SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
VỆ SINH THAI NGHÉN – QUẢN LÍ THAI –
LÀM MẸ AN TOÀN - CHĂM SÓC SẢN KHOA THIẾT YẾU
BS. Trần Lệ Thủy
ĐỐI TƯỢNG: Sinh viên năm thứ 4 dài hạn
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các phương pháp bảo đảm vệ sinh thai nghén.
2. Nêu được bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai.
3. Biết được nội dung của làm mẹ an toàn
4. Nêu được một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình làm mẹ an toàn
5. Kể được các biện pháp để chăm sóc sức khỏe sản khoa thiết yếu
NỘI DUNG:
A.VỆ SINH THAI NGHÉN
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi lớn để đảm bảo cho sự phát triển tốt của bào thai. Vì
vậy, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề gọi là vệ sinh thai nghén để tạo điều kiện cho sự ra đời của
đứa con khoẻ mạnh và thông minh. Vệ sinh thai nghén bao gồm vệ sinh trong sinh hoạt và vệ sinh trong
lao động.
- Vệ sinh trong sinh hoạt
Thai phụ cần tắm rửa hàng ngày, tránh tắm bồn hay ngâm mình trong nước ao hồ, tránh bơm rửa sâu
trong âm đạo vì âm đạo, cổ tử cung lúc này đang bị sung huyết nên rất dễ bị tổn thương. Khi có thai, dưới
ảnh hưởng của nội tiết tố, thai phụ thường tiết dịch âm đạo nhiều, đặc biệt là dễ phát triển nấm trong âm
đạo. Vì thế khi thấy khí hư nhiều, thai phụ cần đi khám bác sỹ để được điều trị viêm nhiễm sinh dục, đề
phòng nguy cơ sinh non, tránh nhiễm trùng ối khi sanh hoặc nhiễm hậu sản sau này.
Ngoài ra, cũng cần chăm sóc răng miệng tốt. Xúc miệng, nhỏ mắt, nhỏ mũi thường xuyên để đảm bảo vệ
sinh đường hô hấp. Tránh nắng, bụi và mọi tác nhân độc hại. Không tiếp xúc với người ốm, bị cảm cúm
đề phòng lây bệnh.
Chăm sóc đầu vú để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh, nếu núm vú lõm vào thì nên kéo ra hàng ngày. Hai
đầu vú cũng cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sinh sữa cho bé bú sau này. Rửa vú và lau vú bằng
nước sạch hoặc nước muối loãng ngày 2 lần. Khi rửa, dùng bông lau nhẹ để cặn bẩn ra khỏi đầu vú,
không dùng móng tay cạy rất dễ nhiễm trùng. Mặc áo nịt ngực vừa vặn, không độn, dễ thấm mồ hôi. Nếu
thấy núm vú bị tụt vào trong nên thường xuyên kéo ra, nặn và xoa bóp như vậy sẽ rất thuận lợi khi cho bé
bú sau này.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng. Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa.
Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để được phát hiện, theo dõi và điều trị sớm những bệnh có liên quan
đến thai nghén như tiền sản giật, các bệnh nôi khoa có sẵn như bệnh tim, lao phổi, đái tháo đường, cường
giáp… Nếu bệnh lý không cho phép mang thai vì ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ hoặc phát hiện thai bất
thường (dị tật bẩm sinh), bà mẹ cần được tham vấn để chấm dứt thai kỳ sớm. Tiêm phòng uốn ván để đề
phòng uốn ván sơ sinh.
- Vệ sinh trong lao động
Không để thai phụ lao động nặng nhọc. Không chơi các môn thể thao cần dùng nhiều sức. Tập thể dục
với những động tác nhẹ dành cho thai phụ. Có thể tiếp tục công việc thường ngày trừ những trường hợp
doạ sẩy thai, tiền sử sẩy thai liên tiếp. Từ tháng thứ tám trở đi nên tránh đi du lịch xa vì có thể chuyển dạ
bất ngờ.
B. QUẢN LÍ THAI
Quản lý thai là các biện pháp giúp theo dõi việc khám thai của thai phụ, theo dõi, chăm sóc bà mẹ khi
sinh đẻ và sau đẻ cho tới hết thời kỳ hậu sản.
Quản lý thai là một trong những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ SKSS cho mọi gia đình, giảm
tỷ lệ tử vong bà mẹ của y tế tuyến xã, phường.
Bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai là:
- Sổ khám thai.
- Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai.
- Bảng Quản lý thai sản (hay bảng con tôm).
- Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn.
1. Sổ khám thai.
- Sổ khám thai là sổ ghi tên, tuổi, địa chỉ… và các dữ kiện phát hiện được trong mỗi lần khám thai cho
thai phụ. Sổ khám thai giúp cán bộ y tế nắm bắt được diễn biến quá trình thai nghén và tình hình cụ thể
của mỗi lần khám trong suốt quá trình mang thai của thai phụ.
- Sổ khám thai theo mẫu của Bộ Y tế hiện nay có tất cả 26 cột dọc.
- Trong lần khám đầu tiên hầu hết các cột phải được ghi đầy đủ (trừ trường hợp chưa có dấu hiệu hay
triệu chứng nào đó, ví dụ: bề cao tử cung, tim thai…).
- Đếm số dòng ngang sẽ biết được số lần khám thai của mỗi thai phụ.
- Sổ khám thai phải được ghi chép đầy đủ, trung thực, giữ gìn sạch sẽ
2. Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai.
2.1. Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà (TDSKBMTN): là một quyển sổ tổng hợp nhiều chi tiết để cán
bộ y tế tất cả các tuyến theo dõi và ghi chép tại đó mỗi lần người phụ nữ được thăm khám (kể cả khám
thai và sinh đẻ), trong đó có các phần chính như sau:
- Phần bản thân: Ghi những yếu tố chính về bản thân như: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số đăng ký…
- Phần tiền sử sản khoa: với các ô trắng ghi chữ "không" và các ô có mầu ghi chữ "có", nếu loại tiền sử
nào không có thì ghi hoặc đánh dấu vào ô trắng (không) nếu đã có thì ghi hoặc đánh dấu vào ô có mầu
(có).
- Phần chăm sóc thai nghén hiện tại: để ghi các dữ kiện về từng lần khám thai (có 3 hoặc 5 cột dọc dành
cho 3 - 5 lần khám trong suốt quá trình thai nghén). Mỗi dữ kiện phát hiện khi khám thai nếu bình thường
thì ghi vào ô trắng; nếu bất thường ghi vào ô có mầu.
Tiếp theo, phiếu TDSKBMTN còn có phần theo dõi các diễn biến chuyển dạ, việc sinh đẻ, tình trạng sơ
sinh và diễn biến của sản phụ trong 6 tuần hậu sản. Sau phần này phiếu TDSKBMTN còn phần "kế hoạch
hóa gia đình sau đẻ" và "Lời khuyên của cán bộ y tế".
- Phiếu được lập cho phụ nữ từ tuổi 15 đến 49. Sau 49 tuổi, phiếu không được sử dụng nữa.
- Phiếu sẽ được lập hai bản ghi giống hệt nhau cho mỗi phụ nữ; một phiếu trao cho thai phụ giữ để biết
ngày hẹn khám lần sau hoặc để đi khám bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ cơ sở y tế nào khác; phiếu còn lại để
lưu tại trạm (khi chưa có thai thì lưu ở các ô trong tủ hồ sơ phân loại theo thôn xóm; khi có thai thì lưu
phiếu này trong hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn).
2.2. Phiếu khám thai.
Ở những nơi chưa thực hiện được việc lập phiếu TDSKBMTN thì dùng "phiếu khám thai" trong đó có
phần ghi tên tuổi, tiền sử và các cột để ghi các dữ kiện thăm khám và dặn dò thai phụ mỗi lần khám thai.
Mẫu phiếu này có thể không giống nhau tùy từng địa phương thiết kế in mẫu nhưng nói chung đều có
những mục cần thiết để có thể theo dõi, đánh giá quá trình thai nghén.
Phiếu TDSKBMTN hay phiếu khám thai đều có tác dụng ghi lại những dữ kiện đã phát hiện khi khám
thai, nhắc nhở thai phụ đến khám lại lần sau đúng hẹn và những lời dặn dò hoặc hướng dẫn về dinh
dưỡng, nghỉ ngơi hay dùng thuốc…
3. Bảng quản lý thai sản.
Bảng quản lý thai sản là một bảng lớn treo tường có gắn mẩu bìa nhỏ ghi các thông tin về thai phụ vào
tháng dự kiến đẻ của thai phụ đó. Mẩu bìa này thường gọi là "con tôm".
- Bảng có 13 cột dọc, trong đó cột đầu tiên là tên thôn (xóm), 12 cột sau là các tháng ghi từ tháng 1 đến
tháng 12.
- Các ô ngang dành cho mỗi thôn (xóm) một ô.
- Phần cuối của bảng quản lý thai sản là các ô "Sau đẻ". Sau khi sản phụ đã đẻ thì con tôm ghi các thông
tin về sản phụ đó được gỡ ra chuyển xuống đây theo dõi, chăm sóc sau đẻ.
Mỗi "con tôm" được ghi sáu thông tin chính là: họ và tên, tuổi, PARA, số đăng ký thai, ngày kinh cuối
cùng, ngày sinh dự kiến. Thường dùng tôm mầu xanh cho trường hợp thai phụ chưa sinh lần nào (thai con
so); tôm màu vàng cho thai phụ sẽ sinh lần 2 và tôm mầu đỏ cho thai phụ sẽ sinh từ lần 3 trở lên. Ngoài ra
nếu là trường hợp thai nghén có nguy cơ cao thì đánh một dấu hoa thị ở góc mẩu bìa.
- Tôm sẽ được gắn (hay dán) vào một ô nằm trong tháng dự kiến sinh của thai phụ, phù hợp với ô có vị trí
thôn (xóm) của thai phụ đang cư trú.
- Bảng quản lý thai sản giúp cho cán bộ y tế xã biết được:
 Số sản phụ dự kiến sẽ sinh mỗi tháng (và cả số có nguy cơ cao trong thai nghén). Trên cơ sở đó chủ động
có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho việc sinh đẻ của nhân dân trong xã (nhất là vào những tháng có thể xẩy
ra thiên tai, bão lụt).
 Tình hình thực hiện KHHGĐ của toàn xã (thông qua số tôm mầu xanh, vàng, đỏ).
 Phát hiện kịp thời số sản phụ có thai quá hạn, hoặc đã sinh ở nơi khác… (khi đến hết tháng mà "con tôm"
vẫn còn nằm tại chỗ chưa được lột ra chuyển xuống dưới).
 Nắm chắc số lượng sản phụ đã đẻ để có kế hoạch thăm cả mẹ và con tại nhà.
4. Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn.
- Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn là công cụ giúp cán bộ y tế xã biết thai phụ có được khám thai định
kỳ theo đúng hẹn của trạm hay không.
- Công cụ là một hộp bằng gỗ hay bằng giấy có 12 ngăn, tương đương 12 tháng, đánh số từ 1 đến 12.
Không có hộp thì thay bằng túi nilon
- Thai phụ đến khám vào tháng nào thì tìm phiếu TDSKBMTN của thai phụ đó ở trong ngăn (túi) của
tháng đó. Sau khi khám xong, hẹn ngày đến khám lần sau vào tháng nào thì để phiếu lưu vào ngăn (túi)
của tháng đó.
- Trường hợp đến hết tháng mà trong ngăn (túi) vẫn còn lại phiếu có nghĩa là người được hẹn theo phiếu
đó đã không đến khám và cán bộ y tế phải tìm hiểu nguyên nhân.
- Trường hợp không có phiếu TDSKBMTN thì viết vào phiếu hẹn để vào các ngăn (túi) đó.
C. LÀM MẸ AN TOÀN
I. NỘI DUNG CỦA LÀM MẸ AN TOÀN
Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả người mẹ và thai nhi
(cũng như trẻ sơ sinh) mà mục đích là làm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ còn
mang thai, trong khi sinh và suốt trong thời kỳ hậu sản (sau đẻ 42 ngày).
Chìa khoá của làm mẹ an toàn là KHHGĐ, chăm sóc người mẹ trước, trong và sau khi sinh đồng thời đẩy
mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm tư vấn để cung cấp những kiến thức về SKSS,
phát hiện và xử trí kịp thời những trường hợp bất thường của thai nghén và những hiện tượng xảy ra trong
chuyển dạ mục đích làm giảm 5 tai biến sản khoa.
1. Chăm sóc trƣớc sinh
Chăm sóc giáo dục cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đăng ký quản lý thai nghén tốt trong khi mang
thai cho đến khi chuyển dạ có tác động rất lớn đến sự an toàn của người mẹ. Qua việc đăng ký quản lý
thai nghén chúng ta có thể:
Xác định sớm những nguy cơ, biến chứng có liên quan đến thai nghén
Giáo dục tư vấn cho thai phụ vệ sinh và hiểu biết về thai nghén
Giải thích những biến chứng có thể xảy ra và sẽ thường xảy ra khi nào và nếu xảy ra thì nên đến khám và
xử trí ở đâu để đảm bảo độ an toàn, giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó.
Một thai phụ phải khám thai thường kỳ, ít nhất là ba lần trong suốt thời kỳ mang thai.
Khám thai lần 1 được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục đích là xác định có thai, phát hiện
những bất thường và những biến chứng sớm như nôn nặng hoặc các bệnh lý gây chảy máu.
Khám thai lần 2 vào ba tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai và phát hiện thai nghén có
nguy cơ cao và tiêm phòng uốn ván.
Khám thai lần thứ 3: vào ba tháng cuối phát hiện những biến chứng muộn và xác định khoảng
thời gian sinh và nơi sinh.
Trong quá trình khám thai sẽ đăng ký quản lý thai nghén, tiêm phòng uốn ván, cho thai phụ uống bổ sung
viên sắt và acid folic để chống thiếu máu. Giáo dục cho thai phụ về chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ
ngơi, vệ sinh thai nghén bao gồm cả vấn đề sinh hoạt tình dục.
Chăm sóc trước sinh cũng phải phát hiện những bất thường của thai nhi, giảm thiểu những trẻ sơ sinh bị
dị tật.
Tư vấn trước sinh bao gồm những vấn đề chung cho mọi sản phụ nhưng cũng phải chú ý đến những
trường hợp cá biệt, có những hoàn cảnh đặc biệt. Đối với những người có thai lần đầu phải cung cấp
những thông tin về thai nghén, còn những người có thai từ lần thứ ba trở lên những bất lợi và nguy cơ thai
nghén nhiều lần. Cũng như thai nghén ngoài ý muốn, thai ngoài hôn thú, họ có nhiều tâm sự cần được tư
vấn để giúp họ cách giải quyết hợp lý và an toàn nhất. Những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao thì
nguy cơ đó ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân cũng như thai nhi như thế nào và cách giải quyết như
thế nào là tốt nhất. Tư vấn cho họ về vệ sinh thai nghén, tình dục trong khi có thai và tầm quan trọng của
khám thai định kỳ, nuôi con bằng sữa mẹ và các BPTT.
Phát hiện sớm những nguy cơ để chuyển tuyến kịp thời vì phần lớn các biến chứng sản khoa là không thể
xử trí ở tuyến cơ sở.
Bệnh viện huyện có khả năng xử trí được những biến chứng sản khoa không quá phức tạp, chăm sóc sản
khoa toàn diện mà yêu cầu là phải điều trị và xử trí những biến chứng về sản khoa, phá thai và phải cung
cấp dịch vụ phá thai an toàn.
Lưu ý rằng một biến chứng sản khoa nếu phát hiện muộn có thể ảnh hưởng tính mạng của thai nhi và có
thể cả tính mạng của người mẹ.
Chú ý các bệnh nội khoa, các bệnh mãn tính và các nguyên nhân như yếu tố xã hội, kinh tế và môi
trường, nên phối hợp đồng bộ để giải quyết .
2. Chăm sóc trong chuyển dạ
Nắm được các yếu tố của mẹ, sự phát triển của thai, tình trạng hiện tại của thai nhi và phần phụ; diễn biến
của chuyển dạ để tiên lượng cuộc đẻ để có những thái độ xử trí thích hợp.
Quan tâm nhiều hơn đến những cuộc chuyển dạ mà người mẹ bị các bệnh nội khoa mãn hay cấp tính hoặc
sản phụ có sẹo mổ ở tử cung.
Ghi chép quá trình diễn biến của cuộc chuyển dạ trên biểu đồ chuyển dạ để phát hiện và theo dõi, xử trí
cuộc chuyển dạ bị đình trệ, thai suy, sử dụng các thuốc tăng co hoặc giảm co, giảm đau, gây tê, gây mê
trong chuyển dạ.
Tư vấn trong khi chuyển dạ:
Giải thích cho người phụ nữ và gia đình biết tình trạng của cuộc chuyển dạ và những điều có thể xảy ra và
nếu có thì hướng xử trí sẽ như thế nào để họ an tâm vì có sự động viên và chia sẻ của người cung cấp dịch
vụ. Cần thực hiện tư vấn ngay cả trước khi sinh và ngay sau khi sinh để người sản phụ và gia đình thực
hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như khi có những tai biến sản khoa xảy ra, trẻ sơ sinh chết
hoặc bị dị dạng hoặc là khi sản phụ bị sốc về tâm lý hoặc bị chấn thương về tinh thần có liên quan đến
cuộc chuyển dạ thì phải có những tư vấn đặc biệt.
3. Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản
Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản là phải theo dõi chặt chẽ bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh để phát
hiện chảy máu ở bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh bị lạnh hay ngạt lại. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau
khi sinh bao gồm hai giờ đầu, từ giờ thứ 3 cho đến hết ngày thứ nhất.
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ và phát hiện những bất thường để xử trí còn chăm sóc bà
mẹ và trẻ sơ sinh trong 6 tuần sau đẻ để phát hiện và xử trí những trường hợp sốt sau đẻ. hướng dẫn cho
các bà mẹ biết cách chăm sóc sơ sinh khoẻ mạnh, sơ sinh non tháng và nhẹ cân và chăm sóc sơ sinh bị dị
tật.
Tư vấn sau khi sinh
Tư vấn lợi ích và cách thức nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ, những vấn đề sinh lý
bình thường trong thời kỳ hậu sản, chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự hồi phụ của người mẹ cũng
như sự phát triển của trẻ sơ sinh; vệ sinh trong thời kỳ hậu sản, vấn đề áp dụng các BPTT ngay sau khi
sinh.
4. Các bất thƣờng trong khi có thai, trong chuyển dạ và hậu sản
Cần phải phát hiện sớm và xử trí kịp thời những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc
trong chuyển dạ vì những bất thường này đe doạ trực tiếp tới tính mạng của cả người mẹ và thai nhi.
Tìm và phát hiện các nguyên nhân gây xuất huyết 3 tháng đầu, giữa, cuối thai kì, các nguyên nhân gây
băng huyết sau sanh để xử trí kịp thời.
Phải chú ý đến một số vấn đề khác như choáng trong sản khoa, tiền sản giật và sản giật, đa thai, các ngôi
thế bất thường… đặc biệt là những tư vấn và quản lý và xử trí cho những phụ nữ bị nhiễm HIV khi có
thai và khi sinh cũng như các trẻ có bà mẹ bị nhiễm HIV.
5. Xử trí sớm và thích hợp những biến chứng sản khoa là chìa khoá để làm giảm tử vong mẹ.
Có ba yếu tố chậm trễ góp phần làm tăng nguy cơ tử vong mẹ:
Chậm trễ trong việc phát hiện nguy cơ và tai biến là do chậm trong việc quyết định sử dụng dịch
vụ chăm sóc và chậm đến cơ sở y tế (giai đoạn 1)
Chậm trễ trong việc chuyển lên cơ sở y tế thích hợp có khả năng giải quyết tốt nguy cơ là do
chậm trễ trong việc tiếp cận với cơ sở y tế (ở xa hoặc không có cơ sở) cho nên chuyển tuyến
muộn. Sự chậm trễ này liên quan trực tiếp đến các yếu tố tiếp cận dịch vụ, ảnh hưởng của gia
đình, cộng đồng, phương tiện giao thông (giai đoạn 2).
Chậm trễ trong việc chăm sóc và ra quyết định điều trị là do chậm trễ trong việc tiếp nhận dịch vụ
tại cơ sở y tế. Sự chậm trễ này liên quan đến cơ sở y tế trong việc ra quyết định xử trí vì vậy đã
không có những xử trí kịp thời và thích hợp đã làm tăng các biến chứng hoặc là chậm sự can
thiệp (giai đoạn 3).
Những yếu tố văn hoá/xã hội/kinh tế như đói nghèo, địa vị thấp trong xã hội, trình độ văn hoá thấp, chấp
nhận tử vong, phong tục tập quán đã góp phần làm tăng ba chậm trễ trên đã ảnh hưởng đến kết quả của
LMAT, vì vậy các chương trình y tế phải chú trọng giải quyết “ba chậm trễ” này vì nếu không giải quyết
được “ba chậm trễ” đó thì chương trình LMAT sẽ không thể thành công. Hệ thống y tế chỉ là một phần
trong cả một chiến lược đa ngành chung để giải quyết giảm tử vong mẹ, thực hiện chương trình LMAT.
Tại tuyến xã: các dịch vụ chăm sóc, xử trí những trường hợp hết sức thông thường và dễ dàng.
Phát hiện các biến chứng và chuyển tuyến kịp thời.
Tuyến huyện: Thực hiện được việc truyền máu và can thiệp các thủ thuật tối thiểu về sản khoa,
đồng thời phải chuẩn bị tốt phương tiện để chuyển tuyến nếu vượt quá khả năng cũng như yêu
cầu tuyến tỉnh chi viện kịp thời trong những trường hợp đặc biệt mà việc chuyển lên tuyến trên đe
doạ trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
6. Thực hiện nạo hút thai an toàn.
Mặc dù phá thai không an toàn có thể phòng tránh được, nhưng những tai biến của nó vẫn chiếm mẹ trên
thế giới (nghĩa là tử vong mẹ do phá thai chiếm tới 1/8 tử vong mẹ). Việc ngăn cản tử vong mẹ do phá
thai không an toàn có thể tóm tắt như sau:
 Thực hiện đúng những chỉ định và quy tắc vô khuẩn cũng như kỹ thuật.
 Phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
 Chăm sóc sau phá thai đã được nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh về dân số và phát triển tại
Cairo 1994 như là một chiến lược để làm giảm tử vong mẹ mà nội dung là sự lồng ghép của 3 vấn
đề:
Xử trí cấp cứu tốt những biến chứng sảy thai không hoàn toàn hoặc là sót nhau
Tư vấn và có sẵn các dịch vụ KHHGĐ ngay sau phá thai để người sử dụng có thể dễ dàng lựa
chọn và sử dụng ngay một BPTT phù hợp với hoàn cảnh của họ.
Những dụng cụ chăm sóc SKSS khác.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH LÀM MẸ AN
TOÀN
1. Kiến thức và kỹ năng của nữ hộ sinh là điều cốt yếu trong làm mẹ an toàn.
Thường xuyên đào tạo lại kiến thức nữ hộ sinh nhằm mục đích nâng cao trình độ cũng như kĩ năng đẻ để
chăm sóc tốt trước sinh, thực hiện đỡ đẻ sạch, an toàn, phát hiện sớm và bản thân họ có thể xử trí những
biến chứng của sản khoa, đặc biệt là chuyển tuyến đến các cơ sở chăm sóc thích hợp và kịp thời sẽ làm
giảm được tỉ lệ tử vong mẹ.
2. Đào tạo bà đỡ dân gian
Trong thực tế, ở nước ta, các bà đỡ dân gian đã có một vai trò rất tích cực trong chăm sóc các sản phụ đẻ
tại nhà đặc biệt là ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa hoặc là vùng thiểu số mà một số phong tục, tập
quán hoặc do địa lý ngăn cản hoặc hạn chế người phụ nữ đến với cán bộ y tế hoặc là các cơ sở y tế.
Phần lớn họ chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, vì vậy việc đào tạo để nâng cao kiến thức cho bà đỡ dân
gian hiện nay đang là một trong những nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng đặc biệt là ở
các nước thuộc thế giới thứ 3
Thực tế trong những năm qua, ở những địa phương mà các bà đỡ dân gian được đào tạo chu đáo và được
cung cấp gói đỡ đẻ sạch, họ đã xử trí tốt những trường hợp đẻ tại nhà, góp một phần không nhỏ trong vấn
đề LMAT. Đào tạo bà đỡ dân gian chỉ là giải pháp tạm thời. Bà đỡ dân gian chỉ nên được đào tạo nhận
biết những dấu hiệu có thể phát sinh trong quá trình đẻ con, hướng dẫn người phụ nữ lên tuyến trên. Đào
tạo và liên kết với bà đỡ dân gian chỉ là một cấu phần nhỏ của chiến lược làm mẹ an toàn, phải được kết
hợp với việc chuyển tuyến, giám sát và đánh giá chương trình.
3. Liên quan giữa các chƣơng trình và chính sách
Công tác LMAT thực sự yêu cầu phải có sự cam kết đối với những nhà hoạch định chính sách, quản lý
các chương trình và cộng đồng. Cả thế giới lên tiếng đòi hỏi sự cam kết vững chắc này vì sự tiến bộ của
LMAT, như là một quyền của con người, cũng như công nhận LMAT thực sự là một đầu tư cần thiết về
kinh tế và xã hội…
Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã đạt được những thành tích lớn trong việc giảm tử vong mẹ một cách
đáng kể sau khi đưa ra những chính sách quốc gia thích hợp đầu tư cho chương trình LMAT ví dụ như
thiết lập hệ thống chăm sóc sản khoa do cán bộ y tế thực hiện, với các tiêu chuẩn về chất lượng y tế.
Xem xét từ nhiều nghiên cứu về LMAT và những chính sách có liên quan, người ta đã gợi ý tầm quan
trọng đến các hoạt động của các chính sách và các chương trình sau:
3.1. Hệ thống luật pháp và chính sách
Sự cam kết của chính phủ là yếu tố hàng đầu trong việc giảm tử vong mẹ. Đòi hỏi phải có sự phân bổ
nguồn lực phù hợp và các chính sách thích hợp cho phép người phụ nữ có thể tiếp cận với dịch vụ y tế, để
họ có thể vượt qua những cản trở như đường xá xa xôi, không có tiền, không có phương tiện đi lại. Luật
pháp nên cho phép cán bộ y tế cơ sở thực hiện những nhiệm vụ cơ bản để có thể cứu sống được người
phụ nữ khi họ gặp phải tai biến. Nếu không họ sẽ không có đủ điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ ở các
tuyến cao hơn. Nên mở rộng chính sách cung cấp dịch vụ SKSS cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, đưa ra
các chuẩn mực thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa và phân quyền cho các tuyến y tế cơ sở.
Như vậy các chính sách cần phải:
Sửa đổi các luật định để mở rộng sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ sức khoẻ cần thiết
cũng như là mở rộng vai trò của người nữ hộ sinh trong chăm sóc sản khoa cần thiết.
Phân phối nguồn lực một cách thích hợp để trợ giúp cho sự chuyển vận và chăm sóc sản khoa cần
thiết.
Tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng sự chăm sóc của nữ hộ sinh trong cộng đồng và họ cũng phải
đảm bảo kỹ năng thành thục, xử trí tốt mọi cuộc đẻ.
Tăng cường và mở rộng những chăm sóc sản khoa cần thiết bao gồm cả các dịch vụ cấp cứu.
Lồng ghép chăm sóc SKSS bao gồm KHHGĐ và dịch vụ chăm sóc sau phá thai.
Đảm bảo sự cung cấp trang thiết bị, phương tiện chuyển viện, thuốc men để nâng cao chất lượng
chăm sóc, khắc phục các tai biến sản khoa.đạt kết quả tốt hơn nữa trong LMAT.
Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng: chỉ riêng các chính sách, phân phối nguồn lực một cách thích hợp và
những cơ sở chăm sóc sức khoẻ bà mẹ hiện đại cũng không đảm bảo thành công về LMAT bởi vì sự
thành công của LMAT còn phải có nhiều yếu tố khác nữa.
3.2. Hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng là yếu tố cơ bản có thể làm giảm tử vong mẹ. Người phụ nữ cần phải
được giúp đỡ để có được những chăm sóc sức khoẻ cần thiết. Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm, tổ
chức phương tiện giao thông chuyển tuyến trên, hỗ trợ kinh phí v.v… là những yếu tố có tính chất quyết
định để có thể giảm tử vong mẹ. Sự thay đổi hành vi của cộng đồng là cần thiết cho LMAT thành công, vì
vậy khi xây dựng các chiến lược phải dựa vào cộng đồng bao gồm:
Các thành viên của cộng đồng đặc biệt là phụ nữ, những người cung cấp dịch vụ tại địa phương
nhằm cải thiện sức khoẻ bà mẹ.
Tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi hành vi của cộng đồng, phụ nữ, gia đình và các thày lang
để người bệnh được chăm sóc y tế sớm hơn.
Làm cho cộng đồng hiểu được những biến chứng sản khoa và các cơ sở xử trí những biến chứng
đó.
3.3. Người phụ nữ cần hỗ trợ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không chỉ trong giai đoạn mang thai mà
trong mọi thời kỳ, từ lúc là em bé gái nhỏ. Được đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giải quyết vấn đề
suy dinh dưỡng, và có ảnh hưởng tốt đối với quá trình mang thai và sinh con.
3.4. Ngành y tế cần phải chú trọng vào các lĩnh vực chính: KHHGĐ, phát hiện và xử trí kịp thời các tai
biến sản khoa. Các dịch vụ y tế cần phải tập trung vào những khu vực sau: Thông tin và dịch vụ KHHGĐ
hướng về khách hàng, tư vấn BPTT đối với phụ nữ nạo phá thai, chăm sóc trước và sau đẻ, có cán bộ y tế
đỡ đẻ, dịch vụ cấp cứu sản khoa, chuyển tuyến phải đạt chất lượng cao. Đồng thời tiến hành các chương
trình nhằm phòng tránh các dịch bệnh khác như lao, HIV/AIDS, tai biến của nạo phá thai không an toàn
Cùng với việc nâng cao nhận thức nguy cơ tử vong mẹ, thay đổi những chính sách không thích hợp về
sức khoẻ, đảm bảo những dịch vụ cần thiết bao gồm KHHGĐ, điều trị phá thai không an toàn, nâng cao
kỹ năng đỡ đẻ, chăm sóc cấp cứu sản khoa và lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển một
cách có hiệu quả các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ sẽ làm giảm tử vong mẹ, trẻ em và phụ nữ cũng như cộng
đồng sẽ khoẻ mạnh hơn. Đó chính là mục đích của LMAT.
4. Mối liên hệ chặt chẽ giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và cộng đồng
Tăng cường và hoàn thiện mối liên hệ giữa người cung cấp dịch vụ với cộng đồng (bao gồm y tế cơ sở,
các đối tượng có nhu cầu dịch vụ SKSS và người thân của họ) là nội dung quan trọng để thực hiện tốt
chương trình LMAT.
Y tế thôn bản làm nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt tới cộng đồng các kế hoạch của y tế xã. Giúp y tế xã
đăng ký quản lý thai sớm, nhắc nhở phụ nữ có thai đi khám thai đều đặn, thực hiện KHHGĐ, chăm sóc bà
mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ.
Y tế xã có vai trò lắng nghe, giải quyết các ý kiến của cộng đồng, cung cấp các dịch vụ SKSS của cộng
đồng. Hợp tác với người nhà trong chăm sóc, chuyển tuyến khi cần thiết. Tại các tuyến trên (tuyến huyện,
tỉnh và TW), cán bộ y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ SKSS cho người dân, đồng thời có thể phát
hiện ra những vấn đề tuyến dưới cần phải được cập nhật, cung cấp thông tin, đào tạo thêm để có thể thực
hiện dịch vụ chăm sóc SKSS cho cộng đồng ngày một tốt hơn
D. CHĂM SÓC SẢN KHOA THIẾT YẾU
Giáo dục sức khỏe.
1. Dinh dưỡng.
Chế độ ăn khi có thai.
- Lượng tăng ít nhất 1/4 (tăng số bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa).
- Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu, vừng, dầu ăn, rau quả
tươi).
- Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu.
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón.
2. Chế độ làm việc khi có thai.
- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm (nhất là từ tháng
thứ bảy).
- Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng cân.
- Không mang vác nặng trên đầu, trên vai.
- Không để kiệt sức.
- Không làm việc dưới nước hoặc trên cao.
- Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
- Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.
- Quan hệ tình dục thận trọng.
3. Đảm bảo vệ sinh thai nghén.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS 2009- Bộ y tế
- Cổng thông tin điện tử bộ y tế www.moh.gov.vn

More Related Content

What's hot

Chan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thaiChan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thaiLinh Pham
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAISoM
 
Quy trình khám thai
Quy trình khám thaiQuy trình khám thai
Quy trình khám thaiSoM
 
mau benh an phu khoa
mau benh an phu khoamau benh an phu khoa
mau benh an phu khoaTrung Lee
 
Bai 7 1 cham soc ba me sau sinh
Bai 7 1 cham soc ba me sau sinhBai 7 1 cham soc ba me sau sinh
Bai 7 1 cham soc ba me sau sinhLe Khac Thien Luan
 
CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINHCHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINHSoM
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinhthanh cong
 
Nhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau deNhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau detlthuy
 
Hau san(phung)
Hau san(phung)Hau san(phung)
Hau san(phung)Linh Pham
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinhthanh cong
 
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doanBai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doanThanh Liem Vo
 
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So SinhGiao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinhthanh cong
 
06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghenDuy Quang
 
Mebehoanggialammeantoan
MebehoanggialammeantoanMebehoanggialammeantoan
Mebehoanggialammeantoanmebehoanggia
 
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢN
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢNCHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢN
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢNSoM
 
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cungDuy Quang
 
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNVẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNSoM
 

What's hot (20)

Chan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thaiChan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thai
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 
Quy trình khám thai
Quy trình khám thaiQuy trình khám thai
Quy trình khám thai
 
mau benh an phu khoa
mau benh an phu khoamau benh an phu khoa
mau benh an phu khoa
 
Bai 7 1 cham soc ba me sau sinh
Bai 7 1 cham soc ba me sau sinhBai 7 1 cham soc ba me sau sinh
Bai 7 1 cham soc ba me sau sinh
 
CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINHCHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
 
Nhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau deNhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau de
 
Hau san(phung)
Hau san(phung)Hau san(phung)
Hau san(phung)
 
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNTHẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinh
 
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doanBai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
 
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So SinhGiao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
 
06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen
 
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinh
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinhSinh lý phát triển trẻ sơ sinh
Sinh lý phát triển trẻ sơ sinh
 
Mebehoanggialammeantoan
MebehoanggialammeantoanMebehoanggialammeantoan
Mebehoanggialammeantoan
 
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢN
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢNCHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢN
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHỮNG NGÀY ĐẦU TẠI KHOA HẬU SẢN
 
2 eenc dn
2 eenc dn2 eenc dn
2 eenc dn
 
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
 
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNVẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
 

Similar to Quan li thai - Lam me an toan - Cham soc suc khoe san khoa thiet yeu

Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaikembo2
 
Tien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thaiTien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thaiThanh Viên
 
Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ.doc
Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ.docBảo vệ sức khỏe Bà mẹ.doc
Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ.docThPhngNhungNguyn
 
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptxBÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptxPhngBim
 
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-deDuy Quang
 
LÀM MẸ AN TOÀN
LÀM MẸ AN TOÀNLÀM MẸ AN TOÀN
LÀM MẸ AN TOÀNSoM
 
11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen
11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen
11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghenDuy Quang
 
PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN
PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN
PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN nataliej4
 
26 rau-tien-dao
26 rau-tien-dao26 rau-tien-dao
26 rau-tien-daoDuy Quang
 
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...Thanh Hoa
 
Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014docnghia
 
Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014docnghia
 
khám thai
khám thaikhám thai
khám thaiSoM
 
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ EmCẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ EmHoccovua.vn
 
17 song-thai
17 song-thai17 song-thai
17 song-thaiDuy Quang
 
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020Võ Tá Sơn
 

Similar to Quan li thai - Lam me an toan - Cham soc suc khoe san khoa thiet yeu (20)

Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thai
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y...
 
Luận án: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y tế, HAY
Luận án: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y tế, HAYLuận án: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y tế, HAY
Luận án: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y tế, HAY
 
Chan doan chuyen_da
Chan doan chuyen_daChan doan chuyen_da
Chan doan chuyen_da
 
Tien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thaiTien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thai
 
Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ.doc
Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ.docBảo vệ sức khỏe Bà mẹ.doc
Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ.doc
 
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptxBÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
 
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
 
LÀM MẸ AN TOÀN
LÀM MẸ AN TOÀNLÀM MẸ AN TOÀN
LÀM MẸ AN TOÀN
 
11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen
11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen
11 cham-soc-va-quan-ly-thai-nghen
 
PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN
PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN
PHỤ LỤC I MẪU SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TƯ NHÂN
 
26 rau-tien-dao
26 rau-tien-dao26 rau-tien-dao
26 rau-tien-dao
 
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
 
Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014
 
Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014
 
Xử trí thai quá ngày
Xử trí thai quá ngàyXử trí thai quá ngày
Xử trí thai quá ngày
 
khám thai
khám thaikhám thai
khám thai
 
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ EmCẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
 
17 song-thai
17 song-thai17 song-thai
17 song-thai
 
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
 

Recently uploaded

SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạHongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdfHongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdfThyMai360365
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 

Quan li thai - Lam me an toan - Cham soc suc khoe san khoa thiet yeu

  • 1. VỆ SINH THAI NGHÉN – QUẢN LÍ THAI – LÀM MẸ AN TOÀN - CHĂM SÓC SẢN KHOA THIẾT YẾU BS. Trần Lệ Thủy ĐỐI TƯỢNG: Sinh viên năm thứ 4 dài hạn MỤC TIÊU: 1. Trình bày được các phương pháp bảo đảm vệ sinh thai nghén. 2. Nêu được bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai. 3. Biết được nội dung của làm mẹ an toàn 4. Nêu được một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình làm mẹ an toàn 5. Kể được các biện pháp để chăm sóc sức khỏe sản khoa thiết yếu NỘI DUNG: A.VỆ SINH THAI NGHÉN Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi lớn để đảm bảo cho sự phát triển tốt của bào thai. Vì vậy, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề gọi là vệ sinh thai nghén để tạo điều kiện cho sự ra đời của đứa con khoẻ mạnh và thông minh. Vệ sinh thai nghén bao gồm vệ sinh trong sinh hoạt và vệ sinh trong lao động. - Vệ sinh trong sinh hoạt Thai phụ cần tắm rửa hàng ngày, tránh tắm bồn hay ngâm mình trong nước ao hồ, tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì âm đạo, cổ tử cung lúc này đang bị sung huyết nên rất dễ bị tổn thương. Khi có thai, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố, thai phụ thường tiết dịch âm đạo nhiều, đặc biệt là dễ phát triển nấm trong âm đạo. Vì thế khi thấy khí hư nhiều, thai phụ cần đi khám bác sỹ để được điều trị viêm nhiễm sinh dục, đề phòng nguy cơ sinh non, tránh nhiễm trùng ối khi sanh hoặc nhiễm hậu sản sau này. Ngoài ra, cũng cần chăm sóc răng miệng tốt. Xúc miệng, nhỏ mắt, nhỏ mũi thường xuyên để đảm bảo vệ sinh đường hô hấp. Tránh nắng, bụi và mọi tác nhân độc hại. Không tiếp xúc với người ốm, bị cảm cúm đề phòng lây bệnh. Chăm sóc đầu vú để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh, nếu núm vú lõm vào thì nên kéo ra hàng ngày. Hai đầu vú cũng cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sinh sữa cho bé bú sau này. Rửa vú và lau vú bằng nước sạch hoặc nước muối loãng ngày 2 lần. Khi rửa, dùng bông lau nhẹ để cặn bẩn ra khỏi đầu vú, không dùng móng tay cạy rất dễ nhiễm trùng. Mặc áo nịt ngực vừa vặn, không độn, dễ thấm mồ hôi. Nếu thấy núm vú bị tụt vào trong nên thường xuyên kéo ra, nặn và xoa bóp như vậy sẽ rất thuận lợi khi cho bé bú sau này. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng. Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa.
  • 2. Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để được phát hiện, theo dõi và điều trị sớm những bệnh có liên quan đến thai nghén như tiền sản giật, các bệnh nôi khoa có sẵn như bệnh tim, lao phổi, đái tháo đường, cường giáp… Nếu bệnh lý không cho phép mang thai vì ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ hoặc phát hiện thai bất thường (dị tật bẩm sinh), bà mẹ cần được tham vấn để chấm dứt thai kỳ sớm. Tiêm phòng uốn ván để đề phòng uốn ván sơ sinh. - Vệ sinh trong lao động Không để thai phụ lao động nặng nhọc. Không chơi các môn thể thao cần dùng nhiều sức. Tập thể dục với những động tác nhẹ dành cho thai phụ. Có thể tiếp tục công việc thường ngày trừ những trường hợp doạ sẩy thai, tiền sử sẩy thai liên tiếp. Từ tháng thứ tám trở đi nên tránh đi du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất ngờ. B. QUẢN LÍ THAI Quản lý thai là các biện pháp giúp theo dõi việc khám thai của thai phụ, theo dõi, chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho tới hết thời kỳ hậu sản. Quản lý thai là một trong những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ SKSS cho mọi gia đình, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ của y tế tuyến xã, phường. Bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai là: - Sổ khám thai. - Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai. - Bảng Quản lý thai sản (hay bảng con tôm). - Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn. 1. Sổ khám thai. - Sổ khám thai là sổ ghi tên, tuổi, địa chỉ… và các dữ kiện phát hiện được trong mỗi lần khám thai cho thai phụ. Sổ khám thai giúp cán bộ y tế nắm bắt được diễn biến quá trình thai nghén và tình hình cụ thể của mỗi lần khám trong suốt quá trình mang thai của thai phụ. - Sổ khám thai theo mẫu của Bộ Y tế hiện nay có tất cả 26 cột dọc. - Trong lần khám đầu tiên hầu hết các cột phải được ghi đầy đủ (trừ trường hợp chưa có dấu hiệu hay triệu chứng nào đó, ví dụ: bề cao tử cung, tim thai…). - Đếm số dòng ngang sẽ biết được số lần khám thai của mỗi thai phụ. - Sổ khám thai phải được ghi chép đầy đủ, trung thực, giữ gìn sạch sẽ 2. Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai.
  • 3. 2.1. Phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà (TDSKBMTN): là một quyển sổ tổng hợp nhiều chi tiết để cán bộ y tế tất cả các tuyến theo dõi và ghi chép tại đó mỗi lần người phụ nữ được thăm khám (kể cả khám thai và sinh đẻ), trong đó có các phần chính như sau: - Phần bản thân: Ghi những yếu tố chính về bản thân như: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số đăng ký… - Phần tiền sử sản khoa: với các ô trắng ghi chữ "không" và các ô có mầu ghi chữ "có", nếu loại tiền sử nào không có thì ghi hoặc đánh dấu vào ô trắng (không) nếu đã có thì ghi hoặc đánh dấu vào ô có mầu (có). - Phần chăm sóc thai nghén hiện tại: để ghi các dữ kiện về từng lần khám thai (có 3 hoặc 5 cột dọc dành cho 3 - 5 lần khám trong suốt quá trình thai nghén). Mỗi dữ kiện phát hiện khi khám thai nếu bình thường thì ghi vào ô trắng; nếu bất thường ghi vào ô có mầu. Tiếp theo, phiếu TDSKBMTN còn có phần theo dõi các diễn biến chuyển dạ, việc sinh đẻ, tình trạng sơ sinh và diễn biến của sản phụ trong 6 tuần hậu sản. Sau phần này phiếu TDSKBMTN còn phần "kế hoạch hóa gia đình sau đẻ" và "Lời khuyên của cán bộ y tế". - Phiếu được lập cho phụ nữ từ tuổi 15 đến 49. Sau 49 tuổi, phiếu không được sử dụng nữa. - Phiếu sẽ được lập hai bản ghi giống hệt nhau cho mỗi phụ nữ; một phiếu trao cho thai phụ giữ để biết ngày hẹn khám lần sau hoặc để đi khám bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ cơ sở y tế nào khác; phiếu còn lại để lưu tại trạm (khi chưa có thai thì lưu ở các ô trong tủ hồ sơ phân loại theo thôn xóm; khi có thai thì lưu phiếu này trong hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn). 2.2. Phiếu khám thai. Ở những nơi chưa thực hiện được việc lập phiếu TDSKBMTN thì dùng "phiếu khám thai" trong đó có phần ghi tên tuổi, tiền sử và các cột để ghi các dữ kiện thăm khám và dặn dò thai phụ mỗi lần khám thai. Mẫu phiếu này có thể không giống nhau tùy từng địa phương thiết kế in mẫu nhưng nói chung đều có những mục cần thiết để có thể theo dõi, đánh giá quá trình thai nghén. Phiếu TDSKBMTN hay phiếu khám thai đều có tác dụng ghi lại những dữ kiện đã phát hiện khi khám thai, nhắc nhở thai phụ đến khám lại lần sau đúng hẹn và những lời dặn dò hoặc hướng dẫn về dinh dưỡng, nghỉ ngơi hay dùng thuốc… 3. Bảng quản lý thai sản. Bảng quản lý thai sản là một bảng lớn treo tường có gắn mẩu bìa nhỏ ghi các thông tin về thai phụ vào tháng dự kiến đẻ của thai phụ đó. Mẩu bìa này thường gọi là "con tôm". - Bảng có 13 cột dọc, trong đó cột đầu tiên là tên thôn (xóm), 12 cột sau là các tháng ghi từ tháng 1 đến tháng 12. - Các ô ngang dành cho mỗi thôn (xóm) một ô. - Phần cuối của bảng quản lý thai sản là các ô "Sau đẻ". Sau khi sản phụ đã đẻ thì con tôm ghi các thông tin về sản phụ đó được gỡ ra chuyển xuống đây theo dõi, chăm sóc sau đẻ.
  • 4. Mỗi "con tôm" được ghi sáu thông tin chính là: họ và tên, tuổi, PARA, số đăng ký thai, ngày kinh cuối cùng, ngày sinh dự kiến. Thường dùng tôm mầu xanh cho trường hợp thai phụ chưa sinh lần nào (thai con so); tôm màu vàng cho thai phụ sẽ sinh lần 2 và tôm mầu đỏ cho thai phụ sẽ sinh từ lần 3 trở lên. Ngoài ra nếu là trường hợp thai nghén có nguy cơ cao thì đánh một dấu hoa thị ở góc mẩu bìa. - Tôm sẽ được gắn (hay dán) vào một ô nằm trong tháng dự kiến sinh của thai phụ, phù hợp với ô có vị trí thôn (xóm) của thai phụ đang cư trú. - Bảng quản lý thai sản giúp cho cán bộ y tế xã biết được:  Số sản phụ dự kiến sẽ sinh mỗi tháng (và cả số có nguy cơ cao trong thai nghén). Trên cơ sở đó chủ động có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho việc sinh đẻ của nhân dân trong xã (nhất là vào những tháng có thể xẩy ra thiên tai, bão lụt).  Tình hình thực hiện KHHGĐ của toàn xã (thông qua số tôm mầu xanh, vàng, đỏ).  Phát hiện kịp thời số sản phụ có thai quá hạn, hoặc đã sinh ở nơi khác… (khi đến hết tháng mà "con tôm" vẫn còn nằm tại chỗ chưa được lột ra chuyển xuống dưới).  Nắm chắc số lượng sản phụ đã đẻ để có kế hoạch thăm cả mẹ và con tại nhà. 4. Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn. - Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn là công cụ giúp cán bộ y tế xã biết thai phụ có được khám thai định kỳ theo đúng hẹn của trạm hay không. - Công cụ là một hộp bằng gỗ hay bằng giấy có 12 ngăn, tương đương 12 tháng, đánh số từ 1 đến 12. Không có hộp thì thay bằng túi nilon - Thai phụ đến khám vào tháng nào thì tìm phiếu TDSKBMTN của thai phụ đó ở trong ngăn (túi) của tháng đó. Sau khi khám xong, hẹn ngày đến khám lần sau vào tháng nào thì để phiếu lưu vào ngăn (túi) của tháng đó. - Trường hợp đến hết tháng mà trong ngăn (túi) vẫn còn lại phiếu có nghĩa là người được hẹn theo phiếu đó đã không đến khám và cán bộ y tế phải tìm hiểu nguyên nhân. - Trường hợp không có phiếu TDSKBMTN thì viết vào phiếu hẹn để vào các ngăn (túi) đó. C. LÀM MẸ AN TOÀN I. NỘI DUNG CỦA LÀM MẸ AN TOÀN Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả người mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh) mà mục đích là làm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ còn mang thai, trong khi sinh và suốt trong thời kỳ hậu sản (sau đẻ 42 ngày). Chìa khoá của làm mẹ an toàn là KHHGĐ, chăm sóc người mẹ trước, trong và sau khi sinh đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm tư vấn để cung cấp những kiến thức về SKSS,
  • 5. phát hiện và xử trí kịp thời những trường hợp bất thường của thai nghén và những hiện tượng xảy ra trong chuyển dạ mục đích làm giảm 5 tai biến sản khoa. 1. Chăm sóc trƣớc sinh Chăm sóc giáo dục cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đăng ký quản lý thai nghén tốt trong khi mang thai cho đến khi chuyển dạ có tác động rất lớn đến sự an toàn của người mẹ. Qua việc đăng ký quản lý thai nghén chúng ta có thể: Xác định sớm những nguy cơ, biến chứng có liên quan đến thai nghén Giáo dục tư vấn cho thai phụ vệ sinh và hiểu biết về thai nghén Giải thích những biến chứng có thể xảy ra và sẽ thường xảy ra khi nào và nếu xảy ra thì nên đến khám và xử trí ở đâu để đảm bảo độ an toàn, giảm thiểu tối đa tác hại của những biến chứng đó. Một thai phụ phải khám thai thường kỳ, ít nhất là ba lần trong suốt thời kỳ mang thai. Khám thai lần 1 được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục đích là xác định có thai, phát hiện những bất thường và những biến chứng sớm như nôn nặng hoặc các bệnh lý gây chảy máu. Khám thai lần 2 vào ba tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai và phát hiện thai nghén có nguy cơ cao và tiêm phòng uốn ván. Khám thai lần thứ 3: vào ba tháng cuối phát hiện những biến chứng muộn và xác định khoảng thời gian sinh và nơi sinh. Trong quá trình khám thai sẽ đăng ký quản lý thai nghén, tiêm phòng uốn ván, cho thai phụ uống bổ sung viên sắt và acid folic để chống thiếu máu. Giáo dục cho thai phụ về chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi, vệ sinh thai nghén bao gồm cả vấn đề sinh hoạt tình dục. Chăm sóc trước sinh cũng phải phát hiện những bất thường của thai nhi, giảm thiểu những trẻ sơ sinh bị dị tật. Tư vấn trước sinh bao gồm những vấn đề chung cho mọi sản phụ nhưng cũng phải chú ý đến những trường hợp cá biệt, có những hoàn cảnh đặc biệt. Đối với những người có thai lần đầu phải cung cấp những thông tin về thai nghén, còn những người có thai từ lần thứ ba trở lên những bất lợi và nguy cơ thai nghén nhiều lần. Cũng như thai nghén ngoài ý muốn, thai ngoài hôn thú, họ có nhiều tâm sự cần được tư vấn để giúp họ cách giải quyết hợp lý và an toàn nhất. Những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao thì nguy cơ đó ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân cũng như thai nhi như thế nào và cách giải quyết như thế nào là tốt nhất. Tư vấn cho họ về vệ sinh thai nghén, tình dục trong khi có thai và tầm quan trọng của khám thai định kỳ, nuôi con bằng sữa mẹ và các BPTT. Phát hiện sớm những nguy cơ để chuyển tuyến kịp thời vì phần lớn các biến chứng sản khoa là không thể xử trí ở tuyến cơ sở. Bệnh viện huyện có khả năng xử trí được những biến chứng sản khoa không quá phức tạp, chăm sóc sản khoa toàn diện mà yêu cầu là phải điều trị và xử trí những biến chứng về sản khoa, phá thai và phải cung cấp dịch vụ phá thai an toàn.
  • 6. Lưu ý rằng một biến chứng sản khoa nếu phát hiện muộn có thể ảnh hưởng tính mạng của thai nhi và có thể cả tính mạng của người mẹ. Chú ý các bệnh nội khoa, các bệnh mãn tính và các nguyên nhân như yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường, nên phối hợp đồng bộ để giải quyết . 2. Chăm sóc trong chuyển dạ Nắm được các yếu tố của mẹ, sự phát triển của thai, tình trạng hiện tại của thai nhi và phần phụ; diễn biến của chuyển dạ để tiên lượng cuộc đẻ để có những thái độ xử trí thích hợp. Quan tâm nhiều hơn đến những cuộc chuyển dạ mà người mẹ bị các bệnh nội khoa mãn hay cấp tính hoặc sản phụ có sẹo mổ ở tử cung. Ghi chép quá trình diễn biến của cuộc chuyển dạ trên biểu đồ chuyển dạ để phát hiện và theo dõi, xử trí cuộc chuyển dạ bị đình trệ, thai suy, sử dụng các thuốc tăng co hoặc giảm co, giảm đau, gây tê, gây mê trong chuyển dạ. Tư vấn trong khi chuyển dạ: Giải thích cho người phụ nữ và gia đình biết tình trạng của cuộc chuyển dạ và những điều có thể xảy ra và nếu có thì hướng xử trí sẽ như thế nào để họ an tâm vì có sự động viên và chia sẻ của người cung cấp dịch vụ. Cần thực hiện tư vấn ngay cả trước khi sinh và ngay sau khi sinh để người sản phụ và gia đình thực hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như khi có những tai biến sản khoa xảy ra, trẻ sơ sinh chết hoặc bị dị dạng hoặc là khi sản phụ bị sốc về tâm lý hoặc bị chấn thương về tinh thần có liên quan đến cuộc chuyển dạ thì phải có những tư vấn đặc biệt. 3. Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản là phải theo dõi chặt chẽ bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh để phát hiện chảy máu ở bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh bị lạnh hay ngạt lại. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau khi sinh bao gồm hai giờ đầu, từ giờ thứ 3 cho đến hết ngày thứ nhất. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ và phát hiện những bất thường để xử trí còn chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 6 tuần sau đẻ để phát hiện và xử trí những trường hợp sốt sau đẻ. hướng dẫn cho các bà mẹ biết cách chăm sóc sơ sinh khoẻ mạnh, sơ sinh non tháng và nhẹ cân và chăm sóc sơ sinh bị dị tật. Tư vấn sau khi sinh Tư vấn lợi ích và cách thức nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ, những vấn đề sinh lý bình thường trong thời kỳ hậu sản, chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự hồi phụ của người mẹ cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh; vệ sinh trong thời kỳ hậu sản, vấn đề áp dụng các BPTT ngay sau khi sinh. 4. Các bất thƣờng trong khi có thai, trong chuyển dạ và hậu sản
  • 7. Cần phải phát hiện sớm và xử trí kịp thời những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc trong chuyển dạ vì những bất thường này đe doạ trực tiếp tới tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Tìm và phát hiện các nguyên nhân gây xuất huyết 3 tháng đầu, giữa, cuối thai kì, các nguyên nhân gây băng huyết sau sanh để xử trí kịp thời. Phải chú ý đến một số vấn đề khác như choáng trong sản khoa, tiền sản giật và sản giật, đa thai, các ngôi thế bất thường… đặc biệt là những tư vấn và quản lý và xử trí cho những phụ nữ bị nhiễm HIV khi có thai và khi sinh cũng như các trẻ có bà mẹ bị nhiễm HIV. 5. Xử trí sớm và thích hợp những biến chứng sản khoa là chìa khoá để làm giảm tử vong mẹ. Có ba yếu tố chậm trễ góp phần làm tăng nguy cơ tử vong mẹ: Chậm trễ trong việc phát hiện nguy cơ và tai biến là do chậm trong việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc và chậm đến cơ sở y tế (giai đoạn 1) Chậm trễ trong việc chuyển lên cơ sở y tế thích hợp có khả năng giải quyết tốt nguy cơ là do chậm trễ trong việc tiếp cận với cơ sở y tế (ở xa hoặc không có cơ sở) cho nên chuyển tuyến muộn. Sự chậm trễ này liên quan trực tiếp đến các yếu tố tiếp cận dịch vụ, ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, phương tiện giao thông (giai đoạn 2). Chậm trễ trong việc chăm sóc và ra quyết định điều trị là do chậm trễ trong việc tiếp nhận dịch vụ tại cơ sở y tế. Sự chậm trễ này liên quan đến cơ sở y tế trong việc ra quyết định xử trí vì vậy đã không có những xử trí kịp thời và thích hợp đã làm tăng các biến chứng hoặc là chậm sự can thiệp (giai đoạn 3). Những yếu tố văn hoá/xã hội/kinh tế như đói nghèo, địa vị thấp trong xã hội, trình độ văn hoá thấp, chấp nhận tử vong, phong tục tập quán đã góp phần làm tăng ba chậm trễ trên đã ảnh hưởng đến kết quả của LMAT, vì vậy các chương trình y tế phải chú trọng giải quyết “ba chậm trễ” này vì nếu không giải quyết được “ba chậm trễ” đó thì chương trình LMAT sẽ không thể thành công. Hệ thống y tế chỉ là một phần trong cả một chiến lược đa ngành chung để giải quyết giảm tử vong mẹ, thực hiện chương trình LMAT. Tại tuyến xã: các dịch vụ chăm sóc, xử trí những trường hợp hết sức thông thường và dễ dàng. Phát hiện các biến chứng và chuyển tuyến kịp thời. Tuyến huyện: Thực hiện được việc truyền máu và can thiệp các thủ thuật tối thiểu về sản khoa, đồng thời phải chuẩn bị tốt phương tiện để chuyển tuyến nếu vượt quá khả năng cũng như yêu cầu tuyến tỉnh chi viện kịp thời trong những trường hợp đặc biệt mà việc chuyển lên tuyến trên đe doạ trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. 6. Thực hiện nạo hút thai an toàn. Mặc dù phá thai không an toàn có thể phòng tránh được, nhưng những tai biến của nó vẫn chiếm mẹ trên thế giới (nghĩa là tử vong mẹ do phá thai chiếm tới 1/8 tử vong mẹ). Việc ngăn cản tử vong mẹ do phá thai không an toàn có thể tóm tắt như sau:  Thực hiện đúng những chỉ định và quy tắc vô khuẩn cũng như kỹ thuật.  Phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
  • 8.  Chăm sóc sau phá thai đã được nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh về dân số và phát triển tại Cairo 1994 như là một chiến lược để làm giảm tử vong mẹ mà nội dung là sự lồng ghép của 3 vấn đề: Xử trí cấp cứu tốt những biến chứng sảy thai không hoàn toàn hoặc là sót nhau Tư vấn và có sẵn các dịch vụ KHHGĐ ngay sau phá thai để người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng ngay một BPTT phù hợp với hoàn cảnh của họ. Những dụng cụ chăm sóc SKSS khác. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH LÀM MẸ AN TOÀN 1. Kiến thức và kỹ năng của nữ hộ sinh là điều cốt yếu trong làm mẹ an toàn. Thường xuyên đào tạo lại kiến thức nữ hộ sinh nhằm mục đích nâng cao trình độ cũng như kĩ năng đẻ để chăm sóc tốt trước sinh, thực hiện đỡ đẻ sạch, an toàn, phát hiện sớm và bản thân họ có thể xử trí những biến chứng của sản khoa, đặc biệt là chuyển tuyến đến các cơ sở chăm sóc thích hợp và kịp thời sẽ làm giảm được tỉ lệ tử vong mẹ. 2. Đào tạo bà đỡ dân gian Trong thực tế, ở nước ta, các bà đỡ dân gian đã có một vai trò rất tích cực trong chăm sóc các sản phụ đẻ tại nhà đặc biệt là ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa hoặc là vùng thiểu số mà một số phong tục, tập quán hoặc do địa lý ngăn cản hoặc hạn chế người phụ nữ đến với cán bộ y tế hoặc là các cơ sở y tế. Phần lớn họ chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, vì vậy việc đào tạo để nâng cao kiến thức cho bà đỡ dân gian hiện nay đang là một trong những nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng đặc biệt là ở các nước thuộc thế giới thứ 3 Thực tế trong những năm qua, ở những địa phương mà các bà đỡ dân gian được đào tạo chu đáo và được cung cấp gói đỡ đẻ sạch, họ đã xử trí tốt những trường hợp đẻ tại nhà, góp một phần không nhỏ trong vấn đề LMAT. Đào tạo bà đỡ dân gian chỉ là giải pháp tạm thời. Bà đỡ dân gian chỉ nên được đào tạo nhận biết những dấu hiệu có thể phát sinh trong quá trình đẻ con, hướng dẫn người phụ nữ lên tuyến trên. Đào tạo và liên kết với bà đỡ dân gian chỉ là một cấu phần nhỏ của chiến lược làm mẹ an toàn, phải được kết hợp với việc chuyển tuyến, giám sát và đánh giá chương trình. 3. Liên quan giữa các chƣơng trình và chính sách Công tác LMAT thực sự yêu cầu phải có sự cam kết đối với những nhà hoạch định chính sách, quản lý các chương trình và cộng đồng. Cả thế giới lên tiếng đòi hỏi sự cam kết vững chắc này vì sự tiến bộ của LMAT, như là một quyền của con người, cũng như công nhận LMAT thực sự là một đầu tư cần thiết về kinh tế và xã hội… Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã đạt được những thành tích lớn trong việc giảm tử vong mẹ một cách đáng kể sau khi đưa ra những chính sách quốc gia thích hợp đầu tư cho chương trình LMAT ví dụ như thiết lập hệ thống chăm sóc sản khoa do cán bộ y tế thực hiện, với các tiêu chuẩn về chất lượng y tế.
  • 9. Xem xét từ nhiều nghiên cứu về LMAT và những chính sách có liên quan, người ta đã gợi ý tầm quan trọng đến các hoạt động của các chính sách và các chương trình sau: 3.1. Hệ thống luật pháp và chính sách Sự cam kết của chính phủ là yếu tố hàng đầu trong việc giảm tử vong mẹ. Đòi hỏi phải có sự phân bổ nguồn lực phù hợp và các chính sách thích hợp cho phép người phụ nữ có thể tiếp cận với dịch vụ y tế, để họ có thể vượt qua những cản trở như đường xá xa xôi, không có tiền, không có phương tiện đi lại. Luật pháp nên cho phép cán bộ y tế cơ sở thực hiện những nhiệm vụ cơ bản để có thể cứu sống được người phụ nữ khi họ gặp phải tai biến. Nếu không họ sẽ không có đủ điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ ở các tuyến cao hơn. Nên mở rộng chính sách cung cấp dịch vụ SKSS cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, đưa ra các chuẩn mực thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa và phân quyền cho các tuyến y tế cơ sở. Như vậy các chính sách cần phải: Sửa đổi các luật định để mở rộng sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ sức khoẻ cần thiết cũng như là mở rộng vai trò của người nữ hộ sinh trong chăm sóc sản khoa cần thiết. Phân phối nguồn lực một cách thích hợp để trợ giúp cho sự chuyển vận và chăm sóc sản khoa cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng sự chăm sóc của nữ hộ sinh trong cộng đồng và họ cũng phải đảm bảo kỹ năng thành thục, xử trí tốt mọi cuộc đẻ. Tăng cường và mở rộng những chăm sóc sản khoa cần thiết bao gồm cả các dịch vụ cấp cứu. Lồng ghép chăm sóc SKSS bao gồm KHHGĐ và dịch vụ chăm sóc sau phá thai. Đảm bảo sự cung cấp trang thiết bị, phương tiện chuyển viện, thuốc men để nâng cao chất lượng chăm sóc, khắc phục các tai biến sản khoa.đạt kết quả tốt hơn nữa trong LMAT. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng: chỉ riêng các chính sách, phân phối nguồn lực một cách thích hợp và những cơ sở chăm sóc sức khoẻ bà mẹ hiện đại cũng không đảm bảo thành công về LMAT bởi vì sự thành công của LMAT còn phải có nhiều yếu tố khác nữa. 3.2. Hỗ trợ của gia đình và cộng đồng Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng là yếu tố cơ bản có thể làm giảm tử vong mẹ. Người phụ nữ cần phải được giúp đỡ để có được những chăm sóc sức khoẻ cần thiết. Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm, tổ chức phương tiện giao thông chuyển tuyến trên, hỗ trợ kinh phí v.v… là những yếu tố có tính chất quyết định để có thể giảm tử vong mẹ. Sự thay đổi hành vi của cộng đồng là cần thiết cho LMAT thành công, vì vậy khi xây dựng các chiến lược phải dựa vào cộng đồng bao gồm: Các thành viên của cộng đồng đặc biệt là phụ nữ, những người cung cấp dịch vụ tại địa phương nhằm cải thiện sức khoẻ bà mẹ. Tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi hành vi của cộng đồng, phụ nữ, gia đình và các thày lang để người bệnh được chăm sóc y tế sớm hơn.
  • 10. Làm cho cộng đồng hiểu được những biến chứng sản khoa và các cơ sở xử trí những biến chứng đó. 3.3. Người phụ nữ cần hỗ trợ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không chỉ trong giai đoạn mang thai mà trong mọi thời kỳ, từ lúc là em bé gái nhỏ. Được đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, và có ảnh hưởng tốt đối với quá trình mang thai và sinh con. 3.4. Ngành y tế cần phải chú trọng vào các lĩnh vực chính: KHHGĐ, phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến sản khoa. Các dịch vụ y tế cần phải tập trung vào những khu vực sau: Thông tin và dịch vụ KHHGĐ hướng về khách hàng, tư vấn BPTT đối với phụ nữ nạo phá thai, chăm sóc trước và sau đẻ, có cán bộ y tế đỡ đẻ, dịch vụ cấp cứu sản khoa, chuyển tuyến phải đạt chất lượng cao. Đồng thời tiến hành các chương trình nhằm phòng tránh các dịch bệnh khác như lao, HIV/AIDS, tai biến của nạo phá thai không an toàn Cùng với việc nâng cao nhận thức nguy cơ tử vong mẹ, thay đổi những chính sách không thích hợp về sức khoẻ, đảm bảo những dịch vụ cần thiết bao gồm KHHGĐ, điều trị phá thai không an toàn, nâng cao kỹ năng đỡ đẻ, chăm sóc cấp cứu sản khoa và lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển một cách có hiệu quả các dịch vụ sức khoẻ bà mẹ sẽ làm giảm tử vong mẹ, trẻ em và phụ nữ cũng như cộng đồng sẽ khoẻ mạnh hơn. Đó chính là mục đích của LMAT. 4. Mối liên hệ chặt chẽ giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và cộng đồng Tăng cường và hoàn thiện mối liên hệ giữa người cung cấp dịch vụ với cộng đồng (bao gồm y tế cơ sở, các đối tượng có nhu cầu dịch vụ SKSS và người thân của họ) là nội dung quan trọng để thực hiện tốt chương trình LMAT. Y tế thôn bản làm nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt tới cộng đồng các kế hoạch của y tế xã. Giúp y tế xã đăng ký quản lý thai sớm, nhắc nhở phụ nữ có thai đi khám thai đều đặn, thực hiện KHHGĐ, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ. Y tế xã có vai trò lắng nghe, giải quyết các ý kiến của cộng đồng, cung cấp các dịch vụ SKSS của cộng đồng. Hợp tác với người nhà trong chăm sóc, chuyển tuyến khi cần thiết. Tại các tuyến trên (tuyến huyện, tỉnh và TW), cán bộ y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ SKSS cho người dân, đồng thời có thể phát hiện ra những vấn đề tuyến dưới cần phải được cập nhật, cung cấp thông tin, đào tạo thêm để có thể thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS cho cộng đồng ngày một tốt hơn D. CHĂM SÓC SẢN KHOA THIẾT YẾU Giáo dục sức khỏe. 1. Dinh dưỡng. Chế độ ăn khi có thai. - Lượng tăng ít nhất 1/4 (tăng số bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa). - Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu, vừng, dầu ăn, rau quả tươi). - Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
  • 11. - Không hút thuốc lá, uống rượu. - Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc. - Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón. 2. Chế độ làm việc khi có thai. - Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy). - Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng cân. - Không mang vác nặng trên đầu, trên vai. - Không để kiệt sức. - Không làm việc dưới nước hoặc trên cao. - Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại. - Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh. - Quan hệ tình dục thận trọng. 3. Đảm bảo vệ sinh thai nghén. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS 2009- Bộ y tế - Cổng thông tin điện tử bộ y tế www.moh.gov.vn