SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 89
CHƯƠNG II:
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ MT ĐT&KCN
• Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, các áp lực đối
với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia
tăng. Các áp lực đó sẽ làm cho môi trường ngày càng bị ô
nhiễm, gây ra tác hại lớn đối với sức khỏe cộng đồng, làm
suy thoái các hệ sinh thái, gây ra biến đổi khí hậu, …, hậu
quả là gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, không đảm bảo
sự phát triển bển vững.
• Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện
pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc
gia. Mọi người, mọi tổ chức kinh tế và xã hội cần phải có
hiểu biết về pháp luật, các quy định và tiêu chuẩn môi
trường của nước ta.
Các nội dung chính:
1) CÁC VĂN BẢN LUẬT PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3) CÁC TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG
1) Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005
• Luật BVMT năm 1993 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ
tư thông qua ngày 29/11/1993 và Luật BVMT năm 1993
chính thức có hiệu lực từ ngày 10/1/1994
• Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày
01/07/2006.
• Luật BVMT năm 2005 được trình bày theo 3 vấn đề chính:
(i) Suy thóai môi trường; (ii) Ô nhiễm môi trường; (iii) Sự
cố môi trường./
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005
Luật BVMT năm 2005 xác định các hành vi tương ứng là: (i)
phòng ngừa; (ii) xử lý; và (iii) khắc phục ô nhiễm môi trường.
Luật BVMT năm 2005 gồm tổng cộng 15 chương và 136 điều:
• Phần mở đầu
• Chương 1. Những quy định chung, gồm 7 điều (1 – 7).
• Chương II. Tiêu chuẩn môi trường, gồm 6 điều (8 – 13).
• Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược,Đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, gồm 14
điều (14 – 27).
• Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, gồm 7 điều (28 – 34).
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT
a) Về một số định nghĩa, khái niệm: (i) Môi trường tự nhiên;
(ii) Môi trường xã hội, môi trường nhân văn; (iii) Suy
thóai môi trường; (iv) Ô nhiễm môi trường; (v) Sự cố môi
trường; …
b) Luật BVMT quán triệt các nguyên tắc chính BVMT:
 BVMT là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của
từng người;
 Phòng ngừa ô nhiễm hơn là chữa trị ô nhiễm;
 Người nào gây ra ô nhiễm, người đó phải trả tiền;
 Tính hệ thống của hoạt động BVMT./
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT
c) Luật BVMT quy định về Tiêu chuẩn môi trường:
• Nguyên tắc chung: “Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi
trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường; Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với
mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của
đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;
Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công
nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” – điều 8.
• Các tiêu chuẩn chính: (i) tiêu chuẩn về chất lượng môi
trường; (ii) Tiêu chuẩn về chất xả thải (khí, nước, rắn,
nguy hại, tiếng ồn)./
2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT
d) Luật BVMT quy định về nội dung và phạm vi áp dụng đối
với đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
 Các điều 14, 15, 16 và 17 nêu trình tự của việc lập báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược.
 Các điều 18, 19, 20 đến 23 nêu chi tiết các lọai dự án nào
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 Các điều 24, 25, 26 và 27 quy định đối tượng thực hiện
dự án phải lập báo cáo cam kết bảo vệ môi trường.
e) Các quy định về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên ./
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT
f) Các quy định về bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn : cụ
thể hóa việc bảo vệ môi trường trong đô thị và nông thôn.
g) Bảo vệ môi trường nước, nguồn nước :nêu rõ các quy định
về các thành phần cấu thành chất lượng các nguồn nước
trong tự nhiên, nhân tạo và tại khu bảo tồn, đô thị, khu
công nghiệp hay nông thôn.
h) Quản lý chất thải .
i) Quan hệ quốc tế về BVMT.
j) Trách nhiệm điều tra, giải quyết tranh chất, bồi thường
thiệt hại : phân định trách nhiệm trong gây ô nhiễm,…và
bồi thường thiệt hại.
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3) Giới thiệu Nghị định 80/2007/NĐ-CP về hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 80/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về tiêu
chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; bảo vệ
môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất
thải nguy hại; công khai thông tin, dữ liệu về môi trường..
Xem tòan bộ văn bản
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
4) Các văn bản pháp quy dưới luật về BVMT
• Quyết định số 2575/1999/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 08
năm 1999: Về việc ban hành Quy chế quản lí chất thải y tế
• Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày
18 tháng 12 năm 2003: Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải
• Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
• Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về TC hệ thống QLMT ISO 14000
"Hệ thông quản lý môi trường là gì ?".
• Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu tổ chức về khía
cạnh môi trường của cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ
chức (doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị
sản xuất ...), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ
tục, nguồn nhân lực, vật lực và những trách nhiệm ... đủ
khả năng thực thi môi trường trong suốt quá trình hoạt
động của tổ chức, đánh giá tác động môi trường ngắn hạn
và dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức
mình.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về TC hệ thống QLMT ISO 14000
"Hệ thông quản lý môi trường là gì ?".
• Hệ thống quản lý môi trường là thiết yếu, không thể thiếu
được để tổ chức có khả năng nhìn thấy trước sự tiến triển
thực thi môi trường sẽ diễn ra và bảo đảm sự tuân thủ các
yêu cầu quốc gia và quốc tế về bảo vệ mồi truồng. Hệ thống
quản lý môi trường thu được kết quả tốt khi mà công việc
quản lý môi trường được tiến hành cùng với các ưu tiên
hàng đầu khác của tổ chức.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Hệ thống QLMT cần thực hiện các nguyên tắc sau:
• Thiết lập chính sách môi trường tiếp cận, trước hết là chính
sách khống chế ô nhiễm;
• Xác định các yêu cầu pháp quy về khía cạnh môi trường
liên quan tới hoạt động, dịch vụ và sản phẩm của tổ chức;
• Phát triển công tác quản lý và giao trách nhiệm bảo vệ môi
trường rành mạch, rõ ràng đối với từng người lao động;
• Khuyến khích lập kế hoạch môi trường ở mọi công đoạn
hoạt động của tổ chức, từ công đoạn thu mua nguyên vật
liệu đến công đoạn bán sản phẩm;
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Hệ thống QLMT cần thực hiện các nguyên tắc sau:
• Thiết lập quá trình quản lý có tính kỷ cương để đạt được
mức thực thi môi trường đã đề ra;
• Bảo đảm nguồn lực có khả năng, bao gồm cả công việc đào
tạo nhân lực, để có cơ sở thực hiện mục tiêu đã đề ra;
• Thiết lập và bảo trì chương trình đáp ứng kịp thời và chuẩn
bị chu đáo đối với trường hợp có sự cố xảy ra;
• Thiết lập hệ thống kiểm soát và bảo trì chương trình hoạt
động liên tục, để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi
hệ thống quản lý môi trường;
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Hệ thống QLMT cần thực hiện các nguyên tắc sau:
• Đánh giá kịp thời sự thực hiện môi trường trái ngược với
chính sách và mục tiêu đã đề ra và tìm biện pháp cải thiện;
• Thiết lập một quá trình quản lý để có thể xem xét lại và
kiểm soát toàn hệ thống quản lý môi trường và nhận biết
các cơ hội đối với sự cải thiện hệ thống và thực hiện môi
trường có kết quả;
• Thiết lập và bảo trì thông tin kịp thời với mọi người hữu
quan ở trong nội bộ và ở ngoài cơ quan;
• Khuyến khích các đối tác hợp đồng và những người cung
ứng cùng thiết lập hệ thống quản lý môi trường./
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
" Tiêu chuẩn ISO 14000 là gì ?".
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) với mong muốn hài
hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các nước trên
phạm vi thế giới, nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán
quốc tế và đẩy mạnh quá trình cải thiện sự thực hiện bảo vệ
môi trường ở các công ty sản xuất, nên tháng 1 năm 1993 đã
thành lập Ban kỹ thuật 207 (TC. 207) để xây dựng bộ Tiêu
chuẩn Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, nó tương tự
như bộ tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 14000, đã được
phổ biến và thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
" Tiêu chuẩn ISO 14000 là gì ?".
• Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
môi trường, dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất
(doanh nghiệp, công ty) không ngừng cải thiện và ngân
ngừa ô nhiễm môi trường bằng hệ thống quản lý môi
trường của mình, như luôn luôn tiến hành đánh giá và cải
tiến sự thực hiện bảo vệ môi trường của công ty.
• Tiêu chuẩn ISO 14000 đòi hỏi mỗi tổ chức sản xuất phải tự
thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện
có hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện
môi trường và toàn bộ người trực tiếp sản xuất cũng như
quản lý tham gia vào hệ thống quản lý môi trường của
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Các nước tham gia Ban kỹ thuật TC. 207 có thể là thành viên
chính thức, hoặc là thành viên quan sát (Observe). Nước ta
đang là thành viên quan sát của TC. 207. Những Dự thảo tiêu
chuẩn đạt 80% phiếu tán thành sẽ được xem là thông qua.
Ban kỹ thuật ISO 14000 chia thành 6 tiểu ban:
• Tiểu ban 1 (SC1) : Hệ thống quản lý môi trường;
• Tiểu ban 2 (SC2) : Kiểm toán môi trường;
• Tiểu ban 3 (SC3) : Nhãn môi trường;
• Tiểu ban 4 (SC4) : Đánh giá thực hiện môi trường;
• Tiểu ban 5 (SC5) : Đánh giá chu trình sống;
• Tiểu ban 6 (SC6) : Phạm trù và định nghĩa;
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể phân làm hai loại:
• Loại quản lý - Gồm 3 loại tiêu chuẩn: Hệ thống quản lý
môi trường (EMS), kiểm toán môi trường (EA) và đánh giá
sự thực thi môi trường (EPE).
• Loại quá trình/thiết kế - Gồm 2 loại tiêu chuẩn: Nhãn
sinh thái (nhãn môi trường) (EL) và phân tích chu trình
sống (LCA).
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Danh mục thành phần của tiêu chuẩn ISO 14000:
Tiểu ban
sọan
thảo
Mã số Tên văn bản
SC1 14001 EMS - Quy cách kỹ thuật
14004 EMS - Hướng dẫn chung
14002 EMS - Hướng dẫn đối với xí nghiệp vừa và nhỏ
SC2 14010 Hướng dẫn đánh giá môi trường - nguyên lý chung
14011.1 Hướng dẫn đánh giá môi trường - phần 1: Kiểm toán EMS
14011.2 Hướng dẫn đánh giá môi trường - phẩn II: Kiểm toán lời phàn nàn
14011.3 Hướng dẫn đánh giá môi trường - phần III: Kiểm toán về hiện trạng môi trường
14012
Hướng dãn đánh giá môi trường - Tiêu chuẩn chất lượng đối với người kiểm toán
môi trường
14013 Quản lý các chương trình kiểm toán hệ thống môi trường
14014 Hướng dẫn xem xét lại môi trường
14015 Hướng dẫn đánh giá nơi diễn ra môi trường
SC3 14020 Nguyên tắc cơ bản đối với nhãn môi trường
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Danh mục thành phần của tiêu chuẩn ISO 14000:
Tiểu ban
soạn thảo
Mã số Tên văn bản
14021 EL - Phạm trù và định nghĩa - Quyền bồi thường môi trường và tự tuyên bố
14022 Biểu tượng nhãn môi trường (dạng II)
14023 EL - Phương pháp luận kiểm tra và thẩm tra
14024
Hướng dẫn về nguyên tắc, thực tiễn và chỉ tiêu đối với chương trình chứng nhận
- Hướng dẫn thủ tục chứng nhận
SC4 14031 Đánh giá chung về sự thực hiện môi trường
14032 Các chỉ số thực hiện môi trường đặc trưng công nghiệp
SC5 14040 LCA - Nguyên tắc chung và thực tiễn
14041 LCA - Phân tích kiểm kê chu trình sống
14041 LCA - Đánh giá tác động chu trình sống
14043 LCA - Đánh giá sự cải thiện chu trình sống
SC6 14050 Quản lý môi trường - Phạm trù và định nghĩa
WG1 14060 Hướng dẫn về khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO
14000
Quan hệ qua lại về khía cạnh môi trường giữa những người
sản xuất công nghiệp, chính quyền Nhà nước, các nhóm có
quyền lợi và cộng đồng nhân dân được thể hiện.
ISO 14001
Những yếu tố
cơ bản của quy
cách kỹ thuật
với chứng nhận
HTQLMT
ISO 14010-12
Kiểm tóan môi
trường
ISO 14031
Đánh giá sự thực
thi môi trường
ISO 14020-24
Nhãn môi trường
ISO 14040-43
Đánh giá chu trình
sống
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường:
Hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental
Management System) là cấu trúc tổ chức cơ quan (công ty sản
xuất) về khía cạnh môi trường, bao gồm các biện pháp thực
hiện, quá trình tiến hành, sử dụng tài lực, nhân lực, trách
nhiệm cá nhân và tổ chức nhằm thực thi quản lý môi trường.
• ISO 14001/1996 : Hệ thống quản lý môi trường - Quy định
và hướng dẫn sử dụng.
• ISO 14004/1996 - Hệ thống quản lý môi trường - Hướng
dẫn chung về các nguyên tắc hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường:
Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ
chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường:
• Xác định chính sách: xác định một chính sách quản lý môi
trường cấp cao. Chính sách này bao gồm các mục tiêu tổ
chức liên quan tới hoạt động môi trường. Nó phải được tư
liệu hóa, truyền đạt cho mọi cán bộ và cho quảng đại quần
chúng.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường:
Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ
chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường:
• Giai đoạn quy hoạch: xác định lĩnh vực môi trường và yêu
cầu pháp lý liên quan tới hoạt động, sản phẩm và dịch vụ
của công ty; xây dựng, tư liệu hóa mục tiêu và các đối tượng
môi trường tại mỗi cấp tổ chức, các giải pháp kỹ thuật; xây
dựng một chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được
các mục tiêu đề ra, định rõ trách nhiệm ở từng cấp tổ chức,
tư liệu hóa và thông tin về những trách nhiệm này; cụ thể
hóa các biện pháp và thời hạn đạt được mục tiêu nêu ra.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường:
Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ
chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường:
• Giai đoạn thực hiện: cung ứng công nghệ, tài chính và nhân
lực cần thiết cho các hệ thống quản lý môi trường, chỉ định
đại diện quản lý cụ thể; đào tạo và các phương pháp nâng
cao nhận thức cho nhân viên; các quy trình truyền thông
nội bộ và ra bên ngoài; tư liệu hóa và kiểm soát tài liệu;
kiểm soát việc vận hành hệ thống.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường:
Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ
chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường:
• Giai đoạn kiểm tra: giám sát và đánh giá tiến trình vận
hành cũng như việc thiết lập một chương trình kiểm toán
hệ thống quản lý môi trường nhằm xác định sự tuân thủ
theo các mục tiêu và các yêu cầu tiêu chuẩn và cung cấp
thông tin cho việc thẩm định quản lý; hoạt động phòng
ngừa và sửa chữa trong trường hợp không tuân thủ và tư
liệu hóa các hoạt động đó; duy trì các hồ sơ môi trường,
bao gồm cả các hồ sơ đào tạo, kiểm toán và các kết quả
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường:
Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ
chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường:
• Thẩm định của cấp quản lý: cấp quản lý phải thẩm định hệ
thống quản lý môi trường nhằm bảo đảm là hệ thống vẫn
tiếp tục một cách có hiệu quả, dựa vào các kết quả kiểm
toán mà thay đổi hoàn cảnh và sự cam kết cải thiện. Những
thay đổi phải được tư liệu hóa.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường:
• Kiểm toán môi trường (EA - Environmental Auditing) là
một hệ thống hóa các thông tin và văn bản, từ đó nhằm thu
được các bằng chứng chứng tỏ công ty có hoặc không thực
thi hoạt động môi trường, hoặc hệ thống quản lý môi
trường của công ty đã được điều chỉnh so với tiêu chuẩn.
• Chương trình EA của Tiêu chuẩn được xem là công cụ để
đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường
trong thực thi và cải thiện khả năng của hệ thống đó.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường:
Tiêu chuẩn ISO 14000 hướng dẫn các tổ chức (công ty) biết
cách tiến hành tự kiểm toán hệ thống quản lý môi trường.
Theo tiêu chuẩn ISO thì nguyên lý chung của quá trình kiểm
toán môi trường là:
• Mục tiêu phải được xác định rõ ràng và kiểm toán phải có
hệ thống hóa;
• Phương pháp luận kiểm toán phải cụ thể và chính xác;
• Các bằng chứng tìm thấy phải dựa trên cơ sở phân tích và
tổng hợp các thông tin và các văn bản có tính phù hợp.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường:
• Các phương pháp tìm kiếm bằng chứng có thể là phỏng
vấn, kiểm tra các tài liệu và các thủ tục quan sát hiện
trường.
• ISO 14010/1996: Hướng dẫn kiểm toán môi trường - Các
nguyên tắc chung.
• ISO 14011/1996: Quy trình kiểm toán - Đánh giá hệ thống
quản lý môi trường.
• ISO 14012/1996: Tiêu chuẩn năng lực đối với các kiểm toán
viên về môi trường. Tiêu chuẩn này đưa ra các căn cứ về
mặt chuyên môn/nghiệp vụ đối với các kiểm toán viên môi
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về chỉ số và cách đánh giá sự thực hiện MT:
• Quy định về đánh giá sự thực hiện môi trường và các chỉ số
nhằm cung cấp công cụ cho các công ty tự đánh giá mức độ
thực hiện và ảnh hưởng tác động hoạt động của các hệ
thống quản lý môi trường đối với môi trường.
• Cũng giúp cho một tổ chức nào đó xác định và tính toán
những tác động của các hoạt động của mình đối với môi
trường, tính toán chi phí và lợi nhuận tài chính của các
hoạt động liên quan đến môi trường. Điều này cho phép cơ
sở thực thi việc huy động các nguồn lực vào hoạt động
BVMT một cách hợp lý hơn và hiệu quả hơn.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về đánh giá chu trình sống:
• Đánh giá chu trình sống là tiêu chuẩn về đánh giá sản
phẩm, là một quá trình phân tích tác động của sản xuất sản
phẩm xảy ra trong toàn bộ quá trình sống của nó, sự đánh
giá đó bao gồm sự phân tích từ các khâu: khai thác nguyên
liệu, quá trình sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ đi.
• Mục tiêu của tiêu chuẩn về đánh giá chu trình sống là cung
cấp cho các công ty các công cụ lựa chọn các quyết định
trong quá trình lập kế hoạch, quá trình sản xuất, thiết kế
công nghệ cũng như phương pháp sản xuất, để giải quyết
vấn đề bồi hoàn người tiêu thụ sản phẩm.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
• Nhãn môi trường hay còn gọi là nhãn sinh thái, là tiêu
chuẩn về đánh giá sản phẩm, chính là sự thực thi bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn sản
phẩm, thúc đẩy thiết kế sản xuất các sản phẩm có xét đến
bảo vệ môi trường. Nhãn môi trường là công cụ thể hiện và
minh họa chất lượng đặc tính môi trường của sản phẩm đối
với người tiêu dùng.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
• ISO 14020: Mục đích và nguyên lý của nhãn môi trường -
Nguyên lý và thực hành chương trình ghi nhãn môi trường,
nhằm thiết lập các quy trình, chuẩn cứ và phương pháp ghi
nhãn môi trường được chấp nhận chung trên toàn thế giới;
• ISO 14021: Ghi nhãn môi trường - Tự công bố các yêu cầu
về môi trường - Thuật ngữ và định nghĩa;
• ISO 14022: Ghi nhãn môi trường - Biểu tượng;
• ISO 14023: Ghi nhãn môi trường - Thử nghiệm và phương
pháp luận kiểm định;
• ISO 14024:Ghi nhãn môi trường - Chương trình hành
nghề, quy trình chứng nhận cho các chương trình đa chuẩn
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
Các tiêu chuẩn ISO 14000 về nhãn môi trường bảo đảm sự
đánh giá có tính quốc tế đáng tin cậy về đặc tính môi trường
cũng như các thông tin của sản phẩm đối với người tiêu
dùng.
Tiêu chuẩn ISO 14000 quy định 3 dạng nhãn môi trường:
• Dạng 1: được thừa nhận của phía thứ ba (Nhà nước hay tư
nhân) rằng nó phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000;
• Dạng 2: là thuộc quyển tự tuyên bố của người sản xuất,
nhập khẩu, phân phối hay bán sản phẩm và chịu trách
nhiệm bồi hoàn nếu tuyên bố nhãn không chính xác;
• Dạng 3: là nhãn thông tin về sản phẩm trên cơ sở các chỉ
tiêu đã điều chỉnh so với ISO 14000, các nhãn loại này có
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu I):
• Không được nhầm lẫn và làm cho các thuộc tính của sản
phẩm phải rõ ràng;
• Tạo lập thông tin cấp nhãn môi trường trên cơ sở cách tiếp
cận chu trình sống;
• Sử dụng các phương pháp khoa học và mô phỏng để đánh
giá tác động môi trường của sản phẩm;
• Tuân theo các hướng dẫn đã được thừa nhận liên quan tới
các phương pháp kiểm định và tránh việc kiểm định tạo ra
các hàng rào thương mại;
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu I):
• Sử dụng các quy trình và các phương pháp rõ ràng;
• Đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho mọi bên;
• Bao gồm cả hệ thống thông tin đối với người tiêu dùng;
• Xử lý các sản phẩm trong nước và của nước ngoài theo một
cách thức rõ ràng không có phân biệt;
• Khuyếch khích cải tiến nhằm cải thiện hoạt động môi
trường; xem xét lại các chỉ tiêu cấp nhãn một cách định kỳ
nhằm kết hợp thêm những triển khai mới./
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu II):
• Các thông lệ phải dựa vào 9 nguyên tắc cơ bản nêu ở trên;
• Định nghĩa loại sản phẩm và các chỉ tiêu sinh thái cần phải
đưa vào tất cả các cách tiếp cận công nghiệp thay thế và
tránh việc bỏ sót sản phẩm hoặc quy trình liên quan được
chấp nhận về mặt môi trường tại nước tham gia xây dựng;
• Những yêu cầu liên quan tới mặt bằng sản xuất phải quan
tâm đến những yêu cầu về MT quốc gia của nước sản xuất;
• Các thủ tục hành chính nhằm thẩm tra việc cấp nhãn hiệu
cho người sản xuất phải không được phân biệt.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000
Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường:
Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu III):
• Nhãn phù hợp với 9 nguyên tắc cơ bản của ISO 14000;
• Xác định loại sản phẩm và chỉ số sinh thái của sản phẩm là
phù hợp với bảo vệ môi trường ở nước sản xuất;
• Trong sự phát triển các chỉ số môi trường của sản phẩm có
sự tham gia của người sản xuất ở trong nước cũng như
người ở nước ngoài;
• Không cần phải kiểm tra các thủ tục hành chính để thừa
nhận nhãn môi trường của sản phẩm;
• Các yêu cầu về môi trường của nước sản xuất đã được thực
hiện và được kiểm kê.
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3) Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở nước
ta
• Ngày 10/10/1994 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (Bộ KHCN&MT) đã ký quyết định số 232/TĐC - QĐ
thành lập Ban kỹ thuật TCVN/TC 207 về Quản lý môi
trường.
• Áp dụng bộ ISO 14000 có thể sẽ đòi hỏi các cơ sở sản xuất/
công ty phải dành phần chi phí để thiết lập Hệ thống QLMT
và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên, khi áp dụng chúng, chắc nhắn
bộ ISO 14000 sẽ mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ và bảo vệ môi trường.
• Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được
cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh
doanh và dịch vụ khá đa dạng; số doanh nghiệp nhận
II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3) Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở nước
ta
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với Cục Môi
trường (Bộ KH, CN và MT) đã phối hợp chấp nhận một số
tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 và ban hành thành Tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN), đó là:
• TCVN 14001/1997 - HTQLMT- QĐ các hướng dẫn áp
dụng;
• TCVN 14004/1997 - HTQLMT- Hướng dẫn chung về các
nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ;
• TCVN 14010/1997 – HD ĐGMT - Các nguyên tắc chung;
• TCVN 14011/1997 – HD ĐGMT - Quy trình đánh giá -
Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
• TCVN 14012/1997 – HD ĐGMT - Tiêu chuẩn năng lực đối
với các đánh giá viên về môi trường.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là phương tiện chính để
trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường ở hầu hết các
nước trên thế giới; xác định các mục tiêu môi trường và đặt
ra các giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất
được thải vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại
trong các sản phẩm tiêu dùng.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Các loại tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn chất lượng môi trường
xung quanh; tiêu chuẩn thải nước, thải khí, chất thải rắn; tiêu
chuẩn dựa vào công nghệ; tiêu chuẩn vận hành; tiêu chuẩn
sản phẩm và tiêu chuẩn về quy trình công nghệ; quy cách kỹ
thuật và thiết kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô
nhiễm môi trường và tiêu chuẩn hóa các phương pháp lấy
mẫu hoặc phân tích môi trường.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh chủ yếu được
dùng để bảo vệ chất lượng nước và không khí. Chúng cung
cấp các mục tiêu cho công cụ quản lý Mệnh lệnh-và-Kiểm
soát, cũng như các chính sách kinh tế phục vụ kiểm soát ô
nhiễm.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh được đặt ra
trên cơ sở những tiêu chuẩn khoa học đánh giá nguy cơ đối
với sức khỏe của con người và số lượng tổn thất có thể gây ra
bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh quy định những điều
kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối với
một số thông số cụ thể, tại những địa điểm cụ thể. Chúng dựa
trên những tiêu chuẩn khoa học và yêu cầu sử dụng của một
nguồn nước cụ thể. Việc đạt tới một tiêu chuẩn nào đó đòi hỏi
phải xác định một giới hạn mà lượng ô nhiễm thải ra không
được phép vượt quá.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Ưu điểm:
(i) việc đặt ra mục tiêu chất lượng sẽ giới hạn sự phát triển
của một khu vực tới một mức độ thích hợp. Cách duy nhất để
mở rộng phát triển, vẫn đảm bảo mức chất lượng môi trường
đã định là phải đổi mới công nghệ xử lý nước.
(ii) chúng cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu lực của kiểm soát
thải bỏ nước thải.
(iii) chúng cũng đặt ra các ưu tiên và mục tiêu mà hoạt động
kiểm soát đó cần phải thực hiện.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Khó khăn:
(i) khi tác dụng tổng hợp của một số nguồn thải đổ chất thải
vượt quá khả năng tự phân hủy các chất ô nhiễm của các vùng
nước tiếp nhận.
(ii) vấn đề xác định những nồng độ có thể tiếp nhận của các
chất ô nhiễm khác nhau là phức tạp, nhất là khi những nồng
độ này là nhỏ.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh là những giới
hạn được đặt ra đối với các chất ô nhiễm không khí trong
không khí ngoài trời. Các tiêu chuẩn này cần phải được đáp
ứng thông qua việc áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm
nâng cao.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
b) Tiêu chuẩn thải nước và thải khí
Là các trị số trung bình hay tối đa của các nồng độ hay số
lượng chất ô nhiễm do một nguồn riêng lẻ, tại điểm đổ thải, có
thể được phép thải vào các vùng nước hay vào khí quyển.
Các tiêu chuẩn xả thải có thể được đặt ra cho các ngành công
nghiệp riêng biệt. Trong một số trường hợp, có sự phân biệt
giữa các tiêu chuẩn có thể áp dụng cho tất cả các ngành công
nghiệp và các tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho các ngành công
nghiệp riêng biệt. Các tiêu chuẩn khác nhau cũng có thể quy
định các biện pháp để thực hiện các mục tiêu môi trường cụ
thể.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
b) Tiêu chuẩn thải nước và thải khí
Các tiêu chuẩn xả thải nước, cung cấp một phương quản lý
tiện trực tiếp để kiểm soát ô nhiễm với một mức dự đoán
thích hợp về chất lượng nước mặt.
Ưu điểm: các tiêu chuẩn xả thải thích hợp có thể là phương
cách tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm nước.
Một số điểm yếu: (i) các tiêu chuẩn xả thải nước quốc gia áp
dụng chung, không phân biệt tính địa phương trong yêu cầu
chất lượng của nguồn nước. (ii) nơi nào có nhiều nguồn xả
thải nước bẩn, việc đánh giá rất khó và có thể không thực
hiện được. (iii) nó đòi hỏi chi phí hành chính và thực thi lớn.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường
c) Tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình
Các tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình đặt ra một
mức tối đa (mức trần) pháp lý về số lượng chất ô nhiễm được
phép thải vào nước mặt, nước ngầm và khí quyển.
Sự cấm hoàn toàn việc sử dụng hoặc sản xuất một sản phẩm
gây ô nhiễm chưa có được vật thay thế tương tự có thể là một
hình thức chặt chẽ nhất của luật pháp. Các vật thay thế
tương tự thường có thể có, với một phần chi phí bổ sung.
Do đó, cấm sản phẩm hay quy trình có thể là một công cụ
chính sách hữu hiệu khi có được những vật phẩm thay thế
với chi phí bổ sung thấp.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
Môi trường nước là một thành phần rất quan trọng của môi
trường tự nhiên. Ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta
đều đã sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh
và các tiêu chuẩn nước thải ra là các công cụ pháp lý cơ bản
để kiểm soát và bảo vệ môi trường nước.
Trong quản lý và xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước được
chia thành 3 đối tượng chủ yếu sau đây:
- Nước mặt: nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao ...
- Nước ngầm: nước ở dưới mặt đất.
- Nước biển ven bờ: nước biển ven bờ, các vịnh, các áng,
các đầm, phá ven bờ...
a) Tiêu chuẩn nước mặt
Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh là giới hạn tối đa
cho phép sự tồn tại các chất ô nhiễm trong nước mặt, được
đặt ra để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự cân bằng sinh thái và
môi trường sống. Nước mặt phân loại theo yêu cầu sử dụng :
- Nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt,
được ký hiệu là A1;
- Nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt
nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định, bảo tồn
độc thực vật thủy sinh, tắm, rửa, vui chơi giải trí, thể
thao, được ký hiệu là nước loại A2;
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
a) Tiêu chuẩn nước mặt
TC nước thải chảy vào môi trường nước mặt
• Tiêu chuẩn nước thải quy định giá trị giới hạn các thông số
ô nhiễm và nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
• Tiêu chuẩn nước thải dùng để kiểm soát mức độ ô nhiễm
và tính chất của nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước
khi thải đổ vào các vực nước.
• Tiêu chuẩn xả thải chất ô nhiễm là một quy định nhằm
kiểm soát sự xả thải các chất ô nhiễm để bảo đảm tiêu
chuẩn chất lượng nước xung quanh.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
a) Tiêu chuẩn nước mặt
Quy chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt
• QCVN 29:2010/BTNMT - Nước thải kho, hàng xăng dầu.
• QCVN 28:2010/BTNMT - Nước thải Y tế.
• QCVN 25:2009/BTNMT - Nước thải bãi chôn lấp.
• QCVN 24:2009/BTNMT - Nước thải công nghiệp.
• QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt.
• QCVN 13:2008/BTNMT - Nước thải công nghiệp dệt may.
• QCVN 12:2008/BTNMT - Nước thải cn giấy và bột giấy.
• QCVN 11:2008/BTNMT - Nước thải cn chế biến thủy sản.
• QCVN01:2008/BTNMT - Nước thải chế biến cao su TN
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
b) Tiêu chuẩn nước ngầm
• Ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều cấm tuyệt
đối việc đổ xả nước thải vào nguồn nước ngầm, vì khả năng
tự làm sạch của nước ngầm là vô cùng nhỏ bé. Việc xả thải
nước ô nhiễm, suy thóat đất, khai thác nước ngầm không
đúng kỹ thuật đều dẫn tới ô nhiễm và suy thóai nước ngầm.
Các tiêu chuẩn thải nước giới hạn số lượng hay nồng độ của
một chất thải ra từ một nguồn nào đó làm ô nhiễm nước
ngầm.
• Quy chuẩn về chất lượng nước ngầm QCVN
09:2008/BTNMT được Bộ TNMT ban hành. 
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
b) Tiêu chuẩn nước ngầm
• Các tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn chọn địa điểm khai
thác, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và đóng cửa các
nguồn làm ô nhiễm nước ngầm. Như các giếng khoan hút
nước, các bể chứa ngầm, các bãi chôn rác,…, các bể chứa
phân, các khu khai thác mỏ, chất thải.
• Các tiêu chuẩn kỹ thuật là phương cách được sử dụng kiểm
soát các nguồn chính gây ô nhiễm nước ngầm. Việc giám
sát và cưỡng chế thi hành rất khó khăn, bởi vì phương tiện
làm rò rỉ chất ô nhiễm vào nước ngầm có thể vi phạm tiêu
chuẩn trong nhiều năm mới có thể phát hiện ra hậu quả.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
b) Tiêu chuẩn nước ngầm
• Việc kiểm soát sử dụng đất cũng là một biện pháp quan
trọng bảo vệ nước ngầm, cần phải khoanh vùng bảo vệ
nguồn nước ngầm. Không bố trí các khu sản xuất và sinh
hoạt có nguồn ô nhiễm lớn ở gần các khu vực nước ngầm
có tính "nhạy cảm" và các khu giếng khoan nước ngầm. Đối
với các đô thị, khu công nghiệp ở ven bờ biển cần phải kiểm
soát chặt chẽ việc khai thác nước ngầm để tránh khai thác
quá mức gày ra xâm nhập mặn.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
b) Tiêu chuẩn nước ngầm
• Các tiêu chuẩn sản phẩm: phương cách cấm hoặc hạn chế
việc bán và sử dụng các dung môi làm sạch hệ thống nhiễm
khuẩn vì chúng có hại cho nước ngầm. Các biện pháp kiểm
soát thuốc trừ sâu là việc đăng ký các sản phẩm hóa chất và
thuốc trừ sâu. Các kiểm soát khác liên quan đến thuốc trừ
sâu quy định chỉ được sử dụng các máy phun đã được
chứng nhận, và yêu cầu phải có nhãn sản phẩm cải tiến có
chỉ dẫn về cách bảo vệ nguồn nước ngầm.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
c) Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ
• Bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ là việc rất quan trọng,
có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và văn
hóa ở nước ta.
• Năm 2008 Bộ TNMT đã ban hành Quy chuẩn chất lượng
nước biển ven bờ: QCVN10:2008/BTNMT. Quy chuẩn này
quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép các
chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ và dùng để đánh giá
chất lượng nước của các vùng nước biển ven bờ. 
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí nặng nề, gây tác hại lớn đến
sức khỏe con người, tàn phá thực vật và động vật, gây thiệt hại
lớn về kinh tế và xã hội, cho nên vấn đề chất lượng môi
trường không khí đã trở thành một vấn đề khoa học riêng, có
tính chất quan trọng.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí là cơ sở pháp lý
để kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lý các vi phạm môi
trường và đánh giá tác động môi trường, v.v... /
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí theo nguồn xả
thải bao gồm:
• Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
nhà máy, xí nghiệp, giao thông, v.v..., đó là tiêu chuẩn chất
lượng môi trường không khí xung quanh;
• Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải tĩnh (khí thải từ ống khói
của nhà máy) và nguồn thải động (khí thải từ phương tiện
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng
không).
Bất cứ một cơ sở sản xuất nào hay một nguồn thải ô nhiễm
nào đều phải đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn trên./
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
• Thành phần khí sạch trong không khí: O2, N, hơi nước và
các khí khác.
• Sáu chất ô nhiễm quan trọng trong không khí là: cacbon
oxit (CO), lưu huỳnh oxit (SOx), chủ yếu là SO2, hyđro
cacbon (HC), nitơ oxit (NOx), chủ yếu là NO2 và NO, ôzon
(O3) và bụi lơ lửng.
• Nồng độ chất độc hại trong không khí thường không phải
là hằng số theo thời gian. Nó luôn biến đổi, phụ thuộc vào
điều kiện khí tượng, đặc điểm của nguồn thải và hình
dạng, mật độ quy hoạch xây dựng của khu vực, v.v... /
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
• Trong điều kiện và khả năng khoa học kỹ thuật, công nghệ
hiện nay chưa thể loại trừ hoàn toàn chất thải ô nhiễm
trong quá trình sản xuất, cho nên người ta đã thiết lập các
tiêu chuẩn bảo đảm cho môi trường không khí tương đối
trong sạch.
• Mức độ trong sạch của không khí được đánh giá bằng nồng
độ chất độc hại chứa trong 1 đơn vị thể tích (mg/m3).
• Trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung
quanh người ta thường dùng trị số nồng độ cực đại cho
phép./
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
• Năm 2009 Bộ TNMT đã ban hành Quy chuẩn chất lượng
không khí xung quanh: QCVN 05:2009/BTNMT.
TT Thông số
Trung
bình 1 giờ
Trung
bình 3 giờ
Trung
bình 24
giờ
Trung
bình năm
1 SO2 350 - 125 50
2 CO 30000 10000 5000 -
3 NOx 200 - 100 40
4 O3 180 120 80 -
5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140
6 Bụi ≤ 10 μm (PM10) - - 150 50
7 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
b) Cộng tác dụng của nhiều chất ô nhiễm trong MT KK
• Trong các bản tiêu chuẩn hay các bản hướng dẫn thiết kế vệ
sinh thường cho trị số giới hạn cho phép nồng độ (mg/m3)
của từng chất độc hại trong không khí.
• Phần lớn các chất ô nhiễm tác dụng lên cơ thể con người có
tính độc lập với nhau, nên có thể xem tác dụng của chúng là
riêng rẽ, vì vậy tác dụng chung của chúng sẽ được tăng theo
hàm số cộng.
• Tỷ lệ với trị số tiêu chuẩn cho phép của tất cả các chất độc
hại tác dụng đồng thời
𝐶1
𝐶1𝑓
+
𝐶2
𝐶2𝑓
+ ⋯ +
𝐶𝑛
𝐶𝑛𝑓
≤ 1
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh
• Để ngăn ngừa và giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường không
khí thì phải định ra các tiêu chuẩn về đại lượng nồng độ
chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp (nguồn tĩnh) cũng
như khí thải giao thông (nguồn di động).
• Giới hạn cho phép chất thải công nghiệp có tính độc hại
đối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm không khí là trị số mà
chất thải độc hại do nguồn đó gây ra tổng hợp với các
nguồn khác trong thành phố không vượt quá giới hạn nồng
độ cho phép đối với khu dân cư, thực và động vật.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh
Bộ QCVN về khí thải của các ngành trong nền kinh tế phải
đạt trước khi xả ra môi trường không khí với các mục đích sử
dụng khác nhau, đồng thời quy định các bước cấp phép, mẫu
giấy cấp phép,… được Bộ TNMT ban hành:
• QCVN 02:2008/BTNMT về khí thải lò đốt chất thải rắn y
tế;
• QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng kk xung quanh;
• QCVN 06:2009/BTNMT về một số chất độc hại trong kk;
• QCVN34:2010/BTNMT về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh
Giới hạn cho phép chất thải là lượng chất độc hại mà nó
không được vượt quá khi thải ra trong một đơn vị thời gian
(mg/s) hay (mg/m3).
Nếu nồng độ chất độc hại trong không khí thành phố và ở các
khu dân cư vượt quá giới hạn cho phép thì phải từng bước
giảm nhỏ chất thải độc hại từ các nhà máy đang hoạt động
xuống tới trị số nồng độ giới hạn cho phép, hay là ngăn ngừa
hoàn toàn nguồn thải.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh
Thủ tục cấp giấy phép cho từng nguồn thải ô nhiễm, tổ chức
cần có bản kê khai đăng ký nguồn thải và đã được cơ quan
quản lý môi trường xác nhận, ghi rõ đặc tính, chất lượng và
số lượng chất thải, phương pháp làm sạch không khí và các
biện pháp hoàn thiện quá trình công nghệ sản xuất.
Thời hạn giấy phép cho phép các nguồn ô nhiễm không khí
tĩnh xả các chất ô nhiễm vào khí quyển, chừng nào còn đáp
ứng được các yêu cầu của quy định hiện hành và bản đăng ký
nguồn thải.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh
Nội dung bản kê khai đăng ký gồm:
• Số liệu về lượng thải chất độc hại vào khí quyến do mỗi
nguồn ô nhiễm;
• Giải trình các số liệu gốc để phân tích và thiết lập các giới
hạn cho phép chất thải;
• Các thông số về nguồn thải;
• Số liệu về các thiết bị làm sạch khí và lọc bụi, hệ số bảo
đảm làm sạch khí;
• Tổ chức quản lý môi trường, chương trình giám sát MT.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
d) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải di động
• Nguồn thải di động là các nguồn thải từ các phương tiện
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
hàng không;
• Ở nước ta thường chỉ ban hành các tiêu chuẩn nồng độ các
chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông
đường bộ nhằm mục đích bảo vệ môi trường các khu đô thị
và công nghiệp, bởi vì mật độ xe cộ ở các khu vực này rất
lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường
không khí, tác động nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
d) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
và cấp giấy phép đối với nguồn thải di động
• Năm 2009, quy chuẩn về khí thải từ động cơ xe máy, ô
tô,… QCVN 04: 2009/BGTVT và QCVN 05: 2009/BGTVT,
đồng thời quy định các bước cấp phép, mẫu giấy cấp
phép,… được Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
• Các Quy chuẩn này quy định mức giới hạn khí thải
EURO2, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về
quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải trong
kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới.
a) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đối với các nguồn
ồn
Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có
hại đối với sức khỏe của con người. Với mức ồn khoảng 50
dBA đã làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao
động trí óc. Với mức ồn khoảng 70 dBA đã làm tăng nhịp thở
và nhịp đập của tim, nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh
hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động.
Với mức ồn khoảng 90 dBA sẽ bị mệt mỏi mất ngủ, bị tổn
thương chức năng của thính giác, mất thăng bằng cơ thể và bị
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
4) Tiêu chuẩn tiếng ồn
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
4) Tiêu chuẩn tiếng ồn
a) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đổi với các nguồn
ồn
Nguồn ồn thường là tiếng ồn của các phương tiện giao thông
vận tải, tiếng ồn của các máy móc, thiết bị.
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn (thay thế TCVN
5949:1998) (07-01-2011). Quy chuẩn này quy định giới hạn
tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh
sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là
tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt
loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
4) Tiêu chuẩn tiếng ồn
b) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép ở các khu vực công
cộng và dân cư
Tiếng ồn ở đây là tiếng ồn tổng cộng của mọi nguồn ồn do
hoạt động của con người về giao thông vận tải, sản xuất, dịch
vụ, vui chơi giải trí v.v... gây ra, tác động đến các khu công
cộng và dân cư xung quanh. Tiêu chuẩn này thường dùng để
kiểm soát và đánh giá tác động tiếng ồn của các dòng xe giao
thông vận tải đường bộ, đường sắt, hoạt động của sân bay,
tuyến máy bay lên xuống và hoạt động của các nhà máy, xí
nghiệp đối với các khu công cộng và dân cư xung quanh.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
4) Tiêu chuẩn tiếng ồn
c) Tiêu chuẩn mức ồn ở bên trong công trình
Tiêu chuẩn mức ồn ở bên trong công trình là giới hạn tối đa
cho phép mức ồn ở bên trong nhà do các nguồn ồn xung
quanh truyền qua kết cấu bao che vào nhà gây ra. Tuy theo
công năng của công trình mà có giới hạn tối đa cho phép mức
ồn khác nhau. Các giới hạn tối đa cho phép mức ồn này có thể
được xác định là mức ồn tương đương (dBA) hay mức áp lực
âm ở các dải ốcta với tần số trung bình là 63, 125, 250, 500,
1000, 2000, 4000 và 8000 hz.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
5) Tiêu chuẩn chất lượng đất
Tiêu chuẩn chất lượng đất nhằm mục đích bảo vệ môi trường
đất, đặc biệt là đất dùng cho sản xuất nông nghiệp và cũng là
để bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm dưới đất và đồng
thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình di chuyển ô
nhiễm theo chuỗi thức ăn.
Hiện có 2 quy chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường đất
là:
• QCVN 15:2008/BTNMT - Dư lượng hóa chất BVTV.
• QCVN 03:2008/BTNMT - Giới hạn kim loại nặng trong
đất.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
6) Tiêu chuẩn an tòan bức xạ ion hóa
• Bức xạ ion hóa hay là phóng xạ có độc tính. Độc tính phóng
xạ là khả năng gây hiệu ứng có hại khi chất độc phóng xạ
xâm nhập vào cơ thể con người.
• Năm 1987 nước ta ban hành TCVN 4397 : 1987 về an toàn
bức xạ ion hóa, quy định liều, nồng độ giới hạn cho các đối
tượng người và nhóm cơ quan xung yếu trong cơ thể, của
một số phóng xạ thường gặp trong nước và không khí.
• Quy định nồng độ giới hạn của một số nuclit phóng xạ
thường gặp trong nước và không khí đối với đối tượng; Quy
định mức nhiễm bẩn phóng xạ ở bề mặt tại nơi làm việc và
trên dụng cụ phòng hộ phóng xạ.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
7) Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn
Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn là áp dụng cho các khía
cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu
gom, vận chuyển, tái chế và thải bỏ cuối cùng.
Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn bao gồm các tiêu chuẩn kỹ
thuật, vận hành áp dụng cho việc lưu chứa, thu gom, vận
chuyển, đổ bỏ chất thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo
dưỡng phương tiện, quy định về giảm thiểu, tái chế chất thải.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành quy định rõ các loại hình
thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác và cả số
lượng cũng như loại chất thải phải thu gom, tần suất thu gom,
thời gian, tiếng ồn,…
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
7) Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn
Các loại giấy phép cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong
thu gom, đổ thải và xử lý chất thải rắn được ban hành để đảm
bảo công tác thải bỏ chất thải an toàn.
Các giấy phép về địa điểm đổ bỏ chất thải chỉ có thể cấp, nếu
như giấy phép quy hoạch có địa điểm này đã có hiệu lực, và
phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý đổ bỏ chất
thải quy định bao gồm: thời hạn; giám sát bởi người giữ giấy
phép; loại và số lượng chất thải, phương tiện xử lý chất thải;
các biện pháp đề phòng; những công việc thích hợp cho việc
giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành
trước khi được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
7) Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn
Các tiêu chuẩn liên quan tới chất thải rắn:
- Tiêu chuẩn: Lò đốt chất thải rắn y tế - Ppháp xác định nồng
độ bụi trong khí thải TCVN 7241:2003.
- Tiêu chuẩn: Lò đốt chất thải rắn y tế - Ppháp xác định nồng
độ cacbon TCVN 7242:2003; lưu huỳnh TCVN 7246:2003.
- Tiêu chuẩn: Lò đốt chất thải rắn y tế; TCVN_LodotCCRYT-
2005.
- Tiêu chuẩn: Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu
cầu chung về bảo vệ môi trường;TCVN 6696:2009
- Tiêu chuẩn: Chất thải rắn thông thường, phân loại; TCVN
6705:2009;
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại
• Theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “Chất
thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất
có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy,
dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc
tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người”
• Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phúng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ
ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy
hại khác”.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành
• Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu vận hành áp dụng
đối với những người tạo ra và vận chuyển chất thải độc hại
bao gồm các bước đăng ký với cơ quan quy tắc, phân tích
chất thải và lưu trữ hồ sơ để có thể theo dõi chất thải từ
điểm tạo ra cho tới điểm đổ bỏ cuối cùng.
• Các tiêu chuẩn kỹ thuật, vận hành quy định về các kỹ thuật
thiết kế, xây dựng và bảo trì cũng như các công nghệ kiểm
soát ô nhiễm đối với các phương tiện lưu giữ, xử lý và đổ bỏ
chất thải độc hại; quy định đối với các bãi chôn rác và các
đơn vị xử lý chất thải trên mặt đất.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại
Các tiêu chuẩn sản phẩm
• Một số nước kiểm soát việc thải bỏ các chất độc hại bằng
cách thông qua các tiêu chuẩn và các công cụ kiểm soát sản
phẩm.
Ví dụ, yêu cầu các tài liệu kỹ thuật đính kèm bản chào bán
hóa chất cần bao gồm thông tin về khả năng đổ bỏ hoặc thu
hồi ở các giai đoạn sử dụng khác nhau đối với hóa chất đó.
Việc chế tạo, bán, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đổ bỏ chất độc
nguy hiểm hoặc một số thuốc trừ sâu có thể bị cấm để ngăn
chặn sự ô nhiễm nghiêm trọng hoặc các tác động xấu đối với
sức khỏe.
III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại
Các tiêu chuẩn thải và các lọai giấy phép
• Các tiêu chuẩn thải quy định mức mà bất kỳ sự thải bỏ các
chất thải độc hại nào vào môi trường đều không được vượt
quá. Mức này trùng hợp với mức do các tiêu chuẩn chất
lượng môi trường xung quanh hiện hành đã quy định.
• Các giấy phép quy định: Các phương tiện xử lý, lưu chứa và
đổ bỏ các chất thải độc hại cần phải tuân theo một hệ thống
cấp giấy phép để đảm bảo hoạt động an toàn.
• Một số tiêu chuẩn về chất thải nguy hại: TCVN 5507-2002;
TCVN 6706:2009 ; TCVN 6707:2009 ; QCVN
07:2009/BTNMT .
CÂU HỎI CỦA CHƯƠNG
1) Tìm hiệu nội dung văn bản Luật Bảo vệ môi trường 2005;
phân tích các điều nào trong Luật thể hiện nguyên tắc “BVMT
là sự nghiệp của tòan dân, là trách nhiệm của từng người”
2) Tìm hiệu nội dung văn bản Luật Bảo vệ môi trường 2005;
phân tích các điều nào trong Luật thể hiện nguyên tắc “Người
nào gây ra ô nhiễm, người đó phải trả tiền”
3) Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2005, bạn hãy lấy một
ví dụ về một sai phạm trong xả thải gây ô nhiễm trong thực tế
và phân tích làm sáng tỏ tính xác thực của Luật.
4) Theo bạn tại Tp. HCM, vấn đề gì khó khăn trong việc thực
thi các điều khỏan Luật Bảo vệ môi trường 2005?

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phướcBài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phướcThanh Hoa
 
Hoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truongHoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truonglethao1491
 
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
NhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnNhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnsaobangkhoc0310
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤTĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤTnataliej4
 
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh nataliej4
 
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongChuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongLong Hoang Van
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Long Hoang Van
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Chương 3 nguyen nhan van de moi truong
Chương 3 nguyen nhan van de moi truongChương 3 nguyen nhan van de moi truong
Chương 3 nguyen nhan van de moi truongLong Hoang Van
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

Mais procurados (19)

Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phướcBài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phước
 
Hoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truongHoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truong
 
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
NhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnNhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
 
Kinh te moi_truong
Kinh te moi_truongKinh te moi_truong
Kinh te moi_truong
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤTĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
 
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...
 
ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...
ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...
ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...
 
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongChuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
 
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Chương 3 nguyen nhan van de moi truong
Chương 3 nguyen nhan van de moi truongChương 3 nguyen nhan van de moi truong
Chương 3 nguyen nhan van de moi truong
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
 

Destaque

Tin hoc may xay dung
Tin hoc may xay dungTin hoc may xay dung
Tin hoc may xay dungTran Quyet
 
Quy Hoach DH Dong Thap
Quy Hoach DH Dong ThapQuy Hoach DH Dong Thap
Quy Hoach DH Dong ThapNgo Hung Long
 
Chuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che bienChuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che biennhóc Ngố
 
Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1nhóc Ngố
 
Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3nhóc Ngố
 
đáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịchđáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịchnhóc Ngố
 
Quan trắc mt kim
Quan trắc mt   kimQuan trắc mt   kim
Quan trắc mt kimnhóc Ngố
 
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun doChuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun donhóc Ngố
 
Chuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyenChuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyennhóc Ngố
 
Ctdt khoa xddd&cn
Ctdt khoa xddd&cnCtdt khoa xddd&cn
Ctdt khoa xddd&cnTran Quyet
 
Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001banhe14
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)likebida
 
Thuyet trinh iso14000
Thuyet trinh iso14000Thuyet trinh iso14000
Thuyet trinh iso14000buoixi23
 
Kinh tế mt (2)
Kinh tế mt (2)Kinh tế mt (2)
Kinh tế mt (2)nhóc Ngố
 
Qlmt vva dn_nhom1
Qlmt vva dn_nhom1Qlmt vva dn_nhom1
Qlmt vva dn_nhom1nhóc Ngố
 

Destaque (20)

Tin hoc may xay dung
Tin hoc may xay dungTin hoc may xay dung
Tin hoc may xay dung
 
Quy Hoach DH Dong Thap
Quy Hoach DH Dong ThapQuy Hoach DH Dong Thap
Quy Hoach DH Dong Thap
 
Chuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che bienChuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che bien
 
Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1
 
Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3
 
đáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịchđáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịch
 
Quan trắc mt kim
Quan trắc mt   kimQuan trắc mt   kim
Quan trắc mt kim
 
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun doChuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
 
Chuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyenChuong 5 loi nguyen tai nguyen
Chuong 5 loi nguyen tai nguyen
 
Ctdt khoa xddd&cn
Ctdt khoa xddd&cnCtdt khoa xddd&cn
Ctdt khoa xddd&cn
 
Bg powerpoint
Bg powerpointBg powerpoint
Bg powerpoint
 
Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Kien thuc co ban ve hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)
 
Thuyet trinh iso14000
Thuyet trinh iso14000Thuyet trinh iso14000
Thuyet trinh iso14000
 
Kinh tế mt (2)
Kinh tế mt (2)Kinh tế mt (2)
Kinh tế mt (2)
 
Unfccc(egirl)
Unfccc(egirl)Unfccc(egirl)
Unfccc(egirl)
 
Bai06
Bai06Bai06
Bai06
 
Nhom12
Nhom12Nhom12
Nhom12
 
Thuyettrinh
ThuyettrinhThuyettrinh
Thuyettrinh
 
Qlmt vva dn_nhom1
Qlmt vva dn_nhom1Qlmt vva dn_nhom1
Qlmt vva dn_nhom1
 

Semelhante a van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep

EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptxEPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptxAM0709
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Nguyễn Quang Hiếu
 
Nhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdf
Nhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdfNhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdf
Nhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdfDuongVuHoang
 
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpCẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpPhanVuBao
 
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpCẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpLâm Nguyễn Hoàng
 
Bài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệp
Bài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệpBài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệp
Bài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệpNhuoc Tran
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docsividocz
 
LMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptx
LMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptxLMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptx
LMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptxNguynThNgcMai16
 
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát nataliej4
 
Nd 155 2016 nd cp moitruongvietwater
Nd 155 2016 nd cp moitruongvietwaterNd 155 2016 nd cp moitruongvietwater
Nd 155 2016 nd cp moitruongvietwaterDangcong Dung
 
Chuong 9 hien trang mt ttx bđkh
Chuong 9 hien trang mt ttx bđkhChuong 9 hien trang mt ttx bđkh
Chuong 9 hien trang mt ttx bđkhLong Hoang Van
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămDự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămnataliej4
 
Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong
Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong
Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong hoanguyen0609
 

Semelhante a van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep (20)

EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptxEPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
 
1_1_Khai niem.pdf
1_1_Khai niem.pdf1_1_Khai niem.pdf
1_1_Khai niem.pdf
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
 
Đề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAYĐề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAY
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
 
Nhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdf
Nhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdfNhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdf
Nhung-van-de-co-ban-ve-tieu-chuan-va-tieu-chuan-hoa.pdf
 
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpCẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
 
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpCẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
 
Bài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệp
Bài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệpBài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệp
Bài giảng Quản lý môi trường công nông nghiệp
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trườngBài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
LMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptx
LMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptxLMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptx
LMT_Quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-chất-thải-và-khí-thải.pptx
 
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
 
Nd 155 2016 nd cp moitruongvietwater
Nd 155 2016 nd cp moitruongvietwaterNd 155 2016 nd cp moitruongvietwater
Nd 155 2016 nd cp moitruongvietwater
 
Chuong 9 hien trang mt ttx bđkh
Chuong 9 hien trang mt ttx bđkhChuong 9 hien trang mt ttx bđkh
Chuong 9 hien trang mt ttx bđkh
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít nămDự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm
 
Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong
Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong
Thuyết trình ptct cao hoc. Chinh sach quan ly moi truong
 
Giaotrinhquantrac congtymoitruong
Giaotrinhquantrac congtymoitruongGiaotrinhquantrac congtymoitruong
Giaotrinhquantrac congtymoitruong
 

Mais de nhóc Ngố

Quản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựaQuản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựanhóc Ngố
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongnhóc Ngố
 
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMvấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMnhóc Ngố
 
năng lượng gió
năng lượng giónăng lượng gió
năng lượng giónhóc Ngố
 
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạtài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạnhóc Ngố
 
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
 quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt namnhóc Ngố
 
Nang luong mat troi
Nang luong mat troiNang luong mat troi
Nang luong mat troinhóc Ngố
 
tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
 tìm hiểu nhà này điện hạt nhân tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
tìm hiểu nhà này điện hạt nhânnhóc Ngố
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấynhóc Ngố
 
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà NẵngỨng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵngnhóc Ngố
 
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáoXây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáonhóc Ngố
 
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngỨng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngnhóc Ngố
 
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức nhóc Ngố
 
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhấtVận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhấtnhóc Ngố
 
Pp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vịPp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vịnhóc Ngố
 
Pp luan phien tung bien
Pp luan phien tung bienPp luan phien tung bien
Pp luan phien tung biennhóc Ngố
 
Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2nhóc Ngố
 
quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1nhóc Ngố
 

Mais de nhóc Ngố (20)

Quản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựaQuản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựa
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
 
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMvấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
 
năng lượng gió
năng lượng giónăng lượng gió
năng lượng gió
 
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạtài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
 
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
 quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
 
Nang luong mat troi
Nang luong mat troiNang luong mat troi
Nang luong mat troi
 
tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
 tìm hiểu nhà này điện hạt nhân tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấy
 
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà NẵngỨng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
 
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáoXây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
 
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngỨng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
 
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
 
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhấtVận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
 
Pp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vịPp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vị
 
Pp leo dốc
Pp leo dốcPp leo dốc
Pp leo dốc
 
Pp luan phien tung bien
Pp luan phien tung bienPp luan phien tung bien
Pp luan phien tung bien
 
Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2
 
quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1
 

van ban phap quy ve quan ly moi truong do thi va khu cong nghiep

  • 1. CHƯƠNG II: CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP
  • 2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ MT ĐT&KCN • Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, các áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng. Các áp lực đó sẽ làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, gây ra tác hại lớn đối với sức khỏe cộng đồng, làm suy thoái các hệ sinh thái, gây ra biến đổi khí hậu, …, hậu quả là gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, không đảm bảo sự phát triển bển vững. • Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Mọi người, mọi tổ chức kinh tế và xã hội cần phải có hiểu biết về pháp luật, các quy định và tiêu chuẩn môi trường của nước ta.
  • 3. Các nội dung chính: 1) CÁC VĂN BẢN LUẬT PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3) CÁC TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
  • 4. 1) Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005 • Luật BVMT năm 1993 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 29/11/1993 và Luật BVMT năm 1993 chính thức có hiệu lực từ ngày 10/1/1994 • Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. • Luật BVMT năm 2005 được trình bày theo 3 vấn đề chính: (i) Suy thóai môi trường; (ii) Ô nhiễm môi trường; (iii) Sự cố môi trường./ I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  • 5. 1) Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005 Luật BVMT năm 2005 xác định các hành vi tương ứng là: (i) phòng ngừa; (ii) xử lý; và (iii) khắc phục ô nhiễm môi trường. Luật BVMT năm 2005 gồm tổng cộng 15 chương và 136 điều: • Phần mở đầu • Chương 1. Những quy định chung, gồm 7 điều (1 – 7). • Chương II. Tiêu chuẩn môi trường, gồm 6 điều (8 – 13). • Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược,Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, gồm 14 điều (14 – 27). • Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, gồm 7 điều (28 – 34). I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  • 6. 2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT a) Về một số định nghĩa, khái niệm: (i) Môi trường tự nhiên; (ii) Môi trường xã hội, môi trường nhân văn; (iii) Suy thóai môi trường; (iv) Ô nhiễm môi trường; (v) Sự cố môi trường; … b) Luật BVMT quán triệt các nguyên tắc chính BVMT:  BVMT là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của từng người;  Phòng ngừa ô nhiễm hơn là chữa trị ô nhiễm;  Người nào gây ra ô nhiễm, người đó phải trả tiền;  Tính hệ thống của hoạt động BVMT./ I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  • 7. I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT c) Luật BVMT quy định về Tiêu chuẩn môi trường: • Nguyên tắc chung: “Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” – điều 8. • Các tiêu chuẩn chính: (i) tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; (ii) Tiêu chuẩn về chất xả thải (khí, nước, rắn, nguy hại, tiếng ồn)./
  • 8. 2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT d) Luật BVMT quy định về nội dung và phạm vi áp dụng đối với đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường  Các điều 14, 15, 16 và 17 nêu trình tự của việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.  Các điều 18, 19, 20 đến 23 nêu chi tiết các lọai dự án nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.  Các điều 24, 25, 26 và 27 quy định đối tượng thực hiện dự án phải lập báo cáo cam kết bảo vệ môi trường. e) Các quy định về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ./ I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  • 9. 2) Giới thiệu các nội dung cơ bản Luật BVMT f) Các quy định về bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn : cụ thể hóa việc bảo vệ môi trường trong đô thị và nông thôn. g) Bảo vệ môi trường nước, nguồn nước :nêu rõ các quy định về các thành phần cấu thành chất lượng các nguồn nước trong tự nhiên, nhân tạo và tại khu bảo tồn, đô thị, khu công nghiệp hay nông thôn. h) Quản lý chất thải . i) Quan hệ quốc tế về BVMT. j) Trách nhiệm điều tra, giải quyết tranh chất, bồi thường thiệt hại : phân định trách nhiệm trong gây ô nhiễm,…và bồi thường thiệt hại. I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  • 10. I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3) Giới thiệu Nghị định 80/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường Nghị định 80/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công khai thông tin, dữ liệu về môi trường.. Xem tòan bộ văn bản
  • 11. I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4) Các văn bản pháp quy dưới luật về BVMT • Quyết định số 2575/1999/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 08 năm 1999: Về việc ban hành Quy chế quản lí chất thải y tế • Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003: Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải • Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. • Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi
  • 12. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về TC hệ thống QLMT ISO 14000 "Hệ thông quản lý môi trường là gì ?". • Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu tổ chức về khía cạnh môi trường của cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị sản xuất ...), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ tục, nguồn nhân lực, vật lực và những trách nhiệm ... đủ khả năng thực thi môi trường trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức, đánh giá tác động môi trường ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức mình.
  • 13. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về TC hệ thống QLMT ISO 14000 "Hệ thông quản lý môi trường là gì ?". • Hệ thống quản lý môi trường là thiết yếu, không thể thiếu được để tổ chức có khả năng nhìn thấy trước sự tiến triển thực thi môi trường sẽ diễn ra và bảo đảm sự tuân thủ các yêu cầu quốc gia và quốc tế về bảo vệ mồi truồng. Hệ thống quản lý môi trường thu được kết quả tốt khi mà công việc quản lý môi trường được tiến hành cùng với các ưu tiên hàng đầu khác của tổ chức.
  • 14. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Hệ thống QLMT cần thực hiện các nguyên tắc sau: • Thiết lập chính sách môi trường tiếp cận, trước hết là chính sách khống chế ô nhiễm; • Xác định các yêu cầu pháp quy về khía cạnh môi trường liên quan tới hoạt động, dịch vụ và sản phẩm của tổ chức; • Phát triển công tác quản lý và giao trách nhiệm bảo vệ môi trường rành mạch, rõ ràng đối với từng người lao động; • Khuyến khích lập kế hoạch môi trường ở mọi công đoạn hoạt động của tổ chức, từ công đoạn thu mua nguyên vật liệu đến công đoạn bán sản phẩm;
  • 15. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Hệ thống QLMT cần thực hiện các nguyên tắc sau: • Thiết lập quá trình quản lý có tính kỷ cương để đạt được mức thực thi môi trường đã đề ra; • Bảo đảm nguồn lực có khả năng, bao gồm cả công việc đào tạo nhân lực, để có cơ sở thực hiện mục tiêu đã đề ra; • Thiết lập và bảo trì chương trình đáp ứng kịp thời và chuẩn bị chu đáo đối với trường hợp có sự cố xảy ra; • Thiết lập hệ thống kiểm soát và bảo trì chương trình hoạt động liên tục, để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi hệ thống quản lý môi trường;
  • 16. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Hệ thống QLMT cần thực hiện các nguyên tắc sau: • Đánh giá kịp thời sự thực hiện môi trường trái ngược với chính sách và mục tiêu đã đề ra và tìm biện pháp cải thiện; • Thiết lập một quá trình quản lý để có thể xem xét lại và kiểm soát toàn hệ thống quản lý môi trường và nhận biết các cơ hội đối với sự cải thiện hệ thống và thực hiện môi trường có kết quả; • Thiết lập và bảo trì thông tin kịp thời với mọi người hữu quan ở trong nội bộ và ở ngoài cơ quan; • Khuyến khích các đối tác hợp đồng và những người cung ứng cùng thiết lập hệ thống quản lý môi trường./
  • 17. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 " Tiêu chuẩn ISO 14000 là gì ?". Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) với mong muốn hài hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các nước trên phạm vi thế giới, nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán quốc tế và đẩy mạnh quá trình cải thiện sự thực hiện bảo vệ môi trường ở các công ty sản xuất, nên tháng 1 năm 1993 đã thành lập Ban kỹ thuật 207 (TC. 207) để xây dựng bộ Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, nó tương tự như bộ tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 14000, đã được phổ biến và thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới.
  • 18. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 " Tiêu chuẩn ISO 14000 là gì ?". • Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, công ty) không ngừng cải thiện và ngân ngừa ô nhiễm môi trường bằng hệ thống quản lý môi trường của mình, như luôn luôn tiến hành đánh giá và cải tiến sự thực hiện bảo vệ môi trường của công ty. • Tiêu chuẩn ISO 14000 đòi hỏi mỗi tổ chức sản xuất phải tự thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện có hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện môi trường và toàn bộ người trực tiếp sản xuất cũng như quản lý tham gia vào hệ thống quản lý môi trường của
  • 19. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Các nước tham gia Ban kỹ thuật TC. 207 có thể là thành viên chính thức, hoặc là thành viên quan sát (Observe). Nước ta đang là thành viên quan sát của TC. 207. Những Dự thảo tiêu chuẩn đạt 80% phiếu tán thành sẽ được xem là thông qua. Ban kỹ thuật ISO 14000 chia thành 6 tiểu ban: • Tiểu ban 1 (SC1) : Hệ thống quản lý môi trường; • Tiểu ban 2 (SC2) : Kiểm toán môi trường; • Tiểu ban 3 (SC3) : Nhãn môi trường; • Tiểu ban 4 (SC4) : Đánh giá thực hiện môi trường; • Tiểu ban 5 (SC5) : Đánh giá chu trình sống; • Tiểu ban 6 (SC6) : Phạm trù và định nghĩa;
  • 20. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể phân làm hai loại: • Loại quản lý - Gồm 3 loại tiêu chuẩn: Hệ thống quản lý môi trường (EMS), kiểm toán môi trường (EA) và đánh giá sự thực thi môi trường (EPE). • Loại quá trình/thiết kế - Gồm 2 loại tiêu chuẩn: Nhãn sinh thái (nhãn môi trường) (EL) và phân tích chu trình sống (LCA).
  • 21. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Danh mục thành phần của tiêu chuẩn ISO 14000: Tiểu ban sọan thảo Mã số Tên văn bản SC1 14001 EMS - Quy cách kỹ thuật 14004 EMS - Hướng dẫn chung 14002 EMS - Hướng dẫn đối với xí nghiệp vừa và nhỏ SC2 14010 Hướng dẫn đánh giá môi trường - nguyên lý chung 14011.1 Hướng dẫn đánh giá môi trường - phần 1: Kiểm toán EMS 14011.2 Hướng dẫn đánh giá môi trường - phẩn II: Kiểm toán lời phàn nàn 14011.3 Hướng dẫn đánh giá môi trường - phần III: Kiểm toán về hiện trạng môi trường 14012 Hướng dãn đánh giá môi trường - Tiêu chuẩn chất lượng đối với người kiểm toán môi trường 14013 Quản lý các chương trình kiểm toán hệ thống môi trường 14014 Hướng dẫn xem xét lại môi trường 14015 Hướng dẫn đánh giá nơi diễn ra môi trường SC3 14020 Nguyên tắc cơ bản đối với nhãn môi trường
  • 22. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Danh mục thành phần của tiêu chuẩn ISO 14000: Tiểu ban soạn thảo Mã số Tên văn bản 14021 EL - Phạm trù và định nghĩa - Quyền bồi thường môi trường và tự tuyên bố 14022 Biểu tượng nhãn môi trường (dạng II) 14023 EL - Phương pháp luận kiểm tra và thẩm tra 14024 Hướng dẫn về nguyên tắc, thực tiễn và chỉ tiêu đối với chương trình chứng nhận - Hướng dẫn thủ tục chứng nhận SC4 14031 Đánh giá chung về sự thực hiện môi trường 14032 Các chỉ số thực hiện môi trường đặc trưng công nghiệp SC5 14040 LCA - Nguyên tắc chung và thực tiễn 14041 LCA - Phân tích kiểm kê chu trình sống 14041 LCA - Đánh giá tác động chu trình sống 14043 LCA - Đánh giá sự cải thiện chu trình sống SC6 14050 Quản lý môi trường - Phạm trù và định nghĩa WG1 14060 Hướng dẫn về khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm.
  • 23. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn hệ thống QLMT ISO 14000 Quan hệ qua lại về khía cạnh môi trường giữa những người sản xuất công nghiệp, chính quyền Nhà nước, các nhóm có quyền lợi và cộng đồng nhân dân được thể hiện. ISO 14001 Những yếu tố cơ bản của quy cách kỹ thuật với chứng nhận HTQLMT ISO 14010-12 Kiểm tóan môi trường ISO 14031 Đánh giá sự thực thi môi trường ISO 14020-24 Nhãn môi trường ISO 14040-43 Đánh giá chu trình sống
  • 24. 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường: Hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental Management System) là cấu trúc tổ chức cơ quan (công ty sản xuất) về khía cạnh môi trường, bao gồm các biện pháp thực hiện, quá trình tiến hành, sử dụng tài lực, nhân lực, trách nhiệm cá nhân và tổ chức nhằm thực thi quản lý môi trường. • ISO 14001/1996 : Hệ thống quản lý môi trường - Quy định và hướng dẫn sử dụng. • ISO 14004/1996 - Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về các nguyên tắc hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  • 25. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường: Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường: • Xác định chính sách: xác định một chính sách quản lý môi trường cấp cao. Chính sách này bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động môi trường. Nó phải được tư liệu hóa, truyền đạt cho mọi cán bộ và cho quảng đại quần chúng.
  • 26. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường: Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường: • Giai đoạn quy hoạch: xác định lĩnh vực môi trường và yêu cầu pháp lý liên quan tới hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty; xây dựng, tư liệu hóa mục tiêu và các đối tượng môi trường tại mỗi cấp tổ chức, các giải pháp kỹ thuật; xây dựng một chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, định rõ trách nhiệm ở từng cấp tổ chức, tư liệu hóa và thông tin về những trách nhiệm này; cụ thể hóa các biện pháp và thời hạn đạt được mục tiêu nêu ra.
  • 27. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường: Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường: • Giai đoạn thực hiện: cung ứng công nghệ, tài chính và nhân lực cần thiết cho các hệ thống quản lý môi trường, chỉ định đại diện quản lý cụ thể; đào tạo và các phương pháp nâng cao nhận thức cho nhân viên; các quy trình truyền thông nội bộ và ra bên ngoài; tư liệu hóa và kiểm soát tài liệu; kiểm soát việc vận hành hệ thống.
  • 28. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường: Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường: • Giai đoạn kiểm tra: giám sát và đánh giá tiến trình vận hành cũng như việc thiết lập một chương trình kiểm toán hệ thống quản lý môi trường nhằm xác định sự tuân thủ theo các mục tiêu và các yêu cầu tiêu chuẩn và cung cấp thông tin cho việc thẩm định quản lý; hoạt động phòng ngừa và sửa chữa trong trường hợp không tuân thủ và tư liệu hóa các hoạt động đó; duy trì các hồ sơ môi trường, bao gồm cả các hồ sơ đào tạo, kiểm toán và các kết quả
  • 29. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý Môi trường: Tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 xác định các yếu tố chủ chốt sau đây của một hệ thống quản lý môi trường: • Thẩm định của cấp quản lý: cấp quản lý phải thẩm định hệ thống quản lý môi trường nhằm bảo đảm là hệ thống vẫn tiếp tục một cách có hiệu quả, dựa vào các kết quả kiểm toán mà thay đổi hoàn cảnh và sự cam kết cải thiện. Những thay đổi phải được tư liệu hóa.
  • 30. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường: • Kiểm toán môi trường (EA - Environmental Auditing) là một hệ thống hóa các thông tin và văn bản, từ đó nhằm thu được các bằng chứng chứng tỏ công ty có hoặc không thực thi hoạt động môi trường, hoặc hệ thống quản lý môi trường của công ty đã được điều chỉnh so với tiêu chuẩn. • Chương trình EA của Tiêu chuẩn được xem là công cụ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường trong thực thi và cải thiện khả năng của hệ thống đó.
  • 31. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường: Tiêu chuẩn ISO 14000 hướng dẫn các tổ chức (công ty) biết cách tiến hành tự kiểm toán hệ thống quản lý môi trường. Theo tiêu chuẩn ISO thì nguyên lý chung của quá trình kiểm toán môi trường là: • Mục tiêu phải được xác định rõ ràng và kiểm toán phải có hệ thống hóa; • Phương pháp luận kiểm toán phải cụ thể và chính xác; • Các bằng chứng tìm thấy phải dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp các thông tin và các văn bản có tính phù hợp.
  • 32. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về kiểm toán môi trường: • Các phương pháp tìm kiếm bằng chứng có thể là phỏng vấn, kiểm tra các tài liệu và các thủ tục quan sát hiện trường. • ISO 14010/1996: Hướng dẫn kiểm toán môi trường - Các nguyên tắc chung. • ISO 14011/1996: Quy trình kiểm toán - Đánh giá hệ thống quản lý môi trường. • ISO 14012/1996: Tiêu chuẩn năng lực đối với các kiểm toán viên về môi trường. Tiêu chuẩn này đưa ra các căn cứ về mặt chuyên môn/nghiệp vụ đối với các kiểm toán viên môi
  • 33. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về chỉ số và cách đánh giá sự thực hiện MT: • Quy định về đánh giá sự thực hiện môi trường và các chỉ số nhằm cung cấp công cụ cho các công ty tự đánh giá mức độ thực hiện và ảnh hưởng tác động hoạt động của các hệ thống quản lý môi trường đối với môi trường. • Cũng giúp cho một tổ chức nào đó xác định và tính toán những tác động của các hoạt động của mình đối với môi trường, tính toán chi phí và lợi nhuận tài chính của các hoạt động liên quan đến môi trường. Điều này cho phép cơ sở thực thi việc huy động các nguồn lực vào hoạt động BVMT một cách hợp lý hơn và hiệu quả hơn.
  • 34. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TC HTQLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về đánh giá chu trình sống: • Đánh giá chu trình sống là tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm, là một quá trình phân tích tác động của sản xuất sản phẩm xảy ra trong toàn bộ quá trình sống của nó, sự đánh giá đó bao gồm sự phân tích từ các khâu: khai thác nguyên liệu, quá trình sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ đi. • Mục tiêu của tiêu chuẩn về đánh giá chu trình sống là cung cấp cho các công ty các công cụ lựa chọn các quyết định trong quá trình lập kế hoạch, quá trình sản xuất, thiết kế công nghệ cũng như phương pháp sản xuất, để giải quyết vấn đề bồi hoàn người tiêu thụ sản phẩm.
  • 35. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: • Nhãn môi trường hay còn gọi là nhãn sinh thái, là tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm, chính là sự thực thi bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn sản phẩm, thúc đẩy thiết kế sản xuất các sản phẩm có xét đến bảo vệ môi trường. Nhãn môi trường là công cụ thể hiện và minh họa chất lượng đặc tính môi trường của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
  • 36. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: • ISO 14020: Mục đích và nguyên lý của nhãn môi trường - Nguyên lý và thực hành chương trình ghi nhãn môi trường, nhằm thiết lập các quy trình, chuẩn cứ và phương pháp ghi nhãn môi trường được chấp nhận chung trên toàn thế giới; • ISO 14021: Ghi nhãn môi trường - Tự công bố các yêu cầu về môi trường - Thuật ngữ và định nghĩa; • ISO 14022: Ghi nhãn môi trường - Biểu tượng; • ISO 14023: Ghi nhãn môi trường - Thử nghiệm và phương pháp luận kiểm định; • ISO 14024:Ghi nhãn môi trường - Chương trình hành nghề, quy trình chứng nhận cho các chương trình đa chuẩn
  • 37. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: Các tiêu chuẩn ISO 14000 về nhãn môi trường bảo đảm sự đánh giá có tính quốc tế đáng tin cậy về đặc tính môi trường cũng như các thông tin của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tiêu chuẩn ISO 14000 quy định 3 dạng nhãn môi trường: • Dạng 1: được thừa nhận của phía thứ ba (Nhà nước hay tư nhân) rằng nó phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000; • Dạng 2: là thuộc quyển tự tuyên bố của người sản xuất, nhập khẩu, phân phối hay bán sản phẩm và chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu tuyên bố nhãn không chính xác; • Dạng 3: là nhãn thông tin về sản phẩm trên cơ sở các chỉ tiêu đã điều chỉnh so với ISO 14000, các nhãn loại này có
  • 38. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu I): • Không được nhầm lẫn và làm cho các thuộc tính của sản phẩm phải rõ ràng; • Tạo lập thông tin cấp nhãn môi trường trên cơ sở cách tiếp cận chu trình sống; • Sử dụng các phương pháp khoa học và mô phỏng để đánh giá tác động môi trường của sản phẩm; • Tuân theo các hướng dẫn đã được thừa nhận liên quan tới các phương pháp kiểm định và tránh việc kiểm định tạo ra các hàng rào thương mại;
  • 39. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu I): • Sử dụng các quy trình và các phương pháp rõ ràng; • Đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho mọi bên; • Bao gồm cả hệ thống thông tin đối với người tiêu dùng; • Xử lý các sản phẩm trong nước và của nước ngoài theo một cách thức rõ ràng không có phân biệt; • Khuyếch khích cải tiến nhằm cải thiện hoạt động môi trường; xem xét lại các chỉ tiêu cấp nhãn một cách định kỳ nhằm kết hợp thêm những triển khai mới./
  • 40. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu II): • Các thông lệ phải dựa vào 9 nguyên tắc cơ bản nêu ở trên; • Định nghĩa loại sản phẩm và các chỉ tiêu sinh thái cần phải đưa vào tất cả các cách tiếp cận công nghiệp thay thế và tránh việc bỏ sót sản phẩm hoặc quy trình liên quan được chấp nhận về mặt môi trường tại nước tham gia xây dựng; • Những yêu cầu liên quan tới mặt bằng sản xuất phải quan tâm đến những yêu cầu về MT quốc gia của nước sản xuất; • Các thủ tục hành chính nhằm thẩm tra việc cấp nhãn hiệu cho người sản xuất phải không được phân biệt.
  • 41. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2) Nội dung cơ bản của TCHT QLMT ISO 14000 Các tiêu chuẩn về nhãn môi trường: Các chương trình cấp nhãn môi trường cần phải (kiểu III): • Nhãn phù hợp với 9 nguyên tắc cơ bản của ISO 14000; • Xác định loại sản phẩm và chỉ số sinh thái của sản phẩm là phù hợp với bảo vệ môi trường ở nước sản xuất; • Trong sự phát triển các chỉ số môi trường của sản phẩm có sự tham gia của người sản xuất ở trong nước cũng như người ở nước ngoài; • Không cần phải kiểm tra các thủ tục hành chính để thừa nhận nhãn môi trường của sản phẩm; • Các yêu cầu về môi trường của nước sản xuất đã được thực hiện và được kiểm kê.
  • 42. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3) Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở nước ta • Ngày 10/10/1994 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KHCN&MT) đã ký quyết định số 232/TĐC - QĐ thành lập Ban kỹ thuật TCVN/TC 207 về Quản lý môi trường. • Áp dụng bộ ISO 14000 có thể sẽ đòi hỏi các cơ sở sản xuất/ công ty phải dành phần chi phí để thiết lập Hệ thống QLMT và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên, khi áp dụng chúng, chắc nhắn bộ ISO 14000 sẽ mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và bảo vệ môi trường. • Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng; số doanh nghiệp nhận
  • 43. II. TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3) Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở nước ta Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với Cục Môi trường (Bộ KH, CN và MT) đã phối hợp chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), đó là: • TCVN 14001/1997 - HTQLMT- QĐ các hướng dẫn áp dụng; • TCVN 14004/1997 - HTQLMT- Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ; • TCVN 14010/1997 – HD ĐGMT - Các nguyên tắc chung; • TCVN 14011/1997 – HD ĐGMT - Quy trình đánh giá - Đánh giá hệ thống quản lý môi trường. • TCVN 14012/1997 – HD ĐGMT - Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá viên về môi trường.
  • 44. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường ở hầu hết các nước trên thế giới; xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra các giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng.
  • 45. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường Các loại tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh; tiêu chuẩn thải nước, thải khí, chất thải rắn; tiêu chuẩn dựa vào công nghệ; tiêu chuẩn vận hành; tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn về quy trình công nghệ; quy cách kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn hóa các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích môi trường.
  • 46. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh chủ yếu được dùng để bảo vệ chất lượng nước và không khí. Chúng cung cấp các mục tiêu cho công cụ quản lý Mệnh lệnh-và-Kiểm soát, cũng như các chính sách kinh tế phục vụ kiểm soát ô nhiễm. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh được đặt ra trên cơ sở những tiêu chuẩn khoa học đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người và số lượng tổn thất có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định.
  • 47. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh quy định những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối với một số thông số cụ thể, tại những địa điểm cụ thể. Chúng dựa trên những tiêu chuẩn khoa học và yêu cầu sử dụng của một nguồn nước cụ thể. Việc đạt tới một tiêu chuẩn nào đó đòi hỏi phải xác định một giới hạn mà lượng ô nhiễm thải ra không được phép vượt quá.
  • 48. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh Ưu điểm: (i) việc đặt ra mục tiêu chất lượng sẽ giới hạn sự phát triển của một khu vực tới một mức độ thích hợp. Cách duy nhất để mở rộng phát triển, vẫn đảm bảo mức chất lượng môi trường đã định là phải đổi mới công nghệ xử lý nước. (ii) chúng cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu lực của kiểm soát thải bỏ nước thải. (iii) chúng cũng đặt ra các ưu tiên và mục tiêu mà hoạt động kiểm soát đó cần phải thực hiện.
  • 49. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh Khó khăn: (i) khi tác dụng tổng hợp của một số nguồn thải đổ chất thải vượt quá khả năng tự phân hủy các chất ô nhiễm của các vùng nước tiếp nhận. (ii) vấn đề xác định những nồng độ có thể tiếp nhận của các chất ô nhiễm khác nhau là phức tạp, nhất là khi những nồng độ này là nhỏ.
  • 50. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh là những giới hạn được đặt ra đối với các chất ô nhiễm không khí trong không khí ngoài trời. Các tiêu chuẩn này cần phải được đáp ứng thông qua việc áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm nâng cao.
  • 51. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường b) Tiêu chuẩn thải nước và thải khí Là các trị số trung bình hay tối đa của các nồng độ hay số lượng chất ô nhiễm do một nguồn riêng lẻ, tại điểm đổ thải, có thể được phép thải vào các vùng nước hay vào khí quyển. Các tiêu chuẩn xả thải có thể được đặt ra cho các ngành công nghiệp riêng biệt. Trong một số trường hợp, có sự phân biệt giữa các tiêu chuẩn có thể áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp và các tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho các ngành công nghiệp riêng biệt. Các tiêu chuẩn khác nhau cũng có thể quy định các biện pháp để thực hiện các mục tiêu môi trường cụ thể.
  • 52. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường b) Tiêu chuẩn thải nước và thải khí Các tiêu chuẩn xả thải nước, cung cấp một phương quản lý tiện trực tiếp để kiểm soát ô nhiễm với một mức dự đoán thích hợp về chất lượng nước mặt. Ưu điểm: các tiêu chuẩn xả thải thích hợp có thể là phương cách tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm nước. Một số điểm yếu: (i) các tiêu chuẩn xả thải nước quốc gia áp dụng chung, không phân biệt tính địa phương trong yêu cầu chất lượng của nguồn nước. (ii) nơi nào có nhiều nguồn xả thải nước bẩn, việc đánh giá rất khó và có thể không thực hiện được. (iii) nó đòi hỏi chi phí hành chính và thực thi lớn.
  • 53. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1) Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường c) Tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình Các tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình đặt ra một mức tối đa (mức trần) pháp lý về số lượng chất ô nhiễm được phép thải vào nước mặt, nước ngầm và khí quyển. Sự cấm hoàn toàn việc sử dụng hoặc sản xuất một sản phẩm gây ô nhiễm chưa có được vật thay thế tương tự có thể là một hình thức chặt chẽ nhất của luật pháp. Các vật thay thế tương tự thường có thể có, với một phần chi phí bổ sung. Do đó, cấm sản phẩm hay quy trình có thể là một công cụ chính sách hữu hiệu khi có được những vật phẩm thay thế với chi phí bổ sung thấp.
  • 54. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước Môi trường nước là một thành phần rất quan trọng của môi trường tự nhiên. Ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đều đã sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh và các tiêu chuẩn nước thải ra là các công cụ pháp lý cơ bản để kiểm soát và bảo vệ môi trường nước. Trong quản lý và xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước được chia thành 3 đối tượng chủ yếu sau đây: - Nước mặt: nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao ... - Nước ngầm: nước ở dưới mặt đất. - Nước biển ven bờ: nước biển ven bờ, các vịnh, các áng, các đầm, phá ven bờ...
  • 55. a) Tiêu chuẩn nước mặt Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh là giới hạn tối đa cho phép sự tồn tại các chất ô nhiễm trong nước mặt, được đặt ra để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự cân bằng sinh thái và môi trường sống. Nước mặt phân loại theo yêu cầu sử dụng : - Nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt, được ký hiệu là A1; - Nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định, bảo tồn độc thực vật thủy sinh, tắm, rửa, vui chơi giải trí, thể thao, được ký hiệu là nước loại A2; III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước
  • 56. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước a) Tiêu chuẩn nước mặt TC nước thải chảy vào môi trường nước mặt • Tiêu chuẩn nước thải quy định giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm và nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. • Tiêu chuẩn nước thải dùng để kiểm soát mức độ ô nhiễm và tính chất của nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi thải đổ vào các vực nước. • Tiêu chuẩn xả thải chất ô nhiễm là một quy định nhằm kiểm soát sự xả thải các chất ô nhiễm để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh.
  • 57. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước a) Tiêu chuẩn nước mặt Quy chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt • QCVN 29:2010/BTNMT - Nước thải kho, hàng xăng dầu. • QCVN 28:2010/BTNMT - Nước thải Y tế. • QCVN 25:2009/BTNMT - Nước thải bãi chôn lấp. • QCVN 24:2009/BTNMT - Nước thải công nghiệp. • QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt. • QCVN 13:2008/BTNMT - Nước thải công nghiệp dệt may. • QCVN 12:2008/BTNMT - Nước thải cn giấy và bột giấy. • QCVN 11:2008/BTNMT - Nước thải cn chế biến thủy sản. • QCVN01:2008/BTNMT - Nước thải chế biến cao su TN
  • 58. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước b) Tiêu chuẩn nước ngầm • Ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều cấm tuyệt đối việc đổ xả nước thải vào nguồn nước ngầm, vì khả năng tự làm sạch của nước ngầm là vô cùng nhỏ bé. Việc xả thải nước ô nhiễm, suy thóat đất, khai thác nước ngầm không đúng kỹ thuật đều dẫn tới ô nhiễm và suy thóai nước ngầm. Các tiêu chuẩn thải nước giới hạn số lượng hay nồng độ của một chất thải ra từ một nguồn nào đó làm ô nhiễm nước ngầm. • Quy chuẩn về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT được Bộ TNMT ban hành. 
  • 59. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước b) Tiêu chuẩn nước ngầm • Các tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn chọn địa điểm khai thác, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và đóng cửa các nguồn làm ô nhiễm nước ngầm. Như các giếng khoan hút nước, các bể chứa ngầm, các bãi chôn rác,…, các bể chứa phân, các khu khai thác mỏ, chất thải. • Các tiêu chuẩn kỹ thuật là phương cách được sử dụng kiểm soát các nguồn chính gây ô nhiễm nước ngầm. Việc giám sát và cưỡng chế thi hành rất khó khăn, bởi vì phương tiện làm rò rỉ chất ô nhiễm vào nước ngầm có thể vi phạm tiêu chuẩn trong nhiều năm mới có thể phát hiện ra hậu quả.
  • 60. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước b) Tiêu chuẩn nước ngầm • Việc kiểm soát sử dụng đất cũng là một biện pháp quan trọng bảo vệ nước ngầm, cần phải khoanh vùng bảo vệ nguồn nước ngầm. Không bố trí các khu sản xuất và sinh hoạt có nguồn ô nhiễm lớn ở gần các khu vực nước ngầm có tính "nhạy cảm" và các khu giếng khoan nước ngầm. Đối với các đô thị, khu công nghiệp ở ven bờ biển cần phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nước ngầm để tránh khai thác quá mức gày ra xâm nhập mặn.
  • 61. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước b) Tiêu chuẩn nước ngầm • Các tiêu chuẩn sản phẩm: phương cách cấm hoặc hạn chế việc bán và sử dụng các dung môi làm sạch hệ thống nhiễm khuẩn vì chúng có hại cho nước ngầm. Các biện pháp kiểm soát thuốc trừ sâu là việc đăng ký các sản phẩm hóa chất và thuốc trừ sâu. Các kiểm soát khác liên quan đến thuốc trừ sâu quy định chỉ được sử dụng các máy phun đã được chứng nhận, và yêu cầu phải có nhãn sản phẩm cải tiến có chỉ dẫn về cách bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • 62. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 2) Tiêu chuẩn về môi trường nước c) Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ • Bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ là việc rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở nước ta. • Năm 2008 Bộ TNMT đã ban hành Quy chuẩn chất lượng nước biển ven bờ: QCVN10:2008/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ và dùng để đánh giá chất lượng nước của các vùng nước biển ven bờ. 
  • 63. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí nặng nề, gây tác hại lớn đến sức khỏe con người, tàn phá thực vật và động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, cho nên vấn đề chất lượng môi trường không khí đã trở thành một vấn đề khoa học riêng, có tính chất quan trọng. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí là cơ sở pháp lý để kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lý các vi phạm môi trường và đánh giá tác động môi trường, v.v... /
  • 64. 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí theo nguồn xả thải bao gồm: • Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy, xí nghiệp, giao thông, v.v..., đó là tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh; • Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải tĩnh (khí thải từ ống khói của nhà máy) và nguồn thải động (khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không). Bất cứ một cơ sở sản xuất nào hay một nguồn thải ô nhiễm nào đều phải đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn trên./ III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
  • 65. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh • Thành phần khí sạch trong không khí: O2, N, hơi nước và các khí khác. • Sáu chất ô nhiễm quan trọng trong không khí là: cacbon oxit (CO), lưu huỳnh oxit (SOx), chủ yếu là SO2, hyđro cacbon (HC), nitơ oxit (NOx), chủ yếu là NO2 và NO, ôzon (O3) và bụi lơ lửng. • Nồng độ chất độc hại trong không khí thường không phải là hằng số theo thời gian. Nó luôn biến đổi, phụ thuộc vào điều kiện khí tượng, đặc điểm của nguồn thải và hình dạng, mật độ quy hoạch xây dựng của khu vực, v.v... /
  • 66. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh • Trong điều kiện và khả năng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện nay chưa thể loại trừ hoàn toàn chất thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất, cho nên người ta đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo đảm cho môi trường không khí tương đối trong sạch. • Mức độ trong sạch của không khí được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong 1 đơn vị thể tích (mg/m3). • Trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh người ta thường dùng trị số nồng độ cực đại cho phép./
  • 67. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh • Năm 2009 Bộ TNMT đã ban hành Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh: QCVN 05:2009/BTNMT. TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 3 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi ≤ 10 μm (PM10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: Dấu (-) là không quy định
  • 68. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí b) Cộng tác dụng của nhiều chất ô nhiễm trong MT KK • Trong các bản tiêu chuẩn hay các bản hướng dẫn thiết kế vệ sinh thường cho trị số giới hạn cho phép nồng độ (mg/m3) của từng chất độc hại trong không khí. • Phần lớn các chất ô nhiễm tác dụng lên cơ thể con người có tính độc lập với nhau, nên có thể xem tác dụng của chúng là riêng rẽ, vì vậy tác dụng chung của chúng sẽ được tăng theo hàm số cộng. • Tỷ lệ với trị số tiêu chuẩn cho phép của tất cả các chất độc hại tác dụng đồng thời 𝐶1 𝐶1𝑓 + 𝐶2 𝐶2𝑓 + ⋯ + 𝐶𝑛 𝐶𝑛𝑓 ≤ 1
  • 69. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh • Để ngăn ngừa và giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường không khí thì phải định ra các tiêu chuẩn về đại lượng nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp (nguồn tĩnh) cũng như khí thải giao thông (nguồn di động). • Giới hạn cho phép chất thải công nghiệp có tính độc hại đối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm không khí là trị số mà chất thải độc hại do nguồn đó gây ra tổng hợp với các nguồn khác trong thành phố không vượt quá giới hạn nồng độ cho phép đối với khu dân cư, thực và động vật.
  • 70. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh Bộ QCVN về khí thải của các ngành trong nền kinh tế phải đạt trước khi xả ra môi trường không khí với các mục đích sử dụng khác nhau, đồng thời quy định các bước cấp phép, mẫu giấy cấp phép,… được Bộ TNMT ban hành: • QCVN 02:2008/BTNMT về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; • QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng kk xung quanh; • QCVN 06:2009/BTNMT về một số chất độc hại trong kk; • QCVN34:2010/BTNMT về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu
  • 71. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh Giới hạn cho phép chất thải là lượng chất độc hại mà nó không được vượt quá khi thải ra trong một đơn vị thời gian (mg/s) hay (mg/m3). Nếu nồng độ chất độc hại trong không khí thành phố và ở các khu dân cư vượt quá giới hạn cho phép thì phải từng bước giảm nhỏ chất thải độc hại từ các nhà máy đang hoạt động xuống tới trị số nồng độ giới hạn cho phép, hay là ngăn ngừa hoàn toàn nguồn thải.
  • 72. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh Thủ tục cấp giấy phép cho từng nguồn thải ô nhiễm, tổ chức cần có bản kê khai đăng ký nguồn thải và đã được cơ quan quản lý môi trường xác nhận, ghi rõ đặc tính, chất lượng và số lượng chất thải, phương pháp làm sạch không khí và các biện pháp hoàn thiện quá trình công nghệ sản xuất. Thời hạn giấy phép cho phép các nguồn ô nhiễm không khí tĩnh xả các chất ô nhiễm vào khí quyển, chừng nào còn đáp ứng được các yêu cầu của quy định hiện hành và bản đăng ký nguồn thải.
  • 73. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí c) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải tĩnh Nội dung bản kê khai đăng ký gồm: • Số liệu về lượng thải chất độc hại vào khí quyến do mỗi nguồn ô nhiễm; • Giải trình các số liệu gốc để phân tích và thiết lập các giới hạn cho phép chất thải; • Các thông số về nguồn thải; • Số liệu về các thiết bị làm sạch khí và lọc bụi, hệ số bảo đảm làm sạch khí; • Tổ chức quản lý môi trường, chương trình giám sát MT.
  • 74. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí d) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải di động • Nguồn thải di động là các nguồn thải từ các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; • Ở nước ta thường chỉ ban hành các tiêu chuẩn nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ nhằm mục đích bảo vệ môi trường các khu đô thị và công nghiệp, bởi vì mật độ xe cộ ở các khu vực này rất lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường không khí, tác động nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng.
  • 75. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 3) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí d) Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải và cấp giấy phép đối với nguồn thải di động • Năm 2009, quy chuẩn về khí thải từ động cơ xe máy, ô tô,… QCVN 04: 2009/BGTVT và QCVN 05: 2009/BGTVT, đồng thời quy định các bước cấp phép, mẫu giấy cấp phép,… được Bộ Giao thông Vận tải ban hành. • Các Quy chuẩn này quy định mức giới hạn khí thải EURO2, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới.
  • 76. a) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đối với các nguồn ồn Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có hại đối với sức khỏe của con người. Với mức ồn khoảng 50 dBA đã làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc. Với mức ồn khoảng 70 dBA đã làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động. Với mức ồn khoảng 90 dBA sẽ bị mệt mỏi mất ngủ, bị tổn thương chức năng của thính giác, mất thăng bằng cơ thể và bị III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 4) Tiêu chuẩn tiếng ồn
  • 77. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 4) Tiêu chuẩn tiếng ồn a) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đổi với các nguồn ồn Nguồn ồn thường là tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải, tiếng ồn của các máy móc, thiết bị. QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn (thay thế TCVN 5949:1998) (07-01-2011). Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.
  • 78. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 4) Tiêu chuẩn tiếng ồn b) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép ở các khu vực công cộng và dân cư Tiếng ồn ở đây là tiếng ồn tổng cộng của mọi nguồn ồn do hoạt động của con người về giao thông vận tải, sản xuất, dịch vụ, vui chơi giải trí v.v... gây ra, tác động đến các khu công cộng và dân cư xung quanh. Tiêu chuẩn này thường dùng để kiểm soát và đánh giá tác động tiếng ồn của các dòng xe giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, hoạt động của sân bay, tuyến máy bay lên xuống và hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp đối với các khu công cộng và dân cư xung quanh.
  • 79. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 4) Tiêu chuẩn tiếng ồn c) Tiêu chuẩn mức ồn ở bên trong công trình Tiêu chuẩn mức ồn ở bên trong công trình là giới hạn tối đa cho phép mức ồn ở bên trong nhà do các nguồn ồn xung quanh truyền qua kết cấu bao che vào nhà gây ra. Tuy theo công năng của công trình mà có giới hạn tối đa cho phép mức ồn khác nhau. Các giới hạn tối đa cho phép mức ồn này có thể được xác định là mức ồn tương đương (dBA) hay mức áp lực âm ở các dải ốcta với tần số trung bình là 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000 hz.
  • 80. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 5) Tiêu chuẩn chất lượng đất Tiêu chuẩn chất lượng đất nhằm mục đích bảo vệ môi trường đất, đặc biệt là đất dùng cho sản xuất nông nghiệp và cũng là để bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm dưới đất và đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình di chuyển ô nhiễm theo chuỗi thức ăn. Hiện có 2 quy chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường đất là: • QCVN 15:2008/BTNMT - Dư lượng hóa chất BVTV. • QCVN 03:2008/BTNMT - Giới hạn kim loại nặng trong đất.
  • 81. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 6) Tiêu chuẩn an tòan bức xạ ion hóa • Bức xạ ion hóa hay là phóng xạ có độc tính. Độc tính phóng xạ là khả năng gây hiệu ứng có hại khi chất độc phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con người. • Năm 1987 nước ta ban hành TCVN 4397 : 1987 về an toàn bức xạ ion hóa, quy định liều, nồng độ giới hạn cho các đối tượng người và nhóm cơ quan xung yếu trong cơ thể, của một số phóng xạ thường gặp trong nước và không khí. • Quy định nồng độ giới hạn của một số nuclit phóng xạ thường gặp trong nước và không khí đối với đối tượng; Quy định mức nhiễm bẩn phóng xạ ở bề mặt tại nơi làm việc và trên dụng cụ phòng hộ phóng xạ.
  • 82. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 7) Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn là áp dụng cho các khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, tái chế và thải bỏ cuối cùng. Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật, vận hành áp dụng cho việc lưu chứa, thu gom, vận chuyển, đổ bỏ chất thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng phương tiện, quy định về giảm thiểu, tái chế chất thải. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành quy định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác và cả số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom, tần suất thu gom, thời gian, tiếng ồn,…
  • 83. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 7) Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn Các loại giấy phép cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong thu gom, đổ thải và xử lý chất thải rắn được ban hành để đảm bảo công tác thải bỏ chất thải an toàn. Các giấy phép về địa điểm đổ bỏ chất thải chỉ có thể cấp, nếu như giấy phép quy hoạch có địa điểm này đã có hiệu lực, và phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý đổ bỏ chất thải quy định bao gồm: thời hạn; giám sát bởi người giữ giấy phép; loại và số lượng chất thải, phương tiện xử lý chất thải; các biện pháp đề phòng; những công việc thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trước khi được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó
  • 84. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 7) Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn Các tiêu chuẩn liên quan tới chất thải rắn: - Tiêu chuẩn: Lò đốt chất thải rắn y tế - Ppháp xác định nồng độ bụi trong khí thải TCVN 7241:2003. - Tiêu chuẩn: Lò đốt chất thải rắn y tế - Ppháp xác định nồng độ cacbon TCVN 7242:2003; lưu huỳnh TCVN 7246:2003. - Tiêu chuẩn: Lò đốt chất thải rắn y tế; TCVN_LodotCCRYT- 2005. - Tiêu chuẩn: Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;TCVN 6696:2009 - Tiêu chuẩn: Chất thải rắn thông thường, phân loại; TCVN 6705:2009;
  • 85. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại • Theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người” • Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phúng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
  • 86. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành • Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu vận hành áp dụng đối với những người tạo ra và vận chuyển chất thải độc hại bao gồm các bước đăng ký với cơ quan quy tắc, phân tích chất thải và lưu trữ hồ sơ để có thể theo dõi chất thải từ điểm tạo ra cho tới điểm đổ bỏ cuối cùng. • Các tiêu chuẩn kỹ thuật, vận hành quy định về các kỹ thuật thiết kế, xây dựng và bảo trì cũng như các công nghệ kiểm soát ô nhiễm đối với các phương tiện lưu giữ, xử lý và đổ bỏ chất thải độc hại; quy định đối với các bãi chôn rác và các đơn vị xử lý chất thải trên mặt đất.
  • 87. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại Các tiêu chuẩn sản phẩm • Một số nước kiểm soát việc thải bỏ các chất độc hại bằng cách thông qua các tiêu chuẩn và các công cụ kiểm soát sản phẩm. Ví dụ, yêu cầu các tài liệu kỹ thuật đính kèm bản chào bán hóa chất cần bao gồm thông tin về khả năng đổ bỏ hoặc thu hồi ở các giai đoạn sử dụng khác nhau đối với hóa chất đó. Việc chế tạo, bán, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đổ bỏ chất độc nguy hiểm hoặc một số thuốc trừ sâu có thể bị cấm để ngăn chặn sự ô nhiễm nghiêm trọng hoặc các tác động xấu đối với sức khỏe.
  • 88. III. CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 8) Tiêu chuẩn quản lý chất thải độc hại Các tiêu chuẩn thải và các lọai giấy phép • Các tiêu chuẩn thải quy định mức mà bất kỳ sự thải bỏ các chất thải độc hại nào vào môi trường đều không được vượt quá. Mức này trùng hợp với mức do các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh hiện hành đã quy định. • Các giấy phép quy định: Các phương tiện xử lý, lưu chứa và đổ bỏ các chất thải độc hại cần phải tuân theo một hệ thống cấp giấy phép để đảm bảo hoạt động an toàn. • Một số tiêu chuẩn về chất thải nguy hại: TCVN 5507-2002; TCVN 6706:2009 ; TCVN 6707:2009 ; QCVN 07:2009/BTNMT .
  • 89. CÂU HỎI CỦA CHƯƠNG 1) Tìm hiệu nội dung văn bản Luật Bảo vệ môi trường 2005; phân tích các điều nào trong Luật thể hiện nguyên tắc “BVMT là sự nghiệp của tòan dân, là trách nhiệm của từng người” 2) Tìm hiệu nội dung văn bản Luật Bảo vệ môi trường 2005; phân tích các điều nào trong Luật thể hiện nguyên tắc “Người nào gây ra ô nhiễm, người đó phải trả tiền” 3) Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2005, bạn hãy lấy một ví dụ về một sai phạm trong xả thải gây ô nhiễm trong thực tế và phân tích làm sáng tỏ tính xác thực của Luật. 4) Theo bạn tại Tp. HCM, vấn đề gì khó khăn trong việc thực thi các điều khỏan Luật Bảo vệ môi trường 2005?

Notas do Editor

  1. This template can be used as a starter file to give updates for project milestones. Sections Right-click on a slide to add sections. Sections can help to organize your slides or facilitate collaboration between multiple authors. Notes Use the Notes section for delivery notes or to provide additional details for the audience. View these notes in Presentation View during your presentation. Keep in mind the font size (important for accessibility, visibility, videotaping, and online production) Coordinated colors Pay particular attention to the graphs, charts, and text boxes. Consider that attendees will print in black and white or grayscale. Run a test print to make sure your colors work when printed in pure black and white and grayscale. Graphics, tables, and graphs Keep it simple: If possible, use consistent, non-distracting styles and colors. Label all graphs and tables.
  2. * If any of these issues caused a schedule delay or need to be discussed further, include details in next slide.
  3. What is the project about? Define the goal of this project Is it similar to projects in the past or is it a new effort? Define the scope of this project Is it an independent project or is it related to other projects? * Note that this slide is not necessary for weekly status meetings
  4. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  5. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  6. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  7. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  8. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  9. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  10. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  11. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  12. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  13. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  14. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  15. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  16. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  17. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  18. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  19. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  20. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  21. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  22. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  23. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  24. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  25. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  26. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  27. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  28. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  29. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  30. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  31. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  32. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  33. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  34. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  35. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  36. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  37. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  38. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  39. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  40. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  41. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  42. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  43. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  44. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  45. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  46. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  47. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  48. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  49. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  50. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  51. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  52. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  53. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  54. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  55. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  56. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  57. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  58. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  59. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  60. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  61. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  62. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  63. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  64. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  65. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  66. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  67. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  68. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  69. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  70. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  71. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  72. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  73. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  74. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  75. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  76. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  77. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  78. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  79. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  80. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  81. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  82. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  83. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  84. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  85. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  86. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  87. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  88. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.
  89. Duplicate this slide as necessary if there is more than one issue. This and related slides can be moved to the appendix or hidden if necessary.