SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 60
Baixar para ler offline
S Ứ C

T R Ẻ
Hòa vào

“THIÊN ĐƯỜNG CARAMEN”
cùng
CARAMEN WORLD
Chùa Láng vốn được mệnh danh là thiên
đường ẩm thực đối với các FTUers cũng
như DAVers. Nhiều đặc sản đã xuất hiện
ở đây để phục vụ cho hàng ngàn “thực
khách” mỗi khi tan trường hay rảnh rỗi.
Và trong đó, không thể không kể đến
“Caramen World” – số 151 Chùa Láng.
Nói đến caramen (hay còn gọi là bánh
Flan), có phải FTUers sẽ nghĩ đến món
caramen đơn giản với trứng, sữa và cà
phê? Vậy thì đến với Caramen World,
bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác
với món ăn này. Không còn là caramen
đơn thuần nữa, qua bàn tay phù phép
của Caramen World, món caramen đã
trở nên phong phú, hấp dẫn hơn bao giờ
hết với các loại khác nhau mà lại vô cùng
độc đáo. Đó có thể là món caramen thanh
mát ăn cùng với rau câu sợi giòn sần sật,
hay caramen thơm ngậy có nước cốt
dừa, caramen với trân châu nhân nho
khô vô cùng thú vị, hay caramen thập
cẩm,… Rất nhiều người tới đây đều
muốn gọi caramen như một món khai vị
hoặc tráng miệng cho bữa ăn của mình,
và tất cả các món caramen đều có giá cả
rất phải chăng: 15.000đ/bát.
Không chỉ có caramen, Caramen World
biết cách “chiều lòng” dạ dày của thực
khách bằng một thực đơn đa dạng các
món quà vặt khác. Có nhiều món ăn khác
nhau như bánh giò thập cẩm, gỏi cuốn
tôm thịt và gỏi cuốn nem chua, nem chua
rán, các loại chè,… Các món ăn ở đây tuy
được xếp vào hàng “sang” trong các loại
đồ ăn vặt, nhưng giá cả lại rất hợp lí, rất
“teen”, chỉ tầm 10.000 – 20.000đ/đĩa. Còn
gì thú vị hơn khi không những được ăn
caramen, mà các bạn còn được thưởng
thức những món vặt ăn hoài không chán
với giá cả hấp dẫn như vậy?

Quán đã có hai cơ sở trước đó ở Nguyễn
Công Trứ và Thái Thịnh. Cửa hàng thứ
nhất ở Nguyễn Công Trứ chính là một
“cơn gió mới” cho caramen biến tấu ở Hà
Nội, và sau đó mở rộng ra một quán ở
Thái Thịnh. Là cơ sở thứ 3 của Caramen
Nguyễn Công Trứ nổi tiếng từ lâu, cũng
giống như Caramen World Thái Thịnh,
Caramen World ở Chùa Láng tuy chỉ là
quán ăn vặt nhưng có cơ sở vật chất
tương đối khang trang. Với không gian
hai tầng, quán mang lại cảm giác thoáng
đãng, rộng rãi và sạch sẽ. Những bức
tranh treo tường cũng sống động, bắt mắt
và thu hút sự chú ý của các thực khách.
Đặc biệt hơn cả là đội ngũ phục vụ của
quán – những nhân viên chu đáo, nhiệt
tình và chuyên nghiệp.
Hãy đến với Caramen World để có những
trải nghiệm tuyệt vời nhất về món ăn này!

Địa chỉ liên hệ:
Cơ sở 1: Số 37H2 tập thể Nguyễn
Công Trứ - ĐT: 0949.723.723
Cơ sở 2: Số 162 Thái Thịnh
ĐT: 0944.340.340
Cơ sở 3: Số 151 Chùa Láng
ĐT: 0942.533.533
Nhật kí người biên tập
S Ứ C

T R Ẻ

Thân gửi những độc giả yêu
mến của Nội san Sức trẻ
Mùa hạ ngắn ngủi mà đầy thú vị đã trôi
qua, tháng 9 lại đến với chúng ta - háo
hức và bất ngờ - mang theo một năm
học mới. Những cơn mưa rào đã trở nên
thảng hoặc, cái oi nồng cũng dần lắng đi.
Và đâu đó dưới những tán cây trên con
phố Chùa Láng thân thuộc giờ đã nồng
nàn hương thơm hoa sữa. Mảnh trăng
dần đầy ụ, tiếng trống chiêng và mùi bánh
dẻo bánh nướng cuốn lòng người nhảy
múa cùng dịp Tết trung thu.
Sau chặng đường 8 năm của Ban biên
tập Nội san Sức trẻ với đầy đủ mọi thăng
trầm, trên tay bạn giờ đây đang là cuốn
Sức trẻ số thứ 39. Không chỉ tiếp tục
gây bất ngờ và cung cấp nhiều thông tin
bổ ích cho bạn đọc với những chuyên
mục như Muôn màu Ngoại Thương,
Chuyển động trẻ, Tôi đi làm, Bí kíp
tôi có thể, 373K hay Trải nghiệm của
tôi,… Sức trẻ lần này còn đem tới những
cái nhìn sâu sắc và đầy hào hứng trong
chuyên mục Kinh tế và Góc tranh luận.
Lật tới những trang Truyện ngắn, Theo
dấu bồ công anh hay Không gian sách,
bạn có thể thấy một khoảng lặng bình yên
đang chờ mình ở đó, hãy khám phá và
tận hưởng.
Ngay lúc này đây, từ khắp các nẻo đường
trên đất nước, một thế hệ sinh viên mới
đã cùng hội tụ dưới mái trường Ngoại
thương, sẵn sàng trải nghiệm và thử
thách tuổi trẻ mình. Ban biên tập Sức trẻ
39 xin dành lời cảm ơn chân thành nhất
tới những độc giả lâu năm của chúng
tôi. Đồng thời, xin gửi tới thế hệ K52 lời
chào hân hoan và nồng nhiệt nhất! Luôn
nguyện chúc những điều tươi đẹp và may
mắn sẽ đến với tất cả các bạn.

04.
GẶP LẠI MÀU ÁO
XANH

18.
NHỮNG NGÔI SAO
CỦA GIẢI
NOBEL KINH TẾ

20.
ĐẶNG HỒNG NGỌC –
MÀU NẮNG RỰC RỠ
GIỮA FTU

23.

EM KHÔNG THÍCH
NHỮNG CHÀNG TRAI
SƯ TỬ

32.

Ban biên tập Sức trẻ

NHÀ A - FTU

37.
HOẠT HÌNH DISNEY
KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG
CHO MỘT LỨA TUỔI

“NGỤP LẶN” TRONG
CÁC SHOW TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ

1
2

373K
S Ứ C

T R Ẻ

LỊCH TUYỂN THÀNH VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN

Kì I năm học 2013 - 2014 các CLB
Đoàn thanh niên
ĐH Ngoại thương FYU

4. Câu lạc bộ Chứng khoán SIC

Vòng 2: IQ, EQ – phỏng vấn nhóm

Vòng 3: Phỏng vấn dài toàn CLB
(23/9 - 29/9)

Vòng 1: Nhận đơn

Vòng 3: Teamwork
Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân
Thử thách 1 tháng

Hội sinh viên
ĐH Ngoại thương BFF (dự kiến)
Vòng 1: Nhận đơn (1 - 16/9)

Vòng 2: Thi viết và kiểm tra kĩ năng truyền
thông - tổ chức (18 - 20/9)

Vòng 1: Nhận đơn (27/8 - 18/9)

Vòng 2: Test + Phỏng vấn nhanh (21/9)

Vòng 4: Thử việc (30/9 - 27/10)

6. Câu lạc bộ Nhà tư vấn Luật LCC

Vòng 1: Nhận đơn (từ ngày 26/8 - 17h30
với bản cứng và 23h59 17/9/2013 với
bản mềm)
Vòng 2: Thử thách với Project
(21 - 28/9)
Vòng 3: Phỏng vấn (1 - 2/10)

Vòng 3: Teamwork (làm project nhỏ)
(23 - 29/9)

Đối tương là sinh viên năm nhất – năm 3
các trường đại học: Ngoại thương, Luật
HN; khoa Luật các trường ĐH khác.

Vòng 4: Phỏng vấn (1,2,3/10)

Vòng 4: Phỏng vấn chính thức (29/9)

KHỐI CÁC CLB CHUYÊN MÔN KHỐI CÁC CLB NGOẠI NGỮ
1. Câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp
tương lai TEC
Vòng 1: Nhận đơn (1/9 – 23h59'
ngày 9/9).

Vòng 2: Đánh giá cá nhân (11/9 - 12/9).
Vòng 3: Teamwork (15/9 - 22/9)
Vòng 4: Phỏng vấn (28/9 - 29/9).

2. Câu lạc bộ Nguồn nhân lực HRC

Vòng 1: Nhận đơn và phỏng vấn ngắn
(23/8 - 10/9). Trong đó từ ngày 27/8 chính
thức phát đơn offline.
Vòng 2: Teamwork (15/9 - 21/9)
Vòng 3: Phỏng vấn (22/9)

1. Câu lạc bộ tiếng Pháp CFE

Vòng 1: Nhận đơn (1/9 - 22/9 trong đó 1/9
chính thức phát động online)
Vòng 2: Phỏng vấn cá nhân (28/9)
Vòng 3: Project (29/9 - 12/10)

2. Câu lạc bộ tiếng Anh EC
Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 13/9)
Vòng 2: Writing (17/9)
Vòng 3: Teamwork (22/9)
Vòng 4: Phỏng vấn (25/9)
Ngoài ra EC còn tổ chức 1 ngày thi thử
TOEIC vào 29/8 với mục đích giúp K52
tiếp cận và làm quen với kì thi TOEIC đầu
vào sắp tới của trường.

3. Câu lạc bộ Sinh viên nghiên 3. Câu lạc bộ tiếng Trung CC
Vòng 1: Nhận đơn (2 - 17, 18/9)
cứu khoa học YRC
Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 12/9)

Vòng 2: Teamwork (21, 22/9)

Vòng 2: Mô phỏng (14 - 15/9)

Vòng 3: Phỏng vấn (24 - 26/9)

Vòng 3: Teamwork (21/9)
Vòng 4: Tuần trải nghiệm (22 - 27/9)
Vòng 5: Phỏng vấn (28/9)

KHỐI CÁC CLB HỖ TRỢ
PHONG TRÀO
Câu lạc bộ Truyền thông YMC
Vòng 1: Nhận đơn (30/8 – 16/9)

Vòng 2: Thi trắc nghiệm kèm phát đề thi
chuyên môn (19 - 20/9)
Vòng 3: Teamwork (28/9)
Vòng 4: Phỏng vấn (29/9)

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
1. Enactus FTU Hanoi

Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 18/9)
Vòng 2: Teambuilding (28/9)
Vòng 3: Teamwork (29/9 - 12/10)
Vòng 4: Phỏng vấn (19/10)

2. AIESEC FTU HANOI

Vòng 1: Nhận đơn (25/08 - 8/9)
Vòng 2: Vòng đánh giá (14 – 15/9)
Vòng 3: Teamwork (17 – 22/9/)
Vòng 4: Phỏng vấn (28 – 29/9/)

MỘT SỐ TỔ CHỨC KHÁC
1. Đội Thanh niên Tình nguyện
Sông Mã
Vòng 1: Phỏng vấn (6/9)

Vòng 2: Teamwork (7 - 20/9)

2. Hội đồng hương SV/cựu SV
Nghệ An Đại học Ngoại thương
Vòng 1: Nhận đơn (15 - 27/9)
Vòng 2: Teamwork (29/9)
Vòng 3: Phỏng vấn (5/10)

3. CLB Tuyên truyền ca khúc
Cách mạng TCM
Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 14/9)
S Ứ C
Vòng 2: Ban Chuyên môn & Phỏng vấn ngắn (Ban Chuyên môn, Ban Vũ
đạo - 15/9)
Ban Lễ tân - Ngoại giao: Vòng Phỏng vấn: 15/9;
Vòng Người mẫu ảnh: 22/9
Ban Tổ chức: Vòng Test kĩ năng: 15/9, Vòng Phỏng vấn: 22/9

KHỐI CÁC CLB SỞ THÍCH
1. Câu lạc bộ Khám phá Hàn Quốc KDC
Vòng 1: Nhận đơn (28/8 - 18/9)
Vòng 2: Teamwork (22/9)
Vòng 3: Phỏng vấn (26/9)

2. Câu lạc bộ Guitar FGC

T R Ẻ

3

thi toàn cầu - Global Investment Research Challenge
được CFA tổ chức hàng năm. Trong đó, "FTU CFA®
INSTITUTE RESEARCH CHALLENGE" là cuộc thi
nhằm tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất đại
diện cho Trường Đại học Ngoại thương tham gia kì thi
toàn quốc “Viet Nam CFA® Institute Research Challenge 2014” với thời gian từ 19/8 đến 4/9. Cuộc thi
gồm 3 phần: Nộp đơn, Test và Phỏng vấn. Đội xuất
sắc nhất sẽ tham gia vào kì thi toàn quốc, và nếu đạt
giải nhất toàn quốc, đội thi sẽ trở thành đại diện của
Việt Nam tham dự cuộc thi khu vực Châu Á. Đội thi
đứng vị trí quán quân sẽ trở thành đại diện cho Châu
Á tham dự cuộc thi toàn cầu.
3. Cuộc thi “The Future Accountant Contest 2013”

Vòng 1: Nhận đơn (1/9 - 18/9 trong đó 17h đối với đơn offline và 24h đối
với đơn online)
Vòng 2: Phỏng vấn (21/9)
Vòng 3: Teamwork (28/9)
Vòng 4: Một tháng thử thách (1/10 - 31/10)
Trên đây chỉ là danh sách điểm qua thời gian tuyển thế hệ mới của một
số Câu lạc bộ, tổ chức trong trường. Dù rất mong muốn giúp các tân sinh
viên có một cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh nhất về các Câu lạc bộ, tổ chức,
Đoàn Hội tại FTU nhưng vào thời điểm biên tập, lượng thông tin chúng tôi
nhận được còn hạn chế về nhiều mặt. Hi vọng các bạn tân sinh viên sẽ
lựa chọn được một "mái nhà" phù hợp nhất cho những năm Đại học của
mình, để học, rèn luyện và trưởng thành nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng
tôi cũng xin chúc các Câu lạc bộ, Đoàn, Hội và các Tổ chức có một mùa
tuyển thành viên thành công!

CÁC SỰ KIỆN KHÁC
1. Cuộc thi “So You Think You Can Speak English”
Thời gian: 18/07 - 27/10/2013
Địa điểm: địa bàn Hà Nội
Cuộc thi dành cho tất cả các bạn trẻ có niềm đam mê tiếng Anh trên địa
bàn Hà Nội. Trong vòng sơ tuyển, thí sinh tải video, clip không quá 5 phút,
dung lượng không quá 128 Mb...sử dụng tiếng Anh (hát, đóng kịch, kể
chuyện, thuyết trình, hùng biện...). BTC sẽ đăng video, clip lên Website,
Facebook, Youtube cuộc thi và tính lượt like trên Website để quy ra điểm
tổng (mỗi like = 1 điểm), với các tiêu chí đánh giá như phát âm chuẩn,
sáng tạo... 25 video xuất sắc nhất sẽ lọt vào vòng chung kết, diễn ra vào
ngày 27/10. Các bạn sẽ được chia đội (mỗi đội 5 thành viên), và lên ý
tưởng cho tiết mục tham gia dự thi vòng Chung kết. Quán quân của cuộc
thi sẽ giành giải thưởng trị giá hơn 100 triệu đồng. Dự án “So You Think
You Can Speak English” đã bắt đầu khởi động và hứa hẹn sẽ mang đến
những cơ hội trải nghiệm cũng như thể hiện khả năng cho những teen
đam mê tiếng Anh.
Chi tiết xem tại: http://youcanspeakenglish.vn
2. Cuộc thi “Viet Nam CFA® Institute Research Challenge 2014”
Thời gian: 19/08 - 04/09/2013
Địa điểm: ĐH Ngoại Thương
“Vietnam CFA Institute Research Challenge” là cuộc thi được tổ chức
thường niên bởi học viện CFA (Chartered Financial Analysis Institute)
của Mỹ và VIPC (Vietnam Investment Professional Community) tổ chức,
nhằm tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất của Việt Nam tham dự kì

Thời gian: 20/08 - 28/09/2013
Địa điểm: Hội trường lớn ĐH Hà Nội
Cuộc thi là sự tiếp nối thành công của “The Future Accountant Contest 2012” do CLB Kế toán Kiểm toán ĐH
Hà Nội tổ chức, dành cho tất cả các bạn trẻ đang theo
học ngành kế toán, kiểm toán, tài chính tại địa bàn Hà
Nội; hoặc những bạn sinh viên có đam mê với ngành
Kế toán. Cuộc thi bao gồm ba vòng, với ngôn ngữ sử
dụng là tiếng Anh: vòng 1 - MCQ Test & Short Interview, vòng 2 - Case Analysis in Team và vòng 3 - Battle
Round. Sau hai vòng đầu tiên, 3 đội xuất sắc nhất sẽ
được lựa chọn tham gia vào vòng chung cuộc tại Hội
trường lớn ĐH Hà Nội. Đến với cuộc thi, các thí sinh
sẽ được nâng cao khả năng nói tiếng Anh, các kĩ năng
mềm và kiến thức chuyên ngành. Hơn nữa, đội chiến
thắng chung cuộc sẽ có cơ hội thực tập tại KMPG một trong bốn công ty Kiểm toán lớn nhất thế giới.
4. Đêm hội OHLÀLÀ - Music Festival Vietnam - France
Thời gian: 12/10/2013
Địa điểm: Sân vận động Hàng Đẫy
Đây là sự kiện âm nhạc đỉnh cao trong năm Văn hóa
Pháp tại Việt Nam. Buổi Đại nhạc hội đặc biệt bao gồm
các tiết mục song ca và đơn ca của các nghệ sỹ nổi
tiếng: Thanh Lam, Lê Cát Trọng Lý, La Grande Sophie,
Leila Bounous, Quang và Minh, Viet Vo Da House, và
sự xuất hiện của các khách mời khác trong phần hai
của buổi biểu diễn. Trong đó có ban nhạc rock điện tử
Poni Hoax - tuy mới thành lập nhưng đã nhận được
sự yêu mến và hâm mộ của đông đảo khán thính giả.
Đêm hội âm nhạc sẽ được tổ chức vào lúc 19h ngày
12/10 tại SVĐ Hàng Đẫy, số 10, phố Trịnh Hoài Đức.

Quỳnh Anh – Vịt Xám (Tổng hợp)
4

Muôn màu Ngoại Thương
S Ứ C

T R Ẻ

GẶP LẠI

MÀU ÁO XANH

Guồng quay của một năm học mới đã bắt đầu và đi vào ổn định. Nhưng
chắc hẳn đối với những FTUers vừa trải qua một mùa hè cùng màu
áo xanh tình nguyện thì những hình ảnh gắn liền với thời gian đó vẫn
luôn ghi dấu ấn sâu đậm. Mùa hè vừa qua thực sự là một mùa hè bùng
nổ đáng nhớ với sinh viên Ngoại thương – một mùa hè “Khoác áo
Đoàn, mang sức trẻ, truyền nồng nhiệt, trao yêu thương” đúng nghĩa.

Chặng đường đồng hành
cùng sĩ tử
“Tiếp sức mùa thi 2013” chính là phát
súng mở màn cho phong trào “Mùa hè
xanh” của Đoàn trường Đại học Ngoại
thương. Sau nhiều năm tổ chức, năm
nay, chiến dịch tiếp tục phát triển với
định hướng giúp đỡ các sĩ tử – những
K52 tương lai – có được điều kiện tốt
nhất trong 2 đợt thi, đồng thời quảng bá
hình ảnh đẹp về sinh viên Ngoại thương
với xã hội.

Với khâu chuẩn bị kĩ lưỡng bắt đầu từ
hơn 1 tháng trước, Đoàn trường đã
tuyển chọn được đội ngũ tình nguyện
viên là các FTUer tiêu biểu đại diện cho
bộ mặt của nhà trường. Dưới dự dẫn dắt
của Đoàn thanh niên (FYU) và Hội sinh
viên (BFF), bằng nhiệt huyết và sức trẻ,

những sinh viên thường ngày chỉ quen
với giảng đường, đèn sách đã nhanh
chóng thích nghi để trở thành những
người dẫn đường, những cán bộ giao
thông xuất sắc,…
Nếu để ý bạn sẽ nhận ra, họ luôn là những
người đi sớm về muộn, làm việc không
quản nắng mưa. Họ không chỉ nhiệt tình
hỗ trợ sĩ tử từ những việc nhỏ nhặt nhất
(chỉ phòng thi, đưa sang đường,…) mà
còn giúp đỡ các vị phụ huynh bớt đi mệt
mỏi, căng thẳng chỉ bằng một chai nước
mát hay những lời tâm sự… Bất kể tình
nguyện viên nào, dù có thuộc đội giao
thông, thông tin hay trông đồ, đều hiểu
rõ sứ mệnh của mình. Chính vì vậy mà
trong suốt những ngày thi Đại học, đội
ngũ tình nguyện viên FTU đã để lại nhiều
ấn tượng sâu đậm trong lòng thí sinh
cũng như phụ huynh.

Như Thùy Linh – một thí sinh đến từ
Hải Phòng – cho biết: “Hình ảnh các anh
chị sinh viên tình nguyện thật sự đã cho
em thêm quyết tâm để hoàn thành tốt bài
thi của mình. Giờ em không chỉ mong
trở thành 1 FTUer nữa, em còn mong
mùa hè năm sau, em cũng sẽ được là
một phần trong đội ngũ sinh viên tình
nguyện của trường Ngoại thương như
các anh chị”.
Bác Thanh – một phụ huynh đến từ Phú
Thọ – lại chia sẻ: “Bác thấy sinh viên
tình nguyện Ngoại thương làm việc rất
chuyên nghiệp, ân cần. Đặc biệt là những
lúc các anh chị làm hàng rào cho các em
sang đường hay vỗ tay chúc các em thi
tốt, đã tạo thành một bầu không khí rất
phấn chấn”.
Quả thật, dưới màu áo xanh, mọi khoảng
cách giữa các FTUer dường như biến
S Ứ C

T R Ẻ

5

mất. Họ không còn được gọi là FYUer,
BFFer, YMCer,… hay bằng bất cứ danh
xưng mang tính cá nhân nào nữa, tất cả
đều cùng chung một cái tên giản dị: “Sinh
viên tình nguyện”. Chính sự đoàn kết đó
đã góp phần lớn mang lại thành công cho
chiến dịch “Tiếp sức mùa thi 2013”.

Hành trình “Hướng về
quê hương”
Khép lại 6 ngày gắn bó với các sĩ tử,
các FTUers lại đồng hành cùng nhau
trên hành trình “Hướng về quê hương”.
Màu áo xanh Ngoại thương một lần nữa
phủ xanh những miền quê nghèo xa xôi
của Tổ quốc.

2013 là năm đánh dấu số lượng đoàn
tình nguyện lớn nhất từ trước đến nay.
Trong nửa cuối tháng 7, hơn 23 đoàn tình
nguyện, trong đó có 8 đoàn dưới sự dẫn
dắt của FYU và 15 đoàn của gần 20 CLB
với hơn 450 tình nguyện viên đã có mặt ở
16 tỉnh thành từ các tỉnh đồng bằng như
Nghệ An, Bắc Ninh, Thái Bình đến những
vùng núi cao xa xôi như Lào Cai, Sơn La,
Cao Bằng…
Những hoạt động chủ yếu các FTUers áo
xanh bao gồm tặng quà những gia đình
chính sách và gia đình có công với Cách
mạng; dạy học cho các em nhỏ tại địa
phương; hỗ trợ người dân trong công tác
dọn dẹp vệ sinh, làm đường; tuyên truyền
một số kiến thức về pháp luật và phòng
chống tệ nạn xã hội; tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ,… Đối với những
sinh viên thành thị đã quen với cuộc sống
đủ đầy, hiện đại thì 10 ngày tình nguyện
tại một miền đất xa xôi với nhiều khó khăn
thực sự vừa là một trải nghiệm mới mẻ,
cũng vừa là một thử thách lớn.
Ngay cả những bước chân đầu tiên trong
hành trình đến với địa điểm tình nguyện
cũng là cả một câu chuyện dài. Hà Anh
(đoàn YMC tình nguyện tại xã Chiềng
Khay – Sơn La) kể lại: “Xuất phát từ 4
giờ sáng, sau 20 tiếng với 3 lần chuyển
xe, thậm chí phải ngồi ở cả thùng xe ben,
chúng mình mới đặt chân đến Chiềng
Khay. Có lúc tưởng phải ngủ lại ở nhà
dân vì trời đã tối, nhưng rất may có sự
giúp đỡ nhiệt tình của người dân địa
phương mà chúng mình đã đến nơi an
toàn, mặc dù chậm hơn rất nhiều so với

kế hoạch đặt ra”. Suốt 10 ngày sinh hoạt
và làm việc cùng với người dân, các tình
nguyện viên đã có cơ hội thấu hiểu hơn
cuộc sống của nhiều gia đình ở những
vùng quê nghèo, để cảm thông và chia
sẻ với những khó khăn, thiếu thốn họ
đang đối mặt. “Những gì trước nay chỉ
thấy trong sách báo, truyền hình, bây
giờ mình mới được tận mắt chứng kiến,
thậm chí là tự mình trải qua. Nhổ mạ, làm
đường, nấu cơm bằng bếp củi cho mấy
chục con người là những việc tưởng như
rất khó với sinh viên thành phố, nhưng
hơn 20 con người vẫn cùng nhau hoàn
thành tốt.” – Hải Anh (đoàn SAC-FSC tình
nguyện tại Cao Bằng) chia sẻ.
“Hướng về quê hương” năm nay ngoài
sự khác biệt về số lượng còn có sự ủng
hộ trực tiếp của các giảng viên FTU. Bỏ đi
hình ảnh một người thầy năng động uyên
bác nơi giảng đường, các thầy cô cũng
khoác lên mình chiếc áo xanh và cùng
với các tình nguyện viên đến những địa
phương nghèo với nhiệt huyết không hề
thua kém thế hệ trẻ. “Nhờ có các thầy đi
cùng mà cả đoàn cảm thấy yên tâm và
vững vàng hơn rất nhiều. Kinh nghiệm
của các thầy là bài học quý giá đối với
mỗi sinh viên bọn mình trong quá trình
làm quen với cuộc sống sinh hoạt và làm
việc ở những nơi xa lạ. Hơn nữa, thầy cô
FTU ai cũng vui tính và trẻ trung nên đã
đem lại không khí rất mới cho cả đoàn”
(một tình nguyện viên tâm sự).

Những bước chân
trưởng thành

Đối với những tình nguyện viên của đợt
Tiếp sức mùa thi, 6 ngày được làm việc
cùng bạn bè, được tiếp sức cho các thí
sinh sẽ trở thành thế hệ sinh viên Ngoại
thương trong tương lai đã mang lại những

kỉ niệm thực đáng nhớ. Những ký ức đó,
thời sinh viên chỉ có 1-2 lần nên chúng
càng trở nên đáng trân trọng.
Còn đối với 10 ngày “Hướng về quê
hương”, đây thực sự là một chuyến đi
không thể nào quên đối với những người
trẻ mà không phải ai cũng có được. Với
Hải Anh, đó là “cơ hội được gắn bó và
hiểu thêm những người bạn trước nay
mới làm việc cùng, giờ được cùng sống
cùng chia sẻ khó khăn, để thấy được
những giây phút như thế quý giá biết
bao”. Mỗi chuyến đi xa lại mở ra một
trang mới trong hành trình trải nghiệm,
được đặt chân đến một vùng đất mới, tiếp
xúc với con người và một nếp sống mới,
con người ta cũng trưởng thành và học
được nhiều bài học đáng giá hơn.

Kết

Mùa hè sinh viên thường gắn liền với
màu áo tình nguyện, và FTUers cũng
không đứng ngoài quy luật đó. Những
thành công của “Mùa hè xanh 2013” là
mình chứng cụ thể nhất cho hình ảnh
sinh viên Ngoại thương sống hết mình và
sẵn sàng mang nhiệt huyết sức trẻ phục
vụ cộng đồng. Hẹn gặp lại ở một mùa hè
2014 trẻ hơn, xanh hơn và nhiệt hơn nữa!

Hải Đăng – Thủy Đôn
6

Muôn màu Ngoại Thương
S Ứ C

T R Ẻ

LƯỢN LỜ
‘‘thắng cảnh’’ FTU
Dù Đại học Ngoại thương có một diện tích không quá rộng lớn như nhiều
trường đại học khác nhưng sinh viên nơi đây lại chưa bao giờ hết hãnh diện
về mái trường của mình. Sở hữu những thắng cảnh độc nhất vô nhị, nhiều
“góc nhỏ” FTU đã thực sự trở thành những “điểm đến” hấp dẫn với không ít
cư dân của xứ sở này.

Tảng đá FTU

Bia đá sân trường

Là một điểm nhấn đẹp trong tổng thể
khuôn viên ngôi trường, tảng đá FTU có
thể tạo nên ấn tượng với bất cứ ai, đặc
biệt với những sinh viên năm nhất! Trong
những tấm hình chụp tại trường của sinh
viên, sự có mặt của tảng đá ấy luôn là lựa
chọn ưu tiên số một – đặc điểm để “nhận
dạng” FTU! Còn trong hình dung của mỗi
FTUer, tảng đá FTU không đơn thuần
chỉ là một cái gì đó cứng nhắc, vô tri mà
nó chính là niềm tự hào rất riêng, rất độc
mang thương hiệu của ngôi trường mà
mình đang theo học.

Tận dụng những “ưu thế hình ảnh” sẵn
có, các FTUer chưa bao giờ bỏ qua địa
điểm này để đưa nó góp mặt khéo léo
trong những phân cảnh của những clip
thuyết trình, học nhóm… Đến với Ngoại
thương, không khó để bắt gặp nhiều bạn
sinh viên đang đứng trước máy quay nói
vài điều gì đó, khuôn mặt tươi cười và
đằng sau là một “background” lý tưởng tấm bia đá mang logo sáng bóng nổi bật.

Có lẽ cổng trường Đại học Ngoại thương
là một trong những cổng trường Đại học
độc đáo nhất, gắn liền với hình ảnh tảng
đá được in đậm dòng chữ màu đỏ mang
tên trường. Chính vì thế đối với một số
người, chỉ cần nhắc đến hai chữ “Ngoại
thương” thôi là hình ảnh này đã lập tức
hiện lên trong tâm trí rồi.

Một hình ảnh khác cũng đã trở thành biểu
tượng “cộp mác” FTU chính là tấm bia đá
mang logo trường. Nằm ở vị trí trung tâm
sân trước nhà A, với quy mô vừa phải phù
hợp với khuôn viên bé nhỏ cùng hệ thống
cây xanh xung quanh, tấm bia tạo nên sự
hài hòa và màu xanh dịu mát. Ở giữa khu
nhà A và nhà B, bia đá FTU không quá
đồ sộ nhưng đủ để đóng vai trò như một
mảng hình cần thiết, nhẹ nhàng và cũng
đầy thơ mộng.

Bạn Phương Thảo (K51 - TCNH) chia
sẻ: “Hồi năm thứ nhất, nhóm mình làm
bài tập thực hành môn phát triển kĩ năng,
khi quay clip mình đã nghĩ ngay đến hình
ảnh bia đá FTU. Vì mình nghĩ nó không
những đẹp để đưa vào clip mà còn rất
thân thuộc với các FTUer kể cả chúng
mình”. Cũng sẽ là thiếu sót nếu không
nhắc đến hình ảnh bia đá sân trường
trong những album kỷ yếu của sinh viên
năm cuối. Những nữ sinh thướt tha cùng
tà áo dài duyên dáng, hay những nam
sinh chững chạc sát cánh bên nhau trước
tấm bia đá kia – để mãi lưu giữ kỷ niệm
một thời FTUer!

Cây đa, ghế đá nhà D

Nhà D, nơi gắn liền với hội trường nổi
tiếng D201 có lẽ đã trở nên quen thuộc
với tất cả các FTUer. Nhưng điều làm nên
sức “hút” của nơi đây lại chính là những
chiếc ghế đá quanh gốc cây đa già trước
S Ứ C

T R Ẻ

7

cửa khu nhà. Một không gian mộc mạc
và có phần cổ kính tựa như một nốt trầm
giữa một FTU sôi động, trẻ trung.
Không chỉ là nơi nghỉ ngơi của các bạn
sinh viên giữa các ca học mà đây còn là
địa điểm lí tưởng để học nhóm hay cùng
thảo luận về bài vở trên lớp. Bên cạnh
đó, mỗi khi gặp phải những khó khăn hay
chỉ đơn giản là muốn tìm cho mình một
khoảng không yên tĩnh để lắng mình nghĩ
suy; cây đa, ghế đá nhà D chính là điểm
đến mà không ít các bạn lựa chọn. Những
chiếc rễ đa rủ xuống với tán lá rộng, che
rợp cả một khoảng sân tạo cho người
ngồi dưới cảm giác yên bình, thư thái.
Linh Chi (K50 - KTĐN), một “du khách”
trung thành với “điểm đến” hấp dẫn này
chia sẻ: “Khi còn là sinh viên năm nhất
mình đã từng nghĩ việc hòa nhập với một
ngôi trường mới, bạn bè, thầy cô mới là
điều không dễ. Nhưng từ khi phát hiện và
gắn bó với nơi đây mình lại thấy ở FTU có
một cảm giác gì đó bình dị và thân quen
lắm, như hồi còn ở nhà”.
Vì thế việc có mặt khoảng 20 phút mỗi
ngày trên những chiếc ghế đá phủ rợp
rễ đa đã trở thành thói quen của nhiều
FTUer. Không những vậy, với ưu điểm là
khung cảnh đẹp, khu vực cây đa, ghế đá
nhà D cũng là “địa chỉ” quay clip rất ấn
tượng của các nhóm sinh viên. Thêm một
điểm cộng nữa cho “thắng cảnh” này đó là
khi ngồi ở đây còn có thể chiêm ngưỡng
“free” những buổi tập luyện cho các tiết
mục nhảy công phu đặc sắc của nhóm
nhảy Yosakoi, hoặc những lần FTUers
cùng nhau tập khiêu vũ…

Khoảng sân của KTXer

Đó là một khoảng sân không quá rộng
nằm ở phía mặt trước của khu ký túc xá
nhưng lại là một “thắng cảnh” trong mắt
của những cư dân nơi đây. Thu đến, đông
sang những chiếc lá phượng vĩ rụng khắp
khoảng sân nhỏ. Hè qua, khoảng sân ấy
lại rợp mát màu xanh cây cối. Đặc biệt
nhất nằm ở sự có mặt của chiếc xích đu
huyền thoại – “linh hồn” của khoảng sân,
là một phần cuộc sống của các thành
viên trong đại gia đình ký túc xá. Chiếc
xích đu nhỏ đặt ở phía cuối khoảng sân
hẹp lúc nào cũng đung đưa, hiếm khi

thấy vắng bóng người qua lại. Bởi lẽ cuộc
sống xa nhà với không ít những bộn bề,
lo toan nhiều khi khiến sinh viên cảm thấy
mệt mỏi, cô đơn. Những lúc như vậy, tìm
đến chiếc xích đu, đặt mình ngồi trong
đó sẽ khiến cho những sinh viên xa nhà
có được cảm giác thoải mái, bình yên
hơn. Bạn Thanh Huyền, một KTXer tâm
sự: “Mỗi khi nhớ nhà, mình lại cùng đứa
bạn ngồi trên chiếc xích đu, rồi nói đủ mọi
chuyện không đầu không cuối…”.
Với những ai đã là thành viên của gia
đình ký túc xá, chắc hẳn mỗi người trong
các bạn đều có những lần ngồi bên nhau,
lắng mình trong khoảng không gian bé
nhỏ ấy cùng những câu chuyện thủ thỉ,
những khoảnh khắc đong đầy tình cảm
ấm áp…. Đó quả là những trải nghiệm
khó quên!

Kết

Ngoài những địa điểm trên có thể coi
như là những “thắng cảnh” tiêu biểu nhất
FTU, còn có nhiều nơi khác gắn bó với
FTUers đã trở nên quen thuộc như: sảnh
nhà A, nhà B, nhà G, canteen… Hay
thậm chí là một góc nhỏ nào đó trên sân
trường, những phòng học… Tất cả đều
có thể là những “thắng cảnh” FTU trong

lòng mỗi FTUer khi những nơi ấy trở nên
thân thiết, sẽ luôn là những mảng kí ức
bền bỉ trong tiềm thức mỗi sinh viên, để
rồi không dưới một lần bạn đi lên tầng 12
nhà A, ở đó – nóc nhà FTU thu trọn mọi
góc nhìn đẹp đẽ của toàn bộ khuôn viên
trường trong tầm mắt, trí nhớ!

Minh Phượng – Lan Anh
8

Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C

T R Ẻ

Đi tìm website…

Website quản lí đào tạo của trường Đại
học Ngoại Thương (http://qldt.ftu.edu.
vn) là nơi mà các bạn sinh viên có thể tìm
thấy thông tin về các chương trình đào
tạo của trường Đại học Ngoại Thương, từ
hệ đại học, sau đại học, tại chức đến đào
tạo quốc tế và liên kết đào tạo…. Tất cả
các thông tin về lịch học, lịch thi, lịch đóng
học phí… của các khóa đều được đăng
tải. Đây là nơi mà FTUers cần thường
xuyên lui tới để có được những thông tin
cơ bản về tiến trình cũng như tiến độ học
tập của bản thân.
http://tinchi2.ftu.edu.vn có tên gọi chính
thức “Cổng thông tin sinh viên”. Đây là địa
chỉ mà sinh viên sẽ sử dụng để đăng kí
học phần tín chỉ. Đã có không ít lần trang
tín chỉ bị tắc nghẽn do số lượng sinh viên
truy cập đăng kí học phần quá đông. Tuy
nhiên, bằng phương pháp giới hạn lượng
truy cập cũng như chia giờ đăng kí tín chỉ
mà giờ đây, việc đăng kí tín chỉ đã trở nên
dễ dàng hơn nhiều. Đây còn là nơi cập
nhật thông tin về lịch thi, lịch đăng kí học
phần, lịch đăng kí chuyên ngành 2, thông
tin cá nhân của từng sinh viên và cũng
là nơi FTUer mong ngóng điểm số cũng
như trung bình chung môn học trong mỗi
mùa thi.
News.ymconline.vn – trang tin sinh viên
đặc biệt dành cho FTUers, sản phẩm của
CLB Truyền thông YMC trường Đại học
Ngoại Thương (Young Media Club). Đây
là nơi thường xuyên cập nhật thông tin
nóng hổi về những xu hướng, hoạt động
trong cộng đồng sinh viên Ngoại thương
nói riêng và sinh viên trên địa bàn toàn
thành phố nói chung. Đặc biệt, những bài
viết sắc sảo trên trang tin được thực hiện
bởi chính các sinh viên FTU. Với các mục

373K,
Chuyển
động trẻ, F-tour, Tôi
đi làm… cập nhật nhanh
nhất và liên tục mọi vấn đề
của đời sống sinh viên.
Đối với các bạn trẻ muốn tìm cho mình
một công việc thì svjob.net chính là
một website lí tưởng. Trang web được
biết đến là một sản phẩm online của
CLB Nguồn nhân lực HRC (Human Resources Club), là nơi mà sinh viên có thể
tìm thấy thông tin tuyển dụng parttime,
fulltime, kĩ năng viết CV, kĩ năng phỏng
vấn cũng như các kĩ năng mềm khác…
Với phương châm chọn lọc những thông
tin tuyển dụng dành riêng cho sinh viên
FTU, svjob.net thực sự là người bạn
đáng tin cậy về việc làm và tuyển dụng.

Còn fanpage thì sao?

Facebook càng ngày càng trở nên phổ
biến trong cuộc sống của giới trẻ. Cập
nhật thông tin qua facebook, hay cụ thể
là qua các fanpage đang ngày càng được
nhiều bạn sinh viên quan tâm. Vậy fanpage nào bạn nên tích Like?
Trước hết không thể không kể đến fanpage của các Câu lạc bộ. Tại đây, toàn
bộ các hoạt động ngoại khóa sôi nổi
của FTUers đều được cập nhật nhanh,
chính xác và đầy đủ nhất. Mỗi Câu lạc
bộ đều có riêng cho mình 1 fanpage vài
ngàn lượt like thậm chí hàng chục ngàn
lượt like để cập nhật thường xuyên các
hoạt động của mình... Là 1 FTUers, bạn
không nên bỏ qua những post hằng ngày
tại các fanpage này bởi không chỉ có các
hoạt động CLB, các thông tin được các
admin CLBers chọn lọc đặc biệt kĩ càng
đem đến nhiều điều thú vị nho nhỏ cho
các bạn đấy!

Page
“Chìa
khóa
đạt
điểm cao tại
FTU” và “Đề thi
FTU” cũng thu hút được
nhiều sự quan tâm của sinh
viên Ngoại Thương, đặc biệt là
trong mùa thi. Tại đây, FTUers có thể
tìm thấy những tài liệu, thông tin về môn
học rất quý báu mà các khóa trước để
lại, từ slide môn học cho đến các câu hỏi,
bộ đề ôn tập hay thậm chí có kèm đầy
đủ đáp án. Đây cũng là môi trường để
FTUers trở nên gần gũi với nhau hơn.
Trên đây là một số lời gợi ý về
những website, fanpage bổ ích
dành cho K52 nói riêng và toàn
thể sinh viên Ngoại Thương nói
chung. Hy vọng mỗi bạn sinh
viên sẽ tìm thấy những thông
tin lí thú và nóng hổi về FTU
cho riêng mình.
S Ứ C

T R Ẻ

9

Bài học Tân FTUers

NHẬP GIA TÙY TỤC

Đeo
không phải là một
Người ta vẫn nói “Nhập thẻ này. khănthẻ thực hiện nên sinh điều Canteen – “Do it yourself”
quá khó
để
viên
Ngoại thương nhìn chung đều nghiêm
gia tùy tục”. Các K52 có túc chấp hành quy định. Chính vì vậy, Sẽ rất kì lạ nếu bạn chờ đợi sự phục vụ
từ phía nhân viên canteen trong trường.
tự tin rằng mình đã biết việclàđeo thẻ giờ đây có thể nói không Thay vào đó, bạn sẽ phải làm quen với
chỉ một quy định mà đã trở thành một
việc tự phục vụ bản thân ở bất cứ đâu.
đủ về ngôi nhà mới FTU nét văn hóa FTU.
Bắt đầu với việc gọi đồ, thanh toán, tự
đồ
trí ngồi,
thúc
cùng những nét văn hóa Thang máy – thử thách mang việcăn/uống ra vị bàn, kê kết ghế,
bằng
tự thu dọn
lại
mang bát, đĩa, chai,... ra đặt tại một chiếc
tại đây? Người viết xin gian truân
bàn cố định ở góc phòng. Nếu không tự
“take note” lại đôi điều, hi So với nhiều trường Đại học trong địa mình làm được điều đó, bạn sẽ trở thành
có
hơn
hành tinh” trong mắt bạn bè
vọng sẽ đồng hành cùng bàn, FTUđượckhuôntưviên nhỏ với cơhẳn “người ngoàitức nhận được sự nhắc nhở
nhưng lại
đầu hiện đại
sở
và ngay lập
tầng cũng như các
bạn trong suốt quãng đời hạsửa, nâng cấp hằngtrang thiết bị được từ các nhân viên tại đây.
tu
năm. Thang máy
Thời gian đầu bạn có thể còn thấy việc
tại khu nhà A là một trong những sự quan
sinh viên sắp tới!
này khá khó chịu, bạn còn có thể quên
tâm của nhà trường nhằm tạo điều kiện

Văn hóa “Thẻ đỏ”
Bạn có thể dễ dàng nhận ra sinh viên
Ngoại thương không chỉ ở Chùa Láng và
khu vực lân cận mà cả ở trên xe bus hay
bất cứ đâu trên đường phố Hà Nội. Có
thể nói, từ lâu, chiếc thẻ sinh viên với dây
đeo màu đỏ in logo và tên trường đã trở
thành đặc điểm nhận dạng các FTUers.
Nhiều bạn bè tại các trường khác cho
rằng FTUers dùng thẻ sinh viên như một
cách khoe khoang khó chịu. Tuy nhiên,
thực tế, vì nhiều lí do khách quan, chủ
quan mà chiếc thẻ luôn đồng hành cùng
các FTUers.
Ngoại thương là một ngôi trường khá
thoải mái về mặt trang phục nhưng lại
đặc biệt khắt khe trong việc đeo thẻ sinh
viên. Không chỉ sinh viên mà các thầy
cô, cán bộ nhân viên trong nhà trường
cũng phải tuyệt đối tuân thủ quy định này.
Bạn hoàn toàn có thể không được ra vào
khuôn viên trường, khu vực các nhà học
thậm chí bị đình chỉ thi nếu thiếu chiếc

cho việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên,
bạn luôn cần ghi nhớ vài điều để sử dụng
thang máy một cách có văn hóa.

Trước hết, thang máy tại FTU khá nhỏ,
chỉ chịu được khoảng 500kg. Điều đó
đồng nghĩa với việc nếu khoảng 10 người
bước vào, thang máy đã báo “full load”.
Trong trường hợp này, bạn nên vui vẻ đợi
chuyến sau, nếu không thang máy sẽ “rơi
tự do” xuống tầng hầm. Khi đó, bạn sẽ bị
thu thẻ sinh viên. Đừng vì 1, 2 phút mà
“bắt nạt” chiếc thang máy.
Thêm vào đó, thang máy tại khu nhà A
chỉ cho phép sử dụng ở tầng 1, 2 và tầng
6 trở lên. Vì thế, nếu phòng học của bạn
nằm ở tầng 3, 4 hay 5, FTUers bắt buộc
phải đi cầu thang bộ. Bạn có thể coi đó
là một cách để tập thể dục và rèn luyện
sức khỏe cho bản thân! Đặc biệt, luôn
nhường cho các thầy cô và cán bộ nhà
trường trong bất cứ trường hợp nào. Đó
là một việc nên làm, cần làm và phải làm
nhưng đôi khi FTUers vì quá vội lên lớp
lại vô tình quên mất. Văn hóa thang máy
vẫn luôn là một vấn đề đáng bàn tại ĐH
Ngoại thương.

xếp lại ghế hay mang bát, đĩa,... đặt tại
vị trí quy định. Nhưng sau một thời gian
ngắn, bạn sẽ thấy nét văn hóa đặc trưng
FTU này thực sự rất đẹp đấy!

T

rên đây chỉ là 3 trong vô số
những điều bạn cần để “sống
sót” tại ngôi trường này. Trong một
môi trường đặc biệt năng động như
FTU, các bạn phải làm quen với
nhiều thứ, học nhiều thứ và nhất là
không bao giờ được ngừng chuyển
động theo cả nghĩa đen và nghĩa
bóng. Sẽ thật đáng tiếc nếu kết thúc
4 năm học tại đây, những nét FTU
đó vẫn chưa “thấm” vào trong bạn.

Quỳnh Anh
10

Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C

T R Ẻ

Làm thế nào để sống sót qua

Hiểu nơi mình sắp tới

Trước khi quyết định tham gia vào bất
kì tổ chức nào, bạn nên tìm hiểu những
thông tin cơ bản về nó. Điều này sẽ giúp
bạn quyết định xem liệu mình có thật sự
phù hợp hay không. Quan trọng nhất, nó
giúp bạn tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, vì
những gì bạn tưởng tượng có thể khác
hoàn toàn so với thực tế.
Khi nhắc đến Đoàn thanh niên, hẳn ai
cũng nghĩ đó là một tổ chức chính trị khá
nghiêm túc và cứng nhắc. Tuy nhiên, anh
Nguyễn Bá Tuấn Anh (Trưởng ban Tổ
chức Đoàn trường) cho biết: “Theo mình,

FTU là một môi trường vô
cùng năng động, điều này
thể hiện ở số lượng (36
CLB) cũng như sự
đa dạng về các hoạt
động của các CLB.
Được chia làm 4
nhóm chính (CLB
chuyên môn, CLB
sở thích, CLB hỗ trợ
phong trào và CLB
Ngoại ngữ), mọi
hoạt động của các tổ
chức này đều do Đoàn
thanh niên chịu trách
nhiệm. Ngoài ra với việc
cơ cấu và được tổ chức quy
củ thành các ban giống như
một mô hình CLB điển hình, Đoàn
thanh niên đã nỗ lực tạo ra nhiều sân
chơi chung cho các bạn sinh viên, cho
các CLB và làm cầu nối gắn kết các thế
hệ FTUers với các thầy cô. Với các hoạt
động tiêu biểu như: “Ngày hội các Câu
lạc bộ” vào đầu năm học, cuộc thi “Hit the
spot”, “Ngày hội trò chơi dân gian” hay
cuộc thi “FTU Connect” - sân chơi kết nối
sinh viên với các thầy cô... mình có thể
khẳng định một điều rằng tuy là một tổ
chức chính trị xã hội nhưng những hoạt
động mà Đoàn trường tổ chức, dẫn dắt
không hề khô khan và cứng nhắc như
bất cứ ai từng nghĩ khi chưa bước chân
vào cánh cổng FTU. Các tân sinh viên sẽ
được cảm nhận sự khác biệt sớm thôi!”
Bên cạnh đó, nhiều bạn lại nhầm Hội

sinh viên BFF là một CLB, bởi những
hoạt động phong trào vô cùng sôi nổi
mà BFF đã tổ chức. Anh Nguyễn Bá Huy
(Trưởng ban Tổ chức Hội sinh viên) chia
sẻ: “Không như các CLB, Hội sinh viên là
một tổ chức chính trị hoạt động vì quyền
lợi của sinh viên. Cùng với 2 CLB trực
thuộc là Music Club và Dancing Club,
hoạt động chính của Hội sinh viên là
quan tâm đến đời sống của sinh viên, tổ
chức và phối hợp tổ chức các hoạt động
phong trào cho sinh viên như các cuộc
thi Duyên dáng Ngoại thương, Giọng hát
vàng, Hotsteps, Fresh Spice, FTU’s Day
kỉ niệm ngày thành lập trường, Flashmob
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam…”.

Hiểu mình muốn gì và hiểu
mình thích gì

Chị Yến Chi (Trưởng ban Truyền thông
CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học
YRC) cho rằng điều quan trọng nhất để
các bạn lựa chọn 1 CLB cho bản thân ấy
chính là hiểu mình muốn gì và hiểu mình
thích gì, đừng vì tâm lý đám đông hay
chọn bừa để tham gia cho có một CLB.
“Có rất nhiều bạn sinh viên rải đơn khắp
các CLB trong trường với ý nghĩ trúng
vào CLB nào thì mình sẽ vào CLB đó, cứ
thi nhiều nhiều cho chắc ăn. Theo mình
nghĩ thế là không nên. Bởi trong quá
trình thích ứng với một môi trường làm
việc mới, với những con người mới nếu
không có sự yêu thích say mê của bản
thân thì sẽ không hòa nhập nổi, chưa tính
S Ứ C

đến năng lực để hoàn thành công việc.
Thời gian có thể sẽ rèn giũa để bạn có
thể quen dần với công việc nhưng khó có
thể thay đổi niềm yêu thích của các bạn”.
Phù hợp với CLB hay không chỉ có thời
gian và chính bản thân bạn hiểu rõ. Bạn
có thích ứng được với CLB, bạn có niềm
mong chờ đến các buổi họp CLB rất dài
và đôi khi hơi nhàm chán, bạn có cố gắng
làm tốt các công việc được giao hay háo
hức chờ đến buổi đập phá tan tành của
ban? Nếu có thì bạn đã đi đúng hướng.
Đừng để bản thân bị nhòe mờ để rồi rơi
vào tình cảnh “Vắng mợ thì chợ vẫn đông”.

Đam mê, nhiệt tình và
chan hòa
Chị Lê Trang (Trưởng ban Tổ chức CLB
Tuyên truyền ca khúc Cách mạng TCM)
chia sẻ: “Theo mình nghĩ bất cứ CLB nào
cũng đều mong muốn các thành viên của
mình phải nhiệt tình và sống chan hòa.
Chính hai yếu tố này sẽ giúp các bạn hòa
nhập nhanh, có niềm yêu thích, hứng thú
với công việc và sẽ hết mình trong công
việc. Mỗi CLB đều có một nét văn hóa
riêng, bạn phải hiểu, chấp nhận và yêu
thích nó, cùng các thành viên khác xây
dựng nền văn hóa đó sao cho đặc sắc
nhất, là màu cờ sắc áo riêng mà không
lẫn vào đâu được. Còn nữa, tinh thần học
hỏi và tính trách nhiệm cao cũng sẽ là
những yếu tố mà bạn cần có để phù hợp
với CLB mà bạn thi vào. Một CLB hoạt
động tốt là khi kết hợp được tinh thần
trách nhiệm của các thành viên.”

Riêng đối với các CLB sở thích thì đam
mê chính là yếu tố không thể thiếu. Bạn
không thể không thích hát mà lại thi vào
một CLB định hướng về âm nhạc. Có
niềm đam mê ắt hẳn các bạn sẽ tìm được
lối đi cho riêng mình, sẽ cố gắng thích
ứng với CLB bạn theo đuổi. Và lẽ dĩ nhiên
bên cạnh đam mê bạn còn phải có một

T R Ẻ

11

chút khả năng, chính nó sẽ ghi dấu ấn
cho bạn, góp phần tạo nên một tổng thể
cho các CLB sở thích nói riêng.

Hay chỉ đơn giản là một
chữ “hợp”
Anh Nguyễn Bá Duy (Chủ tịch CLB
Truyền thông YMC) lại có một quan điểm
khác: “Điều quan trọng nhất mà CLB đòi
hỏi ở một thành viên, đơn giản chỉ nằm
trong một chữ “hợp” . Bản chất của các
CLB là nơi tập hợp những người có
những đặc điểm chung nào đó, tức là
“hợp nhau”. Tuy nhiên, giải thích thế nào
là “hợp” thì không đơn giản. Hoạt động
CLB đồng nghĩa với việc các bạn sinh
viên đã phải hi sinh một phần thời gian và
công sức của mình, vì vậy những người
mà ở lại được lâu với các CLB thường là
các bạn có một sự bền bỉ, sắp xếp thời
gian hợp lý, và quan trọng hơn là thích
thú với những công việc tình nguyện,
mà nói vui là việc “vác tù và hàng tổng”.
Riêng với kinh nghiệm tuyển thành viên
CLB của bản thân thì anh trân trọng các
bạn có tinh thần ham học hỏi, chưa có
nhiều kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá
cũng được. Những bạn như vậy sẽ có
những bước tiến rõ rệt trong quá trình
hoạt động.”

Cùng chung ý kiến đó, anh Nguyễn Bá
Huy (Trưởng ban Tổ chức Hội sinh viên
BFF) khẳng định: “Có một tiêu chí mà
ngay từ khi mình tham gia thi tuyển, các
anh chị đã nói với mình “Hội không tuyển
người giỏi nhất, mà tuyển người phù hợp
nhất”. Qua những gì thấy được từ sự thể
hiện của các em ở các vòng thi, anh chị
sẽ chọn những bạn có khả năng, có nhiệt
huyết và thật sự muốn cống hiến gắn bó
lâu dài với các hoạt động phong trào của
Hội, là cầu nối tốt nhất giữa Ban chấp
hành Hội sinh viên với các sinh viên
trong trường.”

Tạm kết

Trên đây là những lời chia sẻ của các “thủ
lĩnh” Đoàn, Hội và các CLB. Tuy nhiên,
đó chỉ là một thước đo tương đối đối với
các “tân binh”. Nếu bạn không có đủ tất
cả những phẩm chất ấy, không sao hết,
chỉ cần là chính mình, chắc chắc sẽ có
một môi trường, một “gia đình” phù hợp
với bạn.

Mai Vương – Vy Vy
12

Tôi đi làm
S Ứ C

T R Ẻ

PART–TIME: 				
	

CÙNG CHIA SẺ!

Đối với phần đông sinh viên, part - time là một cách trang trải cần thiết cũng
là một cách để thử sức hoặc khám phá thêm những khả năng tiềm ẩn của
bản thân, để tập “tự chủ” kinh tế, để va vấp nhiều hơn với cuộc sống… Bài
viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin và kinh nghiệm của một số part –
time tiêu biểu.

Dịch thuật

Đối với những sinh viên có khả năng về
ngoại ngữ thì đây là một công việc cực
kì phù hợp, có thể coi là “nhất cử lưỡng
tiện”, vừa trau dồi được thêm kiến thức
cho bản thân, vừa kiếm thêm một khoản
thu nhập không nhỏ. Một ưu điểm khác
rất phù hợp với sinh viên là công việc này
chỉ yêu cầu tiến độ, không yêu cầu về địa
điểm và thời gian nên có thể chủ động
sắp xếp. Chị Huệ, cựu sinh viên đại học
Ngoại Ngữ cho biết: “Khi còn là sinh viên
khoa tiếng Trung chị cũng đã dịch thuật
khá nhiều. Công việc này là một cách
học thêm hiệu quả, lại không ảnh hưởng
nhiều đến việc học”.
Sinh viên cũng nên xác định rõ ràng tính
chất công việc part - time trước khi đưa ra
quyết định. Dịch thuật là công việc có áp
lực rất lớn, phải làm việc độc lập yêu cầu
độ tập trung cao và đặc biệt, phải hết sức
tỉ mỉ. Thêm vào đó, bạn cũng luôn phải
tiếp xúc với văn bản, máy tính trong suốt

quá trình dịch nên rất căng thẳng. “Trung
bình mỗi tối chị bỏ ra 3 tiếng để dịch. Có
điều, một khi đã làm việc sẽ ít có thời gian
tiếp xúc với bên ngoài, đôi lúc cảm thấy
giống như tự kỉ” – chị Huệ cho biết thêm.
Hiện nay, nếu dịch sách thì thù lao vào
khoảng 50k/1000 chữ, đối với dịch văn
bản xuôi thì 70k/1 trang A4, còn dịch
ngược thì 150k/1 trang A4. Có thể nói,
đối với những bạn sinh viên tự tin về khả
năng ngoại ngữ của mình thì đây là một
part time không hề tồi.

Thử làm thầy giáo

Đối với sinh viên, khái niệm gia sư đã
không còn xa lạ, đây là part - time phổ
biến nhất. Nguyên nhân là do nhu cầu
gia sư ở Hà Nội tương đối lớn trong khi
đó sinh viên lại có thể tận dụng vốn kiến
thức phổ thông của mình. Thù lao cho
công việc này khá hợp lí, trả theo giờ, dao
động ở mức 100 - 150k/1 giờ tùy thuộc
vào đối tượng học (học sinh tiểu học,
trung học hay ôn thi đại học). Nếu sinh

viên phân bố thời gian tốt, nghĩa là cân
bằng với thời gian học trên lớp và tích
cực dạy thêm khoảng 3 buổi/1tuần/1học
sinh thì thu nhập một tháng là ổn (chưa
kể trường hợp dạy nhiều học sinh với ca
dạy và buổi dạy khác nhau). Thậm chí,
làm gia sư ngoài việc có thể tự trang trải
cho bản thân, bạn còn có thể tích góp
được một khoản phụ giúp gia đình mỗi
tháng.
Bạn Dung, sinh viên ĐH Luật chia sẻ:
“Mình làm gia sư với mục đích là tự mình
S Ứ C
có thể chi trả cho sinh hoạt phí cá nhân
mỗi tháng mà không phải xin tiền của bố
mẹ. Công việc này vừa giúp mình đỡ đần
bố mẹ lại không “bỏ phí” kiến thức 12
năm học phổ thông”.

T R Ẻ

13

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp
làm gia sư đều suôn sẻ. Có những gia
đình phụ huynh coi thường sinh viên, gây
khó dễ, trả thù lao rẻ mạt hoặc bắt bẻ,
hạch sách để không trả thù lao… Vì vậy,
các bạn sinh viên nên tìm hiểu kỹ các
thông tin của học sinh trước khi nhận lời
dạy để tránh những rắc rối về sau.

Tư vấn viên – Tại sao không?
Kéo theo việc rất nhiều trung tâm tiếng
Anh được mở ra là nhu cầu lớn về nhân
viên cố vấn, một công việc part – time
đang dần trở nên phổ biến với rất nhiều
sinh viên. Công việc này yêu cầu ở người
làm khả năng giao tiếp tốt, khả năng
nắm bắt tâm lý và định hướng hiệu quả
cho khách hàng của trung tâm. Thêm
vào đó, tư vấn viên cũng cần những kỹ
năng mềm cơ bản, bao gồm: tiếng Anh,
tin học văn phòng (Word và Excel), biết
cách làm báo cáo, bảng theo dõi, lập chỉ
tiêu và thực hiện theo những chỉ tiêu đã
đề sẵn…
Mức lương người làm part time này có
thể nhận được dao động từ 1,8 – 2 triệu
đồng/ 1 tháng, một mức lương khá lý
tưởng đối với một sinh viên. Hơn nữa,
“công việc này còn là một bước khởi
đầu làm nền móng vì nó khá gần gũi với
những công việc mà sinh viên sau khi ra
trường có thể làm” – Thúy, K51 TCNH
chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, part time này chỉ là một gợi ý cho những ai

quan tâm và muốn thử sức vì bạn có
thể sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khi
không hoàn thành đủ chỉ tiêu ban đầu.
Đồng thời, part - time cũng đòi hỏi có sự
đầu tư thời gian cho việc lập kế hoạch
công việc một cách cụ thể, chi tiết. Vì thế,
sinh viên nên chắc chắn vào khả năng
sắp xếp công việc, cân bằng tốt giữa việc
học và làm.

Tổ chức sự kiện – Những
người đa-zi-năng
Công việc cuối cùng “Sức trẻ” muốn giới
thiệu không hẳn phổ biến với các bạn
sinh viên, nhưng lại là một part - time thú
vị, đem lại cho các bạn sự nhanh nhẹn
và ứng biến không ngờ: tổ chức sự kiện.
Vậy cụ thể part - time này như thế nào?

Quả thực, không có một mô típ nhất
định cho công việc này. Bạn có thể là
người cùng lên kế hoạch cho chương
trình, cũng có thể đơn giản làm nhiệm vụ
hậu cần với đủ các công việc không tên.
Là một nhân viên part - time cho công
ty Vinavui, chuyên tổ chức các sự kiện
sinh nhật, Mỹ Linh (K50) chia sẻ: “Nhờ
công việc này mà mình đã phát hiện ra
rất nhiều khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Vì thường xuyên tổ chức sự kiện cho
các em nhỏ nên mình và các bạn trong
nhóm đều phải cắm hoa, gấp giấy, hay
nặn các quả bóng bay thành nhiều hình
thù ngộ nghĩnh như siêu nhân, công
chúa, Oggy,…”.

Khéo tay là một tiêu chuẩn quan trọng,
nhưng chưa phải tất cả. “Khi bắt đầu vào
chương trình, chúng mình có thể chia
nhau làm tại nhiều vị trí. Mình làm MC,
một bạn dẫn trò chơi, một phụ trách vặn
bóng nghệ thuật, và bọn mình hoàn toàn
có thể linh động đổi vị trí cho nhau tại
từng sự kiện”, Linh cho hay.
Tuy là một công việc rất hấp dẫn nhưng
để duy trì không hẳn dễ dàng, bởi những
ngày diễn ra sự kiện không hề cố định.
Ngày bình thường có thể không có sự
kiện nào, nhưng dịp lễ tết sự kiện lại khá
dồn dập. Vì vậy, nếu không khéo léo sắp
xếp cân bằng với việc học, thì quản lý thời
gian quả thực là một bài toán khó. Bù lại,
thu nhập bạn nhận được cũng không hề
nhỏ, bởi “ngoài lương của công ty, đôi lúc
bọn mình còn được khách hàng thưởng
riêng nếu làm tốt” – Linh bật mí.

Kết

Ngoài những part - time điển hình đã
đề cập ở trên, vẫn còn rất nhiều những
part time hấp dẫn khác phù hợp với sinh
viên như: nhân viên bán hàng, cộng tác
viên viết báo, trợ lý trường quay,… Tất
cả đều có thể đem đến cho sinh viên môi
trường làm việc thực tế để học tập, cọ
xát. Và biết đâu những bản “demo” ấy lại
có thể trở thành “official” của bạn trong
một tương lai không xa!

Minh Phượng – Hà Anh Trần
14
TRỢ LÍ TRƯỜNG QUAY
Tôi đi làm
S Ứ C

T R Ẻ

NHỮNG NGƯỜI

SAU

Những người

ÁNH ĐÈN

Sự hấp dẫn của một chương trình truyền hình như talkshow hay gameshow
không chỉ phụ thuộc vào độ “hot” của các vị khách mời hay tài ứng biến của
người dẫn chương trình. Đó là thành quả từ sự nỗ lực và tâm huyết của cả
đội ngũ ê-kíp, trong đó có những con người thầm lặng chưa từng xuất hiện
trên màn hình nhưng có vai trò quyết định đến một nửa chương trình. Họ
chính là những trợ lí trường quay.

Đi tìm chân dung trợ lí Trải nghiệm để khám
trường quay…
phá…
Trợ lí trường quay gồm nhiều công việc
khác nhau như phụ trách khán giả, phụ
trách sân khấu, chuẩn bị đạo cụ, sắp
xếp bố cục sân khấu, dự thảo nội dung
chương trình… “Các cộng tác viên (CTV)
cho chương trình không nhất thiết phải
học đúng chuyên ngành báo chí mà có
thể từ bất cứ trường nào, chỉ cần có
“nhiệt” và sự nhanh nhẹn.” (Một CTV
lâu năm của V6 chia sẻ). Bởi thế nhiều
FTUers dù trái ngành nhưng vẫn tham gia
công việc này và có những trải nghiệm vô
cùng lí thú.

Trở thành trợ lí trường quay đồng nghĩa
với việc sẽ được tham gia vào công việc
chung với toàn bộ nhóm ê-kíp chương
trình và khám phá những điều thú vị chưa
từng được hé lộ. “Lần đầu vào trường
quay mình thấy khá shock vì quy mô của
nó. Trường quay với những máy móc
thiết bị hiện đại, hệ thống chiếu sáng,
hệ thống quay và màn hình lớn vốn chỉ
được nhìn qua các chương trình phóng
sự giờ cách mình có vài bước chân.”
(CTV giấu tên của VTV6 chia sẻ). Thú vị
nhất là các bạn còn cơ hội gặp gỡ với

những vị khách mời nổi tiếng ngoài đời
thực hay các dẫn chương trình kì cựu
như chị Tạ Bích Loan, Diễm Quỳnh,… “
Mình không ngờ nghệ sĩ Chí Trung lại vui
tính hơn trên phim rất nhiều.” Hà, K51,
KTĐN, CTV V6 chia sẻ qua buổi ghi hình:
“Đầu năm nói chuyện nhận.”
Hay như Thanh Mai (K50-KTĐN) chia sẻ
kỉ niệm đáng nhớ nhất của bạn ấy đó là
lần chuẩn bị cho một phóng sự ở Xuân
Hòa phải túi bụi đi đi về về 40 cây số để
phỏng vấn. “Lần đầu nên cứ làm hỏng,
không vấp chỗ này thì vấp chỗ khác thế
nhhưng mấy anh chị tốt bụng nên hướng
dẫn rất chu đáo. Vui, xúc động, nhưng
thấy mình còn cần phải học hỏi rất nhiều điều.”
S Ứ C

Trải nghiệm để trưởng
thành hơn…
“Có những điều chẳng ai có thể dạy bạn
ngoài người thầy cuộc sống.” Những trải
nghiệm với công việc khá mới mẻ là trợ lí
giúp các CTV tích lũy thêm vốn sống cho
mình, như San, K51, CTV của V6 chia sẻ:
“Mình vốn thích truyền hình nhưng ở vị
trí biên tập viên (BTV). Mình tin khi nhắc
đến truyền hình người ta chỉ biết đến vị
trí quan trọng như MC, đạo diễn, khách
mời,…mà ít để ý đến các trợ lí. Khi bước
chân vào đài truyền hình không ai muốn
làm “chân sai vặt” cả. Nhưng mình sẽ
không từ chối bất cứ công việc nào vì cái
gì cũng có cái giá của nó. Làm việc nhỏ
trước rồi mới làm việc lớn, gặt hái những
mục tiêu cao hơn.” Tinh thần nhẫn nại
và sự quyết tâm theo đuổi ước mơ chính
là những bài học quý giá mà San đã rút
ra cho bản thân sau 1 năm làm CTV…
Bạn cũng chia sẻ thêm: “Không có công
việc gì là không phải đổ mồ hôi và nước
mắt, truyền hình lại càng khắc nghiệt
hơn. Nhìn vẻ mỏi mệt của các MC khi đã
tắt máy quay, và những cảnh gặm bánh
mì thay cơm trong những buổi ghi hình
muộn của các anh chị kĩ thuật viên, CTV,
mình càng ý thức được sự đam mê và
quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng.”

Trải nghiệm để thay đổi…
“Trợ lí trường quay là một mắt xích trong
chuỗi ê-kíp, vì thế bạn phải hoàn thành

T R Ẻ

15

tốt nhiệm vụ để đảm bảo cho toàn bộ
chương trình được ghi hình thuận lợi.”
(Hà, K51, CTV V6). Do sự đòi hỏi cao
trong công việc nên các CTV sẽ phải
quen dần với tác phong làm việc trong
môi trường chuyên nghiệp, kĩ năng quản
lí nhóm và giao tiếp với khán giả hiệu quả.
Có nhiều tình huống dở khóc dở cười với
các bạn đến ghi hình …khiến các trợ lí
phải nhanh chóng ứng phó. “Mình nhớ
nhất là khi một bạn đến nhầm nơi quay.
Vì đài truyền hình có rất nhiều khu nên
bạn nhầm lên phòng quay thời sự.” (San,
CTV V6). Qua những kỉ niệm như vậy,
các CTV lại rút ta những bài học “xương
máu” và càng thấy mình đam mê hơn.
Hơn nữa, khả năng ứng biến của các
CTV càng ngày càng tăng, đặc biệt trong
các chương trình truyền hình trực tiếp,
có rất nhiều vấn đề phát sinh, nếu không
có sự nhanh nhạy của các CTV trường
quay, hẳn chương trình sẽ không thành
công mỹ mãn như mong đợi (Phương
Đức – CTV V3).

Phương Đức (CTV V3) chia sẻ đối với cá
nhân anh thì có duyên được bạn bè làm
trước ở đó giới thiệu vào. Chương trình
“Chuyện đương thời” đầu tiên anh tham
gia với tư cách là khán giả sau đó anh
lên tham gia trải nghiệm và được đánh
giá khá tốt. Công việc của anh bắt đầu
từ những số tiếp theo. Lẽ tất nhiên vẫn
có một số điều kiện mà nhà đài bắt buộc
như: làm việc năng động, ham học hỏi và
sự nhiệt tình. Nỗ lực hết mình sẽ mang lại
thành quả lâu dài.

Nhiệt tình + Kiên trì rồi sẽ
có kết quả

“Điều kiện quan trọng nhất để thành công
là yêu công việc của mình, như vậy tuy
làm hàng giờ mà vẫn có cảm tưởng mình
chỉ giải trí” (David M.Goodrich). Nếu có
đam mê hãy thử sức với một lĩnh vực
khá mới mẻ này, trợ lý trường quay,
tại sao không?

Sẽ rất nhiều bạn đam mê với lĩnh vực này
đặt câu hỏi rằng làm thế nào để trở thành
một trợ lí trường quay, được làm việc
trong đài truyền hình, được học hỏi từ
các nhân vật nổi tiếng. Công việc tìm đến
người như một cơ duyên định trước. Anh

Hàng năm các nhà đài vẫn thường tuyển
một lượng CTV phục vụ cho các chương
trình của họ, bạn sẽ phải nộp hồ sơ ứng
tuyển, qua các vòng tuyển chọn, thi thố,
bạn sẽ phải chứng tỏ năng lực của mình
trong cả quá trình làm việc. Theo như
Thanh Mai (CTV V6) thì nhiệt tình và kiên
trì chính là chìa khóa đưa các bạn đến với
công việc mà mình yêu thích.

Tạm kết

Mai Vương – Trang Anh
16

Kinh tế
S Ứ C

T R Ẻ

Mascot - tạm dịch là
“Linh vật đại diện” tuy là một khái niệm
còn khá mới mẻ ở Việt
Nam, nhưng trên thế
giới, nó lại là nhân tố
góp phần không nhỏ
vào sự thành công của
rất nhiều thương hiệu.

Mascot là gì?

Mascot được định nghĩa là bất cứ con vật,
đồ vật hay người đại diện cho một tổ chức
hay một nhóm. Người ta sử dụng mascot
trong rất nhiều lĩnh vực với mục đích tăng
độ nhận diện và mang lại may mắn cho
chủ thể của Mascot: một ngôi trường, một
tổ chức xã hội, một công ty, một đội bóng
thậm chí là một sự kiện. Tuy nhiên trong
khuôn khổ của bài viết, tôi sẽ đi sâu phân
tích vai trò, đặc điểm của Linh vật đại diện
cho một thương hiệu (brand mascot).

SỬ DỤNG

LINH VẬT

TRONG XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU
Fuma

Brand mascot ra đời là nhằm ghi dấu ấn
của thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Với mục đích đó, mỗi mascot đều được
thiết kế thành những hình ảnh sống động,
được nhân hóa và gán cho những tích
cách đặc trưng như con người. Để hiệu
quả, mascot phải thật đơn giản, dễ nhớ và
mang một ý nghĩa nào đó với thương hiệu.
Thử nghĩ đến một vài brand mascot, chú
robot xanh Android bé nhỏ sẽ là một ví dụ
điển hình. Android là một từ để chỉ bất cứ
loại robot nào có hoạt động và hình dáng
giống như con người. Nhưng chú robot
Android xanh lại gây được ấn tượng đặc
biệt bởi sự đơn giản, dễ nhận biết. Cùng
với sự phát triển của Hệ điều hành Android, thì chú robot xanh này cũng theo
đó mà phủ sóng trên khắp các phương
tiện truyền thông.
Một ví dụ khác: Linh vật đại diện của
hãng đồ ăn nhanh McDonald là Ronald
McDonald, một anh hề với hình hài vui
nhộn, thu hút hàng triệu trẻ em toàn nước
Mỹ khi xuất hiện rất nhiều tại các sự
kiện, quảng cáo và chương trình truyền
hình trên TV. Theo một khảo sát từ trang
Stunning-Stuff.com, Ronald McDonald là
nhân vật phổ biến thứ hai chỉ sau ông già
Noel đối với trẻ em Mỹ.
Một vài trường hợp như chú chim xanh
Twitter, chú cáo lửa của FireFox, hay biểu
tượng Chiếc hộp của Dropbox, đều được
coi là linh vật đại diện cho thương hiệu.
S Ứ C

Mascot - người bạn của
khách hàng
Linh vật đại diện cũng giống như con
người, thường được gán một nét tính
cách đặc trưng, từ đó các marketer sẽ
xây dựng những hoạt động truyền thông
làm nổi bật nét tính cách đó. Điểm ưu việt
của linh vật là nó dễ dàng xây dựng được
lòng tin nơi khách hàng. Thay vì tương tác
với một “Thương hiệu” khô cứng, không
rõ hình hài, giờ đây khách hàng tương tác
với một sinh vật có hình hài nổi bật cộng
với tính cách chẳng khác gì con người.
Điều này càng hiệu quả đối với sản phẩm
hay dịch vụ thuộc một lĩnh vực khá khô
cứng như bảo hiểm hay ngân hàng.

Một case study rất thành công trong việc
xây dựng Brand Mascot là từ Hãng bảo
hiểm Ô tô GEICO. Công ty này định vị
sản phẩm của mình như một dịch vụ bảo
hiểm ô tô giúp khách hàng tiết kiệm rất
nhiều tiền. Slogan của họ: “chỉ 15 phút
có thể giúp bạn tiết kiệm ít nhất 15%
giá trị bảo hiểm ô tô.” Tên thương hiệu
của công ty thường bị đọc nhầm thành
Gecko, vậy là công ty này nghĩ ra ý tưởng
về một chú thằn lằn có tên Gecko. Trong
những năm 1999-2000, hàng loạt quảng
cáo TV ra đời với hình ảnh trọng tâm là
chú thằn lằn hài hước này cứ lặp đi lặp
lại câu nói: “Tôi là Gecko, không phải GEICO.”, “Tôi không thể giúp bạn tiết kiệm

tiền khi mua bảo hiểm ô tô, chỉ có GEICO
mới làm được.”
Sự hài hước của chú thằn lằn Gecko
ngay lập tức gây sự chú ý từ khách hàng.
Thông qua TVC (video quảng cáo) và
YouTube, người ta thích thú khi xem chú
thằn lằn này xuất hiện trên đường phố,
tại công sở, khi thì lái ô tô, khi thì khiêu vũ
với một phụ nữ, lúc lại cãi chày cãi cối với
cấp trên của mình.
Từ một sản phẩm tưởng chừng như khô
cứng, hãng GEICO đã sử dụng Gecko để
kể câu chuyện của mình cho khách hàng
một cách hài hước và rất thành công.
Khách hàng tiếp nhận Gecko như tiếp
nhận một người bạn. Họ sẵn sàng tương
tác với những gì Gecko nói. Chính vì vậy,

Ngôi sao và Linh vật, bạn
chọn gì?

17

Gecko trở thành đại diện cho thương
hiệu GEICO. Trên Facebook, fanpage
“GEICO Gecko” được lập ra nhằm tương
tác và tạo dựng mối quan hệ với khách
hàng. Gecko còn xuất hiện trong các buổi
họp báo, các sự kiện do GEICO tổ chức.
Tất cả những gì mà GEICO đã làm với
Gecko nhằm mục đích cuối cùng là tăng
“Nhận diện thương hiệu” trong tâm trí
khách hàng. Không chỉ tạo lòng trung
thành với thương hiệu cho khách hàng
cũ, Brand mascot còn giúp tăng nhận
diện ngay tại thời điểm mua hàng (identification at point – of – sale). Linh vật xuất
hiện trên bao bì, trong cửa hàng, trên các
poster quảng cáo, giúp khách hàng nhận
ra thương hiệu và giúp bán được hàng.

Mascot cũng có thể phản
tác dụng

Đại sứ thương hiệu thường là người sẵn
có một độ phủ sóng nhất định trên các
phương tiện truyền thông, chính vì vậy
để xây dựng linh vật đại diện, thương
hiệu sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với
việc thuê một Đại sứ là một ngôi sao.
Kakao Talk, Zalo là những ứng dụng di
động có sử dụng đại sứ trong thời gian
gần đây (với Kakao Talk là Midu và nhóm
Bigbang, còn Zalo là Ngọc Trinh), ngay
lập tức các phương tiện truyền thông và
mạng xã hội đều chĩa sự chú ý vào các
thương hiệu này.
Tuy nhiên, chỉ những gã nhà giàu mới đủ
khả năng chi tiền mời những ngôi sao về
làm đại diện cho thương hiệu của mình.
Thêm nữa, “hạn sử dụng” của celebrity
thường rất ngắn nếu so với sử dụng mascot. Ngoài ra, một rủi ro mà nhiều thương
hiệu đã gặp phải khi sử dụng celebrity đó
là rất có thể thương hiệu của bạn sẽ bị
ảnh hưởng xấu nếu celebrity chẳng may
dính phải một scandal nào đó. Trường
hợp của tay golf Tiger Woods là một ví dụ

T R Ẻ

điển hình. Sau khi hình ảnh “trai ngoan”
của anh bị đổ vỡ khi để lộ scandal tình ái,
hãng Nike ngay lập tức cắt hợp đồng với
anh để tránh những hệ lụy phiền toái về
sau. Chắc hẳn Nike phải ăn không ngon
ngủ không yên vì đã lỡ chi không ít tiền
cho tay golf số 1 thế giới này.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải
thương hiệu cứ sử dụng Mascot là thành
công. Phần khó nhất của bức tranh là làm
thế nào để tạo ra một Mascot khiến khách
hàng phải nhớ tới và ủng hộ. Một case
study khác minh hoạt cho sự thất bại này
là chuỗi công viên giải trí hàng đầu ở Mỹ,
Six Flag, khi hãng này sử dụng Mr. Six
làm linh vật đại diện cho thương hiệu. Mr.
Six là một ông già hói đầu, mặc một bộ
Tuxedo có cài nơ đỏ, đeo kính gọng to,
trang điểm đậm và thích nhảy theo kiểu
những năm 90 trên nền nhạc bài “We
like to Party”. Sau video quảng cáo đầu
tiên có sự xuất hiện của Mr.Six, hãng Six
Flag bị khách hàng chỉ trích vì hình ảnh
ông già có phần vô duyên và chẳng liên
quan gì đến một công viên giải trí mà đối
tượng chính là trẻ em. Hãng này sau đó
đã phải thừa nhận sai lầm của mình khi
tạo ra Mr.Six.
Để tạo nên một mascot thành công đòi
hỏi rất nhiều sự sáng tạo và thấu hiểu
khách hàng của các nhà làm marketing.
18

Kinh tế
S Ứ C

T R Ẻ

NHỮNG NGÔI SAO
CỦA GIẢI

KINH TẾ

Thúy Hà (Dịch)

Giải Nobel Kinh tế đã
được trao 44 lần cho
71 nhà khoa học - tác
giả của những ý tưởng
đột phá, dưới đây là 5
học thuyết nổi tiếng
nhất thường xuất hiện
và được áp dụng trong
nhiều khía cạnh của
không chỉ là kinh tế mà
còn trong sống thường
ngày.

Quản lý tài nguyên chung

Kinh tế học hành vi

Elinor Ostrom

Daniel Kahneman

Năm 2009, Elinor Ostrom, giáo sư kinh tế
chính trị Đại học Indiana - phụ nữ đầu tiên
đạt giải Nobel - nhờ thành tựu phân tích
quản trị kinh tế, đặc biệt là về tài nguyên
chung. Ostrom nghiên cứu về các nhóm
phối hợp quản trị tài nguyên chung như
nguồn nước, trữ lượng tôm cá, bãi chăn
thả và quyền sở hữu tập thể. Bà nói học
thuyết trước đó của nhà môi trường học
Garrett Hardin “Bi kịch của mảnh đất
công” không phải là kết quả cuối cùng
hay dễ xảy ra nhất khi cộng đồng chia sẻ
tài nguyên.
Nội dung của học thuyết của Hardin là tài
nguyên chung nên thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước, hoặc chia thành những
phần nhỏ do tư nhân sở hữu để tránh bị

lạm dụng và cạn kiệt. Người dùng sẽ làm
phương hại đến người khác trong tương
lai do cố giành lợi ích tối đa cho mình.
Trong khi đó, Ostrom cho thấy có thể
quản lý tập thể tài nguyên chung mà
vẫn hiệu quả, không cần kiểm soát từ
Nhà nước hay tư nhân, miễn là người
sử dụng tiếp cận gần gũi với nguồn tài
nguyên và giữa họ có quan hệ qua lại với
nhau. Vì cơ quan công quyền không thể
quản trị tài nguyên hợp lý do thiếu hiểu
biết về những tập quán địa phương hay
mối quan hệ với cộng đồng. Ngược lại,
những người trong cuộc có tiếng nói
trong việc quản trị tài nguyên sẽ chủ động
giám sát để bảo đảm mọi người tham gia
đều tuân thủ luật định của cộng đồng.

Giải Nobel năm 2002 được trao cho nhà
tâm lý học Daniel Kahneman vì thành tựu
kết hợp nghiên cứu tâm lý học vào kinh
tế học, đặc biệt là về việc đánh giá và ra
quyết định trong điều kiện không đầy đủ
thông tin. Khái niệm này tối quan trọng
đối với ngành nghiên cứu tài chính hành
vi. Kahneman thực hiện nghiên cứu với
Amos Tversky, nhưng Tversky không thể
nhận giải vì ông đã qua đời năm 1996, và
giải thưởng không được trao cho người
quá cố.
Bài viết “Học thuyết tiềm năng: Phân tích
quyết định rủi ro” là một trong những bài
nghiên cứu rất nổi tiếng. Lý thuyết đạt giải
Nobel này cho thấy con người không phải
lúc nào cũng quyết định sáng suốt theo
S Ứ C
lợi ích cao nhất của bản thân (giả thuyết
của học thuyết ích lợi tối ưu) do sử dụng
những chỉ dẫn sai lầm như ảo giác công
bằng và trốn tránh mất mát, dựa trên cảm
xúc, thái độ hay ký ức, chứ không phải
logic. Ví dụ, Kahneman và Tversky quan
sát được rằng chúng ta mất nhiều công
sức tiết kiệm vài đồng khi mua món hàng
nhỏ hơn là tiết kiệm khoản tương đương
khi mua một món đắt tiền. Kahneman và
Tversky cũng cho thấy con người thường
dùng những nguyên tắc chung, ví dụ như
nguyên tắc đại diện, để đưa ra quyết định
đi ngược với nguyên tắc xác suất. Ví dụ,
khi miêu tả một phụ nữ quan tâm đến vấn
đề phân biệt đối xử, và hỏi liệu cô ấy có
phải là nhân viên giao dịch ngân hàng
hay một nhân viên giao dịch ngân hàng
sẽ là nhà hoạt động nữ quyền, người ta
thường cho rằng công ấy sẽ là loại thứ
hai, mặt dù luật xác suất cho thấy cô ấy
nhiều phần trăm là loại thứ nhất

19

Năm 2001 George A. Akerlof, A. Michael
Spence và Joseph E. Stiglitz giành giải
Nobel nhờ phân tích thị trường với thông
tin bất đối xứng. Bộ ba cho thấy mô hình
kinh tế dựa trên thông tin hoàn hảo là sai
lầm. Trên thực tế, một bên tham gia mua
bán thường có nhiều thông tin hơn. Đó
chính là “thông tin bất đối xứng”

Thông tin bất đối xứng
George A. Akerlof, A. Michael Spence
và Joseph E. Stiglitz

Khi hiểu về thông tin bất đối xứng ta có
thể hiểu bản chất hoạt động của các thị
trường, tầm quan trọng của minh bạch
trong công ty. Akerlof cho thấy thông tin
bất đối xứng trong thị trường xe đã qua
sử dụng: người bán biết rõ hơn người
mua về chất lượng xe, do đó thị trường
đầy những xe kém chất lượng (khái niệm
“lựa chọn bất lợi”).
Nghiên cứu của Spence tập trung vào
những dấu hiệu, cách thông tin truyền từ
người biết nhiều thông tin sang người ít
thông tin hơn trên thị trường. Ví dụ, người
đi xin việc có thể dùng thành tích học tập
để làm dấu hiệu cho nhà tuyển dụng tiềm
năng thấy năng suất của mình còn các
công ty có thể trả cổ tức như một cách
hứa hẹn với nhà đầu tư về lợi nhuận.

Ngày nay những khái niệm này quá phổ
biến, tới mức người ta coi nó là đương
nhiên, nhưng khi mới được đưa ra, đó là
những phát hiện đột phá.

Lý thuyết trò chơi
John C. Harsanyi, John F. Nash Jr. và
Reinhard Selten
Giải thưởng hàn lâm năm 1994 được
trao cho John C. Harsanyi, John F. Nash
Jr. và Reinhard Selten vì công lao đi đầu
trong việc phân tích điểm cân bằng trong
trò chơi bất hợp tác. Học thuyết trò chơi
bất hợp tác là một nhánh của ngành phân
tích tương tác chiến lược, được biết đến
với tên “Lý thuyết trò chơi”. Trò chơi bất
hợp tác là những trò mà người chơi đưa
ra thỏa thuận mà không bị ràng buộc
phải tuân thủ, tự quyết định dựa trên giả
định của bản thân về hành động của đối
phương mà không được biết đối phương
James M. Buchanan Jr. nhận giải Nobel
vào năm 1986 cho sự phát triển nền tảng
cơ cấu lý thuyết quyết định kinh tế chính
trị. Đóng góp lớn của Buchanan trong học
thuyết lựa chọn công cộng đã kết hợp
kiến thức khoa học chính trị và kinh tế để
giải thích phương pháp ra quyết định của
các thành phần kinh tế Nhà nước (các
chính trị gia và cơ quan Nhà nước). Ông
cho thấy, ngược lại với những gì người ta
vẫn nghĩ: các nhân tố trong lĩnh vực Nhà
nước làm việc vì lợi ích công (như “đầy
tớ của dân”), thực tế là người ta vẫn làm
theo lợi ích cá nhân như các nhân tố trong
lĩnh vực tư nhân (y như người tiêu dùng
và doanh nhân). Ông miêu tả điều này là

T R Ẻ

thực ra sẽ làm gì.
Một trong những đóng góp to lớn của
Nash là điểm cân bằng Nash, phương
pháp dự đoán kết quả trò chơi bất hợp
tác dựa vào điểm cân bằng. Điểm cân
bằng Nash mở rộng dựa trên nghiên cứu
trước đó về trò chơi “được ăn cả ngã về
không” với hai người tham gia. Selten
ứng dụng kết quả này trong tương tác
chiến lược, Harsanyi ứng dụng trong
hoàn cảnh thông tin không hoàn hảo góp
phần phát triển ngành kinh tế học thông
tin. Đóng góp của họ được sử dụng rộng
rãi trong kinh tế, đặc biệt là trong phân
tích độc quyền quá bán, lý thuyết tổ chức
ngành và là nguồn cảm hứng cho nhiều
nghiên cứu sau này

“con đường chính trị không trải hoa hồng”.
Sử dụng quan điểm Buchanan về tổ chức
chính trị, bản chất con người và thị trường
tự do, chúng ta có thể hiểu thêm về các
nhân tố tạo ra động lực cho các chính
trị gia, dự đoán chuẩn hơn kết quả của
các quyết định chính trị, đề ra luật và hi
vọng có được kết quả mong muốn. Ví dụ,
các vị lãnh tụ chính trị dễ dàng sa đà vào
thâm hụt công quỹ bởi mỗi chương trình
do chính phủ tài trợ sẽ đem lại sự ủng hộ
chính trị từ một nhóm cử tri. Để ngăn chặn
thâm hụt, chúng ta có thể đưa ra giới hạn
kiểm soát chi tiêu của chính phủ, điều này
có lợi cho người dân nói chung vì sẽ làm
giảm gánh nặng thuế khóa.

Học thuyết lựa chọn tập thể
James M. Buchanan Jr.
20

Gương mặt trang bìa
S Ứ C

T R Ẻ

ĐẶNG HỒNG NGỌC

MÀU NẮNG RỰC RỠ
GIỮA FTU
Ai nói rằng học Ngoại thương là chỉ biết đến kinh tế, kinh doanh? Giờ đây, quả
thật không thiếu những FTUers đã “rẽ trái” và lấn sân sang lĩnh vực truyền
thông, giải trí. Đặng Hồng Ngọc (K49 KTĐN) là một trong những người như
thế. Đến nay, chị đã thành công với vai trò là một người quản lý hình ảnh
trong giới showbiz Việt, một nhà truyền thông, một người trẻ viết sách,… Hãy
cùng Sức trẻ 39 tìm hiểu về cô gái tài năng ấy qua chuyên mục Gương mặt
trang bìa lần này.
Châu Kiều – Quỳnh Anh

?
01

Chào Hồng Ngọc, vẫn còn là
sinh viên năm cuối của ĐH
Ngoại thương, nhưng bạn
đã được giới trẻ biết đến như

một giám đốc quản lý hình ảnh, một người
làm truyền thông kinh nghiệm và một cây
bút trẻ mới xuất bản tập truyện ngắn. Có
thể nói, bạn là điển hình của một người
trẻ năng động và bận rộn. Vậy nếu để tự
nhận xét, bạn cảm thấy cuộc sống thật
của mình ngoài đời như thế nào?
Mọi người hay gọi mình là “workaholic”,
đúng là thời gian công việc chiếm phần
lớn thời gian của Ngọc. Tuy nhiên đến
giờ thì mình đã sắp xếp để có thời gian đi
chơi với bạn bè, quan tâm đến người thân
và nghỉ ngơi vào ngày cuối tuần. Có thể
nói cuộc sống ngoài đời của Ngọc đang
khá cân bằng và dễ chịu.

?
02

Là một sinh viên kinh tế
nhưng Ngọc lại theo ngành
truyền thông, vậy thành thật
nhé, trường đại học có đóng
vai trò gì trong thành công của bạn ngày
hôm nay không?
Ngọc nghĩ là trường đại học dạy mình các
kĩ năng, cách tư duy và quan trọng hơn
là các mối quan hệ có giá trị. Ngọc quen
biết rất nhiều các anh chị cựu FTU hiện
đang là những doanh nhân thành đạt, mọi
người cũng chỉ dạy cho Ngọc những bài
học quý giá. Ngoài ra, vì Ngọc học khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nên một số
kiến thức cũng giúp Ngọc trong việc phân
tích khả năng kinh doanh, biến những
gì Ngọc đang làm thành một business
model (cười).

?
03

Giữa công việc quản lý hình
ảnh và viết lách, đâu là lĩnh
vực bạn muốn đầu tư nghiêm
túc? Có phải viết lách không
hẳn là đam mê, mà chỉ là thú vui của bạn?
Nếu gọi là đầu tư theo kiểu công việc thì
chắc chắn là lĩnh vực quản lý hình ảnh rồi,
vì đó là một ngành nghề mà mình muốn
nghiên cứu chuyên sâu và theo đuổi lâu
dài. Còn viết lách vốn có xuất phát điểm
là sở thích của Ngọc, để ghi lại những
cảm nhận của mình về cuộc sống, kể lại
những chuyện mình từng trải qua, hoặc
đơn giản chỉ là viết tặng bạn bè, người
thân. Viết lách là thú vui, nhưng nó cũng
giúp cho suy nghĩ của mình trưởng thành hơn.
S Ứ C

?
04

T R Ẻ

21

?
05

Trong thời gian quản lý Nhóm
nhảy cover St.319 và sau này
là Chi Pu, bạn có kỉ niệm gì
đặc biệt muốn chia sẻ hay
không? Trong 5 năm làm truyền thông,
nghĩ lại thì thời gian nào khiến bạn cảm
thấy hạnh phúc và đáng nhớ nhất?

Bạn đã thai nghén kế hoạch
thành lập cho riêng mình một
công ti mang tên ND Agency
như hiện nay từ khi nào? Cho
đến giờ, bạn có cảm thấy đã tạm an tâm
với tình hình phát triển của công ti hay
vẫn còn nhiều lo lắng?

Kỉ niệm thì nhiều lắm, bản thân công
việc của mình dựa trên mối quan hệ bạn
bè thân thiết, vì thế ngoài những vấn đề
công việc thì mọi người rất thích đi chơi,
tụ tập ăn uống với nhau. Trong 5 năm làm
truyền thông, thời gian nào mình cũng
thấy đáng nhớ, nhất là khi thực hiện thành
công một dự án nào đó, hoặc là giúp các
bạn “gỡ” được những chuyện rắc rối, tin
đồn “từ trên trời rơi xuống”.

Ngọc cũng mới thành lập từ tháng 6 thôi,
ý tưởng thành lập thì cũng xuất phát bất
ngờ lắm. Trong một lần nói chuyện với
một người anh, anh ấy đã gợi ý Ngọc hệ
thống hoá những gì Ngọc đang làm thành
một mô hình kinh doanh có tái đầu tư và
thu được lợi nhuận. Ngọc cũng thấy hào
hứng và muốn làm gì đó thử thách một
chút, nên đã thành lập ND Agency chuyên
quản lý và đào tạo một số tài năng trẻ.
Công ty cũng mới thành lập thôi, nhưng
vì có quan hệ truyền thông và đối tác khá
ổn định của Ngọc nên ND phát triển với
tốc độ khá nhanh và ổn định, nhiều đối
tác lớn muốn làm việc cùng.

Có thể nói Ngọc tự hào nhất với việc giúp
đỡ các bạn trẻ tài năng như St.319 và Chi
Pu giữ gìn và phát triển hình ảnh. Các
bạn mà Ngọc làm việc cùng đều là những
người trẻ nhưng rất nghiêm túc trong
công việc và khắt khe với đam mê của
chính bản thân. Được hỗ trợ mọi người
trên con đường đó cũng khiến mình cảm
thấy mình có giá trị hơn và cuộc sống của
mình ý nghĩa hơn.

?
06

Theo bạn, những tố chất cần
thiết nhất của một người làm
truyền thông giỏi là gì?

Một người làm truyền thông giỏi cần có
cách tư duy và kĩ năng viết lách của một
phóng viên, có sự nhanh nhạy và nắm
bắt thời cơ của một nhà kinh doanh, cũng
như một cái đầu bản lĩnh, đủ “lạnh” khi
gặp thử thách. Sau 5 năm Ngọc đi làm,
điều quan trọng nhất mình đã học được
là: Những gì mình đã làm được chưa
là gì cả, luôn phải học hỏi để làm được
những việc lớn lao hơn. Đó là động lực để
Ngọc luôn phấn đấu hàng ngày: tự phá
vỡ những kỉ lục và vượt qua giới hạn khả
năng của chính mình.

#

E

P

IL
ROF

?
07

Những dự định của bạn
trong thời gian sắp tới?

Ngọc muốn tập trung phát triển công ty
với mục tiêu đưa hình ảnh các bạn trẻ
Việt Nam xinh đẹp, tài năng, biết theo
đuổi đam mê ra tầm quốc tế. Còn nghĩ
xa hơn, Ngọc cũng ấp ủ một vài ý định
kinh doanh dựa trên những thương hiệu
mà mình đã xây dựng lên. Chặng đường
còn dài lắm, và Ngọc mới là một cô gái 21
tuổi thôi mà, sẽ còn phải đi rất xa và học
hỏi rất nhiều.

Cảm ơn những chia sẻ chân thành và
thú vị của Ngọc Đặng. Chúc bạn thành
công và gặp nhiều may mắn trong
những dự án sắp tới!

Đặng Hồng Ngọc, 1992 (Bút danh: Nắng)
•Sinh viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, chuyên
ngành Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương
•Từng là Cộng tác viên báo Thiên thần nhỏ. Sau đó là
Biên tập viên, Chủ nhiệm mục Đời sống, Học đường, Góc
trái tim Trang thông tin điện tử kenh14.vn
•Từng đạt giải Đồng cuộc thi BSNEU Case Analysis Competition do khoa Quản trị trường Đại học Kinh tế Quốc
dân tổ chức và lọt vào Top 10 cuộc thi RMIT Business
Plan Competition RMIT.
•Tác giả tập truyện ngắn “Cát Tường, Mùa Hạ và Anh”
(NXB Văn Học).
• Sáng lập và điều hành Công ty TNHH Cung cấp Tài năng
ND (ND Talent Agency Co.,Ltd): http://ndagency.com.vn/,
quản lý hình ảnh cho hot girl Chi Pu, Mie Nguyễn, nhóm
nhảy St.319…
S Ứ C

T R Ẻ

UAY CUỘC
Q
TRONG

NG
SỐ

VÒN
G

22

Không gian sách

“LÂU ĐÀI BAY CỦA PHÁP SƯ HOWL”

T

Cái tên “Howl’s Moving Castle” đã trở nên quá quen thuộc với
những ai là fans của các bộ phim hoạt hình đến từ “xứ sở” Ghibli
Studio. Và hơn bao giờ hết, tác phẩm cha đẻ của bộ phim đình
đám ấy - “Lâu đài bay của pháp sư Howl” đã được giới trẻ đón
nhận, để một lần nữa được đắm chìm vào thế giới đầy ảo mộng
nhưng theo một cách hoàn toàn khác…

rong sách, cô gái Sophie Hatter
đang sống và làm việc yên ổn tại
một cửa hiệu bán mũ của bố mẹ
ở Ingary, xứ sở của “những đôi
hia bảy dặm” và “áo choàng tàng hình”
thì bỗng một ngày, mụ phù thuỷ xứ Waste
xuất hiện biến cô thành bà già xấu xí.
Quyết tâm giải cứu bản thân mình, Sophie đi tới lâu đài bay tìm kiếm sự giúp
đỡ của Pháp sư Howl – kẻ vốn bị đồn
là khoái “ăn tươi nuốt sống” trái tim của
những cô gái trẻ.
Có lẽ cái tên tác giả - Diana Wynne Jones
không quá quen thuộc với đa phần độc
giả Việt Nam, mặc dù bà đã có một vài
tác phẩm đáng chú ý như “Chúa tể bóng
tối xứ Derkholm”, “Biên niên sử Chrestomanci”,… Nhưng mãi cho tới gần đây, tác
phẩm “Lâu đài bay của pháp sư Howl”
– ra đời năm 1986, mới thu hút được
đông đảo sự chú ý của độc giả đến vậy.
Đây là một trong số ít các tác phẩm mà
người đọc Việt Nam biết đến sau khi đã
xem bộ phim hoạt hình chuyển thể của
nó – “Howl’s Moving Castle”, do đạo diễn
người Nhật tài ba Hayao Miyazaki dày
công dàn dựng.
Đến với tác phẩm, người đọc sẽ lạc vào
một thế giới cổ tích lạ lùng. Đó là một thế
giới được xây dựng đúng phong cách
của những câu chuyện cổ tích xưa cũ,
với những lâu đài, Đức vua, vương quốc,
... Nhưng qua bàn tay phù phép của D.W
Jones, tất cả đều trở nên lạ thường đến
bất ngờ. Chẳng câu chuyện cổ tích nào
mà lâu đài lại chứa đựng căn phòng “bẩn

lười biếng, sống kiểu cách với việc dành
hai giờ mỗi ngày trong nhà tắm,… nhưng
ẩn sâu bên trong lại là một tính cách rất
trẻ con…

thỉu đến kinh ngạc” với “những viên đá lát
sàn dính đầy vết bẩn và nhờn mỡ, tro dồn
thành đống…”. Và cũng chẳng có hình
tượng nhân vật hoàng tử, công chúa như
các câu chuyện cổ tích thông thường.
Thế nhưng, sức hút của câu chuyện lại
xuất phát từ chính những bối cảnh kì lạ
ấy. Nó đưa người đọc đến những trải
nghiệm ở một thế giới hoàn toàn khác,
vượt xa giới hạn chật hẹp.
Một yếu tố làm nên sự độc đáo không
thể không kể đến, đó là cách tác giả tạo
hình các nhân vật trong cuộc sống của
họ. Đó là một Sophie với hai hình dáng:
cô gái Sophie Hatter – người chị cả trong
gia đình bán mũ, và bà lão Sophie –
người giúp việc trong lâu đài của Howl,
một Sophie nhiều chuyện, luôn cho rằng
mình chẳng có cơ hội nào trong đời và
tự giới hạn bản thân, nhưng cũng là Sophie rất tin vào chuyện cổ tích. Ngọn lửa
với cái tên Calcifer là một kẻ quỷ quyệt,
khôn ngoan, nhưng lại ấm áp và tốt bụng.
Có thể nói, nhân vật đặc biệt nhất trong
truyện và cũng gây ấn tượng mạnh mẽ
nhất phải kể đến là Howl – chàng pháp
sư với trái tim bị ngọn lửa cất giữ. Howl

Đối với những người đã xem phim trước
khi đọc nguyên tác, thì cuốn sách này
không chỉ dừng lại ở việc khắc họa rõ nét
hơn các nhân vật. Nhiều độc giả hẳn sẽ
rất ngạc nhiên khi có tới hơn nửa cuốn
... khác xa so với hoạt hình. Nếu như
trong tác phẩm của Hayao Miyazaki,
chàng Howl phảng phất nỗi buồn phía
sau vẻ hào hoa, thì Howl của D.W.Jones
lại được khắc họa bởi cái nhìn đặc trưng
rất “phương Tây” – chàng quý tộc phong
lưu, đa tình. Hai tác phẩm cũng mang
hai màu sắc rất khác nhau. Truyện mang
chút gì đó thần bí hơn, u ám hơn, lạ kì
và phức tạp hơn. Nó giống như một bản
nhạc về vòng quay cuộc sống của những
số phận khác nhau, nhịp độ lúc dồn dập,
lúc lại hài hòa, lúc ngân nga da diết.
“Lâu đài bay của pháp sư Howl” có thể
sẽ không phù hợp với những ai kì vọng
ở nó một chuyện tình lãng mạn, vì tình
yêu được tác giả gửi gắm một cách rất
kín đáo qua từng trang truyện, qua cái
kết nhẹ nhàng, sâu lắng và gợi nhiều suy
tư. Suy cho cùng, “Lâu đài bay của pháp
sư Howl” chính là một truyện cổ tích hiện
đại, nó không chỉ dành cho con trẻ, mà
còn dành cho mọi lứa tuổi - những người
muốn một lần bước vào tòa lâu đài bay
nhiều cánh cửa, và khởi đầu một cuộc
phiêu lưu…

Vịt xám
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKien Thuc
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn nataliej4
 
Trang bia chuyen de
Trang bia chuyen deTrang bia chuyen de
Trang bia chuyen deDat Vo
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPBùi Quang Xuân
 
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoaChuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoaNguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònGiải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gònhieu anh
 

Mais procurados (20)

Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lông
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận buồng tại khách sạn Liberty ...
 
Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
 
Trang bia chuyen de
Trang bia chuyen deTrang bia chuyen de
Trang bia chuyen de
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều traPhương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
 
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAYĐề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
 
Bài mẫu tiểu luận khởi nghiệp kinh doanh. HAY
Bài mẫu tiểu luận khởi nghiệp kinh doanh. HAYBài mẫu tiểu luận khởi nghiệp kinh doanh. HAY
Bài mẫu tiểu luận khởi nghiệp kinh doanh. HAY
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoaChuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịchĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònGiải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
 
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAYĐề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạn
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạnĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạn
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động marketing mix tại khách sạn
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 

Destaque (13)

Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44
 
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
 
Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41
 
Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46
 
Nội san Sức trẻ số 48
Nội san Sức trẻ số 48Nội san Sức trẻ số 48
Nội san Sức trẻ số 48
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
 
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 36
[YMC] Nội san Sức trẻ số 36[YMC] Nội san Sức trẻ số 36
[YMC] Nội san Sức trẻ số 36
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
 
Nội san Sức trẻ số 49
Nội san Sức trẻ số 49Nội san Sức trẻ số 49
Nội san Sức trẻ số 49
 
Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47
 
Nội san Sức trẻ số 43
Nội san Sức trẻ số 43Nội san Sức trẻ số 43
Nội san Sức trẻ số 43
 

Semelhante a [YMC] Nội san Sức trẻ số 39

Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Sâu Bự
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcqwqwwwazz
 
Giới thiệu tin hay nhận ngay quà tặng
Giới thiệu tin hay nhận ngay quà tặngGiới thiệu tin hay nhận ngay quà tặng
Giới thiệu tin hay nhận ngay quà tặngVăn Nhi
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Cam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdf
Cam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdfCam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdf
Cam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdfShillaSMQD
 
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyenCong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyenChau Duong
 
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)huuson182
 
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Semelhante a [YMC] Nội san Sức trẻ số 39 (20)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
 
Issue18 vn
Issue18 vnIssue18 vn
Issue18 vn
 
1629
16291629
1629
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
 
Giới thiệu tin hay nhận ngay quà tặng
Giới thiệu tin hay nhận ngay quà tặngGiới thiệu tin hay nhận ngay quà tặng
Giới thiệu tin hay nhận ngay quà tặng
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người NhậtKhóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
 
Cam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdf
Cam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdfCam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdf
Cam-nang-du-hoc-Rennes-2012-VO.pdf
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
 
Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 4 – 5 Tuổi Học Tốt Môn Âm Nhạc
Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 4 – 5 Tuổi Học Tốt Môn Âm NhạcMột Số Biện Pháp Giúp Trẻ 4 – 5 Tuổi Học Tốt Môn Âm Nhạc
Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 4 – 5 Tuổi Học Tốt Môn Âm Nhạc
 
Issue23 vn
Issue23 vnIssue23 vn
Issue23 vn
 
Issue3
Issue3Issue3
Issue3
 
Issue20 vn
Issue20 vnIssue20 vn
Issue20 vn
 
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyenCong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
Cong chieng san pham du lich doc dao o tay nguyen
 
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
 
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
Báo cáo thực tập Lập dự án kinh doanh cà phê và giao tiếp ngoại ng...
 
Issue 33 vnm
Issue 33 vnmIssue 33 vnm
Issue 33 vnm
 
Issue 30 vnm
Issue 30 vnmIssue 30 vnm
Issue 30 vnm
 

Mais de Câu lạc bộ Truyền thông YMC (7)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 34
[YMC] Nội san Sức trẻ số 34[YMC] Nội san Sức trẻ số 34
[YMC] Nội san Sức trẻ số 34
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
 
[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 27
[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 27[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 27
[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 27
 
[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 26
[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 26[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 26
[YMC] Nội san "Sức trẻ" số 26
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 

[YMC] Nội san Sức trẻ số 39

  • 1. S Ứ C T R Ẻ
  • 2. Hòa vào “THIÊN ĐƯỜNG CARAMEN” cùng CARAMEN WORLD Chùa Láng vốn được mệnh danh là thiên đường ẩm thực đối với các FTUers cũng như DAVers. Nhiều đặc sản đã xuất hiện ở đây để phục vụ cho hàng ngàn “thực khách” mỗi khi tan trường hay rảnh rỗi. Và trong đó, không thể không kể đến “Caramen World” – số 151 Chùa Láng. Nói đến caramen (hay còn gọi là bánh Flan), có phải FTUers sẽ nghĩ đến món caramen đơn giản với trứng, sữa và cà phê? Vậy thì đến với Caramen World, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác với món ăn này. Không còn là caramen đơn thuần nữa, qua bàn tay phù phép của Caramen World, món caramen đã trở nên phong phú, hấp dẫn hơn bao giờ hết với các loại khác nhau mà lại vô cùng độc đáo. Đó có thể là món caramen thanh mát ăn cùng với rau câu sợi giòn sần sật, hay caramen thơm ngậy có nước cốt dừa, caramen với trân châu nhân nho khô vô cùng thú vị, hay caramen thập cẩm,… Rất nhiều người tới đây đều muốn gọi caramen như một món khai vị hoặc tráng miệng cho bữa ăn của mình, và tất cả các món caramen đều có giá cả rất phải chăng: 15.000đ/bát. Không chỉ có caramen, Caramen World biết cách “chiều lòng” dạ dày của thực khách bằng một thực đơn đa dạng các món quà vặt khác. Có nhiều món ăn khác nhau như bánh giò thập cẩm, gỏi cuốn tôm thịt và gỏi cuốn nem chua, nem chua rán, các loại chè,… Các món ăn ở đây tuy được xếp vào hàng “sang” trong các loại đồ ăn vặt, nhưng giá cả lại rất hợp lí, rất “teen”, chỉ tầm 10.000 – 20.000đ/đĩa. Còn gì thú vị hơn khi không những được ăn caramen, mà các bạn còn được thưởng thức những món vặt ăn hoài không chán với giá cả hấp dẫn như vậy? Quán đã có hai cơ sở trước đó ở Nguyễn Công Trứ và Thái Thịnh. Cửa hàng thứ nhất ở Nguyễn Công Trứ chính là một “cơn gió mới” cho caramen biến tấu ở Hà Nội, và sau đó mở rộng ra một quán ở Thái Thịnh. Là cơ sở thứ 3 của Caramen Nguyễn Công Trứ nổi tiếng từ lâu, cũng giống như Caramen World Thái Thịnh, Caramen World ở Chùa Láng tuy chỉ là quán ăn vặt nhưng có cơ sở vật chất tương đối khang trang. Với không gian hai tầng, quán mang lại cảm giác thoáng đãng, rộng rãi và sạch sẽ. Những bức tranh treo tường cũng sống động, bắt mắt và thu hút sự chú ý của các thực khách. Đặc biệt hơn cả là đội ngũ phục vụ của quán – những nhân viên chu đáo, nhiệt tình và chuyên nghiệp. Hãy đến với Caramen World để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất về món ăn này! Địa chỉ liên hệ: Cơ sở 1: Số 37H2 tập thể Nguyễn Công Trứ - ĐT: 0949.723.723 Cơ sở 2: Số 162 Thái Thịnh ĐT: 0944.340.340 Cơ sở 3: Số 151 Chùa Láng ĐT: 0942.533.533
  • 3. Nhật kí người biên tập S Ứ C T R Ẻ Thân gửi những độc giả yêu mến của Nội san Sức trẻ Mùa hạ ngắn ngủi mà đầy thú vị đã trôi qua, tháng 9 lại đến với chúng ta - háo hức và bất ngờ - mang theo một năm học mới. Những cơn mưa rào đã trở nên thảng hoặc, cái oi nồng cũng dần lắng đi. Và đâu đó dưới những tán cây trên con phố Chùa Láng thân thuộc giờ đã nồng nàn hương thơm hoa sữa. Mảnh trăng dần đầy ụ, tiếng trống chiêng và mùi bánh dẻo bánh nướng cuốn lòng người nhảy múa cùng dịp Tết trung thu. Sau chặng đường 8 năm của Ban biên tập Nội san Sức trẻ với đầy đủ mọi thăng trầm, trên tay bạn giờ đây đang là cuốn Sức trẻ số thứ 39. Không chỉ tiếp tục gây bất ngờ và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc với những chuyên mục như Muôn màu Ngoại Thương, Chuyển động trẻ, Tôi đi làm, Bí kíp tôi có thể, 373K hay Trải nghiệm của tôi,… Sức trẻ lần này còn đem tới những cái nhìn sâu sắc và đầy hào hứng trong chuyên mục Kinh tế và Góc tranh luận. Lật tới những trang Truyện ngắn, Theo dấu bồ công anh hay Không gian sách, bạn có thể thấy một khoảng lặng bình yên đang chờ mình ở đó, hãy khám phá và tận hưởng. Ngay lúc này đây, từ khắp các nẻo đường trên đất nước, một thế hệ sinh viên mới đã cùng hội tụ dưới mái trường Ngoại thương, sẵn sàng trải nghiệm và thử thách tuổi trẻ mình. Ban biên tập Sức trẻ 39 xin dành lời cảm ơn chân thành nhất tới những độc giả lâu năm của chúng tôi. Đồng thời, xin gửi tới thế hệ K52 lời chào hân hoan và nồng nhiệt nhất! Luôn nguyện chúc những điều tươi đẹp và may mắn sẽ đến với tất cả các bạn. 04. GẶP LẠI MÀU ÁO XANH 18. NHỮNG NGÔI SAO CỦA GIẢI NOBEL KINH TẾ 20. ĐẶNG HỒNG NGỌC – MÀU NẮNG RỰC RỠ GIỮA FTU 23. EM KHÔNG THÍCH NHỮNG CHÀNG TRAI SƯ TỬ 32. Ban biên tập Sức trẻ NHÀ A - FTU 37. HOẠT HÌNH DISNEY KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO MỘT LỨA TUỔI “NGỤP LẶN” TRONG CÁC SHOW TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 1
  • 4. 2 373K S Ứ C T R Ẻ LỊCH TUYỂN THÀNH VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN Kì I năm học 2013 - 2014 các CLB Đoàn thanh niên ĐH Ngoại thương FYU 4. Câu lạc bộ Chứng khoán SIC Vòng 2: IQ, EQ – phỏng vấn nhóm Vòng 3: Phỏng vấn dài toàn CLB (23/9 - 29/9) Vòng 1: Nhận đơn Vòng 3: Teamwork Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân Thử thách 1 tháng Hội sinh viên ĐH Ngoại thương BFF (dự kiến) Vòng 1: Nhận đơn (1 - 16/9) Vòng 2: Thi viết và kiểm tra kĩ năng truyền thông - tổ chức (18 - 20/9) Vòng 1: Nhận đơn (27/8 - 18/9) Vòng 2: Test + Phỏng vấn nhanh (21/9) Vòng 4: Thử việc (30/9 - 27/10) 6. Câu lạc bộ Nhà tư vấn Luật LCC Vòng 1: Nhận đơn (từ ngày 26/8 - 17h30 với bản cứng và 23h59 17/9/2013 với bản mềm) Vòng 2: Thử thách với Project (21 - 28/9) Vòng 3: Phỏng vấn (1 - 2/10) Vòng 3: Teamwork (làm project nhỏ) (23 - 29/9) Đối tương là sinh viên năm nhất – năm 3 các trường đại học: Ngoại thương, Luật HN; khoa Luật các trường ĐH khác. Vòng 4: Phỏng vấn (1,2,3/10) Vòng 4: Phỏng vấn chính thức (29/9) KHỐI CÁC CLB CHUYÊN MÔN KHỐI CÁC CLB NGOẠI NGỮ 1. Câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương lai TEC Vòng 1: Nhận đơn (1/9 – 23h59' ngày 9/9). Vòng 2: Đánh giá cá nhân (11/9 - 12/9). Vòng 3: Teamwork (15/9 - 22/9) Vòng 4: Phỏng vấn (28/9 - 29/9). 2. Câu lạc bộ Nguồn nhân lực HRC Vòng 1: Nhận đơn và phỏng vấn ngắn (23/8 - 10/9). Trong đó từ ngày 27/8 chính thức phát đơn offline. Vòng 2: Teamwork (15/9 - 21/9) Vòng 3: Phỏng vấn (22/9) 1. Câu lạc bộ tiếng Pháp CFE Vòng 1: Nhận đơn (1/9 - 22/9 trong đó 1/9 chính thức phát động online) Vòng 2: Phỏng vấn cá nhân (28/9) Vòng 3: Project (29/9 - 12/10) 2. Câu lạc bộ tiếng Anh EC Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 13/9) Vòng 2: Writing (17/9) Vòng 3: Teamwork (22/9) Vòng 4: Phỏng vấn (25/9) Ngoài ra EC còn tổ chức 1 ngày thi thử TOEIC vào 29/8 với mục đích giúp K52 tiếp cận và làm quen với kì thi TOEIC đầu vào sắp tới của trường. 3. Câu lạc bộ Sinh viên nghiên 3. Câu lạc bộ tiếng Trung CC Vòng 1: Nhận đơn (2 - 17, 18/9) cứu khoa học YRC Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 12/9) Vòng 2: Teamwork (21, 22/9) Vòng 2: Mô phỏng (14 - 15/9) Vòng 3: Phỏng vấn (24 - 26/9) Vòng 3: Teamwork (21/9) Vòng 4: Tuần trải nghiệm (22 - 27/9) Vòng 5: Phỏng vấn (28/9) KHỐI CÁC CLB HỖ TRỢ PHONG TRÀO Câu lạc bộ Truyền thông YMC Vòng 1: Nhận đơn (30/8 – 16/9) Vòng 2: Thi trắc nghiệm kèm phát đề thi chuyên môn (19 - 20/9) Vòng 3: Teamwork (28/9) Vòng 4: Phỏng vấn (29/9) CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ 1. Enactus FTU Hanoi Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 18/9) Vòng 2: Teambuilding (28/9) Vòng 3: Teamwork (29/9 - 12/10) Vòng 4: Phỏng vấn (19/10) 2. AIESEC FTU HANOI Vòng 1: Nhận đơn (25/08 - 8/9) Vòng 2: Vòng đánh giá (14 – 15/9) Vòng 3: Teamwork (17 – 22/9/) Vòng 4: Phỏng vấn (28 – 29/9/) MỘT SỐ TỔ CHỨC KHÁC 1. Đội Thanh niên Tình nguyện Sông Mã Vòng 1: Phỏng vấn (6/9) Vòng 2: Teamwork (7 - 20/9) 2. Hội đồng hương SV/cựu SV Nghệ An Đại học Ngoại thương Vòng 1: Nhận đơn (15 - 27/9) Vòng 2: Teamwork (29/9) Vòng 3: Phỏng vấn (5/10) 3. CLB Tuyên truyền ca khúc Cách mạng TCM Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 14/9)
  • 5. S Ứ C Vòng 2: Ban Chuyên môn & Phỏng vấn ngắn (Ban Chuyên môn, Ban Vũ đạo - 15/9) Ban Lễ tân - Ngoại giao: Vòng Phỏng vấn: 15/9; Vòng Người mẫu ảnh: 22/9 Ban Tổ chức: Vòng Test kĩ năng: 15/9, Vòng Phỏng vấn: 22/9 KHỐI CÁC CLB SỞ THÍCH 1. Câu lạc bộ Khám phá Hàn Quốc KDC Vòng 1: Nhận đơn (28/8 - 18/9) Vòng 2: Teamwork (22/9) Vòng 3: Phỏng vấn (26/9) 2. Câu lạc bộ Guitar FGC T R Ẻ 3 thi toàn cầu - Global Investment Research Challenge được CFA tổ chức hàng năm. Trong đó, "FTU CFA® INSTITUTE RESEARCH CHALLENGE" là cuộc thi nhằm tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất đại diện cho Trường Đại học Ngoại thương tham gia kì thi toàn quốc “Viet Nam CFA® Institute Research Challenge 2014” với thời gian từ 19/8 đến 4/9. Cuộc thi gồm 3 phần: Nộp đơn, Test và Phỏng vấn. Đội xuất sắc nhất sẽ tham gia vào kì thi toàn quốc, và nếu đạt giải nhất toàn quốc, đội thi sẽ trở thành đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi khu vực Châu Á. Đội thi đứng vị trí quán quân sẽ trở thành đại diện cho Châu Á tham dự cuộc thi toàn cầu. 3. Cuộc thi “The Future Accountant Contest 2013” Vòng 1: Nhận đơn (1/9 - 18/9 trong đó 17h đối với đơn offline và 24h đối với đơn online) Vòng 2: Phỏng vấn (21/9) Vòng 3: Teamwork (28/9) Vòng 4: Một tháng thử thách (1/10 - 31/10) Trên đây chỉ là danh sách điểm qua thời gian tuyển thế hệ mới của một số Câu lạc bộ, tổ chức trong trường. Dù rất mong muốn giúp các tân sinh viên có một cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh nhất về các Câu lạc bộ, tổ chức, Đoàn Hội tại FTU nhưng vào thời điểm biên tập, lượng thông tin chúng tôi nhận được còn hạn chế về nhiều mặt. Hi vọng các bạn tân sinh viên sẽ lựa chọn được một "mái nhà" phù hợp nhất cho những năm Đại học của mình, để học, rèn luyện và trưởng thành nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin chúc các Câu lạc bộ, Đoàn, Hội và các Tổ chức có một mùa tuyển thành viên thành công! CÁC SỰ KIỆN KHÁC 1. Cuộc thi “So You Think You Can Speak English” Thời gian: 18/07 - 27/10/2013 Địa điểm: địa bàn Hà Nội Cuộc thi dành cho tất cả các bạn trẻ có niềm đam mê tiếng Anh trên địa bàn Hà Nội. Trong vòng sơ tuyển, thí sinh tải video, clip không quá 5 phút, dung lượng không quá 128 Mb...sử dụng tiếng Anh (hát, đóng kịch, kể chuyện, thuyết trình, hùng biện...). BTC sẽ đăng video, clip lên Website, Facebook, Youtube cuộc thi và tính lượt like trên Website để quy ra điểm tổng (mỗi like = 1 điểm), với các tiêu chí đánh giá như phát âm chuẩn, sáng tạo... 25 video xuất sắc nhất sẽ lọt vào vòng chung kết, diễn ra vào ngày 27/10. Các bạn sẽ được chia đội (mỗi đội 5 thành viên), và lên ý tưởng cho tiết mục tham gia dự thi vòng Chung kết. Quán quân của cuộc thi sẽ giành giải thưởng trị giá hơn 100 triệu đồng. Dự án “So You Think You Can Speak English” đã bắt đầu khởi động và hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội trải nghiệm cũng như thể hiện khả năng cho những teen đam mê tiếng Anh. Chi tiết xem tại: http://youcanspeakenglish.vn 2. Cuộc thi “Viet Nam CFA® Institute Research Challenge 2014” Thời gian: 19/08 - 04/09/2013 Địa điểm: ĐH Ngoại Thương “Vietnam CFA Institute Research Challenge” là cuộc thi được tổ chức thường niên bởi học viện CFA (Chartered Financial Analysis Institute) của Mỹ và VIPC (Vietnam Investment Professional Community) tổ chức, nhằm tuyển chọn những sinh viên xuất sắc nhất của Việt Nam tham dự kì Thời gian: 20/08 - 28/09/2013 Địa điểm: Hội trường lớn ĐH Hà Nội Cuộc thi là sự tiếp nối thành công của “The Future Accountant Contest 2012” do CLB Kế toán Kiểm toán ĐH Hà Nội tổ chức, dành cho tất cả các bạn trẻ đang theo học ngành kế toán, kiểm toán, tài chính tại địa bàn Hà Nội; hoặc những bạn sinh viên có đam mê với ngành Kế toán. Cuộc thi bao gồm ba vòng, với ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh: vòng 1 - MCQ Test & Short Interview, vòng 2 - Case Analysis in Team và vòng 3 - Battle Round. Sau hai vòng đầu tiên, 3 đội xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn tham gia vào vòng chung cuộc tại Hội trường lớn ĐH Hà Nội. Đến với cuộc thi, các thí sinh sẽ được nâng cao khả năng nói tiếng Anh, các kĩ năng mềm và kiến thức chuyên ngành. Hơn nữa, đội chiến thắng chung cuộc sẽ có cơ hội thực tập tại KMPG một trong bốn công ty Kiểm toán lớn nhất thế giới. 4. Đêm hội OHLÀLÀ - Music Festival Vietnam - France Thời gian: 12/10/2013 Địa điểm: Sân vận động Hàng Đẫy Đây là sự kiện âm nhạc đỉnh cao trong năm Văn hóa Pháp tại Việt Nam. Buổi Đại nhạc hội đặc biệt bao gồm các tiết mục song ca và đơn ca của các nghệ sỹ nổi tiếng: Thanh Lam, Lê Cát Trọng Lý, La Grande Sophie, Leila Bounous, Quang và Minh, Viet Vo Da House, và sự xuất hiện của các khách mời khác trong phần hai của buổi biểu diễn. Trong đó có ban nhạc rock điện tử Poni Hoax - tuy mới thành lập nhưng đã nhận được sự yêu mến và hâm mộ của đông đảo khán thính giả. Đêm hội âm nhạc sẽ được tổ chức vào lúc 19h ngày 12/10 tại SVĐ Hàng Đẫy, số 10, phố Trịnh Hoài Đức. Quỳnh Anh – Vịt Xám (Tổng hợp)
  • 6. 4 Muôn màu Ngoại Thương S Ứ C T R Ẻ GẶP LẠI MÀU ÁO XANH Guồng quay của một năm học mới đã bắt đầu và đi vào ổn định. Nhưng chắc hẳn đối với những FTUers vừa trải qua một mùa hè cùng màu áo xanh tình nguyện thì những hình ảnh gắn liền với thời gian đó vẫn luôn ghi dấu ấn sâu đậm. Mùa hè vừa qua thực sự là một mùa hè bùng nổ đáng nhớ với sinh viên Ngoại thương – một mùa hè “Khoác áo Đoàn, mang sức trẻ, truyền nồng nhiệt, trao yêu thương” đúng nghĩa. Chặng đường đồng hành cùng sĩ tử “Tiếp sức mùa thi 2013” chính là phát súng mở màn cho phong trào “Mùa hè xanh” của Đoàn trường Đại học Ngoại thương. Sau nhiều năm tổ chức, năm nay, chiến dịch tiếp tục phát triển với định hướng giúp đỡ các sĩ tử – những K52 tương lai – có được điều kiện tốt nhất trong 2 đợt thi, đồng thời quảng bá hình ảnh đẹp về sinh viên Ngoại thương với xã hội. Với khâu chuẩn bị kĩ lưỡng bắt đầu từ hơn 1 tháng trước, Đoàn trường đã tuyển chọn được đội ngũ tình nguyện viên là các FTUer tiêu biểu đại diện cho bộ mặt của nhà trường. Dưới dự dẫn dắt của Đoàn thanh niên (FYU) và Hội sinh viên (BFF), bằng nhiệt huyết và sức trẻ, những sinh viên thường ngày chỉ quen với giảng đường, đèn sách đã nhanh chóng thích nghi để trở thành những người dẫn đường, những cán bộ giao thông xuất sắc,… Nếu để ý bạn sẽ nhận ra, họ luôn là những người đi sớm về muộn, làm việc không quản nắng mưa. Họ không chỉ nhiệt tình hỗ trợ sĩ tử từ những việc nhỏ nhặt nhất (chỉ phòng thi, đưa sang đường,…) mà còn giúp đỡ các vị phụ huynh bớt đi mệt mỏi, căng thẳng chỉ bằng một chai nước mát hay những lời tâm sự… Bất kể tình nguyện viên nào, dù có thuộc đội giao thông, thông tin hay trông đồ, đều hiểu rõ sứ mệnh của mình. Chính vì vậy mà trong suốt những ngày thi Đại học, đội ngũ tình nguyện viên FTU đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng thí sinh cũng như phụ huynh. Như Thùy Linh – một thí sinh đến từ Hải Phòng – cho biết: “Hình ảnh các anh chị sinh viên tình nguyện thật sự đã cho em thêm quyết tâm để hoàn thành tốt bài thi của mình. Giờ em không chỉ mong trở thành 1 FTUer nữa, em còn mong mùa hè năm sau, em cũng sẽ được là một phần trong đội ngũ sinh viên tình nguyện của trường Ngoại thương như các anh chị”. Bác Thanh – một phụ huynh đến từ Phú Thọ – lại chia sẻ: “Bác thấy sinh viên tình nguyện Ngoại thương làm việc rất chuyên nghiệp, ân cần. Đặc biệt là những lúc các anh chị làm hàng rào cho các em sang đường hay vỗ tay chúc các em thi tốt, đã tạo thành một bầu không khí rất phấn chấn”. Quả thật, dưới màu áo xanh, mọi khoảng cách giữa các FTUer dường như biến
  • 7. S Ứ C T R Ẻ 5 mất. Họ không còn được gọi là FYUer, BFFer, YMCer,… hay bằng bất cứ danh xưng mang tính cá nhân nào nữa, tất cả đều cùng chung một cái tên giản dị: “Sinh viên tình nguyện”. Chính sự đoàn kết đó đã góp phần lớn mang lại thành công cho chiến dịch “Tiếp sức mùa thi 2013”. Hành trình “Hướng về quê hương” Khép lại 6 ngày gắn bó với các sĩ tử, các FTUers lại đồng hành cùng nhau trên hành trình “Hướng về quê hương”. Màu áo xanh Ngoại thương một lần nữa phủ xanh những miền quê nghèo xa xôi của Tổ quốc. 2013 là năm đánh dấu số lượng đoàn tình nguyện lớn nhất từ trước đến nay. Trong nửa cuối tháng 7, hơn 23 đoàn tình nguyện, trong đó có 8 đoàn dưới sự dẫn dắt của FYU và 15 đoàn của gần 20 CLB với hơn 450 tình nguyện viên đã có mặt ở 16 tỉnh thành từ các tỉnh đồng bằng như Nghệ An, Bắc Ninh, Thái Bình đến những vùng núi cao xa xôi như Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng… Những hoạt động chủ yếu các FTUers áo xanh bao gồm tặng quà những gia đình chính sách và gia đình có công với Cách mạng; dạy học cho các em nhỏ tại địa phương; hỗ trợ người dân trong công tác dọn dẹp vệ sinh, làm đường; tuyên truyền một số kiến thức về pháp luật và phòng chống tệ nạn xã hội; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ,… Đối với những sinh viên thành thị đã quen với cuộc sống đủ đầy, hiện đại thì 10 ngày tình nguyện tại một miền đất xa xôi với nhiều khó khăn thực sự vừa là một trải nghiệm mới mẻ, cũng vừa là một thử thách lớn. Ngay cả những bước chân đầu tiên trong hành trình đến với địa điểm tình nguyện cũng là cả một câu chuyện dài. Hà Anh (đoàn YMC tình nguyện tại xã Chiềng Khay – Sơn La) kể lại: “Xuất phát từ 4 giờ sáng, sau 20 tiếng với 3 lần chuyển xe, thậm chí phải ngồi ở cả thùng xe ben, chúng mình mới đặt chân đến Chiềng Khay. Có lúc tưởng phải ngủ lại ở nhà dân vì trời đã tối, nhưng rất may có sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân địa phương mà chúng mình đã đến nơi an toàn, mặc dù chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đặt ra”. Suốt 10 ngày sinh hoạt và làm việc cùng với người dân, các tình nguyện viên đã có cơ hội thấu hiểu hơn cuộc sống của nhiều gia đình ở những vùng quê nghèo, để cảm thông và chia sẻ với những khó khăn, thiếu thốn họ đang đối mặt. “Những gì trước nay chỉ thấy trong sách báo, truyền hình, bây giờ mình mới được tận mắt chứng kiến, thậm chí là tự mình trải qua. Nhổ mạ, làm đường, nấu cơm bằng bếp củi cho mấy chục con người là những việc tưởng như rất khó với sinh viên thành phố, nhưng hơn 20 con người vẫn cùng nhau hoàn thành tốt.” – Hải Anh (đoàn SAC-FSC tình nguyện tại Cao Bằng) chia sẻ. “Hướng về quê hương” năm nay ngoài sự khác biệt về số lượng còn có sự ủng hộ trực tiếp của các giảng viên FTU. Bỏ đi hình ảnh một người thầy năng động uyên bác nơi giảng đường, các thầy cô cũng khoác lên mình chiếc áo xanh và cùng với các tình nguyện viên đến những địa phương nghèo với nhiệt huyết không hề thua kém thế hệ trẻ. “Nhờ có các thầy đi cùng mà cả đoàn cảm thấy yên tâm và vững vàng hơn rất nhiều. Kinh nghiệm của các thầy là bài học quý giá đối với mỗi sinh viên bọn mình trong quá trình làm quen với cuộc sống sinh hoạt và làm việc ở những nơi xa lạ. Hơn nữa, thầy cô FTU ai cũng vui tính và trẻ trung nên đã đem lại không khí rất mới cho cả đoàn” (một tình nguyện viên tâm sự). Những bước chân trưởng thành Đối với những tình nguyện viên của đợt Tiếp sức mùa thi, 6 ngày được làm việc cùng bạn bè, được tiếp sức cho các thí sinh sẽ trở thành thế hệ sinh viên Ngoại thương trong tương lai đã mang lại những kỉ niệm thực đáng nhớ. Những ký ức đó, thời sinh viên chỉ có 1-2 lần nên chúng càng trở nên đáng trân trọng. Còn đối với 10 ngày “Hướng về quê hương”, đây thực sự là một chuyến đi không thể nào quên đối với những người trẻ mà không phải ai cũng có được. Với Hải Anh, đó là “cơ hội được gắn bó và hiểu thêm những người bạn trước nay mới làm việc cùng, giờ được cùng sống cùng chia sẻ khó khăn, để thấy được những giây phút như thế quý giá biết bao”. Mỗi chuyến đi xa lại mở ra một trang mới trong hành trình trải nghiệm, được đặt chân đến một vùng đất mới, tiếp xúc với con người và một nếp sống mới, con người ta cũng trưởng thành và học được nhiều bài học đáng giá hơn. Kết Mùa hè sinh viên thường gắn liền với màu áo tình nguyện, và FTUers cũng không đứng ngoài quy luật đó. Những thành công của “Mùa hè xanh 2013” là mình chứng cụ thể nhất cho hình ảnh sinh viên Ngoại thương sống hết mình và sẵn sàng mang nhiệt huyết sức trẻ phục vụ cộng đồng. Hẹn gặp lại ở một mùa hè 2014 trẻ hơn, xanh hơn và nhiệt hơn nữa! Hải Đăng – Thủy Đôn
  • 8. 6 Muôn màu Ngoại Thương S Ứ C T R Ẻ LƯỢN LỜ ‘‘thắng cảnh’’ FTU Dù Đại học Ngoại thương có một diện tích không quá rộng lớn như nhiều trường đại học khác nhưng sinh viên nơi đây lại chưa bao giờ hết hãnh diện về mái trường của mình. Sở hữu những thắng cảnh độc nhất vô nhị, nhiều “góc nhỏ” FTU đã thực sự trở thành những “điểm đến” hấp dẫn với không ít cư dân của xứ sở này. Tảng đá FTU Bia đá sân trường Là một điểm nhấn đẹp trong tổng thể khuôn viên ngôi trường, tảng đá FTU có thể tạo nên ấn tượng với bất cứ ai, đặc biệt với những sinh viên năm nhất! Trong những tấm hình chụp tại trường của sinh viên, sự có mặt của tảng đá ấy luôn là lựa chọn ưu tiên số một – đặc điểm để “nhận dạng” FTU! Còn trong hình dung của mỗi FTUer, tảng đá FTU không đơn thuần chỉ là một cái gì đó cứng nhắc, vô tri mà nó chính là niềm tự hào rất riêng, rất độc mang thương hiệu của ngôi trường mà mình đang theo học. Tận dụng những “ưu thế hình ảnh” sẵn có, các FTUer chưa bao giờ bỏ qua địa điểm này để đưa nó góp mặt khéo léo trong những phân cảnh của những clip thuyết trình, học nhóm… Đến với Ngoại thương, không khó để bắt gặp nhiều bạn sinh viên đang đứng trước máy quay nói vài điều gì đó, khuôn mặt tươi cười và đằng sau là một “background” lý tưởng tấm bia đá mang logo sáng bóng nổi bật. Có lẽ cổng trường Đại học Ngoại thương là một trong những cổng trường Đại học độc đáo nhất, gắn liền với hình ảnh tảng đá được in đậm dòng chữ màu đỏ mang tên trường. Chính vì thế đối với một số người, chỉ cần nhắc đến hai chữ “Ngoại thương” thôi là hình ảnh này đã lập tức hiện lên trong tâm trí rồi. Một hình ảnh khác cũng đã trở thành biểu tượng “cộp mác” FTU chính là tấm bia đá mang logo trường. Nằm ở vị trí trung tâm sân trước nhà A, với quy mô vừa phải phù hợp với khuôn viên bé nhỏ cùng hệ thống cây xanh xung quanh, tấm bia tạo nên sự hài hòa và màu xanh dịu mát. Ở giữa khu nhà A và nhà B, bia đá FTU không quá đồ sộ nhưng đủ để đóng vai trò như một mảng hình cần thiết, nhẹ nhàng và cũng đầy thơ mộng. Bạn Phương Thảo (K51 - TCNH) chia sẻ: “Hồi năm thứ nhất, nhóm mình làm bài tập thực hành môn phát triển kĩ năng, khi quay clip mình đã nghĩ ngay đến hình ảnh bia đá FTU. Vì mình nghĩ nó không những đẹp để đưa vào clip mà còn rất thân thuộc với các FTUer kể cả chúng mình”. Cũng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến hình ảnh bia đá sân trường trong những album kỷ yếu của sinh viên năm cuối. Những nữ sinh thướt tha cùng tà áo dài duyên dáng, hay những nam sinh chững chạc sát cánh bên nhau trước tấm bia đá kia – để mãi lưu giữ kỷ niệm một thời FTUer! Cây đa, ghế đá nhà D Nhà D, nơi gắn liền với hội trường nổi tiếng D201 có lẽ đã trở nên quen thuộc với tất cả các FTUer. Nhưng điều làm nên sức “hút” của nơi đây lại chính là những chiếc ghế đá quanh gốc cây đa già trước
  • 9. S Ứ C T R Ẻ 7 cửa khu nhà. Một không gian mộc mạc và có phần cổ kính tựa như một nốt trầm giữa một FTU sôi động, trẻ trung. Không chỉ là nơi nghỉ ngơi của các bạn sinh viên giữa các ca học mà đây còn là địa điểm lí tưởng để học nhóm hay cùng thảo luận về bài vở trên lớp. Bên cạnh đó, mỗi khi gặp phải những khó khăn hay chỉ đơn giản là muốn tìm cho mình một khoảng không yên tĩnh để lắng mình nghĩ suy; cây đa, ghế đá nhà D chính là điểm đến mà không ít các bạn lựa chọn. Những chiếc rễ đa rủ xuống với tán lá rộng, che rợp cả một khoảng sân tạo cho người ngồi dưới cảm giác yên bình, thư thái. Linh Chi (K50 - KTĐN), một “du khách” trung thành với “điểm đến” hấp dẫn này chia sẻ: “Khi còn là sinh viên năm nhất mình đã từng nghĩ việc hòa nhập với một ngôi trường mới, bạn bè, thầy cô mới là điều không dễ. Nhưng từ khi phát hiện và gắn bó với nơi đây mình lại thấy ở FTU có một cảm giác gì đó bình dị và thân quen lắm, như hồi còn ở nhà”. Vì thế việc có mặt khoảng 20 phút mỗi ngày trên những chiếc ghế đá phủ rợp rễ đa đã trở thành thói quen của nhiều FTUer. Không những vậy, với ưu điểm là khung cảnh đẹp, khu vực cây đa, ghế đá nhà D cũng là “địa chỉ” quay clip rất ấn tượng của các nhóm sinh viên. Thêm một điểm cộng nữa cho “thắng cảnh” này đó là khi ngồi ở đây còn có thể chiêm ngưỡng “free” những buổi tập luyện cho các tiết mục nhảy công phu đặc sắc của nhóm nhảy Yosakoi, hoặc những lần FTUers cùng nhau tập khiêu vũ… Khoảng sân của KTXer Đó là một khoảng sân không quá rộng nằm ở phía mặt trước của khu ký túc xá nhưng lại là một “thắng cảnh” trong mắt của những cư dân nơi đây. Thu đến, đông sang những chiếc lá phượng vĩ rụng khắp khoảng sân nhỏ. Hè qua, khoảng sân ấy lại rợp mát màu xanh cây cối. Đặc biệt nhất nằm ở sự có mặt của chiếc xích đu huyền thoại – “linh hồn” của khoảng sân, là một phần cuộc sống của các thành viên trong đại gia đình ký túc xá. Chiếc xích đu nhỏ đặt ở phía cuối khoảng sân hẹp lúc nào cũng đung đưa, hiếm khi thấy vắng bóng người qua lại. Bởi lẽ cuộc sống xa nhà với không ít những bộn bề, lo toan nhiều khi khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, cô đơn. Những lúc như vậy, tìm đến chiếc xích đu, đặt mình ngồi trong đó sẽ khiến cho những sinh viên xa nhà có được cảm giác thoải mái, bình yên hơn. Bạn Thanh Huyền, một KTXer tâm sự: “Mỗi khi nhớ nhà, mình lại cùng đứa bạn ngồi trên chiếc xích đu, rồi nói đủ mọi chuyện không đầu không cuối…”. Với những ai đã là thành viên của gia đình ký túc xá, chắc hẳn mỗi người trong các bạn đều có những lần ngồi bên nhau, lắng mình trong khoảng không gian bé nhỏ ấy cùng những câu chuyện thủ thỉ, những khoảnh khắc đong đầy tình cảm ấm áp…. Đó quả là những trải nghiệm khó quên! Kết Ngoài những địa điểm trên có thể coi như là những “thắng cảnh” tiêu biểu nhất FTU, còn có nhiều nơi khác gắn bó với FTUers đã trở nên quen thuộc như: sảnh nhà A, nhà B, nhà G, canteen… Hay thậm chí là một góc nhỏ nào đó trên sân trường, những phòng học… Tất cả đều có thể là những “thắng cảnh” FTU trong lòng mỗi FTUer khi những nơi ấy trở nên thân thiết, sẽ luôn là những mảng kí ức bền bỉ trong tiềm thức mỗi sinh viên, để rồi không dưới một lần bạn đi lên tầng 12 nhà A, ở đó – nóc nhà FTU thu trọn mọi góc nhìn đẹp đẽ của toàn bộ khuôn viên trường trong tầm mắt, trí nhớ! Minh Phượng – Lan Anh
  • 10. 8 Muôn màu Ngoại thương S Ứ C T R Ẻ Đi tìm website… Website quản lí đào tạo của trường Đại học Ngoại Thương (http://qldt.ftu.edu. vn) là nơi mà các bạn sinh viên có thể tìm thấy thông tin về các chương trình đào tạo của trường Đại học Ngoại Thương, từ hệ đại học, sau đại học, tại chức đến đào tạo quốc tế và liên kết đào tạo…. Tất cả các thông tin về lịch học, lịch thi, lịch đóng học phí… của các khóa đều được đăng tải. Đây là nơi mà FTUers cần thường xuyên lui tới để có được những thông tin cơ bản về tiến trình cũng như tiến độ học tập của bản thân. http://tinchi2.ftu.edu.vn có tên gọi chính thức “Cổng thông tin sinh viên”. Đây là địa chỉ mà sinh viên sẽ sử dụng để đăng kí học phần tín chỉ. Đã có không ít lần trang tín chỉ bị tắc nghẽn do số lượng sinh viên truy cập đăng kí học phần quá đông. Tuy nhiên, bằng phương pháp giới hạn lượng truy cập cũng như chia giờ đăng kí tín chỉ mà giờ đây, việc đăng kí tín chỉ đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Đây còn là nơi cập nhật thông tin về lịch thi, lịch đăng kí học phần, lịch đăng kí chuyên ngành 2, thông tin cá nhân của từng sinh viên và cũng là nơi FTUer mong ngóng điểm số cũng như trung bình chung môn học trong mỗi mùa thi. News.ymconline.vn – trang tin sinh viên đặc biệt dành cho FTUers, sản phẩm của CLB Truyền thông YMC trường Đại học Ngoại Thương (Young Media Club). Đây là nơi thường xuyên cập nhật thông tin nóng hổi về những xu hướng, hoạt động trong cộng đồng sinh viên Ngoại thương nói riêng và sinh viên trên địa bàn toàn thành phố nói chung. Đặc biệt, những bài viết sắc sảo trên trang tin được thực hiện bởi chính các sinh viên FTU. Với các mục 373K, Chuyển động trẻ, F-tour, Tôi đi làm… cập nhật nhanh nhất và liên tục mọi vấn đề của đời sống sinh viên. Đối với các bạn trẻ muốn tìm cho mình một công việc thì svjob.net chính là một website lí tưởng. Trang web được biết đến là một sản phẩm online của CLB Nguồn nhân lực HRC (Human Resources Club), là nơi mà sinh viên có thể tìm thấy thông tin tuyển dụng parttime, fulltime, kĩ năng viết CV, kĩ năng phỏng vấn cũng như các kĩ năng mềm khác… Với phương châm chọn lọc những thông tin tuyển dụng dành riêng cho sinh viên FTU, svjob.net thực sự là người bạn đáng tin cậy về việc làm và tuyển dụng. Còn fanpage thì sao? Facebook càng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ. Cập nhật thông tin qua facebook, hay cụ thể là qua các fanpage đang ngày càng được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Vậy fanpage nào bạn nên tích Like? Trước hết không thể không kể đến fanpage của các Câu lạc bộ. Tại đây, toàn bộ các hoạt động ngoại khóa sôi nổi của FTUers đều được cập nhật nhanh, chính xác và đầy đủ nhất. Mỗi Câu lạc bộ đều có riêng cho mình 1 fanpage vài ngàn lượt like thậm chí hàng chục ngàn lượt like để cập nhật thường xuyên các hoạt động của mình... Là 1 FTUers, bạn không nên bỏ qua những post hằng ngày tại các fanpage này bởi không chỉ có các hoạt động CLB, các thông tin được các admin CLBers chọn lọc đặc biệt kĩ càng đem đến nhiều điều thú vị nho nhỏ cho các bạn đấy! Page “Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU” và “Đề thi FTU” cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên Ngoại Thương, đặc biệt là trong mùa thi. Tại đây, FTUers có thể tìm thấy những tài liệu, thông tin về môn học rất quý báu mà các khóa trước để lại, từ slide môn học cho đến các câu hỏi, bộ đề ôn tập hay thậm chí có kèm đầy đủ đáp án. Đây cũng là môi trường để FTUers trở nên gần gũi với nhau hơn. Trên đây là một số lời gợi ý về những website, fanpage bổ ích dành cho K52 nói riêng và toàn thể sinh viên Ngoại Thương nói chung. Hy vọng mỗi bạn sinh viên sẽ tìm thấy những thông tin lí thú và nóng hổi về FTU cho riêng mình.
  • 11. S Ứ C T R Ẻ 9 Bài học Tân FTUers NHẬP GIA TÙY TỤC Đeo không phải là một Người ta vẫn nói “Nhập thẻ này. khănthẻ thực hiện nên sinh điều Canteen – “Do it yourself” quá khó để viên Ngoại thương nhìn chung đều nghiêm gia tùy tục”. Các K52 có túc chấp hành quy định. Chính vì vậy, Sẽ rất kì lạ nếu bạn chờ đợi sự phục vụ từ phía nhân viên canteen trong trường. tự tin rằng mình đã biết việclàđeo thẻ giờ đây có thể nói không Thay vào đó, bạn sẽ phải làm quen với chỉ một quy định mà đã trở thành một việc tự phục vụ bản thân ở bất cứ đâu. đủ về ngôi nhà mới FTU nét văn hóa FTU. Bắt đầu với việc gọi đồ, thanh toán, tự đồ trí ngồi, thúc cùng những nét văn hóa Thang máy – thử thách mang việcăn/uống ra vị bàn, kê kết ghế, bằng tự thu dọn lại mang bát, đĩa, chai,... ra đặt tại một chiếc tại đây? Người viết xin gian truân bàn cố định ở góc phòng. Nếu không tự “take note” lại đôi điều, hi So với nhiều trường Đại học trong địa mình làm được điều đó, bạn sẽ trở thành có hơn hành tinh” trong mắt bạn bè vọng sẽ đồng hành cùng bàn, FTUđượckhuôntưviên nhỏ với cơhẳn “người ngoàitức nhận được sự nhắc nhở nhưng lại đầu hiện đại sở và ngay lập tầng cũng như các bạn trong suốt quãng đời hạsửa, nâng cấp hằngtrang thiết bị được từ các nhân viên tại đây. tu năm. Thang máy Thời gian đầu bạn có thể còn thấy việc tại khu nhà A là một trong những sự quan sinh viên sắp tới! này khá khó chịu, bạn còn có thể quên tâm của nhà trường nhằm tạo điều kiện Văn hóa “Thẻ đỏ” Bạn có thể dễ dàng nhận ra sinh viên Ngoại thương không chỉ ở Chùa Láng và khu vực lân cận mà cả ở trên xe bus hay bất cứ đâu trên đường phố Hà Nội. Có thể nói, từ lâu, chiếc thẻ sinh viên với dây đeo màu đỏ in logo và tên trường đã trở thành đặc điểm nhận dạng các FTUers. Nhiều bạn bè tại các trường khác cho rằng FTUers dùng thẻ sinh viên như một cách khoe khoang khó chịu. Tuy nhiên, thực tế, vì nhiều lí do khách quan, chủ quan mà chiếc thẻ luôn đồng hành cùng các FTUers. Ngoại thương là một ngôi trường khá thoải mái về mặt trang phục nhưng lại đặc biệt khắt khe trong việc đeo thẻ sinh viên. Không chỉ sinh viên mà các thầy cô, cán bộ nhân viên trong nhà trường cũng phải tuyệt đối tuân thủ quy định này. Bạn hoàn toàn có thể không được ra vào khuôn viên trường, khu vực các nhà học thậm chí bị đình chỉ thi nếu thiếu chiếc cho việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên, bạn luôn cần ghi nhớ vài điều để sử dụng thang máy một cách có văn hóa. Trước hết, thang máy tại FTU khá nhỏ, chỉ chịu được khoảng 500kg. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu khoảng 10 người bước vào, thang máy đã báo “full load”. Trong trường hợp này, bạn nên vui vẻ đợi chuyến sau, nếu không thang máy sẽ “rơi tự do” xuống tầng hầm. Khi đó, bạn sẽ bị thu thẻ sinh viên. Đừng vì 1, 2 phút mà “bắt nạt” chiếc thang máy. Thêm vào đó, thang máy tại khu nhà A chỉ cho phép sử dụng ở tầng 1, 2 và tầng 6 trở lên. Vì thế, nếu phòng học của bạn nằm ở tầng 3, 4 hay 5, FTUers bắt buộc phải đi cầu thang bộ. Bạn có thể coi đó là một cách để tập thể dục và rèn luyện sức khỏe cho bản thân! Đặc biệt, luôn nhường cho các thầy cô và cán bộ nhà trường trong bất cứ trường hợp nào. Đó là một việc nên làm, cần làm và phải làm nhưng đôi khi FTUers vì quá vội lên lớp lại vô tình quên mất. Văn hóa thang máy vẫn luôn là một vấn đề đáng bàn tại ĐH Ngoại thương. xếp lại ghế hay mang bát, đĩa,... đặt tại vị trí quy định. Nhưng sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy nét văn hóa đặc trưng FTU này thực sự rất đẹp đấy! T rên đây chỉ là 3 trong vô số những điều bạn cần để “sống sót” tại ngôi trường này. Trong một môi trường đặc biệt năng động như FTU, các bạn phải làm quen với nhiều thứ, học nhiều thứ và nhất là không bao giờ được ngừng chuyển động theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sẽ thật đáng tiếc nếu kết thúc 4 năm học tại đây, những nét FTU đó vẫn chưa “thấm” vào trong bạn. Quỳnh Anh
  • 12. 10 Muôn màu Ngoại thương S Ứ C T R Ẻ Làm thế nào để sống sót qua Hiểu nơi mình sắp tới Trước khi quyết định tham gia vào bất kì tổ chức nào, bạn nên tìm hiểu những thông tin cơ bản về nó. Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem liệu mình có thật sự phù hợp hay không. Quan trọng nhất, nó giúp bạn tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, vì những gì bạn tưởng tượng có thể khác hoàn toàn so với thực tế. Khi nhắc đến Đoàn thanh niên, hẳn ai cũng nghĩ đó là một tổ chức chính trị khá nghiêm túc và cứng nhắc. Tuy nhiên, anh Nguyễn Bá Tuấn Anh (Trưởng ban Tổ chức Đoàn trường) cho biết: “Theo mình, FTU là một môi trường vô cùng năng động, điều này thể hiện ở số lượng (36 CLB) cũng như sự đa dạng về các hoạt động của các CLB. Được chia làm 4 nhóm chính (CLB chuyên môn, CLB sở thích, CLB hỗ trợ phong trào và CLB Ngoại ngữ), mọi hoạt động của các tổ chức này đều do Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm. Ngoài ra với việc cơ cấu và được tổ chức quy củ thành các ban giống như một mô hình CLB điển hình, Đoàn thanh niên đã nỗ lực tạo ra nhiều sân chơi chung cho các bạn sinh viên, cho các CLB và làm cầu nối gắn kết các thế hệ FTUers với các thầy cô. Với các hoạt động tiêu biểu như: “Ngày hội các Câu lạc bộ” vào đầu năm học, cuộc thi “Hit the spot”, “Ngày hội trò chơi dân gian” hay cuộc thi “FTU Connect” - sân chơi kết nối sinh viên với các thầy cô... mình có thể khẳng định một điều rằng tuy là một tổ chức chính trị xã hội nhưng những hoạt động mà Đoàn trường tổ chức, dẫn dắt không hề khô khan và cứng nhắc như bất cứ ai từng nghĩ khi chưa bước chân vào cánh cổng FTU. Các tân sinh viên sẽ được cảm nhận sự khác biệt sớm thôi!” Bên cạnh đó, nhiều bạn lại nhầm Hội sinh viên BFF là một CLB, bởi những hoạt động phong trào vô cùng sôi nổi mà BFF đã tổ chức. Anh Nguyễn Bá Huy (Trưởng ban Tổ chức Hội sinh viên) chia sẻ: “Không như các CLB, Hội sinh viên là một tổ chức chính trị hoạt động vì quyền lợi của sinh viên. Cùng với 2 CLB trực thuộc là Music Club và Dancing Club, hoạt động chính của Hội sinh viên là quan tâm đến đời sống của sinh viên, tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động phong trào cho sinh viên như các cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương, Giọng hát vàng, Hotsteps, Fresh Spice, FTU’s Day kỉ niệm ngày thành lập trường, Flashmob chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam…”. Hiểu mình muốn gì và hiểu mình thích gì Chị Yến Chi (Trưởng ban Truyền thông CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học YRC) cho rằng điều quan trọng nhất để các bạn lựa chọn 1 CLB cho bản thân ấy chính là hiểu mình muốn gì và hiểu mình thích gì, đừng vì tâm lý đám đông hay chọn bừa để tham gia cho có một CLB. “Có rất nhiều bạn sinh viên rải đơn khắp các CLB trong trường với ý nghĩ trúng vào CLB nào thì mình sẽ vào CLB đó, cứ thi nhiều nhiều cho chắc ăn. Theo mình nghĩ thế là không nên. Bởi trong quá trình thích ứng với một môi trường làm việc mới, với những con người mới nếu không có sự yêu thích say mê của bản thân thì sẽ không hòa nhập nổi, chưa tính
  • 13. S Ứ C đến năng lực để hoàn thành công việc. Thời gian có thể sẽ rèn giũa để bạn có thể quen dần với công việc nhưng khó có thể thay đổi niềm yêu thích của các bạn”. Phù hợp với CLB hay không chỉ có thời gian và chính bản thân bạn hiểu rõ. Bạn có thích ứng được với CLB, bạn có niềm mong chờ đến các buổi họp CLB rất dài và đôi khi hơi nhàm chán, bạn có cố gắng làm tốt các công việc được giao hay háo hức chờ đến buổi đập phá tan tành của ban? Nếu có thì bạn đã đi đúng hướng. Đừng để bản thân bị nhòe mờ để rồi rơi vào tình cảnh “Vắng mợ thì chợ vẫn đông”. Đam mê, nhiệt tình và chan hòa Chị Lê Trang (Trưởng ban Tổ chức CLB Tuyên truyền ca khúc Cách mạng TCM) chia sẻ: “Theo mình nghĩ bất cứ CLB nào cũng đều mong muốn các thành viên của mình phải nhiệt tình và sống chan hòa. Chính hai yếu tố này sẽ giúp các bạn hòa nhập nhanh, có niềm yêu thích, hứng thú với công việc và sẽ hết mình trong công việc. Mỗi CLB đều có một nét văn hóa riêng, bạn phải hiểu, chấp nhận và yêu thích nó, cùng các thành viên khác xây dựng nền văn hóa đó sao cho đặc sắc nhất, là màu cờ sắc áo riêng mà không lẫn vào đâu được. Còn nữa, tinh thần học hỏi và tính trách nhiệm cao cũng sẽ là những yếu tố mà bạn cần có để phù hợp với CLB mà bạn thi vào. Một CLB hoạt động tốt là khi kết hợp được tinh thần trách nhiệm của các thành viên.” Riêng đối với các CLB sở thích thì đam mê chính là yếu tố không thể thiếu. Bạn không thể không thích hát mà lại thi vào một CLB định hướng về âm nhạc. Có niềm đam mê ắt hẳn các bạn sẽ tìm được lối đi cho riêng mình, sẽ cố gắng thích ứng với CLB bạn theo đuổi. Và lẽ dĩ nhiên bên cạnh đam mê bạn còn phải có một T R Ẻ 11 chút khả năng, chính nó sẽ ghi dấu ấn cho bạn, góp phần tạo nên một tổng thể cho các CLB sở thích nói riêng. Hay chỉ đơn giản là một chữ “hợp” Anh Nguyễn Bá Duy (Chủ tịch CLB Truyền thông YMC) lại có một quan điểm khác: “Điều quan trọng nhất mà CLB đòi hỏi ở một thành viên, đơn giản chỉ nằm trong một chữ “hợp” . Bản chất của các CLB là nơi tập hợp những người có những đặc điểm chung nào đó, tức là “hợp nhau”. Tuy nhiên, giải thích thế nào là “hợp” thì không đơn giản. Hoạt động CLB đồng nghĩa với việc các bạn sinh viên đã phải hi sinh một phần thời gian và công sức của mình, vì vậy những người mà ở lại được lâu với các CLB thường là các bạn có một sự bền bỉ, sắp xếp thời gian hợp lý, và quan trọng hơn là thích thú với những công việc tình nguyện, mà nói vui là việc “vác tù và hàng tổng”. Riêng với kinh nghiệm tuyển thành viên CLB của bản thân thì anh trân trọng các bạn có tinh thần ham học hỏi, chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá cũng được. Những bạn như vậy sẽ có những bước tiến rõ rệt trong quá trình hoạt động.” Cùng chung ý kiến đó, anh Nguyễn Bá Huy (Trưởng ban Tổ chức Hội sinh viên BFF) khẳng định: “Có một tiêu chí mà ngay từ khi mình tham gia thi tuyển, các anh chị đã nói với mình “Hội không tuyển người giỏi nhất, mà tuyển người phù hợp nhất”. Qua những gì thấy được từ sự thể hiện của các em ở các vòng thi, anh chị sẽ chọn những bạn có khả năng, có nhiệt huyết và thật sự muốn cống hiến gắn bó lâu dài với các hoạt động phong trào của Hội, là cầu nối tốt nhất giữa Ban chấp hành Hội sinh viên với các sinh viên trong trường.” Tạm kết Trên đây là những lời chia sẻ của các “thủ lĩnh” Đoàn, Hội và các CLB. Tuy nhiên, đó chỉ là một thước đo tương đối đối với các “tân binh”. Nếu bạn không có đủ tất cả những phẩm chất ấy, không sao hết, chỉ cần là chính mình, chắc chắc sẽ có một môi trường, một “gia đình” phù hợp với bạn. Mai Vương – Vy Vy
  • 14. 12 Tôi đi làm S Ứ C T R Ẻ PART–TIME: CÙNG CHIA SẺ! Đối với phần đông sinh viên, part - time là một cách trang trải cần thiết cũng là một cách để thử sức hoặc khám phá thêm những khả năng tiềm ẩn của bản thân, để tập “tự chủ” kinh tế, để va vấp nhiều hơn với cuộc sống… Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin và kinh nghiệm của một số part – time tiêu biểu. Dịch thuật Đối với những sinh viên có khả năng về ngoại ngữ thì đây là một công việc cực kì phù hợp, có thể coi là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa trau dồi được thêm kiến thức cho bản thân, vừa kiếm thêm một khoản thu nhập không nhỏ. Một ưu điểm khác rất phù hợp với sinh viên là công việc này chỉ yêu cầu tiến độ, không yêu cầu về địa điểm và thời gian nên có thể chủ động sắp xếp. Chị Huệ, cựu sinh viên đại học Ngoại Ngữ cho biết: “Khi còn là sinh viên khoa tiếng Trung chị cũng đã dịch thuật khá nhiều. Công việc này là một cách học thêm hiệu quả, lại không ảnh hưởng nhiều đến việc học”. Sinh viên cũng nên xác định rõ ràng tính chất công việc part - time trước khi đưa ra quyết định. Dịch thuật là công việc có áp lực rất lớn, phải làm việc độc lập yêu cầu độ tập trung cao và đặc biệt, phải hết sức tỉ mỉ. Thêm vào đó, bạn cũng luôn phải tiếp xúc với văn bản, máy tính trong suốt quá trình dịch nên rất căng thẳng. “Trung bình mỗi tối chị bỏ ra 3 tiếng để dịch. Có điều, một khi đã làm việc sẽ ít có thời gian tiếp xúc với bên ngoài, đôi lúc cảm thấy giống như tự kỉ” – chị Huệ cho biết thêm. Hiện nay, nếu dịch sách thì thù lao vào khoảng 50k/1000 chữ, đối với dịch văn bản xuôi thì 70k/1 trang A4, còn dịch ngược thì 150k/1 trang A4. Có thể nói, đối với những bạn sinh viên tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình thì đây là một part time không hề tồi. Thử làm thầy giáo Đối với sinh viên, khái niệm gia sư đã không còn xa lạ, đây là part - time phổ biến nhất. Nguyên nhân là do nhu cầu gia sư ở Hà Nội tương đối lớn trong khi đó sinh viên lại có thể tận dụng vốn kiến thức phổ thông của mình. Thù lao cho công việc này khá hợp lí, trả theo giờ, dao động ở mức 100 - 150k/1 giờ tùy thuộc vào đối tượng học (học sinh tiểu học, trung học hay ôn thi đại học). Nếu sinh viên phân bố thời gian tốt, nghĩa là cân bằng với thời gian học trên lớp và tích cực dạy thêm khoảng 3 buổi/1tuần/1học sinh thì thu nhập một tháng là ổn (chưa kể trường hợp dạy nhiều học sinh với ca dạy và buổi dạy khác nhau). Thậm chí, làm gia sư ngoài việc có thể tự trang trải cho bản thân, bạn còn có thể tích góp được một khoản phụ giúp gia đình mỗi tháng. Bạn Dung, sinh viên ĐH Luật chia sẻ: “Mình làm gia sư với mục đích là tự mình
  • 15. S Ứ C có thể chi trả cho sinh hoạt phí cá nhân mỗi tháng mà không phải xin tiền của bố mẹ. Công việc này vừa giúp mình đỡ đần bố mẹ lại không “bỏ phí” kiến thức 12 năm học phổ thông”. T R Ẻ 13 Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp làm gia sư đều suôn sẻ. Có những gia đình phụ huynh coi thường sinh viên, gây khó dễ, trả thù lao rẻ mạt hoặc bắt bẻ, hạch sách để không trả thù lao… Vì vậy, các bạn sinh viên nên tìm hiểu kỹ các thông tin của học sinh trước khi nhận lời dạy để tránh những rắc rối về sau. Tư vấn viên – Tại sao không? Kéo theo việc rất nhiều trung tâm tiếng Anh được mở ra là nhu cầu lớn về nhân viên cố vấn, một công việc part – time đang dần trở nên phổ biến với rất nhiều sinh viên. Công việc này yêu cầu ở người làm khả năng giao tiếp tốt, khả năng nắm bắt tâm lý và định hướng hiệu quả cho khách hàng của trung tâm. Thêm vào đó, tư vấn viên cũng cần những kỹ năng mềm cơ bản, bao gồm: tiếng Anh, tin học văn phòng (Word và Excel), biết cách làm báo cáo, bảng theo dõi, lập chỉ tiêu và thực hiện theo những chỉ tiêu đã đề sẵn… Mức lương người làm part time này có thể nhận được dao động từ 1,8 – 2 triệu đồng/ 1 tháng, một mức lương khá lý tưởng đối với một sinh viên. Hơn nữa, “công việc này còn là một bước khởi đầu làm nền móng vì nó khá gần gũi với những công việc mà sinh viên sau khi ra trường có thể làm” – Thúy, K51 TCNH chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, part time này chỉ là một gợi ý cho những ai quan tâm và muốn thử sức vì bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khi không hoàn thành đủ chỉ tiêu ban đầu. Đồng thời, part - time cũng đòi hỏi có sự đầu tư thời gian cho việc lập kế hoạch công việc một cách cụ thể, chi tiết. Vì thế, sinh viên nên chắc chắn vào khả năng sắp xếp công việc, cân bằng tốt giữa việc học và làm. Tổ chức sự kiện – Những người đa-zi-năng Công việc cuối cùng “Sức trẻ” muốn giới thiệu không hẳn phổ biến với các bạn sinh viên, nhưng lại là một part - time thú vị, đem lại cho các bạn sự nhanh nhẹn và ứng biến không ngờ: tổ chức sự kiện. Vậy cụ thể part - time này như thế nào? Quả thực, không có một mô típ nhất định cho công việc này. Bạn có thể là người cùng lên kế hoạch cho chương trình, cũng có thể đơn giản làm nhiệm vụ hậu cần với đủ các công việc không tên. Là một nhân viên part - time cho công ty Vinavui, chuyên tổ chức các sự kiện sinh nhật, Mỹ Linh (K50) chia sẻ: “Nhờ công việc này mà mình đã phát hiện ra rất nhiều khả năng tiềm ẩn của bản thân. Vì thường xuyên tổ chức sự kiện cho các em nhỏ nên mình và các bạn trong nhóm đều phải cắm hoa, gấp giấy, hay nặn các quả bóng bay thành nhiều hình thù ngộ nghĩnh như siêu nhân, công chúa, Oggy,…”. Khéo tay là một tiêu chuẩn quan trọng, nhưng chưa phải tất cả. “Khi bắt đầu vào chương trình, chúng mình có thể chia nhau làm tại nhiều vị trí. Mình làm MC, một bạn dẫn trò chơi, một phụ trách vặn bóng nghệ thuật, và bọn mình hoàn toàn có thể linh động đổi vị trí cho nhau tại từng sự kiện”, Linh cho hay. Tuy là một công việc rất hấp dẫn nhưng để duy trì không hẳn dễ dàng, bởi những ngày diễn ra sự kiện không hề cố định. Ngày bình thường có thể không có sự kiện nào, nhưng dịp lễ tết sự kiện lại khá dồn dập. Vì vậy, nếu không khéo léo sắp xếp cân bằng với việc học, thì quản lý thời gian quả thực là một bài toán khó. Bù lại, thu nhập bạn nhận được cũng không hề nhỏ, bởi “ngoài lương của công ty, đôi lúc bọn mình còn được khách hàng thưởng riêng nếu làm tốt” – Linh bật mí. Kết Ngoài những part - time điển hình đã đề cập ở trên, vẫn còn rất nhiều những part time hấp dẫn khác phù hợp với sinh viên như: nhân viên bán hàng, cộng tác viên viết báo, trợ lý trường quay,… Tất cả đều có thể đem đến cho sinh viên môi trường làm việc thực tế để học tập, cọ xát. Và biết đâu những bản “demo” ấy lại có thể trở thành “official” của bạn trong một tương lai không xa! Minh Phượng – Hà Anh Trần
  • 16. 14 TRỢ LÍ TRƯỜNG QUAY Tôi đi làm S Ứ C T R Ẻ NHỮNG NGƯỜI SAU Những người ÁNH ĐÈN Sự hấp dẫn của một chương trình truyền hình như talkshow hay gameshow không chỉ phụ thuộc vào độ “hot” của các vị khách mời hay tài ứng biến của người dẫn chương trình. Đó là thành quả từ sự nỗ lực và tâm huyết của cả đội ngũ ê-kíp, trong đó có những con người thầm lặng chưa từng xuất hiện trên màn hình nhưng có vai trò quyết định đến một nửa chương trình. Họ chính là những trợ lí trường quay. Đi tìm chân dung trợ lí Trải nghiệm để khám trường quay… phá… Trợ lí trường quay gồm nhiều công việc khác nhau như phụ trách khán giả, phụ trách sân khấu, chuẩn bị đạo cụ, sắp xếp bố cục sân khấu, dự thảo nội dung chương trình… “Các cộng tác viên (CTV) cho chương trình không nhất thiết phải học đúng chuyên ngành báo chí mà có thể từ bất cứ trường nào, chỉ cần có “nhiệt” và sự nhanh nhẹn.” (Một CTV lâu năm của V6 chia sẻ). Bởi thế nhiều FTUers dù trái ngành nhưng vẫn tham gia công việc này và có những trải nghiệm vô cùng lí thú. Trở thành trợ lí trường quay đồng nghĩa với việc sẽ được tham gia vào công việc chung với toàn bộ nhóm ê-kíp chương trình và khám phá những điều thú vị chưa từng được hé lộ. “Lần đầu vào trường quay mình thấy khá shock vì quy mô của nó. Trường quay với những máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống quay và màn hình lớn vốn chỉ được nhìn qua các chương trình phóng sự giờ cách mình có vài bước chân.” (CTV giấu tên của VTV6 chia sẻ). Thú vị nhất là các bạn còn cơ hội gặp gỡ với những vị khách mời nổi tiếng ngoài đời thực hay các dẫn chương trình kì cựu như chị Tạ Bích Loan, Diễm Quỳnh,… “ Mình không ngờ nghệ sĩ Chí Trung lại vui tính hơn trên phim rất nhiều.” Hà, K51, KTĐN, CTV V6 chia sẻ qua buổi ghi hình: “Đầu năm nói chuyện nhận.” Hay như Thanh Mai (K50-KTĐN) chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ nhất của bạn ấy đó là lần chuẩn bị cho một phóng sự ở Xuân Hòa phải túi bụi đi đi về về 40 cây số để phỏng vấn. “Lần đầu nên cứ làm hỏng, không vấp chỗ này thì vấp chỗ khác thế nhhưng mấy anh chị tốt bụng nên hướng dẫn rất chu đáo. Vui, xúc động, nhưng thấy mình còn cần phải học hỏi rất nhiều điều.”
  • 17. S Ứ C Trải nghiệm để trưởng thành hơn… “Có những điều chẳng ai có thể dạy bạn ngoài người thầy cuộc sống.” Những trải nghiệm với công việc khá mới mẻ là trợ lí giúp các CTV tích lũy thêm vốn sống cho mình, như San, K51, CTV của V6 chia sẻ: “Mình vốn thích truyền hình nhưng ở vị trí biên tập viên (BTV). Mình tin khi nhắc đến truyền hình người ta chỉ biết đến vị trí quan trọng như MC, đạo diễn, khách mời,…mà ít để ý đến các trợ lí. Khi bước chân vào đài truyền hình không ai muốn làm “chân sai vặt” cả. Nhưng mình sẽ không từ chối bất cứ công việc nào vì cái gì cũng có cái giá của nó. Làm việc nhỏ trước rồi mới làm việc lớn, gặt hái những mục tiêu cao hơn.” Tinh thần nhẫn nại và sự quyết tâm theo đuổi ước mơ chính là những bài học quý giá mà San đã rút ra cho bản thân sau 1 năm làm CTV… Bạn cũng chia sẻ thêm: “Không có công việc gì là không phải đổ mồ hôi và nước mắt, truyền hình lại càng khắc nghiệt hơn. Nhìn vẻ mỏi mệt của các MC khi đã tắt máy quay, và những cảnh gặm bánh mì thay cơm trong những buổi ghi hình muộn của các anh chị kĩ thuật viên, CTV, mình càng ý thức được sự đam mê và quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng.” Trải nghiệm để thay đổi… “Trợ lí trường quay là một mắt xích trong chuỗi ê-kíp, vì thế bạn phải hoàn thành T R Ẻ 15 tốt nhiệm vụ để đảm bảo cho toàn bộ chương trình được ghi hình thuận lợi.” (Hà, K51, CTV V6). Do sự đòi hỏi cao trong công việc nên các CTV sẽ phải quen dần với tác phong làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, kĩ năng quản lí nhóm và giao tiếp với khán giả hiệu quả. Có nhiều tình huống dở khóc dở cười với các bạn đến ghi hình …khiến các trợ lí phải nhanh chóng ứng phó. “Mình nhớ nhất là khi một bạn đến nhầm nơi quay. Vì đài truyền hình có rất nhiều khu nên bạn nhầm lên phòng quay thời sự.” (San, CTV V6). Qua những kỉ niệm như vậy, các CTV lại rút ta những bài học “xương máu” và càng thấy mình đam mê hơn. Hơn nữa, khả năng ứng biến của các CTV càng ngày càng tăng, đặc biệt trong các chương trình truyền hình trực tiếp, có rất nhiều vấn đề phát sinh, nếu không có sự nhanh nhạy của các CTV trường quay, hẳn chương trình sẽ không thành công mỹ mãn như mong đợi (Phương Đức – CTV V3). Phương Đức (CTV V3) chia sẻ đối với cá nhân anh thì có duyên được bạn bè làm trước ở đó giới thiệu vào. Chương trình “Chuyện đương thời” đầu tiên anh tham gia với tư cách là khán giả sau đó anh lên tham gia trải nghiệm và được đánh giá khá tốt. Công việc của anh bắt đầu từ những số tiếp theo. Lẽ tất nhiên vẫn có một số điều kiện mà nhà đài bắt buộc như: làm việc năng động, ham học hỏi và sự nhiệt tình. Nỗ lực hết mình sẽ mang lại thành quả lâu dài. Nhiệt tình + Kiên trì rồi sẽ có kết quả “Điều kiện quan trọng nhất để thành công là yêu công việc của mình, như vậy tuy làm hàng giờ mà vẫn có cảm tưởng mình chỉ giải trí” (David M.Goodrich). Nếu có đam mê hãy thử sức với một lĩnh vực khá mới mẻ này, trợ lý trường quay, tại sao không? Sẽ rất nhiều bạn đam mê với lĩnh vực này đặt câu hỏi rằng làm thế nào để trở thành một trợ lí trường quay, được làm việc trong đài truyền hình, được học hỏi từ các nhân vật nổi tiếng. Công việc tìm đến người như một cơ duyên định trước. Anh Hàng năm các nhà đài vẫn thường tuyển một lượng CTV phục vụ cho các chương trình của họ, bạn sẽ phải nộp hồ sơ ứng tuyển, qua các vòng tuyển chọn, thi thố, bạn sẽ phải chứng tỏ năng lực của mình trong cả quá trình làm việc. Theo như Thanh Mai (CTV V6) thì nhiệt tình và kiên trì chính là chìa khóa đưa các bạn đến với công việc mà mình yêu thích. Tạm kết Mai Vương – Trang Anh
  • 18. 16 Kinh tế S Ứ C T R Ẻ Mascot - tạm dịch là “Linh vật đại diện” tuy là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, nó lại là nhân tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của rất nhiều thương hiệu. Mascot là gì? Mascot được định nghĩa là bất cứ con vật, đồ vật hay người đại diện cho một tổ chức hay một nhóm. Người ta sử dụng mascot trong rất nhiều lĩnh vực với mục đích tăng độ nhận diện và mang lại may mắn cho chủ thể của Mascot: một ngôi trường, một tổ chức xã hội, một công ty, một đội bóng thậm chí là một sự kiện. Tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết, tôi sẽ đi sâu phân tích vai trò, đặc điểm của Linh vật đại diện cho một thương hiệu (brand mascot). SỬ DỤNG LINH VẬT TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU Fuma Brand mascot ra đời là nhằm ghi dấu ấn của thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Với mục đích đó, mỗi mascot đều được thiết kế thành những hình ảnh sống động, được nhân hóa và gán cho những tích cách đặc trưng như con người. Để hiệu quả, mascot phải thật đơn giản, dễ nhớ và mang một ý nghĩa nào đó với thương hiệu. Thử nghĩ đến một vài brand mascot, chú robot xanh Android bé nhỏ sẽ là một ví dụ điển hình. Android là một từ để chỉ bất cứ loại robot nào có hoạt động và hình dáng giống như con người. Nhưng chú robot Android xanh lại gây được ấn tượng đặc biệt bởi sự đơn giản, dễ nhận biết. Cùng với sự phát triển của Hệ điều hành Android, thì chú robot xanh này cũng theo đó mà phủ sóng trên khắp các phương tiện truyền thông. Một ví dụ khác: Linh vật đại diện của hãng đồ ăn nhanh McDonald là Ronald McDonald, một anh hề với hình hài vui nhộn, thu hút hàng triệu trẻ em toàn nước Mỹ khi xuất hiện rất nhiều tại các sự kiện, quảng cáo và chương trình truyền hình trên TV. Theo một khảo sát từ trang Stunning-Stuff.com, Ronald McDonald là nhân vật phổ biến thứ hai chỉ sau ông già Noel đối với trẻ em Mỹ. Một vài trường hợp như chú chim xanh Twitter, chú cáo lửa của FireFox, hay biểu tượng Chiếc hộp của Dropbox, đều được coi là linh vật đại diện cho thương hiệu.
  • 19. S Ứ C Mascot - người bạn của khách hàng Linh vật đại diện cũng giống như con người, thường được gán một nét tính cách đặc trưng, từ đó các marketer sẽ xây dựng những hoạt động truyền thông làm nổi bật nét tính cách đó. Điểm ưu việt của linh vật là nó dễ dàng xây dựng được lòng tin nơi khách hàng. Thay vì tương tác với một “Thương hiệu” khô cứng, không rõ hình hài, giờ đây khách hàng tương tác với một sinh vật có hình hài nổi bật cộng với tính cách chẳng khác gì con người. Điều này càng hiệu quả đối với sản phẩm hay dịch vụ thuộc một lĩnh vực khá khô cứng như bảo hiểm hay ngân hàng. Một case study rất thành công trong việc xây dựng Brand Mascot là từ Hãng bảo hiểm Ô tô GEICO. Công ty này định vị sản phẩm của mình như một dịch vụ bảo hiểm ô tô giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều tiền. Slogan của họ: “chỉ 15 phút có thể giúp bạn tiết kiệm ít nhất 15% giá trị bảo hiểm ô tô.” Tên thương hiệu của công ty thường bị đọc nhầm thành Gecko, vậy là công ty này nghĩ ra ý tưởng về một chú thằn lằn có tên Gecko. Trong những năm 1999-2000, hàng loạt quảng cáo TV ra đời với hình ảnh trọng tâm là chú thằn lằn hài hước này cứ lặp đi lặp lại câu nói: “Tôi là Gecko, không phải GEICO.”, “Tôi không thể giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua bảo hiểm ô tô, chỉ có GEICO mới làm được.” Sự hài hước của chú thằn lằn Gecko ngay lập tức gây sự chú ý từ khách hàng. Thông qua TVC (video quảng cáo) và YouTube, người ta thích thú khi xem chú thằn lằn này xuất hiện trên đường phố, tại công sở, khi thì lái ô tô, khi thì khiêu vũ với một phụ nữ, lúc lại cãi chày cãi cối với cấp trên của mình. Từ một sản phẩm tưởng chừng như khô cứng, hãng GEICO đã sử dụng Gecko để kể câu chuyện của mình cho khách hàng một cách hài hước và rất thành công. Khách hàng tiếp nhận Gecko như tiếp nhận một người bạn. Họ sẵn sàng tương tác với những gì Gecko nói. Chính vì vậy, Ngôi sao và Linh vật, bạn chọn gì? 17 Gecko trở thành đại diện cho thương hiệu GEICO. Trên Facebook, fanpage “GEICO Gecko” được lập ra nhằm tương tác và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Gecko còn xuất hiện trong các buổi họp báo, các sự kiện do GEICO tổ chức. Tất cả những gì mà GEICO đã làm với Gecko nhằm mục đích cuối cùng là tăng “Nhận diện thương hiệu” trong tâm trí khách hàng. Không chỉ tạo lòng trung thành với thương hiệu cho khách hàng cũ, Brand mascot còn giúp tăng nhận diện ngay tại thời điểm mua hàng (identification at point – of – sale). Linh vật xuất hiện trên bao bì, trong cửa hàng, trên các poster quảng cáo, giúp khách hàng nhận ra thương hiệu và giúp bán được hàng. Mascot cũng có thể phản tác dụng Đại sứ thương hiệu thường là người sẵn có một độ phủ sóng nhất định trên các phương tiện truyền thông, chính vì vậy để xây dựng linh vật đại diện, thương hiệu sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với việc thuê một Đại sứ là một ngôi sao. Kakao Talk, Zalo là những ứng dụng di động có sử dụng đại sứ trong thời gian gần đây (với Kakao Talk là Midu và nhóm Bigbang, còn Zalo là Ngọc Trinh), ngay lập tức các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đều chĩa sự chú ý vào các thương hiệu này. Tuy nhiên, chỉ những gã nhà giàu mới đủ khả năng chi tiền mời những ngôi sao về làm đại diện cho thương hiệu của mình. Thêm nữa, “hạn sử dụng” của celebrity thường rất ngắn nếu so với sử dụng mascot. Ngoài ra, một rủi ro mà nhiều thương hiệu đã gặp phải khi sử dụng celebrity đó là rất có thể thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu celebrity chẳng may dính phải một scandal nào đó. Trường hợp của tay golf Tiger Woods là một ví dụ T R Ẻ điển hình. Sau khi hình ảnh “trai ngoan” của anh bị đổ vỡ khi để lộ scandal tình ái, hãng Nike ngay lập tức cắt hợp đồng với anh để tránh những hệ lụy phiền toái về sau. Chắc hẳn Nike phải ăn không ngon ngủ không yên vì đã lỡ chi không ít tiền cho tay golf số 1 thế giới này. Dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải thương hiệu cứ sử dụng Mascot là thành công. Phần khó nhất của bức tranh là làm thế nào để tạo ra một Mascot khiến khách hàng phải nhớ tới và ủng hộ. Một case study khác minh hoạt cho sự thất bại này là chuỗi công viên giải trí hàng đầu ở Mỹ, Six Flag, khi hãng này sử dụng Mr. Six làm linh vật đại diện cho thương hiệu. Mr. Six là một ông già hói đầu, mặc một bộ Tuxedo có cài nơ đỏ, đeo kính gọng to, trang điểm đậm và thích nhảy theo kiểu những năm 90 trên nền nhạc bài “We like to Party”. Sau video quảng cáo đầu tiên có sự xuất hiện của Mr.Six, hãng Six Flag bị khách hàng chỉ trích vì hình ảnh ông già có phần vô duyên và chẳng liên quan gì đến một công viên giải trí mà đối tượng chính là trẻ em. Hãng này sau đó đã phải thừa nhận sai lầm của mình khi tạo ra Mr.Six. Để tạo nên một mascot thành công đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo và thấu hiểu khách hàng của các nhà làm marketing.
  • 20. 18 Kinh tế S Ứ C T R Ẻ NHỮNG NGÔI SAO CỦA GIẢI KINH TẾ Thúy Hà (Dịch) Giải Nobel Kinh tế đã được trao 44 lần cho 71 nhà khoa học - tác giả của những ý tưởng đột phá, dưới đây là 5 học thuyết nổi tiếng nhất thường xuất hiện và được áp dụng trong nhiều khía cạnh của không chỉ là kinh tế mà còn trong sống thường ngày. Quản lý tài nguyên chung Kinh tế học hành vi Elinor Ostrom Daniel Kahneman Năm 2009, Elinor Ostrom, giáo sư kinh tế chính trị Đại học Indiana - phụ nữ đầu tiên đạt giải Nobel - nhờ thành tựu phân tích quản trị kinh tế, đặc biệt là về tài nguyên chung. Ostrom nghiên cứu về các nhóm phối hợp quản trị tài nguyên chung như nguồn nước, trữ lượng tôm cá, bãi chăn thả và quyền sở hữu tập thể. Bà nói học thuyết trước đó của nhà môi trường học Garrett Hardin “Bi kịch của mảnh đất công” không phải là kết quả cuối cùng hay dễ xảy ra nhất khi cộng đồng chia sẻ tài nguyên. Nội dung của học thuyết của Hardin là tài nguyên chung nên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, hoặc chia thành những phần nhỏ do tư nhân sở hữu để tránh bị lạm dụng và cạn kiệt. Người dùng sẽ làm phương hại đến người khác trong tương lai do cố giành lợi ích tối đa cho mình. Trong khi đó, Ostrom cho thấy có thể quản lý tập thể tài nguyên chung mà vẫn hiệu quả, không cần kiểm soát từ Nhà nước hay tư nhân, miễn là người sử dụng tiếp cận gần gũi với nguồn tài nguyên và giữa họ có quan hệ qua lại với nhau. Vì cơ quan công quyền không thể quản trị tài nguyên hợp lý do thiếu hiểu biết về những tập quán địa phương hay mối quan hệ với cộng đồng. Ngược lại, những người trong cuộc có tiếng nói trong việc quản trị tài nguyên sẽ chủ động giám sát để bảo đảm mọi người tham gia đều tuân thủ luật định của cộng đồng. Giải Nobel năm 2002 được trao cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman vì thành tựu kết hợp nghiên cứu tâm lý học vào kinh tế học, đặc biệt là về việc đánh giá và ra quyết định trong điều kiện không đầy đủ thông tin. Khái niệm này tối quan trọng đối với ngành nghiên cứu tài chính hành vi. Kahneman thực hiện nghiên cứu với Amos Tversky, nhưng Tversky không thể nhận giải vì ông đã qua đời năm 1996, và giải thưởng không được trao cho người quá cố. Bài viết “Học thuyết tiềm năng: Phân tích quyết định rủi ro” là một trong những bài nghiên cứu rất nổi tiếng. Lý thuyết đạt giải Nobel này cho thấy con người không phải lúc nào cũng quyết định sáng suốt theo
  • 21. S Ứ C lợi ích cao nhất của bản thân (giả thuyết của học thuyết ích lợi tối ưu) do sử dụng những chỉ dẫn sai lầm như ảo giác công bằng và trốn tránh mất mát, dựa trên cảm xúc, thái độ hay ký ức, chứ không phải logic. Ví dụ, Kahneman và Tversky quan sát được rằng chúng ta mất nhiều công sức tiết kiệm vài đồng khi mua món hàng nhỏ hơn là tiết kiệm khoản tương đương khi mua một món đắt tiền. Kahneman và Tversky cũng cho thấy con người thường dùng những nguyên tắc chung, ví dụ như nguyên tắc đại diện, để đưa ra quyết định đi ngược với nguyên tắc xác suất. Ví dụ, khi miêu tả một phụ nữ quan tâm đến vấn đề phân biệt đối xử, và hỏi liệu cô ấy có phải là nhân viên giao dịch ngân hàng hay một nhân viên giao dịch ngân hàng sẽ là nhà hoạt động nữ quyền, người ta thường cho rằng công ấy sẽ là loại thứ hai, mặt dù luật xác suất cho thấy cô ấy nhiều phần trăm là loại thứ nhất 19 Năm 2001 George A. Akerlof, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz giành giải Nobel nhờ phân tích thị trường với thông tin bất đối xứng. Bộ ba cho thấy mô hình kinh tế dựa trên thông tin hoàn hảo là sai lầm. Trên thực tế, một bên tham gia mua bán thường có nhiều thông tin hơn. Đó chính là “thông tin bất đối xứng” Thông tin bất đối xứng George A. Akerlof, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz Khi hiểu về thông tin bất đối xứng ta có thể hiểu bản chất hoạt động của các thị trường, tầm quan trọng của minh bạch trong công ty. Akerlof cho thấy thông tin bất đối xứng trong thị trường xe đã qua sử dụng: người bán biết rõ hơn người mua về chất lượng xe, do đó thị trường đầy những xe kém chất lượng (khái niệm “lựa chọn bất lợi”). Nghiên cứu của Spence tập trung vào những dấu hiệu, cách thông tin truyền từ người biết nhiều thông tin sang người ít thông tin hơn trên thị trường. Ví dụ, người đi xin việc có thể dùng thành tích học tập để làm dấu hiệu cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy năng suất của mình còn các công ty có thể trả cổ tức như một cách hứa hẹn với nhà đầu tư về lợi nhuận. Ngày nay những khái niệm này quá phổ biến, tới mức người ta coi nó là đương nhiên, nhưng khi mới được đưa ra, đó là những phát hiện đột phá. Lý thuyết trò chơi John C. Harsanyi, John F. Nash Jr. và Reinhard Selten Giải thưởng hàn lâm năm 1994 được trao cho John C. Harsanyi, John F. Nash Jr. và Reinhard Selten vì công lao đi đầu trong việc phân tích điểm cân bằng trong trò chơi bất hợp tác. Học thuyết trò chơi bất hợp tác là một nhánh của ngành phân tích tương tác chiến lược, được biết đến với tên “Lý thuyết trò chơi”. Trò chơi bất hợp tác là những trò mà người chơi đưa ra thỏa thuận mà không bị ràng buộc phải tuân thủ, tự quyết định dựa trên giả định của bản thân về hành động của đối phương mà không được biết đối phương James M. Buchanan Jr. nhận giải Nobel vào năm 1986 cho sự phát triển nền tảng cơ cấu lý thuyết quyết định kinh tế chính trị. Đóng góp lớn của Buchanan trong học thuyết lựa chọn công cộng đã kết hợp kiến thức khoa học chính trị và kinh tế để giải thích phương pháp ra quyết định của các thành phần kinh tế Nhà nước (các chính trị gia và cơ quan Nhà nước). Ông cho thấy, ngược lại với những gì người ta vẫn nghĩ: các nhân tố trong lĩnh vực Nhà nước làm việc vì lợi ích công (như “đầy tớ của dân”), thực tế là người ta vẫn làm theo lợi ích cá nhân như các nhân tố trong lĩnh vực tư nhân (y như người tiêu dùng và doanh nhân). Ông miêu tả điều này là T R Ẻ thực ra sẽ làm gì. Một trong những đóng góp to lớn của Nash là điểm cân bằng Nash, phương pháp dự đoán kết quả trò chơi bất hợp tác dựa vào điểm cân bằng. Điểm cân bằng Nash mở rộng dựa trên nghiên cứu trước đó về trò chơi “được ăn cả ngã về không” với hai người tham gia. Selten ứng dụng kết quả này trong tương tác chiến lược, Harsanyi ứng dụng trong hoàn cảnh thông tin không hoàn hảo góp phần phát triển ngành kinh tế học thông tin. Đóng góp của họ được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, đặc biệt là trong phân tích độc quyền quá bán, lý thuyết tổ chức ngành và là nguồn cảm hứng cho nhiều nghiên cứu sau này “con đường chính trị không trải hoa hồng”. Sử dụng quan điểm Buchanan về tổ chức chính trị, bản chất con người và thị trường tự do, chúng ta có thể hiểu thêm về các nhân tố tạo ra động lực cho các chính trị gia, dự đoán chuẩn hơn kết quả của các quyết định chính trị, đề ra luật và hi vọng có được kết quả mong muốn. Ví dụ, các vị lãnh tụ chính trị dễ dàng sa đà vào thâm hụt công quỹ bởi mỗi chương trình do chính phủ tài trợ sẽ đem lại sự ủng hộ chính trị từ một nhóm cử tri. Để ngăn chặn thâm hụt, chúng ta có thể đưa ra giới hạn kiểm soát chi tiêu của chính phủ, điều này có lợi cho người dân nói chung vì sẽ làm giảm gánh nặng thuế khóa. Học thuyết lựa chọn tập thể James M. Buchanan Jr.
  • 22. 20 Gương mặt trang bìa S Ứ C T R Ẻ ĐẶNG HỒNG NGỌC MÀU NẮNG RỰC RỠ GIỮA FTU Ai nói rằng học Ngoại thương là chỉ biết đến kinh tế, kinh doanh? Giờ đây, quả thật không thiếu những FTUers đã “rẽ trái” và lấn sân sang lĩnh vực truyền thông, giải trí. Đặng Hồng Ngọc (K49 KTĐN) là một trong những người như thế. Đến nay, chị đã thành công với vai trò là một người quản lý hình ảnh trong giới showbiz Việt, một nhà truyền thông, một người trẻ viết sách,… Hãy cùng Sức trẻ 39 tìm hiểu về cô gái tài năng ấy qua chuyên mục Gương mặt trang bìa lần này. Châu Kiều – Quỳnh Anh ? 01 Chào Hồng Ngọc, vẫn còn là sinh viên năm cuối của ĐH Ngoại thương, nhưng bạn đã được giới trẻ biết đến như một giám đốc quản lý hình ảnh, một người làm truyền thông kinh nghiệm và một cây bút trẻ mới xuất bản tập truyện ngắn. Có thể nói, bạn là điển hình của một người trẻ năng động và bận rộn. Vậy nếu để tự nhận xét, bạn cảm thấy cuộc sống thật của mình ngoài đời như thế nào? Mọi người hay gọi mình là “workaholic”, đúng là thời gian công việc chiếm phần lớn thời gian của Ngọc. Tuy nhiên đến giờ thì mình đã sắp xếp để có thời gian đi chơi với bạn bè, quan tâm đến người thân và nghỉ ngơi vào ngày cuối tuần. Có thể nói cuộc sống ngoài đời của Ngọc đang khá cân bằng và dễ chịu. ? 02 Là một sinh viên kinh tế nhưng Ngọc lại theo ngành truyền thông, vậy thành thật nhé, trường đại học có đóng vai trò gì trong thành công của bạn ngày hôm nay không? Ngọc nghĩ là trường đại học dạy mình các kĩ năng, cách tư duy và quan trọng hơn là các mối quan hệ có giá trị. Ngọc quen biết rất nhiều các anh chị cựu FTU hiện đang là những doanh nhân thành đạt, mọi người cũng chỉ dạy cho Ngọc những bài học quý giá. Ngoài ra, vì Ngọc học khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nên một số kiến thức cũng giúp Ngọc trong việc phân tích khả năng kinh doanh, biến những gì Ngọc đang làm thành một business model (cười). ? 03 Giữa công việc quản lý hình ảnh và viết lách, đâu là lĩnh vực bạn muốn đầu tư nghiêm túc? Có phải viết lách không hẳn là đam mê, mà chỉ là thú vui của bạn? Nếu gọi là đầu tư theo kiểu công việc thì chắc chắn là lĩnh vực quản lý hình ảnh rồi, vì đó là một ngành nghề mà mình muốn nghiên cứu chuyên sâu và theo đuổi lâu dài. Còn viết lách vốn có xuất phát điểm là sở thích của Ngọc, để ghi lại những cảm nhận của mình về cuộc sống, kể lại những chuyện mình từng trải qua, hoặc đơn giản chỉ là viết tặng bạn bè, người thân. Viết lách là thú vui, nhưng nó cũng giúp cho suy nghĩ của mình trưởng thành hơn.
  • 23. S Ứ C ? 04 T R Ẻ 21 ? 05 Trong thời gian quản lý Nhóm nhảy cover St.319 và sau này là Chi Pu, bạn có kỉ niệm gì đặc biệt muốn chia sẻ hay không? Trong 5 năm làm truyền thông, nghĩ lại thì thời gian nào khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và đáng nhớ nhất? Bạn đã thai nghén kế hoạch thành lập cho riêng mình một công ti mang tên ND Agency như hiện nay từ khi nào? Cho đến giờ, bạn có cảm thấy đã tạm an tâm với tình hình phát triển của công ti hay vẫn còn nhiều lo lắng? Kỉ niệm thì nhiều lắm, bản thân công việc của mình dựa trên mối quan hệ bạn bè thân thiết, vì thế ngoài những vấn đề công việc thì mọi người rất thích đi chơi, tụ tập ăn uống với nhau. Trong 5 năm làm truyền thông, thời gian nào mình cũng thấy đáng nhớ, nhất là khi thực hiện thành công một dự án nào đó, hoặc là giúp các bạn “gỡ” được những chuyện rắc rối, tin đồn “từ trên trời rơi xuống”. Ngọc cũng mới thành lập từ tháng 6 thôi, ý tưởng thành lập thì cũng xuất phát bất ngờ lắm. Trong một lần nói chuyện với một người anh, anh ấy đã gợi ý Ngọc hệ thống hoá những gì Ngọc đang làm thành một mô hình kinh doanh có tái đầu tư và thu được lợi nhuận. Ngọc cũng thấy hào hứng và muốn làm gì đó thử thách một chút, nên đã thành lập ND Agency chuyên quản lý và đào tạo một số tài năng trẻ. Công ty cũng mới thành lập thôi, nhưng vì có quan hệ truyền thông và đối tác khá ổn định của Ngọc nên ND phát triển với tốc độ khá nhanh và ổn định, nhiều đối tác lớn muốn làm việc cùng. Có thể nói Ngọc tự hào nhất với việc giúp đỡ các bạn trẻ tài năng như St.319 và Chi Pu giữ gìn và phát triển hình ảnh. Các bạn mà Ngọc làm việc cùng đều là những người trẻ nhưng rất nghiêm túc trong công việc và khắt khe với đam mê của chính bản thân. Được hỗ trợ mọi người trên con đường đó cũng khiến mình cảm thấy mình có giá trị hơn và cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. ? 06 Theo bạn, những tố chất cần thiết nhất của một người làm truyền thông giỏi là gì? Một người làm truyền thông giỏi cần có cách tư duy và kĩ năng viết lách của một phóng viên, có sự nhanh nhạy và nắm bắt thời cơ của một nhà kinh doanh, cũng như một cái đầu bản lĩnh, đủ “lạnh” khi gặp thử thách. Sau 5 năm Ngọc đi làm, điều quan trọng nhất mình đã học được là: Những gì mình đã làm được chưa là gì cả, luôn phải học hỏi để làm được những việc lớn lao hơn. Đó là động lực để Ngọc luôn phấn đấu hàng ngày: tự phá vỡ những kỉ lục và vượt qua giới hạn khả năng của chính mình. # E P IL ROF ? 07 Những dự định của bạn trong thời gian sắp tới? Ngọc muốn tập trung phát triển công ty với mục tiêu đưa hình ảnh các bạn trẻ Việt Nam xinh đẹp, tài năng, biết theo đuổi đam mê ra tầm quốc tế. Còn nghĩ xa hơn, Ngọc cũng ấp ủ một vài ý định kinh doanh dựa trên những thương hiệu mà mình đã xây dựng lên. Chặng đường còn dài lắm, và Ngọc mới là một cô gái 21 tuổi thôi mà, sẽ còn phải đi rất xa và học hỏi rất nhiều. Cảm ơn những chia sẻ chân thành và thú vị của Ngọc Đặng. Chúc bạn thành công và gặp nhiều may mắn trong những dự án sắp tới! Đặng Hồng Ngọc, 1992 (Bút danh: Nắng) •Sinh viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương •Từng là Cộng tác viên báo Thiên thần nhỏ. Sau đó là Biên tập viên, Chủ nhiệm mục Đời sống, Học đường, Góc trái tim Trang thông tin điện tử kenh14.vn •Từng đạt giải Đồng cuộc thi BSNEU Case Analysis Competition do khoa Quản trị trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức và lọt vào Top 10 cuộc thi RMIT Business Plan Competition RMIT. •Tác giả tập truyện ngắn “Cát Tường, Mùa Hạ và Anh” (NXB Văn Học). • Sáng lập và điều hành Công ty TNHH Cung cấp Tài năng ND (ND Talent Agency Co.,Ltd): http://ndagency.com.vn/, quản lý hình ảnh cho hot girl Chi Pu, Mie Nguyễn, nhóm nhảy St.319…
  • 24. S Ứ C T R Ẻ UAY CUỘC Q TRONG NG SỐ VÒN G 22 Không gian sách “LÂU ĐÀI BAY CỦA PHÁP SƯ HOWL” T Cái tên “Howl’s Moving Castle” đã trở nên quá quen thuộc với những ai là fans của các bộ phim hoạt hình đến từ “xứ sở” Ghibli Studio. Và hơn bao giờ hết, tác phẩm cha đẻ của bộ phim đình đám ấy - “Lâu đài bay của pháp sư Howl” đã được giới trẻ đón nhận, để một lần nữa được đắm chìm vào thế giới đầy ảo mộng nhưng theo một cách hoàn toàn khác… rong sách, cô gái Sophie Hatter đang sống và làm việc yên ổn tại một cửa hiệu bán mũ của bố mẹ ở Ingary, xứ sở của “những đôi hia bảy dặm” và “áo choàng tàng hình” thì bỗng một ngày, mụ phù thuỷ xứ Waste xuất hiện biến cô thành bà già xấu xí. Quyết tâm giải cứu bản thân mình, Sophie đi tới lâu đài bay tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp sư Howl – kẻ vốn bị đồn là khoái “ăn tươi nuốt sống” trái tim của những cô gái trẻ. Có lẽ cái tên tác giả - Diana Wynne Jones không quá quen thuộc với đa phần độc giả Việt Nam, mặc dù bà đã có một vài tác phẩm đáng chú ý như “Chúa tể bóng tối xứ Derkholm”, “Biên niên sử Chrestomanci”,… Nhưng mãi cho tới gần đây, tác phẩm “Lâu đài bay của pháp sư Howl” – ra đời năm 1986, mới thu hút được đông đảo sự chú ý của độc giả đến vậy. Đây là một trong số ít các tác phẩm mà người đọc Việt Nam biết đến sau khi đã xem bộ phim hoạt hình chuyển thể của nó – “Howl’s Moving Castle”, do đạo diễn người Nhật tài ba Hayao Miyazaki dày công dàn dựng. Đến với tác phẩm, người đọc sẽ lạc vào một thế giới cổ tích lạ lùng. Đó là một thế giới được xây dựng đúng phong cách của những câu chuyện cổ tích xưa cũ, với những lâu đài, Đức vua, vương quốc, ... Nhưng qua bàn tay phù phép của D.W Jones, tất cả đều trở nên lạ thường đến bất ngờ. Chẳng câu chuyện cổ tích nào mà lâu đài lại chứa đựng căn phòng “bẩn lười biếng, sống kiểu cách với việc dành hai giờ mỗi ngày trong nhà tắm,… nhưng ẩn sâu bên trong lại là một tính cách rất trẻ con… thỉu đến kinh ngạc” với “những viên đá lát sàn dính đầy vết bẩn và nhờn mỡ, tro dồn thành đống…”. Và cũng chẳng có hình tượng nhân vật hoàng tử, công chúa như các câu chuyện cổ tích thông thường. Thế nhưng, sức hút của câu chuyện lại xuất phát từ chính những bối cảnh kì lạ ấy. Nó đưa người đọc đến những trải nghiệm ở một thế giới hoàn toàn khác, vượt xa giới hạn chật hẹp. Một yếu tố làm nên sự độc đáo không thể không kể đến, đó là cách tác giả tạo hình các nhân vật trong cuộc sống của họ. Đó là một Sophie với hai hình dáng: cô gái Sophie Hatter – người chị cả trong gia đình bán mũ, và bà lão Sophie – người giúp việc trong lâu đài của Howl, một Sophie nhiều chuyện, luôn cho rằng mình chẳng có cơ hội nào trong đời và tự giới hạn bản thân, nhưng cũng là Sophie rất tin vào chuyện cổ tích. Ngọn lửa với cái tên Calcifer là một kẻ quỷ quyệt, khôn ngoan, nhưng lại ấm áp và tốt bụng. Có thể nói, nhân vật đặc biệt nhất trong truyện và cũng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất phải kể đến là Howl – chàng pháp sư với trái tim bị ngọn lửa cất giữ. Howl Đối với những người đã xem phim trước khi đọc nguyên tác, thì cuốn sách này không chỉ dừng lại ở việc khắc họa rõ nét hơn các nhân vật. Nhiều độc giả hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi có tới hơn nửa cuốn ... khác xa so với hoạt hình. Nếu như trong tác phẩm của Hayao Miyazaki, chàng Howl phảng phất nỗi buồn phía sau vẻ hào hoa, thì Howl của D.W.Jones lại được khắc họa bởi cái nhìn đặc trưng rất “phương Tây” – chàng quý tộc phong lưu, đa tình. Hai tác phẩm cũng mang hai màu sắc rất khác nhau. Truyện mang chút gì đó thần bí hơn, u ám hơn, lạ kì và phức tạp hơn. Nó giống như một bản nhạc về vòng quay cuộc sống của những số phận khác nhau, nhịp độ lúc dồn dập, lúc lại hài hòa, lúc ngân nga da diết. “Lâu đài bay của pháp sư Howl” có thể sẽ không phù hợp với những ai kì vọng ở nó một chuyện tình lãng mạn, vì tình yêu được tác giả gửi gắm một cách rất kín đáo qua từng trang truyện, qua cái kết nhẹ nhàng, sâu lắng và gợi nhiều suy tư. Suy cho cùng, “Lâu đài bay của pháp sư Howl” chính là một truyện cổ tích hiện đại, nó không chỉ dành cho con trẻ, mà còn dành cho mọi lứa tuổi - những người muốn một lần bước vào tòa lâu đài bay nhiều cánh cửa, và khởi đầu một cuộc phiêu lưu… Vịt xám