SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1089 ngày 21/8/2014
- Xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước
(Tr.3)
- Triển khai kế hoạch bảo vệ
và phát huy giá trị di sản
Tràng An
(Tr.8)
Ngành du lịch phòng,
chống bệnh do virut Ebola
(Tr.7)
- Gặp mặt đoàn TTVN trước khi
lên đường tham dự YOG 2
(Tr.14)
- Biểu diễn nghệ thuật phục vụ
công nhân, đồng bào biên giới
(Tr.10)
Pháthiệnnhiềuditíchkhảocổ
tạiCaonguyênđáĐồngVăn
(Tr.17)
trong số này
Du lịch Việt Nam
tìm hướng vượt khó
Đa dạng hóa điểm đến, tháo gỡ khó
khăn trước mắt và nâng cao chất lượng
đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, giúp
du lịch Việt Nam phát triển thực chất
và bền vững, là nội dung được Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh
trả lời trong Chương trình “Dân hỏi -
Bộ trưởng trả lời” phát trên VTV1,
Cổng thông tin điện tử Chính phủ và
một số cơ quan truyền thông khác
ngày 16/8/2014.
(Xem tiếp trang 2)
Ảnh:VTV
ÁnhViêngiànhtấmHCVđầutiênchođoànTTVNtạiOlympictrẻ2014
Đợt phim Kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám,
Quốc khánh 02/9
Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 69 năm
Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 và Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống
Đặc khu Vĩnh Linh. Các phim được chọn chiếu gồm: “Biển đợi” (Phim truyện -
Công ty TNHH MTV Giải phóng); các chương trình băng hình về chủ đề Kỷ niệm
69 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8) và Quốc khánh 02/9 và “Biển và hải đảo
Việt Nam” (Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương).
Nhân dịp này, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở VHTTDL Quảng Trị tổ chức đợt
phim Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Đặc khuVĩnh Linh. Các phim được chiếu:
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm; Chung một dòng sông; “Lũy thép Vĩnh Linh”, “Làng
chài Vịnh Mốc”. Đợt phim diễn ra từ 19/8 đến 05/9. H.P
Ngày 17/8, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã đi vào lịch sử thể thao VN khi
đoạt HCV nội dung 200m hỗn hợp cá nhân nữ tại Olympic trẻ 2014 đang diễn ra
ở Nam Kinh (Trung Quốc). Đây cũng là tấm HCV đầu tiên của thể thao VN ở
Oympic trẻ và là tấm HCV đầu tiên của riêng Ánh Viên ở đấu trường thế giới
dành cho các VĐV lứa tuổi. Với thành tích 2 phút 12 giây 66, Ánh Viên thậm chí
còn vượt qua thành tích 2 phút 16 giây 20 đã từng giúp cô đoạt chức vô địch SEA
Games 27 vào cuối năm ngoái, phá kỷ lục SEA Games và kỷ lục quốc gia.
(Xem tiếp trang 14)
Ánh Viên đoạt Huy chương Vàng
Olympic trẻ lần thứ 2 - 2014
quản lý nhà nước
2 số 1089 l21.8.2014
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho
biết, 7 tháng vừa qua, khách quốc tế
đến Việt Nam đạt gần 5 triệu lượt, tăng
15,6% so với cùng kỳ năm ngoái,
khách nội địa đạt 17 triệu lượt, tăng
6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng
thu từ du lịch đạt khoảng 142.000 tỷ
đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ.
Trong tháng 5 và 6, khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam đều giảm, tuy
nhiên,tháng7đãtăngnhẹtrởlại.Đểứng
phó với những tác động tiêu cực ảnh
hưởng tới tốc độ tăng trưởng du lịchViệt
Nam trong những tháng còn lại của năm
nay và những năm tiếp theo, Bộ
VHTTDL đã chủ động triển khai đồng
bộ nhóm các giải pháp. Đầu tiên là tăng
cường công tác truyền thông, quảng bá ở
trong nước và quốc tế để quảng bá môi
trường kinh doanh, hình ảnh điểm đến
Việt Nam “an toàn, thân thiện, chất
lượng”. Tiếp đó, du lịch Việt Nam cần
tiếnhànhcôngtácxúctiến,quảngbá,mở
rộng thị trường du lịch quốc tế sang các
thị trường mới, tránh phụ thuộc vào các
thị trường đã có. Thêm vào đó, du lịch
Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động kích
cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam du
lịchViệtNam”nhằmkhíchlệnhucầudu
lịch trong nước của người dân. Các địa
phương cũng cần quan tâm, tăng cường
tháo gỡ khó khăn, rào cản cho các doanh
nghiệp du lịch, tạo môi trường du lịch
thân thiện, hấp dẫn và đặc biệt chú ý đến
việc đảm bảo an toàn, tiện lợi cho du
khách. Cuối cùng là cần có cơ chế chính
sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi,
thu hút khách quốc tế vào Việt Nam.
Trước tình hình khó khăn ở một số
thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp
du lịch đã chuyển hướng thị trường sang
Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp lại khó khăn do chưa quen với
thị trường. Đề cập đến giải pháp tháo gỡ
khó khăn, giúp đỡ doanh nghiệp đa
dạng hóa thị trường du lịch, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cho rằng: Các doanh
nghiệp cần đổi mới tư duy, đa dạng hóa
sản phẩm cũng như thị trường. Hàng
năm, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch
cũng như các Sở VHTTDL đều thông
báo việc tổ chức các hoạt động xúc tiến
điểm đếnViệt Nam tại một số thị trường
trọng điểm, tiềm năng mới, trong đó có
thị trường Châu Âu. Các doanh nghiệp
và các địa phương cần theo dõi, chủ
động liên kết tham gia vào các chương
trình này để tiếp cận, mở rộng và phát
triển các thị trường du lịch. Các doanh
nghiệp cũng cần phải linh hoạt, kịp thời
đưa ra các giải pháp đa dạng hóa thị
trường, tích cực quảng bá ở các thị
trường mới, trong đó có thị trường Châu
Âu. Các Sở VHTTDL cũng cần hỗ trợ
doanh nghiệp trong nỗ lực giới thiệu,
quảng bá cho từng địa phương nói riêng
và thông qua đó quảng bá Việt Nam là
một trong số 20 quốc gia có điểm đến
du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Về ý kiến cho rằng chất lượng
hướng dẫn viên du lịch của nước ta còn
thiếu và yếu, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh cho biết: Năm 2005, nước ta mới
có khoảng 5.000 hướng dẫn viên du
lịch quốc tế. Đến tháng 6/2014, cả nước
đã có hơn 14.000 hướng dẫn viên. Số
lượng cũng như chất lượng của đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch nước ta đã từng
bước được cải thiện. Tuy nhiên, đối với
một số thị trường sử dụng ngoại ngữ
hiếm còn rất thiếu hướng dẫn viên.
Về biện pháp khắc phục tình trạng
này, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh nêu rõ:
BộVHTTDLđã phổ biến thông tin rộng
rãi, đặc biệt là cung cấp thông tin cho
sinh viên về việc khan hiếm lực lượng
hướng dẫn viên du lịch quốc tế ở một số
thị trường, góp phần định hướng cho các
em. Bộ cũng đã ban hành chương trình
khung đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ
hướng dẫn viên du lịch và ban hành quy
định về trình độ ngoại ngữ của hướng
dẫn viên du lịch quốc tế; đồng thời tổ
chức các kỳ thi sát hạch về nghiệp vụ,
ngoại ngữ cho những người am hiểu,
yêu thích làm hướng dẫn viên du lịch
nhưng chưa có điều kiện theo học các
khóa đào tạo nào. Trong thời gian tới,
Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục phối hợp với
Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến kiến
thức, định hướng nghề nghiệp cho các
em học sinh, sinh viên, xây dựng tiêu
chuẩn nghề hướng dẫn viên du lịch phù
hợp với yêu cầu của thị trường. Sắp tới,
trong dự án Luật Du lịch sửa đổi, Bộ
VHTTDL sẽ báo cáo Chính phủ trình
Quốc hội cho phép hạ tiêu chuẩn cấp thẻ
hướng dẫn viên du lịch quốc tế, quy
định linh hoạt hơn để khuyến khích
những người yêu nghề, có kinh nghiệm,
giỏi nghiệp vụ tham gia lực lượng
hướng dẫn viên du lịch.
Về hiện tượng chèo kéo, nâng giá
dịch vụ đối với du khách, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cho biết: Hiện tượng
này cũng đã được nhiều người dân ở các
địa phương phản ánh. Ở nhiều địa
phương, nhất là các trọng điểm du lịch
của nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Nha
Trang, Đà Nẵng... đã tiến hành nhiều
biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nêu
trên, như tăng cường kiểm tra, giám sát
đối với các cơ sở và người dân. Hiện
tượng chèo kéo, nâng giá dịch vụ với du
khách có thể xảy ra ở bất cứ điểm đến
nào, bất cứ lúc nào, nhưng với sự vào
cuộc tích cực của chính quyền địa
phương và ngành du lịch thì chắc chắn
tình hình sẽ được cải thiện đáng kể. Có
thể thấy thời gian gần đây, hiện tượng
chèo kéo du khách, nâng giá dịch vụ đã
giảm. Ngành du lịch Việt Nam đang ở
giai đoạn nâng cao chất lượng dịch vụ,
thu hút thêm nhiều khách quốc tế đến
với nước ta, do đó không chỉ các doanh
nghiệp mà ngay cả người dân, các hộ
kinh doanh dịch vụ du lịch cũng cần
chung tay, nỗ lực nhiều hơn nữa để xây
dựng một hình ảnh Việt Nam đẹp, thân
thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
t.t.N
DulịchViệtNam... (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1089 l21.8.2014
Phổ biến Luật Đầu tư công và quán triệt triển khai Chỉ thị
của Thủ tướng về xây dựng kế hoạch 2016-2020
Ngày 15/8/2014, Bộ VHTTDL đã
tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 3 điểm
cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí
Minh nhằm phổ biến Luật Đầu tư công
số 49/2014/QH13 của Quốc hội khóa
XIII và triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về Xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5
năm 2016-2020, Chỉ thị số 23/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về Lập kế
hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016-2020.
Nhằm tạo lập hệ thống cơ sở pháp
lý thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu
quả đầu tư công, Quốc hội khóa XIII
đã thông qua Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 từ ngày 18/6/2014 và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo
đó, Luật Đầu tư công gồm 6 Chương,
108 Điều, quy định việc quản lý và sử
dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà
nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
đầu tư công; và được áp dụng đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư
công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư
công. Đồng thời, để thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn
2016-2020 của đất nước, ngày
05/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về Xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 23/CT-
TTg về Lập kế hoạch đầu tư công trung
hạn 5 năm 2016-2020...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng
Hoàng TuấnAnh nhấn mạnh, việc thực
hiện Luật Đầu tư công và các Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ mới được
ban hành có ý nghĩa quan trọng, tạo
nền tảng bền vững cho chiến lược phát
triển ngành VHTTDL, phù hợp với
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất
nước 2016-2020; tạo điều kiện giúp
các đơn vị thuộc Bộ chủ động trong bố
trí nguồn lực và khắc phục tình trạng
đầu tư phân tán, dàn trải, dự án chậm
tiến độ so với quyết định phê duyệt,
bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Đối với lĩnh vực Du lịch, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo tiếp
tục tập trung thực hiện có hiệu quả các
chương trình, nhiệm vụ trọng điểm
như Chương trình Xúc tiến Du lịch
quốc gia, Chương trình Hành động
quốc gia về Du lịch, Chương trình hỗ
trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
Cần chú trọng xúc tiến thu hút khách
ở các thị trường mới, đặc biệt là thị
trường Châu Âu; Đẩy mạnh xây dựng
thương hiệu du lịch Việt Nam; Tổ
chức tốt công tác quy hoạch các vùng
du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm
du lịch quốc gia; Tiếp tục triển khai
nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác thống kê du lịch, áp dụng
mô hình tài khoản vệ tinh du lịch ở
Việt Nam”.
Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần tập
trung lập kế hoạch nâng cao chất lượng
đào tạo nhân lực, chương trình đào tạo
nghề, chất lượng đội ngũ hướng dẫn
viên, trong đó chú ý nâng cao trình độ
ngoại ngữ. Qua đó, góp phần xây
dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam -
Điểm đến an toàn, thân thiện và chất
lượng trong mắt du khách trong và
ngoài nước. Bộ trưởng cũng nhấn
mạnh tới vai trò quan trọng của báo chí
truyền thông trong tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách của
Ngành và quảng bá rộng rãi hình ảnh,
thương hiệu Du lịch Việt Nam đến với
công chúng.
t.PHươNg
Bộ VHTTL vừa ban hành Kế
hoạch số 2666/KH-BVHTTDL xây
dựng Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về xây dựng và và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước.
Bộ VHTTDL dự kiến một số nội
dung của Nghị quyết số 33 cần được
thể chế hóa bằng các chương trình, đề
án, dự án. Bộ đưa ra dự kiến gồm 56
nội dung: Con người Việt Nam phát
triển toàn diện; xây dựng thị trường
văn hóa; phát triển công nghiệp văn
hóa, xây dựng gia đình thực sự là nơi
hình thành nuôi dưỡng nhân cách văn
hóa và giáo dục nếp sống cho con
người; phát huy các giá trị nhân tố
tích cực trong văn hóa tôn giáo tín
ngưỡng, chủ động đón nhận cơ hội
phát triển, vượt qua các thách thức để
giữ gìn hoàn thiện bản sắc văn hóa
các dân tộc hạn chế khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn
cầu hóa về văn hóa…
Bộ VHTTDL cũng đề nghị các
đơn vị xem xét các nội dung dự kiến
này, ngoài ra có thể đề xuất các nhiệm
vụ khác ngoài danh mục nhưng phải
có trong Nghị quyết số 33.
Thời gian thực hiện từ 01/08 đến
11/11/2014.
H.P
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
4 số 1089 l21.8.2014
quản lý nhà nước
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2507/QĐ-BVHTTDL ngày
08/8/2014, giao Trường Đại học Mỹ
thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Trại
sáng tác, giao lưu, triển lãm và trao
đổi mỹ thuật với các Trường Mỹ
thuật trong khu vực bao gồm
Campuchia, Lào, Nhật Bản và Thái
Lan. Thời gian tổ chức từ ngày 17-
26/8/2014.
- Tại Quyết định số 2522/QĐ-
BVHTTDL ngày 11/8/2014, Bộ
VHTTDL cho phép Ban Quản lý
Khu di tích Gò Tháp phối hợp với
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG thành phố Hồ Chí
Minh thăm dò khảo cổ tại vị trí xây
dựng đền thờ Thiên Hộ Dương và vị
trí xây dựng Miếu Bà Chúa Xứ thuộc
khu di tích Gò Tháp, xã Tân Kiều,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian từ 15/8-15/10/2014, diện
tích thăm dò 40m2.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2530/QĐ-BVHTTDL ngày
11/8/2014, cho phép Nhà hát Tuổi trẻ
phối hợp với Trung tâm Giao lưu
Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ
chức chương trình giao lưu và biểu
diễn Kịch rối Nhật Bản.
- Ngày 11/8/2014, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2531/QĐ-
BVHTTDL,chophépViệnGoetheHà
NộitổchứcLiênhoanphimĐức2014,
thời gian từ ngày 04/9-21/9/2014 tại
các tỉnh/thành: Thái Nguyên, Hà Nội,
HảiPhòng,ThừaThiênHuế,ĐàNẵng,
TP. Hồ Chí Minh.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2566/QĐ-BVHTTDL ngày
14/8/2014, giao Cục Văn hóa cơ sở
chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan soạn thảo Quy chế tổ chức và
hoạt động của Hội đồng thẩm định
sản phẩm quảng cáo. Thời gian hoàn
thành trong quý III/2014.
- Tại Quyết định số 2576/QĐ-
BVTTDL ngày 14/8/2014, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Triển
lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam
phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan tổ chức “Lễ hội Trung
thu 2014” từ ngày 05/9-08/9/2014
tại Trung tâm Triển lãm văn hóa
nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư,
Hà Nội.
tHtt
VăN BảN mới
Ngày 11/8/2014, Bộ VHTTDL ban
hành Công văn số 2671/BVHTTDL-
GĐ gửi UBND các tỉnh/thành về việc
báo cáo số liệu về gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình. Theo đó, thực
hiện trách nhiệm được phân công, ngày
30/12/2011, Bộ trưởng Bộ VHTTDL
đã ký ban hành Thông tư số
23/2011/TT-BVHTTDL quy định thu
nhập, xử lý thông tin về gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình. Theo
quy định báo cáo tổng hợp thông tin
về gia đình và phòng, chống bạo lực
gia đình 6 tháng, cấp tỉnh hàng năm
được gửi chậm nhất ngày 15/7. Tuy
nhiên, đến hết 30/7/2014, Bộ
VHTTDL mới nhận được 26/63 báo
cáo. Việc gửi chậm báo cáo số liệu
gây khó khăn cho quá trình tổng hợp,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo
quy định.
Tại Công văn, Bộ VHTTDL đề
nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị chức năng tổng hợp,
báo cáo số liệu về gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình. Báo cáo gửi về
chậm nhất ngày 22/8. Nếu quá thời hạn
trên, những tỉnh/thành không gửi báo
cáo thì được hiểu là không có báo cáo.
* Trước đó, ngày 08/8/2014, Bộ
VHTTDL đã ban hành Kế hoạch triển
khai thí điểm Tháng hành động phòng,
chống bạo lực gia đình tại tỉnh Đồng
Nai, Quảng Nam và Vĩnh Phúc năm
2014.
Việc tổ chức triển khai thí điểm
Tháng hành động phòng, chống bạo
lực gia đình tại các địa phương nhằm
thu hút sự quan tâm của các cấp ủy,
chính quyền, các ngành, các thành viên
gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan
trọng của công tác phòng, chống bạo
lực gia đình trong xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ và hạnh phúc; hạn chế tối
đa các vụ bạo lực gia đình và chuẩn bị
cơ sở thực tiễn và pháp lý triển khai
Tháng hành động phòng, chống bạo
lực gia đình trên phạm vi toàn quốc.
Với chủ đề “Hãy hành động vì một
xã hội không bạo lực”, Tháng hành
động phòng, chống bạo lực gia đình
diễn ra từ 01-25/11/2014 tại 03 địa
phương với các thông điệp: “Bạo lực
gia đình là vi phạm pháp luật”; “Yêu
thương và tôn trọng, là bí quyết để giữ
gìn hạnh phúc gia đình”; “Hãy để tình
yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn”;
“Hãy nói KHÔNG với bạo lực gia
đình!”; “Roi vọt không nuôi dạy trẻ em
nên người - Yêu thương mạnh hơn lời
quát mắng”.
Nội dung các hoạt động gồm: Tổ
chức các hội nghị, tọa đàm và tổ
chức tuyên truyền trên đài phát
thanh, đài truyền hình địa phương về
các nội dung liên quan đến phòng,
chống bạo lực gia đình, xây dựng gia
đình, cộng đồng, xã hội không có
bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cơ quan tổ chức về thực
trạng, nguyên nhân, hậu quả của bạo
lực gia đình, ngăn chặn, phát hiện,
can thiệp xử lý hành vi bạo lực gia
đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình, xây dựng gia đình hạnh phúc,
phát triển bền vững...
H.QuâN
Báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
5số 1089 l21.8.2014
quản lý nhà nước
Ngày 13/8, tại Ninh Bình, Bộ
VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán
Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội
thảo “Kinh nghiệm quốc tế về việc xây
dựng chiến lược văn hóa đối ngoại
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn khẳng định, việc chủ
động hội nhập quốc tế về văn hóa, tăng
cường và mở rộng hợp tác văn hóa ra
ngoài thế giới, đa dạng các hình thức
văn hóa đối ngoại, đưa quan hệ hợp tác
quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt
hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn
lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại,
làm giàu và phong phú thêm cho văn
hóa dân tộc một cách khoa học, đúng
quy luật khách quan... là những vấn đề
mà chiến lược văn hóa đối ngoại quốc
gia phải giải quyết.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Nghị
quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014
về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước đã khẳng định,
“văn hóa phải được đặt ngang hàng với
kinh tế, chính trị, xã hội” và yêu cầu
phải “chủ động hội nhập quốc tế về văn
hóa”. Cùng với Nghị quyết số 22 của
Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị
quyết số 33 đã thực sự đặt ra những yêu
cầu, nhiệm vụ cho công tác hợp tác
quốc tế về văn hóa, nâng tầm vóc, vị trí
và vai trò của văn hóa đối ngoại lên
một tầm cao mới. “Xây dựng chiến
lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là
những nhiệm vụ to lớn, quan trọng và
rất cấp thiết đối với việc hoạch định
chính sách văn hóa trong thế giới
phẳng ngày nay. Tuy nhiên, Việt Nam
sẽ phải làm gì? Làm như thế nào? Ai
làm? Nguồn lực được cung cấp từ đâu?
Mục tiêu là gì?... chính là những câu
hỏi được đặt ra nhằm gợi mở về những
nội dung, tính khả thi của chiến lược
văn hóa đối ngoại mà chúng ta đang
xây dựng...”, Thứ trưởng HồAnh Tuấn
phát biểu.
Hội thảo tập trung đề cập các nội
dung chính là khai thông, củng cố và
thắt chặt mối quan hệ với các nước, các
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;
xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc
hiểu biết với các quốc gia; quảng bá
hình ảnh đất nước và con người Việt
Nam trên trường quốc tế; vận động để
Việt Nam có thêm nhiều di sản được
UNESCO công nhận và tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản
sắc văn hóa dân tộc.
P. ANH
Xây dựng chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 07/8/2014, Bộ VHTTDL đã
ban hành Kế hoạch số 2638/KH-
BVHTTDL về việc kiểm tra, giám sát
liên ngành công tác gia đình năm 2014.
Nội dung của việc kiểm tra, giám sát
về tình hình thực hiện công tác gia đình
năm 2014 bao gồm: Việc thực hiện các
văn bản về công tác gia đình và bình
đẳng giới; Việc triển khai Nghị quyết số
33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước;Tham mưu xây
dựng văn bản trình cấp có thẩm quyền
ban hành và ban hành các văn bản theo
thẩm quyền về công tác gia đình; Tình
hình đội ngũ cán bộ các cấp, công tác
tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác gia đình các cấp đặc
biệt là đội ngũ làm hoặc tham gia công
tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cấp
xã, nhân viên y tế về chuyên môn chăm
sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho
nạn nhân bạo lực gia đình, tình hình thu
thập số liệu và chế độ báo cáo theo quy
định của Thông tư số 23/2011/TT-
BVHTTDL; Kinh phí của địa phương
bố trí cho công tác gia đình; Tình hình
thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục
đạo đức, lối sống trong gia đình; Các
hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế
Hạnh phúc, kỷ niệm Ngày Gia đìnhViệt
Nam (28/6) và kế hoạch hưởng ứng
Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với
phụ nữ (25/11); Hỗ trợ người cao tuổi
trong các hoạt động văn hóa, thể dục,
thể thao giải trí, du lịch, chăm sóc, phát
huy vai trò của người cao tuổi trong gia
đình; Tình hình triển khai hoạt động và
kinh phí của Chương trình quốc gia về
bình đẳng giới thực hiện mô hình 4 về
lựa chọn 05 xã điểm tham gia sửa đổi,
lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào
hương ước, quy ước cộng đồng; Công
tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh
vực gia đình và phòng, chống bạo lực
gia đình; Kiến nghị, đề xuất của tỉnh về
các hoạt động thuộc lĩnh vực gia đình.
Theo Kế hoạch, việc kiểm tra,
giám sát liên ngành công tác gia đình
năm 2014 dự kiến được chia thành 5
đợt. Đợt 1: các tỉnh Khánh Hòa, Ninh
Thuận vào tuần thứ tư tháng 8; Đợt 2:
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình vào tuần thứ hai tháng 9; Đợt 3:
các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông vào
tuần thứ tư tháng 9; Đợt 4: các tỉnh
Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn vào
tuần thứ hai tháng 10; Đợt 5: các tỉnh
Đồng Tháp, An Giang vào tuần thứ ba
tháng 10.
H.QuâN
Kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành về công tác gia đình
6 số 1089 l21.8.2014
quản lý nhà nước
Ngày 11/8, Bộ VHTTDL đã có
Tờ trình số 195/TTr-BVHTTDL
trình Thủ tướng Chính phủ Đề án
“Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ
thuật biểu diễn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030”.
“Quy hoạch phát triển nghệ thuật
biểu diễn Việt Nam đến năm 2010”
được Thủ tướng Chính phủ ban hành
năm 2008 đã hết thời gian thực hiện,
cần phải có một văn bản quy hoạch
mới đáp ứng yêu cầu nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về nghệ thuật
biểu diễn trong bối cảnh đất nước
đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Việc xây dựng Quy hoạch tổng
thể phát triển nghệ thuật biểu diễn
đến 2020, định hướng đến năm 2030
là sự cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước.
Về quan điểm, Đề án nêu rõ:
Phát triển nghệ thuật biểu diễn nhằm
góp phần xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị các
loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền
thống, đồng thời xây dựng và phát
triển các loại hình nghệ thuật biểu
diễn hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa
hoạt động nghệ thuật biểu diễn,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật, phát triển
nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn
theo quy định của pháp luật.
Về mục tiêu, phát triển nghệ
thuật biểu diễn theo định hướng ưu
tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân
lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật của ngành, từng vùng;
bảo tồn và phát huy các loại hình
nghệ thuật truyền thống, đồng thời
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ
thuật thế giới.
Rà soát nâng cấp, cải tạo một số
nhà hát đang xuống cấp tại các địa
phương, trong đó tập trung đầu tư
nâng cấp và trang bị mới hệ thống
phương tiện kỹ thuật phù hợp với
điều kiện kinh tế đất nước. Xây
dựng một trung tâm biểu diễn nghệ
thuật hiện đại tại TP. Hồ Chí Minh.
Sắp xếp lại tổ chức của các đơn
vị nghệ thuật công lập theo hướng
tinh gọn, chuyên nghiệp hóa, từng
bước nâng cao năng lực tổ chức biểu
diễn nghệ thuật của các đon vị nghệ
thuật trên toàn quốc.
Đào tạo, phát triển nhân lực
ngành nghệ thuật biểu diễn có năng
lực sáng tạo, bảo đảm cân đối về các
chuyên ngành theo nhu cần của xã
hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho
các trường, viện nghiên cứu; đội ngũ
sáng tạo, nghệ sỹ biểu diễn, kỹ thuật
viên tại các đơn vị nghệ thuật; phát
triển lực lượng lý luận phê bình
nghệ thuật biểu diễn có trình độ
chuyên môn cao; đội ngũ quản lý
được đào tạo bài bản, chuyên sâu có
đủ trình độ và năng lực làm công tác
tham mưu, hoạch định chính sách.
Sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị
nghệ thuật cao; quảng bá, phổ biến
các chương trình, sản phẩm nghệ
thuật biểu diễn trong nước và
quốc tế.
Đề án cũng nêu các nhóm giải
pháp như: Tiếp tục hoàn thiện cơ
chế, chính sách; Đào tạo nguồn nhân
lực; Tăng cường huy động các
nguồn lực; Tuyên truyền nâng cao
nhận thức của toàn xã hội; Hợp tác
quốc tế; đồng thời giải trình một số
ý kiến đóng góp của các Ban,
Bộ, ngành.
H.PHượNg
TrìnhThủtướngChínhphủĐềán“Quyhoạchtổngthểpháttriển
nghệthuậtbiểudiễnđếnnăm2020,địnhhướngđếnnăm2030”
Ngày 13/8/2014, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2555/QĐ-
BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ
chức Tọa đàm về công tác giám
định tư pháp cho người giám định
tư pháp theo vụ việc Ngành
VHTTDL.
Nội dung của việc tổ chức Tọa
đàm nhằm giới thiệu các văn bản
quy phạm pháp luật về công tác
giám định tư pháp, trao đổi, thảo
luận và giải đáp thắc mắc về việc
triển khai các quy định trên trong
thực tiễn công tác giám định tư
pháp.
Tọa đàm dự kiến được tổ chức
vào ngày 18 và 19/9/2014 tại TP.
Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) với
thành phần khoảng 100 người là
các cán bộ, công chức trong danh
sách người giám định tư pháp theo
vụ việc của Bộ VHTTDL, các cán
bộ, công chức là người giám định
tư pháp theo vụ việc của một số Sở
VHTTDL các tỉnh/thành khu vực
phía Bắc.
H.QuâN
Kế hoạch tổ chức Tọa đàm về công tác giám định tư pháp
7số 1089 l21.8.2014
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL vừa ban hành Công
văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL đề
nghị và khuyến cáo các tổ chức, cá nhân
không trưng bày, không sử dụng, cung
tiến, biểu tượng, sản phẩm, linh vật và
các vật phẩm lạ không phù hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Hiện nay, ở nhiều địa phương trưng
bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh
vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm
khác) theo tạo hình, hình thức không phù
hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam ở
cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công
sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về
thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi
công cộng.
Để góp phần giữ gìn truyền thống
văn hóa của dân tộc Việt Nam, phát huy
tinh thần yêu nước, tôn trọng và giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Bộ
VHTTDL đề nghị và khuyến cáo các tổ
chức, cá nhân không trưng bày, không
sử dụng, cung tiến, biểu tượng, sản
phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không
phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt
Nam. Đồng thời, tuyên truyền và vận
động những nơi đang sử dụng tháo dỡ
biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật
phẩm lạ, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi các nơi
công cộng.
Ngoài ra, Sở VHTTDL các
tỉnh/thành tăng cường tuyên truyền,
kiểm tra và đề xuất xử lý việc trưng
bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh
vật không phù hợp với thuần phong mỹ
tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc
biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa
tại địa phương. Đ.Ngọc
Ngày 12/8, Bộ VHTTDL đã ban
hành Kế hoạch số 2692/KH-
BVHTTDL về phòng, chống virut
Ebola trong ngành Du lịch. Mục tiêu
nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch
bệnh Ebola vàoViệt Nam qua đường du
lịch. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường
hợp lây nhiễm đối với khách du lịch,
phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan y
tế Trung ương và địa phương trong việc
phòng, chống và đảm bảo an toàn, sức
khỏe cho khách du lịch và người lao
động trong ngành du lịch.
Theo kế hoạch, Sở VHTTDL các
tỉnh/thành thường xuyên cập nhật thông
tin, diễn biến tình hình dịch bệnh; Chủ
động xây dựng kế hoạch phòng, chống
dịch bệnh Ebola cho ngành Du lịch địa
phương, kịp thời phối hợp với các Sở,
Ban, ngành chức năng tại địa phương
tham mưu cho Lãnh đạo UBND cấp
tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp cần
thiết ứng phó với dịch bệnh Ebola cơ sở
Kế hoạch phòng, chống bệnh do virut
Ebola trong ngành du lịch; Tổ chức các
đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai
thực hiện trên địa bàn, xử lý kịp thời các
tình huống liên quan đến dịch bệnh;
Thường xuyên thông tin đến các doanh
nghiệp trên địa bàn về tình hình, diễn
biến dịch bệnh và các chỉ đạo của Trung
ương, địa phương về các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh Ebola tại đơn
vị.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các
địa phương chỉ đạo các Hiệp hội du lịch
địa phương, các doanh nghiệp hội viên
tích cực nắm bắt tình hình, thực hiện
nghiêm túc chỉ đạo của Bộ VHTTDL,
Tổng cục Du lịch về các giải pháp
phòng, chống dịch bệnh và tăng cường
phối kết hợp với các cơ quan chức năng
y tế để đảm bảo an toàn, sức khỏe của
khách du lịch và người lao động trong
doanh nghiệp.Trong bối cảnh dịch bệnh
có nguy cơ bùng phát ở quy mô khu vực
hoặc toàn cầu, đe dọa đến việc giao lưu
và du lịch quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan quản lý du lịch trên
địa bàn hướng dẫn các doanh nghiệp du
lịch tích cực triển khai các chương trình
du lịch nội địa hưởng ứng Chương trình
kích cầu du lịch 2014-2015 với chủ đề
“Người Việt Nam du lịch Việt Nam”
đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân,
tăng cường quan tâm đến sức khỏe, an
toàn của khách du lịch.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
không đưa khách du lịch đến các quốc
gia đang bùng phát dịch bệnh Ebola.
Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ
các thị trường liên quan đến dịch bệnh
cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm
dịch y tế, thực hiện các thủ tục kiểm tra
sức khỏe theo đúng quy định.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú cần có
phương án phòng, chống dịch bệnh,
thường xuyên theo dõi sức khỏe của
khách lưu trú, phối hợp chặt chẽ với các
cơ sở y tế địa phương để phòng, chống
dịch bệnh cho khách du lịch, thông tin
kịp thời đến các cơ quan chức năng về
những dấu hiệu bất thường liên quan
đến dịch bệnh, có phương án cách ly
khách du lịch trong trường hợp phát
hiện nghi vấn liên quan đến dịch bệnh
và kịp thời liên hệ với cơ sở y tế gần
nhất để chữa trị.
Quán triệt cán bộ công chức, người
lao động có nhận thức đúng về nguy cơ
tiềm tàng của dịch bệnh Ebola đối với
hoạt động du lịch của Việt Nam trong
thời gian tới, có biện pháp phòng tránh
dịch bệnh cho khách du lịch và người
lao động trong đơn vị.
Thường xuyên cập nhật thông tin,
diễn biến tình hình dịch bệnh trên trang
web của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng
(vncdc.gov.vn) và thông tin chỉ đạo điều
hành của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du
lịch trên website của Tổng cục Du lịch
(www.vietnamtourism.gov.vn) để có
giải pháp ứng phó kịp thời trước những
diễn biến khó lường, liên tục của dịch
bệnh trong tình hình hiện nay.
H.PHượNg
Ngành du lịch phòng, chống bệnh do virut Ebola
Không sử dụng biểu tượng, linh vật
và các sản phẩm lạ ở nơi công cộng
8 số 1089 l21.8.2014
quản lý nhà nước
Ngày 08/8/2014, Bộ VHTTDL và
Bộ Công an đã ký kết Chương trình
phối hợp số 2645/CTr-BVHTTDL-
BCAvề việc phối hợp tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong
các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng giai
đoạn 2014-2018.
Chương trình nhằm tăng cường sự
phối hợp chỉ đạo và triển khai thực
hiện có hiệu quả việc tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao cho phạm nhân, trại viên, học sinh
nhằm góp phần tích cực vào công tác
giáo dục cải tạo, rèn luyện nhân cách,
lối sống và bảo đảm an ninh, trật tự
trong các trại giam, trại tạm giam, cơ
sở giáo dục bắt buộc, trường giáo
dưỡng.
Theo Kế hoạch, việc tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, cổ động bằng
các hình thức tại chỗ và lưu động, cổ
động trực quan, tuyên truyền miệng,
đọc tin qua hệ thống loa truyền thanh
nội bộ, băng rôn, khẩu hiệu, bảng tin…
bảo đảm thông tin, tuyên truyền kịp
thời, ngắn gọn, dễ hiểu và thiết thực
nhất về đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tình hình thời sự trong nước và
quốc tế. Nêu gương những điển hình
tiên tiến của phạm nhân, trại viên, học
sinh trong việc chấp hành nội quy, tích
cực lao động, học tập, rèn luyện để
sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Thường xuyên tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao với các hình thức phù hợp với
điều kiện quản lý, giam giữ, giáo dục
cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh
như: xem truyền hình hoặc video, nghe
đài, triển lãm ảnh, đọc sách báo, vẽ
tranh, viết báo tường, viết tự truyện,
viết thư gửi lời xin lỗi, thi tuyên truyền
miệng, thi đấu giao hữu thể thao; phối
hợp phát triển hệ thống tủ sách pháp
luật và tổ chức cung cấp, luân chuyển
sách, báo, văn hóa phẩm cho phạm
nhân, trại viên, học sinh; duy trì hoạt
động văn nghệ “Tiếng hát tình đời” để
biểu diễn vào các đợt sinh hoạt hàng
tháng, hàng quý, nhất là các dịp lễ, Tết
và tổ chức Hội diễn định kỳ 5 năm tổ
chức một lần; tập trung tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao chào mừng các ngày lễ lớn
của đất nước.
Nội dung chủ yếu của các hoạt
động văn hóa, văn nghệ tập trung vào
ca ngợi đất nước, con người, truyền
thống anh hùng, bất khuất, dũng cảm
và lòng nhân ái, bao dung của dân tộc
Việt Nam, ca ngợi Đảng Cộng sản Việt
Nam; ca ngợi Bác Hồ kính yêu; ca
ngợi đức hi sinh, tinh thần mưu trí,
dũng cảm, chủ động, sáng tạo, chịu
đựng khó khăn, gian khổ và tình
thương, trách nhiệm của cán bộ, chiến
sĩ lực lượng cảnh sát thi hành án hình
sự và hỗ trợ tư pháp. Phản ánh cuộc
sống, hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và
phạm nhân, trại viên, học sinh; ca ngợi
những gương người tốt, việc tốt,
những điển hình tiên tiến trong học
tập, lao động cải tạo, đồng thời phê
phán những thói hư, tật xấu, lệch lạc
trong nhận thức, thái độ, hành vi của
phạm nhân, trại viên, học sinh. Tuyên
truyền về bảo vệ môi trường; về
phòng, chống tội phạm, các vi phạm
pháp luật và các tệ nạn xã hội, ma túy;
về phòng, chống lây nhiễm
HIV/AIDS.
Hàng năm, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ
VHTTDL) và Tổng cục VIII (Bộ Công
an) tổ chức họp vào quý IV để sơ kết ,
đánh giá, xét khen thưởng và trao đổi
những vấn đề cần tiếp tục phối hợp
nghiên cứu thực hiện Chương trình.
H.QuâN
Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao
tại các trại giam, trường giáo dưỡng
Bộ VHTTDL đã có văn bản đề nghị
UBND tỉnh Ninh Bình nghiên cứu, xây
dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ và
phát huy giá trị Di sảnThế giới Quần thể
danh thắng Tràng An theo đề xuất của
UNESCO.
Tại kỳ họp thứ 38 của Ủy Ban Di sản
thế giới được tổ chức tại Doha, Qatar,
Quần thể danh thắng Tràng An của Việt
Nam đã được ghi danh vào Danh mục
Di sản Thế giới.
Để đảm bảo công tác bảo vệ, quản lý
Di sản này,Tổ chức UNESCO đã có văn
bảnsốCLT/HER/WHC/PSM/14/LJ/384
ngày 22/7/2014 gửi Việt Nam đề nghị
thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và
phát huy giá trị của Di sản theo Công
ước 1972 Công ước Di sản thế giới.
Cụ thể trong văn bản của UNESCO
nêu rõ:Theo Hướng dẫn thực hiện Công
ước Di sản Thế giới, đoạn 168, Ban Thư
ký của Ủy ban Di sản sẽ gửi bản đồ của
khu vực di sản mới được công nhận tới
quốc gia thành viên có Di sản sản đó.
Tuy nhiên, hiện nay bản đồ về khu vực
di sản và khu vực vùng đệm được điều
chỉnh tại Tràng An vẫn còn thiếu do đó
đề nghị Việt Nam gửi các bản đồ bao
gồm 03 bản sao và bản điện tử tới Trung
tâm Di sản thế giới trước ngày
01/12/2014.
Bên cạnh đó, Trung tâm Di sản thế
giới cũng yêu cầuViệt Nam kiểm tra nội
dung giới thiệu về Tràng An bằng tiếng
Anh và tiếng Pháp theo bản miêu tả về
di sản do IUCN cung cấp. Nội dung và
thông tin này sẽ được sử dụng trên
website cũng như tất cả tài liệu in ấn của
UNESCO.
Ngoài ra, việc quan trọng nhất đó là
việc UNESCO yêu cầuViệt Nam nộp bổ
sung kế hoạch quản lý di sản tổng thể
Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tràng An
9số 1089 l21.8.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày09/8,tạiLàngVănhoá-Dulịch
các dân tộc Việt Nam, Bộ VHTTDL đã
tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến đầu
tư tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc
Việt Nam với sự tham dự của các Đại sứ,
Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại
các nước trên thế giới. Thứ trưởng Bộ
VHTTDL-HồAnhTuấn,ThứtrưởngBộ
Ngoại giao - Nguyễn Phương Nga đã dự
và chủ trì Hội nghị.
Đại diện Ban Quản lý Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã
giới thiệu quy hoạch chung, tiềm năng,
lợi thế và các dự án thu hút, kêu gọi đầu
tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
Nhà nước đối với các khu chức năng
khác tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân
tộc Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị,
Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Hồ Anh
Tuấn cho biết thêm một số cơ chế đặc
thù được Thủ tướng Chính phủ cho
phép thực hiện trong các lĩnh vực như:
quản lý đầu tư, xây dựng; quản lý và sử
dụng đất; tổ chức quản lý, khai thác;
thu, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ
phí theo quy định của pháp luật; hợp
tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước trong các
lĩnh vực liên quan đến đầu tư, xây dựng
và quản lý, khai thác theo quy định của
pháp luật; tổ chức các hoạt động xúc
tiến đầu tư, thương mại, du lịch, quảng
bá, giới thiệu ở trong nước và ngoài
nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư
cho dự án Làng Văn hóa-Du lịch các
dân tộc Việt Nam bằng các hình thức
phù hợp theo quy định của pháp luật…
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng đề
nghị các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại
diện Việt Nam tại nước ngoài thông
qua các hoạt động của mình tại quốc
gia sở tại sẽ có những hoạt động
quảng bá, xúc tiến đầu tư cho Việt
Nam nói chung, Làng Văn hoá-Du
lịch các dân tộc Việt Nam nói riêng.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi
ý kiến về những vấn đề liên quan nhằm
thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư
của nước ngoài đến Việt Nam cũng như
Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt
Namthôngquasựhỗtrợ,giúpđỡvàphối
hợp của các Cơ quan đại diện Việt Nam
tại nước ngoài.
Đ.ANH
Hội nghị quảng bá, xúc tiến đầu tư
tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư,
ngày 16/8/2014, Ban Tuyên giáo Trung
ương đã ban hành Kế hoạch số 279-
KH/BTGTW về kỷ niệm 45 năm thực
hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(1969-2014).
Việc tổ chức kỷ niệm 45 năm thực
hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhằm tiếp tục khẳng định giá trị
to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Di
chúc thiêng liêng và tấm gương đạo
đức của Người, cổ vũ toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân quyết tâm thực hiện
thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong giai đoạn cách mạng mới;
Thông qua các hoạt động kỷ niệm,
góp phần nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng
lớp nhân dân, tích cực học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, xây dựng đạo đức trong Đảng,
trong xã hội.
Các hoạt động kỷ niệm bao gồm:
Tuyên truyền, giáo dục: Ôn lại giá trị
tư tưởng, chính trị, văn hóa trong Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua
đó tiếp tục nâng cao thêm nhận thức và
khẳng định giá trị trường tồn của Di
chúc; Tuyên truyền về cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng, tấm gương đạo đức
của Người kết hợp với tuyên truyền về
việc thực hiện Chỉ thị 03, thường
xuyên học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; Tuyên truyền về
những thành tựu vẻ vang của cách
mạng Việt Nam trong 45 năm thực
hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; khơi dậy tinh thần tích cực học
tập Di chúc và làm theo tấm gương đạo
đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân; Tuyên truyền tập thể, cá nhân điển
hình; phổ biến kinh nghiệm, cách làm
hay của các địa phương, đơn vị trong
thực hiện Di chúc và học tập làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chủ
động đấu tranh, bác bỏ những luận điệu
sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù
địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, bảo vệ lãnh tụ; phê phán những
tư tưởng, hành vi không đúng với lời
dạy của Người. Tổ chức Chương trình
nghệ thuật đặc biệt ca ngợi Chủ tịch Hồ
Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân
tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Tổ
chức Hội thảo khoa học. Xây dựng và
chiếu phim tài liệu nhân kỷ niệm 45
năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
H.QuâN
Tổchứckỷniệm45nămthựchiệnDichúccủaChủtịchHồChíminh
bao gồm các kế hoạch quản lý du lịch,
báo cáo về những công việc đã đạt được
trong quá trình thực hiện các khuyến
nghị. Đồng thời trong văn bản
UNESCO cũng nhấn mạnh về việc các
quốc gia thành viên cần thực hiện Công
ước về Di sản thế giới 1972, trong đó
đoạn 172 có hướng dẫn thực hiện Công
ước. Mọi ý định, kế hoạch thực hiện
việc phục chế hoặc xây dựng các công
trình trong khu vực di sản và vùng đệm
di sản có thể ảnh ưởng tới giá trị nổi bật
toàn cầu của di sản vì thế cần có báo cáo
gửi UNESCO.
Đ.N
10 số 1089 l21.8.2014
Sự kiện vấn đề
Trong 2 ngày 08-09/8/2014, tại TP.
Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Công đoàn
Khối tham mưu quản lý nhà nước
(QLNN) Bộ VHTTDL đã tổ chức
chương trình giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm công tác công đoàn với Công
đoàn Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình;
đồng thời trao tặng quà cho các gia
đình chính sách ở tỉnh Hòa Bình. Đây
là hoạt động hướng tới kỷ niệm 69 năm
Thành lập ngành Văn hóa-Thông tin
(28/8/1945-28/8/2014); nhằm tăng
cường quan hệ công tác giữa Trung
ương và địa phương, thực hiện có hiệu
quả QLNN về VHTTDL.
Tham dự Chương trình giao lưu, về
phía Bộ VHTTDL có Phó Bí thư
thường trực Đảng ủy Bộ VHTTDL -
Lê Anh Thơ; Chủ tịch Công đoàn Bộ -
Nguyễn Hữu Giới; cùng hơn 40 đồng
chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên
BCH công đoàn 18 đơn vị trong Khối
tham mưu QLNN Bộ VHTTDL. Về
phía tỉnh Hòa Bình, có Giám đốc Sở
VHTTDL - Bùi Ngọc Lâm; các đồng
chí Phó Giám đốc Sở VHTTDL, đại
diện lãnh đạo Công đoàn Sở, Lãnh đạo
Công đoàn Viên chức tỉnh Hòa Bình,
lãnh đạo các Phòng chức năng, các đơn
vị sự nghiệp của Sở VHTTDLtỉnh Hòa
Bình cùng một số gia đình chính sách
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Trong khuôn khổ chương trình giao
lưu, Đoàn công tác Công đoàn Khối
tham mưu QLNN của Bộ đã gặp gỡ,
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác
công đoàn giữa Trung ương và địa
phương, đồng thời Đoàn cũng đi thăm
một số di tích lịch sử và di tích cách
mạng; dâng hương tại Tượng đài Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở TP. Hòa Bình và
tham quan Nhà máy thủy điện Hòa
Bình… Nhân dịp này, Công đoàn Khối
tham mưu QLNN Bộ VHTTDL cũng
đã trao tặng 20 suất quà, trị giá 20 triệu
đồng (mỗi suất 01 triệu đồng) cho các
gia đình chính sách, nạn nhân chất độc
da cam ở TP. Hòa Bình.
Đoàn công tác công đoàn Khối tham
mưu QLNN của Bộ VHTTDL đã nhận
được sự quan tâm hỗ trợ quý báu của
Lãnh đạo Sở, Công đoàn Sở VHTTDL
tỉnh Hòa Bình. Đây là một trong những
hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết
thực của Công đoàn Khối Tham mưu
Quản lý nhà nước năm 2014.
Hữu giới
Công đoàn Khối tham mưu QLNN Bộ VHTTDL
giao lưu với Công đoàn Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình
Từ15/8,BộVHTTDLđãtổchứccác
hoạt động văn hóa văn nghệ với chủ đề
“Biên giới và biển đảo Việt Nam” nhằm
phục vụ đời sống văn hóa công nhân tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các diễn viên biểu diễn nhiều tiết mục
nghệthuậtcangợiĐảngquangvinh,Bác
Hồvĩđại,cangợitìnhyêuquêhươngđất
nước và tình đoàn kết quân dân quyết
tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.
Tham gia vào hoạt động này có các
đội truyên truyền lưu động, đội nghệ
thuật quần chúng và đội chiếu bóng lưu
động, biểu diễn tại tỉnh Bình Dương (Thị
xã Tân Uyên, thị xã DĩAn, thị xã Thuận
An, thị xã Bến Cát); tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu (huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ,
huyện Châu Đức, huyện Long Điền
thành phố Vũng Tàu); tỉnh Đồng Nai
(huyện NhơnTrạch, huyện LongThành,
huyện Trảng Bom thành phố Biên Hòa);
TP.HồChíMinh(huyệnHócMôn,quận
BìnhTân, quận GòVấp, quậnTân Bình,
quận 6, quận 7, quận 8, quận 9).
Việc tổ chức hoạt động văn hóa văn
nghệ phục vụ đời sống văn hóa công
nhân tại các khu công nghiệp, khu chế
xuấtvàdoanhnghiệpcóvốnđầutưnước
ngoài góp phần tuyên truyền, phổ biến
đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, ổn định an
ninh trật tự tại địa phương để phát triển
sản xuất; làm phong phú đời sống văn
hóa công nhân ở các khu công nghiệp;
nâng cao nhận thức của công nhân góp
phần xây dựng các doanh nghiệp phát
triến ốn định bền vững. Đồng thời, hoạt
động này cũng góp phần cụ thể hóa Đề
án “Xây dựng đời sống văn hóa công
nhân ở các khu công nghiệp đến năm
2015, định hướng đến năm 2020” ban
hành theo Quyết định số 1780/QĐ-TTg
ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính
phủ.Theo đó, các hoạt động văn hóa văn
nghệ sẽ được lồng ghép, tổ chức kịp thời
thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương, tạo sân chơi văn hóa lành
mạnh, công nhân trực tiếp tham gia là
chủ thể sáng tạo, phát huy vai trò của các
đoàn thể.
Trướcđó,vàocuốitháng7/2014,Nhà
hát Tuổi trẻ đã thành lập đoàn nghệ thuật
xung kích gồm hơn 20 nghệ sĩ, diễn viên
lênđườngbiểudiễnphụcvụcácbộ,chiến
sĩ và nhân dân tại 5 đồn biên phòng trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm đồn Lý Vạn,
Đàm Thuỷ, Ngọc Côn, Ngọc Chung và
Tà Lùng. Chương trình này được chọn
lọc về nội dung, phong phú với các thể
loại kịch, ca múa nhạc ca ngợi tình yêu
quêhươngđấtnước,khắchọahìnhtượng
người chiến sĩ nơi tuyến đầu Tổ quốc…
Đoàn đã có những buổi biểu diễn hết sức
thành công, phục vụ gần 1.000 khán giả,
trong đó có các buổi biểu diễn phục vụ
trực tiếp tại chốt biên giới cho từng tiểu
đội, qua đó góp sức động viên tinh thần
các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Đoàn đã
đượcBộChỉhuyBộđộiBiênphòngtặng
giấy khen vì thành tích xuất sắc trong đợt
lưu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân
dân khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng...
MạNH HuâN
Biểu diễn nghệ thuật phục vụ công nhân, đồng bào biên giới
11số 1089 l21.8.2014
Sự kiện vấn đề
Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức
“Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế”
nhân dịp Quốc khánh 02/9, bắt đầu
từ 02/9 đến 30/9/2014.
Trong dịp này, du khách được
hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như
sau: Nếu du khách mua vé tham
quan 3 điểm (Hoàng Cung, lăng
Khải Định, lăng Minh Mạng) sẽ
được miễn vé tham quan các điểm di
tích còn lại (bao gồm: lăng Thiệu
Trị, lăng Tự Đức và điện Hòn
Chén); giảm 20% giá vé cho các
đoàn tham quan các điểm di tích từ
10 người trở lên (mua 10 vé được
giảm 2 vé); giảm 50% giá vé xem
biểu diễn Nhã nhạc Huế tại Duyệt
Thị Đường vào các suất ban ngày và
buổi tối; miễn phí thuyết minh tại
Đại Nội cho đoàn từ 20 khách trở
lên; miễn vé tham quan di tích cho
các đoàn sinh viên của các trường
Đại học, Cao đẳng trong và ngoài
tỉnh (có giấy giới thiệu của các
trường); giảm 20% giá dịch vụ xe
điện đưa đón tham quan khu vực
Hoàng Cung; giảm 10%-20% giá
các dịch vụ (hàng lưu niệm, giải
khát...) trong các điểm tham quan
của khu di sản Huế.
Từ nay đến cuối năm, tỉnh Thừa
Thiên Huế tăng cường hoạt động
xúc tiến quảng bá du lịch; xúc tiến
các hoạt động mời các đoàn Famtrip
(tìm hiểu, làm quen, tiếp thị) từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đến khảo
sát thị trường Huế và miền Trung;
đồng thời chủ động tổ chức các
Roadshow tại TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội, miền Trung; tập trung mạnh
vào việc khai thác thị trường khách
mới là miền Tây Nam bộ... để bù
vào sụt giảm do thị trường khách du
lịch Đài Loan, Trung Quốc có nhiều
biến động.
Ngành du lịch tiếp tục nâng cao
chất lượng các dịch vụ, môi trường du
lịch, triển khai các gói kích cầu thiết
thực để thu hút khách du lịch. Trung
tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế thu hút
du khách bằng các sản phẩm độc đáo;
đưa dịch vụ mới “Ngự thuyền sông
Hương” và “Lầu Tứ phương Vô sự
(Đại Nội, Huế)” vào hoạt động. Với
hai dịch vụ này, du khách được
thưởng thức ẩm thực, nghệ thuật diễn
xướng theo phong cách cung đình,
với mức giá ưu đãi đối với các doanh
nghiệp lữ hành du lịch.
Ngoài khai thác các thị trường
truyền thống, các doanh nghiệp đang
tích cực mở rộng các thị trường tiềm
năng; đồng thời tập trung chuyển
hướng sang khai thác thị trường
Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt,
tỉnh tập trung khai thác thị trường
khách nội địa, các công ty đã tiến
hành liên kết kích cầu các tour: Huế-
Đà Nẵng, Phan Thiết, Phú Quốc, TP.
Hồ Chí Minh, Ninh Bình…; tư vấn
cho khách hàng đi du lịch trong
nước và một số nước trong khu vực
như Malaysia, Singapore hoặc
Myanmar, Hàn Quốc... Công ty
khách sạn bờ sông Thanh Lịch áp
dụng các chính sách kích cầu du lịch
phù hợp, các chương trình khuyến
mại hấp dẫn dành cho thị trường
khách nội địa, tăng cường dịch vụ
du lịch hội nghị, hội thảo; đẩy mạnh
bán phòng nghỉ trên mạng internet
thông qua website của khách sạn và
các hãng lữ hành trực tuyến trong
nước và quốc tế. Công ty Cổ phần
du lịch Việt Nam-Hà Nội - Chi
nhánh Huế cũng đang liên kết với
một số công ty du lịch bạn, cũng như
hãng hàng không để lên chương
trình đi du lịch Việt Nam với giá
kích cầu và bước đầu rất thành công,
nhất là thị trường Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh đi Huế-Đà Nẵng.
Q.Việt
Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế
Sáng 15/8, tại Bảo tàng tỉnh Quảng
Bình, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
cùng Sở VHTTDL Quảng Bình tổ
chức triển lãm chuyên đề tranh cổ động
“Đoàn kết bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Việt Nam”. Đây là một trong những
hoạt động hướng về biển đảo Tổ quốc
và chào mừng Kỷ niệm 69 năm Cách
mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9,
kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng tỉnh
Quảng Bình khỏi ách đô hộ của thực
dân Pháp (18/8/1954-18/8/2014).
Triển lãm bao gồm 45 tranh cổ
động trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam của nhiều thế hệ nghệ
sỹ sáng tác trong suốt cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc và công cuộc xây
dựng đất nước.
Với ngôn ngữ cô đọng, khúc triết,
phong cách đa dạng, chuyển tải thông
điệp nhanh, các tác phẩm đã truyền cho
người xem vẻ đẹp và giá trị của Tổ
quốc thống nhất như bức: Mùa xuân
vĩnh viễn, Chung một ngọn cờ, Quê ta
sạch bóng quân xâm lược…
Triển lãm tranh cổ động với tên gọi
“Đoàn kết bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Việt Nam” là một thông điệp nêu lên
truyền thống bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
cũng như xây dựng Tổ quốc Việt Nam
giàu, đẹp. Đó là truyền thống, là ý chí
quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển
được của dân tộc ta.
Triển lãm kéo dài đến 25/8.
Đức MiNH
Triển lãm tranh cổ động“Đoàn kết bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Việt Nam”
Sự kiện vấn đề
12 số 1089 l21.8.2014
Thực hiện kế hoạch số 82-
KH/ĐUK ngày 13/6/2014 của Đảng
ủy khối các cơ quan Trung ương về
triển khai học tập, quán triệt Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI “Về
xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững của đất nước”.
Chiều ngày 12/8 tại Hà Nội, Đảng
ủy Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị
học tập, quán triệt Nghị quyết tới
cán bộ chủ chốt trong toàn Đảng bộ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị,
Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn
mạnh, Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 09/6/2014 “Về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững của đất nước” là Nghị quyết
mang tầm chiến lược lớn của Đảng
trong thời kỳ phát triển đất nước,
nhằm xây dựng văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triển
bền vững của Tổ quốc, vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Xây dựng nền văn
hóa dân tộc chính là xây dựng những
thế hệ con người Việt Nam với
những phẩm chất, tiêu chí cụ thể,
đồng thời con người Việt Nam là
động lực để xây dựng phát triển văn
hóa, phát triển đất nước. Đây là
Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng,
liên quan trực tiếp đến hoạt động
của ngành VHTTDL.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã
nghe Phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương - Nguyễn Thế Kỷ quán
triệt các nội dung cơ bản của Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI,
gồm: Xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất
nước; đánh giá tình hình 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII về văn hóa; mục tiêu,
quan điểm xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam trong
thời gian tới; nhiệm vụ xây dựng,
phát triển văn hóa, con người Việt
Nam trong thời gian tới và các nhóm
giải pháp thực hiện.
H.QuâN
Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xi
Thiết thực chào mừng kỷ niệm
Cách mạng Tháng Tám và Quốc
khánh 02/9, ngày 17/8, tại thành phố
Kon Tum, Hội Mỹ thuật Việt Nam
phối hợp với tỉnh Kon Tum tổ chức
khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu
vực Nam miền Trung và Tây
Nguyên.
Triển lãm giới thiệu 187 tác
phẩm của 184 tác giả đến từ 9
tỉnh/thành: Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh
Hòa.
Tại Triển lãm, các tác giả đã sử
dụng nhiều chất liệu khác nhau để
tạo hình như: sơn dầu, sơn mài, lụa,
acrilic, đồng, gỗ… để tạo ra các tác
phẩm hội họa. Các tượng gỗ, tượng
đá, tượng kim loại, composite, khắc
gỗ màu, khắc gỗ đen trắng, tranh cổ
động… để tạo ra các tác phẩm điêu
khắc, đồ họa. Thông qua những tác
phẩm của mình, các tác giả đã giới
thiệu với người xem những sinh
hoạt, hoạt động khá đa dạng của con
người, của các dân tộc vùng cao
nguyên và miền đồng bằng ven biển;
hình ảnh về đời sống tâm linh của
người đồng bào dân tộc Tây Nguyên,
của người dân vùng biển. Điển hình
là tác phẩm: tranh sơn dầu “con của
biển”, tác phẩm “nắng và gió” chất
liệu tổng hợp, “vũ điệu Pơ Thi” chất
liệu tổng hợp, “phiên chợ Tây Bắc”
tranh khắc gỗ… Bên cạnh đó, đề tài
biển đảo đã được các tác giả khai
thác với nhiều góc độ khác nhau,
góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ
quốc, thể hiện trách nhiệm của người
nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn
hóa.
Các tác phẩm giới thiệu tại triển
lãm được sáng tác từ tháng 6/2013-
6/2014 với sự đa dạng về chất liệu
cũng như ngôn ngữ nghệ thuật. Nhiều
chất liệu truyền thống cũng như hiện
đại được các nghệ sĩ sử dụng hợp lý
tạo được những tác phẩm có chất
lượng cao. Các tác giả đã tìm tòi, sáng
tạo trong ngôn ngữ bút pháp, bố cục…
đã tạo ra những tác phẩm thấm đẫm
tình cảm chân thành, mộc mạc, truyền
cảm đến người xem. Nhiều tác phẩm
có kích thước khá lớn và được sử dụng
chất liệu bền vững đã tạo được ấn tốt
cho người xem.
Hội đồng nghệ thuật đã xét tặng
8 giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật
khu vực gồm: 1 giải A, 1 giải B và 5
giải tặng thưởng. Giải A trao tặng tác
phẩm: tranh sơn dầu “Con của biển”
của tác giả Trần Quyết Thắng (Phú
Yên). Hội đồng cũng xét chọn 16 tác
phẩm của các tác giả dự giải thưởng
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội
Văn học nghệ thuật Việt Nam
năm 2014.
L.KHáNH
Triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên
Sự kiện vấn đề
13số 1089 l21.8.2014
Sáng 12/8, Trung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long-Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp
nhận tài liệu, hiện vật của các vị đại biểu
từng tham dự Hội nghị Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa III
mở rộng, họp từ ngày 18/02/1974 đến
ngày 08/01/1975) tại Di tích cách mạng
kháng chiến Nhà và Hầm D67, Khu
trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Tại lễ tiếp nhận, đại diện gia đình
các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Quân đội đã trao cho Trung
tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội
hơn 500 tài liệu, hiện vật. Đây là những
di vật tiêu biểu minh chứng cho Hội
nghị mang tính lịch sử, đóng vai trò
quyết định trong công cuộc giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Các hiện vật gồm những dụng cụ, đồ
sinh hoạt, trang phục, phương tiện chỉ
huy chiến đấu, sổ tay ghi chép, tặng
phẩm lưu niệm, giấy giới thiệu các
Huân chương và Huy chương… của các
đồng chí Trường Chinh - nguyên Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; Phạm
Văn Đồng - nguyên Thủ tướng Chính
phủ; Võ Chí Công - nguyên Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước; Đại tướng Võ
Nguyên Giáp - nguyên Tổng Tư lệnh
Quân đội nhân dân Việt Nam; Lê Đức
Thọ - nguyên Trưởng ban Tổ chức
Trung ương; Nguyễn Duy Trinh -
nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Lê
Văn Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh
Nghị - nguyên Phó Thủ tướng Chính
phủ; Văn Tiến Dũng - nguyên Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng...
Trong buổi lễ, ông Nguyễn Văn Sơn
- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long-Hà Nội đã trao bằng Chứng
nhận cho đóng góp của các cá nhân và
gia đình của các đại biểu đã hiến tặng
hiện vật, tài liệu cho Trung tâm.
N.tHANH
Nhândịpkỷniệm69nămCáchmạng
ThángTámvàQuốckhánh02/9,HộiNhà
vănViệtNamđãtổchứclễramắtbộsách
“HồChíMinhvớivănnghệsĩ-Vănnghệ
sĩ với Hồ Chí Minh”.
Nhữngbàiviếtđượcchọnintrongbộ
sách là của các học giả, các nhà lý luận,
cáctácgiaviếtvềvănthơvàcáctácphẩm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để các thế hệ
saunàycóđiềukiệntìmhiểumộtcáchhệ
thống và tường tận hơn về sức sáng tạo
cùng tài đức của Bác. Bộ sách là sự thể
hiện sinh động, chân thực tình cảm cao
đẹp và đạo đức trong sáng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với dân, với nước và
đặcbiệtlàđốivớivănnghệsĩCáchmạng
- những người chiến sĩ tiên phong trên
mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng.
Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã lên kế
hoạch phát hành bộ sách này đến toàn bộ
hệ thống thư viện trong toàn quốc, các
viện bảo tàng, Hội Văn học nghệ thuật
các tỉnh/thành, các viện nghiên cứu và
một số trường đại học và trung học phổ
thông trên toàn quốc. Ngoài các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, bộ sách cũng
sẽ được quảng bá, giới thiệu tại các tỉnh
miền Trung-Tây Nguyên, một số tỉnh
vùngsâuvùngxaphíaBắc,cácĐồnbiên
phòng ở khu vực biên giới, hải đảo…
Cuối năm 2008, Nhà xuất bản Hội
Nhà văn đã xây dựng đề cương bộ sách
“Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn
nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” để trình các
cấp có thẩm quyền xem xét, nhằm quảng
básâurộngtrongnhândân,giúpcáctầng
lớp nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn tình
cảm của Bác Hồ với văn nghệ sĩ, cũng
nhưtìnhcảmchânthành,sâusắccủavăn
nghệ sĩ đối với Bác Hồ. Sau gần 4 năm
triểnkhai,bộsách“HồChíMinhvớivăn
nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”
đã hoàn thành ra mắt bạn đọc. Bộ sách
có 11 tập với hơn 5.500 trang in, tập hợp
các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ,
nhà lý luận, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ…
nổi tiếng trong nước và thế giới. Các bài
viết thể hiện những ấn tượng, tình cảm
sâu nặng và lòng kính yêu của các tác giả
đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hải PHoNg
Ra mắt bộ sách“Hồ Chí minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ
với Hồ Chí minh”
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội
tiếp nhận tài liệu, hiện vật
Ngày 13/8, tại TP. Nha Trang
(Khánh Hòa), Tổng cục Du lịch (Bộ
VHTTDL) mở lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ cho hơn 70 thuyết minh viên du
lịch đến từ các tỉnh duyên hải Nam
Trung bộ.
Trong thời gian diễn ra lớp học, các
thuyết minh viên sẽ được bồi dưỡng
một số kiến thức về lịch sử, văn hóa,
tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam; hệ
thống chính trị và các văn bản điều
chỉnh ngành du lịch; kiến thức về ngành
du lịch, về điểm du lịch; tâm lý du
khách và kỹ năng giao tiếp với du
khách; nghiệp vụ thuyết minh du lịch…
Ngoài ra, các thành viên dự lớp học
còn có những buổi thực hành tại các
điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang như
Tháp Bà Ponagar, Viện Hải dương học,
Bảo tàng tỉnh.
N.tHANH
Bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch
14 số 1089 l21.8.2014
Sự kiện vấn đề
Gặp mặt đoàn TTVN trước khi
lên đường tham dự YOG 2
Nhằm động viên tinh thần, tiếp
thêm sức mạnh, sự quyết tâm của
thành viên đoàn Thể thao Việt Nam
trước khi lên đường tham dự
Olympic trẻ (YOG2) tại Nam Kinh -
Trung Quốc, chiều ngày 12/8 Tổng
cục TDTT đã tổ chức buổi gặp mặt
các thành viên đoàn Thể thao Việt
Nam tham dự sự kiện này. Tham dự
YOG 2 đoàn Thể thao Việt Nam gồm
29 thành viên (16 VĐV, 1 cán bộ
đoàn, 1 bác sĩ, 8 HLV, 1 chuyên gia,
1 Trưởng đoàn và 1 đại sứ Olympic
trẻ Nguyễn Văn Hào). Ngoài ra, đoàn
còn có 1 cán bộ tại Đại sứ quán
Trung Quốc sẽ đồng hành cùng mọi
hoạt động của đoàn.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng
cục trưởng Tổng cục TDTT Vương
Bích Thắng đã động viên các thành
viên trong đoàn nỗ lực và cố gắng giữ
gìn sức khỏe, tự tin, thân thiện, thắt
chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia,
các VĐV bình tĩnh, quyết tâm thi đấu
giành thành tích cao nhất. Đặc biệt,
Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng
yêu cầu: Các thành viên trong đoàn
tham dự Đại hội phải tuyệt đối tuân
thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật
nước chủ nhà Trung Quốc. Nghiêm
chỉnh chấp hành luật lệ, các quy định
của BTC Đại hội và phong tục tập
quán của nước chủ nhà - Trung Quốc.
Tất cả thành viên trong đoàn Thể
thao Việt Nam chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng
cục TDTT, Ủy ban Olympic Việt
Nam trong việc thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ đã được phân công;
chấp hành tuyệt đối các nội quy, quy
định, kế hoạch và chương trình của
đoàn TTVN. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau, khắc phục mọi khó khăn tạo ra
sức mạnh chung cho đoàn TTVN, thể
hiện uy tín và trình độ của TTVN tại
đấu trường thế giới; giữ gìn nét đẹp
văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.
tDtt
Gặp mặt đoàn TTVN trước khi lên đường tham dự YOG 2
Ngày 12/8, 3 tỉnh Lào Cai-Yên
Bái-Phú Thọ đã ký kết hợp tác phát
triển tuyến du lịch tâm linh dọc sông
Hồng nhằm phát triển loại hình văn
hóa-tín ngưỡng gắn với các tour hành
hương tạo sản phẩm du lịch mới. Đây
là sự liên kết thuộc khung chương
trình hành động hợp tác 8 tỉnh Tây
Bắc mở rộng giai đoạn 2010-2015,
đồng thời là điểm nhấn quan trọng
nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa
tâm linh đang diễn ra tại Lễ hội Đền
Bảo Hà (xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào
Cai). Chương trình hợp tác gồm 3 nội
dung chính, gồm hợp tác trong công
tác quản lý, hợp tác phát triển sản
phẩm du lịch, hợp tác tuyên truyền
quảng bá, xúc tiến du lịch.
Tour du lịch này sẽ tạo điều kiện
cho du khách khám phá nét văn hóa
tín ngưỡng đặc sắc vùng Bắc bộ qua
hành trình tham quan, chiêm bái hệ
thống các đền, chùa lớn, như Đền
Mẫu Âu Cơ, Đền Đông Cuông, Đền
Bảo Hà, Đền Ông Hoàng Bảy, Đền
Âu Cơ.
Tuyến du lịch tâm linh dọc sông
Hồng sẽ bắt đầu từ Đền Mẫu Âu Cơ
thuộc huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) tới
Đền Đông Cuông (huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái) - một trong hai đền lớn
ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại
từ lâu đời.
Tiếp đó, du khách sẽ được đến
Đền Bảo Hà, thuộc xã Bảo Hà,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, còn
được gọi là Đền Ông Hoàng Bảy,
đến Đền Đôi Cô (nằm tại thôn
Chiềng On, xã Cam Đường, thị xã
Lào Cai), rồi tới Đền Thượng - một
trong những danh thắng lịch sử của
vùng Đông Bắc, thờ vị anh hùng dân
tộc Trần Hưng Đạo, tọa lạc bề thế
trên ngọn đồi thuộc khu vực phường
Lào Cai, thành phố Lào Cai, cách
cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m.
Điểm đến cuối cùng trong tuyến
du lịch tâm linh dọc sông Hồng là
Đền Mẫu nằm trên thành phố Lào
Cai, được xây dựng từ thế kỷ XVIII
ở vị trí cửa ngõ biên giới quốc gia,
trên trục đường giao thương hai
nước Việt Nam-Trung Quốc.
N.tHANH
Phát triển tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng
Bơi lội Việt Nam từ rất nhiều năm
nay chỉ mới loay hoay thoát ra khỏi khu
vực Đông Nam Á nhưng vẫn chưa tiệm
cận được với thành tích thế giới nên việc
Ánh Viên đoạt HCV Olympic Trẻ xứng
đáng được coi là kỳ tích và cũng hứa
hẹn một tương lai tươi sáng cho kình
ngư sinh năm 1996 quê ở Cần Thơ.
Ngoài HCV bơi lội của Ánh Viên,
VĐV cử tạ Nguyễn Trần Anh Tuấn đã
giành HCB hạng cân 56kg nam. Dù khá
căngthẳngnhưngAnhTuấnvẫnđạttổng
cử 243kg, bằng với VĐV Adkhamjon
Ergachev (Uzbekistan) nhưng anh đoạt
HCB nhờ hơn đối thủ hiệu số phụ. HCV
hạng cân này thuộc về Cheng Meng với
tổng cử 283kg.
H.QuâN
ÁnhViênđoạtHuychươngVàng... (Tiếp theo trang 1)
15số 1089 l21.8.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 18/8, Liên đoàn Bóng đá
Việt Nam cho biết: Đội tuyển nữ
Việt Nam đã tập trung tại Trung
tâm Huấn luyện Thể thao quốc
gia Hà Nội hướng tới kế hoạch
tập luyện chuyên môn chuẩn bị
cho Đại hội thể thao Châu Á -
ASIAD 17 tại Hàn Quốc. Dự
kiến, giai đoạn tập thể lực của đội
tuyển nữ sẽ diễn ra trong vòng 10
ngày.
Theo Ban Huấn luyện đội
tuyển nữ quốc gia, đây là giai
đoạn đầu trong quá trình tập huấn
của đội tuyển nữ quốc gia. Sau
thời gian này, Ban Huấn luyện sẽ
tính toán để chuẩn bị cho đội
tuyển nữ cọ xát với các đội tuyển
trẻ tại Hà Nội. Huấn luyện viên
trưởng Mai Đức Chung chia sẻ:
“Chúng tôi đang chờ kết quả bốc
thăm chia bảng môn bóng đá tại
ASIAD 17 rồi sẽ tính xem Việt
Nam có thể sang Bắc Kinh du đấu
với đội tuyển nữ Trung Quốc hay
không. Dù vậy, Ban Huấn luyện
cũng sẽ lên các phương án khác
nhau tránh sự thụđộng trong quá
trình tìm kiếm đội bóng thi đấu
giao hữu cọ xát”.
Về kế hoạch tập luyện của đội
tuyển nữ, huấn luyện viên Mai
Đức Chung cho rằng, nền tảng thể
lực rất quan trọng đối với các
tuyển thủ nữ, nhất là khi các cầu
thủ vừa kết thúc giải bóng đá nữ
vô địch quốc gia 2014. Hơn nữa,
Đại hội thể thao Châu Á - ASIAD
17 tại Hàn Quốc là sân chơi châu
lục có nhiều đội tuyển mạnh tham
dự, nên chúng tôi cần phải tập
trung vào vấn đề thể lực cho các
cầu thủ nhiều hơn.
Ngoài ra, sự trở lại của các cầu
thủ trụ cột như Kiều Trinh, Ngọc
Anh, Nguyễn Thị Muôn, Nguyễn
Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hải
Hòa khiến Ban Huấn luyện đội
tuyển yên tâm về đội hình tham
dự. Cùng với đó, các cầu thủ dày
dặn kinh nghiệm này sẽ có thêm
nhiệm vụ dìu dắt các thế hệ đàn
em trưởng thành để sớm có chỗ
đứng trong đội hình chính của đội
tuyển.
Sau quá trình tập thể lực, Ban
Huấn luyện đội tuyển nữ quốc gia
sẽ đề xuất Liên đoàn Bóng đá
Việt Nam tổ chức ít nhất 2 hoặc 3
trận đấu giao hữu kiểm nghiệm
phong độ, chất lượng chuyên môn
của các cầu thủ nữ.
Vũ MiNH
Ngày 15/8, tại thành phố Việt Trì
(Phú Thọ), Giải Bơi - Lặn vô địch
các câu lạc bộ toàn quốc khu vực I
năm 2014 đã kết thúc. Giải do Sở
VHTTDL Phú Thọ phối hợp với
Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội
Thể thao dưới nước Việt Nam tổ
chức.
Giải Bơi - Lặn vô địch các câu
lạc bộ quốc gia khu vực I năm nay
có sự tham gia của hơn 100 vận
động viên đến từ 12 đoàn là Hải
Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam, Nam
Định, Công an nhân dân, Nghệ An,
Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế,
Quảng Trị, Hải Dương, Thái Bình
và Phú Thọ. Các vận động viên thi
đấu ở các nội dung: hỗn hợp nam,
nữ; vòi hơi - chân vịt nam, nữ; tự do
nam, nữ; ngửa nam, nữ; ếch nam,
nữ; chân vịt đôi nam, nữ; bướm
nam, nữ; nín thở nam, nữ với các cự
ly 50m, 100m, 200m, 400m, 800m,
1500m.
Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, quyết
liệt, các vận động viên đã đem đến
cho người xem những chiến thắng
đầy thuyết phục, thể hiện sức khỏe,
dẻo dai cũng như thế mạnh của từng
câu lạc bộ.
Kết quả, giải Nhất toàn đoàn ở
nội dung Bơi thuộc về đoàn Nghệ
An với 18 Huy chương Vàng, 20
Huy chương Bạc, 17 Huy chương
Đồng. Đoàn Thái Bình đoạt giải Nhì
với 16 Huy chương Vàng, 10 Huy
chương Bạc, 10 Huy chương Đồng.
Đoàn Đà Nẵng xếp thứ Ba với 16
Huy chương Vàng, 5 Huy chương
Bạc, 1 Huy chương Đồng.
Ở nội dung Lặn, đoàn Hà Nam
đoạt giải Nhất toàn đoàn với 8 Huy
chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2
Huy chương Đồng. Đoàn Quảng Trị
đoạt giải Nhì với 7 Huy chương
Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy
chương Đồng. Đoàn Phú Thọ xếp thứ
Ba với 5 Huy chương Vàng, 6 Huy
chương Bạc, 6 Huy chương Đồng.
Giải Bơi - Lặn vô địch các câu
lạc bộ quốc gia khu vực I năm 2014
là dịp để các vận động viên có điều
kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm,
nâng cao trình độ chuyên môn.
Thông qua tổ chức giải nhằm đánh
giá chất lượng công tác đào tạo vận
động viên của các tỉnh/thành, ngành
trong khu vực, qua đó bổ sung
những vận động viên xuất sắc cho
đội tuyển các địa phương, ngành
tham gia Đại hội TDTT toàn quốc
lần thứ VII năm 2014.
A.tùNg
Giải Bơi - Lặn vô địch các CLB khu vực i năm 2014
Đội tuyển nữ Việt Nam chuẩn bị cho ASiAD 17
16 số 1089 l21.8.2014
Sự kiện vấn đề
Sáng 15/8, Giải Bida Carom 3 băng
quốc tế Bình Dương - lần thứ III năm
2014 đã khai mạc tại Trung tâm Hội
nghị sự kiện Lucky Square, thành phố
mới Bình Dương với sự tranh tài của
47 cơ thủ Việt Nam đến từ 14
tỉnh/thành trong cả nước, cùng 5 tay cơ
quốc tế đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo Ban Tổ chức, trong các cơ thủ
trong nước có 8 cơ thủ được xếp làm
hạt giống của giải là: Dương Anh Vũ
(đương kim vô địch giải 2013), Ngô
Đình Nại (á quân 2013), Nguyễn Quốc
Nguyện (á quân 2012), Đỗ Nguyễn
Trung Hậu (cùng thuộc TP. Hồ Chí
Minh), Vương Minh Thiện, Quách
Dân Bình, Lê Phúc Thiên và Trương
Văn Trung (cùng tỉnh Bình Dương).
Nổi bật là các cơ thủ quốc tế như
Arai Tasuo, Takeshima O (Nhật Bản)
lần thứ hai dự giải; trong đó,
Takeshima O là tay cơ từng vô địch
quốc gia Nhật Bản và hiện giữ vị trí thứ
27 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn
Billiards thế giới. Đồng hương của
Takeshima O là tay cơ Arai Tasuo vừa
đoạt danh hiệu vô địch quốc gia Nhật
Bản năm 2014. Riêng Hàn Quốc có
đến 6 tay cơ đang nằm top 30 thế giới
và 3 trong số đó tranh tài tại Giải là
Cho Jea Ho, Heo Jung Han và Oh Sung
Kyu (Hàn Quốc); trong đó Cho Jae Ho
hiện là tay cơ số 1 Hàn Quốc và là 1
trong 10 cơ thủ xuất sắc nhất thế giới.
Các cơ thủ sẽ tranh tài 1 nội dung
duy nhất là Carom 3 băng qua các vòng
đấu: vòng loại 1/40, vòng 1/32, vòng
1/16, vòng 1/8, vòng bán kết và tranh
hạng 3, vô địch giải.
Tổng giải thưởng là 100 triệu đồng,
tăng gấp đôi giải lần II. Cơ thủ vô địch
sẽ nhận được cúp, cờ và 40 triệu đồng
tiền thưởng. Người xếp thứ nhì chung
cuộc sẽ nhận 20 triệu đồng. Danh hiệu
hạng 3 chung cuộc và Cơ thủ xuất sắc
nhất giải sẽ nhận được 10 triệu
đồng/giải.
V.MiNH
Khai mạc Giải Bida Carom 3 băng quốc tế Bình Dương
Giải Cầu lông các cây vợt thiếu niên, trẻ xuất sắc toàn quốc
Sau 6 ngày thi đấu sôi nổi (từ 08-
13/8), giải vô địch Cầu lông các cây vợt
thiếu niên, trẻ xuất sắc toàn quốc năm
2014 tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên đã
kết thúc. BanTổ chức đã trao 60 bộ Huy
chương cho các vận động viên đoạt giải.
Cụ thể, Ban Tổ chức đã trao 15 giải
Nhất, 15 giải Nhì và 30 giải đồng hạng
cho vận động viên đoạt giải các nội
dung thi đấu đơn nam, đơn nữ, đôi nam,
đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp ở 3 nhóm
tuổi gồm 12-13 tuổi, 14-15 tuổi và 16-
18 tuổi. Đội chủ nhà Thái Nguyên có 7
vận động viên tham gia và đã đoạt 3
giải, gồm: Nhất đôi nam nhóm 14-15
tuổi thuộc về vận động viên Ngô Ngọc
Chung và Nguyễn Đức Giang; Nhì đơn
nam nhóm 14-15 tuổi thuộc về vận động
viên Nguyễn Đức Giang và giải Ba
nhóm 16-18 tuổi thuộc về vận động viên
Đặng Quang Huy.
Tham gia giải đấu có gần 130 vận
động viên đến từ 21 đoàn, gồm: Thái
Nguyên, Hà Nội, Quảng Trị, Đà Nẵng,
Hải Phòng, Thanh Hóa, Sơn La, Vĩnh
Phúc, Điện Biên, Thái Bình, Quảng
Ninh, HưngYên, Đồng Nai, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Lào Cai, Quảng Ngãi, Thừa
Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Quân đội
và Bộ Công an.
Giải đấu là dịp để các vận động viên
trẻ tiêu biểu trong toàn quốc được thi
đấu, cọ xát, tích lũy kinh nghiệm. Đây
là giải thi đấu hàng năm thuộc hệ thống
thi đấu quốc gia dành cho lứa tuổi thanh,
thiếu niên nhằm tăng cường tình đoàn
kết giữa các tỉnh, thành, ngành trong
toàn quốc.
M.cườNg
Sau 4 ngày tranh tài quyết liệt, ngày
14/8, tại sân vận động Hàng Đẫy (Hà
Nội), Giải vô địch Điền kinh trẻ quốc gia
năm 2014 đã chính thức khép lại.
Không nằm ngoài dự đoán của giới
chuyên môn, đoàn Thanh Hóa với lực
lượng vận động viên đồng đều, được đầu
tư bài bản đã dẫn đầu bảng tổng sắp huy
chương với 7 Huy chương Vàng, 3 Huy
chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Đứng
thứ Hai thuộc về đoàn Hà Nội với 6 Huy
chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 8
Huy chương Đồng. Vị trí thứ 3 là đoàn
TP. Hồ Chí Minh với 6 Huy chương
Vàng, 4 Huy chương Bạc và 5 Huy
chương Đồng.
Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Điền
kinh Việt Nam - Nguyễn Mạnh Hùng
cho biết: Giải đấu năm nay có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng của các đoàn tham dự, số
lượng vận động viên đông, cộng thêm
trình độ chuyên môn đồng đều đã tạo
cho giải không khí sôi nổi thi đua, cạnh
tranh từng tấm huy chương ở mỗi nội
dung. Cũng tại giải đấu này đã có 1 kỷ
lục quốc gia mới và 15 kỷ lục quốc gia
trẻ được thiết lập. Đáng chú ý là thành
tích phá kỷ lục quốc gia của vận động
viên trẻ Lê Trọng Hinh thuộc đoàn
Thanh Hóa ở nội dung chạy 100m nam
với thời gian 10 giây 47; ở nội dung nhảy
xa nữ, vận động viên Nguyễn Thị Trúc
Mai đã phá kỷ lục trẻ quốc gia và vượt
xa kỷ lục trẻ Olympic với mức xà 6m17.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng,
kết quả trên là cơ sở để BanTổ chức giải
đánh giá lại chất lượng đào tạo của các
huấn luyện viên cũng như chất lượng thi
đấu của các vận động viên trẻ; đồng thời
sẽ xem xét, tuyển chọn những vận động
viên có thành tích xuất sắc bổ sung cho
đội tuyển điền kinh Việt Nam tham dự
các giải đấu lớn trong khu vực và thế
giới.
NAM ANH
Giải vô địch Điền kinh trẻ quốc gia 2014
17số 1089 l21.8.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối
hợp với Sở VHTTDL Hà Giang,
Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành
điều tra, khảo sát tại 4 huyện vùng
cao phía Bắc tỉnh Hà Giang thuộc
khu vực Công viên Địa chất toàn
cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã
phát hiện nhiều di tích khảo cổ học
thời tiền sử và sơ sử.
Tại các vùng phụ cận của thị trấn
Đồng Văn, huyện Đồng Văn, đoàn
khảo sát đã phát hiện di tích suối
Séo Hồ chứa công cụ cuội ghè đẽo
của người thời tiền sử. Đây là các di
vật có đặc trưng của công cụ thời đá
cũ.
Đặc biệt, tại huyện Mèo Vạc,
đoàn phát hiện 4 địa điểm chứa
công cụ rìu nhẵn toàn thân và bàn
mài lõm ở 3 xã Thượng Phùng, Xín
Cái và Pả Vi. Các di tích này được
đánh giá vào thời hậu kỳ đá mới, có
niên đại cách ngày nay khoảng
4.000 năm.
Trong quá trình tiến hành điều tra,
khảo sát tại huyện Yên Minh, các nhà
khảo cổ học còn phát hiện 10 di tích
tại các xã Na Khê, Mậu Duệ, Niêm
Sơn và Du Già; trong đó có 9 di tích
được phân bố trong địa tầng thềm bậc
II của Thủy điện sông Nhiệm. Các
công cụ phát hiện ở đây đều được chế
tác từ đá cuội sông, có nguồn gốc tại
địa phương; kỹ thuật gia công ghè,
đẽo còn rất đơn giản, hình dáng cổ
sơ. Phần lớn mặt ngoài di vật đã bị
phủ lớp phong hóa màu nâu sẫm, tuy
nhiên các vết ghè đẽo vẫn còn biểu
hiện rất rõ mà người tiền sử chưa sử
dụng kỹ thuật mài. Đây là những di
vật mang đặc trưng của thời kỳ đồ đá
cũ tương tự như những di vật đã tìm
thấy vào tháng 10/2013, tại địa điểm
xã Cán Tỷ thuộc huyện Quản Bạ có
niên đại cách ngày nay khoảng trên
20.000 năm.
Không chỉ điều tra, khảo sát tìm
thấy nhiều di vật của người tiền sử,
các nhà khảo cổ học còn phát hiện
một số công cụ ghè đẽo cùng
(Xem tiếp trang 19)
Ngày 15/8, tại Bến Tre, Viện
Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt
Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với
UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội
nghị tổng kết 5 năm hoạt động của
các Trạm Vệ tinh của Ngân hàng dữ
liệu về di sản văn hóa phi vật thể, từ
năm 2011-2014. Đại diện 15 Trạm
vệ tinh của 15 tỉnh/thành trên cả
nước tham dự Hội nghị.
Hội nghị thống nhất khẳng định
việc xây dựng Trạm Vệ tinh của
Ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa
phi vật thể theo Quyết định số
125/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 31/7/2007 là cần
thiết, nhằm phát huy chức năng của
Ngân hàng dữ liệu của Bộ tại các địa
phương, tạo ra một hệ thống thông
suốt về sưu tầm, bảo tồn và phát huy
giá trị của di sản văn hóa phi vật thể
từ Trung ương đến địa phương.
Qua 5 năm vận hành và khai
thác, Trạm Vệ tinh Ngân hàng dữ
liệu di sản văn hóa phi vật thể tại
các tỉnh đã đem lại hiệu quả nhiều
mặt trong công tác bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa phi vật thể. Các
Trạm Vệ tinh đã tiến hành sưu tầm,
xây dựng phim tài liệu, ghi hình
được nhiều chương trình, trình diễn
các nghi lễ, lễ hội, trò diễn, nghề,
phục vụ nhu cầu tìm hiểu về các giá
trị di sản văn hóa ở địa phương cho
đông đảo du khách trong và ngoài
nước. Điển hình như Trạm Vệ tinh
Ngân hàng dữ liệu tại Lào Cai đã
sưu tầm, lưu trữ được trên 8.000
phút phim tư liệu, 160.000 bức ảnh
về di sản văn hóa phi vật thể của
đồng bào các dân tộc: Hà Nhì,
H’Mông, Tày, Giáy, Xá Phó, Dao,
La Chí... trong đó đã biên tập 16
phim hồ sơ di sản văn hóa phi vật
thể trình Cục Di sản văn hóa công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
cấp quốc gia. Trạm Vệ tinh tại Bến
Tre đã quay phim ghi lại 52 tư liệu
về văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền
thống và các hoạt động văn hóa phi
vật thể của tỉnh, đáp ứng nhu cầu
tham quan, học tập và nghiên cứu
của du khách trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh những việc đã làm
được, 15 Trạm Vệ tinh Ngân hàng
dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể
cũng gặp không ít khó khăn như
thiếu kinh phí hoạt động, thiếu nhân
lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
còn yếu... Việc gắn kết, trao đổi
thông tin nghiệp vụ giữa các Trạm
Vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu tại
15 tỉnh/thành trong cả nước với
Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia
Việt Nam cũng còn hạn chế. Các
Trạm chưa kết nối mạng internet
với nhau cũng như với Trung tâm
dữ liệu tại Viện Văn hóa nghệ thuật
quốc gia Việt Nam nên chưa có sự
liên thông trong toàn hệ thống Ngân
hàng dữ liệu.
Để khắc phục điểm yếu về kết
nối, Viện sẽ tổ chức lại các kết nối
giữa Trung tâm và các Trạm, giữa
các Trạm với nhau, kết hợp với các
Đài Truyền hình Trung ương và địa
phương nhằm góp phần tuyên
truyền, quảng bá các giá trị di sản
văn hóa phi vật thể ở từng địa
phương.
t.LâM
Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể
Phát hiện nhiều di tích khảo cổ tại Cao nguyên đá Đồng Văn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Cẩm nang du lịch Phan Thiết
Cẩm nang du lịch Phan ThiếtCẩm nang du lịch Phan Thiết
Cẩm nang du lịch Phan ThiếtNguyễn Minh Thanh
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...NguynHuKhnh3
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Purpose of visitor survey tri rev
Purpose of visitor survey tri revPurpose of visitor survey tri rev
Purpose of visitor survey tri revduanesrt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Cẩm nang du lịch Phan Thiết
Cẩm nang du lịch Phan ThiếtCẩm nang du lịch Phan Thiết
Cẩm nang du lịch Phan Thiết
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Purpose of visitor survey tri rev
Purpose of visitor survey tri revPurpose of visitor survey tri rev
Purpose of visitor survey tri rev
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Điều lệ Giải thưởng TOP 100
Điều lệ Giải thưởng TOP 100Điều lệ Giải thưởng TOP 100
Điều lệ Giải thưởng TOP 100Pham Long
 
Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015
Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015
Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Thơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhThơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhPham Long
 
Sự hình thành của âm nhạc
Sự hình thành của âm nhạcSự hình thành của âm nhạc
Sự hình thành của âm nhạcPham Long
 
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhThuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhPham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014Pham Long
 
Hà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100ha
Hà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100haHà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100ha
Hà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100haPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 

Viewers also liked (15)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Điều lệ Giải thưởng TOP 100
Điều lệ Giải thưởng TOP 100Điều lệ Giải thưởng TOP 100
Điều lệ Giải thưởng TOP 100
 
Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015
Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015
Quyết định số 1795 QĐ-T tg phê chuẩn Điều lệ LHHVN-21.10.2015
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Thơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhThơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy Cảnh
 
Sự hình thành của âm nhạc
Sự hình thành của âm nhạcSự hình thành của âm nhạc
Sự hình thành của âm nhạc
 
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhThuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 8-2014
 
Hà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100ha
Hà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100haHà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100ha
Hà Nội xây công viên văn hóa, giải trí, thể thao gần 100ha
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnPham Long
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi độngThống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi độngssuser014a90
 
2018 thi truong du lich va bds vn crystal bay
2018 thi truong du lich va bds vn   crystal bay2018 thi truong du lich va bds vn   crystal bay
2018 thi truong du lich va bds vn crystal bayTrung Vinh Le
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...duanesrt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...jackjohn45
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...NuioKila
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn (18)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
 
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravelTiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.docTẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi độngThống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
 
2018 thi truong du lich va bds vn crystal bay
2018 thi truong du lich va bds vn   crystal bay2018 thi truong du lich va bds vn   crystal bay
2018 thi truong du lich va bds vn crystal bay
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1089 ngày 21/8/2014 - Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Tr.3) - Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tràng An (Tr.8) Ngành du lịch phòng, chống bệnh do virut Ebola (Tr.7) - Gặp mặt đoàn TTVN trước khi lên đường tham dự YOG 2 (Tr.14) - Biểu diễn nghệ thuật phục vụ công nhân, đồng bào biên giới (Tr.10) Pháthiệnnhiềuditíchkhảocổ tạiCaonguyênđáĐồngVăn (Tr.17) trong số này Du lịch Việt Nam tìm hướng vượt khó Đa dạng hóa điểm đến, tháo gỡ khó khăn trước mắt và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, giúp du lịch Việt Nam phát triển thực chất và bền vững, là nội dung được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh trả lời trong Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” phát trên VTV1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và một số cơ quan truyền thông khác ngày 16/8/2014. (Xem tiếp trang 2) Ảnh:VTV ÁnhViêngiànhtấmHCVđầutiênchođoànTTVNtạiOlympictrẻ2014 Đợt phim Kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 và Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Đặc khu Vĩnh Linh. Các phim được chọn chiếu gồm: “Biển đợi” (Phim truyện - Công ty TNHH MTV Giải phóng); các chương trình băng hình về chủ đề Kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8) và Quốc khánh 02/9 và “Biển và hải đảo Việt Nam” (Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương). Nhân dịp này, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở VHTTDL Quảng Trị tổ chức đợt phim Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Đặc khuVĩnh Linh. Các phim được chiếu: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm; Chung một dòng sông; “Lũy thép Vĩnh Linh”, “Làng chài Vịnh Mốc”. Đợt phim diễn ra từ 19/8 đến 05/9. H.P Ngày 17/8, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã đi vào lịch sử thể thao VN khi đoạt HCV nội dung 200m hỗn hợp cá nhân nữ tại Olympic trẻ 2014 đang diễn ra ở Nam Kinh (Trung Quốc). Đây cũng là tấm HCV đầu tiên của thể thao VN ở Oympic trẻ và là tấm HCV đầu tiên của riêng Ánh Viên ở đấu trường thế giới dành cho các VĐV lứa tuổi. Với thành tích 2 phút 12 giây 66, Ánh Viên thậm chí còn vượt qua thành tích 2 phút 16 giây 20 đã từng giúp cô đoạt chức vô địch SEA Games 27 vào cuối năm ngoái, phá kỷ lục SEA Games và kỷ lục quốc gia. (Xem tiếp trang 14) Ánh Viên đoạt Huy chương Vàng Olympic trẻ lần thứ 2 - 2014
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1089 l21.8.2014 Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, 7 tháng vừa qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 5 triệu lượt, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, khách nội địa đạt 17 triệu lượt, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 142.000 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong tháng 5 và 6, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đều giảm, tuy nhiên,tháng7đãtăngnhẹtrởlại.Đểứng phó với những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng du lịchViệt Nam trong những tháng còn lại của năm nay và những năm tiếp theo, Bộ VHTTDL đã chủ động triển khai đồng bộ nhóm các giải pháp. Đầu tiên là tăng cường công tác truyền thông, quảng bá ở trong nước và quốc tế để quảng bá môi trường kinh doanh, hình ảnh điểm đến Việt Nam “an toàn, thân thiện, chất lượng”. Tiếp đó, du lịch Việt Nam cần tiếnhànhcôngtácxúctiến,quảngbá,mở rộng thị trường du lịch quốc tế sang các thị trường mới, tránh phụ thuộc vào các thị trường đã có. Thêm vào đó, du lịch Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam du lịchViệtNam”nhằmkhíchlệnhucầudu lịch trong nước của người dân. Các địa phương cũng cần quan tâm, tăng cường tháo gỡ khó khăn, rào cản cho các doanh nghiệp du lịch, tạo môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn và đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn, tiện lợi cho du khách. Cuối cùng là cần có cơ chế chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi, thu hút khách quốc tế vào Việt Nam. Trước tình hình khó khăn ở một số thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp du lịch đã chuyển hướng thị trường sang Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại khó khăn do chưa quen với thị trường. Đề cập đến giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng: Các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, đa dạng hóa sản phẩm cũng như thị trường. Hàng năm, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch cũng như các Sở VHTTDL đều thông báo việc tổ chức các hoạt động xúc tiến điểm đếnViệt Nam tại một số thị trường trọng điểm, tiềm năng mới, trong đó có thị trường Châu Âu. Các doanh nghiệp và các địa phương cần theo dõi, chủ động liên kết tham gia vào các chương trình này để tiếp cận, mở rộng và phát triển các thị trường du lịch. Các doanh nghiệp cũng cần phải linh hoạt, kịp thời đưa ra các giải pháp đa dạng hóa thị trường, tích cực quảng bá ở các thị trường mới, trong đó có thị trường Châu Âu. Các Sở VHTTDL cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong nỗ lực giới thiệu, quảng bá cho từng địa phương nói riêng và thông qua đó quảng bá Việt Nam là một trong số 20 quốc gia có điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Về ý kiến cho rằng chất lượng hướng dẫn viên du lịch của nước ta còn thiếu và yếu, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Năm 2005, nước ta mới có khoảng 5.000 hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Đến tháng 6/2014, cả nước đã có hơn 14.000 hướng dẫn viên. Số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nước ta đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, đối với một số thị trường sử dụng ngoại ngữ hiếm còn rất thiếu hướng dẫn viên. Về biện pháp khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh nêu rõ: BộVHTTDLđã phổ biến thông tin rộng rãi, đặc biệt là cung cấp thông tin cho sinh viên về việc khan hiếm lực lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế ở một số thị trường, góp phần định hướng cho các em. Bộ cũng đã ban hành chương trình khung đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch và ban hành quy định về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế; đồng thời tổ chức các kỳ thi sát hạch về nghiệp vụ, ngoại ngữ cho những người am hiểu, yêu thích làm hướng dẫn viên du lịch nhưng chưa có điều kiện theo học các khóa đào tạo nào. Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến kiến thức, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh, sinh viên, xây dựng tiêu chuẩn nghề hướng dẫn viên du lịch phù hợp với yêu cầu của thị trường. Sắp tới, trong dự án Luật Du lịch sửa đổi, Bộ VHTTDL sẽ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép hạ tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, quy định linh hoạt hơn để khuyến khích những người yêu nghề, có kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ tham gia lực lượng hướng dẫn viên du lịch. Về hiện tượng chèo kéo, nâng giá dịch vụ đối với du khách, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Hiện tượng này cũng đã được nhiều người dân ở các địa phương phản ánh. Ở nhiều địa phương, nhất là các trọng điểm du lịch của nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng... đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nêu trên, như tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở và người dân. Hiện tượng chèo kéo, nâng giá dịch vụ với du khách có thể xảy ra ở bất cứ điểm đến nào, bất cứ lúc nào, nhưng với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và ngành du lịch thì chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện đáng kể. Có thể thấy thời gian gần đây, hiện tượng chèo kéo du khách, nâng giá dịch vụ đã giảm. Ngành du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút thêm nhiều khách quốc tế đến với nước ta, do đó không chỉ các doanh nghiệp mà ngay cả người dân, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cũng cần chung tay, nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng một hình ảnh Việt Nam đẹp, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế. t.t.N DulịchViệtNam... (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1089 l21.8.2014 Phổ biến Luật Đầu tư công và quán triệt triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về xây dựng kế hoạch 2016-2020 Ngày 15/8/2014, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh nhằm phổ biến Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII và triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Nhằm tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư công, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 từ ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo đó, Luật Đầu tư công gồm 6 Chương, 108 Điều, quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công; và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 của đất nước, ngày 05/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 23/CT- TTg về Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020... Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh nhấn mạnh, việc thực hiện Luật Đầu tư công và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mới được ban hành có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho chiến lược phát triển ngành VHTTDL, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước 2016-2020; tạo điều kiện giúp các đơn vị thuộc Bộ chủ động trong bố trí nguồn lực và khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, dự án chậm tiến độ so với quyết định phê duyệt, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Đối với lĩnh vực Du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm như Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia, Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch, Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Cần chú trọng xúc tiến thu hút khách ở các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Châu Âu; Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam; Tổ chức tốt công tác quy hoạch các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia; Tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê du lịch, áp dụng mô hình tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam”. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần tập trung lập kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, chương trình đào tạo nghề, chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, trong đó chú ý nâng cao trình độ ngoại ngữ. Qua đó, góp phần xây dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam - Điểm đến an toàn, thân thiện và chất lượng trong mắt du khách trong và ngoài nước. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của báo chí truyền thông trong tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Ngành và quảng bá rộng rãi hình ảnh, thương hiệu Du lịch Việt Nam đến với công chúng. t.PHươNg Bộ VHTTL vừa ban hành Kế hoạch số 2666/KH-BVHTTDL xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bộ VHTTDL dự kiến một số nội dung của Nghị quyết số 33 cần được thể chế hóa bằng các chương trình, đề án, dự án. Bộ đưa ra dự kiến gồm 56 nội dung: Con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng thị trường văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người; phát huy các giá trị nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn hoàn thiện bản sắc văn hóa các dân tộc hạn chế khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa… Bộ VHTTDL cũng đề nghị các đơn vị xem xét các nội dung dự kiến này, ngoài ra có thể đề xuất các nhiệm vụ khác ngoài danh mục nhưng phải có trong Nghị quyết số 33. Thời gian thực hiện từ 01/08 đến 11/11/2014. H.P Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
  • 4. 4 số 1089 l21.8.2014 quản lý nhà nước - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2507/QĐ-BVHTTDL ngày 08/8/2014, giao Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Trại sáng tác, giao lưu, triển lãm và trao đổi mỹ thuật với các Trường Mỹ thuật trong khu vực bao gồm Campuchia, Lào, Nhật Bản và Thái Lan. Thời gian tổ chức từ ngày 17- 26/8/2014. - Tại Quyết định số 2522/QĐ- BVHTTDL ngày 11/8/2014, Bộ VHTTDL cho phép Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh thăm dò khảo cổ tại vị trí xây dựng đền thờ Thiên Hộ Dương và vị trí xây dựng Miếu Bà Chúa Xứ thuộc khu di tích Gò Tháp, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian từ 15/8-15/10/2014, diện tích thăm dò 40m2. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2530/QĐ-BVHTTDL ngày 11/8/2014, cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu và biểu diễn Kịch rối Nhật Bản. - Ngày 11/8/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2531/QĐ- BVHTTDL,chophépViệnGoetheHà NộitổchứcLiênhoanphimĐức2014, thời gian từ ngày 04/9-21/9/2014 tại các tỉnh/thành: Thái Nguyên, Hà Nội, HảiPhòng,ThừaThiênHuế,ĐàNẵng, TP. Hồ Chí Minh. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2566/QĐ-BVHTTDL ngày 14/8/2014, giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo. Thời gian hoàn thành trong quý III/2014. - Tại Quyết định số 2576/QĐ- BVTTDL ngày 14/8/2014, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Lễ hội Trung thu 2014” từ ngày 05/9-08/9/2014 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội. tHtt VăN BảN mới Ngày 11/8/2014, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 2671/BVHTTDL- GĐ gửi UBND các tỉnh/thành về việc báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, thực hiện trách nhiệm được phân công, ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký ban hành Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL quy định thu nhập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Theo quy định báo cáo tổng hợp thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình 6 tháng, cấp tỉnh hàng năm được gửi chậm nhất ngày 15/7. Tuy nhiên, đến hết 30/7/2014, Bộ VHTTDL mới nhận được 26/63 báo cáo. Việc gửi chậm báo cáo số liệu gây khó khăn cho quá trình tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Tại Công văn, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tổng hợp, báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Báo cáo gửi về chậm nhất ngày 22/8. Nếu quá thời hạn trên, những tỉnh/thành không gửi báo cáo thì được hiểu là không có báo cáo. * Trước đó, ngày 08/8/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình tại tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam và Vĩnh Phúc năm 2014. Việc tổ chức triển khai thí điểm Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương nhằm thu hút sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các thành viên gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; hạn chế tối đa các vụ bạo lực gia đình và chuẩn bị cơ sở thực tiễn và pháp lý triển khai Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc. Với chủ đề “Hãy hành động vì một xã hội không bạo lực”, Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình diễn ra từ 01-25/11/2014 tại 03 địa phương với các thông điệp: “Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật”; “Yêu thương và tôn trọng, là bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình”; “Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn”; “Hãy nói KHÔNG với bạo lực gia đình!”; “Roi vọt không nuôi dạy trẻ em nên người - Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”. Nội dung các hoạt động gồm: Tổ chức các hội nghị, tọa đàm và tổ chức tuyên truyền trên đài phát thanh, đài truyền hình địa phương về các nội dung liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình, cộng đồng, xã hội không có bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình, ngăn chặn, phát hiện, can thiệp xử lý hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững... H.QuâN Báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
  • 5. 5số 1089 l21.8.2014 quản lý nhà nước Ngày 13/8, tại Ninh Bình, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định, việc chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tăng cường và mở rộng hợp tác văn hóa ra ngoài thế giới, đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu và phong phú thêm cho văn hóa dân tộc một cách khoa học, đúng quy luật khách quan... là những vấn đề mà chiến lược văn hóa đối ngoại quốc gia phải giải quyết. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định, “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” và yêu cầu phải “chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa”. Cùng với Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 33 đã thực sự đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cho công tác hợp tác quốc tế về văn hóa, nâng tầm vóc, vị trí và vai trò của văn hóa đối ngoại lên một tầm cao mới. “Xây dựng chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là những nhiệm vụ to lớn, quan trọng và rất cấp thiết đối với việc hoạch định chính sách văn hóa trong thế giới phẳng ngày nay. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải làm gì? Làm như thế nào? Ai làm? Nguồn lực được cung cấp từ đâu? Mục tiêu là gì?... chính là những câu hỏi được đặt ra nhằm gợi mở về những nội dung, tính khả thi của chiến lược văn hóa đối ngoại mà chúng ta đang xây dựng...”, Thứ trưởng HồAnh Tuấn phát biểu. Hội thảo tập trung đề cập các nội dung chính là khai thông, củng cố và thắt chặt mối quan hệ với các nước, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vận động để Việt Nam có thêm nhiều di sản được UNESCO công nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. P. ANH Xây dựng chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ngày 07/8/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 2638/KH- BVHTTDL về việc kiểm tra, giám sát liên ngành công tác gia đình năm 2014. Nội dung của việc kiểm tra, giám sát về tình hình thực hiện công tác gia đình năm 2014 bao gồm: Việc thực hiện các văn bản về công tác gia đình và bình đẳng giới; Việc triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;Tham mưu xây dựng văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành các văn bản theo thẩm quyền về công tác gia đình; Tình hình đội ngũ cán bộ các cấp, công tác tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác gia đình các cấp đặc biệt là đội ngũ làm hoặc tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cấp xã, nhân viên y tế về chuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình, tình hình thu thập số liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Thông tư số 23/2011/TT- BVHTTDL; Kinh phí của địa phương bố trí cho công tác gia đình; Tình hình thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc, kỷ niệm Ngày Gia đìnhViệt Nam (28/6) và kế hoạch hưởng ứng Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11); Hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao giải trí, du lịch, chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; Tình hình triển khai hoạt động và kinh phí của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới thực hiện mô hình 4 về lựa chọn 05 xã điểm tham gia sửa đổi, lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào hương ước, quy ước cộng đồng; Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Kiến nghị, đề xuất của tỉnh về các hoạt động thuộc lĩnh vực gia đình. Theo Kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát liên ngành công tác gia đình năm 2014 dự kiến được chia thành 5 đợt. Đợt 1: các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận vào tuần thứ tư tháng 8; Đợt 2: các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vào tuần thứ hai tháng 9; Đợt 3: các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông vào tuần thứ tư tháng 9; Đợt 4: các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn vào tuần thứ hai tháng 10; Đợt 5: các tỉnh Đồng Tháp, An Giang vào tuần thứ ba tháng 10. H.QuâN Kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành về công tác gia đình
  • 6. 6 số 1089 l21.8.2014 quản lý nhà nước Ngày 11/8, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 195/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. “Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010” được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2008 đã hết thời gian thực hiện, cần phải có một văn bản quy hoạch mới đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến 2020, định hướng đến năm 2030 là sự cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Về quan điểm, Đề án nêu rõ: Phát triển nghệ thuật biểu diễn nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đồng thời xây dựng và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật. Về mục tiêu, phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, từng vùng; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật thế giới. Rà soát nâng cấp, cải tạo một số nhà hát đang xuống cấp tại các địa phương, trong đó tập trung đầu tư nâng cấp và trang bị mới hệ thống phương tiện kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Xây dựng một trung tâm biểu diễn nghệ thuật hiện đại tại TP. Hồ Chí Minh. Sắp xếp lại tổ chức của các đơn vị nghệ thuật công lập theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp hóa, từng bước nâng cao năng lực tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các đon vị nghệ thuật trên toàn quốc. Đào tạo, phát triển nhân lực ngành nghệ thuật biểu diễn có năng lực sáng tạo, bảo đảm cân đối về các chuyên ngành theo nhu cần của xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho các trường, viện nghiên cứu; đội ngũ sáng tạo, nghệ sỹ biểu diễn, kỹ thuật viên tại các đơn vị nghệ thuật; phát triển lực lượng lý luận phê bình nghệ thuật biểu diễn có trình độ chuyên môn cao; đội ngũ quản lý được đào tạo bài bản, chuyên sâu có đủ trình độ và năng lực làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách. Sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao; quảng bá, phổ biến các chương trình, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn trong nước và quốc tế. Đề án cũng nêu các nhóm giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; Đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường huy động các nguồn lực; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội; Hợp tác quốc tế; đồng thời giải trình một số ý kiến đóng góp của các Ban, Bộ, ngành. H.PHượNg TrìnhThủtướngChínhphủĐềán“Quyhoạchtổngthểpháttriển nghệthuậtbiểudiễnđếnnăm2020,địnhhướngđếnnăm2030” Ngày 13/8/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2555/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ chức Tọa đàm về công tác giám định tư pháp cho người giám định tư pháp theo vụ việc Ngành VHTTDL. Nội dung của việc tổ chức Tọa đàm nhằm giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giám định tư pháp, trao đổi, thảo luận và giải đáp thắc mắc về việc triển khai các quy định trên trong thực tiễn công tác giám định tư pháp. Tọa đàm dự kiến được tổ chức vào ngày 18 và 19/9/2014 tại TP. Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) với thành phần khoảng 100 người là các cán bộ, công chức trong danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc của Bộ VHTTDL, các cán bộ, công chức là người giám định tư pháp theo vụ việc của một số Sở VHTTDL các tỉnh/thành khu vực phía Bắc. H.QuâN Kế hoạch tổ chức Tọa đàm về công tác giám định tư pháp
  • 7. 7số 1089 l21.8.2014 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL đề nghị và khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không trưng bày, không sử dụng, cung tiến, biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hiện nay, ở nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi công cộng. Để góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, phát huy tinh thần yêu nước, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Bộ VHTTDL đề nghị và khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không trưng bày, không sử dụng, cung tiến, biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đồng thời, tuyên truyền và vận động những nơi đang sử dụng tháo dỡ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi các nơi công cộng. Ngoài ra, Sở VHTTDL các tỉnh/thành tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và đề xuất xử lý việc trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương. Đ.Ngọc Ngày 12/8, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 2692/KH- BVHTTDL về phòng, chống virut Ebola trong ngành Du lịch. Mục tiêu nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh Ebola vàoViệt Nam qua đường du lịch. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp lây nhiễm đối với khách du lịch, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế Trung ương và địa phương trong việc phòng, chống và đảm bảo an toàn, sức khỏe cho khách du lịch và người lao động trong ngành du lịch. Theo kế hoạch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh; Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Ebola cho ngành Du lịch địa phương, kịp thời phối hợp với các Sở, Ban, ngành chức năng tại địa phương tham mưu cho Lãnh đạo UBND cấp tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp cần thiết ứng phó với dịch bệnh Ebola cơ sở Kế hoạch phòng, chống bệnh do virut Ebola trong ngành du lịch; Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện trên địa bàn, xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến dịch bệnh; Thường xuyên thông tin đến các doanh nghiệp trên địa bàn về tình hình, diễn biến dịch bệnh và các chỉ đạo của Trung ương, địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola tại đơn vị. Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các địa phương chỉ đạo các Hiệp hội du lịch địa phương, các doanh nghiệp hội viên tích cực nắm bắt tình hình, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và tăng cường phối kết hợp với các cơ quan chức năng y tế để đảm bảo an toàn, sức khỏe của khách du lịch và người lao động trong doanh nghiệp.Trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ở quy mô khu vực hoặc toàn cầu, đe dọa đến việc giao lưu và du lịch quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch tích cực triển khai các chương trình du lịch nội địa hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch 2014-2015 với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân, tăng cường quan tâm đến sức khỏe, an toàn của khách du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không đưa khách du lịch đến các quốc gia đang bùng phát dịch bệnh Ebola. Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ các thị trường liên quan đến dịch bệnh cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch y tế, thực hiện các thủ tục kiểm tra sức khỏe theo đúng quy định. Các khách sạn, cơ sở lưu trú cần có phương án phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi sức khỏe của khách lưu trú, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế địa phương để phòng, chống dịch bệnh cho khách du lịch, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng về những dấu hiệu bất thường liên quan đến dịch bệnh, có phương án cách ly khách du lịch trong trường hợp phát hiện nghi vấn liên quan đến dịch bệnh và kịp thời liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để chữa trị. Quán triệt cán bộ công chức, người lao động có nhận thức đúng về nguy cơ tiềm tàng của dịch bệnh Ebola đối với hoạt động du lịch của Việt Nam trong thời gian tới, có biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho khách du lịch và người lao động trong đơn vị. Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh trên trang web của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng (vncdc.gov.vn) và thông tin chỉ đạo điều hành của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch trên website của Tổng cục Du lịch (www.vietnamtourism.gov.vn) để có giải pháp ứng phó kịp thời trước những diễn biến khó lường, liên tục của dịch bệnh trong tình hình hiện nay. H.PHượNg Ngành du lịch phòng, chống bệnh do virut Ebola Không sử dụng biểu tượng, linh vật và các sản phẩm lạ ở nơi công cộng
  • 8. 8 số 1089 l21.8.2014 quản lý nhà nước Ngày 08/8/2014, Bộ VHTTDL và Bộ Công an đã ký kết Chương trình phối hợp số 2645/CTr-BVHTTDL- BCAvề việc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng giai đoạn 2014-2018. Chương trình nhằm tăng cường sự phối hợp chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho phạm nhân, trại viên, học sinh nhằm góp phần tích cực vào công tác giáo dục cải tạo, rèn luyện nhân cách, lối sống và bảo đảm an ninh, trật tự trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Theo Kế hoạch, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động bằng các hình thức tại chỗ và lưu động, cổ động trực quan, tuyên truyền miệng, đọc tin qua hệ thống loa truyền thanh nội bộ, băng rôn, khẩu hiệu, bảng tin… bảo đảm thông tin, tuyên truyền kịp thời, ngắn gọn, dễ hiểu và thiết thực nhất về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Nêu gương những điển hình tiên tiến của phạm nhân, trại viên, học sinh trong việc chấp hành nội quy, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để sớm trở thành người có ích cho xã hội. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với các hình thức phù hợp với điều kiện quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh như: xem truyền hình hoặc video, nghe đài, triển lãm ảnh, đọc sách báo, vẽ tranh, viết báo tường, viết tự truyện, viết thư gửi lời xin lỗi, thi tuyên truyền miệng, thi đấu giao hữu thể thao; phối hợp phát triển hệ thống tủ sách pháp luật và tổ chức cung cấp, luân chuyển sách, báo, văn hóa phẩm cho phạm nhân, trại viên, học sinh; duy trì hoạt động văn nghệ “Tiếng hát tình đời” để biểu diễn vào các đợt sinh hoạt hàng tháng, hàng quý, nhất là các dịp lễ, Tết và tổ chức Hội diễn định kỳ 5 năm tổ chức một lần; tập trung tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Nội dung chủ yếu của các hoạt động văn hóa, văn nghệ tập trung vào ca ngợi đất nước, con người, truyền thống anh hùng, bất khuất, dũng cảm và lòng nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam, ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam; ca ngợi Bác Hồ kính yêu; ca ngợi đức hi sinh, tinh thần mưu trí, dũng cảm, chủ động, sáng tạo, chịu đựng khó khăn, gian khổ và tình thương, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Phản ánh cuộc sống, hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân, trại viên, học sinh; ca ngợi những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong học tập, lao động cải tạo, đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu, lệch lạc trong nhận thức, thái độ, hành vi của phạm nhân, trại viên, học sinh. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường; về phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, ma túy; về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS. Hàng năm, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) và Tổng cục VIII (Bộ Công an) tổ chức họp vào quý IV để sơ kết , đánh giá, xét khen thưởng và trao đổi những vấn đề cần tiếp tục phối hợp nghiên cứu thực hiện Chương trình. H.QuâN Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao tại các trại giam, trường giáo dưỡng Bộ VHTTDL đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình nghiên cứu, xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị Di sảnThế giới Quần thể danh thắng Tràng An theo đề xuất của UNESCO. Tại kỳ họp thứ 38 của Ủy Ban Di sản thế giới được tổ chức tại Doha, Qatar, Quần thể danh thắng Tràng An của Việt Nam đã được ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới. Để đảm bảo công tác bảo vệ, quản lý Di sản này,Tổ chức UNESCO đã có văn bảnsốCLT/HER/WHC/PSM/14/LJ/384 ngày 22/7/2014 gửi Việt Nam đề nghị thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản theo Công ước 1972 Công ước Di sản thế giới. Cụ thể trong văn bản của UNESCO nêu rõ:Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới, đoạn 168, Ban Thư ký của Ủy ban Di sản sẽ gửi bản đồ của khu vực di sản mới được công nhận tới quốc gia thành viên có Di sản sản đó. Tuy nhiên, hiện nay bản đồ về khu vực di sản và khu vực vùng đệm được điều chỉnh tại Tràng An vẫn còn thiếu do đó đề nghị Việt Nam gửi các bản đồ bao gồm 03 bản sao và bản điện tử tới Trung tâm Di sản thế giới trước ngày 01/12/2014. Bên cạnh đó, Trung tâm Di sản thế giới cũng yêu cầuViệt Nam kiểm tra nội dung giới thiệu về Tràng An bằng tiếng Anh và tiếng Pháp theo bản miêu tả về di sản do IUCN cung cấp. Nội dung và thông tin này sẽ được sử dụng trên website cũng như tất cả tài liệu in ấn của UNESCO. Ngoài ra, việc quan trọng nhất đó là việc UNESCO yêu cầuViệt Nam nộp bổ sung kế hoạch quản lý di sản tổng thể Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tràng An
  • 9. 9số 1089 l21.8.2014 Sự kiện vấn đề Ngày09/8,tạiLàngVănhoá-Dulịch các dân tộc Việt Nam, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến đầu tư tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham dự của các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước trên thế giới. Thứ trưởng Bộ VHTTDL-HồAnhTuấn,ThứtrưởngBộ Ngoại giao - Nguyễn Phương Nga đã dự và chủ trì Hội nghị. Đại diện Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã giới thiệu quy hoạch chung, tiềm năng, lợi thế và các dự án thu hút, kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với các khu chức năng khác tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Hồ Anh Tuấn cho biết thêm một số cơ chế đặc thù được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện trong các lĩnh vực như: quản lý đầu tư, xây dựng; quản lý và sử dụng đất; tổ chức quản lý, khai thác; thu, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, quảng bá, giới thiệu ở trong nước và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho dự án Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật… Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng đề nghị các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thông qua các hoạt động của mình tại quốc gia sở tại sẽ có những hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư cho Việt Nam nói chung, Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam nói riêng. Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan nhằm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư của nước ngoài đến Việt Nam cũng như Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Namthôngquasựhỗtrợ,giúpđỡvàphối hợp của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Đ.ANH Hội nghị quảng bá, xúc tiến đầu tư tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 279- KH/BTGTW về kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2014). Việc tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc thiêng liêng và tấm gương đạo đức của Người, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; Thông qua các hoạt động kỷ niệm, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức trong Đảng, trong xã hội. Các hoạt động kỷ niệm bao gồm: Tuyên truyền, giáo dục: Ôn lại giá trị tư tưởng, chính trị, văn hóa trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó tiếp tục nâng cao thêm nhận thức và khẳng định giá trị trường tồn của Di chúc; Tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tấm gương đạo đức của Người kết hợp với tuyên truyền về việc thực hiện Chỉ thị 03, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tuyên truyền về những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khơi dậy tinh thần tích cực học tập Di chúc và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; Tuyên truyền tập thể, cá nhân điển hình; phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay của các địa phương, đơn vị trong thực hiện Di chúc và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chủ động đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lãnh tụ; phê phán những tư tưởng, hành vi không đúng với lời dạy của Người. Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Tổ chức Hội thảo khoa học. Xây dựng và chiếu phim tài liệu nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. H.QuâN Tổchứckỷniệm45nămthựchiệnDichúccủaChủtịchHồChíminh bao gồm các kế hoạch quản lý du lịch, báo cáo về những công việc đã đạt được trong quá trình thực hiện các khuyến nghị. Đồng thời trong văn bản UNESCO cũng nhấn mạnh về việc các quốc gia thành viên cần thực hiện Công ước về Di sản thế giới 1972, trong đó đoạn 172 có hướng dẫn thực hiện Công ước. Mọi ý định, kế hoạch thực hiện việc phục chế hoặc xây dựng các công trình trong khu vực di sản và vùng đệm di sản có thể ảnh ưởng tới giá trị nổi bật toàn cầu của di sản vì thế cần có báo cáo gửi UNESCO. Đ.N
  • 10. 10 số 1089 l21.8.2014 Sự kiện vấn đề Trong 2 ngày 08-09/8/2014, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Công đoàn Khối tham mưu quản lý nhà nước (QLNN) Bộ VHTTDL đã tổ chức chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác công đoàn với Công đoàn Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình; đồng thời trao tặng quà cho các gia đình chính sách ở tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 69 năm Thành lập ngành Văn hóa-Thông tin (28/8/1945-28/8/2014); nhằm tăng cường quan hệ công tác giữa Trung ương và địa phương, thực hiện có hiệu quả QLNN về VHTTDL. Tham dự Chương trình giao lưu, về phía Bộ VHTTDL có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ VHTTDL - Lê Anh Thơ; Chủ tịch Công đoàn Bộ - Nguyễn Hữu Giới; cùng hơn 40 đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên BCH công đoàn 18 đơn vị trong Khối tham mưu QLNN Bộ VHTTDL. Về phía tỉnh Hòa Bình, có Giám đốc Sở VHTTDL - Bùi Ngọc Lâm; các đồng chí Phó Giám đốc Sở VHTTDL, đại diện lãnh đạo Công đoàn Sở, Lãnh đạo Công đoàn Viên chức tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo các Phòng chức năng, các đơn vị sự nghiệp của Sở VHTTDLtỉnh Hòa Bình cùng một số gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, Đoàn công tác Công đoàn Khối tham mưu QLNN của Bộ đã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác công đoàn giữa Trung ương và địa phương, đồng thời Đoàn cũng đi thăm một số di tích lịch sử và di tích cách mạng; dâng hương tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP. Hòa Bình và tham quan Nhà máy thủy điện Hòa Bình… Nhân dịp này, Công đoàn Khối tham mưu QLNN Bộ VHTTDL cũng đã trao tặng 20 suất quà, trị giá 20 triệu đồng (mỗi suất 01 triệu đồng) cho các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam ở TP. Hòa Bình. Đoàn công tác công đoàn Khối tham mưu QLNN của Bộ VHTTDL đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ quý báu của Lãnh đạo Sở, Công đoàn Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực của Công đoàn Khối Tham mưu Quản lý nhà nước năm 2014. Hữu giới Công đoàn Khối tham mưu QLNN Bộ VHTTDL giao lưu với Công đoàn Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình Từ15/8,BộVHTTDLđãtổchứccác hoạt động văn hóa văn nghệ với chủ đề “Biên giới và biển đảo Việt Nam” nhằm phục vụ đời sống văn hóa công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các diễn viên biểu diễn nhiều tiết mục nghệthuậtcangợiĐảngquangvinh,Bác Hồvĩđại,cangợitìnhyêuquêhươngđất nước và tình đoàn kết quân dân quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tham gia vào hoạt động này có các đội truyên truyền lưu động, đội nghệ thuật quần chúng và đội chiếu bóng lưu động, biểu diễn tại tỉnh Bình Dương (Thị xã Tân Uyên, thị xã DĩAn, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát); tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, huyện Châu Đức, huyện Long Điền thành phố Vũng Tàu); tỉnh Đồng Nai (huyện NhơnTrạch, huyện LongThành, huyện Trảng Bom thành phố Biên Hòa); TP.HồChíMinh(huyệnHócMôn,quận BìnhTân, quận GòVấp, quậnTân Bình, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9). Việc tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống văn hóa công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuấtvàdoanhnghiệpcóvốnđầutưnước ngoài góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ổn định an ninh trật tự tại địa phương để phát triển sản xuất; làm phong phú đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp; nâng cao nhận thức của công nhân góp phần xây dựng các doanh nghiệp phát triến ốn định bền vững. Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần cụ thể hóa Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.Theo đó, các hoạt động văn hóa văn nghệ sẽ được lồng ghép, tổ chức kịp thời thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tạo sân chơi văn hóa lành mạnh, công nhân trực tiếp tham gia là chủ thể sáng tạo, phát huy vai trò của các đoàn thể. Trướcđó,vàocuốitháng7/2014,Nhà hát Tuổi trẻ đã thành lập đoàn nghệ thuật xung kích gồm hơn 20 nghệ sĩ, diễn viên lênđườngbiểudiễnphụcvụcácbộ,chiến sĩ và nhân dân tại 5 đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm đồn Lý Vạn, Đàm Thuỷ, Ngọc Côn, Ngọc Chung và Tà Lùng. Chương trình này được chọn lọc về nội dung, phong phú với các thể loại kịch, ca múa nhạc ca ngợi tình yêu quêhươngđấtnước,khắchọahìnhtượng người chiến sĩ nơi tuyến đầu Tổ quốc… Đoàn đã có những buổi biểu diễn hết sức thành công, phục vụ gần 1.000 khán giả, trong đó có các buổi biểu diễn phục vụ trực tiếp tại chốt biên giới cho từng tiểu đội, qua đó góp sức động viên tinh thần các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Đoàn đã đượcBộChỉhuyBộđộiBiênphòngtặng giấy khen vì thành tích xuất sắc trong đợt lưu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng... MạNH HuâN Biểu diễn nghệ thuật phục vụ công nhân, đồng bào biên giới
  • 11. 11số 1089 l21.8.2014 Sự kiện vấn đề Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế” nhân dịp Quốc khánh 02/9, bắt đầu từ 02/9 đến 30/9/2014. Trong dịp này, du khách được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như sau: Nếu du khách mua vé tham quan 3 điểm (Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng) sẽ được miễn vé tham quan các điểm di tích còn lại (bao gồm: lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); giảm 20% giá vé cho các đoàn tham quan các điểm di tích từ 10 người trở lên (mua 10 vé được giảm 2 vé); giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc Huế tại Duyệt Thị Đường vào các suất ban ngày và buổi tối; miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20 khách trở lên; miễn vé tham quan di tích cho các đoàn sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh (có giấy giới thiệu của các trường); giảm 20% giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quan khu vực Hoàng Cung; giảm 10%-20% giá các dịch vụ (hàng lưu niệm, giải khát...) trong các điểm tham quan của khu di sản Huế. Từ nay đến cuối năm, tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; xúc tiến các hoạt động mời các đoàn Famtrip (tìm hiểu, làm quen, tiếp thị) từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đến khảo sát thị trường Huế và miền Trung; đồng thời chủ động tổ chức các Roadshow tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, miền Trung; tập trung mạnh vào việc khai thác thị trường khách mới là miền Tây Nam bộ... để bù vào sụt giảm do thị trường khách du lịch Đài Loan, Trung Quốc có nhiều biến động. Ngành du lịch tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ, môi trường du lịch, triển khai các gói kích cầu thiết thực để thu hút khách du lịch. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế thu hút du khách bằng các sản phẩm độc đáo; đưa dịch vụ mới “Ngự thuyền sông Hương” và “Lầu Tứ phương Vô sự (Đại Nội, Huế)” vào hoạt động. Với hai dịch vụ này, du khách được thưởng thức ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng theo phong cách cung đình, với mức giá ưu đãi đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch. Ngoài khai thác các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp đang tích cực mở rộng các thị trường tiềm năng; đồng thời tập trung chuyển hướng sang khai thác thị trường Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt, tỉnh tập trung khai thác thị trường khách nội địa, các công ty đã tiến hành liên kết kích cầu các tour: Huế- Đà Nẵng, Phan Thiết, Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Bình…; tư vấn cho khách hàng đi du lịch trong nước và một số nước trong khu vực như Malaysia, Singapore hoặc Myanmar, Hàn Quốc... Công ty khách sạn bờ sông Thanh Lịch áp dụng các chính sách kích cầu du lịch phù hợp, các chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho thị trường khách nội địa, tăng cường dịch vụ du lịch hội nghị, hội thảo; đẩy mạnh bán phòng nghỉ trên mạng internet thông qua website của khách sạn và các hãng lữ hành trực tuyến trong nước và quốc tế. Công ty Cổ phần du lịch Việt Nam-Hà Nội - Chi nhánh Huế cũng đang liên kết với một số công ty du lịch bạn, cũng như hãng hàng không để lên chương trình đi du lịch Việt Nam với giá kích cầu và bước đầu rất thành công, nhất là thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi Huế-Đà Nẵng. Q.Việt Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế Sáng 15/8, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cùng Sở VHTTDL Quảng Bình tổ chức triển lãm chuyên đề tranh cổ động “Đoàn kết bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam”. Đây là một trong những hoạt động hướng về biển đảo Tổ quốc và chào mừng Kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Bình khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp (18/8/1954-18/8/2014). Triển lãm bao gồm 45 tranh cổ động trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam của nhiều thế hệ nghệ sỹ sáng tác trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Với ngôn ngữ cô đọng, khúc triết, phong cách đa dạng, chuyển tải thông điệp nhanh, các tác phẩm đã truyền cho người xem vẻ đẹp và giá trị của Tổ quốc thống nhất như bức: Mùa xuân vĩnh viễn, Chung một ngọn cờ, Quê ta sạch bóng quân xâm lược… Triển lãm tranh cổ động với tên gọi “Đoàn kết bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam” là một thông điệp nêu lên truyền thống bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam cũng như xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu, đẹp. Đó là truyền thống, là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển được của dân tộc ta. Triển lãm kéo dài đến 25/8. Đức MiNH Triển lãm tranh cổ động“Đoàn kết bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam”
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1089 l21.8.2014 Thực hiện kế hoạch số 82- KH/ĐUK ngày 13/6/2014 của Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương về triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”. Chiều ngày 12/8 tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết tới cán bộ chủ chốt trong toàn Đảng bộ. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” là Nghị quyết mang tầm chiến lược lớn của Đảng trong thời kỳ phát triển đất nước, nhằm xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng nền văn hóa dân tộc chính là xây dựng những thế hệ con người Việt Nam với những phẩm chất, tiêu chí cụ thể, đồng thời con người Việt Nam là động lực để xây dựng phát triển văn hóa, phát triển đất nước. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành VHTTDL. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Thế Kỷ quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, gồm: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đánh giá tình hình 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa; mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời gian tới; nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời gian tới và các nhóm giải pháp thực hiện. H.QuâN Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xi Thiết thực chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, ngày 17/8, tại thành phố Kon Tum, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với tỉnh Kon Tum tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên. Triển lãm giới thiệu 187 tác phẩm của 184 tác giả đến từ 9 tỉnh/thành: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Tại Triển lãm, các tác giả đã sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo hình như: sơn dầu, sơn mài, lụa, acrilic, đồng, gỗ… để tạo ra các tác phẩm hội họa. Các tượng gỗ, tượng đá, tượng kim loại, composite, khắc gỗ màu, khắc gỗ đen trắng, tranh cổ động… để tạo ra các tác phẩm điêu khắc, đồ họa. Thông qua những tác phẩm của mình, các tác giả đã giới thiệu với người xem những sinh hoạt, hoạt động khá đa dạng của con người, của các dân tộc vùng cao nguyên và miền đồng bằng ven biển; hình ảnh về đời sống tâm linh của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên, của người dân vùng biển. Điển hình là tác phẩm: tranh sơn dầu “con của biển”, tác phẩm “nắng và gió” chất liệu tổng hợp, “vũ điệu Pơ Thi” chất liệu tổng hợp, “phiên chợ Tây Bắc” tranh khắc gỗ… Bên cạnh đó, đề tài biển đảo đã được các tác giả khai thác với nhiều góc độ khác nhau, góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, thể hiện trách nhiệm của người nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Các tác phẩm giới thiệu tại triển lãm được sáng tác từ tháng 6/2013- 6/2014 với sự đa dạng về chất liệu cũng như ngôn ngữ nghệ thuật. Nhiều chất liệu truyền thống cũng như hiện đại được các nghệ sĩ sử dụng hợp lý tạo được những tác phẩm có chất lượng cao. Các tác giả đã tìm tòi, sáng tạo trong ngôn ngữ bút pháp, bố cục… đã tạo ra những tác phẩm thấm đẫm tình cảm chân thành, mộc mạc, truyền cảm đến người xem. Nhiều tác phẩm có kích thước khá lớn và được sử dụng chất liệu bền vững đã tạo được ấn tốt cho người xem. Hội đồng nghệ thuật đã xét tặng 8 giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật khu vực gồm: 1 giải A, 1 giải B và 5 giải tặng thưởng. Giải A trao tặng tác phẩm: tranh sơn dầu “Con của biển” của tác giả Trần Quyết Thắng (Phú Yên). Hội đồng cũng xét chọn 16 tác phẩm của các tác giả dự giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2014. L.KHáNH Triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1089 l21.8.2014 Sáng 12/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của các vị đại biểu từng tham dự Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III mở rộng, họp từ ngày 18/02/1974 đến ngày 08/01/1975) tại Di tích cách mạng kháng chiến Nhà và Hầm D67, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Tại lễ tiếp nhận, đại diện gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã trao cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội hơn 500 tài liệu, hiện vật. Đây là những di vật tiêu biểu minh chứng cho Hội nghị mang tính lịch sử, đóng vai trò quyết định trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các hiện vật gồm những dụng cụ, đồ sinh hoạt, trang phục, phương tiện chỉ huy chiến đấu, sổ tay ghi chép, tặng phẩm lưu niệm, giấy giới thiệu các Huân chương và Huy chương… của các đồng chí Trường Chinh - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; Phạm Văn Đồng - nguyên Thủ tướng Chính phủ; Võ Chí Công - nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Lê Đức Thọ - nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Duy Trinh - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Lê Văn Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Nghị - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng... Trong buổi lễ, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã trao bằng Chứng nhận cho đóng góp của các cá nhân và gia đình của các đại biểu đã hiến tặng hiện vật, tài liệu cho Trung tâm. N.tHANH Nhândịpkỷniệm69nămCáchmạng ThángTámvàQuốckhánh02/9,HộiNhà vănViệtNamđãtổchứclễramắtbộsách “HồChíMinhvớivănnghệsĩ-Vănnghệ sĩ với Hồ Chí Minh”. Nhữngbàiviếtđượcchọnintrongbộ sách là của các học giả, các nhà lý luận, cáctácgiaviếtvềvănthơvàcáctácphẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để các thế hệ saunàycóđiềukiệntìmhiểumộtcáchhệ thống và tường tận hơn về sức sáng tạo cùng tài đức của Bác. Bộ sách là sự thể hiện sinh động, chân thực tình cảm cao đẹp và đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân, với nước và đặcbiệtlàđốivớivănnghệsĩCáchmạng - những người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng. Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã lên kế hoạch phát hành bộ sách này đến toàn bộ hệ thống thư viện trong toàn quốc, các viện bảo tàng, Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh/thành, các viện nghiên cứu và một số trường đại học và trung học phổ thông trên toàn quốc. Ngoài các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bộ sách cũng sẽ được quảng bá, giới thiệu tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, một số tỉnh vùngsâuvùngxaphíaBắc,cácĐồnbiên phòng ở khu vực biên giới, hải đảo… Cuối năm 2008, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã xây dựng đề cương bộ sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, nhằm quảng básâurộngtrongnhândân,giúpcáctầng lớp nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn tình cảm của Bác Hồ với văn nghệ sĩ, cũng nhưtìnhcảmchânthành,sâusắccủavăn nghệ sĩ đối với Bác Hồ. Sau gần 4 năm triểnkhai,bộsách“HồChíMinhvớivăn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” đã hoàn thành ra mắt bạn đọc. Bộ sách có 11 tập với hơn 5.500 trang in, tập hợp các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ… nổi tiếng trong nước và thế giới. Các bài viết thể hiện những ấn tượng, tình cảm sâu nặng và lòng kính yêu của các tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hải PHoNg Ra mắt bộ sách“Hồ Chí minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí minh” Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận tài liệu, hiện vật Ngày 13/8, tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 70 thuyết minh viên du lịch đến từ các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Trong thời gian diễn ra lớp học, các thuyết minh viên sẽ được bồi dưỡng một số kiến thức về lịch sử, văn hóa, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam; hệ thống chính trị và các văn bản điều chỉnh ngành du lịch; kiến thức về ngành du lịch, về điểm du lịch; tâm lý du khách và kỹ năng giao tiếp với du khách; nghiệp vụ thuyết minh du lịch… Ngoài ra, các thành viên dự lớp học còn có những buổi thực hành tại các điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang như Tháp Bà Ponagar, Viện Hải dương học, Bảo tàng tỉnh. N.tHANH Bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch
  • 14. 14 số 1089 l21.8.2014 Sự kiện vấn đề Gặp mặt đoàn TTVN trước khi lên đường tham dự YOG 2 Nhằm động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh, sự quyết tâm của thành viên đoàn Thể thao Việt Nam trước khi lên đường tham dự Olympic trẻ (YOG2) tại Nam Kinh - Trung Quốc, chiều ngày 12/8 Tổng cục TDTT đã tổ chức buổi gặp mặt các thành viên đoàn Thể thao Việt Nam tham dự sự kiện này. Tham dự YOG 2 đoàn Thể thao Việt Nam gồm 29 thành viên (16 VĐV, 1 cán bộ đoàn, 1 bác sĩ, 8 HLV, 1 chuyên gia, 1 Trưởng đoàn và 1 đại sứ Olympic trẻ Nguyễn Văn Hào). Ngoài ra, đoàn còn có 1 cán bộ tại Đại sứ quán Trung Quốc sẽ đồng hành cùng mọi hoạt động của đoàn. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã động viên các thành viên trong đoàn nỗ lực và cố gắng giữ gìn sức khỏe, tự tin, thân thiện, thắt chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, các VĐV bình tĩnh, quyết tâm thi đấu giành thành tích cao nhất. Đặc biệt, Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng yêu cầu: Các thành viên trong đoàn tham dự Đại hội phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật nước chủ nhà Trung Quốc. Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, các quy định của BTC Đại hội và phong tục tập quán của nước chủ nhà - Trung Quốc. Tất cả thành viên trong đoàn Thể thao Việt Nam chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam trong việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã được phân công; chấp hành tuyệt đối các nội quy, quy định, kế hoạch và chương trình của đoàn TTVN. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục mọi khó khăn tạo ra sức mạnh chung cho đoàn TTVN, thể hiện uy tín và trình độ của TTVN tại đấu trường thế giới; giữ gìn nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. tDtt Gặp mặt đoàn TTVN trước khi lên đường tham dự YOG 2 Ngày 12/8, 3 tỉnh Lào Cai-Yên Bái-Phú Thọ đã ký kết hợp tác phát triển tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng nhằm phát triển loại hình văn hóa-tín ngưỡng gắn với các tour hành hương tạo sản phẩm du lịch mới. Đây là sự liên kết thuộc khung chương trình hành động hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2010-2015, đồng thời là điểm nhấn quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa tâm linh đang diễn ra tại Lễ hội Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai). Chương trình hợp tác gồm 3 nội dung chính, gồm hợp tác trong công tác quản lý, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, hợp tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Tour du lịch này sẽ tạo điều kiện cho du khách khám phá nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc vùng Bắc bộ qua hành trình tham quan, chiêm bái hệ thống các đền, chùa lớn, như Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Đông Cuông, Đền Bảo Hà, Đền Ông Hoàng Bảy, Đền Âu Cơ. Tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng sẽ bắt đầu từ Đền Mẫu Âu Cơ thuộc huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) tới Đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) - một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời. Tiếp đó, du khách sẽ được đến Đền Bảo Hà, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, còn được gọi là Đền Ông Hoàng Bảy, đến Đền Đôi Cô (nằm tại thôn Chiềng On, xã Cam Đường, thị xã Lào Cai), rồi tới Đền Thượng - một trong những danh thắng lịch sử của vùng Đông Bắc, thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, tọa lạc bề thế trên ngọn đồi thuộc khu vực phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m. Điểm đến cuối cùng trong tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng là Đền Mẫu nằm trên thành phố Lào Cai, được xây dựng từ thế kỷ XVIII ở vị trí cửa ngõ biên giới quốc gia, trên trục đường giao thương hai nước Việt Nam-Trung Quốc. N.tHANH Phát triển tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng Bơi lội Việt Nam từ rất nhiều năm nay chỉ mới loay hoay thoát ra khỏi khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn chưa tiệm cận được với thành tích thế giới nên việc Ánh Viên đoạt HCV Olympic Trẻ xứng đáng được coi là kỳ tích và cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho kình ngư sinh năm 1996 quê ở Cần Thơ. Ngoài HCV bơi lội của Ánh Viên, VĐV cử tạ Nguyễn Trần Anh Tuấn đã giành HCB hạng cân 56kg nam. Dù khá căngthẳngnhưngAnhTuấnvẫnđạttổng cử 243kg, bằng với VĐV Adkhamjon Ergachev (Uzbekistan) nhưng anh đoạt HCB nhờ hơn đối thủ hiệu số phụ. HCV hạng cân này thuộc về Cheng Meng với tổng cử 283kg. H.QuâN ÁnhViênđoạtHuychươngVàng... (Tiếp theo trang 1)
  • 15. 15số 1089 l21.8.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 18/8, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho biết: Đội tuyển nữ Việt Nam đã tập trung tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội hướng tới kế hoạch tập luyện chuyên môn chuẩn bị cho Đại hội thể thao Châu Á - ASIAD 17 tại Hàn Quốc. Dự kiến, giai đoạn tập thể lực của đội tuyển nữ sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày. Theo Ban Huấn luyện đội tuyển nữ quốc gia, đây là giai đoạn đầu trong quá trình tập huấn của đội tuyển nữ quốc gia. Sau thời gian này, Ban Huấn luyện sẽ tính toán để chuẩn bị cho đội tuyển nữ cọ xát với các đội tuyển trẻ tại Hà Nội. Huấn luyện viên trưởng Mai Đức Chung chia sẻ: “Chúng tôi đang chờ kết quả bốc thăm chia bảng môn bóng đá tại ASIAD 17 rồi sẽ tính xem Việt Nam có thể sang Bắc Kinh du đấu với đội tuyển nữ Trung Quốc hay không. Dù vậy, Ban Huấn luyện cũng sẽ lên các phương án khác nhau tránh sự thụđộng trong quá trình tìm kiếm đội bóng thi đấu giao hữu cọ xát”. Về kế hoạch tập luyện của đội tuyển nữ, huấn luyện viên Mai Đức Chung cho rằng, nền tảng thể lực rất quan trọng đối với các tuyển thủ nữ, nhất là khi các cầu thủ vừa kết thúc giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2014. Hơn nữa, Đại hội thể thao Châu Á - ASIAD 17 tại Hàn Quốc là sân chơi châu lục có nhiều đội tuyển mạnh tham dự, nên chúng tôi cần phải tập trung vào vấn đề thể lực cho các cầu thủ nhiều hơn. Ngoài ra, sự trở lại của các cầu thủ trụ cột như Kiều Trinh, Ngọc Anh, Nguyễn Thị Muôn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hải Hòa khiến Ban Huấn luyện đội tuyển yên tâm về đội hình tham dự. Cùng với đó, các cầu thủ dày dặn kinh nghiệm này sẽ có thêm nhiệm vụ dìu dắt các thế hệ đàn em trưởng thành để sớm có chỗ đứng trong đội hình chính của đội tuyển. Sau quá trình tập thể lực, Ban Huấn luyện đội tuyển nữ quốc gia sẽ đề xuất Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức ít nhất 2 hoặc 3 trận đấu giao hữu kiểm nghiệm phong độ, chất lượng chuyên môn của các cầu thủ nữ. Vũ MiNH Ngày 15/8, tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ toàn quốc khu vực I năm 2014 đã kết thúc. Giải do Sở VHTTDL Phú Thọ phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam tổ chức. Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ quốc gia khu vực I năm nay có sự tham gia của hơn 100 vận động viên đến từ 12 đoàn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam, Nam Định, Công an nhân dân, Nghệ An, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hải Dương, Thái Bình và Phú Thọ. Các vận động viên thi đấu ở các nội dung: hỗn hợp nam, nữ; vòi hơi - chân vịt nam, nữ; tự do nam, nữ; ngửa nam, nữ; ếch nam, nữ; chân vịt đôi nam, nữ; bướm nam, nữ; nín thở nam, nữ với các cự ly 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m. Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, các vận động viên đã đem đến cho người xem những chiến thắng đầy thuyết phục, thể hiện sức khỏe, dẻo dai cũng như thế mạnh của từng câu lạc bộ. Kết quả, giải Nhất toàn đoàn ở nội dung Bơi thuộc về đoàn Nghệ An với 18 Huy chương Vàng, 20 Huy chương Bạc, 17 Huy chương Đồng. Đoàn Thái Bình đoạt giải Nhì với 16 Huy chương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng. Đoàn Đà Nẵng xếp thứ Ba với 16 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Ở nội dung Lặn, đoàn Hà Nam đoạt giải Nhất toàn đoàn với 8 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Đoàn Quảng Trị đoạt giải Nhì với 7 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Đoàn Phú Thọ xếp thứ Ba với 5 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng. Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ quốc gia khu vực I năm 2014 là dịp để các vận động viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Thông qua tổ chức giải nhằm đánh giá chất lượng công tác đào tạo vận động viên của các tỉnh/thành, ngành trong khu vực, qua đó bổ sung những vận động viên xuất sắc cho đội tuyển các địa phương, ngành tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014. A.tùNg Giải Bơi - Lặn vô địch các CLB khu vực i năm 2014 Đội tuyển nữ Việt Nam chuẩn bị cho ASiAD 17
  • 16. 16 số 1089 l21.8.2014 Sự kiện vấn đề Sáng 15/8, Giải Bida Carom 3 băng quốc tế Bình Dương - lần thứ III năm 2014 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị sự kiện Lucky Square, thành phố mới Bình Dương với sự tranh tài của 47 cơ thủ Việt Nam đến từ 14 tỉnh/thành trong cả nước, cùng 5 tay cơ quốc tế đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo Ban Tổ chức, trong các cơ thủ trong nước có 8 cơ thủ được xếp làm hạt giống của giải là: Dương Anh Vũ (đương kim vô địch giải 2013), Ngô Đình Nại (á quân 2013), Nguyễn Quốc Nguyện (á quân 2012), Đỗ Nguyễn Trung Hậu (cùng thuộc TP. Hồ Chí Minh), Vương Minh Thiện, Quách Dân Bình, Lê Phúc Thiên và Trương Văn Trung (cùng tỉnh Bình Dương). Nổi bật là các cơ thủ quốc tế như Arai Tasuo, Takeshima O (Nhật Bản) lần thứ hai dự giải; trong đó, Takeshima O là tay cơ từng vô địch quốc gia Nhật Bản và hiện giữ vị trí thứ 27 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Billiards thế giới. Đồng hương của Takeshima O là tay cơ Arai Tasuo vừa đoạt danh hiệu vô địch quốc gia Nhật Bản năm 2014. Riêng Hàn Quốc có đến 6 tay cơ đang nằm top 30 thế giới và 3 trong số đó tranh tài tại Giải là Cho Jea Ho, Heo Jung Han và Oh Sung Kyu (Hàn Quốc); trong đó Cho Jae Ho hiện là tay cơ số 1 Hàn Quốc và là 1 trong 10 cơ thủ xuất sắc nhất thế giới. Các cơ thủ sẽ tranh tài 1 nội dung duy nhất là Carom 3 băng qua các vòng đấu: vòng loại 1/40, vòng 1/32, vòng 1/16, vòng 1/8, vòng bán kết và tranh hạng 3, vô địch giải. Tổng giải thưởng là 100 triệu đồng, tăng gấp đôi giải lần II. Cơ thủ vô địch sẽ nhận được cúp, cờ và 40 triệu đồng tiền thưởng. Người xếp thứ nhì chung cuộc sẽ nhận 20 triệu đồng. Danh hiệu hạng 3 chung cuộc và Cơ thủ xuất sắc nhất giải sẽ nhận được 10 triệu đồng/giải. V.MiNH Khai mạc Giải Bida Carom 3 băng quốc tế Bình Dương Giải Cầu lông các cây vợt thiếu niên, trẻ xuất sắc toàn quốc Sau 6 ngày thi đấu sôi nổi (từ 08- 13/8), giải vô địch Cầu lông các cây vợt thiếu niên, trẻ xuất sắc toàn quốc năm 2014 tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên đã kết thúc. BanTổ chức đã trao 60 bộ Huy chương cho các vận động viên đoạt giải. Cụ thể, Ban Tổ chức đã trao 15 giải Nhất, 15 giải Nhì và 30 giải đồng hạng cho vận động viên đoạt giải các nội dung thi đấu đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp ở 3 nhóm tuổi gồm 12-13 tuổi, 14-15 tuổi và 16- 18 tuổi. Đội chủ nhà Thái Nguyên có 7 vận động viên tham gia và đã đoạt 3 giải, gồm: Nhất đôi nam nhóm 14-15 tuổi thuộc về vận động viên Ngô Ngọc Chung và Nguyễn Đức Giang; Nhì đơn nam nhóm 14-15 tuổi thuộc về vận động viên Nguyễn Đức Giang và giải Ba nhóm 16-18 tuổi thuộc về vận động viên Đặng Quang Huy. Tham gia giải đấu có gần 130 vận động viên đến từ 21 đoàn, gồm: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Sơn La, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Thái Bình, Quảng Ninh, HưngYên, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Quân đội và Bộ Công an. Giải đấu là dịp để các vận động viên trẻ tiêu biểu trong toàn quốc được thi đấu, cọ xát, tích lũy kinh nghiệm. Đây là giải thi đấu hàng năm thuộc hệ thống thi đấu quốc gia dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa các tỉnh, thành, ngành trong toàn quốc. M.cườNg Sau 4 ngày tranh tài quyết liệt, ngày 14/8, tại sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội), Giải vô địch Điền kinh trẻ quốc gia năm 2014 đã chính thức khép lại. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, đoàn Thanh Hóa với lực lượng vận động viên đồng đều, được đầu tư bài bản đã dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 7 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Đứng thứ Hai thuộc về đoàn Hà Nội với 6 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng. Vị trí thứ 3 là đoàn TP. Hồ Chí Minh với 6 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng. Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Điền kinh Việt Nam - Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Giải đấu năm nay có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các đoàn tham dự, số lượng vận động viên đông, cộng thêm trình độ chuyên môn đồng đều đã tạo cho giải không khí sôi nổi thi đua, cạnh tranh từng tấm huy chương ở mỗi nội dung. Cũng tại giải đấu này đã có 1 kỷ lục quốc gia mới và 15 kỷ lục quốc gia trẻ được thiết lập. Đáng chú ý là thành tích phá kỷ lục quốc gia của vận động viên trẻ Lê Trọng Hinh thuộc đoàn Thanh Hóa ở nội dung chạy 100m nam với thời gian 10 giây 47; ở nội dung nhảy xa nữ, vận động viên Nguyễn Thị Trúc Mai đã phá kỷ lục trẻ quốc gia và vượt xa kỷ lục trẻ Olympic với mức xà 6m17. Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, kết quả trên là cơ sở để BanTổ chức giải đánh giá lại chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên trẻ; đồng thời sẽ xem xét, tuyển chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc bổ sung cho đội tuyển điền kinh Việt Nam tham dự các giải đấu lớn trong khu vực và thế giới. NAM ANH Giải vô địch Điền kinh trẻ quốc gia 2014
  • 17. 17số 1089 l21.8.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Hà Giang, Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra, khảo sát tại 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang thuộc khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử. Tại các vùng phụ cận của thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, đoàn khảo sát đã phát hiện di tích suối Séo Hồ chứa công cụ cuội ghè đẽo của người thời tiền sử. Đây là các di vật có đặc trưng của công cụ thời đá cũ. Đặc biệt, tại huyện Mèo Vạc, đoàn phát hiện 4 địa điểm chứa công cụ rìu nhẵn toàn thân và bàn mài lõm ở 3 xã Thượng Phùng, Xín Cái và Pả Vi. Các di tích này được đánh giá vào thời hậu kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Trong quá trình tiến hành điều tra, khảo sát tại huyện Yên Minh, các nhà khảo cổ học còn phát hiện 10 di tích tại các xã Na Khê, Mậu Duệ, Niêm Sơn và Du Già; trong đó có 9 di tích được phân bố trong địa tầng thềm bậc II của Thủy điện sông Nhiệm. Các công cụ phát hiện ở đây đều được chế tác từ đá cuội sông, có nguồn gốc tại địa phương; kỹ thuật gia công ghè, đẽo còn rất đơn giản, hình dáng cổ sơ. Phần lớn mặt ngoài di vật đã bị phủ lớp phong hóa màu nâu sẫm, tuy nhiên các vết ghè đẽo vẫn còn biểu hiện rất rõ mà người tiền sử chưa sử dụng kỹ thuật mài. Đây là những di vật mang đặc trưng của thời kỳ đồ đá cũ tương tự như những di vật đã tìm thấy vào tháng 10/2013, tại địa điểm xã Cán Tỷ thuộc huyện Quản Bạ có niên đại cách ngày nay khoảng trên 20.000 năm. Không chỉ điều tra, khảo sát tìm thấy nhiều di vật của người tiền sử, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một số công cụ ghè đẽo cùng (Xem tiếp trang 19) Ngày 15/8, tại Bến Tre, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của các Trạm Vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể, từ năm 2011-2014. Đại diện 15 Trạm vệ tinh của 15 tỉnh/thành trên cả nước tham dự Hội nghị. Hội nghị thống nhất khẳng định việc xây dựng Trạm Vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể theo Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2007 là cần thiết, nhằm phát huy chức năng của Ngân hàng dữ liệu của Bộ tại các địa phương, tạo ra một hệ thống thông suốt về sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể từ Trung ương đến địa phương. Qua 5 năm vận hành và khai thác, Trạm Vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể tại các tỉnh đã đem lại hiệu quả nhiều mặt trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Các Trạm Vệ tinh đã tiến hành sưu tầm, xây dựng phim tài liệu, ghi hình được nhiều chương trình, trình diễn các nghi lễ, lễ hội, trò diễn, nghề, phục vụ nhu cầu tìm hiểu về các giá trị di sản văn hóa ở địa phương cho đông đảo du khách trong và ngoài nước. Điển hình như Trạm Vệ tinh Ngân hàng dữ liệu tại Lào Cai đã sưu tầm, lưu trữ được trên 8.000 phút phim tư liệu, 160.000 bức ảnh về di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc: Hà Nhì, H’Mông, Tày, Giáy, Xá Phó, Dao, La Chí... trong đó đã biên tập 16 phim hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Cục Di sản văn hóa công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trạm Vệ tinh tại Bến Tre đã quay phim ghi lại 52 tư liệu về văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống và các hoạt động văn hóa phi vật thể của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập và nghiên cứu của du khách trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh những việc đã làm được, 15 Trạm Vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể cũng gặp không ít khó khăn như thiếu kinh phí hoạt động, thiếu nhân lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu... Việc gắn kết, trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa các Trạm Vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu tại 15 tỉnh/thành trong cả nước với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng còn hạn chế. Các Trạm chưa kết nối mạng internet với nhau cũng như với Trung tâm dữ liệu tại Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nên chưa có sự liên thông trong toàn hệ thống Ngân hàng dữ liệu. Để khắc phục điểm yếu về kết nối, Viện sẽ tổ chức lại các kết nối giữa Trung tâm và các Trạm, giữa các Trạm với nhau, kết hợp với các Đài Truyền hình Trung ương và địa phương nhằm góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở từng địa phương. t.LâM Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Phát hiện nhiều di tích khảo cổ tại Cao nguyên đá Đồng Văn