Nước pha tiêm
vừa đủ
Thuốc kháng
viêm, hiệu
quả trong các
bệnh nhiễm
trùng, phối
hợp tốt với
kháng sinh
IM, IV, SC 1 - 2,5 ml
Turavitryl Turathromycin
Dung môi pha
tiêm vừa đủ
Đặc trị các
bệnh đường
hô hấp
IM 1 ml/40 kg
38
Han - Prost Cloprostenol
(Dạng
Cloprostend
Sodium)
Tá dược vừa đủ
Tan hoàng
thể, gây động
dục, cho đẻ
sớm
IM 0,7 ml/con
0,5 ml/liều
tinh
UV - Bromax Dipyron
Bromhexin
Dexamethasone
Dung môi vừa
đủ
Hạ sốt, kháng
viêm, tan
đờm, giảm ho
IM Heo lớn: 1
ml/15 kg
Heo thịt: 1
ml/10 kg
Heo con: 1
ml/5 kg
Bio - Colistin Colistin Sulfate Đặc trị tiêu
chảy, viêm
ruột, triệu
chứng sưng
mắt, phù
thủng, viêm
đa khớp
IM 1 ml/4 - 6
kg thể
trọng/ngày
Bio - Atropin Atropin Sulfate,
Propylene
Glycol,
Nước pha tiêm
vừa đủ.
Trị co thắt
ruột-khí phế
quản, tiêu
chảy nặng,
giảm đau -
tiền mê
SC, PO 1 ml/8 - 10
kg thể trọng
Enro 20% LA Enrofloxacin
base,
Tá dược đặc biệt
vđ.
Đặc trị viêm
phổi, hen
suyễn ghép
viêm đường
têu hóa,
nhiễm trùng
huyết, viêm
ruột tiêu chảy,
phó thương
hàn, E.coli.
IM, SC 1 ml/20 - 22
kg
39
Nova - Genta.
Amox
Gentamicin
Sulfate
Amoxicillin
Trihydrate
Trị viêm phổi,
tiêu chảy,
viêm tử cung,
viêm ruột do
vi khuẩn,
viêm vú trên
ngựa, trâu, bò,
dê, cừu, heo.
IM Heo con: 1
ml/ 10 kg
thể trọng.
Heo lớn: 1
ml/ 10 kg
thể trọng.
Bio - Penicilin Penicillin G
Procaine,
Penicillin G
Sodium,
Tá dược vừa đủ.
Trị nhiễm
trùng do vi
khuẩn Gr (+)
gây ra.
IM Heo lớn, bê,
nghé: 1
lọ/100 - 150
kg thể
trọng.
Heo con,
chó mèo: 1
lọ/60 - 80
kg thể
trọng.
Bimermectin
0,25%
Ivermectin
Propyleneglycol
vừa đủ
Đặc trị nội,
ngoại kí sinh
trùng, bệnh
ghẻ, an toàn
cho thú mang
thai
SC 1 ml/7 - 8
kg
UV - TC Tiamulin
Colistin
Dung môi vừa
đủ
Đặc trị viêm
ruột, hồng lỵ,
sưng phù đầu
IM Heo lớn: 1
ml/15 kg
Heo thịt: 1
ml/10 kg
Heo con: 1
ml/5 kg
40
Bio - Oxytocin Oxytocin
Nước pha vừa đủ
Kích thích co
bóp tử cung,
điều trị xót
nhau, viêm tử
cung, giúp
nhanh tiết sữa
IM, SS, IV Bệnh sản
khoa: 30 -
50 UI
Kích thích
tiết sữa: 5 -
20 UI
Catosal Vitamin B12
(Cyanocobalami
n)
Methyl
Hydroxybenzoat
e Tá dược
(Sodiumhydroxy
de)
bổ sung vừa đủ
1 - (n -
Butylamino) - 1
methyl
phosphonic acid
Kích thích
biến dưỡng
giúp phòng
bệnh và
phòng rối loạn
ttrao đổi chất
IV, IM, SC Heo: 2,5 -
10 ml/con
(1 ml/kg thể
trọng)
Heo con: 1
- 2,5 ml/con
(1ml/5 -
10kg thể
trọng)
Nova - Amysin Azithromycin
Tá dược vừa đủ
Đặc trị bệnh
đường hô hấp,
viêm khớp
PO Heo con:
1.5 g/kg
thức ăn hay
1 g/15 kg
thể trọng
Heo lớn: 1
g/kg thức
ăn hay 1
g/20 kg thể
trọng
41
Brompred TP Bromhexine HCl
Prednisoloneacet
ate
Tá dược vừa đủ
Trợ hô hấp,
giảm ho, long
đờm, thông
khí quản
PO 1 g/1 lít
nước
2 g/kg thức
ăn
1 g/ 7 - 10
kg thể trọng
Ampi - Coli Ampicycline
Colistin
Tá dược vừa đủ
Phòng và trị
bệnh tiêu
chảy, kiết lỵ,
thương hàn
PO 1 gói (50 g)
/150 - 200
kg thể trọng
1.3.7 Vaccin
Các loại vaccin dùng trong trại Hồ Văn Châu được trình bày qua Bảng 1.9.
Bảng 1.9: Các loại vaccin được dùng trong trại
Tên vaccin Ngày tuổi Công dụng Liều lƣợng
Ingelvac Mycoflex 10 Phòng bệnh viêm phổi do
Mycoplasama
2 ml/con
Circo Pig Vac 15 Ngừa hội chứng còi cọc 1 ml/con
Coglapest 25 Phòng ngừa bệnh tiêu chảy 1 ml/con
Avac PRRS Live 25 Phòng ngừa bệnh tai xanh 2 ml/con
Parapleuro Shield 35 Phòng ngừa bệnh viêm phổi
dính sườn
2 ml/con
Bayovac®
SuiShot® PT-100
70 Phòng bệnh tiêu chảy cấp
(PED) và viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm (TGE)
3 ml/con
Tobacoli Heo nái
trước khi đẻ
5 tuần
Phòng bệnh tiêu chảy và
sưng phù đầu ở lợn
2 ml/con
Parvosinol Heo nái
trước khi đẻ
15 ngày
Phòng bệnh khô thai, sảy
thai, thai chết lưu trên heo
nái
2 ml/con
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf
123.pdf

More Related Content

Similar to 123.pdf

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Man_Ebook
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...nataliej4
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 

Similar to 123.pdf (20)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAYPhòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻĐề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
 
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻẢnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
 
Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi
Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợiĐặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi
Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 

123.pdf

  • 1. BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN, SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HỒ VĂN CHÂU CBHD: ThS. VÕ THỊ NGỌC BÍCH Sinh viên: TRƢƠNG NHỰT TÂN Mã số sinh viên: 16010102 Vĩnh Long – Năm 2020
  • 2. BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN, SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HỒ VĂN CHÂU CBHD: ThS. VÕ THỊ NGỌC BÍCH Sinh viên: TRƢƠNG NHỰT TÂN Mã số sinh viên: 16010102 Vĩnh Long – Năm 2020
  • 3. i Tóm tắt Khóa luận “Đánh giá năng suất sinh sản, so sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ tại trại Hồ Văn Châu” được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái ở các lứa đẻ và so sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ. Bằng phương pháp khảo sát, theo dõi trực tiếp, ghi nhận và thống kê tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi cho kết quả như sau: Số heo con sơ sinh còn sống bình quân của các nái ở nhóm 1 là 12,3 con, của các nái ở nhóm 2 là 14,2 con. Trọng lượng heo sơ sinh bình quân thuộc các nái ở nhóm 1 là 1,53 kg, ở nhóm 2 là 1,42 con. Số heo con còn sống đến cai sữa bình quân thuộc các nái ở nhóm 1 là 11,8 con, ở nhóm 2 là 13,5 con. Trọng lượng heo cai sữa bình quân thuộc các nái ở nhóm 1 là 7,38 kg, ở nhóm 2 là 5,38 kg. Tỷ lệ heo con theo mẹ mắc bệnh bình quân thuộc các nái ở nhóm 1 là 63,5%, ở nhóm 2 là 39,5%. Tỷ lệ viêm vú của các nái ở nhóm 1 là 16,7%, ở nhóm 2 là 16,7%. Tỷ lệ viêm tử cung của các nái ở nhóm 1 là 0,00%, ở nhóm 2 là 33,3%. Phác đồ điều trị hậu sản trên heo nái sử dụng kháng sinh Amoxicillin cho hiệu quả điều trị cao nhất (100%). Điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ sử dụng kháng sinh Enrofloxacin cho hiệu quả điều trị cao nhất (100%). Từ khóa: Năng suất sinh sản, hiệu quả điều trị, heo nái, heo con theo mẹ.
  • 4. ii Lời cảm tạ Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, thầy cô đã cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo nhiệt tình tất cả kiến thức nền tảng và chuyên môn quý giá. Đây là những yếu tố cơ bản giúp bản thân nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập, làm việc và có nền tảng vững chắc khi còn học tại trường và sau này. Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tất cả các thầy cô Bộ môn Thú y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như những kinh nghiệm bổ ích và tạo điều kiện để hoàn thành chương trình học đúng hạn. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Võ Thị Ngọc Bích đã hỗ trợ hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi, cô đã luôn bên cạnh để dạy bảo và góp ý những thiếu sót, khuyết điểm mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất từ khi nhận khóa luận đến khi hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ông Hồ Văn Châu và bà Nguyễn Thị Liễu chủ cơ sở tại địa điểm thực hiện khóa luận, gia đình, bạn bè, những người đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình thực tập, động viên tinh thần giúp bản thân hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. iii Lời cam kết Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ TL/KLTN cùng cấp nào khác. Trong trường hợp nếu TL/KLTN là một phần của dự án mà chưa được báo cáo nghiệm thu và theo yêu cầu của Cán bộ hướng dẫn thì phải cam kết: Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài hoặc dự án “Đánh giá năng suất sinh sản, so sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ tại trại Hồ Văn Châu”. Dự án có quyền sử dụng kết quả của khóa luận này để phục vụ cho dự án. Ngày 30 tháng 07 năm 2020 Ký tên Trương Nhựt Tân
  • 6. iv Mục lục Tóm tắt...................................................................................................................................i Lời cảm tạ............................................................................................................................ ii Lời cam kết.........................................................................................................................iii Mục lục ................................................................................................................................iv Danh sách bảng................................................................................................................ viii Danh sách hình....................................................................................................................ix Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................x MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................2 1.1 Tình hình nghiên cứu....................................................................................................2 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................2 1.1.1.1 Đối với heo nái nuôi con........................................................................................2 1.1.1.2 Đối với heo con theo mẹ........................................................................................2 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................3 1.1.2.1 Đối với heo nái........................................................................................................3 1.1.2.2 Đối với heo con theo mẹ........................................................................................4 1.2 Cơ sở chuyên môn ........................................................................................................5 1.2.1 Giống heo....................................................................................................................5 1.2.1.1 Các giống heo và năng suất sinh sản của heo .....................................................5 1.2.1.2 Chọn heo cái làm giống sinh sản ....................................................................... 11 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất heo nái ...................................................... 11 1.2.3 Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản và heo con................................................. 13 1.2.3.1 Nuôi dưỡng chăm sóc heo hậu bị ...................................................................... 13 1.2.3.2 Heo lên giống và phối giống .............................................................................. 14 1.2.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai ......................................................... 15 1.2.3.4 Chăm sóc heo nái đẻ và heo con theo mẹ......................................................... 15 1.2.3.5 Cai sữa heo ........................................................................................................... 16 1.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá năng suất nái ................................................................. 17 1.2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................... 17 1.2.4.3 Số lứa đẻ của nái trên năm ................................................................................. 18 1.2.4.4 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ................................................................................. 18 1.2.4.5 Số con đẻ ra trên ổ............................................................................................... 18
  • 7. v 1.2.4.6 Trọng lượng heo sơ sinh ..................................................................................... 19 1.2.4.7 Số con còn sống trên ổ........................................................................................ 19 1.2.4.8 Số heo con cai sữa trên ổ .................................................................................... 20 1.2.4.9 Thời gian lên giống lại sau cai sữa.................................................................... 20 1.2.4.10 Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con ................................................. 20 1.2.5 Một số bệnh thường gặp trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ........................... 21 1.2.5.1 Heo nái đẻ............................................................................................................. 21 1.2.5.2 Heo con theo mẹ .................................................................................................. 24 1.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tại trại nái Hồ Văn Châu ................................... 27 1.3.1 Quy mô và bố trí trại .............................................................................................. 27 1.3.2 Con giống................................................................................................................. 28 1.3.3 Thức ăn..................................................................................................................... 28 1.3.4 Nước uống ............................................................................................................... 33 1.3.5 Vệ sinh thú y............................................................................................................ 35 1.3.6 Thuốc thú y.............................................................................................................. 35 1.3.7 Vaccin....................................................................................................................... 41 1.3.8 Lịch tiêm phòng ...................................................................................................... 42 1.3.9 Lịch làm việc........................................................................................................... 42 1.3.10 Quy trình chăm sóc heo ....................................................................................... 42 Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 48 2.1 Thời gian nghiên cứu................................................................................................. 48 2.2 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................. 48 2.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 48 2.4 Phương tiện nghiên cứu............................................................................................. 48 2.4.1 Dụng cụ và thiết bị.................................................................................................. 48 2.4.2 Chuồng trại .............................................................................................................. 48 2.4.3 Thức ăn..................................................................................................................... 49 2.4.4 Thuốc thú y.............................................................................................................. 49 2.5 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 49 2.5.1 Heo nái nuôi con ..................................................................................................... 49 2.5.1.1 Ngoại hình và thể chất ........................................................................................ 49 2.5.1.2 Tuổi động dục đầu tiên bình quân ..................................................................... 50 2.5.1.3 Tuổi phối giống đầu tiên bình quân .................................................................. 50
  • 8. vi 2.5.1.4 Tuổi đẻ lứa đầu bình quân .................................................................................. 50 2.5.1.5 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bình quân............................................................ 50 2.5.1.6 Số lứa đẻ của nái trong một năm bình quân..................................................... 50 2.5.1.7 Số lượng heo con sơ sinh bình quân ................................................................. 50 2.5.1.8 Số con sơ sinh còn sống bình quân ................................................................... 51 2.5.1.9 Thời gian động dục sau cai sữa bình quân ....................................................... 51 2.5.1.10 Tỷ lệ viêm tử cung bình quân .......................................................................... 51 2.5.1.11 Tỷ lệ viêm vú bình quân................................................................................... 51 2.5.1.12 Sản lượng sữa bình quân .................................................................................. 51 2.5.1.13 Tỷ lệ hao mòn cơ thể bình quân ...................................................................... 51 2.5.1.14 Xếp hạng giống nái ........................................................................................... 52 2.5.1.15 Hiệu quả điều trị hậu sản trên heo nái ............................................................ 52 2.5.2 Heo con theo mẹ ..................................................................................................... 52 2.5.2.1 Trọng lượng sơ sinh bình quân .......................................................................... 52 2.5.2.2 Số con còn sống đến cai sữa bình quân ............................................................ 52 2.5.2.3 Trọng lượng cai sữa bình quân .......................................................................... 52 2.5.2.4 Tỷ lệ mắc bệnh bình quân .................................................................................. 52 2.5.2.5 Tỷ lệ hao hụt bình quân ...................................................................................... 53 2.5.2.6 Tỷ lệ nuôi sống..................................................................................................... 53 2.5.2.7 Tăng trọng bình quân qua các tuần tuổi............................................................ 53 2.5.2.8 Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ. 53 2.6 Phương pháp tiến hành.............................................................................................. 53 2.6.1 Bố trí khảo sát ......................................................................................................... 53 2.6.1.1 Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái .......................................................... 53 2.6.1.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ................... 54 2.6.3 Tiến hành thí nghiệm.............................................................................................. 56 2.6.3.1 Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái .......................................................... 56 2.6.3.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ................... 60 2.7 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 60 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 61 3.1 Đánh giá năng suất sinh sản trên heo nái ................................................................ 61 3.1.1 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái ......................................................................... 61 3.1.2 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo con ........................................................................ 70
  • 9. vii 3.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ ......................... 77 3.2.1 So sánh hiệu quả điều trị hậu sản trên heo nái .................................................... 77 3.2.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ ....................................................................................................................................... 77 Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 80 4.1 Kết luận ....................................................................................................................... 80 4.1.1 Đánh giá năng suất sinh sản trên heo nái ............................................................. 80 4.1.2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ...................... 80 4.2 Đề xuất......................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 82 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 86
  • 10. viii Danh sách bảng Bảng 1.1: Mối tương quan giữa tuổi cai sữa heo và thời gian lên giống lại của nái 18 Bảng 1.2: Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm (Lê Thanh Hải và ctv., 1996).......................................................................................................................... 21 Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 892..................................... 29 Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn E 965................................................. 30 Bảng 1.5: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn V9025 ............................................... 31 Bảng 1.6: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 812..................................... 32 Bảng 1.7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 802..................................... 33 Bảng 1.8: Các loại thuốc được sử dụng trong trại........................................................ 36 Bảng 1.9: Các loại vaccin được dùng trong trại ........................................................... 41 Bảng 1.10: Quy trình tiêm phòng vaccin tại trại .......................................................... 42 Bảng 1.11: Lịch làm việc hằng ngày tại trại ................................................................. 42 Bảng 2.1: Bảng bố trí khảo sát về đánh giá năng suất sinh sản trên heo nái ............ 54 Bảng 2.2: Bảng phác đồ sử dụng trong điều trị hậu sản trên heo nái ........................ 54 Bảng 2.3: Bảng bố trí khảo sát điều trị hậu sản trên heo nái....................................... 55 Bảng 2.4: Bảng phác đồ sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ ........................................................................................................ 55 Bảng 2.5: Bảng bố trí khảo sát điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ ....................................................................................................................... 56 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái ................................................................. 61 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu khảo sát trên heo con................................................................ 70 Bảng 3.3: Hiệu quả một số phác đồ điều trị hậu sản trên heo nái sau sinh ............... 77 Bảng 3.4: Hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên heo con theo mẹ ................................................................................................................ 78
  • 11. ix Danh sách hình Hình 1.1: Heo Landrace......................................................................................................6 Hình 1.2: Heo Yorkshire.....................................................................................................7 Hình 1.3: Heo Pietrain ........................................................................................................8 Hình 1.4: Heo Duroc ...........................................................................................................9 Hình 1.5: Heo Yorkshine - Landrace ............................................................................. 10 Hình 1.6: Sơ đồ bố trí chuồng trại.................................................................................. 27 Hình 1.7: Men làm hèm rượu.......................................................................................... 28 Hình 1.8: Thức ăn Maxwin 892 dùng cho heo nái nuôi con....................................... 29 Hình 1.9: Thức ăn E 956 dùng cho heo nái mang thai ................................................ 30 Hình 1.10: Thức ăn V9025S dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg ...................................... 31 Hình 1.11: Thức ăn Maxwin 812 dùng cho heo con từ tập ăn đến 15 kg ................. 32 Hình 1.12: Thức ăn Maxwin 802 dùng cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg........... 33 Hình 1.13: Bồn xử lý nước với hóa chất ....................................................................... 34 Hình 1.14: Bồn dự trữ nước ............................................................................................ 34 Hình 1.15: Chlorine (trái) và phèn chua (phải) dùng để xử lý nước.......................... 35 Hình 1.16: Thuốc Bio - oxytocin (trái) và thuốc Han - Prost (phải).......................... 43 Hình 1.17: Thuốc Ketovet, Ceftiofur (trái) và thuốc Catosal (phải).......................... 44 Hình 1.18: Dụng cụ dùng để thụt rửa tử cung heo nái................................................. 44 Hình 1.19: Bấm răng (trái) và cắt đuôi (phải) heo con................................................ 45 Hình 1.20: Thuốc Bio - Fer + B12 (trái) và thuốc Vicox (phải) .................................. 45 Hình 1.21: Vaccine Ingelvac Mycoflex ngừa bệnh bệnh viêm phổi do Mycoplasama (trái) và vaccine Circo Pig Vac ngừa bệnh còi cọc cho heo con (phải)..................... 46 Hình 1.22: Vaccine Coglapest ngừa bệnh tiêu chảy (trái) và vaccine Avac PRRS Live ngừa bệnh tai xanh (phải) ....................................................................................... 46 Hình 1.23: Vaccine Parapleuro Shield ngừa bệnh viêm phổi dính sườn................... 47 Hình 2.1: Chuồng sàn lồng cá thể .................................................................................. 49 Hình 2.2: Thuốc Nova - Genta. Amox (trái), thuốc Bio - Penicillin (giữa), thuốc Ketovet (phải) dùng trong thí nghiệm............................................................................ 54 Hình 2.3: Thuốc Enro 20% LA (trái), thuốc Bio - Colistin Inj (giữa) và thuốc Bio - Atropin (phải) dùng trong thí nghiệm............................................................................ 56 Hình 2.4: Thẻ nái ở trại.................................................................................................... 57 Hình 2.5: Thai chết khô và thai chết ngạt...................................................................... 57 Hình 2.6: Heo nái bị viêm tử cung ................................................................................. 58 Hình 2.7: Đo chiều dài lưng và vòng ngực heo nái...................................................... 58 Hình 2.8: Cân khối lượng heo con ................................................................................. 59 Hình 2.9: Heo con bị viêm khớp, tiêu chảy................................................................... 59
  • 12. x Danh mục từ viết tắt Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt cm Xăng - ti - mét CTTD Chỉ tiêu theo dõi DLY Duroc - Landrace - Yorkshire DYL Duroc - Yorkshire - Landrace ĐCSS (điểm) Điểm cấp sinh sản (điểm) FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc KCGHLĐBQ (ngày) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bình quân (ngày) Kg Ki - lô - gam KLGT (kg/con) Khối lượng giảm trọng (kg/con) Km Ki - lô - mét LY Landrace - Yorkshire MMA Hội chứng viêm tử cung - viêm vú - mất sữa ở heo nái m2 Mét vuông PRRS Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn SCCSBQ (con/ổ) Số con cai sữa bình quân (con/ổ) SCSSBQ (con/ổ) Số con sơ sinh bình quân (con/ổ) SCSSCSBQ (con/ổ) Số con sơ sinh còn sống bình quân (con/ổ) SLĐCCNT1NBQ (lứa) Số lứa đẻ của các nái bình quân trong một năm (lứa) SLSBQ (kg/con) Sản lượng sữa bình quân (kg/nái) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TĐDĐTBQ (ngày) Tuổi động dục đầu tiên bình quân (ngày) TĐLĐBQ (ngày) Tuổi đẻ lứa đầu bình quân (ngày) TGĐDSCSBQ (ngày) Thời gian động dục sau cai sữa bình quân của các nái (ngày) TLCSBQ (kg/con) Trọng lượng cai sữa bình quân (kg/con) TLĐTKBQCPĐĐT (%) Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh qua các phác đồ điều trị (%) TLHMCTBQ (%) Tỷ lệ hao mòn cơ thể bình quân (%)
  • 13. xi TLHH (%) Tỷ lệ hao hụt (%) TLMBBQ (%) Tỷ lệ mắc bệnh bình quân (%) TLNS (%) Tỷ lệ nuôi sống (%) TLSSBQ (kg/con) Trọng lượng sơ sinh bình quân (kg/con) TLS1TTBQ (kg) Trọng lượng sau 1 tuần tuổi bình quân (kg) TLS2TTBQ (kg) Trọng lượng sau 2 tuần tuổi bình quân (kg) TLS3TTBQ (kg) Trọng lượng sau 3 tuần tuổi bình quân (kg) TLVTCBQ (%) Tỷ lệ viêm tử cung bình quân (%) TLVVBQ (%) Tỷ lệ viêm vú bình quân (%) TL/KLTN Tiểu luận/Khóa luận tốt nghiệp TPGĐTBQ (ngày) Tuổi phối giống đầu tiên bình quân (ngày) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTS4TTBQ (kg) Tăng trọng sau bốn tuần tuổi bình quân (kg) YL Yorkshire - Landrace ∑ Tổng
  • 14. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển nhảy vọt, kéo theo đó là ngành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển, trong số đó là ngành chăn nuôi heo. Nhiều vùng chăn nuôi đã chuyển dần phương thức chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung. Để tạo được năng suất tốt thì giống và công tác giống góp phần đáng kể trong việc tạo ra đàn heo nái có khả năng sinh sản đạt chất lượng, heo con giống và heo con nuôi thịt thương phẩm phát triển tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, tăng trọng nhanh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên hiện tại nước ta cũng gặp không ít khó khăn do sự xuất hiện của bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Bệnh đã xuất hiện trên khắp các tỉnh của nước ta, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đó chính là tăng dần đàn heo một cách an toàn có hiệu quả cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo được nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển kinh tế cho người chăn nuôi. Để làm được điều đó, cần có những phương hướng chăn nuôi heo đúng đắng, thực hiện quy trình chăm sóc tốt cho đàn heo, quan tâm sâu sắc đến công tác giống, nên chọn những heo bố mẹ có chất lượng tốt vì sẽ cung cấp những cá thể heo con cũng có chất lượng tốt góp phần tích cực vào việc tăng năng suất cho đàn heo, song song đó cần tạo điều kiện khí hậu phù hợp cho heo nái và heo con thích nghi và tăng trưởng tốt. Hiểu rõ về sinh lý và bệnh lý thường gặp của heo nái và heo con là rất cần thiết nhằm tìm ra biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Xuất phát từ vấn đề trên cũng như được sự cho phép của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Khoa Khoa học Sinh học Ứng dụng, Bộ môn Thú y, khóa luận “Đánh giá năng suất sinh sản, so sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ tại trại Hồ Văn Châu” được thực hiện nhằm mục đích: Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái ở các lứa đẻ; So sánh hiệu quả điều trị bệnh trên heo nái và heo con theo mẹ.
  • 15. 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 Tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1 Đối với heo nái nuôi con Sự đẻ khó là biểu hiện rối loạn bệnh lý trên các gia súc cái mang thai đến giai đoạn sinh nhưng cơ thể không có khả năng rặn tống thai ra ngoài. Jacksonis (1972) khảo sát 202 trường hợp đẻ khó trên heo nái thì chứng liệt tử cung chiếm 37%, 13% do hẹp đường sinh dục hay thai quá lớn. Tuổi thành thục sớm hay muộn là có thể do dinh dưỡng nhưng phần lớn là do yếu tố giống, giống nội hay giống ngoại. Christenson et al. (1979) cho rằng giữa các giống heo ngoại Landrace,Yorkshire, Duroc thì Landrace là giống có tuổi động dục đầu tiên sớm nhất và kế đến là Yorkshire và chậm nhất là Duroc. Tuổi cai sữa heo con ngắn, thì sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ và tăng số lứa đẻ của nái trên năm. Nhưng theo Evans (1989) thì cho rằng nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số trứng rụng ở lần phối giống tiếp theo và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp và có thể làm cho chu kỳ động dục của nái chậm. Heo thành thục sớm thì giúp tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công chăm sóc và năng suất của heo không bị ảnh hưởng xấu. Theo Hughes (1993) cho rằng nuôi cách ly heo hậu bị cái sẽ làm chậm tuổi thành thục hơn so với tiếp xúc với heo đực giúp cho hậu bị có tuổi thành thục sớm hơn. Những giống heo có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng tốt thì thế hệ con cháu của chúng cũng mang đặc điểm đó và ngược lại. Chính vì vậy mà Galvil et al. (1993) cho rằng tính mắn đẻ của heo nái là do kiểu di truyền của nó, số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào kiểu di truyền của mẹ. 1.1.1.2 Đối với heo con theo mẹ Tỷ lệ heo con hao hụt đánh giá khả năng tiết sữa và nuôi con của heo nái mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ. Theo Fajersson (1992) cho rằng
  • 16. 3 khoảng 10% heo con hao hụt trong lúc sinh và 18,5% heo con hao hụt trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, vì thế cần có biện pháp quản lý thích hợp. Những heo con có trọng lượng nhỏ hoặc dị tật thì tỷ lệ nuôi sống thấp hơn so với các heo khỏe mạnh, trọng lượng lớn. Một số bệnh trên heo con đặc biệt là bệnh đường ruột và viêm khớp,... có thể làm tăng tỷ lệ heo con hao hụt gây thiệt hại cho nhà chăn nuôi. Theo Whittemore (1993) cho rằng một xí nghiệp có tỷ lệ heo hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa là 8% - 12% là xí nghiệp có trình độ quản lý tốt. Số heo con sinh ra trên ổ phụ thuộc vào chất lượng tinh dịch, kỹ thuật gieo tinh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nái sau khi phối và mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi của heo nái. Nhưng theo Whittemore (1993) cho rằng yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là giống. Vì thế việc cải thiện giống luôn luôn phải được quan tâm hàng đầu để nâng cao khả năng sinh sản của nái. Cai sữa sớm không ảnh hưởng đến sinh lý, sinh sản, sinh trưởng, phát dục của heo nái, theo nghiên cứu của Grummer và Self thì heo mẹ cai sữa sớm (3 tuần) với heo cai sữa muộn (8 tuần) khi đến 67 ngày heo con cai sữa sớm 3 tuần đạt bình quân 23,6 kg/con, trong khi đó đàn cai sữa muộn chỉ đạt 18,3 kg/con. Vậy cai sữa sớm cho khả năng tăng trọng của heo con lớn, không ảnh hưởng gì tới sinh trưởng và phát dục. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.2.1 Đối với heo nái Khi cho phối giống cần xác định đúng thời điểm của heo. Nếu như ta phối giống không đúng thời điểm thì sẽ bỏ qua một chu kỳ từ đó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế. Nguyễn Ngọc Tuân và ctv. (1999) cho rằng thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu thai và số con đẻ ra trên ổ. Heo thường được phối giống khi đạt khoảng 110 kg ở chu kỳ động dục lần 2. Chế độ chăm sóc, quản lý tốt phát hiện kịp thời heo nái mắc bệnh để điều trị hiệu quả góp phần không nhỏ đến nâng cao năng suất sinh sản của đàn heo nái. Nguyễn Đức Lưu và ctv. (2004) cho rằng trong quá trình có thai, heo nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như:
  • 17. 4 Bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho cơ thể heo nái yếu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và viêm tử cung. Khảo sát tình hình nhiễm hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) và một số yếu tố nguy cơ trong lan truyền bệnh giữa các đàn heo tại Thành Phố Cần Thơ. Theo Nguyễn Đức Hiền (2012) cho rằng tỉ lệ nhiễm PRRSV trên đàn heo ở Thành Phố Cần Thơ là 16,9%, trong đó ở các trại chăn nuôi tập trung là 64% và ở heo gia đình là 12,5%. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở heo thịt (12,2%), kế đến là heo con (33,3%) và cao nhất là heo nái (60,9%). Tỉ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm phòng vacxin PRRS tại các cơ sở nuôi là 59,8%, chưa đạt mức yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh theo qui định. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh PRRS ở đàn heo Thành Phố Cần Thơ là trại chăn nuôi xây dựng gần chợ, gần lò giết mổ gia súc, mua con giống từ bên ngoài và sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần. Khảo sát một số bệnh thường gặp trên nái sinh sản và heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt. Đặng Diệp Thanh Trúc (2013) cho rằng tỷ lệ bệnh trên nái sinh sản là 53,2%, trong đó nái sốt sữa và bỏ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 21,5%, kế đến là nái viêm tử cung với tỷ lệ là 20,3%, nái đẻ khó có tỷ lệ 7,59%, nái mắc bệnh viêm vú dẫn đến kém sữa, bại liệt sau khi sinh và sa âm đạo có cùng tỷ lệ là 1,3%. Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái lai (Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace) và sự sinh trưởng của heo con đến 60 ngày tuổi thuộc hai nhóm giống Duroc x (Landrace x Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace) ở trang trại. Lê Thị Mến (2015) cho rằng hai nhóm giống heo nái lai LY và YL đều cho năng suất sinh sản cao và tỷ lệ hao mòn cơ thể thấp. Hai nhóm giống heo con lai DLY và DYL có khả năng tăng trưởng và phát triển tốt ở cả 2 giai đoạn theo mẹ và cai sữa. Hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm cũng tương đương nhau. Do đó, trong điều kiện chăn nuôi của trại thì nên sử dụng 2 giống heo nái lai LY và YL làm heo cái nền sinh sản để phối giống với heo đực thuần Duroc, sản xuất heo con thương phẩm để nuôi thịt cũng như cung cấp cho các trại heo khác trong vùng. 1.1.2.2 Đối với heo con theo mẹ Tiêu chảy heo con là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, nhu động của ruột trở nên
  • 18. 5 co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa kịp hấp thu được nước,… Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng heo nhỏ hơn 4 ngày tuổi mà bị tiêu chảy thì thường là do vi khuẩn E. coli gây nên. Giảm tỷ lệ này bằng cách chủng ngừa cho heo mẹ trước khi sinh và kháng thể sẽ truyền qua sữa đầu cho heo con. Khảo sát một số chứng/bệnh thường gặp trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ tại trại heo Kim Phượng. Theo Nguyễn Văn Nghĩa (2012) cho rằng tỷ lệ một số bệnh heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi Kim Phượng như tiêu chảy 45,0%, hô hấp 0,66%, viêm khớp 0,55%. Khảo sát tình hình bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ, các bệnh liên quan khác và các biện pháp phòng trị tại trại heo Trịnh Xuân Hướng. Lâm Bình An (2014) cho rằng hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con tại trại bằng loại thuốc có chứa kháng sinh Enrofloxacin cho hiệu quả khá tốt, tỷ lệ khỏi bệnh 96,4%. Thời gian điều trị chỉ kéo dài trong ngày, tỷ lệ heo chết và heo còi sau điều trị thấp. 1.2 Cơ sở chuyên môn 1.2.1 Giống heo 1.2.1.1 Các giống heo và năng suất sinh sản của heo Landrace Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch với đặc điểm là giống heo nhiều nạc nổi tiếng khắp thế giới, heo có màu lông trắng, cổ dài, đầu thon, mõm dài, tai to che phủ cả mắt, dài đòn, lưng thẳng, phần sau nở nang, nhìn ngang thân hình tam giác. Heo 6 tháng tuổi trọng lượng đạt 90 - 100 kg, heo nọc và heo nái trưởng thành đạt trọng lượng khoảng 200 - 250 kg (Lê Hồng Mận, 2007). Heo nái đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình có khoảng 9 con, heo Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi sống cao vì đây là giống cho nhiều nạc nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất nếu không thì heo nhanh chóng giảm súc năng suất cho thịt vì tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công.
  • 19. 6 Hướng sử dụng: Heo được coi là giống heo tốt nhất trên thế giới hiện nay, và được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Giống heo này được nhập vào nước ta 1970 qua Cu Ba. Là giống được chọn để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2004). Hình 1.1: Heo Landrace (Nguồn: www.tiepthinongnghiep.com/quang-cao-san-pham-chan-nuoi/cung- cap-giong-heo-landrace-27.html) Yorkshire Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của nước Anh vào thế kỷ thứ 19 là kết quả của quá trình lai tạo của giống heo ở quận Yorkshire và giống heo Trung Quốc, lúc đầu có 3 nhóm máu: Đại bạch: Large White Yorkshire. Trung bạch: Midde White Yorkshire. Tiểu bạch: Small White Yorkshire. Yorkshire có thân hình ngang như hình chữ nhật, cân đối, lông da trắng tuyền, đầu to, mõm dài, tráng rộng, mắt lanh lợi, tai to đứng thẳng hoặc là hơi nghiêng về phía trước, cổ ngắn có nọng, đuôi dài và một số giống có lông rìa tai dài, có bớt đen lợt hình bầu dục, lấm chấm đen nằm ở giữa mặt và gốc tai. Heo Yorkshire 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 90 - 100 kg, trưởng thành heo nọc và heo nái đạt 250 - 300 kg, heo nái đẻ 1,8 lứa/năm trở lên, mỗi lứa đẻ trung bình 8 - 10 con.
  • 20. 7 Đây là nhóm nạc mỡ nuôi con tốt, sức đề kháng với bệnh cao và chịu đựng kham khổ (Lê Hồng Mận, 2007) Hướng sử dụng: Giống Yorshire là giống phổ biến nhất trên thế giới, ở nước ta heo được nhập vào từ năm 1920 ở Nam Bộ để tao ra giống Thuộc Nhiêu Nam Bộ. Đến năm 1978 heo được heo Yorshire từ Cu Ba. Nhưng từ năm 1990 heo được nhập qua từ nhiều nước qua nhiều con đường của nhà nước, công ty với các dòng Yorhire khác nhau như Yorshire Pháp, Bỉ, Anh, Úc…Mỗi dòng điều có những đăc điểm ngoại hình và sản xuất riêng của nó. Giống này là giống mà nước ta chọn để thực hiện cho chương trình nạc hóa đàn heo (Nguyễn Quang Linh, 2004). Hình 1.2: Heo Yorkshire (Nguồn: www.vinhtan.vn/vn/heo-giong-thuan-yorkshire.html) Pietrain Heo có nguồn gốc từ nước Bỉ và được công nhận là giống heo vào năm 1956. Đây là giống heo siêu nạc nổi tiếng khắp thế giới, heo có tầm vóc trung bình, đầu nhỏ. Lỗ tai nhọn, hướng về phía trước, lông có màu trắng đốm đen, xung quanh đốm đen được viền bởi một sắc tố trắng nhạt của lông, tai đứng chân ngắn lưng dài và rộng, mông đùi nở nang. Khả năng sinh sản của heo Pietrain kém, đẻ ít con, trung bình là 8,3 - 10,1 con/ổ. Heo có tỉ lệ nạc cao nhất trong tất cả các giống heo ngoại (60 - 62% nạc), heo nọc và nái trưởng thành đạt trọng lượng khoảng 180 - 280 kg. Trong nuôi heo công nghiệp người ta thường dùng để lai tạo nạc hóa đàn heo (Lê Hồng Mận, 2007).
  • 21. 8 Heo Pietrain được xem là giống heo phổ biên nhất trên thế giới hiện nay và được nuôi phổ biến, heo này được nhập vào nước ta qua nhiều chương trình và các công ty chăn nuôi. Giống heo Pietrain cũng là một trong những giống heo tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2004). Hình 1.3: Heo Pietrain (Nguồn: www.nongnghiepxanhhacovina.com/p-heo-duc-pietrain-mh64.html) Duroc Là giống heo hướng nạc - mỡ, xuất xứ từ vùng Đông Bắc Mỹ, tên gọi Duroc - Jersey. Heo Duroc có màu lông hung đỏ hoặc nâu đỏ, 4 móng chân và mõm đen. Thân hình heo Duroc cân đối, mông vai rất nở, thể chất vững chất, chân chắc khỏe, hai mắt lanh lợi. Heo thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress. Khối lượng heo trưởng thành con đực trên 300 kg, con cái 200 - 300 kg. Heo nuôi thịt có tốc độ sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn tốt, 6 tháng tuổi trên 100 kg, tỷ lệ nạc 56 - 58%. Chất lượng thịt ngon, có nhiều mỡ dắt. Cho heo Duroc lai với các giống heo ngoại 2 máu, 3 hoặc 4 máu đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Hướng chăn nuôi dùng làm dòng đực cho lai kinh tế heo thịt thương phẩm (Lê Hồng Mận, 2006). Hướng sử dụng: Heo Duroc được xem là giống heo tốt nhất trên thế giới hiện nay và được nuôi phổ biến ở nhiều nơi đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng làm thịt nướng. Giống heo này được nhập vào nước ta khoảng 1956 ở Miền Nam. Heo được chọn là một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam. Tuy nhiên heo này cần phải có chế độ nuôi dưỡng tốt thì mới đạt được hiệu quả tốt (Nguyễn Quang Linh, 2004).
  • 22. 9 Hình 1.4: Heo Duroc (Nguồn: www.vinhtan.vn/vn/heo-giong-thuan-duroc.html) Một số giống heo lai Từ những đặc điểm của 3 giống heo trên, ta có thể sử dụng những phương pháp phối giống sau đây để heo con sinh ra có sức đề kháng cao, tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc cao. Yorkshine - Landrace Nguồn gốc: Con lai của hai giống heo Yorkshire và Landrace (đực Yorkshire phối với nái Landrace). Con lai F1 máu có 50% Y + 50% L Ngoại hình: Lông da trắng hoặc có vài bớt đen ở thân, giữa tai và mắt, đầu to vừa, mõm dài vừa phải, tai to vừa phải hoặc tai nghiêng về phía trước sụp mi mắt, cổ tương đối dài, tầm vóc lớn, chân to khỏe thẳng vững, mông đùi to (Lê Hồng Mận, 2007). Ưu điểm: Có được cả hai ưu thế lai của giống heo Yorkshire và Landrace (chịu đựng được kham khổ, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, đẻ sai, sữa nhiều và nuôi con giỏi, thích nghi nhiều vùng sinh thái), khắc phục được nhược điểm ngắn đòn, đẻ con ít của giống heo Yorkshire và đặc tính dễ bị stress, khó nuôi của giống heo Landrace. Do đó công thức lai rất phổ biến, heo cái thường được sử dụng làm con giống sinh sản, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất con giống thương phẩm.
  • 23. 10 Nhược điểm: con đực rất ít được sử dụng làm giống sinh sản, chủ yếu làm giống thương phẩm. Hình 1.5: Heo Yorkshine - Landrace (Nguồn: www.thuonghieuvietnoitieng.com/dong-heo-nai-yl-thai-duong) Đực Duroc (D) phối với nái F1 (50%Y + 50%L) Con lai 3 máu: 50% Duroc + 25% Yorkshire + 25% Landrace Con lai dùng nuôi thịt khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh nhiều nạc. Landrace - Yorkshire Lông da trắng, da dày vừa phải, đầu hơi to, mõm hay dái tay to bơi xụ bịt mí mắt hoặc hơi nghiêng về phía trước, vai rộng mông to, đầu to lưng thẳng hoặc hơi cong, bụng thon, 4 chân to chắc khỏe nhanh nhẹn (Lê Hồng Mận, 2007). Đực Duroc phối với nái Yorkshire Nguồn gốc: Là con lai của giữa giống heo Duroc và Yorkshire (50% Duroc + 50% Yorkshire). Ngoại hình: lông thường màu trắng, thỉnh thoảng có những đốm lông bông nhỏ có màu trắng ngà, hung đỏ, thân hình vững chắc, tỷ lệ nạc cao, đùi to, vai rộng, tai nhỏ cụp về phía trước, mõm vừa phải. Ưu điểm: sử dụng làm giống sinh sản tương đối tốt, con cái và con đực đều sử dụng được, thích hợp cho điều kiện chăn nuôi tại các nông hộ ở những địa phương khó khăn, hạn chế về năng lực tài chính. Nhược điểm: năng suất sinh sản thấp so với các giống Landrac, Yorkshire và Yorkshine - Landrace, do đó các trại giống rất ít sử dụng, phổ biến nhất là tại các nông hộ có điều kiện chăn nuôi khó khăn.
  • 24. 11 1.2.1.2 Chọn heo cái làm giống sinh sản Các tiêu chuẩn chọn lọc, heo giữ làm nái sinh sản cần đạt những nhu cầu sau: Heo thuộc giống mắn đẻ thể hiện trên số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống trên một ổ. Một ổ đẻ có 8 - 9 heo con nuôi sống đến cai sữa và một năm heo nái có từ 15 - 16 heo con là mức trung bình. Heo nái mắn đẻ phải đạt số lứa từ 1,8 - 2 lứa/năm và phối 1 lần đã có chửa. Heo có ngoại hình và thể chất tốt: heo cái lai chọn giống phải trường mình, mông nở, có từ 12 vú trở lên, có bộ khung vững vàng, lông da trắng. Heo có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt: chọn con lai làm giống cần phải biết cụ thể bố mẹ thuộc giống gì, khả năng sinh sản của con mẹ, số con đẻ ra từng lứa. Heo có khối lượng thích hợp: khối lượng heo cái được chọn lúc cai sữa 2 - 3 tháng tuổi 8 - 10 kg/con ở heo nội, phối lứa đầu 40 - 50 kg/con; 10 - 14 kg/con ở heo lai, 60 - 65 kg/con lúc 6 - 7 tháng tuổi; 14 - 16 kg/con ở heo ngoại, 7 - 8 tháng tuổi đạt 75 - 80 kg/con (Trần Văn Chính, 2007). 1.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất heo nái Giống, dòng Đây là đặc tính sinh học không thể thay đổi của thế hệ trước truyền cho thế hệ sau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng xuất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di chuyền của chúng. Những giống nái lai có khả năng đậu thai tốt và số con đẻ ra trong số lứa sẽ nhiều hơn giống nái thuần. Tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di chuyền từ đời trước di truyền đến đời sau các đặc tính của mình, đặc tính này không thể thay đổi mặc dù đã có biện pháp như định hướng và kỹ thuật phối giống tốt (Huỳnh Thanh Vân, 2006). Khối lượng sơ sinh của các giống lợn ngoại thường cao hơn các giống lợn nội. Khối lượng sơ sinh của lợn ngoại: 1,3 - 1,4 kg/con. Khối lượng sơ sinh của lợn nội (Móng Cái): 0,5 - 0,6 kg/con. Khả năng tiết sữa của lợn ngoại cũng cao hơn so với lợn nội.
  • 25. 12 Lợn nái ngoại trung bình tiết sữa 6 kg/ngày. Lợn nái nội trung bình tiết sữa 3,5 kg/ngày. Khí hậu, thời tiết Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm heo náy thành thục sớm hay muộn. những heo nái hậu bị sinh ra trong mùa đông và mùa xuân thì động dục lần đầu chậm hơn những heo hậu bị sinh ra trong các mùa khác của năm. Heo nái bị stress nhiệt trong thời gian phối giống có thể làm giảm tỉ lệ đậu thai đặc biệt nếu nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh và phát triển làm cho heo giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh. Cấu trúc chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất sinh sản của nái, nhiệt độ sẽ chậm hoặc ngăn cản sự động dục, giảm sự rụng trứng, tăng tình trạng chết thai. Nếu chuồng nuôi sạch sẽ, độ thông thoáng ấm áp,… sẽ đưa năng xuất sinh sản của nái lên 10 - 15%, ngược lại giảm từ 15 - 30% (Nguyễn Ngọc Tuân và ctv., 1997). Dinh dƣỡng Dinh dưỡng kém sẽ làm chậm sự phát triển của cơ quan sinh dục ở thú non và có thể làm giảm chức năng sinh dục ở thú đã trưởng thành, ngược lại đối với heo được cung cấp nguồn dinh dưỡng quá cao cũng không làm cho sự động dục sớm hơn (Bùi Huy Như Phúc, 2005). Nếu cung cấp cho lợn nái không đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là khi thiếu protein lợn nái sẽ không động dục hay động dục giảm, làm giảm số lứa đẻ của nái trên năm. Ở giai đoạn có thai hoặc nếu thiếu protein, năng lượng, các khoáng chất như Ca, P,…và các loại vitamin nói chung đặc biệt là thiếu vitamin A, D thì sẽ làm cho đàn heo sơ sinh đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh thấp, heo con còi cọc,…nái mẹ thì dễ bị liệt trước và sau khi sinh, sản lượng và chất lượng sữa thấp, tỷ lệ hao mòn cơ thể heo mẹ cao. Nhưng nếu quá thừa hàm lượng protein trong giai đoạn mang thai sẽ làm gia tăng chết thai. Nếu quá thừa năng lượng trong thời gian dài sẽ làm cho nái mẹ quá béo dẫn đến hiện tượng không đẻ, đẻ ít do số trứng rụng ít.
  • 26. 13 Dinh dưỡng của nái cần phải được quan tâm qua nhiều giai đoạn phát triển của phôi thai và khẩu phần ăn hợp lí, ở giai đoạn 75 - 90 ngày của thai kỳ không cho ăn quá mức 2 - 2,2 kg/ ngày với thức ăn có 2900 - 3000 kcal/kg và 14 - 15% protein (Trần Thị Dân, 2003). Chăm sóc, quản lý Chăm sóc, quản lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến đàn nái như vệ sinh chuồng trại, sử dụng biện pháp điều trị bệnh không hiệu quả, mật độ nuôi cao, đây là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của đàn nái, nếu chăm sóc cẩn thận sẽ giúp ta phát hiện kịp thời. Ảnh hƣởng của heo đực Nếu heo cái tốt mà cho phối với heo đực có chất lượng tinh kém thì làm giảm tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra ít và chất lượng đàn con kém. 1.2.3 Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản và heo con 1.2.3.1 Nuôi dƣỡng chăm sóc heo hậu bị Heo hậu bị trước khi nhập chuồng phải được nuôi dưỡng chăm sóc sao cho không làm giảm khả năng sinh sản của chúng. Các tiêu chí như: Cách ly và thích nghi, cho ăn, tiếp xúc với heo đực, trọng lượng phối giống lần đầu, trọng lượng cơ thể trong giai đoạn mang thai và nuôi con lứa đầu là những yếu tố quyết định tiềm năng cả đời của nái hậu bị. Trong quá trình nuôi cần đánh giá quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật và quá trình phát triển của heo hậu bị để nhằm đạt kết quả tốt nhất. Một số lưu ý khi nhập heo nái hậu bị Nhập heo hậu bị theo kế hoạch thích hợp và nên nhập trước thời điểm phối giống từ 2,5 - 3 tháng (để heo thích nghi và làm vacxin). Nhập heo đồng nhất từ một giống heo làm hậu bị từ một trang trại có uy tín, chất lượng. Tỷ lệ nhập nái hậu bị thay thế hàng tháng khoảng 3 - 4% số nái sinh sản đang khai thác.
  • 27. 14 Tỷ lệ heo hậu bị chiếm khoảng 10% số nái sinh sản. Vào mùa nóng (tháng 4 hoặc tháng 5) có thể nhập tăng lượng heo hậu bị lên 20 - 30% để bù đắp lượng hep chậm lên giống vào mùa nóng. Chuẩn bị chuồng nuôi cách ly và thích nghi, nên cách xa khu vực chuồng mang thai và nuôi con. Cần tối thiểu 30 - 45 ngày để nuôi cách ly. Giảm tối đa stress do mật độ nuôi chật chội để gia tăng tỷ lệ rụng trứng và lên giống. Nên nuôi 5 - 6 heo hậu bị trong một ô chuồng với diện tích khoảng từ 1,5 - 1,8 heo/1m2 . Nuôi dưỡng heo hậu bị: Trong quá trình nuôi dưỡng không được để hậu bị lớn quá nhanh. Nếu để heo phát triển quá nhanh, năng xuất lứa đầu có thể vẫn tốt và hầu hết lượng mỡ tích luỹ được tiêu thụ hết khi nái nuôi con lứa đầu, nhưng khoảng cách động dục trở lại kéo dài. Có thể lần phối giống tiếp theo sẽ thành công, nhưng số con trên lứa và năng suất nái sẽ giảm ở những lứa tiếp theo. Chế độ dinh dưỡng: Tùy vào thể trạng và tùy vào các giai đoạn sản xuất mà ta có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. Nên cho lợn nái ăn theo bữa (2 bữa/ngày) vào giờ quy định để cho lợn nái có thời gian nghỉ ngơi dưỡng thai. Trên 180 ngày tuổi: Cho ăn tự do bằng cám heo thịt, chú ý theo dõi thể trọng của heo. Trước khi chuyển chuồng: Cho nái ăn hạn chế 2 kg/con/ngày bằng cám nái mang thai. Phối lần đầu: Cho ăn mức khoảng 3 kg/con/ngày bằng cám nái mang thai (Nguyễn Văn Minh, 2017). 1.2.3.2 Heo lên giống và phối giống Phối giống cho heo vào thời gian 7 - 8 tháng tuổi và đạt trọng lượng từ 90 đến 120 kg. Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, kêu réo liên tục, nhảy lên lưng của heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể có nước nhầy chảy ra.
  • 28. 15 Thời gian heo lên giống từ 3 - 5 ngày, phối giống vào cuối ngày thứ hai hoặc sang ngày thứ ba là tốt. Phối vào lúc heo chịu đực. Biểu hiện heo chịu đực: heo đứng im cho con khác nhảy lên lưng nó, hoặc người dùng hai tay ấn mạnh lên lưng heo vẫn đứng im, dịch nhờn âm hộ keo đặc lại. Có thể phối giống bằng heo đực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên phối kép (phối hai lần), lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 6 - 8 giờ. Không nên dùng heo đực có trọng lượng quá lớn nhảy với heo nái mới phối lần đầu. Chuồng cho heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới nền chuồng là tốt nhất (Trọng Dũng, 2012). 1.2.3.3 Chăm sóc nuôi dƣỡng heo nái mang thai Sau thời gian phối từ 18 - 21 ngày nếu heo không đòi đực lại thì coi như heo đã có chửa. Thời gian heo chửa 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày. Giai đoạn 1 - 90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm hợp lý 2 - 2,5 kg/con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5 - 3 kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2 kg - 1 kg/ngày. Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều, tránh gây sợ sệt heo sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu (Trọng Dũng, 2012). 1.2.3.4 Chăm sóc heo nái đẻ và heo con theo mẹ Trước ngày heo đẻ 2 - 3 ngày, vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da. Heo nái sắp đẻ biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa vọt ra, khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra. Heo con đẻ ra dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng bỏ vào ô úm (sát trùng cuống rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn Iốt). Sau đó cho heo con bú "sữa đầu" càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến, giữ ấm cho heo con từ 31 - 330 C trong mấy ngày đầu bằng bóng đèn điện hoặc rơm, bao bố.
  • 29. 16 Bình thường heo đẻ 5 - 10 phút/con. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con sau cách con trước trên 1 giờ thì phải mời thú y can thiệp. Trường hợp heo mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho heo con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần. Nên sắp xếp heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn heo con phát triển đều. Heo con đẻ ra trong 1 - 3 ngày đầu chích sắt liều 200 mg/con (1 - 2 ml/con). Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh. Từ 7 - 10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Thiến heo đực vào khoảng 3 - 7 ngày tuổi. Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy điều kiện thức ăn và tình trạng đàn heo mà cai sữa hợp lý. Nên cai sữa vào khoảng từ 28 - 35 ngày tuổi. Heo mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau ra. Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú y can thiệp. Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn thỏa mãn nhu cầu. Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thay đổi thức ăn của heo nái (Trọng Dũng, 2012). 1.2.3.5 Cai sữa heo Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chuẩn bị cho giai đoạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ để giảm tiết sữa. Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai sữa 4 - 7 ngày heo nái động dục lại là tốt. Heo con giảm ½ khẩu phần sau đó tăng lên từ từ theo đủ nhu cầu. Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất (Trọng Dũng, 2012).
  • 30. 17 1.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá năng suất nái 1.2.4.1 Tuổi phối giống lứa đầu Nếu phối giống lần đầu sớm chứng tỏ tuổi thành thục sớm. Heo nái hậu bị thường được phối giống ở khoảng 200 - 220 ngày tuổi (7 tháng tuổi khi đạt trọng lượng 104 - 110 kg). Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đàn, heo cái hậu bị phải sản xuất đủ số noãn còn sống, lên giống rõ, chịu đực và đậu thai qua các chu kỳ đều đặn. Phần lớn heo nái động dục từ 5 - 8 tháng tuổi, nếu heo đã động dục 1 đến 2 lần trước khi đạt trọng lượng phối (110 - 120 kg) thì số con lứa 1 sẽ cao (Nguyễn Văn Trí, 2008). 1.2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu sớm rất có lợi cho nhà chăn nuôi, nó rút ngắn thời gian nuôi dưỡng, giảm lượng thức ăn, chi phí thuốc thú y và các chi phí khác mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo. Tuổi thành thục sớm hay muộn là có thể do dinh dưỡng nhưng phần lớn là do yếu tố giống, giống nội hay giống ngoại. Theo Christenson et al. (1979) cho rằng giữa các giống heo ngoại Landrace, Duroc thì Landrace là giống có tuổi động dục đầu tiên sớm nhất và kế đến là Yorkshire. Dời heo hậu bị sang chuồng khác và cho gần heo nọc trong 3 tuần trước khi phối, heo nọc này phải trên 10 - 11 tháng tuổi và khi ấy tuyến nước miếng dưới hàm có pheromone để kích thích heo nái lên giống sớm. Tuy nhiên không nên phối cho heo ở lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, trứng rụng chưa đều và chưa đủ chất dinh dưỡng để nuôi bào thai, để đat hiệu quả sinh sản tốt và duy trì nái lâu dài cần bỏ qua 1, 2 chu kỳ động dục sau đó mới phối giống. Dinh dưỡng trong giai đoạn hậu bị cũng rất quan trọng, chế độ dinh dưỡng hợp lí cũng giúp cho heo không bị gầy hay qua mập mở cũng làm ảnh hưởng đến lần động dục đầu tiên.
  • 31. 18 1.2.4.3 Số lứa đẻ của nái trên năm Số lứa đẻ của nái/năm là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của heo nái, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ càng ngắn thì có thể tăng số lứa đẻ của nái/năm. Để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ thì phải tiến hành cai sữa sớm và có chế độ nuôi dưỡng tốt cho heo lên giống lại sau cai sữa sớm. Mối tương quan giữa tuổi cai sữa heo và thời gian lên giống lại của nái được trình bày qua Bảng 1.1. Bảng 1.1: Mối tương quan giữa tuổi cai sữa heo và thời gian lên giống lại của nái Tuổi cai sữa heo con (ngày) 10 17 26 - 35 > 36 Heo nái lên giống lại khi cai sữa (ngày) 14,7 11,7 6 - 7 5 - 9 Nếu cai sữa sớm hơn 3 tuần thì sẽ giảm số trứng rụng ở lần phối kế tiếp kéo theo tỉ lệ chết thai ở kì này do đó ta nên cai sữa theo một thời gian hợp lí là tốt nhất (Nguyễn Đình Tôn, 2000). 1.2.4.4 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ cũng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái, khoảng này phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh, khoảng cách dài sẽ ảnh hưởng đến số lứa của nái/năm, làm giảm số con của nái gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái và thiệt hại về kinh tế của người chăn nuôi. Khoảng cách này càng được rút ngắn sẽ nâng cao lứa đẻ trong năm sẽ sản xuất được nhiều heo con hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần đẻ nên áp dụng biện pháp cai sữa sớm và chế độ ăn uống hợp lí (Nguyễn Đình Tôn, 2000). 1.2.4.5 Số con đẻ ra trên ổ Số con đẻ ra/ổ chịu nhiều tác nhân bên ngoài như quản lí, chăm sóc, nuôi dưỡng, phối giống,… số con đẻ ra/ổ thường tăng từ lứa 2 đến lứa 6, số con đẻ ra và số con cai sữa thường giảm từ lứa 6 trở đi, thời gian phối giống cũng ảnh hưởng đến số con đẻ ra như phối quá sớm hay quá trễ, phối trước 2 ngày sau cai sữa. Chất lượng tinh dịch cũng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ nếu tinh không được bảo đảm thì sẽ làm giảm số con đẻ ra.
  • 32. 19 Dinh dưỡng hợp lí sẽ kích thích sự rụng trứng và tăng tỉ lệ phối giống, đặt biệt là vitamin A, E. nếu thiếu 2 loại vitamin này sẽ làm giảm số trứng rụng và sự cố định phôi kém, nái sinh ra ít con và con sinh ra yếu ớt. Chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai, nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng sẽ làm giảm sự rụng trứng và tăng tỉ lệ chết phôi làm giảm số con đẻ ra/ổ (Nguyễn Đình Tôn, 2000). 1.2.4.6 Trọng lƣợng heo sơ sinh Trọng lượng sơ sinh là chỉ tiêu phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của nái trong thời gian mang thai, đặc biệt là giai đoạn chửa kỳ cuối (trên 85 ngày). Vì trong giai đoạn này hàm lượng cung cấp cho nái hầu như được sử dụng để nuôi bào thai (ngoại trừ năng lượng duy trì cơ thể nái), trong giai đoạn này cơ thể heo mẹ hầu như không phát triển (tăng trọng), chỉ có bào thai phát triển mà thôi. Do đó nếu khẩu phần nghèo dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng xấu đến bào thai, ảnh hưởng lớn đến trọng lượng sơ sinh của heo con. Tuy nhiên trọng lượng sơ sinh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống heo, chẳng hạn giống heo ngoại có trọng lượng sơ sinh cao hơn so với giống heo nội (Lưu Tuấn Kiệt, 2007). Thông thường trọng lượng heo sơ sinh tỉ lệ nghịch với số con đẻ ra/ổ, nghĩa là số con đẻ ra/ổ càng nhiều thì trọng lượng sơ sinh càng nhỏ và ngược lại. Do đó, nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của heo con trong thời gian theo mẹ. Trọng lượng heo con càng nhỏ tỉ lệ hao hụt heo con theo mẹ càng cao (Nguyễn Quế Côi, 2005). 1.2.4.7 Số con còn sống trên ổ Chỉ tiêu này đánh giả khả năng nuôi con của heo nái, để đạt chỉ tiêu này như mong muốn chúng ta phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lí, môi trường tiểu khí hậu thích hợp tránh gây stress cho heo lúc chuyển chuồng. Trong giai đoạn mang thai chế độ dinh dưỡng quá cao có thể làm thai quá lớn nên có thể gây khó đẻ, làm chết thai và làm giảm số con còn sống/ổ. Một số bệnh sản khoa có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu này như thai hóa gỗ, thai khô, sẩy thai truyền nhiễm,… (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
  • 33. 20 Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng. Nó phản ánh khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo nái có chữa và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo của dẫn tinh viên (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2008). Để có nhiều heo con sinh ra trên ổ thì heo nái phải có số trứng nhiều và tỷ lệ thụ tinh cao. Bên cạnh đó thời điểm phối giống, số lần phối và nhiệt độ trong năm thích hợp; ngược lại tuổi của heo nái không ảnh hưởng đến chỉ tiêu này do đó cần cải thiện chất lượng và nâng cao công tác giống. Bên cạnh đó nhân tố dòng cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ tăng thì phải có sự rụng trứng nhiều, phôi và sức sống cao giảm tỷ lệ chết phôi (Lê Công Triều, 2010). Số con sơ sinh nói lên tính mắn đẻ của heo nái và phụ thuộc rất lớn bởi yếu tố giống, các giống khác nhau thì số con sơ sinh khác nhau (Trần Thị Dân, 2004). 1.2.4.8 Số heo con cai sữa trên ổ Số con cai sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của heo. Có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến số con cai sữa của heo như do bệnh tật, do còi, kiệt sức rồi chết. Số con cai sữa phản ánh quá trình cham sóc nuôi dưỡng, phản ánh tính khéo nuôi con của nái và khả năng thích nghi của cơ thể heo con (Nguyễn Thiện và Nguyễn Trọng Hốt, 2007). Trong giai đoạn này heo con tập ăn cần phải chọn thức ăn phù hợp dễ tiêu hóa để tránh tình trạng tiêu chảy xảy ra (Huỳnh Thanh Vân, 2006). 1.2.4.9 Thời gian lên giống lại sau cai sữa Thông thường heo sau cai sữa lên giống lại từ 5 - 7 ngày, giảm tối thiểu thời gian phối và thời gian tiết sữa nuôi con là điều cần thiết, để nâng cao sản lượng sữa sản xuất của heo nái, thời gian nuôi con cũng ảnh hưởng đến khả năng động dục của nái, nếu cai sữa sớm hoặc trễ đều làm kéo dài thời gian động dục của nái (Vũ Đình Tôn, 2000). 1.2.4.10 Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con Trong thời gian nuôi con thì việc giảm trọng là điều tất yếu không thể tránh khỏi nhưng để làm giảm bớt sự tăng trọng là vấn đề cần được quan tâm. Mức giảm trọng của nái phụ thuộc vào lứa đẻ và số con đẻ ra/lứa. Heo con cai sữa (50 - 60
  • 34. 21 ngày tuổi) cơ thể nái bị giảm trọng nhiều. Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm được trình bày qua Bảng 1.2. Bảng 1.2: Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm (Lê Thanh Hải và ctv., 1996) Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7 Giảm trọng (kg) 29 33 39 40 43 42 31 Nhằm hạn chế sự giảm trọng quá nhiều trên nái gây ảnh hưởng đến sinh sản của nái ở các lứa sau và trọng lượng heo con sau cai sữa, nhiều cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa cho heo con từ 21 - 28 ngày tuổi. việc thực hiện cai sữa sớm sẽ tăng được năng suất sinh sản của heo mẹ, gia tăng số lứa đẻ hàng năm của nái và cũng có thể tăng tốc độ sinh trưởng của heo con. Để nâng cao khả năng sinh sản của nái ta tiến hành chọn những giống có khả năng sinh sản cao như Landrace, Yorkshire và các giống lai giữa Landrace - Yorkshire và Yorkshire - Landrace. Chế độ dinh dưỡng phải hợp lí và đầy đủ, đặc biệt đối với heo nái hậu bị phải có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp nhằm ngăn ngừa mập mỡ khi chuẩn bị phối giống, để tăng tỉ lệ rụng trứng, đậu thai sau khi phối. Nâng cao trình độ chăm sóc quản lý: Can thiệp kịp thời khi nái đẻ khó, chăm sóc heo nái và heo con tốt. Bên cạnh đó, ta cần phải phát hiện những nái không lên giống, những nái phối giống nhiều lần không đậu, những nái sẩy thai nhiều lần,… để sớm đào thải nhằm nâng cao chất lượng công tác giống. Tiểu khí hậu chuồng nuôi rất quan trọng đối với heo mẹ lẫn heo con đặc biệt vào mùa hè, mùa nắng nóng phải luôn làm mát cho nái, phát hiện lên giống và phối đúng thời điểm, phẩm chất tinh dịch phải đảm bảo chất lượng, các biện pháp kĩ thuật rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ như cai sữa heo con sớm, chế độ ăn uống hộ lí (Huỳnh Thanh Vân, 2006). 1.2.5 Một số bệnh thƣờng gặp trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ 1.2.5.1 Heo nái đẻ Viêm vú
  • 35. 22 Lợn nái sau khi đẻ 4 - 5 giờ thường vú bị viêm kéo dài đến 1 tuần có con lên đến 1 tháng. Heo bị nhiễm trùng máu bởi Streptococus và Staphylococus, heo bị xây sát ở vú nên vi khuẩn xâm nhập, heo mẹ tiết nhiều sữa nhưng heo con không bú hết sẽ làm sữa ứ lại trong bầu vú gây viêm vú, chuồng quá bẩn không sát trùng kỹ nên vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Khi bị viêm heo nái sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, sữa giảm bị vón cục nếu hơn con bú phải sữa này thì sẽ gây tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng, 2005). Viêm tử cung Do nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục khi sinh và cũng có thể do heo nọc giống truyền qua lúc phối giống. Do cơ thể nái: Cơ thể bất thường tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập. Do sinh lý của cơ thể: Do thai quá lớn gây chèn ép làm giảm nhu động ruột, gây ứ động nước tiểu ở cổ tử cung mở làm cho vi sinh vật xâm nhiễm. Do thức ăn nước uống: thiếu nước gây viêm bàng quang. Do điều kiện môi trường thay đổi vi sinh vật lợi dụng phát triển. Triệu chứng điển hình là tại vùng âm hộ chảy dịch màu trắng đục có mùi tanh hôi (Phạm Sỹ Lăng, 2005). Mất sữa Hiện tượng mất sữa thường gặp trên heo nái, có thể mất sữa toàn bộ bầu vú hoặc một số bầu vú. Hiện tượng mất sữa làm cho sự sản xuất sữa và tiết sữa kém nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn không cân đối khẩu phần và kém dinh dưỡng, hoặc đây là do hậu quả của quá trình viêm vú, viêm tử cung trước đó. Ngoài ra việc tiêm Oxytoxin quá nhiều cũng làm cho nái mất sữa. Một khi nái mất sữa sẽ không đủ sữa cho đàn heo con dẫn đến sức khỏe của đàn heo con và khả năng tăng trọng sau cai sữa giảm (Phạm Sỹ Lăng, 2005). Đẻ khó Nguyên nhân
  • 36. 23 Do heo mẹ Nái ăn quá nhiều nên mập dễ dẫn đến đẻ khó do hẹp xương chậu, thai không ra được do sức rặn của nái yếu, suy dinh dưỡng do dịch nhờn ít, đường sinh dục khô nên dẫn đến đẻ khó. Do heo con Một số heo con quá lớn hay tư thế nằm không đúng bị vướng lại trong xương chậu không ra được (Lê Hồng Mận, 2007). Sót nhau Nguyên nhân Do tác động bên ngoài Do thú vận động trong thời gian mang thai, thiếu dinh dưỡng nhất là vitamin A, E, chất khoáng, Ca, Mg,… Do tác động bên trong Thú mẹ đẻ non, sinh nhiều con, viêm mủ tử cung và núm nhau, sức rặn và co bớp tử cung yếu, nước ối trong thai nhiều hơn bình thường (Lê Hồng Mận, 2007). Bệnh bại liệt trƣớc khi sinh Nguyên nhân Do dinh dưỡng kém, trong thức ăn thiếu calci, photpho làm cho hàm lượng Ca/P không cân đối trong máu. Triệu chứng Hai chân sau yếu, khi đứng thấy run và đứng không được lâu, heo đi lại khó khăn và hay nằm một chỗ, bại hai chân sau, hai chân trước hơi run, sau đó bị bại cả bốn chân. Phòng bệnh Trong thời gian mang thai cần bổ sung thêm 1 - 2% bột xương vào thức ăn, chích chế phẩm vitamin ADE cho nái mang thai tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Điều trị
  • 37. 24 Trị bệnh lúc yếu hai chân sau, tiêm vào tĩnh mạch Gluconat Calci, hoặc Calcimax tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, tiêm liên tục cho đến khi heo nái đi lại được, bổ sung ADE, vitamin B1. Bại liệt sau khi sinh Bình thường hay sảy ra sau khi sinh 1 tháng. Nguyên nhân Kế phát do bệnh bại liệt trước khi sinh hoặc do kỹ thuật đỡ đẻ làm tổn thương dây thần kinh toạ, do khẩu phần ăn thiếu Canxi, photpho hoặc tỷ lệ Canxi/Photpho không cân đối, trong khi heo mẹ cần lượng khoáng để cung cấp cho sữa nên xương mềm dễ bại. Triệu chứng Khi đứng hai chân sau run run, cơ bắp co giật, té bất thường, trường hợp nhẹ thì heo đứng dậy được, trường hợp nặng heo nằm một chỗ. Nếu bại liệt xảy ra sau khi sinh 1 - 2 ngày thường do tổn thương dây thần kinh toạ, nếu xảy ra sau khi sinh 15 - 30 ngày thường do yếu tố canxi - photpho. Phòng bệnh Thao tác đỡ nhẹ nhàng, bổ sung bột cá, bột xương tương tự như bệnh bại liệt trước khi sinh, chích chế phẩm bổ sung vitamin ADE cho nái mang thai tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Điều trị Strychnyl: 2 ống (5 ml/ống) một ngày, chích bắp liên tục 4 - 5 ngày. ADE: 1 ml/25 - 30 kg trọng lượng. Gluconat Calci, Calcimax: 1 ml/5 kg trọng lượng tiêm đến khi nái đi lại được. Trợ sức, trợ lực: Vitamin C, cafeine,… 1.2.5.2 Heo con theo mẹ Bệnh tiêu chảy heo con Nguyên nhân gây tiêu chảy
  • 38. 25 Do heo nái Heo nái trong quá trình mang thai nuôi dưỡng kém, thiếu các chất khoáng, protein hoặc ảnh hưởng đến bào thai, nên trọng lượng của heo sơ sinh giảm, khả năng chống bệnh tật rất kém. Do sữa mẹ không thích hợp, chăm sóc, nuôi dưỡng kém, mẹ viêm vú, sót nhau, mắc một số bệnh truyền nhiễm,… ảnh hưởng đến chất lượng sữa gây nên chứng tiêu chảy ở heo con theo mẹ. Heo nái bị hội chứng MMA, heo con bú sữa có sẳn dịch viêm, liếm dịch viêm dính trên nền gây tiêu chảy. Theo Nguyễn Như Pho (1995) cho rằng heo mẹ bị mất sữa hay giảm sữa heo con bú ít hay không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém dễ phát bệnh. Do heo con Do bo máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, các enzyme tiêu hóa, lượng HCl trong giai đoạn sơ sinh rất ít do đó dễ bị tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Do heo con phát triển nhanh nên thiếu sắt để tạo hồng cầu dẫn đến thiếu máu làm giảm sức đề kháng, dẫn đến tiêu chảy hoặc do heo con bú sữa nhiều, sữa sẽ không tiêu hóa hết được hoặc heo con bị viêm rốn do E.coli cũng dẫn đến tiêu chảy. Do heo con liếm phải sản dịch dính trên nền chuồng và các chất dơ làm cho vi khuẩn xâm nhập gây tiêu chảy. Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc Do ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu quá nóng, quá lạnh hoặc là ẩm ướt kéo dài làm ảnh hưởng tới heo con. Do điều kiện chăm sóc: Heo con sơ sinh không cho bú sữa đầy đủ, sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn chứa kháng thể từ mẹ truyền sang giúp heo con phòng bệnh trong 3 - 4 tuần lễ. Do kĩ thuật bấm răng, cắt rốn không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, nước uống không sạch (Lê Hồng Mận, 2007).
  • 39. 26 Bệnh viêm khớp heo con Bệnh viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết heo trước khi cai sữa. Những heo con khỏi bệnh sẽ bị dị tật và có dáng đi khập khiễng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giảm hấp thu, chậm lớn, làm tăng tiêu tốn thức ăn. Nguyên nhân gây bệnh Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tai, các vết thương trên chân, da, đầu gối khi chúng chà sát trên nền chuồng cứng, thô ráp hoặc qua vết thiến. Một nguyên nhân khác là do heo con sau khi sinh không được bú sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ, nhất là ở những heo bị mất mẹ,… Triệu chứng của bệnh viêm khớp trên heo con Thấy chúng đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi. Khớp chân sưng lên sau đó 7 - 15 ngày tuổi và heo có thể chết sau đó lúc 2 - 5 tuần tuổi. Dấu hiệu viêm có thể thấy trên mọi ổ khớp nhưng thường thấy nhất là khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng. Điều bị bệnh viêm khớp Có thể sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp như Ampicilin, Penicillin phối hợp Streptomycin,… để tiêm trực tiếp vào khớp viêm và chích bắp thịt để điều trị toàn thân. Cần điều trị thật sớm ngay sau khi phát hiện ra triệu chứng viêm khớp. Phòng bệnh viêm khớp cho heo con Cần vệ sinh sát trùng chuồng đẻ kỹ lưỡng. Dùng thuốc sát trùng hoặc đun sôi các dụng cụ đỡ đẻ, kềm bấm răng, cắt đuôi, thiến heo đực,… Nền chuồng nuôi heo con không quá thô nhám, gồ ghề để tránh các vết trầy da cho heo con khi chúng tranh bú mẹ. Sau khi cắt cột cuống rốn cần sát trùng đầu rốn bằng cồn Iod. Cần chăm sóc, bảo đảm cho các heo con sau khi sinh được cho bú sữa đầu đầy đủ.
  • 40. 27 1.3 Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng tại trại nái Hồ Văn Châu 1.3.1 Quy mô và bố trí trại Trại được hình thành năm 2012, trại có quy mô lớn (1500 m2 ), gồm 3 trại nhỏ với tổng số heo là 501 con. Trong thời gian thực hiện khóa luận, số heo ở mỗi trại được phân bổ như sau: Trại 1: 14 nái, 65 heo con theo mẹ, 38 heo thịt. Trại 2: 24 heo nái, 123 heo con theo mẹ, 42 heo cai sữa, 62 heo lứa, 46 heo nuôi thịt. Trại 3: 87 heo nuôi thịt. Hình 1.6: Sơ đồ bố trí chuồng trại Trại nằm sâu phía trong quốc lộ 60 thuộc ấp An Thiện, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Đây là tuyến đường huyết mạch nối các vùng lân cận với Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Thành Phố Hồ Chí Minh với mật độ Quốc lộ 60 Nhà chủ trại Trại 1 Trại 2 Trại 3 Ao lắng Ao lắng Chuồng heo thịt Chuồng heo lứa WC Biogas Biogas Lối đi Bể chứa nước Kho chứa thức ăn Ao cá Nhà ở sinh viên Khu nuôi gà Khu nuôi gà
  • 41. 28 xe cộ liên tục nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, vật liệu xây dựng, con giống, sản phẩm,… Mặt bằng của trại rất thuận lợi, đất bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi cung cấp nước, xa khu dân cư hay khu quy hoạch, xung quanh được bao bọc bởi vườn cây ăn quả giúp tạo được sự mát mẻ cho đàn vật nuôi. Khu vực chăn nuôi của trại cách quốc lộ 60 khoảng 1 km. 1.3.2 Con giống Giống heo nái được nuôi tại trại một phần Yorkshine - Landrace được nhập từ công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam từ những ngày đầu thành lập trại và một phần trong quá trình nuôi giữ lại những con heo tốt để tiếp tục làm nái sinh sản. 1.3.3 Thức ăn Thức ăn cho heo được trộn với hèm rượu tự làm tại trại (96,0% thức ăn + 4,00% hèm rượu). Cách làm hèm rượu: Gạo sau khi được nấu chín thì để nguội, trộn với men rượu (1,10 kg men cho 100 kg gạo) và đậy nắp kín sau khoảng 12 giờ là dùng được. Hình 1.7: Men làm hèm rượu Hèm rượu được sản xuất bằng cách lên men: khi một số loài men rượu nhất định (quan trọng nhất là Saccharomyces cerevisiae) chuyển hóa đường trong điều kiện không có oxy (gọi là yếm khí), chúng sản xuất ra etanol và cacbon điôxít CO2. Phản ứng hóa học tổng quát có thể viết như sau: C6H12O6 → 2 CH3CH2OH + 2 CO2
  • 42. 29 Đây là một trong những loại thức ăn rất tốt để chăn nuôi heo, cung cấp đủ dinh dưỡng, các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa và phòng chống bệnh hiệu quả cho heo do làm lượng protein thô chứa tới 20%, sẵn các loại đường bột, các chất khoáng có lợi như canxi, kali, và các sinh tố vitamin như B, C. Trại dùng thức ăn hỗn hợp riêng cho từng loại heo. Thức ăn cho heo nái nuôi con: Maxwin 892 của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam. Hình 1.8: Thức ăn Maxwin 892 dùng cho heo nái nuôi con Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 892 dùng cho heo nái nuôi con được trình bày qua Bảng 1.3. Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 892 Chỉ tiêu Thức ăn Maxwin892 Đạm thô tối thiểu (%) 16 Độ ẩm tối đa (%) 14 Xơ thô tối đa (%) 8 Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,8 - 1.5 P tổng số tối thiểu - tối đa 0,6 - 1,2 Lysine tổng số tối thiểu (%) 0.9 Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) 0,6 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) 3000
  • 43. 30 Thức ăn cho heo nái mang thai: E 965 của Công Ty TNHH Chăn nuôi thức ăn gia súc Tấn Lợi. Hình 1.9: Thức ăn E 956 dùng cho heo nái mang thai Thành phần dinh dưỡng của thức ăn E 965 dùng cho heo nái mang thai được trình bày qua Bảng 1.4. Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn E 965 Chỉ tiêu Thức ăn E 965 Độ ẩm (%) max 14 Proteinthô (%) min 14 Xơ thô (%) max 9 P tổng số (%) min - max 0,5 - 1,8 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) min 3000 Ca (%) min - max 0,7 - 1,4 Lysine tổng số (%) min 0,5 MET + CYS tổng số (%) min 0,35 Dược liệu, kháng sinh Không có
  • 44. 31 Thức ăn dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg: V9052S của Công Ty TNHH Chăn nuôi thức ăn gia súc Tấn Lợi. Hình 1.10: Thức ăn V9025S dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg Thành phần dinh dưỡng cũa thức ăn V9052S dùng cho heo từ 15 kg - 30 kg được trình bày qua Bảng 1.5. Bảng 1.5: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn V9025 Chỉ tiêu Thức ăn V9052S Độ ẩm (%) max 14 Protein thô (%) min 18 Ca (%) min - max 0,7 - 1,4 Lysine tổng số (%) min 1,1 MET + CYS tổng số (%) min 0,5 P tổng số (%) min - max 0,5 - 1,8 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) min 3000 Colistin Sulphate (mg/kg) max 100 BMD (mg/kg) max 30
  • 45. 32 Thức ăn cho heo con từ tập ăn đến 15 kg: Maxwin 812 của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam. Hình 1.11: Thức ăn Maxwin 812 dùng cho heo con từ tập ăn đến 15 kg Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 812 dùng cho heo con từ tập ăn đến 15 kg được trình bày qua Bảng 1.6. Bảng 1.6: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 812 Chỉ tiêu Thức ăn Maxwin 812 Đạm thô tối thiểu (%) 19 Độ ẩm tối đa (%) 14 Xơ thô tối đa (%) 6 Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,8 - 1,4 P tổng số tối thiểu - tối đa 0,5 - 1 Lysine tổng số tối thiểu (%) 1,3 Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) 0.7 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) 3400
  • 46. 33 Thức ăn cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg: Maxwin 802 của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam. Hình 1.12: Thức ăn Maxwin 802 dùng cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg Thành phần dinh dưỡng của thức an Maxwin 802 dùng cho heo con từ 5 ngày tuổi đến 7 kg dược trình bày qua Bảng 1.7. Bảng 1.7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Maxwin 802 Chỉ tiêu Thức ăn Maxwin 802 Đạm thô tối thiểu(%) 20 Xơ thô tối đa (%) 14 Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,7 - 1,4 P tổng số tối thiểu - tối đa 0,6 - 1,2 Lysine tổng số tối thiểu (%) 1,5 Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%) 0,7 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) 3500 1.3.4 Nƣớc uống Nước uống cho heo được lấy từ giếng qua hệ thống xử lý nước. Sau đó nước được chứa trên bồn dự trữ và từ đó nước sẽ đến các ô chuồng cho heo uống qua đường ống nước dẫn đến.
  • 47. 34 Hình 1.13: Bồn xử lý nước với hóa chất Hình 1.14: Bồn dự trữ nước Cách xử lý nước: Cho hoá chất Chlorine (1 kg Chlorin dùng cho 30 m3 nước), phèn (1 kg phèn chua dùng cho 3 m3 nước) sau khoảng 30 phút cho nước trong là cho heo uống được. Tác dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O): Dùng phèn chua cho vào nước để tạo ra phản ứng kết tủa bông keo làm lắng các hạt lơ lửng giúp nước trở nên tinh khiết, trong hơn. Phương trình: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+
  • 48. 35 Tác dụng của Chlorine (Ca(OCl)2): Chlorine thường được dùng với mục đích chính là khử trùng nhằm diệt hay bất hoạt các vi sinh vật trong nước. Phương trình: Cl2 + H2O → HOCl + HCl HOCl → OCl- + H+ Hình 1.15: Chlorine (trái) và phèn chua (phải) dùng để xử lý nước 1.3.5 Vệ sinh thú y Mỗi ngày vệ sinh 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Nái nuôi con vệ sinh cẩn thận, rửa nền chuồng khi nái dơ và lau khô nền chuồng sau khi tắm, tránh làm ướt heo con. Phải có rèm tránh mưa tạt gió lùa. Quét vôi chuồng , mỗi khi di chuyển heo ra vào và quét vôi nước đường đi để tránh mầm bệnh, định kì phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi (cách ba ngày phun một lần). Máng ăn của heo con theo mẹ phải cọ rửa Máng ăn của heo nái cọ rữa hàng ngày. 1.3.6 Thuốc thú y Các loại thuốc thú y dùng trong trại được trình bày qua Bảng 1.8.
  • 49. 36 Bảng 1.8: Các loại thuốc được sử dụng trong trại Tên thuốc Thành phần Công dụng Đƣờng cấp Liều lƣợng Nova - Flor 40% LA Florfenicol Đặc trị thương hàn, tụ huyết trùng IM 1 ml/25 kg Nova - Bromhexineplus Bromhexine, Dipyrone, Dexamethasone Thuốc trợ hô hấp IM 1 ml/10 kg Ketovet Ketoprofen Exp.qs Kháng viêm, giảm đau. Hạ sốt IM 1 ml/16 kg Bio - Ampicillin Cloprostenol (dạng Sodium) Tá dược vừa đủ Đặc trị viêm phổi, tụ huyết trùng, viêm ruột, tiêu chảy IM Heo lớn: 1 lọ/ 60 kg Heo nhỏ: 1 lọ/ 40 kg Ceftiofur Ceftiofur HCl Đặc trị viêm phổi, viêm vú, tử cung, tụ huyết trùng, đau móng IM 1 ml/15 kg Bio - Fer+ B12 Iron (dạng Dextra Complex) Vitamin B12 Đặc trị bệnh thiếu máu, tiêu chảy do thiếu sắt Da hồng hào sau 3 ngày tiêm IM 1 ml/con ADE. BComplex Vitamin A, D3, E, B1, B2, B6, PP Kích thích tăng trưởng, bổ sung Vitamin, tăng sức đề kháng IM 1 ml/10 kg
  • 50. 37 Vicox Toltra Tortraziril Dung môi vừa đủ Phòng trị cầu trùng trên heo con, bê, nghé. PO Heo con: 1 ml/con Heo từ một tuần tuổi: 1 ml/2,50 kg Dexason Dexamethasone Sodium Phosphate Chống viêm, chống dị ứng, kết hợp với kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn IM Thú lớn: 1 ml/20 kg Thú nhỏ: 1 ml/10 kg Bio - Tiamulin 10% Tiamulin Hydrogen Fumarate Nước pha tiêm vừa đủ Đăc trị hồng lỵ, viêm phổi, viêm khớp do Mycoplasma IM Hồng lỵ: 1 ml/10 kg Viêm phổi: 1 - 1,5 ml/10 kg UV - Cefur Ceftiofur Dung môi vừa đủ Đặc trị viêm màng phổi, viêm phổi dính sườn IM Heo nái : 1 ml/30 - 50 kg Heo thịt: 1 ml/20 - 50 kg Bio - Dexa Dexamethasone, Propylene glycol Nước pha tiêm vừa đủ Thuốc kháng viêm, hiệu quả trong các bệnh nhiễm trùng, phối hợp tốt với kháng sinh IM, IV, SC 1 - 2,5 ml Turavitryl Turathromycin Dung môi pha tiêm vừa đủ Đặc trị các bệnh đường hô hấp IM 1 ml/40 kg
  • 51. 38 Han - Prost Cloprostenol (Dạng Cloprostend Sodium) Tá dược vừa đủ Tan hoàng thể, gây động dục, cho đẻ sớm IM 0,7 ml/con 0,5 ml/liều tinh UV - Bromax Dipyron Bromhexin Dexamethasone Dung môi vừa đủ Hạ sốt, kháng viêm, tan đờm, giảm ho IM Heo lớn: 1 ml/15 kg Heo thịt: 1 ml/10 kg Heo con: 1 ml/5 kg Bio - Colistin Colistin Sulfate Đặc trị tiêu chảy, viêm ruột, triệu chứng sưng mắt, phù thủng, viêm đa khớp IM 1 ml/4 - 6 kg thể trọng/ngày Bio - Atropin Atropin Sulfate, Propylene Glycol, Nước pha tiêm vừa đủ. Trị co thắt ruột-khí phế quản, tiêu chảy nặng, giảm đau - tiền mê SC, PO 1 ml/8 - 10 kg thể trọng Enro 20% LA Enrofloxacin base, Tá dược đặc biệt vđ. Đặc trị viêm phổi, hen suyễn ghép viêm đường têu hóa, nhiễm trùng huyết, viêm ruột tiêu chảy, phó thương hàn, E.coli. IM, SC 1 ml/20 - 22 kg
  • 52. 39 Nova - Genta. Amox Gentamicin Sulfate Amoxicillin Trihydrate Trị viêm phổi, tiêu chảy, viêm tử cung, viêm ruột do vi khuẩn, viêm vú trên ngựa, trâu, bò, dê, cừu, heo. IM Heo con: 1 ml/ 10 kg thể trọng. Heo lớn: 1 ml/ 10 kg thể trọng. Bio - Penicilin Penicillin G Procaine, Penicillin G Sodium, Tá dược vừa đủ. Trị nhiễm trùng do vi khuẩn Gr (+) gây ra. IM Heo lớn, bê, nghé: 1 lọ/100 - 150 kg thể trọng. Heo con, chó mèo: 1 lọ/60 - 80 kg thể trọng. Bimermectin 0,25% Ivermectin Propyleneglycol vừa đủ Đặc trị nội, ngoại kí sinh trùng, bệnh ghẻ, an toàn cho thú mang thai SC 1 ml/7 - 8 kg UV - TC Tiamulin Colistin Dung môi vừa đủ Đặc trị viêm ruột, hồng lỵ, sưng phù đầu IM Heo lớn: 1 ml/15 kg Heo thịt: 1 ml/10 kg Heo con: 1 ml/5 kg
  • 53. 40 Bio - Oxytocin Oxytocin Nước pha vừa đủ Kích thích co bóp tử cung, điều trị xót nhau, viêm tử cung, giúp nhanh tiết sữa IM, SS, IV Bệnh sản khoa: 30 - 50 UI Kích thích tiết sữa: 5 - 20 UI Catosal Vitamin B12 (Cyanocobalami n) Methyl Hydroxybenzoat e Tá dược (Sodiumhydroxy de) bổ sung vừa đủ 1 - (n - Butylamino) - 1 methyl phosphonic acid Kích thích biến dưỡng giúp phòng bệnh và phòng rối loạn ttrao đổi chất IV, IM, SC Heo: 2,5 - 10 ml/con (1 ml/kg thể trọng) Heo con: 1 - 2,5 ml/con (1ml/5 - 10kg thể trọng) Nova - Amysin Azithromycin Tá dược vừa đủ Đặc trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp PO Heo con: 1.5 g/kg thức ăn hay 1 g/15 kg thể trọng Heo lớn: 1 g/kg thức ăn hay 1 g/20 kg thể trọng
  • 54. 41 Brompred TP Bromhexine HCl Prednisoloneacet ate Tá dược vừa đủ Trợ hô hấp, giảm ho, long đờm, thông khí quản PO 1 g/1 lít nước 2 g/kg thức ăn 1 g/ 7 - 10 kg thể trọng Ampi - Coli Ampicycline Colistin Tá dược vừa đủ Phòng và trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn PO 1 gói (50 g) /150 - 200 kg thể trọng 1.3.7 Vaccin Các loại vaccin dùng trong trại Hồ Văn Châu được trình bày qua Bảng 1.9. Bảng 1.9: Các loại vaccin được dùng trong trại Tên vaccin Ngày tuổi Công dụng Liều lƣợng Ingelvac Mycoflex 10 Phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasama 2 ml/con Circo Pig Vac 15 Ngừa hội chứng còi cọc 1 ml/con Coglapest 25 Phòng ngừa bệnh tiêu chảy 1 ml/con Avac PRRS Live 25 Phòng ngừa bệnh tai xanh 2 ml/con Parapleuro Shield 35 Phòng ngừa bệnh viêm phổi dính sườn 2 ml/con Bayovac® SuiShot® PT-100 70 Phòng bệnh tiêu chảy cấp (PED) và viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) 3 ml/con Tobacoli Heo nái trước khi đẻ 5 tuần Phòng bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu ở lợn 2 ml/con Parvosinol Heo nái trước khi đẻ 15 ngày Phòng bệnh khô thai, sảy thai, thai chết lưu trên heo nái 2 ml/con