O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

đC địa 11 phần 1

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Carregando em…3
×

Confira estes a seguir

1 de 6 Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a đC địa 11 phần 1 (20)

Mais recentes (20)

Anúncio

đC địa 11 phần 1

  1. 1. Tài liệu học tập Địa lí- lớp 11 Năm học 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 1 A- KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ-XÃ HỘI THẾ GIỚI. Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI. I. Sự phân chia thành các nhóm nước. - Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên Thế giới, được chia thành 2 nhóm nước: + Nhóm nước đang phát triển: thường có GDP/người thấp, nợ nhiều, HDI thấp. + Nhóm nước phát triển thì ngược lại. - Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs): Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan,… II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước. Tiêu chí Nhóm nước đang phát triển Nhóm nước phát triển GDP/người Thấp Cao Cơ cấu GDP Khu vực I và II chiếm tỉ trọng cao. Khu vực III còn thấp Khu vực III: chiếm tỉ trọng lớn Khu vực I và II: chiếm tỉ trọng nhỏ. Tuổi thọ trung bình Thấp hơn trung bình của thế giới Cao hơn trung bình của thế giới HDI Thấp Cao III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Thời gian: Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI - Đặc trưng: + Xuất hiện, bùng nổ công nghệ cao. + Tập trung bốn ngành trụ cột: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng. - Tác động: + Xuất hiện nhiều ngành mới. + Xuất hiện nền kinh tế tri thức. B. BÀI TẬP. Câu 1. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét. Năm 1990 1998 2000 2004 Tổng nợ 1310 2465 2498 2724
  2. 2. Tài liệu học tập Địa lí- lớp 11 Năm học 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 2 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Các quốc gia trên thế giới được chia thành hai nhóm: đang phát triển và phát triển dựa trên cơ sở: A. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên B. Sự khác nhau về tổng ds của mỗi nước C. Sự khác nhau về trình độ kt – xh D. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người Câu 2: Hàn Quốc, Singapore, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,… được gọi là: A. Các nước đang phát triển B. Các nước phát triển C. Các nước kém phát triển D. Các nước công nghiệp mới Câu 3: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. Ra đời hệ thống các ngành công nghệ hiện điện – cơ khí B. Chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp C. Xuất hiện và phát triển các ngành công nghệ cao D. Tự động hóa nền sản xuất công nông nghiệp Câu 4: Kinh tế tri thức là loại hình KT dựa trên: A. Chất xám, KT, công nghệ cao B. Vốn, KT cao, lao động dồi dào C. Máy móc hiện đại , lao động rẻ D. Máy móc nhiều, lao động rẻ Câu 5: Năm 2005, Tuổi thọ trung bình của thế gới là bao nhiêu tuổi? A. 47 B. 65 C. 67 D. 76 Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Xu hướng toàn cầu hóa 1. Toàn cầu hóa kinh tế. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,… Biểu hiện: - Thương mại quốc tế phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế a. Mặt tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các nước về nhiều mặt. b. Mặt tiêu cực: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, cũng như giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: a. Nguyên nhân hình thành: Do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. b. Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, AFEC, MERCOSUR 2. Hệ quả của khu vực hóa a. Tạo ra cơ hội:
  3. 3. Tài liệu học tập Địa lí- lớp 11 Năm học 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 3 - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. - Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. b. Tạo ra thách thức: Đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ở mỗi quốc gia như: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,… Bài tập: Câu 1. Dựa vào bảng 2 (SGK trang 11), so sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Rút ra nhận xét. Câu 2: Toàn cầu hóa : A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên TG về nhiều mặt B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên TG về KT, văn hóa, KH … C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền KT – XH các nước đang phát triển D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên TG về KT, văn hóa, KH Câu 3: Mặt trái toàn cầu hóa kinh tế thể hiện ở: A. Sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng tập trung chủ yếu ở các nước phát triển B. Khỏang cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước C. Thương mại tòan cầu sụt giảm D. Các nước đang phát triển sẽ không được hưởng lợi ích nhiều Câu 4: Các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế nhằm chủ yếu: A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của KV và của các nước trong KV so với TG B. Làm cho đời sống văn hóa, XH của các nước thêm phong phú C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngoại thương Câu 5: Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước: A. Tăng cường sự hợp tác quốc tế, đầu tư, phát triển kinh tế….. B. Chủ động khai thác các thành tựu KH và công nghệ C. Tạo điều kiện song phương hoá D. Tạo điều kiện bình thường hoá Câu 6: Tháng 1/2017, tổ chức WTO có bao nhiêu nước? A. 150 B. 151 C. 152 D. 153 Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. Dân số. 1. Bùng nổ dân số - Biểu hiện: + Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nữa sao thế kỹ XX + Năm 2016, dân số thế giới hơn 7 tỷ người. Chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển - Hệ quả: + Tạo ra nguồn lao động đồi dào. + Gây sức ép nặng nề về tài nguyên, môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
  4. 4. Tài liệu học tập Địa lí- lớp 11 Năm học 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 4 2. Già hóa dân số. - Biểu hiện: + Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng nhiều. +Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Các nước phát triển có dân số già hơn - Hệ quả: + Thiếu nguồn lao động + Chi phí lớn cho phúc lợi xã hội. II. Môi trường Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khi hậu toàn cầu Trái đất đang nóng lên. Mưa axit -Lương CO2 tăng đáng kể trong khí quyển→ hiệu ứng nhà kính - Chủ yếu sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt. -Băng tan - Mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đất thấp. - Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất Giảm lượng CO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt Suy giảm tầng ôzon Tầng Ôzôn bị thủng là lỗ thủng ngày càng lớn. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt→ Thải ra 1 lượng khí thải lớn trong khí quyển Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật. Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt. Ô nhiễm nguồn ngước ngọt biển và đại dương Nguồn nước ngọt, biển bị ô nhiễm nghiêm trọng - Chất thải CN, NN, sinh hoạt. - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ. -Thiếu nước sạch -Ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh hưởng đến sinh vật -Tăng cường xây dựng các nhà máy xữ lí chất thải - Đảm bảo an toàn hàng hải. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Khai thác thiên nhiên quá mức - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu, … - Mất cân bằng sinh thái Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ thiên nhiên III. Một số vấn đề khác. - Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố - Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rữa tiền, ma túy,….
  5. 5. Tài liệu học tập Địa lí- lớp 11 Năm học 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 5 BÀI TẬP PHẦN I. TỰ LUẬN 1: Dựa vào bảng 3.1, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới. 2: Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. 3: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải "tư duy toàn cầu, hành động địa phương". PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dân số Thế giới hiện nay: A. Đang tăng B. Đang giảm. C. Không tăng không giảm D. Đang ổn định. Câu 2: Bùng nổ dân số trong mọi thời kỳ đều bắt nguồn từ: A. Các nước phát triền B. Các nước đang phát triển C. Đồng thời ở các nước phát triển và đang phát triển D. Ở các nước phát triển và đang phát triển nhưng không đồng thời Câu 3: Trái đất nóng dần lên là do: A. Mưa axít ở nhiều nơi trên TG B. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển C. Tầng ô dôn bị thủng D. Băng tan ở hai cực Câu 4: Phần lớn dân số thiếu nước sạch trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển là do: A. Không có nguồn nước để khai thác B. Người dân không có thói quen dùng nước sạch C. Nhà nước không chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng nước sạch D. Nguồn nuớc bị ô nhiễm Câu 5. Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do: A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt B. Các sự cố đắm tàu chở dầu, rửa tàu… C. Việc xả nước của các đồng ruộng D. Các sự cố bể ống dẫn dầu Bài 4: Thực hành: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. Xác định yêu cầu: Xác định cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển II. Nội dung chính: Nội dung Cơ hội Thách thức 1. Tự do hóa thương mại …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… ……………………………………
  6. 6. Tài liệu học tập Địa lí- lớp 11 Năm học 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 6 2. Cách mạng khoa học và công nghệ …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… 3. Sự áp đặt lối sống, văn hóa của các siêu cường quốc …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… 4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… 5. Toàn cầu hóa công nghệ …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… 6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… 7. Sự đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… ❖ Tổng kết: - Cơ hội: + Khắc phục khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất, kĩ thuật công nghệ. + Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển kinh tế xã hội đất nước. + Gia tăng tốc độ phát triển - Thách thức: + Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn. + Chịu nhiều thua thiệt, rủi ro: tụt hậu, nợ nần, … thậm chí đánh mất nền độc lập.

×